Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
sáng truyện quang ngắn quynh chuyen không Nhung nguyet Chung trong quốc Nguyen VNCH hoang thuoc ngam quan bich linh Trung nhac phải chẳng Saigon chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười

Go down 
Tác giảThông điệp
LãngTử75
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 4:27 am


Xin mời các bạn thưởng thức bài thơ “Đổi cã thiên thu tiếng Mẹ cười” của Trần Trung Đạo qua giọng ngâm của chính tác giả.

Lãng Tử 75


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSat Aug 02, 2014 12:50 pm


Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Nhạc Võ Tá Hân
Thơ Trần Trung Đạo
Ca sĩ Gia Huy



Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

Trần Trung Đạo

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười


Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Images?q=tbn:ANd9GcQptfL1aZhTSkt7tvk0qV1Na1HB0sl_uqcGT3aFMc1McS3ybbaY7w
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeWed Aug 27, 2014 2:20 pm



Đọc Thơ Trần Trung Đạo "Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ"


Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    995800_729697653720890_637869221_n

Giới thiệu: Về lại nhà ở Boston ngày mùng hai Tết. Trên bàn rất nhiều thư, sách báo trong đó có giai phẩm xuân của Oregon Thời Báo. Giai phầm in bài viết của Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ ở Oregon viết về bài thơ Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ. Bên trong phong bì lớn còn có một danh thiếp rất đẹp của họa sĩ. Tôi gọi cám ơn. Trước đó, chúng tôi chưa có dịp quen biết, nói chuyện hay gặp gỡ nhau. Anh viết chỉ vì cảm xúc bài thơ và cảm mến những công việc tôi làm. Theo tiểu sử sưu tập từ internet, họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế 1969, nhập ngũ Khóa 6/69 SQTB Đồng Đế Nha Trang, làm thơ với bút hiệu Quách Nhân. Sau biến cố 30/4/1975 anh bị bắt và giam 6 năm trong tù “cải tạo” tại trại Ái tử - Bình điền, Thừa thiên. Năm 1995, họa sĩ và gia đình được định cư tại Mỹ theo diện HO. Từ đó anh tham gia đều đặn vào các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật qua các cuộc triển lãm tranh cá nhân cũng như nhóm, Việt cũng như Mỹ. Ngoài ra, anh tích cực yểm trợ các hoạt động đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam. Sáng nay Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ email tôi bài viết và bức ảnh ký họa cho tựa đề. Thỉnh thoảng tôi cũng hân hạnh được nhận những bài viết  hay email viết về thơ, văn và chính luận của tôi, nhưng không thể post lên vì chẳng khác chi tự quảng cáo mình. Hôm nay là ngày Tết, tác giả lại là người mà trước ngày hôm qua tôi chưa quen biết và bài thơ là một bài thơ xuân, nên post dưới đây để thân hữu Facebook đọc trong ba ngày Tết.

Mừng Xuân Giáp Ngọ
Đọc Thơ Trần Trung Đạo
Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ


Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ

1

Thơ Văn của anh Trần Trung Đạo đa dạng, gồm các thể loại: Dịch- Kịch- Ký-Truyện-Tùy Bút- Nhận Xét Thơ- Tiểu Luận- Khảo Cứu Chính Trị.

Anh viết với một tấm lòng thương yêu đất nước nồng nàn, với tâm ý chân thành sâu sắc. Những tiểu luận, những khảo cứu chính trị của Trần Trung Đạo đã nói lên tội ác của cộng sản đối với dân tộc Việt Nam. Hiện nay tuổi trẻ đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong nước rất tâm đắc những bài viết của anh. Ý tưởng của tác giả mang hy vọng đến cho tuổi trẻ Việt Nam, thúc đẩy hành động đấu tranh cho quyền sống của dân tộc.

Người viết không hiểu gọi anh thế nào cho đúng nghĩa bởi anh quá đa dạng. Thi sĩ, nhà văn, nhà viết chính luận, hay nhà hoạt động xã hội. Thật khó xác định, vì trong bất cứ lảnh vực nào anh cũng xuất sắc. Tấm lòng yêu thương dân tộc và đất nước chan chứa trong lòng anh và tràn ngập ở trong tất cả các lảnh vực mà anh đang theo đuổi.

Người viết chưa có duyên may gặp hay nói chuyện được với anh, chỉ biết và yêu mến anh qua thơ văn và những tiểu luận anh viết, những công việc xã hội anh làm, qua đó thấy được tấm lòng anh yêu thương da diết quê hương nước Việt, yêu thương mẹ cha, gia đình và bằng hữu.

Thơ anh hay vì nó đã ấp ủ, và dễ dàng giữ lại cảm xúc trong lòng người đọc. Anh đã viết trên 110 bài thơ trong thi phẩm Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười và những bài thơ khác. Tập thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười, ngoài bài thơ cùng tên, còn có những bài thơ gắn liền với hành trình tỵ nạn của hơn hai triệu người Việt như Em Bé Việt Nam và Viên Sỏi, Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Sri Ayutthaya v.v. được xuất bản lần đầu trên Interenet 1992 và tái bản nhiều lần sau đó.

Cảm xúc bởi thơ văn và tri ân đối với những việc anh làm cho quê hương đất nước. Nhân dịp Xuân về người viết mạn phép anh, xin được ghi lại những cảm xúc từ bài thơ:

Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ.

2

Xuân ở đây nặng chĩu tấm lòng, cùng tâm trạng của người con tha hương nhớ mẹ cha, nhớ mái nhà cũ nơi chôn nhau cắt rún. Nhớ thương người dân khốn khổ trên quê hương lưu đày. Lòng thi nhân đau như cắt, bởi hơn mười mấy năm trời muốn về thăm quê vẫn không về được. Hằng năm Xuân về Tết đến anh phải dối đi dối lại biết bao lần cùng mẹ. U uất quá vì nhớ thương mẹ trong những ngày Xuân nên anh làm thơ để giải toả niềm đau thương tột cùng.

Ngôn ngữ thơ của Trần Trung Đạo đầy nhạc tính, ẩn tàng tính thẩm mỹ và văn hoá sâu sắc, nên rung động lòng người một cách sâu xa .

Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Trên đây là bốn câu đầu của bài thơ: Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ. Bài thơ có vần điệu, mỗi câu 8 chữ, mỗi khổ 4 câu. Tất cả 8 khổ.

Tha hương, Tết về lòng quặn đau vì nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương mà không về được. Những giây phút chạnh lòng đó, đôi lúc nghĩ về Thế Lữ :

“ Rủ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang”.

Đúng không gặp được mẹ cha và gia đình trong ngày Tết là thật não nùng. Bởi người đời hay nói: Về quê ăn Tết. Ừ! mà tại sao phải về quê. Có thể, đó là về với mẹ. Về với cội nguồn. Cả một năm làm lụng vất vả, nhất là xa nhà sống một mình trơ trọi để kiếm kế sinh nhai. Tết về  mong một chút thảnh thơi, quên đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm tất bật vất vả để trông mong gặp mẹ, gặp lại mái nhà xưa, sum họp gia đình. Xuân về, đất trời cây cỏ, hoa Xuân đâm chồi nẫy lộc. Tâm thức con người càng phấn chấn, càng mang hy vọng mới.

Tết tha hương buồn lắm. Tết về, mong ước của mẹ là gặp con. Mẹ muốn trông thấy mặt con, cầm tay con, ôm ấp con, nếu không gặp được con, mùa Xuân chẳng có nghĩa lý gì  đối với mẹ. Con ơi! về chưa con? Sao chưa thấy con về.

Con không thể nào về được. Đành lòng phải nói dối cùng mẹ. Giọng thơ Trần Trung Đạo thủ thỉ tâm tình, chân chất, mộc mạc.

Con chưa thể về vì cuộc sống quá tất bật. Nhịp sống Mỹ dưới áp lực đè nặng, cuốn hút con vào trục quay xã hội.

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn

Nguồn thơ anh là những rung động đau đớn, xót xa, tất cả được đúc kết qua tâm hồn thơ đầy tình tự gia đình, dân tộc. Ngôn ngữ thơ anh giản dị, có vần điệu, ngắn gọn súc tích, nhiều ý cô đọng gây ra nhạc và tạo ra hình ảnh, nên Nhạc sĩ Nhật Ngân đã phổ nhạc Mỗi Mùa Xuân thêm Một Lần Dối Mẹ. Không về gặp được mẹ, tâm trạng anh cứ băn khoăn hoài. Cảm giác như có tội.

Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần

Tại sao phải dối mẹ. Tại sao lại không về. Nếu những ai đã theo dõi những sinh hoạt của anh, đọc những bài tiểu luận chính trị sắc bén anh gửi về cho bạo quyền cộng sản, cũng như nói với tuổi trẻ Việt Nam ở trong nước, những bài đăng trên các trang mạng” lề dân”. Và khi hiểu những suy tư anh đã viết, thì mới hiểu ra là tại sao anh lại khó về. Đúng! Anh thật là khó về quê hương. Anh coi như mình chấp nhận thân phận lưu vong. Đau xót lắm ! Anh viết nhiều về tiểu luận chính trị, nhưng có thể ghi xuống đây một ít, như: Suy Nghĩ Tháng Tư, Ba Mươi Năm Nhìn Lại Chiến Tranh, Sự Im Lặng Của Biển, Tuổi Trẻ Và Lý Tưởng Phụng Sự Xã Hội, "Con Có Một Tổ Quốc", Số Phận Một Loài Chim, Nhìn Tấm Bia Tưởng Niệm Ở Galang. Suy Nghĩ  Về Hòa Giải v.v. Ngoài ra, Tâm bút Trần Trung Đạo còn gồm những bài thuyết trình của tác giả về các chủ đề văn hóa, tuổi trẻ và nhân quyền tại các cộng đồng, hội nghị, đại học, tổng hội sinh viên Việt Nam, trại hè thanh niên sinh viên học sinh.

Tư tưởng chống cộng của Trần Trung Đạo thâm sâu như thế, chắc hẳn anh cũng không mong muốn trở về với quê hương một khi bạo quyền cộng sản vẫn còn đó. Thương mẹ quá, nhưng làm sao mẹ hiểu lòng con khi con nói dối mẹ.

Người viết này cũng đã bao lần dối mẹ. Nhớ lại, vào thời điểm chiến tranh khốc liệt nhất, khoảng năm 1972, người viết là lính đang làm việc ở Văn phòng Bộ Tư lệnh SĐ2/BB,Chu Lai  KBC 4277, ở  đơn vị không tác chiến. Nhưng sau đó ra tiểu đoàn tác chiến ở Ba Tơ, Quảng Ngãi. Nghĩ đến mẹ ở nhà hằng đêm thường hay cầu nguyện cho con, bởi lo âu con mình chết trận, nên người viết đã giấu không cho mẹ biết là mình ra đơn vị tác chiến, và đã viết sẵn một số thư bỏ sẵn vào phong bì, ghi địa chỉ nơi gửi vẫn như cũ là KBC 4277 không tác chiến, mỗi tháng nhờ bạn gửi một lần về mẹ, cho mẹ bớt lo âu. Nhưng giống như Trần Trung Đạo, càng giấu quanh để dối mẹ, lòng mình càng ray rức khổ đau.

Ngôn ngữ thơ Trần Trung Đạo ngó như thường bởi tính giản dị, chân thật. Nhưng tinh ý mới thấy ở đó ngôn ngữ đã được tinh luyện, nên tạo được những câu thơ truyền được cảm xúc cô đọng nhất vào lòng người. Truyền đến người đọc tính chân thiện mỹ. Cho nên ngôn ngữ thi ca dù thế nào cũng cần thể hiện tính văn hóa cao mới truyền được những gì rung động sâu thẳm đến tâm hồn người đọc. Xa quê hương đất nước, tâm trạng luôn luôn bồi hồi, xốn xang, nhung nhớ. Đọc thơ Tết, với cảm giác xót xa bởi tha phương, nên thường hay hoài niệm về cội nguồn. Mỗi người chúng ta như cất giấu những điều riêng tư trong lòng, đến muà Xuân như muốn đâm chồi, xót xa, ray rức.

Lại nhớ về căn nhà cũ, nhớ cây mai nhỏ người cha đã trồng, không biết có còn sống hay đã chết theo cha.

Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm

Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng

Có  thể  nói, lối diễn đạt, ngôn ngữ thơ Trần Trung Đạo vừa có đặc tính bình dân vừa bác học. Hay nói rõ hơn ngôn ngữ thơ anh chân thành, giản dị, mộc mạc như đời thường, nhưng cũng vừa rung động sâu xa khi cảm thụ cao ở giới trí thức. Khi nghe: Hay đã chết theo ba từ dạo ấy. Để muà Xuân hoa trắng nở trong lòng. Giới bình dân có thể ngâm nga, tâm tình thủ thỉ với nhau. Đọc lên ai cũng hiểu. Ngó như thường nhưng không thường, bởi càng đọc càng thấm thía, nếu cảm thụ càng cao thì sự rung động càng sâu xa, càng lớn. Đọc thơ Trần Trung Đạo, tôi liên tưởng đến ngôn ngữ Truyện Kiều của Thi hào Nguyễn Du. Giới bình dân thường thích ngâm nga Truyện Kiều để khuây khỏa, nhưng giới bác học càng thích Kiều vì ở đó sâu sắc. Giá trị văn chương cao, càng đọc càng say mê thích thú bởi tính nghệ thuật diễn đạt sâu sắc. Và biết đâu, đặc tính vừa bình dân vừa bác học đó đã góp phần làm nên bất tử của Truyện Kiều. Và thi hào Nguyễn Du đã được Hội Đồng Hoà Bình Thế Giới, Liên Hiệp Quốc vinh danh là một Danh Nhân Văn Hóa Của Nhân Lọai. Vinh hạnh thay cho dân tộc Việt Nam.

Xin đọc tiếp những câu sau đây để  thấy ngôn ngữ thơ vừa bình dân vừa bác học ở Trần Trung Đạo. Năm mới nghĩ về mẹ già  thêm tuổi, càng làm nỗi buồn mình mênh mông, nỗi nhớ thương mẹ rưng rưng trong lòng.

Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc nhiều má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất trần gian.

Tóc bạc nhiều má hóp răng long, nghe như ca dao tục ngữ, mà người thường hay nói. Nhưng, Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ. Người đàn bà đẹp nhất trần gian. Mang tính gợi hình, gợi cảm, mang ý nghĩa cao đẹp.

Chinh phục được cảm xúc người đọc là thành công của bài thơ. Trần Trung Đạo đã đạt điều đó. Thơ anh chân thật, giản dị nhưng rung động sâu xa, bởi nhờ ngôn ngữ có linh hồn. Thơ anh có tính luận lý học cao. Ngôn ngữ và tâm tình trong thơ anh có mối tương quan chặt chẽ, sâu sắc với đời sống.

Bài thơ Trần Trung Đạo mang âm hưởng của nhạc khúc, nên nhạc sĩ Nhật Ngân  đã phổ thành ca khúc. Và ở đó cũng có thể liên tưởng đến bức họa sinh động, nhờ những rung cảm như mới, nhưng đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam; cho nên khi đọc bài thơ người đọc cũng dễ bắt gặp về hình tượng, màu sắc, sự chuyển động, tính thẩm mỹ. Tất cả đã mang nhiều tính họa trong thơ anh. Người đọc tinh tường, cảm thụ cao, có kinh nghiệm vẽ, sẽ vẽ được từ thơ anh thành tranh nghệ thuật qua hình thức cổ điển hoặc có hình dạng, ấn tượng hay siêu thực.

Hạnh phúc khi đọc thơ là tiếp tục sáng tạo để thưởng thức, tìm được nghĩa và những gì ẩn tàng đằng sau tứ thơ và ý thơ mà tác giả đôi khi cố ý làm khuất mờ, che dấu ở trong đó. Và hạnh phúc khi thấy mình đồng cảm với bài thơ. Thi tâm của người đọc nhập vào thi tâm cuả tác giả. Đọc thơ Trần Trung Đạo chúng ta dễ chan hòa với cảm giác đó.

Thơ hay cần có tính tương quan, là tính quan hệ với nhau. Bài thơ mất sự tương quan với đời sống thì bài thơ sẽ dễ chết, dễ quên. Hồn tác giả nhập vào thơ, chan hoà vào đời sống, vào đất trời. Ngay trong cuộc sống, không quan hệ với nhau làm sao mà sống được. Buồn lắm! Nhà thơ có thể ẩn mình cô độc. Nhưng bài thơ, đứa con tinh thần ra đời, tiếng khóc, tiếng cười của nó cần có người nghe. Cần nỗi cảm thông. Bài thơ cần có tri âm. Không tri âm thơ sống với ai. Bài thơ vừa làm xong nó cần có tri âm để chia xẻ. Tôi nghĩ: Ngôn ngữ, kết cấu, ý tưởng của đời sống bài thơ cũng như cơ thể sống của con người, khi những phần cơ thể chấm dứt mối tương quan, coi như chấm dứt cuộc sống.

Tác giả có thể sẽ không còn. Người đời có thể quên tác giả, nhưng bài thơ hay, sẽ còn lưu lại mãi trong lòng người, và sống mãi trong mối tương quan với nhân gian vũ trụ.

Năm mới đến Trần Trung Đạo nghĩ đến tuổi mẹ, tuổi đất nước, tuổi của mình. Người đọc cũng dễ đồng cảm, bởi tất cả điều đó cũng đè nặng thêm lên trên vai của những người con xa xứ.

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai

3

Qua Thơ Văn và những công việc của anh Trần Trung Đạo đang làm cho dân cho nước. Người viết cảm xúc và tri ân. Mặc dầu chưa gặp, chưa biết, chưa quen với anh. Nhưng khi đọc Mỗi Muà Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ, lòng mình dâng lên với bao nỗi cảm xúc. Biết mình không phải nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhưng Xuân về cùng xót xa, mong chia xẻ buồn vui với những mảnh đời lưu vong, nên viết xuống những tâm tình, xin được gửi về anh và gia đình.

Cám ơn thơ anh đã cho tôi hiểu thêm một con người yêu nước.

Cầu mong núi sông đất Việt được vuông tròn như bốn câu thơ cuối cùng của anh vẫn hằng ấp ủ.

Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.

Cùng chúc nhau Một Mùa Xuân An Lành, Thịnh vượng.

Mong ngày hội ngộ trên quê hương đất Việt. Dẫu hôm nay quê hương còn nhiều dâu bể. Nhưng tất cả 90 triệu người con Mẹ Việt Nam mãi mãi vững tin: Nước Việt sẽ vuông tròn.

Họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ
Portland . Cuối Đông 2013.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeThu Aug 28, 2014 2:20 am


Mỗi Mùa Xuân Về

Thơ Trần Trung Đạo
Nhật Ngân phổ nhạc & hát



Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ


Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn

Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần

Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm

Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng

Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai

Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.

Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    3
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeSun Oct 19, 2014 2:42 pm


Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Image070


BAO GIỜ NHỈ TÔI VỀ THĂM XỨ QUẢNG


Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng
Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông
Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng...
Ðất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Ðiện

Còn chăng nhỉ những con đường kỷ niệm
Những bạn bè dăm đứa lạc nơi đâu
Tóc chưa xanh mà đã vội hoen màu
Thời ly loạn tìm nhau trong ký ức

Cho tôi ghé thăm trường Trần Quý Cáp
Những màu rêu gạch ngói cũ còn chăng
Bài thơ xưa còn đọng dấu bên thềm
Tôi vẫn viết nhưng thơ buồn hơn trước


Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    2Q==


Ðường Phố Hội chưa mưa đà ngập nước
Những căn nhà lụp xụp nối vai nhau
Ðình Cẩm Phô, khu Khổng Miếu, Chùa Cầu
Tên nghe lạ nhưng vô cùng tha thiết

Cho tôi ghé bến xe đò Nam Phước
Lần cuối cùng em đến tiễn tôi đi
Giờ chia tay sao chẳng nói năng gì
Nghìn năm để mây buồn vương trong mắt

Bao giờ nhỉ tôi về thăm Núi Quế
Ðứng bên cầu Chợ Ðụn nước trôi xuôi
Mùa sim lên tím rực cả lưng đồi
Hương ngây ngất tôi mộng thành thi sĩ

Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ

Trái tim tôi có một dòng máu đỏ
Sẽ một ngày chảy đến tận Câu Lâu
Nước sông Thu dù lụt lội đục ngầu
Nghe vẫn ngọt như bòn bon Ðại Lộc

Bao giờ nhỉ tôi trở về Ðà Nẵng
Nghe ngàn khơi thổi lạnh xuống sông Hàn
Bến Bạch Ðằng còn những chuyến đò ngang
Ngày hai buổi nối cầu qua An Hải

Em Trường Nữ có bao giờ trở lại
Thả tơ tình trêu chọc đám con trai
Ðường Hùng Vương thuở ấy rất là dài
Sao quá ngắn trong những chiều chung bước

Mây có trắng trên đỉnh chùa Non Nước
Mưa có buồn giăng kín núi Tiên Sa
Về chưa em sương phủ xuống Sơn Chà
Còn chăng nhỉ dấu chân tình trên cát

Tôi một dạo hay ôm đàn đứng hát
Bài ca buồn tiếng quốc vọng đêm khuya
Quảng Nam ơi khúc ruột đã chia lìa
Chiều viễn xứ ngậm ngùi cho non nước

Tôi đã bảo thơ tôi buồn hơn trước
Ðời lưu vong chưa hẹn buổi quay về
Câu hỏi nầy chỉ hỏi để tôi nghe
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng.


Trần Trung Đạo

Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Images?q=tbn:ANd9GcRYbTrj8B133y0Kj6U5Cd_TGGQzXA5fA6IqWn1wjIu3KavY9AWR
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeWed Oct 22, 2014 9:08 am


Những Ngày Ở Vĩnh Điện


Trần Trung Đạo

Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Image001


Tôi đến Vĩnh Điện sau Tết Mậu Thân. Cuộc chiến khốc liệt đã tạm lắng dịu. Vĩnh Điện là thành phố thứ ba tôi đến kể từ ngày tôi rời làng Mã Châu tơ lụa. Tôi phải đến vì trường trung học Duy Xuyên ở quê tôi vừa dời ra đó mặc dù không có ai quen. Vĩnh Điện là một thị trấn nhỏ nằm trên quốc lộ số một và ngay trên ngã ba đường đi Hội An, Đà Nẵng và Tam Kỳ. Thị trấn chạy dài khoảng một cây số với nhiều quán mì Quảng, tiệm ăn, quán Café và cửa hàng tơ vải. Vĩnh Điện là nơi lớn lên của nhiều nhà thơ xứ Quảng nỗi danh sớm và cũng qua đời rất sớm. Từ thị trấn giữa đàng đó, nhà thơ quá cố Nguyễn Nho Nhượng đã in tập thơ có cái tựa đầy định mệnh Tiếng Nói Giữa Hư Vô trước khi qua đời vào tuổi 23. Và cũng từ nơi đó, nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc đã viết những bài thơ về cái chết của anh.

Từ khi biết đọc thơ, tôi bị ám ảnh bởi những câu thơ của Nguyễn Nho Sa Mạc, tên thật là Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944, đã viết như một lời trăn trối trong bài Mùa xuân 21:

Chiều cuối năm ngồi trên tầng phố cũ
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư

Thân với máu xin thắp làm sương khói
Giữa trần gian về tìm lại con người
Vũng tóc đó tháng ngày qua cỏ úa
Lửa của đời thiêu đốt tuổi hai mươi

Con mắt trũng hôn vào lòng đất ấm
Cọng rác khô da thịt cũng khô cằn
Thiên nhiên vẫn mặt-trời-trên-cao-mọc
Người tìm chi khu vườn cũ gía băng?

Tôi gọi nhỏ tên người sa nước mắt
Ở trên đời vừa đúng hai mươi năm
Máu sẽ khô - xin tim này đừng rụng
Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm

Lũ bạn tôi đứa còng lưng nằm ngủ
Đứa vùng lên trong số phận lưu đày
Mỗi trái tim hằn vết thương chia cắt
Nỗi nhục này cho con cháu mai sau

Tôi thì vẫn tháng ngày xa phiêu lãng
Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay
Trời tháng giêng những ngày sầu nổi gío
Nhớ Sài gòn thương Hà Nội mây bay.


Trong bài Sinh Nhật, một sinh nhật cuối cùng trên dương gian, anh viết như nuối tiếc cho kiếp người ngắn ngủi của mình:

Hỡi ơi khi ở trong lòng mẹ
Ta muốn đi cho trọn kiếp người

Anh Nguyễn Nho Sa Mạc mất năm 1964, tròn hai mươi tuổi.

Nơi nhộn nhịp nhất của thị trấn Vĩnh Điện vẫn là bến xe Vĩnh Điện, trạm dừng và chuyễn xe của khách đi về nhiều ngã khác nhau. Phía trong ngã ba là nơi ở của nhà thơ và nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, tác giả của nhạc phẩm quen thuộc Ru Con Tình Cũ. Ngày đó tôi chưa biết anh, nhưng sau này khi lớn lên mỗi khi về lại Vĩnh Điện, tôi thường theo bạn tôi, Phan Dạ Lynh đến căn nhà tôn bên phải Chi Thông Tin để nghe anh hát. Tôi vẫn nhớ chiếc giường đơn sơ của anh đặt ở cuối căn phòng khá tối. Anh hát rất hay và có nhiều nhạc phẩm hay hơn bài Ru Con Tình Cũ nhưng lại không được biết đến nhiều.

Cầu Vĩnh Điện bắt qua nhánh sông Thu êm ả chảy về cữa Đà Nẵng. Trung học Nguyễn Duy Hiệu đẹp, được xây gần phía bên kia chân cầu hướng đi Đà Nẵng. Như hầu hết các trường trung học khác ở miền Trung, sân trường Nguyễn Duy Hiệu trồng nhiều phượng đỏ. Ngay trước cỗng trường ngày đó có một cây phượng nhỏ, xinh xinh nhưng gầy yếu. Tôi để ý đến cây phượng này nhiều nhất vì cảm thấy số phận của nó có chút gì đó giống tôi, nhỏ nhoi và đứng lẻ loi ngay trên lối vào trường. Vì cô độc lẻ loi nên cây phượng nhỏ trở thành chỗ dựa lưng, chỗ chờ đợi và chỗ dựng xe của đám học trò. Nhìn tấm thân trầy trụa của cây phượng nhỏ, ngày đó tôi đã thấy cảm thương. Năm ngoái, có dịp hỏi thăm về trường cũ, tôi rất vui sau gần bốn mươi năm, cây phượng nhỏ ngày xưa vẫn còn sống và che mát cả một khoảng trống lớn trên lối vào trường.

Sau buổi học tôi thường dạo chơi trên con đường nhỏ chạy dọc bờ sông. Tôi thích đứng nhìn những rặng tre già soi bóng bên sông, những chiếc ghe chở hàng từ phía thượng nguồn sông Thu xuôi dòng về Đà Nẵng. Những hình ảnh thân thương đó đã để lại rất nhiều trong những bài thơ Bao Giờ Nhỉ Tôi Về Thăm Xứ Quảng tôi viết sau này.

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Ðiện.

trung học Nguyễn Duy Hiệu tôi gặp lại nhiều thầy cô và bạn học cùng trường sau một thời gian tản mác khắp nơi. Giáo sư hướng dẫn lớp bảy của tôi, thầy Phùng Ngọc Nhựt, rất vui khi gặp tôi. Thầy Nhựt khoảng ba mươi tuổi, độc thân, đeo kính cận dày. Thầy dạy Việt văn và dạy nhạc, cả hai môn tôi đều thích và học khá nên thầy có nhiều cảm tình riêng. Thầy dắt tôi vào văn phòng và xin lỗi đã không đến thăm tôi được khi nghe tin gia đình tôi gặp tai nạn. Tôi rất quý mến thầy, không phải chỉ vì thầy dạy những môn tôi thích nhưng thầy hay nói về quê hương đất nước, kể chuyện lịch sử cho chúng tôi nghe và tập chúng tôi hát những bài hát ca ngợi đất nước mình. Như hầu hết những người cùng lứa tuổi thanh niên lớn lên trong thời chiến, chỗ dựa duy nhất của thầy là lịch sử. Bài hát đầu tiên thầy dạy chúng tôi hát là bài Những Nẻo Đường Việt Nam. Thầy hát không hay lắm nhưng trong mỗi lời ca dường như thầy gởi gấm theo tâm sự của một thanh niên lớn lên trong một đất nước đang chìm vào cảnh tương tàn, nhiễu nhương, phân hóa:

Những nẻo đường Việt Nam
Suốt từ Cà Mau, thẳng tới Nam Quan
Ôi những nẻo đường Việt Nam
Ôi những nẻo đường Việt Nam
Những nẻo đường về đâu
Ánh chiều chìm rơi bờ lúa nương dâu
Ôi những nẻo đường về đâu…
Ơ ta đắp đường làng ta
Nhắn ai đi xin chớ quên quê nhà…


Buổi chiều ngày đầu tiên trong thị trấn không có một người quen với tôi là cả một vấn đề. Ăn đâu? Ở đâu? Cũng may, không phải chỉ mình tôi phải đương đầu với những khó khăn đó. Phần lớn bạn học cùng quê của tôi cũng đang lang thang đi tìm chỗ ở.

Với tôi, hoàn cảnh còn khó khăn hơn vì chẳng những tìm cho ra chỗ ở mà còn chỗ ở không phải trả tiền thuê. Tôi không có nhiều tiền. Những đồng bạc chắt chiu của cô tôi đã gần hết. Tôi và vài người bạn, đến gần tối mới tìm ra được một căn nhà gần ngã ba Vĩnh Điện. Anh chủ nhà đi lính đóng ở Hội An và chị cũng đi theo anh. Chiều hôm đó, trước khi đi, họ cho chúng tôi ở mà không phải trả một khoản tiền nào, bù lại chúng tôi phải săn sóc, quét dọn, tưới cây trong vườn nhà anh chị. Tôi còn nhớ tên của anh là Xích. Tôi và ba người bạn học, một nam hai nữ, cùng sống trong căn nhà của anh Xích. Chị Ngà, học lớp đệ tứ, tức lớp chín bây giờ, lo việc đi chợ, nấu ăn, bếp núc. Chúng tôi rất thân nhau. Chiến tranh làm chúng tôi trưởng thành rất sớm. Chị Ngà mới mười lăm, mười sáu tuổi nhưng rất ra vẻ một người chị cả. Chị làm hầu hết công việc trong nhà, kèm thêm cho chúng tôi học, và có khi còn giúp chúng tôi giặt dũ áo quần.

Những ngày học tạm ở trung học Nguyễn Duy Hiệu trôi qua trong vội vã. Chúng tôi chỉ học ba ngày một tuần nhường những ngày còn lại cho trường chính. Ít ai đến thăm tôi trong những ngày tôi ở Vĩnh Điện ngoại trừ một lần khi lớp học đang diễn ra, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai đưa đến lớp chúng tôi một cụ già, thì ra là bác ruột của tôi, anh thứ tư của cha tôi. Ông từ Sơn Chà vào tìm tôi. Bác Lễ đứng giữa lớp học nhìn tôi vừa khóc lớn vừa kể lể. Cả lớp đều biết hoàn cảnh của tôi nên không ai nói gì. Tôi đứng dậy theo bác tôi ra ngoài. Bác tôi hối hận và đau lòng khi nhìn tôi bỏ nhà con trai của bác ra đi.

Bác rất thương tôi, nhưng giống cô tôi bác cũng chỉ ở với con trai nên cũng không làm gì được một cách cụ thể để giúp tôi. Hai bác cháu ngồi trên tam cấp trường Nguyễn Duy Hiệu tâm sự nhiều chuyện. Bác cũng không còn ở con trai bác nhưng qua Ngã Ba Huế ở với con gái. Bác chỉ tôi chỗ bác chôn số tiền mặt ở Sơn Chà sau khi tản cư từ Duy Xuyên ra và dặn cuối tuần về để đào lấy lên. Tôi không hiểu tại sao bác không tự làm lấy mà dặn tôi phải về để đào lấy. Dù sao, cuối tuần tôi về lại Sơn Chà ra sau vườn theo lời chỉ dẫn của bác và đào lấy lên một gói tiền được bọc kỹ trong nhiều lớp giấy nhựa. Tôi đem nguyên gói tiền khá lớn còn dính đất qua Đà Nẵng giao lại cho bác. Bác đếm lại kỹ càng và cất đi. Tôi thông cảm và thương bác Lễ, với bác vì đó là tất cả những gì bác có để lo lắng cho phần đời còn lại của chính mình.

Ở Vĩnh Điện, nhà chúng tôi ở tương đối an ninh vì chỉ cách quận lỵ Điện Bàn một đoạn đường ngắn. Tuy nhiên, mỗi khi có pháo kích vào quận hay đánh nhau phía trong cầu Câu Lâu, cách quận vài cây số, chúng tôi cũng phải xuống hầm ngủ để đề phòng đạn lạc. Có khi chúng tôi ngủ quên suốt đêm dưới hầm.

Một lần, khi trời vừa tối, một đơn vị quân Cộng Hòa, trên đường hành quân dừng lại ở Vĩnh Điện, khoảng một tiểu đội được bố trí ở trong khu vực nhà chúng tôi. Nhà trở nên chật chội, không ai ngủ được. Đám học trò chúng tôi và mấy anh lính ngồi chung quanh ngọn đèn dầu để nói chuyện. Về khuya, mọi người đều tìm chỗ ngã lưng, chỉ còn mình tôi và một người lính, anh Bửu, ngồi lại. Quê anh ở Đại Lộc. Anh em chúng tôi hỏi thăm nhau về chuyện gia đình. Anh nói nhiều về tuổi thơ vất vả của anh ở Đại Lộc, anh nói về cha anh, người cha già bị bịnh nặng đang sống nhờ vào đồng lương lính của anh mỗi tháng gởi về. Tôi cũng thành thật kể anh nghe về những bất hạnh vừa xảy ra với tôi.

Khi ngồi kể chuyện đời mình, chính tôi cũng ngạc nhiên trong thời gian chỉ vài tháng nhưng không biết bao nhiêu điều đã xảy ra cho tôi từ ngày rời Mã Châu, ra Đà Nẵng, sang Sơn Chà, vào Hội An và đêm hôm đó là thị trấn Vĩnh Điện. Tôi đã đi một chặng khá xa và có thể sẽ còn đi xa nữa. Bên ngọn đèn dầu không đủ sáng để soi rõ mặt nhau, chúng tôi ngồi kể chuyện buồn đau trong nước mắt. Tôi kể với anh như nhiều lần đã kể với dòng sông Thu Bồn bao dung chảy ngang qua cầu Vĩnh Điện. Và anh cũng thế, anh cũng nói với tôi như đã từng tâm sự với vì sao nhỏ xa xôi trong những phiên gác đêm khuya trên đồn vắng. Tôi cắn răng để khỏi khóc òa lên trong đêm tối. Nước mắt của người lính trẻ và đứa bé mồ côi mười ba tuổi đã nhỏ trên quê hương bất hạnh của họ. Đêm đó anh Bửu và tôi đều không ngủ.

Gần sáng, người lính gác đêm vào gọi anh và đơn vị ra đi. Trước khi đi anh đặt tay lên vai tôi, dặn dò chuyện học hành và trao tôi một gói giấy nhỏ, trong đó là một phần tiền lương lính của anh. Không nói nhưng trong lòng anh và tôi đều biết sẽ khó có ngày gặp lại nhau. Số tiền anh cho tôi đã tiêu dùng hết từ lâu nhưng giọt nước mắt anh nhỏ xuống trong đêm gặp gỡ ở Vĩnh Điện vẫn đọng lại trong tâm hồn tôi hôm nay và cho đến ngày nào tôi còn sống trên đời này. Giọt nước mắt của anh là nhựa nguyên cho cây đời tôi xanh lá. Tình thương của anh giúp tôi đứng dậy được mỗi khi tôi quỵ xuống trước những khó khăn. Nhân cách và lòng hiếu thảo của anh là chiếc gương đạo đức để tôi soi rọi lương tâm mình mỗi ngày. Gần bốn mươi năm sau, tôi vẫn đi trên con đường tình thương anh đã đắp. Tôi nghĩ về anh Bửu rất nhiều và rất mong gặp lại anh dù biết là rất khó. Ngọai trừ tên anh và câu chuyện vừa kể, tôi không biết gì nhiều hơn. Tôi cầu mong anh đọc được những giòng này vì tôi tin rằng nếu đọc anh sẽ nhớ ra tôi ngay.

Chúng tôi ở nhà anh Xích được vài tháng thì anh chị trở về, có nghĩa chúng tôi lại phải dọn đi. Sau một ngày hỏi thăm, chúng tôi cũng tìm được một nơi ở khác nhưng khá xa với trường Nguyễn Duy Hiệu. Nơi chúng tôi, ngã ba Điện Bình, không được an ninh như nơi ở trước. Ban đêm du kích thường hay về qua xóm. Có đêm tôi đang nằm ngủ mấy anh du kích kéo chiếu lên khám xét. Tôi giả vờ ngủ ngon. Thấy tôi còn nhỏ họ đắp chiếu lại và ra đi. Nhà trong xóm ngã ba Điện Bình này toàn là người già và bọn học trò đệ nhất cấp như chúng tôi. Hầu hết thanh niên đều ra Vĩnh Điện ngủ khi trời tối, đi lính hay ra Đà Nẵng làm ăn. Bà chủ nhà dặn dò tôi rất kỹ những câu trả lời về tuổi tác, từ đâu tới, làm gì vì bà cũng ngại chúng tôi sẽ bị họ bắt đem theo. Bọn tôi hiểu nên mỗi khi nghe tiếng chân bước vào nhà giữa khuya, tôi thường co chân lên một chút để cho người ngắn hơn.

Anh Hai, con của cô tôi lái xe đò, tuyến đường Tam Kỳ Đà Nẵng. Cuối tuần tôi ra quốc lộ đứng chờ xe anh để theo xe về Đà Nằng thăm cô. Đời sống của cô và gia đình vẫn thế, chật vật trong căn nhà nhỏ. Đà Nẵng vẫn là thành phố xô bồ đông đúc mặc dù một số lớn dân lánh nạn Mậu Thân đã trở về nguyên quán. Mỗi lần tôi về như thế cô tôi lại cho tôi một ít tiền. Anh Hai con của cô tôi thỉnh thoảng cũng giúp đỡ tôi. Vĩnh Điện cũng là nơi tôi đã tập viết những bài thơ đầu tiên của mình. Bài đầu tiên là bài thơ tôi viết về làng tơ lụa Mã Châu, dù chỉ cách nơi tôi ở vài chục cây số nhưng trong nỗi nhớ thầm đã xa như nghìn trùng:

Tôi viết bài thơ gởi về đất Mã
Thuở dại khờ vụng dại trên môi
Thuở mẹ ru tôi tiếng hát vào đời
Để tôi lớn trong tháng ngày ươm mộng.

Tôi trở lại Vĩnh Điện để học xong niên học. Ngày cuối cùng của niên khóa, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phúc Mai thông báo sang năm trường sẽ dời xuống Hội An. Tôi từ biệt Vĩnh Điện, thị trấn giữ lại của tôi những kỷ niệm không quên với anh Bửu. Biết bao giờ sẽ được gặp lại nhau, và dù mai mốt tôi có về chăng nữa, bốn mươi năm, Vĩnh Điện thân yêu biết có còn nhân ra thằng bé học trò bơ vơ năm xưa.

Trần Trung Đạo



Về Đầu Trang Go down
hatrang
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeMon Dec 01, 2014 9:42 am


Gắng mà đi sông núi Việt đang chờ

Thơ Trần Trung Đạo (Nguyên tác: Cho tôi xin)
Nhạc Đinh Quang Trung
Trình bày Trần Trung Đạo



Nếu Mai Mốt Tôi Về Hội An

Thơ Trần Trung Đạo
Nhạc Nguyễn Hữu Tân
Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeMon Dec 22, 2014 3:30 pm


Cuối năm tiễn biệt Mẹ


Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    CubaPhanThiDien-danlambao



Trần Trung Đạo - Trong những ngày vô cùng khó khăn ở Sài Gòn cuối năm 1972, khi không còn nơi nào khác để trọ, tôi tìm đến một người bạn để nhờ cậu ấy giúp nghĩ ra một cách. Bạn tôi giới thiệu tôi dạy kèm ở nhà người bà cô của cậu. Người đàn bà có tâm hồn bao dung như dòng sông Hằng sau thời gian ngắn đã trở thành mẹ nuôi của tôi. Từ đó tôi không còn khó khăn về vật chất và cả tinh thần nữa. Mẹ người làng Kim Bồng, Quảng Nam nhưng trong các tác phẩm của mình tôi thường gọi mẹ là Mẹ Hòa Hưng để phân biệt với Mẹ Duy Xuyên đã qua đời khi tôi còn rất nhỏ. Cách đây không lâu tôi và bạn tôi gặp lại nhau trong không gian facebook mênh mông nhưng cũng vô cùng gần gũi này.

Mẹ vất vả nuôi bảy đứa con trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ. Rồi tôi ra đi. Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày về. (*)

Hơn hai mươi năm trước tôi viết một bài thơ về mẹ. Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Bài thơ đơn giản và dễ hiểu, nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ. Năm tôi viết bài thơ, 1992, mẹ tôi đã 68 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm. Tôi đặt tên bài thơ là Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười. Nguyên văn bài thơ:

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.


Giọt nước mưa trong đêm từ giã Sài Gòn có thể đã tròn một cuộc tuần hoàn và chiếc lá dưới cội đa chùa Viên Giác có thể đã hồi sinh thành một chồi xanh, nhưng tôi vẫn còn đi.

Mỗi lần nói chuyện với mẹ. Câu nói mẹ lập đi lập lại là “Ai cũng về mà sao con chưa về?” Mỗi khi mẹ hỏi tôi thường tìm cách bắt sang chuyện khác hay nói dối như có lần kể lại trong bài thơ Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ. Nguyên văn bài thơ:

Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn

Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần

Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm

Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa xuân hoa trắng nở trong lòng

Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai

Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.


Trong hầu hết những bài thơ viết về các bà mẹ Việt Nam, tôi đều có gởi gắm vào đó ít nhiều tấm lòng cao cả của mẹ, một người mẹ Việt Nam hy sinh không điều kiện. Chúng tôi lo lắng cho mẹ với bổn phận làm con nhưng chưa bao giờ trong 33 năm mẹ cầu mong ở chúng tôi một điều gì ngoài câu hỏi “Bao giờ con về?”.

Tình mẹ đẹp như sông Thu Bồn chảy qua ngôi làng nhỏ mà mẹ sinh ra và bao dung như Sông Hằng ở Vanarasi, nơi tôi ngồi im lặng để nhớ về những ngày sống bên mẹ. Dù sao, tôi đã gởi con gái lớn về thăm mẹ hai lần để con tôi biết ơn dòng sông từ bi bác ái đã một thời chảy qua đời tôi và sẽ chảy qua ý thức của các con tôi dù chúng sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ.

Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Me


Mấy tuần nay mẹ bịnh. Mẹ vẫn nhận ra giọng nói của tôi gọi về nhưng mỗi ngày một yếu hơn. Tối hôm qua, mẹ ra đi khỏi cuộc đời này. Mẹ ra đi trong thanh thản, nhẹ nhàng. Mẹ tên thật Phan Thị Diên, Pháp danh Diệu Hồng, sinh năm 1924 và qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2014 tại Hòa Hưng, Sài Gòn, hưởng thượng thọ 91 tuổi.

Tôi không còn cơ hội để gặp lại mẹ trong cuộc đời đầy trắc trở của tôi nhưng sợi nhân duyên không phải vì thế mà đứt đoạn. Thân tứ đại sẽ trở về tứ đại nhưng tình thương của mẹ sẽ mãi sáng như vầng trăng tròn trên sông Thu Bồn vời vợi. Và tôi tin, trong cuộc tuần hoàn biến diệt không cùng, tôi sẽ gặp lại mẹ lần nữa như đã một lần hạnh ngộ trên quê hương Việt Nam. Tiễn biệt và thương nhớ mẹ.

Facebook Trần Trung Đạo

(*) Trích từ tâm bút Mẹ và Quê Hương
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitimeFri Dec 26, 2014 4:20 pm


Thêm 2 bài thơ về MẸ được Võ Tá Hân phổ nhạc


NHỚ MẸ 

Thơ Minh Đức Hoài Trinh
Nhạc Võ Tá Hân
Ca sĩ Bảo Yến




Mất Mẹ
Nhạc Võ Tá Hân
Thơ Xuân Tâm & Bảo Uyên
Ca sĩ Thùy Dương
Hình ảnh Đàm Trung Phán

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Trung - Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười    Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thơ Trần Trung Đạo - Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ-
Chuyển đến