Tiêu đề: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Sun May 26, 2013 12:07 am
.
Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình!
Ngô Minh
Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012, Việt Nam phải nhập than đá! Thế mà đến năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy: ”Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”. Bây giờ thì sắp cạn rồi sao? Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi: Chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế. Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à?
Tài nguyên quốc gia do mồ hôi xướng máu bao đời giành được gồm: trời, đất, núi, nước, rừng, biển, khoáng sản và môi trường. Trong hoà bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn. Hình thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở!
20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu… Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi “ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “bán ăn” gần hết. Thế là lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành.
Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm năm, chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi!
Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng… Nghe thông tin báo chí về việc xuất khẩu than lậu ở Quảng Ninh mà choáng váng. Trữ lượng than của ta ở Quảng Ninh có được bao lăm mà hô hào thành tích “khai thác và xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước”?; rồi quản lý yếu kém để cho hàng trăm công ty “ma” xuất khẩu than lậu một lúc hàng trăm tàu. Sao coi tài nguyên quốc gia “như vỏ hến” vậy?
Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bắc hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ, bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá không?
“Bán đất” mới là cuộc tỉ thí vói tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua . Tỉnh nào cũng có ba bốm sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư,… đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. Mỗi năm có từ 73.000- 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bị chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của “dân cày có ruộng” thành ký ức lịch sử.
Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách, các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ. Mất đất, chỉ nông dân và nhà nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng tay. Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến làm ăn sinh sống.
Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bô-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom (Khối kinh tế các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên, bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác Các nhà chiến lược quân sự thường nói: ”Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ!
Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước chết. Ví dụ Hồ thuỷ điện Hoà Bình bình thường mực nước cao 115 mét. Mực nước chết cao 80 mét. Nghĩa là để có điện, phải tích nước cao hơn 80 mét. Cái lượng “nước chết” cao 80 mét ấy chứa hàng tỷ mét khối không thể đổ về những cánh đồng lúa được, thì ruộng khô hạn là phải! Mùa lũ, nhà máy điện xả lũ để bảo vệ đập, thế là không chỉ xóm làng mà cả xá cũng ngập chìm trong nước. Làm thủy điện vô tội vạ cũng là một cách “ăn tài nguyên nước” qua dự án đầu tư. Không “ăn” dự án thì các quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương tiền đâu mà làm nhà lầu, mua xe hơi, sống cuộc sống giàu sang phú quý, cho con đi học các trường nổi tiếng thế giới như Harvard, Sorbonne?
Bộ Chính Trị và Chính phủ là người chịu trách nhiệm chính trong việc khai thác tài nguyên vô tội vạ . Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương phải có một chiến lược khai thác tài nguyên lâu dài và chỉ đạo thực hiện thật quyết liệt mới mong không bắn đại bác vào tương lai. Chúng tôi đề nghị:
- Kiểm kê lại tài nguyên đất nước để có kế hoạch bảo vệ. Quy hoạch chi tiết ngay các vùng đất nông nghiệp lâu dài, vùng núi non hung vĩ, và cấm tiệt việc khai thác bừa bãi.
- Phải dừng ngay các dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên vì với sự án này, người Trung Quốc không cần bô-xít, cái mà họ cần là địa bàn Tây Nguyên, đó là điều mà nhiều trí thức lớn đã phân tích, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có thư cảnh báo. Phải thu hồi các diện tích đất rừng bị bán cho nước ngoài, dù phải bồi thường hợp đồng, vì chúng đang đe dọa đến vận mạng, sự sống còn của đất nước.
- Hạn chế tối đa, kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên (như xi măng, quặng ti tan, và các loại khoáng vật khác), khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để làm giàu cho đất nước. Chúng ta phải hướng nền kinh tế theo cách làm của Nhật Bản, Singapor, Hồng Kong, những nước ít tài nguyên nhưng biết cách làm giàu bằng trí tuệ.
Ôi, giá mà tiếng kêu của tôi đến được tai những người đang cầm vận mệnh đất nước trong tay?
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Cách xuất khẩu tài nguyên “ăn thịt” chính mình của VN Mon May 27, 2013 9:44 pm
. Cách xuất khẩu tài nguyên “ăn thịt” chính mình của VN
Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.
Từ thô tới thô
Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 2,5 lần, cao su (thiên nhiên) xuất khẩu cũng tăng hai lần. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất.
Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất khẩu tài nguyên từng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam. Giờ đây, tuy tỷ lệ doanh thu từ các mặt hàng khoáng sản chỉ còn chiếm khoảng một phần mười tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên.
Thật vậy, theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công nghiệp khai khoáng đóng góp 10-11% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại khoáng sản trên 9,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó nhiều nhất vẫn là dầu thô (8,228 tỉ đô la Mỹ) và than đá (1,238 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những ngành mà Việt Nam đã phải trả giá bằng chính những tài nguyên quý giá nhất (rừng, đất đai) để có được, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tài nguyên là rất lớn.
Dàn khoan dầu khí Việt Nam
Cho đến nay, các nhà địa chất đã phát hiện được ở Việt Nam trên 5.000 điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau, từ khoáng sản kim loại như: đồng, chì, kẽm, sắt, mangan, crom, titan, molybden, wolfram, thiếc, bauxite… cho đến các khoáng sản phi kim loại là nguyên liệu của ngành phân bón, vật liệu xây dựng, và khoáng sản năng lượng (dầu khí, than). Tuy nhiên, do phần lớn là khai thác, sơ chế rồi xuất khẩu dưới dạng thô, nên nó không có đóng góp gì đáng kể cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Việc các cơ quan quản lý nhà nước ngó lơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm “mồi” để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009-2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1-2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, và chỉ mang lại giá trị 130-230 triệu đô la Mỹ. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất đi có giảm, chỉ còn gần 800.000 tấn, bằng đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng còn lớn hơn nữa. Chẳng hạn như vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng titan ước tính đã lên đến 200.000 tấn.
Ở một số lĩnh vực, và dưới sức ép của Chính phủ, doanh nghiệp khai khoáng cũng có “đầu tư vào khâu chế biến” để xuất khẩu, nhưng thực tế chỉ là “ít thô” hơn mà thôi. Ngay những cơ sở tinh luyện đồng, dù được một số doanh nghiệp giới thiệu là “công nghệ cao”, nhưng công nghệ ấy cũng chỉ làm được đồng có độ tinh khiết 99,9%, chưa đủ “sạch” so với yêu cầu chung của các ngành công nghiệp sử dụng đồng làm nguyên liệu, vốn chỉ sử dụng đồng tinh khiết đến 99,99%.
Lợi có đủ bù đắp thiệt hại!
Cho đến nay, khai thác tài nguyên để xuất khẩu vẫn là ngành kiếm được nhiều lợi nhuận, nhưng cái lợi đó chỉ chảy vào một nhóm nhỏ doanh nghiệp. Việc khai thác ồ ạt tài nguyên và khoáng sản để xuất khẩu khiến cho nền kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục phải trả giá trong nhiều năm nữa.
Trước hết là sự lãng phí. Tại hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và sự phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra vào cuối tháng 11-2011, các diễn giả đã đưa ra con số trên 2.000 doanh nghiệp với 4.218 giấy phép khai khoáng đã được cấp. Điều đáng nói ở đây là sự cấp phép dễ dãi, mà một số chuyên gia kinh tế cho là do nhóm lợi ích chi phối, cộng với sự “dễ dãi” cả về công nghệ khai thác, làm cho tài nguyên bị thất thoát rất lớn.
Chẳng hạn như thất thoát trong khai thác than hầm lò đến 40-60%; khai thác apatit tổn thất 26-43%; khai thác quặng kim loại tổn thất 15-20%… Ngoài ra, do các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến nguồn quặng chính, nên không tận thu được các khoáng sản đi kèm khác cũng như các quặng nghèo. Ví dụ, độ thu hồi vàng từ quặng chỉ được 30-40%.
Tiếp đến, việc các cơ quan quản lý nhà nước ngó lơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm “mồi” để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn. Đây mới là thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Hơn nữa, việc mở đường cho khai thác tài nguyên mà không gắn với phát triển công nghiệp chế biến còn đẩy nhanh tốc độ “chảy máu tài nguyên”. Khi các ngành công nghiệp nội địa phát triển thì tài nguyên cũng không còn. Công nghiệp chế biến gỗ là một ví dụ điển hình. Trong suốt thập niên 1980 và những năm đầu thập niên 1990, Việt Nam xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu gỗ. Mỗi năm, hàng triệu mét khối gỗ tròn và gỗ xẻ đã được đưa xuống tàu để xuất khẩu. Giờ đây, khi ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ phát triển thì nguồn gỗ nội địa cũng không còn. Chúng ta cũng có thể tìm thấy một ví dụ tương tự đang xảy ra với ngành khai thác than.
Đáng ngại hơn, việc phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô còn làm triệt tiêu động lực phát triển khoa học công nghệ. Đây là sự khác biệt giữa những nền kinh tế nghèo tài nguyên, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… và những nền kinh tế giàu tài nguyên như Nigeria, quốc gia đã kiếm được 350 tỉ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu thô từ năm 1965-2000 và giờ đây đang là một trong những nước nghèo của thế giới. Các nhà kinh tế gọi đó là lời nguyên tài nguyên, là “căn bệnh Hoà Lan”.
Ở Việt Nam, “lời nguyền tài nguyên” rõ nét nhất có lẽ là ở lĩnh vực nông nghiệp. Để có sản lượng cà phê, cao su, tiêu, tôm… xuất khẩu tăng liên tục, chúng ta đã phải trả giá bằng hàng triệu héc ta rừng. Chỉ trong năm năm, 2006-2011, 124.000 héc ta rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá, tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó.
Việc gia tăng sản lượng dựa vào tăng diện tích canh tác đã góp phần thủ tiêu động lực phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp (để tăng sản lượng thông qua tăng tăng suất).
Và, giờ đây chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Nước mắt của rừng VN - Từ những cánh rừng hấp hối Wed May 29, 2013 3:05 am
.
Nước mắt của rừng VN - Từ những cánh rừng hấp hối
TTCT – Rừng Tây nguyên đang biến mất dần bởi tác động của con người, đặc biệt là các dự án thủy điện quy mô lớn. Công trình thủy điện Thượng Kon Tum và mới đây là dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk là hai minh chứng.
Một khu rừng khộp tuyệt đẹp trong vùng lõi vườn quốc gia Yok Đôn – Ảnh: Thái Bá Dũng
Tính đến đầu tháng 4-2013, công trình thủy điện Thượng Kon Tum (do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư) đã đi vào giai đoạn thi công ồ ạt các hạng mục. Nhưng trên giấy tờ, thủ tục chuyển đổi diện tích rừng bị ảnh hưởng vẫn chưa được hoàn tất.
Chuyển đổi hàng trăm hecta rừng phòng hộ
Ông Vũ Thanh Sơn (trạm trưởng trạm kiểm lâm số 9, quản lý rừng tại nơi dự kiến triển khai dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk ở VQG Yok Đôn)
Khu rừng nguyên sinh nằm ở nơi cao nhất của tỉnh Kon Tum thuộc địa bàn huyện Kon Plông, với hệ sinh thái dày đặc, vốn ít có sự tác động của con người nay trở nên náo nhiệt. Cuối tháng 3-2013, có mặt tại công trường thủy điện dự kiến có công suất 220MW này, không khó để chúng tôi nhìn thấy không khí thi công khẩn trương.
Tại khu vực đường hầm dẫn dòng nước chuyển dòng sông Đắk Snghé vượt 17km để xuyên lòng núi qua chi lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), rất nhiều khu rừng thông và các khu rừng sản xuất đã được san ủi để nhường đất cho dự án. Tại đây có 194 công nhân người nước ngoài (trong đó 192 công nhân quốc tịch Trung Quốc) đang làm việc. Cách đó không xa, những ngôi làng lâu đời của người dân tộc Ba Na đang sống những ngày cuối cùng trước khi ngập chìm trong biển nước.
Xuôi theo tuyến đường dẫn vào vị trí xây dựng đường hầm, cán bộ ban đền bù giải phóng mặt bằng chỉ cho chúng tôi thấy các khu vực rừng sẽ bị nhấn chìm trong nay mai. Tương tự, tại khu vực xây dựng phần thân đập ngăn nước, hàng chục hecta rừng dày cũng đã được san ủi để đào đất, nén ủi và đắp các hạng mục đập.
Khu vực cửa dẫn vào đường hầm chuyển nước dài 17km xuyên lòng núi tại công trình thủy điện Thượng Kon Tum - Ảnh: Thái Bá Dũng
Ông Nguyễn Thanh Cao, chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, cho biết đến nay huyện Kon Plông là nơi còn nhiều rừng thuộc dạng dày, giàu nhất tỉnh, nằm ở vị trí cao nhất nên có vai trò giữ nước, điều hòa môi trường cho vùng hạ du sông Đắk Snghé.
Đánh giá về hiện trạng rừng chịu ảnh hưởng của dự án, ông Nguyễn Kim Phương, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, cho rằng các khu rừng này có giá trị lớn về mặt sinh thái và môi trường, các khu rừng phòng hộ chịu ảnh hưởng bởi thủy điện có tuổi đời hàng chục năm. Hiện nay, các khu rừng này được bàn giao cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông và ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham quản lý.
“Rừng ở khu vực dự kiến xây dựng nhà máy hiện là nơi gần như rất ít có sự tác động của con người, hệ sinh thái động thực vật và gỗ quý rất giàu có, nếu vì thủy điện mà phá bỏ thì không bao giờ có thể lấy lại được. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa biết sẽ phải giữ rừng bằng cách nào khi mà trong khu vực cấm bỗng nhiên một ngày nào đó từng đoàn người kéo vào, rồi máy móc, xe cộ ủi rừng vào ra liên tục, lâm sản, thú quý làm sao có thể kiểm soát hết được?”.
Chủ đầu tư “linh động đi trước”
Trong lúc thủ tục chuyển đổi còn đang chờ trình lên Chính phủ để đưa ra lấy ý kiến ở Quốc hội, nhà thầu đã triển khai xây dựng các hạng mục. Nhiều lần chủ đầu tư đã “linh động đi trước” để đẩy nhanh tiến độ khi các thủ tục pháp lý chưa được hoàn tất. Ngay từ thời điểm tháng 8-2012, khi kiểm tra hai hạng mục gồm đường nối vào cửa nhận nước và phần đường tránh ngập, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum phát hiện một phần diện tích rừng phòng hộ lẫn rừng sản xuất đã bị san ủi mà chưa được phép.
Tính đến đầu tháng 4-2013, ông Phương cho biết thủ tục chuyển đổi rừng phòng hộ vẫn chưa được trình ra Quốc hội, trong khi thực tế dự án đã được triển khai một khối lượng khá lớn ở các hạng mục như đường hầm dẫn nước, đập dâng… trong tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng, theo thông tin của ông Lương Công Lũy, trưởng ban quản lý dự án. Câu hỏi được đặt ra là nếu việc chuyển đổi trên 380ha rừng phòng hộ này không được Quốc hội đồng ý thì liệu dự án có bị đình chỉ? Việc nhà đầu tư rót một số tiền lớn cho thi công có phải đưa các cấp chính quyền vào thế đã rồi?
Về vấn đề này, ông Phương cho rằng dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ Tài nguyên – môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc lấy ý kiến ở Quốc hội – theo ông Phương – là do quá trình triển khai đã có một số thay đổi thủ tục liên quan rừng phòng hộ nên cần bổ sung. “Việc cho hay không là quyền của Quốc hội” – ông Phương nói.
“Khoét” vườn quốc gia (VQG) làm thủy điện
Trong lúc nhiều dự án thủy điện ảnh hưởng đến rừng đang nhùng nhằng như thế, mới đây có thêm một dự án sẽ được triển khai tại vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk): công trình thủy điện Đrăng Phốk (công suất 26MW) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Tecco, TP.HCM) đầu tư.
VQG Yok Đôn là nơi có diện tích lớn và đặc trưng dạng rừng khộp. Từ trung tâm VQG này xuôi theo đường đất khoảng 40km sẽ tới vị trí nhà máy đặt ở cuối sông Sêrêpốk, đoạn giáp ranh với biên giới Campuchia. Theo tính toán của các đơn vị liên quan, để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk sẽ có gần 53ha rừng đặc dụng tại các tiểu khu 430, 431 và 451 thuộc VQG Yok Đôn bị đốn hạ, chiếm dụng vĩnh viễn (hiện chủ đầu tư đã xin điều chỉnh xuống còn 49,88ha) và 10ha bị chiếm dụng tạm thời.
Các cán bộ kiểm lâm VQG Yok Đôn cho biết mặc dù là rừng khoanh nuôi tái sinh, nhưng rừng ở đây vẫn còn rất nhiều loài gỗ quý như giáng hương, cẩm lai…, có những thân cây đường kính gần 1m. Phân khu dự kiến xây dựng thủy điện được đánh giá là một trong những nơi yên tĩnh hiếm hoi còn lại thuộc vùng lõi của VQG.
Ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc VQG Yok Đôn, cho rằng việc đặt một nhà máy ở “trái tim” của VQG sẽ làm tan vỡ cấu trúc nguyên vẹn vốn có. Cùng với tất cả nhân viên giữ rừng tại đây, ông kiên quyết phản đối dự án.
Ông Thành giải thích: “Đánh giá tác động đối với vườn khi xây dựng nhà máy thủy điện phải đứng trên quan điểm bảo tồn. Không nên dựa vào mấy cây gỗ quý có trên diện tích rừng mà khẳng định rừng đó giàu hay nghèo, cần đánh giá tác động các quần xã, hệ động thực vật có mặt trên khu vực đó… Theo tôi, những ý kiến khẳng định vùng lõi dự kiến đặt thủy điện là rừng nghèo, ít tác động đến môi trường khi đặt nhà máy thủy điện là thiếu thực tế và thiếu trách nhiệm…”.
Trước phản ứng của dư luận, ông Võ Thanh, giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk, cho biết: “Hiện nay dự án đang hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường để xin ý kiến Bộ Tài nguyên – môi trường, như vậy dự án vẫn còn nằm trên giấy. Chúng ta đưa ra như thế nhưng cũng còn cân nhắc, được thì ta làm, mà nếu hại quá thì dừng”.
Từ 53ha điều chỉnh xuống còn 49,88ha
Ông Trần Hải Minh, tổng giám đốc Tecco, cho biết dự án đang chờ đánh giá tác động môi trường thì cơ quan thẩm quyền mới duyệt thiết kế cơ sở. Dự án chưa lấy ý kiến của VQG Yok Đôn và các cơ quan liên quan, cũng chưa lấy ý kiến Ủy ban sông Mekong Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Công thương.
Khi được hỏi lý do vì sao vào tháng 5-2012 Tecco đề nghị điều chỉnh diện tích đất rừng VQG Yok Đôn xin chuyển đổi vĩnh viễn từ 53ha còn 49,88ha (từ 50ha trở lên đối với diện tích đất VQG thì phải đưa ra Quốc hội xem xét), ông Minh cho rằng đó là kết quả của thiết kế chi tiết lại.
Còn về câu hỏi vì sao dự án đã có chủ trương thực hiện từ năm 2007-2008 nhưng đến nay vẫn chưa xong phần thủ tục, kể cả đánh giá tác động môi trường, ông Minh giải thích: “Vì liên quan đến kiểm đếm rừng, lại có nhiều ý kiến phức tạp và giai đoạn này tài chính cũng đang khó. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 tỉ đồng. Ngân hàng Việt – Nga đã đồng ý tài trợ nhưng bảo phải chờ thêm một chút nữa”.
Ngày 29-6-2006 Quốc hội khóa XI đã ban hành nghị quyết 66 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (có hiệu lực từ ngày 1-10-2006). Theo đó, dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Ngày 1-11-2006, Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép đầu tư dự án thủy điện Thượng Kon Tum với công suất lắp máy khoảng 240MW (sau này chủ đầu tư điều chỉnh còn 220MW). Tại văn bản này, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Đến ngày 19-6-2010, Quốc hội khóa XII ban hành nghị quyết 49 (thay thế nghị quyết 66 trước đó) về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi dự án thủy điện Thượng Kon Tum khởi công (cuối tháng 9-2009), xây dựng rầm rộ, đầu tháng 10-2012 UBND tỉnh Kon Tum có văn bản gửi các cơ quan chức năng xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước (68,78ha), đất rừng phòng hộ (382,29ha) xây dựng thủy điện này. Phúc đáp UBND tỉnh bằng văn bản ngày 4-1-2013, Bộ NN&PTNT nêu rõ: dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại công văn liên quan (đầu tháng 11-2006 và cuối tháng 6-2009).
Từ đó đến nay (tháng 12-2012), một số quy định liên quan đến triển khai thực hiện dự án đã được ban hành. Riêng việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, Bộ NN&PTNT cho rằng phải thực hiện theo quy định tại nghị quyết 49 của Quốc hội, theo đó chuyển đổi rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên cần báo cáo Quốc hội.
Trong khi đó, Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cho biết đến thời điểm báo cáo gần đây nhất (đầu tháng 1-2013) mới chuyển đổi mục đích sử dụng và cấp đất xây dựng được 380ha (đất lâm nghiệp 162ha, đất nông nghiệp 218ha) trên tổng số 932ha diện tích chiếm đất của toàn bộ dự án (trong đó theo Bộ NN&PTNT, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn mà tỉnh Kon Tum đề nghị chuyển đổi là 382,29ha). Phần diện tích đất khu vực lòng hồ chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
vietngo Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Mon Dec 29, 2014 5:01 pm
Rừng và động vật hoang dã Tây Nguyên đang dần bị xoá sạch Miền thượng Nam Việt Nam, thường được gọi là vùng Tây Nguyên lâu nay vẫn giàu có bởi rừng núi rộng khắp bao phủ, và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới,cần được bảo tồn và phát triển. Thế nhưng với chính sách kiểm soát kém cỏi và khuynh hướng trục lợi bừa bãi của của chính quyền CSVN, hiện nay, Tây Nguyên này đang dần trở thành vùng đất chết.
So với 40 năm trước vốn kỳ bí và đầy muông thú, thì giờ đây người ta không còn có thể tìm thấy được những loài thú quý hiếm. Gỗ quý bị chặt phá hoang tàn... Theo thống kê, từ năm 1980 đến 1995, trung bình mỗi năm Tây Nguyên bị "xóa sổ" 120 nghìn ha rừng. Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm không dưới 45 nghìn ha rừng bị phá.
Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên… Vì thế, không có gì lạ khi những loài động vật hoang dã bị biến mất khỏi nơi đây bởi môi trường sống của chúng bị biến đổi hoặc phá hủy hoàn toàn.
Nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng đang bị đẩy vào chỗ nghèo đói và không còn sinh kế vì lâu nay, họ đã sống dựa vào rừng.
Các nhà nguyên cứu của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thuộc Liên Hợp Quốc, gọi tắt là WWF, vừa lên tiếng cảnh báo rằng số lượng cũng như tổng số các loài động vật hoang ở Tây Nguyên đang giảm đi với tốc độ đáng báo động. Nguyên nhân đầu tiên chính là việc những cánh rừng già nguyên sinh, môi trường sống cố hữu của các loài động vật hoang dã đã bị khai thác, không còn nữa.
Theo số liệu thống kê của một tổ chức bảo vệ môi trường thì ở Việt Nam, mỗi năm Thị trường tiêu dùng cần khoảng 4.000 tấn thịt động vật hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, mục đích trang trí… Có thể nói, với nhu cầu khổng lồ này, không có gì lạ khi hầu hết các loài động vật hoang dã ở Việt Nam đang bị tận diệt và Tây Nguyên chính là trung tâm của tình trạng này.
Không có quốc gia nào như Việc Nam, đi đâu người ta cũng có thể tìm thấy những món ăn có xuất xứ từ động vật hoang dã ở nơi đây, tại các trung tâm lớn như Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc, Đà Lạt, Kon-Tum, Gia Lai… Theo đó, hàng trăm các nhà hàng đặc sản động vật hoang dã chính là nguyên nhân khiến những loài thú quý hiếm ở đây bị săn bắt bất kể ngày đêm.
Theo ước đoán của các chuyên gia, nếu chính quyền CSVN không có một chính sách tốt cho vùng Tây Nguyên, thì chỉ trong 10 năm nữa, nơi đây chỉ còn là đồi trọc và không có thú hoang.
Nguyễn Khanh
vietngo Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Fri Feb 06, 2015 8:14 pm
Nhân viên kiểm lâm kiểm tra những chú rùa tịch thu từ một vụ buôn lậu thú rừng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội hồi tháng 3, 2008AFP
Nhưng mới đây, kết luận của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã thống kê rằng có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở TpHCM sử dụng động vật hoang dã. Vũ Hoàng tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến trào lưu này.
Càng hoang dã càng thích
Khi cuộc sống được cải thiện, thì chuyện “ăn ngon mặc đẹp” lại tiếp tục được nâng lên một mức mới, ăn lạ, ăn sang để thể hiện mức độ đẳng cấp của các “thượng đế” tại Việt Nam. Hiếm một quốc gia nào như Việt Nam khi mà người dân ở đây khoái khẩu với các đồ ăn chế biến từ hầu hết các loài vật: từ chuột, rắn, cho đến nhện, sâu bọ...
Nếu có dịp ghé đến các nhà hàng “thịt thú rừng” nằm ngay giữa các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, thực khách không khỏi ngạc nhiên trước những món ăn trên thực đơn của các nhà hàng này nằm trong nhóm bát trân (8 món ngon nhất của cung đình ngày xưa như: bàn tay gấu, yến sào, thịt chân voi…), ngoài ra còn các món cũng khá đặc biệt như tê giác, vượn tay trắng hay cày hương.
Khái niệm ăn uống đã vượt ra ngoài khả năng cảm nhận cái ngon, cái lạ của ẩm thực, mà đến với những nhà hàng này, khách hàng còn thể hiện sự chịu xài tiền vì mỗi món ăn đều có giá tiền triệu trở lên. Chẳng thế, trong cơn bão giá, vẫn có những đại gia sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu cho một bữa ăn bởi vì mỗi bữa vị này phải ăn 2 con rùa vàng (mỗi con 85 triệu đồng). Một tuần không ăn 2 lần rùa vàng là cảm thấy khó chịu.
Một tổ chức buôn bán hổ bị phác giác ở Ninh Bình, nhiều con hổ đông lạnh chưa kịp chuyển đi bị tịch thu. Source Vietnamnet
Theo bài báo mới đây nhất trên tờ Đất Việt Online cho biết, trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” cá thòi lòi, một loại cá nước lợ có thể sống, chạy, nhảy, kiếm mồi và thậm chí có thể leo cây, đang được các nhà khoa học thế giới quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam, và nhất là ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ lại đang rộ lên trào lưu đặc sản cá thòi lòi. Tất nhiên, câu chuyện con cá thòi lòi chỉ là một phần nhỏ, mà ẩn chứa sau đó là ý thức cũng như hiểu biết của người Việt Nam về vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, động vật hoang dã đang cần được bảo tồn.
Trong quan niệm của những người rủng rỉnh tiền bạc thì dường như các món ăn càng đắt tiền, các lạ lẫm thì lại được ưa chuộng và họ lấy đó làm một thú vui. Theo lời anh Hoàng Mạnh Cường, chủ trang trại nuôi thú quý hiếm tại TP Buôn Ma Thuột cho đài chúng tôi biết:
Người nước ngoài rất có ý thức cái điều là có sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm. Nhưng thói quen của Việt Nam mình thì càng hoang dã thì họ càng thích dùng làm thực phẩm.
Tiêu thụ và xuất khẩu
Theo kết quả của một thống kê mới nhất Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã công bố ngày 23/5 vừa qua, có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh từng sử dụng động vật hoang dã, trong đó gần một nửa sử dụng từ 3 lần trở lên trong một năm. Trong đó, nam giới sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất là hình thức ăn thịt, tiếp đến là uống rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, thời trang. Theo những người tiêu dùng, thịt rừng được xem là món ăn lạ miệng, không gây ngán như các loại thịt heo, gà, bò thông thường nên vẫn thích chọn mua.
Nhiều loài chim hoang dã được bầy bán trên vỉa hè của đường phố Hà Nội. AFP
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, quản lý chương trình bảo vệ Động vật hoang dã, thuộc trung tâm giáo dục thiên nhiên nhận xét: Người ta buôn bán động vật hoang dã thì không chỉ những là làm món ăn đặc sản, mà còn làm thuốc cổ truyền, hoặc là vật trưng bày trang trí. Ở Việt Nam thì động vật hoang dã buôn bán có thể nói là 50% là tiêu thụ ở trong nước, còn lại chủ yếu xuất sang Trung Quốc và các nước châu Á khác.
Bà Vân Anh cũng cho biết hồi những năm 1990, lúc đó Việt Nam chỉ là một nước cung cấp động vật hoang dã cho Trung Quốc thôi, tuy nhiên thì hiện nay Việt Nam cũng đang trở thành một quốc gia tiêu thụ.
Còn theo lời nhận xét của ông Thomas Osborn, điều phối viên chương trình khu vực Mekong của Traffic, một tổ chức phi chính phủ quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã cho đài Á Châu Tự Do biết như sau:
Đã có những thay đổi, giờ đây người dân đã khấm khá hơn trước và người ta có thể mua được nhiều thứ từ động vật hoang dã mà trước kia họ không thể. Giờ khi bạn có tiền, bạn muốn cho bạn bè mình thấy thì cách tốt nhất là đưa họ đến các nhà hàng đặc sản thịt thú rừng. Và vì thế chúng ta thấy hiện tượng này ngày một diễn ra nhiều hơn.
Có lẽ vì nhu cầu tiêu dùng cao số động vật hoang dã mà Tổ chức bảo vệ Động vật hoang dã đã phải lên tiếng khuyến cao, hiện ở Việt Nam có gần 700 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu. Đặc biệt, có 49 loài thuộc dạng cực kỳ nguy cấp.
Hiện Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước về buôn bán quốc tế các loài động thưc vật có nguy cơ tuyệt chủng (gọi tắt là Cites) vào năm 1994.
Tê giác 2 sừng. VN có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi. Source Wikipedia
Tuy nhiên, tình trạng tiêu thụ động vật hoang dã vẫn không giảm mà thậm chí còn có xu hướng tăng lên, khi thu nhập của một bộ phận khá giả tăng lên. Theo lời bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn thuộc tổ chức WAR cho rằng:
“Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.”
Nhiều vị chuyên gia còn cho rằng mức xử phạt của Việt Nam còn nhẹ và ở Việt Nam thì buôn bán động vật hoang dã chưa được coi là tội phạm nghiêm trọng. Nghị định số 99 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã tăng mức xử phạt hành chính tối đa lên 500 triệu đồng. Còn Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng tăng mức xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật thuộc danh mục các loài nguy cấp quý hiếm cao nhất là phạt tiền 500 triệu đồng và phạt tù 7 năm.
GS. Nguyễn Lân Dũng trong bài trả lời báo giới về dự án luật Đa dạng sinh học, phần nói đến thịt thú rừng hoang dã, ông đã gay gắt lên án rằng: "...nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Không ít người quan niệm, ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái đó là vinh dự mà phải thấy ăn thịt thú rừng là nhục nhã, là phá hoại..." Và ông thẳng thừng đề xuất: "Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng bán thịt thú rừng hoang dã này lại..."
thanhdo Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Sun Aug 09, 2015 10:59 pm
Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?
Đinh Hưng
17 triệu người tại Việt Nam sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn.
Ngăn xâm nhập mặn ĐBSCL, gìn giữ an toàn lương thực của một khu vực hàng năm đã đóng góp 27% GDP, 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và ổn định cuộc sống và an sinh cho trên 17 triệu người là việc làm bắt buộc vào lúc này mặc dù đã quá trễ.
Mặn đã đến chân
Không còn là kịch bản dự đoán nữa, biến đổi khí hậu đã hiện diện thực tế. ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô.
Hệ thống kênh vùng tứ giác Long Xuyên được xây dựng thời vua Nguyễn với mục đích thoát lũ, ngọt hóa, lưu thông, chinh phục được những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn biến thành những miệt vườn trù phú. Hệ thống kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà No được xây dựng từ thời Pháp thuộc với chức năng ngọt hóa, khẩn hoang vùng đất nhiễm mặn của Bán đảo Cà Mau thành vùng đất màu mỡ cả trăm năm qua. Giờ đây thì ngược lại, hệ thống kênh rạch này bị nước biển xâm nhập đang lan tỏa xâm nhập mặn hầu hết khắp khu vực, đang biến đất đai tại đây thành đất bị thấm mặn.
Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công “Chưa từng thấy” làm “Đảo lộn cuộc sống”, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải “Chạy mặn” từng ngày.
Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái nằm trên nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Tất cả nguy hại đang đổ trên đầu người dân nơi đây.
Một bất ngờ khác là sự vô cảm bao trùm. Cộng đồng mạng không sục sôi như với những sự kiện khác bị kết luận một cách mơ hồ, võ đoán là có nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên đang đe dọa cư dân ĐBSCL là vấn đề nhiễm mặn đang hủy diệt môi trường sống, lại chỉ nhận được sự thờ ơ của nhiều tầng lớp xã hội, của truyền thông báo chí, không thấy sự lên tiếng đòi hỏi chính phủ về trách nhiệm, kế hoạch và phương pháp hữu hiệu để giải quyết “thảm họa”, về giá trị đầu tư phù hợp và hiệu quả cho giải pháp chống xâm nhập mặn - đang là mối đe dọa hiện hữu đến kinh tế, đến an toàn lương thực và dân sinh khu vực, thậm chí đe dọa đến số mệnh của cả quốc gia.
Đầu tư và hiệu quả của việc ứng phó
Nỗ lực của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ nhiều quốc gia trên thế giới, cũng đã đạt được một ít thành công. Ước tính trong 5 năm trở lại đây Việt Nam đã nhận được khoảng trên 1,3 tỷ USD cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 171.700 tỷ đồng, chỉ gần bằng 1/3 tổng mức xây dựng Sân bay Long Thành - Đồng Nai.
Chính phủ đã có thể có quan điểm, mục tiêu rõ ràng, nhưng giải pháp qui hoạch tổng thể không đồng bộ, cụ thể, không có chiến lược rõ ràng, thực tế, triển khai hành động manh mún, nhiều bất cập. Kinh phí dành cho sứ mệnh thì không đủ đáp ứng, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, không thể đem lại kết quả chống xâm nhập mặn triệt để cho ĐBSCL.
Thực tế “mặn nạn” nhãn tiền đó là do các nguyên nhân trên. Nhìn lại vài dự án được đầu tư, sứ mệnh ngăn mặn của các công trình thủy lợi bỗng dưng biến thành “thủy hại”: như cống đập Ba Lai và Âu thuyền Tắc Thủ Cà Mau đem lại kết quả “ngoài mặn và sâu bên trong cũng mặn”. Bởi hai con đập đâu ngăn được các khúc sông rồng thông với nhau và đã nhiễm mặn cả trăm cây số vào nội địa.
Thực trạng thảm họa tràn mặn, thấm mặn trên diện rộng đang diễn ra ở ĐBSCL cho thấy hiệu quả của giải pháp chống xâm nhập mặn của những năm gần đây hầu như thất bại, giống như sự bế tắc của công cuộc chống ngập ở TpHCM.
'Thức tỉnh'
Lãnh đạo khu vực hàng năm nhóm họp để có những cam kết hỗ trợ cho khu vực sông Mekong.
Việc nâng cao độ mực nước an toàn tối thiểu để ngăn xâm nhập mặn cả về nước mặt và thấm mặn toàn vùng, trữ được lượng nước ngọt lớn, sử dụng được phần lớn lượng nước ngọt do thượng nguồn đổ về, tạo dòng chảy một chiều của các cửa sông hệ thống sông Cửu Long đồng loạt, biến ĐBSCL thành đồng bằng vùng nước ngọt ở phía trên và vùng mặn ở phía dưới gần biển. Đó là biện pháp giải quyết phù hợp và triệt để vấn đề xâm nhập mặn đồng thời cải thiện rất tốt việc thoát lũ cho mùa lũ.
Các chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều tâm huyết đã đề cập đến giải pháp kiểu đập ngầm (underwater sill) như trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. Đó là một công trình ngăn mặn hữu hiệu và có tính địa lý tương đồng với hệ thống sông Cửu Long. Phải chăng chính phủ cần lắng nghe để tìm một hướng đi, một giải pháp đúng, có hiệu quả triệt để, phù hợp và đã muộn trước thảm họa gần kề?
Phải tỉnh táo, sáng suốt, dành nhiều trí lực, nguồn tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Đừng trông chờ sự cứu rỗi tình trạng xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào lượng mưa thượng nguồn sông Mê Kông. Đừng để bức tranh sự sống trù phú của ĐBSCL đã bị hủy diệt một ngày nào đó sẽ được trưng bày giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giá đầu tư lên đến 11.277 tỷ VND, như là mặc niệm cho chính sự thờ ơ và chủ quan của chúng ta!
Đừng trông chờ sự cứu rỗi tình trạng xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào lượng mưa thượng nguồn sông Mê Kông. Đừng để bức tranh sự sống trù phú của ĐBSCL đã bị hủy diệt một ngày nào đó sẽ được trưng bày giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giá đầu tư lên đến 11.277 tỷ VND, như là mặc niệm cho chính sự thờ ơ và chủ quan của chúng ta!
Hãy dành nguồn vốn đang hạn hẹp bởi nợ công chồng chất để chống chọi nguy cơ hủy diệt đất nước hơn là đầu tư những dự án có những hiệu quả mơ mộng hay ý tưởng viển vông. Làm được sứ mệnh cứu Đồng bằng Nam Bộ không những không hổ thẹn với tiền nhân mà tránh được lỗi lớn với con cháu ngày sau.
Theo dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn.
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Mon Mar 28, 2016 2:03 pm
Việc xây đập ồ ạt từ thượng lưu Mekong (thuộc Trung Quốc) làm ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực hạ lưu đã và tiếp tục trở thành đề tài nóng hổi vài năm nay. Bất chấp dư luận phản đối của các quốc gia hạ lưu Mekong, Trung Quốc vẫn tăng tốc “chiến dịch chặn dòng” nhằm thỏa mãn lợi ích riêng (nhu cầu điện).
Thảm sát Mekong
“Kế hoạch cực kỳ tham vọng của Trung Quốc trong việc xây một thác nước khổng lồ gồm tám con đập trên thượng lưu Mekong chảy qua những hẻm núi cao Vân Nam có lẽ là mối đe dọa lớn duy nhất đối với con sông” - một báo cáo Liên Hiệp Quốc viết cách đây bảy năm. Báo cáo cũng cho biết ảnh hưởng từ cơn sốt xây đập “điên rồ” từ Trung Quốc gồm “những thay đổi dòng chảy và thời gian thủy triều, sự xuống cấp chất lượng nguồn nước và sự mất mát tính đa dạng sinh học”. Với hơn 85.000 con đập (còn tiếp tục xây), Trung Quốc có thể “tự hào” số một thế giới về công trình đập thủy điện (trước năm 1949, Trung Quốc chỉ có 22 đập).
Trung Quốc bắt đầu vận hành con đập đầu tiên - Mạn Loan (Manwan) - xây chắn ngang dòng Mekong vào năm 1992. Con đập thứ hai và thứ ba - Đại Triều Sơn (Dachaoshan) và Cảnh Hồng (Jinghong) - hoàn thành năm 2003 và 2008. Tháng 10.2009, Trung Quốc tuyên bố con đập thứ tư - Tiểu Loan (Xiaowan) - bắt đầu được đưa nước vào bồn chứa. Đây là con đập nguy hiểm nhất đối với sinh mạng Mekong. Khi hoàn chỉnh (vận hành đồng bộ vào năm 2013), Tiểu Loan tạo ra một hồ chứa khổng lồ với 15 tỉ m3 (trên diện tích hơn 190km2), nhiều hơn gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng gộp lại và cần đến mười năm mới làm đầy! Ít người biết rằng người đứng đầu công ty trúng thầu xây Tiểu Loan cũng như nhiều con đập tại Trung Quốc (Hoa Năng quốc tế điện lực khống cổ hữu hạn công ty) là Lý Tiểu Bằng, con trai cả của cựu Thủ tướng Lý Bằng!
Mekong đang bị bức tử bởi vô số con đập. Ảnh TL
Sự can thiệp thô bạo dòng Mekong bởi Tiểu Loan mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng với 250 triệu người Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan sống ở châu thổ Mekong. Giới môi trường nhấn mạnh, con đập Tiểu Loan chắc chắn trở thành thủ phạm tai ác đối với đời sống người dân khắp Đông Nam Á. Ngư phủ Campuchia chắc chắn bắt được ít cá hơn và nông dân Việt Nam phải dùng phân hóa học nhiều hơn bởi phù sa bị chặn lại từ Vân Nam-Trung Quốc; trong khi đó, cư dân khu vực bờ Mekong tại Thái Lan đối mặt hạn hán và xâm thực.
Những hậu quả khủng khiếp
Tất cả sẽ “thay đổi toàn bộ sự cân bằng sinh thái của con sông” - theo Aviva Imhof, Giám đốc chiến dịch thuộc tổ chức Mạng sông ngòi quốc tế (International Rivers Network) - “Cư dân hạ lưu Mekong phụ thuộc nguồn cá cung cấp 80% protein cho họ. Chúng tôi đang chứng kiến sự “sụp đổ” tiềm tàng trong chế độ dinh dưỡng khu vực này nếu ảnh hưởng của nó tệ như chúng tôi dự báo”. Vào mùa khô, thượng lưu Mekong chiếm hơn 60% dung tích con sông. Một khi nguồn nước này bị cắt, hạn hán tại hạ lưu chắc chắn xảy ra. Trong khi đó, vào mùa mưa, sự xả nước đột ngột từ hồ Tiểu Loan sẽ tạo ra những trận lụt kinh hoàng. Trong thực tế, hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt bất thường tại hạ lưu Mekong đã xảy ra, chủ yếu bởi những con đập thủy điện - như khẳng định của giới khoa học được nhắc đi nhắc lại vài năm gần đây. Trong khi đó, con sốt thủy điện vẫn bùng nổ, với hơn 80 dự án đập thủy điện ở những giai đoạn khác nhau (có cái chuẩn bị, cái đang xây) đang hình thành trên dòng Mekong cũng như các nhánh sông của nó.
Sông Mekong dài 4.800km được chia thành hai phần trên bản đồ: khu vực thượng lưu chạy ngang Trung Quốc và hạ lưu chạy dọc Myanmar rồi xuyên qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi chảy ra biển Đông. Xét về đa dạng sinh học, Mekong là sông lớn thứ hai thế giới sau Amazon và là môi trường sống của hơn 1.000 loài cá. Chẳng con sông nào trên thế giới cung cấp lượng cá nước ngọt nhiều bằng Mekong và do vậy nó là nguồn lương thực sinh tử của hơn 65 triệu người ở hạ lưu.
Trong bài viết trên Japan Focus, hai tác giả Geoffrey Gunn và Brian McCartan đã đưa ra vô số chứng minh về tình trạng lụt bất thường (nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ!) bởi sự sử dụng thô bạo dòng Mekong ở thượng nguồn. Trận lụt kinh hoàng năm 2008 (mực nước cao 13,7m) đã làm Thái Lan thiệt hại khoảng 220 triệu baht (6,48 triệu USD) và Lào chừng 100 tỉ kip (11,6 triệu USD). Cuối tháng 3.2004, Ủy hội Mekong (MRC) công bố dữ liệu cho thấy lượng mưa giảm mạnh tại 16 địa điểm khắp châu thổ Mekong vào năm 2003.
Cơn lốc tàn sát Mekong tiếp tục diễn ra
Tại cuộc họp Ủy ban sông Mekong tại Vientiane (Lào) ngày 27.5.2009, các nước tham dự từng nhấn mạnh việc xem xét thận trọng các dự án đập thủy điện trên Mekong. Witoon Permpongsachareon - Chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường TERRA (Towards Ecological Recovery & Regional Alliance; trụ sở Bangkok) - nói: “Những con đập là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và sự trong sạch môi trường. Xây một con đập chẳng khác nào bóp kẹp một động mạch trên cơ thể. Nếu máu không lưu thông, hẳn nhiên cơ thể bị tổn thương”.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015, người ta vẫn ào ạt xây đập. Campuchia dự kiến xây hai đập gần biên giới Lào. Tổng cộng, 12 dự án đập chuẩn bị được thực hiện trên dòng Mekong. Cùng với con đập bị nhiều chỉ trích Xayaburi (đã hoàn thành 60% tính đến cuối tháng 11.2015) ở phía Bắc, Lào còn có dự án đập Don Sahong 240 megawatt nằm tại thác Khone ở phía Nam, cách biên giới Campuchia 1km, trở thành nút chặn tuyến di cư quan trọng nhất của cá trong khu vực. Campuchia đang phản đối dữ dội dự án Don Sahong nhưng Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nói rằng con đập chỉ sử dụng 15% dòng chảy Mekong nên không gây ảnh hưởng gì!
Hạn hán nghiêm trọng nhất trong 90 năm. Đồng ruộng nứt nẻ ở Cà Mau. Ảnh Hồng Lam
Bản thân Campuchia cũng dự kiến xây 40 con đập trên dòng Mekong, gây ra những “hiệu ứng” nghiêm trọng. Ngôi làng Kbal Romeas có thể bị xóa sổ vì ngập lụt khi Lower Sesan 2 trị giá 800 triệu USD hoàn thành năm 2016. Lower Sesan 2 sẽ chặn hai cửa sông lớn nhất Mekong và tạo ra một hồ chứa khổng lồ 3.300km2 khiến hàng ngàn cư dân phải bị di dời. Trong khoảng 100 dự án xây đập trên dòng Mekong, Lower Sesan 2 bị đánh giá là gây ảnh hưởng sinh thái và văn hóa dữ dội nhất.
Nếu tính toán của giới khoa học là chính xác, sản lượng lúa tại khu vực Mekong sẽ giảm 15-25% bởi nhiệt độ môi trường tăng, dẫn đến cuộc khủng hoảng thực phẩm nghiêm trọng đối với hàng triệu người. Trong khi đó, bồi thêm cho tình trạng xây đập là nạn tàn phá rừng. Ba thủ phạm - khí hậu thay đổi, rừng bị tiêu diệt và sự bùng nổ các con đập - đang đẩy toàn bộ khu vực đến một bờ vực nguy hiểm, theo nhà nghiên cứu Mark Goichot thuộc Quỹ Hoang dã thế giới (WWF). “Nếu các con đập tiếp tục xây, an ninh thực phẩm sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng xâm thực duyên hải tăng khiến đồng bằng đang chìm” - Goichot cảnh báo. Năm 1990, 160 triệu tấn phù sa được Mekong mang ra biển; bây giờ chỉ có 75 triệu tấn. Cát được vét để xây thành thị và phù sa cho nông nghiệp đã biến mất bởi các con đập. “Tôi chưa bao giờ thấy một vùng đồng bằng đi từ ổn định sang tình trạng chịu nhiều sức ép khủng khiếp như hiện giờ” - Goichot nói.
Với Trung Quốc, một trong những biện bạch quen thuộc của họ là những con đập trên dòng Mekong chẳng tội tình gì, bởi dòng chảy từ Trung Quốc chỉ chiếm vỏn vẹn 13,5% dòng chảy Mekong khi nó chảy ra đến biển. Trung Quốc cho rằng hầu hết chiều dài phần thượng lưu Mekong đều uốn khúc ở những địa giới không thuộc nước mình. Tuy nhiên, Tần Huy (Qin Hui) thuộc Đại học Thanh Hoa, vạch trần trong bài báo gần đây trên chuyên san Kinh tế quan sát báo. Theo khảo sát thực địa của giáo sư Tần, 2/3 lượng nước sông tại Luang Prabang (Lào) đều đến từ Trung Quốc và do đó không thể nói rằng trận lụt nghiêm trọng tại Lào năm 2008 không dính dáng đến hệ thống đập thủy điện Trung Quốc trên dòng Mekong.
Giáo sư Tần cho biết thêm, 70% trữ lượng nước tại lưu vực Mekong đều nằm ở Trung Quốc (!) và nó sẽ tăng đến 90% khi con đập Nhu Trác Độ bắt đầu vận hành. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, tất cả nguồn trữ nước của các con đập Trung Quốc đều nằm trên dòng chính của Mekong, trong khi các nước khác đều xây đập ở những nhánh phụ Mekong. Còn nữa, ba “khối đá chặn dòng” gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng (đều cao hơn 100m) - có trữ lượng là 920 triệu, 940 triệu và 1,4 tỉ m3 theo thứ tự (tổng cộng bằng ba cái hồ Côn Minh) - hẳn nhiên sẽ tác động trực tiếp đến dòng chảy tự nhiên theo mùa của Mekong...
Mạnh Kim
Được sửa bởi NHViet ngày Thu Oct 06, 2016 12:42 am; sửa lần 1.
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Sun Jun 19, 2016 12:41 am
Cà Mau đối mặt với nạn đói và trẻ hư hỏng do hạn hán
Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2016-05-17
Một người đàn ông kéo hàng thuê ở chợ Đất Mũi, Cà Mau. RFA PHOTO
Sụt lở đất, hạn, mặn, tội phạm gia tăng, nạn quỵt hụi, quỵt tiền bán lúa, đó là tất cả những gì mà người dân Cà Mau đang đối mặt trong thời gian này. Có rất nhiều gia đình vùng sâu vùng xa đang lún sâu vào nợ nần, nhiều trẻ em bỏ học đi tìm việc làm và đi bụi đời, kinh tế bấp bênh. Có thể nói rằng trong suốt nhiều năm nay, đây là lần tai ương ập xuống với người dân nghèo miệt Cà Mau nặng nhất và tương lai của người dân càng thêm mờ mịt.
Nguy cơ đói kém và trẻ em bỏ học
Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm. - Chị Út
Chị Út, hiện sống ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ:
“Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm. Nghe đâu ở các tỉnh khác có chính sách gì đó hỗ trợ cho bà con nhưng Cà Mau thì chưa. Nếu tiếp tục thế này chắc nhà nước phải hỗ trợ thôi. Hạn hán giờ không bơm cây nước như ngày xưa đâu, mình phải mồi lâu lắm, hạn hán thế này cứ tiếp tục thì…”
Theo chị Út, tình trạng mất mùa ở một số huyện có canh tác lúa nước và thất thu ở các đầm nuôi tôm đã nhanh chóng đẩy người nông dân đến chỗ thất nghiệp, mất đường sinh sống. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lúa bị ách tắc do các kênh, lạch khô cạn, không có ghe thuyền vào mua lúa, một số tay lừa đảo đã vào các xã ở huyện U Minh để lừa bà con mua lúa nợ, ghi giấy nợ, chở lúa đi tiêu thụ rồi trốn mất. Người nông dân thêm phần thiếu thốn, khổ nạn.
Số đông tìm lên các thành phố để kiếm việc làm nhưng lượng người thất nghiệp từ miền Trung kéo vào đã khiến cho các thành phố thừa thải lao động phổ thông. Người Cà Mau lên thành phố chỉ đủ khả năng làm việc để kiếm tiền duy trì ba bữa cơm chứ không thể tích lũy được gì bởi làm một ngày mà nghỉ đến ba bốn ngày.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là đề đóm, cờ bạc, rượu chè đã ngấm vào đời sống của những nông dân thất nghiệp. Họ lấy việc nhậu nhẹt như một thú vui giải sầu, cờ bạc như một sự đấu trí có hên xui may rủi để kiếm tiền và đề đóm như một vận may, thần tài gõ cửa. Và những thứ này nhanh chóng làm cho những nông dân vốn dĩ đã nghèo nhanh chóng trắng tay, thậm chí không còn nhà để ở.
Chị Út cho biết thêm là nếu như những gia đình nông dân thất nghiệp chỉ ham mê đánh đề, cờ bạc một cách bình thường thì sẽ không đến mức phải mất nhà mất cửa. Nhưng thời gian hai năm trở lại đây, một số tay cho vay nặng lãi đã tổ chức những đường dây chuyên đưa người sang Campuchia để đánh bạc và nếu thua thì họ sẵn sàng cho vay với số tiền lớn, mức lãi cũng rất cao để gỡ bạc.
Một nông dân khoan giếng để lấy nước vào ruộng lúa bị hạn hán. Ảnh chụp ngày 2 tháng 3 năm 2016. AFP PHOTO
Chưa có người dân Cà Mau nói riêng và miệt Tây Nam Bộ nói chung nào khi đi sang các casino đánh bạc mà thắng để mang tiền về. Hầu hết là thua bạc, mất nhà cửa vì khoản tiền vay nhanh chóng phình to do lãi suất quá cao. Người thua bạc chỉ còn một cách duy nhất là giao sổ đỏ cho chủ nợ và viết giấy bán nhà trá hình cho họ. Một căn nhà cấp bốn tọa lạc trong khu vườn rộng vài ngàn mét vuông có khi chỉ bán với giá hai trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực giá của căn nhà và mảnh vườn đó có khi lên đến hàng tỉ đồng.
Và đây cũng là lúc nhiều cô gái mới lớn buộc lòng phải bỏ học, lên phố kiếm việc.
Cùng suy nghĩ giống như chị Út, ông Đài, sống ở huyện U Minh chia sẻ thêm:
“Ở đây hạn hán quá. Ở U Minh bây giờ rau, củ, trái, dưa hấu, mía… thua cháy lá hết. Lúa không trồng được. Nước sinh hoạt phải dùng nước giếng hết, hạn quá!”
Trẻ em hư hỏng, hít keo con chó
Ông Nam, hiện đang sống ở Đất Mũi, Cà Mau, chia sẻ:
“Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à. Ít khi trẻ có cha mẹ mà dám làm vậy vì cha mẹ sẽ đánh. Mấy đứa đó nhiều khi gia đình có chuyện nên chúng bỏ đi, tụ tập lại…”
Ông Nam cho biết thêm là hiện nay, số lượng trẻ em dưới mười sáu tuổi ở Cà Mau rơi vào nghiện ngập là khá cao. Đa số trẻ em nghiện ngập đều có hoàn cảnh gần giống nhau là không có nhà cửa ổn định, cha mẹ bươn bả làm ăn trên thành phố hoặc đang ngồi tù, ông bà nội ngoại tuổi cao sức yếu và quá nghèo khổ nên không đủ sức cưu mang các em.
Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à. - Ông Nam
Trong tình cảnh thiếu vắng chỗ dựa, các em rủ nhau lên thành phố xin ăn. Nhưng rồi lại bị những đợt bố ráp của công an và dân phòng trên thành phố trong chiến dịch thành phố xanh, sạch, đẹp, không có người xin ăn, không có trẻ em lang thang cơ nhỡ. Các em lại trốn về quê để tránh phải vào các trại tập trung của thành phố.
Và khi về quê thì cảnh nghèo ở quê chẳng giúp được gì cho các em, xin ăn cũng khó, các em chọn việc bốc vác, làm thuê đủ các công việc. Thường thì mức tiền lương trả cho các em ở quê rất thấp, có khi chưa tới một triệu đồng mỗi tháng bởi tiền công mỗi ngày bưng bê, quét dọn, rửa chén bát có khi chỉ vỏn vẹn ba chục ngàn đồng.
Vừa thiếu người thân, vừa phải bươn bả kiếm sống và thiếu trước hụt sau, các em nhanh chóng kết bè lại với nhau thành từng nhóm bạn để cùng chơi, cùng chia sẻ buồn vui. Và thường thì các em hút thuốc, tìm thuốc lắc để chơi. Nhưng những thứ đó quá đắt đỏ, các em chuyển sang dùng keo con chó hít cho đỡ ghiền bởi keo con chó có giá rất rẻ nhưng lại dùng được nhiều lần.
Hít keo con chó là thú gây nghiện mạnh nhất mà trẻ em sa đọa nhà nghèo thường chọn. Chỉ cần bỏ ra năm ngàn đồng hoặc mười ngàn đồng mua một bình keo con chó. Sau đó ba bốn em tụm lại và đổ keo vào bao nilon rồi thổi hơi vào và bịt kín miệng bao. Chừng hai phút sau, khi hơi keo tỏa ra khắp trong bao, mỗi đứa cầm bao, mở miệng bao he hé đưa lên mũi và hít một hơi thật sâu. Hơi keo con chó xộc vào mũi tạo cảm giác lạ, không ngây ngất, không ảo giác thiên đường nhưng lại cho ảo giác về sự đau đớn cùng cực.
Chính ảo giác đau đớn cùng cực này làm các em thấy nhẹ nhõm, hết còn mặt cảm, sợ sệt bất kì chuyện gì. Và có thể nói rằng hít keo con chó là thứ mau gây nghiện nhất bởi mức độ hoành hành của nó đối với cơ thể con người rất cao.
Ông Nam tỏ ra không vui khi bàn về hiện tại cũng như tương lai của người nông dân Cà Mau quê ông.
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Wed Oct 05, 2016 9:36 pm
Đầu ghềnh cuối bãi tan hoang…
VietTuSaiGon Thứ Ba, 10/04/2016
Khái niệm đầu ghềnh cuối bãi mang đậm chất địa lý, trong đó, Việt Nam là một nước mà khái niệm này đậm đặc. Với địa hình phía Tây là núi, phía Đông là biển, trải dài từ Nam ra Bắc đều có những con sông chảy từ núi ra biển, sông suối đầu nguồn mang âm hưởng ghềnh thác chở theo núi non và phù sa đưa về cuối bãi, đưa về cửa biển. Đất nước như một bài thơ tự nhiên, sông núi quấn quýt, ôm lấy đồng bằng và cưu mang con người, cưu mang sự sống. Thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, công trình của triệu năm tạo hóa bỗng chốc tan hoang. Đầu ghềnh trở nên trơ trọi và cô độc, cuối bãi cũng thê lương bởi bàn tay tàn phá của con người. Cụ thể ở đây là con người Cộng sản.
Vì sao nói rằng đầu ghềnh cuối bãi trở nên tan hoang bởi bàn tay người Cộng sản? Bởi lẽ, chưa có thể chế chính trị, chế độ chính trị nào tàn phá đất nước Việt Nam trở nên tan hoang một cách mau chóng và đầy bạo lực như chế độ chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Đất nước trải qua cả ngàn năm phong kiến và Bắc thuộc, người ta cũng khai thác biển, khai thác rừng để xây dựng, hưởng thụ và cống nạp cho phương Bắc nhưng rừng vẫn là rừng, biển vẫn là biển.
Ngay cả thời thuộc Pháp, rồi chiến tranh Nam Bắc kéo dài hơn hai mươi năm, vì lý do chiến tranh, vì phải phá bỏ một số cánh rừng để tránh tình trạng đối phương xây dựng căn cứ, làm ổ chiến tranh và gây hậu họa lâu dài, miền Nam và Mỹ đã rải hàng ngàn tấn thuốc khai hoang Dioxin xuống dãy Trường Sơn nhưng nghe ra những thùng chất độc màu da cam rơi vào Trường Sơn chẳng khác nào hạt muối bỏ biển. Rừng vẫn um tùm cây cối và chẳng mấy chốc đã ngun ngút xanh.
Thế nhưng, trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, mà chính xác hơn là trong vòng chưa đầy hai mươi năm, kể từ khi người Cộng sản biết xài đồ gỗ và gỗ là nguồn xuất khẩu hái ra tiền, rừng trở thành những đồi trọc. Cả một dãy Trường Sơn xanh miên man từ Nam ra Bắc chỉ còn lại những quả đồi trọc lưa thưa, cây đã không cánh mà bay, cả rễ cây, gốc cây cũng tự di chuyển vào nhà quan, tự biến mình thành những bộ bàn ghế gốc cây, rễ cây mà người ta gọi là “bàn ghế mỹ thuật”.
Rừng chết, biển cũng chẳng yên thân, từ một vùng biển với nguồn hải sản phong phú, dồi dào, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ngay từ tháng Giêng đến nay, biển miền Trung trở thành cái ao chứa độc của Formosa Hà Tĩnh và sắp tới đây là tôn Hoa Sen Cà Ná và còn nhiều dự án thép vẫn đang hăm he, chuẩn bị nuốt chửng môi trường xứ Việt.
Có người bảo rằng do lòng tham của con người, do ý thức con người kém nên đất nước mới trở nên như hiện tại. Tôi thì lại không nghĩ thế, tôi tin rằng người Việt Nam cũng giống như hàng tỉ người văn minh trên thế giới này và cũng chịu mọi tương tác giáo dục từ tấm bé cho đến ngày xuống mộ như hàng tỉ con người trên thế giới này.
Sở dĩ tôi nói như vậy vì trong thực tế, quá trình giáo dục và tiếp nhận giáo dục của con người không phải bắt đầu từ khi đi học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, rồi đi làm, nhận đồng lương là xem như khép lại. Mà trên thực tế, giáo dục là chính trị và chính trị là giáo dục.
Vì sao? Vì ngay từ tấm bé, lúc còn trong bào thai, thai nhi đã thụ đắc một nền giáo dục tưởng như vô thức trong bụng mẹ thông qua thức ăn của người mẹ, thông qua tương tác xã hội, gia đình và ngũ giác, từ âm thanh đến hình ảnh, va chạm, cảm giác, tâm trạng… của người mẹ. Để rồi khi ra đời, những bài hát ru, những làn điệu (có thể là dân ca, cổ điển, cũng có thể là hiện đại) của bà, của mẹ chính là những bài học đầu tiên của bé. Và quá trình giáo dục từ trong bụng cho đến khi ra đời của em bé lại chịu tác động chính trị rất mạnh. Một người mẹ sống trong một đất nước có nền chính trị coi trọng quyền con người, có dân chủ sẽ có tâm hồn cởi mở, có sự hãnh tiến và có niềm tin vào ngày mai, có miếng ăn sạch sẽ, an toàn và ngon, có thời gian để đi ngắm thiên nhiên, lĩnh hội cái bao la của đất trời… Tất cả những yếu tố này hun đúc tâm hồn từ trứng nước.
Ngược lại, một bà mẹ sống trong một chế độ chính trị mất tự do, quay cuồng trong cơm áo gạo tiền và tham vọng thì e rằng khó hứa hẹn một tâm hồn trẻ khoáng đạt và sâu sắc. Đó là chưa muốn nói đến khi ra đời, tuổi thơ đứa bé đã học được gì. Nói cho cùng, những bài học vỡ lòng của nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa bị khuôn chặt trong ba yếu tố: Bạo lực; Dối trá và; Tham lam. Càng ngày yếu tố bạo lực, dối trá và tham lam càng cô đặc trong giáo dục Việt Nam.
Từ câu chuyện chú Cuội không dưng thấy ba cọp con thì vác rìu chém chết sau đó thấy cọp mẹ về nhai lá cây đắp cho con và cọp con sống lại thì lén lút chờ bốn mẹ con nhà cọp bỏ đi liền bứng cây mang về nhà trồng. Trong câu chuyện chú Cuội đã hội tụ đủ yếu tố tàn bạo, cọp con cũng chẳng làm gì Cuội, vậy mà Cuội nỡ vung rìu chém chết. Thấy cọp mẹ về thì bỏ chạy, trèo lên ngọn cây, đây là tính hèn nhát, hiếp yếu mà sợ mạnh. Rồi lại bứng cây rừng mang về trồng khi biết đây là cây thuốc quí, điều này dạy cho con người tính tham lam, cứ thấy quí là bê về nhà, không cần biết phải quấy. Và đây cũng là khóa huấn luyện lâm tặc từ tấm bé cho học sinh Việt Nam. Đừng trách tại sao Việt Nam ngày càng nhiều lâm tặc và lâm tặc là chính những đảng viên, quan chức, họ là lâm tặc giỏi giang nhất. Bởi họ hiểu thế nào là “rừng vàng biển bạc” thông qua tập khí ăn cắp thiên nhiên mà họ được nhồi nhét, đào luyện từ tấm bé!
Và những bài học ca ngợi đảng Cộng sản, ca ngợi những tấm gương giết người, ám sát, khủng bố như Nguyễn Văn Trỗi, hay mách mách tàn tàn vung lựu đạn giữa chợ như Võ Thị Sáu, kể cả tấm gương điên rồ tự biến mình thành ngọn đuốc sống mà các tay bồi bút chế độ đã tự nhào nặn, tự biến thành nhân vật điển hình, lừa dối lịch sử suốt bao nhiêu năm nay đều dạy cho con người trở nên tàn ác, coi thường mạng sống bản thân và đạp lên sinh mệnh đồng loại.
Khi cái ác, sự dã man được cổ xúy, nhào nặn thành những biểu tượng lịch sử, tấm gương thế hệ, anh hùng dân tộc thì đương nhiên, cả dân tộc trở nên man rợ là lẽ tất yếu. Và ở đây, vấn đề thứ hai là con người được giáo dục cho đến khi sáu tấm ván quan tài khép lại. Sở dĩ nói như vậy bởi giáo dục là chính trị và chính trị là giáo dục lại có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn con người thụ đắc giáo dục thông qua công việc, tương tác xã hội và tự khẳng định mình sau khi rời ghế nhà trường. Một con người khó có thể giữ được sự tử tế và liêm khiết khi người đó đang bị chính cái thể chế chính trị đè đầu cưỡi cổ, hàng ngày đang xâm thực họ trên mọi nghĩa. Mọi tương tác về chính trị, xã hội và công việc trong độ tuổi này chính là quá trình giáo dục và thụ đắc giáo dục của con người cho đến lúc chết.
Trong một đất nước thiếu tự do, dân chủ và đầy rẫy tội ác, bạo lực, tham nhũng, đè đầu cưỡi cổ thì bài học của bất kỳ cá nhân nào không thể là tự do, yêu thương và sáng tạo mà là bằng mọi giá phải đạp lên mọi thứ để tồn tại. Không ngoại trừ đạp lên sinh mệnh đồng loại, thậm chí cả sinh mệnh người thân!
Rừng chết, do con người đã quên mất giá trị tự nhiên, cũng như hình ảnh tự nhiên trong tâm hồn con người đã chết khô và ý thức thực dụng, lợi dụng tự nhiên để làm giàu, tùng xẻo tự nhiên đã thế chỗ. Biển chết do sự phóng khoáng và yêu tự nhiên của con người đã cạn, đã thành ao tù của lòng tham, sự ích kỉ và mưu toan thâu tóm cả biển trời vào bàn tay quyền lực.
Và đó là nguyên nhân của hàng triệu hệ quả đang hiện rõ nét từ Formosa Hà Tĩnh cho đến nhiệt điện Vĩnh Tân, thủy điện Sông Tranh, Sông Bung, đồng bằng sông Cửu Long ngập mặn và sắp tới đây sẽ là tôn Hoa Sen Cà Ná, cán thép Quảng Nam... Và sẽ còn hàng triệu ung nhọt sắp vỡ, làm lộ rõ cơ thể Việt Nam đang hủy hoại một cách khủng khiếp!
Và đầu ghềnh cuối bãi không còn thơ như đã từng, mà đầu ghềnh là nơi xả độc, là mối đe dọa, cuối bãi là hố chứa độc, là ao chết chóc, và rồi đồng bằng tự xâu xé nhau như bầy thú thèm thịt đồng loại, và rồi mọi thứ dần tan hoang cho đến khi không còn cái cây, không còn ngọn cỏ, không còn con cá, không còn con chim, không còn màu xanh. Lúc này, liệu người Cộng sản có đủ tỉnh táo để nhận ra rằng tiền, vàng, thép không thể nào ăn được?! E rằng đây là câu hỏi mà câu trả lời lại tùy thuộc và hệ thống giáo dục mà họ đã và đang thụ đắc!
VietTuSaiGon Blog RFA
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình! Wed Jun 28, 2017 7:40 pm
Người Việt: Không ngưng khai thác cát, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tiếp tục sạt lở
Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017
Bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, sát lở hàng trăm mét, nhấn chìm 16 căn nhà hồi hạ tuần Tháng Tư. (Hình: Báo điện tử VNExpress)
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Đồng bằng sông Cửu Long đang bị biến dạng do sạt lở nghiêm trọng cả ở bờ sông lẫn bờ biển, song hoạt động khai thác cát chưa ngưng, dù đó là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa.
Ông Lê Anh Tuấn, viện phó Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của trường Đại Học Cần Thơ, mới lên tiếng cảnh báo thêm một lần nữa rằng, dưới đáy sông Mekong (đến Việt Nam thì tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu trước khi đổ ra biển) có rất nhiều hố có vai trò như những điểm trữ sỏi cát. Nếu tiếp tục khai thác cát, các hố này sẽ sâu hơn và sạt lở sẽ càng ngày càng nghiêm trọng.
Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, tại hội thảo bàn về nông nghiệp trong bối cảnh lũ và phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long không còn như trước, diễn ra ở trường Đại Học An Giang, ông Tuấn nói thêm, khai thác cát không chỉ làm sạt lở gia tăng mà còn làm nhiều loại thủy sản đặc biệt như cá hô, cá tra dầu, cá heo nước ngọt… mất nơi trú ẩn.
Đáng ngại là hoạt động khai thác cát diễn ra ồ ạt trên diện rộng trong bối cảnh cát, sỏi, phù sa từ thượng nguồn đổ về hạ du sông Mekong giảm liên tục. Trong 20 năm vừa qua, tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, góp phần bồi đắp châu thổ sông Mekong đoạn chảy qua Việt Nam đã giảm 46% so với trước.
Cách nay 10 ngày, Hội Thủy Lợi Việt Nam từng đưa ra cảnh báo tương tự tại một hội thảo bàn về lũ lụt, ngập úng và sạt lở đất ở đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra ở Sài Gòn.
Theo các chuyên gia thì sạt lở diễn ra một cách bất thường trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn đoạn sông Tiền chảy ngang tỉnh Đồng Tháp có chiều dài khoảng 123 cây số thì sạt lở xảy ra tại 101 cây số bờ sông. Trong 11 năm từ 2005 đến 2016, nước cuốn trôi 300 hécta bờ sông Tiền, gây ra thiệt hại khoảng 320 tỷ đồng (khoảng $1.4 triệu).
Sông Hậu cũng đang trong tình trạng tương tự, đặc biệt là tại đoạn sông Hậu chảy ngang tỉnh An Giang. Sạt lở không chỉ diễn ra ở bờ hai nhánh chính của sông Mekong đoạn chảy qua Việt Nam mà còn xuất hiện ở các kênh rạch thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, bờ biển thuộc các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Hồi trung tuần Tháng Năm, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn loan báo, tại đồng bằng sông Cửu Long có 393 điểm sạt lở nặng, tổng chiều dài là 581 cây số bờ sông, bờ biển. Về mức độ nghiêm trọng, đối với bờ biển, nặng nhất là Cà Mau (có 109 cây số liên tục sạt lở chưa thể ngăn chặn), kế đó là Tiền Giang (77 cây số), Trà Vinh (74 cây số), đối với bờ sông, An Giang dẫn đầu về mức độ nghiêm trọng (có 51 điểm sạt lở trên chiều dài 69 cây số).
Cũng đến thời điểm vừa kể, bộ này mới chính thức nhìn nhận nguyên nhân vốn đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu. Sạt lở nghiêm trọng là vì (1) các kế hoạch phát triển hạ tầng thiếu viễn kiến, (2) khai thác cát quá mức, (3) khai thác nước ngầm quá mức, (4) khai thác rừng ven biển quá mức. Những yếu tố này làm cả cả bề mặt kênh, rạch, bờ sông, bờ biển lẫn bị cấu trúc địa tầng bị biến dạng, cộng thêm với yếu tố đồng bằng sông Cửu Long bị mất cân bằng về bùn, cát nên sạt lở diễn ra tràn lan.
Cần nhắc lại rằng, theo một thống kê do Tổng Cục Hải Quan thực hiện, chỉ trong ba năm, từ 2007 đến 2009, chính quyền Việt Nam đã cho phép moi 24 triệu khối cát từ hệ thống sông rạch của đồng bằng sông Cửu Long để xuất cảng.
Do dân chúng và các chuyên gia phản ứng dữ dội, chính quyền quyết định ngưng moi cát từ hệ thống sông rạch để xuất cảng nhưng lại cấp giấy phép tận thu “cát nhiễm mặn” (cát biển) ở các “dự án khai thông luồng lạch” để bù vào. Chỉ từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam đã xuất cảng 43 triệu khối “cát nhiễm mặn” sang Singapore và công quỹ gần như không thu được đồng nào.
Đáng chú ý là dù khai thác cát khiến bờ sông, bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, song chính quyền nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục cho một số doanh nghiệp khai thác cát để cung cấp trong nội địa.
Theo báo Tuổi Trẻ, hồi hạ tuần Tháng Năm vừa qua, dân chúng các xã Phú Thành, huyện Trà Ôn và Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long đã tập hợp xuồng, ghe, gom góp tiền bạc để mua xăng dầu, thực phẩm, cắt cử người trực, ngăn hợp tác xã khai thác cát Tân Bình Minh múc cát tại đoạn sông Hậu chạy ngang khu vực này.
Hợp tác xã này do ông Trần Vĩnh Hạ, cựu phó chủ tịch huyện Bình Minh (nay là thị xã Bình Minh) điều hành. Hoạt động của hợp tác xã này đã làm hàng trăm công đất ở cồn Công sụp xuống sông, vườn tược, ao cá, thậm chí các con đê nhằm ngăn sạt lở do dân chúng tự bồi đắp cũng bị xóa sổ.
Năm ngoái, do phản ứng của dân chúng và tác động của báo giới, hợp tác xã này tạm ngưng hoạt động nhưng đến ngày 27 Tháng Năm vừa qua thì được phép hoạt động trở lại.
Chỉ đến khi mâu thuẫn giữa hai bên (dân chúng địa phương và hợp tác xã) lên tới đỉnh – có thể đổ máu, chính quyền tỉnh Vĩnh Long mới yêu cầu hợp tác xã tạm ngưng hoạt động thêm một lần nữa.
Ngày 28 Tháng Sáu, tiếp xúc với cử tri thành phố Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội, chính thức tuyên bố chỉ cấm khai thác cát trái phép chứ không cấm khai thác cát! (G.Đ)
Các khu vực sạt lở nghiêm trọng Tư liệu: Nguyễn Triều - Đồ họa: Tấn Đạt
Một số hình ảnh những nơi bị sạt lở nghiêm trọng:
Khai thác cát tràn lan tại các lòng sông:
Khai thác cát trên sông Hậu là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông .
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Chúng ta đang... ăn thịt đất nước mình!