Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
luong nguyet bich Trung phải chuyen thuoc chất quan quang quốc hoang VNCH linh quynh sáng Nhung trong nhac Chung không Saigon Nguyen truyện ngắn ngam
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

  TRUYỆN Đôi Ba Người Việt

Go down 
Tác giảThông điệp
TrTTuan
Khách viếng thăm




 TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: TRUYỆN Đôi Ba Người Việt    TRUYỆN Đôi Ba Người Việt Icon_minitimeSat Feb 16, 2013 2:44 am


22-09-2012 |
TRUYỆN
Đôi Ba Người Việt

LÊ TẤT ĐIỀU



1.
Santee 21 tháng Tư, 96
James Keeran kính mến,

Nếu ông có đôi ba cảm tưởng không đẹp về người đàn ông Việt Nam, một vài thiên kiến xấu về quân đội miền Nam, ông cũng không nên áy náy. Lỗi không phải ở ông.

Phần tôi, đã có vài lần bị một ấn tượng sai lầm dính cứng vào đầu hàng tháng trời và một lần khác, suýt gây tai họa vì những thiên kiến.

Hồi đó, tôi làm việc cho Nha Cảnh Sát San Diego. Trong thời gian tập việc, tôi thường đi theo xe tuần tiễu của cò Bill, một ông cò rất chì. Một buổi sáng, chúng tôi được cử đi phụ giúp hai cán sự xã hội đến cứu một đứa trẻ bị người cha hành hạ, theo lời tố cáo của hàng xóm.

Người cha, một thanh niên cỡ trên 20 tuổi mở cửa cho chúng tôi, mặt lờ đờ, mắt nhìn vào khoảng không, rõ ràng vẫn còn đang say thuốc. Hỏi vợ con đâu, anh đáp cộc lốc "Tôi không biết" rồi ngồi vật xuống cái sofa, như chẳng thèm chú ý đến mọi chuyện xảy ra quanh mình.

Người mẹ, cũng đang "thăng", nhưng có vẻ tỉnh táo hơn, bồng đứa nhỏ trốn trong phòng tắm. Trên giường phòng ngủ còn một mớ quần áo đàn bà, tã lót bình sữa xếp gọn gàng. Chắc cô ta đang sửa soạn rời nhà thì chúng tôi ập tới.

Đứa bé gần hai tuổi, không bụ bẫm nhưng cũng không đến nỗi gầy còm một cách bất thường. Tay chân đứa bé, những phần không bị quần áo che, trên má bên trái và ở cổ nó có những vết cháy do đầu thuốc lá dụi vào. Dưới gan bàn chân cũng có vài ba vết như vậy. Đứa bé khóc từng chập, tiếng khóc khe khẽ , đều đều như một chuỗi những tiếng rên rỉ. Mắt nó nhắm nghiền, như ngủ, nhưng cái miệng nhỏ xíu hé mở rên rỉ, tưởng như suốt lúc ngủ cũng như lúc mơ, nó
đều cất tiếng rên rỉ, khóc than như thế.

Người y tá giải thích cho Bill và tôi: "Chuyện dụi đầu thuốc lá vào người đứa bé chắc xảy ra nhiều lần. Có những vết bỏng đã thành sẹo có vài vết mới tinh."

Câu nói của người y tá như luồng điện vụt khơi dậy trong lòng tôi một cơn giận dữ bất thường. Cò Bill, một tay chì nổi tiếng, người cả gan thò hai ngón tay vào miệng một tên bán ma túy, để chặn tên kia khỏi nuốt bằng cớ tội ác, bị nó cắn xém đứt ngón tay, mặt mũi vẫn tỉnh bơ, không biến sắc, lúc ấy, có vẻ cũng không khá hơn tôi. Lần đầu tiên, tôi thấy cái mặt thường luôn luôn tỉnh queo, trơ như đá của anh ta, thể hiện những đường nét của một cơn giận đang được kiềm chế.

Chuyện nếu chỉ xảy ra một lần, có thể đổ lỗi cho ma túy. Thằng cha mắc dịch này, trong cơn say thuốc, không còn biết trời trăng gì nữa, cứ dí điếu thuốc đang
cháy dở vào người con nó, không nghe, hoặc không hiểu ý nghĩa tiếng gào khóc của trẻ thơ. Nhưng lúc hắn tỉnh lại thì sao?

Một người cha bình thường, một người đàn ông bình thường sau cơn say, thấy sự thể như thế, sẽ ân hận, hối tiếc suốt đời. Sẽ không còn một nhu cầu, một sự
hấp dẫn, lôi cuốn nào đủ mạnh để đẩy anh ta chấp nhận tái phạm một tội ác như thế. Vậy mà hắn lại say sưa, lại đốt con! Thằng cha này đâu còn là người...

Nghĩ đến tình cảnh đứa bé, bình thường gặp chuyện sợ hãi, đau đớn nó kêu cứu và hoàn toàn trông cậy ở ông bố, bà mẹ. Bây giờ chính ông bố đang đốt nó, nó biết kêu ai... Cứ nghĩ đến nỗi tuyệt vọng, kinh hoàng của nó!...

Dù hầm trong bụng, dù không tin ở thằng cha này còn được mấy tí gọi là chất người, cò Bill và tôi vẫn đối đãi với anh ta theo đúng các thủ tục của một xã hội văn minh. Chúng tôi vẫn lễ phép yêu cầu "Sir" để tay ra sau lưng cho chúng tôi còng. Khi dẫn "Sir" ra xe, tôi vẫn cẩn thận ấn nhẹ đầu "Sir" xuống cho "Sir" chui vào xe an toàn, không dám để mặc cho "Sir" cụng đầu vào thành xe một phát cho bõ ghét.

2.
Hồi đó, tôi đã ở Mỹ gần mười năm. Tôi biết chỉ có một số nhỏ những cặp vợ chồng trẻ dính vào huyện hút sách, đa số thì sống cuộc đời lành mạnh, thương yêu con cái, như tất cả những cặp vợ chồng trẻ tốt đẹp khác trên khắp mặt địa cầu. Vả lại, ngay trong hàng ngũ những kẻ hút sách, thằng cha quái ác này cũng là một trường hợp hi hữu .

Biết thế mà hàng tháng trời sau đó, mỗi lần gặp một cặp vợ chồng trẻ có dấu hiệu ghiền ma túy, tôi vẫn cứ thấy nghi nghi...Thiện cảm, ác cảm đến với chúng ta sau những kinh nghiệm sống, sau những điều chúng ta được thấy, được nghe. Dù là một nhà báo chuyên nghiệp, nhưng điều ông được nghe về đàn ông Việt Nam chắc không nhiều, mà tôi sợ rằng phần lớn là những điều chẳng đẹp.

Phim ảnh, sách vở về cuộc chiến Việt Nam đa số chú tâm vào chuyện đánh đấm giữa Mỹ và Hà Nội, không thấy bóng dáng quân đội miền Nam đâu. Trong những phim truyện chiến tranh, như trong "Full metal Jacket" chẳng hạn, người chiến binh miền Nam xuất hiện là một tên ma cô, dẫn gái điếm cho lính Mỹ! Phim tài liệu thì mỗi năm một lần chiếu lại cảnh một tướng Cảnh sát miền Nam giết tù binh. Rồi lại còn cái tội ham ăn thịt chó, không biết Pet, piếc là gì...

Nếu ông có nhã ý muốn tìm hiểu từ những nguồn tài liệu có vẻ công bằng hơn, như những cuốn sách, cuốn phim được phổ thông ở Mỹ,do một tác giả sống ở miền Nam viết, thì cái ác cảm với đàn ông Việt sẽ chỉ có tăng. Cuốn sách, cuốn phim phổ thông của bà Lely Hayslip chẳng hạn trình ra trước thế giới một lũ đàn ông Việt Nam độc ác, cà chớn, ở cả hai phía, chỉ lo rình cơ hội hiếp chóc, lợi dụng thân xác một cô gái quê... và ngay cả trong một phim có giá trị nghệ thuật, do một đạo diễn trẻ có kiến thức người Việt thực hiện, suýt được giải Oscar, tình cảnh cũng chẳng khá gì hơn.

Trong phim "Mùi đu đủ xanh" ông sẽ gặp một người đàn ông chủ gia đình hết sức cà chớn, vô trách nhiệm. Hắn chỉ ăn chơi, đàn hát, sống nhờ sức lao động của bà vợ... rồi lại sinh ra cờ bạc, ăn cắp cả tiền dành dụm của vợ. Bên cạnh một người đàn bà Việt Nam thánh thiện là một đấng phu quân có nhân cách giống ngợm hơn người.

Những nhân vật đàn ông tồi tệ như thế làm cho "Mùi đu đủ xanh" hấp dẫn hơn, làm cho cuộc đời một cô gái điếm Việt Nam trong "Trời và Đất" bi tráng
hơn. Nó là những yếu tố sáng tạo tăng khán giả cho một tác phẩm. Nhưng nó lặng lẽ tạo ác cảm, ấn tượng xấu trong lòng khán giả không có cơ hội biết nhiều về người Việt, đất Việt.

Được cung cấp nhhững tài liệu, hình ảnh đàn ông Việt Nam như thế, dù có rộng lượng cỡ nào, ông cũng khó tránh được những ấn tượng không đẹp.

Thư này, tôi sẽ giới thiệu với ông một vài người tôi quen biết. Cuộc đời họ bình thường, nhàm chán lắm không đáng được là nhân vật trong một cuốn phim,
cuốn sách nào. Nhưng họ có thật. Và họ có những đức tính giống hệt hàng triệu người đàn ông Việt Nam bình thường khác.

3.
Người đầu tiên là ông Lưu, ông giáo sư dạy tôi thời Trung học.Ông Lưu hiện ở quận Cam. Tôi không biết ông đang làm nghề ngỗng gì. Nhưng biết chắc là ông vẫn bền bỉ đóng góp thì giờ, tiền bạc cho những sinh hoạt của cộng đồng Việt. Ông vẫn giống hệt người thanh niên trẻ, sinh viên văn khoa Lưu, của năm 1954.

Năm 1954, nước Việt bị chia đôi. Công sản chiếm nửa Bắc, người Quốc gia còn lại miền Nam. Gia đình tôi cùng một triệu đồng bào di cư vào Nam. (Nếu hôm đón tôi ở phi trường Peoria, tháng 7-1975, ông thấy tôi có vẻ là một tay di tản thành thạo, chuyên nghiệp và lấy làm lạ thì bây giờ, đọc đến đây, ông đã biết lý do: 21 năm trước đó, quân ta đã được tập dượt di cư một phất rồi).

Gia đình tôi và phần lớn đồng bào di cư, lúc đó, rất khốn đơn vì bỏ lại miền Bắc nhà cửa, cơ nghiệp tạo dựng một đời. Phần tôi, một học sinh đệ lục (lớp bảy bây giờ) thì hơi vất vả vì bỏ lại cho bác Hồ ba đôi dép còn rất tốt. Đôi duy nhất mang theo được ít ngày là đứt, rách teng beng, buộc dây, quấn giẻ lung tung cũng chỉ cứu được một tuần. Thế là chú nhỏ di cư bắt đầu cuộc đời đi đất, vừa đi vừa nghĩ đến mấy đôi dép bỏ lại ở thị xã Hà Đông mà tiếc hùi hụi.Bèn có kế hoạch tạo ngân quĩ để mua dép.

Hồi đó ở Việt Nam không có vụ trẻ con đi làm việc vặt để kiếm tiền, hoặc có mà tôi không biết. Tôi chỉ biết gây quĩ bằng cách giữ chặt ngân sách dành cho vụ di chuyển, chỉ chi ra một phần cho hãng xe buýt.

Trại định cư tôi ở nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Sài Gòn, lúc đó, còn là đồng ruộng, làng quê. Hàng ngày, tôi sẽ đi xe thổ mộ tới bến xe buýt, người lớn hai đồng, trẻ con một đồng. Xe buýt Chí Hòa Sài Gòn một đồng nữa. Từ bến xe buýt trung tâm Sài Gòn, đi bộ chừng một dậm là tới ngôi trường Tiểu học mà thầy trò bọn di cư được dành cho đúng ba giờ đồng hồ vào buổi trưa để dậy dỗ nhau. Lượt về, lại hai đồng nữa. Một ngày, tôi có bốn đồng cho vụ di chuyển, theo đúng kế hoạch mẹ tôi đã chuẩn chi.

Vụ vồ lại hai tì của mấy ông đánh xe ngựa thì dễ. Đoạn đường từ ngã ba ông Tạ xuống bến xe buýt không xa, tôi cuốc bộ dễ dàng, đủ hai lượt đi về. Xe buýt chuyến đi không tránh được, nhưng lượt về thỉnh thoảng tôi cũng liều cuốc bộ một chuyến để dành cho được thêm một tì.

Cuốc bộ lượt về, gặp ngày may mắn, có anh học lớp lớn, động lòng thương cảm thằng nhỏ di cư không có tiền đi xe buýt, gọi lại cho leo lên sau xe đạp để anh đèo đi một đoạn đường dài. Cũng có bữa xui tận mạng, gặp ông đàn anh cà chớn. Mới đèo mình được một lúc là ông ấy ngừng xe, đuổi xuống
lại còn mắng thêm mấy mắng: "Thằng này nom choắt choeo, mà nặng quá. Đạp mệt bỏ cha. Thôi, xuống mày!"

Ngoài ra, lại còn cái nạn bị bạn bè phản thùng. Sau giờ học, tụi bạn thường rủ tôi đi đá banh ở Vườn ông Thượng (sau này là sân Tao Đàn). Những đứa con nhà khá giả, có xe đạp, đua nhau hứa vung vít là sau đó sẽ đèo tôi về tận nhà. Tan cuộc, lũ cuội ấy trở mặt một cách rất trắng trợn, nhất là những đứa ở phe bị thua đậm. Có đứa thực thà rên rỉ rằng đá banh mệt quá, giờ phải đèo một thằng về ngã ba Ông Tạ thì chắc gẫy giò. Có đứa diễn tuồng con nhà gia giáo, nhìn đồng hồ rồi nhảy phốc lên xe đạp, ồn ào giải thích rằng: ham chơi về trễ thế này chắc ông già đánh nát đít, phải về trình diện càng sớm càng tốt.

Thoáng một cái là bọn lừa thầy phản bạn, ác ôn côn đồ ấy phú lỉnh hết, bỏ tôi trơ trọi giữa trận tiền. Lúc ấy nếu ra trạm xe buýt ngay thì tình cảnh cũng không đến nỗi tệ. Nhưng tôi khát nước gần chết , sau mấy giờ chạy nhảy hò hét. Thà cuốc bộ hơn chết khô! Cậu nhỏ bèn hào sảng tự đãi mình một ly chanh muối tổ chảng để lấy gân mà... cuốc. Nhiều hôm, mới về tới đâu chợ Ngã ba Ông Tạ, trời đất đã tối hù. Từ đó, đi tắt vài con đường làng nữa mới tới nhà. Băng ngang khu nghĩa địa lúc trời tối, chỉ nghe tiếng mấy cây tre kẽo kẹt, đã sợ muốn rúm ró cả người.

Sách vở không có, vụ đi học, về học đã mất cả nửa ngày, học hành như thế làm sao khá được. Các bạn tôi, dù không ở xa trường, không khốn đốn vì một kế hoạch gây quĩ mua dép, cũng chẳng khá hơn tôi bạo nhiêu. Trong hoàn cảnh di cư, các cậu ấy cũng phải đóng góp vào cuộc tái định cư của gia đình, cũng trôi nổi từ trại tạm cư này qua trại tạm cư khác. Trường học thì lúc ở trường tiểu học Trương Minh Ký, lúc rời qua trường tiểu học Lê Văn Duyệt. Năm học lại bị gián đoạn nhiều lần khi quân chính phủ đánh đấm quân Bình Xuyên . Rồi còn biết bao nhiêu lần thầy trò đi biểu tình khắp Sài Gòn Chợ lớn hô khẩu hiệu ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm, đả đảo kịch liệt cựu hoàng Bảo Đại v.v...Nếu không được giáo sư Lưu và các bạn ông cứu, chắc tôi không qua nổi bậc trung học đệ nhất cấp.

Mùa hè 1955 và 1956, sinh viên văn khoa Lưu và một nhóm sinh viên ở các phân khoa khác tổ chức lớp hè miển phí. Năm đầu ở trường Cầu Kho, nam sau trường Chợ Quán. Cuối khóa hè 1955, các anh ấy còn tổ chức một cuộc thi văn chương. (Hai cậu học trò đoạt giải nhì, giải ba, về sau thành những nhà văn, nhà báo nổi tiếng).

Giáo sư Lưu hồi đó, chắc chưa tới 20 tuổi. Những người dậy lớp hè, sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, không chừng còn ở tuổi choai choai (teenage). Vậy mà nhớ lại, tôi chỉ thấy những con người hết sức trưởng thành, chững chạc.

Là sinh viên di cư, chắc họ còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn là bọn nhóc chúng tôi. Ngay cả việc biểu tình, họ cũng lãnh những vụ nặng hơn tụi tôi nhiều. Chúng tôi xếp hàng dọc đường Công Lý phất cờ đón Thủ Tướng và các quốc khách hoặc đi vòng vòng quanh chợ Bình Tây hô khẩu hiệu thì chỉ mỏi cẳng và khát nước. Sinh viên thì biểu tình vây một khách sạn có viên chức Việt Cộng trong một ủy hội Quốc tế gì đó, có đập phá, có cảnh sát xô đẩy, một sinh viên bị thương mù cả hai mắt, về sau phải học nghề khâu giầy để sinh sống.

Những người trẻ ấy, họ cảm thấy có trách nhiệm lo lắng cho con em của các gia đình khác. Họ nhiệt thành tham dự vào những sinh hoạt liên quan đến số phận đất nước, đồng bào. Khó mà tưởng tượng rồi ra lại có kẻ biến thành gã đàn ông vô trách nhiệm, vô đạo đức như trong "Mùi đu đủ xanh."

4.
Xin kể một chút về ông Nguyễn, ông Phan.Ông Nguyễn rời Việt Nam du học từ trước 1950. Đậu hai bằng tiến sĩ, hiện là giáo sư trường đại học UCSD. Thành công ở Mỹ, sống xa quê nhà nhiều thập niên, nếu ông Nguyễn có cảm thấy ít gắn bó với Người Việt, đất Việt, thì cũng là chuyện bình thường.

Nhưng cuối thập niên 70, khi đọc xong bài hồi ký của những thuyền nhân bị hải tặc Thái giam giữ ở đảo Ko Kra để hành hạ, ông Nguyễn ràn rụa nước mắt. Ông trở thành Chủ tịch Ủy ban báo nguy giúp người vượt biển (Boat people SOS committee). Suốt hơn mười năm, cùng với ông Phan và một vài vị khác, ông Nguyễn dùng uy tín, sự quen biết, thì giờ, tiền bạc của mình vào việc cứu vớt thuyền nhân.

Nỗi khổ của người vượt biên, những nỗ lực, công trình của ông Nguyễn, ông Phan đưa tiếng kêu cứu của họ đến những tấm lòng nhân đạo khắp thế giới...nếu kể lại, cần hàng ngàn trangsách.Thư này, chỉ kể với ông một chuyện nhỏ. Vì một sáng kiến của tôi, nẩy sinh hoàn toàn vì thiện ý, mà Ông Nguyễn, ông Phan đã gặp những chuyện phiền lòng.

Hói ấy, ông Phan đang làm cai thợ ở một hãng đóng tàu thì bị một tai nạn. Với một ngón tay bị ống sất đập nát, ông Phan được cho ngồi chơi xơi tiền lương bất khiển dụng.Gọi điện thoại hỏi thăm, tôi gặp một ông Phan đang khoái trí. Ông ấy bảo rằng chắc trời xui đất khiến, từ nay ông có thể làm việc suốt ngày cho Ủy ban. Thế là ngày ngày, ông thợ ống nước bất khiển dụng của hãng đóng tàu, với bàn tay băng bó một cục, chăm chỉ đến văn phòng "Ủy ban báo
nguy" dùng bàn tay còn lại để viết văn thư, thảo kế hoạch, giữ đúng nhiệm vụ của một giám đốc điều hành.

Lương bất khiển dụng không phải là cái kho vô tận. Nó bị giảm dần cho tới lúc hết hẳn. Khi ông Phan sắp sửa trở thành người làm việc Chùa "toàn thời" tôi đề nghị ông phải nhận một khoản lương.

Đề nghị như thế, tôi đã nghĩ (và cho đến nay vẫn không nghĩ khác) là Ủy ban cần xử đẹp với ông Phan, và để giữ cho đồng bào vượt biển một người có tài lại hết sức, hết lòng với công việc.

Ông Phan không là triệu phú. Khi ông không có lợi tức thì gánh nặng dồn lên vai bà Phan. Giữ ông Phan làm việc không công, lòng thương người nơi ông chưa đủ, còn phải có sự kiên nhẫn, đại lượng và lòng thương người ở nhân vật vừa chịu thêm gánh nặng nữa chứ. Rồi sẽ có lúc dù lòng nhân ái không hề giảm, bà Phan không thể tiếp tục lao động vất vả một mình, sẽ phải xuống lệnh thâu hồi lại ông chủ gia đình. Và "Ủy ban báo nguy" sẽ mất ngay một thành viên xuất sắc.

Tôi muốn Ủy ban giữ được ông Phan một thời gian thật dài. Ngoài khả năng tố chức, điều hành, giao dịch hiếm có, ông còn là người làm việc hết lòng.
Tính tình nghiêm trang, cẩn trọng, sau mỗi lần thảo xong một kế hoạch, một văn thư quan trọng, ông đểu nhấc điện thoại nói cho tôi nghe mọi chi tiết rồi hỏi "ông thấy có điều gì cần nhắc nhở tôi không?" Chính nhờ những cú điện thoại như thế mà tôi biết ông làm việc cho Ủy ban bất kể ngày giờ. Sáng sớm thứ bảy, chiều chủ nhật, gần 11 giờ đêm ngày thứ hai,thứ ba... bất cứ lúc nào tôi cũng có thể nhận được cú điện thoại đòi "nhắc nhở." Tiền bạc nào thuê cho được một nhân viên say mê công việc đến như thế.

Tôi thuyết phục mãi ông Phan mới chịu nhận một khoản lương. Theo thị trường lương bổng lúc đó, lương ông Phan vừa cao bằng lương một thư ký. Không có "bê-nê-phít" gì hết. Tóm tắt, vừa đủ để bà Phan khỏi nuôi thêm một nhân viên cao cấp của ủy ban, và tháng tháng đỡ lo cấp tiền xăng nhớt cho nhân viên cao cấp này chạy việc.

Về sau, một nhóm người có chuyện bất bình với hai ông, họ đem chuyện ấy ra chỉ trích nặng lời. Rồi đến ông Nguyễn bị chê là kém tinh thần dân chủ, suốt hơn mười năm không chịu tổ chức bầu cử cho người ở ngoài ủy ban cũng có cơ hội làm Chủ tịch v. v...

Câu chuyện cứ leo thang dần đến mức tệ hại. Càng ngày hai ông càng bị đả kích bằng những ngôn từ thô lỗ, nặng nề.

Tôi là kẻ đầu tiên mất kiên nhẫn. Tôi đề nghị: xét ra, hai ông đã đóng góp quá đủ cho việc cứu giúp đồng bào, bây giờ có bỏ đi làm việc khác cũng không ai trách. Tội gì mà cứ ôm lấy gánh nặng để nhận lãnh những lời xúc phạm đến thế.

Các ông đồng ý. Sau ngày tuyên bố ngưng hoạt động cho Ủy ban, một vị, tôi không nhớ là ai, đã nói với tôi: "Tôi áy náy quá anh ạ. Mình bị vu oan, chửi rủa bậy bạ thì bực mình thật, nhưng xét cho cùng, cũng chẳng tai hại gì lắm. Đồng bào vượt biển mới đúng là bị vạ lây, thực sự thiệt thòi. Nếu mình cố gắng thêm một thời gian nữa, biết đâu chẳng giúp đỡ thêm được một số người. Cứ nghĩ... chỉ vì mình không chịu đựng nổi sự bực mình, tôi thật áy náy quá."

Câu nói khiến tôi giật mình, bàng hoàng, tự thấy mình nhỏ nhen, tầm thường. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần bực bội, nóng giận, tôi chỉ thấy một cái tôi bị xúc phạm, phồng to, trùm lấp tất cả, chẳng còn hở chỗ nào để mà nghĩ tới ai!

5.
Nói về sự sáng suốt của người đàn ông Việt Nam, tôi có thể giới thiệu với ông một người ông từng gặp vài lần. Ba tôi, cụ Lê Yên, đến Bloomington năm 1975 và vĩnh viễn ở lại đó. Thành ra, bây giờ, ông còn ở gần cụ hơn tôi. Cụ được an nghỉ trong nghĩa trang "Xanh mãi muôn đời" khu 17, kế cận khu II của cố phó Tổng thống Adlai E. Stevenson. Nơi đó cách tòa báo The Pantagraph chỉ vài ba dậm.

Năm 1954, cụ đang là một thương gia khá thành công ở thị xã Hà Đông miền Bắc. Xảy ra vụ chia đôi đất nước, Bác Đảng cho cán bộ đến dụ khị cụ ở lại, cụ lẳng lặng cho gia đình di cư. Năm 1975, bỏ lại SàiGòn một căn nhà yên ấm, những tài sản tạo dựng vất vả suốt hai mươi năm, cụ lại cho cả gia đình lên chiếc thuyền lênh đênh vượt biển.

Chấp nhận để con cái rớt từ căn nhà lầu đúc hai tầng xuống mấy manh chiếu trải trên nền đất trại tạm cư, chấp nhận cho cả gia đình leo lên một chiếc thuyền lao vào một cuộc vượt biển đầy bất trắc, cụ đã thấy trước cái tai họa mà chủ nghĩa Cộng sản sẽ đem đến cho gia đình cụ, cho đất nước, cho loài người.
Không được học hành bao nhiêu, sách báo chỉ đọc đại khái, vậy mà cụ lại có một chọn lựa chính trị thật sáng suốt. Ít nhất là sáng suốt hơn ông cụ Jean Paul Sartre, triết gia, học giả lừng danh của Pháp, người đã từng không thèm nhận giải Nobel văn chương.

James Keeran kính mến,

Hôm trước nói với ông về Võ Phiến, Phạm Duy, Nguyên Sa, tôi quả tình có muốn khoe khoang đôi chút về những tinh hoa của dân Việt. Thư này, chỉ kể toàn chuyện của một vài người đàn ông Việt bình thường.

Tôi không nói đàn ông Việt nào cũng uyên bác như giáo sư Lưu, thành công lớn như ông Nguyễn hay có tài tổ chức như ông Phan. Tôi chỉ khẳng định rằng lòng thương xót đồng bào, tinh thần trách nhiệm của đa số đã không khác gì các ông ấy.

Bởi vì, trong khi ông Nguyễn nỗ lực thuyết phục. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp tục cứu vớt thuyền nhân, trong khi ông Phan thảo những kế hoạch vận động Pháp, Mỹ, Úc... nhận thêm thuyền nhân thì nơi các hãng, xưởng ở khắp thế giới tự do có những người đàn ông Việt đang lao động mù mịt để có thể, ngoài việc sinh sống, giúp đỡ thân nhân, bè bạn còn kẹt ở Việt Nam, vẫn dành riêng ra được một khoản đóng góp cho quỹ cứu người vượt biển.

Mùa hè năm 1955, tại trường Cầu Kho, sinh viên Lưu và bạn bè ông xúm xít lo cứu cấp đám học sinh di cư thiếu học; hai ba thập niên sau, trong chùa, trong
nhà thờ, trong những lớp học mượn tạm ở Santa Ana, San Diego tôi lại thấy những thanh niên, thiếu nữ giống hệt giáo sư Lưu và bằng hữu cặm cụi dạy trẻ em học, viết tiếng Việt, giữ gìn văn hóa Việt.

Còn về sự sáng suốt... Mấy chục năm nay, ở miền Nam cũng như miền Bắc, đã có hàng triệu cụ có chọn lựa chính trị giống hệt ba tôi: có cụ học cao, hiểu rộng, có cụ một chữ bẻ đôi không biết. Cụ theo đạo Chúa, cụ thờ ông Phật... Có cụ di cư được, có cụ kẹt lại. Hàng triệu ông cụ Việt Nam, từ đầu thập niên 1950 đã nhìn thấy những điều mà ông cụ Sartre mất công tìm hiểu, nghiên cứu cỡ bốn thập niên, lúc gần chết, mới thấy được.

6. Kể lể dông dài về những ông Lưu, ông Nguyễn, ông Phan vì tôi tin rằng, dù cố gắng truy tầm, ông cũng không gặp họ trong một cuốn sách, cuốn phim
nào, nhất là những sách phim thu hút đông đảo độc giả khán giả. Không có tác giả, nhà đạo diễn nào điên rồ đến độ chọn các ông ấy làm nhân vật chính.

Ngay cả lá thư này, với chín, mười trang quanh quẩn ở những việc, những người bình thường, chắc nó đã lọt vào hàng ngũ những lá thứ "boring" nhất thế giới mất rồi. Nhưng biết làm sao?

Muốn có một cái nhìn chính xác, những xét đoán công minh về một dân tộc thì phải gặp gỡ những nhân cách tiêu biểu cho hàng triệu nhân cách, những tấm lòng giống hệt như hàng triệu tấm lòng.

Gửi ông một lá thư dài dòng với những câu chuyện nhạt nhẽo, tôi không hề ám chỉ rằng tôi sợ ôngcó những thiên kiến sai lầm về người đàn ông Việt. Nếu những lá thư "gửi về Bloomington" chỉ để một mình ông đọc, thì đã không có lá thư này.

Ông không cần nó, đa số người Mỹ thì cũng thấy nó chẳng ích lợi gì cho ai. Nhưng tôi tin là một số người Mỹ, nhất là những người có thân nhân, bè bạn bỏ mình vì chiến đấu ở Việt Nam, sẽ tìm thấy trong nội dung lá thư một lời an ủi chân thành.

Trong hai mươi năm chiến tranh, người Cộng sản tấn công phe tự do bằng súng đạn và bằng cả bùn đất nữa. Để thủ thắng, họ vừa bắn phá vừa nỗ lực bôi trát bùn đen lên mặt mũi chúng ta. Nước Mỹ giúp miền Nam bảo vệ tự do thì hóa thành anh Đế quốc gian ác. Quân đội Mỹ, từ ngày lập quốc cho đến những trận
chiến mới mẻ ở vùng Vịnh Trung Đông sau này, đều chứng tỏ là một quân đội kỷ luật, dũng cảm, nhân bản... khi qua Việt Nam lại thành ra ác quỉ cả. Còn mặt mũi miền Nam Việt Nam thì ôi thôi! Bẩn thỉu hết chỗ nói: Chính quyền độc tài, tham nhũng, quân đội hèn nhát, bất nhân, chỉ là một lũ đánh thuê, tay sai đế quốc, còn dân chúng thì trụy lạc, phi đạo đức, anh giàu thẳng tay bóc lột anh nghèo v.v...

Biến cố 1975 đã chứng tỏ "bùn đen" là một võ khí cực kỳ lợi hại. Miền Nam xụp đổ, Cộng sản thắng rồi, hả hê, có động mối từ tâm mà ngưng ném bùn chăng?
Báo chí thế giới có khôn ngoan, tử tế hơn để tiến đến lau những vết bùn trên mặt người dân, người lính Việt Nam vừa ngã ngựa chăng?

Làm gì có chuyện đó! Miền Nam Việt Nam đâu có thể được hưởng một sự đối xử đẹp hơn thành phố Pompeii.
Sinh linh cả thành phố Pompeii bị dìm xuống đáy biển. Thủ phạm được chỉ đích danh: đúng là hành động của ông Trời. Ông Trời nín thinh, không chối, và cũng không sai đứa nào bào chữa cho mình. Nhưng người ta cứ nhất định bênh vực hành động của Trời, nhất định phải gắn cho nó một chính nghĩa sáng ngời.

Và Pompeii trở thành một thánh phố cực kỳ sa đọa, đồi trụy, một thành phố bị nguyền rủa, đáng bị tiêu diệt. Đàn bà, con trẻ chưa kịp sa đọa cũng đáng chết luôn.
Trong vụ Pompeii, chỉ một hành động của Trời cần khoác tí áo chính nghĩa. Miền Nam sụp đổ, số người cần cái áo quý giá ấy đông đảo hơn nhiều.

Cộng sản không thể ngưng ném bùn vì đâu có thể thú nhận rằng: Chúng tôi thắng trận nhờ gian trá, nhờ bịp bợm giỏi chứ có chính nghĩa mẹ gì đâu. Bạn đồng minh cũng thảy ra vài cục bùn nho nhỏ làm mặt mũi miền Nam hóa ra hết thuốc chữa, hết cứu. Để cái vụ chàng bỏ cuộc đỡ chuế.
Và báo chí phim ảnh thiên tả thì tha hồ huênh hoang rằng vụ miền Nam sụp đổ chỉ là hậu quả tất nhiên của những tội lỗi, xấu xa mà họ đã kẻ vạch từ khuya.

Thành ra, trong khi thế giới, bạn cũng như thù, đi lại tung tăng khoe áo chính nghĩa thì miền Nam cũng phải gồng mình lãnh thêm bùn đất. Từ lính đến dân đều mặt mũi dơ dáy, nham nhở, từ Bến Hải đến Cà Mâu là một miền đất bị nguyền rủa, đáng bị bỏ rơi.
Thân nhân người lính Mỹ tử trận ở Việt Nam, đã đau vì mất người thân vì thấy người thân đã chiến đấu, hy sinh cho một bọn chẳng ra gì!

Thế nên tôi mới viết lá thư nhạt nhẽo này, mong tạo chút cơ duyên. Mong thân nhân người tử sĩ tình cờ đọc được và gặp gỡ vài, ba người Việt bình thường, có tinh thần trách nhiệm, có cái nhìn sáng suốt, có tâm hồn đẹp đẽ bình thường. Mong họ gặp những chân dung đích thực của một dân tộc.

1 tháng Năm, 96
Lê Tất Điều
Tạp chí Thế Kỷ 21 số 86, June 1996




Về Đầu Trang Go down
 
TRUYỆN Đôi Ba Người Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Sex Dưới Cái Nhìn Của Người Viết Nữ Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến