Tiêu đề: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam Fri Aug 09, 2013 10:53 am
Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam
Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Nhiều kẻ trộm chó bị dân đánh đến chết
Nếu hiệu ứng vô chính phủ xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Tình trạng quá thiếu chính danh của cơ quan bảo vệ luật pháp khiến người dân không khỏi chạnh nhớ vụ việc một nhóm 50 tên côn đồ tấn công dân chúng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng với mục đích đẩy đuổi dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ. Chỉ sau khi nông dân phẫn uất gào thét, cơ quan công an Tiên Lãng mới vào cuộc để làm rõ hành vi một doanh nghiệp thuê mướn đám đầu gấu kia hành hạ dân oan.
Tiên Lãng lại là vùng đất nơi đã từng xảy ra sự kiện Đoàn Văn Vươn chấn động vào đầu năm 2012, với đồng tác giả của vụ can thiệp cướp đất chính là những lãnh đạo của chính quyền huyện - một đối tượng mà người dân Tiên Lãng không ngại ngần chỉ mặt “còn tệ hơn chó!”.
Nhưng xem ra, ngay cả nhân dân cũng đã bất công với loài chó - vốn được xem là thú nuôi trung thành nhất với con người. Chỉ có những kẻ trộm chó mới nên được đem ra so sánh với loại người “ăn đất” mất nhân tính.
Trộm chó lại đang là một mầm mống gây kinh hoàng ở nông thôn miền Bắc. Sự tăng tiến vượt bậc của những tên trộm được thăng hoa bằng thứ súng hoa cải nhập lậu từ đất nước của người bạn có tên “Bốn Tốt”, nay được dùng để bắn trả “người thi hành công vụ”.
Đã có không ít trường hợp “người thi hành công vụ” phải nhận lãnh thương vong khi đuổi bắt kẻ trộm chó.
Khi cuộc sống bị đẩy đến đường cùng, ngay cả giai cấp vô sản cũng quay ra cắn xé lẫn nhau.
Người ta nghe thấy ngày càng nhiều câu chuyện người dân thay thế cho lực lượng chức năng nhà nước để xử tử kẻ trộm chó. Đã có đến hàng chục vụ đồng loại giết nhau như thế trong vài năm qua.
Đốt xe và đánh hội đồng đến chết - như một đặc trưng ghê sợ của nông thôn hiện đại miền Bắc. Sự mô tả đã lên đến cao độ khi hàng trăm người dân, với gậy gộc và cả dao rựa trong tay, tấn công và giẫm đạp đến chết những kẻ bất lương đang rên rỉ - âm điệu giống hệt những con chó bị chúng bắt cóc.
Báo chí Việt Nam, sau một thời ngơ ngác, đã chợt bừng tỉnh khỏi cơn mơ màng.
Nhưng các ban biên tập cũng chỉ đến mức dè dặt nêu câu hỏi: vì sao đám đông lại trở nên hung hãn đến thế?
Cũng vẫn là những người được gọi là nhân dân đó, cũng vẫn là những người thuộc giai cấp bị trị và một phần trong họ đang chớm có dấu hiệu của kẻ cùng đinh.
Nhưng những kẻ cùng đinh lại lý giải rằng sự bần hàn của họ được khơi nguồn từ chính thái độ tột cùng của cực quyền: đa số nhân viên công lực là những kẻ vô cảm, chỉ quan tâm những gì có lợi cho mình.
Thực tế là, đa số vụ trộm chó đã chẳng hề được các nhà chức trách quan tâm. Cũng bởi không ít thành viên trong khối chức trách lại là những tín đồ trung hiếu của một thứ dị đạo mà người dân ví là “vitamin gâu gâu”.
Trong hai từ “nhân dân” và “quan chức” ấy, ai là kẻ hung hãn và mất nhân tính hơn?
Vụ Tiên Lãng chứng kiến cảnh đối đầu giữa dân và chính quyền
Nhưng khi sự việc đã bị đẩy đến giới hạn tột cùng, công an và tòa án luôn lập tức xuất hiện nơi công đường, và người ta xử án những kẻ chỉ đi bảo vệ cái mà pháp luật không thể hoặc không muốn bảo vệ.
Những cái án đã thành hình đối với những người dân thẳng tay với kẻ trộm. Nhưng còn một loại kẻ trộm khác móc của từ túi người dân thì vẫn công nhiên dàn mặt nơi công đường. Phải chăng đó cũng là một thứ luật thổ phỉ, không khác mấy thứ luật rừng mà người dân đang dùng để đối phó với đồng loại cùng cảnh ngộ với họ?
Xã hội Việt Nam đang manh nha những thứ luật rừng như vậy, từ nông thôn đến thành thị. Nếu trước đây chuyện đánh chết kẻ trộm chó chỉ mới được kể ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thì sau này nó đã được dân gian hóa ở khá nhiều địa phương như Thanh Hóa và ngay tại thủ đô Hà Nội - nơi được coi là bộ mặt của dân tộc “ngàn năm văn hiến”.
Hà Nội cũng là nơi có đầy đủ các quan chức cao nhất, những chủ tọa có gương mặt nghiêm khắc với tội danh chính trị nhưng lại dường như bỏ quên thảm cảnh xã hội đang cận kề, tự mang trong mình căn bệnh chủ quan duy ý chí đối với một trong những nguy cơ có thể gây thảm họa cho “sự tồn vong của chế độ” - như cảm thán của Tổng bí thư đảng chỉ cách đây không quá lâu.
Chính thể mất kiểm soát?
Mầm mống hỗn loạn xã hội được cảm hứng từ những phản ứng tự phát của hành vi vô chính phủ. Từ ý thức tuân thủ luật pháp vào thời chỉnh chu pháp luật, người dân đang đánh mất dần nhận thức về sự tồn tại của một chế độ và cả về một nền văn hóa lâu đời hơn nhiều so với chế độ đó.
Trong hơn hai mươi năm qua kể từ khi mở cửa, đất nước này đã chạy theo tăng trưởng kinh tế và vơ vét cá nhân mà gần như lãng quên trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa của nó, cho dù các nghị quyết của Đảng vẫn không ngớt nói đến những tính từ “đậm đà” và “tiên tiến”.
Giáo điều sẽ đẻ ra giả tạo và thái độ bất tuân. Sự bất tuân thủ của người dân giờ đây đã vượt qua ranh giới của tâm lý cam chịu trong bức xúc, khi đang tiến sang lãnh địa gieo mầm của những bức xúc được chuyển hóa thành phản ứng tự phát.
Tất cả những hệ lụy xã hội lại phát sinh từ tình trạng nền kinh tế bị lạm dụng và phải chịu cảnh bị lợi dụng quá sức chịu đựng. Từ Bắc chí Nam, những tập đoàn lợi ích thay nhau vò xé cơ thể mòn mỏi của dân tộc và khiến cho ngày càng nhiều dân đen trở nên gày giơ xương. Đến khi đó, quy luật tự ứng biến: những kẻ cùng quẫn biến phản ứng tự phát thành lối hành xử bất tuân pháp luật, không cần đến pháp luật.
Tinh thần bất cần vô chính phủ ấy giờ đây đang có triển vọng lan tràn trong dân chúng và ở nhiều tỉnh thành. Một hậu quả quá nguy hiểm mà chính quyền hình như không thể nhìn thấy là những người dân bị coi là quá khích nhất đang nhìn rõ cái được gọi là “giới hạn sợ hãi” và sẵn lòng “vượt qua sợ hãi”, dù rằng tinh thần sẵn sàng đó chỉ tiềm ẩn nơi vô thức.
Những dấu hiệu bạo ngược vô chính phủ trở nên lộ thiên một cách ngạo ngược và dường như không thể lý giải trong con mắt vô cảm của chính quyền các địa phương.
Vô cảm chính quyền lại dẫn đến sự xúc phạm đến giai tầng dân chúng bị cai trị. Quan chức càng tham lam và càng vô cảm thì người dân lại càng có lý do để thể hiện lòng quyết tâm chống trả của mình.
Không thể nói khác hơn là một nguồn dẫn từ hiện trạng vô chính phủ như thế đã khiến cho tình trạng chống người thi hành công vụ mỗi lúc càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Ở nhiều nơi và vào nhiều thời khắc, không thiếu gì cảnh thanh niên tấn công những cảnh sát giao thông chuyên “núp lùm” ăn tiền người đi đường. Nhưng chính danh hơn nhiều là dũng khí dân oan sẵn sàng chống trả lực lượng cưỡng chế đất đai.
Chỉ có điều, những biểu hiện tự phát và vô chính phủ của người dân đang diễn ra một cách manh mún và tản mát. Câu hỏi còn lại chỉ là đến khi nào những mảnh vỡ ấy sẽ góp nhặt với nhau để trở thành một cái gì đó kinh hoàng hơn - như một sự đối lập có tổ chức đối với các tổ chức thi hành công vụ của chính quyền?
Nếu tương lai không mong muốn đó xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do ở TPHCM.
.
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: "Luật rừng" đang bùng phát ở Việt Nam Sat Aug 10, 2013 12:11 pm
"Luật rừng" đang bùng phát ở Việt Nam
VIỆT NAM (NV) - Coi luật pháp như trò đùa, người dân nhiều địa phương ở Việt Nam đã tự tay đánh đập, hành hạ kẻ trộm một cách tàn nhẫn. Tình trạng này ngày càng lan rộng, mỗi lúc một nhiều.
Ðáng nói là đông đảo người hiếu kỳ ra mặt ủng hộ, tán dương hành vi bất nhân diễn ra nơi đông người, trên đường phố.
Hôm 5 tháng 7 vừa qua, công luận có dịp mục kích cảnh đám đông vây bắt, trói chặt chân tay thanh niên trộm xe gắn máy. Kẻ trộm bị đâm mù mắt, trở thành nạn nhân của trò vây đánh “hội đồng” một cách tàn nhẫn đến nỗi tơi tả áo quần, mặt mày, thân thể bê bết máu.. Mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin thảm thiết, nhiều người đứng chỉ trỏ, cười đùa...
Thanh niên trộm xe gắn máy bị bắt, bị đâm mù mắt. (Hình: báo Pháp Luật & Xã Hội)
Ðầu năm nay xảy ra vụ một cô gái lẻn vào sân trường đại học nọ định trộm xe gắn máy, bị bắt cột vào gốc cây. Cô bị người đi đường đánh đập tàn nhẫn, bất chấp lời lạy lục, van xin. Hồi tháng 4 qua, người ta còn vây đánh một cô gái bằng ống nứa, ném cát vào mặt... ngay trước mặt công an, tại huyện Cư Jut, tỉnh Ðắk Nông. Cô gái này bị nghi là đồng phạm trong một vụ trộm tiêu hạt của người dân ở địa phương.
Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam lâu nay là nạn vây đánh “hội đồng,” rồi bỏ mặc kẻ trộm chó cho tới chết, bất chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương. Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, hai vùng nổi tiếng xảy ra nhiều vụ đánh chết người trộm chó một cách dã man là Nghệ An và Thanh Hóa.
Có vụ, người ta tìm lại được con chó bình yên, trong khi hai “cẩu tặc” đã bị đánh gục: một người chết, còn một người trong tình trạng nguy kịch. Vụ này xảy ra ngày 10 tháng 6 vừa qua tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong vụ này, xe công an địa phương đến can thiệp, bị người dân ném đá buộc phải rút lui, bỏ mặc nạn nhân nằm lại hiện trường chờ chết.
Một số nhà xã hội học ở Việt Nam khuyến cáo chính quyền không thể để kéo dài tệ nạn dùng luật “rừng” để trừng trị tội phạm tại các địa phương. Theo dư luận, tình trạng hành xử theo kiểu luật “rừng” cho thấy chính quyền địa phương không đủ sức bảo vệ pháp luật và mục tiêu của nền giáo dục nhân bản ở Việt Nam hầu như sụp đổ hoàn toàn. (PL/NVOL)
.
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: XHCN Việt Nam: Rừng Luật – Luật Rừng Wed Aug 14, 2013 1:19 am
XHCN Việt Nam: Rừng Luật – Luật Rừng
“Việt Nam có một rừng luật nhưng lại chuyên môn xài luật rừng”. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng hệ thống luật pháp không vững vàng và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Việt Nam: Rừng Luật – Luật Rừng
Bà Ngô Bá Thành, nhủ danh Phạm Thị Thanh Vân có bằng Tiến sĩ Công pháp Quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Quốc, Cộng đã nhởn nhơ giữa thành phố Sàigòn lập Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống bị bắt giam 57 tháng, sau khi được thả ra đã hãnh diện tuyên bố: “Tôi thuộc thành phần thứ ba”. Sau khi con trăn miền Bắc nuốt trọn con nai miền Nam, cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời bị tống táng không kèn, không trống.
Thành phần thứ ba, thứ bốn gì cũng bị bọn VC bợp tai, đá đít. Kẻ thì chạy tuốt qua Pháp viết “Hồi Ký Một Việt Cộng” như Trương Như Tảng. Kẻ thì ngồi chơi, sơi nước như Nguyễn Hữu Thọ. Đúng là cái cảnh:
“Bàn tay trót đã nhúng chàm Dại rồi mới biết khôn làm sao đây?”
Nếu câu tuyên bố xấc láo: “Sĩ quan Ngụy bị đưa đi cải tạo là nhân đạo lắm rồi. Đáng lẽ phải đem xử bắn hết” của mụ Phạm Thị Thanh Vân thì mụ “Tiến sĩ chàng hãng” này rất đáng được anh em sĩ quan QLVNCH bạt tai, đá đít . Thì câu tuyên bố: “Việt Nam có một rừng luật, nhưng lại chuyên môn xài luật rừng” của mụ này cũng đã làm bọn lãnh đạo đảng CSVN ngậm miệng. “Ngậm miệng” không phải vì chúng nó không thể trả lời, mà vì chúng nó… ngậm miệng ăn tiền! Bởi vì chúng nó là luật như cái câu: “Luật là Tao! Tao là Luật!”
* Trong bài “Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi?” tác giả Sức Mấy có viết như sau:
“Chính quyền Cộng sản ở miền Bắc lúc đầu vẫn để cho luật sư danh tiếng Nguyễn Mạnh Tường làm Khoa trưởng trường luật kiêm thủ lãnh Luật sư đoàn, kiêm Phó Chủ tịch Hội Luật gia. Luật sư Tường đã viết trong cuốn “Kẻ bị khai trừ” (Un Excommunié) rằng:
“Nhà nước Cộng sản, để chứng tỏ thiện chí, đã không thấy trở ngại trong việc giữ lại Luật Sư Đoàn bởi vì quan tòa đã được thay thế bằng những thành phần nhiệt thành với Đảng và được họ giáo dục, là những người quyết định kết quả vụ án”.
Khi quan toà là người của Đảng, xử theo lệnh Đảng, xin chỉ thị của Đảng trước khi tuyên án, thì luật sư hết đất làm ăn. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cầm quyền, Luật Sư Đoàn không thể sinh hoạt theo như truyền thống được.” Luật sư không còn đất sống, thì luật sư đoàn phải chết và trường luật cũng phải chết theo.
Chẳng những khó sống, giới luật sư còn bị Đảng chủ tâm tiêu diệt, vì vẫn theo Luật sư Nguyễn Mạnh Tường: “Đảng áp dụng biện pháp khắt khe trên giới Luật gia, trước hết vì họ là người trí thức và là đối tượng ghét hận của những kẻ chuyên quyền, vì Luật gia là người có cái đầu để suy nghĩ và cái mồm để nói, hai thuộc tính gây ác cảm nơi kẻ cầm quyền, làm phức tạp cho công việc và gây xáo trộn cho kế hoạch của họ. Hơn nữa, trong giới trí thức, giới Luật gia lại càng nổi trội với kiến thức về Luật, thông thạo, thường nắm vững những hội nghị và những cuộc phê bình, và còn hơn nữa là họ ý thức về tư cách, danh dự và trách nhiệm. Họ tự đặt mình vào vị thế tương phản với những con người máy khúm núm nịnh bợ với những kẻ chuyên quyền” (Kẻ bị khai trừ, trang 44-45, theo bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ).
Và như chúng ta đã biết, chính vì vậy mà từ vị thế một luât gia thuộc hạng thần đồng – đâu 2 bằng tiến sĩ quốc gia về luật và văn chương tại Pháp khi mới 22 tuổi – luật sư Nguyễn Mạnh Tuờng, mặc dù có công theo Đảng suốt những năm kháng chiến, chỉ vì dám nói thẳng trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, đã trở thành thân tàn ma dại tại Hà Nội.
Không thể làm luật sư, ông đã mở lớp dậy học để kiếm sống nhưng Đảng không cho dậy. Không có sức để đạp xích lô, ông đã phải xoay nghề sửa xe đạp ở lề đường. Ông than rằng tất cả những kiến thức của mình trước chiếc xe đạp cũ hư hỏng chẳng khác gì hoạn quan đứng trước một phụ nữ khỏa thân. Cho nên, bản thân và vợ con vẫn đói dài. Các đồng nghiệp của ông cũng chẳng hơn gì, trừ những người đã sớm ra đi, hoặc những kẻ cam tâm làm tôi đòi cho bọn cầm quyền kiêu ngạo và ngu dốt. (Bđd)
Mãi cho đến sau khi Việt Nam bắt đầu làm ăn với thế giới, Đại học luật khoa mới tái sinh, và giới luật sư mới có đất làm ăn trở lại. Nhưng khi quan toà vẫn là cán bộ xử án, và công lý ban phát theo chỉ thị của Đảng thì luật sư chỉ có danh, mà không thể là những phụ tá công lý đắc lực.
Trong quyển “Une voix dans la nuit” (Tiếng vọng trong đêm) tác phẩm áp chót viết vào lúc cuối đời ở tuổi 84-85, luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết:
“‘Luật’ được ‘bầu’ ở Quốc Hội. Nay, cái quốc hội này gồm trăm phần trăm cộng sản chính thức và cộng sản ngầm (crypto communists) luôn luôn bày tỏ, xác nhận sự trung thành triệt để đối với chính quyền. Cũng có thể mức độ văn hoá của những thành viên trong quốc hội không cho phép họ đề cập những cuộc thảo luận và phê bình quá khó khăn về kinh tế và luật pháp. Cái quốc hội này được coi là đại diện của dân nhưng nó lại là đại diện của Đảng, và tất cả những điều luật được nó biểu quyết đều do chính quyền gợi ý hay chính quyền làm ra!
Đảng và Nhà Nước điều khiển Quốc Hội, ngự trên tất cả luật pháp. (do LM in đậm).
Quốc Hội lập pháp không đảm trách bất cứ một chức năng chính trị nào, nó không can dự vào việc thành lập chính phủ, cũng không lật đỏ chính phủ bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm. Những người cầm quyền như vậy, không thể bị tố cáo trước pháp luật, họ ở trên pháp luật và công lý. Trong tất cả các nước văn minh, nguyên tắc thiêng liêng thần thánh là phải tôn trọng sự độc lập của quan tòa trong sự thực hành nhiệm vụ của họ. Vậy mà ở Việt Nam, các thẩm phán trước khi quyết định tuyên án phải hỏi ý kiến người cầm đầu Đảng. Nhưng nếu đối với phần đông thiên hạ, công lý chẳng có trên đời, thì ở đây câu này lại càng đúng hơn nữa: thẩm quyền công lý không bao trùm những tội ác lớn nhỏ của những người cầm quyền. Cho nên sự vô trách nhiệm của họ thật toàn diện, không chỉ trong điạ hạt chính trị mà cả pháp lý (…) (Bản dịch của Thụy Khuê).
Về hiện tình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết:
“Có người kết luận: Như thế chế độ cộng sản chỉ kéo dài ở Việt Nam trong có một thế hệ. Con cái những nhà cách mạng tiên phong đã trở thành những nhà tư bản chính cống, giết cha về mặt chính trị (…)
Nay, độc quyền đảng trị cho phép tất cả cán bộ cộng sản được quyền ban những quyết định có trọng luợng vàng. Một chữ ký dưới cái giấy chứng nhận mang lại cho người ký một phong bì đầy đô-la, đưa tận tay, kín đáo, vắng bặt những con mắt hiếu kỳ ô uế, câm tiệt xì xào của những kẻ xấu miệng (Sđd, trang 102).
- Trên trang mạng Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 2006 viết nguyên văn: “Sáng 6-9, tại buổi là việc với Toà án Nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chỉ đạo ngành toà án cần tập trung nâng cao chất luợng xét xử. Trong xét xử phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, cán bộ thẩm phán phải tận tuỵ, vững vàng.”
-Ngày 29 tháng 6 năm 2009, văn phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Liên đoàn luật sư: “Việc tự quản phải kết hợp với quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của các luật sư đoàn ở địa phương và hoạt động của các luật sư để kịp thời uốn nắn, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật và khen thưởng nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.”
Trong một chế độ, thay vì tư pháp độc lập, Chủ tịch nước đã có thể “làm việc” và yêu cầu “cán bộ thẩm phán” nâng cao chất lượng xét xử, và Thủ tướng chỉ thị nắm giữ kỷ cương và uốn nắn, khen thưởng luật sư.
Trong một chế độ, mà “Đảng và Nhà Nước điều khiển Quốc Hội, ngự trên tất cả luật pháp. Những người cầm quyền không thể bị tố cáo trước pháp luật, họ ở trên pháp luật và công lý” – như luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã dõng dạc tố cáo trong tác phẩm “Tiếng vọng trong đêm” thì chuyện “Việt Nam có cả một rừng luật; nhưng họ chỉ xài luật rừng” là chuyện đâu có gì đáng ngạc nhiên!
LÃO MÓC
.
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Tội ác Công An Nhân Dân - CHXHCN Việt Nam & Luật Rừng Tue Oct 01, 2013 11:53 pm
Tội ác Công An Nhân Dân - CHXHCN Việt Nam
Luật Rừng
Huy Phương October 1, 2013
Châm ngôn luật La tinh có câu: “Ignorantia juris non excusat”. Không ai có thể viện cớ không biết luật để biện minh khi phạm luật. Trong thực tế, xã hội càng văn minh, tiến bộ, luật pháp trong quốc gia của xã hội này càng nhiều, càng phức tạp. Không biết luật, do đó, là một tình trạng thực tế. Bước vào lãnh vực luật pháp, nhất là lãnh vực các đạo luật có tính cách chuyên môn, ta có cảm tưởng như đặt chân vào một rừng luật. Ðó là trường hợp nước Mỹ.
Văn minh kỹ thuật càng tiến bộ, luật pháp càng nhiều. Tuy nhiên, đó là giá phải trả của một xã hội văn minh. Nhưng có một khác biệt lớn giữa “rừng luật” của một xã hội tiến bộ và “luật rừng” trong một quốc gia sống dưới một chế độ rừng rú!
Luật của kẻ mạnh trong rừng rú được Rudyard Kipling, một thi sĩ và tác giả Anh Quốc nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, gọi là “luật rừng” (the law of the jungle). Nhưng đó là luật rừng của loài thú, một thứ luật tranh sống, một thứ luật thiên nhiên. Khi thứ luật của ác thú này được du nhập vào xã hội con người thì xã hội này hiện nguyên hình là một xã hội mọi rợ, bán khai.
Ở trong hoàn cảnh này, thằng dân thật khó biết tai họa sẽ đến lúc nào, không biết đường đâu mà tránh đỡ.
Công an đánh chết người trong khi “thi hành công vụ,” như Trung Tá Công An Nguyễn Văn Ninh đánh chết một người dân đi xe không đội nón bảo hiểm, chỉ bị xử 4 năm tù.
Nguyễn Trọng Hiếu, công an viên xã Diên Khánh, Khánh Hòa, trong khi tuần tra giao thông, đã đuổi theo một nam thanh niên vì người thanh niên này không đội mũ bảo hiểm, đã dùng gậy giao thông đánh vào gáy thanh niên này làm anh mất thăng bằng ngã xuống quốc lộ, bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn. Tên công an chỉ phải ở tù 9 tháng và bồi thường 113 triệu VN (khoảng $6,000.00 đô la,) số tiền này không thể nào nuôi một người nằm liệt giường suốt đời. Ðó là luật rừng của kẻ cầm quyền.
Có phải công an thương dân, sợ dân vỡ đầu vì không đội nón an toàn mà phải đánh vỡ đầu dân, hay là vì Bộ Công An có ăn chia với nhà sản xuất nón nhựa!
Anh em nhà Ðoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, chống cưỡng chế chiếm đất, bị phá nhà phải chống đỡ, uất ức, phải chống cự, bắn súng hoa cải làm bị thương bốn công an, mỗi người lãnh 5 năm tù. Phá nhà, chiếm đất, hiếp dân là một công trạng, nên trưởng công an Hải Phòng được phong tướng! Trong khi đó, LS Trần Vũ Hải nói với BBC hôm 30 Tháng Ba, 2013, so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng!
Dân chúng cũng có luật rừng vì không tin vào công lý của kẻ cầm quyền, hành động phát xuất từ tính hung bạo, man rợ của con người sống và được đào tạo trong chế độ cộng sản gần 40 năm nay. Ðây là một xã hội mà tội ác khởi sự từ chính quyền và dần dà lan rộng trong quần chúng.
Ngoại tình có một dạo đã lâu lắm được xếp vào loại tội tiểu hình ở California, nhưng đã bị hủy bỏ từ lâu. Trong các quốc gia theo văn hóa Á Châu, và tại Việt Nam, ngoại tình vẫn được xem là một tội phạm. Nhưng dù là một tội lỗi (sin) hay tội phạm (crime), không một xã hội trọng pháp nào lại cho phép có một hình phạt có tính cách gây điếm nhục, tàn bạo, công khai như trong trường hợp xảy ra tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Lợi dụng lúc chồng vắng nhà, một thiếu phụ nhắn tin gọi tình nhân đến nhà mình “quan hệ bất chính.” Ông em chồng của người đàn bà theo dõi sự việc, kêu gọi người lối xóm vây bắt, ngoài trận đòn roi tới tấp như mưa, đôi “gian phu dâm phụ” còn chịu hình phạt bị lột sạch áo quần, bị trói đứng trước cửa nhà, trước mắt của mọi người qua lại.
Tự động bắt trói người, đánh đập và làm nhục, điều ấy phải chăng là một lối làm luật rừng tự phát? Một người vợ phạm tội ngoại tình, bà ta chỉ có lỗi trước chồng hay bị búa rìu dư luận, nhưng tòa án không thể bắt hay đưa bà ra tòa mà kết án tù. Trong trường hợp này một ông em chồng, có thể nhân danh ai để thi hành bản án lăng nhục những người khác như vậy?
Mọi người được xem là vô tội cho đến khi có án tòa. Và luật pháp phải được thi hành một cách điềm đạm, không thiên vị, không mang tính cách bêu riếu, trả thù. Bởi lẽ nếu bất cứ ai ai cũng có thể áp dụng, và thi hành luật pháp theo ý riêng thì xã hội sẽ rơi vào tình trạng loạn lạc, tạo nên điều kiện làm sống lại những thú tính nơi con người của xã hội bán khai, man rợ. Và đó là tình trạng dưới chế độ cộng sản trong nước hiện nay.
Trong bộ “luật rừng” này, một người “bị nghi” là trộm chó, dù không có tang chứng, cũng bị lên án tử hình bằng cách bị đưa lên “giàn thiêu,” như thời Trung Cổ, vì tại hiện trường đôi khi không thấy chó bị bắt hay bị thuốc, chỉ thấy xác người và xe đã bị thiêu rụi một cách tàn nhẫn. Nạn nhân đã thực sự bắt quả tang đang ăn trộm chó chưa, công an, chính quyền ở đâu mà để cho dân dùng luật rừng giết người như vậy?
Như vậy, nếu một người lạ mặt chạy xe gắn máy qua làng, chỉ cần một người hô lớn lên: “Trộm chó! Trộm chó!” – như chuyện “Chó dại!” trong Luân Lý Giáo Khoa Thư ngày trước – thì cả làng đổ ra, chưa biết trắng đen thế nào, gậy gộc vây lại đánh người này cho đến chết, hay chưa chết thì cũng thiêu sống họ bằng số lượng xăng trong chiếc xe gắn máy của nạn nhân. Một phó giám đốc ở Vũng Tàu cũng bị đánh trọng thương khi chạy xe vào vùng đang xẩy ra vụ trộm chó, như vậy trong số nạn nhân những người bi nghi là trộm chó cũng có kẻ chết oan.
Trong vụ “luật rừng” này, nạn nhân bị kết án và chịu án tử hình tại chỗ, nhưng chiếc xe gắn máy, tài sản của nạn nhân, kẻ khốn cùng và gia đình của họ, ai có quyền tước đoạt và thiêu hủy như người ta thiêu hủy những món độc dược như cần sa, thuốc phiện?
Quả phụ ông Nguyễn Văn Tuyến, người nghi trộm chó bị đánh chết, trú tại Hải Dương đã nói những lới ai oán: -”Dù chồng tôi có thực là đi ăn trộm thì người ta cũng không thể nhẫn tâm đánh cho bằng chết. Còn nếu anh ấy không trộm chó mà bị đánh chết thì phải điều tra làm rõ nguyên nhân.” Thân phụ của một người bị đánh chết trong vụ trộm chó thì suốt ngày đóng cửa không dám ra đường, nghẹn ngào nói với phóng viên báo chí: -“Quả thật tôi rất nhục nhã với dân làng, tôi không còn mặt mũi để gặp ai nữa. Ðây là một nỗi nhục không biết bao giờ mới rửa sạch được. Tôi chỉ muốn chết hoặc bỏ đi biệt xứ nơi khác để khỏi phải nghe tiếng gièm pha!”
Ở các nước khác, dù là nơi thú vật trong nhà được cưng chiều, ăn trộm một con chó hàng xóm, cùng lắm là ở tù một vài tháng. Ở Việt Nam nếu một người bị kết án đi ăn trộm cho của người khác, không lẽ phải chịu tù chung thân? Hoàn cảnh xã hội nào đã khiến con người độc ác với con người đến như vậy?
Bảy năm sau khi cộng sản đã thôn tính cả nước, ở tù về, tôi đã đau lòng gặp gỡ nhiều thanh niên mạnh khỏe, khôi ngô, đã bưng từng rổ chanh, rổ kim chỉ, ráy tai đi bán trên hè phố, không lẽ sau ba mươi tám năm “kháng chiến đã thành công,” những thanh niên mạnh khỏe không có tiền để đút lót làm lao động xuất khẩu hay đóng tiền vượt biên, lại phải đi trộm chó để mưu sinh?
Cũng không phải kỳ thị, nhưng câu hỏi của tôi, là vì sao những vụ trộm chó lại chỉ xẩy ra quanh quẩn ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ an, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, cùng lắm ở Quảng Trị, thì lại là huyện Gio Linh, những vùng đất nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 XHCN, những “thành đồng vách sắt,” được un đúc rèn luyện trong tinh thần cách mạng “thép đã tôi như thế đấy!” Không lẽ ở những nơi này, loài chó đang có giá và người ta coi con chó quý hơn mạng sống của con người.
Ðành phải thốt lên câu: -“Chó ơi là chó!”
Huy Phương
.
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Viết từ Sài Gòn - Hội chứng tự xử và tù oan Mon Nov 18, 2013 1:04 am
Viết từ Sài Gòn - Hội chứng tự xử và tù oan
Văn Quang
Vài năm gần đây, ở VN thường có hiện tượng người dân đứng ra tự xử những sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân. Những sự việc lẽ ra chính quyền có bổn phận phải giải quyết nhưng chờ đợi “mòn răng” cũng chẳng cơ quan nào chịu ngó tới. Thế nên họ phải đứng ra “tự xử,” bởi tự xử là tự cứu mình. Hiểu theo nghĩa mạnh hơn là không tự cứu là tự tử. Người ta không thể đứng nhìn quyền lợi của mình từ tinh thần đến miếng ăn, bỗng dưng bị cướp đoạt mà không ai can thiệp. Sống như thế khác gì thú rừng, kẻ mạnh cứ việc ăn thịt kẻ yếu. Sống trong xã hội loài người, có tổ chức, có pháp luật, vậy mà pháp luật ngó lơ hay xử theo kiểu muốn xử sao cũng được, như thế người dân gọi là “luật rừng” chẳng sai tí nào.
Chờ được vạ má đã sưng
Vì chà đạp, vì phẫn nộ, người dân phải cùng nhau đứng lên tự bảo vệ mình, bất cần tới pháp luật, bởi họ chẳng thể tin vào cái gì bảo vệ cho mình nữa. Ăn cướp của họ thì họ giết, xử oan cho họ thì họ trả thù, đánh họ thì họ đánh lại. Họ thừa biết như thế là phạm pháp, nhưng họ vẫn phải làm. Họ sẵn sàng đứng trước pháp luật nói rằng chúng tôi đã làm đúng. Từ đời ông cha chúng ta đã có câu “chờ được vạ má đã sưng,” nếu cứ để kẻ cắp xông vào nhà không kháng cự, chờ tới lúc quan đến thì đã mất mạng rồi. Tình thế đó buộc họ phải làm như vậy. Nếu pháp luật nghiêm minh, các ông được gọi là cơ quan công quyền chịu khó đến gần dân hơn, giải quyết kịp thời từ việc nhỏ đến việc lớn thì chuyện “tự xử” đã không xảy ra. Và ngày càng nhiều nơi người dân tự xử càng lan rộng. Người dân hết đường rồi, buộc phải cùng nhau giải quyết một sự việc nào đó có liên quan tới cuộc sống thiết thân của mình.
Từ một việc nhỏ
Một sự việc rất nhỏ như mất trộm một con chó, chủ nhà gửi đơn đến thưa Ủy Ban Nhân Dân phường, xã, nhưng Ủy Ban coi đây là chuyện thường ngày, chẳng thèm để ý đến. Từ một việc nhỏ không thèm giải quyết, nạn trộm chó lan ra khắp làng, khắp xã. Mười nhà có chó thì đến 7-8 nhà bị bọn “đạo chó” đánh bả và cướp mất tăm. Bọn này rất nhanh, chỉ trong vài phút là chú chó khôn tới đâu cũng nằm gọn trong bao đưa về quán “Cày tơ 7 món” ngay. Những con chó ở vùng nông thôn thường được coi như một vật nuôi trong nhà, không khác gì người thân. Một nhà xót xa rồi đến trăm nhà xót xa, chính quyền vẫn “trơ như đá vũng như đồng.” Người dân phẫn chí, bèn tự tổ chức “đôi quân chống giặc trộm chó.” Họ mai phục theo kiểu đánh du kích, chờ chú trộm vào cuộc là nhảy ra bắt, trộm chạy khó thoát với cả làng cả xóm bao vây. Có người mất chú chó quá tinh khôn, quá thân thuộc nên không nén được tức giận, cầm gậy phang tới tấp. Một người đánh rồi cả làng cùng xúm lại đấm đá tơi bời cho hả giận.
Như ở Nghệ An,bắt được chú trộm chó, dân không đợi chính quyền đến xử mà họ tự xử bằng cách đốt xe của chú trộm và đánh chết luôn. Khi công an vào cuộc, cả 300 người cùng ký đơn nhận tội. “Cả làng tôi có tội giết người đấy, các ông có bỏ tù thì cho cả làng tôi cùng đi tù.”
Chính quyền sẽ xử ra sao? Và lỗi tại ai mới xảy ra cớ sự này? Những anh già lẩm cẩm như tôi không trả lời được. Có lẽ phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” VN trả lời giùm.
Đến chuyện lớn
Chiều 29/10 vừa qua, thảo luận về công tác phòng chống vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng dẫn lại vụ nhà máy thuốc sâu chôn chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex (Thanh Hóa) và cho rằng, không thể nói chính quyền, công an không biết bởi nhiều lần thanh tra, kiểm tra nhưng kết quả vẫn bảo đảm an toàn. Còn người dân đã thưa gửi nhiều năm, phản ánh lên nhiều cấp nhưng đều không được giải quyết. (Tôi đã tường thuật với bạn đọc chi tiết sự “vô cảm” này trong bài viết ngày 20-9-2013).
Người dân các xã quanh khu vực của Cty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) đã phải bỏ cả đồng ruộng để thay nhau trông coi khu vực tìm ra chất độc làm hại con người.
Ông Hồng nói, “Đây là một vụ việc điển hình, nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng... rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lýnghiêm,”
Ông kết luận “Tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân tự xử trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xét xử.”
Không chỉ bao che mà còn là hợp tác
Ông Hồng đã nói đúng về sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương. Hãy nhìn vào vụ án Dương Chí Dũng thì đủ rõ. Sau khi tham nhũng bị lộ, Dương Chí Dũng được những quan có đầy đủ quyền hành và giang hồ “có số có má” tại TP Hải Phòng tổ chức cho Dương Chí Dũng đi trốn. Đó là sự liên kết của “xã hội đen” với các quan to.
Từ vụ án này, ai cũng thấy được rất rõ “đường dây” liên hệ mật thiết giữa những người có quyền và bọn cầm đầu đám du đãng, ma cô, đầu gấu, buôn lậu ma túy... gọi chung là “xã hội đen.” Giữa “xã hội nhà quan” và “xã hội đen” có mối liên kết chặt chẽ, cứu giúp nhau tận tình. Nhiều chuyện làm ăn phi pháp có “bảo kê” vững chắc phía sau. Nhìn lại vụ án Năm Cam hơn 10 năm trước sẽ thấy cụ thể hơn.
Với sự hợp tác kín đáo, có tổ chức, có quyền hành như thế thì đừng hỏi tại sao dân đi thưa mà các quan làm ngơ. Chẳng phải chỉ có ở Hải Phòng, đó chỉ là đám bèo nổi qua một vụ án, còn cả một tảng băng dầy đang trôi ngầm từ tỉnh này sang thành phố khác. Chỉ có anh dân đen là chịu thiệt. Không “tự xử” thì làm cách nào đây? Cho nên nhận xét của ông đại biểu Nguyễn Thanh Hồng là hoàn toàn đúng.
Đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công
Chính vì những nhận xét này mà phiên thảo luận những vấn đề kinh tế - xã hội ngày 30-10 đã nóng hẳn lên. Các ông đại biểu Quốc Hội bày tỏ lo lắng trước tình trạng người dân “tự xử” thay cơ quan thực thi pháp luật đã và đang xảy ra khắp nơi, mà nguyên nhân không nhỏ xuất phát từ sự thiếu niềm tin vào chính quyền sở tại.
Vài ngày trước phiên họp ngày 30-10 của Quốc hội, hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 1A bị kẹt trong nhiều giờ.
Hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở.
Kêu ca, đề nghị, khiếu kiện nhiều song không được chính quyền nơi đó giải quyết thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân một số địa phương ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dựng lều lán phong tỏa đường ra vào của các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nói: Thực trạng dân “tự xử” ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận này phải thốt lên rằng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công. “Đó là tâm trạng bất an và suy giảm niềm tin của người dân với những cán bộ nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử.”
Tại sao lòng dân không yên
Theo ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, kẽ hở của pháp luật đang khiến “lòng dân không yên.” Ông Phương lấy ví dụ tình hình tội phạm băng nhóm, đâm thuê chém mướn phát triển mạnh trong thời gian qua gây bức xúc dư luận có liên quan đến câu chuyện cho vay nặng lãi, cá độ. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa xem xét đằng sau của câu chuyện đó là gì, kịp thời phát hiện để điều chỉnh. Tình trạng cho vay nặng lãi, cầm đồ hiện nay khi xảy ra tranh chấp, đưa nhau ra tòa vẫn được coi là tranh chấp dân sự chứ chưa phải hình sự.
Ông Phương nói, “Nếu cứ nhìn nhận dưới góc độ dân sự thì cực kỳ phức tạp, không răn đe được, của đau con xót sẽ nảy sinh việc thuê người đòi nợ và chuyện băng nhóm xã hội đen tự xử nhau. Nhiều chuyên gia luật và cá nhân tôi cũng cho rằng phải sửa cái này đi, phải hình sự nó để tránh những vấn đề phức tạp.”
Nói thẳng ra, đã từng có rất nhiều vụ nhà các ông được gọi là “lãnh đạo” bị ném đá, bị đốt, bị phá phách và cũng không ít trụ sở bị “kẻ xấu” xông vào đập phá, thậm chí hành hung. Chẳng người dân nào bỗng dưng muốn gây sự với các quan cả. Tất nhiên phải có những nguyên nhân sâu xa, bị chèn ép, bị đè đầu cưỡi cổ, uất ức quá nên đành phải liều “tự xử” thôi.
Trách nhiệm của Quốc Hội đến đâu?
Thật ra trong những phiên thảo luận vừa qua của các ông bà đại biểu quốc hội VN đã chỉ ra hàng loạt điểm yếu kém trong bộ máy hành pháp, có cả những lời chỉ trích rất gay gắt với những tội tham nhũng, cồng kềnh, trì trệ... Nhưng cũng có người bàn rằng có làm thì có sai, những ông không làm chỉ đứng ngó thì chẳng có gì sai cả.” Điều đó cũng đúng. Nhưng ông đai biểu Dương Trung Quốc lại có một ý kiến khác. Ông nói, “Lâu nay, mọi thất thoát lãng phí hay tham ô ngân sách của nhà nước chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ, Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp.”
Ông Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Quốc Hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Đó là lời “nhận lỗi” của ông Dương Trung Quốc. Cho nên các đại biểu không phải chỉ nói “cho sướng miệng,” nói để lấy điểm với nhân dân rồi lại cho qua, mọi thứ vẫn y như cũ. Quốc Hội cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra.
Nhưng còn nhiều vụ dân muốn “tự xử” cũng không được, bởi bị kết án nằm trong tù rồi, làm sao tự xử được! Phải nhờ công lý xử cho mình. Vác đơn đi kiện như kiện củ khoai, từ đó xảy ra nhiều vụ án oan sai rất đau lòng. Một vụ án oan hiện đang làm chấn động dư luận cả nước, người dân hết dám tin vào công lý.
Mười năm tù oan, vợ điên, con thất học bị cả làng khinh bỉ
Vụ án này đang tràn ngập trên khắp các trang báo, bạn đọc báo nào ở VN cũng thấy nhiều chi tiết rất đáng chú ý. Nhưng điều đáng chú ý nhất lại là tâm trạng của người dân, một “người dân thực thụ” đang sống trên đất nước VN này. Tức là anh dân đen, không hề quen biết một thế lực nào, chỉ biết làm ăn chân chỉ. Bên cạnh sự phẫn nộ tất nhiên của con người, có lúc người dân cay đắng và tự đặt mình vào trường hợp bị bắt oan. Thoáng một chút lo sợ là tâm trạng chung. Họ biết trông cậy vào đâu?
Ông Nguyễn Thanh Chấn cùng người thân rơi nước mắt trong ngày đoàn tụ sau 10 năm tù oan ức.
Nếu bị bức cung, ép cung, họ phải nhận bừa một tội nào đó để khỏi bị đánh, rồi cũng như ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan tới 10 năm, vác đơn đi từ cửa nhỏ đế cửa lớn vẫn chẳng có kết quả gì. Chỉ đến khi kẻ gây ra tội ác tự đứng ra đầu thú mới được minh oan. Khi đó khi gia đình đã tan nát rồi, vợ phát điên, con bỏ học, cả làng khinh bỉ xa lánh.
Vợ ông Nguyễn Thanh Chấn ngất xỉu tại chỗ
Nỗi tủi nhục ấy rất có thể rơi vào bất kỳ một người dân nào đó đang sống yên lành. Nỗi lo tuy có vẻ mơ hồ nhưng có thật. Số phận của một con người đã bị vùi dập đến tận cùng bởi cách làm tắc trách của một số cơ quan công quyền. Ông Chấn là con của liệt sĩ còn bị tù oan thì anh dân đen, trên không chằng, dưới không rễ còn dễ dàng bị tù oan hơn nhiều.
Thật ra phải coi ông Chần đã bị thi hành án tử hình rồi nhưng là con liệt sĩ nên được giảm án còn tù chung thân. Một độc giả đã viết trên báo Người Lao Động, “Khủng khiếp quá, lỡ một ngày không may mình cũng giống như ông Chấn thật, thì sao nhỉ.” Nỗi lo đó của người dân là có thật.
Vụ án đi lòng vòng qua nhiều cửa, nhiều cấp, nhiều tòa nên nó rối tinh rối mù, dài lòng thòng với hàng chục lời vừa nhận lỗi vừa trần tình và hàng ngàn ý kiến của mọi người dân... Tôi chỉ tóm tắt rất gọn nội dung để bạn đọc dễ hiểu.
Vụ án hiếp dâm, giết người 10 năm trước xảy ra như thế nào?
Theo thông báo của Viện Kiểm Sát Nhân Dân (KSND) Tối Cao, ngày 15-8-2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, (tỉnh Bắc Giang) xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp... dẫn đến tử vong.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án “giết người” và đến ngày 29-9-2003 ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.
Ngày 26-3-2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân. Tiếp đó, ngày 26 và 27-7-2004, Tòa phúc thẩm, Tòa án (TAND) tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
Đáng chú ý, trong khi bị điều tra bị cáo có khai nhận hành vi giết người nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội. Trong trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục kêu oan và bị ép cung. Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn viết rõ:
Ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến Công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô Hoan, ông trả lời không biết gì cả. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông rất đau. Từ đó, khoảng 6 cán bộ thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông. Đơn viết: “Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang.”
Nguyên do xảy ra vụ án
Luật sư Nguyễn Đức Biền, người bào chữa cho anh Chấn cho biết:
Theo cáo trạng, ngày 15/8/2003 tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang tổ chức bóng đá giao hữu, vợ chồng Nguyễn Thanh Chấn bán nước ở sân. Khi tan trận, chị Chiến (vợ anh Chấn) bảo chồng đi múc nước. Trên đường đi qua nhà Hoan, nhìn thấy cô từ nhà tắm đi ra, Chấn vào sàm sỡ. Bị Chấn khống chế, Hoan đập vỡ chai bia để tự vệ. Chấn rút dao bấm trong người ra đâm nhiều nhát và dùng tay đập đầu Hoan xuống đất cho đến chết. Toàn bộ vụ án chỉ có vậy.
‘Cơ quan tố tụng hồ đồ’
Luật sư Biền nói, “Đọc và nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy những chứng cứ trên "lỏng lẻo,” hơn nữa nhân chứng không có. Viện kiểm sát cho rằng dấu chân hung thủ để lại hiện trường khớp với dấu chân của Chấn, nhưng kết luận này là hồ đồ vì đó là dấu chân chứ không phải vân chân. Với những người có khổ bàn chân tương đương nhau, khi ướm vào sẽ vẫn vừa.
Còn một tình tiết quan trọng là theo cáo trạng, Chấn khai có dùng con dao trong người để đâm hung thủ, dao bị gãy tại hiện trường, Chấn cầm chuôi về sau đó vứt tại một bãi sắt vụn. Thế nhưng cơ quan điều tra lại không tìm được hung khí đó.
Thời điểm xảy ra vụ án mạng, có người chứng kiến Chấn cho người gọi nhờ điện thoại, bảng kê cuộc gọi do bưu điện cung cấp cũng xác định cuộc gọi lúc hơn 7 giờ chiều. Đó là một chứng cứ ngoại phạm. Nhận định nhân chứng vụ giết người không có, các chứng cứ thì lỏng lẻo, tôi đề nghị tuyên bị cáo vô tội nhưng tòa không chấp nhận.”
Hậu quả của bản án này khiến bốn đứa con của anh Chấn đều phải bỏ học vì không chịu được búa rìu dư luận. Vợ anh Chấn phải nhập viện tâm thần cách đây 2 năm sau hơn 8 năm kêu oan cho chồng. Vừa nuôi con nhỏ vừa vị cả làng khinh bỉ.
Một người đàn ông sống cùng làng, không muốn nêu tên, cho hay: Mẹ con chị Chiến khổ vô cùng. Nhiều người tin anh Chấn bị oan nhưng họ sợ vạ lây điều tiếng, nên chẳng còn dám đi lại như trước, chứ chưa nói tới chuyện giúp đỡ. Ngoài ra, người nhà anh Chấn đi tới đâu cũng bị người làng bàn tán sau lưng. Năm mẹ con cứ thui thủi với nhau ngày này qua ngày khác. Người này kể, “Tội gì tôi không biết, nhưng cái tội hiếp dâm, cướp của rồi giết người thì nó kinh khủng vô cùng. Như ở quê tôi thì có gột rửa tới mấy đời cũng không hết tai tiếng.” Nỗi oan khổ, nhục nhằn đó ai chịu trách nhiệm?
Thủ phạm chính đầu thú
Sự việc chỉ sáng tỏ khi bất ngờ ngày 25-10-2013, tên tội phạm thực thụ là Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15-8-2003 để cướp tài sản.
Chân dung thủ phạm chính Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã ra đầu thú và khai nhận đã ra tay giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản.
Tại cơ quan điều tra, Lý Nguyễn Chung khai nhận đã giết bà Hoan để lấy tiền và hai chiếc nhẫn vào tối 15/8/2003. Sau khi giết bà Hoan, Chung về nhà thay quần áo dính máu ra ngâm ở chậu. Đến khoảng 4g sáng hôm sau, mẹ Chung (bà Nguyễn Thị Lành) giặt quần áo thấy trong nước ngâm bộ quần áo của Chung có màu hồng nên gọi Chung dậy hỏi, “Có phải hôm qua mày làm chuyện đó không?,” Chung đã thừa nhận. Bà Lành và ông Chúc (bố Chung) đã bảo Chung về quê ở Lạng Sơn. Chung về Lạng Sơn kể lại sự việc và đưa hai chiếc nhẫn cho Lý Văn Phúc. Số tiền lấy được của chị H. đếm được 59,000 đồng, Chung tiêu hết, sau đó trốn vào Đắk Lắk làm ăn.
Nhờ vậy ông Chấn được minh oan. Chiều 6-11, 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn tội giết người đã chính thức được hủy bỏ xong để chính thức trở thành người vô tội ông Chấn còn phải đợi kết thúc điều tra, xét xử vụ án giết người, tuyên đúng người có tội.
Đến bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người bị oan; điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh người phạm tội và những sai phạm của các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn và báo cáo chủ tịch nước kết quả đã giải quyết.
Nước mắt ông Chấn ngày được thả tù
Chúng ta hãy đợi kết quả này. Tuy nhiên nếu tội phạm thực thụ đó trốn biệt tăm hoặc lăn ra chết thì vụ án mãi mãi đi vào đêm tối. Đó là cách làm việc thiếu trách nhiệm, vô cảm của các cơ quan, viện kiểm sát và các cấp tòa án tại tỉnh Bắc Giang. Số phận của một con người đã bị vùi dập đến tận cùng. Không thể có thứ gì đền bù lại cho danh dự và 10 năm tù dài đằng đẵng đầy đau khổ mất mát kia.
Văn Quang
thanhdo Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam Mon Dec 29, 2014 3:12 pm
Tức nước vỡ bờ... Môt ngày không xa dân VN sẽ đứng lên phá đổ ngụy quyền CSVN khốn nạn!!
Dân bao vây, đánh trọng thương công an lạm quyền
ĐẮK NÔNG (NV) - Lại vừa có 3 trong số 5 cảnh sát giao thông của Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông bị dân vây, đánh trọng thương, khi họ tập trung để phản kháng, chống cảnh sát giao thông lạm quyền.
Dân vây cảnh sát giao thông ở thành phố Kon Tum hồi tháng 7. Đây là một trong hàng trăm vụ dân vây cảnh sát diễn ra trong năm nay. (Hình: Đất Việt)
Vài tờ báo ở Việt Nam vừa chỉ trích hai thanh niên ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, gọi họ là “côn đồ” bởi đã kháng cự, không chấp nhận chuyện để một nhóm cảnh sát giao thông thu giữ xe của họ với lý do “vi phạm giao thông.” Những người này đánh trọng thương một thượng úy, một trung úy và một trung sĩ cảnh sát giao thông, cưỡng đoạt 1.8 triệu đồng của cảnh sát giao thông...
Tin tường thuật về sự kiện vừa kể gián tiếp cho thấy, dân chúng lại vừa phản kháng việc cảnh sát giao thông lạm quyền.
Trong tin, “Ba cảnh sát giao thông bị hai tên côn đồ đánh nhập viện, cưỡng đoạt 1,8 triệu đồng,” vài tờ báo ở Việt Nam cho biết, chiều 21 tháng 12, hai thanh niên ngụ ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã “chửi bới, quấy rối” một “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông với năm cán bộ, chiến sĩ của Công An huyện Tuy Đức đang làm nhiệm vụ,” phản đối chuyện bị tạm giữ xe vì “vi phạm giao thông.”
Những tờ báo này cho biết hai thanh niên vừa kể đã “hô hào, kích động một số người dân chống đối, yêu cầu trả lại xe bị tạm giữ” khiến nhóm cảnh sát giao thông “phải rút về xe tuần tra, chờ Công An huyện Tuy Đức đến giải cứu.”
Tin tường thuật về vụ phản kháng vừa kể cho biết là sau đó đám đông còn phản kháng chuyện “cảnh sát đánh dân” và dù các thành viên của “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông” đã giải thích nhưng đám đông “không hiểu, nên hùa theo hai đối tượng” và “càng lúc càng hung hăng hơn.”
Một số tờ báo đưa tin về vụ phản kháng ở Tuy Đức kể thêm, “Một số đối tượng đã leo lên xe tuần tra của cảnh sát giao thông lấy lại hai chiếc xe tang vật bị tạm giữ rồi mang đi. Trước tình thế khẩn cấp, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông' cho một chiến sĩ cảnh sát giao thông điều khiển xe chở tang vật đi nơi khác. Tuy nhiên, nhóm người này tiếp tục đuổi theo chặn xe rồi xông vào, dùng hung khí đập kính xe làm các kính xe hư hỏng hoàn toàn.”
Báo chí của chính quyền Việt Nam nói rằng hai thanh niên đã bị Công An huyện Tuy Đức bắt giữ sau vụ phản kháng là “táo tợn” bởi đã “vi phạm giao thông mà còn yêu cầu Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông phải đưa 1,8 triệu thì mới cho xe tuần tra rời khỏi hiện trường.”
Tuy báo chí của chính quyền Việt Nam khẳng định việc yêu cầu đưa 1.8 triệu này là “cưỡng đoạt,” song ở một phần khác trong tin tường thuật về vụ phản kháng này thì lại cho biết, 1.8 triệu là khoản các “đối tượng” đòi cảnh sát giao thông phải bồi thường cho việc làm điện thoại của họ bị hư “trong quá trình giằng co với Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông.”
Báo chí của chính quyền Việt Nam không cho biết tại sao Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lại chấp nhận trả 1.8 triệu để các “đối tượng rời khỏi hiện trường.”
Báo chí của chính quyền Việt Nam cũng không cho biết, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lấy từ đâu 1.8 triệu để đưa cho các “đối tượng.”
Nhằm chống cảnh sát giao thông mãi lộ. Công an Việt Nam đã cấm cảnh sát giao thông mang theo tiền khi Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông. Nếu lực lượng chống mãi lộ bắt được cảnh sát giao thông có tiền trong người, tiền đó sẽ bị xem là tiền do mãi lộ mà có.
Tuy đám đông giúp hai thanh niên lấy lại hai chiếc xe hai bánh gắn máy bị tạm giữ và đánh ba trong số năm cảnh sát giao thông trọng thương nhưng Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vẫn cáo buộc hai thanh niên đã phản đối cảnh sát giao thông tạm giữ xe của họ là “chống người thi hành công vụ,” “cướp tang vật” và “cưỡng đoạt tài sản.”
(G.Đ)
thanhdo Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam Fri Jan 16, 2015 4:25 pm
XHCN Việt Nam: Khi cái ác leo thang
Tấm ảnh mà nhà báo Phương Nam (báo Pháp luật TPHCM) đưa lên trang cá nhân của mình khiến ngay cả đồng nghiệp của anh - vốn đã quen với các tin tức an ninh trật tự cướp giết hiếp - cũng phải giật mình. Trong ảnh có sáu thanh "đại đao" tự chế, cán bằng ống tuýp sắt hàn chắc vào một lưỡi đao. Chúng dài phải hơn một mét. Tác giả cho biết đây là hung khí của hai nhóm côn đồ giành giật lãnh địa gì đó, đã bị công an bắt.
Hoàng Xuân
Bắt được bọn cướp chó, người dân đốt trụi phương tiện của chúng mà không chờ sự phán xét của pháp luật. Ảnh nld.com.vn
(TBKTSG Online) - Tấm ảnh mà nhà báo Phương Nam (báo Pháp luật TPHCM) đưa lên trang cá nhân của mình khiến ngay cả đồng nghiệp của anh -vốn đã quen với các tin tức an ninh trật tự cướp giết hiếp- cũng phải giật mình. Trong ảnh có sáu thanh "đại đao" tự chế, cán bằng ống tuýp sắt hàn chắc vào một lưỡi đao. Chúng dài phải hơn một mét. Tác giả cho biết đây là hung khí của hai nhóm côn đồ giành giật lãnh địa gì đó, đã bị công an bắt.
Tôi hình dung cảnh người ta vung những thanh "đại đao" nặng trịch, sắc lẻm đó để chém xả vào da thịt lẫn nhau mà rùng cả mình. Tàn độc, sắt máu như thế lẽ ra chỉ có trong phim bạo lực hoặc về chiến tranh thời trung cổ thôi chứ, sao nó lại tồn tại ngang nhiên giữa thời này, xã hội này? Có phải bạo lực đang ngày một leo thang, ngày một trắng trợn?
Ví dụ rõ nhất là nạn cướp chó. Từ nhiều năm nay, do không bị trừng phạt thích đáng, những kẻ trộm chó đã biến thành cướp chó, hoạt động ngang nhiên miền quê nào, tỉnh thành nào cũng có. Ban đầu chỉ là lừa thắt cổ những con chó đi rông ngoài đường mang đi. Rồi khi người dân phản ứng lại, rộ lên những vụ cả làng ùa ra đánh kẻ trộm chó thì chúng cũng nâng cấp sự hung hãn.
Chúng đi thành nhóm, mang theo ớt bột, lựu đạn, kiếm, mã tấu, súng. Chúng có đường dây chế tạo súng bắn điện từ bình ắc quy xe máy (để bắn chó và bắn luôn người ngăn cản), có hệ thống quán ăn tiêu thụ chó cướp được. Người nào ngăn cản, chúng đe dọa sẽ quay lại xử bằng được.
Lục lại báo chí, tôi thống kê khoảng vài chục người đã bị bọn cướp chó bắn chết. Có những vụ thương tâm như vụ cả ba thanh niên bị bắn dẫn đến tử vong cùng lúc ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP HCM mới giữa tháng sáu vừa qua.
Vậy là bạo lực nối tiếp bạo lực. Bây giờ khi bắt được bọn cướp chó, người ta không chỉ đánh bị thương nữa. Người ta ùa vào đánh chúng kỳ chết. Cái xe đi ăn cướp cũng bị đổ xăng đốt trụi. Thậm chí có vụ kẻ cướp chó bị đánh chết rồi thiêu xác luôn trong đêm mà không biết ai xuống tay, sáng ra người đi làm đồng chỉ còn nhìn thấy cái xác bên cạnh cái xe máy và hung khí cháy đen co quắp.
Không chờ pháp luật nữa, với những vụ cướp chó, nhiều người dân sẵn sàng vi phạm pháp luật để "thế thiên hành đạo". Vụ cả làng làm đơn nhận là thủ phạm đánh chết trộm chó ở Quảng Trị vào cuối năm ngoái dẫn đến sự bối rối cho các cơ quan tố tụng là một ví dụ rõ nét.
Còn rất nhiều những sự việc tương tự.
Dường như ngày càng nhiều cá nhân tự cho phép mình đẩy lùi những giao ước xã hội. Người dân vi phạm pháp luật ngang nhiên hơn. Số vụ công an bị phát hiện dùng nhục hình với nghi can nhiều hơn. Số người thực hiện pháp luật trơ tráo ra giá và nhận hối lộ công khai hơn. Nhiều quan chức phát ngôn những câu nói thiếu suy nghĩ hơn. Xã hội như đang quay cuồng về thái cực xấu, ngày một xấu nhanh hơn và trầm trọng hơn. Pháp luật dường như ngày càng kém hiệu lực hơn.
Không thể tránh né mối liên hệ chặt chẽ giữa những vụ tham nhũng ngày càng khổng lồ với thực trạng xã hội ngày càng tan nát. Khi người dân (hoặc cấp dưới) so sánh hành vi vi phạm của mình với mức độ tham nhũng của các quan chức cỡ lớn thì họ tự trấn an rằng mình chẳng thấm vào đâu, thậm chí sẽ khôn ngoan hơn nếu tranh thủ gỡ lấy ít lợi lộc cho bản thân. Khi người dân bắt đầu nghi ngờ rằng pháp luật phục vụ tốt hơn cho người giàu có và thế lực thì họ sẽ thiên về dùng nắm đấm và hung khí thay cho cậy nhờ luật pháp.
Nhưng không một ai trong xã hội, kể cả người giàu có và thế lực lại còn được an toàn, khi cái ác leo thang.
Kinh hoàng các vụ giết người trộm chó
Gần đây, tại Nghệ An xảy ra nhiều vụ câu trộm chó của dân. Đáng nói là kẻ trộm chó khi bị dân bắt đều bị hành quyết dã man, gây nên những vụ án hết sức kinh hoàng.
Sau cơn bão số 3, chiều tối 29-8 trời vẫn mưa to. Vùng cư dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc mất điện. Khi nghe tiếng xe máy rú ngoài đường, tiếng chó sủa, tiếng chân người chạy rầm rập, dân làng biết mọi người đang đuổi bắt đối tượng câu trộm chó nên tỏa ra vây kín các ngả đường. Bị chắn đường, hai kẻ trộm vứt bao tải đựng con chó nặng 11kg và vứt cả xe máy tháo chạy ra đồng.
Lúc ấy cánh đồng ngập nước, hai đối tượng không chạy nổi nên bị dân bắt. Chiếc xe máy bị châm lửa đốt, hai kẻ trộm bị đánh dã man, Nguyễn Đình Dũng chết tại chỗ còn Nguyễn Đình Hồng chết trên đường đi cấp cứu. Cả hai đều 22 tuổi, cùng trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc.
Người dân tự xử
Trước đó rạng sáng 7-6, Công an TP Vinh phát hiện tại cánh đồng xóm Trung Thuận, xã Hưng Đông, TP Vinh thi thể một nam thanh niên bị đốt cháy đen cùng chiếc xe máy. Cạnh thi thể là một dây thừng thòng lọng dùng để câu trộm chó. Công an xác định nạn nhân là Nguyễn Đình Phong, 27 tuổi (trú tại xóm 3, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) cùng một đối tượng khác đi câu trộm chó bị dân cả xóm đuổi bắt. Sau khi bắt được Phong, dân đánh chết rồi kéo ra đồng, lấy xăng trong xe máy ra tưới, đốt cả người và xe.
Chiếc xe máy và thi thể người trộm chó bị thiêu chết tại xã Hưng Đông, TP Vinh
Chúng tôi đến xã Hưng Đông tìm hiểu sự việc, gặp không ít người than vãn về nạn câu trộm chó. Ông K. nói: “Đối với nông dân, con chó không chỉ là vật giữ nhà trung thành mà còn là nguồn thực phẩm giúp người dân cải thiện kinh tế gia đình. Đùng một cái, đêm hôm mình sơ ý là bị kẻ xấu câu trộm nên không ai không bức xúc”.
Hỏi chuyện vì sao người dân đốt xe và đối tượng trộm chó dã man như vậy, họ không ngần ngại nói: “Khi bắt được đối tượng trộm chó, dân trình báo công an phường, xã nhưng công an chỉ xử phạt hành chính nên nạn trộm chó vẫn xảy ra. Vì thế khi bắt được đối tượng là bà con tự xử để trị kẻ xấu cho hả dạ. Việc người dân đánh què, đánh chết đối tượng là chuyện thường. Còn vụ đốt thi thể đối tượng trộm chó là do người dân không chịu nổi tức tối đã kìm nén lâu nay”.
Những kẻ trộm hung hãn
Thượng úy Nguyễn Thanh Liêm - điều tra viên đội điều tra Công an TP Vinh - thuật lại một vụ án mà đối tượng trộm chó đánh trả người truy bắt. Lúc 23g ngày 3-7, anh Đặng Phước Đại - xã đội trưởng xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc - trên đường tuần tra, phát hiện hai đối tượng đi trên một xe máy đang kéo một con chó bằng dây dù. Anh Đại đuổi kịp và chặn lại, bắt đối tượng thả chó.
Vừa lúc đó, người cầm lái rút thanh kiếm chém trúng vai anh Đại. Hai bên đang giằng co thì đối tượng kéo chó dùng vỏ chai đánh mạnh vào đầu anh Đại. Sau ba tháng, Công an TP Vinh phối hợp Công an huyện Nghi Lộc đã bắt được đối tượng Lê Văn Bình, 25 tuổi, trú ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc. Hiện công an đang truy nã đối tượng thứ hai.
Mới đây, anh Nguyễn Văn Lan - phó Công an xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên - cũng bị bọn trộm chó chống trả quyết liệt. Anh đuổi theo hai kẻ câu trộm chó mãi ra giữa cánh đồng, hai đối tượng thấy chỉ có một người đuổi nên chúng quay lại dùng kiếm chém trọng thương anh Lan.
Theo thượng úy Liêm, có tới 80% đối tượng câu trộm chó chuyên nghiệp là con nghiện. Thời điểm thường trộm chó là chiều tối, đêm khuya và mờ sáng. Kẻ trộm thường đi bốn người trên hai xe máy. Hai đối tượng đi xe đầu trộm được chó dùng băng dán bịt mõm chó. Hai đối tượng đi xe sau bảo vệ bằng cách cản đường khi bị truy đuổi. Ngoài công cụ giật chó, chúng mang theo dao, kiếm hoặc súng cao su và những viên bi tròn để bắn trả từ xa.
Trước khi xảy vụ trộm chó ở Hưng Đông bốn ngày thì tại địa bàn này đã xảy ra một vụ trộm tương tự. Người dân đẩy xe bò ra giữa đường để cản lối nhưng đối tượng đã lách xe qua rồi quay lại chém trọng thương người truy đuổi.
.
bhtran Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam Fri Mar 06, 2015 12:52 am
Cộng sản đã huỷ hoại con người Việt Nam như thế nào?
Người Quan Sát (Danlambao) - Kể từ sau thành tích “cướp chính quyền” từ Cách mạng tháng Tám 1945, Cộng sản Việt Nam đã hủy hoại gần hết các đức tính tốt đẹp của người Việt Nam ở miền Bắc. Chủ trương xây dựng con người mới Xã hội Chủ nghĩa, cùng với hệ thống giáo dục tẩy não, nhồi sọ đã khiến văn hóa miền Bắc bị tàn phá. Các lễ hội cổ xúy bạo lực lên ngôi, tôn giáo bị lợi dụng để khiến con người mê muội… Tất cả những điều đó thể hiện rất rõ qua những ngày Tết âm lịch Ất Mùi.
Người Quan Sát mời các bạn trong thôn cùng điểm lại:
1. Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh:
(Nguồn : Internet)
Nhiều người vui vẻ nhúng tiền vào máu lợn với hy vọng cầu may: (Nguồn : Internet)
2. Lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nham, Tam Nông, Phú Thọ):
12 thanh niên trai tráng được chọn, sẽ thay nhau cầm búa đập vào đầu con trâu còn sống, được cột chặt ở sân, cho đến khi nó chết. Đám đông xung quanh reo hò phấn khích và cho rằng mỗi khi bị đánh đau, nếu con trâu quay về hướng nào thì nơi đó sẽ gặp may mắn.
3. Lễ hội cướp phết (Tam Nông, Phú Thọ) : Hàng ngàn thanh niên sẵn sang ẩu đả với nhau để tranh cướp một quả phết với hy vọng lấy may. (Nguồn: VNExpress)
4. Cướp ấn đền Trần (Nam Định)
Những lễ hội dã man ấy còn tồn tại được đến nay bởi lãnh đạo Cộng sản cho rằng đó là truyền thống cần phải giữ lấy, là văn hóa.
Theo TS Trần Đức Anh Sơn: “những ứng xử kém văn hóa, lệch lạc, những hành vi côn đồ diễn ra trong nhiều lễ hội ở ngoài Bắc thời gian qua là hệ quả của chính sách đối với văn hóa dân tộc mà chính quyền đã áp dụng trong suốt mấy chục năm qua. Những lễ hội truyền thống có lịch sử cả ngàn năm đã từng bị chính quyền miền Bắc trước đây “nhốt chung” vào cái “rọ” hũ tục phong kiến nên bị cấm đoán, thậm chí bị bài trừ triệt để và thay thế bằng một thứ văn hóa ngoại lai mang đậm màu sắc ý thức hệ. Do vậy mà mạch nguồn văn hóa truyền thống đã bị đứt gãy trong suốt mấy chục năm. Những thế hệ tiền bối không có cơ hội trao truyền tinh hoa văn hóa của cha ông cho hậu bối. Còn các lớp hậu bối thì không biết rõ mục đích, ý nghĩa, giá trị thực sự của lễ hội, của văn hóa truyền thống vì họ không còn cơ hội để tiếp nhận, tham gia và thực hành lễ hội.
Thế rồi, khi chính quyền cho phép những lễ hội này “sống lại” thì những thế hệ am tường gốc tích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền thống hầu như đã vắng bóng. Thay vào đó là một lớp hậu sinh vừa thiếu hiểu biết về lễ hội, về văn hóa truyền thống của làng, của nước; lại vừa “tinh nhạy” với những “lợi lộc” mà lễ hội có thể mang lại, nên đã phục hồi lễ hội một cách ồ ạt và hăng hái sáng tạo, bày vẽ thêm những cái mới để trục lợi khiến cho lễ hội bị biến tướng, lệch lạc. Đã thế nhiều vị lãnh đạo các cấp lại “xênh xang áo mão” tham gia, cổ xuý cho những lễ hội biến tướng, lệch lạc ấy nên sự thể càng ngày càng bi đát." (*)
Tội ác của Cộng sản đối với dân tộc này ngày một dày hơn.
Tiêu đề: Re: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam Tue Mar 10, 2015 6:22 pm
Vì sao lễ hội bát nháo chỉ có nhiều ở ngoài Bắc
Trần Đức Anh Sơn
Ảnh 1: Chen lấn để cướp ấn ở đền Trần (Nam Định) vào tối 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (2012). Ảnh: Internet
Sáng nay phóng viên báo Tuổi Trẻ phỏng vấn tôi về tình trạng nhiễu loạn của lễ hội ở Việt Nam. Trong những câu hỏi có câu này: “Vì sao những kiểu ứng xử kém văn hoá, những hành vi côn đồ có trong các lễ hội trong thời gian qua lại chủ yếu diễn ra ở ngoài Bắc mà ít thấy ở trong Nam và nhất là ở Huế?”
Đây là một câu hỏi không khó trả lời, nhưng để trả lời cho “tới đầu tới đũa” thì lại rất khó. Dẫu sao phóng viên đã hỏi thì cũng phải đáp.
Theo tôi, những ứng xử kém văn hoá, lệch lạc, những hành vi côn đồ diễn ra trong nhiều lễ hội ở ngoài Bắc thời gian qua là hệ quả của chính sách đối với văn hoá dân tộc mà chính quyền đã áp dụng trong suốt mấy chục năm qua. Những lễ hội truyền thống có lịch sử cả ngàn năm đã từng bị chính quyền miền Bắc trước đây “nhốt chung” vào cái “rọ” hũ tục phong kiến nên bị cấm đoán, thậm chí bị bài trừ triệt để và thay thế bằng một thứ văn hoá ngoại lai mang đậm màu sắc ý thức hệ. Do vậy mà mạch nguồn văn hoá truyền thống đã bị đứt gãy trong suốt mấy chục năm. Những thế hệ tiền bối không có cơ hội trao truyền tinh hoa văn hoá của cha ông cho hậu bối. Còn các lớp hậu bối thì không biết rõ mục đích, ý nghĩa, giá trị thực sự của lễ hội, của văn hoá truyền thống vì họ không còn cơ hội để tiếp nhận, tham gia và thực hành lễ hội.
Thế rồi, khi chính quyền cho phép những lễ hội này “sống lại” thì những thế hệ am tường gốc tích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền thống hầu như đã vắng bóng. Thay vào đó là một lớp hậu sinh vừa thiếu hiểu biết về lễ hội, về văn hoá truyền thống của làng, của nước; lại vừa “tinh nhạy” với những “lợi lộc” mà lễ hội có thể mang lại, nên đã phục hồi lễ hội một cách ồ ạt và hăng hái sáng tạo, bày vẽ thêm những cái mới để trục lợi khiến cho lễ hội bị biến tướng, lệch lạc. Đã thế nhiều vị lãnh đạo các cấp lại “xênh xang áo mão” tham gia, cổ xuý cho những lễ hội biến tướng, lệch lạc ấy nên sự thể càng ngày càng bi đát.
Ở miền Nam, mà tiêu biểu là ở Huế, thì do không bị cấm đoán nên nhiều lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo… vẫn được duy trì trong suốt mấy chục năm chiến tranh. Điều này đã tạo cơ hội cho các thế hệ tiền bối trao truyền tri thức, kỹ năng tổ chức, thực hành và tham dự lễ hội cho các thế hệ kế cận. Vì thế mà không có sự đứt gãy văn hóa truyền thống, hoặc có nhưng rất ít (chỉ những năm sau 1975), nhưng do nếp cũ vẫn còn lưu giữ khá đầy đặn nên các lớp hậu bối đã tiếp nhận nếp ấy một cách tự nhiên và học được cách duy trì nếp ấy. Và một khi đã am hiểu, tôn trọng những giá trị, những tinh hoa của văn hóa truyền thống thì người ta sẽ ứng xử có trách nhiệm với lễ hội, với văn hoá truyền thống hơn là những người thiếu am hiểu, thiếu tôn trọng những di sản văn hóa tinh thần ấy mà chỉ tìm đến lễ hội để cầu khấn tiền - tài - danh vọng.
Tôi nghĩ như thế, không biết có đúng hay không?
28/2/2015
CHÚ THÍCH ẢNH:
Ảnh 2: Hỗn chiến ở hội Gióng (Hà Nội) vào ngày mồng 6 tháng Giêng năm Ất Mùi (2015). Ảnh: Internet.
Ảnh 3: Người lớn, trẻ em, cùng tăng ni thắp sáng Trung tâm VHDL tâm linh Quán Thế Âm bằng hoa đăng chiều tối 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn (2012). Ảnh: TT VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 4: Hơn 1 vạn người dự lễ vía Quan Thế Âm ở Huế vào đêm 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn - 2012 nhưng rất thành kính, trật tự. Ảnh: Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 5. Lễ hội điện Hòn Chén ở Huế, mỗi năm tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, quy tụ hàng vạn khách hành hương từ các tỉnh Trung bộ Việt Nam về dự nhưng không chen lấn, giành giật và có những hành vi phản văn hoá. Ảnh: Đào Hoa Nữ.
Nguồn: FB Anh Sơn Trần Đức
14/2/2015: “Máu tươi đẫm sân đình” tại lễ hội chém lợn 'truyền thống' Bắc Ninh.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Luật rừng và đám đông hung hãn ở Việt Nam