Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
linh nhac Trung quang ngam Chung thuoc Nguyen truyện không quan luong bich Nhung hoang trong chất Saigon quynh ngắn nguyet sáng chuyen VNCH phải quốc
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 161
Join date : 20/10/2011

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSun Mar 03, 2013 1:44 am

Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Nguyễn Hưng Quốc
26.02.2013

Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979 là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai nước trong thời hiện đại; là một trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978); là một trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới (tính từ ngày Trung Quốc bắt đầu tấn công Việt Nam 17/2 đến lúc Trung Quốc tuyên bố kết thúc cuộc tấn công 5/3 là 17 ngày; đến ngày Trung Quốc rút hết quân khỏi Việt Nam, 16/3, là 27 ngày), nhưng đồng thời cũng là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, với trên 20.000 người bị giết chết mỗi bên; (nếu chia đều số người bị chết này cho thời gian thực sự của cuộc chiến, con số tử vong hàng ngày rất cao). Đó là chưa kể các thiệt hại khác về cơ sở vật chất và đời sống của dân chúng.

Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỉ đô la suốt cả cuộc chiến tranh trước 1975 lại quyết định tấn công Việt Nam? Họ thường nêu lên bốn lý do chính: Một, đập tan giấc mộng bá quyền của Việt Nam ở Đông Nam Á; hai, trừng phạt Việt Nam về tội quấy phá ở vùng biên giới của hai nước; ba, trả thù việc Việt Nam đối xử tàn tệ đối với các Hoa kiều (trấn áp, tịch thu tài sản và xua đuổi họ ra khỏi nước); và bốn, dằn mặt việc Việt Nam ký hiệp ước liên minh với Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Các nhà bình luận chính trị quốc tế nêu lên ba mục tiêu chính của Trung Quốc: Một, tấn công có giới hạn một số vùng đất dọc biên giới để trừng phạt Việt Nam; hai, tạo sức ép để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia; và ba, để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc.

Trung Quốc thành công hoàn toàn ở mục tiêu đầu, dĩ nhiên với một giá rất đắt về nhân mạng. Nhưng hai mục tiêu sau thì họ lại thất bại: Việt Nam không những không rút quân khỏi Campuchia mà còn đóng chiếm ở đó trên 10 năm; Việt Nam không những không bất mãn Liên Xô mà còn tiếp tục giữ liên minh chặt chẽ với Liên Xô đến tận lúc Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.

Đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam có hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau: Trước, họ lên án Trung Quốc một cách kịch liệt; sau, họ hoàn toàn im lặng và bắt buộc mọi người phải im lặng theo. Trước, họ xem Trung Quốc như một tên đế quốc luôn luôn có tham vọng bá quyền và bành trướng; sau, họ lại xem Trung Quốc là một láng giềng tốt và một đồng chí tốt. Ở cả hai giai đoạn và với hai thái độ khác nhau ấy, Việt Nam đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Và cực đoan nào cũng nguy hiểm như nhau. Cái nguy hiểm nhất là chúng ngăn chận người ta học được những bài học cần thiết.

Trong số những bài học cần thiết ấy, theo tôi, bài học đầu tiên cần được nhấn mạnh là: Đừng ngây thơ.

Quan sát và/hoặc tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều ghi nhận một điểm giống nhau: Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Lúc lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, lực lượng phòng thủ của Việt Nam chủ yếu là bộ đội địa phương; còn trong giới lãnh đạo thì cả Phạm Văn Đồng lẫn Văn Tiến Dũng đều đang đi thăm Campuchia. Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức kể, những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước. Với giới quan sát và nghiên cứu, cảm giác bất ngờ của Việt Nam quả là điều… bất ngờ. Nhiều người kể, ngay trước năm 1975, Lê Duẩn vừa nhận viện trợ của Trung Quốc lại vừa nghi ngại Trung Quốc; sau năm 1975, ông cũng biết rõ là nếu Việt Nam tấn công Campuchia, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Vậy mà, lạ, lúc Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông cũng như toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thấy bất ngờ. Tại sao? Người ta giải thích: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tin là Trung Quốc chỉ doạ dẫm chứ sẽ không đánh họ; vẫn tin là tình đồng chí giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, tuy bị thử thách nghiêm trọng, vẫn đủ để ngăn chận một cuộc xâm lược.

Kể ra, sau khi đã từng bị Campuchia, một nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, tấn công và sau khi đã dẫn quân tràn qua biên giới càn quét người anh em xã hội chủ nghĩa ấy, mà vẫn còn tin như thế được quả là một sự ngây thơ đáng kinh ngạc. Ngây thơ đến dại dột.

Nhưng ở đây, có đến hai sự ngây thơ. Ngoài sự ngây thơ đối với tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, còn có sự ngây thơ đối với tình đồng chí của Liên Xô. Trước đó, Việt Nam đã từng ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng với Liên Xô, những tưởng Liên Xô sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng tưởng như vậy nên, để hoá giải sự trả đũa của Liên Xô, họ đề ra ba sách lược chính: Một, đi vận động sự ủng hộ của Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á cho chiến dịch đánh Việt Nam, để các nước này, sau đó, có thể ủng hộ họ trong trận đối đầu với Liên Xô nếu Liên Xô nhảy vào bênh vực Việt Nam; hai, tuyên bố cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ là một cuộc chiến tranh giới hạn về cả quy mô (không dùng không quân), mục tiêu (chỉ nhắm tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng vài chục cây số) và thời gian (trong vòng vài tuần) để Liên Xô không có cớ chính đáng gây chiến với Trung Quốc; và ba, chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết - , tránh tình trạng Liên Xô có thể dễ dàng xua quân tràn qua mặt sông đóng băng cứng để tấn công Trung Quốc. Nhưng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đoán sai. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh chiếm Việt Nam, Liên Xô vẫn án binh bất động.

Bởi vậy, ngay sau khi chiến tranh biên giới bùng nổ, giới bình luận chính trị trên thế giới đều nhận ra một điều: quyền lợi quốc gia quan trọng hơn hơn ý thức hệ nhiều. Không nên tin vào cái gọi là tình đồng chí quốc tế.

Bài học thứ hai là cần tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Hầu như ai cũng biết: mặc dù sống sát cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và thường xuyên đánh nhau với Trung Quốc, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, kể cả trong giới học giả, lại rất giới hạn. Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo. Lâu nay, giới truyền thông thường làm ồn ào về tài tình báo của Việt Nam ở miền Nam: Họ lọt vào cả những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy chính quyền miền Nam. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì họ lại hoàn toàn mù mờ. Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết.

Đến lúc Trung Quốc chính thức nổ súng, họ vẫn không biết gì về kế hoạch đánh mạnh, phá sạch và rút nhanh của Trung Quốc cả. Trong khi Trung Quốc chỉ đặt chỉ chỉ tiêu là tiến sâu vào khoảng 30-40 cây số, chiếm hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn là rút quân về nước ngay, Việt Nam vẫn chuẩn bị cho phòng tuyến hai, nhằm bảo vệ Hà Nội, để mặc cho dân quân và một số ít bộ đội chủ lực chống chọi với Trung Quốc ở biên giới.

Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức.

Bài học thứ ba: Trong lúc giới lãnh đạo ngây thơ và hớ hênh trong chiến lược phòng thủ như vậy, những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới. Toàn bộ bộ đội và du kích Việt Nam là khoảng 100.000 người trong khi bộ đội Trung Quốc lên đến khoảng 300.000 người. Như vậy, một người lính Việt Nam phải chọi lại ba người lính Trung Quốc. Họ không đủ khả năng ngăn chận được Trung Quốc. Họ chỉ làm được hai điều: Một, làm chậm bước tiến của quân Trung Quốc; và hai, gây thiệt hại nặng nề cho lính Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết quân chủ lực của Việt Nam thì hoặc đang ở Campuchia hoặc đang canh giữ phòng tuyến hai gần Hà Nội.

Theo các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế, sở dĩ bộ đội và du kích ở các tỉnh biên giới chiến đấu giỏi như vậy là nhờ bốn yếu tố chính: Một, họ quen thuộc với địa hình núi non hiểm trở ở vùng biên giới; hai, họ có thật nhiều kinh nghiệm chiến đấu sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả ba mươi năm; ba, vũ khí của họ tối tân hơn hẳn Trung Quốc (chủ yếu là nhờ nguồn vũ khí tịch thu ở miền Nam năm 1975); và bốn, tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của họ rất cao.

Xin lưu ý: trong bốn yếu tố tạo nên ưu thế của quân đội Việt Nam năm 1979, yếu tố thứ hai và thứ ba hoàn toàn trở thành vô hiệu theo thời gian. Năm 1979 bộ đội và cả tướng lĩnh Trung Quốc bị xem là thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì cuộc chiến tranh gần nhất mà họ tham gia là ở Triều Tiên, trước đó 26 năm (1953). Đó cũng là trường hợp của bộ đội và tướng lĩnh Việt Nam hiện nay: Cuộc chiến tranh lớn mà họ tham gia, ở Campuchia năm 1978 và ở biên giới Việt-Trung năm 1979, cách đây đã trên 30 năm. Còn yếu tố thứ tư thì bị chính chính quyền Việt Nam ra tay đập phá triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau: một, ngăn cấm mọi biểu hiện của tình thần yêu nước, từ việc phát biểu bằng lời đến việc bày tỏ thái độ qua các vụ biểu tình; hai, vu khống và nhục mạ những người bộc lộ lòng yêu nước và lên án các hành động uy hiếp hay sách nhiễu của Trung Quốc; ba, ngăn cấm mọi hình thức kỷ niệm hay tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc; và bốn, tuyên truyền cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng được nguỵ trang dưới chiêu bài láng giềng tốt và đồng chí tốt.

Ở trên, tôi nêu lên ba bài học chính. Bạn thử nghĩ xem: chính quyền Việt Nam học được mấy bài?

***
Chú thích: Các sự kiện và số liệu sử dụng trong bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhung nhiều nhất là từ bài “China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment” của Xiaoming Zhang trên The China Quarterly 2005, tr. 851-874




Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng Quát Về Trận Chiến Biên Giới Phía Bắc Năm 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeTue Mar 05, 2013 2:46 am

Tổng Quát Về Trận Chiến Biên Giới Phía Bắc Năm 1979

Lê Vĩnh

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 VTT-ZZFEB13.-25-Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung

“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”

Phần trên là một trích đoạn trong bài viết tựa đề “Biên Giới Tháng Hai” (1979-2009) của nhà báo Huy Đức đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9/2/2009. Chỉ nội buổi sáng hôm đó bài báo này của Huy Đức đã bị rút xuống. Bài “Biên giới tháng hai” tuy không dài, nhưng đã ghi lại nhiều chi tiết sống động về cường độ của cuộc chiến tranh biên giới phiá bắc năm 1979 và tinh thần chiến đấu dũng mãnh của quân đội Việt Nam. Trích đoạn ngắn nêu trên tuy cô đọng nhưng nêu bật lên sự tàn bạo của quân đội Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện bài báo của Huy Đức bị rút xuống chỉ sau vài tiếng đồng hồ xuất hiện cũng cho thấy thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với xương máu của hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, một thái độ mà sau này càng được tô đậm thêm bằng tính chất “hèn với giặc, ác với dân” của nhà cầm quyền Hà Nội.

Trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 34 năm trước của những nhà nghiên cứu cũng như của các nhân chứng trực tiếp hoặc đã từng tham dự cuộc chiến đó. Vì vậy, bài viết này chỉ ghi lại một số những điểm nổi bật đáng chú ý liên quan đến trận chiến nhưng ít thấy được trình bày trong các bài viết liên quan.

1. Bối cảnh và nguyên nhân


Sau khi chiếm trọn miền nam năm 1975, có thể nói là CSVN đã bước lên “đỉnh cao” của chiến thắng. Từ đó tư thế của Hà Nội cũng được nâng cao lên rất nhiều so với thời gian trước, qua sự mở rộng bang giao với hàng chục quốc gia và trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế thay chỗ cho vị trí của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Thế nhưng, để có được những chiến thắng quân sự mà cho đến nay đảng CSVN vẫn coi như là tiền đề cho sự nắm quyền tất yếu của họ, thì những chi viện khổng lồ của Trung Quốc cho Hà Nội trong cả hai cuộc chiến trước đó lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không được sự chi viện này thì có phần chắc là CSVN sẽ chẳng đạt được một chiến thắng nào mà họ vẫn thường khoe.

Trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975, ở phần đề cập đến sự chia việc của Trung Quốc, giáo sư Lê Xuân Khoa đã nhận định rằng: (Trong cuộc chiến chống Pháp) “Trung Quốc đã nhận lấy phần công lao lớn nhất. Dù có duy trì được thanh danh về vai trò chủ động trong cuộc chiến, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải mang một món nợ lớn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó vô hình trung đã tự đặt mình và cả dân tộc vào quĩ đạo của Bắc Kinh. Món nợ đối với Trung Quốc còn to lớn hơn nữa trong cuộc chiến 1955-1975. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên phức tạp và khó khăn khi đảng Cộng sản Việt Nam bị mắc kẹt giữa cuộc tranh chấp Liên Xô-Trung Quốc vào những năm cuối 1960 và đầu 1970”….. “Nhưng đến năm 1971 thì Bắc Kinh lại xoay chiều đi đêm với Mỹ. Khi Mao Trạch Đông chính thức đón chào Tổng thống Mỹ Nixon năm 1972 thì quan hệ Việt-Trung bắt đầu rạn nứt trầm trọng và tan vỡ năm 1975.”

Cùng với món nợ TQ kể trên, sau năm 1975 tình hình thế giới, kể cả hai phía tự do và cộng sản, cũng có nhiều thay đổi khác. Với tâm lý kiêu ngạo sau chiến thắng, CSVN lúc đó đã không bắt kịp được những thay đổi trong các nhận thức mang tính cách chiến lược của những cường quốc có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, dù rằng họ nhận biết được sự phức tạp trong bối cảnh đó. Kế hoạch “Liên Bang Đông Dương” thách đố tham vọng của TQ trong vùng, vụ “nạn kiều” (sự phân biệt đối xử đối với Hoa Kiều ở VN) được coi là những nguyên nhân gián tiếp của cuộc chiến năm 1979. Trong khi đó, việc Việt Nam ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện” với Liên Xô vào cuối tháng 11 năm1978 được Bắc Kinh xem như là một hành vi thù nghịch của Việt Nam nằm trong mưu toan bao vây Trung Quốc của Liên Bang Sô Viết. Bắc Kinh đã gán nhãn hiệu cho Việt Nam là “tiểu bá quyền” và Liên Xô là “đại bá quyền”. Rồi sau đó, khi TQ đang ủng hộ và khuyến khích các cuộc tấn công VN của “người anh em xã hội chủ nghĩa” Kampuchia dọc biên giới tây nam của Việt Nam, thì tháng 12 năm 1978, VN tràn quân sang Cam Bốt đuổi lực lượng Polpot ra khỏi Nam Vang, khiến TQ bị mất mặt. Hai điều này được coi là nguyên nhân trực tiếp khiến CSTQ động binh để “dạy VN một bài học” về sự “vô ơn bạc nghĩa” của CSVN.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 300px-VietnamChina1979
Các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới

2. Những dấu hiệu và chuẩn bị chiến tranh


Những sự kiện liên quan đến cuộc chiến biên giới phía bắc được Huy Đức ghi lại trong “Bên Thắng Cuộc” cho thấy phía Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ về trận tấn công này. Trong bài viết mới đây, một blogger đã thuật lại chuyện ngày 16/2/1979 (trước hôm cuộc chiến mở màn 1 ngày) một đại tá Quân đội NDVN đã nói chuyện với một đơn vị quân đội ở Lạng Sơn rằng “có cho kẹo TQ cũng không dám đánh VN”. Việc đưa quân sang Kampuchia cũng như cho một thành phần quân đội giải ngũ về làm kinh tế quả thực đã khiến VN bị bất ngờ trước cuộc tấn công của TQ. Sự bất ngờ cũng có thể là về mức độ tham chiến quá to lớn của TQ. Tuy bất ngờ, nhưng trong năm trước đó cả TQ lẫn VN đều đã có một số phối trí lực lượng và hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chiến dịch biên giới.

Về ngoại giao, sau năm 1975 thái độ thù nghịch của Bắc Kinh đối với Hà Nội ngày càng gia tăng. Tháng 6 năm 1978, Bắc Kinh thông báo việc đóng cửa các tòa lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Nam Ninh và Côn Minh. Đến tháng 11/1978 thì TQ cắt đứt các tuyến đường xe hỏa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Về quân sự, theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì vào tháng 7/1978, sư đoàn 3 của Việt Nam đã được điều động đến Lạng Sơn. Một tháng sau, sư đoàn vận tải 571 cũng bắt đầu chuyển vận tiếp liệu, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng v.v.. cho quân khu I và II. Những hoạt động tiếp liệu này liên tục trong suốt những tháng còn lại của năm 1978. Nhiều cứ điểm phòng không của VN được thành lập ở những nơi quan trọng dọc biên giới. Thanh niên trong vùng biên giới được huấn luyện cơ bản quân sự.

Ở Cao Bằng, đầu tháng 2/1979, Sư Đoàn 346 và 311 được điều động đến khu vực này để kết hợp phòng thủ với với các Trung Đoàn 567 và 852 đã có sẵn tại chỗ. Vào cuối năm 1978 (hoặc mấy tuần lễ đầu năm 1979) Sư Đoàn 316A và Trung Đoàn 254 được đưa đến khu vực Lào Cai để kết hợp với Sư Đoàn 345.

Về phía Trung Quốc, từ tháng 10/1978 đến đầu tháng 2/1979, nhiều đại đơn vị quân đội TQ thuộc các quân khu Côn Minh, Quảng Châu, Thành Đô đã được điều động đến biên giới Việt Nam. Thậm chí quân đoàn 20 của quân khu Vũ Hán, cách biên giới 1200 km, cũng được điều về mặt trận biên giới VN.

Phía TQ đã cố gắng che giấu những cuộc chuyển quân này. Các cuộc chuyển quân đều được thực hiện vào ban đêm. Ban ngày binh sĩ được nghỉ ngơi ở những khu vực đã được ngụy trang kỹ lưỡng. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng tại các điạ phương dọc đường chuyển quân.

Song song với các cuộc điều quân vừa kể, từ tháng 10/1978 cho đến ngày 15/2/1979, TQ liên tục tung ra hàng loạt những hoạt động dò thám các đơn vị quân đội VN, vừa để thu lượm tin tức tình báo, vừa để đánh lạc hướng sự chú ý trong các hoạt động quân sự của TQ.

Ngược lại, đơn Vị 352 của Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều hoạt động xâm nhập của phía Việt Nam. Theo những ghi nhận này thì Việt Nam đã thực hiện các cuộc đột kích bằng các nhóm binh sĩ nhỏ, trà trộn vào dân chúng địa phương, tìm cách thu thập tin tức hay quấy rối các hoạt động của quân Trung Quốc. Đôi khi cũng phá hoại các đồn chỉ huy và các căn cứ tiếp liệu. Nhưng với các hoạt động này, phía lãnh đạo VN vẫn không tin TQ sẽ mở cuộc đánh lớn.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Vietnam1979war_LS
3. Tương quan lực lượng

Vào sáng ngày 17 tháng 2, 1979, khi cuộc tấn công của TQ bắt đầu, phía Việt Nam có khoảng 15 trung đoàn chiến đấu thuộc 5 sư đoàn quân chính quy, trải rộng trên các mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn. Hỗ trợ cho lực lượng vừa kể là dân quân và một số đơn vị biên phòng. Tổng số các lực lượng phòng thủ của VN ước lượng khoảng 50,000 người.

Để tấn công lực lượng vừa kể của VN, phía TQ có hơn 100 trung đoàn chiến đấu với tổng cộng khoảng 450,000 quân. Tương quan lực lượng giữa hai bên ít nhất là sáu trên một. Một số nơi tỷ lệ này cao hơn nhiều. Tại khu vực quanh Lạng Sơn, cán cân lực lượng ít nhất là mười trên một, nghiêng về phía Trung Quốc.

Ba ngày trước khi TQ tuyên bố rút quân, ngày 2/3 phía VN thành lập Quân Đoàn 5 trong Quân Khu I, gồm các Sư Đoàn 337, 338, 327, và 347 và các đơn vị yểm trợ có sẵn hoặc ở gần Lạng Sơn cho tuyến phòng thủ Sông Cầu. Một tuyến phòng thủ tương tự như tuyến sông Như Nguyệt thời nhà Lý thế kỷ 11. Cho đến tháng 7/1979, VN đã tiếp tục tái cấu trúc quân đội, thiết lập hay di chuyển 7 quân đoàn đến chiến trường biên giới.

Về không quân, để chuẩn bị cho chiến dịch biên giới, không quân TQ đã nâng cấp, tái phối trí các đơn vị không quân và phòng không ở quân khu Côn Minh và Quảng Châu. Có khoảng từ 800 đến 1000 máy bay và 20 ngàn binh sĩ không quân đã được điều động đến hai quân khu này. Lực lượng không quân TQ đáng kể là 80 chiến đấu cơ Mig 21, số còn lại là loại chiến đấu cơ Mig 17, Mig 19 cũ kỹ và các loại phi cơ khác. Trong khi đó phía VN có khoảng 70 Mig 21. Tuy có số lượng áp đảo nhưng không quân TQ không đóng vai trò nào đáng kể trong trận chiến ngoài việc tiếp liệu và chuyển vận. Có lẽ TQ cũng tự nhận biết về khả năng kém cỏi của các phi công TQ so với phi công VN. Bài học không chiến trong trận eo biển Kim Môn, Mã Tổ với Đài Loan vào đầu thập niên 60 đáng để họ ghi nhớ. Cứ một chiến đấu cơ Đài Loan đổi lấy 3 phi cơ TQ cùng thế hệ. Ngoài ra, trong thập niên 70, cả thế giới đều biết lực lượng phòng không dày đặc ở bắc Việt, đây hẳn là điều khiến TQ không dám dùng đến không quân tấn công trong trận chiến.

Cũng như không quân, hải quân TQ chuẩn bị tinh thần bằng những đợt học tập chính trị và một số cuộc diễn tập. Tuy nhiên, hải đội 217 gặp nhiều trở ngại kỹ thuật từ trên cơ xưởng xuống đến các chiến hạm, thậm chí thuỷ thủ còn bị say sóng…. Với kết quả yếu kém trong diễn tập, chẳng hạn như chỉ có 20 phần trăm các đạn hải pháo của tàu mang số hiệu 48 bắn trúng mục tiêu; cũng như khả năng thông tin liên lạc tồi tệ trên biển (khiến đội hình bị rối loạn); cuối cùng, thay vì là lực lượng tấn công, hải quân TQ quay về phòng thủ trên bờ. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hải quân TQ là họ lo ngại đụng độ với hạm đội Liên Xô. Ngày 21/2/1979, Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết, đặt căn cứ tại Vladivostok, đã đưa một tuần dương hạm và một khu trục hạm trang bị hỏa tiễn xuống biển Đông của VN.

Nếu lực lượng hải quân của TQ vượt trội về hoả lực lẫn kỹ thuật, có lẽ TQ đã tính đến chuyện đổ bộ ở Thanh Hoá để chiếm lĩnh và chia cắt VN, ngăn chặn VN chuyển quân từ miền nam ra, đồng thời tạo gọng kìm từ phía sau xiết chặt và tiêu diệt lực lượng VN ở miền bắc chỉ bằng khoảng 1/10 lực lượng quân TQ.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Vietnam1979war_CB
4. Tổng quát về ý đồ và chiến trận

Như đã đề cập trong phần tương quan lực lượng ở trên, trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 TQ đã dùng đến một lực lượng khổng lồ gộp lại của từ 9 đến 10 quân đoàn để đè bẹp một lực lượng khoảng 5 sư đoàn của VN trong một chiến dịch “tốc chiến tốc thắng”, nhưng trận chiến đã diễn ra khác xa với ý định của Trung Quốc.

Sáng ngày 17/2/1979, mặc dù các cuộc tấn công của TQ diễn ra trên cả biên giới 6 tỉnh phía bắc của VN, nhưng chủ yếu là ở 3 mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Ngoài 3 mặt trận này, TQ đã tấn công ít nhất là 39 địa điểm trên dọc biên giới dài 1281 cây số. Tuy nhiên thường chỉ là những cuộc tấn công ở cấp đại đội; ngoại trừ ở mặt trận Quảng Ninh, có lẽ trong chiến thuật nghi binh để phân tán lực lượng VN, TQ đã dùng đến cấp trung đoàn liên tục tấn công bằng chiến thuật “tiền pháo hậu xung” (pháo kích phủ đầu gây thiệt hại nặng cho đối thủ rồi xung phong chiếm lĩnh mục tiêu) nhưng tất cả đều bị thất bại vì bị trúng mìn bẫy và sự kháng cự mãnh liệt của các đơn vị VN nhỏ bé hơn nhiều. Trong những loan báo “thắng trận” của TQ sau đó, một số địa danh chiến trận được Trung Quốc đề cập đến, nhưng không hề có một địa danh nào ở Quảng Ninh.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 220px-XebocthepK63TQ

Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63)

Ở 3 mặt trận chính là Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, TQ đã dùng đến những lực lượng lớn hơn VN từ 7 đến 10 lần để tấn công. Hiển nhiên là TQ muốn “tốc chiến tốc thắng” để đúng với mục tiêu “dạy VN một bài học”. Tuy nhiên ý định này còn mang những ý nghĩa quan trọng khác.

Ở mặt trận Lạng Sơn, TQ đã dùng 9 sư đoàn bộ binh thuộc 3 quân đoàn 43, 54, 55 để tấn công 1 sư đoàn duy nhất, là sư đoàn 3 của VN, đã đào hào chiến đấu xung quanh Lạng Sơn. Với lực lượng này sư đoàn 3 VN đã cầm chân lực lượng TQ cho đến ngày 5/3, TQ chiếm được đồi 413 ở hướng tây nam thành phố thì trận đánh Lạng Sơn mới kết thúc. Đó cũng là ngày TQ loan báo việc rút quân.

Chỉ riêng ở chiến trường Lạng Sơn là có các đơn vị mới được điều động đến để cứu ứng. Các Sư Đoàn 377, 337, và 338 của phòng tuyến Sông Cầu sau cùng đã được tung ra để chiến đấu từ ngày 2/3. Tuy đã hơi trễ nhưng cũng góp phần trong việc truy kích quân TQ rút lui.

Tại mặt trận Cao Bằng, quân số tham dự của TQ lên đến 200 ngàn người, thành phần chính thuộc các quân đoàn 41, 42 (quân khu Quảng Châu), quân đoàn 12 và 20 (quân khu Nam Kinh), và quân đoàn 50 (quân khu Thành Đô). Về phía Việt Nam có các trung đoàn 677, 246, 852 của sư đoàn 436. Thêm vào đó là trung đoàn 481 (có lẽ là lực lượng trừ bị của sư đoàn 436).

Cao Bằng bị mất ngày 25 tháng 2. Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt các Trung Đoàn 677 và 681 (có lẽ là 481) thuộc Sư Đoàn 346 của Việt Nam, và ngày hôm sau cũng tuyên bố đã hủy diệt tàn quân của Trung Đoàn 246. Trong một tuần chiến đấu, lực lượng một sư đoàn VN (kể cả các đơn vị hỗ trợ, tổng cộng chỉ khoảng từ 10 đến 15 ngàn người) đã cầm chân 200 ngàn quân tấn công TQ. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó và cho đến những ngày đầu tháng 3, các lực lượng VN vẫn liên tục tấn công giành giựt phi trường Thất Khê, phản công tại Quảng Uyên và Trà Lĩnh. Nếu sư đoàn 346 đã bị tiêu diệt như TQ tuyên bố thì lực lượng nào đã tấn công phía sau TQ như vừa kể?

Ở Mặt Trận Lào Cai, lực lượng của TQ gồm 3 quân đoàn, là quân đoàn 11 và 13 (quân khu Côn Minh), quân đoàn 14 (quân khu Thành Đô). Tổng cộng quân số khoảng 125 ngàn người. Về phía VN có 6 trung đoàn thuộc sư đoàn 316 và 345 với quân số khoảng 20 ngàn người. Sư đoàn 316 của VN cầm cự với quân đoàn 13 của TQ, phải hai ngày sau TQ mới chiếm được Lào Cai nhưng vẫn phải đương đầu với các cuộc chạm súng lẻ tẻ xung quanh thị trấn. Còn sư đoàn 345 VN phải cầm cự với hai quân đoàn 11 và 14 của TQ. Tuy vậy, sau 5 ngày giao tranh phía TQ chỉ tiến thêm được khoảng 2 cây số trong lãnh thổ VN. Cuộc chiến giữa sư đoàn 316 VN và quân đoàn 13 của TQ tiếp diễn cho đến ngày 5/3.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 240px-Nam_quan

Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung quốc

5. Kết quả

Như đã đề cập ở trên về ý định “tốc chiến tốc thắng” của TQ không chỉ mang tính cách dùng quân sự “dạy cho VN một bài học”, mà còn mang một ý nghĩa quan trọng khác. Vị trí của của Lạng Sơn và Lào Cai nói lên ý nghĩa này. Lạng Sơn cách Hà Nội khoảng 150 cây số, có đường hoả xa, có quốc lộ 1A là xa lộ tốt nhất của VN nối Lạng Sơn với Hà Nội. Tương tự, Lào Cai cách Hà Nội 295 cây số và là một đầu mối giao thông đến Hà Nội bằng đường hỏa xa, đường bộ và đường sông. Do đó chiếm được hoặc là Lạng Sơn, hoặc là Lào Cai cũng đều là chiếm được cửa ngõ đi đến Hà Nội và khống chế vùng châu thổ sông Hồng. Việc TQ tập trung lực lượng lớn gấp nhiều lần để dự định tấn công dứt điểm cho thấy ý nghĩa hệ trọng này. Hẳn nhiên là phía VN cũng nhận ra như vậy nên đã lập phòng tuyến Sông Cầu như đã đề cập ở trên.

Tuy về lý thuyết thì cuộc chiến biên giới phía bắc đã chấm dứt vào tháng 3/1979, nhưng trên thực tế thì những trận đánh lẻ tẻ, giằng dai ở biên giới vẫn xẩy ra trong suốt một thập niên sau đó. Đặc biệt là trận chiến giành giật Núi Đất (Lão Sơn) vào năm 1984, một điểm cao chiến lược và được coi là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản. Con số thương vong về phía VN lên đến gần 4 ngàn người. Cuối cùng cao điểm này bị TQ chiếm. Biên giới tại đó được dời về phía nam khoảng 5 cây số. Ngoài ra, trong quyển “Sự thực về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua” được CSVN phát hành vào tháng 10/1979 có phần đề cập đến 15 địa điểm của VN gần biên giới bị TQ lấn chiếm. Tuy nhiên, từ khi CSVN khẩn nài TQ cho trở lại vai trò đàn em vào đầu thập niên 1990 thì các vùng đất đai bị lấn chiếm này không còn được nhắc đến nữa.

6. Những hệ luỵ


Sau cuộc chiến, hiến pháp năm 1980 của VN có thêm điều khẳng định “Trung Quốc là kẻ thù”. Nhưng chỉ 8 năm sau, khi TQ trở thành cái phao mà CSVN mong được bám vào trong lúc gần chết đuối, thì Hà Nội bắt đầu tìm cách tẩy xoá điều này trong hiến pháp và hầu hết các chứng tích dữ kiện lịch sử. Cũng năm đó, các chiến sĩ trong trận Trường Sa đã bị Bộ Chính Trị đảng CSVN để mặc nhiên trở thành những “bia tập bắn” cho lính TQ thẳng tay tàn sát. Bắc Kinh tiếp tục tung ra đoạn phim tàn sát này trên mạng Internet cho cả thế giới xem. Kể từ đầu thập niên 1990, đặc biệt sau hội nghị Thành Đô mà lãnh đạo CSVN xin thần phục Bắc Kinh trở lại, cuộc chiến năm 1979 đã trở thành một chủ đề cấm kị mà đảng và nhà nước CSVN không chỉ cấm người dân nhắc đến mà còn xóa luôn trong sách giáo khoa và quân sử. Những từ ngữ “nước lạ”, “tàu lạ”, “quân nước ngoài”,… cũng bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách “Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010) do hai tác giả Minh An và Bình An biên soạn, NXB Thanh Niên ấn hành quí 4-2010, trong phần tháng 2, 3/1979 không có có một chữ nào nhắc đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc tháng 2/1979.

Với việc giới lãnh đạo CSVN tiếp tục giấu bặt các tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới Việt Trung suốt từ năm 1999 đến nay, phần lớn công luận tin rằng họ đã chính thức nhượng hẳn các vùng bị lấn chiếm suốt thập niên 1979-1989 cho Bắc Kinh.

Sang thế kỷ 21, với 4 tốt, 16 chữ vàng được TQ ban cho, thì ngành ngoại giao CSVN bỗng nhiên có nhiều quan chức không mệt mỏi bênh vực cho quan điểm bành trướng và xâm lăng của TQ. Nhiều vùng đất, vùng biển của VN đã hàng ngàn năm bỗng dưng trở thành “vùng tranh chấp” với TQ để được thương thảo phân chia lại. Phần nào thuộc TQ thì TQ giữ, phần nào của VN thì cả 2 nước “khai thác chung”. Thứ trưởng ngoại giao CSVN khẳng định Ải Nam Quan chưa bao giờ là đất Việt Nam.

Và không chỉ cuộc chiến 1979 biến mất trong sử sách, Bộ Giáo Dục Đào Tạo còn sửa các sách giáo khoa để học sinh không còn biết tổ tiên Việt Nam đã chống lại quân xâm lược nào suốt 5000 năm trước.

Luật pháp VN có thêm luật bất thành văn nhưng ngày càng được nghiêm túc áp dụng. Đó là bất cứ người Việt nào mở miệng phản đối TQ xâm lược hoặc lên tiếng đòi bảo vệ chủ quyền VN đều là những kẻ đang “phạm tội”, và phải bị trấn áp, trừng phạt.

Nhưng nhẫn tâm hơn cả, tại các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, các nghĩa trang tử sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc đều đìu hiu hoang vắng. Những nấm mồ tử sĩ đều hương tàn khói lạnh, không ai chăm sóc. Những tấm bia ghi lại lý do của sự hy sinh cao cả của họ đều bị đập phá, đặc biệt những tấm có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Trong khi đó, các quan chức Việt dọc biên giới được lệnh kéo từng đoàn sang bên kia biên giới hàng năm với các vòng hoa mang băng chữ “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ TQ”. Và đến tận hôm nay, các khẩu hiệu phải nhớ ơn TQ tương tự cũng được các cán bộ tuyên giáo nhắc nhở trong những buổi giảng dậy cho đảng viên các cấp.

Cứ tạm để qua bên khía cạnh phản bội đất nước và chỉ xét về cách đối xử của lãnh đạo đảng CSVN đối với quân đội, người ta đã đủ kinh ngạc về những kẻ cho đập phá cả mồ mả và đang xóa tên những chiến sĩ đã hy sinh khỏi sử sách, lại nhất định bắt hiến pháp mới phải tiếp tục ghi rõ “quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng CSVN”!

Lê Vĩnh
www.vietthuc.org


***
Cuộc chiến biên giới tháng 2/1979 chống quân TQ xâm lược là một cuộc chiến cố tình bị lãng quên hay là sự phản bội của đảng csVN?

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Bia1-danlambao
4 chữ "TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC" đã bị đục bỏ.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 AVT6
Nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận chiến
nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi.


.


Được sửa bởi PVChuong ngày Tue Jun 04, 2013 2:39 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeWed May 29, 2013 11:04 pm

.

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 F856586E-2922-44F3-B55D-B6250390D244_w640_r1_s

Vùng màu vàng trên bản đồ này là vùng Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền trên Biển Ðông.


Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”.

Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam.

Những vụ tranh chấp như vậy giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhưng đến cuối thập niên 1970, sự hiềm khích giữa đôi bên đã bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang có nhiều chết chóc, với cuộc chiến tranh thường được gọi là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.

Trung Quốc đã dùng yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa làm một trong các lý do để xâm lăng Việt Nam, tuy cuộc chiến tranh đó diễn ra sau một loạt những vụ đụng độ ở biên giới hai nước và những hành động quyết liệt của Việt Nam ở Campuchia.

Tại Campuchia lúc đó, chế độ Khmer Đỏ tàn bạo đã phát động một chiến dịch khủng bố trên cả nước. Chiến dịch diệt chủng này rốt cuộc đã gây tử vong cho hơn 2 triệu người. Khmer Đỏ có được sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhưng bị Liên Sô phản đối. Việt Nam có được sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Liên Sô trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng dần dần tránh xa Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và nghiêng hẳn về phía Liên Sô. Việt Nam tiến quân sang Campuchia cuối năm 1978 và nhanh chóng lật đổ chế độ Khmer Đỏ.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcRgla0l4zJX0GdpsUelNWwLsNymvAR61QIg4MkzcTtGF2RffPCk

Ông Lý Tiểu Binh, Khoa trưởng Phân khoa Sử Địa của Đại học miền Trung Oaklahoma, cho biết lãnh tụ Trung Quốc lúc đó là ông Đặng Tiểu Bình đã tức giận trước hành động của Hà Nội và quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Giáo sư Lý: "Vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực, cộng với việc xâm lăng Campuchia và sự hợp tác với Liên Sô, nên ông Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc e rằng Việt Nam có thể bành trướng thế lực của mình tới những khu vực khác, kể cả Biển Nam Trung Hoa."

Trung Quốc cũng tố cáo Việt Nam bách hại Hoa Kiều và lên tiếng chống đối việc Việt Nam chiếm đóng những hòn đảo của quần đảo Trường Sa.

Đầu năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ và bày tỏ sự bất mãn đối với Việt Nam. Ông nói với các giới chức ở Washington rằng “những đưa trẻ không nghe lời cần phải đánh đòn.”

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 300px-Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung

Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm 1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc” trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam.”

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 ISA_1__4_-large-content

Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ.

Giáo sư Lý: "Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam."

Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc.

Giáo sư Lý: "Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là nạn nhân của phong trào cải cách."

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcSTAl0eRYBjQtiVbj-kWSTh7ubqZlLmFinkphRaEQz1jsjWBhRAgA

Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam.

Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày.

Giáo sư Lý: "Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán sai lầm, vân vân …"

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcQanWPXZCEYgLsz2Ssdn17x0LDv5_JQWXGBlpjkO4-xY8tFg4j-

Nghĩa địa lính Trung Quốc ở Malipo (Ma Lật Pha)

Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của mình.

Giáo sư Lý: "Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội.

Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcQ8QyZbnfIK0H1cJTgKwpTE430qWAeG9tNLoA8f6HHA2UR4EpiWzQ

Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình.

Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.

Dave DeForest
VOA

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcTMRxpHluTvpuTJrM_4DdzSk3zp4wWcYwYU37D-TMxS9N03_4co

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia (VOA)   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeTue Jun 04, 2013 11:00 am

.

Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia (VOA)

Nguyễn Trung

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 2Q==


Trên các trang mạng xã hội hôm 17/2/2013 đồng loạt xuất hiện hình ảnh hoa sim tím để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979. Trong khi đó, báo chí trong nước hầu như không đề cập tới cuộc chiến mà con số thương vong vẫn còn gây tranh cãi giữa hai nước láng giềng từng được coi là có mối quan hệ ‘môi hở răng lạnh’. Còn tại Trung Quốc, Tiến sỹ Lý Tiểu Binh của Đại học Central Oklahoma cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chức quân sự nước này vẫn sử dụng cuộc xung đột xảy ra hơn 30 năm trước để khích lệ tinh thần dân tộc nhằm huy động sự hậu thuẫn chính trị. Trước hết, ông Binh nói về những bất hạnh mà chiến tranh biên giới gây ra cho cả Trung Quốc và Việt Nam.

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Hai nước hiểu lầm ý định của nhau cũng như có những tính toán sai lầm trong hoạt động quân sự. Vì thế, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng về về sinh mạng trong cuộc chiến ngắn ngủi.

Chỉ trong có 4 tuần, Trung Quốc thiệt hại nhân mạng là 23 nghìn người, tức là mỗi ngày có 1.300 người chết. Còn phía Việt Nam là 34 nghìn người. Con số thương vong quá lớn. Đó là một cuộc chiến thảm khốc đối với cả hai phía.

VOA: Khi phát động cuộc chiến, Trung Quốc muốn dạy Việt Nam ‘một bài học’, nhưng trong cuốn ‘Lịch sử Quân đội Trung Quốc Hiện đại’, ông viết rằng Hà Nội cũng tin là đã dạy cho quân đối phương một bài. Đó là những bài học gì, thưa ông?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Chúng hàm ý nhiều điều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Đặng Tiểu Bình, muốn ngăn không cho Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia láng giềng như Campuchia, nhất là khi Việt Nam đưa 200 nghìn quân vào chiếm đóng nước này năm 1977 và 1978.

Chính phủ Việt Nam khi ấy cũng có các chính sách hung hăng trên biên giới với Trung Quốc không những trên đất liền và còn ngoài biển khơi thuộc biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) cũng như các chính sách đối với các Hoa Kiều ở Việt Nam. Ông Đặng muốn chấm dứt tất cả những điều đó.

Nhưng theo tôi, quân đội Việt Nam cũng đã dạy cho đối phương Trung Quốc một bài học. Quân đội Trung Quốc khi ấy thì ngoài lỗi thời còn đánh giá thấp khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Việt Nam. Ngoài ra, họ còn đánh giá sai tinh thần chiến đấu chống sự xâm lăng của người dân Việt. Chính vì lẽ đó, phía Việt Nam nghĩ rằng họ đã dạy cho Bắc Kinh một bài học.

VOA: Thưa Tiến sỹ, Trung Quốc thường kỷ niệm cuộc chiến biên giới như thế nào, và báo chí có đưa tin về sự kiện này không?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Có. Hiện giờ chính phủ cho phép truyền thông đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã chiến đấu dũng cảm như thế nào để ca ngợi hình ảnh anh dũng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và cũng đồng thời sử dụng việc này để cảnh báo dân chúng rằng Việt Nam vẫn còn là một chủ đề tiềm ẩn, nếu ta không muốn nói đến từ vấn đề.

Ngày nay đó không phải là vấn đề trên đất liền, mà xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tôi biết là có những cuộc kỷ niệm quy mô nhỏ trong quân đội cho những vị tướng từng tham gia cuộc chiến biên giới. Dù cuộc chiến kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp diễn tới những năm 80, cho nên thế hệ lãnh đạo quân sự hiện thời ở Trung Quốc là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam.

Giờ họ trở thành các chỉ huy hàng đầu. Họ ca ngợi các giá trị của họ cũng như lưu giữ thời kỳ chiến đấu vì đó là cuộc chiến cuối cùng mà Trung Quốc tiến hành với một nước khác. Vì thế họ dùng nó để khuếch trương những gì họ trải qua.

VOA: Từ cuộc chiến biên giới hơn 30 năm trước tới các vấn đề tranh chấp ở biển Đông, theo ông, Việt Nam có nên đặt kỳ vọng vào Trung Quốc?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Việt Nam tin rằng họ có sự ủng hộ trên toàn quốc từ người dân cũng như các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo trên vùng biển đó. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông.

Họ tin rằng phía Trung Quốc sẽ thiết lập một hội nghị, diễn đàn, tôi không muốn dùng từ hợp tác, để bao gồm các nước tranh chấp nhằm giải quyết vấn đề mà không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của Mỹ. Phía Việt Nam đã bắt đầu trao đổi với Trung Quốc nhưng họ không tin là họ được đối xử một cách bình đẳng.

Việt Nam muốn có sự tham gia và ủng hộ của các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cộng với sự ủng hộ của các nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nói.

VOA: Theo đánh giá của ông, liệu có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa không?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Tôi nghĩ là có. Vị thế của chính quyền hiện thời ở Trung Quốc khá mạnh. Họ lợi dụng và cổ xúy tinh thần dân tộc để huy động sự hậu thuẫn chính trị nhằm chống lại bất kỳ tuyên bố nào của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) hay của Việt Nam và Philippines đối với quần đảo Trường Sa.

Họ đã thể hiện và chứng tỏ sức mạnh quân sự bằng cách triển khai cả không lực và lực lượng hải quân, trong đó hàng không mẫu hạm mới tại vùng biển lân cận. Nó cho thấy họ chứng tỏ khả năng quân sự nhằm thị uy để các nước khác không đưa ra thêm các tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với với các hòn đảo ở biển Đông. Năm 1974 quân đội Trung Quốc tấn công các chiến hạm của quân đội miền Nam Việt Nam và lên chiếm các hòn đảo kể từ đó. Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.

VOA: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy của Việt Nam từng nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ rằng với chủ nghĩa bá quyền và ý đồ thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh, thì việc đàm phán với Trung Quốc là điều không hiệu quả. Ý kiến của ông ra sao?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Đó chỉ là một khía cạnh. Còn có những quan điểm khác nữa. Cả hai chính phủ cần các giải pháp kinh tế cho những khó khăn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Họ đang tìm kiếm các nguồn lực và các cơ hội mới. Họ từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tranh chấp như thương mại vùng biên, nhập cư hay buôn bán vũ khí. Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận song phương với Việt Nam.

Trung Quốc có thể thiết lập bàn đàm phán và mời phía Việt Nam, dù tôi cũng không biết liệu việc đó có dẫn tới bất kỳ điều gì hay không. Nhưng đó là cơ hội để họ bàn thảo với nhau về chủ quyền các quần đảo. Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ mở đàm phán với Việt Nam trước khi tiến hành với Nhật Bản và Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh hải.

VOA: Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh nói chung?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Mối quan hệ này có những thăng trầm, lên xuống và trải qua cả mặn nồng lẫn chua chát. Họ đều cần tới nhau. Họ đều coi nhau là các chính phủ cộng sản.

Nhưng mỗi nước đều có những lợi ích quốc gia riêng. Cho nên theo tôi, trong thời gian gần, cả hai nước sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ, có lúc tranh cãi rồi lại hợp tác.

Theo tôi, chúng ta sẽ không chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay chiến tranh trong tương lai gần vì cả hai nước đều gặp khó khăn về kinh tế và đang trong giai đoạn chuyển đổi chính trị. Họ đều muốn mối quan hệ này có lợi thay vì gây tổn hại cho chính quyền.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng trong chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 23/2 trên sóng trung bình 256mét41, tức 1,170 KHZ. Chương trình cũng được truyền trực tiếp trên mạng tại địa chỉ: www.voatiengviet.com.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 FE062881-AA62-442D-A4DB-5F2A8119CC35_w268
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Trận chiến tranh 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam – “On China” - Kissinger   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeWed Jun 19, 2013 4:10 pm


Trận chiến tranh 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam

– “On China” - Kissinger


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcTKLidO0L4ffcD76e2040RJkycFYNfFbpA-kJ8p7QyU62Z_IHDmEg


Lời giới thiệu của dịch giả: Chương 13 trong cuốn “On China” tiến sĩ Kissinger vừa cho xuất bản, dành nói về trận chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung quốc tháng 2/1979 với nhan đề 

“Touching the Tiger’s Buttock The third Vietnam War” (Trận chiến tranh Việt Nam thứ 3: Sờ Đít Cọp). Ông Kissinger đã mang đến cho chương này những thông tin và lý giải chưa bao giờ được nói tới. Theo tiến sĩ Kissinger cuộc chiến đã có những hậu quả thay đổi bàn cờ thế giới và là lý do gián tiếp đưa đến sự sụp đổ của Nga hơn 10 năm sau đó.

Cuộc đấu trí giữa Trung quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đang được tái diễn và lần này giữa Trung quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam. Cao điểm là việc Trung quốc công khai ngăn chận việc dò tìm dầu của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ngày 26/5/2011.

Cái khác là vào năm 1979, Việt Nam công khai xem Trung quốc là kẻ thù và Trung quốc đang lo tìm cách phá kế hoạch thôn tính thế giới của Xô viết. Hiện nay trên nguyên tắc Việt Nam là đồng minh với Trung quốc, và Hoa Kỳ là nước đang lo tìm cách ngăn chận ý đồ bá chủ của Trung quốc.

Đối với Việt Nam, dù mầu sắc quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam lúc đó và lúc này có khác nhau, sự lo lắng của người cầm quyền tại Việt Nam vẫn là mối lo móng vuốt của Trung quốc.

Còn nữa, vào thập niên 1970 tuy thất bại tại Việt Nam Hoa Kỳ vẫn còn đủ mạnh để lèo lái thế giới, và Nga chỉ phô trương nhưng thực chất yếu. Hiện nay Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, ngân sách thâm thủng, nợ nần chồng chất, kinh tế suy thoái không biết còn có khả năng lãnh đạo thế giới tự do không. Và Trung quốc đang mạnh và quyết tâm trở thành đệ nhất siêu cường.

Vì vậy, cái khó của Việt Nam lại càng khó hơn. Nhưng trong thời nào nhân dân Việt Nam cũng nhất quyết không chịu Bắc thuộc.

Xin mời quý bạn xem phần lược thuật chương 13 cuốn “On China”.

***

Tháng 4/1979 thủ tướng Hoa Quốc Phong miêu tả động thái của Liên bang Xô viết (TBN: hiện nay là Liên bang Nga. Trong bài lược thuật này khi nói đến Liên bang Xô viết tôi viết gọn là “Nga”) đối với cuộc xâm lăng 6 tuần của Trung quốc vào Việt Nam mấy tháng trước đó như sau: “Chúng tôi đã có thể “sờ đít cọp, mà cọp không dám vồ”. Cọp đây là Nga.

Trung quốc xâm lăng Việt Nam nói là “dạy Việt Nam một bài học”  ngày 17/2/1979 sau khi Việt Nam ký Hiệp ước an ninh với Nga và tấn công lật đổ chế độ Polpot (thân Trung quốc) tại Cam Bốt. Cuộc xâm lăng rất đắt giá đối với Trung quốc, nhưng là một thắng lợi chiến lược của Trung quốc vì Nga đã không dám hành động, cho thế giới thấy khả năng của Nga rất giới hạn. Nhìn trên phương điện đó trận chiến tranh biên giới 1979 là điểm khởi đầu tiến trình sụp đổ của Nga, mặc dù lúc đó không ai dám bạo gan tiên đoán điều đó. Và trận chiến tranh cũng là cao điểm hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong cuộc chiến tranh lạnh.

Việt Nam làm các siêu cường bối rối:

Nghĩ cho cùng Trung quốc dính líu vào cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 (TBN: đúng ra phải nói là dính líu vào cuỘc chiến chống Hoa Kỳ của Việt Nam)cũng giống như Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam. Cả hai đều đánh giá thấp khả năng chịu đựng của Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ rằng Việt Nam là một nước nhỏ cho nên khi chấp nhận đương đầu với Hoa Kỳ Việt Nam chỉ là con tốt đầu của một chiến lược thôn tính Á châu của Nga và Trung quốc. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ nghĩ rằng khi Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, Nga và Trung quốc thấy không thể ăn được sẽ tìm cách thúc đẩy Hà  Nội thương thuyết.

Điều này đã tỏ ra không đúng, vì Việt Nam có ý định riêng là thực hiện cho bằng được Liên bang Đông Dương do Hà Nội lãnh đạo bất chấp Nga và Trung quốc tính toán gì.

Trung quốc cũng hiểu nhầm ý định của đảng cộng sản Việt Nam. Trung quốc giúp Bắc việt cốt ngăn không cho Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự tại mạn nam Trung quốc. Trong khi mục tiêu của đảng cộng sản Việt Nam là thống nhất rồi sau đó bành trướng thế lực ra vùng Đông Nam Á.
Để giúp Việt Nam Trung quốc đã gởi qua Việt Nam 100.000 dân quân giúp bảo trì hệ thống chuyển vận và tiếp liệu. Nhưng sau khi Hà  Nội thắng và thống nhất đất nước Trung quốc đứng trước một mối đe dọa lớn hơn sự hiện diện của Hoa Kỳ.

Việt Nam không bao giờ tin Trung quốc, và điều này có tính lịch sử. Việt Nam bị Trung quốc thôn tính từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10, thâm nhập ảnh hưởng Trung quốc từ chữ viết đến văn hóa, nhưng Việt Nam không để bị đồng hóa. Từ năm 907 sau khi thu hồi được độc lập các vua chúa Việt Nam đã dùng văn hóa Trung quốc làm chất liệu xây dựng một quốc gia độc lập riêng biệt.

Quá trình chống Trung quốc duy trì độc lập làm cho Việt Nam là một dân tộc biết tự hào và giỏi chinh chiến. Nếu Trung quốc xem mình là một nước lớn nằm giữa trời đất(đại trung) thì Việt Nam cũng tự coi mình là một tiểu quốc nằm giữa (tiểu trung) đối với các nước chung quanh. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Hoa Kỳ Việt Nam đã khai thác sự trung lập của Lào và Cam bốt, và sau chiến tranh (1975)đã hành xử như nước đàn anh của hai quốc gia này.

Khi giúp Việt Nam, Trung quốc biết rằng rồi ra Trung quốc và Việt Nam sẽ tranh chấp nhau chiếm thế chủ động tại Đông Dương và vùng Đông Nam Á (TBN: và đó là lý do tại sao Trung quốc không muốn Hà Nội thắng miền Nam, thống nhất đất nước.) Trớ trêu là trong cuộc chiến tranh chống Hoa Kỳ (1963- 1975) Trung quốc giúp Việt Nam đánh đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Đông Dương, nhưng thật ra Hoa Kỳ và Trung quốc có mục đích giống nhau. Đó là duy trì 4 nước Nam, Bắc Việt Nam, Lào, Cam Bốt độc lập và ngang hàng nhau. Năm 1965 Mao đã nói với nhà báo Edgar Snow rằng Trung quốc có thể chấp nhận sự tồn tại một nước Nam Việt Nam.

Năm 1971 trong chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh Chu Ân Lai nói với Kissinger rằng hành động của Trung quốc tại Việt Nam không phải là tính toán chiến lược hay phục vụ chủ nghĩa mà chỉ đơn thuần là nhiệm vụ trả món mợ truyền thống giữa hai quốc gia. Có lẽ Trung quốc nghĩ Bắc Việt không thể thắng Hoa Kỳ, và khi Việt Nam bị chia đôi Bắc Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung quốc như Bắc Hàn sau trận chiến tranh 1950- 1953.

Nhưng khi có dấu hiệu Hà Nội có thể thắng  Trung quốc bắt đầu cho xây dựng đường sá ở Bắc Lào để chuẩn bị. Năm 1973 sau khi Hiệp Định Paris được ký kết Kissinger và Chu Ân Lai bàn với nhau một giải pháp cho Cam Bốt dựa vào 3 thành phần chính trị: Sihanouk, chính phủ Lonol và Khmer Đỏ nhắm mục đích chận ảnh hưởng của Hà  Nội. Vụ này không thành vì quốc hội Hoa Kỳ cấm các hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Dương.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcS8xPGl5vyzDVrZ2xoLWRTKLFexqrB1q5xn6w_2MUhvqSDKcRM0

Kissinger thuật lại rằng tháng 2/1973 khi ông đến Hà Nội bàn việc thi hành Hiệp Định Paris vừa được bút phê (initial) hai tuần trước tại Paris, Lê Đức Thọ dẫn ông đến xem viện bảo tàng quốc gia chỉ để chỉ cho ông nơi trưng bày chứng tích của cuộc chiến đấu chống Trung quốc trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam.

Sau khi Hà Nội chiếm miền Nam thống nhất đất nước, bất hòa giữa hai nước không còn che đậy được nữa. Với tham vọng lãnh đạo vùng Đông Nam Á, Việt Nam trở thành một khâu trong vòng vây Trung quốc. Để phá khâu, Trung quốc bắt đầu đóng chốt tại Cam Bốt.

Tháng 8 năm 1975, khi Khieu Samphan thăm Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình nói với Khieu Sampang rằng ”Mỹ đi Nga tới. Hai nước chúng ta có bổn phận hợp tác nhau chống đế quốc và bá quyền.”

Cuối năm 1975, nạn “cáp duồng (giết người Việt) đã đuổi 150.000 người Việt cư trú lâu đời tại Cam Bốt về Việt Nam. Cùng trong khoảng thời gian đó người Việt gốc Hoa bị áp lực rời Việt Nam. Từ tháng 2/1976 đến đầu năm 1976 Trung quốc chấm dứt dần mọi viện trợ cho Việt Nam. Hành động của Trung quốc làm cho Việt Nam càng ngả về Nga. Trong một buổi họp của Bộ chính trị tháng 6/1976 đảng cộng sản Việt Nam công khai xác định Trung quốc là kẻ thù chính của Việt Nam. Cũng trong tháng 6/1976 Việt Nam gia nhập khối kinh tế Comecon do Nga cầm đầu. Tháng 11/1978 Việt Nam và Nga ký Hiệp Ước An ninh (Treaty of Friendship anhd Cooperation). Tháng 12/1978 quân đội Việt Nam xâm lăng lật đổ chính phủ Polpot thân Trung quốc và thiết lập tại Nam Vang một chính phủ thân Việt Nam.

Trung quốc cảm thấy tứ bề thọ địch. Phía Bắc, 50 sư đoàn Hồng quân Xô viết; phía Tây, Afghanistan nằm dưới ảnh hưởng của Nga. Bắc Kinh cũng nghi Nga đứng sau lưng cuộc các mạng Hồi giáo tại Iran trong tháng 1/1979. Trong khi đó Nga đang thương thuyết iệp Ước SALgiaggiảm vũ khí chiến lược (SALT II) với Hoa Kỳ để yên mặt Tây. Và giờ đây liên minh quân sự với Việt Nam. Trung quốc tự hỏi: Nga còn có mục đích gì khác ngoài việc thắt chặt vòng vây Trung quốc?


Tây phương và Trung quốc có những đối sách khác nhau khi bị đe dọa. Tây phương dè dặt để tránh bùng nổ, trong khi Trung quốc có khuynh hướng phản ứng mạnh. Hoa Kỳ đã khuyên Đặng Tiểu Bình dè dặt sau khi Việt Nam xâm lăng Cam Bốt. Nhưng Đặng, mặc dù biết quân đội Trung quốc không tinh nhuệ như quân đội Việt Nam, vẫn thấy cần động binh trả đũa để nâng tinh thần quần chúng và quân đội.

Để chuẩn bị Đăng kết thân với các nước Đông Nam Á đang bị Việt Nam đe dọa và tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ.

Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ:


Từ khi tổng thống Carter lên cầm quyền, Trung quốc và Hoa Kỳ xúc tiến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chướng ngại chính là quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

Trước đó tổng thống Ford đã đề nghị thiết lập bang giao với Trung quốc, và sau khi bang giao Hoa Kỳ sẽ duy trì một hình thức quan hệ nào đó với Đài Loan, nhưng Trung quốc không chấp thuận.

Giữa năm 1978 Hoa Kỳ và Trung quốc đều cảm thấy áp lực của Nga tại Phi châu, Trung Đông và Đông Nam Á nên nhượng bộ nhau trong vụ Đài Loan.

Ngày 17/5/1978 Cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinki của tổng thống Carter đi Bắc Kinh. Qua chuyến đi Brzezinkiezenki nhận thấy Đặng và Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Hoa “làm ra vẻ” không quan tâm đến an ninh của Trung quốc mà chỉ trình bày bức tranh đe dọa của Nga đối với thế giới, cho rằng Hoa Kỳ đã quá nhân nhượng với Nga, và thuyết phục Hoa Kỳ cùng hành động. Trung quốc hàm ý với Brzezinki nếu Hoa Kỳ do dự Trung quốc sẽ hành động một mình. Đặng và Hoàng Hoa cho rằng chỉ có áp lực mới chận được tham vọng của Nga. Nga chỉ phô trương chứ không mạnh. Và rằng Nga chỉ có thể dọa nạt các nước yếu, nhưng sẽ sợ kẻ làm mạnh.

Về tình hình ở biên giới phía nam Trung quốc, Hoàng Hoa nói Việt Nam đang thành lập Liên bang Đông Dương với sự yểm trợ của Nga. Hoàng Hoa tiên đoán sẽ có chiến tranh giữa Việt Nam và Cam Bốt chứ không phải chỉ có những vụ đụng độ nhỏ ở biên giới như hiện nay.



Kết quả công tác của Brzezinki là Hoa Kỳ và Trung quốc đồng ý cần gác qua các trở ngại để thiết lập bang giao vì đó là nhu cầu thiết yếu ổn định thế giới. Ngày 15/12/1978 Hoa Kỳ và Trung quốc tuyên bố bang giao hai nước sẽ được tái lập ngày 1/1/1979 và Hoa Kỳ chính thức mời Đặng Tiểu Bình thăm viếng Hoa Kỳ trong tháng 1/1979.
Tháng 4/1979 sau khi hai bên đã thiết lập bang giao, quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật “Quan Hệ với Đài Loan” (Taiwan Relations Act)cam kết bảo vệ Đài Loan.

Vòng du thuyết chống Nga và Việt Nam của Đặng Tiểu Bình:
 

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 110223112115_deng_xiaoping_466x262_deng_nocredittran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 110223112115_deng_xiaoping_466x262_deng_nocredittran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 110223112115_deng_xiaoping_466x262_deng_nocredit-400x224

Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và họp báo với Tổng thống Jimmy Carter ngày 31/1/1979. Sau chuyến thăm này TQ quyết định “dạy cho VN một bài học”

Trong 2 năm 1978 và 1979 Đặng thực hiện một loạt thăm viếng các nước Đông Nam A để rỉ tai và tuyên truyền chính sách chống bá quyền Nga và Việt Nam tại Đông Nam Á, đồng thời vận động mua bán hiểu biết kỹ thuật, đặc biệt tại Nhật và kêu gọi người gốc Hoa tại các nước Đông Nam Á mang tiền bạc về đầu tư ở quê Mẹ.

Các nước Đông Nam Á vốn không sợ Nga và Việt Nam bằng sợ Trung quốc. Ở nước nào cũng có một cộng đồng người Hoa sẵn sàng làm việc cho Bắc Kinh hơn là trung thành với nước đang sống (và mang quốc tịch), và đó là một mối đe dọa lớn. Tuy nhiên Đặng thành công làm cho các nước Đông Nam Á ít sợ Trung quốc hơn trước.

Đặng Tiểu Bình công du Hoa Kỳ sau khi bang giao được thiết lập và trước khi Trung quốc đánh Việt Nam. Cốt ý của Trung quốc là cho thế giới hiểu rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc Trung quốc đánh Việt Nam. Cũng như năm 1958 Mao cho pháo kích Kim Môn & Mã Tổ 3 tuần lễ sau khi Khrushchev đến thăm Bắc Kinh để khéo léo cho thế giới hiểu rằng Nga khuyến khích Mao làm mạnh.

Trên thực tế Trung quốc có thông báo cho Hoa Kỳ biết sẽ đánh Việt Nam trước khi Đặng Tiểu Bình lên đường đi Mỹ, nhưng Hoa Kỳ không hứa hẹn gì. Tuy nhiên Đặng đã thành công làm cho Nga dè dặt nếu định trả đũa.

Trong chuyến đi Hoa Kỳ Đặng làm tất cả những gì cần thiết cho Trung quốc: ngoại giao, mậu dịch, xin yểm trợ kỹ thuật, tuyên truyền cảnh giác thế giới tham vọng của Nga có thể đưa đến Thế giới Chiến tranh lần thứ 3 … nhưng Đặng tránh không ký kết một Liên Minh Quân sự với Hoa Kỳ. Đặng tạo ra một sự thỏa thuận an ninh bất thành văn để chống Nga tại Á châu. Đặng muốn một NATO Á châu, nhưng là một NATO không văn bản. Đặng cho Hoa Kỳ biết Trung quốc sẵn sàng dùng quân sự để chận đứng sự bành trướng của Nga tại Á châu dù quân đội Trung quốc còn yếu kém nhiều mặt. Đặng cảnh giác tổng thống Carter rằng Việt Nam sẽ không ngừng ở Liên bang Đông Dương. Sau Đông Dương sẽ là Thái Lan và các nước Đông Á khác!


Trung quốc có nghĩ đến một cuộc tấn công quy mô của Nga vào biên giới phía bắc Trung quốc do sự ràng buộc của Hiệp Ước An ninh Nga- Việt. Nhưng Đặng nói với tổng thống Carter rằng một cuộc tấn công ngắn hạn (của Trung quốc vào Việt Nam) sẽ không cho Nga đủ thì giờ chuẩn bi nhất là đang vào mùa đông giá tuyết. Đặng nhấn mạnh, nếu Nga đánh, Trung quốc cũng không sợ. Trung quốc đã cho di tản 300.000 ngàn dân sống dọc biên giới và đặt các sư đoàn Bắc phương trong tình trạng sẵn sàng. Điều Trung quốc cần là thái độ “ỡm ờ” của Hoa Kỳ để làm cho Nga lúng túng.

Tổng thống Carter và Cố vấn An ninh Brzezinki có ý kiến khác nhau trước ý định đánh Việt Nam của Đặng. Brzezinki muốn đánh. Carter trong thâm tâm do dự, nói “Không” với Đặng, nhưng bằng một cung cách có thể hiểu ngầm là “Có”.

Carter nói với Đặng rằng sau khi Việt Nam xâm lăng Cam Bốt, khối Asean, Liên hiệp quốc đều lên án Việt Nam hiếu chiến như Nga và Cuba. Nếu bây giờ Trung quốc đánh Việt Nam dư luận thế giới đang chống Việt Nam trở nên có cảm tình với Việt Nam. Hơn nữa chính sách của Hoa Kỳ không khuyến khích bạo lực. Hoa Kỳ nghĩ rằng việc đánh Việt Nam sẽ làm mất sự ổn định trên thế giới. Nhưng, Hoa Kỳ có thể giúp cung cấp tin tức tình báo cho Trung quốc. Tin tình báo đầu tiên là Hoa Kỳ biết Nga không chuyển thêm quân đến biên giới Nga-Hoa. Trong một cuộc họp riêng giữa Carter và Đặng (và chỉ một phiên dịch viên) Đặng nói với Carter lợi ích chiến lược quan trọng hơn dư luận thế giới. Và Trung quốc phải “dạy Việt Nam một bài học” nếu không thế giới sẽ xem Trung quốc là yếu kém.

Ngày 4/2/1979 Đặng rời Hoa Kỳ. Trên đường về Đặng ghé lại Nhật Bản (lần thứ hai trong vòng chưa quá 6 tháng) và không do dự cho thủ tướng Nhật Masayoshi Ohira biết Trung quốc sẽ đánh Việt Nam trong nay mai.

Chuyến đi của Đặng qua các nước Miến Điện, Nepal, Mã Lai Á, Sigapore, Nhật và Hoa Kỳ xem như thành công đưa vai trò của Trung quốc lên cao trên bình diện quốc tế, đồng thời cô lập Việt Nam.


Cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ 3:

Ngày 17/2/1979 Trung quốc xua khoảng 300.000 quân gồm hải lục không quân, quân chính quy và địa phương quân từ các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tiến vào Việt Nam nói là “Cuộc phản công đánh Việt Nam bảo vệ biên giới”. Cuộc hành quân rầm rộ không khác gì cuộc đổ quân vào Bắc Hàn tháng 11 năm 1950. Trung quốc tuyên bố cuộc tấn có giới hạn và nhắm mục đích chận kế hoạch bành trướng của Việt Nam.

Đặng Tiểu Bình đã đoán đúng. Nga không nhảy vào trận để bênh Việt Nam. Một ngày sau khi chiến tranh bùng nổ Nga tố cáo “Trung quốc phạm tội gây chiến, và nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ đánh thắng Trung quốc như đã từng đánh thắng…”, đồng thời cho không vận vũ khí (một cách giới hạn) đến Hà  Nội, và gởi hạm đội đến Vịnh Bắc Việt đề phòng quân đội Trung quốc đổ bộ lên vùng Thanh hóa Nghệ An. Nói cách khác, Nga giúp Việt Nam những gì có thể làm nhưng tránh không để bị lôi vào một cuộc chiến tranh quy mô với Trung quốc có thể làm cho Hoa Kỳ phải nhập cuộc. Thái độ của Nga không khác gì 20 năm trước đó Nga đã không tích cực giúp Trung quốc trong vụ khủng hoảng trên eo biển Đài Loan do việc tranh chấp hải đảo Kim Môn Mã Tổ đưa đến việc chạm trán tưởng chừng có chiến tranh giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Như với cuộc chiến biên giới với Ấn Độ năm 1962, Trung quốc dùng chiến thuật biển người đánh ồ ạt trong 29 ngày bất chấp tổn thất rồi rút quân sau khi chiếm giữ những vùng đang tranh chấp và các điểm cao chiến lược tại biên giới.

Sau cuộc tấn công, Hoa Quốc Phong tuyên bố: “Nga chỉ dọa như rộn ràng chuyển quân nơi biên giới, gởi hạm đội đến Biển Đông, nhưng không dám can thiệp. Chúng ta đã có thể “sờ đít cọp”.

Một tháng sau, tiến sĩ Kissinger thăm Bắc Kinh. Giữa Đặng Tiểu Bình và Kissinger có cuộc trao đổi đáng nhớ:

Đặng: Sau khi thăm Hoa Kỳ trở về, chúng tôi đã đánh Việt Nam. Ở quý quốc tôi đã hỏi ý kiến tổng thống Carter. Tổng thống Carter trả lời “nước đôi” nhưng nghiêm túc bằng cách đọc ý kiến của ông đã được ghi sẵn trên giấy. Tôi nói với tổng thống chúng tôi sẽ hành động một mình và nhận trách nhiệm một mình. Nghĩ lại phải chi chúng tôi đánh sâu hơn vào Việt Nam thì tốt hơn.

Kissinger: Có thể là vậy.

Đặng: Quân đội Trung quốc lúc đó có khả năng tiến sâu vào Hà  Nội, nhưng chúng tôi không làm.

Kissinger: Nếu làm thì quý vị đã đi quá xa với mục tiêu đã định.
Đặng: Ông nói đúng. Nhưng chúng tôi có thể tiến sâu hơn 30 km nữa. Chúng tôi đã chiếm tất cả các cứ điểm phòng thủ. Con đường tiến vào Hà  Nội mở rộng thênh thang.

Dư luận chung trong giới sử gia cho rằng trận đánh của Trung quốc là một thất bại tốn kém vì  trong cuộc Cách mạng Văn Hóa quân đội chỉ được học tập chính trị mà thiếu rèn luyện quân sự, vũ khí lỗi thời, tiếp vận yếu kém, chiến thuật cứng nhắc. Quân đội Trung quốc chỉ có thể tiến sâu vào Việt Nam với chiến thuật biển người với một giá rất đắt về nhân mạng. Trong một tháng Trung quốc tổn thất hơn 50.000 binh sĩ, xấp xỉ bằng con số tổn thất của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến 1975.

Tuy nhiên các sử gia đã không đánh giá đúng mức tính toán chiến lược của Trung quốc. Đánh Việt Nam cốt ý của Trung quốc là chận đà bành trướng của Nga trên thế giới.

Về mặt này Trung quốc đạt được kết quả mong muốn. Trận đánh làm cho Trung quốc và Hoa Kỳ dễ bắt tay nhau hơn trong nỗ lực chống Nga. Hai chuyến đi đáng ghi trong sự bắt tay này.

Tháng 8/1979 Phó tổng thống Mondale đi Bắc Kinh bàn thế trận ngăn chận Việt Nam thành lập liên bang Đông Dương. Cái khó của Hoa Kỳ là chính sách này đòi hỏi Hoa Kỳ ủng hộ Polpot trong khi Polpot đang bị thế giới kết tội diệt chủng. Do đó Hoa Kỳ và Trung quốc dàn xếp để Hoa Kỳ giúp các lực lượng Cam Bốt chống Việt Nam qua trung gian Thái Lan và công nhận ghế của chính phủ lưu vong Cam Bốt tại Liên hiệp quốc. Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown đi Bắc Kinh thảo luận kế hoạch hợp tác quân sự, qua đó Hoa Kỳ chuyển nhượng một số hiểu biết kỹ thuật quân sự (chưa từng nhượng cho Nga) và bán vũ khí cho Trung quốc.

Áp lực của Trung quốc làm cho Việt Nam và Nga tiêu hao năng lực. Việt Nam duy trì một đạo quân 1 triệu người để bảo vệ biên giới và phòng chống một trận đánh thứ hai của Trung quốc làm cho kinh tế Việt Nam suy kém vì thiếu lao động sản xuất. Riêng Nga mỗi năm viện trợ cho Việt Nam gần 1 tỉ mỹ kim nên sức cạn kiệt dần và đó là một trong những nguyên nhân đưa đến sụp đổ sau này. Khi Nga không còn sức viện trợ cho Việt Nam, Việt Nam phải rút quân khỏi Cam Bốt.

Nhìn chung Trung quốc đã thành công ngăn chận Nga và Việt Nam thống trị Đông Nam và kiểm soát eo biển Malacca. Kẻ thua cuộc chính là Nga.

Mực ký Hiệp ước An ninh với Việt Nam chưa khô (mới 1 tháng) nhưng Nga ngồi yên bất động khi Trung quốc đánh Việt Nam là một dấu hiệu suy yếu của Nga. Phải chăng do cảm nhận này, một năm sau Nga quyết định can thiệp vào Afghanistan để lại chuốc lấy thất bại.

Nhìn lại trận chiến tranh Việt Nam lần thứ 3 năm 1979 cũng như việc quyết định đổ quân vào trận chiến Triều tiên năm 1950 Trung quốc đã thành công chiến lược to lớn vì biết lượng định ván cờ thế giới và tính toán khéo léo “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”  như “Nghệ Thuật Chiến Tranh” của Tôn tử. Trong cả hai cuộc chiến Trung quốc đã chọn đúng thời gian và không gian để nhảy vào cuộc. Lần thứ nhất tại Triều tiên khi quân đội Hoa Kỳ tiến sát biên giới Trung quốc-Triều Tiên; lần thứ hai khi Việt Nam xâm lăng Cam Bốt.

Về cuộc chiến biên giới Hoa-Việt năm 1979, Phó thủ tướng Geng Biao đã tóm tắt với cố vấn an ninh Brzezinki như sau: “Nga giúp Việt Nam là một phần trong sách lược toàn cầu của Nga. Nga và Việt Nam không chỉ nhắm Thái Lan sau Cam Bốt. Mục tiêu nhắm tới còn là Mã Lai Á, Singapore, Indonesia và eo biển Malacca. Nếu Nga-Việt thành công Asean sẽ sụp đổ và con đường biển huyết mạch của Hoa Kỳ và Nhật Bản qua eo biển Malacca sẽ bị nghẽn. Trung quốc đã ngăn chận không cho tình trạng bi đát này xẩy ra. Trung quốc chưa có sức đánh với Nga, nhưng thừa sức đương đầu với Việt Nam”.

Thực tế Trung quốc đã hành đọng và trả một giá vật chất và nhân mạng rất cao. Tuy nhiên Trung quốc đã chứng tỏ cho Hoa Kỳ thấy Nga không mạnh như Hoa Kỳ đã tưởng, và Trung quốc không sợ Nga.

Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore chí lý khi đánh giá cuộc chiến biên giới Việt Nam như sau: “Báo chí Tây phương đánh giá bài học Trung quốc tặng Việt Nam là một thất bại, nhưng theo tôi trận đánh đó đã thay đổi hướng lịch sử của Đông Á.”

June 5, 2011
Trần Bình Nam lược thuật

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcTBc2FerXeGGckmvrPl_W1j9ZV4gXfvgxNWvL22GCUJj-h3vhX77A


Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeMon Jun 24, 2013 9:41 pm

34 năm trước, Trung Cộng hạ sát 10 ngàn người Việt Nam tại Cao Bằng, Lạng Sơn và thị trấn Cam Đường




Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Cộng xua quân tràn qua biên giới, hạ sát trên 10 ngàn người Việt, gồm bộ đội, dân quân và thường dân. Ngày 17 tháng 2 năm 2013, trong khi nhà nước CSVN im lìm, cán bộ tiếp tục vui chơi, một nhóm rất nhỏ đồng bào đã tự động mang tràng hoa tưởng niệm tới đài “Cảm tử cho tổ quốc” nhưng không được đặt trước đài mà phải cầm trên tay. Đây là hình ảnh cụ thể cho cả nước nhận diện tập đoàn bán nước CSVN.

***

Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979

Facebook Nguyễn Hồng Kiên

NGÀY 18/02/2010, khi còn blog, nhà cháu post lại bài “Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 - Những tiết lộ về cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979” từ trang nhà bác Ba Sàm. Link gốc của bác ấy cũng đã bị tin tặc phá mất, nên nhà cháu post lại ở đây để mọi người cùng đọc lại.
 

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 300px-Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung

Những tiết lộ về cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979

Đúng 31 năm trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng.

Trong nhiều năm, nguồn tư liệu của phía Trung Quốc về cuộc chiến vẫn thuộc vào hàng danh sách mật, và thông tin chính thức chỉ có lẻ tẻ.
Tuy vậy, gần đây nhiều tư liệu lưu hành nội bộ về cuộc chiến năm 1979 đã được công bố, cộng thêm một số hồi ký của các sĩ quan cao cấp.
Một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp chi tiết là khi nào và làm thế nào Bắc Kinh đã ra quyết định có hành động quân sự chống Việt Nam.

NHỮNG TƯ LIỆU MỚI

Trong hồi ký của Zhou Deli, tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu, nhớ lại rằng vào tháng Chín 1978, một cuộc họp về “cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng” đã diễn ra tại Văn phòng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc.

Sự tập trung ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới, và đề xuất đầu tiên muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam ở Trùng Khánh, giáp ranh Quảng Tây.

Nhưng theo hồi kí của Zhou Deli, sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng một cuộc tấn công cần có tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á. Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn.


Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào, nhưng nó tạo tiền đề cho kế hoạch chiến tranh sau đó.

Tháng 11/1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong chuyến đi, ông Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.
Ngày 7/12, Ủy ban Quân ủy Trung ương có cuộc họp và quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở vùng biên giới phía Nam của Trung Quốc.
Ngày hôm sau, họ ra lệnh cho các Quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch và chuẩn bị quân đầy đủ trước ngày 10/1/1979.
Chỉ thị nói rằng cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần.
Trong một nghiên cứu có thể nói là mới nhất về cuộc chiến Việt Trung 1979, vừa ra mắt tháng 12 năm 2005, tác giả Xiaoming Zhang bình luận rằng thời điểm ra lệnh này chứng tỏ Trung Quốc phản ứng trước cuộc tấn công sắp xảy ra của Việt Nam vào Campuchia.
Nhưng việc mở chiến dịch quân sự cả trước khi quân Việt Nam vượt qua sông Mêkông cũng cho thấy phản ứng của Bắc Kinh xuất phát từ nhiều năm bực bội vì hành vi của Việt Nam mà họ cho rằng đã “vô ơn” trước sự giúp đỡ trước đây.

QUYẾT ĐỊNH CỤ THỂ

Tư liệu mới cho biết trong một cuộc họp vào ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị một cuộc chiến chống Việt Nam.

Tại cuộc họp này, ông Đặng bổ nhiệm Xu Shiyou lãnh đạo quân từ Quảng Tây, Yang Dezhi lãnh đạo quân từ Vân Nam. Quyết định này đã bỏ qua Wang Bicheng, lãnh đạo Quân khu Côn Minh. Không có một sự lãnh đạo tập trung, hai quân khu này sẽ tác chiến độc lập, gần như không có sự hợp tác.
Cuộc họp cũng nhắc lại rằng cuộc xâm lấn phải nhanh, và toàn bộ quân phải rút về sau khi hoàn tất mục tiêu chiến thuật.
Ngay sau cuộc họp, Đặng Tiểu Bình gửi hai sĩ quan cao cấp đến Vân Nam và Quảng Tây kiểm tra tình hình. Lo lắng trước sự trễ nải của quân lính, người kiểm tra ra đề nghị hoãn cuộc tấn công thêm một tháng. Người kiểm tra này, Zhang Zhen, viết trong hồi kí năm 2003 rằng cấp trên đồng ý hoãn cuộc tấn công đến giữa tháng Hai 1979.

Ngày 23/1, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc họp và quyết định quân đội phải sẵn sàng hành động trước ngày 15/2.
Hai ngày sau khi ông Đặng trở về sau chuyến thăm Mỹ và Nhật, hôm 11/2/1979, ông ra quyết định sẽ tấn công Việt Nam vào ngày 17/2.
Lệnh này được gửi đến Quảng Tây và Vân Nam.

Nhiều nhà quan sát trước đây đã phân tích vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này.
Có vẻ nó liên quan đến yếu tố thời tiết: sẽ khó khăn nếu đưa quân tác chiến vào mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng Tư, và cũng không ổn nếu tấn công quá sớm khi quân Liên Xô có thể vượt dòng sông băng dọc biên giới Xô – Trung.

SỐ THƯƠNG VONG TRONG CUỘC CHIẾN 1979

Tư liệu của Trung Quốc nói rằng từ đầu, Bắc Kinh hạn chế mục tiêu và cách tiến hành cuộc chiến để không vượt quá một cuộc xung đột biên giới với Việt Nam.

Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ 17 đến 25/2, khi quân Trung Quốc, theo kế hoạch, sẽ phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và cướp lấy Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn.

Giai đoạn hai là tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở mạn Tây Bắc, từ 26/2 đến 5/3.

Giai đoạn cuối là bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16/3.

DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN

Theo nhận định của Xiaoming Zhang trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12/2005, cuộc tấn công có vẻ đã làm Việt Nam bị bất ngờ.

Mặc dù có căng thẳng trong nhiều tháng, nhưng dường như các nhà lãnh đạo Việt Nam không tin rằng một “nước anh em” sẽ lại thật sự xâm lấn.
Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đang ở Phnom Penh.
Trong lúc gửi điện khẩn nhờ Moscow giúp đỡ, phản ứng ban đầu của Việt Nam là “chống đỡ bằng mọi biện pháp, cốt sao làm chậm bước tiến quân của Trung Quốc.”

Đến ngày 20/2, các cố vấn Liên Xô kết luận quân Việt Nam thiếu sự điều phối và rằng các phòng thủ du kích sẽ không thể ngăn được quân đối phương.
Tuy nhiên, mặc dù có ưu thế lúc đầu, nhưng địa hình hiểm trở và sự chống cự quyết liệt của quân chính quy và dân quân Việt Nam khiến quân Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn.
Tác giả Xiaoming Zhang phân tích một trong những vấn đề nằm trong cách nghĩ truyền thống của các tướng lĩnh Trung Quốc.
Nhiều lần, quân tiền phương kêu gọi không quân hỗ trợ, nhưng Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc không chịu mà lại yêu cầu hãy dựa vào pháo binh.
Các tướng lĩnh Trung Quốc thuộc về một truyền thống quen với cuộc chiến pháo binh và sử dụng biển người, và hạ thấp vai trò của không quân. Đây là một trong những lý do khiến số binh sĩ chết nơi trận địa lên rất cao.

Cuộc xâm lấn của Trung Quốc cũng phụ thuộc vào việc nhanh chóng chiếm được Cao Bằng.
Nhưng hai mũi tấn công không đến được mục tiêu trong vòng 24 tiếng. Khu vực đồi núi cùng kháng cự của dân quân Việt Nam tạo ra khó khăn lớn.
Việc đi chậm khiến Xu Shiyou, lãnh đạo cánh quân Quảng Tây, phải hoãn cuộc tấn công vào Cao Bằng, mặc dù phó tướng Wu Zhong đã đến sát thành phố này ở mạn phía Đông và Nam.

Đến ngày 23/2, Trung Quốc chiếm được Cao Bằng sau khi nhận ra nơi này chỉ có một số lượng nhỏ quân Việt Nam cố thủ.
Nhưng việc chiếm Cao Bằng chậm đã ngáng trở kế hoạch ban đầu của Trung Quốc, vốn nhấn mạnh việc tác chiến nhanh và quyết liệt.
Quân đội Việt Nam phân nhỏ thành nhiều đơn vị, và phản công theo lối du kích.
Bắc Kinh ngày càng trở nên lo ngại về tiến trình cuộc chiến, và hối thúc Tư lệnh Quảng Tây mở cuộc tấn công vào Lạng Sơn càng sớm càng tốt.

Trận đánh Lạng Sơn bắt đầu ngày 27/2, và khu vực mạn Bắc của thành phố này bị Trung Quốc chiếm được vào ngày 2/3. Đây cũng là ngày mà theo kế hoạch Trung Quốc sẽ dừng hoạt động quân sự.
Vì bộ máy tuyên truyền của Hà Nội không thừa nhận thất bại ở Lạng Sơn, Xu quyết định tiếp tục tấn công, với mục đích chiếm toàn bộ Lạng Sơn rồi hướng về Nam, tạo thành vị trí đe dọa Hà Nội.
Mặc dù Bắc Kinh đồng ý với quyết định của Xu, nhưng họ loan báo rút quân vào hôm 5/3, ngay sau khi quân Trung Quốc chiếm phần phía nam của Lạng Sơn và tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu mà họ đặt ra.

SỐ THƯƠNG VONG

Cuộc chiến năm 1979 là hoạt động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.
Theo số liệu của nước này, họ đã huy động chín đội quân chính quy cùng các đơn vị địa phương quân, tổng cộng tương đương 300.000 quân.

Cho đến nay, Việt Nam công bố không nhiều các tư liệu liên quan cuộc chiến, và các con số về thương vong cũng khác nhau ở nhiều cuốn sách.

Phía Trung Quốc có tiết lộ một phần nào. Ban đầu Bắc Kinh nói 20.000 lính Trung Quốc đã bị chết hoặc bị thương.
Một số nguồn học thuật hiện thời ước tính có thể có đến 25.000 lính trung Quốc bị chết và 37.000 bị thương.
Những nguồn tài liệu gần đây hơn của chính Trung Quốc thì nói 6900 lính nước này đã chết và 15.000 bị thương.

Dù thế nào, số thương vong của Trung Quốc trong một cuộc chiến ngắn ngày vẫn là cao, thể hiện một trong những truyền thống quân sự của nước này: sẵn sàng chịu tổn thất nhân mạng khi nó được xem là cần thiết.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem thương vong là một tiêu chí tương đối không quan trọng, miễn là họ tin rằng họ chiếm ưu thế trong tình hình chiến lược chung.

TRUNG QUỐC RÚT RA BÀI HỌC SAU 1979

Sau khi cuộc chiến ngắn ngày kết thúc, tất cả các đơn vị Trung Quốc tham chiến phải viết tường trình về kinh nghiệm chiến trường.
Trong vấn đề tổng kết cuộc chiến, Trung Quốc ở trong tình thế khó xử.
Một mặt, họ tuyên bố mình đã chiến thắng, nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận những tổn thất mà quân Trung Quốc đã hứng chịu.
Ban lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy cần phải có sự đánh giá khách quan tình hình. Tuy nhiên, tinh thần ái quốc và thành kiến văn hóa cũng khiến họ không đưa ra được những kết luận hoàn toàn khách quan.

Trong bài viết mới nhất về chủ đề này đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12/2005, tác giả Xiaoming Zhang cho biết quân đội Trung Quốc đã rút ra sáu bài học từ cuộc chiến 1979.

Thứ nhất, họ kết luận mọi chiến lược và quyết định quân sự đúng đắn phụ thuộc việc nắm bắt mọi khía cạnh của tình hình.
Cuộc chiến biên giới 1979 cho thấy Trung Quốc không mấy chú ý đến chiến thuật và học thuyết quân sự của Việt Nam trước khi tấn công. Vì thế, họ đánh giá thấp khả năng của đối phương.
Mặc dù chê Việt Nam thiếu khả năng tấn công và phòng thủ, nhưng văn bản chính thức của Trung Quốc cũng thừa nhận chiến thuật du kích và dân quân Việt Nam đã khiến Trung Quốc bị bất ngờ.

Bài học thứ hai là phải thu thập đầy đủ thông tin về tình báo. Sự đánh giá địa hình địa vật của Trung Quốc thường dựa theo các bản đồ đã quá cũ, trong khi khả năng dò thám trên chiến trường lại cũng hạn chế.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tính nhầm số lượng các dân quân Việt Nam. Ban đầu, Bắc Kinh nghĩ tỉ lệ quân đội tham chiến giữa hai bên sẽ là 8-1.
Nhưng kết quả, riêng tại Cao Bằng có tới 40.000 – 50.000 dân quân Việt Nam, khiến tỉ lệ giảm chỉ còn 2-1.

Bài học thứ ba Trung Quốc rút ra từ cuộc chiến liên quan đến khả năng tác chiến.
Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thực hiện tác chiến với sự kết hợp của xe tăng, pháo binh, cộng với không quân và thủy quân.
Nhưng sự lạc hậu trong học thuyết và chiến thuật khiến quân đội không có sự phối hợp cần thiết.
Thành kiến đối với khả năng của không quân khiến binh chủng này không có đóng góp gì vào cuộc chiến ngắn ngày. Trên mặt đất, quân đội cũng chứng tỏ khả năng hợp tác kém giữa bộ binh, xe tăng và pháo binh.
Kinh nghiệm năm 1979 dạy cho Trung Quốc những bài học về kỹ năng điều phối và hợp tác giữa các binh chủng.

Bài học thứ tư là vấn đề về chỉ huy và kiểm soát.
Quan hệ cá nhân giữa các sĩ quan và quân đoàn vẫn đóng vai trò lớn hơn các quan hệ dựa trên những định chế.
Vì thế sau này lãnh đạo Quân khu Quảng Châu thừa nhận họ không thoải mái khi chỉ huy số quân được chuyển từ Vũ Hán và Thành Đô trong chiến dịch.

Bài học thứ năm là việc chứng tỏ Trung Quốc phải cải thiện hệ thống cung cấp hậu cần để hỗ trợ cho một chiến dịch xa nhà.
Vì thiếu kho bãi và thiết bị vận chuyển, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh phải tự lập ra một hệ thống hậu cần mà không bao giờ hoạt động thật hiệu quả.
Khi quân đội tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, các sĩ quan hậu cần cũng thấy rằng phải nhờ thêm viện quân để bảo vệ tuyến đường liên lạc.

Bài học cuối cùng liên quan tầm quan trọng của việc tuyên truyền và vận động nhân dân hỗ trợ cuộc chiến.
Kinh nghiệm năm 1979 cho thấy một số lượng khổng lồ lính chính quy Trung Quốc gần như không thể tác chiến ở nước ngoài nếu không có sự ủng hộ của thường dân trong nước.

Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã cổ vũ tinh thần yêu nước và lòng tự hào trong nhân dân. Kết quả, chỉ riêng ở Quảng Tây, hơn 215.000 thường dân được huy động để khuân vác, bảo vệ hàng hóa chở ra trận địa.
Dĩ nhiên, ngày hôm nay không ai nghĩ rằng quân đội Trung Quốc sẽ lặp lại những gì đã làm trong cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam.
Tuy vậy, một số điểm từ cuộc chiến này vẫn có thể có ích để nhìn nhận và đánh giá những chiến lược của quân đội Trung Quốc.
Một kinh nghiệm rút ra là các lãnh đạo Trung Quốc tính toán rất kỹ về việc khi nào cần dùng sức mạnh quân sự, nhưng họ không ngần ngại mở cuộc chiến nếu họ nghĩ rằng quyền lợi quốc gia bị đụng chạm.

CẠNH TRANH Liên Xô – Trung Quốc TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VN

Trung Quốc và Liên Xô nhìn nhận vấn đề chiến tranh Việt Nam như thế nào?

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản này thực tế đầy sóng gió do các mâu thuẫn về tư tưởng và chính sách.

Ở bối cảnh đó, Việt Nam trở thành vấn đề gây ảnh hưởng giữa hai cường quốc này.
Trong một tiểu luận gần đây, Eva-Maria Stolberg, giáo sư ở ĐH Bonn, đã phân tích về mối quan hệ này.

Bài viết in trong tập sách “America, the Vietnam War and the World” do NXB ĐH Cambridge ấn hành tháng Chín 2003.
Theo Eva-Maria Stolberg, đối với Liên Xô và Trung Quốc, việc ủng hộ phong trào giải phóng của Việt Nam phục vụ 3 mục đích: nó cho phép hai siêu cường biện minh hoặc chỉ trích các hệ tư tưởng của nhau; đó là một phần trong chiến lược của Liên Xô và TQ đối với Mỹ; và Việt Nam cũng là phương tiện để phục vụ những mục đích, quyền lợi bên trong cơ cấu nội bộ mỗi đảng.

Trong loạt tư liệu nhân kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh, chúng tôi xin trích lược giới thiệu nội dung chính của bài viết. Xin lưu ý đây là những phân tích và quan điểm riêng của tác giả.

Ngay từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, liên minh Trung Quốc – Liên Xô đã có những chia rẽ mà đã tác động đến hệ tư tưởng, chính sách và chiến lược của cả hai nước trong thời Chiến tranh Lạnh. Các quyền lợi quốc gia và quan niệm về an ninh bị định hình bởi quan niệm của lãnh tụ hai nước về cách thức mỗi nước có thể tồn tại trong môi trường toàn cầu khi ấy. Trong hoàn cảnh này, cuộc chiến Việt Nam là chỉ dấu đo đạc mang tính quyết định.
Trong mùa Đông 1949-50, khi Stalin và Mao Trạch Đông thương lượng Hiệp ước Trung – Xô, hai người đồng ý việc chia sẻ nhiệm vụ. Đông Dương và Đông Nam Á nằm ngoài quyền lợi của Liên Xô và vì thế trở thành ‘sân chơi’ của Trung Quốc. Khi ông Hồ Chí Minh, trong chuyến thăm Bắc Kinh và Moscow tháng Giêng – Hai 1950, yêu cầu sự hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp, Stalin nói ông Hồ hãy nói chuyện với Trung Quốc. Các bằng chứng mới từ văn khố Trung Quốc cho thấy Stalin khi đó bác bỏ sự dính líu tới Triều Tiên và Đông Dương.

Khác biệt tư tưởng

Người Trung Quốc khi đó có thái độ ngược lại: Họ sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Việt Nam đánh Pháp, và sau đó Trung Quốc gửi cố vấn quân sự do tướng La Quý Ba dẫn đầu, người sau này trở thành đại sứ ở Hà Nội.

Một sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc và Liên Xô đối với vấn đề Đông Dương đã diễn ra sau cái chết của Stalin và sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc.

Bộ máy lãnh đạo mới ở Moscow giờ đây muốn có giải pháp hòa bình cho xung đột ở Đông Nam Á. Trung Quốc khi đó cũng muốn có sự thỏa hiệp với phương Tây để ngăn sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Tại hội nghị Geneva năm 1954, mục đích chính của Trung Quốc là đạt được uy tín quốc tế và quyền lực sau khi nước này bị cô lập vì cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. Do sự thiếu kinh nghiệm ngoại giao quốc tế, Trung Quốc đã phải đứng đằng sau Liên Xô.
Chính sách của khối Cộng sản ở Geneva được đánh dấu bằng sự nhất trí. Việt Minh, sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ, muốn đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương và thống nhất Việt Nam. Nhưng do sức ép của Liên Xô và Trung Quốc, họ phải chấp nhận việc chia đôi đất nước. Tuy vậy, người Cộng sản Việt Nam ngay sau đó yêu cầu Trung Quốc giúp củng cố chính quyền ở miền Bắc, với mục đích sẽ thống nhất đất nước bằng phương tiện quân sự. Tháng Sáu 1955, Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp có cuộc họp ở Bắc Kinh với người tương nhiệm, Bành Đức Hoài và một đại diện của nhóm cố vấn quân sự Liên Xô tại Trung Quốc. Cuộc họp, kéo dài đến tháng Mười, liên quan việc hoạch định quân sự.

Lúc này, người lãnh đạo mới của Liên Xô, Nikita Khrushchev, đề ra nguyên tắc ‘cùng chung sống hòa bình’ trong chính trị quốc tế. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nguyên tắc này có nghĩa là phía Liên Xô muốn có sự chung sống giữa hai nhà nước Việt Nam và thống nhất thông qua trưng cầu dân ý. Ngược lại, Trung Quốc đề ra nguyên tắc ‘chiến tranh nhân dân’, nói rằng sự dính líu ngày càng tăng của Mỹ tại miền Nam Việt Nam là sự phản bội thỏa thuận Geneva.
Việc Liên Xô rút cố vấn ra khỏi Trung Quốc năm 1960 đánh dấu sự tan vỡ quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản.
Lúc này, người cộng sản Bắc Việt tin rằng đã chín muồi cho đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Nhưng một quyết định chung cuộc đã bị đình hoãn do sự bất đồng chiến lược trong đảng – một bất đồng phản ánh cuộc tranh cãi lớn hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Trong khi tướng Giáp tin rằng cách mạng ở miền Nam sẽ lâu dài và gian khổ, ông Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh ủng hộ chiến lược tấn công ồ ạt và đồng ý với quan điểm của Trung Quốc.

Mùa xuân 1961, Tổng thống Kennedy chấp thuận gửi 400 cố vấn quân sự đến miền Nam Việt Nam, và Trung Quốc phản ứng. Trong cuộc họp với thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Bắc Kinh tháng Sáu năm ấy, Mao ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang, trong lúc Chu Ân Lai thì muốn một con đường linh động hơn, sử dụng biện pháp ngoại giao, chính trị cùng với chiến thuật bí mật ở miền Nam.

Trong chuyến thăm Hà Nội tháng Sáu 1963, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ tuyên bố trong diễn văn là cuộc đấu tranh giữa phe xét lại (Khrushchev và Liên Xô) với ‘những người Marxist-Leninist chân chính’ (Trung Quốc) trên thực tế xoay quanh câu hỏi: “Liệu các dân tộc trên thế giới có thực hiện cách mạng hay không?’. Ông Hồ Chí Minh đứng về phía ông Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh, những người ủng hộ chiến tranh ở miền Nam.
Trong những tháng sau đó, có chiến dịch chống phe ‘xét lại’, mà chủ yếu là tướng Giáp, người bị nghi ngờ là ‘bạn của Khrushchev’.
Nếu Chu Ân Lai và người ủng hộ ông đã chiến thắng trong cuộc tranh luận với Mao, thì có lẽ Trung Quốc sẽ chỉ đóng vai trò quan sát viên trong chiến tranh Việt Nam. Quan điểm đối đầu với Mỹ của ông Mao liên quan đến viễn kiến của ông về đấu tranh giai cấp và chiến tranh nhân dân. Quần chúng cần thực hiện viễn kiến đó cả bên trong và ngoài Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh đó, mùa Hè 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn.
Các đàm phán chi tiết tiếp tục trong các tháng sau đó. Cũng trong năm đó, Bắc Kinh đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt nếu quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Tính từ 1956 đến 1963, Trung Quốc đã chuyển lượng vũ khí cho miền Bắc ở số lượng trị giá khoảng 320 triệu nhân dân tệ.

Năm 1964, Mỹ bắt đầu chuyển hướng sự chú ý từ miền Nam hướng ra miền Bắc, và tuyên bố sẽ không chấp nhận việc tăng chuyển quân và vũ khí từ miền Bắc.
Quyết định của Mỹ gia tốc cuộc xung đột trong tháng Hai 1965 với các cuộc không kích miền Bắc cho thấy nếu Hà Nội muốn thống nhất đất nước bằng quân sự, họ sẽ phải phụ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc.

Tại Liên Xô, Khrushchev đã không còn quan tâm đến Đông Dương trong mùa Hè và mùa Thu 1964; ông muốn Liên Xô tránh khỏi Đông Nam Á vì sợ một ‘khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai’. Cuộc chiến Việt Nam cũng có lợi cho Liên Xô ở chỗ nó thu hút sự chú ý của hai đối thủ là Mỹ và Trung Quốc; như thế Liên Xô có thể tập trung cho khu vực châu Âu và Viễn Đông.
Tuy vậy, chính sách không can thiệp của Liên Xô lại khiến Bắc Việt hướng nhiều hơn về Trung Quốc. Tháng 12-1964, Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm Hà Nội và ký hiệp ước hợp tác quân sự. Việc này cần được nhìn trong bối cảnh tranh chấp Xô – Trung: sự miễn cưỡng của Liên Xô được diễn giải như là cơ hội cho Trung Quốc đưa Việt Nam vào quỹ đạo của mình.
Cũng thời điểm đó, Khruschev bị hạ bệ và Leonid Brezhnev lên thay. Trung Quốc hy vọng sẽ có cải thiện trong quan hệ và trông chờ Brezhnev từ bỏ chính sách cùng chung sống hòa bình với phương Tây. Nhưng Anastas Mikoyan, thành viên trong Bộ Chính trị, sau đó tuyên bố Brezhnev sẽ tiếp tục chính sách chung sống này.

Trung Quốc ban đầu hứa gửi phi công sang Bắc Việt, nhưng sau đó họ rút lại vì lo ngại ưu thế hơn hẳn của không quân Mỹ. Bộ binh trở thành lựa chọn tốt hơn và sau đó một số lượng đáng kể nhân viên quân sự Trung Quốc được gửi sang miền Bắc.
Gần 320.000 người Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng Sáu 1965 đến tháng Ba 1968. Họ không có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu mà giúp xây sửa cầu đường, đường ray xe lửa. Ngoài ra, Trung Quốc xây một cảng bí mật ở Hải Nam, để từ đó vũ khí được chuyển cho Mặt trận Giải phóng Dân tộc ở miền Nam.
Chính sách ngoại giao của Mao Trạch Đông lúc này cũng cần được hiểu thông qua những quan ngại của ông về đối nội. Mao lo ngại về tương lai TQ, đặc biệt trong trường hợp ông qua đời và một bộ máy mới lên.
Ông cảm thấy các nguyên tắc của cách mạng TQ sẽ bị phản bội và hệ thống chính trị trong tay lớp trẻ hơn rồi sẽ đưa TQ mở cửa với phương Tây.
Vì thế, Mao sử dụng cuộc chiến Việt Nam khơi gợi tinh thần chống đế quốc trong nhân dân TQ để chống lại những người ‘xét lại’ trong bộ máy và để bảo đảm vị trí của ông trong lịch sử. Đây là mục đích chính của chiến dịch ‘Ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ’ tại Trung Quốc. Có một sự liên hệ trực tiếp giữa cuộc chiến tại Đông Dương và sự cực đoan ngày càng tăng trong chính trị nội địa tại TQ.

Thái độ Liên Xô thay đổi

Đầu năm 1965, tân thủ tướng Liên Xô, Kosygin, thăm Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng như một cách đánh dấu sự khôi phục chính sách châu Á của Liên Xô. Hoạt động ngoại giao con thoi này nhằm hai mục đích: Hàn gắn quan hệ Xô – Trung và ngăn chặn hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam.

Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các chuyên viên tên lửa. Và ngày 10/2/1965, Liên Xô và Bắc Việt ký Hiệp ước Hỗ trợ Kinh tế và Quân sự.
Điều này đáng chú ý vì chỉ mới vào tháng 12/1964, Bắc Việt đã tuyên bố sẽ không hoan nghênh các chuyên viên dân sự và quân sự Liên Xô. Rõ ràng, Hà Nội đã dùng sự hỗn độn quanh diễn biến thay đổi lãnh đạo tại Liên Xô và việc củng cố quyền hành của Brezhnev để gây ức ép cho người Nga. Bắc Việt cảm thấy họ đang được cả hai thế lực cộng sản tìm cách chinh phục.
Sự hố̃ trợ quân sự to lớn của Liên Xô từ sau 1965 cũng có mục đích chung là giảm bớt ảnh hưởng của TQ tại Việt Nam.
Nhưng điều này không có nghĩa là Hà Nội giờ đây đứng về phía Moscow trong cuộc tranh chấp Xô – Trung. Thực tế, họ tìm cách nhận được hỗ trợ tối đa từ cả hai bên.
Về cơ bản, có một sự khác biệt quan trọng trong thái độ của Liên Xô và TQ đối với vấn đề Việt Nam. Người Sô viết nghĩ rằng một nước XHCN như VN có quyền tồn tại và thống nhất đất nước, đặc biệt khi bị thế lực phương Tây đe dọa. Nhưng việc bảo vệ của một cường quốc XHCN, dù là Liên Xô hay TQ, chỉ có trong khuôn khổ cùng chung sống hòa bình.

Ngược lại, Trung Quốc xem cuộc xung đột VN là một phần trong phong trào đấu tranh chống đế quốc tại Đông Nam Á – ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Tiến trình đi tìm một giải pháp hòa bình về câu hỏi VN diễn ra chậm chạp. Sự thay đổi trong tam giác Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc diễn ra vào năm 1972 sau khi tổng thống Nixon thăm TQ.
Đến giữa tháng Sáu, chủ tịch Liên Xô Podgorny thăm Hà Nội và thúc giục Bắc Việt đàm phán. Một phần lý do là viện trợ quân sự cho Bắc Việt đã gây tiêu cực cho kinh tế Liên Xô, nhất là khi người Sô viết coi vấn đề VN không liên hệ trực tiếp về an ninh với Liên Xô.
Trung Quốc lúc này cũng muốn có giải pháp hòa bình. Lý do quan trọng nhất là nhờ chuyến thăm của Nixon, TQ giờ đây có thể dùng Liên Xô đối chọi với Mỹ. Ngoài ra, lúc ấy họ hy vọng giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng buộc phải có sự hợp tác của Mỹ.
Lúc này, sự thay đổi chính sách của Liên Xô và Trung Quốc là cú đánh tâm lý cho Bắc Việt. Họ cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội.

Moscow và Bắc Kinh có đủ lý do để hòa hoãn với Mỹ và ủng hộ một giải pháp ngừng bắn và chính trị tại Việt Nam. Các hội nghị thượng đỉnh Xô – Mỹ và Trung – Mỹ trong năm 1972 cho thấy rằng cả Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn hy sinh quyền lợi quốc gia của họ, tức là cải thiện quan hệ với Mỹ.

Ngày 27/1/1973 khi Hiệp định Paris được ký kết, nó phản ánh một trật tự thế giới mới mà sẽ không thể có nếu thiếu sự hòa hoãn Mỹ-Xô-Trung năm 1972.
Cuộc chiến Việt Nam cho thấy quan hệ tam giác Moscow – Hà Nội – Bắc Kinh rất khác với ngôn từ tuyên truyền chính thức về ‘tình hữu nghị quốc tế’.
Mỗi bên đi theo một chính sách quốc gia riêng, tạo nên sự nghi ngờ lẫn nhau mà đã đóng góp vào việc kéo dài cuộc xung đột. Ngoài ra, trong suốt lịch sử, cả ba nước này thể hiện một thái độ yêu – ghét về nhau. Và sự khác biệt văn hóa giữa TQ và VN cũng góp thêm vào sự phức tạp trong tam giác này.

Phản ứng của Liên Xô – Trung Quốc ở thời kì cuối cuộc chiến

Trong loạt tư liệu nhân kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh, chúng tôi đã giới thiệu phân tích của một nhà nghiên cứu (Eva-Maria Stolberg) về việc Trung Quốc và Liên Xô nhìn nhận vấn đề chiến tranh Việt Nam như thế nào.

Tương tự chủ đề này, dưới đây là trích thuật đoạn cuối cùng trong quyển sách “Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective”, của Ang Cheng Guan.
Ông là giáo sư tại National Institute of Education, thuộc Nanyang Technological University (NTU), Singapore, chuyên ngành nghiên cứu về khía cạnh quốc tế của cuộc chiến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á sau Thế chiến Hai.
Cuốn ‘Ending the Vietnam War’, do RoutledgeCurzon xuất bản năm 2004, là phần tiếp theo của tập ‘The Vietnam War from the Other Side’, cùng một tác giả, in năm 2002.

Nếu bản thân những người cộng sản Việt Nam đã ngạc nhiên vì tiến độ diễn biến quân sự ở miền Nam kể từ tháng Ba 1975, thì Bắc Kinh và Moscow, vốn cả hai không nắm rõ tình hình ở Việt Nam cũng như không kiểm soát nhiều diễn biến tại đó, cũng bị ngạc nhiên.

Tiếc là hiện nay, người ta chưa có tài liệu để biết về suy nghĩ tại hai nước vào thời điểm đó. Tuy vậy, chúng ta biết rằng quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đã trắc trở kể từ 1972. Đã có các đụng độ nơi biên giới hai nước trong năm 1973, và tháng Giêng 1974, TQ chiếm đảo Hoàng Sa. Nhưng vào thời điểm này, một Hà Nội đang bận rộn với nhiều diễn biến khác chỉ có thể bày tỏ sự phản đối yếu ớt trong chốn riêng tư.

Tháng Ba 1974, Hà Nội đóng cửa tờ báo tiếng Hoa duy nhất và hoạt động của Hội hữu nghị Việt – Hoa cũng bị ngừng lại.
Đến tháng Tám 1974, vì lý do sức khỏe, Chu Ân Lai không còn theo dõi quan hệ Việt – Trung. Hai chuyến đi của ông Lê Thanh Nghị năm 1974 đến Bắc Kinh cho thấy lúc này Hà Nội gặp khó khăn khi muốn có sự hỗ trợ kinh tế và quân sự từ Trung Quốc.

Một tuần trước ngày 30/4/1975, tướng Dương Văn Minh còn tin rằng Hà Nội sẽ phải đàm phán với ông. Trong số các lý do ông nghĩ đến là Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam không muốn bị Hà Nội chi phối và rằng Bắc Kinh muốn có hai nước Việt Nam riêng biệt vì một VN thống nhất sẽ đe dọa biên giới Tây Nam của TQ.
Giờ đây nhìn lại, người ta thấy vào thời điểm 1974-75, Bắc Kinh đã ước đoán (mặc dù sai lầm) rằng tình hình ở Nam Việt Nam sẽ còn tiếp tục trong một thời gian.

Mặc dù Bắc Việt có khác biệt với người Nga, nhưng bản báo cáo thường niên của Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội về quan hệ song phương nói chung lạc quan. Tuy không có số liệu, nhưng người ta biết rằng Liên Xô, so với Trung Quốc, tỏ ra đáp ứng nhiều hơn trước yêu cầu của Việt Nam muốn có trợ giúp kinh tế, quân sự.
Moscow vẫn tiếp tục là một kênh liên lạc quan trọng giữa Mỹ và Liên Xô. Hồi ức của Anatoly Dobrynin về ngày 19/4/1975 cho biết Kissinger đã yêu cầu Moscow can thiệp với Hà Nội để cho phép việc sơ tán người Mỹ và người miền Nam ra khỏi Sài Gòn.
Ngày 24/4, Hà Nội trả lời thông qua Brezhnev rằng người cộng sản Việt Nam sẽ không ngăn trở việc di tản và không có ý định gây tổn hại cho uy tín của Mỹ. - (Ba Sàm lượm lặt từ BBC)

Có lẽ trên thế giới chưa hề có một cuộc chiến tranh nào đã và đang bị rơi vào lãng quên như cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.

Những ngày sát cuộc chiến, tôi vẫn còn cùng ăn, cùng ở, cùng đào chiến hào với đồng bào Nùng ở một bản thuộc huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) và chỉ về Hà Nội trước Tết Kỷ Mùi 1979 vài ngày. Sau ngày 19/2 năm ấy, đọc báo Nhân Dân tôi biết tin lính TQ đã “làm cỏ” không chỉ bản người Nùng ấy.

Những người lính đã chết của cả hai bên đã đành, những dân thường bị thảm sát chắc khó mà siêu thoát khi chẳng có ai nhớ nghĩ về họ.

Xin được thắp một nén Tâm Hương trước TẤT CẢ!

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Viết riêng cho BBC từ Singapore: Cuộc chiến Việt - Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeWed Jul 03, 2013 11:21 am


Viết riêng cho BBC từ Singapore:
Cuộc chiến Việt - Trung 1979



Hơn 30 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung


Tiến sĩ Ang Cheng Guan
Bài viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Singapore
 
Cuộc chiến Việt - Trung (tháng Hai - Ba 1979) đánh dấu điểm tệ hại nhất trong lịch sử quan hệ hiện đại hai nước.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 090223122220_war386x217
Cuộc chiến bắt đầu ngày 17.02.1979 khi chừng 100.000 quân Giải phóng Nhân dân TQ, có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, vượt qua đường biên giới 1300 cây số.

'Dạy bài học'

Giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu kéo tới ngày 5.3.1979 khi Bắc Kinh loan báo rút quân. Phải tới ngày 16.3 thì việc triệt thoái mới hoàn tất. Nhưng cho tới mãi cuối thập niên 1980, Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Việt Nam tại biên giới, và dọa dạy cho người Việt bài học thứ hai.

Tháng Bảy 1978, khi Trung Quốc lần đầu nói rõ ý định dạy "Việt Nam một bài học", đó là để phản ứng lại sự đối xử của chính phủ Việt Nam với người Hoa.

Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ngược đãi Hoa kiều, xóa bỏ thỏa thuận năm 1955 theo đó không bắt Hoa kiều phải trở thành công dân Việt Nam. Đến ngày 11.7.1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt - Trung để kiểm soát dòng tị nạn vào Trung Quốc.

Nhưng lý do thực sự của chiến tranh lại liên quan mối quan hệ tay ba thay đổi giữa Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, và sự xâm lấn Campuchia là điểm sôi chót.

Ngày 5.7.1979, trong vòng đàm phán giữa Bắc Kinh và Hà Nội, Trung Quốc bỏ qua vấn đề Hoa kiều và biên giới, mà đòi cuộc thương lượng "tiếp tục từ vấn đề then chốt - chống lại bá quyền".

Trung Quốc nói việc Việt Nam xâm lấn Campuchia là một phần kế hoạch thành lập Liên bang Đông Dương, đi theo "mưu đồ bá chủ thế giới" của Liên Xô. Ngay từ tháng Chín 1975, Trung Quốc đã ép Lê Duẩn từ bỏ quan hệ gần gũi với Liên Xô bằng việc ký tuyên bố chung chống bá quyền - nhưng Lê Duẩn từ chối.

Mỹ xa, đành chọn Liên Xô


Chúng ta biết Bắc Kinh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến Việt - Trung ngay từ tháng Tám 1978.

Ngày 3.11.1978, Hà Nội và Moscow ký hiệp ước hữu nghị Việt - Xô. Câu hỏi lớn cần đặt là vì sao Việt Nam chỉ ký nó vào lúc này cho dù đã có quan hệ gần với Moscow từ giữa thập niên 1960?

Cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam.

Câu trả lời đầy đủ đòi hỏi ta phải dựng lại những cố gắng bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Việt Nam sau tháng Tư 1975, và đặt nó trong quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn này.

Còn câu trả lời ngắn gọn thì là đến tháng Mười 1978, rõ ràng sẽ không sớm có sự bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Washington đã chọn Trung Quốc thay vì Việt Nam. Việt Nam chỉ còn lá bài Liên Xô để chống lại cái mà họ xem là mối đe dọa phương Bắc.

Ngay cả ASEAN, tổ chức hợp tác chặt với Bắc Kinh trong suốt thập niên 1980 để buộc Việt Nam rút khỏi Campuchia, cũng thường xuyên thừa nhận rằng phải xem xét quan ngại an ninh của Việt Nam, và rằng tổ chức này không muốn đưa Việt Nam từ tay Liên Xô ngả sang làm vệ tinh Trung Quốc.

Đây là quan điểm được cả năm, và sau đó là sáu, nước ASEAN chia sẻ. Không nước nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc. Như đại diện của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, Tommy Koh nói tại Liên Hiệp Quốc: "Lẽ ra Trung Quốc không nên tự mình quyết định luật lệ..."

Tiến trình bình thường hóa

 
Biên giới hai nước hiện nay là địa điểm giao thương tấp nập
Sự sup sụp của Liên Xô và Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989-90 thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc xét lại quan hệ. Campuchia là trở ngại chính.

Ngay từ tháng Hai 1985, Lê Duẩn đã bày tỏ niềm tin rằng tình hữu nghị Việt - Trung sẽ phải được phục hồi. Sau đó, có tin nói Lê Đức Thọ thăm Paris, ngoài là để dự hội nghị đảng Cộng sản Pháp, nhưng cũng để bí mật gặp phía Trung Quốc.

Cuộc họp Việt - Trung lần đầu sau chín năm, ở cấp thứ trưởng, diễn ra tháng Giêng 1989. Vòng hai được tổ chức từ 8-10 tháng Năm 1989.

Nhưng sự khôi phục quan hệ còn phải chờ việc giải quyết mâu thuẫn Xô - Trung. Và điều này diễn ra trong tháng Năm 1989, khi Gorbachev lần đầu thăm Trung Quốc, gần ba năm sau diễn văn cột mốc của ông tại Vladivostok, trong đó ông bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, niềm tin rằng tương lai Campuchia phải do người Campuchia định đoạt và cũng kêu gọi Việt - Trung bình thường hóa.

Không lâu sau hội nghị Xô - Trung, một cuộc họp bí mật diễn ra tại Thành Đô tháng Chín 1990.

Tháng Tám 1991, Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, có chuyến thăm không loan báo tới Trung Quốc. Lúc này, thế hệ lãnh đạo Việt Nam giữ vai trò chủ chốt thời Chiến tranh Lạnh, như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, đã qua đời.

Chúng ta vẫn không biết những gì diễn ra trong các cuộc họp bí mật và không quá bí mật đó, nhưng rõ ràng trong giai đoạn này, đặc biệt là nửa cuối thập niên 1980, Việt Nam không đủ mạnh để dằng co với Trung Quốc, vì bị cô lập, kinh tế suy sụp và dần mất sự bảo trợ của Liên Xô, nước tan rã vào tháng 12.1991.

Tin Trung Quốc và Việt Nam sẽ bình thường quan hệ được chính thức loan báo tháng Chín 1991, khi Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Bắc Kinh.

Gần mà xa

Kể từ 1991, quan hệ Việt - Trung rõ ràng đã tăng tiến rất nhiều. Nhưng không có nghĩa là chỉ có màu hồng. Vấn đề tranh cãi nhất, chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ không thể giải quyết trong thời gian dài, nhưng tới nay, lãnh đạo hai nước đã bày tỏ ý chí chính trị không để vấn đề vượt quá kiểm soát.

Có hai quan điểm về quan hệ Việt - Trung. Một trường phái nói rằng quan hệ này chủ yếu được định hình bằng những ký ức lịch sử. Theo đó, cuộc chiến năm 1979 có thể xem là tất yếu và câu hỏi không phải là liệu nó có xảy ra lần nữa hay không, mà là khi nào?

Trường phái khác cho rằng mối quan hệ được định hình bởi những thế lực bên ngoài hoặc những tính toán địa chính trị. Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam, khi thế giới vẫn còn được hình dung như hai khối ý thức hệ.

Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và xuất hiện mẫu hình mới trong quan hệ Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ, những khác biệt tạm gác trước đây giờ lại xuất hiện.

Hình thù địa chính trị mới, cộng thêm thành kiến ngàn đời, đã làm bùng phát những nghi kỵ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến 1979 là ví dụ kinh điển khi những cái nhìn, hình thành từ kinh nghiệm quá khứ, có thể tạo ra hiểu nhầm và rồi làm những dự báo tự biến thành sự thật.

Ngay cả khi một số điều vẫn giữ nguyên, thì hệ thống quốc tế đã thay đổi đáng kể từ năm 1979 và còn tiếp tục chuyển động. Quan hệ Việt - Trung, giống như mọi mối quan hệ, vẫn còn là "công trình dang dở".


Về tác giả:
Tiến sĩ Ang Cheng Guan hiện làm việc ở Viện Giáo dục Quốc gia Singapore sau thời gian làm người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Ông là tác giả của nhiều sách về cuộc chiến Việt Nam, trong đó có Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists' Perspective (2004).

Về Đầu Trang Go down
ThoNg
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeThu Jul 11, 2013 3:21 pm


Tài liệu quý giá về cuộc chiến Việt -Trung năm 1979 & 1984 "Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7"
Đăng bởi BTV VAOL vào Thứ hai, ngày 08 tháng bảy năm 2013

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”

Những hình ảnh tài liệu trong bài này chắc chắn gây chấn động mạnh cho độc giả vì nó vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài này thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.



Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục


Đêm 4/12/1987, pháo binh Việt Nam tăng cường lửa cối pháo trong vòng 43 phút, rót xuống đầu binh lính Trung Quốc. Toàn vùng biên giới Lão Sơn tràn ngập một màu lửa đỏ cháy ngùn ngụt, khốc liệt. Cùng vào thời điểm này, pháo binh Việt Nam bất ngờ đánh trúng vào kho đạn của núi 277, thuộc Sư đoàn 199 Trung Quốc, kéo theo hàng loạt đạn pháo liên tục nổ ầm ì, trên mức độ bình thường; đạn cày tung toé đất đá, bụi, khói lửa bay mịt mù. Đứng giữa chiến trường ngơ ngác trước cảnh điêu tàn chưa bao giờ thấy, binh lính Trung Quốc chui rúc xuống giao thông hào sâu trong lòng đất, chỉ để lại trên mặt đất những tên lính thủ chiến. Bọn họ đã trở thành một loài côn trùng lớn bé lúc nhúc đi tìm chỗ dung thân, nhưng tất cả hầu như bị hủy diệt vì lửa đạn.

Đạn pháo rung chuyển mạnh, từng phút một, đã đánh thức cả vùng biên giới núi Lão Sơn. Quân đội Trung Quốc từ lâu vẫn xay mê với chiến thuật biển người. Lần này chiến binh Việt Nam dùng pháo binh mạnh, đàn áp chiến lũy Trung Quốc và cho họ một bài học chiến sự. Quả nhiên những tên bành trướng Trung Quốc đã tỉnh ngộ không còn xem thường hỏa lực tác chiến của chiến binh Việt Nam.

Hiện thời Sư đoàn 199 và 67 vẫn ra sức cố thủ để còn đất dung thân, tất yếu phải thay đổi chiến thuật, không tin tưởng nhiều vào mật danh do những tình báo Hoa Nam cung cấp và những tên phản dân tộc Việt Nam đang bị bộ máy chiến tranh Trung Quốc nghi ngờ. Có thể uy tín của họ đang xuống thấp, bởi trận mưa cối pháo vừa rồi, do pháo binh Việt Nam tự phát, cho nên tình báo Hoa Nam không có sự kiện để đưa vào kế hoạch chiến trường Lão Sơn.

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn,nbảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.

Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!

Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:

‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 02+Giac+da+ua+vao+nha+Viet+Nam

Bệnh xá Tập đoàn 25 của Trung Quốc, theo kế hoạch di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Ảnh: NF3.86.

Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 03+Giac+da+ua+vao+nha+Viet+Nam

Thi thể của nữ tù binh Việt Nam bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, sau đó cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng, đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt. Thi thể tại hiện trường đang nằm trên băng ca cứu thương của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục trên đất Việt quê hương của mình, chính mình bị làm tù binh chiến tranh dưới tay quân đội Trung Quốc. Họ xem nữ tù binh Việt Nam như một món vật mua vui sinh lý. Những ca hãm hiếp, chôn vùi thi thể nữ tù binh không chỉ xảy ra một lần. Những cấp chỉ huy Trung Quốc vờ không biết, và ém nhẹm nội vụ nữ tù binh Việt Nam bị chôn vùi dưới lòng đất lạnh, mộ phần vĩnh viễn vô danh. Hãi hùng hơn nữa, đảng CS Việt Nam không hề lên tiếng và bày tỏ tri ân và thương tiếc người lính xấu số đã hy sinh mạng sống trên chiến trường! Quả thật vô cùng bất hạnh khi con người sinh rồi mất tích không ai biết xác chôn nơi nào để người thân cầu siêu.

Trên chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam, nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế thải không tái chế. Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng theo lời cam kết "không hành động tàn bạo hay gây sốc đối với tù binh nữ giới". Những ai có đến hiện trường tìm hiểu và chứng thực quân đội Trung Quốc vô nhân đạo, đối xử với nữ tù binh rất tàn ác. Cộng sản Trung Quốc dàn cảnh chụp hình những nữ tu bình Việt Nam ở trong trại giam được đối xử tử tế, nhưng người biết chuyện thấy rõ đây chỉ là trò trình diễn nhân đạo có tính toán chính trị.


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 04+Giac+da+ua+vao+nha+Viet+Nam

Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và ức bách cho đến chết, áo ngược bị xé rách toang từng mảnh, cho thấy cự tuyệt thất vọng, thi thể vứt bỏ tại bìa rừng núi 227, cách bệnh xá Tập đoàn 25, 2 km. Ảnh: NF3.86

Trên hành trình di chuyển đến điểm núi 255, trong tôi có lắm suy nghĩ cuồng kháng, muốn hét lên một tiếng thật lớn để phá tan những uất hận cho những oan hồn của những nữ tù binh bị hãm hiếp đến chết. Tiếng kêu uất nghẹn, không thành lời. Tôi vẫn chưa hình dung được một phóng sự nào nói về nữ tù binh Việt Nam, mà tôi đã gặp trên đường đi. Hình ảnh những tử thi của nữ tù binh vẫn còn dán cứng vào mắt, trong tim, càng suy nghĩ nhiều càng rối rắm không đầu đuôi sự kiện, cứ thế theo bước chân hối hả. Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.

Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữ ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.

Hải Âu DF-1, F67 khẳng định:

– Chính thi thể nữ tù binh Việt Nam đang điều trị tại bệnh xá của Tập đoàn 25.

Riêng tôi đoan quyết:

– Nữ tù binh này người Việt Nam, vì trên nét mặt rất Việt.

Tôi điềm tĩnh lại, muốn làm một cử chỉ nhỏ, rồi tự hỏi:

– Có nên thực hiện một việc nhẹ mà lại vô cùng nặng "tình lý" không, và cũng có nhẽ hổ thẹn với đời chăng?

Tôi lấy quyết định vì đồng tộc Việt, tự khom lưng xuống, đôi tay rút thanh cây gỗ tròn từ trong cửa mình người phụ nữ, máu ứ động trong người phun ra thành vòi đã ngã màu đỏ bầm. Mọi người trố mắt nhìn nhau, ngạc nhiên thấy thanh cây gỗ tròn, bán kính 0,5 mm, đầu hơi nhọn, dài 2 m, đâm sâu vào người gần 4 mm, cả người tôi toát mồ hôi lạnh.

Nhân tiện có sẻng cá nhân, chung nhau đào huyệt, 15 phút sau hoàn tất, bắt tay vào tẩm liệm, tiễn người nữ tù binh xấu số xuống lòng đất quê hương. Trên phần mộ có cắm sâu cột gỗ 1,5 mét. [1]

Hải Âu DF-1, D350, cho biết:

– Trước đây vài giờ nhận được tin, bệnh xá Tập đoàn 25, chuyển thương binh đến nơi an toàn, không ngờ lại có sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp đến thế này!


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 05+Giac+da+ua+vao+nha+Viet+Nam

Nữ tù binh Việt Nam, sau khi bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, và hành hung cho đến chết, thi thể vứt ném sau giao thông hào, chỉ phủ lên một lớp nilon của bệnh xá Tập đoàn 25. Ảnh: NF3.86.

Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.


Chúng tôi tiếp tục lên đường, từ xa, ở phía trước lưng núi 221, đã có tiếng cầu cứu quen thuộc "Cứu tôi, cứu tôi", bằng ngôn ngữ Việt, dù biết kêu vô vọng bởi không còn ngôn ngữ nào khác, âm ngữ của mẹ Việt bao dung, làm động cơ thôi thúc thành lời, đang vang động trời đất bao la. Tiếng kêu vào không trung tuyệt vọng, hay tiếng kêu cứu trong hy vọng mong manh.



tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 01+Giac+da+ua+vao+nha+Viet+Nam

Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86.

Phát hiện trong tiếng "Cứu tôi, cứu tôi" có âm lượng thân thương, từ xa đã rót vào tai, phản ứng tự nhiên tay làm hiệu nhờ những Hải Âu tiến đến điểm có tiếng âm thanh người Việt Nam.

Không sai người nữ chiến binh rơi vào tay lực lượng quỉ râu xanh Trung Quốc, lúc chạm mặt, bọn chúng cả thảy nửa Tiểu đội lật bật mặc quần, và chạy xuống núi, chỉ còn lại một tên Hán vẫn lõa lồ chưa kịp mặc quần, đang gọi điện báo, riêng nữ tù binh Việt Nam thân thể xòa dài dưới đất, thân lết bết khó nhọc, tay túm lấy chiếc váy để che hạ thể, do bệnh xá cấp, uể oải ngồi dậy với tư thế sợ hãi.

Tôi hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thân yêu:

– Em, thể nào, cho anh biết, vì cớ nào lại có mặt ở đây?

Trên khuôn mặt của cô ta, có cả hai nét mặt, vừa mừng, vừa sợ, cô nói:

– Em muốn biết quý anh là ai?

– Em đừng sợ, ở đây không tiện tỏ hết lời. Em tự nhiên theo các anh thì may ra sống.

Tôi ra hiệu, nhờ Hải Âu trừng trị tên Hán, không ngờ Hải Âu rút súng ra chuẩn bị bắn, tôi ngăn cản lại kéo Hải Âu ra xa nói nhỏ:

– Anh phải lấy thẻ số quân, tên tuổi, đơn vị, rồi tặng cho y vài cú đạp mạnh, sau đó cài một quả lựu đạn cho nổ máy điện đàm, tiếp theo bằng dưới chân để y chạy thoát, cho y sống sau này sẽ làm nhân chứng tội ác chiến tranh, những tên khả ố này phải treo tội ác lơ lửng trên đầu, không thể tha thức để chúng nó ung dung sống trong trạng thái bình an ngoài vòng pháp luật. Hải Âu có đồng ý phương thức giải quyết này không?

– Vâng, thưa anh, thượng sách, tôi thực hiện theo ý của anh.

Giải quyết nhanh tay, tên Hán chạy mất dạng, chúng tôi lên đường, nói:

– Mời cô em, cùng đi với chúng tôi.

– Thưa, em không thể đi được vì bên hông trái trúng thương nặng, và bị 6 thằng lính Trung Quốc hãm hiếp hơn 3 giờ liền, em không còn sức để đứng lên, các anh cứ đi, em chết ở đây cũng toại nguyện lắm rồi, và tạc dạ nhớ ơn của quý anh cứu sống, em xin cúi đầu bái tạ ân nhân cứu mạnh, đa tạ quý anh.

Cô ấy vái lạy như tế sao, như người lên "đồng cô" tại Điện Hòn Chén, đối diện lăng Vua Minh Mang, Huế. Vội vã đỡ cô ấy, nói:

– Chúng tôi xin cô đừng xá nữa.

Cùng lúc tôi nhờ những Hải Âu thi nhau cõng cô ấy, với sức nặng 50 ký ngoài, không là bao, tuy nhiên đi đường xa có vấn đề, trên đường đi nhân tiện hỏi về thân thế và sự nghiệp của cô ấy:

– Em có thể cho biết quý danh để tiện mồm được không?

– Dạ, em tên Trần Thị M…. thuộc đơn vị E81, F365, QK2. Quân hàm Thiếu úy, bị thương đêm 28/11/1987, sáng 29/11/1987, em bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh. Quê quán thị xã Lào Cai, địa chỉ số: 74, đường...

Đã đi được 1 giờ đường, tôi nhờ Hải Âu DF-1, F138 tiếp sức cõng cô M... 1 giờ nữa đến căn cứ 255 của Sư đoàn 138 thuộc Quân đoàn 46 Trung Quốc. Thấy cô M... ngủ say, vô tư trên lưng của Hải Âu, có dáng mệt mỏi. Tôi đề nghị Hải Âu:

– Nhờ anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô này đến bệnh xá Quân đoàn 46 để điều trị, khai báo theo thủ tục tù binh, tùy anh ứng biến.

– Vâng, tôi hiểu phải làm thủ tục như thế nào rồi.

– Cũng nhờ anh thường xuyên đến bệnh xá thăm cô ấy, sau đó anh liên lạc với bệnh xá hỏi họ sẽ đưa cô này đến trại tù binh nào, nhớ anh cho tôi biết địa chỉ để đến thăm cô ấy nhé.

– Vâng, đúng thế phải làm thủ tục nhập trại tù binh, theo qui chế chiến tranh.

Cô M... vừa tĩnh dậy hỏi:

– Thưa, quý anh đã đến nơi chưa?

– Chỉ còn 5 phút nữa là chúng ta chia tay, anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô đến bệnh xá Quân đoàn 46, còn chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi cô ổn định thủ thục tù binh, tôi đến trại thăm cô và những anh em tù binh đồng hương.

Đến đây chúng tôi và cô M... tạm biệt đi hai hướng, cô M... hỏi:

– Thế thì anh tên gì để báo ân?

– Không tiện sẽ có ngày gặp lại, chào tạm biệt cô M...

Trên đường đi tôi suy nghĩ nhiều về thân phận làm người phụ nữ Việt Nam quá gian nan, phải tiếp nhận những ngỡ ngàn trong chiến tranh phức tạp. Nhờ tiếp cận mới nhận diện bộ mặt thật của đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, nay đã hiện rõ về họ. Chính họ am tường những tội phạm chiến tranh, biết những trường hợp hãm hiếp nữ tù binh, thế nhưng vẫn làm ngơ không can thiệp, trái lại còn khuyết khích đối xử tồi bại hơn, xâm phạm tiết hạnh của nữ tù binh, hai đảng CS không hề có cảm giác xấu hổ đối với hai dân tộc, cho đến nay hồ sơ hãm hiếp tù binh vẫn bí mật khép kín.

Rõ ràng đảng CS Việt Nam đã đồng lõa trong nội vụ này, và không lên tiếng phản kháng Trung Quốc về sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp. Đảng CS Việt Nam đã để lộ "lề thói" chư hầu, coi như đã hết thuốc chữa trị. Họ sống ung dung, vô trách nhiệm trước dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày, sự kiện về nữ tù binh Việt Nam được bạch hoá, về mọi hành vi dã man, kinh tởm sẽ có lúc hiển thị, thay lương tâm nhân loại, công bố cáo bạch.

Người nữ tù binh Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều nghịch cảnh bi thương khác, như trường hợp nữ tù binh bị hãm hiếp mang thai, giam hãm nơi bệnh xá bí mật, họ bị đem ra trừng phạt bằng phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, chôn sống và ức bách. Có những trường hợp bị tiêm thuốc tuyệt tiêu khả năng sinh đẻ! Tại chiến trường Lão Sơn, CS Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch bẩn thỉu vừa hãm hiếp tập thể vừa trừng phát. Có một số nữ tù binh Việt Nam sống không bằng chết, đành quyên sinh để đổi lấy trinh tiết. [2]

Cảnh tượng hãm hiếp không đơn lẻ nhưng được thi hành rộng rãi tại chiến trường Lão Sơn. Trong cuộc chiến biên giới Việt –Trung, cả hai đảng đều có cùng một mẫu số hèn hạ, tạo ra quá nhiều bạo lực, và phủ nhận hành vi tội ác trước hai dân tộc Việt-Hán.

Vẫn chưa hết, nữ từ binh Việt Nam gặp phải trăm ngàn hung thủ gian ác Hán bao quanh, chúng muốn sự thống khổ của người phụ nữ Việt Nam kéo dài lê thê suốt cuộc đời bằng những sĩ nhục về tinh thần lẫn thể xác. CS Trung Quốc không những làm ngơ mà lại khuyến khích cho phép binh sĩ chà đạp thân thể của người phụ nữ Việt Nam. Họ Đặng là thủ phạm nhưng không ai có thể quy trách nhiệm lên nhà tổ chức chiến tranh họ Đặng này. Đúng là một bè lũ ký sinh hoại loạn. Họ dùng 107 nữ tù binh Việt Nam làm trò giải trí vài lần hãm hiếp tập thể để phục vụ chiến trường.[3]

Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Đảng CS Việt Nam thành công tước đoạt quốc gia Việt Nam. Việc nước đại sự biến thành của riêng họ không một người dân nào được đụng vào! Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam.

Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 cho đến nay đã trải qua 34 năm, đảng CS Việt Nam vẫn bí mật ém nhẹm không công bố thống kê, tổn thất chiến tranh, tài sản nhân dân, tài sản quốc gia, biên giới lãnh thổ mất bao nhiêu cây số, quân số tham chiến, tử vong, thương binh, tù binh nam nữ được trao trả, mất tích, địch đối xử thế nào với tù binh Việt Nam. Sau cuộc chiến đảng CS Việt Nam chưa hề có ưu đãi xứng đáng nào đối với thương binh, gia đình tử sĩ, v.v...

Đảng CS Việt Nam có thể bóp méo suy nghĩ người dân Việt Nam được một ngày, chứ không thể thay đối vĩnh viễn, bởi những hành động dối trá và lừa bịp không thể tồn tại lâu dài. Nếu lịch sử là một chuỗi dài những kịch bản trên sân khấu, đảng CS Việt Nam chỉ là một kịch bản tồi dở, màn hạ xuống là hết. Nhân dân Việt Nam không phải là con rối để mọi khuynh hướng chính trị đùa cợt.

Nước Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay là nhờ ở một hằng số bất biến: chống xâm lược phương Bắc. Dân tộc Việt Nam có phương thức dựng nước bẳng "tình nghĩa đồng bào" sẽ đối phó quyết liệt như lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng bao lần thể hiện. Gần đây Trung Quốc đã xua quân mở những cuộc chiến tranh cướp biên giới đất liền và biển đảo của Việt Nam vào những năm 1956, 1972, 1974, 1979, 1984 và 1989, đó là chiến tranh bi thảm đến từ phương Bắc, khơi lại lên vết thương lịch sử dân tộc Việt Nam khó thể quên được.

Dân tộc Việt Nam không thể quên những lời truyền dạy năm 1978 của Đặng Tiểu Bình: "Ta muốn chiến thắng Việt Nam hãy thực hiện giết sạch, đốt sạch, hãm hiếp sạch. v.v..." [4]

Lời tuyên bố phi nhân của họ Đặng, chống nhân loại, chỉ thị cho quân đội Trung Quốc nổi sóng gió máu tanh, hằng ngàn người Việt vô tội, dân lành bị hành hạ tại các tỉnh biên giới, như thị trấn Đồng Chúc, Hưng Đạo, Thanh Thủy, Vị Xuyên.

Những tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, người chết trôi sông, thi thể mất đầu, và thê thảm hơn nữa thân thể phụ nữ loã lồ, cây thọc vào cửa mình, trẻ em vô tội xác lìa hai nơi, chưa kể về những cảnh chết của người du kích địa phương v.v…

Trung Quốc khuyến mại hận thù trên tầm quyết sách. Khi có điều kiện, binh lính Hán triều không cần suy nghỉ, sẵn sàng vấy máu trên mười đầu ngón tay. Tính khoan dung, hiền hòa nhường cho chỗ thú tính man rợ, tàn ác. CS Trung Quốc chưa bao giờ biết tôn trọng nhân phẩm con người, chỉ biết giết, giết và CS Việt Nam, đệ tử thân tín của đàn anh phương Bắc cũng dùng quỉ-thuật giết người đôi khi còn tàn bạo hơn cả CS Trung Quốc.

Giết người cũng cần có đồng minh, cho nên CS Việt Nam và CS Trung Quốc phải kết bè bọn, cao giọng tung hô phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai", và tinh thần 4 tốt, "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Thực chất, Trung Quốc đã cài lưới điện vào hai cụm từ trên, đều nằm trong chiến lược đô hộ Việt Nam lâu dài.

Nhân dân Việt Nam không thể tiếp nhận người bạn xấu phương Bắc bằng ngôn ngữ anh em, cần xét lại quan hệ với Trung Quốc, và đặt các vấn đề hậu chiến tranh từ năm 1956 cho đến năm 1989, từ biên giới đất liền cho đến biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến năm 1989, binh sĩ Trung Quốc đã hãm hiếp không biết bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam, để lại những vết thương không tẩy xóa được trong tâm não của nữ tù binh đáng thương. Họ mang trong lòng mặc cảm tủi nhục và tuyệt vọng. Họ đã mất hết niềm tin vào tình người, cuộc đời trở nên vô nghĩa, rơi vào tình cảnh trầm cảm khôn nguôi, thân tâm luôn cảm thấy đau đớn. Họ không được bảo vệ theo đúng qui ước chiến tranh. Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau thi thố xem ai tàn ác hơn ai trong cuộc chiến này, xô đẩy toàn dân đến chỗ diệt vong về tinh thần và vật chất. Họ đã vi phạm trắng trợn qui ước chiến tranh và đã xúc phạm đến nhân phẩm của người thất trận, thay vì tạo ra tâm lý bình yên. Trung Quốc đã vi phạm quy ước quốc tề về tù binh, gây tội ác chiến tranh, nhân loại sẽ không tha thứ. Lưới trời tuy thưa, nhưng khó lọt, những kẻ gây tội ác chiến tranh tại biên giới Việt Trung không thể thoát khỏi phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống nhân loại.

Huỳnh Tâm
Theo Huỳnh Tâm blog


[1] Vào thời điểm này, vùng núi Lão Sơn vẫn còn thuộc biên giới Việt Nam.
[2] 10% Nữ quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
[3] 107 nữ tù binh chiến tranh hiện diện tại chiến trường Lão Sơn, Việt Nam.
[4] Đặng Tiểu Bình, tuyên bố ngày 20/12/1978, tại hội nghị Quân Ủy Trung Ương (CPC).



http://www.vanganh.info/2013/07/tai-lieu-quy-gia-ve-cuoc-chien-viet.html
 .
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeTue Feb 11, 2014 3:15 pm


17 tháng 2 năm 1979, ba mươi lăm năm nhìn lại.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 300px-Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung
 
Ba mươi lăm năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi Tàu Cộng tổng tấn công trên một diện rộng cả 6 tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta, đã tàn phá nặng nề cũng như giết người, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ… cùng biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân Việt Nam của chúng ta, hẳn nhiên khi nhìn lại ngày này 35 năm trước, mọi người dân Việt Nam đều cảm thấy bùi ngùi cũng như là tức giận bè lũ xâm lược bạo tàn. Vào thời điểm hiện nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không những không biết chăm sóc những phần mộ của những anh hùng tử sĩ đã tử trận khi chiến đấu chống lại Tàu Cộng, chúng lại còn có hành động ngược đời là cho xây dựng nghĩa trang cho những tên xâm lược cũng như là đúc tượng cho những tên xâm lược đã chết khi vào Việt Nam tàn phá, cướp bóc, hãm hiếp… trên đất nước Việt Nam. Thật là một sự trớ trêu và ngược đời, chắc trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam chưa bao giờ xảy ra.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Hqdefault
 
Tuy nhiên, đối với riêng bản thân của tôi, mức độ cảm nhận về ngày 17 tháng 2 vào thời điểm hiện nay so với ba mươi lăm  năm về trước có một sự khác biệt rất lớn, có thể nói là quay đúng 180 độ nếu nói theo kiểu của các nhà toán học. Vì cớ sao mà lại có sự oái ăm kỳ cục như vậy? Cũng xin nêu lại hoàn cảnh của tôi cũng như của gia đình tôi ba mươi lăm năm về trước cho rõ nguồn cơn.
 
Vào thời điểm đó, ba tôi đang bị ở tù Cộng Sản, mẹ tôi và anh em của chúng tôi lại bị Cộng Sản Việt Nam đày lên vùng Kinh Tế Mới của tỉnh ĐăkLăk, vùng rừng núi ma thiêng nước độc, cơ khổ trăm bề. Vào cuối năm 1978, tôi bị dính vào danh sách “Thanh niên xung phong” lên đường sang Kampuchia làm “nhiệm vụ quốc tế”. Xung phong cái nỗi gì, đây là chúng nó “bắt buộc” phải đi, không đi thì khó mà sống được với lũ Cộng Sản Việt Nam man rợ này. Tôi lên đường mà lòng không yên bởi lẽ nhà chỉ có mình tôi phải lo cho mẹ và đàn em còn bé dại trong khi cha của mình đang bị ở tù Cộng Sản. Lên đường mà trong lòng chỉ có sự căm hận bè lũ đốn mạt bất nhân. Sang đến biên giới Kampuchia và dừng chân đóng quân tại đây để “học tập” nhiệm vụ. Lúc ấy là đúng vào ngày Giáng Sinh năm 1978. Tôi còn nhớ là tên đại đội trưởng là một tên thiếu úy người dân tộc Tày, nói tiếng Việt không rõ ràng lắm. Đứng trước chúng tôi, hắn đã nói:
 
- Báo cho các anh biết từ thời điểm hiện nay các anh không phải là thanh niên xung phong mà các anh là “Dân công hỏa tuyến”. Các anh có nhiệm vụ là chuyển lượng thực, thực phẩm ra tuyến phía trước và chuyển thương binh tử sĩ về lại phía sau. Các anh sẽ không có được phát cũng như là sử dụng vũ khí, đạn dược vì đã có bộ đội bảo vệ cho các anh.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcSI_-5142VrTaksgqOza8RDlpH0orBnn9HnEpyMGaLRqnlO5XhKpw
 
Ối cha mẹ ơi, nghe hắn nói mà trong lòng chúng tôi lo sợ và rùng mình. Điều này có nghĩa là chúng tôi nếu có gặp lính Pôn Pốt của Kampuchia là chỉ có “đưa lưng ra hứng đạn” chứ không có bất cứ một vũ khí nào để có thể tự vệ, trong lòng lại oán hận và căm thù bè lũ Cộng Sản Việt Nam đến cùng độ̣
 
Đi như vậy mãi cho đến ngày 7 tháng 1 năm 1979 được tin là bộ đội Cộng Sản Việt Nam đã vào đến thành phố Phnom Penh.  Chúng tôi lúc bấy giờ đang ở trên tỉnh Mondunkiri là một tỉnh giáp giới với tỉnh ĐăkLăk.
 
Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, tên đại đội trưởng họp chúng tôi lại và báo tin theo nguyên văn là “bọn bá quyền Trung Quốc đã sang xâm lược và tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc nước ta”. Thú thật là lúc bấy giờ trong lòng tôi chỉ có sự căm thù Cộng Sản Việt Nam cho nên nghe tin này trong lòng rất lấy làm “sung sướng như mở cờ”. Nghĩ lại thật là thấy buồn nhưng ở hoàn cảnh của tôi vào thời điểm đó không thể nào nghĩ khác được.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcQHYvbF2aNHMiAgYVJfMqE_m5y484SrhS_0MXUluvJK1ajkxA75
 
Đã ba mươi lăm năm trôi qua, nhìn lại ngày 17 tháng 2 năm 1979, lòng không khỏi bùi ngùi. Vào thời điểm này, những anh hùng tử sĩ Việt Nam đã tử trận khi chống lại giặc thù Tàu Cộng đã không còn được Cộng Sản Việt Nam tri ân nữa mà chúng lại đi tri ân những tên xâm lược. Những cái chết oan khiên của những đồng bào Việt Nam ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã không còn được Cộng Sản Việt Nam nhắc tới nữa. Cũng cầu mong những anh hùng tử sĩ đã tử trận cũng như những đồng bào Việt Nam đã bị chết vào tay giặc thù Tàu Cộng hãy yên nghỉ. Chắc chắn rằng một ngày không xa, lịch sử Việt Nam sẽ ghi lại điều này một cách trân trọng.
 
Lịch sử luôn luôn có sự công bằng và sáng suốt!
 
Phi Vũ.
Ngày 10 tháng 2 năm 2014

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Images?q=tbn:ANd9GcTDXTh5eg7G6LLQKCrTZVZK9bCq7TXqhUSnB-PwTj4k4RJUq_NP
.

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeWed Feb 12, 2014 5:29 pm


Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Baochidangta-danlambao43

Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội... Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.

Hoàng An Vĩnh (Viet-Studies) - Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?

Đèn xanh

2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979).

Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.

Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.

Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM... đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ.

Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa. Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet... cũng đã liên tiếp lên tiếng.

Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức của Việt Nam.

Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet... Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân... như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này.

Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước.

Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm... đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.

Tưởng niệm hay không tưởng niệm?


Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”.

Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.


Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979).

Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.

“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.

Cú phanh đột ngột


Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến: hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1.

Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.


Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch.


Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.

Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.


Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước.

Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam.

Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974.

Chỉ thị mật

Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội.


Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.


Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn.

Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.

Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”.

Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn.

Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”.

Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Đường dây nóng

Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014).


Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.

Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng.

Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh.

Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.

Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận.

Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.

Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”.

“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”.

“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.

Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789)

Hoàng An Vĩnh

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-2-2014
viet-studies.info/kinhte/EpKhongTuongNiem.htm


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 HuyDuc_BienGioiThangHai

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeFri Feb 14, 2014 9:31 pm


Kêu gọi kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt - Trung tháng 2-1979

HÀ NỘI (NV) .- Một nhóm người dân ở Việt Nam kêu gọi tham dự tổ chức kỷ niệm cuộc chiến biên giới giữa hai nước 'cộng sản anh em' Trung Quốc và Việt Nam xảy ra hồi Tháng Hai năm 1979.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 182569-VN-LaoDong_400
Bài báo của tờ Lao Động ngày 11/2/2014 kêu gọi xem cuộc chiến đấu chống Trung quốc năm 1979 là “chiến thắng chống ngoại xâm”. (Hình: Người Việt chụp lại từ Internet)

“Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc; giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.” Nhóm No-U PC vừa phổ biến một bản thông báo trên Internet nhắc lại như vậy và viết tiếp rằng “Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu thôn tính nước ta, từ việc xâm chiếm Hoàng Sa trước đó tới xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa sau này, rồi tuyên bố về đường lưỡi bò phi lý trên Biển Đông hiện nay.”

Theo sự nhận định trong bản thông báo của nhóm No-U PC thì “Trung Quốc không ngừng xâm lấn về kinh tế, văn hoá, lũng đoạn xã hội, muốn chúng ta mất cảnh giác, quên đi dã tâm của họ để từng bước đưa Việt Nam vào vòng nô lệ, phụ thuộc. Kết quả là truyền thông chính thống hầu như không đăng tin, nhiều người dân Việt Nam lãng quên và những liệt sĩ, thương binh cùng gia đình của họ chưa được tưởng niệm, tôn vinh một cách xứng đáng. Lịch sử cần phải được tôn trọng, những người con đã hi sinh vì Tổ quốc cần phải được tôn vinh và nhân dân cần phải được thức tỉnh trước âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc!”

Vì vậy nhóm vận động dân chủ hóa Việt Nam nói trên “đề nghị lấy ngày 17/2 là Ngày Biên Giới Việt Nam”. Nhóm này kêu gọi “mọi người hãy cùng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam để tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược!”

Theo bản thông báo, thời gian tổ chức là Chủ Nhật ngày 16/02/2014 bắt đầu từ 9 giờ sáng và địa điểm là tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội.

Những năm trước, các cuộc biểu tình tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt nam,  chống Trung Quốc bá quyền bành trướng và bầy tỏ lòng yêu nước của người dân tại Hà Nội và Sài Gòn, đều bị công an phá đám. Những người tham dự bị công an hành hung, ngăn chặn và bắt nhốt từ ít giờ đến ít ngày trước khi thả. Có người như bà Bùi Thị Minh Hằng còn bị nhốt nhiều tháng tại “trung tâm phục hồi nhân phẩm”. Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị chế độ Hà Nội bỏ tù liên tiếp qua dàn dựng 2 vụ án “trốn thuế” (30 tháng tù) và “Tuyên truyền chống nhà nước” (12 năm tù) dù thực chất chỉ là ông biểu tình bầy tỏ lòng yêu nước và vận động dân chủ hóa Việt nam.

Nhà cầm quyền CSVN từ khi nối lại bang giao với Bắc Kinh thì lập tức nín lặng về cuộc chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Bắc năm 1979 mà lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng la lối “dạy cho Việt Nam một bài học” vì Việt Nam đã đem quân sang Cambodia giúp người dân nước này chống chế độ diệt chủng Pol Pot.

Tuy nhiên, hôm Thứ Ba 11/2/2014, người ta thấy báo Lao Động, cơ quan tuyên truyền chính thức của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (cơ quan ngoại vi của đảng CSVN) có cuộc phỏng vấn một nhà sử học. Trong đó, ông  Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – nói về việc Trung quốc xua 600,000 quân dánh suốt dọc 6 tỉnh biên giới của Việt Nam rằng “đây là cuộc chiến tranh xâm lược”.

Theo ông Giang nói trong cuộc phỏng vấn của tờ Lao Động thì “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử”.

Cho tới buổi sáng ngày Thứ Năm 13/2/2014 giời Việt Nam, vẫn thấy bài phỏng vấn có tựa đề “Giáo sư sử học Vũ Minh Giang: Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm” vẫn còn đó.

Ngày 16/12/2013, Nguyễn Văn Thơ, đại sứ CSVN tại Bắc Kinh nói trong cuộc phỏng vấn với báo điện tử VietnamNet rằng “Việt Nam không hai lòng trong quan hệ với Trung Quốc”. (TN)

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Chientranhbiengioi-79-2014-DANLAMBAO

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Htt-1

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-8Fka9uIRBKA%2FUvz4yUlGfII%2FAAAAAAAAEeE%2Fzxlv0pASvc0%2Fs1600%2FHtt-12
Những mộ phần liệt sĩ biên giới cô đơn lạnh lẽo trong này “Giỗ Lớn”!

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-xzxArrLQUqc%2FUvz6EevctcI%2FAAAAAAAAEfM%2FySlXjgnMB0E%2Fs1600%2FHtt-17
Dẫn đến “đảng ta” và Trung Quốc với Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-cC9B-hODCR4%2FUvz6C4bq_MI%2FAAAAAAAAEe8%2F6ZAonyCTuGQ%2Fs1600%2FHtt-18
Rồi tiếp theo là thắm tình hữu nghị “6 sao”!?
.
Về Đầu Trang Go down
tunguyen
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSun Feb 16, 2014 12:47 pm


Phim tài liệu Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 và tình hình Đông Dương



Quan điểm của nhà làm phim nước ngoài về chiến tranh biên giới Việt-Trung.

.
Về Đầu Trang Go down
hatrang
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeSun Feb 16, 2014 10:41 pm


Không một trang sử nào có thể bị xóa trắng

Song Chi


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 2Q==


17 tháng 2, 1979-17 tháng 2, 2014. Tròn 35 năm ngày quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh ngắn ngủi, chỉ kéo dài 30 ngày, nhưng đã kịp để lại những hậu quả nặng nề cho cả quân xâm lược lẫn bên tự vệ.

Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, nhưng về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam, và ngay cả đa số người dân, vẫn là sự bất ngờ.

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 vì vậy có thể xem như đã chính thức lột bỏ trước thế giới cái mặt nạ về mối quan hệ “anh em, đồng chí” như “môi với răng” này. Trả lại đúng thực chất nguyên nhân, ý đồ phía sau sự gắn bó, “viện trợ” của Trung Cộng dành cho Việt Nam trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ trước đó.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 182754-Bieu-Tuong-400
Những người sử dụng Facebook đã dùng biểu tượng hoa sim để nhớ về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, 17 tháng 2, 1979.

Và nếu nhìn lại từ trận hải chiến đánh cướp Hoàng Sa 1974, các cuộc chiến tranh biên giới 1979, 1984, 1988, việc xâm chiếm đảo Gạc Ma-Trường Sa cho tới tuyên bố của Trung Quốc về đường lưỡi bò phi lý trên biển Ðông, và có thể, sẽ là việc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Ðông tiếp theo sau vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Ðông mới đây...

Rõ ràng Trung Quốc luôn luôn nhất quán với đường lối của chính họ trong âm mưu thôn tính lâu dài Việt Nam như một phần trong chiến lược thâu tóm toàn bộ biển Ðông, phục vụ khát vọng phục hưng đế chế Trung Hoa, trở thành bá chủ toàn cầu.

Mỗi bước đi của Trung Cộng đều có sự tính toán trước hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Có lẽ đến bây giờ thì nhà cầm quyền Việt Nam, chỉ trừ những kẻ u mê quá độ, là đã thấm thía hiểu ra điều này.

Nhưng dù có hiểu ra thì sự khiếp nhược, sợ mất đảng hơn cả mất nước, cũng không giúp họ có đủ dũng khí để thay đổi thái độ, đường lối, chính sách đối với Trung Nam Hải.

Ngày 17 tháng 2 năm nay vì thế cũng như mọi năm, sẽ không hề có lễ tưởng niệm nào về một cuộc chiến tranh cố tình bị lãng quên và hàng chục nghìn binh lính lẫn thường dân đã ngã xuống 35 năm trước.

Báo chí cũng đã được lệnh im lặng, một số bài báo viết về sự kiện lịch sử này đã bị rút vội xuống, các tổng biên tập, phó biên tập, phóng viên... chắc chắn đã được ban tuyên giáo nhắc nhở với những luận điệu quen thuộc.

Chẳng hạn, “phải suy nghĩ vì đại cục”, “không nên tạo bất cứ cái cớ gì để Trung Quốc có thể vin vào đó mà làm khó dễ hoặc có thể leo thang gây hấn với ta”, hoặc “đừng để mắc vào những âm mưu phía sau lời kêu gọi tưởng niệm ngày 17 tháng 2 của các thế lực xấu, luôn tìm cách kích động, gây chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa ta và Trung Quốc” v.v.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 20140217000759-anh3

Và chắc chắn, nếu có bất cứ một cuộc biểu tình hay hoạt động nào của người dân nhằm tưởng niệm ngày 17 tháng 2, sẽ bị nhà nước đàn áp thẳng thừng, như mọi hành động tương tự phản đối Trung Quốc của nhân dân Việt Nam từ trước đến nay.

Vì muốn được yên thân bằng mọi giá, nhà cầm quyền Việt Nam từ lâu đã không còn biết nhục, mặc cho những tiếng chửi rủa như “bè lũ bán nước, hèn hạ, tập đoàn Lê Chiêu Thống thời nay”... có đến tai họ.

Giống như Trung Quốc có tiếp tục mắng chửi, ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, đâm chìm tàu cá, đánh đập, cướp phá ngư cụ, hải sản của ngư dân Việt Nam, hay làm bất cứ điều gì đi nữa, họ cũng sẽ nhịn.

Không chỉ nhịn nhục, họ còn làm cho nhân dân Việt Nam cũng hèn hạ như họ.

Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hiện tại và tương lai gần, đảng cộng sản Việt Nam đã tự mình tước bỏ hai vũ khí, hai nguồn sức mạnh lớn nhất mà họ từng sử dụng rất thành thục, rất hiệu quả trước kia.

Một, tuyên truyền, kích động lòng yêu nước để người dân dũng cảm cầm súng lao vào cuộc chiến tranh gian khổ suốt mấy chục năm chống lại “thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược”. Thứ hai, tuyên truyền với thế giới về tính chính danh, chính nghĩa của mình, để kêu gọi sự ủng hộ của các nước trên thế giới.

Và rõ ràng, họ đã thành công, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh với Mỹ.

Việc Mỹ quyết định rút khỏi Việt Nam không phải vì thua miền Bắc trên chiến trường. Mà chính vì sức ép của dư luận quốc tế, các phong trào xã hội có tính chất khuynh tả ở các nước phương Tây lúc bấy giờ, phong trào phản chiến tại Mỹ, sức ép của báo chí phương Tây, nhất là báo chí của chính nước Mỹ, với cách đưa tin, bài nhấn mạnh những tổn thất về tiền bạc và sinh mạng của người Mỹ, chỉ trích sự sa lầy của chính phủ Mỹ tại Việt Nam...

Ngay cả trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, dù bị bất ngờ, Việt Nam vẫn đủ sức giáng trả cho quân đội Trung Quốc những đòn tổn thất nặng nề. Và bài học mà Ðặng Tiểu Bình định dạy cho Việt Nam, hóa ra cũng là bài học cho chính Bắc Kinh khi sự lạc hậu về vũ khí, yếu kém trong chỉ huy, thiếu kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã bộc lộ đầy đủ qua cuộc chiến.

Nhưng chí ít, khi đó nhà cầm quyền Việt Nam còn chưa sợ Bắc Kinh, báo chí còn được phép gọi tên vạch mặt quân xâm lược Trung Quốc, kêu gọi lòng yêu nước, căm thù của nhân dân.

Còn bây giờ, cả thế, lực lẫn thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Cộng đã khác xa nhiều lắm.

Quan trọng nhất, khi chọn lựa con đường trái ngược hoàn toàn, đối ngoại không dám công khai lên tiếng trước thế giới về những hành vi gây hấn ngày càng ngang ngược và âm mưu bành trướng lâu dài của Trung Nam Hải, đối nội cố tình che dấu lịch sử, cố tình làm cho người dân trở nên vô cảm với hiện tình đất nước, thậm chí làm nhụt lòng yêu nước của người dân, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã tự gây khó cho mình, tự làm suy yếu mình trước Trung Quốc.

Trách nhiệm giữ lửa yêu nước đó bây giờ hoàn toàn nằm trong tay người dân Việt Nam.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Febed-lichsu-17-2-1979-danlambao

Nhờ có internet, ngày càng nhiều người Việt Nam chia sẻ với nhau những hình ảnh, thông tin bị bưng bít. Như cuộc chiến tranh biên giới 35 năm trước, khi báo chí nhà nước buộc phải im tiếng thì đã có báo chí lề dân, các trang mạng xã hội liên tục đưa tin, kêu gọi tưởng niệm ngày 17 tháng 2 bằng nhiều hình thức khác nhau.

Không ai muốn chiến tranh lại xảy ra. Nhất là với một dân tộc đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra bởi những sự lựa chọn đường đi, nhận định bạn, thù sai lầm trong quá khứ của một số cá nhân, một vài thế hệ cầm quyền.

Nhưng đâu phải khi ta cứ nhẫn nhục là có thể hóa giải được tham vọng bành trướng của nước khác? Khi trong mục tiêu và trên con đường đi của nước khác, Việt Nam vô tình lại là chướng ngại vật phải khuất phục hoặc triệt tiêu?

Chỉ khi dám nhìn thẳng vào những bài học quá khứ, như các dân tộc Nhật, Ðức hay Do Thái, và luôn giữ cho mình sự tỉnh táo, ngọn lửa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách trong tương lai mà không bị bất ngờ như cái ngày 17 tháng 2, 1979 ấy.

Như một câu ngạn ngữ Latin “Si vis pacem, para bellum”, tức “If you want peace, prepare for war” (”Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”).

Chuẩn bị cho chiến tranh đâu chỉ là mua thêm vũ khí, tàu ngầm, rèn luyện quân đội... Bởi chạy đua vũ trang với một quốc gia nhỏ, nghèo làm sao cho đủ và cũng sẽ là vô ích một khi người dân không được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý và đảng cầm quyền thì thiếu đi tính chính danh, sức mạnh ủng hộ từ nhân dân và quốc tế.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Babui_022014_17
.
Về Đầu Trang Go down
sangvu
Khách viếng thăm




tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeMon Feb 17, 2014 3:49 pm


Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979


tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Dangtieubinh-xamluoc-danlambao

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?


Đảng CS Trung Quốc đầu tư quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Trong số năm nhân vật hàng đầu lãnh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu Bình thì Đặng Tiểu Bình là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đã tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những “hy sinh” của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đã sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu Bình để gởi quân trực tiếp tham chiến.

Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều


Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên phòng hai nước đã gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lý do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ý cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngã Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.

Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực


Đặng Tiểu Bình được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Phó Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều còn nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.

Nỗi sợ bị bao vây


Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lý do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đã trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt tình đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ý: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với hòa bình”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được ký ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hãi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không còn là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.

Cambodia, giọt nước tràn ly


Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà còn lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu Bình cũng đã chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vòng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu Bình chọn phương pháp quân sự để chọc thủng vòng vây.

Quyết định của Đặng Tiểu Bình


Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẽ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu Bình.

Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ý với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngã Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.

Soạn kế hoạch trên giấy tờ thì dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu Bình, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự còn rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu Bình nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu Bình phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.

Lên đường thuyết khách tìm đồng minh


Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lãnh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.

Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc... mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đã trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái Bình Dương. An ninh và hòa bình châu Á, Thái Bình Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.

Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ý định bình thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Phòng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đã nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán võ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới bình thường hóa vì Đặng nóng lòng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.

Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ

Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu Bình lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có gì chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ trong vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Tòa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter còn có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu Bình thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đã quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu Bình, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên “tự chế khi đương đầu với tình trạng khó khăn”.

Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ý cản ngăn họ Đặng vì theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà còn làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ võ cho một viễn ảnh hòa bình trên thế giới.

TT Carter viết lại trong nhật ký Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch: “Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Phòng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đã đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lý luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn - và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lãnh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn còn đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đã sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”

Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu Bình cho biết việc đánh Việt Nam đã được quyết định và sẽ không có gì làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong vòng giới hạn.

Đặng Tiểu Bình không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy lòng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đã đồng ý cung cấp tin tức tình báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dõi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đã dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.

Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tấn công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam. Nhiều tài liệu Việt, Hoa và quốc tế đã phân tích về chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN đã bị CSTQ tẩy não sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”

Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn còn đang viếng thăm Campuchia. Tình báo Việt Nam không theo dõi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rõ ràng tình báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đã có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lãnh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xã hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.

Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học gì dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đã mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.

Nếu ngày đó giới lãnh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ý thức hệ CS và “tình hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã không chết, Lạng Sơn đã không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đã không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.

Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979


Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Đặng Tiểu Bình trước đây và các lãnh đạo CSTQ hiện nay sẵn sàng dùng bất cứ phương tiện gì để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).

Đừng quên họ Đặng đã từng chia sẻ ý định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu Bình muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những gì Đặng Tiểu Bình đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lãnh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc... Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ý Đặng Tiểu Bình tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.

Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng.

Lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính mình không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.


Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
______________________________

Tham khảo:

- Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Xiaoming Zhang, MIT Press 2010.
- China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, Xiaoming Zhang.
- Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011.
- Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001.
- Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia.
- Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989.
- Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999.
- Wikipedia Đặng Tiểu Bình.
- Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979.
- Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009.
- A History of the Modern Chinese Army  P. 255-256, 258-259, Xiaobing Li (U. Press of Kentucky, 2007).
- Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979, Ngô Bắc dịch.
- “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình trong quan hệ Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo.
- Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Henvoigiacacvoidan6

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeThu Feb 16, 2017 12:32 am



Nhớ ngày 17 tháng 2, chưa làm được gì thì hãy nhắc nhở nhau!

Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Trưa hôm nay, ngày 15 tháng 2-2017, một số bạn bè rủ nhau đến thăm tôi, phần vì tôi mới dọn sang chỗ ở mới, phần vì biết tin sức khỏe của tôi bỗng sa sút nhiều. Chuyện trò được một lúc, anh Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt đột nhiên trầm giọng xuống: “Hai ngày nữa, các anh nhớ là ngày gì không?” Chúng tôi nhìn lên tờ lịch. Ừ quên sao được, hai hôm nữa là 17 tháng 2, kỷ niệm ngày mở đầu cuộc chiến biên giới đau thương và uất hận, Trung Cộng quyết “dạy ta một bài học” bằng cách băm chặt và thiêu cháy hàng trăm hàng ngàn dân và bộ đội ta ra tro, lấp vùi xuống hố, tiến sâu vào nội địa ta, uy hiếp trái tim Tổ quốc ta, khiến những người mê mẩn tình hữu nghị Cộng sản Việt-Trung bậc nhất cũng phút chốc bừng tỉnh để nhận ra gương mặt gớm ghiếc của “kẻ thù truyền kiếp”, thâm độc, nấp sau lưng những ào ảnh lừa mị mà đầu lĩnh hai bên đã dày công xây đắp để cho ta ngu dại tôn thờ.

Bài học đâu chỉ có thế? Bài học ấy còn có nghĩa là: Việt Nam là đứa con hoang, khôn hồn thì mau trở về với mẹ Bắc Kinh; chẳng những biên giới mà khắp giải chữ S và các hải đảo sẽ được nước mẹ dần dần thu phục bằng một quy trình tổng hợp với vô vàn phương thức vừa tinh vi vừa trắng trợn.

Nay theo dõi thời sự thấy quan hệ giữa giới cầm quyền của hai nước xâm lược và bị xâm lược vẫn cứ khăng khít, ngọt ngào (vị ngọt mặn như khi răng cắn vào môi tứa máu), đành nuốt vào lòng ư?

Sau những phút mạn đàm thời sự, anh Đoàn Nhật Hồng, người “đảng viên thời tiền khởi nghĩa” lâu nay cứ băn khoăn khổ sở về chi tiết lịch sử ấy của mình, đưa ra ý kiến: “Thôi không buồn nữa, chưa làm được gì thì ta ghi lại cái gì đó để nhắc nhở nhau chớ quên.” Anh Lĩnh, anh Tấn, và blogger Quang Nhàn tán thành ngay: Nhân tiện có mấy anh em ngồi với nhau ở đây, ta chụp một tấm hình kỷ niệm...

Nhưng phải có biểu tượng gì để ghi nhớ chứ? Khẩu hiệu, ừ khẩu hiệu gỉ đó, ngắn gọn thôi. Có ý kiến nêu về chiến tranh biên giới 1979, có ý kiến gắn với Hoàng-Trường sa, với Formosa, Bauxite... Tôi góp: Ta nên nói nét gì đó lâu dài và tổng quát thôi, như lời di chúc của Trần Nhân Tông là vừa mạnh mẽ vừa thấm thía. Mọi người nhất trí ngay, ngắn gọn là: Một tấc quê hương cũng không được để mất!. Như một mệnh lệnh cho dân tộc, cho lương tâm mỗi con dân Việt Nam.

Anh Lĩnh lấy ngay mặt trái của một cuốn lịch cũ, anh Tấn đi kiếm ngay một chiếc bút “phớt”, tôi ngồi bệt xuống sàn viết ngoáy chưa đầy 10 phút xong ngay câu tóm tắt di chúc ấy của Trần Nhân Tông, tô màu một chút rồi móc lên tường. Mấy người chúng tôi đứng xúm lại, phân công bà xã nhà tôi bấm cho mấy “pô”.

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Tempdanlambao%2Bcopy

Anh em Đà Lạt chúng tôi thì còn nhiều người nữa, nhưng đều già yếu, có anh đang ở xa, có anh nhà đang có tin buồn..., chẳng có điều kiện làm gì quy mô, tiện gặp nhau thì làm một cái gì đó để tự nhắc nhở mình và nhắc nhở nhau, chớ quên...

Thưa Trần Nhân Tông, chúng con không dám quên lời Người đã dạy:

“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”. Chúng con xin ghi nhớ lời dạy, dẫu trách nhiệm chưa tròn cũng không dám cam tâm làm một phường... mất dạy!

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Tempdanlambao%2Bcopy
Anh em Đà Lạt nhắc nhau một ngày kỷ niệm.

Chúng tôi nhìn nhau thầm lặng, nhắc nhở nhau để đối thoại với lương tâm công dân của mình.

Trên tường chỉ có hình cụ Phan Châu Trinh chứng giám. Nhà trí thức yêu nước lớn Phan Châu Trinh vượt xa tầm vóc một nhà văn hóa hay một nhà giáo dục như nhiều người tưởng. Nếu dân tộc này khi xưa đủ trình độ để biết cứu nước theo tư tưởng PCT, con đường chính trị PCT, con đường cách mạng đầy trí tuệ, khoa học và khôn ngoan của Phan Châu Trinh thì tham vọng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc dù có được dày công vun đắp cũng không thể có đường mà thực hiện.

11 giờ đêm 15 tháng 2-2017

Hà Sĩ Phu
danlambaovn.blogspot.com


.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitimeFri Feb 17, 2017 11:56 pm

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Tra%25CC%2586%25CC%2581c%2Bnghie%25CC%25A3%25CC%2582m%2Bli%25CC%25A3ch%2Bsu%25CC%259B%25CC%2589%2Bcu%25CC%2589a%2Btru%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580ng%2B%25C4%2591a%25CC%2589ng%2BNAQ-Babui-Danlambao
tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Tempdanlambao

Ngày 17-2-1979

tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 17-2-1979-chie%25CC%2582%25CC%2581n%2Btranh%2BVie%25CC%25A3%25CC%2582t-Trung-danlambao

Dân Làm Báo - Ngày 17.02.1979, đảng CSVN dựa vào di sản Hồ Tập Chương - Mao Trạch Đông để lại và tin tưởng vào quan hệ đồng chí hữu hảo đối với Tàu cộng đến nỗi bị Bắc Kinh tấn công bất ngờ. Niềm tin lúc đó có thể được xem là ngu xuẩn hoặc ngây thơ. Còn bây giờ, niềm tin của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình đối với Bắc Kinh được xây dựng trên nền móng của sự hèn hạ, với tấm bạt mang hàng chữ "hèn với giặc ác với dân" treo trên nóc để che chở cho sự ấm êm, giàu có, quyền lực của những kẻ mà Bắc Kinh gọi là "những đứa con hoang đã trở về nhà".

Ngay đêm trước ngày 17-12-1979 binh lính Tàu cộng vẫn còn sang đất Việt Nam tung tăng chơi như bình thường. Lúc này quan hệ hai nước vẫn còn trong giai đoạn hữu hảo, tuy có căng thẳng trên cấp cao nhưng phía CSVN vẫn nghĩ không bao giờ Tàu cộng có thể tấn công Việt Nam. Dù sao giữa những kẻ "vừa là đồng chí vừa là anh em" trong cùng hệ thống CNXH này cũng có những điểm tương đồng khăng khít, những quan hệ lâu đời đến mức được coi là di sản của 2 nước thì không thể bỗng nhiên mà trở mặt tấn công nhau.

Bởi vậy ngày tệ hại trong lịch sử Việt Nam đó xảy ra khi mà các cán bộ từ cấp tiểu đoàn của quân độ CSVN đều về hậu phương họp, quân đóng vùng biên giới đều là quân hậu phương hay quân mới bổ sung. Những cánh quân thiện chiến thì đóng đô ở biên giới Tây Nam.

Người Việt Nam hoàn toàn không phòng bị, khi pháo của Tàu cộng hàng loạt nã sang. Người Việt lúc đầu còn không hiểu chuyện gì, khi nhận ra thì quá muộn, không có sự chống đỡ nào, trong cơn hoảng loạn binh lính Việt tháo chạy thoát thân dưới làn đạn pháo dồn dập. Ngay lúc đầu tại các cửa khẩu hải quan, lính biên phòng còn không ngờ quân Tàu cộng tấn công, người Việt còn hồn nhiên ra đứng chặn lại và hỏi lý do. Đáp lời họ là những tràng đạn tiểu liên của lính Tàu, những người mà mới tối hôm trước còn cười nói đi sang bên này để xem phim chiếu nơi công cộng cùng bà con Việt Nam.

Tàu cộng chủ động chiếm lĩnh những điểm cao quan trọng, sau này khi tái chiếm các vị trí này, phía Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất nặng nề về người. Từng trung đoàn bị nướng sạch, có trung đoàn chỉ còn có 1 tiểu đội. Nhờ áp lực quốc tế cộng với sự tiếp viện của quân thiện chiến từ trong Nam chuyển ra, pháo Cachiusa một loại vũ khí khủng khiếp nhất lúc đó được chuyển lên... Tàu cộng lui quân nhưng cũng đã kịp phá hủy nhiều cơ sở vật chất của Việt Nam, cũng như dịch chuyển cột mốc để chiếm đất, một số cao điểm quan trọng của Việt Nam rơi vào tay Tàu cộng cho đến ngày hôm nay.

Điểm lại những dữ kiện này, không phải để nói về chiến thắng hay thất bại, không mổ xẻ về những trận chiến bên thiệt nhiều, bên thiệt ít. Mà điểm lại để xét một điều, tại sao CSVN lại chủ quan như vậy.

Vì CSVN như đã nói, họ tin rằng với tình hữu hảo như vậy, gắn bó như vậy nên Bắc Kinh không thể nào một sớm, một chiều trở mặt dù có những bất đồng.

Cuộc chiến đã qua hơn mấy mươi năm, lớp lãnh đạo CSVN ngày nay có thái độ còn tin cậy các quan thầy Bắc Kinh hơn bao giờ hết. Họ nghĩ rằng chỉ cần hợp tác toàn diện, mở lòng cho Tàu cộng thấy rõ thiện chí của mình, những điều ấy sẽ khiến người Tàu hiểu biết mình thì sẽ hạn chế được chiến tranh. Một suy luận đúng hay không thì chỉ cần nhìn lại lịch sử thì biết.

Người Tàu với tham vọng và tự tin sức mạnh của mình đã như một con hổ tham tàn, chưa bao giờ nhìn thấy con nai hiền mà nó nghĩ có thể buông tha. Thế những dường như tập đoàn lãnh đạo CSVN chỉ cần nghĩ họ quy phục là đủ để Tàu cộng từ bỏ dã tâm độc ác. Một niềm tin đầy nét hèn mạt của những kẻ mang tâm địa làm tay sai, vì cũng chẳng biết làm gì hơn, hay nói cách khác là không dám làm gì hơn, sợ mất đi vị trí cầm quyền độc tôn tại Việt Nam. Từ đó, đảng CSVN đã đem lãnh thổ, tài nguyên, lợi ích dân tộc để mặc cả, đổi chác với Trung Quốc nhằm mưu cầu lợi ích riêng tư và củng cố quyền lực. Bằng những sự hợp tác toàn bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa... đảng CSVN đã đầu hàng và thần phục Bắc Kinh một cách toàn diện.

Ngày 17.02.1979, đảng CSVN dựa vào di sản Hồ Tập Chương - Mao Trạch Đông để lại và tin vào quan hệ đồng chí hữu hảo đối với Trung Quốc đến nỗi bị Bắc Kinh tấn công bất ngờ. Niềm tin lúc đó có thể được xem là ngu xuẩn hoặc ngây thơ. Còn bây giờ, niềm tin của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình đối với Bắc Kinh được xây dựng trên nền móng của sự hèn hạ với tấm bạt mang hàng chữ "hèn với giặc ác với dân' treo trên nóc để che chở cho sự ấm êm, giàu có của những kẻ mà Bắc Kinh gọi là "những đứa con hoang đã trở về nhà".

Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi để mất biển Đông, mất đất biên giới. Trách nhiệm ấy là rõ ràng khi họ đang ở vị trí độc tôn lãnh đạo đất nước. Không có đảng CSVN đất nước vẫn còn, dù có xâm chiếm bắt Việt Nam làm thuộc địa, thực dân Pháp vẫn tôn trọng và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam qua hiệp ước Pháp-Thanh. Nếu ĐCSVN đánh đuổi Pháp mà lại để lãnh thổ đất nước bị mất đi thì phải chăng họ đánh Pháp để dành lợi ích cho mình chứ không hẳn vì đất nước. Người dân Việt Nam dứt khoát phải đồng lòng đứng lên chấm dứt vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN.

17.02.2017

Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979   tran - Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lê Văn Khoa: Nghệ Sĩ Đa Năng, Nhà Giáo Dục Đáng Kính
» Quân Lực VNCH Tử Chiến Trong Giờ 25
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn
» Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến