Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan VNCH phải luong không bich Nguyen quốc ngam Chung trong chất nhac quang hoang Trung Nhung linh truyện Saigon thuoc sáng quynh nguyet ngắn chuyen
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeTue Jun 04, 2013 3:08 pm

.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam

Song Chi/Người Việt

Sự kiện một khách du lịch trẻ tuổi Trung Quốc vẽ bậy lên một bức phù điêu 3500 năm tuổi trong ngôi đền cổ Louxor, Ai Cập được đưa lên mạng ngày 24 Tháng Năm khiến cư dân mạng nước này phẫn nộ vì cho rằng đã làm xấu mặt người Trung Quốc.

Ðây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc đi du lịch ở nước ngoài có những hành động vô văn hóa bị phản ứng. Ðiều này khiến chính quyền Bắc Kinh lo ngại.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Z
Du khách phải đeo khẩu trang khi đến thăm quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)

Trước đó, ngày 18 Tháng Năm, tờ Nhân Dân Nhật báo - tiếng nói của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng tải lời Phó Thủ Tướng Uông Dương (Wang Yang) khuyến cáo:

“Họ (du khách Trung Quốc) nói to, vẽ bậy tại các điểm du lịch, băng qua đường khi đèn đỏ, nhổ bậy ở bất cứ đâu và có những ứng xử không văn minh. Những điều này đang làm xấu xí hình ảnh về người dân Trung Quốc.”

... Phó Thủ tướng Uông yêu cầu các cấp chính quyền phải “hướng dẫn người Trung Quốc đi du lịch tuân thủ trật tự công cộng và quy tắc xã hội, tôn trọng tín ngưỡng và phong tục địa phương, cẩn trọng về phát ngôn, hành vi... và bảo vệ môi trường.” (“Trung Quốc kêu gọi dân ứng xử văn minh khi đi ra nước ngoài,” báo Lao Ðộng).

Trung Quốc, với số dân đông nhất thế giới và nền kinh tế đang lên, hiện nay là quốc gia có lượng người du lịch thuộc hàng đầu thế giới.

Khác với dân phương Tây, có thói quen đi du lịch nước ngoài từ lâu, biết cách ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của nơi mà mình đến nhưng lại thường chi tiêu đúng mực, không dễ bị lừa bởi những thứ mà họ không thật cần, du khách Trung Quốc thường chi tiêu rất mạnh tay, theo kiểu người giàu mới nổi. Chính vì vậy các nước đều rất quan tâm o bế, lôi kéo nguồn khách hàng đầy tiềm năng này, mặc dù sau đó vẫn phàn nàn, cười chê sự thô lỗ, thiếu văn minh của họ.

Ngày 28 Tháng Năm chính phủ Trung Quốc đã cho đăng tải trên trang web của mình bản hướng dẫn cách ứng xử cho các công dân nước này khi đi ra nước ngoài du lịch.

Tương tự như trước đây, khi Trung Quốc đăng cai tổ chức sự kiện Olympic Bắc Kinh Mùa Hè 2008, chính quyền Bắc Kinh đã phải tiến hành những chiến dịch nhằm giáo dục người dân cách cư xử văn minh, chống lại những thói quen xấu như khạc nhổ bừa bãi, xả rác nơi công cộng... nhằm tránh gây phản cảm cho người nước ngoài.

Bây giờ, khi Trung Quốc không chỉ là quốc gia đông dân nhất thế giới mà còn là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, hơn bao giờ hết, nhà cầm quyền Bắc Kinh ý thức được hành vi của các công dân ảnh hưởng tới hình ảnh của một quốc gia như thế nào. Và để thu phục được sự tôn trọng của toàn cầu thì không chỉ đơn giản là sức mạnh quân sự và kinh tế.

Nhưng hiểu là một chuyện còn có làm được hay không là chuyện khác. Trong cách ứng xử luôn luôn tỏ ra là dân nước lớn, nước giàu, bản thân lại rủng rỉnh tiền bạc của một số du khách Trung Quốc, so với nhà cầm quyền Trung Quốc, có cái gì đó giống nhau.

Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng luôn luôn ỷ là nước lớn, luôn tự hào Trung Quốc có nền văn hóa văn minh lâu đời nhưng lại hành xử với các nước láng giềng và với thế giới nói chung một cách hết sức ngang ngược, tà đạo.

Với các nước láng giềng nhỏ bé, yếu thế hơn thì bắt nạt, chèn ép, âm mưu xâm chiếm toàn bộ biển Ðông thành ao nhà của mình. Ðối với thế giới khi cần phải có cách hành xử theo kiểu nước lớn đúng nghĩa, có trách nhiệm thì lại né tránh. Ví dụ như trong những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, bầu khí quyển toàn cầu cho tới việc góp phần giữ gìn hòa bình ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương...

Nếu người dân Trung Quốc hiện nay nhìn chung chưa tạo được thiện cảm của thế giới khi đi ra ngoài thì hình ảnh của nhà cầm quyền Trung Quốc cũng bị nhìn nhận theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn.

Cùng với sự phàn nàn, phẫn nộ của nhân dân các nước trong khu vực Ðông Nam Á về sự hung hăng, gây hấn, lấn chiếm lãnh hải của Trung Quốc là những tin tức về cách hành xử theo kiểu thực dân mới của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đối với người dân tại các quốc gia Châu Phi, những tuyên bố về việc tin tặc Trung Quốc ăn cắp các bí mật về kinh tế, quân sự, quốc phòng của Mỹ và các nước phương Tây... Chưa kể, sự e ngại của thế giới lâu nay trước những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại mang nhãn hiệu made in China.

Trung Quốc, do vậy, ngày càng hiện lên như một thế lực hắc ám, phe tà đạo, đe dọa phá vỡ các tiêu chuẩn, luật lệ quốc tế trong lĩnh vực thương mại, bản quyền cũng như mọi quy tắc về sự ổn định, hòa bình chung. Cuộc chiến giữa các nước láng giềng với Trung Quốc trong việc tranh chấp biển đảo hay cuộc chiến giữa Mỹ và các nước phương Tây chống tin tặc Trung Quốc vì vậy sẽ có tính chính nghĩa.

Chỉ có điều là Trung Quốc khôn ngoan, thâm hiểm sẽ không dại gì để xảy ra chiến tranh hao người tốn của còn bị thế giới lên án hoặc đánh hội đồng, chắc chắn Trung Quốc sẽ chỉ chọn con đường như họ đã và đang thực hiện lâu nay.

Chẳng hạn, trên biển Ðông, cứ âm thầm lấn chiếm trái phép cộng với tuyên truyền lu loa, lâu dần biển, đảo của người thành của mình. Khi bị tố cáo thì cứ chối và chối, đồng thời vu vạ ngược cho nước khác, cả vú lấp miệng em v.v...

Bản chất của nhà cầm quyền Bắc Kinh bị bộc lộ rõ nhất là qua cách hành xử trên biển Ðông này.

Nếu muốn thu phục được niềm tin, sự tôn trọng của các nước, nếu muốn có được những bạn bè, đồng minh thực sự, Bắc Kinh cần phải cải thiện đường lối chính sách ngoại giao, quốc phòng, những nguyên tắc làm ăn, trao đổi thương mại của mình. Chẳng khác nào người dân Trung Quốc phải cải thiện hình ảnh khi đi ra bên ngoài.

Chỉ có điều, khi du khách Trung Quốc hành xử không được văn minh thì chính quyền Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, “giáo dục” người dân. Còn khi chính nhà cầm quyền Trung Quốc đang hành xử xấu xí, tà đạo với láng giềng và với thế giới, thì ai có thể tác động được đến họ?

Láng giềng Việt Nam


Trong số những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc thì Việt Nam là nước có nhiều món nợ ân oán, nhiều kinh nghiệm cay đắng nhất. Ðồng thời, do sự chọn lựa đường đi, chọn lựa bạn thù sai lầm của đảng và nhà nước cộng sản, Việt Nam cũng trở thành quốc gia đang ở vào thế yếu nhất và bị đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền nhất.

Ðối với một kẻ thù có khát vọng bành trướng, bá quyền mạnh mẽ, có những chiến lược đường dài khôn ngoan, thâm hiểm nhưng lại ứng xử một cách ngang ngược, bất chấp dư luận như Bắc Kinh thì phải chọn con đường công khai, minh bạch, dựa vào sức mạnh của nhân dân và sự đồng thuận, hỗ trợ của bạn bè thế giới.

Như trong hồ sơ biển Ðông, trước mọi hành động càn quấy, lấn chiếm dần dần của TQ, Việt Nam phải luôn luôn kết hợp lý lẽ, lập luận chính nghĩa với bằng chứng cụ thể, công khai cho toàn dân, toàn thế giới biết, để Trung Quốc khó có thể làm càn.

Trước đây, trong cuộc chiến tranh với Mỹ, đảng cộng sản đã làm rất tốt hai điều trên: dựa vào sức mạnh của nhân dân và tuyên truyền, gây sức ép với quốc tế, với chính nhân dân Mỹ khiến chính quyền Mỹ phải rút khỏi cuộc chiến.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Z

Nhưng nay, với Trung Quốc thì họ lại chưa làm được. Thậm chí, từ sự đàn áp thô bạo mọi phản ứng yêu nước, phản đối Trung Quốc của nhân dân, từ chính sách ngoại giao không rõ ràng, sự nhu nhược trước Trung Quốc v.v... đã khiến cho người dân Việt Nam và thế giới hồ nghi về quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia của họ. Hậu quả là họ đang bị cô đơn với chính nhân dân của mình và không có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thế giới.

Cũng như Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạo ra một hình ảnh xấu xí trên thế giới do thể chế độc tài, và hồ sơ nhân quyền tệ hại trong suốt nhiều năm qua. Nhưng riêng ở góc độ tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, thì Việt Nam lại có được một “lợi thế” là nước yếu, bị Trung Quốc bắt nạt, đánh chiếm đất, biển, đảo và o ép về mọi mặt.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Z

Với lợi thế chính nghĩa, nếu biết sử dụng, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ của nhân dân và thế giới. Nhưng trước hết, cũng như Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam cần phải cải thiện, thậm chí thay đổi hoàn toàn “chân dung” của mình, như Myanmar và nhiều nước độc tài khác đã và đang làm.



Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trả lời phỏng vấn RFA
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ Thiên An Môn tới Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeWed Jun 05, 2013 2:43 am

.

Từ Thiên An Môn tới Việt Nam


Lê Diễn Đức


Ðêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng 6, 1989, đã diễn ra cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị, thực thi dân chủ của khoảng một trăm ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn và đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc nghiền nát bằng súng đạn và xe tăng, làm chấn động dư luận toàn thế giới.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Tianasquare1

Vì quyền lợi kinh tế, thảm kịch Thiên An Môn dù khó làm mờ nhạt, những chính khách quan trọng của các quốc gia khác thường tránh né hoặc làm ngơ trong các đối thoại với Bắc Kinh.

Thiên An Môn 1989 vẫn là đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc. Tất cả các trang web nói về vụ thảm sát Thiên An Môn đều bị phong toả, còn ý định nhắc tới nó có thể ngồi tù.

Cho đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều sinh viên nằm tù. Con số người chết vẫn chưa được xác định cụ thể và có lẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được. Theo nhiều nguồn tin thì khoảng 5 ngàn người chết, gấp đôi từng ấy bị thương và 2.5 ngàn án tử hình. Những người mẹ mất con vẫn bị cấm tụ họp, dù chỉ để làm lễ cầu nguyện chung. Nơi duy nhất trên Hoa lục hàng năm dân chúng được đốt nến tưởng niệm là Hong Kong.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcTYQsWM6HZc70piTd_lNssLmHdweUeHZOQJUCxh5AhnvZ_OTaH9WA

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcTv9qtfC5JDNYL6QPKslk5RplmVxd95oyUuIguHYEBKrd8ykc6O

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Tiananmentankbeforebloodyremnants_thumb

Nhà nước Trung Nam Hải vẫn chưa đưa ra đánh giá chính thức về sự kiện Mùa Xuân 1989. Tân Hoa Xã lúc bấy giờ viết rằng, đây là một cuộc bạo loạn của những phần tử phản cách mạng nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thảm sát Thiên An Môn


Lần đầu tiên sinh viên đổ ra quảng trường Thiên An Môn chính là để tưởng niệm cái chết của một người Cộng Sản. Ðó là Hồ Diệu Bang, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hồ Diệu Bang đã từng phải chịu tủi nhục, bị khủng bố, thậm chí suýt chết bởi chính tay những đồng chí của mình. Trong giai đoạn 1952-1966, Hồ Diệu Bang làm bí thư trung ương đoàn thanh niên Cộng Sản. Ông giữ khoảng cách với Mao và ngả theo Ðặng, người dám phê phán “Người Cầm Lái Vĩ Ðại” về kế hoạch “Ðại Nhảy Vọt”, để rồi cả hai bị Mao trù dập, làm nhục trong cuộc “Cách Mạng Văn Hóa” vào năm 1966.

Sau khi Mao chết, năm 1979 ông ủng hộ Ðặng tiến hành cải cách. Năm 1980, trong cương vị tổng bí thư, ông phục hồi danh dự cho hàng ngàn nạn nhân của Mao trong “Cách Mạng Văn Hóa”. Ông cũng hạn chế vai trò ý thức hệ Cộng Sản trong đời sống hàng ngày và nới lỏng tự do. Ông đã phê phán chính sách về Tây Tạng bấy giờ và mời Dalai-lama trở về, nhưng Ðức Dalai-lama đã không tận dụng cơ hội ấy.

Trong năm 1984, ông nói rằng “Chủ nghĩa Marx-Lenin không giải quyết được các vấn đề của Trung Quốc”. Ông ngợi khen chủ nghĩa tư bản và cho rằng, trong viễn cảnh, không có nó Trung Quốc sẽ không tiến bộ được.

Chính nhờ Hồ Diệu Bang mà Trung Quốc đã gặt hái những thành quả đầu tiên từ các vùng đặc khu kinh tế, những nơi cuốn hút đầu tư nước ngoài.

Ðến năm 1986, những cuộc biểu tình đầu tiên của sinh viên nổ ra, phe bảo thủ khuyến cáo cuộc cải cách đi quá xa. Ðặng lập tức biến Hồ Diệu Bang thành vật tế thần. Từ 1987 ông bị loại khỏi các chức vụ cao cấp.

Ông chết ngày 15 tháng 4, 1989 vì bệnh tim. Nhà cầm quyền Cộng Sản đã định làm ngơ không tổ chức tang lễ. Ngay trong hai ngày 17-18 tháng 4, đám đông ủng hộ ông đã xuống đường với những biểu ngữ: “Một con người lương thiện và trung thực đã chết, còn bọn đạo đức giả và phát xít vẫn sống”.

Ngày 19 tháng 4, khoảng 10 ngàn người, chủ yếu là sinh viên đã làm tê liệt ban chấp hành trung ương đảng. Họ hô vang khẩu hiệu: “Ðả đảo chế độ độc tài”, “Chính quyền pháp trị muôn năm!” Ðể làm dịu cơn phẫn nộ của quần chúng, nhà cầm quyền đành chấp nhận tổ chức tang lễ cấp nhà nước.

Ngày 21 tháng 4 năm 1989, gần 100 ngàn người đổ ra quang trường Thiên An Môn. Ðây là cuộc phản kháng chống lại chế độ, đòi cải cách và dân chủ lớn nhất kể từ ngày Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời.

Vào đúng ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi ở Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên, khởi đầu cho sự phá sản hoàn toàn khối Cộng Sản tại Châu Âu, những tên phát xít ở Bắc Kinh, đúng như sinh viên Trung Quốc gọi, đã nghiền nát đồng bào mình dưới xích sắt xe tăng.

Bệnh mất trí nhớ


Ðã 24 năm trôi qua, sự kiện Thiên An Môn đang mờ nhạt dần khỏi trí nhớ trong các thế hệ Trung Quốc. Ở Trung Quốc bệnh mất trí nhớ được nhà nước tài trợ đang giành chiến thắng trong bộ nhớ của dân chúng. Những lỗ hổng lịch sử được lấp đầy những sự kiện tưởng tượng - nhà văn Trung Quốc Yan Lianke, hiện sống ở Bắc Kinh, viết trên “New York Times” tháng 5 năm 2013:

“Cả thế giới đều nhớ kết thúc bi thảm của cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ dân chủ, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng trong một đất nước mà người ta tắm máu này, nó đã chết đi trong sự cổ vũ nhiệt tình để vinh danh sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc và sự phát triển có ý nghĩa chính trị của đất nước chúng tôi”.

“Những gì khác người ta đã quên? Tất cả những gì đã xảy ra trong những năm gần đây: Dịch AIDS gây ra là do buôn bán máu, vô số các vụ nổ ở các mỏ than hoạt động bất hợp pháp, về chế độ nô lệ hiện đại trong các lò gạch bất hợp pháp tại Trung Quốc, sản xuất sữa bột nhiễm độc hàng loạt, trứng và hải sản độc hại, dầu ăn từ nước thải sản xuất, các chất gây ung thư nhiễm trái cây và rau quả, phá thai bắt buộc đối với phụ nữ, tái định cư bắt buộc và phá hủy các tòa nhà, cư xử tai tiếng với người nộp đơn khiếu kiện... Danh sách này có vẻ là vô tận”.

Vâng, người ta chỉ hướng dư luận tới một Trung Quốc hùng mạnh, về kinh tế GDP có khả năng đuổi và vượt Hoa Kỳ trong vài năm tới, đầu tư ngân sách cho quốc phòng đứng thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ, một anh cả đỏ hung hăng gây hấn trên biển Ðông và tham vọng bành trướng trên toàn cầu.

Chủ nghĩa tiêu thụ và mamonism (tiền là tất cả) bất chấp mọi tiêu chuẩn đạo đức đang hoành hành trên khắp lục địa này.

Người ta bỏ qua đi sự bất ổn của xã hội, tình trạng hàng chục triệu dân mất việc làm do xuất khẩu đình đốn, nợ công của các địa phương ở mức báo động, tham nhũng trở thành vấn đề được thể chế hóa, tình trạng ô nhiễm môi sinh nghiêm trọng, người Tây Tạng tự thiêu hàng loạt phản đối chính sách Hán hóa của Bắc Kinh, các nhà đầu tư lớn bắt đầu thấy kém hiệu quả đang tìm cách rút khỏi khu vực... “Tầm ảnh hưởng bị hạn chế bởi một môi trường tự nhiên bị hủy hoại, mức dân số khổng lồ đang lão hóa, các nhu cầu xã hội đang tăng lên, bên cạnh một hệ thống chính trị ít năng động hơn so với nền kinh tế và xã hội mà nước này đang tìm cách kiểm soát” (Richard N. Haass, The Washington Post 24/04/2013).

Sự bất bình đẳng cao độ trong xã hội là nguyên do của nhiều cuộc bạo loạn lớn nhỏ trên địa bàn các địa phương.

Nhà cải cách Ðặng Tiểu Bình đã nói: “Mục đích của xã hội chủ nghĩa là đảm bảo sự thịnh vượng cho dân tộc chứ không phải phân rẽ xã hội dưới quan điểm vật chất (...)Nếu xuất hiện một giai cấp tư sản mới thì có nghĩa rằng chúng ta đã đi vào ngõ cụt”.

Vậy mà chưa bao giờ một bộ phận lớn người Trung Quốc giàu có như ngày nay. Chế độ “ta zidang” (thái tử đảng) tạo nên vô số tư bản đỏ trong nhiều ngành kinh tế. Theo thăm dò của tạp chí Fobers, 90% triệu phú của Trung Quốc thuộc giới “ta zidang”.

Kết luận

Việt Nam hôm nay dường như là một bản sao chép thu nhỏ của Trung Quốc. Tuy nhiên, rất khó có thể nổ ra một Thiên An Môn Việt Nam.

Hàng ngàn nông dân các xã Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy trên 7 huyện và thị của tỉnh Thái Bình biểu tình khiếu kiện đất đai và đòi cải cách dân chủ đã bị dẹp một cách yên ắng và hiệu quả bởi lực lượng an ninh. Không tòa án, không xét xử, những cuộc săn bắt, thủ tiêu vào ban đêm nhắm vào những người nòng cốt, cùng với chiến dịch ra quân ồ ạt trấn an, mị dân để xoa dịu tình hình, thực sự đã dập tắt được một cuộc phản kháng được xem là lớn nhất kể từ khi có đảng CSVN.

Những cuộc bạo loạn tự phát như vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang tháng 7, 2010 với hàng ngàn người tham gia, hay mang quan tài diễu phố phường đòi công lý như ở Vĩnh Phúc tháng 3 năm 2013, đều bị vô hiệu hóa, bằng các biện pháp nghiệp vụ tương tự.

Những cuộc tập hợp của dân oan hay thậm chí các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc đều bị ngăn chặn, đàn áp ngay từ lúc chưa bắt đầu. Những thành viên tham gia bị sách nhiễu, theo dõi, không chế đến mức mệt mỏi, bất lực và ý chí tranh đấu bị rơi rụng.

Không có một phong trào xã hội có tổ chức, gắn nối, đoàn kết, mọi sự tự phát đều nhanh chóng bị triệt tiêu.

Nhưng nếu thực sự có một cuộc xuống đường to lớn như trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sẽ không có chuyện tắm máu như ở Trung Quốc. Thời thế đã đổi thay. Và một cuộc xuống đường như thế rất có thể tạo cảm hứng cho quân đội chĩa súng vào tập đoàn thái thú Ba Ðình.

Tuy nhiên, chờ đợi một Thiên An Môn Việt Nam quả là vời xa. Ðất nước vẫn đắm chìm trong sự cai trị khắc nghiệt và những mưu tính lưu manh kéo dài sự tồn tại của đảng CSVN. Bất công và bất bình đẳng xã hội tìm thấy ở mọi góc cuộc sống. Quan chức có chức quyền và đồng đảng vẫn sống ngông nghênh, phè phỡn nhìn con cháu mình (thành phần “ta zidang”) hưởng thụ những thành quả mà bao người đi trước đã bỏ máu xương gây dựng.



VOA - "Thế hệ chúng tôi không thể quên Thiên An Môn"

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc Thảm Sát tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989 (+Video)    "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeWed Jun 05, 2013 3:42 pm

.

Cuộc Thảm Sát tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989 (+ Video)


Cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, về sau thế giới gọi là Cuộc Thảm Sát Quảng Trường Thiên An Môn.

Theo Chính phủ Trung Quốc, đây là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, do họ bất bình chính quyền về sự tham nhũng.

Tuy nhiên, theo các nhà báo nước ngoài và dư luận quốc tế thì đây không chỉ là cuộc biểu tình do bất bình chính quyền về sự tham nhũng mà thực sự là Phong Trào Dân Chủ của sinh viên TQ. Sinh viên TQ bắt đầu xuống đường để biểu lộ lòng thương tiếc khi nhà lảnh đạo có đầu óc cải cách Hồ Diệu Bang qua đời. Cuộc xuống đường đó đã bị đàn áp dã man và trở thành ngòi lửa bùng nổ Phong Trào Dân Chủ đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền, là những quyền căn bản chính đáng của con người , đòi hỏi được đối thoại với chính quyền. Họ đã dựng lên bức tượng mô phỏng Tượng Nữ Thần Tự Do làm biểu tượng cho Phong Trào nói lên khát vọng tự do của họ, của 1 tỷ 300 triệu người TQ.

Phong Trào xuất phát tại Quảng Trường Thiên An Môn, Beijing mau chóng lan ra tới Thượng Hải và nhiều thành phố lớn của TQ. Họ cắm lều, ăn ngủ tại chỗ, có lúc Phong Trào lên tới 1 triệu người tham dự. Cuộc biểu tình của sinh viên về sau có cả dân chúng tham dự, được các hảng truyền thông đưa tin, được sự theo dõi và ủng hộ khắp nơi trên thế giới.

"Hãy cho tôi tự do bằng không hãy để tôi chết", một nữ sinh viên đã nói với đài BBC như thế.

Ma quỷ bắt đầu xuất hiện khi những chiếc xe tăng tiến vào Quảng Trường. Trong bóng đêm đồng lõa với tội ác của đêm 4 tháng 6 năm 1989 quân đội được mệnh danh là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ đã thẳng tay tàn sát nhân dân của họ. Phong trào dân chủ của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã bị quân đội Trung Quốc dẹp tan bằng bạo lực sắt máu không thương tiếc nhưng cuộc Thảm sát đã làm làm rung động thế giới mãi mãi là một vết nhơ đen tối của lịch sử TQ.

Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì có sự khác biệt lớn giữa các ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính xác hay danh sách những người chết.

Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:

Theo tình báo Nato: 7.000 người chết gồm 6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ.

Theo Khối Xô Viết: Tổng cộng 10.000 người chết.

Dù đã có bao nhiêu người đã chết, đã có bao nhiêu thế hệ phải hy sinh trả giá để đòi lại tự do, nhưng cái quyền tối thượng vốn có của con người vẫn cứ bị tước đoạt.

Tuy nhiên hãy tin rằng tiến trình Dân Chủ cần có thời gian và chắc chắn cuộc chiến đấu cho khát vọng tự do vẫn còn tiếp tục cho đến khi Phong Trào Dân Chủ dành được thắng lợi hoàn toàn.

***

Hồng Kông: Yêu cầu làm sáng tỏ vụ thảm sát Thiên An Môn 1989

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam BBD1E552-CA7C-4FAC-8E24-2DDB55AF6BA2_w640_r1_s_cx0_cy10_cw0
04.06.2013 - Trên 100.000 ngàn người dân Hong Kong tham gia buổi đốt nến tại Công viên Victoria kỷ niệm 24 năm biến cố Thiên An Môn

Thu Hằng/RFI

24 năm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn là dịp nhiều tổ chức nhân quyền nhắc lại yêu cầu kiên quyết đòi Bắc Kinh phải công bố sự thật. Nhân dịp này, nhật báo Le Figaro có một bài miêu tả lễ tưởng niệm tại Hồng Kông.
 
Trường Đại học Hồng Kông, dưới sự khởi xướng của chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào yêu nước và dân chủ Trung Quốc, tổ chức tưởng niệm để truyền bá kỷ niệm này và yêu cầu Bắc Kinh công bố sự thật về vụ thảm sát phong trào sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

Dự kiến khoảng 180 000 người sẽ tham gia sự kiện này ở công viên Victoria, trung tâm Hồng Kông. Nhà tổ chức cho biết : « Mặc dù chắc chắn sự kiện sẽ làm trung tâm quyền lực Bắc Kinh lo lắng, nhưng các nhà lãnh đạo không thể chính thức cấm chúng tôi được. Khi ký hiệp ước trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, họ đã cam kết tôn trọng các quyền tự do trong lãnh thổ, mặc dù càng ngày họ càng sử dụng nhiều biện pháp hợp pháp để ngăn chặn tạm thời các cuộc biểu tình, mà họ cho là mang tính chất chống đối cho an ninh trật tự công cộng ».

Bắc Kinh luôn khẳng định chỉ có vài trăm người chết do chống cách mạng. Tổ chức Chữ thập đỏ công bố 2 600 người chết. Tuy nhiên, số người chết còn nhiều hơn, vì nhiều gia đình có con chết trong vụ thảm sát không dám công bố do sợ rủi ro sau này. Một nghị viên Hồng Kông phát biểu : «Chúng tôi muốn nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới, những người yêu cầu chúng tôi yêu nước, là không thể được nếu họ không nói sự thật. Họ phải chính thức công nhận vụ thảm sát để chúng ta có thể tin vào họ. Dù họ muốn hay không, những người chết tại quảng trường Thiên An Môn sẽ mãi nằm trong trái tim của người dân Trung Quốc ».

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Con Người Mới XHCN ở đâu cũng thế   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Jun 15, 2013 3:19 pm


Con Người Mới XHCN ở đâu cũng thế

Ngô Văn - DienDanCTM


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Trung-quoc-bao-ton-di-san+xarac

Mặc dù đã có nguyên một cuốn sách Người Trung Quốc Xấu Xí của tác giả Bá Dương xuất bản năm 1977, nhưng xem ra chẳng có hiệu quả gì đối với người Hoa lục, nghĩa là những thói hư tật xấu vẫn giữ nguyên, không hề thay đổi. Nơi nào có du khách Trung quốc là có ồn ào, chen lấn, xả rác, khạc nhổ bừa bãi. Đó là nhận xét chung của nhiều quốc gia Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore và hầu hết các quốc gia ở Tây Âu.

Nhận xét này đã làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh khó chịu đến độ mới đây Phó Thủ tướng Trung quốc là ông Uông Dương đã chính thức lên tiếng kêu gọi người dân cố gắng bỏ những tật xấu ấy đi, đặc biệt đối với những người đi du lịch nước ngoài.
Ngày 10/06/2013, trang điện tử của tờ Nhân Dân nhật báo loan tin ông Uông Dương trong một buổi họp với Cục Du lịch Trung quốc, phát biểu rằng ông rất hãnh diện khi thấy số người Trung quốc đi du lịch nước ngoài đứng hạng thứ nhất, hơn cả người Nhật, Mỹ và Đức; chứng tỏ đời sống kinh tế của người dân Trung quốc vươn lên mạnh, có tiền, có bạc để đi du lịch ngước ngoài. Ông nói tiếp: "Tuy nhiên tôi lại rất buồn khi người dân bản xứ, nơi mà dân ta đến du lịch, lại đánh giá thấp người Trung quốc những hành vi xả rác, khạc nhổ bừa bãi, mất trật tự, ồn ào, ăn cắp đồ đạc, vật dụng khách sạn,..."


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Z

Trong thực tế, tình trạng còn tệ hại hơn những nhận xét tổng quát của ông Uông rất nhiều, và đang cứ ngày một tệ hơn. Mới vài tuần trước, người ta bắt quả tang một công dân Trung Quốc đang lấy sơn xịt vẽ lên tường bên trong một kim tự tháp Ai Cập, tức một nơi được nhân loại xem là di sản tiến trình văn minh của cả loài người.

Về biện pháp, ông Uông cho rằng đã đến lúc phải thêm một số khoản mục vào điều 13 cuả Bộ luật hình sự Trung quốc để trừng phạt những công dân nào khi đi du lịch nước ngoài mà có những hành vi phá rối trật tự, vi phạm đạo đức xã hội, làm ô danh Trung quốc.

Các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục đã phát biểu tràn ngập trên mạng Internet rằng việc xử phạt những người có hành vi làm xấu mặt quốc gia là cần thiết, nhưng đó chỉ là những biện pháp "chữa trên ngọn". Gốc rễ của hiện tượng "con người Trung Quốc" hiện nay sâu thẳm và rộng hơn nhiều, bao gồm đủ loại giai cấp sang hèn, đủ loại trình độ học vấn. Chính vì số người "xấu tính" đó quá đông trong dân số nên có thể nói họ là "sản phẩm đương nhiên" của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống giáo dục Trung Quốc trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Khó có thể đổ hết trách nhiệm lên đầu họ, đặc biệt là những người trẻ không hề biết một nguồn ảnh hưởng nào khác từ lúc ra đời.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcSsnZ70dKvMrMXfSIpgpgaQ-3Zgp40_Ax7ZNkQIvsP1FviOjq_T

Trước hết, nhiều nhà xã hội học Trung Quốc đã cảnh báo từ lâu về hệ quả của chính sách chỉ cho phép mỗi gia đình có 1 con. Bên cạnh những tệ nạn như cố tình giết các bé gái sơ sinh, chính sách còn sản sinh loại văn hóa nuông chiều các "hoàng tử" dần dần thành các "ông trời con", đặc biệt khi cha mẹ là các quan chức có quyền và tiền. Kế đến là hệ thống giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa dưới thờ Mao Trạch Đông. Đây là những năm tháng chỉ có Chủ Tịch Mao là người duy nhất quyết định tất cả các chuẩn mực về luân lý và đạo đức. Nhưng những chuẩn mực của ông thay đổi liên tục theo các nhu cầu chính trị. Nhiều điều đúng hôm nay qua tuần sau đã bị lên án. Nhiều người được ca tụng là gương sáng hôm nay qua tháng sau đã bị phỉ nhổ là kẻ thù nguy hiểm. Dân chúng run sợ, xóa sạch, và không dám giữ "tiêu chuẩn đạo đức" nào, như lời kể của một nhân chứng thời đó: "Ngày nào biết ngày nấy. Ai đả phá cái gì tôi đả phá cái đó. Ai vỗ tay cái gì tôi vỗ tay cái đó. Thậm chí có quan chức nào khóc trên đài phát thanh, phát hình vì chuyện gì đó, là mọi người lại khóc theo rất mùi mẫn, với đầy đủ nước mắt nước mũi giàn giụa. Nhưng thật sự là chẳng ai biết lằn ranh đúng, sai nằm ở đâu".

Sau khi ông Mao qua đời và ông Đặng Tiểu Bình lên ngôi, tình hình có khá hơn. Ông Đặng không đặt nặng tiêu chuẩn lập trường chính trị, giai cấp, "mèo trắng hay mèo đen" nữa, mà khuyến khích thanh niên sinh viên suy nghĩ độc lập, tập trung vào mở mang kiến thức để mở mang đất nước. Nhưng càng được bung ra thế giới bên ngoài để học hành, sinh viên Trung Quốc càng thấy dân mình phải sống trong tình trạng bất thường, phải sống dưới chuẩn mực giá trị con người mà phần lớn nhân loại đã xem là hiển nhiên. Và thế là các phong trào yêu nước muốn giải phóng dân tộc khỏi lạc hậu dâng lên, mà cao điểm là cuộc thảm sát Thiên An Môn khi toàn bộ giới lãnh đạo dưới quyền tối cao của Đặng Tiểu Bình rúng động năm 1989.

Liền sau đó, cũng chính ông Đặng ra chính sách an toàn hậu Thiên An Môn. Đó là vừa dạy vừa ép thanh niên sinh viên chỉ lo làm giàu và đừng dính gì vào chuyện chung, từ xóm làng đến xã hội đến đất nước. Nói cách khác, sắc lệnh bất thành văn: mỗi người dân hãy tập trung lo chuyện riêng của mình, còn chuyện chung PHẢI để đảng và nhà nước lo. Cho đến nay, đây vẫn là chính sách hàng đầu của đảng và nhà nước Trung Quốc đối với dân, và đại khối người dân Trung Quốc cũng đã thấm nhuần cách hành xử theo chính sách này. Kết quả là một xã hội cực kỳ ích kỷ và vô cảm đối với người chung quanh. Trên mạng Internet đầy rẫy những đoạn phim làm rúng động cả thế giới, như cảnh 1 bé gái khoảng 5 tuổi bị xe cán 2 lần nằm ngay giữa lòng đường suốt 2 tiếng đồng hồ với hàng trăm người đi xe, đi bộ qua lại nhưng không ai dừng lại. Em không khác gì một con mèo, con chuột bị xe cán...

Nên theo chính các nhà xã hội học, tâm lý học Trung Quốc, cách hành xử bất lịch sự, ăn cắp vặt, xem thường tài sản người khác của các du khách Trung Quốc ở nước ngoài chỉ là một mặt biểu hiện khác của cùng não trạng nêu trên mà thôi.

Hiển nhiên không phải người dân Trung Quốc nào cũng như thế. Chính vì vậy mà những người còn tự trọng, khi cầm hộ chiếu Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đi ra nước ngoài đã than thở cùng một nỗi xấu hổ như Đức Cha Ngô Quang Kiệt khi ông di chuyển với hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trước những cặp mắt khinh bỉ, ngờ vực của nhân viên di trú và cả các nhân viên phục dịch ở các nước khác.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 9k=

Thật vậy, nhiều tiệm ăn, tiệm buôn tại Thái Lan nay có những tấm cảnh cáo chỉ viết riêng cho người Việt bằng tiếng Việt mà thôi. Gần đây, cư dân mạng Việt Nam đã bị sốc khi thấy bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt (và được dịch ra tiếng Nhật nhỏ bên dưới) được niêm yết tại một số cửa hàng ở tỉnh Saitama (Nhật Bản). Hầu hết các bảng cảnh cáo có cùng nội dung: Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu bị bắt sẽ bị phạt tù lên tới 10 năm. Ngay khi phát hiện chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường tuần tra.

Điều đáng buồn hơn nữa là không chỉ ở tỉnh Saitama, mà tại nhiều tỉnh khác ở Nhật cũng đã niêm yết bảng cảnh cáo có nội dung tương tự chỉ bằng tiếng Việt chứ không có tiếng nào khác.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam News-biencanhbao-(1)

Chắc chắn mức độ bị ăn cắp phải trầm trọng và lan tràn lắm thì các cửa hàng mới đồng loạt niêm yết bảng cảnh cáo như thế. Cảnh sát Nhật còn cho biết một số đường dây chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam bán có liên quan đến nhân viên sứ quán và tổng lãnh sự Việt Nam ở Nhật. Cảnh sát Nhật cũng từng xin trát tòa lục soát các văn phòng chi nhánh hàng không Vietnam Airlines tại Nhật và khám phá nhiều thùng hàng ăn cắp đang chờ chuyển về Việt Nam.

Nhưng cũng như trường hợp người dân Trung Quốc. Khó có thể trách được những người Việt Nam "xấu tính" vì đồng bào chúng ta là sản phẩm tự nhiên của gần 70 năm "xây dựng con người mới XHCN". Trong quá trình gọi là "xây dựng" đó, mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống của cha ông đều bị khinh bỉ xếp vào loại tàn dư phong kiến; và mọi chuẩn mực luân lý từ các tôn giáo được cảnh báo chỉ là thuốc phiện. Tất cả bị tẩy xóa không thương tiếc để thay thế bằng cái gọi là "đạo đức cách mạng", chứa đầy hận thù, gian dối, ích kỷ, và vô cảm. Và trong 2 thập niên qua tác động của khoảng trống đạo đức nêu trên lên xã hội Việt Nam lại nhân lên hàng trăm lần bởi thứ chủ nghĩa tư bản rừng rú đang được phép vận hành trên cả nước.

Tình trạng băng hoại trong mọi lãnh vực xã hội đã đến mức báo động mà chưa có ai biết phải làm gì. Chỉ thấy nhà cầm quyền "khẩn cấp bắt giữ" những ai dám vạch ra nguyên nhân cốt lõi của tình trạng băng hoại.

Liệu đến bao giờ người Việt Nam mới có thể gọi đây là hiện tượng "CON NGƯỜI CŨ XHCN" mà dân tộc chúng ta đã vượt qua và bỏ lại sau lưng?

Bước đầu tiên phải làm là gì?


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Z
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Du khách Trung Quốc: Bò sữa hay ác mộng?   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeWed Jul 03, 2013 12:55 am


Du khách Trung Quốc: Bò sữa hay ác mộng?

Mai Vân (RFI)

Tháng 5/2013 vừa qua, một thiếu niên Trung Quốc đã phá hoại một bức phù điêu tại ngôi đền cổ Luxor tại Ai Cập. Thủ phạm mới 15 tuổi này đã khắc tên mình trên một bức điêu khắc cổ kính, có từ 3000 năm nay. Vụ tai tiếng đã được loan truyền khắp hành tinh, thu hút sự chú ý đến hành vi của du khách Trung Quốc ngày càng đông, mà hầu như nước nào cũng muốn chiêu dụ.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images+(3)

2013 : Theo dự trù, lượng du khách Trung Quốc vào Thái Lan lên đến gần 2 triệu người (Reuters)

Thái Lan cũng nằm trong danh sách các nước được du khách Trung Quốc "ưa thích" nhất, và dĩ nhiên cũng không tránh khỏi các hành vi vô lối, thiếu văn hóa của các du khách mới này, gây bực tức không chỉ cho người Thái, mà cả người nước ngoài ở Thái Lan. RFI đặt một số câu hỏi cho thông tín viên Arnaud Dubus ở Bangkok. Trước tiên anh mô tả lại những sự kiện thường thấy :     
 
Arnaud Dubus:
Cũng như ở mọi nơi, người Trung Quốc tại Thái Lan đã làm cho người ta chú ý qua những hành vi huyên náo, tùy tiện. Họ thường đi theo từng nhóm, và đặc điểm của họ là hay cản đường cản lối tại những nơi đông người qua lại, nói chuyện rất to, như khi phải tìm đường chẳng hạn, không cần biết là mình đang gây phiền hà, khó chịu cho người chung quanh.

Phải nói là họ đặc biệt ồn ào và lộ liễu ở những nơi công cộng, như ở khách sạn, sân bay, bến xe ca, thậm chí ngay cả trong các đền chùa. Tại các ngôi đền, họ rõ ràng không hiểu là tại sao họ không thể vào bên trong vì họ mặc quần short, không hiểu được là cách ăn mặc như vậy thiếu tôn kính đối với tôn giáo. Hành vi của các du khách Trung Quốc ngược lại hẳn với cung cách của người Thái Lan, luôn tỏ lòng tôn trọng tự nhiên đối với người khác, ngay cả tại các khu vực đô thị.

Du khách Trung Quốc cũng bị chỉ trích là không biết giữ vệ sinh chung, như không giựt nước sau khi đi vệ sinh… Ngay cả những người Hoa sinh sống tại Thái Lan cũng rất bực mình, xấu hổ trước cách sinh hoạt của đồng hương họ. 


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Vebaytrungquoc4

Những chữ viết phản cảm trên tường ngôi chùa Qinming
1.400 năm tuổi tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc


RFI : Ta có thể giải thích ra sao về hiện tượng này ?

Arnaud Dubus : Trước tiên hết, số lượng du khách Trung Quốc vào Thái Lan đang tăng vọt, dự kiến là có thể lên đến gần 2 triệu người trong năm 2013 này. Riêng trong quý một năm 2013, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã tăng lên gấp đôi so với cùng thời kỳ năm ngoái. Càng có nhiều du khách Trung Quốc như thế, thì người ta càng chú ý đến hành vi, cách cư xử của họ.

Nguyên nhân thứ hai là người Trung Quốc đi du lịch ngày càng nhiều có nghĩa là họ đã giàu lên, có nhiều tiền của, và qua hành động của họ, dường như họ nghĩ là ‘có tiền mua tiên cũng được’, nếu họ bỏ tiền ra thì họ có thể làm gì cũng xong. Đây quả đúng là hành vi, suy nghĩ của hạng trọc phú, của những người giàu mới.

Thật ra thì cách hành xử của du khách Trung Quốc ở Thái Lan - hay ở những nước khác – cũng tương tự như cách làm của họ ngay tại xứ họ. Ở đấy, văn hóa Khổng giáo cũng như Phật giáo đã bị chính trị và bị đảng Cộng sản hủy hoại. Cộng thêm vào đấy là sức ép của đà gia tăng dân số và triết lý chạy theo tiêu thụ, chạy theo vật chất có từ thời Đặng Tiểu Bình.

Tất cả những cái đó gộp lại đã tạo nên một lối sống ích kỷ, chỉ biết quyền lợi riêng mình mà không chú ý gì đến người khác. Ở Trung Quốc, cách cư xử như thế là gần như là bình thường, nhưng khi bị đặt vào một môi trường khác, thì nó trở nên rất chướng mắt.

Theo một số chuyên gia ngành du lịch, những người Trung Quốc trên 50 tuổi và thuộc diện ít học thức nhất, thường là những người có hành vi tệ hại nhất. Có thể xem họ là con cháu của Mao. Phần đông không nói tiếng Anh và không biết gì về phong tục tập quán các nước mà họ đến tham quan. Ngay cả nhiều người có ăn, có học, nhưng cách cư xử cũng rất thiếu lịch sự.

RFI : Chính quyền Trung Quốc phản ứng như thế nào trước những lời chỉ trích nhắm vào du khách của họ ?
Arnaud Dubus : Sự kiện ở Luxor (Ai Cập) dường như đã khơi dậy một ý thức nho nhỏ về vấn đề này. Thiếu niên là thủ phạm đã vẽ lên bức phù điêu cổ kính đã bị chỉ trích khá dữ dội trên các mạng xã hội Trung Quốc. Trong giới phụ trách ngành du lịch chẳng hạn, người ta đã thấy được là thái độ của du khách Trung Quốc đã có hậu quả không hay trên hình ảnh Trung Quốc nói chung.

Chẳng hạn như tại viện bảo tàng Louvre ở Paris, người ta thấy những tấm bảng viết bằng tiếng Hoa, và chỉ có bằng tiếng Hoa mà thôi, yêu cầu du khách không tiểu tiện hay đại tiện trong các hành lang của viện bảo tàng.

Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Phó thủ tướng Uông Dương vừa qua đã kêu gọi du khách của minh là phải tôn trọng tín ngưỡng và phong tục tập quán các nước mà họ đến tham quan. Một đạo luật cũng đã được thông qua vào tháng Tư 2013, cho phép các công ty du lịch phạt vạ những du khách vi phạm điều mà đạo luật gọi là "đạo đức xã hội".

RFI : Cảm ơn Thông tín viên Arnaud Dubus đã tham gia vào chương trình hôm nay.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam VebayTrungquoc-5
 Viết bậy trên tường nhà thờ St. Paul ở London, Anh  

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam VebayTrungQuoc-2

Báo chí TQ đăng tải vụ việc và phê phán hành vi vô ý thức của Ding
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ Thiên An Môn tôi lo sợ cho mạng người ở Tây Tạng và Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeThu Jul 11, 2013 2:40 pm


Từ Thiên An Môn tôi lo sợ cho mạng người ở Tây Tạng và Việt Nam


Bà Đầm xòe

Lãnh đạo Tầu Cộng đã áp dụng chiêu độc ác độc nhất vô nhị của sự tàn ác mà loài người từng có khi đem xe tăng cán chết hàng ngàn sinh viên, cũng là con em của họ, trên quang trường Thiên An môm năm 1989.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 33


Tộc ác đó, đất không dung, trời cũng không tha cho bè lũ khát máu Tàu cộng.

Nhưng liệu đây đã là đỉnh tội ác của Tầu cộng chưa? Tôi cam đoan là chưa. Nếu đem tội ác ấy so với tội ác làm 20 triệu đồng bào của họ chết dần chết mòn do đói khát trong tham vọng Đại nhảy vọt của những năm 1950- 1960 và tội ác làm 30 triệu người chết nhục nhã trong Cải cách văn hóa của Tầu Cộng những năm 1960 – 1970 thì hẳn là chưa bằng.

Liệu trong tương lai sự tàn ác ghê gớm của Tầu cộng có còn diễn ra?

Kẻ ngu nào cũng có thể trả lời mà không cần đắn đo: Sẽ còn diễn ra.

Tôi cũng khẳng định là nó sẽ còn diễn ra.

Những lần này sự tàn ác kinh thiên, động địa, trước mắt sẽ không diễn ra ở lục địa của Tầu Cộng mà diễn ra:

1.  Ở Tân Cương.
2.  Ở Việt Nam.

“Đốm lửa”của sự sự tàn ác này đã bắt đầu cháy.

Tại Tây Tạng, an ninh của Tàu cộng đã dùng súng bắn vào nhân dân, làm hàng trăm người dân phải nhập viện vào ngày 6 tháng 7 năm 2013 khi dân Tây Tạng tổ chức kỷ niệm 78 năm ngày sinh của Đức Đại Lai Lạt Ma.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 61

Hơn thế, hiện tại xe tăng, thiết giáp và cả vạn binh linh của Tầu cộng đã kéo đến và đóng chốt ở Tân Cương, chỉ đợi lệnh ở Trung Nam Hai là  cả dân tộc Tây Tạng sẽ vĩnh bị xóa sổ. Giơ G dường như đang đến rất gần.

Tại Việt Nam, liên tục trong những năm gần đây, Tàu cộng dương oai, diễu võ ở Biển Đông với đủ loại tầu to nhỏ, hiện đại và thô sơ. Chúng trắng trợn xâm phạm lãnh thố của nước ta, cướp bóc tài nguyên của nước ta, và từ đe dọa đến đánh đập ngư dân, cướp tầu, cướp tài sản của ngư dân ta.

Thổ phỉ hơn nữa, chúng còn bắt ta phải đem tiền để chuộc tầu và người mà chúng vừa cướp và bắt được.

Mới đây nhất, hôm nay ngày 9 tháng 7 năm 2013, chúng lại cho quân bắn tàu, bắn người rồi lên tàu đập phá và cướp tài sản trên hai tầu đánh cá của ta.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 52


Hành động của chúng chẳng khác mấy bọn thổ phỉ. Những ngư dân ta thoát nạn đã miêu tả:

“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” – Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.

Ở một tàu cá khác:

“Họ nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống I com cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng” – Thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.

Người Việt Nam chúng ta đừng bao giờ quên rằng, thôn tính lãnh thổ, tiêu diệt hết nguời Việt Nam luôn là kim chỉ nam ngàn đời của người Tàu. Chúng đã từng hoạn dái rất nhiều đàn ông Nước Việt, nhằm làm tiệt nòi giống Việt, một hành động chỉ có người Tàu mới nghĩ ra.

Chúng ta cũng không nên nghi ngờ sự tàn ác của người Tàu. Bởi lẽ, người Tàu đối với người Tàu mà họ còn đối xử với nhau như loài ác thú, thì huống chi mình không phải là người Tàu thì sự dã man, tàn ác đối của họ là không có giới hạn nào. Điều này dường như vẫn ngày ngày chảy máu trên thân thể đối với mỗi người Việt Nam yêu nước.

Lo sợ lắm, bà con mình ơi!

Khi Tàu cộng đã tràn sang, nó chẳng có ưu tiên mạng sống cho bất kỳ một ai đâu.

BĐX


------------------------

Dùng súng đánh cướp dã man hai tàu VN ngoài Hoàng Sa (ĐV).


Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa

(ĐVO) -Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật.

Theo tường trình của ngư dân, trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị  truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7.

Đó là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi,  ở thôn Tây làm thuyền trưởng.

Vừa cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến  7 giờ ngày 6/7, khi tàu cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ đông – 112 độ,14’ kinh độ bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất liền.

Con tàu lạ  kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất, nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:

“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 71


Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.

Còn ngư dân Nguyễn Văn Hùng; 42 tuổi, thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96787 TS nhớ lại, Khi họ cập mạn tàu tôi đang loay hoay dưới hầm đá, nghe tiếng động mạnh tôi vội chui lên khỏi hầm, vừa lên boong tôi đã lĩnh trọn trận mưa dùi cui, họ quá hung hãn, nên chúng tôi chỉ còn biết im lặng để họ muốn làm gì thì làm.

Ngoài tàu cá QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, thì sáng ngày 6/7 tàu cá QNg 90153 TS, của ngư dân Mai văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động cũng bị con tàu lạ sơn trắng truy đuổi, đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản.

Theo thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết, khoảng gần 9 giờ sáng khi các lao động đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ,24’ kinh độ bắc – 112 độ 06’ kinh độ đông thì tàu lạ lù lù xuất hiện, thấy tình hình không ổn nên ông vội cho tàu tăng tốc kéo ga bỏ chạy, tuy nhiên vì trục trặc hệ thống máy nổ nên chạy được vài hải lý tàu đột ngột tắt máy, nên tàu lạ đuổi kịp.

“Họ nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống I com cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng”. Thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập.

“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để báo cáo lên trên có biện pháp giải quyết” Trung tá Thanh nói.

Ngày 9/7, Đại diện Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II khẳng định với báo Đất Việt, trong ngày 6/7 trung tâm không nhận được thông tin cầu cứu nào từ phía các ngư dân trên hai con tàu này.

Vị đại diện cho biết thêm, vấn đề này do Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi xử lý, bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn chỉ là phối hợp tìm kiếm cứu nạn.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 81


Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 91


Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 101


Các ngư dân trên tàu chưa hết bàng hoàng sau sự việc xảy ra

Văn Minh

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Khi Trung Quốc luôn là cạm bẫy   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Jul 13, 2013 3:10 am

Khi Trung Quốc luôn là cạm bẫy
July 9, 2013
 
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Truongtansang-nguyendinhhue
 
Giữa lúc TQ ngày càng công khai hành động xâm lấn lãnh hải trong khi tiếp tục âm thầm xâm nhập mọi ngõ ngách của quê hương VN, thì GS Trần Khuê từ trong nước lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:

Cái nguy cơ từ phương Bắc thì thường trực từ mấy nghìn năm nay rồi. Và bây giờ nó càng rõ hơn. Cho đến nay, từ nhân dân, trí thức, nói chung là mọi tầng lớp xã hội, đều xót ruột lắm ! Và người dân Việt thấy nguy cơ là vận mệnh đất nước bị đe doạ cùng với sự toàn vẹn lãnh thổ…

Ký một lúc 10 văn kiện

 
Chuyến viếng thăm Trung Quốc và ký kết hàng loạt văn bản của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 6 năm 2013.

Theo cuốn Hồi ký Trần Quang Cơ, thì “Ngày 29.8.1990, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Trương Đức Duy xin gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và chủ tịch Quốc vụ viện Lý Bằng mời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 3.9.1990 để hội đàm bí mật về Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước”.

Như vậy là “biến cố Thành Đô” ấy – mà nhà báo David Thiên Ngọc gọi là “Chiếu chỉ Thành Đô” – đã diễn ra trong vòng bí mật mà Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ cho “đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại” của Hà Nội; chính cố vấn Phạm Văn Đồng lúc ấy cũng phải thốt lên rằng “…đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước được hậu quả…”; Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần phải nhìn nhận rằng “Mình bị nó lừa nhiều cái quá…TQ luôn là cạm bẫy!”.

Lần này, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “bệ kiến Thiên Triều” tại Bắc Kinh, tác giả David Thiên Ngọc qua bài tựa đề “Chiếu Chỉ Thành Đô II” lưu ý rằng:

Trong lịch sử ngoại giao từ xưa nay trên toàn thế giới chưa có một ai đại diện cho một nước nào cho dù là nhỏ bé, thiếu độc lập, thiếu tự chủ cũng chưa có một lãnh tụ nào trong một cuộc tạm gọi là bang giao vừa bước chân xuống miền đất khách chưa kịp tẩy trần mà ký một lúc 10 văn kiện như ông Trương Tấn Sang và tập đoàn… theo đuôi! Ở đây xin nói thẳng ra rằng các văn kiện đó, “Họ” đã viết sẵn theo chủ ý và âm mưu của họ theo kịch bản của quân sư mà kẻ ký chỉ biết hạ bút và không được phép biết nội dung nó là gì?

Khi báo động về “Văn kiện đầu hàng”, blogger Bùi Tín khẳng định rằng “Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc”, nhất là, theo nhà báo Bùi Tín, Bản tuyên bố chung VN-TQ “Không hề có một chữ nào về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một yêu cầu nào về việc bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân VN trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái lưỡi bò phạm pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ. Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất, còn hơn anh em ruột thịt”.  Nhà báo Bùi Tín nhận xét tiếp về “Biến cố Thành Đô II” này:

Đọc thật kỹ bản Tuyên Bố Chung, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản Tuyên Bố Chung hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực.


Ở đây xin nói thẳng ra rằng các văn kiện đó, “Họ” đã viết sẵn theo chủ ý và âm mưu của họ theo kịch bản của quân sư mà kẻ ký chỉ biết hạ bút và không được phép biết nội dung nó là gì?
- David Thiên Ngọc

Blogger Bùi Tín nêu lên câu hỏi rằng đây có phải là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới Trung Nam hải giăng ra để “nhử ông Trương Tấn Sang chui vào tròng”, buộc ông Sang phải “nhận cả gói, không sửa đổi, du di gì được, dù một li” ? Vẫn theo nhà báo Bùi Tín, sau khi đọc Kỹ văn bản ấy, Ông có cảm giác như VN đã “hội nhập vào trong lòng TQ. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy”.

Báo Tổ Quốc báo động rằng “Họ đem đất nước vào hẳn quỹ đạo của TQ”. Tờ báo tin chắc là ông Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh để “chính thức hoá những gì đã được quyết định từ trước và do TQ áp đặt”, và lưu ý:

Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì nó còn được “thúc đẩy”, “mở rộng”, “tăng cường” và “làm sâu sắc thêm”. Đặc biệt nghiêm trọng là Việt Nam đã cam kết “điều phối” và “phối hợp” với Trung Quốc, nói cách khác, nhận mệnh lệnh của Trung Quốc trong các quan hệ đối với thế giới, kể cả với Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới Việt Nam “hợp tác” và “cùng phát triển” với các khu tự trị của Trung Quốc ở biên giới…

TQ “thuần hóa” VN
 
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image 
Tổng Bí thư Đỗ Mười (P) cùng với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (T) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/7/1997. AFP photo
 
Blogger Nguyễn Văn Huy lưu ý về “thời gian thảo luận những vấn đề hệ trọng liên quan đến tương lai đất nước trong vài ngày chắc chắn là không đủ”, và tin chắc rằng “nội dung của những thỏa thuận đã được hai bên trao đổi và thảo luận từ lâu”. Do đó, theo blogger Nguyễn Văn Huy,  chuyến Hoa du của ông Trương Tấn Sang “chỉ là để ký kết những gì đã đồng ý từ trước”. Khi thắc mắc về “Một sự im lặng khó hiểu”, tác giả Nguyễn Văn Huy đặt ra một số câu hỏi, chẳng hạn như:

-Ông Trương Tấn Sang được ai hay định chế nào cho phép hoặc ủy quyền ký những văn bản hệ trọng liên quan đến tương lai Việt Nam?
- Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã có những nhận xét nào về nội dung bản Tuyên bố chung?
-Những đại biểu quốc hội, có bao nhiêu người được hỏi ý kiến về những văn kiện vừa được ký kết?

Và tác giả nhận xét tóm tắt rằng:
Qua Tuyên bố chung này, khó có thể biện bạch Việt Nam là một quốc gia độc lập với Trung Quốc, nếu không muốn nói chính quyền cộng sản Việt Nam đang chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước sang tay người Trung Quốc. Theo nội dung của bản Truyên bố chung, Trung Quốc có quyền tham gia vào tất cả mọi lãnh vực sinh hoạt chính trị và kinh tế của Việt Nam, trong khi đó phía Việt Nam không thể và cũng không đủ điều kiện để tham gia ngược lại.

Khi báo động về tình trạng TQ đã “thuần hoá” VN, nhà báo Vi Anh nhận xét rằng Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang “đi sang Tàu triều cống, diện kiến Tập cận Bình như thần tử diện kiến long nhan, tái xác nhận thái độ thần phục Thiên Triều”. Ông Trương Tấn Sang tuyên bố “nhất trí, đồng tình, hồ hởi, phấn khởi”, giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tác song phương do phương Bắc đề ra, chứ tuyệt đối không cho nước thứ ba nào bên ngoài can dự vào. Vẫn theo nhà báo Vi Anh, “Giải quyết những tranh chấp tay đôi giữa con sói và con trừu, thì Biển Đông và đảo của VN coi như từ chết tới bị thương, bị kẻ mạnh nuốt hết!”.

Blogger Gò Cỏ May thì lưu ý rằng mặc dù hai nước CS anh em Việt-Trung từ lâu đã bình thường hoá bang giao và hợp tác chặt chẽ, không ngừng nâng mối quan hệ chiến lược giữa 2 đảng, 2 nhà nước lên “tầm cao mới”, nhưng “ thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối, chứ giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô ‘đại cuộc’ mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm”.

Qua Tuyên bố chung này, khó có thể biện bạch Việt Nam là một quốc gia độc lập với Trung Quốc, nếu không muốn nói chính quyền cộng sản Việt Nam đang chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước sang tay người Trung Quốc.
- Tác giả Nguyễn Văn Huy

Trong khi nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn báo động rằng “Việc ông Trương tấn Sang công du Trung quốc lần này với những cam kết về một sự ‘hợp tác chiến lược toàn diện’ trên tinh thần ‘đồng chí anh em’ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn vào hiểm họa lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc mà thôi”, thì nhà báo Bùi Tín lưu ý “Nước cờ này đã đẩy đảng CSVN đang núng thế thụt sâu thêm xuống hố suy thoái”.

Khi nêu lên câu hỏi rằng có phải “ VN thiếu vắng lãnh tụ ?”, tác giả Phạm Dzũng nhận định rằng “ Trong cuộc chiến Tàu-Việt từ ngàn xưa tới nay, sách lược muôn đời của Tàu vẫn là tàn hại nguyên khí của dân Việt, và chúng ra tay rất sớm -‘tiên hạ thủ vi cường’ ”. Vẫn theo tác giả thì “Hiện tượng bế tắc tương lai và suy yếu toàn diện vừa về lãnh đạo, vừa về văn hóa, xã hội, kinh tế và quốc phòng của Việt Nam chứng tỏ rằng TQ đã thành công trong sách lược làm Việt Nam suy thoái triệt để. Mối nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bọn xâm lược không cần phải trực tiếp ra mặt, mà lại sai khiến được chính nhà cầm quyền Việt Nam…”.

Tác giả Phạm Dzũng nhận thấy hành động của giới cầm quyền trong nước liên tục trấn áp dân và liên tiếp nhượng bộ phương Bắc một cách vừa lén lút, vừa công khai chứng tỏ rằng Bắc Kinh đã nắm được giới cầm quyền Hà Nội, mà nổi bật nhất hiện nay là bộ máy công an… Như vậy, theo tác giả, “chính là Tàu đang cai trị VN”. Và mọi phản đối máy móc, chiếu lệ của nhà cầm quyền VN đối với hành vi xâm lược, ngang ngược của TQ ở biển Đông và biên giới phía Bắc chỉ là để “che mắt thiên hạ nhằm chuẩn bị giao hết căn nhà VN cho chủ mới….”.

Tuy nhiên, tác giả bày tỏ tin tưởng rằng “bên này biên giới mong manh của sự bi quan” trước nguy cơ mất nước vào tay phương Bắc, thì phong trào chống đối ngày càng lớn mạnh của tuổi trẻ cùng người dân trong nước trong bối cảnh ngày càng dân chủ hóa toàn cầu, người dân Việt vẫn có thể tin vào tiền đồ của một dân tộc đã chiến đấu mấy ngàn năm để tồn tại.

Theo RFA

http://ttxva.org/khi-trung-quoc-luon-la-cam-bay/#ixzz2Ylg6fH28

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Du khách Trung Quốc: "Đám ô nhục, chuyên gây rắc rối"   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeWed Jul 24, 2013 12:08 am


Du khách Trung Quốc: "Đám ô nhục, chuyên gây rắc rối"


Tracy Le

Du khách Trung Quốc đang là "sự bực bội" ở nhiều quốc gia. Còn người Trung Quốc gọi đây là "quốc nhục"

Trên tờ Der Spiegel (Đức), mới đây đã đăng bài viết của phóng viên Stephen Vort, thuật lại câu chuyện ông chứng kiến về du khách Trung Quốc.

Lần ấy, khi nghỉ tại một khách sạn ở Bavaria (Đức), ông Stephen Vort được lễ tân phát cho một tờ rơi khổ giấy A4. Đó là cảnh báo về nhóm du khách Trung Quốc với nội dung: "Ngày mai, khách sạn chúng tôi sẽ đón một đoàn du khách Trung Quốc. Chúng tôi rất xin lỗi nếu những tiếng gọi nhau ầm ỹ của họ làm phiền tới các bạn. Các bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy họ dùng tay không sờ nắn vào bánh mì, bốc thử đồ ăn... hay khạc nhổ bừa bãi cũng như ăn uống tóp tép... Nếu bạn muốn thưởng thức bữa sáng trong yên tĩnh, bạn nên tới nhà ăn sau 8g30 sáng."

Một lần nữa chúng tôi xin lỗi quý khách. Mong quý khách thông cảm vì đoàn du khách Trung Quốc tới từ một nơi có nền văn hóa khác với chúng ta."

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 169776-bavaria.expedia.com%20-%20400 
Một khách sạn ở Bavaria (Đức). Ảnh mang tính minh hoạ.

Đọc tờ rơi này, ông Stephen Vort rất ngạc nhiên và cho rằng lời lẽ của người quản lý khách sạn như thế là bất lịch sự với du khách nước ngoài. Tuy vậy, ông cũng muốn biết thực hư thế nào, nên sang hôm sau, lúc 6 giờ, ông xuống nhà ăn và ngồi chờ nhóm du khách Trung Quốc kia.

Và đây là lời thuật lại của ông:

"Hơn cả ngạc nhiên, tôi đã sững sờ. Họ dùng thìa gõ vào từng ổ bánh mì, rồi dùng tay ấn thử. Một cô gái còn cầm xúc xích lên ngửi rồi nhăn mặt vứt trả lại. Một người đứng đầu phòng gọi bạn ở cuối phòng. Họ vừa đi lại, vừa nhai nhồm nhoàm. Họ hạch sách nhân viên khách sạn bằng những câu chỉ có động từ, tôi cố để ý nhưng không thấy một từ "làm ơn" hay "cảm ơn" nào thốt ra từ miệng họ.”

Sau đó, người quản lý đã giải thích với ông Vort việc mình cho phát tờ rơi: "Tôi biết thế không lịch sự cho lắm, nhưng nếu tôi không làm thế nhiều khách sẽ shock và cảm thấy giận dữ. Tôi hy vọng mình cảnh báo trước khách sẽ thông cảm với khách sạn hơn." Còn nhân viên phục vụ phòng của khách sạn này tâm sự với ông Vort rằng: "Sau khi họ đi chúng tôi phải giặt lại toàn bộ thảm trải phòng, họ khạc nhổ khắp nơi." "Họ rời khỏi đây là tôi thở phào.”, một nhân viên của nhà ăn, nói.

Ngay cả ở một số điểm du lịch tại các nước châu Á, người ta cũng không chịu nổi cách cư xử của người Trung Quốc. Vint Chavala, một người dân ở Chiang Mai (Thailand) kể: “Khách Trung Quốc hay lái xe bạt mạng và lao bừa vào đường một chiều. Họ cũng thường dừng lại ở ngay giữa ngã ba, ngã tư đông đúc chỉ để cãi nhau về hướng đi.”

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 169776-du%20khach%20TQ.dulichvn.400 
Một đoàn du khách Trung Quốc. Ảnh: dulichvietnam.com

Một số khách sạn và nhà nghỉ ở Thailand rất khó chịu vì du khách Trung Quốc thường thuê một phòng dành cho 2 người, nhưng lại ở tới 4-5 người. Họ còn hay xả rác và treo quần áo của trên ban công, không xả nước nhà vệ sinh; coi thường luật giao thông; gây ồn ào ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả đêm khuya;  xả rác, khạc nhổ; để trẻ em đi vệ sinh ở bể bơi công cộng…"Trước đây, tôi thường tự hào nói với mọi người rằng tôi là người Trung Quốc. Nhưng bây giờ, tôi sẽ không nói thế nữa", một Hoa kiều ở Chiang Mai nói như vậy. Những người Trung Quốc sống tại Chiang Mai cũng cho biết khi phát hiện hành vi của những người đồng hương, họ đã thấy rất xấu hổ, thậm chí coi là một nỗi "quốc nhục".

Còn theo tờ Washington Post, người Indonesia coi khách du lịch Trung Quốc là “một đám ô hợp, chuyên gây rắc rối.” Hartono, một người gốc Trung Quốc sống tại Bali (Indonesia) thì nói rằng ông không thể hiểu được cách nói chuyện to tiếng và tự đề cao mình của nhiều du khách Trung Quốc.

Trên CNN, một độc giả tên người Canada gốc Trung Quốc để lại comment: “Cha mẹ tôi là người Trung Quốc... có thể nói rằng tôi không thể chịu được khách du lịch Trung Quốc. Chỉ đơn giản là đứng xếp hàng và chờ đến lượt mình, tôi cũng phải nhắc nhở họ không hành xử như thế ở Canada.”


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Chinese-touris-d16c4

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Kids-on-horse-d16c4
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Quan hệ Việt Trung thời kỳ mới: mừng ít lo nhiều    "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSun Oct 27, 2013 11:48 am


Quan hệ Việt Trung thời kỳ mới: mừng ít lo nhiều

Nam Nguyên

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image+%25288%2529 
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. - AFP PHOTO

Chuyên gia phản ứng khá thận trọng, nếu không muốn nói là đầy hoài nghi đối với quan hệ Việt-Trung thời kỳ mới, qua Tuyên bố chung 10 điểm ngày 15/10 tại Hà Nội kết thúc chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Sử dụng chiến thuật

Hầu hết báo chí do Chính phủ kiểm soát đều đưa tin lớn về những thỏa thuận được cho là, mang tính cách mở rộng hợp tác kinh tế thương mại cùng lúc hạ nhiệt tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuyên bố chung Lý Khắc Cường-Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển Việt-Trung với những lời lẽ đầy tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ tinh thần Công ước Quốc tế về Luật Biển hoặc tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

Về vấn đề vừa nêu, GSTS Nguyễn Thế Hùng nhà hoạt động xã hội dân sự, đồng sáng lập trang mạng Bauxite Việt Nam từ Đà Nẵng nhận định,  đối với chính sách của Trung Quốc, Việt Nam luôn luôn phải nghi ngờ thiện chí của họ nhất là trong tình hình hiện nay. Việt Nam chẳng là gì dưới mắt Trung Quốc, theo ông Việt Nam phải hiểu rõ điều này và cần khôn khéo thể hiện đại đoàn kết dân tộc, phải theo thể chế dân chủ để đất nước hùng mạnh thì mới có thể sinh tồn bên cạnh Trung Quốc. GSTS Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:

Không phải họ mềm dẻo xuống thang hoặc tôn trọng vấn đề luật pháp quốc tế đối với VN, mà họ đang sử dụng chiến thuật trong lúc phải đối phó Nhật Bản và Philippines. -GS Nguyễn Thế Hùng

“Theo tôi không phải họ mềm dẻo xuống thang hoặc tôn trọng vấn đề luật pháp quốc tế đối với Việt Nam, mà họ đang sử dụng chiến thuật trong lúc phải đối phó Nhật Bản và Philippines, hoặc để cho thế giới không thấy được dã tâm của họ. Chiến lược cuối cùng của họ là khuất phục Việt Nam, làm cho Việt Nam suy yếu để đạt mục đích cuối cùng là lái Việt Nam đi theo hướng của họ chứ không thực sự ích lợi cho Việt Nam.”

Về quan hệ thương mại kinh tế, theo tuyên bố chung, Trung Quốc hứa huy động vốn cho Việt Nam phát triển nhiều dự án khu công nghiệp và các tuyến giao thông trọng yếu nối vùng biên giới Trung Quốc với Hà Nội; thúc đẩy doanh nghiệp hai bên đầu tư qua biên giới. Hai Thủ tướng Trung Quốc và Việt Nam hứa hẹn hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image+(9) 
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thảo luận tại Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.

Đáp câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc hơn chục tỷ USD mỗi năm, vậy làm sao có thể cân bằng thương mại song phương lại vừa nâng kim ngạch ở mức lớn lao như vậy. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:

“Riêng về thương mại tôi nói thật, mỗi khi lãnh đạo hai bên gặp nhau cứ hứa hẹn đẩy kim ngạch thương mại lên bao nhiêu…bao nhiêu, kể cả phía Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam thì vẫn làm cho tôi thấy lo nhiều hơn là mừng. Tại sao vậy, bởi vì lâu nay Việt Nam chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc và mức nhập siêu càng ngày càng lớn càng nặng nề. Kể cả trong mấy năm gần đây khi mà kinh tế khó khăn, nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống, thậm chí có năm Việt Nam còn xuất siêu được vài trăm triệu đô la nhưng vẫn nhập siêu từ Trung Quốc như thường và số tiền nhập siêu từ Trung Quốc vẫn rất lớn. Như vậy chứng tỏ cải thiện kim ngạch rất khó.”

Lo nhiều hơn mừng

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra thận trọng về khả năng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Bà nói:

“Ngay cả khi Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam, để cho Việt Nam cải thiện cán cân thanh toán với Trung Quốc thì tôi vẫn lo. Bởi vì  Trung Quốc chủ yếu muốn mua hàng nguyên liệu thô của Việt Nam, nào là khoáng sản đào bới tài nguyên thiên nhiên lên để bán cho họ như là bauxite chẳng hạn hay là các khoáng sản khác. Rất nhiều thứ khoáng sản của Việt Nam đã được khai thác và xuất thô sang Trung Quốc rồi, làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cạn kiệt rất nhanh. Tuy Trung Quốc cũng mua một số mặt hàng khác như nông sản nhưng chủ yếu cũng là hàng thô chưa qua chế biến; riêng cách mua nông sản không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là, có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. Thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới, như là thanh long hiện nay đang đọng lại ở biên giới chẳng hạn,  là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.”

Bà Phạm Chi Lan lý giải thêm về lý do bà cảm thấy lo nhiều hơn mừng, khi hai phía Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận mở rộng hợp tác thương mại. Bà nói:

Nghe hai bên cam kết sớm đạt được mức kim ngạch 60 tỷ USD, thực sự tôi không cảm thấy mừng mà thậm chí còn cảm thấy lo. -Bà Phạm Chi Lan

“Dù có tuyên bố tăng cường nhập khẩu nhưng điều đó chưa chắc có thể tạo khả năng xuất khẩu trả nợ cho Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó có thể giúp cải thiện được cán cân thanh toán. Cho nên nói lên một con số thì dễ, nói lên ý chí hoặc mong muốn của hai bên thì dễ, nhưng mà cách thức thực hiện như thế nào và đàng sau nó là tất cả những biện pháp như thế nào để tạo được một cán cân thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên, thì đấy là điều hoàn toàn không dễ một chút nào cả. Bởi vì vẫn còn thấy thiếu vắng những biện pháp cụ thể và về phía Việt Nam đã thấy trong bao nhiêu năm rồi, với bao nhiêu cam kết hứa hẹn về chính trị rồi mà quan hệ thương mại luôn luôn mang tới bất lợi cho phía Việt Nam. Vì vậy cho nên nghe hai bên cam kết sớm đạt được mức kim ngạch 60 tỷ USD, thực sự tôi không cảm thấy mừng mà thậm chí còn cảm thấy lo.”

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam TBKT_164619260

Bên cạnh vấn đề kinh tế thương mại, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thời kỳ mới còn nhấn mạnh việc ‘tăng cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận…góp phần quan trọng cho việc tăng cường sự tin cậy giữa hai bên. Nhận định về vấn đề này, GSTS Nguyễn Thế Hùng phát biểu:

“Trung Quốc thường nói một đàng làm một nẻo, họ bảo là định hướng nhưng cuối cùng nhiều lúc họ bật đèn xanh hoặc họ không chấn chỉnh. Khi mình phản ảnh thì họ đổ lỗi này kia trong khi Việt Nam nghiêm túc thực hiện, như vậy nó không có công bằng. Đối với Việt Nam những gì Trung Quốc họ làm không đúng với luật lệ quốc tế…thì phải để cho nhân dân người ta bày tỏ, để cho báo chí chính thống bày tỏ để tạo dư luận trong nước và quốc tế thì như vậy người Trung Quốc mới bớt chuyện làm không đứng đắn của họ lại. Chứ đàng này, mình không để cho báo chí chính thống, không để cho người dân bày tỏ trên những blog của họ, không để cho người dân đi biểu tình ôn hòa, như vậy mình không tạo được sự đồng thuận nhân dân, không tạo được sức ép lên dư luận trong nước và quốc tế, lại mất đi một lực lượng ủng hộ chính quyền thì rất là dở.”

Chuyến đi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Việt Nam còn đạt kết quả Việt Nam ký kết văn kiện đồng ý thiết lập Viện Khổng Tử tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Dư luận cho rằng, bề ngoài của một Viện Khổng Tử mang tính cách một Trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa Trung Quốc. Nhưng theo TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện viết trên Blog của ông: “Phải thừa nhận hiện nay giới lãnh đạo về vắn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh.” TS Nguyễn Xuân Diện lập lại sự quan ngại của ông qua phát biểu với Đài Á châu Tự Do. Vì âm thanh không được tốt, chúng tôi xin trích đọc nguyên văn lời TS Nguyễn Xuân Diện.

“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm.”

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Trung được mở rộng trong thời kỳ mới, qua chuyến đi của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội quả là ẩn chứa rất nhiều điều, làm cho các chuyên gia kinh tế, chuyên gia văn hóa và các nhà hoạt động dân sự đầy quan ngại. Đúng là chưa mừng đã vội lo.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Fc5837d919ce45a1940c69087b5406b7
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Feb 08, 2014 2:27 pm


Giấc mơ Trung Quốc, ác mộng láng giềng!

Võ Long Triều

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Bia_giac_mo_1

Hơn 20 năm trước đây nhà văn Trung Quốc Tống Thái Thánh đã mơ một giấc mơ Ðại Hán, ông cho xuất bản một quyển sách tựa đề “Thời Ðại Trung Quốc,” trong đó ông tưởng tượng một cách kiêu căng rằng: “Bước vào thế kỷ 21, cho dù bầu trời thế giới có mọc thêm nhiều ngôi sao nhưng Trung Quốc mới đúng là mặt trời của thế giới. 'Thời Ðại Trung Quốc' là Kinh thánh Phúc âm của thế kỷ 21.”

Tháng 3 năm 2010, hàng triệu người Trung Quốc đổ xô mua và đọc quyển sách “Giấc Mơ Trung Quốc” do Ðại Tá Giáo Sư Ðại Học Quốc Phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc xuất bản. Trong đó ông đặt mục tiêu Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhứt thế giới, thay Mỹ lãnh đạo toàn cầu. Ðại Tá Phúc đưa ra chiến lược gồm 3 điểm: (1) Trung Quốc phải thay Mỹ lãnh đạo thế giới, làm quốc gia quán quân và quốc gia lãnh tụ; (2) Muốn vậy Trung Quốc phải tiến hành cạnh tranh với Mỹ (3) Ðể thắng cạnh tranh, Trung Quốc cần có quân đội mạnh nhứt thế giới. Không phải để đánh Mỹ mà để khỏi bị Mỹ đánh. Phải có lực lượng răn đe để cho không ai dám dùng quân sự ngăn chận Trung Quốc trỗi dậy. Ðiều khôi hài là Ðại Tá Phúc khẳng định: “Trung Quốc có một lịch sử rất trong sạch và có một nguyên tắc đạo đức cao cả, là một nước duy nhứt không có tội lỗi đối với sự phát triển văn minh nhân loại, chính vì vậy mà Trung Quốc có quyền truyền bá các quan điểm và cách giải quyết vấn đề của mình trên toàn cầu”! Ðọc xong quyển sách này nhà báo Jeffrey Schmidt cho rằng: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ.”

Giấc mơ Trung Quốc là gì? Chủ Tịch Tập Cận Bình là người tích cực cổ xúy cho giấc mơ này. Khi mới trở thành nguyên thủ của đất nước đông dân nhứt thế giới, ông tuyên bố: “Vào thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, văn hóa tiên tiến và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa sẽ thành hiện thực.” Cũng là điều mà ông hứa trước Quốc Hội ngày 17 tháng 3, 2013 và được phát đi như một lời hiệu triệu quốc dân. Ngày 8 tháng 4, 2013 ông lập lại trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn Châu Á tại Bác Ngao. Ngày 17 tháng 4, 2013 ông trở lại vấn đề này và nói: “Chúng ta hãy đưa vào thực tiễn đời sống Giấc Mơ Trung Hoa.”

Ðịnh nghĩa giấc mơ do Chủ Tịch Tập Cận Bình chính thức thông báo cho Quốc Hội, bao gồm nhiều khía cạnh, kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v... Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài này tôi chỉ nhìn vấn đề quân sự mà Trung Quốc dùng như một phương tiện hữu hiệu để “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.” Ưu tiên hàng đầu phải là hiện đại hóa quân đội bằng sự gia tăng không ngừng và to lớn từ thời chiến lược gia Ðặng Tiểu Bình được toàn dân Trung Quốc sùng bái, do đó Trung Quốc tìm mua những thứ vũ khí hiện đại nhứt và sao chế thành sản phẩm của mình. Ðại Tá Lưu Minh Phúc phỏng định quân đội hùng mạnh sẽ răn đe không ai dám ngăn cản sự trỗi dậy hay nói cho đúng hơn là sự ngang ngược của Trung Quốc. Bằng cớ là Trung Quốc ngang nhiên mở rộng biên giới bằng đường 9 đoạn hay cái lưỡi bò liếm toàn biển đảo của các nước láng giềng, có ai dám gây sự đâu? Ngoài những lời phản đối suông hay phân chứng với quốc tế. Rồi đến việc tuyên bố ngày 23 tháng 11, 2013 vùng phòng không trên Biển Ðông và Biển Hoa Ðông, buộc phi cơ bay ngang phải khai báo, rồi đến lệnh cấm đánh bắt cá kể từ ngày 1 tháng 1, 2014 phải xin phép tỉnh Hải Nam. Từng bước, Trung Quốc thực hiện giấc mơ và sự phục hưng vĩ đại của Hán tộc. Sự phục hưng dựa vào vũ lực để lấn áp láng giềng, hoàn toàn không có nguyên tắc đạo đức cao cả, không trong sạch, trái ngược với lời khẳng định của Ðại Tá Lưu Minh Phúc rằng Trung Quốc là một nước duy nhứt không có tội lỗi đối với sự phát triển văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong công cuộc “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa và thực hiện giấc mơ,” Trung Quốc cần tìm kiếm, chiếm đoạt tài nguyên và các nguồn năng lượng mới, gây ra nhiều cuộc xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo rất căng thẳng với hầu hết các nước láng giềng nên chủ trương “thế giới hài hòa” của Trung Quốc là sự tuyên truyền giả dối.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcQwhPWWj_sYbpGBc0rx73hxUSgMjfVLrfUuWnQoVSdqLi16ezfs

Người ta còn nhớ, tàu hải giám Trung Quốc đánh chìm ngư thuyền Việt Nam bắt ngư phủ đòi tiền chuộc mạng; tàu Trung Quốc đã trực diện “đối đầu” với Philippines ở bãi cạn Scarborough. Tháng 3, 2013 tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu đánh cá trong hải phận của Việt Nam; cũng trong tháng 3, bốn tàu chiến Trung Quốc tập trận trên bãi cạn James thuộc chủ quyền của Malaysia. Ngày 23 tháng 4, 2013 tám tàu lớn Trung Quốc có 40 máy bay quân sự hỗ trợ, đi vào lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Ngày 26 tháng 4, 2013 Trung Quốc đưa hàng chục binh lính tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Ðộ và dựng trại tại đây. Nếu phải liệt kê tất cả những vụ cố tình khiêu khích của Trung Quốc thì hãy còn nhiều. Những sự vi phạm đó có mục đích vừa là đe dọa bằng vũ lực, vừa là thử lửa xem có ai dám phản ứng mạnh không, vừa là muốn xác định bằng vũ lực chủ quyền của mình.

Sự đe dọa có tính công khai với lời kêu gọi của Tập Cận Bình là quân đội nhân dân Trung Quốc phải chuẩn bị tinh thần, đề phòng chiến tranh có thể xẩy ra những ngày sắp tới, mặt khác họ Tập cũng đồng thời gởi thông điệp rằng giới lãnh đạo mới của Trung Quốc cam kết mở cửa, theo đuổi con đường phát triển hòa bình và chiến lược cùng thắng với thế giới bên ngoài. Chính sách hai mặt đó thể hiện qua cuộc gặp tay đôi giữa Tập Cận Bình và Tổng Thống Barack Obama tại trang trại Annenberg ở Sunnyland, California, ngày 7 tháng 6, 2013. Theo báo chí Trung Quốc, trong cuộc gặp gỡ đó Tập Cận Bình đã khái quát mô hình quan hệ nước lớn theo kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc dựa theo 3 diễm sau đây: (1) Không xung đột và không đối đầu; (2) Tôn trọng lẫn nhau; (3) Hợp tác cùng thắng. Phía Trung Quốc cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận quan trọng.

Dựa vào sự thỏa thuận ngầm và theo chính sách vừa đấu tranh vừa hợp tác có lợi, Trung Quốc đã từng bước hành động ngang ngược trong vùng Châu Á vì biết chắc Mỹ sẽ không để xẩy ra “xung đột” dù có thỏa ước quân sự với Philippines và Nhật Bản. Tuy nhiên cung cách múa gậy vườn hoang của Trung Quốc ngày càng quá đáng buộc Mỹ phản ứng, không thể để một mình Trung Quốc làm bá chủ ở Châu Á Thái Bình Dương. Vì thế mới có chuyện Mỹ “xoay trục,” di chuyển 60% quân lực sang Á Châu với sự có mặt của 2500 quân nhân Mỹ tại Úc. Sự thay đổi chiến lược quốc tế trên vũ đài chính trị của các nước như Mỹ, Châu Âu, Úc Ðại Lợi, Nhật Bản, Ấn Ðộ, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện giấc mơ của Trung Quốc. Tháng 11 năm 1996 trong cuộc thảo luận bàn tròn về chính sách quốc tế tại California dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nhiều vị nguyên thủ quốc gia tham dự, trong đó cựu Thủ Tướng Nhật K. Myazawa đã tiên đoán rằng vào năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc lớn nhứt về kinh tế lẫn quân sự và ông lo ngại rằng “sẽ rất khó dự đoán Trung Quốc sẽ hành động như thế nào.” Cựu Thủ Tướng Hàn Quốc ông S. Lho, cũng đặt câu hỏi tương tự: “Nếu như Trung Quốc giàu có hùng mạnh thì điều gì sẽ xẩy ra ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương”? Riêng cựu Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu thì khuyên “hãy để cho Trung Quốc ngủ yên.” Nhưng tiếc rằng Trung Quốc không chịu ngủ yên với chủ trương bành trướng của Hán tộc.

Cái mốc được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định cho việc hoàn thành “Giấc Mơ Trung Hoa” là năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Người ta tự hỏi thời gian gấp rút buộc Bắc Kinh bất chấp phương tiện và hành động nào miễn đạt được mục đích, đặc biệt cướp đảo, lấn đất, khai thác tài nguyên của láng giềng một cách phi pháp, có thể xẩy ra xung đột quân sự rộng lớn, trở thành ác mộng chẳng những đối với các nước trong vùng mà cả đối với Hán tộc.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcRa2XujUcFZ_2aEA4frHD3ie92yx2Jne9v3sAzhqTK-DjNQLDRz
.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeMon May 12, 2014 12:31 am


Trung Quốc quyết định đối đầu chiếm Biển Đông


Huỳnh Tâm

“…Những thách đố trên hoàn toàn thuộc về Tập đoàn cướp Dầu khí của Việt Nam và quyền lợi trái ngược nhau cho nên tinh thần hợp tác đưa đến tình trạng tranh chấp quản lý dầu khí. Trung Quốc cho biết: "Chính sách hợp tác hữu nghị song phương với Việt Nam không còn giá trị".…”

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image_5 

Sau một thời gian dài ẩn mặt trong lớp vỏ "tình đồng chí, tình anh em", Bắc Kinh đột ngột thay đổi thái độ, trưng bày bộ mặt xấu xí, hung hăng đối với Việt Nam, xoay chiều thẳng tay, đổi trắng thay đen, bằng hành động khiêu khích, tự ý cho Offshore Oil 981 xâm nhập sâu 12 hải lý biển của Việt Nam, cùng lúc Bắc Kinh tuyên truyền rằng "tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang cố gắng bao vây biển Tây Sa của Trung Quốc, đưa đến cuộc đối đầu giữa hai lực lượng Hải quân, Việt Nam phải chịu trách nhiệm".

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 14163910204_270eda0609
HD 981 hoạt động từ tháng 5/ 2014 đến 2 - 15 tháng 8
địa điểm tại kinh độ (vĩ độ) 15 độ 29 phút 58 giây khi vĩ độ (kinh độ) 111 độ 12 phút 06 giây.

Báo giới Bắc Kinh nổi cơn ba đào, nhân dân Trung Quốc nối đuôi nhau phản đối Việt Nam, họ cho rằng:

− Việt Nam hung hăng, tàu chiến Việt Nam trực tiếp xếp hàng dài 4 hải lý, bao vây từ bờ ra biển, cản trở không cho Offshore Oil 981 hoạt động. Bây giờ một số lượng lớn cảnh sát Trung Quốc nhất định triển khai lực lượng bảo vệ biển!

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ban hành một tuyên bố chống lại vi phạm của Trung Quốc và đặt vấn đề chủ quyền biển Đông của Việt Nam.

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã ban hành một thông báo gửi đến Tổng công ty National Offshore Oil (CNOOC) Trung Quốc. Cho biết giàn khoan "dầu ngoài khơi 981" vi phạm trong vùng hoàn toànđặc quyền kinh tế và thềm lục địa 120 hải lý, từ bờ biển Đông (vĩ độ) 15 độ 29 phút vĩ độ Bắc (kinh độ) 111 độ 12 phút để xác định vị trí các vị trí của Việt Nam.

Thông báo của Tập đoàn Dầu khí của Việt Nam cũng đã khẳng định rõ ràng rằng: Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, theo các hành vi trên đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam "Công ước của Liên Hợp Quốc" 1982.

Ngày 03 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam: Giàn khoan dầu HD 981 chính thức hoạt động ngoài khơi từ tháng 5/ 2014 đến 2 - 15 tháng 8.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 14183905353_8e1e3e9b99
HD 981 hoạt động bình thường ngoài khơi biển Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình:

− Giàn khoan dầu HD 981 Trung Quốc, chuyển hướng tham gia phối hợp tại vị trí đã bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khoảng 120 hải lý của  biển Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình nhắc lại:

− Không chấp nhận, bất kỳ hoạt động nào của nước ngoài, có những tiến hành vi phạm trong vùng biển của Việt Nam là bất hợp pháp và không hợp lệ, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động như trên".

Ngày 4 tháng 5 năm 2014, Nhà nước Trung Quốc trả lời phóng viên về an toàn hàng hải, tiếp theo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có một văn thư gửi cho Chủ tịch và Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia của Trung Quốc. Mạnh mẽ chống lại hành vi, và yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc chấm dứt ngay hành động bất hợp pháp, tức khắc di tản giàn khoan dầu 981, ra ngoài vùng biển Việt Nam.

Những thách đố trên hoàn toàn thuộc về Tập đoàn cướp Dầu khí của Việt Nam và quyền lợi trái ngược nhau cho nên tinh thần hợp tác đưa đến tình trạng tranh chấp quản lý dầu khí. Trung Quốc cho biết: "Chính sách hợp tác hữu nghị song phương với Việt Nam không còn giá trị". Mọi sự tranh chấp "dầu khí" tại biển Đông đều nằm trên bàn kế hoạch cướp toàn diện Biển Đông của Trung Quốc.

Huỳnh Tâm


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 541704_630627243622108_976271703_n

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Conghambannuoc

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcRM8eMrB6yQM2jKzwxcf2wJbsiZAFkpZ_fxRsRyLiCj1l3EAbylDg

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Tumblr_mzd9e8jbnW1t6ldsso1_1280

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam C%C3%A1c-t%E1%BB%AD-s%C4%A9-Ho%C3%A0ng-Sa-600x372
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeSat Jun 07, 2014 2:01 pm


Thảm sát Thiên An Môn: Nhìn lại Trung Quốc và Việt Nam

Việt Nguyên

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 1338875439.0805


Câu chuyện giàn khoan dầu HD 981 xảy ra như một chương trong chuyện Tam Quốc Chí tân thời trong đó Việt Nam dưới quyền lãnh đạo độc quyền của đảng CSVN đang chịu áp lực của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc mang tên “người anh em thân thiết xã hội chủ nghĩa.”

Sau khi đặt giàn khoan dầu ngoài khơi Việt Nam với 80 chiến thuyền bảo vệ dằn mặt tạm thời đến tháng 8 năm 2014, Hoàng Ðế Trung Hoa Tập Cận Bình tiếp tục con đường đánh Mỹ, đón Putin tại Bắc Kinh với thái độ thân thiện (đi ra chào đón bắt tay chứ không đứng như Thiên triều đợi thần dân đến tiếp kiến) mua hơi đốt của Nga 400 tỷ Mỹ kim cân bằng với 500 tỷ Mỹ kim dầu thô Trung Hoa bán cho Nga, giải áp lực cấm vận của Hoa Kỳ và khối Âu Châu trên Putin sau màn kịch Putin diễn ở Crimea và Ukraine.

Trong khi Ukraine chỉ có một lối thoát duy nhất, đang tổ chức bầu cử tự do, Việt Nam giữ chế độ theo mô hình Trung Quốc đi cầu cứu Mỹ Ngụy. Lịch sử cận đại Việt Nam trong 39 năm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 sẽ ghi nhận điều khôi hài trớ trêu này. Năm 1995, Cộng Sản Việt Nam van nài Hoa Kỳ tái lập bang giao khi Việt Nam kiệt quệ sau khi Ðông Âu và Nga sụp đổ và người Việt hải ngoại đổ tiền về nuôi thân nhân đã giúp chế độ đứng vững. Ba mươi chín năm sau ngày đánh cho “Mỹ cút Ngụy nhào.” Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đi cầu cứu Mỹ, “Mỹ cút Hoa Kỳ vào,” hai cựu chiến binh Việt Nam John Kerry và John McCain lên tiếng bênh vực Việt Nam vì quyền lợi Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức chối bỏ công hàm Phạm Văn Ðồng, “Hoàng Sa, Trường Sa là của ta” vì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Ðây không phải là lần đầu ông Dũng đã nhắc đến VNCH, năm 2012 và 2013 ông Dũng đã tuyên bố như vậy. Ông Phạm Bình Minh, con Cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch, học ở Mỹ về luật và ngoại giao qua học bổng Fullbright đã được Mỹ Ngụy dạy quốc tế công pháp, ông Minh biết muốn giữ Hoàng Sa, Trường Sa thì chính quyền Cộng sản Việt Nam phải nhắc đến VNCH một quốc gia có chủ quyền và được Liên Hiệp Quốc công nhận. Ba mươi chín năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 người Việt Nam đã nhìn rõ ai là bạn ai là thù!

Biển Ðông nổi sóng với sự kiện giàn khoan dầu HD981 mới nhất là kết quả nhầm lẫn của thế giới và chính quyền Cộng Sản Việt Nam, họ đã tin vào tân Hoàng Ðế Tập Cận Bình cũng như báo chí Hoa Kỳ tháng 6 năm 1989 đã tin là đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sụp đổ khi hàng triệu người Trung Hoa đổ ra đường biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn và trên các thành phố lớn. Con người Ðặng Tiểu Bình năm 1978 qua Hoa Kỳ ru ngủ chính quyền và giới truyền thông Hoa Kỳ với chính sách đổi mới đã cho thấy bàn tay sắt đẫm máu của “con người cộng sản đổi mới.” trong ngày 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn.

Năm nay là 25 năm kỷ niệm ngày thảm sát Thiên An Môn, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cố gắng xóa hết tất cả hình ảnh Thiên An Môn bằng bạo lực. Thế hệ mới không biết gì về cái ngày đau thương ấy còn thế hệ già bị bạo lực của chế độ cố xóa hình ảnh trong đầu họ bằng hệ thống công an. Ngày Thanh Minh, thân nhân nạn nhân Thiên An Môn đi tảo mộ bị các công an đi theo hộ tống canh chừng. Thiên An Môn chỉ được tưởng niệm bởi các thành phần đối kháng chế độ ngoài nước còn trong nước, gia đình nạn nhân tưởng niệm trong âm thầm. Nếu trong ngày 30 tháng 4, người Việt tưởng niệm với “một bông hồng cho người nằm xuống” thì ở Trung Hoa, bị cấm đoán, gia đình nạn nhân đi tảo mộ hay cúng ở nhà cho ngày “tứ lục” (4 tháng 6) (sau đổi là ngày “lục tứ” cho đúng theo lịch Tây Phương) họ vẫn nhắc nhau bằng tục lệ dâng hoa theo một câu thơ của bà Xu Hue tảo mộ chồng: “em xin dâng anh, 8 bông huệ, 9 bông cúc vàng, 6 bông tu líp trắng, 4 bông hồng đỏ (năm 89, tháng 6, ngày 4).

Giới quan sát Tây Phương trong đó có Tiến Sĩ Herry Kisssinger, nghĩ Ðặng Tiểu Bình là người ôn hòa khi lên cầm quyền, không đi con đường cách mạng đẫm máu của Mao Trạch Ðông. Hoa Kỳ viện trợ Trung Cộng để cân bằng lực lượng với Nga. Họ Ðặng sau khi củng cố quyền hành đi theo chiêu bài “làm giàu là vinh quang” (mặc dù không có tài liệu nào ghi lại khẩu hiệu này do họ Ðặng nói). Ngày 4 tháng 6, giới quan sát Tây Phương lẫn trong đám sinh viên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, với quân đội cũng ngồi trên bực thềm quan sát biểu tình, không tin Ðặng Tiểu Bình sẽ cứng rắn nhất là khi cựu thủ tướng và Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương cầm loa đứng về phe sinh viên. Trong 25 năm qua, báo chí Tây Phương vẫn nói rằng thảm sát có thể tránh khi Triệu Tử Dương đêm trước đó khuyên sinh viên đi về nhà, họ cho rằng sinh viên vì không nghe lời khuyên của họ Triệu nên thảm sát đã xảy ra với súng bắn vào đám biểu tình và xe tăng tràn cán sinh viên (hình ảnh biểu tượng ngày hôm ấy là một sinh viên can đảm đứng chắn xe tăng, người sinh viên anh hùng ấy biến mất cho đến hôm nay không ai rõ số phận của anh đã ra sao).

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcSwB96BIs0ynE_htsz3gAG6pkQdjttBhTdaeH3YCVIx9NOiBdvRLA

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam TIANANMEN_0462013_HongKong

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam 211

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Square

Hồ sơ mới nhất, 25 năm sau ngày thảm sát Thiên An Môn cho thấy Ðặng Tiểu Bình đã ghét và chống họ Triệu từ lâu, Triệu Tử Dương đi xuống, thảm sát không thể tránh và Ðặng Tiểu Bình đã cương quyết đàn áp bất cứ ai chống lại đảng cộng sản. Giết những người đi biểu tình và quản thúc Triệu Tử Dương 11 năm tại nhà là thông điệp của Ðặng Tiểu Bình gởi đến nhân dân Trung Hoa và các thành phần đòi theo Tây Phương. Sau thời kỳ bạo động của Mao Trạch Ðông với cách mạng văn hóa và vệ binh đỏ, họ Ðặng vẫn dùng “bàn tay sắt” để chống lại “bàn tay đen của ngoại bang.” Sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn đã ngây thơ nghĩ quân đội không tàn sát họ như cha ông của họ những người đã sống dưới thời cách mạng Mao dặn dò.

Tập Cận Bình lên thay Giang Trạch Dân không phải là người cải tổ như mọi người lầm tưởng mặc dù cuộc đời của Tập Cận Bình long đong lận đận và là nạn nhân của chế độ Mao Trạch Ðông. Cha của Tập Cận Bình là một trong những người trong thế hệ tiên phong lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong Cách Mạng Văn Hóa, cha của Tập Cận Bình bị thanh trừng, ông Tập con theo bố, bị đày đi chăn heo trong hang núi, sau đó họ Tập nộp đơn vào Ðảng nhưng bị từ chối đến mười lần. Họ Tập cay đắng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa hơn những người khác nhưng cũng giống như những con cháu đảng viên trung kiên thời Mao: “Ðảng viên đi sai đường lối chứ bác và đảng không lầm.” Tập Cận Bình trung thành với đảng, nghiên cứu chủ thuyết Marx Lenin, sau đó được phép trở về Bắc Kinh. Bạn bè của Tập Cận Bình đã nhận xét, họ Tập còn “đỏ hơn đỏ.” Tranh đấu, trung kiên nhờ họ Ðặng bạn của bố, Tập Cận Bình leo lên đến bí thư đảng bộ rồi vào ban trung ương đảng năm 2007. Chỉ ba năm sau họ Tập lên đến tuyệt đỉnh danh vọng, Tổng bí thư đầu tiên gom tất cả quyền hành vào tay, chủ tịch nước, chủ tịch ủy ban quân quản, chính trị kinh tế quân sự trong tay như Hoàng Ðế Trung Hoa với quyền lực tuyệt đối. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc thay đổi như vậy để theo đuổi giấc mộng Ðại Hán.

Ðóng kịch hay và giả dối hơn tất cả các lãnh tụ cộng sản khác như lần đi tham quan đập Dương Tử năm ngoái, nhằm ngày mưa, họ Tập đã tự xăn tay áo vén gấu quần tay cầm dù, làm dân Trung Hoa có cảm tưởng lãnh tụ bình dân muốn cải tổ thật sự, cộng thêm bà vợ đẹp cựu ca sĩ, Tập Cận Bình đã thu phục khối Tây Phương. Nhưng nói chống tham nhũng, mới lên cầm quyền họ Tập đã đóng mạng Bloomberg khi các nhà báo công bố tài sản của gia đình họ Tập lên đến 376 triệu Mỹ kim.

Họ Tập tiếp tục theo đường lối của Mao và Ðặng, dùng ngôn ngữ của Mao để dạy cán bộ đảng: “nhìn vào gương, tự cạo râu, tắm và tự chữa bệnh” (nhìn vào gương ngắm lại mình có nghĩa là theo kỷ luật đảng, cạo râu có nghĩa là cho dân thấy hình ảnh tốt, tắm nghĩa là đầu óc sáng suốt, tự chữa bệnh nghĩa là dạy và phạt những kẻ phạm lỗi đi sai đường lối đảng, tư tưởng Mao là nền tảng chế độ chỉ có cán bộ sai, đảng không sai, lịch sử của Trung Quốc phải tiếp tục tiếp tục con đường của đảng trên 60 năm qua).

Hình ảnh sáng giá của Tập Cận Bình với bà vợ ca sĩ đứng cạnh đánh lừa được nhiều người nhưng những kẻ thân cận trong đảng luôn luôn được họ Tập nhắc nhở phải theo đường lối của Mao Ðặng. Họ Ðặng với bàn tay đẫm máu giống như Mao trong cuộc cách mạng ruộng đất. Giữa thập niên 1950, Ðặng Tiểu Bình đã đàn áp các điền chủ ở Tây Nam Trung Hoa khi họ khuynh hữu và một lần nữa năm 1989 họ Ðặng đã đàn áp sinh viên đã “nghe theo lời dụ dỗ của ngoại bang.”

Tập Cận Bình thô bạo hơn Hồ Cẩm Ðào, lãnh tụ mạnh hơn với “giấc mơ Trung Hoa,” với huyền thoại Trung Quốc yêu chuộng hòa bình trong lịch sử trên 2500 năm. Với quân đội nhân dân giải phóng, họ Tập đang thực hiện giấc mơ Tây tiến về phía Trung Á, Tây Tạng và Nam tiến xuống Biển Ðông theo tinh thần quốc gia, Trung Quốc là cái rốn của vũ trụ. Lịch sử Trung Quốc của họ Tập là lịch sử của người Hán đi đánh, gây chiến với các quốc gia bạn từ Tây Tạng, Mông Cổ, Hồi Ngột, các nước Trung Á, xâm lăng Việt Nam, Ðại Hàn và Miến Ðiện.

Năm 2013, Tập Cận Bình chủ tịch ủy ban quân quản đã tuyên bố với quân đội: “Theo giấc mơ Trung Hoa nghĩa là cố gắng không ngừng đi theo con đường đã vạch sẵn, với ý chí cương quyết theo con đường xã hội chủ nghĩa.”

Giấc mơ “Hán hóa” của Tập Cận Bình ngược lại với lịch sử. Các quốc gia “Hán hóa” đã đem văn minh đến cho người Hán, nhà Nguyên xuất phát từ Mông Cổ đã đảm bảo an ninh “con đường lụa” từ Trung Hoa qua Ba Tư với giấy thông hành đầu tiên trên thế giới đã giúp Trung Hoa giao thương với các nước. Nhà Thanh có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên Trung Á, hậu duệ nhà Nguyên, đã giúp người Hán văn minh hơn sau khi tục lệ “bó chân” phụ nữ được vua Càn Long bãi bỏ. Ðời nhà Ðường người Hán đã chịu ảnh hưởng văn minh Trung Ðông. Giấc mơ Trung Hoa thế kỷ 21 cũng giống như giấc mơ trong hàng nghìn năm trước. Giấc mơ của họ Tập tương tự giấc mơ của những “nhà giàu mới” với “bạo lực cách mạng.”

Gặp TT Obama ở California giữa năm 2013, Tập Cận Bình nói đến “Giấc mơ Trung Hoa” để người nghe liên tưởng đến “Giấc mơ của người Mỹ” nhưng về phương diện thực tế hai giấc mơ khác nhau một trời một vực về giá trị. Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ Ðại Hán, giấc mơ Hán hóa của bọn lãnh tụ cộng sản còn dân Trung Hoa đang mơ “giấc mơ của người Mỹ” với tự do dân chủ là giá trị căn bản. “Giấc mơ Trung Hoa” của người Hoa là chuyển tài sản qua Mỹ, mua nhà ở Mỹ, cho con cái đi du học ở Mỹ với hơn 650 tỷ Mỹ Kim đã được các đại gia chuyển qua Hoa Kỳ năm 2013.

“Giấc mơ Trung Hoa” của họ Tập gây ra tinh thần yêu nước quá độ. Giới chức và báo chí Trung Cộng đã chỉ trích Việt Nam không kiểm soát tinh thần yêu nước cực độ của người Việt để dẫn đến những cuộc biểu tình đập phá hãng xưởng Trung Quốc vào đầu tháng năm nhưng “Gậy ông đập lưng ông,” tinh thần yêu nước quá khích của đảng cộng sản Trung Quốc đã đập lại họ. Những kẻ ăn có hôi của trong những cuộc biểu tình ở Việt Nam phải bị trừng trị, nhưng tinh thần “tự bộc phát” của những người yêu nước sau nhiều năm bị đàn áp đã bùng nổ. Những cảnh đập phá đốt cơ sở gần như trùng với những ngày gần 30 tháng 4 năm 1975 đã khiến người bàng quan không thể so sánh cảnh hỗn loạn 39 năm trước. Những người giàu có cũng đã chuyển tài sản và đưa con cháu đi du học. Những người biểu tình đập phá ở Việt Nam khiến chính quyền Trung Cộng giận dữ đóng bộ mặt lương thiện để thế giới quên đi tên cướp biển cướp của đốt nhà có kế hoạch hơn là những kẻ ăn có trong đám biểu tình. Các cuộc biểu tình ở Việt Nam trong đầu tháng 5, 2014, không thể so sánh với những cuộc biểu tình chống Nhật do chính quyền Trung Cộng tổ chức vào ngày 19 tháng 8 năm ngoái trên 10 thành phố lớn ở Trung Hoa. Xe Nhật, hãng Nhật đã bị đập phá, thiệt hại nặng, chính quyền Trung Cộng đổ lỗi cho tội ác Nhật ở Nam Kinh trong thời thế chiến thứ hai! Hơn 3,000 công nhân Trung Hoa di tản về nước, điều này tốt cho nền kinh tế Việt Nam. Với chủ nghĩa thực dân mới, Trung Cộng đưa công nhân đến các nước để làm những cộng việc tay chân, xem rẻ trình độ dân bản xứ, đem cả nhân viên an ninh đến các nước, không đóng thuế chính quyền địa phương, các hãng xưởng chỉ làm lợi cho chủ nhân và chính quyền Trung Cộng cũng như có lợi cho chính quyền cộng sản Việt Nam qua tham nhũng và hối lộ.

Chế độ thực dân mới của Trung Cộng tệ hại hơn các “đế quốc Anh, Pháp, Mỹ.” Chế độ ấy đã bị phản đối ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam là nước gần như sau cùng phản đối chính sách của Trung Cộng. Chế độ thực dân mới của Trung Cộng đã gây những bạo động ở Tân Cương với những hình thức chống đối bạo động hơn ở Việt Nam, những phương pháp tự sát, bắn vào đám đông, đặt bom trên xe vào chợ để giết người Hán không khác gì khủng bố của Việt Cộng trong thời chiến tranh Việt Nam. Ở Tây Tạng, những cuộc tự thiêu xảy ra thường xuyên đi trái với lời khuyên của Ðạt Lai Lạt Ma. Ngay cả dân Phi Châu, những người thường bị khinh thường bị gọi là mọi, cũng đã nhìn thấy cái họa Trung Quốc. Giới trí thức Nigeria đã viết bài “văn minh Trung Hoa không hơn Phi Châu” khi họ nhìn thấy cảnh du khách Trung Hoa văng tục, nhổ nước miếng, đứng đái ở nơi công cộng và công nhân thiếu trình độ hơn họ. Trong năm 2003, ở Zambia có hơn 16 người Trung Hoa bị bắt và giết sau những cuộc bạo động, mỏ đồng giao cho Trung Cộng khai thác bị chính quyền lấy lại để mướn công nhân Zambia. Mười bảy công nhân mỏ vàng ở Ghana bị bắt giữ làm con tin. Thống đốc ngân hàng Trung Ương Nigeria đã lên tiếng cảnh cáo: chính quyền Trung Cộng ăn cướp tài nguyên thiên nhiên rồi bán lại hàng hóa rẻ tiền cho dân Nigeria. Chính quyền Trung Cộng khinh thường dân Phi Châu ngu dốt, xây xa lộ để khai thác tài nguyên thiên nhiên nhưng không dạy dân Phi Châu tu bổ, khi Trung Cộng rút về, xa lộ sập, đường sá hư, dân Phi Châu phải làm lại từ đầu. Tổng Thống Nam Phi Zuma gọi Trung Quốc là “hình thức đế quốc mới, chủ nghĩa thực dân mới, kiểu giao thương này không thể kéo dài.” Ở Nam Mỹ, chính quyền Ba Tây giới hạn đầu tư của Trung Hoa trong các xưởng nội địa, xung đột với công nhân đã khiến chính quyền đuổi người Hoa về, lấy lại quặng mỏ. Những cuộc biểu tình ở Việt Nam sau khi giàn khoan HD 981 đặt ngoài khơi Việt Nam không phải là biểu tình “bài Hoa” như tuyên truyền của cộng sản, những cuộc biểu tình này cũng giống như những cuộc biểu tình ở các quốc gia khác trên thế giới chống “bá quyền Trung Cộng,” chống chính quyền Bắc Kinh tham lam hống hách thiếu đồng minh, thiếu bạn mặc dù cố gây trục mới BRISC (Ba Tây, Nga, Ấn, Hoa, Nam Phi). Chính sách bài Hoa ở Việt Nam chỉ có vào năm 1975 khi cộng sản Việt Nam đuổi người Hoa, qua chính sách đánh phá tư sản mại bản, ra biển dưới hình thức vượt biên bán chính thức từ trong Nam ra Hải Phòng, khiến Ðặng Tiểu Bình có lý do để dạy cho Việt Nam một bài học năm 1979.

Cuộc thăm dò của đài BBC năm 2013 cho thấy trong các quốc gia trả lời thăm dò, 42 % thuận 39% chống đối Trung Cộng. Con số chống đối tăng hơn 50% trong năm nay.

Ở Á Châu, Miến Ðiện là bài học cho Việt Nam. Trung Cộng trong bao năm vào Miến Ðiện chở vàng, nguyên liệu, khoáng sản về Trung Hoa, gọi là đầu tư nhưng Trung Cộng đã khai thác không cần biết đến tai họa môi sinh. Năm 2013, Tổng Thống Thein Sein đã thức tỉnh, xây lại chế độ tự do, thả tự do cho bà Aung San Suy Kyi, ngưng dự án xây đập thủy điện Myitsone 3 tỷ Mỹ Kim sau khi các kỹ sư Miến Ðiện tin những nghiên cứu Tây Phương cho thấy đập nước gây nạn lụt cho một vùng diện tích gấp 4 lần Manhattan Nữu Ước. Chính quyền Miến Ðiện biết từ chối hối lộ của Trung Cộng và không đi theo mô hình Trung Quốc.

Giống như câu của Hoàng Ðế Napoleon, ông Guy De Jonquières chuyên viên người Anh theo dõi các vấn đề Trung Hoa đã nhận định: “Trong vòng ba thập niên qua Trung Hoa cho thấy họ có thể làm rung chuyển trật tự thế giới” nhưng khác với Napoleon, ông Jonquières nói tiếp “nhưng họ chưa cho thấy họ có thể vẽ một trật tự mới.”

Tranh chấp ở Thái Bình Dương đã đẩy các quốc gia có mặt biển 3 triệu 500 ngàn cây số vuông vào tay che chở của Hoa Kỳ ngoại trừ Việt Nam. Quan hệ Hoa Kỳ và Trung Hoa không đầm ấm như giữa “con nợ” và “chủ nợ.” Cả hai bên đều không tin nhau như chiến tranh lạnh. T.T. Obama đẩy mạnh thương thuyết lập hội các nước hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tự do mậu dịch gồm 12 quốc gia ngoại trừ Trung Cộng (Việt Nam đang đợi được chấp nhận, vấn đề nhân quyền phải được giải quyết) nếu Nhật và Ðại Hàn gia nhập TPP thì tổng cộng 30 % mậu dịch toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ làm cán cân giao thương nghiêng về khối tự do.

Hoa Kỳ và Trung Cộng gần đây tăng gia chiến tranh lạnh về mặt tin tặc tấn công trên mạng với các gián điệp Trung Cộng bị truy tố ra tòa. Trung Cộng phản đối triệu đại sứ Mỹ đến để phản đối (khác với Việt Nam không hề triệu đại sứ Trung Cộng để phản đối giàn khoan dầu). Ngay cả Ấn Ðộ, quốc gia được Trung Cộng mời vào khối BRICS cũng xem Trung Cộng là mối de dọa mới với thống kê 4/5 dân Ấn không tin Trung Cộng của Tập Cận Bình.

Cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu người dạy Cộng Sản Trung Quốc làm kinh tế, đã phải nói: “kích thước của Trung Hoa khiến cho phần còn lại của Á Châu kể cả Ấn, Nhật khó sánh được với khả năng và sức mạnh trong 20 đến 30 năm vì vậy chúng ta cần Mỹ để quân bình.” Cán cân này sẽ khác nếu Mỹ, Ấn, Nhật hợp lại và bên kia phương Tây với khối Âu Châu có tổng sản lượng quốc gia lớn nhất trên thế giới (gấp đối Trung Hoa) gồm 26 quốc gia kể cả cường quốc kinh tế Ðức cùng Anh và Pháp.

TT Obama nói Hoa Kỳ sẽ tìm mô thức hợp tác với Trung Hoa nhưng không có dấu hiệu tiến triển. Hạm Ðội Thứ Bảy ở Okinawa với 60 đến 70 tàu chiến, 300 chiến đấu cơ và 40,000 quân cùng với căn cứ Guams và căn cứ Saipan mới ở Nam Thái Bình Dương là cái gai chướng mắt cho Trung Cộng.

CSVN đang có một dịp may chọn lựa: Một bên là Hoa Kỳ quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hồi phục trên con đường đi lên, nơi đầu tư quốc tế đứng đầu, đồng minh kéo dài từ Nhật đến biên giới Nga đa số các quốc gia ấy giàu và đang tăng trưởng, có hệ thống quốc phòng mạnh, có các đại học nổi tiếng gồm nhiều nhân tài với khả năng sáng tạo phát minh, hệ thống luật pháp phân minh hiệu quả dù có khuyết điểm, quốc gia văn hóa với tự do ngôn luận. Một bên là Trung Cộng quốc gia có nền kinh tế bằng nửa tổng số các quốc gia khác, tiêu chuẩn sống thấp, ô nhiễm, tham nhũng, dựa vào nguyên liệu các nước khác, ăn cắp kỹ thuật các nước khác, làm hàng giả, đồ ăn cắp không óc sáng tạo, có quân đội lớn nhất thế giới với vũ khí nguyên tử đe dọa các nước láng giềng, một quốc gia “trong cái thịnh có nhiều cái suy” với nhiều biểu tình chống đối, xã hội bất ổn.

“Hoàng Sa, Trường Sa là của ta,” đài truyền hình Việt Nam mấy tuần nay vẫn chiếu khẩu hiệu này của chính quyền và đảng, bao giờ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có can đảm đem khẩu hiệu “yêu nước là không yêu mô hình Trung Quốc”?


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcTYioANxk8LTKN-NLUvqF8g5pOTw6wRI68et0wAqW8x7cIUNUEI6w

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcRblnnx6rXDAdAiXAgjzCsEuWUqFNzhJC76G_Votg3BA88h1nZc
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitimeTue Jul 22, 2014 5:05 pm


Nạn ô nhiễm ở Trung Quốc – Bài học cho Việt Nam

Gia Minh (RFA) – Chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này trình bày lại một số tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc. Đó là một bài học mà Việt Nam cần tránh trong phát triển công nghiệp trước khi quá muộn.

Những thừa nhận mới nhất của Trung Quốc

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image

Một số công nhân viên điều hành của Trung Quốc phải chịu đựng mùi hôi từ các ống cống bốc lên từ lỗ thông hơi dưới lòng đất ở phía trước của các cơ sở văn phòng của họ ở ngay trung tâm Bắc Kinh. Một số công nhân viên điều hành của Trung Quốc phải chịu đựng mùi hôi từ các ống cống bốc lên từ lỗ thông hơi dưới lòng đất ở phía trước của các cơ sở văn phòng của họ ở ngay trung tâm Bắc Kinh. AFP photo

Đất

Một phần năm đất đai canh tác của Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi những kim loại độc hại. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo hồi trung tuần tháng tư vừa qua. Báo cáo kết quả khảo sát như vừa nói được đưa ra do áp lực từ người dân mỗi lúc một giận giữ hơn về trình trạng đất, nước, không khí tại Hoa Lục bị ô nhiễm trầm trọng mà không được giải quyết khiến cho người dân phải sống trong một môi trường độc hại gây ra nhiều chứng bệnh.

Trước đây những thông tin như vừa nêu tại Trung Quốc đều bị cho là nhạy cảm và thuộc loại ‘bí mật’ quốc gia. Khảo sát do hai bộ là Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Đất đai- Tài Nguyên tiến hành từ năm 2005 cho đến năm ngoái ban đầu cũng bị một số quan chức không cho công bố với lý do đó là ‘bí mật quốc gia’. Thế nhưng qua cân nhắc, nếu tiếp tục không cho dân chúng biết thì hậu quả còn tệ hại hơn, nên cơ quan chức năng Trung Quốc đồng ý công bố báo cáo.

Kết quả cụ thể cho thấy tổng quát chừng 16% đất đai tại Hoa Lục bị ô nhiễm, riêng đất canh tác bị ô nhiễm là 19,4%. Tình trạng ô nhiễm được cho biết ở những nơi khác nhau có những mức độ khác nhau, có nơi được nói là nhẹ gấp đôi mức cho phép, có nơi là nghiêm trọng như không còn sử dụng được trở thành hoang mạc.
Một phần năm đất đai canh tác của Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi những kim loại độc hại. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo hồi trung tuần tháng tư vừa qua

Đây là hậu quả của hơn hai thập niên phát triển với tăng trưởng bùng nổ mà việc sử dụng hóa chất trong canh tác quá mức trong khi đó biện pháp bảo vệ môi trường lại rất ít, chỉ ở mức được gọi là tối thiểu.

Báo cáo liệt kê những chất gây ô nhiễm đứng hàng đầu cho đất canh tác tại Hoa Lục gồm kim loại nặng cadmium, kền và arsenic. Người dân phơi nhiễm những chất độc hại đó phải sau nhiều thập niên bệnh tình mới phát ra.

Theo nhận định trong báo cáo thì không được phép lạc quan về tình hình chung đất đai tại Trung Quốc hiện nay.

Như trên đã trình bày, biện pháp cho khảo sát và công bố tình trạng ô nhiễm đất tại Trung Quốc được cơ quan chức năng nước này tiến hành sau khi phản ứng giận dữ của dân chúng ngày càng gia tăng trước tình hình đất đai không thể canh tác, môi trường không thể sống nổi.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng nói rằng họ sẽ quyết tâm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường của đất nước. Trước hết đó là tình hình ô nhiễm khói bụi, không khí và ô nhiễm nguồn nước; và nay lại là quan ngại về ô nhiễm đất đai sau khi sản phẩm nông nghiệp như gạo và các loại hoa màu khác bị phát hiện ô nhiễm.

Hồi năm ngoái, cơ quan chức năng Trung Quốc cho tiến hành điều tra các nhà máy xay xát sau khi phát hiện có đến gần phân nửa nguồn cung gạo bán ra tại thành phố Quảng Châu bị nhiễm cadmium. Đây là một chất có thể gây hư thận và nhiều chứng bệnh khác do gạo hấp thu trong đó.

Đầu năm 2013, tin tức cho biết hằng chục tấn gạo nhiễm cadmium được bán cho các cơ sở làm bún tại khu vực miền nam Trung Quốc từ năm 2009. Loại này chỉ có thể nấu rượu, nhưng các nhà buôn lại bán hầu hết cho các cơ sở chế biến lương thực như thế.

"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Image

Hệ thống cung cấp nước của thành phố Tĩnh Giang của Trung Quốc đã bị đình chỉ sau khi chất lượng nước được ghi nhận bất thường. Dân chúng lo mua các chai nước tinh khiết tại một siêu thị ở thành phố ngày 09 Tháng 5 năm 2014.Hệ thống cung cấp nước của thành phố Tĩnh Giang của Trung Quốc đã bị đình chỉ sau khi chất lượng nước được ghi nhận bất thường. Dân chúng lo mua các chai nước tinh khiết tại một siêu thị ở thành phố ngày 09 Tháng 5 năm 2014.

Nước

Chỉ ít ngày sau khi có báo cáo về tình trạng đất đai bị ô nhiễm, truyền thông Trung Quốc cũng loan báo thống kê nói có đến 60% nước ngầm tại Hoa Lục bị nhiễm bẩn không thể uống được nữa.

Khảo sát vào năm ngoái do Bộ Đất Đai và Tài Nguyên nước này tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn nước tại hơn 200 thành phố khắp Hoa Lục xếp hạng từ rất kém đến tương đối kém. Chất lượng tương đối kém là không thể uống mà không được xử lý. Còn chất lượng kém là không còn được dùng làm nguồn nước uống. So với năm trước đó thì nguồn nước chất lượng tương đối kém tăng lên gần 58%.

Một vụ mới xảy ra hồi đầu tháng tư năm nay ở thành phố Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc là dân chúng địa phương phải đổ xô đi mua nước đóng chai để uống sau khi phát hiện ra nước máy ở thành phố này nhiễm hóa chất độc hại benzene quá mức cho phép.

Nguyên nhân của vụ này được nói là do đường ống dẫn dầu của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Trung Quốc bị rò rĩ gây ô nhiễm cho nguồn nước của khu vực.

Vào tháng tư năm nay, Trung Quốc cũng đưa ra thừa nhận là nguồn nước ngầm của nước này bị ô nhiễm đến 60%. Trước đó có phúc trình cho biết sông, hồ tại Hoa Lục bùng phát nạn tảo, hóa chất và nước nhiễm bẩn xả thẳng vào.

Cơ quan Quản lý Rừng Nhà Nước Trung Quốc còn cho biết trong thập niên qua có 9% vùng đất ngập nước của Trung Quốc bị chuyển thành đất nông nghiệp hoặc dành làm những dự án hạ tầng lớn.

Các biện pháp đề ra


Trước tình hình ô nhiễm không khí, đất, nước trầm trọng như bấy lâu nay, chính quyền Bắc Kinh cố áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn đau đầu sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế bất chấp mọi giá như thế.

Hơn 200 thành phố khắp Hoa Lục xếp hạng từ rất kém đến tương đối kém. Chất lượng tương đối kém là không thể uống mà không được xử lý. Còn chất lượng kém là không còn được dùng làm nguồn nước uống.

So với năm trước đó thì nguồn nước chất lượng tương đối kém tăng lên gần 58%  

Vào cuối tháng năm vừa qua, Trung Quốc chuẩn thuận 170 dự án mới với hy vọng có thể tăng cường nguồn cung và giải quyết khủng hoảng nguồn nước.

Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc đồng ý cho tiến hành những dự án mở rộng hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh xây dựng dự án chuyển nước nam- bắc trị giá đến 62 tỷ đô la Mỹ. Cụ thể các dự án sẽ được triển khai trong vòng 6 năm tới sẽ tăng nguồn nước cung cấp hằng năm lên chừng 80 tỷ mét khối, trong khi đó giảm nhu cầu nước tại các vùng nông thôn thêm 26 tỷ mét khối. Số lượng này chiếm hơn 11% tổng trần sử dụng về nước ở Hoa Lục vào năm 2030 là chừng 700 tỷ mét khối.

Những dự án được chuẩn thuận hồi tháng tư là tiếp theo cam kết của chính quyền Bắc Kinh đưa ra hồi năm 2011 sẽ dành 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 640 triệu đô la để giải quyết tình hình khủng hoảng nguồn nước tại Trung Quốc.

Cơ quan chức năng Trung Quốc đưa ra kêu gọi cần phải tiết kiệm nước sử dụng cho nông nghiệp. Đây là khu vực sử dụng nhiều nước nhất tại Trung Quốc.

Để giải quyết nạn khói bụi gây ô nhiễm, chính quyền Trung Quốc đề ra kế hoạch trong năm nay sẽ ngưng không cho lưu hành 6 triệu xe cũ kỹ thải khói ô nhiễm.

Những loại xe đăng ký trước năm 2005 không qua khỏi kiểm tra về thải khỏi theo qui định sẽ không còn được lưu thông nữa. Dự kiến có 5 triệu xe thuộc loại này tại Bắc Kinh, Thiên Tân, các tỉnh thành thuộc lưu vực Sông Dương Tử, quanh Thượng Hải, lưu vực Châu Giang, và quanh khu thương mại Quảng Châu. Số còn lại 1 triệu phải loại khỏi giao thông chưa được nêu rõ đang lưu hành ở đâu.

Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc yêu cầu các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố lớn khác cần chuyển sang bán các loại xăng và dầu diesel cấp sạch nhất.


Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa 

Chính quyền các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đều ban hành giới hạn đăng ký thêm xe mới như là biện pháp chống ô nhiễm và ùn tắc giao thông ở những nơi đó.

Các loại taxi và xe bút công cộng ở những thành phố lớn cũng được yêu cầu chuyển sang chạy bằng khí tự nhiên hay năng lượng pin điện.

Thống kê cho thấy ở Trung Quốc có khoảng 240 triệu xe cộ lưu thông trên đường, phân nửa số này là xe hành khách. Đây cũng là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới. Hồi năm ngoái số lượng xe bán ra tăng gần 16 % với gần 18 triệu chiếc.

Chính quyền trung ương Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường ngân sách tài trợ cho những địa phương thực hiện tốt công tác khống chế ô nhiễm không khí. Trong khi đó những nơi làm không tốt có thể bị phạt.

Chính quyền Bắc Kinh sẽ cho xếp loại các thành phố về mức độ ô nhiễm từ mức cao là tốt cho đến mức chưa đạt tiêu chuẩn dựa trên những tiêu chí đề ra.

Theo Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thì những viên chức nào đưa ra các dữ liệu giả mạo, không đúng về tình trạng môi trường của địa phương sẽ bị phạt, thậm chí bị truy tố tội hình sự.

Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa, không chỉ chính quyền Trung Ương thấy được điều này mà chính quyền các cấp địa phương cũng nhận ra điều đó.

Nhiều chỉ số nay được chính quyền Trung Quốc quan tâm xem xét gồm có việc sử dụng nguồn tài nguyên, tình trạng môi trường bị hủy hoại, khả năng công nghiệp, sáng kiến khoa học, an toàn lao động và nợ gia tăng…

Ý kiến chuyên gia Việt Nam


Ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết mọi bài học về môi trường của các nước như Trung Quốc cạnh Việt Nam đều được học hỏi để mà tránh:

‘Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắt. Mà không phải chỉ những nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam đâu mà những nước lớn ở Châu Á cũng như nhiều nước khác đều để xảy ra những ô nhiễm môi trường mà sau này phải rất tốn kém để phục hồi lại. Cho nên bài học lớn nhất chúng tôi phải rút kinh nghiệm ở nhiều nước- ở Nhật, ngay cả Trung Quốc bên cạnh hiện là nước có rất nhiều vấn đề về môi trường và nhiều nước khác chúng tôi phải tìm cách tránh đi trong bước đường phát triển’.

Nói là một chuyện, nhưng biết cách tránh đến đâu lại là chuyện khác vì thực tế hiện nay cho thấy vấn nạn môi trường vẫn còn là một thách thức lớn tại Việt Nam.

Vụ “nhà máy ngàn tỷ, xây xong rồi… bỏ không”
ở tỉnh Bình Phước: Thiệt hại 215 tỷ đồng/năm


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Etanol_SPXL.jpg

Hoàng Hưng (LĐO) – Ngày 14.3.2014, báo Lao Động đăng bài: “Bình Phước: Nhà máy ngàn tỷ, xây xong rồi… bỏ không”. Nội dung bài báo phản ánh một nhà máy sản xuất xăng sinh học ethanol được xây dựng ở tỉnh Bình Phước (BP), với số vốn lên tới 85 triệu USD (tương đương khoảng 1.600 tỷ VND). Tuy nhiên, chưa kịp khánh thành đã buộc phải … ngừng hoạt động.

Ngày 15.6, nguồn tin từ UBND tỉnh BP cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh BP vừa có cuộc họp với Cty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông – liên doanh của 3 cổ đông PV Oil, Tập đoàn Itochu (Nhật Bản) và Cty Licogi 16 – để bàn bạc về việc “nhà máy ethanol ngàn tỷ đồng, xây xong rồi bỏ không”.

Trong buổi làm việc này, đại diện Cty Phương Đông cho biết: Sau 2 năm xây dựng, ngày 3.4.2012, nhà máy ethanol BP đã hoàn thành và sản xuất thành công lô sản phẩm xăng sinh học (ethanol) đầu tiên. Tuy nhiên, ngày 24.3.2013, nhà máy buộc phải ngừng vận hành, do chưa có thị trường tiêu thụ. Các hoạt động bảo trì tối thiểu, lãi vay dài hạn, khấu hao… khiến 3 cổ đông đầu tư thiệt hại khoảng 215 tỷ đồng/năm.

Hiện Cty Phương Đông đang gặp một khó khăn là Tập đoàn Itochu xin chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư khác, trong khi còn nợ 4,1 triệu USD chưa góp theo lộ trình (quá thời hạn 36 tháng). Cty Phương Đông đề nghị UBND tỉnh BP tạo điều kiện giúp đỡ để Cty có thể tái vận hành trở lại nhà máy ethanol.

Trong buổi làm việc này, ông Nguyễn Văn Trăm – Chủ tịch UBND tỉnh BP – đã cam kết sẽ hỗ trợ về mặt thủ tục, tạo điều kiện để cổ đông đầu tư mới là Cty Toyo Thai New Energy Pte. Ltđ (viết tắt là TTNE), sớm trở thành cổ đông của Cty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông, thay thế Tập đoàn Itochu. Nhờ đó, vào tháng 12.2014 tới, nhà máy xăng sinh học (ethanol) tại BP, mới có thể tái hoạt động trở lại, kịp thực hiện lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học của Chính phủ.

Phía đại diện TTNE cũng cam kết: Nếu được trở thành cổ đông, nhà đầu tư sẽ đóng góp 4,1 triệu USD thay cho Itochu; giúp công ty vay vốn từ các tổ chức tín dụng; hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo cán bộ để nhà máy hoạt động hiệu quả…

Theo Cty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông, giải quyết những khó khăn về vốn, nhà máy sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2014, khi 7 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước thí điểm sử dụng nhiên liệu sinh học theo đề án của Chính phủ. Nhà máy sẽ cung cấp khoảng 100 triệu lít ethanol/năm, dự kiến đóng góp vào ngân sách tỉnh khoảng 200 tỷ đồng/năm. Không những vậy, nhà máy có thể tiêu thụ toàn bộ củ mì của tỉnh Bình Phước (khoảng 250 ngàn tấn mì lát/năm), giúp nông dân yên tâm sản xuất.


"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Vun-trong-khong-gian-nho-cho-mot-tuong-lai-lon
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam   "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
"Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Móng vuốt Trung Quốc - Nguyễn Hưng Quốc
» Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng
» Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Mỹ và Trung Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến