Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
truyện quốc bich Saigon quan trong luong ngam quynh Trung Nhung quang sáng ngắn VNCH chuyen nguyet Nguyen hoang Chung chất không nhac phải thuoc linh
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nhớ về Cao Xuân Huy

Go down 
Tác giảThông điệp
NVietKim
Khách viếng thăm




Nhớ về Cao Xuân Huy Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ về Cao Xuân Huy   Nhớ về Cao Xuân Huy Icon_minitimeSun Mar 03, 2013 1:05 am

Nhớ về Cao Xuân Huy

Nguyễn Viết Kim

Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, lòng người tại Hoa Kỳ trong trạng thái "tạm dung", sáng dạy sớm lo "đi cầy", vào sở nếu có đồng hương thì chào hỏi thân tình, buổi trưa khi gặp hỏi thăm về tình hình tại quê hương; mừng rỡ là có sự tấn tới của con em trong giáo dục khi đi học tại tiểu học, trung học, đại học; cuối tuần tụ tập tại những siêu thị trong vùng và đề tài câu chuyện vẫn chỉ xoay quanh:
- tình hình quê nhà
- vượt biên, các trại tỵ nạn
- định cư, giáo dục

Dạo đó tôi mới ở Tây Đức qua Hoa Kỳ, Đức Quốc còn bị chia làm 2 với Đông Đức (Cộng Sản) và Tây Đức (Tự Do), thành phố Bá Linh nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức như một hòn đảo tự do giữa một biển đỏ cũng bị chia làm hai với Đông Bá Linh là thủ đô của Đông Đức và Tây Bá Linh biểu hiệu của Tự Do, bức tường Bá Linh xây quanh Tây Bá Linh bao vây và cô lập thành phố này với thế giới chung quanh, phương tiện di chuyển an toàn nhất là không vận vào thành phố . Để chứng tỏ quyết tâm giữ vững Bá Linh , tổng thống Kennedy đã đến thành phố này vào năm 1962, một khán đài được thiết lập với phía sau là Di Tích Lịch Sử Brandenburger Tor nằm sát Đông Bá Linh, trong bối cảnh đó ông đã tuyên bố: Bá Linh tượng trưng cho Tự Do, cư dân Bá Linh là những người yêu Tự Do và sẵn sàng phấn đấu cho lý tưởng này, trong tinh thần đó tôi long trọng và hân hoan tuyên bố (bằng Đức Ngữ): tôi là cư dân Bá Linh (Ich bin ein Berliner), cả trăm ngàn người vỗ tay vang dội và không ngớt . Có 3 quốc gia bị chia cắt sau Thế Chiến Thứ Hai, Nam Việt và Bắc Việt, Bắc Hàn và Nam Hàn, Đông Đức và Tây Đức với phía Nam và phía Đông theo phe Tự Do đối ngược với phía Bắc và phía Đông theo Cộng Sản. Bắc Việt chiếm Nam Việt vào năm 1975, sau chiến tranh kéo dài 3 năm từ 1950 đến 1953 thì Nam Hàn và Bắc Hàn đình chiến cho tới hôm nay, Tây Đức thu nhận Đông Đức vào năm 1990 sau khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ và dẹp bỏ khi khối Cộng Sản Đông Âu tan rã, vẫn giữ tên chính thức của mình sau khi thống nhất: Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc (Budesrepublik Deutschland).

Tổng thống Reagan vừa lên cầm quyền, Ba Tư lựa đúng 12 giờ trưa ngày 20 tháng 1 năm 1981 tức là lúc ông Reagan chính thức là tổng thống thứ 40 của Mỹ, cho máy bay chở gần 60 nhà ngọai giao Mỹ ra khỏi không phận Ba Tư, chấm dứt 444 ngày bị cầm tù tại thủ đô Teheran. Tượng đài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam được khánh thành năm 1982, mặt trận Hoàng Cơ Minh tưng bừng ra mắt tại giảng đường chính của đại học George Washington University, cách Tòa Bạch Cung (White House) 6 blocks đường. Phải vật lộn với đời sống của di dân mới vào Mỹ, lo "sách đèn cho bản thân" và "miếng cơm manh áo cho gia đình" nên tôi chỉ dám là "người đứng bên lề thời cuộc" (a quiet Vietnamese); trong một ngày mùa Đông, một đồng môn Nguyễn Trãi đưa cho tôi cuốn sách "Tháng Ba Gẫy Súng", có thói quen thích đọc sách và sách hay thì mua để vào tủ sách, qua mấy chương đầu tôi cám ơn vị này, trả lại sách và vào phố có cửa hàng Việt Nam (Mekong và Pacific) mua ngay và cả buổi chiều đọc đi, đọc lại nhiều lần, sững sờ và kinh hãi, thương cảm và băn khoăn, lâu lắm rồi tôi chưa được đọc cuốn sách nào hay đến như thế, văn phong thẳng thừng với một cốt truyện phản ảnh sự thực .

Sau này tôi càng thêm thích thú khi biết tác giả là cựu học sinh Nguyễn Trãi vào trường đầu thập niên 60, năm 2001 bản thân tôi có hân hạnh cộng tác với anh Cao Xuân Huy khi làm Đặc San Nguyễn Trãi Xuân Tân Tỵ 2001, kỷ niệm 25 năm Ly Hương, khi coi lại bài vở anh Huy đặt tựa bài "Bóng Dáng Thời Gian" cho một bài mà tôi đóng góp, thêm hình ảnh vào các bài khác mà tôi viết như về "khoa học không gian" và "Học Vấn và Thi Cử tại nước ta". Khi in thì dạo đó con số thông thường là 500, song anh Huy đề nghị 1,000 ấn bản và cho đến nay thì rất khó mới tìm được một tờ còn lại. Vài năm sau khi anh Cao Xuân Huy bị công kích vì trả lời phỏng vấn có đăng trong sách "Nếu Đi Hết Biển" của Trần Văn Thủy (quay cuốn phim Chuyện Tử Tế), tôi viết bài và đưa anh Huy coi, với phong thái của một võ sĩ đạo đầy bản lãnh, anh Huy cười xòa, cám ơn, nói thôi đừng đăng, đừng để ý bận tâm đến chuyện "lu bu"đó.

Khoảng thời gian anh Huy phụ trách tờ "Văn Học", chúng tôi có bàn về một bài nhiều kỳ với đề tài "học vấn và thi cử từ xưa tới nay", dạo đó cứ phải đi đi lại lại giữa Washington DC và Fountain Valley CA, trong ban quản trị một dự án mà ngân sách tài trợ bị trở ngại thiếu hụt trầm trọng vì qúa chậm trễ, lại có một lớp về "vệ tinh truyền thông" phụ anh bạn trong giảng huấn ở đại học Maryland đang bị ốm nặng phải vào nhà thương, nên "vất vả ngược xuôi"; gặp lại anh Cao Xuân Huy thì mới bắt đầu viết ra dù đã có bố cục và tài liệu trong ký ức. Viết xong thì tờ Văn Học đình bản.

Vào năm 2010 anh Cao Xuân Huy ra "Vài Mẩu Chuyện" cuốn sách hay không thể tả được, không dự được buổi ra mắt sách tại Orange County, khi tôi tặng mua một người bạn trong văn học nghệ thuật thích đọc và nghiên cứu, đồng môn cao niên này đã khâm phục thốt ra: tuyệt diệu; cuốn sách mỏng "Vài Mẩu Chuyện" và cuốn sách dày hơn "Tháng Ba Gẫy Súng" đang được chuyển ngữ, song "dịch là diệt" (traduire, c'est trahuire) tôi tin chắc không là ai đủ sức trình bày tài năng của anh Cao Xuân Huy qua bất cứ ngoại ngữ nào . Bẵng đi một thời gian độ vài tuần, một hôm bất thình lình ghe anh Ngọc Hoài Phương (báo Hồn Việt) điện thoại rủ ra Asia Entertainments để bạn bè tụ họp vinh danh nâng tinh thần anh Cao Xuân Huy, lúc đó như ngọn đèn gần hết dầu với căn bệnh ung thư . Vài hôm sau thì ngậm ngùi ra nhà quàn Peek trên đường Bolsa để thầm nhủ "Bác Huy thôi đã thôi rồi, nước mây man mác bùi ngùi lòng ta".


Nguyễn Viết Kim
(B3NT58)
Về Đầu Trang Go down
 
Nhớ về Cao Xuân Huy
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thơ Hồ Xuân Hương Tranh Bùi Xuân Phái
» Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân - Phim hay
» Anh Cho Em Mùa Xuân - Tuyển Tập Nhạc Xuân
» Mùa Xuân Bát Nhã
» Nhớ xuân xưa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến