Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngam Chung chẳng thuoc chuyen hoang nguyet Trung bich linh quan quốc ngắn thầy VNCH trong truyện Nguyen quang chất Saigon munro nhac quynh không Nhung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

October 2024
MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc    quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeFri Apr 13, 2012 11:04 am

Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc

Lôi Bằng



Tháng Tư Đen lại đến sau 37 năm, tôi xin trích một bài từ Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang nói về chuyến bay của Tinh Long 7 trong giây phút cuối cùng của cuộc chiến để tưởng nhớ đến các anh hùng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân.


NGƯỜI HÙNG PHI CÔNG: TRƯỞNG PHI CƠ TRANG VĂN THÀNH VÀ BẢY DŨNG SĨ KHÔNG QUÂN

Phi công, trưởng phi cơ, trung úy Trang Văn Thành sinh ngày 16/9/1947 tại Rạch Gía, tình Kiên Giang. Mồ côi cha năm lên 9 tuổi. Cha của Thành là ông Trang văn Cánh, một nhân viên làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tàu “bobo”của ông đã bị Việt cộng phục kích và tấn công. Ông Cảnh bị trọng thương rơi xuống sông, ông cố bơi vào bờ nhưng đã qua đời vì vết thương trầm trọng.

Cậu bé mồ côi cha Trang Văn Thành được mẹ gửi vào trường để theo học Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, Việt Nam. Trường luyện thép Thiếu Sinh Quân này đã trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến tranh, có tinh thần chống cộng cao độ, quyết chiến đấu và đã tử trận cùng phi hành đoàn dũng cảm AC119K của ông, trong ngày Sàigòn thất thủ 29 tháng tư năm 1975.

Trang Văn Thành gia nhập Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, ngành phi công. Ông du học Hoa Kỳ năm 1969 và trở về Việt Nam giữa năm 1970. Ông đã phục vụ cho phi hành Xích Long 413, vận tải cơ C119, loại phi cơ chuyên chở hành khách và hàng hóa với tư cách hoa tiêu phụ. Một năm sau, ông được thụ huấn hoa tiêu chánh và rổi trở thành trưởng phi cơ AC119K của phi hành đoàn Vận tải cơ Chiến đấu Tân lập Tỉnh Long 821. Sau khi phi đoàn Vận tải chuyên chở hành khách, Xích Long 413 giải tán vào cuối năm 1971.


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  TrangVanThanhHuanLuyen
Trung Úy Trang Văn Thành trong thời gian bay huấn luyện C-119 tại Hoa Kỳ


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  TrangVanThanhNhanCanhBay
Trung úy Trang Văn Thành trong ngày nhận đôi cánh bay

Trung úy Thành đã chọn vận tải cơ tác chiến cho sự nghiệp quân đội của ông. Trong khi đó Trang Văn Thành có nhiều cơ hội và khả năng để về phục vụ trên một loại vận tải cơ không chiến đấu. Lúc đó, Trang Văn Thành đã kết hôn với chị Võ Thị Hòa là cháu gái của thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh Phó Không quân, nhân vật đứng hàng thứ hai của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. “Đường chú chú đi, đường cháu cháu đi”. Thành đã không nhờ vả người chú vợ đầy quyền lực. Ông đã hiên ngang chọn lựa con đường chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, để còn có cơ hội bảo vệ đất nước và “thù cha phải trả”.

TRẬN CHIẾN CHƯA TÀN


Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lỡ đất do Cộng sản Việt Nam dội vào phi trường Tân Sơn Nhất. Khơi dậy cơn phẫn nộ của dũng sĩ Trang Văn Thành, con người không khuất phục định mệnh, không khoanh tay chờ địch đập pháo sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát “Còn nhân viên, còn phi cơ, còn súng đạn, phải còn chiến đấu”. Thành đã phân tích, so sánh và quyết định: Chết vì bị đạn pháo kích của địch ở phi trường hoặc chết vì đạn phòng không của giặc trên không trung cùng ý nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ý nghĩa của một quân nhân gan dạ có tránh nhiêm bảo vệ quê hương, vì dân, vì nước, vì sự an nguy của ngừoi thân, bằng hữu và bá tánh.

“Thù cha phải trả”giấc mơ bao năm trời, ông đã thức trắng thâu đêm bay trên toàn cõi quê hương, trên không phận đường mòn Hồ Chí Minh, để săn đuổi và diệt địch. Giờ đây, giặc đã tìm đến nhà. Tại sao lại phải cúi đầu rút cổ chờ chết trong bốn bức tường phi đoàn nhục nhã này? Trang Văn Thành đã quyết định phải bay lên không, chiến đấu và diệt địch trước khi ông gục ngã vì kẻ thù.

Trang Văn Thành mạnh dạn đứng lên, dõng dạc kêu gọi đồng đội, tự điều động phi hành đoàn dự bị của ông để bay lên không quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tê liệt và đang trên đà tan rã.

Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại phi đoàn Tỉnh Long 821, AC119K. Người ta đã nhìn ông trong sự ngạc nhiên, thương hại với ý nghĩ thầm lặng “Thằng điên”. Khi cuộc chiến VN đã hoàn toàn kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang tìm đường bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước Việt Nam, để tránh một cuộc trả thù và tàn sát của Việt cộng.
Trong ý chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn chưa tàn và cuộc chơi chiến tranh chỉ mới bắt đầu. Ý nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất. Cuồn cuộn dâng lên theo những tiếng nổ xé nát không gian của kẻ thù.

Sự im lặng của mọi người vỡ tan. Trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người kỹ sư phi hành dũng cảm, tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm thi hành phi vụ để bảo vệ thủ đô. Là một nhân viên phụ tá ngành Kỹ sư Phi hành, nghề nghiệp vững, nhiều tâm huyết phục vụ cho đất nước, đã năm năm chia xẻ những ngọt bùi và gian nguy cùng viên phi công Trang Văn Thành. Há, không sờn gian nguy! Tuy Quốc Tuấn không nằm trong danh sách phi hành đoàn dự bị của Trung úy Thành. Đồng ý nghĩ cứu nước, đáp lời kêu gọi của Thành, Tuấn bước ra khỏi đám đông, trước sự ngơ ngác của mọi người, Quốc Tuấn đã có hàng trăm phi vụ bay đêm với Trung úy Thành, người mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ, quý mến trong tình đồng đội, do tư cách của Trang Văn Thành đã đối xử tốt đẹp với anh em. Người làm việc rất “hợp rơ” với Tuấn.

Tiếng xì xào vang lên trong phi đoàn. Lần lượt sĩ quan phi công Trung úy Trần Văn Hiền, Sĩ quan Điều hành viên, Sĩ quan Hồng ngoại tuyến, một Hạ sĩ quan Hỏa châu, Trung sĩ Chín và Hạ sĩ quan Vũ khí Phi hành dũng cảm khác, lặng lẽ đứng lên tỉến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông. Họ cùng hỗ trợ Trang Văn Thành đứng lên diệt giặc, sống và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Họ đã thành lập một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và gan dạ. Một phi hành đoàn thực sự có tinh thần chiến đấu duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã chiến đấu thế cô, không có phi cơ đồng đội phụ trợ, không cần phi vụ lệnh, không được lệnh của cấp trên, từ Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc phòng hay lệnh của Tổng Thống VNCH. Tất cả đều đã rã ngũ và đã bôn tẩu. Họ đã thi hành công tác theo mệnh lệnh lương tâm của một quân nhân có trách nhiệm.

Gương mặt đầy phẫn nộ cho vận nước đảo điên của trung úy Trang Văn Thành thể hiện lần cuối cùng tại cửa phi đoàn Tỉnh Long 821, trước khi họ lên đường chiến đấu và diệt địch, Thành buồn bã tuyên bố lời cuối cùng với viên sĩ quan này gạn hỏi ý kiến:

- Trung úy có cần tôi ghi tên phi hành đoàn của trung úy vào sổ trực hành quân và báo cáo lên Không đoàn không Trung úy?

- Ứ! Vô ích. Sổ trực hành quân phi đoàn tôi đã xé rồi, cơ quan đầu não còn nữa đâu mà báo cáo cho mất công chứ. Giờ đây, chúng tôi tự nguyện chiến đấu cho đất nước vì trách nhiệm của một quân nhân, mà không cần đến lệnh của cấp trên. Không làm phiền thiếu úy đâu. Chúng tôi phải gấp rút lên đường thôi!

NHỮNG GIỜ TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG

Chiếc phi cơ AC119K của trung úy Trang Văn Thành gầm thét náo động phi trường Tân Sơn Nhất. Mang một chút sinh lực phấn khởi đến cho những tâm hồn đang bấn loạn với thể xác đã rã rời vì trận mưa pháo kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vừa qua và còn đang tiếp diễn ác liệt. Sức nổ và sự tàn phá khủng khiếp, chẳng những nó hủy hoại vật chất, cả tinh thần và hồn phách của những chiến sĩ Không quân đang hiện diện trong lòng trận chiến cũng tan biến.


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Ac-11910

Hòa lẫn tiếng động cơ là những loạt đạn pháo kích dữ dội của Cộng sản rơi vào sân bay Tân Sơn Nhất. Một bầu không khí hãi hùng của chiến tranh, Cộng sản Bắc việt đã có công triệt hạ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cho mục tiêu chiến thắng cuối cùng để đoạt lấy chính quyền từ tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Hầu áp đặt một chế độ độc tài gian tham tại Miền Nam VN.

Phi cơ của trung úy Thành rời khỏi phi đạo, rẽ mũi bay về bên trái, hướng tây của Thủ đô Sàigòn. Tránh né đạn phòng không dầy đặc ở phía đông bắc phi trường Tân Sơn Nhất. Ông nhanh nhẹn cho phi cơ bay lên cao độ, làm các vòng chờ ở phía tây Thủ đô yên tĩnh, hầu quan sát tình hình chiến sự. Vừa mới bay lên không ông cần nhiều thời gian để quan sát, theo dõi và chọn lựa các mục tiêu trước khi ra tay sát thủ.

Sau khi phi cơ cất cánh, trong hai tiếng đồng hồ vắng bặt âm thanh của máy bay, người ta cứ ngỡ đó là chiếc vận tải cơ chiến đấu AC119K hèn nhát, đã cất cánh bay đi và đã di tản khỏi nước Việt Nam.

Mất gần hai tiếng đồng hồ bay lượn trên bầu trời Đồng Tháp Mười ven đô, phía tây của thành phố Sàigòn chờ trời sáng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng các mục tiêu. Rồi con “Hắc đại bàng dũng mãnh” lại gầm thét ồn ào, lù lù xuất hiện trở lại trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất.

Bấy giờ, đã 7 giờ hơn. Mặt trời đang lên, thành phố Saigòn đang bừng sáng ở phía đông. Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị san bằng, mịt mù khói lửa. Vài đám khói trắng để lộ các mục tiêu dàn đại pháo của địch đang rót vào phi trường. Tọa độ phát hiện tại những cánh rừng thưa gần xóm Mới, hướng Bắc của quận Gò Vấp ven đô.

Có lẽ Hà Nội đã rút tỉa kinh nghiệm sự thất bại nặng nề trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Hàng trăm xác Việt cộng phơi thây trên quốc lộ 1, do hỏa lực của vận tải cơ chiến đấu AC47, phi đoàn Hỏa Long đã bắn hạ, khi họ tấn công vào Sàigòn bằng hướng tây bắc, đồng ruộng bằng phẳng, trống trải, ít dân cư, phi cơ dễ dàng tác xạ, rải đạn lên chúng. Lần này, chúng tiến chiếm Sàigòn bằng hướng đông bắc, gần rừng thưa, để trà trộn vào những khu đông dân cư, tránh né những cuộc không tập với hỏa lực hùng hậu của Không quân VNCH.

SAI MỘT VÁN CỜ


Khi chiến cuộc VN bắt đầu mở rộng, Quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào phục vụ ở VN. Họ đã bị tổn thất nặng nề qua hai chiến thuật “Du kích chiến”, bắn sẻ rồi lẫn trốn an toàn, và Việt cộng đã dùng chiến thuật thứ hai “Tấn công biển người”, càn quét địch quân hiệu quả và nhanh chóng. Gây nhiều tổn hại nhân mạng đối phương.

Để chống lại Chiến thuật Tấn công biển người vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất cho Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đã phải nghiên cứu và sáng tạo ra các loại Vận tải cơ Chiến đấu. Họ đã dùng phương pháp rải đạn trên một vùng rộng lớn, dài hàng cây số, bằng những loại vũ khí liên thanh, tác xạ bằng điện, mỗi khẩu bắn cùng một lúc bởi 6 nòng súng xoay tròn trên 6.000 viên đạn cho một phút. Khoảng cách của mỗi viên đạn đến mục tiêu đều đặn trên mặt đất độ ba tấc

Thoạt đầu, Quân đội Hoa Kỳ thí nghiệm bằng vận tải cơ có trọng tải nhẹ, đó là vận tải cơ chiến đấu AC47. Phương pháp rải đạn này đã đem đến nhiều kết quả lớn lao. Hoàn toàn bẻ gãy chiến thuật tấn công biển người vô nhân đạo của Cộng sản Việt Nam. Lùa dân sự (dân công) càn quét quân đội địch, trước khi lực lượng vũ trang chính quy của họ nhập cuộc, tiến vào mục tiêu và tịch thu chiến lợi phẩm.

Phát triển lớn hơn nữa, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu cải tổ các lọai vận tải cơ có trọng tải lớn hơn, đó là AC119G. Rồi dẫn đến, các loại vận tải cơ chiến đấu trang bị các dàn súng đại bác bắn liên thanh 20 ly, AC119K và AC130. Loại vận tải cơ chiến đấu AC130 tối tân nhất của Mỹ chỉ được sử dụng bởi không lực Hoa Kỳ hoạt động ở VN.

Cuộc chiến tranh VN mỗi ngày càng bộc phát và leo thang dữ dội. Sự tổn thất nặng nề của Việt Cộng do những phi cơ vận tải chiến đấu, trang bị vũ khí liên thanh chống biển người hữu hiệu do Hoa Kỳ chế tạo, Cộng sản Bắc việt đã phải cầu cạnh với Cộng sản Quốc tế Liên Sô tăng viện nhiều loại vũ khí tối tân hơn, nhằm chống lại các loại phi cơ lợi hại của Hoa kỳ. Cuối thập niên 60, cuộc chiến tranh VN đổi hướng. Phe Cộng sản cho xuất hiện nhiều loại hỏa tiễn phòng không tự động SAM và các loại hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7. Những loại hỏa tiễn mới này đã gây khốn đốn cho cả Không lực Hoa kỳ lẫn Không quân Việt Nam Cộng Hòa.

Suốt giai đoạn Chiến tranh VN, để vô hiệu quả Không quân Việt Nam Cộng Hòa; Việt cộng đã luôn sử dụng hai chiến thuật: Điệu hổ ly sơn hoặc điệu hổ nhập hầm ( bẫy), hầu bảo toàn lực lượng trước sức mạnh của Không quân đối phương. Khi họ dùng một lực lượng chính quy đông đảo để tấn công, càn quét địch và để tránh khỏi một cuộc tàn sát do phi cơ đối phương gây ra.

Chiến thuật Điệu hổ ly sơn là một phương pháp chiêu dụ phi cơ đánh sai lạc mục tiêu. Chúng phải dùng đến những toán cảm tử cực nhỏ, chỉ 2 hoặc tối đa là 3 người. Họ sử dụng phòng không và vũ khí bắn ra toàn là đạn lửa chiếu sáng. Các nhóm cảm tử này được đặt ở những vị trí có địa thế bị phi cơ nghi ngờ, nhiều đồi và rừng, họ bố trí rất cẩn thận với hầm trú ẩn sâu và an toàn, gắn những mục tiêu họ đã dự định sẽ tấn công.

Toán quân “nhử địch” này có nhiệm vụ bắn máy bay bằng đạn lửa, để chiêu dụ phi cơ, các phi công lầm tưởng những nơi bắn máy bay đó là những lực lượng chính của Việt cộng. Phi cơ sẽ mất nhiều thời giờ đến tác xạ và thả bom các tọa độ giả tạo do họ dàn dựng, mà phi công quên đi mục tiêu chính là đồn bót hoặc căn cứ đang bị Việt cộng tấn công.

Trong khi đó, lực lượng chính quy tấn công đồn bót, căn cứ địch, lại xuất phát từ những địa điểm trống trải, yên tĩnh như đồng ruộng, ít bị phi cơ nghi ngờ là con đường chuyển quân. Chúng sẽ tấn công chớp nhoáng và nhanh nhẹn rút lui theo các lộ trình an toàn đó.

Chiến thuật “Điệu hổ ly sơn” này của Việt cộng đôi khi cũng bị tổ trác, khi họ gặp phải những phi công trực thăng vũ trang hoặc hoa tiêu vận tải chiến đấu đã sinh sống ở miền quê Việt Nam, biết rõ chiến thuật lừa phỉnh này, Họ luôn đi tìm những mục tiêu chuyển quân âm thầm, yên tĩnh, khu vực ít bị nghi ngờ. Đột nhiên rải đạn đánh phá, đã đem đến những kết quả mỹ mãn, nhiều xác Cộng quân phơi thây bất ngờ, không còn cơ hội mang xác ra đi.

Trung úy Trang Văn Thành đã rơi vào cái bẫy của Cộng sản Bắc việt, ông đã bị trúng kế “Điệu hổ nhập hần (bẫy)”. Khi nãy quan sát trên không phận ở phía tây Thủ đô Sàigòn. Trung úy Thành chỉ khám phá và ghi nhận được những dàn trọng pháo và hỏa tiễn của Việt Cộng đang bắn vào Thủ đô. Chúng đã được đặt rải rác từ những cánh rừng thưa ở mạn Bắc của Xóm Mới, thuộc Quận Gò Vấp. Cho nên ông đã bất cẩn khi chọn lựa và bay ngang quận Gò Vấp để đánh lên mạn Bắc.

Cộng sản Bắc việt đã âm thầm mai phục phi cơ. Lén lút đưa những dàn phòng không và hỏa tiển tầm nhiệt vào bên trong quận Gò vấp. Một xóm nghèo nàn đông dân cư, thuộc ngoại ô hướng Bắc thủ đô Sàigòn. Một chốt chặn đường phi cơ hạ hoặc cất cánh tại đầu phi đạo Tân Sơn Nhất.

Cộng sản Việt Nam đã tiên đoán trước Không quân Việt Nam Cộng Hòa sẽ phải xuất phát và tấn công vào họ từ những vùng an toàn nhất. Việc âm thầm di chuyển những dàn phóng không và hỏa tiễn vào quận Gò Vấp là nhất sách với hai cái lợi của sự bất ngờ: Dù phi cơ có phát giác ra họ, phi công cũng không dễ dàng tác xạ vào nhà dân, gây tổn thương lớn đến sinh mạng người dân. Thứ hai là những dàn phòng không được đặt ở đầu phi đạo sẽ có thể bất ngờ bắn hạ, ngăn chận những phi cơ cất cánh để tấn công vào lực lượng quân sự của họ. Hoặc có thể bắn hạ các phi cơ di tản ra khỏi nước VN. Trung úy Thành đã bị trúng kế “điệu hổ nhập hầm”.

Giờ hành động đã điểm. Trước khi cho phi cơ bay vào mục tiêu, chuẩn bị trận đánh không địa của chiến đấu cơ AC119K. Trung úy Thành đã hội ý cùng phi hành đoàn lần cuối truớc khi ông quyết định đưa vào trận chiến.

- Các anh em có ý kiến gì? Chúng ta có nên tiến vào mục tiêu diệt địch bây giờ hay không?

Tất cả những gương mặt đều tự tin trong im lặng. Tất nhiên họ đã hiện diện trên phi cơ là họ chấp nhận một cuộc tử chiến, quần thảo với địch, cứu nguy thành phố Sàigòn đang trong cơn sốt sụp đổ, sắp rơi vào tay địch. Chính vợ con và thân nhân của họ cũng sẽ gánh chịu hậu quả của sự trả thù thê thảm sau một cuộc bại trận, do phe Cộng sản nham hiểm sẽ chiến thắng. Không còn chọn lựa nào khác, nếu phải hy sinh. Một giọng phát ra từ máy liên thoại phi hành đoàn:

- Quyết định thi hành phi vụ này là chúng tôi đã chấp nhận sự hy sinh. Tùy theo quyết định của Trung úy.

Trung úy Trang Văn Thành lái chiếc phi cơ bay bọc từ phái nam thủ đô Sàigòn vòng lên hướng bắc để đánh vòng bay đầu tiên vào các mục tiêu đã được phi hành đoàn ghi nhận. Một tràng liên thanh ầm ỹ, nòng súng minigun xoay tròn, khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các nòng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa trãi rộng gần một cây số, nằm trong tầm tác xạ của loại vũ khí độc hại này, địch sẽ không còn cơ hội sống.

Tiếp nối các vòng bay tấn công và diệt địch thứ hai rồi thứ ba. Tiếp tục cuộc chiến đấu đầy dũng cảm, cam go để bảo vệ thủ đô. Mỗi một vòng bay trút hàng ngàn quả đạn đại bác 20 ly xuống đầu địch nơi ven đô. Ba vòng bay tác xạ đầu tiên của phi cơ vào các tọa độ đặt dàn trọng pháo và hỏa tiễn của địch. Việt cộng đã phải im bặt trong hơn nữa tiếng đồng hồ, kể từ khi con diều hâu xuất hiện và gầm thét ồn ào trên bầu trời Sàigòn. Chiến sĩ không quân đang hiện diện trong phi truờng Tân Sơn Nhất tìm được một ít phấn khởi, ngoi ra khỏi hầm trú ẩn ngộp ngạt, tìm những giây phút thoải mái. Hàng triệu đôi mắt hướng về chiếc phi cơ cứu tinh đang bay lượn ở hướng đông, sắp sửa nhả đạn, tác xạ vòng bay thứ tự xuống đầu địch.

Phi hành đoàn đã chiến đấu không mỏi mệt, không đầu hàng, không bỏ chạy. Mỗi lúc chiếc phi cơ AC119K lại tiến sâu vào trận địa dày đặc phòng không, trọng pháo của địch quân đang cố xâu xé Thủ đô Sàigòn.

60 GIÂY ĐỐI DIỆN TỬ THẦN

Trung úy Thành đã hạ phi cơ xuống thấp hơn các vòng bay trước, để đánh địch quân và điều chỉnh. Ông hy vọng cao độ 2.000 bộ, với tầm tác xạ và hiệu quả hơn. Nhưng cao độ này khá nguy hiểm cho một loại vận tải cơ bay chậm chạp, nó nằm trong tầm bắn trả của phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch. Trung úy Thành dự định sẽ rải 2 thùng đạn đại bác liên thanh 20 ly để phá hủy và dập tắt các nòng súng thuộc dàn đại pháo của Việt Cộng, Những tọa độ ông vừa mới phát hiện được trong vòng bay đã qua.

Phi cơ của Trang Văn Thành chưa kịp tiến gần mục tiêu của địch. Nó đã bay và lọt vào ổ phòng không bí mật phía đông phi trường. Địch đã im lặng, giữ bí mật đặt dàn phòng không này trong quận Gò Vấp, một khu phố nghèo nàn phía đông, bên ngoài vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.

Tám nhân viên phi hành đoàn AC119K hiện diện trên phi cơ cùng một cảm nhận những tiếng nổ rung chuyển không gian, xung quanh chiếc phi cơ của họ. Dàn phòng không của địch đã đồng loạt nả đạn lên không, tấn công chiếc AC119K nổ rợp trời như pháo bông nổ giữa ban ngày. Đợt tấn công đầu tiên gồm bốn quả phòng không đã không gây thiệt hại nào cho phi cơ.
Mấy giây tử thần ngắn ngủi trôi qua. Phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng trực tiếp đến phi cơ. Toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ đã kinh hoàng nhìn thấy lửa đỏ lẫn miếng đạn phòng không phóng ra, kèm tiếng nổ ấm và bịt kín từ trong lòng động cơ bên trái.

Không còn nghi ngờ gì nữa! Họ đã biết chắc chắn chiếc phi cơ đã bị trúng đạn phòng không SA7 của Việt Cộng.


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Phivuc10

Viên phi công Trưởng phi cơ dũng cảm, 28 tuổi. Trung úy Trang Văn Thành không hề nao núng. Ông rất tin tưởng vào tài nghệ lái máy bay của ông, với hơn 2.000 giờ bay, ông đã trải qua không biết bao nhiêu lần phi cơ bị hư hỏng phải đáp khẩn cấp an tòan. Một trách nhiệm đặt trên vai người Trưởng phi cơ, phải làm mọi cách để đoàn viên phi hành của ông được toàn mạng. Tám sinh mạng trên phi cơ hiện đang nằm trong bàn tay tài nghệ của viên phi công trưởng phi cơ.

Trung úy Trang Văn Thành bình tĩnh, một bản tánh chung của những người phi hành, họ đã được trui luyện lòng can đảm, ngay từ những giờ bay đầu tiên, đó là sự bình tĩnh, hành động chính xác và phải làm mọi cách để được đáp bình an và toàn mạng.

Thành dõng dạc trên máy điện thoại của phi hành đoàn. Ông công bố tình trạng phi cơ đang nguy ngập với lệnh đáp khẩn cấp.

- Phi hành đoàn, chú ý! Đây, Trưởng phi cơ! Phi cơ chúng ta đã bị trúng đạn phòng không. Tất cả nhân viên phi hành đoàn hãy bình tĩnh, ngồi vào ghế, buộc giây an toàn. Tôi đang làm thủ tục đáp khẩn cấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

Vừa ra lệnh,Trung úy Thành vội vã hạ mũi và nghiêng phi cơ về bên trái, theo hướng phi đạo Tân Sơn Nhất, đang nằm ở hướng 3 giờ của chiến phi cơ. Trong ý nghĩ của Trung úy Thành đã có sẵn một quyết định rõ rệt. Ông bình tĩnh dặn dò các nhân viên trong phòng lái.

- Bằng mọi giá chúng ta phải mang phi cơ ra khỏi vùng đông đúc dân cư của Quận Gò Vấp. Nếu phi cơ của chúng ta không lết kịp đến phi đạo. Tôi sẽ quyết định cho phi cơ làm crash ngay tại các cánh đồng vắng xung quanh phi trường.

“THƯỢNG ĐẾ” CƯỚP LẤY TAY LÁI PHI CƠ

“Thượng đế” đã cướp lấy cần lái phi cơ từ tay người phi công Việt Nam Cộng Hòa tài ba và dũng cảm Trang Văn Thành. Phi cơ vừa nghiêng bên trái, gia tăng sức ép của không khí đè nặng lên vết thương vốn đã trầm trọng nơi động cơ trái vừa bị phòng không SA7 xé nát, những mối giáp của 3 phần cánh: cánh trong, động cơ và cánh ngoài của phi cơ đã bị rạn nứt khi đạn nổ, không còn chịu nổi sức ép của không khí.

Cánh ngoài, bên trái của phi cơ đột nhiên gãy xếp lên không, lôi động cơ trái gãy đổ theo, rồi rã ra. Nó giựt mạnh những đường dây cáp điều khiển cánh lái nghiêng của phi cơ, làm đứt lìa, khiến cần lái phi cơ vuột khỏi tầm tay của viên phi công, rồi đập mạnh về phía trước bảng phi cụ.

Trung úy Trang Văn Thành kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ không còn trong tầm tay điều khiển an toàn của ông nữa. Đồng lúc, 2 chiếc bàn đạp điều khiển cánh lái đuôi phương hướng cũng đập mạnh về trước, khi những dây cáp điều khiển nối liền từ cánh lái đuôi đến bàn đạp cũng bị giựt đứt lìa và rời khỏi phi cơ.

Phi hành đoàn bàng hoàng cảm nhận cái chết cận kề. Người này loạng choạng chụp lấy dù cá nhân, người kia tháo gỡ dây an toàn, người nọ mò mẫm đến cửa thoát hiểm. Đôi tay Trung úy Trang Văn Thành nhanh nhẹn chụp lấy lại cần lái, cố gắng điều khiển, đồng lúc chân ông chòi đạp trên cần điều khiển cánh lái phi cơ đều lỏng toát, không có một tác động nhẹ, khi toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển ba bộ cánh lái phi cơ đều đứt gọn. Trang Văn Thành rùng mình, toát mồ hôi lạnh, gào thét thất thanh trên máy liên lạc phi hành đoàn, Ông kinh hoàng, thúc giục đồng đội thoát thân.

- Tất cả nhảy dù ra khỏi phi cơ, mau lên, mau lên, mau lên…

Thân phi cơ bắt đầu nghiêng đổ hẳn về một bên. Các đồng hồ ngưng hoạt động, tốc độ phi cơ đứng hẳn giữa bầu trời và chuyển đổi sang trạng thái rơi tự do. Hệ thống điện bị cắt đứt. Tất cả bắt đầu im lặng theo sự rơi chao đảo trong 40 giây mặc niệm cuối cùng của sự chết!

Các động cơ đã hỏng vì sự rối loạn, tan rã của phi cơ. Tất cả kim đồng hồ dàn phi cụ, đồng loạt rớt xuống số 0. Cánh trái, thân nối liền đuôi phi cơ đã gãy đổ và rời khỏi phi cơ đang bay lơ lững trên không. Hệ thống điều khiển tê liệt. Phi hành đoàn kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ của họ không còn là một chiếc máy bay thăng bằng, bay bổng trên không trung nữa. Đó là một khối sắt vô dụng đang rơi vùn vụt trên bầu trời Sàigòn.

Trung úy Trang Văn Thành tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng định mệnh. Tám người phi hành đoàn cùng cảm nhận trong hãi hùng với cái chết cận kề trong sức rơi của vùn vụt của phi cơ xuống mặt đất, trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất của buổi sớm, ngày 29 tháng tư năm 1975. Cơ hội thoát hiểm của phi hành đoàn gần như chấm dứt khi họ đang ở vào trạng thái rơi tự do của hai vật thể riêng biệt: trọng lượng con người tách rời trọng lượng phi cơ, con người không còn là điểm tựa trên mặt phẳng của chiếc máy bay. Bàn tay của viên kỹ sư phi hành đã mấy lần đụng chạm đến cần khóa cửa thoát hiểm bên cạnh chiếc ghế ngồi của ông, được đặt dưới sàn trong lòng phòng lái phi cơ, bao lần nó đã vuột khỏi tầm tay vì sức rơi chao đảo, nghiêng ngã và lơ lửng trong lòng phi cơ.

Chiếc phi cơ nghiêng đổ hẳn về một phía, Những đôi mắt kinh hoàng của họ trừng trừng khiếp đảm nhìn xuống lòng đất cứng rắn hãi hùng, phút chốc nữa đây phi cơ của họ sẽ phải va chạm nổ vỡ tung. Những quả tim, bấn lọan hồi hộp theo cảm nhận của sự chết trong 40 giây ngắn ngủi còn sót lại qua sức rơi chao đảo của phi cơ từ 2.000 bộ xuống mặt đất.


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Ac119_10


Tử thần đang chào đón họ trong 40 giây của sự sống cuối cùng, 40 giây để thở, tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, 40 giây của tâm hồn rối loạn, để cảm nhận sự chết của một con người, truớc khi tất cả đều dập tắt theo tiếng nổ kinh hoàng, sự va chạm của phi cơ vào lòng đất.

Mười giây sau cùng, Trung úy Thành đã nhắm nghiền đôi mắt đầy lệ thương xót cho người vợ trẻ và hai con dại vẫn hiện hữu trên thế gian. Họ đang lo lắng và chờ đợi một “cuộc di tản không bao giờ có” của chàng đã hứa. Viên kỹ sư phi hành ngồi ở chiếc ghế phía sau, trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người đã dũng cảm tình nguyện, chấp nhận chuyến bay trên phi vụ sinh tử cuối cùng của Trung úy Thành, ông đã cùng chung hoàn cảnh một vợ và hai con thơ đang mòn mỏi trông đợi cha về.

Tâm hồn phi hành đoàn chìm vào bóng tối theo tiếng nổ long trời, hồn biến, xác tan, để đi vào cõi an lạc, chấm dứt một đời người kiêu dũng trên không trung. Để rồi tên tuổi các anh vẫn sống mãi trong lòng người và lịch sử của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, với ý chí sắt đá “hiến thân cứu nước”và quyết tâm “vì dân diệt bạo”.

CHỐNG CHỎI TỬ THẦN

Kể từ khi xuất hiện loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt độc hại trên địa cầu, do khối Cộng sản Quốc tế yêu chuộng, chủ chiến, chuyên gây rối trên thế giới, xúi giục và yểm trợ những chính trị gia độc tài quốc tế, tham vọng gây chiến tranh để cướp giựt lãnh đạo, gạt bỏ những sự lựa chọn người tài ba ra điều hành đất nước của nguời dân, áp đặt những chế độ độc tài lên họ, đánh hỏa mù để hưởng tư lợi cá nhân. Chúng đã sáng tạo ra những loại chiến cụ mới gây khiếp đảm cho khối tự vệ, yêu chuộng tự do, công bằng và dân chủ. Trong đó có Miền Nam Việt Nam. Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề với hàng lọat phi cơ bị bắn hạ bằng loại vũ khí tầm nhiệt SA7 lợi hại này.

Trong chiến tranh, không ai có thể lo lắng hơn những nhân viên phi hành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Những người phải đối diện trực tiếp với loại vũ khí ghê gớm SA7 này. Mỗi nhân viên phi hành của Không quân đều đã phải suy tính, tự học và luyện tập để chuẩn bị cho chính mình một con đường thoát hiểm nhanh nhẹn nhất truớc những đe dọa của loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp, nhanh chóng và chính xác như loại hỏa tiễn tầm nhiệt của khối Cộng sản.

Phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành cùng tâm trạng lo âu và đã tiên liệu truớc những sự nguy hiểm của loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên các phi vụ của chiến trường Miền Nam Việt Nam.

Ngay khi phi hành đoàn của họ đã cảm nhận phi cơ của họ đã bị trúng đạn phòng không. Tám nhân viên phi hành hiện diện trên phi cơ đều cùng có một cảm nghĩ và hành động tìm kiếm cá nhân, hay họ phải chú tâm đặc biệt đến những cánh cửa thoát hiểm gần họ nhất, ngỏ hầu nhanh chóng thực hiện một cuộc thoát hiểm cấp tốc khỏi phi cơ truớc khi nó không còn điều khiển được nữa. Trung úy Trang Văn Thành đã không tiên đoán trước được phi cơ của ông sẽ gãy cánh trong 10 giây sau tiếng nổ. Nhân tính dũng cảm và quyết tâm cố mang phi cơ ra khỏi khu phố Gò Vấp đông đảo, sự an toàn cho sinh mạng người dân. Ông đã kêu gọi đồng đội bình tĩnh, ở lại phi cơ. Bày nhân viên phi hành đã tuân lệnh, sáu người đã không thoát hiểm được khỏi phi cơ và chết tan xác theo chiếc máy bay định mệnh.

Tại phòng hàng hóa của phi cơ nơi trang bị 4 khẩu súng minigun 6 nòng và 2 khẩu đại bác liên thanh 20 ly, cùng hàng tấn đạn dược và hỏa châu. Phòng làm việc của các chuyên viên vũ khí phi hành.

Nhân viên phi hành chống chỏi tử thần dữ dội nhất để thoát khỏi bàn tay của thần chết, đó là trung sĩ Chín, nhân viên vũ khí phi hành. Ông đang bám chặt ở cánh cửa hành khách bên phải của chiếc phi cơ, kể từ khi chiếc máy bay của họ bị trúng đạn phòng không.

Trung sĩ Chín vẫn còn đủ bình tĩnh, bám chặt khung cửa, vật lộn với thời gian, chiến đấu với tử thần. Trung sĩ Chín vất vả, quần thảo để tháo gỡ chiếc chốt pin khóa chặt dàn phóng trái sáng vào chân, chúng án ngữ kín mít ở cửa phòng hành khách, ông không thể nào rướn người ra khỏi phi cơ.

Đã mất 10 giây trong sức rơi vùn vụt, cực nhanh của phi cơ. Trung sĩ Chín may mắn giật được chốt pin khóa dàn phóng trái sáng, nó rời khỏi chân dàn phóng rơi xuống mặt sàn phi cơ, để lộ một khoảng trống của khung cửa bao la. Đúng lúc chiếc phi cơ nghiêng đổ về bên phải, Trung sĩ Chín dùng hết sức bình sinh dồn lên đôi chân cứu rỗi, nhanh như cắt, ông búng mạnh đôi chân vào thành phi cơ, để truợt chân người rơi ra khỏi đống thép vô dụng đang lao vùn vụt xuống mặt đất.

Trung sĩ Chín rời phi cơ khi chiếc máy bay của ông đang rơi và cách mặt đất độ 600 bộ, chừng 200 mét. Trong 10 giây ngắn ngủi sau cùng còn sót lại cho sự sống. Chín đã lảo đảo trong không khí, đôi tay vẫn chới với, quờ quang tìm kiếm khóa giật để bung dù, chiếc dù đeo lủng lẵng chỉ một bên của thân người gây nhiều khó khăn.

Chiếc dù vừa bọc gió đúng lúc trung sĩ Chín cũng vừa rơi xuống mặt đất. Ông đã thoát nạn, nhưng đã bị chấn thương nhẹ nơi cột xương sống.

Đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, quả cầu lửa rựng lên, sức nóng bức của bom đạn hòa lẫn xăng cháy dữ dội, hắt vào người trong khoảng cách gần 100 thước, nơi Chín đã vừa rơi xuống từ phi cơ hư hỏng, vô phương cứu chữa.

Tuần lễ sau, trung sĩ Chín đã tìm đến nhà anh trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành. Lúc đó chị Võ Thị Hòa là vợ anh Thành đã đi vắng. Chín đã kể lại những chi tiết trên chuyến bay cuối cùng của Không quân Việt Nam Cộng Hòa với chị Bùi Võ Thanh, chị ruột của chị Hòa. Trung úy Thành và 6 đồng đội khác đã không thoát khỏi phi cơ và đã tử trận theo con tàu AC119K, lúc 8 giờ sáng ngày 29/4/1975 tại Tân Sơn Nhất.

Trung sĩ Chín xác nhận trung úy Thành đã đền nợ nước, chết theo phi cơ. Một hung tin mà gia đình chị Hòa đã biết mấy hôm trước do các nguồn tin từ những người bạn thân cùng đơn vị của anh Thành đã lén báo tin và xác nhận về cái chết anh dũng của anh Thành.

Trang Văn Thành đã tự điều động một phi hành đoàn còn đầy đủ tinh thần chiến đấu và tự nguyện hiến thân cho đất nước. Một phi hành đoàn duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và của Quân đội Miền nam Việt Nam. Họ đã làm nên trang chiến sử oanh liệt cuối cùng trong giây phút kết thúc chiến tranh Việt Nam, và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa này đã tan rã và “bại trận”.

KINH NGHIỆM HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA7

Nhiều nguồn tin, suy đoán không chính xác và họ cho rằng nhân viên phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành đã chết trên phi cơ, ngay sau khi đạn phòng không SA7 nổ tại động cơ. Họ đã chết trước khi phi cơ gãy cánh và rơi xuống đất. Điều này đúng hay sai?

Qua kinh nghiệm nhiều chiếc phi cơ của Không quân Việt Nam Cộng Hòa bị phòng không hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi, sự suy đoán này không chính xác.
Thứ nhất, trái đạn hỏa tiễn tầm nhiệt là một loại đạn cá nhân, nó nhỏ và nhẹ để dễ di chuyển, so với các loại bom miểng của đại bác hay hỏa tiễn khác có tầm sát hại rộng lớn. Mục đích chính của loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không chủ đích phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành trên không trung. Mục đích chính là nó phá hủy phi cơ. Quả đạn nổ làm rối loạn và hủy hoại động cơ máy bay, hủy diệt sức kéo hoặc đẩy phi cơ đi tới. Đồng thời, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cũng làm rạn nứt lớp vỏ của cánh phi cơ, với những loại máy bay mang động cơ trên cánh. Nó hủy diệt sự chịu đựng sức ép của không khí đè lên mặt cánh và gây ra sự gãy đổ. Khiến phi cơ bị hủy hoại cả hai: sức kéo hoặc đẩy của động cơ và phá hủy bộ cánh lái điều khiển chiếc máy bay.

Lý do thứ hai, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không thể phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành. Loại hỏa tiển tầm nhiệt đặc biệt này chỉ tìm sức sống, chui vào và nổ bên trong lòng động cơ. Động cơ được bao bọc bởi một lớp vỏ thép cứng rắn, đã cản trở hầu hết miểng bom, sức công phá không văng tung tóe, rồi miểng quả đạn phải xuyên qua nhiều lớp vỏ của cánh và vỏ của thân phi cơ, khiến nó không thể sát hại quân nhân không quân phi hành như những loại bom đạn thường khác. Dựa trên những dữ kiện chính xác qua ba truờng hợp của Không quân VNCH bị bắn rơi bởi phòng không SA7. Phi hành đoàn đã bị tử nạn vì sự chậm trễ của họ. Phi cơ nhanh chóng chuyển đổi trạng thái rơi tự do, tách rời trọng lượng con người ra khỏi điểm tựa trên mặt bằng phi cơ, họ không còn đứng vũng để mở cửa hoặc đến gần cửa để thoát hiểm. Chúng ta biết rằng, khi phi cơ đang ở trạng thái rơi tự do. Cả hai trọng lượng con người và trọng lượng phi cơ tách rời nhau như hai vật thể riêng biệt cùng rơi trên không gian, nên con người cũng ở trạng thái lơ lửng trong lòng phi cơ.

Trường hợp thứ nhất: Một chiếc F5 hai động cơ phản lực đã bị trúng đạn phòng không SA7. Một máy bay phản lực bị phá vỡ trên không, động cơ còn lại chỉ nằm cách động cơ kia không quá một mét, không bị hề hấn gì, máy nổ vẫn tốt. Ghế phi công đặt cách động cơ bị phá hủy độ 3 mét. Phi công vẫn bình an vô sự, ông đã không nhảy dù ra khỏi phi cơ, vẫn bay và cố mang phi cơ về đến phi trường và đáp khẩn cấp an toàn xuống phi đạo. Sỡ dĩ, hệ thống cánh lái điều khiển phi cơ bay về là vì động cơ phản lực F5 được đặt trên thân phi cơ, không liên hệ gì đến cánh và các bộ phận điều khiển chiếc máy bay. SA7 đã không hủy diệt được các hệ thống cánh lái điều khiển chiếc phi cơ F5 này.

Trường hợp thứ hai: Một chiếc EC47, Không thám điện tử, thuộc phi đoàn 718, phi cơ bị trúng đạn phòng không SA7 tại mật khu của địch. Chỉ một mình viên sĩ quan Điều hành viên có chuẩn bị, đã nhảy dù ra khỏi phi cơ truớc khi máy bay gãy cánh, rơi tự do. Ông đã sống sót, bị địch bắt làm tù binh. Vì thế chiếc ghế của điều hành viên đặt gần động cơ bị phá hủy nhất, độ hai thước. Viên sĩ quan này đã không bị miểng hỏa tiễn SA7 gây thương tích hoặc sát hại. Toàn bộ đoàn viên phi hành đoàn khác đều chậm trễ, trong trạng thái phi cơ rơi tự do, không thoát hiểm được và chết theo phi cơ.

Trường hợp thứ ba: tương tự chiếc phi cơ Không thám điện tử EC47. Trung sĩ Chín, vũ khí phi hành của phi hành đoàn AC119K, cũng đã nhảy dù thoát hiểm khỏi phi cơ, nhờ may mắn khi ông đang ở trong trạng thái rơi tự do, nhưng ông có chuẩn bị đã bám ở cửa phi cơ không có cánh cửa. Vị trí làm việc của ông trong phòng hành khách là nơi gần động cơ bị phá hủy nhất, ông đã không bị miểng đạn SA7 gây thương tích hoặc sát hại, tương tự viên sĩ quan Điều hành viên EC47.

Cả ba truờng hợp chứng tỏ quả đạn phòng không SA7 không có chủ đích sát hại phi hành đoàn bằng sức công phá của miểng đạn. Nó chỉ nhằm hủy hoại phi cơ để sát hại phi công và phi hành đoàn, những ai thiếu chuẩn bị, chậm trễ, không rời khỏi phi cơ truớc khi nó chuyển đổi sang trạng tháo rơi tự do.
Như vậy, phi hành đoàn muốn toàn mạng phải chuẩn bị sẵn dù và nhảy ra khỏi phi cơ trước khi phi cơ gãy cánh hoặc động cơ hư hỏng không còn sức kéo hoặc đẩy, đưa đến trạng thái phi cơ rơi tự do.

Nhận diện sự khác biệt giữa hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 và các loại đạn phòng không khác ở chỗ, loại SA7 chỉ nổ ngay bên trong lòng động cơ với âm thanh tiếng nổ khác thường do động cơ đã bịt kín. Tiếng nổ ấm và nhỏ hơn các loại tiếng nổ của đạn phòng không khác. Các loại đạn phòng không thường khác chỉ có khuynh hướng chạm nổ và phá hủy mặt dưới của thân và cánh phi cơ, do dưới đất bắn lên không. Miểng đạn của nó không bị sự cản trở nào nên tầm sát hại rộng lớn hơn. Vả lại, các loại phòng không thường khác không nhất thiết phải trúng vào động cơ và cũng khó có thể đánh trúng chính xác vào phi cơ đang bay với tốc độ. Ngoại trừ, phi đạn SA7 sẽ bay đuổi theo sức nóng của động cơ, phát nổ và phá hủy.

CẢM PHỤC LÒNG DŨNG CẢM CỦA PHI HÀNH ĐOÀN AC119K

Lòng dũng cảm đáng kính của phi hành đoàn AC19K ở chỗ, giờ phút lâm nguy cuối cùng, tính mạng bị đe dọa. Xem nặng tính mạng của người dân. Tất cả nhân viên phi hành đều tuân lệnh trưởng phi cơ, nán lại, không rời bỏ phi cơ, tiếp sức trưởng phi cơ cố hoàn thành nhiệm vụ mang phi cơ ra khỏi thành phố đông đúc dân cư, có thể sát hại nhiều người dân. Để rồi phi cơ bị gãy đổ chỉ 10 giây sau tiếng nổ của đạn phòng không SA7, trước khi họ đạt đuợc ước nguyện mang phi cơ ra khỏi thành phố.

Trung sĩ Chín đã tìm đến cửa thoát hiểm ngay sau khi đạn nổ tại động cơ. Ông đã dừng lại khi nhận lệnh của trưởng phi cơ, chỉ 10 giây phi cơ gãy cánh đưa đến trạng thái rơi tự do. Trong sự tuyệt vọng, thúc dục đoàn viên thoát hiểm khỏi phi cơ của Trưởng phi cơ. Chín đã vất vả chống chọi với tử thần, mất một nửa khoảng thời gian lộ trình phi cơ rơi trong không trung. Ông may mắn thoát hiểm và đã bị trọng thương.

Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang là những tư liệu đã được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân cung cấp tin tức cùng hình ảnh những vị anh hùng tử trận trên chuyến bay AC119K của Không lực Việt Nam Cộng Hòa tại Tân Sơn Nhất.
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm thấy hài cốt 8 phi công Phi Đoàn Tinh Long 821 ở Sài Gòn   quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeWed Dec 05, 2012 12:12 am

Tìm thấy hài cốt 8 phi công Phi Đoàn Tinh Long 821 ở Sài Gòn


Phi vụ cuối cùng, 29 tháng 4, 1975


Tin tám bộ hài cốt, được cho là của tám vị anh hùng tử sĩ thuộc Phi Ðoàn Tinh Long 821, bị thiệt mạng trong Phi Vụ Tinh Long 07, vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, được tìm thấy và chôn cất tử tế tại nghĩa trang An Khánh, Thủ Thiêm, ngày 24 tháng 7 vừa qua, đã làm nhiều cựu nhân viên của Phi Ðoàn Tinh Long 821 xúc động.

quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  116695-TinhLong07B-400

Quang cảnh buổi an táng hài cốt 8 vị anh hùng tử sĩ Phi Hành Ðoàn Tinh Long 07 tại nghĩa trang An Khánh, Thủ Thiêm, ngày 24 tháng 7 vừa qua. 8 hài cốt nhưng chỉ có 6 hũ cốt vì một số xương trộn lẫn với nhau không phân ra được. (Hình: Trung Úy Trương Nguyên Thuận cung cấp)

Ðó là hài cốt của những chiến sĩ đã tử nạn khi chiếc phi cơ AC-119K, danh hiệu Tinh Long 07, đã nổ tung và rơi xuống trong vòng đai hướng Bắc của phi trường, vì trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 của quân đội Bắc Việt, do Liên Xô viện trợ, lúc đang bay để bảo vệ thủ đô Sài Gòn và phi trường Tân Sơn Nhất vào khoảng 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, năm 1975, trước sự chứng kiến đau lòng của đồng đội.

“Tình chiến hữu và lòng tri ân với các vị anh hùng tử sĩ này đã khiến chúng tôi, một nhóm cựu Không Quân trong và ngoài nước tìm hết cách để truy tìm hài cốt cũng như danh tánh của phi hành đoàn.”

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại và email, Trung Úy Trương Nguyên Thuận, một nhân viên của Phi Ðoàn Tinh Long 821 thời đó, một thành viên của nhóm người “không bao giờ quên phi vụ cuối cùng của quân lực VNCH” chia sẻ.

Trung Úy Trương Nguyên Thuận cho biết sau 3 năm trời kiếm tìm ròng rã, và biết bao nhiêu nỗ lực, ông và đồng đội mới tìm được địa điểm, rồi phải nhờ đến sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm, mới bốc được 8 hài cốt mà họ quyết đoán chính là tám người trong phi vụ Tinh Long 07 đã tử nạn cách đây 35 năm.

Tìm ra những hài cốt đã vùi sâu trong lòng đất cách đây hơn 35 năm đã khó, mà tìm ra danh tánh của toàn thể phi hành đoàn này còn khó hơn. Cho đến nay, hài cốt của 3 trong 8 vị anh hùng tử sĩ này vẫn chưa được xác nhận.

Ðó là lý do tại sao Trung Úy Trương Nguyên Thuận, một nhân viên của Phi Ðoàn Tinh Long 821 thời đó, cùng một số bạn bè, đang nhờ sự hỗ trợ của giới truyền thông để truy tìm cho ra tên tuổi và gia đình của những nhân viên phi hành trong phi vụ lịch sử này.

Sự kiện phi cơ AC-119K bị bắn nổ tung trên không trung và rơi xuống đất, làm thiệt mạng nguyên cả phi hành đoàn (trừ một người nhẩy dù ra được), đã được rất nhiều người chứng kiến.

Cựu Trung Tá Không Quân Nguyễn Văn Ức kể:

“Lúc chiếc phi cơ AC-119K nổ tung trên không gian thì chúng tôi đang ở bên ngoài Bộ Tư Lệnh Không Quân đều nhìn thấy.”

“Chúng tôi đứng đó đau đớn khóc cho số phận nghiệt ngã của đồng đội.”

Ký giả Lê Thụy của nhật báo Người Việt nhớ lại là lúc đó ông đang thơ thẩn ngoài cửa Việt Tấn Xã ở đường Hồng Thập Tự, vì “không còn tâm trí nào để làm việc.”

“Tôi nhìn thấy một chiếc phi cơ hai đuôi bay thấp trước mặt, rồi một xẹt lửa màu đỏ từ hướng Tây Ninh bắn lên, rồi thì chiếc phi cơ nổ tung lên.

Rồi thấp thóang thấy có một chiếc dù.”

“Tôi nhớ rõ dân chúng la lên, ‘thôi chết chúng đã vô tới đây rồi!’”

Nhưng tại sao là một phi vụ hẳn hòi mà danh tánh của phi hành đoàn lại không có?

Câu trả lời, theo Trung Úy Trương Nguyên Thuận, nằm trong bối cảnh lịch sử của đất nước lúc đó.

Qua những lần tiếp xúc, câu chuyện được ông tóm lược như sau:

Càng gần những ngày cuối tháng 4 năm 1975, phi trường Tân Sơn Nhất càng hoảng hốt, nhốn nháo với những chuyến bay do chính phủ Hoa Kỳ hối hả tìm cách di tản một số người dân Việt Nam và những nhân viên của họ.

Sáng 28 tháng 4, khi SÐ3KQ Biên Hòa được lệnh di tản về Tân Sơn Nhất, thì tình hình càng trở nên hỗn loạn. Thế nhưng đa số các nhân viên trong phi Ðoàn Tinh Long 821, thuộc SÐ3KQ vẫn cố gắng duy trì hoạt động bình thường cho đến giây phút cuối của cuộc chiến.

AC-119K được Trung Úy Trương Nguyên Thuận mô tả là “một loại phi cơ vận tải chiến đấu tối tân nhất thời bấy giờ”, với “một hỏa lực hùng hậu gồm: 4 cây miniguns MXU-470/A 7.62 ly với 21,500 dây đạn; 2 cây súng M61-A1 20 ly với 3,000 dây đạn.” Ngoài ra còn có “24 trái sáng loại MK 24 và ống phóng LAU-74/A. Tất cả hệ thống được điện toán hóa và do phi công chính điều động.”

Cũng theo cựu Trung Úy Trương Nguyên Thuận thì Phi Ðoàn Tinh Long 821, gồm 300 nhân viên gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, và binh sĩ; từ nhân viên phi hành đến nhân viên hành chánh, là một Phi Ðoàn “Gunship” hoạt động khắp 4 vùng Chiến Thuật, từ Cà Mau đến Vĩ Tuyến 17. Phi đoàn chỉ đánh trận vào ban đêm, từ trời sập tối đến lúc mặt trời ló dạng. Mỗi đêm, tại đại bản doanh phi đoàn, có 6 phi vụ chính và 2 hoặc 3 phi vụ túc trực hành quân, tùy theo tình hình và nhu cầu chiến trường. Các phi hành đoàn túc trực có thể bị điều động bất cứ lúc nào.

Lệ thường tất cả nhân viên có tên trong phi vụ lệnh hàng đêm phải có mặt tại phi đoàn trễ nhất là 5 giờ chiều trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo và phải ngủ tại phòng hành quân suốt đêm. Tinh Long có 6 phi hành đoàn chính được đánh số từ Tinh Long 01 đến Tinh Long 06, và 3 phi hành đoàn túc trực là Tinh Long 07 đến Tinh Long 09.

Vào đêm 28 rạng ngày 29 tháng 4 năm 1975; Phi Hành Ðoàn Tinh Long 07, được điều động vào sáng sớm, khi mặt trời đã ló dạng, vào lúc đó Cộng quân đã tràn ngập chung quanh vòng đai phi trường.

Mặc dù đã bay phi vụ đầu tiên trong đêm nhưng Trung Úy Trang Văn Thành cùng Trung Úy Tào Thuận gom một số đoàn viên còn ngủ tại phòng túc trực hành quân cất cánh để bảo vệ phi trường và thủ đô Saigon ở giờ phút hấp hối.

Vì tình trạng hỗn tạp trong buổi sáng hôm đó nên không ai biết chắc ai đã có mặt trên phi vụ định mệnh này ngoài hai pilot và người cơ khí phi hành Phan Quốc Tuấn. Người sĩ quan IR có tên trong phi vụ lệnh hiện ở Orange County vì đã ra về lúc trời hừng sáng, trước khi bị điều động.

Khi cánh trái phi cơ bị bắn gẫy, khoảng hơn 7 giờ sáng, phi cơ bị rơi xoắn trôn ốc, ở cao độ 2000 bộ, dù có muốn nhảy dù cũng không có cơ hội; vì thế, toàn thể phi hành đoàn đã tử nạn trừ một nhân viên trái sáng – Trung Sĩ Nguyễn Văn Chín – đã kịp nhảy dù sống sót nhưng đã bị trọng thương vì dù không bung kịp. Nguyễn Văn Chín đã đến báo hung tin cho gia đình Trang Văn Thành tuần lễ sau đó rồi biệt tích cho đến ngày nay vẫn không ai biết tin tức, mặc dù chúng tôi đã truy tìm mấy chục năm qua bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng không có kết quả.

Như vậy cho đến giờ phút này thì danh tánh đã được xác định của phi hành đoàn Tinh Long 07 gồm có:

1. Trưởng phi công: Trung Úy Trang Văn Thành.

2- Phó phi công: Trung Úy Tào Thuận.

3. Cơ khí phi hành: Phan Quốc Tuấn.

4. Ðiều hành viên: Thiếu Úy Phạm Tấn Ðức.

5. Quan sát ban đêm: Thiếu Úy Trương Ngọc Anh.

Theo Trung Úy Trương Nguyên Thuận thì danh tánh của những người còn lại, được người ngoại cảm liệt kê dưới đây, cần được thân nhân của đại gia đình Phi Ðoàn Tinh Long 821 xác định.

KQ Nguyễn Văn Chánh

KQ Nguyễn Tiến Cường

KQ Phan Văn Quốc

KQ Phan Văn Duy

KQ Trần Tiến Mạnh

Em của
Thiếu Úy Phạm Tấn Ðức là bà Nguyệt Ðiểu là người duy nhất có mặt trong buổi bốc hài cốt. Gia đình của Trung Úy Trang Văn Thành và Trung Úy Tào Thuận, cũng như Thiếu Úy Trương Ngọc Anh đã được báo tin.

Buổi bốc hài cốt đầy thương cảm. Tám hài cốt được chứa trong 6 chiếc lọ và chôn cùng một nấm mồ. Lý do là vì “có hai chiếc lọ mỗi chiếc chứa hài cốt của hai người, vì xương cốt của họ lẫn lộn không thể phân biệt được.”

Theo kết luận của Trung Úy Trương Nguyên Thuận thì “còn danh tánh của 3 vị anh hùng tử sĩ khác vẫn chưa được xác định.”

Ông tâm sự là ở đâu đó, thân nhân của 3 vị anh hùng tử sĩ này, mà chúng tôi biết chắc chắn là đồng đội của mình trong Phi Hành Ðoàn Tinh Long 821, cũng đang mong tìm được hài cốt của họ.

“Chúng tôi muốn phổ biến tin này rộng rãi với niềm hy vọng là thân nhân của 3 vị anh hùng tử sĩ còn lại ở đâu đó được an lòng khi biết thân nhân của mình đã được yên mồ đẹp mả.”

Ðộc giả cần biết thêm chi tiết có thể liên lạc với Trung Úy Trương Nguyên Thuận ở thanphongkingwood@yahoo.com hay số điện thoại 281-443-1015; hoặc liên lạc với email nguyentoaichi@gmail.com.


http://www.danchimviet.info/archives/15191
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Phi Đoàn Tinh Long 821 - Những Hy Sinh Dũng Cảm   quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeFri Apr 12, 2013 3:12 am

.

Thương tiếc Tỉnh Long 7- PD 821 KQVNCH đã bị SA-7 VC bắn rơi
ngay trên không phận phi trường Tân Sơn Nhất vào sáng sớm ngày 29/4/75

 



***

Phi Đoàn Tinh Long 821
Những Hy Sinh Dũng Cảm



Tôi xin được ghi nhận lại đây những dữ kiện đau thương của phi đoàn mà tôi đã phục vụ, để tưởng nhớ đến những cánh chim của các phi vụ Tinh Long đã anh dũng nằm xuống cho lý tưởng Tự Do. Kính mong hương linh các anh vẫn bay mãi trên vòm trời VIỆT NAM yêu dấu.
Xin mến tặng đến tất cả các Tinh Long hiện đang lưu lạc khắp bốn phương trời và các Tinh Long còn đang ở tại nơi quê nhà. Để nhớ lại những kỷ niệm mà một thời chúng ta đã cùng nhau chung vai, sát cánh thi hành những phi vụ “Bảo Quốc Trấn Không” trên khắp bầu trời của bốn Quân Khu.
Thái Ngùng


Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã đều biết sơ lược thống kê về việc người Mỹ đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm để tài trợ và nuôi dưỡng cuộc chiến Việt Nam trong những thập niên 60 và 70. Thêm vào đó, vì đã có 58,238* quân nhân hy sinh trên chiến trường, khoảng 128,000* quân nhân khác đã bị thương tật, và hàng trăm tù binh đã bị bắt giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội nên đại đa số nhân dân Mỹ đã không còn ủng hộ cho cuộc chiến nữa. Ngoài ra, các cuộc biểu tình bạo động thường xuyên xảy ra trên các thành phố lớn hay ở các đại học do những người phản chiến nổi lên chống lại chính phủ và chiến tranh đã làm cho tình hình càng thêm căng thẳng. Tất cả những dữ kiện này, cùng với nhiều lý do chính trị phức tạp trong nước nhân mùa bầu cử Tổng Thống 1968 và 1972 cũng như hai cuộc viếng thăm để nối lại bang giao với Trung Quốc và Nga Sô của Tổng Thống Nixon năm 1972 đã khiến chính quyền Hoa Thịnh Đốn ráo riết tìm đủ mọi cách để rút chân ra khỏi cuộc chiến Việt Nam trong “danh dự”.

Kể từ khi mới bước chân vào cuộc chiến (1960)* cho tới ngày phác họa chương trình Việt Nam hóa chiến tranh (1968), có rất nhiều công việc mà chỉ có người Mỹ “độc quyền” đảm nhận. Nay trước khi ra đi, họ muốn trao lại trọng trách đó cho chúng ta để thay thế họ. Trong chiều hướng đó, vào cuối năm 1972, một số đoàn viên của phi đoàn 18th Special Operations của Mỹ ở Đà Nẵng đã được chọn ở lại để phụ trách việc huấn luyện trong chương trình “Enhance” cho các khóa sinh của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trên loại vận tải cơ võ trang (Attack Cargo) AC-119K Stinger Gunship trong một thời hạn sáu tháng.

Vào khoảng đầu tháng 1 năm 1973 tại căn cứ Không Quân Đà Nẵng, tất cả những chiếc AC-119K của Không Quân Hoa Kỳ đã được chuyển giao lại cho phi đoàn Tinh Long 821 thuộc Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tiếp nhận, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có được loại phi cơ vận tải võ trang tối tân nhất có gắn đại bác 20 ly cùng với các hệ thống điện tử tinh vi hiện đại thời bấy giờ. Cùng với thời điểm này chương trình “Enhance” được đổi lại thành chương trình “Enhance Plus”.
Phi đoàn Tinh Long 821 được trú đóng tại phi trường Tân Sơn Nhứt, trực thuộc Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân và có hai biệt đội: một ở Đà Nẵng, yểm trợ cho Quân Khu I và một ở Phù Cát, yểm trợ cho Quân Khu II. Khi căn cứ Phù Cát di tản thì biệt đội được dời về phi trường Phan Rang nhưng chỉ có vài ngày thì phải di tản về Tân Sơn Nhất. Còn phi đoàn ở Tân Sơn Nhất thì yểm trợ cho Quân Khu III và Quân Khu IV.

Phi đoàn Tinh Long 821 được điều hành bởi bộ tham mưu của phi đoàn gồm có:
Phi đoàn trưởng: Trung tá Hoàng Nuôi
Phi đoàn phó: Thiếu tá Nguyễn Minh Nhựt
Sĩ quan hành quân: Thiếu tá Nguyễn Hồng Sơn (voi)
Sĩ quan huấn luyện: Đại úy Nguyễn Văn Chẩn
Sĩ quan an phi: Đại úy Nguyễn Trọng Quỳnh. Trước đó là Đại úy Nguyễn Phúc Hải (râu) đã tử nạn trong một phi vụ huấn luyện.

Ngoài ra, phi đoàn Tinh Long (TL) 821 còn có khoảng 300 nhân viên phi hành gồm có: Hoa tiêu (Trưởng phi cơ “TPC” và Hoa tiêu phó: Co-pilot “CP”), Điều hành viên (ĐHV), Cơ phi (FE: Flight Engineer), Áp tải: Chuyên viên Hỏa Châu (IO: Illuminator Operator) và Xạ thủ phi hành (G: Gunner).
Có thể nói phi đoàn Tinh Long 821 là phi đoàn có số nhân viên phi hành khá đông của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ngành hoa tiêu, phi đoàn còn có nhiều ngành khác, nên mỗi ngành đều có leader của ngành đó như:

Leader ĐHV: (gồm có NAV: Navigator; NOS: Night Observation Sight; IR: Infrared Radar-Hồng ngoại tuyến): Đại úy Trần Đắc Mai Sơn, Đại úy Phụng, Trung úy Bạch Ngọc Hòa.

Leader cơ phi: Trung sĩ I Nguyễn Quang Huy, Thượng sĩ Phan Anh Tuấn (Hy sinh trong phi vụ Tinh Long 7)

Leader xạ thủ: Thượng sĩ Hoàng, Thượng sĩ Trần Văn Huệ và Thượng sĩ Nguyễn Văn Chín “dơi” người nhảy dù, sống sót duy nhất của phi vụ Tinh Long 7.

Leader áp tải: Thượng sĩ I Hoàng Trọng Thanh Châu

Khi nói đến chiến tranh là chúng ta thường hiểu nó đồng nghĩa với sự hy sinh, hủy hoại, chia lìa. Phi đoàn Tinh Long 821 đã trải qua nhiều thăng trầm, mất mát kể từ ngày thành lập vào năm 1973. Mỗi sự hy sinh là một vết thương lòng của phi đoàn, với thời gian có thể lắng dịu, nhưng chắc khó xóa nhòa trong tâm trí của những Tinh Long còn đang hiện hữu.

Sự mất mát đầu tiên của phi đoàn Tinh Long 821 xảy ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1973 ở Đà Nẵng trong một phi vụ huấn luyện nằm trong chương trình “Enhance Plus”.


Phi Công VNCH AC-119K "Stinger" gunship khoá đầu tiên qua Huấn Luyện Viên của Mỹ "Project Enhance Plus" 18 Dec 72.
The VNAF are Maj Nuoi Hoang (Pilot and VNAF Commander), Capt Son Nguyen (Copilot and VNAF Operations Officer), MSgt Dinh Nguyen (Illuminator Operator), and MSgt Tuan (Flight Engineer).

Mặc dù chưa hết hạn như đã dự định, nhưng vì tai nạn này nên chương trình huấn luyện được hủy bỏ sớm hơn. Phi vụ này do Trung tá Roy A.(Tony) Simon bay huấn luyện cho khóa sinh trưởng phi cơ Trung úy Lê Hữu Phước (sữa) và khóa sinh hoa tiêu phó Th/u Thành. Ngoài những huấn luyện viên người Mỹ, còn có một số các khóa sinh Việt Nam khác như khóa sinh điều hành viên Tr/u Hoàng Tiến Nhân, khóa sinh NOS Thiếu úy Đoàn Nhuệ, khóa sinh xạ thủ phi hành Hạ sĩ Thanh, khóa sinh áp tải Hạ sĩ Tráng, và một vài người nữa mà anh Phước đã không còn nhớ tên. Vì thời tiết quá xấu không thể đáp được, nên tất cả phi hành đoàn đã phải nhảy dù xuống biển. Tr/u Nhân đã không mang theo dù cá nhân đêm hôm đó nhưng may mắn cho anh là trên tàu có dù spare mà người Mỹ luôn luôn mang theo để dự phòng, nếu không thì không biết việc gì sẽ xảy đến cho anh Nhân trong phi vụ này? Thật may mắn là mọi người đều được bình an cứu sống, duy chỉ có người NOS là Thiếu úy Đoàn Nhuệ (quê quán Qui Nhơn-Bình Định), trong thời gian gần bốn tiếng đồng hồ nằm trên biển đợi sương mù tan đi để tàu đến vớt, anh đã không giựt dù ra khỏi đai dù còn mang trên người nên khi tàu Hải Quân đến cứu, chân vịt của tàu đã cuộn lấy hoa dù, nhận chìm anh và đưa đến cho anh một cái chết thảm khốc. Tôi được quen biết Nhuệ khi chúng tôi ở cùng lều và cùng học chung Anh ngữ thuộc Đại Đội 69/16 Tent City, Ngã Ba Chú Iá. Ngày tôi ra trường Anh ngữ (tháng 6/70) để lo thủ tục đi Mỹ, đó cũng là lần cuối cùng tôi và Nhuệ chia tay nhau và rồi những tháng năm sau đó chúng tôi chưa bao giờ có dịp gặp lại nhau. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm của những người lính trẻ xa nhà lúc đang học Anh ngữ, nên sự ra đi của anh đã để lại trong tôi nhiều xót xa bàng hoàng.

Một phi vụ huấn luyện thứ hai đã bị bắn rơi ở Củ Chi cũng vào năm 1973. Phi vụ này do Đại úy Nguyễn Phúc Hải, bay huấn luyện với khóa sinh trưởng phi cơ Trung úy Nguyễn Đức Hân và khóa sinh hoa tiêu phó Thiếu úy Hùng vừa từ Mỹ về. Trái với phi vụ kể trên, tất cả phi hành đoàn đều đã hy sinh, duy chỉ có người áp tải là may mắn nhảy dù được.

Khoảng chừng vài tháng sau khi tôi về phục vụ phi đoàn Tinh Long 821 thì biến cố thứ ba đã xảy ra khá đặc biệt tại Tân Sơn Nhất. Đây là một phi vụ hành quân, vào khoảng 10 giờ tối ngày 26 tháng 6 năm 1974, sau khi đáp và trong lúc đang di chuyển phi cơ về bến đậu thì có một vài đoàn viên ở phía sau đã mở ống dẫn xăng vào một máy phát điện APU (Auxiliary Power Unit) đặt trong lòng tàu để lấy xăng. Khoảng thời gian này xăng rất đắt và rất khan hiếm do sự cắt giảm viện trợ. Phi cơ phát hỏa và đạn còn lại phát nổ dữ dội. Vì sự an toàn của các nhân viên cứu hỏa nên phi cơ đành phải bị thiêu hủy. Tất cả phi hành đoàn đều may mắn thoát nguy và vô sự, nhưng lại không may cho một số người vô tội không lấy xăng đều đã phải vướng vào lòng lao lý. Cuộc đời quân ngũ và lý tưởng bay bổng cùng trời mây của tất cả phi hành đoàn đều đã phải chấm dứt vào sáng ngày hôm sau.

Chiếc thứ tư là một phi vụ hành quân, trưởng phi cơ là Trung úy Vũ Đình Long, đã bị bắn rơi ở Bình Tuy, Phan Thiết trong lúc yểm trợ cho mặt trận này vào khoảng đầu tháng tư năm 1975. Tất cả phi hành đoàn đã nhảy dù và được cứu vớt, nhưng không may riêng có Trung úy Long thì bị mất tích. Sau đó, thân mẫu của anh Long đã vào phi đoàn để nhận lại chiếc xe Vespa standard màu xanh của anh, với nỗi niềm đau khổ của người mẹ có con hy sinh cho Tổ Quốc. Nhìn thấy cảnh tượng này ai trong chúng tôi cũng đều ngậm ngùi, thương xót.

Chiếc thứ năm do trưởng phi cơ Đại úy Võ Tấn Đạt bay đã không bao giờ trở về. Theo lời của Trung úy Huỳnh Công Khanh, sĩ quan trực phi đoàn (SQT/PĐ) là vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29/4/75 anh đã báo cáo lên Không Đoàn và phòng Hành Quân Chiến Cuộc về việc phi vụ này bị mất tích. Một điểm đặc biệt ở đây là Đại úy Đạt không có tên trong tờ phi vụ lệnh. Có thể anh đã bay thế cho một người khác.

Chiếc thứ sáu là một phi vụ hành quân với danh hiệu “Tinh Long 7” do trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành (Cambốt) bay. Anh Thành đã thi hành xong phi vụ Tinh Long 1 từ đầu hôm và đây là phi vụ anh tình nguyện. Hoa tiêu phó của phi vụ này là Trung úy Tào Thuận. Có một số bạn bè bay tối hôm 28/4/75 như Trung úy Trương Nguyên Thuận, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 2. Tr/u Lê Đăng Hạc, trưởng phi cơ của phi vụ Tinh Long 3. Trung úy Nguyễn Phan Quang Trung, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 4 và Trung úy Huỳnh Công Khanh, sĩ quan trực phi đoàn, đã xác nhận người hoa tiêu phó trên chuyến Tinh Long 7 là Trung úy Tào Thuận, hoa tiêu phó của phi vụ túc trực #1, đã bay thế cho Trung úy Hưởng, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 7 vắng mặt, chứ không phải là Trung úy Trần Văn Hiền (mái hiên), hoa tiêu phó của phi vụ TL #6 như có một số dư luận không thuộc nhân viên phi đoàn đã viết. Anh Hiền (mái hiên), anh Hạc và anh Khanh là những sinh viên sĩ quan, bạn cùng khóa 3/69 ở trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sau đó anh Hiền (mái hiên) và anh Khanh lại là bạn cùng khóa 69B ở trung tâm huấn luyện Không Quân, Nha Trang nên biết nhau rất rõ. Phi hành đoàn này đã bị SA-7 bắn rơi ngay trên không phận phi trường Tân Sơn Nhất vào sáng sớm ngày 29/4/75, một ngày trước khi Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Phi vụ này là môt phi vụ đặc biệt đi vào lịch sử, có hàng chục ngàn người chứng kiến các anh đã anh dũng chiến đấu ngăn chận bước tiến đang hồi mãnh liệt của Cộng quân vào giờ phút cuối của cuộc chiến và các anh đã anh dũng hy sinh trong giây phút hấp hối, tuyệt vọng cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Các anh đã chứng minh cho địch quân và thế giới thấy khả năng dồi dào, lòng hăng say quả cảm và tinh thần trách nhiệm bất khuất của người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng phải kể đến chiếc thứ bảy do Đại úy Huỳnh Đình Chiến bay, bị rớt trên đường Ngô Quyền ở Chợ Lớn lúc di tản, không rõ vì bị trúng đạn hay vì bị trục trặc kỹ thuật. Tôi đã tình cờ gặp lại Trung úy Nguyễn Vĩnh Phúc nhân đêm Không Gian Hội Ngộ 22 của Hội Không Quân Houston và được anh cho biết là trên chuyến bay định mệnh này đã mang đi rất nhiều bạn hữu của phi đoàn Tinh Long 821, trong đó có Trung úy Nguyễn Văn Dũng (skate), Trung úy Nguyễn Quý (nẫu), Trung úy Tôn Thất Dũng (PĐ-720)...Và anh cũng cho biết Trung úy Tăng Trọng Vinh (“ngố” PĐ-821) đã bị bắn chết khi vượt tù cải tạo lúc ở tù chung với anh. Mặc dầu trong tiềm thức đã đoán biết những mất mát này, nhưng khi chính tai nghe, lòng tôi không sao tránh khỏi trùng xuống trong niềm thương tiếc những người bạn xưa.

Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ một kỷ vật đau thương mà anh Nguyễn Phan Quang Trung đã gởi đến cho tôi. Đó là bản sao của tờ phi vụ lệnh cuối cùng của phi đoàn 821, đã được một Tinh Long khác cất giữ trong suốt bao năm qua, và đã được anh đồng ý cho tôi đăng lên đây như là một kỷ niệm của phi đoàn, cũng như để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong một quá khứ oanh liệt.

Khi xưa Phi Đoàn dùng máy đánh chữ của Mỹ nên không có dấu. Tôi xin đánh lại tên những người mà tôi biết chắc 100%, còn những người tôi không nhớ rõ hay mờ quá thì tôi xin để nguyên hoặc là “?”

PHI ĐOÀN 821
- SQT/TM: T/T NHỰT
- SQT/PĐ: TR.U KHANH (CP) - TỪ 16:00 NGÀY 28/04 ĐẾN 16:00 NGÀY 29/04/1975
- HSQT/PĐ: HSI TU 2 (G)
- VT/TRỰC: Th/S KIÊN

STT: PHI-CƠ: XĂNG: ĐOÀN VIÊN PHI HÀNH C.CÁNH PHI TRÌNH
________________________________________

TR.U THÀNH -CP:QUỐC- NAV: PHỤNG Có mặt PV:0300 TL-01 (V-II)
01: 145 :14/M IR: ĐỆ - NOS: HUÂN - FE: PHƯƠNG 17g00 Từ 17g 28/4/75
HRA IO:QUANG -G: LONG 1+CHÂU 2 + THANH 3 C.CÁNH Đến 17g 29/4/75
________________________________________

TR/U HIỀN - CP: THUẬN 2 -NAV: HUYỀN PV:0302
02: 211 :14/M IR: TRUONG - NOS: VINH - FE: PHÁP -nt- TL-02 (V-II)
HRP IO: NGÔN -G: DIEU + ? + QUẾ -nt-
________________________________________

TR.U HẠC - CP: THIỆN C - NAV: LÊN PV:0304
03: 877 :14/M IR: TƯỜNG - NOS: THANH V -FE: VĂN -nt TL-03 (V-III)
? IO: BA -G: TRIỄN 1 + DIEP + ĐỆ.2 -nt-
________________________________________
TR/U ĐÁNG - CP: TRUNG -NAV: ? PV:0306
04: 982 :14/M IR: VĂN.T - NOS: LẬP - FE: THỊNH -nt- TL-04 (V-IV)
? IO: HUỆ -G: THANH 2 + ? + TRIỄN 2 -nt-
________________________________________

Đ/U CHẨN -CP: BÌNH - NAV: KHOÁI PV:0308
05: 910 :14/M IR: VĂN.L - NOS: HUỆ - FE: CUNG -nt- TL-05 (V-II)
? IO: DIỆP - G:?+?+? -nt-
________________________________________

TR.U BẢO - CP: HIỀN T. - NAV: HÙNG PV:0310
06: 945 :14/M IR: QUÝ -NOS: TÔN - FE: NHỊ -nt- TL-06 (V-II)
? IO: ĐỨC - G: LAM + PHƯỚC1+ BAN -nt-
________________________________________

** Đây là PHĐ TL-7 bị bắn rơi ở TSN sáng ngày 29-4-75. Tuy nhiên người TPC và CP được thay thế bởi Tr/u Thành, TPC phi vụ TL-01 và Tr/u Tào Thuận, CP phi vụ túc trực #1
TR.T: NUÔI - CP: HƯỞNG - NAV: HAI PV:0312
07: KTLT :14/M IR: HIỆP -NOS: ANH - FE:TUẤN -nt- TL-07**(V-III)
IO: EM - G: CHÍN + TAN + HIEN -nt-
________________________________________

Xin bổ túc cho rõ: Đây là PHĐ túc trực #1
Đ/U QUỲNH - CP: THUẬN 1 - NAV: Ø PV:2843
08: KTLT :14/M FE: BÌNH - IO: CHÂU -G: PHÚC 2 09:00 HL/ ?
________________________________________

Đây là PHĐ túc trực #2
T/T SƠN N - CP: MAI - NAV: Ø
09: 830/ ? :14/M FE: B.HOÀN - IO: HỒNG - G: HOÀNG 10:00 Bay Thử Phi Cơ
________________________________________

Tưởng cũng nên nhắc lại là chiều tối ngày 28/4/75 phi trường Tân Sơn Nhất thật bất ổn do vụ Nguyễn Thành Trung dội bomb nên phi trường đã đóng cửa. Do đó có một vài anh em đã không vào được nên số đoàn viên của một vài phi vụ không được chính xác lắm. Tờ Phi Vụ Lệnh tuy đã mờ theo năm tháng nhưng vẫn còn đọc được. Có một vài tên trùng nhau và không có họ (last name) nên tôi xin được viết lại để dễ hiểu hơn:

Phi vụ TL-2: Người TPC là Trung úy Nguyễn Văn Hiền (mập)
Phi vụ TL-6: Người Co-pilot là Trung úy Trần Văn Hiền (mái hiên)
Phi vụ TL-2: Người Co-pilot là Trung úy Trương Nguyên Thuận (nẫu)

Phi vụ túc trực #1 (12/24): Người Co-pilot là Trung úy Tào Thuận
Phi vụ TL-4: Người Co-pilot (rất mờ) là Trung úy Nguyễn Phan Quang Trung

Kể từ khi nhận lãnh trách nhiệm, mỗi ngày lúc ánh hồng của những buổi hoàng hôn vừa tắt nắng và màn đêm buông xuống, cũng là lúc phi đoàn Tinh Long 821 của chúng tôi bắt đầu hoạt động cho tới lúc ánh sáng bình minh lại ló dạng. Từ ải đầu giới tuyến, nơi giòng sông Bến Hải ngăn chia đôi miền Nam Bắc, dọc theo dãy Trường Sơn với núi rừng trùng điệp, cho tới vùng duyên hải biển nước mênh mông, rồi xuôi về phía Nam, đến đồng bằng miền Tây ruộng vườn bao la bát ngát đến tận mũi Cà Mau, đâu đâu, nơi nào cũng có những cánh chim bằng Tinh Long 821 vẫy vùng trong bóng đêm để yểm trợ cho những xã ấp, quận lỵ, tiền đồn...hẻo lánh xa xôi mà bọn Cộng Sản đã lợi dụng sự tiếp viện khó khăn để tấn công, đánh phá. Trong những lúc đang bị tấn công mà quân bạn nghe được hơi thở (tiếng động cơ) của chúng tôi là tinh thần họ rất phấn khởi. Những đóm hỏa châu bừng sáng lên trong màn đêm, những làn đạn được phun ra từ những cây súng sáu nòng, đó là những niềm tin vui khích lệ, nâng cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bộ binh, họ có những cảm nghĩ như được trấn an không bị bỏ rơi.

Với tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết hăng say, mười cánh chim của mỗi phi vụ Tinh Long đã cùng nhau chung vai, sát cánh chiến đấu yểm trợ cho quân bạn hàng đêm, trong công cuộc đánh bại bọn Cộng Sản xăm lăng để bảo vệ sự Tự Do cho miền Nam Việt Nam. Nhưng tiếc thay, cùng nổi trôi theo vận nước, phi đoàn Tinh Long 821 đã phải rã đàn vào sáng ngày 29-4-1975, khi mà những cánh chim Tinh Long 7 đã vỗ cánh bay mãi vào hư vô. Và rồi sau đó mỗi người một số phận, kẻ thì lưu lạc khắp đó đây, người thì lầm than, khổ cực trên chính quê hương mình. Biết đến bao giờ những cánh chim Tinh Long 821 năm xưa mới có dịp để hợp đoàn trở lại?

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ mới hơn hai năm kể từ ngày thành lập, phi đoàn Tinh Long 821 đã phải hy sinh một số nhân viên phi hành khá lớn lao. Chỉ trong vòng một tháng cuốí cùng, tháng 4/1975 oan nghiệt, phi đoàn đã mất đi 4 chiếc. Với sự hy sinh cao cả của những phi vụ Tinh Long dưới bất cứ một hình thức nào, chúng tôi và các thế hệ mai hậu sẽ mãi mãi thành kính, ngưỡng mộ các anh đã “vị quốc vong thân”.

Thái Ngùng
PĐ 421&Tinh Long 821

Xin chân thành cảm ơn các Tinh Long: Nguyễn Văn Chẩn, Phan Công Đoàn, Huỳnh Công Khanh, Trương Nguyên Thuận, Nguyễn Phan Quang Trung, Bạch Ngọc Hòa, Trịnh Đề Đáng, Nguyễn Văn Liêm, Lê Đăng Hạc, Nguyễn Thanh Đồng, Lê Hữu Phước đã cung cấp tin tức hoặc bổ túc dữ kiện để bài viết này được đầy đủ hơn.

*en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties
1&2- Xác nhận nhân buổi lễ cầu siêu PHĐ Tinh Long 7 / May 1-2005 tại Houston, Texas.
3- Xác nhận trong buổi phỏng vấn do Trường Đông thực hiện, đăng trên Cánh Thép 04-2005.
4- Xác nhận bằng Email và Phone.
5- Phi đoàn luôn luôn có hai phi vụ túc trực: Túc trực #1 (12/24) và túc trực #2 (24/24). Đoàn viên của hai phi vụ túc trực này có trách nhiệm thay thế cho bất cứ đoàn viên trực hệ Tinh Long nào vắng mặt nếu có.

Thái Ngùng
Phi Đoàn Tinh Long 821


***


https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4xJlFXKWdqQ

AC-119K Stinger Tĩnh Long 821 KQVNCH - HNC - V1
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Thương Tiếc Phi Hành Đoàn Tinh Long 7    quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeFri Apr 12, 2013 11:42 pm

.
Thương Tiếc Phi Hành Đoàn Tinh Long 7 – HNC
(Cho Một Người Nằm Xuống – Khánh Ly)




.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc    quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeMon Mar 24, 2014 2:15 pm


Người Lính Không Quân VNCH




Không Quân Việt Nam Cộng Hòa



.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc    quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitimeWed Mar 26, 2014 12:18 am


Hình ảnh Lễ giỗ Phi Hành Đoàn Tinh Long 07 - Saigon


Lần đầu tiên sau 36 năm, gia đình & thân nhân và các chiến hữu VNAF đã tổ chức một lễ giỗ cho Phi hành Đoàn Tinh Long 07 (PHĐ TL07) tại nghĩa trang An Khánh, Thủ Thiêm, Q.2, Saigon sáng ngày 29-4-2011.
   
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164322


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164416

quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164498

quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304166606

quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164560

quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304166211
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304166273   

Gia đình & thân nhân có:

Em gái thứ 5 của cố NT Tr/Úy Trang Văn Thành (Trưởng phi cơ) là chị Trang Thị Thiên từ quê nhà Rạch Giá, Kiên Giang lên SGN cùng đi với chị Võ Thị Hà là em vợ của cố NT Trang Văn Thành . (Chị Võ Thị Hòa, vợ của Tr/Úy Trang Văn Thành hiện định cư tại Mỹ) Chị Hòa và chị Hà là cháu ruột của cố Tư Lệnh Phó Không Quân Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, ông là chú ruột của hai chị. Khi biết được điều này, tôi càng thêm phần kính phục Vị Anh Hùng Trung Úy Trang Văn Thành vì Anh đã không hề dựa dẫm, núp bóng vào ông chú vợ để tìm một vị thế an toàn & an nhàn cho bản thân mà vẫn hiên ngang bay vào lửa đạn hiểm nguy, sát cánh chiến đấu cùng bạn bè chiến hữu cho tới giờ phút sau cùng & phi vụ cuối cùng của Anh.
   
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164768
Chị Tường Vy là vợ của cố NT Tr/Úy Trương Ngọc Anh (SQ Điều hành Viên Navit.) và em gái của cố NT là chị Trương Thị Bảy từ quê nhà Quảng Ngãi vào.
   
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304164903
Chị Phan Thị Hồng Hải là vợ của cố NT Trung Sỹ I Nguyễn Thái Bình (Gunner TL07) cùng vợ chồng trưởng nữ Nguyễn Thị Hồng Thủy cùng người em út là cháu Nguyễn Thái Long đã đến cùng làm lễ giỗ cho cố NT. Còn có thêm một người em út của cố NT là anh Nguyễn Văn An. Anh Nguyễn Văn An nguyên là một HSQ VNAF, Phi Đạo 821/KĐ 53/SĐ 5KQ. (Như vậy là ông em An lo tiền phi cho ông anh Bình đi bay!) Vẫn chưa hết phần bất ngờ thú vị khi được biết cố NT Nguyễn Thái Bình còn có một người em rễ cũng cùng một màu áo KQ là anh Nguyễn Thanh Long thuộc PĐ 219 Long Mã!
   
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304165099


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304165245
(Anh Nguyễn Văn An, Phi Đạo 821, em trai cố NT Nguyễn Thái Bình)
Cháu Nguyễn Minh Duy là cháu của cố NT Hạ Sỹ Nguyễn Văn Bên ( Gunner TL07).
   
quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304165398
Các chiến hữu VNAF tham dự lễ giỗ có: Thiếu Tá Võ Văn Xuân (BTLKQ), Đại Úy Huỳnh Công Hầu (PĐ 223)
Và đương nhiên phải có mặt Vị Anh Hùng Tinh Long 07 duy nhất còn lại là Thượng Sỹ Nhất Nguyễn Văn Chín, Senior Gunner PĐ 821 Tinh Long.
Thân bằng & quyến hữu của các gia đình & thân nhân TL07 cũng tham gia tổng cộng gần hai mươi người!


quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  HQPD_1304165698

KQ Raptor

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc    quốc - Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hư vô hóa bất hạnh - Nguyễn Hưng Quốc
» Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam
» Thâm Cung Bí Sử & Những cái chết "đột tử" của quan to csVN
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Có gì trong Vũ Trụ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến