Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
thuoc Trung sáng luong Chung chất nhac ngắn chuyen quang Nguyen phải hoang nguyet linh quynh Saigon không truyện quốc trong ngam Nhung quan VNCH bich
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 161
Join date : 20/10/2011

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeThu Oct 24, 2013 5:26 pm

Hồn Việt
Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam


Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
vietngo
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Quốc Ca VNCH hòa tấu bởi "National Presidential Orchestra" Ukraine   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSun Oct 27, 2013 11:03 pm


Quốc Ca VNCH hòa tấu bởi Ban nhạc "National Presidential Orchestra" Ukraine ngày 16-8-2012.
(Tại phút 2:56 mới thấy trên YouTube)



Hồn Việt Trailer

Cờ Vàng xuất hiện tại Liên Hiệp Quốc 2008
Phái Đoàn VN Tự Do tham dự Đại Hội Nhân Quyền Thanh Niên Thế Giới 2008


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Quoc_Ca

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam B9a3ac2c442e4affad6c455218049ae5
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ QUỐC KỲ VIỆT NAM TỰ DO   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeFri Nov 01, 2013 2:40 pm


SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ QUỐC KỲ VIỆT NAM TỰ DO

Phạm Văn Thanh

I.  Ý NIỆM VỀ QUỐC KỲ

Trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, đa số các quốc gia trên thế giới đều theo chế độ quân chủ hoặc là quân chủ chuyên chế do một nhà Vua nắm quyền hay quân chủ phong kiến do nhà Vua cùng nhóm quý tộc nắm quyền cai quản quốc gia và sở hữu chủ lãnh địa. Năm 1793 sau cuộc cách mạng, Quốc Ước Hội Nghị Pháp đã chọn cờ tam tài làm quốc kỳ của nước Pháp. Quốc kỳ Pháp có 3 màu: xanh tiêu biểu cho Tự Do (Liberté), trắng tiêu biểu cho Bình Đẳng (Egalité) và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái (Fraternité).

Quốc kỳ tam tài của Pháp mang đầy đủ ý nghĩa tượng trưng cho những giá trị Tự Do, Bình Đẳng và Bác Ái rất phù hợp với lý tưởng chung của nhân loại nên về sau, nhiều quốc gia theo thể chế tự do, dân chủ trọng nhân quyền khác đã chấp nhận các màu sắc xanh, đỏ, trắng làm màu sắc căn bản cho quốc kỳ của mình trong đó có nước Anh, Hoa Kỳ, v.v.

II.  LỊCH SỬ CÁC LÁ QUỐC KỲ TỰ DO TẠI VIỆT NAM


Từ thời quân chủ xa xưa, người Việt đã dùng cờ làm biểu tượng cho những nhân vật quan trọng như viên đại tướng, nhà Vua hoặc tiêu biểu cho một triều đại. Ví dụ, hiệu kỳ của một viên đại tướng thường dùng cờ theo màu Ngũ Hành hợp với mạng của vị tướng đó: vị tướng thuộc mạng Kim dùng cờ màu trắng, Mộc dùng màu xanh, Thủy dùng màu đen, Hỏa dùng màu đỏ và mạng Thổ dùng cờ màu vàng. Mỗi triều đại cũng tự chọn lá cờ có hình thức và màu sắc kết hợp cách riêng theo thuyết vận hành Âm Dương thế nào để tượng trưng cho sự hưng thịnh nhất của triều đại đó như triều Lý chọn cờ viền màu ngũ hành có chữ Lý ở giữa, triều Nguyễn chọn màu vàng của hoàng tộc. Cũng vậy, lá cờ biểu tượng cho vị quân vương thường có thêu hình rồng ở chính giữa, tụy nhiên dù lá cờ biểu tượng cho nhà Vua, hoặc cho một triều đại cũng chỉ tượng trưng cho hoàng gia mà thôi và thường treo tại hoàng thành hoặc chỗ nào có nhà Vua ngự đến mà không phải là lá quốc kỳ tiêu biểu tổng quát cho một quốc gia gồm cả chính quyền, lãnh thổ và nhân dân trong đó như quốc kỳ Pháp.


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Coquelyrevised8

Quốc kỳ triều Lý

1. Cờ Long Tinh
Sau Thế Chiến Thứ II, Hoàng Đế Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam gọi là cờ Long Tinh gồm nền vàng với một sọc đỏ nằm ngang bằng 1/3 chiều rộng lá cờ. Cờ Long Tinh được dùng trên toàn cõi Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Triều Đình Huế cai quản. Trong khi đó, Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm nước thuộc địa nên treo cờ tam tài của mẫu quốc Pháp.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Colongtinhrevised6
Cờ Long Tinh

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam ColOngTinh1945revised7
Cờ Long Tinh có từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 (1)

2. Cờ Quẻ Ly
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương và lên tiếng trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Hai ngày sau, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam đôc lập và giao cho học giả Trần Trọng Kim lập nội các ngày 17 tháng 4. Ngày 2 tháng 6, Chính Phủ Trần Trọng Kim chọn cờ vàng chính giữa có một quẻ Ly của Bát Quái Đồ gồm 2 vạch liền hai bên và một vạch đứt khúc ở giữa làm quốc kỳ cho toàn nước Việt Nam gọi là cờ Quẻ Ly. Tuy nhiên, Nhật hoãn trả Nam Kỳ lại cho Triều Đình Huế mãi đến ngày 14 tháng 8, năm 1945 chỉ 4 ngày trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị nên trên thực tế, Nam Kỳ chưa từng treo quốc kỳ Quẻ Ly.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Coquely1revised4
Cờ Quẻ Ly

3. Cờ Quẻ Càn
Sau Thế Chiến Thứ II, quân Trung Hoa sang giải giáp quân Nhật tại miền Bắc, ủng hộ các đảng phái quốc gia hòa giải với Việt Minh để lập nên Chính Phủ Liên Hiệp qua Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6 tháng 3 năm 1946. Phần vì không đồng ý với tinh thần bản Hiệp Định Sơ Bộ và phần khác vì Việt Minh ra tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam phải rút sang Tàu. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, các đảng phái quốc gia họp tại Hồng Kông lập nên Mặt Trận Quốc Gia, mời Hoàng Đế Bảo Đại chấp chính trở lại. Hoàng Đế Bảo Đại sai nối vạch đứt khúc ở giữa cờ Quẻ Ly làm thành cờ Quẻ Càn, quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ. Quẻ Càn tượng trưng cho Trời, nhà Vua và quyền lực, ứng với quốc gia, dân tộc và sức mạnh của dân Việt. Kể từ lúc này, trên nguyên tắc, cờ Quẻ Càn là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập tự do.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Coquecanrevised5
Cờ Quẻ Càn

4. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ


Không thể thỏa hiệp được với Việt Minh, vào tháng 9 năm 1947, Pháp quay sang thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ký kết ngày 5 tháng 6 năm 1948. Hoàng Đế Bảo Đại chọn mẫu cờ vàng ba sọc đỏ của Họa Sĩ Lê Văn Đệ vẽ (nối dài 3 vạch đỏ của cờ Quẻ Càn) làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam độc lập và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ lâm thời ngày 1 tháng 6 năm 1948 tại Sài Gòn. Hôm sau, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký pháp lệnh ban hành quốc kỳ và quốc ca. Quốc Kỳ của nước Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ ở giữa. Quốc Ca là bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” sau đổi thành “Tiếng Gọi Thanh Niên”của Lưu Hữu Phước. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã chính thức là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập, tự do kể từ thời đó đến khi đất nước chia đôi năm 1954, nối tiếp qua các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Sau năm 1975, gần 3 triệu người Việt chối bỏ chế độ CS đã di tản ra hải ngoại và định cư khắp nơi trên thế giới và những cộng đồng người Việt yêu tự do này vẫn nhất quyết dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng của họ.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam QuockyVNCHnam1948revised3
Quốc kỳ Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc do Hoàng Đế Bảo Đại chọn năm 1948

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam 561948revised2
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của quốc gia Việt Nam độc lập, tự do từ Nam ra Bắc, có từ ngày 5 tháng 6 năm 1948 (2)

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Covangtrenquocgiarevised1
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của quốc gia Việt Nam tự do từ Nam ra Bắc có từ ngày 5 tháng 6 năm 1948, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long với Pháp. (3)
(Xin chú ý: Trên bản đồ, hình lá cờ vàng ba sọc đỏ được dùng trên toàn nước Việt Nam)

III.  Ý NGHĨA LÁ QUỐC KỲ VÀNG BA SỌC ĐỎ

1. Về Phương Diện Màu Sắc

Không những màu vàng và đỏ tượng trưng cho dân Việt da vàng máu đỏ mà màu quốc kỳ Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, liên hệ đến nhân-sinh-quan cùng vũ-trụ-quan của dân Việt. Nói chung, màu vàng thuộc hành Thổ (trong ngũ hành) nằm tại trung ương, vì thế màu vàng tượng trưng cho lãnh thổ và cho uy quyền sở-hữu-chủ của lãnh thổ này. Màu đỏ thuộc hành Hỏa và nằm ở hướng Nam; do đó, màu đỏ chỉ dân tộc Việt ở phương Nam so với Trung Hoa.

2. Về Phương Diện Chính Trị
Nền vàng của lá quốc kỳ chỉ quốc gia và dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Quốc kỳ vàng mang hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, tiêu biểu cho chế độ tự do, dân chủ tại Việt Nam; thứ hai, tiêu biểu cho một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, có chính quyền lãnh đạo nhân dân trong lãnh thổ đó và nhân dân gồm tất cả 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Do đó, nước Việt không thể bị phân chia như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cắt nhượng cho bất cứ ngoại bang nào như Pháp đã chia Nam Kỳ thành một nước khác biệt với Bắc và Trung Kỳ.

3. Về Phương Diện Triết Lý

Tương tự như quan niệm về vũ trụ gồm Trời ở trên, Đất ở dưới và Người ở giữa mà tất cả hợp với nhau biến thái, chuyển dịch thành lẽ biến dịch của vạn vật trong vũ trụ, lá Quốc Kỳ Việt Nam chính thống cũng được chọn thế nào để phù hợp hài hòa với lẽ biến dịch này. Màu vàng thuộc hành Thổ, màu đỏ thuộc hành Hỏa và vận chuyển theo Ngũ Hành Tương Sinh thì Hỏa sinh Thổ nên thuận hợp với nhau. Như vậy, kết hợp hai màu vàng và đỏ làm thành quốc kỳ, chúng ta nhấn mạnh cho Trung Quốc biết rằng dân Việt ở phương Nam là một dân tộc có lãnh thổ riêng và chủ quyền hoàn toàn trên đất nước ta như ý nghĩa bài thơ Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (4) và bản Bình Ngô Đại Cáo (5) mà Nguyễn Trãi đã khẳng định.

IV.  KẾT LUẬN


Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã từng được dùng làm biểu tượng chính thức cho một Quốc Gia Việt Nam chưa bị phân chia trước năm 1954; nên chi, quốc kỳ vàng sẽ vẫn là biểu tượng chung của những người Việt quốc gia chân chính. Quốc kỳ vàng mang linh hồn của dân tộc Việt cùng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm từ thuở khai quốc đến nay. Quốc kỳ vàng đượm thắm máu đào của bao tiền nhân và anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, không phân biệt người dân sống dưới thể chế chính trị Quốc Gia hay Cộng Sản, sắc tộc Kinh hay Thượng, hoặc tôn giáo, phái tính, tuổi tác nào. Vì thế, người Việt quốc gia có bổn phận phải bảo vệ và phát huy chính nghĩa quốc gia tượng trưng bởi lá quốc kỳ chính thống nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ tiêu biểu cho tự do, công bằng và bác ái của truyền thống dân Việt.

Phạm Văn Thanh
(covangtungbay.blogspot)

Chú Thích:

(1), (2) và (3) Éric Deroo & Pierre Vallaud, “Indochine Francaise 1856- 1956 Guerres, Mythes et Passions” Perrin, Paris, France, 2003.

(4) Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)

Nước Nam là của dân Nam
Thiên thư phân định giang san rõ ràng
Nghịch quân xâm lấn tham tàn
Tất là nuốt nhục chuốc vàn bại vong
(Phạm Văn Thanh dịch)

(5) “...Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu;
Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có...”
(Bình Ngô Đại Cáo, Bùi Kỷ dịch)



Cờ Vàng Tung Bay Trong Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 15.5.2010
tại thành phố Torrance Tiểu Bang California


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam 1

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Frontofthetank
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: HỒN VIỆT QUA QUỐC KỲ & QUỐC CA VIỆT NAM CỘNG HÒA   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeTue Nov 05, 2013 5:11 pm


Quốc Ca VNCH được trình diễn trong DVD
Hùng Ca Sử Việt của TT. ASIA

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam TQCBoPhimHonViet
HỒN VIỆT QUA QUỐC KỲ & QUỐC CA VIỆT NAM CỘNG HÒA

Hà Bắc
vietbao.com
Việt Nam Cộng Hòa là chính thể duy nhất trên trái đất không còn tồn tại trên pháp lý suốt gần bốn thập niên qua nhưng linh hồn của chính thể ấy vẫn ấp ủ trong từng trái tim con dân Việt lưu vong, vẫn sinh động trong các sinh hoạt truyền thống hằng năm. Thể chất của chính thể ấy ngày càng hồi sinh trên chính trường quốc tế qua hai tổ chức Hướng Đạo VNCH, Văn Bút VNCH còn tồn tại ở Liên Hiệp Quốc; và nhất là qua những Nghị Quyết của các chính quyền địa phương của các quốc gia sở tại; công nhận Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH như là biểu tượng hợp pháp duy nhất của các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới.

Năm 2004 là một mốc lịch sử đánh dấu sự trường tồn thần thánh ấy qua sự kiện Quốc Kỳ VNCH phất phới bay trên đỉnh ngọn núi cao nhất thế giới Everest thuộc dãy Himalaya hôm 17/5/2004. Năm 2012 cũng là một mốc lịch sử đánh dấu sự trường cửu hùng hồn ấy qua sự kiện Quốc Thiều VNCH được trổi lên bởi dàn nhạc đại hòa tấu phủ Tổng Thống Ukraine hôm 16/8/2012. Hai sự kiện chính này và vô số các sự kiện khác đã được lưu lại trong DVD “Hồn Việt” đã ra mắt khắp nơi và sẽ ra mắt tại địa phương hôm 23/3 tại hội trường Hollywood Center, lúc 3 giờ chiều.

Quốc Kỳ và Quốc Ca của dân tộc Việt có quá trình hình thành hợp pháp không thể chối cãi theo dòng lịch sử; bất chấp tuyên truyền phá hoại và nỗ lực xóa bỏ của chế độ bán nước hiện nay. Từ Long Tinh Kỳ (1802-1885) thời Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi đến Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890) thời Đồng Khánh, Cờ Vàng (hai sọc rưỡi màu đỏ) thời kháng Pháp (1890-1920); từ Long Tinh Kỳ II (1920-1945) Cờ Vàng (một sọc đỏ lớn) trở lại Long Tinh Kỳ I (nền vàng hai sọc đỏ rưỡi) thời chiến tranh chống Nhật. Cờ Vàng (ba sọc đỏ) có từ 2/6/1948 là ngày thành lập quốc gia Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp do Quốc Trưởng Bảo Đại, vị vua yêu nước và hiếu sinh bị CSVN ép thoái vị và cướp ấn tín bằng võ lực, vị quốc trưởng đầu tiên của chính thể độc lập, tự do và dân chủ Việt Nam Cộng Hòa đứng đầu.

Lá cờ này từng ngạo nghễ bay khắp nơi trong nước; ở các tòa đại sứ VNCH khắp thế giới trước 1975; trên cổ thành Quảng Trị được chiếm lại từ tay giặc Cộng hôm 16/9/1972 và hôm nay đang tung bay trong gió trước các tòa thị chính tiểu bang và thành phố nơi có người Việt lưu vong cư ngụ. Cờ Vàng vẫn tiếp tục được biểu dương tại các lễ hội do LHQ; do chính phủ của các quốc gia, các tiểu bang và các thành phố tổ chức. Và dĩ nhiên tại các dịp lễ tết truyền thống do các cộng đồng người Việt tổ chức khắp nơi. Sự kiện Cờ Vàng bay trên đỉnh ngọn Everest hôm thứ sáu 17/5/2004 là một ngoại lệ. Đó là nỗ lực cá nhân và kỳ công của kiến trúc sư Hùynh Lương Vinh, thay mặt cho người Việt yêu tự do dân chủ lưu vong khắp thế giới, cho thế hệ một rưỡi của ông như ông tự nhận và cho cả đồng bào ruột thịt trong nước đang đau khổ dưới chế độ độc tài Đảng trị khát máu, bán nước hại dân và tham nhũng thối nát hiện nay. Nỗ lực và kỳ công ấy xuất phát từ tình bằng hữu của ông với nhà thám hiểm chuyên nghiệp Craig Van Hoy 46 tuổi năm ấy, một thể tháo gia Mỹ hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của ba triệu nạn nhân cộng sản lưu vong gốc Việt ở hải ngoại. Chúng ta ghi công kiến trúc sư Vinh bao nhiêu thì cũng biết ơn nhà thám hiểm Craig Van Hoy bấy nhiêu. Sự nhục nhã của lá cờ MTGPMN bay trên nóc dinh Độc Lập hôm 30/4/1975, sự cô quạnh của lá cờ máu trên nóc các tòa đại sứ CSVN bị cô lập khắp nơi ở hải ngoại làm sao sánh nổi hào quang của lá Cờ Vàng đang hồi sinh khắp nơi, đang phất phới ngập các nẻo đường phố thị hải ngoại và đang ngạo nghễ trên đỉnh cao 29,035 feet (gần 9km) của ngọn Everest, thượng tầng trái đất!

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcRI4hSjXysglkHgQIjFIMjS1itegH0j-NtpTF95X0sWxJdsm6so

Cũng như Quốc Kỳ VNCH, Quốc Ca đã có lịch sử hình thành theo vận nước và lịch sử dân tộc. Từ “Đăng Đàn Cung” dùng suốt 300 năm Triều Nguyễn đến “Tiếng Gọi Công Dân” thời kháng Pháp dùng đến nay. “Đăng Đàn Cung” có lời như sau: “Dậy dậy mở mắt xem toàn châu – Đèn khai hóa rạng khắp toàn cầu – Ngọn đường thông thương ngàn dặm... Đất càng ngày càng rộng – Dân giàu nước mạnh – Nước càng ngày càng thịnh”. Một lời ca khác của “Đăng Đàn Cung” dựa theo nội dung “Hiến Pháp” Việt Nam đầu tiên của Lý Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà Nam đế cư . . .) là “Đây núi vàng bể bạc – Có sách Trời sách Trời định phần – Một lòng yêu non sông vững chặt – Đã được ngàn mấy trăm năm – Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc . . . Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thạnh trị”.

Sau Hiệp Ước Patenôtre 1884 với chế độ bảo hộ Pháp, bài “Đăng Đàn Cung” chỉ còn dùng trong triều đình Huế. Tại các lễ lạc do người Pháp tổ chức chỉ có quốc ca Pháp “La Marseillaise” với lời ca của Charles J. Rouget de Lisle được dùng. Dân Việt bị trị phải đọc trong lớp trước giờ học bài “Nos Ancêtres Sont Les Gaulois” lời lẽ như sau: “Allons- enfants de la patrie – Le jour de gloire est arrivé – Contre nous de la tyrannie – LÉtendard sangglant est levé – Aux armes citoyens – Formez vos bataillons – Marchons, marshons! – Quun sang impure – Abreuve nos sillons”. Pháp bị Hitler chiếm nửa nước; nửa kia dưới sự lãnh đạo của chính phủ Vichy do Thống Chế Pétain cầm đầu, “La Marseillaise” bị thay thế bằng “Maréchal Nous Voilà” với lời lẽ như sau “Maréchal nous voilà – Devant toi le sauveur de la France – Nous jurons nous tes gars – De server et de suivre tes pas – Maréchal nous voilà – Ton nom a redone lespérance – La patrie renaitra – Maréchal, Maréchal nous voilà!”

Không thể chấp nhận hai bài hát trên, giới trí thức quốc gia đã sáng tác các bài hát cho các phong trào yêu nước. Phong trào “Khỏe Vì Nước” có Hùng Lân với lời ca tiểu khúc như sau “Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia – Đoàn thanh niên ta góp tài ba – Tạo nguồn dân sinh mới – Hùng mạnh trong năm giới – Hợp lưng xây hưng thịnh chung nước Nam – Khỏe vì nước chí khí cương kiên – Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên – Trong khốn nguy can trường – Sống thác ta coi thường – Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm!”; và điệp khúc như sau: “Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ - Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ - Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng – Trai nước Việt phải nêu đèn sáng thế giới soi chung – Dân sinh yếu nhược lôi ta đến đường vong quốc – Dân sinh dũng cường đưa ta đến đà vinh quốc – Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần – Cho dân trí quật cường và hưng phấn nghìn đời không mờ ánh duy tân!”. Như thể lịch sử lại tái diễn, câu “Dân sinh yếu nhược lôi ta đến đường vong quốc” chính là thành quả vĩ đại nhất của cái gọi là “cách mạng tháng 8” của đảng CSVN hiện nay!

Song song với phong trào “Khỏe vì Nước” còn có phong trào “Hướng Đạo” của Baden Powell lập nền tảng ở Việt Nam từ năm 1937 với các cuộc cắm trại ngoài trời; tạo tinh thần tập thể và kỷ luật đồng ngũ là các yếu tố căn bản cho quân đội quốc gia sau này. Dễ nhớ nhất là bài ca “Ce nEst quUn Aurevoir” (Tạm Biệt) có lời lẽ như sau: “Faut-il nous quitter sans espoir – Sans espoir de retour – Faut-il nous quitter sans espoir – De nous revoir un jour . . . Car lidéal qui nous rassemble – Vivra dans lavenir – Car lidéal qui nous rassemble – Saura nous réunir!”. Điều này cho thấy người Pháp cai trị về chính trị, quân sự và kinh tế nhưng vẫn giúp phát huy cùng lúc về văn hóa truyền thống dân tộc, văn minh phương Tây và y tế cho dân thuộc địa; không dựng lên một xã hội bần cùng và trụy lạc như hiện nay như người Việt cộng sản “tự (trừng) trị” đồng bào của mình!

Xuất phát từ các phong trào ấy, nhạc sĩ Hùng Lân đã sáng tác bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” nhạc uy linh như quốc ca Hoa Kỳ, lời sang cả và uy dũng không kém “La Marseillaise” lại không sắt máu như cộng sản; đáng tạm làm quốc ca với lời lẽ như sau: “Việt Nam minh châu trời Đông – Việt Nam cháu Tiên con Rồng – Non sông như gấm hoa uy linh một phương – Xây văn minh sáng soi bên Thái Bình dương – Bóng ai còn vương cỏ hoa – Thề đem tấm thân đền đáp sơn hà – Nay ta cương quyết mang lời thề ước – Mong đem thân thế ra báo đền ơn nước”. Bài “Hùng Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh xuất hiện hôm 9/3/1945 xứng đáng để dùng trong các lễ Giỗ Tổ hàng năm với lời lẽ như sau: “Bốn nghìn năm văn hiến – Nước nam khang cường – Là nhờ công đức tiền nhân – Nay cháu con một lòng sắt son câu thề - Nguyện khói hương say đời đời nhờ Hùng Vương đã vì cháu con lập non nước này!”.

Trong bối cảnh phe Đồng Minh thắng trận sau đệ nhị thế chiến, người Pháp trở lại toan tái lập chế độ bảo hộ cũ, Văn Cao và Lưu Hữu Phước đã sáng tác các bài ca cổ động lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và hy sinh vốn đã bị đảng CSVN lợi dụng tối đa; thậm chí còn ép tác giả gia nhập đảng CS sau đó. Người bất khuất không chịu gia nhập như Văn Cao - tác giả bài “Tiến Quân Ca” lời lẽ nồng nặc mùi tử thi và sặc sụa mùi tanh của máu đã bị Đảng LĐVN (CSVN) cướp dùng làm “quốc ca” VNDCCH và CHXHCN hiện nay - bị chế tài kinh tế cho đến chết. Đồng bào miền Bắc bị rợ Hồ cướp vàng để dâng cúng cho hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn của Tưởng Giới Thạch vào giải giáp quân Nhật; đã chế diễu đoàn quân ô hợp này; sửa lời bài “quốc ca” này như sau “Đoàn quân Tàu Ô đi sao mà ốm đói – Bước chân phù lang thang cõi trời Việt Nam . . .”. Đặng Tiểu Bình biết chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp nên đã bỏ bài “Quốc Tế Ca” từ khi theo Mỹ xây dựng tư bản chủ nghĩa; còn CSVN phải chờ “Ông Liênxô” chết queo mới chịu bỏ bài này; lời lẽ mà các VC Dương Quỳnh Hoa và Trương Như Tảng khi biết bị lừa thì đã muộn màng như sau “. . . toàn dân nô lệ cùng đứng lên – Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa – Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình – Đấu tranh này là trận cuối cùng – International sẽ là xã hội tương lai” (?). Con của VC Hoa đẻ rơi ở Cục R năm 1970 đã chết vì thiếu dinh dưỡng. Con gái VC Tảng nhờ phu nhân TT Thiệu đỡ đầu cho du học Harvard nên mới giúp được bố vượt biên và sống an nhàn để viết hồi ký ở Pháp! Chữ “mình” trong bài phải hiểu là bọn cầm quyền của chế độ thay vì là những công nông dân dại dột hy sinh cả đời cho bọn lường gạt ấy!

Kẻ phục tùng gia nhập như LHP vẫn không thoát nạn bị Đảng ép kiện VNCH về bản quyền bài “Tiếng Gọi Sinh Viên”; còn có tựa là “Sinh Viên Hành Khúc” mà chính phủ Trần Trọng Kim thời Quốc Trưởng Bảo Đại và sau này là TT Ngô Đình Diệm đã chính thức ký sắc lệnh làm Quốc Ca VNCH; chữ “thanh niên” được sửa thành “công dân” như sau: “ Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi – Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống – Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên – Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền – Dù cho thây phơi trên gươm giáo – Thù nước lấy máu đào đem báo – Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy – Người dân Nam luôn vững bền tâm trí –Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi –Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời – Công dân ơi, mau hiến thân dưới cờ - Công dân ơi, mau làm cho cõi bờ thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống – Xứng danh nghìn năm nòi giống Tiên Rồng!”

Ngoại trừ bọn cầm quyền sâu dân mọt nước CSVN bên quê nhà, bọn cơ hội chủ nghĩa Việt gian trở cờ và bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” nằm vùng ở hải ngoại, mọi công dân Việt lưu vong tỵ nạn cộng sản có danh dự đều có bổn phận giữ vững lý tưởng Tự Do, Dân Chủ; nắm vững lá Cờ Vàng ba sọc đỏ thấm máu hàng triệu anh hùng tử sĩ và đồng bào nạn nhân chiến cuộc; cất cao bài Quốc Ca VNCH để phục quốc và xây dựng quê hương hậu Cộng sản mai sau. Thế hệ đầu như các cựu quân cán chính VNCH khắp nơi, thế hệ một rưỡi như Kiến Trúc Sư Huỳnh Lương Vinh ở Portland OR cùng thế hệ con cháu thứ hai như sinh viên Nguyễn Vũ Hoàng Anh ở Texas, rồi thứ ba, thứ tư . . . hiện nay ở hải ngoại hẳn phải tiếp tục giương cao ngọn Cờ Vàng chính nghĩa Tự Do Dân Chủ mà nghị viên Frank Baker đã tin tưởng - như trong DVD “Hồn Việt” trưng dẫn - “sẽ có ngày lại bay ở Việt Nam!”.

Chúng ta có vô số bạn hữu bản xứ như Craig Van Hoy, người đã bảo “tôi căm lá cờ này không chỉ cho người Việt hải ngoại trên thế giới mà còn dành danh dự này cho 80 triệu người Việt trong nước nữa”; như Thị Trưởng Boston- MA Thomas Menino, người đã từ chối tiếp bốn tên Việt Cộng đến từ tòa đại sứ của chúng ở thủ đô Mỹ; như nghị viên Maura Hennigan, người đã lịch sự đuổi khéo chúng ra khỏi tòa thị chính Boston cùng ngày; như Thị Trưởng Sundre City Roy Cummings, người đã tuyên bố “ngày nào còn sống ở đây, tôi tiếp tục tranh đấu để lưu giữ lá cờ này tại cột cờ của nó”. Cờ Vàng vẫn lộng gió trên chiến hạm USS Midway, trên chiến trường Iraq năm nào; từ chốn làng quê xa xôi như Sundre (Alberta, Canada) đến chốn đô thành náo nhiệt như Washington DC, Paris, Canberra, Sydney, Brussels, Madrid . . . từ cánh áo dài em bé tiểu học, nữ sinh trung học, sinh viên đại học đến cổ áo ĐGH Benedict XVI tại đại hội giới trẻ ở Úc châu; trao tặng bởi thanh niên Phạm Anh Dũng. Quốc thiều VNCH vẫn réo rắt từ những ban nhạc địa phương các dịp lễ hội trong năm đến ban đại hợp tấu National Presidential Orchestra của quốc gia Ukraine hôm 16/8/2012. Quốc ca VNCH vẫn nồng nàn từ hơi thở của con dân nước Việt hải ngoại ở mọi lứa tuổi; hát cho cộng đồng và cho 80 triệu đồng bào sống dưới cùm gông của đảng CSVN.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam 2

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Thuyennhan1134(2)
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Wyd_51

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Wyd_58


Đến tham dự đông đủ buổi ra mắt DVD “Hồn Việt” hôm 23/3/2013 tại Hollywood Center là để động viên ban tổ chức và tinh thần Huỳnh Lương Vinh, người vẫn chưa đủ cảm giác ấm áp được yểm trợ bởi tập thể các ban ngành, các huynh trưởng và bằng hữu trong cộng đồng; ủng hộ hiện kim hay mua DVD “Hồn Việt” làm sử liệu cho bạn bè thân thuộc và thế hệ mai sau là giúp Kiến Trúc Sư Vinh chi trả phí tổn tổ chức; bớt đi phần nào gánh nặng mà vợ con ông phải chia sẻ gánh chịu. Và sau cùng, Hồn Việt là Chân Thiện Mỹ. Lưu lấy Hồn Việt để còn là con dân nước Việt; để khỏi phụ công ơn dựng nước của Hùng Vương, công ơn mở mang bờ cõi của các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn… công ơn giữ nước của các anh hùng VNCH – sống cũng như thác - của đệ I và đệ II Cộng Hòa đã không để mất một tấc đất, tấc biển, một hòn đảo nào của tiền nhân để lại và để khỏi phụ lòng bạn bè bản xứ nêu trên.
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam 0aa5
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Phát hành phim “The Soul of Vietnam” về quốc kỳ, quốc ca VNCH    VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeThu Nov 07, 2013 5:51 pm

Cuốn phim này nói tiếng Anh, nên rất tốt cho các giới trẻ ở hải ngoại không biết tiếng Việt, để hiểu biết thêm về quê hương.




Phát hành phim “The Soul of Vietnam” về quốc kỳ, quốc ca VN

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam DVD-the-south-of-Vietnam_thumb_medium454_454

Saturday, August 24, 2013

Cuối tuần qua, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích có mặt ở Quận Cam để chuẩn bị cho đại hội sắp tới (lần thứ 28) của Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này ông cũng đã đến bổn báo để cho biết là bản tiếng Anh của phim “Hồn Việt về Quốc ca và Quốc kỳ Việt Nam” cũng đã làm xong, in ra dưới dạng DVD và phát hành trong thời gian qua.
 
VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam 171889-quocKy-400
Một cảnh trong phim “Hồn Việt về Quốc ca và Quốc kỳ Việt Nam.” (Hình: Chụp qua Youtube)

Một cuốn phim tài liệu được tán thưởng


Sản phẩm đầu tay của Vietnam Film Club, DVD “Hồn Việt” về Quốc ca và Quốc kỳ Việt Nam, ra mắt khán giả vào tháng 11 năm rồi (2012), đã được đón nhận một cách rất nồng nhiệt không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở cả một vài lục địa khác. Hiện đang có những thu xếp để DVD này ra mắt ở Âu Châu, có thể vào khoảng tháng 6 tới đây, và ở Úc Châu sau đó.

Chính vì lý do đó mà không ít người đề nghị và ngỏ ý muốn được thấy phiên bản tiếng Anh của phim này ngõ hầu có thể trình chiếu cho người ngoại quốc xem cũng như là cho những con em nào trong cộng đồng chúng ta mà không còn lưu loát tiếng Việt, mà ngôn ngữ hàng ngày giờ đây là tiếng Anh. Thay vì các em phải giải thích cho bạn bè hay cô thầy trong trường hiểu rõ hơn về lịch sử và ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay bài quốc ca “Tiếng Gọi Công Dân” của chúng ta thì giờ đây, các em đã có phiên bản bằng tiếng Anh mà các em có thể đem vào trong lớp cho bạn bè hay cô thầy hiểu một cách cặn kẽ hơn.

Không chỉ trong tiếng Anh, hôm rồi đi qua Ðức chúng tôi cũng được hàn huyên với ông Vũ Ngọc Yên, nguyên là chủ bút báo Ðộc Lập trong nhiều năm, ông cũng cho biết là phim “Hồn Việt” ra rất đúng lúc và các anh em ở bên Ðức cũng sẵn sàng tiếp tay chuyển sang Ðức ngữ.


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam DVD-Front-and-back-the-sout_thumb_medium617_419


Sửa được một vài thiếu sót

DVD “Hồn Việt về Quốc ca Quốc kỳ VN,” 57 phút, được không ít người khen là một tuyệt phẩm. Tuy nhiên, người kỹ tính cũng đã trông ra một hai thiếu sót nho nhỏ mà nhân dịp chuẩn bị cho ra phiên bản tiếng Anh, anh Chu Lynh đã kịp thời sửa sai.

Tỷ dụ như trong bản tiếng Việt, ông Phạm Bá Hoa cho biết là hai tiểu bang, Ohio và Louisiana, đã có ra luật đàng hoàng để công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như cờ di sản chính thức của người Mỹ gốc Việt. Nhưng Luật Sư Nguyễn Thế Sinh, sau khi xem xong, đã cho biết là về mặt này, Virginia đã đi tiên phong qua sự vận động của cô Lữ Anh Thư và nhóm hậu duệ của Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Ðà Lạt làm việc với những cựu dân biểu như bà Leslie Byrne. Chính vì thế mà Virginia là tiểu bang đầu tiên công nhận cờ vàng ba sọc đỏ trong đạo luật của tiểu bang từ năm 2004, và đó là điều khoản 2.2 3310.2 của Bộ Luật do Hạ Viện Virginia thông qua ngày 15 tháng 4, 2004 (mang tên H-1475). Ðây là một dữ kiện đã được đưa vào phiên bản tiếng Anh.

Cũng tương tự, một bài hát trong phim nói về người thuyền nhân trên đường tìm tự do đã bị ghi sai tác giả. Sau khi nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết chính xác, điều này cũng đã được chỉnh lại trong phiên bản tiếng Anh. Tất cả chỉ nhằm nói lên sự thật lịch sử đến mức chính xác tối đa.

Thêm chứng nhân

Phiên bản tiếng Anh vì làm ra trễ hơn bản tiếng Việt nên cũng đã cho phép ban thực hiện đi tìm cách phỏng vấn lại một số nhân vật trực tiếp bằng tiếng Anh thay vì phải dịch lại từ bản gốc tiếng Việt. Ðiều này sẽ cho phép một số chứng nhân phát biểu thẳng bằng tiếng Anh thay vì phải dựa vào người dịch hay người lồng tiếng, mất tự nhiên.

Ngoài ra, ban thực hiện cũng đưa thêm vào phim một hai chứng nhân khác nữa mà chưa hiện diện trong phim gốc tiếng Việt, làm tăng thêm phần phong phú của phiên bản tiếng Anh cũng như làm tăng lên tính cách thuyết phục của phim.

Ðược hỏi với phiên bản tiếng Anh của DVD “Hồn Việt” ông trông mong những kết quả gì, GS Nguyễn Ngọc Bích, người điều hợp Vietnam Film Club, cho biết: “Trước hết, chúng tôi mong là phổ biến được một số đến các thư viện công cộng của Hoa kỳ, đặc biệt là ở những khu vực có đông người Việt để công chúng Hoa kỳ có cơ hội hiểu biết về cộng đồng chúng ta hơn. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng đưa đến các học đường, từ trung tiểu học lên đến đại học, nơi nào có nhiều người Việt để các bạn bè của con em chúng ta hiểu về những biểu tượng của người Việt tự do.”

Tiếp tay bằng cách nào?

Có người gợi ý là Vietnam Film Club nên kêu gọi cộng đồng tiếp tay, ông Bích nắm ngay lấy cơ hội: “Vâng, hẳn đi rồi, chúng tôi rất cần cộng đồng tiếp tay. Có những cách tiếp tay trực tiếp như bỏ tiền mua phiên bản tiếng Anh rồi tặng cho các thư viện hay trường học của con em mình. Song cũng có cách tiếp tay gián tiếp mà vẫn hữu hiệu, đó là vì phiên bản tiếng Anh đã làm xong và tung ra thị trường nên chúng ta có thể đến các thư viện địa phương yêu cầu họ mua do chúng ta muốn được xem. Thế là thế nào họ cũng phải bỏ tiền ra mua một số về để phục vụ các khách hàng của thư viện.”

Ai muốn đặt mua trước cũng có thể gọi đến Vietnam Film Club ở số ÐT (703) 971 9178. Giá mỗi cuốn vẫn là 10 Mỹ kim một cuốn trong nước Mỹ (trong đó có gộp sẵn tiền gởi bưu điện) hay 20 Mỹ kim một cuốn ở ngoài nước Mỹ (sở dĩ vậy, theo ông Bích là vì cước phí bưu điện gởi ra ngoài nước Mỹ giờ đây đã lên tới $9.45 một cuốn).

Ðược biết, nhân cơ hội đại hội của nghị hội sẽ nhóm họp ở Coastline Community College vào cuối tháng 9 (từ 27 đến 29 tháng 9), Vietnam Film Club đã quyết định sẽ trình chiếu phim “Hồn Việt” cho đồng bào vào xem miễn phí vào chiều Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013 với sự đỡ đầu của một số hội đoàn ở trong vùng.

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcQfjioyphu2Jf6gNzcg9CKatOEm_vnXhCvZr2q_fMdqaFr9Y10C5A
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Đi Giữa Rừng Cờ Vàng + 3 Bài ca Cờ Vàng (YouTube)   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeMon Nov 11, 2013 8:04 pm


Đi Giữa Rừng Cờ Vàng

Thơ Cát Biển, nhạc Phan Ni Tấn, hòa âm Trân Châu
Hợp ca Lan Hương, Như Ngọc Hoa, Xuân Thanh, Vũ Hùng, và Cẩm Sa
Thu âm và mix Quốc Toản



Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Thắm tươi tình đất Việt Nam
Như cha ông vẫn thường thiết tha
Chết một lần hãy sống cho vinh quang

Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Sáng tươi tình nước Việt Nam
Đây quê cha vẫn đầy bão giông
Quyết một lòng gìn giữ quê hương ta

Đi giữa rừng cờ vàng
Ngày mới lên trên miền đất hứa
Nghe trong lòng rộn ràng
Vì có em phất cao ngọn cờ

Giữa lòng thủ đô
Mắt người ngời sáng
Phất ngọn cờ lên!

Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Sáng trên màu áo của em
Lời hào hùng đi từ trái tim
Quyết một lòng thề chết cho quê hương

Người gọi người trong lòng nở
Đóa hoa rực rỡ Việt Nam
Người cùng người đi từ máu xương
Có màu cờ nhuộm thắm sử xanh


Cờ Vàng Tung Bay



GĐVBĐL - Em nhớ màu cờ - Nguyệt Ánh



Em Vẫn Mơ Một Ngày Về - Nguyệt Ánh

.

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: DÒNG NƯỚC MẮT CHO MỘT BẢN QUỐC CA   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeThu Nov 14, 2013 1:30 pm


DÒNG NƯỚC MẮT CHO MỘT BẢN QUỐC CA

TẠP GHI HUY PHƯƠNG


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam IMG_8966

Trải qua một thời gian dài nước mất nhà tan, bị tù đày, gia đình ly tán, phải sống dưới một chế độ thù nghịch, ngày được ra khỏi đất nước, được đứng nghiêm trang, mắt ngước nhìn lá quốc kỳ thân yêu xa vắng bao nhiêu năm, tai nghe lại điệu nhạc hùng tráng năm xưa, lòng bỗng dưng xôn xao bao kỷ niệm, hai dòng nước mắt tuôn rơi. Đã bao nhiêu người mang tâm trạng như tôi vào những ngày đầu đặt chân đến xứ người. Phải chăng những điều gì đã mất khiến cho lòng chúng ta tiếc nuối và xót xa.

Nhớ mới một buổi sáng ngày nào, buổi chào cờ cuối cùng tại đơn vị và không ai ngờ đó là buổi chia ly, tan đàn sẻ nghé. Anh em đồng ngũ mỗi người đi về một hướng, người vượt thoát ra đi bỏ lại quê hương, người vào chốn lao tù nơi chốn rừng sâu nước độc. Gia đình miền Nam bỗng dưng tan tác, mỗi người lâm vào cảnh, không cách biệt giữa hai bên bờ sinh tử thì cũng nghìn trùng biệt ly.

Có những bản quốc ca xưa hàng trăm năm như quốc ca Hà Lan từ thế kỷ XVI, nhưng cũng có những bản quốc ca chỉ vang vọng trong một thời, non yểu trong hoàn cảnh chiến tranh, của một quốc gia vừa thành hình đã bị định mệnh chôn vùi. Trong đất nước ấy, tuổi trẻ bị dập vùi trong lửa đạn, tương lai mờ mịt trong khói súng, và những niềm hy vọng sớm tàn phai. Để bảo vệ cho tự do của miền Nam, một triệu thanh niên dưới lá quốc kỳ, đã nằm xuống, xương tàn cốt mục, mà bây giờ đã gần bốn mươi năm hài cốt vẫn còn xiêu lạc. Quốc ca đâu phải là một bản nhạc của một nhạc sĩ si tình nào đó viết cho một người, để đời sau những người ca sĩ hát lại cho những người mang cùng tâm trạng riêng lẻ ấy thưởng thức. Quốc ca là nhạc phẩm của một người viết cho triệu người nghe.

Xin đừng ai dạy bảo cho chúng ta biết định nghĩa thế nào là một bản nhạc hay. Lời đẹp, nhạc hay, nhưng tiếng “hay” không nói lên được một điều gì cả. Một bản nhạc mới được tác giả sáng tác xong, nếu mới nghe qua chỉ là đợt sơ khảo, mang cho người nghe cái cảm giác ban đầu hời hợt. Suối từ nguồn chỉ là những dòng nước, trở thành những con sông, chảy qua những bờ lau, cánh đồng, qua những chiếc cầu, qua xóm làng, tới những bình minh rực rỡ, đến những buổi chiều nắng xế và chan hòa với đại dương. Nhạc vô hồn nếu nhạc không mang những kỷ niệm, không in dấu được thời gian, không có quá trình vui buồn với cuộc sống của con người. Có ai nghe một bản nhạc mà không nhớ đến một quãng đời, không nhớ đến một kỷ niệm, không nhớ đến một người, ví dụ như trong câu hát nghe rất ngậm ngùi, liên tưởng trong thời chiến tranh: “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già”(PD).

Tiến sĩ Schubert là học giả nghiên cứu Nghệ thuật trình diễn của Đại học New South Wales Úc cho rằng:“Nếu hỏi bất cứ ai bài hát họ ưa thích nhất là bài nào, nhiều người đã trả lời, đó là những bài hát mà họ đã từng nghe ở thiếu thời hay lúc mới trưởng thành”. Theo ông, những bản ca khúc luôn đọng lại trong tâm trí người nghe với nhiều nguyên do khác nhau như các khái niệm văn hóa, qua kinh nghiệm và sự việc được lặp lại nhiều lần. Chúng ta, vì vậy không lấy làm lạ khi những ca khúc thời chinh chiến hay những bản tình ca xuất hiện trong thời gian 65-75, gần 40 năm sau đều được đón nhận nồng nhiệt bởi những người bước vào tuổi 60 ngày nay ở ngoài hay trong đất nước.

Chúng ta thường mủi lòng nhớ đến quê hương đã bỏ xa khi nghe những khúc dân ca, những tiếng đàn bầu như lời than thở, những tiếng nhị hồ như lời khóc than. Và những con đò, những đêm trăng, những dòng sông, những bờ tre, những cánh đồng, những tiếng hò, những gì của làng mạc đã xa của một thời thơ ấu như sống lại. Đó không chỉ là tiếng gọi của quê hương mà là tiếng thì thầm của dĩ vãng, bỗng dưng hiện về. Trong âm nhạc, dân ca hay những bản nhạc mang âm hưởng dân ca thường đánh động đến lòng người và dễ gây xúc động làm người ta rơi nước mắt.

Nhưng nếu có một ca khúc tác động vào lòng người nhất thì tôi không ngần ngại nói rằng đó là bản quốc ca. Không phải ngày đầu tiên lìa xa đất nước ra đi, bỏ lại tất cả những gì gọi là thân yêu từ quê hương ruột thịt mà người ta đã khóc khi nghe lại bài quốc ca, mà cho đến bây giờ, gần mấy mươi năm qua, tất cả tưởng như đã rơi vào quên lãng, nhạt nhòa theo thời gian, những dòng nhạc như đã khơi lên những “trào lệ cảm”(*) trong lòng chúng ta.

Nhiều bản nhạc chỉ nhắc cho chúng ta nhớ đến một người, hôm nay bài quốc ca làm cho chúng ta nhớ đến hàng triệu người. Những người đã phải rời bỏ đất nước vì tự do, xa cội nguồn, đã bị xô đẩy đi khắp chân trời góc biển. Bài hát nhắc cho chúng ta nhớ đến những người đã chiến đấu, hy sinh thân xác và chết dưới cờ trong suốt một thời gian giữ nước. Bài hát làm cho chúng ta nhớ lại những cánh rừng, những con đường, những bãi biển, là chiến trường, nơi mà anh em ta đã gục ngã. Bài hát làm cho chúng ta nhớ lại nỗi nhục tù đày, những chiến hữu cụt què bất hạnh, những góa phụ cô đơn. Bà hát nhắc lại cho chúng ta khoảng thời gian ba mươi năm, dù là ngắn ngủi nhưng tràn đầy kỷ niệm. Bạn đã thấy người khác khóc và chính bạn đã hơn một lần nhỏ lệ cho quốc ca.

Xin hãy hát lên bài quốc ca, hãy ràn rụa nước mắt để khóc cho một nền tự do đã bị đánh mất, hổ thẹn cho một nền hòa bình trong tủi nhục và để nghĩ đến những người chết cho chúng ta sống, những người bị thương tật cho chúng ta lành lặn, những người ở lại cho chúng ta ra đi.

(*) Chữ của Hà Mai Anh trong “Tâm Hồn Cao Thượng.”




GS Nguyễn Ngọc Bích - Phim Hồn Việt Nói Rõ Về Quốc Kỳ, Quốc Ca Của Người VN

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam GS Nguyễn Ngọc Huy   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSat Dec 28, 2013 4:11 pm


Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam

GS Nguyễn Ngọc Huy


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Flag

Sau năm 1975, đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đã nhiều lần nghe những ý kiến phát biểu bằng lời nói hay bằng những bài báo về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam.  Trong những dữ kiện và ý kiến được trình bày, có cái không đúng sự thật, có cái đúng sự thật nhưng gây ra một số thắc mắc và hoang mang.  Viết bài này, tác giả chỉ có mục đích trình bày một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam và đánh tan những luận điệu có thể làm cho người quốc gia Việt Nam thắc mắc và hoang mang về lá quốc kỳ và bài quốc ca của chúng ta.

I. QUỐC KỲ VIỆT NAM
  
A. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC KỲ TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI

  
Việc dùng một mảnh hàng hay vải có màu sắc và hình thức nhứt định để biểu tượng cho một nhơn vật, một gia tộc lãnh đạo hay một cộng đồng chánh trị đã có từ ngàn xưa. Trong các cuộc giao tranh dữ dội trên các bãi chiến trường cổ kim, binh sĩ hai bên đối đầu nhau đều lấy cờ của bên mình làm điểm hội tập và đều tận lực tranh đấu, thường khi phải hy sinh cả tánh mạng để bảo vệ nó.  Trong lịch sử quân sự của mọi cộng đồng chánh trị, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của quân lực địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.

Tuy nhiên, trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, phần lớn các nước trên thế giới đều theo chế độ quân chủ, hoặc là quân chủ chuyên chế trong đó chỉ có một nhà vua nắm trọn quyền lãnh đạo và được xem là sở hữu chủ duy nhứt của quốc gia, hoặc là quân chủ phong kiến trong đó bên dưới nhà vua còn có những nhà quí tộc làm chủ các lãnh địa, và có khi có những thị xã tự trị trong đó quyền điều khiển thuộc một nhóm người hào phú địa phương.  Một số cộng đồng chánh trị nhỏ thời đó đã theo chế độ cộng hòa hay dân quốc. Với chế độ này, quyền lãnh đạo cộng đồng thuộc về một vài thế gia cự tộc.  Các cộng đồng chánh trị kể trên đây đều độc lập hoàn toàn hay phải tùy thuộc một cộng đồng chánh trị lớn hơn đều có lá cờ làm biểu hiệu cho mình.  Nhưng vì cộng đồng được xem là vật sở hữu của một gia tộc hay một thiểu số gia tộc lãnh đạo nên lá cờ của cộng đồng cũng được xem như là lá cờ của gia tộc hay các gia tộc đó.
   
Ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho toàn thể quốc dân chỉ mới xuất hiện với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789.  Với cuộc cách mạng này, quốc gia không còn được xem là vật sở hữu của một gia tộc, mà là vật sở hữu chung của toàn thể mọi người sống trong cộng đồng.  Hệ luận của quan niệm mới này là lá cờ một nước không còn là biểu tượng của gia tộc lãnh đạo, mà là biểu tượng của toàn thể quốc dân.  Người Pháp đã dùng từ ngữ drapeau national để chỉ loại cờ này.  Quan niệm của người Pháp lần lần được người các nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ national flag khi nói đến lá cờ của mình.  Drapeau national của Pháp và national flag theo tiếng Anh đã được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc kỳ.
   
Về mặt thực hiện cụ thể thì lá quốc kỳ đầu tiên trên thế giới là cờ tam sắc của Pháp gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, xếp ngang nhau theo thứ tự kể trên đây.  Sự hình thành của lá cờ này là kết quả của một sự thương lượng giữa hoàng gia Pháp và nhơn dân thị xã Paris.  Lá cờ tiêu biểu cho hoàng gia Pháp từ nhiều đời vốn nền trắng trên có thêu một hoa huệ màu vàng.  Thời quân chủ Pháp, Paris là một thị xã được hưởng quyền tự trị và có lá cờ riêng gồm hai màu xanh và đỏ xếp ngang nhau.  Khi người dân Paris nổi lên làm cách mạng đòi hỏi chánh quyền cải tổ chế độ, họ vẫn còn chấp nhận nền quân chủ.  Nhà vua Pháp lúc đó là Louis XVI một mặt vì nhu nhược, một mặt vì thiếu phương tiện nên không dùng võ lực đối phó một cách quyết liệt với phong trào cách mạng và chịu chấp nhận các yêu sách của nhơn dân Paris.  Do đó, hai bên đã đồng ý nhau lấy cờ của hoàng gia và cờ của thị xã Paris trộn lại làm huy hiệu cho nước Pháp.  Nhà vua là quốc trưởng nắm quyền Hành Pháp nên màu trắng của cờ hoàng gia được đặt ở giữa, hai màu xanh đỏ của cờ thị xã Paris được ghép hai bên thành một huy hiệu tam sắc.  Huy hiệu này lần lần được phổ biến khắp nơi trong nước, và đến năm 1793, Quốc Ước Hội Nghị đã chánh thức biểu quyết lấy cờ tam sắc làm quốc kỳ cho nước Pháp.
   
Phải nói rằng về mặt thẩm mỹ, cờ tam sắc này rất đẹp. Mặt khác, Cách Mạng Pháp thời đó lấy làm tiêu ngữ ba khẩu hiệu Liberté – Égalité – Fraternité là Tự Do – Bình Ðẳng – Bác Ái. Ba màu của quốc kỳ Pháp được xem là tiêu biểu cho ba tiêu ngữ trên đây: màu xanh tiêu biểu cho Tự Do, màu trắng tiêu biểu cho Bình Ðẳng và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái. Cờ tam sắc của Pháp đã đẹp mà còn được giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa tượng trưng rất phù hợp với lý tưởng chung của nhơn loại nên quốc dân Pháp đã nhiệt liệt hoan nghinh nó và chấp nhận nó làm biểu tượng cho mình. Về sau, nhiều nước Tây Phương khác chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Pháp đã chọn ba màu xanh, trắng, đỏ, làm quốc kỳ với những giải thích hơi khác nhau, nhưng vẫn dùng ba màu này làm tiêu biểu cho các lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái là nền tảng chung của các xã hội dân chủ tự do.

B. CÁC LÁ CỜ ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC KỲ

1. Quốc kỳ xuất hiện đầu tiên: cờ long tinh của Hoàng Ðế Bảo Ðại (hình ở cuối sách)

Ở Việt Nam trước đây cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, các lá cờ được dùng để biểu tượng cho một nhà lãnh đạo.  Hiệu kỳ của một vị tướng cầm đầu một đạo quân thường có màu phù hợp với mạng của vị tướng đó: người mạng kim thì cờ màu trắng, người mạng mộc thì cờ màu xanh, người mạng thủy thì cờ màu đen, người mạng hỏa thì cờ màu đỏ, người mạng thổ thì cờ màu vàng.  Màu cờ của các triều đại thì được các nhà sáng lập chọn lựa theo sự tính toán dựa vào thuyết của học phái Âm Dương Gia nghiên cứu về sự thạnh suy của ngũ hành lưu chuyển trong vũ trụ sao cho triều đại mình hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ chung của triều đại, mỗi nhà vua đều có thể có lá cờ riêng của mình.  Nhưng các lá cờ này chỉ để biểu tượng cho hoàng gia. Về ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho cả dân tộc Việt Nam, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp.

Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc kỳ.  Lúc ấy, Nam Việt (được gọi là Nam Kỳ) là thuộc địa Pháp và phải dùng cờ tam sắc của Pháp, Bắc Việt và Trung Việt (được gọi là Bắc Kỳ và Trung Kỳ) trên lý thuyết là lãnh thổ của nhà Nguyễn.  Các nhà vua Việt Nam thời đó đều có lá cờ biểu tượng cho mình như thời còn độc lập, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự đến chớ không phải ở mọi nơi trong nước và dĩ nhiên không có tánh cách một quốc kỳ. Mãi đến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc kỳ đầu tiên.

Nguyên lúc đó, người Pháp đã thua Ðức và rất suy kém. Họ không còn đủ quân lực để bảo vệ các thuộc địa xa xôi. Riêng ở Ðông Dương thì người Nhựt lợi dụng sự suy kém của Pháp đòi quyền đem binh vào chiếm đóng đất này để lấy nó làm bàn đạp phong tỏa phía nam Trung Quốc và tiến đánh Ðông Nam Á Châu với dụng ý chinh phục cả Á Châu. Chánh phủ Pháp không thể từ chối lời đòi hỏi của Nhựt và viên Toàn Quyền thời đó là Ðề Ðốc Decoux có nhiệm vụ phải chịu hợp tác với quân chiếm đóng Nhựt, đồng thời cố gắng đến tối đa để bảo vệ quyền lợi Pháp ở Ðông Dương.  Ý thức rằng chánh sách thực dân Pháp trước Thế Chiến II làm bất mãn người Việt Nam mọi giới, Toàn Quyền Decoux đã áp dụng một chánh sách hai mặt: một mặt triệt để đàn áp các phần tử cách mạng chống Pháp, một mặt xoa dịu người Việt Nam nói chung.  Trong khuôn khổ của mặt thứ nhì trong chánh sách này, ông đã có những biện pháp nâng cao uy tín của các nhà vua Ðông Dương. Hoàng Ðế Bảo Ðại nhơn cơ hội này đã đưa ra một vài cải cách và ban chiếu ấn định quốc kỳ của nước Ðại Nam. Quốc kỳ này tên là cờ long tinh, nền vàng với một sọc đỏ nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của sọc đỏ này bằng 1/3 bề ngang của cả lá cờ. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Ðại Nam, nghĩa là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vì Nam Kỳ lúc đó vẫn là thuộc địa Pháp và vẫn phải dùng lá cờ tam sắc của Pháp.

2. Quốc kỳ thứ nhì: cờ quẻ Ly của chánh phủ Trần Trọng Kim (hình ở cuối sách)

Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Ðông Dương đã bị quân đội Nhựt lật đổ ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Hoàng Ðế Bảo Ðại tuyên bố độc lập. Chánh phủ độc lập đầu tiên được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945 do nhà học giả Trần Trọng Kim cầm đầu. Quốc hiệu được đổi là Ðế Quốc Việt Nam và theo chương trình hưng quốc được chánh phủ Trần Trọng Kim ban bố ngày 8 tháng 5 năm 1945 thì quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ.  Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền, bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly trên nguyên tắc là cờ của cả nước Việt Nam gồm có ba kỳ.  Nhưng trong thực tế, nhà cầm quyền quân sự Nhựt đã không trao trả Nam Kỳ ngay cho triều đình Huế. Việc trao trả này chỉ thực hiện ngày 14 tháng 8 năm 1945, nghĩa là 4 ngày sau khi chánh phủ Nhựt quyết định đầu hàng Ðồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị. Do đó, đại diện của triều đình Huế chưa bao giờ được thật sự cầm quyền ở Nam Việt và cờ quẻ Ly đã không được dùng ở đó.

Trong thời gian từ ngày Nhựt đảo chánh Pháp cho đến khi Việt Minh củng cố được chánh quyền cộng sản ở Nam Việt thì cả lãnh thổ này không có quốc kỳ.  Lá cờ là điểm hội tập các phần tử quốc gia Nam Việt quyết tâm tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời đó là cờ của Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, để giúp vào việc cứu trợ những nạn nhơn của các cuộc oanh tạc của Ðồng Minh và sau đó, tiếp tay vào việc giúp đỡ đồng bào miền Bắc bị nạn đói.  Cờ của Thanh Niên Tiền Phong nền vàng, chính giữa có ngôi sao đỏ.  Nó không hề được xem là quốc kỳ, nhưng vì nó là cờ huy động các thanh niên ái quốc Nam Việt cầm tầm vông vạt nhọn đứng lên tranh đấu với Quân Ðội Viễn Chinh Pháp đến xâm chiếm Nam Việt trở lại nên tôi thấy có nhiệm vụ phải nhắc đến nó trong bài khảo cứu này về các lá cờ đã được dùng ở Việt Nam.

3. Cờ đỏ sao vàng của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam (CSVN)

Khi cướp chánh quyền ở Bắc Việt hồi tháng 8 năm 1945, tập đoàn CSVN dưới tên Việt Minh đã dùng cờ đỏ sao vàng. Cờ này sau đó được họ dùng ở những nơi họ chiếm đoạt được và cho đến nay, vẫn được họ tiếp tục xem là quốc kỳ.

4. Cờ của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc (hình ở cuối sách)

Khi chiếm lại được các thành phố lớn ở Nam Việt, chánh quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam Kỳ tự trị.  Ngày 26 tháng 3 năm 1946, họ đã cho thành lập Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc, tên Pháp là République de Cochinchine và Cộng Hòa Quốc này đã có một quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa gần như quốc kỳ của ta hiện tại, nhưng thay vì ba sọc đỏ và hai hai sọc vàng như quốc kỳ của ta, nó gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau.  Xét về mặt thẩm mỹ, cờ này rất khó coi.  Bởi đó, trong những bài trào phúng trong báo Ðuốc Việt là cơ quan ngôn luận bán chánh thức của Xứ Bộ Nam Việt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng lúc ấy, tôi đã đặt cho nó cái biệt danh là lá cờ sốt rét.

5. Quốc kỳ của chúng ta hiện nay (hình ở cuối sách)

Quốc kỳ của chúng ta hiện nay do một họa sĩ nổi tiếng thời Thế Chiến II là Lê Văn Ðệ vẽ và đã được Cựu Hoàng Bảo Ðại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình cho ông trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948, gồm có ông và đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo cùng một số thân hào nhơn sĩ về phía người quốc gia Việt Nam.  Như mọi người đều biết, nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng 1/3 bề ngang chung của lá cờ.  Cờ vàng ba sọc đỏ đã được dùng làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam khi chánh phủ lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1948 dưới sự chủ tọa của Tướng Nguyễn Văn Xuân.  Nó đã tiếp tục được dùng suốt thời Ðệ Nhứt và Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, cho đến ngày nay.

C. Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ ÐÃ ÐƯỢC DÙNG LÀM QUỐC KỲ


Trong các lá cờ mô tả trên đây, cờ đỏ sao vàng không hề được xem là quốc kỳ, cờ sốt rét của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc chỉ là cờ của một chánh phủ bù nhìn dùng trên bộ phận của nước Việt Nam. Vậy, đúng danh nghĩa quốc kỳ chỉ có bốn lá cờ: cờ long tinh, cờ quẻ Ly, cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN và cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia Việt Nam. Lúc cờ vàng ba sọc đỏ ra đời, một số người đã gọi chung bốn lá cờ trên đây là cờ tứ linh: cờ long tinh dĩ nhiên là cờ long, chữ ly trong cờ quẻ Ly đồng âm với ly là con lân, cờ của tập đoàn CSVN được xem là qui vì nó có ngôi sao 5 nhánh y như con rùa ló đầu và bốn chơn ra và quốc kỳ của chúng ta là phụng vì nó có ba sọc đỏ nằm song song nhau như đuôi chim phụng.

1. Ý nghĩa và màu sắc của bốn lá cờ được dùng làm quốc kỳ

Ðiều đáng để ý là cả bốn lá cờ được dùng làm quốc kỳ Việt Nam đều gồm hai màu vàng và đỏ. Tuy nhiên, màu sắc của lá cờ CS nền đỏ sao vàng có ý nghĩa hoàn toàn khác ba lá cờ về phía người quốc gia Việt Nam.

a. Ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN

Ðảng kỳ của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc nền đỏ trên có búa và liềm màu vàng.  Quân Ðội Cộng Sản Nga lúc nổi lên cướp chánh quyền thì lấy ngôi sao đỏ làm biểu hiệu. Quốc kỳ của Liên Sô gồm huy hiệu của Ðảng và Quân Ðội nên cũng nền đỏ trên có búa liềm vàng và ngôi sao đỏ.

Nhưng muốn cho ngôi sao đỏ hiện được trên nền đỏ của lá cờ, Cộng Sản Liên Sô đã phải dùng một viền màu vàng bao quanh nó. CSVN đã phỏng theo cờ Liên Sô để làm quốc kỳ. Nhưng năm 1945, họ còn phải giấu tánh chất cộng sản của họ nên không dám để búa liềm trên quốc kỳ này và chỉ dùng ngôi sao tượng trưng cho quân lực cộng sản.  Ðiểm khác với Liên Sô là ngôi sao tượng trưng cho quân lực CSVN màu vàng chớ không phải màu đỏ viền vàng.

Chúng ta không nên quên rằng hai điều căn bản trong điều lệ của Ðảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế do Lenin thành lập là người tuyên thệ vào đảng này phải xem Liên Sô là tổ quốc số một của mình và phải triệt để tuân lịnh cơ quan lãnh đạo của Ðảng đặt tại Liên Sô. Lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ, Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN đã biểu lộ ý muốn xem lực lượng quân sự Việt Nam là một lực lượng phụ dịch cho Quân Ðội Liên Sô, và như vậy thì dĩ nhiên nước Việt Nam Cộng Sản phải là một nước chư hầu của Liên Sô.

Ý muốn này đã được thực hiện hoàn toàn sau năm 1975.  Lúc CSVN chiếm được Miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã rút lực lượng quân sự khỏi Ðông Nam Á Châu và sẵn sàng bắt tay với họ.

Trung Cộng tuy không còn là thân hữu và có những hành động chống đối họ, nhưng không có sự uy hiếp quân sự đáng kể.  Nếu CSVN giữ thái độ trung lập giữa Trung Cộng và Liên Sô, đồng thời tỏ ra hòa hoãn với Hoa Kỳ, họ đã có thể nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để phát triển kinh tế và dựa vào cả Hoa Kỳ lẫn Liên Sô để hóa giải áp lực Trung Cộng.  Nhưng tập đoàn CSVN đã công khai đứng về phía Liên Sô để gây hấn với Trung Cộng và cho Liên Sô dùng Việt Nam làm một căn cứ quân sự chống lại Trung Cộng, đồng thời uy hiếp lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.  Hiện nay, mọi người đều thấy rõ nước Việt Nam Cộng Sản là một chư hầu của Liên Sô và lực lượng quân sự của CSVN chỉ là lực lượng phụ dịch của Hồng Quân Liên Sô.

Tuy những điều kể trên đây chỉ mới thể hiện sau này, nhưng ý đồ của tập đoàn CSVN đã biểu lộ ngay từ lúc họ lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Vậy, cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của tinh thần vọng ngoại chấp nhận làm thuộc hạ của Liên Sô. Nó hàm ý để cho Liên Sô có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ðối với những ai cho rằng Ðảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế đã bị giải tán năm 1943 nên Liên Sô không có quyền can thiệp vào việc nội bộ các nước cộng sản chư hầu, chúng tôi xin nhắc lại rằng Ông Brezhnev, Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Liên Sô, khi biện minh cho việc Liên Sô can thiệp vào việc nội bộ của các nước cộng sản Ðông Âu trong thập niên 1960 đã công khai nêu trước cộng đồng thế giới thuyết chủ quyền hạn chế theo đó một nước xã hội chủ nghĩa đàn anh (tức là Liên Sô) có quyền can thiệp vào việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa đàn em (trong đó dĩ nhiên là có Việt Nam) để bảo vệ các nguyên lý của xã hội chủ nghĩa.

b. Ý nghĩa của màu vàng và màu đỏ của những quốc kỳ về phía người quốc gia

Màu vàng và đỏ của các quốc kỳ về phía người quốc gia thì có một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Theo một số người Việt Nam, hai màu của các quốc kỳ về phía người quốc gia biểu tượng cho dân Việt Nam da vàng máu đỏ. Tư tưởng này có lẽ đã bị ảnh hưởng ít nhiều lối giải thích về ý nghĩa lá cờ nửa vàng nửa đỏ mà Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã dùng trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy năm 1930. Nhưng lối giải thích trên đây không đúng đối với các quốc kỳ Việt Nam về phía người quốc gia. Các quốc kỳ này thật sự có một ý nghĩa sâu sắc hơn, liên hệ đến cả vũ trụ quan của dân tộc Việt Nam.

Trong vũ trụ quan này, có sự liên hệ mật thiết giữa các màu sắc, phương hướng và ngũ hành. Màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương. Vì thế, nó vừa tượng trưng lãnh thổ, vừa tượng trưng cho uy quyền của nhà lãnh đạo tối cao được xem là sở hữu chủ của lãnh thổ này. Các nhà vua Trung Hoa xưa kia cho mình là kẻ làm chủ cả thiên hạ. Bởi đó, họ tự xưng là hoàng đế đứng trên các vị quốc vương làm vua một nuớc, và nắm giữ độc quyền dùng màu vàng làm y phục. Các nhà vua Việt Nam xưa kia vì thế yếu hơn các nhà vua Trung Hoa và không muốn có những cuộc chiến tranh liên miên với họ chỉ vì vấn đề danh phận nên đã phải chấp nhận làm chư hầu của hoàng đế Trung Hoa với tước hiệu quốc vương. Nhưng trái với các nhà vua Triều Tiên dùng tước hiệu quốc vương trong mọi trường hợp và không bao giờ dám mặc y phục màu vàng, các nhà vua Việt Nam chỉ dùng tước hiệu quốc vương trong sự giao thiệp với Trung Quốc, còn đối với thần dân trong nước và đối với các nước láng giềng khác, họ đã tự xưng là hoàng đế. Mặt khác, họ đã mặc y phục màu vàng y như nhà vua Trung Hoa. Như thế, trong tâm thức tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam, việc dùng màu vàng là biểu tượng cho một chủ quyền nguyên vẹn của quốc gia, một nền độc lập hoàn toàn đối với Trung Quốc.

Cũng trong vũ trụ quan Việt Nam và Trung Hoa thời trước, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương nam. Do đó, dùng màu đỏ làm biểu tượng là nhấn mạnh trên chỗ dân tộc ta là một dân tộc ở phương nam, đối chiếu với dân tộc Trung Hoa ở phương bắc. Cùng với việc dùng màu vàng, nó nói lên quan điểm của người Việt Nam tự xem mình là một dân tộc nắm trọn chủ quyền của nước mình và ngang hàng với dân tộc Trung Hoa.

Quan điểm trên đây đã được Nguyễn Trãi nêu ra rất rõ trong đoạn đầu của bài Bình Ngô Ðại Cáo: “Như ngã Ðại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi cương vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Ðinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Ðường Tống Nguyên nhi các đế nhứt phương.” Ý nghĩa chánh xác của đoạn văn trên này là: “Như nước Ðại Việt ta quả là một nước văn hiến. Bờ cõi núi sông (của nước ta và Trung Quốc) đã phân biệt nhau mà phong tục (của chúng ta là) dân phương nam cũng khác với phong tục (của người Trung Hoa là) dân phương bắc. Từ nhà Triệu, nhà Ðinh, nhà Lý, nhà Trần xây dựng nước ta, (các vua ta đã cùng các vua Trung Quốc của) nhà Hán, nhà Ðường, nhà Tống, nhà Nguyên mỗi bên đều làm hoàng đế một phương.”

Trong bài này, chúng ta có thể nhận thấy rằng Nguyễn Trãi đã xem nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, mặc dầu theo phần lớn các sử gia hiện tại, đó là một triều đại do người Trung Hoa thành lập.  Như thế là vì Triệu Ðà là người đầu tiên áp dụng nguyên tắc nhận làm chư hầu của Trung Hoa để tránh việc tranh chiến, nhưng bên trong nước, vẫn tự xưng là hoàng đế, nghĩa là tự xem mình ngang hàng với nhà vua Trung Hoa.

Dầu quan điểm của chúng ta đối với nhà Triệu như thế nào thì lập trường chung của dân tộc Việt Nam về sự độc lập hoàn toàn và chủ quyền nguyên vẹn của quốc gia cũng đã được nêu rõ trong bài Bình Ngô Ðại Cáo và được thể hiện rõ rệt với hai màu vàng và đỏ dùng trong các quốc kỳ được phía người quốc gia chọn lựa. Vậy, hai màu vàng và đỏ của các quốc kỳ này khác hẳn ý nghĩa của cờ đỏ sao vàng được tập đoàn CSVN dùng làm quốc kỳ. Hai màu vàng và đỏ của các quốc kỳ về phía người quốc gia đặt nền tảng trên bài Bình Ngô Ðại Cáo, một bản văn được một nhà ái quốc Việt Nam viết lên sau khi nước ta được giải phóng khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa và biểu lộ tinh thần độc lập của dân tộc.

Trong khi đó, cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN biểu lộ tinh thần nô lệ, thần thuộc nước ngoài vì đặt nền tảng trên nguyên tắc tổ chức của Cộng Sản quốc tế ngày nay được nêu rõ trong thuyết chủ quyền hạn chế của nhà lãnh tụ Liên Sô Brezhnev, theo đó, Liên Sô có quyền can thiệp vào việc nội bộ của các nước theo xã hội chủ nghĩa để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

2. Ý nghĩa đặc biệt của cờ quẻ Ly và cờ vàng ba sọc đỏ

Ngoài ý nghĩa chung về màu sắc nói trên đây, cờ quẻ Ly và cờ vàng ba sọc đỏ còn có những ý nghĩa riêng cũng rất sâu sắc.

a. Ý nghĩa cờ quẻ Ly

Như chúng tôi đã nói trên đây, Ly là một quẻ của bát quái.  Cũng như màu đỏ, nó tượng trưng cho phương nam.  Trong vũ trụ quan của Việt Nam và Trung Hoa thời trước, màu đỏ thuộc hành hỏa, tượng trưng cho mặt trời hay lửa; quẻ Ly cũng tượng trưng cho mặt trời, cho lửa, cho ánh sáng, cho nhiệt lực và về mặt xã hội thì tượng trưng cho sự văn minh.

Về hình dạng thì quẻ Ly trên cờ của chánh phủ Trần Trọng Kim gồm một vạch đỏ liền, một vạch đỏ đứt và một vạch đỏ liền.  Do đó, bên trong quẻ Ly, hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một vạch đứng nối liền hai vạch ấy.  Trong Hán văn, đó là chữ Công. Chữ công này được dùng trong các từ ngữ công nhơn, công nghệ để chỉ người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời sống con người. Vậy, ngoài ý nghĩa văn minh rạng rỡ, quẻ Ly còn hàm ý ca ngợi sự siêng năng cần mẫn và sự khéo léo của dân tộc Việt Nam trong các ngành hoạt động sản xuất kỹ nghệ.

b. Ý nghĩa cờ vàng ba sọc đỏ

1/ Ý nghĩa chánh trị

Trong lá quốc kỳ, nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ.  Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ.

Ngày nay, sự thống nhứt của quốc gia và dân tộc Việt Nam là một điều không ai phủ nhận được nên người Việt Nam hiện tại không ý thức được sự gay go của cuộc tranh đấu đòi thống nhứt trong thập niên 1940, nhứt là ở Nam Việt. Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ kỳ có nghĩa là một phần đất của một quốc gia chớ không hàm ý một lãnh thổ biệt lập. Các từ ngữ Bắc Kỳ, Nam Kỳ thật sự đã được triều đình Huế dùng lúc nước Việt Nam chưa bị người Pháp xâm lăng để chỉ hai địa phương của một quốc gia thống nhứt. Sau khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp mới tách Nam Kỳ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, rồi dùng từ ngữ Trung Kỳ để chỉ phần đất ở hai phía bắc và nam của kinh đô Huế. Nam Kỳ được Pháp trực tiếp cai trị như một phần đất của Pháp. Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xem là lãnh thổ của nhà Nguyễn chịu sự bảo hộ của Pháp, nhưng từ năm 1897, Pháp lại ép nhà vua Việt Nam phải giao quyền đại diện mình cho một Thống Sứ Pháp thành ra Pháp đã can thiệp vào sự cai trị đất này một cách trực tiếp hơn ở Trung Kỳ.

Trong hệ thống tổ chức của Pháp trước Thế Chiến II, ba kỳ của Việt Nam đã được xem như là ba lãnh thổ biệt lập.  Sau Thế Chiến II, kế hoạch của Pháp là thành lập một Liên Bang Ðông Dương gồm 5 nước là ba kỳ của Việt Nam, Cam Bu Chia và Lào.  Trong 5 nước này, Nam Kỳ là đất mà Pháp tha thiết muốn nắm giữ dưới quyền thống trị của mình hơn hết vì nó đã được họ trực tiếp cai trị từ năm 1867, lại là phần đất thạnh vượng trù phú nhứt.  Bởi đó, họ đã nhứt định không chấp nhận một nước Việt Nam thống nhứt gồm cả ba kỳ.  Tháng 3 năm 1946, họ đã cho thành lập Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc.  Thiểu số người Việt Nam theo họ lúc đó đã chống lại quan niệm Việt Nam thống nhứt một cách mạnh mẽ. Các phần tử quá khích trong nhóm này đã xem đồng bào gốc Bắc Việt cư trú ở Nam Việt trong thời kỳ đó là người của một nước địch và thường hành hung đối với các đồng bào ấy. Trong các cuộc bố ráp hay chận đường xét giấy căn cước, họ thường bắt người dân nói ba tiếng “Tân Sơn Nhứt,” người nào không nói đúng giọng Miền Nam thì bị họ đánh đập một cách tàn nhẫn.

Sau mấy năm tác chiến ở Ðông Dương, người Pháp ý thức rằng họ không thể áp đặt ở Việt Nam một chế độ thống trị theo khuôn khổ họ đặt ra.  Vì cần dùng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để có phương tiện tài chánh đối phó với CSVN, họ phải chấp nhận điều kiện của Hoa Kỳ là nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam.  Bởi đó, họ đã tiếp xúc và thương thuyết với Cựu Hoàng Bảo Ðại.  Tuy nhiên, họ chỉ muốn cho Việt Nam hưởng một nền độc lập hình thức, và thực quyền vẫn còn nằm trong tay họ.  Mặt khác họ không chấp nhận sự thống nhứt của Việt Nam và tìm mọi cách giữ riêng Nam Kỳ dưới quyền cai trị trực tiếp của họ.

Nhờ được Anh Nguyễn Tôn Hoàn từ Trung Hoa về cho biết về tình thế và nhận chân rằng chỉ có Cựu Hoàng Bảo Ðại mới có thể đại diện cho người quốc gia Việt Nam trong cuộc thương thuyết với Pháp nên Xứ Bộ Nam Việt của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng đã phát động phong trào đòi thi hành giải pháp Bảo Ðại với một nước Việt Nam độc lập và thống nhứt. Lúc ấy, người Pháp đã đàn áp phong trào này ở Nam Việt một cách mạnh mẽ.  Một số đồng chí của tôi trong đó có Anh Dương Quang Tiếp (sau này phục vụ trong Quân Ðội và trong ngành cảnh sát với cấp bực đại tá và đã từ trần trong trại tù cộng sản) đã bị Pháp bắt và đánh đập tàn nhẫn khi rải truyền đơn đòi thi hành giải pháp Bảo Ðại.

Tuy được sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong cuộc thương thuyết, Cựu Hoàng Bảo Ðại không nắm được ưu thế hoàn toàn đối với Pháp vì lúc đó, Trung Cộng đã thắng thế hơn Trung Hoa Dân Quốc và CSVN có triển vọng được Trung Cộng giúp đỡ trong tương lai.  Người Pháp đã cho Cựu Hoàng Bảo Ðại biết rằng nếu không thỏa thuận được với ông, họ sẽ thương thuyết với Hồ Chí Minh.  Nhận thấy thời gian không thuận lợi cho mình, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã phải nhượng bộ cho Pháp về mặt độc lập, nghĩa là chấp nhận để cho Việt Nam ở trong Liên Hiệp Pháp với những mối liên hệ chặt chẽ với Pháp, nhưng cương quyết đòi Pháp phải nhận cho Việt Nam thống nhứt. Người Pháp đã phải nhượng bộ ông về vấn đề này.

Nhưng ngay đến lúc chánh phủ Pháp chấp nhận cho Nam Kỳ được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, đám thực dân ở Nam Việt vẫn chưa chịu thua và nhiệt liệt chống lại việc ấy. Vì Nam Kỳ được xem là một lãnh thổ của Pháp mà theo nền pháp lý của Pháp thì mọi quyết định liên hệ đến qui chế của đất này phải có sự chấp thuận của một hội nghị địa phương tên là Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ (Assemblée Territoriale de Cochinchine), thực dân Pháp đã dự liệu bỏ ra một số tiền lớn để mua chuộc những người Pháp và người Nam Kỳ có quốc tịch Pháp được bầu vào Hội Ðồng đó biểu quyết chống lại việc sáp nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi đã biết được kế hoạch này và đã nhiệt liệt chỉ trích nó trên hai tờ báo Ðuốc Việt (cơ quan ngôn luận bán chánh thức của Xứ Bộ Nam Việt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng) và Thanh Niên (cơ quan ngôn luận chánh thức của một tổ chức do Xứ Bộ này thành lập là Thanh Niên Bảo Quốc Ðoàn).

Sự tố cáo của chúng tôi làm cho người Pháp rất căm tức. Tướng Boyer de la Tour du Moulin, Ủy Viên Cộng Hòa Pháp ở Nam Kỳ lúc đó đã mời một đồng chí của tôi là Anh Ðỗ Văn Năng, Thủ Lãnh Thanh Niên Bảo Quốc Ðoàn, đến gặp ông và bảo rằng: “Xin ông nhớ cho rằng tôi là người Pháp có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nước Pháp.  Các hoạt động của đoàn thể ông có hại cho quyền lợi này.  Các ông phải chấm dứt nó hay ít nhứt cũng giảm thiểu nó, nếu không, tôi buộc lòng phải đối phó một cách quyết liệt.  Tôi sẽ rất tiếc nếu phải làm như vậy, vì tôi lúc nào cũng tôn trọng ông là người mà tôi nhìn nhận là rất đứng đắn.”  Anh Ðỗ Văn Năng đã điềm tĩnh trả lời: “Tôi rất cám ơn ông đã tỏ ra thành thật với tôi, và tôi thấy có nhiệm vụ cũng phải thành thật đối với ông.  Xin ông hiểu giùm cho rằng ông yêu nước Pháp như thế nào thì tôi yêu nước Việt Nam như thế ấy và ông có quyết tâm bảo vệ quyền lợi Pháp như thế nào thì tôi cũng có quyết tâm bảo vệ quyền lợi nước Việt Nam như thế ấy.”

Sau đó, chúng tôi vẫn tiếp tục chiến dịch tố cáo các âm mưu của thực dân Pháp ở Nam Việt tìm cách phá hoại các giao ước giữa chánh phủ Pháp với Cựu Hoàng Bảo Ðại về vấn đề thống nhứt Việt Nam.  Mặt khác, Cựu Hoàng Bảo Ðại lúc ấy còn ở Âu Châu đã cho biết rằng ông chỉ chịu về nước lãnh đạo chánh phủ nếu việc tái nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam được xác định một cách rõ rệt.  Cuối cùng, các hội viên của Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ đã không dám chống hẳn lại việc thống nhứt Việt Nam.  Họ chỉ ghi thêm trong quyết nghị biểu quyết ngày 23 tháng 4 năm 1949 chấp nhận để Nam Kỳ được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam một điều kiện là nếu có sự thay đổi trong mối liên hệ giữa Việt Nam với Liên Hiệp Pháp thì Nam Kỳ sẽ lại được quyền tự quyết định về số phận mình.

Ðám thực dân Pháp ở Nam Kỳ rất thù hận chúng tôi về việc đã chống lại họ một cách mãnh liệt về vấn đề thống nhứt Việt Nam.  Do đó, họ ngầm thông đồng với bọn công tác thành của CSVN và để cho một cán bộ trong bọn công tác này là La Văn Liếm hạ sát Anh Ðỗ Văn Năng ở Sài Gòn vào những tháng đầu năm 1950.  Ngoài anh ra, chắc hẳn còn có nhiều người Việt Nam khác thuộc các tổ chức ái quốc đã bị Pháp sát hại vì cuộc tranh đấu cho Việt Nam thống nhứt.

Vậy, đồng bào gốc Bắc Việt vào cư trú Nam Việt trước 1945 và người Nam Việt chủ trương thống nhứt đã phải tranh đấu rất gay go, có người phải thiệt mạng vì chủ trương này.  Bởi đó, sọc đỏ thứ ba trên quốc kỳ tượng trưng cho Nam Việt thật sự đã được tô bằng máu của nhiều nhà ái quốc và điều này làm cho cờ vàng ba sọc đỏ có một ý nghĩa chánh trị sâu xa mà nhiều người Việt Nam hiện nay không thấy được.

Một quyết định khác của Quốc Trưởng Bảo Ðại khi ông mới về nước năm 1949 cũng có một ý nghĩa chánh trị ít ai được biết là việc chọn Sài Gòn làm thủ đô.  Vì là người kế thừa nhà Nguyễn nên Quốc Trưởng Bảo Ðại rất muốn đặt chánh phủ thống nhứt của Việt Nam ở Huế là kinh đô cổ truyền của triều đại mình.  Nhưng lúc ấy, nhà cách mạng lão thành Trần Văn Ân đã bàn với ông là nếu ông lấy Huế làm thủ đô, việc sáp nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam không được thể hiện rõ rệt đối với người Việt Nam và người ngoại quốc, và nền thống nhứt thâu hoạch được một cách gay go sẽ không vững chắc.  Ðặt thủ đô ở Sài Gòn để cho mọi chánh lịnh ban hành trong toàn quốc Việt Nam phát xuất từ Nam Việt thì tánh cách thống nhứt của nước Việt Nam từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan hiển hiện trước mắt và trong tâm thức mọi người thành ra không ai còn hoài nghi hay phủ nhận sự thống nhứt đó được nữa.  Quốc Trưởng Bảo Ðại tán thành ý kiến trên đây của Ông Trần Văn Ân và quyết định lập chánh phủ thống nhứt ở Sài Gòn, mặc dầu ông không thích ở Sài Gòn vì chánh quyền Pháp lúc đó chịu giao Phủ Cao Ủy ở Hà Nội cho ông mà lại giữ Phủ Cao Ủy ở Sài Gòn là Dinh Norodom (sau này gọi lại là Dinh Ðộc Lập) thành ra tại Sài Gòn, Phủ Thủ Tướng của Việt Nam kém bề thế hơn Phủ Cao Ủy của Pháp.

2/ Ý nghĩa triết lý

Về mặt triết lý, trong bát quái, ba vạch liền là quẻ Càn, tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha và cho quyền lực.  Ngày nay, chúng ta sống trong chế độ dân chủ và quẻ Càn trên quốc kỳ có thể dùng để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam và sức mạnh của toàn dân ta.

3. Cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng

a. So sánh cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng về mặt thẩm mỹ

Nói chung thì trên một lá cờ gồm hai màu, một đậm, một lợt thì nếu màu đậm quá nhiều và làm nền còn màu lợt quá ít và làm dấu hiệu phụ thuộc thì màu lợt bị màu đậm tràn ngập và lá cờ trở thành tối.  Trái lại, nếu màu lợt nhiều hơn và làm nền còn màu đậm ít hơn và làm dấu hiệu phụ thuộc thì màu đậm in rõ lên nền màu lợt và cả hai màu đều sáng chói. Quốc kỳ của tập đoàn CSVN gồm một ngôi sao vàng nhỏ trên nền đỏ, màu vàng của ngôi sao bị nền đỏ sậm hơn tràn ngập nên chỉ hiện lên như một tia sáng yếu ớt và cả lá cờ xem rất tối. Quốc kỳ của người quốc gia chúng ta trái lại, dùng màu vàng làm nền và ba sọc đỏ sậm hơn đã hiện rõ lên nền vàng này thành ra cả hai màu đều tươi sáng. Vậy, chỉ xét riêng về mặt thẩm mỹ, quốc kỳ của chúng ta tươi đẹp hơn quốc kỳ của tập đoàn CSVN rất nhiều. Ðiều đó cũng không có chi lạ.  Quốc kỳ của chúng ta do một họa sĩ nổi tiếng vẽ ra, còn cờ của tập đoàn CSVN chỉ là sự mô phỏng nô lệ cờ một đế quốc có chủ trương sắt máu và không có ý thức gì về cái đẹp.

b. So sánh cờ vàng ba sọc đỏ với cờ đỏ sao vàng về mặt triết lý

Nếu lấy nền triết lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam làm căn bản để phán đoán thì cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta cũng có một ý nghĩa tốt đẹp hơn cờ đỏ sao vàng nhiều.  Theo quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau.  Nhưng trên cờ đỏ sao vàng, màu đỏ quá nhiều, màu vàng quá ít, cũng như khối lửa lớn hay một ánh nắng gay gắt nung đốt một hòn đất nhỏ thành ra hòn đất bị khô cằn đi.  Trong khi đó, trên cờ vàng ba sọc đỏ, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được.

Ý nghĩa về triết lý trên đây thật ra cũng phù hợp với bản chất của chế độ chánh trị hai bên. Chế độ cộng sản là một chế độ độc tài toàn diện đè ép nhơn dân, phủ nhận các quyền lợi căn bản của con người, làm thui chột các sáng kiến nên không thể phát triển được.  Dưới quyền của tập đoàn CSVN, nước Việt Nam đã trở thành một mảnh đất cằn cỗi không sinh khí và xã hội Việt Nam lọt vào sự đói khổ cùng cực.  Chế độ quốc gia dung nạp sự tự do, tôn trọng các quyền lợi căn bản của con người và khuyến khích sáng kiến nên mặc dầu các nhà lãnh đạo về phía quốc gia đã phạm nhiều lỗi lầm trầm trọng, mặc dầu CSVN đã gây nhiều tàn sát và phá hoại, phần lãnh thổ Việt Nam do người quốc gia điều khiển đã là một mảnh đất đầy sinh khí và nhơn dân Việt Nam trên lãnh thổ này đã hưởng một nếp sống tương đối tự do và trù phú hơn.

D. VẤN ÐỀ THAY ÐỔI QUỐC KỲ

1. Các lập luận đưa ra để phủ nhận cờ vàng ba sọc đỏ

Sau năm 1975, trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại có một số người chủ trương phủ nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Trong số những người này, có kẻ bảo rằng đó là cờ thua trận, có kẻ bảo rằng đó là một lá cờ của một chế độ tham nhũng thúi nát, có kẻ cho rằng đó là cờ của Bảo Ðại, cờ của Ông Ngô Ðình Diệm hay cờ của Ông Nguyễn Văn Thiệu là những người lãnh đạo mà họ cho là không xứng đáng.

2. Quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc kỳ

Thật sự thì quốc kỳ một nước thường có ý nghĩa sâu xa liên hệ đến văn hóa và lịch sử dân tộc.  Dầu cho nó do ai chọn lựa và chọn lựa như thế nào thì một khi đã được dùng làm quốc kỳ, nó cũng không còn có thể được xem là của cá nhơn nào mà phải được xem là của toàn thể nhơn dân trong nước.  Bởi đó, số phận quốc kỳ không thể cột buộc vào số phận một nhà lãnh đạo, vào những ưu khuyết điểm của một chế độ hay vào sự thắng bại trong một cuộc tranh đấu.  Trong lịch sử thế giới, không ai chủ trương phủ nhận quốc kỳ của mình hay thay đổi nó vì các lý do trên.  Việc thay đổi quốc kỳ chỉ được đặt ra khi trong nước có những quan niệm chánh trị mới hoàn toàn khác quan niệm làm căn bản cho chế độ quốc gia.

Như chúng tôi đã nói trên đây, lá quốc kỳ đầu tiên được dùng trên thế giới là cờ tam sắc của Pháp.  Nó là kết quả một sự tương nhượng giữa hoàng gia Pháp và nhơn dân thị xã Paris.  Sau đó, nhà vua Louis thứ XVI của Pháp đã chống lại Cách Mạng và bị xử tử, nhưng chánh phủ cách mạng Pháp vẫn chánh thức lấy lá cờ tam sắc làm quốc kỳ.

Lúc dòng vua chánh thống của Pháp được đưa lên ngôi báu trở lại, họ đã dùng lá cờ trắng có hoa huệ vàng của hoàng gia làm quốc kỳ, nhưng cờ này chỉ được dùng từ năm 1816 đến năm 1830.  Với cuộc Cách Mạng 1830, dòng Orléans được đưa lên thay dòng vua chánh thống và cờ tam sắc đã được dùng làm quốc kỳ trở lạ

Năm 1848, dòng Orléans lại bị lật đổ.  Một số nhà cách mạng tả khuynh thời đó đã chủ trương dùng cờ đỏ thay cờ tam sắc làm quốc kỳ, nhưng sau một bài diễn văn cảm động của thi hào Lamartine, người Pháp đã quyết định giữ cờ tam sắc.  Lúc ấy, người Pháp lập Ðệ Nhị Cộng Hòa.  Nhưng người đầu tiên được bầu làm Tổng Thống của nền cộng hòa này lại là cháu của Hoàng Ðế Napoléon thứ I.  Năm 1850, ông đảo chánh để lên ngôi hoàng đế với danh hiệu Napoléon thứ III.  Ðến năm 1870, vì gây chiến với Ðức và bị thảm bại nên ông phải thoái vị.

Quốc Hội Pháp được bầu vào lúc đó gồm nhiều người bảo hoàng muốn tái lập chế độ quân chủ và tôn làm quốc vương Bá Tước Chambord, người lãnh đạo dòng vua chánh thống từ năm 1836.  Nhưng Bá Tước Chambord đòi hỏi phải bỏ cờ tam sắc để lấy cờ trắng thêu hoa huệ vàng làm quốc kỳ.  Những người bảo hoàng nhiệt tâm nhứt đều biết rằng quốc dân Pháp lúc đó không chấp nhận cờ trắng thêu hoa huệ vàng thay cờ tam sắc nên cố thuyết phục Bá Tước Chambord bỏ ý định của ông.  Thống Chế Mac Mahon là một lãnh tụ bảo hoàng đã bảo rằng: “Nếu dùng lá cờ trắng thay lá cờ tam sắc thì không cần ai bấm cò, súng cũng tự nổ.”  Vì Bá Tước Chambord vẫn khăng khăng phủ nhận lá cờ tam sắc nên cuối cùng phe bảo hoàng phải từ bỏ chủ trương tái lập chế độ quân chủ.

Thời Thế Chiến II, Thống Chế Pétain đã chịu đầu hàng người Ðức trong khi Tướng De Gaulle chạy sang Anh kêu gọi người Pháp kháng chiến.  Lúc ấy, có hai lực lượng Pháp đối đầu nhau và cả hai đều dùng lá cờ tam sắc.  Ðể phân biệt hai bên, Tướng De Gaulle chỉ dùng một cây thánh giá Lorraine gồm hai nhánh ngang và một nhánh dọc đặt trên cờ để làm hiệu kỳ cho Lực Lượng Pháp Quốc Tự Do (LLPQTD) của ông.  Ðến khi giải phóng được nước Pháp, ông đã không vì cớ cờ tam sắc đã bị Thống Chế Pétain dùng trong khi đầu hàng Ðức để xin thay đổi nó.  Do đó, cờ tam sắc vẫn là quốc kỳ của Pháp và lá cờ có dấu thập tự Lorraine chỉ được xem là hiệu kỳ của LLPQTD.

Nói chung lại thì từ năm 1789, ở Pháp có ba quan niệm chánh trị căn bản thể hiện bằng ba lá cờ: quan niệm quân chủ chánh thống với cờ trắng thêu hoa huệ vàng, quan niệm cách mạng tả phái với cờ đỏ và quan niệm dân chủ tự do với cờ tam sắc. Cờ tam sắc biểu tượng được lý tưởng chung của đa số dân Pháp nên đã được chọn làm quốc kỳ và các mưu toan thay đổi nó đều không thành tựu được.

3. Nhiệm vụ người quốc gia Việt Nam đối với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ

Người quốc gia Việt Nam ta may mắn có một lá quốc kỳ rất đẹp và oai hùng.  Phải thấy cờ này bay phấp phới trên một nền trời trong xanh mới thấy hết cái đẹp oai hùng đó.  Mặt khác, cờ vàng ba sọc đỏ mang nhiều ý nghĩa triết lý và chánh trị tuyệt hảo, hơn hẳn lá cờ đỏ sao vàng chống đối lại nó.  Từ khi Quốc Gia Việt Nam được công nhận là một nước độc lập, cờ vàng ba sọc đỏ đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết.  Tại Việt Nam, nó đã là biểu tượng hội tập nhiều triệu chiến sĩ quân nhơn cũng như dân sự tranh đấu cho sự tự do của dân tộc Việt Nam.  Nó đã được dùng để phủ lên áo quan của nhiều trăm ngàn người đã chết vì Tổ Quốc Việt Nam.  Như vậy, nó là một bảo vật thiêng liêng đối với mọi người chúng ta.

Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang.  Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản.  Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này.  Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản.

Việc một hội đoàn Việt Nam dùng làm hiệu kỳ một lá cờ nền vàng ba sọc đỏ trên có biểu tượng riêng cho mình là một điều hữu ích cho công cuộc tranh đấu chống lại Cộng Sản. Khi Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (LMDCVN) áp dụng nguyên tắc trên đây và thêm 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh trên cờ vàng ba sọc đỏ để làm đoàn kỳ của mình, một số người đã chỉ trích vì cho rằng như vậy là bất kính đối với quốc kỳ.  Nhưng sự thật không phải như vậy.  Việc dùng một biểu hiệu thêm vào quốc kỳ để làm hiệu kỳ cho một tổ chức tranh đấu cho Tổ Quốc là một điều mà người các nước đã từng làm.  Như trên đây đã nói, khi thành lập LLPQTD để chống lại chánh phủ Pétain, Tướng De Gaulle đã dùng một cây thập tự Lorraine thêm vào quốc kỳ Pháp.  Vậy, việc đoàn kỳ của LMDCVN là một quốc kỳ trên có 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh chỉ hàm ý rằng LMDCVN là một tổ chức của VNCH tranh đấu dưới lá quốc kỳ Việt Nam, và 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh chỉ để phân biệt nó với những tổ chức tranh đấu khác nhưng cùng một mục tiêu chung.

Trong khi chưa giải phóng được Việt Nam và chưa làm cho nó được chánh thức dùng trở lại trên toàn cõi Việt Nam, nhiệm vụ người Việt Nam ở hải ngoại là làm cho cờ này vẫn được sử dụng ở mọi nơi có người quốc gia Việt Nam, đặc biệt là trong những hoạt động có liên hệ đến người ngoại quốc.  Về mặt này, chúng ta phải ghi công cố Ðại Tá Ðỗ Ðăng Công, nguyên Tổng Thư Ký của Phân Bộ Việt Nam trong Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (LMTGCC).  Sau năm 1975, lúc CSVN vừa chiếm được Miền Nam Việt Nam, ban tổ chức của liên minh này đã không còn dùng cờ vàng ba sọc đỏ trong các phiên họp của họ.  Nhưng bằng những lời lẽ hợp lý, cương quyết và cảm động, cố Ðại Tá Ðỗ Ðăng Công đã làm cho họ thay đổi ý kiến và từ đó, quốc kỳ của chúng ta đã được long trọng dùng chung với cờ của các nước hội viên khác của LMTGCC ở mọi nơi.

Ngoài ra, còn có những người khác cũng có những công tác tương tự.  Khi đến thuyết trình về vấn đề Việt Nam ở Viện Ðại Học OSU (Oregon State University) tại Cornvallis ngày 30 tháng 11 năm 1987, tôi được biết rằng các anh chị em sinh viên Việt Nam ở Viện Ðại Học này đã hai lần tranh đấu với ban giám đốc để cho cờ vàng ba sọc đỏ vẫn được treo với tư cách là quốc kỳ Việt Nam ở một hội trường trưng bày cờ các nước.  Phía Canada thì Cộng Ðồng Việt Nam đã tranh đấu để cho thị xã Toronto chấp nhận để cho quốc kỳ Việt Nam được treo lên một tuần lễ mỗi năm tại kỳ đài của thị xã vào dịp 30 tháng 4.  Tại Los Angeles (California) thì Cộng Ðồng Việt Nam đã được chấp nhận cho xây dựng một kỳ đài để quốc kỳ Việt Nam sẽ được treo liên tục suốt năm.  Tại San José (California), Cộng Ðồng Việt Nam cũng sẽ xây dựng một kỳ đài tương tự.  Ngoài ra, trong dịp Tết Mậu Thìn, quốc kỳ Việt Nam đã được treo trong suốt một tuần lễ ở trụ sở các tỉnh Santa Clara, thị xã San José và thị xã Milpitas.

Có lẽ trên thế giới còn có những nơi mà đồng bào Việt Nam đã tranh đấu và thành công trong việc làm cho quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ được cộng đồng quốc tế chấp nhận treo lên mà chúng tôi không được biết nên không nêu ra đây được.  Riêng Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (UBQTYTVNTD) thì dĩ nhiên là chánh thức công nhận quốc kỳ này. Ngày 4 tháng 12 năm 1986, khi tổ chức buổi hội thảo công khai đầu tiên của Ủy Ban, Ông Chủ Tịch Paul Vankerkhoven đã đích thân kiểm soát việc trang trí phòng hội thảo.  Tại phòng này, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã được treo chung với cờ các quốc gia trong Cộng Ðồng Âu Châu và đặc biệt là được treo ở chỗ danh dự là ngay bên hữu cờ Bỉ là cờ của nước chủ nhà.  Chắc chắn là trong mọi cuộc hội họp công cộng của UBQTYTVNTD mà có treo cờ thì quốc kỳ của chúng ta sẽ được treo chung với cờ các nước khác.

Việc quốc kỳ của chúng ta lần lần tái hiện bên cạnh cờ các quốc gia khác trên thế giới là một dấu hiệu cho thấy rằng công cuộc tranh đấu để giải phóng Việt Nam khỏi ách Cộng Sản có những tiến triển khả quan.  Hiện nay, quốc kỳ này là biểu hiệu hội tập mọi người quốc gia Việt Nam: dầu có bất đồng ý kiến, dầu có những hiềm khích đối với nhau, mọi người quốc gia đều nên tôn trọng quốc kỳ và nếu mọi người đều quyết tâm tranh đấu chung nhau hay ít nhứt cũng song song nhau thì một ngày không xa lắm, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ sẽ phấp phới bay trên mọi nóc nhà Việt Nam từ mũi Cà Mau cho đến ải Nam Quan.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam GS Nguyễn Ngọc Huy   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeSat Dec 28, 2013 4:24 pm


(Tiếp theo - hết)


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcSROkD54bQL7Btc99fvtHxOMxWEhdizGl6go9BHXLNucKumW0XL8A

   
II. QUỐC CA VIỆT NAM

A. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC CA TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI


Ý niệm quốc ca đã từng xuất hiện một lượt với ý niệm quốc kỳ.  Từ ngàn xưa, loài người đã có dùng những bản nhạc hay bài ca để đánh dấu sự có mặt của một nhơn vật lãnh đạo. Nhưng thời trước, với chế độ quân chủ, các bản nhạc hay bài hát loại này được xem là biểu tượng riêng của cá nhơn nhà vua, nhá quí tộc hoặc nhà đại diện cho các cự tộc cầm đầu cộng đồng.  Về nội dung, nó có thể là một bài để cho nhơn vật lãnh đạo này cầu nguyện trời hay thần linh phù hộ ông, một bài chúc tụng ông, đề cao công nghiệp của ông hay của gia tộc ông, hay một bài mô tả cảnh thái bình thạnh trị, hoặc sự cường thạnh của cộng đồng mà ông là chủ nhơn

Chỉ với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, khi quốc gia được xem là sở hữu của toàn thể mọi người sống trong cộng đồng mới có bài hát được dùng làm biểu tượng chung cho toàn thể quốc dân.  Người Pháp đã dùng từ ngữ hymne national để chỉ loại bài hát này.  Quan niệm của người Pháp lần lần được người nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ national anthem khi nói đến bài hát tiêu biểu cho nước mình. Hymne national của Pháp hay national anthem theo tiếng Anh đã được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc thiều nếu nhấn mạnh trên phần âm nhạc, hay quốc ca khi nhấn mạnh trên phần lời nói.

Về phần thực hiện cụ thể thì bản quốc ca đầu tiên trên thế giới là bài Marseillaise của Pháp.  Bài này do một đại úy công binh Pháp tên Rouget de Lisle làm năm 1792 với tên là Chiến Ca Của Lộ Quân Sông Rhin (Chant De Guerre Pour l’Armée Du Rhin).  Nhưng sau đó, nó được nổi tiếng khi được một tiểu đoàn chí nguyện quân gồm người gốc ở thị xã Marseille hát trong lúc kéo từ Marseille lên thủ đô Paris nên có tục danh là bài Marseillaise.  Bài hát này đã được phổ biến rộng rãi ở Pháp từ năm 1792 và đến năm 1795, nó đã được chánh thức chọn làm quốc ca của Pháp.

Sau khi người Pháp tung ra ý niệm quốc ca, nhiều nước khác đã chấp nhận ý niệm này và đều có quốc ca. Có khi quốc ca được chọn là một bài đã được dùng để đánh dấu sự hiện diện của nhà vua. Ðó là trường hợp bài God Save The King (Trời Phù Hộ Ðức Vua) hay God Save The Queen (Trời Phù Hộ Nữ Hoàng) nếu quốc trưởng là một nữ hoàng. Bài này đã được dùng ở Anh từ trước Cách Mạng Pháp, nhưng đến năm 1825 mới được chánh thức xem là quốc ca của nước Anh.

B. CÁC BẢN NHẠC ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC THIỀU VÀ QUỐC CA


1. Quốc ca xuất hiện đầu tiên: bản Ðăng Ðàn Cung của Hoàng Ðế Bảo Ðại

Ở Việt Nam trước đây, cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, có những bản nhạc và bài hát được dùng trong các lễ long trọng để đánh dấu sự hiện diện của nhà vua.  Về ý niệm quốc thiều hay quốc ca, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp.

Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc thiều và quốc ca. Nam Kỳ lúc ấy là thuộc địa Pháp và khi có các cuộc lễ lớn thì bản nhạc được dùng là bài Marseillaise của người Pháp. Ở Huế thì triều đình nhà Nguyễn có một số bản nhạc được dùng khi có sự hiện diện của nhà vua. Nhưng các bản nhạc trên đây không phải là quốc thiều hay quốc ca theo đúng nghĩa kim thời của nó.

Ðến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc thiều và quốc ca một lượt với quốc kỳ. Bản quốc thiều và quốc ca này là bản Ðăng Ðàn Cung.  Ðó là một bản nhạc cổ điển của Việt Nam và được triều đình Huế dùng khi nhà vua ngự đến đài Nam Giao để đại diện cho tất cả thần dân làm lễ tế trời. Lễ này ba năm cử hành một lần và được xem là cuộc lễ quan trọng hơn hết của triều đình. Do đó, bản Ðăng Ðàn Cung được xem là bản nhạc trang nghiêm nhứt. Vì vậy, Hoàng Ðế Bảo Ðại đã dùng nó làm quốc thiều và quốc ca trong khi cờ long tinh được chọn làm quốc kỳ. Cũng như cờ long tinh, bản Ðăng Ðàn Cung chỉ được dùng trên lãnh thổ Ðại Nam tức là Trung Kỳ và Bắc Kỳ, còn ở Nam Kỳ bị xem là lãnh thổ Pháp thì bản Marseillaise vẫn phải được dùng.

2. Quốc ca thứ nhì: bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông thời chánh phủ Trần Trọng Kim

Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp và Việt Nam tuyên bố độc lập, chánh phủ Trần Trọng Kim đã ban bố một chương trình hưng quốc ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của nhạc sĩ Hùng Lân được chọn làm quốc ca. Lời ca của bản nhạc này như sau:

    Việt Nam, minh châu trời Ðông!
    Việt Nam, nước thiêng Tiên Rồng!
    Non sông như gấm hoa uy linh một phương,
    Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.
    Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi.
    Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
    Máu ai còn vương cỏ hoa
    Giục đem tấm thân xẻ với sơn hà.
    Giơ tay cương quyết,
    Ta ôn lời thề ước.
    Hy sinh tâm huyết,
    Ta báo đền ơn nước.
    Dầu thân này nát tan tành gói da ngựa cũng cam,
    Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.

Bản quốc ca này được dùng chung với cờ quẻ Ly ở Bắc và Trung Việt, nhưng không được dùng ở Nam Việt vì Nam Việt đã bị người Nhựt thay người Pháp điều khiển một cách trực tiếp và chỉ được trả cho triều đình Huế lúc Hoàng Ðế Bảo Ðại đã sắp thoái vị rồi.  Vậy, trong thời kỳ từ khi người Nhựt đảo chánh Pháp cho đến khi Mặt Trận Việt Minh củng cố được chánh quyền của nó ở Nam Việt, cả lãnh thổ này không có quốc ca. Bài hát được người quốc gia ở Nam Việt dùng khi đứng lên tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời đó là bài Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên của Thanh Niên Tiền Phong, chung với cờ vàng sao đỏ cũng của tổ chức này.  Như chúng tôi sẽ trình bày sau đây, bản nhạc của bài Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên này chính là bản nhạc của bài quốc ca mà chúng ta đang dùng.

3. Quốc ca thứ ba: bản Tiến Quân Ca của tập đoàn CSVN

Khi cướp được chánh quyền, tập đoàn CSVN đã dùng làm quốc ca bản Tiến Quân Ca của nhạc sĩ Văn Cao.  Bản nhạc này đã được họ bắt đầu dùng khi tổ chức các đơn vị võ trang đầu tiên và cho đến nay, vẫn được họ dùng làm quốc ca.

4. Quốc ca của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc

Khi Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc thành lập năm 1946, những người cầm đầu phong trào Nam Kỳ Tự Trị đã dùng làm quốc ca một bản phổ nhạc của mấy câu thơ đầu trong Chinh Phụ Ngâm Khúc mà tác giả là Giáo Sư Võ Văn Lúa, một giáo sư trung học thời Pháp thuộc. Sau đó, Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc lại dùng một bản nhạc khác cũng của vị giáo sư này làm quốc ca, nhưng về nhạc và lời, bản sau này cũng chẳng hơn gì bản trước.  Các bản quốc ca quái đản trên đây thật xứng với lá cờ sốt rét dùng làm quốc kỳ cho Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc.  Nó đã là một đề tài chế giễu của người dân Nam Việt lúc đó và ngày nay nhắc lại nó, chúng tôi không biết nên cười hay nên khóc vì tuy hết sức lố bịch, nó đã được dùng làm biểu tượng cho một tổ chức chống lại nền thống nhứt của Việt Nam và đã gây nhiều đau khổ chết chóc cho những người tranh đấu cho nền thống nhứt này.

5. Quốc ca của chúng ta ngày nay

Bản quốc ca của chúng ta hiện nay có một lịch sử đặc biệt.  Người sáng tác bản nhạc là Lưu Hữu Phước, một cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký và cựu sinh viên Viện Ðại Học Hà Nội. Nếu tôi không lầm thì bản nhạc này đã được soạn ra lúc Lưu Hữu Phước còn học ở trường Pétrus Ký.  Năm 1942, anh ta là sinh viên của Viện Ðại Học Hà Nội. Thời Thế Chiến II, Viện Ðại Học này là Viện Ðại Học duy nhứt của các nước Ðông Dương. Nó có khoảng 800 sinh viên trong đó phân nửa là người Việt Nam, còn lại là người Khmer, người Lào, người Pháp và ngay cả người một số nước láng giềng như Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á Châu.

Vì là Viện Ðại Học duy nhứt của Ðông Dương nên Viện Ðại Học Hà Nội đã họp tập tất cả sinh viên Việt Nam thời đó.  Các sinh viên ái quốc gia nhập các chánh đảng cách mạng tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam đã tổ chức những tổ bí mật tại đó. Ðặc biệt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng có đảng trưởng Trương Tử Anh và một cán bộ nồng cốt là Anh Nguyễn Tôn Hoàn học tại Viện Ðại Học Hà Nội thời Thế Chiến II.  Anh Nguyễn Tôn Hoàn là người giỏi về nhạc nên được bầu làm Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội Sinh Viên Ðông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois) và anh đã lãnh nhiệm vụ bí mật hướng dẫn các sinh viên hoạt động về văn hóa theo chiều hướng tranh đấu chống thực dân.

Chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên Ðông Dương (THSVÐD) đã tổ chức tại Ðại Giảng Ðường của Viện Ðại Học Hà Nội một buổi hát để lấy tiền giúp các bịnh nhơn nghèo của các bịnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược.  Các sinh viên Việt Nam đóng vai tuồng chủ động trong Tổng Hội đã quyết định nhơn cơ hội này tung ra một bản nhạc đặc biệt là Sinh Viên Hành Khúc, tên Pháp là Marche des Étudiants.  Anh Nguyễn Tôn Hoàn được ủy nhiệm chọn bản nhạc dùng vào công việc đó.  Lúc ấy, Lưu Hữu Phước đã đưa cho anh một số bài nhạc do anh ta soạn. Anh Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy rằng trong tất cả các dự thảo của Lưu Hữu Phước, bản nhạc mà chúng ta hiện dùng làm quốc thiều có tánh cách khích động tinh thần tranh đấu hơn hết nên đã chọn nó làm nhạc cho Sinh Viên Hành Khúc. Sau đó, một ủy ban soạn lời ca cho bản nhạc này đã được thành lập với Ðặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. Lời ca này gồm ba đoạn với một điệp khúc chung:

 I. Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi!
    Ðồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
    Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
    Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
    Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
    Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
    Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
    Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.
    Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
    Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
    (Ðiệp khúc)
    Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
    Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
    Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng

II. Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
    Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
    Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
    Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
    Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
    Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn.
    Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
    Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
    Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
    Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền.
    (Trở lại điệp khúc)

III. Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
    Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
    Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
    Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
    Là sinh viên vun cây văn hoá,
    Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
    Ðời mới kiến thiết đáp lòng những ai
    Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
    Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
    (Trở lại điệp khúc)

Các lời ca tiếng Việt như trên đây được dùng cho sinh viên Việt Nam và có mục đích thúc đẩy người Việt Nam tranh đấu cho đất nước Việt Nam.  Nhưng vì như trên đã nói, Viện Ðại Học Hà Nội lúc ấy còn có nhiều sinh viên không phải Việt Nam nên ngoài lời ca tiếng Việt, lại còn có lời ca tiếng Pháp để mọi sinh viên của Viện đều có thể dùng nó được.  Lời ca tiếng Pháp này dĩ nhiên là không thể nói riêng về Việt Nam mà phải nói đến cả Ðông Dương để cho phù hợp với tên THSVÐD. Lời ca tiếng Pháp cũng do ủy ban nói trên đây soạn ra:

    Étudiants! Du sol l’appel tenace
    Pressant et fort, retentit dans l’espace.
    Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
    À travers les monts, du sud jusqu’au nord,
    Une voix monte ravie:
    Servir la chère Patrie!
    Toujours sans reproche et sans peur
    Pour rendre l’avenir meilleur.
    La joie, la ferveur, la jeunesse
    Sont pleines de fermes promesses.
    (Ðiệp khúc)
    Te servir, chère Indochine,
    Avec coeur et discipline,
    C’est notre but, c’est notre loi
    Et rien n’ébranle notre foi!

Buổi hát chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942 đã đưa đến những kết quả mỹ mãn và bản Sinh Viên Hành Khúc tên Pháp là Marche des Étudiants đã được chánh thức công nhận là bản nhạc của THSVÐD.  Mùa hè năm đó, Tổng Hội này lại tổ chức một buổi lễ mãn khóa tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.  Lần này, có Toàn Quyền Ðông Dương và nhiều viên chức cao cấp Pháp khác đến dự.  Bản Sinh Viên Hành Khúc được dàn nhạc của Hải Quân Pháp trình tấu.  Âm điệu hùng hồn của nó đã làm mọi ngưoi khích động và khi nó được trổi lên, tất cả mọi người tham dự lễ mãn khoá năm 1942 của Viện Ðại Học Hà Nội, kể cả các viên chức cao cấp Pháp, đều đã nghiêm chỉnh đứng dậy để chào nó.  Sau đó, nó được phổ biến khắp nơi.  Các sinh viên Pháp, Khmer và Lào dĩ nhiên là theo lời ca Pháp.  Về phía Việt Nam thì các sinh viên chỉ lo đi học chớ không có nhiệt tâm tranh đấu chánh trị cũng chỉ biết có lời ca Pháp.  Phần các sinh viên Việt Nam có nhiệt tâm tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc thì đem ra phổ biến ở khắp cả ba kỳ trong kỳ nghỉ hè năm đó với lời ca tiếng Việt, nhứt là đoạn I nói trên đây.  Vì thế, từ năm 1943, bài Sinh Viên Hành Khúc đã được người Việt Nam ở cả ba kỳ biết.

Năm 1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, Thanh Niên Tiền Phong được thành lập ở Nam Việt và lấy bản nhạc trên đây làm đoàn ca.  Tên bản nhạc được đặt lại là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.  Về lời thì hai chữ sinh viên được thay bằng hai chữ thanh niên.  Lúc người Pháp trở lại chiếm Nam Việt cuối năm 1945, Thanh Niên Tiền Phong đã huy động người ái quốc Việt Nam ở Nam Việt đứng lên chống lại họ dưới lá cờ vàng sao đỏ và bản Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.

Năm 1948, trong phiên họp lịch sử ở Hongkong giữa Cựu Hoàng Bảo Ðại và một số thân hào nhơn sĩ cùng đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo ở Việt Nam, Anh Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị lấy bản nhạc của Thanh Niên Hành Khúc làm quốc thiều cho Quốc Gia Việt Nam.  Hội nghị đã đồng ý và tên bản nhạc được đặt lại là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.  Về lời ca, đoạn I của bài Thanh Niên Hành Khúc nói trên đây đã được dùng, với hai chữ công dân thay cho hai chữ thanh niên.

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chánh phủ lâm thời Việt Nam được thành lập với Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng và Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân được chánh thức dùng làm quốc ca.  Lúc Ông Ngô Ðình Diệm lật đổ Quốc Trưởng Bảo Ðại để thành lập chế độ cộng hoà, Quốc Hội Lập Hiến được bầu năm 1956 đã có đặt vấn đề chọn một bài quốc ca khác.  Tuy nhiên, lúc đó, phần lớn các bản nhạc được đề nghị dùng làm quốc ca đều không đủ tiêu chuẩn để được chấp nhận.  Bài duy nhứt được xem là xứng đáng làm quốc ca chính là bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của nhạc sĩ Hùng Lân đã được chánh phủ Trần Trọng Kim chọn làm quốc ca năm 1945.  Tuy nhiên, hai Ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu cuối cùng đã không chấp nhận việc dùng bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông làm quốc ca vì một lý do đặc biệt.

Năm 1945, hai Ðảng Việt Nam Quốc Dân Ðảng (VNQDÐ) và Ðại Việt Quốc Dân Ðảng (ÐVQDÐ) đã sáp nhập lại làm một với tên chung là Quốc Dân Ðảng và Ðảng này đã lấy bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông làm đảng ca.  Sau đó, VNQDÐ và ÐVQDÐ lại tách nhau ra, nhưng cả hai đều giữ đảng ca Việt Nam Minh Châu Trời Ðông.  Vì biết được việc này nên hai anh em Ông Diệm đã không chấp nhận bản nhạc này làm quốc ca.  Rốt cuộc, Quốc Hội Lập Hiến năm 1956 đã quyết định giữ lại bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng đổi lời lại như sau:

    Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
    Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
    Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
    Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
    Thù nước lấy máu đào đem báo.
    Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
    Người công dân luôn vững bền tâm trí,
    Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
    (Ðiệp khúc)
    Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
    Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
    Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
    Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

Bản nhạc và lời ca này đã được dùng suốt thời Ðệ Nhứt và Ðệ Nhị Cộng Hòa cho đến ngày nay.

C. VẤN ÐỀ THAY ÐỔI QUỐC CA


Nói tóm lại, trừ các bản nhạc vô duyên đã được Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc dùng làm quốc ca, nhưng thật sự không thể xem là quốc ca được, dân tộc Việt Nam có cả thảy bốn bản nhạc xứng đáng với danh nghĩa quốc ca là Ðăng Ðàn Cung, Việt Nam Minh Châu Trời Ðông, Tiến Quân Ca và Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.  Bốn bản quốc ca này đã được dùng song song với bốn lá quốc kỳ: bản Ðăng Ðàn Cung với cờ long tinh, bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông với cờ quẻ Ly, bản Tiến Quân Ca với cờ đỏ sao vàng và bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân với cờ vàng ba sọc đỏ.

1. So sánh các bản quốc ca với nhau

Bản Ðăng Ðàn Cung là bản nhạc cổ điển Việt Nam thuộc loại nhã nhạc.  Loại nhạc này có tánh cách nghiêm trang và ôn hòa, trái với dâm nhạc là loại nhạc biểu lộ tình cảm một cách nồng nhiệt và chỉ được dùng trong việc giải trí hay hội họp vui chơi.  Bản Ðăng Ðàn Cung là một bài nhã nhạc dùng trong lễ tế Nam Giao của nhà vua.  Do đó, nó có tánh cách trang trọng, nhưng không hùng hồn và không khích động được tinh thần người nghe.  Bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông là một bản tân nhạc có tánh cách khích động hơn bản Ðăng Ðàn Cung, nhưng cái hùng của nó là loại trầm hùng nên không khích động tinh thần người nghe bằng bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.  Vì là một hành khúc, bản quốc ca hiện nay của chúng ta khích động tinh thần người nghe một cách mạnh mẽ hơn. Mặt khác nữa, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho nó đóng một vai tuồng tích cực trong cuộc tranh đấu cho nền độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.  Thời Thế Chiến II, với tên là Sinh Viên Hành Khúc, nó đã được dùng để đánh thức tinh thần tranh đấu của nhơn dân Việt Nam.  Ðến lúc người Pháp đem binh đến để tái chiếm Nam Việt, dưới tên Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên, nó đã được dùng để thúc đẩy các chiến sĩ cầm tầm vong vạt nhọn đứng lên tranh đấu với Quân Ðội Viễn Chinh Pháp.  Khi nước Pháp chánh thức nhìn nhận nền độc lập và thống nhứt của Việt Nam, nó đã thành bản quốc ca với tên là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.

Bản Tiến Quân Ca của CSVN cũng có tánh cách khích động tinh thần người nghe như bản quốc ca của chúng ta.  Nhưng về lời ca thì từ hình thức Sinh Viên Hành Khúc qua Thanh Niên Hành Khúc đến Quốc Dân Hành Khúc, bản quốc ca của chúng ta nhiều lắm là nói đến “thù nước lấy máu đào đem báo,” còn Tiến Quân Ca với lời “thề phanh thây uống máu quân thù” rõ là sắt máu quá và có thể làm cho thế giới xem dân tộc Việt Nam là dã man. Về mặt chánh trị, bản Thanh Niên Hành Khúc đã được dùng để thúc đẩy các thanh niên ái quốc Nam Việt cầm tầm vông vạt nhọn chống lại Quân Ðội Viễn Chinh Pháp trong khi bản Tiến Quân Ca đã được trổi lên để chào đón Quân Ðội này lúc họ đổ bộ ra Bắc Việt theo sự thỏa thuận với Hồ Chí Minh trong Sơ Ước ngày 6 tháng 3 năm 1946.  Sau đó, nó đã được dùng khi bộ đội Việt Minh cùng với bộ đội Pháp hợp tác nhau trong Ban Liên Kiểm Việt-Pháp để tiến đánh các chiến khu của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.

2. Lý luận của những người muốn đổi quốc ca

Những người muốn đổi quốc ca đã đưa ra nhiều lý luận khác nhau.  Trong các lý luận được đưa ra, chỉ có một cái đáng cho chúng ta lưu ý.  Lý luận này đặt nền tảng trên chỗ tác giả bản nhạc được chúng ta dùng làm quốc ca là Lưu Hữu Phước, hiện là một cán bộ cộng sản, và Lưu Hữu Phước đã lên tiếng sỉ vả người quốc gia Việt Nam là vô liêm sỉ khi lấy bản nhạc của anh ta và đặt lại lời ca để dùng.  Một số người quốc gia Việt Nam đã tỏ ra khó chịu về việc này và những người muốn thay đổi quốc ca đã dựa vào đó để kêu gọi mọi người bỏ bản quốc ca hiện tại.

a. Nhận định về cá nhơn Lưu Hữu Phước

Vì lý luận trên đây dựa vào cá nhơn Lưu Hữu Phước nên chúng ta cần phải biết về cá nhơn này trước khi phán đoán.  Thời Thế Chiến II, Lưu Hữu Phước là một sinh viên có tinh thần quốc gia và cũng như nhiều sinh viên khác của Viện Ðại Học Hà Nội, chỉ có chủ trương giành độc lập cho Việt Nam mà không gia nhập đoàn thể chánh trị nào.  Lúc CSVN chưa cướp được chánh quyền, Lưu Hữu Phước đã hoạt động với Anh Nguyễn Tôn Hoàn là một cán bộ của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng tại Viện Ðại Học Hà Nội.

Lúc CSVN cướp được chánh quyền, Lưu Hữu Phước và một số sinh viên khác gia nhập Ðảng Tân Dân Chủ, một chánh đảng hợp tác với CSVN trong Mặt Trận Việt Minh, nhưng lúc đầu phân biệt với Ðảng CSVN và nhiều khi cạnh tranh lại đảng này.  Tuy nhiên, bằng cách vừa mua chuộc, vừa lấn ép, CSVN đã lôi phần lớn các đảng viên Tân Dân Chủ vào Ðảng CS và chỉ còn dùng tên Ðảng Tân Dân Chủ làm một nhãn hiệu để làm cho người ta lầm tưởng rằng chế độ họ xây dựng lên không phải là chế độ độc đảng.

Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân Dân Chủ bị lôi kéo vào Ðảng CS. Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Ðặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm.  Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ. Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ. Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Ðảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Ðảng thấy cần. Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc của Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia. Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Ðảng CSVN mớm cho.

b. Quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc ca

Nhưng dầu cho lúc sáng tác bản nhạc của Quốc Dân Hành Khúc, Lưu Hữu Phươc đã là một đảng viên cộng sản rồi và việc chỉ trích chúng ta dùng bản nhạc đó là do ý anh ta, chúng ta cũng không phải bận tâm về vấn đề này, vì theo quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc ca thì khi một bản nhạc đã được quốc dân nhận làm quốc ca, nó không còn của riêng ai nữa mà là của toàn dân.  Do đó, cá nhơn người sáng tác bản nhạc cũng như người chọn bản nhạc làm quốc ca không thành một vấn đề đem ra thảo luận. Chúng ta có một tiền lệ đáng lưu ý về việc này.

Ðó là trường hợp bản Marseillaise được dùng làm quốc ca Pháp.  Bản quốc ca này được một nhà quí tộc Pháp là Rouget de Lisle sáng tác năm 1792. Lúc ấy, Vua Louis thứ XVI còn trị vì và Rouget de Lisle là một sĩ quan trong Quân Ðội Pháp. Năm 1793, Vua Louis thứ XVI bị xử tử và Rouget de Lisle bị bắt vì là người quí tộc theo phe bảo hoàng chống lại Cách Mạng. Lúc ấy, Ông Lazare Carnot, Ủy Viên Quốc Phòng của Hội Ðồng Cách Mạng vì muốn cứu một sĩ quan cùng binh chủng với mình, lại là tác giả bản Marseillaise, đã đề nghị Rouget de Lisle tuyên thệ trung thành với Cách Mạng thì sẽ được tha, nhưng Rouget de Lisle từ chối vì không chịu phủ nhận lý tưởng bảo hoàng của mình. Cuối cùng, ông ta chỉ thoát chết vì chánh phủ cách mạng chủ trương Ðại Khủng Bố do Robespierre cầm đầu đã bị lật đổ trước khi bản án tử hình của ông ta được đem ra thi hành. Nhưng mặc dầu sau năm 1793, Rouget de Lisle đã trở thành người chống lại Cách Mạng, chánh quyền cách mạng Pháp vẫn tiếp tục dùng bản Marseillaise do ông sáng tác và năm 1795 đã chánh thức quyết định lấy nó làm quốc ca.

c. Trường hợp bản Tiến Quân Ca được tập đoàn CSVN dùng làm quốc ca

Bản Tiến Quân Ca được tập đoàn CSVN dùng làm quốc ca vốn do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong thời kỳ CSVN chưa cướp được chánh quyền ở Việt Nam.  Không rõ lúc ông sáng tác bản nhạc này, Văn Cao đã là một đảng viên cộng sản hay chưa. Nhưng chắc chắn là về sau, ông đã vào Ðảng CSVN. Tuy nhiên, cũng như nhiều văn nghệ sĩ có nhiệt tâm yêu nước thời đó, Văn Cao đã lần lần nhận chân được bộ mặt thật của Cộng Sản. Ðiều đáng quí là ông đã can đảm hơn nhiều người khác như Lưu Hữu Phước chẳng hạn, và đã dám nói lên sự bất mãn và chống đối của mình. Ông đã tham dự phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi năm 1956 và đã dứt khoát chống lại Ðảng CSVN. Trong con mắt của CSVN hiện nay, Văn Cao là một phần tử phản Ðảng, phản động, phản cách mạng.

Với chủ trương độc tài sắt máu và lòng tự hào là Ðảng mình lúc nào cũng hành động hợp với chánh nghĩa, CSVN rất xấu hổ về chỗ bản quốc ca họ dùng là sáng tác của một nhạc sĩ phản Ðảng, phản động và phản cách mạng. Bởi đó, họ không chịu theo quan niệm thông thường bắt đầu với lịch sử bản Marseillaise của Pháp, nghĩa là bất chấp lập trường chánh trị về sau của tác giả bản quốc ca. Họ đã treo một giải thưởng lớn cho người sáng tác được một bản nhạc đáng làm quốc ca mới. Nhưng trong nhiều trăm bản nhạc gởi đến dự thi, họ đã không chọn được bản nào ra hồn. Cuối cùng, họ phải hậm hực giữ bản Tiến Quân Ca làm quốc ca.

Người quốc gia Việt Nam chúng ta theo quan niệm thông thường trên thế giới về quốc ca nên không có gì phải hậm hực vì tác giả bản quốc ca chúng ta đang dùng hiện đã trở thành một văn công của CSVN.  Và nếu có người nào đem việc Lưu Hữu Phước sỉ vả chúng ta về chỗ đã lấy bản nhạc do anh ta sáng tác làm quốc ca, chúng ta có thể bảo họ nên dùng các lời sỉ vả đó đặt trong miệng Văn Cao để gởi cho tập đoàn CSVN.

3. Nhiệm vụ của người quốc gia Việt Nam đối với bản quốc ca Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân

Người quốc gia Việt Nam may mắn có một bản quốc ca hùng hồn được dùng để thúc đẩy người ái quốc tranh đấu cho nền độc lập và sự tự do của dân tộc.  Bản quốc ca này rất xứng đáng với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.  Với giá trị nội tại của chính nó, thêm vào vai tuồng lịch sử mà nó đã đóng, nó lúc nào cũng gây sự xúc động mạnh mẽ trong tâm trí người Việt Nam ái quốc.  Từ khi được chánh thức dùng làm quốc ca của nước Việt Nam độc lập, nó đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến.  Tại Việt Nam, nó đã cùng với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ làm yếu tố hội tập nhiều triệu chiến sĩ quân nhơn như dân sự tranh đấu cho sự tự do của dân tộc Việt Nam.  Nó đã là bản nhạc tiễn đưa ra nghĩa trang nhiều trăm ngàn người đã chết vì Tổ Quốc Việt Nam.  Như vậy, nó cũng là một bảo vật thiêng liêng của chúng ta y như quốc kỳ.  Hiện nay, bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng như mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng đó là bản nhạc của người quốc gia chống lại Cộng Sản.  Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là bản nhạc biểu tượng cho người quốc gia chống cộng. Không bản nhạc nào khác có thể thay thế Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân về mặt này.  Vậy, việc tôn trọng bản quốc ca đó và tiếp tục dùng nó chung với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ một cách rộng rãi ở mọi nơi là một công cuộc đóng góp vào việc giải phóng Việt Nam khỏi ách Cộng Sản.  Nếu mọi người Việt Nam ở hải ngoại đều đồng tâm nhứt trí để tranh đấu chung nhau thì một ngày không xa lắm, bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân sẽ được hát lên ở khắp các nẻo đường đất nước Việt Nam từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan.  Chúng tôi nghĩ rằng lúc ấy, chắc chắn không có bài khải hoàn ca nào hay hơn nó được.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
(vietnamfilmclub.org)



VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcTODDhfM4ZKaZdMJWw54ueznc7YQUBOAERYpLSMloTby40n7-8j
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeMon Feb 03, 2014 12:53 pm


Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ?

Bạch Diện Thư Sinh

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Images
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?

Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.

***

Bối cảnh

Nửa đầu Thế kỉ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một Đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội.  Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.

Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên Đại học, nhất là phải đi học xa nhà.  Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.

Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên những lợi lộc vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân.  Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu biết về các quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại… và hiểu như thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ… cho nên họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch để khơi dậy lòng ái quốc và thúc giục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.

Một điều khá lí thú là những sinh viên hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say và đều đặn nhất trong thời điểm ấy là nhóm sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều…

Xuất sắc nhất trong số các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là sinh viên Lưu Hữu Phước.  Một mình sinh viên Lưu Hữu Phước đã sáng tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian, như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời của Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời của Mai Văn Bộ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Tử Sĩ), Xếp Bút Nghiên…

Đây là những bài hát có tính cách lịch sử, đã làm bừng sống dậy tình yêu quê hương đất nước.

Bài Sinh Viên Hành Khúc


Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử rất đặc biệt.  Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này). 

Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi, nhưng phần lời sẽ lần lượt được sửa chữa bởi tác giả, bởi các bạn sinh viên và sau này còn được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng sẽ mang các tên khác nhau:  Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.

Trước hết, theo Ts. Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thì Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát trước 1940, hồi còn là học sinh ở Sài Gòn với câu mở đầu : “Này anh em ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng…“. Khi ra học ở Đại Học Đông Dương, Hà Nội, khoảng 1940 – 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với lời mới như sau: “Nào anh em ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng.  Đồng lòng cùng nhau, ta đi sá gì thân sống… ” và đặt tên cho bài hát là “Sanh Viên Hành Khúc” (Nguyễn Vĩnh Tráng).  Lời mới cho bài hát “Tiếng gọi thanh niên” dẫn theo DT Pho Rum của Đặc Trưng, năm 2000, với tài liệu lấy ở “Âm Nhạc Việt Nam ” của Trần Quang Hải, 1989, và Báo Chuông Việt 1966.  Chimviet,free.fr.).

Từ chỗ ít người biết đến, bài hát đã được một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trại hoặc đi viếng những địa danh lịch sử.  Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn “thô kệch”, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa lại lời cho trôi chảy hơn cũng như phải “đấu tranh” với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp, và sau đó được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois, viết tắt A.G.E.I.) chọn làm bài hát chính thức với danh xưng là “Sinh Viên Hành Khúc” hay “Tiếng Gọi Sinh Viện”, mở đầu bằng: “Nầy Sinh Viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối… “.

Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công nhau soạn ra phần lời mới cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết. Theo ông, chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tổ chức tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi ca hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược. Nhân dịp này, Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội lúc đó là Sv. Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy nhạc điệu bài La Marche des Étudiants của Sv. Lưu Hữu Phước “có tánh cách khích động tinh thần tranh đấu hơn hết” nên đã chọn để làm phần nhạc cho bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên, lấy tên là Sinh Viên Hành Khúc và giao cho một Ủy ban soạn phần lời cho bản nhạc này. Ủy Ban gồm có các Sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam.  TTXVA.  Xem thêm bài Ký Ức Về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam của Ls. Lâm Lễ Trinh.  Vietnam Weekly News, Số 952, 27.7.2007).

Sinh viên Hành khúc


I.
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường

Điệp khúc:
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!

II.
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền
(Điệp khúc)

III.
Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Điệp khúc)

Phần lời tiếng Việt chỉ thích hợp với các sinh viên Việt Nam, do đó, để toàn thể sinh viên Đại học Đông Đương, gồm cả Pháp, Miên, Lào, có thể hát chung một bài hát. Ủy ban soạn lời đã viết thêm phần lời bằng tiếng Pháp và lấy lại tên cũ là La Marche des Étudiants.

La Marche des Étudiants

Étudiants! Du sol l’appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l’espace.
Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu’au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l’avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.

Điệp khúc:
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C’est notre but, c’est notre loi
Et rien n’ébranle notre foi!

Sau buổi trình diễn ca nhạc chiều ngày 15.3.1942 thành công mĩ mãn, bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương. Từ đó, các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến bài hát này cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia, qua tiếng hát xuất sắc của hai sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều.  Hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội học Ngành Nữ Hộ Sinh (École des Sage-femmes) tại Bệnh viện René Robin.

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng.

Sau Hà Nội, các sinh viên đã đưa bài Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trình diễn tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường Trường Đại học ngày 15.3.1942, mùa hè năm đó, Tổng Hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de l’Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự.  Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, Ban Nhạc Hải Quân Pháp (Orchestre de la Marine) trổi Bài Quốc Ca Pháp La Marseillaise.  Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử Bài La Marche des Étudiants.  Nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn, khiến Toàn Quyền Pháp và toàn thể cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kì của một Quốc gia.  Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu.

Bs. Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày 03.3.1945, chỉ có 6 ngày trước khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân đội Nhật đảo chính ngày 09.3.1945 (Bs. Nguyễn Lưu Viên.  Những Kỷ Niệm Với Bài Quốc Ca Của VNCH.  Tập San Y Sĩ Tháng 4.2008).

Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời ở Miền Nam, họ cũng chọn bài này làm bài hát chính thức của tổ chức và đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.

Khi bài hát mang tên Thanh Niên Hành Khúc thì thay 2 chữ “sinh viên” bằng 2 chữ “thanh niên” mà thôi.

Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị, ngày 30.8.1945, Hồ Chí Minh cho đưa Cựu Hoàng ra Hà Nội và phong cho ông chức cố vấn. Nhưng đến ngày 16.3.1946, Ông Hồ “cho” Cựu Hoàng tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tổ đi du lịch Nam Kinh, rồi ông “khuyên” Cựu Hoàng nên ở lại Tầu. Vì thế, Cựu Hoàng mới đi Côn Minh rồi tới Hong Kong. Năm 1947, Pháp bắt đầu muốn dùng con bài Bảo Đại và nhiều buổi tiếp xúc, nhiều cuộc vận động chính trị diễn ra bận rộn suốt năm 1947. Trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, có sự tham dự của một số nhân sĩ và đại diện các tôn giáo, các đảng phái, Bs. Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị hội nghị lấy bài Thanh Niên Hành Khúc của Ns. Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi tên thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.  Hội nghị chấp thuận. Do đó, khi Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sài Gòn vào ngày 02.6.1948 thì bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.

Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa khai mạc vào tháng 3 năm 1956, một trong những nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến là chọn Quốc Kì và Quốc Ca.  Một số nhạc sĩ đã tham dự cuộc thi tuyển Quốc Ca, như Phạm Duy với bài Chào Mừng Việt Nam, Hùng Lân với 2 bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Ngô Duy Linh với bài Một Trời Sao, Ngọc Bích và Thanh Nam với bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống (xin xem Biển Nhớ.  Quốc Ca VNCH ra đời như thế nào. Dactrung.com).

Mặc dù bài Minh Châu Trời Đông của Nhạc sĩ Hùng Lân được coi là sáng giá hơn và đã từng được Quốc Dân Đảng dùng làm Đảng Ca từ năm 1945, nhưng cuối cùng Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà Chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả Chính phủ Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó, rồi ra lệnh cho nhân viên Đài Phát Thanh Sài Gòn giữ nguyên phần nhạc, nhưng phải sửa lại lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân.

Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa
Tiếng Gọi Công Dân




Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho phơi thây trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Quoc_Ca

Đó là bài Quốc Ca của cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

Ngày 30.4.1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, người ta lấy lại tên cũ cũng như phần lời của bài Tiếng Gọi Thanh Niên như thời Thanh Niên Tiền Phong 1945.

Tại sao Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa lại là một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng sản?

Chẳng riêng gì giới trẻ ngày nay, mà cả những người dân Miền Bắc, nhất là các Đảng viên Cộng sản đều không thể hiểu nổi, tại sao Miền Nam tự do có thiếu gì nhạc sĩ tài ba, thiếu gì bài hát hay với đầy đủ ý nghĩa, mà lại lấy ngay một bài hát của anh Cộng sản Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca?

Chính Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, từ năm 1949, đã viết thư kịch liệt phản đối mạnh mẽ về việc này và sau đó, trong thời chiến tranh Nam Bắc, từ Hà Nội, Ns. Lưu Hữu Phước từng lên Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) liên tục bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!”.

Thiển nghĩ, có thể luận giải vấn nạn này như sau:

Một:


Lí do đầu tiên khiến cho bài Sinh Viên Hành Khúc (Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên) của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn làm bài Quốc ca chính là vì giá trị nổi bật của bài hát đó.

Những ai đã biết bài Quốc ca Pháp, La Marseillaise, sẽ thấy bài này mang hơi hướng của bài Quốc Ca Pháp.  Điều đó là tự nhiên, bởi vì, thời đó, người Pháp đã ở nước ta xấp xỉ 80 năm, ảnh hưởng văn minh, văn hóa Pháp phổ biến khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ theo Tây học như Lưu Hữu Phước và các bạn đồng trang lứa của ông.  Bài La Marseillaise được coi là mẫu mực của loại “Hành Khúc Âu Châu”, là bài hát đầu tiên trong thể loại này ở Âu châu.  Vì thế, cũng như bài La Marseillaise, nhạc điệu bài Sinh Viên Hành Khúc sáng tác theo thể loại hành khúc mạnh mẽ, dồn dập; còn lời thì réo gọi, thôi thúc, nhất là Điệp khúc uy lực như như một quân lệnh thét gọi tiến lên, hiến thân diệt thù, cứu nước.

Hai:


Bất cứ tác phẩm văn nghệ hoặc công trình nghiên cứu nào đã công khai xuất bản đều nhắm vào sự hưởng dụng của mọi người. Như thế, mặc nhiên tác phẩm ấy thuộc về quần chúng và quần chúng có quyền xử dụng, miễn là không tìm cách kinh doanh kiếm lợi một cách trái phép hoặc chủ ý đạo văn, vi phạm tác quyền của tác giả. Từ đó suy luận, Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn bài nhạc của Ns. Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca là một vinh dự lớn cho Nhạc sĩ, bởi vì bài hát của ông đã được xử dụng nhằm mục đích chung cao cả, tốt đẹp, thúc giục lòng yêu nước, yêu đồng bào một cách vô vị lợi và luôn luôn nói rõ Ns. Lưu Hữu Phước là tác giả chứ không phải là bất cứ ai khác.

Về luận giải này đã có 2 tiền lệ nổi tiếng, một tại Việt Nam, một tại Pháp:

Tiền lệ tại Việt Nam:
Tác giả Xuân Ba viết trên mạng kể về một kỉ niệm “hằn trong tâm trí” với Nhạc sĩ Văn Cao vào năm 1991 như sau: “Cũng chợt nhớ lần hầu chuyện trưa đó, khi chúng tôi gạn rằng, về nhạc và lời của Tiến Quân Ca (Quốc ca của Cộng Sản VN) nếu giờ cho biên tập lại, nhạc sĩ sẽ thêm bớt ở đoạn nào?” Ông cười, lắc đầu: “Ngay trong cái đêm tình cờ lần đầu được nghe Tiến Quân Ca trong một ngõ vắng, tôi có nhận ra được vài chỗ nhịp điệu còn chưa hoàn chỉnh nhưng bài hát đã in ra rồi, bài hát đã phổ biến và không còn là của riêng tôi nữa…” (Xuân Ba.  Sửa Lời Quốc Ca. tienphong.vn).

Tiền lệ tại Pháp:
Trong bài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại lai lịch bài La Marseillaise, tức là bài Quốc ca của nước Pháp. Tác giả bài Quốc ca nước Pháp là viên sĩ quan bảo hoàng Rouget de Lisle. Ông sáng tác bài này vào năm 1792 dưới thời Vua Louis XVI. Năm sau, 1793, nhà vua bị Cách mạng Pháp xử tử và Rouget de Lisle cũng bị bắt vì tội theo phe bảo hoàng và cũng đã bị lên án tử hình. May mắn có Ông Lazare Carnot là Ủy viên Quốc phòng của Hội Đồng Cách Mạng muốn cứu mạng Rouget, vì cả hai cùng xuất thân từ một binh chủng. Ông Lazarre đề nghị Rouget tuyên thệ trung thành với Cách Mạng, nhưng Rouget cự tuyệt, thà chết chứ dứt khoát không phủ nhận lí tưởng bảo hoàng của mình. Cuối cùng Rouget de Lisle thoát chết chỉ vì Chính phủ Cách Mạng của tay đại khủng bố Robespierre bị lật đổ trước khi bản án tử hình Rouget de Lisle kịp thi hành. Sau năm 1793 ấy, Rouget de Lisle tiếp tục chống Cách Mạng, nhưng chính quyền Cách Mạng Pháp vẫn dùng bài La Marseillaise của Rouget de Lisle và đến năm 1795 thì chính thức quyết định lấy bài này làm bài Quốc ca của nước Pháp.

Ba:

Người Cộng sản chủ trương điều tra lí lịch tam đại triệt để, đồng thời trù ếm đối thủ tới đời con đời cháu. Trái lại, người Quốc gia không vơ đũa cả nắm, công tội phân minh.

Thơ tiền chiến của Thế Lữ vẫn được giảng dậy và lưu truyền ở Miền Nam trước 1975 cùng với những tập Điêu Tàn (1937) của Chế Lan Viên; Thơ Thơ (1938) của Xuân Diệu; Tiếng Thu (1939) của Lưu Trọng Lư; Lửa Thiêng (1940) của Huy Cận; Cô Hái Mơ (1939), Chân Quê (1940) và Lỡ Bước Sang Ngang (1940) của Nguyễn Bính…

Các nhà văn ở lại Miền Bắc có tác phẩm xuất bản thời tiền chiến vẫn được dân chúng Miền Nam tự do dành cho một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, như Nguyên Hồng với Bỉ Vỏ (1937);  Nam Cao với Chí Phèo (1941); Tô Hoài với Dế Mèn Phiêu Lưu Kí (1941) và O Chuột (1942) hay Nguyễn Tuân với Vang Bóng Một Thời (1940) và Chiếc Lư Đồng Mắt Cua (1941)…

Riêng về loại nhạc tiền chiến của các tác giả ở lại Miền Bắc lại càng được dân chúng Miền Nam yêu mến đặc biệt, như Văn Cao với Buồn Tàn Thu (1939), Thiên Thai (1941), Bến Xuân (1942), Trương Chi (1943); Hoàng Qúy với Cô Láng Giềng (1942-43); rồi Tô Vũ với Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947); Nguyễn Văn Tý với Dư Âm hoặc Canh Thân với Cô Hàng Cà Phê, Khúc Ca Mùa Hè, Anh Còn Cây Đàn…

Một trong những lí do chính khiến các tác phẩm tiền chiến của các tác giả trên được dân Miền Nam tự do trân trọng và thưởng thức là vì khi sáng tác các tác phẩm trên đây, tất cả các tác giả ấy chưa biết Đảng, chưa theo Đảng, chưa trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. Và vì thế các tác phẩm ấy không có tính Đảng, không nhằm phục vụ Đảng. Lúc đó, các tác giả được tự do sáng tác theo cảm hứng tự nhiên, trung thực và đầy tính nhân bản.

Một khi các tác giả ấy đi vào tổ chức Đảng và bắt đầu bị chỉ đạo sáng tác để phục vụ chính trị, phục vụ tuyên truyền, sáng tác “để chào mừng”…, thì tác phẩm không còn tính khai phóng, không còn khả năng làm tròn sứ mệnh soi đường của một nghệ sĩ chân chính. Tất cả mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật đều nằm trong tay Đảng theo kiểu “bảy trăm tờ báo trên toàn quốc chỉ có một Ban Biên Tập” như hiện nay.  Dân Miền Nam tự do rất bén nhậy. Từ khi các tác giả tiền chiến sáng tác theo lệnh Đảng, dân Miền Nam không thèm biết tới những tác phẩm “văn nghệ” của các tác giả ấy nữa.

Trường hợp Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng giống như vậy.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khi sáng tác những bài ca ái quốc, ông còn là một sinh viên yêu nước thuần túy, chưa theo Cộng sản. Do đó, những bài hát ấy chưa có tính Đảng.


Thật vậy, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921. Năm 1940, sau khi đậu Tú Tài tại Sài Gòn, ông ra Hà Nội học Đại học Đông Dương, ngành Y Dược. Vào thời điểm đó, Lưu Hữu Phước là một sinh viên trẻ mới 19 tuổi, có tài sáng tác các ca khúc, một thành viên trong nhóm sinh viên thuộc Đại Học Đông Dương Hà Nội đầy nhiệt tình yêu nước và tích cực trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào những năm đầu thập niên 1940.

Mãi mấy năm sau, khi Đảng Cộng Sản cướp được chính quyền, Lưu Hữu Phước mới tham gia Đảng Tân Dân Chủ cùng với một số sinh viên đồng trang lứa. Trong kế hoạch lôi kéo hàng ngũ sinh viên trẻ về với mình, Cộng sản dùng chiến thuật tuyên truyền, mua chuộc, thúc ép và cả khủng bố. Điển hình là vào năm 1946, Việt Minh Cộng sản đã cho người vào Đông Dương Học Xá để bắt cóc Sinh viên Phan Thanh Hòa, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên, đem đi thủ tiêu. Lí do là Sv. Phan Thanh Hòa “công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt Trận Việt Minh.  Hòa tuyên bố Tổng Hội đứng ngoài đảng phái” (Ls. Lâm Lễ Trinh.  Bài đã dẫn). Chiến thuật vừa lôi kéo mềm mỏng vừa bạo lực, sắt máu của Việt Minh Cộng sản đã khiến cho một số khá đông thành viên Đảng Tân Dân Chủ ngả theo họ, trong đó có Sinh viên Lưu Hữu Phước và một nhóm bạn sinh viên người Miền Nam khác. (Sinh viên Phan Thanh Hòa là anh của Sinh viên Phan Thị Bình và là hậu duệ Cụ Phan Thanh Giản. Sau này Sv. Phan Thị Bình kết hôn với Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn).

Về việc này, Gs. Nguyễn Ngọc Huy đã nhận xét: “Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân dân chủ bị lôi kéo vào Đảng CS. Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Đặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm. Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ. Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ. Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Đảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Đảng thấy cần. Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc Quốc dân hành khúc hay Tiếng gọi công dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia. Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Đảng CSVN mớm cho” (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Bài đã dẫn).

Một số nhận xét


Ba luận giải trên đây cho thấy Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Sinh viên Lưu Hữu Phước để làm bài Quốc ca vì đó là một bài hát xuất sắc, đã được phổ biến rộng rãi, công khai và được dân chúng từ Bắc tới Nam đón nhận nhiệt liệt vì bài hát phản ánh tình yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của người dân Việt.

Xét về quan điểm chính trị, khi chọn bài này, Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã phân biệt rõ ràng có 2 Lưu Hữu Phước, một Lưu Hữu Phước trước khi theo Đảng Cộng sản và một Lưu Hữu Phước sau khi theo Đảng.

Trước khi theo Đảng, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ trẻ, yêu nước thuần túy, trong sáng và ông đã sáng tác ra những ca khúc ái quốc bằng cảm hứng tự phát trong tự do tuyệt đối.

Sau khi theo Đảng, ông phải sáng tác theo lệnh Đảng, nhằm mục đích tuyên truyền, không còn được tự do sáng tác như trước nữa. Ông trở thành một “văn công”, không còn là một nghệ sĩ nữa. Đến ngay cả việc ông lên Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) để bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!” cũng không chắc do ông tự nguyện hay là do lệnh bắt phải làm như vậy. Bởi vì sau này người ta được biết cấp cao như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mà còn phải thú nhận “Đ.m. tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?” (Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Cho Quốc Hội. Bản in ở Tp. HCM. Trang 303), hoặc “lừng danh thiên hạ” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà vào năm 1983 còn bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ nhục bằng cách bắt đi làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, huống chi cỡ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì “sức mấy” mà dám chống lệnh Đảng.

Xin nêu một bằng chứng khác về thân phận “văn công” của Đảng viên Lê Hữu Phước: Trong bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp, đã trích lời của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói về bài Sinh Viên Hành Khúc như sau: “Bài hát bí mật của chúng tôi được anh em sinh viên lấy làm bài hát công khai. Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đã có bài hát của mình tức là bài Tiếng gọi sinh viên, khi phong trào lan rộng, bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên” (Dẫn theo bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp. hoiquanphidung.com).

Chỉ có hơn ba hàng chữ mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lộ nhiều điều:

Một là dường như Nhạc sĩ sợ bóng sợ gió chi đó, cho nên ông không nhìn nhận bài Sinh Viên Hành Khúc đã được ông sáng tác năm 1939, hồi còn học Trung học Petrus Ký ở Sài Gòn với lời bằng tiếng Pháp của ông và bạn ông là Mai Văn Bộ.

Hai là ông không dám nói đúng tên Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương mà lại nói “phong trào sinh viên”, trong khi chính Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thời đó đã chọn bài hát của ông, sau khi đã sửa phần lời, để làm bài hát của Tổng Hội Sinh Viên và đem ra trình diễn nhiều lần trước các viên chức lớn Pháp, Việt và công chúng.  Ông cũng không nhắc tới Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là Phong trào đã dùng Bài Tiếng Gọi Sinh Viên làm bài ca chính thức vào năm 1945 với tên gọi là Tiếng Gọi Thanh Niên.

Ba là ông không dám nhắc tới tên những sinh viên đã góp công làm cho bài hát của ông được vang danh khắp nơi, như nhóm sinh viên đã viết lời tiếng Việt cũng như tiếng Pháp cho bài hát; rồi những người đã chọn, đã giới thiệu bài hát của ông, như Sinh viên Phan Thanh Hòa (Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên), Sv. Nguyễn Tôn Hoàn (Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội), hay là hai Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thiều (sau này là vợ của Bs. Nguyễn Tú Vinh) và Phan Thị Bình (sau này là phu nhân của Bs. Nguyễn Tôn Hoàn). Hai chị Bình và Thiều là hai ca sĩ sinh viên đầu tiên hát xuất sắc bài Tiếng Gọi Sinh Viên trước công chúng tại Hà Nội.

Bốn là ông không đả động gì tới vinh dự lớn lao vì bài hát của ông đã được các chính phủ Quốc gia trọng vọng, giữ nguyên phần nhạc và viết lại phần lời ca cho thích hợp với tình hình mới, rồi lấy làm bài Quốc ca.

Tóm lại
, ông phủ nhận tất cả những tổ chức, những nhân vật, những buổi lễ, những buổi trình diễn có dính dáng tới người Pháp hoặc là những người bên phía Quốc gia đã trọng vọng và làm vinh danh bài nhạc của ông.

Tuy nhận xét như thế, nhưng chúng ta cũng có chút hồ nghi. Hoặc giả, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã nhớ hết, đã muốn nói tới tất cả những chi tiết kể trên, nhưng lời phát biểu của ông đã bị cơ quan kiểm duyệt của Đảng cắt xén mất đi hoặc sửa chữa tùy tiện những chi tiết “nhạy cảm”. Việc này rất có khả năng xẩy ra, vì trong chết độ Cộng sản độc tài, mọi ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, hồi kí… đều bị kiểm duyệt về chính trị hết sức gắt gao, nhất là những gì và những ai liên quan tới phía Quốc gia.

Một nhận xét khác
, quyết định chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước của Quốc Hội Lập Hiến VNCH còn là một công nhận, một tán thưởng cao qúy dành cho lớp thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước chân chính, mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là đại diện thời ấy, thời mà Việt Minh Cộng sản chưa cướp được chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19.8.1945.

Sau hết, quyết định ấy, một trật, cũng phủ nhận cái gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Tám như Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thường rêu rao. Quả thực, Việt Minh Cộng sản mới chỉ thành công trong việc cướp chính quyền chứ họ chưa bao giờ thành công trong một cuộc cách mạng đúng nghĩa. Bởi vì sau khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng sản và những người đi theo họ, trong đó có Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đã không theo đuổi một cuộc cách mạng dân tộc mà lại tự nguyện làm chư hầu cho Liên Xô và Tầu Cộng, để bằng mọi giá, quyết dùng dân tộc Việt Nam để làm cuộc cách mạng vô sản. Đến nay thì rõ ràng cuộc cách mạng vô sản ở nước ta đã hoàn toàn thất bại mọi mặt, chỉ trừ chuyên chính vô sản, dối trá và bạo lực là còn nguyên như bản chất cố hữu của những con người Cộng sản và họ hiện nguyên hình là một nhóm lợi ích độc quyền mà thôi.

Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, văn minh, khai phóng chỉ thành công rực rỡ ở Miền Nam với thể chế Cộng Hòa trong một thời gian ngắn ngủi 20 năm, và đã phải tạm chấm dứt vào ngày 30.4.1975. Đến nay, cuộc cách mạng ấy còn ở trước mắt, nó nằm trong tay toàn dân, nhất là giới trí thức, những nhà tranh đấu dân chủ và ở trong tay thế hệ trẻ Việt Nam.

Tháng 11. 2013
Bạch Diện Thư Sinh
http://tuxtini.com/2014/01/26/tai-sao-quoc-ca-vnch-lai-la-mot-bai-hat-cua-mot-dang-vien-cong-san/


VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Tetquyty_IMG2

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeWed Feb 26, 2014 5:34 pm


Quốc Ca & Liên Khúc Quân Hành Việt Nam Cộng Hòa



Phim tài liệu giá trị lịch sử về nét oai hùng tuyệt vời của Quân Lực VNCH.
.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitimeMon Mar 10, 2014 9:00 pm


Lá Cờ Thiêng - Ca nhạc sĩ Hoàng Tường




Máu anh hùng vẫn đổ trên quê hương
vì cờ thiêng mà anh chiến đấu
vì tự do mà anh không sờn
bao gian nan đầy gian khổ nước mắt và mồ hôi
cho cây rừng mãi đứng thẳng
dòng sữa mẹ đong đầy
ngọn cờ vàng phất phới bay

ta dân Việt quyết không sờn đấu tranh
gương anh hùng nuôi chí lớn
luôn bảo vệ quê hương
phất cao cờ dân tộc
mầu vàng da Việt Nam
mầu vàng của tự do

ta người Việt lưu vong
ta người Việt tỵ nạn
ta dân Việt muôn đời
tổ quốc ơi
quê hương ơi
cờ vàng ơi
mẹ Việt Nam ơi

lá cờ vàng bốn biển bay tung bay
hồn linh thiêng hồn bất khuất
hồn ông cha hồn ôm sơn hà
ta theo gương và theo cờ vì nước và vì dân
cho muôn đời dòng dân Việt
dòng sông mẹ dâng cạn
muôn triệu người vùng đứng lên.....


Ca N/s Hoàng Tường
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam   VNCH - Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam
» Nếu Hitler sống lại, chắc sẽ mỉm cười!
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến