Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chuyen VNCH truyện Nguyen phải Nhung bich Chung Trung luong nguyet hoang linh thuoc sáng quốc không nhac quan trong quynh Saigon chất ngam quang ngắn
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân

Go down 
Tác giảThông điệp
huetim
Khách viếng thăm




Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân    Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Icon_minitimeThu Jun 14, 2012 10:20 am

Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo

Nguyễn Hoài Vân



Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân  Jane-hedges-handsh_1718916c
Pope Benedict XVI shakes hands with Rev Dr Jane Hedges, canon steward of Westminster Abbey. It was the first time that he has publicly shaken hands with a clergywoman Photo: BBC


Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17/9/2010 vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một “nữ linh mục” Anh Giáo, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, quý khách bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin »! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục... có vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha...

Điều này nhắc lại sự kiện phụ nữ luôn là một vấn đề trong các tôn giáo lớn. Đức Phật đã từng chống lại sự gia nhập của phụ nữ vào tăng đoàn. Ngài A Nan phải nài nỉ mãi, Ngài mới chịu thoả thuận với nhiều điều kiện và hạn chế. Một số tông phái Phật Giáo, có lẽ do ảnh hưởng của Ấn Giáo, thì cho là muốn được giải thoát, bắt buộc phải đầu thai làm người nam. Trong Hồi Giáo, vai trò của phụ nữ bị giới hạn như thế nào là một điều ai cũng biết. Đạo Ky Tô Chính Thống thì chấp nhận cho linh mục lập gia đình, nhưng không chấp nhận có nữ linh mục. Riêng Công Giáo La Mã hoàn toàn khoá kín vấn đề này, viện dẫn vai trò giáo hoá (Magistère) của Đức Giáo Hoàng. Chỉ có một phần lớn các giáo hội Tin Lành (và Anh Giáo) là chấp nhận cho các giáo sĩ lập gia đình, và chấp nhận phong chức mục sư hay linh mục (trường hợp Anh Giáo) cho quý bà, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc sắc phong Giám Mục. Cần nhắc lại là Nữ Hoàng Anh là Giáo Chủ của Anh Giáo, tức một vai trò tương đương với Giáo Hoàng trong Công Giáo La Mã. (1)

Vì sao có sự kỳ thị ấy ? Một lý do thường được viện dẫn là các cơ chế xã hội đều được làm ra bởi đàn ông để đảm bảo sự ưu thắng của họ trên phụ nữ. Tôn Giáo như một biện minh của hệ thống giá trị cấu thành các cơ chế xã hội, cũng không ra ngoài quy luật ấy.

Một số người cũng viện dẫn những lý do thực tế, như sự phiền phức có thể có nếu đưa phụ nữ vào giáo đoàn, hay cho các giáo sĩ lập gia đình... Nhưng các lý lẽ ấy ít khả năng thuyết phục trước thí dụ của các nữ giáo sĩ Tin Lành và các mục sư Tin Lành hay linh mục Anh Giáo có gia đình...

Sâu xa hơn, người ta có thể nhận thấy một tâm lý sợ sệt của đàn ông trước quý bà... Thật ra, mặc cảm yếu kém của nam giới đối với phụ nữ thường được gắn liền với sự giới hạn của khả năng tình dục của các ông, trong khi khả năng tình dục của đàn bà không có giới hạn. Quý ông có nhiều lúc « không được nữa », mà các bà lại cứ « muốn nữa ». Vì thế, trong tiềm thức, ông rất sợ bà, rất mặc cảm ! Những quy luật tôn giáo cũng như xã hội nhiều khi rất khắt khe đối với phụ nữ được nam giới đặt ra để khoả lấp sự yếu kém, mặc cảm, của mình, và kềm chế phái đẹp. Và vì luôn luôn lo sợ không thể thỏa mãn nổi các bà, nên luân lý “đàn ông” thường lên án tình dục, coi khoái cảm tình dục là tội lỗi. Sáng Thế Ký thuật lại lời Thiên Chúa lên án người nữ, rằng : « ngươi sẽ thèm muốn người nam, và người nam sẽ làm chủ ngươi » (Gen 3 :16). Thiên Chúa ở đây được tạo nên bởi tiềm thức của nam giới, để phủ lên ham muốn dục tình một tấm màn nguyền rủa, một ấn tượng xấu xa (2), một nguyên nhân để người nữ phải phục tùng người nam. Lý do chỉ vì mặc cảm lo sợ không thể thoả mãn nổi ham muốn ấy. Những người mặc cảm nhiều đến mức độ nào đó thì trở thành hung bạo, làm những chuyện quá đáng. Napoléon, Hitler, đều có vấn đề tình dục. Biết bao nhà độc tài, bạo chúa, cũng ở trong tình trạng ấy, và phải chăng đó chính là những động cơ của các hành vi của họ, đưa thế giới đến tình trạng hiện nay ? Từ lập luận ấy, người ta nghĩ rằng có thể thế giới sẽ mang một bộ mặt khác, nếu người đàn ông đỡ mặc cảm, đỡ hoang mang lo lắng cho cái khả năng tình dục của mình ? Nếu Thiên Chúa là đàn bà, nếu các tôn giáo được lập ra bởi các bà, các luật lệ luân lý, xã hội, được quy định bởi « phái yếu », thì bộ mặt thế giới chắc sẽ hoàn toàn khác. Mặt khác, thế giới cho đến nay chỉ hoạt động với một phần khả năng của mình, tức chỉ với sự điều hành của nam giới. Trong khi đó, theo một nghiên cứu của Åsa Löfström, đại học Umea, Thụy Điển, thì: đạt đến quân bình nam nữ trong lãnh vực công việc làm sẽ nâng cao tổng sản lượng quốc gia lên khoảng từ 15 đến 45 %!

Tóm lại, các nhà tôn giáo chỉ nghe lời những « thảo trình » đã cài xâu trong tiềm thức của họ, để kỳ thị phụ nữ. Các biện minh dựa trên Niềm Tin, trên Thần Học... đều từ đó mà ra. Vì sinh hoạt của đa số các tôn giáo độc thần thường bị tách rời khỏi thực tế xã hội, như trong trường hợp thuốc ngừa thai (3), nên phán quyết của các tôn giáo này hay lâm vào tình trạng chậm trễ đối với những biến đổi của xã hội, đưa đến một tình trạng căng thẳng, và vào một lúc nào đó, sẽ đòi hỏi phải hối hả chạy theo bắt kịp xã hội, với nhiều rủi ro vấp ngã...

Nguyễn Hoài Vân 
_________________________________________
Chú thích:
(1) Công Giáo la Mã từng có một Giáo Hoàng bị ngờ là nữ giới, có tên là Jeanne, đăng quang vào khoảng từ năm 855 đến 858, có thể đưa đến nghi thức kiểm tra giới tính của các người được phong Giáo Hoàng từ sau đó.
(2) Xem « Sáng Thế Ký đọc bởi một người Việt Nam » : http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=114&kind=1
(3) Xem « Thuốc Tránh Thai Đã được 50 tuổi : http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=415&kind=10
_________________________________________

Pope shakes hands with woman priest in historic service at Abbey

The Pope publicly shook hands with a woman priest for the first time last night as he joined the Archbishop of Canterbury in an ecumenical service at Westminster Abbey.


By Heidi Blake

8:00AM BST 18 Sep 2010

Pope Benedict XVI greeted Rev Dr Jane Hedges, canon steward of the Abbey and a campaigner for women bishops, as he arrived ahead of an hour-long prayer service.

Dr Hedges was also among those leading prayers – which marked the first visit of any Pontiff to Westminster Abbey

The Vatican has vehemently opposed the introduction of women bishops in the Church of England, which moved a step closer at this summer’s General Synod, warning that the step would represent a "further obstacle" to efforts at dialogue between the two churches.

Tensions were heightened in July, when the Vatican listed the attempted ordination of a woman along with the sexual abuse of a child as one of the gravest crimes that could be committed by a Catholic clergyman.

But the Pope extended the hand of friendship to the Church of England last night as he paid tribute to “the heart and the spirit of the English people” and declared: “we are forcibly reminded that what we share in Christ is greater than what continues to divide us.”

The choir of Westminster sang as the Pope and Dr Rowan Williams, the Archbishop of Canterbury, entered the Abbey in procession with other Church leaders from England, Scotland, Ireland and Wales, led by Dr John Hall, the Dean of Westminster.

The Archbishop wore his mitre while the Pope wore a stole as they proceeded side by side through the nave.

When they reached the sanctuary, Dr Williams welcomed the Pope “on behalf of the Christian communities of Great Britain,” adding: “may your visit be a blessing for all who share with you in pilgrimage and discipleship”.

The Pope responded: “I come here today as a Pilgrim from Rome to pray before the tomb of Edward the Confessor. May these moments of prayer and friendship confirm us in our love for Jesus Christ”.

In his address, Dr Williams spoke of an "unworthy style of living" in Britain. He said: "Work is so often an anxious and obsessive matter, as if our whole value as human beings depended upon it; and so, consequently, unemployment, still a scourge and a threat in these uncertain financial times, comes to seem like a loss of dignity and meaning in life.

"We live in an age where there is a desperate need to recover the sense of the dignity of both labour and leisure and the necessity of a silent openness to God that allows our true character to grow and flourish by participating in an eternal love."

The Pope gave thanks for the "remarkable progress" made towards ecumenical unity. But he said: "In a society which has become increasingly indifferent or even hostile to the Christian message, we are all the more compelled to give a joyful and convincing account of the hope that is within us."

Prayers were read before the Pope and the Archbishop performed a joint act of veneration – stooping to kiss the Canterbury Gospels, thought to have been brought to Britain from Rome in 597 AD by St Augustine.

The service concluded as the 2000-strong congregation recited the Lord’s Prayer. The Pope and the Archbishop of Canterbury then knelt and prayed for unity at the shrine of Edward the Confessor – the penultimate Anglo Saxon King of England who was canonised by Pope Alexander III in 1161.

Benedict XVI shook incense towards the tomb of the monarch, who is regarded as a saint by both churches.

A concluding prayer was read simultaneously by the Pope and the Archbishop of Canterbury.

The two church leaders left the Abbey behind the processional cross to warm applause from the congregation.

Crowds who had gathered outside cheered and waved their yellow flags as the Pope emerged and the Abbey bells rang out across Westminster.

http://www.telegraph.co.uk/news/religion/the-pope/8010064/Pope-shakes-hands-with-woman-priest-in-historic-service-at-Abbey.html
Về Đầu Trang Go down
 
Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo - Nguyễn Hoài Vân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ảnh hưởng Phật Giáo qua thi phẩm của Nguyễn Du
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)
» Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến