October 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | | | | Calendar |
|
| | Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
vanle Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” Mon Jul 08, 2013 9:16 pm | |
| Giáo dục XHCN: Những tấm bằng đại học... “thiu”
- Từ tự hào khi đỗ vào ĐH-CĐ, sau 4 năm đèn sách rồi ra trường nhiều sinh viên đã vấp phải thực tế chua chát khi đi xin việc. Những cử nhân loại giỏi giờ cũng chỉ uớc công việc với mức thu nhập đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Bằng… thừa
Tốt nghiệp Trường CĐ Y tế Ninh Bình với bằng giỏi, Thảo hăm hở mang hồ sơ đi đến các bệnh viện nhưng rồi 4, 5 lần cứ mang hồ sơ đi lại mang về. Không lùi bước, Thảo xin vào làm tư nhân ở các phòng khám.
Làm việc cho phòng khám của Trung Quốc được 2 tháng, Thảo xin nghỉ. Lí do vì trở ngại vấn đề ngôn ngữ cộng thêm với việc thường xuyên phải làm đến tối lại làm cả thứ bảy, chủ nhật mà lương lại thấp.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Người lao động)
Sau vài lần nộp hồ sơ nhưng vì nhiều lí do như “ma cũ bắt nạt ma mới”, lương chỉ gần 2 triệu/tháng nên Thảo quyết định về quê nối nghiệp làm hương vòng của gia đình.
Nguyễn Thị Thúy, quê ở Duy Tiên (Hà Nam) tốt nghiệp khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vào tháng 6/2011 với tấm bằng khá và một bảng điểm “đẹp”.
Vậy mà 2 năm trôi qua, Thúy vẫn không thể kiếm cho mình một công việc ổn định. Cuối năm 2012, Thúy cùng em trai quyết định mở một quán bán hàng ăn sáng tại một ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) để mưu sinh.
Tương tự, Phạm Thị Lam quê ở Đông Hưng (Thái Bình) tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội từ năm 2010 nhưng suốt 2 năm nay Lam vẫn không xin được việc.
Không chịu về quê theo lời khuyên của gia đình, Lam bám trụ lại thủ đô bằng việc mở một quán bán cà phê kiêm đồ ăn sáng trong con ngõ nhỏ trên phố Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng việc kinh doanh không hề dễ dàng, thua lỗ, vừa rồi cô đã quyết định sang nhượng lại cửa hàng và tiếp tục tìm vận may cho mình bằng cách đi... lấy chồng.
Vũ Thị Minh quê ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử - GDCD, Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) năm 2010 với tấm bằng giỏi nhưng giờ ngành này ở tỉnh cô đang thừa giáo viên. Thậm chí vài năm gần đây, tỉnh cô còn có chủ trương chỉ nhận giáo viên ở một số trường có tiếng như sư phạm, ngoại ngữ quốc gia, bách khoa,…
Để không quên kiến thức và nuôi ước mơ, Minh xin dạy hợp đồng ở một trường THCS với đồng lương gần 1 triệu đồng. Công việc ở trường ít tiết, Minh lại vào TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) làm nhân viên bán hàng tại một siêu thị để kiếm thêm thu nhập.
Một số bạn của Minh trong khi chờ cơ hội đi học lên cao học và đi…lấy chồng.
Những chuyện cười ra nước mắt
Đã đi làm hơn 1 năm, nhưng Nguyễn Thị Anh Tuyên, cựu SV một trường dân lập vẫn chưa nộp bằng tốt nghiệp ĐH của mình cho sếp: “Đưa bằng ra lại mắc cỡ. Mang tiếng là học 4 năm chuyên ngành Anh văn, nhưng... chỉ giao tiếp được vài câu đơn thuần, chắc thua trình độ bằng B”.
Hương, một SV cao đẳng nội vụ tốt nghiệp ra trường nhưng những kĩ năng đơn giản như thành thạo gõ 10 ngón trên máy tính hay một số công việc văn phòng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp kém khiến cô bạn gần như không có cửa với các ứng viên khác khi đi xin việc.
Võ Đình Dương, học ĐH tiếng Pháp, lại học thêm cả quản lý khách sạn, du lịch. Nhưng, giờ bảo một SV trong lớp đứng ra thiết kế một tour du lịch thì chịu. Cũng không ai biết được mình phải mời chào khách du lịch nước ngoài thế nào để cho có ấn tượng, tour như thế nào thì phù hợp với tâm lý của khách du lịch người Pháp...
Thái, SV Trường ĐH Giao thông vận tải tốt nghiệp năm 2010 thậm chí phải giấu bằng tốt nghiệp khi sang xin việc ở một công ty thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Lí do đơn giản được công ty này ghi rõ “không tuyển người có bằng đại học”. Họ cần những SV cao đẳng nghề hơn.
Giờ đây câu chuyện như kỹ sư thất nghiệp làm xe ôm, sinh viên ra trường làm tiếp thị, đi bán hàng ở quán cà phê hay quán cơm,…đã không còn xa lạ. Tấm bằng đại học không còn là tấm vé chắc chắn cho tương lai tươi đẹp chờ đón SV sau khi ra trường.
Thực trạng báo động
Theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 20/2/2013, toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 25.000 HS-SV đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm. Trong đó trình độ trên ĐH có 45 học viên, ĐH có 5.674 SV, CĐ có 6.845 SV, TCCN có 6.003 SV, còn lại là CĐ nghề và trung cấp nghề.
SV tìm kiếm công việc trong ngày hội việc làm tại Đà Nẵng (Ảnh: Thể thao&Văn hóa)
Một lãnh đạo ngành GD-ĐT tỉnh này chua xót cho biết: Trường ĐH Hồng Đức vốn có tiếng đào tạo sư phạm nay phải chuyển sang đa ngành. Vài năm nữa ngành sư phạm vẫn thừa giáo viên thì đào tạo ai học? Nhiều SV hệ cử tuyển của địa phương thậm chí vẫn trong tình cảnh thất nghiệp sau khi ra trường.
Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2012, trong tổng số 984.000 người thất nghiệp có 55.400 người trình độ CĐ (chiếm 5,6%) và 111.100 người có trình độ ĐH trở lên (11,3%).
Như vậy, số lao động trình độ CĐ thất nghiệp so với tổng số lao động có trình độ CĐ được bổ sung chiếm hơn 40% và số lao động có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp so với số lao động có trình độ ĐH được bổ sung chiếm hơn 50%.
Con số này, theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH), tình trạng thất nghiệp có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị.
Theo TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học&Giáo dục VN giáo dục ĐH ở nước ta phát triển quá nhanh, số lượng bùng nổ, nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với số lượng.
Bên cạnh đó việc phân bố ngành học và địa bàn đào tạo cũng bất hợp lý. Có đến quá nửa các trường đại học, cao đẳng tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng phân tích, chỉ ra việc đào tạo quá “nóng” các ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh lại, tài chính, ngân hàng… tăng đột biến khiến cung vượt cầu cũng là nguyên nhân khiến nhiều SV ra trường khó kiếm việc. Đi kèm với đó là công tác định hướng ở các cơ sở giáo dục còn nhiều bất cập, yếu kém.
Vấn đề liên kết nhà trường – doanh nghiệp không chặt chẽ dẫn tới đào tạo ồ ạt không theo nhu cầu thực tế của xã hội. Hơn nữa, nhiều trường chỉ tập trung vào số lượng nhưng chưa chú trọng tới chất lượng, đặc biệt ở ngành nghề đòi hỏi trình độ nhân lực cao.
Trong khi rất nhiều sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp thì theo rà soát nhu cầu nhân lực cả nước của Bộ LĐTBXH, giai đoạn 2011-2015, mỗi năm cần phải bổ sung 1,86 triệu lao động đã qua đào tạo nghề; giai đoạn 2016-2020, bổ sung khoảng 2,18 triệu lao động.
Phong Đăng |
| | | vanle Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Cha bổ nhiệm con và lên chức nhờ… bằng dỏm Sun Jul 21, 2013 5:04 pm | |
| Muốn chức cao trong XHCN VN phải đi theo thứ tự: hậu duệ (con ông cháu cha), tiền bạc (mua bằng và chạy chức) và cuối cùng mới đến khả năng làm việc.
Cha bổ nhiệm con và lên chức nhờ… bằng dỏm
"Cha bổ nhiệm con! Chuyện mua và làm bằng giả ở nước ta hiện nay là khá phổ biến. Nhiều khuất tất trong việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam.
Ông Phạm Văn Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Giao thông Vận tải (GTVT) Miền Nam (đường Nguyễn Văn Linh, TP Cần Thơ; trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT), có hành vi sử dụng bằng dỏm. Cụ thể là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) do Đại học IMPAC - Mỹ cấp tháng 4-2008. Trước đó, việc bổ nhiệm của ông Tú cũng có nhiều dấu hiệu bất minh.
Trường Trung cấp GTVT Miền Nam. Ảnh nhỏ: Bằng MBA của ông Phạm Văn Tú do Đại học IMPAC cấp. Ảnh: BẢO SƠN
Bằng MBA không được công nhận
Mới đây, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT có văn bản khẳng định: "Hiện nay, bộ chưa phê duyệt bất kỳ chương trình liên kết đào tạo từ xa nào của Đại học IMPAC. Do đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng của ông Phạm Văn Tú".
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tú cho rằng bằng của ông được công nhận vì từ năm 2005-2010, Đại học IMPAC được ĐHQG Hà Nội cấp giấy phép liên kết hợp tác với Trung tâm Phát triển Hệ thống (thuộc ĐHQG Hà Nội) tổ chức giảng dạy và phát bằng MBA tại Việt Nam. Bằng MBA này là một trong những căn cứ để xem xét, bổ nhiệm ông Tú giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam vào năm 2009.
Theo Quyết định 77/2007 của Bộ GD-ĐT (quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp): "Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam".
Như vậy, thẩm quyền cấp phép liên kết đào tạo phải do Bộ GD-ĐT chứ không thuộc ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, việc công nhận văn bằng thạc sĩ là thuộc thẩm quyền của cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Tiền hậu bất nhất
Đáng lưu ý, từ năm 2009, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (lúc đó là Cục Đường bộ) đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú lên chức trưởng phòng đào tạo, rồi được giới thiệu làm phó hiệu trưởng, song vẫn ký quyết định bổ nhiệm ông này. Cụ thể, cha ruột của ông Tú là ông Phạm Đình Sự, nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam giai đoạn 2004-2009, sau khi lên làm hiệu trưởng đã có nhiều việc làm sai quy định để đưa ông Tú lên chức phó hiệu trưởng.
Ngày 21-7-2009, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ, đã ký quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam, trong đó khẳng định "việc bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo công khai, dân chủ". Cụ thể, "trường hợp bổ nhiệm ông Tú từ chức danh quyền trưởng phòng đào tạo giữ chức trưởng phòng đào tạo không được thông qua cuộc họp để có sự thống nhất của đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể".
Thế nhưng, quyết định kết luận sai phạm nêu trên còn chưa ráo mực thì không đầy 1 tuần sau, ngày 27-7-2009, cũng chính ông Mai Văn Đức đã đặt bút ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú vào chức phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam. Cha bổ nhiệm con
Kết luận của Cục Đường bộ về việc kiểm tra, xác minh đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam nêu rõ: "Trường hợp nhà trường có văn bản gửi Cục Đường bộ về việc giới thiệu ông Phạm Văn Tú vào chức danh phó hiệu trưởng có nêu là căn cứ vào kết quả thống nhất 100% tại cuộc họp ngày 25-5-2009 của ban giám hiệu, ban chấp hành Đảng bộ, ban chấp hành Công đoàn nhưng lại không đưa ra được văn bản hoặc biên bản ghi nhận nội dung cuộc họp". Điều này đồng nghĩa với việc cả hai lần bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm con trai là Phạm Văn Tú, ông Phạm Đình Sự đều tự ý làm mà không thông qua ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức liên quan theo đúng quy trình.
Trần Hơn - Bảo Sơn . |
| | | vanle Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Hà Nội: Cử nhân rủ sinh viên bán dâm 3 triệu đồng/lượt Sat Sep 07, 2013 3:12 pm | |
| Bằng cử nhân đại học "thiu" nên các cô gái VN phải bán thân...
Hà Nội: Cử nhân rủ sinh viên bán dâm 3 triệu đồng/lượt
Thông tin từ Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, chiều 6.8 cơ quan này đã ra lệnh tạm giữ hình sự Hoàng Thị Phương Loan (23 tuổi, ở Hà Giang) để điều tra về hành vi môi giới mại dâm.
Hoàng Thị Phương Loan.
Ra trường nhưng chưa xin được việc làm, Loan đã bán dâm để kiếm sống và lấy tên là Trang để liên lạc với khách làng chơi. Với ngoại hình xinh đẹp nên Loan thường "đi khách" với giá 3 triệu đồng/lượt.
Tại trụ sở công an, Loan khai bán dâm được khoảng 1 tháng nay. Khách của Loan khá đông vì Loan có "mác" sinh viên, mới tốt nghiệp một trường đại học năm 2012.
Hơn nữa, Loan có gương mặt ưa nhìn, dáng cao ráo cùng với nước da trắng. Với những yếu tố đó, khách làng chơi sẵn sàng bỏ tiền triệu để "vui vẻ" với Loan. Sau cuộc vui, khi gặp khách hào phóng, ngoài tiền đã thỏa thuận, Loan còn được tiền bo thêm.
Trước đó, Loan quen với một cô gái đang học năm cuối một trường đại học ở Hà Nội và biết cô gái này thường xuyên bán dâm. Cả hai đã có sự thỏa thuận và trao đổi số điện thoại, hẹn khi nào có khách sẽ giới thiệu cho nhau.
Đêm 30.7, đang ở ngoài đường, Loan nhận được cuộc hẹn của khách mua dâm sang một khách sạn ở phường Ngọc Lâm (Long Biên). Hai bên thỏa thuận giá 3 triệu đồng. Sau đó, người khách bảo Loan điều thêm một ''chân dài'' khác đến. Loan nhận lời và nhắn tin bảo cô gái sinh viên năm cuối trên đến khách sạn.
Khi Loan đang nhận 6 triệu đồng và 500.000 tiền công giới thiệu cô bạn bán dâm thì cảnh sát kiểm tra khách sạn và bắt quả tang Loan cùng số tiền tang vật, bao caosu đã qua sử dụng.
Cô gái đi cùng Loan thừa nhận việc bán dâm là do Loan môi giới. Trong túi xách hai đối tượng bán dâm, công an còn thu được nhiều bao caosu chưa sử dụng.
Loan cho rằng số tiền 500.000 đồng là khách đưa để trả tiền taxi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định đây là số tiền Loan được nhận vì có công môi giới.
Cũng tại cơ quan điều tra, Loan cho biết, sau khi ra trường vì muốn tự lập, Loan đã thuê nhà ở quận Ba Đình, nhưng không xin được việc nên đã sa chân vào con đường mại dâm.
Được biết, gia đình Loan tan vỡ từ khi Loan còn nhỏ và mẹ Loan một mình nuôi nấng hai con. Sau này, anh trai của Loan phạm tội bị vào tù, còn Loan đỗ đại học và được mẹ Loan chăm nom chu đáo.. |
| | | tranvu Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” Wed Mar 12, 2014 2:04 pm | |
| Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Lê Diễn Ðức Ngày 6 Tháng Ba năm 2014, tờ “m.vietnam.net” đăng bài “24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?” cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo (GD & ÐT), tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học” rồi đặt câu hỏi “Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?”
Bằng tiến sĩ ở Việt Nam là cả một câu chuyện khôi hài và khá dài dòng.
Cho đến thập niên 90, do chất lượng và trình độ chuyên môn kém của các trường đại học Việt Nam nên tiến sĩ của miền Bắc Việt Nam được công nhận ở nước ngoài qua đường nghiên cứu sinh, chủ yếu ở các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Ði nghiên cứu sinh là một việc ưu đãi, phải có lý lịch tốt, là cán bộ của các viện hay giảng viên trường đại học, nhưng nhiều khi cũng phải lo lót chạy chọt. Ra tới nước ngoài rồi thì đa số dành thời gian cho học và nghiên cứu thì ít, mà cho đi buôn thì nhiều. Không hiếm nghiên cứu sinh đến thời gian nộp luận án (thông thường sau 3 năm, trừ thời gian học tiếng) phải nhờ các sinh viên năm cuối viết giúp, học thuộc lòng và chạy tới giáo sư cố vấn (promotor) để tìm sự hỗ trợ. Khi bảo vệ luận án thì lúng túng, thiếu tự tin, nhưng rốt cuộc cũng đạt điểm trung bình nhờ sự đồng cảm và “hữu nghị”.
Tôi là người đã chứng kiến những cuộc bảo vệ như thế ở Ba Lan, nên đây là sự thật. Chính vì thế mà Giáo Sư Nguyễn Văn Hiệu, cựu viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam, nói một câu nổi tiếng “cứ dắt một con bò sang Nga thì trở về là có một phó tiến sĩ”.
Ông Nguyễn Văn Hiệu là một trong số những nghiên cứu sinh hiếm hoi, có nhiều công trình khoa học ở Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Dupna, được Liên Xô (cũ) phong hàm giáo sư khi mới 30 tuổi. Nhưng khi ông về nước, được cơ cấu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, thực hiện đúng đường lối tận dụng trí thức của đảng. Lo việc đảng, lãng chuyên môn, điều kiện nghiên cứu bằng không, rốt cuộc ông cũng trở thành một “con bò”. Ðùng một cái vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam bỏ luôn chữ “phó”, tất cả phó tiến sĩ ngủ dậy sau một đêm bỗng dưng trở thành tiến sĩ. Ðồng thời, các trường đại học Việt Nam cũng làm luôn việc nghiên cứu sinh và tự cấp bằng tiến sĩ, đồng loạt, như một phong trào. Trường Nguyễn Ái Quốc, cái nôi đào tạo cán bộ chính trị cho đảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN), nơi giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lenin đã bị vứt vào sọt rác lịch sử, cũng cấp bằng tiến sĩ. Văn bằng tiến sĩ từ đây được sản xuất nhanh chóng, đâu đâu cũng thấy, trở thành một đề tài cho công chúng đàm tiếu, khinh thường, chẳng có một chút giá trị nào trên học đường quốc tế.
Cần phải lưu ý rằng, học vị tiến sĩ là văn bằng cao nhất trong hệ thống đại học phương Tây, do đó hệ thống đào tạo tiến sĩ của họ được thiết lập rất chặt chẽ và nghiêm chỉnh.
Chương trình đào tạo tiến sĩ là để cung cấp cho xã hội những nhà khoa học chuyên nghiệp và giáo sư đại học tương lai, những người am hiểu chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, có khả năng phát hiện, thiết kế thí nghiệm hay nghiên cứu giải quyết vấn đề, có khả năng phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu, có khả năng truyền đạt kết quả nghiên cứu đến đồng nghiệp trong chuyên ngành và công chúng.
Trong khi ở Việt Nam, các vị lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trên các tấm danh thiếp đều có hai chữ “tiến sĩ”. Chưa có quốc gia nào trên thế giới khi xuất hiện trên báo chí học vị “tiến sĩ” được gắn kèm với các nhà lãnh đạo nhiều như ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Ðông Nam Á nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất của khu vực, không có một trường đại học nào của Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Ông Nguyễn Khắc Hùng, cựu chuyên viên đối ngoại, Học Viện Hành Chính Quốc Gia từng nói số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.
Dốt hay phô trương. Mặc cảm dốt nát và thua thiệt về văn hóa, các quan chức phải lấy cái mác “tiến sĩ” gắn vào cho mình, như là một thứ bùa hộ mệnh.
Ngoài sự khoe khoang, háo danh, sĩ diện, bằng cấp cũng là chiếc giấy thông hành trên con đường lọt vào các cơ quan nhà nước và leo lên các bậc thang quyền chức. Cho nên trào lưu “chạy” bằng giả lan tràn, trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam. Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Hà Nội, học kém, chật vật kiếm được cái bằng kiến trúc sư ở Ba Lan, nhưng khi có chức, có quyền phải kiếm bằng được bằng “tiến sĩ” của trường... Nguyễn Ái Quốc. Kiếm bằng cách nào chỉ có trời biết! Ðây là một trong vô vàn ví dụ, trong chính sách chiến lược lạ lùng của Hà Nội, đến năm 2020, 100% công chức diện thành phố quản lý (cấp chi cục trưởng và chi cục phó) có bằng tiến sĩ!
Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ” từ trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ. Trong khi đó ông Ân không hề biết tiếng Anh, chỉ có bằng cử nhân tại chức kinh tế-quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì)!
Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó bí thư tỉnh ủy Yên Bái, chỉ trong vòng 6 tháng đã “dùi mài kinh sử” với 17 ngàn USD, cũng trở thành “tiến sĩ” của đại học Nam Thái Bình Dương.
Trong khi đó, trường đại học Online này không được thừa nhận về tiêu chuẩn (unaccredited), bị báo chí phanh phui từ nhiều năm qua.
Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Vinalines, người vừa nhận án tử hình vì tội tham nhũng, đi xuất khẩu lao động ở Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, về Việt Nam và làm cán bộ bình thường, đi học lớp tại chức tại đại học hàng hải, rất nhanh sau đó lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh tế. Tiến sĩ kinh tế này đã làm Vinalines nợ nần, thất thoát hàng tỷ đô la.
Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch UƯy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, sử dụng bằng “tiến sĩ” tài chính qua chương trình đào tạo từ xa của La Salle (khác với đại học La Salle tại Pennsylvania), cũng là một trường “rởm” ở Mỹ.
Ông Phạm Minh Hạc, giáo sư của Bộ GD & ÐT đã từng nói trong bài “Cán bộ xài bằng giả để kiếm cái ghế” (bee.net.vn):
“Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ GD & ÐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Ðến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương”.
Trong bài “Bằng giả: Sờ đâu dính đó!”, ngày 06 Tháng Mười, 2012, tờ Người Lao Ðộng viết:
“Năm 2003, Ban Chỉ Ðạo Kiểm Tra Văn Bằng, Chứng Chỉ tỉnh Cà Mau phát hiện tỉnh này có trên 600 trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp có vấn đề. Trong đó, nhiều cán bộ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng đã bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, đa số những người này vẫn cứ thăng quan tiến chức.”
Tại phiên họp ngày 25 Tháng Hai năm 2014 của Hội Ðồng Quốc Gia Về Giáo Dục và Phát Triển Nhân Lực giai đoạn 2011-2015, Bộ Trưởng Bộ GD & ÐT Phạm Vũ Luận nói “thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể ‘chui’ vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.
Ðương nhiên, các công ty tư nhân là những doanh nghiệp lời ăn, lỗ chịu, họ phải thận trọng kỹ càng trong việc tuyển dụng, mà đối với họ, không quá coi trọng bằng cấp, chủ yếu là năng lực chuyên môn, tay nghề.
Cho nên, nếu quay lại câu hỏi “15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?”, quá dễ dàng để thấy rằng, những tiến sĩ hữu danh, vô thực đang nằm trong bộ máy cầm quyền, ăn tục nói phét, sáng cắp ô đi, tối cắp về. Lực lượng “trí thức” rởm này là biểu tượng của lối sống tự sướng, kiêu ngạo, giả dối, lưu manh của cả hệ thống.
Con đường xã hội chủ nghĩa mà “đến hết thế kỷ này chưa chắc đã thấy” (lời của Tổng Bí Thư ÐCSVN Nguyễn Phú Trọng) được hô hào bằng những mỹ từ trên các băng rôn, áp phích đỏ chót, giăng khắp nơi để lừa bịp xã hội, lấp liếm sự ảo tưởng và giả tạo, y chang những cái bằng tiến sĩ vô giá trị, một thứ hàng mã không hơn không kém.
.
|
| | | vanle Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” Mon Oct 27, 2014 4:05 pm | |
| Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học mạo danh ở Việt Nam
Nguyễn Khanh / SBTN CN, 10/26/2014 - 10:18
Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
Tiến sĩ Mark A. Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.
Dĩ nhiên, giá cả của những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.
Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Nguyễn Khanh / SBTN Danh sách 21 trường đại học không được Mỹ công nhận https://www.ttxva.net/danh-sach-21-truong-dai-hoc-khong-duoc-my-cong-nhan/
Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường ĐH hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ, trong đó có Trường Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia. 2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii. 3. ĐH American City (American City University) bang California. 4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California. 5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM. 6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California. 7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California. 8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii. 9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California. 10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University). 11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California. 12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii. 13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California. 14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) bang California. 15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California. 16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania. 17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California. 18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California. 19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bangDelaware. 20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania. 21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.
THEO KÊNH TUYỂN SINH . |
| | | thanhdo Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” Mon Nov 03, 2014 1:25 pm | |
| Thạc sĩ, tiến sĩ dỏm xúm nhau tàn phá làm nghèo Đất Nước
Trần Bích ĐăngHôm nay nhân đọc trên trang mạng báo điện tử Dân Trí bài có tựa là “Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm” (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quyen-luc-kinh-doanh-khong-lo-cua-ong-ha-van-tham-986511.htm). Trong đó có đoạn: “Sinh năm 1972, ông Thắm được cho là một trong những tỷ phú có học vấn tốt tại Việt Nam. Nhà sáng lập Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) nắm trong tay bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ)”.
Tôi lên tìm trên mạng về hai đại học này và khám phá đó là những đại học dỏm.
Thứ nhất về Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ):
http://en.wikipedia.org/wiki/Columbia_Pacific_University
Tiền thân của Đại học Columbia Common Wealth là Columbia Pacific University (CPU).
CPU được mô tả là một trường học không theo kiểu truyền thống mà là dạy từ xa (*) không được công nhận ở California (Columbia Pacific University (CPU) was an unaccredited nontraditional distance learning school in California).
* “Từ xa” vì thời ấy chưa có “trực tuyến (online)”
Năm 1997, bang California đưa ra Tòa buộc CPU phải đóng cửa, Phó Tổng chưởng lý Asher Rubin của bang California gọi trường dạy từ xa này là "một nhà máy sản xuất bằng tốt nghiệp đánh bẩy người tiêu dùng ở California trong nhiều năm qua" và "là gian lận khách hàng, hoàn toàn là một sự lừa đảo". Đơn kiện cũng gọi Đại học Columbia Pacific như là một "hoạt động giả mạo" cung cấp "[bằng cấp] hoàn toàn vô giá trị... để làm giàu cho những kẻ làm quảng bá bất lương của họ".
Đại học Columbia Pacific bị đóng cửa do án Tòa ngày 2/12/1999 - Thẩm phán Lynn Duryee lưu ý trong quyết định của mình rằng: "Quyết định này không phải là có hay không có việc sinh viên không hài lòng... Tôi cho rằng là đó không phải là thử nghiệm. Nó giống như nói rằng, như các người đã biết, mại dâm không nên là bất hợp pháp vì nó đã làm hài lòng các khách hàng. Đây không phải là một thử nghiệm”.
Ngay sau khi Columbia Pacific University bị đóng cửa, chủ nhân của nó là ông Les Carr đã chuyển trường đển Missoula, ở bang Montana và sau đó đổi tên thành "Columbia Commonwealth University" (CCWU). Năm 2001, CCWU được dời lên bang Wyoming.
Nói về Đại học Columbia Commonwealth, đây là những thông tin “đắng lòng” (hy vọng không có thêm các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ta đã từng tốt nghiệp ở đây).
Về văn bằng do CPU và CCWU cấp:
California công nhận bằng do CPU cấp trước ngày 25 Tháng Sáu 1997, là "có giá trị pháp lý" để sử dụng trong tiểu bang. Bằng CPU cấp từ 25 tháng sáu năm 1997 đến về sau, là "không có giá trị về mặt pháp lý" để sử dụng trong tiểu bang California (California recognizes CPU degrees earned before June 25, 1997, as "legally valid" for use in the state. CPU degrees earned on or after June 25, 1997, are "not legally valid" for use in California).
Bang Michigan, riêng đối với công chức, là không chấp nhận bằng cấp của CPU (Michigan, for state civil service jobs only, does not accept degrees from CPU).
Bang Oregon tại một thời điểm đã xếp các bằng cấp từ cả CPU và CCWU là "bằng cấp không được công nhận” và do đó bị cấm sử dụng vào bất cứ việc gì chiếu theo luật của tiểu bang Oregon. Việc sử dụng "bằng cấp không được công nhận" là vi phạm lệnh cấm và có thể dẫn đến hình phạt dân sự. (Oregon at one time listed degrees from both CPU and CCWU as "unaccredited degrees" and thus prohibited for various uses under Oregon law. The use of "unaccredited degrees" in violation of this prohibition can result in civil penalties).
Bang Texas xếp các bằng cấp từ cả CPU và CCWU là "gian lận hoặc không đạt chuẩn" và do đó bị cấm vào bất cứ việc gì chiếu theo luật Texas. Việc sử dụng bằng cấp "gian lận hoặc không đạt chuẩn" là vi phạm lệnh cấm là một tội tiểu hình loại B ở Texas. (Texas also lists degrees from both CPU and CCWU as "fraudulent or substandard" and thus prohibited for various uses under Texas law. The use of "fraudulent or substandard" degrees in violation of this prohibition is a Class B misdemeanor in Texas).
Về “Paramount University of Technology” :
Theo tờ báo Seattle Times ngày thứ Tư 9 tháng 2/2005, trong bài “Cáo buộc các "lò sản xuất bằng cấp" đổ xô đến (bang) Wyoming” (http://seattletimes.com/html/education/2002174735_diploma09.html) có những chi tiết sau:
Chỉ nội [thành phố] Cheyenne đã là quê hương của sáu đại học trực tuyến. Một ví dụ điển hình là Paramount University of Technology, với một vài văn phòng ở tầng hầm ở trung tâm thành phố. Gần đó, American City University chiếm một vài phòng trong một tòa nhà xưa kia là một nhà thổ. (Cheyenne alone is home to six distance-learning schools. A typical example is Paramount University of Technology, with a couple of basement offices in a downtown mall. Nearby, American City University occupies a couple of rooms in a building that once housed a brothel).
"Chỉ với 16 giờ học, tôi đã hoàn thành 40 phần trăm các yêu cầu của khóa học cho bằng thạc sĩ", Claudia Gelzer, một nhân viên của Ủy ban [Điều Tra của Thượng Viện] cho biết. ("With just 16 hours of study, I had completed 40 percent of the course requirements for a master's degree," said Claudia Gelzer, a committee staffer).
Ngoài ra báo Seattle Times còn nhắc đến một đại học dỏm khác ở Cheyenne là “Kennedy-Western University”. Tiếc là họ không kê hết tên mười đại học dỏm ở đây.
Tôi cũng kiếm ra hai websites có lẽ có ích cho mọi người để có thêm thông tin mà đánh giá các ông các bà thạc, tiến sĩ dỏm – phân biệt ai là thật ai là dỏm.
1. Danh sách các Đại học KHÔNG được công nhận của Bang Michigan (Michigan's List of Nonaccredited Colleges and Universities)
http://www.credentialwatch.org/non/mich.shtml
(Hai chữ Colleges and Universities ở Mỹ đều mang nghĩa Đại học, Colleges thường là chỉ các Đại học cộng đồng nên tôi tạm gồm cả vào chữ Đại học. Google dịch College là trường Cao đẳng mà Cao đẳng ở Việt Nam là chưa phải Đại học, nên dịch như vậy chưa phù hợp).
2. Các trường Đại học trực tuyến được công nhận (Accredited online Universities)
http://www.onlineu.org/accreditation
Mong rằng hai websites này sẽ giúp Bộ Giáo dục và các tổ chức công quyền cũng như tư nhân biết mà loại ngay những kẻ “trộm được quả trứng nó sẽ trộm đến con bò”, họ lường gạt chính họ thì họ không thể nào trung chính chưa nói đến cái sự “dỏm” thì không thể nào có thực tài để lo việc, nhất là việc xây dựng Đất Nước.
T.B.Đ. Tác giả gửi BVN http://boxitvn.blogspot.com |
| | | bhtran Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” Tue Aug 25, 2015 8:16 am | |
|
Đằng sau cái gọi là sự ‘nhục nhã’
Monday, August 24, 2015 Lê Diễn Đức
Đồng hành cùng với cơn sốt trong kỳ thi tuyển vào đại học năm nay tại Việt Nam là hình ảnh một cử nhân cầm biển xin việc đứng giữa đường.
Cái tít của bài “Cầm biển đứng giữa đường xin việc: Nhục nhã thay cho một cử nhân” trên báo nhà nước đã bị dư luận xã hội chỉ trích mạnh mẽ.
Tấm biển mà người thanh niên cầm có nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi...”
Người thanh niên đó là Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh), vừa tốt nghiệp cử nhân trường đại học Điện Lực.Việc cầm biển xin việc đứng đường chẳng có gì là nhục nhã cả, cùng lắm chỉ thể hiện sự bất lực, bế tắc của anh ta trong bối cảnh xin việc khó khăn hiện nay ở Việt Nam.
Một đại diện doanh nghiệp tại Hà Nội động lòng có ý muốn tuyển dụng Ninh, viết cho tờ Đời Sống & Pháp Luật:
“Chúng tôi biết đến trường hợp của bạn Phùng Đức Ninh sau khi đọc bài viết trên báo Đời Sống & Pháp Luật. Bản thân tôi rất khâm phục ý chí và nghị lực của Ninh. Dám nghĩ, dám làm, bỏ qua sĩ diện bản thân để tìm việc làm nuôi sống bản thân và gia đình. Đó là điều doanh nghiệp chúng tôi cần ở một nhân viên.”
“Tại sao nhiều người lại chỉ trích cậu ấy, Ninh hành động vì cuộc sống tương lai của mình, vì cô con gái mới sinh đang cần có sữa. Nhiều kẻ vì tiền mà bất chấp tất cả, nhưng Ninh đâu có làm điều gì vi phạm, bạn ấy không đáng bị lên án. Bạn ấy phải là người được ca ngợi”- người đại diện doanh nghiệp nói thêm.
Bộ Lao Động, Thương Binh & Xã Hội vừa công bố mới đây rằng, riêng ba tháng đầu năm 2015, cả nước có 1,159,800 người thất nghiệp, tăng 114,200 người so với cùng kỳ 2014, trong đó, có đến gần 300,000 người có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng chuyên nghiệp. [1]
Phùng Đức Ninh chỉ là một trong hàng trăm ngàn trường hợp khác ấy!
“Chạy” học
Chỉ trừ một số rất ít con nhà giàu được học ở các trường quốc tế, bắt đầu từ tiểu học, cha mẹ đã méo mặt “chạy” trường học cho con, thậm chí nếu không tận dụng được sự quen biết thì phải hối lộ.
Cho đến hết trung học, tốn bao nhiêu công sức và chi phí đóng cho trường và thầy cô, cầm cái bằng tốt nghiệp trung học để thi được vào đại học quả là một chặng đường đầy gian an khổ cực.
Nhiều “phụ huynh căng thẳng, bơ phờ, dầm mưa, thức đêm, xếp hàng chờ đợi, quay cuồng lo lắng để học sinh có thể bước chân vào một trường đại học.”
Mùa thi tuyển năm nay như “một trận đánh lớn” (lời Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận) mà người đại bại là học sinh và gia đình, mệt mỏi đến phờ phạc, nhếch nhác, chen chúc nhau nơi thu nhận hồ sơ của các trường, thậm chí có phụ huynh đã thuê xe cấp cứu chạy hơn 350 km từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để rút hồ sơ xin học cho con.
Giáo Sư Võ Tòng Xuân đã nhận xét: “Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam. Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 sẽ đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như là một cơn hãi hùng không những đối với thí sinh và phụ huynh ăn ngủ không yên, tốn bạc triệu đi tới đi lui xem kết quả tạm thời và chờ đợi rút hồ sơ... mà còn đối với hội đồng tuyển sinh của các trường cao đẳng và đại học phải làm việc không nghỉ.” [2]
Chất lượng học
Trong thập niên đầu của thiên niên kỷ, thời ông Nguyễn Thiện Nhân được Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, các trường đại học Việt Nam mọc lên như nấm. Nhận được giấy phép mở trường đại học giống như nhận được giấy phép xây một ngôi nhà. Tất cả đều phải có chi phí bôi trơn. Từ đây đẻ ra không ít trường đại học ra đời mà cơ sở vật chất không có gì, lực lượng giáo viên thiếu trầm trọng.
Các trường đại học quốc doanh vốn chất lượng đã tệ hại, không một trường nào có vị trí trong Top 500 của thế giới, bằng cấp không được quốc tế thừa nhận. Nói chi đến các trường tư! Thế nhưng, như cái cối xay thịt, từ các trường đại học hàng nằm vẫn cho ra hàng trăm ngàn sản phẩm có bằng cấp như ai, thậm chí cả thạc sĩ, tiến sĩ.
Hoàng Xuân Hiển, kỹ sư cơ khí Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2009, đề nghị vận động chiến dịch “đốt bằng,” viết trên trang Facebook của mình:
“Đa số chung ta đang sai lầm cơ bản về việc học, đặc biệt là học đại học! Học mà không biết học để làm gì, học chỉ để thi đỗ, thi đỗ chỉ để lấy bằng.
Tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên, đa phần khi tôi hỏi em thích ra trường làm gì hoặc đam mê của em là gì họ đều không có câu trả lời, hoặc trả lời rất mung lung.
Thực tế cho thấy, đa phần sinh viên hiện nay ra trường không biết làm gì! Một số chọn đi học... thạc sĩ, tiến sĩ... Thế nên số thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam mới khủng khiếp nhất trên thế giới!”
Đấy là nói chuyện chất lượng đào tạo. Chất lượng học tập và tiếp thu kiến thức của sinh viên đại học ra sao. Tờ Tuổi Trẻ cho hay:
“Chỉ mất một ít tiền là có người đi học giùm, mất thêm một ít tiền nữa có ngay người đi thi giùm. Chuyện học thuê, thi hộ (học giả, thi giả) đã hợp pháp hóa cho những người không cần học hoặc học không đến nơi đến chốn vẫn có được tấm bằng thật 100%.
Chỉ cần khoảng hai triệu đồng, một sinh viên không cần học và thi nhưng vẫn đảm bảo có điểm đậu môn học nhờ dịch vụ học thuê, thi hộ nhan nhản hiện nay.” [3]
“Chạy” việc
Dùi mài kinh sử để có bằng đại học trong tay mà kiếm được việc làm là cả một hoạn lộ. Một số ít người học khá thực sự thì nhảy vào các doanh nghiệp tư nhân. Số còn lại tìm cách chui vào cơ quan nhà nước.
Một người làm quan cả họ được nhờ là hiện tượng phổ cập ở Việt Nam. Nếu không là con cháu các quan chức hoặc thân hữu, thì con đường xin việc coi như mù tịt.
Bài “Bổ nhiệm kiểu con ông cháu cha” trên tờ Người Lao Động ngày 15 thang 8, 2015 đã phản ánh phần góc tối của tình trạng này:
“Bằng nhiều cách, người ta sẽ tận dụng cài cắm người thân vào nơi làm việc để làm lợi riêng cho mình:
Hơn 10 năm qua, kể từ khi lên nắm quyền tổng giám đốc Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng, ông Phạm Minh Thắng đã đưa con, rể, anh em ruột và cả phía sui gia nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các phòng ban và xí nghiệp trực thuộc, biến công ty nhà nước thành công ty gia đình.” [4]
Một cách hiệu quả hơn trong việc chạy việc là chi tiền.
Trong một xã hội mà con người nhắm mắt lao vào đồng tiền, bất chấp tất cả, cái gì cũng có thể mua được, “nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền,” chạy việc làm cũng không thoát khỏi quy luật ấy.
Tờ VietNamNet.vn viết rằng:
“40% nhân viên không lưu thiếu chuẩn và những vụ lừa chạy việc sân bay. Người ta nghe quá nhiều về những vụ xin việc bằng ‘cửa hậu’ để vào làm việc tại sân bay. Chưa có bằng chứng nào cho thấy đây là hiện tượng có thật, nhưng những vụ lừa đảo xin việc vào sân bay càng nhiều càng khiến người ta bất an vì tin đồn đó có bao nhiêu % là sự thật.” [5]
“Dư luận đồn đoán, muốn có việc làm ở ngân hàng, khổ chủ phải “chạy việc.” Những “suất” việc làm được rao giá công khai trên các diễn đàn online với mức từ 50 triệu đồng trở lên tùy theo công việc.
Có người “hốt hoảng” khi biết chi phí môi giới lên tới 500 triệu đồng để có được một “ghế nóng” ở một ngân hàng có tiếng tăm.” [6]
Bạn Diệu Hương tâm sự trên BBC Việt ngữ:
“Để trở thành nhân viên hải quan cảng Hải Phòng hưởng mức lương tối thiểu 1,115,000 VNĐ một tháng, Đạt, sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu, người được hỏi cũng xác nhận rằng con số này có thể dao động từ 900 triệu đến 1 tỷ 200 triệu VNĐ, trước khi theo học nghiệp vụ, ‘tùy vào mối quan hệ với các lãnh đạo trong ngành.’
Anh cho hay, ‘nhân viên hải quan có cơ hội tiếp xúc nhiều với hàng hóa’ sẽ có thêm ‘các nguồn thu khác’ nên người muốn làm ngành này cũng phải ‘đầu tư cao hơn’ khi khả năng ‘thu hồi vốn’ là ‘trong tầm tay.’
Hay như trường hợp của Thư, dù đã qua vòng phỏng vấn, cũng vẫn phải nộp 200 triệu để được vào làm kĩ thuật viên Tập Đoàn Dầu Khí hưởng lương 30 triệu một tháng hay Bình bỏ ra 400 triệu để làm việc ở phòng kế toán.” [7]
Kết
Từng ấy thứ “chạy” gian truân đứng đằng sau cái gọi là sự “nhục nhã” mà tờ báo nọ gán cho anh thanh niên cầm biển xin việc đứng đường.
Sự nhục nhã ấy nên dành cho hệ thống giáo dục đào tạo của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới là đúng!
*** [1]: http://petrotimes.vn/cu-nhan-that-nghiep-tiep-tuc-gia-tang-307126.html [2]: http://vtc.vn/giao-su-vo-tong-xuan-mot-mua-tuyen-sinh-khong-tien-khoang-hau.538.567881.htm [3]: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150819/hoc-gia-bang-that/954600.html [4]: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-nhiem-kieu-con-ong-chau-cha-20150815212216142.htm [5]: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/208825/40-nhan-vien-khong-luu-thieu-chuan-va-nhung-vu-lua-chay-viec-san-bay.html [6]: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/106180/-chay-viec-o-ngan-hang-phi-moi-gioi-500-trieu-dong.html [7]: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/12/141219_employment_fee_dieuhuong
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” | |
| |
| | | | Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu” | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |