Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn ngam không VNCH hoang trong Saigon luong nguyet thuoc quan quynh truyện sáng bich chuyen Trung Nguyen nhac linh quốc Nhung Chung phải quang chất
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeWed Jan 23, 2013 12:25 pm

.
Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn

Thái Phục Nhĩ (Danlambao) dịch

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn No-face-danlambao


- Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật.

Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ...


***

Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Khoa Học Viện hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng:

Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa? Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ - rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực.

Mọi thứ sắp rớt xuống đáy cùng. Tinh thần chúng ta đã chết hết, còn thân xác chúng ta và cả con cái chúng ta nữa, cũng sắp bị ném vào lửa cháy rụi. Thế mà chúng ta vẫn bình chân như vại, cứ nhếch mép cười một cách tiểu nhân, và lưỡi không bị ngọng mà vẫn lúng búng trong miệng. Nhưng chúng ta biết làm gì mà ngăn nó cho được? Hay là chúng ta không đủ sức?

Chúng ta bị tước đoạt nhân tính một cách tàn bạo tới mức chỉ vì miếng cơm manh áo qua ngày thôi mà chúng ta sẵn sàng vứt bỏ mọi nguyên tắc và linh hồn của mình, mọi nỗ lực của tiền nhân và mọi cơ hội của hậu thế - miễn sao đừng đụng tới sự tồn tại mong manh của mình là được. Chúng ta không có khí phách, không có tự trọng, không có nhiệt tình. Vũ khí hạch tâm, thế chiến thứ ba chúng ta không sợ. Chúng ta đã nấp kĩ trong hang rồi. Chúng ta chỉ sợ làm người công dân có dũng khí. Chúng ta sợ lạc đàn, sợ đi một mình không có cơm ăn, không có khí đốt, không có hộ khẩu thành phố. [i]

Chúng ta bị nhồi sọ chính trị, bị người ta tiêm cho cái ý nghĩ phải an thân đã, rồi sau sẽ tốt đẹp hết. Chúng ta không thoát khỏi được hoàn cảnh và điều kiện xã hội của mình. Cuộc sống hàng ngày quyết định ý thức. Chúng ta thì có liên quan gì tới mấy việc đó? Và có thật là chúng ta không thay đổi được gì không?

Được chứ, được tất cả là đàng khác. Nhưng chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng.

Tất nhiên là có thể đầu phiếu để loại bọn chúng, nhưng mà đất nước này làm gì có tuyển cử. Ở phương Tây người ta có bãi công và biểu tình phản đối, còn chúng ta thì bị đàn áp thẳng tay, có những cảnh mới nghĩ tới đã thấy rùng mình: ai dám thình lình bỏ việc mà xuống đường? Song le, những con đường chết chóc mà dân tộc Nga đã mò mẫm trong đau khổ suốt thế kỉ qua không phải dành cho chúng ta, mà quả thật chúng ta không cần đi lại những con đường như vậy.

Bây giờ búa liềm đã làm xong việc, hạt giống gieo xuống đã nảy mầm, chúng ta có thể thấy là những kẻ còn trẻ tuổi mà cuồng vọng, cho là có thể dùng khủng bố, cách mạng đẫm máu và nội chiến để mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho đất nước chúng ta, chính họ là những kẻ lạc lối.

Thế đủ rồi, xin cảm ơn các vị giác ngộ cách mạng tiên phong! Bây giờ chúng ta mới biết phương pháp xú uế tất sinh kết quả xú uế. Hãy để cho tay của chúng tôi trong sạch.

Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng – chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá – thì đừng mong có chuyện gì xảy ra.

Bạo động len lỏi vào cuộc sống an bình, cái mặt nó toát ra vẻ ngạo mạn, y như đang khoác một ngọn cờ và hô to: “Bạo động đây. Tránh ra, nhường đường cho tao, không tao nghiến nát tụi bay.” Nhưng mà bạo động mau già. Rồi nó mất hết tự tín, và để giữ cho cái mặt ra vẻ khả kính nó rước thằng dối tra về làm đồng minh – vì không phải ngày nào nó cũng thò bàn tay thô bạo của nó ra được, mà thò ra được cũng bất tất chụp hết mọi người. Nó chỉ cần chúng ta ngoan ngoãn phục tùng dối trá và hàng ngày thực hành dối trá – đây chính là yếu huyệt của mọi sự trung thành.

Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay.

Làm vậy tức là mở một lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoang tưởng do chúng ta khoanh tay đứng nhìn mà ra. Cách đó vừa dễ làm nhất vừa tiêu diệt dối trá mau nhất. Vì rũ bỏ dối trá, tức là cắt đứt đường sống của nó. Dối trá giống như bệnh dịch, chỉ có thể sống bám vào một sinh vật.

Chúng ta không cần phải ám thị mình. Chúng ta chưa đủ già dặn để tiến vào các quảng trường mà gào lên sự thật hay biểu hiện tư tưởng của mình. Chưa tới lúc phải làm thế. Nguy hiểm nữa. Chỉ cần điều gì mình không nghĩ thì chúng ta từ chối đừng nói là được.

Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất ai cũng làm được, con đường đã chiếu cố sự hèn nhát thâm căn cố đế của chúng ta. Nó dễ hơn phương pháp công dân bất phục tùng của Gandhi xiển dương – dễ tới mức viết những lời này còn nguy hiểm hơn.

Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật.

Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ.

Vì thế, dù có dè dặt, mỗi chúng ta hãy lựa cho mình: hoặc là, cam tâm làm nô lệ cho hư ngụy – tất nhiên chúng ta nuôi dưỡng con cái mình trong tinh thần dối trá không phải vì đó là bản tính của chúng ta, mà chẳng qua là để kiếm ăn nuôi gia đình – hoặc là rũ sạch mọi sự dối trá làm một người lương thiện xứng đáng được con cái và người đồng thời kính trọng.

Và từ đó trở đi chúng ta sẽ:

• Bằng mọi cách không viết, kí, hay in một lời nào chúng ta cho là bóp méo sự thật;
• Không nói những lời như thế, dù là nói chuyện riêng hay nói trước đông người, tự ý mình hay theo ý người khác, dù làm công tác cỗ vũ, dạy học, giáo dục hay đóng trò trên sân khấu;
• Không mô tả, cổ vũ, hay truyền đi một ý tưởng nào chúng ta thấy rõ ràng là sai hay bóp méo sự thật, dù bằng hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc;
• Không trích lời người khác nói hoặc viết mà không đặt lời trích vào ngữ cảnh, để lấy lòng ai đó, hay để lót đường cho mình, hay để thành công trong công việc nếu mình không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng trích dẫn, hoặc nếu ý trích dẫn đó không phản ánh chân thực bản chất vấn đề;
• Không để cho mình bị ép phải dự những cuộc biểu dương hay hội họp nào trái với sở thích hay ý nguyện mình, không cầm hoặc giương lên những tiêu ngữ hay biểu ngữ nào mình không hoàn toàn chấp nhận;
• Không giơ tay biểu đồng tình cho một đề xuất mà ta không thành thật tán đồng, không bầu cho người mình cho không xứng đáng hay đáng ngờ về tài năng, dù bầu công khai hay bí mật;
• Không để cho mình bị lôi tới những cuộc họp mà mình đoán người ta sẽ bức mình thảo luận hoặc bóp méo một vấn đề;
• Lập tức bước ra khỏi những cuộc họp, hội nghị, thuyết trình, biểu diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói láo, rêu rao những rác rưởi ý thức hệ, hoặc những lời tuyên truyền lố bịch;
• Không đóng góp hoặc mua những báo chí bóp méo thông tin hoặc giấu giếm những sự thật hiển nhiên.

Tất nhiên là chúng ta chưa liệt kê hết mọi biến thái hư ngụy cần phải liệt kê. Nhưng người nào thanh luyện mình sẽ nhờ lương tâm trong sạch mà phân biệt được chân ngụy.

Những người chọn con đường này ban đầu cuộc sống sẽ rất thay đổi. Có người bị mất việc. Những người trẻ muốn sống chân thật, thì những việc như thế này sẽ làm cho đời thanh xuân của họ ra phức tạp, vì khóa học bắt buộc nào cũng nhét toàn dối trá, không thể không chọn lọc.

Nhưng không có lối đi nào dễ dãi hơn cho người muốn làm người lương thiện. Ngày nào chúng ta cũng có người phải đối diện ít nhất là một trong những tình huống trên, cho dù là trong những ngành khoa học kĩ thuật vô thưởng vô phạt dễ tìm được chỗ nương náu nhất. Hoặc là chân thật, hoặc là hư ngụy: một đường đi tới tự do tinh thần, một đường đi tới nô lệ tinh thần. Còn những kẻ không đủ dũng khí bảo vệ linh hồn mình– các người chớ vin vào mấy quan điểm ‘tiến bộ’ của mình mà kiêu ngạo, chớ huyênh hoang mình là hàn lâm học sĩ, là nghệ sĩ nhân dân, là yếu nhân có nhiều công trạng, hay là đại tướng – các người hãy tự nói với mình: Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi.

Lối phản kháng này tuy nhu nhược nhất trong mọi lối phản kháng cũng không phải là dễ. Tất nhiên là dễ hơn tự thiêu hay tuyệt thực: lửa sẽ không dìm thân anh, mắt anh không bị nung cho nổ ra, và gia đình anh sẽ không lúc nào thiếu cơm ăn nước uống.

Một dân tộc vĩ đại ở châu Âu, dân Tiệp Khắc, họ bị chúng ta phản bội và lừa dối, chẳng là họ đã cho chúng ta thấy nếu trong lồng ngực có một trái tim cao thượng thì tấm ngực mỏng manh kia có thể đứng lên chống lại xe thiết giáp đấy sao? [ii]

Anh bảo làm thế không dễ? Nhưng trong mọi cách thì cách đó là dễ nhất. Cách đó có thể nguy tới tánh mạng, nhưng muốn cứu linh hồn thì không còn cách nào khác. Phải, con đường đó không phải là con đường dễ đi. Nhưng mà có nhiều người, rất nhiều nữa là khác, năm này qua năm nọ đã theo đuổi lí tưởng ấy, chỉ vì họ lấy chân thật làm lẽ sống.

Cho nên anh không phải là người đầu tiên chọn đi đường này, anh chỉ gia nhập dòng người đã dấn thân vào đó. Nếu chúng ta nâng đỡ nhau và sát cánh nhau thì con đường này sẽ dễ đi và ngắn bớt lại. Nếu chúng ta đông tới hàng ngàn người thì bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta. Nếu chúng ta lên tới hàng vạn người thì đất nước này sẽ khoác bộ mặt mới đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Nếu chúng ta khiếp nhược quá, thì đừng trách người ta đàn áp mình mãi.

Chính chúng ta đang tự mình đàn áp mình đấy. Lúc đó thì hãy khom lưng xuống nữa, hãy rên xiết nữa, và đợi tới ngày những người anh em của chúng ta, các nhà sinh học, tìm ra cách đọc được tư tưởng của chúng ta, một thứ tư tưởng vô giá trị và tuyệt vọng.

Và nếu thậm chí đã chọn con đường yên thân mà chúng ta vẫn rơi vào chỗ cùng khốn, thì chúng ta đúng là đồ bỏ đi, không còn cách gì cứu vớt được. Lúc đó, chúng ta đáng dành cho những lời khinh bỉ này của Pushkin: "Đồ súc sinh thì làm gì có tự do. Muôn đời di sản của nó chỉ là ách nặng và roi vọt.”

Aleksandr Solzhenitsyn

Người dịch:
Thái Phục Nhĩ
danlambaovn.blogspot.com

***

Chú thích:

[i] Nguyên văn là hộ khẩu Moscow
[ii] Mùa xuân năm 1968 dân Tiệp Khắc đứng lên đòi tự do, muốn li khai khỏi Liên Bang Soviet. Nhà cầm quyền Liên Bang Soviet cho thiết giáp vào Prague nghiến nát người biểu tình.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP

Tiểu sử văn hào
Aleksandr Solzhenitsyn



không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Solzhenitsyn_time_1974

Thái Phục Nhĩ (Danlambao) biên soạn

Văn sĩ Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (1918 - 2008) được nhiều người coi là văn hào Nga lớn nhất thế kỉ 20. Sống, thành tài và thành danh trong Thời Đại Hắc Ám Mới – chủ nghĩa cộng sản, Solzhenitsyn viết những tác phẩm tả thật chế độ Liên Bang Soviet, và can đảm sống một cuộc đời của một chính nhân quân tử ông còn được nhiều người gọi là lương tâm của một thời đại.

Solzhenitsyn bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình trong khi phục vụ cho Hồng Quân trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ở trong đó, ông đã hoài nghi những giá trị luân lí của chế độ Stalin. Đệ Nhị Thế Chiến sắp chấp dứt, năm 1945, Solzhenitsyn bị bắt vì dám phê bình chính sách chiến tranh của Joseph Stalin. Ông bị khép vào tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Soviet, bị áp giải về Moscow và xử tám năm lao động khổ sai trong trại lao động cưỡng bức. Trong trại, ông ghi chép và lưu lại nhiều tài liệu làm đề tài cho những tác phẩm sau này. Năm 1950, ông bị đưa vào Trại Giam Đặc Biệt dành cho tù nhân chính trị. Tuy việc chính là thợ nề, thợ mỏ, ông cũng dành thì giờ ghi chép. Những ghi chép của ông ở trại đặc biệt này là tài liệu cho cuốn One Day in the Life of Ivan Denisovich sau này.

Năm 1953, mãn án, ông bị đưa đi Kazakhstan giam lỏng. Trong thời kì giam lỏng này, ông bị ung thư suýt chết, và bắt đầu suy tư sâu sắc hơn về giá trị của cuộc đời, của tự do. Từ đây, ông quyết định giã từ chủ nghĩa cộng sản của Marx.

Khrushchev lên thay Stalin cai trị Liên Bang Soviet, nới lỏng bàn tay sắt và cho văn sĩ tự do ngôn luận. Nhờ vậy mà Solzhenitsyn được tha bổng năm 1956. Về lại Nga, ông ban ngày dạy học, ban đêm bí mật viết lách. Khrushchev đang chủ trương bài Stalin, cho phép ông xuất bản bộ One Day in the Life of Ivan Denisovich, năm 62. Bộ đó mô tả nhiều tội ác của chế độ Stalin trong các trại tù lao động cưỡng bức, là tác phẩm văn học thời Soviet viết về chủ đề chính trị mà tác giả lại là người không theo cộng sản. Tất nhiên là phải kiểm duyệt gắt gao và cắt bỏ nhiều. Bộ đó còn được đưa vào trường dạy cho học sinh. Nhưng thời vàng son đó không lâu; Solzhenitsyn chỉ xuất bản được thêm vài ba tác phẩm ngắn nữa thì Khrushchev thoái vị, và ông cũng bị treo bút. Từ đó trở đi, viết lách đối với ông là một sự cả gan, vì sợ mật thám KGB. Trong diễn văn nhận giải Nobel Văn Chương, ông viết rằng từ sau khi được thả lỏng cho tới 1961, ông tin là mình sẽ không bao giờ xuất bản được một dòng nào nữa, viết rồi cũng không dám đưa cho bạn bè và người thân đọc, vì sợ người ta biết. Mặc dù sau này có bạn bè làm trong ngành xuất bản giúp đỡ, tác phẩm của ông cũng không qua khỏi con mắt dò xét của Hội Nhà Văn. One Day in the Life of Ivan Denisovich là một trong những tác phẩm ít ỏi của ông được xuất bản tại Liên Bang Soviet.

Sau khi chính quyền Liên Bang Soviet siết chặt lại chính sách văn nghệ, Solzhenitsyn gần như bị treo bút. Bị mật thám KGB theo dõi, ông vẫn cặm cụi làm việc để viết cho xong tác phẩm lớn nhất của ông The Gulag Archipelago. Mật thám KGB cuối cùng cũng biết ông đang lén lút cưu mang những tác phẩm phê phán chế độ. Bản thảo bị cướp; năm 1969 Solzhenitsyn bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn. Ông hoảng sợ và tuyệt vọng. Trong cơn tuyệt vọng ấy, ông ngộ ra sự tự do tâm thức mà không công an mật hay nhà tù nào có thể cướp đi được của một người muốn xiển dương chân lí. Dần dần ông giải phóng mình khỏi cái bẫy của những vinh dự dối trá dành cho những nhà văn được chính quyền công nhận. Mặc dù toàn bộ tài liệu và ghi chép của ông bị tịch thu, ông vẫn tìm cách bí mật chuyển bản thảo The Gulag Archipelago (viết 1958–67) cho một người bạn cất giữ. Bộ đó đợi tới sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Liên Bang Soviet, ông mới có dịp công bố và xuất bản. Thật là một lịch sử li kì của một áng văn bất hủ.

The Gulag Archipelago tả trại lao động cưỡng bức dưới chế độ cộng sản Soviet, chủ yếu dành cho tù binh chiến tranh và tù nhân chính trị. Solzhenitsyn dùng lời chứng của nhiều tù nhân và công trình khảo cứu của ông về hệ thống trại tù này, truy lại nguồn gốc của nó từ thời cách mạng Bolsheviks. Nhờ nó mà độc giả biết được Lenin mà nhiều người cộng sản tôn sùng chính là tác giả của các quy trình tra vấn, vận chuyển tù binh, cách xử sự trong trại tù, và các phương pháp giam lỏng liên quan tới hệ thống tù khét tiếng này. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của thế kỉ hai mươi, được dịch ra nhiều thứ tiếng, và đưa gulag vào thành một mục từ trong các từ điển của phương Tây.

Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn Chương, nhưng không sang Stockholm nhận thưởng được, vì ra đi tức là sẽ không còn ngày về lại quê hương. Năm 1974, khi đang lưu vong ở Tây Đức, người ta mới làm lễ trao giải riêng cho ông.

Ngày 12 tháng Hai 1974, Solzhenitsyn bị công an đột nhập vào nhà. KGB tìm thấy một phần bản thảo bộ The Gulag Archipelago. Ông bị tước quyền công dân Soviet và trục xuất sang Frankfurt, Tây Đức. Sau đó ông lưu vong ở nhiều nơi, Thụy Sĩ, Mĩ, cho tới khi chế độ Liên Bang Soviet sụp đổ, ông cùng vợ trở về Nga và phục hồi quyền công dân.

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Danh Ngôn Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSun Jan 27, 2013 1:06 am

Danh Ngôn Aleksandr Solzhenitsyn
.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 419556_385781554781931_1795042254_n
Solzhenitsyn ở trại giam Kazakhstan (1945-1953)


1. Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng.
Patriotism means unqualified and unwavering love for the nation, which implies not uncritical eagerness to serve, not support for unjust claims, but frank assessment of its vices and sins, and penitence for them

2. Con người đặt ra mục tiêu chinh phục thế giới, nhưng trong quá trình đó lại đánh mất linh hồn.
Man has set for himself the goal of conquering the world but in the processes loses his soul.

3. Anh không bao giờ nên hướng con người về hạnh phúc, bởi hạnh phúc cũng chỉ là sự sùng bái của thị trường. Anh nên hướng con người tới sự yêu thương lẫn nhau. Dã thú giày vò con mồi cũng có thể hạnh phúc, nhưng chỉ loài người có thể yêu thương lẫn nhau, và đây là thành tựu cao nhất con người có thể mơ ước đạt tới.
One should never direct people towards happiness, because happiness too is an idol of the market-place. One should direct them towards mutual affection. A beast gnawing at its prey can be happy too, but only human beings can feel affection for each other, and this is the highest achievement they can aspire to.

4. Sự nóng vội và hời hợt là căn bệnh tinh thần của thế kỷ hai mươi, và không ở nơi nào căn bệnh này lại thể hiện nhiều hơn ở báo chí.
Hastiness and superficiality are the psychic diseases of the twentieth century, and more than anywhere else this disease is reflected in the press.

5. Anh vẫn còn quyền lực với người khác chừng nào anh chưa lấy đi mọi thứ của họ. Nhưng khi anh cướp đi của một người tất cả, người đó không nằm trong vòng quyền lực của anh nữa.
You can have power over people as long as you don't take everything away from them. But when you've robbed a man of everything, he's no longer in you power.

6. Bạo lực chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc.
Violence can only be concealed by a lie, and the lie can only be maintained by violence. Any man who has once proclaimed violence as his method is inevitably forced to take the lie as his principle.

7. Giá mà có kẻ ác ở đâu đó âm thầm thủ ác, và chỉ cần phải tách chúng ra khỏi chúng ta để diệt trừ. Nhưng đường biên giới giữa cái thiện và cái ác chạy qua trái tim của mỗi con người. Và ai sẵn sàng phá hủy một phần trái tim của chính mình chứ?
If only there were evil people somewhere insidiously committing evil deeds, and it were necessary only to separate them from the rest of us and destroy them. But the line dividing good and evil cuts through the heart of every human being. And who is willing to destroy a piece of his own heart?

8. Đòi hỏi phát triển bản thân quan trọng hơn tới mức không thể so sánh được đối với nhu cần mở mang quyền lực bên ngoài.
The demands of internal growth are incomparably more important to us... than the need for any external expansion of our power.

9. Chiến tranh chỉ là ngụy biện cho sự chuyên chế trong nước.
A state of war only serves as an excuse for domestic tyranny.

10. Nếu ta cứ mãi mãi thận trọng, làm sao ta có thể vẫn là con người?
If one is forever cautious, can one remain a human being?

11. Công lý là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà là lương tâm của toàn bộ nhân loại. Những ai nhận thức rõ ràng giọng nói của lương tâm chính mình thường cũng nhận ra giọng nói của công lý.
Justice is conscience, not a personal conscience but the conscience of the whole of humanity. Those who clearly recognize the voice of their own conscience usually recognize also the voice of justice.

12. Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc.
Literature that is not the breath of contemporary society, that dares not transmit the pains and fears of that society, that does not warn in time against threatening moral and social dangers — such literature does not deserve the name of literature; it is only a façade. Such literature loses the confidence of its own people, and its published works are used as wastepaper instead of being read.

13. Không phải vì sự thật quá khó nhìn thấy mà chúng ta phạm lỗi... chúng ta phạm lỗi vì con đường dễ dàng và thoải mãi nhất với mình là tìm kiếm sự sáng suốt ở nơi phù hợp với cảm xúc của mình - đặc biệt là những cảm xúc ích kỷ.
It is not because the truth is too difficult to see that we make mistakes... we make mistakes because the easiest and most comfortable course for us is to seek insight where it accords with our emotions - especially selfish ones.

14. Thậm chí dù chúng ta không phải chịu sự tàn phá của chiến tranh, cuộc sống của chúng ta phải thay đổi nếu ta muốn cứu rỗi cuộc đời khỏi con đường tự hủy diệt.
Even if we are spared destruction by war, our lives will have to change if we want to save life from self-destruction.

15. Thổi bụi khỏi đồng hồ đi. Đồng hồ của các anh chậm rồi. Hãy mở những tấm rèm nặng nề các anh khư khư giữ - các anh thậm chí còn không nghi ngờ rằng bên ngoài trời đã bình minh.
Blow the dust off the clock. Your watches are behind the times. Throw open the heavy curtains which are so dear to you — you do not even suspect that the day has already dawned outside.

16. Không phải mức độ giàu có tạo nên hạnh phúc mà đó là sự gần gũi của trái tim với trái tim và cách chúng ta nhìn thế giới. Cả hai thái độ này đều nằm trong tầm tay ta... một người hạnh phúc chừng nào anh ta còn chọn để mình hạnh phúc, và không ai ngăn cản anh ta được.
It is not the level of prosperity that makes for happiness but the kinship of heart to heart and the way we look at the world. Both attitudes are within our power . . . a man is happy so long as he chooses to be happy, and no one can stop him.

17. Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia.
Literature becomes the living memory of a nation.

18. Người đang được ấm áp có hiểu nổi người phải chịu giá lạnh không?
Can a man who's warm understand one who's freezing?

19. Tài năng luôn nhận thức được sự dồi dào của nó và không phản đối chia sẻ.
Talent is always conscious of its own abundance, and does not object to sharing.

20. Chỉ giữ những gì bạn luôn mang theo bên mình: những ngôn ngữ đã biết, những vùng đất đã qua, những người đã quen biết. Hãy để ký ức làm hành trang của bạn.
Own only what you can always carry with you: know languages, know countries, know people. Let your memory be your travel bag.

21. Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vì vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý.
At no time has the world been without war. Not in seven or ten or twenty thousand years. Neither the wisest of leaders, nor the noblest of kings, nor yet the Church — none of them has been able to stop it. And don't succumb to the facile belief that wars will be stopped by hotheaded socialists. Or that rational and just wars can be sorted out from the rest. There will always be thousands of thousands to whom even such a war will be senseless and unjustified.

22. Không phải điều gì cũng có tên. Có những điều dẫn chúng ta vào vương quốc vượt ra khỏi ngôn từ.
Not everything has a name. Some things lead us into a realm beyond words.

23. Sự ghen tị với người khác nuốt chửng chúng ta nhiều nhất.
Our envy of others devours us most of all.

24. Thật đau khổ cho một quốc gia mà nền văn học cắt giảm vì sự cản trở của thế lực. Điều này không chỉ xâm phạm quyền tự do báo chí mà còn đóng kín trái tim của một dân tộc, cắt xén trí nhớ của nó.
Woe to that nation whose literature is cut short by the intrusion of force. This is not merely interference with freedom of the press but the sealing up of a nation's heart, the excision of its memory.
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) và Tác Phẩm “MỘT NGÀY”   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSun Nov 10, 2013 6:50 pm


Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) và Tác Phẩm “MỘT NGÀY”

Phạm Văn Tuấn


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 08


I- Cuộc đời của Đại Văn Hào Alexander Solzhenitsyn

Cha của Alexander Solzhenitsyn là ông Isai Solzhenitsyn vốn thuộc một gia đình Cossak trí thức. Ông Isai đã từng là một sinh viên theo ngành ngôn ngữ học nhưng vì các biến động chính trị, nên ông đã phục vụ trong ngành Pháo Binh tại mặt trận phía đông và đã được khen thưởng 3 lần ngoài mặt trận.

Vào năm 1917 là năm diễn ra Cuộc Cách Mạng Nga, ông Isai đã kết hôn với một phụ nữ cấp tiến, một người yêu thích nghệ thuật và văn chương. Khi chiến tranh chấm dứt, đôi vợ chồng này đã định cư tại Kislovodsk, một tỉnh nghỉ mát nhỏ trên miền đồi gần rặng núi Causasus thuộc phía tây nam của nước Nga. Trong một chuyến đi săn, một tai nạn súng nổ bất ngờ đã khiến ông Isai bị tử thương rồi 6 tháng sau đó, Alexander chào đời, đó là ngày 11 tháng 12 năm 1918.

Thời gian sau Cuộc Cách Mạng Cộng Sản 1917 là giai đoạn rất xáo trộn tại nước Nga. Đã diễn ra cuộc nội chiến đẫm máu giữa các người Nga trắng và các người Bolshevik, và quân đội vài nước Tây Phương còn đóng trên đất Nga. Trong hoàn cảnh chiến tranh này, bà mẹ của Alexander vì thuộc về giai cấp tiểu tư sản, nên phải sống cảnh rất cực khổ. Bà đành mang con nhỏ dọn về Rostov-on-Don, không xa Kislovodsk và ở phía nam, cách thủ đô Moscow 600 dậm. Bà mẹ Solzhenitsyn đã làm nghề thư ký đánh máy để mưu sinh nhưng đời sống rất khó khăn, hai mẹ con ở trong một túp lều tranh tồi tàn, thường bị thiếu ăn, thiếu sưởi ấm và có khi phải sống trong một chuồng ngựa. Hoàn cảnh nghèo khó này làm cho bà mẹ bị đau phổi và sau này qua đời vào năm 1944.

Alexander Solzhenitsyn phải giúp đỡ mẹ khi còn nhỏ tuổi, bằng các công việc như kiếm củi, phụ việc vặt trong nhà nhưng vào các thời giờ trống, Alexander thường say mê đọc sách, đọc truyện. Vào tuổi lên 9, Alexander đã là một học sinh xuất sắc về môn Toán nhưng cũng giỏi về Văn Chương. Vào giai đoạn này, tại nước Nga các người Cộng Sản bắt đầu thi hành chính sách tập trung ruộng đất thành các nông trường tập thể. Alexander đã chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh bi thương của các nông dân Nga, họ bị chính quyền địa phương gán cho thuộc loại kulak và đã bị hành hạ, với 10 triệu nông dân gồm cả kẻ giàu lẫn người nghèo đã bị thanh trừng, hàng ngàn công nhân bị bắn bỏ vì bị chính quyền tình nghi là phản động. Những sự kiện xẩy ra trước mắt đã làm cho Alexander suy nghĩ, rồi cố gắng tìm hiểu về bản chất và quyền lực của chế độ Stalin, cố công nghiên cứu các thảm cảnh mà nước Nga phải chịu đựng trong 50 năm kể từ thời Sa Hoàng.

Do nhận được học bổng, Alexander theo môn Toán học tại trường Đại Học Rostov. Trong thời gian này, ông cũng chú ý đến văn học, một môn học hấp dẫn trong các giờ tiêu khiển. Alexander đã ghi tên theo một khóa học văn chương hàm thụ của trường Đại Học Moscow và có vài người bạn cùng chơi cờ, đi dạo với nhau trong số này có Nikolai Vitkevich và người bạn gái Natalya Reshetovskaya, và Alexander đã kết hôn với cô này vào năm 1940, khi cả hai đều 21 tuổi.

Tất cả các ước vọng và dự tính tương lai của Solzhenitsyn đã sụp đổ khi quân đội Đức tấn công nước Nga vào tháng 6 năm 1941. Alexander bị gọi vào quân ngũ, phục vụ trong binh chủng Pháo Binh, đã lên tới cấp bậc Đại Úy vào tuổi 26, và đã được tặng thưởng huy chương Ngôi Sao Đỏ và huy chương Yêu Nước sau trận đánh Leningrad.

Cuộc sống gian khổ của người dân nước Nga và chiến tranh tàn khốc đã làm cho Alexander suy nghĩ. Ông thường trao đổi thư từ với một người bạn phục vụ trong một đạo quân đóng tại phía bắc, bàn thảo về ý nghĩa của chiến tranh, hậu quả và tương lai của nước Nga… Cả hai người trẻ này đã đi đến kết luận rằng căn nguyên của các đau khổ khiến cho người dân Nga phải chịu đựng trong 15 năm qua là do sự tôn sùng Stalin. Chính sách độc tài của Stalin đã bị nhiều nhân vật cộng sản Bolshevik chống đối và trong quân đội Liên Xô, Tướng Vlasov cùng một số binh lính khác đã đào ngũ, bỏ theo quân đội Đức.

Tại Liên Xô, thư từ thường xuyên bị kiểm duyệt. Cơ quan mật vụ NKVD cũng tổ chức bộ phận kiểm duyệt trong bưu điện quân đội. Sau khi mặt trận ác liệt tại Konigsberg chấm dứt, Đại Úy Alexander Solzhenitsyn được lệnh trở về bộ chỉ huy trung đoàn và bị thẩm vấn bởi viên chỉ huy trưởng và một chính ủy, bị ngưng chức vì có hành vi phản động rồi bị áp giải 600 dậm về phía đông và bị thẩm vấn trong nhà tù Lubyanka của thành phố Moscow. Một tòa án đặc biệt gồm 3 thẩm phán của cơ quan NKVD đã chiếu theo điều 58 của Hình Luật, kết tội Alexander Solzhenitsyn là phản động và từ nay, ông chính thức trở thành tù nhân, mặc áo tù có số 232 in đằng trước và đằng sau, đội mũ có in số tù 232 và phải làm lao động tại tòa nhà số 30 của khu xây dựng Lenin.

Năm 1946, Alexander Solzhenitsyn bị chuyển sang lao động tại một viện nghiên cứu bên ngoài thành phố Moscow và những kinh nghiệm tù tội này được tác giả trình bày trong tác phẩm Tầng Địa Ngục Thứ Nhất (The First Circle). Sau 4 năm lao tù này là thời kỳ 3 năm cải tạo tại tỉnh Karaganda thuộc vùng trung tâm Kazakhstan. Chính tại địa điểm phía tây nam của miền Siberia mà Alexander Solzhenitsyn xây dựng ý tưởng viết cuốn truyện Một Ngày trong Cuộc Đời của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich).

Cũng tại trại lao động thuộc miền Kazakhstan, Solzhenitsyn đã mắc bệnh ung thư dạ dày, một phần do tinh thần căng thẳng. Cuốn tiểu thuyết Khám Đường Ung Thư (Cancer Ward) là cuốn truyện bán tự thuật trong đó nhân vật Kastoglotov đã mắc bệnh ung thư và được giải phẫu không thành công, giống như trường hợp của tác giả. Alexander Solzhenitsyn đã phản ảnh các kinh nghiệm về chiến tranh và tù tội qua các tác phẩm, đã dùng trại tù và bệnh viện làm biểu tượng của xã hội, đã mô tả sự tương phản giữa các lý tưởng cách mạng so với các thực tế chính trị cay đắng và các nhân vật trong truyện đã bộc lộ được nhân cách trước các đau khổ và bạo quyền.

Vào tháng 3 năm 1953 là dịp Stalin qua đời, Alexander Solzhenitsyn được thả ra khỏi nhà tù và bị chỉ định cư trú tại Ekibastuz. Ông được phép trở lại đời sống dân sự, tiếp tục dạy môn Toán tại một trường trung học và chính vào thời gian này, ông đã cầm bút, phác thảo các tác phẩm như Tầng Địa Ngục Thứ Nhất (the First Circle), Gái yêu và kẻ vô tội (Love-Girl and the Innocent) cũng như một số bài thơ và truyện ngắn. Bệnh ung thư tái phát vào tháng 8 năm 1953 rồi vào năm sau, Solzhenitsyn được chữa trị tại bệnh viện Tashkent, thuộc nước cộng hòa Uzbekistan, cho tới mùa xuân năm 1955, được coi như bình phục.

Tháng 2 năm 1956 là thời điểm bắt đầu giai đoạn bài Stalin kéo dài trong 6 năm tại Liên Xô, sau Đại Hội Đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản. Vào giai đoạn này, bản án kết tội Solzhenitsyn được xét lại và ông được phép trở về vùng đất Nga thuộc châu Âu, cư ngụ trong tỉnh Ryazan, cách thủ đô Moscow 100 dậm về phía đông nam. Nhiều người không biết rõ về cuộc sống của ông tại nơi này, bởi vì Solzhenitsyn là một con người khắc khổ, ưa sống ẩn dật và kín đáo. Người ta kể lại rằng ông đã sống trong một căn gác trên nóc một nhà chứa xe mà ông đã tự mình xây dựng lấy, giống như tù nhân số 232 trong trại lao động cải tạo tại Kazakhstan. Cũng chính tại căn gác này, Solzhenitsyn đã viết xong các tác phẩm như Một Ngày trong Cuộc Đời của Ivan Denisovich, Căn nhà của Matryona (Matryona’s House), và Ngọn nến trong gió (A Candle in the Wind) cũng như vài tác phẩm khác.

Vào đầu thập niên 1960, chính sách bài Stalin đã khiến cho các kiềm chế trong đời sống văn hóa tại Liên Xô được nới lỏng, Alexander Solzhenitsyn liền gửi tác phẩm Một Ngày trong Đời Sống của Ivan Denisovich cho tạp chí văn chương hàng đầu của Liên Xô có tên là Thế Giới Mới (Novy Mir). Tạp chí này đã cho phổ biến tác phẩm kể trên với sự chấp thuận của Khrushchev và Solzhenitsyn nổi danh ngay sau đó. Hình ảnh của Ivan Denisovich với các kinh nghiệm sống của chính tác giả đã được mô tả bằng một ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp, và cuộc đời của một tù nhân lao động cải tạo đã phản ảnh lối sống dưới chế độ độc tài của Stalin, và tác phẩm Một Ngày đã gây cảm xúc trong nước Liên Xô cũng như tại các nước ngoài và khởi đầu cho một số nhà văn khác viết ra các kinh nghiệm tương tự về tù tội trong chế độ Stalin.

Giai đoạn mở trói về văn học tại Liên Xô không kéo dài được lâu. Sau khi Nikita Khruschev bị hạ bệ vào năm 1964, thì Alexander Solzhenitsyn bắt đầu gặp các chỉ trích, và các xách nhiễu của nhà cầm quyền Cộng Sản cũng gia tăng mỗi khi nhà văn phơi bày nhiều đường lối đàn áp của chính quyền. Sau lần xuất bản các truyện ngắn vào tháng 7 năm 1963, các tác phẩm của Alexander Solzhenitsyn đã bị các cơ quan xuất bản từ chối, chẳng hạn như các cuốn Căn Nhà của Matryona (Matryona’s House), Việc xẩy ra tại trạm Krechetovskaya (The Incident at Krechetovskaya Station) và cuốn Lý do chính đáng (For the Good of the Cause), và ông đành dùng cách phổ biến lén lút các sáng tác của mình trong nước và tại nước ngoài.

Vào tháng 4-1964, bài xã luận đăng trên tờ báo Sự Thật Pravda công bố rằng đảng Cộng Sản đã phản đối việc dành cho Solzhenitsyn phần thưởng Lenin. Cuối năm 1964, Solzhenitsyn viết xong tác phẩm Tầng Địa Ngục Thứ Nhất (the First Circle) nhưng rồi bản thảo và các giấy tờ riêng tư đã bị tịch thu do bọn Công An đột nhập vào nhà lục soát. Vì vậy, Alexander Solzhenitsyn đã viết thư cho Đại Hội lần thứ tư của các nhà văn Xô Viết, phản đối việc kiểm duyệt của chính quyền cộng sản và kêu gọi Hội Nhà Văn phải bảo vệ các người cầm bút trước các hành động đàn áp văn hóa.

Vào tháng 12 năm 1967, Alexander Solzhenitsyn lại viết thư phản kháng lên Hội Nhà Văn về các hành động xách nhiễu và phỉ báng đối với ông, trong khi Hội này coi Solzhenitsyn là người lãnh đạo của phong trào phản đối chính trị tại Liên Xô và cũng là của phong trào tuyên truyền bài Liên Xô tại các nước phương tây. Do viết ra các tác phẩm mang tính bôi xấu chế độ cộng sản, Alexander Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Hội Nhà Văn Liên Xô vào tháng 11 năm 1968. Cũng vào năm này, bà vợ Natalya đã xin ly dị nhà văn.

Các tiểu thuyết đặc sắc của Alexander Solzhenitsyn phổ biến dần dần tại các nước ngoài Liên Xô đã khiến cho ông nổi danh trên văn đàn quốc tế. Vào tháng 10 năm 1968, 2 cuốn truyện Khám Đường Ung Thư và Tầng Địa Ngục Thứ Nhất của Solzhenitsyn được xuất bản bằng tiếng Anh. Các tác phẩm của Solzhenitsyn đã gây nên tiếng vang tại phương tây đã khiến cho Rolf Hochhuth đã phải viết một bức thư phản kháng với Chủ Tịch Liên Xô là Nikolai Podgorny về tình trạng đối xử xách nhiễu Solzhenitsyn và cách cấm đoán các sáng tác của ông. Bức thư này có chữ ký của các nhà văn danh tiếng như Heinrich Boell, Arthur Miller, Martin Niemoeller và Giangiacomo Feltrinelli.

Vào ngày 9 tháng 10 năm 1970, Alexander Solzhenitsyn được báo tin rằng ông sẽ được trao Giải Thưởng Nobel về Văn Học vì sức mạnh đạo đức mà nhà văn đã theo đuổi trong các truyền thống tuyệt đối cần thiết của nền Văn Chương Nga (For the ethical force with which he has pursued in the indispensable traditions of Russian literature – from the Nobel Prize Citation for Alexander Solzhenitsyn, October 8, 1970). Nhưng Alexander Solzhenitsyn đã từ chối không đi Stockholm nhận giải, bởi vì ông e sợ chính quyền Liên Xô không cho phép ông trở về quê hương. Trước giải thưởng Văn Học cao quý này, báo chí Liên Xô đã tung ra một phong trào chống Solzhenitsyn, họ cho rằng ông đã mô tả sai về đời sống của người dân trong xã hội Xô Viết, đã đóng góp vào việc khuấy động và vào chương trình chống Liên Xô. Trái lại, việc trao giải Nobel đã được 37 nhân vật bất đồng chính kiến người Nga hoan nghênh vào ngày 11 tháng 10 năm 1970, dẫn đầu bởi 2 nhà văn Pyotr Yakir và Zinaida Grigorenko. Nhạc sĩ hồ cầm (cellist) danh tiếng là Mstislav Rostropovich cũng viết một bức thư cho các nhật báo lớn tại Liên Xô, ca ngợi việc Solzhenitsyn lãnh Giải Nobel và đồng ý với Solzhenitsyn việc phê phán chế độ kiểm duyệt. Kết quả là nhạc sĩ Rostropovich bị cấm đi trình diễn âm nhạc tại nước ngoài và bức thư của ông ta không được phổ biến.

Ngày 10 tháng 12 năm 1970, Hàn Lâm Viện Thụy Điển công bố trao tặng Giải Thưởng Văn Chương Nobel cho Alexander Solzhenitsyn trong tình trạng vắng mặt (in absentia) trong khi đó có tin loan truyền rằng Văn Hào Solzhenitsyn đã tham gia vào Ủy Ban Nhân Quyền (the Committee for Human Rights) được thành lập vào tháng 11 bởi các nhà vật lý danh tiếng Andrei Sakharov, Andrei Tverdokhlebov và Valery Chalidze.

Vào năm 1973, Alexander Solzhenitsyn lập gia đình với Natalya Svetlova nhưng ông không được chấp thuận tới sống với người vợ mới tại một căn hộ trên con đường Gorky của thành phố Moscow, đồng thời giấy phép cư ngụ tại ngoại ô, bên ngoài thủ đô, cũng hết hạn, tất cả đã khiến cho Solzhenitsyn trở nên một tên vô gia cư. Vào tháng 8 năm đó, Solzhenitsyn đã viết một bức thư công khai, gửi ông Bộ Trưởng Nội Vụ đòi hỏi quyền được cư ngụ tại nơi mà ông đã chọn. Ông còn nói thêm rằng việc canh chừng của Công An và các loại áp lực khác đã làm ông không chịu nổi. Cũng trong hoàn cảnh này, Văn Hào Solzhenitsyn đã không những chỉ trích chế độ độc đoán Xô Viết mà cả sự tàn sát hàng ngàn người dân vô tội của quân đội Cộng Sản Việt Nam tại Huế vào năm 1968. Ông không ngừng nhắc nhở các nước phương tây rằng họ phải chú tâm tới các tội ác của chính quyền Xô Viết, tới phạm vi nhân quyền tại Liên Xô và tương lai của Nhân Loại hơn là các vụ rối loạn kém quan trọng như chính sách kỳ thị chủng tộc Apartheid tại Nam Phi hay việc nước Pháp thử nghiệm vũ khí nguyên tử trong vùng biển Thái Bình Dương. Ông cũng đề nghị với Ủy Ban Nobel để Tiến Sĩ Andrei Sakharov lãnh Giải Thưởng Nobel về Hòa Bình.

Mặc dù các kiểm soát và theo dõi của công an Liên Xô, vài tác phẩm của Alexander Solzhenitsyn vẫn tiếp tục được đưa ra khỏi nước Nga và in ấn tại nước ngoài. Năm 1971 xuất hiện cuốn Tháng Tám-1914 (August-1914), một tiểu thuyết lịch sử của Solzhenitsyn nói về trận chiến Tannenburg và chiến thắng áp đảo của quân đội Đức vào thời gian đầu của Thế Chiến Thứ Nhất. Cuốn tiểu thuyết này đã trình bày sự yếu kém của chế độ Sa Hoàng, dẫn tới sự sụp đổ của giòng họ Romanov trước cuộc Cách Mạng năm 1917. Sau đó vào tháng 12 năm 1973, phần đầu của tác phẩm dài Quần Đảo Ngục Tù (the Gulag Archipelago) đã được xuất bản và phổ biến tại thành phố Paris, nước Pháp, dù cho một bản sao tác phẩm đã bị cơ quan mật vụ KGB tịch thu. Qua tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù 1918-56, Văn Hào Solzhenitsyn muốn trình bày cho người đọc biết rõ toàn bộ chế độ ngục tù và lao động cải tạo tại Liên Xô kể từ khi các người Cộng Sản Bolshevik giành được chính quyền năm 1917 tới khi các đàn áp và khủng bố trở nên cực thịnh dưới thời cai trị của Joseph Stalin (1924-53). Nhiều phần trong tác phẩm này đã mô tả các cảnh bắt người, thẩm vấn, kết tội, chuyên chở và giam giữ tù nhân một cách rất tàn ác của nhà cầm quyền Xô Viết trong 4 thập niên, đồng thời tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù còn chứa đựng bên trong các lời trăn trối, các di chúc của nhiều tù nhân mà thế giới bên ngoài không hề hay biết.

Tới mùa đông năm 1973, báo chí Xô Viết và đảng Cộng Sản Liên Xô bắt đầu chỉ trích Văn Hào Solzhenitsyn, họ gọi ông là một tên phản bội đối với Xã Hội Chủ Nghĩa đã nuôi dưỡng ông. Solzhenitsyn đã phản công lại bằng nhiều lời biện hộ, nhưng các tài liệu này không bao giờ được phổ biến tại Liên Xô, mà tại các nước phương tây. Ông chấp nhận hậu quả của những gì ông đã viết ra và nói rằng ông chỉ làm nhiệm vụ đối với những người đã chết trong các thảm cảnh đàn áp của thời Lenin-Stalin. Alexander Solzhenitsyn bị bắt giam vào ngày 12-3-1974 và bị kết tội phản động theo điều luật số 58 của Hình Luật nhưng vào 1 giờ trưa ngày 13-3, Văn Hào Solzhenitsyn được thông báo rằng theo nghị quyết đặc biệt của Xô Viết Tối Cao, ông bị tước quyền công dân và bị trục xuất. Alexander Solzhenitsyn bị đưa lên một máy bay Liên Xô bay qua Frankfurt, Tây Đức. Đầu tiên ông cư ngụ tại tư gia của nhà văn người Đức Heinrich Boell, sau đó qua Na Uy, trở lại Tây Đức và cuối cùng định cư tại Thụy Sĩ. Vợ và các con của ông đã theo sang Thụy Sĩ một thời gian sau.

Alexander Solzhenitsyn đã nhận lại phần thưởng Nobel, sống ẩn dật và làm việc. Các công trình khảo cứu về lịch sử đã khiến Văn Hào phải qua nhiều nước phương tây gồm các quốc gia Pháp, Anh, Canada, Hoa Kỳ… Solzhenitsyn không tiếp xúc với các nhà báo, ngoại trừ lần phỏng vấn của ký giả Walter Cronkite thuộc hệ thống truyền hình CBS. Năm 1975, Văn Hào cho phổ biến một tiểu thuyết tài liệu (a documentary novel) có tên là Lenin ở Zurich (Lenin in Zurich) rồi sau đó là các tập II và tập III của bộ tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù. Văn Hào Solzhenitsyn cũng mô tả đời sống văn học tại Liên Xô qua tác phẩm Cây Sồi và Con Bê (The Oak and the Calf, 1975).

Năm 1976, Alexander Solzhenitsyn qua Hoa Kỳ định cư. Ông sống âm thầm tại thị trấn Cavendish, thuộc tiểu bang Vermont. Các sáng tác trong thời gian này của ông gồm cuốn Nguy Hiểm Tử Vong (The Mortal Danger, 1980) và một loạt tác phẩm nối tiếp cuốn Tháng Tám-1914, đó là: Bánh Xe Đỏ (The Red Wheel), Tháng Mười-1916 (October 1916), Tháng Ba-1917 và Tháng Tư-1917.

Vào cuối thập niên 1980, chính sách Cởi Mở (Glasnost) của ông Gorbachev đã cho phép các tác phẩm của Alexander Solzhenitsyn được xuất hiện tại Liên Xô. Năm 1989, tạp chí văn học Xô Viết Thế Giới Mới (Novy Mir) lần đầu tiên chính thức chấp thuận cho in vài phần trích dẫn của bộ tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù, rồi sau đó, Văn Hào Solzhenitsyn được phục hồi quyền công dân vào năm 1990. Alexander Solzhenitsyn trở lại nước Nga sinh sống vào năm 1994. 


II- Tác phẩm Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich

Tác phẩm này thực ra là một tiểu thuyết ngắn (novella), kể lại Một Ngày kéo dài từ 5 giờ sáng tới 10 giờ đêm tại một trại lao động cải tạo nằm trong vùng Siberia. Nhân vật chính trong truyện có tên là Ivan Denisovich Shukhov, tù nhân mang số S-854, gốc là thợ mộc, bị kết án 10 năm vì tội phản động và đã trải qua 8 năm trong nhiều loại nhà tù cộng sản.

Khi tiếng kẻng gõ vào thanh sắt đánh thức các tù nhân phải thức dậy, Ivan đã không ngồi dậy ngay như thường lệ. Do cảm thấy hơi bị nóng sốt, Ivan còn nán lại trên giường và tính mưu kế, tìm cách làm sao xin được đi khám bệnh. Một anh quản giáo trước cảnh vi phạm này, đã giả vờ dẫn Ivan ra phòng nhốt vì tội chậm chễ nhưng thực ra, anh ta lại muốn bắt Ivan phải quét dọn trạm canh gác. Ivan đã làm xong việc một cách dối trá, nhận phần ăn sáng rất sơ sài rồi tới trạm y tế của trại tù, tại nơi này, một y tá đã đo thân nhiệt của Ivan rồi bắt phải đi lao động. Sau khi đã dấu nửa khúc bánh mì vào trong tấm nệm giường, Ivan theo đoàn tù cải tạo ra công trường. Tại nơi này, các tên tù cải tạo phải xây dựng một nhà máy điện và đây là nơi có canh gác rất nghiêm ngặt. Trong khi các tù nhân tạm tìm kiếm một nơi ấm trú ẩn thì nhóm băng đảng (gang) đại diện cho tù nhân, thương lượng về công tác phải làm trong ngày, bởi vì căn cứ vào các chỉ tiêu và thành tích này mà phần ăn của tù nhân được ấn định. Ivan và các bạn tù phải xây gạch trên tầng 2 của nhà máy cho đến giờ nghỉ trưa. Vào bữa ăn trưa, Ivan lường gạt bọn nhà bếp được 2 tô cháo đặc, giành cho mình một tô, bọn đại diện tù một tô, lại còn mua được thuốc lá và lấy trộm được một thanh sắt để dùng về sau.

Sau buổi trưa, Ivan trở lại làm thợ hồ và vì quá mải mê làm việc nên đã khiến cho nhóm bạn tù phải chờ đợi và về trại giam trễ giờ. Sau cuộc đi bộ về trại giam, các tù nhân phải xếp hàng để các quản giáo khám xét. Ivan thấy rằng nếu thanh sắt mà anh ta đấu trong người bị khám phá thấy, anh ta sẽ bị trừng phạt thật nặng, có khi bỏ mạng. Nhưng nhờ may mắn, Ivan đã qua mặt được tên quản giáo.

Sau lần khám xét buổi tối, Ivan trở về chỗ ngủ và thảo luận về Thượng Đế và cách cầu nguyện với Alyosha, một tên tù cải tạo theo đạo Báp-Tít. Tới khi điểm danh và kiểm soát lần chót chấm dứt, Ivan chìm vào trong giấc ngủ và cảm thấy gần như hạnh phúc vì những may mắn và gian lận nhỏ nhặt trong ngày của một người tù cải tạo.

Bản thảo của tác phẩm Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich đã được hoàn thành năm 1958 nhưng Alexander Solzhenitsyn chưa cho phổ biến cho tới khi Tổng Bí Thư Nikita Khrushchev chủ trương hạ bệ Stalin với xác ướp của nhà độc tài đỏ bị đưa ra khỏi Lăng Lenin theo lệnh của Đảng Cộng Sản và chôn tại chân tường của Điện Cẩm Linh. Từ lúc này, cấp lãnh đạo mới của Liên Xô đã lên án các chính sách rất tàn ác của Stalin đối với các cựu đồng chí, đối với giới văn học và nhân dân. Về văn học, từ nay các bản thảo bị cất dấu trong ngăn kéo dần dần xuất hiện và các nhà thơ cấp tiến như Yevgeni Yevtushenko và Andrei Voznesensky đã giữ các chức vụ mới trong các hội nhà văn và các ban biên tập.

Khi thấy bầu không khí chính trị đã được cởi mở, Alexander Solzhenitsyn bèn gửi một bản thảo cuốn Một Ngày tới Alexander Tvardovsky, chủ nhiệm của tạp chí văn học có ảnh hưởng lớn tên là Thế Giới Mới (Novir Myr) và ông này đã qua mặt cơ quan kiểm duyệt, gửi bản thảo đến tay Thủ Tướng Khruschev. Ngay lập tức, ông Khrushchev nhận ra rằng cuốn Một Ngày có thể là một phương tiện trong các chính sách hạ bệ Stalin. 12 bản sao của cuốn truyện này được gửi cho các nhân viên thuộc Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Sau này, ông Khrushchev đã nói rằng chính quyết định cá nhân của ông chống lại lời phản đối của Bộ Chính Trị đã khiến cho tác phẩm Một Ngày được phép phổ biến và được phép in vào ngày 21-11-1962 trên tạp chí văn học Thế Giới Mới (Novy Mir) với 100,000 ấn bản.

Qua phần Thay cho Lời Mở Đầu (Instead of a Foreword) viết cho tác phẩm của Solzhenitsyn, Tvardovsky đã trình bày rằng đề tài Một Ngày được coi là bất thường trong nền văn học Liên Xô bởi vì tác phẩm đã mô tả hiện tượng không lành mạnh trong việc tôn sùng cá nhân Stalin và nay là lúc phải thảo luận về mọi hoàn cảnh thực tế của xã hội Xô Viết một cách đầy đủ, can đảm và trung thực… Tvardovsky cũng nói rằng mục đích của cuốn truyện Một Ngày và của người bảo trợ Nikita Khrushchev là nói lên sự thực với Đảng và Nhân Dân để tránh các sai lầm sẽ xẩy ra trong tương lai, bởi vì cuốn truyển đã kể lại các kinh nghiệm cá nhân, căn cứ vào các tài liệu thực tế, thích hợp với lý thuyết đạo đức của phong trào Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa (the aesthetic theory of Socialist Realism). Tvardovsky đã bất mãn trước việc tôn sùng Stalin và thành thực tin vào các chính sách giải phóng của Khrushchev, nhưng ông ta cũng tránh chỉ trích chế độ cộng sản Xô Viết mà chỉ tấn công những thái quá của đường lối Stalin.

Sau khi tác phẩm Một Ngày được phổ biến, Nikita Khrushchev liền bị áp lực từ các đảng viên bảo thủ, từ các nhân vật cộng sản theo Stalin khi trước và Văn Hào Solzhenitsyn không còn được yểm trợ nữa.

Tác phẩm Một Ngày đã mô tả cách tranh đấu để sống còn trong các hoàn cảnh bị đàn áp vô nhân đạo và làm cách nào một tù nhân cải tạo có thể sống nổi? Niềm tin tôn giáo lúc này có cần thiết không? Yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất để sống còn là gì? Người tù cải tạo đã gặp phải các giới hạn, các khó khăn ra sao? Cuộc sống không còn nhân cách làm cho con người trở thành vô giá trị và việc làm mất nhân phẩm cũng làm giảm đi ý chí và khả năng mong muốn sống còn. Như vậy các quy tắc về hành xử phải gồm những gì? Mỗi nhân vật trong tác phẩm Một Ngày đã hành xử một cách khác nhau để sống sót, từ Ceasar Markovich sống nhờ các gói quà tiếp tế, qua Alyosha, người theo đạo Báp Tít, tin tưởng ở kiếp sau, tới các nhân vật khác như Fetyukov, Tyurin, hay tù nhân cựu đại úy Buynovsky…

Một Ngày trong Đời của Ivan Denisovich là một cuốn truyện về một tù nhân, đề cập tới các nghịch cảnh trong nhà tù, trong các trại cải tạo lao động của Liên Xô và các thảm cảnh tương tự đã được mô tả qua nhiều tác phẩm như Kẻ Sống Sót (The Survivor) của Terrence des Pres, Cầu Sông Kwai (The Bridge on the River Kwai) của Pierre Boulle, Người Tù Khổ Sai (Papillon) của Henri Charrière, cũng như các tiểu thuyết kể về các tù binh chiến tranh người Pháp, người Đức, người Anh…

Alexander Solzhenitsyn là Đại Văn Hào người Nga đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về xã hội, văn học, lịch sử… của nước Nga. Mặc dù không ngừng chỉ trích chế độ độc tài cộng sản, Đại Văn Hào Solzhenitsyn vẫn tin tưởng rằng các thay đổi phải từ bên trong nước Nga và ông ủng hộ các cải cách tại quê hương của ông nhờ đó Quyền Sống của Con Người được tôn trọng. Là một nhân chứng trước các thảm cảnh do một chế độ chính trị rất tàn ác gây nên, Đại Văn Hào Alexander Solzhenitsyn đã can đảm trình bày tiếng nói của Lương Tâm bằng nhiều tác phẩm đặc sắc.

Phạm Văn Tuấn


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 1353432841.4726
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Sống thật không sống giả   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu Nov 14, 2013 3:44 pm

.

Sống thật không sống giả
Ngô Nhân Dụng



Trước khi các chế độ cộng sản sụp đổ, ít người thấy được những nhược điểm căn cốt nằm bên trong chế độ, kể cả những lực lượng đối lập đang đòi dân chủ hóa.

Ông Jan Urban, một người trong nhóm Hiến Chương 77 sau này cho biết vào mùa Hè năm 1989, nhà trí thức trong nhóm này đã có trong tay một bản báo cáo của cơ quan mật vụ StB trình lên Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Trong báo cáo này, StB cho biết “những nhóm chống Chủ nghĩa Xã hội” chỉ gồm có 60 người, và nhiều nhất là 500 người ủng hộ họ. Jan Urban đồng ý là các con số được StB ước lượng là đúng. Ông viết: “Chính chúng tôi cũng thấy mình không thể nào chống lại chế độ này được, cho đến khi nó sụp đổ còn ngạc nhiên.” Ðảng Cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ vào mùa Thu năm đó.


Bởi vì mọi người chỉ được xem một tấn tuồng giả dối. Cố Tổng thống Václav Havel (1936-2011) cũng trong nhóm Hiến Chương 77, trong cuốn “Quyền lực cho những người Bất lực” (The Power of the Powerless, 1978) đã mô tả nước ông là nơi các công dân bị bắt buộc phải “sống trong một trò giả dối” (live within a lie). Năm 1984, ông đã đưa ra một lời kêu gọi đồng bào ông, “Hãy sống thật!”


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 500_thumb
Ông Havel, lãnh tụ cuộc cách mạng chống cộng năm 1989

Ở bên Nga trước đó, năm 1974 văn hào Aleksandr Solzhenitsyn cũng nhìn thấy cảnh tượng đó. Ông viết xong một bài tựa đề “Ðừng Sống Dối Trá” (Live Not By Lies) đúng vào ngày ông bị mật vụ đến bắt đem đi. Năm đó Solzhenitsyn còn bi quan hơn nhiều; ông viết: “Chúng ta đã bị mất nhân tính một cách tuyệt vọng đến mức sẵn sàng từ bỏ tất cả các quy tắc, từ bỏ tâm hồn mình, từ bỏ tất cả những nỗ lực của tổ tiên cũng như từ bỏ các cơ hội đáng lẽ con cháu chúng ta phải được hưởng; để đổi lại lấy mấy khẩu phần tem phiếu nhỏ nhoi, và chấp nhận đừng có làm gì hết khuấy động cuộc sống mong manh này.” Solzhenitsyn than: “Chúng ta đang chết về mặt tinh thần.... và chúng ta vẫn cứ thế mỉm cười một cách hèn nhát...”

Năm 1975 Havel đã viết một lá thư ngỏ gửi cho lãnh tụ đảng Cộng sản Gustáv Husák để trình bày cảnh tượng người dân chán nản trong một xã hội “phân biệt chính trị' (political apprtheid) không khác gì chế độ phân biệt chủng tộc đen trắng ở Nam Phi lúc đó. Ông nhìn thấy trong xã hội nước Tiệp Khắc những công dân “muốn sống trong sự thật” sẽ tự nhiên tách mình ra khỏi cái không khí tinh thần (ông gọi là một nền văn hóa) do chế độ ban bố. Havel nhìn thấy có hai đời sống văn hóa song hành, một đời sống giả do đảng và nhà nước cộng sản duy trì, và một nền văn hóa thật trong đời sống hàng ngày của người dân. Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc là một chế độ hà khắc kiểu Stalin nhất, so với những nước cộng sản cởi mở hơn ở Ba Lan và Hungary; tình trạng mà cũng vào năm 1984 nhà phân tích chính trị T. G, Ash nhận định trong một tựa đề rất thích hợp: “Nước Tiệp Khắc ướp đá,” (Czechoslovakia under the Ice). Nhưng chính lúc đó Ash cũng đã nhìn thấy, một số nhà trí thức can đảm cũng chứng tỏ có những đốm lửa nóng ngầm bên dưới đang đang làm tan cái khối băng đá khổng lồ là chế độ cộng sản. Bởi vì ai cũng còn nhớ, dân Tiệp Khắc đã có lúc vùng dậy, muôn người như một, chứng tỏ họ là một dân tộc hào hùng. Vì thế, giới trí thức phản kháng dù họ chỉ mới quy tụ được 60 người, vẫn tin tưởng, hy vọng, và tiếp tục hành động.

Tại Việt Nam ngày nay, người dân không phải hy sinh danh dự vì những phần ăn có thể mua bằng tem phiếu như ở Nga thời Solzhenitsyn nữa. Nhưng người ta vẫn có thể bỏ quên danh dự vì những lý do khác. Xã hội vẫn sống hai mặt, trong hai đời sống khác nhau. Một cuộc sống dối trá ở chỗ công khai, một cuộc sống thật khi quay về với chính mình. Ðó là “hai nền văn hóa song song,” như Havel diễn tả.

Trong nền “văn hóa sống giả,” ở trên cùng là đảng Cộng sản vẫn còn hô hào “xây dựng chủ nghĩa xã hội;” trong khi chính các lãnh tụ đảng cũng không ai còn tin vào cái chủ nghĩa mơ màng đó nữa. Còn bên dưới, cả guồng máy tuyên truyền hàng ngàn thứ báo, đài, vẫn được bộ máy văn hóa tư tưởng uốn nắn vào khuôn, không ai dám nói đến nhu cầu dân chủ tự do. Toàn dân không còn ai tin vào những lời hứa hẹn của đảng Cộng sản; mà cũng không ai tin đảng sẽ còn sống lâu được nữa. Nhưng cả bộ máy truyền thông vẫn tiếp tục vẽ một bộ mặt bình thường cho chế độ, loan tin những nghị quyết, những kế hoạch, những thành quả, làm như tương lai vẫn rất tươi sáng.

Năm 1975, ông Havel đã báo động với lãnh tụ cộng sản Husák rằng tình trạng “phân biệt chính trị” của chế độ đang gây ra một hậu quả là người dân Tiệp Khắc sẽ bị “phi chính trị hóa,” không còn ai quan tâm đến xã hội chung quanh mình nữa. Ở nước ta hiện nay chủ nghĩa “Mặc Kệ” cũng đang tràn ngập. Chế độ kinh tế tư bản rừng rú mở cửa cho lòng tham và óc hưởng thụ nổ bùng. Nhưng không thiết lập được những định chế để kiềm chế các hành động gian manh do lòng tham thúc đẩy. Nền văn hóa sống giả làm cho cả xã hội suy đồi. Ðến nỗi có nhà tư bản đỏ bỏ hàng tỷ đồng trùng giúp tu chùa chiền cho thật hào nhoáng, để đưa hình ảnh vợ con, gia đình mình vào đặt ngang với bàn thờ.

Nhưng trong “nền văn hóa sống thật” vẫn có những mạng lưới của giới trí thức, giới sinh viên, các nhà vận động dân chủ. Họ dám nói thẳng: Sống như thế này không thể chấp nhận được. Phải thay đổi, và thay đổi toàn diện.

Bên cạnh cuộc sống thật đó, xã hội vẫn may mắn vẫn còn các đoàn thể tôn giáo, những nhóm tư nhân, nghề nghiệp, đang tự tổ chức để hoạt động trong các phạm vi thuần túy tôn giáo, xã hội, khoa học, nghệ thuật, bên ngoài tầm kiểm soát của đảng. Họ đang xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân tương lai, khi quyền hội họp tự do được chính thức công nhận. Ngoài ra cũng có những ý kiến lâu lâu xuất hiện trên báo chí công khai, chỉ mới dám vận động xin đảng Cộng sản nới lỏng một chút tự do cho họ được phép góp ý kiến một cách ôn hòa. Những hoạt động và các tiếng nói nhỏ đó giúp cho cuộc sống đẹp hơn. Nhưng chính họ vẫn phải chấp nhận chỉ đóng vai trò của mình, thu hẹp trong cả tấn tuồng giả dối do đảng Cộng sản đạo diễn.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcRweBBxd5xbdMdZXPry2IvkOcKDL8z9pgpzTXrh5z1v5wTRr7mB

Bây giờ là lúc người Việt Nam phải nói với nhau: Chúng ta quyết định không sống giả nữa. Nhiều người đã hành động như vậy. Thí dụ, ngay trong tấn tuồng “sửa hiến pháp” đang diễn ra. Trong nền văn hóa sống giả, đảng Cộng sản đang loan báo bao nhiêu tổ dân phố trên toàn quốc đã bầy tỏ ý kiến ủng hộ dự thảo tu chính hiến pháp của cái gọi là “quốc hội.” Cả bộ máy truyền thông của đảng loan tin hơn 50, 60 triệu người dân đã hoan nghênh bản dự thảo gia tăng quyền hành cho đảng. Nhưng trong nền văn hóa sống thật, đã có những nhóm như 72 nhà trí thức, có cả hội đồng giám mục, lên tiếng đòi bác bỏ điều 4, bãi bỏ các điều khoản phản dân chủ. Không phải chỉ có một Giáo hội Phật giáo Thống nhất dám nói công khai là phải xóa hẳn bản hiến pháp độc quyền chuyên chế, mà có cả những cá nhân cũng nói thẳng phải xóa đi làm lại, từ một nhà báo trẻ tuổi như Nguyễn Ðắc Kiên tới một đảng viên cộng sản lão thành như ông Lê Hồng Hà. Họ là những người đã quyết định phải sống thật.

Sửa Hiến pháp không phải là trò hề duy nhất trong cả cuộc sống giả dối từ hơn nửa thế kỷ nay vẫn còn đang diễn ra. Người Việt Nam đang hàng ngày phải sống với tấn tuồng giả dối khổng lồ. Sẽ đến lúc người ta phải tự thấy xấu hổ khi soi gương nhìn thẳng vào mặt mình.

Bởi vì trong nền văn hóa sống giả còn cả những vụ giết người nữa. Thử coi lại câu chuyện những người dân khỏe mạnh bỗng nhiên chết trong đồn công an. Năm 2011 có một công nhân ở khu công nghệ Shinec tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Rồi tới một thanh niên “bị tạm giam” tại Công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Năm 2013 là cảnh một ông xã Phúc Thành, huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương bị bắt, ngày hôm sau thì công an báo cho gia đình biết là ông ta “thắt cổ bằng sợi dây điện” tự ải. Rồi một ông chết ở đồn công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðắc Nông; họ bảo là ông ta “tự đút tay vào ổ điện rồi ông ấy giật điện, tự tử” mặc dù trên đầu chảy máu thân thể nhiều vết tích bầm tím. Chúng tôi không nhắc đến tên quý vị trên vì lòng kính trọng các người đã khuất. Nhưng tại sao nhiều người Việt Nam lại chọn đồn công an làm chỗ chết hay chỗ tự vẫn như vậy? Nói dối đến thế thì còn ai tin được hay không?

Chúng ta phải sống giả dối mãi như thế bao lâu nữa? Bao nhiêu mạng người chết oan uổng nữa thì tấn tuồng giả trá mới chấm dứt? Hãy nhớ những lời chân thành của Václav Havel, của Aleksandr Solzhenitsyn. Cần sống thật. Không thể tiếp tục sống giả dối. Nghĩ đến tổ tiên, đến con cháu, ai cũng phải quyết định như vậy.


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Leon-Golub-Live-Die-like-a-Lion
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Alexander Solzhenitsyn, nhà văn hàng đầu về chống chủ nghĩa Xô-Viết    không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeMon Nov 18, 2013 11:01 am


Alexander Solzhenitsyn, nhà văn hàng đầu về chống chủ nghĩa Xô-Viết

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 35062_original   
Solzhenitsyn trong cuộc gặp gỡ cựu TT Putin

      
Hãng thông tấn Interfax dẫn các nguồn tin của giới văn học tại Moscow tiết lộ, cây bút từng đoạt giải Nobel Văn học đã không thể qua khỏi sau cơn suy tim cấp. Solzhenitsyn phục vụ trong Hồng quân Liên Xô hồi Thế chiến II, tuy nhiên, sau đó lại trở thành phần tử chống đối bậc nhất đối với chủ nghĩa Xô-Viết. Ông này bị quản thúc trong các trại cải tạo, chiến đấu với căn bệnh ung thư, và được cho là chịu nhiều cực hình bởi chính quyền Xô-Viết. Nhờ những ngày tháng đó, từ trại này qua trại khác, Solzhenitsyn đã đạt đến độ tuyệt đỉnh của văn chương với tác phẩm “One Day in the Life of Ivan Denisovich” – Một ngày trong đời của Ivan Denisovich.


Nhà văn Alexander Solzhenitsyn

Ông đã được cả thế giới biết đến, ngưỡng mộ và đoạt giải Nobel Văn hc năm 1970 bằng hai công trình lớn là The First Circle” – Tầng Đầu Địa Ngục (có sách dịch Vòng Tròn Thứ Nhất) và “Cancer Ward” – Trại Ung Thư.Sự thách đố cuối cùng và không thể tha thứ được của Solzhenitsyn được ghi nhận từ lúc ông cho phép xuất bản tại Ba-lê tác phẩm “The Gulag Archipelago” – Quần đảo Goulag. Solzhenitsyn bị bắt và tống giam năm 1974.Trong quyển này, ông kể lại những trải nghiệm cuộc đời mình trong thời gian phục vụ quân ngũ, thời kỳ ở trại cải tạo, lên án chế độ cộng sản. Chính vì vậy, nhà văn “thân Tây” này đã phải lưu vong sang Hoa Kỳ, và trở về Nga với tư cách là một…anh hùng vào năm 1994.

Alexander Solzhenitsyn

- Sinh ngày 11/12/1918, học vật lý và toán học tại trường ĐH Rostov.
- Trở thành quân nhân Xô-Viết sau cuộc xâm lược của Hitler năm 1941
- Với giọng điệu viết văn thái quá và không phù hợp với tư cách một công dân Nga, nhà văn này đã bị đưa đi cải tạo và sau đó bị tống giam.

Việt Nguyễn
Theo AP/Reuters

Văn hào Solzhenitsyn, Nobel Văn Chương 1970 qua đời 05/08/2008

Tác giả người Nga, ông Alexander Solzhenitsyn đã qua đời tại Maxcova hưởng thọ 89 tuổi. Những tuyệt tác của ông như cuốn ‘Quần Đảo Ngục Tù’ và ‘Một Ngày Trong Ðời của Ivan Denisovich’ đã làm thế giới sững sờ, và cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi được về sự khủng khiếp trong các trại lao động cải tạo dưới chế độ Xô viết. Các nhà viết sử cho rằng các tác phẩm của ông đã có công đóng một vai trò đáng kể trong sự sụp đổ chế độc tài Cộng Sản tại Nga, cũng như khắp vùng Đông Âu và Trung Âu Châu. Theo ghi nhận của phóng viên Peter Heinlein của đài VOA từng làm việc tại Mascova, Solzhenitsyn chiếm vị trí tác giả có lẽ là vĩ đại nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất của nước Nga trong thế kỷ thứ 20.

Đó là tiếng nói của ông Alexander Solzenitsyn. Tiếng nói vang lên qua các sóng phát thanh của đài Tiếng nói Hoa Kỳ hướng về Liên Bang Xô Viết, một biểu tượng đầy thế lực của thời chiến tranh lạnh, đến với hàng triệu con người phía sau bức màn sắt.

Không ai biết có bao nhiêu công dân Xô viết đã vây quanh chiếc máy radio có luồng sóng ngắn, chống lại sự phá rối của Mascova, để lắng nghe một tác giả nổi danh đang đọc cuốn tiểu thuyết mới nhất bị cấm xuất bản của ông.

Nhưng về chuyện này thì chúng ta biết. Nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ông Alexander Solzhenitsyn luôn nuôi ý định làm nhà văn, nhưng ông đã không thể hình dung được chuyện đó chung cuộc sẽ xảy ra như thế nào.

Ông đã lớn lên như một người nhiệt tình theo Lenin ở miền Nam nước Nga. Ông được một học bổng của Stalin để theo học toán và vật lý, và đã lấy những lớp học hàm thụ về văn chương.

Tốt nghiệp ngay vào lúc Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, ông đã gia nhập quân đội, và lên tới chức đại úy pháo binh.

Nhưng vào lúc chiến tranh chấm dứt năm 1945, hệ thống kiểm duyệt Sô Viết đã bắt được một lá thư ông viết gửi một người bạn có chứa một mẩu chuyện giễu cợt về Stalin. Lời nhận định trong lá thư tuy chỉ bình thường nhưng đã khiến ông phải chịu thống khổ đến tám năm trời trong ngục tù.

Kinh nghiệm này đã thay đổi cuộc đời ông. Ông không được phép viết nhật ký, vì vậy ông đã nghĩ trong đầu và ghi nhớ trong ký ức từng chuyện đã xảy ra trong ngục tù.

Khi ông được phóng thích, ông bắt đầu ghi lại trên giấy những gì ông nhớ được. Cuốn sách đầu tiên ‘Một Ngày Trong Ðời Ivan Denisovich – A Day in the Life of Ivan Denisovich’ đã mô tả rành rọt những chuyện tốt cũng như xấu trong các trại tù khổ sai.

Cuốn tiểu thuyết mỏng chỉ có 68 trang xuất hiện lần đầu trên tạp chí văn học Novy Mir năm 1962, khi lãnh đạo Xô viết bấy giờ là Nikita Krushchev đã nới lỏng bớt các hạn chế gay gắt thời Stalin. Được biết chính bản thân Krushchev đã chấp thuận việc cho xuất bản, mà không biết được ảnh hưởng của nó ra sao.

Người viết tiểu sử của Solzhenitsyn là Michael Scammell nói rằng khi cuốn ‘Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich’ được ra mắt công chúng, thì nó đã gây sóng gió.

Ông Scammell nói: “Từ bomshell, có nghĩa là một vụ gây xôn xao dư luận, một từ đã được dùng đến mòn nhẵn. Nhưng riêng trường hợp này, tôi nghĩ nó mô tả đúng tác động của cuốn sách này. Tôi được biết khi những nhà văn người Nga khác và giới trí thức thấy được ấn bản đó in trong tạp chí, họ đã không tin vào mắt họ. Họ đọc một lần, rồi đọc lần thứ hai, và rồi tiếng đồn ầm lên, tiếng đồn lan rộng khắp Mascova như một đám cháy rừng cho rằng chế độ kiểm duyệt đã được bãi bỏ. Cuốn sách đặc biệt đó đã tạo được một tác động xôn xao phi thường đến như thế. Trước đó chưa bao giờ có một sự kiện như vậy. Quả thực, như chúng ta biết Krushchev đã hối hận khi cho phép xuất bản, nhưng đó là ảnh hưởng của cuốn sách vào thời ấy.”

Và cuốn sách đã giúp Alexander Solzhenitsyn nổi danh trong một sớm một chiều.

Ông đã xuất bản cuốn thứ hai có tên ‘Tầng Đầu Địa Ngục – The First Circle’ năm 1968 với sự trợ giúp bí mật mà phần lớn là các phụ nữ ở tuổi trung niên. Các bà luồn lách lệnh cấm xuất bản tác phẩm của ông, giúp ông cất giấu bản thảo, đánh máy thành nhiều bản và phân phát một cách bí mật. Các phụ nữ này còn mang lậu các vi phim ra khỏi Liên Bang Sô Viết để được in ấn tại các nước Tây Phương.

Cuốn ‘The First Cicle’ ghi nhận những phản ứng của những khoa học gia bị giam giữ vì làm công việc khảo cứu cho hệ thống cảnh sát mật, khi họ bị ép buộc phải chọn hoặc hợp tác làm việc trong các nhà tù khảo cứu, hoặc bị gửi trả lại các trại lao động khổ sai dưới các điều kiện tàn bạo.

Khi tác phẩm ‘Tầng Ðầu Ðịa Ngục’ phát hành, ông Solzhenitsyn đang được phương Tây ngưỡng mộ, được hoan nghênh như là một tiếng nói hùng hồn chống lại các chính sách áp bức của Liên Xô.

Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn chương.

Nhưng bản cáo trạng nặng nề nhất của ông đối với hệ thống Xô viết vẫn đang phải chờ đợi, và nó sẽ có tác dụng làm lung tay tận gốc rễ nền móng của điện Kremlin .

Văn hào Solzhenitsyn đã viết tác phẩm ‘Quần đảo Ngục Tù’ trong thời gian 10 năm, từ năm 1958 đến năm 1968, nhưng ông không cho phát hành, và sau này ông giải thích rằng trách nhiệm của ông phải bảo vệ cho những người còn sống sâu nặng hơn là đối với những người đã chết.

Nhưng ông đã thay đổi quyết định vào tháng 12 năm 1973, sau khi một bản sao của bản thảo bị mật vụ KGB tịch thu. Điện Kremlin đã ngay lập tức phản ứng giận dữ. Ông Solzhenitsyn đã bị báo chí Xô viết tấn công bằng những lời lẽ thóa mạ.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1974, tác giả cuốn Quần đảo Ngục Tù đã bị bắt và truy tố vì tội phản quốc. Tuy nhiên các quan chức Xô viết quyết định không đưa ông trở lại ngục tù. Ngày hôm sau, ông bị tước quyền công dân và trục xuất khỏi nước.

Vài thập niên sau đó, trong thời kỳ hậu Xô viết, các tài liệu mật của KGB được công bố cho thấy Bộ Chính trị của Xô viết lúc bấy giờ lo ngại về những đe dọa của ông Solzhenitsyn còn hơn là những đe dọa từ phía Hoa Kỳ.

Trong thời gian sống lưu vong, ông Solzhenitsyn đã ở Thụy Sỹ một thời gian ngắn, sau đó ông sang định cư tại Hoa Kỳ.

Ông Solzhenitsyn đã ẩn cư trong một gia trang u nhàn trong bang Vermont, và ông tiên tri rằng Liên Xô đang trong những ngày tàn và ông sẽ có dịp trở về lại quê hương của ông trong tư cách là một người tự do trên một đất nước không còn chế độ Xô viết nữa.

Ông tập trung vào một bộ sách mà ông cho là tác phẩm để đời của ông, đó là bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử khổng lồ gồm 10 tập tìm hiểu nguồn gốc của cuộc cách mạng Bolshevik.

Một phần của cuốn một, nhan đề ‘Tháng 8 năm 1914’ của bộ tiểu thuyết này đã được chính ông Solzhenitsyn đọc và phát sóng trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ vào năm 1983 và 1984.

Nhà văn Solzhenitsyn đã trở thành một biểu tượng chính của phong trào chống đối quyền cai trị của chế độ Xô viết.
Trong một bài diễn văn năm 1988, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã viện dẫn tên của ông, và đưa ra một thách thức đối với Chủ tịch nước Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Tổng thống Ronald Reagan

Tổng thống Reagan nói: “ông Gorbachve, hãy mở cửa của đất nước Liên Xô để đón nhận tác phẩm của một đại văn hào và một tác giả có tầm vóc lịch sử , hãy mở cửa đất nước Xô viết để đón nhận tác phẩm của ông Solzhenitsyn.”

Cấu trúc khổng lồ của hệ thống Xô viết bắt đầu rạn nứt. Năm sau đó, những trích đoạn của Quần đảo Ngục Tù được chính thức cho phép đăng trên Novy Mir, một tạp chí văn học mà 27 năm về trước đã phát hành cuốn ‘Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich’

Tháng 8 năm 1990, ông Solzhenitsyn được khôi phục quyền công dân, và một năm sau, các công tố viên Xô viết đã hủy bỏ cáo trạng phản quốc đối với ông. Chỉ trong vòng vài tháng, làn sóng lịch sử đã cuốn phăng đi cả ông Gorbachev lẫn nhà nước Xô Viết, đúng như nhà văn Solzhenitsyn đã tiên đoán.

Khi ông trở về lại Nga vào năm 1994, đa số người Nga dường như xem ông như là một người hoàn toàn không còn liên hệ với thực tại.

Thế nhưng nhà văn nổi tiếng của Mỹ, ông David Remnick, đã có lần viết rằng “không có câu chuyện nào về phẩm giá của con người trong thể kỷ 20 lại tuyệt vời hơn là văn hào Solzhenitsyn.”

Tiếng nói và ngòi bút của nhà văn Solzhenitsyn từng là một đóng góp lớn lao trong việc thay đổi chiều hướng của thể kỷ 20 giờ đây đã ngưng, nhưng ông để lại một dấu ấn không bao giờ nhạt phai. Thành quả văn chương đã đưa ông vào văn đàn của những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của nước Nga, bên cạnh những Dostoevsky, Tolstoy và Pushkin.
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat Mar 15, 2014 12:59 pm


Nói Dối Dưới Chế Độ Cộng Sản


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 2Q==

Nói dối là nói điều không thật: Bịa đặt, phao truyền, xuyên tạc, để nói xấu, vu khống, chụp mũ, bôi bẩn – hoặc tráo trở, đổi trắng thay đen, «nhổ rồi liếm» là thủ đoạn trong đấu trường chính trị hoặc của kẻ phản phúc, của phường vô ơn, ăn cháo đá bát, có thể xảy ra trong bất cứ xã hội nào trên thế giới. Tuy nhiên – trong xã hội Việt Nam hiện nay, điều nầy trở thành một căn bệnh trầm kha, lan tràn khắp nước, khắp mọi lãnh vực, mọi cơ quan, mọi lứa tuổi. Bệnh dối trá đang hoành hành thống trị cả nước ta…

Hai mươi năm (1954-1975) miền Bắc sống dưới chế độ hoàn toàn bưng bít, nhà cầm quyền CS thường phịa ra những chuyện hoang đường như chuyện «miền Nam nghèo khổ không có chén ăn cơm», «xe tăng địch làm bằng giấy», «cháu ngoan bác Hồ dùng súng trường, một mình bắn hạ 6 tàu bay «Con Ma» của địch» … để giáo dục nhồi nhét vào đầu trẻ con và tuyên truyền trong quần chúng … Trẻ con in trong trí. Người lớn tin bằng lời.

Bởi vì – «nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin». Câu chuyện Tăng Sâm giết người trong sách QVGKT là một bằng chứng: Lần thứ nhứt có người nói Tăng Sâm giết người. Mạnh mẫu không tin. Lần thứ 2, không tin. Lần 3, bà mẹ Tăng Sâm hoảng hồn bỏ chạy … Adolf Hitler áp dụng những phương pháp trị dân trong quyển «Mein Kampf» (Mon Combat) – do chính ông là tác giả: «Nói dối nhỏ, người ta không tin – nói dối lớn, nói mãi, người ta sẽ tin».

Nói dối, gian trá, lừa dối đã được các chế độ CS thế giới nghiên cứu đến mức tinh vi … được nâng lên hàng sách lược trị dân. Ông Hà nhân Văn – một nhân sĩ tại Hải Ngoại nhận xét về sự nói dối của chế độ CS: «Nói láo không ngượng miệng, không biết hổ thẹn, không biết liêm sĩ … Nói láo như là 1 phản ứng của con chó Pavlov, để nguỵ tạo sự «tự nguyện» là sở trường. Nhưng khi bị lật tẩy, thực tế được phơi bày thì phải sử dụng phương án 2 là bạo lực. Bỏ sở trường, dùng sở đoản».

Vua nói dối, quan nói dối – dân cũng phải nói dối – nói dối từ trên xuống dưới – nói dối ở mọi cấp, mọi ngành – nói dối trong học đường, ngoài xã hội, trong sự đối xử với nhau. Nói dối để làm ăn, để giao dịch – để thăng quan tiến chức, cả đến trong sự đối xử nhau trong cuộc sống hằng ngày. Trong một xã hội, mọi người đều nói dối, mà mình ngay thật, thì thật khó sống? Rốt cuộc người ngay thật nhất cũng phải nói dối – nói dối để sống còn. Về chuyện nầy, ông Khổng có nói một câu nói rất hay: «Ở chung với người bất lương thì như đi vào chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết hôi tanh vì mình đã hoá hôi tanh rồi vậy». Sống trong một xã hội nói dối, lâu ngày mình cũng thành người nói dối mà không biết, vì mình đã hoá người nói dối rồikhông - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Imgres?sa=X&hl=en&gl=us&authuser=0&biw=1280&bih=656&tbm=isch&tbnid=2AZAGL1PlmKyMM%3A&imgrefurl=http%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&docid=BqZS5IHG-v4ueM&imgurl=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-lFvVS1Qa5Yw%2FUgRA_k4E-BI%2FAAAAAAABVn4%2F_mJnsGDCuGA%2Fs1600%2Fvietnambathanh-danlambao

Xã hội Việt Nam bây giờ – «giả dối lên ngôi, đạo dức suy đồi» – đến ông Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn thiện Nhân cũng phải lên tiếng công nhận «Đạo đức trong gia đình Việt Nam đồng nghĩa với sự dối trá». Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò – quản lý giáo dục báo cáo láo, nạn mua bằng bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước hiện đang là một đại hoạ cho nền giáo dục Việt Nam. Thậm chí đến trong gia đình cha con, chồng vợ cũng dối nhau, vì không tin nhau, nói dối như là một phản ứng của con chó Pavlov. Việc chính trị hoá nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá đang làm bá chủ đất nước. Xin hãy nghe những nhà trí thức, nhà văn, nhà báo, bloggers, diễn đàn trên mạng trong nước lẫn ngoài nước, các đài quốc tế RFA, RFI, BBC …

Nói láo từ A tới Z


Hầu hết những trí thức, nhà văn, nhà giáo có lương tâm, những ai còn nghĩ đến tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam, đều lên tiếng về một xã hội dối trá đến cùng cực: Giả dối từ A đến Z: Ông GS Trần Kính Nghị từ Hà Nội mỉa mai: «Ở Việt Nam, mọi thứ đều giả, chỉ có Nói Dối là thật». Một giáo sư khác từ Huế – ông Hà văn Thịnh, nói: «Tình trạng giả dối ở Việt Nam lan toả từ A đến Z. Trong bản chất, xã hội Việt Nam có Sự Giả Dối, Íck Kỷ, Vô Cảm & Tàn Nhẫn. Đó là những biểu hiện văn hoá Việt Nam hiện nay. Người ta giả dối từ A đến Z, từ trên xuống dưới, ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa sao thì lừa, muốn tự tung, tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được».

Căn bệnh trầm kha


Nói dối đã trở thành Căn Bệnh Trầm Kha. Nhà văn Nguyên Ngọc không giấu được sự cảm xúc của mình: «Một trạng thái chán chường sâu sắc và mênh mông về đạo dức xâm chiếm mọi người. Tâm trạng chán chường trước sự sa sút về đạo đức phát sinh từ một căn bệnh cứ vây kính quanh mình, va vào đâu cng gặp, dưới mọi kiểu, trắng trợn hay tinh vi – đó là sự Giả Dối». Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhứt, chí tử nhất, toàn diện nhứt của xã hội ta là bệnh giả dối».

Trong một tham luận nổi tiếng của nhà văn Trần mạnh Hảo đọc tại Đại hội nhà văn lần thứ XIII – ông nói rằng: «Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, để bảo vệ đất nước. Tất cả các thứ giặc kể trên cọng lại cũng không ghê gớm bằng giặc Nói Dối đang tàn phá Tổ Quốc, giống nòi ta».

Nhiều đảng viên, tuổi đảng cao hơn tuổi hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam, đặc biệt là ông Nguyễn Khải, cuối đời rất đau xót mà phải lên tiếng về sự dối trá toàn diện của xã hội Việt Nam trong quyển sách «Đi tìm cái tôi đã mất»: «Nói dối hiển nhiên không cần che đậy (bỏ một đoạn) … Nói dối lem lém, nói dối lì lợm nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì không có ai hỏi lại» (Nguyễn Khải – Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất).

Tướng Trần Độ cũng nhận xét về xã hội Việt Nam hiện nay: «Đặc điểm bao trùm chế độ chính trị xã hội hiện nay là Nói Láo – nói một đàng làm một nẻo. Lãnh đạo lừa dối, Đảng lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, đến gia đình cũng lừa dối nhau» (Trần Độ – Nhật Ký Rồng Rắn).

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn L%C3%A1o+Nh%C6%B0+V%E1%BA%B9m

Tại sao?


Tất nhiên – phải do nhiều nguyên nhân đến từ nhiều phía: Theo nhận xét của tác giả Đại Nghĩa (DanLamBao): «Do chính Hồ Chí Minh mang con vi trùng bệnh hoạn từ chủ nghĩa CS quốc tế về truyền bá trong đất nước ta». Và do sách lược của Đảng Cộng Sản (ban Tuyên giáo Trung Ương) chủ trương: Kiểm soát toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân bằng một bộ máy tuyền truyền tinh vi có hệ thống – biến thái nhân dân thành con người XHCN, viết lại lịch sử bằng sử quan CS, huỷ diệt đạo đức truyền thống của Tổ tiên và thay thế bằng văn hoá duy vật, tôn sùng lãnh tụ, vinh danh «anh hùng lao động», đề cao «đạo đức Cách Mạng», «yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa, yêu nước là yêu đảng», tẩy não, cải tạo mọi tầng lớp nhân dân. Để thực hiện chánh sách trên – bộ máy tuyên truyền phải sử dụng vũ khí Nói Dối, bóp méo lịch sử để nhào nặn ra con người XHCN. Thực trạng xã hội hiện nay là đạo đức truyền thống gần như bị huỷ diệt. Cảnh nhiễu nhương hỗn loạn, đạo đức suy đồi là kết quả của sách lược huỷ diệt văn hoá cũ của chế độ CS. Ngoài ra – để củng cố bộ máy độc tài, trị dân có sách lược, các lãnh tụ CS Thế Giới đều nằm lòng tư tưởng của 2 tác phẩm nổi tiếng sau đây:

1 – «The Prince» của Niccolo Machiavelli, xuất bản năm 1613, Machiavelli viết: «Vì con người vô ơn hay thay đổi, phản phúc khi có quyền lợi, hèn nhát và tham lam, nên tạo sự sợ hãi thì an toàn hơn là tạo sự yêu thương». Theo tác giả, phép trị dân không thể dùng tình thương để cảm hoá vì con người thường vô ơn và hay phản phúc, nên phải dùng bạo lực sắt máu cho dân sợ hãi mà phục tùng. Bạo lực phải đi đôi với nói dối. Nói dối phải đi kèm với sự bưng bít và bạo lực. Nói dối không đi kèm với 2 điều kiện nầy thì nói dối dễ bị khám phá, bị lật tẩy – và vô hiệu. Bạo lực mà không nói dối thì chỉ là bạo lực của chế độ độc tài phong kiến, dễ bị lật đổ. Muốn cho dân tin thì phải nói dối. Và «Phải làm cho dân vừa yêu, vừa sợ. Nếu không thể làm cho dân yêu mến thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi, để họ không bao giờ có ý nổi loạn. Đảng ta luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh và vô cùng linh động làm lan toả chân rết đến mọi ngỏ ngách của xã hội, kiểm soát cái dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân» (Bài nói chuyện trong buổi họp kiều vận của một cán bộ cao cấp tại Hải Ngoại; nguồn: VietLand).

2 – «Mein Kampf» (Mon Combat) xuất bản ngày 18/07/1925 tại Đức và 1934 – do dịch giả André Calmettes, nhà xuất bản Les Nouvelles Editions Latines Paris, ấn hành 1934. Sách được dịch ra 16 thứ tiếng và bán được từ 1924 đến 2008 là 80,000,000 quyển (Nguồn: Vikipedia). Theo đó – Hitler sử dụng những phương pháp tẩy não con người, để bắt con người phải phục tùng tuyệt đối. Một phương pháp đặc biệt trong sách lược trị dân là Nói Dối: «Cứ nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin».

Vì muốn nắm quyền lực lâu dài, 2 tác phẩm trên đây chắc chắn là sách gối đầu giường của các lãnh tụ CS thế giới. Ngoài ra – các nhân vật lịch sử nổi tiếng độc tài như Napoleon Đệ Nhứt, tàn bạo như Tần Thuỷ Hoàng, tài ba như Ngô Khởi, Quản Trọng và ghê gớm như Vệ Ưởng – một kỳ tài, tác giả của «Ngũ Gia Liên Bảo» và hình luật tố cáo nhau vô cùng tàn khốc đời chiến quốc – chắc chắc sẽ được Mao trạch Đông nghiên cứu rút tỉa những phương sách và kinh nghiệm trị dân bằng bạo lực và nói dối.

Nhìn lại các chế độ CS Liên Xô, Nam Tư, Đông Âu, Tàu Cộng, Bắc Hàn… sách lược trị dân đều là Nói Dối & Bạo Lực. Đảng CS Việt Nam không là một ngoại lệ, cũng rập khuông CS Tàu Cộng và Liên Xô.

Chính Tổng Bí Thư M Gorbachev xác nhận: «Tôi đã bỏ nửa cuộc đời đi theo lý tưởng CS, nhưng hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng CS chỉ biết nói dối và truyên truyền».
Còn ai biết rõ Cộng Sản hơn ông Trùm Cộng Sản Liên Xô?

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn G%C3%B3p+%C3%BD+s%E1%BB%ADa+%C4%91%E1%BB%95i+hi%E1%BA%BFn+ph%C3%A1p

Đạo Đức suy đồi, Văn Hoá xuống cấp …


Đạo đức xuống dốc thê thảm dìm xã hội trong sự hỗn loạn, trong tệ trạng chưa từng thấy. Nhan nhãn hằng ngày trên mặt báo «lề đảng», «lề dân», các diễn đàn trên mạng, các bài phóng sự từ trong nước gửi ra, hình ảnh xác thực trong you tube, các bài của các người về nước chứng kiến tại chỗ.

Bộ mặt xã hội Việt Nam


Tại Việt Nam hiện nay, ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó lan tràn khắp nước, không còn là một hiện tượng riêng lẻ mà toàn bộ hệ thống xã hội.

Những vụ chặt tay cướp xe, đâm người cướp của giữa đường phố, xông vào tiệm vàng cướp giựt, xông vào nhà bắt trói gia chủ cướp của giữa ban ngày, thậm chí trộm một lúc 11 xe gắn máy tại một chung cư… (Văn Quang – Thời Báo) Nạn gã gẫm phụ nữ, trẻ em vị thành niên bán vào các đông mãi dâm ở Kampuchia, Ma Cau… Nạn buôn phụ nữ, bắt cỡi trần truồng cho mấy thằng Nam Hàn, Tàu Cộng, Đài Loan ngắm nhìn sờ mó để tuyển chọn… Phụ nữ Việt bị để trong lồng kiến bán đấu giá tại Mã Lai, trên bích chương bán công khai tại Đại Hàn. Đó là một quốc nhục chưa từng thấy. Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp như một món hàng bày bán ngoài chợ… Những sự thật sờ sờ ra đó – ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa.

Học đường, giáo dục bị chính trị hoá


Học sinh không được giáo dục những giá trị nhân bản về tinh thần, về quốc gia dân tộc, về đạo đức làm người. Chỉ có một loại đạo dức là đạo đức Cách Mạng: «Yêu nước là yêu đảng». Chính sách giáo dục huỷ diệt văn hoá truyền thống của ông cha, tạo ra những hậu quả hỗn loạn, học sinh đánh đập, đâm chém nhau đổ máu, một nhóm học sinh đứng ngoài vỗ tay cổ võ (tại trường Ứng Hoà B – Hà Nội), cảnh nữ sinh nắm tóc, xé áo, xô ngã té xuống đất, chửi nhau bằng lời lẽ hết sức thô tục, hạ cấp, một số nữ sinh lạnh lùng ngồi ngó (xem ảnh). Tháng 03/2010 – một nữ sinh khác đánh đập rất tàn nhẫn một nữ sinh ngay giữa hè phố, dân chúng đi đường làm ngơ, vô cảm …

Tồi tệ hơn nữa – một Hiệu Trưởng Trung Học tên Sầm Đức Xương tại Hà Giang, bắt ép nữ sinh của mình làm gái chơi hiến thân cống nạp cho các quan đầu tỉnh là Nguyễn trường Tô. Chuyện thầy giáo Nguyễn quang Hoàng dùng súng khống chế, cưỡng ép tình dục với nữ sinh tại khách sạn – chuyện một nữ sinh ở Cà Mau khai trước Công An là có quan hệ tình dục với thầy giáo Phạm Thái Tây 2 lần, để được thầy hứa cho tiền và cho biết đề thi để lên lớp… Tại TP mang tên bác, một cô giáo trường Marie Curie phạt một nam sinh 18 tuổi bằng cách sờ ngay vào chỗ kín của cậu nầy. Chuyện động trời như vậy mà HT Nguyễn Văn Vân lại bao che lấp liếm, cho là «một sai sót nhỏ» (Tin CTV News). Thật đáng xấu hổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Học đường không còn là nơi tôn nghiêm để dạy dỗ học sinh nên người, nơi mà tình phụ tử, tình mẫu tử, tình sư đệ, tình anh em bầu bạn, những giá trị đạo đức truyền thống của ông cha: Nhân, nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được giảng dạy trong môn Đức Dục. Nền giáo dục cũ dựa trên Nhân Bản, Dân Tộc & Khai Phóng đã bị xoá bỏ… Cho nên những cảnh trên đây xảy ra cùng khắp nước. Không thể ghi hết được.

Học đường nay là nơi buôn bán cấp bằng, bán đế thi, thầy dụ dỗ trò, trò quan hệ tình dục với thầy. Trò với trò đánh nhau đổ máu. Nữ sinh giựt tóc, xô té xuống sân trường, đánh nhau với nữ sinh. Trẻ con nói chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ hết sức hạ cấp. Thậm chí, trò nói với thầy bằng câu: «Đéo biết» – thầy hỏi vậy trả lời «đéo» được. Thầy giáo, nhà mô phạm hành xử như một côn đồ, xách dao rượt chém người láng giềng đổ máu phải vào bệnh viện tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tiến sĩ Nguyễn xuân Diện ngao ngán nói rằng: «Những vụ giết người càng ngày càng táo bạo, kẻ ác thủ tuổi đời ngày càng trẻ, cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác hơn».

Nói có sách, mách có chứng. Một cuộc điều tra xã hội của báo chí tại Việt Nam, kết quả như sau: 30-40 % học sinh tiểu học nhiễm thói lừa dối – 40-50 % hs Trung Học nhiễm thói lừa dối và gian lận – lên Đại Học tăng đến 50-60 %. Càng lên cao càng lừa dối và gian lận (Đối thoại online ngày 24/07/2007). Ở trường dối gạt thầy, về nhà dối gạt cha mẹ. Cấp 1: 20 % Cấp 2: 25 %; Cấp 3: 64 %. Càng cao càng thạo nói láo (RFA online ngày 30/09/2013).

Bộ mặt xã hội nhiễu nhương, trộm cắp giết người, đánh nhau đổ máu xảy ra như cơm bữa – người đối xử với người không một chút tình người, không chút lòng nhân trước cảnh thương tâm bệnh hoạn ngặt nghèo. Mọi người như chực hờ xâu xé nhau. Ra đường, chỉ vì một cái nhìn, một câu nói mà có thể xảy ra án mạng. Con có thể giết cha, vợ giết chồng (cô Văn Thị Thuỷ cùng tình nhân bắt trói ông chồng tên Thanh, rồi dùng giây dù siết cổ đến chết…) Còn việc tham ô, hối lộ, là cách kiếm tiền đương nhiên. Dối trá, lường gạt là tiêu chuẩn giao tiếp, coi pháp luật là đồ trang sức cho chế độ, coi bản án hình sự là món hàng mua bán. Thanh niên thì tôn thờ chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa kiếm tiến kiếm danh bằng mọi giá – tôn thờ thần tượng Michael Jakson, hôn đít ghế ngồi của tài tử Đại Hàn Be Rian. Đó là nhận xét của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hoá). Ngoài sự nói dối – con người trong xã hội VN hiện nay rất lạnh lùng, vô cảm, sẵn sàng vồ xé nhau vì một chuyện cỏn con… một lý do không đáng kể…

Vô Cảm


Tâm lý cầu an, tránh phiền phức trong một nền luật pháp tuỳ tiện và tham nhũng – người dân không còn tin tưởng nơi loại luật pháp «Tao là luật», không còn tin tưởng nơi nhà-cầm-quyền, nơi giữa con người với nhau và tự bản thân không được giáo dục những giá trị nhân bản về đạo làm người – nên con người trở nên vô cảm. Trong gia đình vợ chồng, cha con cũng phải e dè – tâm lý dối trá, luồn lọt, làm mọi cách để kiếm tiền, đưa con người đến chỗ vô cảm, vô tâm và tàn nhẫn.
Hình ảnh một người bị cướp giựt cái xách tay làm đổ tung tóe những tờ giấy bạc, những người đi đường bu quanh, tranh nhau giành giựt những tờ giấy bạc mà không một ai ngó ngàng đến nạn nhân đang quằn quại ngã quỵ xuống đất. Mặc kệ… nạn nhân rên siết với cánh tay bị gẩy lìa, máu tuông xối xả… những người đi đường, sau khi giành được vài tờ giấy bạc, rồi lạnh lùng bỏ đi …

Còn các đại gia thân nhân các quan cán bộ giàu có, các vương tôn công tử, những triệu phú, tỉ phú tiền xanh, ở trong những biệt thự cực kỳ sang trọng, đi xe Roll Royce, Cadillac, Ferrari, Mercedes xài tiền như nước, đánh cờ ăn thua cả triệu VN đồng một ván, ăn phở thịt bò Kobe nhập cảng, cá độ bóng tròn hàng chục ngàn đô la, làm đám cưới cho con rước dâu bằng xe bóng láng đắt tiền dài hàng cây số, mua áo cô dâu tại Paris giá đến 200,000 Euros một chiếc. Họ càng vô cảm hơn ai hết. Không có gì làm cho họ động lòng trắc ẩn, thương xót người nghèo đói, tật nguyền…

Vì vô cảm, không một chút tình người, các đại gia nhẫn tâm thả chó căn chết người ngay giữa thành phố. Còn một bà già nghèo khổ tại Ban Ma Thuột, đi mót hột cà phê bị một đại gia thả cả bầy chó cắn chết … Bầy chó tranh nhau xé xác chết thành từng mảnh, nhầy nhụa… Chủ nhà làm ngơ không can thiệp. Vô cảm đến mức tàn nhẫn, mất tính người. Rồi đến nạn cướp đất làm sân golf, xây khách sạn, cho ngoại quốc thuê dài hạn, cho Tàu Cộng lập làng (Thí dụ tại Cà Mau, công Ty sx phân bón lập 1 làng có 5,000 người từ TC sang) vô cảm đến nỗi mẹ con bà Nguyễn Thị Lài ở Cần Thơ phải dùng sự phơi bày thân thể như là cái vũ khí cuối cùng của người đàn bà, để chống sự cướp đất, nhưng cũng vô hiệu… Công an coi như pha. Vô cảm đến nỗi phải cướp đến phần đất hương hoả mấy đời của một bà mẹ chiến sĩ, huy chương đầy ngực… Nói tóm lại – sự vô cảm lan tràn khắp nước, khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ dân thường đến nhà cầm quyền – từ người nghèo khổ đến kẻ giảu sang…

Cả đến ngành y tế cũng vô cảm, tàn nhẫn còn hơn những ngành khác. Bệnh Viện Mắt ở Hà Nội đánh tráo thuỷ tinh thể, khiến cho 3,000 bệnh nhân có thể lâm vào cảnh mù loà. Cảnh bệnh nhân nằm bất tỉnh trước bệnh viện Từ Dũ, không được cứu cấp vì không có tiền nộp .. Nói hoài không hết. Viết mãi cũng còn…

Quả là một thời mạt pháp. Thiên hạ sống trong sự giả trá. Đạo đức suy đồi. Văn hoá xuống cấp trầm trọng chưa từng thấy. Con người bị vong thân, tha hoá đến tột cùng. Nhìn đâu cũng thấy con người đối xử với con người, vô cảm, nhẫn tâm và tàn bạo…

Tuy nhiên – đạo đức hiểu theo đạo đức truyền thống, những giá trị luân lý ngàn đời của ông cha để lại… Còn đạo đức của chế độ CS là đạo đức Cách Mạng. Đạo đức và tư tưởng bác Hồ, đạo dức khóc lãnh tụ như đại thi hào Tố Hữu:

«Xít Ta Lin, ông ơi! ông mất đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười»

Đó là đạo dức Cách Mạng. Mà hiểu đạo dức theo nghĩa đạo dức Cách Mạng thì có phải là đạo đức suy đồi không? Câu trả lời dành cho Đảng CS Việt Nam.

Giả định bà Nguyễn Thị Đoan còn hiểu đạo đức theo nghĩa cũ, nên bà Phó Chủ Tịch Nước CHXHCN, lên tiếng xác nhận một sự thật bất khả phủ nhận: Đó là Đạo Đức suy đồi thê thảm tại Việt Nam, bà tuyên bố:

«Đạo đức xã hội xuống cấp đến mức báo động – xuống cấp ở mọi lãnh vực, kể cả y đức và giáo dục»: Bạo lực học đường (một học sinh bị đánh chết vì đẹp trai). Niềm tin nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Có nơi, dân tự xử những trường hợp ăn cắp – chỉ vì bắt trộm một con chó mà bị đánh chết. Cướp ở thành phố xảy ra mỗi ngày – du đảng, bảo kê lộng hành ở các thành phố lớn.
Còn ai đủ thẫm quyền xác nhận tình trạng đạo đức suy đồi, xã hội tha hoá, hỗn loạn ở Việt Nam, hơn bà Phó Chủ Tịch nước VNXHCN.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc đau lòng thốt lên 2 câu thơ:

Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.


LTCGVN, Xuân Giáp Ngọ 2014
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeMon Apr 21, 2014 9:27 pm


Đi tìm nguyên nhân - Tại sao sự dối trá vẫn còn tồn tại? Và cách giải quyết... 


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Heo-bay-01-danlambao

 Nguyên Thạch (Danlambao) - Tôi biết, bạn biết, cả nước Việt Nam và thậm chí toàn thế giới đều biết cộng sản là độc tài, là toàn trị, cái nguyên nhân dẫn đến dối trá, lừa mị, tiêu cực, tham nhũng, đạo lý suy đồi, kinh tế tụt hậu, mất nhân phẩm... để kết quả là một xã hội dường như bị tê liệt và bế tắc.

Hãy nêu ra những câu nói, những ý tưởng của các nhân vật có trình độ, từng trải qua kinh nghiệm, có uy tín trong cộng đồng nhân loại để chứng minh cho điều đã nêu ở trên như sau:

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tdlbao

"Đừng nghe những gì cộng sản nói
mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. "

Ngoài ra, qua kinh nghiệm thực tế do chính bản thân của chúng ta đã từng sống, từng biết. Như vậy, thiết nghĩ chúng ta đã có thể có một kết luận vững chắc rằng chủ nghĩa cộng sản là một thứ chủ nghĩa sai lầm và không tưởng. Xã hội chủ nghĩa là một xã hội hoang tưởng, đầy mụ mị và bất khả thi, cả hai điều này, đều đưa đến một hệ quả là bất ổn gần như là toàn diện.

Biết là thế, nhưng tại sao những con ngáo ộp Trung Cộng, Cu Ba, Lào, Bắc Hàn và Việt Nam vẫn còn ù lì và thậm chí, đôi khi còn dương oai diễu võ một cách trơ trẻn đến lố bịch?.

Thiển nghĩ, câu trả lời khá đơn giản và dễ hiểu là vì "Cơ Chế". Cơ chế này là đầu dây mối nhợ dẫn đến sự dối trá cùng những tiêu cực như đã nêu trên. Nó (cơ chế) như một sợi dây vô hình đã cột chặt chế độ, trong đó gồm có nhà cầm quyền, cán bộ công nhân viên chức và thậm chí kể cả người dân bình thường. Người ta đã tự gán lên đầu mình một cái vòng thép kim cô sắt lạnh, từ đó sự sợ hãi đã ngự trị và chỉ đạo cho mọi nếp suy nghĩ cũng như hành động, người ta đã tự lừa dối lẫn nhau để giành lấy sự sống trong cái chết, bất chấp mọi phi lý cũng như bất cần về nhân phẩm, về giá trị của con người.

Sau khi đã thấu triệt nguyên nhân một cách rõ nét và tường tận, để giải quyết vấn đề nhức nhối này, chúng ta hãy nêu ra những giải pháp khả thi như sau:

1- Những nhân vật quan trọng, chủ chốt trong guồng máy cầm quyền chủ động liên hợp với nhau dựng nên những kế sách một cách tài tình và mưu lược để thực hiện việc xóa bỏ cơ chế. Phương sách này tương đối nhanh gọn và tốt nhất, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giảm thiểu những bất an và nguy hiểm nhất.

2- Nhà cầm quyền tự vận động và chuyển biến từng bước theo kiểu "Tầm ăn dâu". Tạo chuyển biến trong nhận thức, thay đổi dần trong tư duy và hành động mang tính êm nhẹ nhưng đúng hướng. Con đường của phương sách này, nó sẽ phải đến bởi áp lực và xu thế của thời đại, cho nên dù muốn dù không, hay cho dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào thì sự thay đổi cũng sẽ phải đến. Tuy nhiên, nếu chọn phương pháp này thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian, sự lãng phí đáng tiếc.

3- Trưng cầu dân ý, một phương sách mang tính danh chính ngôn thuận. Phương pháp này có rất nhiều thuận lợi về nhiều mặt bởi lý do thứ nhất là nhà cầm quyền không thể nào cưỡng lại ý dân, thứ đến là guồng máy có điều kiện để biện luận rằng: Đúng thì dân nhờ, sai thì dân chịu chứ không thể đổ lỗi cho nhà nước nữa.

4- Toàn dân đồng nhịp đứng lên làm cuộc cách mạng dưới sự ủng hộ ngấm ngầm của quân đội. Một phương cách hoàn toàn khả thi, nhưng nó sẽ có những khó khăn nhất định trong việc liên lạc và tổ chức đồng bộ trên diện toàn quốc. Tuy nhiên, với tiện ích của nền tin học hiện đại thì giờ N, ngày G vẫn có thể thực hiện. Chúng ta, và nhất là những nhà đấu tranh cho Dân Chủ hãy luôn nhớ rằng, những bước vận động quần chúng gồm có: Giải thích, nêu lên sự thật, chứng minh được những thất bại của nhà cầm quyền hiện hành, trưng bày những tội ác cũng như vô số những tiêu cực từ nhà nước gây ra, trình bày những chứng cớ về nguy cơ mất nước, cũng như cảnh báo cho người dân hiểu rõ hơn về tương lai nghèo khổ, tụt hậu và lầm than... Khi trình độ dân trí đã được nâng cao thì chuyện thực hiện cuộc cách mạng chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi cơ chế mụ mị và hoang tưởng này sẽ phải chấm dứt để hòa nhập vào trào lưu văn minh và tiến bộ của toàn thể nhân loại.

Những phương cách nêu trên, bất luận là phương cách nào thì yếu tố con người (Nhà cầm quyền và kể cả người dân) vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Tất cả phải chân thật, cương quyết, dứt khoát một lòng vì Tổ Quốc vì nhân dân, vì sự an toàn của đất nước, vì tương lai của nhiều thế hệ sắp đến.

Ngày nào, nếu đại đa số người Việt có sự nhận thức đúng đắn, có được sự can đảm để thực hiện một cuộc đổi đời hầu hướng đến một tương lai tốt đẹp thì sự dối trá kia sẽ không còn chỗ để ngự trị chúng ta nữa.

Cuối cùng, tôi đoan chắc là sẽ có một câu hỏi: Ai làm và bao giờ? Cái câu hỏi mà nó đã, đang, và sẽ kéo dài chăng? Câu hỏi đó, xin nhường lại cho dân tộc Việt Nam sự trả lời. Bao bài viết rồi cũng sẽ trôi đi, còn chăng chỉ là sự khơi dậy ý niệm, những ý niệm rất cần thiết và hữu ích. Thật vậy!.

Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Ngu+ng%E1%BB%91c
Về Đầu Trang Go down
NHViet
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat May 03, 2014 1:42 pm


Sự dối trá đang bao trùm trong đời sống xã hội Việt Nam


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tho-o-danlambao

Trần Thị Huyền Trang (Danlambao) - Chưa bao giờ chất lượng giá trị của cuộc sống lại xuống thấp như hiện nay ở việt nam, vì xã hội đã coi sự dối trá là một việc bình thường, niềm tin giữa con người với nhau đã bị lung lay, đi tới đâu ta cũng nghe bàn tán tới sự lừa đảo giựt dọc nhau, trong làm ăn, trong giao tiếp, trong mua bán với nhau ngoài xã hội, đọc báo chí ta cũng biết đầy dẫy sự lừa đảo nhau ở mọi cấp độ trong xã hội, ở đây người viết không thể thống kê lên hết những lừa đảo dối trá của xã hội với nhau, nhưng người viết xin được đưa ra những nhận định về các nguyên nhân đã gây ra sự xuống cấp này.

Ai cũng biết sở dĩ con người dối trá với nhau có rất nhiều nguyên nhân, như vì sợ hãi người ta bắt buộc phải dối trá để che giấu tội lỗi của mình, như vì tham lam, tham danh, tham sắc, tham tiền, người ta phải dối trá để thỏa mãn lòng ham muốn của mình, tóm lại có rất nhiều nguyên nhân thiên hình vạn trạng mà bất cứ ai, bất cứ xã hội nào cũng có thể phạm phải, nhưng đó cũng chẳng phải là trọng tâm mà người viết muốn nói tới, điều quan trọng người viết muốn nói ra đây bởi vì nó là nguyên nhân nguy hiểm gấp vạn lần, đó chính là do cơ chế của chính quyền đã tạo cho người dân bắt buộc phải dối trá để tồn tại.

Người viết xin đơn cử một trường hợp gần đây khi chính quyền nhà nước phát động phong trào lấy ý kiến của người dân về việc sửa đổi hiến pháp. Chính quyền họ cấp phát cho mỗi hộ gia đình một bộ tài liệu của bản sữa đổi hiến pháp 1992 do nhà nước đã quy định và một tờ giấy để người dân trong mỗi hộ góp ý kiến về nội dung của bản sữa đổi hiến pháp đó. Thú thật khi nhận bộ tài liệu đó không những cá nhân tôi mà những người thân thuộc cũng không quan tâm gì mấy, chỉ biết cười trừ, cảm giác giống như gặp vấn đề gì đó quá quen thuộc và không có gì đáng bận tâm cả, mặc dù đây là lần đầu tiên tôi gặp phải vấn đề này, và phải đợi hơn nữa tháng sau khi tổ dân phố đến thu lại tờ góp ý kiến đó tôi mới vội đặt bút phê lên vài dòng chữ là “gia đình tôi đồng ý với bản sửa đổi hiến pháp mà nhà nước đã quy định” dù trong thâm tâm tôi lúc đó lại nghỉ khác, nhưng vì bản năng sinh tồn muốn cầu an nên tôi không còn có cách nào khác.

Nhưng cách đây vài ngày khi lên mạng vô tình tôi đã đọc được danh sách của cả 72 người góp ý kiến và bản dự thảo về việc sửa đổi hiến pháp trong đó có yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, phải nói tôi cảm thấy thẹn với lòng mình thật nhiều. Những người này đa số họ đều đã lớn tuổi có một quá trình phục vụ lâu dài cho chế độ không chừng họ vẫn còn hưởng bổng lộc của nhà nước, và con cái thân nhân họ còn có người đang làm việc cho chế độ, ấy vậy mà họ vẫn can đảm công bố tên thật địa chỉ thật họ một cách rõ ràng lên trang báo.


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Z

Đồng thời một trường hợp nữa là của Ts CHHV, ông ấy đã dám đánh đố mạng sống của mình đối với chế độ khi đã dám tuyên bố tuyệt thực đến khi nào chính quyền giải quyết theo đơn khiếu kiện của ông. Đây cũng phải nói là một sự thách đố đối với chế độ mà chỉ những người có thần kinh thép mới dám làm.

Tôi xin thật lòng nghiêng mình bái phục vì nhân cách can đảm có một không hai của họ, phải nói con người giả thật là ở chỗ khi đụng chạm tới quyền lợi trực tiếp của bản thân mà họ vẫn xem thường quyền lợi và tính mạng mình thì không phải ai cũng dễ dàng làm được, tôi xin được vinh danh họ. Mặc dù con đường tiến lên dân chủ còn nhiều gian nan nhưng nếu sau này phòng trào dân chủ có thành công thì đừng bao giờ quên công lao khai sơn phá thạch đầu tiên của những người này và bao nhiêu đó cũng xứng đáng để ta đề cử nên có được những con đường mang tên các vị này.

Bản thân tôi chỉ là thành phần hạ tiện vô danh tiểu tốt trong xã hội. Từ khi còn tuổi thiếu niên tôi đã chứng kiến cảnh cha tôi đã bị chế độ cộng sản giết chết lầm lẫn và oan ức một cách dã man trong thời kỳ gọi là “phong trào giết lầm hơn tha lầm” nên phải nói đầu óc của tôi luôn mang nặng ấn tượng về cái tính cách cai trị giả dối, áp đặt, xem thường mạng sống người dân của chế độ hiện tại, vì thế tôi rất nhạy cảm với mọi động thái của chế độ và của các viên chức an ninh ở địa phương, vì họ biết gia đình tôi thuộc loại có ác cảm đối với chế độ. Và cũng nhờ có chút ít kiến thức về lịch sử, nên tôi cũng biết chế đô cs này rất độc đoán và ác độc từ xưa với mọi người dân trong cách cai trị của họ nên tôi vẫn luôn dè chừng và phòng xa mọi trường hợp có thể xảy ra cho bản thân mình và gia đình, vì có con làm lao công trong một công ty kinh tế nhỏ của nhà nước, lương mỗi tháng dù chẳng bao nhiêu, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có để sinh sống hàng ngày. Bản thân tôi lớn tuổi thất nghiệp sống kiếp chùm gửi vào con, vì sợ con bị đuổi việc thì chắc chắn tai họa sẽ tức thì đến với bản thân và gia đình nên chúng tôi chẳng bao giờ dám nói ra sự thật lòng mình dù đó là những điều chúng tôi nghỉ là bản hiến pháp mới nên bỏ điều 4 để tạo cơ hội cho đất nước tiến lên dân chủ, vì chỉ có con đường đó thì đất nước mới có cơ hội trở nên cường thịnh và công bằng xã hội được, nhưng vì bản chất hèn hạ cầu an, từ nhỏ luôn sợ hãi mặc cảm với chế độ mà tôi đã đánh mất cơ hội để góp tay xây dựng nền dân chủ cho đất nước.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Z

Trở lại vấn đề xuông cấp về đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, theo tôi nghĩ, cái chính là thể chế cộng sản hiện nay dù gọi là đã đổi mới gần 30 năm nay, nhưng vì vẫn cố tình giữ vị thế chính trị độc đảng nên bản chất của đảng đối với tôn giáo vẫn không thay đổi mấy. Dù bên ngoài họ không cấm đoán người dân tu hành hoặc đến chùa chiền, nhưng bên trong họ vẫn luôn kiểm soát mọi hoạt động của tôn giáo. Họ luôn nghi ngờ những giáo sĩ có tinh thần độc lập, chính những điều này đã làm mất tính tự nhiên tự chủ của giáo sĩ và tạo sự nghi ngờ quấy rối nhau trong nội bộ, thử hỏi một giáo sĩ luôn bị theo dõi, hoặc luôn bị quấy rối về tinh thần thì họ có thể yên tâm tu hành không, chưa kể những bài giảng nếu vô tình phạm úy thì coi như tiêu đời, họ không có quyền nói ra những sự thật của xã hội, vì vậy, trong tôn giáo người ta cũng phải dối trá với nhau để tồn tại.

Giáo điều của cộng sản họ không bao giờ tin vào khía cạnh tâm linh, cho nên họ bất chấp và xem thường tất cả mọi khía cạnh của tâm linh, cái gì có lợi cho đảng thì họ làm. Ta thấy các vụ xử án đối với các blogger vừa rồi là một bằng chứng. Họ hoàn toàn độc tài trong cách xử tù người khác, chính vì thế mà niềm tin của người dân đối với chính thể bị lung lay, dù không phải xử chính họ nhưng người dân cảm thấy bất an, bị hoang mang và cảm thấy không lúc nào được an toàn. Ý thức sinh tồn khiến các đức tính phải nghi ngờ, phải che giấu và phải dối trá với nhau là một phản ứng tự nhiên dây chuyền trong xã hội. Chính quyền họ dùng hình ảnh và nhân cách của hcm như là một đối tượng để người dân tôn thờ, họ luôn thổi phồng và cố thêu dệt về một nhân vật xuất chúng, không vợ con suốt cuộc đời luôn lo cho nước cho dân, nhưng với hệ thống internet hiện nay, mọi thông tin đều được minh bạch và giải mã, nên phương pháp này mất hết tác dụng và nhiều khi gây hậu quả ngược lại, nhất là đối với giới trí thức thì khó mà lừa họ được, chỉ những người dân sống dốt thông tin và những người sống dựa vào chế độ thì có thể họ chấp nhận. Nhưng theo người viết thấy cái gì thiếu chân thật, không chân chính thì dù chúng ta có cố sơn phết, tô hồng cách nào đi nữa thì với thời gian lịch sử sẽ phơi bày tất cả. Và khi đó thì họ sẽ sẵn sàng quăng tất cả vào sọt rác mà không có gì nuối tiếc. Các xã hội dân chủ văn minh vì cái cơ chế của họ, bắt buộc mọi người cả quan chức lãnh đạo chính quyền và người dân nếu muốn tồn tại và được tôn trọng là phải minh bạch thông tin, không được dối trá, nên người dân trong xã hội luôn ý thức vấn đề quan trọng đó vì vậy nhân cách của họ mỗi ngày thêm cao đẹp, và hạnh phúc của họ luôn bền vững. Còn những người dân và quan chức chính quyền sống trong các nước cs như Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta biết xã hội của hai nước này đầy sự dối trá về mọi lãnh vực, không thể kể ra hết. Người tốt khi vào làm việc cho chế độ rồi thì cũng sẽ trở thành xấu, vì nền giáo dục của họ chỉ đặt trọng tâm vào bác vào đảng, mà không bao giờ coi trọng vào giá trị nhân cách của bản thân và đồng loại mình.

Tóm lại trong xã hội Việt Nam hiện nay, dù còn rất nhiều vấn đề cần phải nói, nhưng chúng ta rất mừng vì trước mắt chúng ta còn có 72 vị, và những nhà tranh đấu cho dân chủ như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung v.v..., cùng tất cả các blogger đang thọ nạn trong lao tù cộng sản họ chính là những bông sen, sống trong lao tù của chế độ mà họ không bao giờ nhiễm phải bùn nhơ của chế độ, nên xem họ như là các bậc bồ tát các vị thánh tương lai của đất nước, họ đang thọ nạn thế cho chúng ta và với tính chất cương định của mình, họ như một mũi khoang kim cương sẽ lần lượt đục thủng và loại trừ tất cả những gì gọi là dối trá và bất chánh của đất nước.

.
Về Đầu Trang Go down
VNguyen
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu Aug 28, 2014 12:36 am


Bản chất cộng sản


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Banchatcongsan-danlambao


Alexander Solzhenitsyn- Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Ta phải hiểu bản chất cộng sản. Chính ý thức hệ cộng sản, tất cả những lời dạy của Lê-nin, là rằng những ai không lấy những gì ở trước mặt mình đều bị coi là ngu. Nếu ta lấy được, cứ lấy. Nếu ta đánh được, cứ đánh. Nhưng nếu gặp phải bức tường, thì rút lui. Những nhà lãnh đạo cộng sản chỉ tôn trọng sự cương quyết và khinh thường những kẻ thường xuyên chịu khuất phục họ.

Chúng tôi, những nhà bất đồng chính kiến ở Liên Xô, không có xe tăng, không có vũ khí, không có tổ chức. Chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi tay trắng. Chúng tôi chỉ có trái tim và những gì chúng tôi đã trải qua trong nửa thế kỷ dưới chế độ này. Nhưng bất kỳ khi nào chúng tôi cảm thấy cương quyết bảo vệ những quyền của mình, chúng tôi đều làm thế. Chỉ nhờ tinh thần cương quyết ấy mà chúng tôi đã phản kháng thành công. Và hôm nay nếu tôi đang đứng ở đây trước mặt quý vị, thì không phải là do lòng tốt hay thiện chí của cộng sản, hay nhờ sự hòa hoãn, mà chính nhờ vào sự cương quyết của tôi và sự ủng hộ cương quyết của quý vị. Họ biết tôi sẽ không chịu nhượng bộ một chút mảy may nào. Cho nên khi họ không thể nào làm được gì, họ lùi lại.

Điều này thật không dễ dàng. Chúng tôi học được điều này từ biết bao khó khăn trong chính cuộc đời chúng tôi. Và nếu như quý vị hay bất kỳ ai trong quý vị ở trong hoàn cảnh khó khăn tương tự, quý vị sẽ học được điều như thế. Đơn cử trường hợp Vladimir Bukovsky, người mà bây giờ hầu như bị quên tên. Tôi không muốn liệt kê nhiều tên ở đây vì cho dù tôi nhắc đến bao nhiêu tên chăng nữa vẫn không đủ, và khi chúng tôi nhắc được hai hay ba tên tưởng chừng như chúng tôi quên và phản bội những tên tuổi khác. Thay vì thế, chúng ta nên nhớ những con số: có hàng vạn tù nhân chính trị ở trong nước chúng tôi và, theo tính toán của các chuyên gia Anh, hiện nay bảy ngàn người đang bị cưỡng bách điều trị tâm thần. Chẳng hạn, Vladimir Bukovsky. Chế độ đề nghị với anh, "Được rồi, chúng tôi sẽ thả anh ra. Anh hãy đi sang Phương tây và câm miệng lại." Nhưng người trẻ này, một thanh niên bây giờ sắp chết, đáp: "Không, tôi nhất định không đi với những điều kiện như thế. Tôi đã viết về những người các ông đã đưa vào những bệnh viện tâm thần. Các ông hãy thả họ ra rồi tôi sẽ đi sang Phương Tây." Đây là điều tôi muốn nói về tinh thần cương quyết chống lại đá hoa cương và xe tăng ấy.

Alexander Solzhenitsyn

Nguồn:

Trích dịch từ bài diễn văn nhà văn Alexander Solzhenitsyn đọc vào ngày 30 tháng 6, 1975 ở Washington, D.C. Hoa Kỳ. Tựa đề của người dịch.

Từ tác phẩm "Warning To The West" của Alexander Solzenitsyn, nhà xuất bản Farrar, Straus and Giroux, New York, 1976, trang 41 và 43


Bản tiếng Việt:

Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 2Q==
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeTue Dec 09, 2014 9:00 am

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn E73f6bb2f4044d74b4b67317b5b19777

Nói sự thật với quyền lực

Hoàng Nguyễn dịch
 
Tấm gương Alexander Solzhenitsyn – và những kẻ thừa kế thất bại

George Kennan, bậc thầy của các nhà ngoại giao Mỹ, đã gọi Quần đảo ngục tù - bản ghi chép của Solzhenitsyn về cuộc khủng bố của Stalin, là “lời buộc tội đanh thép duy nhất dành cho một thể chế chính trị từng được đưa ra trong thời hiện đại”. Mang tinh thần nhân chứng, chắc chắn Solzhenitsyn đã làm tất cả những gì một nghệ sĩ có thể làm để xóa bỏ hệ thống Xô-viết – một con quái vật đã nghiền nát hàng triệu sinh linh. Lòng can đảm mang lại cho ông ngục tù và lưu đày. Nhưng cái chết của ông ngày 3-8 vừa qua đặt ra một câu hỏi. Ngày nay ai là người nói sự thật với quyền lực – không chỉ ở các nước độc tài hoặc nửa tự do như Nga và Trung Quốc mà kể cả ở phương Tây?

Trong trường hợp nước Nga, câu trả lời thật đáng chán. Giới trí thức Nga (intelligentsia) – những người lẽ ra đã đi theo tấm gương của Solzhenitsyn, Sakharov và những trí thức phản kháng trong thời đại Xô-viết – giờ đây không chỉ lười biếng mà còn hèn nhát. Thay vì bảo vệ những quyền tự do mà họ có được với bao hiểm nguy kể từ khi kết thúc chế độ cộng sản, nhiều trí thức Nga đã đồng lõa với công trình của ông Vladimir Putin làm què quặt nền dân chủ và thiết lập cuộc trình diễn của những con rối. Có lẽ một vài người thực sự thán phục công trình của ông Putin làm hồi sinh một nước Nga “hùng mạnh” (bản thân ông Solzhenitsyn lúc về già cũng nghĩ như vậy). Nhưng những người khác thì động cơ nông cạn hơn nhiều.

Dưới thời Xô-viết, để nói sự thật cần có lá gan lớn và chấp nhận những hậu quả đáng sợ. Đó là lý do tại sao những người đối kháng chỉ chiếm một thiểu số ít ỏi trong giới trí thức chính thức mà Liên bang Xô-viết tạo ra chủ yếu để xây dựng nền công nghệ nguyên tử. Ngày nay, nỗi sợ hãi không phải là yếu tố lớn nhất bịt miệng các trí thức tuy nói ra vẫn có thể bị nguy hiểm, chẳng hạn như vụ ám sát bà Anna Politkovskaya, một phóng viên điều tra, năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn đằng sau sự im lặng của nhiều người không phải là nỗi sợ mà là sự thèm muốn: thèm muốn tìm lại niềm hãnh diện và vị trí mà đa số trí thức Nga được hưởng với tư cách những nô bộc trung thành của hệ thống Xô-viết.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 4dd3e081d4b5402986d1c78e7fa7a5bb

Vấn đề của chế độ chuyên chế


Ở Trung Quốc, sự im lặng của trí thức dễ được tha thứ bởi vì những tiếng nói phản kháng vẫn bị kiểm soát gắt gao. Trong cuộc cởi mở mới mẻ của mình, Trung Quốc tạo ra rất ít cơ hội cho những người khổng lồ kiểu Solzhenitsyn nổi lên. Họ đã chấp nhận một vài bài viết về nỗi kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa, và rồi giờ đây chính phủ cũng nói rằng Cách mạng Văn hóa là kinh khủng. Tuy vậy, bạn sẽ mất công vô ích khi tìm ở Trung Quốc những tác phẩm văn chương về nỗi thống khổ của thập niên 1950 sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền, hoặc là cái chết của hàng chục triệu người trong nạn đói đầu thập niên 1960. Cánh cửa hé ra một chút vào thập niên 1980, nhưng vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989 đã dập tắt sự tự do tư duy, không cho nó lan sang thập niên 1990.

Sự trỗi dậy của Internet và ngành công nghiệp xuất bản theo xu hướng thị trường đã làm thay đổi Trung Quốc ít hơn là kỳ vọng. Một số trí thức đưa lên mạng những quan điểm phê phán Đảng Cộng sản. Ví dụ nổi bật là Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), một nhà khoa bảng liên tục phê phán Đảng mỗi khi có cơ hội. Nhưng ngay cả ông ấy cũng không đi xa tới mức kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng. Năm 2004 một tờ báo Trung Quốc khuấy động dư luận qua việc đăng danh sách 50 trí thức nổi tiếng, trong đó có cả ông Cao Diêu Khiết (Gao Yaojie), người đã giúp phơi bày nạn dịch HIV/AIDS ở Hà Nam; ông Ôn Thiết Quân (Wen Tiejun), người viết về những nỗi thống khổ của nông dân; và ông Hạ Vệ Phương (He Weifang), một giáo sư luật đã nhiều lần lên tiếng công khai về quyền lợi của những người bị hắt hủi, chẳng hạn những người lao động di cư.

Đây là những con người gây ấn tượng mạnh mẽ, những người mà một ngày nào đó Trung Quốc phải biết ơn họ. Nhưng tiếng nói của những người phản kháng đã không còn vang lên quyết liệt như trong thập niên 1980. Trung Quốc khi ấy, cũng giống như Liên Xô, là một nơi hoang vắng, có rất ít những sự kích thích trí thức. Nhân dân mong mỏi những ý tưởng mới, trào dâng sức sống. Giờ đây việc tiếp cận thông tin được tự do hơn; nền kinh tế đang phát triển và đối với phần lớn những người trí thức, cuộc sống đã dễ chịu hơn nhiều. Trung Quốc có những nhà tư tưởng dũng cảm nhưng trong trạng thái hiện nay thật khó mà hình dung ra một ai đó trong số họ có thể kích động cả một giai cấp như Solzhenitsyn từng làm.

Hãy còn khá sớm để người dân ở phương Tây phàn nàn về sự thất bại của giới trí thức sống trong các xã hội không tự do trong công cuộc noi gương Solzhenitsyn. Những câu chuyện như vậy hãy còn hiếm. Solzhenitsyn nổi lên từ một sự hội tụ khác thường: một tội ác to lớn, một sự im lặng to lớn, một công chúng dễ tiếp thu và một lòng can đảm cá nhân vượt trội. Trong thế giới Hồi giáo cũng có những nơi mà các nhà tư tưởng thế tục, chẳng hạn nhà văn Ai Cập được giải Nobel Văn chương Naguib Mahfouz, phải đối mặt với bạo lực vì họ dám châm chọc sự tuân phục ngột ngạt. Trái lại, trí thức phương Tây được hưởng một cuộc sống vui thú hơn. Ở Pháp, đất nước vốn nuông chiều những con người tư tưởng, tướng De Gaulle từng nổi tiếng đã ra lệnh phóng thích nhà triết học kích động Jean Paul Sartre năm 1968 với một nhận xét: “Bạn không thể bắt nhốt Voltaire”. Đa số các nền dân chủ đều nuôi dưỡng trong các trường đại học hoạt động sáng tạo của một lớp các nhà khoa bảng được nhà nước trả lương nhưng hoàn toàn tự do và thường có thiên hướng chống lại cái bàn tay nuôi sống họ. Thế cũng lạ, nhưng sự thật là vậy.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Daa59f67d2d54e2ea22802b39455670e

Vấn đề của chế độ dân chủ


Phương Tây đã xuất bản hàng xe tải sách thấm đẫm nỗi lo về ngày kết thúc của trí thức. Sự điều chỉnh về chính trị cộng với sự chuyên môn hóa quá mức về học thuật đã làm tổn thương chất lượng của phần lớn những điều được phát biểu trên báo chí và giảng dạy trong các trường đại học. Nhưng ở gốc rễ của nhiều lời ca thán là cái được coi là vấn đề thặng dư. Các chế độ chuyên chế nuôi dưỡng một tầng lớp trí thức được công nhận mà mọi phát ngôn của họ vừa được lắng nghe cẩn thận, vừa bị kiểm soát chặt chẽ. Các chế độ dân chủ sản sinh ra một tình trạng hỗn mang, trong đó ai cũng than phiền rằng cái thông điệp khẩn cấp của mình đã bị chìm trong một biển những điều vô nghĩa. “Sự bao dung áp bức”, một nhà cấp tiến vong thân vào năm 1960 đã gọi như vậy. Trong khối hỗn mang đó, nếu như một trí thức nổi loạn nổi tiếng của Đại học MIT, ông Noam Chomsky chẳng hạn, được mời phát biểu tại buổi liên hoan thường niên của các nhà tư bản tại Davos, cũng không mảy may gây ra sự chú ý nào.

Khối hỗn mang thì ít tệ hại hơn. Các ý tưởng không bị đàn áp nhưng cũng không được tôn thờ. Kennan đã có lý khi gọi Quần đảo Gulag là bản kết án đanh thép một chế độ. Nhưng hãy nhớ, vào năm 1848 hai nhà trí thức tầm cỡ cũng đã xuất bản một bản kết án đanh thép đối với một hệ thống và bản Tuyên ngôn Cộng sản của họ đã đưa một nửa nhân loại vào vòng nô lệ. Không có một sự phòng vệ chắc chắn nào đối với những ý tưởng xấu, nhưng nơi thích hợp để bắt đầu là toàn thể công dân có học thức và tinh thần hoài nghi, được tự do lắng nghe những ý kiến của trí thức nhưng không nhất thiết phải tôn thờ chúng – và, đúng thế, nếu không thích nghe thì có thể chuyển sang kênh thể thao. Con người quý phái trong bản thân ông Solzhenitsyn căm ghét sự thiếu vắng lòng tôn kính ở phương Tây. Nhưng đây lại là một khía cạnh mà con người vĩ đại ấy đã sai lầm.

Nguồn: http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=11885318

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn B6aa3594093845adafd42a6c169c1e66
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu Dec 11, 2014 12:14 am


Lòng tin và sự gian dối

 
Huy Phương

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn LongTinVaSuLuaDoi1

“Bạo lực có thể che đậy bằng nói dối,
và nói dối có thể duy trì bởi bạo lực.”
                              
Alexander Solzhenitsyn
 

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong tất cả người miền Nam bị bắt hay bị kêu gọi trình diện tập trung “cải tạo,” rất có ít người nghĩ rằng thời gian mình đi tù sẽ là vô hạn, không biết ngày nào ra, mà cứ ngây thơ nghĩ rằng thời gian “học tập” là một tuần đến 15 ngày.


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn LongTinVaSuLuaDoi2

Tìm lại trong các văn bản của Ủy Ban Quân Quản của cộng sản cả nước, không thấy chỗ có ghi thời gian “tập trung học tập,” mà trên giấy trắng mực đen, và qua các loa phóng thanh, chúng ta biết rằng họ kêu gọi “tập trung cải tạo,” “căn cứ vào điều 9 của bản tuyên bố của “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam,” “căn cứ vào bản công bố chính sách đối với những sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính ngụy, nhân viên trong bộ máy chính quyền Mỹ ngụy...” về phía quân đội, cấp úy đem theo tiền ăn bảy ngày và cấp tá 15 ngày.

Vì căn cứ vào “lệnh” đóng tiền nuôi ăn, chúng ta nghĩ đó là thời gian tập trung, “hồ hởi” khăn gói ra đi, mong cho hết một tuần hay nửa tháng để về lại bản quán làm ăn bình thường như thông báo của “Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.” Sau này, trước thời gian “cải tạo” kéo dài, chúng ta thường trách cộng sản không giữ lời hứa, nhưng đây là một trò chơi chữ của kẻ gian manh, mà chúng ta cứ lấy tấm lòng ngay thẳng ra mà nhận định, suy đoán nên bị lầm.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn LongTinVaSuLuaDoi3

Ðem theo tiền ăn bảy ngày đâu có nghĩa thời gian “cải tạo” là một tuần (sau đó trại tù sẽ nuôi, hay tự cuốc đất trồng khoai lấy mà ăn). Sao chúng ta không nghĩ như vậy mà nông nổi không nhận định được lòng dạ của kẻ thù?

Nói như vậy, không phải kẻ viết bài này khôn ngoan hơn ai! Một cán bộ chính huấn, chiến tranh chính trị làm binh vận, mà không hiểu gì cộng sản đến nỗi nghe lệnh tập trung, đem theo bảy gói mì để ăn sáng trong bảy ngày. Bảy ngày đổi thành bảy năm, thật ra chưa xứng đáng cho cái tội ngu.

Nếu những người thua trận biết là sẽ bị tù 5 năm, 10 năm hay 15 năm, dưới chế độ coi tù hà khắc của kẻ thù, phản ứng của họ sẽ là kéo nhau vào rừng chiến đấu, trốn ra biển hay... tự sát.

Trong một lần tại một trại tù ở miền Bắc, có một người bạn của chúng tôi ngây thơ đặt câu hỏi: “Bao giờ thì chúng tôi được về?” Như mọi lần,  “cán bộ quản giáo” đã trả lời: “Về sớm hay không là tùy bản thân các anh!” Nhưng y lại ỡm ờ nói một câu giữa đám đông mà ít người để ý: “Ðưa các anh ra biển thì cũng phải từ từ!”

Khi mà chúng ta được gọi là “những người tù không bản án,” lúc ấy đã chơi vơi giữa biển cả mênh mông, thì mọi việc đã quá muộn màng!

Thật tình tôi không biết rõ ở những địa điểm tập trung ở các tỉnh khác ra sao, chứ ở khu vực Sài Gòn thì những bữa cơm đầu tiên trong “nhà tù tạm thời” được diễn ra như một vở kịch khéo đạo diễn, sau này mới vỡ lẽ, nhưng ngày ấy mấy ai đã thấy và đặt câu hỏi. Nếu có một người bị lệnh tập trung, ngần ngại nghi ngờ, đang đứng ở bên kia đường dò la, xem xét thực hư thế nào, thì sẽ thấy đến bữa ăn, những chiếc xe van của nhà hàng Ðồng Khánh, Soái Kình Lâm, Bát Ðạt... vào ra chở thức ăn đến cho những người “học tập.” Dù không có thực đơn tám món như những bữa tiệc ngày xưa, nhưng cũng có gà quay, cơm chiên Dương Châu mỗi bữa để chuẩn bị lên đường “hành quân, đến chỗ đủ tiện nghi cho việc học tập” hơn! Ðến khi nửa đêm lên xe tải bịt bùng, AK kề cổ, bị đổ xuống một trại lính bỏ hoang, hay giữa một cánh rừng già, thì không còn một ai trốn chạy được.

Vì sao chúng ta dùng lòng tin của một người ngay thẳng để đối đầu với kẻ thù gian xảo? Sự ngay thẳng đó phải chăng được coi là một sự ấu trĩ, non nớt của người cầm quân, được thể hiện qua thái độ của miền Nam vào những ngày hưu chiến, điển hình là những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân 1968. Cũng vì tin tưởng vào lệnh hưu chiến, nên tổng tư lệnh của chúng ta mới bỏ Sài Gòn về đón Giao Thừa bên nhà vợ ở Mỹ Tho? Phải chăng vì lỗi lầm này mà về sau ông đã chua chát nói câu: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói...” Cũng vì tin tưởng vào lệnh hưu chiến, nên từ một đêm trước, hơn 100 tỉnh và quận lỵ trên toàn cõi miền Nam đã bị cộng sản đồng loạt tấn công, mà đêm mồng một, rạng sáng mồng hai, Huế vẫn ngủ yên, quân đội vẫn đi phép 50%, cũng không có lấy một lời báo động cho dân chúng để tránh bom đạn và thảm sát.

Cũng với lòng tin đáng thương ấy, hàng nghìn người vợ tù quân cán chính đã đem con đi “kinh tế mới,” để cho cộng sản vào tịch thu nhà, chịu cảnh nheo nhóc, theo lời tuyên truyền, cho chồng được sớm về sum họp!

Cũng với lòng tin khốn nạn ấy, trong các nhà tù, nhiều đồng đội của chúng tôi đã cam tâm làm điềm chỉ, tố cáo anh em vì nghĩ rằng, “cải tạo tốt,” lập công với “cách mạng” thì được tha về sớm!

Cũng với lòng tin ngây thơ ấy, nên những ngày đi thủy lợi, theo lời hứa hẹn “làm sớm nghỉ sớm,” nhưng dân chúng làm xong lại được điều động sang làm chỗ khác, hay lần sau sẽ giao công việc nhiều hơn!

Năm 1977, 1,000 anh em tù nhân trại Bình Ðiền-Ái Tử Thừa Thiên, được cộng sản đày ra làm đập nước Ðô Lương, Thanh Hóa, và nạo vét lòng hồ sông Mực ở Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh, với lời hứa hẹn: “Các anh giải phóng được lòng hồ sông Mực, thì lòng hồ sông Mực cũng sẽ giải phóng các anh!”( mập mờ là anh được về!). Sau một năm lao động cật lực, đói rét, tù “cải tạo” lại được đem về Bình Ðiền để... ở tù tiếp.

Năm 1979, “cán bộ” cộng sản trấn an tù: “Các anh đừng nghe lời đồn đãi của kẻ xấu là các anh sẽ di chuyển đi một trại khác! Các anh yên tâm, sẽ không có chuyển trại đi đâu cả!” Nhưng tối hôm đó, tù được tập họp khăn gói lên đường đi về phía Nam. Không thấy có ai chạy theo níu áo để hỏi: “Cán bộ ơi! Sao cán bộ nói không chuyển trại, mà bây giờ lại có lệnh 'hành quân?'“

Chắc cũng có người đặt câu hỏi: “Các ông nói đi học tập một tuần sao bây giờ một năm, mà chưa cho tôi về?” hay “Lòng hồ sông Mực đã vét xong sao chúng tôi chưa được về?” Cộng sản sẽ nói “đem theo tiền ăn bảy ngày hay các anh sẽ được giải phóng, chứ chúng tôi có bao giờ nói các anh tập trung bao lâu hay các anh sẽ được ra tù đâu?” Cũng không có lẽ hỏi: “Các anh đã ký kết ngưng bắn, sao lại vi phạm nổ súng tấn công?”

Ngày nay, cả nước đã được nghe đảng và chính quyền cộng sản nói dối bao nhiêu lần?

Alexander Solzhenitsyn đã từng nói: “Bạo lực có thể che đậy bằng nói dối, và nói dối có thể duy trì bởi bạo lực.”

Nếu hiểu được cộng sản thì chúng ta đã không ra nông nỗi này.

Nhiều người cho rằng “để thắng cộng sản thì phải giống cộng sản,” nhưng kinh nhật tụng của chiến tranh chính trị để đối đầu với cộng sản của chúng ta lại là: “Ðem đạo nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.”

Nhưng liệu đạo nghĩa có thắng được hung tàn (CS) hay không?

Nếu cho chúng ta “đi lại từ đầu,” thì sự việc có lẽ vẫn như vậy chăng!

Huy Phương


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Lua-pho-danlambao
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat Dec 13, 2014 12:45 am


Alexander Solzhenitsyn: "Tại sao tôi viết?"
- Tại sao phải tiếp tục vạch trần sự thật Hồ Chí Minh?

Alexander Solzhenitsyn: "Tại sao tôi viết?"


Tôi không thể nào nói rằng tôi viết ra các tác phẩm của mình để mở mắt cho Phương Tây thấy những gì đã diễn ra ở Phương Đông. Trước tiên, tôi viết tất cả các tác phẩm này vì lợi ích của chính nhân dân tôi, vì những người Nga, bởi vì chính chúng tôi không biết lịch sử của chính mình.

Không chỉ Phương Tây không biết lịch sử của chúng tôi; chính chúng tôi đã mất lịch sử. Những sự kiện gần đây, cả trước và sau Cách mạng, đã bị xóa sạch. Các tài liệu đã bị thiêu đốt, các nhân chứng đã bị giết chết. Vì thế tôi đã và đang nỗ lực để tái tạo lại sự thật, tất cả sự thật về nước tôi, và tôi đã làm điều này chủ yếu vì lợi ích của chính nhân dân tôi.

Alexander Solzhenitsyn

Nguồn: BBC News/Europe 3/8/2008
news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7540077.stm

Bản tiếng Việt:
Alexander Solzhenitsyn - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch

Tại sao chúng ta phải tiếp tục vạch trần Hồ Chí Minh?

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Hochiminh4984-danlambao



Tại vì đảng CSVN vẫn tiếp tục giọng điệu "Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau... vẫn còn nguyên giá trị".

Đó là lời phát biểu của Nguyễn Thị Hoa Sinh vào ngày 16 tháng 8, 2014 vừa qua tại buổi gọi là "Hội thảo Khoa Học về Di chúc..." của Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Hoa Sinh không phải là học sinh tiểu học, cũng không phải là một người dân cày sâu cuốc bẩm không có cơ hội tiếp cận internet. Bà ta là tiến sĩ, giám đốc Bảo tàng của Hồ tại thành phố bị cướp tên.

Họ vẫn tiếp tục xem những gì của Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương, Trần Dân Tiên... là "tài sản vô giá, đỉnh cao giá trị, kho tàng văn hóa, vẫn còn nguyên giá trị..."

Họ vẫn tiếp tục tống vào miệng "nhân dân" những câu chữ "nhân dân ta coi..." để tùy tiện xem như đó là quan điểm của hơn 90 triệu người Việt Nam.

Chúng ta vẫn phải tiếp tục vì người đứng đầu nước Việt Nam là Trương Tấn Sang vẫn tiếp tục một điều bác, hai điều bác như là kinh điển để "dẫn dắt" (nắm đầu bằng búa và liềm) 90 triệu người trong bài viết mới nhất của ông ta ("Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân" .

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Phamvandong-conghambannuoc-09-danlambao

Chúng ta vẫn phải tiếp tục vì những thành phần mang-thẻ-đảng-có-bằng-cấp, một mặt lên tiếng phê bình đảng hiện tại, mặt khác vẫn tuyên truyền, cổ xúy thần tượng Hồ Chí Minh như là một thiên tài, nhà đạo đức, người lãnh đạo lỗi lạc, vẫn để thủ phạm chính của mọi tội ác đổ xuống đầu người dân Việt từ ngày đảng cộng sản ra đời cho đến ngày hôm nay ngồi lên đầu mọi người từ già trẻ lớn bé với cái gọi là "cha già dân tộc".

Chúng ta vẫn phải tiếp tục vì chính tiền thuế của dân ta đã được sử dụng tùy tiện, vô tội vạ cho những chiến dịch "Học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" tốn kém và mị dân. Điển hình như lời phát biểu tại buổi hội thảo trên của một đảng viên cộng sản có bằng tiến sĩ khác là Nguyễn Bách Khoa: "Hơn 10 năm qua, Đảng đã chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù đã có sự chuyển biến rõ nét ở nhiều nơi nhưng chưa đáp ứng được sự mong đợi của Đảng và nhân dân." Một lần nữa lại giọng điệu cả vú lấp miệng em "chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân".

Chúng ta vẫn phải tiếp tục vì không chấp nhận cho thế hệ trẻ thơ ngày nay vẫn phải bị nhồi sọ - không chỉ bởi báo đài - mà còn bởi chính những bậc phụ huynh vẫn tin theo lời những thành phần mang-thẻ-đảng-có-bằng-cấp về "thần tượng" Hồ Chí Minh.

Những thành phần mang-thẻ-đảng-có-bằng-cấp của đảng ấy, chỉ nội trong một buổi tổ chức hội thảo về di chúc của Hồ Chí Minh đã lập thành tích với "tổng cộng 164 bài tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở Trung ương, địa phương gửi tới Ban tổ chức hội thảo với những hướng tiếp cận và mức độ nghiên cứu khác nhau, nội dung tập trung vào các chủ đề: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc đổi mới tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; việc xây dựng hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội), với sự nghiệp trồng người; việc xây dựng đạo đức cách mạng; việc củng cố khối đại đoàn kết; việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay..."


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcQ0FvS9UEyzKs0oz1UguDeR1cffiKbP1Uc0eWw0r5cTfiz-I2fvlQ

Đó là chưa kể cả hệ thống báo đài, những cơ quan ngôn luận của đảng VÀ NHÂN DÂN, nhiều năm không ngừng dùng tiền thuế của dân để tuyên truyền cho "trí tuệ" và "đạo đức" Hồ Chí Minh.

Chúng ta vẫn phải tiếp tục vì ngay một số "nhà dân chủ", "chiến sĩ nhân quyền" vẫn tiếp tục diễn giải những ý niệm về tự do, nhân quyền, dân chủ bằng cách trích dẫn những "lời vàng, chữ ngọc" của Hồ Chí Minh - kẻ đã khai sinh ra đảng độc tài và thủ tiêu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền trên mọi lãnh vực sinh hoạt của người dân Việt Nam.

"Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay..." Aleksandr Solzhenitsyn

Do đó, Dân Làm Báo sẽ tiếp tục góp phần vào việc vạch trần bộ mặt thật của Hồ Chí Minh.

Dân Làm Báo


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Hcm-tocca3i-docc80-ho-chi-minh
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeTue Dec 16, 2014 4:28 pm


Chế độ cộng sản VN tiêu biểu cho bạo lực và dối trá...

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 9k=


Nếu có một cục tẩy 

Nguyễn Mạnh Trinh

Trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương năm 1970, Alexander Solzhenitsyn viết:

“… có người sẽ hỏi chúng ta: văn học có thể làm gì để chống lại sức tấn công tàn khốc của bạo lực công khai. Chúng ta đừng quên rằng bạo lực và dối trá bao giờ cũng đi đôi và bạo lực một mình nó cũng chẳng nên trò trống gì. Cả hai bạo lực và dối trá có quan hệ mật thiết với nhau, tự nhiên và cật ruột nhất. Bạo lực được che đậy bằng dối trá và dối trá được nuôi dưỡng bằng bạo lực. Bất kỳ kẻ nào đã tuyên bố bạo lực là phương cách của mình thì bắt buộc phải dùng dối trá để chỉ đạo hành động. Ở giai đoạn đầu, bạo lực ngang nhiên bất chấp lẽ phải thậm chí còn kiêu hãnh khinh thường tất cả nữa. Nhưng khi đã bành trướng lớn mạnh, đã có thế đứng, nó sẽ cảm thấy xung quanh là gió bão và sẽ không tồn tại được nếu không náu ẩn vào dối trá bằng những ngôn từ ngọt ngào che đậy ngụy trang. Bạo lực không phải luôn luôn mọi lúc dùng tay sắt bóp cổ mọi người, mà phần đông nó dụ dỗ thần dân của nó sự thề thốt của dối trá và tham dự vào cuộc chơi dối trá.”

Bước đi giản dị của một con người dũng cảm là gì ngoài sự tẩy chay dối trá, chống đối dối trá. Cứ để nó thống trị trong thế giới nhưng ta không tham dự vào! Nhà văn và nghệ sĩ còn có thể làm hơn thế: Chiến thắng dối trá! Chính trong cuộc chiến sanh tử với dối trá, nghệ thuật bao giờ cũng đã và đang chiến thắng. Sự đó hiển nhiên, tất cả chúng ta không chối cãi được! Dối trá có thể chống được tất cả mọi thứ trên hoàn vũ này ngoài nghệ thuật. Và khi dối trá bị xua tan, bạo lực hiện ra trần trụi một cách tởm lợm. Và bạo lực rệu rã ấy sụp đổ tan tành.”

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 8c03bd2820d84ee1bf00267d839822a8


Chế độ Cộng sản Việt Nam là một tiêu biểu cho những sự dối trá. Sự thực, không bao giờ được tỏ bày rõ ràng mà bị che phủ bởi những mưu đồ chính trị. Chế độ ấy muốn văn chương là một công cụ để tuyên truyền và văn nghệ sĩ phải là những người phải tuyệt đối vâng theo một con đường vạch sẵn. Những vụ án văn tự là những răn đe khủng khiếp nhất để trấn áp bằng bạo lực những chống đối của giới trí thức. Và, tùy trường hợp tùy thời cơ, có khi nới lỏng có khi buộc chặt, văn nghệ sĩ cũng phải dựa theo để được sáng tác, để được tồn tại. Thành ra, có lúc viết thế này nhưng sau lại bày tỏ thế khác nhiều khi đối nghịch nhau. Ở vị thế của những văn nô, chỉ biết đồng ca với dàn nhạc giao hưởng dưới những nhạc trưởng rất thiện nghệ trong việc cầm cân nẩy mực theo ý kiến đề ra của những lãnh tụ.

Một trường hợp điển hình là Tố Hữu. Một ông quan văn nghệ, lãnh đạo giới cầm bút trong nước và biết bao nhiêu người bị chịu những oan sai đau khổ vì bị hành hạ theo chỉ thị của ông ta. Một nhà văn trẻ, là thương binh, tên là Hoàng Cát, chỉ vì phạm húy khi viết truyện ngắn “Cây táo của ông Lành” mà bị vùi dập, cả đời bị khốn khó, theo dõi vì cái vết tích tì tịch văn chương. Về sau, Hoàng Cát đã kể lại những quãng đời khốn khổ của mình suốt mấy chục năm bị trù ếm đầy đọa. Và còn nhiều người nữa với những vụ án văn tự như Hà Minh Tuân, như Lý Phương Liên, như Nguyễn Dậu, như Phù Thăng, .. cũng do bàn tay của Tố Hữu dính vào. Và rõ ràng nhất là chiến dịch “Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận” với những biện pháp răn đe tàn bạo không án tích không giấy tờ, chỉ là lệnh miệng thôi mà làm bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình khốn khổ.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcSYwbyYqo9fv0SQtLbuBFXcRL4w6n9kvy5i8mq2P-m0ZPL0zxWl7g

Nhà văn Hoàng Tiến trong bài Sự Thật Ở Ðâu đã viết: “nhà thơ Hoàng Cầm kể rằng, nhà văn tướng quân Trần Ðộ trưởng ban Văn Hóa Văn Nghệ của Ðại Hội Ðảng lần thứ 6, tổng bí thư lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh, người đã giúp tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố những câu đáng ghi vào lịch sử văn nghệ “cởi trói cho văn nghệ sĩ”, “các văn nghệ sĩ hãy tự cứu lấy mình”, “không bẻ cong ngòi bút dũng cảm trình bày sự thực”..

Trong cái không khí cởi mở ấy qua nghị quyết 5 / BCT về văn học nghệ thuật, nhà văn Trần Ðộ có đến gặp Tố Hữu và hỏi ông về thái độ đối với anh em Nhân Văn Giai Phẩm bấy giờ. Nhà thơ Tố Hữu với giọng trọ trẹ xứ Huế đã nói “Rất tiếc! Rất tiếc! Hồi ấy tôi đã không tiêu diệt hết chúng nó đi.” Trên đường về ông Trần Ðộ có rẽ vào thăm ông Hoàng Cầm có kể lại câu chuyện trên. Ông Hoàng Cầm đến nay còn sống, yếu lắm rồi, hiện ở số nhà 43 phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Ai có thắc mắc, xin đến đấy hỏi, kẻo rồi ông Hoàng Cầm đi mất, lại thành tam sao thất bản..”

Tố Hữu đã được Xuân Sách mô tả:

“Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Lúc trở về ta vẫn là ta!”

“Từ ấy trong tôi bừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng Gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường Hoa ở đây.”

Xuân Sách đã dùng tên nhan đề những tập thơ của Tố Hữu: Ta Ði Tới, Việt Bắc, Gió lộng, Việt Nam Máu và Hoa.. để nói về tác giả của nó: tham vọng, thủ đoạn, giả dối, chức thì lớn nhưng thơ thì nhạt, bởi cái tâm không tốt.

Tố Hữu cũng là một mẫu người “nịnh trên nạt dưới” đã viết những câu thơ ô nhục như viết thơ khóc lãnh tụ đỏ Stalin: “Tiếng đầu lòng, con gọi Stalin … Thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một, thương ông thương mười.”

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn HoChiMinhKhoc

Và, trong đám nịnh thần làm thơ tôn vinh Hồ Chí Minh có Tố Hữu đứng đầu:

“Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng núi
Trông theo bóng người
Lòng ta ơn Bác đời đời.”

Hay:

“Bác ơi tim bác mông mênh thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

“… Bác để tình thương cho chúng con
một đời thanh bạch chẳng vàng son
mong manh áo vải hồn muôn trượng
hơn tượng đồng phơi những lối mòn…”

Con người Tố Hữu là như thế nhưng cũng có lúc nghĩ lại. Giả hay thật chưa biết nhưng gọi là trăn trở một chút, phản tỉnh một tị. Ðọc Bài phỏng vấn “Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Ðình Phùng” của Nhật Hoa Khanh sẽ thấy. Bài này được đăng thành nhiều phần nhỏ trong các báo khác nhau như Quân Ðội Nhân Dân, Tiền Phong Chủ Nhật, Người Hà Nội. Bài phỏng vấn này thực hiện năm 1997, nhưng đến khi được phổ biến thì bị bà Vũ Thị Thanh là vợ của ông Tố Hữu phủ nhận cho đó là những tài liệu giả mạo “pha chế nhiều ý kiến riêng, mượn danh Tố Hữu, biến Tố Hữu thành người phát ngôn cho ý mình khi phát hành cuốn sách “Tố Hữu – Người Cộng sản kiên trung, nhà văn hóa tài năng”.

Thực hay giả, đúng hay sai chỉ có người đã nằm dưới mồ là Tố Hữu và người phỏng vấn là Nhật Hoa Khanh biết mà thôi. Nhưng, tại sao giả mà lại được các tờ báo coi như chính thống của Ðảng phổ biến và Nhật Hoa Khanh trước sau im lặng không trả lời. Hình như có một điều gì bất thường.

Có người cho đó là một phản tỉnh của Tố Hữu. Lúc bị thất thế, suy nghĩ của ông ta đã thay đổi, như những bài thơ sau này bớt giọng sắt máu hoặc những câu chuyện Phùng Quán kể khi đến thăm ông tại nhà.

Ðọc bài phỏng vấn, độc giả sẽ thấy có một Tố Hữu khác, một người khác xa với hình ảnh của một đồ tể văn học, một ngươì làm thơ có tâm hồn nhân ái, một trí thức có đầu óc phóng khoáng cởi mở, một nghệ sĩ trân trọng chữ nghĩa và tôn trọng những người cầm bút. Nhắc đến những người mà hồi trước là nạn nhân của ông, là đích nhắm để ông hành hạ, thì ông lại khen ngợi không tiếc lời. Với những người mà hồi trước ông lên án và nguyền rủa như Phan Khôi, Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Lê Ðạt, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Ðang... thì bây giờ ông lại đề cập đến với những lời nồng hậu nhất. Không hiểu, có muộn màng không? Với những người đã chết vì bị đày đoa…

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcRilmsaewVUBdPbZvokelrcODY2oVQoBkBvCp7H4wgm8ZmNaDME

Trong bài phỏng vấn, Tố Hữu nói:  ” … Họ tung tin ông Tố Hữu chỉ đạo ban nọ ban kia hoặc báo này báo khác “đánh” Búp Sen Hồng mà tôi vừa nói ở trên . Họ dựng đứng chuyện ông Tố Hữu cắt bỏ câu “Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên. Họ ném hỏa mù: ông Tố Hữu “đánh” Quang Dũng, Hoàng Cầm, Lê Ðạt, Trần Dần, Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Nguyên Hồng, Tô Vũ, Phùng Quán, Phùng Cung, Trương Tửu, Phan Khôi, Ðào Duy Anh, Phan Ngọc, Nguyễn Hữu Ðang, Ðặng Ðình Hưng, Nguyễn Mạnh tường, Trần Ðức Thảo,… Họ vu khống Tố Hữu đánh cả Nguyễn Ðình Thi, chỗ ngồi của anh Nguyễn Ðình Thi ở đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ ba là do Tố Hữu quyết định.”

Có nghĩa là bọn xấu “cáo mượn oai hùm” nó làm và Tố Hữu không có trách nhiệm gì hết!!! Hơn thế nữa, còn khen ngợi nữa kia. Như nói về Văn Cao: “Văn Cao còn là một nhà thơ xuất sắc, một họa sĩ độc đáo, một nghệ sĩ suốt đời trung thành với dân tộc và với Ðảng.”

Nói về Quang Dũng và Hoàng Cầm:

“Cần đánh giá lại, đánh giá thật cao giá trị thơ Quang Dũng trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Quang Dũng là một trong những các nhà thơ đàn anh trong văn học Việt Nam thế kỷ 20. Cũng cần nói thêm, Quang Dũng còn là một nhà văn sắc sảo về nội dung và điêu luyện về ngôn ngữ…”

“… Hoàng Cầm ngời sáng cả trên lãnh vực thơ lẫn kịch bản thơ. Chưa kể anh còn là một trong những nghệ sĩ ngâm thơ vào loại vô địch không kém gì Phùng Quán”

Nói về Trần Dần:

“Cũng như thơ Quang Dũng và Hoàng Cầm, thơ Trần Dần có nhiều đổi mới về nội dung và nghệ thuật, đồng thời là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc và phản chiếu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Văn xuôi của anh. Người người lớp lớp, về căn bản có giá trị hiện thực chiến đấu rất cao, Người người lớp lớp, là một khẩu pháo binh chúng pháp của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Nên sớm tái bản..”

Nói về Phan Khôi:

“Về cụ Phan Khôi, phải đánh giá lại. Không thể quên được hình ảnh gương mẫu và nồng nhiệt của cụ trong đội quân văn nghệ kháng chiến chống Pháp. Không thể bỏ qua được những kết quả của cụ trong việc đổi mới thơ Việt Nam trước khi xuất hiện phong trào thơ mới. Phan Khôi còn là một học giả về văn học Trung Quốc. Muốn hay không, cụ cũng đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học nước ta thế kỷ 20..”

Nói về Nguyễn Hữu Ðang:

“Suýt nữa tôi quên mất anh Nguyễn Hữu Ðang người được bác Hồ trao cho nhiệm vụ trọng đại Trưởng ban Tổ Chức lễ Tuyên Ngôn Ðộc Lập mồng 2 tháng 9 năm 1945. Anh Ðang suốt đời trung thành với bác Hồ và với lý tưởng Ðộc lập Tự Do của dân tộc. Anh Ðang đóng góp nhiều cho ccah mạng những đóng góp lặng lẽ. Anh Ðang có nhiều hy sinh đáng quý. Những hy sinh ấy chính là tấm gương ngời sáng treo cao trước mặt chúng ta.”

Nếu có một cục tẩy, để xóa đi những dòng chữ mà Tố Hữu đã viết trong khi ông ta được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong cuốn sách “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn – Giai Phẩm trên mặt trận văn nghệ” thì người ta mới có thể tin được lập luận ở trên. Ông ta viết, đấu tố thẳng tay những người tham gia phong trào mà về sau này ông vinh danh nồng nhiệt:

“Lật bộ áo “Nhân Văn – Giai Phẩm” thối tha người ta thấy ra cả một tổ phản động toàn là những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt kít địa chủ tư sản phản động quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn sách báo chống Cộng phim ảnh khiêu dâm..

Trong cái công ty phản động Nhân Văn Giai Phẩm ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính” từ bọn Phan Khôi, Trần Duy, mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An từ bọn trốt kít Trương Tửu, Trần Ðức Thảo đến bọn phản Ðảng Nguyễn Hữu Ðang, Trần Dần, Lê Ðạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình cố tình chống lại cách mạng và chế độ…”

Thực tế, văn học miền Bắc trước 1975 tràn đầy những văn nô cúc cung phục vụ chế độ. Những giai thoại loan truyền đi khắp nơi trong dân gian khiến nhiều khi từ ngữ sĩ phu Bắc Hà chỉ là tên gọi suông không có thực chất. Nguyễn Ðăng Mạnh trong một đoạn hồi ký viết về Nguyễn Khải có kể lại những câu chuyện khá thú vị. Ông kể về những câu nói hoặc nhận xét về Ðảng Cộng sản, về các quan cán bộ hay các nhà văn nổi tiếng, rất táo bạo:

“Ðảng không bao giờ coi trọng trí thức, biến trí thức như Hoàng Xuân Nhị thành hèn hạ. Tôi từng gặp Hoàng Xuân Nhị ở nhà Tố Hữu. Tố Hữu không thèm nói chuyện với ông ta, cứ để ông ta ngồi một mình. Tóc bạc phơ. Tố Hữu chỉ nói với tôi là một thằng còn rất trẻ. Trần Ðức Thảo thì bị biến thành một thằng bịnh thần kinh. Sang Pháp bao nhiêu Việt Kiều mời đến, không đến, cứ ở đại sứ quán, tuy bị nó khinh như chó. ” Nguyễn Khải đã kể lại như thế.

Hay “Nói chung Cộng sản coi văn nghệ sĩ như rác, Lê Duẩn coi Tố Hữu cũng chỉ như một con hát. Nhưng lại sợ văn nghệ. Vì chỉ dùng tuyên truyền dùng nước bọt mà giành được nước. Chỉ nói, có làm gì đâu. Nói đủ cả, chẳng làm gì. Thí dụ, cứ nói phê bình tự phê bình mà chưa bao giờ phê bình tự phê bình cả. Chỉ toàn đào tạo gia nhân, đầy tớ, bọn nịnh hót. Sợ văn học cũng vì thế. Vì văn nó nói sự thật, nó lật tẩy. Rất sợ biểu tượng hai mặt. Chỉ đề cao văn tuyên truyền, đề cao vè. Thật ra bọn nhà văn nói chung nhát, không dám chống chế độ đâu.

“Chế Lan Viên một thời dựa thế Tố Hữu, cũng hách lắm. Tô Hoài gọi là thằng nặc nô của đảng. Hồi chỉnh huấn văn nghệ sĩ, Chế Lan Viên làm tổ trưởng, nói với Nguyễn Tuân: “Ông tưởng ông to lắm à? Tôi phụ trách ông kia mà!” Họp chấp hành, ý kiến của Chế Lan Viên là quyết định. Thí dụ ban chấp hành bàn có nên kết nạp Phan Quang không? Mọi người chờ ý kiến của Chế Lan Viên. Chế Lan Viện đi đái vào, nói “Thằng Thép Mới nó còn được ở ban chấp hành được thì thằng Phan Quang sao không cho vào hội được?” Ai cũng gọi là thằng tuốt. Thằng Nguyễn Ðình Thi, thằng Tô Hoài, thằng Hoàng Trung Thông, chẳng sợ ai cả. Không thể đối đáp kịp mồm Chế Lan Viên. Phải về nhà mới nghĩ ra cách bác lại nhưng hôm sau không còn lý do để tranh cãi nữa vì lão ấy đã nói chuyện thân mật.”

Thực? Giả? Có phải đó là trăn trở phản tỉnh của Tố Hữu hay chỉ là sự vớt vát, hỏa mù? Nếu là thật thì bao nhiêu việc làm từ trước của Tố Hữu có hậu quả tồi tệ ra sao? Thành ra, có thể đó là những lời phản tỉnh của Tố Hữu, nhưng sau khi ông từ trần đem ra phổ biến thấy không có lợi cho Ðảng nên mới có sự phủ nhận. Dẫu sao, dù thực hay giả, sự kiện này cũng nói lên được cái hại của sự chuyên chế đối với dân tộc ở cả mọi phương diện kể cả văn chương…

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcTzZNRAPQd1ikZqL26fvEQ_n7gnnCAGq1rdAvdB6qAqpGV9BX1G

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeFri Dec 19, 2014 10:47 am

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Cnxh-hetthoi

TẠI SAO CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN LẠI LÀ MỘT GUỒNG MÁY LỪA ĐẢO, GIẾT NGƯỜI LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI?


Về chế độ cộng sản và những hậu quả của nó, đã nhiều người có ý kiến :

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan:
“ Lịch sử nhân loại đã có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản.”

Đương kim Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, người đã từng sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức, nhân dịp lễ Kỷ niệm ngày 20 năm bức tường Bá linh sụp đổ; ông Medeved, đương kim Tổng thống Nga, người cũng đã sinh ra, sống và được giáo dục bởi chế độ cộng sản, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đệ Nhị Thế chiến, cả hai đều tuyên bố đại ý rằng chế độ cộng sản là một guồng máy tạo ra sự dối trá, lừa đảo, bịp bợm và giết người, không những giết chính dân tộc nó, mà còn giết những dân tộc khác.

Ở Việt Nam, ông Phạm quế Dương, cựu đại tá cs, cựu Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân: “Cộng sản là kẻ vừa bất tài, bất lực, lại bất nhân.”

Ông Lê xuân Tá, cựu cán bộ cao cấp cs, cựu Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học, Kỹ thuật Trung ương đảng cs: “Sự ngu dốt và sự thấp hèn tự nó không đáng trách và làm nên tội ác. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực và được cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở nên quỉ nhập tràng. Và con quỉ này nó ý thức rất mau lẹ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó, chính là sự hiểu biết, trí tuệ, văn hóa và văn minh; nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, dã man, không thương tiếc. Vụ Nhân văn Giai phẩm ở VN là vậy. Cách mạng Hồng vệ binh ở bên Tàu là thế. Nhưng chính vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này đã trở thành sơ gan, sỏi thận, trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết.”

Và gần đây, một nhà tư tưởng, lịch sử gia có nói: “Chế độ cộng sản là một sự lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nhân loại.”

Tại sao như vậy? Nguyên do tại đâu?


Thật vậy, chế độ cộng sản là một bộ máy sản xuất những dối trá lừa bip.

Theo ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư đảng cs Liên sô:
“ Tôi đã bỏ hơn cả nửa đời người để tranh đấu và phục vụ cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết nói dối và tuyên truyền.”

Không những là một bộ máy nói dối và tuyên truyền, cộng sản còn là một bộ máy giết người.

Theo những tác giả của quyển Sách Đen về chủ nghĩa cộng sản (Le Livre noir du Communisme), các ông Courtois, Margolin v.v.., thì nạn nhân của những chế độ cộng sản được chia ra như sau: Liên sô: 20 triệu; Trung cộng: 65 triệu; Việt Nam: 1 triệu; Nam Mỹ: 150000; Bắc Hàn: 2 triệu; Căm bốt: 2 triệu; Đông Âu: 1 triệu; Phi châu: 1,7 triệu; A phú hãn: 1,5 triệu.

Thật ra con số này là còn ít, theo 2 sử gia chuyên môn về Trung cộng, Jung Tchang và John Halliday, tác giả nhiều quyển sách về cộng sản Tàu, trong đó có quyển Mao, thì nạn nhân của Mao phải trên 70 triệu người. Riêng Việt Nam, con số 1 triệu quá ít, phải kể lên gấp 2 lần, chưa kể đến nạn nhân chiến tranh do chính cộng sản là kẻ chủ mưu, gây chiến, nhưng lại đóng vai trò là nạn nhân, để lừa dân Việt và thế giới.

Tuy nhiên từ từ thế giới cũng sẽ rõ, sự thật vẫn là sự thật và sẽ được phơi bày ra ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy mà Ủy Ban Sưu tầm về tội ác cộng sản trong Hội Đồng các nước Âu châu, đã đưa ra Nghị quyết 1481, kết án chế độ cộng sản là giết người, diệt chủng.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcT0k_sms3GTlcyVvf5I1tWR5rYec5cWpVZgc5ud1QTZMg_Scaj3_A

Nguyên do từ tư tưởng không tưởng của Karl Marx
:

Ngày hôm nay, sau gần 2/3 thế kỷ áp dụng tại Liên sô, hơn nửa thế kỷ áp dụng tại những nước khác, người ta mới thấy tư tưởng của Marx là hoàn toàn không tưởng; mặc dầu Marx đã giành gần 1/3 quyển sách Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản (Ở đây tôi dựa trên bản tiếng Pháp), để chỉ trích những nhà xã hội trước Marx hay đồng thời với ông như Robert Owen, Charles Fourer, Proudhon v.v.., nào là chủ nghĩa xã hội phản động (socialisme réactionnaire), xã hội chủ nghĩa phong kiến (socialism feudal), nào là xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản (socialisme petit-bourgeois).

Thật vậy, chỉ cần quan niệm làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu hay quan niệm bãi bỏ quyền tư hữu, chúng ta cũng đã thấy không tưởng, hão huyền rồi. Bãi bỏ quyền tư hữu là bãi bỏ một nguyên động lực thúc đẩy con người làm việc. Làm cho xã hội cộng sản bị ngừng trệ kinh tế, lâm vào cảnh: cha chung không ai khóc, nhà chung không người chăm sóc, ruộng chung không ai cày. Không những thế K. Marx đã sai lầm khi nghĩ rằng quyền tư hữu có thể bãi bỏ; nhưng thực tế quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng. Như sự việc, tôi có một căn nhà, một chiếc xe, do mồ hôi nước mắt tôi tạo ra. Nay cộng sản cướp được chính quyền, lấy cái nhà, cái xe của tôi, bảo rằng chúng thuộc về nhân dân, thuộc về nhà nước, nhưng trên thực tế chúng đã chuyển nhượng cho một cán bộ cộng sản nào đó ở nhà tôi, dùng chiếc xe của tôi.

Karl Marx không tưởng nghĩ rằng sau khi cướp được chính quyền, xã hội cộng sản trở nên công bằng, nhưng trên thực tế, xã hội cộng sản trở nên vô cùng bất công, vì sự chuyển nhượng quyền tư hữu: quyền tư hữu đang ở trong tay đại đa số dân, nay chuyển sang tay một thiểu số cán bộ cộng sản, đi đến tình trạng đại đa số thì trắng tay, trong khi thiểu số cán bộ thì trở nên giàu có. Có tất ngay cả mạng sống của người dân.

Karl Marx không tưởng cho rằng quyền kinh tế quyết định. Nhưng ở trong những nước cộng sản, chính quyền chính trị quyết định. Có quyền chính trị là có quyền kinh tế và có tất cả những quyền khác.

Karl Marx không tưởng cho rằng, sau khi cướp được chính quyền, bãi bỏ quyền tư hữu, thì nhà nước cộng sản tự biến mất, chữ mà Marx dùng là “ tự tắt “ (s’éteint). Nhưng thực tế nhà nước cộng sản càng ngày càng lớn mạnh, càng đàn áp, như lịch sử đã chứng minh.

Karl Marx nghĩ rằng lý thuyết của mình là khoa học; nhưng lý thuyết của Marx không có một tý gì là khoa học. Marx nghĩ rằng mình đi từ những dữ kiện cụ thể; nhưng Marx đã đi từ những lời tiên tri, vô cùng trừu tượng và ảo tưởng. Marx, mặc dầu chỉ trích tôn giáo, nhưng Marx đã bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tư tưởng Do Thái giáo, đạo của gia đình ông, và ông bà, cha mẹ ông đã nhiều đời làm mục sư Do thái giáo ở vùng Trèves, Đức, gần biên giới Pháp. Theo tư tưởng Do Thái giáo, thì con người xưa kia đang sống sung sướng trên địa đàng; nhưng rồi con người ăn vào trái cấm, nên bị đọa đày xuống trần gian, phải chịu cực khổ. Cực khổ đến tột cùng thì sẽ có một Đấng Cứu Thế, xuống cứu con người, đưa trở về đời sống địa đàng.. Nay Marx lấy tư tưởng này và hiện đại hóa. Thay vì là địa đàng thì là xã hội nguyên thủy cộng sản. Thay vì là trái cấm thì là quyền tư hữu. Thay vì là Đấng cứu thế, thì là giai cấp vô sản (le proletariat). Thay vì địa đàng mới, thì là xã hội cộng sản mới.

Nguyên do từ chế độ độc đảng và Nhà nước độc tài do Lenin lập ra, và đuợc sao y bản chính tại những nước cs khác:

Thật vậy, bà Rosa Luxembourg, bạn và người cùng tranh đấu với Lenin ở trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, dù bị ở trong tù, nhưng bà theo dõi rất sát tình hình bên ngoài, nhất là hành động của Lenin, từ khi ông này cướp được chính quyền, bà đã viết thư cho ông ta vào năm 1919, trưóc khi bà chết:
“Cái độc đảng và Nhà nước độc tài mà anh lập ra, anh bảo rằng nó phục vụ nhân dân và thợ thuyền. Nhưng trên thực tế, nó chẳng phục vụ một ai cả; vì nó đã đi trái lại những nguyên tắc chính của chủ nghĩa xã hội; đó là tôn trọng tự do và dân chủ.”

Thật vậy, trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ nào mà độc tài, tàn ách như chế độ cộng sản. Chế độ quân chủ phong kiến xưa kia cũng chỉ độc tài, tàn ác ở trung ương, quanh vua, quanh triều đình. Nay với chế độ cộng sản, với đảng trị, độc tài, tai ách xuống tận thôn xóm. Ngày xưa quyền sinh sát là chỉ ở trong tay vua hay một vài ông quan đại thần, được đặc quyền của vua. Nay với chế độ cộng sản, thì quyền sinh sát ở ngay trong tay một cán bộ cộng sản ở cấp xã, cấp huyện. Ngày xưa, tham nhũng, hối lộ phần nhiều ở trung ương, triều đình, ngày nay với chế độ cộng sản, tham nhũng hối lộ xuống tận xóm làng.

Chính vì vậy, mà nhà thơ Vũ hoàng Chương đã phải than lên:
       
“Từ độ người về, hỡi loài man dại!          
Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.          
Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu.         
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ.”


Từ lý thuyết không tưởng của Marx, một số người làm chính trị, cách mạng nhà nghề, đã lợi dụng thời cơ, cướp chính quyền, lập nên chế độ độc đảng và nhà nước độc tài, áp dụng lý thuyết không tưởng đó, bị lâm vào hoàn cảnh “Đẽo chân để đi vừa giày “, gặp sự chống đối của dân, bắt buộc phải đàn áp, ai chống đối thì bị đi “ cải tạo “, đi tù, bị giết, đồng thời dùng thông tin, tuyên truyền lừa dối, bịp bợm, đưa ra những thống kê giả, những kết quả ảo, thiên đàng mù, chương trình kế hoặch ma, nào là ngũ niên, nào là thập niên, tiến mạnh, tiến nhanh lên xã hội chủ nghĩa; nhưng đều dựa trên những con số phóng đại; nên chế độ cộng sản đã trở thành một sự lừa dối, đàn áp, giết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Chế độ cộng sản quả là một trang sử đẫm máu và đau thương nhất, quả là một sự lừa đảo, giết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Những dân tộc Nga, Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đẫm máu và đau thương đó. Dân tộc Việt Nam và những dân tộc còn phải chịu dưới sự cai trị độc tài cộng sản, nhất là giới sĩ phu, trí thức, quân cán chính bị lầm đường theo cộng sản, hãy can đảm đứng lên, nhìn rõ sự thật, đấu tranh, hướng dẫn và tổ chức dân, vì để làm cách mạng thì cần đến dân, nhưng để cách mạng thành công, thì phải cần đến sĩ phu, trí thức, để lật qua trang sử cộng sản, để viết lên trang sử tự do, dân chủ và phồn thịnh.

Chu chi Nam        
                           
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Chedocongsan-tudo4vn                                                                  
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeFri Jan 15, 2016 2:47 pm

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Blogger-tudo-danlambao

Chúng ta không thể là sự thật nếu không đạp lên giả dối mà đi

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Một chế độ độc tài, tồn tại trong một thời gian dài không phải chỉ dựa vào sự tàn ác mà phần lớn nó đến từ những kế hoạch gian manh và xảo quyệt. Trong sân chơi của độc tài không có chỗ sống còn cho những con người ngây thơ, cả tin. Sức mạnh của đảng cai trị trong hơn một nửa thế kỷ qua được xây dựng bởi nhiều phương tiện. Nhà tù và súng ống chỉ là phương tiện tối hậu mà những kẻ cai trị buộc phải sử dụng đến. Ngay cả những tên bạo chúa hung ác nhất trong lịch sử loài người cũng biết là không thể giam cầm hay bắn bỏ tất cả những kẻ bị trị. Họ sử dụng một phương tiện khác, có khả năng bao trùm, và xâm nhập vào phế phủ của những người bị trị một cách kiên trì như nắng mưa ngày tháng làm rĩ sét những thanh sắt cứng rắn nhất.

Khác với súng đạn và cái còng số 8 thi thoảng xuất hiện, lúc nào nó cũng hiện hữu. Nó xâm nhập đánh thức giấc ngủ an lành của kẻ bị trị vào buổi sáng. Nó trở thành một thứ tiêu khiển của nhiều người sau buổi ăn trưa. Nó chui vào phòng khách, ngồi vào bàn ăn của mọi người vào buổi tối. Có lúc nó ồn ào, khi thì nhỏ nhẹ, thường thì hiền lành, thỉnh thoảng hung dữ nhưng luôn luôn kiên trì, nhẫn nại và ca tụng những điều tốt đẹp nhất, đạo đức nhất, vinh quang nhất.

Tên của nó là: Bộ máy Tuyên truyền của đảng.

Phương hướng của nó: Giam hãm Sự Thật và rao giảng những điều Giả Dối.

Mục tiêu của nó: Biến những người bị trị thành những người đi từ thuần phục cho đến tôn sùng những kẻ cai trị.

Khác với những gì người ta thường thấy và cho rằng sức mạnh chính của đảng là thành phần công an hay lực lượng quân đội. Điều này chỉ đúng ở một ý nghĩa tương đối. Thật ra, đây là lực lượng được đảng dùng để răn đe và buộc lòng phải sử dụng đối với một số cá nhân mà Bộ máy Tuyên truyền của đảng đã thất bại trong "sứ mệnh" của nó. Lực lượng công an, quân đội trong nhiều trường hợp cũng không phải là cứu cánh sau cùng của bộ máy độc tài khi cách mạng quần chúng bùng nổ. Sức mạnh chính của đảng là những quân đoàn hùng hậu, những sư đoàn đặc biệt, những trung đoàn thiện chiến, những tiểu đoàn và tiểu đội đặc nhiệm mà vũ khí là những cái loa, cây viết ngày đêm tiến hành những chiến dịch không tiếng súng nhưng có sức công phá như những chất cường toan. Nhiệm vụ của nó là làm tê liệt ý chí phấn đấu, mê muội hóa quần chúng từ trong trứng nước và tiêu diệt mọi mầm mống có thể đâm chồi nảy lộc cho một cuộc cách mạng dân chủ.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 4dd3e081d4b5402986d1c78e7fa7a5bb

Đạo quân "giết người không gươm giáo" của đảng là ai? Khởi đầu đó là những thợ viết sử, thợ viết văn, thợ làm thơ, thợ vẽ hình, thợ làm báo, thợ nghiên cứu... Trong mắt nhìn chiến lược của đảng, khi mà những người bị trị gọi những người có khả năng viết, vẽ, làm thơ, làm tin theo quy định và ý muốn của đảng - nói chung những tên thợ - này là nhà sử học, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu... thì mục tiêu của Bộ máy Tuyên truyền của đảng coi như thành công. Những tên thợ lưng còng, bút cong đã được quần chúng công nhận là những người có tư cách để làm nên nền sử học, văn học, nghệ thuật, truyền thông... của đất nước.


Ngày hôm nay với sự lớn mạnh của thông tin và phản biện của lề Dân, những luận điệu của những sản phẩm của lưng còng, bút cong vừa mới ra lò đã bị bẻ gãy không còn đất sống. An Ninh và Truyền Thông đã bắt tay nhau để đối đầu với sự lớn mạnh của thế giới truyền thông độc lập. Lằn ranh giữa lề đảng và lề Dân trong thế giới thông tin đang được đảng tìm cách xóa mờ. Hệ quả là chúng ta đang sống trong một môi trường thông tin xám, vàng thau lẫn lộn, bạn thù lẫn lộn và cùng nhau đánh xáp lá cà.

Liệu chúng ta có đủ sáng suốt và bình tĩnh để vượt qua những cảm xúc, những lôi kéo mang tính phong trào mời gọi của một chợ trời bát nháo nhưng hấp dẫn của một nền truyền thông lá cải chính trị để giữ được truyền thông lề Dân như là một vũ khí sắc bén đánh vào tử huyệt của bộ máy độc tài: sự xảo trá mị dân?

Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ phải - vì chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn. Đất nước không thể mãi chìm đắm trong u tối và vòng nô lệ khi mà hơn 90 triệu người từ tình trạng sống trong bưng bít thông tin phải chuyển sang tình trạng phải sống trong sự lẫn lộn giữa sự thật và giả trá.

Chúng ta không thể chống gậy đi tìm sự thật, tranh đấu cho sự thật bằng cây gậy giả dối.

Chúng ta không thể xiển dương sự thật bằng hành động ăn nằm chung chạ với giả dối.

Chúng ta không thể là-sự-thật nếu không lừng lững đạp lên giả dối mà đi.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 9k=
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu Apr 28, 2016 4:27 pm

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Freedom


Những người ly khai: nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội

Từ Thức, viết từ Paris

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 000_Hkg9891080
Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Wuer Kaixi nói trước một hình dựng Thiên An Môn trong kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Thiên An Môn ở Đài Bắc vào ngày 04 Tháng sáu năm 2014.  AFP PHOTO

Những người ly khai (dissidents) đang tranh đấu cho nhân quyền là lương tâm của xã hội, mà bất cứ một quốc gia nào, nhất là những nước sống dưới ách độc tài, phải ghi ơn. Đó là kết luận của Michel Eltchaninoff, một triết gia Pháp, sau khi bỏ ra nhiều năm đi gặp và nghiên cứu về các dissidents tại nhiều quốc gia.

    Những người ly khai là ‘những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn.'
    - Michel Eltchaninoff

Tác giả cuốn ‘Les Nouveaux Dissidents’ (Những người ly khai mới) (1) vừa xuất bản ở Pháp, viết: những người ly khai là mối kiêu hãnh của xã hội. ‘Trong khi mọi người lo lắng cho sự nghiệp, an toàn, quyền lợi và tự do cá nhân, họ chấp nhận trả giá cho sự phẫn nộ của họ. Bị chà đạp bởi nhà cầm quyền, trước sự thờ ơ của người đồng hương, họ đứng dậy sau mỗi thử thách và trung thành với lý tưởng của mình, đôi khi tới kiệt lực.’ Eltchaninoff nghiên cứu về những người mà ông gọi là dissidents mới, bởi vì những người ly khai của thời đại Internet có nhiều điểm khác với những thế hệ trước, cả về nhân sinh quan lẫn phương pháp tranh đấu.

Dissidents cũ, dissidents mới

Trước hết, từ ngữ dissidents, tạm dịch là những người ly khai, (2) từ những năm 90 được dùng để nói tới những người phản kháng chế độ ở Nga cũng như ở những nước Cộng Sản khác. Từ 1989, sau khi bức tường Berlin bị đạp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Xô Viết Nga hai năm sau, chữ dissidents được dùng để nói tới những người ly khai ở khắp nơi, từ Nam Mỹ tới Trung hoa, Việt Nam, Miến điện, Iran… mà Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi là những khuôn mặt nổi tiếng nhất. Chữ dissidents, từ nguyên thủy, có tính cách tôn giáo, để chỉ những người thuộc một cộng đồng, một tôn giáo nhưng muốn đứng ra ngoài. Người dissidents có thể chống đối, phản kháng, hay chỉ bày tỏ một thái độ bất hợp tác, không đồng tình, đồng lõa.

Những năm 70-80, những người ly khai Nga, đứng đầu là Soljenitsyne, Sakharov, bị đàn áp, không ai biết tới ở trong nước, nhưng tiếng tăm lừng lẫy ở nước ngoài, đã khiến cả một thế hệ trí thức Âu Châu tỉnh mộng về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Dần dần tiếng kêu của họ vọng về quốc nội và đã góp phần vào sự sụp đổ của chế độ Cộng sản (CS) Nga. Nhưng sau đó, họ biến mất trên chính trường. Nhiều người kiệt lực sau nhiều năm bị chà đạp dã man. Một số sống ở ngoài nước. Và những tàn dư của chế độ CS, trở thành mafia đỏ, có tiền, có tổ chức, trở lại thao túng chính quyền và gạt những người dissidents ra ngoài để dễ làm ăn với nhau. Họ bị đẩy vào hố quên của lịch sử, giống như những dissidents Trung Hoa sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhưng chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ đã thành hình, tự do là một chuyện đương nhiên. Trả lời câu hỏi ‘theo ông cái tệ hại nhất của chế độ CS là gì?’, Adam Michnik , một trí thức phản kháng Ba Lan (3), nói: là những gì đến sau đó (ce qui arrive après). Những hỗn loạn đến sau đó. Chế độ CS đã tàn phá mọi cơ cấu xã hội, mọi giá trị tinh thần, việc xây dựng lại một xã hội lành mạnh, một chế độ dân chủ là chuyện vạn nan, nếu không chuẩn bị chu đáo. Dân chủ là một quá trình lâu dài. Chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ thành hình như một phép lạ. Không phải là sự chấm dứt của lịch sử (la fin de l’histoire), mượn chữ của Fukuyama. Độc tài biến dạng, chế độ vô sản trở thành một chế độ tư bản man rợ. Xã hội lại cần những dissidents, những người xăm mình dám ăn dám nói, những Từ Hải giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Từ đó, xuất hiện những người ly khai mới, les nouveaux dissidents.

Chiến thuật ‘gậy ông đập lưng ông’


Những người ly khai là những người xuất thân từ trong lòng chế độ. Eltchaninoff: ‘Andreï Sakharov, chẳng hạn, là một nhà bác học được kính nể ở Nga, hoàn toàn hoà đồng với chế độ trước khi tách ra, tố cáo những vi phạm nhân quyền. Người ly khai không phải là người chống đối từ bên ngoài nhảy vào. Cái làm cho họ trở thành đáng sợ, chính ở chỗ họ là người của chế độ mà họ đả kích. Họ là sản phẩm điển hình, đôi khi gương mẫu, của chế độ. Điều đó khiến sự phản kháng của họ hữu hiệu hơn, được nghe hơn.’ (plus efficace et plus audible)

Eltchaninoff viết, ngoài sự kiện xuất thân từ trong lòng của chế độ, người ly khai có ba đặc đìểm: bất bạo động, hành động với tư cách cá nhân và hoạt động công khai.

1. Bất bạo động: ‘Những người ly khai là những người triệt để bất bạo động. Họ từ chối dùng võ khí chống chính quyền, đôi khi vì nguyên tắc, nhiều khi vì chiến thuật: gây tử thương người của chính quyền đưa tới đàn áp tàn bạo. Những người kháng chiến đặt chất nổ, giết kẻ thù. Người ly khai không làm chuyện đó.’

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Image
Cảnh sát chặn người biểu tình tham gia vào một hội nghị chống Do Thái vào ngày 04 tháng năm 2014 tại Brussels.

2. Hành động cá nhân. Theo tác giả, người ly khai không coi mình là một thành phần của một tổ chức, một đảng viên thi hành chỉ thị của cấp trên. Nếu hoạt động trong một nhóm, người ly khai không từ bỏ cá tính, không từ bỏ những suy tư cá nhân. Anh ta hành động vì trái tim, vì một sự bất bình, không phải vì tham vọng. Vì vậy, rất ít người ly khai đi vào con đường chính trị. ‘Điều đó cắt nghiã tại sao rất ít người- trừ trường hợp Vaclav Havel-trở thành lãnh tụ (leaders) sau chiến tranh lạnh.’ Điều đó cũng giải thích tại sao sau khi chế độ sụp đổ, quyền hành vẫn ở trong tay những người của chế độ cũ.

3. Hoạt động công khai. Người ly khai không vào rừng, vào bưng như người kháng chiến. Hành động công khai khiến việc đàn áp trở thành dễ dàng, nhưng cũng khiến hành động của họ chính đáng. Không việc gì phải dấu diếm khi người ta hành đông cho quyền lợi chung và tin mình nắm chính nghĩa.

‘Tóm lại, người ly khai coi sức mạnh của mình ở thái độ bất bạo động, tôn trọng cá tính và nguyên tắc minh bạch, công khai.’


Như vậy, anh ta hoạt động theo phương pháp nào? Eltchaninoff trả lời: phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông. Dùng võ khí của chính quyền để đánh chính quyền.

‘Nếu nhà nước tuyên bố tôn trọng luật pháp, người ly khai cương quyết khẳng định quyền công dân của anh ta và của người đồng hương. Nếu nhà nước nói tôn trọng người lao động, người ly khai tố cáo những vi phạm quyền công nhân. Người ly khai là một cao thủ judo: anh ta dùng sức mạnh của đối phương để quật ngã đối phương mà không cần vũ lực. Vì vậy, anh ta như David, luôn luôn tìm ra những phương cách mới để đưa người khổng lồ Goliath vào tròng. Anh ta làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh, tổ chức những happenings, những cuộc gặp gỡ, những nơi tụ họp độc đáo, đưa những sáng kiến ly kỳ.’ Anh ta tranh đấu bằng bộ óc, bằng sáng tạo, khiến nhà cầm quyền không biết đâu mà mò. Sáng kiến càng kỳ cục, càng ngộ nghĩnh càng hữu hiệu. Nhưng đối kháng không phải là một trò chơi. Nhiều người ly khai đã trả giá đắt, quá đắt. Cái can đảm và quyết tâm phi thường của họ khiến ta phải ngả mũ chào. (Viết ‘anh ta’ là một cách nói cho tiện. Sự thực, trong số những dìssidents có rất nhiều phụ nữ. Chỉ cần nhìn hàng ngũ phụ nữ đông đảo, ở Việt Nam hay ngay cả những nước Ả Rập, nơi phụ nữ bị chèn ép. Và họ, phụ nữ, không phải là những người ít can đảm nhất, ít hữu hiệu nhất).

Sau khi bức tường Berlin đổ, sau khi Mao chết, sau những mùa Xuân Ả Rập, người ta chua chát thấy dân chủ không tự nhiên vác xác tới. Bạo hành tiếp tục, dưới hình thức khác. Những người ly khai lại rục rịch xuống đường.

Eltchaninoff đi nhiều nơi, tới tận chỗ để gặp gỡ những người ly khai mới. Ông ta đi một vòng Nga, Ukraine, Trung hoa, Tibet, Iran, Palestine, Mễ, gặp những người chống đối, nhất là những người không được báo chí Tây phương nói tới. Ông ta nhận xét: giữa người ly khai mới và những người thuộc thế hệ trước có những điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm rất khác nhau.

Những nguyên tắc căn bản của thế hệ đàn anh vẫn được áp dụng, nhưng cải tiến để thích ứng với thời đại mới. Bất bạo động không còn là một triết lý ôn hoà, nhưng là một phương pháp hữu hiệu nhất trước bạo lực. Cá nhân vẫn là một yếu tố quan trọng. Người ly khai không muốn làm quân cờ cho một tổ chức. Và, trong thế hệ của iPhone, của Internet, mọi người quay phim, chụp hình loạn cào cào, muốn hoạt động kín, muốn giữ bí mật là một chuyện ngớ ngẩn. Trái lại, cách giữ an ninh hữu hiệu nhất là truyền bá tin tức, hình ảnh thật nhanh, thật rộng. Cái bảo hiểm tính mạng của người tranh đấu ngày nay là vua biết mặt, chúa biết tên.

Elchaninoff nhận thấy ít nhất 5 điểm khác biệt giữa những người ly khai mới và những người thuộc thế hệ Sakharov, Havel, hay Mandela:

1. Những người ly khai mới không bị ràng buộc bởi các chủ nghĩa, các ý thức hệ, lý thuyết của các trí thức lớn. Họ muốn tự do suy nghĩ, không phải là tín đồ của một chủ nghĩa, đôi khi không có một khuynh hướng chính trị nào. Đó không phải là những người quá khích, cuồng tín khư khư bám giữ một sự thực duy nhất.

2. Những phản kháng dựa trên khả năng của một cá nhân, không nhất thiết phải là một đối tượng chung của đa số. Tranh đấu cho môi trường, cho nữ quyền, cho công nhân, cho nông dân, cho đồng tính luyến ái, chống kiểm duyệt Internet, bênh vực dân oan bị cướp nhà, cướp đất… Mỗi người, tùy theo khả năng và sự hiểu biết của mình, tìm cách cải thiện một góc cạnh nào đó của xã hội. Họ thực tế, không viển vông như đàn anh. Nhận xét này của tác giả rất đáng quan tâm. Sự hình thành của dân chủ ở các nước Âu Châu khởi đầu bằng những đòi hỏi nhiều nhóm, nhiều giai cấp xã hội. Giới quý tộc đòi quyền lợi cho quý tộc, giới tu sĩ cho tu sĩ, nông dân đòi quyền lợi cho nông dân, thương gia, kỹ nghệ gia, công nhân, mỗi giới tranh đấu cho mình. Vua chúa, nhà cầm quyền nhượng bộ nơi này một chút, nơi kia một chút; dần dần những dòng suối nhỏ hội lại thành sông, thành biển. Nhà nước có thể chữa một đám cháy lớn, nhưng bất lực trước hàng ngàn đám cháy nhỏ. Có thể dẹp hàng ngàn đám cháy nhỏ trong vài ngày, nhưng không thể làm suốt năm.

    Tóm lại, người ly khai coi sức mạnh của mình ở thái độ bất bạo động, tôn trọng cá tính và nguyên tắc minh bạch, công khai.

Tranh đấu cho tự do, dân chủ là một khái niệm trừu tượng đối với quần chúng, tranh đấu cho những người đàn bà bị đem bán cho du khách dễ kích động hơn, dễ được hưởng ứng hơn. Đòi hỏi kiểm soát thức ăn độc hại của Tàu dễ gây xúc động hơn, trước khi đưa ra những đòi hỏi có tính cách trừu tượng, quan trọng thực, nhưng xa vời với người dân. Làm việc cứu trợ rất tốt, nhưng nên giải thích cho dân biết tại sao họ cơ cực, cùng khổ như vậy. Nếu không, công tác xã hội là nước bỏ biển.

3. Người phản kháng mới không hy sinh đời sống thường nhật, không coi nhẹ gia đình. Một nhà tranh đấu người Tibet nói về gia đình ông ta nhiều hơn là nói về chính trị. Anh ta không phải là một cái máy đấu tranh, vô cảm.

4. Người ly khai mới không có khuynh hướng hy sinh đời mình cho đối tượng đấu tranh; không phải anh ta thiếu can đảm, bằng chứng là anh ta sẵn sàng trả giá rất đắt, nhưng coi chuyện tranh đấu hữu hiệu quan trọng hơn là việc hy sinh vô bổ. Anh ta ghét cái tật đao to búa lớn của đàn anh.

5. Những người ly khai mới phóng khoáng hơn. Họ áp dụng bất cứ phương tiện nào, bất cứ hình thức tranh đấu nào, miễn là hữu hiệu, thí dụ dùng một bài hát nói về tự do của Mỹ để đánh thức dân Ả rập, một bài vọng cổ để báo động nhà cầm quyền đang bán nước, bán biển, gởi SMS cho bạn bè hẹn gặp nhau để bàn về một đề tài liên hệ tới mọi người. Người ly khai mới ý thức được cái lợi hại của kỹ thuật truyền thông và tận dụng các phương tiện truyền thông mới. Một nữ ca sĩ Iran cởi bỏ khăn trùm đầu, hát nhạc tình trên Internet, hàng triệu người vào coi, gây chấn động dư luận và khiến nhà cầm quyền bảo thủ bối rối hơn là một cuộc biểu tình đẫm máu.

Michel Eltchaninoff kết luận cuốn sách 254 trang đầy những kinh nghiệm cụ thể: những người ly khai là ‘những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn. Họ phơi trần những tệ trạng không thể chấp nhận trong xã hội họ đang sống: áp lực, kiểm duyệt, thao túng quyền hành, gian lận bầu cử, sát hại người vô tội, chiếm nhà chiếm đất… nhưng họ tranh đấu dưới những hình thức đôi khi độc đáo, luôn luôn bất bạo động. Họ không tìm cách bịt mắt giả mù, cũng không đánh võ miệng trước những bất công, những lạm dụng quyền thế. Họ hành động để đặt nhà cầm quyền trước trách nhiệm của mình. Nếu nhà cầm quyền trả lời bằng cách đàn áp, họ chịu đòn nhưng tiếp tục hành động. Nếu nhà cầm quyền lùi, họ thắng. Trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cũng cần những người ly khai mới.’

Tôi cám ơn những người dissidents, mới hay cũ. Không biết họ sẽ mang lại dân chủ hay không, nhưng họ đã cứu vãn danh dự cho tôi: tôi có những người đồng hương dám ngửng đầu, nhìn mặt bạo lực. Ủng hộ họ là một bổn phận. Một danh dự.

Từ Thức (Paris tháng Tư, 2016)

-------------------------------
(1) Les Nouveaux Dissidents . Michel Eltchaninoff. Editions Stock. Paris (Mars 2016)

(2) Dùng chữ ly khai chỉ là tạm dịch chữ dissident, nhưng chắc chắn không ổn. Có người đề nghị dùng chữ những người bất mãn, nhưng nó có vẻ tiêu cực. Người bất mãn ít khi hành động, và nhiều khi bất mãn chỉ vì không được trọng dụng. Có bạn đề nghị những người bất đồng chính kiến, nhưng nó vẫn có vẻ thụ động.

(3) Adam Michnik (1946-), sử gia, ký giả là một trí thức lãnh tụ phản kháng hàng đầu ở Ba Lan thời chiến tranh lạnh. Những nhật xét của ông về chế độ CS, về việc xây dựng xã hội hậu Cộng sản rất thâm thúy. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông: La Deuxième Révolution (1990)

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Tac-gia-ly-khai-320x240

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeMon Mar 18, 2019 7:31 pm

.
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP.kxrqjVs8XOGguPEwPKrKtQHaFj&pid=15

SOLZHENITSYN, TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Chính đất nước trước đây trên 30 năm đã truất quyền công dân, và tống xuất ông ra ngoại quốc như một kẻ phản bội, bây giờ đã thương tiếc ông như một vĩ nhân anh hùng. Đó là trường hợp của văn hào Alexander Solzhenitsyn, người mới từ trần hôm Chủ Nhật 3 tháng 8 ở tuổi 89.

Trước khi an táng vào thứ Tư, linh cữu ông Solzhenitsyn đã được đặt tại Viện Khoa Học Quốc gia ở Mạc Tư Khoa vào ngày thứ Ba, để nhân dân tới viếng, giống như lễ nghi dành cho một nhân vật được quốc táng.

Trước đó, các nhà lãnh đạo Nga và Châu Âu đã bày tỏ lòng thương tiếc đối với khôi nguyên giải Nobel Văn chương Alexander Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến thời Xô Viết sống lưu vong đã nổi danh thế giới qua những sự chỉ trích chế độ Xô Viết không mệt mỏi.
Lãnh tụ cuối cùng của Xô Viết là Mikhail Gorbachev đã mô tả ông Solzhenitsyn là một trong các nhà văn đầu tiên dám nói hết lời về sự vô nhân của chế độ Josef Stalin.


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 35062_original   
Solzhenitsyn trong cuộc gặp gỡ cựu TT Putin


Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin cũng gởi lời phân ưu. Tại Đức, nữ Thủ tướng Angela Merkel, người từng lớn lên tại miền Đông Đức cộng sản, đã công bố thông cáo ca ngợi nhà văn Nga đã đóng một 'vai trò quyết định' trong sự cáo chung của Liên bang Xô Viết.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói ông Solzhenitsyn giúp thế giới 'mở mắt ra' về thực tế của hệ thống Xô Viết.
Sự phản kháng của ông Solzhenitsyn đối với chế độ Xô Viết đã khiến nguyên Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan hồi năm 1988 thách thức Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev mở cửa nước Nga cho phép người dân đọc các tác phẩm của người mà ông Reagan gọi là 'một sử gia và một người vĩ đại'

Ông Solzhenitsyn được chôn cất tại nghĩa trang Donskoye tại Matxcơva.

*Ngòi bút gây sóng gió

Những tuyệt tác của ông Alexander Solzhenitsyn như cuốn 'Quần Đảo Ngục Tù' và 'Một Ngày Trong Đời của Ivan Denisovich' đã làm thế giới sững sờ, và cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi được về sự khủng khiếp trong các trại lao động cải tạo dưới chế độ Xô viết.
Các nhà viết sử cho rằng các tác phẩm của ông đã có công đóng một vai trò đáng kể trong sự sụp đổ chế độc tài Cộng Sản tại Nga, cũng như khắp vùng Đông Âu và Trung Âu Châu.
Theo ghi nhận của phóng viên Peter Heinlein của đài VOA từng làm việc tại Mascova, Solzhenitsyn chiếm vị trí tác giả có lẽ là vĩ đại nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất của nước Nga trong thế kỷ thứ 20.

Tiếng nói của ông Alexander Solzenitsyn đã vang lên qua các sóng phát thanh của đài Tiếng nói Hoa Kỳ hướng về Liên Bang Xô Viết, một biểu tượng đầy thế lực của thời chiến tranh lạnh, đến với hàng triệu con người phía sau bức màn sắt.
Không ai biết có bao nhiêu công dân Xô viết đã vây quanh chiếc máy radio có luồng sóng ngắn, chống lại sự phá rối của Mascova, để lắng nghe một tác giả nổi danh đang đọc cuốn tiểu thuyết mới nhất bị cấm xuất bản của ông.
Nhưng về chuyện này thì chúng ta biết. Nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ông Alexander Solzhenitsyn luôn nuôi ý định làm nhà văn, nhưng ông đã không thể hình dung được chuyện đó chung cuộc sẽ xảy ra như thế nào.

Ông đã lớn lên như một người nhiệt tình theo Lenin ở miền Nam nước Nga. Ông được một học bổng của Stalin để theo học toán và vật lý, và đã lấy những lớp học hàm thụ về văn chương.
Tốt nghiệp ngay vào lúc Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, ông đã gia nhập quân đội, và lên tới chức đại úy pháo binh.

* Tám năm thống khổ

Nhưng vào lúc chiến tranh chấm dứt năm 1945, hệ thống kiểm duyệt Sô Viết đã bắt được một lá thư ông viết gửi một người bạn có chứa một mẩu chuyện giễu cợt về Stalin. Lời nhận định trong lá thư tuy chỉ bình thường nhưng đã khiến ông phải chịu thống khổ đến tám năm trời trong ngục tù.
Kinh nghiệm này đã thay đổi cuộc đời ông. Ông không được phép viết nhật ký, vì vậy ông đã nghĩ trong đầu và ghi nhớ trong ký ức từng chuyện đã xảy ra trong ngục tù.

Khi được phóng thích, ông bắt đầu ghi lại trên giấy những gì ông nhớ được. Cuốn sách đầu tiên ‘Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich - A Day in the Life of Ivan Denisovich’ đã mô tả rành rọt những chuyện tốt cũng như xấu trong các trại tù khổ sai.
Cuốn tiểu thuyết mỏng chỉ có 68 trang xuất hiện lần đầu trên tạp chí văn học Novy Mir năm 1962, khi lãnh đạo Xô viết bấy giờ là Nikita Krushchev đã nới lỏng bớt các hạn chế gay gắt thời Stalin. Được biết chính bản thân Krushchev đã chấp thuận việc cho xuất bản, mà không biết được ảnh hưởng của nó ra sao.

Người viết tiểu sử của Solzhenitsyn là Michael Scammell nói rằng khi cuốn ‘Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich’ được ra mắt công chúng, thì nó đã gây sóng gió.
Ông Scammell nói: “Từ bomshell, có nghĩa là một vụ gây xôn xao dư luận, một từ đã được dùng đến mòn nhẵn. Nhưng riêng trường hợp này, tôi nghĩ nó mô tả đúng tác động của cuốn sách này. Tôi được biết khi những nhà văn người Nga khác và giới trí thức thấy được ấn bản đó in trong tạp chí, họ đã không tin vào mắt họ. Họ đọc một lần, rồi đọc lần thứ hai, và rồi tiếng đồn ầm lên, tiếng đồn lan rộng khắp Moscow như một đám cháy rừng cho rằng chế độ kiểm duyệt đã được bãi bỏ.

Cuốn sách đặc biệt đó đã tạo được một tác động xôn xao phi thường đến như thế. Trước đó chưa bao giờ có một sự kiện như vậy. Quả thực, như chúng ta biết Krushchev đã hối hận khi cho phép xuất bản, nhưng đó là ảnh hưởng của cuốn sách vào thời ấy.”
Và cuốn sách đã giúp Alexander Solzhenitsyn nổi danh trong một sớm một chiều.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 0436b500c5273c7490b7b0ce1bfb0b1a

* Tầng đầu địa ngục

Ông đã xuất bản cuốn thứ hai có tên ‘Tầng Đầu Địa Ngục - The First Circle’ năm 1968 với sự trợ giúp bí mật mà phần lớn là các phụ nữ ở tuổi trung niên. Các bà luồn lách lệnh cấm xuất bản tác phẩm của ông, giúp ông cất giấu bản thảo, đánh máy thành nhiều bản và phân phát một cách bí mật. Các phụ nữ này còn mang lậu các vi phim ra khỏi Liên Bang Sô Viết để được in ấn tại các nước Tây Phương.

Cuốn 'The First Cicle' ghi nhận những phản ứng của những khoa học gia bị giam giữ vì làm công việc khảo cứu cho hệ thống cảnh sát mật, khi họ bị ép buộc phải chọn hoặc hợp tác làm việc trong các nhà tù khảo cứu, hoặc bị gửi trả lại các trại lao động khổ sai dưới các điều kiện tàn bạo.
Khi tác phẩm 'Tầng Đầu Địa Ngục' phát hành, ông Solzhenitsyn đang được phương Tây ngưỡng mộ, được hoan nghênh như là một tiếng nói hùng hồn chống lại các chính sách áp bức của Liên Xô.

Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn chương.
Nhưng bản cáo trạng nặng nề nhất của ông đối với hệ thống Xô viết vẫn đang phải chờ đợi, và nó sẽ có tác dụng làm lung tay tận gốc rễ nền móng của điện Kremlin .

* Quần đảo ngục tù

Văn hào Solzhenitsyn đã viết tác phẩm ‘Quần đảo Ngục Tù’ trong thời gian 10 năm, từ năm 1958 đến năm 1968, nhưng ông không cho phát hành, và sau này ông giải thích rằng trách nhiệm của ông phải bảo vệ cho những người còn sống sâu nặng hơn là đối với những người đã chết.

Nhưng ông đã thay đổi quyết định vào tháng 12 năm 1973, sau khi một bản sao của bản thảo bị mật vụ KGB tịch thu. Điện Kremlin đã ngay lập tức phản ứng giận dữ. Ông Solzhenitsyn đã bị báo chí Xô viết tấn công bằng những lời lẽ thóa mạ.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1974, tác giả cuốn Quần đảo Ngục Tù đã bị bắt và truy tố vì tội phản quốc. Tuy nhiên các quan chức Xô viết quyết định không đưa ông trở lại ngục tù. Ngày hôm sau, ông bị tước quyền công dân và trục xuất khỏi nước.

Vài thập niên sau đó, trong thời kỳ hậu Xô viết, các tài liệu mật của KGB được công bố cho thấy Bộ Chính trị của Xô viết lúc bấy giờ lo ngại về những đe dọa của ông Solzhenitsyn còn hơn là những đe dọa từ phía Hoa Kỳ.
Trong thời gian sống lưu vong, ông Solzhenitsyn đã ở Thụy Sỹ một thời gian ngắn, sau đó ông sang định cư tại Hoa Kỳ.
Ông Solzhenitsyn đã ẩn cư trong một gia trang u nhàn trong bang Vermont, và ông tiên tri rằng Liên Xô đang tr ong những ngày tàn và ông sẽ có dịp trở về lại quê hương của ông trong tư cách là một người tự do trên một đất nước không còn chế độ Xô viết nữa.

Ông tập trung vào một bộ sách mà ông cho là tác phẩm để đời của ông, đó là bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử khổng lồ gồm 10 tập tìm hiểu nguồn gốc của cuộc cách mạng Bolshevik.
Một phần của cuốn một, nhan đề ‘Tháng 8 năm 1914’ của bộ tiểu thuyết này đã được chính ông Solzhenitsyn đọc và phát sóng trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ vào năm 1983 và 1984.

* Biểu tượng chống đối

Nhà văn Solzhenitsyn đã trở thành một biểu tượng chính của phong trào chống đối quyền cai trị của chế độ Xô viết.

Trong một bài diễn văn năm 1988, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã viện dẫn tên của ông, và đưa ra một thách thức đối với Chủ tịch nước Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Tổng thống Reagan nói: “ông Gorbachev, hãy mở cửa của đất nước Liên Xô để đón nhận tác phẩm của một đại văn hào và một tác giả có tầm vóc lịch sử , hãy mở cửa đất nước Xô viết để đón nhận tác phẩm của ông Solzhenitsyn.”

Cấu trúc khổng lồ của hệ thống Xô viết bắt đầu rạn nứt. Năm sau đó, những trích đoạn của Quần đảo Ngục Tù được chính thức cho phép đăng trên Novy Mir, một tạp chí văn học mà 27 năm về trước đã phát hành cuốn ‘Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich’
Tháng 8 năm 1990, ông Solzhenitsyn được khôi phục quyền công dân, và một năm sau, các công tố viên Xô viết đã hủy bỏ cáo trạng phản quốc đối với ông. Chỉ trong vòng vài tháng, làn sóng lịch sử đã cuốn phăng đi cả ông Gorbachev lẫn nhà nước Xô Viết, đúng như nhà văn Solzhenitsyn đã tiên đoán.

Khi ông trở về lại Nga vào năm 1994, đa số người Nga dường như xem ông là một người hoàn toàn không còn liên hệ với thực tại.
Thế nhưng nhà văn nổi tiếng của Mỹ, ông David Remnick, đã có lần viết rằng “không có câu chuyện nào về phẩm giá của con người trong thể kỷ 20 lại tuyệt vời hơn là văn hào Solzhenitsyn.”

Tiếng nói và ngòi bút của nhà văn Solzhenitsyn từng là một đóng góp lớn lao trong việc thay đổi chiều hướng của thể kỷ 20 giờ đây đã ngưng, nhưng ông để lại một dấu ấn không bao giờ nhạt phai. Thành quả văn chương đã đưa ông vào văn đàn của những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của nước Nga, bên cạnh những Dostoevsky, Tolstoy và Pushkin.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP.g4Ga0vI2z16mgW6VNuk16QHaDf&pid=15
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat Mar 23, 2019 8:56 pm

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP.QrB8YYlv4UP3pM11tnfeGQHaE8&pid=15

Đống củi cháy và bầy kiến
Alexander Solzhenitsyn
(Nobel 1970)

Tôi ném thanh củi mục vào đống lửa mà chẳng biết có bầy kiến sống trong đó.
Thanh củi bắt đầu bén lửa lách tách, bầy kiến đổ ùa ra nhốn nháo chạy quanh trong tuyệt vọng. Chúng chạy ngược xuôi và quằn quại khi bị lửa đốt. Tôi chộp thanh củi, lăn nó về một bên. Nhiều con kiến thoát được lên cát hoặc mớ lá thông.

Nhưng lạ thay chúng không chịu chạy tránh xa đống lửa.
Vừa chế ngự được nỗi kinh hoàng, chúng đã quay lại xúm xít, và có hấp lực nào đó lôi kéo chúng trở về với quê hương chúng đã ruồng bỏ. Nhiều con kiến trèo trở lại lên thanh củi đang cháy, chạy loanh quanh và tan xác trên đó.

Trần Tuệ Minh dịch từ bản Anh ngữ “The bonfire and the ants”


The Bonfire and the Ants

I threw a rotten log onto the fire without noticing that it was alive with ants.
The log began to crackle, the ants came tumbling out and scurried around in desperation. They ran along the top and writhed as they were scorched by the flames. I gripped the log and rolled it to one side. Many of the ants then managed to escape onto the sand or the pine needles.
But, strangely enough, they did not run away from the fire.
They had no sooner overcome their terror than they turned, circled, and some kind of force drew them back to their forsaken homeland. There were many who climbed back onto the burning log, ran about on it, and perished there.
 
Poetry Terms
This poem is a parable which is a poem with a moral lesson at the end. This qualifies as a parable because it has a lesson.
Everyone make take this lesson differently, but I believe the lesson is you can’t live in the past, you have to move on.
Another technique used in this poem is sensory details which evoke your senses.
Ex:
ants came tumbling out and scurried around in desperation.
log began to crackle
 

nobelprize.com,
literature book

The Bonfire and the Ants discusses the behavior of ants on a log. Someone, unaware of the ants, throw a log into the fire. This person then analyzes the action the ants. At first, the ants run away afraid to die, but then they return. The narrator doesn’t understand why the ants return only to die, but I feel like that is the most interesting part of the poem. Personally, I think the ants returning to the log could be one of two things:
1. They are scared of change. They don’t want to lose their home.
2. They are naive and unaware of what will happen in they return.
These ants can represent people who are afraid of change and unaware of the consequence of their actions. We all know many people who are either scared of new things or do without thinking.
This also relates to the Gulag camps because people who are taken away from their homes might of rather been killed in their homes then taken to these awful labor camps, although many weren’t given that choice.

Solzhenitsyn’s Influence

Through his writing, Alexander Solzhenitsyn became a very important person. He used his writing to expose the cruelty of the Soviet Union and the Gulags. While the Bonfire and the Ants was not one of his most famous poems, it still stays with the writing of his message and ties in to the Gulags.

About the Author

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 5
(1918-2008)

Solzhenitsyn was born on December 11, 1918 just six months after his father died in the war.
He was raised by his mother and attended grammar school always knowing he wanted to be a writer.
He strayed from his writing and ended up enrolling in the Department of Mathematics at Rostov University.
He then fought in World War 2, but was arrested for criticizing Stalin and spent 11 years in labor camps, 8 of those years being in the Gulag.
His writing through books and poems recount his experiences.
He went on to win a Nobel Prize in literature in 1970.
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeSat May 11, 2019 10:02 pm

.
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP

TÙY BÚT SOLZHENITSYN
- Alexander Solzhenitsyn (Nobel 1970)

Bản dịch của Phạm Ngọc

 
Trong di sản văn chương đồ sộ của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn (1918-2008), đoạt giải Nobel Văn chương năm 1970, có hai chuỗi đoản văn viết vào hai giai đoạn 1958-1963 — trong những chuyến du hành bằng xe đạp của nhà văn ở miền Trung nước Nga -, và 1996-1999 - khi trở về Nga sau hai mươi năm lưu đày biệt xứ, mà ông gọi đó là những ghi chép “vụn vặt”. Chính những cái “vụn vặt” ấy lại mang đậm tinh thần Nga nhất trong toàn bộ sáng tác của Solzhenitsyn, và chỉ khi ở trên mảnh đất Nga chôn nhau cắt rốn, nhà văn mới có cảm hứng để viết những đoản văn này. Trong bức thư gửi ban biên tập tạp chí Thế giới mới vào năm 1996 ông viết: “Chỉ sau khi trở về Nga, dường như tôi lại mới có thể viết chúng, còn ở đó (bang Vermont, Hoa Kì) - thì không thể nào!”.
 
Vào tháng 12 năm 1961, Solzhenitsyn đã trao cho Tvardovsky, tổng biên tập của tạp chí Thế giới mới một số đoản văn, song thể loại này không gây được sự chú ý. Mùa xuân 1964, tác giả có gửi bản thảo những đoản văn cho một số người bạn, và chúng nhanh chóng được phổ biến trong trào lưu “xuất bản tự do”. Đến mùa thu 1964, tạp chí Grani của Nga kiều tại Frankfurt lần đầu tiên đăng tải một loạt “Đoản văn” trên số báo 56.
Nếm trải đủ mọi cay đắng lẫn vinh quang trọn cuộc đời gần một thế kỉ, trong hai chuỗi đoản văn tác giả ghi lại những cảm nhận về tự do, về Tổ quốc, về những giá trị tinh thần của Chính thống giáo, về tuổi già, về cái chết và sau cái chết.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 32 đoản văn của Alexander Solzhenitsyn, mà chúng tôi đặt nhan đề chung là “Tuỳ bút Solzhenitsyn”.
 
Người dịch
------------------------
Dịch từ tiếng Nga Alexander Solzhenitsyn toàn tập (30 tập), Tập 1 — Truyện ngắn & Đoản văn, Nxb Thời đại, Moskva, 2006.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 2512a1a88c43b4930b12db4d01bd5543--descartes-liberty


Tuỳ bút Solzhenitsyn [kỳ 1]
[1958-1963]


THỞ

Mưa nhỏ vào đêm, và bây giờ mây đen đang vần vũ trên bầu trời, thi thoảng lại lắc rắc những hạt mưa nhẹ.

Tôi đứng dưới gốc táo đang trổ hoa và hít thở. Không chỉ mỗi cây táo mà cả đám cỏ xung quanh cũng đang ngái hương sau cơn mưa — không sao gọi được tên cái tinh chất ngọt ngào đang thấm đẫm không gian. Tôi hít căng hai buồng phổi, cảm nhận hương thơm bằng trọn lồng ngực, hít vào, hít nữa, lúc mở to mắt, lúc lại nhắm nghiền, không biết cách nào thì tận hưởng tốt hơn.
Có lẽ, đấy chính là tự do — thứ tự do duy nhất nhưng đáng quý nhất mà chốn ngục tù đã tước mất của chúng tôi: được hít thở thế này, được hít thở nơi đây. Không một món ăn trân quý nào trên thế gian, không một thứ rượu vang nào, thậm chí không một nụ hôn của người đàn bà nào đối với tôi lại ngọt ngào hơn thứ không khí này, đượm hương hoa, ẩm ướt và tươi mát.

Cho dù đây chỉ là khoảnh vườn con con, bị dồn nén trong song sắt dã man của những khu nhà năm tầng. Tôi đã không còn nghe thấy tiếng rú xe máy, tiếng rột roạt của máy thu thanh, tiếng lục bục của loa phóng thanh. Chừng nào còn có thể hít thở không khí sau cơn mưa dưới gốc táo, chừng ấy còn có thể sống thêm!


HỒ SEGDEN

Người ta không viết, thậm chí không dám nói lớn về nó. Mọi con đường dẫn đến hồ đều bị chặn lại, như đường đến lâu đài cổ tích, khắp các ngả đường đều treo biển cấm, một vạch ngang đơn giản câm lặng. Người hoặc thú hoang hễ thấy biển cấm này trên đường đi là phải quay lại ngay lập tức! Một thế lực trần gian đã dựng chúng lên. Nó có nghĩa: không được chạy qua và không được bay qua, không được đi qua và không được bò qua.
Gần đường, trong rừng thông, những người lính canh được trang bị gậy gộc và súng ống ngồi phục.

Đi vòng quanh cánh rừng thinh lặng, đi lòng vòng tìm lối ra hồ - nhưng không tìm thấy, mà cũng không hỏi được ai: người ta doạ dẫm khiến chẳng còn ai dám ở trong rừng. Chỉ còn cách nương theo tiếng chuông đeo cổ đùng đục của đàn bò, anh lần qua lối mòn in dấu chân của bầy gia súc vào giờ giữa trưa, trong một ngày mưa. Và chỉ mới vừa loáng thấy lấp lánh ánh nước, mênh mông, giữa rừng cây, còn chưa kịp chạy đến nơi, anh đã biết ngay rằng: anh sẽ yêu cái chốn trần gian này đến trọn đời.

Hồ Segden[1] - tròn vành vạnh như được quay bằng com-pa. Nếu hét lớn từ bờ bên này (nhưng anh sẽ không la lên, để người ta khỏi phát hiện) - chỉ còn tiếng vọng gần bặt hẳn đến bờ bên kia. Xa thật là xa. Rừng ven bờ bao quanh hồ. Cây rừng mọc đều tăm tắp, không thân cây nào thò ra thụt vào. Bước ra phía nước, trước mắt anh rộng mở một khung cảnh quanh bờ hồ khép kín: nơi này là dải cát vàng, nơi kia đám lau sậy xam xám lù xù, nơi nọ đám cỏ mọng xanh nõn phơi mình. Mặt hồ phẳng như gương, không một gợn lăn tăn, rải rác ven bờ ít vạt bèo tấm, còn thì nước trong vắt, nhìn thấu cả đáy hồ trăng trắng.
Nước riêng một cõi. Rừng riêng một cõi. Hồ ngửa mặt ngắm bầu trời, bầu trời soi bóng nước. Và liệu còn có gì sánh bằng: trên mặt đất này - chưa từng được biết, ngoài khu rừng này — chưa từng được thấy. Mà giả như có - thì cũng bằng thừa, nơi này chẳng cần đến làm gì.

Giá như được sống trọn kiếp ở đây... Ở đây tâm hồn, tựa làn không khí đang run rẩy, dường như lai láng giữa trời và nước, những suy tư sâu lắng và thanh khiết dường như muốn tuôn trào.
Chẳng thể nào. Lãnh chúa bạo tàn, đại ác nhân mắt lé,[2] đã độc chiếm hồ để làm nhà nghỉ, xây hồ tắm. Lũ tiểu ác nhân bơi thuyền câu cá, săn vịt. Thoạt tiên một sợi khói lam lãng đãng mặt hồ, tiếp đó tiếng súng vang lên.

Còn ở ngoài bìa rừng, vùng dân cư xung quanh nhấp nhô trải dài. Nhưng mọi ngả đường đến đây đều bị chặn lại để khỏi ai quấy rầy bọn họ, câu cá và săn thú ở đây là đặc quyền của họ. Dấu vết còn đây: ai đó nhóm lửa trại, đầu tiên họ dập tắt rồi tống cổ đi.

Hồ hoang vắng. Hồ thân thương.
Ôi quê hương...
 

CHÚ VỊT CON

Một chú vịt con vàng vàng be bé, áp cái ức trăng trắng vào đám cỏ ướt trông rất buồn cười, đôi chân mỏng mảnh suýt nữa thì ngã dúi, chạy trước mặt tôi và líu ra líu ríu: “Mẹ tôi đâu? Anh em tôi đâu cả rồi?”

Chú không có mẹ, mà là một cô gà mái: người ta dúi mấy cái trứng vịt vào ổ, cô ta ấp chúng lẫn với đám trứng của mình, ủ ấm đều như nhau. Giờ đây sắp sửa mưa giông, người ta dời nhà của chúng — một cái sọt không đáy lật úp — vào nơi có mái che, phủ tấm bao bố lên. Cả nhà đều ở đó, còn mỗi chú bị lạc đàn. Nào bé con, bước lên lòng bàn tay ta nào.
Hồn phách có chăng trong cái thân xác bé tẹo này? Nhẹ bẫng, cặp mắt đen nhánh hạt huyền, đôi chân chim sẻ, chỉ cần siết nhẹ một cái là chú mình tan biến. Thêm nữa, lại hơi âm ấm. Cái mỏ tí hon màu hồng nhạt, như được phủ một lớp sơn móng tay, đã có dáng bè bè. Bàn chân đã kéo màng, màu lông đã phớt vàng, và đôi cánh phủ lông tơ đã nhô ra. Thậm chí tính cách cũng đã khác biệt với đám anh em mình.

Còn chúng ta, chúng ta sắp sửa bay lên tận sao Kim. Giờ đây, nếu như tất cả đều đồng lòng, thì chỉ trong vòng hai mươi phút ta có thể đảo lộn cả thế giới.
Nhưng không bao giờ, với tất cả sức mạnh nguyên tử, dù có được cấp lông và xương, chẳng đời nào chúng ta có thể tạo ra được, cấy ghép được trong ống nghiệm chú vịt con vàng vàng nhẹ bẫng đáng thương này...



NƠI YÊN NGHỈ CỦA NHÀ THƠ

Bây giờ là thôn Lgovo, còn xưa kia là thành phố cổ Olgov nằm trên bờ dốc đứng của dòng sông Oka: vào thế kỉ đó, sau nước, cả nước uống lẫn nước sông, nước suối, thì vưu vật thứ nhì mà người Nga lựa chọn — đó là cái đẹp. Ingvar Igorevich,[3] nhờ một phép màu mà thoát được lưỡi gươm của đám anh em ông ta, đã cho dựng ở đây tu viện Uspensky để tạ ơn cứu rỗi. Qua những bãi bồi, vào ngày quang đãng, từ đây có thể thấy xa xa, cách độ 35 dặm[4] ngay khúc ngoặt, tháp chuông cao của tu viện Yoann Bogoslov.

Kha Hãn Bạt Đô,[5] một người mê tín, đã tha không tàn phá cả hai tu viện.
Chỗ này là nơi duy nhất mà Yakov Petrovich Polonsky[6] hồi còn sinh thời đã ngắm nghía và chọn làm nơi yên nghỉ sau cùng. Có lẽ chúng ta quan niệm rằng thể phách của ta sẽ bay lãng đãng trên nấm mộ và ngoảnh nhìn vào khoảng bao la yên bình.
Nhưng giờ đây - chẳng còn mái vòm, nhà thờ cũng không, trên bức tường đá còn trơ lại phân nửa người ta dựng thêm hàng rào bằng ván có giăng dây thép gai, và ngự trị trên toàn bộ di tích cổ kính là những tháp canh — tên ngáo ộp bỉ ổi, và rất quen thuộc, quen đúng mức... Tại cổng tu viện đặt một trạm gác. Tấm bích chương: “Vì hoà bình giữa các dân tộc!” vẽ hình một công nhân Nga nắm tay người bạn châu Phi.

Chúng tôi vờ như chẳng hiểu gì. Và giữa những lán gỗ làm nơi ở của ban quản giáo, tay quản giáo nghỉ trực ca mặc chiếc áo lót giảng giải:
- Chính tu viện đã ở đây, xếp thứ hai thế giới đấy. Thứ nhất có lẽ ở Roma. Còn ở Moskva chỉ xếp thứ ba thôi. Khi còn trại cải tạo thiếu niên ở đây, mấy thằng con trai, chẳng biết gì sất, đã bôi lem nhem hết các bức tường, đập bể tượng thánh. Sau đó nông trang mua lại hai nhà thờ với giá 40 ngàn rúp để lấy gạch, họ muốn xây một chuồng bò sáu dãy. Chính tôi đây cũng được thuê: 50 xu cho một viên gạch nguyên, 20 xu nửa viên. Chỉ có điều khó mà gỡ được gạch còn nguyên lành, chúng dính chắc với hồ vữa thành một khối. Hầm mộ dưới nhà thờ cũng được moi ra, thi hài tổng giám mục nằm đó, hộp sọ và tấm áo choàng còn nguyên vẹn. Chúng tôi hai đứa cùng xé tấm áo choàng, không thể xé nổi...
- Ông bảo, theo bản đồ thì phần mộ nhà thơ Polonsky ở đây. Vậy nó đâu rồi?
- Không được đụng đến Polonsky. Ông ấy trong khu vực cấm. Không được xâm phạm. Mà xem gì ở đó? Tấm bia đã mục nát phỏng? — Mặc dù đang đứng, tay quản giáo cũng ngoảnh lại nói với bà vợ — Hình như mộ của Polonsky đã bốc đi rồi thì phải?
- Ừ. Đem về Ryazan rồi - bà vợ đứng trên bậc tam cấp gật đầu, miệng cắn hạt hướng dương.
Tay quản giáo như tự nói với mình, nghe rất buồn cười:
- Nghĩa là đã được phóng thích...


KHÚC GỖ DU

Chúng tôi cưa củi, nhặt khúc gỗ du — và thốt lên kinh ngạc: từ dạo chúng tôi đốn cây hồi năm ngoái, rồi lôi về bằng máy kéo, rồi cưa hết các nhánh, rồi quẳng lên xà lan và lên thùng xe, rồi chất thành đống, rồi quăng bừa trên đất — khúc gỗ du vẫn không chịu đầu hàng! Từ thân gỗ một chồi xanh nõn lại nảy ra — cả một cây du trong tương lai hoặc một nhánh rậm rạp xào xạc.

Chúng tôi đã đặt súc gỗ lên giá, như đưa lên đoạn đầu đài, nhưng còn chần chừ chưa nỡ hạ lưỡi cưa vào cổ nó: lòng dạ nào mà xuống tay cưa? Nó còn ham sống biết dường nào! Sức sống của nó còn mãnh liệt hơn cả của chúng tôi!


BÓNG NƯỚC


Trên mặt dòng nước chảy xiết khó thể phân biệt được ảnh phản chiếu, dù gần hay xa, kể cả lúc nước trong, kể cả khi không sủi bọt — sóng gợn thành tia liên hồi, lấp loáng không ngừng khiến hình ảnh không trung thực, nhoè nhoẹt, không rõ hình thù.
Chỉ khi dòng nước chảy qua hết sông này sông khác, ra đến cửa sông rộng lớn hiền hoà, hoặc đổ vào vũng ngưng đọng, hoặc vào hồ nhỏ, nơi nước không còn lay động, chỉ ở đó ta mới thấy rõ trên mặt gương từng chiếc lá con của nhánh cây ven bờ, từng sợi mây mỏng mảnh, và bầu trời xanh thăm thẳm.

Anh cũng vậy mà tôi cũng vậy. Nếu đến giờ này mà ta còn chưa cách nào nhận ra, chưa cách nào phản chiếu được cái chân lí rành rành bất tử, phải chăng nghĩa là vì ta còn vọng động đâu đó? Còn đang sống?



CƠN GIÔNG TRÊN NÚI

Cơn giông bắt gặp chúng tôi vào một đêm tối đen như mực trước khi vượt qua bên kia núi. Chúng tôi bò ra khỏi lều và tìm chỗ núp.

Nó đến chỗ chúng tôi qua sườn núi.
Tất cả chỉ còn là một màu đen kịt, không thấy trời, không thấy đất, đường chân trời cũng không. Rồi một tia sét như xé rách màn đêm loé lên,tách biệt bóng tối và ánh sáng,[7] những đỉnh núi khổng lồ nhô lên, Belala-Kaya và Juguturlyuchat,[8] những cây thông đen thẫm cao vút gần chúng tôi, cũng nhô lên với núi. Chỉ trong nháy mắt, chúng tôi có cảm giác như đất cứng dưới chân, rồi tất cả lại tối đen và thăm thẳm không đáy.

Những tia chớp loé lên, bầu trời luân phiên hết sáng chói rồi lại đen kịt, loé trắng, loé hồng, loé tím; tất cả vẫn ở nguyên tại chỗ, những đỉnh núi và những cây thông cứ nhô lên, làm sửng sốt vì vẻ khổng lồ sừng sững, còn khi biến mất thì không thể tin được là chúng tồn tại.
Tiếng sấm lấp đầy khe núi át cả tiếng gầm gừ không ngớt của những dòng sông. Những tia sét, tựa những mũi tên của Đấng Sáng Thế Sabaoth, từ trên không bổ xuống sườn núi, chẻ ra thành những con rắn ngoằn ngoèo, thành những tia nhỏ, dường như bắn tung toé vào các đỉnh núi hoặc như bắn ra, toé ra những sinh linh.

Còn chúng tôi, chúng tôi quên cả sợ sấm chớp và mưa rào — như giọt nước biển nào biết sợ gì bão tố. Chúng tôi hoá thành hạt bụi li ti được ban ơn của thế giới này. Một thế giới lần đầu tiên được tạo ra hôm nay — trong mắt chúng tôi.


THÀNH PHỐ BÊN BỜ NEVA


Những thiên thần với chân đèn trong tay phủ phục quanh mái vòm kiểu Byzantine[9] của nhà thờ thánh Isaac.[10] Ba đỉnh nhọn nhiều cạnh dát vàng vẫy chào nhau qua những dòng sông Neva và Moyka. Đó đây những tượng sư tử, sư tử đầu chim, nhân sư đang canh giữ kho báu hay đang ngủ lim dim. Cỗ xe sáu ngựa “Chiến thắng” đang phi trên nóc cổng vòm của Rossi.[11] Hàng trăm hành lang, hàng ngàn cột đá, những phù điêu khắc hình ngựa chồm vó, bò tót giương sừng...

May mắn làm sao, không vật thể kiến trúc nào được phép xây dựng ở khu vực này! — không một toà nhà chọc trời hình hộp kẹo được nhồi nhét trên đại lộ Nevsky, không một dãy nhà năm tầng hình hộp được xây quấy quá bên bờ kênh Griboedov. Không một kiến trúc sư nào, bất tài và lắm thế lực nhất, có thể dùng mọi ảnh hưởng để nhận giấy phép xây dựng trên khu vực gần Sông Đen và khu trung tâm Okhta.

Chúng ta sửng sốt — vẻ tráng lệ huy hoàng nhất của ta là đây! Một niềm sảng khoái được lang thang trên những đại lộ ấy. Nhưng để tạo dựng nên vẻ đẹp này, bao người dân Nga đã từng nghiến răng rủa thầm và mục xương trong các đầm lầy âm u. Biết bao xương máu của tiền nhân đã được nén chặt, hoà quyện, hoá đá trong những cung điện đủ màu — vàng, nâu, sô cô la, xanh lục.

Thật khủng khiếp khi nghĩ về chuyện: những cuộc đời vô vọng trắc trở của chúng ta, những bùng nổ mâu thuẫn của chúng ta, tiếng rên siết của người bị hành quyết và nước mắt của những người vợ — tất cả những điều ấy rồi sẽ trôi vào quên lãng hoàn toàn? Tất cả những điều ấy cũng để hiến dâng cho cái đẹp hoàn hảo vĩnh hằng này chăng?
 

QUẢ CẦU BÔNG

Trong sân nhà chúng tôi, một cậu bé dắt chú chó nhỏ tên “Quả Cầu Bông” với sợi dây xích — cậu nuôi nó từ hồi còn là một chú cún bé tẹo.
Một bận, tôi đem cho nó ít mẩu xương gà, còn nóng hổi và thơm phức, vừa lúc đó, cậu bé thả chú chó đáng thương chạy rông đôi chút. Tuyết dày và xốp phủ kín sân, Quả Cầu Bông nhảy nhót qua lại như một chú thỏ, khi chân trước, lúc chân sau, từ góc này sân sang góc kia sân, chúi mõm vào tuyết.
Nó chạy đến chỗ tôi, lông ướt bù xù, nhảy quanh, hít hít mẩu xương, rồi lại vụt chạy, tuyết ngập tới bụng!
Chả cần xương của ông, nó nói, tôi chỉ muốn tự do!

---------------------------
Chú thích của người dịch:

[1]Segden — hồ giữa rừng, thuộc làng Solotcha, cách thành phố Ryazan nửa giờ đi xe.
[2]Nhân vật độc ác trong cổ tích Nga.
[3] Ingvar Igorevich (?-1235), Công tước thành Ryazan, năm 1217 sáu công tước thành Ryazan được anh em nhà Glev Vladimirovich (là anh em họ) mời đến dự tiệc và bị giết chết tại đó, một mình ông may mắn thoát chết nhờ không đi dự tiệc.
[4] Đơn vị đo cũ của Nga, 1 dặm (versta) = 1,067km.
[5] Kha Hãn Bạt Đô (Batu) (1209?-1256), cháu nội Thành Cát Tư Hãn, năm 1242 đã xâm lăng châu Âu.
[6] Yakov Petrovich Polonsky (1819-1898), nhà thơ, nhà văn Nga.
[7] Mô-tip trong Kinh Thánh — chương Sáng Thế Kí, thế giới được sáng tạo.
[8] Belala-Kaya (độ cao 3861m) và Juguturlyuchat (độ cao 3921m) là những đỉnh núi phía Tây dãy Kavkaz lớn.
[9] Đế quốc La Mã ở Đông Âu (Eastern Roman Empire).
[10] Tên đầy đủ là Thánh đường vinh danh Thánh Isaac Dalmatia, được xây dựng trong 40 năm (1818-1858) theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Auguste Ricard de Montferrand (1786-1858), trên một diện tích 4000m2, với chiều cao 101,5m, mái vòm có đường kính ngoài 25,8m, đường kính trong 22,15m.
[11] Karl Ivanovich Rossi (tên Ý là Carlo di Giovanni Rossi) (1775-1849), kiến trúc sư người Nga gốc Ý, tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng tại Saint Peterburg.

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu May 23, 2019 7:50 am

.
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP

TÙY BÚT SOLZHENITSYN [kỳ 2]
- Alexander Solzhenitsyn (Nobel 1970)


PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Nào chàng tuấn mã, lượn tấm lưng cong, nện móng oai hùng, bờm tung trong gió, mắt rực sáng tinh anh! Nào bác lạc đà, chàng thiên nga hai bướu, nhà thông thái ung dung với điệu cười nhếch mép uyên bác trên cặp môi dầy! Nào, thậm chí chú lừa nhỏ mõm đen, vẻ kiên trì bền bỉ, đôi tai dịu dàng sống động!

Còn chúng ta đã chọn gì? — đây, một thứ chẳng ra sao nhất trong tất cả những tạo vật của thế gian, lướt nhanh trên những vó cao su, những con mắt bằng kính vô hồn, cái mõm đờ đẫn góc cạnh, gồ lên trong cái hộp sắt. Nó không hí lên kể lể về niềm hoan lạc thảo nguyên, về hương cỏ dại, về mối tình dành cho nàng ngựa cái hay niềm quyến luyến dành cho ông chủ. Nó thường xuyên nghiến ken két tấm thân bằng sắt và phun phì phì làn khói tím hôi hám.
Nồi nào vung nấy, chúng ta như thế nào thì phương tiện di chuyển của ta cũng như thế ấy.

 
CÁI XÔ CŨ

Ồ, rồi thì cũng có một chàng cựu chiến binh buồn bã lang thang ngoài cánh rừng thông Kartunsky. Đất ở đây mới lạ lùng làm sao, trải qua mười tám năm trời, mặc dù hơi bị sạt lở chút đỉnh, nhưng mọi thứ hầu như vẫn còn nguyên, từ những dãy chiến hào, hoặc những ụ đặt pháo, cho đến hố xạ thủ cá nhân, nơi chiến sĩ Ivan chưa từng được biết, trong chiếc áo ca-pốt ngắn lem luốc, đã chui tấm thân dềnh dàng của anh vào. Những súc gỗ trên nắp các công sự tất nhiên đã bị rỡ đem đi sau những tháng năm ấy, song những hố đất vẫn còn trơ đấy.

Mặc dù tôi không chiến đấu tại cánh rừng này, nhưng ở sát bên, thì cũng xem như đã từng ở đây. Tôi lang thang từ công sự này qua công sự khác, cố hình dung điều gì từng xảy ra nơi đây. Và đột nhiên, trên lối ra một công sự, tôi bắt gặp một chiếc xô cũ — mười tám năm trời đã nằm đó và suốt mười tám năm ấy, nó đã không được dùng đến.
Có lẽ nó cũng đã móp méo lắm rồi vào mùa đông đầu tiên của cuộc chiến. Có thể, từ cái làng bị cháy rụi, chiếc xô bị nứt đáy, thành xô hình nón bị giẫm nát đã được một người lính nhanh trí nhặt lấy, rồi nắn lại và dùng nó để nối cái lò bằng sắt thông với ống khói. Vậy là ngay ở công sự này, trong mùa đông nguy cấp ấy, kéo dài 90 ngày, mà cũng có thể là 150 ngày, cho đến khi mặt trận ngừng tiếng súng, chiếc xô móp ấy đã cho biết bao là khói lùa qua mình. Nó đã từng bị nung đến đỏ rực, từ nó những bàn tay đã được sưởi ấm, từ nó có thể người ta đã châm thuốc hút, và bánh mì đã được nướng vàng. Bao nhiêu khói lùa qua đây là bấy nhiêu suy tư chưa kịp bày tỏ, bấy nhiêu bức thư chưa kịp viết ra của những người có thể đã về miền chín suối từ lâu.
Sau đó, vào một sáng hôm nào, trong ánh ban mai tươi tắn, người ta thay đổi đội hình chiến đấu, phải rời công sự, chỉ huy thúc giục đơn vị mình — “Nào, nhanh nào!”— anh lính cần vụ tháo dỡ bếp lò, dúi tất cả lên xe, tất tần tật, mỗi cái xô móp là không còn chỗ. “Quăng nó đi thôi! — thượng sĩ nhất la lên — Đến chỗ mới, cậu sẽ tìm được cái khác!” Phải đi rất xa, và chuyện là còn phải xoay xở thế nào cho đến mùa xuân, anh lính cần vụ ngập ngừng với cái xô cũ, thở dài rồi đặt xuống ngay lối ra vào.

Mọi người bật cười vang.
Từ bấy đến nay, người ta lấy đi những súc gỗ trên nóc công sự, cả băng ghế ở bên trong, cả chiếc bàn con — còn chiếc xô móp trung thành là ở lại với công sự.
Tôi đứng bên nó, kí ức ùa về. Đồng đội ngoài mặt trận, những chàng trai trong sáng! Chúng tôi đã sống và đã đặt hết hi vọng vào điều gì, và tình bạn không vụ lợi của chúng tôi chính là điều đẹp nhất trên đời — khói cũ đã tan rồi, và chiếc xô han rỉ bị bỏ quên này sẽ chẳng bao giờ còn được dùng đến nữa...


TRÊN QUÊ HƯƠNG ESENIN

Bốn thôn nối liền nhau trải dài đơn điệu dọc con đường. Bụi. Không vườn tược. Gần đó cũng chẳng có rừng. Những hàng giậu còi cọc. Thấp thoáng đây đó những khung cửa nhiều màu sặc sỡ. Một chú heo lưng ngứa ran đứng ngay giữa đường mà cọ vào trụ nước. Một đàn ngỗng lộc ngộc đều nhau ngoái cổ về bóng chiếc xe đạp vừa vèo qua và đồng thanh gửi theo một tràng quàng quạc hiếu chiến. Những ả gà mái tất bật bới tung cả đường và sân sau để kiếm mồi.

Quầy tạp hóa của làng Konstantinovo cũng hệt như một cái chuồng gà ọp ẹp. Cá trích. Rượu vodka đủ loại. Kẹo phồng dinh dính, thứ kẹo đã mười lăm năm nay chẳng ở đâu người ta còn ăn nữa. Những ổ bánh mì đen cứng như đá cuội, nặng gấp đôi bánh ở thành phố, chắc chỉ hợp với rìu chứ chẳng dao nào chịu nổi.
Trong căn nhà gỗ của gia đình Esenin, những bức vách xiêu vẹo chưa chạm đến trần, những buồng xép, những ô con con, chẳng khoảnh nào đáng gọi là phòng cả. Ngoài vườn là một căn kho bé tẹo tối om, mà trước kia là gian nhà tắm, nơi Sergey đã từng lẻn vào, giam mình trong bóng tối và gieo những vần thơ đầu tiên. Ngoài hàng rào là cánh đồng rất đỗi bình thường.

Tôi đi trong thôn ấy, làng kiểu này đầy dẫy, rất nhiều, nơi ngay cả thời bây giờ dân cư vẫn tất bật vì miếng cơm manh áo và sĩ diện kèn cựa với láng giềng; tôi thấy bồi hồi: ánh lửa trời[1] đã từng một lần rọi sáng vùng này, đến tận hôm nay vẫn thiêu đốt hai gò má tôi ngay tại nơi đây. Tôi bước ra phía sườn đồi Oksky, nhìn xa xa và ngỡ ngàng: lẽ nào có thể nói về cái dải sẫm xa xăm của cánh rừng khẳng khiu một cách bí ẩn thế này:
Trong rừng thông lũ gà gô ngân nga than khóc...?
Và về những khúc uốn quanh đầy cỏ lác của dòng Oka lững lờ:
Những đụn nắng nằm giữa lòng nước rộng...?

Một thoi vàng ròng tài năng mà Đấng tạo hóa đã quẳng xuống nơi đây, trong căn nhà gỗ ấy, trong trái tim của chàng thanh niên nông thôn hay gây gổ, để rồi chàng rung động mà khám phá ra biết bao điều đẹp đẽ từ những bếp lò, chuồng trại, sân kho, cổng làng — vẻ đẹp mà hàng ngàn năm người ta dẫm đạp lên nhưng không hề nhận ra?

 
CÁI GÙI NÔNG TRANG

Khi trên chuyến xe buýt ngoại thành mà bạn bị cái cạnh giỏ cứng như thép thúc vào ngực hay vào sườn đau điếng, bạn khoan vội mắng chửi mà hãy quan sát thật kĩ cái giỏ đan bằng vỏ cây ấy, có gắn đai đeo bằng dây dù rộng bản đã sờn. Chủ nhân của nó gùi sữa, pho mát tươi, cà chua, của mình và của hai bà láng giềng, lên thành phố, rồi từ đó tha về nửa trăm ổ bánh mì cho cả ba gia đình.

Cái gùi ấy của các bà nhà quê không thể sánh được với loại túi thể thao đủ màu sắc, có nhiều ngăn và khóa cài sáng choang, song nó chứa được nhiều, bền chắc và rẻ tiền. Nó có thể tải một sức nặng khiến dây đeo của nó, qua lần áo bông dầy, vẫn làm đau buốt đôi vai lam lũ của người nông dân.
Vì thế, các bà phải đeo nó theo lối thế này: vác chiếc giỏ đan cân đối giữa lưng, sau đó vòng sợi đai qua đầu ra phía trước ngực như khoác yên cương. Khi đó, trọng lượng được phân bố đều xuống hai vai và ngực.
Các bạn viết! Tôi không bảo các bạn đeo thử thứ giỏ ấy lên lưng. Nhưng nếu các bạn thấy khó chịu khi bị thúc vào sườn, xin mời đi tắc-xi!

 
ĐỐNG LỬA VÀ BẦY KIẾN

Tôi quẳng vào đống lửa một khúc gỗ mục, không để ý trong ruột gỗ bầy kiến làm tổ đặc nghẹt.
Khúc gỗ nổ lách tách, bầy kiến túa ra, tuyệt vọng chạy tán loạn, chạy trên thân gỗ rồi quằn quại cháy trong ngọn lửa. Tôi khều khúc gỗ và hất nó ra rìa. Lúc này, nhiều con kiến thoát nạn chạy xuống cát, leo lên đám lá thông. Nhưng lạ thay: chúng không chạy xa đống lửa. Vừa qua cơn kinh hoàng, chúng đã quay ngược lại, chạy loanh quanh, và như có một sức mạnh vô hình kéo chúng trở về, về chốn quê hương vừa mới rời xa! — rất nhiều con kiến, một lần nữa lại leo ngược lên khúc gỗ đang cháy, cuống quýt chạy dọc thân gỗ rồi chết ở đó...


CHÚNG TÔI SẼ CHẲNG BAO GIỜ CHẾT

Chúng ta đâm ra sợ người chết và cái chết quá đỗi.
Nếu trong gia đình ai đó có người chết, chúng ta cố tránh thư từ, không đến viếng, chúng ta biết nói gì về cái chết đâu nào...
Thậm chí còn thấy ngượng khi gọi nghĩa trang bằng một cái gì đó nghiêm trang. Ở nơi làm việc anh sẽ không nói: “tôi không thể đi làm ngày chủ nhật lao động cộng sản vì còn phải viếng mộ người thân”. Chẳng nhẽ có chuyện phải đi thăm viếng những kẻ không còn biết đòi ăn uống gì nữa sao?

Vận chuyển tử thi từ thành phố này qua thành phố khác? — ngông đến thế là cùng, sẽ chẳng ai cho một toa để chở. Và bây giờ người ta không còn khiêng quan tài đi dọc phố với ban tang nhạc tiễn đưa, mà nhanh chóng đưa lên xe tải chở đi cho vội.
Có một thời vào chủ nhật, người ta đến nghĩa trang, đi giữa những hàng mộ, hát thánh ca và đốt lò trầm thơm ngát. Cảm thấy tâm hồn thanh thản, vết thương lòng trước cái chết không tránh khỏi chẳng còn đè nặng làm nhói con tim. Như thể những người đã khuất khẽ mỉm cười với ta từ bên dưới nấm mồ xanh cỏ: “Có gì đâu! Không hề gì...”
Còn bây giờ, nếu nghĩa trang vẫn chưa bị di dời, thì ở đó cũng chỉ trơ một tấm biển nhâng nháo: “Chủ mộ! Để khỏi bị phạt, hãy dọn sạch rác rưởi năm ngoái!”. Nhưng thường thì người ta giải tỏa nghĩa trang, dùng xe ủi san bằng để xây sân vận động, xây công viên văn hóa.
Còn có những người đã hi sinh vì tổ quốc, một điều có thể xảy ra với anh hoặc với tôi. Trước kia Giáo hội chúng ta dành một ngày [2] để cầu siêu cho chiến sĩ trận vong. Nước Anh làm lễ tưởng niệm vào ngày Hoa anh túc.[3] Mọi dân tộc đều dành một ngày để tưởng niệm những người đã hi sinh vì dân tộc.

Ở ta, những người hi sinh vì dân tộc còn nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, vậy mà ta chẳng hề có một ngày dành cho họ. Nếu vọng về tất cả những người đã hi sinh, ai sẽ là kẻ đặt viên gạch đầu tiên? Trong ba cuộc chiến tranh, chúng ta đã mất những người chồng, những người con, những vị hôn phu — lũ chán ngấy các người, hãy biến hết đi dưới cây thập giá bằng gỗ sơn phết ấy, chớ quấy rầy đời chúng tôi nữa! Vì chúng tôi sẽ chẳng bao giờ chết đâu!
 

CHẠM ĐÁY

Mặt trời ló dạng, ba mươi thanh niên chạy ra bìa rừng, xếp thành hàng hướng về phía mặt trời, rồi bắt đầu uốn người, ngồi xuống đứng lên, gập người ra trước, hít đất, vươn vai, duỗi tay, quỳ gối ngửa người ra sau. Cứ thế, độ khoảng một khắc.
Nhìn từ xa có thể tưởng họ đang cầu nguyện.
Ngày nay, chẳng ai ngạc nhiên khi hàng ngày người ta kiên trì quan tâm rèn luyện thân thể mình.
Nhưng thật xúc phạm nếu như người ta cũng quan tâm rèn luyện tinh thần như vậy.
Không, không phải buổi cầu kinh. Đó là thể dục buổi sáng.

 
CHUYẾN ĐI XUỐI DÒNG OKA

Có đi qua những xóm làng miền Trung nước Nga, anh mới bắt đầu hiểu ra bí ẩn của phong cảnh tĩnh lặng nước Nga là ở chỗ nào.
Chính là ở các nhà thờ. Chạy dài trên những gò cao, uốn mình theo những sườn đồi, những mái vòm hình vương miện trắng và đỏ quay mặt về dòng sông mênh mông, những tháp chuông cân đối, thon thả, được chạm khắc vươn cao trên đời sống thường nhật rơm rạ quê mùa — từ rất xa, chúng gật đầu chào nhau, từ những ngôi làng biệt lập, không nhìn thấy nhau, chúng cùng hướng về bầu trời duy nhất.
Và cho dù anh lang thang bất cứ nơi đâu, trên cánh đồng, ngoài nội cỏ, xa cách vùng dân cư — chẳng khi nào anh cô độc: cao cao trên cánh rừng, trên những đụn rơm thân thuộc hay trên chính quả đất tròn này, thì đỉnh tháp chuông, hoặc từ Borok Lovesky, hoặc từ Lyubich, hoặc từ Gavrilovsky, luôn vẫy gọi anh.

Rồi anh vào làng và nhận ra rằng, chẳng một ai, cả người sống lẫn người chết, đón chào anh từ xa. Những cây thánh giá từ lâu đã bị xô ngã hoặc bị bẻ cong, mái vòm toang hoác há hốc bộ khung xương với những lóng rỉ sét; cỏ dại mọc hoang trên mái và trong kẽ nứt các mảng tường; hiếm khi còn tồn tại nghĩa trang quanh nhà thờ; những cây thánh giá đổ sập xuống, những ngôi mộ bị xới tung lên; những ảnh thánh trên bệ thờ bị xóa mờ bởi mưa gió hàng chục năm, bị bôi bẩn với những hàng chữ thô tục.
Trên bậc thềm, một chiếc máy kéo đang vần những thùng bơ mặn. Hoặc là một chiếc xe tải đang lui thùng xe vào cửa để nhận những bao hàng. Cũng trong nhà thờ ấy, những cỗ máy lâu lâu lại rung bần bật. Chỉ chính nguyện đường — bị khóa trái, là lặng ngắt. Còn nhà thờ nọ, rồi một nhà thờ khác nữa được trưng dụng làm câu lạc bộ. “Phấn đấu đạt sản lượng sữa cao!”. “Trường ca biển”. “Chiến công vĩ đại”.

Người ta luôn vụ lợi, và thường không hướng thiện. Nhưng tiếng chuông chiều vang lên, lơ lửng khắp thôn làng, trên cánh đồng, trên rừng cây. Nó nhắc nhở rằng cần phải gạt qua một bên những bận rộn trần thế vụn vặt, để hiến dâng thời gian và tư tưởng cho đức tin vĩnh hằng. Tiếng chuông này, còn tồn tại cho chúng ta đến tận bây giờ chỉ với một giai điệu xưa cũ, đã nâng con người đứng dậy để họ biết cách quỳ gối xuống.
Trong những viên đá này, trong những tháp chuông này, tổ tiên chúng ta đã gửi gắm vào đó tất cả những gì tốt đẹp nhất, tất cả những điều họ ngộ được từ cuộc sống.
Nhưng thôi Vitka, hỉ mũi đi, thương tiếc làm gì! Phim sẽ chiếu lúc 6 giờ, còn khiêu vũ lúc 8 giờ...


LỜI NGUYỆN CẦU

Lạy Chúa! Thanh thản sao được sống bên Người!
Hoan hỉ sao tin tưởng ở Người!
Khi bối rối băn khoăn do dự
hay tinh thần con héo rũ,
khi những người thông minh xuất chúng
không nhìn xa hơn được tối hôm nay
không biết ngày mai phải làm gì —
Người hiển hiện cho con niềm tin sáng chói
rằng Người hiện hữu
và Người chăm nom
để mọi con đường hướng thiện không bị chặn lại.
Trên sườn cao vinh quang trần thế
con sững sờ ngắm con đường ấy
vượt qua vô vọng để đến được nơi
mà từ đó con có thể gửi đến loài người
ánh hào quang của Người
Và cần bao nhiêu hào quang ấy
để con phản chiếu
Người sẽ ban cho con.
Còn như nếu con chưa kịp
nghĩa là — Người đã định con đường khác.

[còn tiếp kỳ 3]
________________

Chú thích của người dịch:

[1]Ý thơ của Esenin trong bài “Đời gian dối với nỗi buồn lộng lẫy”.
[2]Năm 1769, Giạo hội Nga chọn ngày 29 tháng 8 (theo lịch mới là 11 tháng 9) làm ngày cầu siêu cho chiến sĩ trận vong.
[3]Ngày Hoa anh túc - 11 tháng 11.
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeThu May 30, 2019 10:46 am

.
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Th?id=OIP


TÙY BÚT SOLZHENITSYN [kỳ 3]
- Alexander Solzhenitsyn (Nobel 1970)


[1996-1999]

LẠC DIỆP TÙNG

Loài cây mới kì lạ làm sao!
Ta thấy nó đã bao lần — loài cây lá kim. Ắt cùng họ nhà thông? Nhưng không phải. Thu sang, lạc diệp tùng trút lá ào ào tưởng chừng như lìa bỏ cõi đời. Phải chăng lá theo nhau lìa cành vì lòng xót thương quyến luyến? ta sẽ không rời bỏ các người, anh em ta vẫn trụ vững dẫu có vắng ta. Và lạc diệp tùng trút lá mới đồng loạt nhịp nhàng và tưng bừng làm sao - những chiếc lá rơi còn lấp lánh ánh mặt trời.
Phải chăng cây cũng có trái tim mềm yếu như lõi gỗ bên trong? Lại không phải nốt: mô gỗ loại cây này bền vững nhất trần gian, không phải lưỡi rìu nào cũng hạ nổi, thả bè thì không bị bềnh lên, còn ngâm nước không biết mục, càng ngâm càng cứng lại như hóa đá vĩnh cửu.
Năm nào tiết trời ấm áp dịu dàng cũng sẽ trở lại như một món quà bất ngờ - ta biết rằng thêm một năm mới được ban cho đất trời, cây cối lại được xanh tươi, những lá non óng ả hình kim kia lại trở về với người thân.

Cả con người cũng như thế đấy.


TIA SÉT

Bản thân tôi chưa từng thấy cảnh sét chẻ đôi cây mà chỉ đọc được ở trong sách.

Nhưng lần này được chứng kiến tận mắt. Từ cơn giông ào ào kéo đến giữa ban ngày, vụt bừng lên tia chớp chói lòa khiến các cửa sổ sáng rực lên như được dát vàng, chưa đầy một giây ngay sau đó là tiếng sét long trời lở đất - hẳn chỉ cách nhà độ đôi ba trăm bước chân?
Tan giông. Chính thế: ngay vạt rừng sát bên. Tia sét đã không chọn ngọn cao nhất giữa những cây thông cao vút — sao thế nhỉ? Từ phía trên, dưới ngọn một ít, tia sét đã chạy dọc thân cây, xuyên qua cái lõi tràn trề nhựa sống và tự tin của nó. Nhưng như cạn lực, luồng sét không chạy thẳng xuống gốc, mà trượt ra ngoài hay kiệt sức? Có điều đất bị xới tung bên một thân rễ cháy sém, một mảnh vỏ cây lớn văng ra xa có đến năm mươi mét.
Và một nửa thân cây bị bổ dọc đến lưng chừng thì đổ vật sang bên, đè lên mấy cành vô tội bên cạnh. Còn nửa kia, chẳng hiểu lấy đâu ra sức mà còn trụ được cả ngày trời, nó cũng bị sét khoan cho một lỗ toang hoác. Cuối cùng cũng bổ ngửa xuống một chạc tốt bụng của một cây cao chị em khác.

Cũng giống như trong chúng ta, chỉ có điều khác là: một khi ai đó bị lương tâm trừng phạt thì cú đánh ấy vừa xuyên thẳng vào tim vừa xuyên suốt cuộc đời. Thế rồi có người sau cú đó còn gượng đứng lên được và có người thì không.

 
QUẢ CHUÔNG THÀNH UGLICH

Mấy ai trong chúng ta chưa được nghe về quả chuông này, từng chịu một hình phạt quái gở là bị tháo lưỡi và một bên tai để chẳng bao giờ còn được treo lên cho xứng với một quả chuông; hơn thế nữa, còn bị quất bằng roi, rồi bị lưu đày xa hơn hai ngàn dặm, đến Tobolsk, trên một cỗ xe kéo — và suốt chặng đường thăm thẳm ấy, những cư dân Uglich bị trừng phạt đã phải oằn lưng thay ngựa để kéo theo mình cái gánh nặng bị nguyền rủa — hơn hai trăm con người bị trị tội vì sự cắn xé lẫn nhau của đám người trong hoàng tộc (những kẻ sát hại hoàng tử bé), họ bị cắt lưỡi để khỏi còn kể được chuyện xảy ra trong thành theo cách của mình.

Trở về xuyên qua Siberia, tôi bắt gặp nơi thành cổ Tobolsk dấu tích hoang phế của kẻ tội đồ bị trục xuất, trong một nhà nguyện nhỏ cô độc, nơi nó đã mãn hạn lưu đày ba trăm năm của mình trước khi được ân xá để trở về cố hương. Rồi tôi cũng đã đến thành Uglich, trong ngôi đền tưởng niệm Dimitry.[1] Và quả chuông, cho dù nặng 20 pud[2] mà chỉ cao đến nửa thân người, được treo ở đây một cách trang trọng. Lớp đồng của nó bị xỉn đi thành một màu xám đẫm đau thương. Dùi chuông treo bất động. Người ta mời tôi gióng chuông.
Tôi gióng chuông, một lần duy nhất. Và tiếng ngân vang lên trong đền mới lạ thường làm sao, những âm điệu sâu lắng tuôn trào mới đa nghĩa làm sao, từ ngàn xưa vọng lại với chúng ta, những linh hồn u mê vội vã và mờ tối. Chỉ một gióng mà tiếng chuông kéo dài nửa phút, rồi tiếng ngân nga còn đến trọn phút, chầm chậm, chầm chậm tắt dần một cách đường bệ — và đến tận khi lặng hẳn vẫn không mất đi nét đa âm diễm lệ. Người xưa quả là sành bí ẩn của kim loại.

Trong khoảnh khắc đầu tiên khi hay tin hoàng tử bé bị sát hại, thầy dòng của nhà thờ đã lao lên tháp chuông, sáng suốt khóa chặt cửa lại, mặc cho biết bao kẻ thù lao lên phá cửa, thầy vẫn đánh chính quả chuông này, đánh mãi, đánh mãi những hồi chuông cảnh tỉnh. Tiếng kêu gào và cơn hoảng loạn của cư dân thành Uglich bùng lên — quả chuông đã loan báo về nỗi hãi hùng chung cho vận mệnh nước Nga.
Những tiếng chuông rền vang ấy là lời báo hiệu về một Thảm họa to lớn — báo trước cuộc Binh biến lần thứ nhất. Ngay chính tôi, giờ đây, khi gióng quả chuông từng trải qua thống khổ, dường như cũng lạc vào một quãng nào đó trong suốt chiều dài của cuộc Binh biến lần thứ ba. Và tránh sao khỏi so sánh: lời báo nguy của dân chúng chỉ là vật cản đáng bực mình đối với ngai vàng và chế độ nông nô sừng sững, tồn tại bốn trăm năm trước, mà đến giờ vẫn thế.
 

THÁP CHUÔNG

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Kalyazin-belltower
(Tháp chuông Kalyazin chụp từ trên cao)

Ai muốn, chỉ với một cái nhìn duy nhất vào khoảng không bao la, ngắm nước Nga chưa bị nhấn chìm hết của chúng ta — đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng tháp chuông Kalyazin.[3]

Nó đã từng tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ, giữa đô thị buôn bán sầm uất trù phú, gần trung tâm thương mại Gostinyi Dvor, và trên quảng trường là giao lộ của những con đường với một loạt dinh cơ hai tầng của giới thương gia. Và không một nhà tiên tri nào thời đó có thể tiên đoán nổi thành phố cổ kính này, vẫn tồn tại được trải qua sự tàn phá khốc liệt của người Tatar và người Ba Lan vào thế kỉ thứ VIII, lại có thể ngập chìm hết hai phần ba trong dòng nước Volga chỉ do ý chí ngu xuẩn của giới cầm quyền độc đoán: con đập thứ hai dường như đã cứu tất cả, và những người bôn-sê-vich đã chán, chẳng buồn lí đến nó nữa. (Còn biết nói gì hơn! Toàn bộ thành phố Mologa đã chìm xuống đáy.) Và giờ đây, đứng bên bờ nước — thậm chí chỉ bằng tưởng tượng thôi, anh cũng chẳng tài nào nâng lên từ vực thẳm thành phố Kitezh[4] này, hay hòn đảo Atlantis[5] huyền thoại đã chìm sâu trong lòng nước.

Song tháp chuông cao thanh thoát vẫn tồn tại giữa lòng thành phố bị nhấn chìm. Nhà thờ bị đập tan thành gạch vụn vì tương lai của chúng ta — còn tháp chuông chẳng hiểu lí do vì sao chưa kịp phá, thậm chí chưa bị chạm tới một viên gạch, cứ như di tích được bảo tồn. Và ở đó, sừng sững trên mặt nước, một kiến trúc tuyệt vời bằng gạch trắng, gồm sáu tầng thon lại phía trên (một tầng rưỡi bị ngập nước), vào những năm gần đây, người ta đắp thêm đất đá bên dưới để gia cố phần móng, vẫn đứng vững, không chút xiêu vẹo, năm nhịp xuyên suốt, tiếp đó là nóc vòm hình củ hành và đỉnh nhọn — hướng lên bầu trời. Và trên đỉnh nhọn, cây thánh giá vẫn còn nguyên vẹn như một phép màu! Các đợt sóng từ những con tàu lớn chạy trên sông Volga, chưa đạt tới tầm cao, từ xa vỗ lao xao vào những bức tường đá trắng, và trên boong tàu, có đến cả 50 năm nay, những hành khách Sô-viết vẫn chiêm ngưỡng tháp chuông.
Anh lang thang khắp những xó xỉnh buồn thảm, đầy vết tích bi thương còn sót lại, nơi những cư dân thành phố bị ngập chìm đã dời tới cư ngụ trong những ngôi nhà xiêu vẹo. Trên bờ nước giả tạo, các bà các cô Kalyazin, một lòng một dạ với đức tính dịu dàng tự ngàn xưa truyền lại và sự tinh khiết của dòng Volga, vẫn miệt mài giặt giũ đồ vải. Thành phố nửa hoang phế, đổ nát, chưa hoàn toàn chết hẳn, với một ít còn sót lại của những kiến trúc xưa bị biến dạng. Và trong cảnh hoang tàn của những con người bị bỏ lại nơi đây, những con người bị dối lừa này chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài sống — sống ở đây.

Đối với họ, lẫn với tất cả những ai đã từng một lần chứng kiến điều kì diệu này: tháp chuông còn sừng sững đó. Như hi vọng của chúng ta. Như lời nguyện cầu của chúng ta: không, Chúa sẽ không để toàn bộ nước Nga bị nhấn chìm...


TUỔI GIÀ

Không những biết bao điều đã được viết về nỗi sợ hãi cái chết, mà còn về chuyện cái chết vốn là một mắt xích tự nhiên của chuỗi đời, nếu như không phải bị ép buộc.

Tôi còn nhớ một nhà thơ người Hi Lạp hồi ở trại, bị kết án tử hình mà tuổi mới ngoài ba mươi. Và không hề có ánh sợ hãi nào trước cái chết thoáng hiện trong nụ cười phảng phất u buồn của anh. Tôi rất kinh ngạc. Anh bảo: "Nếu ta đã có sự chuẩn bị nội tâm để đón nhận cái chết trước khi nó đến, nghĩa là ta đã trưởng thành trước cái chết. Thế thì chẳng còn gì phải sợ".
Chỉ một năm sau — đến lượt tôi cũng cảm nhận được điều này trong bản thân mình, vào cái tuổi ba mươi tư. Tháng tiếp tháng, tuần tiếp tuần, tôi nhích gần cái chết, quen dần — tôi chuẩn bị phần xác đón nhận nó trong sự sẵn sàng và thanh thản của phần hồn.

Thế nhưng, nói một cách thẳng thắn, thật dễ chịu hơn nhiều khi tuổi xế bóng từ từ đưa ta đi gặp tử thần. Tuổi già hoàn toàn không phải là sự trừng phạt của Chúa, mà trong đó ẩn chứa điều tốt lành và những gam màu ấm nóng.
Sự ấm áp khi ngắm cảnh chộn rộn của lớp trẻ, đang dần cứng cáp và hình thành tính cách. Thậm chí cả khi sức lực yếu đi, anh vẫn còn có thể tỏa ấm, anh so sánh: ra thế, xưa kia ta đã từng là ngựa đầu đàn trong cỗ xe tam mã. Anh không kéo lê thê công việc của ngày dài — chút ngơi nghỉ ngắn ngủi của tâm thức cũng ngọt ngào làm sao, rồi sự minh mẫn của buổi sớm mai lần thứ hai hay thứ ba trong ngày hãy còn là một món quà. Rồi sự tận hưởng của tâm hồn — hạn chế ăn uống, không lục tìm những hồi ức về vị giác: anh đang còn sống mà đã ở tầm cao trên vật chất rồi. Và tiếng hót thanh thanh của bầy vành khuyên trong khu rừng chớm xuân tuyết đọng còn đáng yêu hơn gấp bội, vì lẽ chẳng mấy chốc anh sẽ không còn được nghe chúng nữa, vậy hãy nghe cho thỏa thích đi! Còn cả một kho báu không thể bị tước đoạt — đó là những hồi ức; người trẻ tuổi không có được điều này, còn với anh thì hết thảy, kể cả từng đoạn đời, chẳng hề thoái thoác, đến thăm anh hàng ngày, khi đêm chầm chậm chuyển sang ngày, và ngày chuyển sang đêm.

Tuổi già minh mẫn — đó không phải là đường đi xuống, mà là lối đi lên.
Chỉ có điều, ơn Chúa, xin đừng để tuổi già phải chịu cảnh bần hàn.
Như chúng ta — đã từng bỏ rơi biết bao, biết bao người...
 

TỦI NHỤC

Đau khổ xiết bao khi cảm thấy tủi nhục vì Tổ quốc mình.
Tổ quốc đang nằm trong những bàn tay hờ hững hoặc nham hiểm của thế lực nào đó, đang thao túng vận mệnh của Tổ quốc một cách khinh xuất hay vụ lợi. Tổ quốc hiện ra trước con mắt của thế giới qua những diện mạo hoặc vênh váo, hoặc xảo quyệt, hoặc vô hồn. Người ta tống cho Tổ quốc thứ đồ uống hôi thối thay cho món ăn tinh thần lành mạnh. Cuộc sống của nhân dân đã bị đẩy đến chỗ bần cùng và đói rách, khó bề cứu vãn.

Cảm giác hèn mọn đã trở nên dai dẳng. Không phải thoáng qua, nó không dễ biến đổi như cảm xúc cá nhân hàng ngày trước biến động của ngoại cảnh. Không, nó là cái ách đeo đẳng đến trọn kiếp, thức dậy đã thấy nó, khốn khổ với nó cả ngày dài, nhỏ lệ vì nó suốt đêm thâu. Thậm chí có chết đi cho hết buồn phiền vẫn chưa hết nhục: nó vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu những người sống, mà chính anh cũng là một phần của họ.
Anh cứ lần dở, lần dở mãi, đi sâu vào trang sử nước nhà, mong tìm thấy niềm khích lệ ở những gương sáng. Song anh cũng nhận ra một sự thật phũ phàng: đã từng có những dân tộc trên trái đất này bị diệt vong. Quả có thế.
Không, vẫn còn điều khác — sự sâu sắc của 25 vùng miền mà tôi đã từng đặt chân — chính điều đó thổi cho tôi một luồng hi vọng: tôi thấy được ở đó sự trong sáng của bao ý tưởng, sự tìm tòi không nản chí, những đồng bào ruột thịt, hào phóng, đầy sức sống. Lẽ nào họ không thể phá vỡ cái tình thế tuyệt vọng này? Nhất định sẽ được! họ thừa sức làm việc đó.

Nhưng nỗi tủi nhục vẫn còn treo lơ lửng trên đầu chúng ta như một đám mây khí độc màu da cam đang gặm nhấm buồng phổi của chúng ta. Và dù có xua tan được đám mây ấy thì chúng ta cũng chẳng bao giờ xóa nhòa được vết hằn của nó trên trang sử nước nhà.
 

CỎ DẠI

Biết bao công lao khó nhọc nhà nông phải đổ ra: nào là ươm hạt giống cho đến vụ, nào là gieo trồng đúng cách, nào là chăm bón nâng niu đến tận ngày thu hoạch. Còn cỏ dại thì cứ thế mà mọc, nhanh như thổi, chẳng những không cần chăm sóc mà còn nhạo báng lại bất cứ sự chăm sóc nào. Thế nên mới có câu ngạn ngữ: cỏ dại chẳng dễ biến khỏi mặt đất.

Vì sao những loài cây có ích bao giờ cũng yếu ớt hơn?
Trước sự bế tắc của lịch sử loài người tự ngàn xưa đến tận ngàn sau, ta buồn bã cúi đầu: biết làm sao được, quy luật của thế giới này là vậy đó. Và chúng ta chẳng thể thoát ra được — không đời nào, chẳng có ý tưởng hay ho nào, chẳng có giải pháp trần thế nào.
Cho đến khi nhân loại diệt vong.

Chỉ có một lẽ sống cho mỗi một người đang sống: lao động chân chính và lương tâm trong sạch.

[còn tiếp kỳ 4]
_________________________

Chú thích của người dịch:

[1] Tại nơi sát hại hoàng tử Dimitri xứ Uglich, đầu tiên người ta dựng lên một nguyện đường bằng gỗ, năm 1692 nhà thờ xây bằng đá được thay thế và tồn tại đến ngày nay.
[2] pud — đơn vị đo lường của Nga thời xưa, tương đương 16,38 kg.
[3] Tháp chuông nằm giữa hồ chứa nước Uglich, thành phố Kalyazin, được xây dựng năm 1800 trong khu vực nhà thờ thánh Nicolas, cao 74,5m, gồm 5 tầng với nóc vòm và đỉnh nhọn, bên trong đặt 12 quả chuông. Khi xây dựng hồ chứa nước Uglich, một phần thành phố Kalyazin bị ngập chìm trong nước, nhà thờ bị di dời và tháp chuông vẫn giữ lại dùng để làm tháp nhảy dù. Sau đó, người ta đắp một đảo nhân tạo quanh tháp, có bến cập thuyền. Ngày nay, tháp chuông là một điểm du lịch nổi tiếng của thành phố.
[4] Kitezh — thành phố thần thoại, nằm bên hồ Svetloyar, thuộc vùng Novgorod, lần đầu được mô tả trong quyển sách “Biên niên sử Kitezh” không rõ tác giả, vào thế kỉ 18.
[5] Atlantis — hòn đảo huyền thoại, được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 ngàn năm trước, nhưng chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng từ năm 359 đến 347 trước Công nguyên, trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato — Timaeus và Critias.



không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Aleksandr-solzhenitsyn-evil-quote-by-aleksandr-solzhenitsyn-250182

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitimeWed Jun 12, 2019 6:40 pm

.
không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Images?q=tbn:ANd9GcRC37hnufqGASvF_DVg5y47bpWNn6Nr9y_b2rocbdf5hWU2HQ8V


TÙY BÚT SOLZHENITSYN [kỳ 4 – hết]
- Alexander Solzhenitsyn (Nobel 1970)

[1996-1999]

BAN MAI


Điều gì xảy ra với tâm hồn ta sau một đêm trường. Trong cái lặng lờ tê dại của giấc mơ, hồn anh dường như được tự do, tách rời thân xác, nhẹ nhàng lướt qua những khoảng không trong vắt, rũ hết bụi trần từng bám lấy khiến nó nhàu nhĩ trong ngày hôm qua, thậm chí nhiều năm ròng. Và tâm hồn anh trở lại cùng tuyết trắng tinh khôi. Trời đất ban mai trong sáng, rất đỗi bình yên rộng mở chào đón anh.

Suy tư gì trong giây phút ấy! Dường như anh sắp nắm bắt được điều gì đó mà anh chưa từng thấu hiểu — anh trở nên mẫn tiệp sáng láng không ngờ.
Anh lặng người đi. Trong con người anh, một cái gì đó mà anh chưa từng biết tới, chưa từng ngờ tới, sắp trỗi dậy đến nơi rồi. Hầu như nín thở, anh kêu gọi cái mầm tươi rói ấy, ngọn bạch huệ non tơ đang sắp nhô lên từ mặt hồ ngàn thu chưa gợn sóng.
Những khoảnh khắc diệu kì! Anh cao hơn chính bản thân mình. Anh có thể khám phá, quyết định, dự tính một điều gì đó không thể sánh được — chỉ có điều, đừng làm tản mác, đừng làm xao động cái mặt hồ phẳng lặng trong anh.

Nhưng chỉ sau giây lát, thế nào cũng có gì đó phá vỡ không gian đang căng như một sợi dây đàn ấy, có khi là một hành động, một lời nói của người lạ, có khi là một ý nghĩ vụn vặt của chính anh. Và phép màu biến mất. Cái mặt phẳng kì diệu ấy đột nhiên biến mất, hồ cũng mất tiêu.
Và suốt ngày, dù gắng công đến mấy, anh vẫn không sao tìm lại được cảm giác đó.
Mà chẳng phải sáng nào cũng có chuyện lạ thế đâu.
 
 
TẤM MÀN
 
Bệnh tim, tương tự lối sống của chúng ta - tiến triển của nó nằm trong một tấm màn đen kịt, và ta không biết được khi nào là ngày tận cùng - có thể ta đang ở ngưỡng rồi đấy, mà cũng có khi chưa, chưa chóng thế đâu.
Khi một khối u đang lớn dần đầy đe dọa trong người anh - thì nếu chẳng tự dối lòng, có thể đếm từng ngày cái thời hạn không hề ân hạn. Nhưng khi mắc bệnh tim - lắm lúc anh vẫn khoẻ như giả vờ, anh chưa bị buộc vào án tử, thậm chí cứ như không.
Một sự u mê được ban phúc. Món quà độ lượng của bề trên.
Còn khi bệnh tim bước vào thời kì trầm trọng - lại tựa như ngồi xà lim tử tù. Mỗi tối anh đợi xem, có chăng tiếng bước chân khua lạo xạo? đến để giải ta đi? Được cái mỗi sáng thức dậy là cả một niềm vui! nhẹ nhõm làm sao: thêm một ngày trọn vẹn Thượng đế ban cho ta. Biết bao, biết bao điều có thể nếm trải và thực hiện chỉ trong một ngày duy nhất ấy!
 
 
CHẠNG VẠNG
 
Tôi nhớ rất rõ cái tập quán ngồi trong bóng tối hoàng hôn rất phổ biến ở miền Nam. Được truyền lại từ thời trước cách mạng, và có lẽ được duy trì do điều kiện thiếu thốn và nguy hiểm của những năm nội chiến. Nhưng tập quán này đã có từ xưa. Không rõ có phải là do khí hậu ấm áp kéo dài nhiều tháng của hoàng hôn phương Nam chăng? - song nhiều người vẫn giữ thói quen này: không bao giờ vội lên đèn. Những nhà có nuôi gia súc vẫn cố làm cho xong công việc trước khi chạng vạng, tuy nhiên, chẳng phải vì muốn đi ngủ sớm. Mọi người ra ngồi ngoài thềm, hay ở những băng ghế ngoài đường hoặc trong sân, còn không thì ngồi trong phòng, bên cửa sổ mở toang, không đèn đóm chi cả. Họ lẳng lặng ngồi xuống, từng người một, vẻ đăm chiêu. Và ngồi lặng thinh rất lâu.
Nếu có ai nói gì thì cũng chỉ nói khẽ, nhẹ nhàng, từ tốn. Không rõ vì sao trong lúc chuyện trò chẳng ai hào hứng tranh luận, gắt gỏng than phiền hoặc cãi vã. Những khuôn mặt mờ dần, rồi hoàn toàn không còn thấy nữa, bỗng toát lên vẻ gì khác lạ, cả trong giọng nói, điều mà chúng ta đã bỏ lỡ chưa kịp nhận ra qua nhiều năm ròng.

Một cảm giác duy nhất chưa từng được biết tràn ngập tâm hồn chúng tôi, lặng lẽ buông xuống từ vòm trời vừa tắt ánh dương quang, hòa vào không khí, luồn qua cửa sổ, đó là sự chín chắn sâu lắng, ý nghĩa mạch lạc của cuộc sống, điều khó thể nhận ra trong cái tất bật hối hả của ban ngày. Chúng ta đang chạm vào bí ẩn đã từng bỏ lỡ.
 
 
TIẾNG GÀ GÁY
 
Chúng ta đã quên, không còn nhớ nữa, còn thế hệ sau thì chưa từng được nghe những âm điệu khác nhau của tiếng gà thi nhau gáy giữa trưa hè trong những thôn làng hoang vắng, điêu tàn, không một bóng người. Từ sân này qua sân khác, bên kia đường, ngoài cổng làng, trong ánh nắng chói chang của mùa hè, giàn hợp xướng khúc khải hoàn ấy mới tuyệt vời làm sao.
Hiếm khi nào có được cảm giác bình yên trong tâm hồn như thế. Giai điệu tươi tắn, rung động, du dương, mạnh mẽ, mà không ồn ã những náo động tất bật hối hả, vang đến tai chúng ta, khiến khung cảnh quanh ta trở nên thanh bình hoan lạc, yên tĩnh chẳng gợn âu lo, khiến ngày hôm nay trôi chảy vào không gian ấy, và cớ sao không tiếp tục trôi mãi như thế? Hãy thực hiện nhiệm vụ cao cả của các ngươi đi.

Và ở đâu đây, một anh chàng diện bộ cánh màu cam phớt trắng ngạo nghễ đi qua đi lại, vươn cao chiếc mào đỏ rực của nhà hiệp sĩ quý tộc.
Không âu sầu buồn chán.
Giá như chúng ta cũng được thế.



không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn 410c8aa51ed0deed14666a8ee4dd8fea
 
SUY TƯ LÚC NỬA KHUYA
 
Hồi còn ở trại, ban ngày lao động xương cốt như dần, tối đến vừa kê đầu lên gối rơm đánh giấc đã nghe tiếng báo thức: "Dậ...ậậy mau!" Và làm gì có chuyện suy tư vào ban đêm được.

Còn trong cuộc sống hiện tại, quay như chong chóng, căng thẳng thần kinh, lướt vèo vèo - cả ngày suy nghĩ chưa kịp chín, chưa kịp sắp xếp cho có lớp lang, phải để dồn về sau. Đêm đến - chúng quay lại đòi nợ. Tấm màn ý thức của anh chỉ mới vừa bục một lỗ nhỏ, là chúng ập ngay vào anh như xông vào trận chiến và đè anh bẹp dúm. Và ý nghĩ nào độc địa nhất, xấc xược nhất sẽ lao vào cắn xé tâm hồn anh trước tiên.
Sự vững vàng, lòng tự trọng của anh không cho phép đầu hàng những cơn lốc xoáy này, mà phải chế ngự luồng tư tưởng đen tối và hướng nó vào điều lành mạnh. Luôn có một ý niệm và không chỉ một, đem lại cốt lõi bình yên cho tâm hồn - tựa như những hạt được đưa vào phản ứng hạt nhân để kìm hãm sự nổ tung. Chỉ khi biết tìm kiếm cái cốt lõi đó, tia sáng cứu rỗi của Chúa, hoặc kể cả nếu đã biết trước - cũng phải gìn giữ nó.
Khi đó tâm hồn và lí trí trở nên thanh khiết, những cơn lốc sẽ biến đi, và trải qua nhiều đêm thao thức trằn trọc sẽ nảy sinh những ý niệm lớn lao và tốt đẹp, mà có lẽ nào trong cái hối hả tất bật của ban ngày có thể với đến được?

Và còn cảm ơn những đêm thao thức: từ đó - thậm chí có thể quyết định được những điều chưa thể quyết.
Làm chủ được bản thân.
 
 
CẦU SIÊU CHO NGƯỜI CHẾT
 
Tập quán này do những người có cuộc sống thánh thiện truyền lại cho chúng ta với sự thông thái tuyệt đỉnh.
Vào thời trẻ tuổi bồng bột, khi quanh ta còn nhiều người thân, họ hàng, bè bạn - khó lòng mà hiểu được ý nghĩa của điều này. Song, theo năm tháng ta sẽ ngộ ra.

Cha mẹ qua đời, những người đồng trang lứa cũng lìa xa. Họ bỏ đi đâu? Có lẽ, điều này không sao đoán biết được, không tài nào hiểu nổi, ta không được ban cho khả năng đó. Tuy nhiên, với sự rõ ràng linh cảm được trong một chừng mực nào đó sẽ soi rọi, nhấp nháy tín hiệu cho ta biết là không - họ không biến mất.
Và chúng ta chẳng biết được gì hơn, chừng nào còn sống. Nhưng cầu nguyện cho linh hồn họ, nghĩa là bắc một nhịp cầu vô hình từ ta qua họ, từ họ qua ta - tỏa khắp thiên hà, mà gần gũi không gì ngăn trở. Phải, dường như có thể chạm vào họ. Và những người mà ta không nhận biết được ấy vẫn quen thuộc y như xưa. Nhưng sau nhiều năm rời xa ta, họ cũng có khác đi, những người lớn tuổi hơn ta, nay như đã trẻ hơn.

Nếu tập trung, thậm chí anh có thể cảm thấy trong hơi thở mình tiếng gọi, giọng ngập ngừng, lời báo trước của họ. Và đáp lại, anh gửi đến cho họ hơi ấm trần thế của mình, có thể ta giúp được gì đó chăng?
Và hẹn ngày gặp lại.
 
 
LỜI NGUYỆN CẦU CHO NƯỚC NGA
 
Lạy Cha lòng lành của chúng con!
Xin đừng bỏ mặc nước Nga nhiều đau thương của Người
trong cơn bàng hoàng của hôm nay,
trong thương tổn, trong bần cùng
trong tinh thần bấn loạn.
Lạy Chúa toàn năng!
Xin đừng để nước Nga bị diệt vong —
đừng như thế bao giờ.
Người đã ban cho dân tộc Nga
biết bao trái tim trung trực
và biết bao tài năng
Đừng để họ bị uốn cong, ngập chìm trong tăm tối,
không phụng vụ nhân danh Người!


không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Aleksandr_solzhenitsyn_quote_it_s_an_universal_law_intolerance_is_the_first_s_34096_180718
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn   không - Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại
» Tập Truyện Ngắn Tình Cảm - Hai đường thẳng song song
» Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!
» Xin hãy đứng lên
»  Đừng Trở Lại Sài Gòn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến