Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn quang trong luong hoang quốc thuoc Trung không sáng VNCH nhac truyện ngam bich nguyet chất linh quan Chung Saigon chuyen Nguyen quynh phải Nhung
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Kêu gào, khóc và hát

Go down 
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Kêu gào, khóc và hát Empty
Bài gửiTiêu đề: Kêu gào, khóc và hát   Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeFri Jan 18, 2013 12:54 am

Kêu gào, khóc và hát

Bài viết của độc giả Vương Biên Hương (Việt Nam) vừa gửi qua email. HM Blog cảm ơn chị rất nhiều về bài viết mà đọc lên thấy thấu tâm can nhất là trong lúc đang bàn về cuốn sách của Huy Đức “Bên thắng cuộc”.

(Viết nhân những tranh cãi về những sự thật hậu chiến)

Kêu gào, khóc và hát Singing-jpg2
Hãy hát lên. Ảnh: internet

Cao Hành Kiện, nhà văn Trung Hoa đoạt giải Nobel đã từng nói đại ý rằng người ta cần phải kêu gào, khóc lóc rồi sau đó mới có thể hát. Đó là phản ứng tự nhiên của con người trước những tổn thương và đau đớn, mất mát và bất công.

Về khóc, kêu gào, rồi sau đó hát, có lẽ ta có những bài học tuyệt vời từ nhiều quốc gia ít nhiều có hoàn cảnh lịch sử tương tự như chúng ta. Mà nhìn gần hơn là Nga, Trung Hoa, Tiệp Khắc…

Ở Trung Hoa, có một thời sau những năm kết thúc cách mạng văn hóa, khi chính quyền bắt đầu cởi mở hơn. Lúc đó người dân, những người có khả năng cầm bút và muốn viết đã viết ra rất nhiều câu chuyện đau lòng mà họ phải trải qua.

Một anh bạn của tôi là giáo sư đại học Bắc Kinh nói, đó gọi là thời kỳ Bách gia tang thương, nghĩa là mọi người kể lại những chuyện đau thương đến với gia đình của mình. Nhiều chuyện buồn lắm, khổ lắm, cùng cực lắm, tức tối lắm.

Một cuốn hồi ký khá nổi tiếng có in ở Việt Nam là Sống và chết ở Thượng Hải của một phụ nữ Trung Hoa bình dị tên là Trịnh Niệm, một nhân viên ở tập đoàn Sell ở thành phố này. Cuốn sách đã mô tả chi tiết về những bất công trong cuộc đời khi bà và con gái gặp phải vào Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Cuốn sách này bán được 200.000 bản khi in ra tại Mỹ vào năm 1987.

Tôi đã nhiều lần đi Thượng Hải và im lặng trước tượng của tướng Trần Nghị bên bờ sông Hoàng Phố và suy nghĩ nhiều về câu chuyện của bà Trịnh Niệm. Nhiều chuyện khốc liệt nhưng tôi chỉ nhớ nhất chi tiết khi đội quân cách mạng xộc vào nhà bà và ném bộ đồ trà bằng sứ quý xuống nền nhà vỡ tan. Những tiểu tướng của cách mạng đập phá không thương tiếc và mang đồ đạc của gia đình bà ra khỏi nhà.

Tôi nhớ chi tiết này rất lâu vì sau đó tôi có dịp sống cùng với mẹ chồng của em tôi là một phụ nữ Thượng Hải cổ điển. Khi em tôi lấy con trai của bà, bà mua 2 chiếc bình sứ. Bà chọn rất kỹ nhưng về sau vẫn không hài lòng vì đem về nhà mới phát hiện ra trên một chiếc quai bình có một cái chấm bé tí là lỗi. Bà nói đã là lỗi thì làm sao mà lại bán ra?

Câu chuyện của bà làm cả nhà tôi cười lăn. Vì nếu cho bà sang VN mua đồ sứ hiện đại chắc bà sẽ phát hiện ra nhiều lỗi lắm, chẳng mua được. Lỗi to đùng chứ không phải bé tí bằng cái đầu kim như thế.

Nhưng vì bà và Trịnh Niệm đều là phụ nữ Thượng Hải, thậm chí dù cách biệt tuổi tác nhưng hai bà có lẽ là ở cùng thời nên tôi phải nghĩ nhiều đến sự quý trọng những chi tiết của gốm sứ Trung Hoa và rồi thấy nó trái ngược với cảnh các tiểu tướng phá phách kinh hồn.

Nhưng có nhiều chuyện ghê rợn hơn, kiểu như chặt thịt người bán thịt người của Dư Hoa trong tuyển tập truyện ngắn của ông. Và cả chuyện Sống mà về sau tiểu thuyết của ông được Trương Nghệ Mưu dựng thành phim To Live nổi tiếng. Câu chuyện trong phim nhiều người biết vì nó buồn, nhưng câu chuyện trong nguyên bản thì là chuyện đau đớn và day dứt.

Vì sao một người như lão Phú Quý lại có thể sống khi tất cả thân nhân của lão đều lần lượt chết trong và sau các biến cố của đại cách mạng văn hóa. Rồi khi kể lại câu chuyện, chỉ còn mình lão và con trâu già? Vì sao một người đàn ông hiền lành như vậy lại có một số phận đau khổ và vật vã, cô độc? Và vì sao mà người ta, đến tận cùng vẫn phải sống?

Trong cuốn Bác sĩ Zhivago của B. Patexnac, nhân vật Pasha, chồng nữ nhân vật chính là nàng Lara, nhà cách mạng trẻ xuất thân từ một thày giáo dạy Toán khi nắm bắt được lý tưởng cách mạng đã bỏ tất cả gia đình, vợ con, nghề nghiệp. Sau nhiều biến chuyển, anh trở thành một sĩ quan nổi tiếng sắt đá với một đoàn tàu bọc thép lao đi vun vút khắp nước Nga .

Với niềm tin vào việc mình là đại diện cho sứ mệnh của sự thay đổi, Pasha đã hạ lệnh bắt giết không thương tiếc những gì mà anh tin là của cái cũ, thuộc về cái cũ. Những cuộc bắt bớ và bắn giết ấy đã khiến cho các kẻ tội phạm như niềm tin của Pasha, và cũng là các nạn nhân đã chết tức tưởi mà không có bất kỳ một phiên tòa nào xét xử.

Tất cả diễn ra trong nền của cuộc nội chiến giữa hai phe Đỏ và Trắng, với những sự kiện, các khoảng khắc, những con người đan xen, đen trắng mờ mịt, những sự kiện mà tác giả đã mô tả như những cuộn sóng lớn của một cơn bão, nơi mà người ta bị đẩy đi, bị cuốn đi, có thể chìm nghỉm và chết, có thể trồi lên và ngoi ngóp thở để sống sót.

Đó là thời khắc mà người ta, nhân danh Cái Mới, cái Hay, cái Thiện để phá hoại cuộc sống và con người bằng duy ý chí và bạo lực. Mà cuộc sống như Zhivago nói, vẫn thế, từ thượng cổ đến nay, vậy làm sao có cái gì ghê gớm thế, nhân danh nhiều thế mà có thể thay đổi nó… Chưa hết, lại còn thay đổi toàn bộ con người nữa. Tất cả cần thay đổi để biến thành cuộc sống mới, con người mới… vì thế phải gột bỏ, tẩy rửa, thay đổi cuộc sống cũ, con người cũ…

Tôi nhớ lại tất cả những câu chuyện này, không cần phải kêu gọi trí nhớ, vì thực sự nó luôn nằm trong trí óc và tim máu của tôi. Nói thế không phải vì tôi yêu thích văn học và những người viết là các nhà văn tôi thực sự ngưỡng mộ, mà đơn giản chỉ vì đó là những câu chuyện quá gần gũi. Nó dường như đã xảy ra ở quanh nhà tôi, trong nhà tôi, với ông bà tôi, cha mẹ tôi, bạn bè, người thân và cả các đồng nghiệp của tôi… Ít nhiều trong những thứ đã tạo nên cuộc sống của tôi và mọi người ở VN ít nhiều mang bóng dáng của những câu chuyện đau lòng đó.

Vì thế, tôi cũng như nhiều người đã từng kể lại hay viết ra một vài câu chuyện về gia đình mình, của số phận của chính mình sau các cột mốc lịch sử như 1954, 1975, các cuộc ly tán, những cái chết, nỗi uất ức, sự tức tưởi, căm tức, hận thù hay vui buồn ở Việt Nam.

Kêu gào, khóc và hát Que1baa3ng-cc3a1o-bc3aan-the1baafng-cue1bb99c-e1bb9f-nvo1
Quảng cáo bên thắng cuộc trên Người Việt Online

Tôi tin rằng dù ở phía bên này hay bên kia, dù thắng hay thua, dù được hay mất đều có nhiều điều không vui, có nhiều dấu hỏi, nhiều sự nghi vấn và nhiều điều cần được làm minh bạch, cần được giải đáp, cần được hoàn trả, cần được đáp đền…

Cũng dễ hiểu khi có chuyện này hay câu chuyện khác được viết ra, in thành sách hay chỉ chuyền tay nhau đọc, rồi thì được tung ra, được biến thành cơn sốt trong một thời điểm nào đó vì có nhiều người quan tâm. Và tôi cũng thấy rằng dù người viết thuộc phe thắng hay thua, dù được hay mất , dù có mất một năm hay nhiều năm để chuẩn bị tư liệu và viết lách… thì đều khó lòng làm người khác hài lòng. Luôn luôn có những bàn cãi, phản bác, phản ứng, thậm chí mạnh mẽ hơn là những đòi hỏi ghê gớm đến mức hoàn toàn phủ nhận.

Điều này càng khó khăn hơn khi chúng ta thiếu những người viết một hồi ký thuần túy cá nhân, về các trải nghiệm thực sự cá nhân chân thật và đầy thuyết phục như cuốn Sống và chết ở Thượng Hải của bà Trịnh Niệm.

Hoặc là ta thiếu đi những nhà văn lớn với các tác phẩm văn học có tính điển hình hóa với những tiếng gào thét khốc liệt, những sự kiện đẫm máu trong sách của Dư Hoa, trong cuốn Phải Sống, trong Trái tim chó của M. Bungacop .

Và cao hơn, có thể chúng ta thiếu đi bài thơ bi thương về cuộc sống trong những hoàn cảnh khốc liệt thời nội chiến của nước Nga Xô viết cũ trong Bác sĩ Zhivago. Ta cũng thiếu khúc hát từ tâm hồn của Cao Hành Kiện trong hành trình của một người đàn ông trải qua sống chết của cuộc cách mạng văn hóa và đi qua căn bệnh ung thư để đến với cốt lõi của tâm hồn Trung Hoa trên Linh sơn.

Trở lại với các cuộc tranh cãi…

Vì sao ta luôn có những cuộc tranh cãi không thôi?

Vì chúng ta đều là con người. Và vì chúng ta đã từng bị chia cắt, phân rã, tách biệt với nhiều thứ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vì chúng ta đều có những câu chuyện để viết ra, để nói ra. Chính xác hơn là chúng ta có quá nhiều chuyện để khóc, để gào thét, để buồn đau , để căm giận, để hỏi tại sao lại vô lý , tại sao lại bất công như thế? Tại sao lại có thể đối xử bất công như thế?…

Với 117 năm chiến tranh đã qua với các biến cố băm nát đất đai, cày nát những số phận con người. Tiếp theo nhiều năm nữa là thời kỳ hậu chiến.

Kêu gào, khóc và hát Crying
Ảnh mang tính minh họa.

Trong ký ức mỗi người VN chứa chất bao nhiêu chuyện đang làm cho họ đau đớn và day dứt? Những câu chuyện không chỉ một thế hệ, mà thậm chí còn được truyền lại nhiều thế hệ. Những câu chuyện đời ông kể cho đời cha, đời cha kể cho đời con, con kể cho cháu?

Đó là chưa kể những câu chuyện sống để bụng, chết mang đi.

Nó là những bí mật được chôn vùi với người chết vĩnh viễn….

Nhưng chúng ta cũng có chung một mẫu số, đó là những con người chịu chung số phận lịch sừ, và đều thuộc về “Phe nước mắt”.

Nếu ta khóc được, nếu ta gào thét được, nếu ta nói hết ra được, nếu ta viết hết ra được, nếu ta tạo ra một bức tranh hay nhiều bức tranh rõ ràng và minh bạch để tất cả chúng ta, cũng như thế hệ con cháu của chúng ta nhìn vào nó, đọc nó, hiểu về nó, quyết định làm gì tốt hơn cho nó.

Có lẽ đó là điều ta nên làm nhất bây giờ.

Hoặc cho đến khi ta làm được. Hoặc cho đến khi chúng ta đủ sức lực, hiểu biết, can đảm để làm được cái gọi là Nhìn thẳng vào sự thật trong lòng mình.

Tôi tin đó là điều mỗi người Việt Nam cần làm. Dù tất nhiên ta rất cần có những vĩ nhân làm điều đó trước tiên, chẳng hạn như các hiền triết, các nhà văn, các nghệ sĩ, các nhà khoa học… và cuối danh sách này mới là các nhà chính trị.

(Đó có thể là một thứ tự ngược. Nhưng đó lại là thứ tự cuộc đời. Vì trừ các vĩ nhân cỡ như Washington hay Lincoln, ít có nhà chính trị nào có thể làm điều đó trước các nhà hiền triết và nghệ sĩ… Vì có lẽ, tham vọng của họ, địa vị của họ, và cả những gì mà họ có sẽ khiến cho họ chọn cách im lặng.)

Nhưng nếu chưa có “nhà” nào làm ra hồn, thì cũng chẳng mong chờ gì, ta tự làm cho mình và gia đình mình.

Tiếp theo công việc đau đớn này, và có thể tiếp tục gây tranh cãi này, cho đến khi chúng ta thực sự thấu hiểu về những gì đã xảy ra cho từng người, từng gia đình, từng dòng họ và dân tộc của chúng ta.

Khi đó, chúng ta mới có thể rũ đi những ký ức đầy ắp tổn thương. Khi đó chúng ta bắt đầu hát lên nỗi buồn khổ của chúng ta. Và chúng ta từ giã nó, hay rũ bỏ nó.

Và đó là lúc ta, hay con cháu của ta sẽ nhẹ nhàng đi đến nơi mà mình muốn đến.

Kêu gào, khóc và hát Shouting
Shouting Baby. Ảnh: internet

Tôi nghĩ đến cuốn sách của một nhà văn Tiệp Khắc - Milen Kundera, đó là cuốn “Đời nhẹ khôn kham”, ở VN còn dịch dưới một cái tên là “Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”. Sách kể lại biến cố của Mùa xuân Praha 1968, khi xe tăng Liên Xô tiến vào quảng trường ở trung tâm thủ đô và đàn áp người dân biều tình… Thực ra sự kiện ghê gớm này được mô tả khá ít ỏi trong cuốn sách, chỉ có số phận của nhân vật, những người dân Tiệp bình thường chạm phải biến cố đó thì đã thay đổi mãi mãi.

Đời nhẹ khôn kham. Khi bạn thấy nó nhẹ là nó đã bay lên trên kiếp nhân sinh rồi.

Đó là sự lựa chọn cách nhìn cuộc sống của Milan Kundera, một người Tiệp có số phận khá gần với nhiều người trong số chúng ta.

Trở lại với chúng ta. Nếu bạn đau đớn và tổn thương. Nếu còn quá nhiều chuyện trong lòng không nói được. Nếu còn nhiều giận hờn và uất ức. Thì bạn cứ khóc lóc, gào thét…

Nếu chưa khóc thì cần phải khóc. Nếu chưa gào thét thì nên gào thét. Nếu chưa đau đến mức đi qua khóc lóc, gào thét phải bật lên tiếng hát, thì cũng cần phải làm cả điều này… Bạn có thể làm mọi chuyện, kể cả ngồi im nhìn vào bản thân, nói với mọi người hay viết ra… hoặc làm gì có thể để chữa trị cho mình, những liều thuốc tự thân để giảm đau, để chữa lành…

Cũng như trong một bệnh viện hay một đám tang, ta không thể nhìn vào cách người này khóc, người kia rên la mà nói sao mà rên la dở thế, sao mà khóc không đúng điệu, sao không cười ha ha… sao không khóc như ta đang khóc, sao không rên la như ta đang rên la…? Rồi lại có người thêm thù chuốc oán chỉ vì người cạnh ta không khóc như ta muốn họ khóc, không rên la như ta muốn họ rên la…

Cùng là khóc thôi mà. Cùng là rên la và gào thét thôi mà… Bạn cứ làm khi bạn đau. Nhưng đừng tự gặm nhấm hay khoét sâu các vết thương của những người cũng như bạn.

Bạn đã sống sót. Bạn phải sống tiếp.

Bạn đã hết cơn đau vật lý, bạn cần hiểu rõ nỗi đau để làm dịu cơn đau đớn tinh thần.

Và rồi cố mà cất tiếng hát vượt thoát ra khỏi những gì đang ám ảnh chúng ta.

Hãy cho con một hành trang minh bạch và nhẹ nhàng để chúng có thể đi xa và cất cánh. Tôi không muốn con tôi hay con bạn đau đớn hay hận thù tiếp tục vì những gì đã qua, vì chúng là trẻ con, và chúng không thuộc về bên thua hay bên thắng, chúng chỉ đơn giản là “bên Việt Nam.”


Vương Biên Hương. 12/1/2013, Việt Nam

Về Đầu Trang Go down
?oanViet
Khách viếng thăm




Kêu gào, khóc và hát Empty
Bài gửiTiêu đề: Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi...   Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeSat Jan 19, 2013 3:14 pm


Những người trưởng thành ở miền Nam hầu như ai cũng biết bài Không tên số 4 của Vũ Thành An:

Khóc cho vơi đi những nhục hình
Nói cho quên đi những tội tình
Đời con gái cũng cần dĩ vãng
Mà em tôi chỉ còn tương lai
...
Lệ xóa cho em được không những kỷ niệm đắng
Lời nói yêu thương ngày xưa có trở về tìm?

hoặc những lời ca đầy tình tự dân tộc của Phạm Duy:

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi...

Nhìn lại vận mệnh nước Việt Nam qua lịch sử, dù cho chúng ta có bất đồng chính kiến nhưng có lẽ ai cũng phải đồng ý là dân Việt đã khóc nhiều hơn cười.

Tears are just one of many miracles we taken them for granted every day. Tears heal us physiologically, psychologically, and spiritually.
Nước mắt là một trong những phép lạ hằng ngày mà ta coi như điều tự nhiên. Nước mắt làm dịu tổn thất tâm sinh lý và tinh thần của chúng ta.

Nếu dân tộc cùng khóc cười theo vận nước nổi trôi thì đó cũng là điều tốt cho dân tộc vì nó thể hiện sự đồng chính kiến của mọi người. Nhưng bất hạnh thay có những mệnh nước mà có triệu người khóc và triệu người cười (ý ông VVK).

Bất hạnh hơn nữa là nhà cầm quyền CS bắt người khóc phải cười với người cười như dân Việt trong nước... Hay bắt người khác phải khóc và gào thét giống như mình đang làm nếu không sẽ thành việt gian như một số người chống cộng hải ngoại đang làm.

Chúng ta cần biết tôn trọng cảm xúc của người khác.

Đừng bắt người ta phải cười khi người ta đang muốn khóc. Hãy để cho người ta quyền được khóc. Khóc cho vơi đi những nhục hình... và theo phép lịch sự tối thiểu đừng cười trên những nỗi đau của kẻ khác. Rồi sau đó người ta sẽ hát. Chừng nào người ta chưa được khóc thoải mái đừng kỳ vọng người ta sẽ hát thật lòng.
Đừng bắt người khác phải khóc và thù hận giống như mình nếu người khác muốn khóc nhẹ nhàng hơn... Hãy để cho người khóc quyền được khóc cười theo mệnh nước nổi trôi theo nhịp con tim của họ!

Đó là những mơ ước rất tự nhiên nhưng xem ra cũng khó thực hiện vì người trong nước được chỉ đạo khóc cười theo lệnh nhà cầm quyền… và tại hải ngọai nhiều người chống cộng muốn mọi người không khóc mà phải tiếp tục gào thét, thù hận mãi mãi khi cộng sản chưa xụp đổ!

Những người trẻ không vướng mắc hệ lụy chiến tranh VN cần được học bài học đau thương của thế hệ trước. Họ không là kẻ thắng hay thua cuộc mà chỉ là "dân Việt nam" nên họ sẽ không nghĩ và làm giống như thế hệ cha ông.

Hậu thế không tranh cãi ai đúng ai sai chuyện ngàn năm trước. Những ”ai đúng, ai sai” đã đi về thiên cổ cả rồi, đã ngủ giấc ngàn năm rồi, làm sao còn thức họ dậy mà kết tội, chỉ còn lại chúng ta đang sống với con cái chúng ta. Chúng ta
hiểu những gì cha ông chúng ta hay chính chúng ta đã trải qua và rồi cùng hướng về tương lai. Con cái chúng ta có thể hiểu đã có một thời kỳ như vậy đã qua rồi… chứ không phải chứng kiến những ngăn cách, thù hận vẫn còn tiếp diễn mãi mãi.

Làm sao cho thế hệ con cháu chúng ta được sống trong an bình... cho thanh niên Việt yêu quê hương và sẵn sàng hy sinh tranh đấu cho tự do, độc lập thật sự, cơm no áo ấm cho toàn dân,... và hy sinh bảo vệ đất nước Việt nam khỏi nạn ngoại xâm là những gì chúng ta cần làm trước khi giã từ thế giới này để đi vào cõi vĩnh hằng.


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Kêu gào, khóc và hát Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài câu chuyện cảm động về khóc và hát   Kêu gào, khóc và hát Icon_minitimeMon Jan 21, 2013 8:30 pm


Chia xẻ với các bạn vài câu chuyện cảm động về khóc và hát đọc trên internet:


Kêu gào, khóc và hát Images?q=tbn:ANd9GcRrBToyhhC4vpQ1mpBjcZbhGuc3_xlB5_C4_M2nPjSjIKkgGsaDDg

Bế đứa trẻ mới chào đời, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con khôn lớn

Đứa bé càng lớn lên khi được hai tuổi nó chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống nghịch phá, nó ị trên giường, nó tè trong quần... Nó khóc, Nó la và bà mẹ đôi khi phải thốt lên "cái thằng này mày làm mẹ điên mất". Nhưng đến khi đêm đến, khi đứa bé ngủ thật say bà mẹ đến bên chiếc nôi trìu mến nhìn nó khe khẽ hát:

Thương con thao thức bao đêm trường
Con đà yên giấc mẹ hiền vui suớng biết bao

Đứa bé tiếp tục lớn lên thành một cậu nhóc 7 tuổi, Nó không hề thích ăn uống đúng giờ, nó không bao giờ thích tắm rửa nếu mẹ không tắm cho. Khi bà Ngoại đến thăm nó buông câu gắt gỏng với bà  và người mẹ đôi khi muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt. Thế nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ vẫn đến bên cạnh và đắp mền cho nó và bà vẫn khe khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn

Ngày qua ngày cậu bé 7 tuổi ngày xưa bây giờ đến tuổi dậy thì, nó dẫn về nhà những thằng bạn kỳ quặc, nó ăn mặc những bộ quần áo kỳ quặc, đầu tóc nó nhuộm vàng hoe theo mốt thời thương. Nó nhún nhảy một cách kỳ quặc theo những bản nhạc thịnh hành cũng kỳ quặc và bà mẹ đôi khi có cảm giác mình đang sống trong sở thú. Nhưng đêm đến khi nó đã ngủ say sau ngày quậy phá của nó bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó đến hôn lên trán nó và khe khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con khôn lớn...

Cậu bé tiếp tục lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, bây giờ cậu đã trở thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố làm việc và sống trong một phòng trọ, bà mẹ vẫn lên thăm nó, nhưng mỗi lần như thế bà phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến thật khuya nó say khướt trở về, bà dìu nó vào phòng, đưa nó lên giường lau mặt cho nó bằng nước ấm và bà ngao ngán nhìn nó, khi nó ngủ say bà lại cất tiếng ru...

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt cả cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn

Và rồi cậu bé lập gia đình và hoạ hoằn lắm nó mới có thời gian trở về thăm bà. Nó còn phải bươn trải để chăm lo cho mái ấm của nó.

Thời gian trôi qua lạnh lùng khắc nghiệ... những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt già nua ngày một hốc hác của người mẹ.

Một hôm thấy yếu trong người bà gọi điện thoại bảo đứa con về thăm. Nó lái xe về thăm bà và ngủ lại nhà một đêm. Tối đó bà nằm trong giường và khe khẽ hát

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con...

Nhưng tiếng hát nghẹn lại, cơn ho khan khiến bà không hát trọn được bài hát ru như thuở nào. Đêm đó bà lặng lẽ qua đời...

Sau đám tang, đợi tối đến khi đứa con mình ngủ thật say, người đàn ông vừa mất mẹ bước đến hôn lên trán đứa con của mình và khe khẽ hát bằng giọng trầm trầm khan đục của mình:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt cả cuộc đời
Đến ngày con khôn lớn

Hát xong hắn lặng lẽ khóc một mình.

***

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.

Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.

Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”


Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.
“Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn.

Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường.

Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn.
Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.

Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai.
“Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi!!!"


***

Có khi nào nụ cười và nước mắt cùng gặp nhau trên một con đường?

Khóc là do ta vấp ngã. Cười là khi ta tự mình biết đứng lên.

Khóc là khi người thân ta không còn nữa. Cười là biết người thân vẫn tồn tại khi ta nhớ đến họ.

Khóc khi ta buồn trước khó khăn trong đời. Cười là khi ta thành công vượt qua khó khăn đó.

Khóc là khi ta muốn giải tỏa nỗi buồn hay uất ức. Cười khi nhận ra khóc chẳng lợi ích gì.

Ta có thể khóc trong niềm vui và cười trong nước mắt nhưng không được phép cười trên sự đau thương mất mát của người khác!!


Không ai khóc mãi và cũng chẳng ai cười hoài. Điều chủ yếu là bạn chỉ khóc khi có lý do chính đáng và biết đứng lên đương đầu với thử thách, có thế nước mắt đổ ra mới không vô nghĩa.

Khi đã tự mình biết đứng dậy và nở một nụ cười trên môi thì lúc ấy, nụ cười là đẹp nhất và có ý nghĩa nhất.

Đừng vội mừng khi thành công vì đó chính là lúc bạn cần phải cố gắng hơn nữa chứ không phải lúc tự đắc, kiêu căng.

Và nếu đến một ngày bạn không còn khóc được nữa thì đó cũng là lúc bạn chẳng thể nào có được một nụ cười thật sự.

Còn nếu bạn chẳng thể nào cười vui hạnh phúc vì đã gặp quá nhiều bất hạnh thì hãy cứ cố gắng cười trong nước mắt để biến nó thành niềm vui.

Đứng trước nỗi đau, ai cũng nghĩ mình thật nhỏ bé, muốn khóc và cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng cuộc sống không khi nào thiếu nụ cươi...

Vì sau đêm tối, mặt trời lại sáng, chúng ta hãy luôn mỉm cười, bắt đầu tìm cho mình một lối đi trong những lúc đau khổ. Không bao giờ là quá muộn để học được cách bước đi trên nỗi đau!


(sưu tầm)
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Kêu gào, khóc và hát Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kêu gào, khóc và hát   Kêu gào, khóc và hát Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Kêu gào, khóc và hát
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tản mạn: Khóc đi em, khóc nữa đi em...
» khóc tháng tư đen
» Tựa vào vai em anh nhé!
» Khóc ròng với thương lái Trung Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến