Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc Nguyen ngắn Trung trong quang chất phung nguyet ngam munro hoang Saigon chuyen VNCH Nhung nhac quan quynh truyện linh Chung không bich thuoc chẳng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

September 2024
MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeWed Dec 04, 2013 4:01 pm


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 001-hc3acnh-chung
Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 1468720_354694488000497_1492264788_n
Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)


Tổng quan

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Pkc3bd-le1bb85
Một buổi lễ ở trường Petrus Ký (trường Lê Hồng Phong ngày nay)

 Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị. Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Ce1baa3nh-gie1bb9d-rc6b0e1bb9bc-he1bb8dc-sinh-te1baa1i-trc6b0e1bb9dng-hie1bb87n-ce1bb95ng-nc3a0y-ne1bab1m-trc3aan-me1bab7t-tie1bb81n-c491c6b0e1bb9dng-n
Cảnh giờ rước học sinh tan trường.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 750thay_co_truong_qgnt
Thầy cô giáo (Giáo sư) thời VNCH

Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu. Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vnch-giao-duc6
Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.

1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.


Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vnch-giao-duc1-1

2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.


Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thốngtốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thếhệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sinh-vic3aan-c491e1baa1i-he1bb8dc-dc6b0e1bba3c-khoa-sc3a0i-gc3b2n-gc3b3i-bc3a1nh-chc6b0ng-c491e1bb83-c491em-gic3bap-c491e1bb93ng-bc3a0o-mie1bb81n-trung-b
Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.

3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.


Mục tiêu giáo dục thời VNCH:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 164-1-c491e1bbabng-khe1baa1c-nhe1bb95
Bích chương của Bộ Y Tế VNCH

1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.

Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vn_vnch_thanhnuconghoa_01
Thanh nữ VNCH

2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.


Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vn_vnch_bieutinh_hoangsa_vnch-bieutinh
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Saigon_university
Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường chiến sĩ)

Giáo dục tiểu học:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Tieu-hoc-vnch
Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.


Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]
Niên học   Số học sinh     Số lớp học
1955        400.865           8.191
1957        717.198            [9]    
1960      1.230.000           [9]    
1963      1.450.679         30.123
1964      1.554.063          [10]    
1970      2.556.000         44.104

Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến He1bb8dc-le1bb9bp-nhe1baa5t-le1bb9bp-nhc3ac-he1bb93i-xc6b0a-h2
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa. ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ. )

Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục. Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Gie1bb9d-sinh-hoe1baa1t-ce1bba7a-toc3a0n-trc6b0e1bb9dng-the1bb9di-be1baa5y-gie1bb9d-mc
Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.

Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 04c-the-hoc-sinh-57-64
Thẻ học sinh trường Võ Trường Toản

Giáo dục trung học:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến He1bb93-nge1bb8dc-ce1baa9n
Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn

Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc). Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)… Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.

Tên gọi năm lớp bậc tiểu học:
trước 1971     sau 1971
lớp năm          lớp một
lớp tư             lớp hai
lớp ba             lớp ba
lớp nhì            lớp tư
lớp nhất          lớp năm

Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp:
lớp đệ thất     lớp sáu
lớp đệ lục       lớp bảy
lớp đệ ngũ     lớp tám
lớp đệ tứ        lớp chín

Tên các lớp trung học đệ nhị cấp:
lớp đệ tam     lớp mười
lớp đệ nhị       lớp 11
lớp đệ nhất     lớp 12

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Me1bb99t-le1bb9bp-the1bbad-nghie1bb87m-hoc3a1-che1baa5t-te1baa1i-trc6b0e1bb9dng-petrus-kc3bd
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký

Trung học đệ nhất cấp:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ce1bb99ng-c491e1bb93ng-que1baadn-8-nc483m-72-73
Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73

Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%. Những học sinhkhông vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần. Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường. Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 02-marie-curie-sc3a2n-trc6b0e1bb9dng
Sân trường Marie Curie

Trung học đệ nhị cấp:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vc3b5-trc6b0e1bb9dng-toe1baa3n-hoc-sinh
Nam sinh Võ Trường Toản

Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.


Số liệu giáo dục bậc trung học[8]
Niên học  Số học sinh   Số lớp học
1955       51.465              890
1960     160.500             [9]    
1963     264.866            4.831
1964     291.965            [10]    
1970     623.000            9.069

Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8. Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Truonggialong-3
Thầy trò trường nữ Gia Long

Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh. Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Ne1bbaf-sinh-lc3aa-vc483n-duye1bb87t
Nữ sinh Lê Văn Duyệt

Trung học tổng hợp:

Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn,kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trunghọc. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị nhữngmôn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp,nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-c491e1bba9c-quang-ce1baa7m-c491c3a0n-trong-me1bb99t-bue1bb95i-sinh-hoe1baa1t-ce1bba7a-nhc3b3m-du-ca-ve1bb9bi-cc3a1c-he1bb8dc-sin
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960

Trung học kỹ thuật:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-nc3b4ng-lc3a2m-me1bba5c-blao-2
Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao

Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ; tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Hie1bb87u-trc6b0e1bb9fng-cao-thanh-c491e1baa3nh-vc3a0-cc3a1c-gic3a1o-trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ke1bbb9-thue1baadt-cao-the1baafng
Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.

Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử

Các trường tư thục và Bồ đề:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Le1bb83-ke1bbb7-nie1bb87m-100-nc483m-thc3a0nh-le1baadp-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-lasan-taberd-17-thc3a1ng-2-nc483m-1974-h08
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974

Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sc3a2n-trc6b0e1bb9dng-bc3a1c-c3a1i-collc3a8ge-fraternitc3a9
Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)

Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả cáctrường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam. Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm. Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Le-collc3a8ge-fraternitc3a9-bac-ai-datant-de-1908-se-situe-4-rue-nguyc3aan-trai-cho-quan
Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.

Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Saigon-17-march-1971-bc3a0-nguye1bb85n-vc483n-thie1bb87u-de1bbb1-le1bb85-khc3a1nh-thc3a0nh-thc6b0-vie1bb87n-trc6b0e1bb9dng-qg-nghc4a9a-te1bbad
Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.

Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không đượchuấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.



(Còn tiếp)

(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến (Tiếp theo)   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeWed Dec 11, 2013 10:07 am


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến (Tiếp theo)

Giáo dục Đại Học:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Viendaihocvanhanh-saigon

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh,hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trong-khuc3b4n-vic3aan-he1bb8dc-vie1bb87n-que1bb91c-gia-hc3a0nh-chc3a1nh-h2
Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh

Số liệu giáo dục bậc đại học
Niên học       Số sinh viên
1960-61       11.708[45]
1962            16.835[10]
1964            20.834[10]
1974-75     166.475[46]

Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Luat-khoa-sai-gon
Đại học Luật khoa Sài Gòn

Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:


Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở). Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến C491e1baa1i-he1bb8dc-sc6b0-phe1baa1m-ke1bbb9-thue1baadt-the1bba7-c491e1bba9c-h3
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.

Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 25-khach_vieng_truong_01
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-sc3a0i-gc3b2n
Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập. Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngànhhọc. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, vàTrường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật Tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện. Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học”cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình việnđại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của QuốcHội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.

Các viện đại học công lập:


Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từnăm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh. Vào thời điểm năm1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.

Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, vàY khoa.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Hc3a0ng-c491e1baa7u-bc3aan-trc3a1i-c3b4ng-nguye1bb85n-c491c483ng-trc3acnh-be1bb99-trc6b0e1bb9fng-be1bb99-qg-gic3a1o-de1bba5c-vie1bb87n-trc6b0e1bb9fng-vi
Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục , Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957
) Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.

Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).

Các viện đại học tư thục

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975  viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-c491c3a0-le1baa1t
Viện Đại học Đà lạt

Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Le1bb85-phc3a1t-be1bab1ng-ce1bbad-nhc3a2n-ce1bba7a-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-ve1baa1n-he1baa1nh-1973
Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973

Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3Tháng Hai), Quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam QuốcTự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng. Viện Đại học Phương Namcó 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thậpniên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Thc6b0-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-ve1baa1n-he1baa1nh-sc3a0i-gc3b2n
Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn

Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quảntrị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.

Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài

Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.

Các học viện và viện nghiên cứu


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Vinpasteur
Viện Pasteur Nha Trang

Học Viện Quốc Gia Hành Chính:Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn. Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.

Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.

Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v. với những chuyên môn đặc biệt.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sa_gon__entr_e_de_l_institut_pasteur
Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.

Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán. Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.

Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-ke1bbb9-sc6b0-cc3b4ng-nghe1bb87-trc6b0e1bb9dng-hc3a0ng-he1baa3i-thue1bb99c-trung-tc3a2m-que1bb91c-gia-ke1bbb9-thue1baadt
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật

Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.

Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc.[74] Qua từng giai đoạn Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-cao-c491e1bab3ng-c491e1bb87n-he1bb8dc
Trường Cao đẳng Điện học

Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức

Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia: Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.

Các trường nghệ thuật:


Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Cc3a1c-gic3a1o-sc6b0-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-c3a2m-nhe1baa1c-vc3a0-ke1bb8bch-nghe1bb87-c491e1bb93ng-te1baa5u-tre1baa7n-thanh-tc3a2m-c491e1bb9dn-k
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế:Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.

Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Bue1bb95i-he1bb8dc-hc3acnh-he1bb8da-te1baa1i-le1bb9bp-de1bbb1-be1bb8b-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-me1bbb9-thue1baadt-sc3a0i-gc3b2n-c491e1baa7
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hìnhvới các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).

Sinh viên du học ngoại quốc:


Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sc3a1ch-gic3a1o-khoa1
Trang trong sách Địa Lý lớp Ba

Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sc3a1ch-c491e1bb8ba-lc3bd-le1bb9bp-3-h1
Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sc3a1ch-c491e1bb8ba-lc3bd-le1bb9bp-3
Trang bìa cuối sách Địa Lý lớp Ba

Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Kohoreader

Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học. [83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.

(còn tiếp)

(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến (Tiếp theo-hết)   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeTue Dec 17, 2013 11:28 am


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến (Tiếp theo)

NHÀ GIÁO
Đào tạo giáo chức:


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Trc6b0e1bb9dng-c491h-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-hue1babf
Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères

Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên. Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt. Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến C491e1bb99i-ngc5a9-gic3a1o-sc6b0-tre1babb-nhie1bb87t-tc3acnh-te1bb91t-nghie1bb87p-c491e1baa1i-he1bb8dc-sc6b0-phe1baa1m-sc3a0i-gc3b2n
Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v…


Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Le1bb85-khai-gie1baa3ng-trc6b0e1bb9dng-c491e1baa1i-he1bb8dc-que1bb91c-gia-vie1bb87t-nam-ngc3a0y-15-thc3a1ng-11-nc483m-1945-khc3b3a-c491e1baa7u-tic3aan-dc6b0
Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đời sống và tinh thần giáo chức:


Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Scan_pic0046
Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Sư Phạm.

THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Tutai1
Chứng chỉ Tú Tài 1

Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Tutai2
Chứng chỉ Tú Tài 2

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu


Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Phan_huy_quat

Ông Phan Huy Quát

Phan Huy Quát: sinh năm 1911, mất năm 1979; Tổng trưởng Giáo dục Quốc gia Việt Nam 1949. Ông mất trong tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa XHCN Việt Nam.
   
Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.
   
Trần Hữu Thế: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
   
Nguyễn Văn Trường: sinh năm 1930 tại Vĩnh Long; giáo sư tại Viện Đại học Huế; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của Viện Đại học Cần Thơ vào năm 1966.
   
Trần Ngọc Ninh: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại Viện Đại học Vạn Hạnh; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.[98]
   
Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, làm Tổng trưởng Giáo dục bị ám sát bằng lựu đạn năm 1969.[100]
   
Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Viện Pasteur Sài Gòn; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ Trần Thiện Khiêm.
   
Ngô Khắc Tĩnh: sinh năm 1922 tại Phan Rang, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; dược sĩ (tốt nghiệp ở Pháp); từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên; từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
   
Đỗ Bá Khê: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Southern California); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người đã thiết lập hệ thống các trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là “cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam”. Ông còn thiết lập Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào năm 1974 dựa theo mô hình của các viện đại học bách khoa ở California (Hoa Kỳ) và làm việc với vai trò viện trưởng sáng lập của viện đại học này.
   
Nguyễn Thanh Liêm: sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Iowa State, Hoa Kỳ); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời  Đệ nhị Cộng hòa.
   
Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Trình

ĐÁNH GIÁ

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Hocba1950
Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950

Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:

“Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét )

Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) vàPhạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]

Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt,[105] nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…“[106]

Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.“[107]

(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)

Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)


Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Bue1bb95i-sc3a1ng-sai-gon2
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT – TƯỞNG NHỚ THẦY PHẠM BIỂU TÂM   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeFri Jan 03, 2014 3:12 pm


TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT – TƯỞNG NHỚ THẦY PHẠM BIỂU TÂM

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Hinh1_GsPHAMBIEUTAM1963-content
Gs Phạm Biểu Tâm nói chuyện với SVYK trong một giảng đường 28 Trần Quý Cáp, Sàigòn sau vụ Thầy bị bắt trước biến cố 1963. [nguồn: Life Magazine]

Bài viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)

Chỉ còn 2 ngày nữa là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của giáo sư Phạm Biểu Tâm [13/12/1913]. Hôm nay ngày 11 tháng 12, 2013 là ngày giỗ của Thầy, vậy mà cũng đã 14 năm rồi [11/12/1999], và khi thầy Tâm mất, gặp Cô để phân ưu, thì được Cô nhắc là anh Vinh có thể có một bài viết về Thầy. Vậy mà chưa làm được điều ấy thì Cô nay cũng đã mất.

Tiểu sử giáo sư Phạm Biểu Tâm đã được bạn đồng môn Hà Ngọc Thuần từ Úc Châu tường trình khá đầy đủ – tưởng cũng nên ghi lại là anh Hà Ngọc Thuần đã cùng với anh Nghiêm Sĩ Tuấn từng là hai cây bút chủ lực của báo Y khoa Tình Thương, cùng biên soạn một công trình giá trị “Lịch Sử Y Khoa” với bút hiệu chung Hà Hợp Nghiêm, đăng từng kỳ trên Tình Thương cho tới khi báo đình bản 1967.

Bài viết này chỉ là hồi tưởng, ghi lại những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm – không phải từ trong các giảng đường hay bệnh viện mà là với một thầy Tâm ngoài đời thường. Trong suốt học trình y khoa, tôi chưa từng được là môn sinh gần gũi của Thầy nhưng lại cảm thấy rất thân thiết với Thầy trong các năm học và cả những năm đã rời xa trường Y khoa về sau này. Chỉ đảm nhiệm chức vụ Khoa trưởng 12 năm (1955-1967), nhưng dấu ấn ảnh hưởng của thầy Tâm trên các thế hệ môn sinh thì lâu dài hơn nhiều, kể cả những người chưa được học hay không biết mặt Thầy.

Rất khác với vẻ uy nghi cao lớn của Gs Trần Quang Đệ, cũng là một nhà phẫu thuật lừng danh khác của Việt Nam, cùng trúng tuyển kỳ thi Thạc sĩ Y khoa tại Paris năm 1948, thầy Tâm có dáng nhỏ nhắn của một thư sinh, vẻ nhanh nhẹn của một tráng sinh, nét mặt thầy không đẹp nhưng ngời thông minh và có thể lột tả – theo ngôn từ của bạn đồng môn Đường Thiện Đồng thì “thầy có những nét của một quý tướng.”

Trước khi bước vào trường Y khoa, đã được biết tiếng về tài năng và đức độ của Gs Phạm Biểu Tâm, được nghe nhiều giai thoại về Thầy ngoài đời thường. Thầy là một trong những tráng sinh đầu tiên của ngành Hướng đạo Việt Nam từ những năm 1930 như biểu tượng của một thế hệ dấn thân. Tuy không là cầu thủ nhưng Thầy lại rất hâm mộ môn bóng đá; bạn bè trong Đại học xá Minh Mạng kể lại, Thầy thường có mặt nơi khán đài bình dân trong sân banh Tao Đàn, như mọi người Thầy cũng tung nón hò hét sôi nổi để ủng hộ cho đội banh nhà.

Đến khi được gặp, thì thấy thầy Tâm là một con người rất giản dị, tạo ngay được cảm giác gần gũi và tin cậy với người đối diện nhưng vẫn luôn có đó một khoảng cách dành cho sự kính trọng. Kỷ niệm của người viết với thầy Tâm như là những khúc phim đứt đoạn.

Khi tờ báo Sinh viên Y khoa Tình Thương ra đời cuối 1963, ở cương vị khoa trưởng, giáo sư Phạm Biểu Tâm tỏ ra tâm đắc với manchette của tờ báo mang tên “Tình Thương” mà Thầy cho rằng ý nghĩa rất phù hợp với chức năng của những người Áo Trắng và Thầy có viết một bài éditorial trên Tình Thương để giới thiệu tờ báo. Không nhiều biểu lộ nhưng chúng tôi hiểu rằng báo Tình Thương luôn luôn được hỗ trợ tinh thần của Gs Khoa Trưởng. Tình Thương không chỉ là tờ báo của những cây bút sinh viên mà khá thường xuyên còn có bài viết của các giáo sư y khoa như Trần Ngọc Ninh, Trần Văn Bảng, Nguyễn Đình Cát, Ngô Gia Hy và Vũ Thị Thoa…

Từ 1963 tới 1967 là một giai đoạn cực kỳ xáo trộn ở Miền Nam với liên tiếp những cuộc biểu tình xuống đường và bãi khóa của sinh viên mà phân khoa đầu não là Y khoa, lúc ấy vẫn còn tọa lạc nơi ngôi trường cũ 28 Trần Quý Cáp, Sài gòn. Ở cương vị Khoa trưởng lúc đó thật khó khăn: thầy Tâm vừa phải duy trì sinh hoạt bình thường trong giảng đường và các bệnh viện mà vẫn tôn trọng tinh thần “tự trị đại học.” Thầy luôn luôn bao dung chấp nhận đối thoại và cũng do lòng kính trọng Thầy, các nhóm sinh viên y khoa tranh đấu lúc đó đã hành xử có trách nhiệm, trừ số rất ít cộng sản nằm vùng thì manh động theo chỉ thị của Thành ủy. Tình trạng thăng trầm của trường Y khoa trong cơn lốc chính trị với cả đổ máu ám sát tiếp tục kéo dài cho tới tháng Tư 1975.

Sinh viên Y khoa tới ngày tốt nghiệp ra trường, dân y hay quân y thì đều phục vụ trong quân đội, với các binh chủng chọn lựa hay được chỉ định. Là những bác sĩ trong thời chiến nên trước sau đã có một số đồng nghiệp hy sinh như các anh Đoàn Mạnh Hoạch, Trương Bá Hân, Đỗ Vinh, Trần Ngọc Minh, Phạm Bá Lương, Nguyễn Văn Nhứt, Trần Thái, Lê Hữu Sanh, Nghiêm Sĩ Tuấn, Phạm Đình Bách… chưa kể một số bị chết trong các trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc, hay trên đường vượt biển sau này.

Riêng những người chết hay mất tích khi vượt trại tù, ít nhất có hai bạn mà tôi quen biết: bác sĩ Nguyễn Hữu Ân Nha Kỹ Thuật cũng là dân Đại học xá Minh Mạng, cùng với bác sĩ Vũ Văn Quynh binh chủng Nhảy Dù là anh ruột của bác sĩ Vũ Văn Dzi hiện ở Oklahoma.

Rất riêng tư, tôi không thể không nhắc tới một Trần Ngọc Minh, anh sống khá trầm lặng những năm sinh viên trong Đại học xá Minh Mạng, không những cùng dãy 7 mà còn ở ngay cạnh phòng tôi trong nhiều năm. Ra trường anh là một y sĩ Thủy quân Lục chiến, anh đã hy sinh trong một trận đánh khốc liệt tại thung lũng Việt An, tỉnh Quảng Tín 1965. Ít năm sau đó, một quân y viện mới trên đường Nguyễn Tri Phương ngay cạnh Trường Quân Y được khánh thành và mang tên anh.

Xúc động nhất là cái chết của Nghiêm Sĩ Tuấn, mà tôi được sinh hoạt gần gũi với anh trong tòa soạn báo sinh viên Tình Thương. Ra trường, sự kiện Nghiêm Sĩ Tuấn chọn binh chủng Nhảy Dù, theo người bạn thân của anh là Đặng Vũ Vương, nhận định đó là một chọn lựa “thử thách cá nhân”. Anh đã hơn một lần bị thương sau đó vẫn tình nguyện trở lại trận địa và đã hy sinh trên chiến trường Khe Sanh 1968 khi anh đang cấp cứu một đồng đội…

Do mối quan tâm tới các sắc dân Thượng từ thời làm báo sinh viên, ra trường tôi chọn phục vụ ở một đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt với địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng Cao nguyên; cũng trong khoảng thời gian này tôi có thêm chất liệu sống để hoàn tất tác phẩm Vòng Đai Xanh. Mỗi khi có dịp về Sài Gòn, tôi đều tìm cách đến thăm thầy Phạm Biểu Tâm. Trường Y khoa thì nay đã di chuyển sang một cơ sở mới có tên là Trung Tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Chợ Lớn. Cũng để thấy rằng, tuy ở Sài Gòn nhưng Thầy luôn theo dõi và biết khá rõ cuộc sống quân ngũ của những học trò của Thầy ra sao.

Sau 1975, trừ một số ít đã được di tản trước đó, số bác sĩ còn ở lại trước sau đều bị tập trung vào các trại tù cải tạo. Từng hoàn cảnh cá nhân tuy có khác nhau nhưng tất cả hầu như đồng một cảnh ngộ: bị giam giữ trong đói khát, với lao động khổ sai và học tập tẩy não. Những bao gạo in nhãn “Đại Mễ” đầy mối mọt viện trợ của Trung Quốc được đưa vào nuôi tù cải tạo trong giai đoạn này. Không khác với các trang sách viết của Solzhenitsyn về Gulag Archipelago nhưng là Made in Vietnam, tinh vi hơn với phần học thêm được cái ác từ Trung Quốc.

Cũng thật trớ trêu, trại giam đầu tiên của tôi lại là Suối Máu, nơi từng là trung tâm huấn luyện của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, một đơn vị mà tôi đã từng phục vụ. Như một chính sách dập khuôn, không giam giữ lâu ở một nơi, cứ sau một thời gian, các tù nhân lại bị tách ra, di chuyển đi các trại khác. Từ Suối Máu, tôi lần lượt trải qua các trại Trảng Lớn Tây Ninh, Đồng Ban và trại cuối cùng là Phước Long Bù Gia Mập. Một số khác thì bị đưa ta Bắc, sau này được biết là điều kiện tù đày khắc nghiệt hơn rất nhiều.

Ra tù ba năm sau, trở về một Sài Gòn đã thật sự hoàn toàn đổi khác. Ngôi trường cũ 28 Trần Qúy Cáp góc đường Lê Quý Đôn rợp bóng cây xanh thì nay biến thành khu triển lãm “Tội ác Mỹ Ngụy”, không phải chỉ có trưng bày vũ khí súng đạn giết người, chuồng cọp với đủ dụng cụ tra tấn mà còn có cả sách báo nọc độc tàn dư văn hóa của “chủ nghĩa thực dân mới” trong đó cuốn Vòng Đai Xanh.

Một hôm, tình cờ thấy Thầy Tâm đang đi bộ dảo bước trên khúc đường Trương Minh Giảng gần Tòa Tổng Giám Mục nơi góc đường Phan Đình Phùng. Dừng chiếc xe đạp cũ kỹ bên lề đường, tôi chạy tới chào Thầy. Thầy trò gặp nhau không nói gì nhiều nhưng tôi thì đọc được những xúc cảm trong ánh mắt của Thầy. Rất ngắn ngủi khi chia tay Thầy chỉ nhắc tôi hai điều: Vinh nên đi chụp một hình phổi và ra ngoài rồi cũng ráng ăn thêm một chút thịt. Đôi điều dặn dò ấy chứng tỏ Thầy Tâm biết rất rõ cảnh sống của các học trò Thầy trong trại tù cải tạo.

Khoảng cuối năm 1980, mấy ngày trước Tết thầy trò còn ở lại có buổi họp mặt tất niên, bao gồm nhiều khóa, đông nhất là Y Khoa 68. Có được hai giáo sư Hoàng Tiến Bảo và Phạm Biểu Tâm tới dự. Tâm trạng của mọi người ngổn ngang lúc đó nên “vui là vui gượng kẻo mà”. Thầy Tâm thì không uống rượu nhưng lại có mang rượu tới để chung vui. Thầy giơ cao chai rượu trước mặt các học trò và nói đại ý: “Lần này thì các anh thực sự yên tâm, đây không phải là rượu giả vì là chai rượu lễ của một Cha mới biếu tôi.” Trước sau, Thầy Tâm vẫn có một lối nói chuyện gián tiếp với “ngôn tại ý ngoại” như vậy. Không ai là không hiểu ý Thầy, muốn nói về một “thời kỳ giả dối”mà cả Miền Nam đang phải trải qua.

Sau biến cố 1975, thầy Tâm vẫn có được sự kính trọng và vị nể của chế-độ mới, vì đức độ tài-năng và nhân-cách đặc-biệt của Thầy. Thầy thì cứ như một nhà nông biết là thời tiết không thuận lợi, nhưng vẫn cứ cắm cúi vun xới thửa đất để cấy trồng. Trước sau, chưa bao giờ Thầy có phòng mạch tư, cuộc sống của Thầy rất thanh bạch. Hàng ngày toàn thời gian Thầy tới nhà thương Bình Dân khám bệnh, mổ xẻ và hết lòng chăm sóc người bệnh cùng với công việc giảng dậy cho các thế hệ môn sinh. Chế độ mới cần tới uy tín Thầy nhưng họ vẫn không bao giờ tin nơi Thầy. Bằng cớ là nhà của thầy Tâm ít nhất đã hai lần bị công an thành phố xông vào lục xét. Và cứ sau một lần như vậy, không phát hiện được gì thì Thành Ủy đã lại đứng ra xin lỗi coi đó chỉ là hành động sai trái của thuộc cấp. Sự giải thích ấy thật ra là hai bản mặt của chế độ.

Tới năm 1984, đã ngoài tuổi 70, sau hơn 40 năm cầm dao mổ, sống tận tụy với người bệnh và các thế hệ môn sinh, thầy Tâm đột ngột phải nghỉ hưu vì một cơn tai biến mạch máu não. Năm ấy tôi cũng đã qua Mỹ, đoàn tụ với gia đình xa cách đã 8 năm. Vừa chữa bệnh phổi vừa chuẩn bị đi học lại. Như truyền thống tốt đẹp của gia đình y khoa, các bạn bè qua trước đã đem tới cho tôi những thùng sách và cả textbooks; các bạn ấy đều đã đậu các kỳ thi, có người trước đó 3-4 năm nhưng vẫn chờ để được nhận vào chương trình nội trú trước khi có thể lấy lại bằng hành nghề.

Tôi đã phạm một lầm lẫn lúc đó, vội vàng học rồi thi FLEX/ ECFMG tuy đậu nhưng với số điểm thấp, có nghĩa là vào giai đoạn “đóng cửa” ấy rất ít hy vọng được nhận vào bất cứ một chương trình thực tập bệnh viện nào. Con đường trở lại y nghiệp xa vời vợi. Một giáo sư UCLA giới thiệu tôi vào chương trình MPH/ Master of Public Health, đây có thể là một cánh cửa khác, với cấp bằng Y Tế Công Cộng, tôi hy vọng có thể làm việc với WHO / Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc tại các nước vùng Đông Nam Á hoặc Phi Châu.

Cũng lúc đó tôi được gặp giáo sư Hoàng Tiến Bảo và luôn luôn được thầy Bảo khuyến khích. Thầy Bảo thì sáng nào cũng từ nhà đi xe bus tới nhà thờ dự lễ trước khi tới USC. Mỗi ngày hai thầy trò đều đặn vào Norris Medical Library ngồi học, chờ ngày thi lại; cùng với Thầy đi làm clinical fellow không lương ở Department of Medicine / Hypertension Service với các Gs DeQuattro, Gs Barndt– không gì hơn để có được letters of recommendation của các giáo sư Mỹ, đồng thời làm quen thêm với môi trường bệnh viện bên này. Cho dù trước 1975 thầy Bảo cũng đã du học về Orthopaedics ở Mỹ và tôi thì cũng đã có một thời gian tu nghiệp về Rehab ở San Francisco.

Hệ thống y khoa Mỹ lạnh lùng và tàn nhẫn với bất cứ một bác sĩ ngoại quốc nào tới Mỹ theo diện di dân muốn hành nghề trở lại, cách đối xử khác xa với thành phần du học nếu sau đó trở về nước. Nhưng cũng có một nhận định khác cho rằng đó là sự tuyển chọn rất công bằng chỉ có ở nước Mỹ. Không là ngoại lệ, cả hai thầy trò phải đi lại từ bước đầu; trong khi đó ai cũng biết Thầy Bảo xứng đáng ở cương vị một giáo sư chỉnh trực giỏi của một trường y khoa. Sau này, có thời gian làm việc tại các bệnh viện New York, tôi cũng đã chứng kiến hoàn cảnh vị giáo sư ObGyn đáng kính người Ba Lan phải đi làm EKG technician, rồi một bác sĩ giải phẫu người Nga thì làm công việc của một respiratory therapist. Họ là thế hệ thứ nhất tới Mỹ với tuổi tác không thể đi lại từ đầu nên chấp nhận hy sinh lót đường cho thế hệ thứ hai vươn lên.

Thầy Bảo thì chỉ chú tâm lo cho học trò nhiều hơn là cho chính Thầy. Thầy đã từng đích thân đi xe bus tới nhà khuyên một học trò của Thầy nên tiếp tục học thay vì bỏ cuộc. Cho dù sắp tới ngày thi cử, thầy Bảo cũng vẫn dẫn một phái đoàn lên Sacramento tranh đấu cho các học trò của Thầy ra trường sau 1975 được công nhận là tương đương và quyền trở lại y nghiệp.

Rồi cũng là một kết thúc có hậu. Thầy Bảo thi đậu dễ dàng rồi hoàn tất năm nội trú và có bằng hành nghề trở lại ở California. Riêng tôi thì phải khá vất vả thi lại hai ngày FMGEMS với score phải khá hơn trên 80 để có thể được các chương trình Residency nhận đơn và cho phỏng vấn. Vào tháng Ba 1988 qua ngả National Resident Matching Program/ NRMP, tôi được nhận vào một chương trình nội khoa của các bệnh viện Đại học ở New York. Cũng thầy Bảo là người đầu tiên chia vui với tin tưởng là học trò của Thầy cũng sẽ qua được chặng đường 3 năm trước mặt. Thầy Hoàng Tiến Bảo thì nay cũng đã mất (20/ 01/ 2008), tôi và cả rất nhiều học trò khác không bao giờ quên ơn và nhớ mãi tấm gương sáng với tấm lòng quảng đại và đầy nhân hậu của Thầy.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Hinh2_GsPHAMBIEUTAM1990-content
Giáo sư Phạm Biểu Tâm và môn sinh Ngô Thế Vinh tại nhà riêng của Thầy, thành phố Tustin, Santa Ana 1990. [photo by Đường Thiện Đồng]

Trở lại làm nội trú muộn màng ở cái tuổi 47, từ New York qua bạn Đường Thiện Đồng, tôi được tin thầy Phạm Biểu Tâm mới được cùng gia đình đoàn tụ và sống với các con ở Mỹ 1989 – cũng đã 5 năm kể từ ngày Thầy bị tai biến mạch máu não. Có được địa chỉ của Thầy ở Santa Ana, California, tôi viết thơ thăm thầy Tâm và được Thầy hồi âm bằng lá thư viết tay. Nét chữ của Thầy còn rất đẹp. Tôi nhớ là thầy Tâm thuận tay phải và đoán chừng Thầy chỉ bị liệt nửa người bên trái.

[1] Santa Ana, 25-8-1989. Anh Vinh, tôi đã nhận được thiếp bưu điện anh gửi thăm tôi và gia đình. Thấy lại nét chữ lại nhớ lại hình ảnh của anh từ lúc anh còn ở Saigon. Sau này tôi có dịp trở lại chỗ anh làm việc cũ mà anh không ngờ, đó là Trung tâm Chỉnh Hình ở Bà Huyện Thanh Quan và Hiền Vương vì lúc ấy tôi đã sang giai đoạn vật lý trị liệu đều đều vì bệnh mới của tôi. Các cô tập cho tôi ở đây hỏi tôi có biết BS Vinh không? Tôi đã giả lời “Biết lắm chứ!” Rồi tôi nhớ lại tập sách anh viết và gởi cho xem lúc anh còn ở trong quân đội một thời gian…

Khoảng 1971-72 tôi có cơ duyên được đi học về Rehabilitation Medicine ở Letterman General Hospital, Presidio San Francisco, nên sau này với chuyên môn ấy, tôi có một thời gian giảng dạy và làm việc ở Trung tâm Y khoa Phục Hồi, 70 Bà Huyện Thanh Quan Sài Gòn. Một số các cô chuyên viên Vật Lý Trị Liệu được tôi đào tạo trong các khóa học này. Và thật không thể ngờ, ở một tình huống quá đặc biệt, trong nghiệp vụ thường nhật, các cô học trò cũ ấy lại được vinh dự chăm sóc một vị danh sư và cũng chính là bậc thầy của “thầy dậy các cô”.

Hình như Gs Phạm Biểu Tâm và Gs Nguyễn Hữu đã sang thăm đất nước Mỹ rất sớm. Khi nhận được một Postcard tôi gửi từ New York, thầy Tâm viết: “Anh Vinh làm tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi đã đặt chân xuống thành phố New York năm 1951 cách đây non một nửa thế kỷ rồi! Lúc ấy còn là thời kỳ đi xem Empire State Building và Rockefeller Center là lúc thấy cái nào cũng ngẩng cổ lên mà đếm từng lầu. Cũng chả đếm hết được, rồi cảm giác đi “Ascenseur Tàu Suốt” một mạch được luôn mấy từng. Bây giờ đỡ thèm đi trở lại nhiều – thời nào cũng có cái thú của thời ấy.”

Qua một năm nội trú, từ New York với mùa đông giá lạnh ngập tuyết bước sang mùa hè nóng ẩm quá độ, nay tôi mới lại có dịp trở về vùng California nắng ấm để thăm thầy Tâm. Trong cảnh tha hương, cảm động và mừng tủi biết bao nhiêu khi được gặp lại Thầy, trên một lục địa mới ở một nơi xa quê nhà hơn nửa vòng trái đất. Được cầm bàn tay ấm áp và mềm mại của thầy Tâm trong bàn tay mình, rồi như từ trong tiềm thức của một hướng đạo sinh ngày nào, tôi xiết nhẹ bàn tay trái của Thầy và chỉ có thể nói với Thầy một câu thật bâng khuâng“…đôi bàn tay này Thầy đã cứu sống biết nhiêu người.” “Có gì đâu Vinh.” Thầy xúc động và nghẹn ngào nói thêm một câu gì đó mà tôi không nghe rõ. Tôi hiểu rằng sau tai biến mạch máu não, người bệnh đều ít nhiều trải qua những biến đổi sâu xa về mọi phương diện ngoài thương tật thể chất, còn có những thay đổi về xúc động tình cảm và tâm lý. Và tôi nhận thấy được sự thay đổi nơi Thầy, từ một con người rất trầm tĩnh nay trở thành dễ bị xúc động về sau này.

Thầy Tâm còn rất minh mẫn, trí nhớ hầu như nguyên vẹn khi Thầy nhắc về những ngày ở bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội cho tới bệnh viện Bình Dân và trường Y Nha Dược ở Sài Gòn. Hồi ức ấy nếu được ghi lại, đây sẽ là những trang tài liệu vô giá nếu không muốn nói là độc nhất vô nhị cho bộ sách Lịch sử Trường Y Khoa.

Tôi mạn phép đề nghị đem tới Thầy một tape recorder thật gọn nhẹ để được Thầy đọc và ghi âm về những điều Thầy còn nhớ về Trường Y Khoa và sau đó tôi hứa sẽ làm công việc transcript. Nhưng tôi được thầy Tâm trấn an ngay: “Vinh đừng lo, công việc ấy đã có anh Nguyễn Đức Nguyên đảm trách và anh ấy sẽ làm chu đáo.” Tôi cảm thấy yên tâm vì được biết anh Nguyên trước đó cũng đã hoàn tất bộ sách rất công phu: Bibliographie des Thèses de Médecine [Tome I: Hanoi 1935-1954, Saigon 1947-1970; Tome II: Saigon 1971-1972, Hue 1967-19720].

Khi tôi trở lại New York, Thầy còn viết thư để tôi có thể liên lạc với anh Nguyễn Đức Nguyên, lúc ấy anh đang sống ở bang Maryland.

[2] Santa Ana 12-8-1990. Anh Vinh, cảm ơn anh đã dành thì giờ và tìm đến thăm tôi và cũng để cho tôi thăm lại anh. Trước hết xin phép trả nợ đã. Chép cho anh địa chỉ anh Nguyên như sau:

N. D. NGUYÊN c/o Kathy Nguyên
11616 Stewart Lane Apt # 302
Silver Spring, MD 20904

Thế là khỏi quên. Mong anh sẽ gặp lại được người làm đúng cái anh mong. Vì anh ấy đã có ý định rồi, anh cũng sẽ yên tâm. Thân ái chào anh, Phạm Biểu Tâm.

Giã từ New York sau 3 năm “cải tạo tự nguyện” – đây là ngôn từ của Vũ Văn Dzi, hành nghề ở Oklahoma VA là bạn đồng môn đã qua Mỹ trước từ 1979. Tôi trở về California năm 1991, làm việc trong một bệnh viện VA ở Long Beach mà bệnh nhân thì đa số là các cựu chiến binh Mỹ trở về từ Việt Nam. Thời gian này, tôi vẫn giữ liên lạc khá thường xuyên với anh Nguyễn Đức Nguyên, được theo dõi từng bước về công trình của anh Nguyên.

[3] Silver Spring, Feb 11, 1994. Anh Vinh thân mến, Anh có nhắc “Lịch sử Trường Y khoa Hà Nội – Sài Gòn” ở trang đề tựa khiến tôi thích thú bội phần; tôi vẫn nhớ anh khuyến khích tôi viết tập sách này từ lâu. Có thể nói phần đầu tới 1945 coi là xong rồi; phần Trường Y về ta tới 1954 và đến khi vào Sài Gòn cho tới khi có Hoa Kỳ giúp chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ giáo dục – nhất là giáo dục y khoa – thì còn thiếu một số tài liệu cần thiết: tôi đã nhờ một cô Mỹ trước làm với USOM Sài Gòn kiếm dùm; tôi cũng viết thư cho mấy người bác sĩ Hoa Kỳ trước kia cộng tác với Chương trình Trung tâm Y khoa để mượn tài liệu và hình ảnh. Archives của State Department rộng mênh mông, phải có chuyên viên mới tìm được. Sau khi AMA ký contract năm 1966-67 thì đã có cuốn sách “Saigon Medical School: An Experiment in International Medical Education” của các ông Ruhe, Singer & Hoover viết khá đầy đủ, chắc anh đã đọc rồi chứ? Sở dĩ lâu là vì chờ tài liệu và hình ảnh để bổ túc và cho sách thêm phần hấp dẫn; nếu chỉ có chữ không thì ít người muốn đọc…

Trong một thư khác anh Nguyên viết:

[4] Silver Spring, Dec 28, 1995. Cảm ơn anh đã hỏi thăm về tập Lịch sử Trường Y. Tài liệu thu thập đầy đủ cho phần đầu (Hà Nội – 1954). Còn phần thứ hai (Sài Gòn – 1975) đang tìm thêm ở Bộ Ngoại Giao / State Department cho đủ viết từ thời kỳ có viện trợ Mỹ. Tiện đây tôi muốn hỏi anh về việc liên quan tới xuất bản sách ở bên này: nhà xuất bản lo từ đầu tới cuối và mình sẽ hưởng tác quyền như thế nào? Nếu mình trình bày bằng “computer” và chỉ cần đưa in thì họ sẽ tính thế nào? Tôi dự tính sang chơi California trước Tết ta, nếu đi được sẽ tin để anh biết và có thể hẹn gặp nhau ở đâu nói chuyện dài về sách vở. Thân, Nguyễn Đức Nguyên

Khi được anh Nguyên hỏi về việc xuất bản sách ở hải ngoại, tôi lạc quan nghĩ rằng tác phẩm “Lịch sử Trường Y khoa Hà Nội – Sài Gòn” của anh đã bước vào giai đoạn hoàn tất. Anh Nguyên thì cầu toàn, muốn có một tác phẩm thật ưng ý mới cho ra mắt. Riêng tôi thì lại có mối quan tâm khác anh. Bởi vì anh Nguyên cũng đã bước qua khá xa tuổi “cổ lai hy” và điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi nhớ đã có lần bày tỏ với anh Nguyên là chờ một tác phẩm toàn hảo thì không biết đến bao giờ và đề nghị với anh cứ cho xuất bản những gì anh đã hoàn tất, sau đó anh vẫn có thời gian và cơ hội để hoàn chỉnh.

Nhưng rồi rất tiếc là sau đó tôi mất liên lạc với anh Nguyễn Đức Nguyên, anh đã đổi địa chỉ, số phone và cả email. Được biết Anh Nguyên cũng gần tuổi với Gs Trần Ngọc Ninh, năm nay 2013 anh cũng bước vào tuổi thượng thọ 90 rồi. Tôi cầu mong công trình của anh sẽ không bị thất lạc, rồi ra tác phẩm sẽ được ra mắt như sự tin cậy và mong đợi của giáo sư Phạm Biểu Tâm từ mấy thập niên của thế kỷ trước.

Ngày 13 tháng 12 năm 2013, nhân 100 năm ngày sinh của giáo sư Phạm Biểu Tâm 1913-2013, các thế hệ sau nhìn lại để thấy rằng thầy Tâm là người đã dày công xây dựng một trường Đại học Y khoa có truyền thống, cùng với một ban giảng huấn đầy khả năng và thành phần sinh viên được tuyển chọn công bằng và nghiêm khắc, dù trong chiến tranh, ngôi trường ấy vẫn có tiềm lực vươn tới một Trung tâm Y Khoa hiện đại với đẳng cấp thế giới/world-class; vậy mà từ sau 1975 cả một nền tảng tốt đẹp ấy đã bị chế độ cộng sản hoàn toàn làm cho băng hoại.

Nhớ lại khoảng thời gian được gần gũi với thầy Tâm, với tôi Thầy như một biểu tượng sống động cho lời thề Hippocrates, luôn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ y khoa, không chỉ về tài năng chuyên môn mà cả về đạo đức nghề nghiệp; Thầy vẫn cứ mãi mãi là hình ảnh “sẵn sàng dấn thân” của một Tráng Sinh Bạch Mã Lên Đường.

NGÔ THẾ VINH/THEO DIỄN ĐÀN THẾ KỶ

Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Học Luật tại Đại Học Luật Khoa thời Việt Nam Cộng Hoà   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSun Jan 19, 2014 8:45 pm


Học Luật tại Đại Học Luật Khoa thời Việt Nam Cộng Hoà

KS Nguyễn Văn Phảy

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Phay_1974
HQ Thiếu Uý Nguyễn Văn Phảy
Sinh Viên Năm thứ 4 Cử Nhân Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, ban Công Pháp niên khoá 1974-1975

     Đôi lời tâm sự: Có một số người nói rằng những sinh viên học luật là những học sinh dở ở bậc trung học. Lời nhận xét đó có hơi quá đáng chăng?. Có thể nói rằng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn không phải là nơi dành cho những sinh viên học dở mà phải nói là nơi tạo nhiều cơ hội cho mọi người để tiến thân hay yêu thích nghề nghiệp liên quan tới luật pháp như luật sư, thẩm phán, hoặc thuộc về các lãnh vực hành chánh, ngoại giao, thương mại, chính trị, kinh tế, xã hội, ngay cả trong quân đội cũng có nhiều ưu điểm để tiến thân v.v.

     Trong 4 năm đầu học luật của Ban Cử Nhân Luật sinh viên không bị bắt buộc phải đi đến giảng đường đại học thường xuyên để nghe giáo sư giảng dạy như các sinh viên của các Đại Học Khoa Học, Đại Học Kỹ Thuật phải vào lab. để thực tập hoặc làm thí nghiệm. Ngoài đại đa số là sinh viên luật khoa thuần tuý chuyên cần học tập, thường xuyên đến giảng đường nghe giáo sư giảng daỵ, còn có thêm một số sinh viên vừa đi làm vừa đi học, miễn sao phải cố gắng học giỏi. Học chưa giỏi, chưa thuộc bài, chưa hiểu bài giảng của giáo sư thì khó mà thi đậu. Thấy dễ học mà không dễ thi đậu. Muốn lấy được chứng chỉ luật của mỗi năm học, sinh viên phải có trung bình điểm của tất cả các môn học là 10/20 trong một kỳ khảo sát. Không có môn học nào cho là quan trọng hơn môn nào. Mỗi năm học luật trung bình có từ 11 đến 12 môn học. Vì vậy muốn có văn bằng Cử Nhân Luật nhiều sinh viên phải rất cố gắng học hành. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa, bạn có rất nhiều cơ hội tiến thân trong nghề nghiệp và trong các lãnh vực ngoài xã hội hoặc ngay trong quân đội mà chính quyền thời VNCH rất khuyến khích và đãi ngộ giới trí thức miền Nam Việt Nam. Các vị đại tá trong quân đội muốn được nhanh lên cấp tướng phải theo học khoá Cao Đẳng Quốc Phòng và có một số giáo sư Đại Học Luật Khoa được mời giảng dạy. Trụ sở được toạ lạc trên đường Thống Nhất bên trái cổng vào sở thú. Kể từ năm thứ 3 luật, tôi thường đến đó mua tập san Quốc Phòng hàng tháng hay định kỳ để xem vì các giáo sư Đại Học Luật Khoa thường viết bài và đăng trong đó. Cũng có những câu hỏi trong những đề thi được các giáo sư trích từ những bài viết của mình đăng trong tập san Quốc Phòng.

     Là một cựu sinh viên Đại Học Luật Khoa Sài Gòn Ban Công Pháp, tôi xin ghi lại việc học luật của tôi để góp phần làm sáng tỏ chương trình đào tạo của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn trước tháng 4 năm 1975.

     Ghi danh học luật:
Sau khi tốt nghiệp bậc trung học tháng 7 năm 1970, tôi tình nguyện gia nhập vào quân chủng Hải Quân và trình diện tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải tại Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 15.10.1970. Sau mấy ngày tạm trú tại đó tôi cùng mấy chục bạn bè miền Trung khác được máy bay C130 chở vào phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và được di chuyển đến khu tạm trú Bạch Đằng 2 thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn. Khung trời mở rộng, trong quân ngũ, tại Sài Gòn tôi đã ghi danh học năm thứ nhất của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn mặc dù vào năm đệ nhị và đệ nhất bậc trung học tôi theo học ban B với các môn chính như: Toán, Lý, Hoá.

     Binh nghiệp và học luật:
Sau 2 tuần lễ chờ đợi tại Bạch Đằng 2, tôi cùng các bạn gia nhập vào sĩ quan Hải Quân được đưa lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung để thụ huấn căn bản quân sự 3 tháng. Sau thời gian nầy tôi và bạn bè SVSQHQ được đưa về tạm trú dưới các chiến hạm thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Sài Gòn. Tôi được phân phối xuống chiến hạm HQ329 đang hiện diện tại Sài Gòn vào thời gian trước tết Nguyên Đán tạm trú. Sau tết một tuần lễ, tôi và một số bạn bè nữa được phân phối đi thực tập trên Hoả Vận Hạm HQ471. Như vậy tôi phải hiện diện trên chiến hạm và được phân chia thực tập ở các vị trí làm việc khác nhau theo ngành nghề chuyên môn trên chiến hạm khi chiến hạm ở bến hoặc đi công tác đến bất cứ hải cảng nào.

     Trước khi chiến hạm rời bến thì tôi có mua một số sách luật năm thứ nhất của Ban Cử Nhân Luật đem theo chiến hạm. Khi rảnh rỗi tôi đem sách luật ra xem. Càng xem sách luật tôi càng thích thú. Tôi học các môn như Hiến Pháp nền Đệ Nhị Cộng Hoà do cố giáo sư thạc sĩ Nguyễn Văn Bông dạy tại giảng đường Quốc Gia Hành Chánh. Nhờ đó tôi mới hiểu thêm về định chế chính trị của một quốc gia. Hay là môn học về Kinh Tế trong đó có đề cập về nạn nhân mãn ở Trung cộng do giáo sư thạc sĩ Nguyễn Cao Hách dạy, tôi hiểu rõ hơn về nước Trung cộng có quá nhiều dân mà dân thì thiếu ăn, đời sống quá khổ. Hầu hết các môn học do các giáo sư tiến sĩ Đại Học Luật Khoa Sài Gòn dạy. Vào năm thứ nhất có học môn Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ do luật sư người Mỹ giảng dạy. Nói chung môn nào tôi cũng thích học để biết thêm và mở rộng kiến thức. Từ đó tôi ưa thích ngành Luật. Sau 3 tháng thực tập trên HQ471, vào tháng 4 năm 1971, một số SVSQHQ nộp đơn gia nhập vào quân chủng Hải Quân trước tôi được chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang để thụ huấn khoá Sĩ Quan Hải Quân. Tôi cùng một số bạn bè khác còn lại được hoán chuyển qua chiến hạm HQ10. Vì là loại hộ tống hạm nên chiến hạm phải đi tuần tiễu liên miên trên biển. Sau 2 tuần lễ công tác, chiến hạm mới cập bến hoặc về quân cảng Sài Gòn vài ba ngày để ban ẩm thực của chiến hạm mua sắm lương thực. Khi ở trên chiến hạm, ngoài những thời gian làm việc, trò chuyện với bạn bè, tôi lại đem sách luật ra xem cho mau hết thời gian trong lúc chiến hạm tuần tra ngoài khơi. Vì khoá đào tạo sĩ quan hải quân của chúng tôi được bắt đầu vào cuối tháng 9 năm 1971 nên tôi có thêm thời gian chuẩn bị cho kỳ thi luật được tổ chức vào trung tuần tháng 7 năm 1971. Khi chiến hạm về Sài Gòn để lấy thêm nhiên liệu hoặc sửa chữa hay chờ đi công tác thì ngoài giờ làm việc trên chiến hạm tôi thường đến thư viện Quốc Gia ở đường Gia Long để học.

     Thi cử: Đại Học Luật Khoa Sài Gòn tổ chức mỗi năm 2 kỳ thi dành cho sinh viên. Kỳ thi đầu tiên thường được tổ chức vào tháng 6. Kỳ thi kế tiếp được tổ chức vào giữa tháng 10 cùng năm. Nếu thí sinh chưa tham dự kỳ thi đầu hoặc thi bị rớt thì có thể ghi danh tham dự kỳ thi thứ hai. Thế là vào mùa hè năm ấy tôi ghi danh tham dự kỳ thi đầu tiên của năm thứ nhất thuộc Ban Cử Nhân Luật được tổ chức vào trung tuần tháng 6 năm 1971. Học luật cũng khá chua cay. Năm thứ nhất phải học 11 môn. Môn nào cũng có nhiều sách dày cộm để học. Kỳ thi kéo dài thường 2 ngày cho kỳ thi viết, và nếu đậu kỳ thi viết sinh viên phải thi vấn đáp 9 môn còn lại. Năm ấy tôi thấy con số ghi danh thi là trên 22.000 sinh viên, nhưng chỉ có trên 2.500 thí sinh trúng tuyển năm thứ nhất. May mắn thay, tôi đã thi đậu kỳ thi thứ nhất luật khoa vào năm 1971. Thế là tôi có được chứng chỉ năm thứ nhất ban Cử Nhân Luật trước khi ra trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang thụ huấn 2 năm.

     Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang:
Ở trường SQHQNT chúng tôi học rất nhiều môn học thuộc bậc đại học như toán học, ngành điện tổng quát, điện tử, điện truyền tin và ngành hàng hải nhằm trang bị cho một sĩ quan HQ có đầy đủ kiến thức tổng quát khi làm việc trên chiến hạm hay bất cứ nơi đâu. Khi ra hải ngoại học ngành điện ở đại học tôi mới thấy chương trình 2 năm đào tạo một sĩ quan Hải Quân rất hay và rất có giá trị. Những kiến thức mà tôi có được từ Việt Nam đã giúp tôi gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp ở đại học nơi xứ người.

     Trong thời gian ở quân trường Nha Trang từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 9 năm 1973 tôi cũng đã đặt mua nhiều sách luật thuộc năm thứ 2, khoảng 12 môn, nhưng tôi không có thời gian nào rảnh để mà học. Thỉnh thoảng cuối tuần nào tôi không đi bờ ra phố Nha Trang thì mới đem sách luật ra xem cho biết mà thôi. Nơi quân trường chúng tôi phải học rất nhiều về ngành hàng hải. Trên chiến hạm hay một thương thuyền được trang bị những thiết bị gì thì mỗi sĩ quan hải quân phải biết. Do đó muốn được đi sĩ quan Hải Quân VNCH trước hết bạn phải có văn bằng tú tài toàn phần hầu hết là ban B (Toán, Lý, Hoá) để có thể theo học các môn học thuộc trình độ đại học. Sinh viên sĩ quan HQ nào trong khoá chúng tôi cũng sợ thi rớt từng thời kỳ thụ huấn hơn là thi tú tài. Mỗi 6 tháng thi một lần.

     Vào cuối tháng 8 năm 1973, tôi tốt nghiệp 2 năm thụ huấn khoá sĩ quan Hải Quân ở Nha Trang với cập bậc HQ Thiếu Uý. Nhờ đậu hạng khá cao, thuộc top ten, nên tôi được ưu tiên chọn đơn vị phục vụ. Tôi đã chọn chiến hạm HQ503 lúc đó đang nằm ụ để được sửa chữa (tiểu kỳ) tại Hải Quân Công Xưởng Sài Gòn. Ngoài ra tôi thuộc trong danh sách 30 sĩ quan đậu điểm cao và tương đối khá tiếng Anh trong khoá nên được tuyển chọn về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Sài Gòn để chuẩn bị đi thực tập trên Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

     Thế là sau khi tốt nghiệp SQHQ Nha Trang tôi không được đi phép một tuần mà phải về Sài Gòn. Về Sài Gòn tôi ghi danh tham dự kỳ thi thứ 2 của năm thứ hai ban Cử Nhân Luật được tổ chức vào giữa tháng 10 năm 1973. Với rất nhiều cố gắng, mỗi ngày ít nhiều thời gian tôi đều tới thư viện Quốc Gia để học chuẩn bị cho kỳ thi luật năm đó. May mắn, tôi đã trúng tuyển kỳ thi nầy. Có khoảng trên 2500 thí sinh ghi danh thi và có khoảng gần 1000 thí sinh trúng tuyển năm thứ 2 Luật.

     Chọn ban sau khi có Cử Nhân Bán Phần:
Thời gian theo học để có bằng Cử Nhân Luật khoa gồm có 4 năm. Vào năm thứ nhất và năm thứ hai, tất cả sinh viên đều học chung những môn học của từng năm học, chưa có phân chia các ban. Sau khi sinh viên thi đậu 2 năm đầu, còn được gọi là Cử Nhân Bán Phần kể từ năm thứ ba sinh viên phải chọn ban. Cử Nhân Luật gồm có 3 ngành còn được gọi là các ban: ban Tư Pháp, ban Kinh Tế và ban Công Pháp.

     Ban Tư Pháp: Sinh viên phải học nhiều môn về luật pháp như Dân luật, Hình luật, Luật Tố tụng, Luật Đồng Bào Thiểu Số...

     Ban Kinh Tế: Sinh viên phải học nhiều môn về lãnh vực kinh tế như Kinh tế học, Kinh tế Quốc tế, Luật Thương Mại…

     Ban Công Pháp: Sinh viên phải học nhiều về Xã hội và Chính trị học, Công Pháp Tụng, Tự Do Công Cộng…

     Thế là tôi ghi danh học ban Công Pháp mà tôi ưa thích. Tuy nhiên, 3 môn chính như Dân Luật, Kinh Tế và Công Pháp tất cả sinh viên thuộc các ban đều phải học chung.

     Tôi phục vụ trên chiến hạm HQ503 là loại Dương Vận Hạm nên sau khi đi công tác tối đa từ 7 đến 10 ngày thì chiến hạm trở về Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Sài Gòn. Trừ những ngày trực phải ở lại chiến hạm, ngoài ra sau giờ làm việc tôi thường đến thư viện Quốc Gia ở đường Gia Long hoặc thư viện Đắc Lộ để học và chuẩn bị cho kỳ thi năm thứ 3 được tổ chức vào tháng 7 năm 1974. Tôi đã ghi danh tham dự kỳ thi nầy và là một trong khoảng 55 sinh viên ban Công Pháp của năm thứ 3 đã thi đậu. Năm tôi thi thấy có một vị đại tá, một nhạc sĩ cùng thi.

     Thêm động cơ thúc đẩy:
Khi phục vụ trên chiến hạm HQ503, trong thời gian đầu tôi được phân nhiệm làm Trưởng Ban Văn Thư kiêm Bí Thư cho Hạm Trưởng. Một ngày kia tôi đã nhận và xem văn thư của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH gởi xuống có nội dung đại ý rằng sĩ quan Hải Quân nào có văn bằng cử nhân có thể xin đi học tại US Naval Postgraduate School, thành phố Monterey, California với thời gian 153 tuần để đạt lấy văn bằng Master of Science hay Master of Art hoặc cao hơn. Trên chiến hạm HQ503 mà tôi phục vụ có người bạn là HQ Trung Uý xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt với văn bằng tốt nghiệp được công nhận tương đương với văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Nghiệm. Nhờ vậy người bạn đã nộp đơn xin đi du học tại Hoa Kỳ theo chương trình nầy và đã rời chiến hạm vào tháng 9 năm 1974 để chuẩn bị đi du học. Sau khoảng 6 tháng học thêm Anh ngữ, vào ngày 20.3.1975 người bạn đã rời Việt Nam. Rất tiếc bạn ấy nhập học được 1 tháng tại Mỹ thì chế độ VNCH sụp đổ. Tất cả các sĩ quan QLVNCH theo học ở US Naval Postgraduate School phải rời đại học. Hiện tại người bạn đang định cư tại California, Hoa Kỳ.

     Vào những năm 1974, 1975, cơ hội đi du học ở Mỹ, cũng như những cơ hội tiến thân nếu sĩ quan Hải Quân có văn bằng cử nhân, thêm vào đó tôi có ông bác vợ là luật sư tốt nghiệp ở Pháp đã tham dự hoà đàm Paris và làm ở bộ Ngoại Giao VNCH v.v. đều là những động lực khuyến khích tôi càng cố gắng nhiều hơn nữa trong việc học để có được văn bằng Cử Nhân Luật ban Công Pháp.

     Sau khi thi thi đậu năm thứ ba luật khoa năm 1974 tôi ghi danh học năm thứ 4. Trong những tháng trước mùa Giáng Sinh năm 1974 tình hình chiến sự chưa nóng bỏng mạnh nên tôi có thời gian đến thư viện Quốc Gia và thư viện Đắc Lộ để học sau giờ làm việc trên chiến hạm mỗi khi chiến hạm chưa có công tác và đang cập bến tại Sài Gòn. Nhưng vào đầu năm 1975 tình hình chiến sự bắt đầu bộc phát, chiến hạm HQ503 phải đi công tác liên tục từ miền Trung xuống tận đảo Phú Quốc, Côn Sơn, hoặc chở những quân nhân được rút từ cao nguyên về Nha Trang rồi được chiến hạm di chuyển về Hàm Tân, Vũng Tàu v.v.

     Mặc dù vậy, khi có thời gian rảnh, tôi cũng cố gắng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật được tổ chức vào ngày 22.5.1975 sớm hơn mọi năm. Nhưng rất tiếc kỳ thi ấy không thể xẩy ra vì toàn bộ chính quyền VNCH bị sụp đổ vào ngày 30.4.1975. Mộng ước của tôi tan tành theo mây khói. [1]

     Làm thế nào để trở thành Luật Sư:
Sau khi đậu Cử Nhân Luật Khoa, sinh viên có thể ghi danh vào Luật Sư Tập Sự Đoàn ở một văn phòng Luật Sư Thực Thụ. Sau 3 năm tập sự, sẽ có một kỳ thi khảo hạch, nếu vượt qua được thì bạn chính thức trở thành Luật Sư Thực Thụ. Để hiểu thêm về nghề Luật Sư dưới thời Việt Nam Cộng Hoà xin mời xem bài viết của Luật Sư Nguyễn Vạn Bình .

     Cao học Luật và làm luận án Tiến Sĩ Luật: Sau khi đậu Cử Nhân Luật Khoa nếu sinh viên muốn học lên cao hơn thì có thể ghi danh học bậc cao học. Bậc cao học gồm có 2 năm gọi là Cao học 1 và Cao học 2. Sau khi tốt nghiệp 2 năm bậc cao học, thí sinh có thể tìm một giáo sư tiến sĩ Đại Học Luật Khoa đỡ đầu để làm luận án Tiến Sĩ Luật. Sau khi có bằng Tiến Sĩ (PhD), có thể xin dạy ở các đại học theo ngành của mình.

     Tóm lại, muốn có văn bằng Cử Nhân Luật hay muốn trở thành luật sư, thẩm phán, tiến sĩ Luật v.v. sinh viên phải cố gắng rất nhiều trong việc học.

     Kỹ Sư Nguyễn Văn Phảy
     Cựu SVĐH Luật Khoa SG, Ban Công Pháp 
      vgpgermany@gmx.net

     Ghi thêm:

     [1] Chiến hạm bị bắn: Phan Rang thất thủ vào ngày 16.4.1975, chiến hạm tôi phục vụ, HQ503 có nhiệm vụ cứu vớt Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và quân dân cán chính đang tìm cách di chuyển ra khỏi vùng cộng sản. Vào ngày 18.4.1975, khi chiến hạm tôi đang thi hành công tác thì bị đại pháo của cộng quân bắn ra từ bờ. Đài chỉ huy của chiến hạm và nhiều nơi bị trúng pháo địch đã gây tử thương cho 4 Sĩ quan Hải quân, 2 nhân viên Giám Lộ và 18 thuỷ thủ bị thương. Hệ thống tay lái điện của chiến hạm bất khiển dụng. Chiến hạm không di chuyển được. Nhờ có các chiến hạm bạn như Tuần Dương Hạm HQ3, HQ17, Hộ Tống hạm HQ11, Giang Pháo Hạm HQ231 v.v. nả hải pháo vào nơi địch đặt pháo nên đại pháo của cộng quân có lẽ bị trúng đạn của ta nên bị tê liệt. Nhờ vậy HQ503 sử dụng lái tay và dần dần ra khỏi vùng chiến.  Mời xem Trận Chiến Vùng Cà Ná, Mủi Dinh, Phan Rang ngày 18.4.1975

     Nhờ sự hộ tống và hướng dẫn của Hộ Tống Hạm HQ11, chiến hạm HQ503 về lại Sài Gòn trong vài ngày sau đó. Trong lúc chiến hạm được sửa chữa cấp tốc và chuẩn bị lương thực để đi công tác dài hạn thì vào ngày 30.4.1975 là ngày đen tối của dân tộc Việt Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ toàn diện. Ước mơ du học trong quân đội của tôi tan biến theo số phận của đất nước. Thế là tôi cùng một số sĩ quan khác trên chiến hạm bị kẹt lại Việt Nam phải bị đưa vào "tù cải tạo".

     Sau khi được ra khỏi "tù cải tạo", tôi đã tìm cách vượt biên tìm tự do. Vào năm 1980, lần thứ 3 vượt biên tôi đã thành công và cùng gia đình định cư tại Cộng Hoà Liên Bang Đức. Tại Đức quốc tôi không tiếp tục học Luật mà đã theo học ngành kỹ thuật và tốt nghiệp Đại học ngành Điện Tổng Quát và chuyên về Truyền Thông. 

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeTue Feb 04, 2014 11:52 pm


THỜI SINH VIÊN Ở SÀI GÒN

Trần Trung Đạo

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Sv

Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khác Không hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của HTM trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.

Bài thơ Đêm cuối đi qua trường Luật viết ra trong những ngày mới đến Mỹ nhưng bắt nguồn từ những ý hiện lên trong một đêm mưa tháng Sáu 1981 ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại ngày tháng viết bài thơ nhưng có in trong tập thơ đầu tay ở Mỹ năm 1991. Bài thơ khá dài, dưới đây là một đoạn có liên quan đến bài viết này:

Trời Sài Gòn tháng Sáu mưa đêm
Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã
Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả
Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
Đã lạc lối về sông Dương Tử
Tổ quốc Việt Nam
Bốn nghìn năm lịch sử
Còn lại hôm nay là những tang thương
Tôi nhìn qua bên góc kia đường
Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
Vẫn còn đong đưa trên vách
Chợt nhớ ra tên các chị các anh
Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban
Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh
Các anh, các chị
Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức
Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy
Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
Tôi không hề trách các anh
Vì chẳng bao giờ ai trách
Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ
Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô
“Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do”
Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
Kể cả chuyện tình yêu trai gái
Cũng phải học thuộc lòng
Định nghĩa mới hôm nay
Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống
Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
Dân Việt Nam bây giờ
Không có gì đáng để lo
Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
Và không có một chút quyền
Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.

Tôi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất. Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần trình bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Phòng ghi danh là một khu nhà lụp sụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc. Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đã lên đến trên mười ngàn. Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, là một trong những trường già nua về cả hình thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường còn lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những phòng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Ký, trường đại học Luật Khoa Sài Gòn nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. Vì số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.

Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, hình luật đến cổ luật. Vì hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt. Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xã Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục vì tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.

Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long. Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau. Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi. Tôi học cả hai trường và vì kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời còn rất trẻ nhưng chiến tranh đã làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của mình.

Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy gì và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị. Vì thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường tìm cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay. Thầy Vũ Quốc Thông thì khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy. Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa Bình Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xã hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ý kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của mình. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel. Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù. Tình nghĩa thầy trò ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không còn trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy mình nhỏ lại thật nhiều.

Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tỉnh. Chương trình bình định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lãnh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè. Không chỉ sinh viên Sài Gòn, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự. Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đã kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về. Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn do Cộng Sản tổ chức phần lớn đã được dập tắt. Các “lãnh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v. đã bị kết án và vừa được trao trả tù binh.

Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lãnh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận. Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Võ như Lanh, Trịnh đình Ban, Cao thị Quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ. Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn. Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:

“Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàn cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng… Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài Gòn, nơi Giảng Đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”

Trong bài viết Những người đi tìm tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:

“Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài Gòn đã là dĩ vãng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hãi. Họ không còn là bè bạn của nhau, không còn gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí. Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và dò xét lẫn nhau. Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xã hội mà họ vừa bỏ lại và xã hội mà họ đang tìm đến không? Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với lòng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai. Hồi xưa tôi cũng có cái nhìn khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”

Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn gì mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài Gòn Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Hòa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước. Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.

Những tên tuổi, hình ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài Gòn đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài Gòn. Họ không biết những đảng viên Cộng Sản nòng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt. Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân tình trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.

Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đình Nguyên, một trong những “lãnh tụ phong trào sinh viên” đã viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài gòn” năm ngoái.

Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn còn học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu tình không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài ký thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài Gòn và các đại học tư tại miềm Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi giục xuống đường chỉ là con số nhỏ. Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu tình là những người nặng tình cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất mãn trước các bất công trong xã hội và phẩn uất khi nhìn cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời mình.

Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt tình, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đã viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà còn cả thịt xương và từng giọt máu.

Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đã biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ. Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới. Đất nước chìm đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.

Các anh các chi, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của mình. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính mình.

Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đã quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết. Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quý giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Hòa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.

Dân chủ là khúc khải hoàn ca đang được nhân loại cất vang trên mọi nơi của quả địa cầu, từ Bắc Phi sang Đông Á nhưng không có nghĩa chỉ mới bắt đầu vài năm qua mà từ nhiều ngàn năm trước. Có người bàn về dân chủ như một mục đích đòi hỏi nhiều tiền đề và điều kiện. Điều đó không đúng. Dân chủ không phải là hải đảo xa xôi phải cần ghe tàu, lương thực, thời gian mới đạt tới nhưng là một thực tế gần gũi trước mắt và thậm chí có thể nắm bắt trong tay. Dân chủ không phải món quà của ai ban cho khi đến tuổi trưởng thành mà là quyền làm người bắt đầu từ trong bụng mẹ.

Quốc gia Mông Cổ, một quốc gia không có truyền thống dân chủ, là một ví dụ. Nhiều người cho Mông Cổ khó có thể trở thành một nước dân chủ sau một giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm nối tiếp bằng một chế độ Cộng Sản chuyên chính chư hầu Liên Xô suốt hơn bảy chục năm. Khi tôi viết bài này, nhân dân Mông Cổ đánh dấu tròn 20 năm được sống dân chủ. Đôi cánh thiên thần đó đã giúp đưa Mông Cổ từ một quốc gia cô lập, bất ổn cùng hạng với Afghanistan, Nigeria và Somalia trở thành một trung tâm du lịch an toàn và đầy hấp lực văn hóa. Hai mươi năm trước đường phố thủ đô Ulaanbaatar gần như hoang vắng nhưng ngày nay tấp nập và phồn vinh. Theo tạp chí Economist, dù kinh tế thế giới còn đầy khó khăn, mức phát triển kinh tế của Mông Cổ trong ba tháng giữa 2011 đã tăng 21% so với cùng thời kỳ trong năm trước đó. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán kinh tế Mông Cổ sẽ tăng trung bình 14% từ 2012 đến 2016. Là một quốc gia trong vị trí trái độn với vỏn vẹn 2.5 triệu dân và không có chiều dày truyền thống dân chủ như nhiều quốc gia khác, Mông Cổ sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ chế chính trị mới giúp cho người dân sống yên tâm trong tự do, thanh bình, no ấm và nỗ lực vì một tương lai tươi đẹp cho con cháu họ.

Việt Nam thì khác.

Sau 37 năm, tiếng súng đã vắng đi trên đất nước Việt Nam, non sông liền một dải nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn còn bị xem là “thành phần phản động bám theo chân đế quốc”, và trong nước, những quyền căn bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn người yêu nước vẫn còn bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.

Sau 37 năm, mấy chục ngàn thân xác thanh niên làm bia đỡ đạn cho đảng CSVN trong chiến tranh biên giới năm 1979, hàng ngàn xác thanh niên Việt Nam bị đốt cháy thành than trong trận Lão Sơn 1984, hàng trăm xác thanh niên Việt chìm sâu quanh bờ đảo Gạc Ma năm 1988, hàng trăm ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi bị bắn thủng ngực, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu như đôi mắt Việt Nam bị đã bị kim Trung Quốc tẩm thuốc độc đâm sâu và đang chảy máu. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.

Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại.

Một câu hát trong bài Tự Nguyện quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 “nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa Hướng Dương”, chưa bao giờ hơn lúc này Việt Nam cần những người yêu nước biết vươn cao, đứng thẳng như những cành Hướng Dương Dân Tộc. Con người đến và đi nhưng lịch sử Việt Nam như dòng sông không ngừng chảy. Đất nước sẽ vượt qua và lớn lên như đã từng vượt qua và lớn lên sau ngàn năm Bắc Thuộc.

TRẦN TRUNG ĐẠO

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 0001
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Feb 27, 2014 3:05 pm


Nền giáo dục ở miền Nam 1954-1975

(trích) – Nguyễn Thanh Liêm


Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:
“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học). Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh. Tất cả những sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào. Phương pháp giảng dạy thì phần lớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong công thức “sôi kinh nấu sử” tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đi học thực tập nhiều nhất là viết chữ cho thật đẹp như “phụng múa rồng bay”, làm thơ, làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế chiếu, biểu, câu đối, cho thật nhanh, thật khéo và thật chỉnh, dùng được càng nhiều điển tích càng hay để có thể đậu được các kỳ thi do triều đình tổ chức. (Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địa phương để lấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làm văn làm thơ dưới nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v … Thường thì ba năm mới có một khoa thi, và đi thi là cả một vấn đề khổ nhọc cho sĩ tử vì trường thi ở xa, đường giao thông khó khăn, phương tiện giao thông còn rất thiếu kém. Thi đậu được thì có thể ra làm quan, không thì lui về làm thầy đồ thầy khóa, “tiến vi quan, thối vi sư” vậy.
[…]
Giới sĩ phu là giới sát cạnh nhà vua, giúp vua trị nước, thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậc thầy trong xã hội, đóng vai dẫn đầu, điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinh hoạt bảo vệ và phát triển đất nước. Nước giàu dân mạnh hay suy nhược đói nghèo, trách nhiệm ở giới lãnh đạo, ở Kẻ Sĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩ cũng như cái học cũ của nho gia ngự trị trong xã hội Việt Nam từ thời Lý Trần cho đến khi có sự xăm chiếm và đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX trong Nam và đầu thế kỷ XX ở miền Bắc và Miền Trung. Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ mới được thành hình trọn vẹn từ giữa thế kỷ XVIII cho nên sự giáo dục ở đây chưa được tổ chức rộng rãi, chưa có cội rễ ăn sâu vào lòng đất như ở chốn ngàn năm văn vật của Thăng Long – Hà Nội . Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế kỷ ngự trị ở Phương Nam. Mãi đến năm 1826 Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiên theo lối học xưa là cụ Phan Thanh Giản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia này ở Miền Nam chỉ mới có chừng trăm năm thì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thất bại, suy vong của triều Nguyễn trước sức mạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị của chính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái học nhà nho cũng bị xóa bỏ để nhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học.
[…]
Cái học mới này (tân học) diễn ra ở Miền Nam trước nhất vào cuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặt xong nền đô hộ ở đây. Nền giáo dục mới này lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường học gồm có các trường công do chính phủ xây cất, đài thọ chi phí và kiểm soát, và một số trường tư của Thiên Chúa giáo hoặc của tư nhân. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1) mục tiêu thực tiễn là đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ, và có chút kiến thức về văn minh Tây phương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục vụ cho chính phủ thuộc địa, và (2) mục tiêu lý tưởng là đồng hóa người bản xứ biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa. Một số nhà trí thức Pháp tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đem văn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi. Đó là sứ mạng văn minh hóa (“mission civilisatrice”) tức là đi khai hóa các nước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang. Người đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa (cultural assimilation) đó ở Miền Nam là Thống Đốc Le Myre de Vilers. Ông là người dân sự đầu tiên được cử sang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm 1879 đến 1892. Các ông thống đốc trước ông đều là những người bên quân đội, nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa dân bản xứ, ông cho mở rất nhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổng cho cấp sơ và tiểu học. Tuy nhiên vì thiếu hụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nên nhiều trường chỉ được mở ra rồi liền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầu thế kỷ XX chế độ giáo dục mới mới được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyết định của Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theo quyết định này thì một hội đồng cải tổ giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học vào chương trình học và chế độ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầy khóa ở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữ Quốc Ngữ cho học trò ngoài việc dạy chữ Hán như trước. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều có có chút đổi mới từ 1909. Bài luận chữ Quốc Ngữ và bài dịch Pháp văn ra Việt văn được thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là môn phụ và có tính cách tự nguyện chớ không bắt buộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1910 có thêm bài thi cách trí, địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vật nước nhà và thời sự. Đặc biệt là bài thi được chấm điểm theo lối mới của Pháp với thang điểm từ 0 đến 20. Triều đình tựa trên thang điểm đó mà định làm 6 hạng trúng tuyển: Trạng Nguyên (20 điểm), Bảng Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm), đệ nhị giáp Tiến Sĩ (từ 12 đến 15 điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10 đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ 7 đến 9 điểm). Song song với việc thành lập hội đồng cải cách giáo dục, một trường sư phạm cũng sẽ được thiết lập để đào tạo giáo viên tiểu học người Việt. Ngoài ra, trong mục đích tuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở một trường đại học hồi năm 1907 ở Hà Nội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyền cho đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt giam một số nhà cách mạng). Nhưng đại học chỉ được mở ra mà không hoạt động, phải đến năm 1918, dưới thời Toàn Quyền Albert Sarraut, trường mới thật sự mở cửa. Trước đó một năm, năm 1917, chánh quyền thuộc địa đã cho ban hành một hệ thống giáo dục mới có qui cũ, thống nhất trên toàn quốc, về tất cả các phương diện tổ chức hành chánh, chương trình học, qui chế giáo chưc, và tổ chức thi cử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốc hoàn toàn lui vào bóng tối nhường chổ cho giáo dục mới.
Người sốt sắng thực hiện mục tiêu văn minh hóa người Việt Nam là Le Myre de Vilers. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa người Việt ông cho mở rất nhiều trường học, từ trường sơ cấp ở làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh, và đặc biệt nhất là một trường trung học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường trung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đây là trường trung học duy nhất cho cả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên là Collège de MỹTho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở trường này. Sang thế kỷ XX trường có đủ bốn năm học và được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, do một số giáo sư của trường đề nghị để ghi nhớ ông Thống Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này và cũng để ghi nhớ công lao của ông đối với việc phát triển nền giáo dục mới ở Nam Kỳ. Đến giữa thập niên 1950 trường được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủ để trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và mang tên một danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ Đồ Chiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.
[…]
Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) con người. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước. Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.
Vào cuối thế kỷ XIX Nam Kỳ có khoảng một triệu rưởi dân số, nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh cho tất cả từ sơ cấp đến tiểu học. Tỷ lệ người đi học tuy thấp so với sĩ số mà ta có sau này dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhưng so với thời đại các nhà Nho thì đây là con số khá lớn. Số đông này là số được hấp thụ giáo dục mới. Họ sẽ là lớp người dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữ Hán, họ cũng là những người biết chút ít tiếng Pháp và một số kiến thức khoa học phổ thông có thể xem như là giới trí thức tân học ở thời kỳ chuyển tiếp này. Đó là tình trạng giáo dục ở Miền Nam. Và đến năm 1917 chính quyền thuộc địa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này – gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc – gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp: (1) cấp Sơ học gồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba, (2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours Moyen Première Année), lớp Nhì Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.
Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất (Première Année), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba (Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois). Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp 12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sau đây: (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (Mathématiques Élémentaires)… Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie) về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac. Math. (Tú Tài II ban Toán) v v … Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.
Chương trình học trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương trình Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các trường Việt Nam. Chương trình này kéo dài đến hết Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chương trình Việt được ban hành. Chương trình này – chương trình Hoàng Xuân Hản – được đem ra áp dụng trước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưng riêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết định về giáo dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phải đến giữa thập niên 1950, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu được áp dụng ở trong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thời gian đó, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn lao đưa đến sự bành trướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
[…]

Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong hiến pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau:
Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education). Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý, thuyết nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này. Thuyết nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyết này, con người có giá trị đặc biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưa đến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, “nhân linh ư vạn vật”, và con người phải được tôn trọng bởi tính linh thiêng đó. Con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giácon người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Thứ hai: Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc (nationalistic education). Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh anh hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từ bao đời. Dân tộc tính đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa khác.
Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cữa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
[…]
Từ những nguyên tắc căn bản trên đây, quan niệm về giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa bao gồm những tư tưởng nền tảng sau đây liên hệ tới những mục tiêu chính của giáo dục:
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hường đi định sẵn nào.
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đở nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi.
Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thưc tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trỡ thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học, hay ai cũng học đến bác sĩ, kỷ sư hoặc các ngành cao đẳng chuyên nghiệp khác. Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có người chỉ học được hết Tiểu Học, có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay Trung Học Đệ Nhị Cấp, có những người khác thì học đến hết bậc đại học. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trỡ thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức đô nào. Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổn phận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và vẫn làm thế nào giúp họ trỡ thành người tốt với mức học Tiểu Học của họ.
[…]
Tựa trên mục đích của giáo dục đã nêu trên, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trong những năm sau cùng trước biến cố 1975, được thiết lập trong tinh thần tiếp cận hệ thống giáo dục của các quốc gia tiền tiến trên thế giới. Hệ thống này gồm ba cấp bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểu học và Trung Học Đệ Nhất Cấp là cái học Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học Đệ Nhị Cấp bắt đầu chia ngành chuyên môn. Đây là những năm chuyển tiếp để vào các ngành chuyên môn hơn ở Đại Học, hoặc ra đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậc Tiểu và Trung học, hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 năm liên tục, từ Lớp 1 đến Lớp 12, phân bố như sau:

Tiểu học (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Một (Lớp Năm cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)

Trung học Đệ Nhất Cấp (chỉ có Phổ Thông):
Lớp Sáu (Đệ Thất cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)

Trung học Đệ Nhị Cấp (Phổ Thông và Chuyên Nghiệp):
Lớp Mười (Đệ Tam cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)

Bắt đầu Trung học Đệ Nhị Cấp, từ Lớp Mười, học sinh phải chọn Ban chuyên môn, và ngành chuyên môn như sau (từ 1973):
Ngành Phổ Thông:
Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)

Ngành chuyên nghiệp Nông Lâm Súc (Trung học Nông Lâm Súc)
Ngành chuyên nghiệp Kỹ Thuật (Trung Học Kỹ Thuật)
Bậc Đại học bao gồm:
 Đại Học Cộng Đồng (hai năm)•
Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)•

5. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC:
Vào Lớp Một, bậc Tiểu Học:
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi là nhận vào Lớp Một để bắt đầu bậc Tiểu Học. Tuy không có luật bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em đều được đi học hết bậc Tiểu Học miễn phí ở các trường Tiểu Học công lập. Học sinh có thể học trường Tiểu Học tư thục nếu phụ huynh muốn.
Vào Lớp Sáu, bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp
Muốn vào học Lớp Sáu, Trung Học Đệ Nhất Cấp, học sinh phải học xong Tiểu Học và phải qua một kỳ Thi Tuyển Vào Lớp Sáu. Đây là kỳ thi gay go vì số chổ ở Lớp Sáu Trung Học công lập có giới hạn. Chỉ khoảng 62% học sinh xong Tiểu Học được tuyển chọn vào Lớp Sáu trường công. Học trường công thì không phải trả học phí. Học sinh thi rớt vào Lớp Sáu trường công có thể lên học bậc trung học đệ nhất cấp ở các trường tư thục (có học phí).
Vào Lớp Mười Trung Học Đệ Nhị Cấp
Học sinh học xong Lớp Chín, có đủ điểm lên lớp, được vào Lớp Mười, ngành Phổ Thông, không phải qua một kỳ thi nào. Vào trường công thì không phải đóng học phí. Tuy nhiên, khi vào Lớp Mười học sinh phải lựa chọn Ban. Việc chọn Ban có tính cách tự nguyện, do tự học sinh muốn chọn Ban nào cũng được tùy theo sở thích của mình chớ không qua một sự hướng dẫn, hay chỉ bảo nào của nhà trường. Vào lớp Mười các ngành chuyên môn như Nông Lâm Súc hay Kỹ Thuật thì học sinh phải qua một kỳ thi tuyển vì số chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.
Vào Năm Thứ Nhất Đại Học
Học sinh đậu xong Tú Tài, kể như tốt nghiệp bậc Trung Học, có đủ điều kiện để vào học Năm Thứ Nhất bậc Đại Học. Tuy nhiên vì có một số đại học có số chổ rất giới hạn nên đòi hỏi học sinh phải dự một kỳ thi tuyển như các đại học Y, Dược, Nha, Kỷ Thuật, Sư Phạm. Sự tuyển chọn hoàn toàn tựa trên khả năng của thí sinh , không có vấn đề lý lịch gia đình chen vào. Các đại học khác như Luật, Khoa Học, Văn Khoa không có thi tuyển, chỉ nhận thẳng những học sinh đã có bằng Tú Tài, không có một sự phân biệt, kỳ thị nào. Trường công thì không phải đóng học phí dù là bậc đại học. Chỉ có đóng tiền đi thi cuối năm ở một số trường hay phân khoa. Có những chương trình có học bổng cho sinh viên như trường sư phạm chẳng hạn.

6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Chương trình học ở các bậc Tiểu và Trung học do Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ban hành. Chương trình học này tựa trên triết lý giáo dục, mục đích và hệ thống giáo dục đã nêu trên. Chương trình do Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình, gồm một số thanh tra và giáo sư các môn liên hệ soạn thảo và đề nghị. Chương trình này được áp dụng đồng nhất cho cả trường công lẫn trường tư trên toàn quốc.
• Bậc Tiểu Học:
Chương trình Tiểu Học cung ứng cho học sinh những kiến thức cần thiết để ra đời hay lên học ở bậc Trung Học, cùng với những kỷ năng cơ bản (basic skills), những kỹ năng thực tiển (practical skills) và những cách thế phát triển cá nhân hầu có thể thích ứng dễ dàng với môi trường sinh sống.
Chương trình học chú trọng nhiều vào ba môn chính là Quốc Văn (tiếng Việt), Toán, Khoa Học Thường Thức. Bên cạnh ba môn chính trên đây phần Luân Lý với Công Dân Giáo Dục cũng được đặc biệt lưu ý. Số giờ và môn học được phân bố như sau:
1) Quốc Văn từ 7 tiếng 1/2 đến 9 tiếng 1/2 mỗi tuần tùy theo lớp, và bao gồm tập đọc, ngữ vựng, tập viết, chính tả, văn phạm, tập làm luận văn (tả vật, tả cảnh, tả người, thuật sự, viết thơ).
2) Công Dân Giáo Dục dạy về quyền và bổn phận của một công dân: từ 2 tiếng12 phút đến 2 tiếng ½ mỗi tuần tùy theo lớp.
3) Toán: từ 2 tiếng ½ đến 4 tiếng mỗi tuần tuỳ theo lớp, gồm có bốn phép toán, phân số, số học và hình học
4) Khoa Học Thường Thức: 2 tiếng ½ mỗi tuần bao gồm vạn vật, vệ sinh, các chứng bệnh, phép đo lường,
5) Sử Địa: SửViệt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần, chỉ có từ lớp Ba trở lên; Địa Lý Việt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần từ lớp Ba trỡ lên.
6) Nhiệm Ý: Thể Dục: 1 tiếng ½ đến 2 tiếng mỗi tuần tùy theo lớp; Hội Họa: 1 tiếng mỗi tuần; Nữ Công Gia Chánh: 2 tiếng mỗi tuần riêng cho nữ sinh từ lớp Ba trở lên.
Sinh Ngữ không có trong chương trình Tiểu Học. Các trường Tiểu học công lập không có sinh ngữ trừ trường hợp đặc biệt của các Trung Tâm Giáo Dục do người Pháp chuyển giao cho Bộ GD năm 1969. Có 5 trung tâm tất cả( Trung Tâm Lê Quí Đôn ở Sài Gòn, Trung Tâm Hồng Bàng ở Chợ Lớn, Trung Tâm Yersin ở Đà Lạt, Trung Tâm Pascal ở Nha Trang, và Trung Tâm Nguyễn Hiền ở Đà Nẳng). Ở các trung tâm này có thêm giờ Pháp Văn ở bậc Tiểu Học do giáo sư Pháp đảm trách và do cơ quan Văn Hóa Pháp đài thọ. Một số trường Tiểu học tư thục có thêm giờ sinh ngữ, ngoài số giờ ấn định của chương trình Tiểu học công lập.
• Bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp:
Chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp cung ứng cho học sinh những kiến thức tổng quát, có phần sâu rộng hơn bậc tiểu học nhưng chưa đi vào chuyên môn như ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Chương trình này một mặt bổ túc cho những kiến thức đã gặt hái được ở bậc Tiểu Học, và mặt khác chuẩn bị cho học sinh đón nhận những kiến thức sâu rộng hơn ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp.
Chương trình bao gồm:
1) Quốc văn: văn phạm, chính tả, giảng văn (văn xuôi và văn vần), luận văn (luận đề luân lý), 6 giờ mỗi tuần.
2) Sinh ngữ: học sinh chọn một trong hai sinh ngữ Anh hoặc Pháp. (sinh ngữ Anh, dùng English for Today, từ Book I đến Book III ; sinh ngữ Pháp dùng Civilisation Francaise, tome I: Le Francais Elementaire). 6 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 5 giờ mỗi tuần ở các lớp 8 và 9.
3) Lý Hóa: 2 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 2 giờ ½ ở các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về (1) Vật Lý: cân, nguyên lý Archimèdes, nhiệt độ, điện, quang; (2) Hóa Học: H2O, Oxy và oxy hóa, Hyt ro và không khí, acid và bases, kim khí, hóa học hữu cơ.
4) Vạn Vật: 1 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm sinh vật, cây cỏ, thú vật, đất đá, con người.
5) Toán: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7; 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về: số học, phân số, đại số, phương trình bậc nhất, hàm số (y = ax và y = ax + b); phương trình bậc hai, hàm số (y = x2 ; y = ax2 ; y = 1/x ; y = a/x). Về hình học: đường thẳng, đoạn thẳng, gốc vuông, tam giác đồng dạng, đa giác ; hình học không gian: mặt phẳng song song, hình nón, hình cầu.
6) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, và 9. Gồm: (1) Sử Ký: Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; sử thế giới (sự phát triển kỹ nghệ Âu Châu và sự bành trướng của chủ nghĩa thự dân; các nước Á Châu trước chủ nghĩa thực dân – Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản; Đại Chiến Thế Giới Thứ Nhất; thế giới giữa hai thế chiến); (2) Địa lý: trái đất, Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu (trừ Việt Nam), Úc Châu, và Việt Nam.
7) Công Dân: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7, 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.
8 ) Nhiệm Ý: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm: hội họa, âm nhạc, thể thao cho nam sinh; nữ công gia chánh, âm nhạc, thể thao cho nữ sinh.
• Bậc Trung học Đệ Nhị Cấp:
Chương trình học ở bậc trung học đệ nhị cấp một mặt giúp học sinh hoàn tất nền học vấn bậc trung học và mặt khác sửa soạn cho học sinh bước vào ngưỡng cữa đại học. Ở những năm học này học sinh được lựa chọn những môn học thích hợp với khả năng và sở thích của mình. Chương trình học do đó, không đồng nhất, màđược thay đổi tùy theo ngành và tùy theo ban. Về ngành thì có ngành Phổ Thông, ngành Nông Lâm Súc và ngành Kỹ Thuật. Mỗi ngành lại chia làm nhiều ban. Ngành Kỹ Thuật có các ban Cơ Khí (mechnics), Điện (electricity), Điện Tử (electronics), Rèn (forging), Hàn (welding) v v …Ngành Nông Lâm Súc có ban Canh Nông (agriculture) , Lâm (forestry), và Súc (animal husbandry). Ngành Phổ Thông có các Ban A, Ban B, Ban C và Ban D. Riêng ngành phổ thông, ngành có nhiều học sinh nhất, số giờ học theo từng môn và theo từng ban được ghi rõ trong bản phân phối đính kèm. Nhìn chung ta thấy Ban A (tức ban Khoa Học Thực Nghiệm) chú trọng vào Vạn Vật, và Vật Lý – Hóa Học, Ban B (hay ban Toán) chú trọng vào Toán học và Vật Lý – Hóa Học, Ban C chú trọng vào Triết học (Tâm Lý, Luận Lý, Đạo Đức và Siêu Hình học) và Sinh Ngữ, và Ban D chuyên về Triết học và Cổ Ngữ. Về Sinh Ngữ, có sinh ngữ chính và sinh ngữ phụ. Sinh ngữ chính có thể là Anh Ngữ hay Pháp Ngữ; sinh ngữ phụ có thể là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Y Pha Nho, Ý. Cổ Ngữ có thể là Hán hay La Tinh. Thường thì hai Ban C và D được gọi chung là Ban Văn Chương. Các môn học trong chương trình Phổ Thông được tóm ghi như sau:
1) Quốc Văn: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A và B; 5 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 ban C và D. Gồm văn học sử từ khởi thủy đến 1945 (văn học bình dân truyền khẩu, văn chương chữ Nôm và văn học chữ Quốc Ngữ), giảng văn (15 tác giả và tác phẩm cho ban A và B, và 20 tác giả và tác phẩm cho ban C và D), luận văn (luận đề văn chương và luân lý).
2) Triết học: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban A, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban C và D. Gồm Luận Lýhọc và Đạo Đức học cho cả 4 Ban; Tâm Lý Học và Siêu Hình Học cho các Ban C và D, một phần Tâm Lý Học cho Ban A.
3) Công Dân: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A, B, C, D; và 1 giờ mỗi tuần cho lớp 12 tất cả các Ban. Gồm: Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
4) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, và 12 các Ban A, B, C, D. Gồm: Sử Việt Nam từ 1407 đến 1945, Sử Thế Giới từ cuối thế kỷ XVIII đến 1945 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Đại Chiến Thế Giới I, Đại Chiến Thế Giới II), Địa Lý Địa Cầu, Địa Lý Việt Nam, Địa Lý Thế Giới (Hoa Kỳ, Tây Đức, Anh, Nhật, Nga Sô, Trung Hoa Lục Địa, Ấn Độ).
5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A, B; 3 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C và D. Anh Văn (English for Today, books III và IV cho Ban A và B, books IV và V cho Ban C và D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome II cho Ban A và B, Tome II thêm các tác giả La Fontaine, A. Daudet, A. France, St. Exupéry, G. Duhamel cho Ban C và D).
6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A và B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C. Anh Văn (English for Today, Books I và II cho Ban A và B, Books I, II, và III cho Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome I cho Ban A và B, Tome I và II cho Ban C). Ban D thì học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La Tinh).
7) Toán: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C, D, 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 A, 5 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 B, và 9 giờ mỗi tuần cho lớp 12B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho Ban B, tổng quát hơn cho Ban A và rất hạn chế cho Ban C và D. Gồm Đại Số (phương trình bậc hai và bất bình đẳng, lô ga rít, đạo hàm và hàm số), Hình Học (hình học giải tích), Chuyển Động(véc to, vận tốc, chuyển động thẳng), Lượng Giác, Thống Kê và sác xuất.
8 ) Vạn Vật: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12, Ban B, C, và D, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A, và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A. Nhiều chi tiết và thí nghiệm cho Ban A, nhưng nhiều giới hạn cho các Ban B, C, và D. Gồm địa chất (geology), thực vật (botany), và động vật (animals).
9) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 Ban C và D, 4 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A và B, 7 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A và B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho các Ban A và B. Rất giới hạn cho các Ban C và D. Gồm Vật Lý (lực, tĩnh, nhiệt,…), Hóa Học (nguyên tử, …).
• Chương Trình Trung Học Tổng Hợp (comprehensive secondary school curriculum)
 
7. TÀI LIỆU, DỤNG CỤ GIÁO KHOA
Phần lớn các sách giáo khoa, và một số các dụng cụ khoa học đều do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục sản xuất và cung cấp với sự giúp dỡ và viện trợ của các cơ quan ngoại quốc như USAID. Ban tu thư dịch thuật với các giáo chức và các họa sĩ với chuyên môn và kỹ thuật cao đã soạn thảo trọn bộ sách bậc tiểu học tốt về nội dung cũng như hình thức. Nhiều sách dịch và tham khảo đã được duyệt và ấn loát để các học sinh và sinh viên cótài liệu tham khảo.
Ngoài ra trung tâm còn hợp tác với cơ quan quốc tế UNESCO để viết và dịch các sách nhi đồng để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa quanh ta và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo Dục cũng dành riêng ngân sách để ấn loát sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc khác nhau.
Để thống nhất các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo Dục đã thiết lập Ủy Ban Quốc Gia soạn thảo danh từ chuyên môn. Nhiều giáo sư đại học đã tham gia vào việc soạn thảo và Trung Tâm Học Liệu đã bắt đầu ấn hành những tập đầu tiên danh từ văn học và khoa học.
Trường Sư Phạm: trường đào tạo giáo chức
Sư phạm là khuôn mẫu dạy dỗ (sư là thầy dạy, phạm là cái khuôn), hay nói nôm na ra là phương pháp, cách thức dạy học. Trường sư phạm là trường đào tạo giáo chức, là nơi người ta dạy cách thức hay phương pháp dạy học cho những người muốn làm nghề dạy học. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng là một việc còn biết cách dạy cho có hiệu quả là một chuyện khác. Kiến thức chuyên môn chỉ mới là điều kiện cần, phải có kiến thức sư phạm nữa mới là điều kiện đủ để trỡ nên nhà giáo đúng nghĩa. Người có cử nhân toán học là người có đủ kiến thức về toán để dạy học sinh ban Tú Tài, kể cả Tú Tài Toán (Ban B) chẳng hạn, nhưng nếu người đó có thêm kiến thức hay kinh nghiệm sư phạm nữa thì sự truyền đạt những kiến thức toán của mình cho học sinh càng có nhiều hy vọng có kết quả hữu hiệu hơn. Vai trò của trường sư phạm là giúp những người muốn làm thầy thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm dạy học đó.
Trường sư phạm (école normale, hay école de pédagogy) do người Pháp du nhập vào Việt Nam hồi tiền bán thế kỷ XX, như trường sư phạm Nam Việt, trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chẳng hạn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo học bổ túc như Quốc Gia Sư Phạm (Sài Gòn), Sư Phạm Long An, Sư Phạm Vĩnh Long, Sư Phạm Qui Nhơn, Sư Phạm Bam Mê Thuộc, v v …, hoặc các trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp như Cao Đẳng Sư Phạm sau đổi thành Đại Học Sư Phạm (Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt). Đại Học Sư Phạm một năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đại Học Sư Phạm ba năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Đại Học Sư Phạm gồm nhiều ban như Việt Văn, Triết, Pháp Văn, Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Sử Địa. Trường Sư Phạm một mặt giúp các giáo sinh mở rộng kiến thức chuyên môn (học về nội dung các môn mình sẽ dạy), mặt khác giúp các giáo
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).
• Tu Nghiệp Giáo Chức
Tu nghiệp là cách tốt nhất để các giáo chức có cơ hội hiện đại hóa những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức/kinh nghiệm sư phạm của mình. Thật ra với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay, những hiểu biết của con người ở bất cứ lãnh vực nào cũng có thể rất dễ bị lỗi thời chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không có dịp học hỏi, cập nhật hóa những hiểu biết chuyên môn của mình. Ở địa hạt giáo dục cũng vậy, nhà giáo cần phải để thì giờ và cơ hội học hỏi thêm, cập nhất hóa những kiến thức chuyên môn của mình để không bị rơi vào tình trạng hủ hóa. Trong chiều hướng đó, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên thường xuyên tổ chức các chương trình và lớp tu nghiệp cho các giáo chức. Với sự viện trợ của các quốc gia tiền tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Bộ VHGDTN thường gởi giáo chức đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Trong nước thỉnh thoảng vẫn có những lớp tu nghiệp hay những buổi hội thảo về giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Nha Sư Phạm và các trường sư phạm đảm trách công việc tu nghiệp ở trong nước cho các giáo chức.
• Đời sống và tinh thần giáo chức
Chỉ số lương của nhà giáo tuy có khá hơn một số các ngành khác, nhưng so với mực sống của những công tư chức nói chung thì đồng lương và đời sống của nhà giáo có tính cách rất khiêm nhường. Chỉ số lương mới ra trường sư phạm của giáo viên tiểu học là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. So với các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lương giáo sư vẫn khá hơn, vì khi bị động viên vào quân ngũ, các sĩ quan giáo sư tuy đã mất phần phụ cấp sư phạm , vẫn còn được lãnh tiền sai biệt giữa lương căn bản giáo chức và lương sĩ quan. Với số lương căn bản ấn định, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở tỉnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người làm. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa, đời sống bắt đầu mắt mỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy vậy lúc nào nhà giáo cũng vẫn giữ vững tinh thần, và tư cách nhà mô phạm, từ cách ăn mặc thật đứng đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụ huynh học sinh, và cả với giới chức chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhà giáo cũng hết lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâm chức nghiệp của mình.
[…]

9. LƯỢNG GIÁ VÀ THI CỬ
Có hai lối thi để lượng giá học sinh ở bậc trung học ngoài kỳ thi tuyển vào lớp Sáu. Một là thi lục cá nguyệt ở trong lớp học và hai là dự thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia. Thi lục cá nguyệt là kỳ thi do giáo sư dạy lớp ra đề thi, cho thi trong lớp, và chấm điểm, sắp hạng học sinh về môn của mình. Mỗi niên học có hai lần thi lục cá nguyệt. Cả bài thi và số điểm sẽ được đệ nạp trên văn phòng giám học. Trường sẽ cọng điểm các môn, dùng điểm trung bình để định việc lên lớp cho học sinh.
Thi lục cá nguyệt từ xưa đến giờ không được chú ý đúng mức. Ở trong trường cũng như ở ngoài xã hội, kể cả phụ huynh học sinh, ít người đặt nặng tầm quan trọng vào các kỳ thi lục cá nguyệt. Đây là một quan niệm sai lầm đáng tiếc. Người ta chỉ chú trọng vào các kỳ thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia (national examinations). Và càng về xưa càng nhiều kỳ thi, càng nhiều kỳ thi càng nhiều gạn lọc, loại bỏ dọc đường, không cho phép học sinh có cơ hội được học lên cao. Thi theo xưa là một cách chọn lọc quá khắt khe, chỉ chọn lấy toàn là người thật giỏi, thật ưu tú (elites).
Trước 1960 số thí sinh còn ít và Bộ Giáo Dục còn tổ chức được rất nhiều kỳ thi như thời Pháp thuộc: thi Tiểu Học, thi vào Đệ Thất, thi Trung Học Đệ Nhất Cấp với cả hai phần thi viết vấn đáp, thi Tú Tài I (viết và vấn đáp), thi Tú Tài II (viết và vấn đáp). Tú Tài I và II lại có hai kỳ, kỳ I và II cho mỗi năm. Sang thập niên 1950 kỳ thi Tiểu Học được bãi bỏ, Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ có thi viết thôi, không còn vấn đáp, và sau đó, trong thập niên 1960, cũng bỏ luôn Trung Học Đệ Nhất Cấp nhưng lại tổ chức kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp Tráng Niên cho một ít người lớn tuổi. Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung Học. Cách thức làm đề thi khi xưa là đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giám thị phòng chép tay trên bảng. Sang đầu thập niên 1960 đề thi mới được in ronéo ra nhiều bản để phát cho mỗi thí sinh một bản đề thi. Đề thi làm theo lối luận đề (essay type), đặt câu hỏi để thí sinh phải viết câu trả lời dài dòng. Lối ra đề thi này rất chủ quan, giới hạn các câu hỏi trong một số rất ít chủ điểm, đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có thể viết lại kịp thời những gì đã học trong sách vở. Với lối ra đề thi như vậy người ta không thể nào khảo sát được một cách khách quan và tổng thể sự thu nhận và hiểu biết của học sinh về những môn quan trọng trong chương trình học. Đề thi và cách chấm thi theo lối này dễ đưa tới việc học sinh học tủ, đánh bùa, chép bài, và giám khảo chấm bừa (thủ vĩ ngâm), tìm bài và nâng điểm. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh, sổ  điểm, ghi điểm, cọng điểm, v v… tất cả đều làm bằng tay và khi thí sinh quá đông thì không tránh được những sơ sót, và đúng ra cũng không còn cách nào làm nỗi nếu theo cách làm cổ điển này. Các kỳ thi kéo dài hết cả mùa hè và các giáo sư dạy lớp thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ nghỉ ngơi hay làm việc gì khác. Cái hại nhất của các kỳ thi là giới hạn rất nhiều số người thi đậu, gạn lọc quá nhiều học sinh không để cho có nhiều học sinh tiến lên các cấp cao ở trên. Một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền. Trong số 50 em này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 người lên học thi Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽ đậu Tú Tài II sau đó. Thành ra tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được tốt nghiệp trung học. Thật là phi lý khi rất nhiều học sinh phải mất thì giờ học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền bạc để lo cho họ đi học rồi rốt lại chỉ một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ hết bao nhiêu công lao, tiền bạc của công cũng như của tư. Cần phải có sự cải tổ về thi cử để cải tiến hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh và để đương đầu với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng. Thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia quan trọng nhất là thi Tú Tài I và Tú Tài II. Nam sinh thi rớt Tú Tài I là phải nhập ngũ, đi lính. Nếu có Tú Tài I mà nhập ngũ thì được đi khóa sĩ quan. Từ đầu thập niên con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều, việc tổ chức thi cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đề làm hồ sơ khảo thí, đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cọng điểm, sắp hạng, làm chứng chỉ trúng tuyển, vv . .tất cả những công việc đó không còn làm bằng tay theo lối cổ điển được nữa. Nhất là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinh dự thi Tú Tài II sẽ gia tăng gần gắp đôi trong năm 1974. Vả lại thi theo lối cũ, lối luận đề (essay type) có tính cách chủ quan và một số những khuyết điểm của nó trong vấn đề lượng giá. Thi trắc nghiệm khách quan theo lối Mỹ tuy không phải là toàn mỹ nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong vấn đề lượng giá một cách khách quan, khoa học, và có thể tránh được những gian lận thi cử. Để kịp thời đối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh, và để cải tiến vấn đề lượng giá cho đúng mức, một hội đồng cải tổ thi cử được thành hình từ tháng 11 năm 1972, và ráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm 1974 (khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8 ). Đây là kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng ở Nam Việt Nam.
Về giấy tờ thủ tục, đầu thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khế ước với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vu, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển, đến các con số thống kê cấn thiết. Đề thi trắc nghiệm khách quan thì cũng đã được đem vào các kỳ thi Tú Tài I và II cho môn Công Dân – Sử Địa từ niên khóa 1965-66. Nhưng phải đến năm 1974 thì toàn bộ các môn thi trong kỳ thi Tú Tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn (multiple choice). Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều có đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1,800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời (làm item analysis) của học sinh để định độ khó (difficulty index; độ khó ở đây là .60) của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp. Tín độ (reliability; hệ số tín độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .91 đến .94) và hiệu độ (validity; hệ số hiệu độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .60 đến .73 ) của bài trắc nghiệm được tính theo đúng phương pháp thống kê khoa học. Bảng trả lời được đặt từ Mỹ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230; điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy 534 (punching machine) để đục lổ. Những phiếu đục lổ này (punched cards) được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cọng điểm, tính điểm trung bình (mean), độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation), chuyển điểm thô (raw score) ra điểm tiêu chuẩn (standard score), tính percentile và thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (Norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp khoa học của thống kê học, để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.
Tổng số thí sinh ghi tên trong khóa I, 1974 là 142, 356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129, 406. Trong số này có 53, 868 thi đậu (41.6%) và 75, 538 thí sinh không đâu (58.4%). Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76,494. Trong số này có 8,607 thi đậu (11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Số người thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp Trung học) nhiều hơn xưa nhiều lắm (hơn 45% cho cả hai khóa, so với khoảng 10% trong những thập niên trước). Kỳ thi quốc gia không còn có mục đích gạn lọc, loại bỏ như xưa nữa. Từ đó sẽ có nhiều người có cơ hội được học đại học, và nước nhà sẽ có nhiều người ở trong thành phần trí thức, trình đô dân trí sẽ được nâng cao hơn.
Trích tài liệu Nam Sơn Trần Văn Chi
Những năm đầu sau khi Pháp rút về nước, giáo dục Việt Nam tiếp tục cái gì có trước. Cho đến Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, VNCH mới xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc và Khai Phóng.
[…]
Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.
Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112, 129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.
[…]
Giáo viên tiểu học trước năm 1975 có chỉ số 250, giáo học bổ túc là 320, giáo sư Ðệ I cấp chỉ số 400, Ðệ II cấp lên 470. Lương giáo viên, giáo sư như thế so với ngạch công chức và quân đội, tương đối cao, nên đời sống bảo đảm, thư thả; đặc biệt vị trí người thầy luôn được xã hội tôn trọng, cha mẹ học sinh kính nể.
[…]
Bậc đại học đào tạo cử nhân, cao học và tiến sĩ.
Sau Thế Chiến Thứ II, Pháp trở lại Việt Nam, Ðại Học Ðông Dương ở Hà Nội được đổi tên là Ðại Học Hà Nội, viện trưởng vẫn là người Pháp. Sau đó có một số khoa được mở ở Sài Gòn như Luật, Y khoa và Khoa Học, do phó viện trưởng là người Việt điều hành.
Sau năm 1954, chi nhánh đại học Hà Nội tại Sài Gòn cải tên là Viện Ðại Học Quốc Gia Việt Nam, đến năm 1957 đổi tên là Viện Ðại Học Sài Gòn, tên nầy giữ cho tới năm 1975.
Khi bắt đầu diễn ra Hội Nghị Paris (trong kế hoạch chuẩn bị hậu chiến) năm 1972 VNCH thành lập Hệ Thống Ðại Học Cộng Ðồng, năm sau 1973 Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức thành lập.

Hệ thống đại học ở VNCH không thuộc Bộ Giáo Dục, và cũng không có cơ quan chủ quản (trư trường Y Dược thuộc Bộ Y Tế chủ quản). Ðại học Việt Nam tự trị về học vụ chuyên môn. Ngân sách của đại học là bộ phận trong ngân sách Bộ Giáo Dục do Quốc Hội chuẩn duyệt hàng năm; nhân viên và giáo sư đại học thuộc Tổng Ủy Công Vụ.

Ðại học VNCH bấy giờ có hai hệ thống: Ðại Học Quốc Gia và Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương.
 
(xem tiếp phía dưới)

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeThu Feb 27, 2014 3:17 pm


Nền giáo dục ở miền Nam 1954-1975

(trích) – Nguyễn Thanh Liêm
(tiếp theo)


Ðại học VNCH bấy giờ có hai hệ thống: Ðại Học Quốc Gia và Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương.


Ðại Học cấp Quốc Gia gồm có:
1. Viện Ðại Học Sài Gòn:
Sau năm 1954, Viện Ðại học Hà Nội chuyển vào Nam nhập vào Viện Ðại Học Sài Gòn. Viện có 8 phân khoa là Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật và Kiến Trúc. Có đại học xá Minh Mạng dành cho nam, Trần Quý Cáp dành cho nữ, có trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.
2. Viện Ðại Học Huế:
Thành lập theo sắc lịnh VNCH-1 do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ký vào Tháng Ba năm 1957 gồm có 4 khoa như Sư Phạm, Y khoa, Văn khoa và Luật.
3. Viện Ðại Học Cần Thơ:
Ðược thành lập ngày 31 Tháng Ba 1966 do nghị định của chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký. Có 4 khoa là: Khoa Học, Văn Khoa, Sư Phạm, Luật & Khoa Học Xã Hội.
4. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thuộc Phủ Thủ Tướng:
Học viện được thành lập từ 29 Tháng Năm 1950 theo Quyết Ðịnh của Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc đó), lúc đầu đặt ở Ðà Lạt, năm 1958 dời về đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
5. Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thuộc Bộ Quốc Phòng:
Sinh viên học 4 năm, môn chánh là võ khoa; môn phụ là Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã Hội. Tốt nghiệp bằng Cử Nhơn Võ Khoa, một ngành mới mẻ đối với Việt Nam.
6. Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức:
Thành lập do sắc lệnh của tổng thống VNCH, và hoạt động chánh thức năm 1974.
Viện bao gồm một số trường có trước như Trung Tâm Phú Thọ, Ðại Học Nông Nghiệp, Ðại Học Kỹ Thuật. Viện có lập một số trường mới như là Ðại Học Kinh Thương, Ðại Hoc Khoa Học Căn Bản, Ðại Học Thiệt Kế Ðô Thị và Nông Thôn…

Ðại học Cộng Ðồng Ðịa Phương
Trường Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương chỉ huấn luyện về chuyên môn và thực dụng, học trình 2 năm.
Cho tới năm 1975, VNCH có 5 trường:
- Ðại Học Cộng Ðồng Quãng Ðà
- Ðại Học Cộng Ðồng Nha Trang
- Ðại Học Cộng Ðồng Tiền Giang Mỹ Tho
- Ðại Học Cộng Ðồng Long Hồ Vĩnh Long
- Ðại Học Cộng Ðồng Ban Mê Thuột, mới có quyết định.

Giáo Dục Việt Nam trước 1975 ngoài hệ thống công lập còn có hệ thống trường tư.
Ðại học tư trước năm 1975 có:
- Viện Ðại Học Ðà Lạt
- Viện Ðại Hoc Minh Ðức
- Viện Ðại Học Vạn Hạnh
- Viện Ðại Học Cao Ðài/Tây Ninh
- Viện Ðại Học Hòa Hảo/An Giang

http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/

.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSat Nov 15, 2014 3:02 pm

Một bài viết ngắn so sánh Giáo dục VNCH và XHCN hiện tại
 
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến 001

Quan hệ giữa HỌC, THI và yêu cầu CHUẨN HÓA CẤP HỌC

   
Chuẩn cấp học (Standard learn) là thuật ngữ chỉ sự hoàn bích chuẩn mực cho từng cấp học, bậc học từ tiểu học đến đại học. Mỗi cấp học đòi hỏi phải cáng đáng hoàn tất nội dung chương trình được phân phối gồm những bộ môn bắt buộc và tự chọn mà bô giáo dục và đào tạo đã quy định. Để kiểm tra việc chuẩn cấp học, mỗi cuối cấp học có một kỳ thi tốt nghiệp để sát hạch trình độ của HS hay SV đạt chuẩn đến đâu. Việc HỌC việc THI và việc CHUẨN CẤP HỌC có một mối quan hệ hổ tương, mật thiết cùng nhau. Ấy thế mà việc học hành thi cử hiện nay không đảm bảo cho việc chuẩn cấp nói trên. Đúng ra theo nguyên tắc thì học môn nào thi môn nấy thì đằng nầy học đủ các môn mà thi có 4 môn, chưa nói là trong 4 môn thi đã có 2 môn tự chọn. Thi kiểu nầy vô hình trung khuyến khích học sinh học lệch, học để đối phó chứ không phải học để tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức phổ thông. Hệ quả tất yếu là hs tốt nghiệp phổ thông tỷ lệ rất cao nhưng lại mất căn bản phổ thông. Để có thể hình dung mối quan hệ hổ tương giữa HỌC, THI và CHUẨN CẤP xin được ôn lại nền giáo dục ở miền Nam trước 75.

Mục tiêu và cũng là triết lý của nền giáo dục ở Nam VN trước 75 là: NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG. Nền giáo dục đó đã thoát ra 2 đầu cực đoan: một là giáo dục với mục tiêu đào tạo CON NGƯỜI NHÂN LOẠI chung chung; hai là đào tạo giáo dục thành con người uốn mình trong một khuôn khổ nhất định vv...
 
Ở đây ta không nói về mục tiêu và triết lý giáo dục mà chỉ nói về cách tổ chức học chánh theo từng cấp học của miền Nam trước đây. Bộ GD soạn ra một quyển phân phối chương trình cho từng lớp học và từng cấp học. Về bậc học, cấp học có những tên gọi đích danh: bậc tiểu học, bậc trung học phổ thông và bậc đại học. Ngay tên gọi cũng đã hình dung được yêu cầu của từng cấp: cấp tiểu học (5 năm) trang bị cho hs các kiến thức sơ đẳng yếu lược (élémentaire), cấp trung học phổ thông (7 năm)trang bị cho hs kiến thức phổ thông về các bộ môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Công dân giáo dục, Nhạc, Vẽ, Thể dục, Nữ công. Cấp trung học phổ thông chia ra làm hai cấp nhỏ:
  1/ Cấp Trung học đệ nhất cấp (4 năm) từ lớp 6 đến lớp 9
  2/ Cấp trung học đệ nhị cấp (3 năm) từ lớp 10 đến lớp 12.

Đại học: không còn trang bị kiến thức phổ thông mà đi vào chuyên biệt hóa (spécialiser)
 
Cấp tiểu học rất được coi trọng vì đây là nền móng của một công trình đồ sộ. Móng có chắc, công trình mới vững. Cuối 5 năm tiểu học có một kỳ thi lấy bằng tiểu học, học bao nhiêu môn thì thi đủ bấy nhiêu môn. Học sinh đậu tiểu học có quyền dự  kỳ thi tuyển (concours) vào bậc trung học. Chẳng may thi hỏng kỳ thi nầy thì hs có thể xin vào học ở các trường tư thục. Hệ thống các trường tư thục đa phần do giáo hội của các tôn giáo thành lập. Hs học trường tư thục nếu đỗ kỳ thi Trung học đệ nhất cấp sẽ được quyền vào học lớp 10 của các trương công. Tương tự như thế nếu hs trường tư thi đỗ Tú Tài I sẽ được quyền vào học lớp 12 của trường công. Điều đó chứng tỏ rằng dù trường tư hay trường công nếu chuẩn cấp học và đúng cách trong các kỳ thi thì được nhà nước và toàn xã hội tin tưởng, công nhận, giá trị văn bằng được bảo đảm. Được vậy là do giữa học và thi ăn nhịp cùng nhau. Bằng tú tài ở VN thời đó không những có giá trị ở trong nước mà còn được cả quốc tế công nhận. Việc tổ chức kỳ thi nghiêm nhặt, việc khảo thí nghiêm xác, kết quả đậu tú tài tỷ lệ toàn quốc chưa khi nào đạt 30%. Chính phủ và dân chúng vẫn cứ yên tâm chấp nhận tỷ lệ đỗ tú tài hàng năm vì thời bấy giờ không có khái niệm chỉ tiêu, thành tích. Thà ít mà tinh còn hơn nhiều mà tạp (quý hồ tinh bất quý hồ đa). Chính vì vậy mà thời đó có được mảnh bằng tú tài toàn phần trong tay, hs có quyền ghi danh vào bất cứ đại học nào ngoại trừ các đại học do chính phủ mở ra để đào tạo cán bộ cho các ngành nghề như ĐH y, dược; ĐH sư phạm, ĐH kỹ thuật,... Loại hình trường nầy, SV không phải trả bất kỳ khoảng học phí nào. Các trường ĐH khác, công cũng như tư, SV chỉ đóng một khoảng niên liễm ít ỏi. Ngoài ra thì khi chữa bệnh, cũng như đi lại trên các phương tiện giao thông đều miễn phí. HS học xong chương trình phổ thông (chuẩn cấp) bước vào ngưỡng cửa ĐH sẽ không ngỡ ngàng xa lạ vì chuyển cấp. Bởi lẽ bắt đầu từ lớp 10 HS đã được phân ban. Phân ban là hình thức khởi động cho sự chuyên biệt hóa ở cấp đại học. HS ban C (Văn, Triết, Sinh ngữ) sẽ vào các trường Luật, Văn khoa hay Khoa học nhân văn, HS ban B (Toán, Lý Hóa) sẽ vào các trường khoa học, HS ban A (Sinh, Hóa, Lý) sẽ vào các trường Y, Dược... Một HS đỗ Tú Tài II nếu muốn đi dạy thì làm hồ sơ gởi Nha tư thục và được cấp cho một giấy phép dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Nếu vào quân đội thì đã có parem sẵn: Đậu bằng Trung học đệ nhất cấp thì vào trường Hạ sĩ quan, đậu bằng Tú tài I thì  vào trường Sĩ quan trừ bị; đậu bằng Tú tài II thì vào trường Võ Bị Đà lạt. Như vậy, giữa HỌC, THi và CỬ diễn ra trong quy trình: học gì thi nấy. Thi đậu thì được bổ dụng, sắp xếp (cử)vào vị trí tương ứng với trình độ, cấp học. Bộ GD chỉ soạn phân phối chương trình dạy và học ở mỗi lớp, mỗi cấp chứ không soạn sách giáo khoa (chỉ cung ứng học liệu) Sách giáo khoa do các giáo viên có bề dày kinh nghiệm dạy học và khảo thí soạn và tự xuất bản. Thầy và trò tự do lựa chọn sách hay để dạy và học. Sách giáo khoa có thể dùng từ đời anh rồi đến đời em, đời cháu... Bên cạnh sách giáo khoa có nhiều tạp chí văn, văn học, bách khoa, phổ thông được học sinh ưa chuộng mua về đọc để làm phong phú thêm kiến thức phổ thông của mình.
 
Về phương diện đào tạo, giáo hóa con người trở nên con người đích thực, đúng nghĩa. Bên cạnh các môn Đức dục, Công dân giáo dục còn có chương trình ngoại khóa. Lên đến lớp 12 thì không học văn chương (song song với luận đề văn chương có luận đề đạo đức) mà phải học môn Triết: Tâm lý học, Luận lý học, Đạo đức học. Riêng các HS ban C (Văn chương, Sinh ngữ, Triết học) thì phải học thêm môn Siêu hình học nữa.

Tài liệu sách giáo khoa giới thiệu nhiều học thuyết, quan niệm đạo đức đa chiều để học sinh suy nghĩ, lựa chọn và thực hành.
 
Ở các trường của các tôn giáo thành lập có thêm môn Giáo lý góp phần hướng HS vào con đường hướng thiện .
 
Nói chung các văn bằng từ cấp tiểu học đến trung học, đại học ở miền Nam trước đây đều là nhãn hiệu cầu chứng cho việc chuẩn cấp học (standard learn). Việc chuẩn cấp học được tiến hành theo một quá trình nghiêm túc trung thực từ việc học các bộ môn và thi đầy đủ các bộ môn.
 
Ngày nay, ai cũng thấy có một số HS tốt nghiệp Trung học phổ thông rồi mà còn quá nhiều khiếm khuyết về kiến thức phổ thông. Ngay cả bộ môn Văn xét như bộ môn công cụ cũng còn sai chính tả, sai ngữ pháp, sai cú pháp. Bảy năm học một ngoại ngữ mà vẫn không đọc thông viết thạo. Về lịch sử nhất là cổ sử thì tù mù ấm ớ. Về chuẩn mực đạo đức thì vụng về trong ứng xử trong giao tiếp. Ngày trước một em bé Tiểu học đã thuộc lòng và biết làm theo lời dạy của Khổng Tử: "Việc gì mình không muốn người làm cho mình thì mình đừng làm cho người" (được đóng khung dưới bài học "công bình" của môn Đức dục).
  
Việc thi cử hiện nay có môn bị bỏ không thi, có môn được học sinh chọn, có môn không được chọn,... khiến cho HS lơ là chễnh mãng với nhiều môn, đáng kể là môn sử. Nếu môn Văn được xem là một bộ môn công cụ của các bộ môn thì môn sử là công cụ của các luật gia, các chính trị gia, các nhà xã hội học.

Những căn bệnh trầm kha trong giáo dục như bệnh chạy theo chỉ tiêu, bệnh coi trọng thành tích, chịu áp lực phổ cập đã đưa số lượng bằng cấp, học hàm, học vị đi lên trên con  đường chấtlượng đi xuống. Nay thì bộ Giáo dục và đào tạo quy định kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ thi 4 môn trong đó có 2 môn bắt buộc là Văn và Toán còn 2 môn còn lại thì HS tùy chọn thì làm sao bảo đảm được việc chuẩn hóa cấp học phổ thông. Bậc học phổ thông không được chuẩn hóa cấp học thì dù có mở thêm bao nhiêu trường Đại học, có cải cách kiểu gì thì cũng chỉ là việc chăm lo cho phần ngọn mà quên chăm lo phần gốc. Khi cái thân cái gốc không còn được cung ứng nhựa nguyên thì dù cho lá cành có được quang hợp đến mấy cũng không thể nào chế tác được nhựa luyện để nuôi cây.

Phạm Đạt Nhân


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitimeSun Jul 31, 2016 8:07 am

.


GS Huỳnh Văn Lang - Giáo Dục Miền Nam & Hệ Thống Văn Hóa Bình Dân Dưới Thời Đệ Nhất VNCH


Westminster (VanHoaNBLV) - Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt đã có một buổi thăm viếng và phỏng vấn Giáo Sư Huỳnh Văn Lang về hệ thống giáo dục của Miền Nam VN, bên cạnh đó cũng có hệ thống giáo dục, văn hóa Binh Dân do chính Giáo sư Huỳnh Văn Lang gầy dựng đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và đầy sự Khai Phóng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện vào ngày 18 tháng Giêng năm 2014 tại tư gia của Giáo Sư Huỳnh Văn Lang, thuộc thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến   Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
» Phật Giáo có phải là một tôn giáo không?
» AI NUÔI MÈO HÃY ĐỌC VÀ COI CHỪNG
» Tâm sự người vợ nuôi chồng tâm thần
» Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến