Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Chung sáng linh trong chuyen không bich chất quang quốc nhac phải quynh nguyet Nguyen Trung quan VNCH truyện luong hoang Nhung ngam Saigon ngắn thuoc
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jun 08, 2013 12:40 pm


Ngụy quyền VC sợ quan thầy TC và cấm dân biểu tình...
Hãy xem hình ảnh năm 1974 dân quân VNCH chống TC:

Tài liệu quân dân VNCH phản đối TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974

1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi quân dân miền Nam và kiều bào VNCH hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Bieutinh_hs_74_ottawa_ca

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Clip_image008_thumb
Sinh Viên Việt Nam biểu tình tuần hành chống TC xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tại Tây Đức.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Bieutinh8374
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Bieutinhsaigon001a
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.

Một số tài liệu, báo chí và hình ảnh dân chúng và chính quyền VNCH cương quyết chống xâm lược TC năm 1974:
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Danlambao

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HoangSaB_10
.
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HSTS19742
.
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HSTS19741J1
.
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HoangSaB_08

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HoangSaB_12
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Haichienhoangsa2
.
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 9k=

TT Thiệu rời Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, sau khi ra chỉ thị về biện pháp đối phó với TC khi hạm đội TC xâm nhập hải phận Việt Nam Công Hoà tại Hoàng Sa (1974).

Trích hoangsaparacels.blogspot



Được sửa bởi NTcalman ngày Mon Jun 17, 2019 10:45 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của VNCH năm 1974    Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jun 08, 2013 8:03 pm

.

Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa
của VNCH năm 1974 


Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 02-S%C6%A1+%C4%91%E1%BB%93+cu%E1%BB%99c+h%E1%BA%A3i+chi%E1%BA%BFn+Ho%C3%A0ng+Sa+19-1-1974

Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc. Từ năm 1956, Hải quân VNCH đã phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lý của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra quần đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay thì phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc… Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn hòa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc còn bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành trình của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 2011_158_12_ANH2
Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đã tham dự trận hải chiến
Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam năm 1974
(HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)

Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ còn phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: “Đây là lãnh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh hải” của Trung Quốc, họ lì lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn hòa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về quần đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố tình khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nhìn thấy rõ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang còn lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội hình hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội hình bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân.

Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đã nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội hình chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nhòm, tàu HQ-4 đã phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đã nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đã bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì đội hình người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội hình của VNCH, còn cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, tình hình hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay vòng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ còn một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi vòng chiến. Đây cũng là lý do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên bãi san hô để tránh bị chìm xuống biển. Tình trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đã tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ còn trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi chìm hẳn xuống lòng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung bình. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị chìm, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 2011_158_12_ANH4
Hình ảnh chiếc trục lôi hạm 389 của Trung Quốc
 bị loại khỏi vòng chiến phải ủi vào bãi san hô để không bị chìm

Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

Nhóm PV Biển Đông
(chauxuannguyenblog)



Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image
Cố Hải Quân Thiếu Tá QLVNCH Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Photo courtesy of Lương Tâm Công Giáo

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image
Ngày 19 tháng Giêng năm 2013, một nhóm các bạn trẻ tại miền Bắc âm thầm bày tỏ lòng biết ơn 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh vào 39 năm về trước để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Photo courtesy of Dân Làm Báo.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image
Các bạn trẻ tại miền Bắc thiết kế 74 ngọn hoa đăng hình hoa sen tượng trưng cho 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh, và một chiếc thuyền có dòng chữ HQ-10 được kết bằng 74 bông hồng đỏ thắm tượng trưng cho chiến hạm HQ-10 đã bị quân xâm lược Trung Quốc bắn chìm vào 39 năm về trước.

(Mặc Lâm, RFA - 2013-01-19)
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jun 11, 2013 1:50 am

.

Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Hai_chien-300x238

Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
 
1.-   VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra:  Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân về nước trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974.

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công).  Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh.  Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải.  Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối  Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.

Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HOANG-SA_400

2.-   VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam.  (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt.

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam. Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm.  Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam. Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam, gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam. Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam, do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.-   CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa có nhiều ý nghĩa quan trọng:
Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam, tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974, Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam, tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam, CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ ngày nầy, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Như thế, không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam, Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973.  Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.-   HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950. Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng.  Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam.

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt.  Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972, mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Sau đó, trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh ngày 22-6-1972, Henry Kissinger, cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Nixon, đã nói với ngoại trưỏng Trung Quốc là Chu Ân Lai rằng Hoa Kỳ có thể sống với một chính quyền cộng sản tại Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cũng chấp nhận điều đó ở Đông Dưong.

Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN

Ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam. Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam, cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam. Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974, CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.
Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Toronto, 19-01-2009
Trần Gia Phụng


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Hs-tsa

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn trận Hoàng Sa – SQ VNCH tù binh trong trận hải chiến với TC   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jun 13, 2013 4:58 pm

Bí ẩn trận Hoàng Sa


Thiếu tá Phạm Văn Hồng - SQ VNCH tù binh trong trận hải chiến với TC

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Thieu-ta-Pham-van-Hong-tu_0
Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông lúc trao trả tù binh
ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER – Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 BiAnHoangSa_02
Thiếu tá Phạm Văn Hồng (bìa trái) gặp lại anh em trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH hôm 13-12-2009 tại Paracel Seafood Restaurant – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường

Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.

Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.

Biển Đông dậy sóng


Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là (1)Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết.

Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.

Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!

Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng. Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.

Mưu mô của Trung Cộng


Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.

Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt


Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.
 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 BiAnHoangSa_03
Tất cả nhóm tù binh do Trung Cộng trao trả, đã về tâp trung tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Cuộc đời tù binh


Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!

Di chuyển qua Trung Quốc


Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.

Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.

Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.

Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ


Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.

Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.

Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.

Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng


Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 BiAnHoangSa_06

Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh gặp lại Thiếu tá Phạm Văn Hồng – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.

Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa

Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”

Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.

Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”

Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!

Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh

Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!

Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.

Trao trả tù binh

Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.

Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 BiAnHoangSa_04
Giây phút cảm động gặp lại vợ con – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.

Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.

Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 BiAnHoangSa_05

Choàng vòng hoa sau ngày trở về – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.

Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.

Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.

Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số… ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.

Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.

Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.

----------------------

Hoangsaparacel chú thích:

(1) HQ 5 và HQ 16 được HQVN gọi là Tuần Dương Hạm, thực ra không đúng, Đây chỉ là loại Duyên Phòng Hạm cuả Lực Lượng Coast Guard cuả Hải Quân Hoa Kỳ.  Tác giả gọi lầm là Dương Vận Hạm là loại tàu chuyên chở chiến xa LST, Landing Ship Tank. Tuần Dương Hạm thuộc loại chiến hạm hạng trung có trang bị hoả lực rất hùng hậu, được sử dụng từ Đại Chiến Thứ Hai với các dàn hải pháo trên 200 ly, hiện nay loại chiến hạm này được trang bị hoả tiễn vô tuyến điều khiển, hiện được sử dụng rất hạn chế trong Hải Quân Hoa Kỳ.  Xương sống cuả Hải Quân Mỹ hiện tại là các Khu Trục Hạm tối tân có vận tốc cao và hoả tiễn tầm xa phòng không và chống Tiềm Thuỷ Đĩnh.

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày này cách đây 39 năm, Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép    Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jun 15, 2013 1:27 pm


Ngày này cách đây 39 năm, Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép

Thứ bảy 19/01/2013

Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc TP Đà Nẵng)  là một phần lãnh thổ thiêng liêng, máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, được nhiều đời cha ông ta gìn giữ, quản lý. Nhưng cách đây tròn 39 năm, Hoàng Sa, thời điểm đó đang do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý, đã bị  Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực.

Thời khắc Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa

Trong cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do TS Trần Công Trục làm chủ biên (nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông) đã ghi lại khá chi tiết những mốc thời gian liên quan đến sự kiện Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa của Việt Nam. Sách viết: “Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.”

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Thời điểm quyết liệt nhất được Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông nhắc lại: Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.”
 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tau%20tham%20gia%20hai%20chiens%20Hoang%20sa
4 tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” cho biết thêm:
“Theo tài liệu Quân lực VNCH thì trận hải chiến Hoàng Sa có 74 binh sĩ tử vong, trong đó tàu HQ-10 có 62 người tử vong, bao gồm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà; tàu HQ-4 có 3 người tử vong, 16 người bị thương; tàu HQ-16 có 2 người tử vong...”
 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Cuu%20Pho%20de%20doc%20ho%20Van%20Ky%20Thoai
Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, của VNCH, người ra lệnh “khai hỏa” Hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:
- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.
- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Ngày 20 tháng 01 năm 1974, lúc 16 giờ, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết có dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973 không? Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

Ngay sau đó VNCH đã gửi nhiều công hàm phản đối, tố cáo Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Viết Nam đến các quốc gia và cộng đồng quốc tế.


Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam

Sau khi chiếm đóng trái phép Hoàng Sa, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chính sách, xây dựng nhiều công trình xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa như thành lập thành phố Tam Sa, xây sân bay, xây trụ sở “Thành phố Tam Sa” và tổ chức tour du lịch ra quần đảo Hoàng Sa, ngoài ra họ cũng tổ chức nhiều hoạt động dân sự và quân sự bất hợp pháp ở Hoàng Sa… TS Trần Công Trục đã phân loại các hành động xâm phạm Hoàng Sa nói riêng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông nói chung thành các nhóm hành động sau:

Thứ nhất, Trung quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” (bao hết quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) vào tháng 5/2009 và liên tục đưa ra yêu sách này bằng cách in “đường lưỡi bò” vào bản đồ, thậm chí mới đây cho in vào hộ chiếu.. để nhằm tạo ra “bẫy pháp lý” để các nước, trong đó có Việt Nam vướng vào.
 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Hoang%20sa
Một đảo thuộc Hoàng Sa, Trung Quốc đang chiếm giữ

Thứ 2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo giục ý thức “quốc gia đại dương”trong dân, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển. Báo chí Trung Quốc đăng tải một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chiếm đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc.

Thứ 3, ráo riết tiến hành công tác xây dựng pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý triển khai chiến lược biển. Quốc hội Trung Quốc đã lần lượt thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (năm 1992); Luật đường cơ sở (1996); Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc (1998) (…) đang xây dựng Luật về quản lý sử dụng hải đảo. Trung Quốc đã thành lập cơ quan chuyên trách quản lý biển là Cục Hải dương, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện. Động thái mới nhất, Trung Quốc ra quyết định thành lập “Thành phố Tam Sa” và cho ra đời “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven bờ”. Điều lệ này, cho phép tàu Trung Quốc lục soát tàu bè ở khu vực đảo Hoàng Sa.

Thứ 4, ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân). Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới” có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế cho thấy Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm thêm các đảo mới.
Mới đây, ngày 2/1, Trung Quốc đã thực hiện những cuộc tập trận kiểm tra độ sẵn sàng tác chiến tại đảo Quang Hòa, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thứ 5, củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 25 tháng 12 năm 2012, Chính quyền trung ương Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 10 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Hạ tầng này phần nhiều xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thứ 6, thực hiện chính sách vừa lôi kéo vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia; hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn khác như Mỹ, Nhật; tập trung sức mạnh mũi nhọn sức ép vào Việt Nam, cho Việt Nam là đối tượng chính, áp dụng thủ thuật “ngoại giao cấp cao”, “đại cục quan hệ”, “trả đũa mạnh” để hạn chế đấu tranh của Việt Nam. Khi buộc phải ký và tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với ASEAN, Trung Quốc đã cố gắng đưa vào các bổ sung để bảo đảm không gây cản trở đến việc thực hiện ý đồ “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc, không để ASEAN co cụm với nhau trong diễn đàn DOC và quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC), tìm cách gạt bỏ chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ARF, phong trào không liên kết và đặc biệt Trung Quốc kiên quyết phản đối phương thức đàm phán đa phương, chỉ muốn tiến hành đàm phán song phương, mặc dù tranh chấp có liên quan đến nhiều bên.

Thứ 7, thúc ép mạnh mẽ các nước trong khu vực thực hiện chủ trương “Gác tranh chấp, cùng khai thác” (…). Thực chất, ngoài khu vực Trường Sa, các khu vực Trung Quốc muốn “cùng khai thác” với các nước liên quan đều là các khu vực nằm trong phạm vi vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của các nước có tiềm năng dầu khí. Do vậy, đề xuất “Gác tranh chấp, cùng khai thác” đầy thâm độc này của Trung Quốc là không thể chấp nhận được trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.

Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc luôn tìm cách dân sự hóa các hành động xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa như tăng cường tàu hải giám, tàu ngư chính, hải tuần… , bắt, đánh đập, lục soát, cướp ngư cụ và đòi phạt tiền các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt đông hợp pháp tại Hoàng Sa…
 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tau%20hai%20tuan%2021
Tàu Hải tuần 21 là một trong những tàu Hải tuần trọng tải lớn, hiện đại “khuấy đục” Biển Đông

Sau khi chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc coi Hoàng Sa như cầu nối, bàn đạp để Trung Quốc vươn ra độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc liên tục tăng cường hoạt động xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này thể hiện tham vọng “không có điểm dừng” của Trung Quốc nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của mình.

(Bài viết sử dụng tư liệu của TS Trần Công Trục)
(chauxuannguyen.org)

Về Đầu Trang Go down
ngviet
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH “LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI”   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Jun 17, 2013 12:50 pm

HaiNgoaiPhiemDam - Hải chiến Hoàng Sa 1974

Tưởng niệm các Chiến Sĩ HQ/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa chống lai quân xâm lăng Trung cộng 19-1- 1974.





NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH “LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI”
 
Nguyễn Trọng Vĩnh *

Lại phải nói lại là chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật quốc tế về chủ quyền của họ đối với biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại được với nước lớn Trung Quốc mồm to hét ra lửa “cả vú lấp miệng em”!

Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Lý Trường Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.

Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.

Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.

Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ty tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.

Ở biển Đông, Trung quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippin của Philippin; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.

Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà năng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.

Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chả đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía nam” (tức biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thương Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công biển Đông khi cần thiết…”.

Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.

N.T.V.
-------------
* Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại TQ, nguyên là ủy viên BCHTƯĐCSVN

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 102+8+hsamap3
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974”   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jun 18, 2013 7:08 pm


Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974”


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Haichien_hoangsa

Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa soạn thảo. Ủy ban được gọi tắt là Ủy Ban Hoàng Sa (UBHS) và do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử bảo trợ thành lập. UBHS ra đời năm 2004 và cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là kết quả của 6 năm làm việc không ngừng của UBHS do cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Trọng Ngà làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân.


Trận hải chiến Hoàng Sa giữ gìn bờ cõi giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) và Hải quân Trung quốc (HQ/TQ) ngày 19/1/1974 là trận hải chiến đầu tiên với vũ khí hiện đại trong lịch sử Việt Nam không kể những trận hải chiến bằng tàu thuyền gỗ giữa các đội thủy quân Việt Nam với Chiêm Thành và Trung quốc trong những thế kỷ trước.

Trận hải chiến Hoàng Sa đã làm mất nhiều giấy mực. Nhưng trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (như nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…)  chưa được phân tích đầy đủ. Các tài liệu được viết đã khác nhau ở rất nhiều điểm then chốt, ngay cả sự kể lại diễn tiến trận đánh của các sĩ quan chỉ huy trận đánh, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc và 3 vị hạm trưởng tham dự trận chiến còn sống sót. Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San chỉ huy chiến hạm HQ 4, Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy chiến hạm HQ 5, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ 16. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiến hạm HQ 10 đã tử trận khi lâm chiến.

Ngày 30/4/1975  khi đoàn tàu HQ/VNCH rời khỏi nước không ai mang theo các tài liệu liên quan đến trận hải chiến, trong đó có một tài liệu quan trọng là Bản Tường Trình của Ủy Ban điều tra về trận đánh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ). Nếu có tài liệu này sự tranh cãi giữa các nhân vật liên hệ có thể đã không diễn ra hay ít nhất cũng giới hạn được rất nhiều các điểm cần tranh cãi.

Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999  tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc. Nhưng một số hạm trưởng trong hải  đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa của ông nhìn diễn tiến cuộc chiến qua lăng kính của chiến hạm họ chỉ huy đã nêu ra nhiều điểm khác biệt. Và trong nội bộ HQ/VNCH đã có những cái nhìn rất khác nhau ngoài mẫu số chung là HQ/VNCH đã giao chiến với HQ/TQ  khi Trung quốc muốn chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự khác biệt nhau rất rộng ngay cả sự đánh giá thắng hay bại.

Thậm chí khi Hội Bạch Đằng ở San Jose tự sưu tầm tài liệu và nhân chứng thực hiện một DVD ngắn nói về trận hải chiến Hoàng Sa được vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn và nhiều sĩ quan HQ/VNCH  khác xem là tương đối gần sự thật nhất cũng đã gặp phải sự “phiền hà” gay gắt của một trong 3 hạm trưởng còn sống sót khi DVD nói một trong 4 chiến hạm tham chiến đã gặp trở ngại tác xạ sau phát súng đại bác đầu tiên.

Có lẽ đó là lý do UBHS ra đời với mục đích nghiên cứu để viết một tài liệu lịch sử thật chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa. Thiếu Tá Trần Trọng Ngà trưởng ban, và Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, ủy viên UBHS tâm sự rằng để đạt mục đích này UBHS đã phải cố gắng hết mình gạt bỏ ra ngòai mục tiêu tuyên truyền và các xúc động cá nhân.


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HoangSa3


Thiện chí của UBHS thể hiện  trong cách sắp xếp công việc của Ủy Ban không theo thủ tục thường lệ là sĩ quan thâm niên nhất làm trưởng ban. Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí khóa 10 SQHQ Nha Trang là một người  nghiên cứu về “Tranh Chấp Biển Đông” với Web www.tranhchapbiendong.com của ông làm ủy viên, và Thiếu Tá Trần Trọng Ngà khóa 12 SQHQ Nha Trang làm Trưởng Ban (đúng ra phải gọi là Chủ tịch Ủy Ban). Ông Trần Trọng Ngà được biết nhiều ở hải ngoại qua biệt danh Trần Quốc Bảo, một trong những sáng lập viên và hiện là chủ tịch Tổ chức Phục Hưng Việt Nam (thành lập năm 1978), và cũng là Trưởng ban Điều hành Phong Trào Sài Gòn, đoàn thể đã thực hiện phim “Sự thật về Hồ Chí Minh”.

Trận đánh diễn ra cách đây 36 năm nên chưa đủ dài để có một lịch sử thật chính xác. Thí dụ các tài liệu mật về phía Trung quốc (Trung quốc có tiết lộ một số chi tiết với mục đích tuyên truyền). Và những sự việc quan trọng như ông Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói gì với Thủ tướng Chu An Lai khi hai người gặp nhau tại Bắc Kinh cuối năm 1973 bàn về quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

UBHS đã dùng một số tài liệu Trung quốc công bố sau khi gạn lọc.

Nhưng về  quan hệ Mỹ-Trung  – có lẽ UBHS cho là một vấn đề tế nhị và chưa có bằng chứng xác thực – đã không nghiên cứu kỹ hơn, mặc dù đã có những bài viết nghiêm chỉnh đăng trên tờ Đi Tới ở Canada (1) và nhiều báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ bàn về vấn đề này (2)
Tài liệu về phía HQ/VNCH cũng thiếu sót nhiều. Vị sĩ quan hải quân Chủ tịch Ủy Ban điều tra hiện ở Hoa Kỳ cũng cho biết không còn nhớ được bao nhiêu vì thời gian. Riêng tài liệu về phía Hoa Kỳ chỉ có một bản tường trình công khai của ông cựu đại úy Gerald Kosh khi theo đoàn tàu HQ/VN ra Hoàng Sa và bị bắt trên đảo. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ còn cất giữ nhiều tài liệu về vụ Hoàng Sa. UBHS có thể dùng luật “Information Act” của Hoa Kỳ để xin giải mật những tài liệu này nhưng UBHS không đủ thời gian và phương tiện.
Cuộc phỏng vấn các sĩ quan hải quân cao cấp VNCH liên hệ còn sống tại hải ngoại trong đó có vị TL/HQ năm nay đã hơn 90 tuổi và phó Đề Đốc Tư lệnh Vùng I Duyên Hải lúc đó thì nói chung vì tuổi tác và thời gian cũng không ăn khớp với nhau.  Đáng tiếc nhất là ngoài đại tá Hà Văn Ngạc đa qua đời, trong 3 vị hạm trưởng còn sống, chỉ có Trung Tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ 16 nhận trả lời phỏng vấn của UBHS.
Dù 36 năm chưa đủ dài nhưng cũng không quá ngắn để UBHS có thể viết một tài liệu đầy đủ các mặt của vấn đề. Về mặt này UBHS đã rất thành công.


Cuốn HCHS gồm 3 phần chính: Phần I nói về địa lý và lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Phần II nói về trận hải chiến. Phần III là phụ bản ghi lại nguyên văn (verbatim) các cuộc phỏng vấn, ngoại trừ cuộc trà đàm với ông Nguyễn Văn Ngân, cựu cố vấn đặc biệt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được UB ghi lại.
Ở đây tôi không đi vào chi tiết của các phần. Cuốn HCHS tự nó đã rất đầy đủ. Tôi chỉ ghi lại những nhận xét tổng quát của từng phần.


Phần I, với nhưng bằng chứng lịch sử, diện địa, đất đai, và tài liệu ngoại giao UBHS đã chứng minh một cách hùng hồn quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành lại biển đảo đã mất sẽ rất cam go. Thế kỷ này là thế kỷ của Trung quốc trên con đường vươn lên để làm bá chủ. Trung quốc đang biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự nối dài về phía sau với căn cứ Hải quân tại Yulin ở cực nam đải Hải Nam, và nối dài về phía trước với quần đảo Trường Sa trong sách lược chiếm cứ Biển Đông và chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ.

Phần II miêu tả những vận chuyển chiến thuật của 4 chiến hạm VNCH khi lâm trân. HQ/VNCH đã phải nổ súng trước, khi các tàu Trung quốc ngăn cản không cho đổ lính và người nhái lên đảo. Mặt khác, nổ súng trước để lấy thế thượng phong.

HQ/VNCH cũng như HQ/TQ đều chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến trên đại dương nên UB không thể trình bày một thế trận theo sách vở tại các trường dạy về hải chiến. Cuối cùng HQ/VNCH quyết định triệt thối về căn cứ hải quân Đà Nẵng để bảo toàn chủ lực. HQ/TQ bắt tù binh trên đảo và trên biển, trong đó có đại úy Kosh. Sau đó Trung quốc đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh đến đổ bộ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc đưa tất các tù binh về đảo Hải Nam và Quảng Đông, được ghi nhận đối đãi tử tế. Sau khi phỏng vấn tù binh lấy lệ, 10 ngay sau Trung quốc trả tự do cho ông Kosh và 4 quân nhân Việt Nam, và cuối tháng 2/1974 tất cả 45 tù binh sĩ quan cũng như binh sĩ VNCH còn lại đều được trả tự do tại Hồng Kông.

Phần III là phần phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn đã được UB dùng một cách có hệ thống trong suốt cuốn HCHS. Trong 16 nhân vật được phỏng vấn có 3 cuộc phỏng vấn đáng quan tâm, và đáng ra UBHS nên in lại nguyên văn bài viết “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Hà Văn Ngạc trong phần này dù ông đã qua đời.


Cuộc phỏng vấn cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tiết lộ cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức tích cực và đúng bài bản trên diễn đàn quốc tế để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Trước cuộc chiến, Bộ Ngoại Giao VNCH đã đưa ra những tuyên bố tố cáo định tâm xâm lăng của Trung quốc. Và sau cuộc chiến cũng đã đệ nạp cho Liên hiệp quốc những văn kiện khiếu nại cần thiết. Các thủ tục ngoại giao quốc tế và các tài liệu để lại sẽ là căn bản pháp lý quan trọng cho công cuộc đấu tranh giành lại đất đai về sau.

Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh  cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 20/1/1974 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.

Cuộc phỏng vấn thứ ba là một cuộc trà đàm không ghi âm với ông Nguyễn Văn Ngân do UB ghi lại theo trí nhớ gồm 7 điểm. Trong đó chỉ có điểm số 6 liên quan đến những gì ông Ngân nghe biết về vụ Hoàng Sa. Sáu điểm còn lại không liên quan đến vụ Hoàng Sa mà chỉ là những nhận xét chính trị của ông Ngân về quan hệ Việt–Mỹ sau Hiệp Định Paris.

Nhưng trong điểm 6 ông Ngân là người duy nhất trong 16 nhân vật được phỏng vấn nêu nghi vấn Hoa Kỳ đã thỏa thuận làm ngơ để cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa trước khi Hà Nội chiếm miền Nam Việt Nam, một điều Hoa Kỳ biết trước sau cũng xẩy ra. Ý của Hoa Kỳ là dùng Trung quốc cản đường Nga Xô sau này dựa thế đồng minh với Hà Nội tiến vào Biển Đông đe dọa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

Rất tiếc UB không đi vào chi tiết để tìm hiểu cơ sở lý luận của  ông Ngân, và đào sâu thêm nghi vấn quan trọng này trong mối quan hệ giữa VNCH và Hoa Kỳ vào giờ thứ 25.

Tuy chỉ là giả thuyết nhưng các sự việc lạ lùng về thái độ của Hoa Kỳ và Trung quốc chung quanh nó đủ cho chúng ta xây dựng một giả thuyết vững chắc về mặt sử liệu.

Vào thời điểm năm 1974 Hoa Kỳ đã rút Bộ binh và Không quân ra khỏi Việt Nam nhưng HQ/HK vẫn kiểm soát mặt Tây Thái Bình Dương và họ biết nhất cử nhất động của Trung quốc trong viêc chuẩn bị chiếm Hoàng Sa. Thế nhưng Hoa Kỳ chỉ cho HQ/VNCH  biết như là một tin không quan trọng khi quân Trung quốc đã lén lút chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa.

Thứ  hai, cựu đại úy Kosh khi ra đến Hoàng Sa đã xin lên đảo thay vì ở trên chiến hạm. Phải chăng ông Kosh biết sẽ có hải chiến và ở trên tàu nguy hiểm hơn?

Sau trận hải chiến thủy thủ chiến hạm HQ 10 trôi dạt trên biển Việt Nam yêu cầu các chiến hạm Hoa Kỳ của hạm đội 7 gần đó vớt nhưng hạm đội 7 đã làm ngơ.
Sau cùng Trung quốc đã trả tự do cho ông Kosh và các quân nhân VNCH bị bắt giữ một cách nhanh chóng .


Theo tiền lệ Trung quốc không trao trả tù binh, nhất là tù binh Mỹ nhanh như thế. Họ đã từng giam giữ những linh mục, mục sư Hoa Kỳ nhiều chục năm sau khi chiếm Trung quốc lục địa năm 1949.

Ngoài ra mấy tháng trước cuộc tấn công ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger đã đi Bắc Kinh trao đổi tình hình thế giới nhất là mối quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.
Ngòai những điểm nêu trên, cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.


Cuốn sách chứng minh một điều không thể chối cãi trên công pháp quốc tế và Luật Biển 1994 Hoàng Sa là của Việt Nam và nếu kiên trì tranh đấu trên mọi địa bàn thì – như cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã nói – nếu không trong thế hệ này, thế hệ con cháu chúng ta vẫn có đủ căn bản để lấy lại Hoàng Sa. Lịch sử chứng tỏ rằng sau một xáo trộn lớn (như Thế giới chiến tranh I, Thế giới chiến tranh II) ranh giới nhiều quốc gia thay đổi và “châu lại về hợp phố”.

UBHS với số ủy viên chỉ còn 5 người khi hoàn thành cuốn Hải Chiến Hoàng Sa, đã làm việc kiên trì và liên tục trong 6 năm liền là một đóng góp lớn lao cho kho lịch sử dựng nước và giữ nước, và là một phần của lịch sử HQ/VNCH khi đất nước còn bị chia cắt.

Đây là một tài liệu sống động mang màu sắc lịch sử, nhất là trong thời điểm này lúc Trung quốc đang biến cải Hoàng Sa thành một căn cứ hải quân nhỏ với phi trường, kho tiếp liệu, kho vũ khí, đài quan sát và cũng là lúc cuộc tranh chấp về Hoàng Sa (và Trường Sa) giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang làm cho Biển Đông lại dậy sóng.

Tài liệu này là một thứ vũ khí đóng góp không nhỏ cho công cuộc tranh đấu đòi đất, đòi đảo của dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến.

Ngày 24/10 Ủy Ban Hoàng Sa sẽ ra mắt cuốn Hải Chiến Hoàng Sa tại Little Sài gòn. Đây là một dịp hiếm có để đồng bào hải ngoại có cơ hội đọc một tài liệu quý, phong phú, và đầy đủ mọi mặt của vấn đề và nhất là được trình bày bởi những cựu sĩ quan quân lực VNCH nắm vững vấn đề Hoàng Sa nhất.

Oct. 18, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

————————
(1)    Tờ “Đi Tới” nay đã đóng cửa
(2)    Xem tài liệu số 118 phần Bình Luận


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 1358593829.nv


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Jul 22, 2013 11:58 pm

ĐÃ TÌM RA KẺ CHỦ MƯU VÀ CHỈ ĐẠO ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA NĂM 1974

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 998215_695804703778415_802629880_n
Tài liệu tuyên truyền trong Cải cách ruộng đất 1953 - 1956 và nhiều năm sau đó


Bài trên báo Giáo dục Việt Nam:

Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974



(GDVN) - Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Ngày 6/8/2012 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Anh_chup_man_hinh_dang_tieu_binh_chi_huy_danh_chiem_hoang_sa       

Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!
   
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Mao_trach_dong
Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp – PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.

Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tau_chien_trung_quoc_chiem_danh_hoang_sa_1974

Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông)

Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.  11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.

 Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tau_chien_trung_quoc_chiem_danh_hoang_sa_1974_1      

Tàu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông)

Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.

Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)
Nguồn: Giáo dục Việt Nam

http://xuandienhannom.blogspot.de/2013/07/a-tim-ra-ke-chu-muu-va-chi-ao-anh-chiem.html?spref=fb 
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 02, 2014 5:43 pm


Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó


Đỗ Xuân Tê


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 1358593829.nv

 
Chẳng phải bây giờ mà từ 1974 tôi đã đựơc nghe chuyện Biển Đông một thời sủi bọt khi bạn tôi, Hạm phó của một tàu Hải quân VNCH, thuật lại trận tử chiến Hoàng Sa khi anh trở về từ vùng biển chết.

Ấy vậy mà đã bốn thập niên tính đến 19-1 năm nay. Bạn tôi hiện đang sống ở Úc, người hạm trưởng của anh đang ở San Jose (Mỹ). Cả hai vẫn kín tiếng, chưa một lần phát biểu hay tham gia bất cứ cuộc hội thảo nào liên quan đến trận đánh.

Không phải các anh bàng quan với thời cuộc, cũng chẳng phải  thiếu lòng tự hào khi tham dự một trận đánh để đời đã đi vào quân sử, mà hình như hai người đầu đàn của một khu trục hạm năm xưa vẫn mang niềm u uẩn của những con sói biển khi cảm thấy uất ức vì để mất Hoàng Sa cho bá quyền Trung quốc và cảm thương sâu sắc cho người đồng đội, Hạm trưởng Ngụy văn Thà (hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10) cùng 123 thủy thủ của lực lượng hải chiến VNCH đã ở lại với biển.

Cách đây mấy năm, anh có sang Mỹ chơi, trùng hợp với những ngày có hiện tượng ‘lưỡi bò’, trong tình bạn bè vừa là người ưa viết lách, tôi có gợi ý anh cho tôi một số chi tiết hoặc cảm nghĩ về cái ngày tháng giêng 19 khi bốn con tầu của Hải quân Việt nam rẽ sóng ra khơi từ bờ biển Đà nẵng theo lệnh của Tư lệnh tối cao Nguyễn văn Thiệu bằng mọi giá tiến chiếm lại Hoàng Sa, khi bản thân anh vẫn còn là nhân chứng sống của một thiên bi hùng sử mà một thời ngưòi ta chưa đánh giá đúng mức hay lường trước được hậu quả chiến lược về chủ quyền biển đảo di hại đến nhiều thế hệ con cháu sau này.

Như biết được suy nghĩ của tôi, anh vẫn  khiêm tốn góp ý là những gì về Hoàng Sa ngày ấy thì sách, báo, chứng cứ lịch sử, cá nhân, tập thể cả trong lẫn ngoài nước đã nói nhiều, nói chung đều trung thực và khả tín. Rồi như sợ tôi mất lòng, anh từ chối khéo khi lấy một tập quán chỉ huy dù không thành văn của hải quân là khi hạm trưởng còn sống mà chưa ‘lên tiếng’ sẽ là một sự bất kính khi hạm phó hoặc những người theo tầu được phép phát ngôn.

Anh nghiêm túc thổ lộ điều anh trăn trở là cần làm nổi bật cho các thế hệ sau tinh thần bất khuất của Ngụy văn Thà và những người con yêu của biển đã hi sinh trong trận hải chiến tuy thiếu cân bằng về tương quan lực lượng nhưng không hề khiếp nhược về mặt quyết chiến quyết tử khi đối mặt với kẻ thù cướp đảo mà âm mưu xâm lược và ý đồ thôn tính đã có một lịch sử lâu đời từ thuở Bạch Đằng giang.

Thật sự ngôn từ của anh vốn bộc trực như tính cách của người lính, không hẳn bóng bảy như  tôi viết lại, nhưng trong câu chuyện trao đổi anh vẫn tỏ ý buồn là cái chết của những người đồng đội của anh chưa được đánh giá và tri ân đúng mức. Tất nhiên huy chương nào cũng có mặt trái, chiến công nào đôi khi cũng có sự thổi phồng, nhưng một trận đánh nếu không thắng thì tất yếu nó vẫn bị đánh giá thấp và những tác nhân  xoay quanh cuộc chiến rất dễ bị lãng quên, nếu không muốn nói đôi khi còn bị  phẩm bình soi mói.

Cứ theo ý của anh, thì sự kiện Hoàng Sa năm 1974 không thể hiểu như vậy và cũng không thể xếp vào trường hợp này, mà ta phải kể đến bối cảnh của miền Nam thời ấy, một thời điểm cuộc chiến sắp tàn, một hiệp định đình chiến bó tay khi phải đối phó với người anh em nội thù miền bắc, lại hết thời hậu thuẫn của nguời bạn đồng minh bên kia đại dương,  lực bất tòng tâm vẫn phải đơn phương chống chỏi với kẻ thù xâm lược khi mà người trong nhà gà cùng một mẹ không đồng tình chia sẻ, trong cách hiểu nào đó lại án binh bất động tỏ tình quốc tế vô sản với người ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’.

Qua câu chuyện tôi cũng thấy anh phàn nàn khi cỗ máy tuyên truyền, cùng những người lãnh đạo của chúng tôi, ngày ấy đã không mở một chiến dịch quảng bá sâu rộng ý nghĩa cuộc chiến tranh cướp đảo và ý đồ của bọn Trung quốc, và sự hi sinh cao cả, kiên cường  của những người lính biển, mà phần nào đặt nặng những chiến công trên rừng trên đất, mải lo cho chiến dịch lấn đất dành dân sau hiệp định Paris, nên thiếu ngợi ca những người con yêu đã ở lại với biển, ghi công chiếu lệ với những người sống sót trở về  mà nay nhìn lại, dù một chế độ đã bị bức tử thì sự hi sinh của họ vẫn là ‘những người yêu nước, chết vì nước’ không thể nào là ‘ngụy’ như lời ngợi ca của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, một người lính bên kia chiến tuyến đã công bằng đánh giá. Bài thơ mang tên, ‘Người anh hùng họ Ngụy’ (lần đầu tôi được đọc trên QC) về sau được phổ biến khá rộng rãi trên báo in, báo mạng khi sự kiện Biển Đông tháng giêng năm đó không còn là chuyện của một thời đất nước phân đôi.

Ngẫm lại, cái gì cũng có luật bù trừ, thời gian sẽ là nhân chứng đứng về phía chính nghĩa. Giờ đây từ bắc chí nam, từ trong nước ra hải ngoại, đều biết đến tên tuổi Ngụy Văn Thà, người anh hùng đã phát lệnh xung kích, bắn phát hỏa đạn đầu tiên, sau lần cảnh cáo tàu địch không chịu rút khỏi lãnh hải chủ nhà; hết đạn, bị thương nặng, không chịu tải thương, ở lại tàu cùng chết với đồng đội, chết theo tàu khi trúng hỏa tiễn của địch, vĩnh viễn ở lại với biển.

Nay nhìn lại Hoàng Sa từ một thời điểm 40 năm sau phát súng lệnh đầu tiên của con tàu Nhật Tảo, tác giả có ít dòng hoài niệm vinh danh những anh hùng của trận đánh Hoàng Sa, và tin rằng lịch sử sẽ đánh giá công bằng về họ như những người con yêu đã ‘ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng’ (cụm từ nhà báo Huy Đức đã dùng trên facebook khi kêu gọi tiếp tay hoàn chỉnh danh sách 74 tử sĩ mà cơ bản ông mới sưu tra được).

Nhân đây cũng có lời trân trọng việc làm khách quan mang tính nghiệp vụ cao khi được xem một tư liệu về cuộc hải chiến Hoàng Sa do Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai công chiếu nhân dịp 39 năm sự kiện Hoàng Sa. Tư liệu này thực hiện bởi phía VNCH như một ‘nhân chứng vật thể’ mà trớ trêu thay giờ này người viết mới có dịp được xem và lượng giá.


Đài Truyền Hình Đồng Nai Việt Nam cộng sản phát hình Hải Chiến Hoàng Sa VNCH 

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/12/bon-muoi-nam-hoang-sa-nho-va-nghi.html


Được sửa bởi NTcalman ngày Thu Jan 15, 2015 10:43 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: 40 năm, Hoàng Sa... hận “búa liềm”   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun Jan 05, 2014 6:42 pm


40 năm, Hoàng Sa... hận “búa liềm”

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Phamvandong-hochiminh


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc Triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

Ngày nay, trong đồng bào chúng ta, lứa tuổi dưới 50, không ít người còn tự vấn “Vì sao nên nỗi đoạn trường này”. Dù sự việc theo thời gian và di lụy của nó đã được phân tích khá nhiều ở các góc độ khác nhau, nhưng hôm nay, sau 40 năm, vết thương xưa trên cơ thể mẹ Việt Nam, còn mưng mủ chưa khép miệng, ngậm ngùi lại nhói đau lạnh lùng theo gió mùa phương Bắc tràn về.

Cần lắm, nhắc lại một góc nhìn chân phương trung thực trong vần đề này để tuổi trẻ Việt Nam hoài niệm, nghiệm suy, nhận diện đâu là “tác nhân” chính gây nên thảm nạn mà di lụy của nó dẫn đến một thực trạng, nếu muốn bảo vệ và thu hồi cương thổ, ngoài chiến tranh thì không có lối thoát nào cho dân tộc chúng ta hiện nay.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 01
Phó Đề Đốc (chuẩn tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại - Nguyên Tư-Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải - QL/VNCH - bên đơn vị quân trú phòng trên đảo Hoàng Sa- trước khi bị quân TQ xâm lược.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 02
Cột mốc chủ quyền Việt Nam thời Pháp và đơn vị thuộc
Nha Khí tượng CP/VNCH tại Hoàng Sa trước 1974.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 03
Phạm Văn Đồng và công hàm 1958-công nhận biển đảo Việt Nam
là của TQ để cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa hiện nay.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 04
1974 – CS Nga cũng lên án TQ chiếm Hoàng Sa, yêu cầu LHQ can thiệp

Còn CS Bắc Việt thì từ chối lên án hành vi này!?

Ai cũng biết, trừ những người CSVN là không muốn biết.


Sau Hiệp Định Geneve 1954 Việt Nam phân chia đất nước vì ý thức hệ, quần đảo Hoàng Sa nằm phía dưới vĩ tuyến 17 do thực dân Pháp quản lý trước đó, bàn giao lại chủ quyền cho Chính Phủ Việt Nam Công Hòa (miền Nam) - Quân đội miền Nam lập tức điều quân ra trú phòng quản lý.

Từ thời điểm ấy, kể cả năm 1958 dù không thuộc chủ quyền của CS Bắc Việt nhưng Phạm văn Đồng (thủ tướng CS Bắc Việt) theo lệnh của Ông Hồ Chí Minh ký công hàm công nhận Hoàng và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc để được TQ viện trợ vũ khí, suốt gần 20 năm Trung Quốc không hề cho quân léo hánh xuống biển Đông dù CS Bắc Việt tăng cường tấn công ác liệt đánh phá Miền Nam VN. Vì sao vậy!?

Đơn giản, lý do chính là vì hải và không quân Mỹ khởi đi từ đệ II thế chiến trên Thái Bình Dương, tại thời điểm ấy đã khống chế toàn bộ biển Đông, phía bên kia là vịnh Subic Philippines quay mặt ra biển Đông nơi hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ đặt đại bản doanh, đối diện bên này là duyên hải Việt Nam với đơn vị tiền phương hải quân, không quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh và Hải Quân Vùng I Duyên Hải - QL/VNCH tại Đà Nẵng miền Trung, phối hợp tuần tra biển, đảo ngày đêm phá nát “đường mòn HCM trên biển” của CS Bắc Việt, Hải Quân hạm đội 7 Mỹ còn bảo vệ hải trình quốc tế xuyên qua biển Đông đến tận eo biển Malacca.

Nhận biết không thể là đối thủ với Mỹ trên không và trên biển nên Trung Quốc đành điềm nhiên tọa thị (ngồi nhìn), nhẫn nại đợi đến khi hoàn thành giấc mơ thông qua tay sai (CS Bắc Việt) với vũ khí Trung Quốc đánh đuổi Mỹ bằng “máu xương người Việt”, Mỹ vừa rút quân (1973), Biển Đông hoàn toàn trống trải, không còn ai xứng tầm địch thủ, lập tức đầu năm sau, tháng 1-1974 Trung Quốc tiến hành ngay bước đầu của chiến lược “bành trướng trên biển” bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam làm bàn đạp và 1988 cướp tiếp một phần trong quần đảo Trường Sa, rồi tiếp theo với nhiều hành vi lẫn tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên biển Đông mà khối Asean và công luận thế giới đang bất bình chứng kiến.

Liệu hoàn cảnh nói trên không thể xảy ra và có thể tránh được? Nhiều người Việt Nam yêu nước, thương nhà, trong chúng ta hôm nay bức xúc tự hỏi như vậy!.

Khách quan mà xét, điều đó là hoàn toàn có thể, nếu những “chóp bu” CSVN trong quá khứ khôn ngoan hơn, biết tự chủ không “tự sướng” cuồng tín bay bổng trên cái mác anh hùng rơm là “tiền đồn CS/XHCN” Dừng lại đúng lúc một cuộc chiến vô nghĩa “cốt nhục tương tàn” không cần thiết.

Dừng lại đúng lúc, cũng có nghĩa miền Nam vẫn tồn tại, tiềm năng quân sự Mỹ vẫn hiện diện bao trùm biển Đông và lãnh hải cũng như biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được quân đội phối hợp Việt Mỹ giám sát bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Một khía cạnh khác, năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp tình hình chiến sự. Chính phủ VNCH đã cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác trên 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km2; (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10 năm 1974 Đại Công ty Mobil (Mỹ) khoan mỏ Bạch Hổ, ngoài khơi Vũng Tàu tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 dàn khoan của các hãng Mỹ khai thác sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Wikipedia)

Điều này xảy ra sẽ dẫn đến việc Mỹ có lý do để bảo vệ quyền lợi nước mình, càng tăng cường quản lý kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn trên toàn vùng Biển Đông như là điều thực tế tất nhiên, mà Trung Quốc dù có khát vọng cũng không thể nào tự do nhảy vào như hiện nay.

Bất hạnh đau đớn thay, không giống như Tổng Thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn hay Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, thương dân, yêu nước không thể lấy chiến tranh làm phương tiện cho mục đích khẳng định cứu cánh phát triển tương lai, ngược lại ông Hồ Chí Minh và CSVN đã lấy gần 4 triệu sinh mạng đồng bào nhân dân mình làm nguyên liệu chiến tranh đốt cháy một cơ hội duy nhất có một không hai như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, chọn ảnh hưởng của quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực và tại quốc gia mình như là tấm bình phong ngăn ngừa là gió chiến tranh để có hòa bình cho quốc kế dân sinh.

Kết quả, hậu quả ra sao thì không chỉ toàn dân Việt Nam mà các chóp bu CSVN cũng đã cay đắng nhìn thấy rõ ràng, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản (sau thế chiến II còn nghèo hơn Việt Nam) Ngày nay là những cường quốc đầy thế lực kinh tế, tài chánh, quân sự mà vũ khí quốc phòng tiên tiến còn tự sản xuất trang bị được cho chính mình khiến CS/Trung Quốc cùng biên giới lãnh hải muốn “bắt nạt” cũng phải kiêng dè, hoàn toàn khác biệt rất xa với CH/XHCN/VN một quốc gia nghèo nàn nhược tiểu về mọi mặt phải tương nhượng dân hiến đất trời biên giới đảo biển quê nhà cho “đồng chí” CS/Trung Quốc mà chưa chắc đã an toàn “yên thân”!?.

Ngày nay khi CSVN đặt vấn đề tranh chấp Hoàng Sa lên bàn đàm song phương cùng Trung Quốc với quản điểm: Công hàm “bán nước” 1958 không có giá trị pháp lý vì thời điểm ấy Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CP/VNCH không ai bán một thứ mà không phải là của mình - Trung Quốc điềm nhiên trả lời: “Chỉ khi nào VNCH (miền Nam) không phải là phân nửa của quốc gia Việt Nam thì điều này mới được xét đến”!

Đất nước Hùng Vương ơi! 40 năm - Hoàng Sa nỗi hận và quốc nhục “búa liềm”.

Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Ho+tac

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Conghambannuoc
.

.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 09, 2014 3:59 pm


Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-08



Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao

Hải chiến Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?

Mọi người VN hy sinh bảo vệ đất nước đều phải ghi ơn


Trong thời gian gần đây, nhất là gần tới thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra trận hải chiến giữa hải quân VNCH và quân TQ xâm lược Hòang Sa của VN, ngày càng có nhiếu ý kiến của người dân Việt trong và ngòai nước bày tỏ lòng cảm phục trước sự hy sinh cao cả của 74 chiến sĩ VNCH khi ra sức bảo vệ Hòang Sa hồi tháng Giêng năm 1974. Đồng thời, công luận cũng ngày càng thắc mắc về tình trạng giới cầm quyền VN, cho tới giờ, vẫn chưa thấy chính thức vinh danh những người con thân yêu ấy của đất nước,  điều mà TS sử học Nguyễn Nhã từ Saigòn cảnh báo rằng “ chính phủ VN sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hòang Sa trước quân xâm lược phương Bắc”.

Trong xu hướng mong đợi của người dân Việt như vậy, thì những cựu chiến binh bộ đội của Hà Nội suy nghĩ như thế nào về 74 chiến sĩ VNCH ấy đã vị quốc vong thân ? Cựu đại tá quân đội Nhân dân VN, nhà văn Phạm Đình Trọng, từ Saìgon, lên tiếng:

Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của những chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn. Và nhà nước thì phải ghi nhận, phải ghi ơn những người như thế. Nhưng cho tới giờ, nhà nước (VN này) chưa có làm được cái gì khiến mọi người VN thấy băn khoăn, thấy chưa phải đối với sự hy sinh cao cả đó.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image
Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH

Một cựu bộ đội VN đang ở Phú Quốc, ông Hùng, nhận xét như sau:

Rất tiếc vì 2 thể chế chính trị khác nhau. Chứ đến bây giờ, đáng lẽ người ta phải tôn trọng họ, bởi vì họ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ của VN. Theo quan điểm của tôi thì tất cả những người đó đều đáng được tôn trọng hết. Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau.

Từ Hà Nội, cựu đặc công của bộ đội VN, ông Phan Khang, khẳng định về hành động hy sinh của những người lính hải quân VNCH ấy khiến tòan dân Việt kính nể:

Những người hải quân đó của VNCH rất đáng khâm phục. Họ là những người đã xả thân vì đất nước, Tổ Quốc - đất nước đây là của chung – để chống xâm lược, thì mình rất kính phục, kính mến họ. Những người như Trung tá Ngụy Văn Thà…đã hy sinh trong tư thế rất dũng cảm. Hành động đó đã làm cho nhân dân, dân tộc ta kính nể.

Theo cựu bộ đội, ông Hùng, vừa nói, thì Hòang Sa và cả Trường Sa đều là lãnh thổ của VN ngày xưa cũng như VN bây giờ. Ông nhấn mạnh rằng hai nhà nước VNCH và Bắc Việt, dù thế nào đi nữa, thì đó cũng là lãnh thổ của VN.  Ông Hùng cho biết tiếp:

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Image
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 đều có nhắc đến trận hải chiến bảo vệ Hoang Sa năm 1974. danlambao

Chế độ trước (Saigòn) bảo vệ lãnh thổ VN thì chế độ bây giờ cũng phải bảo vệ lãnh thổ VN. Đó là điều bất di bất dịch. Ngày xưa, do ý thức hệ của 2 bên, nhưng người VN đã bảo vệ lãnh thổ của VN, tức là Hòang Sa và Trường Sa. Bất cứ kẻ nào lấn chiếm thì hành động đó là xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của VN. Quân đội cũng là người con của VN để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia VN.

Sự mù quáng của ý thức hệ cộng sản

Nhắc đến hành động Bắc Kinh cưỡng chiếm biển đảo của VN, cựu đặc công Phan Khang lưu ý rằng:

Tôi cho là TQ từ xưa nay, cả nghìn năm Bắc thuộc là họ đã thể hiện ý đồ và hành động xâm lược VN rồi. Nhưng mà về phía bằng chứng lịch sử thì họ không thể nào có bằng cớ bằng VN hết. Vấn đề là họ ỷ thế nước lớn để thực hiện mưu tính bá quyền. Cho nên lúc nào họ cũng phát triển mưu đồ xâm lược VN. Thời nào cũng vậy, kể cả thời ông Hồ Chí Minh, họ tìm mọi cách để xâm chiếm, bành trướng. Người Hán thì không phải riêngVN, họ có ý định làm bá chủ cả thế giới.

Theo cựu Đại tá Phạm Đình Trọng thì Phương Bắc chiếm được Hòang Sa của VN bởi vì họ đã triệt để lợi dụng chiến tranh ý thức hệ vào thời điểm diễn ra cuộc “ buôn bán ”, sự mặc cả giữa Mỹ và TQ. Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định rằng nếu như Mỹ không thỏa thuận cho TQ đánh chiếm Hòang Sa thì TQ không thể đánh chiếm được. Nhưng hai siêu cường đã thỏa thuận “đi đêm” với nhau để Mỹ đứng ngòai cuộc. Đại tá Phạm Đình Trọng cho biết tiếp:

TQ thực hiện được âm mưu chiếm Hòang Sa của VN. Đây chính là sự mặc cả, buôn bán nhau giữa 2 nước lớn, và họ đã hy sinh quyền lợi của nước nhỏ là VN. Nếu không có cuộc chiến tranh ý thức hệ thì TQ không khi nào có thể chiếm được Hòang Sa. Công Hàm Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nhất cái ý thức hệ đó. Lúc đó, ông Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng.

Và, khi nhắc tới cái Công hàm Phạm Văn Đồng, nhà Văn Phạm Đình Trọng không quên nhấn mạnh rằng nó đã phản lại quê hương, dân tộc, mang lại hậu quả vô cùng tai hại cho quyền lợi của dân tộc, cho đất đai của dân tộc. Và điều này cũng thể hiện rõ nhất sự mù quáng của ý thức hệ CS.


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 9k=



Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tuongniem-19-1-2013-00-danlambao

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Aongj8

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Sgl4dz

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Images?q=tbn:ANd9GcSEwQrR1d2cVTYBTRjb0s3Q_b5BNzcAIThQ76a0xRPmUsVvrB_oZw
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ Hoàng Sa máu đổ 1/1974 đến đêm trước thông điệp đầu năm 2014   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jan 11, 2014 3:27 pm


Từ Hoàng Sa máu đổ 1/1974 đến đêm trước thông điệp đầu năm 2014

Nguyễn Thượng Long

“…xin các quý vị nhớ cho, điều đó không chỉ là có tội với 90 triệu con dân Đại Việt ở trong và ngoài nước mà còn là sự xúc phạm không thể tha thứ với vong linh của 74 Liệt Sĩ Hải Quân VNCH đã ngã xuống trên vùng biển Hoàng Sa 1974, hàng vạn quân dân đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh biên giới 1979…”

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
(Nguyễn Bỉnh Khiêm 1492 – 1585)

Từ Hoàng Sa máu đổ 1/1974…


… Khi chưa có Mác – Lê, khi chưa có thành trì của vô sản quốc tế Liên Xô – Trung Quốc…thì việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc vẫn luôn luôn là ý thức thường trực của mọi người dân Việt Namkhông phân biệt tuổi tác, thành phần chính trị, nghề nghiệp, đảng phái, tôn giáo, thuộc mọi triều đại. Đó là một trong những phẩm chất truyền thống, giá trị vĩnh hằng đó được hun đúc và truyền dẫn từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều nghìn năm của dân tộc.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877284604_e824c0dc39
Ảnh: bia chủ quyền của VN ở Hoàng Sa trước 1974

Việt Nam là quốc gia sở hữu một đường bờ biển dài…việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, đủ sức làm tròn nhiệm vụ nòng cốt, giữ vững chủ quyền biển đảo, được đặt ra khá sớm, ngay từ giai đoạn mở rộng bờ cõi ra hướng biển. Đặc biệt khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này đến thời các vua Nguyễn cho lập các Đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải ra khai thác, dựng bia, cắm mốc, làm nhà, xây miếu, trồng cây, thực hiện nhiều việc xác định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các đảo trong vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Việc tổ chức lực lượng biển đảo như vậy, được tiến hành thường xuyên, liên tục, thành quy định luân phiên nhau thực hiện từ năm này qua năm khác. Những người được giao trọng trách luôn có ý thức, trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ trong mỗi chuyến đi.

Kế tục sự nghiệp của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, ngay sau khi Pháp rút quân theo Hiệp Định Giơ Ne Vơ tháng 7 năm 1954, năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho các đơn vị hải quân ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các đơn vị quân đội Pháp. Đối với quần đảo Hoàng Sa, do hạn chế về nhiều mặt nhất là tàu thuyền cả về số lượng, chất lượng nên hải quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ kịp triển khai đóng giữ phần phía Tây, chưa kịp ra phía Đông nên phần này bị Trung Quốc chiếm mất. Trên các đảo mới tiếp quản, tuy lúc này còn nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị nhanh chóng triển khai lực lượng dựng bia, chòi canh, xây dựng, củng cố trận địa, bố trí các đơn vị chiến đấu, tổ chức tuần tra, canh gác, quan sát, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống nên chủ quyền lãnh thổ phần phía Tây Hoàng Sa được giữ vững liên tục 18 năm từ 1956 đến 1974.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11876836175_fe210a81fd_z

Đối với quần đảo Trường Sa, đề phòng Trung Quốc nhân cơ hội chiếm Hoàng Sa sẽ liều lĩnh đưa quân xuống, chiếm đóng xen kẽ, gây nên tình hình phức tạp trong khu vực, ngày 22 – 8 – 1956, chính quyền Sài Gòn cho một đơn vị hải quân ra cắm cờ, dựng bia tại đảo Trường Sa Lớn.

Năm 1958, trong bối cảnh Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, coi Trung Quốc, Liên Xô là kẻ thù, tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, tàu hải quân Mỹ đi lại, tuần tra dọc eo biển Đài Loan; Trung Quốc đơn phương tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, nhằm đối phó với tình hình có thể xẩy ra tranh chấp từ nhiều phía. Thủ Tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng nhanh chóng ra công hàm công nhận Tuyên Bố này của Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là chủ sở hữu hợp pháp phần biển đảo Nam vĩ tuyến 17 đã tăng cường quân số, bổ sung vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm khả năng chiến đấu lâu dài cho các căn cứ đồn trú trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877687556_2f1d9c830b_z

Năm 1965, phân chia các vùng chiến thuật trên toàn miền Nam, các đơn vị hải quân Sài Gòn trên mỗi đảo được tổ chức biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội; bố trí quân số, trang bị vũ khí, cơ số đạn theo phương án tác chiến phù hợp với quy mô, vị trí từng đảo. Viên chỉ huy trung đội, đại đội được chỉ định làm đảo trưởng để quản lý cả nhân viên khí tượng, thuỷ văn làm việc trên đảo.

Đầu năm 1974, tình hình khu vực Hoàng Sa diễn biến rất nhanh chóng, căng thẳng khi ngày 11/1/1974 Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do chính quyền Sài Gòn quản lý là một phần lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Ngay sau khi tuyên bố, Trung Quốc cho nhiều chiến hạm và tàu cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Bốn ngày sau 15-1-1974 Trung Quốc bất ngờ cho máy bay ném bom và đưa quân đổ bộ chiếm các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng, Quang Hoà thuộc phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa do lực lương hải quân VNCH đóng giữ. Sau khi đổ bộ Trung Quốc cho quân dựng trại, cắm cờ và rút lên tàu nghe ngóng, xem phản ứng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, Bộ Tư Lệnh hải quân chính quyền Sài Gòn cho chiến hạm Trần Khánh Dư mang ký hiệu HQ-4, khu trục hạm tối tân nhất của hải quân VNCH và cả khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, do Trung Tá hải quân Vũ Hữu San làm Hạm Trưởng ra giữ Hoàng Sa (sau ngày 30 - 4 -1975 chiến hạm Trần Khánh Dư thuộc biên chế của hải quân nhân dân Việt Nam với ký hiệu HQ- 01 do Đỗ Xuân Công làm Thuyền Trưởng). Đi theo HQ- 4 lúc đó là một trung đội biệt hải để sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo. Để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, cùng ngày, Bộ Tư Lệnh hải quân VNCH cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, do Trung Tá hải quân Lê Văn Thư làm Hạm Trưởng ra phối hợp với chiến hạm Trần Khánh Dư.

Rạng sáng ngày 18/1, hai tàu cá vũ trang Trung Quốc tiến vào Hoàng Sa. Khu trục hạm Trần Khánh Dư và tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đồng loạt dùng tín hiệu cảnh báo: Đây là lãnh hải Việt Nam, các ông phải rời khỏi ngay. Nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn ngoan cố tiến vào. Trước thái độ ngang ngược của đối phương, khu trục hạm Trần Khánh Dư dùng mũi tàu đâm thẳng vào tàu địch, làm gẫy lan can phía trước và cong cửa buồng lái, buộc địch phải lui, nhưng vẫn lởn vởn xung quanh Hoàng Sa, không chịu quay về.

Trước tình hình tranh chấp quyết liệt, để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, trưa ngày 18/1, Bộ Tư Lệnh hải quân Sài Gòn cho thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng, ký hiệu HQ-5, do Trung Tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm Hạm Trưởng xuất phát đi Hoàng Sa. Cùng đi có Đại Tá hải quân Hà Văn Ngạc được cử làm chỉ huy trưởng lực lượng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa. Trên tuần dương hạm Trần Bình Trọng ngoài sỹ quan, thuỷ thủ của tầu, có thêm một trung đội người nhái, có nhiệm vụ sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo khi thời cơ đến. Với quyết tâm chiếm lại đảo, nửa đêm 18 – 1, Bộ Tư Lệnh hải quân VNCH lại cho hộ tống hạm Nhật Tảo, ký hiệu HQ – 10 do Trung Tá hải quân Nguỵ Văn Thà làm Hạm Trưởng ra chi viện cho lực lượng đang có mặt tại khu vực đảo. Như vậy lúc này, tại khu vực Hoàng Sa có 4 tàu lớn của Hải Quân VNCH gồm 1 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 1 hộ tống hạm đều sẵn sàng cho trận tái chiếm, bảo vệ biển đảo.

Rạng sáng ngày 19/1, Trung Quốc cho tàu  chiến và tàu cá vũ trang tiếp tục khiêu khích, tiến sát vào Hoàng Sa. Trước sự ngoan cố, liều lĩnh của Trung Quốc, 6 h 30’ khu trục hạm Trần Khánh Dư tiến sát vào phía Tây Bắc đảo Quang Hoà và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ. Đến gần đảo, phát hiện một doanh trại mới và cột cờ Trung Quốc, trung đội biệt hải đổ bộ lên phần phía Đông Nam của đảo và cắm cờ VNCH lên bờ cát và hốc đá, không thể đổ bộ lên toàn đảo. Trong khi đó, do tàu  đối phương còn lởn vởn quanh đảo nên tuần dương hạm Trần Bình Trọng cũng không thể đến gần, buộc phải dừng từ xa, thả xuồng cao su để đưa lực lượng người nhái lên đảo, song ngay việc đổ bộ bằng xuồng cũng gặp khó khăn, do ngược chiều gió, xuồng đi rất chậm, nên không chi viện kịp. Trong lúc lực lượng hải quân VNCH chưa kịp triển khai, tận dụng lợi thế xuôi gió, Trung Quốc cho quân đổ bộ ở phía Bắc, từ đó tiến sâu vào bên trong, chiếm đảo Quang Hoà, rồi lần lượt chiếm đóng các đảo khác.

Việc 2 trung đội biệt hải và người nhái đổ bộ tái chiếm đảo không thể thực hiện, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho 4 chiến hạm đi theo đội hình một hàng dọc và đồng loạt khai hoả nghênh chiến với tàu Trung quốc đông gấp 2 lần. Tuy nhiên do chênh lệch về lực lượng, các tàu của hải quân VNCH lại cũ, máy yếu nên không thắng được tàu hải quân Trung Quốc đông hơn, nhiều hơn về lực lượng, vũ khí, trang bị. Phía VNCH… cái bị chìm, cái bị thương, một số binh sĩ bị thương và hy sinh.

8h 30’ tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái, trúng vào bệ pháo 127 ly làm 3 quân nhân hy sinh, 2 bị thương. Tình hình chiến sự diễn ra mỗi lúc một căng thẳng, quyết liệt. Anh em rất muốn nổ súng trả thù cho đồng đội, nhưng Hạm Trưởng Quỳnh không thể ra lệnh điểm hoả vì lực lượng người nhái đang rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm, nếu nổ súng, khả năng thương vong sẽ rất lớn. Tình thế không cho phép, binh sĩ trên tàu đành nuốt hận, nén đau thương, băng bó, cấp cứu cho người bị thương, bó thi hài cho người hy sinh, đưa vào khoang thuỷ thủ, đồng thời vừa sửa chữa, khắc phục hỏng hóc, vừa cho tàu lết theo đội hình chiến đấu.

Cùng thời điểm này, tàu Nhật Tảo bị 2 quả 100 ly bắn trọng thương, Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà hy sinh tại chỗ, Hạm Phó Nguyễn Thanh Trí bị thương nặng, tàu chìm, 28 quân nhân dìu nhau xuống bè, sau nhiều ngày trôi dạt đã được một tàu dầu của hãng Sell mang quốc tịch Hà Lan là Konionella cứu, đưa về Đà Nẵng. Hộ tống hạm Nhật Tảo bị loại ra khỏi trận chiến. Lúc này tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn, bị thương rớt lại phía sau, tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hỏng nặng, chỉ còn khu trục hạm Trần Khánh Dư một mình đơn độc chiến đấu.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11876836345Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11876836345_c62b44dbca_m
Nguỵ Văn Thà Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877687806_53a192bbb9

16h 30’ chiến hạm Trần Khánh Dư được lệnh ủi thẳng lên đảo Quang Hoà, 130 thuỷ thủ bám sát vị trí sẵn sàng chiến đấu chiếm lại đảo, song các khẩu đại bác đều trục trặc, không khắc phục kịp sự cố kỹ thuật, cơ số đạn không đủ để tác chiến trong thời gian dài, lúc mà quân Trung Quốc đã đổ bộ chiếm đảo từ sáng sớm. Biết khả năng tái chiếm đảo là khó thực hiện, Hạm Trưởng San báo cáo trực tiếp với Tư Lệnh hải quân VNCH là HQ – 4 không còn khả năng đánh chiếm đảo. Trước tình hình đó, lệnh từ đất liền: Các tàu quay về, huỷ lệnh tái chiếm Hoàng Sa.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877135213_908ea51710

17h chiều 19/1/1974, trận hải chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Quốc kết thúc với phần thắng thuộc về đối phương. Hải quân Trung Quốc đã chiếm đảo Quang Hoà và các đảo còn lại thuộc phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam chiếm giữ từ trước. 5h 30’ ngày 20-1-1974 (Tức ngày 30 tháng chạp năm Quý Sửu, tức ngày 30 tết) khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) về đến cảng Tiên Sa – Đà Nẵng; 9 giờ tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ- 5) vào cảng. 12 giờ cùng ngày, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt từ từ tiến vào vịnh Đà Nẵng với sự hộ tống của 2 tàu lai dắt.

Bị mất Hoàng Sa, đề phòng Trung Quốc lợi thế đánh chiếm Trường Sa, ngày 1/2/1974, Bộ Tư Lệnh hải quân Sài Gòn cho quân đồn trú đồng loạt trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ đảo. Tháng 4 – 1975, Hải Quân ND VN thu hồi các đảo trên từ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Nhờ hải quân VNCH đã bảo vệ thành công 5 đảo quan trọng kể trên mà hải quân NDVN có điều kiện mở rộng quyền kiểm soát trên 21 hòn đảo khác trong vùng biển Trường Sa.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia kiểm soát nhiều đảo nhất trong vùng biển này, kế đến Trung Quốc 7, Đài Loan 1, Philippine 9, Malaisia 5 đảo.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877284524_c67ff5622d
Bản đồ “Lưỡi Bò” của Trung Quốc quét gần hết Biển Đông

Biển đảo của tổ tiên dù trong tay các vua chúa phong kiến ngày xưa, trong tay những người thuộc thời đệ nhất hay đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa hay đang trong tay nhà nước CHXHCN Việt Nam… đều thấm đẫm biết bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao người con đất Việt đã đổ ra vì sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó.

Phủ nhận những hy sinh to lớn của những người này, những người nọ là có tội với tiền nhân, có tội với lịch sử, là trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Rẻ rúng những gì mà những người đồng bào của mình đã dâng hiến, chúng ta không hề đẹp thêm trong con mắt của những dân tộc văn minh và giàu lòng tự trọng, không hề mạnh thêm trong con mắt của những thế lực đang muốn thôn tính vùng biển đảo thiêng liêng này.

Thái độ đúng đắn, hợp đạo lý, hợp lòng người nhất là hãy cùng nhau xoá bỏ hận thù, cùng đốt lên nén hương tôn vinh bất cứ ai đã không tiếc thân mình cho sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó, dù họ là ai. Dòng máu của Nguỵ Văn Thà - Hạm Trưởng, Nguyễn Thành Trí Hạm Phó hộ tống hạm Nhật Tảo cùng các chiến hữu trong hải quân VNCH khác đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, có khác gì đâu dòng máu của các liệt sĩ hải quân quân đội NDVN 14 năm sau đã đổ ra trên đảo Gạc Ma 1988. Nước mắt và nỗi đau của người vợ, người mẹ ông Nguỵ Văn Thà và các chiến hữu của ông, có khác gì đâu nước mắt và nỗi đau của những người vợ liệt sĩ, những mẹ Việt Nam anh hùng có người thân đã bỏ mình vì đất nước.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 11877341884_58b6870c63
Bà quả phụ Nguỵ Văn Thà trong một hội thảo
về Biển Đông tại Sài Gòn 2011

***

… Đêm trước của thông điệp 2014:


Những điều giản dị như vậy mà nhiều năm qua người đời mỗi khi nhắc đến là một lần phải lấm lét vì chế độ này coi đó là những điều nằm trong vùng cấm kị và người ta đã coi người biểu tình yêu nước khẳng định Biển Đông – Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam… là đám gây rối, là lực lượng thù địch, là bọn suy thoái cần phải xử lý và nhiều người đã bị theo dõi, ngăn cản, bị đánh đập, thậm chí có người đã phải đi tù. Vậy… vì lý do gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng, chiều 30/12/2013 vào thăm Hội khoa học Lịch Sử Hà Nội đã đưa ra những thông điệp rất lạ về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Những thông điệp này nhanh chóng được VTV và Website chính phủ phát đi mạnh mẽ đến không ngờ, sau đó vì thế lực nào mà các thông điệp đó lại bất ngờ bị tháo gỡ! Xin trích :

· Vietnamnet trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đưa chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa vào sách giáo khoa rằng: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp hoà bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”.

· Thanhnien online thì chạy tít lớn: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại Giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 – 1979 chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”.

Đã có rất nhiều cách lý giải hiện tượng này. Xin lược trích:

Tác giả Tô Văn Trường lớn tiếng kêu gọi:

“Toàn dân và toàn Đảng phải nắm lấy thời điểm quan trọng này để đòi thực hiện, cùng chung tay thực hiện và quyết tâm thực hiện. Không có dân chủ cho không đâu, lại càng không có những thành tựu đáng mong muốn nào tự trên trời rơi xuống. Còn như chỉ nghi ngờ hoặc khoanh tay chờ đợi, cây sung của đất nước hầu như chẳng còn quả nào đâu để mà chúng ta có thể há miệng chờ nó rụng vào cổ họng” (Đừng để dân nghĩ chính trị phần lớn là dối trá)

Từ TP Hồ Chí Minh, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh Nghiệp hào hứng lên tiếng:

“Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ là việc rất nên làm và rất tốt vì đấy là một sự kiện lịch sử và người dân Việt Nam phải ghi nhớ…lãng quên những sự kiên ấy là có tội đối với dân tộc”và “Thủ Tướng tuyên bố “Sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử”, một công dân của một quốc gia có lòng tự trọng nói về hoàn cảnh của quốc gia mình đó là điều đáng quý trọng”.(NQT)

Từ Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A bâng khuâng trước 2 khả năng xảy ra:

- Một là: “Ông Thủ Tướng thực lòng nói như thế và muốn làm như thế. Nhưng ở trong nội bộ lãnh đạo, thí dụ TBT hay lực lượng khác lại cản trở ông ấy. Giả thiết này phản ánh mâu thuẫn nội bộ, nếu mà nó đúng như thế thì tôi nghĩ cũng là chuyện bình thường và qua mấy hội nghị của Trung Ương ĐCS Việt Nam về vấn đề kiểm điểm, kỷ luật người này người khác thì chúng ta thấy sự mâu thuẫn nội bộ đã bộc lộ không cần phải che dấu nữa. Nếu giả thuyết này đúng thì tôi nghĩ người dân nên ủng hộ những người có tư tưởng tiến bộ cải cách, thí dụ trong trường hợp này là ông Thủ Tướng. (NQA)

- Hai là: “Ông ấy chỉ nói như vậy thôi, nói để lấy lòng dân, để củng cố uy tín của mình trong hàng ngũ lãnh đạo. Ở trường hợp này, tôi nghĩ, đó là một điều rất tồi tệ… không thể bình luận và không thể biết sự thật thế nào.” (NQA)

Từ Hà Nội, Đại Tá Công An Lê Hồng Hà nguyên chánh Văn Phòng Bộ Công An, nguyên Uỷ viên đảng đoàn Bộ Công An, nhà hoạt động chính trị xã hội lão thành bày tỏ chính kiến của mình: “Hiến Pháp 2013 vừa được Quốc Hội 13 thông qua tự hào là có hẳn một chương về quyền con người. Ông Dũng hay bất cứ ai khác đều có quyền bầy tỏ chính kiến của mình. Vấn đề là một nguyên thủ thì không thể có chuyện nói đâu bỏ đấy được. Chúng ta hãy chờ xem ông Dũng sẽ làm gì sau những phát biểu vang dội đó?”

Trang mạng Bauxite đưa ra nhiều băn khoăn trong đó…: “Ông Dũng đã từng mạnh mẽ đề xuất Luật Biểu Tình trước quốc hội. Thì kết quả là hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đều bị đàn áp khốc liệt, những cuộc tập hợp vì nhân quyền và dân quyền bị hành hung”.

Nhà văn Võ Thị Hảo nhắc nhở : “Nhân cách của một vị Thủ Tướng là lời nói phải đi đôi với việc làm”.

Nhà văn Phạm Thị Hoài phàn nàn: …vẫn là: “Văn phong muôn thuở của khẩu hiệu, Nghị Quyết và báo cáo, dùng tốt cho bất cứ thời điểm nào trong năm.”

Từ Châu Âu, nhà bình luận Âu Dương Thệ thẳng thừng chê bai Thông Điệp đầu năm của ông Dũng là: “Treo đầu dê bán thịt chó”.

Từ Paris, Nhà Báo nổi tiếng Bùi Tín mách nước: “Muốn phục thiện, vượt qua chính mình, thành tâm đi với nhân dân, đi với dân tộc thì không có gì là khó. Ngay tết Giáp Ngọ này hãy trả tự do cho không phải vài ba hay dăm bẩy chiến sĩ dân chủ nhân quyền mà phải là hàng trăm tù nhân chính trị thật sự như chính quyền Miến Điện đã làm với hàng ngàn người. Đó mới là bước đột phá hoành tráng cho những bước tiếp theo vì dân vì nước.”

Từ Paris, Học giả Nguyễn Gia Kiểng, nhà lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bày tỏ sự lo lắng sâu sắc của mình khi đất nước đang đối diện với những bế tắc nan giải ngay ngưỡng cửa của năm 2014 mà theo ông Kiểng là sẽ đầy bão táp:

“Với thế lực hiện có, ông Dũng có thể đảo chính và cũng không sợ bị buộc tội đã không tôn trọng một chế độ tự nó đã mất hết tính chính đáng hay một bản hiến pháp tự nó đã là một sự xúc phạm đối với dân tộc; nhưng ông sẽ chỉ tạo ra một tình trạng không kiểm soát được, tài đức của ông đã được phơi bày quá rõ ràng. Có nhiều triển vọng là ông Dũng không làm gì cả và vẫn cứ tiếp tục cầm quyền như trước, coi như không có gì thay đổi. Trong trường hợp này ông sẽ lố bịch hóa chế độ và tự đặt vào thế vừa không chính đáng vừa không chính danh.” (NGK)

Lời cuối:


Tôi nghĩ rằng ở ngưỡng cửa 2014 của thế kỷ XXI đầy bão táp này rồi mà 97.59% Đại Biểu Quốc Hội CHXHCN Việt Nam vẫn nhắm mắt thông qua Hiến Pháp 2013để dân tộc chúng ta người nọ níu vai người kia lê bước vô vọng đi tìm cái “Thiên Đường” mà theo lời ông Nguyễn Phú Trọng thì “…không biết chắc chắn là đến cuối thế kỷ này có …hoàn thiện được ở Việt Nam hay chưa!”…Với một QH như thế, một dân tộc cam chịu như thế thì những “Nước Cờ” mang tính ngẫu hứng của ông Dũng như sẽ kỷ niệm “40 năm Hoàng Sa - Trường Sa và 35 năm chiến tranh biên giới” và sau đó là Thông Điệp đầu năm 2014 …có thể vẫn giúp ông Dũng ghi bộn “ĐIỂM !”. Nhưng không biết có bao giờ ông Dũng và cả êkip của ông nghĩ rằng đó cũng chỉ là “Điểm Ảo”, có khác gì đâu con số 486/488 quý vị ĐBQH đã bấm nút …ở Quốc Hội trong phiên họp vừa qua?

Hiện tượng đó không biết là nên vui hay nên buồn! Một đất nước với những nhà lãnh đạo quốc gia vô tư yên tâm với tín điều “Hiến Pháp là văn bản quan trọng đứng sau Cương Lĩnh của Đảng!”, một Quốc Hội với những ĐBQH không thực sự là đại biểu của nhân dân cùng với một dân tộc mà căn cốt là cam chịu và cả tin như thế, đương nhiên thực đơn của  người dân …sẽ chỉ là bánh vẽ mà thôi và sẽ không có gì là lạ, nội vụ đất nước sẽ trùng trùng là những Dương Chí Dũng – Dương Tự Trọng, Nguyễn Đức Kiên, Nữ Quái Huyền Như… và cũng điệp điệp là những “Ông Anh ở trên” trong đại án Vinaline đang làm rung rinh cả chế độ và khi đối diện trước hiểm hoạ Trung Hoa …thì nguyên khí của dân tộc đang ngày càng mỏi mòn, thế nước, vận nước  là ngày càng tồi tệ và không có gì là bất ngờ khi Việt Nam đã nhiều lần “Lỡ Chuyến Tàu” đi về phía “Dân Sinh - Dân Chủ - Dân Quyền” cùng với các dân tộc văn minh.

Nay mai ông bà nào nữa lại vẫn nói về Hoàng Sa - Trường Sa, nói về Dân Chủ, Nhân Quyền… những điều tương tự, thậm chí có thể còn hay hơn cả những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng mới nói trước các sử gia của Hà Nội chiều 30/12/2013 sau đó là Thông Điệp đầu năm 2014… nhưng nếu lại vẫn chỉ là “Nói một đàng, làm một nẻo”, xin các quý vị nhớ cho, điều đó không chỉ là có tội với 90 triệu con dân Đại Việt ở trong và ngoài nước mà còn là sự xúc phạm không thể tha thứ với vong linh của 74 Liệt Sĩ Hải Quân VNCH đã ngã xuống trên vùng biển Hoàng Sa 1974, hàng vạn quân dân đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 cùng 68 Liệt Sĩ Hải Quân QĐ ND Việt Nam tay không mà tức tưởi ngã xuống ở Gạc Ma 1988 và cái thu hoạch được chỉ là sự bất tín và không thể kính trọng.

Khai bút tháng 11/2011 hoàn thành tháng 1/2014
Nguyễn Thượng Long
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa    Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeWed Jan 15, 2014 2:00 pm


Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa 


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tuongniem-19-1-2014-12-danlambao

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 - ngày 19/01/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội

Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.

17-19/01/1974 - Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!

Anh em No-U Hà Nội

Trân trọng kính báo!


[url= https://www.facebook.com/pages/No-U-FC/355739044456658]https://www.facebook.com/pages/No-U-FC/355739044456658[/url]


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tumblr_mzd9e8jbnW1t6ldsso1_1280

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tumblr_mzfyamjD7n1t6ldsso1_1280

Lúc ấy anh rất trẻ, chỉ mới ngoài đôi mươi. Sau bốn năm nhập ngũ, anh ra trường đâu cũng vừa được vài tháng. Có lẽ cũng trong khoảng thời gian dưới mái quân trường ấy, anh và chị quen nhau. Tình yêu của họ chắc đẹp. Đẹp tựa lời ca…

"Mắt em màu trùng dương
Tóc em như sóng cồn
Gió nhẹ tựa như hơi thở của người yêu buồn mà duyên dáng
Anh là thủy thủ mang lòng biển cả trao về tình em.”
(Tình Yêu Thủy Thủ - Y Vân)

Họ dự trù khoảng chừng mươi tháng nữa thôi, đến cuối năm anh và chị sẽ trở nên vợ chồng. Nhưng, rồi đến cái ngày tháng Giêng năm ấy. Lịch sử đã ấn định cho anh một vai trò khác. Anh đã không còn là người tình của một người, anh đã trở nên người hùng của cả dân tộc.

Anh, người lính Hải Quân, Anh Hùng Tử Sĩ, Trung Úy Nguyễn Phúc Xá.

http://nhttam.tumblr.com/


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tuongniem-19-1-2014-11-danlambao
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bà Ngụy Văn Thà: 'Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến' - BBC   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 16, 2014 11:30 pm


Bà Ngụy Văn Thà: 'Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến' - BBC

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HS_06_ba_Nguy_Van_Tha-content

Nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc, bà Huỳnh Thị Sinh, góa phụ của ông Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, nói với BBC từ Tp HCM rằng mỗi khi có ai nhắc tới trận chiến này, bà đều cảm thấy đau buồn và nhớ tới những kỷ niệm khi chồng bà còn sống.

"Mấy đứa con tôi rất vui mừng vì 40 năm rồi bây giờ người ta mới nhắc nhở đến ba Thà mà sao 40 năm trở về trước không ai nghĩ tới, không ai nhắc nhở gì tới," bà nói và cho biết các con bà 'rất hãnh diện vì ba hy sinh để bảo vệ Tổ quốc như vậy'.

Bà nói sau khi chồng bà tử trận, chính quyền của Việt Nam Cộng hòa khi đó có đến nhà làm lễ truy điệu và cho lãnh trợ cấp ba tháng một lần.

"Nhưng sau ngày 30/4 các anh ấ́y đi hết rồi nên không còn nữa."

Bà Sinh mô tả chính quyền hiện nay 'không có hành động gì' để tri ân hay vinh danh sự hy sinh của chồng bà.

Bà nói khoảng thời gian 40 năm cũng làm cho nỗi đau của bà 'phôi pha' phần nào.

"Nhưng trong cái đau buồn tôi cũng hãnh diện vì có một người chồng hy sinh bảo vệ Tổ quốc mà tất cả mọi người ai cũng biết đến," bà nói.

Bà Sinh mô tả chồng bà là một người 'rất hiền lành, các bạn bè đi cùng tàu và bạn bè bên ngoài ai cũng rất thương ổng'.

Bà nói nhân ngày giỗ lần thứ 40 của ông Thà, 'các anh em ở nước ngoài ai cũng tổ chức làm lễ cho chồng tôi để kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa'.

"Những người ở hải ngoại cũng điện thoại về hỏi thăm tôi và những trí thức ở Hà Nội cũng gọi điện đến thăm hỏi tôi," bà cho biết về kể rằ̀ng bà mới được các trí thức ở Viện nghiên cứu biển đảo Minh Triết mời ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm trận hải chiến và được 'chăm lo tử tế lắm'.

"Khi tôi bước vô phòng họp các anh em mừng lắm ai cũng hỏi thăm, bắt tay vồn vã lắm," bà nói.

Bà cho biết ngày giỗ của ông Ngụy Văn Thà là ngày 27 tháng Chạp âm lịch tức rơi vào ngày 27/1 năm 2014.

NHẠC PHIM :

Kính tặng bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh và gia đình những vị đã hy sinh cho Tỗ Quốc



Kính tặng chị Huỳnh Thị Sinh và gia đình những vị đã hy sinh cho Tỗ Quốc. HQ 10 - Hai Chien Hoang Sa 1974
Anh Nguy Văn Thà sinh ra ở Trảng Bàng, tốt nghiệp khoá 1 Trung Hoc Trinh Hoài Đức, Búng, Bình Dương 1955-56 - Hải Quân Nha Trang khoa 12 VNCH
Vocalist- Tu Thanh Binh- Hai Quan Ben Luc 1971-1975

Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:


Số  TT Chức vụ    Họ tên       Đơn vị
1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10
2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10
3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10
4 Hạ sĩ Cơ khí Trần Văn Bảy HQ-10
5 Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo Châu HQ-10
6 Trung sĩ nhất Vô tuyến Phan Tiến Chung HQ-10
7 Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Xuân Cường HQ-10
8 Hạ sĩ Điện khí Trần Văn Cường HQ-10
9 Trung sĩ Bí thư Trần Văn Đảm HQ-10
10 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Nguyễn Thành Danh HQ-4
11 Hạ sĩ Vận chuyển Trương Hồng Đào HQ-10
12 Hạ sĩ nhất đoàn viên Trần Văn Định HQ-10
13 Trung úy Người nhái Lê Văn Đơn Người nhái
14 Hạ sĩ Cơ khí Nguyễn Văn Đông HQ-10
15 Hải quân trung úy Phạm Văn Đồng HQ-10
16 Hải quân trung úy Nguyễn Văn Đồng HQ-5
17 Trung sĩ Trọng pháo Đức HQ-10
18 Thủy thủ nhất Trọng pháo Nguyễn Văn Đức HQ-10
19 Trung sĩ Thám xuất Lê Anh Dũng HQ-10
20 Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên HQ-16
21 Thượng sĩ Ðiện tử (truy phong chuẩn úy) Nguyễn Phú Hảo HQ-5
22 Hạ sĩ Ðiện khí Nguyễn Ngọc Hòa HQ-10
23 Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất) HQ-10
24 Hải quân trung úy Cơ khí Vũ Ðình Huân HQ-10
25 Hạ sĩ Trọng pháo Phan Văn Hùng HQ-10
26 Thượng sĩ nhất Ðiện khí Võ Thế Kiệt HQ-10
27 Thượng sĩ Vận chuyển Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất) HQ-10
28 Thủy thủ nhất Thám xuất Phạm Văn Lèo HQ-10
29 Thượng sĩ nhất Cơ khí Phan Tấn Liêng HQ-10
30 Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Lợi HQ-10
31 Thủy thủ nhất Cơ khí Dương Văn Lợi HQ-10
32 Hạ sĩ Người nhái Ðỗ Văn Long Người nhái
33 Trung sĩ Ðiện khí Lai Viết Luận HQ-10
34 Hạ sĩ nhất Cơ khí Ðinh Hoàng Mai HQ-10
35 Hạ sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Quang Mến HQ-10
36 Hạ sĩ nhất Cơ khí Trần Văn Mộng HQ-10
37 Trung sĩ Trọng pháo Nam HQ-10
38 Thủy thủ nhất Trọng pháo Nguyễn Văn Nghĩa HQ-10
39 Trung sĩ Giám lộ Ngô Văn Ơn HQ-10
40 Hạ sĩ Phòng tai Nguyễn Văn Phương HQ-10
41 Thủy thủ nhất Phòng tai Nguyễn Hữu Phương HQ-10
42 Thượng sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Ðình Quang HQ-5
43 Thủy thủ nhất Trọng pháo Lý Phùng Quy HQ-10
44 Trung sĩ Cơ khí Phạm Văn Quý HQ-10
45 Trung sĩ Trọng pháo Huỳnh Kim Sang HQ-10
46 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Ngô Sáu HQ-10
47 Trung sĩ Cơ khí Nguyễn Tấn Sĩ HQ-10
48 Thủy thủ Trọng pháo Thi Văn Sinh HQ-10
49 Trung sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn HQ-10
50 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lê Văn Tây HQ-10
51 Hải quân thiếu tá - Hạm trưởng (truy phong trung tá) Ngụy Văn Thà HQ-10
52 Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền Huỳnh Duy Thạch HQ-10
53 Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Thân HQ-10
54 Thủy thủ Điện tử Thanh HQ-10
55 Hải quân trung úy Ngô Chí Thành HQ-10
56 Hạ sĩ Phòng tai Trần Văn Thêm HQ-10
57 Hạ sĩ Phòng tai Phan Văn Thép HQ-10
58 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lương Thanh Thú HQ-10
59 Thượng sĩ Điện tử Thọ HQ-10
60 Thủy thủ nhất Vô tuyến Phạm Văn Thu HQ-10
61 Thủy thủ nhất Điện tử Ðinh Văn Thục HQ-10
62 Trung sĩ Giám lộ Vương Thương HQ-10
63 Thủy thủ (?) Người nhái Nguyễn Văn Tiến Người nhái
64 Hải quân thiếu tá -- Hạm phó Nguyễn Thành Trí HQ-10
65 Trung sĩ Trọng pháo Nguyễn Thành Trọng HQ-10
66 Hạ sĩ Vận chuyển Huỳnh Công Trứ HQ-10
67 Thượng sĩ Người nhái Ðinh Hữu Từ Người nhái
68 Trung sĩ Quản kho Nguyễn Văn Tuân HQ-10
69 Thủy thủ nhất Cơ khí Châu Túy Tuấn HQ-10
70 Biệt hải Nguyễn Văn Vượng HQ-4
71 Hải quân trung úy Nguyễn Phúc Xá HQ-10
72 Trung sĩ Trọng pháo Nguyễn Vĩnh Xuân HQ-10
73 Trung sĩ Ðiện tử Nguyễn Quang Xuân HQ-10
74 Trung sĩ Điện khí Xuân HQ-16


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Images?q=tbn:ANd9GcTdYiTDWJD0GL4gjih5ks02agvQHk2Xgsw5EK6tr1QMC2v0_7xv
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại 40 năm trận chiến Hoàng Sa năm 1974 - VOA Tiếng Việt   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun Jan 19, 2014 1:47 pm


Nhìn lại 40 năm trận chiến Hoàng Sa năm 1974 - VOA Tiếng Việt


Năm nay kỷ niệm tròn 4 thập niên trận hải chiến Việt-Trung khi Bắc Kinh đưa quân sang đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1974. 74 chiến sĩ hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ đã oanh liệt ngã xuống trong cuộc chiến ngày 19/1/74 trước đội quân xâm lược hùng mạnh từ phương Bắc. 

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tuongniemhoangsa-40%20n%C4%83m%20(H2)

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Jan 20, 2014 12:17 pm


Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI:
40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974
16/01/2014 - Nam Anh thực hiện


.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jan 13, 2015 1:38 pm


SO SÁNH HAI CUỘC HẢI CHIẾN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA


Trúc Giang MN
 
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa nước Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm kể từ khi Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười xin cho VN được trở thành một khu tự trị của Trung Cộng ở Hội Nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Sau đó, cờ Trung Cộng được thêm một ngôi sao nhỏ thành cờ 6 sao, đã xuất hiện nhiều lần ở Trung Cộng và ba lần chính thức tại VN.

Đảng CSVN luôn luôn cam kết giữ 16 chữ vàng và 4 tốt, hợp tác chiến lược toàn diện, không những thế, mà mới đây lại cam kết thêm là sẽ giáo dục tuổi trẻ VN tiếp nối con đường của Đảng, một lòng một dạ trung thành với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
“Láng giềng khốn nạn * Cướp đất toàn diện *Lấn biển lâu dài* Thôn tính tương lai”

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Hanoi-tq

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 IZii-hCG80wTJuS1XzEAkNobgoSMw2gTlHFwc0NPEMAeDBdtFE2w0vkFERqC5mVw9BDYaWxwhEJIcbYfSDosx-KsXbxRUuQcmDpPc4jS2NbQtX_7LEm0lLsd6Q6udUuiLg
Hình ảnh ghi thái độ lòn cúi của Trương Tấn Sang chứng minh điều đó.
            
Trung Cộng và Việt Cộng lừa gạt dân tộc VN bằng thủ đoạn, tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên, hai bên hợp tác khai thác chung vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Rồi một ngày nào đó, đảng CSVN tuyên bố công ty dầu khí Trung Cộng CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) đã trúng thầu khai thác dầu khí ở Biển Đông. Thế là tài nguyên của VN được công khai và chính thức dâng lên cho quan thầy Tàu khựa.
Đảng CSVN tuyên bố mua vũ khí để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng qua cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988 thì thấy tinh thần chiến đấu đó như thế nào?.

1* Về trận hải chiến Trường Sa


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Qq6kBad1LkO-hvw0Nw_Rr4B2wsOxkLBTTi5k8D600STjlihDCNhGJc4EVEmEhS7WkvOHKxHt8Od0PiDCNrpDiJZ7SFvObKwHgXIhR5wGx1Q5vBHFLIxtDNsvJ5OQI15-9A
             
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một trận đụng độ giữa Hải quân Trung Cộng (HQ/TC) và Hải quân Cộng Sản Việt Nam (HQ/CSVN) tại khu vực của Quần đảo Trường Sa. Thắng lợi về phía TC. Phía CSVN mất 3 hải vận hạm và 64 thủy thủ tử thương.
Tài liệu về “Hải chiến” Trường Sa của HQ/CSVN được đặt dưới cái tên CQ-88 (Chủ Quyền 88)

2* Tổng quát về Quần đảo Trường Sa (Spratly Island)

Quần đảo Trường Sa là một nhóm đảo có hơn 148 đảo nhỏ, gồm các đảo san hô, đảo đá ngầm, bãi cạn, cồn, nằm rải rác rời nhau trên một diện tích biển gần 410,000 Km2.
Chưa có hải cảng nào nhưng đã có 4 phi trường trên quần đảo. Đường dài trên biển 926 Km. Quần đảo nầy nằm ngoài khơi ngang với những tỉnh của Nam bộ VN, từ Sàigòn đến Cà Mau.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số thủy thủ từ Âu châu ghé vào quần đảo nầy, trong đó có thủy thủ tên Richard Spratly, cho nên quần đảo nầy mang tên tiếng Anh và được quốc tế công nhận.
Vì có hơn 100 hòn đảo rời rạc nhau cho nên ngư dân các nước trong vùng biển Đông đến đó khai thác hoặc cư trú, vì thế, hiện nay có nhiều nước xác định chủ quyền của mình trên quần đảo nầy.
             
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 FnzDDcm3xA3J_JtZk4y-_PGPKaesd2SoU6eG0itnCfIjX2eweL8Ny-lM5-jNk6G_u1yrsKS2j4vDAUrrHQyVE1ihbjIeODfP-k3JPgzgD-mdbWN7oub5MAfYSsE9Qi-Mwg
Quang cảnh đảo Trường Sa Lớn (thuộc Việt Nam)

Việt Nam, Đài Loan và Trung Cộng, mỗi nước tuyên bố chủ quyền của mình trên toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, Brunei, Philippines và Malaysia mỗi nước tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo.
Mỗi nước tranh chấp đưa quân đội của mình đến đóng từng phần của Trường Sa. Riêng TC, ngoài tài nguyên thiên nhiên của khu vực, Trường Sa còn là một vị trí  chiến lược để kiểm soát con đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, thông qua eo biển hẹp Malacca, nằm giữa 2 đảo của Indonesia và Malaysia, cho nên TC cố chiếm cho được quần đảo nầy. Đó là TC cho tàu chiến đến bảo vệ và cho xây cất căn cứ quân sự, sân bay…Đồng thời, lập cơ quan hành chánh để quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở tỉnh Hải Nam.

3* Diễn biến cuộc “hải chiến”


Cuộc đụng độ giữa hải quân TC và hải quân CSVN diễn ra ở 3 đảo chính là:
– Đảo Gạc Ma
- Đảo Cô Lin
- Đảo Len Đao.

3.1. Lực lượng tham chiến của 2 bên
* Hải quân Trung Cộng
Chỉ huy. Trần Vĩ Văn (Chen Weiwen), Hạm trưởng tàu Nam Sung (502)
Các tàu chiến.
1. Tàu 502, Nam Sung (Nan Chong)
2. Tàu 065, Giang Nam (Jiangnan)
3. Tàu 556, Trương Đàm (Xiangtan)
4. Tàu 331, Ưng Đàm (Yiangtan)

* Hải quân Cộng Sản Việt Nam.
1. Hải vận hạm 605, Thần Kim Qui (USS PGM-59) là tàu của Hoa Kỳ chuyển giao cho HQ/VNCH.
2. Tàu 604, (USS PGM-68)
3. Tàu 505, Nha Trang (USS Jerome County)
Trung đoàn Công binh 83
Lữ đoàn 146, LĐ 125, LĐ 172
Các hải đội 131, 132, 134.
41 tàu thuyền và phương tiện nổi.

3.2. Cuộc thi đua chiếm đảo
* Đầu năm 1988, HQ/TC bắt đầu chiếm một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa.
Hải quân TC chiếm các đảo.
Ngày 31-1-1988. HQ/TC chiếm bãi Đá Chữ Thập
Ngày 18-2-1988, chiếm đảo Châu Viên
Ngày 20-2-1988, chiếm Ga Ven
Ngày 28-2-1988, chiếm đảo Huy Cơ
Ngày 23-3-1988, chiếm Xu Bi.
Như vậy, TC chiếm 5 đảo và bãi.
* Hải quân CSVN chiếm đảo
- Ngày 26-1-1988, HQ/CSVN chiếm đảo Đá Tiên Nữ
- Ngày 5-2-1988, chiếm đảo Đá Lát
- Ngày 6-2-1988, chiếm đảo Đá Lớn
- Ngày 18-2-1988, chiếm đảo Đá Đông.
- Ngày 27-2-1988, chiếm đảo Tốc Tan
- Ngày 2-3-1988, chiếm đảo Núi Le.
Như vậy, trong cuộc thi đua chiếm đảo, CSVN thắng lợi vẻ vang vì đã chiếm được 6 đảo, trong khi đó, TC chỉ chiếm có 5 đảo mà thôi.
Việc thi đua chiếm đảo tự nó mang ý nghĩa là Hải quân nước nào có mặt ở đảo nào, thì đảo đó thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Hành động thi đua chiếm đảo, tự nó đánh mất chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa. Cũng như nhà của mình, mà kẻ địch vào chiếm phòng khách, thì mình chạy đi chiếm nhà bếp, địch chiếm phòng ngủ, thì mình chiếm phòng ăn…

3.3. “Thi đua” cắm cờ giành đảo
Theo tài liệu CQ-88 như sau:
“Lúc 19h ngày 11-3, tàu HQ 604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ CQ-88 (CQ=Chủ Quyền-88)
Ngày 12 tháng 3, tàu HQ 605 thuộc Lữ Đoàn 125, do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh trên chỉ thị từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao, trước 6h ngày 14-3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đã đến Len Đao lúc 5h ngày 14-3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.

Giữ đảo Gạc Ma và Cô Lin
Tài liệu CQ-88 ghi lại như sau:
“Lúc 9h ngày 13-3, HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và HQ 505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma và Cô Lin.
                          
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 PVeAwtu5tLAke3H-ZZBNm-OFIaXA1FB0xlAeYawzoZbIrYXmKl-QwlPwKA8SRxRvc40dGt_BVgwPlqSZ5pf3derltHujIzI3CkLkTSciJr-m0DAS6xaLchXMIoN_PJP0qA
Tàu HQ 604 tước khi ra đảo Gạc Ma.

Hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn Công binh 83, chia ra 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy.
Sau khi 2 tàu 604 và 505 thả neo được 30 phút, thì tàu hộ vệ Trung quốc từ Huy Cơ chạy về phiá Gạc Ma, hai bên cách nhau 500 mét.
Đến 17h ngày 13-3, tàu TQ áp sát vào 604 và dùng loa gọi sang. Tuy bị “uy hiếp”, hai tàu 604 và 505 vẫn kiên trì giữ neo.
Còn chiến hạm TQ cơ động chạy quanh đảo Gạc Ma.
“Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, Bộ Tư Lệnh HQ/VN ra chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma và Cô Lin. Tiếp đó, Bộ TL/HQ chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương tiến hành dùng thuyền nhỏ chở vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13-3.
Thi hành mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Tiếp đó, lực lượng của Lữ Đoàn 146 bí mật đổ bộ lên cắm cờ VN và triển khai 4 tổ chiến đấu bảo vệ đảo.
Lúc nầy, TQ phát loa yêu cầu VN rút ra khỏi đảo Gạc Ma.
Ban chỉ huy tàu 604 họp lại để nhận định và nhất trí quyết tâm bình tĩnh xử trí, thống nhất hành động, thực hiện phương án tác chiến đề ra với quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.
Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên bảo vệ cờ Việt Nam được cắm trên bãi.
Phiá TQ cử 2 xuồng chở 8 lính “và vũ khí” lao thẳng về phiá đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành một tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên”.
“Lúc 6h ngày 14-3, bọn TQ thả 3 thuyền nhôm và 40 quân, đổ bộ lên đảo. Bọn TQ dựa vào thế quân đông (40 người) tiến đến giật cờ. Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng, xông lên giành lại cờ. Bọn TQ láo xược, hung hản đã dùng lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông ra cứu bạn, lập tức bị bọn TQ bắn chết.
Trước khi tắt thở, Trần Văn Phương hô to “Thà hy sinh chớ không chịu bị mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của HQ/VN”

Nhận xét về phần trên.
Nhiệm vụ của HQ/CSVN là được lịnh rõ ràng ra trận chiến đấu bảo vệ lãnh thổ VN. Cường địch trước mắt thế mà 2 tàu chiến 604 và 505 lại thả neo đậu lại một chỗ, có nghĩa là làm tấm bia cố định, đưa lưng ra cho địch bắn vào cho chính xác.
Tình trạng trước mắt không phải là lúc để cho công binh lên đảo dùng gạch, đá, cát, xi măng xây trụ cờ, mà cũng không phải là lúc để cắm cờ. Mà chính là lúc phải đuổi giặc, ngăn cản giặc bằng vũ khí.
Bọn TC 40 người mà bảo là ỷ vào số đông, mà lại còn dùng tay không giành giật cờ với kẻ địch. Thế thì Lữ đoàn 146 đã lên đảo tổ chức 4 tổ chiến đấu trốn ở đâu mà không ra bảo vệ cờ?
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bảo vệ cờ bằng cách nào? Tại sao thằng TC lại dám giật cờ khi mà trong tay bộ đội tên Thông có súng? Và nếu có súng trong tay mà để bị giật cờ và để bị đâm bằng lưỡi lê thì thật là quá tệ. Hèn với giặc, ác với dân.
Hết vụ “thi đua” chiếm đảo rồi đến vụ thi đua giật cờ và tuyến bố là hành động dũng cảm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, thì thật là quái gở vô cùng.
Bảo vệ “lá cờ tổ quốc” bằng tay không và bị mất cờ và mất mạng trong tay 40 thằng Tàu, thì quả thật là quá bết bát. Thế thì tàu chiến 604 ở đó làm gì? Ngoài việc đứng xem đồng đội ngã xuống?
Lại còn cái màn họp để ra quyết tâm và nhất trí trong lúc súng của kẻ thù đang nhắm vào đầu thì thật là hết nước nói nữa rồi.
Lại còn cái màn hô khẩu hiệu trước khi chết nữa. Nguyễn Văn Trổi trước khi bị bắn cũng hô khẩu hiệu, bác sĩ gái Đặng Thùy Trâm bị mấy viên M-16 vào đầu, cũng hô khẩu hiệu trước khi tắt thở. Thật là quê quá!


Tài liệu CQ-88 ghi tiếp, trích như sau:
“Do HQ/VN không chịu rút khỏi đảo, vào lúc 7h30 TQ dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604 đang thả neo, làm tàu bị hỏng nặng, HQ/TQ cho quân xông về phiá tàu VN, Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại vũ khí AK, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Hải quân VN vừa chiến đấu vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh. TQ tiếp tục nã pháo, tàu 604 bị thủng nhiều lổ rồi chìm dần.
Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó LĐ 146 cùng một số thủy thủ trên tàu tử trận cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma”(ngưng trích)

Nhận xét phần trên
Cái chiết của Vũ Phi Trừ thật là lãng nhách. Đã là thuyền trưởng của 1 chiến hạm gốc của Hoa Kỳ, có trang bị đủ thứ súng trong tay, thế mà thuyền trưởng lại đi chỉ huy đám lính bắn AK, B-40… rồi lại vừa khẩn trương, tiến hành, tham gia tổ chức băng bó vết thương, vừa cứu thương binh, đúng là thuyền trưởng làm công việc tàu lao quá! Tàu bị chìm là do cái tào lao nầy gây ra.
Tàu 604 bị bắn chìm, thế mà không dám bắn trả một phát đạn nào cả, nể nang kẻ thù thì cũng phải có chừng mực nào đó thôi chớ!. Chiến thuật hải chiến nào cho phép tàu chiến thả neo đậu lại một chỗ, đưa lưng ra hứng đạn?

Trận chiến ở đảo Cô Lin.

Tài liệu CQ-88 ghi như sau:
“Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàuHQ 505 của VN đã cắm xong 2 lá cờ trên đảo. Khi thấy tàu 604 bị chìm, tuyền trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, cho tàu ủi bãi.
                           
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 5YDkuxGhNzUxysWtcTlD81dKXITHdvYPUOGwSny9vbh8OMWusUKOUk2HC9VcfVn-Me_e6DJhGrEHZJw82WDUn22NQVk85PUT-hZCxgM52esdPVrm5Qza24Xp4gquilxWXQ                         
Tàu vận tải đổ bộ HQ-505
                        
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 DJ0yKN5RyZe7Du24HQmvNnMuLgqIc8D8dbQ-V1o1Vrc32AeV_Dl6QhmtMh8C9g-ea_2NB0DWEgEs7Oe1jDFDH85FfLyBbg4I5DRWJQv5X2xoLYEUnQYDk6QpfJzaq64IOw                   
HQ 505 Nha Trang (USS Jerome County LST-848 trước khi giao cho VNCH)

Phát hiện tàu 505 lên bãi, 2 tàu của TQ quay sang tấn công. Khi tàu trườn lên được 2 phần 3 thân tàu, thì tàu bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu 505 “triển khai” lực lượng dập tắt lửa, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ của tàu 604 ở đảo Gạc Ma gần đó”.

Nhận xét phần nầy.
Rõ ràng là tàu 505 “lâm trận bỏ chạy”. Hành động ủi bãi thật đúng là bỏ chạy. Bởi vì, tàu là phương tiện chiến đấu trên mặt biển. Khi ủi bãi, thì tàu bị đặt vào tình trạng “mắc cạn” cũng giống như con rùa bị lật ngữa trên mặt đất vậy. Tàu không thể chạy trên đất liền được. Ủi bãi là để tránh cho tàu không bị chìm và cũng để cho thủy thủ được an toàn ở trên bờ, nghĩa là không bị trôi giạt trển biển cả sẽ bị chết vì khát, vì đói và vì cá mập.
Tinh thần chiến đấu còn tệ hại hơn nữa khi thấy tàu 604 bị chìm. Đáng lẻ, phải chỉa tất cả súng ống vào tàu địch, rồi mở máy hết ga đâm vào tàu địch cho cả hai cùng chìm, để trả thù cho bạn. Nếu không làm được, thì bỏ chạy.

Thật sự, đây không phải là một trận hải chiến, bởi vì các tàu chiến CSVN có dám bắn phát súng nào vào tàu địch đâu.


Mặt trận đảo Len Đao

Tài liệu CQ-88 ghi như sau:
“8h20 ngày 14 tháng 3, HQ/TQ bắn mãnh liệt vào tàu 605 của HQ/VN. Tàu 605 bốc cháy và chìm vào lúc 6h ngày 15-3, thủy thủ đoàn bơi vào đảo Sinh Tồn.
Thiếu úy Nguyễn Văn Chương và Trung úy Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh về tàu 505 sau khi bị bắn cháy nằm trên đảo Cô Lin. Số người còn sức, một tay bám vào thành xuồng, một tay làm mái chèo đưa xuồng lết trên mặt nước để tới bãi Cô Lin.

Kết quả.
Trong trận chiến ngày 14-3-1988, VN bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm. 70 người bị mất tích. Sau đó, TQ thả 9 người, còn 61 người vẫn còn mất tích, được xem là tử trận cộng với 3 người chết tại chỗ là 64 “.


Thông tin thêm.
“Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, HQ Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa VN và LX đã có Hiệp ước Liên Minh Quân Sự được ký vào tháng 11 năm 1978.
Tháng 5 năm 1978, 2 tháng sau ngày Hải chiến Trường Sa, một Nghị Quyết của Bộ CT đảng CSVN đã điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại dựa vào Liên Xô, chuyển sang Đa phương hoá”.
Trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, CSVN tố cáo Trung Cộng là “Hải quân Trung Quốc đã tấn công và tàn sát những người lính công binh VN “không võ trang” và đã chiếm đảo ngày 14-3-1988″ (The Chinese Communist Naval Forces attacked and murdered unarmed Vietnamese troops of Army Corp of Engineers and occupied the Spratly Islands on 03-14-1988″

4* Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

                 
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 4BcZvg1ELD8N3wZZNXZ5G8OFXkSj60iz7SfYCDO8f-L8Rzu-Gqn86frlZlsRa2jXXU73msJeFROSYiafFUAP0v00nDgg5MDy5_hAWw3Rma3p8bGOIltmHMVU-GTRepbuQA              
Các tàu tham dự hải chiến Hoàng Sa (1974)

Hải chiến Hoàng Sa đã được nhắc tới rất nhiều trên các cơ quan truyền thông của Người Việt hải ngoại. Ở đây, Trúc Giang tôi xin nhắc lại những nét chính để so sánh và làm nổi bật cái tinh thần bảo vệ lãnh thổ xìu xìu ễnh ễnh của HQ/CSVN trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988.
Sáng ngày 19-1-1974, hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 tiến vào khu lòng chảo Hoàng Sa bằng 2 ngã. Trong khi đó, chiếc HQ-5 Trần Bình Trọng và HQ-4 Trần Khánh Dư bọc ở ngoài. Soái hạm là HQ-5, Trần Bình Trọng, trên đó Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ huy mặt trận.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 KKouZKpDTepeX4-vFXjCB9aVaCf-J1iLkEGMfllIVzy5rj4_f3eDpZyJZs-xUFv7T0e21GNByvQEeE_m9dIGpQBjszqywjXLIkIMGX0TBeLh8vTiBGHpWDNH1u6Gsq2EPA                                                                    
Đại tá Hồ Văn Ngạc

Khi HQ-16 và HQ-10 vào đúng vị trí và vị thế chiến đấu, thì lúc đó, 3 tàu chiến của Trung Cộng cách xa khoảng 3 hải lý, thì Trung tá Lê Văn Thụ, Hạm trưởng HQ-16 ra lịnh khai hoả. HQ-10, Nhật Tảo, do Thiếu tá Ngụy Văn Thà làm Hạm trưởng, cũng được Trung tá Lê Văn Thụ chỉ thị trước, là phải cùng nổ súng một lượt vào tàu địch. V ì bị Trung Cộng gây nhiễu nên mất liện lạc vô tuyến với tàu chỉ huy (Soái hạm).

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 VatldZgpPcuLmGQu3evgTVgjTBzppVj8CRBggKqzrPMgMRPA06RTqF6Uubqib5rO4swiRnUuD82McmiBJMaSnCe3eGSdnffIpZPAsP3cIqHlC6PwiDIM_trbrsl47qMiqw
                            
Rất thuận lợi cho HQ/VNCH là lúc đó 3 chiến hạm của Trung Cộng đậu gom lại một chỗ.
Tất cả các loại súng trên 2 chiếc HQ-16 và HQ-10 từ đại bác 76.2 ly, đại bác 40 ly, 20 ly, đại liên 30, súng cối 81 ly nhắm ngay vào tàu địch mà nhả đạn. Tàu Trung Cộng vừa di chuyển chung quanh lòng chảo vừa bắn trả.
Trung Cộng không ngờ HQ/VNCH tấn công phủ đầu vào họ, vì thế 3 chiếc đã đậu sát vào nhau thành một mục tiêu rất thuận lợi.
Trận chiến kéo dài khoảng 30 phút. Một tàu TC bị bốc khói. Một tàu khác bị trúng đạn, có lẻ bị hỏng hệ thống lái cho nên nó cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến, báo cáo cho biết Hạm trưởng HQ-10, Thiếu tá Ngụy Văn Thà bị thương nặng.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 59WUVqCPqyZ9abGu1R1fZsxtuWIgNd9_f96Cd7cfRUdia5ZKiOzBjUhlx_s85Tta6Wobh7sVwOPK-lUgHV9ePtSRB9VmhV1U7jkHu9IlurPnrsq1SMWtEdf7AwSlX-iE-g                             
Thiếu tá Ngụy Văn Thà- Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ.10

Đại úy Nguyễn Thành Trí, Hạm phó lên thay.
Sau đó, hầm máy của HQ-16 báo cáo là bị trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào ngập tới đầu gối.
Không còn khả năng chiến đấu, HQ-16 chạy ra khỏi lòng chảo, lê lết về đến Cảng Tiên Sa, Đà Nẳng vào ngày 20-1-1974.
Viên đạn làm thủng lườn tàu được lấy ra, thì đó là viên đạn có ghi chữ Made in USA, do tàu HQ-5 bắn ra và bị lạc đạn. Rất may, là đầu đạn không nổ, nếu nó nổ thì HQ-16 đã chìm tại đảo Hoàng Sa rồi.
Về phần HQ-10, Nhật Tảo, bị trúng đạn. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà bị tử thương. Đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay trên Đài chỉ huy, rồi cũng bị thương nặng. Trên đài chỉ huy chỉ còn có Đại úy Trí, ông đơn độc điều khiển chiếc HQ-10 đâm mạnh vào phần lái của tàu địch. HQ-10 bị chìm.
62 quân nhân Hải quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của quốc gia.

Trận chiến ở đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 mới thật sự là một trận hải chiến.
Và Hải Quân VNCH đã kiên cường trong chiến bại.


Trúc Giang MN

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSat Jan 17, 2015 1:26 pm

.

19-1 Ngày Hoàng Sa:
Tiếp nối những trang sử Việt chống Tàu đỏ xâm lược


Mường Giang

Theo sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.

Thời đó Đội Hoàng Sa tập trung tại Vươn Đồn, để luyện tập cũng như sửa chữa thuyền bè và nhận lệnh thượng cấp. Trước khi xuất quân, Đội đến Miếu Hoàng Sa tế lễ. Đây là một ngôi nhà gồm 3 gian, làm bằng gỗ tốt, lợp tranh dầy, mặt Miếu quay ra cửa Sa Kỳ, trước có 2 cây gạo cổ thụ. Trong Miếu thờ một bộ xương Cá Ông rất lớn. Ông này đã lụy tại Hoàng Sa, nhưng đã được Hải Đội dìu về đất liền. Sau ba năm chôn cất, những người lính thỉnh cốt vào thờ trong Miếu. Từ đó về sau hằng năm vào tháng 6, khi những người lính,mãn phiên từ Hoàng Sa trở về, dân làng tổ chức cúng lễ tại Miếu gọi là ‘Đánh Trống Tựu Xôi’.

Từ thị xã Quảng Ngãi qua cầu Trà Khúc bỏ quốc lộ 1, rẻ vào quốc lộ 24B ngang qua Làng Sơn Mỹ dưới chân Núi Thiên Ấn chừng 5 km, thì rẽ vào một con đường đất đỏ, chạy giữa sông Kinh và rừng dương sát biển. Đó là xã Tịnh Kỳ thuộc Huyện Sơn Tịnh, nơi khai sinh Hải Đội Hoàng Sa, khoảng mấy trăm năm về trước, thời các Chúa Nguyễn Nam Hà, thuộc Đại Việt. Theo Quảng Ngãi địa dư chí, vùng đất này trước năm 1898 thuộc trấn Bình Sơn. Năm Thành Thái thứ 10 tách ra thành 2 Huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh. Sau tháng 8-1945, khu Tịnh Kỳ được hoàn thành bởi ba xã An Kỳ, An Vịnh và Kỳ Xuyên.

Xưa vùng này là một cù lao nằm cách đất liền, phải dùng ghe vào các bến Mỹ Khê, Chợ Mới, Sa Kỳ hay xa hơn là Thị Xã Quảng Ngải và các Thị Trấn Ba Gia, Đồng Ké, Sông Vê, Ba Tơ. Từ năm 1993 qua việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất nên hải cảng Sa Kỳ đã được mở rộng, đồng thời với con đường chạy từ cầu Khê Kỳ, qua Cửa Lở tới Kỳ Xuyên. Có lẽ do địa thế sông nước bao quanh, nên từ mấy trăm năm về trước, Chúa Nguyễn đã chọn An Vĩnh làm căn cứ đặt Hải Đội Hoàng Sa, với nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, cũng như khai thác các tài nguyên ngoài Đông Hải. Đình làng An Vĩnh trước đây rất đồ sộ, là nơi xuân thu nhị kỳ cúng tế những người lính Hoàng Sa, nay đả đổ nát vì thời gian và chiến tranh, chỉ còn lại chiếc ccẩng tam quan.

Chỉ riêng chứng tích này cũng đủ để minh chứng với thế giới Quần Đảo Hoàng Sa-Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Người Tàu chỉ ỷ vào sức mạnh và tờ văn khế bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, để cướp chiếm lảnh thổ nước ta như sau này chúng đã làm tại biên giới Việt Trung và Lãnh Hải trong Vịnh Bắc Việt, qua sự đồng thuận của CSVN.

Tại đây hiện còn nhà thờ Cai Đôi Phạm Quang Ánh, là người được Vua Gia Long cử ra Hoàng Sa năm 1815 để đo đạc, khảo sát lộ trình và tái tổ chức Hải Đội. Ông được nhà Nguyễn phong chức Thượng Đẳng Thần khi mất. Tóm lại, từ thời các Chúa Nguyễn (1558-1783), nhà Tây Sơn (1788-1802), Nhà Nguyễn (1802-1945) đã có Hải Đội Hoàng Sa. Đặc biệt năm 1836 đời Minh Mạng thứ 17, quần đảo Paracel hay bãi cát vàng, được Công Bộ đặt tên là ‘ Bản Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ, Tối thị Hiểm Yếu’.

Từ năm 1954, Hoàng Sa là một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Quảng Nam-VNCH, được Tiểu Đoàn 1/TQLC bảo vệ. Từ năm 1959 tới 1974, Đảo có các Đơn Vị Địa Phương Quân/Quảng Nam trú đóng. Quần Đảo Trường Sa ở phía Nam, cũng là một đơn vị hành chánh của tỉnh Phước Tuy và do DPQ của tỉnh này bảo vệ, cho tới ngày 30-4-1975.

Tháng 7-1954 ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam để lập “thiên đàng XHCN”. Vì vậy Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH khi có lệnh tập kết ra Bắc. Để chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn (HCM) trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia. Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Đồng văn Cống chỉ huy. Để đánh lừa công luận quốc tế, Hồ xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng từ lâu đời.

Cũng nhờ bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958 Thủ tướng VNDCCH (Bắc Việt) là Phạm Văn Đồng đã cam kết với Thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, bằng văn kiện xác quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH tôn trọng quyết định “ lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa của Tàu “.

Ngày 22-9-1958 Đại sứ Bắc Việt tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký lên Thiên Triều. Ngay cả khi đã cướp chiếm được hoàn toàn miền Nam VN vào tháng 5-1976, trên tờ ‘Sài Gòn Giải Phóng‘ của Ngô Công Đức, Lý Quý Chung vẫn còn đăng lời xác nhận của CSVN ‘Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng’. Khôi hài hơn Hà Nội còn nói ‘vì ta và Tàu sông liền sông, núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa, của ai cũng thế thôi, nên VN muốn lấy lại đảo, lúc nào Trung Cộng cũng sẵn sàng giao trả‘

Luận điệu trên rõ ràng VC đã xác nhận VN là thuộc địa của Tàu Cộng. Bằng chứng ngày 14-3-1988, VC và Trung Cộng đã giao tranh đẳm máu tại Trường Sa. Ngay sau đó trên tờ Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988, VC vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh bán hai đảo cho Tàu năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng mới viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để Hà Nội đánh chiếm VNCH từ 1955-1975.

Cuối năm 2008, Nguyễn Tán Dũng và toàn bộ chóp bu đảng VC kéo sang thiên triều ký hoàn tất cái gọi là văn kiện ‘cấm mốc biên giới trên đất liền và ngoài biển Đông‘ dịp này Dũng ký bán thêm bãi Tuệ Lãm thuộc tỉnh Hải Ninh của VN để từ đó Tàu Đỏ mới có đủ yéu tố về công pháp quốc tế khi xác nhận toàn bộ vịnh, đảo và ngay cả thềm địa VN là đất đai của nước Tàu.

Xin được mượn tiếng thở dài buồn đau mất nước của thi hào Nguyễn Khuyến ‘ mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ‘ để nhớ về những đồng đội VNCH đã hy sinh vì non nước Việt từ 1955 -1975, trong đó có các chiến sĩ Hải Quân đã tham dự Trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Chiến cuộc đã qua rồi nhưng ngày 19 tháng 1 từ đó đến nay, miên viễn được toàn dân trong và ngoài nước, chọn làm thời điểm nối tiếp ‘ Cuộc đấu tranh ngăn chống giặc Tàu đỏ ‘ xâm lược VN.

1-QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN:

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Đình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite viết năm 1701, của Đô Đốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng:’ Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Đại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’

Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Đổ Bá tự Công Đạo viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng:’ Đảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Đại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Đàng Trong, cho Hải Đội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776 trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Đôn đã viết một cách rõ ràng:’ Trước đây các Chúa Nguyễn đã đặt Đội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm từ đất liền tới đảo.’

Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ Thuận-Hóa tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Đông Hải: Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Đảo.

+ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 - 17 độ 05. Đây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Đà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là:

- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT)
Gồm các đảo Cam Tuyền hay Hữu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ, tuyệt nhiên không có bóng người. Đảo Quang Hòa Đông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Đảo Quang Hòa Tây (Palon Island), hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát, đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Đảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Đệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.

Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Đảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Đồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Đảo và do một Trung đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.

Đảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.

Đảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Đài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.

- NHÓM TUYÊN ĐỨC (AMPHITRITE):
Cũng bị Đài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ, trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island), dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Đây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.

* QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA:

Gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi Luật Tân, Srawak. Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley), dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Đảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam.

2 - TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA CỦA VN:

Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không còn binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.

- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.

- 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.

-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Đông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.

- Năm 1933, Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tháng 12/1946 Đài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Đức thuộc quần đao Hoàng Sa. Đảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Hoa.

- Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

- Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.

- Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến đuổi đánh Tàu đỏ chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Đồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.

Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Đồng, ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Đông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký xác nhận, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Được cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh cho Mao đánh VNCH đề thu hồi lãnh thổ.


3 - HẢI CHIẾN HOÀNG SA THÁNG 1/1974 GIỮA QLVNCH VÀ TÀU ĐỎ:

Tính đến năm 1974 khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ), phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Để bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm Lực Lượng (LL) tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Đề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á.

Ngay từ thời thượng cổ, người Tàu luôn kính nể dân Việt vì ‘ họ tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, láy thuyền làm xe lấy chèo làm ngựa. Đến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính tình khinh bạc hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn quật khởi với kẻ thù ‘.Bởi vậy suốt dòng lịch sử, Hải quân Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Đằng Giang và sông Như Nguyệt.

Sau năm 1975 nhiều tài liệu mật nhất là của Mỹ được bạch hóa, trong đó có nhận xét về sự tương quan lực lượng hải quân giữa Trung Cộng với Hải quân của VNCH thì thua xa và rất yếu. Cho tới năm 1979 tình trạng quân sự của Trung Cộng vẫn còn lạc hậu, cho nên khi Đặng Tiểu Bình to mồm muốn dạy VC một bài học về quân sự, lại bị đá giò lái. Nhưng dù bị Mỹ dùng viện trợ ngăn cản đâm sau lưng, Hải quân VNCH trong suốt hai mươi năm (1955-1975), đã anh dũng giữ vững lảnh hải của đất nước một cách gần như trọn vẹn, trước sự dòm ngó tranh dành hải đảo của cac nước Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương và Kampuchia..

Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Đông Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa, gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.

Quần đảo Hoàng Sa thời Đệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 134/NV năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các đảo, để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Như thường lệ vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần. Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Đà Nẳng với công tác chuyển vận Đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất, gồm 7 sĩ quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I Chiến thuật.

Trước khi đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng Sa. Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh Trung ương, chỉ phòng thủ, không được tấn công trước khi địch chưa khai hỏa.

Theo sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham chiến gồm: Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Đại Tá Vương Kỳ Uy là hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là Đại Tá Quan Đức. Đây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến, gồm Tư lệnh là Đô Đốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh của Hạm Đội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Đề Đốc, 4 Đại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Đại Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Phi Tiễn Đỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx, Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Đại. Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm, 4 Khu trục Hạm, trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19 và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Đội Nam Hải, tổng chỉ huy.

Bên VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần Bình Trọng, Hạm trưởng HQ. Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng HQ. Trung Tá.Ngụy Văn Thà. Trong khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm. Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư.

Về lực lượng trừ bị có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Đoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa chiến trường nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn. Kết quả phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng chạy được về Đà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó. Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị bắn chìm.

Có một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được hạ thủy năm 1940 toàn loại phế thải được tân trang. Bốn Chiến hạm tham chiến năm 1974 được coi là tối tân nhất, vì HQ4 hạ thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16 hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng liên thanh đều được gở bỏ khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị chỉ có đại bác nhưng nhờ các sĩ quan Hải Quân VNCH đều được huấn luyện tại Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như hạm trưởng tử thương.

Tệ nhất là người Mỹ lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu, cũng không thèm cứu vớt theo đúng luật hàng hải quốc tế.

Theo các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó các chiến hạm của Hải quân/VNCH đã chống trả với giặc rất dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu đã có nhiều tàu chiến của Trung Cộng bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HO.16 bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được HQ.11 dìu về Đà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10 và Hộ tống hạm Nhật Tảo vùng vẩy chiến đấu với hằng chục chiến hạm của Trung Cộng được không quân từ các căn cứ trên dảo Hải Nam tới yểm trợ.

Cuối cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo bị bắn cháy và chìm giữa biển Đông. Hạm trưởng HQ.Trung Tá.Ngụy Văn Thà, tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan hải quân Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng (Hậu Nghĩa). Khi tàu lâm nạn với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà đã ra lệnh cho Hạm phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Đéc, tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở lại chết với tàu.

Trên biển Thiếu tá Trí vì bị thương nặng cũng đã chết trên bè, trước khi các quân nhân còn lại được thương thuyền Skopionella của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba cứu sống vào đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân nhân này được một chiến hạm của Hải Đội 1 Duyên Phòng đón về đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ đã dùng bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một thuyền đánh cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.

Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội ĐPQ/Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Đây cũng chính là nơi mà năm chục năm về trước (1924), liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ông ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Đông Dương đang có mặt tại Hồng Kông.

Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Đông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Đặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.

Lịch sử tái diển ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân Việt Cộng tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này vì Hà Nội chỉ phản ứng có lệ, nên tài liệu cho biết phía Trung Cộng không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại phía VN có nhiều tàu chiến bị chìm gồm: Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ, 1 Tuần Dương Hạm cũ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong.

Từ sau ngày 30-4-1975 chiếm được cả nước, CSVN lúc nào cũng rêu rao khoác lác về “độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ”. Thế nhưng nay đã lộ nguyên hình bán nước cho Tàu, phản bội quê hương dân tộc nên bị toàn dân trong và ngoài nước phanh phui nguyền rủa, đứng dậy công khai chống đối quyết liệt, bất chấp ngụy quyền khủng bố đàn áp bức hại tù đày.

Dân chúng VN bao đời sống nhờ biển cá, VC ngày nay đem biển bán cho giặc Tàu, khiến cho nguồn lợi thủy sản bị hao hụt trầm trọng, tài nguyên thuộc về ngoại bang. Trước năm 1975 lúc nào cũng nói “VNCH tham nhũng, độc tài, Diệm-Nhu, Thiệu Hương chạy theo Mỹ”, nay rõ ràng hơn chính đảng VC và Hồ Chí Minh mới đích thực là đầy tớ của ngoại bang, hết cõng Nga tới Tàu, nay bỏ chân qua Mỹ-Nhật.. bán nước, bán dân hiện nay ai cũng biết hết.

Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘Nam quốc sơn hà, nam đế cư’.

Nhân buổi Xuân về, người lính già đang sống thừa trên đất khách, nghiêng mình trân quý thắp một nén nhang lòng, kính gửi theo mây ngàn phương tới tất cả những oan hồn của nam nữ liệt sĩ anh hùng Việt Nam Cộng Hòa,  mong được phù hộ cho đồng bào trong nước sớm thoát khỏi gông cùm nô lệ của tập đoàn ngụy quyền bán nước Hà Nội, để Việt Nam có cơ hội tự cường tự chủ đứng dậy hiên ngang tiêu diệt giặc Tàu đỏ như thuở nào Tổ Tiên ta đã anh dũng đánh đuổi xâm lăng ra khỏi nước, để giành lại phần lảnh thổ mà Hồ Chí Minh và Cộng Sản VN đã đem bán cho Hán tặc suốt mấy chục năm qua.

Viết tại Xóm Cồn Hạ uy Di
Mường Giang
Về Đầu Trang Go down
TTYN
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun Jan 18, 2015 2:51 pm


BIỂN CỦA QUÊ HƯƠNG



Tưởng niệm tử sĩ HQVNCH trong trận Hoàng Sa 19/1/1974.
TTYN thực hiện.
Về Đầu Trang Go down
Ng. Hùng
Khách viếng thăm




Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeSun Feb 15, 2015 5:53 pm


Chuyến hải hành trở về Biển Đông
và lễ tưởng niệm chiến sĩ Quân Lực VNCH





Chuyến hải hành trở về Biển Đông và lễ tưởng niệm chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 01/1974

Nguyễn Hùng và gia đình (Danlambao) - Trong những ngày cuối của tháng Giệng 2015, chúng tôi tham gia chuyến đi du lịch trên một Tàu du lịch xuyên quốc gia (cruise ship). Hành trình ghé thăm các quốc gia nằm bao bọc Biển Đông gồm Việt Nam, Hồng Kông, Philippines, Mã Lai và Singapore.

Tại Việt Nam, tàu du lịch ghé cảng Cái Mẹt (Phú Mỹ) và cảng Chân Mây (Thừa Thiên).

Cách đây nhiều chục năm chúng tôi đã có một vài chuyến hải hành xuất phát từ một bến bải vô danh trong lòng đất nước, trên những chiếc thuyền cây mong manh, không đi du lịch mà phải rời bỏ quê hương xứ sở thân yêu để ra đi.

Lần này là lần đầu tiên được đi trở lại trên Biển Đông bằng cách đi tàu thủy trên biển, đặc biệt là xuyên qua vùng biển từ Mã Lai Thái Lan và miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17. Dù cho được đi trên chiếc tàu du lịch với số lượng người trên 3000 nhưng trong lòng vẫn nao nao khi nhớ lại lúc ra đi trong vùng biển này trên chiếc thuyền cây mong manh và luôn gần kề với sự chết chóc.

Tàu du lịch chỉ cặp bến trong thời gian khoảng 10 giờ tại mỗi bến cảng. Sài Gòn là nơi chúng tôi trưởng thành, nên việc viếng thăm thắng cảnh Sài Gòn không phải là điều cần thiết.

Điều đặc biệt của chuyến hải hành này là thời gian của chuyến đi trùng hợp với thời gian xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa giữa các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống lại bọn xâm lược Tàu cộng cách đây 41 năm, ngày 19/01/1974.

Chúng tôi có ý định sẽ tiến hành thực hiện một lễ tưởng niệm đơn sơ để tưởng nhớ và ghi công ơn những chiến sĩ của quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến đánh đuổi bọn xâm lược Tàu cộng tại quần đảo Hoàng Sa.

Để cho lễ tưởng niệm mang thêm ý nghĩa tình quê hương đất nước, chúng tôi đã cố gắng trong khả năng, thu góp những lễ vật cần thiết ngay tại Sài Gòn và thành phố Đà Nẵng chứ không mang theo từ nước ngoài, ngoài trừ lá cờ vàng Tổ Quốc và những lời tưởng niệm ghi công và nhớ ơn những anh hùng tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa.

Trong lần tàu cập cảng container Cái Mẹt, Phú Mỹ chúng tôi đi cùng đoàn khách du lịch về Sài Gòn. Chúng tôi đến viếng thăm khu tượng đài đức Trần Hưng Đạo, Thánh Tổ của binh chủng Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tại đây chúng tôi thu nhặt một số lượng đất dưới chân tượng đài. Sau đó chúng tôi đến khu vực chợ Sài Gòn tìm mua vài thước ribbon màu và vài ký trái cây Việt như chôm chôm, măng cụt…

Khi tàu cập bến cảng thứ nhì trong lộ trình di chuyển dọc theo bờ biển Việt Nam, cảng Chân Mây, chúng theo đoàn du khách nước ngoài đi thăm thành phố Đà Nẵng. Kết hợp với chuyến đi thăm viếng những thắng cảnh tại Đà Nẵng, chúng tôi tiếp tục thu nhặt cát tại bãi biển Mỹ Khê và mua một số lễ vật như nhang đèn tại chùa Linh Ứng, Sơn Trà, và mua thêm một vài loại hoa quả tại chợ Hàn cho lễ tưởng niệm sắp được thực hiện trên vùng Biển Đông khi tàu chạy ngang gần quần đảo Hoàng Sa.

Tàu rời cảng Chân Mây và tiếp tục chạy về hướng Hồng Kông. Vào thời điểm hừng đông ngày hôm sau, vị trí của tàu chạy gần quần đảo Hoàng Sa nhất, chúng tôi đã tiến hành thực hiện lễ tưởng niệm chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh trong trận hải chiến đánh đuổi bọn xâm lược Tàu cộng bảo vệ quần đảo Hoàng Sa ngày 19/01/2015.

Xin gởi đến bà con những hình ảnh ghi lại buổi lễ tưởng niệm này trên Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, kỷ niệm 41 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị bọn xâm lược Tàu chiếm đóng.

Lòng quả cảm liều chết quên thân của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn được toàn dân Việt tri ơn.

Ngày 15/02/2015
Nguyễn Hùng và gia đình
danlambaovn.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeMon Jan 04, 2016 3:20 pm

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Mao-bienden-denlong-danlambao
 
Mao và chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Trần Trung Đạo

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Mỹ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa”. Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng”.

Chủ trương chiếm Hoàng Sa trước khi chiến tranh chấm dứt


Sau khi hiệp định Paris được ký kết, quan hệ giữa CS Bắc Việt và Trung Cộng trở nên tệ hại hơn. Học bài học tranh chấp biên giới với Liên Xô phía Bắc và phát xuất từ mối lo sợ bị bao vây ở phía Nam, Mao nghĩ đến việc phải tiến chiếm các đảo ngoài Biển Đông trước khi CS Bắc Việt chiếm toàn bộ Việt Nam và rơi hoàn toàn vào quỹ đạo của Liên Xô, lúc đó là kẻ thù số một của Trung Cộng. Mao càng lo lắng hơn khi thấy chính sách của Mỹ ngày càng trở lại với chủ trương tự cô lập (American Isolationism) trước đây trong lúc Liên Xô ngày càng mở rộng và có khả năng lấn chiếm sang Châu Á.

Ngoài lý do lãnh thổ, việc tiến chiếm Hoàng Sa là một bước thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mao, chuyển từ giai đoạn đấu tranh cách mạng dựa trên quan điểm Marx-Lenin-Mao sang thực tế quốc tế. Để thực thi các chính sách này, Mao cần một lãnh đạo có đầu óc thực dụng, và người đó không ai khác hơn là Đặng Tiểu Bình. Ngày 22 tháng 12, 1973, Mao phục hồi họ Đặng.

Mặc dù già nua, bệnh hoạn, chủ trương “phục hồi các lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là chủ trương của Mao.

Đặng Tiểu Bình đóng vai trò tích cực nhưng y chỉ mới được phục hồi chưa đầy một tháng sau sáu năm bị hạ bệ. Chu Ân Lai chủ tọa nhiều phiên họp của Bộ Chính Trị nhưng trong thời gian đó họ Chu đang bị kết án hữu khuynh. Diệp Kiếm Anh được giao trách nhiệm chủ tịch của ủy ban nhưng họ Diệp đã 77 tuổi và thuộc thành phần tướng lãnh thời Vạn Lý Trường Chinh.

Tháng Giêng 1974, Mao quyết định tiến chiếm Hoàng Sa trước. Kế hoạch chiếm Hoàng Sa được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và chi tiết, không chỉ về mặt quân sự mà cả chuẩn bị dư luận quốc tế để biện hộ cho hành động xâm lược Việt Nam.

Về mặt đối ngoại. Để có lý do tấn công Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tố cáo Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 11, 1973 đã bắt giữ tàu đánh cá Trung Cộng và hành động đó được xem như vi phạm chủ quyền Trung Cộng, buộc Trung Cộng phải “phản công tự vệ”. Ngày 11 tháng Giêng 1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ra thông báo xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh quần đảo này: “Các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa đều là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những hòn đảo này”.

Về mặt tổ chức. Một ủy ban đặc nhiệm của các lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và nhà nước Trung Cộng được thành lập để phát thảo kế hoạch tiến chiếm Hoàng Sa được thành lập trong phiên họp của Bộ Chính Trị do Chu Ân Lai chủ tọa. Năm Ủy viên Bộ Chính Trị trong ủy ban gồm Thống Chế Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying), Phó Chủ Tịch Trung Ương Đảng Vương Hồng Văn (Wang Hongwen), Ủy Viên Thường Trực Bộ Chính Trị phụ trách tuyên truyền Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và Đại Tướng Tư Lệnh Quân Khu Bắc Kinh Trần Tích Liên (Chen Xilian). Chu Ân Lai giao cho Diệp Kiếm Anh trách nhiệm điều hành ủy ban.

Mao phê chuẩn thành phần ủy ban.

Một phiên họp mở rộng sau đó, ngoài Chu Ân Lai và năm thành viên còn có sự tham dự của Đô Đốc Tô Chấn Hoa (Su Zhenhua), Chính Ủy Thứ Nhất của Hải Quân Trung Cộng. Tô Chấn Hoa là một trong những tướng hải quân có quan hệ mật thiết với Đặng Tiểu Bình và cũng là người chủ trương bành trướng Biển Đông.

Với một thành phần lãnh đạo chiến dịch cao cấp và đầy đủ ban bộ như vậy chứng tỏ việc tiến chiếm Hoàng Sa không chỉ là một tranh chấp biển đảo bình thường mà còn mang một ý nghĩa chiến lược hàng đầu và phải chiếm Hoàng Sa bằng mọi giá.

Về mặt quân sự. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Cộng thực hiện một cuộc viễn chinh hải quân chống lại nước ngoài và lực lượng tham chiến được chọn lựa kết sức cẩn thận. Bốn ngày sau khi Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, 11 chiến hạm của hải quân Trung Cộng và 600 lính được lệnh tiến vào vị trí. Các phi đoàn chiến đấu cơ đặt trên đảo Hải Nam được lệnh sẵn sàng tham chiến. Đặng Tiểu Bình trong thời gian này vừa được giao phó chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và thay mặt ủy ban điều hợp các hoạt động của Quân Ủy Trung Ương cũng như các vấn đề quân sự khẩn cấp. Bộ Tư lệnh Hạm Đội Nam Hải dưới quyền Tư lệnh Zhang Yuanpei trực tiếp chịu trách nhiệm tiến chiếm Hoàng Sa.

Kế hoạch được đệ trình lên Mao và Mao chấp thuận.

Ngày 19 tháng Giêng 1974, Hải Quân Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa. Sau trận hải chiến khoảng một giờ, Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Phía Trung Cộng công bố họ chỉ có 18 binh sĩ thiệt mạng và không có tàu nào chìm mặc dù báo chí Tây Phương cho rằng ít nhất một chiến hạm của hải quân Trung Cộng đã bị bắn chìm. Người viết không trình bày chi tiết ở đây vì diễn biến của hải chiến Hoàng Sa đã được rất nhiều tài liệu và nghiên cứu Việt Nam cũng như quốc tế công bố. Rất nhiều thông tin quý giá đang được lưu trữ tại website hqvnch.org.

Thái độ bàng quan của Mỹ

Chính phủ Mỹ ra lệnh Đệ Thất Hạm Đội không được can thiệp vì đã đồng ý ngầm với Trung Cộng sẽ giữ thái độ bàng quan trong tranh chấp Hoàng Sa, và các chiến hạm và phi cơ của Mỹ sẽ không xâm phạm giới hạn 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Cam kết này của Mỹ đã được Ngoại Trưởng Trung Cộng Hoàng Hoa nhắc lại trong diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc ngày 12 tháng Tư 1972 với sự hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

Bản tin của báo Time ngày 4 tháng Hai 1974 cũng xác định chính sách của Mỹ trong hải chiến Hoàng Sa là “tuyệt đối khoanh tay”.

Ngoài ra, trước đó vào mùa xuân 1972, Trung Cộng đã thử ý định Mỹ bằng cách gởi công hàm phản đối khi một tàu chiến Mỹ vi phạm khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Mỹ đáp ứng bằng việc chỉ thị hải quân Mỹ sẽ không hải hành trong khu vực 12 hải lý do Trung Cộng quy định. Thái độ đó của Mỹ là dấu hiệu cho Trung Cộng biết Mỹ sẽ không can dự vào tranh chấp Hoàng Sa.

Tại sao Trung Cộng chọn ngày 19 tháng Giêng 1974?

Ngày 19 tháng Giêng 1974 là ngày kỷ niệm 24 năm Trung Cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây không phải là sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên mà là một cái tát chính trị vào mặt đảng CSVN.

Tối ngày 20 tháng Giêng, Chu Ân Lai triệu tập phiên họp để tổng kết thành quả chiến dịch, và ngay sau phiên họp y đã trình chiến thắng lên Mao. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị sáp nhập vào địa phận tỉnh Quảng Đông. Các báo đảng và nhà nước Trung Cộng sau đó đã tung hô “chiến thắng vĩ đại của Mao Chủ tịch trên biển”.

Về phía CSVN, ngoài tuyên bố ba điểm chung chung giống như người ngoài cuộc của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” ngày 26 tháng Tư 1974, các lãnh đạo CS Bắc Việt không có một lời phản đối nào trước hành động xâm lăng của Trung Cộng. Khi đất nước bị xâm lăng, những kẻ chọn thái độ im lặng cũng chẳng khác gì chọn đứng về phía xâm lăng.

Bài học lịch sử từ hải chiến Hoàng Sa


- Đừng trông cậy vào ngoại viện: Trong tổng kết mới nhất The U.S. China Military Scorecard 1996-2017 của RAND Corporation, tuy Trung Cộng đạt nhiều tiến bộ trong hơn 30 năm hiện đại hóa, kỹ thuật chiến tranh của Mỹ vẫn còn dẫn trước rất xa. Ngay cả trong vũ khí nguyên tử, tỉ lệ giữa Mỹ so với Trung Cộng là 13 trên 1. Nghĩa là, dù bắn trước, Trung Cộng vẫn sẽ phải bị Mỹ đánh trả bằng bom nguyên tử nhiều lần.

Tuy nhiên, sự vượt trội kỹ thuật chiến tranh không có nghĩa Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột Biển Đông nếu Việt Nam bị Trung Cộng tấn công lần nữa. Vì các lý do kinh tế, Mỹ có thể làm ngơ như họ đã từng làm ngơ vì lý do chính trị trong hải chiến Hoàng Sa 1974. Bài học của hai cuộc thế chiến cho thấy Mỹ chỉ tham chiến khi quyền lợi của họ bị va chạm trực tiếp và phải có lợi về đường dài. Không nên trách ai cả. Một con người hay một quốc gia cũng thế, phải tự đứng lên bằng đôi chân của chính mình trước khi trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.

- Dân chủ hóa hay mất nước:
Tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Cộng quá rõ ràng và lộ liễu. Mặc dù có các áp lực quốc tế, không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Cộng sẽ từ bỏ tham vọng chiếm đoạt Biển Đông. Chủ trương gặm nhấm Biển Đông của Trung Cộng đang được tiến hành từng bước và chúng hy vọng đến mức độ nào đó sẽ đặt Mỹ và cả thế giới vào thế đã rồi. Trung Cộng đã nuốt vô thì chỉ có cách mổ bụng chúng mới lấy ra được.

Để tránh đại họa mất nước, chọn lựa duy nhất của Việt Nam hiện nay là dân chủ hóa và phải dân chủ hóa gấp. Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương, nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc và thăng tiến đất nước. Một dân tộc chia rẽ không thắng được Trung Cộng. Dân chủ là đôi cánh giúp đất nước có thể cất cao lên cùng thời đại. Đó không phải là lý thuyết mà là thực tế chính trị đang được hầu hết các quốc gia áp dụng. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay.

- Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia để khỏi bị “Phần Lan Hóa” (Finlandization): Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cho phép Phần Lan được duy trì cơ chế dân chủ trong khi khống chế mọi chính sách đối nội và đối ngoại đi ngược với quyền lợi của Liên Xô. Phần Lan không có chọn lựa nào khác vì không nằm trong vị trí chiến lược.

Khác với trường hợp Phần Lan, một Việt Nam dân chủ có khả năng thoát ra khỏi khả năng bị “Phần Lan Hóa”, đưa đất nước vào vị trí chiến lược quốc tế và chủ động làm cho quốc tế quan tâm.

Chủ trương hiện nay của lãnh đạo CSVN “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” là chủ trương tự sát, không đúng về lý thuyết lẫn thực tế chính trị. Chủ trương này là bản sao chính sách đối ngoại của Trung Cộng nhưng khác ở điểm Trung Cộng chỉ tuyên bố để tuyên truyền chứ không bao giờ áp dụng.

Kết luận

Robert D. Kaplan, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng và đã được tạp chí The Policy hai lần xếp vào danh sách 100 nhà tư duy hàng đầu của thế giới (“Top 100 Global Thinkers”), cho rằng Trung Cộng có khả năng cao sẽ “Phần Lan Hóa” Việt Nam.

“Phần Lan Hóa” là một loại chủ nghĩa thực dân trong thời đại toàn cầu. Chủ trương này ít tốn kém vì các quốc gia bị “Phần Lan Hóa” được phép duy trì độc lập trên danh nghĩa nhưng chính sách đối ngoại sẽ được soạn thảo tại Bắc Kinh. Trung Quốc làm như vậy để vừa thúc đẩy nền kinh tế đang tiến rất chậm và đồng thời cũng để giảm áp lực chống đối từ trong nước qua việc đề cao chủ nghĩa dân tộc. Công thức mà Trung Cộng đang sử dụng không có gì mới và mô hình phát triển hiện nay của Trung Cộng cũng không phải là một loại mô hình ngoại lệ (Chinese exceptionism) như một số lý thuyết gia của đảng CSTQ đang dùng để kết luận Trung Cộng sẽ không sụp đổ.

Một thành phần có ảnh hưởng trực tiếp vào sự thay đổi cơ chế chính trị nhưng Robert D. Kaplan không đưa vào phân tích của ông, đó là nhân dân, tức là thành phần những người dân của một quốc gia có ý thức cao về quyền hạn và trách nhiệm phải thực thi đối với đất nước. Trong thực tế cách mạng dân chủ, đóng góp của nhân dân là yếu tố âm thầm nhưng quyết định, tiềm tàng nhưng vô cùng mạnh mẽ như đã chứng tỏ tại nhiều quốc gia Đông Âu, Phi Châu, và tại Liên Xô cũ. Tại Việt Nam, yếu tố nhân dân còn giới hạn, chưa tập trung, thiếu tổ chức nhưng đã có và đang trên đà phát triển. Những hạt giống đã được gieo xuống. Mỗi người Việt, mỗi tổ chức, đoàn thể trong điều kiện và phương tiện sẵn có của mình nên tập trung chăm bón.

03.01.2016
Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
_____________________________________
Tham khảo:

- Yang Kuisong (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars.
- Bruce A. Elleman and S.C.M. Paine (2011). Naval Power and Expeditionary Warfare: Peripheral Campaigns and New Theatres of Navy Warfare. Taylor and Francis Group.
- Qiang Zhai (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press.
- Dr. Stein Tonnesson (2001, July). The Paracels: The “other” South China Sea Dispute, Paper presented at the South China Sea Panel, International Studies Association, Hong Kong Convention.
- Eric Heginbotham (2015). The U.S. China Military Scorecard 1996-2017, RAND Corporation.
- Paracel (Xisha) Islands – 1974, globalsecurity.org.
- David Brown (2014, May 22). Vietnam Faces “Finlandization” from China. Asia Sentinel.
- Larry M. Wortzel, Robin D. S. Higham (1999). Dictionary of Contemporary Chinese Military History. Greenwood Press.
- The World: Storm in the China Sea. Time, Feb. 04, 1974.
- Robert D. Kaplan. The South China Sea is to China what the Greater Caribbean was to the United States, The Globe and Mail, June 19, 2015.
- John W. Garver. Chinas Quest: The History of the Foreign Relations of the Peoples Republic. pp. 324-325. Oxford University Press.
- Lai To Lee (1999). China and the South China Sea Dialogues, pp13-14. Praeger, London.
- Bill Hayton (2014). The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, Yale University Press.
- hqvnch.org (Trang sưu tầm tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH).
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jan 19, 2016 2:58 pm

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1191

Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974


Posted by adminbasam on 18/01/2016
Phay Van/ FB Đinh Ngọc Thu
17-1-2014

Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi, chính phủ Việt Nam Cộng hòa xuất bản tháng 3/1974, do tác giả Đinh Thanh Nguyện đã được đưa lên mạng đúng 2 năm trước.

Trang 33 của tài liệu này, có đoạn: “Trong một bài bình luận, đài phát thanh BBC đã nhận định rằng: ‘Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở vào một cái thế khó xử, đúng ra Cộng sản Bắc Việt phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, nhân danh những người Việt Nam, nhưng nếu Cộng sản Bắc Việt làm như vậy sẽ khiến cho Trung Cộng phẩn nộ. Và cũng bởi sợ Trung Cộng sẽ thôi không cung cấp các nguồn tài trợ dành cho chiến tranh. Vì vậy, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đành phải ngậm miệng, để nhận lãnh những mũi dùi mà những người Việt Nam dành cho họ‘.

Các đại diện Cộng sản xuất hiện ở đâu cũng bị các ký giả và các nhà ngoại giao Tây phương chất vấn về việc tại sao họ không dám dứt khoát lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa thì họ tìm cách lãng tránh và nói mơ hồ rằng những tranh chấp biên giới phải được các phe đàm phán với nhau một cách bình tĩnh.

Còn Mặt trận Giải phóng Miền Nam, trong cuộc họp báo sáng ngày 26-1-1974 tại Camp Davis, Tân Sơn Nhất, Phó Trưởng phái đoàn Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp Quân sự 2 bên đã nhận định rằng việc Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa chỉ là sự tranh chấp lịch sử còn để lại từ các thời trước và xác định Mặt trận Giải phóng Miền Nam đứng ngoài vụ tranh chấp ấy”.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1173

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1174

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1175

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1176

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1177

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1178

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1179

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1180

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1181

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1182

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1183

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1184

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1185

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1186

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1187

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1188

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1189

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 H1190

Bốn chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa tháng 1-1974.
Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 4-chot_txtv
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeTue Jan 17, 2017 5:30 pm

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 9k=

Hoàng Sa, Trường Sa Là Của Việt Nam! Cho Dù Nay Đã Bị Trung Cộng Cưỡng Đoạt Bằng Vũ Lực


Mường Giang
16/01/2017

            Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, thì vào ngày 14-9-1958, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký văn kiện có phê chuẩn của chủ tịch nước Hồ Chí Minh xác quyết rằng: ‘Chính phủ VNDCCH tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Trung Hoa’. Tiếp theo ngày 22-9-1958 đại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Đồng ký lên thiên triều
        Tháng 5-1976, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng của Ngô Công Đức, Lý Quý Chung vẫn còn đăng lời xác nhận của CSVN rằng ‘ Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng’. Khôi hài hơn, báo trên còn viết tiếp ‘ vì ta và Tàu sông liền sông núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa của ai cũng thế thôi, nên nếu VN muốn lấy lại đảo lúc nào, Bắc Kinh cũng sẵn sàng giao trả ‘ Nhưng có lẽ bi thảm nhất vào ngày 14-3-1988, Hải quân VN đã giao tranh đẳm máu với Tàu đỏ tại Trường Sa để bảo vệ số đảo còn lại của ta, từ sau ngày 30-4-1975. Ngay sau đó, trên tờ Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988, Hà Nội đã không dám tố cáo sự kiện lịch sử này trước công luận quốc tế, ngược lại vẫn ngoan cố bao che cho tội bán nước của Hồ Chí Minh năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng lúc đó mới viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để CS Bắc Việt có phương tiện và hậu thuẩn đánh chiếm VNCH từ 1955-1975.
       Gần một thế kỷ bị Pháp đô hộ (1884-1954), đã độc quyền ký kết nhiều hiệp ước song phương cũng như các công ước quốc tế, về luật biển, hải đảo và biên giới giữa các nước. Năm 1885, Pháp ký với Mãn Thanh hiệp ước Thiên Tân, hủy bỏ sự liên quan giữa Nhà Nguyễn VN và Trung Hoa, hủy bỏ ấn phong vương, phân định lại đường ranh giới bằng cọc cắm và bản đồ. Năm 1887, Pháp và Trung Hoa lại ký Hiệp Ước Brévié, phân ranh vùng Vình Bắc Phần, từ Trà Cổ (Móng Cáy), dọc kinh tuyến Đông 108. Theo đó, phía tây đảo Bạch Long Vĩ là lãnh hải của VN,phía đông là của Trung Hoa. Về sự tranh chấp hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa, cũng được quốc tế giải quyết năm 1982 dựa theo công ước luật biển. Tháng 11-1993, công ước trên được LHQ phê chuẩn và thi hành vào năm 1994, với 170 quốc gia công nhận, trong đó có Trung Cộng và VN.
       Từ sau ngày 30-4-1975, CSVN lúc nào cũng rêu rao  về độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ. Thế nhưng mọi sự đã lộ nguyên hình khi thành tích bán nước cho Tàu, phản bội quê hương bị toàn dân trong và ngoài nước phanh phui. Nhờ đó, mọi người mới biết trong năm 1999 và 2000, Đổ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Phú Trong, Nguyễn Tấn Dũng và hầu hết Chính trị Bộ, đã lén lút ký kết 2 Hiệp Ước bất bình thường, vô lý, phản bội dân tộc, trong sự Bán Đất Biên giới và Bán Vịnh Bắc Phần cho giặc Tàu.

        Tóm lại, tất cả những ký kết điều hoàn toàn sai trái về công pháp quốc tế và đạo lý dân tộc, đi ngược lại truyền thống hòa bình, tự chủ, không lấy thịt đè người của bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả đều là những âm mưu xâm lăng, hay nói đúng hơn chính Hồ Chí Minh và CSVN đã rước voi Tàu về dầy mã Việt, ngay từ khi bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng năm 1950 cho tới cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975) chấm dứt. Trung Cộng lợi dụng quân viện và nhất là trong cuộc chiến biên giới năm 1979 giữa Việt-Trung, đã xua hàng triệu dân Tàu gốc thiểu số tại các tỉnh biên giới, lấn đất dành dân,sâu trong nội địa VN. Theo báo chí ngoại quốc, VC đã bán cho Trung Cộng tại biên giới Việt Hoa hơn 15.600 km2 và 20.000 km2 lãnh hải trong vịnh Bắc Phần.. Do đó tại Miền Bắc ngày nay, VN đã mất hẳn những địa danh hồn thiêng sông núi như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, và Đồng Đăng với Phố Kỳ Lừa
        Thời Pháp thuộc, Nam Quan được gọi là Porte de Chine. Sau năm 1954, Mao Trạch Đông đổi thành Mục Nam Quan, riêng VC gọi là Cửa Hữu Nghị. Trong dòng sông lịch sử, suốt mấy ngàn năm qua, Nam Quan là nơi chứng kiến bao cuộc tang dâu máu lệ. Ngày xưa, tại nơi này, Mạc Đăng Dung quì gối dâng đất cho nhà Minh để được làm vua nước Nam. Bây giờ lịch sử lại tái diễn qua sự kiện CSVN liên tục lén lút bán biên giới và lãnh hải, hải đảo cho giặc Tàu để vinh thân, phì gia, bảo vệ đảng cọng sản.           
       Từ năm 1930 tới nay chỉ vì lợi lộc cá nhân và đảng hệ, mà đảng CS đã cõng voi Tàu về đầy xéo đất nước, làm cho voi quen đường, chẳng những lấn đất dành biển, mà còn ngổ ngáo sử dụng một mình một chợ thượng nguồn các con sông thiêng của VN, từ sông Hồng, sông Đà, Lô, Thái Bình ở Bắc Phần cho tới sông Cửu Long tại miền Nam. Thảm kịch trên làm cho nước ta, bao chục năm qua chịu không biết bao nhiêu thiên tai bảo lụt, gây thiệt hại mùa màng tật bệnh, vì những chất độc hại của Tàu đổ xuống các dòng sông, theo nước xuống tận đồng bằng sông Hồng, sông Cửu trước khi ra biển.
       Dân chúng VN bao đời sống nhờ biển cá, CS ngày nay đem biển bán cho giặc Tàu, khiến cho nguồn lợi thủy sản bị hao hụt trầm trọng, tài nguyên dưới đáy biển bao đời, nay thuộc về ngoại bang. Tháng 1-2005, ngư dân tỉnh Thanh Hóa hành nghề trong Vịnh Bắc Việt , đã bị lực lượng quân sự của Trung Cộng bắn giết một cách tàn nhẫn tận tuyệt, bất chấp lòng nhân đạo và luật lệ của quốc tế. Thảm kịch đau lòng tủi nhục trên làm cho cả nước, ai cũng rớt nước mắt vì thường đồng bào mình. Tiếp theo là việc Trung Cộng khai thac dầu hỏa trong vùng lảnh hải và thềm lục địa của VN, cố tình gây nạn tràn dầu, ô nhiễm chất phế thải, khiến cho đồng bào dọc miền duyên hải, từ bắc vào nam gánh chịu. Đó là chưa nói tới, ngư dân VN hàng ngày bị Tàu cấm hành nghề , vì biển củ đả bị đảng bán cho giặc, vịnh Bắc Việt trở thành Vịnh Hải Nam của người Tàu.
       Bỗng thấy không cầm nổi nước mắt khi tình cờ đọc lại một bài thơ cũ của một tác giả nào đó ngợi ca cuộc đấu tranh trường kỳ của Dân Tộc Việt :

‘ Nhớ những thuở cầm Hồ đoạt sáo
Nhạc Bình Ngô, ca Quỳnh Uyển rập rình
Thuở Hồng Bàng rẽ nước rạch hoang
Vận nhiễu nhương nằm gai nếm mật
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha ta để cho ta chạm vàng
Trải bao lớp tiền nhân dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Làm trai đứng ở trên đời
Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.”

1-TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT TRUNG “ 4 TỐT, 16 CHỮ VÀNG “ :
       Ngày nay sau 38 năm chiến tranh chấm dứt nhưng nhìn lại thực trang VN, một nước không nhỏ ở Đông Nam Á, với dân số gần 90 triệu người, có nhiều tiềm năng kinh tế như hải sản, lúa gạo, dầu khí và khối nhân lực trẻ trung, thông minh.. không thua một nước nào trong vùng. Thế nhưng tới giờ đất nước vẫn nghèo đói, xã hội suy đồi , thân phận người phụ nữ VN bị hạ thấp đọa đầy giữa vũng bùn ô nhục nhất thế giới.
       Tất cả thảm trạng trên từ đầu tới cuối đều có tương quan nhân quả vơi đảng CSVN qua vai trò lảnh đạo đất nước bằng thể chế độc tài thối nát, quan chức tham nhũng, già nua cuồng tín, đạo đức suy đồi nhưng đam mê quyền năng, tham vọng bè phái, trình độ thoái hoá. càng lúc càng đi ngược dòng, qua các kỳ đại hội trung ướng đảng từ 1976-2013. Đối với nhân loại, chủ nghĩa cộng sản được coi như cội nguồn mọi tội ác trên đời nhưng Việt Cộng vẫn tiếp tục tôn sùng Lê-Mác, trong khi đó chính người Nga đã vứt tượng lẫn chế độ Sô Viết vào thùng rác.

       Tìm đường vào lịch sử VN cận đại sau bức màn đỏ tại bắc bộ phủ, thực tế sẽ làm cho mọi nguời khựng điếng khi đối diện với một tâp đoàn tự xưng là lãnh đạo đất nước từ trước tới nay, mặt thật chỉ là một lũ âm tướng hung thần, kết phe tụ đảng, võng lọng lạy bái lẫn nhau. Chúng kiên định quyết tâm tiến lên xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đâu tranh với các tư tưởng đa nguyên chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập nào. Cuối cùng là ‘ Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta, không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình, để chúng ta có được ngày hôm nay thì ‘ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA THUỘC TRUNG QUỐC HAY THUỘC TA CŨNG VẬY THÔI (???).
       Bao chục năm qua, mặc cho hàng trăm ngàn sinh mạng của đồng bào trôi vào miệng cá trên đường tìm tự do, mặc cho hàng trăm ngàn sinh mệnh của quân công cán cảnh VNCH bị đầy đọa chết thảm trong tù ngục, mặc cho triệu triệu người dân cả nước sống lầm than đói lạnh vì chính sách bạo tàn, mặc cho hàng trăm ngàn thiếu nữ khắp nước bị xô đẩy vào xó đời nhục hận vì vũng bùn XHCN. Đảng vẫn cứ coi ‘ quê hương là chùm khế ngọt ‘ để tận lực sử dụng như một công cu riêng, phụng sự cho quyền năng của chúng được mãi mãi trường tồn. Tóm lại ‘ Tổ quốcquê hương, tình đồng bào ruột thịt.’ mà đảng có trách nhiệm duy nhât và lớn lao tự nguyện gánh vác THỰC CHẤT chỉ lợi dụng ĐỂ TRIỄN DƯƠNG Ý THỨC HỆ XHCN, chứ không bao giờ tạo sự ỔN ĐỊNH HẠNH PHÚC VÀ THĂNG TIẾN cho dất nước và dân tộc VN.
       Cho tới cuối thế kỷ XX quyền cai tri VN vẫn nằm trong một vài tên lãnh đạo CS già nua trong Bộ chính trị có từ thời chiến cuộc Đông Dương lần thứ 2 như HCM, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Trường Chinh.. và chia làm 2 phe theo Nga hay Tàu Đỏ. Năm 1967 Khruschev bị hạ bệ tại Liên Xô, phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ lúc đó đang theo Mao, đã lợi dụng thời cơ, tạo ra vụ án xét lại để triệt hạ gần như toàn bộ vây cánh của Võ Nguyên Giáp (theo Nga). Chính cá nhân HCM cũng bị Lê Duẩn lấn quyền nên chỉ còn biết an phận để được làm ‘ bác ‘ trên giấy tờ, còn Giáp thì gần như mất hết chức vụ khi HCM chết năm 1969.

       Sau ngày 30-4-1975 cưỡng chiếm được VNCH và làm chủ cả nước, thế lực của Duẩn-Thọ càng mạnh với nhiều vây cánh bao trùm Bộ Chính trị và quân đội, trong kỳ đại hội đảng lần thứ 4 (1976) . Nghị quyết của đảng lần này là ‘ nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể nhân dân lao động.. ’’ để đảng kiểm soát cả nước bằng bộ máy công an, từ trung ương đến tận tổ dân phố, qua các biện pháp như sổ hộ khấu, phiếu mua lương thực, giấy thông hành.. nhưng biện pháp hữu hiệu nhất của chế độ là ‘ tố cáo lẫn nhau ‘ để được lập công cho đảng, cho phẩm chất đạo đức cách mạng. Giai đoạn này Lê Duẩn theo Nga nên thẳng tay thanh trừng phe theo Trung Cộng như Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba.. Hậu quả gây nên cuộc chiến biên giới giữa Việt-Miên và Tàu đỏ (1977-1985).
       Tháng 3-1982 đảng lại nhóm họp đại hội trung ương lần thứ V, cũng chỉ với mục đích tăng thêm quyền lực của nhóm Duẩn-Thọ và kiên quyết theo Nga Sô để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN. Kỳ này ngoài số cán bộ già nua cũ, trong bộ chính trị còn có thêm Võ văn Kiệt, Đổ Mười, Lê Đức Anh.. còn Võ Nguyên Giáp bị loại khỏi chính quyền và mất luôn chức bộ trưởng quốc phòng, Nguyễn Văn Linh cũng bị ra rìa hạ tầng công tác.
       Để làm vừa lòng chủ mới, CSVN vào năm 1985 cho dựng tương Lê Nin cao 5m tại Hà Nội, còn việc nuớc thì hoàn toàn rập theo khuôn mẫu Liên Xô. Về hiến pháp, bỏ câu mở đầu trước đây mượn từ miệng Mao Trạch Đông, đồng thời thêm vào cuốn Điều Lệ Đảng ‘ Trung Quốc là kẻ thù lâu đời và nguy hiểm nhất ‘.Trong bản tu chính Hiến pháp cũng ghi ‘Vừa trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng tổ quốc nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng tại Kampuchia ‘. Ngoài ra còn gọi sự kiện theo Nga là ‘ Hòn đá tảng ‘.Trong khi đó chính ông chủ Nga là Brezhnev đã từ lâu đi đêm với Trung Cộng, Hoa Kỳ lẫn khối ASEAN để giao dịch kinh tế, chính trị, hậu thuẩn.
       Những năm đó VN đói khổ triền miên vì chính sách kinh tế quốc doanh định hướng theo XHCN. Tại Nga năm 1982 Brezhnev chết, Andropov và Chermenko kế vị cũng không giải quyết được sự suy sụp của đế quốc Liên Xô sắp tói. Tháng 3-1985 Gorbachev lên nắm quyền, phải cứu đảng cứu nước bằng chính sách Cởi Trói (Glasnov) và Tái Cấu Trúc (Perestroika). Quan trọng nhất là Nga chịu hòa hoản cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ để sinh tồn.
       Trước sự kiện sắp bị Nga ruồng bỏ, đảng CSVN lại Nghị Quyết vào ngày 13-8-1986 rằng ‘ đảng ta ngợi ca sự hợp tác toàn diện Việt-Xô nhưng cả hai nước sẳn sàng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc’. Mặc cho VC nói gì thì nói, TC cứ tiếp tục cuộc chiến biên giới giữa hai nước, kéo dài từ 1979 tới nay, chiếm nhiều đất đai của ta trong đó có núi Faka và Núi Đất thuộc tỉnh Hà Giang.
       Cuộc cờ đang thế bí thì Lê Duẩn chết năm 1986, đã giúp CSVN có cơ hội trở cờ bằng cách đưa Trường Chinh thuộc phe theo Tàu đỏ lên thế chức tổng bí thư đảng cùng với Nguyễn Văn Linh vừa bị loại cũng được vào lại bộ chính trị. Lê Đức Thọ cùng phe nhóm Duẩn vẫn còn mạnh nhưng vì nhu cầu PHẢI THEO TÀU nên chịu đứng bên trong hậu trường làm Thái Thượng Hoàng quyết định tất cả quyền lực cả nước như HCM thuở trước. Thâm độc hơn, Thọ đề nghị với Đồng và Chinh vì tuổi già nên từ bỏ quyền lực nhường lại cho lóp trẻ, mà phần lớn thuộc vây cánh của Thọ đã cài sẳn như Lê Đức Anh, Đổ Mười, Nguyễn Văn Linh.. Tóm lại năm 1986 qua sự suy sụp của đế quốc Nga, làm cho ý thức hệ đảng CSVN gần như lung lay tới tận gốc. Vì vậy một mặt phải ‘ Đổi mới hay là chết’ và trước hết phải quay lưng lại để Ôm Tàu Đỏ. Có như vậy đảng mới mong sống còn.
       Nên đại hội đảng lần thứ VI (1986-1991), qua bài diễn văn của Gorbachev tại Vladivostok (Hải Sâm Uy) ngày 28-7-1986, công bố chính sách mới của Nga tại Châu Á Thái Bình Dương, trong đó mục đích chính là ‘ lập lại quan hệ ngoại giao bình thường với Trung Cộng’. Đó là lý do CSVN cũng ‘ Đổi Mới Tư Duy, Bỏ Nga Quay Lại Thần Phục Tàu Đỏ‘.Kỳ này Nguyễn Van Linh làm tổng bí thư, Phạm Hùng làm thủ tướng với các phụ tá Đổ Mười, Võ Văn Kiệt, còn Lê Đức Anh làm bộ trưởng quốc phòng. Bộ ba Chinh, Dồng, Thọ đôn lên làm cố vấn tối cao. Năm 1988 Phạm Hùng chết, Kiệt và Mười lần lượt thay thế chức. Giai đoạn này VN tuy đang đổi mới kinh tế nhưng vì viện trợ từ Nga và Đông Âu bị cắt nên vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác Trung Cộng ở phía bắc vẫn tiếp tục đánh phá biên giới để gián tiếp cảnh cáo VC không được liên hệ bình thường hóa với Mỹ trước Tàu đỏ.

       Năm 1989 liên tiếp từ Ba Lan, Tiệp Khắc tới Hung Gia Lợi đều từ bỏ thiên đàng xã nghĩa. Ngày 9-11-1989 bưc tường ô nhục Bá Linh bị giựt xập, nước Đức thống nhất, đồng lúc vợ   chồng bạo chúa Ceauscescu của Lổ Mã Ni bị dân chúng và quân đội treo cổ. Tin tức xấu về thế giới cộng sản dồn dập từng giờ, khiến cho bọn chóp bu lãnh đạo đảng hoảng hốt lo sợ tới số phận của mình, trước biển tội ác đã gây ra cho đất nước và dân tộc Việt suốt bao chục năm qua. Ngày 10-4-1990 CSVN họp để công bố sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới là do ‘ âmmưu thâm độc của đế quốc Mỹ, qua thủ đoạn diễn biến hòa bình ‘.Do đó để cứu đảng, cứu nước, cứu dân .. thì NHU CẦU CẤP BÁCH BẰNG MỌI GIÁ PHẢI LIÊN KẾT VỚi TRUNG CỘNG ĐỂ BẢO VỆ XHCN. Trong khi đó cả nước ai cũng biết Trung Cộng từ trước tới nay chỉ biết có lợi ích của chúng chứ không phải vì XHCN. Tất cả đều nằm trong những tính toán chiến lược chỉ có lợi cho Tàu mà thôi.

       Nhưng nói gì thì nói, theo Linh, Mười, Anh, Dồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Đức Bình, Phạm Hùng.. thì ‘ Trung Cộng dù có bá quyền cướp đoạt đất đai lãnh hải đảo biển của VN, thì cũng là một nước XHCN, nên VN nay phải cần tìm đủ mọi cách để hàn gắn lại tình đồng chí thắm thiết giữa hai nước đã bị sứt mẽ vừa qua. Có vậy đảng ta và đảng Tàu mới hy vọng sát cánh bên nhau gây dựng lại phong trào chủ nghĩa cộng sản đệ tam trên thế giới ‘.

       Ngày 29-8-1990 đánh dấu sự kiện đảng CSVN qui phục đảng CS Tàu, qua việc Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, kể cả Phạm Văn Đồng được Giang Trạch Dân, Lý Bằng gọi tới chầu thiên triều tại Thành Đô (Tứ Xuyên) để giải quyết vấn đề Kampuchia mà không nói gì tới vụ bình thường hóa ngoại giao cũng như vấn đề đang tranh chấp giữa hai nước tại biên giới và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN tại Đông Hải. Năm 1991 lại đại hội đảng lần thứ VII (1991-1996). Kỳ này hầu hết phe cánh theo Tàu đều nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ chính trị gồm Mười (tổng bí thư), Lê Đức Anh (chủ tịch nước) , Kiệt (thủ tướng) , Doàn Khuê (bộ trưởng quốc phòng) và Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh.. Thế lực cả nước hầu như nằm trong tay Bộ đội và Công an thuộc phe bảo thủ. Nguyễn Cơ Thạch thuộc phe thân Mỹ bị loại và mất chức bộ trưởng ngoại giao theo lệnh của Tàu đỏ. Ngày 5-11-1991 Đổ Mười và Võ Văn Kiệt sang chầu Bắc Kinh để ký thông cáo chung về bình thường hóa ngoại giao giữa hai nước nhưng không phải để ‘ môi hở răng lạnh và đồng chí chứ không phải đồng minh ‘ như trước.
        Võ Văn Kiệt tiếp tục chính sách đổi mới kinh tế nhưng đồng thời vẫn tuân thủ theo đường lối chuyên chính của đảng CSVN qua Hiến Pháp 1992, điều 4 tái xác nhận chính sách ‘ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đảng CSVN luôn trung thành với chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng HCM ‘.Quân đội VN trong giai đoạn này trở thành một thế lực mạnh trong bộ chính trị nhưng tất cả tiềm năng chiến đấu chỉ được sử dụng để làm kinh tế, cho nên lảnh thổ của tổ tiên đâucòn ai bảo vệ. Vì vậy dần mòn lọt vào tay giặc Tàu là vậy đó.
       Trong lúc đảng mê sảng vì được gần gũi trở lại với đông phương hồng để học tập và làm chỗ dựa lưng vững chắc thì giặc Tàu qua thế mạnh kinh tế và quân sự, ngày càng công khai lấn chiếm lảnh thổ và tài nguyên của VN trên Đông Hải, để giành giựt khai thác dầu-khí, sử dụng thủy lộ quốc tế ngang qua lảnh hải của nước ta dọc theo miền duyên hải từ nam lên bắc. Người Mỹ cũng đã trở lại VN để làm giàu, từ nhiệm kỳ đầu của TT Bill Clinton (1991) . Ngày 3-2-1994 Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận VN sau đó bình thường hóa ngoại giao tới thương mại song phương. Lúc này quyền hành cả nước nằm trong tay tam đầu chế Mười, Anh và Kiệt. Mỗi người lại có phe nhóm riêng để được theo Tàu hay Mỹ, nên giành giựt thanh toán nhau một cách khốc liệt.
       Ngoài HCM và Phạm Văn Đồng, còn có Lê Khả Phiêu cũng công khai bán nước cho Trung Cộng, trong thòi gian y làm tổng bí thư từ tháng 2-1999. Chính Phiêu đã nhượng bộ Tàu qua các hiệp ước ký kết về biên giới trên bộ tới biển đảo lảnh hải vùng đánh cá. Ngày 19-11-2000 trước khi mản nhiệm kỳ tổng thống, vợ chồng Bill Clinton đến thăm VN qua lời mời của chủ tịch nước Trần Đức Lương. Tại Hà Nội, Clinton được Phiêu lên tiếng thuyết giảng một bài học dài lịch sử VN và khoe chiến tranh với Mỹ đã gây được thành tích cho XHCN. Còn báo chí thì viết ‘chúng ta phải luôn nhớ rằng bản chất của Mỹ là chống lại chủ nghĩa cộng sản nên chúng vẫn chưa hề từ bỏ diễn biến hòa bình ‘.
       Thái độ ngoại giao khiếm nhã của Phiêu thực chất chỉ để lấy lòng nịnh bợ Tàu đỏ , đồng thời trấn an phe nhóm thân Trung Cộng. Sau cùng Phiêu bị mất chức trong kỳ đại hội đảng lần thứ IX (2001-2006) nhường quyền bán nước lại cho Nông Đức Mạnh (tổng bí thư) , Nguyễn Văn An, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.. tiếp tục tới nay vẫn không thay đổi.

2 - QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN TỪ LÂU ĐỜI :
        Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Đình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó là lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc gồm nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite viết năm 1701, của Đô Đốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng :’ Sự giao thônggiữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Đại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’ Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Đổ Bá tự Công Đạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng :’ Đảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Đại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Đàng Trong, cho Hải Đội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776, trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Đôn đã viết một cách rõ ràng :’ Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Đội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo.’ Tóm lại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Đông Hải : Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Đảo.

+ ĐỘI HOÀNG SA :
       Theo sử liệu cũng như nhân chứng thì buổi trước, Đội Hoàng Sa tập trung tại Vươn Đồn, để luyện tập cũng như sửa chữa thuyền bè và nhận lệnh thượng cấp. Trước khi xuất quân, Đội đến Miếu Hoàng Sa tế lễ. Đây là một ngôi nhà gồm 3 gian, làm bằng gỗ tốt, lợp tranh dầy, mặt Miếu quay ra cửa Sa Kỳ, trước có 2 cây gạo cổ thụ. Trong Miếu thờ Một Bộ Xương Cá Ông rất lớn. Theo người địa phương, hơn 300 năm về trước, Ông lụy tại Hoàng Sa nhưng đã được Hải Đội dìu về đất liền. Sau ba năm chôn cất, những người lính thỉnh cốt vào thờ trong Miếu . Từ đó về sau, hằng năm vào tháng 6, khi những người lính ,mãn phiên từ Hoàng Sa trở về, dân làng tổ chức cúng lễ tại Miếu, gọi là ‘ Đánh Trống Tựu Xôi’.
       Từ thị xã Quảng Ngãi, qua cầu Trà Khúc, bỏ quốc lộ 1 rẻ vào quốc lộ 24B, ngang qua Làng Sơn Mỹ dưới chân Núi Thiên Ấn chừng 5 km, thì rẽ vào một con đường đất đỏ, chạy giữa sông Kinh và rừng dương sát biển. Đó là xã Tịnh Kỳ, thuộc Huyện Sơn Tịnh, nơi khai sinh Hải Đội Hoàng Sa khoảng mấy trăm về trước, thời các Chúa Nguyễn Nam Hà, thuộc Đại Việt. Theo Quảng Ngãi địa dư chí, vùng đất này trước năm 1898 thuộc trấn Bình Sơn. Năm Thành Thái thứ 10, tách ra thành 2 Huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh.. Sau tháng 8-1945, khu Tịnh Kỳ được hoàn thành bởi ba xã An Kỳ-An Vịnh và Kỳ Xuyên. Xưa vùng này là một cù lao nằm cách đất liền, phải dùng ghe vào các bến Mỹ Khê, Chợ Mới, Sa Kỳ hay xa hơn là Thị Xã Quảng Ngải và các Thị Trấn Ba Gia, Đồng Ké, Sông Vê, Ba Tơ. Từ năm 1993, qua việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất nên hải cảng Sa Kỳ đã được mở rộng, đồng thời với con đường  chạy từ cầu Khê Kỳ, qua Cửa Lở tới Kỳ Xuyên. Có lẽ do địa thế sông nước bao quanh, nên từ mấy trăm năm về trước, Các Vị Chúa Nguyễn đã chọn An Vĩnh làm căn cứ  đặt Hải Đội Hoàng Sa, với nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, cũng như khai thác các tài nguyên ngoài Đông Hải. Đình làng An Vĩnh trước đây rất đồ xộ, là nơi Xuân thu nhị kỳ cúng tế những người lính Hoàng Sa, nay đả đổ nát chỉ còn lại Chiếc Cổng Tam Quan. Điều này đủ để minh chứng với thế giới, việc Quần Đảo Hoàng Sa-Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Đại Việt. Người Tàu chỉ ỷ vào sức mạnh và tờ văn khế bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, để cướp chiếm nước ta, như sau này chúng đã làm tại biên giới Việt Trung và Lãnh Hải trong Vịnh Bắc Việt.
       Ở đây, hiện còn nhà thờ Cai Đôi Phạm Quang Ánh, là người được Vua Gia Long cử ra Hoàng Sa năm 1815, đo đạc, khảo sát lộ trình và tổ chức Hải Đội. Ông được nhà Nguyễn phong chức Thượng Đẳng Thần khi mất. Tóm lại, từ thời các Chúa Nguyễn (1558-1783), nhà Tây Sơn (1788-1802), Nhà Nguyễn (1802-1945), đã có Hải Đội Hoàng Sa. Đặc biệt, năm 1836, Minh Mạng thứ 17, quần đảo Paracel hay bãi cát vàng, được Công Bộ đặt tên là ‘ Bản Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ, Tối thị Hiểm Yếu’.
       Từ năm 1954, Hoàng Sa là một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Quảng Nam-VNCH, được Tiểu Đoàn 1/TQLC bảo vệ. Từ năm 1959 tới 1974, Đảo do các Đơn Vị DPQ/Quảng Nam trú đóng. Quần Đảo Trường Sa ở phía Nam, cũng là một đơn vị hành chánh của tỉnh Phước Tuy và do DPQ của tỉnh này bảo vệ, cho tới ngày 30-4-1975.

3- TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA CỦA VN :
       Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không còn binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.
       - 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
       - 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
       -Ngày 30-4-1921, chính quyền Quảng Đông ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
       - Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.
       - Tháng 12/1946 Đài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Đức thuộc quần đao Hoàng Sa. Đảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Hoa.
       - Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
       - Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
       - Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Đồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.
       Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Đồng , ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Đông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký xác nhận , hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Được cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH, đề thu hồi lãnh thổ.
       Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Để bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Đề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á.
        Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài khơi Đông Hải của VNCH.Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa, gây nên trận hải chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.

       Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui, vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội DQP Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Đây cũng chính là nơi mà hơn mấy chục năm về trước, anh hùng Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn, để không bị sa vào tay giặc Pháp sau khi ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Đông Dương đang có mặt tại Hồng Kông. Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Đông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng , tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Đặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.
       Lịch sử lại tái diễn, ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân VN tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì bộ đội CSVN được lệnh không chống trả, nên chỉ phản ứng có lệ, vì vậy phía Trung Cộng không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, phía VN có nhiều tàu chiến bị chìm, gồm : Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm củ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong một cách oan uổng.
       Mạnh được yếu thua là phương châm xử thế lâu đời của Trung Hoa. Bởi thế qua suốt mấy ngàn năm lập quốc, vì thái độ trên đã làm cho nước Tàu loạn lạc triền miên hầu như thời nào cũng có. Tóm lại người Hán dù là ai chăng nửa, chắc sẽ chẳng bao giờ quên đuợc nổi hận nhục trong thời gian nước Tàu bị liệt cường xâu xé từng mảnh. Người Anh đã chiếm Hồng Kông làm thuộc địa, còn Thượng Hải là tô giới. Tại đây thực dân đã lập bảng niêm yết nghiêm cấm, không cho người Hoa và Chó vào vườn hoa hay những nơi công cộng, dành cho người ngoại quốc. Trước cảnh đau hận của dân tộc Hán, một học giả Nhật đã cảm khái viết :
‘ Á lục tiên hiền, ưng nhất tiếu
Anh nhân diệt hoản, sở cầm tù
Tùng kim hoán cải, công viên bảng
bất cám Anh nhân, cập cẩu lai ‘.

       Liên Bang Sô Viết nay đã tan rã, chỉ còn lại đế quốc Trung Hoa là một tập hợp của nhiều vùng đất của các dân tộc Mãn, Mông, Tạng, Hồi và Bách Việt , bị người Hán xâm lăng và cưởng chiếm . Một đất nước mênh mông với hàng ngàn dân tộc dị chủng, luôn mang thù hận và nghi kỵ, Trung Hoa không sớm thì muộn cũng sẽ bị tan rã như các đế quốc La Mã, Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Mông Cổ, Hung Nô và gần nhất là Ấn Độ, Nam Tư và Liên bang Sô Viết.
       Dân tộc Việt trong dòng sông lịch sử, cũng đã chấp nhận luật chơi ‘mạnh được yếu thua’, cho nên nay vì bất hạnh bị CS hèn mạt cầm quyền, đã phải liên tục mất mát đất đai biển đảo vào tay giặc Tàu. Nhưng lịch sử luôn là sự trùng hợp, chắc chắc con cháu người Việt trong tương lai gần, sẽ quật khởi chiếm lại tất cả lãnh thổ. kể cả hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bị VC dâng bán cho giặc khi cầm quyền. Thời nhà Trần, quân Đại Việt dưới tài lãnh đạo của các vua Trần và Hưng Đạo Đại Vương, một lòng tử chiến nên cuối cùng đã chiến thắng quân Mông-Nguyên ba lần, khi chúng xâm lăng Đại Việt. Nhờ vậy :ngày nay ta mới có :
‘ Nam quốc sơn hà , Nam đế cư
tiệt nhiên định phận tại thiên thư
như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
nhữ đẳng hành khan thử bại hư ‘

       Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘ Nam quốc sơn hà, nam đế cư ‘. Nay Biển Đông đang dậy sóng, Hoàng Sa Trường Sa đã mất vào tay giặc Tàu đỏ. Trong lúc Việt Cộng chỉ đánh giặc miệng và bi hài nhất qua vụ “VN thi hành luật biển theo công ước 1992 từ ngày 1/1/2013” hay luôn miệng kêu gọi ngoại bang như Nga, Ấn Độ, Nhật..tới bảo vệ lãnh hải và các đảo của mình sau khi tuyên bố “ Mỹ là kẻ thù đang diễn biến hòa bình, còn Trung Cộng mới chính là đại ân nhân phải đời đời nhớ ơn (lời Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Đăng Thanh..) “ .
       Hỡi ôi trong khi Biển Đông và Hải Đảo của VN lần hồi mất hết vào tay giặc Tàu. Trong khi Hải tặc Trung Cộng chẳng khác gì bọn cướp biển Somalie ở Vịnh Eden (Sừng Châu Phi) công khai cướp giết và khủng bố ngư dân VN từ Mống Cấy vào tới Hà Tiên, thì CSVN chỉ biết bắt bớ, bỏ tù và đe dọa người dân trong nưóc, cấm Đồng Bào chống  “ Giặc Tàu xâm Lặng “, lại còn ra lệnh không được biểu tình hay phát biểu, viết lách bất cứ một điều gì có liên quan tới phương Bắc, kể cả những sử liệu, di tíchvà chiến công của những bộ đội Bắc Việt trong cuộc chiến Chống Tàu tại biên giới Hoa Việt từ 1979-1985 và ngoài hải đảo Trường Sa 1988.

       Hơn 800 về trước khi nhiều nước trên thế giới còn ăn lông ở lỗ thì Dân Tộc Việt đã biết “ Hợp Quần Gây Sức Mạnh “ qua Hội Nghị Diên Hồng thời Trần chống giặc Nguyên-Mông. Ngày nay Người Việt trong và ngoài nước tuy có bị CSVN kềm kẹp bịt miệng, khủng bố nhưng mọi người cũng đã biết sử dụng những phương tiện truyền thông và văn nghệ để nối kết “ Triệu Con Tim, Một Tấm Lòng “ thề giựt xập chế độ phi nhân đảng trị, thối nát tham nhũng, bán nước cầu vinh của đảng Hồ. Sông có thể cạn, núi cũng sẽ mòn vì thời gian còn chân lý thì bất di bất dịch “ VN ngày nào còn đảng búa-liềm, ngày đó dân tộc vẫn sồng dưới ách nô lệ của giặc Tàu “.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Bài viết của GS. Trần Đại Sỷ, Trần Gia Phụng, Chính Đạo.
-Nam Quốc Sơn Hà
-Lê Công Phụng giải thích về sự bán nước cho Tàu
-Pham Phong Dinh ‘Chiến Sử VNCH’
-Hải Chiến Hoàng Sa của NS.Đoàn Kết.
-Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung
-Huynh Đệ Tương Tàn – Phạm Quốc Bảo dịch
-Diễn Đàn Dân Làm Báo, Biển Đông, Nguyệt San KBC Hải Ngoại..

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2013
MƯỜNG GIANG
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 11, 2018 4:27 pm

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Tuongniem-19-1-2014-30-danlambao 

Tâm tình nhớ Hoàng Sa

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Mỗi năm đến ngày 19 tháng Giêng thì người Việt hải ngoại và người Việt trong nước dù ở miền Nam hay miền Bắc đều cảm phục, tưởng nhớ đến “Hải Chiến Hoàng Sa”. Nơi đấy, Quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã can trường giữ đảo và biển Đông, đã oanh liệt hy sinh. Sắp đến ngày tưởng nhớ trận “Hải Chiến Hoàng Sa” năm nay là năm thứ 44 (2018-1974). Từ đấy, tôi xin viết bài này là để thắp nén tâm hương đến người đồng đội đã xả thân vì nước.

Tôi xin khẳng định: “Chiến sĩ VNCH son sắt giữ Hoàng Sa”. Vì sao? Vì so sánh về tương quan lực lượng thì Hải quân của Tàu cộng quân số đông đảo và sử dụng vũ khí hiện đại để xâm lược. Dù vậy, Hải quân VNCH đã giáng cho quân xâm lược 4 tàu bị tan tác, 18 quân Tàu tử thương. Về phía Hải quân VNCH có 74 chiến sĩ đã hy sinh, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 bị trúng đạn ở phòng máy và phòng chỉ huy. Hạm trưởng Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà và hạm phó đại úy Nguyễn Thành Trí đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, Hạm trưởng lo lắng cho sinh mạng của đồng đội nên ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè thoát nạn vì đang nguy ngập. Anh em Hải quân lại tha thiết Hạm trưởng cùng rời tàu nhưng Hạm trưởng vẫn sắt son ở lại tuẫn tiết theo tàu, nêu cao tinh thần “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”. 


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HQ10-NhatTao

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10

Sự hy sinh anh dũng của thiếu tá Ngụy Văn Thà như sự hy sinh oanh liệt của anh hùng Trần Bình Trọng, Lê Lai... Thế mà, có hai đại tướng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Cộng sản Việt Nam (CSVN) mà Bộ Quốc phòng là cơ quan có nhiệm vụ quân sự, chỉ huy Quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Hai đại tướng này lại nhục nhã quỵ lụy quân xâm lược Tàu, đấy là:


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Temp-danlambao

1- “Đại hèn tướng Lê Đức Anh” vào năm 1988 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thiếu tướng Lê Mã Lương đã tiết lộ: “Kẻ thủ phạm tiếp tay cho quân Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, chính là đồng chí lãnh đạo cấp cao”. Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội CSVN đã nhận lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”. Phẫn nộ trước hành động bán nước! Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Thế là, Nguyễn Cơ Thạch bị thiên triều Bắc Kinh ra lệnh Đảng CSVN cách chức Bộ trưởng Ngoại giao. Quân xâm lược Tàu cướp được đảo Gạc Ma, đã xây sân bay quân sự trên đảo này để uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam. Tài liệu còn tiết lộ: “Đại hèn tướng Lê Đức Anh đã đi đêm với Tàu cộng, đưa đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990”, từ đấy Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng!.

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Temp-danlambao

2- “Đại hèn tướng Phùng Quang Thanh” trong lúc giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thì giàn khoan HD-981 của Tàu cộng xâm phạm lãnh hải của Việt Nam từ ngày 1-5-2014, Đồng bào Việt Nam đã quyết liệt biểu tình phản đối, có người cương quyết tự thiêu để phản đối quân xâm lược. Thế mà, vào trưa ngày 31-5-2014 tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore, đại hèn tướng Thanh đã trơ trẻn phát biểu: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau, còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. Đến ngày 29-12-2014, đại hèn tướng Thanh còn trơ tráo phát biểu rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Hai đại hèn tướng này đúng là thứ ăn lương của Đồng bào Việt Nam lại làm quan cho Tàu cộng?! Tư cách của hai Đại hèn tướng này, nếu tôi dùng từ hạ cấp để chỉ về họ thì tự mình cảm thấy thèn thẹn vì dùng từ thiếu lịch sự. Dù vậy, với tư cách của họ chính xác chỉ có: “Hai đại hèn tướng mặt người dạ thú!” Tôi xin lỗi độc giả, vì tôi đã dùng từ thiếu lịch sự trong bài viết này! Vì sao nói vậy, vì họ đã mang lon đại tướng, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng CSVN nhưng họ không đủ tư cách để so sánh với thiếu tá Ngụy Văn Thà và 73 chiến sĩ Hải quân VNCH đã oanh liệt hy sinh tại đảo Hoàng sa.

Qua trận Hải chiến Hoàng Sa, xác định chắc chắn rằng: “Chiến sĩ VNCH dù tử nhưng danh bất tử”. Vì sao? Vì tên tuổi của các Chiến sĩ đã hy sinh trận “Hải Chiến Hoàng Sa”, người Việt tri ân muôn thuở và trận “Hải Chiến Hoàng Sa” đã, đang và sẽ xác định hùng hồn rằng đảo Hoàng Sa rõ ràng là của Việt Nam, chính Tàu cộng là kẻ xâm lược đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.

Kính phục các anh hùng “Vị quốc vong thân”, tôi xin thắp nén tâm hương bằng mấy vần thơ:

Bảy tư Chiến sĩ, nhớ nhung tâm!
Gìn giữ Hoàng Sa, há ngại ngần
Tử tiết trung trinh, danh bất tử
Ngụy Văn Thà, Tổ quốc tri ân!

Tôi không muốn “bới bèo ra bọ” nhưng chính công hàm của Phạm Văn Đồng với sự đồng lõa của Hồ Chí Minh đã dẫn dụ Tàu cộng độc chiếm biển Đông, mời xem video clip bằng tiếng Việt của đài phát thanh Tàu Cộng, ở chú thích (1), nội dung video clip này Tàu cộng công nhận trước kia quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, kể từ khi có công hàm bỉ ổi của thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của Tàu cộng?!

Ngoài ra, xin hỏi ai là thủ phạm đã gây cho người Việt ở tại đất nước Việt của mình lại sợ sệt người Tàu?! Mời xem video clip ở chú thích (2), độc giả chỉ mất khoảng 2 phút 44 giây.

Từ đấy, tôi xót xa cảm tác bài thơ “Tâm tình nhớ Hoàng Sa” là để thắp nén tâm hương dâng anh linh các Chiến sĩ VNCH đã xả thân vì nước và tâm tình với bà con mình vận nước đang tối tăm:

Nỗi trăn trở tồn vong nước Việt
Tiền nhân ta, tha thiết núi sông
Máu xương ngăn giặc, chất chồng!
Lo toan, mong mỏi Lạc Hồng quang vinh?!

Giặc Tàu lại rập rình xâm chiếm?!
Năm bảy tư, hải chiến Hoàng sa
Việt Nam, Quân đội Quốc gia
Giữ gìn biển đảo, xông pha hào hùng

Trang sử Việt, nấu nung tiết nghĩa
Gương Tiền nhân chan chứa can trường
Hoàng Sa, quyết chẳng nhịn nhường?!
Giao tranh ác liệt, trùng dương mịt mù!

Lòng son sắt, diệt thù báo quốc
Dạ trung trinh, trừ giặc an dân
Vẹn toàn trách nhiệm quân nhân
Bảy tư Chiến sĩ xả thân nước nhà!

Giặc Tàu lại điêu ngoa ngạo ngược
Vẽ lưỡi bò để nuốt biển Đông?!
Mưu mô chiếm biển mênh mông!
Sân bay bồi đắp, chúng hòng xâm lăng?!

Ngừa Đại Hán hung hăng, cay nghiệt?!
Mỹ-Nhật-Phi liên kết ngự phòng
“Công hàm bán nước” nhục không?!
Phạm Văn Đồng hỡi, biển Đông mất còn?!(1)

Ngư dân Việt căm hờn “tàu lạ”?!
Ngại khó khăn đánh cá xa bờ!
Giặc Tàu gian trá sờ sờ?!
Do đâu, Việt cộng “giương cờ sáu sao”?!

Chống Bắc thuộc, Đồng bào khẩn thiết
Cứu quê hương, đoàn kết đứng lên
Đập tan xiềng xích bạo quyền
Ngăn ngừa xâm lược, mới yên nước nhà?!

12.01.2018
Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________

Chú thích:
(1) www.youtube.com/watch?v=IDjm7lwnl14
(2) https://www.facebook.com/100003352905851/videos/1411964382258645/
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitimeThu Jan 17, 2019 11:35 pm

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Hoang-sa

Hồi ức của chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm xưa
(19/1/1974): Người về từ đại dương

Nguyễn Việt Kim

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 HQ16_TuanDuongHamLyThuongKiet
Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt (HQ.16)

Bài này được viết theo lời kể của 15 chiến sĩ Hải-quân thuộc Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt (HQ.16) đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa hôm 17-01-1974 để hạ cờ TC và dựng lại cờ của VNCH đã bị bọn TC xâm lược phá hủy. Sau trận hải chiến 19-01-1974 và khi bị phi cơ, các chiến sĩ này bị mất liên lạc với chiến hạm, do đó 15 chiến sĩ Hải-quân thuộc TDH. Lý-Thường-Kiệt đã rút ra khỏi đảo bằng bè cao su. Sau 10 ngày lênh đênh đói khát trên biển cả, 15 chiến sĩ này được ngư dân cứu thoát đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, tuy nhiên có một người kiệt sức và hy sinh, 14 người còn lại trong tình trạng sức khỏe khả quan.

LỆNH ĐỔ BỘ LÊN ĐẢO

Ngày 17-01-1974, chúng tôi được lệnh đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa với một nhiệm vụ rất ư là đặc biệt. Tâm trạng chúng tôi lúc này 15 người thật háo hức, không một ai lo sợ gì hết, mặc dù biết rằng đổ bộ lên đảo chắc chắn sẽ gặp trở ngại lớn, vì hiện tại trên đảo đã có một số quân Trung Cộng lén đóng trên đó. Đây chính là một thử thách tinh thần to lớn, và chúng tôi biết rằng cuộc chạm trán này thật quan trọng, không những chỉ ảnh hưởng đến Quân Chủng Hải Quân mà còn cho cả 19 triệu dân Miền Nam ngàn đời không biết khuất phục. Bởi vậy, chúng tôi hết sức hâm hở, mặc dù biết rằng phải đối đầu với lực lượng rất hùng hậu. Đã là con cháu Hưng Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn, Quang-Trung, Lê-Lợi… mang giòng máu hào hùng bất khuất của tiền nhân, chúng tôi phải nối gót để tô đậm thêm cho những chiến tích lẫy lừng, Bạch-Đằng, Chương-Dương, Hàm-Tử… mồ chôn hàng vạn tinh binh Mông-Cổ. Giờ đây, thời gian đã cách xa hàng ngàn năm, nhưng chiến trường vẫn là kẻ thù xưa – Bọn Tàu đỏ xâm lược. Bởi vậy , chúng tôi háo hức, chúng tôi sôi máu, chúng tôi hãnh diện khi cầm những lá cờ Việt-Nam vàng chói cấm lên đảo để tái xác định chủ quyền VNCH trên mảnh đất xa xôi nhỏ bé nhưng đầy thân yêu này.

Cuộc đổ bộ bắt đầu, 15 đứa chúng tôi được hướng dẫn thật kỹ càng, khi gặp trường hợp giao tranh với lực lượng của bọn Trung Cộng, những lời dặn dò càng tránh gây hấn càng tốt, chỉ tự vệ khi thích đáng cũng như có chỉ thị mới được nổ súng.
Để phòng ngừa bất trắc, chúng tôi được trang bị vũ khí nhẹ, gồm súng phóng lựu, lựu đạn và súng cá nhân, máy vô tuyến và phao cá nhân.

Những chiếc bè cao su được hạ thấp xuống từ Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt. Chúng tôi bắt đầu rời tàu. Nhìn đồng hồ lúc này là 7 giờ 45 phút. Trời cũng vừa hừng đông. Mặt trời đỏ hồng từ dưới biển khơi chui lên thật đẹp. Chúng tôi có cảm tưởng mặt trời bị nhuộm máu. Máu sẽ đổ trong đó sẽ có máu của những người trai Việt hào hùng chống xâm lăng, bảo vệ lãnh thổ yêu dấu của quê hương, và máu của bọn TC xâm lược sẽ đổ như cha ông của chúng ngày xưa trên sóng nước Bạch-Đằng, Chương-Dương, Hàm-Tử…


Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 DoBoVaoHoangSa

Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 DoBoHoangSa


Sóng dập dềnh tung bọt trắng xóa, chiếc bè cao su nhấp nhô, không đầy 10 phút, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình.

Những ánh mắt nhìn nhau ngời sáng, niềm tin tất thắng trong nụ cười. Chúng tôi cùng bắt tay thề sống chết có nhau. Nếu một người hay nhiều hơn trong toán bị hy sinh thì bằng mọi giá những người còn lại sẽ ăn thua đủ cùng bọn hải khấu và cố gắng đưa thân xác trở lại với gia đình.

Trung úy L. trưởng toán kiểm qua một lượt quân số trước khi chúng tôi rời bè lên đảo. Mặt trời cao dần, ánh sáng thật rực rỡ, niềm tin chiến thắng càng bừng lên trong óc chúng tôi. Tay cầm những lá cờ phần phật trước gió, chúng tôi hăm hở bước trên đá và san hô lởm chởm. Khi đặt chân lên đảo, một vài ngư phủ (quân Trung Cộng trá hình) ra hiệu cho toán dừng lại nhưng chúng tôi vẫn bước đi và nhìn chúng bằng đôi mắt ngạo nghễ. Trung úy L trưởng toán căn dặn chúng tôi:
– Các bạn nên thận trọng, đừng bao giờ nổ súng trước.
Chúng tôi thi hành lệnh và vẫn lẫm liệt tiến bước. Một vài cọc sắt, một vài bảng gỗ có ghi chữ Tàu (do bọn TC mới đặt lên để tạo vết tích) bắt gặp, bị chúng tôi nhổ ngay, và thay vào đó là lá cờ Việt Nam. Lúc này chúng tôi cũng vừa nhận ra, ngoài chúng tôi còn có các đơn vị khác đang tiến vào như anh em Biệt Hải, các nhân viên chiến hạm bạn. Tinh thần chúng tôi lên thật cao. Trên đường đi, toán chúng tôi bắt gặp một số ngư phủ của TC nhìn chúng tôi bằng đôi mắt cú vọ như muốn ăn tươi nuốt sống. Chúng chưa có phản ứng gì thì kệ chúng, chưa vội gì. Nếu chúng chửi bằng mồm thì mình chửi lại, tiếng chúng chúng nghe… và chúng tôi vẫn thản nhiên cắm Cờ.

Anh bạn mang máy truyền tin vẫn liên lạc đều với cấp chỉ huy ngoài chiến hạm. Cắm cờ quốc gia trên đảo, niềm hãnh diện mọc lớn trong tâm hồn chúng tôi. Thân thể của mẹ Việt-Nam phải được nguyên vẹn. Đất đai của Việt-Nam phải vẹn toàn, một tấc đất cũng không thể mất vào tay bọn TC xâm lăng. Chúng tôi như đi ngược lại thời gian, anh em luôn miệng kể chuyện tiền nhân ta đánh Tàu, nào Ô-Mã-Nhi phải lủi như chuột, Thoát-Hoan phải chui vào ống đồng mới bảo toàn được tính mạng. Hùng khí cao lên ngất trời, chúng tôi nghỉ lúc này mà được giao tranh với địch thì sướng biết mấy.
Cắm hết số cờ có sẵn, chúng tôi chờ lệnh. Lúc này, chúng tôi vừa nhận ra trên trời cao, phản lực của địch gầm thét, ngoài biển khơi, tàu của TC xuất hiện. Chúng tôi kiểm soát lại vũ khí. Đạn đã lên nòng, bây giờ dù cho quân số địch có đông đảo cỡ nào đi nữa, chúng tôi vẫn sẵn sàng nghênh chiến, ví dù 15 người chúng tôi có hy sinh, thì ít nhất cũng phải có hàng trăm tên giặc phơi thây và chắc chúng phải kiêng nể.
Thời gian lặng lẽ trôi qua, chúng tôi phải dùng lương khô tiếp tục chờ lệnh. Ngoài khơi, chiến hạm ta và chiến hạm TC cũng đang trong tư thế ghìm nhau. Chúng tôi vững bụng, nếu bọn TC không đổ quân lên đảo thì đối với bọn lính TC, ngụy trang ngư dân, thì chúng tôi cũng như các đơn vị bạn thừa sức chống trả.

Một ngày trôi qua, bình minh lại rạng rỡ, chúng tôi tiếp tục dùng lương khô và chờ lệnh. Người hạ sĩ liên lạc máy cho biết là có mấy tàu lớn của TC đổ quân lên đảo Quang Hòa. Ngoài ra, chiến hạm của ta cũng như của địch đang còn vờn nhau, chưa bên nào được lệnh nổ súng.

GIỜ PHÚT QUYẾT LIỆT

Ngày 19-01-1974, ngày lịch sử của trận thư hùng trên đảo đã tới. Chúng tôi được tin các chiến hạm của TC xâm lược ồ ạt vây kéo, với ý định nuốt sống những chiến hạm của ta, đồng thời, chúng cho đổ bộ thêm quân lên đảo.

Khoảng 10 giờ hơn, chúng tôi nghe hải pháo nổ ầm ầm. Thật xa, chúng tôi nhận ra các chiến hạm đang nã hải pháo vào tàu địch. Tiếng súng lớn quen thuộc của chiến hạm cùng tiếng súng lạ của tàu địch khiến cả toán nôn nóng. Trung úy L ra lệnh cho chúng tôi bình tĩnh, kiểm soát lại súng đạn. Chúng tôi hồi hộp đợi chờ và tất cả đều thầm khấn vái Đức Thánh Trần phù hộ cho đoàn hậu duệ của Ngài lập lại những chiến công hiển hách ngày xưa.
Trên đảo đã có nhiều tiếng nổ, chúng tôi nhận ra vài đơn vị bạn đang giao tranh lẻ tẻ với địch và chúng tôi cũng nhận ra bọn TC đang đổ hàng chục đại đội lên đảo. Lúc này địch quân đông như kiến cỏ.
Nhiệm vụ cắm cờ của chúng tôi đã hoàn tất, chúng tôi được lệnh rút ra khỏi đảo để hải pháo của ta bắn vào những vị trí đổ quân của địch.

Thời gian này thật nghiêm trọng. Không một ai lo sợ cho bản thân, mà chỉ mong sao chiến hạm toàn thắng quân thù, vì thủy thủ yêu con tàu như yêu chính bản thân mình.
Tiếng đạn vẫn nổ ầm ầm rung chuyển cả mặt biển khơi. Hai bên đang dàn trận quyết sinh tử.
Ra tới mép đảo, bè cao su chỉ còn lại một cái duy nhất. Trung úy L. cho biết cứ theo con sóng mà rút ra. Mười lăm người chỉ còn một chiếc bè quá nhỏ. Chiều dài khoảng 2 thước, chiều rộng chỉ 1 thước mà thôi. Một số người bơi giỏi thì bám theo bè, còn những người khác ngồi trên bè, súng cầm tay, phòng ngừa bất trắc.

Chúng tôi đi dưới làn mưa đạn của bọn TC, một vài anh em cũng đã phóng lên mấy quả M.79 khi thấy bọn TC lấp ló. Chiếc bè xa dần bờ. Đột nhiên Trung úy L. la lớn khi ông vừa thấy một cột lửa khổng lồ trên biển khơi. Mọi người hồi hộp nhìn bóng dáng con tàu đang bị cháy. Lúc này 30 con mắt chúng tôi đều mở thật lớn, 15 trái tim hầu như ngừng đập. Rồi 15 khuôn mặt rang rỡ sáng ngời. Con tàu đang bốc cháy màu đen, đó là con tàu của bọn TC xâm lược. Chúng tôi vỗ tay thật lớn, reo hò thật to, gào lên hết sức hết hơi mình để lấn át tiếng sóng của biển khơi như ngày xưa quân Nam đã reo hò trên Bạch-Đằng-Giang khi đánh tan tinh binh Mông Cổ.

Chiến thắng đến rực rỡ như ánh sáng đang ngập tràn biển khơi. Trung úy L. kêu nhân viên mang máy truyền tin liên lạc với vị Chỉ-huy Chiến-trường và được biết chiến công này do chiến hạm của chúng tôi tạo nên. Trung úy L. đề nghị hát một bài. Bản “Việt Nam, Việt Nam”. Tiếng hát rộn ràng trong nắng, vang vang trên một vùng biển khơi, tiếng hát đầy chân thành cảm động mà quên đi là tất cà đang phải vật lộn với gian nguy hiểm nghèo.
Trung úy L. khích lệ Tinh thần anh em. Mọi người hăng hái tay chèo.
Nắng lúc này thật gắt, bây giờ anh em mới cảm thấy khát và đói. Máy vô tuyến bị nước biển vào hư luôn. Sóng mỗi lúc một cao úp lên chiếc bè mong manh. Chúng tôi ướt như chuột lột. Tuy vậy anh em vẫn cố gắng tay chèo để vật lộn với thủy thần.

THOÁT HIỂM

Ngày lại ngày, trời nước vẫn mênh mông. Trời sáng rồi lại tối, tối rồi lại sáng… ban ngày chúng tôi phải chịu đựng với cái nắng cháy của mặt trời, da bị nứt nẻ, nước biển dính trên người đóng khô thành muối thật xót. Tối lại, cái lạnh cắt da đồng lõa với những cơn sóng phủ lên người làm mọi người tê dại. Không nước uống, không thức ăn và dù bây giờ có thức ăn đi nữa thì có lẽ cũng không ai ăn nổi vì đã kiệt sức.

Biển vẫn mênh mông, chúng tôi không còn đủ sức để nói với nhau một câu nào. Sáng rồi lại tối, ngày này qua ngày khác, chúng tôi tính là đã được tới ngày thứ chín. Mặt trời mọc rồi lại lặn thật bình thản, mặc 15 thân xác đang đi dần vào cỏi chết. Chúng tôi chỉ còn biết xin Thượng đế, Thánh tổ phù hộ. Đến ngày thứ 10, hầu như tất cả đều ngất đi vì quá kiệt lực. Mắt chúng tôi chẳng còn thấy gì nữa, ngay cả tiếng sóng biển cũng chẳng nghe. Thân xác đã chịu đựng quá giới hạn con người. Nắng, gió, sương lạnh, và những cơn sóng lớn cùng thiếu thực phẩm và nươc uống đã khiến chúng tôi tuyệt vọng, chờ chết.

Cho đến lúc chúng tôi tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên một ghe chài của dân. Trong số 15 người, chỉ có một vài người … mở mắt được, nhưng cũng chẳng nói được lời nào, chỉ lờ đờ nhìn, tuy nhiên vẫn còn đủ tinh thần nhận định là … MÌNH CÒN SỐNG – MìNH ĐÃ SỐNG.
Khi được đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, và được săn sóc thì tất cả mới đươc hồi sinh lại, và trong số 15 người chúng tôi, có một bạn đồng đội đã quá kiệt sức nên tắt thở khi về bệnh viện… đó là Cố Hạ Sĩ Nhất Quản kho Nguyễn-Văn-Duyên.

Bấy giờ nằm trong Quân Y Viện nghĩ lại, chúng tôi không khỏi rùng mình. Chúng tôi còn sống hôm nay có lẽ là nhờ Phật Trời, Thánh Tổ phù hộ, che chở cho những người con yêu của đất nước, đã chiến đấu cho sự sống còn của Tổ quốc cũng như cho chính nghĩa rạng ngời của một quốc gia nhỏ bé trước bọn TC bạo tàn xâm lược. Mười ngày lênh đênh trên biển cả với nắng cháy da, với sương lạnh cắt thịt, với những cơn sóng lớn nhồi cao cùng với 10 ngày không ăn uống mà chúng tôi vẫn còn sống quả là một phép nhiệm mầu.

January 18.2018
Nguyễn Việt Kim
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974   Trung - Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tưởng niệm các anh hùng VNCH hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
» SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975
» Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ
» Thơ Hoàng Sa - Tri ân Chiến sĩ Hải Quân VNCH
» Người Việt và tình trạng chia rẽ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến