Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang Nhung ngắn chất hoang Chung quynh nguyet bich không trong quốc Nguyen linh VNCH sáng Saigon truyện chuyen nhac phải thuoc luong ngam Trung quan
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Dân trí… không từ trên trời rơi xuống

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSat Jul 06, 2013 3:57 pm


Dân trí… không từ trên trời rơi xuống!

Đoàn Khắc Xuyên 


Dân trí không từ trên trời rơi xuống. Dân trí một nước là kết quả của một quá trình hun đúc, bồi đắp lâu dài thông qua ít nhất ba con đường: giáo dục; sự thi hành luật pháp nghiêm minh, nhất quán; và sự tự kiểm soát, tự điều chỉnh của xã hội dân sự. Ở ta, cả ba con đường này đều có vấn đề, đều khiếm khuyết không nhiều thì ít.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcSrkzDZ3Fjjy3vgGnQ-SWxctHb7ELHKyUm0djw3azDHLhTQOGaoRA

Ngã tư, đèn đỏ, giờ tan tầm, xe kẹt cứng. Mấy thanh niên đi xe gắn máy cùng chiều với bạn, chạy sau, thay vì dừng lại ở ngã tư cho xe từ đường giao cắt quẹo qua, đợi đèn xanh rồi đi tiếp thì lại lấn trái đường lên cho sát ngã tư làm xe bên kia không quẹo qua được. Thế là kẹt lại thêm kẹt.

Hẳn không ít lần bạn đã gặp tình cảnh đó và buột miệng: Dân trí gì mà thấp kém! Đi trên đường, không ít lần bạn chứng kiến người ta vứt xác chuột chết ra đường hoặc quét tấp rác, đổ đồ ăn dư thừa xuống miệng hố ga, làm cống có thể bị nghẹt. Bạn lầm bầm: Dân trí ở đâu nhỉ? Đi mua vé tàu xe, bạn đang xếp hàng chờ tới lượt mình, bỗng mấy cô ả từ đâu sấn tới, chen lên đầu, giành quyền mua vé của mấy người sắp đến lượt ở hàng đầu. Có người phản đối; có người, nhìn vẻ bặm trợn của mấy cô ả, không dám hé môi. Bạn lại lầm bầm, bực tức: Đúng là dân trí thấp kém!





Mời xem video này để hiểu người nước ngoài nhìn trật tự giao thông nước ta ra sao.

Có thể kể ra vô số trường hợp như vậy. Và bạn nghĩ không sai: Dân trí của không ít người Việt mình kém thật. Người Việt mình bây giờ đi ra nước ngoài du lịch hay làm ăn cũng nhiều hẳn đều có thể thấy ở nhiều chỗ người ta tự động xếp hàng, không ai đến sau mà tự tiện chen lên trước nếu không muốn bị nhìn như con quái vật; đến ngã tư đường gặp đèn đỏ, dù đường giao cắt chẳng có chiếc xe nào chạy và tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng một anh cảnh sát, người lái xe cũng tự động dừng xe chờ đèn xanh; thậm chí vào nhà hàng người ta cũng phải chờ người phục vụ chỉ định bàn tùy theo số người đi với bạn nhiều hay ít chứ không phải thích sà vào bàn nào là sà vào, một mình chiếm cả một cái bàn dành cho 5-6 người. Và trong môi trường đó dường như đa số người Việt mình đi nước ngoài cũng tỏ ra lịch sự hơn, biết tuân thủ các quy ước xã hội hơn.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 17_ad1dd-d9caa


Thế nhưng ở trong nước lại khác. Sống trong một môi trường mà chẳng ai thèm đếm xỉa gì đến cái chung, chẳng ai thèm nhường nhịn ai, chẳng ai buồn tuân thủ các quy ước xã hội, người ta như bị cuốn phăng đi. Và giả như bạn muốn sống đúng theo điều bạn nghĩ, muốn tuân thủ pháp luật và những quy ước xã hội tốt đẹp, hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận cái nhìn của đa số còn lại coi bạn như một kẻ dở hơi. Đó là một thực tế chúng ta đụng chạm hàng ngày khi đi ra đường, khi vào tiệm ăn, khi xếp hàng mua vé hoặc làm giấy tờ…

Dựa trên thực tế đó, trong không ít phát biểu của các quan chức, trong rất nhiều bài báo, sau khi đế cập đến những hiện tượng kém văn minh của người dân mình như hiện tượng chen lấn gây kẹt xe, thường kết luận về nguyên nhân của hiện tượng gỏn lọn bằng một cụm từ: kém dân trí. Ít ai chịu khó đặt tiếp vấn đề: Dân trí kém do đâu? Dân trí từ đâu ra? Dân trí không từ trên trời rơi xuống. Dân trí một nước là kết quả của một quá trình hun đúc, bồi đắp lâu dài thông qua ít nhất ba con đường: giáo dục; sự thi hành luật pháp nghiêm minh, nhất quán; và sự tự kiểm soát, tự điều chỉnh của xã hội dân sự. Ở ta, cả ba con đường này đều có vấn đề, đều khiếm khuyết không nhiều thì ít.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Yeunhau1507123_9e816


Nền giáo dục ở ta từ mấy chục năm qua, ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên môn cho học sinh, chỉ tập trung giáo dục lý tưởng chính trị và đạo đức cách mạng vốn cần thiết trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, mà ít chú ý giáo dục đạo làm người và tinh thần công dân cần thiết cho việc xây dựng xã hội trong thời bình, nhất là một xã hội đang muốn vươn đến chỗ là một xã hội văn minh, hiện đại. Những đức tính như lòng trung thực, lương tâm chức nghiệp, ý thức tôn trọng của công, tôn trọng những quy ước của một xã hội văn minh không được coi trọng. Từ một xã hội bao cấp thiếu thốn đủ bề chuyển qua nền kinh tế thị trường còn đậm nét sơ khai, nhiều chuẩn mực và giá trị cũ đổ vỡ trong khi những chuẩn mực và giá trị mới phù hợp với giai đoạn mới, yêu cầu mới lại không được kịp thời xây dựng, con người như sống trong thời hoang sơ, chỉ biết làm sao thỏa mãn nhu cầu của riêng mình, bất chấp nó có ảnh hưởng gì đến xã hội, đến cái chung hay không. Việc giành đường, cướp đường nói lên rất rõ điều này, trong khi việc thi công cầu đường kém chất lượng do rút ruột công trình, làm dối, làm ẩu nói lên rất rõ sự thiếu vắng lương tâm chức nghiệp và tính trung thực của công dân trong một xã hội văn minh.


Trong khi đó, việc thi hành nghiêm minh luật pháp, một yếu tố mang tính cưỡng chế (đối với thiểu số công dân kém ý thức) nhưng có tác dụng góp phần hình thành dân trí, lại cũng có vấn đề. Luật pháp ở ta chưa đảm bảo cho người chấp hành luật nghiêm túc được bảo vệ, được an toàn, nói chi đến được tưởng thưởng; trong khi đó những người vi phạm luật, lách luật nhiều khi chẳng những không bị trừng phạt mà còn thu được lợi ích từ việc vi phạm hoặc lách luật đó. Tình trạng ấy, cộng với tình trạng ăn hối lộ để cho một số người qua mặt luật pháp đã vô hiệu hóa mọi ý đồ hoặc nỗ lực sử dụng luật pháp như một công cụ nâng cao dân trí. Từ đó dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật tràn lan, rõ nhất là trong lĩnh vực giao thông.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcSbpNJ_k70VnNB8DAOWUlUKz-U0eXXm4j5h6YvPLns2VHIERSmyrw

Cuối cùng, bổ sung cho hai con đường nâng cao dân trí kể trên, nhưng không kém phần quan trọng, là hoạt động của xã hội dân sự. Đứng trước những thách thức mới hay những nhu cầu mới đặt ra cho xã hội, thường bao giờ từ trong cộng đồng cũng xuất hiện những tập hợp tự nguyện của những công dân vì lợi ích chung của cộng đồng mà đứng ra phản ứng trước những thách thức đó hoặc đáp ứng những nhu cầu chung đó rồi bằng chính hoạt động của họ, thuyết phục, vận động mọi công dân khác cùng làm theo. Nhà nước dù mạnh đến đâu, luật pháp dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề đặt ra cho xã hội. Xã hội dân sự, với các tổ chức, hội đoàn đủ loại, hoạt động độc lập với nhà nước nhưng lại đóng vai trò bổ trợ cực kỳ hữu ích cho sự khiếm khuyết của nhà nước và luật pháp trong việc đảm bảo sự vận hành tốt đẹp của xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với chế độ bao cấp (trong đó nhà nước được xem và được trông đợi là người cung cấp tất cả) kéo dài và với sự nghi kỵ chưa phải đã hết đối với tất cả những gì không được “đóng dấu” nhà nước, xã hội dân sự đã bị teo tóp đi, sáng kiến công dân không còn chỗ đứng.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Ket-xe


Trong bối cảnh như vậy, trước những vấn nạn như vấn nạn trật tự giao thông, khi nhà nước tỏ ra bất lực, còn các hội đoàn chính thống thì thụ động vì bị hành chính hóa, giáo dục thì không thực sự sản sinh ra được những công dân trưởng thành, có đầy đủ ý thức công dân… xã hội dân sự cũng chẳng đóng góp được gì trong việc “nâng cao dân trí” vì từ lâu đã bị nghi kỵ, không được khuyến khích. Lấy vụ việc xảy ra gần đây là vụ em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ một quán phở ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội hành hạ như một nô lệ trong suốt 13 năm làm thí dụ, ta thấy cả luật pháp, cả hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Đội Thiếu niên Tiền phong đến công an phường, cảnh sát khu vực, tổ dân phố… đều đã chẳng làm gì để bảo vệ và giải cứu em Bình. Họ còn không biết có vụ việc như vậy thì em và những người như em còn biết kêu vào đâu, trông đợi vào đâu. Em Bình đã được giải cứu chỉ nhờ vào lòng trắc ẩn và can đảm của một người phụ nữ đã 70 tuổi. Nếu xã hội dân sự phát triển, nếu có nhiều những con người tốt bụng như bà Hà Thị Bình trong những tập hợp công dân tự nguyện vì xã hội thì không ít trường hợp tương tự trường hợp em Bình có thể được ngăn chặn từ sớm. Nhiều quy ước, tập quán xã hội tốt cũng có thể nhờ những tập hợp tự nguyện đó mà hình thành.

Do vậy, muốn dân trí được nâng cao, ngoài vai trò của giáo dục có khả năng đáp ứng nhu cầu mới của xã hội, ngoài sự nghiêm minh và không thiên vị của pháp luật, phải có chỗ cho sáng kiến công dân, có chỗ cho trí tuệ và năng lực của dân được tự do hoạt động. Mỗi khi than phiền về dân trí, xin hãy chịu khó suy nghĩ thêm một chút.



Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Tai nạn giao thông - sự yếu kém về dân đức và dân trí   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeFri Jul 12, 2013 1:52 am

Tai nạn giao thông - sự yếu kém về dân đức và dân trí

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống TNGT 
Vi phạm Luật Giao thông là một trong những nguyên nhân gây tai nạn. Ảnh: T.L 


Việt Nam là nước có tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng vào bậc nhất thế giới. TNGT không ngừng gia tăng, gây thảm cảnh cho bao nhiêu gia đình, làm mất trật tự, an toàn xã hội. 


1. Nhiều năm nay, bình quân mỗi ngày xảy ra hơn 40 vụ TNGT, làm chết 34 người và bị thương 30 người. Những ngày Tết, số người thiệt mạng và bị thương vì TNGT còn cao hơn. Như vậy, trung bình mỗi năm, số người thiệt mạng về TNGT ở nước ta là gần 13.000 người - tương đương dân số một xã hay một phường, gấp hàng trăm lần số người chết mỗi năm ở Việt Nam vì đại dịch HIV/AIDS. Theo Cục CSGT, tuần đầu tiên của tháng 6.2013, cả nước xảy ra 339 vụ TNGT, làm chết 151 người, bị thương 232 người; số bị thương vong nhiều hơn so với cuối tháng 5.2013 . Đấy là thống kê chưa đầy đủ. Thật là những con số khủng khiếp, làm đau lòng người!

Hiện tượng vi phạm luật GT diễn ra thiên hình vạn trạng, nhưng phổ biến nhất, là phóng xe máy, xe ô tô quá tốc độ quy định, đi sai đường, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng. Qua các vụ vi phạm bị xử lý, đa số họ là những người trình độ văn hóa thấp. Nhiều cuộc tụ tập đua xe cực kỳ náo loạn, nhiều nhất ở Hà Nội và TPHCM. Xe ôtô các loại, từ taxi chở thuê, xe khách, xe tải, xe container, đến cả các xe tự chế, vận hành bát nháo. Các tài xế, một khi đã “phê” ma túy, uống rượu bia, thì càng phóng xe bạt mạng. Hầu hết những người đi xe máy ẩu - như được lắp động cơ ở dưới... mông, hễ cứ ngồi lên xe là cắm mặt, rồ máy, rú ga lao thục mạng; như để... “trả thù đời”. Và, chỉ vì một va quệt rất nhỏ, án mạng dễ dàng xảy ra. Mạng người trên các ngả đường nhiều khi như cỏ rác! 

2. TNGT nghiêm trọng ảnh hưởng rất xấu đến giá trị người Việt và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. VTV3 có lần phát phóng sự: Một ông người Nhật Bản sang làm việc ở Việt Nam, mang theo xe con loại xịn và tự lái, nhưng chỉ vài ba ngày sau phải thuê lái xe người Việt. Hình ảnh những người nước ngoài hốt hoảng mỗi khi sang đường trên các thành phố của ta, khiến người Việt nào biết tự trọng cảm thấy xấu hổ cho... “đồng bào” của mình!

Ông Alfred Ried, nguyên HLV trưởng Đội tuyển bóng đá VN, khi trả lời các nhà báo vì sao ông ngại đi du lịch ở VN, đã nói: “Giao thông là vấn đề rất quan trọng đối với những người ngoại quốc chúng tôi. Tôi nói các bạn đừng giận nhé: Người VN khi ra đường, thì thú thật, họ cứ như là… mất trí. Đó là lý do khiến tôi rất ngại đi du lịch”.

Đau xót nhất, là hai vụ TNGT đầu tháng 12.2006, tại Hà Nội: GS - VS Nguyễn Văn Đạo, một nhà khoa học nổi tiếng, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã phải ra đi, và GS Seymour Papert, người Mỹ, nhà toán học hàng đầu thế giới sang VN để giúp ta giải quyết vấn đề TNGT, đã bị xe máy đâm trọng thương, khi ông đang đi bộ trên hè đường Hà Nội, phải đưa về Mỹ chữa chạy, và ông đã không qua khỏi! Và, ngày 9.6.2013, TS Nishimura Masanari, nhà khảo cổ học người Nhật, 20 năm gắn bó với Việt Nam, đã chết vì bị một xe tải đâm khi ông đi công tác trên đường 5!

3. Nâng tầm văn hóa giao thông cho mọi người và xử phạt nghiêm khắc người vi phạm Luật Giao thông.

Để thiết lập một trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn tối đa TNGT và tạo nên kỷ cương giao thông, phải đồng thời tiến hành nhiều giải pháp và biện pháp, nhưng theo tôi có hai việc chính: Nâng tầm văn hóa GT cho mọi người và xử phạt thật nghiêm những kẻ vi phạm luật GT. Muốn vậy, phải huy động tổng lực xã hội. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật và giới truyền thông phải là lực lượng chủ công.

Văn hóa giao thông gồm những điều cốt lõi sau đây: Hiểu biết và tuân thủ Luật GT. Những điều khoản của Luật, cũng như các quy định bổ sung về đảm bảo ATGT không có gì là khó hiểu. Chỉ riêng bản năng của con người “không mất trí” cũng biết tự bảo vệ mình khi tham gia GT; Giáo dục mọi người phải có ý thức cộng đồng khi tham gia GT. Khi đi lại trên đường, phải hiểu rằng: Không chỉ có riêng mình, mà còn có nhiều người khác đang tham gia GT; Không thể chỉ coi trọng lợi ích của riêng mình, mà ảnh hưởng đến lợi ích và sinh mạng của người khác; Mỗi người phải có lòng tự trọng khi đi lại trên đường.

Bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền Luật GT, pháp luật phải kịp thời bổ sung, sửa đổi, nêu ra các chế tài xử phạt thật nghiêm, thật mạnh tay với những người vi phạm. Ở các nước tiên tiến, phát triển, nhất là các nước Âu-Mỹ, người ta xử phạt vi phạm luật giao thông rất nghiêm khắc, mức phạt rất nặng, cho nên giao thông của họ trật tự, văn minh. Trái lại, việc xử phạt vi phạm luật GT của ta rất kém nghiêm minh, mức phạt quá nhẹ. Ngay như việc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT bây giờ cũng bị buông lỏng: Rất nhiều người, phần đông là thanh niên, đèo 3-4 người chạy tốc độ cao, để đầu trần, mà nhiều CSGT không... nhìn đến! Luật pháp phải sửa đổi, bổ sung và xử phạt thật gắt gao, nghiêm khắc những kẻ cố tình vi phạm luật GT và chống người thi hành công vụ. Kẻ gây TNGT nghiêm trọng, cần phải có mức án cao. Những kẻ đua xe trái phép, cần tịch thu xe vĩnh viễn (Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng mới đề xuất chủ trương này) và thiêu hủy công khai những xe đó, ngay sau khi tòa xử án! Là giảng viên ĐH, tôi mong các nhà lập pháp và hành pháp VN chớ cố tình hiểu sai, ngụy biện về “tinh thần nhân đạo”, mà thực chất là sự buông lỏng pháp luật trên mọi lĩnh vực - do “Thượng bất chính”!

Thiết lập kỷ cương GT, nâng tầm văn hóa GT cho mọi người VN là yêu cầu, là nhiệm vụ bức thiết của nước ta, nhằm giảm thiểu TNGT, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình và tạo cơ hội, khuyến khích người nước ngoài đến đầu tư, làm ăn, học tập và du lịch ở Việt Nam, cải thiện cách nhìn của họ đối với phần đông người Việt! Không thể hoàn toàn đổ lỗi về TNGT cho Bộ GTVT, mà phải quy trách nhiệm chính là do ý thức và văn hóa giao thông quá kém của người xứ ta! Đấy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, gây dựng một nếp sống có văn hóa, góp phần nâng cao phẩm giá con người VN, đáp ứng với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.



Giang hồ xử lý ùn tắc giao thông: Chỉ có ở Việt Nam

.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeMon Jun 23, 2014 9:17 am

Người Việt ta rất thích được ca ngợi, rất có “năng khiếu tự hào”!

Sự nhẹ dạ của người Việt


Nguyễn Trần Sâm

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Z

Nhìn lại lịch sử nước nhà gần một thế kỷ qua, không thể không nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến những tai họa cho dân tộc nằm ngay ở tính cách người Việt, đặc biệt ở sự nhẹ dạ, nông nổi.

Người Việt ta rất thích được ca ngợi, rất có “năng khiếu tự hào”.

Mỗi khi có một cái cớ nào đó thì đại đa số đều say sưa với niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt, khi trong mấy chục triệu đồng bào có một nhân vật nào đó làm được một việc gì “ngang tầm thời đại” thì mọi người đều coi đó như một bằng chứng về sự vượt trội của “dân tộc tôi”. Họ không biết và không thèm biết rằng một dân tộc khác có thể có hàng ngàn nhân tài cỡ đó, thậm chí còn có những người giỏi hơn. Vì thích được tự hào nên người ta sẵn sàng tin tuyệt đối khi có một người nước ngoài nào đó khẳng định rằng Việt Nam thật tuyệt vời, thậm chí là nhất thế giới.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 2Q==

Sau chiến thắng Điện Biên, nhà thơ chính trị đã viết “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” làm ngây ngất bao trái tim. Sự say sưa càng được nhân lên khi có những người nước ngoài đến Việt Nam và khẳng định Điện Biên Phủ là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. (Trong khi đó, nếu vào một trang mạng tìm kiếm nào đó và gõ “Lịch sử thế giới” hay “Lịch sử thế giới thế kỷ XX”, quý vị sẽ thấy hiện ra hàng chục tài liệu lịch sử, trong đó không có chỗ nào nhắc một lần đến Điện Biên Phủ; chỉ có Đức, Pháp, Nga, Mỹ,… với hai cuộc thế chiến, và một số sự kiện lớn khác. Và nếu quý vị đi nước ngoài và ra đường hay công viên chặn mọi người lại để hỏi thì chắc trong 1 vạn người may ra có 1 người biết Điện Biên Phủ là gì.)

“Sung sướng làm sao khi sáng mai thức dậy bỗng thấy mình là người Việt Nam.” Câu nói của một bà nào đó người Cuba (hình như nhà báo?) vào khoảng năm 1967 rõ ràng đã đẩy “niềm tự hào Việt Nam” lên tới trời. Từ ngày đó, người Việt ta không còn muốn để mắt đến một dân tộc nào khác nữa!

Sự nhẹ dạ của người dân được trang bị thêm lòng tự hào đó đã nhiều lần bị lợi dụng. Những nhân vật “làm chính trị”, với chiêu bài vừa tâng bốc, phỉnh nịnh quần chúng, vừa nói những lời mỹ miều về sự sẵn sàng hy sinh tất cả vì dân vì nước, vừa hứa hẹn về tương lai xán lạn, lại vừa tuyên truyền rằng đội ngũ lãnh đạo của cái dân tộc vĩ đại này xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, dễ dàng dắt đám quần chúng nông nổi đi theo. Thậm chí người ta còn bảo được quần chúng nhắm mắt lại trên đường đi để khỏi thấy còn có những lối đi khác, mà nhiều người vẫn tin và làm theo. Trong cuộc tranh giành đám quần chúng nhẹ dạ, nhóm người nào ma lanh hơn, xảo trá hơn sẽ thắng.

Trong những ngày này, sự nhẹ dạ vẫn đang tiếp tục bị lợi dụng. Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình theo hai sự định hướng khác nhau. Đám người này thì nghe theo bọn côn đồ lạ hoắc, không biết chui từ lỗ nào lên, xúi họ xông vào tất cả các công ty nước ngoài, nhất là của Đài Loan, để đập phá. Đám khác lại theo sự định hướng “chính thống”, tham gia “phản biểu tình” để làm mất đi tinh thần chống bọn kẻ cướp Đại Hán, mà không biết rằng họ đang tự làm hỏng tương lai của chính mình.

Đáng buồn hơn nữa là sự nhẹ dạ của những nhà trí thức, kể cả những vị nổi tiếng. Một nhân vật có thế lực, mặc dù toàn thân đã “nhúng chàm”, từng gây ra bao tai họa cho những con người tử tế, từng làm thất thoát phần lớn ngân sách quốc gia, tức mồ hôi xương máu của bao nhiêu thế hệ, kể cả những thế hệ tương lai, chỉ cần nói được một hai câu trúng ý các nhân sỹ, bỗng được các vị này coi như bậc thánh nhân. Họ ca ngợi. Họ tung hô. Rồi dồn hết hy vọng vào một cuộc đổi dời long trời lở đất mà dường như nhân vật đó sắp tạo ra. (Nếu đúng lúc này mà nhân vật đó chết, có lẽ “lịch sử” sẽ quên đi mọi điều dơ dáy mà nhân vật đó đã từng làm, để truyền tụng với nhau rằng “ngài” đã “hiển thánh”!)


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 9k=

Ở một mức độ nào đó đúng là có thể giải thích được thái độ như vậy của kẻ sỹ. Khi trông chờ có một cuộc thay đổi thì điều quan trọng là nó có xảy ra được hay không. Người thực hiện nó là ai cũng được. Kẻ thực hiện dù có là kẻ xấu xa nhất thì việc thực hiện vẫn là tốt cho xã hội, vẫn nên được đón mừng. Đôi khi, vì quyền lợi chung, có thể cần “khích tướng” để một nhân vật có thế lực “nổi máu” lên và ra tay. Nhưng đó là trong trường hợp có thể hy vọng một cách có cơ sở vào khả năng thay đổi. Và dù có khích tướng thì cũng không nên ca tụng và đặt mọi niềm tin vào một nhân vật không xứng đáng.

Sự nhẹ dạ và nông cạn còn làm cho một số nhân vật có bằng cấp rất cao ngưỡng mộ và trông chờ cả vào những nhân vật ngoại bang. “Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc… Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận”, – mới cách nay vài tuần, một vị có học vị đến tận tiến sỹ khoa học đã từng phát biểu như vậy. Những lời này rõ ràng thể hiện một nhận thức ấu trĩ, đánh giá quá cao tài năng của Putin và vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, đồng thời cũng nhìn nhận quá sai lệch về vị thế của Việt Nam trong tư tưởng và tình cảm của Putin. Vị này đã nhầm lẫn những lời xã giao sau các cuộc hội đàm với suy nghĩ thật của một chính khách, mà trong trường hợp này là một kẻ cực kỳ giảo hoạt.

Một điều có vẻ cực kỳ phi lý và mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn có thật, là sự nhẹ dạ và nông cạn của chính những nhân vật đã vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng cả một quá trình lạm dụng sự nhẹ dạ của quần chúng. Vì chính họ cũng nhẹ dạ và nông cạn, họ đã say sưa với những lời đường mật về tình hữu nghị (mà đến giờ mới có vị nhận ra là “viển vông”) của những tên hàng xóm vừa xảo trá vừa hung hăng. Vì nhẹ dạ và nông cạn, họ đã hạ bút ký vào những văn bản trói buộc số phận của cả một dân tộc vào với một nước “anh em” với một tập đoàn cầm quyền đang từng ngày từng giờ gây ra những điều lo ngại và khó chịu cho cả thế giới.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 120623kpvietnam02_e4505

Tất nhiên, trong việc ký kết những văn bản tai hại cho dân tộc, động lực chính là quyền lợi cá nhân và tập đoàn. Nhưng nếu không nông cạn và dốt nát thì những nhân vật có trách nhiệm phải hiểu được rằng những quyền lợi trước mắt đó không thể nào bảo đảm được tương lai lâu dài cho chính cá nhân họ, một khi dân tộc bị lệ thuộc vào một tập đoàn phản động ngoại bang. Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong sau khi bán nước đủ để làm tấm gương cho họ, nhưng họ đã không chịu soi. (Có lẽ họ vẫn hy vọng được làm quan ở bên Tàu như Trần Ích Tắc chăng?)

Trong mấy tuần qua, đã có biết bao nhiêu bài viết vạch trần những mưu đồ xấu xa của tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải. Tất cả những điều lên án đó đều đúng. Nhưng có một điều phải xấu hổ mà thừa nhận: trong quan hệ quốc tế, bọn người đó tuy đểu cáng, xỏ xiên, nhưng không hề nhẹ dạ.

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả  


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcSutgOSCYvseEuoDltma80_Ue7OSfO68SoinXcx7RLFJH0iV23TTQ
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeTue Sep 02, 2014 12:02 am


Chúng Tôi Muốn Biết


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-tonghop2-MLBVN

Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội... đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.

Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.

Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể chế phản dân chủ, độc tài.

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: người dân có quyền được biết những thỏa thuận, những ký kết có liên quan đến chủ quyền quốc gia hay không?

Tháng 5/2014 vừa qua, khi Trung Cộng đem giàn khoan HD-981 xâm lấn vùng biển Việt Nam, lần đầu tiên Công hàm 1958 liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đã được đề cập công khai trên truyền thông nhà nước. Và rất nhiều người Việt Nam sửng sốt, kinh ngạc về cái công hàm vô cùng tai hại này.

Dù biện bạch thế nào, Công hàm 1958 được ký với nội dung tán thành Công bố của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chủ quyền và lãnh hải (bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) khiến người dân quan tâm, lo lắng đến vận mệnh đất nước phải đặt câu hỏi: Tại sao những thỏa thuận ký kết liên quan đến chủ quyền Tổ quốc Việt Nam lại bị ém nhẹm suốt hơn nửa thế kỷ? Và những thông tin này nhà nước Việt Nam chỉ bất đắc dĩ công bố khi Trung Cộng trưng ra như bằng chứng về cái gọi là quyền “sở hữu” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa & Trường Sa.

Quyền được thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước. Trong trường hợp này, mỗi chủ nhân của nước Việt Nam phải nắm bắt thông tin, mới có thể chung sức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính họ, cũng là của cả dân tộc Việt Nam.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa chóp bu lợi ích nhóm trong hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc luôn che lấp những thông tin liên quan đến chủ quyền, nhân quyền, các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa ở Việt Nam.

Hậu quả của “vùng tối” này là gì?

Nhân dân Việt Nam thường bị động trước các động thái gây hấn, lúng túng trước các thông tin do Trung Cộng đưa ra. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam lại chủ trương đàn áp những ai muốn bạch hóa cái “hố đen” đó, khi người dân lên tiếng đòi hỏi hoặc tìm mọi cách để biết sự thật những gì đã và đang diễn ra.

Một trong những ký kết có liên quan đến vận mệnh quốc gia Việt Nam là “mật” ước Thành Đô 9-1990. Cho đến nay, gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến hội nghị này được nhà nước Việt Nam chính thức công bố.

Mọi người lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sắp biến thành xứ sở phiên thuộc của Trung Quốc qua những thông tin rò rỉ.

Đã có những cá nhân, tập thể yêu cầu nhà nước Việt Nam công bố thông tin này. Đáp lại, đang là động thái “mũ ni che tai”, phớt lờ trịch thượng, vô trách nhiệm.

Vận nước đang nguy nan, đòi hỏi người dân phải được biết và có quyền được biết những thỏa thuận ký kết trên lưng người dân, 24 năm trước, giữa các yếu nhân hai đảng và nhà nước, gây phương hại nền độc lập của Việt Nam từ đó đến nay và tương lai.

Chúng tôi có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.

Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này.

Hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990.

Chúng Tôi Muốn Biết

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-1-MLBVN


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-2-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-3-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-4-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-5-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-6-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-7-MLBVN

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Chungtoimuonbiet-bon-8-MLBVN

http://mangluoiblogger.blogspot.com/2014/09/chung-toi-muon-biet.html
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeWed Sep 03, 2014 2:46 am


PHẢI CÔNG BỐ CÁC THỎA THUẬN Ở THÀNH ĐÔ CHO NHÂN DÂN BIẾT


Nguyễn Đăng Quang         

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Clip_image002%25255B5%25255D


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Clip_image004%25255B4%25255D

Cách đây 24 năm, ngày 3 và 4/9/1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Tham dự cuộc gặp, phía TQ, dẫn đầu là Giang Trạch Dân - TBT Đảng CSTQ, và Lý Bằng - Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa.
Dẫn đầu đoàn VN là Nguyễn Văn Linh - TBT Đảng CSVN và Đỗ Mười, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam. Thành viên thứ ba của đoàn VN là Phạm Văn Đồng - Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháp tùng đoàn VN đến Thành Đô có 3 cán bộ cấp cao là Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Hoàng Bích Sơn - Trưởng Ban đối ngoại Trung ương và Đinh Nho Liêm - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trên chuyên cơ đưa đoàn VN từ sân bay Nội Bài đi Thành Đô còn có cả Trương Đức Duy - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền TQ tại VN. Song điều đặc biệt đáng chú ý là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch không có tên trong danh sách tham dự cuộc họp này.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh này tại Thành Đô, hai bên đã ký kết một văn bản thỏa thuận gọi là "Kỷ yếu Hội nghị" để chính thức bình thường hóa quan hệ hai nước và cùng nhau thực hiện những thỏa thuận vừa đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước. Cuộc gặp thượng đỉnh này cũng như nội dung thỏa thuận của Hội nghị Thành Đô từ đó cho đến nay vẫn luôn nằm trong bí mật và cho đến tận hôm nay - mặc dù 24 năm đã qua - nó vẫn chưa được chính thức công bố cho nhân dân VN cũng như các nước liên quan và cộng đồng quốc tế được biết!                                  
         
Hội nghị Thành Đô diễn ra trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

Trước hết không thể không nói là cuộc thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4/6/1989. Gần 2 tháng trước đó, từ giữa tháng 4/1989, hàng ngày có hàng chục ngàn, có hôm lên đến cả trăm ngàn sinh viên và thanh niên thay nhau tổ chức biểu tình ngồi và nằm để chiếm quảng trường Thiên An Môn. Họ giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng, ủng hộ cải cách và đòi tự do, dân chủ. Với bản chất khát máu và phi nhân tính, thay vì đối thoại để có một giải pháp ôn hòa, nhà cầm quyền TQ đã sử dụng lực lượng quân đội với hàng trăm xe tăng mờ sáng ngày 4/6/1989 tràn vào quảng trường Thiên An Môn tàn sát dã man người biểu tình trong tay không một tấc sắt và là đồng bào ruột thịt của mình! Xe tăng nghiền nát hàng ngàn thanh niên sinh viên, máu chảy lênh láng khắp quảng trường! Cả thế giới bàng hoàng! Mỹ và phương Tây cùng các nước tiến bộ trên toàn thế giới đồng thanh lên án, tố cáo, trừng phạt và cô lập Trung Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa kể từ khi thành lập (1949) đến nay chưa khi nào lại bị thế giới nguyền rủa và cô lập như lúc này. Đây là vết nhơ ngàn đời khó rửa đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc!

Ngoài ra, một sự kiện lịch sử không thể không nói, đó là hàng loạt các ĐCS và hệ thống XHCN nối tiếp nhau tan rã và sụp đổ ở Đông Âu. Bắt đầu từ cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, chế độ XHCN ở 6 nước cộng sản Đông Âu lần lượt và dồn dập sụp đổ: Đầu tiên là Ba Lan (6/1989), tiếp đến là Hungary (10/1989), rồi đến Đông Đức (11/1989), tiếp theo là Tiệp Khắc (12/1989), sau đó là Rumani (12/1989), và tiếp đến là Bulgary(1/1990). Muộn hơn là Albany (3/1991), rồi đến Nam Tư (6/1991) và cuối cùng là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tức Liên Xô (19/8/1991). Chỉ trước đấy không lâu, vào đầu tháng 10/1989, lãnh đạo các ĐCS và các nước XHCN “anh em” còn tụ tập nhau ở Berlin để cùng nhau tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức (7/10/1989) và bàn việc bảo vệ, giữ vững chế độ XHCN trên thế giới. Đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Văn Linh dẫn đầu sang Berlin tham dự lễ kỷ niệm này, nhưng chỉ đúng một tháng sau khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ sụp. Erich  Honecker - TBT Đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDC Đức - bị lật đổ. Còn lãnh tụ Nikolai Ceaucescu của Đảng và Nhà nước Rumani, sau khi dự lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi trở về Bucarest ông còn kịp tổ chức "thành công" Đại hội lần thứ 14  Đảng Cộng sản Rumani (cuối tháng 11/1989) và tất nhiên ông được bầu lại làm TBT thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa! Nhưng chỉ một tháng sau - ngày 20/12/1989 - khi vừa chân ướt chân ráo về đến thủ đô Bucarest sau 2 ngày đi thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thì Ceaucescu bị truy bắt, cả 2 vợ chồng phải chạy trốn khỏi thủ đô và sau đó đều bị bắt và bị một tòa án quân sự tuyên tử hình về tội diệt chủng và tham nhũng, rồi cả hai nhanh chóng bị mang ra hành quyết vào rạng sáng ngày 25/12/1989. Theo cuốn hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ thì Nikolai Ceaucescu "là người trong thời gian ở Berlin xem ra tâm đầu ý hợp với TBT Nguyễn Văn Linh trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy". Nhiều nguồn tin khác còn nói chính trong lần gặp nhau ở Berlin này, hai vị lãnh đạo của Việt Nam và Rumani đã đồng ý là năm sau (1990) sẽ cùng đứng ra đồng tổ chức một cuộc Hội nghị toàn cầu các đảng cộng sản và công nhân nhằm xiết chặt đoàn kết và khẳng định xu thế tất thắng của Chủ nghĩa Xã hội trên phạm vi toàn thế giới! Những sự kiện dồn dập nói trên ở Đông Âu nối tiếp xảy ra chỉ trong vòng không đến một năm khiến TBT Nguyễn Văn Linh và Lãnh đạo Đảng VN bồn chồn và vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên!
         
Nắm bắt được tâm trạng hoảng hốt, lo lắng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN và biết chắc được lãnh đạo VN sẽ sẵn sàng nhân nhượng để khôi phục lại quan hệ với Đảng và Nhà nước với TQ nhằm có đồng minh và chỗ dựa trong việc bảo vệ Đảng và chế độ XHCN tại VN, Trung Nam Hải quyết định hành động! Đặng Tiểu Bình, Cố vấn tối cao kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ - kẻ đã xua 600.000 quân  tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc để xâm lược nước ta 10 năm trước  (tháng 2/1979 ) - cùng các lãnh đạo chóp bu khác ở Trung Nam Hải nhận định đây là cơ hội quí hơn vàng để  thực hiện quỷ kế chia rẽ, lừa gạt và phân hóa nội bộ VN nhằm đưa Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN nằm trọn trong quỹ đạo phụ thuộc toàn diện vào Cộng sản Trung Quốc! Chúng đưa ra chiêu trò cực kỳ thâm hiểm là gợi ý tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai Đảng và Nhà nước để cải thiện và bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ CNXH ở mỗi nước! Cơ quan được giao thực hiện quỷ kế này không ai khác chính là Hoa Nam Tình báo. Cơ quan tình báo này thừa biết, nếu thông qua kênh ngoại giao chính thức là Bộ Ngoại giao thì chắc chắn quỷ kế này sẽ bị bại lộ và nhiều khả năng sẽ bất thành, bởi vì ở Bộ Ngoại giao có Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Trần Quang Cơ và Trợ lý Ngoại trưởng Vũ Khoan là 3 nhà lãnh đạo rất am hiểu và luôn cảnh giác cao độ với mọi âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc. Do vậy phải tránh BNG và phải đi đường vòng. Đường vòng này đã được Hoa Nam Tình báo xác định từ trước là  Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Quốc phòng!

Trương Đức Duy (sinh năm 1930 tại Quảng Đông, là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền TQ tại VN từ tháng 4/1989 đến 3/1993, nói tiếng Việt giỏi như người Việt, người vốn không xa lạ gì với cơ quan an ninh VN) được giao trực tiếp thực hiện kế hoạch này. Chỉ chưa đầy hai tháng sau khi được cử giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam, Trương Đức Duy đã thực hiện một bước đi ngoạn mục là qua mặt và phớt lờ Bộ Ngoại giao, trực tiếp liên hệ và tiếp xúc với hai cơ quan nói trên của VN là nơi vốn Trương đã có sẵn các mối quan hệ đặc biệt từ khi ông ta còn là phiên dịch kiêm Bí thư thứ ba rồi thứ nhất Sứ quán TQ ở Hà nội 20 năm về trước. Trương Đức Duy đã được sắp xếp dễ dàng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh 3 lần trong vòng chưa đầy 3 tháng (trưa 6/6, chiều 20/8 và sáng 29/8/1989), gặp TBT Nguyễn Văn Linh 3 lần (ngày 5/6, tối 22/8 và chiều 29/8/1989). Những lần Trương đến Bộ Quốc phòng hay Ban Đối ngoại Trung ương gặp lãnh đạo VN, xe Trương thường không cắm cờ và đi vào cửa phụ, Trương không mang theo phiên dịch và thư ký ghi chép và ông ta cũng yêu cầu phía ta không bố trí phiên dịch và thư ký, những cuộc gặp đó chỉ có 2 người: 1 chủ và 1 khách!

Đương nhiên, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch không được biết trước những cuộc gặp này, mà chỉ được thông báo sau khi đã diễn ra, thậm chí có những cuộc gặp ông còn không được cho biết, mặc dù ông đang là Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Ngoại giao! 

Nhớ lại, vào một tối đầu Thu 1987 tại New York, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch có nói riêng với người viết bài này khi ông dẫn đầu phái đoàn CHXHCN Việt Nam sang dự Khóa họp thứ 42 Đại hội đồng LHQ: "Họ công khai ra điều kiện cho lãnh đạo ta là "Nếu VN thực tâm muốn cải thiện và bình thường hóa quan hệ với TQ thì việc đầu tiên VN phải làm là loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch".  Vâng, có lẽ tất cả các cán bộ đối ngoại ở BNG hoặc ở các cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài trong khoảng thời kỳ 1987-1990 đều được biết đòi hỏi cực kỳ ngang ngược và trịch thượng này của TQ! Nhiều cán bộ trung cao cấp của Bộ Ngoại giao hồi đó còn trao đổi ở chốn riêng tư với nhau: "Lần này thủ trưởng của chúng ta có lẽ khó thoát khỏi là "vật tế thần!".  Tôi thật không ngờ và rất buồn là ngay sau Hội nghị Thành Đô, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch - "kiến trúc sư của nền ngoại giao Việt Nam" - một chiến lược gia tài ba, một nhà lãnh đạo có kiến thức uyên thâm và tầm nhìn xa trông rộng, một nhà ngoại giao sắc sảo và quả quyết, người mà nhiều chính khách phương Tây rất khâm phục và kính nể, lại phải sớm rời khỏi mọi chức vụ (Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và bị loại khỏi danh sách đề cử vào BCHTW khóa VII! Chỉ trước đấy không lâu, ngay đầu năm 1990, ông còn được dự kiến làm Thủ tướng nếu ông Võ Văn Kiệt lên làm Tổng Bí thư ở Đại hội VII.
     
Việc ông bị loại bỏ khỏi tất cả các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước có phải là một trong các điều kiện mà TQ đã buộc ta phải chấp nhận ở Hội nghị Thành Đô hay không, là một điều không khó để chứng minh. Còn về câu nói  "Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!" có phải là ý kiến nhận định và đánh giá về kết quả Hội nghị Thành Đô của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch hay không? Ông nói câu này khi nào, với ai và trong bối cảnh nào thì chưa thấy có nguồn tin nào khẳng định. Khi phải thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi tròn "thất thập" (1991), tuy bị sốc, nhưng sức khỏe về trí lực và thể lực của ông vẫn còn rất tốt. Ông vẫn được Bộ Chính trị giao công tác mới là chủ trì tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại cho đến khi ông mất (năm 1998). Chính trong thời gian này ông đã hoàn chỉnh cuốn hồi ký mà ông đã khởi bút viết ngay sau khi Hội nghị Paris về VN kết thúc (1973). Cuốn hồi ký này nói về  những năm tháng vinh quang, những khoảnh khắc bực tức, nóng giận và cay đắng trong cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng trong đó có 44 năm làm công tác ngoại giao của ông. Chắc chắn là nhiều bí mật đối ngoại của Nhà nước cũng như của riêng ông sẽ được "bật mí" một khi cuốn hồi ký này được công bố!         

Gần 1/4 thế kỷ đã trôi qua kể từ Hội nghị Thành Đô, nhiều thành viên đoàn VN tham dự hội nghị này không còn nữa, nhưng hậu quả để lại của cuộc gặp này là khôn lường, gây ra những thiệt hại to lớn và nguy hiểm cho đất nước và nhân dân ta ở hầu hết các lĩnh vực: từ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa - giáo dục, chủ quyền đất nước, chính trị nội bộ đến vấn đề an ninh quốc gia trên phạm vi toàn lãnh thổ, từ biên giới phía Bắc cho đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, từ biển Đông vào đến các tỉnh ven biển và giáp với biên giới Lào và Campuchia, và đặc biệt là vùng Tây Nguyên chiến lược. Không thể thống kê hết những vấn đề nói trên, chỉ xin đề cập đến một vài sự việc nổi cộm sau:

1- Từ sau Hội nghị Thành Đô, cuộc chiến tranh xâm lược của TQ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (17/2/1979) không được nhắc đến nữa, thậm chí những hoạt động của người dân tưởng niệm và vinh danh các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến này hoặc các cuộc biểu tình yêu nước chống TQ xâm phạm biển đảo và sát hại ngư dân ta đều bị ngăn cấm và đàn áp.

Hơn 35 năm đã trôi qua, tại sao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lược bành trướng phương Bắc này cũng như việc TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và đảo Gạc Ma của ta ở Trường Sa (1988)  không được tổng kết và đưa vào lịch sử và sách giáo khoa để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên và thanh niên ta?
           
2- Tại sao ta cho phép hoặc không ngăn chặn việc TQ thuê hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới chiến lược phía Bắc với thời hạn lâu dài 50-70 năm?
           
3- Một khu vực có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, rất nhạy cảm về mặt an ninh - quốc phòng là Tây Nguyên (Ai kiểm soát Tây Nguyên thì có thể khống chế được toàn bộ bán đảo Đông Dương!) thì TQ lại dễ dàng được phép đưa hàng ngàn công nhân vào đây để thực hiện dự án bauxite đầy nghi ngờ và tranh cãi không những về an ninh - quốc phòng mà cả về hậu quả sinh thái - môi trường, cũng như về hiệu quả kinh tế - xã hội, mặc dù có hàng ngàn cựu cán bộ lãnh đạo, nhân sĩ trí thức và các nhà khoa học lên tiếng kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội và Nhà nước dừng dự án này! 
           
4- Tại sao các công ty TQ lại trúng đến 80-90% các gói thầu trọn gói EPC (thiết kế - mua sắm - xây dựng) trong các dự án về KT-XH, đặc biệt là các dự án nhiệt điện, và tại sao ta chấp nhận hàng chục ngàn lao động phổ thông TQ (có phép và không phép) vào thực hiện các dự án này? Tại sao ta lại để cho thương nhân và các doanh nghiệp TQ tự tung tự tác trên khắp lãnh thổ của ta, lừa đảo nông dân ta, lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế đất nước ta một cách dễ dàng như chốn không người như vậy?            
           
5- Gần đây TQ ngang ngược và trắng trợn hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 để khoan thăm dò dầu khí sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN mà ta lại không dám nhân cơ hội này kiện TQ ra trước tòa án quốc tế như Philippines đã làm? Do ta chưa chuẩn bị kịp hồ sơ pháp lý hay vì một nguyên nhân nào khác? Trong vụ giàn khoan này TQ đã không chỉ chà đạp luật pháp và chủ quyền của VN mà còn vi phạm thô bạo Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) của LHQ. Dư luận rộng rãi trên toàn thế giới phản đối, lên án TQ và đồng tình, ủng hộ VN. Rất tiếc ta lại không tận dụng thời cơ và lợi thế này để vạch mặt bọn "vừa ăn cướp vừa la làng"! Trung Quốc không chỉ ngang ngược mà họ còn phi lý và trịch thượng nữa! Qua hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã, họ đưa ra "4 yêu sách VN không được làm" trong đó họ đề cập xa gần và bóng gió đến thỏa thuận Thành Đô 1990!             
          
- v.v.

Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà VN đã ký với TQ ở Thành Đô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với TQ ở Thành Đô.

Là chủ nhân ông của đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết về những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có sự thật về quan hệ VN - TQ trong những năm qua, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990. Hơn nữa, Điều 4 Hiến pháp 2013 đã ghi  rất rõ: "ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Do vậy việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối bang giao Việt - Trung và các thỏa thuận đã ký với TQ ở Thành Đô là một việc nên làm, cần làm và phải được làm vì điều này chỉ có lợi cho Nhân dân và Đất nước.
           
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sẽ sớm nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 10 trong thời gian tới  để duyệt xét mối quan hệ VN - TQ và đưa ra các quyết sách liên quan. Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua trong đó có các thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng ta đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 kèm theo một lời tạ lỗi chân thành! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam.     

Hà Nội, 3/8/2014
N.Đ.Q.

Tác giả gửi Bauxite Việt Nam

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 211

https://thntsaigon.forumvi.com/t1211-trung-quoc-xau-xi-va-lang-gieng-viet-nam

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeTue Sep 30, 2014 8:03 am




Bàn về sự so sánh: tuổi trẻ Việt Nam và tuổi trẻ Hong Kong

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống HK2004-danlambao

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Tôi đọc rất nhiều tin chia sẻ về phong trào đòi dân chủ tại Hong Kong, phần lớn các tin trên facebook người Việt tôi thấy đều có tính so sánh giữa tuổi trẻ Việt Nam và tuổi trẻ Hong Kong.

Có một số so sánh còn mang tính miệt thị là tuổi trẻ Việt Nam hèn kém và nhục nhã...

Tôi tự hỏi: người trẻ Hong Kong họ được giáo dục thế nào? Ông cha họ dạy họ những gì và những người lớn tuổi đã đi bên cạnh họ thế nào trong phong trào dân chủ này?

Đem những câu trả lời ấy để nhìn lại thực tế tuổi trẻ Việt Nam để đừng đặt gánh dân chủ quá nặng trên vai họ.

Chính tôi, cũng đã từng hỏi, những người đi trước biết hết về hiện trạng Việt Nam đã ở đâu cho đến khi tôi phát hiện ra sự thật bằng chính trải nghiệm của mình.

Tôi đã không trách móc những người lớn, vì tôi học được cách chấp nhận thực tế, chấp nhận sự lựa chọn của mọi người.

Dân chủ ở Hong Kong không đến chỉ trong một ngày, họ có sự chuẩn bị và đồng hành từ nhiều tầng lớp công chức, luật sư, chức sắc tôn giáo, sinh viên, học sinh... Đó là một khối gắn kết.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 10644414_720920194664507_9205375231124367930_n

Tôi đã nhìn Myanmar và nhìn Hong Kong để tin rằng ước mơ dân chủ sẽ trở thành sự thật khi tất cả cùng nỗ lực và cố gắng hành động thiết thực vì nó thay vì ngồi mơ ước và trút nó như một gánh nặng cho người khác.

Tôi nhìn Hong Kong hôm nay và hy vọng mọi người thôi so sánh để nỗ lực làm tốt việc của mình.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống HK2004-a-danlambao

Người trẻ không có lỗi, và khát vọng dân chủ là giấc mơ chung của nhiều người chứ không phải của riêng họ.

So sánh để tiến bộ vì có những giải pháp là một sự so sánh tích cực thúc đẩy con người ta đi tới.

Còn so sánh để thấy buồn, để thấy tiêu cực, mất hy vọng là kiểu so sánh tiêu cực, nó khiến con người loanh quanh, bế tắc vì muốn thấy người khác biến ước mơ của mình thành sự thật thay vì bản thân mình phải hành động.

Bạn có quyền lựa chọn khi so sánh.

Ngày mới an lành nhé bạn bè!


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeWed Oct 01, 2014 8:47 pm




Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống JoshuaWong-c-danlambao


Nguyễn Hưng Quốc (VOA) - Lâu nay, những người quan tâm đến tình hình chính trị thường than thở là điều thiếu nhất, và do đó, cần nhất, trong quá trình tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là vấn đề lãnh tụ: Chúng ta chưa có một gương mặt và một tên tuổi nổi tiếng được cả nước cũng như quốc tế biết đến và ngưỡng mộ như Nelson Mandela ở Nam Phi trước đây hoặc Aung San Suu Kyi ở Miến Điện hiện nay.

Đành là đúng. Hiển nhiên đó là một điều đáng tiếc. Nhưng từ sự đáng tiếc ấy mà đâm ra bi quan lại là một sai lầm. Có hai lý do chính: Một, trên thế giới, trong thời gian vừa qua, xuất hiện một số phong trào tranh đấu cho dân chủ mà không hề có lãnh tụ nào cả (ví dụ tiêu biểu nhất là các cuộc xuống đường lật đổ các chế độ độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi vào đầu năm 2011); và hai, lãnh tụ thường xuất hiện TRONG và VỚI chứ không phải TRƯỚC quá trình tranh đấu; nói cách khác, chúng ta phải tranh đấu trước, từ đó, sẽ xuất hiện một hoặc một vài cá nhân nổi bật lên đóng vai lãnh tụ thay vì chờ đợi có lãnh tụ rồi mới xuống đường tranh đấu.

Đằng sau sai lầm ấy là một sai lầm khác: phần lớn chúng ta hình dung lãnh tụ là những tên tuổi lớn, theo nghĩa, một, có tuổi tác; hai, có bằng cấp cao; và ba, được xã hội cũng như quốc tế biết và kính trọng.

Những quan niệm sai lầm ấy không những phổ biến ở những người bình thường mà còn xuất hiện ở cả những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam: Ở họ, tôi thấy nhiệt tình và can đảm thì có thừa, nhưng vẫn có cái gì đó như thiếu tự tin: Họ vừa hoạt động vừa loay hoay chờ đợi lãnh tụ. Nhiều lần, tôi cứ tự hỏi: Tại sao lãnh tụ lại không phải là họ, chính những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam nhỉ? Nói cách khác, tại sao lãnh tụ lại không phải là một Nguyễn Phương Uyên hay một Đinh Nguyên Kha hay bất cứ một ai đó nhỉ? Họ trẻ quá hoặc còn thiếu kinh nghiệm quá ư?

Những thắc mắc ấy có thể được trả lời qua kinh nghiệm của Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tại Hong Kong hiện nay.

Sinh ngày 13 tháng 10, 1996, Joshua Wong có một thân hình khá gầy gò, khuôn mặt hơi choắt, gò má hóp, đôi kính cận dày, trông có vẻ như một học sinh trung học hơn là một sinh viên năm thứ nhất ở đại học. Khuôn mặt ấy còn trẻ hơn cả Nguyễn Phương Uyên lúc cô xuất hiện với chiếc áo sơ mi trắng trước toà án tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5, 2013. Trẻ hơn bất cứ một người hoạt động nào được biết đến ở Việt Nam lâu nay. Trẻ đến độ khiến mọi người phải kinh ngạc trước khi khâm phục.

Vậy mà chính người thiếu niên 17 tuổi lại làm cả guồng máy lãnh đạo đông đảo, hung hãn và mạnh mẽ ở Bắc Kinh phải lo lắng. Hệ thống tuyên truyền nhà nước ở Trung Quốc không ngớt vu khống và bôi xấu Joshua Wong. Họ xem anh như một phần tử quá khích, kẻ kích động quần chúng, một nhân vật nguy hiểm của chế độ không những chỉ ở Hong Kong mà còn ở Trung Quốc nói chung: Ai cũng biết Hong Kong chỉ là một phần của Trung Quốc, bất cứ phong trào dân chủ nào tại Hong Kong, nếu thành công, cũng đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các địa phương khác trong nội địa Trung Quốc.

Chưa hết, người thiếu niên ấy, mặc dù chỉ mới 17 tuổi, đã có một bề dày tranh đấu nhiều năm, ngay từ năm 2011, lúc Joshua mới 14 tuổi. Ngày ấy, cùng với một người bạn học, Ivan Lam (Lâm Lương Ngạn), Joshua thành lập một phong trào gọi là Học Dân Tư Triều (Scholarism) nhằm tranh đấu chống lại âm mưu chính trị hoá giáo dục của Trung Quốc tại Hong Kong. Phong trào, với lực lượng nòng cốt trên 300 học sinh và sinh viên, vào năm 2012, tổ chức các cuộc biểu tình có lúc lôi kéo đến 100,000 người tham dự, khiến, cuối cùng, chính quyền Trung Quốc phải bãi bỏ âm mưu nhồi sọ học sinh Hong Kong ấy.

Suốt mấy năm vừa qua, Joshua Wong không ngừng hoạt động, thường xuyên post bài lên facebook (với hơn 200,000 người theo dõi thường xuyên), trả lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông các nơi, hơn nữa, còn viết cả cuốn sách nhan đề Tôi không phải là anh hùng (I am not a Hero). Trẻ, nhưng Joshua Wong có khả năng lý luận mạch lạc và chặt chẽ, một khả năng diễn đạt hùng hồn và lôi cuốn, có thể đánh bại nhiều đối thủ lớn tuổi, học thức cao và dày dặn kinh nghiệm chính trị tại Hong Kong.

Joshua Wong được xem là một “lãnh tụ”, một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng (wired activist), lúc nào cũng cầm điện thoại di động trên tay để nói chuyện với người này, thuyết phục người khác, viết và post bài lên facebook. Joshua có những tuyên bố rất ấn tượng, chẳng hạn, “cải cách chính trị là một vấn đề nòng cốt của mọi vấn đề” hay “Học sinh sinh viên đến đứng ở tuyến đầu của mỗi thế kỷ” hay “Chúng ta tranh đấu cho mục tiêu [dân chủ] mà không cần phân tích khả năng thành công bởi vì nếu nghĩ quá nhiều đến điều đó, bạn sẽ không dám dấn thân làm gì cả”.

Giới quan sát cho một trong những thành công lớn nhất của Joshua Wong là đã thức tỉnh được đông đảo học sinh và sinh viên tại Hong Kong, những người thường hờ hững và dửng dưng trước các vấn đề chính trị. Nhiệt tình của anh, như một ngọn lửa, làm bùng cháy ý thức dấn thân của bạn bè cùng thế hệ.

Khi các phóng viên bày tỏ sự ngạc nhiên trước tuổi tác của Joshua Wong, anh nói: “Đúng là không phải là chuyện thường thấy một học sinh 15 tuổi lãnh đạo một phong trào quần chúng chống lại chính quyền một cách hoà bình […] Chỉ ở Hong Kong, chuyện ấy mới xảy ra”. Rồi Joshua Wong kể, một cách tự tin, mới rồi, một học sinh 12 tuổi xin tham gia vào phong trào của anh.

Niềm tự hào của Joshua Wong hoàn toàn chính đáng. Nhưng những gì xảy ra ở Hong Kong cũng có thể xảy ra ở những nơi khác. Kể cả Việt Nam. Đã đành hoàn cảnh khác, nhưng lòng khao khát dân chủ và ý chí tranh đấu để được sống như một con người thì ở đâu cũng giống nhau.

Nguyễn Hưng Quốc


[url=voatiengviet.com/content/nhin-joshua-wong-nghi-ve-van-de-lanh-tu/2467647.html]voatiengviet.com/content/nhin-joshua-wong-nghi-ve-van-de-lanh-tu/2467647.html[/url]
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeThu Oct 02, 2014 7:28 pm


Hong Kong (1997-2014) - Đằng sau cuộc Cách Mạng Dù và những bài học cho chúng ta



không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống HK2004-d-danlambao

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hai tuần trước ngày 1 tháng 10, 2014. Một cuộc họp bí mật giữa các lãnh đạo phong trào Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students và nhiều người khác. Ngày đầu tháng được chọn làm ngày phát động chiến dịch đại bất tuân dân sự trên khắp thành phố. Đây là một quyết định chiến lược: kéo dài sang 2 ngày lễ toàn quốc nhằm gia tăng sự tham dự của người dân. Vai trò của Joshua Wong, Alex Chao Yong-kang, Benny Tai Yiu-ting, Chan Kin-man, Chu Yiu-ming, Jimmy Lai... những người công khai xuất hiện ra công chúng được định rõ. Chức năng của Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students trong chiến lược tổng thể được phân định lần nữa. Những chuẩn bị từ hướng dẫn quần chúng về kỷ luật đấu tranh, phòng chống đàn áp, khai thác truyền thông, vận động quốc tế, ứng dụng kỹ thuật, mọi dự phóng thay đổi tình huống, phản ứng của nhà cầm quyền, đối sách dự trù... được rà soát lại lần cuối. Một bộ phận tham mưu bí mật giữ vai trò điều khiển và phối hợp toàn bộ chiến dịch phải được tiếp tục duy trì trong tình huống những nhân vật công khai sẽ bị bắt.

Đằng sau những cuộc cách mạng


Những dữ kiện trên là hư cấu? Trong thế giới của những người đang theo đuổi phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ khắp nơi trên thế giới, đã từng làm, từng thất bại để sau đó thành công thì những gì xảy ra ở trên bắt buộc đã phải xảy ra.

Cách mạng không bao giờ là một sự tình cờ. Những gì bạn và thế giới chứng kiến qua màn hình TV, mạng xã hội, báo chí chỉ là bề nổi của một cuốn phim, là kết quả của nhiều năm tháng suy tính, chuẩn bị, gầy dựng, và trong suốt thời gian ấy, những hoạt động, những nấc thang phát triển của một phong trào thường không ai quan tâm hoặc không ai biết, trừ những người trong cuộc.

Điều đó đã xảy ra ở Serbia khi người ta chứng kiến hàng trăm ngàn người ở quảng trường Cộng Hòa nhưng không thấy những năm tháng vô cùng khó khăn, những đêm dài không ngủ, những chiến dịch rất nhỏ tưởng như vô bổ trước đó của các lãnh đạo trẻ Phong trào Otpor để làm nên chiến thắng sau cùng. Người ta có thể thấy hình ảnh của Srdja Popovic nhưng không thấy linh hồn khác của Otpor là những Slobodan Milosovik và nhiều người nữa đứng đằng sau bóng tối.

Điều đó cũng đã xảy ra ở Ai Cập khi thế giới rúng động với cuộc cách mạng đã bị hiểu lầm là không lãnh đạo, nếu thấy thì chỉ thấy những người như blogger Wael Ghonim nhưng không thấy bóng dáng của Mohamed Adel và những bộ óc, linh hồn thật sự của cuộc Cách Mạng Hoa Lài đã từng bước gầy dựng Phong trào April 6 nhiều năm trước đó.

Để có thể đánh giá được cuộc Cách Mạng Dù đang xảy ra, để có thể học hỏi từ phong trào tại Hong Kong, để hiểu được phong trào dân chủ Việt Nam đang đứng ở đâu, cần những cải tiến nào, chúng ta cần trở lại thời điểm khởi đầu của những hạt mầm dân chủ được gieo, cấy để chuẩn bị cho một thời kỳ mới tại Hong Kong: Ngày 1 tháng 7 năm 1997 - thời điểm Hong Kong chính thức nằm trong vòng tay cai trị của Bắc Kinh.

Không gian dân chủ tại Hong Kong được để lại bởi Anh Quốc

Bán đảo Hong Kong, thành phố Kowloon và khu vực New Territory được trao trả lại cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sau một thời gian dài thương thảo và đấu trí dai dẳng giữa Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Trao trả Hong Kong cho Trung cộng là một hiển nhiên mà Anh Quốc không thể tránh né. Do đó kết quả thương thảo để đạt được hệ thống Một Quốc Gia Hai Thể Chế là một thắng lợi lớn của Anh Quốc và người dân Hong Kong. Nó cho phép Hong Kong có một không gian và thời gian để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới: không bị nhuộm đỏ bởi Bắc Kinh. Trong lúc những tài tử nổi tiếng, đại gia Hong Kong di cư sang Vancouver, New York, San Francisco, Sydney, Luân Đôn... nhiều trí thức, nhà hoạt động đã bắt đầu âm thầm gầy dựng hạt mầm để bảo vệ nền dân chủ của Hong Kong và đối phó với chính sách một quốc gia cộng sản từ Bắc Kinh xâm thực vào thể chế dân chủ của Hong Kong.

Vùng đất vốn sẵn phì nhiêu


Ưu điểm của phong trào dân chủ Hong Kong là được thừa hưởng một di sản của một bán đảo văn minh hàng đầu Đông Nam Á, là Trung tâm tài chánh số 1 của châu Á mà sự tồn vong của nó có quan hệ mật thiết với quyền lợi kinh tế của nhiều cường quốc phương Tây. 8 năm trước khi bị trao trả đã có sự ra đời của The Hong Kong Alliance in Support of Patriotic Democratic Movements in China (Liên Minh Hỗ Trợ những Phong Trào Yêu Nước tại Trung Hoa) vào ngày 21 tháng 5, 1989 để ủng hộ sinh viên Bắc Kinh tại Thiên An Môn. Kỷ niệm 20 năm thành lập liên minh này đã có 150.000 người tham dự.

5 năm sau ngày bị trao trả lại cho Trung Hoa lục địa, phong trào dân chủ Hong Kong bắt đầu chuyển động.

Hành trình dân chủ của Hong Kong dưới lá cờ đỏ 5 sao:

13.09.2002, Civil Human Rights Front (Mặt trận Dân quyền và Nhân quyền) được thành lập để thống nhất tiếng nói và sức mạnh của 48 tổ chức xã hội đang hoạt động tại Hong Kong.

13.12.2002, Civil Human Rights Front tổ chức tuần hành phản đối đạo luật "chống phản động vì an ninh quốc gia". 65.000 người tham dự.

01.07.2003, cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau năm 1997 diễn ra với 500.000 người tham dự để tiếp tục chống lại đạo luật "chống phản động vì an ninh quốc gia". Mục sư Chu Yiu-ming, sau này trở thành đồng sáng lập viên của Occupy Central, và Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun tổ chức buổi cầu nguyện tại công viên Victoria. Chiến thắng của cuộc biểu tình này là đạo luật "phản động" không được thông qua, ngăn chận tình trạng bất kỳ người hoạt động nào cũng bị cái thòng lọng kết án treo lơ lững trên đầu như điều 258 tại Việt Nam. Năm 2003 cũng là khởi đầu của sự tham dự của sinh viên từ Hong Kong Federation of Students (Liên hội Học sinh Hong Kong) và đóng vai trò quan trọng trong thành phần tổ chức.

01.07.2004, Civil Human Rights Front tổ chức biểu tình đòi quyền bầu cử phổ quát đối với chức vụ cao nhất của Hong Kong mà đạo luật mới dự trù sẽ thông qua vào năm 2007-2008. 192.000 người tham dự và áo màu trắng được chọn làm màu biểu tượng đồng nhất. Thành phần dân chủ đã chọn một vấn đề còn xa về thời gian nhưng rất gần với quyền tự chủ của người dân để tranh đấu. Vì còn xa nên Bắc Kinh quan tâm ít nhưng sát sườn nên quần chúng quan tâm nhiều.

04.12.2005, Civil Human Rights Front tổ chức cuộc biểu tình cho dân chủ tiếp tục đòi hỏi nhà nước phải chấp thuận quyền bầu cử phổ quát cho chức vụ cao nhất của Hong Kong và cho tất cả chức vụ của hội đồng khu vực. Con số người tham dự tùy theo phỏng đoán bởi các nguồn khác nhau - từ 63.000 đến 250.000 người.

01.07.2006, Civil Human Rights Front tổ chức, 58.000 người tham dự cuộc biểu tình cũng với vấn đề bầu cử phổ quát.

01.07.2007, Civil Human Rights Front tổ chức, 68.000 người tham dự cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử phổ quát và cải thiện đời sống. Lần đầu tiên, đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun tham dự vào đoàn người biểu tình.
...
Mỗi năm, Civil Human Rights Front tiếp tục tổ chức những cuộc xuống đường vào ngày 1 tháng 7. Con số người tham dự lên đến cao điểm là 400.000 vào năm 2012 và 430.000 vào năm 2013.

Năm 2011 đánh dấu sự ra đời của Scholarism bao gồm những sáng lập viên và thành viên là học sinh trung học. Năm 2012 Scholarism tổ chức cuộc biểu tình với 120.000 sinh viên học sinh tham dự, 15 học sinh tuyệt thực để phản đối đề án chương trình giáo dục "đạo đức và yêu nước" kiểu cộng sản do Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong. Nhà cầm quyền Hong Kong cuối cùng phải nhượng bộ và cho phép các trường có quyền áp dụng hay không áp dụng chính sách này của Bắc Kinh.

Joshua Wong lúc ấy 15 tuổi là lãnh đạo của Scholarism để hai năm sau, 2014 trở thành khuôn mặt của phong trào dân chủ Hong Kong.

*

Trong suốt 9 năm từ 2002 đến 2011, Civil Human Rights Front - tổ chức được thành lập vào năm 2002 để thống nhất tiếng nói và sức mạnh của 48 tổ chức xã hội đóng vai trò chủ động trong gần hết mọi cuộc biểu tình tổ chức hàng năm. Mục tiêu chiến lược là bảo vệ cho bằng được thể chế dân chủ của Hong Kong trong hệ thống "Một Quốc Gia Hai Thể Chế". Chiến thuật là tranh đấu để giữ vững Quyền bầu cử phổ quát của Hong Kong.

Kể từ năm 2003, sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình, tuy nhiên Hong Kong Federation of Students là một liên hội bao gồm những hiệp hội sinh viên từ 7 trường đại học, khó có thể đồng nhất trong mọi quyết định. Biến cố Thiên An Môn trong đó sinh viên bị tàn sát cũng là ám ảnh đối với những nhà dân chủ Hong Kong trong thời điểm phải đối đầu một mất một còn với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, mặc dù những cuộc biểu tình được diễn ra hàng năm có số người tham dự đông đảo những đã trở thành bình thường, không còn tạo được sự chú ý quan tâm và không thấy có chỉ dấu có thể chống lại áp lực từ Bắc Kinh càng ngày càng gia tăng trong việc áp đặt chính sách "đảng cử dân bầu" lên Hong Kong. Phong trào dân chủ Hong Kong cần một chiến thuật tạo sự bộc phát: chiến thuật Scholarism.

Thành phần học sinh trung học - nhỏ hơn sinh viên - đã được đưa vào phương trình tranh đấu. Scholarism được hình thành. Và Joshua Wong, một học sinh vốn đã tài giỏi đã được chọn, đào tạo, huấn luyện để trở thành khuôn mặt của phong trào dân chủ trong tương lai. Vị trí của Joshua Wong được nâng cao với cuộc biểu tình 120.000 học sinh năm 2012. Khác với chủ đề tranh đấu được chọn là Quyền bầu cử phổ quát của Hong Kong vẫn lơ lửng trong suốt gần 10 năm, những nhà lãnh đạo phong trào đã chụp bắt thời cơ với đề án chương trình giáo dục "đạo đức và yêu nước", nắm được tâm lý phản kháng của học sinh đang được thụ hưởng nền giáo dục cũ của Hong Kong sẽ phải tiêu hóa những bộ môn chính trị tẩy não của Bắc Kinh, chiến dịch tranh đấu về giáo dục được chọn làm cuộc ra quân đầu tiên của Scholarism. Chiến thắng của Scholarism trong chiến dịch này đã nâng cao uy tín của người học sinh 15 tuổi Joshua Wong.

Ngày 27.03.2013 Mục sư Chu Yiu-ming, Giáo sư Luật Benny Tai Yiu-ting, và giáo sư xã hội học Chan Kin-Man công bố Tuyên ngôn Chiếm đóng Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa Bình - mở đường cho phong trào cùng tên gọi - Occupy Central with Love and Peace. (*) Họ đã không chọn cách ra mắt của một tổ chức, họ cũng không gọi nó là một phong trào, họ chỉ gián tiếp giới thiệu phong trào bằng một tuyên bố giới thiệu một chiến dịch chiếm đóng ôn hòa.

Thế nhưng chiến dịch chiếm đóng không bùng nổ ngay sau ngày 27.03.2013. Sau đó là những chuẩn bị lâu dài cho kế hoạch. Hơn một năm sau, vào ngày 01.07.2014, Civil Human Rights Front phối hợp cùng Scholarism và Hong Kong Federation of Students tổ chức cuộc biểu tình bất tuân dân sự ôn hòa, chiếm đóng Trung tâm thương mại trong 24 giờ. Ước lượng 500.000 ngàn người đã tham dự với khẩu hiệu chính: Bảo vệ thẩm quyền của Hong Kong: không sợ mối đe dọa toàn trị của Bắc Kinh" ("Defending Hong Kong Authority: No fear of Beijing's threat of comprehensive control") (2). Một ngày trước đó, 800.000 người đã tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, đa số bỏ phiếu cho việc 7,2 triệu dân Hong Kong có toàn quyền chọn lựa lãnh đạo của họ. Tất cả xảy ra không dưới tên của vị mục sư và 2 giáo sư khởi xướng chiến dịch chiếm đóng. Người ta chỉ nhìn thấy vai trò lãnh đạo của 3 tổ chức: Civil Human Rights Front, Scholarism, Hong Kong Federation of Students và khuôn mặt nổi bật của Joshua Wong, không còn là một lãnh đạo học sinh tranh đấu cho chương trình giáo dục mà là một lãnh đạo dân chủ tranh đấu cho quyền chính trị độc lập.

Ngày 22.09.2014 để tiếp tục phản đối chính sách can thiệp của Bắc Kinh vào việc bầu chọn lãnh đạo, Hong Kong Federation of Students và Scholarism phát động chiến dịch tẩy chay lớp học với thành phần ủy ban tổ chức bao gồm thành viên từ 14 trường đại học. Và chỉ có 2 tập hợp tuổi trẻ này đứng ra vận động tuổi trẻ, không bất kỳ một tổ chức "người lớn" nào khác tham gia.

Chỉ trong vòng 2 tháng, bằng những tính toán rất chiến lược của những lãnh đạo phong trào, học sinh Joshua Wong và sinh viên Alex Chao trong vai trò thủ lãnh đã thành công trong việc nâng cao nhận thức và huy động thành phần học sinh-sinh viên từ tranh đấu cho một vấn đề giáo dục bước vào con đường tranh đấu cho dân chủ. Joshua Wong tuyên bố: "Chúng tôi muốn mọi người biết là chúng tôi tin rằng học sinh có thể hoạt động tiên phong trong các phong trào dân chủ". Cho dù cả trăm nghìn học sinh chưa thực sự nhận thức và quan niệm như thế, nhưng bằng chiến thuật xây dựng hình tượng và uy tín, bằng phương tiện truyền thông mạng, Joshua Wong đã trở thành đại diện cho tiếng nói của sinh viên học sinh. Qua Scholarism và Joshua Wong, học sinh trung học của Hong Kong nhận vai trò tiên phong tranh đấu cho sự sinh tử của nền dân chủ Hong Kong trong hệ thống "Một Quốc Gia Hai Thể Chế", cho một vấn đề mà họ chưa đủ tuổi để tham dự: tự do bầu cử phổ quát!

Ngày 1.10.2014, sau khi hoàn tất mục tiêu đặt thành phần sinh viên học sinh tiên phong đi trước với Liên hội sinh viên và Scholarism, Phong trào Chiếm đóng Trung tâm chính thức được khởi động Occupy Central with Love and Peace và Occupy Central trở thành vừa là tên gọi của một chiến dịch, một hành động, vừa là tên gọi của tổ chức chủ đạo. Hàng trăm ngàn người Hong Kong xuống đường đồng hành, hàng ngàn cánh dù nhiều màu sắc được bung lên: Cách Mạng Dù đã ra đời tại Hong Kong sau một hành trình dài dẵng 1997-2014. Một cuộc cách mạng không có một lãnh đạo rõ ràng nhưng được lãnh đạo bởi một tập thể, mỗi cá nhân đóng một vai trò và Joshua Wong, học sinh 17 tuổi được chọn là khuôn mặt “nổi”, công khai, của phong trào dân chủ Hong Kong.

Trong Cách mạng Dù, những thành phần mặt nổi được công khai cho đến nay gồm:
- Occupy Central with Love and Peace: thành phần trí thức, tôn giáo.
- Scholarism: học sinh trung học, thành viên có quy củ gồm 300 người.
- Liên hội sinh viên: một mạng lưới rộng khắp với 7 trường đại học lớn với thành phần sinh viên.

Và Civil Human Rights Front. Trong những ngày này của tháng 10, năm 2014, đằng sau những cánh dù đầy màu sắc, người ta không còn nghe, còn thấy tổ chức vốn đã được thành lập để thống nhất tiếng nói và sức mạnh của những đoàn thể dân sự 12 năm trước đó, đã là sức mạnh làm nên những cuộc biểu tình vĩ đại mỗi năm trong suốt thời gian qua.


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Vinh-ninh

Bài học cho chúng ta

Nhìn lại toàn bộ những gì xảy ra tại Hong Kong sau năm 1997 giúp cho chúng ta rút ra nhiều bài học khi so sánh với phong trào dân chủ Việt Nam.

- Ngay vào thời điểm 1997, phong trào dân chủ tại Hong Kong đã sớm có những bén rễ và phát triển nhờ vào thể chế dân chủ trước đó dưới sự bảo hộ của Anh Quốc. Tình trạng của phong trào dân chủ Việt Nam ngày hôm nay về mặt thuận lợi, nhận thức của quần chúng, không gian tự do hoạt động có thể còn thua Hong Kong cách đây 17 năm. Nếu xem thành quả của Hong Kong ngày hôm nay như là một người đã leo quá 2/3 ngọn núi thì chúng ta vẫn còn ở lưng chừng chân núi.

- Thanh niên học sinh, sinh viên Hong Kong cho đến bây giờ vẫn hưởng một nền giáo dục hiện đại, mang tính thực dụng và khó có thể chấp nhận dễ dàng một khuynh hướng giáo dục đỏ áp đặt cho họ. Môi trường học đường Hong Kong không có những cơ chế tổ chức đoàn, đảng để "lãnh đạo", theo dõi, khống chế mọi cử động ngoài lề của học sinh, sinh viên. Do đó, vận động giới trẻ trong học đường dễ hơn và không gian hoạt động của giới trẻ Hong Kong thông thoáng hơn là ở Việt Nam.

- Mặc dù hàng năm đều có những cuộc biểu tình lớn, nhưng như chính các lãnh đạo phong trào thú nhận - cách đây 5 năm, đa số thành phần thanh niên và quần chúng của 7,2 triệu người Hong Kong vẫn thờ ơ, lãnh cảm với chính trị. Bài học chúng ta cần rút ra là không nên chọn một hình ảnh tiêu cực của xã hội Việt Nam để dán nhãn cho cả một thế hệ Việt Nam và chọn hình ảnh của Joshua Wong để dán nhãn cho một thế hệ Hong Kong để rồi có sự so sánh tương phản. Suốt 17 năm qua, khắp các đường phố của Causeway Bay, của Mong Kok - nơi bây giờ chỉ thấy hình ảnh những sinh viên học sinh đang hừng hực lửa cách mạng - vẫn nhan nhản tuổi trẻ Hong Kong ăn chơi vô trách nhiệm.

Chúng ta học được những bài học gì qua tiến trình 17 năm tranh đấu cho dân chủ của Hong Kong?

- Sự ra đời của Mặt trận Dân quyền và Nhân quyền - Civil Human Rights Front vào năm 2002 để thống nhất tiếng nói và sức mạnh của 48 tổ chức xã hội là điều chúng ta cần học hỏi. Và quan trọng hơn, những hoạt động thành công của Mặt trận này cho thấy việc thống nhất không mang tính biểu kiến, hư danh chính trị mà nó hoạt động hiệu quả. Bằng cách nào để 48 tổ chức xã hội có thể ngồi lại với nhau, nghe nhau và làm việc với nhau?

- Civil Human Rights Front đã chọn bước đi đầu tiên rất chiến lược: chọn đúng ngày Hong Kong "trở về với mẫu quốc Trung Hoa lục địa" để có được hàng trăm ngàn người xuống đường mà Bắc Kinh không làm được gì. Bằng chiến thuật đặt Bắc Kinh vào thế tiến thoái lưỡng nan, lãnh đạo phong trào đã "đốt giai đoạn" của tiến trình tổ chức những cuộc biểu tình nhỏ để từng bước tiến lên những cuộc biểu tình lớn.

- Trong suốt 17 năm dài Civil Human Rights Front chỉ chọn 3 "chủ đề" tranh đấu.

Chủ đề chống đạo luật "chống phản động vì an ninh quốc gia" nhằm dán nhãn cho bất kỳ ai không đồng ý với đường lối chính trị của Bắc Kinh. Họ chọn một mục tiêu đấu tranh nhỏ, có thể thắng và đã buộc Bắc Kinh phải hủy đạo luật này đối với Hong Kong sau 2 năm tranh đấu 2002-2003.

Chủ đề được lập đi lập lại là quyền bầu cử phổ thông chống lại chính sách "đảng cử dân bầu" của Bắc Kinh. Cho đến bây giờ, chính sách này vẫn chưa chính thức áp dụng nhưng họ đã đứng lên tranh đấu ngay từ 10 năm về trước. Họ ít chạy theo quá nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội Hong Kong mà luôn chú tâm vào vấn đề sinh tử nhất: bảo vệ cho bằng được nền dân chủ của Hong Kong trong hệ thống "Một Quốc Gia Hai Thể Chế". Và đây là nền tảng của chiến lược tổng thể.

Chủ đề chống chính sách giáo dục đỏ của Bắc Kinh được những nhà lãnh đạo chụp bắt như là một cơ hội để tạo sự tham gia của học sinh, giải quyết những âu lo của họ về viễn ảnh Thiên An Môn. Họ đã thành công với sự ra đời của Scholarism và sự xuất hiện của một lãnh tụ trẻ tuổi mới: Joshua Wong. Sau chiến dịch này, phong trào dân chủ của Hong Kong trở lại ngay với chủ đề tranh đấu chiến lược cũ về quyền bầu cử - vốn là nền tảng cho sự sống còn của thể chế dân chủ Hong Kong. Scholarism là một chiến thuật. Họ trở lại ngay với chiến lược tổng thể nhưng với một sức mạnh mới của sự kết hợp: thành phần học sinh trung học với Scholarism, sinh viên đại học với Hiệp hội Sinh Viên Hong Kong, trí thức với Occupy Central. Và Mặt trận Dân Quyền, Nhân Quyền - Civil Humnan Rights Front bước lùi về phía sau để trở thành bộ phận tham mưu và điều khiển toàn bộ cuộc Cách Mạng Dù.

Chúng ta học được gì từ hiện tượng Joshua Wong?

Joshua Wong là niềm hãnh diện của tuổi trẻ Hong Kong và là biểu tượng của phong trào dân chủ. Cậu học sinh 17 tuổi này xứng đáng để nhận ở mọi người trên thế giới những lời ngưỡng mộ. Nhưng để xây dựng một phong trào chúng ta cần phải cùng nhau phân tích để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn, hữu ích hơn cho chúng ta trong việc rút tỉa kinh nghiệm của người khác cho việc làm của mình.

- Trong thời đại ngày hôm nay, sẽ khó có một cá nhân trở thành lãnh tụ để từ đó phát động một phong trào. Ngược lại, chính nỗ lực tập thể mới xây dựng nhiều cá nhân lãnh đạo, mỗi cá nhân đóng một vai trò để hình thành nên một cuộc cách mạng có lãnh đạo nhưng không cần lãnh tụ duy nhất theo nghĩa cổ điển. Trong trường hợp của Joshua Wong và Scholarism: Các bạn trẻ này không những được thừa hưởng một không gian dân chủ tương đối thuận lợi mà còn được hướng dẫn bởi thế hệ cha anh. Một học sinh 14 tuổi đang đi học khó mà có đủ thì giờ để tổ chức vận động 120.000 người biểu tình và sau đó tiếp tục phát triển phong trào nếu không có sự trợ giúp. Những nhân sự cốt cán trong 300 thành viên của Scholarism chắc chắn có nhiều người là con cái của những thành viên của phong trào dân chủ, của Civil Human Rights Front. Nhìn kỹ vào tiến trình hoạt động như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng Joshua Wong và Scholarism là một chiến lược tuyệt vời nằm trong một chiến lược tổng thể của phong trào dân chủ Hong Kong.

Đối với những nhà hoạt động dân chủ, chúng ta có thể rút ra cả trăm bài học từ Hong Kong, bên cạnh những bài học khác từ Serbia, Ai Cập... Ở đây chỉ xin được đưa ra vài vấn đề mang tính tổng quát.

- Đấu tranh bất bạo động không phải là một lý thuyết thuộc phạm trù đạo đức mà đó là một phương thức khoa học, một loại "methodology". Yếu tố cần nhất mà chúng ta thiếu nhất là khả năng đưa ra một chiến lược tổng thể dài hạn, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hoạt động chuyên nghiệp với tinh thần kỷ luật... vốn là những kỹ năng và văn hóa hoạt động mà chúng ta không được đào tạo bởi nền giáo dục cộng sản. Những vấn đề này là thử thách lớn vì nó đòi hỏi toàn bộ chúng ta phải nâng cấp. Sẽ không bao giờ thành công nếu hoạt động không có kế hoạch và tinh thần kỷ luật. Cũng không thể thành công nếu có một người thảo ra kế hoạch, định rõ trách nhiệm nhưng những thành viên không hiểu kế hoạch là gì và không quen hoạt động kỷ luật.

- Một cuộc cách mạng bao gồm hoạt động công khai và bí mật. Muốn có được đám đông, muốn vận động quần chúng phải có một lực lượng công khai, với những khuôn mặt mang tính thu hút và dễ nhận sự đồng cảm, hỗ trợ như Joshua Wong. Nhưng cùng lúc, phong trào chỉ có thể tồn tại, một chiến dịch có thể được tiếp diễn nếu được chỉ huy và điều động bởi một bộ phận bí mật hầu bảo vệ tiềm năng trước những đàn áp có thể tiên đoán được từ nhà cầm quyền.

- Lãnh đạo không làm nên phong trào. Chỉ có phong trào mới tạo ra những lãnh đạo và từ đó mỗi lãnh đạo gia tăng sức mạnh của phong trào. Gầy dựng lãnh đạo phải là một công việc của phong trào dân chủ. Ngược lại, bất kỳ cá nhân tranh đấu nào dù chỉ ở lứa tuổi 14 như Joshua Wong nếu có tiềm năng, ý chí, lý tưởng trong sáng thì việc học hỏi, được đào tạo, được trở thành mục tiêu xây dựng lãnh đạo của phong trào cần được xem đó là bổn phận chính đáng của một người đấu tranh.

- Chỉ có thực sự phối hợp bằng hành động, hiểu được vai trò của nhau trong một chiến lược tổng thể và dưới sự chỉ đạo của một bộ phận tham mưu mới có thể thành công. Ở Hong Kong, không phải tự nhiên có được sự kết hợp của học sinh, sinh viên và trí thức lớn tuổi. Tất cả đều nằm trong kế hoạch và đồng thuận từ ban đầu của những người khởi xướng có tầm nhìn chiến lược đường dài.

Kết


Tôi muốn dùng phần kết này như là một tâm tình gửi đến những người bạn của tôi, những người bạn mà cuộc đời của họ đã trở thành cuộc đời của tôi, lòng can đảm lẫn nỗi sợ hãi của họ đã trở thành động lực giúp tôi tiến bước.

Bất kỳ một dân tộc nào đang bị trị đều cảm thấy thấp kém, đớn hèn và đau xót khi chứng kiến hình ảnh hào hùng của những cuộc cách mạng xảy ra. Tôi may mắn có dịp tiếp xúc, học hỏi với nhiều con người lý tưởng khắp nơi trên thế giới tranh đấu cho tự do, dân chủ của xứ sở họ. Tôi cảm được nỗi buồn rầu và tuyệt vọng của những người bạn Miến Điện ở núi rừng biên giới Chiang Rai tuyệt vọng với những công việc đấu tranh của họ xem ra quá nhỏ nhoi khi đối chiếu với thành công của các bạn xứ khác. Tôi biết được những thành viên của Phong trào April 6 từ Ai Cập từng cảm thấy họ đã thất bại quá nhiều, dân họ quá sợ hãi, những việc làm của họ không đem lại thành công nào; họ đã lặn lội, âm thầm, bỏ qua tự ái, bỏ qua quan niệm nước mình nó thế, nó khác, để sang tận Belgrade học cách tranh đấu của người Serbia và sau đó làm nên cuộc Cách mạng Hoa Lài. Tôi cũng đã gặp những nhà hoạt động Syria ngồi nói chuyện với nhau và cho rằng cách của "anh Srdja" mới chia sẻ, kinh nghiệm của "chàng Mohamed Adel" mới trình bày không thể làm được ở xứ sở họ và thấy ánh mắt buồn rầu của họ. Trong bóng tối gần như đen đặc của bắc Triều Tiên, có ai biết được có những người thanh niên Bắc Hàn vượt biên giới, ngồi thầm lặng học tỉ mỉ cách đấu tranh của các bạn đồng lý tưởng khác trên thế giới. Càng học họ càng buồn rầu vì thấy quá khó, dân họ đã hết thuốc chữa, những tìm thấy ở họ dấu vết của sự buông xuôi, bỏ cuộc thì không hề.

Chúng ta, những con người lý tưởng Việt Nam, những người mà chỉ mới vài năm thôi, chỉ cần ngồi nhà tọa kháng là đã 4 năm tù, nhìn về Hong Kong bằng con mắt ngưỡng phục như đã từng nhìn về Cairo bằng ước muốn thèm thuồng. Điểm đi của chúng ta và điểm đến của họ dường như quá xa, quá dài khoảng cách.

Nhưng hãy tin rằng chúng ta đi đúng hướng. Những bạn bè của tôi, những người đã thành công trong cuộc cách mạng của xứ sở họ cũng tin rằng chúng ta đi đúng hướng.

Hãy tin rằng nếu không có một bạn của mình ngồi ở nhà cầm tấm bảng Tôi Muốn Biết thì khó mà sẽ có hàng người đứng giữa Ba Đình hô vang Chúng Tôi Muốn Biết; cũng như nếu Alex Chao không vận động từng nhóm sinh viên của 7 trường Đại Học ngồi ngay ở lớp mình chụp hình đưa bảng đòi Tự do Bầu cử Phổ quát thì đã không có hàng ngàn sinh viên đứng lên ở Mong Kok trong những ngày qua.

Hãy tin rằng nếu không có Phạm Thanh Nghiên, Bùi Hằng, Trịnh Kim Tiến tọa kháng tại gia thì sẽ khó mà có hàng ngàn người tọa kháng, bất tuân dân sự trên khắp đường phố Hải Phòng, Sài Gòn, Hà Nội; cũng như nếu Joshua Wong không bắt đầu bằng một nhóm học sinh rất nhỏ tẩy chay lớp học, với 4 học sinh tuyệt thực để sau đó có 120.000 học sinh, sinh viên bỏ lớp xuống đường.

Hãy thấy rằng nếu muốn có Mặt trận Dân quyền và Nhân quyền phong trào dân chủ Hong Kong cần đến 6 năm với 48 tổ chức xã hội dân sự để thấy rõ vai trò của hơn 20 tổ chức xã hội dân sự mà chúng ta đang có tại Việt Nam. Hãy tin rằng sẽ khó mà đột nhiên có ngay "Occupy Ba Đình" nếu không có những xuất hiện nền tảng của Tuyên Bố Công Dân Tự Do, Dã Ngoại Nhân Quyền, Cafe Nhân Quyền, Chiến Dịch 0258, Chúng Tôi Muốn Biết và nhiều chiến dịch tiếp nối trong tương lai.

Các bạn thương yêu,

Con đường của chúng ta đi không được khởi đầu như từ mảnh đất màu mỡ của Hong Kong sau năm 1997 mà là những ám ảnh của khủng bố và sợ hãi đã có từ thời đấu tố giết người. Hành trình của chúng ta không được giàn trải sẵn với cả trăm ngàn người ở công viên Victoria mà bằng những bản án dài hàng trăm năm dành cho các đàn anh đàn chị đi trước. Nhưng chúng ta hãy nhìn xuống bước chân của mình vừa mới bước và hãy hãnh diện rằng chúng ta đang đi, như các bạn Hong Kong đã từng đi trong suốt 17 năm qua trên hành trình của họ. Hãy nhìn những sinh viên học sinh trên khắp các đường phố Hong Kong như là một điềm báo: khát vọng tự do dân chủ sẽ trỗi dậy trong tâm hồn của bất kỳ ai. Và hãy nhìn Joshua Wong, Alex Chao để hãnh diện về Nguyễn Phương Uyên, về Đỗ Thị Minh Hạnh, để ngẩng đầu với thế giới và tự hào: tuổi trẻ chúng ta không thua kém bất cứ ai về lòng can đảm và ý chí tranh đấu cho sự tồn vong của dân tộc.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
_____________________________________

(*) oclp.hk/index.php?route=occupy/book_detail&book_id=11
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSat Oct 04, 2014 9:14 am

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 10644414_720920194664507_9205375231124367930_n


Viết Từ Sài Gòn/RFA - Mừng cho Hong Kong, buồn cho Việt Nam


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Fcd3262b-e3b5-4f6b-8c06-63d9d6431e4d
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm tp.HCM vào ngày 11 tháng 5 năm 2014 (AFP photo)

Câu chuyện biểu tình kêu gọi dân chủ, ly khai nhà cầm quyền độc tài Trung Cộng và đòi các nhà lãnh đạo đương quyền đặc khu kinh tế Hồng Kông phải từ chức có lẽ chưa đến hồi kết thúc, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Duy, chỉ có một điều, nếu so sánh về mặt dân số cũng như căn tính chịu đựng, có lẽ ít ai dám tin rằng người Hồng Kông tốt hơn người Việt Nam. Thế nhưng mọi chuyện đã khác, hoàn toàn khác!

Việt Nam cũng từng chống Trung Cộng, không phải chỉ chống họ thao túng chính trị mà còn chống sự bành trướng của họ. Thế nhưng có bao giờ Việt Nam có được một tập thể người biểu tình lên đến hàng triệu người? Thật là buồn khi phải nói rằng chưa, chưa bao giờ có số người đông như vậy, mặc dù Việt Nam sống trong độc tài, chuyên chế và nhân dân đã chịu đựng cái ách này nặng gấp ngàn lần nhân dân Hồng Kông nhưng chưa bao giờ người Việt dám đứng lên mạnh mẽ, đồng loạt như người Hồng Kông.

Hơn nữa, biểu tình chống ngoại bang xâm lăng, dù sao, xét về bản chất, lẽ ra sẽ được nhà cầm quyền ủng hộ, được cảnh sát ủng hộ, bảo bọc. Thế nhưng những người biểu tình Việt Nam đã bị bắt bớ, đánh đập dã man bởi chính những công an mang danh nghĩa công an nhân dân.

Và, trên hết, có bao giờ Việt Nam có những tập thể đồng nhất như Hồng Kông hiện tại? Xin thưa là đã có, đó là những lần đội tuyển bóng đá Việt Nam vào vòng chung kết, những trận chung kết bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển nước ngoài, hàng ngàn đám đông khắp đất nước đã kéo nhau ra đường hò hét dậy trời, đập vỡ nón bảo hiểm trên đường và có thể tổ chức đua xe để ăn mừng hoặc chia buồn với đội tuyển Việt Nam, nói chung là vui cũng ra đường mà buồn cũng ra đường. Lúc này công an, dân phòng, cảnh sát giao thông sẽ kéo nhau ra dọn đường, tiếp dẫn cho các đám đông này. Cái hay của Việt Nam là chỗ đó. Vì sao lại có “cái hay” quái dị như vậy?

Cũng nên xét lại về lịch sử đôi chút. Nói về lịch sử Việt Nam, người ta nhắc đến ngay một nền văn minh lúa nước với hàng loạt các chứng cứ hùng hồn. Nói về lịch sử Hồng Kông, không hề có nền văn minh lúa nước “rực rỡ” nào ở đây, người Hồng Kông, ngay từ đầu đã thiên về thương mại, buôn bán và công nghiệp điện ảnh thương mại. Đây là những ngành nghề đã giúp họ tồn tại, phát triển và trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, phồn thịnh giữa Á Châu. Và, có thể nói rằng người Việt Nam nặng về tâm thức nông nghiệp, người Hồng Kông nặng về tư duy thương mại và đương nhiên tâm thức của họ luôn thay đổi, luôn tự làm mới để đuổi kịp nhịp điệu phát triển của thế giới.

Chỉ hai yếu tố khác biệt này đã dẫn đến hai tiến trình lịch sử cũng như hai tính cách dân tộc hoàn toàn khác nhau, xin mở ngoặc là tính cách khác biệt này được hiểu theo nghĩa đại bộ phận dân chúng chứ không khuôn giới hoặc xâm phạm đến phạm vi hay địa hạt của những tập thể đấu tranh dân chủ bởi những nhà dân chủ thuộc về nhóm tiến bộ và ít nhiều cũng đã bứt thoát khỏi tâm thức nông nghiệp.

Cũng xin nhắc thêm là Cải cách ruộng đất miền Bắc năm 1946 – 1957 có rất nhiều đám đông đã nổi dậy mặc dù họ bị lừa, vì sao họ nổi dậy? Vì Cộng sản lúc đó đã đánh trúng ngay vào vết thương tổ truyền có tên “tâm thức nông nghiệp”, cụ thể là sự thao thức về mảnh ruộng, cái cày của họ. Chính vì vậy mà cuộc cải cách đầy máu và man rợ này lại được hưởng ứng một cách vô tội vạ! Ngược lại, những nhân tố cũng như công cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam hiện tại, cho dù có kêu gọi thấu trời xanh vẫn không có được đại bộ phận dân chúng hưởng ứng và lên đường. Vì sao?

Vì tâm thức cũng như tư duy những người bạn Hồng Kông hoàn toàn không giống với tư duy và tâm thức của người Việt Nam. Đặc biệt, ngay cả trong quản lý hành chính nhà nước, tư duy của Hồng Kông cũng hoàn toàn mới mẻ, hiện đại so với bộ máy nhà nước cồng kềnh, luộm thộm và nặng về hình thức nhưng kém về chất lượng, lối hành xử đầy chất nông nghiệp cũng như dự án, quyết sách không những thiếu sáng tạo, tiến bộ mà còn thiếu cả tư duy của thời đại như nhà nước Cộng sản Việt Nam. Hay nói cách khác, tư duy của nhà nước Cộng sản Việt Nam là một thứ tư duy thụ động cùng với thói quen vay mượn, xin xỏ. Bất kì dự án cấp quốc gia nào của Việt Nam hiện tại dù nói cách gì cũng dính dấp đến chuyện vay vốn nước ngoài, xin tài trợ nước ngoài, xin trong, xin ngoài, xin trên, xin dưới… Nói chung xin và xin. Nhà nước xin, nhân dân nghèo khổ quá rồi cũng xin… Mọi thứ quan hệ xin – cho và bợ đỡ vốn dĩ là thứ cây cỏ rất hợp với mảnh đất tâm thức (vốn tăm tối và sình lầy) nông nghiệp thâm căn cố đế thời Cộng sản.

Thử nghĩ, với một hệ thống tâm thức như vậy, liệu Việt Nam có làm được một cuộc cách mạng như Hồng Kông? Trong khi một thanh niên trẻ tuổi như Joshua Wong của Hồng Kông cũng có thể trở thành lãnh đạo một cuộc biểu tình lớn để chống độc tài, chống những gì phản tiến bộ loài người. Không phải vì người Hồng Kông thiếu lãnh đạo lớn tuổi cho những cuộc biểu tình như vậy nhưng vì họ đã đạt được sự tiến bộ chung, họ biết lắng nghe lý lẽ và tôn trọng lý lẽ, tôn trọng sự tiến bộ.

Và họ cũng thừa biết rằng lý lẽ và sự tiến bộ không bao giờ phụ thuộc vào kinh nghiệm tuổi tác mà nó phải đến từ những tư duy tiến bộ đích thực. Hay nói cách khác, họ đã không bảo thủ, sẵn sàng lắng nghe tuổi trẻ. Đó chính là điều mà từ nhà nước cho đến đại bộ phận người dân Việt Nam khó bề có được (ngoại trừ một số nhỏ tiến bộ), vì đâu? Vì đó là hệ quả của thứ tư duy lạc hậu, thủ cựu và cố chấp vốn dĩ có gốc gác từ tư duy nông nghiệp manh mún, không thoát khỏi lũy tre làng!

Thử nghĩ, với một hệ thống cầm quyền khép kín, bảo thủ, lạc hậu, thậm chí man trá như Việt Nam hiện tại, cộng với đại bộ phận dân chúng vốn dĩ mang tâm thức nông nghiệp nặng nề lại phải ngủ quá lâu trong mùi xú khí của chế độ chính trị cầm quyền, hầu như đã đánh mất khả năng đề kháng… Thì liệu có thể hy vọng Viêt Nam sẽ có những cuộc xuống đường rầm rộ kêu gọi dân chủ giống như Hồng Kông đang có?

Có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới có được điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết cơ hội và càng không có nghĩa là nhân dân khó thay đổi. Bởi lẽ, chính sự man trá của nhà cầm quyền đến một lúc nào đó (như hiện tại chẳng hạn!) đã mở mắt cho nhân dân thấy để họ biết mình cần làm gì. Vấn đề nhân dân sẽ “làm gì” chỉ còn là thời gian đủ để thấm nhuần những gì mà thế giới tiến bộ đang hằng ngày chảy vào Việt Nam.

Viết Từ Sài Gòn, 01/10/2014

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Vinh-ninh
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeSun Oct 12, 2014 8:47 am


Không thành công thì cũng thành...


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống E5B8D0CC-9DD7-4A3A-86AC-D18A44EC62CF_w640_r1_cx0_cy4_cw0_s
Joshua Wong, lãnh đạo phong trào sinh viên phát biểu bên ngoài văn phòng của Trưởng quan Hành chánh Hong Kong Lương Chấn Anh.


Liên quan đến cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên và học sinh tại Hong Kong từ hơn một tuần vừa qua, giới truyền thông quốc tế ghi nhận một yếu tố mới: sự mệt mỏi của dân chúng. Gánh nặng kinh tế đã bắt đầu đè nặng trên vai nhiều người. Việc những người biểu tình chiếm cứ các trung tâm thương mại và các con đường huyết mạch trong thành phố khiến việc đi lại trở thành khó khăn, công việc buôn bán bị đình trệ, số lượng du khách - đặc biệt từ đại lục - giảm hẳn. Từ sự ủng hộ hoặc hờ hững ban đầu, nay, nhiều người đã bắt đầu đổ lỗi cho những người biểu tình. Việc một số tên đầu gấu nhảy vào đánh đập và sỉ nhục những người biểu tình ít nhiều được sự đồng tình của một bộ phận dân chúng nào đó: Họ muốn cuộc biểu tình chấm dứt sớm.

Không những dân chúng mệt mỏi, những người biểu tình cũng bắt đầu mệt mỏi. Nhìn lên màn ảnh tivi, người ta dễ dàng nhận thấy các thanh niên, sinh viên và học sinh đang biểu tình tại Hong Kong đã bắt đầu uể oải. Sau gần một tuần chỉ sống bằng bánh mì, chuối và nước uống, nhiều người đã có vẻ đuối sức. Họ nằm ngủ vật vạ trên đường. Những tiếng hô khẩu hiệu đã yếu dần. Trả lời các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một số người tuy vẫn đầy quyết tâm nhưng đã nhuốm mùi bi quan: Họ không tin là chính quyền Trung Quốc sẽ đáp ứng hai yêu sách chính của họ (yêu cầu Trung Quốc bỏ quyết định độc quyền chọn lựa các ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào năm 2017 và yêu cầu đặc khu trưởng Hong Kong Leung Chun-Ying, kẻ, theo họ, chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Bắc Kinh, phải từ chức).

Trước sự mỏi mệt từ những người biểu tình cũng như của dân chúng ấy, không ai tin cuộc biểu tình sẽ kéo dài lâu.

Nhưng như vậy thì sao? Cuộc biểu tình có thành công hay không?

Tôi nghĩ là không. Giới cầm quyền Trung Quốc, ai cũng biết, thường ít khi nhượng bộ quần chúng. Một phần, đó là tính cách của họ, những người trưởng thành từ cuộc Cách mạng văn hoá vốn nặng tính chất duy ý chí. Phần khác, họ sợ một sự nhượng bộ như vậy sẽ mở đầu cho các cuộc xuống đường biểu tình ở những thành phố lớn trong đại lục.

Không nhượng bộ nhưng có lẽ Trung Quốc sẽ không áp dụng chính sách mạnh tay như ở Thiên An Môn năm 1989. Có bốn lý do chính. Thứ nhất, Hong Kong hiện nay không phải là Bắc Kinh hơn hai mươi năm trước. Ở Hong Kong hiện nay, truyền thông vẫn còn khá tự do, số lượng phóng viên nước ngoài vô cùng đông đảo. Bất cứ sự trấn áp hung bạo nào cũng đều được truyền đi khắp thế giới và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Trung Quốc. Thứ hai, một sự trấn áp như thế sẽ ảnh hưởng đến một mục tiêu Trung Quốc vẫn muốn theo đuổi: thống nhất Đài Loan. Sẽ không có ai ở Đài Loan tin tưởng vào lời cam kết “một nước, hai chế độ” của Trung Quốc nữa. Thứ ba, ý nghĩa và hiệu ứng chính trị ở Hong Kong khác hẳn với Thiên An Môn: Ở Thiên An Môn năm 1989, nếu chính phủ nhượng bộ, chế độ cộng sản toàn trị sẽ sụp đổ; ở Hong Kong hiện nay, nếu chính phủ nhượng bộ, tất cả đều giữ nguyên trạng như cũ chứ không có gì thay đổi cả. Cuối cùng, thứ tư, thật ra, Trung Quốc cũng không cần phản ứng mạnh. Họ tin là họ sẽ thành công ở một chiến thuật khác, nhẹ nhàng và không chừng hiệu quả hơn: kéo dài thời gian, để đến một lúc nào đó, mọi người đều mỏi mệt và dần dần giải tán. Với họ, đó là chiến thuật bất chiến tự nhiên thành.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống F85C3E16-25A7-4655-AEA3-26FDC450C280_w640_r1_s_cx0_cy2_cw0

Sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại các khu vực bị chiếm đóng bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.

Không thành công, nhưng cũng không thể nói là cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong thất bại. Không thất bại vì nhiều lẽ.

Thứ nhất, nó thu hút sự chú ý của toàn thế giới về sự bội tín của chính quyền Trung Quốc đối với chủ trương “một quốc gia hai chế độ” mà họ từng cam kết với chính phủ Anh trước năm 1997. Sự bội tín ấy không những gây bất lợi cho Trung Quốc trong việc thuyết phục dân chúng Đài Loan thống nhất với họ mà còn tác hại đến nỗ lực xây dựng một thứ quyền lực mềm của Trung Quốc.

Thứ hai, nó làm cho dân chúng Hong Kong nói chung quan tâm nhiều đến người khác cũng như đến tương lai và vận mệnh của chính họ, từ đó, bớt hờ hững trước các vấn đề chính trị. Suốt cuộc biểu tình, người ta để ý là mỗi lần các sinh viên và học sinh bị đàn áp, từ cảnh sát cũng như từ bọn quấy nhiễu, dân chúng lại đổ xô xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình nhiều hơn. Một phần vì họ phẫn nộ; phần khác, vì họ tin tưởng đó là cách tốt nhất để “cứu” những thanh niên đang tranh đấu: số đông sẽ mang lại sự an toàn.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 6CE5EF2F-B5DB-4C15-BDB0-3ADFF699F3BD_w640_r1_s_cx0_cy9_cw0

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tụ họp trong khu Admiralty của Hong Kong sau khi chính phủ hủy bỏ cuộc đàm phán với sinh viên, 10/10/14

Thứ ba, nó tạo nên một hình ảnh rất đẹp về giới trẻ Hong Kong dưới mắt nhìn của thế giới. Thành công hay không thành công, cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay cũng được giới quan sát quốc tế xem là một trong những cuộc biểu tình đẹp và lịch sự nhất trong lịch sử, ở đó, người ta không chỉ biết chống đối mà còn biết bảo vệ những giá trị chung của xã hội. Họ không dẫm lên các bãi cỏ. Họ tự dọn dẹp rác rến, kể cả tàn thuốc lá. Họ lịch sự xin lỗi mọi người về sự phiền toán do cuộc biểu tình gây nên. Họ biết tự kiềm chế khi bị các tên đầu gấu đến quấy rối và hành hung.

Cuối cùng, thứ tư, cuộc biểu tình hiện nay là một cuộc tập dượt tốt cho các cuộc đấu tranh cho dân chủ về sau. Hầu hết những người lãnh đạo cuộc biểu tình này đều rất trẻ. Chắc chắn họ học được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc biểu tình lần này. Hơn nữa, cũng qua cuộc biểu tình này, một số trong họ trở thành những tên tuổi lớn, được chú ý trên thế giới, nhờ đó, sau này, bất cứ tiếng nói phản kháng và phản biện nào của họ, cũng đều dễ dàng vang xa, và do đó, có hiệu quả lớn.

Bởi vậy, có thể nói, ngay cả khi không thành công, những người tham gia cuộc biểu tình lần này cũng thành… các nhà dân chủ. Đó là điều may mắn cho Hong Kong. Nếu dưới chế độ độc tài, người ta chỉ cần MỘT nhà độc tài, dưới các chế độ dân chủ, để cho vững mạnh, người ta lại cần vô số các nhà dân chủ.

* Blog Nguyễn Hưng Quốc - VOA


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 5dd50a35-bf9a-4ad5-b4f3-c7611bbaf75f

Hàng chục ngàn người ủng hộ dân chủ tiếp tục biểu tình tại Hồng Kông tối thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeWed Oct 15, 2014 2:45 pm


Cuộc Cách mạng Dù Hồng Kông và đàn ong mật


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống CMD-danlambao-44

Hồ Phú Bông (Danlambao) - "...Hiện tại chính quyền Hồng Kông đã dùng bọn “Tàu lạ” dọn dẹp những rào cản trên đường phố và coi như đã “thành công”, cho dù trước đó họ đã thí nghiệm việc dùng bọn xã hội đen Tam Hoàng từ lục địa qua, với mục đích tạo hỗn loạn, bị phát hiện, và bị tác dụng ngược. Vì thế đưa đến việc họ đề nghị thương thuyết với sinh viên vào Thứ Sáu 10/10, rồi lại tự hủy bỏ khi nhìn thấy chỉ còn lại vài trăm bám trụ, vì đa số người biểu tình tin vào lời hứa của chính quyền nên về nhà. Một chính quyền mà dùng thủ đoạn để bội tín liệu có thể khuất phục được dân không? Khi một chính quyền dễ dàng thất hứa như vậy thì liệu có còn đủ chữ Tín để người dân cộng tác trong tương lai? Trong trao đổi, tâm tình người trẻ Hồng Kông rất thẳng thắn, bộc bạch. Họ cho biết rất sợ bạo lực và nếu cảnh sát dùng bạo lực thì họ sẽ bỏ chạy! Nhưng bỏ chạy chứ không bỏ cuộc! Lúc đang căng thẳng họ đã chuyền tay câu viết: “Nếu chúng ta rời ngày hôm nay, chúng ta sẽ nô lệ suốt đời” hay “Họ không thể giết hết chúng ta” đã nói lên phần nào sự kiên trì của người biểu tình!..."

*

Mờ sáng, ra lượm tờ báo ở trước sân, hình ảnh đập ngay vào mắt là chiếc tổ ong với những con ong mật bụ bẫm đang bâu kín, chứ không phải là những đề tài thời sự nóng bỏng như nhiễm virus Ebola, kinh tế, chính trị… lấy làm lạ nên tôi đọc tin nầy trước.

Bà Rebecca Conroy mặc áo dài tay, đội nón có mạng che, thò tay vào lấy một cái khung gỗ có tổ ong mật thuộc đàn ong khoảng 400.000 con mà bà đang nghiên cứu. Trong ánh mắt bà đang nói lên nỗi lo. Những chú ong mật nâu vàng với những sọc đen ngang thân, nhỏ hơn đầu ngón tay út, vẫn nhúc nhích mê mãi công việc. Đôi cánh rung rinh phản chiếu ánh mặt trời chiều, lóng lánh như những mảnh vỡ kim cương vàng nhạt thiên nhiên. Bà lật qua lật lại khung gỗ chứa tổ ong mà đàn ong vẫn bâu kín như không hề biết có bàn tay người đang đụng đến. Một vài con chết, rơi xuống. Bà cố tìm 2 con ong chúa trong cái tổ nầy nhưng chưa thấy. Vội lấy những khung gỗ khác, những tổ ong khác thì vẫn còn. Bà lo lắng về sự thiệt hại của đàn ong. Nỗi lo của bà là các nông trại địa phương đã phun thuốc trừ côn trùng với liều mạnh hơn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, nên những chú ong đi nhặt nhạnh phấn hoa không chết ngay tại chỗ mà còn đủ sức tha về, rồi chết. Còn những chú ong có nhiệm vụ khác vẫn miệt mài trong kiến trúc kỳ diệu của một xã hội nhỏ, đã được phân chia công việc một cách kỳ diệu trong yên lặng. Những ô hình lục giác có ong chết giống hệt nhau, màu nâu nhạt, đang trơ ra.

Nhìn những ô hình lục giác đều cạnh bất chợt tôi liên tưởng đến những chiếc dù ở Hồng Kông đang dương ra chống lựu đạn cay với nhiều thông điệp về tự do ứng cử, bầu cử viết trên đó.

Thế giới đã kinh ngạc trước cuộc Cách Mạng Dù ở Hồng Kông vì tính trật tự, ngăn nắp và đặc biệt là ôn hòa, đến độ vô cùng nhã nhặn, của người tham dự. Yếu tố gây xúc động mạnh vì họ là những học sinh Trung học, sinh viên Đại học còn rất trẻ. Trẻ đến không ngờ, mới 17 tuổi, như anh Joshua Wong, là một trong số lãnh đạo! Qua rừng thông tin vẫn không biết ai là chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký, phụ trách nội vụ, ngoại vụ… nhưng bộ máy điều hành được tổ chức tỉ mỉ không khác gì của xã hội loài ong!

Tôi có cảm tưởng nếu gọi tên ai đó là chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký, ngoại vụ, nội vụ… thì có thể đã xúc phạm đến họ! Với một tâm hồn trong trắng, môt trái tim mẫn cảm thời cuộc, tài sản là túi đeo sau lưng chứa sách vở học trò, họ xuống đường nhưng có một số còn tranh thủ làm bài cho kịp. Việc nầy cho thấy họ tham dự tranh đấu không vì chức vị, không vì tiếng tăm, không vì cá nhân. Điều quan trọng nhất là họ tranh đấu không phải để lật đổ chính quyền! Nhưng, rõ ràng, một thông điệp rất rõ ràng, là vì quyền lợi của tất cả người Hồng Kông phải được ứng cử, bầu cử tự do.

Cho nên bước chân trên đường phố của họ là bước chân của tương lai Hồng Kông!

Không ai có quyền bắt buộc người khác phải chọn lựa người mà chế độ đã chọn sẵn, “Đảng cử dân bầu”. Quyền được sống là quyền thiêng liêng không ai có thể chiếm đoạt, cho dù có nhân danh bất cứ lý do nào. Chính sự trong sáng của tuổi trẻ đã phá vỡ mọi định kiến, phe phái, quan điểm, tuổi tác, nên được đa số người Hồng Kông ủng hộ.

Khởi đầu chỉ một nhóm nhỏ, đứng trong vòng tròn trước Khu trung tâm Hành chánh, bị cảnh sát cô lập. Rồi bị trấn áp bằng lựu đạn cay, bắt mấy người lãnh đạo. Hành động nầy đã đánh động dư luận và người Hồng Kông cùng xuống đường! Đỉnh điểm có cả trăm ngàn trên dân số 7 triệu là một tỉ lệ không thể ngờ đến. Cứ tưởng tượng với dân số Việt Nam là 90 triệu mà theo tỉ lệ nầy thì sẽ là bao nhiêu? Và, với con số nầy mà bạo động kiểu Bình Dương, Vũng Áng, như âm mưu hung hiểm bí mật của “ai đó” chủ trương hồi tháng Năm vừa qua, thì xã hội sẽ ra sao?

Để đối phó, Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh của Hồng Kông lại dở trò dùng luật pháp để “ổn định xã hội”. “Vi phạm luật pháp” là thứ ngôn ngữ quá quen thuộc của các chế độ độc tài trưng ra để đàn áp. Nhưng ở đây là thứ luật pháp nào? Văn kiện mà Bắc Kinh đã ký với chính phủ Anh khi nhận lại Hồng Kông, năm 1997, là “một nước hai chế độ” không phải là luật pháp quốc tế còn hiệu lực?

Hiện tại chính quyền Hồng Kông đã dùng bọn “Tàu lạ” dọn dẹp những rào cản trên đường phố và coi như đã “thành công”, cho dù trước đó họ đã thí nghiệm việc dùng bọn xã hội đen Tam Hoàng từ lục địa qua, với mục đích tạo hỗn loạn, bị phát hiện, và bị tác dụng ngược. Vì thế đưa đến việc họ đề nghị thương thuyết với sinh viên vào Thứ Sáu 10/10, rồi lại tự hủy bỏ khi nhìn thấy chỉ còn lại vài trăm bám trụ, vì đa số người biểu tình tin vào lời hứa của chính quyền nên về nhà.

Một chính quyền mà dùng thủ đoạn để bội tín liệu có thể khuất phục được dân không?

Khi một chính quyền dễ dàng thất hứa như vậy thì liệu có còn đủ chữ Tín để người dân cộng tác trong tương lai?

Trong trao đổi, tâm tình người trẻ Hồng Kông rất thẳng thắn, bộc bạch. Họ cho biết rất sợ bạo lực và nếu cảnh sát dùng bạo lực thì họ sẽ bỏ chạy! Nhưng bỏ chạy chứ không bỏ cuộc! Lúc đang căng thẳng họ đã chuyền tay câu viết: “Nếu chúng ta rời ngày hôm nay, chúng ta sẽ nô lệ suốt đời” hay “Họ không thể giết hết chúng ta” đã nói lên phần nào sự kiên trì của người biểu tình!

Thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh đã không xảy ra sự lật lọng của chính quyền và chính Anh đã tôn trọng sự cam kết nên mới đồng ý trao trả Hồng Kông, một Hồng Kông văn minh và thịnh vượng! Như vậy làm dân Thuộc địa thì học được chữ Tín còn làm dân của một nước Độc lập, như Tàu cộng, lại học bài học về sự Bội tín! Vì thế, ngay thời điểm sắp bàn giao Hồng Kông 17 năm về trước, người Hồng Kông đã ồ ạt rời bỏ quê hương, tránh xa cộng sản, điều nầy cho biết con người muốn có Tự do Hạnh phúc đã chọn lựa chế độ nào!

Nhưng người Hồng Kông hiện tại có tuyệt vọng không? Chắc chắn là không!

Yếu tố then chốt là giới trẻ Hồng Kông đã đánh động được dư luận, không phải chỉ riêng cho người Hồng Kông mà cho toàn thế giới: Chế độ cộng sản là thủ phạm phản nhân tính, là thủ đoạn, là bội tín, là đi ngược lại bản chất tự nhiên của con người.

Về thủ đọan và bội tín thì đã hiển nhiên, không cần bàn cãi. Còn bản chất tự nhiên xin tạm cô đọng 2 điều:

Bản chất đầu tiên là quyền được tự do học hỏi. Không ai có quyền nhồi sọ tuổi trẻ như chủ trương nhồi nhét chính trị vào học đường của chế độ cộng sản. Nhóm trẻ Joshua Wong đã thắng trong hai năm trước đây khi buộc Tàu cộng phải rút lại chủ trương đó.

Bản chất thứ hai là quyền được Bình đẳng, Dân chủ và Tự do. Chính nhờ dân chủ tự do, dù đã và đang bị bào mòn sau khi Anh trao trả Hồng Kông, được cọ xát với thực tế cộng sản, đã tạo ra một lớp trẻ năng động, đầy trách nhiệm và dám đứng ra làm chuyện “châu chấu đá xe”. Tuổi trẻ Hồng Kông đã đánh bật gốc quan niệm về người lãnh đạo chính trị cần phải trọng tuổi, có bằng cấp, có địa vị xã hội… Và, họ đã thực hiện được một cuộc xuống đường ôn hòa, gần như là hoàn hảo, theo tổ chức của xã hội loài ong.

Có thể xem đây là cuộc đối dầu giữa công lý và bạo lực. Giữa niềm tin, nỗi sợ hãi và ước vọng.

Những tâm hồn trẻ kết hợp với kỹ năng sáng tạo vượt bậc như vậy thì không thể thất bại. Hồng Kông được may mắn làm cánh chim đầu báo hiệu bình minh ngay giữa cơn bão dữ cộng sản mà Tập Cận Bình đang trùm chụp lên Hoa lục.

Vì ảnh hưởng môi trường độc hại làm một số ong tìm phấn hoa bị chết nhưng những con ong khác thì vẫn tiếp tục, miệt mài với nhiệm vụ, và con ong chúa vẫn còn đó. Con Ong Chúa chính trị hôm nay, không phải riêng cho Hồng Kông, mà cho tất cả xã hội người bị trị là Công bằng, Dân chủ và Tự do. Con Ong Chúa nầy đang tồn tại. Vẫn tồn tại. Không phải tồn tại mà là đang tiếp tục phát triển mạnh. Đây chính là lý do những người tranh đấu cho Nhân Quyền, dù hiện tại có gặp khó khăn, có bị rơi rớt dọc đường như những chú ong tìm phấn hoa, nhưng số còn lại vẫn kiên trì gây dựng và phát triển, đã là xu hướng tất yếu của thời đại.

Cho nên chung cuộc, người Hồng Kông nhất định sẽ chiến thắng!

Những chiến sĩ cho Nhân Quyền tại Việt Nam cũng thế!

Yêu tố bình tĩnh, kiên trì, không để lòng thù hận chiếm giữ trái tim và khối óc sẽ giữ được sự sáng suốt trên hành trình thực hiện mơ ước.

(Oct 14th, 2014)
Hồ Phú Bông
danlambaovn.blogspot.com


không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcTHwlWof6hX0afQ18RZQm5OOUtvjF9oygBzuMynYtslW4s9QuVE

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Theycantkillusall

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 63081-hk2004-a-danlambao

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcTb9nNUcUsxEM0iQfkbVRiuQBhZGatU8nbLMOjimupCE9tlM6SV
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeFri Jun 12, 2015 7:05 pm


40 năm sau: Xem lại dân trí


Nguyễn Quang Dy

Người ta hay nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), tại sao người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”? Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Hay nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.

Sau 40 năm, hãy điểm lại 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ sung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?

1. Cái cột điện

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_1


Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn. Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền văn minh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Chắc không thể cải tạo được nó, mà chỉ có thể bỏ đi và thay bằng một hệ thống khác. Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những người khác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngân sách, vừa có quyền tăng giá điện tùy ý, mà chẳng cần phải đầu tư đổi mới hạ tầng (như một nhóm lợi ích). Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí VN) đáng được đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất.

2. Cái loa phường

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_2


Có lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cái cột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán. Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường. Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và tem phiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên khùng này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát văn hóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó, nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao, dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm bằng âm thanh” này (như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào căn phòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt.

3. Giao thông nguy hiểm

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_3

Đối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trong đời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường. Nó giống như cảnh tượng bạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó phản ánh một não trạng bất an và ám ảnh bạo lực của nhiều người Việt, như một di chứng của chiến tranh, làm cho con người dễ vô cảm. Nó lý giải tại sao Việt Nam lại được xếp thứ 13 (gồm những nước vô cảm nhất) trong 150 quốc gia được viện Gallup khảo sát năm 2012. Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giao thông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tế VN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộ trưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300 người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản. Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn và tắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta hay đùa “Hà Nội không vội được đâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa ngay cả với tính mạng của mình. Có người còn lập luận là tại sao lại sợ chết khi hàng ngày vẫn “sống trong sợ hãi” như trong phim “thập diện mai phục”.

4. Đường phố ngập lụt

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_4

Khi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạn không cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cái thuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nội nơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nói đã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cải tạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống ra sông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hay hệ thống hành hành chính công, mà trước hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước.

5.  Đái đường và vứt rác
 
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_5

Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thể thấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phải chăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giao thông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN.

6. Ném đá và chửi đổng
 
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_6

Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thông kỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kể cả ném đá vô tội vạ. Không có luật lệ nào cả, giống như vô chính phủ, chỉ có dân trí điều tiết. Đó là bản chất của thế giới mạng, nơi cả hai mặt tích cực và tiêu cực cùng tồn tại. Có lẽ vì vậy mà tốc độ phát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, dù không tỉ lệ thuận với dân trí. Có mấy nguyên nhân. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau (chẳng cần lý do cụ thể). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tranh luận một cách có văn hóa. Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thông tin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Nó giống như “tháo cống” cho mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi trong nhà đều được phơi bày.

7. Học vẹt
 
không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_7

Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Và lúc này không có vấn đề nào quan trọng hơn giáo dục, để nâng cao dân trí và chấn hưng đất nước. Nhưng tại sao càng cải cách, chất lượng giáo dục càng tụt hậu? Các chuyên gia giáo dục cho rằng học vẹt và chế độ thi cử chạy theo thành tích và bằng cấp làm triệt tiêu năng lực sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187 (dưới trung bình). Không có một trường đại học nào của VN lọt được vào danh sách các trường đại học có danh tiếng và chất lượng (trong khu vực). International Property Rights Index xếp Việt Nam thứ 108/130 (gần đội sổ), tính theo giá trị trí tuệ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện (như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, mà vẫn còn cảnh đẹp (như hang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN, cũng như Sơn Đòng không phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu không thay đổi cơ bản về hệ thống giáo dục và đào tạo, Việt Nam sẽ chảy hết chất xám vì hầu hết nhân tài rời bỏ đất nước

8. Lễ hội quá nhiều

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_8

Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam (nghe nói 9000 mỗi năm), nhưng cũng có nhiều hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”, phản ánh tâm thức bất an của những người bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng được vài biểu tượng văn hóa nào đó để trang trí, mà không hiểu đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻ bất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. Trong khi kinh tế đang khó khăn, thì rất nhiều kinh phí nhà nước đã được chi cho những lễ hội tốn kém như vậy. Nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏ để biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh rất tốn kém nhưng chẳng có giá trị gì về lịch sử. Trong khi khu chùa Bái Đính hoành tráng (ở Ninh Bình) góp phần thương mại hóa Phật Giáo, thì tỉnh Vĩnh Phúc đã “mạnh dạn” đầu tư 271 tỷ VNĐ xây lại Văn Miếu của tỉnh (để thờ Khổng Tử!). Lạm phát lễ hội là một biểu hiện của tham nhũng về văn hóa và dân trí thấp. Tổng cục Du lịch cho biết 85% khách du lịch quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam, và ngày càng nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài. Đó là cách họ “bỏ phiếu bằng chân”.

9.  Xây để phá

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_9

Gần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến (sau một trận ném bom), nhà cửa dọc phố đang bị phá hủy để làm đường. Nó lặp lại hình ảnh nhiều năm về trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (phía đông bắc Hà Nội) cũng bị phá hủy như vậy để “bảo vệ đê” (thật vậy sao?). Nghe nói bài học này đã gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thời chiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu là tại sao 40 năm rồi mà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá? Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường phố lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợp với ai, vừa tốn kém và lãng phí, bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Gần đây căn bệnh này đã lây lan tới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” (bịt đường để thi công) mọc lên ngày càng nhiều trên đường phố. Hình như người Việt thích xây để phá (chứ không phải để tồn tại). Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN?”) có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏ tại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề).

Như để minh họa, trong khi đang viết bài này thì một tổ công nhân (xí nghiệp “nước sạch”) lại đến đào đường ống nước trước cửa nhà (để thay cái đồng hồ cũ). Trước đó chỉ khoảng mấy tuần một tổ khác (cùng xí nghiệp này) đã đến đào đường để thay ống nước mới (nhưng không chịu thay cái đồng hồ cũ). Có trời mới biết tại sao họ không phối hợp với nhau? Tất nhiên vấn đề không phải do họ, mà do một hệ thống bị phân liệt và dân trí thấp.

10. Đốn hạ cây xanh

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống NQDy_10

Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn nguyên, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “sáng tạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và là hình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cũng may, cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóng phản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trăm cây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyền khắp thế giới mạng, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trở thành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cách phá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy?

Thay cho lời kết


Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưng vụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báo chí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hai là, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khi nào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe và nhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. Tuy nhiên, chừng nào hệ thống độc quyền và thân hữu (theo “định hướng XHCN”), được gia cố bằng não trạng cực đoan và bạo lực, còn ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không nâng cao dân trí và năng lực, để buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia.

N.Q.D.

Ngày cuối tháng 5/2015
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-6-15
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeMon Nov 09, 2015 12:33 pm

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống T1 

Chế độ nào, người dân đó?

Ca Dao (Danlambao) - Mỗi lần tại Việt Nam sắp sửa có biểu tình là tôi hồi hộp, có lẽ hồi hộp hơn cả những người trong cuộc.

Sợ sẽ có những đánh đập, bắt bớ và cả thủ tiêu, vì ai biết được những thủ đoạn hèn của những người mang danh chế độ?

Tồi hồi hộp, nhưng không biết làm gì hơn là chờ đợi. Chờ đợi những tai ương phủ xuống những người con yêu nước mà giận mình bất lực.

Rồi ngày G đó cũng đến, lòng tôi nôn nả theo bước chân của đoàn người biểu tình. Lần nào cũng vậy, ngồi trước computer mà nước mắt dàn dụa khi nhìn hình ảnh của các anh chị em trong đoàn người biểu tình: những gương mặt rất thân quen tuy chưa lần gặp mặt.

Họ đấy, đi trên đường, tay giương cao tờ biểu ngữ đơn giản bằng tờ A4, A3, in hoặc viết bằng tay, chân bước và miệng hô to khẩu hiệu, người tiếp người , những khẩu hiệu được thay phiên nhau hô to không dứt trên đường phố. Có những biểu ngữ nhăn nhúm vì phải dành giựt với công an, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục đi, mắt rực lên nhìn về phía trước, tôi tưởng như nghe được nhịp tim họ đập trên mỗi bước chân.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Sg2

Họ đấy, những cái tên quen thuộc trên mạng, nay xuống đường biến những dòng chữ thành hiện thực trên đường phố. Họ không chỉ đấu tranh bằng ngòi bút mà bằng cả sinh mạng của chính mình.

Họ đấy, những người can đảm, dám đứng lên bày tỏ quan điểm của mình. Tiếng hô vang của họ lẫn trong tiền còi xe công an, tiếng thét của họ lịm dần từ đường phố đến đồn công an.

Trong cái đau đớn ấy, tôi nghĩ rằng họ cũng rất hạnh phúc vì họ đã sống hết mình cho đất nước. Tôi cảm thấy bất lực vì không chia sẻ với họ những giây phút đau khổ và hạnh phúc ấy.

Họ, những người hôm nay đang làm lịch sử sẽ cảm thấy vinh quang trong từng nhục hình mà công an dành cho họ.

Mỗi lần nhìn những clip biểu tình trong nước thì tôi lại sợ mình phải khóc, biết trước mà không ngăn được, mà tại sao lại phải ngăn mình nhỉ? Hãy để cho những dòng nước mắt tự do tuôn để thổn thức cùng thân phận dân tôi. Và không riêng gì tôi, chắc rằng nhiều người ở hải ngoại cũng ngồi nhìn màn hình và khóc.



Một đất nước mà việc bày tỏ chính kiến là một cái tội, chống lại kẻ cướp biển đảo của quê hương cũng là một cái tội. Ở đây, hàng xóm tôi nghe kể, họ không thể nào tin. Họ không thể tin một luật sư bị đánh tuôn máu chỉ vì bảo vệ cho một bị can. Họ không thể tin có người bị bắt ở tù hàng năm trời chỉ vì một tấm biểu ngữ chống kẻ xâm lược trong nhà. Ở Pháp, đình công, biểu tình đã thành một thông lệ. Họ không thể tin hàng chục người bị nhà cầm quyền bắt chỉ vì biểu tình phản đối kẻ cướp biển đảo của đất nước mình. Làm sao họ có thể tin được những điều vô lý như thế?

Nhưng, có một điều còn đau lòng hơn cả dùi cui công an: nếu để ý thì ta sẽ thấy những cuộc biểu tình từ trước đến giờ chỉ ngần ấy con người, chỉ từng ấy khuôn mặt, thay nhau hộ khẩu hiệu đến khan cả cổ. Họ đi thành nhóm, tay trong tay, nhưng họ vẫn lẻ loi, nhỏ bé trong dòng người tấp nập trên đường phố!

Cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 5/11 được khoảng vài chục người. Ở Sài Gòn, khởi đầu chỉ khoảng 10 người, sau đó thì con số này có tăng lên khoảng 20-30 người, có lúc lên đến khoảng trên 200 người. Nhưng 200 người vẫn là một con số quá nhỏ trong một thành phố gần 13 triệu dân! Đã thế, đoàn biểu tình càng ngày càng ít đi, một số bị phân tán, một số bị bắt. Số người ít, họ phải thay phiên nhau hô khẩu hiệu, chia cho nhau từng chai nước để thấm giọng.

Họ hướng về đám đông trên đường phố và gào lên "đả đảo Tập Cân Bình", "đả đảo Trung Quốc xâm lược"... Nhưng mặc cho họ gào, trước mặt họ, dòng xe vẫn thản nhiên trôi trên đường, người đi vẫn thản nhiên đi trên đường. Thỉnh thoảng, những cái đầu ngoái lại rồi lẹ làng quay đi, hình như những điều họ đang gào thét kia xa lạ lắm đối với người dân. Những điều họ dang hô to không phải là chén cơm hàng ngày mà người dân phải lo toan. Nó xa vời như biên giới ngoài kia. Nó mênh mông như biển đảo mù khơi. Họ chỉ biết đến ngôi nhà ấm cúng lát nữa họ trở về bên mâm cơm nóng và tiếng cười trẻ thơ, dây vào làm chi cho rắc rối. Kìa! Một anh biểu tình đang bị đánh đổ máu, một cô đang bị lôi về đồn..., chớ có dính vào mà khổ!

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Sg3
Đoàn biểu tình cứ gào lên và dòng người vẫn cứ thản nhiên đi!

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam , Tập Cận Bình đến Đài Loan, tại đây cũng những biểu ngữ đả đảo Trung Cộng, cũng những đoàn người gào to khẩu hiệu dưới trời nắng rát lửa. Chỉ có một điều khác: con số người đi biểu tình không phải chỉ 20, hay 50 mà là... 350 000 người!

Đài Loan, một đảo quốc nhỏ với dân số khoảng 23 triệu người, nhưng hơn 350.000 người biểu tình. Việt Nam gần 90 triệu dân, số người đi biểu tình từ Nam ra Bắc không quá 200 người!!! Một so sánh đắng lòng.

Từ Hà Nội đến Sài Gòn, những con mắt rừng rực lửa , những giọng hô to vang vang đường phố của những con người can đảm này vẫn không đánh thức được sư vô cảm của người dân. Có vẽ như đất nước này chỉ là của từng ấy con người ? có vẽ như quê hương này không phải là của những dòng người đang vội vã qua đường kia ?

Cuộc cách mạng dù ở Hồng Kông có khi đã lên tới trên 500.000 người tham dự, con số đông đến độ người ta có cảm tưởng cả đảo quốc này đã kéo nhau xuống đường năm ấy (2014). Cuộc biểu tình chống dàn khoan H981 đột xuất ở Bình Dương cùng năm đã lên tới 20.000 người, nhưng nó như ngọn lửa bùng lên rồi chợt tắt. Cuối cùng rồi những cuộc biểu tình phản đối đường lưỡi bò cũng lại chỉ từng ấy khuôn mặt, từng ấy tiếng hô khẩu hiệu, từng ấy người bị bắt về đồn công an. Cuộc đời vẫn trôi như chưa từng có máu của những người yêu nước đổ xuống mặt đường.

Đoàn biểu tình cứ gào và dòng người vẫn cứ thản nhiên đi!

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Sg4

Còn gì ghê gớm hơn là sự vô cảm của con người? Họ thờ ơ như đây là chuyện giả tưởng, không liên quan gì đến cuộc sống đời thường của họ. Bởi, trong học đường, môn học chủ thuyết Mác- Lê không dạy cho họ cách bày tỏ quan điểm của mình. Cuộc đời dạy cho họ cách làm giàu nhanh nhưng chưa từng dạy cho họ cách biểu tình.

Giáo dục ở học đường không có môn công dân giáo dục. Họ chỉ được dạy phải biết "yêu bác, yêu đảng", không có bài học nào dạy họ biết yêu dân tộc, không có môn học nào dạy họ biết cách bảo vệ mảnh đất Việt Nam trước nạn Bắc Phương.

Bởi thế, không lạ gì khi những đứa học trò thản nhiên nhìn một đám đông đánh gục một cô bạn cùng lớp của mình. Mặc cho cô bạn tơi tả dưới đòn thù, không ai can ngăn, không ai tìm cách bảo vệ bạn mình. Họ nhìn và họ…reo hò! Dính vào làm gì cho mang hoạ! Sự vô cảm đã thành thói quen, nó ngấm vào nảo trạng con người. Đó là điều mà chế độ này mong muốn: sản xuất ra một đám robot chỉ biết làm theo mệnh lệnh. Và, phần nào đó, họ đã thành công.

Còn sự cai trị nào hữu hiệu hơn là cai trị chính bao tử người dân? Hãy để họ chỉ nghĩ đến cái ăn, cái mặc, cái hưởng thụ thì họ sẽ không còn thì giờ để nghĩ đến cái gì khác.

Hãy ban cho họ một cuộc sống an nhàn để họ không dám hy sinh những nhà, những xe, những chức vụ béo bở mang nhiều lợi nhuận mà họ đang có để đổi lấy một ý niệm quá mơ hồ là "lòng yêu nước", hay quá xa xôi như "dân chủ, nhân quyền".

Nỗi sợ hãi phải mất đi những quyền lợi đang có làm cho người ta nén đi một tiếng thở dài và sẵn sàng quay lưng trước những điều bất công.

Ngày mai, và ngày mai nữa, trong đất nước của 90 triệu con người sẽ còn những cuộc xuống đường. Và vẫn chỉ từng ấy khuôn mặt, vẫn từng ấy người hô vang khẩu hiệu, rát họng!

Đoàn biểu tình cứ gào và dòng người vẫn cứ thản nhiên đi!

8/11/2015
Ca Dao
danlambaovn.blogspot.com

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Lanhdaothoaihoa-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitimeThu Feb 04, 2016 1:38 pm

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 2Q==

Đất nước nghèo, lạc hậu, dân trí thấp trách nhiệm thuộc về ai?

Minh Quang
Tác giả gửi tới Dân Luận

Hơn 70 năm, kể từ khi cướp được chính quyền, Đảng cộng sản đã tự áp đặt quyền cai trị độc tài, độc đoán ở miền Bắc và sau đó là cả nước mà Đảng gọi là “lãnh đạo” tuyệt đối, toàn diện. Trải qua 12 kỳ đại hội toàn quốc, Đảng đã tự họp kín, bàn bạc với nhau, vạch ra mọi đường lối, chủ trương rồi kiên quyết bắt nhân dân phải thực hiện. Con đường đi lên CNXH là sự lựa chọn và áp đặt của Đảng. Chính đường lối độc tài, bạo ngược, bất chấp quy luật mà Đảng chọn, đã tàn phá hủy hoại mọi nguồn lực của dân tộc, làm cho đất nước điêu tàn, suy kiệt sức chìm trong chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp tiếp tục kéo dài gần một thế kỷ nay. Thành tích nổi bật của Đảng là: đưa dân tộc ta đi từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh chiếm miền Nam, chiến tranh biên giới Tây Nam, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, các cuộc chiến trên biển Hoàng Sa, Trường Sa... Chưa hết, hiện nay Đảng đã và đang đưa đất nước đứng trước nguy cơ một cuộc chiến hủy diệt giống nòi bằng thực phẩm độc hại và thôn tính cả đất liền biển đảo của “quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ thực ra là cuộc chiến giữa 2 phe CNTB Và CNCS. Các “cuộc cách mạng văn hóa, khoa học…” dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc đấu tranh “ai thắng ai giữa hai con đường CNXH và CNTB”. Thử hỏi, nếu không có Đảng cộng sản thì dân tộc có phải trải qua những cuộc chiến khốc liệt như vậy không? Nếu Đảng không chọn Trung Quốc làm chổ dựa, nhận súng đạn, quân nhu, từ cây kim sợi chỉ của Trung Quốc để lao vào các cuộc chiến bằng mọi giá thì: Trung Quốc có thể đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa một cách dễ dàng như vậy không? Nếu hiện nay không có Mỹ và các đồng minh Tư bản của Mỹ thì biển Đông sẽ ra sao?, dân Việt có dám ra biển Đông đánh cá nữa hay không?

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Z

Hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo mà Đảng cho là “sáng suốt tài tình” đã làm cho đất nước kiệt quệ, tan hoang. “Rừng vàng” đã bị tàn phá, hủy hoại đến mức nghiêm trọng bằng mọi cách mọi thủ đoạn của lâm tặc cấu kết với kiểm lâm với chính quyền để lấy gỗ, làm thủy điện, cho Trung Quốc thuê rẻ mạt, lâu dài… “Biển bạc” bị Trung Quốc lấn chiếm làm chủ, ra lệnh cấm ngư dân đi lại đánh bắt hải sản ngay trên biển quê hương mình. Chúng bắt bớ ngư dân, đâm tầu, cướp lưới, cướp ngư cụ cướp hải sản đánh bắt được, phá hoại máy móc, giết người, cướp của…

Một đất nước nông nghiệp mà đất nông nghiệp hàng ngày đang bị các “đại gia” cấu kết với chính quyền, tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng làm sân gôn, lập dự án bán kiếm lời vô tội vạ. Hơn 40 năm xây dựng và phát triển trong hòa bình, một nền nông nghiệp vẫn chưa có hình hài, què quặt, bất ổn, bất định cả đầu vào lẫn đầu ra, phụ thuộc vào thương lái Tầu đầy âm mưu thủ đoạn, lọc lừa. Từ Bắc chí Nam thương lái Tàu là chủ nhân đào tạo, dạy cho nông dân cách dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đến mức hủy diệt cả đất đai, môi trường và tẩm độc sản phẩm nông nghiệp. Các nông sản, lương thực, thực phẩm từ: lúa gạo, trái cây, rau, gia súc, gia cầm, thủy hải sản…trước khi đưa ra thị trường đều tẩm chất độc bảo quản, chất kích thích tăng trưởng của Trung Quốc một cách dễ dàng. Không còn một thứ gì mà không độc hại, độc hại đến mức chính người sản xuất, người bán không dám ăn. Người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác, họ phải ăn thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại, dù biết “ăn để chết”. Tỷ lệ ung thư cao đột biến, cao nhất thế giới, bệnh viện không đủ sức chứa, bệnh nhân phải nằm chồng lên nhau tràn ra cả ngoài hành lang.

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcRB0kipGFOY8j0C0KwDG6eL4aXpzV_sxZ72OlJYkR5BMerMjvNx

Hóa chất độc hại, hàng giả, hàng đểu, hàng đội lốt của Tàu tràn ngập chiếm lĩnh thị trường giết chết nền nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nước nhà. Người dân đã bị bần cùng hóa, không sống được trên mảnh đất quê hương mình, phải tha phương cầu thực, thậm chí phải bỏ chồng con, thế chấp nhà cửa, đất đai ruộng vườn, vay một lượng tiền lớn, chạy chọt mới mua được một suất đi ở đợ, đi làm thuê thậm chí bán thân ở xứ người với cái mác “sang trọng” là đi xuất khẩu lao động.

Văn hóa dân tộc bị văn hóa ruồng bỏ, bị phim ảnh Tàu hãm hiếp trắng trợn, ngang nhiên trên sóng truyền hình quốc gia. Đạo đức xuống cấp trầm trọng, cái xấu, cái ác hoành hành, sự giả dối trở thành phổ biến ngang nhiên. Người trung thực, thật thà đã trở thành kẻ lạc hậu, bị khinh rẻ, không có đất sống nhất là ở các cơ quan công quyền. Mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo “con người mới XHCN yêu CNXH”. Mái trường XHCN có nhiệm vụ thực hiện chính sách ngu dân, nhồi nhét kiến thức vô bổ, không thể tiêu hóa. Đặc biệt là nhồi nhét tư tưởng nô dịch cam chịu, tôn sùng lãnh tụ, tôn sùng biết ơn Đảng thông qua tổ chức Đoàn, thông qua các môn công dân, lịch sử Đảng và chủ nghĩa Mác Lê ở các cấp độ, ở các cấp học từ thấp lên cao. Ngành giáo dục đã bị Đảng biến thành chiến trường, người giáo viên bị biến thành người “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, họ không còn là người thầy đúng nghĩa nữa nên bị xã hội, phụ huynh, học sinh coi thường khinh rẻ. Mới đây còn có cả một nhóm học sinh trung học cơ sở hiếp dâm tập thể cả cô giáo.

Bộ máy tuyên truyền của Đảng ra sức tuyên truyền, tô son trát phấn cho chế độ, khoe với dân với thế giới là xây dựng một đất nước “giàu mạnh - dân chủ - văn minh”. Vậy mà, chính quyền hết sức lo sợ ánh sáng văn minh của nhân loại đến được với người dân, bao nhiêu năm vẫn tìm cách che đậy bưng bít. Sợ các hoạt động của nhà dân chủ, sợ diễn biến hòa bình. Họ đã ngang nhiên kiếm cớ vu cáo, cho côn đồ gây sự, bắt bớ, đánh đập, đổ phân vào nhà những người có tư tưởng dân chủ tiến bộ. Một nhà nước tự xưng là “của dân, do dân vì dân - dân chủ nhất thế giới” mà tìm mọi cách tước bỏ quyền chính đánh của dân, chống lại dân chủ văn minh đích thực của nhân loại, coi dân, coi dân chủ là kẻ thù thì càng ngày càng nhiều người dân chống phá là tất yếu. Nhân dân chống lại nhà nước đó có chính đáng không? Hệ thống XHCN đầy tội lỗi, đã sụp đổ trên thế giới, bị nhân loại chôn vùi vào lịch sử từ lâu, vậy mà Đảng vẫn kiên trì bắt nhân dân phải đi lên CNXH. Đảng bắt dân đi ngược với quy luật phát triển của nhân loại, đi ngược nguyện vọng của nhân dân. Vậy Đảng có xứng đáng với cái tên là đảng phản động hay không?

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống 970601_250038281841289_279931524_n

Sự lừa dối của Đảng đã quá lâu, quá trắng trợn, đau thương mất mát Đảng gây ra cho dân tộc này quá lớn. Nghèo nàn, tụt hậu, dân trí thấp là kết quả tất yếu của chính sách cai trị độc tài của Đảng. Đảng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi sự “lãnh đạo” tuyệt đối của mình gây ra. Thế nhưng, Đảng chưa bao giờ nghĩ đến trách nhiệm mà còn kiếm cớ đổ lỗi cho khách quan, cho “diễn biến hòa bình” và lấy đó làm cớ để tước đoạt quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình chính đáng của dân.

Nếu còn lương tâm, còn lòng tự trọng thì lẽ ra trong đại hội XII, ông đứng đầu Đảng, bắt mỗi đảng viên tự kiểm điểm xin lỗi nhân dân và tuyên bố giải tán Đảng, trao trả lại quyền tự quyết tương lai dân tộc cho nhân dân.

Không được hân hạnh chuyển dần từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ trong “diễn biến hòa bình” từ thượng tầng như đất nước Mianma. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, trong tương lai không xa, nhân dân Việt Nam phải đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người của mình và quyền tự quyết tương lai dân tộc mà lâu nay Đảng đã tước đoạt. Chấm dứt cội nguồn chiến tranh, nghèo đói và lạc hậu đưa đất nước hòa nhập với dòng chảy văn minh nhân loại. Hy vọng lúc đó Ba Đình – Hà Nội, không lặp lại vết dơ đi vào lịch sử: Thiên An Môn – Bắc Kinh năm 1989.

https://www.danluan.org/tin-tuc/20160203/dat-nuoc-ngheo-lac-hau-dan-tri-thap-trach-nhiem-thuoc-ve-ai#sthash.Y1JXOsND.dpuf

không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Images?q=tbn:ANd9GcS5ASOpM5IMlzecxMr10b3aKRpKhtXQjRyahlggmtNb-Mm3VvY0
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân trí… không từ trên trời rơi xuống   không - Dân trí… không từ trên trời rơi xuống Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Dân trí… không từ trên trời rơi xuống
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mỹ thành công việc đáp máy bay không người lái xuống Hàng không mẫu hạm
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Thơ & Nhạc: Tình yêu không thất lạc
» Hoa Kỳ tự trói tay để thua CSVN…chứ không do VNCH.
» Tren bao duoi khong nghe

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến