Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
VNCH chất ngắn quang nhac hoang sáng nguyet phải truyện luong Trung Saigon quan bich chuyen thuoc trong quốc linh quynh Nhung Chung không ngam Nguyen
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa

Go down 
Tác giảThông điệp
NDVinh
Khách viếng thăm




trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Empty
Bài gửiTiêu đề: Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa   trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeSat Jul 13, 2013 2:53 am

 Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa             
(tác giả : Nguyễn Duy Vinh, tập dùng những từ ngữ mới trong nước)


Anh thân thương và yêu quí nhất của đời em,


Từ ngày anh lên đường về lại Canađa, em cứ như người mất hồn. Không ngày nào là em không rà soát điện thư để tiếp cận những lời lẽ yêu thương của anh. Anh biết không, từ ngày gặp anh, đời sống em đã bắt đầu khởi sắc. Mặt mày tươi rói của em đã được hiển thị và các bạn em ở chỗ làm vẫn luôn trêu chọc em. Họ nói : con Vân dạo này chảnh lắm chúng mày ạ, từ ngày nó chộp được ông Việt kiều Canađa, mặt nó cứ vênh lên táo tợn. Riêng em, mặc dù em rất hưng phấn với những lời khen cũng như rất bức xúc với những lời trêu chọc của bạn bè, em cũng luôn tranh thủ để giữ tình bạn được lâu dài và em luôn cực kỳ bố ráp để lúc nào cũng vô tư, không bị mang tiếng, và nhất là không phụ lòng tin yêu của anh.


Anh ạ, từ khi hay tin anh cập nhật việc đăng ký để xin quản lý đời em, em hạnh phúc vô cùng. Ngày nào em cũng năng nổ lên bộ nội vụ để nắm bắt những tin tức mới nhất, theo dõi đơn đăng ký đoàn tụ của chúng mình mà em đã nộp phần đơn của em bên phía Việt Nam, như anh biết, thấm thoát đã hơn tháng nay. Anh đừng lo lắng quá mà đâm ra già đi anh nhé, vì ở đây em quán triệt được hết những sự cố và em luôn có những phong bì phóng ra đúng chỗ đúng lúc để đơn đăng ký của em không có vấn nạn và cũng là để các ngài trong bộ nội vụ xử lý đẹp đẽ chuyện đoàn tụ của hai chúng mình. Họ còn đảm bảo với em là đơn xin của em sẽ được phê duyệt nhanh chóng và họ còn thanh lý với em là đơn đó rất đầy đủ. Khi nào có giấy phép của bộ nội vụ em sẽ báo cáo cho anh biết ngay và em sẽ khẩn trương đăng ký xin hộ chiếu và sau đó xin thị thực, khi em có hộ chiếu, với đại sứ quán Canađa. Em có một con bạn thân bảo sẽ giúp em và sẽ giới thiệu em với một viên chức người Việt làm ở đại sứ quán Cana đa. Em chắc chắn với một hay hai phong bì theo thủ tục đầu tiên đi kèm với đơn đăng ký, đơn em sẽ được bảo quản nghiêm túc.


Mấy hôm nay trời Hà Nội mây nhiều và những cơn mưa lũ đầu mùa đã làm ngập lụt nhiều nơi ở Hà Nội. Ai nói Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa anh nhỉ.  Căn hộ của em ở với bố mẹ em may mắn không bị nước ngập. Có những căn hộ ở đầu phố rất hoành tráng đã bị nước lũ vào nhà. Ủy Ban Nhân Dân huyện đã cho người đến quét dọn vì nghe nói các căn hộ lộng lẫy đó là của các ngài trong Bộ Chính Trị Trung Ương.  Hôm nọ em có ngừng lại xem những dinh thự ấy và em quá ấn tượng. Em nghĩ ngày nào anh bán được căn hộ của anh ở Canađa, chúng mình chắc cũng sẽ mua được một dinh thự như thế anh ạ. Các anh cán bộ huyện đang hồ hởi làm việc ở đó cũng có lý giải với em về tình huống khẩn cấp khi nước lũ ngập cao,  gây rất nhiều sự cố và vấn nạn giao thông ở Hà Nội. Những cơn mưa đột xuất làm sáo trộn hẳn đời sống người dân. Em nghĩ anh ở Canađa chắc không có những cú sốc tương tợ. Lý do là vì nước lũ thì quá tải mà việc làm giải phóng mặt bằng của đội ngũ công nhân đã không được triển khai và thực thi kịp lúc. Các ngài viên chức chính phủ mồm thì lúc nào cũng đầy quy hoạch nhưng làm việc thì quy trình rất tệ, không có phương án nào đứng đắn cả anh ạ. Cũng may là theo dự báo thời tiết của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, những ngày tới sẽ bớt mưa nhưng sẽ có gió cấp 3 có thể đưa đến lũ quét và sạt lở đất, về đêm thì thỉnh thoảng có mưa rào và có dông anh ạ.  Ban ngày mùa này Hà Nội nóng lắm anh ạ. Đường xá xe cộ cứ bị ùn tắc luôn. Hiện tượng ùn tắc giao thông nội thị ở Hà Nội không phải bây giờ mới có anh ạ. Ngay từ thế kỷ trước, bố em kể lại là các điểm đen về ùn tắc giao thông đã được đánh dấu trên bản đồ giao thông thành phố như: ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Sở, ngã tư Vọng… Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng về giao thông của nước ta yếu kém, thứ hai là ý thức người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa tốt. Một nguyên nhân khác là quy hoạch giao thông nội thị chưa được quan tâm đúng mức, chính quyền địa phương thì lúc nào cũng lúng ta lúng túng trong việc phân luồng, phân tuyến. Em kể cho anh một ví dụ nhé : ví dụ như sự thay đổi chiều hoặc hướng đi liên tục tại các đường Lê Duẩn, khu vực quanh tượng đài Lênin... làm đảo lộn thói quen giao thông của người dân. Và ngay khi cho phép triển khai các công trình giao thông, cơ quan có thẩm quyền cũng không tính đến hậu quả của việc thay đổi luồng, tuyến giao thông. Một ví dụ nữa này anh : trong khi nút Ngã Tư Sở chưa hoàn tất, Hà Nội lại cho phép thi công hầm đường bộ tại ngã tư Kim Liên, làm giảm rất nhiều năng lực lưu thông qua hai ngã tư này. Vì thế, việc ùn tắc giao thông là điều tất yếu và ngày nào dân Hà Nội cũng phải sống qua cảnh này.  Đó là em quên chưa nói đến thói quen ghê gớm của dân Hà Nội :  các lỗi vi phạm như đi xe lấn tuyến, đi xe trên vỉa hè, là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông cục bộ, đã không bị xử phạt nghiêm khắc. Sự gia tăng số lượng xe máy nổ hai bánh và hiện tượng dân số tăng do lao động ngoại tỉnh đã làm trầm trọng thêm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của Hà Nội hiện nay. Em nghĩ không có phương án nào cứu chữa được anh ạ. 


Chỉ có Trời kíu (cứu), em nhại theo một câu thơ của Nguyễn Bính đấy.


Nếu em làm bộ trưởng bộ giao thông, em sẽ đề xuất rất nhiều giải pháp mà giải pháp ưu tiên phải là xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Và theo em,  cần nhất là kiểm tra và xử lý nghiêm những cán bộ,những  chiến sĩ công an thực hiện không đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc can thiệp trái pháp luật vào quá trình xử lý và nếu em có quyền em sẽ loại ngũ tất cả những đối tượng nhận tiền hối lộ khi thực hiện nhiệm vụ.
Đó là em chưa nói với anh về tình trạng cướp giật hiện nay ở Hà Nội. Những đối tượng cướp giật bị bắt giữ phần lớn là những thanh niên từ nông thôn vào thành phố kiếm sống. Tình trạng đô thị hóa và cưỡng chế đất đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đã khiến nhiều nông dân phải di cư ra các thành phố lớn như Hà Nội tìm việc làm. Thêm vào đó, bối cảnh kinh tế khủng hoảng, công nhân bị mất việc, rồi nào là lạm phát, giá cả tăng nên có rất nhiều thanh niên “bần cùng sinh đạo tặc”. Và anh biết không, một đặc điểm khác của các nhóm phạm tội cướp giật là những người có liên quan đến tệ nạn ma túy, cờ bạc. Nhiều người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng nhưng sức khỏe kém, không có trình độ tay nghề, không kiếm được việc làm nên họ quay trở lại với ma túy. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn vì họ đã không còn niềm tin vào cuộc sống, tâm lý bất cần và suy nghĩ “không còn gì để mất”. Một nhóm đối tượng khác “hành nghề” cướp giật là những kẻ bài bạc và những người đã từng có tiền án, tiền sự mãn hạn tù. Như vậy theo em pháp luật nước ta chưa đủ nghiêm, chưa đủ sức răn đe và còn lỏng lẻo khiến tệ nạn xã hội hoành hành. Đó là em chưa kể đến lối sống hưởng thụ của đối tượng và lối sống thực dụng, thờ ơ, thiếu niềm tin của cộng đồng dân cư đô thị khiến vấn nạn cướp giật có cơ hội lộng hành. Bọn trẻ ngày nay ngang nhiên lắm anh ạ, chúng nó ngang nhiên “tác nghiệp”, coi trời bằng vung. Trong khi đó các ngài có quyền có chức năng thì ngày càng giàu sụ anh ạ. Em nghĩ đến thân phận quê hương mình mà buồn ghê. Có lúc em chỉ muốn được đi thật nhanh và thoát ra khỏi cái xứ khốn khổ này. 
 
Thôi thư đã dài, em xin ngừng đây anh nhé và gửi đến anh yêu một ngàn nụ hôn nồng cháy, phản ánh tình yêu nồng nàn của em.


Em, Vân, yêu quí của đời anh chúc anh luôn vui vì nếu không vui cũng mất một ngày….  
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Empty
Bài gửiTiêu đề: Hà Nội trong mắt tôi - Đã bao giờ?   trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeMon Jul 15, 2013 6:30 pm

Bài của anh bạn cùng thời NT58, NDVinh, dùng từ ngữ mới trong nước - nghĩa là không được dễ thương - như anh đã nói trong thư.
Trưa nay "dạo Internet" đọc bài viết của 1 người Hà nội (không phải "Hà lội"!!) thấy hay nên post lên Forum chia sẻ cùng các bạn một chút hoài niệm... 



Hà Nội trong mắt tôi - Đã bao giờ?


(Thân yêu tặng Chíp và gia đình yêu quý của tôi)

Đã bao giờ bạn thấy một niềm vui nho nhỏ xâm chiếm trái tim mình rồi ở lại đó, bạn không biết nó đến từ đâu… chỉ biết rằng nó khiến bạn bắt đầu thấy thế giới xung quanh thật diệu kỳ. Bạn bắt đầu để ý đến những cánh bướm nhỏ lạc lối trong lòng thành phố, bạn bắt đầu băn khoăn không biết trên căn gác nhỏ kia, tiếng đàn của ai đang vút lên khao khát, thiết tha… và bạn tự hỏi, mình có như cánh bướm kia… đang muốn biết mình đi đâu ?

Đã bao giờ bạn thấy nhớ nhung một điều gì đó xa xôi khi đứng trước những gốc cây già gầy guộc, trước những phế tích của đền đài lăng miếu xưa, trước những ngôi chùa thâm nghiêm có màu xám đá, nâu trầm, khi ngước nhìn những nóc nhà thờ kiểu phương tây đang vươn lên trên nền trời mùa đông qua hàng ngàn cành cây trơ trụi lá dệt nên một tấm lưới ngầm chứa những dòng nhựa chảy sục sôi đang khát khao đợi xuân về? Bạn chỉ biết rằng đó là một nỗi nhớ, một nỗi nhớ không tên, không biết đến tự lúc nào… Và bạn để mặc cho nỗi nhớ ấy tự do sống trong bạn cũng như niềm vui nho nhỏ kia vậy… Một nốt nhạc ở một cung bậc khác đang gieo vào lòng bạn…

Nhưng nó cũng không được lâu khi nốt nhạc khác lại ồn ào chạy đến…

Đã bao giờ góc sôi động của thành phố này khiến bạn tò mò… 36 phố phường xưa như 36 nỗi niềm trăn trở của người dân bản xứ, nó như những mạch ngầm chảy hồn nhiên và rộn rã, những đêm hội của tấp nập, phồn hoa, của những cái mới mẻ và ồn ào. Ánh sáng luôn làm cho người ta cảm thấy cuộc sống này có ngày dài hơn đêm và vì vậy, phần tĩnh lặng của cuộc sống này chỉ là một góc rất nhỏ nhoi…


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Hanoi-VoAnNinh-2


Lách mình ra khỏi những ồn ào ấy, bạn ngước nhìn về những góc ngập trong màn đêm thành phố.

Đã bao giờ bạn thấy trong những góc tối ấy những ước mơ khao khát đang trỗi dậy mong muốn một sự đổi đời. Những thân phận bé nhỏ, những mảnh đời bình dị đang chìm trong một giấc ngủ, có cả mộng mị và khát vọng, một sự nghỉ ngơi quý giá cho một ngày lao động tiếp theo…

Bạn bước đi chầm chậm trong cái tĩnh lặng và hương thơm nồng của nước hồ…

Đúng vậy, nơi đây có một mùi hương rất đặc biệt, bạn không thể gọi chính xác nó là gì… Một chút nồng nàn của hoàng lan mỗi độ thu về - rất ngắn ngủi, nhưng nó để lại những dư vị trong lòng người như một nỗi nhớ, một chút ngọc lan trên con phố của những đôi bạn trẻ, một chút hoa sữa đắm đuối, ngọt ngào… Một chút mùi của những chiếc lá khô mải miết chạy dài theo tiếng gọi của số phận trên những con phố ngoằn nghoèo, hun hút…


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Hanoi-VoAnNinh-3


Vườn nhà ai đang he hé cánh hoa quỳnh tinh khiết, trắng ngần và hương thơm như dồn tất cả cho một lần nở… Người ta không thể may mắn được thấy nó vào ban ngày, những loài hoa nở ban đêm thầm lặng lại khiến người ta thêm yêu, thêm thương và thêm trân trọng… Và bạn thấy lòng mình tràn ngập một xúc cảm khó tả như thể sợ cái cảm giác một buổi sáng phát hiện bông quỳnh hôm qua đã nở một mình, có lẽ nó tủi thân lắm, vì vậy mà người dân nơi đây luôn dành cho nó những tình cảm kỳ lạ, một sự chào đón thanh tao nhưng đầy lòng yêu mến, biết ơn bởi loài hoa này mang lại cho ta một sự bình yên, thanh thản hiếm có trong tâm hồn…

Đã bao giờ bạn muốn đổi thay một điều gì đó? Những khát vọng và những tòa cao ốc của nơi này cùng nhau lớn lên. Mảnh đất này dường như đang chuyển mình thực sự… Có lẽ nó là mảnh đất cho bạn nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là có… Bạn thấy mình phải rảo bước nhanh hơn, tiết kiệm từng phút một để đạt được đến những đỉnh cao, và bạn thấy thế giới này có thật nhiều việc phải làm… Nhưng có đôi lúc bạn thấy mình trống trải, bạn thấy mình thiêu thiếu một cái gì đó…

Những dòng chữ Hán Nôm ngày xưa còn lại trên đất này, những đền đài lăng miếu và cả những tòa nhà kiến trúc cổ Pháp. Những ký tự ấy vốn chẳng có nghĩa gì nếu bạn không hiểu nó, nhưng nó thôi thúc bạn phải cố mà tìm, mà hiểu, mà đọc… bởi nó đang ở đây, đang hiện diện từng ngày trên mỗi con đường bạn đi về, trên mỗi nơi bạn đến… Để rồi bạn phát hiện ra cơ hội được đối thoại cùng quá khứ… bạn thấy mình đỡ trống trải hơn, đỡ thấy mình thiêu thiếu một cái gì đó. Đó là cội nguồn nằm ẩn trong những mạch chảy hối hả, và một khi nó đã trỗi dậy trong lòng thì rất khó để kìm nén lại… Bạn nhận ra dường như từ trước, mình đã chưa thật sự hiểu ông cha, và giờ đây, mỗi nếp nhà cổ, mỗi con phố trong số 36 con phố tượng trưng kia đều có một điều gì đó để bạn tìm kiếm, khám phá. Dù giờ đây phố Hàng Vải không còn bán vải, phố hàng Mành không còn bán Mành, nó vẫn như ẩn hiện đâu đây một dòng chảy nhỏ như một mạch nước ngầm trong vắt trong lòng bạn… Bạn sẽ hỏi người xưa điều gì đây?

trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Hanoi-VoAnNinh

Đã bao giờ bạn muốn vẽ nên một bức tranh về nơi này? Bạn sẽ dùng màu nào trong đó, màu nền nâu sồng của áo mẹ chỉ còn điểm xuyết, hay tím mờ của hồ Tây, một chút rêu phong cổ kính của những công trình kiến trúc xưa. Đó có thể là màu của gió đùa nhẹ trên cánh sen trắng tinh khiết đầu mùa hạ, màu gió đùa trên đôi má ửng hồng của những cô thiếu nữ trong tà áo dài, hay màu của những con gió xa ngái trên mái đầu “nước thời gian gội trắng phau phau”… Hãy đừng quên màu đỏ ối của đôi mắt mùa thu trên những chiếc lá bàng đầy nuối tiếc mà mỗi khi ngước nhìn nó, người ta thấy cả cái mạch chảy thời gian không thể cưỡng lại được. Và pha thêm một chút sắc vàng của những chiếc lá đang thanh thản buông mình xuống nhịp sóng hồ xanh thẳm. Xin hãy đừng quên màu bảng lảng của hoàng hôn chiều hồ Tây, màu của những làn sương khói. Hãy cẩn thận kẻo quên mất trong đó có cả màu lửa lập lòe của những tờ giấy vàng đang hóa dở tung bay, không ồn ã, nó chỉ nhẹ nhàng làm tiêu đi cái nỗi khổ ngàn đời của mẹ tôi, đốt đi cái tuyệt vọng và nhen lên những tia hy vọng mới trong lòng người mà thôi… Đừng quên…

Trong bức tranh ấy, bạn cũng đừng quên dáng bà tôi bên tràng hạt và cuốn kinh gió đang lật từng trang mà tràng hạt hình tròn không bao giờ có điểm kết thúc, miệng người lẩm nhẩm những lời cầu cho hai chữ “bình an”. Nhớ có cả dáng ông tôi đang chống gậy ngồi trầm ngâm bên hồ trong ánh chiều đang vỡ dần từng mảnh. Những gánh hàng hoa, gánh cháo của bác tôi hối hả tảo tần…

Trong bức tranh của bạn nghe như có tiếng chuông nhà thờ đổ từng hồi, lại có cả tiếng chuông chùa đâu vẳng đánh… Có màu nâu trầm của những mái chùa cổ kính và màu xám thâm uy của những nóc nhà thờ. Tôi băn khoăn tự hỏi, có phải bạn định nói rằng cũng sắc màu ấy, cũng tiếng chuông ấy dù khác nhau nhưng đều đang dội lại trong ta những khát vọng thanh bình, những mong muốn kiếm tìm sự thanh thản từ cõi lòng tôi và bạn.


Đã bao giờ bạn định dùng đến màu tinh khiết chưa? Và pha trộn thế nào nhỉ? Tôi cũng không biết nữa, có lẽ một chút xanh biếc của trời thu, một chút trong sáng của nắng thu và một chút tiếng cười, để làm gì ư? Bạn sẽ hỏi tôi như vậy, đơn giản thôi là để vẽ nên màu mắt của em tôi trong buổi sáng tinh khiết này.

trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa 2Q==

Kìa như có màu vàng đỏ và tiếng leng keng của những chiếc xích lô trong thành phố - một đám cưới hỏi của bạn tôi đang đi qua phố, hãy nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc kia lăn trên màu ửng hồng của đôi gò má cô dâu…

Bạn muốn làm bức tranh của mình ấm lên? Tại sao lại không có một bếp than hồng quạt ngô của người mẹ nào tảo tần trên phố. Bắp ngô dẻo thơm đang như vẫy gọi tôi đến gần…

Chuyện ẩm thực thật tốn nhiều giấy mực, vì vậy, trên bức tranh ấy, xin hãy nhớ cho tôi một chút màu xanh của lá hành, một chút hạt tiêu, một chút quế và húng lìu, một chút màu trắng của bánh phở, bức tranh ấy sẽ giữ chân bất cứ một người khách bộ hành nào - và nó gợi lên trong ta biết bao điều về cái thú ẩm thực của con người nơi đây.

Hãy để bức tranh của bạn thêm một chút ngây ngô của nét vẽ trên tờ giấy của chú bé con bên hồ trăn trở với tác phẩm lớn của mình…

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng chỉ thế thôi cũng đã đủ để ta sống với những giá trị mà ta không bao giờ muốn quên…

Kìa anh bạn đeo đàn ghi ta đi trên phố!

Đã bao giờ anh có ý định viết một bản nhạc về nơi này? Hãy cho giùm tôi một chút hồn tôi vào đó nhé! Và cả một chút hồn của những người bạn tôi ở nơi xa xôi cách đây nửa vòng trái đất đã quyết định gắn bó mãi mãi với nơi này. Bạn có thấy tiếng chuông ngân vang, tiếng xe cộ hối hả, tiếng những ước mơ thì thầm, bí mật trong những ngôi chùa cổ ven hồ, cả những tiếng người đi chợ sớm bên chợ hoa đầy sắc màu.

Bạn muốn dùng nốt nào để diễn tả tiếng lòng của người mới hạ cánh xuống sân bay và chờ ngày nhìn thấy những cánh đồng xanh mát chạy hai bên đường như giang rộng vòng tay đón anh ấy trở về?

Đã bao giờ bạn định hòa tấu bản nhạc này trong không gian của tiếng phố xá ồn ào náo nhiệt. Hãy nhớ cho vào đó giúp tôi một chút xào xạc của lá cây trên đường Trần Phú, một chút âm thanh leng keng của những chiếc xích lô, một chút thanh âm của bản giao hưởng trong nhà hát lớn, một chút tiếng cười của những em bé trong một trường mẫu giáo, một vài câu bông đùa của những em học sinh tan học về…

Hãy kể cho tôi nghe bạn đã đi những đâu trên trái đất này, nơi nào giữ tâm hồn bạn ở lại khi chân vẫn phải bước ra đi, nơi nào mà bất cứ một điều gì cũng gợi cho bạn những xúc cảm chân thành với chính mình? Hãy mang bức tranh và bản nhạc của trái tim tôi đến với những ai đang chờ ngày trở về nơi họ yêu quý. Và tôi biết chắc rằng ở một góc nhỏ nào trên đường phố nhỏ, nơi những ánh đèn bắt đầu sáng, nơi những khát vọng vẫn đang cựa quậy, nhú mầm, nơi tình yêu vẫn luôn hồng lên như chưa bao giờ nguội lạnh, vẫn có một chiếc xe chở hồn bạn trong làn sương mỏng nhẹ của mùa thu, trong bản nhạc chiều của thiên nhiên dịu ngọt:

“…lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai? Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi. Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ, trả lời cho tôi…”


Xuân 2007.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh
my.opera.com/minhndt/blog

trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Z
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Empty
Bài gửiTiêu đề: Hà Nội trong mắt tôi - Nguyễn Đình Đăng   trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitimeWed Jul 17, 2013 1:13 pm

Bài viết của một họa sĩ VN sống tại Nhật khi về Hà nội năm 2006.

Hà Nội trong mắt tôi

Nguyễn Đình Đăng

“Khi mê bùn chỉ là bùn,
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen.”
(Thơ Nguyễn Bảo Sinh)

Trong dịp về Hà Nội tháng 9 năm ngoái tôi hỏi hoạ sĩ Lê Huy Tiếp - chủ tịch hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam - về khả năng tổ chức một triển lãm tại Hà Nội nhằm giới thiệu một số hoạ sĩ Nhật Bản hiện nay. Theo chủ quan của tôi triển lãm này ít nhất sẽ có hai điều bổ ích: một là để các hoạ sĩ Việt Nam biết thêm về sáng tác của một số hoạ sĩ Nhật Bản hiện đại, hai là để một số hoạ sĩ Nhật tận mắt nhìn thấy và làm quen với các hoạ sĩ và hội hoạ Việt Nam. Sau 12 năm sống ở Nhật tôi thấy người Nhật nói chung và các hoạ sĩ Nhật nói riêng không mấy ai biết đến văn học nghệ thuật của Việt Nam. Các phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật đã dựng nên một bức tranh về một nước Việt Nam bị tàn phá bởi hai cuộc chiến tranh, nay đang phát triển kinh tế, là một điểm du lịch tốt cho du khách Nhật với nhiều đồ ăn ngon và rẻ, với các nữ tiếp viên xinh đẹp áo dài thướt tha… Vì thế nhiều hoạ sĩ Nhật đã thật sự ngạc nhiên khi biết Việt Nam có trường Mỹ thuật Đông Dương do hoạ sĩ Victor Tardieu sáng lập năm 1925, là tiền thân của Đại học Mỹ thuật Hà Nội ngày nay. Về phía các hoạ sĩ Việt Nam cũng vậy, hầu hết không được cập nhật thông tin một cách có hệ thống về hiện trạng hội hoạ Nhật Bản. Nói đến các hoạ sĩ Nhật Bản, các hoạ sĩ Việt Nam thường chỉ trích dẫn Hokusai, Hiroshige, hay Fujita. Như thế có khác gì nói hội hoạ Việt Nam chỉ có mấy vị như Lê Văn Miến, Nam Sơn hay Tô Ngọc Vân là đáng giá.

Sau khi được ông Tiếp cho biết thủ tục tổ chức triển lãm, quay về Tokyo, tôi gửi giấy mời các thành viên. Phần lớn họ là các hoạ sĩ và nhiếp ảnh gia mà tôi quen biết. Nhóm chúng tôi có 13 người: 8 hoạ sĩ và 5 nhiếp ảnh gia. Trừ một mình tôi là người Việt Nam, 12 người còn lại là người Nhật. Tại cuộc họp đầu tiên vào tháng 11 năm 2005 chúng tôi đã thống nhất tên gọi của triển lãm là “13 tầm nhìn từ Nhật Bản” để nhấn mạnh rằng mỗi người chúng tôi có một phong cách riêng. Ngoài ra chữ “từ” hàm ý rằng đó là những cách nhìn từ Nhật Bản nhưng không nhất thiết phải là của Nhật Bản, đơn giản là vì tôi không phải là người Nhật.

Một năm trời trao đổi email với Hội Mỹ thuật Việt Nam (MTVN) – nơi đứng ra tổ chức triển lãm – tôi rất cảm kích bởi thiện chí của Hội thông qua nhiệt tình và tính năng động của Chánh Văn phòng Hội, bà Mai Ngọc Oanh, một người bạn lâu năm của tôi, con gái của cố danh hoạ Mai Văn Hiến. Cho đến ngày hôm nay, tôi có thể khẳng định rằng nếu không có sự ủng hộ rất tích cực của các anh chị em Hội MTVN, nhà triển lãm 16 Ngô Quyền và Trung tâm Mỹ thuật Đương đại (TTMTĐĐ), triển lãm “13 tầm nhìn từ Nhật Bản” của chúng tôi khó có thể thành công.

Trong bài viết này tôi sẽ kể lại một số tình tiết “lý thú” mà tôi đã chứng kiến tại Hà Nội trong dịp diễn ra cuộc triển lãm nói trên.

1. Hải quan Việt Nam làm sai quy định của chính Tổng cục Hải quan

Mặc dù tôi đã cảnh báo các bạn Nhật, để tránh rắc rối với hải quan Việt Nam, nên mang tranh theo người khi sang Việt Nam chứ không nên gửi, bốn người vẫn gửi tranh sang Hà Nội bằng đường EMS (Express Mail Service) tức dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh. Họ nói rằng họ từng gửi tranh bằng EMS sang các nước khác rất nhanh và tiện. Tôi cũng đã từng gửi tranh sang châu Âu bằng cách này, chỉ mất có 4 ngày và giá cả chịu được. Nhưng Việt Nam không phải là châu Âu. Châu Âu có nền dân chủ lâu đời và xã hội hành xử theo luật pháp, còn “chùm khế” của tôi thì tôi đã từng biết mùi vị của nó. Thông thường hễ cứ dính đến hành chính quan liêu ở Việt Nam thì chùm khế bỗng hết vị ngọt ngào vốn có từ trong một bài hát nọ.

Ngày 26 tháng 10 năm 2006, sau 9 ngày, các thùng tranh gửi EMS đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Đáng lẽ EMS Hà Nội phải làm các thủ thục hải quan rồi giao hàng đến tận tay người nhận là Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, thì họ lại gửi fax đến Hội MTVN nói là muốn nhanh thì tự đi ra sân bay mà nhận vì nếu để họ làm thì sẽ lâu. Trong khi đó trang web của EMS Việt Nam viết rằng họ đảm bảo chuyển hàng từ người gửi đến tay người nhận trong vòng không quá 10 ngày. Lo lắng rằng nếu chờ đợi thì sẽ không kịp lắp khung cho các bức tranh, Hội MTVN đã cử người ra sân bay Nội Bài để nhận tranh. Đến nơi họ được hải quan Nội Bài thông báo phải nộp thuế bằng 15% giá trị hàng. Có thùng người gửi đề trị giá 5 ngàn yên Nhật (khoảng 42 đô-la Mỹ), nhưng hải quan lại nói là 5 ngàn đô-la Mỹ. Thậm chí những thùng tranh tác giả đã đề trị giá là zê-rô vẫn bị hải quan bắt phải có giá để áp thuế. Hội MTVN làm 2 công văn nói rõ là theo luật hải quan và quy định của tổng cục hải quan Việt Nam, hàng tạm nhập tái xuất để triển lãm thì không phải nộp thuế [1] , nhưng cán bộ hải quan Nội Bài vẫn không chịu. Họ còn viện vào một quy định mà họ nói là một ông thủ tướng (nay đã miễn nhiệm) ký để đòi thuế. Chúng tôi đã tra tất cả các quy định của hải quan Việt Nam từ năm 2005 phổ biến trên trang web của Tổng cục hải quan nhưng không hề tìm thấy một quyết định nào tương tự. Kết quả là, sau 2 lần đi sân bay, người của Hội MTVN vẫn tay trắng trở về. Thấy tình thế gay cấn, đe doạ khai mạc triển lãm, tôi buộc phải gọi điện từ Tokyo về Hà Nội để nhờ vả “các thế lực… thân thiện”. Tôi tự nhủ mình không làm điều gì đáng hổ thẹn, chỉ muốn mọi việc được thực hiện theo đúng luật, nếu như ở Việt Nam có những thứ thực sự được gọi là luật. Sau khi sự việc này được chúng tôi thông báo tới Cục giám quan của Tổng cục hải quan, đích thân Chánh Văn phòng Hội MTVN Mai Ngọc Oanh đã phải ra sân bay nhận tranh. Trong e-mail gửi tôi Oanh viết: “Lạ thật, cũng vẫn những giấy tờ ấy, cũng vẫn những con người ấy, nhưng mọi việc lần này diễn ra trót lọt, tất cả 7 lô tranh đã được đưa về Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền mà không phải nộp một xu nào!”. Như thế là sau 3 lần đi lại trên quãng đường 45 phút chạy xe hơi giữa Hà Nội và sân bay, cuối cùng Hội MTVN cũng đã nhận được tranh. Tôi cũng không thể tìm ra cách giải thích nào khác cho sự cố trên ngoài 3 lý do sau đây:

1. ở Việt Nam vẫn còn những người có quyền chỉ thích “hành” dân,
2. ở Việt Nam vẫn còn những người có quyền muốn “vòi tiền” của dân,
3. ở Việt Nam vẫn còn những người không sợ bất cứ luật lệ gì ngoài lệnh của thủ trưởng trực tiếp của họ.

2. Vietnam Airlines đổi mới


Ngoài những vụ tai tiếng gần đây về chuyện mua động cơ nọ cắm vào máy bay kia, cho con cháu các quan chức đi học sai chính sách, phi công “ngủ quên” khi cầm lái, hay ông tổng giám đốc mắng phóng viên một hãng thông tấn uy tín quốc tế là vô văn hoá và ra câu “tuyên ngôn” à la Descartes “Tôi không thích, vì tôi chưa thích” v.v., hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vốn thường bị hành khách kêu ca về thái độ phục vụ. Tôi cũng đã từng được chiêm ngưỡng vẻ mặt khinh khỉnh, nghe những câu nói trống không của các cô tiếp viên xinh đẹp của Vietnam Airlines trong những lần bay trước. Song lần này thì có khác. Phải công nhận Vietnam Airlines đã có một bước tiến rõ rệt trong thái độ phục vụ. Các cô tiếp viên ân cần chỉ bảo cho tôi cách mở bàn ăn, thay tai nghe bị hỏng, gọi tôi bằng chú, gọi vợ tôi bằng cô, xưng cháu. Khi phát hiện ra toàn bộ màn hình của hàng ghế chúng tôi ngồi bị trục trặc, không xem phim được, một nam tiếp viên đã ngồi hẳn xuống trước mặt chúng tôi xin lỗi: “Cháu thành thực xin lỗi cô chú. Tàu của chúng cháu phải sử dụng quá nhiều nên không kịp sửa”. Anh ta nhắc đi nhắc lại như vậy nên chúng tôi đành chịu chứ biết làm sao bây giờ. Nghe đâu các hãng hàng không bên Mỹ khi xảy ra trường hợp tương tự thì ngoài lời xin lỗi, còn đưa cho hành khách một voucher để nhận 30 đô-la bồi thường. Tuy nhiên chắc phải đợi vài APEC nữa diễn ra tại Việt Nam thì may ra Vietnam Airlines mới có được điều kỳ diệu đó. Tạm thời tôi cho rằng lời xin lỗi thành khẩn như vậy đã là một tiến bộ vượt bậc của hãng hàng không quốc gia Việt Nam rồi.

3. Đổi mới tại sân bay Nội Bài


Tôi đã đi nhiều nước, nhưng chưa nước nào lại có nhân viên kiểm tra hộ chiếu nhập cảnh từng làm tôi khó chịu như Việt Nam. Cảm giác khó chịu lại tăng lên gấp đôi vì Việt Nam lại chính là quê hương của tôi. Thông thường họ giữ bộ mặt rất thiếu thân thiện, nhìn khách nhập cảnh như “Nguyễn Viết Xuân nhằm thẳng quân thù mà bắn”, hỏi những câu hách dịch như: “Anh về Việt Nam làm gì?”, “Địa chỉ ở Việt Nam ở đâu?” trong khi tất cả các thông tin đó đã được viết rõ ràng trong tờ khai nhập cảnh. Họ thường “ngâm” khách tới 15 – 20 phút - khoảng thời gian đủ để họ học thuộc lòng các thông tin viết trong họ chiếu. Tuy nhiên, trong lần về này, tôi thấy có chuyển biến theo chiều hướng tốt hẳn lên. Sân bay mới, tuy nhỏ, nhưng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các nhân viên kiểm tra hộ chiếu đều trẻ, trông khôi ngô, và đặc biệt là họ không hỏi tôi câu nào, chỉ nhìn hộ chiếu rồi nhìn mặt tôi, sau đó đóng dấu nhập cảnh cho tôi đi vào. Tất cả vẻn vẹn chưa đầy 3 phút.

Sau sự cố với EMS tôi đã chuẩn bị bản sao luật hải quan, quy định của Tổng cục hải quan, và giấy phép triển lãm của Vụ Mỹ thuật để sẵn sàng “chiến đấu” với các nhân viên hải quan nếu họ gây khó dễ cho tranh tôi mang theo. Thế nhưng, lạ chưa, họ không làm bất cứ một động tác gì ngoài ra hiệu cho chúng tôi đi qua. Người ta nói đó là nhờ có APEC. Sau hội nghị thì sẽ lại đâu vào đấy như cũ. Vậy chúng ta hãy chờ xem.

4. In giấy mời và đặt khung tranh tại Hà Nội


Lúc đầu chúng tôi định in giấy mời và phong bì tại Tokyo nhưng giá quá đắt. Tôi đành nhờ Hội MTVN in tại Hà Nội. Giá thành in 500 bản là 1.6 triệu đồng, bằng 1/5 giá in ở Nhật. Khi nhận được giấy mời từ nhà in, gia đình tôi ở Hà Nội phát hiện ra chỉ có khoảng 50% là hoàn toàn sạch sẽ. Nửa còn lại bị dính mực có thể là do chưa khô đã để giấy mời đè lên nhau. Tôi thông báo điều này với Hội MTVN. Tôi cho rằng lỗi này không phải là lỗi kỹ thuật mà là do ẩu, muốn làm nhanh cho xong nên mới bị như thế này. Sau đó tôi được thông báo là nhà in, đáng nhẽ phải loại những bản in hỏng, in bẩn ra, thì lại đóng gói tất cả gửi cho khách hàng! Cuối cùng người của Hội MTVN phải tự phân loại và thay cho chúng tôi các bản bị bẩn. Nên nhớ rằng vì thu nhập ở Việt Nam thấp hơn ở Nhật khoảng 10 lần, giá in ở Việt Nam như vậy là đắt gấp đôi so với ở Nhật nếu tính tương đối với mặt bằng thu nhập.

Vì mang cả khung tranh sang Hà Nội sẽ rất nặng, nếu gửi EMS thì rất tốn kém, còn nếu gửi đường biển thì không biết bao giờ tới, nên chúng tôi quyết định đặt làm khung tại Hà Nội. Khoảng 1 tháng trước ngày triển lãm khai mạc tôi gửi kích thước và mẫu qua e-mail về Hà Nội. Tôi đi tiền trạm đến Hà Nội chiều ngày 31/10, thì 9 giờ sáng ngày 1/11 tôi đã có mặt tại Hội MTVN cùng với con trai tôi. Tôi dẫn cháu đi theo để cháu quen với đối thoại tiếng Việt vì cháu sẽ làm nhiệm vụ phiên dịch Việt - Nhật trong thời gian triển lãm của chúng tôi. Tuy đã hẹn 9 giờ, nhưng đến 10 giờ mới thấy người làm khung xuất hiện. Cậu ta cười và không hề đưa ra một lời giải thích hoặc xin lỗi về việc trễ hẹn của cậu. Thằng con tôi sống tại Nhật từ khi lên 6 tuổi đến nay sắp tròn 19 tuổí thấy vậy ngạc nhiên lắm. Nhưng chỉ vài hôm sau cháu đã hiểu ngay là đồng bào của nó ở Việt Nam ít khi đúng hẹn, và cháu cũng bình tĩnh khi bản thân mình trễ hẹn!

Tối 6/11 chúng tôi lắp khung tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền. Có lẽ đó là một trong những giờ phút hạnh phúc nhất của triển lãm vì ngày khai mạc đã đến rất gần kề để người ta còn có thể tưởng tượng và hồi hộp hy vọng, nhưng nó vẫn chưa xảy ra để người ta phải mệt mỏi và tiếc nuối. Khung và tranh được bày la liệt ra sàn. Mặt trước của các khung được đánh nhẵn và sơn phết nói chung là đẹp, nhưng phía sau (phần người xem không nhìn thấy) thì tạm bợ xù xì. Mấy hôm sau, trên đường đi tham quan vịnh Hạ Long, một hoạ sĩ Nhật, nhìn những ngôi nhà bên đường, hỏi: “Tại sao nhà ở Việt Nam chỉ có mặt tiền là đẹp còn hai bên hông thì sơ sài không trát vữa hay trang trí gì cả?” Tôi trả lời: “Chúng cũng giống như những cái khung làm tại Việt Nam vậy: Chỉ có mặt trước là đẹp.” Anh bạn hoạ sĩ Nhật không hiểu câu nói của tôi. Anh chưa hiểu rằng người Việt Nam phần nhiều chỉ chuộng hình thức bề ngoài. Cứ nhìn cách trang trí hoa chào mừng APEC trên đường phố Hà Nội cũng có thể thấy sự độc đáo của tính hình thức: chỉ có lá là thật còn hoa là giả. Một người bạn nghệ sĩ của tôi nhận xét: “Nghệ thuật sắp đặt này có giá trị triết học sâu sắc. Nó phản ánh một hiện thực xã hội: Ở Việt Nam thật giả lẫn lộn”. Khi Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn tôi nhân triển lãm này, phóng viên có hỏi cảm xúc của tôi về những thay đổi ở Việt Nam. Tôi nói là lần này về tôi thấy có nhiều tiến bộ hơn hẳn những lần trước, phố xá sạch sẽ hơn (tuy là các bạn hoạ sĩ Nhật của tôi có hỏi: “Sao đường phố ở đây bẩn như thế này?”), xe cộ đi lại trật tự hơn, người ta đã biết dừng xe trước đèn đỏ (tuy là các bạn hoạ sĩ Nhật của tôi cho rằng giao thông ở Hà Nội là cực kỳ hỗn loạn), thái độ của cán bộ sân bay niềm nở hơn, trông họ đẹp trai tuấn tú và trẻ hơn những người tiền nhiệm, mọi thủ tục cũng nhanh hơn nhiều so với năm ngoái. Tôi hy vọng rằng sự tiến bộ đó sẽ được duy trì và phát huy mãi chứ không phải chỉ như hoa và khẩu hiệu trang trí cho hội nghị APEC, hội nghị kết thúc thì lại bị dỡ bỏ, đâu lại vào đấy! Tôi không biết Đài Tiếng nói Việt Nam có cắt nhận xét này của tôi khi phát thanh phỏng vấn đó không, nhưng tôi đã nói được điều tôi suy nghĩ.

5. Trung tâm Mỹ thuật Đương đại (TTMTĐĐ)


TTMTĐĐ ở 621 đường La Thành và Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền là hai cơ sở của Hội MTVN. Tám trong số 12 nghệ sĩ tham gia triển lãm “13 tầm nhìn từ Nhật Bản” ở tại TTMTĐĐ. Trước khi chúng tôi đến Hà Nội, một người bạn thân của tôi từ Sài Gòn gửi e-mail cho tôi viết: “Em nghe nói anh định cho các vị khách Nhật của anh ở hotel 6 USD một tối phải không? Coi chừng bị rệp cắn đấy nhé!” Tôi chưa từng tới TTMTĐĐ nên ngay sau khi về tới Hà Nội, ngày 1/11 tôi đã đi cùng bà Chánh Văn phòng Hội MTVN đến trung tâm ngay.

Quang cảnh tôi nhìn thấy khi đến nơi làm tôi hơi bị “choáng”: Cả toà nhà ở trong tình trạng đang được sửa chữa. Cầu thang từ tầng 1 đến tầng 3 đầy bụi đất, tường sơn chưa xong, mùi sơn nồng nặc. Các phòng nơi các hoạ sĩ Nhật sẽ ở khá lộn xộn: những chiếc giường được tháo ra và đang được đánh vec-ni dở dang. Trong phòng hội thảo, nơi sẽ diễn ra cuộc giao lưu với các nghệ sĩ tham gia triển lãm vào sáng 9/11, bàn ghế tứ tung, một loạt đầu tượng bằng đồng đen xì đứng trong một góc ngay cạnh cửa ra vào. Bà Oanh cũng có vẻ lo nên nói:

“Thế này thì có kịp không?”

“Yên tâm! Mùng 7 họ mới sang, còn một tuần nữa kia mà. Thứ Hai (6/11) sẽ dọn, cạo sơn toàn bộ cầu thang.”

“Mùng 7 là thế nào? Mùng 5 họ sang rồi!”

"Sao bảo mùng 7?"

“Mùng 7 đâu! Đã gửi fax báo rõ lịch sang cho trung tâm rồi kia mà!”

“Thế à! Thế mà đây cứ tưởng mùng 7 mới sang! Thế mấy giờ ngày mùng 5 họ sẽ sang?”

“3 giờ chiều!”

“Thế thì anh em sẽ phải dốc toàn lực ra mà làm cho kịp thôi!”

Chiều mùng 4/11, để cho chắc ăn tôi và bà Oanh lại đến TTMTĐĐ một lần nữa. Lần này quang cảnh khác hẳn, như có một điều thần kỳ vừa xảy ra! Cổng vào đã được sơn xanh. Cầu thang đã được lau sạch. Tường treo đầy tranh. Các phòng ở của các hoạ sĩ Nhật đã khá tinh tươm, với đầy đủ khăn bông, nước nóng lạnh, hoa trên bàn. Giám đốc TTMTĐĐ Đoàn Hồng nói:

“Gớm, hôm qua thì Chủ tịch Hội đồng Mỹ thuật đến xem, trưa nay ông chủ tịch Hội đang họp Quốc hội cũng chạy về thị sát, bắt thay tất cả các khăn mặt bằng khăn bông to, bây gìờ lại đến Chánh văn phòng và đại diện đoàn Nhật đến kiểm tra làm anh em chúng tôi hơi phải ‘Lê Huy Tiếp’ (“tiếp đón”) đấy.”

Tại sảnh tầng 2 các tượng chân dung đồng đen đã được xếp ngay ngắn trên bệ. TTMTĐĐ cho biết đây là chân dung các cụ hoạ sĩ được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trung tâm định làm một lư hương đồng đặt trước hàng tượng cho thêm phần trang nghiêm, nhưng vì ba cụ trong số đó vẫn còn sống nên tạm thời chỉ để lọ hoa.

Phòng hội thảo cũng đã được bày biện lại. Máy chiếu LCD của trung tâm bị cháy bóng mà Hội chưa cấp tiền mua bóng mới, nên sẽ phải đi thuê máy. Lo là nếu không thử máy trước với PC của tôi thì đến buổi giao lưu sẽ gặp trục trặc, tôi đã tự tra cứu các địa chỉ cho thuê LCD projector ở Hà Nội và tìm ra một công ty ở rất gần TTMTĐĐ. Tôi đến tận nơi để thử máy. Giám đốc rất trẻ. Cậu ta niềm nở nói:

“Giá thuê của chúng em là 150.000 đồng. Còn nếu anh muốn lấy hoá đơn đỏ để cơ quan thanh toán thì thích ghi ‘vênh’ bao nhiêu em sẽ ghi cho anh và chúng em sẽ thu 15% giá thuê.”

Cách diễn giải “trong sáng” và “thoáng” của cậu làm tôi rất ấn tượng. Một đồng nghiệp hoạ sĩ Hà Nội đã đọc cho tôi hai vế đối như sau mà ông bảo tôi phải lấy giấy bút ghi vào để khỏi quên:

Đông qua, Xuân về, cũ cũng mặc, mới cũng mặc, cũ mới đều mặc.
Năm hết, Tết đến, to cũng ăn, nhỏ cũng ăn, to nhỏ đều ăn.


Rồi ông ta than: “Như thế thì chống tham nhũng thế nào được!”. Khi tôi nhận xét là thấy Quốc hội dạo này đấu tranh hăng ra phết đấy chứ thì ông ta lại nói:

“Hà! Quốc hội bây giờ cũng điện tử hoá nhé. Các đại biểu Quốc hội muốn phát biểu thì phải ấn nút đăng ký nhưng số ý kiến lại bị hạn chế đến 20 nên nếu ông là người thứ 21 thì có ấn nút cũng vô tác dụng. Vì thế mới có câu rằng: ‘Các đại biểu Quốc hội chỉ sờ nhưng không ấn, vì có ấn cũng không vào’.”

Chiều mùng 5/11 đoàn nghệ sĩ Nhật đầu tiên tới Hà Nội. Hội MTVN cho xe và cử người ra tận sân bay Nội Bài đón đoàn. Tôi tới TTMTĐĐ để gặp họ. Sau khi nhận phòng, việc đầu tiên là đổi tiền. Về việc này, một hoạ sĩ phụ trách tại TTMTĐĐ đề xuất:

“Có 3 phương án. Phương án 1: các bạn Nhật tự ra phố đổi tiền. Họ sẽ bị ‘chém đẹp’ vì họ là người ngoại quốc. Phương án 2: ông Đăng dẫn họ đi đổi tiền. Cũng vẫn bị thiệt, vì trông ông nó biết ngay là ‘Việt kiều’. Phương án 3: các vị không phải đi đâu hết, cứ đứng đây và đưa tiền cho tôi. Tôi sẽ đi đổi cho các vị theo đúng giá hối đoái hiện nay.”

Tất nhiên là chúng tôi theo phương án 3. Các hoạ sĩ Nhật đưa ngoại tệ cho hoạ sĩ Việt Nam nọ. Anh ta cầm tiền chạy đi. Khi chúng tôi lững thững đi ra đến đầu cầu thang tầng 3 để xuống phố, thì đã thấy hoạ sĩ Việt Nam đổi tiền xong trở về. Các hoạ sĩ Nhật há mồm kinh ngạc. Tất cả “dịch vụ” đổi tiền diễn ra trong vòng không đầy 5 phút. Hôm sau tôi có hân hạnh dẫn một hoạ sĩ Nhật ra đổi tiền tại công ty vàng bạc Việt Nam ở Bờ Hồ. Đầu tiên anh ta phải xếp hàng tại một cửa để nộp đô-la cho một nữ nhân viên. Sau đó anh nhận một tờ phiếu từ nữ nhân viên đó đem sang một cửa thứ hai để nộp cho một nữ nhân viên khác. Cô này đếm tiền Việt Nam trả cho anh ta. Xem ra về khoản này TTMTĐĐ nhanh hơn ngân hàng của nhà nước Việt Nam.

6. Quán “Cây Sơn”


Tôi được nghe nói về Saeko Ando từ mấy năm về trước khi cô triển lãm tranh sơn mài tại gallery Tự Do ở Sài Gòn. Sau khi học sơn mài từ các nghệ nhân tại Hà Nội vài năm cô đã cùng một số hoạ sĩ trẻ mở gallery Cây Sơn tại 135 Nghi Tàm. Có lẽ cô Ando sẽ đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như người đầu tiên dạy lại kỹ thuật vẽ truyền thống này một cách có hệ thống từ A đến Z bằng tiếng Anh cho người ngoại quốc. Có một điều lạ là giới hội hoạ Hà Nội chẳng mấy người nhắc đến tên cô. Khi tôi hỏi hai ông chủ tịch Hội MTVN và Hội MT Hà Nội (MTHN) là Saeko Ando có là hội viên không, tôi được trả lời là vì Hội MTVN và Hội MTHN do Nhà nước quản lý hoạt động theo đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng nên chỉ có công dân Việt Nam mới có thể trở thành hội viên Hội MTVN và Hội MTHN. Chẳng bù cho các hội mỹ thuật ở Nhật, vì là của tư nhân, nên ai cũng có thể trở thành hội viên, bất kể là người nước nào, miễn là được các hội viên khác công nhận. Ngoài ra, ở Việt Nam, có thể do mặc cảm, người ta cố tình nhấn mạnh vấn đề đẳng cấp, cố tình phân biệt giữa “chuyên nghiệp” và “nghiệp dư”, cố tình tách biệt giữa những người được đào tạo trong trường mỹ thuật với các nghệ sĩ tự học, mặc dù ai cũng hiểu rất rõ rằng giá trị của nghệ thuật không được quyết định bởi những yếu tố trên. Thực tế ở Việt Nam đã và đang cho thấy có rất nhiều bằng cấp, học vị chỉ hữu danh mà vô thực. Có nhiều người mang danh giáo sư mà đến tiếng mẹ đẻ nói vẫn còn sai văn phạm. Có những tiến sĩ vật lý không biết vận tốc ánh sáng bằng bao nhiêu. Trong số 11 sinh viên đại học năm thứ 3 hoặc đã đậu thạc sĩ mà tôi phỏng vấn để tuyển nghiên cứu sinh làm tiến sĩ năm ngoái tại trường đại học khoa học tự nhiên có đến 9 – 10 em không phân biệt nổi boson và fermion – những khái nhiệm tối thiểu khi học cơ học lượng tử. Trong khi đó có ai biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tốt nghiệp nhạc viện nào? Cô Ando chưa hề được đào tạo về sơn mài tại đại học mỹ thuật Việt Nam. Người nổi tiếng nhất trong làng tạo mẫu Việt Nam đương đại có lẽ là bà Minh Hạnh nghe nói trở thành nhà tạo mẫu cũng bằng tự học.


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Mi241106_1

Học viên ngoại quốc đang tập làm tranh sơn mài tại “Cây Sơn”

Trước ngày khai mạc triển lãm, tôi đưa các hoạ sĩ Nhật Bản đến thăm xưởng vẽ Cây Sơn của cô Saeko Ando. Cô Ando là một phụ nữ xinh đẹp và thông minh. Cô nói tiếng Việt khá giỏi. Cách phát âm tiếng Việt hơi lơ lớ lại khiến cô càng dễ thương hơn. Trong một buổi sáng cô giới thiệu cho chúng tôi về xưởng vẽ Cây Sơn. Cô nói rằng ở Việt Nam cô thấy có nhiều người vẽ sơn mài giỏi về kỹ thuật nhưng lại yếu về hội hoạ, còn những hoạ sĩ sơn mài giỏi về mặt hội hoạ thì lại yếu về kỹ thuật. Cô muốn vẽ được những bức sơn mài đạt độ chín cả về kỹ thuật lẫn hội hoạ. Chúng tôi được mục kích các học trò người Nhật, Italia, Ấn Độ,… của xưởng Cây Sơn miệt mài gắn vỏ trứng, mài sơn v.v. Chúng tôi ăn trưa ở nhà hàng trong xưởng. Giữa Hà Nội hỗn độn xe cộ, ô nhiễm vì khói xăng, bụi bặm, tiếng ồn của còi xe bóp vô tội vạ, của tiếng người í ới gọi nhau đủ loại, quán Cây Sơn với những mái lá, vườn cau, ánh nắng xiên xiên trong một không gian tịch mịch, lấp loáng màu tranh sơn mài treo trên các bức tường, bỗng chốc biến thành một vườn Địa Đàng.

Tôi hỏi cô Ando về Việt Nam. Cô nói:

“Ở Nhật mọi người sống theo luật pháp. Cái gì không làm được đối với một người thì cũng không làm được với mọi người. Ở Việt Nam nếu biết cách thì mình có thể làm được những việc mà không người nào làm được. Vì thế em thích sống ở Việt Nam hơn.”


Nếu Ando hỏi tôi về Nhật câu trả lời của tôi có lẽ cũng tương tự như vậỵ Tôi sẽ nói:

“Ở Việt Nam để làm được một việc bình thường đối với một người bình thường thật khó khăn (Chuyện đi lấy tranh gửi EMS ở sân bay Nội Bài ở trên đây là một ví dụ). Tài năng không được đánh giá đúng. Vàng thau lẫn lộn. Ở Nhật, luật pháp rõ ràng, tự do biểu hiện được tôn trọng, người tài được trọng dụng và trả lương cao. Tôi có thể làm được những gì tôi thích. Vì thế tôi thích sống ở Nhật.”


7. Khai mạc triển lãm & giao lưu

Ba giờ chiều ngày 8/11 Hội MTVN tổ chức họp báo triển lãm “13 tầm nhìn từ Nhật Bản”. Tôi tưởng tượng cuộc họp báo sẽ có nhiều người hỏi liên tiếp và các hoạ sĩ sẽ không kịp trả lời. Đến khi họp báo bắt đầu, tôi mới lấy làm ngạc nhiên khi thấy các phóng viên đến dự họp báo đều rất trẻ. Họ khá rụt rè ngồi mãi ở hàng ghế dưới, để dành hàng ghế đầu cho các bậc cao niên. Khi được hỏi có câu hỏi gì không, tất cả các nhà báo đều im lặng, như các sinh viên (châu Á) khi bị thày giáo hỏi vậy. Cuối cùng một nhà báo cất tiếng hỏi một nhiếp ảnh gia Nhật về cảm giác của ông ta sau 13 lần đến Việt Nam. Người Nhật vốn không quen bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời, nhất là ở chỗ công cộng, nên nhiếp ảnh gia này lúng túng như gà mắc tóc mất một lúc, trước khi tìm đước câu mở đầu.

Bốn giờ rưỡi triển lãm khai mạc. Rất long trọng. Có phát biểu, tặng hoa, cắt băng, sâm banh và rượu vang đỏ. Khá đông người tới dự, chen vai thích cánh, trong đó ngoài một số hoạ sĩ còn có cả nguyên phó chủ tịch nước, thứ trưởng văn hoá, thứ trưởng ngoại giao, v.v., rồi các bạn bè, họ hàng của tôi. Trong số các bạn và người quen của tôi, ngoài các hoạ sĩ hội viên Hội MTVN, còn có nhạc trưởng người Nhật Tetsuji Honna, các nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân và Trần Thị Mơ, các đồng nghiệp vật lý, trong đó có giáo sư người Pháp Pièrre Daruillat và vợ, ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đến cùng với đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy và cameraman Nguyễn Sĩ Bằng. Tôi sẽ còn viết về họ ở bên dưới. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đến cùng với nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Trong một bài viết của mình tôi từng trích dẫn câu thơ bất hủ của ông Sinh: “Tự do sướng nhất trên đời/ tự lừa lại sướng hơn mười tự do”, nay được ông tặng cả tập thơ, tôi lấy làm cảm kích lắm. Các phóng viên vây quanh tôi và hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến một số bức tranh của tôi. Tôi thấy phần lớn họ thiếu kiến thức về mỹ thuật và lại không chuẩn bị trước khi đến triển lãm. Họ hỏi những câu rất cụ thể như “Anh vẽ cái này nhằm nói lên cái gì?”, “Cái này có nghĩa là gì?” và có vẻ như chỉ chờ những câu trả lời của chính tác giả để chép lại đăng báo. Tôi cố diễn giải cho họ hiểu là mục đích cuối cùng của mọi nghệ thuật là cái hiệu quả (effect) gây cho người thưởng thức, rằng những người xem khác nhau, tùy theo trình độ học vấn, nền tảng văn hoá, kinh nghiệm sống v.v. sẽ có những rung động khác nhau trước cùng một bức tranh, rằng nếu tôi có thể diễn tả được hội hoạ và âm nhạc bằng lời văn thì tôi chẳng cần hội hoạ và âm nhạc làm gì nữa v.v. Xem ra cách giải thích của tôi không có mấy sức thuyết phục đối với các cô phóng viên trẻ đẹp.

9 giờ sáng ngày 9/11 TTMTĐĐ tổ chức giao lưu với các nghệ sĩ của triển lãm. Phòng toạ đàm trang hoàng đẹp đẽ với một pa-nô to treo ở góc nhà, in màu theo mẫu do tôi vẽ. Tôi nhớ lại lần triển lãm cá nhân cuối cùng của tôi tại Việt Nam 15 năm về trước. Khi đó pa-nô triển lãm còn phải vẽ tay bằng bột màu trên nền vải. Treo ngoài đường khi trời mưa to, màu chảy xuống thành vệt. Bây giờ tất cả các pa-nô, áp-phích quảng cáo đều được in màu từ file trong máy vi tính lên vải nhựa, rất nhanh và rẻ. Chẳng mấy ai vẽ pa-nô bằng tay nữa. Các bàn trong phòng toạ đàm đều được trải khăn trắng và có bày lọ hoa, trông rất … “APEC”, theo lời của phó giám đốc TTMTĐĐ. Trong dịp chuẩn bị cho APEC tại Hà Nội, từ “hoành tráng” đã được nhiều người Hà Nội thay bằng từ “APEC” .


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Mi241106_2

Khai mạc triển lãm “13 tầm nhìn từ Nhật Bản” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội, 8/11/2006

Tại buổi toạ đàm, hoạ sĩ Saito Nozomi thuyết trình về hội hoạ Nhật Bản ngày hôm nay, nhiếp ảnh gia Osami Arikata nói về nhiếp ảnh tại Nhật Bản, hoạ sĩ Fujita Toshiya nói về màu đỏ trong quan niệm và kỹ thuật sáng tác của ông. Sang phần thảo luận, thính giả yêu cầu tôi nói về đời sống hội hoạ ở Tokyo trong con mắt của một người Việt Nam (là tôi). Buổi giao lưu có cô Saeko Ando giúp phiên dịch giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Trong phần hỏi đáp, một nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam, trong khi liên hệ tới thuyết trình của hoạ sĩ Fujita, có ý chê màu sơn dầu. Ông ta nói: “Dùng màu đỏ hay màu đen cho đúng độ… khó lắm! Nếu để màu đỏ của sơn dầu cạnh màu đỏ của sơn mài thì màu sơn dầu trông tái nhợt đi.” Tôi cho rằng, có lẽ vì ông không phải là hoạ sĩ nên nhận xét của ông hơi bị duy ý chí. Tại Hà Nội lần này tôi đã được xem không dưới hai triển lãm tranh sơn mài, trong đó có triển lãm “Tranh sơn mài Việt Nam” khá lớn được tổ chức tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Tôi dám nói rằng những gì tôi thấy ở đó chỉ là những phủ nhận khẳng định trên của nhà phê bình mỹ thuật nọ. Tại triển lãm “Tranh sơn mài Việt Nam” có nhiều bức tranh trông chẳng khác gì những bức được vẽ bằng sơn dầu hay tempera, tức là không thấy hiệu quả hội hoạ đặc biệt gì của sơn mài trong đó. Đấy là chưa kể đến khả nắng biểu hiện về hội hoạ rất hạn chế trong tranh sơn mài mà nhiều hoạ sĩ đã từng trải nghiệm. Vì thế, trong khi nhất trí rằng cần giữ gìn và phát triển hội hoạ sơn mài như một thứ mỹ thuật truyền thống, tôi nghĩ cũng không nên quá bốc đồng mà đưa sơn mài Việt Nam lên tận mây xanh. Lại càng không nên so sánh sơn mài với sơn dầu, cũng như không nên so sánh đàn nhị với đàn violin vậy! Xin đừng quên rằng chính những người thày Pháp đầu tiên là Victor Tardieu và Joseph Inguimberty đã đưa sơn mài vào chương trình học của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhờ đó các hoạ sĩ Việt Nam đã học được cách kết hợp chất liệu và kỹ thuật vẽ sơn mài Việt Nam với quan niệm hội hoạ châu Âu như luật viễn cận, sáng tối, tỉ lệ cổ điển v.v. để đưa hội hoạ sơn mài đến vị thế nó có ngày hôm nay. Cần nói thêm rằng, Victor Tardieu chưa bao giờ tin vào khả năng vẽ sơn dầu của người Việt Nam. Tất nhiên là ông ta đã nhầm. Lịch sử đã chứng minh rằng, nếu học hành đến nơi đến chốn thì người Việt Nam có thể vẽ sơn dầu rất giỏi cũng như người Nhật hay người châu Âu, châu Mỹ có thể vẽ sơn mài rất giỏi vậy. Tất nhiên là những người đó phải có tài. Tài năng không chọn dân tộc hay quốc gia để hạ cánh. Nhưng tài năng có thể bị thui chột nếu phải nảy mầm trên mảnh đất cằn cỗi.

8. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh)

Đó là tên bức sơn dầu tôi vẽ năm 2001 để tưởng nhớ hai đại diện kiệt xuất cho sự truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam, Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là một trong bảy bức tranh tôi đem về Hà Nội triển lãm cùng với các nghệ sĩ Nhật Bản lần này, trùng với lần thứ 70 ngày giỗ cụ Vĩnh. Từ nhỏ tôi đã được nghe bố tôi kể nhiều về “Tân Nam tử” Nguyễn Văn Vĩnh khi mà sách báo chính thống tại miền Bắc Việt Nam còn gọi Alexandre de Rhodes là gián điệp và Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.

Trong một lần về thăm nhà vào năm 2000, tình cờ tôi được đọc một số tài liệu cũ về thân thế và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh do ông Nguyễn Kỳ - một trong mười con trai của cụ Vĩnh - sưu tầm. Lần đầu tiên tôi được biết đến cái chết của ông Vĩnh (năm 1936) trong một con thuyền độc mộc trên một dòng sông gần Sepole (Lào) nơi ông sang tìm vàng sau khi toà soạn của ông vỡ nợ. Trong tay ông còn nắm chặt một cây bút và một cuốn sổ. Ông đang viết dở thiên phóng sự “Một tháng với những người đi tìm vàng”.

Câu chuyện đầy huyền thoại về cái chết của cụ Vĩnh làm tôi đặc biệt xúc động. Ngay lập tức tôi đã hình dung ra bố cục của bức tranh. Quay trở lại Tokyo, tôi bắt tay vào phác thảo. Bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh)” đã ra đời như vậy. Theo hiểu biết của tôi, đây là bức tranh đầu tiên và cho đến giờ vẫn là duy nhất vẽ về Alexandre de Rhodes và cụ Nguyễn Văn Vĩnh như những danh nhân văn hoá trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ. Nhờ có bức tranh này mà cách đây hai năm tôi được làm quen với ông Nguyễn Lân Bình – cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ông Bình cho biết ông và gia đình ông đã rất xúc động khi tình cờ nhìn thấy bức tranh này trên trang web của tôi. Hiện nay ông Bình đang hợp tác với đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy – tác giả của các bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế nổi tiếng một thời trong thời kỳ đêm trước cuộc đổi mới ở Việt Nam - để dựng một bộ phim tài liệu về cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ông nói họ dự định sẽ có đoạn quay chi tiết bức tranh của tôi trong phim. Chính vì vậy, tại triển lãm lần này ông đã mời đạo diễn Trần Văn Thủy và cameraman Nguyễn Sĩ Bằng tới phỏng vấn và quay phim tôi trước bức tranh nói trên ngay tại phòng triển lãm [2] . Ông Thủy nói rằng ông rất mừng vì theo ông cuộc gặp gỡ của chúng tôi là do duyên số. Ông nói trong dịp đi Pháp để quay phim về cụ Vĩnh vừa qua, đoàn làm phim đã đến tận Avignon – quê hương của Alexandre de Rhodes - để quay bức tượng của ông với dòng chữ “Alexandre de Rhodes – giáo chủ xứ Tonkin”. Ông Thủy còn nói rằng lý do họ quay thành phố Avignon với tượng Alexandre de Rhodes là vì có bức tranh của tôi trong phim. “Bởi nếu không có bức tranh của Nguyễn Đình Đăng, không có lý do gì khi khiến chúng tôi phải nhắc đến Alexandre de Rhodes trong phim cả!” – ông Thủy khẳng định.


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Mi241106_3

Nguyễn Đình Đăng Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh) 2001, sơn dầu, 65 x 80 cm

Sau khi triển lãm khai mạc vài ngày, ông Nguyễn Lân Bình mời tôi đến thăm gia đình ông. Tại đây tôi được chiêm ngưỡng và ngồi trên một trong hai chiếc tràng kỷ do chính cụ Nguyễn Văn Vĩnh đặt làm năm 1919. Đôi tràng kỷ này rất đặc biệt. Hình dáng thì có vẻ vẫn theo lối cổ, kiểu Tàu. Song những hình vẽ được khảm trai trên đó lại là hình minh hoạ truyện ngụ ngôn của La Fontaine, còn chữ viết, cũng được khảm trai, là chữ Quốc ngữ khắc theo bút tích và chữ ký của chính cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Đây có lẽ là đôi tràng kỷ có khắc chữ Quốc ngữ với gần 90 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vì thế chúng thật sự là vô giá. Con trai tôi nói cháu vừa ngồi vừa run sau khi biết mình đang dựa lưng vào một thế kỷ quá khứ. “Thế mà chỗ dựa đó lại cứ lung la lung lay” – cháu nói. Đôi tràng kỷ được kê trước bàn thờ gia tộc, với nhiều ảnh chân dung. Chân dung cụ Nguyễn Văn Vĩnh to nhất treo trên cùng. Trên bức tường bên cạnh, một bức ảnh màu chụp bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh)” của tôi được lồng khung mạ vàng, có đèn chiếu hắt từ dưới lên, treo ở chính giữa. Hai bên là những bức ảnh chụp cụ Vĩnh, kèm hai bài báo viết về cụ Vĩnh được lồng khung kính trang trọng. Một bài do chính tôi viết đăng ở báo Quân đội Nhân dân.


trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Mi241106_4

Lưng tràng kỷ có bút tích và chữ ký của cụ Nguyễn Văn Vĩnh

Ông Bình mời chúng tôi dùng bữa trưa với gia đình ông. Đồ ăn do một người bạn của gia đình, chủ một tiệm ăn, mang tới. Ông chủ tiệm ăn cười và nói: “Trước tôi tốt nghiệp kỹ sư cơ khí ở Rumania. Bây giờ làm công tác phục vụ nhân dân.” Đã bắt tay từ biệt chúng tôi, ra đến cửa rồi, nhưng sau khi nghe nói tôi là tác giả bức tranh treo trên tường, ông chủ tiệm ăn lại chạy vào để bắt tay tôi một lần nữa. Ông Bình giới thiệu chúng tôi với vợ ông, hai con gái, và bạn trai của cháu gái lớn. Hai con gái của ông Bình đều xinh đẹp, thông minh, và ngoan, thật xứng đáng là F4 của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Bạn trai của cháu gái lớn dáng to khỏe, đẹp trai, trông như tài tử Hàn Quốc. Tôi được ông Bình cho biết cậu là F5 của cụ Vi Văn Định [3] . Nếu các cháu “nên vợ nên chồng” sau này thì thật là “môn đăng hộ đối.” Con trai tôi lại nhận xét: “Hai anh chị thật mệt, vì phải gánh một truyền thống của cả hai gia tộc trên vai!”

Ông Bình còn cho biết, để có tiền làm bộ phim về cụ Nguyễn Văn Vĩnh, ông đã phải thế chấp ngôi nhà 3 tầng trị giá mấy trăm triệu đồng mà ông và gia đình hiện đang sinh sống. Ông nói lúc đầu ông cũng định hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam (THVN) để làm bộ phim này. Nhưng Đài THVN nói sẽ chỉ tài trợ được 35 triệu đồng (khoảng 2 ngàn đô-la Mỹ) và lại đòi được giữ bản quyền bộ phim. Vì thế ông đành từ chối. Ông Bình nói với con trai tôi: “Có nhiều sách báo đã viết về cụ Vĩnh, nhưng bố cháu là người đầu tiên đã đưa cụ Nguyễn Văn Vĩnh vào hội hoạ.” Trước khi chia tay gia đình ông Bình, tôi xin phép được thắp hương trước bàn thờ cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ông Bình nói: “Cụ Nguyễn Văn Vĩnh không thể nào ngờ được một thế kỷ sau lại có người ngưỡng mộ cụ như Nguyễn Đình Đăng.”

9. Hoạ sĩ trẻ Hà Nội


Khác với những năm cuối 90, khi các galleries tranh ở Hà Nội còn đang bung ra với nhiều tác phẩm có tính nghệ thuật, có sự băn khoăn dằn vặt của tìm tòi sáng tạo, galleries ở Hà Nội bây giờ nhiều vô kể. Phần lớn bày các tranh “bờ hồ”, được vẽ trên vải bông (cotton canvas) rẻ tiền, màu sắc lòe loẹt, sơn đắp dày vô tội vạ, với các motive nghèo nàn như phố xá, thiếu nữ áo dài, sư sãi, tĩnh vật bát đũa - điếu cày - đèn dầu – bát hương v.v. Những tranh kiểu “mô-đéc” hay trừu tượng màu sắc cũng rợ không kém. Một số hoạ sĩ thời thượng mở gallery-studio ở khu trung tâm phố cổ. Đẩy cửa bước vào một gallery-studio loại này, khách có thể thấy tranh treo ở gian bên ngoài vừa để trang trí vừa để bán. Qua cửa kính khách có thể nhìn thấy chính hoạ sĩ khoảng “quá niên trạc ngoại tứ tuần”, đầu cạo trọc vẻ khổ hạnh, đang “sáng tác” ở gian bên, trong một khung cảnh xa hoa với sập gụ tủ chè, và một cô gái đứng làm mẫu hẳn hoi (tất nhiên là mặc quần áo chứ không phải khoả thân). Căn phòng chìm trong ánh sáng mờ mờ kỳ ảo và tiếng piano chơi nhạc Chopin phát ra từ một CD player. Tôi vốn mê Chopin, nhưng để thưởng thức Chopin ở đây có lẽ tôi phải học thêm “thiền”, để có thể vừa nghe vừa nhìn - nhưng không thấy - cái mũ cối màu xanh lá cây gắn sao vàng được vẽ trong bức tranh treo trên bức tường trước mặt.

Dạo chơi trên một phố dài gần Hồ Gươm một buổi sáng, tình cờ tôi thấy một triển lãm cá nhân của một hoạ sĩ vẽ tranh sơn mài. Một loạt tranh khá to treo kín 3 gian phòng lớn, được vẽ theo kiểu sơn mài mỹ nghệ, với nhiều “tông” đỏ, nâu tối, hình hoạ phẳng bẹt, không có chiều thứ ba. Một hoạ sĩ 42 tuổi mà vẽ được nhiều tranh to như thế này trong vòng 10 năm trời thì kể cũng là một thành tựu. Ngoài tôi và vợ con tôi, trong phòng tranh còn có một người nữa đeo máy ảnh đi lại chụp tranh. Đoán đó chính là tác giả, tôi tiến đến tự giới thiệu. Anh ta nói: “À! Anh là Nguyễn Đình Đăng.” Thế rồi chưa để tôi kịp lên tiếng, anh ta nói ngay, vẻ bức xúc:
“Tôi đã đến xem triển lãm của các anh. Trước khi đi xem, tôi nghĩ mình sẽ được xem tranh của Nhật Bản, ai ngờ lại toàn tranh vẽ kiểu Tây!”

Tôi định nói để anh hiểu là đó chính là You-ga (hội hoạ Tây phương) ở Nhật, và Nhật Bản còn có Nihon-ga hay hội hoạ truyền thống từa tựa như tranh sơn mài hay tranh lụa ở Việt Nam, song anh ta gạt đi:

“Không! Nhật Bản là Nhật Bản, Tây là Tây! Như tranh của tôi đây, hoàn toàn Việt Nam, hoàn toàn mới, không giống ai hết (!) Người Nhật thì phải vẽ tranh Nhật. Người Việt Nam phải vẽ tranh Việt Nam.”

Tôi không rõ trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã dạy anh ta những gì để khiến anh ta phát ra những tuyên bố… ngộ nghĩnh đến vậy. Chưa hết, anh ta còn “khai hoá” cho tôi biết là vẽ tranh to “khó lắm, không đơn giản là chỉ phóng tranh kích thước nhỏ lên là xong.” Anh ta hỏi tôi ở Nhật có bao nhiêu hoạ sĩ. Tôi nói theo thống kê năm 2000 thì toàn nước Nhật có khoảng 40 ngàn người chỉ hành nghề vẽ hoặc điêu khắc. Tuy nhiên nếu tính cả những hoạ sĩ có làm thêm nghề khác để sinh sống như dạy học, hoặc nghiên cứu khoa học (như tôi), thì con số đó lên tới khoảng 300 ngàn. Anh ta nói:

“Con số chẳng nói lên điều gì cả!”

Tôi lấy làm lạ rằng nếu vậy thì anh ta hỏi tôi con số để làm gì. Ngay tiếp theo đó, chàng hoạ sĩ vung tay chỉ các bức tranh của mình và nói:

“Đây chỉ là 1/3 số tranh của tôi!”

Con số 1/3 đối với anh ta trong trường hợp này chắc là phải có ý nghĩa lắm! Cuối cùng anh ta nói với tôi:

“Anh chỉ là một hoạ sĩ nghiệp dư. Những người mê vẽ nghiệp dư như anh rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên anh không nên vẽ giống Dalí, như thế nó phí đi, nên tìm ra cái gì của riêng mình, như tôi đây.”

Đến đây thì tôi hết kiên nhẫn để ngồi lại. Tôi không ngờ một hoạ sĩ chưa già (kém tôi 6 tuổi) lại tỏ ra kiêu căng và khiếm nhã đến vậy. Bạn hãy tưởng tượng bạn đến thăm nhà một người mà vừa gặp thì đã bị chủ nhà chê là bạn mặc quần áo không đúng mốt, và phải mặc thế này hay thế kia thì mới “sành điệu”. Tôi đành đứng lên, chúc anh ta thành công và đi ra. Chàng hoạ sĩ này cũng giống như một số người Việt Nam khác mà tôi đã từng gặp, những người thích nói khá dài về bản thân mình, luôn tỏ ra là mình rất quan trọng và hiểu biết, mà không mấy quan tâm đến quan điểm của đối phương. Họ đến dự một cuộc giao lưu hay họp báo chỉ cốt để tỏ cho người khác thấy rằng: “Tôi biết cả rồi. Các ông không phải dạy tôi”, chứ không phải để thu nhận thông tin mới hay để học hỏi.

Vài ngày sau tôi được xem một phòng tranh khác của một hoạ sĩ sinh năm 1976. Cậu ta vẽ sơn dầu. Kích thước các bức tranh cũng đều khá lớn. Dạo này các hoạ sĩ trẻ ở Việt Nam có xu hướng vẽ tranh to, có lẽ do kinh tế khá lên, studio rộng ra, có tiền để mua “toan” (toile) khổ lớn v.v. Tranh của hoạ sĩ trẻ này có nhiều chất hội hoạ hơn loạt tranh mỹ nghệ của chàng hoạ sĩ sơn mài vừa nói trên. Kỹ thuật vẽ sơn dầu của cậu phải nói là khá tuy có nhiều chỗ toile được đắp sơn quá dày, bị vón cục, không rõ lý do. Hình hoạ vẽ theo lối tả thực nhưng còn xộc xệch, sai tỉ lệ nên trông hơi ngô nghê. Các đề tài cậu ta chọn về chiến tranh (đã kết thúc trước khi cậu ra đời), cảnh sống của người đạp xích lô, có vẻ hơi khiên cưỡng. Tôi cho rằng nếu cậu tập trung vẽ theo những rung động của chính cậu chứ không chạy theo những trào lưu tâm lý sáo rỗng mà đám đông thường tung hô thì tranh cậu chắc chắn sẽ hay hơn nhiều. Bức đẹp nhất trong phòng tranh này đối với tôi lại là một bức phong cảnh có một con thuyền nan trên một hồ nước, được vẽ bằng một phong cách khác tất cả những bức có tông vàng còn lại. Tôi có nhìn thấy hoạ sĩ trẻ đó tại buổi khai mạc phòng tranh của cậu. Lúc đầu tôi định nói chuyện với cậu, nhưng sau khi nhớ lại cuộc gặp gỡ với chàng hoạ sĩ vẽ sơn mài nọ, tôi đành theo phương án “chiêm ngưỡng từ xa”.

10. Cuộc sống ở Hà Nội


Tôi sẽ có thiếu sót lớn nếu không nói vài nhận xét về cuộc sống ở Hà Nội nói chung.

Hà Nội bây giờ đã to ra rất nhiều. Các cao ốc mọc lên tại trung tâm thành phố. Các khu Thành Công, Láng Hạ, Phương Mai, Nghĩa Đô, v.v. bây giờ được mở rộng. Tít về phía tây Hà Nội, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia với mái nhà cuộn sóng biển Đông – theo ngôn từ báo chí, hay hình con giun – theo ví von của các nghệ sĩ, là các toà nhà cao 10 – 12 tầng, với những căn hộ rộng trên 120 m2. Nhiều siêu thị mọc lên, trong đó có những siêu thị khá to như BigC, Metro, v.v. Nhà hàng ăn, café, bar, vũ trường, hộp đêm bung ra chi chít. Bạn có thể ăn phở 24, được phục vụ tử tế, sạch sẽ, chỗ ngồi lịch sự giá thấp nhất là 24 ngàn đồng một bát, hay phở “quát” giá 12 ngàn, nước dùng ngầu mỡ, ngồi chen chúc, bàn ghế bát đũa bẩn thỉu, vừa ăn vừa bị nghe quát mà không hiểu sao khách ăn vẫn đông như kiến. Bạn có thể uống một li cà-phê giá 25 ngàn đồng tại một quán khá sang trọng bên bờ Hồ Gươm, hay thưởng thức một li whisky giá 50 ngàn đồng tại vũ trường N.C., trong khi quan sát các thiếu gia đang nhảy trong tiếng nhạc ù tai tức ngực dưới ánh đèn mờ ảo rọi lên sân khấu, nơi có mấy cô gái trên mình chỉ có hai mảnh vải đỏ che những chỗ tối thiểu cần che, đang quằn quại toàn thân theo những tư thế kích dục. Từ một thành phố nhỏ với những con phố êm đềm, vắng vẻ, vang tiếng guốc ai lê trong buổi trưa hè, trải qua 30 năm sau cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của vài triệu người, Hà Nội đang chuyển mình rất nhanh theo “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trở thành một thành phố ăn chơi tiêu thụ, đắt đỏ có hạng trên thế giới.

Nhiều người ngoại quốc cho rằng Việt Nam là một đất nước trẻ. Theo chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ thì có tới 60% dân số Việt Nam là U30. Tổng thống Mỹ khi sang Hà Nội dự APEC đã gọi Việt Nam là “con hổ non” (young tiger). Thế nhưng, tổng biên tập của một tờ báo tại Hà Nội lại có suy nghĩ khác. Ông này nói: “Cái đáng buồn của lớp trẻ hôm nay là chúng nó quá thực dụng. Cha anh chúng nó có thể có cuộc sống khó khăn hơn nhiều, có thể không giàu có như chúng nó bây giờ, thậm chí còn nghèo khổ nữa, nhưng họ đã sống có niềm tin, có lý tưởng, mong muốn vươn tới một sự cao đẹp cho con người. Thanh niên bây giờ không để ý đến bất cứ thứ gì ngoài tiền. Tôi cho rằng đó là một sự sa đoạ về nhân cách.” Sau khi nghe nhận xét này, một người bạn tôi lập tức đặt câu hỏi: “Vậy thì cái gì và ai đã đẩy thanh niên đến sự sa đoạ về nhân cách như vậy? Đấy đâu có phải là lỗi tại họ!” Có bao nhiêu câu trả lời cho câu hỏi này đây?

Khách đến Hà Nội nên cẩn thận với taxi “dù”. Đó là các xe tuy cắm “mào” taxi, nhưng là những taxi “đểu”, hay nằm đón khách dọc đường. Đồng hồ các xe này nhảy số rất nhanh, kết quả là khách đi xe thường bị ép trả một số tiền gấp 2 – 5 lần. Mấy nghệ sĩ nhiếp ảnh trong đoàn chúng tôi một hôm vẫy phải một taxi “dù” như vậy để đi từ Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền đến Nhà khách Quân đội 33 A Phạm Ngũ Lão. Họ đã đi đoạn đường này nhiều lần nên biết giá taxi chỉ vào khoảng 15 ngàn. Tuy nhiên khi đến nơi, đồng hồ taxi này chỉ 100 ngàn. Họ nhất định không trả. Hai bên giằng co. Các vị khách Nhật phải chạy vào nhà khách cầu cứu người trực ban ở đó. Sau khi có sự can thiệp của nhân viên nhà khách, anh chàng lái taxi xoay một cái nút, thế là con số 20 ngàn hiện ra trên đồng hồ thay vì 100 ngàn. Những người Nhật chấp nhận trả 20 ngàn. Một cô bạn Nhật nói với tôi rằng vấn đề ở đây không phải là 20 ngàn hay 100 ngàn, vì 100 ngàn đối với họ vẫn là rẻ (chưa đến 1 ngàn yên). Cô nói cô biết là nếu trả thêm một ít tiền thì bữa ăn hôm nay của gia đình người lái xe cũng có thể sẽ ngon hơn. Thế nhưng cô rất bối rối trước sự mất giá của đạo đức, và không chấp nhận được sự lừa đảo.


Câu cuối cùng các phóng viên thường hỏi khi phỏng vấn tôi tại Hà Nội là: “Anh có dự định khi nào sẽ về Việt Nam sống không?” Tôi trả lời rằng, theo tôi, trong thời buổi toàn cầu hoá hiện nay, sống ở đâu thật sự không phải là điều quan trọng. Làm ra cái gì và sống như thế nào mới là điều quan trọng. Tôi cũng nói rằng mỗi một người Việt Nam sống ở nước ngoài là một sứ giả của Việt Nam. Sự thành công của mỗi người Việt ở nước ngoài là niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam, chưa nói còn là… nguồn thu nhập cho quê hương.

Chúng tôi rời Hà Nội quay lại Tokyo vào đêm 16 tháng 11. Sân bay Nội Bài đông ngẹt người. Lúc qua cửa kiểm tra vũ khí, tôi và vợ tôi vào trước, con trai tôi đứng phía sau. Qua cửa rồi, quay đầu lại tôi không thấy cháu đâu cả. Lúc này tôi hoang mang thật sự, tự trách mình đáng nhẽ phải để con vào trước, mình đi sau cùng, theo đúng cách của những người đi rừng đề phòng thú dữ mới phải. Tôi đang đề nghị nhân viên kiểm tra cho quay ra tìm cháu, thì may quá đã thấy cháu xuất hiện trong hàng người phía bàn kiểm tra lệ phí sân bay. Sau khi bố con đoàn tụ, tôi hỏi cháu lí do tại sao biến mất. Cháu nói cô kiểm tra bảo cháu chưa trả tiền lệ phí sân bay. Cô bắt cháu đứng sang bên đợi. Cháu bèn bỏ đi để hỏi một nữ nhân viên khác. Cô này xem vé của cháu thấy tờ biên lai mua lệ phí kẹp ở đó, bèn nói rằng cháu không phải trả tiền gì nữa. Cháu quay lại bàn, và lần này cô nhân viên kiểm tra nọ mới “nhìn thấy” biên lai gắn trên vé của cháu.

Sau hai tuần sống trong sự sôi động, ồn ào, hừng hực của Hà Nội, với chuông điện thoại réo liên tục trong nhà và còi công an dẹp đường cho xe APEC rú liên hồi ngoài phố, trở về Wako city, tôi thấy thành phố nhỏ bé của chúng tôi bỗng trở nên thật yên tĩnh và thanh bình biết bao. Mở đống quà lưu niệm mang từ Hà Nội về Nhật, tôi lấy ra đĩa DVD bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thủy. Bên dưới đầu đề Hà Nội trong mắt ai có in dòng chữ: Bị cấm từ 1982 đến 1987. Giải Bông sen vàng Liên hoan phim quốc gia 1988.

Viết xong ngày 22/11/2006 tại Tokyo
Nguyễn Đình Đăng

----------

[1]Xem quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế của Tổng cục Hải quan tại http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=416#
[2]Xem Phụ lục
[3]Vi Văn Định: lãnh tụ đồng bào Thổ vùng Lạng Sơn giai đoạn 1945-1946

 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa   trong - Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thư của một người bạn gái từ trong nước gửi cho một Việt kiều Canađa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt kiều lảnh họa sau khi về nước tìm dịch vụ thẩm mỹ rẽ tiền
» Vài câu chuyện cười ra nước mắt về Người Việt Nam...
» 10 Ý Kiến Giữ Nước Của Một Người Việt Hải Ngoại
» Người Việt và tình trạng chia rẽ
» XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến