Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
luong linh hoang không ngam quang Trung chuyen sáng quốc Nhung quynh bich phải trong Saigon Nguyen nguyet ngắn quan thuoc VNCH truyện Chung chất nhac
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm

Go down 
Tác giảThông điệp
lenguyen
Khách viếng thăm




Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm   Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Icon_minitimeFri Jan 11, 2013 8:08 pm

Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm

BS. Nguyễn Ý Đức

Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm Pharmacology

Nếu thức ăn là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể thì dược phẩm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh của cơ thể.

Cơ thể cần được cung ứng cả hai nhu cầu này, nhưng nếu việc sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây ra những hậu quả không tốt. Mối tác dụng qua lại giữa thức ăn và dược phẩm đang được nghiên cứu rộng rãi, vì trong những thập niên vừa qua, sự tiêu thụ dược phẩm tăng và rủi ro do sự sử dụng dược phẩm cũng xảy ra rất nhiều.

Dược phẩm là những chất hóa học hoặc những chất được bào chế từ thảo mộc, được dùng vào mục đích trị bệnh cũng như để phòng ngừa một số bệnh.

Dược phẩm được đưa vào cơ thể sẽ trải qua ba giai đoạn:

a- Hòa tan trong bộ máy tiêu hóa;
b- Được hấp thụ vào máu, chuyển đến các tế bào;
c- Tạo ra tác dụng mong muốn về trị bệnh.

Dược phẩm được phân phối nhiều nhất vào các cơ quan như tim, gan, thận, não bộ; một phần ít hơn vào thịt, da, mỡ.

Dược phẩm có thể làm tăng hoặc giảm sự dinh dưỡng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh có thể làm giảm hoặc tăng công dụng hay độc tính của dược phẩm.

Thức ăn có thể làm chậm hoặc gây khó khăn cho sự hấp thụ dược phẩm, làm sự chuyển hóa dược phẩm nhanh hoặc chậm hơn, và đôi khi có thể ngăn chặn tác dụng của dược phẩm.

Ngược lại, dược phẩm có thể làm giảm khẩu vị, làm thực phẩm trở nên khó tiêu, khó hấp thụ hoặc làm thất thoát sinh tố, muối khoáng qua sự bài tiết nước tiểu. Hậu quả là tình trạng suy dinh dưỡng của cơ thể.

1- Ảnh hưởng của dược phẩm đối với việc ăn uống

Một số dược phẩm có tác dụng làm giảm khẩu vị, làm mất đi sự ngon miệng và có thể đưa tới suy dinh dưỡng.

a- Các dược phẩm sau đây được biết là làm giảm sự ngon miệng:
- Sulfasalazine (Salazoprin), trị thấp khớp;
- Colchicine, chữa thống phong;
- Chlorpropamide (Diabenese), chữa tiểu đường;
- Furosemide, Hydralazine, Hydrochlorothiazide, hạ huyết áp;
- Digitalis, trị suy tim;
- Temazepam, thuốc an thần;
- Tegretol (Carbamazepine), trị kinh phong.

Đặc biệt là các hóa chất trị ung thư làm cho người bệnh buồn nôn, giảm vị giác, thấy thức ăn không còn hấp dẫn.

b- Các thuốc làm giảm hoặc thay đổi vị giác thì rất nhiều. Sau đây là một số thông dụng nhất:

- Meprobamate, Triazolam (Halcion), thuốc an thần;
- Dalmane, thuốc ngủ;
- Lithium, thuốc chống trầm cảm;
- Phenytoin, trị kinh phong;
- Griseofulvin, thuốc kháng nấm...

c- Thuốc làm tăng sự thèm ăn như Cyproheptadine ( Periactin), Marijuana giúp ăn ngon hơn và tăng cân.

d- Ngược lại, thuốc kích thích thần kinh như crack, cocaine, amphetamine lại làm giảm sự thèm ăn, nên được dùng để người mập muốn giảm ký.

e- Uống quá nhiều rượu đưa tới suy dinh dưỡng, thiếu các sinh tố B6, B1 và folic acid. Kết quả là bệnh nhân bị bệnh thiếu hồng huyết cầu, rối loạn thần kinh trung ương.

Các thuốc vừa kể đều có tác dụng phụ nguy hiểm, nên cần được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2- Ảnh hưởng của dược phẩm đối với sự hấp thụ thực phẩm

Hầu hết sự hấp thụ dược phẩm và thức ăn đều diễn ra ở ruột non. Do đó, một số dược phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thụ của màng niêm ruột và bao tử, giảm thời gian thực phẩm ở lại trong ruột.

- Lấy một thí dụ là loại dầu khoáng chất (mineral oil) được dùng làm thuốc nhuận tràng, được bán tự do không cần toa bác sĩ và nhiều người rất thường dùng để thông đại tiện.

Sau khi uống, thuốc này hòa lẫn với thực phẩm đã được tiêu hóa, xuống bao tử và ruột, làm lòng ruột trơn nhờn. Một số sinh tố hòa tan trong chất béo như A, D, E, K sẽ hòa hợp vào dầu thuốc, thoát ra khỏi ruột và không được hấp thụ. Hậu quả là cơ thể sẽ thiếu sinh tố nếu ta dùng dầu xổ này quá thường xuyên.

- Một số dược phẩm làm giảm tác dụng của một vài men tiêu hóa, do đó làm giảm sự hấp thụ thực phẩm. Chẳng hạn như các thuốc hạ cholesterol và kháng sinh neomycin giảm tác dụng của mật, gây khó khăn cho sự tiêu hóa các thức ăn có chất béo. Và khi các chất béo không được hấp thụ, thì các sinh tố hòa tan trong dầu mỡ sẽ mất đi.

- Thuốc Cimetidine (chữa loét bao tử) giảm acid trong bộ máy tiêu hóa, đưa đến giảm hấp thụ sinh tố B12 bằng cách không cho sinh tố này tách rời khỏi thực phẩm.

- Trường hợp thuốc giảm đau Aspirin và các dược phẩm có chất chua acid cũng rất đáng lưu ý. Các thuốc này làm hư hao màng niêm bao tử và ruột, dẫn đến giảm hấp thụ thực phẩm ở các bộ phận này, nhất là khoáng calci và sắt.

- Thuốc Neomycin làm thay đổi cấu tạo của niêm mạc, khiến cho sự hấp thụ chất đạm, béo và các muối natri, kali bị trở ngại. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc thì mọi rối loạn sẽ trở lại bình thường.

3- Ảnh hưởng của dược phẩm tới sự chuyển hóa và thải chất bã

Sau khi hấp thu, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và các phần tử căn bản để cấu tạo tế bào.

Sự chuyển hóa các chất xảy ra khi có sự xúc tác của các enzym. Với số lượng rất nhỏ, enzym có thể thúc đẩy các phản ứng sinh học mà không bị mất đi. Enzym được sản xuất từ trong hoặc ngoài tế bào với sự hiện diện của vài phần tử dinh dưỡng như sinh tố.

- Một số dược phẩm chặn sự thành hình của enzym bằng cách lấy đi vài vi chất cần thiết cho việc tạo ra diếu tố.

Methrotrexate chữa ung thư máu, viêm thấp khớp và Pyrimethamine (Daraprim) chữa sốt rét là hai loại thuốc lấy đi folic acid trong DNA của enzym, khiến cho men tiêu hóa mất tác dụng và bị tiêu hủy.

- Thực phẩm và dược phẩm có thể kết hợp, tạo ra một hợp chất mà cơ thể không dùng được.

Thí dụ khi uống INH để chữa hoặc ngừa bệnh lao, INH sẽ kết hợp với sinh tố B6 (pyridoxine) trong thực phẩm tạo thành một hợp chất mà cơ thể không dùng được. Do đó, người dùng thuốc INH cần phải uống bổ sung sinh tố B6.

- Một số dược phẩm làm cho sự chuyển hóa chất dinh dưỡng mất đi một số chất cần thiết cho cơ thể.

Thí dụ khi ta uống các thuốc lợi tiểu tiện thì thuốc cũng làm thất thoát calci, potassium, kẽm theo nước tiểu, làm cho cơ thể bị thiếu những chất này.

Kết luận

Thức ăn và dược phẩm đều là những nhu cầu cần thiết cho cơ thể, nhưng việc sử dụng không thích hợp có thể dẫn đến những kết quả bất lợi.

Nguy cơ gây tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể, các bệnh mạn tính, chế độ kiêng khem, ăn uống, sự lạm dụng rượu, thuốc hoặc các chất gây nghiện, sử dụng cùng lúc nhiều loại dược phẩm.

Để tránh hậu quả tương tác xấu, người bệnh cần thông hiểu các ưu và nhược điểm của thuốc. Thầy thuốc và nhân viên dược phòng cũng có trách nhiệm nắm vững các vấn đề quan trọng và dành thời gian căn dặn, chỉ dẫn cho bệnh nhân cách dùng thuốc cũng như các thức ăn nên tránh khi dùng thuốc.

Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt là đối với người tuổi cao, thường hay dùng nhiều loại dược phẩm, thảo dược khác nhau. Một số thuốc này cũng ảnh hưởng không nhiều thì ít lên sự ăn uống.

Cho nên, trước khi tìm cách điều trị ăn mất ngon, miệng khô đắng không nhai nuốt được, thì xin hãy hỏi bác sĩ coi xem thuốc mình đang dùng có gây ra các khó khăn ăn uống này hay không.


Về Đầu Trang Go down
 
Ảnh hưởng của dược phẩm với thực phẩm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ảnh hưởng Phật Giáo qua thi phẩm của Nguyễn Du
» Thận trọng khi dùng Thực Phẩm đông lạnh, đóng gói....từ Trung Quốc và Việt Nam
» 10 công dụng bất ngờ của thần dược Viagra
» Hướng dẫn cách thức Posting bài vở trên Diễn Đàn THNT Saigon
» Năm loại thực phẩm đứng hàng đầu trong việc gây ung thư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Y Tế, Sức Khỏe-
Chuyển đến