Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nguyet Nhung sáng nhac VNCH quynh thuoc ngam quang chẳng trong quan ngắn linh Trung Saigon hoang Chung chuyen quốc phải bich chất truyện Nguyen không
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Empty
Bài gửiTiêu đề: Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!   phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeThu Dec 19, 2013 11:09 pm

.


Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!
Tưởng Năng Tiến

phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Tnt-2-content
Khoa Hữu (1938-2012). Phùng Quán (1932–1995).

Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!
(Phùng Quán)

Tương tự như Phùng Quán, tôi cũng có làm thơ; và có vô số lúc (chứ không phải "phút") ngã lòng. Khác với Phùng Quán, thơ của tôi “chưa” được ai tán thưởng; và vào những lúc ngã lòng – có lúc kéo dài đến chục năm – tôi lục lọi mãi thơ mình mà không tìm ra được một câu, dù chỉ một câu thôi, để... vịn!

Vịn câu thơ mà đứng dậy!

Thơ không còn là món trang điểm đua tranh sức chói lọi nơi cung đình. Thơ không còn là món đưa cay trong những cuộc say túy lúy. Thơ không còn là cái áo giáp cho ngươì ta phùng xòe trước đám đông và che dấu những thân thể suy nhược. Thơ không còn là khẩu hiệu cho những cuộc biểu dương lực lượng... Thơ là chiếc nạng vững chắc cho người gìa, là chỗ dựa cho những người thất thế từ đó đứng lên làm lại cuộc đời...

Những giòng chữ in nghiêng mà bạn vừa đọc không phải do tôi viết đâu nha. Đó là lời giới thiệu của ông Nguyễn Mộng Giác về tập Thơ Khoa Hữu, do tạp chí Văn Học xuất bản hồi cuối năm 97. Nếu không nhờ ông Giác, ai mà dè thơ lại có nhiều công dụng dữ dằn (tới) cỡ đó!

Cũng cứ theo y như lời của ông Nguyễn Mộng Giác: "Khoa Hữu là Đỗ Phủ của thời hiện đại, ở một đất nước liên tiếp đau thương suốt nửa thế kỷ nay. Những lời Phùng Quán viết về thơ Đỗ Phủ rất đúng với thơ Khoa Hữu (Thơ ai như thơ ông/ Mỗi chữ đều như róc/ Từ xương thịt cuộc đời/ Từ bi thương phẫn uất)."

Nếu những điều ông Phùng Quán, ông Nguyễn Mộng Giác vừa lớn tiếng nói về thơ đều đúng thì thiệt là kẹt cho tôi, và – không chừng – dám kẹt... luôn cho bạn; nếu như, bạn không biết làm thơ hoặc (cũng như tôi) bạn chỉ chuyên môn làm những câu thơ quặt quẹo, nghĩa là không thể vịn được, dù là chỉ vịn để... ngồi chơi.

Như thế, vào "những phút ngã lòng" những kẻ lạng quạng như tôi và bạn phải làm sao?

Khi kẹt tiền chúng ta đi muợn; lúc kẹt thơ (e) cũng vậy thôi. Tính chất tư hữu của thơ, nhờ Trời, rất mơ hồ và chưa bao giờ được luật pháp thừa nhận một cách đàng hoàng nghiêm chỉnh. Thơ đã làm xong, đã in ra, đã lỡ dại ngâm nga giữa chốn đông người... là kể như rồi. Chuyện tác quyền hay bản quyền vớ vẩn gì đó coi như là chấm hết!

Bạn có thể mượn thơ mà không cần credit, và cũng khỏi mất công điền đơn. Chúng ta cứ khơi khơi mang thơ của quý vị thi sĩ tặng người này, cho người nọ; hoặc mượn thơ của họ để vịn mà đứng dậy khi ngã lòng, ngồi chơi khi rảnh rỗi, tán đào khi cao hứng, và... leo trèo khi hữu sự.

Không bằng luật nhưng theo lệ, bạn cần phải rõ ràng và sòng phẳng khi mượn thơ người khác à nha. Ngoài ra, cẩn trọng cũng là một yếu tố quan trọng khác nữa trong việc lựa thơ để mượn – nhất là khi bạn cần mượn câu thơ để vịn mà đứng dậy, trong những phút ngã lòng; nếu không, bạn sẽ tiếp tục té nữa, sẽ té đau, sẽ nằm lâu, và – không chừng – dám nằm luôn tới... chết (chớ đừng tưởng là tới sáng thôi đâu)!

Xin kể bạn nghe vài câu chuyện nhỏ để minh thị đôi điều tôi vừa ồn ào xác định. Trước hết là chuyện liên quan đến sự đàng hoàng và minh bạch.

Cách đây mấy mươi năm – vào năm 1978, một hôm – có thằng bạn chung tù với tôi vừa cầm tờ báo lên xem đã bực dọc chửi thề:
- Đ.M., sao "mâm" nào cũng có nó hết vậy cà?

Tôi quên tên tờ báo, chỉ nhớ trang đầu có in hình ông Hồ Chí Minh đang điều khiển một dàn nhạc. Chữ "nó" trong câu chửi thề của thằng bạn tôi vừa dùng để ám chỉ ông ta – một lãnh tụ anh minh lỗi lạc, một người quyền biến hùng biện, một nhà văn có tài, một thi sĩ ngoại hạng... Những điều mà thiên hạ đều biết và đều tán tụng. Thằng bạn tôi chợt biết thêm là ông Hồ còn có khả năng điều khiển (nguyên cả) một giàn nhạc giao hưởng nữa. Chuyện này, tự nhiên, khiến nó bị... quê ngang! Thay vì xuýt xoa tán thưởng sự đa dạng của một thiên tài, nó lại thốt ra một câu chửi thề bực dọc y như là đụng phải... thiên tai vậy!

Không bao lâu sau thằng em tự dưng (cái) qua đời – lúc mới ngoài hai mươi, trong một đêm học tập, mắt trợn trừng, máu trào thất khiếu – ngay sau khi nghe quản giáo bình những câu thơ bất hủ của bác Hồ. Từ đó, không ai bảo ai, từ cán bộ đến trại viên, chúng tôi "kiêng" nói đến thơ của Bác.

Vài năm sau – khi đã ra khỏi trại, có dịp tìm đến nhà thằng bạn để báo tin buồn – tôi mới hiểu tại sao bạn mình chết không nhắm mắt. Thân phụ nó là một người tinh thâm Hán Học nên ngay từ khi còn nhỏ thằng em đã được dậy thuộc lòng vô số thơ Tầu. Nó biết là ông Hồ đã mượn nhiều câu thơ của thiên hạ để vịn mà leo trèo, và lỡ quên tên tác giả, thế thôi.

Vài năm sau nữa, tôi lại biết thêm rằng ông Hồ không phải là người anh minh lỗi lạc như đã tự viết sách – làm bộ đề tên người khác – để ca tụng mình. Ổng chỉ sài bạc giả. Ông Hồ gạt được nhiều người, trong nhiều năm, vì ông ta được sự đồng lõa bởi cả một băng đảng chuyên môn làm bạc giả – Đảng Lao Động Việt Nam.

Tôi xin lỗi vừa đi hơi xa vấn đề. Như bất cứ một người Việt bình thường nào khác, khi đề cập tới ông Hồ và cái đảng thổ tả của ông ta, tôi khó giữ bình tĩnh nên đã có nói năng hơi lung tung chút đỉnh. Câu chuyện vừa kể chỉ để nói lên tính chất quan trọng của sự lương thiện trong việc mượn thơ thôi.

Điều cần thiết thứ hai, như đã thưa trước, là sự cẩn trọng. Vì quá mến mộ một thi sĩ, và vì cái tật ba chớp ba nháng, tôi đã lựa lầm câu thơ sau đây để vịn trong những lúc ngã lòng:

Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

Đây thiệt tình là một câu thơ quá đã, đã nhất là đọc hết luôn cả bài, đọc trước mặt năm ba "tráng sĩ," khi rượu sắp cạn chai, vào lúc trời đã gần về sáng.

Sáng thức dậy miệng đắng, môi khô, đầu óc bần thần, váng vất, cơ thể rã ruợi, mệt nhừ... Nắng len vào phòng từ lâu, chiếu một vệt dài vàng xẫm trên thềm. Lại một ngày nữa bắt đầu, thêm một ngày lảng xẹt sắp qua. Vào những lúc chán đời như chưa bao giờ chán thế, và như không thể nào chán hơn được nữa, tôi hay vịn vào câu thơ "ta làm gì cho hết nửa đời sau" để đi chậm chậm đến tủ rượu - hay tủ lạnh (nếu nhà hết rượu) –  tìm bia... uống nữa!

Tôi lại té, tất nhiên. Nhiều năm qua, tôi té hoài theo kiểu đó. Lỗi, chắc chắn, không do tác giả – ông Cao Tần. Lỗi, đương nhiên, ở tôi – kẻ chỉ vì vịn trật có mỗi một câu thơ nên... tha hồ té!

Vẫn cứ theo như lời ông Nguyễn Mộng Giác khi viết tựa cho tập Thơ Khoa Hữu thì thơ "là lời mẹ ru dành cho đứa con ốm đau, là lời cầu kinh cho người sắp từ giã cõi đời..." Nói cách khác, tôi xin "diễn giảng" như sau: thơ khi dùng đúng câu, hợp cách, trúng chỗ, và phải lúc thì công dụng kể như là... hết xẩy!

Bạn vừa nhíu mày, phải không? Bạn có quyền không tin tôi, không tin ông Giác – một người làm thơ dở và một người chưa hề làm được một câu thơ nào, dù dở. Bạn nghi ngờ là phải. Chuyện đó không có gì đáng trách.

Tuy nhiên, bạn sẽ trở nên đáng trách – hoặc đáng chết luôn nữa, không chừng – nếu như vẫn còn bán tin bán nghi vào sự vạn năng của thơ phú, sau khi đã đọc qua câu chuyện sau đây, về một câu thơ: "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi." Chuyện này tôi đã đọc (lóm) được trong cuốn Thư Về Bloomington, Illinois của ông Lê Tất Điều:

Phi tuần khu trục vừa xuất hiện thì cả một bầu trời biến thành biển lửa. Số lượng phòng không không biết là bao nhiêu cây, nhưng dòm hướng nào cũng chỉ thấy lửa và lửa. Trời đã về chiều nên những viên đạn lửa bay vút lên cao càng được thấy rõ ràng hơn. Phi tuần đầu nhào lên nhào xuống mấy lần vẫn không làm câm họng được mấy cây pháo vì phòng không và trời quá xấu. Những đám mây... phản quốc vẫn chình ình khắp nơi. Khó khăn lắm họ mới kiếm được cái lỗ chui xuống, bay giữa những loạt đạn phòng không trùng điệp để tới mục tiêu, bấm rớt bom rồi kéo lên. Còn hai trái cuối cùng, người phi công A-1 'để' vào ngay trên ổ súng chính xác như để bi vào lỗ. Ầm một tiếng vang lên rồi tiếp theo là nhiều tiếng nổ phụ. cha con nó đang đền tội. Xong một cây. Anh Ngọc hướng dẫn phi tuần thứ hai đánh cây thứ nhì.

Phi tuần đang làm ăn thì tôi nghe tiếng gọi:
"Bạch Ưng đây Thanh Trị."
"Nghe năm bạn."
"Báo bạn biết hầm chỉ huy tôi xập rồi. Tôi ra giao thông hào với mấy đứa con."
"Bạn nhớ giữ liên lạc với tôi nghe bạn..."
Không có tiếng trả lời. Tôi hoang mang. "Ra giao thông hào với mấy đứa con", vậy là bi đát lắm rồi.
Anh Ngọc bảo tôi:
"Anh đang bận hướng dẫn khu trục, em qua FM gọi thẳng trung tâm hành quân xin gấp cho anh ít nhất là hai phi tuần nữa lên liền lập tức. Nếu không kịp tụi nó sẽ 'over run' Daksaeng trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

Tôi đổi tần số FM... Tôi gọi máy và có kết quả ngay. Anh Ngọc mừng rú khi được thông báo có một phi tuần F-4 của Hải Quân Mỹ sẽ cất cánh ngay từ hàng không mẫu hạm bay vào làm việc.
Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:
"Bạch Ưng đây Thanh Trị."
"Nghe bạn năm."
"Bạn cho mấy con chim sắt về đánh quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang 'à lát sô' lên."

***

Đang đánh ngon lành thì tôi nghe tiếng gọi từ dưới đất: Bạch Ưng đây Thanh Trị. Giọng nói lúc này không còn vẻ hốt hoảng mà bình tĩnh lạ thường. Anh Ngọc bấm máy:

"Nghe bạn năm. Cho biết tình hình đi bạn."
"Tôi yêu cầu Bạch Ưng đánh bom ngay vào trong đồn"
Cả hai chúng tôi giật nẩy mình, chỉ hy vọng rằng mình nghe... lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới xác nhận lại:
"Bạch Ưng, tôi xác nhận lại tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi."
"Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?"
"Đúng năm. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi."
"Bạn suy nghĩ kỹ chưa?"
Giọng dưới đất lúc này nghe đã có vẻ hết kiên nhẫn:
"Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. 'Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi' mà bạn..."

Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang. "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi."

Chỉ có vậy thôi là đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bom salvo của mấy chiếc Phantom... Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rớt xuống lẫn lộn với những bụi, những sắt để nằm yên trên mặt đất. Cũng trên mặt đất này của quê hương, ở một nơi nào đó, những vợ, những con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu có biết người thân mình vừa anh dũng đền xong nợ nước...

(Đất Khách Trời Quê - Trường Sơn Lê Xuân Nhị)

Mà không phải chỉ có thơ mới vịn được đâu nha. Văn, khi ngã lòng hay đứt ruột, vịn cũng đỡ lắm.

Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu "văn" mà đứng dậy!

phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! 2Q==

Sở dĩ Phùng Quán không viết như thế chỉ vì ổng có lòng đố kỵ với văn xuôi, hoặc chỉ vì chưa có dịp đọc đoạn văn sau đây của ông Võ Phiến:

Và một hôm, cạnh cái khách sạn ở bãi Kapaa trên đảo Kauai tôi thấy một cảnh ấm áp đau lòng. Ở một góc tường bên ngoài khách sạn có bụi chuối nhỏ, dăm sáu cây gì đó. Một bên là tường, một bên là sân cỏ, chia cách bằng một lối đi đúc xi-măng. Người qua kẻ lại rần rần. Thế mà vào khoảng tám giờ tối, đi ngang qua đó tôi chợt để ý đến một đôi cu giữa các gốc chuối. Bước chân có khua động giấc ngủ bất an, có làm chim cựa quậy vu vơ, có lẽ vì thế mà làm tôi chú ý. Ơ kìa, chim sao lại ngủ gốc chuối, ngủ bên lối đi của người ta?

Lát sau, tôi chợt nhớ ra vào một lúc nào đó trong ngày có trông thấy một con cu mất đuôi kiếm ăn giữa sân cỏ. Lần hồi tôi dựng lên một giả thuyết: đó là một con chim cu bị mèo vồ hụt. Nó tàn tật, mất thăng bằng, mất phương hướng, không bay được. Bạn đời không rời bỏ nó trong hoạn nạn, cho nên đêm đêm cả hai kề nhau nép vào gốc chuối sát mặt đất, bất chấp hiểm nguy.

Chim chóc không có thói ái ân lén lút về đêm. Chim ngủ chay. Vậy thì sự cận kề đầy hi sinh mạo hiểm ở đây... không phải vì sinh lý, chỉ cần sự "hiện diện".

Chao ôi, vì một sự hiện diện bên nhau con chim nọ liều mình vì con chim kia. Hai con chim, chỉ còn một cái đuôi. Ngủ nghê như thế, nội đêm nay hay đêm mai một chú mèo tình cờ dạo ngang qua, rất có thể đi đứt luôn cái đuôi nữa. Ấy là may mắn. Không may, dám mất toi cả hai tính mệnh lắm.

Mất đuôi, mất mạng gì cũng được, quí hồ hiện diện bên nhau. Con cu Hạ-uy-di như thế, không thương nó được sao?
(Cái Lạnh Nửa Người - Võ Phiến)

Nếu bạn cũng đang có một cuộc sống lứa đôi hơi lọng cọng, và nếu bạn cũng chỉ vì sự bất ổn cỏn con đó mà phải dựa vào thơ Cao Tần để lê đến tủ rượu cả ngàn lần trong gần mười năm qua - hy vọng - bạn cũng sẽ vịn được vào hình ảnh cảm động của đôi chim cu Hạ Uy Di để mà gượng dậy, như tôi đang lom khom đứng dậy đây.

Tôi cảm ơn ông Võ Phiến biết mấy. Tôi cũng cảm ơn ông Lê Tất Điều vô cùng. Bằng tác phẩm Thư Về Bloomington, Illinois ông ấy đã cho tôi có dịp đọc lóm nhiều đoạn văn "chấn động sâu xa đến tận đáy tâm hồn". Ông ấy cũng chỉ tôi thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên qua Grand Canyon; và sự cao cả thầm lặng của con người qua những chiến binh anh dũng của đồn Dakseang - hay qua những nhân vật bình thường như ông ông Lưu, ông Phan, ông Nguyễn... Tất cả đã giúp tôi nhận ra nỗi bận tâm nhỏ nhen của mình trong nhiều năm qua. Tôi cũng vừa đọc xong tập Thơ Khoa Hữu với cùng tâm trạng ấy. Tâm trạng của một kẻ chợt nhận ra là mình ti tiểu khi cảm được nỗi bất hạnh cùng cực của tha nhân.

(T.N.T) 

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Empty
Bài gửiTiêu đề: Phùng Quán - Vịn vào thơ mà đứng dậy   phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSun Dec 22, 2013 12:34 pm

.

Phùng Quán - Vịn vào thơ mà đứng dậy
Nguyễn Mạnh Trinh


phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! 70070280-81337sm

Phùng Quán, một khuôn mẫu đời trong một xã hội nhiều biến động. Thuở nhỏ, trải qua “Tuổi Thơ Dữ Dội", viết “ Vượt Côn Đảo” Tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, tiếp theo là chuỗi ngày trưởng thành gian nan, mà ông thường tự kể "ba mươi năm, cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Bị cấm viết mà vẫn nặng nghiệp cầm bút, viết bằng hàng chục bút hiệu, viết để mà cố gắng sống còn. Cái đòn thù cơm áo mà Đảng và những tay lãnh đạo văn nghệ tuy độc hại nhưng không làm sờn lòng. Làm thơ, viết văn, như một cách thế trả nợ đời. Và, lúc nào, cũng thẳng lưng:

“Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã”

Những lúc buồn nản, hoặc tâm tư bị nhiều xáo trộn của đời sống, tôi lại nghĩ đến câu thơ Phùng Quán:

"Có những phút ngã lòng.
Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”

Không biết ngôn ngữ thi ca có chất an thần hay không, nhưng lúc ấy, tôi thấy làm thơ hay đọc thơ, đã làm tôi thoải mái khá nhiều. Thơ như một phương thức buông xả, để thấy mọi chuyện trên đời sẽ nhỏ bé biết bao so với cái không gian bao la thăm thẳm của thơ và tâm hồn sẽ nhẹ nhàng triệt tiêu đi cái sức ngàn cân đè nặng. Cứ thử tưởng tượng, con người sẽ bị bào mòn đến rã rời từ thể xác đến tinh thần biết bao nhiêu với nhịp sống quay cuồng ào ào đến chóng mặt hiện nay. Một tuần, bắt đầu một ngày thứ hai rồi chấm dứt một ngày cuối tuần, vụt qua chớp mắt. Thấm thoát mà hơn hai mươi năm ở xứ người, ngoảnh lại chỉ là một thoáng. Thơ, với tôi, là khuôn trời biếc, cho cánh diều bay lên tận trời xanh. Thơ, là cơn gió mát mùa hạ từ ngoài khơi thổi về mang theo hương vị của muối biển và rong rêu xa lạ. Có những khi ngã lòng, có lẽ tôi cũng phải vịn vào những vần lục bát, những câu bảy chữ, tám chữ thật? Bởi, nếu không có thơ, cuộc sống tôi vô vị xiết bao.!..

Yêu thơ, cũng có nhiều người rất yêu, nhưng có khi, chỉ là thái độ của người “cưỡi ngựa thưởng hoa" mà thôi. Yêu thơ, để sống chết với thơ như Phùng Quán khá hiếm. Những câu thơ, viết ra với tâm trạng cực kỳ chân thành với chính mình, không ngờ là mầm mống cho những tai họa khôn nguôi cho một cuộc đời. Tôi nghĩ đến câu nói của Tố Hữu khi nói về đứa cháu của mình “Quán nó dại và tôi cũng dại" lúc bị mất hết quyền hành và nghĩ lại về những việc làm đã qua. Vì thơ, mà Phùng Quán bị biết bao nhiêu đòn thù giáng xuống của một chế độ độc đoán không thích những người có lòng trung thực.

Thực ra, tôi đọc Phùng Quán không nhiều. Tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo" tôi chưa được đọc. Chỉ có vài bài viết trên tạp chí Sông Hương và Cửa Việt, nhưng làm tôi xúc động, như bài viết về Nguyễn Hữu Đang hay kể lại cuộc xông đất đầu năm với Tố Hữu. Cũng như những bài thơ của Nhân Văn Giai Phẩm thuở nào.

Gần đây, tôi đọc “Trăng Hoàng Cung”, một cuốn sách kỳ lạ trong một tâm trạng cũng khá kỳ lạ. Cuốn sách được in ở hải ngoại như một cách thổ lộ tâm sự của người trong nước. Một cuốn sách mỏng nhưng chất chứa nhiều nỗi niềm của một người chịu nhiều dông bão của cuộc sống.

Tôi nghĩ một cách chủ quan, tác giả đã viết với tâm đắc của mình. Ông không để ý đến thể loại. Gọi là tùy bút cũng được, mà thơ văn xuôi cũng không sai. Nhưng rõ rệt một điều, những trang sách đẫm chất thơ và là những cảm nhận khá sâu sắc và chân thành về nghệ thuật. Nhân vật, dù chỉ là thi sĩ và nàng thơ, cũng chỉ là những biểu tượng. Có khi, thi sĩ không phải là Phùng Quán, mà là một khuôn dáng của tổng hợp giữa tưởng tượng và hiện thực. Và có thể không có thực trên cõi đời này. Còn nàng thơ, có phảng phất bóng dáng của một tôn nữ miền sông Hương núi Ngự. Biết đâu, chỉ là biểu tượng của ý nghĩ tạo hình thành.

Phùng Quán là người đã viết những câu thơ, của một thời Nhân Văn Giai Phẩm, với tâm huyết dồn lên đầu ngọn bút:

“yêu ai cứ bảo là yêu
ghét ai cứ bảo là ghét
dù ai ngon ngọt nuông chiều
cũng không nói yêu thành ghét
dù ai cầm dao dọa giết
cũng không nói ghét thành yêu"

Hoặc, với phong cách của một chiến sĩ, như lời khai từ của “Trăng Hoàng Cung":

“Hai mươi mốt tuổi, tôi, người lính chiến bước thẳng vào làng Văn với cuốn tiểu thuyết đầu tay kể chuyện những người vượt ngục thất bại. Ngay sau đó tôi được coi là nhà văn. Nhưng với tôi thơ là tất cả. Thơ là mạng sống là lý lịch đời tôi.. tôi dương thơ như ngày nào ngoài mặt trận dương lưỡi lê đánh giáp lá cà với thói dối trá, đạo đức giả, tệ nạn quan liêu, lãng phí, bòn rút, ăn cắp của công- tuy ngày đó mới manh nha, nhưng tôi đã dự cảm sẽ là hiểm họa to lớn đang rình phục nhân dân tôi”

Thơ ông viết ra, đã phải trả giá đắt cho cuộc sống mình. Ba mươi năm của tuổi trẻ thanh xuân sẽ tươi đẹp xiết bao , nhưng vì án văn tự mà ngược lại thành dẫy đầy những cơn ác mộng. Toàn là vùi dập đầy ải và dồn đến ngõ đường cùng của kiếp sống. Người cầm bút mà bị bắt buộc bẻ bút, sinh kế gia đình bị bao vây khiến có lúc ông đã phẫn nộ thốt lên ông sống được là nhờ văn chui, rượu chịu, cá trộm... Văn chui bởi vì viết ra ký tên thật không chỗ nào dám đăng, phải mượn tên người khác để có chút nhuận bút còm cầm hơi. Rượu chịu, uống để thay cho những cay đắng của cuộc đời, uống dù chẳng đủ tiền mua. Cá trộm, ở những ao hồ chung quanh thành phố Hà Nội, phải luôn luôn coi chừng những con mắt rình mò của các “ông” công an. Sinh kế cùng cực đến thế mà thơ vẫn bay bổng, ăm ắp trong hồn. Thơ như chứa thành lẫm, thành kho, miên man bất tận. Những nguồn suối, cội sông thi ca dường muốn hội tụ về biển mẹ bao la.

Nhưng cũng có lúc, thơ không làm được nữa. Thơ dù lao động khổ nhọc vẫn không thành hình. Thi sĩ phải lên rừng đào mạch thơ giữa thiên nhiên. Sống khổ hạnh, mọi vật dụng giản đơn thô sơ như người tiền sử ông quyết đi tìm lại chính cuộc sống mình. Bên cạnh suối Linh Nham ồn ào tiếng nói của thiên nhiên nhưng vắng bặt âm thanh con người, ông một mình một bóng sống và tìm kiếm. Tự đào một huyệt đá cho mình, nguyện nếu không tìm được thơ sẽ chôn mình ở đó. Trong ba năm, chỉ làm được một bài thơ duy nhất.

“Tôi phải lên rừng
hái lá khổ sâm
tự mình cất lấy ly rượu uống
Ôi rượu khổ sâm đắng lắm!
Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian
Bạn hữu thân thiết ơi!
Xin đừng trách cứ tôi
Sao trong thơ tôi cứ lẫn nhiều vị đắng
Chỉ vì
Tôi vừa ngâm ngợi câu thơ
Vừa cạn chén rượu đời
Cất bằng lá khổ sâm”

Chàng thi sĩ trở về lại xứ Huế để bắt đầu một cuộc tình. Tình yêu có hai mặt. Bên ngoài là vẻ hào nhoáng lãng mạn, nhưng bên trong là nỗi đau thăm thẳm của đời thường. Thực tế là cuộc tình của anh chàng Trương Chi và nàng công chúa Mỵ Nương ngày xưa. Dù chàng thi sĩ làm thơ nhưng cũng không mang cái nét nghệ sĩ để làm nàng xiêu lòng.

Với thi sĩ ,bút đòi mực, mực đòi giấy, giấy đòi thơ, chàng vẫn một mực chân thành với chính ý nghĩ mình:

“với nhiều người giấy không kẻ dòng dễ viết đẹp
nhưng với tôi
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay viết thẳng

Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mỗi dòng chữ viết...

Làm gì có cuộc tình đẹp giữa hai người cách biệt như thế. Dù bao nhiêu ghẻ lạnh, dù bao nhiêu đuổi xua, những bài thơ là chứng từ của cuộc tình đơn phương lãng mạn. Phùng Quán làm thơ như chàng nghệ sĩ đánh cá ngày xưa mượn tiếng hát để ngỏ thật lòng mình. Nhưng rốt cuộc chỉ là ảo ảnh tan loãng vào đáy cốc.Thiên đường chỉ là tưởng tượng. Trăng hoàng cung, như một biểu tượng. Rồi cũng tan loãng hư vô.vầng trăng mà chàng thi sĩ tôn thờ đã bị lấm bẩn.Không còn của riêng chàng, mà đã qua tay nhiều kẻ. Trăng không còn trong huyền thoại và chàng thi sĩ khóc:

“tôi khóc niềm tin yêu nát tan
tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
tôi khóc Trăng Hoàng Cung bị lấm bẩn
tôi khóc không biết lấy gì để gột sạch Trăng”

Tôi nghĩ Phùng Quán không chủ tâm kể một chuyện tình. Mà đó chỉ là một cái cớ. Chẳng lẽ ông viết lại một chuyện tình như Trương Chi – Mỵ Nương sao? Ông muốn ví von gì với những bài thơ viết không phải với dụng ý tỏ tình? Những câu thơ như muốn bầy tỏ một ý hướng nào khác hơn mà thi sĩ muốn bầy tỏ. Không hiểu tôi có nghĩ xa hơn những dòng chữ viết không?

“trên vực thẳm vô cùng của hạnh phúc
Tôi bỗng thấy mình đang đứng quá cheo leo”

Trăng hoàng Cung có những nét đẹp trong sự mâu thuẫn. Những câu thơ rất thực, của một chiến sĩ kiên cường. Nhưng cũng có những điều lãng mạn của một người nghệ sĩ biết yêu, dám yêu và sống chết với yêu. Hình như, Phùng Quán có ý định viết một trường thi thì phải ? Trăng Hoàng Cung có rất nhiều câu thơ tâm đắc của một đời người cầm bút. Biểu tượng vầng trăng của Tử Cấm Thành với người đẹp sông Hương kiêu sa có liên hệ gì với thi ca, với quãng đường nhọc nhằn sáng tạo. Hạnh phúc, có khi là sợi khói mơ hồ, rồi sẽ tan loãng khi nắng mặt trời lên.Hạnh phúc, có lẽ nào chỉ trong mộng ảo và chẳng có ơ đời thường?

Cho nên tôi cũng chẳng bận tâm khi gọi cuốn sách này là thơ, tiểu thuyết hay tùy bút. Ngôn ngữ đâu cần tách bạch như thế.Tôi chỉ biết mình đang lạc lối trong một không gian thời gian đầy ắp chất thơ. Và , những ấn tượng mạnh mẽ nhất vẫn là thái độ chân thực với mình, với người của một nghệ sĩ. Không phải “Trăng Hoàng Cung” chỉ có hai nhân vật thi sĩ và nàng thơ. Mà còn có chúng ta, những nhân vật của trường thi cuộc đời đang chia sẻ nỗi niềm với một người luôn băn khoăn tìm cái đẹp vô cùng miên viễn của nghệ thuật sáng tạo.


phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Ba-phut-su-that-phung-quanphung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Phingquantranghoangthanhphung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! 635296973443007812_khotrithuc-com_tap-tho-phung-quan_pdf
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!   phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitimeSat Jul 01, 2017 3:48 pm

phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Baovetoquoc-danlambao

 
Vịn gì để đứng dậy?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Những lúc khó khăn như thế này, tôi lại nghĩ đến hai câu thơ của Phùng Quán:

Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy

Nhà thơ Phùng Quán đã kết luận như thế khi nhìn lại quãng đời 30 năm ông đã sống trong bóng tối của bạc đãi, đe dọa, sống trong cảnh lưu đày ngay giữa lòng Hà Nội, nơi đó, từ thuở thiếu thời, ông đã từng đổ máu để giữ gìn.

Những phút ngã lòng là lúc nhà thơ phải chọn một trong hai thái độ làm người: chịu đựng sự nguyền rủa, sự rẻ khinh, sự hoài nghi, xa lánh của bạn bè, sự lãng quên của bà con thân thuộc, chịu làm kẻ mất quê hương ngay trên chính quê hương mình, hay cúi đầu khuất phục như Chế Lan Viên, Xuân Diệu... tô son điểm phấn cho một chế độ đã phản bội xương máu đồng bào, phản bội ước mơ của dân tộc.

Nhà thơ Phùng Quán đã vịn câu thơ mà đứng dậy.

Nhưng nhà thơ Phùng Quán là một nhà thơ, trong lúc 90 triệu người Việt còn lại không phải là nhà thơ thì vịn gì để đứng dậy.

Vịn lịch sử mà đứng dậy.

Lịch sử là vũ khí, là hành trang căn bản trong hành trình tranh đấu cho tự do dân chủ, cũng như để xây dựng đất nước sau này. Lịch sử là niềm tin. Niềm tin đó không thể mua bán. Niềm tin đó không thể đổi chác. Niềm tin đó không thể bị bỏ tù.

Tại sao Phạm Hồng Thái phải nhảy xuống sông Châu Giang tự tử?
Tại sao các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... phải tự sát?
Các vị đó sợ hãi?
Không.
Các vị đó chỉ biết căm thù?
Không.
Các vị đó can đảm hơn người?
Không.

Các vị đó tuẫn tiết bởi vì các vị đó đã có một niềm tin quá lớn vào sự trường tồn của dân tộc, niềm tin đó lớn hơn cả mạng sống của chính họ.

Mỗi thế hệ có một nhiệm vụ phải hoàn thành. Nhưng dù không hoàn thành vẫn phải nhường lại con đường cho các thế hệ trẻ tiến lên. Các thế hệ trẻ hôm nay dù muốn hay không muốn cũng phải nhận lãnh trách nhiệm của mình trước lịch sử. Đất nước Việt Nam là của tuổi trẻ. Tương lai Việt Nam có được vinh quang hay phải tiếp tục chịu đựng độc tài, lầm than tủi nhục cũng là từ hành động của tuổi trẻ. Đứng trước giai đoạn đầy bóng tối của đất nước hiện nay, nhiệm vụ của tuổi trẻ đã trở thành một thử thách lớn lao. Để đi hết con đường quá khó khăn trước mắt mỗi người phải tự thắp sáng niềm tin dân tộc trong lòng mình.

Không có một chế độ độc tài nào tồn tại lâu dài. Đó không phải là những lời an ủi mà là sự thật.

Ngày 17 tháng 12, 1989, Nicolae Ceaușescu ra lệnh đàn áp không thương xót vào cuộc biểu tình của dân chúng Romania tại thành phố Timișoara, kết quả hàng ngàn người bị giết, hàng vạn người bị tù. Nhưng chỉ tám ngày sau, chính hai vợ chồng Nicolae Ceaușescu đã đền tội trước lịch sử Romania.

Chế độ CS tại Việt Nam rồi cũng thế. Một chế độ tồn tại bằng nhà tù, sân bắn sẽ phải sụp đổ. Những hành động thô bạo, dã man đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một bà mẹ trẻ, một phụ nữ chỉ có cây bút trong tay, là một cách thú nhận sự run sợ của đảng trước lòng dân đang lớn mạnh.

Chắc chắn một ngày, những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử. Đó là ngày phục hưng của dân tộc Việt Nam. Người Việt yêu nước, đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong giờ phút cùng cực của khổ đau hoạn nạn tại Cây Vông, Phú Khánh ngày 8-12-1975 đã viết những dòng thơ bi tráng và hùng hồn như trang sử:

Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hóa Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
(Thơ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

Một ngày không xa, các em học sinh Việt Nam sẽ có cơ hội đọc lớn bài thơ của ngài trong giờ Việt Văn ở trường học các em, và bên ngoài cửa lớp, những cánh chim họa mi đang cất cao tiếng hót, báo hiệu mùa xuân đang về trên quê hương không còn hận thù, rẻ chia, ngăn cách.

30.06.2017

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! 4

Nicolae Ceaușescu - The fall and death - History channel



By the morning of 22 December, the rebellion had already spread to all major cities across the country. The suspicious death of Vasile Milea, the defense minister (later confirmed as a suicide), was announced by the media. Immediately thereafter, Ceaușescu presided over the CPEx (Political Executive Committee) meeting and assumed the leadership of the army.

Ceaușescu and his wife Elena fled the capital with Emil Bobu and Manea Mănescu and headed, by helicopter, for Ceaușescu's Snagov residence, whence they fled again, this time for Târgoviște. Near Târgoviște they abandoned the helicopter, having been ordered to land by the army, which by that time had restricted flying in Romania's airspace. The Ceaușescus were held by the police while the policemen listened to the radio. They were eventually turned over to the army.

On Christmas Day, 25 December, in a small room the Ceaușescus were tried before a drumhead court-martial convened on orders of the National Salvation Front, Romania's provisional government. They faced charges including illegal gathering of wealth and genocide. Ceaușescu repeatedly denied the court's authority to try him, and asserted he was still legally president of Romania. At the end of the quick show trial the Ceaușescus were found guilty and sentenced to death. A soldier standing guard in the proceedings was ordered to take the Ceaușescus out back one by one and shoot them, but the Ceaușescus demanded to die together. The soldiers agreed to this and began to tie their hands behind their back which the Ceaușescus protested again but were powerless to prevent.

The Ceaușescus were executed by a gathering of soldiers: Captain Ionel Boeru, Sergeant-Major Georghin Octavian and Dorin-Marian Cîrlan, while reportedly hundreds of others also volunteered. The firing squad began shooting as soon as the two were in position against a wall. A TV crew who were to film the execution only managed to catch the end of it as the Ceaușescus lay on the ground shrouded by dust kicked up by the bullets striking the wall and ground. Before his sentence was carried out, Nicolae Ceaușescu sang "The Internationale" while being led up against the wall. After the shooting, the bodies were covered with canvas.

The hasty show trial and the images of the dead Ceaușescus were videotaped and the footage promptly released in numerous western countries two days after the execution. Later that day, it was also shown on Romanian television.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!   phung - Vịn một câu thơ... mà đứng dậy! Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Vịn một câu thơ... mà đứng dậy!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xin hãy đứng lên
»  Đừng Trở Lại Sài Gòn
» Tâm sự không đúng chỗ
» Tháng 7, tháng của những ước mơ.
» Người Việt và tình trạng chia rẽ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến