Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Saigon chất trong nhac Chung luong không VNCH quynh truyện sáng phải chuyen Nhung Nguyen ngắn quang hoang nguyet bich linh thuoc quốc Trung ngam quan
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeSun Apr 15, 2012 12:53 pm


Người anh hùng lật đổ chủ nghĩa CS:
TT Tiệp Khắc Vaclav Havel


Tô Hải


Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Images?q=tbn:ANd9GcQGbiZ_66SrWEC4MBTIbruJefoTbQzM7ISMa0L183nMMM0ituXEgA

Một nghệ sĩ chính trị gia vĩ đại, người anh hùng lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.
     
     Phải chờ đến sáng nay (24/12/2011), sau khi lướt qua mọi tờ báo-công-cụ-tuyên-truyền, nghe hết các chương trình Tivi suốt ba ngày qua thấy… im re mình mới quyết định:
     Dù có sắp chết đến nơi cũng phải nói lên vài điều với lớp trẻ VN hôm nay rằng:

     Trưa hôm qua thứ sáu, 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha, thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sĩ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.

     Và ông đã chiến thắng HẬN THÙ VÀ DỐI TRÁ.

     - Ông là VACLAV HAVEL, một nhà viết kịch… nhưng trước hiện tình của đất nước bị bọn độc tài toàn trị núp bóng xe tăng, đại bác Liên Xô dày xéo nước ông năm 1968, đã đẩy ông vào con đường "Phải Làm Chính Trị".
     - Nhưng chính trị của ông cũng không giống ai thậm chí có kẻ còn cho ông là “chính trị ngây thơ” vì ông chủ trương dùng sự thật và chỉ có sự thật mới đánh đổ được dối trá. ”Hiến chương 77“ nổi tiếng mãi hôm nay và mai sau chính là nhằm cụ thể hóa đường lối đấu tranh của ông và bạn bè: Làm chính trị không bằng chính trị!
     - Cũng vì những chủ trương này mà ông cùng các bạn bè ông đã bị nhà cầm quyền tay sai của phát xít đỏ Liên Xô tống giam ông vào ngục với cái tội “kích động lật đổ”! Đáng chú ý nhất là người bạn đồng tác giả Hiến chương 77, nhà triết học Jan Patochka đã bị mất xác trong tù. Còn ông, mắc bệnh phổi không được chạy chữa đã làm ông đau yếu suốt những năm cuối đời và đã giã từ “nhân loại tiến bộ” ra đi ngày 18 tháng 12 /2011 ở tuổi 75.
     - Vaclav Havel từ một nghệ-sĩ-tù-nhân-chính-trị được toàn dân Tiệp Khắc bầu làm tổng thống từ 1989 đến 1992, và sau khi đóng góp quyết định cho sự tách rời Tcheque và Slovakia ra làm hai mà không có bạo loạn không tranh chấp, "nồi da xáo thịt” như ở Nam Tư!
     Cũng chính cái sự “ngây thơ chính trị” mà ông luôn theo đuổi: “Tình yêu và Sự Thật sẽ chiến thắng dối trá và hận thù đó” mà sau này khi chỉ còn là Tổng thống có một nước Tcheque (từ 1992 đến 2003), ông vẫn được nhân dân hai nước mới tách rời coi ông như người có công lớn trong Cuộc Cách Mạng Nhung, không một tiếng súng, không trả thù, không tính sổ nhau để cùng SỐNG TRONG TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT!
     - Những điều “vĩ đại”hiếm thấy ở một người như Vaclav Havel được sách vở, báo chí thế giới nói tới nhiều bằng những lời hay ý đẹp tới mức có kể ra cả tháng cũng không hết.
     Chỉ xin dịch tạm mấy câu của các vị nguyên thủ quốc gia, các nhà chính trị nói trong buổi tiễn biệt ông lần cuối tại cung điện Praha:
     - “Ông là người Anh Hùng Cách Mạng Nhung Chống Chủ Nghĩa Cộng Sản thắng lợi” (Madeleine Albright).
     - “Ông là nhà phiêu lưu mạo hiểm cho dân chủ, nhà nhân văn tiên tri cởi mở và sáng suốt nhất.”
     - “Sự dũng cảm và cái nhìn tiên tri sáng suốt của con người này có thể làm lay chuyển cả núi đá”.
     -  Luận điểm “quyền lực của sự không quyền lực“ (Power of the Powerless) của ông đã tranh thủ được hàng triệu trái tim người, kể cả kẻ thù đã bắt bớ, giam cầm, đầy đọa ông.
     - “Khi một con người có một niềm tin không thể lay chuyển và nguyện suốt đời đấu tranh cho cái niềm tin đó bằng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau thì Havel là một người anh hùng của cả hành tinh này vì ông đã chiến thắng trong cuộc Cách Mạng Nhung chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của Nhân Loại.”…
     - -Và cái khác người của Vaclav Havel đã làm cho mọi người cảm phục đó là: Dù đã rời chính trường, Havel vẫn tiếp tục làm một nhà “ly khai với sự dối trá” tiếp tục dấn thân đấu tranh ở ngay nước ông và khắp thế giới bằng ngòi bút! Ông luôn tin vào sự thật và tình yêu để vạch ra những cái bất cập do chính quyền mà ông và các bạn ông đã dựng nên, kể cả vạch ra những điều bất cập của bạn ông Vaclav Klaus (đương kim tổng thống), và các người nối gót ông đang phạm phải!

     Ông không quên lên tiếng lên án những bất công bạo lực xảy ra trong nước khi bọn “đầu trọc” lợi dụng tình hình đất nước chưa thật sự ổn định gây ra cho những tộc người “không Tiệp”, đặc biệt là ông quan tâm bảo vệ số Việt Kiều ở Tcheque, giúp đỡ họ ra được hai tờ báo đấu tranh cho tự do dân chủ.
     Ông là người đầu tiên công khai ủng hộ khối 8406 của Việt Nam.

     Cũng vì thế , trong suốt ba ngày tang lễ, bên cạnh những ngọn nến và bông hồng của hơn 50.000 người Tcheque từ khắp nơi đổ về Praha chào tiễn biệt ông, các nhà báo quốc tế đã ghi chép không ít những nén nhang được thắp lên từ bàn tay những Việt kiều đang sống và làm ăn tại Tcheque (Lạy trời những vị này không lọt vào ống kính những kẻ coi Havel là kẻ thù không đội trời chung… kẻo hết đường về thăm mồ mả tổ tiên, cha, mẹ).

     Chỉ riêng sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Benoit XVI, các nguyên thủ quốc gia như: Sarkozy, J.Cameron, và các nhà ngoại giao, nhà chính trị đủ mọi mầu sắc như Madeleine Albright, vợ chồng cựu tổng thống Bill Clinton, thậm chí cả những người đang đấu đá nhau trong nước, không thèm nhìn mặt nhau, không chịu đi chung nhau một chuyến chuyên cơ… cũng đều tề tựu đông đảo về Praha để chào tiễn biệt Vaclav lần cuối, nghe bài thánh lễ do Tổng Giám Mục Praha Dominique Dukas và Giám mục Vaclav Maly, (đều cùng tù chung xà lim với Havel dưới chế độ cộng sản)… làm chủ tế!

     … Và cả nước Tcheque sẽ cùng một lúc nghe chuông đổ, nghe còi rúc, nghe 21 phát đại bác trong khi mọi người cúi đầu tưởng niệm một "Con Người Được Kính Trọng Nhất Hành Tinh suốt hai mươi năm qua” (bài phát biểu của bà Madeleine Albright, nguyên bộ trưởng Hoa Kỳ gốc Tcheque) ...

     Và sau đó, Vaclav đã được đưa đi hỏa thiêu. Tro cốt đã được đưa về lăng mộ gia đình và sau Noel sẽ được chôn tại nghĩa trang Praha Vinohrady, gần ngay ngôi mộ của Frank Kapka! Và… hết! Ngắn gọn, đơn giản và cực kỳ cảm động vì “còn gì để nói về con người này hơn những gì người đời đã nói suốt hơn hai mươi năm nay”!

     Nếu cần nói thêm thì: Ngay đêm thứ sáu đó có một cuộc hòa nhạc rock tưng bừng để tưởng niệm Ông vì ông là người, không những chỉ mê nhạc rock mà còn ra sức bảo vệ nhạc rock ở cái “bản chất phản kháng tự nhiên của nó” ngay từ thời chế độ cũ khi nó còn bị chụp mũ cho là… tư sản, phản động!

     Riêng với cá nhân mình, Vaclav Havel, dù ra đời sau mình đúng 10 năm, nhưng từ khi đọc được những gì ông viết cách đây cả 25 năm, (qua “Đài địch” và báo chí “phản động” đầy đường Nguyễn Huệ, Tự Do….) nhìn thấy những hành động hy sinh, dũng cảm, những tuyên bố không sợ chết, không sợ tù đầy của ông mà mình tự bảo: "Đây là tấm gương cho văn nghệ sĩ nước Việt đây!” Và quyết tâm, dù chưa theo kịp ông 100, 1000 bước cũng phải đi theo ông dăm bảy bước trên con đường “Tình Yêu và Sự Thật” này!

     Và mình đã cố gắng làm như vậy. Không ham gì những danh vọng hão, không tin gì những thiên đường mù nữa…

     Tuy nhiên, cái sự thật mà mình luôn tâm nguyện sẽ nói ra cho đến hơi thở cuối cùng xem ra, đến đây cũng chẳng có mấy tác động chuyển lay được dối trá và bạo lực! Có thể mình còn kém Vaclav Havel đến mấy quả tim, mấy lá gan và mấy cái đầu…

     Có thể bạo lực và dối trá đang bóp chết mọi sự manh nha của những “kỹ sư tâm hồn” muốn đứng về phía Tình Yêu Và Sự Thật. Nhốt họ trong cái lồng son của những con chim đang đua nhau hót cùng một bài “Tương Lai XHCN tươi đẹp muôn đời”, "Đảng là lẽ sống của tôi” vì họ tưởng Chết đi là hết chuyện!

     Nhưng không! Lịch sử sẽ rất công bằng! Những tên bạo chúa, những đức thánh thần, những thái thượng hoàng, thái tử ... và những kẻ…“Vô sản Lộn Giòng” coi con người như nô lệ, sống phây phây, béo núc na, núc ních trên hàng triệu bộ xương khô của thần dân sẽ phải đền tội, dù chúng sống hay chết!

     Trái lại, những người như Vaclav Havel sẽ sống đẹp mãi với sử xanh, dù một số ít nước “cùng tổ tiên Tây Mác-Lê” coi ông và những người có chung ý thức hệ với ông là “lực lượng Thù Địch ".

     - Vì mình coi ông như bậc sư phụ dẫn đường,

     - Vì mình mê cái chất "bất phục tùng và phản kháng” cho tận đến cuối đời trong con người nghệ sỹ đích thực của ông,

     - Vì sợ các bạn trẻ ít thông tin về con người vĩ đại này, mình đã tìm xem video clip, đọc và ghi chép không dưới năm mươi bài đăng trên các trang báo nổi tiếng nhất thế giới, (những trang báo mà bên cạnh nhũng bài ngợi ca V. Havel lại có bài “Sarkozy, tên siêu lừa”! mà không bị bỏ tù, thu hồi thẻ nhà báo!) để viết nên những dòng này.
     Mong các trang web khác nên bổ xung càng nhiều càng tốt thay vì nói nhiều đến những cái "quái thai chính trị" mà cái chết dù có khóc lóc, xé áo, đập đầu cũng chỉ là chuyện hài hước rẻ tiền đến thảm hại mà ai cũng biết! ...

     Hôm qua, mình đã thắp một bó nhang quỳ lạy ông ngoài ban-công, và lẩm nhẩm khấn ông như sau “Mong ông sống khôn chết thiêng, phù hộ cho đất nước Việt Nam này sớm được sống trong TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT” như ông hằng mong ước!

     Liệu mình làm thế có tạ lỗi hộ cho những kẻ đã tảng lờ trước cái chết vinh quang hiếm thấy của ông?
     
Tô Hải
     
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeWed Jul 22, 2015 12:05 pm


Vaclav Havel và Cách Mạng Nhung ở Tiệp Khắc


Đoàn Thanh Liêm 


Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Vaclav-havel

Tài liệu tham khảo chính yếu :
HAVEL: A Life
by Michael Zantovsky
do Grove Press New York ấn hành
năm 2014, sách dày 543 trang

** Năm 1989, lịch sử thế giới đã ghi nhận một biến cố cực kỳ quan trọng: đó là sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại khu vực Đông Âu để rồi kéo theo sự giải thể của Liên Bang Xô Viết vào cuối năm 1991. Và kể từ đó là sự kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh (The Cold War) giữa hai khối Cộng sản và Tư bản – cuộc đối đầu thật căng thẳng liên miên giữa hai siêu cường Mỹ và Nga khởi sự ngay sau khi thế chiến II chấm dứt vào năm 1945.

Trong bối cảnh chính trị xã hội sôi động của Đông Âu vào thời kỳ đó, thì tuy chỉ là một nước nhỏ với dân số tổng cộng chỉ vào khỏang 15 triệu người, thì Tiệp khắc đã được cả thế giới chú ý và ca ngợi vì thành tích tranh đấu bền bỉ để dành lại Tự do và Nhân quyền thông qua Phong trào Hiến chương 77 khởi sự từ đầu năm 1977 (The Charter 77 Movement). Và đặc biệt là cuộc Cách Mạng Nhung diễn ra trong các năm 1988 - 1989 (The Velvet Revolution) cùng với một nhân vật lãnh đạo xuất chúng: đó là Vaclac Havel – người sau này được bàu vào chức vụ Tổng thống suốt mấy nhiệm kỳ kéo dài trên 13 năm.

Bài viết này được xây dựng dựa trên những thông tin và tư liệu rất phong phú được chứa đựng trong cuốn sách có nhan đề là: “Havel: A Life” do tác giả Michael Zantovsky biên sọan và cho ấn hành mới đây vào năm 2014 - sau khi Vaclac Havel qua đời vào cuối năm 2011.

I – Sơ lược về tác giả Michael Zantovsky

Michael Zantovsky hiện đang là Đại sứ của Cộng hòa Czech tại Anh quốc và là Chủ tịch của Viện Aspen Praha. Ông là một trong những thành viên sáng lập phong trào điều hợp công cuộc lật đổ chế độ cộng sản ở Tiệp khắc.

Năm 1990, ông trở thành phát ngôn viên, tùy viên báo chí và cố vấn cho Tổng thống Vaclac Havel. Sau đó, ông giữ chức vụ Đại sứ của Czech tại Washington và Tel Aviv. Ông họat động trên lãnh vực chính trị, ngọai giao và còn là một tác giả và dịch giả chuyên giới thiệu tác phẩm của các tác giả đương đại của Anh và Mỹ cho độc giả người Tiệp khắc.

II – Giới thiệu tổng quát về cuốn sách “Havel: A Life”

Là một bạn chiến đấu thân thiết đã từng sát cánh lâu năm với Havel, nên tác giả Zantovsky đã có thể cống hiến cho chúng ta rất nhiều tư liệu và thông tin về đời tư và nhất là về những họat động thật hăng say sôi động của Vaclac Havel (1936 – 2011), đó là một nhân vật cực kỳ nổi danh của Tiệp khắc vào cuối thế kỷ XX qua đầu thế kỷ XXI.

Cuốn sách trải dài 543 trang, được phân chia thành 47 đề mục với mỗi tiêu đề riêng cho từng mục. Tuy vậy, tác giả lại không chia thành những chương, những phân đọan như thường gặp trong các sách khác và cũng không chịu ghi số thứ tự của mỗi mục. Vì thế mà người đọc gặp khó khăn trong việc theo dõi diễn biến của các sự việc với vô số chi tiết xảy ra xung quanh cuộc sống và họat động của Havel là nhân vật chính yếu của tác phẩm.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Vaclav-havel-quote

Đại cương, ta có thể ghi nhận tóm lược về cuộc đời của Havel với mấy nét nổi bật như sau:

21 – Trong thế chiến II, gia đình của Havel đã phải trải qua những đày đọa do chế độ độc tài Đức Quốc Xã gây ra cho tòan thể nước Tiệp Khắc. Rồi sau khi hết chiến tranh chẳng bao lâu, thì kể từ năm 1948 chế độ cộng sản do Stalin lãnh đạo đã bao trùm lên tòan thể khu vực Đông Âu và cậu bé Havel vừa đến tuổi 12, thì đã bị gạt ra ngòai lề xã hội, không được tiếp tục đi học và cũng thật khó mà kiếm được một việc làm tương đối ổn định - vì lý do là cậu xuất thân từ một gia đình tư sản địa chủ được coi như là một thứ “kẻ thù của cách mạng vô sản”.

Tuy vậy, do cố gắng vượt bậc vào độ tuổi 30 Havel đã trở thành một nhà viết kịch có tên tuổi với nhiều vở kịch được công chúng trong nước cũng như ngòai nước yêu chuộng – nhờ vậy mà ông đã có thể sống tự túc được bằng công việc sáng tác.

22 – Biến cố Mùa Xuân Praha năm 1968 và tiếp theo là cuộc “xâm lăng ào ạt” của các đạo quân thuộc khối Liên minh Quân sự Varsava do Liên Xô điều động để xâm nhập vào Tiệp khắc - nhằm dẹp bỏ cái chủ trương “Xã hội chủ nghĩa với bộ mặt nhân bản” (Socialism with Human Face) do giới lãnh đạo cộng sản địa phương phát động – đã khơi dậy tinh thần quật cường yêu nước của đa số nhân dân Tiệp khắc. Điển hình là vụ tự thiêu vào đầu năm 1969 của sinh viên Jan Palach tại công trường Wensceslav nơi trung tâm thủ đô Praha.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  250px-Havla_1989

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  A272b7075c9b4f77a5e7aa92ac266b2b04fff1d1

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  1258146297.nv
Mùa xuân Prague, 1968

Và rồi với Thỏa ước Helsinki năm 1975, phong trào tranh đấu nhân quyền trong các quốc gia do cộng sản Liên Xô cầm trịch đã nhất lọat vùng lên – sự kiện này lại càng tiếp sức cho công cuộc đòi hỏi tự do và nhân quyền ở Tiệp khắc kể từ ngày nước này bị Liên Xô chiếm đóng sau vụ Mùa Xuân Praha như đã ghi ở trên.

Và chính trong bối cảnh chính trị xã hội sôi động đó mà Havel đã dấn thân nhập cuộc cùng với các bạn đồng chí hướng với mình trong việc đòi hỏi nhà nước cộng sản đương quyền phải trả tự do cho những tù nhân lương tâm bị giam giữ vô lý - điển hình như vụ các nghệ sĩ bị đàn áp vì lý do trình diễn lọai nhạc theo trào lưu Rock N Roll ở các nước Tây phương. Đó là điểm xuất phát của Phong trào Hiến chương 77 với sự phổ biến tòan văn Bản Hiến chương này được gửi đến chính quyền cộng sản. Ta sẽ bàn thảo chi tiết về biến cố cực kỳ quan trọng này khởi sự từ đầu năm 1977 ở mục sau.

23 – Tiếp theo là cuộc Cách Mạng Nhung phát động vào năm 1988 – 89 đưa đến thắng lợi cuối cùng là giải thể được chế độ cộng sản vào cuối năm 1989 và sau đó Vaclac Havel được dân chúng tín nhiệm giao cho trách nhiệm lèo lái con thuyền quốc gia Tiệp khắc trong giai đọan xây dựng và tái thiết đất nước kể từ đầu thập niên 1990.

Lãnh tụ Havel đã được cả thế giới biết đến và yêu chuộng vì phong cách hòa ái nhân hậu khi điều hành guồng máy nhà nước – mà cũng vì lập trường tranh đấu bất bạo động và hết sức kiên cường chống lại chế độ độc tài chuyên chế cộng sản. Ta sẽ ghi thêm chi tiết về họat động của người nghệ sĩ và chiến sĩ Havel trong mục sau.

III - Vaclac Havel là một nghệ sĩ mà cũng là một chiến sĩ nữa

Là người sọan kịch (playwright) với nhiều tác phẩm được công chúng tán thưởng yêu chuộng, Havel luôn cố gắng trau dồi về học thuật tư tưởng theo truyền thống nhân bản của Âu châu. Nhờ vậy mà ông đã có được một căn bản sở học vững vàng để hội nhập được với trào lưu văn hóa tiến bộ của thế giới.

Và mặc dầu phải sống trong khung cảnh ngột ngạt do sự kềm kẹp của Liên Xô sau biến cố Mùa Xuân Praha năm 1968, Havel vẫn tìm cách liên hệ được với giới văn nghệ sĩ trí thức tại các nước Âu Mỹ qua những vở kịch được trình diễn ở nước ngòai. Nhờ đó, mà ông được sự yểm trợ và bênh đỡ tận tình của những nhân vật có tên tuổi trên thế giới - mỗi khi bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp, bắt giam vì những họat động tranh đấu cho Tự do và Nhân quyền. Dưới đây, ta sẽ xem xét chi tiết hơn về sự nhập cuộc của Havel khi bước vào tuổi 30. Và sau đó, cũng điểm qua một số thành tích nổi bật nhất của ông trong thời giam giữ chức vụ Tổng thống của Tiệp khắc tự do dân chủ.

31 – Cuộc tranh đấu kiên cường ròng rã suốt trên 20 năm (1968 – 1989)

Nói chung, sau vụ khối Liên Xô kéo quân đội vào Tiệp khắc năm 1968, thì giới trí thức văn nghệ sĩ tại xứ này cũng như tại Đông Âu lại càng trở nên bất mãn và chống đối lại chính quyền cộng sản do Liên Xô áp đặt để kềm kẹp dân chúng chặt chẽ, khắc nghiệt hơn nữa – theo chính sách mà họ gọi là “bình thường hóa” (normalisation) để tái lập quyền thống trị tòan diện của đảng cộng sản chống lại khuynh hướng cải cách (reformist) do chính viên bí thư Alexander Dubcev phát động. Havel đã mỗi ngày tham gia nhiệt thành hơn vào cuộc tranh đấu của những phần tử cấp tiến nhất trong giới văn nghệ sĩ trí thức tại quê hương mình.

Nổi bật nhất là việc Havel góp phần sọan thảo bản văn của Hiến Chương 77 và rồi được giao phó trách nhiệm là một trong ba người phát ngôn viên của tổ chức này (spokeman). Lời văn nhẹ nhàng, khiêm tốn, nhưng nội dung thật dứt khóat tập chú vào việc đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng nhân quyền bằng cách thả những người bị bắt giữ vì lý do chính kiến bất đồng (dissident).

Cũng vì tích cực hành động như vậy mà Havel đã bị giam giữ ngặt nghèo liên tục đến gần 5 năm từ năm 1978 đến 1983.

Tiếp đến là vào năm 1988, nhân kỷ niệm 40 năm ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948 – 1988), giới tranh đấu lại quy tụ với nhau dưới danh nghĩa “Diễn Đàn Công Dân” (Civic Forum) để đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu cho Tự do và Nhân quyền. Và đó là căn nguyên của cuộc Cách Mạng Nhung đưa đến sự sụp đổ dứt khóat của chế độ cộng sản ở Tiệp khắc vào cuối năm 1989. Gọi là Cách Mạng Nhung bởi vì không hề có bạo động đổ máu và cũng không có sự trả thù của bên thắng cuộc là phe tự do dân chủ của Havel đối với những cựu đảng viên cán bộ cộng sản ở bên thua cuộc.

Tổng thống Havel được quốc tế ca ngợi và mến phục vì thái độ trượng phu quân tử khi nắm quyền lãnh đạo quốc gia sau khi chế độ cộng sản sụp đổ năm 1989 đó vậy, - mặc dầu ông cũng bị một số bà con đồng bào ấm ức bất mãn vì chuyện quá ư nhân đạo bao dung cho những kẻ đã từng gây ra bao nhiêu tội ác trong suốt hơn 40 năm đảng cộng sản nắm giữ quyền hành.

32 – Một vị Tổng thống được nhiều người mến mộ.
 
Từ sau năm 1990, ít có vị lãnh đạo quốc gia nào mà lại được tòan thể chính giới quốc tế ca ngợi mến chuộng như là đối với Tổng thống Havel của Tiệp khắc, một nước nhỏ mà vừa mới thóat khỏi ách cộng sản do thắng lợi kỳ diệu của cuộc Cách Mạng Nhung.

Nhưng thành tích nổi bật nhất của Tổng thống Havel là ông đã thật khôn ngoan nhiệt thành trong việc vận động để Tiệp khắc được gia nhập minh ước phòng thủ NATO và tiếp theo là gia nhập vào Liên Hiệp Âu Châu (EU = European Union).

Đó quả thật là một kỳ công để Tiệp khắc có thể trở về trong vòng tay ấm cúng của đại gia đình Âu châu vốn có truyền thống văn hóa lịch sử cũng như học thuật tư tưởng sáng chói - mà nước này cũng như Ba Lan, Hungary ở Đông Âu đã chia sẻ chung với nhau từ cả ngàn năm trước. Chỉ có tầm nhìn thật bao quát rộng lớn của người nghệ sĩ trí thức như Vaclac Havel mới có thể lôi cuốn thuyết phục được giới lãnh đạo chính quyền cũng như xã hội dân sự tại các nước Tây Âu và Hoa kỳ chấp thuận cho Tiệp khắc hội nhập êm thắm với cộng đồng Tây Âu như vậy mà thôi.

33 – Một số tác phẩm tiêu biểu của Vaclac Havel.

Tại cuối sách “Havel:A Life”, tác giả Michael Zantovsky đã ghi ra khá nhiều tác phẩm của Havel mà ông đã trích dẫn trong sách. Xin ghi nơi đây một số tác phẩm tiêu biểu:

A – “Disturbing the Peace” do Paul Wilson dịch, ấn hành năm 1990.
B - “Letters to Olga” cũng do P.Wilson dịch, ấn hành 1990. Olga là bà vợ lâu năm của Havel, hai người không có con với nhau. Bà chết vì bệnh ung thư năm 1995. Sau khi Olga mất, Havel tục huyền với Dasa Dagmar.
C – “Toward a Civil Society” do P. Wilson và những người khác dịch, ấn hành năm 1995.
D - “The Power of the Powerless” tiểu luận viết năm 1978 (có đề tặng và tưởng niệm triết gia Jan Patocka người bị chết sau cuộc điều tra của công an mật vụ vì là đồng tác giả và phát ngôn nhân của Hiến chương 77). Bản dịch tiếng Anh ấn hành năm 1985 tại London.
E - “Selected Plays, 1963 – 83”, do Vera Blackwell dịch ấn hành tại London năm 1992.

** Tóm tắt lại, Vaclac Havel là một nhân vật xuất chúng của Tiệp khắc vào cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI. Ông là một đại diện nổi trội nhất của tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ tại Đông Âu với lòng dũng cảm kiên trì trong phong trào tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền để đạt tới thắng lợi cuối cùng vào năm 1989 - là dẹp bỏ dứt khóat được chế độ cộng sản độc tài tòan trị do Liên Xô áp đặt trên quê hương đất nước ông từ năm 1948. Cả thế giới đều ngưỡng mộ con người kiệt xuất này của thời đại chúng ta ngày nay vậy.

Đoàn Thanh Liêm
Costa Mesa California, Tháng Sáu 2015

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  2Q==
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeMon Jul 27, 2015 11:06 am

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  000_ARP1784300

Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa Cộng sản ở Tiệp Khắc


Người dịch: Trần Văn Minh

Lời ngỏ: Tiệp Khắc thoát khỏi họa cộng sản vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, khi ông Vaclav Havel được quốc hội bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống lâm thời để chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Kết quả này là do sự tranh đấu quyết liệt của người dân Tiệp Khắc. Một đòi hỏi trung tâm của người biểu tình là sự từ chức của nhà cầm quyền cộng sản, chứng tỏ rằng mục tiêu của công cuộc đấu tranh là “lật đổ chế độ”. Nếu so sánh chế độ cộng sản Tiệp Khắc thời 1989 với chế độ CSVN thời nay, hẳn nhiên Tiệp Khắc có nhiều tính độc tài hơn, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát công dân của họ nghiêm ngặt hơn. Sự thành công của người dân Tiệp Khắc phủ nhận mọi lý lẽ cho rằng CSVN khác, họ quỷ quyệt hơn, hệ thống cai trị của họ khó phá vỡ hơn, v.v… Người dân Tiệp Khắc lật đổ chế độ cộng sản được thì người dân Việt Nam cũng làm được và chuyện “giải thể chế độ cộng sản” là công việc trong tầm tay.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Images?q=tbn:ANd9GcQyQDwgZIhj4TODi1tOdY-M6Ooa6fqYJ9yg6u5bC7dPp7KgFU45

Viễn kiến và động lực

Vào nửa cuối của thập niên 1980, bầu không khí chính trị ở Liên Xô và các nước vệ tinh thông thoáng hơn thời gian trong nhiều thập niên trước, do sự giới thiệu của Mikhail Gorbachev về hai chính sách mới: Glasnost, một cố gắng của chính phủ để thực hiện công việc quản trị hành chánh một cách minh bạch và cho tranh luận công khai, và Perestroika, việc tái cơ cấu hệ thống chính trị và kinh tế của Liên Xô. Nhiều sử gia đã dẫn chứng việc đề xuất hai chính sách này như là chất xúc tác cho nhiều cuộc cách mạng dân chủ bất bạo động nổ ra ở các nước thuộc khối Xô viết.

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã cố gắng ngăn chặn những cải cách của Gorbachev để không cho ban hành trong nước, nơi một hệ thống chính trị độc đoán chiếm ưu thế, bất đồng ý kiến với chính quyền không được chấp nhận, và các nhà hoạt động chính trị bị trừng phạt đích đáng trong suốt nửa cuối của thập niên 1980. Qua các cuộc thanh trừng những người bị tình nghi bất đồng chính kiến và thành viên gia đình của họ, chính quyền Cộng sản thiết lập một hệ thống kiểm soát dân chúng chặt chẽ. Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tiếp tục thực hiện các chính sách này ngay cả sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự chuyển đổi dân chủ kế tiếp ở các nước thuộc khối Xô Viết khác như Ba Lan và Hungary. Trong tình hình đàn áp chính trị này, kết hợp với sự sụp đổ của Liên Xô, gây cảm hứng cho người dân Tiệp Khắc đứng lên đòi hỏi chính quyền thay đổi. Trong sáu tuần cuối cùng của năm 1989, các nhà hoạt động đối lập đã dựng lên điều được gọi là “Cách mạng Nhung”, để lật đổ chính quyền cộng sản ở Tiệp Khắc.

Nhung” được gắn liền với cuộc cách mạng dân chủ của Tiệp Khắc, vì đây là một phong trào ôn hòa kết thúc bằng đàm phán, không bạo lực; ông Havel và phong trào hoạt động của ông đặt ưu tiên chiến lược trên hành động bất bạo động, đã tạo điều kiện cho sự thành công của phong trào. Trong khi các thành viên Slovak của phong trào đề cập đến tiến trình chuyển đổi dân chủ như cuộc Cách mạng Dịu dàng, Havel và đồng bào Tiệp của ông tiếp tục đề cập đến nó như cuộc Cách mạng Nhung. Một số người giải thích rằng ban nhạc Velvet Underground của Lou Reed (ở Mỹ) đã thúc đẩy các nhà hoạt động dân sự Tiệp chọn “nhung”, sau khi một bản sao hiếm hoi của dĩa nhạc đầu tiên của ban nhạc này được lén đưa vào Prague năm 1968. Ban nhạc Velvet Underground sau đó ảnh hưởng tới ban nhạc Plastic People of Universe (ở Tiệp Khắc), là bạn bè thân thiết của ông Vaclav Havel và là một ban nhạc “rốc” ngoài luồng đồng hành với phong trào đối lập của người Tiệp từ năm 1968 đến năm 1989.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  5ce0f9cc81c668f072dd323e8660a3c1cfa162fc

Mục tiêu và chủ đích


Cách mạng Nhung bắt đầu như vẻ tự phát vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, với một cuộc diễu hành của sinh viên được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 50 năm cái chết của một người trong cuộc biểu tình của sinh viên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, sự kiện này đã nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ, với sinh viên mang theo các biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống cộng sản. Mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên được tiến hành một cách ôn hòa, 167 sinh viên đã bị nhập viện sau khi bị cảnh sát đánh. Cuộc biểu tình kèm theo sự hung bạo (của cảnh sát) đã gây cảm xúc cho các nghiệp đoàn công nhân và các nhóm dân sự khác cùng hợp lại cho một Tiệp Khắc tự do và dân chủ.

Sau cuộc biểu tình của sinh viên, các cuộc biểu tình quy mô được tổ chức tại nhiều thành phố trên toàn Tiệp Khắc. Các diễn viên và nhà soạn kịch nổi bật lên trong phong trào bất đồng chính kiến, vì thế các rạp hát đã trở thành nơi hội họp để các nhà hoạt động soạn thảo ra các chiến lược chính trị và tổ chức các cuộc thảo luận công khai. Trong cuộc thảo luận được tổ chức tại một rạp hát ở Prague vào ngày 19 Tháng 11, một nhóm gọi là Diễn đàn Dân sự được thành lập bao gồm các phát ngôn viên của phong trào dân chủ. Nhóm này đòi hỏi “sự từ chức của chính quyền cộng sản, thả các tù nhân lương tâm, và điều tra các hành động ngày 17 tháng 11 của cảnh sát”.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Havel

Lãnh đạo

Diễn đàn Dân sự, trung tâm của phong trào dân chủ Tiệp Khắc, được Vaclav Havel dẫn dắt. Ông Havel, Havel một tác giả, nhà soạn kịch và nhà thơ, sử dụng tài năng của mình để đặt ra các thông điệp của phong trào, thách thức chính quyền bằng cách mang lại niềm tin và hứng khởi cho công chúng. Havel nói, “Tôi thực sự sống trong một hệ thống trong đó từ ngữ có khả năng làm rung chuyển toàn bộ cấu trúc của chính quyền, nơi mà từ ngữ có thể chứng tỏ mạnh hơn mười sư đoàn quân đội“. Trong các vở kịch như Bữa Tiệc Garden, Bản Ghi Nhớ, và Cuộc Phỏng Vấn, Havel đã cho thấy hậu quả của bộ máy hành chánh áp bức của chính quyền lên người dân thường và cuộc sống riêng tư của họ và các mối quan hệ. Ông đã từng hoạt động trong suốt thời kỳ “Mùa xuân Praha” của phong trào tự do hóa ở Tiệp Khắc vào năm 1968, khi nhà lãnh đạo của đất nước, Alexander Dubček, dỡ bỏ hạn chế trên tự do ngôn luận và sự kiểm soát công nghiệp của nhà nước. Trong vài tháng, người dân Tiệp Khắc đã có thể công khai chỉ trích chế độ Sô Viết, đi du lịch khắp nước tự do hơn, và thành lập các câu lạc bộ chính trị mới không liên kết với đảng Cộng sản. Tuy nhiên, mùa hè năm đó quân đội Liên Xô đã được gửi đến Tiệp Khắc để ngăn chặn cuộc cải cách, làm Havel phải lên tiếng chống lại cuộc xâm lăng trên đài phát thanh Tự Do Tiệp Khắc. Do thành tích từ các hoạt động nhân quyền, các vở kịch của ông bị cấm trình diễn ở các rạp hát Tiệp Khắc, và vào năm 1977, ông đã bị kết án bốn năm rưỡi lao động khổ sai.

Một người tin tưởng mạnh mẽ cả vào dân chủ tự do và biểu tình bất bạo động, ông Havel cũng được biết là một trong các sáng lập viên của phong trào Hiến chương 77, một sáng kiến công dân được thành lập năm 1977. Nhóm này đã viết một bản tuyên ngôn kêu gọi chế độ tuân thủ những cam kết nhân quyền quốc tế của họ. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, Havel thành lập Diễn đàn Dân sự. Dưới sự hướng dẫn của ông, các thành viên nòng cốt của Hiến chương 77 đã hợp tác với các nhóm bất đồng chính kiến khác để lập ra Diễn đàn Dân sự, với chủ đích kết hợp các tổ chức đối kháng Tiệp Khắc để lật đổ chế độ cộng sản. Sau khi phối hợp thành công một loạt các cuộc biểu tình quần chúng và đình công trong vòng ba tuần tiếp theo, ông Havel trở thành gương mặt của phong trào đối kháng Tiệp Khắc và đã dẫn dắt nhóm thương thuyết với nhà cầm quyền vào đầu tháng 12 năm 1989.

Sau khi đàm phán thành công với chính quyền Cộng sản, Havel được bổ nhiệm làm tổng thống Tiệp Khắc vào năm 1989, và sau đó được bầu làm tổng thống vào tháng Sáu năm 1990. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 2003. Do các hoạt động dân sự và lãnh đạo chính trị, ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có giải Thế giới Tự Do Cho Tự Do, Huân chương Tự Do của Tổng Thống, Huân chương Philadelphia, Phẩm trật Canada và các giải thưởng Gandhi Quốc Tế. Cộng thêm vô số giải thưởng và danh hiệu, Havel đã trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào dân chủ trên toàn cầu.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  0fb319440af6499df24f462358194107b49be856
Alexander Dubcek và Vaclav Havel với biểu tượng chiến thắng cho tư tưởng dân chủ

Môi trường dân sự


Dưới chế độ Cộng sản, người dân Tiệp Khắc được chừa lại ít không gian để bày tỏ sự bất đồng chính trị. Đảng Cộng sản đã thành công trong việc bắt giam những người bất đồng chính kiến trước cuộc Cách mạng Nhung, nổi bật nhất là sau phong trào Mùa xuân Prague năm 1968, khi hàng trăm ngàn quân lính Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc để chấm dứt những cải cách chính trị và tăng cường quyền lực của đảng Cộng sản. Ngay cả những dấu hiệu bất phục tùng nhỏ nhặt cũng được xem là nghiêm trọng; một người đàn ông nhớ lại rằng ông nội của ông, một giảng viên đại học, đã bị báo cáo với cơ quan chức năng khi nói chuyện với học sinh của mình là “anh chị” thay vì “đồng chí”.

Những cố gắng của chế độ để áp đặt các hạn chế về tự do ngôn luận, vốn đã được sử dụng để chống lại các nhóm đối lập trong quá khứ, không thể ngăn chặn bầu nhiệt huyết của Havel và Diễn đàn Dân sự. Trong cuộc biểu tình bất bạo động đầu tiên ngày 17 tháng 11, các nhà hoạt động sinh viên cung cấp hoa cho cảnh sát đã bị đánh đập tàn nhẫn; tuy nhiên, các cuộc tuần hành, biểu tình, và đình công tiếp theo, diễn ra trong tuần sau đó, không thể bị dập tắt bởi sự tàn bạo của cảnh sát. Sự dồn dập của các hoạt động bất bạo động đã có một tác động sâu sắc lên người dân Tiệp Khắc, bao gồm cả cảnh sát và thành viên của các tổ chức an ninh quốc nội, đến nỗi các cuộc biểu tình và đình công ngày càng tăng trưởng lớn hơn và đối mặt sự đàn áp của chính quyền ít hơn. Người biểu tình bất bạo động được Havel và Diễn đàn Dân sự dẫn dắt đã làm chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể trong môi trường dân sự của Tiệp Khắc.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  1270901996157

Thông điệp và khán giả


Trong cuộc biểu tình phản đối đầu tiên của cuộc Cách mạng Nhung vào ngày 17 tháng 11, các sinh viên tổ chức đã đưa lên thông điệp yêu cầu chính quyền từ chức nhắm tới cả người dân Tiệp Khắc và chính quyền thông qua các biểu ngữ và áp phích. Với sự hình thành của Diễn đàn Dân sự trong vòng chưa đầy 48 giờ sau đó, hầu hết sinh viên đại học, nhân viên rạp hát và diễn viên đã đình công ngay lập tức, nhưng Havel biết rằng nhiều người hơn nữa sẽ phải tham gia đình công để cho phong trào phát triển và đơm hoa kết trái. Havel và các cộng sự viên đồng lòng tiếp tục thúc đẩy chính quyền phải từ chức; tuy nhiên, để tăng cường sự hỗ trợ toàn quốc cho phong trào, một thông điệp mới cần phải được soạn thảo để đưa tới cho người dân Tiệp. Havel, người xác định rằng phương pháp bất hợp tác kinh tế và xã hội qua các hình thức đình công sẽ có hiệu quả nhất chống lại chính quyền, đã tìm cách tổ chức một cuộc tổng đình công vào ngày 27 tháng 11 trải dài trên khắp Tiệp Khắc.

Trong vài ngày kế tiếp, Havel và Diễn đàn Dân sự phối hợp tổ chức các cuộc biểu tình rộng lớn trên khắp nước, và dùng diễn đàn này để bày tỏ công khai cả về sự bất bình với chính quyền lẫn phát tán tin tức về cuộc tổng đình công ngày 27 tháng 11. Cùng hợp lực, hàng chục ngàn người tụ họp để phản đối, hô khẩu hiệu trên các đường phố, “Cuối cùng đã xảy đến!”. Phong trào dân chủ tại Tiệp Khắc đã xây dựng một cơ sở rộng lớn về ý thức dân chủ; các cuộc biểu tình ở Prague vào ngày 25 và 26 đã thu hút một đám đông ước tính gần 750.000 người. Các cuộc biểu tình hàng ngày đã nhường chỗ cho các cuộc họp giữa Diễn đàn Dân chủ và Thủ tướng Ladislav Adamec, ở đó Thủ tướng đã tự mình bảo đảm rằng bạo lực sẽ không được dùng trên người dân Tiệp.

Sau cùng vào ngày 27 tháng 11, được biết một con số 75% dân chúng Tiệp tham gia trong một cuộc tổng đình công hai giờ, chứng tỏ có sự yểm trợ sâu rộng quy tụ đàng sau Diễn đàn Dân sự. Cuộc đình công, tạo thêm sức mạnh cho những đòi hỏi của phong trào đối kháng, đã kết thúc giai đoạn “toàn dân” của Cách Mạng Nhung khi Havel và Diễn đàn Dân sự đã chứng tỏ một cách hung hồn cho chế độ cộng sản biết rằng người dân Tiệp sẽ không còn tuân phục nữa.

Các hoạt động tiếp xúc công chúng

Không còn được tin tưởng và bất lực trước các đòi hỏi của người biểu tình, đảng Cộng sản bị đẩy vào tình thế phải đàm phán với Havel và Diễn đàn Dân sự, một luồng không khí chính trị mới thổi đến. Đảng Cộng sản chính thức từ bỏ độc tài quyền lực chính trị ở Tiệp Khắc để công nhận đa đảng vào ngày 28 tháng 11, chỉ một ngày sau cuộc tổng đình công của công chúng. Vào ngày 10 tháng 12, tổng thống cộng sản Gustav Husak từ chức, và vào ngày 29 tháng 12, quốc hội Tiệp phê chuẩn Vaclav Havel làm tổng thống của một Tiệp Khắc tự do. Là tổng thống cuối cùng của Tiệp Khắc và tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Tiệp, ông Havel đã tạo cơ hội cho sự chuyển tiếp lịch sử của đất nước sang dân chủ, đánh dấu bằng cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1990, đầu tiên kể từ 1946. Chính quyền mới tự do hóa luật pháp của Tiệp Khắc trong cả lãnh vực chính trị lẫn kinh tế, tạo nên một xã hội công khai và tự do.

Bản dịch từ: https://tavaana.org/en/content/velvet-revolution-peaceful-end-communism-czechoslovakia-0

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  E570fc90263b518220042ebeb416c375cdb6b11c
Xe tăng Liên Xô trấn áp biến cố Mùa xuân Prague vào năm 1968.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeWed Jul 29, 2015 1:02 am


Linh hồn cuộc "Cách mạng Nhung" 1989


Việt-Long, RFA

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Image
Václad Havel trước hằng trăm ngàn người mừng ngày "Cách mạng Nhung" thành công 10 tháng 12, 1989
AFP photo

Kịch tác gia, nhà báo, nhà thơ, nhà đạo diễn, nhà bất đồng chính kiến Václav Havel từ vị trí một người tù chính trị đã trở thành Chủ tịch thứ 10 và cuối cùng của Tiệp Khắc vào năm 1989. Đó là năm bức tường Berlin sụp đổ và cuộc “Cách mạng Nhung” ở Tiệp Khắc hoàn thành mỹ mãn, giải thể chế độ Cộng Sản trên xứ sở này không cần tới một tiếng súng. Đến năm 1993 ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Cộng Hoà Czech, vào khi Tiệp Khắc, tức Czechoslovakia, vừa tách ra thành hai nước Czech và Slovakia.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Image
Tổng thống Václad Havel tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Prague, 2008. AFP photo

Bước đường sự nghiệp của ông tương tự như của lãnh tụ Nelson Mandela ở châu Phi, không gian khổ bằng, nhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đời hoạt động với thiên tài của một nghệ sĩ và niềm tin vào chính nghĩa của một nhà cách mạng chân chính.

Tự rèn học vấn

Václav Havel sinh năm 1936 tại Prague. Ông xuất thân từ một dòng dõi doanh thương trí thức giàu có và nổi tiếng có liên quan chặt chẽ với những sự kiện văn hóa và chính trị của Tiệp Khắc từ các thập niên 1920 và 1940. Với lý lịch “tư sản”, Václav Havel không được vào trung học phổ thông dưới thời Cộng sản.

Thiếu niên Havel 15 tuổi làm công việc phụ tá cho một phòng thí nghiệm hoá học, đi học ban đêm và hoàn tất chương trình trung học vào năm 1954. Xin vào một trường cao đẳng nhân văn nhưng không được nhận vì lý lịch, ông ghi danh vào phân khoa kinh tế trường đại học kỹ thuật Prague, nhưng bỏ học sau hai năm.

Sau thời gian nghĩa vụ quân sự, năm 1959 Václav Havel làm công việc hậu trường sân khấu, cùng lúc ông học hàm thụ Học viện Nghệ thuật Trình diễn Prague. Ông bắt đầu viết kịch trong thời gian này, và tác phẩm trường kịch đầu tay của ông lập tức nổi tiếng quốc tế. Tựa đề được dịch sang Anh ngữ là “The Garden Party”, kịch phẩm châm biếm nền nếp văn hóa chính trị hoá đầy khoa trương với toàn những ngôn từ rỗng tuếch vô nghĩa của các chế độ Cộng Sản. Những tác phẩm liên tiếp sau đó càng giúp ông thêm nổi tiếng như một nhà văn hoá trẻ trung, kỳ tài, đối kháng.  

Ông là tác giả của hai mươi vở trường kịch và hằng trăm tác phẩm được dịch thuật ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới, trong suốt trong thời gian trước khi trở thành nguyên thủ quốc gia cho đến sau khi rời chức vụ. Ông cũng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về văn học, nhân quyền, được nhiều nhà lãnh đạo quốc gia kính nể, trong thời gian ấy cho đến mãi sau này.

Dấn thân vào chính trị

Càng đến gần giữa thập niên 1960 Václav Havel càng chú trọng hơn vào địa hạt chính trị. Sau khi cuộc cải tổ dân chủ hoá Tiệp Khắc “Mùa Thu Prague (Pra-Ha)” bị xe tăng Liên Xô nhân danh “Khối liên minh quân sự Warsaw (Vac-Xa-Va)” đè bẹp, ông càng hăng hái và năng động hơn trong những hoạt động chính trị trực tiếp, công khai, với tài hùng biện và chiều sâu tư tưởng trong mọi tác phẩm, văn kiện do ông soạn thảo, phổ biến, đặc biệt kiên định với lý tưởng bất bạo động. 

"Diễn đàn Công dân" do ông chủ trương, cùng với tuyên ngôn “Hiến Chương 77” do ông soạn thảo phần lớn và phổ biến trên Diễn đàn này để kết hợp mọi ý kiến, đã đem lại cho ông danh tiếng quốc tế của một nhả chính trị, nhà tranh đấu cho nhân quyền. Ông được coi như lãnh tụ phong trào đối lập tại Tiệp Khắc.

Danh tiếng nhà chính trị và nhà tranh đấu đồng thời cũng đưa ông vào nhà tù của chế độ Cộng Sản Tiệp, khi Warsaw coi ông là thành phần cần phải bịt miệng để ngăn chặn ảnh hưởng đang làm bén lên ngọn lửa cách mạng dân chủ khắp Đông Âu. Trong tù ông vẫn tỏ ra vững tin vào chân lý, hiên ngang thách đố, không ngừng đối kháng. Ông trở thành nguồn cảm hứng cách mạng cho người Tiệp Khắc cũng như toàn thể phần Đông Âu còn nằm dưới ách Cộng Sản.

"Cách Mạng Nhung" êm đềm  

17 tháng 11-1989. Cảnh sát Tiệp đàn áp một cuộc biểu tinh đòi dân chủ của sinh viên học sinh Pra-Ha, làm nổ bùng những cuộc biểu tình rộng lớn gấp bội. Ngày 19, hai trăm ngàn người biểu tình. Ngày 20 con số trở thành 500 ngàn người, mạnh dạn đòi giải thể chính phủ độc đảng của đảng Cộng sản Tiệp Khắc.

Ngày 27, toàn dân Tiệp tổng đình công 2 giờ đồng hồ. Ngày 28 tháng 11, đảng Cộng sản tuyên bố rời bỏ quyền lực chính trị, giải thể chế độ độc đảng. Đầu tháng 12 mọi hàng rào kẽm gai và chướng ngại vật cạnh biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ.

Mùng 10 tháng 12, chủ tịch đảng Cộng sản Tiệp kiêm chủ tịch nước Gustav Husak từ chức sau khi đã chỉ định một chính phủ không cộng sản đầu tiên của Tiệp từ năm 1948.

Ngày 28 tháng 12, cựu chủ tịch Alexander Dubcek của Tiệp khắc thời “Mùa Xuân Pra-Ha”  được bầu làm chủ tịch Quốc hội Liên bang. 29 tháng 12, Václad Havel được bầu làm chủ tịch Liên bang Tiệp Khắc. 

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Image
Tổng thống Obama và Tổng thống Havel hội kiến tại Prague năm 2009- AFP photo

Tháng 6-1990 Tiệp Khắc mở cuộc tuyển cử dân chủ đa đảng đầu tiên kể từ 1946, hợp pháp hoá chính phủ Havel. Qua năm 1992 ông Havel không được khối dân cử người Slovak ủng hộ vì ông cố duy trì Liên Bang Tiệp Khắc, chống lại sự tách đôi làm hai nước Tiệp và Slovakia. Khi người Slovak quyết định dứt khoát tách khỏi liên bang, ông tuyên bố không làm lãnh đạo một quốc gia chia rẽ, và từ chức ngày 20 tháng 7, 1992.  

Tuy nhiên, sau khi Cộng Hoà Tiệp thành  hình song song với quốc gia Slovakia, ông lại ra tranh cử vào ngày 26 tháng 1 năm 1993, lại được bầu làm Tổng thống Cộng Hoà Tiệp, một chức vụ nặng về nghi thức hơn thực quyền, nhưng biểu trưng cho tinh thần dân chủ và nền văn hoá khai phóng lâu đời của người dân Tiệp.

Ngày 2 tháng 2-2003, Václav Havel hoàn tất nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì, rời sân khấu chính trị. Từ đó ông vẫn không ngừng hoạt động văn hóa, trở thành một khuôn mặt được ngưỡng mộ tại các trường đại học và học viện nổi tiếng tại Hoa Kỳ, châu Âu, trong vai trò diễn giả, thỉnh giảng và nghiên cứu. Nhiều nguyên thủ quốc gia dàn xếp để thăm Cộng hoà Tiệp và hội kiến với ông, hay khi đi họp thượng đỉnh ở châu Âu. Trong số đó có Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Đức, và hai Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Barrack Obama.

Biểu tượng thân yêu

Hình ảnh của Václav Havel có vẻ như rụt rè, với bộ ria lưa thưa và điếu thuốc lá liền miệng suốt ngày, đầy vẻ kịch sĩ và trí thức, đã trở thành hình ảnh thân yêu đối với người dân Tiệp, cũng là biểu tượng dân chủ của Đông Âu từ thập niên 1960 đến mãi sau này. Ông qua đời ngày chủ nhật 18 tháng 12 năm 2011, vì ung thư phổi lâu năm tái phát.

Với tài hùng biện và tài năng văn học nghệ thuật hiếm có, với đức hy sinh quên mình cho lý tưởng cách mạng bất bạo động, Vásclav Havel từng được Tổng thống Hoa Kỳ  Bill Clinton so sánh với thuỷ tổ của lý tưởng bất bạo động, "Thánh” Mohandas Karamchand Gandhi của Ấn Độ, và lãnh tụ nhân quyền Martin Luther King Jr. của Mỹ. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từ thế kỷ trước đã ca ngợi ông như một nhân vật nổi bật của thế kỷ 20.

Tổng thống Barrack Obama tuyên bố từ Washington: “Cuộc đối kháng bất bạo động của ông Václav Havel đã làm rung chuyển nền móng của một đế quốc, phơi bày sự trống rỗng của ý thức hệ hà khắc, đồng thời chứng minh rằng đức lãnh đạo tinh thần công chính có sức mạnh vượt trội hơn bất kỳ loại vũ khí nào".

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Article-2075699-0F37ED0100000578-747_634x482
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeMon Aug 03, 2015 10:35 pm


Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung: Liên xô và những gì còn lại

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  85aa8213-92c0-4df5-a09d-509b6b3fcde6
Các bức tượng của Lenin được kéo sập ngày 23 tháng 8 năm 1991 tại Vilnius, thủ đô của Lithuania khi chính phủ ra lệnh cấm Đảng Cộng sản. Lithuania đã được sáp nhập vào Liên bang Xô viết vào năm 1940 và tuyên bố độc lập vào năm 1990.
AFP

Sau khi các quốc gia nhỏ vùng Trung và Đông Âu thay đổi chế độ thì đến lượt Liên bang Xô viết, nơi thường được các nhà chính trị cộng sản mệnh danh là thành trì của cách mạng vô sản, chấm dứt tồn tại. Sau đây là bài viết về những diễn biến tại Liên Xô trong mắt một số nhân chứng người Việt, và đây cũng là bài cuối trong loạt bài kỷ niệm 25 năm cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu.

Cơn Bão


Năm 1989 cũng là năm mà người dân ở Liên bang Xô Viết bắt đầu những cuộc bầu cử, tranh cử theo hướng dân chủ. Những cuộc biểu tình của dân chúng cũng bắt đầu nổ ra trong bối cảnh một nền kinh tế kiệt quệ. Ông Nguyễn Minh Cần, tị nạn chính trị tại Matxcova do bất đồng chính kiến với những người cộng sản Việt nam từ những năm 1960, nhớ lại:

“Vào năm 1989 chúng tôi tham gia vào phong trào Nước Nga dân chủ, chúng tôi ở Matxcova tiếp xúc với những người dân chủ Nga và hiểu rõ vấn đề. Dân Nga, dân Liên Xô lúc ấy khác với bây giờ. Liên xô khủng hoảng trầm trọng lắm, trong cửa hàng không có cái gì để cho dân mua. Không phải chỉ có thanh niên mà cả những người già cũng chán nản chế độ cộng sản lúc bấy giờ, cho nên có những cuộc biểu tình không chỉ sinh viên, thanh niên mà cả những người già về hưu đi biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo đảng cộng sản Liên Xô, là một cái chuyện mà từ trước chưa hề có.”

    Không phải chỉ có thanh niên mà cả những người già cũng chán nản chế độ cộng sản lúc bấy giờ, cho nên có những cuộc biểu tình không chỉ sinh viên, thanh niên mà cả những người già về hưu đi biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo đảng cộng sản Liên Xô, là một cái chuyện mà từ trước chưa hề có
    Ông Nguyễn Minh Cần

Sau khi hàng loạt các quốc gia Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản một cách chính thức trong năm 1989, những nước cộng hòa Xô viết tạo nên Liên Xô cũng lần lượt giành độc lập.

Tháng hai năm 1990, đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố từ bỏ độc quyền chính trị mà họ nắm giữ hơn 70 năm kể từ năm 1917.

Tháng tám năm 1991, những người theo đường lối cứng rắn của đảng cộng sản Liên xô thực hiện một cuộc đảo chính chống lại những cải cách đang diễn ra, và muốn khôi phục lại Liên bang Xô viết. Một cuộc phản đảo chính đã nổ ra và kết quả là đảng cộng sản Liên xô, cũng như những cơ cấu đảng của họ bị giải tán. Liên xô chính thức chấm dứt sự tồn tại của mình.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  1991_coup_attempt1
Xe tăng ở Quảng trường Đỏ trong cuộc đảo chính bất thành năm 1991

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  220px-Boris_Yeltsin_21_February_1989-1
Boris Yeltsin, tổng thống dân cử đầu tiên của Nga

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  220px-Boris_Yeltsin_19_August_1991-1
Tổng thống Nga Boris Yeltsin đứng trên một xe tăng bên ngoài tòa nhà trắng Moskva để chống lại Cuộc đảo chính tháng 8.1991

Có mặt tại Liên Xô trong thời điểm lịch sử và chứng kiến các cuộc đảo chánh, phản đảo chánh, nhà văn Thùy Linh hiện sống ở Hà nội nhớ lại:

“Kinh hoàng vì mình rơi ngay vào những sự kiện lớn mà mình không hiểu. Những sự kiện lúc đó mình hoàn toàn không hiểu nó là chuyện gì. Bởi vì là cũng không ai hình dung được rằng một ngày nào đó chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ trên chính quê hương mà nó sinh ra. Cho nên nó khủng khiếp lắm. Mình không đánh giá được hết sự kiện khi mà đang ở trong tâm bão của nó.”

Lúc cơn bão chính trị ấy diễn ra thì nhà văn Thùy Linh vừa sang nước Nga học trong trường viết văn Pushkin.

Theo ông Nguyễn Minh Cần thì người Việt nam ở Liên xô mặc dù không quan tâm lắm đến chính trị, nhưng tầng lớp sinh viên cũng hưởng ứng những hoạt động dân chủ ở nước Nga lúc đó, với mong mỏi rằng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quê hương họ là Việt nam.

“Lúc bấy giờ những sinh viên Việt nam tại Nga và Liên xô chịu ảnh hưởng của phong trào dân chủ của nước Nga, cho nên họ rất tích cực hoạt động. Bằng chứng rõ ràng là trong trường Đại học tổng hợp Lomonosov, anh chị em ra một tờ báo tên là Tuổi trẻ, gọi theo bây giờ là một tờ báo ngoài luồng. Họ phát biểu những quan điểm về dân chủ rất là rõ ràng.”

    Lúc bấy giờ những sinh viên VN tại Nga và Liên xô chịu ảnh hưởng của phong trào dân chủ của nước Nga, cho nên họ rất tích cực hoạt động. Bằng chứng rõ ràng là trong trường Đại học tổng hợp Lomonosov, anh chị em ra một tờ báo tên là Tuổi trẻ, gọi theo bây giờ là một tờ báo ngoài luồng
    ông Nguyễn Minh Cần

Ông Cần nói thêm là một số người chủ trương tở Tuổi trẻ tại Đại học Lomonosov bị bắt đưa về Việt nam, một số người khác chạy sang phương Tây tị nạn chính trị.

Điều gì xảy ra sau một phần tư thế kỷ

Gần một phần tư thế kỷ trôi qua, nước Nga hâu thân của Liên bang xô viết không phải là một quốc gia cộng sản nữa, nhưng lại xuất hiện một con người có rất nhiều quyền lực là ông Vladimir Putin nắm quyền điều hành đất nước rộng lớn nhất thế giới này.

Ông Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ thủy lợi và đã từng sống ở Liên xô cũ, nhận định về vị Tổng thống đầy quyền lực của nước Nga hiện nay:

“Tôi đánh giá ông này là cái di sản của độc tài đảng trị, của chủ nghĩa Lenin. Ông ấy chưa thoát ra khỏi cái bóng độc tài của Stalin đâu. Tôi cho rằng ông Putin là một rủi ro cho nước Nga.”

Một điều trớ trêu là sự rủi ro của nước Nga mà ông Trần Nhơn nói đến lại được phát triển trong sự may mắn của đất nước này khi mà giá dầu thô lên rất cao trong những năm đầu ông Putin nắm quyền, tạo điều kiện cho Nước Nga hồi phục. Sự hồi phục này lại đi kèm với một loại chủ nghĩa dân tộc Đại Nga mà người ta thấy cường quốc quân sự này ứng xử trong những năm gần đây. Theo ông Nguyễn Minh Cần và nhà văn Thùy Linh thì trong những năm vừa qua, dù ông Putin điều hành nước Nga một cách độc đoán, ông vẫn nhận được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Nga.

Nhà văn Thùy Linh cũng tỏ ý tiếc cho nước Nga là đã không tận dụng được cuộc cách mạng dân chủ tiếp nối theo cơn lốc Đông Âu để mà phát triển nước Nga theo đường hướng dân chủ và bền vững. Cuộc phiêu lưu chính trị quân sự của nước Nga tại Ukraine đã dẫn đến cuộc cấm vận của phương Tây. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu dầu thô của nước Nga cũng đang gặp phải khó khăn khi giá dầu sụt đến 25%. Nhưng theo ông Cần thì vấn đề lớn nhất của nước Nga hiện nay là những người Nga có vốn lẫn có tài đều không muốn ở lại sống tại nước Nga.

    Tôi đánh giá ông này là cái di sản của độc tài đảng trị, của chủ nghĩa Lenin. Ông ấy chưa thoát ra khỏi cái bóng độc tài của Stalin đâu. Tôi cho rằng ông Putin là một rủi ro cho nước Nga
    Ông Trần Nhơn

Người Việt tại Nga

Với một quá khứ quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia cộng sản Liên xô và Việt nam, một cộng đồng đông đảo người Việt tại Nga đã hình thành từ những sinh viên được nhà nước Việt nam cử sang du học, và những người công nhân làm việc theo những hợp đồng hợp tác lao động. Theo ông Cần thì những người này sợ nói đến chính trị một cách nghiêm chỉnh, họ có thể bàn tán những chuyện chính trị Việt nam với nhau nhưng không có hoạt động gì cả.

Nói về sự hội nhập của người Việt vào đời sống nước Nga hiện nay nhà văn Thùy Linh nhận xét:

“Người Việt ở Nga, họ bị rơi vào một cái bi kịch là họ không thể hòa nhập vào một nền văn hóa, cuộc sống, chính trị của bản địa, đồng thời họ lại xa rời đời sống văn hóa của đất nước họ.”

Những điều nhà văn Thùy Linh nói đưa ra một hình ảnh về cộng đồng người Việt tại Nga, khác với hình ảnh những cộng đồng Việt nam ở phương Tây đang ngày càng gia nhập vào dòng chính của nước sở tại, hay ngay chính tại Ba Lan, một nước đồng minh cộng sản cũ của Liên xô, người ta đang chứng kiến những ứng viên gốc Việt nam đầu tiên xuất hiện trong mùa bầu cử năm 2014.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  6802808dbc744f97b3216ea4596dde7a
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeThu Aug 06, 2015 3:41 am


Ký ức 25 năm cuộc cách mạng nhung: Bức tường Berlin sụp đổ


Kính Hòa, phóng viên RFA

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  59d13f4f-7335-4a64-aae8-971f968d97ac
Bức tường Berlin bị phá hôm 9/11/1989.
AFP photo

Bức tường Berlin được chính quyền Cộng hòa dân chủ Đức dựng lên vào năm 1961 chia đôi thủ đô nước Đức nhằm ngăn cản những người dân nước này thoát sang phía Tây. Nó còn được người dân Đức gọi là bức tường ô nhục, và nó là biểu tượng cho sự phân cách ý thức hệ trong thời gian chiến tranh lạnh. Ngày 9/11/1989, sau 28 năm tồn tại bức tường bị dỡ bỏ.

“Có thể là giống như người vỡ tung vậy. Cho đến bây giờ mình vẫn nhớ cảm giác đó, nó vừa giống như một ngày hội mà lại không phải là một ngày hội. Cảm giác về nước Đức thống nhất nó tác động đến những người hợp tác lao động như mình. Ngoài cái nỗi mình cảm thấy giống như đất nước mình được thống nhất vậy. Ở trong nhà máy bọn mình cũng la hét, cũng hò reo, rồi những lời chúc mừng, chúc mừng các đồng nghiệp.”

    Nhìn nước Đức bị chia đôi trước khi bức tường Berlin đổ, mình là người Việt Nam thì cũng nhớ về Việt Nam trước năm 1975, lòng cũng nao nao nhớ về biên giới miền Bắc và miền Nam.
    - Kỹ sư Lâm Đăng Châu

Đó là lời chị An nói về cảm xúc của chị trong đêm 9/11/1989 khi chị và các đồng nghiệp người Đức nghe tin bức tường Berlin ngăn đôi nước Đức bị kéo đổ. Chị An là một trong hàng chục ngàn công nhân Việt Nam đến Đông Đức làm việc theo một chương trình gọi là hợp tác lao động giữa Việt Nam và các quốc gia cộng sản Đông Âu lúc đó.

Ông Lâm Đăng Châu, vào năm 1989 là một kỹ sư tại thành phố Hannover của Tây Đức, nhớ lại cảm xúc của ông khi nghe bức tường Berlin sụp đổ:

“Nhìn nước Đức bị chia đôi trước khi bức tường Berlin đổ, mình là người Việt Nam thì cũng nhớ về Việt Nam trước năm 1975, lòng cũng nao nao nhớ về biên giới miền Bắc và miền Nam. Bây giờ Đông Tây được gặp gỡ nhau, lúc đó tôi rất mừng cho người dân Đức. Nhiều khi mình thấy họ gặp gỡ nhau, họ ôm hôn nhau, chính tôi, mình mừng mà cũng ứa nước mắt.”

Những tháng trước ngày 9/11 lịch sử đó, không khí chính trị trong các thành phố Đông Đức đã trở nên căng thẳng với những cuộc biểu tình đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn. Tại thành phố Leipzig của Đông Đức cứ mỗi tối thứ hai người dân lại đi biểu tình trương lên khẩu hiệu: Chúng tôi là nhân dân. Trong ngày 9/11 chính quyền Đông Đức tuyên bố rằng công dân của họ sẽ được nhiều quyền tự do đi lại hơn. Sau khi tin này được loan truyền, hàng ngàn người dân hai phía bức tường cùng nhau hô vang kêu gọi mở cánh cửa ngăn đôi hai miền nước Đức.

Có đến hai triệu người dân ở Đông Berlin sang thăm phía Tây trong tuần lễ đó, và quá trình thống nhất nước Đức một cách hòa bình bắt đầu.

Kỹ sư Lâm Đăng Châu nhớ lại:

“Nhìn lại mình mới thấy đây là một biến cố lịch sử, không ai có thể nghĩ đến bức tường Berlin có thể đổ nhanh như vậy. 25 năm nhìn lại cuộc cách mạng ôn hòa này, nước Đức đã thống nhất không đổ máu, không có tiếng súng. Thì cái sự may mắn này thì thế giới họ cho rằng đó là một sự may mắn kỳ diệu cho nước Đức, một phép lạ.”

Nhưng để đạt được đến sự may mắn kỳ lạ đó, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức đã thực hiện một chính sách hòa hoãn, mềm mỏng với người anh em Cộng hòa dân chủ Đức để từ đó tạo nên sự thay đổi. Cuối thập niên 80 cũng xuất hiện một nhân vật chính trị lớn của thế kỷ 20 là Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev với ý chí cải tổ toàn bộ hệ thống cộng sản. Quyết định của ông không mang Hồng quân can thiệp vào các nước Đông Âu như Liên xô đã từng làm vào các năm 1956, 1968 đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất nước Đức kỳ diệu xảy ra.

Sự kiện lịch sử đó đã đánh thức cả những người Việt Nam sang nước Đức hợp tác lao động. Chị An nhớ lại:

“Mình thực ra là người không quan tâm đến chính trị, nhưng mà những ngày đó cái không khí sôi sục đó làm cho những người không quan tâm cũng phải quan tâm. Những người Đức xung quanh mình, rồi những người hợp tác lao động như bọn mình ở Đông Đức, quan tâm tới sự kiện ấy vì nó ảnh hưởng đến việc bọn mình sẽ tiếp tục sống ở Đức như thế nào.”

    Mình thực ra là người không quan tâm đến chính trị, nhưng mà những ngày đó cái không khí sôi sục đó làm cho những người không quan tâm cũng phải quan tâm.
    - Chị An

Nhiều người Việt Nam ở Đông Âu đã sang nươc Đức, vượt qua bức tường Berlin đổ vỡ và không quay về nữa.

Nước Đức đã thống nhất, tuy nhiên sau cuộc chia rẽ 28 năm, trong lòng dân tộc Đức không phải chỉ là những nụ cười hân hoan của ngày 9/11. Kỹ sư Lâm Đăng Châu, người sống ở Đức từ năm 1968, nhận xét:

“Sau khi thống nhất, 25 năm sau bức tường đổ, chúng tôi vẫn còn nhận thấy đâu đó có những mặc cảm của những người bên Đông. Có những ngộ nhận, hay những liên hệ còn giới hạn, tức là nhiều người họ nói đùa rằng vẫn còn một bức tường trong đầu của một số người bên Đông và bên Tây Đức.”

Kỹ sư Lâm Đăng Châu cũng nói là người Đức xem sự phân cách do lịch sử để lại ấy là một chuyện bình thường, và họ hy vọng rằng thế hệ trẻ của nước Đức sẽ không còn có sự khác nhau nữa.

Nước Đức 25 năm sau ngày thống nhất là một quốc gia hùng mạnh của châu Âu. Quốc gia này đang vượt qua sự suy thoái kinh tế hiện thời dưới sự dẫn dắt của một phụ nữ có gốc gác từ vùng Đông Đức cũ, bà Thủ tướng Angela Markel.





Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Images?q=tbn:ANd9GcSYYokjP90_Ydi1R0MN5fFB4oodOco0A6yotp5GUy275Ixw3GtRPw
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeFri Aug 07, 2015 12:10 am


Ký ức 25 năm: Tiệp Khắc, quê hương cách mạng nhung


Kính Hòa, phóng viên RFA

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  4489f94c-8285-48c2-8a99-1fe0f0a7a650
Prague, Tiệp Khắc ngày 22 tháng 11 năm 1989.
AFP PHOTO/LUBOMIR KOTEK

Sau khi bức tường Bá linh sụp đổ, một đất nước tươi đẹp khác ở vùng Trung Âu là Tiệp Khắc cũng tuyên bố rời bỏ chủ nghĩa cộng sản. Và đất nước này chính là quê hương của danh từ Cách mạng nhung.

Quê hương của Cách mạng nhung

“Khi đó tôi đang làm việc trong một nhà máy sản xuất ô tô tại Prague, chúng tôi đang đi học thêm tiếng Tiệp. Đầu năm 1989 chúng tôi chứng kiến những buổi tụ tập đông người ở thủ đô. Những buổi như vậy thường bị công an cảnh sát dùng xe phun nước để giải tán.”

Anh Nguyễn Cường, một thành viên của nhóm dân sự Văn Lang của người Việt tại Cộng hòa Czech nhớ lại những tháng trước khi những sự kiện làm thay đổi Tiệp Khắc bùng lên giữa cơn lốc cách mạng Đông Âu vào tháng 11/1989.

Một nhân chứng khác là anh Đoàn Hoa nghe thông tin về những cuộc biểu tình tại thủ đô khi anh đang làm việc tại một tỉnh nhỏ:

    Tôi cảm thấy là cao trào đã lên rồi, chế độ cộng sản đang sụp, nhưng thú thật là không biết nó sụp như thế nào, và cũng không ai hình dung là nó sụp nhanh như thế.
    -Anh Đoàn Hoa

“Tôi cảm thấy là cao trào đã lên rồi, chế độ cộng sản đang sụp, nhưng thú thật là không biết nó sụp như thế nào, và cũng không ai hình dung là nó sụp nhanh như thế. Mọi người chúng tôi nói với nhau ở nhà máy là chắc sẽ có đàn áp. Mà lúc đầu là có đàn áp thật. Nhưng khi lên cao rồi thì cái đàn áp nó tan đi. Và quân đội thì đứng ngoài không tham gia.”

Cao điểm mà anh Đoàn Hoa nói đến là tháng 11 cách đây 25 năm. Đỉnh điểm của nó là ngày 29/11/1989, khi mà vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản bị xóa bỏ khỏi Hiến pháp.

Nhưng trước năm 1989 lịch sử, trong xã hội Tiệp Khắc đã hình thành những nhóm đối kháng với đảng cộng sản cầm quyền mà tiêu biểu là nhóm Hiến chương 77 ra đời năm 1977. Một trong những người thành lập nó là nhà soạn kịch Vaclav Havel sau này thành Tổng thống được bầu một cách dân chủ của liên bang Tiệp Khắc sau năm 1989. Lịch sử của những tư tưởng dân chủ tại Tiệp Khắc hơn nữa đã hình thành từ rất sớm. Anh Lâm, là một sinh viên vào năm 1989 nói là một hình thức dân chủ đại nghị với quốc hội lập pháp đã hình thành từ năm 1918. Sau đó tinh thần dân chủ của đất nước này lại trải qua hai lần thử thách nữa là vào năm 1948 khi đảng cộng sản làm cuộc đảo chính dưới sự trợ giúp của quân đội chiếm đóng Liên Xô, và năm 1968 khi cuộc cách mạng Mùa xuân Prague thất bại. Chính ở Tiệp Khắc mà danh từ Cách mạng nhung được ra đời để chỉ một diễn biến cách mạng xảy ra êm thấm không đổ máu.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  42662516-ad67-46ce-83d6-a8cc9f4616d7
Prague, Tiệp Khắc ngày 04 tháng 12 năm 1989. AFP PHOTO / PASCAL GEORGE.

Nhưng ngược lại với cuộc cách mạng ở Đức đưa đến việc thống nhất Đông và Tây Đức, sau cách mạng nhung, Tiệp Khắc tách ra làm hai nước cộng hòa là Cộng hòa Czech và Cộng hòa Slovakia.

Anh Hoàng Hùng hiện sống ở Cộng Hòa Czech nhận xét:

“Ngay từ tời cộng sản đã có sự rạn nứt giữa Czech và Slovakia. Để giải quyết vấn đề đó thì sau Cách mạng nhung người ta tách ra. Theo tôi thì việc đó là hợp lý.”

Anh Đoàn Hoa, người quan tâm nhiều đến đời sống chính trị xã hội Tiệp Khắc ngay trước khi cuộc cách mạng nổ ra thì lại có ghi nhận rằng trong dư luận xã hội Czech và Slovakia hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau về việc duy trì liên bang Tiệp Khắc hay chia đôi thành hai quốc gia như hiện nay.

Người Việt và cách mạng nhung Tiệp Khắc


Vào năm 1989 có một số khá đông người Việt học tập trong các trường Đại học hay làm việc ở các nhà máy theo hợp đồng hợp tác lao động với Việt Nam. Nhưng họ được quản lý khá chặc chẽ trong các nhà máy mà họ làm việc. Anh Văn, một công nhân lúc ấy nói rằng anh chỉ cảm thấy có điều khác lạ đang diễn ra những không biết rõ nó là cái gì.

Sự tham gia của người Việt Nam hầu như không có trong cuộc cách mạng ở Tiệp Khắc. Nhưng sau đó cuộc cách mạng này có ảnh hưởng lên cộng đồng Việt Nam ở đất nước này nhờ vào sự cố gắng của một số sinh viên tham gia vào việc dịch các ấn phẩm cách mạng được các trí thức Tiệp Khắc viết ra trong phong trào Samizdat, một hình thức văn chương chính trị phản kháng phát triển mạnh từ sau cuộc cách mạng mùa xuân Prague thất bại vào năm 1968. Anh Lâm, là sinh viên vào thời điểm 1989 nói:

“Sau cách mạng nhung, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, thì người Việt cũng biết tới các tác phẩm đó. Sinh viên lập ra các tờ báo tự lập và phân phát cho anh em công nhân thời đó, dịch bài cho cộng đồng, cũng là một cái khiến sinh viên Việt Nam cảm hứng và làm theo.”

Anh Văn thì nhận xét về không khí sau cuộc cách mạng:

“Gần như là nó mở tung hết cỡ, rất là thoải mái, rất là tự do trong vấn đề ngôn luận, thông tin. Lúc ấy bọn tôi mới cảm nhận được sự tự do.”

25 năm sau

    Hiện người Việt ở đây gần như không hòa nhập vào xã hội cộng hòa Czech, đặc biệt về chính trị, trong số 50.000 người Việt ở đây chỉ có khoảng 2.000 người có quốc tịch Tiệp.
    -Anh Lâm

25 năm sau khi hai nước Czech và Slovakia không còn là cộng sản nữa, sự tham gia vào đời sống chính trị xã hội của người Việt tại đây rất hạn chế. Anh Đoàn Hoa nhận xét:

“Mặc dù đã hơn 20 năm rồi sống trong xã hội tư bản, nhưng người ta rất ít quan tâm đến đời sống chính trị mà chỉ quan tâm đến công ăn việc làm của mình là chính.”

Anh Lâm cũng đưa ra nhận xét tương tự, còn anh Hoàng Hùng thì cho rằng người Việt tại Cộng hòa Czech hiện nay không hội nhập vào xã hội của nước này.

“Hiện người Việt ở đây gần như không hòa nhập vào xã hội cộng hòa Czech, đặc biệt về chính trị, trong số 50.000 người Việt ở đây chỉ có khoảng 2.000 người có quốc tịch Tiệp.”

Kết thúc buổi trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Hùng nói rằng anh hy vọng thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở Tiệp sẽ hội nhập vào xã hội nước này, chứ không như tình hình hiện nay là chỉ quẩn quanh trong các hội đoàn bị chi phối và khống chế bởi tòa đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đây.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  30ce14c5b9245d21768e74d0db1c62ae5bcdc5be
Người dân CH Czech đốt nết tưởng niệm Vaclav Havel (1936 - 2011)

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  E570fc90263b518220042ebeb416c375cdb6b11c
Xe tăng Liên Xô trấn áp biến cố Mùa xuân Prague vào năm 1968.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  A272b7075c9b4f77a5e7aa92ac266b2b04fff1d1
Cuộc cách mạng Nhung với 18 ngày lịch sử đã giải thể chính thể cộng sản tại Tiệp Khắc

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  27b7f2f9149d4ac8b1f5ae889fc0a7bf7eda7ba1
Cố Tổng thống Havel được cả người dân và công chúng yêu nghệ thuật tôn trọng.
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitimeTue Aug 11, 2015 12:22 pm


Ký ức 25 năm cuộc cách mạng Nhung: Hungary


Kính Hòa, phóng viên RFA

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  38d212c1-6b3a-4bed-bb46-820719df3c23
Hàng chục ngàn sinh viên Tiệp Khắc biểu tình đòi đa đảng và chấm dứt chế độ Cộng sản, họ đã được sư hỗ trợ của phong trào bất đồng chính kiến từ đó dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào ngày 10 tháng 12, 1989 ở Tiệp Khắc.- AFP

Ngày 9/11 năm nay kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ. Sự kiện đó trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng Đông Âu thành công, xóa đi hệ thống cộng sản tại lục địa này. Nhân dịp này chúng tôi tìm gặp những nhân chứng của của diễn biến lớn lao bậc nhất trong xã hội loài người, để nghe câu chuyện ký ức 25 năm trước của họ. Hôm nay chúng tôi bắt đầu bằng quốc gia cộng sản đầu tiên chuyển biến trong năm 1989: nước Hungary.

Sự sụp đổ của hệ thống cộng sản

Đó là giai điệu dòng Danube xanh, con sông chảy ngang vùng Trung Âu thơ mộng, chảy ngang nước Hungary êm đềm, nơi cách đây đúng một phần tư thế kỷ đã bắt đầu những sự kiện khơi mào cho cuộc cách mạng nhung làm sụp đổ cả hệ thống cộng sản.

Mùa hè năm 1989, hàng trăm ngàn người Đông Đức sang Hungary tìm đường sang Áo và Tây Đức. Trong một hành động mang tính biểu tượng, ngày 27/6/1989 hai Ngoại trưởng Hungary và Áo dùng kềm cắt bỏ hàng rào ngăn cách hai quốc gia.

Ngày 19/8/1989 những tổ chức dân sự Hungary tổ chức một sự kiện tên là Picnic toàn Âu để nói lên nguyện vọng về một châu Âu thống nhất, hàng ngàn người Đức đang tị nạn ở Hungary đã vượt biên giới sang nước Áo.

    Những người tị nạn Đông Đức đã bỏ hết vật dụng của họ, những người đi bằng xe Traban một loại xe điển hình của Đông Đức thời đó cũng quẳng xe lại ở biên giới, quẳng đồ đạc, thậm chí nhiều người bồng bế con cái, bỏ cả giày dép, đi chân đất tiến về phía biên giới
    Anh Nguyễn Hoàng Linh

Anh Nguyễn Hoàng Linh hồi tưởng những ngày tháng lịch sử ấy, khi anh là sinh viên tại thủ đô Budapest:

“Khi cách biên giới khoảng vài cây số thì những người tị nạn Đông Đức đã bỏ hết vật dụng của họ, những người đi bằng xe Traban một loại xe điển hình của Đông Đức thời đó cũng quẳng xe lại ở biên giới, quẳng đồ đạc, thậm chí nhiều người bồng bế con cái, bỏ cả giày dép, đi chân đất tiến về phía biên giới. Phải nói rằng đó là một hình ảnh đối với anh em chúng tôi hết sức là cảm động, phải nói  là chấn động.

Cảm xúc rất là đặc biệt, tôi nghĩ là ai ở Hungary thời kỳ đó mà bỏ qua những cái đó thì bỏ qua những ấn tượng rất là lớn trong đời người.”

Những cảm xúc chấn động của các sinh viên người Việt lúc ấy còn kèm theo cả sự ngạc nhiên. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đông nam Á ở Hawaii, là sinh viên năm thứ ba tại đại học Bách khoa Budapest vào năm 1989 nhớ lại rằng vừa bước ra khỏi khủng cảnh bao cấp khốn khó của Việt nam, thì Hungary đối với anh đã là một loại thiên đường.

“Thế mà đọc báo thấy giới gọi là trí thức họ nói là tình hình rất khó khăn, chúng ta phải thay đổi rất ghê gớm. Đối với tôi đó là một cái gì rất là khó hiểu, và tôi tò mò để tìm hiểu. Thì mới hiểu rằng họ có những so sánh riêng còn người Việt nam mình nghèo quá thì như vậy đã là tốt rồi. Rõ ràng là họ có sự so sánh, họ muốn chuyển từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang tư bản, muốn có một chế độ giống như Áo, giống như Đức để sung sướng, thoãi mái tự do hơn. Bản thân mình lúc đó chỉ là sinh viên thôi thì cũng cảm thấy thích thú với chuyện đó. Mình cảm thấy một dân tộc đang là một đàn cừu, rồi được tự do, được làm những việc lớn, mình cảm thấy thích thú lắm.”

    Rõ ràng là họ có sự so sánh, họ muốn chuyển từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang tư bản, muốn có một chế độ giống như Áo, giống như Đức để sung sướng, thoãi mái tự do hơn. Bản thân mình lúc đó chỉ là sinh viên thôi thì cũng cảm thấy thích thú với chuyện đó. Mình cảm thấy một dân tộc đang là một đàn cừu, rồi được tự do
    Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm

Hiệu ứng dây chuyền

Chuyển biến chính trị ở Hungary giống như một mồi thuốc châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền lan khắp Đông Âu, làm sụp đổ cả hệ thống cộng sản xây dựng dưới bóng quân đội Liên xô từ sau năm 1945. Hơn hai tháng sau khi hàng rào biên giới Áo Hung bị gỡ bỏ, một hàng rào khác mang tính biểu trưng của bức màn sắt và xung đột chiến tranh lạnh bị xóa bỏ, đó là bức tường Berlin ngăn đôi thủ đô nước Đức bị đập tan vào ngày 9/11/1989.

Nhưng tất cả những sự kiện được lịch sử ghi lại chỉ là những dấu mốc, còn quá trình thay đổi ở Hungary đã diễn ra từ lâu, từ năm 1956 khi cuộc nổi dậy của người dân Hungary bị xe tăng Liên xô đàn áp, dẫn đến cái chết của người lãnh đạo cộng sản Hung lúc đó ủng hộ cuộc nổi dậy là ông Imre Nagy.

    25 năm sau nhìn lại sự kiện Hungary và Đông Âu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc chấn động đó không những ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về sự tự do trong tư tưởng, trong văn hóa của những người Việt sống tại Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến cả người Việt trong nước nữa

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, hiện là một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội, nói rằng chính ở Hungary, nơi mà ông học tập trước khi cuộc cách mạng 1989 nổ ra, ông đã nhận ra những lỗi không thể sửa chữa được của hệ thống cộng sản:

“Vâng chính xác như vậy. Tức là ở đó, mình có nhiều thông tin hơn do cái sự cởi mở của người ta. Và mình tiếp cận được với những người có ý kiến khác nhau, mình nghe được những chính kiến khác nhau, thì mình phát hiện ra cái hệ thống này không thể phát triển được, không thể tồn tại một cách lâu dài.”

25 năm sau ngày những người cộng sản Hungary thay đổi ý thức, cùng với những người đối lập với họ tháo bỏ bức tường ngăn cách Đông Tây, cộng đồng người Việt tại Hungary vẫn hãy còn là một cộng đồng nhỏ so với các cộng đồng người Việt hải ngoại khác. Nhưng theo anh Nguyễn Hoàng Linh hiện sống và tham gia hoạt động truyền thông của người Việt tại Budapest thì người Việt ở đây đã bắt đầu quan tâm đến đời sống chính trị của quốc gia Hungary.

25 năm sau nhìn lại sự kiện Hungary và Đông Âu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc chấn động đó không những ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về sự tự do trong tư tưởng, trong văn hóa của những người Việt sống tại Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến cả người Việt trong nước nữa.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Hole_in_flag_-_Budapest_1956
Quốc kỳ Hungary sau khi Quốc huy Hungary năm 1949 đã bị cắt bỏ. Là cờ với một lỗ trống trở thành biểu tượng của cuộc nổi dậy.

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  200px-Stalin%27s_Boots
Phần còn lại của bức tượng đồng lớn cao 25m của Iosif Vissarionovich Stalin, bị lật đổ trong sự kiện năm 1956 (hiện được trưng bày tại Szoborpark gần Budapest)

Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  220px-1956flag
Lá cờ của phong trào nổi dậy năm 1956 được treo trước Toà nhà Nghị viện Hungary, để kỷ niệm 50 năm cuộc Cách mạng (2006).
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel    Nhung - Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ký ức 25 năm Cách mạng Nhung - TT Tiệp Khắc Vaclav Havel
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Những cách đơn giản để sống lâu
» Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?
» Cách thức hoạt động của những kính thiên văn khổng lồ VLT
» Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn) Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến