Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc hoang ngam chất linh không luong quynh VNCH chuyen Chung quang thuoc nhac Nhung bich truyện sáng phải quan ngắn Saigon trong Trung Nguyen nguyet
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeTue Feb 26, 2013 3:44 pm


Đầu năm, từ lễ hội suy nghĩ về văn hóa và tâm thế xã hội


Nguyễn Xuân Diện

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 535552_557073767649756_247676742_n
Một pho tượng ở chùa Bái Đính bị người dân nhét tiền vào mồm

Sau những ngày Tết Nguyên đán, trống hội đã gióng lên. “Bao nhiêu trống với chiêng tưng bừng vui rộn rã. Bao nhiêu phướn với hoa quay cuồng đến ngợp trời”. Mùa lễ hội đã bắt đầu! Bao nhiêu những bãi đất trống trước cửa đình đã lại náo động trong những ngày hội xuân rộn rã. Ba tháng ăn chơi bắt đầu. Những cuộc sát phạt trên các chiếu bạc từ làng quê đến phố thị ăn theo mùa lễ hội cũng đã bắt đầu khởi sự…

Chúng ta có quá nhiều lễ hội. Có người tính mỗi ngày bình quân ở Việt Nam có hai mươi lễ hội, một năm cả nước có tới 8.000 lễ hội. Mấy năm gần đây sự nở rộ của lễ hội ở trên khắp các miền của đất nước, đã bộc lộ ra tất cả những mặt tiêu cực của văn hóa Việt Nam.

Từ trong truyền thống, lễ hội chính là một phần của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội, thể hiện niềm tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc, với Phật và Thánh Thần. Lễ hội cũng chính là nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời truyền lại.

Chúng ta đều biết rằng lễ hội là thời điểm mạnh, hội tụ sức mạnh của cộng đồng Việt, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Chúng ta tìm thấy trong lễ hội cả những hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những ứng xử của con người đối với tự nhiên. Nay, những điều đó chúng ta có còn tìm thấy trong những lễ hội?

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt IMG_2188-4b125
Khai hội chùa Hương Tích thì liên quan gì tới cố Chủ tịch HCM?

Người dân ngày càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng.

Người trảy hội thời nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa! Có người nói, quan sát lễ hội và người tham gia lễ hội là biết xã hội đang vận động ra sao. Người ta kéo đến lễ hội bằng những lời cầu khẩn quyết liệt nhưng đầy mê lầm, bằng những mâm lễ vật phàm tục để mặc cả với thần thánh, bằng những đồng tiền lẻ gài lên khắp thánh tượng, phật tượng, bằng những cuộc nhậu nhẹt say khướt nơi đất Phật Hương Sơn, Yên Tử bên những mâm đặc sản thú rừng được chặt chém bởi những tay đồ tể (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Lễ hội là dịp để gặp gỡ và đánh chén. Sau đó là chuyện xả rác không tiếc tay, khiến cho những khu di tích thành ra một bãi rác khổng lồ.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Anhtrongbaiviet479808133
Đường đi lễ phật rất vui, trên bên dưới thuyền đều khẳm.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Anhtrongbaiviet1613038133
Cảnh chùa rất thi vị, quà quê hấp dẫn

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Anhtrongbaiviet25

Nghệ thuật sắp đặt theo phong cách dã thú.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Thi-DV-CH
Chào mừng quí khách đến với lễ hội chùa Hương

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Thu_rung_2
Trụi và Trọc

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Anhtrongbaiviet1990708133
Nhím rừng Yên Tử đê!

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Anhtrongbaiviet27
Đã bảo ở lại chuồng nhà mà cứ đòi đi lễ chùa.

Điều đáng buồn là phần lớn những lễ hội mà chúng ta quan sát được, thì những nhà tổ chức chỉ chú trọng đến việc thu các loại tiền, sắp xếp các điểm đỗ xe, mà không có một lễ hội nào tuyên truyền một cách đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của lễ hội, sự tích của thần linh. Đặc biệt là cả một phong trào sân khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội.

Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa" thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Lại có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia.

Nước ta đang dấy lên chuyện tâm linh, nhưng toàn cổ xúy cho những lệch lạc, mê lầm.

Đáng lẽ đền Trần là nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước thì thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức.

Đáng lẽ đền Trần Thương, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm với kho dự trữ của nhà nước thì thành ra nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên.

Đáng lẽ lễ Tịch điền, đàn Xã Tắc là nơi giáo dục lòng biết trọng nông thuần phác thì lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống.

Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và  đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi!

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng buồn bã nói rằng: "Ở đâu mà lòng người bất an, xã hội bất trắc, thì mê tín dị đoan cũng có nhiều cơ hội, như cỏ dại gặp đất hoang vậy". Phải rồi! Chưa bao giờ lòng người bất an, xã hội bất trắc như hôm nay! Không tìm được niềm tin nơi trần thế, dân chúng đành tìm kiếm niềm tin trong hoang mang vũ trụ.

Và nhà chức trách cũng vậy. Không giải được các bài toán hiện tại, bất lực, đành để cho dân xuống con thuyền lễ hội và tín ngưỡng đi vào bến lú sông mê, quên hết ...quên hết...

Ôi trời! Lễ hội mùa xuân Việt Nam năm 2013!

N.X.D.
*Ảnh và chú thích ảnh của DL.

Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Giẫm đạp lên nhau để 'cầu thăng quan tiến chức'   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeThu Feb 28, 2013 2:22 am

Giẫm đạp lên nhau để 'cầu thăng quan tiến chức'


NAM ÐỊNH (NV) - Hàng ngàn người đến đền Trần ở thành phố Nam Ðịnh như một tục lệ mới rộ lên những năm gần đây để xin “ấn” tức một tờ giấy màu vàng trên có một số chữ nho hình một cái triện mà người ta tin sẽ giúp thăng quan tiến chức.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 162283-VN-AnDenTran-PhatAn-VNX-022413-400

Ðền Trần là nơi thờ các vua nhà Trần và các quan của triều đình nằm ở con đường có tên là Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, sát với quốc lộ 10.

Hàng năm, một lễ hội kéo dài 3 ngày được tổ chức bắt đầu từ giờ tý (giữa đêm) ngày 13 đến ngày 15 Tháng Giêng âm lịch, mở đầu bằng lễ “khai ấn.”

Mấy năm qua, lượng người háo hức đến xin ấn vô cùng đông đảo, thậm chí phải chen lấn, giành giật vô cùng hỗn độn. Người ta tin rằng cái tờ ấn đó đem đến thăng quan tiến chức. Trước kia thì tờ ấn phát không nhưng năm nay tin tức cho hay được bán với giá 15,000 đồng (hay khoảng 71 xu Mỹ). Quy định đặt ra là mỗi người chỉ được mua một tới hai tờ nhưng có người mua được cả xấp rồi bán lại cho những người ở vòng ngoài, không chen vào nổi.

“Hàng ngàn du khách thập phương đã chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để mua bằng được cánh ấn lộc, tạo nên một khung cảnh hết sức hỗn độn, xô bồ tại Ðền Trần,” theo sự tường thuật của báo Người Lao Ðộng.

Tuy thông báo của ban tổ chức, đến 7 giờ sáng 24 Tháng Hai mới tiến hành phát ấn nhưng ngay từ 3 giờ sáng, hàng nghìn người đã xếp hàng ở khu vực 3 nhà Giải Vũ, nơi sẽ tiến hành phát ấn. Ở khắp nơi trong khu vực Ðền Trần, hàng trăm người ngủ vạ vật để chờ trời sáng, theo NLÐ kể.

Trong khi nhiều người phải chen lấn trong đền mua với giá chính thức, thì ở ngoài cổng đền Trần, nhiều người khác đã mua lại tờ ấn với giá là 50,000 đồng đến 100,000 đồng (tức khoảng $2.38 đến $4.76).

Thay vì đúng 7 giờ sáng mới phát ấn, “nhưng do lượng người đổ về quá đông, ban tổ chức đã phải quyết định tiến hành phát ấn cho nhân dân vào lúc 6 giờ 15.”

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 162283-VN-AnDenTran-TreoQuaDau-VNX-022413-400

Tuy nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Cả ba khu vực phát ấn là Giải Vũ, Thiên Trường và Bố Trạch đều có hiện tượng trèo qua đầu người khác để xông vào đòi mua ấn trước. (Hình: VNExpress)

“Lập tức, các khu nhà Giải Vũ náo loạn bởi vì tình trạng hàng nghìn người đùn đẩy, chen lấn với mong muốn lấy được cánh ấn đầu tiên. Nhiều người trèo cả lên đầu người khác, tiếng la thét khắp nơi, có nhiều phụ nữ, bà già bị xô đẩy xuống đất ngã dúi dụi,” báo Người Lao Ðộng kể.

Trong cảnh chen lấn lộn xộn ấy, nhiều người đã bị mất cắp, rạch túi, mất tiền mất đồ đạc và nhất là mất những tờ ấn cố công đến lấy.

Có 50,000 tờ ấn được phát ra.


Trước cả sự lộn xộn giành giật mua tờ ấn, khi cửa đền bắt đầu mở cho mọi người ùa vào lúc nửa đêm thì cảnh hỗn loạn “như những năm trước” đã bắt đầu.


Khi lễ rước kiệu các vua Trần diễn ra quanh đền, “Người đi lễ ném tiền vào kiệu, tranh nhau nhặt tiền, đứng trên cửu đỉnh, hòm công đức, bờ tường của đền... Một số cánh cửa của đền bị phá hỏng, rơi rụng. Ðồ lễ trong đền bị người dân lao vào cướp.” báo Tiền Phong kể.

Chữ gì được khắc trên bản ấn?


Theo lời giải thích của Thạc Sĩ Phạm Văn Ánh, một chuyên viên Hán học thuộc Viện Văn Học, trên tờ Thanh Niên, “Các bản ấn năm 2010 chính giữa có bốn chữ ‘Trần miếu tự điển,’ nghĩa là: ‘Ðiển lễ tế tự ở miếu Trần,’ viền phía dưới khắc bốn chữ ‘Tích phúc vô cương,’ nghĩa là ‘Ban phúc vô bờ.’ Tuy nhiên, chữ ‘cương’ (trong ‘Tích phúc vô cương’), phần bên phải khắc thiếu hẳn một nét ‘nhất,’ phần bên trái khắc thiếu hẳn bộ ‘thổ.’ Cho nên ‘Tích phúc vô cương’ nghĩa là ‘ban phúc vô bờ’ thành “tích phúc vô cường,’ nghĩa là ‘ban phúc không mạnh’ (!).”

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 162283-VN-AnDenTran-BanKiemLoi-VNX-022413-400

Thanh niên đứng bên phải đang bán lại một số ấn cậu vừa mua được. (Hình: VNExpress)

Theo ông Ánh, bản ấn năm 2011 đã có đủ nét “Tích phúc vô cương” ở viền, nhưng những nét đậm lại bị mảnh và ngắn lại.

Vẫn theo nhận xét của ông, “Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định việc đóng, phát ấn ở đền Trần không thấy sử sách nào ghi lại cả. Kiểu đóng ấn ra giấy, hay vải phát, bán cho nhiều vạn người chỉ diễn ra ở đền Trần Nam Ðịnh trong thời gian gần đây thôi. Cứ cho là quả ấn xịn đi, là loại ‘ấn báu,’ ‘ấn vua ban’ (như quảng bá), là tục từ xưa đi, nhưng nếu vậy, chắc chắn nó cũng chỉ khuôn trong phạm vi hẹp mà thôi. Người ta làm ra cái ấn là để đóng vào chiếu lệnh, bằng sắc, công văn, sách vở, tác phẩm... Có ai làm ra cái ấn để đóng suông vào cái chả có nội dung gì. Lại còn từ ‘lá ấn,’ ‘ấn lộc’ tôi thấy nó rất lạ tai! Ngày xưa có ai nói đến từ ấn lộc, ấn vua ban không? Có bao giờ đem ‘ấn vua ban,’ đóng phát, bán cho hàng nhiều vạn người không? Ngay thời loạn, thời mạt cũng chưa thấy sử sách ghi nhận có chuyện đó.”

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 162283-VN-AnDenTran-RachTui-VNX-022413-400

Ông Trung cùng vợ từ TP HCM ra đây xin ấn. Vợ ông bị rạch túi trong đám đông và may mắn không bị mất tiền, chỉ mất cuộn ấn mới xin được. (Hình: VNExpres)

***


(LĐO) Sau đây là chùm ảnh phóng viên ghi lại được vào đêm khai ấn:


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%201
Đại biểu có thẻ đỏ phải xếp hàng chờ soát thẻ trước khi được vào khuôn viên đền. Trước đó, những vị đại biểu này đã phải trải qua nhiều vòng chốt chặn khác.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%202
Rất đông CA được huy động để tiến hành kiểm tra thẻ, giấy mời của khách.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%203
Sân của đền Thiên Trường đông nghẹt khách...

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%204
... và tất nhiên cũng rất nhiều lực lượng CA.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%205
Khách ngồi cả lên bờ tường.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%206
Chuẩn bị tiền lẻ ném vào kiệu ấn để cầu lộc...

.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%209
... và tranh nhau “cướp” lộc thánh trên ban thờ, mặc dù Ban tổ chức đọc loa nghiêm cấm hành vi này. Lúc này, đền đã mở cửa cho khách đi vào.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%2010
Một “chiến lợi phẩm” lộc thánh.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%2011
Nhảy qua cả hàng rào để vào trong đền.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%2012

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt An%2014

Những lá ấn không rõ thật- giả xuất hiện ở ngoài sân đền ngay sau lễ khai ấn.
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Suy nghĩ về “Văn hóa lễ hội”   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeWed Mar 06, 2013 5:49 pm

Suy nghĩ về “Văn hóa lễ hội”


Lễ hội - cây cầu nối quá khứ với hiện tại, bao đời nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Tuy nhiên, sự vô ý thức của một số người đang làm mất dần đi ý nghĩa tốt đẹp đó…

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Lh3
Lễ hội là nét đẹp trong đời sống người Việt.

Đã từ lâu, văn hóa đi hội, lễ chùa đầu năm dường như đã in sâu trong tâm trí bao thế hệ người dân đất Việt. Ngày đầu xuân năm mới đi chơi hội, lễ chùa thắp hương cúng Phật, mỗi người như được đắm mình trong không gian thanh tịnh, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân xa, ước vọng, cầu mong cho một năm mới an lành hạnh phúc.

Ngày nay, khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì số người tham gia lễ hội ngày một đông, các cụ có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Điều đáng nói ở đây là việc đi hội thì có mà “văn hóa lễ hội” thì lại có vẻ chưa được phổ cập rộng rãi. Hòa vào dòng người hành lễ sẽ được chứng kiến cảnh người ta thi nhau khấn vái, tấu sớ, cố gắng để át tiếng của nhau, mong Phật chứng giám, phù hộ...

Người người chen lấn, xô đẩy cùng mâm lễ trên tay; có những cô gái trẻ mặc vãy ngắn cũn cỡn, cười cười nói nói bên cạnh những người đang trang nghiêm khấn vái; lại có những cô hồn nhiên bước qua mặt người đang làm lễ để xông đến xí phần, nhờ bà vãi già khấn thay cho mình, có người đang xì xụp khấn thì nghe điện thoại, cả chuyện người ta nháo nhác tìm lễ vật bị thất lạc trên bàn thờ Phật...

Dường như những biển thông báo của nhà chùa đã không được mọi người quan tâm, sự thanh tịnh vốn có đã phải nhường chỗ cho sự vội vàng và những mong ước của cõi trần mà hàng vạn lượt người đem đến chùa mỗi ngày. Tất cả tạo nên một mớ bòng bong, hỗn độn làm mất đi vẻ tôn nghiêm chốn cửa Phật.

Phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn

Trong những ngày này, các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh)… nườm nượp khách thập phương, có những ngày lên đến vài vạn khách. Du khách đến đây một phần để thưởng ngoạn vẻ đẹp của danh thắng, một phần để cầu tài, cầu lộc, cầu an... Và phần lớn du khách thì cho rằng các ngôi chùa này sẽ thiêng hơn những ngôi chùa khác.

Điều đó bắt nguồn từ sự hiểu chưa đúng về Đạo Phật. Bản chất của chùa đều là thờ Đức Phật từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

Nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình. Người đến với Phật là để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
 
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Lh2
Nhiều hành động phản cảm đang làm xấu đi không gian linh thiêng của lễ hội, chùa chiền.

Cứ lễ to là lộc nhiều

Lễ hội là nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của các một vùng. Ngày xưa đi lễ hội, người ta đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cầu cho quốc thái dân an. Người ta đi hội còn để gặp gỡ, giao lưu đàm đạo chuyện thơ phú; trai gái gặp gỡ, tâm tình chứ không chỉ đơn giản đi hội vì tâm linh. Đấy là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, cần phải giữ gìn, nâng niu. Còn hiện nay, văn hoá lễ hội nhiều khi bị dung tục hóa, thương mại hóa. Rất nhiều người lợi dụng dịp du khách tham gia lễ hội đầu năm để trục lợi, như ăn xin, bói toán, trông xe, bán lễ lạt với giá cắt cổ, lừa đảo, trộm cắp...

Có những người rải tiền không tiếc tay, thậm chí gặp đâu rải đấy, phô trương sự giàu sang do nhiều người nghĩ rải càng nhiều tiền thì phúc lộc sẽ càng đầy.

Nhiều nơi, ban tổ chức lễ hội đã có biển cấm cắm nhang, rải tiền ở đây nhưng chính nơi đó lại là nơi người ta cắm nhang, đặt tiền nhiều nhất. Thậm chí, có người đi hội nếu chưa nhét tiền đến tận tay Phật là chưa yên tâm. Một số người còn nghĩ tiền có xuất Phật mới biết, hoặc bỏ ra một đồng là có thể thu lộc về được nhiều đồng. Đó là những cách nhìn nhận sai lệch. Vì quan niệm của Đạo Phật là đến lễ chùa là để tìm sự giải thoát, thanh tịnh cho tâm hồn. Phúc đức nhận được nhiều hay ít là do con người có tu nhân tích đức nhiều hay không.

Nói về vấn đề này, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Trần Lâm Biền cho biết: “Họ còn dúi tiền vào tay các Thần linh, đó là một sự hối lộ, là sự đặt cược cho những sai phạm của mình ở cuộc đời, làm như thế chỉ có tội chứ không bao giờ có phúc cả. Đem tiền để vào tay thần linh, đặt lên đùi tượng hoặc để lên bệ thờ, đó là đem cái xấu xa nhuộm tâm hồn của những đấng tối thượng. Đó là điều tối kỵ”.

Dường như khi cuộc sống ngày càng hiện đại và văn minh, con người lại càng muốn tìm về những giá trị cổ xưa, những yếu tố tâm linh huyền bí. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa văn hóa lễ hội với những hành động mang tính chất mê tín dị đoan gây hao tốn tiền của. Chắc chắn cái sự xô bồ, bát nháo mà người ta tạo ra ở chốn tôn nghiêm không thể là sự biểu hiện lòng thành một cách tích cực. Tất cả dường như đều đã quên rằng, điều quan trọng nhất của phong tục đi lễ chùa đầu năm vẫn phải là “Phật tại Tâm”.

Theo Cinet

Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeThu Feb 26, 2015 12:33 am


Thấy gì qua những ngày xuân Ất Mùi?


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Danh_nhau1_zing19

Người Quan Sát DLB - Mời các bạn trong thôn cùng Người Quan Sát đi ngược lại thời gian để điểm lại những gì diễn ra trong mấy ngày xuân qua.

Sáng ngày 24/02/2015, UBND tỉnh Nghệ An cùng các cơ quan sở ban ngành tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng nặng 700kg tại nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Hồ Chí Minh.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt BT


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt DLTT
Bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng ban tổ chức trong buổi cúng bánh trưng khủng.

Trong ngày 24/02/2015, hỗn chiến đã xảy ra tại lễ hội đền Gióng, hội làng Thuỵ Lĩnh, quận Hoàng Mai.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Danh_nhau1_zing19

Sẵn sàng vung gậy vụt thẳng vào vào người bảo vệ kiệu vì không cướp được hoa tre

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Danh_nhau_zing_9
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Danh_nhau_zing_21

12 giờ 4 phút trưa 14/2/2015: “Máu tươi đẫm sân đình” tại lễ hội chém lợn 'truyền thống' Bắc Ninh.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 11024711_1584479225126138_3526625374961869262_n
chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt HCM-tammau
Sống, chiến đấu và học tập theo tấm gương đạo đức HCM

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Vietnamese-pig-chopping-ritual-012
Mặc dù trước đó người dân đã phản đối lễ hội này một cách dữ dội vì cho rằng nó quá man rợ. Tuy nhiên nó vẫn được diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, đặc biệt là trẻ em nơi đây.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Chem_lon2

Nhiều người lấy tiền lẻ quệt máu lợn để 'cầu may' (Nguồn ảnh: Việt báo)

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 1_faer

Sung sướng khi lấy được tiền nhúng máu lợn mang về

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt TN-027e3

Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình nên chỉ trong 7 ngày Tết (27 tháng chạp đến mùng 4 tết) có ít nhất 6.200 người nhập viện vì đánh nhau. (Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế) Và ít nhất 800 ca tử vong vì tai nạn, đánh nhau...

Sáng ngày 23/02/2015, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ tập tô chữ đầu năm với tên gọi “khai bút đầu xuân” tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Chu-1850-1424694022
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và TP Hà Nội đang chơi trò 'bé tập tô'?

Và “vẫn còn nhiều công nhân chưa có lương trước Tết”. Theo báo cáo của Lao Động Việt, chỉ trong vòng 2 tuần có khoảng 'Hơn 4000 công nhân đình công trên khắp cả nước'

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Illus-3-ban-tin-ldv-tin-lc491v-te1bb95ng-he1bba3p-21022015
Công nhân Công ty TNHH Quần áo BHLĐ Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) ngừng việc tập thể vì không đồng tình với cách tính tiền thưởng tết của doanh nghiệp. (Ảnh: Báo Người lao động)

Sự sung túc và trù phú mà người Cộng sản hứa hẹn, có thể thấy rất rõ qua bức tranh kinh tế xã hội năm 2015, tầng lớp công nhân - “giai cấp lãnh đạo” theo lời Cộng sản là những thân phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Càng tổ chức lễ hội ăn chơi, người dân sẽ hoà vào đó để quên đi đói nghèo như lời ông Phan Đăng Long - phó trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội: “Thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó...”

Người Quan Sát DLB
danlambaovn.blogspot.com

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Get?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-byIvJpn-RvQ%2FVDH6uZ04mRI%2FAAAAAAAArQc%2Fq62xV6RZRRQ%2Fs1600%2Fph%25C3%25A1o%252Bb%25C3%25B4ng-cha%252Bcon

ĐMCS (Địt Mẹ Cộng sản / Fuck Communism) - Nah
https://www.youtube.com/watch?v=xnWxFIH4_dE

Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeTue Mar 03, 2015 5:24 pm


Lễ, hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt - Phần I


J.B Nguyễn Hữu Vinh
Sat, 02/28/2015

Loạn lễ hội bát nháo và bạo lực


Nhiều lễ hội được truyền thông trong nước và quốc tế nói đến trên thế giới có những màn tranh cướp, tác động vào con người như lễ hội té nước ngày Tết của các dân tộc ở Thái, Lào hoặc Campuchia, lễ hội ném cà chua La Tomatina ở Tây Ban Nha hoặc một số lễ hội có sự xô đẩy khác ở một số nơi. Nhưng, có lẽ những lễ hội đầy máu me và bạo lực như Đâm Trâu, Chém Lợn ở Việt Nam được truyền thông nói đến không nhiều.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Damtrauchemlon

Lễ hội đâm trâu - Lễ hội chém lợn

Và không chỉ ở các lễ hội có nội dung mang tính bạo lực như trên mới xảy ra bạo lực, ở những lễ hội khác, màn chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp, đánh nhau, móc túi, làm tiền du khách... cũng đã xảy ra với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn như  lễ hội Phát ấn đền Trần - Nam Định, Hội Gióng ở Sóc Sơn vừa qua. Ở đó, chuyện tranh cướp đã diễn ra như một nét riêng của lễ hội, thậm chí đã có nhiều người ngất xỉu, mất tài sản và ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe...

 Hầu như, những vấn đề của lễ hội thời gian qua, đã không được chấn chỉnh tốt đẹp hơn mà trái lại, ngày càng nở rộ theo phong trào khai quật, phục hoạt các lễ hội ở các địa phương cũng như khi các địa phương đua nhau sáng tác các lễ hội khi thấy các nơi khác "làm ăn" được.

Nếu như bất chấp sự lên án của các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà sử học, rằng lễ Phát ấn đền Trần là một lễ hội bịa đặt, dựa trên sự mê tín của người dân để làm tiền không được dẹp bỏ, thì trái lại lễ hội này ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng quy mô lớn lao.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt PhatanNgheAn


Oái oăm thay, chính quan chức Cộng sản, những người từng giơ tay thề lên thề xuống khi gia nhập vào Đảng CS vô thần là "Tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng" và nay đã leo lên đến Ủy viên Trung ương hoặc cả Bộ Chính trị.

 Rồi học tập Nam Định mỗi dịp phát ấn Đền Trần hốt khối bạc, các tỉnh khác như Thái Bình cũng theo gương "Phát ấn". Và năm nay là Nghệ An đã bắt đầu lĩnh vực dễ kiếm này: Phát ấn đền Trần.

Tâm linh, tín ngưỡng hay "hơi đồng"?


Có lẽ không mấy khó khăn khi người ta nhìn lại các lễ hội, thậm chí xa hơn, cao hơn nữa là món "Du lịch tâm linh", các chùa chiền, miếu mạo, khu du lịch, di tích... ngày càng được khai thác triệt để và xây dựng mới nhằm một mục đích chính là: Tiền.

Và như cụ Nguyễn Du đã nói mấy trăm năm trước giờ vẫn ứng nghiệm ngay cả chốn lẽ ra phải tôn nghiêm, rằng thì là "Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê".

Đến các chùa chiền cũ cũng như mới, các lễ hội, hầu như la liệt chỗ nào cũng hòm công đức, chỗ nào cũng có những dịch vụ được giải quyết bằng tiền. Người ta thả tiền xuống giếng, bỏ tiền vào hòm, nhét tiền vào tay chân, miệng, lỗ tai, dán lên cả mình Phật... đến mức, hầu như thể hiện một điều: Ở những nơi đó, cũng như ngoài xã hội, tiền có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.

Hẳn nhiên sẽ không ai thắc mắc khi những du khách, Phật tử, tín đồ đóng góp chút ít tiền tài vật chất cho công việc tồn tại, phát triển các cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nhưng việc lạm dụng quá mức để trở thành mục đích kiếm tiền và biến đồng tiền thành phương tiện để mưu cầu lợi ích với cả thần, Phật thì đó là chuyện nhố nhăng.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Tienvaphat


Tín ngưỡng, tôn giáo có những tiêu chí và nguyên lý, giáo lý riêng của nó. Dẫu có thay đổi theo thời gian và thời cuộc, thì những cái gốc, bản chất vẫn không thể thay đổi. Chẳng ai có thể tin rằng việc ông sư trong chùa thờ Phật lại kiêm việc coi ngày lành tháng tốt, cúng sao giải hạn hoặc những việc nặng mùi mê tín là thuộc giáo lý nhà Phật? Chẳng ai có thể giải thích được rằng Đức Phật lại căn cứ mấy đồng tiền nhét vào tai, dám vào áo làm căn cứ để ban phước hoặc giáng phúc cho một cá nhân nào.

Nhiều người nắm rõ về lý thuyết Phật giáo khi được hỏi, cũng không thể nào giải thích được hiện tượng nhà sư đúc thêm mấyquả tim cho tượng con ngựa và Thánh Gióng, rồi "hô thần nhập tượng". Đến mức, người ta phải nghi ngờ đặt câu hỏi: Ngoài quả tim, thì liệu các ông có đúc thêm cái gì cho con ngựa và Thánh Gióng nữa mà không tiện nói chăng? Nhưng, việc đó là do một Đại Đức tiến hành theo "Ý Thủ tướng"(!)

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt ThichThanhCuong


Người ta cũng không thể tin rằng, trong giáo lý nhà Phật có thể chấp nhận việc một ông sư lên diễn đàn Quốc hội kêu gọi xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Triều tiên - một chính thể được thế giới đặt tên là "côn đồ quốc tế". Hài hước hơn, chính ông sư này còn được báo Đảng Cộng sản viết như sau: "Đại đức Thích Thanh Cường dẫn giáo lý đạo Phật “cây có cội, gốc có nguồn” để khẳng định rằng, việc một số cá nhân đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là sai lầm: “Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam dành được những thắng lợi vẻ vang, nhân dân được sống trong môi trường ngày một dân chủ, văn minh. Ý kiến một vài người đòi bỏ Điều 4 là sai lầm, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của lớp đảng viên đi trước". Đọc, nghe những điều ông sư này nói, người ta chắc sẽ nghĩ rằng ông ăn lương tuyên giáo thì đúng hơn là một nhà sư, một người tu hành.  

Thậm chí, để phụ họa cho một chính sách cướp bóc trắng trợn quyền tư hữu của nhân dân về đất đai, tài sản, những ông sư nhưThích Thanh Thiện, Thích Thanh Dũng còn lên Truyền hình nhà nước nói rằng: "Nếu để cho tư hữu đất đai, thì nó làm mất đi cái tính chất từ bi của Đức Phật" (Sic). Chắc ông ta nghĩ rằng, ở những nơi cội nguồn của Đạo Phật như Ấn Độ hoặc những nơi có đạo Phật phát triển trên thế giới, hay ngay từ thời Đức Phật, thì vẫn tồn tại cái khái niệm cướp bóc mơ hồ là "Quyền sở hữu toàn dân về đất đai" chăng?

Thế nhưng, những điều đó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Rồi từ đó, những chuyện làm ố danh, lũng đoạn, hủy hoại uy tín, niềm tin vào Phật giáo - một tôn giáo có từ lâu đời ở Việt Nam - đã ngày càng nở rộ.chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt ThichThanhCuong1

Đại đức Thích Thanh Cường(?)

Người ta không khó tìm những lời giải đáp cho câu hỏi về những vị sư, những nhà tu hành nọ là ai? Họ có là những bậc chân tu? Những hành động, cách sống của họ sau đó đã gây bão trên truyền thông đất Việt. Những hình ảnh của vị sư "Xây dựng quân đội như Bắc Hàn" với khẩu súng bên vai hay bộ đồ chơi Golf, hoặc khoe "đập hộp chiếc Iphone 6 xịn nhất, mới nhất, khoe xe sang hàng hiệu và... trai đẹp đã cho người dân và Phật tử hiểu họ có là những người tu hành chân chính?

Nhưng, những cách hành đạo, những nhân vật, những con người đó vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian. Càng phá nát Phật Giáo trong con mắt người chân chính, thì càng được trọng dụng trên các diễn đàn nhà nước, càng được trọng dụng trụ trì và điều hành, lãnh đạo các "cơ sở tôn giáo" nhà nước quản lý và điều hành.

Những sự o bế đó không chỉ dành cho các vị sư, mà ngay cả trong một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ như Công giáo, thì bàn tay nhà nước Cộng sản vẫn có thể thò vào điều hành, lũng đoạn một số ít các linh mục qua các tổ chức như "Ủy ban Đoàn kết Công giáo", Mặt trận Tổ Quốc... Những vị tu hành này, nhiều khi chính lại là những công cụ của Đảng CS trong việc nhồi sọ đầu óc người dân.

Qua đó, người ta phát hiện ra một nghề béo bở ở Việt Nam: Nghề tu hành quốc doanh.
Và khi đã là công cụ của Cộng sản vô thần, thì hẳn nhiên không thể là một nhà tu hành chân chính của bất cứ một tôn giáo nào.

(Còn nữa)

Hà Nội, Ngày 28/2/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
nguyenhuuvinh's blog
Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeWed Mar 04, 2015 12:36 am


Lễ, hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt - Phần II


Chính sách thay đổi?


Những năm gần đây, những người quan sát vấn đề tôn giáo tại Việt Nam đã nhận thấy những thay đổi khá nhiều tại Việt Nam về các hoạt động mà nhà nước gọi là tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Nhiều chùa chiền khổng lồ được xây dựng, trùng tu, xây mới. Nhiều chùa, miếu đã được nhà nước Cộng sản cố tình ra sức tiêu diệt, đập bỏ trong thời kỳ "Tiến hành cuộc Cách mạng tư tưởng và văn hóa" do Đảng CS lãnh đạo.

Thế nhưng, khi mà Đảng CS vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác - Lenin vô thần làm "kim chỉ nam" cho mọi hành động của mình, thì hành động của Đảng CS gần đây hầu như đi ngược với những hành động họ đã từng hành xử bao nhiêu năm qua với tôn giáo, đền chùa, miếu mạo...

Phải chăng, Đảng CS, nhà nước này đã thay đổi chính sách và cách nhìn đối với tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân?

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt ChuaBaiDinh

Xin thưa, đừng có ngây thơ như vậy.

Nhà nước Việt Nam có thể phát biểu nhiều câu không nhất quán và không đáng tin. Nhưng riêng câu này thì rất đáng chú ý và có độ tin tưởng cao, rằng thì là "Chính sách của Việt Nam là nhất quán trong vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng". Vấn đề ở chỗ chính sách đó ra sao?

Thông thường, tín ngưỡng, tôn giáo là một đề tài cấm kỵ và là một lĩnh vực luôn được ưu tiên trong chính sách phá bỏ, tiêu diệt. Hàng vạn ngôi chùa, miếu mạo, hàng ngàn nhà thờ, thánh thất đã bị chiếm đoạt, biến tướng, phá hoại không thương tiếc thành chuồng bò, thành kho hợp tác xã, thành nhà riêng, thành trụ sở Ủy ban, thành khách sạn. Cho đến nay, chỉ riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn 2.500 cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt trái pháp luật. Những giáo dân Công giáo trong chế độ Cộng sản luôn được coi là "công dân hạng hai" như là điều đương nhiên, không cần bàn cãi. Hầu hết các ngành nghề quan trọng, các chức vụ từ lớn nhỏ, đều loại trừ thẳng cẳng những người công giáo chân chính. Nếu họa hoằn có, thì chỉ có những người đã ngang nhiên bỏ đạo công giáo cách công khai theo Chủ nghĩa vô thần Cộng sản mới có cơ hội.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Toakhamsu1

Không riêng gì công giáo, các tôn giáo khác nếu không được hoặc không chịu "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản" đều chịu chung một số phận tương tự. Chỉ cho đến khi nào nhà nước CSVN nắm được đằng chuôi, chắc chắn điều khiển được tôn giáo kiểu "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội" thì cái gọi là tôn giáo đó mới có cơ hội được tồn tại và ủng hộ.

Và đó là chính sách nhất quán xưa nay của Cộng sản Việt Nam.

Liên minh tiêu diệt!

Vấn đề tôn giáo trong những năm gần đây ở Việt Nam, đã là một đề tài được quan tâm đặc biệt. Năm 2014, đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, ông Bielefeldt đã có báo cáo trước ĐHĐ Liên Hiệp quốc về những vấn đề này. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam 10 ngày tại Việt Nam, những vấn đề ông nhìn thấy đã bộc lộ những điều cơ bản về cái gọi là "Quyền tự do tôn giáo" tại Việt Nam đã và đang bị xâm hại ra sao. Tại cuộc họp báo, những chống chế của nhân viên Bộ Ngoại giao cũng không đủ để phản bác được những vấn đề về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt DacphaivienLHQTDTG

Vậy có thể giải thích thế nào về những lễ hội, đình chùa... được làm rầm rộ khắp nơi, thậm chí chính quyền đứng ra tổ chức cả việc xây dựng chùa?

Trong việc giải thích các mối quan hệ, liên minh trong Chủ nghĩa Cộng sản, người ta nói đến một phạm trù, đó là "Liên minh tiêu diệt" - Nghĩa là có sự liên minh trong một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó, nhưng đó là phương pháp liên minh để loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau.

Với tôn giáo, khi mà tư tưởng Cộng sản, miếng bánh vẽ về Thiên đường Cộng sản không còn đủ mùi vị và màu sắc hấp dẫn đám dân thường, khi mà thế và lực của những người Cộng sản đã yếu đi bởi bản chất thực tế trần trụi phơi bày. Họ dần dần mất đi ngay cả những niềm tin có từ sự ngây thơ và cuồng tín bởi sản phẩm tuyên truyền, xã hội rơi vào khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Và khi đó, việc đàn áp, tiêu diệt thẳng tay đối với tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin của dân chúng không còn nhiều cơ hội thành công, thì người Cộng sản đã đổi chiến thuật của họ.

Một trong những chiến thuật đó, là thực hiện cái gọi là "Liên minh tiêu diệt" như đã nói ở trên.

Trước hết, đó là tăng cường xâm nhập và lũng đoạn các tổ chức tôn giáo  bằng nhiều hình thức. Từ việc can thiệp đầu tiên về nhân sự, về đào tạo, về giáo lý... cho đến việc sáp nhập, chia tách, công nhận hoặc đàn áp... tất cả đều được thực hiện nhằm áp đặt, thiết lập sự can thiệp của nhà nước vào tôn giáo và tín ngưỡng càng nhiều càng hay, càng sâu càng tốt.

Với Phật Giáo, nhà nước CSVN gộp chung tất cả vào một rọ gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mặc cho trong đó có nhiều hệ phái, nhiều giáo lý với những nội dung tín ngưỡng khác nhau. Không sao hết, miễn là nhà nước dễ bề quản lý và khuynh loát. Phần còn lại những ai không chịu chui vào rọ, thì sẽ được phong cho cái nhãn "Thế lực thù địch".

Một điều trớ trêu nữa là tất cả chùa chiền, đình, đền, miếu mạo... tất tần tật đều được gắn cho... Phật Giáo và nhà nước quản lý. Khi nhà nước tập trung tất cả vào một rọ, thì lúc đó cái gọi là "Sự lãnh đạo tuyệt đối" đã chiến thắng tất cả, kể cả giáo lý, luân lý cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất của Phật giáo đều bị lũng đoạn.

Hậu quả nhãn tiền


Và sau đó là một giai đoạn mới mở ra cho các lễ hội, các đình đền, các chủa chiền cũng như nhà thờ (nếu có thể "quản lý") được tha hồ mở "hội", miễn lôi kéo được quần chúng, ru ngủ được người dân xa rời các sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi của cuộc sống như Tự do tín ngưỡng, quyền con người, lãnh thổ đất đai, chế độ độc tài toàn trị, đời sống bấp bênh và xã hội nhũng lạm nặng nề bất ổn.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Dentrancuop

Người ta có thể thấy những đám rước dài lê thê, rúng động cả một vùng, lễ hội hết ngày này sang ngày khác với hàng chục vạn người. Không sao hết, miễn là những người đến hội hớn hở, ra về vui vẻ không cần biết lãnh thổ đang bị đe dọa bởi bọn bành trướng Trung Quốc hoặc những người đồng đạo, đồng bào mình đang bị cướp đất, cướp nhà để được lưu vong chính trên quê hương.

Nhà nước có thể để cho những cuộc đón rước những người khách nước ngoài hàng ngàn người đầy cờ hoa. Không sao hết, miễn là khi đón tiếp, đoàn người đó che mất con mắt người khác những cuộc đàn áp đẫm máu và khốc liệt anh em mình ngay bên cạnh.

Người ta có thể thấy hàng đoàn xe đưa đón các vị chức sắc tôn giáo khi đến Việt Nam có còi hụ dẫn đường. Sẵn sàng thôi, miễn không ai nhắc đến những nơi giáo dân đang đối mặt với ngăn chặn, bắt bớ, cấm cách đòi phá hoại dù chỉ là mái lán đơn sơ làm nơi thờ tự.

Nhà nước có thể để cho những ông sư ăn chơi hàng hiệu, mua sắm, sinh hoạt không cần chuẩn mực, miễn là họ biết ca ngợi rằng đảng sáng suốt, công ơn trời biển, rằng "nực nượng công an của ta tài nhất thế giới" hoặc yêu cầu thằng tay trừng trị những ông sư không chịu nghe lời hoặc ca ngợi đảng "nà vi phạm pháp nuật".

Và tất cả những điều đó, đã góp phần không nhỏ làm băng hoại xã hội và đất nước, hậu quả được thể hiện trong những lễ, hội, những hoạt động bát nháo hiện nay.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt DanhnhauoDenGiong

Việc các lễ hội tưng bừng đua nhau màn bạo lực, xuất phát từ không chỉ là những hậu quả của một xã hội vốn thích sử dụng bạo lực, lấy bạo lực làm cơ sở cai trị xã hội trong chế độ Cộng sản với cái tên rất mỹ miều là "Chuyên chính vô sản". Mà nó còn là hậu quả của sự biến tướng, băng hoại của các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa đã bị phá hoại nghiêm trọng.

Người có niềm tin, tín ngưỡng thật sự, chẳng ai có thể tin rằng khi đạp những người khác đến ngất xỉu để cướp bằng được ấn Đền Trần, thì có thể được hưởng những điều tốt đẹp từ chiếc ấn đó.

Chẳng ai có niềm tin thật sự lại có thể tin rằng khi dâng chiếc bánh dày lên vua Hùng, thì vua Hùng lại nhận lòng thành của họ và bị lừa khi họ độn bọt xốp vào trong.

Chẳng ai tin được rằng những người làm tượng đài Điện biên Phủ có niềm tin hoặc lòng yêu nước, khi chính họ đã bớt xén rút bớt cả lượng đồng đúc những bức tượng được coi là thiêng liêng.

Khi một xã hội được xây dựng bằng bạo lực và lừa dối, thì mọi biến tướng của lễ, hội, tín ngưỡng theo hướng đó chỉ là sự sa đọa, suy đồi về văn hóa mà thôi.

Hà Nội, Ngày 28/2/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeWed Jul 08, 2015 12:08 am


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Images?q=tbn:ANd9GcRKOas-1I6RFZPCDk3l3j3mRi-oQ2p3YNBIxKbIka3h6lPClUcr

'Loạn thánh, loạn thần' ở VN tới mức nào?


Hoàng Xuân
Nhà báo tự do, gửi cho BBC từ Sài Gòn

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 150129124353_buddhism_640x360_getty_nocredit
Ranh giới giữa thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng đích thực và 'dị đoan, mê tín' dường như chưa được rõ ràng ở Việt Nam, theo tác giả.

Cách đây mười mấy năm, có hôm tôi đi về tối thấy trên góc phố Hàng Bột (nay là đường Tôn Đức Thắng) đoạn cắt với phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội, ngay trên lề đường sáng trưng nhang đèn, người đông đen khấn vái xì xụp.

Hỏi thì biết đoạn ấy ngày xưa gọi là miếu hai cô, thờ hai cô gái nghe đồn là lao đầu vào xe điện chết hồi đầu thế kỷ 20. Đến tận năm ngoái, thành phố cho rước bát hương vào đền thờ và phá bục thờ ở lề đường đi, quây rào và cho người túc trực ở đó, dân vẫn đến cúng vái.

Bây giờ, không quá lời khi nói niềm tin của người Việt là tin búa xua. Xưa, cái thời y học chưa phát triển, ông bà nói "có bệnh thì vái mười phương", cầu may trúng phương nào nhờ phương ấy.

Giờ, căn bệnh trong tâm của người Việt cũng rất nặng. Nó xuất phát từ thực trạng xã hội bất an, pháp luật không nghiêm minh tạo nên một đời sống quá nhiều bất trắc. Từ khi còn trong thai đến khi xuôi tay, người Việt luôn nơm nớp.

Bệnh viện quá tải và hay "nhầm", thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tai nạn giao thông cao nhất nhì thế giới, bạo lực trong xã hội tăng, thậm chí có một câu truyền miệng nghe có vẻ khoa trương nhưng hoàn toàn chính xác "sáng bước ra cửa, tối về đến nhà mới yên tâm mình còn sống".

    Ngày xưa, khi Thái tử Tất Đạt Đa rũ bỏ ngôi báu và đời sống tột đỉnh cao sang để khổ tu nhằm khuyên mọi người không thiên danh lợi, Ngài chắc không hình dung nổi ngày nay rất nhiều nhà chùa Việt Nam đã trở thành một thứ cung điện còn xa hoa hơn nhiều lần
    Hoàng Xuân

Không biết tin vào đâu, kể cả vào những hệ thống xã hội sinh ra với mục đích bảo vệ người dân, trong khi nhu cầu được trấn an lên rất cao, vậy thì phải tin ở thánh thần. Cả xã hội nháo nhác đi tìm niềm tin, bấu víu được đâu tin nấy. Tưởng như bây giờ, bất cứ cái gì cũng là thần thánh tiềm năng cả.

Một con rắn dạn dĩ ở Hà Giang, một hòn đá hình dạng khác lạ ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội, một cái cây mọc tán lá hiếm thấy... ngay lập tức, một đám đông từ xa lắc mò tới, vái lạy.

Thậm chí mua xe hơi cũng phải có bài cúng bài bản, gồm cả đồ chay lẫn đồ mặn và nhất thiết không được thiếu bộ quần áo tế thay người lái, tùy giới tính chủ nhân mà mua đồ nam hay nữ.

Trên một diễn đàn lớn dành cho phụ nữ, có người bán xe kể về một người mua:

"Khi đi xem xe bác ấy phải đi kèm 2 người hạp tuổi hạp mạng, đi đúng 12h trưa. Rồi do thủ tục chuyển vùng bị trục trặc nên bác ấy không lấy xe được đúng theo ngày giờ chỉ đạo của vợ. Thế là vẫn đến đúng ngày giờ ấy bác sắm sửa lễ vật trái cây nhang đèn, mượn chìa khóa xe nổ máy, hướng về phía Bắc mà khấn". Cũng chỉ để cầu bình an.

Người nghèo vái cục đá, tán cây, con rắn nước. Người giàu đến những nơi thờ phượng ngày càng to lớn và xa hoa. Cái sau phải to lớn hơn, tốn nhiều tiền hơn cái trước. Hết chùa Bái Đính nghìn tỷ đến Văn Miếu thờ Khổng Tử xây hết trên 300 tỷ đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngay cả Phật giáo

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 150129123922_buddhism_640x360_getty_nocredit
Tác giả cho rằng có chuyện niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng 'hời hợt, hình thức bề ngoài' trong cộng đồng ở Việt Nam.

Ngay cả Phật giáo vốn lấy sự đơn sơ làm nguyên lý tu tập thì bây giờ chùa cũng rực rỡ sang trọng.

Năm 2011, chùa Sùng Đức, quận Thủ Đức TP. HCM có bốn pho tượng Phật bằng ngọc bích nguyên khối, mỗi pho khoảng 60 kg, mặt tượng dát vàng, phần áo phật cẩn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo.

Thì năm sau, Đại hội Phật giáo Việt Nam hoan hỉ báo tin trong thời gian diễn ra đại hội sẽ trưng bày bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từ một khối ngọc bích nặng 4, 5 tấn nhập về từ Canada, phần đầu cũng thếp vàng toàn bộ, tạo tác xong còn trên 2 tấn. Dường như tượng càng to, càng đắt tiền thì chùa càng được tiếng là giàu phật tính, danh tiếng nhà chùa càng vang xa.

Ngày xưa, khi Thái tử Tất Đạt Đa rũ bỏ ngôi báu và đời sống tột đỉnh cao sang để khổ tu nhằm khuyên mọi người không thiên danh lợi, Ngài chắc không hình dung nổi ngày nay rất nhiều nhà chùa Việt Nam đã trở thành một thứ cung điện còn xa hoa hơn nhiều lần.

Con đường chánh niệm đã bị rời xa. Bản thân không ít những người tu hành mê lầm nên không đảm đương được vai trò hướng dẫn niềm tin cho cộng đồng được nữa. Bù lại, những "tôn giáo" mới đẻ ra với đủ thứ quái dạng.

Có "đạo" xui người ta mua đồ cúng tốn hết vài chục triệu, mua cả con heo quay rồi đào hố chôn tất, không được ăn miếng nào. Đồ dùng trong nhà phải dỡ ra bán sạch, lấy tiền góp cho đạo chủ. Không được làm việc.

    Từ nhiều năm nay, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn được vận động làm theo 'tấm gương đạo đức' HCM. Nhưng 'tấm gương' này xa quá
    Hoàng Xuân

Có "đạo" bắt người mẹ đẻ dùng kim và dùi nóng chích vào đứa con mới mấy tháng tuổi của mình đến thủng lỗ to trên người, chỉ vì nó hay khóc, "có ma nhập vào người". Vậy mà vẫn có nhiều người tin theo, chính quyền dẹp lên dẹp xuống nhiều lần không dứt.

Tại chùa Vân Tiêu, Yên Tử (Quảng Ninh) nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, người ta từng đặt cúng hai chiếc lộc bình trên có đôi câu thơ tả cảnh ân ái theo điến tích tình dục nổi tiếng của Trung Hoa:

“Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương/Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường” (“Một nhành hồng thắm móc ngưng hương/Chuyện mây mưa ở Vu Sơn vốn đoạn trường” - Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm dịch nghĩa).

"Phật hoàng ngồi ở đỉnh Vân Tiêu chơi cánh diều. Cụ chơi diều chứ chơi gì những cái Vu Sơn Vu Giáp ấy!" - ông Dương nói.


Niềm tin hời hợt

Nhưng mặc dù bề ngoài có vẻ cuồng nhiệt, thực ra niềm tin vào thần thánh ở Việt Nam là niềm tin hời hợt và nông cạn. Nói đúng hơn, những người sắm lễ hậu đi van vái vé số rơi vào đầu, đối thủ bị triệt hạ hay được phù hộ thăng chức... cũng y như đi hối lộ. Họ mặc cả, đi đêm với thánh thần và sẵn sàng ngoảy đi tìm thần thánh khác linh thiêng hơn, hoặc khi sự cầu mong của mình không được đáp ứng.


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 150519092954_ho_chi_minh_statue_640x360_getty_nocredit

Theo tác giả lâu nay ở Việt Nam nhà nước muốn người dân đặt niềm tin và làm theo 'tấm gương đạo đức' của cố Chủ tịch HCM, nhưng 'tấm gương này' lại 'quá xa'.

Nhiều người nhận xét Việt Nam đang ở 'thời mạt pháp'. Ngay những việc tốt nho nhỏ thường ngày cũng bị nghi ngờ và ném đá. Hai chữ "niềm tin" xuất hiện khắp nơi trên báo chí, diễn đàn xã hội và cả những nghị quyết của Đảng theo nghĩa phải làm gì để tìm lại nó.

Nhưng ai làm, và làm như thế nào?

Từ nhiều năm nay, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn được vận động làm theo 'tấm gương đạo đức HCM'.

Nhưng tấm gương này xa quá. Người ta thấy việc hạch sách bắt chẹt và tham nhũng ở các tấm gương - cũng là đảng viên- gần hơn rất nhiều: từ cô nhân viên làm giấy tờ ở phường, thuế, cảnh sát giao thông, hải quan sân bay đến những người có quyền cấp phép kinh doanh, làm dự án, cho đến những cấp cao hơn thế.

Cũng có người bị phát hiện và trừng phạt, nhưng dân gian Việt Nam có câu an ủi "Trời kêu ai nấy dạ", việc 'các đồng chí bị lộ' xem ra chỉ do xui xẻo chứ không phải là hậu quả tất yếu của hành vi sai trái lẽ ra phải bị pháp luật trừng trị.

Còn các 'đồng chí chưa bị lộ' thì ai cũng giàu lên cực nhanh, vậy việc gì phải kiêng khem cho khổ?

Thôi thì trong thời hỗn quân hỗn quan, mình cứ đụng đâu lạy đó, cho lành!

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeSun Feb 21, 2016 11:58 am

 
KINH HOÀNG! ĐÁNH ĐẤM NHAU GỤC HÀNG LOẠT Ở LỄ HỘI PHẾT

Đánh đấm nhau gục hàng loạt ở Hội Phết Hiền Quan

 
Tuổi trẻ
20/02/2016

TTO - Chiều 20-2 (tức 13 tháng giêng âm lịch) lễ hội Phết Hiền Quan, tỉnh Phú Thọ đã bắt đầu. Và như mọi năm, hội Phết năm nay tiếp tục có một không khí lễ hội khá hỗn loạn với nhiều cảnh bạo lực đáng sợ.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan5-1455964465

Các nhóm thanh niên được tổ chức theo xóm, mỗi xóm từ 10 đến 20 thanh niên tranh giành phết - Ảnh: Nguyễn Khánh

Lễ hội Phết Hiền Quan được tổ chức ngày 12, 13 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông (Phú Thọ). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.

Hội Phết lớn nhất vào ngày thứ hai của hội lễ, tức 13 tháng Giêng. Quả Phết được làm bằng gốc tre, sơn son thếp vàng. Khác với lễ hội Đả cầu cướp phết tại Bản Giản, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có một quả phết, tại hội phết tại Phú Thọ có ba quả chúi và sáu quả phết.

Với quan niệm gia đình hay cá nhân nào cướp được quả Phết thì cả năm đó gặp nhiều may mắn, do vậy nên ai cũng cố gắng để cướp phết về nhà. Đúng 15g, chủ tế bắt đầu rước phết từ đình làng đến bãi đất trống nơi hàng nghìn người đang chờ đợi, tiếng reo hò mỗi lúc một lớn khi chủ tế bắt đầu chôn quả phết xuống đất.

Đứng trên triền đê quan sát hàng trăm thanh niên tranh phết, ông Nguyễn Đức Toản một người dân địa phương cho biết: ”Thời trai trẻ chúng tôi cũng hào hứng tham gia hội phết, tuy nhiên hồi đó thanh niên trong làng tranh cướp khá ôn hoà, việc va chạm là không thể tránh khỏi, tuy nhiên những hình ảnh giẫm đạp, mạt sát nhau như thế này là không có, thanh niên bây giờ ăn thua quá”.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan3-1455964465

Vào ngày 13 âm lịch, sẽ có 3 quả phết và 3 quả chúi (nhỏ hơn quả phết) được rước ra ngoài khu vực làm lễ cướp phết, quả phết được làm từ củ trẻ và được sơn đỏ.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan4-1455964464

Khoảng 15g30, quả phết đầu tiên được đưa đến giữa bãi bồi ven sông Hồng, ngay lập tức hàng trăm thanh niên lao vào nhau tạo ra một khung cảnh hỗn loạn, bụi cát mù mịt cả một góc sông.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan6-1455964464
Một thanh niên xăm hình rồng phượng chuẩn bị lao vào đám đông để cướp phết.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan7-1455964471
Thanh niên này bị ngất xỉu đang được đồng đội kéo ra khỏi đám đông hỗn loạn.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan8-1455964470
Một người đàn ông vung nắm đấm vào đám đông trong khi tranh giành phết.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan9-1455964470
Một thanh niên cầm được quả phết cố gắng thoát khỏi đám đông và rơi vào vũng nước

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan13-1455964472
Thanh niên này ngất xỉu bị bỏ lại trong khi đồng đội đang tranh giành phết

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan10-1455964471
Ai cũng lấm lem bùn đất sau khi nhảy vào vũng nước, sự kích động được tăng lên khi đây là quả phết cuối cùng

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Cuopphethienquan11-1455964472
Mặc dù quả phết đã được mang đi nơi khác nhưng cảnh xô xát giữa các nhóm thanh niên vẫn còn tiếp diễn
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeFri Feb 03, 2017 10:49 am

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Dang-banh-chung-7-ta-8-1486018117710 

Thấy gì từ lễ hội mùa xuân đến cặp bánh chưng 700kg

Chim Biển (Danlambao) - Hàng chục lễ hội diễn ra sau tết Nguyên Đán như Lễ hội Gò Đống (Hà Nội), Lệ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn)… đã và đang thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Đây là thời gian để người dân cầu an, cầu may mắn cho một năm mới, cũng là dịp để hậu nhân bày tỏ sự kính trọng và biết ơn thần linh cùng những bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, gìn giữ quê hương. Tham dự các lễ hội mùa Xuân đã trở thành một nét văn hóa và là một thú vui thanh nhã của nhiều người từ xưa đến nay. Tuy nhiên những lễ hội này đã trở nên hỗn loạn không khác gì một trận chiến trong thời bình bởi sự tranh giành, cướp bóc dẫm đạp lên nhau để lấy lộc.

Tình trạng chặt chem, gian manh tại các dịch vụ phục vụ lễ hội đã khiến sự thú vị, nét văn hóa của lễ hội bỗng chốc trở thành nỗi ám ảnh của du khách. Bên cạch đó còn xảy ra hàng trăm truyện cười ra nước mắt khi du khách bị móc túi, rạch giỏ, khi cụ già bị đánh ngất xỉu chỉ vì lỡ dẫm lên chân người khác… Hình ảnh hàng trăm người lao vào ẩu đả, leo cả lên đầu nhau để cướp lộc đã trở nên phổ biến tại các lễ hội đang diễn ra. Có thể thấy lễ hội mùa Xuân đang trở nên vô cùng xấu xí từ khâu tổ chức cho đến việc quản lý và ý thức của người tham dự.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Le_Hoi_Chua_Huong_5_zing


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Le_Hoi_Chua_Huong_17_zing

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Le_Hoi_Chua_Huong_20_zing

Mới đây, Nghệ An là một địa phương cũng đã tổ chức lễ hội trong dịp xuân vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch, đây là ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Liền sau đó 1 ngày, tức ngày mùng 6 âm lịch, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp với Hiệp hội Du lịch Nghệ An tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng khủng nặng tới 700kg cho bà mẹ bác Hồ. Được biết đây là lần thứ 5 địa phương này tổ chức lễ dâng bánh chưng cho bà Hoàng Thị Loan. Có lẽ khi còn sống, bà Loan có nằm mơ cũng không thể nghĩ ai đó cho mình cặp bánh chưng to thế, nếu có đi chăng nữa chắc bà phải nặn óc nghĩ cách làm sao ăn cho hết.

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Dang-banh-chung-7-ta-16-1486018117758

Khi nhắc đến Nghệ An, nhiều người vẫn còn băn khoăn bởi nơi đây là một địa phương miền Trung thường xuyên gánh chịu hậu quả do thiên tai. Năm 2016 vừa qua, người dân tỉnh thành này đã gặp không ít khốn đốn, ngoài chuyện thiên tai. Cuộc sống người dân còn phải chịu đựng sự khốn khổ vì thảm họa môi trường biển do Formosa và những lần xả lũ thủy điện đúng qui trình của đám quan quyền nhà sản gây ra. Lãnh đạo cộng sản của Nghệ An đã phải gửi công văn để xin gạo cứu đói. Ấy vậy mà dân đen nào có biết số gạo cứu đói đó đi đến đâu và vào tay ai. Gạo đâu chẳng thấy, chỉ thấy cái rét, cái đói của những ngày tết luôn kề cạnh bên mình. Còn nhớ trước tết ít hôm, người dân một số huyện của Nghệ An đã được nhà cầm quyền quan tâm sâu sắc khi trao cho hơn 51000 hộ dân những chiếc cờ máu và lịch để mừng tết. Nay lại được sở Văn Hóa – thể thao tổ chức lễ tri ân bà mẹ bác Hồ bằng cặp bánh chưng khủng này. Dù là tỉnh thành nghèo nhưng Nghệ An quả thật là tỉnh thành chịu chơi và thích chơi nổi.

Theo như báo chí nhà sản nói, toàn bộ kinh phí thực hiện hoạt động dâng bánh chưng tri ân bà mẹ bác Hồ là do sự đóng góp của các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh. Ấy là nói thôi chứ người dân có biết doanh nghiệp nào đóng góp, họ góp bao nhiêu và việc chi thu như thế nào. Cũng có thể Nghệ An đã dùng ngân sách để tổ chức hoạt động này rồi nói rằng công ty này nọ yêu quí bà mẹ bác Hồ nên muốn tổ lòng tri ân. Một giả thiết khác là cặp bánh chưng này được nấu bằng gạo cứu đói mới xin từ Bộ LĐTB và XH trong dịp cuối năm.

Bà Hoàng Thị Loan là người có công dưỡng dục Hồ Chí Minh nên đám con cái của cha già cũng không để bà thiệt thòi khi “dành trọn” ngọn núi Động Tranh (Nam Giang, Nam Đàn-Nghệ An) để xây lăng mộ cho bà. Để đưa được cặp bánh chưng khủng này lên núi dâng cho bà mẹ bác Hồ cần tới 30 tráng sĩ khệ nệ bưng vác hơn 30 phút. Sau những giây phút mệt nhọc vất vả, con cháu của bà đã dâng hương, hoa, cúng vái xong thì ban tổ chức đã cắt nát cặp bánh ra thành hàng trăm mảnh để biến thành trò phát lộc thần thánh. Buổi dâng bánh chưng cho bà mẹ bác Hồ đã kết thúc như thế. Hoạt động này được ngành du lịch và quan chức Nghệ An hy vọng sẽ trở thành du lịch tâm linh. (Cộng sản vô thần mà sao cứ thích tâm linh nhỉ. Hồ Chí Minh thì bỗng dưng được phong làm Phật Hồ, có lẽ sắp tới chắc bà Hoàng Thị Loan sẽ được phong là Phật Mẫu Hồ).

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Dang-banh-chung-7-ta-3-1486018117688


chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Dang-banh-chung-7-ta-2-1486018117683

Việt Nam quả là một đất nước với những điều lạ lùng trong trí tưởng tượng của nhiều người. Lễ hội văn hóa mùa Xuân trở thành nơi để phô diễn bạo lực, nơi để trổ tài cướp bóc, gian manh, chặt chém người tham dự... Những tỉnh thành nghèo khó đến độ phải đi xin gạo cứu đói thì lại là những tỉnh thành nổi tiếng với những kỷ lục của tượng đài nghìn tỷ, của những cặp bánh tét, bánh chưng hàng trăm kg. Sự lãng phí kinh khủng khi tổ chức những lễ hội văn hóa mà chẳng hề có văn hóa. Chế độ cộng sản một mặt thì cấm cản, tuyên truyền người dân không được lãng phí, không được mê tín dị đoan. Nhưng mặt khác thì âm thầm ủng hộ những lễ dâng cúng tốn kém vô bổ và cố tình “thất thủ” tại các lễ hội để đổ lỗi cho ý thức của người tham dự nhằm duy trì sự mê muội của dân chúng. Phải nói cộng sản Việt Nam ngày nay đã phần nào thành công trong việc kiểm soát tâm linh của người dân.

Chim Biển
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitimeTue Jun 12, 2018 1:18 pm

chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt 223844-Cung-Chua-600 

Văn Hóa... Nhang Khói
Tạp Ghi Huy Phương


Tôi ra tù năm 1982. Bảy năm qua các trại cải tạo, tôi hiểu được những người Cộng sản nhiều hơn ngày trước. Sau khi ra tù, về lại Sài Gòn, tôi lại hiểu được những người Cộng sản hơn những ngày còn trong nhà tù. Cán bộ coi tù dù có chức phận đi nữa thì số phận cũng không hơn gì thằng tù, cũng thâm sơn cùng cốc, cũng bữa sắn bữa ngô, thằng tù phải lên rừng xuống rẫy giữa mùa Đông giá rét, hay trời Hè nóng nực, thì thằng cai tù cũng phải vác súng đi theo.

Gia tài cai tù thì áo quần mỗi năm cũng chỉ hai bộ, đôi dép râu vừa mang trong chân vừa để chà lưng lúc tắm, cũng có thể để gối đầu lúc ngủ, thêm một cái bàn chải đánh răng, một cái chén ăn cơm với đôi đũa mang theo. Sang hơn thì có cái ca nhôm uống nước, nhưng không thì cơm rồi, rót nước vào chén cũng xong.

Cán bộ cấp cao còn có cái “xắc cốt” đeo kè kè bên mình.

Năm 2002, tỉnh Quảng Trị lắp đặt hệ thống thoát nước tại cổ thành Quảng Trị đã phát hiện ra một chiếc hầm chữ A, trong hầm còn nguyên năm bộ hài cốt của lính miền Bắc trong tư thế đang ngồi, trong đó có bộ hài cốt của một sĩ quan, Thượng Úy Lê Binh Chủng, chỉ huy phó chính trị của một tiểu đoàn. Duy nhất bên bộ hài cốt này có chiếc “xắc cốt” da Liên Xô. Trong “xắc cốt” người ta tìm thấy: Một quyển nhật ký một nửa ghi chép công việc, một nửa viết cho cho gia đình, một quyển điều lệ đảng, một quyển 10 điều chính sách của mặt trận GPMN, một chiếc lược làm bằng nhôm, và một cái bút máy Trường Sơn có khắc dòng chữ tặng. Trong cuốn nhật ký còn kẹp những lá thư của người vợ từ quê nhà miền Bắc gửi cho chồng.
Gia tài của một binh sĩ hay một sĩ quan chỉ có ngần ấy.

Lúc không có gì trong tay, đến cả một đồng bạc lẻ, người ta dễ nói chuyện lý tưởng hay hy sinh. Năm người lính Bắc Việt trong chiếc hầm này không chết vì súng đạn mà vì chết đói và hầm bị gạch đá lấp kín, vì lý tưởng “chết là chết cho Liên Xô-Trung Quốc!” Năm 1982, tức là năm năm sau khi “giải phóng,” cán bộ Cộng Sản vào Nam không còn nghèo nữa, họ có thể vơ vét một ít chiến lợi phẩm là “tàn dư” hay “phồn vinh giả tạo” của miền Nam đem về Bắc đắp đổi, hay được ở lại miền Nam là “chuột sa” vào “hũ nếp” Mỹ Ngụy.

Nhà tôi ở Quận 10, Sài Gòn, gần đường Minh Mạng, là nơi chuyên bán đồ mộc. Tôi không chú ý đến chuyện cán bộ miền Bắc mua sắm, bàn ghế, tủ, giường… vì bây giờ họ có nhà cửa, cơ ngơi, sắm đồ đạc là chuyện thường tình. Điều tôi chú ý là cán bộ (giờ đó hầu hết còn mặc đồ bộ đội) đã chở trên xe gắn máy hay những chiếc xích lô những chiếc tran thờ còn mới mua từ những tiệm mộc đem về nhà.

Đó là những tran thờ Thần Tài, Ông Địa, dấu hiệu của chuyện bảo vệ tư hữu, tức là của cải mình có từ vợ con, nhà cửa, tiền của đến chức vụ, quyền lực.

Khi con người chỉ có một cái chén và một đôi đũa, ăn xong, tự rửa lấy và đeo bên mình thì không hề sợ mất và cũng chẳng nhờ con người hay ông Thần, ông Thánh nào giữ giùm.

Bây giờ cướp được chính quyền rồi thì cán bộ có chức phận, có nhà cửa, có tiền bạc. Thực tế là phải nuôi con chó giữ nhà để đêm hôm canh chừng trộm đạo, chức sắc lớn thì có nhân viên bảo vệ, nhà cửa thời đại này chắc chắn phải gắn máy quay phim. Chưa đủ, phải nhờ thêm đến Thần Linh, tức là Ông Địa, ông Thần Tài để giữ của, giữ chức vụ, tức là giữ ghế cho bền. Bàn thờ Ông Địa, ông Thần Tài thì phải nhang khói suốt năm, khi điếu thuốc lá, khi nải chuối, đối với cấp trên cũng vậy phải nhớ “nhang khói” đừng quên. Cấp trên thì không cần chuối, cũng chẳng cần gà, cũng chẳng cần điếu thuốc 555 như thời bao cấp. Bây giờ cái mặt “bác Hồ” cũng chẳng còn giá trị gì nữa mà phải là chân dung quý vị tổng thống Mỹ.

Thói quen là văn hóa, văn hóa hối lộ đã tràn qua địa hạt tín ngưỡng hay mê tín, dân tình trong đó tất nhiên có cán bộ nhét tiền vào tay Phật, đầu rùa, bỏ tiền vào ngai vua, bỏ lên bài vị, tượng La Hán, Kim Cương bị “ép” cầm tiền lễ ở tay, bị nhét dưới râu, thậm chí nhét tiền vào thạch nhũ khi thăm động. Hối lộ để cầu xin may mắn, tiền của vào nhiều, thăng quan tiến chức, giữ yên ổn cho gia đình và bản thân mình.

Ngày xưa, nghe lời dụ dỗ của đảng, thanh niên miền Bắc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” trên đầu nón cối, dưới đất dép râu, không biết cầu xin, van vái ai, cuộc đời cũng chẳng biết đến nhang khói là gì. Ngày nay khi đã có chính quyền trong tay, với thế giặc phương Bắc, chỉ biết có một điều cư xử là cúi lạy. Khi người dân cúi lạy xin tha mạng trước bạo lực, thì chính phủ phải lấy đó làm nhục, vì chính phủ là đại diện của dân, chính phủ không che chở được cho dân, thì dân lạy vái cũng như chính phủ lạy vái.

Cả nước ngày này không có gì gọi là dũng khí, ngay cả báo chí Việt Nam cũng đã than thở đất nước đã đến hồi “mạt vận.” Thay vì ngẩng cao đầu, đứng thẳng lưng, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi xin xỏ Thần Thánh ban phát sự giàu có, vinh hiển, công danh sự nghiệp.

Ở miền Bắc Việt Nam rộ lên cái gọi là lễ hội văn hóa, tôn giáo, với cảnh chen chúc giẫm đạp nhau nơi đền chùa, dâng đội mâm cao cỗ đầy, sì sụp lạy lục, lâm râm khấn vái, đốt vàng mã cho thần thánh, để xin xỏ, năn nỉ xuýt xoa, rồi giành giật nhau, đánh nhau u đầu chẩy máu để lấy hay cướp lộc mang về.

Xin một cái ấn đền Trần, là được may mắn thăng quan tiến chức. Chính ông Nguyễn Thiện Nhân, khi còn làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã “đích thân” đóng ấn để phát cho du khách thì còn ra cái sĩ diện quốc gia gì nữa!
Ba triệu thanh niên miền Bắc với “cái chén ăn cơm và đôi đũa giắt lưng” đã nằm xuống cho ba triệu đảng viên Cộng sản hôm nay chỉ biết lạy lục kẻ thù và nhang khói Thần Thánh.
Trong bức di thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh chết tại cổ thành Quảng Trị, để lại, có viết cho vợ:
-“Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh!”

Theo tôi nghĩ, chỉ tiếc thương cho những cái chết trở thành vô nghĩa như của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Máu xương của hàng triệu người đó, không phải hy sinh để chúng ta có một đất nước như ngày hôm nay!

Huy Phương
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt   chuyen - Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lễ hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nick Vujicic đến Việt Nam: Người cảm động rơi lệ, kẻ ngậm ngùi xót tiền
» Chuyến công du của Trương Tấn Sang: Vẫn thế thôi!
» Nhạc và Thơ: Một Thời Để Yêu…
» Từ ’Thời của thánh thần’ đến ’Thời của âm binh
» Việt Nam: Văn hóa nhậu đạt ngưỡng đỉnh cao (RFA)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến