Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
hoang nguyet quang quốc Trung quynh ngam truyện thuoc Nguyen bich không Chung chuyen Saigon ngắn chẳng chất Nhung linh phải quan sáng nhac trong VNCH
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)

Go down 
Tác giảThông điệp
huetim
Khách viếng thăm




Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)    Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Icon_minitimeTue Oct 29, 2013 11:09 am


Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)

Nguyễn Hoài Vân


Vào thập niên 70, một ký giả ngoại quốc phỏng vấn ông Trần Văn Ân, có đặt câu hỏi như sau:

“Vì sao Nhật Bản với Việt Nam cùng nguồn gốc văn hoá Trung Hoa mà người Nhật lại sớm canh tân, đưa đến phát triển tốt đẹp và cường thịnh, trong khi Việt Nam luôn bỏ lỡ những cơ hội đổi mới để phải trở thành một trong những nước chậm phát triển trong vùng?”

Chúng ta có thể mượn câu hỏi này để khơi mào câu chuyện, tuy biết nó không được xác đáng lắm, và có phần lẫn lộn nhiều vấn đề, không thể duyệt xét đầy đủ được trong bài viết này. Và vì chúng ta đang bàn về Tam Giáo, nên xin giới hạn sự phân tích chỉ trong khuôn khổ này mà thôi.

Trước tiên, xin đề nghị vài nhận xét chung quanh những liên hệ giữa Tam Giáo và lịch sử Việt Nam. Sau đó mới thử đi tìm nơi tư tưởng Nhật Bản những gì có thể khiến họ có được một sự phát triển khác với nước ta.


Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Download+(15)

Tam giáo trong lịch sử Việt Nam:

Để giản dị hoá vấn đề một cách cùng cực, ta có thể phân "Tam Giáo" ra làm hai:

- một bên là Nho Giáo: tích cực, hữu vi, nhập thế, nặng ảnh hưởng Trung Hoa

- bên kia là Phật Giáo: bị coi là tiêu cực, vô vi, xuất thế, nguồn gốc tại Ấn Độ.

Thế còn Lão Giáo?
Xin thưa: Lão Giáo “nằm giữa”, vì:

- vừa xuất xứ từ Trung Hoa, như Nho Giáo

- vừa vô vi, xuất thế, tiêu cực v.v… “như” Phật Giáo.

Lão Giáo còn được đa số học giả coi như đã lót đường cho sự truyền bá Phật Giáo tại Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Có thể nói trong thực tế, Lão Giáo ít đóng vai trò ở mặt nổi mà chỉ ảnh hưởng trong chiều sâu (qua một số phong tục tập quán, lễ nghi, qua cách sống gần gũi thiên nhiên, v.v…).

Mặt khác, một thường định lịch sử là dân tộc Việt Nam luôn luôn tìm cách thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa, mặc dù vẫn muốn duy trì mối giao hảo với "người anh em" phương bắc. Điều này được thể hiện trong thực tế dưới hai hình thức:

- giảm bớt ảnh hưởng của Nho Giáo

- và tăng cường ảnh hưởng chính trị của Phật Giáo.

Việc tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Nho Giáo có hai lý do chính:

- Nho Giáo được coi như một tư tưởng Trung Hoa

- Nho Giáo đề ra một trật tự xã hội có tính cách tương đối cố định, trong đó sự trung thành của người dưới đối với người trên được coi như một “đạo sống”. Điểm khó khăn then chốt là người trên hết tất cả lại chính là ông Hoàng Đế Trung Hoa! Các vị Vua của ta, tuy ở trong nội bộ có xưng Đế, nhưng bên ngoài chỉ xin được phong làm Tiết Độ Sứ hay nhiều lắm là Quốc Vương mà thôi. Đúng theo Nho Giáo, ngay cả các vị Vua Việt Nam cũng phải tuyệt đối trung thành với Hoàng Đế Tàu, điều mà các Ngài không mấy gì hứng thú lắm...

Cần nhấn mạnh: đây chỉ là những nhận xét chính trị, không liên hệ gì đến Nho Giáo trên phương diện Triết Học đã được nói đến ở các bài khác.

Việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của Phật Giáo:

Cũng có các lý do dựa trên những quan tâm tương tự:

Quan trọng nhất là: Phật Giáo xuất phát từ Ấn Độ, và giữa Ấn Độ với Việt Nam không có vấn đề chinh phục, thống trị. Thật ra, với lập luận này, ta buộc phải coi nhẹ ảnh hưởng của sự truyền thừa Phật Giáo vào Việt Nam qua các tăng sĩ Trung Hoa. Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam có vẻ cho phép điều này (đặc biệt là các tài liệu của Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Budden Gyoshi…). Dù sao, phải công nhận là các tăng sĩ Trung Hoa sang Việt Nam giảng đạo hoàn toàn không mang màu sắc chính trị giống như các nhà Nho, theo kiểu Tích Quang hay Nhâm Diên, đến nước ta để sắp đặt việc cai trị lâu dài.

Kết quả là Phật Giáo ở Việt Nam mặc dầu bị coi là đạo thoát tục, lại vẫn có một khuynh hướng “nhập thế”, tích cực tham gia việc nước, với những nhà chính trị nổi danh như Ngài Vạn Hạnh. Ta cần lưu ý là tư tưởng VÔ CHẤP của Phật Giáo khiến cho nhập thế hay xuất thế đều có thể biện minh được bằng chính giáo lý của nhà Phật.

Điều quan trọng là trong giai đoạn lịch sử có các tăng sĩ tham gia nhiều nhất vào việc chính trị, tức ở đời Lý-Trần, thì việc nước ta cũng tương đối tốt đẹp. Điều này không khỏi tạo nên một tiền lệ, một gương tốt, khuyến khích các tăng sĩ sau này chú ý đến chính trị và không ngần ngại sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giúp dân giúp nước.

***

Bây giờ ta nhìn sang phía Nhật Bản, để thử đi tìm vài yếu tố có thể phần nào giúp nước bạn Phù Tang không bỏ lỡ những cơ hội phát triển tốt đẹp.

Vài yếu tố tư tưởng và văn hoá có thể ảnh hưởng vào sự phát triển của Nhật Bản:

Tìm sự biện minh trên mặt tư tưởng cho sự phát triển mạnh mẽ của nước Nhật có thể phần nào dựa vào việc đi tìm những khác biệt giữa Nho và Phật Giáo thịnh hành ở Nhật Bản với Nho và Phật Giáo thịnh hành ở các nước khác cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa.

Nho giáo tại Nhật:

thường được coi như mang nặng ảnh hưởng của Dương Minh Học, tức học thuyết của Vương Thủ Nhân, hiệu là Dương Minh, sống thời nhà Minh. Thày Vương khét tiếng tài hoa: nào võ nghệ tinh thông, từng làm hiệp khách, rồi tu theo Đạo Giáo, nghiên cứu pháp thuật thần tiên, trước khi tìm đến Phật pháp, đào sâu lý thuyết của Thiền Môn... Mãi đến năm 36 tuổi, ông mới quyết chí tập trung vào Khổng Học. Kiến văn của thày Vương, do đó, vô cùng rộng rãi.

Trong Nho Giáo, Vương Dương Minh lập ra một học phái riêng, phản đối lối học từ chương khoa cử. Thật vậy, từ khi các bậc Đại Nho đời Tống như Trình Hy Xuyên, Chu Hối Am, gia công hệ thống hoá Khổng Học một cách mạch lạc thì người ta thường mượn sự giảng dạy của các vị này, lấy làm chương trình thi cử, tuyển lựa quan lại  lo việc trị dân. Do đó, ai muốn làm quan, áo mão cân đai, nhà cao cửa rộng, thì phải cố “nuốt” thuộc lòng cái học Trình, Chu, rồi khăn gói đi thi, mà không cần để tâm tìm hiểu những điều tinh tuý trong đó. Vì chỉ có học mà không hiểu nên người ta trở thành cố chấp từng câu từng chữ, không còn biết thích nghi với hoàn cảnh.

Cựu học tại nước ta cũng đã lâm vào tệ nạn này, trong khi Nho Học của Vương Thủ Nhân, chống cố chấp, lại ảnh hưởng mạnh mẽ trên tinh thần người Nhật.

Phật Học tại Nhật:

Thì ai cũng biết là rất trọng Thiền Tông, với hai phái lớn là Tào Động (Soto) và Lâm Tế (Rinzai). Thậm chí người Tây Phương mỗi khi nói đến Thiền, chỉ còn biết có Thiền Nhật Bản (Zen) chứ thiền Trung Hoa thì họ coi như đã thuộc về quá khứ!

Thiền Tông cũng có thể được coi như một trong những tông phái ít cố chấp nhất cuả Đạo Phật. 

Vì thế, đặc điểm của Nho và Phật Học được phát triển tại Nhật Bản có lẽ là sự KHÔNG CỐ CHẤP. Không cố chấp, không bị ràng buộc trong những giáo điều phải học thuộc lòng, nên người Nhật dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, dễ dàng canh tân đổi mới mà vẫn bảo tồn tinh tuý của tư tưởng cổ truyền.

Cũng cần nhận định nước Nhật là một hòn đảo nên tinh thần dân tộc có điều kiện phát triển rất mạnh mẽ. Điều này khiến người Nhật có thể tránh được hiểm hoạ phân hoá dễ dàng hơn người Việt (*), nhất là từ khi có sự tiếp súc với văn minh Tây Phương.

GIỮ GÌN TINH TUÝ MÀ KHÔNG CỐ CHẤP GIÁO ĐIỀU có thể là một giải đáp cho câu hỏi của vị ký giả ngoại quốc đã nói đến ở đầu bài vậy!

Nguyễn Hoài Vân

(*) Tiếp súc với Tây Phương, nhất là sau khi bị họ đè bẹp trên chiến trường, trong chính trị, khoa học, kỹ thuật... liền đặt ra vấn đề "theo mới". Và, vì Tây Phương rất đa dạng, có nhiều cái "mới" để theo, nên nếu không có một tinh thần dân tộc mạnh mẽ và tự tin, thì rất dễ rơi vào phân hoá, như chúng ta đã thấy ở Việt Nam.


Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)  Z

Về Đầu Trang Go down
 
Tổng Luận Về Tam Giáo (trong lịch sử Việt Nam)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ
» Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'
» Câu chuyện nhân mùa lễ Độc lập 2013: Tổng Thống Hoa Kỳ và người Mỹ gốc Việt
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến