Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chẳng quan truyện Chung trong bich sáng chất quốc Nhung Saigon ngam ngắn chuyen quang phải VNCH Nguyen không Trung hoang thuoc nhac linh quynh nguyet
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn:

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 164
Join date : 20/10/2011

Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Empty
Bài gửiTiêu đề: Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn:   Nguyen - Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn: Icon_minitimeMon Feb 06, 2017 8:43 pm

Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn:
 
NHỮNG NGÀY THÁNG CŨ TRONG KIẾP ĂN NHỜ Ở ĐẬU.
 
THẾ-HUY PARIS.       
 
 
·        Trường Nguyễn-Trãi Hànội :
 
      Tôi di-cư vào Nam sau Hiệp-Định Genève chia đôi Đất Nước năm 1954. Những tháng năm trước đó, tình hình ngoài Bắc loạn lạc nên phần đông dân chúng phải tản cư rồi lại hồi cư, bọn nhỏ chúng tôi bị gián đoạn việc học nên thường bị trễ vài năm. Từ Ninh-Bình, gia đình tôi trốn ra Hà-Nội và được tạm cư trong trường Nguyễn-Trãi vì lúc đó học sinh đang nghỉ hè. Chúng tôi ở đấy chừng nưả tháng và phải nấu ăn tự túc ngay trên sàn gạch cuả lớp học. Những người trách nhiệm về việc tạm trú bảo chúng tôi tháo bàn học ra làm củi vì không tìm đâu ra củi để nấu ăn. Lúc đó, trời đã chớm vào thu, lá bàng trong sân trường đã bắt đầu rụng khiến tôi nhớ đến một đoạn văn cuả nhóm Tự-lực Văn-Đoàn viết về hai đưá trẻ nghèo nhặt là bàng để làm củi đun bếp. Bọn con trai leo lên cây hái quả bàng chia nhau ăn nhưng hột bàng quá to, ăn chẳng được bao nhiêu và chua lắm. Hàng ngày chúng tôi nhìn những chuyến xe điện chạy trên đường phố và mùi xăng cuả xe hơi khiến tôi nghĩ rằng đó là mùi vị rất đặc thù cuả thành phố. Mấy đứa con gái nhỏ trèo lên cây sấu hái trái về cho mẹ nấu canh chua. Đấy là những kỷ-niệm cuả tôi về Hà-Nội và cũng là sự liên-hệ đầu tiên cuả tôì với trường Nguyễn-Trãi mà sau này, ở Sàigon, tôi đã trải qua bẩy năm học ở đấy.
 
       Chúng tôi vào Sàigon bằng một chuyến bay C.119 còn gọi là phi-cơ hai mình từ phi trường Bạch Mai, Hànội. Việc tạm-cư và định cư làm chúng tôi trễ mất một năm học nữa. Ông cụ tôi tính-tình rất cẩn thận nên tôi phải học lại lớp ba ở Sàigon.
 
·        Trường Nguyễn-Trãi Sàigon :
 
        Năm tôi thi vào đệ thất, tổng số thí-sinh là 2500 mà trường chỉ chọn 240 học sinh trúng tuyển được chia thành 4 lớp gồm ba lớp sinh-ngữ Anh-văn và một lớp Pháp-văn. Tôi trúng tuyển hạng thứ 49 nên được học bổng mỗi năm, nhưng đến năm đệ tứ thì không được học bổng nữa. Tôi học lớp Pháp văn nên chúng tôi học từ đệ thất tới đệ nhất chung với nhau nên những kỷ-niệm giữa chúng tôi càng đậm đà và thân thiết hơn.
 
·        Ký-ức về Ban Giám-đốc và các Giáo-Sư Nguyễn-Trãi :    
 
          Tôi vào NT khi cụ Vũ-văn-Thận bắt đầu làm Hiệu-Trưởng và chúng tôi học nhờ phòng ốc cuả trường tiểu-học Lê-văn-Duyệt tại số 94, đường Phan-đình-Phùng, Sàigon. Buổi sáng là các học sinh tiểu học, buổi chiều là học sinh NT và buổi tối là các lớp cuả Hội Khuyến học Bổ Túc dành cho những người đã đi làm học thêm để luyện thi.
 
          Cụ Hiệu-Trưởng và Cụ Giám-học thì chúng tôi ít tiếp-xúc nên không có kỷ-niệm gì nhiều. Hàng ngày chúng tôi chỉ chạm mặt với các cụ giám-thị và các giáo-sư giảng-huấn. Riêng cụ Nhượng giám-thị là người mà tôi không thể quên được vì chính cụ đã đặt cho tôi cái hỗn danh mà hơn 50 năm sau, bạn học chung lớp với tôi còn nhớ. Số là bố tôi cũng ở trong ngành giáo-dục, nhưng ông cụ dậy chương-trình Pháp ở Institution Taberd, Sàigon. Dù tôi không là một đứa láu-lỉnh và nghịch-ngợm, nhưng bố tôi dạy học cả đời nên sợ rằng thằng con cuả ông chọn chỗ ngồi ở cuối lớp trong xóm nhà lá nên ông viết thư bắt tôi đem đến cho cụ Nhượng làm giám-thị lớp tôl bảo rằng tôi mắt kém nên ông xin cho tôi ngồi ở mấy hàng bàn đầu để nhìn rõ bảng đen mà ghi chép. Năm đó tôi bắt đầu học lớp đệ lục. Cụ Nhượng mở thư ra đọc. Ông cười khà khà và nói lớn với cả lớp :
 
 
·        Thằng này mắt như đèn pha ô tô mà lại mắt kém à ?  
 
          Cả lớp cười ồ và từ đó, bạn bè gọi tôi bằng cái hỗn danh Huy Đèn Pha khôi-hài và ngộ-nghĩnh ấy vì lớp tôi còn một tên Huy khác là Cao-xuân-Huy tức Huy Xà Beng mà tôi không nhớ ví sao và ai đã nghĩ ra cái tên kỳ-qụặc đó.
 
Cụ Nhượng dáng người đề-đạm, hơi thấp và điểm đặc biệt nhất mà chúng tôi khó quên là hai lỗ tai ông mọc kín đầy lông. Cụ có thói quen hay nhéo tai tụi học trò nhỏ và cụ nhéo tai đau không chịu được.Bây giờ chắc cụ đã mất và nếu còn sống thi cụ đã trên trăm tuổi.
 
Các giáo sư tôi còn nhớ tên :thầy Tiến dạy nhạc, thầy Thịnh dậy vẽ, thầy Tô-đình-Hiền sử địa, thầy Thi dậy toán, thầy Trừu vạn vật, cụ Hoè dậy hán-văn…Tháng 6 /75, khi tôi đến Paris, thầy Đặng đình Phùng dậy công dân cũng ở trong nhóm người tị-nạn với chúng tôi vì trước đấy, ông đã chuyển qua ngành ngoại giao và làm tùy viên cho một toà đại sứ VNCH ở ngoại quốc trước khi mất nước.
 
Cụ Hoè là người để lại cho tôi nhiều ấn-tượng nhất. Đi dậy học, cụ đội khăn xếp, mặc áo dài đen khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh ông đồ già trong bài thơ cuả Vũ-đình-Liên hồi tiền-chiến. Tôi nhớ năm ấy, chúng tôi học đệ ngũ, trong dịp cận tết, có đứa đặt một cây pháo cối dưới bục gỗ kê bên dưới bàn giáo sư rồi để một điếu thuốc lá mồi sẵn bên cạnh ngòi pháo trước khi cụ vào lớp. Cụ vừa bước lên bục thì chiếc pháo cối phát nổ khiến cụ giật mình và giận lắm. Tôi nhìn và thương cụ lạc lõng giữa đám học trò quỷ sứ và các giáo sư vận âu-phục trẻ trung chỉ bằng tuổi con cháu.
 
Tôi còn nhớ thầy Nghiêm-Hồng dậy Pháp văn sinh ngữ chính, người nhỏ bé, gầy và có tướng đi rất độc-đáo. Ông đi hai hàng và bước rất nhanh. Ông chỉ hơn chúng tôi chừng bốn, năm tuổi và là con của Giáo sư Nghiêm Toản dậy ở Đại học Văn Khoa Sàigon.
 
Trong số các nữ giáo sư, tôi chỉ nhớ cô Phụng dậy Anh văn sinh ngữ 2 là hoa khôi của trường. Cô đẹp, trẻ, diện, trang điểm thật kỹ và chẳng hơn chúng tôi bao nhiêu tuổi. Sau này, cô lấy chồng làm hiệu-trưởng trường trung học Petrus Ký Saigon. Năm 1968, vì luật Tổng-động-viên, tôi vào Thủ-Đức và giai đoạn đầu học ở Quang Trung, tôi gặp cô vào thăm chồng cũng nhập ngũ sau tôi mấy tuần trong diện động viên tại chỗ nên chỉ đi lính 9 tuần rồi trở về nhiệm sở cũ. Được biết trong Đại-hội Kỳ ÌI  trường Nguyễn-Trãi được tồ chức tại Nam California vào cuối tháng 6/2014, cô sẽ có mặt vì giữ vai trò cố vắn.
          
 
·        Những khuôn mặt đặc trưng trong lớp :
 
Một nhân-vật khó quên trong ký-ức tôi là Đức Mập có biệt danh là Đức Michelin học trên chúng tôi một năm, nhưng không được lên lớp phải học lại năm đệ ngũ. Đức to con và mập như hình vẽ quảng cáo lốp xe Michelin. Năm ấy, nói chung, chúng tôi còn rất nhóc tì, nhưng Đức Michelin đã lớn lắm, mê nhảy đầm, kể chuyện tục và khoe với bọn tôi là thường tới thăm các xóm chị em ta khiến bọn tôi cười vỡ bụng. Sau này, lên đệ nhị cấp, tôi không biết Đức đã chuyển trường hay không còn đi học nửa. Lớp tôi còn một tay ngon lành khác là Trương-đình-Qùy lấy vợ từ năm học đệ ngũ hay đệ tứ, tôi không nhớ rõ. Đám cưới ngoài ý muốn của cả hai gia đình. Có con, Quỳ vẫn đi học. Chúng tôi mất liên lạc với Quỳ từ ngày rời Nguyễn-Trãi. Đứa con đầu cuả Quỳ bây giờ chắc phải ngoài 50 tuổi.
 
Trong lớp, tôi chỉ là một học sinh bình thường, lầm lỳ như một cụ  già và không có gì xuất sắc. Học giỏi có Nguyễn-duy-Luyện, Vũ-đức-Thiệu, Nguyễn-vinh-Hiển, Quách-tất-Trung, Nguyễn-ngọc Chân, Vũ-đức-Giang…Trong suốt bẩy năm học, tôi không thân với ai. Thỉnh thoảng, ngoài giờ học hoặc có giáo sư nghỉ ốm, tôi đi lang thang với Lê-văn-Bách con ông Lê-văn-Tỵ có tiệm giầy BTC ở số 141 đường Lê-thánh-Tôn. Xem lý-lịch học sinh, cụ Nhượng giám thị hỏi Bách có phải là con của Đại Tướng Lê-văn-Tỵ không và cụ có vẻ e-dè. Thật ra, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bách có ông chú ruột cũng làm giám thị Nguyễn-Trãi cùng thời với cụ Nhượng. Cách đây hơn 20 năm, tôi tình cờ dự đám cưới cuả cháu gái gọi Bách bằng chú ở Paris và được biết Bách còn ở VN.
 
Từ Nam California, mỗi năm tôi đều gặp Vũ-đức-Thiệu, Nguyễn-đức-Tiến, Hùng Mập, Lại thế Tuấn và thỉnh thoảng cũng gặp Vũ-quốc-Thái. Cuối hè 2013, trước khi về lại Paris, chúng tôi hẹn nhau ăn ở nhà vợ chồng Vũ-đức-Thiệu tại Irvine, CA vì có vợ chồng Bùi-thọ-Xung từ OHIO ghé thăm. Trong dịp này, tôi gặp bà quả phụ cuả Cao-xuân-Huy đi cùng với một người bạn gái, vợ chồng Nguyễn-ngọc-Khuê và bà xã của Nguyễn-phúc-Tiến. Nhưng chỉ ba tuần sau, khi về tới Paris được mấy ngày, tôi được tin Khuê mất sau khi vưà làm đám cưới cho người con trai út.
 
Về thể-thao, lớp tôi có Bình Mặt Mụn và Thơm chơi trong đội bóng tròn cuả trường. Trong giải vô địch bóng tròn liên-trường, tôi không nhớ rõ là trong trận bán-kết hay chung kết, Thơm bị nhóm học sinh trường Văn-Hiến vì thua tràn xuống sân cỏ chém rách đùi bằng mã tấu trên sân Hoa-Lư ở Đa kao và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
 
Trong sân sau cuả trường có dẫy nhà tôn bên cạnh cái piscine bỏ không là nhà ông Phan văn Quan, giám đốc ty tiểu học. Ông có cô con gái rất xinh. Năm tôi học đệ nhất thì Phan-lan-Phương mới học đệ ngũ trường Huỳnh-khương-Ninh ở Đakao, nhưng tướng trông như người lớn. Năm học đệ nhị, tôi viết một truyện ngắn có tựa đề ‘’Trên đỉnh giáo đường’’ đăng trên nhật báo Chính-Luận đề tặng PLP rồi cắt bài viết đó gửi cho nàng. Tôi mê cô bé. Giờ ra chơi, tôi quanh-quẩn bên bờ piscine bỏ không nhìn cô bé ủi quần áo bên trong khung cưả sổ mà không dám nói gì vì sợ bà mẹ cô trông dữ dằn như nữ tướng. Bọn học trường công như chúng tôi, nói chung, nghịch-ngợm, phá phách, nhưng đa phần nhát gái vì không được học chung với nữ sinh, không mất thì giờ về chuyện tán-tỉnh, yêu đương nên kết quả các kỳ thi trung học hay tú tài thường đậu tới 80 phần trăm. Vài năm trước khi lớp tôi ra trường, bọn học sinh trung học đệ nhất cấp dạy nghề Nguyễn-trường-Tộ kéo cả trường sang tấn công NT với dao, buá, xích sắt và ống khoá xe đạp khiến chúng tôi phải leo lên nóc nhà gỡ ngói làm vũ khí phòng thủ và chống trả. Sau đó, chúng tôi phải ở nhà mấy ngày để hai trường dàn xếp với nhau và sửa chữa phòng ốc.
 
 
·       Biến-động chính-trị năm 1963. 
 
         Các cuộc bãi khóa của học sinh và sinh viên trong biến động nhằm lật đổ chính-phủ năm 1963 được phát động rầm rộ tại Sàigon, nhưng NT ít người hưởng ứng vì đa số học sinh là người Bắc di-cư. Trong thời gian này, tôi tình cờ nhìn thấy trong cặp cuả Cao-xuân-Huy một bịch ni lông chừng nửa ký hạt tiêu bột, tôi hỏi để làm gì và CXH trả lời rằng để ném vào mắt những ai chống lại cuộc bãi khóa mà CXH và một số học sinh khác chủ trương. Cuộc đảo chính xảy ra và những cuộc xáo trộn chính trị liên tiếp là lý do để quân đội Hoa kỳ đổ quân vào VN tạo cơ hội cho CS đẩy mạnh cuộc tuyên truyền chống Mỹ cứu nước có lợi cho họ và được sự ủng hộ cuả dư luận quốc tế. Sau khi rời NT, tôi ghi tên ở trường luật và viết báo đả kích chính sách Mỹ ở VN là thiếu thiết thực và người Mỹ không hiểu gì về lịch sử và tâm lý người VN. Mỹ có thể thắng bằng vũ lực, có thể thắng hàng ngàn trận đánh, nhưng nếu Mỹ không thu phục được lòng người thì họ khó có thể thắng được cả cuộc chiến.    
 
 
·        Vào đời.
 
             Tình cờ, tôi đi ngang qua cơ quan SACPO ở đường Hùng Vương thấy có thông báo tuyển phiên-dịch-viên anh-ngữ. Tôi ghé vào thử xem trình độ mình tới đâu sau ba năm học ở Trường Diên Hồng cuả GS Lê-bá-Kông và Lê-bá-Khanh. Tôi qua được phần sơ khảo và họ gửi tôi đến CTI để chính thức dự phần thi tuyển. Sau khi trúng tuyển các học viên phải trải qua một khóa học 6 tháng được trả lương để hoàn chỉnh về trình độ anh ngữ. Tôi ra trường chỉ sau một tháng ở CTI và về dich tài liệu cho Combined Intelligence Center, Vietnam/ MACV. Tại đây, tôi hàng ngày nói chuyện với các sĩ quan cao cấp Mỹ và cố gắng làm cho họ hiểu về cuộc chiến rất phức tạp mà cả Mỹ và VNCH đang theo đuổi và người VN cần súng đạn đầy đủ để tự mình chiến đấu mà không cần đến quân đội ngoại nhập. Đó là lý do khiến Đại-tá Goodale, xếp cuả tôi không vừa ý và tôi đã từ nhiệm sau một năm làm việc cho cơ quan này. Những năm kế tiếp tôi dịch cho Combined Document Exploitation Center/MACV cho đến ngày Tổng-động-viên vào Thủ-Đức. Nhờ những năm làm việc cho các cơ quan tình báo trước đây, sau khi mãn khóa tôi được chỉ định về ngành quân báo và sau nhiều khóa huấn luyện chuyên môn, tôi phục vụ trong lãnh vực này cho đến ngày tàn cuộc chiến.
 
 
·        Lưu-vong.
 
Về chính-danh, tôi không nhận là người tỵ nạn chính-trị mà là kẻ lưu-vong vì hai chữ tỵ-nạn có ý-nghiã tiêu-cực là trốn đi nơi khác để được yên thân. Khi không còn súng để chiến đấu, tôi dùng ngòi bút cuả mình để tiếp-tục con đường bỏ dở và tôi viết lại chỉ bốn năm sau khi đến Pháp. Tôi viết cho nhiều tờ báo ở Mỹ và các nơi mà không nhận một đồng thù lao nào nên không ai mua chuộc họăc lèo lái tôi được. Tôi cũng không có tên trong bất cứ tổ chức nào để không bị ràng buộc và tôi cũng biết rất rõ thực lực và tầm vóc cuả các tổ chức, đảng đoàn ở hải ngoại từ trước tới nay.  
 
Tôi có một người bạn cùng lớp và cũng là bạn văn : Cao-xuân-Huy, nhưng tiếc rằng bạn tôi lại nằm trong nhóm Văn-học cuả Nguyễn-mộng-Giác và Hợp-Lưu cuả Khánh-Trường ‘(cũng cựu học sinh NT) chủ-trương giao-lưu văn hóa với CS vào chính thời điểm CS be bờ không cho bất cứ một tác phẩm nào ở hải-ngoại được lọt vào trong nước. Trò chơi giao-lưu một chiều lưu-manh như thế mà vẫn có người theo. Cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương do khuynh hướng này chủ trương vào những năm đầu cuả thập niên 90 đã là đề tài tranh cãi gay gắt trong Văn-bút VN Hải Ngoại và gây rạn nứt trầm trọng trong khối người cầm bút khắp nơi. Song song với hiện tượng này, Nguyễn văn Linh, TTK Đảng CSVN, năm 1988 ra lệnh cởi trói văn học với Dương-thu-Hương, Trần-mạnh-Hảo, Nguyễn-huy-Thiệp làm cò mồi… khi tình hình ở Đông Âu đang ở trong một khúc quanh sụp đổ cũng làm chấn động những người cầm bút thiếu sâu sắc về chính-trị.
 
Vì tình đồng môn, tôi gặp CXH ở Nam Cali chỉ mấy tháng trước khi anh mất và anh có tặng tôi cuốn sách chưa kịp ra mắt cuả anh. Tôi về đến Paris thì được tin anh vào bệnh viện. Tôi phone cho bà xã anh thì không có ai trả lời, có lẽ cả nhà vào nhà thương săn-sóc anh. Đời người thật buồn và ngắn-ngủi.
 
Tôi muốn dùng những ngày còn lại cuả mình để trả nợ người dân và chính phủ Miền Nam trước đây đã cưu-mang tôi trong suốt bẩy năm trời đèn sách trong hoàn cảnh khó khăn cuả những kẻ phải bỏ cửa nhà ra đi với hai bàn tay trắng.
 
Tiếc rằng càng ngày tôi lại càng đi xa hơn trong bước đường ăn nhờ ở đậu tại xứ người như trước kia, chúng tôi đã từng bắt đầu ăn nhờ ở đậu tại số 94 đường Phan-đình-Phùng trong suốt thời tuổi trẻ cuả mình.
 
THẾ -  HUY  PARIS.
21/2/2014.
Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
 
Ký ức 55 năm về trường Trung học Nguyễn Trãi - Sài gòn:
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vài nét phác hoạ về trường trung học Nguyễn Trãi ở Hà Nội trong những năm 1950 – 1954 từ tài liệu lưu trữ
»  Bản Tin Sinh Họat Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
» Những vị Thày khả kính và khả ái tại trung học Nguyễn Trãi
» Tân Niên 2017 Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
» Video Tất niên Trung Học Nguyễn Trãi Saigon mừng Xuân Bính Thân 2016

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: FORUM THNT Saigon :: Thầy Cũ, Trường Xưa, Bạn Cũ-
Chuyển đến