Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
truyện hoang không Nguyen Chung quốc bich linh Trung chất VNCH Nhung nguyet luong quynh quan ngắn phải sáng chuyen thuoc quang trong ngam Saigon nhac
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tản Mạn về Ăn Tết

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
hoangvu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 07, 2014 12:38 am


Ngày Tết nói chuyện ăn


Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTclsO5YdDig-6TCNJR5k1Z9f4SUCpAzpF-wf5s1RHUM-MpmSxOLA

Ngày nhỏ tôi chỉ hiểu ăn để sống, ăn để sung sướng cái mồm, no cái bụng, rồi nghe thêm mấy từ ăn Tết, ăn cưới, ăn giỗ, ăn tiệc với mâm cao cỗ đầy thật tưng bừng : Vui tai sướng mắt.

Hồi đó tôi đâu biết được chữ ăn cũng có ba trăm bảy đường, mà nếu có soạn một cuốn từ điển về chữ ăn cũng phải dày đến hàng trăm trang vẫn chưa đủ thỏa mãn lòng người.

Người ăn cơm, ăn lương, ăn tiền, ăn lộc, ăn đòn, ăn bám, ăn bẩn, ăn bớt, ăn cắp, ăn cánh, ăn cháo đái bát, ăn chặn, ăn chay, ăn chia, ăn chẹt, ăn chịu, ăn xin, ăn chực, ăn cưới, ăn dở, ăn nằm, ăn đời ở kiếp, ăn mặc, ăn lời, ăn vã, ăn năn, ăn xổi… và người còn ăn người nữa.

Lại còn xe ăn xăng, tàu ăn hàng, cá ăn muối, bò ăn cày, da ăn nắng, màu ăn màu, hát ăn nhịp, cỏ ăn lúa, mặt trăng ăn mặt trời, v.v… thôi thì đủ kiểu. Nhân ngày Tết, tôi chỉ muốn nói đôi điều về cái nghĩa “Ăn để sống” của người Việt ta vậy.

Người xưa từng dạy : “Ăn để mà Sống, không phải Sống để mà Ăn”. Đấy là cách nói nhằm răn dạy những thói phàm tục tham lam, chỉ vì miếng ăn mà triệt hạ lẫn nhau, chứ thực ra người ta không chỉ “Ăn để mà Sống”, mà Sống còn phải biết Ăn Ngon. Đề cao cái sự “Ăn Ngon” trong cuộc đời, chính là đề cao “Văn hóa ăn” đã hình thành trong “lịch sử sống” của con người, hay nói cách khác: Ăn chính là hành động Sống.

Hành động sống của con người thể hiện qua Ăn uống là thể hiện một nhân cách văn hoá, biết ứng xử với miếng Ăn và ứng xử với nhau. “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”, là một quan niệm nhân phẩm được truyền lại từ bao đời nay. Sự thanh sạch hay thanh bần được đề cao, nhưng rồi con người cũng hóa giải nó trong “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Đấy là cách ứng xử trước những cảnh ngộ riêng, mà cái sự Ăn được định xét. Nhưng nhìn chung thì “Văn hóa Ăn” bao hàm người làm món ăn, món ăn, người ăn, chỗ ăn và giờ ăn.


Muốn làm món ăn, người ta phải lên thực đơn, đi chợ. Có thực đơn thật đơn giản và có những thực đơn vô cùng phức tạp cầu kỳ. Một bữa cơm gia đình có khi chỉ cơm, rau, dưa, đậu, lạc vài ba món, nhưng cũng có những bữa đại tiệc triều đình hàng trăm món cao lương mỹ vị.

Lại còn phụ thuộc vào bữa chính, bữa phụ; bữa điểm tâm sáng, bữa điểm tâm đêm; bữa ăn thường, bữa ăn cỗ; bữa ăn chủ, bữa ăn khách, v.v… Và có những món ăn không lặp lại trong tuần, trong tháng để thay đổi khẩu vị. Sau đi chợ, đến lượt làm món ăn. Việc chế biến, gia giảm gia vị mặn nhạt tẩm ướt rồi xào nấu để cuối cùng bày ra những món ăn trên mâm bàn là cả một “công trình nghệ thuật” không hề đơn giản.

Đấy là một tổng thể của màu sắc, mùi, vị, hình khối, để trước khi ăn bằng miệng, người ta phải được ăn bằng mắt  và bằng mũi. Nói về nghệ thuật nấu ăn, có người đã ví là nó “dài hơn nửa đời người phụ nữ”. Từ việc nấu một niêu cơm chín ngon có cháy hoặc không có cháy, đến việc nấu một nồi xôi vò xôi gấc, xôi dừa, xôi lạc (đậu phộng), xôi đậu hay xôi cá rô cho gia đình hay cho yến tiệc  đều đòi hỏi những kỹ xảo mà không phải bất cứ ai cũng làm được nếu không được “giáo dục tử tế”, học hành cẩn thận.

Dọn ra một bữa ăn đầy công phu mà gặp phải người không biết thưởng thức thì thật không gì chán bằng. Cái niềm vui của người giỏi nấu ăn là được nhìn người ăn ngon miệng và được nghe những lời bình phẩm ngợi khen những món ăn do mình làm ra.


Tôi có anh bạn làm mỹ thuật, hễ được bạn bè mời đến nhà dự tiệc là mang theo trong túi một chiếc tạp dề đến trước hàng giờ để vào… bếp, dù ở đấy đã có sẵn mấy bà nội trợ. Trong bếp có anh, cứ tưng bừng cả lên. Đến khi ăn, anh chỉ ngồi ngắm bạn bè ăn và tủm tỉm cười khi được khen. Tất nhiên cũng có lúc anh buồn vì những người ăn toàn bàn chuyện tầm phào mà quên là họ đang ăn những món gì. Nhưng anh còn có vẻ buồn hơn khi không được làm bếp cho bạn bè thưởng thức.

Xuân Diệu có một câu thơ rất dễ thương nói về một bữa ăn ngon về cả vật chất lẫn tinh thần:

Em có tài nấu bếp
Anh có tài ngợi khen

“Tài ngợi khen” là một cái tài của người sành ăn. Mà đã là người sành ăn, hẳn phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa ẩm thực, đến nỗi ăn một gắp cá cơm có thể nhận ra nó được lót măng vòi để kho, hay ăn một miếng cá ngừ biết ngay là nó được kho bằng nồi đất lót mía lau. Người sành ăn đâu chỉ đòi hỏi những món cao lương mỹ vị mà có khi lại biết thích cả những món bình dân.

Ông bạn già của tôi từng đi khắp Đông, Tây dự đủ tiệc đứng, tiệc ngồi, vậy mà về nhà bảo vợ là ông thèm ăn bát cơm với tép đồng kho khế cắt hình sao. Bà vợ phải  chạy từ  Phố ra chợ quê mới tìm được đúng “thực đơn” của ông. Tôi có lúc chỉ thích ăn một bát cơm nóng với ớt xanh giã muối, một món ăn của người Việt cổ còn giữ lại được ở vùng Huế – Quảng Trị. Mà phải là ớt xanh mới có mùi thơm hăng rất đặc biệt. Đấy là loại ớt dù chín vẫn không đổi màu. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha cũng nghiền ớt xanh nên mới làm được bài thơ ớt xanh thật hay, coi ớt xanh như một người tình thiêu đốt:

Không phải vị hăng hắc mời mọc của cave mấy nàng
Không phải vị quen quen thân thuộc của vợ
Người tình ớt xanh
Anh cắn từng cơn và em dâng hết
Như miền Trung chịu đựng và mãnh liệt
Sao lại có ớt xanh?
Sao lại có miền Trung?…

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcRtoYN8V8mRrtChTsDrd3TkSK4zPEgi_fMTuIcZF-Tsw0blQ48J

Tôi đã từng chứng kiến một cặp vợ chồng đi dự tiệc mà người vợ chiều chồng đã gói theo trong túi mấy quả ớt xanh. Cái “sự kiện” độc đáo ấy khiến bao người chú ý và cảm phục. Hiểu được khẩu vị của người và chiều  người đến thế, kể có mấy ai? Thật thú vị khi những người cùng ăn hiểu và chia sẻ với khẩu vị, tâm lý của nhau. Bởi thế mới có chuyện “râu tôm ruột bầu”. Râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi, ấy vậy mà vẫn ngon khi người ăn có sẵn tình cảm với nhau:

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Câu ca dao ấy không thể sinh ra ở nơi nhà hàng sang trọng, mà sinh ra trong gian nhà ấm cúng của gia đình. Người ta bàn đến chỗ ăn để có thể “khen ngon” được như vậy quả là chí lý. Có người bàn về “chỗ ăn” khá tinh tế: “Ăn mồng năm Đoan Ngọ phải ngồi chiếu trải. Bánh đúc bánh bèo ngồi chõng tre. Cháo môn chè nếp ngồi bàn độc. Khoai nướng phải ngồi cạnh bếp trấu hoặc dưới đụn rơm. Chè hạt sen ngồi tràng kỷ. Chè hạt sen bọc nhãn ngồi sập gụ. Phở, bún, bánh khoái phải ngồi quán…”.

Người Hà Nội ăn nhanh thích ngồi vỉa hè. Một gánh bún, đậu phụ, mắm tôm, dăm ba chiếc ghế đòn là chị bán hàng rong có thể làm vui lòng thực khách ở bất kỳ hè đường lối ngõ nào. Bây giờ làm ăn lớn, đãi khách phải biết chọn nhà hàng. Vào quán bar hay vào restaurant. Trên đê nhìn ra cánh đồng ngoại ô hay bên hồ mênh mông sương khói không gian thích hợp, khiến cả khách lẫn chủ thoải mái, thế là bữa ăn ngon một thành mười, vui một thành trăm. Tiền trăm bạc triệu tiêu mà không hận. Câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” là nói tới sự giao hoà của cách ăn vậy.

Tôi cũng từng được dự những bữa tiệc “cung đình đời mới”,  nghĩa là không có vua thật, và người ăn có thể đóng vai vua vai quan mà ngồi ăn đúng các món ngự thiện, đúng cung cách ngự thiện, lại có hầu quạt, có đàn có hát ở Hàng Châu và ở Huế. Không ăn cũng thấy ngon, thấy no. Và cái tiệc cung đình ấy lại còn được dọn ra ngay trên sân điện Cần Chánh, Đại Nội bán vé thu tiền trong Festival Huế vừa qua mới thật là “hoành tráng”. Mỗi suất 35 USD.

Mỗi cuộc Dạ nhạc tiệc ấy có đến năm sáu trăm thực khách. Phải nói đó là cuộc chơi ẩm thực cung đình kết hợp với nghệ thuật đường phố vô cùng độc đáo. ánh sáng thay đổi màu sắc theo nhạc. Những bệ giá quạt bằng thân tre dựng cao như những cột buồm có người điều khiển, các quạt phe phẩy tận trên cao tạo ra gió mát. Có cả trăm cô gái mặc đồng phục tỳ thiếp xưa xếp hàng dài, hai tay nâng món ăn ra bàn mời khách, đẹp như tiên.

Những câu chuyện cổ tích và cả những nét đời sống thường nhật trên đường phố được các nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn, len lỏi qua các bàn tiệc. Có cả xe đạp, ôtô du lịch xuất hiện trước mặt khách ẩm thực. Ăn, xem và nghe. Hầu như tất cả các giác quan của con người đều được thưởng lãm cùng một lúc. Cái không gian – thời gian – tâm lý của một bữa ăn được kết hợp lại, tạo nên cảm giác kỳ lạ, có một không hai.

Vậy mà người xưa vẫn nói đúng: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.  Nghĩa là Ăn đúng với nhu cầu cần ăn của con người đã thấy thú vị lắm rồi. Nhưng nhu cầu của con người đâu chỉ ăn khi đói. Ăn khi đói chỉ là cái dạ dày ăn. Còn biết bao nhiêu nhu cầu ăn khác của con người, khiến con người phải đáp ứng. Đấy là tạo ra “văn hoá Ăn” để phục vụ cho mình và cho đồng loại.

Ngày Tết nhiều món ngon. Tản mạn về chuyện Ăn chắc cũng không thừa. Chỉ cần lặng lẽ biết ơn những người nội trợ cũng là điều tốt đẹp cho cuộc sống lắm rồi, bởi nội trợ là một nghệ thuật cả đời chưa ai dám tin là mình đã thấu hết. Đúng như lời dạy của sách Thực phổ Bách thiên xưa: “Có biết nấu ăn mới biết đi chợ. Có biết đi chợ mới biết nấu ăn. thịt theo chợ mà cá theo mùa. Tính đã mới mua. Mua vừa kho nấu. Đâu phải mua về là đi chợ. Đâu phải kho chín là nấu ăn đâu!…”.

Nguyễn Trọng Tạo


Tản Mạn về Ăn Tết Images569131_Anh_bo_GIA_DINH_HANH_PHUC
.
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Ăn Tết: ngày xưa và ngày nay    Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeWed Jan 08, 2014 4:21 pm


Ăn Tết: ngày xưa và ngày nay

Gs. Mạnh Bích

Tản Mạn về Ăn Tết Z


Năm 1993, JC Pomonti có viết một bài báo tựa là « Quand les Saigonnais mangent le Têt – Khi người Sài Gòn ăn Tết ». Khi dùng cụm từ ‘‘manger le Têt’’, dù đã có dạy học ở Việt Nam (trường JJR và Đại Học Văn Khoa) và lấy vợ Việt, hình như ông cựu giáo sư đại học, nay là phóng viên của tờ báo Le Monde này muốn tỏ sự hiểu biết sâu sắc về VN. bằng cách viết một bài nói về lối đón mừng năm mới của dân ta. Trong bài báo, ông ấy nêu lên những nét đặc thù của sự « ăn Tết » của ta như sau:

- Người Việt Nam ăn Tết có nghĩa là cỗ bàn linh đình, ai nấy đều mời nhau ăn uống (les Vietnamiens mangent le Têt, ce qui veut dire banquets et tables familiales ouvertes… tout le monde invite tout le monde)

- người ta chăm lo việc ăn uống cho cả ông bà tổ tiên, thần thánh (on nourrit également ancêtres, dieux et génies)

- Tết mà không xài tiền (đánh bạc, mua sắm) thì không phải Tết (Le Têt n’est pas le Têt quand on ne gaspille pas son argent)

- Ngày đầu năm, trẻ con đứng vòng tay nói lời chúc tụng (như con vẹt) cha mẹ và các bậc trưởng thượng để được thưởng tiền bằng những đồng bạc mới (lì xì) (Le Jour de l’An, debout et les bras croisés, les enfants récitent leurs souhaits aux parents et ainés, en échange de quoi ils reçoivent des billets de banque neufs…)

Cái « ăn Tết » của ông ấy nói đến là lối ăn Tết của những người Miền Nam Việt Nam ở TP Sài gòn tân thời trong những thập niên gần đây…  Cách « ăn Tết » với mấy đặc điểm trên kia rất khác xa với tục ăn Tết cổ truyền của ta. Cho nên Pomonti không hiểu được người Việt Nam chính thống, thuần túy ăn Tết trong tinh thần Đón Mừng Năm Mới, tống cựu nghinh tân, như thế nào và cái sự « ăn Tết » của người Việt Nam có những cái đặc biệt gì.

Phải hiểu rõ những cái đặc biệt ấy mới hiểu tại sao người Việt nói là « ăn Tết ».

Tản Mạn về Ăn Tết 2Q==

Với bài này của tôi không có dụng ý châm biếm một người trí thức không cùng văn hóa nhưng tôi muốn bàn đến cái ưu việt của văn hóa Việt Nam. Tại sao người Việt Nam ta nói là « ăn Têt ». Trong ngôn ngữ của ta, ăn là cái gì và Tết là cái gì mà mình « ăn » được ? Xin thưa ngay, chúng ta nói phải nói là « ăn Tết » thì chúng ta mới nói lên được tất cả cái hay, cái đẹp, cái lý thú, cái cao siêu của những ngày lễ hội đầu năm ấy. Vâng, sự « ăn Tết » của ta bao gồm cả một trời triết lý tuy huyền nhiệm nhưng rất « dễ thương » của tinh thần tổ chức « đón mừng vận hội mới ». Xin bàn rõ hơn :

1- Trước hết là vấn đề ăn: Theo Socrate thì con-người muốn sống cho ‘‘ra người’’ phải dùng phương châm : ‘‘Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn’’. Mấy ông-Tây-xưa này nói chuyện triết lý nghe kỳ cục quá. Làm như vậy thì hóa ra người cũng nên « làm » giống như mọi sinh vật khác ; trâu, bò chó, ngựa, voi,  khỉ, vượn, hươu, nai... ăn cỏ, cây trái « để sống » ; beo, cọp, sư tử, chó sói, diều hâu, cá mập v.v. ăn thịt tươi sống cũng ‘‘ăn để sống’’. Còn nói rằng « ăn cho ra người », thì theo tôi, phải ngược lại: người ăn thì phải có cái ý muốn cao siêu, đặc biệt là « thực tri kỳ vị ». « Ăn cho ra người » là ăn cho có ý nghĩa, là phải biết ngon dở, phải biết mùi vị, tốt xấu, là phải ăn cho có... nghệ thuật (nghệ thuật là nhân tính). Nói cách khác: người muốn sống cho ra người thì phải tìm cái thú, cái hay trong « sự ăn »; nói rộng ra « biết sống là phải biết ăn » hay nói cho gọn, cho tiện: ‘‘sống để mà ăn’’. Sự sống và sự ăn liên kết với nhau trong cuộc sống, tuy hai mà một không như sự sống và sự chết liên kết với nhau như bóng với hình.

Tôi không nói hàm hồ đâu. Cách ăn uống là thước đo trình độ văn minh của mỗi dân tộc. Nhân loại thời ở lỗ, ở hang mới « ăn lông » còn khi đã tìm ra lửa, trồng được ngũ cốc thì không « ăn lông » nữa. Về sau, tùy trình độ văn minh tiến bộ, dân tộc nào cũng tìm ra một lối-ăn, một nghệ-thuật-ăn hợp với lối-sống của mình. Có dân tộc ăn bốc, có dân tộc dùng đũa, có dân tộc dùng muổng, nỉa, dao, kéo v.v. Có dân tộc ăn bò-bo, có dân tộc ăn khoai mì (sắn), có dân tộc ăn lúa mì, có dân tộc ăn gạo v.v.

Các dân tộc khác thì tôi không biết rõ chứ người Pháp-Cổ, đối với nghệ thuật ăn uống, họ cũng suy nghĩ kỹ càng lắm. Từ thế kỷ thứ 16, trong tinh thần hâm mộ nét cao siêu về sự ăn của dân Gaulois vào thời kỳ xa xưa, ông Rabelais, đã ‘‘chế tạo » ra những nhân vật Gargantua, Pantagruel để nhiệt thành quảng cáo cho sự ‘‘sống để mà ăn, ăn cho ra người’’. Ông-ấy đưa ra những câu phương châm rất xác đáng (đối với một dân tộc trân trọng sự ăn) để khuyến dụ sự tôn vinh việc ăn:

- càng ăn nhiều càng khoái nhiều, càng uống nhiều càng sướng nhiều - l’appétit vient en mangeant... la soif s’en va en buvant

– Thượng Đế tạo hành tinh (còn) Con Người (thì) chế thức ăn ngon - le Grand Dieu fit les planètes, Nous faisons les plats nets

Nhờ tinh thần « tham ăn » ấy mà triết lý Pháp tìm ra được lẽ uyên nguyên của thuyết nhân bản. Và nước Pháp mới đoạt được cái tước hiệu huy hoàng « xứ sở của sự ăn ngon mặc đẹp » mà các dân tộc Âu Mỹ khác thường sùng thượng hoặc … ganh tị. Người Pháp chính thống phải biết biết thưởng thức mùi vị tuyệt diệu của mỗi món phó-mát (mùi càng nồng nặc vị càng dậm đà) khi ăn kèm với một loại rượu thượng thặng, vừa nhắp nhẹ khỏi môi, thấm vào đầu lưỡi đã thấy tâm thần đê mê ngây ngất. Muốn chính lý hóa sự « điệu nghệ » ấy người Pháp có hệ thống định hướng thẩm vị Michelin để xếp hạng những nhà-hàng-ăn theo giá trị của những món ăn ngon và « không khí » ăn-ngon. Người sành ăn (-chơi) phải tìm đến những nhà hàng bốn, năm sao để thưởng thức mùi vị và tài nghệ nấu ăn của Đại Pháp.

Nhưng « sự ăn » được người Pháp chú trọng về phương diện nghệ thuật chứ không hẳn về ý nghĩa, về tinh thần ăn. Đấy là vấn đề của những nước có một nền văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật cấp tiến. Người Á Đông thì không « làm » như vậy. « Sự ăn » của Tàu, của Nhật, của Đại Hàn không giống như vậy. Ăn đối với người Á Đông trước hết và căn bản là một hành động để sinh tồn, để tiếp dẫn sự có mặt của mình trong vũ trụ. Mà đã nói đến sinh tồn thì phải có ý nghĩa của nó, phải hợp với lẽ sinh tồn của con-người nói riêng, của vạn vật nói chung. Cho nên « ăn » đối với người Á Đông không phải là một nghệ thuật mà thôi, ăn cho khoái khẩu, ăn cho đã thèm, đã nư ; ăn đối với người Á Đông là đặt vấn đề thụ ân thiên địa.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQU6SLeHqjq8_oseA6sZ8rjBUv1Ozzpp0j_CPJb-d29AukXkUMhUg

Do đấy, riêng đối với người Việt, sự ăn phải được thể hiện theo « đạo Trời ». Khi ăn, không những người ăn phải nhớ đến công lao của người nông phu (kiểu suy nghĩ của Sully Prudhomme trong bài Le semeur) ; người ăn phải biết trân trọng cái « hột ngọc » của Trời ban cho. Khi nói đến việc « ăn », người Việt Nam luôn nhắc đến chữ « cơm » như ăn cơm tiệm (dù sẽ ăn phở, ăn không có cơm), ăn cơm tây (với bánh mì), ăn cơm tàu (với những món tầu ăn kèm với mì sợi làm bằng bột mì) vì món ăn chính của ta là cơm, nấu bằng gạo. Miếng cơm thơm ngon dẻo ngọt mà ta ăn ấy trước kia là luá, là gạo được tạo thành bằng mồ hôi bằng công sức của người nông phu :

Dưới đầm cạn, trong đầm sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

Và của Ông-Trời đã làm cho mưa thuận gió hòa, thể theo lời

Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
Lấy rơm đun bếp…

Từ tinh thần tôn thờ Trời ấy, từ tính cảm nhiệm sự có-mặt (immanence) của Trời trong mọi « sự» (phénomènes)  và « vật » (choses, êtres) ấy, con-người Việt xem « sự ăn » là một vấn đề tinh thần và chữ « ăn » được ghép vào mọi hành vi của mình. Cho nên, ngôn ngữ Việt Nam có gần một trăm cách nói có dùng chữ « ăn ».

Trong sự sống của loài người, Việt Nam ta hay ai ai cũng vậy, chỉ có mấy vấn đề sau đây là quan trọng, liên quan đến sự điều động cuộc sống bình thường :

- ăn uống: ngay về mặt thực tế « ăn để mà sống », không ăn thì chết (đói) cũng đã có vấn đề « tinh thần ăn » rồi: đói mới ăn, khát thì uống, nhưng phải có chừng mực, giờ giấc, điều độ. « Tham thực cực thân » là một phương châm trở thành tính chân lý rồi, ai cũng biết. Nhà Nho nói « thực vô cầu bảo », đấy là phương châm của những bậc đại nhân quân tử trên đường « minh minh đức » còn người dân-thường nói dễ hiểu hơn: ăn uống phải từ tốn không nên ăn tham, ăn như mỏ khoét, uống ừng ực như trâu bò; khi ngồi vào ăn phải nhớ ăn trông nồi, ngồi trông hướng v.v.

- ăn nằm: bên cạnh « sự ăn » để sống, để bảo vệ sự trường tồn của giống người, có chuyện « ăn nằm » mà người Việt Nam xem là quan trọng bậc nhất. « Ăn nằm » là chuyện nam nữ, chuyện vợ chồng, chuyện kết hợp giữa hai giống người, biểu tượng cho sự hòa hợp âm dương trong Trời, Đất. Do đấy, từ ngàn xưa, luân lý, luật pháp của người Việt ta, từ thời nhà Lý đã chuẩn định trên nguyên tắc đạo đức, hợp với « đạo Trời ».

Ngoài ra, trong cuộc sống xã hội, muốn cho có sự thuận hòa trong sự liên hệ của « ta » với « người », ngôn ngữ của ta có nói đến BA vấn đề « ăn » khác. Ba vấn đề ấy phải được xem là căn bản của tâm thức Việt Nam ; đó là :

- ăn ở: vào trường hợp này, chữ « ăn » được ghép vào chữ « ở » không phải để chỉ riêng mặt cụ thể của hai vấn đề: ăn cho no bụng và nhà cửa, nơi ăn chốn ở; trái lại, đấy là một cụm từ mang một ý nghĩa rộng rãi, bao bọc cả cuộc sống « xã hội » của con người. Nó xác định được cái « bào hao » của từng con-người. « Ăn ở » có nghĩa là cách cư xử. Lối ăn, nếp ở là phong cách của một con-người trong xã hội, là sự đối đãi của một cá nhân này với cá nhân khác, là nề nếp của một xã hội lấy « đạo Trời » làm gốc.

Câu thơ:

Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng nguời cười, ở hẹp người chê

và câu tục ngữ

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

xác định rõ ràng, khéo léo vấn đề cách đối xử với nhau của con người; nó cần bao gồm tất cả ý nghĩa sâu sắc của triết thuyết trung hòa trong nguyên lý tam tài: trời, đất, người nên ta phải nói là « ăn ở »

- ăn nói: không phải nhờ đến ảnh hưởng nho học người dân Việt mới đặt tiêu chuẩn cho cái đẹp tinh thần của cái chuyện « lời ăn tiếng nói » này. Trong số « Mười thương » xác định vẻ đáng quí, đáng yêu của người phụ nữ Việt Nam, « ăn nói » được xếp vào hàng nhì:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Thật vậy, để bảo vệ sự « hạp nhãn », sự thu hút người nam đến với người nữ  mái tóc là vóc con-người, trong cuộc sống chung đậm đà, êm đẹp, lời ăn tiếng nói « mặïn mà » làm đẹp tình người đã đành (gừng cay muối mặn, xin đùng bỏ nhau), lối « ăn nói » dịu dàng, từ tốn, khôn khéo là nền móng của sự « nên duyên ».

Do đấy, đạo lý Việt Nam chấp nhận dễ dàng khuôn phép trau dồi đức hạnh cho con-người bằng ngũ thường, bằng tứ đức của Khổng Mạnh. « Trai thời trung hiếu làm đầu » là phương châm của nam tử trong xã hội, còn cái thước đo giá trị của con-người ứng viên làm quân tử nằm trong khuôn khổ của năm hạnh : nhân, nghĩa, lễ trí, tín. Mà trong năm hạnh này, đã có ba cái liên quan trực tiếp đến cách « ăn nói » rồi; nó tóm gọn tất cả ba hạnh: lễ (ăn nói đứng đắn, có phép tắc), trí (ăn nói khôn ngoan », tín (nói không sai lời, nói và làm phải giống nhau).

Đối với phân nửa kia của nhân loại, tôi thiết tưởng, muốn đóng trọn vai trò « nội tướng » theo nho phong, người phụ nữ cũng phải chú trọng đức « ngôn ». Lê Quí Đôn dùng lời bà-mẹ « khuyên con lúc về nhà chồng » cốt để tôn vinh cái đẹp tinh thần của « lời ăn tiếng nói ».

ăn chơi: liên quan đến sinh thú ở đời. Có lẽ đây là vấn đề hay đẹp nhất trong tâm thức của người Việt Nam. Ăn để mà sống, nhưng sống mà không chơi, không có lúc nghỉ xả hơi, không có cách làm cho sự sống được thoải mái thì không hợp lý. Huống nữa, dân Việt Nam vốn sống với nghề nông, đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn, mà không có lúc chơi thì... không được. Đã có « ăn » thì phải có « chơi ». Cho nên, người Việt Nam rất trọng sự « ăn chơi », nghĩa là xem sự tìm kiếm thú vui (sinh thú) là một điều không thể bỏ qua được. Trong dân gian, có những hội hè, đình đám với những cuộc vui tưng bừng, những cách chơi nhộn nhịp như: đua thuyền, đấu vật, thổi cơm, hát quan họ, đánh bài chòi v.v... Giới thượng lưu trưởng giả bày ra cầm, kỳ, thi, họa. Chung chung, người Việt Nam rất thích ăn chơi: đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay.

Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ tại sao trong ngôn ngữ của ta, để nói đến bất cứ sinh hoạt, hành động nào, cũng có « sự ăn » đi kèm. Ví dụ : để nói lên sự hòa hợp rõ ràng, ta thường dùng những chữ : ăn ý, ăn khớp, ăn ảnh, ăn bẩn, ăn gian hoặc đối với những vấn đề tế nhị, bí hiểm hơn, ta nói: ăn thề, ăn sương, ăn xôi. Sự ăn, ý niệm ăn, trong ngôn ngữ của ta, được dùng để nói lên cái ý muốn phải sống hợp với đạo Trời, nghĩa là sự sống phải xây dựng, tạo lập bằng tinh thần hòa hợp với Trời Đất, Người (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

Đến đây, chúng ta có thể bàn đến vấn đề khúc mắc: « ăn Tết ». Nó gồm có hai khía cạnh: Tết là gì và Ăn trong dịp Tết.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTz3UDfdk94pwlPiVlbMR6YOZQt8VQQVEk3-JbLsHCTDLfPHPA6

2- Ý nghĩa chữ  Tết: Ai cũng có nghe nói đến cái định nghĩa : chữ Tết là cách nói trại của chữ Tiết, có nghĩa là đốt tre, khớp xương, nói rộng ra là giai đoạn, thời kỳ. Người Tàu thường phân biệt những tiết lập xuân (5 tháng 2 đến 6 tháng 5), lập hạ (7 tháng 5 đến 8 tháng Cool; lập thu (9 tháng 8 đến 8 tháng 11) lập đông (9 tháng 11 đến 4 tháng 2). Đến ngày đông chí 22 tháng 12, ngày ngắn nhất trong năm, Ông Táo sửa soạn sẵn (có người phàm trần phụ một tay bằng cách làm Sớ sẵn) để hôm sau về Trời gặp Ngọc Hoàng Thượng đế, tấu trình sự việc ở nhân gian.  

Đối với Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, sự sống (+ chết), cuộc sống được điều động theo nhịp độ thời tiết mưa nắng, bốn mùa. Việc trồng trọt phải thuận theo từng mùa:

Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà,
Tháng ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng...

Cuộc sống theo một nhịp điệu riêng phù hợp với sự tuần hoàn trong Trời Đất:

Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè

vì:

Tháng giêng là tiết mưa xuân,
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra.

Đến « tháng ba cày vỡ ruộng ra » sau đấy là « tháng tư làm mạ » và trong khi chờ đợi « tháng năm gặt hái » thì :

Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn Tết đoan ngọ trở về tháng năm.

Cuộc đời cứ như vậy mà sống một cách êm đềm theo nhịp điệu « mưa thuận gió hòa » cho đến « tháng một, tháng chạp nên công hoàn thành ». Và tiện lợi thay, tháng chạp, trời lạnh, vào mùa khô, việc đồng áng tạm ngưng, người nông phu nghỉ ngơi ăn Tết, mừng đón mùa màng sắp đến.

Cái niềm vui « nên công hoàn thành » ấy do Trời Đấát ban cho, cho nên lời ca dao « nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy » mang nặng lòng nhớ ơn; nó giục giã người nông phu, người dân tổ chức Lễ Hội mừng Năm Mới thật tưng bừng, trang trọng. Những ngày lễ hội tưng bừng náo nhiệt « mừng đất, nhớ trời » của ta đượïc gọi là Tết Nguyên Đán gọi tắt là Tết.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTk2QcrH281cUZYYm7lXKPFf0SrKtOYL27d1dMwiY55lig1GGyA

3- Ý nghĩa chuyện ‘‘ăn Tết’

Trong tinh thần « nhớ ơn Trời đất » ấy, người Việt Nam tổ chức ngày lễ hội đầøu năm - nghĩa là ăn Tết - với những tập tục khá riêng biệt :

- thờ cúng Trời Đất: Trong khi Vua và Triều đình lo Tế Trời Đất ở đàn Nam giao (kinh đô Huế) người dân, sau khi làm lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, tổ chức ngày Lễ Hội Đầu Năm bằng những buổi lễ Giao thừa, dựng nêu, lễ Tổ Tiên, lễ đi hái lộc (xuất hành).

Trong những buổi lễ, trên bàn thờ phải có bánh chưng, bánh dầy và những trái cây đặc biệt Việt Nam: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài.

Theo tục lệ cổ truyền có sẵn từ đời Hùng Vương, người Việt phải dùng loại thực vật địa phương để làm bánh cúng: bánh chưng (bánh tét) gói bằng lá dong, với gạo nếp, đậu, hành, thịt heo và gia vị hành, tiêu, muối. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho Đất, thuộc Âm; bánh dầy là một khối đơn thuần, chắc, dẻo, màu trắng tinh của nếp. Bánh dầy hình tròn, mặt trên tròn, mặt dưới phẳng, tượng trưng bầu trời, thuộc Dương. Nhìn cái bánh chưng, bánh dầy, ăn một bánh chưng, cắn một miếng bánh dày, người Việt tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình, của ông bà tổ tiên, để tự nhắc nhở rằng mình phải sống thuận hợp với Trời Đất. Đấy là theo đúng đạo trời, theo đúng lẽ âm dương, hiểu được cái lý uyên nguyên: vạn vật đồng nhất thể, mọi vật đều có cha có mẹ.

Ngoài ra còn có những thứ hoa quả, bánh mứt được chọn lựa cho ngày Lễ Hội Mừng Đón Năm Mới này nữa như ngũ quả: cầu, sung, dừa, đủ, xoài (cầu xin vừa đủ xài?) các món ăn gồm có ngũ vị, ngũ sắc.

- tôn kính tổ tiên: Đạo Trời đặt nền tảng trên lòng biết ơn Trời Đất, buộc con-người Việt Nam phải « ăn ở » thuận thảo với những bậc cha mẹ (= sinh thành nói chung, kể cả Trời Đất). Cho nên khi nói đến đạo Trời, mặc nhiên ta nghĩ đến đạo Hiếu (gồm có bộ lão trên chữ tử) với nghĩa từ nguyên: tỏ lòng biết ơn người trên (bậc sinh thành) bằng lòng tôn kính, sự tôn thờ. Đạo lý Việt Nam đặt nền tảng trên tục thờ cúng tổ tiên, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ngày Tết mà không có được một ít hương hoa cúng bái tổ tiên là một sự thiếu sót xem như bất hiếu. Việc mừng tuổi cũng giống như cuộc lễ tổ tiên phải được tổ chức trang trọng để cho những trẻ em biết tôn kính ông bà, cha mẹ và tiền nhân.

- sum họp gia đình, về quê ăn Tết: Người Việt Nam luôn luôn đặt tình cảm gia đình (tổ tiên, cha mẹ, anh em, bà con thân thuộc) lên trên mọi liên hệ khác. Cách ngôn của ta nói: Bà con xa hơn láng giềng gần để trân trọng, tôn quí trước hết là tình máu mủ, sau đó là tình lối xóm, làng nước, đồng bào. Giữa sự tụ họp với bạn bè để ăn mừng, để vui chơi và sự sum họp gia đình, trở về sống cái không khí đầøm ấm thiết tha với những người cùng máu mủ, giòng họ, người Việt Nam thường chọn niềm vui thứ nhì. Ăn Tết tha hương không có tình thuơng yêu của những người thân trong gia đình, thiếu tình thân thiết của họ hàng, làng nước, hoặc những buổi thăm viếng nhau, dù cho có « thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ », có những lời chúc tụng nhau, có những cuộc lễ chùa, hái lộc cũng không thể nào là một dịp Mừng Đón Vận Hội Mới được. Bạn bè thân quí chưa phải là gia đình của ta, ngôi nhà, căn phố ở xứ người không phải là đất trời của ta!!

Tóm lại, ăn Tết là sự trở về với Trời Đất, ông bà, tổ tiên. Ăn Tết phải có thờ cúng, cỗ bàn, sum họp. Ăn Tết phải có ý nghĩa « Tôn quí Trời ». 

Kết luận: Ăn Tết ngày nay

Chuyện ông Pomonti xẩy ra đã hơn mười năm nhưng chưa mất tính thời gian. Không phải chỉ ông ấy mới có cái nhìn “bề ngoài” về sự “ăn Tết” của Việt Nam ta, ngay cả người Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay cũng “ăn Tết” khác xưa rất nhiều. Vì “ăn Tết”, như  trên đã giải bày, không như xưa nữa mà trở thành một dịp vui mừng “vô tư”, một dịp hội họp để ăn uống, bài bạc xô bồ. Ngày xưa, Tết kéo dài hằng mấy tháng để người dân có dịp sum họp với bà con thân thích trong gia đình, với bạn bè quen thuộc trong xóm làng. Sự tụ hội này mang ý nghĩa của sự “trở về” với gia đình, với quê nhà, đồng thời trở về với “đất trời” bằng những cuộc lễ trang trọng dưới mái nhà từ-đường hay giữa lòng đất nước, quê hương. Ngày xưa, những tục lệ ngày Tết không ai xem là dị đoan để bài bác, xóa bỏ. Ngày nay, nếu Tết không bị quên lãng thì cũng chỉ còn là một ý niệm mơ hồ, một vấn đề không đáng quan tâm; đối với một số người khá đông, Tết đem lại nỗi luyến tiếc không được sống lại cái không khí vừa thân mật vừa thiêng liêng, vừa trang trọng vừa náo nhiệt của những ngày đón xuân trên đất nước quê hương.

Belleville, Paris tiết Mạnh Đông
Gs. Nguyễn Mạnh Bích



Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTFZtzMChEJs15aMW0lE5FofmXMhLIh0VMgHZmrZg0Ar3RFTQVV7g
.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Tết Xưa và Nay   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeThu Jan 09, 2014 11:47 am


Tết Xưa và Nay

Mặc Lâm, biên tập viên RFA


Mỗi năm một lần ngày Tết lại đến, nhưng lạ một điều là không ai chán Tết cả. Giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê cứ Tết đến là mọi nhà lại hăm hở, rạo rực chờ đợi Tết như chờ người thân ở xa về, như chờ một tin vui sẽ khiến cả nhà thay đổi.

Tản Mạn về Ăn Tết Image
Đường phố Hà Nội ngày mồng 1 Tết những năm 1990. Nay đâu còn cảnh đường phố đỏ xác pháo
Photo Courtesy Duong Minh Long

Tâm lý Tết hàng ngàn năm hình như bất di bất dịch ngoại trừ cách thức đón Tết có phôi pha với thời gian… Mặc Lâm có cuộc mạn đàm với TS Nguyễn Xuân Diện về những thay đổi này.

Nét đậm của Tết xưa không còn nữa


Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ,  vậy là chúng ta lại đón Tết như nhiều chục năm qua, tuy nhiên có điều nhiều người nhận thấy rất rõ là lúc gần đây khi mà  thời đại @ lấn sâu vào đời sống thì cách thưởng thức cũng như mua sắm Tết của nhiều gia đình đã thay đổi, Tiến Sĩ có chia sẻ với nhận xét này hay không?

TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói rằng những năm gần đây tâm lý của người Việt về một cái Tết cổ truyền không còn được nguyên vẹn như thời trước nữa. Đưa đến sự thay đổi đó có rất nhiều nguyên nhân, nào là người ta không trông chờ một cái Tết để được ăn tết giống như ngày xưa, bởi vì những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thực phẩm cũng nhiều hơn, và người ta không còn chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi.

Hai nữa người ta không có nhu cầu tha thiết lắm về việc thăm nom như mọi khi, bởi vì bây giờ các phương tiện về liên lạc đã rất phát triển. Người ta có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện với nhau cả nửa vòng trái đất. Nông thôn bây giờ gần như nhà nào cũng có một hoặc hai điện thoại để có thể liên hệ với nhau, cho nên người ta có thể gặp nhau ngay trong một giây lát. Rồi những con đường mới được mở ra khiến giao thông được thuận lợi. Thay vì những cô gái đi lấy chồng hàng năm trời mới được về quê mẹ, thì bây giờ họ đến thăm mẹ được nhiều hơn, siêng năng hơn, v.v.

Cuộc sống gấp gáp, quyết liệt và nhộn nhịp bây giờ làm cho người ta đầu tắt mặt tối và chỉ còn nghĩ đến công việc buôn bán làm ăn, cho nên Tết đến rất là bất chợt.

Mặc Lâm : Cách đây không lâu thời gian mà người ta chuẩn bị cho ngày Tết rất dài, có khi cả tháng trời, còn bây giờ thì chuẩn bị Tết có còn như ngày xưa nữa hay không, thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Diện : Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung không còn lo lắng nhiều cho cái Tết một hai tháng như mọi khi nữa, mà bây giờ cũng đã đỡ hơn nhiều so với ngày xưa, vì vậy cho nên tâm lý chờ đợi Tết nó không còn được như ngày xưa. Những nét văn hóa cổ truyền, truyền thống Tết nó cũng phôi pha theo tháng năm.

Tản Mạn về Ăn Tết Image
Trước trẻ em chỉ thèm thuồng phong pháo ngày Tết, nay chú trọng vào các quán chơi game... File photos

Mặc Lâm : Thường thường chúng ta thấy Tết luôn có hai vế là “ăn” và “chơi”. Theo TS thì việc ăn chơi này có bị ảnh hưởng tới sinh hoạt hay tâm lý của vùng miền hay không ạ?

TS Nguyễn Xuân Diện : Trước đây người Bắc thường chú trọng vào việc ăn Tết, còn người Nam thì chú trọng vào việc chơi Tết. Người Miền Bắc chú trọng việc ăn Tết bởi vì nhu cầu về thực phẩm đối với người Miền Bắc rất cao, và ngày Tết lạnh thì nhu cầu về ăn uống lại cao hơn so với các mùa khác. Trong khi đó Miền Nam thời tiết ngay trong dịp Tết vẫn nóng bức cho nên người ta không chú trọng nhiều đến chuyện ăn, mà người ta chú trọng đến chuyện chơi.

Thế nhưng gần đây Hà Nội lại chú trọng tới chuyện chơi Tết. Nhiều gia đình, nhiều nhóm bạn người ta sắp xếp lịch ngày Tết không ở trong thành phố nữa mà đi chơi, đi lên các vùng rừng núi Tây-Bắc, Đông-Bắc. Đi ra biển, hoặc đi vào Vũng Tàu, Nha Trang, Sài Gòn, hoặc thậm chí đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết. Người ta đưa cả gia đình đi. Đến như vậy thì thấy rằng nhu cầu về ăn và chơi trong dịp Tết không còn như ngày xưa nữa.

Nhưng cũng không nên quá lo lắng vì sự biến dạng phôi phai, mặc dù có một số không nhỏ có tâm lý ngày Tết là một dịp để người ta tính đến chuyện làm ăn. Ngay cả trong quà Tết người ta biếu thủ trưởng rồi các sếp thì ở trong đấy cũng đầy những mưu toan và cầu mong một điều lợi lộc trong những món quà Tết. Không còn là tinh thần nữa mà nó thuần túy là một cuộc đánh đổi.

Điều tất yếu nó phải đến


Mặc Lâm : Bên cạnh những hối hả của cuộc sống hiện đại mà chúng ta vừa nói tới không biết thanh niên ngày nay họ có những thú vui gì khác lạ hay có tính chất văn hóa trong ba ngày Tết hay không, thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói là người dân bây giờ, nhất là thanh niên, đang có một khuynh hướng tìm lại những vẻ đẹp của văn hoá ngày xưa. Ngày Tết họ đi về những làng cổ, về những vùng rừng núi hoang sơ ở Tây-Bắc, Đông-Bắc, hoặc là họ đi ra vùng biển. Những lễ hội dân gian ở các địa phương vẫn rất được đám đông thanh niên kể cả ở thành phố quan tâm.

Tôi nghĩ rằng khi xã hội bị đẩy lên đến mức một cái Tết biến dạng, đổi chác, bán mua, mặc cả, và một xã hội nhốn nháo đầy bất trắc, và cuộc sống của người dân mà niềm tin bị phôi phai, rạn vỡ, thì người ta sẽ tìm về với lại phong cảnh nguyên sơ, những làng quê thôn dã. Những đền chùa là nơi có những tín ngưỡng của người nông dân Việt Nam. Những nhà thờ là nơi có niềm tin tôn giáo. Người ta sẽ tìm thấy một niềm an nhiên, một niềm tin hay một sự nâng đỡ.

Tản Mạn về Ăn Tết Image
Thầy Đồ viết câu đối Tết ở Hà Nội hôm 06/2/2013. RFA photo

Rồi đến một lúc nào đó tâm lý của người Việt Nam khi ăn chơi hay thưởng ngoạn cái Tết sẽ không còn giống như lối cổ nữa, tuy vẫn còn giữ được những nét truyền thống. Tôi cho rằng đấy là điều mà chúng ta cũng không nên quá lo lắng, vì đây là điều tất yếu nó phải đến.

Mặc Lâm : Gần đây có ý kiến cho rằng nên ăn theo Tết Tây tức là Tết Dương lịch cho khỏi tốn kém tới hai lần tết trong một năm. Bên cạnh đó yếu tố Trung Quốc cũng khiến nhiều người đồng tình với đề nghị này, là một người nghiên cứu Hán Nôm Tiến Sĩ nhận thấy đề nghị bỏ Tết Nguyên Đán có khả thi và hợp lý hay không?

TS Nguyễn Xuân Diện : Tôi có biết một ý kiến là không nên ăn Tết Nguyên Đán nữa mà chúng ta hãy ăn Tết Dương Lịch theo như các nước trên thế giới. Ở đây có nhiều vấn đề lắm. Như Nhật Bản chẳng hạn, Nhật Bản ăn Tết vào đúng cái Tết Dương Lịch, một cái Tết linh thiêng, rộn ràng và rất là thú vị. Có ý kiến nói rằng ta cần phải ăn Tết Dương Lịch để không ăn Tết Âm Lịch theo Trung Quốc. Ở đây ta biết âm lịch là lịch theo mặt trăng, Việt Nam và Trung Quốc đều dùng lịch đó, nhưng các nhà lịch pháp của ta đã chứng minh được rằng lịch mặt trăng, tức âm lịch của ta có khác với Trung Quốc chứ không phải là trùng lặp hoàn toàn. Đó là cái thứ nhất.

Thứ hai nữa là ngày Tết Nguyên Đán thì “nguyên” là cái đầu tiên và “đán” là ánh mặt trời mới mọc. Nguyên đán là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc lên thế là thành Ngày Nguyên Đán. Sở dĩ tại sao chúng ta không nên bỏ Tết Âm Lịch là vì Tết là ngày bắt đầu một năm âm lịch, và một năm chia làm 24 tiết khí. Cái tiết đầu tiên là tiết nguyên đán, mà bây giờ ta gọi là Tết Nguyên Đán. Nó là một chu kỳ của nông vụ và cũng là một chu kỳ thời tiết, một chu kỳ của các sinh hoạt của nông thôn của người nông dân trên khắp nước Việt Nam. Nhịp thời gian và nhịp của mùa nó đi như vậy ứng với thời gian lúc nông nhàn nhất và người ta kết thúc một mùa vụ và có thời gian rảnh rỗi để lo các công việc cho tết nhất.

Chúng ta vẫn có thể ăn Tết Dương Lịch nhưng mà Tết Âm Lịch thì thật khó bỏ lắm. Tết Âm Lịch gắn với tập quán, gắn với nông vụ, mùa màng, thời tiết và nó cũng gắn với biết bao nhiêu thứ đã đi vào tiềm thức của người ta rồi. Cho nên theo tôi thì không nên bỏ Tết Âm Lịch, rất là không nên.

Chỉ có điều là chúng ta sẽ điều chỉnh nó, và nếu muốn điều chỉnh nó thì phải cả xã hội và cũng không thể dùng bằng mệnh lệnh hành chính hay là các văn bản của Bộ VH-TT-DL, hay là các nghị định của chính phủ để có thể thay đổi được, mà phải thay đổi bằng cuộc vận động lớn, một cuộc can thiệp gì đó đối với cái Tết Nguyên Đán cổ truyền.

Mặc Lâm : Xin cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện.


Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQbPkaI_O5BFCaUMh-548tRnNFlQgNTLp6NvAASMdj8eQW7u1ya
Về Đầu Trang Go down
hoang vu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày xuân nói chuyện ăn uống khoa học và hợp lý    Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeFri Jan 10, 2014 12:26 pm


Ngày xuân nói chuyện ăn uống khoa học và hợp lý    

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQLMliLKI855whEzJwc3Ly1qslwKbj1fCJNZU06x4Ae3j_bpl0A

Cổ nhân đã dạy: “Bệnh tự khẩu nhập. Họa tự khẩu xuất”, có nghĩa: Bệnh từ miệng mà vào. Họa từ miệng mà ra. Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn, xin mạn phép được bàn đôi điều về ý nghĩa sâu xa từ câu nói này của người xưa.

Ăn uống là nhu cầu tất yếu của con người để duy trì sự sống, nhưng không phải là chuyện cứ đưa thức ăn vào miệng là xong, càng không phải ăn càng nhiều càng tốt (“Ăn như rồng cuốn”). Nhiều người cứ lo ngại nếu không ăn nhiều sẽ “thiếu chất”. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy, bởi việc ăn uống nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cường độ lao động và sinh hoạt của mỗi người trong từng thời điểm khác nhau, miễn sao khẩu phần ăn hàng ngày phải đảm bảo đủ năng lượng mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi. Ăn uống nhiều quá không chỉ làm cho cơ thể phải hao phí năng lượng cho việc tiêu hóa thức ăn dư thừa mà còn gây tổn thương nội tạng và là nguy cơ cho các chứng bệnh do mất cân bằng dinh dưỡng. Hầu hết các bệnh mà con người mắc phải và chịu đựng đều có nguồn gốc từ ăn uống. Tình trạng ăn phải thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra những vụ ngộ độc hàng loạt hoặc lẻ tẻ vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ là chuyện “nhãn tiền” không ai là không biết. Bên cạnh đó còn có những bệnh cũng do ăn uống, nhưng lại xảy ra từ từ, dần dần, người bị bệnh không dễ cảm nhận thấy ngay nên không biết để phòng tránh hay chạy chữa kịp thời. Tất cả những bệnh ấy đều có chung một nguyên nhân là ăn uống không điều độ, ăn cho đến mức thỏa mãn “khoái khẩu”.

Trong cuốn Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại lời dạy sâu sắc về ăn uống của các bậc tiền nhân: “Người ta có ba thứ dục: ham ăn, ham ngủ và sắc dục; Trong ba thứ này, ăn uống (thực dục) là căn bản. Người biết dưỡng sinh, thì uống trước khi khát nhưng không uống quá nhiều; ăn trước khi đói nhưng không ăn quá no. Nên ăn ít mà ăn nhiều lần, không nên ham ăn nhiều mà khó chịu. Thường nên để trong cái no có một chút đói, chớ không nên để trong khi đói có một chút no. Ăn uống nên dùng thức ấm (vì tì vị ưa ấm, đừng để cho lạnh hay nóng phạm vào). Nên ăn cơm nhiều hơn thịt, không nên ăn thịt nhiều hơn cơm. Thà để đêm đói còn hơn ăn no sinh thương tổn ở trong. Sáng bụng đói chớ uống trà đặc, nên tránh uống rượu sau bữa ăn. Đói quá chớ ăn cực no, khát lắm chớ uống nhiều quá. Sau cơn giận không nên ăn ngay, sau bữa ăn chớ nên nổi giận. Rất nên cẩn thận để giữ cho chân khí điều hòa”.

Người xưa cho rằng ăn uống nhiều quá sẽ gây ra 5 trở ngại: một là đại tiện luôn, hai là tiểu tiện luôn, ba là ngủ không ngon giấc, bốn là không tu luyện được, năm là khó tiêu hóa. Chuyện kể xưa có vị đạo nhân khi đi đường thấy ba cụ già đều trên trăm tuổi đang làm cỏ lúa với nhau. Vị đạo nhân đến hỏi ba cụ: “Vì sao các cụ thọ được như vậy?”. Cụ thứ nhất trả lời: “Tôi không bao giờ ăn quá no!”. Cụ thứ hai nói: “Tôi không bao giờ ngủ trùm đầu!”. Còn cụ thứ ba mỉm cười hóm hỉnh: “Vợ tôi ở nhà xấu xí lắm”. Quả là lời nói của ba cụ hết sức chí lí, khái quát toàn bộ phép dưỡng sinh, trong đó ăn uống điều độ được coi là quan trọng hàng đầu giúp con người vô bệnh tật đạt đến trường thọ.

Ngày nay, nhiều người chúng ta chưa biết đến hoặc chưa thấu hiểu sâu sắc tính khoa học của triết lý ẩm thực này. Nhiều người tiệc tùng, nhậu nhẹt liên miên ngày nọ qua ngày kia, bất kể sáng, tối hay đêm khuya, rượu uống như nước… để đến khi bị đau dạ dày, xơ gan, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, ung thư… thậm chí có người bị tử vong ngay trong một cơn cao huyết áp kịch phát.

Thành ngữ Việt Nam có câu: “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”. Miếng ăn chỉ ngon khi ở miệng. Vì thế phải nên ăn chậm, nhai kỹ mới thấy hết giá trị của miếng ăn, cơ thể mới hấp thu hết dinh dưỡng. Không ai khen người ăn không kịp nhai, ăn uống nhồm nhoàm, ăn không biết no…, chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm mất đi vẻ đẹp của nhân cách.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcRb_bZkakuh3nXNb453cqKugOQ_xKuWBB_H_qFSOtiV0wzDSWeM

Trong mỗi dịp đón Tết, nhà nào cũng có thói quen chuẩn bị dự trữ nhiều loại thức ăn giàu chất đạm như thịt đông, giò chả, bánh chưng, các loại thực phẩm chế biến sẵn (có thành phần chất bảo quản) như lạp xường, giăm-bông, xúc xích, nem rán gói sẵn… Đây là những thứ khi lưu giữ cần phải để ở nhiệt độ thấp, song để lâu cũng rất dễ bị ôi thiu, mốc, nhất là trong điều kiện thời tiết đầu xuân, nóng ẩm bất thường, nếu không cẩn thận, rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm, phải cấp cứu.

Mặt khác, trong bữa ăn ngày tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, nếu không làm chủ, dễ ăn quá no, gây tình trạng quá tải cho cơ thể. Đó cũng được coi là một cái “tress” cho hệ tiêu hóa, có thể làm đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, đau dạ dầy tái phát, tiêu chảy… Hơn nữa, cơ thể sẽ phải tiếp nhận bất thường một lượng lớn các chất tinh bột, chất đạm, chất béo trong những ngày này sẽ là nguy cơ làm bộc phát các bệnh tiềm ẩn như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Đặc biệt với người có bệnh tim càng cần phải ăn uống điều độ. Khi ăn quá no, máu phải dồn về dạ dày để tiêu hóa thức ăn, gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim, nhẹ thì cũng có cơn đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, khó ngủ, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Với những người có tuổi, cần ăn ít các thức ăn nhiều mỡ như thịt đông, giò xào, các đồ rán, tránh các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, ăn ít đường (không uống nước ngọt, các đồ uống có gas, không ăn nhiều bánh kẹo). Cần nhất là phải ăn nhiều rau, hoa quả tuơi, không những bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn cung cấp chất xơ các loại, không chỉ làm dễ tiêu, chống táo bón, mà còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu và chống xơ mỡ động mạch. Ngày tết, nhiều nhà thường ngại vào bếp, nên không nấu những món ăn nóng sốt. Trong những ngày trời lạnh, ăn nhiều đồ nguội sẽ khó tiêu, cơ thể phải mất nhiệt hâm nóng thức ăn, dễ làm mệt mỏi. Vào những dịp du xuân hay đi chúc tết nơi này nơi khác cũng không nên ăn vặt, đồng thời nên chú ý đề phòng quá bữa hoặc bỏ bữa để giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, tạo cảm giác ăn ngon miệng.

Về chuyện uống, nếu uống rượu, bia ở mức độ vừa phải sẽ có lợi (trừ những người mắc bệnh tim mạch) vì những đồ uống chứa cồn đều có tác dụng khai vị, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng lưu thông máu. Rượu thường được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc). Bia cũng có một số vitamin nhưng hàm lượng thấp. Song chớ lạm dụng. Một ngày, mỗi người không nên uống quá 2 lần, mỗi lần không quá 30ml rượu 40 độ hoặc không quá 600ml bia. Thường xuyên uống nhiều rượu, đặc biệt với những người nghiện sẽ rất có hại tới sức khỏe, dẫn đến các thương tổn ở gan, tim mạch, dạ dầy, thần kinh. Nhiều trường hợp bị đột quị, tai biến mạch máu não do rượu. Về mặt xã hội, rượu là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông, gây mất trật tự hoặc tệ nạn xã hội. Khi say, “rượu vào lời ra”, không còn làm chủ được lời nói và hành vi, lại trong trạng thái bị kích thích, rất dễ dẫn đến phạm pháp. Cho nên, “họa từ miệng mà ra” trong trường hợp này thật không sai!  

Bs. Nguyễn Chân Giác


Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTvpwij5P06IF6Su6FUPGnO_vX1BjQj9FmthJErYZINqKnWUvQRmQ


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày Tết nói chuyện ăn... cà   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSun Jan 12, 2014 9:50 am


Ngày Tết nói chuyện ăn... cà

Tuệ Chương



Đọc đầu đề, có người sẽ nói ngay: "Tết nhứt, thiếu chi món ăn ngon mà lại nói chuyện ăn cà. Bộ hết đề tài để nói hay sao?" Xin thưa, ở bên Mỹ nầy, sơn hào hải vị thiếu chi, nhưng thường đó là những món ăn cho người giàu có, ít phổ biến trong dân chúng VN, còn cà thì bình dân, rất phổ thông, là món ăn thường ngày....

... Tuy nhiên, trong những ngày Tết nhứt, các bà nội trợ cũng chịu khó chế biến cà thành một món ăn ngon, và để cúng ông bà, mà ông bà chúng ta phải nói rằng ít ai không khoái ăn cà.

Cà là món ăn bình dân, truyền thống, nhưng lại là hạng thấp nhất trong các món ăn thường nhật, tương đương rau lang, đậu bắp, mướp, bầu, bí, v.v... Ít khi người ta dùng cà để thết khách, nhất là khách quí. Không chừng mời khách quí ăn cà, khách còn cho là bị bạc đãi như câu chuyện Lưu-Bình/Dương Lễ vậy.

Truyện kể rằng:

"Ngày xưa, Lưu-Bình Dương-Lễ là hai bạn học rất thân.

Lưu-Bình con nhà giàu, nên ỷ mình, học hành không được chăm chỉ. Dương Lễ con nhà nghèo, thường được Lưu-Bình giúp đỡ, ngày đêm dùi mài kinh sử để đạt được bảng vàng.

Ít lâu sau, Dương Lễ thi đậu, được bổ ra làm quan. Còn Lưu-Bình thi hỏng hoài, gia đình càng ngày càng khánh kiệt. Một hôm, Lưu-Bình nghèo túng quá, tìm đến bạn cũ nhờ giúp đỡ. Ai ngờ Dương Lễ bạc đãi, sai gia nhân dọn cho Lưu-Bình "Một mâm cơm với một quả cà". Ăn xong, Lưu-Bình cáo từ lui ra, phẫn chí, quyết tâm học hành để được như bạn, trả mối hận bị bạc đãi ngày hôm nay. Trên đường đi, tình cờ Lưu-Bình gặp một cô gái làm nghề buôn bán. Hai người kết bạn. Cô gái khuyên Lưu-Bình chăm chỉ học hành và sẽ làm lễ cưới sau khi chàng đổ đạt. "Nếu chưa thi đổ thì chưa động phòng".

Quả thật mấy năm sau, Lưu Bình nhờ chăm chỉ học hành nên thi đổ. Chàng về nhà để thăm người con gái đã lo buôn tần bán tảo nuôi chàng ăn học. Về đến nơi thì không thấy cô ta nữa. Nàng đã bỏ đi mất. Trên đường đi đáo nhậm nhiệm sở mới, Lưu-Bình ghé thăm bạn cũ, để khỏi bẽ mặt với người ngày xưa bạc đãi mình.

Dương Lễ tiếp bạn, rồi kêu người thiếp là Châu-Long đem trà ra mời khách. Ai ngờ Châu-Long là cô gái đã giúp đỡ Lưu-Bình trong mấy năm miệt mài kinh sử. Bấy giờ Lưu-Bình mới hiểu rõ lòng bạn khôn ngoan và cao thượng như thế nào. Bạc đãi chỉ là hành động kích thích lòng tự ái của Lưu-Bình để chàng chăm học, cho người thiếp giả dạng cô gái chưa chồng, giúp Lưu-Bình ăn học. Lưu-Bình chỉ còn cách khấu đầu cảm ơn tình bạn mà thôi.

Nói theo cách hiện thực, quả cà là động lực làm sĩ nhục mà cũng là kích thích lòng tự ái của Lưu-Bình, khiến chàng trở nên chăm chỉ học hành, điều mà ngày xưa Dương-Lễ đã từng khuyên nhủ bạn mình nhưng không kết quả.

Qua câu chuyện nầy, người ta thấy quả thật cà không phải là món ăn của nhà quan. Nó là món ăn của giới bình dân. Trước năm 1968, một hôm tôi tính đi Đà-Nẵng có công chuyện. Một người bạn, hiệu trưởng một trường trung học ở Huế, nói với tôi: "Anh cho tôi gởi cho anh rể tôi hủ mắm cà." Tôi hơi ngạc nhiên. Anh rể ông bạn tôi, một bác sĩ, lại ưa ăn mắm cà, một món ăn rất mất vệ sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy ở các cửa hàng của các bà già trong chợ bán mắm cà. Mắm để trong một cái chậu đất sét nung, hơi giống chậu trồng hoa. Trong chậu, cà được bổ từng múi như múi cau, dầm trong mắm, thường là mắm nêm. Người ta che nửa chậu mắm bằng một nửa ngọn lá chuối, một nửa để hở cho khách thấy mắm mà mua. Không ít ruồi xanh, ruồi đen bu trên những miếng mắm hay bay lượn tìm địa điểm để đáp xuống. Thỉnh thoảng bà chủ hàng lấy cây quạt gắp huơ một cái để đuổi ruồi. Đàn ruồi bay ù lên, đảo ngang dọc trên chậu mắm, rồi lại tìm cách đáp xuống tiếp tục tấn công chậu mắm cà. Dĩ nhiên, thấy mà... kinh. Ấy là chưa kể vài con dòi to có, nhỏ có đang lúc nhúc bơi lặn trong những chỗ có nước mắm. Khi có ai mua, người bán xé lá chuối quấn lại như một cái phểu để bỏ mắm vào đó, xếp nắp đậy lại. Người mua khéo léo để đứng gói lá vào rỗ đi chợ, để nước mắm khỏi tràn ra ngoài. Có lần, tôi thấy một bà cụ già bán mắm lấy đôi đũa vớt mấy con dòi quăng xuống đất, nói một câu rất tỉnh: "Dòi mẹ thì ngon, dòi con thì béo."

Dĩ nhiên từ đó, tôi không ăn mắm cà. Mẹ và các chị tôi, chẳng ai biết làm mắm cà để ăn, sạch sẽ và vệ sinh hơn thứ mắm cà mua ngoài chợ.




Bây giờ, nghe người bạn gởi hủ mắm cà cho ông anh bác sĩ, tôi lại giựt mình. Tuy nhiên, tôi lại cũng từng nghe nói: "Bác sĩ ở dơ hơn người ta". Ở đời, nói và làm thường không đi đôi. Bác sĩ khuyên người ta ăn ở vệ sinh nhưng bác sĩ "mất vệ sinh" không thiếu gì.

Do câu chuyện người bạn, tôi khám phá ra một bà cụ ở trên dốc cầu Kho Rèn ở Huế làm mắm cà ngon tuyệt trần. Dĩ nhiên là rất vệ sinh. Kể từ đó, tôi mới nhận ra rằng vì sợ dơ mà mấy lâu nay, tôi đã "xa rời dân tộc". Sau biến cố nói trên, tôi thường đưa vợ lên cầu Kho Rèn mua mắm cà về ăn, trở về với con đường truyền thống dân tộc Việt-Nam: Ăn mắm cà. Tôi chưa đọc hết truyện cổ tích, nhưng tôi vẫn còn nghĩ rằng, trong kho tàng văn chương VN, không thiếu bóng dáng những trái cà. Chẳng hạn như:

Công anh làm rể có tài
Một mình ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo mà anh chết theo cà nhà em

Ngày xưa, trước khi cưới, người con trai phải đến "làm rể" bên nhà vợ. Làm rể là làm những công việc nặng nhọc bên nhà vợ như cuốc đất, trồng cây, đào ao, làm ruộng, v.v... để trả ơn sinh thành cho người vợ sắp cưới.

Công việc thì nặng nhọc mà ăn uống thì tiết kiệm, chỉ có cơm rau và cà nên mới có lời than mà mỉa mai của người làm rể.

Ở thôn quê, việc làm ruộng cần có nhiều người giúp sức, nhất là khi đến mùa như việc cày, cấy hay gặt lúa. Người đến làm thuê được nhà chủ bao cơm ăn. Các thợ bạn, nhất là đám con trai, "nam thực như hổ", cơm thì nhà chủ cho ăn no (ăn no mới làm việc giỏi) nhưng đồ ăn thường thì thiếu vì nhiều khi đồ ăn rất mắt mỏ. Thịt thì không có, chỉ có cá và canh, hay món kho. Cũng không đủ nên người ta phải muối cà để "đưa cơm".

Nhiều khi người ta cũng sợ hao cà nên muối cho mặn để tiết kiệm. Muối càng mặn, ăn càng khát nước, uống trong lu vại không đủ, phải ra giếng mà uống cho vừa bụng như lời mai mỉa của anh con trai trong bài ca dao nói trên.

Truyện cổ tích cũng còn kể:
"Cậu bé làng Phù Đổng vươn vai đứng dậy thành một người cao lớn dị thường. Cậu bé xin mẹ nấu cho một nồi cơm thật to để ăn trước khi ra trận. Cậu ăn bao nhiêu cũng không đủ no. Người làng phải phụ giúp, cậu bé ăn hết ba nong cơm với ba nong cà... "

Về số lượng cơm, cà cậu bé đã ăn, có thể lên xuống tùy theo sự hứng cảm của người kể chuyện, nhưng chắc chắn trong bữa cơm của cậu phải có cơm và cà là hai món ăn chính của người dân quê Việt-Nam.


Cà có hai loại: Cà trắng và cà tím.

Cà trắng cũng có hai loại: Cà pháo và cà dĩa. Cà pháo là loại cà trái nhỏ, lớn lắm cũng chỉ bằng trái mù-u. Loại nầy ít khi ăn sống và thường để làm mắm cà chứ không muối cà vì cà pháo đắt hơn cà dĩa. Nhà khá giả một chút mới ăn cà pháo. Cà được cắt cuống để bỏ vào hủ với mắm. Nếu trái hơi to thì người ta thường chẻ làm đôi. Cà dĩa là loại cà trái to bằng dĩa trà. Cà nầy rất phổ thông trong món ăn của người nhà quê. Trái cà được chẻ thành sáu hay tám múi tùy theo trái cà to nhỏ, cũng được bỏ vào hủ mắm, thường là mắm nêm hoặc tương nếu người ta ăn chay. Cà phải chìm xuống dưới mặt nước để khỏi phải bị thâm đen, khi múi cà được gắp ra dĩa, trông vẫn còn màu trắng của nó. Ở nhà quê, nhất là ở miền Bắc Việt-Nam, không có nhiều cá để làm mắm cà nên chỉ muối cà, gọi là cà muối, nghĩa là người ta ngâm cà trong nước muối, chỉ có muối mà thôi. Trong bữa ăn của người nhà nông, nhất là khi có thợ bạn đến cày, cấy, v.v... bao giờ cũng có một dĩa cà, hoặc một tô cà muối, nếu có đông người ăn.

Trước khi đem mắm hay muối cà, nếu là cà pháo thì trái để nguyên hay chỉ bổ làm đôi, cà dĩa thì bổ làm sáu, làm tám, đem phơi một nắng cho vừa ỉu đi một chút. Mục đích là để cà tháo bớt nước, chất mắm hay muối có thể thấm vào cà. Người ta không phơi lâu vì sẽ làm cho cà không còn dòn mà lại dai, khó nhai.

Để tiết kiệm, người ta chỉ gắp cà ra ăn, mắm để lại trong hủ để bỏ thêm cà mới vào. Do đó, tục ngữ mới có câu: "Có cà thì tha gắp mắm".




Người ta cũng ăn cà sống nhưng thường chỉ ăn cà dĩa mà thôi. Người nội trợ bổ trái cà dĩa ra làm nhiều múi, sắp quanh trên một cái dĩa lớn bằng cái dĩa trà, cùng với một vài lát khế xắt mỏng và ít cọng rau thơm. Bên cạnh có một dĩa ruốc. Khi ăn, người ta gắp miếng cà quẹt vào đó một chút ruốc cùng với ngọn rau thơm. Rau làm thơm mũi, ruốc có vị mặn và miếng cà sống thì dòn, nhai rau ráu. Sau khi ăn vài miếng cà có ruốc, người ta ăn một lát khế. Chất khế chua làm "sạch" lưỡi. Như thế miếng cà ăn tiếp sau mới ngon vì nếu không, chất ruốc mặn đọng lại trên lưỡi làm mất ngon. Dĩ nhiên, "dân mắm ruốc" rất thích ăn theo kiểu nầy, nhất là về mùa hè, ăn miếng cà sống như thế, người ta cho là "mát".
Người ta cũng ăn cà hấp. Trái cà dĩa được bổ ra nhiều múi mỏng (không cho múi cà lìa hẳn nhau, còn dính tí chút). Khi nồi cơm vừa cạn, người ta mở vung, bỏ dĩa cà vào, đậy nắp lại. Hơi nóng của nồi cơm đủ làm cho cà chín. Trước khi dọn ra mâm, người ta ép cho cà ra bớt nước, đổ nước đi, rồi đổ lên dĩa cà một ít nước mắm và vài trái ớt, vài múi tỏi giã vừa dập hoặc một ít hành chấy (hành phi).

Để lạ miệng, cà còn được các bà nội trợ "chế biến" thành cà luộc, cà nướng (thường là cà tím) gỏi cà, v.v...

Cà tím vì có màu tím. Còn gọi là cà dái dê hay cà dê vì có hình dạng như dái con dê đực. Cà tím thường dùng để ăn sống, nướng, hấp hay luộc, chiên có thêm một ít thịt heo hoặc "tóp" mỡ, v.v... Người ta không muối cà hay làm mắm cà bằng cà tím bao giờ.

Miếng cà mắm thường cắt nhỏ, ăn thì ngon nhưng trông thật xấu xí. Tôi có thể chứng minh một ví dụ về hình ảnh xấu xí của mắm cà bằng câu ca dao sau đây:

"X" ... ngồi thò lõ dái ra,
"Y"... tưởng mắm cà đem dĩa qua xin.

Người ta không trồng cà ở ruộng vì cây cà không chịu nước như lúa. Cây cà chịu đất khô. Ít, chỉ để ăn trong gia đình thì người ta trồng trong vườn nên có khi người ta gọi là "vườn cà". Nhiều, người ta trồng ngoài rẫy; ngoài phần để ăn, người ta hái đem bán ở chợ. Nói chung, ở nhà quê, nhà nào cũng có trồng cà. Cà ưa nắng nên người ta trồng cà sau khi mùa mưa lạnh chấm dứt, nghĩa là cà được trồng vào tháng hai âm lịch, trễ lắm là tháng ba. Ca dao có câu:

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà...

hoặc:

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

hoặc một câu khác nữa:

Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Việc trồng cà, đậu có xê xích đôi chút có lẽ là do vùng đất có khác nhau vì nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ khác nhau. Ở nhà quê, để tiết kiệm đất, người ta trồng cà và ớt chen nhau.




Nếu tháng hai thiếu (ngắn ngày), có nghĩa là mùa nắng đến sớm, cà sẽ không được mùa. Sau đây là kinh nghiệm của người nhà nông:

Thiếu tháng hai mất cà
Thiếu tháng ba mất đỗ

Và một kinh nghiệm khác nữa:

Đom đóm bay ra, trồng cà ra đỗ
Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm

Phải đến mùa hạ mới nhiều đom đóm. Đom đóm ra sớm có nghĩa là mất mùa cà. Câu sau thì chịu, chưa hiểu ý tứ thế nào. Quí độc giả nào có kinh nghiệm ở nông thôn, xin chỉ giáo giùm.

Người trẻ thích ăn mắm cà hay cà muối. Người già thích ăn dưa vì dưa mềm hơn, dễ ăn. Vì vậy, tục ngữ lại có câu: "Trẻ muối cà, già muối dưa".

Vì cà là món ăn truyền thống, dân tộc, nên đi xa, không có cà để ăn, người ta sinh ra... nhớ:

Ra đi lòng nhớ mẹ già,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Sau khi nhớ mẹ, tác giả đâm tra nhớ món cà. Không phải anh ta "Dĩ thực vi tiên" nhưng cà là món ăn tượng trưng cho quê hương. Thành ra, nói cho đúng thì tác giả sau khi nhớ mẹ thì nhớ quê hương, làng xóm mình. Bên cạnh cà, anh ta nhớ "canh rau muống". Như thế, người ta có thể đoán tác giả là dân... "Bắc-kỳ".
Ngoài trái, người ta cũng thích màu hoa cà, hay nói đúng hơn là màu tím hoa cà. Đi qua một vườn cà đang lúc hoa cà nở rộ, một màu tím đẹp đập vào mắt ta. Màu tím hoa cà lạt hơn màu tím hoa sim một chút, một màu tím có lẽ nhiều người đã đọc trong một bài thơ của Hữu Loan:

Chiều hành quân
Qua những đồi sim
Những đồi hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt

Thật ra, người thành phố dễ tưởng lầm màu tím hoa sim và màu tím hoa mua. Dọc theo quốc lộ 1, quãng giữa thành phố Quảng Trị và thành phố Huế, nhìn về phía Tây, phía dãy Trường Sơn là một vùng đồi hoang. Ở đây, cây mua mọc lẫn lộn với cây sim. Khi đến mùa, hoa sim và hoa mua đua nhau nở rộ rất đẹp. Cây mua cùng một họ với cây sim, hoa màu tím như nhau, nhưng trái mua không ăn được.
Trái sim khi chín có màu tím sẫm, vị ngọt, ăn rất ngon. Ca dao có câu:

"Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương"

Ăn nửa trái sim vì ăn nhiều thì xót ruột, uống lưng bát nước vì uống hết bát thì nặng bụng, xóc, không thể đi xa tìm người thương được.

Ngày trước, con gái đàn bà cũng thường mặc áo màu tím hoa cà hay hoa sim. Ngày nay, người ta chê màu đó hơi quê. Người ta chọn màu áo tím đậm hơn, đó là màu tím da-lan hay màu tím than, có nghĩa là màu tím đậm.

Đang nói chuyện ăn, bỗng lan man qua chuyện mặc. Nói như thế là đi hơi xa, nên xin dừng bài viết ở đây.


Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcS8tdoBvPWdfgiBra8K-YfBPZShIppM_NDB7Ec4mhMB7AveKNoKUg
Về Đầu Trang Go down
hadong
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày xuân kể chuyện rượu   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 14, 2014 5:47 pm


Ngày xuân kể chuyện rượu

Nguyễn Lân Dũng

Tản Mạn về Ăn Tết 320px-Ruou1

Không ai thống kê nổi trên thế giới có cả thảy bao nhiêu loại rượu khác nhau. Tất cả các loại rượu chỉ có chung một tính chất là đều có chứa êtanol (hay rượu êtylic, C2H5OH).

Tản Mạn về Ăn Tết Futruou
thùng ủ rượu

Êtanol được sinh ra từ đường dưới tác dụng của một số loài nấm men (men rượu) thuộc chi Saccharomyces. Nấm men này có sẵn trên hoa quả, vì vậy nhiều khi không cần cấy giống vẫn có thể lên men đường trong dịch hoa quả để chuyển hoá thành rượu.

Bánh men là một sáng tạo độc đáo của dân ta (và một số nước Đông Nam Á khác). Trong bánh men thuốc bắc (phối trộn bột với một số thuốc bắc) hay men lá (phối trộn với một số loại lá cây được lựa chọn theo kinh nghiệm) luôn luôn thuộc chi Saccharomycopsis có khả năng chuyển bột thành đường và một là nấm men thuộc chi Saccharomyces có khả năng chuyển đường thành rượu.


Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQEPpduzRPPpnn44gEHYEuMmzF4l--Tw1tncPq98PuQIb8Zv8v_

Rượu vang (vin) là rượu lên men không chưng cất từ nước ép nho (hay nước chiết xuất bằng đường một số loại hoa quả khác). Rượu vang tuỳ loại mà có nồng độ êtanol thay đổi từ 8% đến 13%. Không có nước nào (trừ một số công ty ở nước ta!) có chuyện bổ sung cồn (etanol nồng độ cao) là rượu vang để điều chỉnh nồng độ êtanol lên 12-13% (giúp bảo quản được ổn định).

Tản Mạn về Ăn Tết 95px-Ruou7

Bia là nước giải khát có độ rượu thấp (chứa 2,5-8% êtanol). Vì không qua quá trình chưng cất nên bia còn chứa nhiều vitamin và nếu uống ở mức độ vừa phải thì có lợi cho sức khoẻ. Bia làm từ đại mạch và hoa bia (Humulus lupulis). Mầm đại mạch có chứa men đường hoá tinh bột còn hoa bia có nhiều tác dụng mà khó có gì thay thế được (tạo độ đắng, tạo hương bia, giúp kết tủa và hạn chế nhiễm khuẩn).


Các loại rượu có nồng độ etanol cao trên 20% đều là rượu có qua chưng cất. Có rất nhiều loại rượu chưng cất (distilled liquor). Ví dụ Whisky Ê-cốt làm từ đại mạch; Uyt-ky Ailen làm từ đại mạch, tiểu mạch, mạch đen, yến mạch, Uýt-ki Canada làm từ mạch đen; Bourbon làm từ ngô; Gin làm từ ngũ cốc, quả thông, hồi...; Rhum làm từ nước mía hay rỉ đường mía; Aquavit làm từ ngũ cốc hay khoai tây, tạo hương từ cây Carum; Vodka làm từ ngũ cốc hay khoai tây; Tequila (Mescal) làm từ nước ép lõi cây Agave tequilana; Brandy làm từ hoa quả; Kirschwasser làm từ nước ép anh đào; Applejack làm từ nước ép táo; Cognac làm từ nho trắng ở vùng Cognac (Pháp).

Nước Pháp nổi tiếng với rất nhiều loại rượu vang mang tên các vùng trồng nho như Bordeaux, Alsace, Bergerac, Mâcon, Beaujolais, Côtes du Rhône, Coteaux du Lyonnais, Clairette de Die, Anjou, Touraine, Corse, Jura và Champagne.

Tản Mạn về Ăn Tết 120px-Ruou

Champagne

Champagne (Sâm banh) là rượu vang nổi tiếng đã được sản xuất cả tại nhiều nước khác. Riêng vùng Champagne (Pháp) sản xuất mỗi năm 200 triệu chai. Napoléon Bonaparte đã từng có câu nói nổi tiếng: “Khi thắng trận ta uống Champagne để ăn mừng, khi thua trận ta uống Champagne để tự an ủi mình”. Đặc biệt , Champagne là loại rượu sủi bọt và nổ mạnh khi mở nút (được gọi là Sparkling Wine). Chất lượng cao của rượu Champagne quyết định bởi nhiều nhân tố: loại nho trắng Chardonnay, nho đỏ Pinot Noir, Pinot Meunier, lên men hai lần - một lần trong các thùng lớn làm bằng gỗ sồi có nút bật lên bật xuống kêu rầm rập (để cho CO2 thoát ra mà không cho O2 lọt vào) và một lần trong các chai thành dầy và cắm ngược lên giá gỗ có xoay bằng tay theo các độ nghiêng khác nhau. Cả nấm men sẽ lắng dầu ở đầu cổ chai, sau đó có thiết bị mở và đóng nắp thật nhanh để làm bật cặn ra. Cuối cùng đóng chặt lại bằng nút bần (liège), khí CO2 (gas) trong chai Champagne là CO2 sinh ra trong quá trình lên men lâu dài chứ không phải CO2 nén từ ngoài vào như cái gọi là Sâmbanh sản xuất tại nhà máy... phân đạm Bắc Giang(!) Lượng bọt tiêu chuẩn phải khoảng 56.000.000 bọt trong 1 chai! (750ml). Trước khi uống cần chuẩn bị ly cao (để bọt có đường đi dài từ đáy cốc lên miệng). Rót rượu vào ly không nên rót quá nửa ly và phải chuẩn bị chậu chứa nửa nước đá, nửa nước để ngâm chai 20-30 phút. Độ rượu của Champagne thường chỉ ở mức 12% mà thôi. Các chữ VS, VSOP, VVSOP trên nhãn chai là biểu thị thời gian bảo quản lâu dài của rượu Champagne (Very superior, Very Superior Old Pale,Very, Very superior Old Pale). Giá một chai 22 năm tuổi hiện nay là khoảng 300 euros (khoảng 5,6 triệu đồng).

Ngoài rượu vang của Pháp cũng còn có nhiều loại vang nổi tiếng của các nước khác. Có thể kể đến vang Kendall - Jackson của vùng California / Mỹ (giá 12-220 USD/chai), vang Vitiano của vùng Lazio / Ý (giá 9-30 USD/chai), vang Kendal-Jackson của New Zealand (giá 13-160 USD/chai), vang Santa Cristina của vùng Toscana /Ý (giá 7-12 USD/chai), vang Monte Anticio cũng của vùng Toscana/Ý (giá 9-22 USD/chai), vang Ruca Malen của Argentina (giá 5-10 USD/chai), vang Borgo Maddalena của vùng Nimis/Ý (giá 13-30 USD/chai)... Các loại rượu vang này gần đây được mua bán rất nhiều qua mạng Internet.

Người ta say mê rượu nhưng cũng rất say xỉn vì rượu. Ở Đức hiện có khoảng 4,3 triệu người mắc chứng bệnh nghiện rượu (rối loạn hành vi và tâm thần), trong đó có 30% là phu nữ. Năm 2000 ở Đức đã có tới 16.000 người chết... vì rượu(!), trong đó có 9.550 trường hợp chết do xơ gan, hậu quả trực tiếp của nghiện rượu. Con số này đến năm 2004 đã tăng lên tới 40.000 người chết vì rượu (17.000 trường hợp do xơ gan). Hơn nữa ở Đức hàng năm có khoảng 2.200 trẻ sơ sinh bị khuyết tật do mẹ lạm dụng rượu. Những con số thống kê ở các nước khác cũng không kém kinh khủng. Ngoài xơ gan, người nghiện rượu có thể dẫn đến các hậu quả nguy hiểm khác như giãn tĩnh mạch thực quản, chảy máu dạ dày, viêm tuỵ, động kinh, ung thư thực quản, viêm cơ tim, dễ bị viêm phổi và lao, rối loạn chức năng não và nhiều bệnh thần kinh khác...

Chén rượu ngày Xuân thật là ấm cúng và thú vị. Tuy nhiên cần chủ động đừng để đến mức say xỉn mà mất cả tư thế, mất cả niềm vui. Càng không bao giờ để trở thành nô lệ của rượu mà dẫn đến tự huỷ hoại sức khoẻ quý giá của mình. 


Tản Mạn về Ăn Tết 2Q==
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeThu Jan 22, 2015 10:54 am

Tản Mạn về Ăn Tết Z


Tản mạn về Tết Nguyên Đán

     Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật  cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân- hạ- thu- đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam...Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...

     Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

     Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Hoa đào, hoa mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành đào, cành mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc....

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQ8oo7fekjtw_366Bxt0Cb6MRsD_SIVZ57QhurTOoxTT8iMR3sk

     Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiểu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái caay khác trang trí đám cưới. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như: khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

     Tổng cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy...anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

     Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng một lại ít khách.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTDH5zY9l0D0DFd-9XcHGCAS2jbnwHrgLN6iwEzb5AvkFVkwWQgqA

     Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước tết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền lẻ để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích cho thuê trang thiết bị sự kiện. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

     Phong tục ta ngày tết việc biếu quà tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, con rể tết bố mẹ...quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm.

     Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần (60, 70, 80, 90)...tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày xuân là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

     Cung vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sau ngày mùng một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng một tốt thì chiều mùng một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

     Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi cho thuê nhóm nhảy. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm...ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hóa vàng.

     Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó, có tục kiêng không hót rác ngày Tết

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcSJkRvbbrjjhluauAJX_Op1JJYIu_SbHaihIjGJS1Ef9cPOEVYI
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSat Jan 24, 2015 1:04 am

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcRCP0xM1LApNB8W8ZsvrL2dmF1jBGAIVkVXSPoWlvcKPwjv4q38

Tản mạn về ngày Tết xưa của người Việt

Đối với người Việt Nam, nói là ăn Tết ba ngày, nhưng để có ba ngày Tết đó, mọi người phải chuẩn bị và tích góp gần như cả năm trời.



Đối với những nhà có điều kiện gói bánh chưng, cũng ngay từ đầu tháng Chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh... để sẵn - Ảnh: Viên An

Đầu tiên là nuôi lợn, ngày ấy không có giống lợn lai và thức ăn tăng trọng, mà toàn là giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm. Sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6kg. Nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm.

Đối với những nhà có điều kiện gói bánh chưng, cũng ngay từ đầu tháng Chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh... để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá để gói bánh - như lá dong, những chiếc lạt để buộc bánh chưng, bánh giò... cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm. Họ lo như thế nào? Những nhà có vườn cây, quanh năm góp nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy mà tước mỏng, quấn lại lên bếp để Tết mà gói giò...

Cứ rằm tháng Chạp, nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp năm ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày tết không thể thiếu món này, nên ngày xưa nó được xếp vào sáu loại phẩm vật đặc trưng của Tết: "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.”

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcQwmiKCmcRQCOo5cgJJFRdxV946kQqfKoV5OfqZ-C2vfwh48DR3nA

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn lau dọn bàn thờ tổ tiên, đi tạ quan thần linh ở những nơi đặt phần mộ ông bà cụ kỵ; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm... Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn.

Chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Thường là mỗi nhà mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai nhà một con, nhà quá ít người hoặc quá nghèo thì ăn đụng một đùi hoặc nửa đùi.

Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.

Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.

Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà...

Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giầu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30 Tết, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.

Tản Mạn về Ăn Tết Banhchung7
Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giầu sắm được - Ảnh: Tiến Thành

Ngoài ba ngày Tết, ăn uống còn kéo dài thêm nhiều ngày nữa. Nào là anh em họ mạc bạn bè ở xa đi du Xuân rẽ vào chơi dùng bữa. Nào là con cháu rong ruổi với các trò vui đánh đu, đánh đáo, kéo co, chọi gà, đánh vật, đánh cờ, lúc đói bụng lại đáo về lục lọi thức ăn.

Tục là như thế: “Tháng giêng là tháng ăn chơi.” Ăn chơi cho bõ cả mùa đông lăn lộn ngoài đồng hai sương một nắng. Ăn chơi, vì mọi việc đồng áng đã xong.

Khâu chuẩn bị cuối cùng là món tiền lẻ để phát vốn cho trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát vốn. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát vốn cho trẻ nhỏ.

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcTN7n9zghz3WyK839ZYSBWJr8TMU-X8Wkz8RSoohAdFXO2aqlN5cg

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân, dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón ông bà ông vải về ăn Tết và để ngăn trừ ma quỷ. Xem ra công việc chuẩn bị cho Tết rất nhiều và vất vả. Nhưng cũng lạ là không ai kêu ca, mà trẻ già trai gái ai nấy đều vui mừng háo hức.

Sửa soạn cho Tết để đón chào năm mới, không phải chỉ lo các thứ như mọi ngày mà còn sắm sửa cho những mối ân tình, những quan hệ thâm sâu.

Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ nhiều ít tuỳ hoàn cảnh sinh sống. Nếu dư dả thì của ngon vật lạ, nếu nghèo túng thì cũng phải có thứ gì nhỏ làm quà. Nếu ông bà, cha mẹ sống cảnh giàu sang có khi con cháu đưa đến một cành đào, hai chậu cúc, hay vài củ thủy tiên có khi chỉ có một cối pháo cũng đủ làm cho đấng sinh thành hài lòng.

Ngoài bổn phận con cháu, còn bổn phận học trò. Dù bây giờ có trở thành ông nghè, ông cống bia đá có đề tên thì ông học trò cũng phải nhớ về thăm thầy cũ.


Tản Mạn về Ăn Tết Chuc-tet-net-depvietnam
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Feb 10, 2015 7:46 pm

Tản Mạn về Ăn Tết 285672052_011

Tản mạn về Tết Nguyên Đán


Hoàng Trọng Muôn

Một năm có bốn mùa và bao giờ mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất, mùa mở đầu. Mùa xuân lại bắt đầu bằng Tết Nguyên đán. Tết là do chữ "tiết" đọc chệch ra mà thành. Nguyên đán là buổi sớm đầu tiên. Tết Nguyên đán được người Việt gọi là Tết Cả. Tết được bắt đầu tính từ thời khắc giao thừa của một năm mới, từ ngày mồng Một tháng Một âm lịch.

Tuy vậy, trước đó nhiều ngày, không khí tết đã bắt đầu. Từ ngày hai mươi ba tháng Chạp, sau lễ đưa tiễn ông Táo về trời thì việc chuẩn bị tết nhất đã náo nức hơn bao giờ hết. Dù lúc này, công việc đồng áng, mùa màng của nhà nông cực kỳ bận rộn với những toan tính cho một vụ mùa sắp tới, nhưng việc sắm sửa Tết với rất nhiều thứ như lá bánh, vàng hương..., việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, sửa sang, trang trí nhà cửa, chuẩn bị gói bánh chưng... đã mang không khí tết đến với mọi nhà.

Dường như tất cả mọi người đều háo hức mong tết về để có dịp thăm hỏi, chúc tụng nhau và đồng thời cũng được thể hiện ước mong về những điều tốt lành cho một năm mới với rất nhiều dự định. Mâm ngũ quả đã được chuẩn bị cả tuần trước khi tết đến. Gọi là ngũ quả nhưng kỳ thực không đơn giản chỉ có năm loại quả, mà mỗi nơi, tuỳ thuộc vào những loại cây trồng sẵn có, mâm ngũ quả sẽ được bày biện khác nhau nhưng nói chung đều thể hiện mong ước về một sự đủ đầy, no ấm và hạnh phúc.

Những ngày giáp tết, công việc càng bận rộn hơn. Bên cầu ao làng, người ta nô nức mang lá dong ra rửa và trò chuyện râm ran về những điều tốt lành. Sáng hai mươi tám, hai mươi chín tết, mặc dù trời lạnh tê tái cùng những cơn gió bấc tràn về như cắt da cắt thịt, mọi người vẫn dậy rất sớm để gói bánh chưng, còn kịp bắc bếp nổi lửa, đun bánh trong khoảng thời gian từ mười đến mười hai tiếng đồng hồ và vớt bánh trước khi đêm quá khuya.

Sáng hai mươi chín và ba mươi tết, người ta đổ về chợ. Rất nhiều cái chợ mới được họp ngay bên lề đường, chỗ ngã ba, ngã tư với rất nhiều chủng loại hàng hoá. Nhà giàu thì mua một cây đào thế hoặc một cây mai rất đẹp về bày trong nhà. Có người mua cả những cây quất to, sai trĩu những quả chín vàng rực rỡ như nắng xuân. Nhà nghèo hơn cũng cố gắng kiếm cho mình một cành đào nhỏ về cắm trong nhà cho có hương vị tết. Người ta còn mua những bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống... và một vài cặp câu đối tết với những nét chữ mềm mại như rồng bay phượng múa trên nền giấy màu hồng để treo trong nhà, ngoài cổng với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Một cây nêu được dựng lên với ý nghĩa xua đi những gì u ám, tối tăm, mang lại những điều may mắn, tốt lành và để xua đuổi ma quỷ.

Chiều ba mươi tết là thời khắc quan trọng để mọi người ra đồng thắp hương những ngôi mộ tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết. Từ lúc đó, hương và nến được thắp liên tục trong suốt mấy ngày đêm liền như một chiếc cầu nối tâm linh giữa con cháu với những người đã khuất.

Đêm ba mươi tết, trong không khí tất niên, mọi người ai về nhà nấy để chuẩn bị đón thời khắc giao thừa linh thiêng trong ngôi nhà nhỏ với những người thân của mình. Từ lúc ấy, người ta thường ngại bước chân sang đất nhà khác nếu như mình không phải là người may mắn hoặc tuổi của mình không hợp với tuổi của chủ nhà kia, vì như thế sẽ mang lại điều xui xẻo cho họ. Sau lễ cúng giao thừa, mọi người kéo nhau ra đường hái lộc và lên đình, lên chùa làm lễ cầu may. Tiếng pháo nổ giòn tan, rắc đầy xác giấy màu hồng ngoài sân, ngoài ngõ như thể hiện những mong ước về mọi điều suôn sẻ và hanh thông.

Sáng mồng Một tết, những người đã được gia chủ nhờ từ trước đến xông đất cho nhau. Gia chủ mời người xông đất uống nước và tặng phong bao cho họ. Trong ngày này, người Việt kiêng quét dọn nhà cửa và nếu có dọn dẹp thì cũng chỉ dồn rác rưởi thành một đống dấp trong xó nhà, để đến ngày hôm sau mới được hót đổ đi vì mọi người quan niệm đó là lộc, là những điều may mắn, tốt lành. Nếu quét dọn sạch sẽ nhà cửa trong ngày mồng Một tết thì cả năm sẽ bị dông, chẳng làm ăn được gì, chẳng thu hoạch được gì, mà nếu không biết giữ gìn cẩn thận thì mọi thứ trong nhà cũng sẽ ra đi sạch sẽ.

Người Việt quan niệm: mồng Một tết Cha, mồng Hai tết Mẹ, mồng Ba tết Thầy. Vì vậy, ngay từ sáng sớm ngày mồng Một, người ta kéo nhau về nhà cha mẹ hai bên của mình để chúc tết và thắp hương cho tổ tiên. Sau đó mới đi thăm hỏi, chúc tết những người cao niên, những bậc bề trên trong dòng họ. Đây là dịp mọi người được trò chuyện, tâm sự cùng nhau về việc làm ăn, chuyện gia đình... trong suốt một năm qua. Những người bề trên thường tặng cho người dưới những chiếc phong bao màu hồng, bên trong có vài đồng tiền lẻ còn mới gọi là tiền mừng tuổi lấy may với ý nghĩa phát vốn, phát lộc, phát tài cho con cháu kèm theo những lời chúc có nội dung và ý nghĩa rất cụ thể, thiết thực.

Sáng mồng Ba tết, người ta đến thăm các thầy, các cô. Người thầy mà mọi người thường nghĩ đến đầu tiên là thầy dạy nghề, dạy việc hoặc những người có đạo đức sáng ngời, những người có ảnh hưởng lớn đến tình cảm và cuộc đời của mình để đến thăm viếng và kính chúc sức khoẻ, tỏ lòng tôn kính, biết ơn. Đó là những người mà họ không chỉ nhớ suốt đời vì công lao dạy dỗ mà còn mang ơn vì đã đem đến cho họ một cuộc đời hạnh phúc.

Từ ngày mồng Bốn tết, các cuộc vui bắt đầu tưng bừng diễn ra khắp nơi và kéo dài đến hết mùa xuân. Những trò chơi đấu vật, bịt mắt bắt dê, hát đối, đánh đu, thả chim, chọi gà... được tổ chức tưng bừng, thu hút đông đảo mọi người với một sự háo hức và vui vẻ đến kỳ lạ. Người ta không coi trọng phần thưởng nên không có sự ăn thua trong các trò chơi mà chỉ coi đây là dịp để giao lưu, kết bạn.

Ở Tây Bắc, những cô gái Thái đến tuổi cập kê bắt đầu biết tự may cho mình những quả còn rất đẹp để gửi gắm ý nguyện riêng của mình vào đó. Trong quả còn được nhồi hạt vừa tạo độ nặng, vừa thể hiện những mong ước về sự nảy nở, sinh sôi. Mỗi góc quả còn được đính tua ngũ sắc: Xanh, Đỏ, Trắng, Tím, Vàng. Ở giữa quả còn được luồn một sợi dây dài dùng để cầm quả còn tung lên và cũng được đính rất nhiều tua ngũ sắc. Khi tung còn, người ta cầm một đầu dây, quay mạnh mấy vòng để lấy đà rồi tung lên cao. Cuộc chơi diễn ra, một bên tung, một bên bắt. Hai người chơi với nhau thường là một cặp nam, nữ đang tìm bạn và thường là trai chưa vợ, gái chưa chồng. Họ đứng cách nhau vừa tầm bay của quả còn và bên nào không bắt được là thua cuộc. Nếu chàng trai thua cuộc, cô gái sẽ bắt phạt uống rượu, ít nhất là ba chén cho một lần thua. Nếu cô gái thua cuộc, chàng trai sẽ phạt bằng cách lấy đi của cô một kỷ vật như chiếc khăn tay hay chiếc vòng tay... Đó là sự khởi đầu cho mối nhân duyên. Chén rượu nồng chất men thương nhớ. Chiếc khăn tay, vòng tay... trở thành tặng phẩm trao gửi biết bao tình cảm mặn nồng. Quả còn vì thế bỗng trở thành quả cầu trao duyên đôi lứa.

Ngày mồng Bảy tết, người ta làm lễ hạ cây nêu, kết thúc những ngày vui chơi và bắt đầu cho một vụ sản xuất mới. Mọi người tiễn đưa tổ tiên bằng một lễ hoá vàng với sự cầu mong được che chở và phù hộ. Những ngày tết Nguyên đán kết thúc nhưng những cuộc vui còn kéo dài. Dù giàu, dù nghèo thì những ngày này, bao giờ mọi người cũng dâng lên tổ tiên, bày lên bàn thờ cùng với mâm ngũ quả những thứ ngon nhất, tốt nhất như một sự phô bày những thành quả, những sản phẩm lao động, những của ngon vật lạ mà họ làm ra trong quá trình sản xuất. Tết Cả đã ăn sâu vào tâm thức người Việt với sự đủ đầy, no ấm cùng với những câu nói cửa miệng quen thuộc như: "Tết nhất", "Ăn tết", "Vui như tết", "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết"... dù rằng sau đó lại chật vật trong cuộc mưu sinh với nỗi lo canh cánh về cơm, áo, gạo, tiền...

Những ngày tết, người ta cũng thường rộng lượng hơn, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm, những đố kỵ, hiềm khích ngày thường. Những ngày này, người ta luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp nhất...

Những cái tết Nguyên đán bây giờ không còn được như xưa nữa, mà đang mất dần đi ý nghĩa truyền thống, đang mất dần đi vị trí thiêng liêng trong tâm thức người Việt, nhất là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng, với sự cố gắng duy trì và gìn giữ những phong tục của tết cổ truyền xưa trong nhiều gia đình, tết Cả sẽ dần dần trở lại với đúng nghĩa trong tâm thức của mọi người dân Việt.

Một cái tết Nguyên đán nữa lại đang về!

Hoàng Trọng Muôn

Tản Mạn về Ăn Tết 9
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSun Jan 10, 2016 10:10 am

Tản Mạn về Ăn Tết ChoTet24-1-5a822

Tản mạn về Tết và tương lai

Thu, 01/07/2016
- nguyenvubinh

     Trong nhiều năm qua, những cái Tết đến rồi đi đều đặn qua từng năm. Được cảm nhận không khí Tết, khi đã biết cảm nhận, đến nay cũng trên dưới 40 lần. Nhưng có lẽ, chỉ có những cái Tết khi còn nhỏ, tức là cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là cảm giác còn háo hức, hồi hộp. Đã rất lâu rồi, rất nhiều người Việt Nam không còn cảm giác chờ đón và vui vẻ trong những ngày Tết của dân tộc nữa. Điều mà mọi người không còn được cảm nhận và không được trải nghiệm nữa trong rất nhiều những cái Tết gần đây chính là không khí Tết đặc trưng. Chỉ còn lại những công việc, quan hệ mà tính chất đặc trưng của nó là trách nhiệm và thủ tục. Người ta mua sắm, trang trí và chuẩn bị Tết như là một việc phải làm, một thủ tục. Người ta gặp gỡ, chúc tết nhau như một trách nhiệm với những nụ cười gượng gạo, vô cảm. Tết dường như là điều không còn phù hợp với tâm trạng của người dân Việt Nam, một sự lạc lõng trong dòng chảy của đất nước mấy chục năm qua.

     Vậy không khí Tết đặc trưng là gì? Tại sao nó lại biến mất và không còn được cảm nhận trong mỗi dịp Xuân về trên quê hương thân yêu?


Tản Mạn về Ăn Tết 32331e21-17a3-462f-a60b-c7c29533c721

     Trước hết và trên hết, đó là tình người, một sự ấm áp và thân thiện của con người với con người không còn nữa. Cái gốc trong các mối quan hệ, trong niềm vui từ các mối quan hệ, nhất là trong những dịp đặc biệt như là Tết đã không còn nữa. Tất cả chỉ còn lại sự thờ ơ, vô cảm và những mối quan hệ gượng gạo. Đây chính là thành công tuyệt đối của chủ nghĩa Cộng sản, của chế độ toàn trị đang thống trị trên quê hương Việt Nam thân yêu bao năm qua. Họ đã thành công trong việc hủy diệt tình người một cách bài bản và hệ thống, làm cho người dân không còn thương yêu nhau nữa, tình người đã biến mất! Từ khi cộng sản ngự trị trên đất nước đau thương này, tình người là thứ người dân khát nhất, thiếu thốn nhất. Chính vì vậy, chỉ có khôi phục lại được, tìm lại được tình người, thì chúng ta mới tìm lại được niềm vui trong các mối quan hệ, trong giao tiếp và trên cơ sở đó, chúng ta mới tìm lại được không khí Tết đặc trưng và niềm vui trong những ngày Tết.

Tản Mạn về Ăn Tết 72921727-efa3-496d-8860-bc822f7d6bc7

     Nhưng mặt khác, Tết hay mùa Xuân về chính là mong muốn một sự đổi thay, cái mới. Không khí Tết chính là sự háo hức chờ đón những sự đổi thay, và mới mẻ của vạn vật, của con người và của mỗi người. Và một sự mặc nhiên, đó là những sự đổi thay theo hướng tốt lên, phù hợp với mong muốn của mọi người, mọi nhà. Nhưng người ta đã không còn nhìn thấy sự đổi thay, sự mới mẻ nào nữa đã từ rất lâu rồi. Thậm chí, rất nhiều mùa xuân đến, người ta còn cảm nhận được sự thay đổi đi ngược lại với mong muốn của bản thân họ. Và như vậy thì còn niềm vui nào trong những dịp Tết đến, Xuân về? Chỉ có cảm nhận theo hướng tốt lên, những điều mới mẻ mà mọi người mong đợi thì mùa Xuân mới đem lại ý nghĩa thực sự cho mọi nhà.

Tản Mạn về Ăn Tết 0000000

     Nhưng vạn vật rồi cũng phải đổi thay. Chúng ta sắp bước vào năm mới Bính Thân với những điều thay đổi đã và đang diễn ra, những xu hướng mà mọi người dân mong đợi đang ngày càng hiện hữu trên quê hương thân yêu. Những người quan tâm đến vận mệnh dân tộc, những người đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ rất có lý do và mong đợi mùa xuân Bính Thân sắp tới. Chế độ Cộng sản hiện diện và tác oai tác quái đang đi đến cuối chu kỳ tồn tại của nó. Một sự sụp đổ toàn diện, khởi nguồn từ sự sụp đổ kinh tế, những dồn nén cùng cực về xã hội và sự trở mặt của đồng minh lớn Trung Quốc chính là những yếu tố dẫn tới sự kết thúc của chế độ toàn trị cộng sản Việt nam.


Tản Mạn về Ăn Tết Cho-tet.jpg?width=500&height=332

     Trong thời gian một năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh và những hoạt động vô cùng sôi động của truyền thông Lề Dân Việt Nam. Với những thông tin nóng hổi, vô cùng phong phú, đa dạng, cùng với những sự phân tích, phản biện kịp thời, hiệu quả, đã tạo ra một sự  chuyển biến vô cùng sâu rộng trong nhận thức của người dân, đem lại sức sống mới cho phong trào dân chủ, và cho cả đất nước. Hoạt động của các tổ chức dân sự trong năm qua, cùng với những giao lưu, liên hệ, kết nối của những cá nhân tham gia đấu tranh dân chủ, với người dân cũng chính là sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau giữa những con người cùng quan tâm và đấu tranh cho dân tộc, đất nước. Nhìn nhận một cách sâu sắc, tình người đang được nhen nhóm, khôi phục trở lại thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau của người dân thông qua hệ thống Internet , đặc biệt là mạng xã hội facebooks. Những sự liên hệ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, sự liên hệ giữa những người dân oan, các tổ chức tôn giáo bị đàn áp…vv. chính là cơ sở để chúng ta hy vọng vào tương lai.

Tản Mạn về Ăn Tết W620h405f1c1-files-articles-2015-1086830-nguoi-truyen-lua-1424317096016

     Như vậy, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cùng với những giao lưu, kết nối chia sẻ trên mạng xã hội là sự mạnh nha và khôi phục tình người. Những yếu tố bất ổn của chế độ cộng sản đã và đang đưa tới những thay đổi vô cùng đáng mong đợi đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây chính là các điều kiện cho một sự chờ đón của người dân đối với mùa xuân mới, mùa xuân Bính Thân chính là mùa Xuân mong đợi của mọi người dân Việt Nam thân yêu./.

Hà Nội, ngày 07/01/2016
N.V.B
nguyenvubinh's blog

Tản Mạn về Ăn Tết Hinh-nen-tet-cung-chuc-tan-xuan-2016
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 19, 2016 12:24 am

Tản Mạn về Ăn Tết Image-thumb-ndt1423806329

Sau bốn mươi đêm giao thừa

Tue, 01/12/2016
- VietTuSaiGon

Đêm giao thừa, khoảnh khắc chuyển đổi, bắt nhịp giữa năm cũ và năm mới, giữa cái đã qua và cái sắp tới… Đây cũng là khoảnh khắc mà người ta lắng đọng nhất trong nỗi vui mừng, hồ hởi của mình. Việt Nam, kể từ ngày tôi sinh ra đến nay, đã sau bốn mươi đêm giao thừa.

Bỏ qua khoảng tuổi thơ với những ngày cùng mẹ từ ba, bốn giờ sáng đi xếp hàng nhận lương thực tem phiếu hằng tháng. Tôi thử nhìn lại quê hương mình, nơi tôi chôn nhau, cắt rốn và lớn lên đã thay đổi ra sao?

Thật là đáng buồn khi tôi tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời rằng đất nước tôi càng ngày càng thụt lùi đến đáng sợ. Bởi nếu nhìn từ bên ngoài, đất nước đã phát triển từ chỗ những chiếc xe bus chạy bằng than củi đen nhẻm cho đến những chiếc xe buýt có gắn máy lạnh. Từ chỗ cái bếp củi hiu quạnh đến chiếc bếp gas, bếp điện từ và lò nướng viba hay từ chiếc xe đạp là thứ phương tiện quí giá đến chiếc Roll Roy mới cáu, số đẹp…

Nhưng đó là nhìn bên ngoài, thế giới phát triển đến đâu, chúng ta đã đứng ở đâu? Mà con người đâu phải chỉ đơn giản có cái để muốn ăn giờ nào thì ăn, muốn chạy thì đổi xăng vào chạy và muốn ấm thì bật máy nước nóng để tắm…? Những thứ đó chỉ là phương tiện bên ngoài, nó buộc phải có theo đà tiến triển của thế giới. Khi nói về giá trị của một dân tộc, một quốc gia, không ai mang chuyện nước đó có bao nhiêu chiếc xe hơi, bao nhiêu cái nhà lầu, bao nhiêu chiếc máy bay và bao nhiêu đại gia, trọc phú ra để nói.

Thiết nghĩ, một siêu cường quốc như Mỹ, nếu nói về giá trị của quốc gia này, không ai nói đến số lượng vũ khí hạt nhân hay trữ lượng dầu, số đại gia, số trọc phú của họ. Mà nhắc đến giá trị của nước Mỹ, người ta phải nói đến nền dân chủ, tính văn minh cũng như tầm mức văn hóa của công dân Mỹ. Đó mới là giá trị đích thực của một đất nước.

Bất kì nước nào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Singapore, Canada, Australia… Giá trị của các quốc gia này nằm ở vốn liếng tri thức, nền văn minh, tầm văn hóa, hành vi đối xử với thiên nhiên và sức mạnh tương lai thông qua tuổi trẻ chứ không ai nói về tiền bạc của họ mặc dù sự giàu có cũng là một trong những nấc thang tiến bộ.

Tản Mạn về Ăn Tết 140908102850_viet_inmates_640x360_hoangdinhnamafpgettyimage_nocredit

Việt Nam sau bốn mươi năm có được những gì? Hệ thống đường sá vá víu, nạn tham nhũng tràn lan, nạn độc tài dai dẳng, nguy cơ mất nước đã gần kề, thế hệ thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam đa phần đã bị tê liệt, hết hy vọng.

Kinh tế Việt Nam, chúng ta chẳng mạnh hơn nước nào trong khu vực; Văn hóa Việt Nam, chúng ta ứng xử bổ bả, người nước ngoài tránh đụng độ hay giao du với số đông người Việt; Chính trị, chúng ta là một quốc gia độc tài và lạc hậu hơn rất nhiều nước, kể cả một số nước trong thế giới thứ ba như Châu Phi; Đặc biệt, tuổi trẻ, mầm mống của sức mạnh tương lai, những hạt nhân quyết định tồn vong của đất nước, đây là con số kinh hoàng nhất: Mặc dù không có thống kê cụ thể (và có thể sẽ không bao giờ nhà nước dám thống kê một cách nghiêm túc về vấn đề này!) nhưng con số ai cũng biết là hơn 50% thanh thiếu niên Việt Nam từ thành phố đến thôn quê nghiện ma túy, cờ bạc, rượu chè!

Chỉ cần bước vào bất kì một ngôi làng có treo bảng làng văn hóa, có “Đời đời noi gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh”, có “Bác Hồ Sống Mãi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta”, có “Đảng là Văn Minh, Là Văn Hóa”, có “Còn Đảng Còn Mình”… Kính thưa các loại có! Trong đó, chắc chắc có một thứ cần phải nhớ nằm lòng là phải khóa cổ xe cẩn thận và để gần tấm mắt nhất, nếu có dịch vụ gởi xe thì phải gởi ngay vào đó cho dù chỉ vào nhà người quen vài phút rồi quay ra! Bởi nạn trộm cắp, xì ke ma túy không đâu là không có mà đã có xì ke, ma túy thì có trộm cắp, cướp giật. Và chuyện cướp giật nổi trội nhất hiện nay vẫn là ở thành phố mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh!

Tản Mạn về Ăn Tết 1526562_671052686370018_7432015436662594782_n

Tự dưng, ngồi ngẫm lại mà thấy quá sợ. Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 12 chuẩn bị diễn ra với hàng lô hàng lốc quân đội, công an và vũ khí để “bảo vệ đại hội 12”. Tin đồn về các phe phái tranh quyền đoạt lợi và vở diễn chính trị nhằm chia chác quyền lực, duy trì độc tài đang trở thành trái phá đánh thẳng vào chút hy vọng còn sót lại nơi người dân Việt Nam về một tương lai tốt đẹp.

Bên cạnh đó, những chuyến bay thử nghiệm của Trung Quốc lấn vào vùng trời Việt Nam, cụ thể là vùng bay Hồ Chí Minh (FIR) vào ngay thời điểm trước thềm đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 như một phép thử cuối của Trung Quốc trong tiến trình hợp thức hóa Biển Đông và sáp nhập Việt Nam một cách có lớp có lang vào Trung Quốc. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng, người nắm quyền lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã nói gì với các đảng viên của ông ta? Ông ta nói rằng “Nếu có đụng độ thì liệu bây giờ chúng ta có thể ngồi đây mà tổ chức đại hội hay không?!”. Một câu nói không còn gì để bàn khi đặt nó vào mồm một kẻ có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc!

Nếu bàn thêm về lĩnh vực kinh tế, văn hóa thì có vẻ như Việt Nam đã hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc bởi bất kì thứ gì họ cũng có thể chi phối, thao túng trên đất nước Việt Nam. Nhưng đáng sợ nhất, có lẽ vẫn là thế hệ tương lai. Bởi nói cho cùng thì dù sao đi nữa, hiện tại những thế hệ lãnh đạo nói riêng và giới trí thức nói chung vẫn là thế hệ đã chạm ngưỡng cửa giao thừa, vận mệnh đất nước sắp chuyển sang một thế hệ khác mà sức mạnh của quốc gia, dân tộc phải dựa trên tổng lực của họ. Nhưng, tuổi trẻ Việt Nam đang ra sao?

Ngoại trừ một bộ phận nhỏ, nếu không nói là rất nhỏ và quá mỏng những thanh niên tỉnh thức, yêu nước, nhìn thấy và trăn trở cho tương lai dân tộc, nỗ lực đấu tranh, cam chịu gian khổ vì tự do, dân chủ của đất nước… Số đông còn lại cho ra những hình ảnh gì? Đó là những công an áo vàng, áo xanh đứng đường, đe nẹt dân, ép dân, thậm chí đánh đập dân như kẻ cướp; Những công an mặc quân phục xanh phê ma túy đứng hát như điên loạn trước cổng ủy ban thành phố; Những đội trường đội cảnh sát cơ động, mang hàm sĩ quan tổ chức đường dây cướp; Những quan tòa, viện kiểm sát và công an hành xử, xét xử như kẻ vô học, côn đồ gây ra oan sai và cái chết cho nhiều người; Phần đông thanh niên không nhìn thấy tương lai, bỏ học, trộm cướp, giật dọc, xài ma túy đá, khi lên cơn nghiện có thể giết người để cướp một bình keo con chó để hít cho đỡ nghiện.


Tản Mạn về Ăn Tết 9k=

Một đất nước mà đi đâu cũng thấy quán nhậu, công an giao thông, cảnh sát cơ động, dân phòng, trộm cướp, móc túi, nói năng vô văn hóa, bổ bả, thanh niên sẵn sàng bỏ ra một ngày để chờ ăn miễn phí nhưng lại hiếm thấy nhà sách nghiêm túc, hiếm thấy hành xử văn hóa, hiếm thấy người ta dành ra nửa giờ để đọc sách mặc dù có cả ngày để ăn nhậu, đàn đúm, chờ ăn miễn phí, hôi của…

Người ta nói rằng hiện tại, muốn lấy Việt Nam, Trung Quốc không cần tốn viên đạn nào vẫn thắng. Bởi họ chỉ cần thao túng trên bộ sậu trung ương Cộng sản, khóa các gọng kìm quân đội, công an bằng những cái lệnh ủy nhiệm của từ bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, chỉ cần ném những quả bom tiền và bom ma túy sang Việt Nam. Sẽ có rất đông tuổi trẻ và thanh niên Việt Nam xông vào cướp giật những thứ này và tự biến họ thành nô lệ của giặc. Và phải chăng yêu cầu lưu hành đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại Việt Nam là một bước kế tiếp sau khi đã thao túng mọi thứ và làm cho hầu hết lớp trẻ lâm vào tình trạng tê liệt bởi ma túy, rượu chè, cờ bạc, số đề, vay nặng lãi…

Hiện tại, không có thứ gì đáng sợ và mau làm cho dân tộc Việt Nam này nhanh chóng lụi tàn hơn những quả bom ma túy, những quả bom tiền đánh thẳng vào hàng hàng lớp lớp thanh niên, tuổi trẻ đang lạc lỏng trong giao lộ lịch sử, trong tiến trình vong thân của họ!

Thêm một lần giao thừa, thêm một lần thấy đất nước trở nên tang hoang, trơ trọi và chết chìm. Thêm một mùa Xuân là thêm một lần đau của dân tộc dưới bóng đêm độc tài, độc đảng! Xin hãy cứu lấy mùa Xuân của chính mình và mùa Xuân dân tộc!

VietTuSaiGon's blog


Tản Mạn về Ăn Tết 12039394_1086183978066430_8787623471338444940_n
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeThu Jan 21, 2016 10:24 pm

Tản Mạn về Ăn Tết 20665077_images1236889_anhO1

Cái Tết bây giờ sao lắm nỗi lo?

Cao Huy Huân
21.01.2016

Hôm nay có người bạn nhắn tin cho tôi rằng Tết đến là lại thấy rầu. Tôi hỏi “Ở Việt Nam, Tết là lúc ông bà con cháu sum họp một nhà, sao mày lại chán? Ở hải ngoại, cực chẳng đã bà con chưa có điều kiện về, đành phải làm mâm cơm và mấy món ăn truyền thống để nhớ ngày Tết Việt, mày sống ở trên đất mẹ đất cha mà than thở về những ngày ấm cúng sum họp là sao?”

Không phải về quê ăn Tết là dễ đâu!

Đứa bạn tôi phân trần Tết nào mà Tết chẳng vui, nhưng Tết bây giờ nó khác với những cái Tết ngày xưa. Nhìn xung quanh, ai cũng hối hả, không chỉ Hà Nội mà còn ở Sài Gòn. Họ hối hả không phải vì tranh thủ làm cho xong vài ba việc còn thừa còn thiếu để về nhà với gia đình, mà họ hối hả vì phải tranh dành chật vật từng cái vé tàu, vé xe, thậm chí là từng món hàng giảm giá.

Cuộc sống phồn hoa đô thị của những thành phố lớn thu hút hàng triệu người lũ lượt kéo nhau về Hà Nội, Sài Gòn lập nghiệp, nuôi ước mơ làm giàu – thứ ước mơ trở thành hiện thực với lắm kẻ gặp may; nhưng đôi khi cũng trở thành hư vô với hàng triệu người cần lao mà cái nghèo vẫn đeo đuổi như những anh chàng si tình bám theo những cô gái đôi mươi.

Thật ra thì Sài Gòn, Hà Nội cũng chẳng phải vắng cái tình, cái nghĩa. Hàng chục ngàn vé xe, vé tàu giá rẻ, thậm chí là miễn phí cho những chị công nhân, những anh khuân vác, những sinh viên nghèo khó có cơ hội về nhà. Nhưng cái phần còn lại của xã hội chốn phồn hoa không phải là nhỏ. Ra đường bây giờ không thiếu cảnh người ta chen lấn, xô đẩy, thậm chí là chơi xấu nhau để kiếm những tấm vé nhàu nát với cái giá trên trời để có thể về quê kịp thời đón hoa đào, hoa mai bắt đầu bung cánh. Tết về, cái bon chen, bộn bề lại nhiều như lá trong rừng!


Tản Mạn về Ăn Tết Ve-xe-tet%202

Đích thân ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn quở trách “Có mỗi việc bán vé ở cả bến xe với ga Sài Gòn mà truyền hình đưa hơn một tuần nay. Phải vào kiểm tra đi, liệu có tiêu cực, có hết vé không hay có thể có 2 ngày hết còn ngày khác vẫn còn?”. Dù quyết liệt đến vậy nhưng giá vé tăng 200 – 300% vẫn cứ được rao bán nhan nhản ngoài đường, thậm chí trong các trạm xe, buộc dân bải bấm bụng bỏ tiền mua để về nhà khi ba mẹ, vợ chồng hay con cái đang nheo nhóc đợi chờ đồ Tết. Tốn kém là vậy, nhưng tình trạng nhồi nhét khách, chạy quá tốc độ, có khi các xe còn đua nhau để tranh đón khách. Mạng người treo lửng cành cây!

Tản Mạn về Ăn Tết 20150112-chen-chuc-mua-ve-xe-khach-ve-que-an-tet-tai-ben-xe-mien-dong-1

Không phải năm nay ông Đinh La Thăng nói riêng và lãnh đạo ngành giao thông vận tải nói chung mới đưa ra đề nghị toàn bộ lực lượng thanh tra phối hợp với công an trong dịp Tết, cố gắng làm sao giảm được nhồi nhét khách, tăng giá vé, cò vé để người dân đi lại thuận lợi, lên tàu lên xe thoải mái, không chen chúc nhau. Mà hầu như năm nào, các vị lãnh đạo cũng lên tiếng quyết liệt. Nhưng mọi thứ diễn ra trên thực tế: ngoài bến xe, trong bến tàu, trên những chuyến xe ngược xuôi xuôi ngược như chính số phận của không ít người dân... đều mang lại nỗi sợ, thậm chí được ví như những thách thức trường kỳ mà tất cả những ai muốn về quê ăn Tết đều phải trải qua.

Tản Mạn về Ăn Tết Dentrancuop

‘Chặt chém’ và lạc hậu

Hiếm nơi nào mà như nhà mình, nạn chặt chém người du lịch hay du khách lại diễn ra bạo liệt, kéo dài suốt trong những năm qua. Giá thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng như thể là thông lệ. Đứa bạn tôi ở Hà Nội bảo “đi uống cafe mà gửi cái xe mất 30 ngàn đồng, còn đắt hơn cả tiền uống nước chè ngoài phố”. Người ta tận dụng tất cả mọi nơi, từ cái đường đi chung đến lề đường, vỉa hè, thậm chí là lòng lề đường để bày bán tất cả những gì người ta có thể bán với mức giá trên mây, và cười gật gù với nhau rằng như thế mới là không khí Tết.

Hôm Tết Tây vừa rồi, trước khi Việt Nam tổ chức bắn pháo hoa ở nhiều thành phố lớn trong đó có Hà Nội và Sài Gòn, tôi bảo trong bụng “thế nào báo chí cũng kéo nhau đưa tin rác nhiều như nêm sau khi chương trình pháo hoa mừng năm mới kết thúc”. Năm nào mà chả vậy, ấy nhưng năm nay còn có vẻ tệ hại hơn. Ngay cả các chậu hoa, thảm cỏ, các cây xanh hai bên vệ hồ Tây bị giẫm đạp nát không thương tiếc, những người qua đường nhìn lại mà chỉ biết lắc đầu cảm thông cho những người công nhân vệ sinh ngồi ngao ngán trước bãi chiến trường sau vài giờ “đón Tết”.

Tản Mạn về Ăn Tết Mg6818-1

Nhưng cái nạn chặt chém, xả rác bừa bãi, không tôn trọng công trình công cộng dường như vẫn chưa phải là đề tài nóng so với những thủ tục lễ hội có phần bạo lực, bị truyền thông phản ánh và lên án dữ dội trong những năm gần đây. Năm 2014, 2015 đón Tết bằng hàng loạt các hủ tục “chặt chém” động vật hiểu theo đúng nghĩa đen, tôn sùng đó là hành động tạo phúc, dựng lộc cho cửa nhà. Mặc cho những người truyền gửi những thông điệp về nhân đạo “dù là con vật thì chết cũng phải đàng hoàng, việc hành quyết dã man không mang về ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa bạo lực”; những người đồ tể vẫn giơ cao lưỡi dao chém tới tấp để cầu mong may mắn, an lành (!?).

Tản Mạn về Ăn Tết Damtrauchemlon

Đó là chưa kể đến các tập tục liên qua đến “cướp” hay “giật”, vốn thu hút hàng ngàn người – quá sức kiểm soát của ban tổ chức. Số lượng “lộc trời cho” trong các chùa, đình thì hữu hạn, trong khi cuộc sống khó khăn, chật vật suốt một năm đã khiến lượng người mong năm mới đổi đời tăng đến mức chóng mặt. Hàng trăm, hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, đạp lên nhau và thậm chí dùng bạo lực như bạo động để tranh dành những mẫu vải, mẫu giấy đỏ vàng nhỏ xíu để mang về nhà. Dù thế nhưng báo chí đưa tin năm nay, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hôm 19-1 cho biết vẫn tổ chức nghi lễ cướp hoa tre trong Lễ hội đền Gióng ở đền Sóc dịp Tết Bính Thân sắp tới song sẽ có biện pháp để đảm bảo “cướp an toàn”. Dư luận ai nấy cũng giật mình nhớ lại “Mùa lễ hội lần trước, vào sáng ngày 24-2-2015, tại Lễ hội đền Gióng, khi kiệu giò hoa tre vừa vào đền Thượng, hàng chục thanh niên lao đến giằng xé, xô đẩy nhau để cướp lộc tạo nên cảnh hỗn loạn trên sân đền. Có thông tin cho rằng một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống đã cầm thanh tre vụt vào đám đông. Sự việc tạo hình ảnh phản cảm trong một sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội”.

Tết là ngày sum họp gia đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện một năm dài, truyền cho nhau lửa để tiếp tục một năm mới đầy sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng cái Tết bây giờ, bên cạnh sự háo hức dường như có vẻ teo tóp dần, thì cái Tết sao mang lại lắm nỗi lo?

Tản Mạn về Ăn Tết 1507064_791005504328212_3706977408885303_2kgr9jh2efdqs
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeTue Jan 26, 2016 9:44 am

Tản Mạn về Ăn Tết CIMG3741

ĂN TẾT: TẢN MẠN VỀ CHỮ ĂN      

Tôi sang Hoa Kỳ du học từ đầu January, 1972.  Đây là năm đầu tiên tôi trải qua những ngày tết cô đơn ở Mỹ. Từ đó đến nay, trừ tết 1975, trên 40 mươi năm rồi, tôi đều hưởng tết ở xứ Cờ Hoa.

Có tiếng đóng cửa xe, cháu nội 9 tuổi chạy vào nhà tung tăng, vui vẻ: Ông nội “we are here to eat tết with you, mừng không?”. Tôi hơi ngỡ ngàng không do câu nói ba rọi “nhiều Anh ít Việt”, vì mẹ nó là dân Mỹ gốc Ireland, mắt xanh tóc óng ánh, dân di cư, đời thứ tư ở Hoa kỳ. Cháu bé luôn dùng hai chữ “ông nội” hay “bà nội” với 100 phần trăm giọng Việt. Chữ “eat tết” làm tôi bối rối.

Ở xứ nầy đầu đường, hay xó chợ nào cũng có food to go. Dân Mỹ ăn ngoài đường nhiều lắm, khỏi nói.  Dân ta cũng ăn ngoài. Ở vùng Bolsa trên một diện tích nhỏ, có hằng ngàn tiệm, quán ăn, và food to go. Có lần tôi nghe một cháu nhỏ Việt Nam, sanh tại Mỹ, sống ở Chicago, về thăm Bolsa một tuần, sống tạm ở nhà tôi. Sau buổi trưa đầu tiên dạo phố Bolsa với cha mẹ nó, trở về khoe với tôi: Ông ơi, con và ba mẹ vừa “eat through” Bolsa, tiệm nào cũng ghé ăn thử.  So good. Kiểu nầy chắc chắn sẽ gain weights at least là 6 hay 7 pounds trước khi trở lại Chicago. Nghe radio hay xem các shows trên truyền hình tiếng Việt, chúng ta thường nghe những câu ba rọi Anh Việt của một số bác sĩ, luật sư trẻ người Việt gốc Cờ Hoa, nói kiểu ba rọi dễ thương nầy.

Tôi tò mò hỏi thăm bạn Mỹ, Pháp, Tàu, Thái Lan, Khmer, v.v., không có dân nào dùng chữ “ăn tết”, để chỉ việc mừng năm mới. Anh quốc, Mỹ dùng chữ celebration, Pháp, célébration = mừng, mừng năm mới. Người Trung quốc, có nhiều giọng nói khác nhau, mặc dù tiếng quan thoại, giọng Bắc kinh được coi là giọng chánh. Họ dùng chữ “qua niên” để chỉ việc mừng năm mới. Chữ nầy bao gồm nhiếu nghĩa : tiễn năm cũ, mừng năm mới với hy vọng tốt đẹp hơn.

Chúng ta thường nghe giọng dân Quảng Đông trong câu “côống hỉ phát xồi”; giọng Hán Việt (HV) của dân ta đọc “cung hỉ phát tài”.  Dân Việt dùng câu gốc HV “cung chúc tân xuân” = chúc mừng năm mới. Tàu giọng Bắc kinh “Chxín niễn khoái lớ”,

HV = thân niên khoái thích, có nghĩa  năm mới khỏe mạnh sảng khoái.

Nói khác đi, chỉ có dân ta mừng năm mới bằng hai chữ “ăn tết”.

Tôi tò mò lật quyển Việt-Nam Tự-Điển (1) ra, ngạc nhiên nhiều, vì chữ “ăn” và những tiếng đi kèm, kể cả thành ngữ điển tích, chiếm khoảng 13 trang. Vô địch trong quyển tự điển.

Chữ ăn liên quan đến thực phẩm đứng hàng đầu về số lượng, vì ngoài việc nhai, ngon, nuốt còn nhiều chữ nói đến cách ăn: ăn bốc, ăn bằng đủa, ăn hàng, ăn cơm quán, ăn chay, ăn mặn, ăn cầm hơi, ăn chung, ăn mót, ăn riêng, ăn lót lòng, ăn trưa, ăn tối, ăn cơm tháng, ăn hàng, ăn kiêng,...

Kế đến, còn có chữ ăn liên quan đến “hoan, hôn, tang tế” như: ăn tết, ăn sinh nhật, ăn thượng thọ, ăn hỏi, ăn cưới, ăn giổ, ăn khao v.v., cũng khá nhiều. 

Chữ ăn còn dùng trong những việc có lợi lộc cho người ăn, dù nguồn lợi có thể là chánh đáng hay không: ăn công, ăn lương, an lận, ăn trộm, ăn gian, ăn chơi, ăn thiệt...

Rồi có chữ ăn dùng theo nghĩa bóng, hay tiếng lóng: ăn hại, ăn khách (bán chạy, best seller) ăn khín hay ăn chực, ăn nhờ; ăn chè, nghĩa bóng: trai gái hẹn hò nơi vắng để tình tự; ăn chơi: a) = ăn uống, giải trí; b) sống bừa bãi, không điều độ.

Ca dao:                
Ăn chơi cho đủ mọi mùi,               
Khi buồn thuốc phiện khi vui nhơn tình.
       
Ăn còn có nghĩa lan rộn ra: ăn da; ăn nắng;
Ca dao:
Da trắng ăn nắng dễ dàng,                
Da đen ăn nắng, nắng hàng da đen.
      
Ăn luồn, ăn sâu, ăn thong,ăn lan, ăn chưn.
Ca dao:               
Một lần cho tởn tới già,                
Đừng đi nước mặn mà hà ăn chưn.

Còn nhiều chữ ăn có nghĩa khác, chưa kể hết ra đây: như ăn nhịp, ăn khớp, v.v.       

Có điều đáng ngạc nhiên là chữ ăn dùng trong các loại kể trên lại ít hơn chữ ăn dùng trong tục ngữ hay thành ngữ. Một số những tục ngữ, thành ngữ tôi ghi ra đây, hầu hết các bạn đã nghe qua:

Ăn ở không (thất nghiệp); ăn bóng, nói gió; ăn bữa sáng, lo bữa tối; ăn bớt bát, nói bớt lời; ăn cay, uống đắng; ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt; ăn chực nằm nhờ; ăn cháo, đá bát; ăn chung, ở chạ; ăn dầm, nằm dề; ăn cây nào, rào cây nấy; ăn dùa, thua giựt; ăn đàng sóng, nói đàng gió; ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối; ăn miếng, trả miếng; ăn một miếng, tiếng để đời; ăn no, ngủ kỹ; ăn chung, ở chạ; ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành; ăn như mèo ngửi; ăn phải nhai, nói phải nghĩ; ăn quen, bén mùi; ăn tươi, nuốt sống; ăn thô, nói tục; ăn vóc, học hay, cày biết; ăn xong, quẹt mỏ; ăn xổi, ở thì; ăn xuôi, nói ngược; ăn quen chồn đèn mắc bẩy; ăn quán ngủ đình v.v.    

Ở Việt Nam có một loại đi đôi với chữ ăn, nhưng học trò hay con cháu trong nhà đều không thích, đó là ăn đòn = bị phạt vạ bằng roi. Ở Mỹ, bà con nên thân trọng.  phụ huynh nào cho con cháu dưới 18 tuổi “ăn đòn”, nếu có dấu bầm, hay lằn roi đỏ, có thể bị cảnh sát đưa ra tòa  về tội hành hạ trẻ em (tội hình).  Ngoài ra cha mẹ hay phụ huynh, còn có thể bị sở bảo vệ trẻ em đưa ra tòa án thiếu nhi, xin án tòa đem trẻ em nầy đến gởi ở nhà một giám hộ khác trong một thời gian 6 tháng rồi mới trả về, sau khi cha mẹ thi hành án lệnh, như đi học xong một lớp về cách trừng phạt con. 

Ngoài ra còn có vài chữ gốc ngoại quốc, việt hóa, mượn âm “ăn” để viết: “ăn ten” dụng cụ thâu sóng điện, do chữ gốc antene (Pháp), hay antenna (Anh); và chữ “ăn ban”, gốc Pháp, en panne = bị hư hỏng bất ngờ trong một bộ phận của xe: Xe tôi bị “ăn ban” trên xa lộ.

Trở lại với chữ ăn tết hay “eat tết”.

Kề từ nay tôi sẽ dùng chữ “eat tết” với cháu nội. Đây là một hình thức mới của sự giao lưu văn hoá , Việt Mỹ đề huề. Ông bà và cháu thông cảm, cha mẹ chồng Việt thuận hòa với nàng dâu Mỹ, nhờ những chữ thuộc loại ba chỉ nầy như “celebrate sinh nhật”, “đi shopping”, “eat tết”.
        
Mồng một eat tết với cha     
Mồng hai tết bạn, mồng ba tết thầy.        

Chúc các bạn một ngày “mồng một tháng giêng” an bình, an lạc, và an khang và một năm mới thịnh vượng.

(1) Lê-Văn- Đức Lê-Ngọc-Trụ (1970). Tự-Điển Việt-Nam, NXB Khai-Trí, Saigon, Việt Nam.

Huntington Beach, January 19-2014.
frankphuoc@

Tản Mạn về Ăn Tết 1365
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSun Jan 31, 2016 10:48 am

 
Câu Đối “ Tết Con Khỉ” (Bính Thân 2016)

Hà Sĩ Phu (Danlambao)

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao

Nêu cao, pháo đỏ, bánh chưng xanh
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ?

Vâng, mùi vị Tết thường thì vẫn thế, nhưng không phải bao giờ cũng luôn như vậy.

Còn nhớ năm tôi mới 8-9 tuổi, không hiểu sao có một Câu đối Tết tự nhiên cứ in sâu vào đầu óc trẻ thơ của tôi mặc dù đến nay tôi chẳng thể nhớ câu ấy đã in ở đâu, có thể  trên báo Tia Sáng hay báo Giang Sơn gì đó…, nghĩa là một tờ báo ở “trong thành” hồi ấy. Đối rằng:

* Tết chưa Độc lập ‘u-xà’ (Où ça) Tết!
* Xuân chửa thanh bình ‘mậu-xích’ Xuân!

Câu đối tiếng Việt có điểm hai chữ tiếng Pháp (Où ça) và tiếng Tàu Quảng Đông (mậu xích) nghĩa là: Tết chưa độc lập thì đâu có Tết, Xuân chưa thanh bình thì chẳng biết có Xuân ! Trong lòng cái chế độ của “quốc trưởng Bảo Đại bù nhìn” có Thực dân Pháp bảo hộ mà không hiểu sao báo chí cứ công khai diễn tả nỗi bất đồng, bất mãn với chế độ đương thời mà không sợ chi cả, bọn Thực dân chưa đến nỗi “toàn trị Stalinisme”…

Thế rồi bẵng đi, bảy mươi năm thấm thoắt đã trôi qua với bao cuộc bể dâu biến đổi, Tết Bính Thân này lại như phảng phất nỗi Xuân năm xưa, vẫn  “Où ça Tết”, vẫn “mậu-xích Xuân”, thậm chí thế sự còn nhố nhăng, gay cấn hơn nhiều.

Bởi thế, 16 Câu đối Tết năm nay vẫn xin cố gắng có đủ Thịt, Xôi, Thơ, Rượu, nhưng nếu bạn đọc sau một thoáng nhâm nhi đã thấy “thịt chẳng giống thịt, xôi chẳng giống xôi”, như có vị gì  đăng đắng trên môi, cay cay đầu lưỡi, thì cũng hiểu cho, mà “đánh cho hai chữ “Đại xá” (như đợt “đại xá” nhân dịp Tết cổ truyền) thỉ may mắn cho kẻ cầm bút vụng dại này lắm ạ.

Câu đối 1. NĂM KHỈ, CHÚC TẾT CHÚ KHỈ ĐỎ ĐÍT (1)

 - Chúc tuổi KHỈ vô thường, rượu Tết đấy lão mừng anh đít… đỏ!
 - Chào năm THÂN bất ổn, thơ Xuân này anh tặng chú mưu… thâm!

(1) Xem sự tích anh Khỉ đỏ đít ở đây !

Khỉ Giáp Thân thì sinh năm 1944, 1956 là Khỉ Bính Thân, 1968 là Khỉ Mậu Thân v.v... nhưng ta chỉ dùng danh hiệu Khỉ đỏ đít cho những anh tuổi Khỉ mà gian giảo, rởm đời, lố bịch, ngồi ghế đỏ, ngồi dai... chứ chẳng ai dám xúc phạm tuổi Khỉ nói chung.

Câu đối 2: Hôn và Hít   (xem hình minh họa)                                

* tiểu nhân hít đại cục, thơm có thấy thơm?
* chuột việt rúc bình tàu, thúi không biết thúi?

Câu đối 3: Hoàng hôn chế độ (xem hình minh họa)

* chợ chiều chế độ, quan đua vét!
* nắng sớm nhân quyền, ánh rạng soi!

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao


Câu đối 4 (CHUYẾN TÀU VÉT)

* Chuyến tàu vét om sòm quốc tặc, chốn Ba đình dẻo miệng lừa dân!
* Phiên chợ chiều ấm ớ việt gian, trò Bốn tốt khua môi hại nước!

Câu đối 5 (BÚA LIỀM và XÔI THỊT)

Giáp Tết, ĐCS họp đại hội và sắp kỷ niệm ngày sinh, một anh bạn tinh nghịch đến thách tôi: Đố ông làm được một Câu đối vừa có Búa Liềm, vừa có Thịt có Xôi ngày Tết. Anh bạn thách tôi vì chắc tôi phải tránh cái nội dung quá “nhạy cảm” này. Nhưng thưa anh bạn, chuyện búa-liềm vốn liên quan đến xôi-thịt, rất bình thường mà, có gì đâu mà băn khoăn, đây tôi xin đọc anh nghe:

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao
                                                                   

LỜI NHẮC NHỞ CỦA VÒNG KIM-CÔ

Các nguyên thủ Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc thường tiếp kiến một nhân vật đặc biệt, anh hề Tôn Ngộ Không bị khóa Kim-cô, và gọi nhau là “đồng chí”! Ngược lại, đồng chí Ngộ Không của Đại Hán này cũng đã có những ngày “múa gậy” đại náo giữa Thủ Đô Hà nội của Việt Nam.

Điều trớ trêu là những anh bị khóa Kim-cô lại thường làm xiếc rất tài, có nhiều trò biến hóa thần thông để đối phó với các thế lực thù địch. Khổ nỗi, rất trung thành với chủ nhưng vẫn bị chủ quở phạt rất đau.

Vậy có mấy Câu đối như sau (Câu đối 6-7-8:

Câu đối 6

* Chủ Đại Hán đã xưng Hán đế!
* Khách Chư Hầu ắt gặp Hầu vương!

(Hầu vương = vua Khỉ, một tước hiệu của Ngộ Không)

Câu đối 7 (tặng những Đồng chí Khỉ)

- Mộng Vương HẦU bị khóa Kim-cô, làm KHỈ đu dây, đã nhiều lúc chơi trò KHỈ... gió!
- Gặp Vua KHỈ gọi nhau Đồng-chí, biết THÂN diễn xiếc, suốt một đời cam phận THÂN... lươn!

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao

Các ông Nguyễn Phú Trọng - Trương Tấn Sang tiếp kiến “Vua Khỉ” màu đỏ.

Câu đối 8: VUA KHỈ AN NAM

- Sinh năm Khỉ, diễn bao trò Khỉ gió!
- Mộng Vương Hầu, thu một tước Hầu Vương!

(Hầu vương = Vua Khỉ, một chức của chú Khỉ Ngộ Không)
                                                                      
***

Câu đối 9: ĐỎ và VÀNG, hai màu định mệnh

- Hai bên cờ đỏ trương ra, màu đỏ ấy gợi đau lòng “Xích-tử”!
- Mười sáu chữ vàng khép lại, sắc vàng này đích thực ánh Kim-Cô!

Xích tử = con đỏ hay dân đen, từ cổ chỉ thường dân

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao


Câu đối 10: Sổ đỏ Sở hữu

* Đất Nam quan đến mũi Cà Mâu, một giải Ét-xì,
sổ đỏ ấy đảng cầm Quyền Độc-Hữu!
* Nền Bắc thuộc trong tay Đại Hán, ba câu Mác-xít,
vận đen này bác nhập Thuyết Tam-Vô!

Câu đối 11: (ĐỎ-ĐEN TRONG PHÉP CỘNG-TRỪ)
- Lợi với Quyền “CỘNG” hết vào tay, nhìn thế giới bằng con... mắt ĐỎ !
- Nhân và Trí “TRỪ” ngay trước mặt, đẩy giống nòi vào cái... hố ĐEN!

(Hố đen: Định hướng XHCN là định hướng vào chỗ “suýt chết” (lời Trần Độ), vào chỗ “không có” (lời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh). Chỗ không có gì và nguy hiểm chết người thì đúng là cái “hố đen vũ trụ”. (xem khái niệm hố đen vũ trụ)

Câu đối 12: (Về những “ĐỈNH CAO” TRUNG-VIỆT” đáng xấu hổ) 

- Mổ sống dân, bán nội tạng lấy tiền, Pôn pốt thấy, phục lăn, tôn làm… Cụ ! (*)
- Làm chết lính, cho ngoại xâm chiếm đảo, Chiêu Thống về, kính cẩn, gọi bằng… Anh! (**)

(*) Ngày 20/6 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp  Pháp Luân Công (WOIPFG)  đã cho công bố kết luận điều tra : “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”để bán lấy tiền, lại giết được kẻ bất đồng, nhất cử tam tứ tiện. Tin này được xác thực vào ngày 24 tháng 6 vừa qua trong cuộc điện đàm với một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ. Phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn (điều tra viên) nói: “Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn đáng tin, kết luận này đã được xác thực.

(**) Cuộc thảm sát Gạc-Ma 1988: Tướng Lê Đức Anh ra lệnh không được bắn lại, để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc (Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- Thiếu tướng Lê Mã Lương).   

Câu đối 13: NHỮNG MỸ TỪ RỖNG

* hùng dũng cái cóc khô, hùng dũng thế sao hèn trước giặc?
* sang trọng con khỉ mốc, sang trọng gì lại ác với dân?

Câu đối 14: NHỮNG MẢNG MÀU VÀ CÂU HỎI TRẺ THƠ
(xin xem hình minh họa phía dưới)

- Mấy chục tên đạp mặt Nhân dân,  trên nền đỏ lưu manh càng đỏ nhỉ?!
- Mười sáu chữ trói tay Tổ quốc (*), dưới sao vàng dây trói cũng vàng ư?!

(*) 16 chữ vàng = thập lục kim tự.

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao


Câu đối 15: (THƯỢNG HẠ LỘN XÈO):

- Trên bảo dưới không nghe, dưới dưới trên trên cùng một duộc!
- Dưới làm trên chẳng biết, trên trên dưới dưới… đến ba bè!

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao%2Bcopy

Câu đối 16: CÁI “THÍCH” CỦA SƯ:

- “Định hướng” rất hay, “định” vô lối đấy, cùng Thích!
- “Thị trường” không xấu, “thị” lộ hàng đây, Thích với Sư! (*)

(*) Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã khen cả Kinh tế thị trường lẫn Định hướng XHCN nguyên văn như sau: “Bản chất của Thị trường không phải là xấu mà tốt, đặc biệt chúng ta lại định hướng XHCN vào đấy nữa thì lại càng tốt”

                                                   MỜI ĐỐI

1/ Mời đối 1: - Tiểu nhân đớp Đại cục, nuốt nhục vào THÂN, KHỈ ơi là KHỈ!

2/ Mời đối 2:   - Mộng Vương Hầu, chịu phận Hầu vương, âu cũng đáng thương cái THÂN tuổi KHỈ! (Khỉ Giáp Thân 1944).

3/ Mời đối 3: - Khổ THÂN chú KHỈ lộn đầu, nhìn đâu cũng… địch!

Tản Mạn về Ăn Tết Tmp-danlambao

4/ Mời đối 4: Ngoài ra quý bạn có thể lấy bất cứ vế đối nào trong 16 câu đối đã đăng ỡ trên để đối lại.

5/ Mời đối “thư giãn”: Câu này có phần nghịch ngợm vì ngắt chữ kiểu Bút Tre. Bút Tre ca ngợi “đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến thắng Điện Biên”:
                          
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên                        
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về

Các chữ mà ngắt nối tùy tiện như nông dân bổ lỗ trồng khoai thì một câu đang trang trọng bỗng hóa thành bỡn cợt.

Hà Sĩ Phu tôi cũng có lần thử cắt nối Câu đối kiểu Bút Tre như vậy:

Cách đọc 1:

Tết đến / trăm hoa / nô nức  nở!
Xuân về / muôn ý tứ / tung bay!

Cách đọc 2:

Tết đến / trăm hoa nô / nức nở!
Xuân về / muôn ý / tứ tung bay!

Đang từ câu ca ngợi cũng biến thành một câu rất khó chịu phải không ạ?

Năm nay nhân TBT Phú Trọng có câu ca ngợi “Bác Hồ” như sau: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (http://vov.vn/chinh-tri/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-ky-niem-sinh-nhat-bac-401809.vov.

Nếu Bút Tre sống lại biết đâu ông ấy có thể ngắt câu thế này:
RỰC RỠ NHẤT là THỜI... ĐẠI BÁC!

Vậy để thư giãn và tưởng nhớ Bút Tre, xin lấy câu ấy để thách các bạn đọc đối lại.

Đa tạ quý độc giả.

Xuân Bính Thân 2016
Hà Sĩ Phu
danlambaovn.blogspot.com
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeFri Feb 05, 2016 8:56 am


Vui buồn chuyện Tết năm nay ở VN

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Ngày Tết Nguyên Đán ở VN bao giờ cũng là ngày quan trọng nhất đối với các “đại gia” cũng như với người dân nghèo khó, dù “rách quanh năm” cũng phải có một tí gì đó gọi là Tết cho gia đình, con cháu đầm ấm vui vẻ. Dân gian có câu: “Đói ngày giỗ cha, phải lo ba ngày Tết”.

Vào dịp này một số lớn gia đình người Việt ở hải ngoại hẳn là nhớ đến cái Tết ở quê nhà. Nhiều vị bận đi làm không có nhiều thì giờ ôn lại những cái Tết ở VN. Tôi điểm lại một số phong tục của ngày Tết ở VN để bạn đọc có dịp nhớ lại và vài chuyện vui buồn gần đây nhất để bạn đọc cùng vui xuân.

Chuẩn bị Tết


Tết của người Việt vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch hằng năm. Năm nay có tháng chạp thiếu nên mới ngày 29 đã là 30 Tết và là ngày chủ nhật  07-2-2016. Dân gian quan niệm rằng trước khi đến ngày Tết chính thức, tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị thật đầy đủ, mong khởi đầu một năm mới may mắn và thành công. Do vậy, sau ngày 23 tháng chạp là ngày đưa “Ông Táo về trời”, bước vào bất cứ nhà nào của người Việt cũng sẽ thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp, tất bật. Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết người người đều trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Trên tường treo những bức tranh Tết hoặc câu đối, trong nhà thì đặt những lọ hoa đầy màu sắc, đặc biệt nhắc đến Tết thì không thể không nhắc đến hoa Đào (Miền Bắc) – Hoa Mai (miền Nam). Đôi nơi vẫn còn tục lệ múa lân nhất là ở vài Thành Phố lớn.

Ở Sài Gòn năm nào cũng tổ chức “đường hoa”. Nhưng 2 năm nay tôi không bước chân tới vì cứ nghĩ năm nào cũng vậy thôi, xem mãi chán rồi. Có khác chăng năm nay là năm con khỉ nên chắc là nhiều khỉ lắm. Vả lại mỗi lần đến đây lại nhắc nhớ tới những kỷ niệm cũ với người tình, với bạn bè xưa kia, càng buồn thêm.

Nét đặc trưng của Tết Việt là mâm cỗ trên bàn thờ vào tối giao thừa, ngoài các loại bánh mứt còn có mâm ngũ quả với các loại trái cây đặc trưng của người Việt như Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm được bày lên trang trọng và đẹp mắt thể hiện mong muốn của gia chủ cho một năm mới với những điều may mắn, tốt lành. Vào ngày Tết còn có tục thờ cúng tổ tiên, hái lộc đầu xuân, xông đất đầu năm, chúc Tết, lì xì mừng tuổi.

Năm 2016 là năm Bình Thân (năm con khỉ), nên các đồng tiền có in hình con vật này cũng có giá hơn. Năm nay đồng xu in hình con khỉ của Australia và tiền khỉ may mắn của Indonesia cũng được “nhập cảng” vào VN và đã bán được khá nhiều.

Bên cạnh đó người Việt rất xem trọng lễ nghĩa, nên trước Tết mọi người thường dành tặng nhau những món quà Tết thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn, tôn kính với gia đình và bạn bè. Các nhà chuyên làm quà Tết tha hồ hốt bạc.

Quà Tết có nhiều loại, nhiều “kiểu”

Các đại gia đua nhau kiếm món quà Tết độc đáo tặng những nơi thường giao thiệp nhất là với các cơ quan và các quan chức họ thường phải nhờ vả. Họ không ngần ngại mua quả phật thủ đẹp nhất với giá trên dưới 10 triệu đồng, nhưng những quả có giá cao như thế thường rất hiếm, hàng chục ha mới tìm được 1 quả. Hoặc có những đại gia hay đại quan chơi ngông mua chậu địa lan Trần Mộng 100 cành nở cùng lúc vào đúng dịp Tết đã được một đại gia mua với giá 70 triệu đồng. Có đại gia bỏ trăm triệu mua cây bạch đào chơi Tết. Nhiều tay chơi quan niệm, có được một gốc đào cổ thụ với dáng độc là năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị “hét giá” lên tới cả trăm triệu nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng móc hầu bao. Một con gà Đông Tảo cũng được trả giá tới 70 triệu đồng. Thế mới là của “hiếm quý” mua được sự hài lòng của các “đối tác”.

Các đại quan cũng bận rộn không kém, chuẩn bị nhận quà Tết và tất nhiên phải chu đáo với các quan trên mình. Các công ty dù là vốn nhà nước hay của tư nhân cũng phải chuẩn bị một món quà Tết cho các nhân viên của mình.

Tất cả như đã thành một thứ luật bất thành văn nhưng mọi nơi đều rộn ràng chuẩn bị cho tục lệ bất thành văn này. Dù cho công ty có thua lỗ cũng phải tìm cách “thưởng” cho nhân viên kẻo mang tiếng với các công ty bạn, như thế chẳng khác nào “tự vạch áo cho người xem lưng” công ty của mình… sắp phá sản.

Năm nay kiểu thưởng Tết ở VN cũng  có nhiều chuyện lạ. Sau một năm làm việc, cống hiến, hẳn người lao động nào cũng hào hứng chờ đợi thưởng Tết từ doanh nghiệp. Nhưng không ít người phải “ngậm ngùi” khi trông thấy phần thưởng ấy.  Mời bạn đọc hãy xem mấy kiểu thưởng Tết khá vui này.

Nhận quà Tết mà muốn dở khóc, dở cười!

Báo Giao thông ngày 02/1 cho biết, thay vì sử dụng tiền mặt như thông thường, nhiều doanh nghiệp sử dụng tương ớt, quần đùi… để thưởng cho nhân viên sau một năm làm việc.

Một công ty vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên thưởng Tết cho mỗi nhân viên 200 viên gạch. Một cơ sở sản xuất hương (nhang thắp) ở Đan Phương- Hà Nội thưởng Tết bằng 100 ngàn đồng và… các loại nhang.

Độc đáo không kém là một công ty dệt may quận Hoàng Mai- HN thưởng Tết mỗi nhân viên tới 70 chiếc quần đùi. Và thế là Tết này, với thời tiết giá rét đặc trưng của mùa đông Hà Nội, 70 chiếc quần đùi. Có lẽ họ… sử dụng luân phiên tận hơn hai tháng sau Tết mà không phải giặt giũ! Một độc giả đã viết: Thế là “anh mặc, em mặc, con chúng ta mặc, và biết đâu… hàng xóm cũng mặc quần đùi đi chúc Tết luôn”.

Nhưng hài hước nhất, là công ty truyền thông T.V thưởng tới 30 bịch giấy vệ sinh cho nhân viên ăn Tết. Còn một công ty ở TP. Sài Gòn lại thưởng Tết cho mỗi nhân viên một thùng tương ớt. Riêng lãnh đạo thưởng lớn hơn, mỗi người hai thùng. Đúng là ăn Tết… cay hơn ớt! Không biết nên mếu hay nên cười!

Quần đùi, giấy vệ sinh, gạch men tuy “kỳ cục” thật đấy nhưng xem ra còn dùng được hoặc đem cho thoải mái được, chứ công ty chuyên sản xuất… dung dịch vệ sinh phụ nữ, bao cao su mà thưởng Tết bằng sản phẩm thì người nhận chỉ có nước đem bán hoặc vứt xó (nếu bán chạy thì công ty đã không “đổ” cho nhân viên).

Vẫn có những công ty thưởng Tết ai cũng phải thèm

Tuy nhiên, bên cạnh các công ty thưởng gạch, nhang thắp, tương ớt, quần đùi, giấy vệ sinh…, thì cũng có những công ty thưởng Tết rất lớn, trong dịp Tết Âm lịch. Tỷ như có công ty tại Q. Bình Tân (Saigon) công bố mức thưởng Tết cao nhất đến 320 triệu đồng/ người (Theo báo Người Lao Động). Nhưng chưa ăn thua gì, so với mức thưởng 600 triệu đồng, thuộc về một DN tư nhân. Quả là mức thưởng Tết “khủng” ai cũng phải thèm. Nhưng thật ra số thưởng tết “khủng” này chĩ dành cho các sếp.

Các ông chủ ngoài việc tôn trọng công sức mồ hôi nước mắt của người lao động còn là một sự khôn ngoan khiến người làm công, làm giàu cho mình càng phải cố sức làm việc hơn nữa.

Mười năm không phát hiện tham nhũng

Mới bước sang đầu năm dương lịch 2016, nghe cái tin “mười năm không phát hiện tham nhũng”, mấy anh dân đen mừng húm, thế là nước VN chúng tôi tham nhũng chết ráo cả rồi. Nhưng thật ra vừa đọc xong bản tin này, người dân lại thở dài bởi họ biết chắc rằng tham nhũng ở cái thời đại này không bao giờ hết. Nó chỉ đi trốn là tài nhất. Trốn ngay trong cơ quan nhà nước, trốn ra nước ngoài, trốn trong xó nhà bà con họ hàng nội ngoại, trốn về quê đuổi gà nhưng vẫn có hàng ngàn tỉ trong ngân hàng.

Vậy mà người dân đọc số báo đầu tiên của năm mới, nhiều bạn đọc ngớ người khi “vấp” phải thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa về việc 10 năm qua tỉnh này không phát hiện cán bộ nào nhận quà. (Theo Báo Người Lao động ngày 1-1-2016)

Nghe cứ như chuyện đùa chứ ai nghĩ rằng thông tin này được long trọng đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày 31-12 vừa qua.

Không phải chỉ có tỉnh Khánh Hòa mà cả UBND Hà Nội cũng có báo cáo: ‘Không có cán bộ nào nhận quà sai quy định”.

Báo cáo việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng, chính quyền Hà Nội thông tin: “Năm 2015, các đơn vị báo cáo không có trường hợp nào vi phạm trong nhận, tặng quà theo quyết định 64 của Thủ tướng”.

Và “Trong nhiều năm, Hà Nội không phát hiện trường hợp nào vi phạm việc tặng và nhận quà. Tương tự, không có trường hợp nào phải xác minh, kết luận về việc kê khai tài sản thu nhập không trung thực”.

Nghe muốn phát sốt vì những cái báo cáo quá “sạch sẽ” ấy, người dân bèn phản ứng ngay trên các báo. Họ tức giận và thẳng thừng đưa ra nhận xét của mình.

Tham nhũng đầy ra đấy, chỉ có người mù mới không nhìn thấy

- Bạn đọc Nguyễn Thế Tòng, một người dân của Khánh Hòa, thốt lên: “Khó tin!”. Chẳng biết bằng “phương pháp, nghiệp vụ” gì mà tỉnh này có thể theo dõi được từng cán bộ của mình để đưa ra một kết luận chủ quan như thế. Còn nếu để cán bộ tự khai thì điều này còn dị hợm hơn và một hội nghị như thế chẳng cần phải tổ chức để khỏi tốn tiền của, thời gian… Và quan trọng hơn để người dân khỏi thấy mình bị xem thường”.

Nhiều bạn đọc phản hồi qua Báo Người Lao Động rằng, xây một căn nhà cấp 4 thôi, vừa đổ đống đất là có các “anh” xuống hỏi thăm ngay. Không có quà thì chẳng yên thân. Xin giấy phép xây dựng cũng phải đủ kiểu “tình thương mến thương”, rồi kiểm tra các kiểu, môi trường, điện nước… “Chỉ có người mù mới không thấy những chuyện như thế. Mà người mù không thấy thì cũng nghe người dân ta thán hằng ngày”.

Ngay những số liệu đưa ra từ hội nghị cũng đã mâu thuẫn với những gì lãnh đạo tỉnh này công bố. 10 năm qua, tỉnh thực hiện gần 1.000 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm liên quan đến tham nhũng hơn 269 tỉ đồng và gần 670 ha đất các loại. 71 bị can, bị cáo tham nhũng bị xử lý… Gần đây nhất chuyện một ông cán bộ Hải Quan TP Sài Gòn mới đi vắng vài ngày thế mà số phong bì hơn 60 cái (chưa mở) được ông gom bỏ vào một túi ny-lông xách mang ra để về nhà thì bị các trinh sát của Cục A84 ập vào bắt giữ. Số tiền này tổng cộng gần 1 tỷ đồng được các doanh nghiệp buộc phải chung chi trong 5 ngày, tương đương khoảng thời gian ông du hí bên Trung Quốc. (Tôi đã tường thuật chi tiết và phân tích việc này trong bài tuần trước).

Tham nhũng đầy ra đó chứ phải ít đâu mà đưa ra số liệu “trong sạch” thế! Ai tin được. Đầu năm đã phải nghe những “báo cáo báo cầy giả” như thế thì sui cả năm. Và một nguy cơ khác là kẻ tham nhũng sẽ xử người chống tham nhũng như ông Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Sài Gòn) đưa ra cảnh báo: “Người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại …”,

Rõ ràng nguy cơ nằm ở tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước. Bọn tham nhũng rất xảo quyệt, chúng kéo bè kết cánh bảo vệ lẫn nhau, bóp chết người dân lương thiện chống tham nhũng. Vậy ai còn dại gì chống tham nhũng nữa, bỗng dưng chui đầu vào hang hùm miệng sói. Im lặng và chịu đựng, chịu đựng cho đến bao giờ?!

Vậy người VN nhìn thấy gì trong năm Con Khỉ này? Nhìn thấy khỉ nhiều hơn người chăng?

Văn Quang – Ngày giáp Tết Bính Thân (2016)

Hình:


Tản Mạn về Ăn Tết 01-M+%C3%B3m-c%C2%A6%C3%ADm-c+%C2%A6ng-Giao-Th%C3%9F+%C2%BDa
01- Mâm cơm cúng Giao Thừa

Tản Mạn về Ăn Tết 02-T%C3%9F+%C3%91c-l%C3%9F+%C3%A7-M+%C2%A6a-l+%C3%B3n-v%C3%9F%C2%A6%C2%BDn-c+%C2%A6n-t%C3%9F%C2%A6%C3%ADi-nhi%C3%9F+%C3%BCu-Th+%C3%A1nh-Ph%C3%9F+%C3%A6-hi%C3%9F+%C3%A7n-nay
02- Tục lệ Múa lân vẫn còn tại nhiều Thành Phố hiện nay

Tản Mạn về Ăn Tết 03-N-%C3%A2m-nay-%C3%A6%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C2%A5ng-hoa-kh%C3%9F+%C3%AB-nhi%C3%9F+%C3%BCu-h%C2%A6%C3%ADn-ng%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C2%A5i
03- Năm nay đường hoa khỉ nhiều lắm

Tản Mạn về Ăn Tết 04-B+%C2%A6c-tranh-d+%C3%B3n-gian-th+%C2%A6-v%C3%9F+%C3%AF-H%C3%9F+%C2%ACng-D%C3%9F+%C2%BDa
04- Bức tranh dân gian thú vị tranh “Hứng Dừa”

Tản Mạn về Ăn Tết 05-B+%C3%ADnh-m%C3%9F+%C2%ACt-k%C3%9F%C2%A6%C2%A6o-kh+%C2%A6ng-nh+%C3%BAn-m+%C3%ADc-kh+%C2%A6ng-ngu%C3%9F+%C3%B4n-g%C3%9F+%C3%A6c-xu%C3%9F%C2%A6%C3%91t-x%C3%9F+%C2%AC-kh+%C2%A6ng-h%C3%9F%C2%A6%C3%ADn-s%C3%9F+%C2%A1-d%C3%9F+%C3%91ng-l%C3%9F%C2%A6%C3%ADi-%C3%A6%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C3%BAc-b+%C3%A1y-b+%C3%ADn-tr+%C3%A1n-lan-tr+%C2%ACn-th%C3%9F+%C3%AF-tr%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C2%A5ng-%C3%9F+%C6%92-H+%C3%A1-N%C3%9F+%C3%96i
05- Tiền xu Australia và tiền in hình khỉ Indonesia được bán tại VN

Tản Mạn về Ăn Tết 06-Con-g+%C3%A1-%C3%89+%C2%A6ng-T%C3%9F%C2%A6%C3%BAo-%C3%A6%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C3%BAc-%C3%A6%C3%9F+%C3%AFnh-gi+%C3%AD-v+%C3%A1o-kho%C3%9F%C2%A6%C3%BAng-60-70-tri%C3%9F+%C3%A7u-%C3%A6%C3%9F+%C3%B4ng
06- Con gà Đông Tảo được định giá vào khoảng 60-70 triệu đồng được bày bán tràn lan trên thị trường ở Hà Nội

Tản Mạn về Ăn Tết 07-Ch%C3%9F%C2%A6%C2%A1u-%C3%A6%C3%9F+%C3%AFa-lan-tr%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C2%A2c-khi-xu%C3%9F%C2%A6%C3%91t-b+%C3%ADn-c+%C2%A6-ch%C3%9F%C2%A6%C2%A1u-tr%C3%9F+%C3%AF-gi+%C3%AD-70-tri%C3%9F+%C3%A7u-%C3%A6%C3%9F+%C3%B4ng
07- Chậu địa lan trước khi xuất bán, có chậu trị giá 70 triệu đồng

Tản Mạn về Ăn Tết 08-Ph%C3%9F%C2%A6%C2%BAn-th%C2%A6%C2%A6%C3%9F+%C6%92ng-t%C3%9F%C2%A6+t-b%C3%9F%C2%A6%C2%A6ng-qu%C3%9F%C2%A6%C2%BAn-%C3%A6+%C2%A6i-t%C2%A6%C2%A6%C2%A6%C3%ADng-+%C2%A6t-v+%C3%A1-gi%C3%9F%C2%A6%C3%91y-v%C3%9F+%C3%A7-sinh-
08- Phần thưởng tết kỳ quái quần đùi, tương ớt, gạch, giấy vệ sinh và đủ thứ linh tinh
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeMon Feb 08, 2016 4:00 pm

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcSr8dHVSBSRNDbqU8QFDxijy-ANC-yveqGs1h0Ax6iOU0bXqW0wnA

Tết Bính Thân, năm Bính Thân…

Mon, 02/08/2016
VietTuSaiGon

Loay hoay làm ăn, kiếm sống, thời gian trôi như tên lao, vèo một cái, năm lại qua năm, Tết đến, mọi lo toan, háo hức, buồn tủi, hoan hỉ… đều hiện rõ trên khuôn mặt từng người, tùy vào hoàn cành và số phận riêng. Nhưng, hình như đại đa số người Việt không thuộc diện giàu có, quan chức lại có một mẫu số chung, đó là Tết đến, sự mặc cảm hiện ra rất rõ. Vì sao đại đa số người Việt lại tỏ rõ sự mặc cảm của mình trong dịp Tết đến? Và sự mặc cảm này nói lên điều gì? Quan trọng nhất là đến bao giờ đại bộ phận nhân dân Việt Nam hết mặc cảm?

Để trả lời những câu hỏi trên, có lẽ nên xem trước ngũ hành âm dương, thiên can địa chi của năm Bính Thân. Đương nhiên việc “bói toán” này chỉ mang tính chất tham khảo cho vui. Nhưng dẫu sao nó vẫn có mối liên hệ với câu chuyện Việt Nam thời Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần hai. Bởi nó có quá nhiều chi tiết cần quan tâm và đây cũng là triều đại chính trị nặng chất mê tín nhất trong lịch sử chế độ Cộng sản Việt Nam..

Năm Bính Thân, nói về âm dương ngũ hành, Bính thuộc Hỏa, Thân thuộc Kim, Hỏa kết hợp với Kim chắc chắn không tốt và đương nhiên Kim bị tổn hại nặng nề. Xét trên thiên can địa chi thì rõ ràng năm Bính Thân là năm mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều trở ngại nhất. Hơn nữa, mệnh của năm Bính Thân thuộc về mệnh Hỏa, như vậy, Hỏa có thêm sức mạnh để đốt nốt những phần dư của Kim còn sót lại.

Nếu xét trên cục diện kinh tế Việt Nam, rõ ràng thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Việt Nam, số nợ công lên quá cao, hiện tại, nợ cộng chia bình quân đầu người cho tổng số dân Việt Nam sau khi đã làm tròn 100 triệu dân thì mỗi người phải gánh đến 1,200USD. Qui ra tiền Việt Nam thì mỗi người, kể cả những em bé trong bụng mẹ và những người già sắp qui tiên, mỗi người gánh 25 triệu đồng nợ mà mình không hay biết gì. Đây là con số quá khủng khiếp!

Sự khủng khiếp này dự báo một tương lai xám xịt của nền kinh tế khi các tập đoàn nhà nước đang có nguy cơ quay trở lại nắm quyền bính. Bởi với một kẻ bảo thủ, sùng bái đảng và chủ nghĩa xã hội như Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước bị dở bỏ, xem như chủ nghĩa Cộng sản và tương lai của mô hình Cộng sản xã hội chủ nghĩa bị đóng sập trước mắt. Chính vì vậy, chỉ trong nửa năm tới, khả năng thao túng quyền lực, độc quyền và chịu chi phối toàn bộ bởi kinh tế Trung Quốc tại Việt Nam ở các tập đoàn kinh tế nhà nước là rất cao.

Vả lại, bản thân Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc là những con người không biết làm kinh tế. Không phải vấn đề chuyên môn và học vấn của những người này nói lên điều đó mà chính quá trình nắm quyền của họ cho thấy điều đó. Nguyễn Phú Trọng là một “giáo sư tiến sĩ” lý luận đảng, đầu óc ông ta đặc sệt chủ nghĩa Cộng sản, mà Cộng sản làm kinh tế như thế nào thì ai cũng biết, không cần bàn thêm.

Trần Đại Quang giỏi bắt nhốt, gài bẫy và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Về kinh tế, ông ta chắc sẽ giỏi làm cho khối tài sản riêng phình to hơn nhưng khó bề mà làm cho quốc gia trở nên quật cường. Bởi chính sự bắt nhốt, đi ngược với tự do, dân chủ của ông ta đã cho thấy mọi hành tung của Quang chỉ làm cho đất nước thụt lùi. Mà để bảo vệ đảng, Quang sẽ còn dùng đến nhiều thủ đoạn nặng nề hơn để triệt tiêu lực lượng dân chủ, tiến bộ khi nắm ghế Chủ tịch nước, e rằng đây là chuyện khó tránh.

Đến lượt Phúc, trước khi làm Chủ tịch Ủy ban tỉnh Quảng Nam, ông ta làm lãnh đạo ngành du lịch. Và có thể nói là thời Phúc làm du lịch, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam thuộc vào hàng bét nhất. Đùng một cái lên làm chủ tịch tỉnh, thời Phúc làm, tỉnh Quảng Nam cũng không có thay đổi gì nếu không muốn nói là đời sống đồng bào dân tộc thiểu số càng khổ sở hơn bởi các công trình thủy điện (do Trung Quốc thi công, xây dựng) khiến động đất, mất mùa. Người miền xuôi cũng chẳng sướng hơn gì khi các thủy điện này xả lũ.

Đùng một cái, Phúc ra Bắc làm Phó Thủ tướng và cũng đùng một cái, Phúc sắp lên làm Thủ tướng. Trong khi đó, quá trình làm việc của Phúc chẳng có thứ gì ra tấm ra mẻ. Thử hỏi, với một đống nợ của Dũng để lại, liệu Phúc có đủ tài cán để xoay trở, để lèo lái? E rằng là rất khó! Chính vì vậy, có thể nói rằng vô tình mà năm Bính Thân lại rơi đúng năm bộ sậu Phúc, Quang, Trọng lên nắm chức chủ chốt, cộng với Kim Ngân, e rằng khó mà hy vọng về một tương lai kinh tế tốt đẹp trong năm tới!

Và cũng chính vì vậy mà chưa có năm nào, Tết nào mà tính mặc cảm của đại bộ phận nhân dân hiện ra rõ nét như năm nay. Tính mặc cảm hiện rõ trên từng gương mặt khắc khổ, đồng lương ít ỏi, đồng thưởng Tết ít ỏi, mọi thứ hàng Tết đều bán chậm chạp… Và người cân sẵn sàng mua bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc dù biết nó độc hại nhưng dẫu sao nó cũng rẻ, cũng hoành tráng để ba ngày Tết không đến nỗi thua kém thiên hạ!

Tính mặc cảm còn thể hiện trong việc cố gắng mua thật nhiều áo giấy, vàng mã, rượu ngoại để chưng lên bà thờ gia tiên trong lúc kinh tế gia đình lại khó khăn, nợ trước hụt sau. Chuyện này diễn ra tràn lan từ Bắc chí Nam. Sự mua sắm theo kiểu nhắm mắt đưa chân này vừa giống như một cách tự an ủi cho nỗi khó khăn của mình lại vừa thể hiện tính mặc cảm sâu xa của con người.

Và với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu, trong đó xuất khẩu dầu thô và lúa gạo. Xuất khẩu lúa gạo thì ì ạch với số lượng nhiều nhất nhưng số tiền thu về ít nhất bởi gạo Việt Nam thuộc vào diện kém chất lượng, xuất khẩu dầu thô thì thua lỗ sặc máu. Đã vậy, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong dịp cận Tết lại tuyên bố dầu khí Việt Nam sẽ là mũi nhọn kinh tế chủ lực của Việt Nam! Nói lên câu này cũng biết tầm nhìn về kinh tế cũng như khả năng trụ vững của nền kinh tế Cộng sản Việt Nam mạnh cỡ nào rồi!

Nhưng dù sao đi nữa thì người Việt Nam cũng có một sức mạnh riêng, chí ít là vẫn còn một số đông người Việt không muốn sống chung với kẻ xâm lược, không muốn Nguyễn Phú Trọng nắm quyền cù nhằng dai dẳng như đang thấy và số lượng người chấp nhận khó khăn, gian khổ, thậm chí tù đày, cái chết để đấu tranh cho nền dân chủ, tự do Việt Nam ngày càng nhiều.

Và, đứng trên âm dương ngũ hành, nếu cộng bốn cái tên Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thị Kim Ngân lại sẽ ra hành Kim. Đứng trên quan điểm ngũ hành mà luận thì hành Kim sẽ bị tổn thất trong năm Bính Thân. Câu hỏi đặt ra là liệu nhóm Trọng, Quang, Ngân, Phúc có trụ nổi trước làn sóng phản đối ngày càng mạnh của nhân dân. Và phải kể đến việc đến một lúc nào đó, chính quân đội và công an cũng tỉnh ngộ, đứng về phía nhân dân. Bởi ngũ hành âm dương của năm cũng như của tên bộ sậu tứ trụ này đã nói lên điều đó.

Với trình tự nền kinh tế (Kim) bị tuột dốc thê thảm, sau đó hệ thống chóp bu lãnh đạo (cũng thuộc Kim) bị lung lay bởi ngọn lửa nhân dân. E rằng Kim khó mà trụ nổi trước Hỏa! Và khi nào ngọn lửa nhân dân chính thức thiêu rụi khối sắt đè đầu cưỡi cổ mình gần một thế kỉ nay thì tự nhiên tính mặc cảm sẽ tiêu tan bởi lúc đó, lửa đã thật sự cháy sáng!

Tết Bính Thân, năm Bính Thân, nói cho cùng là một năm tin tưởng và hy vọng vào sức mạnh nhân dân!

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcRsfvxtNTqd_FCy0y7zfPu5DqwQ8r66ZIh2OSfQbabZuTiFqVmYaQ
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeWed Feb 10, 2016 1:44 pm

Tản Mạn về Ăn Tết Bat-mi-ve-van-hoa-ha-thanh-qua-mam-co-tet-truyen-thong

Tết - vui và khổ!

Song Chi

Mon, 02/08/2016

Đối với người Việt, Tết là dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất, vui và nhiều ý nghĩa nhất. Điều đó khỏi phải bàn. Một dạo đã từng có những ý kiến đề xuất nên bỏ Tết ta, Tết Âm lịch, với lý do ăn hai cái Tết tốn kém, nhất là Tết Âm lịch; hơn nữa, Tết Nguyên đán của người Việt vốn là phiên bản Tết Nguyên đán của người Hoa, nếu muốn thoát Trung hãy bắt đầu từ những việc như thoát khỏi văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng từ người Hoa, trong đó có cái Tết Âm lịch, một điều mà người Nhật đã dứt khoát từ bỏ. Nhưng đa số người Việt đều không bằng lòng.

Nghĩ cho cùng nếu thiếu Tết trong đời sống văn hóa tinh thần của người VN, thì cũng buồn thật. Với người Việt, Tết là một dịp để gia đình, họ hàng quây quần xum họp bên nhau, nhớ về cội nguồn tổ tiên, thắt chặt những mối yêu thương gắn bó mà nhiều khi cả năm quay cuồng với việc mưu sinh nên cũng có phần lơi là, lạnh nhạt. Người đi làm xa quê, người rời nước ra đi làm ăn sinh sống ở xứ người, cứ đến Tết là lại cố gắng để quay về nhà, quay về VN. Ai không về được thì ba ngày Tết cứ bần thần, nhớ quê hương, nhớ Tết.

Nhưng Tết Âm lịch cũng có nhiều nỗi khổ, nhọc, phiền toái quá.

Thứ nhất người Việt ăn Tết lớn quá. Người phương Tây có nhiều ngày lễ lớn trong năm, Tết Tây cũng là một trong những ngày lễ lớn đó, nhưng tôi có thể dám chắc rằng không có ngày/dịp lễ nào của họ mà lớn và ăn nhiều, ăn lâu như cái Tết Âm lịch của người Việt (hay người Hoa). Trước kia thời còn bao cấp nghèo khó, nhà cầm quyền chỉ cho phép người dân ăn Tết ba ngày, ba mươi, mùng Một, mùng Hai, cùng lắm là mùng Ba. Những năm sau này đời sống kinh tế đỡ hơn, nhà nước cho phép nghỉ tới 9, 10 ngày. Nhưng với tâm lý, thói quen của người Việt thì Tết Âm lịch đã được chuẩn bị từ trước Tết ít nhất cả tuần lễ, thậm chí, có những ngành nghề mà từ nửa tháng trước mọi ngưởi đã làm việc có nửa phần năng suất vì tâm trạng chờ Tết; sau khi hết Tết vào tâm lý uể oải vẫn còn kéo dài thêm chừng một tuần nữa, tổng cộng người Việt ăn Tết cả tháng.

Ai ở VN cũng biết, trước và sau Tết chừng hai tuần đi làm giấy tờ, liên hệ công việc gì ở các cơ quan nhà nước cũng bị chậm trễ, còn nếu ký kết hợp đồng làm ăn gì đó thì các đối tác thường khất chờ qua Tết. Một tháng trời là quá dài, bao nhiêu công việc bị trì trệ.

Thời bao cấp quanh năm ít khi có miếng ngon, nên Tết đến là dịp để ăn cho đỡ thèm (dù thời đó đa số người dân cũng chẳng có gì nhiều mà ăn, nhưng miếng thịt, cái bánh chưng, nồi cơm trắng không phải độn sắn, bo bo, cao lương đã là quý). Bây giờ đa số đời sống của người dân đã ở mức trung bình, không phải thèm khát món gì, nhưng đến Tết vẫn cứ ăn nhiều, ăn đủ món.

Lễ chính thì là cúng ông Táo 23 tháng Chạp, cúng Tất niên trưa 30, cúng Giao thừa tối 30, cúng mùng Một rước ông bà về, cúng mùng Ba tiễn ông bà đi, nhưng thật sự thì mấy ngày Tết ngày nào cũng bày bàn ăn uống, ăn nhà này xong đi sang nhà khác thăm viếng nhau lại ăn. Khổ nhất là cánh phụ nữ, các bà mẹ, các nàng dâu, tha hồ mà lo nấu nướng. Món ăn Việt vốn cầu kỳ, mất thì giờ. Dù bây giờ nhiều thứ có thể mua sẵn ngoài chợ, ngoài siêu thị từ bánh chưng bánh tét, dưa món củ kiệu, dưa hành, các loại mứt, rồi giò chả, lạp xưởng, khô bò…nhưng những món nóng thì vẫn phải nấu.

Nào miến lòng gà, chân giò lợn hầm măng, canh bóng thả, canh mọc, thịt đông, giò thủ, nem rán (tức chả giò)…nếu theo kiểu miền Bắc, chưa kể nếu nhà khá giả còn có chim hầm, gà tần, bào ngư, vi cá…Nếu theo kiểu miền Trung thì tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, nem, tré, thịt ngâm nước mắm, mít trộn…và không thể thiếu các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn bánh tráng, rồi cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống…Nếu theo kiểu miền Nam thì có thịt heo kho nước dừa với trứng, canh khổ qua nhồi thịt, các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…Chưa kể các món bánh mứt, chè đặc sắc riêng của từng miền, món nào cũng rất mất thì giờ, công phu.

Dọn ăn xong còn phải rửa chén. Nhà văn Trang Hạ vừa rồi có bài viết bị nhiều người “ném đá” khi nói đàn bà khổ nhục, đàn ông vô tâm trong dịp Tết, nhưng quả thật Tết, phụ nữ VN phải lo nhiều thứ, nấu nướng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, tiếp đãi khách khứa… Nếu gặp được ông chồng biết điều, cùng chia sẻ việc nhà với vợ thì còn đỡ, nhiều ông vô tâm đến nhà ai cũng ngồi chiếu trên ăn uống, chén tạc chén thù hoặc ăn xong thì còn chầu trà bàn bạc chuyện xã hội chuyện đất nước, các bà cứ là bận túi bụi dưới bếp. Rồi lại kéo bạn về nhà bắt vợ làm món ngon đãi khách. Ở nông thôn nhiều gia đình vẫn còn phong kiến, ngày Tết mấy cô con dâu tha hồ lăn ra mà làm, mà phục dịch cả nhà chồng, họ hàng nhà chồng.

Nên Tết trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều phụ nữ là vậy. Mệt quá. Mà người Việt vốn thích phô trương, dù bây giờ nhiều gia đình đâu còn thèm khát món gì nhưng Tết vẫn cứ phải bày biện nấu nướng đủ thứ, cứ như sợ người ta cho là mình không có tiền ăn Tết hoặc dâu, vợ nhà mình không khéo không đảm bằng dâu, vợ nhà người ta vậy. Giá mà chúng ta bớt câu nệ bớt khoa trương đi, làm đơn giản hơn, dành thì giờ đó để vui với gia đình, hoặc đi chơi, hưởng thụ những giây phút bên người thân, hưởng thụ cuộc sống cho đỡ cực, đỡ mệt thân.
Tết Việt còn là nỗi khổ của người nghèo.

Càng ngày sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội VN càng lớn. Ngay trong những người đi làm, có những ngành thưởng Tết hàng chục hàng trăm triệu đồng, nhưng có những ngành như nhà giáo, công nhân, nhất là ở tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, nhiểu khi thưởng Tết chỉ vỏn vẹn năm chục ngàn đồng, hoặc cuốn lịch, gói bột ngọt. Có những gia đình khá giả Tết đến bỏ tiền săn lùng những món hàng độc làm quà hoặc trưng bày trong nhà như dưa lê thần tài giá năm sáu chục ngàn một quả, bưởi Hồ lô tài lộc có giá trên triệu đồng/cặp, rượu Tây đựng trong bình phong thủy được thiết kế theo hình tượng con khỉ giá vài triệu một bình, vàng miếng dập thành thỏi vàng đặt trong bao lì xì đỏ v.v…Cho tới chi hàng chục triệu đồng để mua chim quý, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để mua cây cảnh chơi Tết…Rồi tìm mua cho được những món ăn cho là quý, bổ thận, tráng dương gì đó để ăn và biếu người khác, chi tiền làm đẹp, trang hoàng nhà cửa, du lịch xa hoa…

Trong khi đó với người nghèo Tết là một nỗi ám ảnh. Đã thành cái lệ dù giàu dù nghèo vẫn phải có Tết. Nghèo đến đâu cũng phải cố chạy vạy xoay sở, thậm chí vay mượn cho có cái Tết với người ta, cho con cái đỡ tủi, rồi Tết ra cày trả nợ sau. Sống trong một xã hội chạy theo vật chất, chuộng hình thức, chuộng những giá trị bên ngoài từ áo quần, cái xe đang đi, cái nhà đang ở…, nghèo trở thành một cái tội, và Tết đến là dịp để khoảng cách giàu nghèo bộc lộ rõ nhất. Nếu cách suy nghĩ, cách sống cho tới những thang điểm giá trị trong cái nhìn của người Việt khác đi, thì nhiều người nghèo hoặc chỉ ở mức trung bình sẽ đỡ cảm thấy cái gánh nặng của đời sống vật chất nói chung và cái Tết nói riêng.

Tết đến đâu phải ai cũng có tiền đi máy bay về quê, đa số người lao động vẫn phải đi tàu đi xe, mua vé phải chen chúc chầu chực, xe đò thì ham tiền nhồi nhét khách như nêm, coi khách chả ra gì, rồi phóng nhanh phóng ẩu gây tai nạn. Mới máy ngày đầu năm mở báo ra đã đọc thấy nào xe khách lao xuống vực, nào tai nạn 21 người chết ngay ngày mùng Một tết, rồi ăn nhậu càng nhiều thì tai nạn càng dễ xảy ra… Vệ sinh thực phẩm bây giờ thì không bảo đảm an toàn, thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tuồn qua đã đành, mà do chính người Việt vì ham lợi nhuận nên làm hại cho người mua cũng không ít; ngày Tết ăn nhiều, mua sắm nhiều càng dễ bị ngộ độc.

Người Việt vốn đã khổ nhiều thứ do phải sống dưới một chế độ độc tài độc đảng ở đó mọi tự do, dân chủ, quyền con người đều bị tước đoạt, nhưng chính người Việt cũng làm khổ mình, làm khổ nhau vì cái tính thích phô trương, chạy theo vật chất, chạy theo những tiêu chuẩn giá trị bị lệch lạc trong xã hội.

Mà không chỉ ngưởi dân. Chính nhà nước cộng sản là điển hình cho thói nghèo mà chơi sang, phô trương, sĩ diện hảo. Nước nghèo, thường xuyên đi vay, đi xin tiền các nước khác, nợ đầm đìa ra nhưng vô cùng hoang phí, tỉnh nào cũng tìm cách xây tượng đài, xây trụ sở chính quyền to hoành tráng, thậm chí tỉnh nghèo phải xin gạo cứu đói nhưng cũng cứ xây tượng đài, bắn pháo hoa ngày Tết…

Thay đổi một nếp nghĩ, một thói quen, một phong tục tập quán cho tới quan điểm sống, cách sống, đặt lại những tiêu chuẩn, giá trị là điều không dễ dàng gì, nhất là khi chính cái nhà nước này lại cổ súy cho lối sống phô trương giả dối đó.

Sự thay đổi tận gốc chắc chỉ có thể có khi VN đã chuyển sang một chế độ khác, ở đó con người phải tồn tại và vươn lên bằng năng lực thật của chính mình, đồng tiền và sự hào nhoáng không thể thay thế cho sự trống rỗng về tri thức và tâm hồn, ở đó mọi chi tiêu quốc gia cho tới tài sản của các quan chức luôn phải minh bạch, rõ ràng, bởi luôn bị pháp luật, truyền thông và con mắt của người dân soi xét… Nhưng trong khi chờ đợi cái ngày đó, có lẽ mỗi người chúng ta tự mình thay đổi chừng nào hay chừng đó-bắt đầu tự cởi bớt gánh nặng, đặt lại cho mình những tiêu chuẩn sống khác, không bị phụ thuộc vào cái nhìn chung của dư luận, ví dụ như ăn Tết chẳng hạn, tiết kiệm, đơn giản, văn minh, dành thì giờ cho gia đình, cho việc tận hưởng thiên nhiên và chia sẻ với những người nghèo hơn, bất hạnh hơn.

songchi's blog
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeSat Feb 13, 2016 3:22 pm

Tản Mạn về Ăn Tết Tienlencongsan-danlambao 

Bính Thân 2016 nói chuyện khỉ rừng xanh


Nguyên Thạch (Danlambao) - Dư âm ba ngày Tết vẫn còn lảng vảng, nàng Xuân cùng những bước ngập ngừng e ngại đã không đến với đất nước từ lâu. Bao năm Xuân xa vắng trong sự mòn mỏi đợi chờ của biết bao tâm hồn chơi vơi nổi trôi theo vận nước. Nhân sĩ trí thức đợi chờ, Sinh viên Học sinh đợi chờ, doanh nhân buôn bán đợi chờ, tầng lớp công nhân, nông dân đợi chờ. Tất cả đợi chờ mùa Xuân trở lại trên quê hương Việt Nam cho cuộc sống được êm ấm hài hòa, cho đất nước thăng hoa... Mẹ chờ, cha chờ, anh chờ, em chờ, chờ đến bao giờ?.
 
Chờ Xuân này, ta nhớ xuân xưa hoặc để khơi lại những kỷ niệm như những chiếc gối êm đềm của dĩ vãng, hoặc nhớ lại những hình ảnh đau thương của một thời đã qua. Từ dạo ấy, mây mùa thu của cái gọi là "Cách mạng tháng Tám" mây đen vần vũ đã che chắn trùm phủ khắp mọi nẻo đường Tổ Quốc. Cũng từ dạo ấy, đất nước đã chìm trong nghèo khó đọa đày mà giờ đây theo một nhà thơ, một người lính miền Bắc Bùi Minh Quốc:

"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi".

Và nhà thơ ấy cũng đã ôn lại một thời lính của mình:

"Nhớ chăng em cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt mái tóc mềm đẫm ướt."
 
Xuân Bính Thân 2016, người ta cũng xót xa thắp nén hương lòng cho khoảng 6.000 oan hồn, trong số đó có đàn b
à, con nít đã bị Việt cộng tàn sát dã man ở Huế trong trận Mậu Thân 1968.

Người dân miền Nam cũng chưa quên những trận chiến tàn khốc của "Mùa Hè đỏ lửa 1972" mà quân sử VNCH còn ghi đậm nét những chiến công của các chiến binh kiêu hùng thuộc QL/VNCH:

"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân."

*

30 tháng Tư 1975 - 1985 thập niên của sự khủng hoảng toàn diện về kinh tế dưới sự cầm nắm vận mệnh đất nước của những tên chăn trâu thiến ngựa, du côn láu cá noi theo bước đường của tên trùm đảng cướp Hồ Quang - Hồ Chí Minh. Người dân miền Nam đã trổi nên bao căm hận trút những cái nhìn đầy khinh bỉ đến đám cộng sản Bắc Việt như những lũ khỉ rừng.
 
Nhớ xưa vào khoảng những năm cả nước cùng ăn chung món canh "toàn quốc" (toàn nước), cuộc sống vô cùng khốn khó khiến dân cả nước muốn treo cổ tự tử tập thể, trong cảnh khốn cùng và thù hận đó, ở miền Nam người ta đã thấy xuất hiện mấy câu ca dao thời đại như sau:

Trai miền Nam như chim Oanh Vũ.
Trai miền Bắc như lũ khỉ rừng xanh.
Gái miền Nam như cành liễu rũ.
Gái miền Bắc như củ khoai lang.

Chim Oanh Vũ đậu cành liễu rũ.
Lũ khỉ rừng xanh ngậm củ khoai lang.

Hôm nay khách quan mà nhìn lại khoảng thời gian xuất hiện những câu ca dao trên, chúng ta hoàn toàn thông cảm cho người dân vào bối cảnh lúc ấy, tuy lời thơ có chứa tính so sánh, phân biệt hay nặng hơn là kỳ thị nhưng người dân miền Nam không nhắm vào chủ đích ấy, họ chỉ muốn nêu ra hai lối sống, hai phong thái khác nhau của hai xã hội hoàn toàn dị biệt, một bên là XHCN, một bên là Tự Do Nhân Bản. Những cú sốc của một xã hội cùng cuộc sống rừng rú đần độn đã tạo nên những phản ứng như đã nêu trên.

Ai đã đặt ra câu ca dao này? Và nếu buộc tội (to accuse) thì buộc tội ai? Nếu chiếu theo nội dung thì chả lẽ đổ tội cho người miền Bắc đã chê dân miền Nam (miền Tây Nam bộ) đĩ nhiều?

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân.

Tản Mạn về Ăn Tết Unnamed


Hãy trích dẫn vài nhận định sau đây từ báo chí quốc tế chỉ trích về sự KỲ THỊ của ông Nguyễn Phú Trọng:

Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.

Tờ báo của Nhật Bản nhận xét rằng theo "luật bất thành văn, một quan chức từ miền nam không thể đứng đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ riêng đối với ông Dũng".

Nikkei viết thêm: "Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải phóng miền nam Việt Nam nên nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc".

Ngoài ra, theo tờ báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng "con cái của những ai chiến đấu trong quân đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn về các cơ hội giáo dục cũng như việc làm". (2)

Tản Mạn về Ăn Tết Unnamed%2B%25281%2529

 
Tuy nhiên, những câu ca dao trên nếu đem ví von với lối suy nghĩ và dám bày tỏ trắng trơn của một người với cương vị đứng đầu một nước thì nó lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác. Nguyễn Phú Trọng đã "phán" rằng: "Người vào chức Tổng bí thư cùng các tiêu chí bắt buộc như phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận...". Dưới cơ chế cộng sản, chúng ta nên hiểu một thứ luật bất thành văn: "Khi lãnh đạo đảng phát biểu về một vấn đề nào đó thì hãy xem như những "CHỈ THỊ" bằng miệng. Đó là một trong những lý do tại sao người ta thường ví von người cộng sản hay xài LUẬT RỪNG.

Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng (3) có nói câu trên một cách trịnh thượng để bộc lộ rõ tính kỳ thị và phân biệt vùng miền Nam Bắc, thì thôi cứ để những con khỉ rừng ngậm củ khoai lang vậy. Ngậm cho đến hết thế kỷ 21 này để mong chờ tiến đến xã hội XHCN, một con đường duy nhất cho Việt Nam mà con KHỈ đầu đàn đã chọn.

Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________________
Chú thích:

(1) http://hasiphu.com/nhomdalat_BMQ02.html
(2) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160208_vn_politics_north_and_south
(3) Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944 - Giáp Thân

Tản Mạn về Ăn Tết 12717323_1143907025642925_8937837471326179932_n

Tản Mạn về Ăn Tết 12705283_1143906385642989_8930652076614414309_n
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeMon Feb 15, 2016 5:02 pm

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcR3cR69T34NspDtCSFGreDg-RnEfjWc_yjq5zC2RTS4gOTxkaHIHA

Xuân Tha Hương

Phạm Thành Châu
Chủ Nhật, ngày 14 tháng 2 năm 2016

Sau năm bảy lăm, bố tôi đi tù cải tạo thì chỉ ít lâu sau, mẹ tôi đem ba anh em chúng tôi về giao cho gia đình bên nội nuôi rồi đi biệt, nghe nói có chồng khác. Sau năm bảy lăm, đồng bào Miền Nam coi như gặp đại họa, gia đình ngụy lại càng thê thảm. Bà nội tôi già quá, chẳng có gì ngoài tấm lòng thương con, thương cháu.

Nhà nội tôi ở trong hẻm, gần chợ Cây Quéo. Nhà lợp tôn, vách ván, tuy cũ nhưng chưa rệu lắm, mưa chỉ dột có vài chỗ. Cũng may, nền nhà tráng xi măng nên tối đến, ba anh em chúng tôi trải chiếu, giăng mùng, ngủ dưới đất, rất mát và thoải mái.


Chúng tôi có hai người cô, làm công nhân, lương không đủ sống lại còn phải nuôi bố tôi và hai người chú trong tù, nên chúng tôi chẳng khi nào no bụng. Hai đứa em tôi còn nhỏ, đứa bảy tuổi, đứa năm tuổi, tôi thì hơn mười tuổi. Đói quá, tôi dẫn thằng em kế xách cái bị cói, đến các nơi đổ rác, dùng cái móc sắt moi giấy, chai lọ, bọc ni lông... bán kiếm tiền ăn quà rong, coi như hai đứa tôi không ăn cơm nhà, đôi khi còn mua ít quà về cho thằng út. Bữa nào anh em tôi bị mấy thằng lớn hơn cướp mất rác thu nhặt được là tối đó về, chúng tôi đành nhịn đói vì bà tôi và các cô cứ tưởng chúng tôi no rồi, không bao giờ để phần cơm, mà chúng tôi cũng không đòi ăn, vì không muốn làm phiền ai cả, tuy vẫn biết nội tôi và các cô rất thương chúng tôi. Mỗi khi có thư của bố tôi hay các chú gửi về xin quà thăm nuôi là nội tôi ngồi khóc. Bấy giờ gia đình ngụy quân, ngụy quyền nào cũng thế cả. Đàn ông thì ở trong tù, chỉ còn đàn bà, trẻ nít với người già, chẳng biết xoay xở ra sao, nên được thư xin quà thăm nuôi vừa mừng vì biết người thân còn sống vừa nhớ và lo, không có gì tiếp tế cho người đi tù nên chỉ biết khóc. Giá như nước mắt mấy bà mẹ, bà vợ, con cháu... biến thành gạo, cá khô, đường... thì người trong tù ăn bao giờ cho hết? Nói thế chứ nước mắt nội tôi chẳng còn bao nhiêu, chỉ có hai giọt, lăn đến cái miệng móm xọm là vừa khô.

Để có tiền mua quà thăm nuôi tù cải tạo, các cô tôi tìm xem trong nhà có gì bán được thì đem ra. Trước hết là mấy cái áo quần mới, may trước “giải phóng,” rất đẹp. Hai cô tôi, trước khi đem bán, thường mặc vào, ỏng ẹo đi ra, đi vào, soi gương cả buổi, chán chê rồi lầu bầu với nội tôi “Khi nào mấy anh đi tù về, mẹ nhắc mấy ảnh sắm đồ mới mà đền cho tụi con.” Tưởng như mấy người tù sắp về đến nơi! Nội tôi cũng tin như vậy nên thường đứng trước cửa, dòm ra đường, vẻ bồn chồn như người chờ xe buýt. Nhưng dòm mãi vẫn không thấy đứa con nào về! Hết áo quần thì đến cái tủ. Nội tôi cười bảo “Cái tủ trống rỗng, để chi cho chật nhà!” Bán được tủ, nội tôi giữ tiền, không bỏ ra một cắc, để giành cho các cô đi thăm nuôi tù. “Tụi bây có đói cũng chưa chết. Cha với chú tụi bây trong tù không có thăm nuôi là chết...” Quà thăm nuôi cũng chỉ cái bị cà ràng, đựng gạo, cá khô, đường... Sau khi cái nhà trống trơn, nội tôi nhìn quanh, chỉ còn cái bàn thờ. Nội tôi cũng cười nhưng miệng méo xẹo “Cho bộ tam sự vượt biên.”

Bộ đồ thờ bằng đồng, gồm cái lư hương to, có hai con lân hai bên, trên nắp cũng có con lân, đúc rất đẹp, nội tôi coi như của gia bảo. “Từ khi tao về làm dâu nhà nội bây, bộ tam sự nầy thờ đã được hai ba đời trước rồi...!” Bán chẳng được bao nhiêu nhưng cũng giúp cho người trong tù cầm hơi mà sống. Hà tiện cách mấy, tiền cũng hết, đến lượt cái tủ thờ cẩm lai, chạm trổ rất đẹp, cũng phải lên đường. Lần nầy nội tôi ngồi khóc thút thít mãi, vì không có gì để thờ Phật, thờ Ông Bà. Trước khi giao bàn thờ cho người ta, nội tôi quì lạy mãi, tưởng như thế Phật Bà và Tổ Tiên sẽ thông cảm mà tha thứ cho tội bất kính, bất hiếu. Tượng Phật và mấy bài vị được để trên một miếng gỗ, treo trên vách, coi như cái bàn thờ. Mỗi tối tụng kinh Phật, cầu an cho người trong tù, nội tôi ngồi bệt dưới đất, gõ mõ cốc cốc, miệng ê a một lúc lại ngước lên bàn thờ và lạy, trông giống con gà bị bịnh dịch, cứ ngửa cổ lên trời, đi thụt lùi rồi ngã lăn ra chết. Nội tôi không bị ngã nhưng mỏi cổ nên sau nầy chỉ cúi lạy coi như lạy cái vách ván. Rồi đến bộ bàn ghế ngồi ăn cơm và tiếp khách, nội tôi kêu mấy bà thường lội xóm “Ai có bàn ghế, giường, tủ, máy may, quạt máy... bán không?!” Bà nào cũng trề cái môi dài thòng “Chẻ làm củi chụm đi bà ơi! Bà bán không đủ tiền mua củi đâu.” Vừa lúc tôi tròn mười sáu tuổi, tôi thuê được một chiếc xích lô, thả rong khắp đường phố, chở khách và chở hàng. Tôi còn nhỏ, chân ngắn quá, vói không tới bàn đạp, phải nghiêng bên nầy đạp một cái, nghiêng bên kia đạp một cái, vậy mà xe vẫn chạy ào ào, đâu thua ai! Tôi đạp ngày đạp đêm. Nặng nhẹ, mắc rẻ gì tôi cũng chở tuốt. Bắp thịt chân tôi cứng ngắt, mấy đứa em tôi cứ bóp thử, phục lắm. Từ sáng tửng mưng, tôi đã đẩy xe ra, khuya mới về, đôi khi tôi tấp xe bên đường, trùm cái khăn lớn, ngủ luôn trên xe. Được bao nhiêu, sau khi trừ chi phí thuê xe và tiêu vặt, tôi đem giao hết cho nội tôi, để giành thăm nuôi. Cái bị cói đựng quà thăm nuôi nặng hơn trước. Các cô tôi tha không nổi, cứ đi  lệch bệch mà miệng thì cười toe toét. “Thăm nuôi ít quá, các ảnh biết, ngoài đời, mình khổ lắm, không muốn nhận quà.” Các em tôi, nhờ ăn uống đầy đủ, hồng hào, lớn lên thấy rõ.

Rồi bố tôi và các chú tôi, lần lượt được thả ra. Ai cũng bắt chước tôi, đạp xích lô. Nhà đâm khá giả mà nội tôi cũng không còn đứng ở cửa, ngóng ra đường như người ta chờ xe buýt nữa. Mái nhà được lợp lại cho khỏi dột, lại làm thêm một cái gác lửng cho ba anh em tôi làm chỗ ngủ. Tối nào cũng leo lên cái thang rồi bò vào như mấy con thú rừng bò vào hang vì cái gác làm sát mái nhà quá, buổi trưa không ai dám lên vì nóng khủng khiếp. Ít lâu sau có vụ HO, tù cải tạo được đi Mỹ. Theo như nhà nước phổ biến, người làm đơn chỉ tốn tiền mua các mẫu đơn, điền vào, nộp quận, huyện, nhưng làm như thế đến Tết Ma Rốc mới được đi. “Khâu” nào cũng cần tiền, có tiền thì hồ sơ mới được chuyển đi, như xe máy cần đổ xăng mới chạy được, mà thường tính bằng chỉ vàng, lượng vàng. Còn thêm vụ đôn danh sách nữa. Đúng ra ai nộp hồ sơ trước thì được cứu xét trước để chuyển cho tòa đại sứ Mỹ phỏng vấn, ai nộp sau, phải chờ, nhưng nếu có vàng, ra Hà Nội chạy chọt (hối lộ) sẽ được đôn danh sách, nghĩa là được đưa vào danh sách phỏng vấn sớm nhất, đi Mỹ trước. Gia đình nội tôi làm gì có vàng. Thời may, bố tôi được một bà, lớn tuổi, nhưng không chồng, chịu chi phí, với điều kiện để tên bà ta vào như là người vợ của bố tôi để bà ta cùng đi Mỹ. Bà ta lại chịu khó ra Hà Nội đóng vàng nên gia đình tôi được lên máy bay sớm.

Trước đây, bố tôi làm hôn thú với người đàn bà chỉ nghĩ rằng qua đến Mỹ sẽ chia tay, không ngờ hai người vẫn sống chung cho đến nay. Bà ta sinh được hai đứa con, tức em cùng cha khác mẹ với tôi. Bà đối xử với mấy anh em tôi không tốt. Trước bảy lăm, là sĩ quan quân đội, không hiểu bố tôi ra sao, nhưng sau khi đi tù về, bố tôi có vẻ ba phải, ai làm gì cũng mặc, nhất là khi ở Mỹ, ông chỉ nói chuyện tu tiên, tu Phật gì đó, chuyện gia đình không lý đến. Tôi chán quá, qua tiểu bang khác với thằng bạn. Hắn làm ở tiệm Mc Donald, và giới thiệu tôi vào làm. Đây là nghề chỉ có bọn thất học như tụi tôi mới làm vì lương hướng chẳng bao nhiêu. Nếu bạn đi tiệm Mc Donald, người làm phục vụ khách ra sao thì cứ tưởng tượng tôi là một trong những người đó, nên xin khỏi dài dòng. Miền Đông nước Mỹ cũng có nhiều người Á Châu, nhất là người Việt, đôi khi gặp, chuyện trò thăm hỏi cũng đỡ chán đời. Một lần, tôi gặp một cô khách, không đoán được người xứ nào, nhưng rất đẹp, tôi bèn gọi thằng bạn đang chiên French Fries sau bếp “Lẹ lên! Ra coi người đẹp.” Hai đứa tôi tranh nhau chào người đẹp. Tôi hỏi (bằng tiếng Anh) “Cô có phải là người Á Châu không?” Cô mỉm cười, lắc đầu, xổ ngay một tràng tiếng Spanish. Chúng tôi không hiểu nên hỏi cô “Có phải cô là người Nam Mỹ không?” Cô gật đầu, nói (tiếng Anh) “Tôi người Ấn Độ, nhưng ở Nam My.” “Người Ấn Độ sao mũi không cao?” Cô ra dấu “Tôi cắt bớt nên nó thấp xuống như thế nầy.” Chúng tôi cùng cười vui vẻ. Thế là tôi và cô coi như quen nhau. Thật khó để tả cô đẹp ra sao. Cô như viên kim cương màu đen, tỏa ra một thứ ánh sáng quí phái mà hấp dẫn. Da cô ngăm ngăm, mắt cô đen láy và sáng trưng nhưng lại có vẻ buồn buồn. Lông mày cô đậm, cong vòng như lá liễu. Mũi nhỏ, thanh tú, hơi hếch lên nghịch ngợm. Dáng  người mảnh mai, tóc đen nhánh, óng mượt, đồi ngực nhỏ nhưng dựng đứng lên, đẹp kỳ lạ... nhất là khi cô đi, hai cái mông tròn, cao, nhún nhảy, nhẹ nhàng theo từng bước chân như những nốt nhạc trong một bản hòa tấu cổ điển. Nhìn cô đi, tôi chỉ ước được nằm xuống cho cô dẫm chân lên người, có lẽ sẽ sung sướng lắm!

Một lần, khi trao hàng, tôi nói với cô (bằng tiếng Anh) “Tôi thấy cô đẹp, tôi khen cô, cô có giận tôi không?” Cô lắc đầu “Không, tôi cám ơn anh” “Nhưng tôi nói tiếng Anh không rành lắm nên tôi nói tiếng Việt với bạn tôi để khen cô, cô có nghi ngờ chúng tôi nói xấu cô không?” Cô nhìn tôi, mắt sáng lên, vẻ tinh nghịch “Tôi có cái máy trong đầu, tôi sẽ biết các anh nghĩ gì về tôi. Anh cứ nói thử, tôi đoán xem có đúng không?” Tôi nhìn vào mắt cô và nói “Mắt em đẹp tuyệt vời! What do I say?” “My eyes  are wonderful. Right?” Thực ra không cần cô phải thông minh lắm mới đoán được  những gì trong đầu tôi, vì đôi mắt si dại của tôi nhìn cô rất lộ liễu. Đại khái tôi khen cô bằng tiếng Việt và cô đoán để giải thích bằng tiếng Anh. Đó là một trò chơi mà cô rất thích. Một lần, tôi nhìn ngực cô định nói thì cô đã đưa ngón tay lên miệng ra dấu và nói “Đừng nói!” Cô chỉ vào cánh tay trần của cô “Anh chưa nói mà tôi đã nổi da gà...” Lần khác, nhân lúc vắng khách, tôi xin cô đứng yên một phút để ngắm cô. Cô gật đầu, đứng nhìn sự chiêm ngưỡng của tôi với vẻ vừa điềm tĩnh vừa tò mò như nhìn một em bé đang chơi một trò ngộ nghĩnh gì đấy. Từ nhỏ tôi chỉ tiếp xúc với bọn đầu đường xó chợ, quen ăn nói tục tĩu, về cả những chuyện mà tuổi tôi bấy giờ chưa hề biết, thế nên những gì tôi nghĩ trong đầu thường bật ra thành lời nói rất sống sượng. Mà khổ nỗi, không nói ra, nhất là những ý tưởng không được trong sạch về cô là tôi cứ rậm rực trong người. Có lần tôi ngứa miệng quá, đành nhìn bàn tay cô và nói (tiếng Việt) “Ngực em đẹp phải biết! Chỉ nhìn qua lần vải, anh cũng biết nó tròn, nhỏ, cứng, da mịn và thơm. Em cho anh úp mặt vào đó, năm phút thôi... rồi em lấy súng bụp vào ngực anh một phát, anh sẽ mỉm cười, hạnh phúc đi về chín suối...” Cô tò mò hỏi tôi “Anh nói gì về bàn tay tôi mà nhiều thế?” “Tôi biết coi chỉ tay. Nhìn tay cô tôi biết cô đang có chuyện buồn.” Cô ngạc nhiên “Hôm nào anh coi chỉ tay tôi và nói xem tương lai tôi sẽ ra sao?” “Để tôi nói ngay bây giờ, có đúng không nhé. Cô đang có chuyện buồn nhưng trong tương lai, cô sẽ vui vì có một người rất yêu cô...” Cô cười “Anh muốn tán tỉnh tôi phải không?” “Nhưng cô có thưa tôi về tội quấy nhiễu cô không?” “Anh yêu tôi không phải là cái tội.” Một lần cô mặc thời trang, chỗ rốn chừa ra một khoảng bụng hấp dẫn, tôi đứng nhìn sững, thằng bạn bên cạnh thúc cùi chỏ, nhắc tôi lo phục vụ khách đang chờ. Trong lúc làm việc, hắn thì thầm với tôi, làm như nói chuyện riêng “Mầy nhìn bụng em thấy gì lạ không?” “Thấy gì? Chỉ muốn để tay lên, xoa xoa...” “Em có chửa, ít ra cũng ba bốn tháng. Nhưng sao không thấy em đeo nhẫn cưới?” “Tao cầu cho thằng “tác giả” cái bụng em chạy làng để tao nhào vô.” “Coi bộ em chịu mầy rồi, mầy dám thầu luôn đứa nhỏ trong bụng em không?” “Tao không xứng xách dép cho em. Em đẹp như thế, tao đứng xa mà ngắm thôi. Nhưng em mà chịu tao thì chuyện em có con với ai, tao đâu cần. Cái gì của em, tao cũng quí cả thì con em, tao cũng quí, cũng thương luôn.” Lúc trao hàng, cô hỏi tôi “Các anh nói gì về tôi đấy?” Tôi nói tránh qua chuyện khác “Tôi hỏi bạn tôi, nếu tôi mời cô đi tiệm ăn, cô có nhận lời không?” “Anh mời thì tôi nhận lời, nhưng anh được nghỉ giờ nào?” Tôi nói giờ giấc tôi làm việc và cả giờ tôi đi học ESL buổi tối nữa. Cô lắc đầu “Lúc anh rãnh rỗi thì tôi bận việc!... Chúng ta sẽ gọi nhau để biết chắc giờ gặp lại.” Cô cho tôi tấm cạc có ghi địa chỉ và số phôn của cô “Khi nào cần, anh gọi tôi.” Nhờ có số điện thoại của cô, tôi được nhiều dịp mời cô đi ăn tiệm những lúc chúng tôi cùng rãnh rỗi. Đôi khi cô giành phần trả tiền. Lúc đó tôi rất hãnh diện vì biết mọi người chung quanh tưởng lầm cô là vợ tôi và sẽ nhìn tôi khâm phục. “Thằng cù lần có cô vợ đẹp!” vì chỉ có vợ mới phải trả tiền khi đi tiệm ăn hoặc mua sắm. Tôi vênh mặt làm oai thôi chứ không dám đụng đến người cô cũng như không bao giờ cho cô nghe những ý nghĩ sàm sở trong đầu tôi bao giờ. Tôi giữ rất kín. Tôi thường nghe nói tình yêu lý tưởng, cao thượng gì đó, nhưng sao, yêu cô càng nhiều tôi càng thấy mình tầm thường, chỉ muốn ôm cô hôn vì thèm muốn.

Thế rồi, mấy tháng sau đó, tôi không thấy cô ta đến. Gọi điện thoại thì được trả lời rằng cô đi xa, chưa về. Tôi cứ ngóng cổ cò nhìn chừng, thấy dáng ai từ xa, giống cô, là tôi hồi hộp. Cho đến khi tôi nghĩ rằng cô đã qua ở hẳn tiểu bang khác rồi thì tôi lại gặp cô, sau giờ làm việc, tại bãi đậu xe. Vẻ mặt cô buồn buồn “Tôi đến để anh đưa đi tiệm ăn.” Tôi mừng rỡ “Cô biết món ăn Việt Nam không? Ngon lắm. Nhưng cô chờ cho một phút.” Tôi dọn rác rưởi trong xe rồi lấy một cái khăn lông trắng lớn trải lên ghế ngồi và mời cô lên xe. Cô nhìn tôi “Anh là người bạn tốt của tôi.” Đến tiệm tôi gọi chả giò, hến xào... Cô ăn uống có vẻ ngon lành. Lúc nãy, cô trầm tư bao nhiêu thì giờ đây, cô càng sinh động, vui vẻ bấy nhiêu. Các món ăn đều cay nên cô vừa suýt soa vừa cười “Ngon quá! Anh gọi những món mà tôi rất thích. Nhất là có anh...” Tôi hỏi cô “Tôi nghĩ rằng cô đang có chuyện buồn? Cô có thể kể cho tôi nghe? Không chắc tôi sẽ giúp được gì, nhưng khi nói ra, cô cũng sẽ bớt buồn hơn là giữ mãi trong đầu.” Cô yên lặng một lúc rồi hỏi “Anh thấy tôi có gì khác trước đây không?” “Tôi nói nhưng cô đừng giận tôi. Hình như cô sắp có em bé. Cô đang mang bầu?” “Anh nói đúng, tôi buồn vì nó. Nó không có cha.” Tôi nhanh nhẩu “Tôi xin làm cha đứa bé được không?” “Chưa được đâu. Tôi đang kiện cha nó để đòi tiền cấp dưỡng.” “Vụ kiện đến đâu rồi?” “Đang làm thủ tục. Nhưng anh cảm thấy thế nào khi đi cạnh người đàn bà có bầu như tôi? Anh nghĩ gì về đứa bé nầy?” “Tôi yêu cô, tôi sẽ yêu đứa bé. Nó đâu có lỗi gì để không có được một người cha thương yêu nó.” “Anh khác xa thằng chồng lưu manh của tôi. Hắn chờ tôi có bầu mới bỏ tôi đi theo con khác. Khi tôi sanh nó ra, tôi cho anh, anh dám nuôi nó không?” “Nhưng phải nuôi luôn hai mẹ con tôi mới chịu.” Cô mở to mắt, làm như ngạc nhiên “Anh định cho mẹ con tôi ăn Mc Donald suốt đời sao?” “Tôi không nghĩ thế, chẳng phải vì tôi giàu, mà vì trông sắc diện cô, cô đẹp sang trọng như công chúa, tôi tin, cô không khổ bao giơ.” Cô cười “Lần nầy anh đoán sai rồi. Tôi khổ từ lúc mới sinh ra vì không có cha. Ngày nào cũng đói vì mẹ tôi có đồng nào uống rượu hết cả. Mấy anh chị em tôi đều cùng mẹ nhưng khác cha. Cha da đen, cha da trắng, cha da vàng... Cũng chẳng biết chính xác ai là cha mỗi đứa tụi tôi nữa. Bây giờ đến lượt đứa bé trong bụng tôi, nó cũng sẽ không có cha.” “Tôi hứa là sẽ thương yêu nó như thương yêu cô vậy.” “Anh chỉ được thương yêu một người thôi, hoặc tôi hoặc đứa bé. Anh thương đứa bé nhé! Tôi sẽ giao nó cho anh và bỏ đi. Anh tính sao?” “Bố con tôi sẽ đi theo cô!” Cô nghe thế, ngồi cười mãi “Cám ơn anh. Tôi biết anh chân thật, nhưng tôi chỉ xem anh là người bạn thân mà thôi. Tình yêu... không đến với tôi bằng một nguyên nhân nào cả.” Rồi cô thở dài “Nó đến và cứ ở mãi trong tôi...”

Lần gặp gỡ đó của chúng tôi vào mùa Đông. Buổi chiều, trời lạnh nhưng tuyết đã ngưng rơi. Khi chia tay, cô có vẻ suy nghĩ rồi bảo tôi “Ít hôm nữa tôi sẽ rời nơi đây, đi tiểu bang khác. Tôi gặp anh lần nầy để nói bye với anh. Tôi sẽ nhớ mãi rằng tôi đang có một người bạn rất tốt là anh.” “Tại sao cô đi sang tiểu bang khác. Có phải vì tôi làm phiền cô không?” “Không phải thế. Tôi có nhiều bạn ở Florida, chúng gọi, rủ tôi về ở chung, sẽ giúp tôi trong lúc tôi sinh con, sẽ thay phiên nhau săn sóc đứa bé trong những giờ tôi bận đi kiếm sống. Tôi làm nghề móng tay, việc làm chờ sẵn cho tôi ở dưới đó rồi.” Tôi ngập ngừng “Đây là lần cuối tôi được gặp cô. Xin cô cho tôi đưa cô đến một nơi vắng người như công viên chẳng hạn. Tôi cứ ước ao một lần nào đó đi bên cạnh cô trên một quãng đường vắng...” “Được chứ! Tôi sẽ theo anh đến nơi nào anh thích...” Chúng tôi lên xe và tôi đưa cô đến một công viên có hồ nước, rộng đến độ chỉ thấy được hàng cây mờ mờ với tuyết trắng xóa ở bờ bên kia. Ở đây, mùa Đông, vắng hoe, mấy con ngỗng trời, vịt trời cũng đã về miền Nam tránh rét, chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng mấy con quạ kêu, vang lên đâu đó trong rừng. Tuyết khắp nơi, trên mặt đất, trên ghế đá, trên những cành cây trụi lá, như nơi nào cũng phủ bông gòn trắng tinh. Bầu trời giống một cái lồng vĩ đại chứa đầy sương mù, chụp lên công viên và hồ nước. Chúng tôi dẫm trên tuyết nghe lạo xạo và để lại những dấu giày sâu ngập đến mắt cá. Khi đến bờ hồ, cô dừng lại tựa vào người tôi nhìn ra mặt nước mênh mông. Chúng tôi cứ đứng yên lặng như thế thật lâu, cho đến gần tối, cô rùng mình vì gió lạnh, chúng tôi chuẩn bị ra về. Tôi nói với cô “Cô có cho phép tôi được ôm cô một lần không?” Cô xoay người lại, ngước lên, mỉm cười rồi đưa hai tay ra chờ đợi. Chúng tôi đều mặc áo ấm dày cộm nên tôi ôm cô giống như ôm một đống áo quần. Cô kéo cái mũ trùm đầu xuống và tựa hẳn đầu vào ngực tôi. Tôi úp mặt vào mái tóc cô và nói “Trong đời tôi, cô là người đàn bà duy nhất có cảm tình với tôi, tin cẩn tôi. Và cũng là người đàn bà duy nhất mà tôi yêu thương. Cô đi, tôi buồn lắm!” Và tôi lặng lẽ khóc... Một lát, cô lấy khăn lau nước mắt cho tôi...

Mùa Đông ở xứ Mỹ kéo dài đến tháng hai, là mùa Xuân của người Á Đông, thế nên chủ nhà tôi ở trọ kéo cả gia đình sang Cali. để ăn Tết với cha mẹ, anh em của họ bên đó. Tôi đành sống một mình với mấy gói mì ăn liền. Mùa Xuân hay Tết nhất của người Việt ở Mỹ, thật ra chỉ là trong tâm tưởng. Họ có quê hương, làng xóm, có người thân, bạn bè để nhớ, để thương. Họ có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tuổi xuân xanh để luyến tiếc. Tôi chẳng có gì. Cha mẹ tôi chẳng phải là hình ảnh thân yêu gì cho lắm. Tôi cũng chẳng có bông hồng, bông trắng nào để cài áo cả. Tuổi thơ của tôi chỉ quanh quẩn bên mấy đống rác hôi thối, mấy đường phố với những con người thấy hoài, gặp hoài mà lúc nào cũng xa lạ, chỉ biết hiếp đáp tôi để giành rác, đánh đuổi tôi vì sợ bị ăn cắp, vì dơ bẩn. Những ngày Tết tôi chỉ được phép nhìn những đứa trẻ khác ăn mặc đẹp, chỉ được ngửi mùi thức ăn thơm đến ứa nước miếng từ các tiệm ăn bay ra đường. Bà tôi, bố tôi, các chú, các cô tôi có thể rất thương chúng tôi, nhưng cuộc sống quá khó khăn, chẳng ai hơi đâu mà nói lời thương yêu, cũng chẳng dư giả để quà cáp, kẹo bánh cho tụi tôi...

Nằm suy nghĩ miên man, tôi nhỏm dậy gọi điện thoại đến cô ta. Không có ai trả lời, tôi để lại trong máy nhắn “Cô cần một người bạn thân, một người có thể trông nom đứa bé khi cô đi làm thì tôi có thể làm việc đó. Chúng ta thay phiên nhau, người nầy đi làm thì người kia ở nhà. Xin cô ở lại. Nếu cô không đi nữa, xin gọi ngay cho tôi”. Tôi gác máy và canh chừng. Nếu tối nay cô không gọi lại tức là cô đã lên đường từ lúc sáng rồi. Đến khuya, mắt tôi ríu lại và tôi ngủ quên luôn.

Sáng Chủ Nhật, đúng ngày Mồng Một Tết, tôi không phải đi làm. Đang nằm lơ mơ tôi bỗng nghe tiếng chuông cửa. Tôi uể oải ra mở cửa thì thấy cô đứng đấy. Cái bụng bầu của cô phồng lên, trông vừa hấp dẫn vừa buồn cười, giống như cô đang giấu nửa trái dưa hấu trong áo. Tôi mừng quá kêu lên “Thank you, for your coming to say bye to me!” Cô nhìn tôi, cười cười và nói bằng tiếng Việt khiến tôi kinh ngạc “Thôi, đừng có tiếng tây, tiếng u với em nữa. Ra xe xách giùm mấy gói đồ ăn vào. Em ở đây ăn Tết với anh.” “Nhưng sao bữa đó em nói tiếng Spanish như gió, làm tụi anh bị lầm?” “Em làm chung với mấy đứa xì, khách xì cũng đông nên phải biết để có nhiều khách...” Rồi cô nghiêm trang bảo “Tuần sau, em thuê một căn phòng rộng hơn. Anh dọn đến ở với em.”

Tản Mạn về Ăn Tết Images?q=tbn:ANd9GcSGXY2B8_EluIhmqUJd3E5MVoWvh-OM-jSDURTlRO1tmdZYS0SkNQ
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitimeWed Feb 17, 2016 9:11 am

Tản Mạn về Ăn Tết T%E1%BA%BFt-trong-tr%E1%BA%A1i-t%C3%B9-V%C4%83n-Quang

Tết Trong Trại Tù

Văn Quang
February 15, 2016 6:39 PM
http://nguoivietboston.com/?p=32497

Tổng cộng đã có hơn 80 mùa xuân đi qua trong cuộc đời tôi. Nhưng 12 mùa xuân trong những cái được gọi là “trại cải tạo” là những mùa xuân đáng nhớ nhất. Từ Nam chí Bắc, từ Sơn La, Vĩnh Phú đến Hàm Tân, mùa xuân nào đến cũng mang đầy dấu tích buồn như những vết sẹo trong tận cùng tâm khảm, đến nỗi đến bây giờ có đêm còn nằm mơ thấy mình đang bị đày đọa trong lao tù khiếp đảm ấy. Giật mình tình dậy mừng như khi vừa được thả từ trại tù ra.

Tuy nhiên, con người ta thật lạ, sống lâu trong tù rồi cũng… quen. Đó là bản năng sinh tồn hay con người phải thích ứng với từng hoàn cảnh để sống, dù để sống cho qua ngày chờ đợi một cái gì sẽ đến. Nhưng cái gì sẽ đến ở trong một thứ tù đày không có án, không có thời hạn là điều đáng sợ hơn nữa. Tù cải tạo làm gì có thời hạn. Thích bắt thì bắt, thích thả thì thả, người ra trước, kẻ ra sau, chẳng bao giờ biết lý do, tất cả chỉ là suy đoán.

Tôi đã sống như thế suốt 12 năm. Khoảng 8-9 năm, khi đã là “tù cũ”, có lẽ tụi cai ngục cũng “xuê xoa” cho một đôi phần, không còn xiết chặt cùm kẹp như mấy năm đầu nữa. Tôi bị đưa từ trại tù miền Bắc vào miền Nam, bởi hồi đó miền bắc dân đói quá thiếu mọi thứ thực phẩm kể cả ngô khoai sắn, không thể nuôi thêm tù. Chúng tôi bị cùm hai tay suốt ba ngày hai đêm trên xe. Cho đến khi vào đến trại Hàm Tân mới được tháo cùm. Tôi nhớ hôm đó là ngày 19 tháng 5 năm 1978 và biết đó là ngày Sinh nhật “Bác” vì xe chạy qua mấy con đường có dăng mấy cái khẩu hiệu đỏ chót “Nhiệt liệt chào mừng sinh nhật Bác”. Một sự trùng hợp khá thú vị, được trở lại miền Nam cũng như sống lại vậy. Không nhớ sao được.

Gặp lại người bạn cũ

Thật ra chế độ tù cải tạo từ Bắc chí Nam chẳng có gì khác nhau, cũng đi lao động mệt phờ phạc và tối tối lại ngồi kiểm điểm -chúng tôi gọi là “ngồi đồng”– cho đến khi mệt rũ, chẳng còn nghĩ được gì ngoài việc lăn ra ngủ. Có lẽ đây cũng là một “đòn” kìm hãm mọi suy tư của bọn tù được gọi là trí thức. Chế độ ăn khá hơn ở ngoài Bắc, nếu ở Sơn La – Vĩnh Phú, trước khi đi làm buổi sáng chỉ có một củ khoai nhỏ như ba ngón tay thì ở miền Nam được ăn một bát nhỏ bắp nấu hoặc bát bo bo. Nhà văn Đặng Trần Huân thường có cái muỗng nhỏ xíu bằng nhựa, thứ đồ chơi của trẻ con, ông ấy cứ nhấm nháp từ từ cho đến hết buổi sáng. Ông truyền “bí kíp” rằng ăn như thế có cảm tưởng như lúc nào cũng được ăn, quên cái cảm giác đói đi. Tôi không biết có bao nhiêu “tín đồ” tin theo bí kíp này, riêng tôi theo không nổi, vì đói quá, không nhịn được, ăn luôn một lèo, chỉ ba phút là hết nhẵn nên anh em có câu nói cửa miệng là “ăn rồi cứ tưởng là mình chưa ăn”.

Tôi ở trại này chẳng nhớ bao lâu thì bỗng một ngày năm 1985, thấy mấy anh cai tù đưa một đoàn tù từ nơi khác đến. Đám tù này còn rách rưới, gầy còm xanh xao hơn chúng tôi nhiều. Tôi là tù cũ nên tiến lại gần khi tù mới vừa được ngồi xuống bên hàng rào. Lúc đó tôi mới biết đó là những người bạn tù ở các trại tận Pleiku, Kontum và ở những trại nổi tiếng là “ác ôn” nhất như Gia Trung, Bù Gia Mập… Tôi nhận ra trong đó có nhiều ông bạn văn nghệ sĩ tôi đã từng là bạn tôi khi còn viết báo và làm trong các đài Phát Thanh ở Sài Gòn.

Người đầu tiên tôi gặp là ông Thái Thủy với cặp kính cận mất gọng, chỉ có hai chiếc dây vải buộc vào mắt kính. Câu đầu tiên tôi hỏi là “đói không?” Thái Thủy chỉ gật. Thế là tôi tức tốc chạy về phòng lấy một ít mì sợi của tôi và anh Nguyễn Gia Quyết để chung trong một cái thùng sắt mang chia cho Thái Thủy. Hồi đó chúng tôi ở trại này gần Sài gòn, đã được “thăm nuôi” vài tháng một lần nên cuộc sống cũng tạm dễ chịu.

Sau đó tôi mới được gặp lại một loạt các ông Nguyễn Viết Khánh, Trần Dạ Từ, Mặc Thu, Nguyễn Sỹ Tế, Thảo Trường. Ông nào cũng đói trơ xương.

Mấy hôm sau, trại cho bán thịt heo, tôi chỉ còn đủ tiền mua đúng một kí lô thịt heo mang cho ông Trần Dạ Từ, nhưng ông này lại bảo “tớ còn chịu đựng được, ông đưa cho ông Nguyễn Sĩ Tế đi”. Thế là tôi lại phải tìm cách gặp ông Nguyễn Sĩ Tế.

Mỗi người ở một buồng giam khác nhau. Cuộc sống cứ thế trôi đi, anh em gặp nhau mỗi buổi sáng thường chỉ còn biết nhìn nhau.

Con gà mất tích

Cho đến khi tôi được coi tủ sách – gọi là thư viện – của trại, tôi ở trong một căn nhà tranh nhỏ nằm ngay lối cổng trại ra vào. Bữa đó là chủ nhật, Trần Dạ Từ nhờ tôi mua một con gà của một anh cũng là tù nhưng được gọi là “Trại viên tự giác” ở ngoài trại. Anh ta làm thợ mộc và có nuôi thêm mấy con gà con vịt để ăn và thỉnh thoảng bán lấy tiền mua thuốc hút. Tôi đích thân mang con gà vào trại đưa cho Trần Dạ Từ. Nhưng buổi chiều ông Từ chạy lên tôi kêu toáng lên: Con gà của tôi mất rồi ông ơi, nó giẫy dụa làm tuột dây cột chân rồi chạy mất. Tôi đi tìm hoài không có.

Tôi cũng chẳng biết làm thế nào hơn, nhưng bỗng nảy ra một“sáng kiến” là đợi hoàng hôn khi gà lên chuồng, có thể con gà sẽ tìm về chuồng cũ, tôi sẽ ra hỏi chủ của nó xem. Từ đành phải về ngồi chờ.

Tối đó, chờ giờ điểm danh xong, tôi bò ra ngoài gặp anh chủ gà, anh ta cũng là người ngay thẳng nên đưa tôi ra chuồng gà, chỉ có chừng chục con. Không thấy con gà mái buổi trưa đã bán đâu. Chắc nó lưu lạc trong cái trại tù mênh mông đó, không tìm được đường về chuồng cũ hoặc có anh nào tóm được nó rồi. Hôm sau cũng không tìm thấy con gà. Thế là ông Trần Dạ Từ đành nhịn ăn thịt gà.

Còn ông Nguyễn Viết Khánh có tuổi nên được giao cho chức“trực buồng”, không phải xếp hàng đi lao động, chỉ ở buồng dọn dẹp vệ sinh cho đội. Các ông Mặc Thu, Nguyễn Sĩ Tế, Thảo Trường vẫn phải đi làm như tất cả mọi người khác.

Ông Mặc Thu xỉn


Có lần con ông Mặc Thu lên thăm bố. Mang theo thức ăn và cả đồ nhắm cùng rựơu ngon cho bố. Ông Mặc Thu cao hứng đánh chén tì tì. Đến khi vào trại, đi xiêu vẹo, chân nam đá chân chiêu, mồm sặc mùi rượu. Tay trưởng trại, ở ngay phòng trực trước cổng trại, gọi ông Mặc Thu vào. Lúc đó Mặc Thu còn sặc mùi rượu, nói năng lè nhè lung tung nên buổi chiều bị nhốt ngay vào nhà lao, cùm hai chân.

Cái nhà lao bằng tranh nhỏ xíu nằm gần phía sau trại chỉ có một lối nhỏ dẫn vào. Hằng ngày mấy tay gọi là “thi đua” trong trại phải mang cơm đưa vào cái cửa ô cửa nhỏ, đồng thời lấy cái bô vệ sinh của anh tù ra ngoài mang đi đổ. Tôi phải nói mãi với tay thi đua để mang thêm cho ông ấy ít cơm và thức ăn. Vài ngày sau ông Mặc Thu được thả, bởi thật sự nếu để ông ấy nằm trong nhà lao cái kiểu ấy, có thể chết bất cứ lúc nào.

Từ đó đó mỗi lần bọn cán bộ trại có tổ chức đám cưới, liên hoan, lễ Tết thường bắt mấy anh tù có tài vặt đến trang trí hội trường. Tôi lại lôi ông Mặc Thu lên ngồi vẽ, cắt dán đủ thứ. Được cái ông này rất có tài vẽ vời và cắt dán khiến mấy anh“cán” rất mê. Từ đó ông dễ thở hơn rất nhiều.

Cho đến khi được thả, tôi thường đến thăm ông Mặc Thu. Khi ra tù, những năm sau này, ông bà Mặc Thu đã được con gái lớn bảo lãnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ. Nhưng ông bà đông con, một số con cháu không thể cùng đi. Vậy là cả ông lẫn bà đã trở lại Sài gòn trong những ngày cuối đời. Khi ông sắp mất, ông nhất định bắt con trai gọi tôi đến. Khi gặp ông, lúc đó có lẽ ông biết chắc sắp ra đi nên nắm tay tôi bùi ngùi nói lời từ biệt: “Không thể quên cậu và anh em trong tù được”. Và quả nhiên đêm hôm đó ông ra đi mãi mãi.

Ăn Tết trên chiếu rách

Đúng là không thể quên. Một buổi chiều cuối năm 1986, trại tù tổ chức cho trại viên trình diễn văn nghệ, họ giao cho tôi tổ chức ban hợp ca. Tôi lôi tuốt mấy ông văn nghệ sĩ vào ban văn nghệ. Thảo Trường khỏi “đi rừng”, ngồi ở buồng viết kịch. Một bạn tù trong đội thợ mộc tự chế được một cây violon. Ông Nguyễn Sĩ Tế được tặng cây violon cà cộ này, mang kéo cho ban nhạc. Trần Dạ Từ biến thành nhạc trưởng bất đắc dĩ, lo bắt giọng cầm nhịp. Ông Mặc Thu râu dài đóng vai đạo diễn. Trưởng trại tù sau đó mang ra phê phán “toàn những ông trốn việc quan đi ở chùa. Nhạc sĩ gì mà chơi đàn cò cử, hát cứ như làm hề”. Tôi biết lão ta nói đúng nhưng vẫn cãi cối rằng anh em như thế là làm hết sức rồi, nên thưởng mới đúng chứ. Đề nghị được mấy tay đội trưởng vỗ tay tán thành. Thế là cả ban nhạc được nghỉ thêm vài ngày sau Tết.

Tết đó, tôi để dành phần quà thăm nuôi của tôi và anh Nguyễn Gia Quyết để làm bữa cơm “thịnh soạn” mời tất cả mấy anh em lên ăn trưa, có cả rượu trắng đàng hoàng. Buổi họp mặt đông đủ chẳng thiếu ông nào. Địa điểm tôi nhờ chỗ bên bệnh xá vắng người. Bàn tiệc là chiếc chiếu rách trải trên chiếc giường tre. Vậy mà chén chú chén anh, đấu hót cũng xôm trò. Khi tàn tiệc, ông Mặc Thu lại lảo đảo đi ngật ngưỡng giữa trưa nắng trong sân trại. Cũng may tên lính gác trại tù nhìn thấy nhưng ngày Tết nó tha, không nói gì. Hôm sau nó vào gặp tôi kể công về cái sự “nhân từ” đó, tôi đành phải đi xin một con gà cho nó mới yên. Vào thời kỳ đó ông nào cũng trên 10 năm tù cả rồi nên không khí bớt ngột ngạt hơn.

Cho đến tháng 9 năm 1987 chúng tôi mới được tha về, nhưng Thảo Trường còn phải nằm lại trong tù thêm mấy năm nữa cho đủ 17 năm.

Như tôi đã viết trong một bút ký, khi ra tù, chúng tôi được chở trên xe từ trại tù Hàm Tân về hội trường trại giam Chí Hòa. Tôi mạn phép bạn đọc cho tôi nhắc lại đoạn bút ký đó:

“Vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ.

Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẩn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhìn “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố như đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương?

Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

Tưởng nhớ

Vậy mà tôi vẫn phải sống như thế cho đến hôm nay. Các bạn tôi đã ra đi hết, người còn kẻ mất, đôi khi chẳng còn biết tin tức gì về nhau. Nhưng kỷ niệm vẫn còn đấy ắp trong tôi. Đêm cuối năm Ất Mùi này, chỉ cần chớp mắt là thấy hình ảnh từng người một xuất hiện. Thảo Trường luôn tưng tửng, ngang ngang, cứ như bất cần đời; Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh lúc nào cũng thanh thản chẳng thèm nghĩ gì đến cái thân phận tù đầy. Ông Mặc Thu có chùm râu tơ, luôn thích vuốt râu khi “đối ẩm” với trà và rượu cùng những việc vẽ vời lặt vặt cho “lãng quên đời”. Ông Nguyễn Sỹ Tế rất kiệm lời và vẫn nét mặt trang nghiêm của những “thầy đồ”. Trong trại tù, có lúc ông Tế nằm cạnh Trần Dạ Từ. Mỗi lần Nhã Ca lên thăm nuôi, Từ rủ mấy anh em bù khú. Có lần tôi nhập bọn, ông Tế còn mang cây violon do bạn tù tự chế ra biểu diễn nhạc cổ điển tây phương. Sau màn nghiêm chỉnh thưởng thức, chúng tôi cùng cười vui khi nghe Trần Dạ Từ nói nhờ chiều nào anh cũng được ông Tế bắt nghe Schubert bằng cái đàn lạc giọng này mà thừa sức lao động.

Trong số các bà thăm nuôi ngày đó, Nhã Ca là dân cùng nghề văn, cũng đã từng đi tù rồi nuôi tù nên quen biết mọi người. Tôi nhớ chuyện kiếp trước, một sáng mùa xuân nào đó thời đầu 1960, khi có dịp ra Huế, tôi đã cùng Thanh Nam lái xe đến gặp Nhã Ca và Từ ở ngôi nhà khu Bến Ngự. Thanh Nam đã ra đi từ lâu. Thái Thủy cũng vậy. Ba tên bạn thân của Sài gòn ngày nào, nay chỉ còn mình tôi. Mới đó đã là 30 năm, từ ngày được chia với Thái Thủy gói mì khi đoàn tù tả tơi từ Gia Trung chuyển trại về Hàm Tân.

Cũng chỉ mới đó thôi, khi Trần Dạ Từ – Nhã Ca ghé thăm từ biệt tôi để ra đi, nay đã là hơn một góc thế kỷ. Bây giờ, trong đám bạn tù nhà văn, Mặc Thu, Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sĩ Tế, Thái Thủy, Thảo Trường đều đã ra đi, chỉ còn lại Trần Dạ Từ và tôi.

Đêm cuối năm, mỗi chớp mắt là thấy lại một người, một thời. Đúng như thơ Tản Đà: Thời gian ngựa chạy… Vù một cái, tôi thấy mình nhận lời chúc xa xôi của Từ cho “Bát Tuần Thượng Thọ”. Tết này, dù không thắp hương cho bạn, nhưng tự trong đáy lòng tôi có hương khói tưởng nhớ đến những người bạn trong tù. Nhận lời Từ hỏi thăm mừng thọ 80 niên, tôi viết bài này để cùng bạn tưởng nhớ.

Ước gì lại có một cái Tết được hội ngộ cùng các bạn tôi dù chỉ trên một chiếc giường tre, nhưng nó không phải là trong trại tù mà là ở một khung trời tự do đầy nắng vàng. Chúng ta đâu cần gì hơn thế.

Sài Gòn một đêm cuối năm
Văn Quang

Tản Mạn về Ăn Tết 316
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tản Mạn về Ăn Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tản Mạn về Ăn Tết   Tản Mạn về Ăn Tết Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tản Mạn về Ăn Tết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến