October 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | | | | Calendar |
|
| | Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách! | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
bhtran Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách! Sat Jan 19, 2013 10:34 pm | |
| Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách!
Anh Tâm
Con nhà khá giả, học sinh thành thị thì chạy ra nước ngoài học. Con nhà nghèo hay không khá giả, học sinh nông thôn miền núi thì bỏ học. Mười năm trước, người ta báo động về đồ chơi bạo lực như đao kiếm nhựa, súng đạn nhựa. Bây giờ, đao kiếm thật, bình xịt hơi cay, roi điện mua bán dễ dàng, súng đạn airsoft giả như thật, súng hơi cay, súng đạn hoa cải, súng bút giết người thật không khó mua. Tham nhũng, lạm quyền, cướp, giết, hiếp ngày càng nhiều và gia tăng độ dã man, trắng trợn.
Tháng Năm năm 2010, trời nóng như đổ lửa, thế mà lại phải đi công tác Tây Bắc. Thằng em cùng đi vướng bận chia tay vợ quá đằm thắm, thành ra xuất hành muộn. Đường Sáu thật ngon, tuy nhiều đèo dốc nhưng xe chạy êm ru. Mật độ giao thông cũng tăng đáng kể so với cách đây vài năm và hai bên đường có thêm khá nhiều nhà mới, chợ mới, quán mới, xóm mới, bản mới, nhà máy xí nghiệp mới. Người bám mặt đường nhiều thì người tham gia giao thông cục bộ tất lắm, đông vui thì có đông vui nhưng điệu này chỉ mươi năm nữa là đường xá lại chật ních và khi ấy giải tỏa mở rộng đường là rất khó khăn.
* * *
Một giờ ba mươi phút chiều, tới Yên Châu, không thể đi cố được nữa, đành nghỉ lại. Vào một quán ăn kiêm nhà nghỉ, chủ quán xởi lởi vui cười tiếp đón. Kêu luôn một két bia Sài Gòn lùn. Thằng em trợn mắt "huynh trưởng định nghỉ lại đây không đi nữa à!". "Khát quá, mà yên tâm đi, ăn thua mịa gì, tí nữa đi càng mau". Rượu vào lời ra, chuyện trò nổ như pháo tết thời bao cấp, nhân đó được biết xoài Yên Châu nổi tiếng thơm ngon nhưng có đến vài loại, ngon nhất là xoài tròn, bây giờ lác đác chín, phải mấy hôm nữa mới nhiều.
- Con nhỏ cứ điện thoại dặn đi dặn lại tuần sau nó về, chuẩn bị sẵn một ít nó mang xuống xuôi làm quà.
- Con gái chị học đại học ở Hà Nội? - Thằng em hỏi.
- Không, cháu nó đang học phổ thông, lớp mười một.
- Thế sao lại phải gửi xuống dưới xuôi học, ở đây nó nghịch lắm à? - Thằng em cười hỏi lại.
- Các chú ở Hà Nội không biết chứ ở trên này bọn trẻ bây giờ chỉ thích kiếm tiền và ăn chơi, không có phong trào học. Muốn con mình học hành đến đầu đến đũa thì phải gửi về quê, dưới xuôi học có phong trào thì mới học hành tử tế được.
- Thế quê chị ở đâu?
- Chị ở Thái Bình
- Thái Bình à? Huyện nào hả chị? - Thằng em sốt sắng
- Kiến Xương, thế hai chú quê ở đâu?
- Đồng hương rồi, đủ bộ đặc trưng Thái Bình nhé (*) - Cười, trả lời chị chủ quán - Tôi ở Nam Trung Tiền Hải, còn chú em đây ở Diêm Điền.
- Thế à! Vậy khi nào các chú công tác qua đây, cần nghỉ lại cứ điện trước, chị luôn sẵn sàng tiếp đón. Nhà khách của chị phòng rộng, có quạt trần, điều hòa, có TV truyền hình cáp, sân có chỗ để xe rất rộng, thoải mái, yên tâm. Mà hai anh em cũng nên nghỉ đến chiều hãy đi, nắng kinh người thế này.
- Bây giờ bọn này phải đi lo việc cái đã, cứ chuẩn bị sẵn xoài ngon, chuối khô, bữa nào về sẽ ghé nghỉ lại và mua làm quà luôn thể.
Đến thành phố Sơn La lúc gần bốn giờ chiều, ơn đảng và chính phủ là giời nắng nóng, các đồng chí nhà TA còn nán lại hưởng hơi mát máy lạnh, chưa ra sân đánh cầu lông với ten-nít. Thế là vẫn kịp làm việc. Nhưng mà rồi, dù đã hơn sáu giờ tối, vẫn phải làm khán giả bất đắc dĩ ngồi xem các đồng chí chơi thể thao và tất nhiên phải luôn vỗ tay hoan hô như cụ Nguyễn Công Hoan đã dạy.
Nhậu xong thì đã hơn chín giờ tối. Vừa nhận phòng nghỉ thì tay bảo vệ nhà nghỉ đã đi theo nhỏ to "các chú có nhu cầu mát-xa không, có các em trẻ, xinh, đẹp tay nghề hơi bị được, sẵn sàng phục vụ từ a đến z". "Bác xem, hai anh em đi đường xa mệt, lại nhậu tơi bời khói lửa thì còn làm ăn được cái gì? Giờ chỉ muốn ngủ thôi!". "Mệt thì các em nó sẽ chăm sóc cho tỉnh, làm chút cho vui, mấy khi xa nhà, tội gì không xả láng, hả?". Từ chối mãi, gã bảo vệ mới chịu buông tha và đi lần mò gõ cửa gạ gẫm mấy phòng khác.
- Đến là lạ - Thằng em bực dọc - Tiếng là nhà khách mang danh chính quyền mà lại gạ gẫm mại dâm công khai.
- Chú mày đừng vội kết luận thế, mắc tội vu khống đấy. Người ta chỉ mời mát-xa nhé, cái đó không có phạm luật.
- Thế "từ a đến z" là cái gì? Anh lại còn bênh che nữa - Thằng em vặc lại.
- Bình tĩnh em ơi, nếu người ta cãi "đấy là từ a đến z tất cả các bài mát xa" thì chú tính sao? Thời buổi này, phát ngôn phải thận trọng, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm ở những chỗ rất nhạy cảm, không thì có ngày toi đấy em ạ!
- Nhưng mà anh có thấy không! - Thằng em như vẫn còn ấm ức - Vừa gạ gẫm mọi người xong, lão lại nghêu ngao hát "rừng âm u, mây núi bao quanh, người chiến sĩ, quen với gian lao, ngày dài đêm thâu, bóng tối quân thù trước mặt, nặng tình non sông, anh hiến trọn tuổi đời thanh xuân... cho em thơ ngủ ngon và hôm sớm tung tăng tới trường...". Một bài hát cách mạng rất nghiêm chỉnh.
- Chú cũng thuộc dạng chịu chơi, sao khắt khe khó tính thế nhỉ?
- Cái nào ra cái đó, rõ ràng rành mạch như tụi tư bản ấy. Nhập nhèm xấu tốt thật giả lẫn lộn là em rất ghét.
Buổi sáng hôm sau, ăn sáng ngoài phố, dậy muộn nên không phải chen chúc chờ chế biến bưng bê. Phở khá ngon, nước dùng trong, ngọt, thơm, không béo, thịt bò non giòn ngậy. Bình phẩm với thằng em "hình như bây giờ phở ngon Hà Nội chạy hết lên Sơn La rồi thì phải". Chị hàng phở nghe thấy, nở nụ cười duyên như hoa đồng tiền kép. Một chiếc Ford đen sì bóng loáng xịch đến rồi một ông khách phương phi phởn phơ bước vào quán. Con nhỏ bưng bê (khá xinh) ngạc nhiên "sao hôm nay chú ăn sáng muộn thế, tưởng chú quên nhà cháu rồi".
- Hôm qua tao chơi cố mấy séc nên hơi mệt - Ông khách trả lời rồi hất hàm hỏi con nhỏ nhà hàng phở - Hôm nay sao mày không đi học, tính bỏ học à!
- Vâng ạ! Cháu bỏ học rồi - Con nhỏ (tuổi cỡ mười bốn, mười lăm) trả lời tỉnh bơ - Ở nhà ngày làm kiếm tiền, tối chơi thoải mái chả sướng hơn chúi đầu chúi mũi vào bài tập bài tiếc, mệt người, vô tich sự. - Thế mẹ mày không nói gì à?
- Cũng khuyên bảo nó mãi rồi - Chị hàng phở phân bua - Nhưng nó nhất quyết thích thế thì tùy nó. Với lại cũng thấy nhiều đứa tốn bao nhiều tiền ăn học, tiền xin việc mà rồi có sung sướng gì đâu. Mà xem ra cứ có chức có tiền thì thích là có bằng cấp, cử nhân tiến sĩ như ai. Thế nên, tôi thấy cho nó nghỉ học cũng được.
- Nhưng nếu không có bằng cấp thì làm sao kiếm được việc ngon lắm tiền?
- Cái đó cũng còn tùy - Chị hàng phở cười - cũng như có bằng cấp rồi chắc gì đã kiếm được việc làm nhiều mầu lắm lộc.
Bất ngờ, con nhỏ cất giọng trong trẻo tươi nguyên hát "đảng đã cho ta một mùa xuân bao ước vọng...". Đợi nó hát xong, mới trêu đùa "yêu đảng thế mà không chịu đi học thì sau này làm sao vào đảng được".
- Chú ơi! - Con nhỏ cười tinh nghịch và trả lời - Chả nhẽ cứ phải học hết phổ thông mới được vào đảng ạ!? Ngày xưa, các cụ cũng bỏ học giữa chừng để đi làm cách mạng, sau này toàn là chỉ huy với lãnh đạo cả!
Sững người vì câu nói của con nhỏ, quay sang thằng em thì thấy nó cũng tròn mắt ngạc nhiên. Đúng lúc ấy, có điện thoại của thằng bạn thân, thông báo là con nó sắp sang tư bản học phổ thông trung học.
- Nhóc nhà ông cho đi vậy là hơi sớm, liệu có ổn không?
- Thì vợ chồng tôi cũng huấn luyện nó cả tuần nay về khả năng tự lập, từ nấu cơm đến quét nhà, rửa bát, đến ứng xử nọ kia. Biết là hơi sớm nhưng thôi cứ thử một phen, dù sao cũng hơn ở nhà. Giáo dục Việt Nam bây giờ thì khỏi phải nói nhiều, toàn dạy những thứ lạc hậu không thực tế, những điều vô bổ không dùng được trong cuộc sống, trọng lễ hơn văn, nhồi sọ tư tưởng chính trị hơn kinh tế khoa học kỹ thuật, học xong không những chẳng làm được mà đến nghĩ cũng không xong. Tôi cần con tôi trước hết phải tự lo được cuộc sống tốt cho nó chứ không phải là lý thuyết tràng giang đại hải nhưng lại không biết tự kiếm được tiền nuôi thân, sống nghèo khổ cực nhục như ông Các Mác.
- Giời ạ! Chồng tiến sĩ giảng viên đại học, vợ cử nhân giáo viên trung học mà nghĩ vậy thì giáo dục Việt Nam kém cũng phải.
- Lỗi đâu phải tại tôi. Tôi không biên soạn sách giáo khoa, không lập chương trình dạy học chuẩn quốc gia, cũng không phải là "lãnh đạo toàn diện". Nếu có trách, phải trách những người đó trước.
- Ông nói vậy mà không thấy là vô trách nhiệm...
- Thì ông bảo tôi phải làm gì? - Anh bạn ngắt ngang lời, nói - Sai trái cả một hệ thống từ trên xuống dưới, ai làm gì nổi? Đấu tranh à, tránh đâu? Rất có thể rơi vào nguy cơ trở thành "người dại", "người không bình thường", "người kiêu căng không tự biết mình là ai"... Cúi đầu chấp nhận lề thói hiện tại thì con cháu mình có nguy cơ rơi vào cảnh hỏng người, vô tích sự. Thôi thì "ba mươi sáu trạng, trạng bùng là cao" (**), "Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu" (***)
Buổi tối. Gặp gỡ mấy bạn bè cùng học phổ thông. Hỏi chuyện một cô bạn đang là giáo viên về vấn đề học sinh bỏ học thì được biết đó là chuyện tương đối phổ biến ở vùng cao này, không chỉ con nhà nghèo hoàn cảnh khó khăn mà cả con nhà khá giả cũng không muốn đi học.
- Là giáo viên, thấy học sinh bỏ học cũng buồn, nhưng nghĩ lại thì thấy học mà không mang lại hạnh phúc ấm no, học giỏi mà không có chức quyền tiền bạc như kẻ học dốt thì thà rằng đừng có học. Thà rằng sớm đi làm để có tiền, có gan thì hoạt động cách mạng để mà có quyền.
- Lớp phó học tập phát biểu hơi quá rồi đấy nhé - Anh bạn làm ở Tỉnh Ủy quay sang "chấn chỉnh" - Việc nó có nhiều nguyên nhân, mà chính các nhà giáo cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Ví như cái chuyện dạy thêm học thêm tăng gánh nặng chi phí học tập.
- Trách nhiệm cái gì? Chúng tôi có được tự do soạn chương trình học không? Tình trạng tham nhũng quan liêu cứ có tiền là mua được tất cả có phải tại chúng tôi không? Còn về dạy thêm học thêm, học sinh và gia đình có nhu cầu thì chúng tôi mới dạy. Như tôi chỉ dạy học sinh ở trường khác và dạy ôn thi đại học, không có liên quan gì đến chấm điểm kiểm tra ở trường hay đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Lãnh đạo dốt và quan liêu lại cứ đá trách nhiệm xuống dưới.
Thấy câu chuyện có vẻ căng, vội giảng hòa "Thôi thôi, bạn bè gặp nhau không nói chuyện chính trị khi bia rượu, không bàn việc triều đình giữa chốn đông người". Cô bạn lớp phó học tập dịu giọng nói tiếp "nhưng mà cũng cái hay, thời buổi kinh tế thị trường, làm cái gì cũng phải tính toán đầu tư, kể cả việc học. Không thể duy trì mãi kiểu học thi theo cảm tính bầy đàn, thấy người ta học cũng học, thấy người ta thi cũng thi mà không chịu tính toán xem mình nên học gì, thi trường nào hợp với mình, học nghề nào xong có thể dễ kiếm được việc làm để sống".
- Bà nghĩ sao về việc xuống cấp đạo đức học trò? - Anh bạn làm việc Tài Nguyên Môi Trường hỏi - ví dụ như chuyện trò hỗn với thày cô giáo.
- Người lớn hư thì trẻ khó ngoan, đấy là ở gia đình và ngoài xã hội. Còn trong môi trường giáo dục, ngày xưa, thày trò cư xử với nhau phần tình nghĩa nhiều hơn tiền của vật chất. Bây giờ, thày cô là người bán kiến thức, trò là người mua kiến thức, bóc bánh trả tiền rõ ràng thì phần tình nghĩa tất nhiên là suy giảm. Thêm nữa, văn hóa thông tin phát triển, nhận thức của bọn trẻ bây giờ cũng nhanh hơn, sớm hơn và thực tế hơn.
* * *
Con nhà khá giả, học sinh thành thị thì chạy ra nước ngoài học. Con nhà nghèo hay không khá giả, học sinh nông thôn miền núi thì bỏ học. Mười năm trước, người ta báo động về đồ chơi bạo lực như đao kiếm nhựa, súng đạn nhựa. Bây giờ, đao kiếm thật, bình xịt hơi cay, roi điện mua bán dễ dàng, súng đạn airsoft giả như thật, súng hơi cay, súng đạn hoa cải, súng bút giết người thật không khó mua. Tham nhũng, lạm quyền, cướp, giết, hiếp ngày càng nhiều và gia tăng độ dã man, trắng trợn. Mười năm nữa xã hội này sẽ ra sao? Hy vọng rằng những em học ở nước ngoài thấm nhuần được nếp sống văn minh dân chủ, tri thức kinh tế kỹ thuật hiện đại, những em trong nước sớm bỏ học đi làm có được nhiều năng lực thực hành, kinh nghiệm thực tế. Các em sẽ phối hợp với nhau và cùng những người tiến bộ khác làm thay đổi vận mệnh non sông đất nước Việt Nam.
------------------------------ (*) Dân gian có câu "ăn Tiền Hải, cãi Kiến Xương, dở dở ương ương là dân Thái Thụi" (vì sáng kiến vang tầm thời đại về cải cách chữ viết của nền giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, qui định chữ I thay cho Y nên "Thái Thụy" có thể viết và đọc là "Thái Thụi").
(**) Trạng Nguyên Phùng Khắc Khoan quê ở làng Bùng, nên còn gọi là Trạng Bùng. Gần đây, một số người hay mượn việc đó để nói vui về cái sự thức thời ra đi rời bỏ một cái gì đó, trốn chạy khỏi một hoàn cảnh nào đó, to play chuon. Phùng Khắc Khoan cũng là người thức thời, sinh ra và lớn lên dưới quyền triều Mạc, học thày Bỉnh Khiêm là quan triều Mạc nhưng trạng Bùng Khoan lại bỏ nhà Mạc, vào chiến khu Sầm Châu - Thanh Hóa phục vụ vua Lê - Chúa Trịnh, sau trở thành quan đại thần của triều Lê Trịnh và là một nhân vật lịch sử có tiếng.
(***) Câu nói được cho là của cố TBT Nguyễn Văn Linh.
|
| | | thanhdo Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam: Chênh vênh kiềng hai chân Tue Jan 22, 2013 1:10 am | |
| Sự xuống cấp và lạc hậu của giáo dục XHCN như "kiềng hai chân"! Giáo dục Việt Nam: Chênh vênh kiềng hai chân
Cần xem xét nhận thức về mức độ nghiêm trọng của sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục đã thực sự khủng khoảng chưa hay cơ bản vẫn là tốt. Nếu đã khủng hoảng thì phải cải cách triệt để.
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tuy nhiên, đổi mới căn bản, toàn diện thế nào không phải là câu hỏi dễ trả lời. Ngày 29-9-2012, tại Hà Hội, đông đảo các GS, trí thức đã tham gia hội thảo Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam do Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội tổ chức. GS Hoàng Xuân Sính phát biểu tại hội thảo
Lạc hướng, lạc điệu!
Theo GS Hoàng Tụy, từ nhiều năm qua, giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà còn đi lạc hướng xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Ông nhấn mạnh lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục - nguyên nhân sâu xa của mọi khó khăn, vấp váp của chúng ta - chính là sự lạc hướng, lạc điệu, không giống ai. GS Chu Hảo cũng nhất trí với quan điểm này và cho rằng giáo dục đang khủng hoảng, cần một cuộc cách mạng thực sự chứ không phải chỉ là “đổi mới căn bản và toàn diện”. Theo GS Chu Hảo, vấn đề ở đây chính là nhận thức về mức độ nghiêm trọng của sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục đã thực sự khủng khoảng chưa hay cơ bản vẫn là tốt. Theo ông, nếu đã khủng hoảng thì phải cải cách triệt để.
GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Sách, giáo viên, trường lớp là 3 vấn đề được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Song ở nước ta, cả ba yếu tố nền tảng kể trên đều có vấn đề nghiêm trọng. Chương trình giáo dục chính thức nhất quán từ phổ thông đến ĐH chưa có, chưa bàn bạc thống nhất phê duyệt ở cấp quốc gia về những nội dung chương trình cần phải giảng dạy ở tất cả các cấp học thì đã vội vàng biên soạn sách giáo khoa. Hậu quả là bậc phổ thông học sinh bị bội thực về sách, bậc ĐH thì đói sách học chay triền miên. Chương trình giáo dục ở phổ thông quá nặng và xa rời với chuẩn quốc tế (phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức - có môn như môn toán phải bỏ tới 60% khối lượng và viết lại cho phù hợp với quốc tế và đặc thù của lứa tuổi phổ thông). Giáo viên ở bậc phổ thông chỗ thừa chỗ thiếu, việc chuẩn hóa thiếu cơ sở khoa học, ở bậc ĐH thiếu khoảng 20.000 giáo viên nhưng việc sử dụng những trí thức có học hàm học vị hiện có lại nhiều bất cập về cách thức sử dụng và đãi ngộ. Người có trình độ bậc cao, trong đó không ít người có trình độ nghiên cứu và giảng dạy thuộc đẳng cấp quốc tế, cứ đến tuổi là cho về hưu, ngược với xu thế chung về sử dụng đội ngũ chuyên gia giỏi trên thế giới.
Lãng phí ghê gớm
Một vấn đề nhức nhối nữa cũng được các trí thức đề cập, đó là mất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực. GS Nguyễn Xuân Hãn ví von: Giáo dục phổ thông, ĐH và dạy nghề được ví như 3 chân kiềng cân đối hài hòa tạo thành hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, song năm 1993 ta đã thay đổi, gần như xóa bỏ nhánh dạy nghề, hệ thống giáo dục quốc dân trở thành hình trụ. Học sinh vào học lớp 1 phổ thông và đầu ra là thi ĐH, cái kiềng chỉ còn 2 chân, chênh vênh không bền vững.
Theo thống kê, số trường ĐH, CĐ hiện nay là khoảng 500 trường, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 576 trường, số lượng sinh viên là 4,5 triệu. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần, số sinh viên tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ, nêu lên bất cập giữa quy mô giáo dục tăng mạnh so với trước nhiều lần nhưng vốn kiến thức cơ bản và văn hóa của học sinh phổ thông rất yếu, khả năng thực hành sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên cực kém, trong khi đó năng lực ứng dụng kiến thức đã học của thạc sĩ, tiến sĩ và thực tiễn lại càng hạn chế. GS Nguyễn Xuân Hãn bức xúc việc mở rộng ĐH ồ ạt không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, vượt xa sức chịu đựng của nền kinh tế. Chất lượng đào tạo của ta rất thấp, bằng cấp của ĐH Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận, đào tạo mà không sử dụng được là sự lãng phí ghê gớm. Hiện 63% sinh viên ĐH, CĐ thất nghiệp.
Nghề giáo và người thầy bị hạ thấp
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói bà không vui khi các kết quả điều tra mới nhất cho thấy một tỉ lệ lớn giáo viên phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn vì phần lớn sinh viên đang học các trường sư phạm vốn chỉ là học sinh trung bình, phương pháp đào tạo lại quá lạc hậu. Theo bà Nguyễn Thị Bình, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chính là họ không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu mình, nhiều giáo viên phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan, sự xuống cấp về đạo đức cũng khiến giáo viên bị lây nhiễm và vì thế, vị thế của nghề giáo, người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội. PGS Đặng Quốc Bảo, nguyên giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, chỉ ra sự thiển cận của những người làm chính sách kinh tế lao động cho giáo viên. Không có thầy giỏi, tâm huyết với nghề sẽ không có “nhân cách - nhân lực” tốt cho đất nước. Bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đồng thời sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm để giáo viên trường công và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình trong xã hội. GS Nguyễn Xuân Hãn đưa ra đề nghị Nhà nước tách lương giáo viên thành hệ thống lương riêng trong đợt cải cách lương sắp tới như các nước, không để chung trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, đồng thời tăng lương cho giáo viên tương xứng với “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. ***
Những kiến nghị tâm huyết
Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội đã đưa ra bản kiến nghị với Hội nghị Trung ương lần 6 khóa XI. Theo đó, nội dung quan trọng là kiến nghị Nhà nước xem xét lại và chấn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng gắn kết giáo dục phổ thông, giáo dục nghề - giáo dục ĐH, khắc phục những lệch lạc có tính hệ thống hiện tại. Cũng trong bản kiến nghị này, các trí thức đồng lòng đề nghị Nhà nước tập trung giải quyết dứt điểm những bất cập về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và trường sở. Đồng thời đề nghị kiểm tra một cách nghiêm túc toàn bộ vấn đề đầu tư, chi tiêu ngân sách Nhà nước và đóng góp của dân cho giáo dục. Xây dựng một cơ chế phân bổ minh bạch và quản lý vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau cho giáo dục. Đề nghị tách hệ thống lương giáo viên khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, đề nghị cho giáo viên đã nghỉ hưu từ ngày 1-1-1994 đến 1-5-2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để bảo đảm công bằng, đạo lý.
***
Tiền cho giáo dục đi đâu?
Theo thống kê của GS Nguyễn Xuân Hãn, năm 1990, Việt Nam có 12 triệu học sinh, sinh viên, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục chỉ 767 tỉ đồng (120 triệu USD theo giá USD lúc đó). Đến năm 2011, số học sinh, sinh viên tăng lên 22 triệu nhưng ngân sách chi cho giáo dục của Nhà nước và dân đóng góp là xấp xỉ 10% GDP (12 tỉ USD); ngoài ra còn các khoản vay của nước ngoài trung bình 100 triệu USD/năm, kể từ năm 1993 đến nay. Theo GS Hãn, con số này không phải nhỏ, thậm chí như đánh giá của nhóm GS ĐH Harvard trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy tiền đi đâu?
Cũng có chung mối quan tâm này, PGS Đặng Danh Ánh cho rằng đầu tư cho GD-ĐT còn rất nhiều bất cập. Đầu tư cho giáo dục của ta cao hơn hầu hết các nước trong khu vực nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có một trường phổ thông, dạy nghề, CĐ hoặc ĐH nào đạt chuẩn khu vực vì đầu tư dàn trải, manh mún, chất lượng và hiệu quả thấp, tiền bị thất thoát do chi tiêu kém minh bạch và lãng phí. Với cách quản trị như vậy, đổ thêm tiền chỉ là giải pháp tình thế không thể giải quyết được vấn đề chất lượng, do đó vấn đề không phải do kinh phí hạn hẹp mà chủ yếu là vấn đề quản trị. PGS Ánh cũng đặt vấn đề kiểu thu học phí bình quân không tính đến đối tượng cụ thể cũng làm giảm đáng kể số lượng học sinh, sinh viên nghèo.
Bài và ảnh: YẾN ANH
|
| | | thanhdo Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách! Wed Jan 23, 2013 11:55 am | |
| Đọc phần phản hồi của những người sống trong nước về bài báo trên vui hơn và chắc chắn là đúng hơn cả bài viết nữa!!!
PKT 29/09/2012 23:38
Vâng, vị nào đóng góp ý kiến cũng rất hay, rất có lý. Các "còm sĩ" ở diễn đàn này "thảo luận" cũng hay không kém. Nhưng tất cả chỉ... bàn cho vui, vậy thôi! Tôi không bi quan, nhưng với những gì đang diễn ra trong xã hội có quan hệ biện chứng với nhau, để thấy được sự thay đổi tận gốc rễ chắc còn phải lâu lắm!
troioi 29/09/2012 23:45
Một bài viết sâu sắc, chỉ ra khá rõ thực trạng chất lượng đại trà (học sinh từ loại khá trở xuống) đang rất đáng báo động của nền giáo dục hiện nay. Về ý kiến đánh giá "phần lớn sinh viên đang học các trường sư phạm vốn chỉ là học sinh trung bình, phương pháp đào tạo lại quá lạc hậu" là rất chính xác. Ở miền Nam trước 1975, sau khi đỗ tú tài 2, học sinh chỉ cần ghi danh (đăng ký) vào học Đại học, cao đẳng. Nhưng muốn vào 2 ngành y và sư phạm thì học sinh phải qua kỳ thi tuyển khá căm go. Do đó có thể nói Sinh viên 2 ngành này hầu hết là người giỏi.
Bây giờ thì cũng thi, nhưng đối với bậc cao đẳng nói chung, cao đẳng sư phạm nói riêng thì có thể khẳng định không có học sinh giỏi vào học, vì các em HS giỏi đã đỗ vào Đại học rồi. Một học sinh không giỏi, thậm chí là trung bình khi vào ngành sư phạm làm sao có thể dạy giỏi được. Trước kia, khi học phổ thông, các em không thể giải được những bài tập khó, thậm chí là bài tập bình thường, thì bây giờ khi đi dạy, các em làm thế nào để hướng dẫn học sinh mình giải? Do đó, rất đáng lo khi những GV như thế trong thời gian sắp đến sẽ chiếm tỉ lệ 100% trong các trường trung học cơ sở và tiểu học.
Về ý kiến đánh giá "Chương trình giáo dục ở phổ thông quá nặng và xa rời với chuẩn quốc tế (phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức - có môn như môn toán phải bỏ tới 60% khối lượng và viết lại cho phù hợp với quốc tế và đặc thù của lứa tuổi phổ thông) cũng rất chính xác.
Cần nói thêm: Sách giáo khoa lẽ ra là loại sách dùng cho học sinh nhưng lại trình bày theo kiểu hàn lâm, dành cho người nghiên cứu chứ không phải dành cho học sinh tiếp thu kiến thức. Đến ngay cả GV, để giảng dạy cho HS, người thầy phải có thêm cuốn sách hướng dẫn giảng dạy của Bộ giáo dục kèm theo, thì bảo làm sao học sinh có thể tự học được loại sách của chính mình? (Mời các bậc phụ huynh đọc sách giáo khoa môn vật lý các lớp 6,7,8,9 để xem thử mình có hiểu gì không). Đấy là chưa kể ngày càng có nhiều môn học đưa vào chương trình của các em theo kiểu "Bá nghệ bá tri". Học sinh của chúng ta môn gì cũng biết và biết rất... sơ sơ. Chắc chắn phải viết lại sách giáo khoa, sửa đổi chương trình, nhưng sửa thế nào là chuyện hoàn toàn không đơn giản. Chỉ mong, các nhà viết sách đừng ép học sinh trở thành những nhà nghiên cứu và thập bát ban võ nghệ thứ gì cũng phải biết.
4 nổ 30/09/2012 07:07
Cắt bớt chương trình, giảm đầu sách giáo khoa thì lấy cái gì mà ăn? Từ trước tới nay nhờ bán sách giáo khoa mà các quan giàu to ấy mà.
Hữu thành 30/09/2012 07:43
Lạc lối là cái chắc. Phải cải tổ ngành giáo dục. Ngày nay đã sản sinh ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Nhiều học sinh vô văn hóa, không sĩ diện, mất dạy là một phần lớn do ngành giáo dục và luật pháp tạo điều kiện cho giáo viên bó tay trước các học sinh cậu ấm, cô chiêu, cá tính, cá biệt. VN sẽ đi xuống nếu còn sản sinh nhiều thế hệ đi xuống như vậy. Những học sinh quậy phá làm ảnh hưởng tâm lí của các học sinh khác khi đến trường phải âu lo thì phải trừng trị đích đáng. Nhiều học sinh hiền lành bị ức hiếp không được nhà trường có biện pháp bảo vệ đã tự tìm lối đi riêng cho mình là ùa theo cá tính của bọn xấu.
Phèn 30/09/2012 07:46
Chương trình giáo dục hiện nay chỉ để ra được nhiều thế hệ "gà công nghiệp". Các cháu ngu ngơ khi ra thực tế và không có kỹ năng sống.
đoàn trang quốc tâm 30/09/2012 08:54
Còn phải hỏi tiền đi đâu? hỏi mấy người bị thần kinh cũng biết nữa nói chi ai. Hằng năm cán bộ đi học tập kinh nghiệm không biết tốn bao nhiêu ngân sách nhà nước mà chả thấy thu được kết quả gì hết. Không biết đi học tập hay đi đâu.
Nguyễn Hưng 30/09/2012 11:05
Nếu một nhà buôn vừa soạn chương trình vừa in sách để bán lại vừa ăn hoa hồng khi xuất bản sách vừa khoe khoang kiến thức cao siêu thì nhà buôn đó sẽ làm gì? Họ sẽ soạn chương trình thật cao siêu, thay đổi xoành xoạch, để in càng nhiều càng tốt... vậy thôi!!
Trực Ngôn 11/10/2012 09:03
Nhà nước càng chi nhiều tiền thì giáo dục càng xuống cấp. Vì sao vậy? Vì tiền càng nhiều thì quan chức giáo dục càng mờ mắt; mắt càng mờ thì việc làm càng sai. Đó là quy luật.
***
Sách của Nhà xuất bản Giáo dục bị in lậu tràn đầy Hà nội và Sàigòn như thế này thì các quan chức lấy tiền đâu mà xây nhà lầu 2, 3 tầng hở trời ???
Hội thảo chống in sách lậu tại Hà Nội
Ngày 13/11/2012 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo 127 TP Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề: Đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động in và phát hành xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo đã cho thấy nạn in lậu thực sự là một vấn nạn cho toàn xã hội. Cuộc đấu tranh chống in lậu là một cuộc chiến đầy cam go. Những trùm in lậu bị bắt, thậm chí bị tù, ra tù lại tiếp tục in lậu, bán sách lậu. Tại Hà nội, từ phố Đinh Lễ, đường Phạm Văn Đồng, đường Láng,… đâu đâu cũng thấy sách lậu. In lậu quả là một căn bệnh nan y, căn bệnh vô phương cứu chữa. ......
Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái 29/11/12
Nhằm đẩy mạnh công tác chống hàng giả, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác chống hàng giả và phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng trong lãnh vực này, ngày 29/11/2012, tại TP.HCM, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã phối hợp với Ban chỉ đạo 127-TW – Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái 29/11. ......
TS. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Phó Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có bài phát biểu nêu thực trạng sách giả tràn lan hiện nay, một vấn nạn, một căn bệnh vô phương cứu chữa. “Ngay sau khi ta họp xong, ra thử mấy cửa hàng sách, chắc chắn vẫn thấy sách giả”. Nguyên nhân một phần do xử lý chưa nghiêm, các văn bản pháp luật chỗ thì hổng, chỗ lại chồng chéo, ý thức chung của người dân cũng như của toàn xã hội về vấn đề này chưa cao. TS. Quang cũng cho thấy cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng trên mặt trận này để công tác chống hàng giả, hàng nhái đạt kết quả tốt hơn.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách! | |
| |
| | | | Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách! | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |