Tiêu đề: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Thu Aug 08, 2013 2:36 pm
.
Trí thức trên bàn cờ thế sự động lung tung
Vũ Đông Hà (danlambao) - Ngày 19 tháng 08 năm 2010 khi bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields, giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad thì Ngô Bảo Châu đã không còn là một giáo sư toán bình thường; anh đã trở thành niềm tự hào của nhiều người Việt Nam. Cùng lúc đảng lên kế hoạch để khai thác nhằm biến anh thành một sản phẩm của bộ máy tuyên truyền của đảng.
Google "Ngô Bảo Châu + giải thưởng" có đến 2 triệu 8 kết quả tìm kiếm. Khắp nơi trên các trang mạng người ta thấy hằng hà sa số những nhan đề, câu viết đại loại như "Ngô Bảo Châu làm rạng danh người Việt", "Ngô Bảo Châu là một ngôi sao sáng trên vòm trời toán học VN”, "Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế...", "Trung Quốc, với 1,3 tỉ dân, cũng chưa có nhà toán học nào giành được vinh dự khoa học cao quý ấy. Hàn Quốc, Singapore mặc dù khoa học và công nghệ phát triển hơn ta rất nhiều nhưng vẫn chưa có ai đoạt Huy chương Fields"...
Ai cũng muốn... "cưới" anh. Lão "chú" rễ già nua cộng sản nhiều tiền lắm của hồi môn muốn anh trở thành cô dâu thứ n để tăng phần danh giá. Những người không đảng tịch, nghèo xơ xác, không có gì ngoài lòng yêu nước thương nòi cũng muốn... anh đưa em đi về, về quê hương yêu dấu.
Vì thế...
Ông trùm đảng viên đang chiếm ngự ghế thủ tướng ký văn thư chính phủ yêu cầu móc ngay 12 tỷ tiền thuế của dân tặng gấp anh căn hộ cao cấp 160 m2 nằm trong tòa nhà cao tầng Vincom ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông trùm phó thủ tướng tóc gió thôi bay đại diện nhà trai xách dùi đến thăm để sau đó báo lề đảng gõ trống rầm rầm.
Yên bề với căn hộ 12 tỷ, ngôi biệt thự 3 triệu đô, chú rễ già nua móc tiếp 650 tỷ tiền mồ hôi xương máu của bá tánh mở cửa tiệm mang tên Viện Toán cao cấp cho cô dâu danh giá. Tiền chùa nên chú rễ thoải mái tỏ tình yêu không điều kiện: không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của cô dâu.
Chưa đủ, Tập đoàn Tuần Châu đã tình cho không biếu không ngôi biệt thự trị giá 3 triệu USD cho Viện nghiên cứu cao cấp về Toán và đại diện nhà trai đến dự lễ trao của hồi môn là quan to một thời Lê Khả Phiêu, nguyên là Tổng bí của đảng.
Toàn bộ các chương trình dạm hỏi đều có sự hỗ trợ phèng la của truyền thông lề chú rể. Cô dâu Ngô Bảo Châu có muốn hay không muốn thì hình ảnh, sự kiện ân cần, thương yêu, trọng vọng của nhà trai đối với nàng cũng đã hiện diện khắp nẻo đường báo giấy báo mạng Việt Nam, từ mũi Cà Mau đến Ải đã mất.
Phía bên kia lề đường, anh được nhắc lại là người đã từng ký tên vào bản kiến nghị Boxit. Tin tức về việc anh đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5, 2009 với nội dung đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn cầu và đặc biệt là tại Tây Nguyên, với lời cảnh báo: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh" được lan truyền trên cộng đồng mạng.
Câu phát biểu của anh sau vụ án xử Ts Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 4, 2011: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này" đã được cộng đồng mạng hoan nghênh xem là một quan điểm của người trí thức phản biện và lên tiếng về hành vi của các quan chức cộng sản đang cầm búa liềm công lý.
...
Giữa những lôi, kéo, giựt, giành... nhớ lại lời anh viết trên blog cá nhân ngay sau khi nhận giải thưởng Fields: "Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. ''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Vậy là... hình như... anh quyết không... cưới đứa nào. Lề trái cũng cừu, lề phải cũng cừu, lề đảng cũng cừu, lề dân cũng cừu. Anh muốn anh là người tự do. Không cừu. Không lề.
Nhưng cuộc đời thì xám xịt và không trắng đen, không rõ ràng như những phương trình toán học logic mà anh ngày đêm ôm ấp. Nó rắc rối, bí hiểm, lươn lẹo, âm mưu chằng chéo, nhỏ nhen gấp ngàn lần cái công trình vĩ đại "Bổ đề toán học cho các nhóm" dài 100 trang của anh. Cuộc đời này, muốn làm cừu cũng chẳng dễ mà để làm người cũng lắm công phu.
Anh tự do không bám-theo-lề nhưng anh lại bế-theo-làm cái căn hộ 12 tỷ và cái viện mần-gì-mặc-kệ-nó trị giá 650 tỷ ở bên lề đường mang tên nguyễn-tấn-đảng đã làm người ta sờ cằm tìm tóc, sờ óc tìm râu, nghĩ lại và xét lại những câu nói của anh. Trong thâm tâm anh tin rằng đó là sự quan tâm, chiêu hiền đãi sĩ của nhà nước dành cho một trí thức danh giá như anh hay là một âm mưu tuyên truyền đánh bóng chế độ mà anh trở thành nạn nhân bất đắt dĩ? Chỉ có anh mới có tư cách để trả lời. Phần dư luận thì theo tùy góc nhìn của mỗi người và cảm giác thương ghét giận hờn dành cho anh, nhưng nếu chịu khó rà lại toàn bộ chính sách dùng người của đảng, xuyên suốt chiều dài lịch sử bi ai của thành phần trí thức đi không thấy phố thấy nhà chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ thì không khó để tìm ra kết luận khách quan.
Anh tự do không bám theo lề nhưng việc anh từng ký tên vào kiến nghị boxit, từng phán câu "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này" đã làm nhiều người khác không đứng ở lề đường mang tên đảng vẫn còn hy vọng ở anh nhảy qua đứng chung bên này lề. Niềm hy vọng cần thiết và hiểu được trong một đất nước quá nhiều tuyệt vọng, trong một xã hội mà con người đang cần những biểu tượng thế giá lên tiếng phản biện. Anh lại đang là niềm hãnh diện của đất nước, là ngôi sao trên vòm trời toán học của nhân loại, anh lên tiếng thì bố ai dám bỏ 2 bao cao su đã quá sử dụng vào thùng rác của anh!?
Vậy thì không theo lề nào nhưng ở lề nào anh cũng có ít nhiều niềm tin yêu và hy vọng. Tuy vậy, theo thời gian, thái độ không lề của bổ đề toán học đem vào đời thường với những giả thuyết quyết định nhưng phụ thuộc vào cảm xúc của con người đã, ở một mức độ nào đó, dưới mắt nhìn đầy cảm xúc của dư luận, cộng với thực tế xảy ra, đã làm nảy sinh hình ảnh đôi chân đi hàng hai, chàng hảng giữa hai lề trong đầu của một số người. Hình ảnh đó nó nằm yên, phảng phất, ẩn hiện cho đến khi bà con ta đọc bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ "Giáo sư Ngô Bảo Châu: Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai". Và nó đã làm "sùng sục" cộng đồng mạng.
Anh đi lề một:
- Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?
Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
Thử hỏi ai sướng rên, ai bức xúc khi chỉ đọc câu này trong lúc cả nước đang sục sôi mọi thứ - từ tư cách nhà cầm quyền, chuyện biển đảo, chuyện công dân biểu tình và cuối năm lại sôi sục hơn với câu chuyện đầy oan khiên và nước mắt của người nông dân Đoàn Văn Vươn?
Rồi anh đi lề hai:
Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.
Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng. Hoan hô anh luôn.
Thử dùng phương trình toán học cơ bản không bổ cũng không đề, 2 lề nhập một:
A: giá trị trí thức không liên quan đến phản biện B: không có phản biện xã hội chết lâm sàng A + B = C Trong đó C = xã hội có lâm sàng hay không chẳng ăn nhậu gì đến trí thức.
Kết quả là gì ai cũng biết. Cộng đồng mạng sôi sùng sục vì mang cảm giác anh là kẻ... phụ tình, cô dâu danh giá, trẻ trung, xinh đẹp đang có vẻ như lọt vào vòng tay của chú rễ già nua nhưng giàu có với của hồi môn 667 tỷ đồng Việt, 3 triệu đô Mỹ đã dâng cho nhà gái.
*
Công bằng mà nói, nếu không có giải thưởng Fields thì có lẽ anh nói gì thiên hạ cũng mặc kệ anh. Cả đảng lẫn dân. Anh ở lề nào, không lề nào thì cũng chẳng ai màng. Nhưng sau giải thưởng Fields, sau màn chiêng trống rầm trời của báo đảng, dưới ánh sáng của cuộc đời mà anh là một phần tử không thể tách rời, và dù anh có muốn hay không anh đã trở thành:
Một niềm hãnh diện của đất nước Việt Nam. Một công cụ tuyên truyền của guồng máy độc quyền cai trị.
Cũng công bằng mà nói nếu anh không nhận những "sự hỗ trợ quý báu của đảng và nhà nước" bằng tiền của dân thì lời nói của anh chắc cũng ít bị đem lên bàn mổ một cách kỹ lưỡng như thế.
Cũng không thể nói anh xung phong, sẵn sàng trở thành sản phẩm tuyên truyền của chế độ khi anh nhận những hỗ trợ ấy.
Thôi đành xem đó là số phận của anh mà anh đã góp phần tạo nghiệp - chữ tài đi với chữ tai một vần. Chữ tai đó, nếu anh xem là tai họa thì cũng không sao. Có là bao so với cái TAI mà người nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình đang hứng chịu. Có thấm gì trong cái HỌA cả dân tộc Việt Nam đang gặp phải.
Bây giờ, như số phận của nhiều trí thức Việt Nam khác, anh cũng có sự "tự do"chọn lựa: (1) anh là đứng về quyền lợi và khát vọng của nhân dân hay (2) chấp nhận là một con ốc hay công cụ cho mục tiêu tuyên truyền của guồng máy cai trị.
Chọn lựa nào, chỉ có anh mới biết rõ. Vẫn có thể là chọn lựa không lề như đã từng và lương tâm anh là tấm gương phản chiếu rõ nhất, cho thấy anh đang đứng ở đâu trên mảnh đất khốn khổ này. Còn lại đều là những phán xét chủ quan của dư luận đặt lên anh, dựa vào vài lời anh nói và vài điều anh làm. Và đây là trích đoạn một số điều anh vừa mới nói trên trang blog của anh:
...
11. GS ghét nhất điều gì? - Sự hèn nhát.
13. Điều mà GS học hỏi được nhiều nhất sau những năm sống và làm việc ở nước ngoài? - Một tấm lòng rộng mở.
17. Cho đến bây giờ, một triết lý sống mà GS luôn theo đuổi là? - Sống cho đẹp.
19. Theo GS, tố chất nào cần có ở một người trẻ? - Sự can đảm và một tấm lòng rộng mở.
26. GS nghĩ gì khi một bộ phận xã hội (trong đó có trí thức) đang vô cảm với những nỗi đau khổ của người khác (tình trạng vô cảm)? - Tôi nghĩ rằng cái còn nguy hiểm hơn sự vô cảm và cũng có thể là một nguyên nhân của sự vô cảm đó là việc sức mạnh, thường là đồng tiền, được coi là thước đo duy nhất cho mọi hoạt động và từng cá nhân trong xã hội.
27. GS có đồng ý định nghĩa, trí thức trong việc không để xã hội “ngủ”? - Người trí thức có nhiệm vụ quấy rầy khi những người khác ngủ trong những định kiến của mình.
28. Theo GS, đâu là phẩm cách quan trọng của một trí thức? - Trí thức cần tinh thần cầu thị, ham học, đầu óc phân tích, lập luận sắc bén. Người trí thức cần thêm sự can đảm và một tấm lòng rộng rãi, nhân hậu.
29. Trí thức cần gì nhất, theo GS? - Tự do.
...
Nói và sống: đi về có cùng một nghĩa như nhau? Bằng niềm tin và hy vọng rất mong anh sẽ sống đúng như những gì anh vừa nói vì đất nước này cần lắm những con người đầy thông minh và trí tuệ như anh.
Vũ Đông Hà danlambaovn.blogspot.com .
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Sat Aug 10, 2013 2:01 am
Trí thức VN: Nếu không là cừu thì phải chọn…
V. Quốc Uy (danlambao) - Câu chuyện về sự phát ngôn và ứng xử của nhà Toán học trẻ Ngô Bảo Châu nếu chỉ là chuyện riêng của cá nhân thì cũng là chuyện nhỏ, nhưng đặt vai trò của một Trí thức đã có danh phận trong “Bàn cờ thế sự” như cách nhìn rất đúng của Vũ Đông Hà thì quả thực cũng lắm chuyện để bàn, lắm góc nhìn để xét. Nên tôi xin có lời bàn thêm.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay Đảng CSVN là yếu tố rất lớn, “phủ sóng” chi phối đến từng ngõ ngách của cuộc sống thì việc xem xét phẩm chất một Trí thức cũng như đánh giá hành vi của họ là tốt hay xấu, không thể xem xét theo cảm tính hay theo sách vở thông thường, mà phải xem xét trong mối tương quan-tương hỗ với nhân tố rất căn bản này. Một người hay một việc có thể bản chất là tốt nhưng nếu tạo điều kiện cho thế lực xấu của Đảng sử dụng và gây hiệu quả xấu thì trở thành yếu tố xấu, và ngược lại... Nghĩa là phải đặt quân cờ trong bàn cờ đang hồi sôi động.
- Dù chủ động hay chỉ do bị động thì nhà Toán học Ngô Bảo Châu cũng đang thành một quân cờ trên bàn cờ mà 2 đối thủ đang cầm quân là Đảng CSVN ở phía bên này, còn bên kia là phía Dân chủ-Tự do (gồm Nhân dân giác ngộ, trí thức giác ngộ và nhân loại văn minh).
- Thật vậy, Quyền và Tiền không phải nước lã. Trong chế độ Cộng sản, cho anh làm Viện trưởng một Viện lớn, cho nhận căn nhà tặng giá 3 triệu đô và cho kinh phí 650 tỷ VNĐ thì người ta không ngu gì để anh khôn lỏi làm người đứng giữa, anh phải là một quân cờ của phía Quyền và Tiền, dù trong lòng anh có cao quý thế nào mặc kệ. Không chấp nhận thì anh phải khước từ! Dân chúng hoàn toàn có thể chấp nhận và tự hào về một Thiên tài chỉ biết làm Toán và không biết làm Chính trị hay Phản biện xã hội (dẫu biết như vậy là Trí thức một bề, không hoàn thiện). Nhưng nếu thế, chỉ yêu Toán, khước từ chính trị, thì người thông minh đã không ứng xử như Ngô Bảo Châu.
Luật đời, sự lựa chọn bao giờ cũng phải “trọn gói” (như Phạm Thị Hoài đã nói), không thể nhặt vinh quang của “gói” này chắp vào lợi lộc của “gói” kia, giống như ĐCS đã khôn ngoan chắp kinh tế thị trường vào định hướng XHCN và đã dùng sức mạnh áp đặt rất khiên cưỡng cho xã hội. Mấy chục điều tự bạch của NBC là để NBC nói mà chơi chứ vào bàn cờ thì không có chuyện “quân cờ” được phép tự nhúc nhích theo “tuyên ngôn” của mình.
- Có điều cần nhớ là quân cờ (hay ngọn cờ) trí thức NBC ở đây không có nhiệm vụ “chặt chém, ăn quân” thô thiển mà có sứ mệnh “sang trọng” hơn: nó phải di động sao cho đưa được cuộc cờ vào “thế” mà Quyền và Tiền mong muốn, đôi khi NBC cũng được phép nói thật lòng để làm cho đối phương tưởng bở, tưởng quân cờ này là quân cờ tự do chẳng ai điều khiển được, hoặc giả bộ đi nhầm một nước có lợi cho đối phương… Nhưng quân cờ là quân cờ, dù được tiện bằng ngà voi hay bằng đá quý cũng vậy thôi.
- Sản phẩm của Trí thức là kết tinh của Trí tuệ và Nhân cách, nó không hề bị giới hạn bởi ranh giới nào hết, kể cả ranh giới nghề nghiệp (điều này trước đây hai ông Hà Sĩ Phu và Phan Đình Diệu đã nói rất rõ). Đối với Trí thức thì nhu cầu Phản biện xã hội cần thiết nhiều hay ít là do thực tiễn xã hội ấy đòi hỏi nhiều hay ít. Trong một xã hội thanh bình, người Trí thức có thể yên tâm làm nghề riêng của mình, coi sự phản biện xã hội là nhu cầu rất thứ yếu. Nhưng khi xã hội đang biến động, vận nước đang cơn hiểm nghèo, đạo đức đang lúc suy đồi… thì xã hội cần sự Phản biện một cách tập trung và quyết liệt để cứu nước, cứu xã hội, người Trí thức khi ấy phải đặt nhu cầu phản biện, phản tỉnh, phản kháng lên trên. Thử tưởng tượng tình huống ngôi nhà của Ngô Bảo Châu đang bén lửa mà mà có người đến vỗ vai rất thân ái, bảo “Châu ơi, hãy tập trung vào công việc chính là Toán học đi, chữa cháy là rất cần, vô cùng cần (không chữa cháy thì gia đình sẽ chết lâm sàng), nhưng chữa cháy là việc chung của nhiều người, ai làm chẳng được” thì NBC sẽ nhìn anh bạn đó với con mắt thế nào, biết đâu hắn chẳng là tòng phạm với kẻ muốn đốt nhà Châu?
Sự Phản biện tất nhiên không phải dành riêng cho Trí thức, nhưng người Trí thức luôn có vai trò đi đầu trong phản biện để nâng cao Dân trí, vì Trí thức là nguyên khí quốc gia, là đội ngũ Tinh hoa (Tinh hoa của Trí tuệ và Nhân cách, chứ không phải một đám chuyên viên kỹ thuật). Một khi Dân trí được thức tỉnh thì dân sẽ “phản biện” bằng cách của họ, bằng hành động là chính (nói kiểu Lê nin thì Trí thức thường dùng vũ khí phê phán, còn dân thì phê phán bằng các “vũ khí” khác).
Đã mấy ai thiên về “chuyên môn”, chăm chú về chuyên môn như GS Nguyễn Huệ Chi trước đây, nhưng hiện tình vận mệnh đất nước đã khiến ông phải gánh lấy trách nhiệm đầu tàu phản biện, mà tự hỏi “mình không phản biện thì chờ ai phản biện đây”? Không phải ông “xếp bút nghiên theo việc đao cung” mà chỉ dùng “bút nghiên” làm vũ khí, và chỉ cần thế thôi là đương nhiên chẳng có chức Viện trưởng, chẳng có nhà lầu hay kinh phí hàng trăm tỷ nào có thể trao vào tay ông, có chăng chỉ là sự lo âu, là những nguy cơ thường trực. Bởi sự lựa chọn luôn luôn là “trọn gói”.
Trong “bàn cờ Thế sự Việt nam thời…Thổ tả” chỉ có hai bên [1], dù muốn hay không người Trí thức đã có danh phận cũng phải là một quân cờ, đứng “lề” nào do anh tự chọn! Mà buộc phải chọn, không thể là con cừu lơ ngơ hay siêu nhân đứng giữa.
Nếu không là cừu thì phải chọn một trong hai “lề”, phải hay trái, chính hay tà?
Không thể đứng trên cao buông lời “Trung dung, khách quan, công bằng, hợp lý” như vẫn được dạy trong sách vở, vì đó là phẩm chất dành cho Trọng tài.
Thưa các vị Trí thức, lịch sử không khiến anh làm Trọng tài, và không bên nào cho phép anh làm Trọng tài cả, xin đừng ảo tưởng làm chi!
Một nhà Trí thức đã có danh phận dù có im lặng để “làm chuyên môn”, dù không nói gì hết, thì sơ sơ cũng là một mức độ đầu hàng cái Ác, cũng là đứng im trong tay cái Ác cho cái Ác lợi dụng. Huống chi còn nói những lời lấp lửng làm mồi cho cái Ác?
Đóng vai Trọng tài của thời cuộc, đóng vai quân tử đứng giữa để tôn vinh những “chân lý vĩnh cửu” chỉ là tự lừa mình và giúp người ta trưng mình ra để chăn dắt dân chúng như chăn dắt “đàn cừu”!
Tôi viết những dòng này trong niềm tự hào rằng đất nước có những tài năng như GS Ngô Bảo Châu, và tin rằng anh còn có thể điều chỉnh. Tôi mong anh điều chỉnh thành công, tuy không dễ, để niềm tự hào của tôi và của những người yêu mến anh không bị phụ lòng.
V. Quốc Uy danlambaovn.blogspot.com
------------------
[1] Có nhiều người thoạt nhìn tưởng như đứng giữa nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thực chất họ cũng thuộc về bên này hay bên kia. Sự đứng giữa chỉ là phương pháp hay vỏ bọc.
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Trí thức Việt Nam: Con Cừu và bầy Sói Sat Aug 10, 2013 7:48 pm
Trí thức Việt Nam: Con Cừu và bầy Sói
BXCanh
Trí thức Việt Nam như Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quỳnh Hoa... chỉ là những con cừu so với bầy lang sói, những người cộng sản như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ...
1. Trí thức NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Nói tới tên ông, nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ, Văn và Luật tại Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người ta không nhớ ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao học tập! Điều đó không có chi lạ. Ông đã theo “Hồ tặc” đi kháng chiến, và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt. Đã có quá nhiều sách báo nói về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của ông và gia đình ông, dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không đọc cuốn sách Un Excommunié do chính ông viết, chúng ta khó tưởng tượng ông “lưỡng khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế! Nhưng vì đâu nên nỗi?
Hoàn cảnh lịch sử? Lòng yêu nước, hay sự bịp bợm của cộng sản đã đưa ông vào thảm trạng? Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường Thời trai trẻ
Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường (1952)
Năm 1936, cậu thanh niên 27 tuổi, với hai bằng tiến sĩ từ mẫu quốc hồi hương, tương lai sáng rỡ như mặt trăng mặt trời. Cậu trở thành giáo sư trường Lycée du Protectorat tức trường Bưởi, rồi cậu mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự tại thủ đô Hà Nội. Khi cộng sản cướp chính quyền, cậu hào hứng hiến luôn cả hai biệt thự cho nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, cậu không ngại gian lao, xách khăn gói vào Khu Tư, tức Thanh Hóa theo “Bác.”
Chiến tranh tạm ngừng năm 1954, nhà trí thức lúc ấy đã mỏi mệt vì những điều tai nghe, mắt thấy về Đảng và “bác”, nhưng cổ đã vướng tròng, khó bề thoát ra. Trở về Hà Nội, ông được cộng sản ấn vào tay một lô chức tước “phó”, vô danh và… vô thực luôn: Phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, phó Trưởng khoa Đại Học Sư Phạm, thành viên Hội Hữu Nghị Việt-Xô, v…v.
“Đó là các chức vụ hoàn toàn có tính cách lễ nghi, không hiệu năng mà cũng chằng có thực quyền, đó là những chức vụ mà tôi chỉ là kẻ dư thừa.”
Năm 1956, có phong trào Đòi tự do, dân chủ của các báo Nhân Văn, Giai Phẩm. Báo Nhân Văn đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông vạch trần tính chất phản dân hại nước của cộng sản: “Đảng viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ, xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”
Dĩ nhiên, ông cũng còn tin cộng sản có thể sửa đổi được, và ông đề nghị những biện pháp sửa đổi! Ngày nay, dù đã có một tay cộng sản gộc, chính tông, là Boris Yelsin bỏ đảng và tuyên bố:
“Cộng Sản không thể sửa đổi ”, nhiều ông trí thức của ta vẫn tin rằng có thể dùng kiến nghị, thư ngỏ… để thay đổi chính sách của Cộng sản. Cộng sản dĩ nhiên không thèm đếm xỉa gì đến những đề nghị của ông Tường; nhưng lãnh đạo Cộng sản lại dương những con mắt cú vọ quan sát, nhằm “chiếu tướng” ông trí thức. Ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông luật sư, giáo sư, kiêm luôn bao nhiêu chức Phó và Thành viên các hội, đọc một bài diễn văn tại cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, phân tích những khốc hại đẫm máu của việc Cải Cách Ruộng Đất, và đề ra phương hướng để tránh mắc lại! Ông Trí thức lúc ấy chắc vẫn tin là cộng sản mắc “sai lầm”, chứ không phải là chúng chủ tâm và tỉ mỉ hoạch định đủ phương kế để giết người và cướp đất ruộng. Sau bài diễn văn với những đề nghị này, nọ của ông, dây thừng quanh cổ ông được cộng sản xiết chặt lại. Bao nhiêu chức tước vớ vẩn của ông được gỡ sạch. Ông bị đưa ra đấu tố tại trường Đại Học cho học trò ông xỉ vả, mắng mỏ; ông bị ra trước Mặt Trận Tổ Quốc để các “đồng chí” của ông đấu đá. Ông bị các đảng viên đảng Xã Hội, một đảng bù nhìn do cộng sản nặn ra để trang trí cho chế độ, đấu tố ông lần chót. Ông chống trả rất can trường, với lập luận sắc bén của một luật sư có tài. Nhưng rồi ông đau khổ nhận rằng:
“Con cừu thì không thể lý luận với một con chó sói”.
Số phận ông đã được Cộng đảng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận thù không lối thoát.
Ông than thở: “Tôi đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm 1990, hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng làm cạn khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn với quả tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!” Trong ba mươi năm dài ấy, nhà trí thức sống ra sao?
Ông kể lại: “Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen sa hoa của những người tư sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tố́i. Khẩu phần cơm rau mỗi ngày một ít đi, và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói.”
Trong cơn khốn cùng như thế, gia đình ông Tiến sĩ “may mắn” có được một con gà mái “mắn đẻ một cách đáng ngạc nhiên”. Mỗi ngày con gà cho một trái trứng, và mỗi người trong gia đình thay phiên nhau hưởng. Muốn cho gà đẻ trứng, thì phải cho nó ăn. Khốn nỗi người còn sắp chết đói, lấy đâu gạo, bắp cho gà! Nhà trí thức ‘phát huy sáng kiến’:
“mỗi ngày, vào lúc hoàng hôn, khi chợ đã vắng người mua bán, tôi lượn quanh để lén nhặt những mảnh rau vụn, tránh không để người qua đường nhìn thấy, mang về nuôi nó”
Thê thảm không còn gì để nói! Nhưng con gà, dù mắn đẻ, tất cũng không nuôi sống nổi cả gia đình của ông tiến sĩ. Ông phải đau khổ, năn nỉ những kẻ có tiền để họ mua những thứ ông có thể vơ vét ở trong nhà: sách vở, quần áo của ông, son phấn , tóc giả của bà, muỗng nĩa trong bếp… Giống hệt tình cảnh của toàn dân miền Nam năm 1975 khi được cộng “giải phóng.” Ba mươi năm vật lộn mỏi mòn, chỉ để khỏi chết đói!
Cộng sản đã trả công cho sự nhiệt thành và công lao hạn mã của ông bằng cái đói và nhục. Nhiệt thành, say sưa, vì khi Cộng mới nổi lên, ông đã đem tất cả nhà cửa hiến dâng cho đảng.
Công lao hãn mã, vì ông đã lặn lội sang tận thủ đô Bruxelles của Bỉ, năm 1956, đem tài hùng biện, chứng minh với Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ thế giới, là Bắc cộng có “chính nghĩa” khi dùng súng đạn để “giải phóng miền Nam ” Nhưng xem tư cách và sự phản ứng can trường của ông trong suốt 30 năm bị cộng mưu dìm cho chết, chúng ta ngậm ngùi thương ông hơn là oán giận. Ông đã lạc đường vào lịch sử và bị vây bọc trong hoàn cảnh khó khăn. Không khuất phục được ông, bọn cộng vô học ghen, tức, đầy đọa và hạ nhục ông.
So sánh với những anh “trí thức” hải ngọai ngày nay, từng kinh hoàng bỏ chạy khi cộng sản tới, lại được chứng kiến sự tan rã tận gốc của cái chủ thuyết giết người tàn độc, mà vẫn xun xoe đưa đầu cho cộng sai khiến, chúng ta phải kinh ngạc về sự “khả úy” của các “trí thức” hậu sinh. Ông Nguyễn Mạnh Tường có lẽ đã trả được mối thù với bọn việt cộng bằng cách mô tả sự tàn độc của chúng trong hai cuốn Hồi Ký mà ông để lại cho đời.
Ông đã thảnh thơi từ giã cuộc đời ngày 13 tháng 6 năm 1997.
2. Trí thức DƯƠNG QUỲNH HOA
Đảng viên Dương Quỳnh Hoa với bí danh Bẩy Hồng.
Dương Huỳnh Hoa và chồng
Nhận định bất hủ của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (trí thức theo công sản sau phản tỉnh lại và bị chế độ đối xử tệ bạc) là: ”Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn”. Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói:” Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại”. Blog Truong Sa
Bà Dương Quỳnh Hoa sinh trưởng trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Việt Nam. Bà theo học y khoa tại Saigon rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm 1953. Ăn phải bả Cộng sản, bà liên lạc với Cộng sản Pháp, gia nhập cộng đảng vào cuối thập niên 1950 và hoạt động cho Cộng trong thời gian ở Pháp từ 1948 đến 1954. Sau 1954, bà về Saigon nằm vùng và do thám cho cộng. Năm 1960, được bọn Bắc cộng giựt dây, bọn theo cộng miền Nam thành lập Mặt Trận Giải Phóng. Bà Hoa là một sáng lập viên của cái Mặt Trận này. Năm 1968, sau vụ đại bại của cộng quân, mụ cùng chồng trốn ra bưng với Việt cộng, và được cho làm Bộ Trưởng Y Tế. Trong thời gian ở trong bưng, đứa con trai nhỏ của mụ đã chết vì bệnh sưng màng não. Chồng bà là Huỳnh Văn Nghị được cộng dụ dỗ cho nhập Đảng; nhưng ông Nghị nhận rõ bộ mặt thật của bọn giải phóng, nên tìm cách khước từ “vinh dự” đó. Năm 1975, sau khi chiếm được Miền Nam, bọn Bắc Cộng ra tay xóa sổ cái Mặt Trận Giải Phóng.
Những anh chị trót bán linh hồn cho quỷ trong Mặt Trận, như các anh Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng… và bọn lủng lẳng đứng giữa như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung… đều vỡ mặt, tẽn tò như một lũ con nít bị lừa không được ăn kẹo! Chính bà Hoa sau này đã thú nhận việc đi theo Cộng là một ảo tưởng chính trị trong đời bà. Ngày 17 tháng 10 năm 1996, khi được tờ báo Far Eastern Economic Review phỏng vấn:
“Quel est l’évenement le plus marquant pendant les 50 années passées?” dịch tạm: Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua?
Bà trả lời: “L’effondement du mur de Berlin qui a mis un term à la “grande illusion” tạm dịch: Đó là sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một “ảo tưởng lớn”.
Khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt nam, bà nói:
“Tôi đã là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế, lý tưởng của tôi đã hết”. [I have been a communist all my life, but now I’ve seen the realities of Communist, and it is a failure - mismanagement, corruption, repression. My ideals are gone”]
Cuối thập niên 1970, bà nói với Nguyễn Hữu Thọ:
“Tôi và anh chỉ là những kẻ bù nhìn, là những món đồ trang sức rẻ tiền. Chúng ta không thể nào phục vụ một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.”
Khi được phỏng vấn về bọn lãnh đạo Việt cộng, bà lạnh lùng trả lời: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản”.
Trong những câu bà Hoa nói trên, chúng ta nên chú ý đến câu: “Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản…”
Đó chính là một lời thú nhận là dù học hành nhiều như bà, được sống trong một nước tự do như nước Pháp, có thừa phương tiện tìm hiểu, nghiên cứu, bà đã không biết gì về chủ nghĩa cộng sản!
Ngày 25/2/2006, người nữ cán bộ cộng sản đã góp công không nhỏ cho cộng sản đặt cái ách khốn cùng trên đầu đồng bào của bà, lặng lẽ bị các oan hồn chết vì giặc cộng, đưa về trước Diêm Vương để nghe phán xét tội lỗi. Cái bạo quyền bà đã hy sinh hết tuổi thanh xuân và tài năng để dựng nên nó, không có được một lời nói về bà. Mang “ảo tưởng ”, tự hiến mình làm “bù nhìn, đồ trang sức rẻ tiền”, “không biết sự thật về cộng sản mà vẫn theo chúng” thì kết quả đương nhiên chỉ có như thế.
Các vị trí thức tiền bối như Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quỳnh Hoa, do hoàn cảnh lịch sử hoặc do sai lầm nhất thời, đã có lúc theo cộng hay thân cộng. Nhưng khi nhận rõ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, họ đã có phản ứng quyết liệt. Trí thức Nguyễn Manh Tường đã dõng dạc tuyên bố:
“Tôi không hề tham gia mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía nhân dân, chứ không đứng về phía nhà cầm quyền.”
Ông cũng đã can đảm nhận chịu 30 năm đọa đầy thê thảm chứ không đầu hàng cộng. Khi thoát khỏi sự kiềm chế của Cộng sản, ông đã viết hai cuốn sách:
Bà Dương Quỳnh Hoa cũng dứt khoát vứt bỏ mọi ưu tiên mà chế độ dành cho bà, để quay về vị trí của người trí thức.
Những trí thức nói trên, nhất là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vẫn còn lưu lại trong lòng chúng ta sự ngậm ngùi thương tiếc.
BXCanh
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Trí thức và Trái tim Tue Aug 13, 2013 5:28 pm
Trí thức và Trái tim
Trong mấy tuần lễ gần đây, trên báo chí nổi lên một cuộc tranh luận về lời phát biểu của một nhân vật “trí thức” về vấn đề “trí thức”, rằng “giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”!
Tôi vẫn theo dõi cuộc tranh luận ấy, tuy nhiên tôi chưa thấy cần phải góp một ý kiến gì, vì mười hai năm trước đây, tôi đã có viết một bài khá dài, bàn bạc khá kỹ về nhiều khía cạnh của vấn đề “trí thức là gì?”.
Hôm nay, bất ngờ xem được trên Youtube một đoạn video ghi lại những lời nói rất thú vị của Eduardo Galeano về “trí thức”, nên tôi thấy có hứng viết bài này để thuật lại những gì Eduardo Galeano đã nói. Tuy nhiên, trước khi thuật lại lời nói của Eduardo Galeano về “trí thức”, tôi muốn viết đôi điều về hai người trí thức đương đại mà tôi ngưỡng mộ nhất: một là Václav Havel, và hai là Eduardo Galeano.
Václav Havel trong chuyến viếng thăm nước Úc năm 1995
Václav Havel (1936-2011) là ai và đã làm những gì cho đất nước của ông và cho thế giới, thì có lẽ cả nhân loại đều đã biết rõ. Ông được xem là một anh hùng trí thức (intellectual hero). Cuộc sống của ông là một tấm gương trí thức sáng chói bất tận. Tôi chỉ xin trích lại để gửi đến bạn đọc một câu của Václav Havel về vai trò của người trí thức. Năm 1968, dưới chế độ độc tài của đảng Cộng sản Tiệp-khắc, ông đã viết:
Người trí thức cần phải trăn trở không ngừng, cần phải đứng ra làm chứng cho sự khốn khổ của nhân loại, cần phải đứng ở vị trí độc lập của mình mà gây hấn với các nhà cầm quyền, cần phải nổi dậy chống lại tất cả những sự trấn áp và những trò lừa đảo ngấm ngầm hay công khai, cần phải là người chủ xướng sự hoài nghi đối với các hệ thống, đối với quyền lực và những phù phép của nó, cần phải là một chứng nhân đối với sự dối trá của họ.
[Xem cuốn: Václav Havel, Disturbing the Peace: A Conversation with Karel Hvizdala (New York: Vintage Books, 1991) 167.]
*
Còn Eduardo Galeano (1940~) thì có lẽ chưa được nhiều người Việt Nam biết đến. Ông là một nhà văn Uruguay từng đoạt giải văn chương Casa de las Américas (1975 và 1978) và American Book Award (1989), là tác giả của gần 50 cuốn sách thuộc nhiều thể loại, là một trong vài cây bút Mỹ La-tinh nổi tiếng nhất trong thế giới văn chương đương đại. Ông cũng là một trong những nhà trí thức Mỹ La-tinh nổi tiếng nhất hiện nay. Là một người không ngừng chống lại mọi sự bất công và áp bức, ông đã từng bị bắt giam, và bị lưu đày khỏi đất nước Uruguay. Sống lưu vong ở Argentina, ông tiếp tục đấu tranh, chống lại chế độ chính trị thối nát ở Argentina, và sau khi đám quân phiệt của Jorge Rafael Videla lên nằm chính quyền, thì Galeano bị kết án tử hình. Ông phải trốn ra khỏi Argentina, bay sang Tây-ban-nha. Sau 12 năm sống lưu vong, ông trở về Uruguay và tiếp tục lên tiếng như một người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở đất nước của ông và ở những đất nước khác... Năm 1999, ông được trao tặng giải thưởng Cultural Freedom Award (1999, Lannan Foundation).
Giới trí thức Mỹ La-tinh xem Eduardo Galeano là nhà một nhà trí thức kiệt xuất (un distinguido intelectual), nhưng ông lại cảm thấy dị ứng đối với chữ “trí thức”, vì ông thấy trong giới trí thức nói chung, có nhiều kẻ chỉ dùng cái óc não thông minh của mình để tìm mọi cơ hội mưu cầu lợi lộc cho bản thân. Đó là loại “trí thức” ích kỷ, sống bằng cái đầu, nhưng trái tim vô cảm trước những cảnh đàn áp, bất công, đau đớn mà nhân dân quanh mình phải chịu đựng; dửng dưng trước sự tàn tạ của đất nước, và sẵn sàng hợp tác với những chế độ độc tài bạo ngược, miễn là bản thân có lợi lộc. Loại “trí thức” này không bao giờ phản biện đối với những vấn đề trọng yếu liên quan đến bản chất của chế độ chính trị.
Thỉnh thoảng, để biểu diễn cho quần chúng xem vai trò “trí thức” của mình, loại “trí thức” ích kỷ này chỉ phát biểu vài lời phê phán — trong mức độ an toàn — về một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và văn hoá. Thực chất của kiểu phê phán này là để giúp củng cố và duy trì sự tồn tại của chế độ chính trị, tức là một cách phát ngôn để lập công với hệ thống quyền lực chứ không phải để chống lại nó. Vì thế, các chế độ độc tài rất thích nuôi nấng loại “trí thức” này.
Suốt mấy mươi năm qua, Eduardo Galeano đã có nhiều lần viết và nói về điều này. Nhưng hôm nay, khi tôi bất ngờ tìm thấy đoạn video quay cảnh ông nói với một phóng viên trên đường phố Tây-ban-nha, thì tôi hết sức thích thú, say mê lắng nghe và nhìn ngắm ông. Vào buổi tối ngày 24 tháng Năm, 2011, một phóng viên của trang web AcampadaBCN tình cờ gặp Eduardo Galeano đang đi dạo tại Plaza Catalunya, Barcelona. Thế là một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng diễn ra. Trong đó có một đoạn Galeano nói về “trí thức” như sau:
Những kẻ “trí thức” làm bể dái của tôi. Tôi không muốn được gọi là “trí thức”. Khi họ gọi tôi là một người “trí thức kiệt xuất”, tôi nói: Không! Tôi không phải là “trí thức”. Những kẻ “trí thức” là những kẻ tách rời cái đầu khỏi thân thể. Tôi không muốn làm một cái đầu lăn lóc trên nền đất. Tôi là một con người! Tôi là một con người có một cái đầu, một thân thể, một bộ phận sinh dục, một cái bụng, tất cả. Chứ không phải là một kẻ “trí thức”. “Trí thức” có những tính cách rất ghê gớm! Tôi đã nói rồi, hãy cẩn thận với những kẻ chỉ dùng óc não. Hãy cẩn thận!
Bạn phải dùng óc não đồng thời với cảm xúc. Và khi óc não bị tách rời ra khỏi con tim, thì hãy coi chừng một điều gì đáng sợ sắp xảy ra, bởi vì những kẻ đó có thể đưa chúng ta đến sự tận diệt của nhân loại trên hành tinh này. Không, tôi không tin vào óc não đơn thuần. Tôi tin vào sự kết hợp tương phản nhưng cần thiết giữa những gì ta cảm nhận và những gì ta suy nghĩ.
Khi thấy một kẻ nào đó có vẻ như chỉ biểu lộ cảm xúc, tôi nghĩ “Anh chàng này mềm yếu”, và khi tôi thấy một kẻ nào đó chỉ suy nghĩ mà không có cảm xúc, tôi nghĩ “Khủng khiếp thật!” Đây là một kẻ “trí thức”, một thứ đáng sợ! Một cái đầu lăn lóc! Tôi không muốn làm một cái đầu lăn lóc. […] Cái mà tôi thích là sự kết hợp giữa cái đầu và gân bắp. Kết hợp tất cả con người của mình. Mọi thứ, không thiếu thứ nào cả — không thiếu cái bụng, không thiếu bộ phận sinh dục, không thiếu cái đầu biết suy nghĩ nhưng suy nghĩ với sự cẩn trọng. Cái đầu mà chỉ biết suy nghĩ cho riêng nó thì quá nguy hiểm.
Eduardo Galeano nói thật chí lý: “Cái đầu mà chỉ biết suy nghĩ cho riêng nó thì quá nguy hiểm.”
Khi những kẻ “trí thức” chỉ biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ cho riêng cái sự nghiệp của mình, cái danh lợi của mình, thì quả là nguy hiểm chết người, vì anh ta có thể sẵn sàng thoả hiệp, ủng hộ cho một chế độ độc tài bạo ngược, nếu chế độ ấy làm cho anh ta thoả mãn những nhu cầu bản thân về sự nghiệp và danh lợi.
Cách đây hai năm, tôi có đọc một bài viết rất hay của Thomas Sowell, “Intellectuals and Society” [Trí thức và Xã hội]. (Tôi đã dịch được nửa bài ấy, rồi bận bịu quá nên tạm ngưng, rồi quên bẵng đi, hôm nay mới chợt nhớ lại và vừa tìm lại được. Chắc là tôi sẽ ráng tiếp tục dịch cho xong.) Trong bài viết của Thomas Sowell có đoạn:
Hiếm khi một tên độc tài chuyên giết người hàng loạt của thế kỷ 20 mà không có những kẻ ủng hộ cho hắn, những kẻ ngưỡng mộ hắn, hay những kẻ bào chữa cho hắn trong đám trí thức hàng đầu. (Scarcely a mass-murdering dictator of the 20th century was without his supporters, admirers, or apologists among the leading intellectuals.)
———————————— Mời độc giả đọc thêm: — “Dân chủ và quyền lực” (bài nói chuyện của Václav Havel tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia, Canberra, ngày 29 tháng Ba năm 1995, nhân lần đầu tiên ông viếng thăm nước Úc), và hai bài thơ “Trào phúng xây dựng” và “Sùng bái cá nhân” của Václav Havel. — Những tác phẩm của Eduardo Galeano đã đăng trên Tiền Vệ.
nguyenle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Mon Feb 24, 2014 7:12 pm
.
Tuệ Sỹ: Trí Thức Phải Nói
Kính Thưa Quí Vị,
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nước Việt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.
Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.
Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.
Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.
Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: “Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp”.
Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?
Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng trị… Đảng làm sai, đảng sửa.“ Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.
Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.
Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.
Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: “đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc”(mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử.
Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định.
Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.
Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.
Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.
Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.
Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.
Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ.
Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?
Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu.
Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.
Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.
Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN Thiền Sư Tuệ Sỹ
.
vanson Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Sun Aug 03, 2014 12:58 pm
Kẻ sĩ?
Nguyên Thạch (Danlambao)
Thiên tài toán học Ngô Bảo Châu Bài toán 3 Ếch Tự Xà Mâu Mỗi năm con học 15 tỉ! Bảo Châu, đáp số chẳng ra đâu.
Cứ nói thẳng ra sợ đách gì? Loanh quanh, lẩn quẩn... thiệt là kỳ Vạch mặt 3 Dũng, hàng sư phụ Cướp của... Tham ô... Chẳng ai bì.
Cứ viết phương trình thuộc chuyên môn 3 X + T = ML (*) Ai hỏi: Phương trình là gì thế? 3 Dũng cộng Tiền thành Mặt L...
Côn an sao dám nhốt nhân tài? Nhốt cả đất nước! Thì còn ai? Tạo ra của cải và đóng thuế Để cho bọn cộng đớp lai rai.
Tớ khuyên Bảo Châu... Khuyên thật nhe Muốn giúp đất nước? Chớ ngại e Thằng nào ngu dốt... cứ phang thẳng Chớ đừng giả lả... cười he he...
Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com
Bình luận
Hoàng Định • 4 giờ trước
Tôi phục Giáo sư Trần Văn Khê ở chỗ là mặc dù ở nước ngoài trên 50 năm và được nhiều nước trọng vọng mời vào quốc tịch(nhất là Pháp) do có tài năng về âm nhạc dân gian, được Liên Hiệp quốc cử làm chuyên viên nghiên cứu âm nhạc dân gian nhưng không thèm vào quốc tịch nước nào. Giáo sư cũng không để cộng sản lợi dụng điều gì và cũng không để sơ hở gì để cộng sản có thể gài bẩy bằng bổng lộc hay ngược lại gầm gừ đe nẹt(cộng sản mà khi cần đấu tố cha mình như Trường Chinh đã làm chứ đừng nói chi ai!). Giáo sư Khê làm như vậy ,không lăng xăng nịnh lấy lòng, bởi ông biết hoài niệm về người em, ông Trần Văn Trạch(đã mất) nổi tiếng với câu" dưới chế độ cộng sản, cột đèn mà biết đi cũng đã bỏ đi!". Không giống như tay Bắc kỳ lùn Ngô Bảo Châu cũng đi học nước ngoài lâu nhưng rốt cuộc như một tay Nho học thời xưa là chỉ làm những gì mình thích mình cần (toán nghiên cứu) hơn là làm gì cho xã hội đất nước (toán thực hành, toán kinh tế,...) và như thế gặp cộng sản vốn nổi tiếng thủ đoạn, mị dân và tháu cáy là bị rơi vào bẫy ngay: bổng lộc, đánh bóng tên tuổi, nhân thân. Cái thực sự đất nước cần bây giờ không phải là người VN hay nhóm người VN được giải quốc tế này nọ, kể cả giải Nobel (cho đến nay chưa) mà là người hay nhóm người có thể đưa đất nước đi đúng đường để phát triển trong bối cảnh tự do dân chủ, để theo kịp các nước khác đã bỏ quá xa, để thoát khỏi sự đe dọa ngàn đời của Tàu. Chỉ có tự do dân chủ mới có thể làm mọi người, có tài lẫn không tài, giúp đóng góp đất nước phát triển hoàn toàn mà cộng sản thì không bao giờ thích, không bao giờ để dân tự do ăn nói, không bao giờ nhìn nhận sai lầm. Do vậy dưới khung cai trị của cộng sản, nếu có tài nhiều mà "nhát" (không dám nói thẳng) thì rốt cuộc chỉ có thể làm điều mình thích (thí dụ đam mê học toán, phát triển toán) chứ không phải làm điều thiên hạ cần. Do vậy một ông Bảo Châu hay cho dù có 100 ông Bảo Châu không phải là điều mà đất nước thật sự cần trong giai đoạn hiện nay!
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Tue Nov 18, 2014 8:50 pm
Nền giáo dục mị dân của chế độ CSVN
Tất cả các chế độ CS trên thế giới đều có một nền giáo dục mị dân, mục đích là để đầu độc dân tình, u mê dân trí, định hướng dân tâm hòng xử dụng dân như một nguồn lực, một thứ tài nguyên để khai thác nhằm duy trì chế độc tài bất chấp hậu quả cho dân tộc đó và kết quả là những quốc gia nào thời gian bị cộng sản cai trị càng lâu thì càng trở nên lạc hậu, u mê và vô cảm, con đường hội nhập thế giới văn minh càng khó khăn và lâu dài.
Chế độ CSVN hiện nay là một biến thể của mô hình nhà nước CS kiểu củ, nếu mô hình CS thời Liên xô và khối Đông Âu chủ trương kinh tế tập trung chỉ huy, ở đó giai cấp vô sản được tôn vinh dù chỉ là trên danh nghĩa thì mô hình chế độ CSVN hiện nay với cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” giai cấp vô sản đã mất hết giá trị lợi dụng và trở thành tầng lớp đau khổ tủi nhục nhất, bế tắc và bị bóc lột nhiều nhất trong xã hội.
Các quan chức và đảng viên CS trước đây “tự hào” về xuất thân bần cố nông của mình bao nhiêu thì bây giờ họ muốn ly khai với giai cấp bần cố nông bấy nhiêu và cố “thoát xác” để trở thành giai cấp trí thức - giai cấp trước đây bị nguyền rủa, khinh miệt và là mục tiêu bị thanh trừng..!
Chúng ta thử nhìn vào tầng lớp lãnh đạo CSVN hiện nay thì thấy tất cả bọn họ đều là Giáo sư - Tiến sĩ, khiêm tốn nhất cũng là Thạc sĩ hoặc vài mảnh bằng Cử nhân (tất nhiên đây chỉ là những mảnh giấy chứng nhận cẩu thả của một nền giáo dục “mì ăn liền”), hiện tượng này chỉ là một phản ứng tâm lý của những kẻ bạo quyền bị nhân dân coi khinh là dốt nát là “bần cố nông” ngay nơi mảnh đất mà họ là “bên thắng cuộc” là Miền Nam Việt nam.
Sau 1975 Cộng sản là người chiến thắng nhưng bị khinh miệt vì đối mặt với một xã hội văn minh của miền Nam chuộng khoa bảng với tầng lớp lãnh đạo là những nhà kỹ trị và trí thức hoặc những quân nhân được đào tạo từ những trường võ bị danh tiếng ở trong và ngoài nước.
Sau 20 năm chật vật “xóa mù chữ” cho cán bộ đảng viên và quan chức lãnh đạo, CSVN bước vào giai đoạn hội nhập thế giới khi Mỹ bắt đầu bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao. CSVN nhận thấy cái “mác” bần cố nông không hợp thời đại nữa (thậm chí là điều làm họ xấu hổ) nên phát động một phong trào gọi là “trí thức hóa” đảng viên, quan chức và toàn xã hội vào những năm sau 1995, và hậu quả là hàng loạt, hàng đống Tiến sĩ, Giáo sư, Thạc sĩ, Cử nhân được xuất xưởng và nắm những vị trí then chốt trong hệ thống quyền lực.
Phải nói trên thế giới này chưa có một chế độ, một quốc gia nào có nhiều bằng cấp, học hàm - học vị tính trên tỷ lệ dân số ở như Việt nam thời CS cai trị này. Trong thượng tầng lãnh đạo chế độ, chúng ta thấy nhung nhúc Giáo sư - Tiến sĩ, nhiều hơn cả Nhật bản - một nước công nghiệp tiên tiến và có một nền văn minh bậc nhất châu Á và thế giới hiện nay!
Những ai tinh tường đều nhận thấy đây chỉ là một trò hề, một phản ứng đầy mặc cảm của giới lãnh đạo, nhưng sự mặc cảm này đã tạo nên một hệ lụy vô cùng tai hại cho đất nước và dân tộc khi nó biến thành “quốc sách” trong giáo dục đào tạo.
Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn chế độ CSVN đã “sản xuất” ra một khối lượng “trí thức” có học hàm học vị cao ngất ngưỡng nhiều đến chóng mặt và đi đôi với số lượng “trí thức” đó là hệ thống các trường “Đại học” mọc lên như nấm sau cơn mưa với phẩm chất thật đáng thất vọng và buồn cười..!
Nhưng cái hệ thống các trường “Đại học” này đang ngày đêm cho ra lò hàng triệu cử nhân – Thạc sĩ và 90% trong số đó thất nghiệp phải đi làm công nhân để kiếm sống, điều này dẫn đến một thực trạng cười ra nước mắt đó là công nhân hoặc lao động phổ thông VN có nhiều bằng cử nhân nhất thế giới..!!..
Nhận thấy cỗ xe Giáo dục kiểu “mì ăn liền” đang lao dốc nên CSVN đang muốn hảm bớt lại để tình hình không vượt quá sự kiểm soát nhưng đã thất bại vì hàng năm vẫn có hàng trăm ngàn Cử nhân Thạc sĩ –Tiến sĩ ra đời với phẩm chất rất “vớ vẫn” đang lang thang trên đường đời vô định và có thể sẽ trở thành một “quả bom nổ chậm” tạo bất ổn trong tương lai không xa.
Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu nguyên ủy của vấn nạn trên.
Có ba lý do và mục đích mà CSVN nhắm tới khi quyết định “trí thức hóa” đảng viên cán bộ quan chức và xã hội VN.
- Thứ nhất: để thỏa mãn cho lòng tự ái bị tổn thương vì bị khinh miệt là dốt nát, đây là phản ứng của kẻ nắm quyền lực tuyệt đối nhưng lòng đầy mặc cảm đã đẩy họ đi quá đà trong cách ứng xử từ thái cực này sang thái cực khác và kết quả là tạo nên bi –hài kịch cho chính họ.
- Thứ hai: để tạo nên một thứ hào quang giả dối cho chế độ mà cũng vì tự ái họ gọi là “ưu việt gấp triệu lần tư bản” đang từng bước khủng hoảng vì lỗi thời, thất nhân tâm và đối diện nguy cơ bị đào thải trước bước tiến như vũ bão của giá trị dân chủ- nhân quyền.
- Thứ ba: Tạo nên một tầng lớp thanh niên sống bằng ảo vọng khi mang trong người cái bằng “giả” với hy vọng được “đổi đời” với tấm bằng vô giá trị này , bằng cách này CSVN tranh thủ sự trung thành của đa số thanh niên sinh viên với chế độ, giảm bớt áp lực đòi hỏi sự thay đổi trong một cục diện khó khăn, khủng hoảng và xu thế dân chủ hóa toàn cầu… đây là sách lược “mua thời gian để tồn tại”.
Phải nói rằng trong lịch sử 4000 năm dân tộc Việt chưa từng xãy ra một hiện tượng gian dối có tầm cở như hiện nay trong việc đào tạo nhân tài, nếu so sánh với hệ thống giáo dục Khổng - Nho bị cho là “từ chương - lạc hậu” cũng không tệ hại đến thế vì trong hệ thống giáo dục “từ chương-lạc hậu” đó vẫn tạo nên một tầng lớp sĩ phu có thực học - thực tài, có lương tâm và có trách nhiệm với đất nước , không như ngày hôm nay , một tầng lớp quá đông những người được gọi là “trí thức” nhưng không có thực học - thực tài, không có lương tâm, cuộc sống thì thực dụng ấu trĩ xu phụ cường quyền. Một ít kẻ có cơ hội và “con ông cháu cha” thì nắm quyền lực, kẻ có tiền và có “xuất thân tốt” hoặc có mối quan hệ tốt với giới cầm quyền thì kiếm được việc làm béo bở, lương cao, một số nữa thì may mắn có việc làm với đồng lương rẻ mạt và một tương lai khá phù du. Những người còn lại thì không có tương lai chỉ sống bằng một chút hy vọng mong manh rằng một ngày nào đó sẽ được đổi đời với mãnh bằng trong tay, nhưng cái ngày tốt đẹp đó càng ngày càng mờ mịt mà trước mắt thì nhu cầu về cơm áo gạo tiền thúc bách.
Cái lực lượng “trí thức” thất nghiệp và thất thế này mỗi năm một nhiều lên mà nền kinh tế thì đang khốn đốn, an sinh xã hội dành cho người thất nghiệp là con số không , đến một lúc nào đó không còn chịu đựng được nữa thì họ sẽ nổi loạn? Đây là câu hỏi nhức đầu cho giới lãnh đạo CSVN hiện nay.
Cái trò chơi “trí thức hóa” mị dân và “mì ăn liền” này sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường trong tương lai không xa khi kinh tế tiếp tục đình trệ…
Đây là trò chơi với dao của CSVN, và chắc chắn họ sẽ bị đứt tay..!
Nhưng hậu quả nguy hại cho dân tộc và đất nước thật trầm kha và lâu dài đó là đất nước chúng ta không có một đội ngũ trí thức đích thực có khả năng sáng tạo và phục vụ đất nước. Một xã hội không có giới trí thức đúng nghĩa để sáng tạo và lãnh đạo thì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thật khó khăn vô cùng chứ đừng nói gì xây dựng một đất nước văn minh tiên tiến như Hàn Quốc- Nhật bản…
Để giảm bớt hệ lụy tai hại do nền giáo dục mị dân của CSVN, tuổi trẻ phải tự lực học hành, tự trang bị kiến thức cho mình để xây dựng đất nước và tương lai của chính mình. Cuộc chơi này đòi hỏi bản lĩnh và ý chí của người trẻ, ai không đủ bản lãnh và ý chí để vươn lên sẽ vĩnh viễn bị bỏ rơi và phải chấp nhận thiệt thòi.
Huỳnh Ngọc Tuấn
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Sun Dec 21, 2014 12:26 am
Khi kẻ có bằng cấp & thỏa hiệp với CS "mở miệng"... Lấp ló xin cho
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong một xã hội toàn trị, khi đa số người dân vì sợ hãi trước bạo quyền nên đành phải chọn thái độ thờ ơ, "mackeno" thì bất kỳ nỗ lực tranh đấu nào cho những người bị đàn áp, bắt giam một cách phi pháp bởi chế độ độc tài, công an trị đều cần thiết và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa (1) tranh đấu cho công lý, lẽ phải, sự thật và (2) thái độ xin cho trong đó hàm chứa sự thỏa hiệp với bất công, sai trái và láo khoét. Thư ngỏ của 3 ông Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn về việc tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập (*) thể hiện thái độ thứ 2.
Lá thư của 3 ông kính gửi đến Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công An), Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) nhằm xin cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại, viết:
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khỏe yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam."
Nếu 3 ông vì thương mến nhà văn Nguyễn Quang Lập nhưng vì hoàn cảnh, sự nghiệp và bản lãnh cá nhân chỉ cho phép 3 ông viết thư kính đề nghị Bộ trưởng, Viện trưởng, Chánh án cộng sản thì các ông cứ đề nghị. Tuy nhiên, khi nói rằng hành động bắt giam ông Lập "không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật" là các ông đã tiếp tay tuyên truyền cho guồng máy mị dân.
Các ông có thực sự nghĩ rằng:
- Hệ thống pháp luật hiện nay mang tính nhân đạo? Và CHỈ CÓ hành động bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập mới KHÔNG phản ảnh đúng tính nhân đạo của nó?
- Nếu nhà văn Nguyễn Quang Lập sức khỏe tốt, không bị liệt nửa người thì việc ông Lập bị nhốt trong cái quy trình "người dân tố cáo, tạm giam, điều tra, xét xử công khai nhưng người dân không được phép tham dự, bỏ tù với bản án bỏ túi", tương tự như nhiều người khác, là bình thường? là VẪN "phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật"?
- Và nếu"việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khỏe như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế" như các ông e rằng, thì trong trường hợp ông Lập sức khỏe tốt, hoặc nếu không phải ông Lập mà là một công dân Việt Nam nào khác bị "quần chúng tố cáo", bị bắt giam thì sẽ không tạo hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế? Hình ảnh của nước CHXHCNVN do đảng CSVN thâu tóm lãnh đạo bằng điều 4 HP vẫn đẹp xinh? (Cũng xin các ông phân biệt rạch ròi giữa hình ảnh của bộ máy nhà nước CHXHCNVN trong đó không có tam quyền phân lập - đảng cộng sản "làm chủ" toàn bộ với đất nước Việt Nam).
Là những người có bằng cấp cao, có kiến thức, chỉ cần với sự ngay thẳng và cương trực các ông chỉ cần viết:
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khỏe yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập là một hành động vô nhân đạo".
Nếu có một chút can đảm để có được sự khách quan các ông có thể viết thêm:
"Việc bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập là vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân và những quyền con người căn bản được Hiến pháp nước CHXHCNVN bảo vệ và được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia."
Tuy nhiên, các ông đã không viết như vậy vì các ông là "trí thức". Các ông đã "chọn" trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Lập, SAU KHI khi dư luận phản ứng mạnh mẽ và rộng rãi, để lên tiếng khẩn thiết đề nghị trong khi các ông im lặng như tờ việc bắt giữ, giam cầm những người như nhà văn Phạm Viết Đào, nhà báo Trương Duy Nhất, blogger Basam, blogger Hồng Lê Thọ; đó là những người tương đối còn chân trong chân ngoài với chế độ, chứ chưa nói đến những người như Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu... mà các ông tránh xa như tránh hủi.
Hãy xứng đáng với những con người can đảm bằng thái độ tranh đấu can đảm. Hoặc cứ tiếp tục yên lặng trong tháp ngà với bảng hiệu trí thức, giáo sư được lộng kiếng. Đừng khẩn thiết đề nghị theo kiểu xin cho để phải lách, phải léo, phải thòng thêm cho nó lành những câu cú tô hồng hệ thống pháp luật rừng rú và phi nhân mà chính nó đã dẫn đến việc các ông phải viết thư kính gửi những tên đầu sỏ đang lộng hành và đứng trên đầu cái hệ thống "nhân đạo" ấy. Bọ Lập chưa thấy được thả chỉ thấy có 3 ông giáo sư gián tiếp ca tụng bản chất nhân đạo của nền pháp lý cộng sản!
Hãy hành xử như một người dân bình thường hoặc tầm thường đi nữa nhưng có chính tâm. Các ông đi đầu trong danh tiếng lẫn danh vọng nhưng chưa bao giờ tiên phong tranh đấu chống lại bất công và phi pháp. Các ông chỉ xếp hàng lấp ló theo sau, nhìn trước ngó sau, cẩn thận trong việc xin cho để cho thiên hạ biết rằng giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Đàm Thanh Sơn, giáo sư Vũ Hà Văn cũng lên tiếng... xin cho Bọ Lập.
Cộng sản có thả Bọ Lập hay không là do sự tranh đấu của chúng ta, của sức ép dư luận trong và ngoài nước, hay vì những thay đổi trong bàn cờ đấu đá nội bộ của những thành phần bám Tàu hoặc thoát Tàu, hoặc thương thảo đổi chác với Tây phương... Bọ Lập không đời nào có được tự do bởi vì 3 tên Trần Đại Quang, Nguyễn Hòa Bình, Trương Hoa Bình muốn phản ánh đúng tính nhân đạo vốn không bao giờ có, muốn giữ hình ảnh tốt đẹp của nhà nước CHXHCNVN (khác với đất nước Việt Nam) như 3 ông Châu, Sơn, Văn khẩn thiết đề nghị.
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Mon Dec 22, 2014 11:30 pm
Sự chọn lựa nào cho giáo sư Ngô Bảo Châu
Khương Tử Dân
Từ đầu năm rồng, tính theo Nhật bản, giới trí thức VN trong nước đã khởi xướng phong trào tranh luận sôi nổi về chức hàm trí thức, vai trò trí thức dưới chế độ VGCS Hà nội. Sự tranh luận này trên thực tế có thể do ba nhóm trí thức gạo cội đã qui tụ dưới màu cờ máu, và được đảng VGCS chỉ đạo, các quan thái thú Trọng Lú, Ba Dũng, Tư Sang… quản lý. Nhưng trên thực tế, đảng là trên hết, còn nhà nước, quốc hội, công an, quân đội chỉ là bọn bù nhìn, tay sai khuyển mã, chồn cáo. Ba nhóm trí thức XHCN gạo cội được đại diện bởi g.s Chu Hảo, gs. Nguyễn Huệ Chi, và gs. Ngô Bảo Châu. Nhóm trí thức Ngô Bảo Châu vừa mới được thái thú Nguỹên Tấn Dũng dàn dựng ra để làm lực đối khác với hai nhóm trí thức cột trụ của đảng từ xưa đến giờ.
Dĩ nhiên Ngô Bảo Châu đã phải trả cái giá khá đắt với chức hàm giám đốc, hai cái biệt thư hạng sang, một cho gia đình và một cho viện toán cao giá, và một số kinh phí kết xù 650 tỉ đồng để tiêu xài, không có kiểm toán.
Kịch bản toán học cao cấp đang bắt đầu khi Ngô Bảo Châu phát biểu theo phường chèo trí thức XHCN:
“… trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
Diễn viên Ngô Bảo Châu, ngay trong kịch mở màn đã phát biểu có vẻ kỳ thị giới tính, trọng nam, khinh nữ. Ngô Bảo Châu chỉ để cập tới vai trò ”nam” trí thức. Ngô Bảo Châu viết: ”giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”, nhưng NBC lại bỏ qua “các chị ta, bà ta”, là một điều không thể tha thứ được. Trong và ngoài nước không thiếu gì các nhà khoa học nữ, ở bất cứ thời đại nào. Điển hình như bà Aung San Suu Kyi, không những chỉ là môt nhà trí thức, mà còn là một nhà đấu tranh được cả thế giới kính phục. Ngô Bảo Châu cũng đã quên đến bà H. Clinton, bà Margaret Thatcher, bà Angela Merkel… là những nhà trí thức chinh trị gia lừng danh. Lời phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu, làm cho nhiều người có ý nghĩa là Ngô Bảo Châu có đạo hồi giáo, xem phái yếu, đàn bà chỉ là công cụ hộ lý, sinh sản không được xã hội biết tới. Cái bản chất, cội rễ cộng sản Hà nội vẫn tồn tại trong con người đã mang truryền thống, giáo điều, lý thuyết, cơ chế cộng sáng của chế độ Việt cộng, gần như không thể gội rữa, tẫy sạch.
Điểm thứ hai Ngô Bảo Châu cho rằng trí thức là những người lao động trí óc. Như vậy còn những người vừa lao động trí óc vừa lao động chân tay thì sao? Thí dụ như các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu, có nhiều ca giải phẫu nhiều tiếng đồng hồ, họ phải tận dụng cả tay chân và trí óc. Những chiên viên, tiến sĩ công học, nông nghiệp làm việc tại các cơ sở thực nghiệm, tại các công trường, nông trường, tại các pilot Plant….. họ phải sử dụng cả trí óc, tay chân, đêm ngày, kể cả cuối tuần. Ngoài ra, còn các các kỹ sư, khoa học gia về địa chất, về khảo cổ học, về ngư nghiệp, nông học, hải dương học… họ là những trí thức tài giỏi, làm việc phối họp chặc chẽ trí óc và tay chân, nhiều khi cả đời họ chẳng sản xuất được một sản phẩm nào cả, nhưng những dữ kiện nghiên cứu của họ rất có giá trị. Điều khác biệt với quan niệm của Ngô Bảo Châu vì họ là những người rất hay phản biện để tranh luận, tìm ra chân lý.
Điểm thứ ba, Ngô Bảo Châu xác định về quan điểm của ông ta là:
“giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
Quan niệm này thật quá mù mờ đối với các bác sĩ chuyên khoa về giải phẫu, nhiều khi họ chẳng những đã không làm ra sản phẩm nào có giá trị, mà còn làm chết người, không phải do cố ý, mà do bịnh nhân kiệt sức không đủ sực chịu đựng hay hồi phục. Thế các ông/bà /cô bác sĩ ấy có được gọi là trí thức hay không. Nếu theo quan niệm của Ngô Bảo Châu chắc là không. Gia sư Ngô Bảo Châu chưa thông hiểu hết vấn đề xã hội, khoa học công nghiệp và từ ngữ trí thức. Ngô Bảo Châu chỉ hiểu theo cảm tính, không có tính thuyết phục được nhiều người.
Điểm thứ tư Ngô Bảo Châu khẳng định là giá trị của người trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” Nếu nói như Ngô Bảo Châu, thì người trí thức có giá trị là những người chi biết ăn, ngủ, làm tình và sản xuất ra sản phẩm có giá trị, không cần phải quan tâm, tiếp cận đến diễn biến xã hội. Hay có thể diễn dịch khác đi, là trí thức có giá trị theo quan niệm của Ngô Bảo Châu là chỉ biết trùm chăn, bịt tai, nhắm mắt lo sản xuất, không cần biết gì tới căn hộ cao cấp, biệt thư sang trọng để nghĩ mát, và kinh phí kết xù 650 tỉ đồng từ đâu mà có. Nếu một trí thức mà có đời sống là chỉ biết ăn ngủ, làm tình thì có khác gì con vật bốn chân. Ngô Bảo Châu đã nhắm mắt, ngậm thẻ, ngậm tiền nên không biết gì đến thực trạng đất nước, thực trạng xã hội trước bờ vực thẩm. Hãy chờ xem giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ làm ra được sản phẩm có giá trị gì, có tương xứng với ngân khoảng 650 tỉ, và với nhân số trí thức hàng đầu của đảng VGCS Hà nội.
Chưa hết, nhà toán học Ngô Bảo Châu còn nhấn mạnh thêm là: ”Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”.
Nhưng sau đó, nhà toán học Ngô Bảo Châu, nói rõ hơn, làm cho đọc giả choáng váng, nghiêng ngả, khập khễnh như có hơi men, Ngô Bảo Châu, phát biểu như người say rượu:
”Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.”
Từ xưa đến nay chưa nghe ai nói tới việc phản biện xã hội lại được phong hàm trí thức. Quan niệm, tư duy này thật quá mới mẻ, có thể chỉ có trong các nước CS hay XHCN. Giáo sư Nguỹên Huệ Chi nhận định là gs. Ngô Bảo Châu đã mâu thuẩn, vì câu sau đá câu trước, ý tưởng loạn xị, loạn xà ngầu như người đã quá chén. Ngôn ngữ của nhà toán học không theo một phương trình nào cả, toàn là những ẩn số. Dù nhận xét nào, sự nhận định của Ngô Bảo Châu vẫn thiếu tính lý luận khoa học vững chắc, thiếu đồng bộ, thiếu nhất trí, thiếu quan hệ cấu trúc hóa học để có thể làm cầu nối cho đọc giả hiểu thế nào là trí thức, thế nào là phản biện. Ngô Bảo Châu chẳng đã mâu thuẩn như gs. Nguỹên Huệ Chi đã cảnh cáo, mà còn mập mờ, thiếu dứt khoát trong vai trò phản biện của người trí thức trong xã hội. Nói cách khác, nhà toán học Ngô Bảo Châu, chưa thông suốt vể ngôn ngữ, tiếng Hán Việt nên còn loanh quanh hai từ ngữ trí thức. Do đó Ngô Bảo Châu có quan niệm rất mơ hồ về giá trị trí thức và vai trò trí thức trong xã hội trước mọi hoàn cảnh.
Có thể giáo sư Ngô Bảo Châu đã quên đi thơ văn Việt Nam, nhất là thơ của những kẻ sĩ thời trước như Nguỹên Công Trứ, Nguỹên Trãi… Thử đọc lại một vài đoạn thơ của Nguyên Công Trứ trong bài Kẻ Sĩ, Ngô Bảo Châu sẽ hiểu biết rõ hơn vị trí, vai trò của kẻ sĩ, trí thức như thế nào.
“Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. Có giang sơn thì sĩ đã có tên, Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí”
“Trong lang miếu, ra tài lương đống, Ngoài biên thùy rạch mũi can tương. Làm sao cho bách thế lưu phương, Trước là sĩ sau là khanh tướng.”
“Kinh luân khởi tâm thượng, Binh giáp tàng hung trung. Vũ trụ chi gian giai phận sự, Nam nhi đáo thử thị hào hùng.”
Nếu nhà toán học Ngô Bảo Châu hiều từ ngữ “trí thức” theo phương thức chiết tự, có thể tự nó sẽ giải quyết tất cả, không còn mơ hồ nữa, nhất là với não bộ của một nhà toán học giải Fields. Tiếng Việt như chúng ta biết, sử dụng chữ Hán Việt rất nhiều, một số từ gốc Pháp ngữ. Điều này không thể tránh được, vì văn hóa, và ngôn ngữ Việt nam, ảnh hưởng Trung hoa, và Tây học. Mà trên thực tế, các ngôn ngữ Anh, Mỹ, Pháp, Nhật… đều chịu ảnh hưởng một phần nào đó ảnh hưởng ngôn ngữ ngoại quốc. Các nhà ngôn ngữ học đa số đều dựa vào chữ gốc, để giải thích.
Từ ngữ trí thức, bắt đầu từ chữ “tri” có nghĩa là biết, nhưng có thể chưa hiểu rõ lắm, chưa biết nhiều lắm. Thí dụ đơn giản như là cát có thể nói ai cũng biết cả. Nhưng rất ít người biết về nguồn gốc của cát, công dụng của cát như thế nào. Người có sự hiểu biết căn bản sẽ chỉ biết là công dụng của cát chỉ để sử dụng để xây cất, làm hồ, bêtong cốt sắt, cốt tre dưới thời cơ chế tham nhũng, rút ruột các dự án xây dựng, kiến trúc… Người có trình độ cao hơn một chút thì sẽ biết khá hơn là cát có thể sản xuất đồ gốm, có thể làm thủy tinh, ly cốc. Người có trình độ cao hơn một chút nữa sẽ nghĩ là cát có thể sản xuất được các loại kính lúp, viễn vọng kính, ống kính máy ảnh, gạch thủy tinh, dược phẩm, mỹ phẩm, y học, sợi thủy tinh… Người có trình độ cao hơn nữa, họ có thể biết qua nghiên cứu của họ là cát có thể tạo ra các vật liệu hóa họp composite có thể chịu đựng ở nhiệt độ trên 3000 oF và ̀có thể sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho đời sống văn minh, công nghiệp xã hội con người, cho khoa học không gian, cho kỹ nghệ xe auto, phi thuyền không gian, áo chống đạn… Nói cách khác sự hiểu biết của con người từ thấp đến cao được định nghĩa, giải thích qua ngôn ngữ là từ “tri” đến “trí”.
Hai chữ “tri” và “trí” chỉ khác nhau có mỗi dấu sắc, nhưng kiến thức, và sự hiểu biết quá khác biệt xa vời, theo từng trình độ học thức, nghiên cứu ở các đại học qua các trình độ cao học, master, hay tiến sĩ doctorate. Kiến thức căn bản đó, đòi hỏi con người phải đến trường học hỏi, phản biện và nghiên cứu trong phạm vi của họ. Trong ngôn ngữ Hán chữ “Tri” nằm trên chữ ‘nhật” biến thành chữ “trí”, thuộc bộ nhật. “Nhật” có nghĩa là ngày, mặt trời, cũng có nghĩa là ánh sáng được chiếu sáng vào những người có trí tuệ. Ánh sáng đã khai thông cho tâm hồn được có sự hiểu biết nhiều hơn, khôn hơn, thấu triệt, sâu sắc hơn. Mặt trời còn có ý nghĩa về nhiệt năng, sức sống, sinh khí, sự sáng, sự thẳng thắn, sự minh bạch, sự công bằng, sự quang minh chính đại. Trong khi đó chữ “tri” thuộc bộ”thỉ” có khi còn gọi là “sí”, có nghĩa là phân, là cứt. Có thể từ cách chơi chữ này mà Mao Trạch Đông đã gọi trí thức XHCN là “tri thức”, hay “sí thức” XHCN không bằng cục phân là trong ý nghĩa chữ Hán này mà ra.
Chữ thức hiểu theo nghĩa chiết tự chữ Hán thì lại phức tạp hơn. Vì chữ thức thuộc bộ ngôn, có nghĩa là ngôn ngữ, lời nói tự mình phát biểu, nói ra, lại có thêm chử lập, chữ sĩ trên cùng. Như vậy chữ “thức” có nghĩa là người có hiểu biết, có học, có nghiên cứu, có kiến thức và là người phải biết ăn nói, viết lách, biết phát biểu, biết lập luận. Nói tóm lại những người có học, có nghiên cứu, có hiểu biết cao, sâu rộng bắt buộc phải biết lý luận, biết phát biểu, biết phản biện. Nói cách khác phản biện là bản chất tự nhiên của người trí thức, không thể không có trong mọi trường họp. Chữ Hán theo cách viết và hiểu của người Tầu và người Nhật đã được viết để biểu tượng cho mọi hành động bằng nét ve, hình họa. Một thí dụ đơn giản như trong câu thơ của thi sĩ Hồ xuân Hương về người con gái chửa hoang: “Phận liễu sao đà nảy nét ngang.” Chữ liễu, biểu tượng cho người con gái yếu đuối, có gạch ngang, mang bầu, biến thành chữ tử, là đứa con đang mang trong bụng.
Nếu theo quan niệm cổ, người trí thức, được hiểu như là kẻ sĩ thời xưa, là những người có giáo dục, có tầm hiểu biết sâu sắc. Đã là người có học, có giáo dục, tức phải có những đức tính căn bản về nhân nghĩa, trí dũng, khí khái, thành thật, thẳng thắn, trung hậu và nhất là biết giữ chữ tín, liêm sĩ, lễ nghĩa, biết xấu hổ, vinh nhục. Tất cả những đặc tính, yếu tố này của người “trí thức” đã được biểu tượng trong những nét, bộ, chữ viết nhỏ phụ thuộc đã được kết nối trong hai chữ “trí thức”. Người Á Châu, như người Nhật, Tầu, Việt nam đã có câu: Sĩ khả sát, bất khả nhục. Đã là trí thức mà phải chịu nhục, ăn bẩn, lòn trôn, liếm giầy là quá ô nhục, quá hèn nhát. Nhiều kẻ sĩ ở Nhật, Nam Hàn đã tự sát là để bảo trọng danh dự của kẻ sĩ. Một cựu tổng thống Nam Hàn đã tự sát vì biết vợ đã dính líu đến một vụ tham nhũng. Một kẻ sĩ thời xưa với một trí thức thời đại hiện tại, đều phải có những đức tín căn bản đã tạo cho họ để hướng dẫn, lãnh đạo khi đất nước, dân tộc cần tới. Dĩ nhiên là thời đại nào cũng có một thiểu số kẻ sĩ, trí thức xu thời, nịnh hót, liếm giầy, ăn bẩn, lòn trôn để được làm gia nô, bưng bô cho cơ chế VGCS Hà nội. Họ đã bị xã hội sỉ nhục, khinh bỉ. Các quan trí thức vịt kìu, vịt trời ếch riêu chắc không bao giờ nghĩ tới điều đó, nên đã dở trò hề đi bằng hai đầu gối, góp ý cải cách toàn diện để phát triển. Họ đúng là những tri thức, hay sí thức như Mao Trạch Đông đã đề cập tới với sự đồng tình của Pác Pó dâm tặc họ Hồ.
Kẻ sĩ thời đại của Nguỹên Công Trứ, hay Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu gần đây nhất đã tỏ ra rất khí khái, hiên ngang, có đủ dũng cảm để đấu tranh, vì dân vì nước, đương đầu với giặc khi có chiến tranh. Còn kẻ sĩ thời đại XHCN thì gian manh xảo huyệt, lưu manh, gian trá, côn đồ, hèn nhát, chỉ biết lòn trôn, liếm giầy, ăn bẩn. Không những chỉ có bọn tri thức XHCN lớn lên dưới chế độ VGCS Hà nội, mà ngay đến bọn trí thức khoa bảng vịt kìu, vịt trời, ếch riêu hải ngoại đầu phục cơ chế VGCS Hà nội cũng bị ảnh hưởng sống theo phong cách của tri thức XHCH. Họ sống không khác gì loài súc sinh, côn đồ đĩ điểm, chỉ biết lừa bịp, lường gạt, ăn cắp, ăn cướp để kiếm nhiều tiền, mua danh, bán chức, để có nhiều bổng lộc, món ăn béo bở, dịch vụ nhà đất, xuất nhập cảng du sinh, công nhân làm nô lệ. Nhất là bọn trí thức thiên tả, thổ tả vịt trời, ếch riêu beheito gia nô, bưng bô cho chế độ VGCS Hà nội, còn tồi tệ dơ bẩn, xú uế hơn nhiều.
Người trí thức không thể trùm chăn, ngậm đũa đi âm thầm trong đêm tối. Dựa trên tư duy, lập luận của người trí thức mà công luận sẽ đánh giá người trí thức. Từ sự đánh giá đó, mà có nhiều người đã phản biện, đánh giá về giá trị của mgười trí thức như giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã phát biểu về hành động cẩu thả của đảng để bao che cho những sự việc, trò hề bất chính, như việc TT. Nguỹên Tấn Dũng áp đặt, gông cùm, ngục tù ts. Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Giáo sư Ngô bảo Châu đã phát biểu: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.” Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã phản biện về tư duy, sự lựa chọn của người trí thức đứng ở vị trí lề phải, hay lề trái. Ngô Bảo Châu phát biểu là: “đi theo lề phải hay lề trái đều là sự chọn lựa của con con cừu, không phải là sự chọn lựa của con người có tự do.” Nhưng giáo sư Ngô Bảo Châu sau cùng đã chọn đứng ở vị trị lề phải, theo vết chân của con cừu, nơi có hai căn hộ sang trọng đáng giá hàng triệu mỹ kim, và kinh phí 33 triệu mỹ kim tha hồ tiêu xài trong mười năm, không có kiểm soát kế toán, không cần biết chi cho mục đích gì. Người dân trong và ngoài nước đã đánh giá về sự phản biện, sự chọn lựa của giáo sư Ngô Bảo Châu qua cách thức mà nhà toán học giải Fields đã xác tín khẳng định. Giáo sư Nguỹên Huệ Chi cũng đã có nhận định, tuy có tránh né sử dụng từ ngữ xác tính, nhưng hai từ ngữ “mẩu thuẩn” để biểu tượng cho giáo sư Ngô Bảo Châu, tưởng cũng đã đủ để cho Ngô Bảo Châu biết thế nào là vinh nhục khi đứng theo lề phải, ngậm tăm im lặng là vàng, là bốn tốt. Nhưng có thể nói điều dơ bẩn nhất và tồi tệ nhất là Ngô Bảo Châu đã im lặng, cười ruồi để cho tên Nguỹên Thiện Nhân sơ đùi, sờ vế giữa thanh thiên bạch nhật là quá tệ hại cho cả hai giáo sư đồng phái, có tiếng tâm trong đảng và nhà nước XHCN. May mắn là giáo sư Ngô Bảo Châu không có đôi chân dài, trường túc như Cao Kỳ Duyên, để có thể quyến rũ nhiều tên phó thái thú khác.
Sự chọn lựa của con người, thông thường đem lại hạnh phúc, vui sướng cho cuộc đời nếu sự chọn lựa đúng, không có sai lầm. Sự chọn lựa của nhà toán học Ngô Bảo Châu, thường thường chỉ dựa trên những con số. Điều này rất thực tế, không thể bàn luận, vì chẳng những chỉ có lợi ích cho cá nhân Ngô Bảo Châu, mà còn cho vợ con, bố mẹ, dòng họ, anh em. Nhưng điều đáng ghi nhận là sự chọn lựa này lại hoàn toàn nghịch lý, đảo ngược, mâu thuẩn với những gì giáo sư Ngô Bảo Châu đã phản biện là: “đi theo lệ phải, hay lề trái không phải là sự chọn lựa của con người có tự do, mà là sự chọn lứa của con cừu.” Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã đánh đổi tự do cho sự chọn lựa đứng trong lề phải. Có thể nói sự chọn lựa của Ngô Bảo Châu đã đánh đổi với cái giá “on sale” quá rẻ nếu so với cộng đồng người Việt tỵ nạn VGCS Hà nội, họ đã đánh đổi tự do bằng sinh mạng, bằng sự sống để vượt biển đông đầy gió bảo, hiểm nguy đến sinh mạng, trinh tiết. Sự đánh cuộc của cộng đồng người Việt đi tìm tự do hoàn toàn giao cho số mệnh, cho đức tin ở Thượng Đế, để tìm tự do trong con đường chết. Nhưng họ đã quyết tâm, thà chết vinh hơn sống nhục. Sự chọn lựa của cộng đồng người Việt tỵ nạn VGCS Hà nội hoàn toàn nghịch lý, trái ngược với sự chọn lựa của nhà toán học Ngô Bảo Châu, trước và sau 37 năm. Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng những đã mâu thuẩn trong sự phản biện về vai trò trí thức, mà còn mâu thuẩn trong lời nói, phát biểu tư duy về môi trường tự do tuyệt đối phải có cho các nhà khoa học, nghiên cứu. Còn lâu, các khoa học gia, toán học gia ở thiên đàng mù VGCS mới có môi trường tự do tuyệt đối để nghiên cứu, làm việc cho khoa học. Ngô Bảo Châu đã bỏ quên trường họp của tiến sĩ Nguỹên Mạnh Tường, và ts. Luật sư Cù Huy Hà Vũ đang ở trong ngục tù nhỏ, và bao nhiêu trí thức Việt nam đang sống trong ngục tù lớn, ngục tù khổng lồ có công an, quân đội làm vòng kẽm gai bao quanh. Ngô Bảo Châu đã quên là mỗi gia đình người dân trong nước VGCS Hà nội là một ngục tù nhỏ.
Qua video của cuộc phỏng vấn của cơ quan truyền thông với hai giáo sư Chu Hảo và Ngô Bảo Châu, không ai có thể nghĩ là giáo sư Ngô Bảo Châu có tự do tuyệt đối trong mục đích nghiên cứu, tổ chức viện toán học, và sử dụng kinh phí 650 tỉ đồng. Quỹ kinh phí 650 tỉ do nhà nước ban cho tuy nói là tự do tiêu xài, nhưng thực tế không phải vậy, mặc dù đó không phải chỉ là tiền thuế của dân, mà còn là tiền vay mượn, tiền nợ, tiền đánh cướp, cắt xéng qua các tập đoàn kinh tế, kinh doanh, tiền viện trợ, tiền ăn cắp không rõ ràng, thiếu quang minh chính đại… Làm việc cho tập đoàn tham nhũng ăn cắp, đánh cướp, dĩ nhiên là không bao giờ có sổ sách quang minh chính đại, có kiểm soát, audit công cộng bên ngoài công ty. Chắc giáo sư Ngô Bảo Châu đã ý thức rõ điều đó.
Ngô Bảo Châu đã đánh đổi tự do tuyệt đối đòi hỏi cho môi trường nghiên cứu khoa học với cái giá ”on sale” quá rẻ, nếu nói theo ngôn ngữ Việt cộng Hà nội là giá bèo, không khác gì “chị em tay ga” trên các đường phố, dành cho cò vạt ăn đêm. Giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh sống ở Chicago, đi đi về về CSVN thường xuyên, chắc chắn phải biết rõ về cơ chế VGCS Hà nội, về thực trạng dân oan bị đảng đánh cướp tự do có công an, quân đội tham dự để bảo vệ. Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã biết rõ những sự việc bất chính, hối lộ, bôi trơn của Tầu cộng dành cho Nguỹên Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh để Tầu có được dự án độc quyền bauxite Tây Nguyên. Các nhà thầu Tầu cộng, còn được ưu tiên trúng thầu nhiều công trình xây dựng các đập thủy điện, nhiệt điện cho chế độ VGCS Hà nội và hàng ngàn dự án khác. Điều này đã bó tay, buộc chân đảng VGCS Hà nội với đảng CS độc tài bành trướng Tầu cộng Bắc Kinh. Đảng VGCS xem chừng không có phương cách nào cởi bỏ dây thòng lòng của Tàu cộng Bắc Kinh đã đặt vào cổ.
Bên cạnh sự chọn lựa của đảng, sự chọn lưạ của giáo sư Ngô Bảo Châu quả thật đã quá sáng suốt hay quá đen tối cho một nhà toán học thông minh khôn ngoan? Nhưng điều mọi người đã nhận thức rõ là sự chọn lựa của Ngô Bảo Châu để đứng cùng lề phải với đảng và nhà nước là hoàn toàn mâu thuẩn, nghịch lý với những gì Ngô Bảo Châu đã phát biểu. Điều đó đồng nghĩa với chính sách, và việc làm của đảng và nhà nước VGCS Hà nội là nói một đường, làm một nẻo.
Khương Tử Dân
ledung Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Wed Feb 25, 2015 4:29 pm
Tư duy của đàn vịt
Lê Diễn Ðức - Thứ Tư, ngày 25 tháng 2 năm 2015
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn Cho nên quân nó dễ làm quan”
Hai câu thơ mà Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu viết đã gần một thế kỷ vào cái thời nước Việt Nam còn dưới thời thực dân Pháp đô hộ, vẫn đúng nguyên vẹn ngày hôm nay, dưới thời thực dân đỏ Cộng Sản.
Tôi không cho rằng hàng ngàn người đổ ra đường, tỏ lòng tiếc thương tiễn biệt Tướng Giáp là biểu hiện giả tạo và có sự vận động nào đấy từ phía nhà cầm quyền.
Tôi cũng tin rằng, người dân thành phố Ðà Nẵng xếp hàng dài viếng Nguyễn Bá Thanh bằng tình cảm thật.
Cũng giống như tôi đã khóc thật khi nghe tin ông Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.
Suốt mấy chục năm qua, dưới ách cai trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), con người trong xã hội Việt Nam được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để chỉ còn biết suy nghĩ và hành động theo cái cách mà ÐCSVN muốn.
Từ khi vào lớp mẫu giáo đã được dạy bài ca “Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ,” dù những đứa bé ngây thơ chẳng biết “bác Hồ” là ai. Lớn lên một chút thì được nói về sự nghiệp của đảng, bác qua hai cuộc kháng chiến, có công lao đánh đuổi phong kiến, thực dân, cướp chính quyền, xây dựng và phát triển đất nước. Bóng của bác và đảng bao trùm lên đời sống hàng ngày.
Người ta bao biện cho bộ máy cầm quyền tham nhũng bằng ngụy biện rằng, không nơi nào trên thế giới mà không có tham nhũng, trong khi họ cố tình bỏ qua một điều cơ bản rằng, trong xã hội dân chủ, có rất nhiều định chế để ngăn chặn tham nhũng, mà trước hết là Quốc Hội đa đảng được dân chúng lựa chọn qua bầu cử tự do, ngành tư pháp độc lập và tự do báo chí... Tham nhũng là tội phạm và pháp luật minh bạch của nền dân chủ không bỏ qua bất kỳ ai. Trong khi ở Việt Nam, chỉ cần làm được việc gì đó mà ăn hối lộ ít đi một tí thì có thể trở thành “anh hùng.” Ông Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ.
Trong bài “Xã hội đèn dầu,” nhà văn Ðào Hiếu, viết: “Xã hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại.”
“Chúng ta đang có hai nước Việt Nam: một Nước Việt Khốn Khổ, bị rút ruột, bị đục khoét, bị bán tài nguyên, bán máu, bán phẩm giá, bị xâu xé, cướp bóc tả tơi và nợ như Chúa Chổm. Và một Nước Việt ảo đang được vẽ vời bằng những lời nói dối, nịnh bợ, cơ hội, lừa mị... của đủ mọi thành phần, từ cán bộ lãnh đạo cho tới học sinh mẫu giáo.”
“Hãy tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con kêu: ‘cạc cạc!’ rồi con thứ hai cũng kêu ‘cạc, cạc,’ con thứ ba, thứ tư, con thứ mười đều kêu ‘cạc, cạc.’ Rồi tất cả đồng loạt kêu ‘cạc cạc’... Ta sẽ thấy rất buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc. Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo... vừa đi vừa kêu ‘cạc cạc’ như thế thì sẽ ra sao? Ðó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy đàn.” [1]
Những “con vịt” là hình ảnh biểu hiện rõ rệt nhất đối với những người có mặt trong đám tang Tướng Võ Nguyên Giáp hay ông Nguyễn Bá Thanh. Họ thực sự đáng thương và tội nghiệp hơn là đáng trách. Họ đã bị chính sách “gia súc hóa” làm cho ngu tối, tình cảm phát ra một cách tự nhiên vô thức. Bộ não của họ đã mất khả năng phân tích, nhìn nhận đúng sai trước một sự kiện.
Bộ máy công an trị cộng với lối giáo dục tuyên truyền của chế độ Cộng Sản đã đạt mức siêu đẳng trong việc nuôi trồng con người theo ý đồ của mình. ÐCSVN dường như thành công hơn cả những gì mà George Orwell mô tả trong cuốn “Trại Súc Vật.”
Trong năm 2012, xảy ra một sự việc đối với dân oan Hà Thị Nhung. Bà Nhung bị chết do bị công an xô đẩy, bạo hành ở vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Làm chứng cho vụ chết oan này là bà Nguyễn Thị Cúc, một người có cùng cảnh ngộ, đi khiếu nại cùng với bà Nhung. Bà Cúc “có 24 năm và 5 tháng công tác, có huân chương kháng chiến hạng ba, còn bị tai nạn 81%.” Bà được xem là một lão thành cách mạng với nhiều năm phục vụ, nhưng bị mất nhà và phải đi ăn xin để kiếm sống. Thế nhưng, trả lời BBC Việt ngữ bà Cúc nói rằng bà “vẫn tin vào đường lối của đảng” và kiên trì đi khiếu nại! [2]
Một trường hợp khác, ông Phàng Sao Vàng, 79 tuổi, quê ở Sơn La, từng tham gia chiến dịch Ðiện Biên Phủ năm 1954. Ðược tin Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông đã đi xe máy hằng trăm cây số để về Hà Nội viếng. Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao Vàng” mặc bộ quân phục sờn màu, huân chương đeo đầy ngực, đứng trang nghiêm theo đúng tác phong quân đội, được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức...) đăng tải và được “Ngoisao.net” bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên Facebook” (ngày 7 tháng 10, 2013).
Ông Phàng Sao Vàng không hiểu rằng, chính Tướng Giáp đã góp phần quan trọng tạo nên cái chế độ bất nhân, dối trá, khiến ông từ một người có công với cách mạng trở thành dân oan. Ông đã khiếu nại nhiều nơi nhưng “24 năm nay chưa được bồi thường” và cuối cùng ông phải vật vã giương khẩu hiệu đòi công lý ở công viên, vỉa hè thủ đô.
Người ta ngây ngô nghĩ rằng, lý tưởng mà vì nó họ đi theo ÐCDVN trong hai cuộc kháng chiến là đúng đắn, nhưng chỉ bây giờ ÐCSVN mới bị thoái hóa, biến chất. Sự thật không như thế, những người Cộng Sản đã lừa gạt dân chúng nghèo đói bằng những mục đích tốt đẹp của chủ nghĩa cộng sản không tưởng để thực hiện mục đích giành quyền lực. Bản chất bất nhân, độc ác của họ thời nào cũng có, nhưng bị giấu kín hoặc được che đậy khéo léo mà thôi. Khi nắm quyền lực trong tay các quan chức cộng sản đua nhau thao túng xã hội và lộ nguyên hình.
ÐCSVN, “đội tiên phong của giai cấp công nhân” giờ đây không thuộc giai cấp vô sản nữa, mà là một giai cấp “hữu sản” mới, giàu có với tiền bạc ở ngân hàng, những biệt thự tráng lệ, nguy nga trên những khu đất vàng, có cuộc sống xa hoa, vương giả.
Trong đội ngũ hàng trăm ngàn nếu không nói là hàng triệu dân oan trên khắp ba miền, phản ứng trước thất vọng bằng việc nổ súng chống lại như Ðoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, Ðặng Ngọc Viết ở Thái Bình hoặc tự thiêu như bà Ðinh Thị Kim Liêng ở Bạc Liêu, chỉ là những hiện tượng đơn lẻ. Tư tưởng của bà Nguyễn Thị Cúc dường như ngự trị trong đa số. Họ đi khiếu nại nhưng “vẫn tin tưởng” vào đường lối của cái băng đảng đã lừa gạt họ, đã tước đoạt bất công tài sản của họ.
Ngu tối về tư duy khiến con người trở nên thụ động, cam chịu và tính phản kháng bị triệt tiêu.
Ông Hà Văn Thịnh, một giáo sư sử học của Ðại Học Huế đã viết: “Sự bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp nô lệ đến 1.117 năm (179 TCN-938 SCN) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng dài lâu mọi tủi nhục, xót xa. Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta tha hồ tung tác bởi biết rõ sự ‘phi thường’ của sự nhẫn nhục của hàng triệu con người!” [3]
Trên tờ nguyệt san “Scientific American” trong một bài viết về cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập đầu năm 2011 có dẫn lời của Leon Tolstoy. Ðặt câu hỏi làm thế nào 30 ngàn lính Anh lại có thể “chinh phục” được 200 triệu người Ấn Ðộ, Tolstoy trả lời rằng “Không phải người Anh đã bắt dân Ấn Ðộ làm nô lệ - Chính người Ấn đã tự mình làm nô lệ.”
Bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay cũng tương đồng. Cách ứng xử và thái độ chấp nhận “sống chung với lũ” của đám đông là nguyên nhân của sự tồn tại và kéo dài của chế độ Cộng Sản.
Người ta nói rằng, dân nào thì chính phủ đó, trong thế giới của đàn cừu sẽ ngự trị luật lệ của bầy sói. Muốn thay đổi đất nước thì trước hết phải thay đổi cái đầu của dân chúng. Ðiều này phải mất rất nhiều thời gian.
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Sun Jun 28, 2015 1:24 pm
Giới trí thức nhốt trong lồng
Từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, và Lê Công Định.Từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, và Lê Công Định.
Trần Phan 26.06.2015
Một Trải Nghiệm Hơn 30 Năm Trước
“Người lao động trí óc mà không liên hệ với lao động chân tay thì chỉ mới là trí thức một nửa. Còn người lao động chân tay mà văn hoá kém, không biết lao động trí óc thì cũng là người không hoàn toàn, cũng chỉ được một nửa. Vì vậy, chẳng những người lao động trí óc và người lao động chân tay phải đoàn kết với nhau, mà mỗi người lao động trí óc muốn là người hoàn toàn phải có lao động chân tay và người lao động chân tay muốn là người lao động hoàn toàn phải vừa biết lao động trí óc, vừa phải biết lao động chân tay. Người trí thức phải biết làm lao động chân tay. Người công nhân, nông dân phải có trình độ văn hoá” (1).
Thưa các nhà trí thức, các anh chị nghĩ sao nếu chúng ta ngồi trong hội trường và nghe những lời rao giảng, chỉ dạy như trên?
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm, bị cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước' theo điều 258 bộ luật hình sự.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm, bị cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước' theo điều 258 bộ luật hình sự.Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm, bị cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước' theo điều 258 bộ luật hình sự.
Tôi đã trải nghiệm cảnh đó rồi, lúc đó tôi còn làm việc cho một cơ quan nhà nước trong nước. Vào một dịp lễ kỉ niệm nào đó hơn 30 năm trước, Hội Trí Thức Yêu Nước Tp HCM tổ chức “sinh hoạt chính trị” với chủ đề “Vai Trò Của Giới Trí Thức Trong Liên Minh Công Nông”. Buổi họp có mặt các giáo sư nổi tiếng Nguyễn Chung Tú (Vật Lý), Nguyễn Vĩnh Niên (Dược), Lý Chánh Trung (Triết)… Báo cáo viên từ Ban Tuyên Huấn Thành Ủy. Ông đọc đoạn văn trên của chủ tịch Hồ Chí Minh và phát triển các ý chính, ý phụ dài lê thê. Sau đó ông đi vào phần nhà trí thức cần được lãnh đạo bởi đảng của giai cấp công nhân, đảng Cộng Sản Việt Nam, thì mới phát huy được vai trò tích cực của mình, mới có ích cho đất nước. Ông lại trích Hồ Chí Minh: “Đảng và Chính phủ phải giúp bằng cách giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng, quan điểm đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tác phong dân chủ” (2)
Thực tình, tôi có cảm giác đang nghe một người nói lạc đề. Hội Trí thức yêu nước Tp HCM gom một số người mà Ban Tuyên huấn nghĩ là các nhà trí thức, rồi cử một cán bộ tuyên huấn cao cấp lên lớp, giảng giải như giảng cho những công dân sắp tới tuổi bước vào đời!
Nhìn cái cách mà chính quyền Việt Nam đối xử với giới trí thức, người ta cảm nhận rằng cách mà họ hiểu giới trí thức là gì, bao gồm ai khác với nhiều người hiểu. Tôi thấy hình như họ nghĩ bất kì ai có một chuyên môn nào đó, một bằng cấp nào đó đều là người trí thức. Cách nghĩ đó khiến tôi có cảm giác họ có khuynh hướng đánh đồng người công chức làm việc trí óc với người trí thức. Thực ra hai khái niệm đó khác nhau. Chính sự lẫn lộn giới công chức làm việc trí óc với giới trí thức, đồng thời cộng vào đó là chính thể độc đảng và toàn trị đã khiến giới trí thức bị lãnh đạo và quản lí thật chặt chẽ, tới mức bị chỉ việc, bị sai khiến!
Người Trí Thức Trong Xã Hội
TS luật Cù Huy Hà Vũ
Nhà trí thức là người có những kiến thức rộng và sâu trên nhiều mặt, từ các sự kiện, qui luật trong thế giới tự nhiên tới các sự kiện và qui luật trong xã hội con người. Những kiến thức đó đồng qui làm cho nhà trí thức có tầm nhìn xa, đưa ra những dự báo chính xác cho tương lai, gợi mở những hướng đi mới, cũng như góp ý, phản biện sâu sắc những kế hoạch, chính sách của nhà cầm quyền hay của một chính đảng… Kiến thức rộng và chắc của người trí thức khiến các hoạt động, tư tưởng của họ thường có tính đột phá, xuyên ra “bên ngoài cái hộp” của các suy nghĩ, các quan niệm thông thường, các định kiến sai lầm…
Một tính chất nổi bật khác của nhà trí thức là sự tham gia tích cực và chủ động để đóng góp vào sự phát triển xã hội. Sự đóng góp này có mục tiêu là phát triển xã hội, phát triển đất nước chứ không nhằm biện minh hay minh họa cho một chính quyền, một đảng phái, một khuynh hướng chính trị-xã hội riêng nào. Bởi vì người trí thức chân chính tìm được nguồn vui và sự thõa mãn vô tận trong các công việc có tính tri thức cao và mang lợi ích cho công đồng.
Do đó, đóng góp của giới trí thức có tính khách quan, tính khoa học, tính cống hiến, và từ đó, là tấm bảng chỉ đường quí báu cho dân tộc.
Ngoài ra, hoạt động của giới trí thức, thông qua kiến thức được chia sẻ, thảo luận… sẽ nâng tầm tri thức của toàn thể xã hội. Dân chúng được trang bị tri thức là nắm trong tay phương tiện mạnh nhất để xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ nền tự chủ của dân tộc, nền độc lập của tổ quốc trong thanh bình.
Do tính khách quan và không xu phụ quyền thế, giới trí thức thường ít được nhà cầm quyền yêu mến. Tuy nhiên, nhà cầm quyền nào biết giá trị các đóng góp của giới trí thức sẽ biết cách dùng tấm bảng chỉ đường giới trí thức đề ra, và sẽ cùng dân tộc đi lên con đường phát triển.
Hiện Nay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam Đối Xử Với Giới Trí Thức Ra Sao?
Trần Huỳnh Duy Thức là người đồng sáng lập Nhóm nghiên cứu Chấn tập trung nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam và là đồng tác giả của tập sách Con đường Việt Nam
Ba mươi mấy năm sau trải nghiệm cá nhân kể trên, 40 năm sau ngày “Giải Phóng Miền Nam”, tôi nhận thấy rằng trên thực tế, càng cách xa năm 1975, nhà cầm quyền càng siết chặt hơn cách quản lí giới trí thức.
Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) là tổ chức tư nhân đầu tiên và duy nhất của Việt Nam xây dựng theo mô hình think-tank của Việt Nam, được thành lập bởi các nhà trí thức lớn của Việt Nam nhằm quan sát, nghiên cứu và đưa ra các nhận định, đề xuất về tình hình, đường lối, chính sách chính trị-kinh tế-xã hội một cách tương đối “độc lập” với chính quyền. Bất chấp lòng nhiệt thành hoạt động của các thành viên, IDS đã phải tự đóng cửa năm 2009 do chính sách cấm đoán các phản biện xã hội của chính quyền. Các nhà báo ngày càng bị cấm đưa tin, dù là các tin tức đầy tính “sự thật”. Các nhà báo đưa tin tham nhũng, tài sản “khủng” của quan chức cao cấp, bị truy tố, bị bỏ tù. Các phân tích, kiến nghị… về quyền căn bản của con người, về chủ quyền quốc gia… bị cấm đoán và người có liên quan bị chính quyền đàn áp nghiệt ngã bởi các biện pháp gian dối mang tính xã hội đen… Những thí dụ về điều này đầy rẫy: Từ Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu… 20-30 năm trước, cho tới Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Trần Huỳnh Duy Thức, Anh Ba Sàm, Bọ Lập…gần đây và hiện nay.
Trên đất nước Việt Nam, người trí thức không có quyền tự do lập hội, lập đảng. Chỉ có Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp), tổ chức chính trị-xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo và nuôi dưỡng, là nơi được nhà cầm quyền chỉ định là “ngôi nhà chung của đội ngũ trí thức” Việt Nam. Hãy nhớ, đảng CSVN là đảng độc tài và duy nhất của Việt Nam, nắm quyền lãnh đạo toàn diện Việt Nam.
Ngày 03/6/2015 mới đây, tại Hà Nội, Liên Hiệp tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, với sự tham dự của 3 ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, phát biểu chỉ đạo, yêu cầu Liên Hiệp quán triệt và thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị của đảng CSVN, tăng cường sự lãnh đạo của đảng CSVN đối với Liên Hiệp. Báo cáo hoạt động 5 năm qua của của Liên Hiệp và nhiệm vụ 5 năm tới cho thấy các hoạt động chủ yếu của Liên Hiệp là thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Bộ Chính trị đảng CSVN (3).
Những quan sát trên cho thấy rõ ràng, từ ý đồ của chính quyền cho tới thực tế ngoài xã hội, chính quyền ngày càng siết chặt quản lí giới trí thức. Chính quyền Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam đặt để. Như vậy, hơn cả chính quyền, chính thể độc đảng và toàn trị của Việt Nam đã đối lập và đối đầu với giới trí thức thật sự.
Như đã nói ở trên, người trí thức có 2 đặc tính chính: a) kiến thức rộng về tự nhiên, xã hội, có tầm nhìn xa, đúng đắn, và b) tinh thần và thái độ dấn thân một cách khách quan, trung thực vì sự phát triển xã hội.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Hai đặc tính đó chỉ được phát triển mạnh mẽ trong các điều kiện của một xã hội tự do khai phóng. Xã hội tự do dân chủ phát triển giới trí thức, và hoạt động của giới trí thức hoàn thiện xã hội tự do. Ngoài ra, cũng cần một chính quyền có đủ tầm tri thức để biết giá trị của giới trí thức, và đủ tấm lòng trong sáng với vận mệnh dân tộc để khuyến khích các hoạt động của giới trí thức. Chỉ một xã hội tự do dân chủ mới có điều kiện tuyển chọn một chính quyền như vậy.
Xã hội nhất nguyên, độc nguyên ràng buộc tri thức con người trong một cái lồng tư tưởng chắc chắn sẽ kìm hãm các hoạt động của giới trí thức. Giới trí thức bị nhốt trong lồng thì không còn là giới trí thức nữa. Càng tệ hại hơn khi cái lồng đó được tạo thành bởi “chủ nghĩa Cộng sản, tư tưởng Mác-Lê”, những thứ mà đại đa số các quốc gia, dân tộc, sau khi thử nghiệm đã vứt bỏ. Xã hội độc đảng toàn trị chắc chắn không cho phép giới trí thức thể hiện đặc tính “tinh thần và thái độ dấn thân một cách khách quan, trung thực vì sự phát triển xã hội”, bởi vì điều đó, từ bản chất, đối lập hoàn toàn với chính thể độc đảng.
Kết Luận
Nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Chính thể Việt Nam, chỉ tính từ năm 1975 cho tới nay, ngày càng đối lập và đối đầu căng thẳng hơn với giới trí thức. Con đường đảng CSVN muốn ép dân tộc đi theo là con đường ngược chiều với tri thức nhân loại tiến bộ, văn minh. Xin điểm một số hướng đi chính của đảng CSVN:
1) Tiến lên và xây dựng chủ nghĩa xã hội;
2) Củng cố chính thể độc tài, độc đảng, toàn trị: đảng lãnh đạo toàn diện, dân chúng không có các quyền tự do căn bản quyền như quyền tự do ứng và bầu cử, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…;
3) Liên kết với các nước Cộng sản (thực ra là độc tài kiểu Cộng sản) ít ỏi còn sót lại và đối nghịch hay giữ khoảng cách với Mỹ và phương Tây, những nước giàu mạnh văn minh nhất thế giới.
Hậu quả là:
1) Đất nước ngày càng thua kém lân bang, thua cả những nước mà vài mươi năm trước cùng trình độ phát triển với Việt Nam; 2) Xã hội không ổn định trong bất công và hận thù, phong hóa suy đồi, giá trị sống thấp kém và đảo lộn; 3) Việt Nam ngày càng yếu ớt, ươn hèn và lệ thuộc vào Trung Quốc đang từng ngày xâm lấn thêm lãnh thổ cha ông, giết hại dân chúng Việt Nam…
Chừng nào giới trí thức mới giành được quyền tự do hoạt động trên nước Việt Nam?
Chừng nào các nghiên cứu, đề xuất, giải pháp... của giới trí thức về các đề tài lớn liên quan tới vận mệnh dân tộc mới được tự do công bố để dân chúng công khai thảo luận và chọn lựa?
Chừng nào nước Việt Nam mới bước lên con đường phát triển văn minh và bền vững trên nền tảng tri thức?
Tác giả tin rằng chỉ cần một bước nữa thôi! Một bước mạnh dạn và quyết tâm về phía dân chủ hóa đất nước để tri thức hóa dân tộc.
Chỉ cần một bước đó thôi là cứu vãn được 40 năm phát triển đã bị mất!
Thời cuộc thế giới và khu vực đang bày ra thời cơ thuận lợi. Việt Nam ơi, có cố gắng được hay không?
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Hồ Chí Minh Toàn Tập, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2002, tập 8, tr.395. 2) Hồ Chí Minh Toàn Tập, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2002, tập 8, tr.216. 3) VOV. VN – Phát Biểu Của Tổng Bí Thư Tại Đại Hội Liên Hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.
Trần Phan từng làm việc tại Việt Nam, châu Âu và châu Mỹ. Trước đây làm việc nhiều năm tại Procter & Gamble (Mỹ), Hoffman La Roche (Thụy Sĩ) ở vị trí quản lý. Hiện đã nghỉ làm việc cho các công ty đó.
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Mon Aug 17, 2015 1:18 am
Ông Ngô Bảo Châu có... "thần kinh" không vậy!?
Danlambao - Trong buổi "giao lưu" với 500 sinh viên do Tỉnh đoàn cộng sản tổ chức vào ngày 15-08-2015 tại Trường Đại học Quy Nhơn, ông Ngô Bảo Châu tuyên bố con đường đúng đắn và thiết thực nhất trong công cuộc gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay là nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học, mở rộng tri thức.
Chẳng khác gì, ông khuyên các em học sinh: Tàu khựa nó chiếm biển Đông, nó đem giàn khoan vào thềm lục địa VN, nó xem biển Đông như ao nhà của nó, để rồi đánh, bắt, đâm đắm tàu đồng bào ngư dân Việt Nam... thì các em vẫn cứ tập trung học tập, chuyện quân xâm lược hãy... bỏ qua một bên!?
Ông Châu cho rằng "muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nghiên cứu về lịch sử, địa lý, luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế cũng là điều cần thiết. Khi chúng đã đã có đủ tri thức, đất nước vững mạnh thì sẽ không có quốc gia nào dám xâm phạm lãnh thổ." (*)
Là một nhà toán học, logic đầy mình, mà ông lại "bị" quên một điều logic: Tàu cộng có chờ đến khi "chúng ta có đủ tri thức, đất nước vững mạnh" rồi chúng nó mới xâm lược đâu! Bắc Kinh xâm lược đã từ lâu, từ nhiều năm nay và vẫn còn tiếp diễn.
Hơn nữa, liệu những công dân Việt Nam "có đủ tri thức" trong tương lai như ông mong mỏi sẽ là những con người can đảm, yêu nước, biết đau nỗi đau mất nước, biết nhục nỗi nhục mất nước nếu ngày hôm nay họ nghe lời ông, trùm mền, an nhiên tự tại chỉ tập trung vào chuyện học, nghiên cứu, mặc cho ngư dân bị hiếp đáp, bắt giết, mặc cho lãnh hải, lãnh thổ mất dần vào tay giặc?
Ông Châu khuyên các bạn trẻ sinh viên rằng: "muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nghiên cứu về lịch sử, địa lý, luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế cũng là điều cần thiết."
Lời khuyên này áp dụng rất tốt cho các trí ngủ. Xuyên suốt lịch sử Việt Nam và của cả thế giới, chưa bao giờ có chuyện một quốc gia có thể bảo vệ chủ quyền của mình chỉ bằng việc nghiên cứu sử-địa-luật. Bên cạnh đó:
- nghiên cứu lịch sử bị bóp méo và có nhiều điều láo khoét do các sử nô cộng sản viết ra có giúp được gì trong công cuộc bảo vệ chủ quyền!?
- hiểu rõ luật pháp Việt Nam vốn là luật rừng, một nền luật pháp vốn chỉ là công cụ của hệ thống chính trị độc tài - không có tam quyền phân lập - một nền luật pháp với những điều như 258 để tuỳ tiện bắt về đồn công an bất cứ công dân nào mặc áo HS-TS-VN... thì giúp được gì cho việc bảo vệ từng tất đất của cha ông!?
Nghe lời ông Ngô Bảo Châu, đến lúc tri thức VN cao bằng đầu gối: hiểu được luật pháp cộng sản, lịch sử cộng sản... thì có lẽ Việt Nam đã trở thành một tỉnh lỵ của Tàu!
Học tập, nâng cao kiến thức, nghiên cứu khoa học... trong thời đại văn minh này là chuyện đương nhiên. Mỗi sáng trên địa cầu này, khi ánh thái dương vừa ló dạng thì hàng tỉ học sinh, sinh viên đã rời khỏi nhà, đến trường thực hiện chuyện đó. Điều cần nói, cần khuyên - nhất là trong tình trạng đất nước lâm nguy vì hiểm hoạ bành trướng Bắc Kinh - là bên cạnh chuyện đương nhiên đó, tuổi trẻ Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc.
Nếu không khuyên được học sinh, sinh viên những điều mà khi nói ra, người ban lời khuyên cũng cần có chút lòng can đảm và tự trọng, thì có lẽ ông Ngô Bảo Châu chỉ nên tập trung vào chuyện ông giỏi nhất: phương trình toán học 1 + 1 = 2.
Thưa ngài tiến sĩ Bảo Châu. Đồng bào đang khổ như trâu kia kìa. "Đảng ta" đàn áp lia chia. Giặc Tầu khủng bố ngư dân đêm ngày. Đừng bày khuyên bảo thày lay!!
Avatar Lê Cửu Long • một giờ trước
Tên Châu này hèn ngay từ thời học sinh. Nhìn những tấm ảnh khi Châu khoảng 15, 16 tuổi đứng vòng tay, khúm núm trước thằng thiến heo Đỗ Mười, tôi đã phát ói (rất tiếc, tôi không lưu những ảnh này, nên không post để làm bằng chứng).
Vài ngày trước đây, Châu chửi bọn chóp bu cs là "khốn nạn, hoặc thần kinh", có 1 số người (từ T/giả bài chủ đến còm sĩ) khen Châu rối rít. Tôi chỉ biết thở dài, lắc đầu... và không viết bình luận (nếu tôi viết thì chắc chắn là "nộ khí xung thiên", chứ không thể nào theo kiểu "Dĩ hòa, vi quý".
Châu cũng là 1 trong các đứa cs khốn nạn, khi Châu nhận 1 biệt thự ở HN và 2 nhà nghỉ mát ở Tuần Châu (do 3X tặng, từ tiền thuế của Dân) và 1 ngân sách hằng năm 600 tỷ (chứ không phải 600 triệu như 1 vài người đã viết) cho Viện Toán học cao cấp (mà 3X không cần biết cái Viện này có làm được việc gì hay không?). Sau khi "ngậm" những món quà béo bở này, Châu tuyên bố đóng trang blog của mình.
Như thế, Châu thuộc dạng quá cha thằng khốn nạn.
4khuong • một giờ trước Bổ đề = bể đồ. Đụng đâu bể đó! Làm thân chó chỉ ngó đàn cừu, chớ nói hưu nói vượn, người mà không biết ngượng đếch phải là người.
Trần Thị Hải Ý • 2 giờ trước
Vè về Giáo sư Bể đồ Ngô Bảo Châu:
"Châu ơi ta bảo Châu này, Châu về ruộng toán, Châu cày cho ta. Bổ đề Châu đã chuyên gia Nhưng bao bài toán chưa ra, Châu à! Chứ đừng gần bỏ, tham xa, Kẻo khi chẳng có cỏ mà Châu ăn." (Tùng Nguyễn trên FB Caca Trần Nhật Quang https://www.facebook.com/quang... )
Đừng có đùa chứ, đảng và nhà nước cũng đã đúc tượng cho Châu rồi thấy hông, chỉ thua tượng Bác thiếu cái chùm lông, ý lộn chùm râu thôi, bộ tưởng bở sao? Không dùng để tuyên truyền không lẽ để nấu nước lèo hay sao!?
.
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Fri Jun 10, 2016 11:42 am
Đỗ Mười và nhà Toán học Ngô Bảo Châu
Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản Hà Nội, khi tiếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với thành tích học tập xuất sắc, thể hiện rõ thái độ căm thù những người có học và học giỏi. Theo quan điểm của ông thì chính cách mạng mới nâng cao con người chớ không gì khác hơn hết cả. Quan điểm này phát xuất từ bản thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng.
Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Duy Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài Gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Duy Cống vài tuổi, cùng làng nên quen biết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang). Cụ Tiên chỉ là thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miễn phí dành cho trẻ trong làng. Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên chức và những nhà có tiền trong làng. Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít lâu.
Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư. Vốn đã được bổ làm giáo học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm.
Dư được đề nghị lãnh dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên truyền cho Việt Minh nữa.
Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời: trước là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm vui ngoài sự ước mong của bà.
Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ.
Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học. Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong những giờ giấc nhất định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ.
Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy thầy Thông, thầy Phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ. Do đó, thay vì dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho chúng. Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay trong làng.
Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt. Trí nó linh động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư.
Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưỡng giấc mơ đi làm cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống. Bà chọn được một người con gái trong làng, báo tin mừng cho con. Nghe qua, Cống chẳng vui và cũng chẳng buồn. Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh. Nhưng chưa đi được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ. Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ. Nhơn đi tìm heo mua đem về làm thịt, Cống lãnh luôn thiến heo. Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm thịt cho mẹ bán. Lúc nào không có heo, Cống đi lãnh sửa ống khóa và cửa nhà cho người trong làng. Giá cả do Cống đề nghị. Nhưng sau này, khi thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao động bị tư bản, cường hào bốc lột!
Một hôm, vợ Cống hớt hải để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến: - U ơi! thầy thông Ký chết rồi! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm... Lợn thì đêm qua không mổ.
Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng. Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười.
Nguyễn thị Cỏ May
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Fri Dec 08, 2017 5:46 pm
Trí thức bất lương, đào tận gốc trốc tận rễ
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu trên cõi đời này có một loại người gọi là trí thức cần phải “đào tận gốc trốc tận rễ” như lời “Bác” hô hào trước đây 87 năm, thì đó chính là bọn trí thức bất lương, thành quả đào tạo “cháu ngoan của bác”, như “tiến sĩ” Bùi Hiền, “tiến sĩ” Đoàn Hương.
Mấy mươi năm trước, “nhờ ơn Bác” ra đi tìm đường cứu nước, rước về cái “Xô Viết” lạ hoắc xúi đồng hương Nghệ Tĩnh xuống đường hò hét “Trí Phú Địa Hào, Đào tận gốc trốc tân rễ”, làm nên cuộc Cắt Mạng long trời lở đất, biến toàn dân Miền Bắc thành khố rách áo ôm về vật chất lẫn tinh thần.
Những tưởng rằng, sau ngày Bắc Nam thống nhất, Cắt Mạng đưa giang sơn về một mối áo ôm khố rách; cả nước vĩnh viễn sạch bóng Trí Phú Địa Hào. Dè đâu, “tàn dư phản động” loại “tứ khoái” này lại mọc lên như nấm; mọc nhanh, mọc mạnh, mọc vững chắc hơn gấp bội, vang dội địa cầu mà không ai “có khả năng” đụng đến, vì trên hiến pháp còn có cương lĩnh đảng ngồi chò hỏ chồm hổm, giơ cao tay liềm tay búa để bảo vệ đến cùng “thành quả Cắt Mạng”...
Khác với Trí Phú Địa Hào thời thực dân phong kiến, Trí Phú Địa Hào thời đại hồ chí minh với đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm còn đảng còn mình “hoành tráng” hơn hàng vạn lần về “chất lượng” lẫn “số lượng”.
Bài này chỉ đề cập đến đám trí thức bất lương (bắt chước Tớ Sờ Đoàn Hương, “Một đám quần chúng không hiểu gì”).
Đám trí thức bất lương “định hướng XHCN” thì nhiều vô kể, có thể nói là “chạy đầy đường” trên báo đài nhà nước, chạy đầy đường thật sự, chứ không phải chạy như “TV ngoài ấy…” mà tiêu biểu là tờ sờ Bùi Hiền và tờ sờ Đoàn Hương.
Bất lương không phải ở chỗ “công trình 40 năm nghiên cứu” để đưa Tiếng Việt từ chỗ “Bác Hồ ôm chặt và hôn Chu Ân Lai” đến “Bác Hồ ôm cặt và hôn cu Ân Lai” của Bùi Hiền, hay ở chỗ nhảy ra bênh vực một kẻ phá hoại di sản văn hóa tổ tiên đang bị “đám quần chúng” 90 triệu dân Việt nguyền rủa của Đoàn Hương.
Bất lương ở chỗ hai “tiến sĩ” lên truyền hình nhà nước phản biện chống chế “đám quần chúng” cả nước đang thịnh nộ, bằng những lời lẽ gian dối.
“Tiến sĩ” Bùi Hiền thì nói, đại khái rằng những người phản bác “cải tiến Tiếq Việt” của ông ta hoàn toàn là những kẻ dấu mặt, không dám trực diện với ông,
Còn “tiến sĩ” Đoàn Hương, đúng là thầy nào trò nấy, khi bị “đám quần chúng” cả nước phẫn nộ về những lời nói hỗn xược của “tiến sĩ”, đã tự nhổ vào mặt mình khi cho rằng “họ cố tình xuyên tạc tôi” để chạy tội.
Đất nước đang có nhiều chuyện quan trọng đáng bàn hơn chuyện khùng khùng điên điên của thầy trò Bùi, Đoàn, nhưng những “đám “trí thức thiếu lương thiện như hai anh chị này, cần phải “đào tận gốc, trốc tận rễ” ngay, như lời "Bác" hô hào thời Xô Viết Nghệ Tịnh 1930, Việt Nam may ra mới khá được.
6/12/2017
Nguyễn Bá Chổi danlambaovn.blogspot.com
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập Fri Jul 05, 2019 5:06 pm
.
Thời đại nói láo toàn tập - Đỗ Duy Ngọc
Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?
Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “treo dê bán chó”, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử. Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.
Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp. Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi.
Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh. Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người. Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.
Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả. Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.
Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo. Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh. Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.
Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn. Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.
Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển… tất cả đều rặt láo. Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.
Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả. Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá, các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.
Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn. Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở cái xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ, cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở cái xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.
Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi-la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, cung điện, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ. Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.
Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại. Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.
Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp…… Còn biết bao chuyện láo không kể xiết. Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá.
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.
Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.
Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!
Ngày cuối tháng 10.2017 Đỗ Duy Ngọc .
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập