Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
bich Trung chất quốc thuoc sáng Saigon quang nhac quan truyện ngam VNCH chuyen không phải trong luong Chung nguyet Nhung Nguyen hoang linh ngắn quynh
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Phận nữ mưu sinh giữa công trường

Go down 
Tác giảThông điệp
vuvan
Khách viếng thăm




Phận nữ mưu sinh giữa công trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Phận nữ mưu sinh giữa công trường   Phận nữ mưu sinh giữa công trường Icon_minitimeWed Dec 05, 2012 7:44 pm

Phải đập đổ XHCN CS thì người phụ nữ VN mới hết bị lao động khốn khổ như thế này...


Phận nữ mưu sinh giữa công trường


(Nguoiduatin.vn) - Họ đa phần là phụ nữ đến từ các địa phương khác nhau, không có công ăn việc làm, phải phiêu dạt lên các thành phố để kiếm sống. Họ làm việc trong tình trạng hầu như không có thiết bị bảo hộ lao động và phải đối mặt với tai nạn không thể lường trước.


Lênh đênh đời thợ phụ hồ

Xưa nay, nghề phụ hồ, khuân vác (được xếp vào loại công việc nặng nhọc) thường do đàn ông đảm nhiệm. Bởi, nó đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai. Thế nhưng, vì mưu sinh, ngày càng nhiều phụ nữ chọn nghề này làm "cần câu cơm". Trong cái lạnh buốt của đợt rét đậm đầu mùa, chúng tôi gặp chị Lê Thị Hậu (xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) bên quán nước, cạnh công trường Royal City. Nói chuyện với người phụ nữ nhỏ bé có khuôn mặt khắc khổ này, chúng tôi hiểu thêm phần nào về cuộc sống của những người lao động là phụ nữ nghèo.


[Only admins are allowed to see this image]
Dù mưa rét, các nữ phụ hồ vẫn phải làm việc

Nhà chị Hậu có tất cả 5 người. Hai vợ chồng và ba đứa con đang đi học. Cuộc sống ở quê khó khăn, ruộng đất ngày càng ít, cấy cày lại không lãi được là bao, trong khi ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Chồng chị làm nghề thợ xây ở làng, nhưng thu nhập không ổn định. Không còn cách gì, hai vợ chồng đành dắt nhau lên thành phố kiếm việc làm, để ba đứa con ở nhà cho ông bà trông nom.

Chị Hậu cho biết: "Ở quê, tôi chưa làm phụ hồ bao giờ, nên cái gì cũng bỡ ngỡ. Thời gian đầu chưa quen việc, tôi mệt lắm. Nhiều hôm đi làm về, người đau rã rời, mình mẩy ê ẩm. Chán quá, tôi định bỏ, nhưng nghĩ đến bọn trẻ ở nhà nên cố mà làm. Làm mãi thì thấy quen, không thấy người mệt mỏi như trước nữa".

Theo chị Hậu thì, dân phụ hồ ở các công trình tại thành phố đều là người tứ xứ khắp nơi, già có, trẻ cũng có. Trong một tổ, có khi mỗi người một tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương... nhưng nhiều nhất là dân ở các tỉnh miền trong như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Họ đều là người dân quê, không có việc làm, được anh em dắt mối, lên Hà Nội kiếm kế sinh nhai.

Những người này thường chia làm hai nhóm. Một nhóm đi theo những cai thầu nhỏ, mỗi đội khoảng hai chục người và chuyên xây dựng những công trình loại nhỏ như nhà dân, nâng cấp trường học, xây dựng nhà văn hóa, sửa chữa nhà... Nhóm thứ hai, thường tập trung ở những công trình xây dựng lớn và đi theo đoàn. Hết công trình này, họ lại sang công trình khác. Nhóm thứ hai này, nữ phụ hồ chiếm số lượng đông nhất.

Hàng ngày, bất kể mưa hay nắng, công việc của nữ phụ hồ bắt đầu từ 7h sáng cho đến 11h trưa; chiều từ 13h30’ cho đến 18h. Họ ăn trưa ở các quán ăn ven đường để tiết kiệm thời gian. Chị Nguyễn Thị Lành (xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), cho biết: "So với nhiều nghề khác, nghề phụ hồ tuy vất vả nhưng có việc làm liên tục. Họ (tức cai thầu hoặc chủ xây dựng - PV) trả lương theo năng lực mỗi người. Chất lượng lao động được chấm như thế nào, do một người giám công phụ trách. Thường mức lương của phụ hồ nữ dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày, tùy vào khả năng lao động của mỗi người. Nếu trừ chi phí, mỗi tháng cũng tiết kiệm được mấy triệu đồng gửi về quê, nuôi con ăn học".

Đang trò chuyện với chúng tôi, chị Hậu chỉ tay về phía một người trùm khăn kín, dáng thấp nhỏ, đi về phía công trường nói: "Đứa đấy năm nay mới 17 tuổi, vào tổ tôi được hơn một năm. Nó là con gái mới lớn, chưa quen chịu đựng nhưng vẫn phải đi làm để trả nợ. Bố nó mất vì bệnh ung thư, nhà lại nghèo và đông anh em nên phải bươn chải sớm".

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, cô gái 17 tuổi đó tên Thúy, người Thanh Hóa. Vì gia cảnh khó khăn nên bỏ học từ nhỏ, theo chân người cùng quê ra Hà Nội kiếm sống. Ban đầu, Thúy đi phục vụ ở quán ăn, rồi chuyển sang bán hàng rong. Sau mấy lần bị cảnh sát bắt, mất vốn, không còn cách nào khác, Thuý xin vào làm phụ hồ, rồi công nhân xây dựng.

Chị Hậu chia sẻ thêm: "Những công ty xây dựng, họ chỉ tuyển người đủ tuổi lao động thôi. Bởi thế, ở đây hầu như không có trẻ em. Nhưng các chủ thầu nhỏ lẻ, họ vẫn thuê trẻ em làm việc. Chuyện những đứa bé 13 - 14 tuổi phải làm công việc của người lớn như: Xách vữa, bê gạch, sàng cát... là chuyện bình thường".


[Only admins are allowed to see this image]
Nữ phụ hồ phải làm việc ở độ cao như thế này

Nghề của đàn ông


Đối với những nghề đòi hỏi phải có sức khỏe, người chủ rất ít khi thuê phụ nữ, nhất là nghề phụ hồ lại càng không phù hợp. Bởi vậy, để được nhận vào làm việc, phụ nữ phải chấp nhận thiệt thòi. Tiền công mỗi ngày không được trả như nam giới, thấp hơn ít nhất khoảng 20.000 đồng/ngày. "Tiền công không giống nhau, nhưng lượng công việc chúng tôi phải làm có kém gì đàn ông đâu. Cũng trộn vữa, bê gạch, khuân xi, uốn thép, đổ bê tông... Đàn ông họ làm được gì, chúng tôi cũng làm được việc đó. Hơn nữa, nhiều phụ hồ nữ còn chăm chỉ, biết việc hơn đàn ông" - chị Lành bộc bạch.

Chị Hậu cho biết: "Nghề này cũng bạc lắm. Quanh năm phơi mặt giữa giời, làm bạn với đống xi, sắt, gạch, ngói, nhiều khi nghĩ mình chẳng  khác gì đàn ông. Những chị em mới vào nghề, chưa quen việc, nếu không cố thì sẽ không làm được, bị đuổi. Chịu khó một thời gian, mình thấy dẻo dai không kém nam giới. Cái nghề này, sức khoẻ yếu, nên bỏ ngay từ đầu. Những người trụ lại, đều đã luyện cho mình thành "mình đồng da sắt" hết rồi".

Thời hiện đại, với sự trợ giúp của máy móc, con người đã phần nào bớt vất vả. Nhưng thực tế, như chị Lành tâm sự thì "bây giờ, người làm phụ hồ đã được máy móc trợ giúp nhiều, nhưng không phải việc gì máy móc cũng làm được". Đối với những công ty xây dựng được trang bị đầy đủ thiết bị thì người lao động đỡ vất vả, nhưng với chủ thầu nhỏ, phương tiện không có, người thợ vẫn dùng sức người là chính.

Trong hoàn cảnh làm việc vất vả như vậy, đa phần người thợ không được trang bị bất cứ thiết bị bảo hộ lao động nào. Những công ty xây dựng còn có thể cho nhân viên mình một chiếc mũ bảo hộ và một bộ đồng phục. Nhưng ở đây, các chị phụ hồ chỉ có chiếc nón lá để che mưa che nắng. Nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa và sẵn sàng cướp đi sinh mạng họ bất cứ lúc nào.

Đã vậy, các chị bận bịu hơn đàn ông, bởi phải thêm vai trò "anh nuôi". Sáng, các chị phải dậy sớm đi chợ, nấu cơm, rửa bát. Tối đến, thu dọn, rửa đồ đạc mà thợ bỏ lại trong khi tiền lương không tăng. Thế nhưng, họ vẫn âm thầm làm việc không phàn nàn. Họ nén lại những cực nhọc thành tiếng thở dài và sự im lặng. Nhìn hai người phụ nữ với khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai sần đang bị xi măng ăn rỗ, chúng tôi phần nào hiểu được những nỗi cơ cực không thể nói thành lời của đời nữ phụ hồ.

***

Nữ phụ hồ bị ép tiền, ép tình



(Nguoiduatin.vn) - Nữ phụ hồ phải lao động cực nhọc trên công trường và tai nạn lao động luôn rình rập. Ngoài ra, họ còn bị gạ tình, thậm chí ép tình một cách "khó đỡ".

 
  
Làm nghề phải chấp nhận rủi ro


Trong một buổi chiều mưa rét, khi chúng tôi đang lang thang quanh khu vực xây dựng Royal City (Hà Nội) thì thấy một nhóm phụ nữ đẩy xe gạch đi qua công trường. Lân la bắt chuyện, chúng tôi được biết đây là nhóm thợ của chị Lê Thị Thiết (ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Trong chiếc áo mưa lụp xụp, chị Thiết vừa đi vừa tâm sự: "Làm nghề này nó vậy. Mưa rét có được nghỉ đâu, vẫn phải khoác áo tơi đi làm bình thường".

Chị Thiết và nhóm bạn của chị đang làm công cho một chủ thầu, làm ăn khá lớn ở Hà Nội. Chỗ chị làm có tất thảy hơn 30 nữ phụ hồ chia làm nhiều đội, làm ở hai khu vực khác nhau. Đội của chị hiện đang phụ hồ cho công trình ở ngõ 265, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Chị Thiết cho biết, mỗi đội thợ có khoảng 2, 3 nữ phụ hồ, vừa làm công, vừa đảm nhiệm việc nấu nướng. Công việc vất vả là thế, họ còn phải đối mặt với những tai nạn bất ngờ.

Chị Thiết tâm sự: "Trong đội chúng tôi, chưa xảy ra tình huống nào dẫn đến chết người, nhưng chuyện vỡ đầu, mẻ trán diễn ra thường xuyên. Có lần, tôi dỡ giáo, loạng choạng, bị một thanh gỗ rơi trúng vào đầu, bị chiếc đinh trên đó cào chảy rất nhiều máu.

Vừa phải đi khâu, vừa phải nghỉ làm mất mấy hôm. Chủ biết thế cũng không bồi dưỡng thêm đồng nào, không động viên, trái lại còn nói tôi. Chủ cho rằng, tôi làm không cẩn thận, thiếu chuyên nghiệp, làm ảnh hưởng đến họ".

Chị Thiết vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa hất đầu sang người bên cạnh, tên là Phương,  cho biết tiếp: "Chị Phương vừa xuất viện, bị vữa bắn vào mắt khi đang lấy vữa ra từ máy trộn. Nó chủ quan, chỉ rửa qua loa. Đến tối, mắt sưng vù và chảy nước. Cũng may đến viện kịp thời chứ không khéo hỏng cả mắt".

Chị Phương thấy thế chỉ cười trừ, không nói gì. Nhưng chúng tôi biết, các chị làm vậy để tiết kiệm tiền thuốc. Người lao động nghèo bao giờ cũng có kiểu sống bất chấp bệnh tật như vậy. Thậm chí, có người bị gạch rơi vào đầu cũng chỉ băng bó qua loa rồi tiếp tục đi làm.

Vẫn theo lời chị Thiết tâm sự, nữ phụ hồ sợ nhất làm việc vào mùa đông. Hôm nay mưa rét, nhưng chưa thấm gì với những hôm nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ. Người thợ phải trộn vữa, bê gạch, xách nước trong thời tiết như vậy, đôi bàn tay lạnh cóng, đỏ ửng, hơ vào lửa mà không có cảm giác  nóng.

"Có hôm, chúng tôi phải vận chuyển một xe tải xi măng vào nhà. Làm xong, mồ hôi vã ra như tắm, ướt hết cả áo. Một lúc sau, cái lạnh thấm vào người, ngồi hơ lửa mà răng đánh vào nhau cầm cập",  một chị trong nhóm chia sẻ thêm.


[Only admins are allowed to see this image]
Nhóm của chị Thiết đang chở xe gạch về xây dựng.

Có rất nhiều trường hợp nữ phụ hồ thiệt mạng trong khi lao động. Tháng 6 vừa rồi, chị Dương Thị Hằng, 30 tuổi (xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tử vong do bị sập giàn giáo.

Trước đó, cuối năm 2011, vụ sập tường kênh tưới tiêu ở thị trấn Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã khiến ba nữ phụ hồ thiệt mạng. Trong nghề xây dựng, có muôn vàn lý do có thể tước đi sinh mạng của con người, nhất là khi các chị lao động trong hoàn cảnh không có phương tiện bảo hộ.

Chị Thiết nói: "Những thông tin này đa phần được truyền đi rất nhanh trong giới chúng tôi. Tuy không có thời gian đọc báo hay xem ti vi, nhưng chúng tôi đều có nghe nói đến. Có điều, sợ thì sợ thật, nhưng đã làm nghề này, chúng tôi phải chấp nhận rủi ro. Chị em chỉ biết bảo nhau cẩn thận hơn khi làm việc, chứ không thể tránh được tai ương bất ngờ".

Trong khi đó, để tiết kiệm tiền bạc, các chủ thầu ít khi trang bị cho công nhân của mình những đồ bảo hộ tối thiểu. Và điều quan trọng nhất là người thợ vẫn chưa ý thức đầy đủ về việc bảo vệ chính bản thân mình trước những mối nguy hiểm có thể đến từ nghề phụ hồ.

Sóng ngầm không dễ kể


Trong cái ồn ào của tiếng máy khoan, máy trộn xi nơi công trường, đó là câu chuyện của những mảnh đời éo le, những tâm sự thầm kín của nữ phụ hồ. Trong số người tôi được gặp, được nghe kể, câu chuyện của chị Hoàng Thị Thu (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) làm chúng tôi phải day dứt.

Chị Thu lên Hà Nội làm nghề đã gần chục năm nay, mỗi năm về quê chỉ vào dịp Tết. Ngay từ nhỏ, chị đã phiêu bạt cùng những đám thợ hồ đi xây dựng ở khắp các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội. Lớn lên, chị kết hôn với một người thợ trong tổ và hiện tại con chị đã học lớp 4.

Cách đây 3 năm, chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời, để lại cho chị khoản nợ hơn 100 triệu đồng và đứa con thơ. Hiện nay, chị một mình làm lụng, chạy vạy để vừa có tiền trả lãi hàng tháng, vừa dành dụm ít tiền gửi về cho con. Khuôn mặt già trước tuổi của người phụ nữ mới ngoài 30 là kết quả của những ngày lao động vất vả, những buổi tăng ca đêm, những khoản nợ chất chồng.

Công việc đã vậy, trong cuộc sống chị còn nhiều tâm sự "khó nói". Cảnh một người phụ nữ sống với hàng chục người đàn ông nhiều khi dẫn đến những tình huống "dở khóc, dở cười".

Chị Thu nói: "Mình là dân lao động chân tay, lại sống với cánh đàn ông ăn nói bỗ bã, nên nhiều khi cũng bị "lây nhiễm". Những phụ hồ nữ mới vào, chưa quen kiểu nói chuyện đó, chắc chắn khó chịu lắm, nhưng lâu dần lại thấy bình thường. Làm việc trong môi trường này, không chua ngoa, đanh đá không được. Mình chỉ "xuống nước" một tý là cánh đàn ông sẽ được thể trêu ghẹo ngay".

Chị Thu cũng gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Ở đội của chị có hai người phụ nữ và 14 người đàn ông. Chị và một người nữa cùng quê vừa là thợ, nhưng cũng là người thu vén mọi chuyện trong đội.

"Cũng may có hai chị em, làm việc cũng tiện. Đôi khi gặp chuyện "khó nói" của phụ nữ, hai người còn giúp nhau được", chị Thu cười, chia sẻ.

Theo chị Thu việc tắm rửa cũng nhiều bất tiện. Bao giờ họ cũng phải đợi cánh đàn ông tắm xong, đi ăn cơm, rồi hai chị em mới thay nhau tắm. Xong đâu đấy hai người đi ăn cơm, dọn dẹp và thường ngủ muộn nhất đội.

Những chuyện tế nhị khác được chị Thu chia sẻ một cách dè dặt: "Tôi góa chồng, cánh đàn ông biết thế nên hay trêu ghẹo, tán tỉnh.

Hơn nữa, sống giữa cả đống đàn ông như thế, không thể tránh được chuyện này, kia. Những câu bóng gió, những lời tán tỉnh là chuyện thường ngày. Ban đầu, tôi cũng ngại ngùng nhưng vì mưu sinh, đành phải thích nghi".

Chị Huệ, bạn cùng đội với chị Thu cho biết thêm: "Nhiều khi những câu đùa thái quá khiến người ngoài tưởng thật, lại xì xầm này, nọ. Người trong cuộc hiểu thì không sao, nhưng đa phần người ngoài không hiểu, lại bàn tán, truyền tai nhau, thông tin đến người làng, người nhà, thế là mình mang tiếng".

Chị Huệ kể, nhiều nữ phụ hồ bị đánh ghen vô cớ, oan uổng. Trong giới phụ hồ và thợ xây, nhiều khi hai vợ chồng cùng làm cho một chủ, nhưng không phải lúc nào cũng ở gần nhau. Người làm đội này, người làm đội khác. Mà chuyện đồn thổi, rồi tam sao thất bản không phải là hiếm.

Thế là, chuyện một nữ phụ hồ đang làm việc, đột nhiên bị người phụ nữ lạ mặt nào đó đến giật tóc, đánh chửi thậm tệ cũng không hiếm. Nguyên nhân chính là vì những nghi ngờ vô cớ, cứ nghĩ rằng chồng có bồ, đang "tòm tem" với người nữ phụ hồ trong đội.               

Bỏ nghề vì bị gạ tình, "ép" tình

Bên cạnh đó, những cạm bẫy tình đối với nữ phụ hồ cũng không ít. Những người trong đội, có người đã lập gia đình, có người chưa, nhưng đa phần đều phải chịu hoàn cảnh xa nhà, xa vợ con nên có nhu cầu sinh lý là chuyện tất nhiên. Người thợ nữ bị gạ tình, bị trêu ghẹo là chuyên "thường ngày ở huyện".

Không có bản lĩnh, không có ý chí, nhiều nữ phụ hồ đã rơi vào những cuộc tình chớp nhoáng, rồi chuyện đánh ghen, mang thai ngoài ý muốn, bị bỏ rơi... Tất cả những viễn cảnh không tốt đẹp đó sẵn sàng ập đến với bất cứ nữ phụ hồ nào. Chị Thu, chị Thiết thừa nhận: Nhiều nữ phụ hồ trẻ bị gạ tình, thậm chí “ép” tình đã phải bỏ nghề.       

Phạm Thiệu
Về Đầu Trang Go down
 
Phận nữ mưu sinh giữa công trường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Phụ Nữ, Gia Đình-
Chuyển đến