Tiêu đề: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Thu May 23, 2013 5:21 pm
. Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc
Hôm 9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm lược không tiếng súng” nói về chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.
Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.
Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy 2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.
“Giá rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm 2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013.
Dự án bauxite được Vinacomin đưa ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7 Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1.
Ðáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ. Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013, từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013.
Ðây là chính sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và “định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990, tập đoàn Ba Ðình ngày càng dấn sâu vào sự phiêu lưu chính trị, cam tâm làm chư hầu cho Bắc Kinh, nhằm củng cố độc quyền lãnh đạo và lợi ích phe nhóm. Sự đảm bảo thể chế XHCN cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt những tên thái thú Ba Ðình, đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc Tàu.”
Lê Diễn Đức
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Sự vô nghĩa của từ “hợp tác” với Trung Quốc Mon May 27, 2013 9:30 am
. Sự vô nghĩa của từ “hợp tác” với Trung Quốc
Mặc Lâm, RFA
Hợp tác với Trung Quốc tuy chỉ là ngôn từ ngoại giao nhưng Việt Nam luôn thiệt thòi ngay cả trong những hoạt động nhỏ bé bình thường nhất.
AFP photo. Từ trái qua: Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN +3 tại Hà Nội hôm 29/10/2010
Vấn đề đặt ra không phải ở chỗ nên hay không nên hợp tác nhưng hợp tác bằng cách nào để không trở thành thất thế, một chiều.
Dưới cái bóng Trung Quốc
Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự yếu kém của Việt Nam được Trung Quốc khai thác bằng nhiều thủ thuật, trong đó có những điều được gọi là hợp tác. Mới đây Bộ trưởng Công an Trung Quốc sang thăm Việt Nam và hai bên đã có những hợp tác rất cụ thể về kinh nghiệm khống chế tội phạm chính trị hay những người bất đồng chính kiến.
Một sự hợp tác khác nhằm che bớt sức nóng của nồi lửa Biển Đông chưa lúc nào ngưng sôi tuy có tiếng là thể hiện giữa hai nước nhưng thực tế cho thấy chỉ có Hà Nội là tận tình áp dụng còn Trung Quốc có phổ biến cho dân chúng của họ về các hợp tác ấy hay không chưa bao giờ được kiểm chứng.
Mới nhất và đang bị dư luận chú ý là sự kiện hợp tác báo chí. Ông Ngô Bằng Quyền, Tổng biên tập Nhân dân nhật báo TQ, được ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tiếp kiến trong kế hoạch hợp tác báo chí đã tuyên bố:
"Các ấn phẩm của hai báo phải gương mẫu tuyên truyền giáo dục nhân dân về tình cảm hữu nghị, chống lại những luận điệu tuyên truyền, sai trái, phá hoại sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, gây phương hại đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai đảng ,và nhân dân hai nước”.
Tuyên bố hợp tác này có thể hiểu là một chiều vì không một người dân Trung Quốc nào chống đối, xỉ vả Việt Nam mà bị chế tài, bắt bớ hay thậm chí bị cảnh cáo bởi chính quyền Trung Quốc. Ngược lại khi dân chúng Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc thì hậu hoạn sẽ xảy ra. Ông Hạ Đình Nguyên, một nhà tranh đấu có tiếng thời kỳ sinh viên trước năm 1975 cho biết nhận xét của ông về vấn đề này: "Tôi nghĩ đây là cách tuyên truyền của phía Trung Quốc nhưng Nhà nước Việt Nam không hiểu tại sao lại để ảnh hưởng một cách kỳ lạ như vậy? Tự nhiên lại đi mời người ta về để giáo dục nhân dân mình thì quá lạ. Còn nói về chuyện liên kết Chủ nghĩa xã hội thì cũng kỳ luôn vì chẳng có nước nào giống nước nào hết mà lại đi hợp tác giáo dục thì cả một sự nghịch lý, nghịch cả truyền thống. Tại sao lại để họ sang giáo dục mình?
Khi nhà nước Việt Nam ra luật biển thì họ đã bảo rằng là một trò hề lố bịch. Nhà nước mình không nói gì lại hết. Tờ báo Hoàn cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc cũng đã chửi bới Việt Nam vậy thì mình làm gì để giáo dục được bên kia?"
Coi thường người dân
Công an ngăn chặn người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22/7/2012. AFP photo
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trí thức nhiều năm trời kiên trì với trang mạng Bauxite Việt Nam chỉ với mục đích đánh động với Chính phủ và người dân cả nước về hiểm họa Trung Quốc cho biết nhận xét của ông về sự hợp tác này:
"Vấn đề là các mục tiêu hợp tác ấy trên quan điểm lợi ích nào? Nếu như lợi ích của đảng cộng sản thì mục tiêu hợp tác ấy đối với họ là hợp lý. Nhưng nếu chúng ta nhìn ở mục tiêu dân tộc, tức là mục tiêu bảo vệ lợi ích tối cao của 90 triệu người Việt Nam và bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước thì mục tiêu hợp tác đặt ra là sai lệch bởi vì lợi ích của chúng ta xét về mọi phương diện hiện nay đang không có một cái gì tương đồng với lợi ích của đảng cộng sản Trung Quốc hết.
[Bàn về “hợp tác”] trong khi đảng cộng sản Trung Quốc đang ra sức mang chủ nghĩa bành trướng, ăn cướp đất nước ta, xâm chiếm biển đảo của chúng ta; về phương diện kinh tế thì họ đang tìm mọi cách để làm lụn bại nền kinh tế của chúng ta; họ cố moi móc tài nguyên của nước ta bằng mọi cách để nền kinh tế nước ta suy sụp [thử hỏi có... trơ trẽn hay không?].
Rõ ràng đối với họ mà chúng ta cứ hợp tác, nói những lời ca ngợi họ, không được phép phê phán tất cả những luận điệu điên cuồng chống phá sự vẹn toàn và tinh thần yêu nước của dân tộc ta như thế thì sự hợp tác có lợi về phía nào chúng ta đều đã thấy. Vì thế, chúng tôi không thấy mục tiêu hợp tác như ông Đinh Thế Huynh nói có cái gì gọi là chân lý cả".
Dư luận cho rằng ông Đinh Thế Huynh đã vượt quá giới hạn của một người làm tuyên huấn khi công khai tuyên bố “nhân dân phải được giáo dục”. Ngôn ngữ được xem là xấc xược này cộng với yếu tố Trung Quốc vốn nhạy cảm trong lòng người dân đã tạo một luồng sóng bất bình trong dư luận. Ông Hạ Đình Nguyên nguyên là Chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội sinh viên Sài Gòn chia sẻ điều mà ông cho là xúc phạm:
"Tôi nghĩ ông ấy dùng từ như thế là quá sức bậy bạ bởi vì làm sao dùng chữ giáo dục cho được? Tôi không hiều tại sao đảng lại có thể dùng chữ ấy được. Ngay cả chuyện dùng trong nước “giáo dục nhân dân” đã là tầm bậy rồi, huống chi chuyện người khác, nước khác đến giáo dục mình? Cho nên tôi nghĩ họ quá sức bậy bạ khi sử dụng cái từ đó".
Thái độ độc tôn nước lớn
Tấm bảng tuyên truyền chính sách của ĐCSVN chụp tại TPHCM. AFP
Ngoại giao trong thời đại toàn cầu hóa không cho phép một nước lớn khinh bỉ hay chèn ép nước nhỏ một cách lộ liễu. Bản sắc một dân tộc dù vị trí địa lý nhỏ bé tới đâu cũng có niềm kiêu hãnh riêng trong quá trình dựng nước. Ngoại giao luôn có ngôn ngữ của văn hóa, trí thức và thứ ngôn ngữ hiện đại nhất của ngoại giao là sự thông minh, sắc sảo lấy sự thuyết phục nước khác bằng cứ liệu cùng hành vi mềm mỏng chính trị làm phương châm chứ không thể bằng sự nhu nhược của những cái cúi đầu của một nền chính trị thái thú. Trung Quốc luôn tỏ thái độ giận dữ khi bất cứ nước nào biểu tình chống đối họ trong tranh chấp về vấn đề nào đó kể cả ngoại giao. Văn hóa độc tôn ăn sâu vào nếp nghĩ của lãnh đạo cộng với sự hãnh tiến nước lớn mới nổi khiến ngay cả dân chúng của họ cũng tỏ ra khó thể kềm chế khi nước khác phản ứng đối với thái độ sai trái của chính phủ nước họ.
Thái độ giận dữ, nạt nộ ấy tỏ ra không hiệu quả đối với những nước khác điển hình gần nhất là Philippines hay Nhật Bản. Bất kể thái độ phản ứng của Bắc Kinh, người dân Manila vẫn được phép bày tỏ sự không bằng lòng của mình trước cách hành xử thiếu thước tấc của một nước như Trung Quốc. Kết quả mà cả thế giới thấy là Trung Quốc chỉ có thể khẩu chiến chứ chưa thể tiến xa hơn trong tư thế dằng co với nước này.
Việt Nam không chấp nhận cho phép người dân biểu tình chống Trung Quốc như Philippines vì như lời ông Đinh Thế Huynh quan ngại sẽ bất lợi cho hai đảng vốn bị yếu tố Chủ Nghĩa Xã hội ràng buộc. Ông Hạ Đình Nguyên phản bác lập luận này:
"Việt Nam cứ phải đi theo đuôi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tại sao họ làm gì thì mình phải làm theo? Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thì đã rõ rồi và sự liên kết này không thể mang đến chuyện dân giàu nước mạnh. Tôi cứ thắc mắc tại sao có thể thấy đựơc nhưng họ không thấy mà cứ đi mãi con đường này?
Chủ nghĩa xã hội chỉ còn được nhắc đến trong những kỳ đại hội đảng của Trung Quốc còn trong dân chúng khái niệm này đã tê cứng từ lâu trong những khu vực thương mại sầm uất của các thành phố nổi tiếng, hay tại những nơi mà người nông dân không còn mấy ai tin vào chủ nghĩa xã hội sẽ kéo họ ra khỏi vũng lầy của nền nông nghiệp chưa thoát khỏi sự thô sơ, lạc hậu cố hữu.
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn tin vào cụm từ kỳ bí này. Nó như phép mầu cứu vãn tình hữu nghị của hai dân tộc và xoa dịu luôn lòng tham chiếm cứ biển Đông của người đồng chí phương Bắc, có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng mọi nỗ lực góp ý của trí thức, của những người trẻ yêu nước chẳng những không được nhà nước chú ý mà đôi khi còn gây tù tội, o ép, sách nhiễu vì đi ngược lại ý chí của lãnh đạo hai nước anh em.
mphan Khách viếng thăm
Tiêu đề: Ai là cha đẻ "16 chữ vàng và 4 tốt"? Tue May 28, 2013 5:27 pm
Ai là cha đẻ "16 chữ vàng và 4 tốt"?
"Phương châm 16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai) và “Tinh thần 4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt).
Nguyên tắc ứng sử này chi phối mọi chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc. Ai là cha đẻ? - Xin thưa, đó là Giang Trạch Dân, người Tàu sáng tác.
Tháng 11/1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân "phát kiến" 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". (Baodatviet)
Tháng 11/1994. Chủ tịch Giang Trạch Dân có chuyến thăm Việt Nam đã đề ra 16 chữ trong giải quyết quan hệ hai nước “Phương hướng rõ ràng, từng bước tiến lên, đại cục làm trọng, hữu hảo hiệp thương” (Inas.gov.vn)
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999. (Wikipedia)
Giang Trạch Dân giải thích ý nghĩa: Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước. "Ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau; "Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt; "Hữu nghị láng giềng" là yêu cầu chúng ta phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng; "Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói, đảng và chính phủ Việt Nam sẽ ra sức thúc đẩy quan hệ Việt Trung phát triển sâu sắc và thiết thực hơn dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". (Vietnamese.cri.cn)
Trong chuyến sang thăm Việt Nam năm 2002, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu đề xuất tinh thần "bốn tốt" giữa hai quốc gia (Vietnamnet)
Bản tin Trung Quốc do Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phát hành, tháng 2 – 2002 Bổ sung thêm khung hợp tác trong quan hệ hai nước bằng 4 tốt trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân nhấn mạnh đến mối quan hệ về láng giềng, bạn bè, đồng chí: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, cùng nhau phát triển (Inas.gov.vn)
Tổng quan về Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2005, hai bên thoả thuận đưa quan hệ hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. (Vnemba.org.cn)
Tóm lại: 1990, Tinh thần chung được khởi nguồn từ Cuộ̣c gặ̣p cấp cao Thành Đô. 1991, TBT Giang Trạch Dân đưa ra gợi ý phương châm 16 chữ vàng. 1994, TBT Giang Trạch Dân tiếp tục đề ra phương châm 16 chữ vàng. 1999, Chính thức ký ra Tuyên bố chung 2 nước. 2000, Cụ thể hoá thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. 2002, TBT Giang Trạch Dân cảm thấy chưa “đủ đô” nên cho ra đời thêm tinh thần 4 tốt.
Tiêu đề: Có phải “Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”? Sun Jun 02, 2013 4:52 pm
Có phải “Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Biển của mình sao phải sợ Trung Quốc (RFA)
Trong những ngày qua, Trung Quốc xúc tiến hành động xâm lấn lãnh hải của Việt Nam mà nạn nhân trực tiếp ngay trong lúc này không ai khác hơn là ngư dân Việt. Trong khi đó, giới cầm quyền Việt Nam đã bảo vệ ngư dân ra sao, và ứng phó với hành động ngày càng ngang nhiên và mạnh mẽ này của phương Bắc như thế nào
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông noí: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân… Photo:TTO/infonet
Ngư dân được bảo vệ bằng những lời hứa suông
Cũng như từng bị “tàu lạ” trước đây bắn giết, đâm tàu, bắt đòi tiền chuộc, đánh đập ngư dân Việt Nam…, hôm 20 tháng Ba vừa rồi, chiếc tàu đánh cá QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn bị tàu võ trang Trung Quốc bắn cháy cabin ngay trong vùng thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, như thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh kể lại:
Nó dùng súng bắn thẳng vào tàu chúng tôi. Tôi nghe 4 tiếng nổ thì phát hiện tàu bị cháy cabin. Lúc đó tôi hô hào tất cả anh em thuyền viên múc nước dưới biển đưa lên để tôi dập tắt ngọn lửa khi 4 bình ga đang nằm ở vị trí đống lửa mà tôi sợ các bình ga phát nổ thì chắc chắn trong tàu không còn ai sống sót.
Thì khoảng 1 tháng sau, tức hôm 14 tháng Tư rồi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm và hỏi ngư dân ở Tam Quang, Quảng Nam rằng “ Bây giờ đánh bắt gặp khó khăn gì không”, cũng như ông khuyên ngư dân Quảng Ngãi “ Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân.
Một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20/5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng
Nhưng, cũng gần một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20 tháng 5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng ở mạn tàu, đe doạ tính mạng của ngư phủ trên tàu, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối, lại cáo giác phía Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đi ngược lại thoả thuận Việt-Trung.v.v…giữa lúc Bắc Kinh cho xuất bến ngư cảng Bạch Mã Tỉnh ở đảo Hải Nam đội tàu đánh cá Đam Châu gồm 32 chiếc hiện đại, trọng tải từ 100 tấn trở lên, xuống khai thác triệt để ngư trường Trường Sa của Việt Nam trong khoảng 40 ngày, trong khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16 tháng 5 cho đến đầu tháng 8 này mà chủ yếu là nhắm vào ngư dân Việt Nam.
Mạn tàu cá số hiệu QNg 90917TS của tỉnh Quảng Ngãi bị vỡ toác sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ngày 20/5/2013.
Lên tiếng mới đây với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nhận xét rằng Bắc Kinh đang đi một nước cờ mới “vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa”. Và ông nhấn mạnh:
Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.
Trước tình hình đó, blogger Hữu Nguyên báo động về nguy cơ ông “bạn vàng quyết tận diệt ngư dân của đồng chí” đàn em phương Nam, lưu ý rằng mức độ trấn áp mà phương Bắc nhắm vào ngư dân Việt Nam ngày càng thường xuyên, hung hăng hơn để sẽ mau chóng tiến đến cái ngày mà Trung Quốc mong muốn “sạch bóng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông”.
Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam ông Dương Danh Dy
Nhắc đến “tình đồng chí”, hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Trung Tĩnh qua Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông cũng đã đề cập đến “Tinh thần đồng chí” Việt-Trung và Biển Đông, lưu ý rằng “ Việt Nam nên nhìn nhận thực tế là Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn đặt tham vọng chiếm đoạt tất cả Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông lên trên bất cứ tinh thần đồng chí, anh em nào. Tinh thần đồng chí, anh em đó đã không, không, và sẽ không bao giờ là bùa hộ mạng cho chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phần Biển Đông của mình. Tệ hơn, việc tin tuởng hoặc thể hiện như tin tưởng vào tinh thần đồng chí, anh em này sẽ làm Việt Nam càng cô độc hơn trên thế giới”.
Bảo vệ ngư dân bằng cách bỏ tù người biểu tình phản đối TQ?
Hồi trung tuần tháng này, nhà văn Ngô Minh cho biết mấy hôm nay ông “vô cùng bức xúc” khi 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo xuống vùng biển phía Tây-Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam vốn hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà, theo lời nhà văn Ngô Minh, “Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm”. Nhà văn Ngô Minh lưu ý rằng “ Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước” cho phương Bắc, ngoại trừ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc vốn bị lịch sử lên án ngàn đời. Nhưng, nhà văn Ngô Minh bày tỏ phản ứng:
Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấn chiếm biên giới, lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc. Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 mét vuông Việt Nam dọc biên giới. Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam
Nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”…“ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế ! nhà văn Ngô Minh
Và nhà văn Ngô Minh nêu lên câu hỏi rằng “Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại bắt tù nhân dân ?” . Ông đề nghị phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”. Và tác giả thắc mắc “ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế!”.
Nhắc đến chuyện giới cầm quyền “sao lại bắt tù nhân dân?”, nhà thơ Khuất Đẩu không quên dòng chữ “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” mà tù nhân lương tâm, yêu nước Nguyễn Phương Uyên viết lên bằng máu, để rồi nhà thơ Khuất Đẩu cảm tác, trong đó, có những vầng thơ:
Khi em trích máu viết: “Tàu khựa cút khỏi biển Đông!” thì cũng như những chiến binh thề chống quân Nguyên xăm trên cánh tay mình: “Sát Thát” … Nhân danh ai mà bỏ tù em? nhân danh ai mà quản chế em? chẳng lẽ nhân danh một dân tộc Bạch Đằng giang còn đỏ máu quân thù? …
Qua mạng ASITIMES tiếng Anh, một độc giả thắc mắc đại ý rằng “Sang một ngày mới thì lại có thêm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tấn công. Vậy hải quân của Việt Nam làm gì ? Chẳng thấy họ làm gì cả. Các tướng lãnh hàng đầu thì ăn nhậu, tiệc tùng với ông chủ Trung Quốc tại Hà Nội trong khi công an bắt giam thêm những người phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Điều này có nghĩa là gì ?”. Và độc giả này tự trả lời rằng điều đó có nghĩa “Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”.
Tiêu đề: BÁO TRUNG QUỐC: Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện Thu Jul 18, 2013 11:31 am
BÁO TRUNG QUỐC: Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện
Báo chí Bắc Kinh loan tải. “Chiến tranh ngoại giao Trung Quốc thắng lớn, chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc”, “Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện”
Lúc 14:00 (giờ Bắc Kinh) ngày 19 tháng 6/2013, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh để bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc…
Chủ tịch Quốc gia Trung Quốc và chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong buổi lễ chào cờ danh dự. Chủ tịch Trương Tấn Sang thay mặt cả nước rũ đầu xuống, thay cho cử chỉ ngưỡng vọng đất nước Trung Quốc và cung kính Quân đội Nhân dân Giải phóng, đứng đầu tuyến bảo vệ Tổ quốc CS [1]. Trong vinh dự này, đảng CS Việt Nam luôn nghi nhớ vào lòng [2]. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Phóng viên Văn An tường thuật: Hai nước nhất trí tăng cường, niềm tin Chính trị và Quân sự. Trong buổi hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng:
‒ Trung Quốc rất coi trọng chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Ông Sang đã liên tiếp đến Trung Quốc nhiều lần (không chính thức), và nay tin tưởng rằng chuyến thăm viếng lần này sẽ thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi giữa tình hữu nghị của hai dân tộc và đất nước, nhờ đó tạo ra động lực mới.
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định và nhấn mạnh rằng:
‒ Trung Quốc coi trọng quan hệ thân thiện và hợp tác với Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc có những nhà lãnh đạo tài ba đã cẩn thận nuôi dưỡng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai đảng, hai nước và nhân dân, nay cần phải kế thừa và thực hiện chuyển tiếp sự nghiệp vô giá này.
Tại Đại lễ đường Bắc Kinh, Trung Quốc và Việt Nam đàm phán. Đảng CS Việt Nam kỳ vọng tồn tại mãi mãi sau lưng Trung Cộng và lo lắng ngày tàn không hẹn trước Nguồn: THX.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng trên diễn đàn của Ủy Ban Nhân Dân Xã với sự hiện diện của Trung ương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và những nhà lãnh đạo nhân dân Trung Quốc. Ông Trương Tấn Sang thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuyển đến những lời chào thân ái.
Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ lòng biết ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chủ tịch nước Tập Cận Bình và nhân dân Trung Quốc. Ông thay mặt Đảng CS Việt Nam chúc mừng nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã thành công đại hội chọn được 18 ủy viên Trung Ương lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc trong năm 2012. Đại hội, đại biểu nhân dân toàn quốc thứ mười hai (12) và cuộc họp đầu tiên của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc (CPC) thứ mười hai (12). Cuộc họp đầu tiên của đảng và nhà nước Trung Quốc bầu lãnh đạo mới. Trung Quốc chỉ đạo phát triển tư tưởng cho tương lai.
Ông Trương Tấn Sang khẳng định phía Việt Nam, nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng tình hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện, sẵn sàng (làm việc) với Trung Quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân, nỗ lực hơn nữa để phấn đấu quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam lên một tầm cao mới.
Về quan hệ song phương, hai bên tiếp tục thực hiện tiến bộ mới, trong những năm gần đây, và đảng CS Trung Quốc bày tỏ hài lòng chuyến thăm viếng lần này, đối với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người bạn tốt, hai bên đã ký kết “mười (10) văn kiện toàn diện” giới báo chí Bắc Kinh cho rằng:
– Đã đến lúc Việt Nam tiếp nhận hệ quả của 10 văn kiện toàn diện “tương cá cháo muối một nồi nước chè”, cho phép Trung Quốc trùm lên đầu đất nước Việt Nam những thứ xà bần. Từ nay, Trung Quốc rộng tay khai thác ba (3) phần chính:
– Dân sự: Đào tạonhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch.
– Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩaViệt Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên gíáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp.
– Quân sự: Quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.
Kế hoạch toàn diệnqui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.
Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế “bất xâm phạm” từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.
“Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam, thực hiện các kế hoạch và hành động chiến lược toàn diện đối tác và hợp tác ˗(Việt Trung lưỡng quốc chánh phủ lạc thực Trung Việt toàn diện chiến lược hợp tác hòa bạn quan hệ hành động kế hoạch) và nhiều văn kiện hợp tác quan trọng khác [3]. Hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa, tin tưởng lẫn nhau về chính trị, quân sự và tăng cường các chuyến viếng thăm cấp cao song phương, lãnh đạo ban giao liên lạc để tiếp tục tăng cường trao đổi, các cơ quan của cả hai đảng thực hiện cho hiệu quả, hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau và thỏa thuận hợp tác chính quyền địa phương, để thúc đẩy hợp tác song phương trong các nhóm lợi ích khác nhau, đặc biệt truyền thông nuôi dưỡng ý chí cho thế hệ trẻ, nhằm tăng cường giáo dục truyền thống hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Hai bên cần phát huy đầy đủ cho hoàn thiện, và ban chỉ đạo hợp tác song phương của Việt Nam phải thành lập các cơ chế hợp tác song phương, thúc đẩy hợp tác thực tế giữa hai nước đã có những tiến bộ mới.
Hai bên nhất trí tăng cường và hợp tác cùng có lợi chung, không ngừng làm phong phú thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị:
– Chính phủ hai nước, hướng dẫn việc thực hiện cho có hiệu quả, những phòng ban khác nhau hoạt động theo chỉ thị hợp tác đã được ký kết, và không ngừng nâng cao chất lượng hợp tác những lãnh vực đặc biệt khác, thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định của thương mại song phương, Việt Nam sang Trung Quốc để giảm thâm hụt, và phấn đấu để đạt được vào năm 2015 khối lượng thương mại song phương hàng năm đạt $ 6.000.000.0000 theo mục tiêu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hy vọng rằng phía Trung Quốc hoan nghênh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, sản xuất, các ngành công nghiệp hỗ trợ và các mặt hàng lớn khác.
Hai bên hoan nghênh các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã ký kết trong chuyến viếng thăm lần nàyđể thực hiện “Hợp tác biên giới, nếu cần sửa đổi thỏa thuận”, “Đất biên giới do Ủy ban Hợp tác Quản lý”. Hai bên nhất trí tin rằng thỏa thuận này sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương quản lý được hiệu quả, duy trì an ninh trong khu vực biên giới, biên giới giữa hai nước tăng cường trao đổi và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, có lợi cho việc bảo vệ đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Trước buổi lễ ký kết văn kiện “Kế hoạch khu vực khai thác chung giữa Trung Quốc˗Việt Nam ˗ Việt Trung liên hợp khám thám địa khu đồ“. Trương Tấn Sang đã đi đêm thay mặt đảng CS Việt Nam chấp nhận bản đồ do đảng Cộng Sản Trung Quốc đề nghị. Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân.
Hai bên đã trao đổi thẳng thắn và nhất trí về các vấn đề hàng hải để duy trì thông tin liên lạc và đối thoại thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện “Việt Nam trên biển đưa ra hướng dẫn để giải quyết các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận”, giữa hai nước theo luật pháp quốc tế và tìm kiếm biện pháp cơ bản lâu dài chấp nhận được, cho tất cả các biện pháp hòa bình trên cơ sở giải quyết tranh chấp, và xử lý đúng đắn các vấn đề, không để cho nó ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các mối quan hệ hòa bình trên biển Đông Trung Quốc, và môi trường ổn định song phương.
Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ và hiệu quả của “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông Trung Quốc” (DOC), và cùng nhau bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông Trung Quốc. Hai bên sẽ tích cực mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực thỏa thuận hợp tác nhạy cảm biển Đông.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, thực hiện hiệu quả 10 văn kiện đã ký kết, và thành lập đường dây nóng khẩn cấp tại biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương kinh tế (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, ASEAN cao cấp họp (ASEAN +3), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và những phối hợp khác trên diễn đàn đa phương, mọi hợp tác để cùng nhau bảo vệ khu vực và thế giới hòa bình, ổn định, thịnh vượng.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác càng sớm càng tốt để sắp xếp thời gian thăm viếng Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chấp nhận lời mời. Và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng gửi lời mời đến Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam viếng thăm Trung Quốc và thời điểm thích hợp nhất.
Trung Quốc dọn mâm cao cỗ đầy cho việc đàm phán 10 văn kiện toàn diện, kẻ hợp khẩu, người mắc nghẹn. Kết quả, hai nguyên thủ quốc gia đồng thuận tham dự tiến hành lễ ký kết.
Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.Việt Nam chánh phủ hòa Trung Quốc chánh phủ thực thi toàn diện chiến lược hợp tác hòa bạn quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chi gian đích hành động kế hoạch:
1 ‒ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc mở rộng kế hoạch chiến lược, hợp tác và hành động toàn diện.
2 ‒ Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước.
3 ‒ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thành lập bởi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và Thủy sản. Nay vì trường hợp khẩn cấp đồng thoả thuận bắt đường dây nóng và thiết lập Hàng Hải.
4 ‒ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký, cho phép Trung Quốc thành lập các dự án Giao thông Đường sắt tại Việt Nam, với trị giá đầu tư 320 triệu nhân dân tệ, ưu đãi tín dụng thanh toán thỏa thuận khung.
5 ‒ Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cùng nhauthành lập các trung tâm văn hóa, chiếu theo biên bản và ghi nhớ song phương của hai nước.
6 ‒ Ủy ban Quản lý đất đai, hợp tác quy định cửa khẩu biên giới Việt Nam.
7 ‒ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và Tổng cục Giám sát chất lượng Trung Quốc,đồngthanh tra, kiểm tra động vật và thực vật, thỏa thuận hợp tác kiểm dịch và xuất khẩu.
8 ‒ 2013-2017, giai đoạn của các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hiệp hội Nhân dân Trung Quốc, cho phép hữu nghị với Chương trình hợp tác nước ngoài.
9 ‒ Tỉnh Nam Ninh Trung Quốc đấu tưtại Việt Nam, dự án nhà máy phân bón với tổng trị giá 45 triệu, theo hiệp định tín dụng ưu đãi.
10 ‒ Dầu khí, Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc đã ký kết việc khai thác dầu khí trên các vùng biển Vịnh Bắc Bộ và thỏa thuận hợp tác thăm dò khí đốt (Tu chính án thứ tư).
Chiều ngày 19 tháng 6/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức buổi liên hoan, chiêu đãi Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. (Kết thúc)
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chào tạm biệt Bắc Kinh, ông lên đường đi đến tỉnh Quảng Đông tiếp tục rao bán những gì người dân và đất nước Việt Nam chưa mất.
Theo ethongluan.org
Tham Khảo:
[1] Nguyên văn của giớitruyền thông và báo Quân đội Nhân dân, loan tải. [2] Lời của Trương Tấn Sang phát biểu trong buổi họp báo. [3] Chúng tôi sẽ công bố những văn kiện bán nước Việt Nam cho Trung Quốc, từ ngày 19 tháng 6/2013.
Tiêu đề: Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc (RFA) Thu Oct 24, 2013 9:01 pm
Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc (RFA)
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam...
* Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.
Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt... Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập.
Đầy rẫy người Trung Quốc
Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh
Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào (các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý...
Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái. Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi không phải là trai Hà Tĩnh.”
Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam. Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.
Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh. RFA
Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn.
Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh.
Ông này nói thêm rằng hiện tại, huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam.
Thanh niên hư hỏng
Một bà mẹ yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết thêm là ở Kỳ Anh, có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm. Vì phần lớn những gia đình bán đất cho người Trung Quốc, chơi thân với người Trung Quốc đều có con làm việc cho người Trung Quốc và đều là đầu mối của sự hư hỏng ở các thanh niên đồng trang lứa.
Một cơ sở sản xuất nhỏ của TQ ở Hà Tĩnh. RFA
Nghĩa là những thanh niên chơi thân với người Trung Quốc thường dắt người Trung Quốc về xóm chơi, lân la và rủ thanh niên các xóm đi chơi, ban đầu thì đi chơi bình thường, nhưng sau vài tháng, những thanh niên này lâm vào nghiện xì ke, ma túy, không cách nào gở ra được nữa. Lúc đó, sẵn tiền bán đất của gia đình, họ bắt đầu ăn chơi sa đọa. Cách đây không lâu, có một thanh niên Kỳ Anh đã lên thành phố Hà Tĩnh đâm đầu vào xe tải tự tử. Trước khi chết, anh ta để lá thư lại cho người mẹ với nội dung rằng anh đã hết đường, anh đã nợ người Trung Quốc một số tiền quá lớn và họ luôn đe dọa anh. Nhưng với danh dự của một người đàn ông, anh không thể để mình tiếp tục sai lầm nên chọn con đường chết.
Người mẹ vừa kể chuyện nói thêm rằng dù rất buồn khi nghe tin người thanh niên nghiện ngập đáng tuổi con của bà bị chết một cách vô lý, oan uổng. Nhưng dẫu sao bà cũng hy vọng cái chết của anh thanh niên này giúp cho nhiều thanh niên khác tỉnh ngộ ra, thoát khỏi con đường nghiện ngập.
Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.
Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập, thậm chí thanh niên Kỳ Anh bây giờ còn có một bài hát riêng với nội dung đã là thanh niên Kỳ Anh mà không biết đập đá, hút hít, chích choác thì không phải là con người, không phải là thằng đàn ông, không phải là dân Hà Tĩnh. Và cứ trên đà như thế, càng ngày, thanh niên Kỳ Anh càng hư hỏng.
Thế hệ tương lai hỏng tận gốc. Thế hệ già ngã xuống, mọi thứ ở Kỳ Anh sẽ nhuộm màu Trung Quốc. Và rồi đây, Kỳ Anh sẽ thành một tiểu khu của người Tàu.
Câu nói của ông Hùng làm chúng tôi bàng hoàng sực nhớ ra ở trên biển Đông, người Trung Quốc đã lấn lướt, bắt bớ, đánh đập, hành hạ ngư dân Việt, dọc các bờ biển đã có mặt người Trung Quốc và ở tít tận cao nguyên, các vùng trọng điểm cũng đã có mặt người Trung Quốc.
Một dự cảm chẳng yên lành khi chúng tôi tạm biệt Kỳ Anh.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam(RFA)
'Phố Trung Quốc' ở Hà Tĩnh
Một trong những cửa hàng ở xã Kỳ Liên có vốn của lao động TQ.
Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc không có một từ tiếng Việt.
Dọc hai bên trục đường 1A huyện Kỳ Anh đầy rẫy biển hiệu chữ TQ.
Hàng loạt biển quảng cáo vi phạm ở Hà Tĩnh. .
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Feb 28, 2014 6:12 pm
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
Nguyễn Hữu Quý Thứ Sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2014
1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản
Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…
Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết:
“Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km” (1).
Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết : “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.
b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...).
Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.
Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là:
“… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ:
“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau:
“Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3.
Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.
Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4).
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!
2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.
(Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).
3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể.
4. Vài lời kết
1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Mon Mar 17, 2014 2:23 pm
Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!
Lê Trường - Bạch Long (Người Lao Động Online) - Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này.
Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.
Hàng ngàn người làm việc chui
Có mặt tại cổng ra vào công trình dự án Formosa (của Đài Loan) ở KKT Vũng Áng đầu giờ chiều 14-3, chúng tôi ghi nhận hàng chục ô tô khách chở công nhân người Trung Quốc tạm trú tại các xã lân cận vào đây làm việc. Tại khu nội trú bên trong khu dự án Formosa, nhiều tốp cán bộ, công nhân người Trung Quốc cũng đang khẩn trương ra công trường.
Một công trình trong khu vực dự án Formosa có rất đông lao động người Trung Quốc làm việc
Bên ngoài các công trường dự án Formosa, hàng ngàn lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc. Tất cả lao động này là của các công ty Trung Quốc trúng thầu thi công những hạng mục của Tập đoàn Formosa.
Số lao động nước ngoài tập trung đông dẫn đến tình trạng rất nhiều người làm việc chui. Số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Tĩnh vào tháng 1-2014 cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài (3.217 người tại KKT Vũng Áng). Trong đó, chỉ 1.340 người được cấp giấy phép lao động. Như vậy, có đến 1.910 lao động làm việc chui, không giấy phép. Theo một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 9-2013, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lao động thuộc một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở KKT Vũng Áng, qua đó phát hiện hơn 570 người Trung Quốc không có giấy phép lao động.
Liên quan đến vấn đề lao động nước ngoài tại Hà Tĩnh, năm 2013, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh này cũng đã xử phạt 3 nhà thầu 35 triệu đồng, đề nghị cơ quan công an buộc xuất cảnh trước thời hạn 102 lao động Trung Quốc làm việc không có giấy phép.
Tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương… của huyện Kỳ Anh, rất nhiều lao động người Trung Quốc đăng ký tạm trú, có xã trên 1.000 người (tháng 1-2014, ở xã Kỳ Liên là 1.130 người). Có mặt tại các xã này, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những tốp 5-7 người Trung Quốc trong quán xá hay đi lại trên đường. Đã từng có những vụ trộm cắp do người Trung Quốc gây ra hay những vụ va chạm giữa công nhân, người dân địa phương với lao động Trung Quốc.
Vào 4-2013, tổ công tác của Đồn Biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đã bắt quả tang Jiang Su (quốc tịch Trung Quốc) trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa. Tháng 8-2013, một nhóm lao động Trung Quốc ẩu đả với người dân địa phương ở thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên. Mới đây, ngày 6-3, ông Tiết Minh Hồng (SN 1963, người Đài Loan), kế toán đang làm việc cho dự án Formosa, đã bị đâm trọng thương tại khu nội trú...
Dọc Quốc lộ 1, đoạn từ thị trấn Kỳ Anh đến hầm Đèo Ngang, chúng tôi chứng kiến hàng trăm bảng hiệu công ty, bảng quảng cáo viết chữ Trung Quốc, chữ Việt lẫn lộn. Bảng hiệu chữ Trung Quốc còn xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường, khu dân cư ở huyện Kỳ Anh. Anh Trần Anh Dũng, trú tại xã Kỳ Phương, lo ngại: “Ở đây, hễ bước ra ngõ là gặp người Trung Quốc, đi tới đâu cũng thấy chữ Tàu treo đầy đường”.
Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, thừa nhận: “Nhiều công ty, nhà dân treo các biển viết chữ Trung Quốc sai quy định. Huyện đã tổ chức kiểm tra nhưng xử lý các trường hợp sai này chưa xong lại xuất hiện thêm các trường hợp khác”.
Quản lý sơ hở, đùn đẩy trách nhiệm
Theo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động chủ yếu là người làm việc dưới 3 tháng. Sau đó, họ xuất cảnh về nước và tiếp tục xin thị thực nhập cảnh Việt Nam để làm việc. Nhiều trường hợp lợi dụng nhập cảnh Việt Nam dưới hình thức du lịch, sau đó trốn ở lại làm việc.
“Nhiều đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cố tình che giấu số người thực tế, trong khi biên chế của đội ngũ thanh tra, cán bộ ngành LĐ-TB-XH chưa bảo đảm thực hiện việc kiểm tra hằng quý theo quy định” - một cán bộ Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh phân trần.
Ngoài ra, nhiều lao động người Trung Quốc tại KKT Vũng Áng sống phân tán trong các hộ gia đình, khu dân cư. Trong khi đó, việc theo dõi, quản lý của cơ quan chức năng còn nhiều kẽ hở. Ông Hoàng Xuân Huỳnh, Trưởng Công an xã Kỳ Liên, cho biết: “Việc cấp phép tạm trú trước giao cho xã nên mọi biến động của người lao động chúng tôi đều nắm rõ. Giờ thì công an huyện làm, lúc nào họ gửi danh sách về, chúng tôi mới nắm”.
Khi được hỏi hiện tại có bao nhiêu lao động nước ngoài, nhất là người Trung Quốc, đăng ký tạm trú trên địa bàn xã Kỳ Liên, ông Huỳnh cho hay: “Chúng tôi mới nhận được thông báo danh sách thống kê gửi ngày 7-1-2013 là có 1.130 lao động nước ngoài tạm trú tại xã. Tới nay (ngày 14-3), công an huyện chưa gửi danh sách về nên có bao nhiêu lao động ở trên địa bàn, chúng tôi không rõ”.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép tại KKT Vũng Áng. “Lao động trái phép chủ yếu là người Trung Quốc, họ làm ngắn hạn, sang Việt Nam bằng thị thực (visa) du lịch. Họ ở rất nhiều địa điểm nên rất khó kiểm tra và xử lý. Việc cấp giấy phép lao động là do Ban Quản lý KKT Vũng Áng làm. Hà Tĩnh đang thành lập đoàn liên ngành do Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình trạng sử dụng lao động nước ngoài tại KKT Vũng Áng” - ông Dũng cho biết
Ông Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh, cũng cho rằng quản lý người lao động Trung Quốc là trách nhiệm của Ban Quản lý KKT Vũng Áng. “Mọi phát ngôn về vấn đề này là của ban quản lý, không phải của chúng tôi” - ông Sơn nói.
Trong khi đó, ông Ngô Đình Vân, Phó trưởng Ban Quản lý KKT Vũng Áng, lại khẳng định: “Trách nhiệm chính trong quản lý người lao động là của Sở LĐ-TB-XH. KKT Vũng Áng chỉ được ủy quyền cấp phép cho người lao động nước ngoài. Trong trường hợp phát hiện lao động làm việc chưa được cấp phép, chúng tôi sẽ báo cho các ngành chức năng. Ban quản lý KKT không có quyền xử phạt, trục xuất đối với người lao động trái phép. Việc này chỉ có bên ngành LĐ-TB-XH, công an mới được quyền xử lý”!
Tập đoàn Formosa đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ LĐ-TB-XH cho phép đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến cấp phép cho người lao động làm việc tại KKT Vũng Áng.
Không khéo thành “làng Trung Quốc”
Từ khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khởi công xây dựng vào tháng 8-2010, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cũng tập trung rất đông lao động Trung Quốc.
Lao động Trung Quốc ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ra ngoài mua sắm Ảnh: BẠCH LONG
Theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, sau giờ tan tầm vào buổi chiều đến tối mỗi ngày, nhiều lao động Trung Quốc rủ nhau đi dạo quanh các khu dân cư lân cận nhà máy. Chủ một tiệm tạp hóa ở thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân cho biết những người Trung Quốc đang làm công nhân ở đây thường cử “đại diện” ra mua hàng hóa rồi đưa vào khu tập thể của họ bên trong nhà máy để dùng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lao động Trung Quốc ở huyện Tuy Phong hiện lên đến khoảng 500 người. Anh Lý Văn Nam, một công nhân làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, cho biết: “Tất cả công nhân Trung Quốc đều có nhà trọ và nơi ăn ở tập trung trong khuôn viên nhà máy. Họ rất ít quan hệ với công nhân Việt và sống khá bí ẩn”.
Đêm 14-3, ở ngã ba thôn Vĩnh Tiến, chúng tôi bắt gặp nhiều lao động Trung Quốc đi dạo. Thỉnh thoảng, vài người ghé vào quán cóc uống bia nhưng cũng chóng vánh rồi rút vào khu vực nhà máy. Thoáng nhìn, họ chẳng khác gì người Việt nếu không để ý gương mặt và giọng nói. Một chủ quán nhậu gần Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cho biết lao động Trung Quốc thường ăn uống ở quán 68 vì chủ quán biết tiếng Trung.
Ông Ngô Dương, một người dân địa phương, phàn nàn: “Dù hầu hết người Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy đều ăn ở bên trong nhưng nhiều nhóm 3-5 người vẫn thường ra ngoài ăn nhậu, sau đó gây gổ đánh nhau làm mất trật tự địa phương”. Chị Dung, chủ quán cơm gần nhà máy, cho biết một số nam công nhân Trung Quốc được “thả lỏng” thuê nhà trọ bên ngoài đã cặp bồ với thiếu nữ địa phương. “Không khéo khi nhà máy xây dựng xong, ở đây có cả làng Trung Quốc” - chị nói nửa đùa nửa thật.
Để tìm hiểu về tình hình lao động người Trung Quốc ở xã Vĩnh Tân, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với công an địa phương nhưng bị từ chối cung cấp thông tin. Ông Trần Văn Dũng, Trưởng Công an xã Vĩnh Tân, cho rằng xã không được phép phát ngôn.
Lê Trường - Bạch Long
.
nguyenle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Mar 21, 2014 9:48 am
Việt Nam trước nguy cơ mất nước vì “giòi trong xương giòi ra”
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Để nói rõ hơn chủ ý của tiêu đề bài viết. Tôi xin đi ngược dòng lịch sử một số nước trên thế giới mà những nơi đó cũng một thời đất nước ngã nghiêng chao đảo, dân tình ly tán, xã hội can qua và dân tộc có nơi đã rơi vào vòng nô lệ, nồi da xáo thịt cũng chỉ vì mắc phải căn bịnh “giòi trong xương giòi ra”. Tôi xin sơ lược tiêu biểu một số sự kiện của các nước như sau:
- Trước hết là nước Tàu dưới thời nhà Nam Tống ở tk12 triều Tống cao Tông Triệu Cấu. Để đánh chiếm Trung Nguyên, nhà Kim sử dụng tên Hán gian Tần Cối với câu “dùng người Nam phá người Nam” ý chỉ dùng người Nam Tống để phá nhà Nam Tống. Lúc bấy giờ vào tháng 11 năm 1126 quân nhà Kim tấn công vào kinh đô Biện Kinh (Bắc Tống) bắt cả vua tôi là Tống huy Tông triệu Cát, Tống khâm Tông Triệu Hoàn cùng phi tần tông thất giải về Kim. Trong đó có vợ chồng Tần Cối, sau đó vua Kim dùng kế hiểm sau khi mua chuộc và cám dỗ rồi thả vợ chồng Tần Cối về Nam làm gian tế và tung tin là hắn đào thoát. Sau được nhà Nam Tống (Tống cao Tông Triệu Cấu) tin dùng. Từ đó tên Hán gian này từng bước leo lên từ Lễ bộ thượng thư rồi cuối cùng là ngôi Tể tướng (như 3 ếch vậy). Được Tần Cối làm gian tế, nội ứng, quân Kim xua quân chinh phạt Nam Tống, tướng Nam Tống là Nhạc Phi đem quân nghinh địch và nhiều lần đánh lui quân Kim về tận bên kia biên ải Bắc phương. Thế là Tần Cối dùng mọi mưu mô nham hiểm, tạo ra 12 kim lệnh bài triệu hồi Nhạc Phi về triều và âm thầm hãm hại cả 2 cha con (Nhạc Phi, Nhạc Vân) để cho quân Kim thôn tính Trung Nguyên. Trong mắt người Hán thì Tần Cối là tên đại Hán gian. Đời sau người Hoa làm món bánh “giò cháo quẩy” bằng bột chiên luôn nắn thành một cặp đôi tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói cặp vào nhau mà ném vào vạc dầu để hành tội. Sau này dưới triều Thanh-Từ Hi Thái Hậu mở tiệc khoản đãi bát cường trong đó có món óc khỉ. Trước khi đem con khỉ ra gia hình, nó được ăn mặc áo mão cân đai Tể tướng và ghi tên là Tần Cối. Sau một hồi hạch tội và đem ra mổ óc khoản đãi chư vị và xẻ thịt banh thây xong đời một tên Hán gian bán nước.
Cũng theo lịch sử Trung Hoa. Cuối đời nhà Minh, tướng quân Ngô tam Quế (NTQ) xét thấy triều đình đã đến hồi mạt vận nên thông đồng với quân Mãn Thanh mở ải Sơn Hải Quan do y trấn giữ để cho quân Mãn tràn vào thôn tính Trung Nguyên hầu mưu cầu danh lợi. Sau đó để thưởng công, nhà Thanh phong cho NTQ chức Bình Tây Vương trấn thủ đất Vân Nam cao sang vọng lọng, uy lực một góc trời… Dưới mắt người Hán thì NTQ cũng là một đại Hán gian không thua gì Tần Cối. Về sau ở ải Sơn Hải Quan có hình nhân đề tên NTQ để con cháu người Hán lại qua ném đá, nhổ nước bọt mà phỉ nhổ.
Việt Nam thời nhà Trần có Trần Ích Tắc (TIT) là con thứ của Thượng Hoàng Trần thái Tông. Khi quân Nguyên xâm lược VN lần thứ 2 (1285) ngày 15/3 TIT đem cả gia đình ra hàng giặc và được đưa về Trung Hoa. Hốt tất Liệt vua nhà Nguyên phong Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương và chờ ngày về nước làm vua bù nhìn, tay sai cho chúng. Nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan quân Nguyên trong đợt xâm lăng VN lần thứ 3 (1288), điều này đã biến giấc mơ về cố quốc làm vua của TIT tan theo những chiến thuyền cùng thây giặc ở Bạch Đằng giang.
Lê chiêu Thống. Sau khi kình chống với quân nhà Tây Sơn và bị bộ tướng của nhà Tây Sơn là Vũ văn Nhậm đánh tan. Các tướng hộ giá cho Chiêu Thống là Nguyễn Hữu Du bị tử trận, Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt và bị Vũ Văn Nhậm xử tử. Sau đó cả Chiêu Thống, Thái Hậu và con trai đều chạy sang Tàu xin cứu viện với tổng đốc lưỡng Quảng là Tôn sĩ Nghị cùng tuần phủ Quảng Tây Tôn vĩnh Thanh và được vua Càn Long chấp thuận cho chinh phạt An Nam, Giúp cho Lê Chiêu Thống khôi phục ngôi vị nhưng thâm ý là mượn cớ đề xâm lăng VN. Lê Chiêu Thống chỉ là vua bù nhìn chịu sự sai khiến dưới tay quân Thanh mà thôi.
Nhưng cũng như Trần ích Tắc. Giấc mơ làm vua, cõng rắn cắn gà nhà của hắn đã bị Anh Hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ biến thành mây khói và đánh tan 29 vạn quân Thanh trong một trận xác chồng thành núi ở gò Đống Đa ngạo nghễ. Cả 2 con giòi Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đành phải chôn thây nơi đất giặc.
Đến thời Pháp thuộc thì các tên Việt gian như Nguyễn Thân, Hoàng cao Khải đã cúi đầu làm tay sai, gian tế cho giặc góp phần làm cho dân Việt xáo thịt nồi da. Sau này nhân dân đặt tên cho cây chổi quét nhà, sân hè, hố xí là “cây Nguyễn Thân”. Trong ngày tang lễ của hắn các bồi thần tay sai của giặc Pháp đến phúng điếu rất đông. Tuy nhiên trong số sĩ phu yêu nước cũng cũng có vài người giả vờ thương tiếc. Trong đó có sĩ phu Đào trí Phú phúng điếu một bức hoành với câu “Hiền giả tỵ thế” việc này bị các chí sĩ chê bai…sau này được chính Đào trí Phú giải thích rằng hai chữ “Tỵ thế” có nghĩa là “tránh đời” và nói lái lại là “trời đánh”. Thế nhưng đám bồi tây-bầy tôi dốt nát có ai mà hiểu được! Trong lúc trà dư tửu hậu các chí sĩ mới nở nụ cười…
Hồ tập Chương là tên gian tế của Tàu cộng, với mưu ma chước quỉ trên lộ trình làm tray sai cho CS quốc tế Nga-Tàu đã gây tang thương cho dân tộc VN hàng thế kỷ qua. Thế mới có cảnh rước Tàu cộng về bắn giết hàng trăm ngàn dân mình một cách không thương tiếc qua CCRĐ và NV-GP. Sau đó chỉ đạo cho Phạm văn Đồng ký công hàm ô nhục năm 1958 mà hệ lụy cho đến ngày nay.
Một con giòi thật nguy hiểm nữa cho VN ta hiện nay tôi sẽ nói ở cuối bài.
Nhìn về trời Tây.
Tiệp Khắc vào thập niên 30 thế kỷ trước. Đảng Sudeten là cánh tay nối dài của đảng Quốc xã Đức. Các đảng viên đa phần là dân Tiệp gốc Đức và những người nói tiếng Đức được sư lãnh đạo của Konrad Henlein một tay Tiệp gian có cha là người Đức và mẹ là người Tiệp làm tay sai cho Hitler, được Hitler bảo bọc, tài trợ và chỉ đạo thực hiện âm mưu thôn tính Tiệp sau này. Y thường xuyên sang Đức nhận mọi chỉ thị từ Hitler. Ngày 28/3/1938 Hitler triệu hồi K.Henlein về Đức để nhận chỉ thị thực hiện nốt những gì còn lại trong chuỗi ý đồ xâm lăng của Đức Quốc Xã. Và cuối cùng là hiệp ước Munich được ký kết để mở đường cho quân Đức tràn vào thôn tính Tiệp. Ngày 1/10/1938 Hitler xua quân vào đất Tiệp và đội quân nội ứng (các đảng viên của đảng Sudeten) hò reo tiếp tay ủng hộ. Sau đó là hàng vạn người Tiệp yêu nước phải chịu cảnh phơi xương.
Hiện tại nơi đất nước Ukraine. Tôi không phải nhắc lại chi tiết nội tình chính trị ở Ukraine mà chỉ nêu lên nguyên nhân vì sao Nga lại đưa quân vào Crimea? Ta hãy nghe ông Vitaly Churkin đại sứ Nga tại LHQ phát biểu hôm ngày 3/3/2014 tại Đại Hội Đồng Bảo An LHQ rằng “Nga đưa quân vào Crimea vì TT Yanukovych đã yêu cầu Nga can thiệp.”. Hiện tại ông ta đã đào tẩu sang Nga xin bảo hộ (Như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống đã làm). Như vậy sự thật đã phơi bày và nhân dân Ukraine cùng toàn thể nhân dân trên thế giới đã rõ Yanukovych là tên gian tế, phản quốc bán đứng Ukraine cho Nga để mưu cầu danh lợi trong bao năm qua với thiên đường nơi hạ giới được xây dựng trên dt 140ha là minh chứng.
Trở lại hiện tình đất nước VN. Như ở Tiệp có đảng Sudeten thì đảng CSVN còn nguy hiểm và thâm độc gấp bội phần.
Bỏ qua giai đoạn từ Nguyễn ái Quốc, Hồ tập Chương cho đến tập đoàn Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ, Võ nguyên Giáp… cúi đầu nhận ấn chư hầu. Cụ thể qua CCRĐ rồi việc đem gần 5 triệu sinh linh nam nữ VN nướng vào chảo lửa Trường Sơn và tự thú nhận là “Đánh (MNVN) đây là đánh cho Nga-Tàu”. Rồi ký công hàm dâng biển đảo cho Hán tặc, đến gần đây (1990) là Phạm văn Đồng cùng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười theo lệnh của CS Tàu bương bả qua nhận chiếu chỉ Thành Đô từng bước giao giang sơn cho giặc. Gần hơn nữa là ông Trương tấn Sang qua chầu thiên triều cúi gập mình tuân mệnh mà tôi gọi là “Chiếu chỉ Thành Đô II”.
Bây giờ là con giòi Hoàng trung Hải. Có một điều là trước đây đã có một số không ít các cán bộ đảng viên CSVN ở các ban ngành quan trọng trong đảng như UB kiểm tra T.Ư, Ban Tổ Chức T.Ư, ban bảo vệ chính trị nội bộ… cùng nhiều cơ quan trọng yếu khác đã có tâm thư tố cáo tên Hoàng trung Hải là tên gian tế mang dòng máu Hán. Hắn có lý lịch cha là người Hán tên Sì Sói chánh quán tại Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến TQ. Tuy nhiên hầu như đại bộ phận từ BCT trung ương đảng CSVN, chính phủ CSVN đều là tay sai của Tàu cộng. Ít nhiều nhận ân sủng từ Trung nam Hải cho nên đã phớt lờ bỏ ngoài tai và làm ngơ sự việc để cho tên gian tế Hoàng Trung Hải mỗi ngày càng leo cao, chui sâu vào guồng máy đảng và chính phủ ở Ba Đình.
Kỳ họp đầu tiên của QH khóa XII, thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn trao cho Hoàng Trung Hải vị trí thứ 2 của chính phủ là phó TT phụ trách kinh tế. Đồng thời trực tiếp phụ trách các bộ Công Thương, NN&PTNT, Xây Dựng, GTVT và Tài Nguyên MT cùng hàng loạt các chức vụ trọng yếu. Nói chung là nắm toàn bộ nền KT đất nước, vận mệnh quốc gia. Từ trước đến nay Tàu cộng đã ngang nhiên chiếm lấy biển đảo, ngự trị núi rừng, tràn ngập phố phường đồng nội, xây dựng phố Tàu khắp nơi là có sự tiếp tay đắc lực của tên PTT gốc Hán đạo diễn thực hiện các dự án bán nước quan trọng như Bauxit Tây Nguyên, rừng đầu nguồn, biên giới phía Bắc, vịnh Bắc bộ, dầu khí, than khoáng sản, điện lực, lò phản ứng hạt nhân Ninh Thuận cùng hầu hết các gói thầu trên toàn quốc đều vào tay Trung cộng cùng nhiều đề án quan trọng nữa có nguy cơ xâm hại đến an ninh quốc phòng!
Rồi đây cũng như Tiệp Khắc, Ukraine với chiêu bài “bảo vệ Hoa kiều”, người nói tiếng Hoa cùng tài sản, nhân mạng, cơ sở kinh tế của người Hoa trên toàn cõi đất nước VN chứ không riêng một nơi như Crimea-Ukraine là không tránh khỏi và kịch bản sẽ diễn ra còn chỉ là thời gian. Hơn nữa con đường Nam tiến của đại Hán là hiển nhiên bởi xung quanh Đông-Tây-Bắc Trung cộng không thể nào vươn vòi bạch tuộc được vì Bắc có Nga án ngữ, Tây có Ấn Độ ngăn chặn, và Bắc là Nhật Bản với thế mạnh không hề thua kém. Thế thì “hành phương Nam” là con đường tất yếu với nguyên lý nước luôn đổ về vùng trũng. Mưu đồ đó là ước vọng của đại Hán từ ngàn xưa và giờ đây là đảng CSTQ đã lập trình và ra chiếu chỉ cho nô thần CSVN từng bước thực thi cho thành tựu “Giấc mơ Trung Hoa” của chúng. Trong đó con bài gian tế PTT gốc Hán Hoàng trung Hải đóng vai trò không nhỏ.
Bài học rút ra từ lịch sử các nước trên thế giới mà tôi tạm dẫn ra ở trên. Liệu nhân dân VN có con đường nào thoát hiểm một khi đảng CSVN vẫn còn tồn tại? Những con giòi còn lúc nhúc trong lòng tổ quốc! Cho dù là uy lực của chúa sơn lâm sư tử cũng phải phơi thây một khi loài trùng ẩn tàng trong thân thể và xơi từng tế bào, từng mãng thịt mỗi ngày! “Giòi trong xương giòi ra” là nguy cơ mất nước và là căn bịnh vô cùng khó trị.
Ngày 19/3/2014 David Thiên Ngọc danlambaovn.blogspot.com .
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Tue Aug 19, 2014 3:15 pm
Thuộc địa kiểu mới (RFA) Viết từ Sài Gòn 2014-08-13
Một em nhỏ cầm khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm 9/12/2012 AFP photo
Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.
Vì sao nói Việt Nam sẽ không bao giờ thành đặc khu kinh tế hoặc khu tự trị của Trung Quốc? Có hai lý do để tin rằng Việt Nam không bao giờ thành một khu tự trị của Trung Quốc: Kinh nghiệm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã ăn sâu trong huyết quản dân tộc Việt Nam; Lực lượng trí thức không nằm trong bộ máy của đảng cầm quyền chiếm con số rất đông và đương nhiên, những trí thức “không đỏ” này không bao giờ chấp nhận Việt Nam bị giặc Tàu đô hộ một lần nữa!
Ở khía cạnh thứ nhất, kinh nghiệm một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, có thể nói rằng điều này không nằm trong ý thức mà đã nằm trong vô thức của người Việt, dường như một đứa trẻ đủ trưởng thành cũng có thể thấy ngay rằng giữa người Việt và người Tàu khó có thể sống chung trong một quốc gia hay thể chế chính trị/nhà nước. Vấn đề này không cấn lý giải nhiều, nó thuộc về ký ức tập thể của một dân tộc.
Ở khía cạnh trí thức không thuộc hàng “đỏ”, có thể nói rằng đa phần họ muốn Việt Nam thân Mỹ, lý do để họ mong mỏi điều này là vì Mỹ là một nước dân chủ, tiến bộ và thực dụng một cách rõ ràng. Với người Mỹ, họ không bao giờ bỏ ra đồng nào nếu không thu lợi về cho họ ít nhất là một đồng rưỡi. Trong khi đó, với người Tàu, đặc biệt là Tàu Cộng, họ không bao giờ bỏ ra bất cứ đồng nào nếu một đồng của họ không làm cho người khác mất đi hai đồng. Chính vì bản tính giảo hoạt này của họ, người Việt, đặc biệt là trí thức Việt luôn e ngại và tránh xa Tàu Cộng. Và nghiêm túc mà nói, nếu chọn giữa hai thứ: Trở thành một khu tự trị của Trung Quốc hay là trở thành một tiểu bang của Mỹ? Chắc chắn ít nhất cũng trên 80% dân số Việt Nam chọn trở thành tiểu bang của Mỹ!
Và đây là vấn đề mà chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng như chế độ Cộng sản Việt Nam rất sợ hãi. Cộng sản Trung Quốc sợ vì nếu Việt Nam thân Mỹ, xa hơn một chút nữa là thành tiền trạm và một tiểu bang của Mỹ chẳng hạn, thì mức độ khó chịu cũng như sức mạnh khối Cộng sản ở Đông Nam Á chỉ còn co cụm trên lãnh thổ Trung Quốc, lúc đó Campodia và Lào cũng suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc và có những lựa chọn mới. Điều này là không thể tránh khỏi. Và với Cộng sản Việt Nam, một khi Việt Nam thân Mỹ, nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam sẽ thoái vị và đến một lúc nào đó, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chết khô trên dải đất hình chữ S này.
Nhưng nếu không chấp nhận thân Mỹ, Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Mà với người Cộng sản, dù rất huyễn hoặc và tự vỗ về nhau nhưng họ vẫn mê tín vào chủ nghĩa Cộng sản và quốc tế Cộng sản bởi đây là chỗ dựa duy nhất và cuồi cùng để họ tồn tại. Chính vì thế mà họ đã lựa chọn việc đến với hội nghị Thành Đô 1990 để biến trung ương Cộng sản Việt Nam thành những thái thú Tàu gốc Việt, và đây cũng là mấu chốt vấn đề thuộc địa mới của Trung Quốc.
Xâu chuỗi lại những mốc lịch sử, có thể nói rằng suốt quá trình dài ngót nghét ngàn năm đô hộ xứ Việt, các thái thú gốc Tàu chưa bao giờ yên thân để về nước nếu không nói là khi có biến, các thái thú người Tàu có thể không toàn thây để về quê. Chính vì thế, việc một lần nữa biến Việt Nam thành một vùng tự trị dưới sự giám sát, điều hành của thái thú người Tàu là một việc hết sức sai lầm và ấu trĩ. Chính vì thế, hội nghị thành đô có thể nói chính là thành tựu/tì vết đô hộ tích tụ trên ngàn năm nay mà người Tàu đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu để một khi có cơ hội sẽ ra tay với Việt Nam, và hội nghị Thành Đô 1990 là cơ hội ngàn năm có một, người Tàu ngay tức khắc đưa ra những yêu sách để biến bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thành một đám thái thú người Việt dù muốn hay không muốn cũng phải răm rắp tuân lệnh của họ.
Kế hoạch thu thập đám thái thú người Việt cùng hàng loạt chiến lược, phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Và một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị phương hại ra sao. Chính sự háo thắng này vô hình trung đẩy đám lâu la đàn em rơi vào tình thế nổi loạn, và một khi có những pha diễn không ăn nhập gì với nhau đã làm lộ bộ mặt thật của đám lâu la cũng như dã tâm của chúng. Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi lúc một dữ dội.
Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!
Viết từ Sài Gòn, ngày 13/08/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
lephan Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Wed Nov 19, 2014 3:32 pm
Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?
Hải Châu
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
Sau khi báo điện tử Infonet đưa tin Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có văn bản kiến nghị Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên – Huế (TT-H) chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần Thế Diệu (Trung Quốc) trên núi Hải Vân do nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa hai địa phương và có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng, đông đảo bạn đọc đã bày tỏ sự hoan nghênh.
Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Để bạn đọc hiểu rõ thêm tính chất trọng yếu về an ninh quốc phòng của vị trí mà phía Trung Quốc được cấp phép xây dựng dự án, PV Infonet đã trao đổi với Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN), Chỉ huy phó BCH Quân sự TP Đà Nẵng (sau khi chia tách tỉnh năm 1997) và một số người khác.
Đại tá Thái Thanh Hùng: “Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!”
Toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân là khu vực phòng thủ của TP Đà Nẵng. Thực tế trong thời kỳ chiến tranh, tỉnh TT-H không đưa quân vô trấn giữ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho lực lượng vũ trang Quân khu 5 và mà cụ thể là lực lượng vũ trang tỉnh QN-ĐN phải bảo đảm giữ vững khu vực phòng thủ đó. Sau ngày giải phóng, Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh QN-ĐN, sau đó là BCH Quân sự TP Đà Nẵng tiếp tục xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ Hải Vân.
Nếu để cho đối tác nước ngoài, chưa nói là Trung Quốc, vào xây dựng, chiếm lĩnh vị trí trọng yếu đó sẽ không bảo đảm được khu vực phòng thủ cho cả nước nói chung, đặc biệt là đối với TP Đà Nẵng. Đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân mọi người đều biết cả rồi. Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên theo tôi là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.
Hơn nữa, vị trí tỉnh TT-H cấp phép cho phía Trung Quốc xây khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Mà vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng Lê Tự Gia Thạnh chỉ vị trí dự án Trung Quốc được cấp phép xây dựng trên núi Hải Vân (Ảnh: HC)
Tàu bè vô ra cảng Đà Nẵng đều phải qua đó. Nếu phía nước ngoài nắm được vị trí này thì tất cả tàu quân sự ra vô khu vực cảng Vùng 3 Hải quân họ đều biết hết. Và đây là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang tăng cường năng lực phòng thủ trên biển để sẵn sàng ứng phó với tình hình trên biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp. Ai nắm được vị trí này sẽ làm chủ cả cửa biển Đà Nẵng. Nếu phía nước ngoài khống chế vị trí này thì tàu bè sẽ không vô cảng Đà Nẵng được.
Trước đây, Tiểu đoàn 72 của lực lượng vũ trang QN-ĐN đóng quân tại hòn Sơn Trà con. Sau cơn bão số 2 năm 1988, do nhà cửa bị sập đổ nên BCH Quân sự tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cho tạm thời rút vào khu vực núi Hải Vân. Khi Tiểu đoàn 2 chưa trở lại kịp thì phía TT-H đưa lực lượng ra giữ hòn Sơn Trà con (mà TT-H gọi là hòn Sơn Chà).
Đà Nẵng hay TT-H trấn giữ chỗ đó cũng được, nhưng cho nước ngoài đầu tư làm ăn trên địa bàn đó là hết sức phức tạp. Ở vị trí mà sau lưng là đỉnh Hải Vân, trước mặt hướng ra biển Đông, chỉ cần thiết lập trạm ra-da dã chiến ở đó thì coi như nắm giữ cả không phận rộng lớn trên vùng núi, vùng biển của một TP mà cả Pháp, Mỹ đều chọn nơi đây làm nơi đầu tiên để đổ quân vào xâm chiếm hoặc chia cắt đất nước Việt Nam.
Chúng tôi đã định ở kỳ họp sắp tới của HĐND TP Đà Nẵng sẽ lên tiếng không đồng tình với việc tỉnh TT-H cho phép phía Trung Quốc đầu tư vào khu vực này. Điều đáng quan tâm nhất ở đây là ảnh hưởng vị trí quốc phòng an ninh, chứ chưa nói là đất của ai. Đất của TT-H hay của Đà Nẵng thì cũng đều là đất Việt Nam. Vấn đề là không nên để cho nước ngoài đầu tư vào một vị trí chiến lược như vậy.
Nằm ở vị trí vòng đỏ, dự án của Trung Quốc sẽ nắm rõ tình hình tàu bè ra vào cảng Đà Nẵng và cảng Vùng 3 Hải quân ở vị trí vòng vàng (Ảnh: HC)
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng, HĐND TP đã ra Nghị quyết phản đối. Bây giờ tỉnh TT-H lại cấp phép cho họ vào vị trí vô cùng trọng yếu trên núi Hải Vân. Đây không còn là chuyện giữa hai địa phương mà đã trở thành vấn đề quốc gia. Chúng tôi định đề nghị UBND TP Đà Nẵng có ý kiến báo cáo Thủ tướng. Nay Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản trình Thủ tướng thì Hội Cựu chiến binh TP rất đồng tình. Và chúng tôi tin Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo xử lý rốt ráo vấn đề này.
Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng: “Bè cá ngoài đảo Sơn Trà và khu du lịch trên núi Hải Vân chỉ là một!”
Dự án này nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Đà Nẵng và TT-H. Từ năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo hai địa phương giữ nguyên trạng mọi thứ, không được làm phức tạp thêm tình hình. Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên hiện nay tỉnh TT-H lại cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng dự án tại đây.
Ai cũng biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ngoài làm kinh tế thì còn có những động cơ khác nữa. Không hà cớ chi họ đi mua móng chân trâu, móng chân bò. Đặc biệt là họ tìm những khu vực trọng điểm để làm kinh tế nhưng thực chất là nắm tình hình diễn biến của ta. Không bỗng dưng họ đi nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh. Ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Từng có người Trung Quốc nuôi cá bè ngoài bán đảo Sơn Trà, và những người đó cũng cùng “group” với Công ty CP Thế Diệu này chứ không phải ai khác cả, cũng một chủ thôi nhưng “chẻ” ra nhiều nhánh. Hiện nay đã dẹp rồi.
Bè cá ngoài đảo Sơn Trà với khu du lịch trên núi Hải Vân đều nằm ở vị trị “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng, nhắm ngay vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, và đều chung “tập đoàn” chứ không ai khác. Nên không phải chuyện đơn giản như một số người nghĩ. Tại sao ở một chỗ heo hút như vậy mà họ vẫn tính đổ hàng trăm triệu USD vào đó? Tại vì chỗ đó bao trùm cả vịnh Đà Nẵng. Qua hai cuộc Pháp, Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam đã cho thấy rõ, ai nắm giữ chỗ đó sẽ nắm giữ cả vùng biển này, từ chỗ đó vô cửa Hàn thâm nhập sâu vào trung tâm Đà Nẵng chỉ vài cây số. Chiều dài lịch sử cũng đã phản ảnh rất rõ rồi.
Người dân bình thường cũng thấy điều đó, cần chi tới tôi là người làm công tác xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính. Đây là chuyện mang tính chất quốc gia, ở tầm chiến lược. Hiện chúng tôi đang tham mưu cho lãnh đạo TP làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, đề nghị họ sớm lên tiếng về vấn đề này để Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan quyết định chính thức trong thời gian sớm nhất, chứ không để xảy ra chuyện đã rồi ở một khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng như vậy. Hiện cử tri và người dân rất quan tâm đến việc này.
Ông Lê Phú Nguyện, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa: “Đây là câu chuyện chủ quyền!”
Nếu chỉ là chuyện chưa thống nhất về phân định ranh giới giữa hai địa phương thì chỉ là chuyện trong nhà, không phải là chuyện lớn. Ai giữ chỗ đó cũng được hết. Nhưng câu chuyện ở đây là câu chuyện chủ quyền, câu chuyện an ninh, quốc phòng của quốc gia có nguy cơ bị đe dọa. Nếu cho rằng đây chỉ là chuyện tranh chấp giữa hai địa phương sẽ không giải quyết được vấn đề chi mà còn khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch.
Việc để cho doanh nghiệp nước ngoài vào những vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng như vậy là hết sức thiếu cẩn trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực phòng vệ trên biển để sẵn sàng ứng phó với diễn biến tình hình trên biển Đông ngày càng phức tạp, nhất là trong lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng đe dọa, xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nước ta!
Ông Lê Tự Gia Thạnh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng: “Không phải không khai thác, nhưng…”
Về mặt quy hoạch, tôi cho rằng khu vực đó hai bên nên thống nhất với nhau giữ nguyên trạng một khu vực tự nhiên. Không phải là không khai thác. Vẫn có thể khai thác nhưng với hình thức tham quan, ngắm cảnh có kiểm soát chứ đừng ở lại là hay nhất. Có chăng thì làm một vài điểm khai thác du lịch nhưng không được lưu trú. Du khách có thể ra đó khám phá rồi quay về đất liền chứ không nên xây dựng những công trình phục vụ lưu trú có thể dẫn đến những “biến tấu” khó lường!
nguyen Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Nov 21, 2014 10:15 am
Đất Nước Việt Nam Mất Dần Vào Tay Tầu Cộng
Chu Tất Tíến
Từ mấy thập niên nay, người dân Việt đã biết rằng giải đất quê hương thân yêu hình chữ S sẽ mất vào tay Tầu Cộng, qua việc đảng Cộng Sản Việt Nam tán tận lương tâm dâng đất cho Tầu Cộng để đổi lấy sự bình ổn chính trị của chúng, nói rõ ra là để cho bọn chúng được yên tâm mà tận hưởng giầu sang, phú quý cướp được từ dân chúng. Nhiều dư luận cho rằng, qua thỏa ước Thành Đô, qua các hiệp ước ký ngầm hoặc công khai với Bắc Kinh, Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện của Tầu vào năm 2020. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng việc đó đến sớm hơn dự định. Hiện nay, nhiều vùng trên đất Việt Nam đã hoàn toàn thuộc Tầu. Các phu phố rặt Tầu đã mọc lên khắp nơi, từ Thác Bản Giốc, Móng Cáy, xuống miền Trung, khu Gia La-Tân Rai, tới tận Hà Tiên, đâu đâu cũng có những khu phố Tầu, mà người dân ở đó phải nói tiếng Tầu, dùng căn cước Tầu, xài tiền Tầu. Ngay tại Bình dương sát Saigon, năm 2011, Tầu cộng đã dựng nguyên môt thành phố đặt tên là Đông Đô Đại Phố rộng 26 mẫu tây, với số vốn 300 triệu đô la, để phổ biến sinh hoạt rặt Tầu, nghĩa là áp dụng văn hóa Tầu, chữ Tầu thay cho chữ Việt, xài căn cước Tầu, và đặc biệt nhất là cấm tuyệt đối không cho văn hóa Việt được phát triển ở đây. Tuy không có bảng cấm “Người Việt không được vào”, nhưng những người Việt bước vào khu này, nếu không phải là có quan hệ với người Tầu ở đây, thì sẽ gặp những rắc rối khó khăn, những cặp mắt căm thù, khiến phải nhanh chân trở ra. Điều khác biệt giữa Đông Đô Đại Phố và các khu phố Tầu khác trên thế giới ở chỗ đây là một tỉnh lỵ nhỏ của người Tầu và không một dân tộc nào khác được vào đây mua đât, mua nhà như ở các khu phố Tầu khác. Đường phố chính của Đông Đô Đại Phố là một trung tâm thương mại, có 3 mặt tiền giáp với đường lớn rộng 35 mét, cao 3 tầng với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh buôn bán, giải trí, ẩm thực rặt văn hóa Tầu với tên cửa hàng chỉ viết chữ Hán. Trong giao dịch ở đây, chỉ có ngôn ngữ Tầu được sử dụng, nói líu lo. Như vậy, có nghĩa là phần đất này đã được bán cho Tầu môt trăm phần trăm.
Tuy nhiên, nếu Đông Đô Đại Phố là cái gai nhọn trong chân người Việt, thì khu Gia Lai-Tân Rai lại ghê gớm hơn vì nơi đó chính là nguồn gốc sự tiêu hủy môi trường và con người chung quanh vùng này. Từ khi lấy tiếng là khai thác bâu xít để lấy quặng nhôm cho đến nay, số lượng nhôm được khai thác chỉ là những con số huyễn hoặc không ai có thể kiểm tra là đúng hay xạo. Trong khi sự thật lại là việc các công nhân Tầu làm việc ở đây chính là những công an, bộ đội Tầu, được lệnh phải lấy được vợ người Việt chung quanh để biến họ thành dân Tầu với những ưu tiên về mọi mặt. Nhiều thôn nữ nghèo khổ trong vùng, khi nghe những lời đường mật dẫn dụ về các đặc quyền đặc lợi mà họ sẽ được hưởng nếu lấy chồng Tầu, thì sẵn sàng “trao duyên cho tướng cướp”. Sau đó, thì sinh con đẻ cái cho chúng, lập thành một dân tộc riêng biệt chiếm lĩnh vùng cao nguyên mầu mỡ này. Những công nhân gốc công an, bộ đội này dành quyền miễn trừ ngoại giao cho chính chúng nó, nếu chúng có xông ra đánh đập, đâm chém người dân chung quanh thì chính quyền sở tại không dám đụng đến, ngược lại, nếu thanh niên trai làng mà có chuyện xích mích với chúng, thì chúng có quyền bắt trói, gông cổ ngay tại cổng trại! Có lần cả gần 200 công nhân-công an Tầu tràn ra đường với gậy gộc đánh đập thanh niên chung quanh chạy trối chết mà công an Việt chỉ biết đứng trơ mắt ốc ra mà nhìn. Gần đây, điều kinh khủng nhất đã xẩy ra: vì xây cất dỏm, nên bùn đỏ tràn hồ làm hủy hoại toàn thể môi trường chung quanh. Bùn đỏ là bùn độc hại, bởi vì có lượng xút rất cao, khoảng 75kg xút/1 tấn bùn đỏ cộng với độ PH rất cao sẽ làm chết hết cây cỏ, động vật, thực vật, phá hủy kim loại. Khi chẩy xuống nguồn nước thì cá tôm sẽ chết hết, người ta nếu ăn vào thì cũng sẽ chết theo tôm cá. Ngoài ra, bùn đỏ còn có thể kéo theo các kim loại nặng và chất phóng xạ nguy hiểm cho đời sống con người. Đồng thời với việc bùn đỏ tràn hồ, việc các xe tải chở Aluminum (hay chở vật liệu gì đó, thì không ai biết được!) chạy qua các thành phố liên hệ, cũng là môt nỗi ám ảnh không dứt cho người dân sống trong vùng này. Các xe tải của công ty khai thác bâu xít chạy ầm ĩ trên các đường lộ đông dân cư và trẻ em, đã gây ra không biết bao nhiêu tai nạn, hoặc lật xe, đổ chất độc xuống đường, hoặc cán chết người vô tội vạ.
Tháng 6 năm 2014, điều mà dân Việt lo sợ nhất đã chính thức xẩy ra: khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam gửi thư lên nhà cầm quyền Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cho được lập đặc khu với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường, nghĩa là đòi trở thành một đặc khu người Tầu dưới sự cai trị của người Tầu, dứt khoát chê bỏ chính quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy đòi hỏi này chưa được chấp thuận, nhưng với sự hèn nhát của Đảng Cộng và dưới áp lực của các bản hiệp ước bán nước cho Tầu, dần dần rồi yêu cầu này cũng được chấp thuận, hoặc cứ tà tà mà thực hiện, không cần phải đánh trống khua chiêng ầm ĩ. Theo thư xin được đặc quyền này gửi cho Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải là một con cờ của Bắc Kinh, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, người Tầu, nói lý do là việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước... Thực tế, chúng gửi yêu cầu để tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, thành như một vùng tự trị trong lòng giang sơn Việt Nam. Với con số trên dưới 10,000 công nhân Tầu không có giấy tờ hợp pháp, khu Vũng Áng đã có một lực lượng quân sự khá lớn, nếu xẩy ra đụng chạm giữa Việt Nam và Trung Cộng. Điều này cũng là sự thực, không phải phỏng đoán, vì những ai sinh sống gần khu Vũng Áng đều thấy rằng có môt lực lượng an ninh với vũ khí đặc biệt trấn đóng trong khu này. Những khuôn mặt lầm lì, những lần tuần tra có vũ khí của lực lượng công nhân Tầu đã cho người ta thấy rõ dã tâm của bọn Tầu khi đã chuẩn bị sẵn để bất cứ lúc nào cũng có thể tấn công các lực lượng phòng thủ của công anh hay quân đội quanh miền này.
Như thế, với 10,000 “quân nhân” Tầu tại Vũng Áng, cộng với hơn 10.000 “quân nhân” Tầu tại Gia Lai-Tân Rai, và vài chục ngàn “quân nhân” Tầu tại Đông Đô Đại Phố, cùng các lực lượng nhỏ của Tầu nằm rải rác khắp nơi trên đắt Việt,từ Móng Cáy, Hòn Gai, đến Cà Mâu, Hà Tiên… nếu có một trận chiến xẩy ra giữa Tầu Cộng và Việt Cộng thì Việt Cộng sẽ thấy kết quả thua trận ngay trước mắt. Trận chiến 1979 do Tầu khởi xướng chỉ tại mỗi môt miền Bắc, mà Việt Cộng đã phải hy sinh 24,000 người chết, (chưa kể người bị thương), thì trong tương lai, nếu có trận chiến thứ hai xẩy ra giữa “hai anh em môi hở, răng lạnh” này, mà thằng anh đã gài sẵn môt hệ thống “da beo” trên khắp miền đất Việt Nam, nhất định thằng em Việt Cộng sẽ chết không dưới 200,000 người, và như thế, thì lá cờ trắng sẽ được treo trên cột cờ thành phố Hà Nội chỉ trong vòng 3 ngày chiến đấu. Máu Việt Nam sẽ đổ tràn lan trên khắp miền Nam, Trung, Bắc. Thế hệ sau của Việt nam sẽ biến thành thế hệ của Tầu…
Thật đau lòng cho các vua đời Đinh, đời Lê, đời Lý, đời Trần và Hoàng Đế Quang Trung đã hiến dâng tính mạng mình cho đất nước, mà giờ đây, con cháu lại bán đứt đất nước cho giặc! Ôi! Nhục thay! Thảm Thương thay cho dân Việt, đã hơn 4000 năm văn hiến, bảo vệ giang sơn, mà giờ đây, bọn Cộng Nô lại nỡ tâm đem bán để cho chúng hưởng đời tỷ phú huy hoàng.
Chu Tất Tiến
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Thu Jan 29, 2015 6:19 pm
Tết Trung Hoa trên đất Hà Tĩnh
RFA - Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2015-01-27
Võ Miếu ở Hà Tĩnh
Tết đang về, chỉ còn ngót nghét hai chục ngày nữa, năm Giáp Ngọ khép lại, nhường chỗ cho năm Ất Mùi, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết ở các nước Châu Á, Tết âm lịch mang một ý nghĩa đặc biệt, đây là cuộc đại đoàn tụ gia đình hoặc là cuộc trở về mà yếu tố nguồn cội thôi thúc tâm hồn mỗi người mở rộng cõi lòng với trời đất, đồng loại. Tết âm lịch đối với người dân Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài quan niệm này, tuy nhiên, trên một vùng đất đang thay đổi từng ngày từ thói quen, điệu sống cho đến quan niệm về quê hương, bản xứ bởi sự tràn ngập của văn hóa Trung Hoa, điều này khiến cho bộ mặt Hà Tĩnh trở nên méo mó, khó nhận dạng khi Tết về.
Những đường dây hút máu
Một người dân Hà Tĩnh, tên Trung, chia sẻ: “Từ cái vụ lộn xộn ở Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng thì công nhân Trung Quốc cũng ít ra ngoài. Người Việt Nam mua về nấu cho công nhân Trung Quốc ăn, họ có khu của họ mà.”
Theo ông Trung, Tết ở Hà Tĩnh bắt đầu biến dạng từ ba năm nay, kể từ ngày người Trung Quốc mạnh tay chèo kéo thanh niên Hà Tĩnh vào những cuộc chơi trác táng rồi những phi vụ mờ ám. Ban đầu, người Trung Quốc chỉ sang Hà Tĩnh đầu tư trong các khu công nghiệp ở Vũng Áng, dọc bờ biển Kỳ Anh và chưa có động tịnh gì cho mấy ngoài việc cuối tuần họ bắt taxi lên thành phố Hà Tĩnh để ăn chơi, tạo ra một thứ nhu cầu cao cấp mà người phục vụ sẽ bội thu. Các vũ trường, quán bar thi nhau mọc lên ở thành phố này.
Thanh niên con nhà quan chức cũng tập tò ăn chơi ở các quán bar cao cấp trong thành phố Hà Tĩnh, và dần dần, sự xuất hiện của người Trung Quốc ở Hà Tĩnh trở thành cơ hội kiếm tiền của nhiều người giỏi kiếm tiền, các thanh niên rảnh rỗi và các nhóm con nhà quan chức, nhiều tiền bắt đầu móc nối, qua lại với người Trung Quốc. Những đường dây ăn chơi trụy lạc, mờ ám cũng hình thành từ đó.
Trung tâm thành phố Hà Tĩnh. RFA
Ban đầu là đường dây cho vay nặng lãi, hầu như bất kì một thanh niên con nhà quan chức, con nhà có tiền nào của Hà Tĩnh cũng từng một lần ăn chơi đến cháy túi ở các quán bar và vay thêm tiền của người Trung Quốc với mức lãi cắt cổ, có khi lên đến 100%, thậm chí trong những trường hợp cần vay gấp để chuộc mạng với đầu gấu sau khi say khướt, đụng chạm đến họ, mức lãi vay có thể lên đến 150% hoặc 200% trên mỗi tháng. Với mức này, không có tiền của nào mà chạy theo kịp với họ. Nam giới trở thành ma cô, nữ giới thành gái điếm cũng vì chuyện này.
Không bao lâu sau đó, người Trung Quốc bắt đầu mở một số quán dọc theo đường biển và quốc lộ Bắc Nam, các quán này do người Việt đứng tên làm chủ nhưng vốn và quản lý chính thức là người Trung Quốc, treo biển hiệu Trung Quốc, kinh doanh theo lối phục vụ giới có tiền Trung Quốc. Các thanh niên Hà Tĩnh lại tiếp tục lao đầu vào các quán này để thể hiện đẳng cấp. Đặc biệt, những thanh niên trong gia đình mới có chút tiền đền bù đất thường xuyên ra vào các quán này để cuối cùng trắng tay, quay sang làm tay sai cho người Trung Quốc.
Hiện tại, đội ngũ thanh niên làm tay sai đi đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi và trấn áp đồng bào Việt Nam mỗi khi có sự cố đụng chạm giữa thanh niên Hà Tĩnh và thanh niên Trung Quốc, làm gái điếm phục vụ quan Tàu đã lên đến con số cả ngàn người. Khó lòng mà nói rằng đây là những thanh niên Việt Nam nữa, bởi họ đã hoàn toàn sống theo lối xa xỉ, máu lạnh, phản lại người Việt, bảo vệ cho các ông chủ người Trung Quốc và o ép đồng bào của mình bằng mọi cách để kiếm tiền, kiếm điểm với các ông chủ Trung Quốc.
Đường vào công ty Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh
Và một khi ý thức dân tộc, ý thức làm người bị tê liệt bởi bạch phiến, hồng phiến, ma túy đá, tình dục, các thanh niên Hà Tĩnh không còn biết rằng mình là người Việt, họ sẵn sàng vác mã tấu đến nhà đồng bào để đòi nợ, cuộc sống của họ lún sâu vào nợ nần, ơn nghĩa với các ông chủ Trung Quốc, những kẻ đã mang đến cho họ lối sống hiện tại.
Đáng sợ nhất là các đường dây này khá tinh vi, tổ chức có hệ thống và nhiều cấp bậc, thường thì ông chủ người Trung Quốc ít xuất đầu lộ diện, chỉ có những đầu gấu của họ đóng vai đại ca của nhóm, và mỗi nhóm như vậy lại có một thanh niên có máu mặt người Việt Nam đứng cấp dưới, làm đại ca của nhóm thanh niên Việt Nam chuyên đòi nờ thuê, đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng, khách sạn… Nói chung, đất Hà Tĩnh đã trở thành vùng đất màu mỡ của các đại ca phục vụ cho các ông trùm người Tàu. Văn hóa ở đây cũng đổi màu xoành xoạch. Ngay cả ngành công an ở Hà Tĩnh, cũng có nhiều nhân vật thân Trung Quốc, làm đỡ đầu, bảo kê cho các ông chủ, ông trùm người Tàu.
Tết Tàu trên đất Hà Tĩnh
Một người tên Trị, lái taxi ở Hà Tĩnh, chia sẻ: “Công nhân ở đây họ vẫn đi chợ, trước đây có một cái chợ nhỏ nhưng giờ chuẩn bị xây chợ lớn vì ở đây sắp lên thị xã. Mấy người họ đi chợ mua đồ về cho công nhân, ở đây thì công nhân Trung Quốc, công nhận Việt Nam đều có. Họ buôn bán nên đầy đủ các mặt hàng (bán cho công nhân Trung Quốc”.
Theo ông Trị, Hà Tĩnh hiện tại giống như một khu phố thu nhỏ của người Tàu, mặc dù mọi hoạt động của người Việt vẫn diễn ra bình thường nhưng về đêm thì màu sắc Tàu Cộng hiện ra rất rõ nét. Hơn nữa, tâm thức, văn hóa của lớp trẻ và người kinh doanh Hà Tĩnh đã nhuốm màu Trung Hoa, Tết Hà Tĩnh cũng mang màu sắc Trung Hoa đậm nét.
Sở dĩ nói rằng đất Hà Tĩnh trở thành một khu phố người Hoa thu nhỏ bởi vì ở đây, đồng tiền của người Trung Quốc đã hấp dẫn mọi giới, từ người lao động nghèo không có ăn học cho đến cả những người từng học đến đại học, cao học và người lõi đời làm nghề buôn bán lâu năm, tương tác với xã hội cũng nhiều nhưng vẫn mê tít mù khơi trước kiểu tiêu tiền của người Tàu. Không ai để ý rằng người Tàu một khi bỏ ra một đồng để lôi cuốn một ai, nhất định họ sẽ lấy lại ít nhất là năm đồng và phá nát những đồng còn lại trong túi của đối phương.
Hiện tại, các dịch vụ Tết mang dấu ấn Trung Hoa đã bắt đầu rầm rộ trên đất Hà Tĩnh, Võ Miếu thờ Quan Công (tức quan Vân Trường, anh em nhà Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của Tàu) được nhang khói, thờ phụng nghiêm cẩn bậc nhất. Ngay trong khu công nghiệp Vũng Áng, một ngôi miếu thờ thần thánh Trung Hoa đang được xây dựng và dự kiến sẽ khánh thành hoành tráng vào dịp Tết Nguyên Đán này.
Một phần lớn thanh niên, công nhân Trung Quốc chọn ăn Tết tại Hà Tĩnh bởi họ đã đặt suất ăn, dịch vụ và các món hàng Tết phục vụ cho mấy ngày Tết tại các nhà hàng, cửa hàng và đại lý trên thành phố Hà Tĩnh. Lồng đèn Trung Quốc, áo quần Trung Quốc, thức ăn mang hương vị Trung Quốc cũng được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết này.
Thật đáng buồn khi phải nói rằng một cái Tết Trung Hoa đang về trên đất Hà Tĩnh!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
minhle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Mar 13, 2015 10:43 am
10 tội ác hiện hành của Tàu cộng trên đất Việt Nam mà CSVN đang tích cực tiếp tay, nối giáo
Phan Châu Thành (Danlambao)
Việt Nam tức là Thoát Tàu
Tội ác của Tàu cộng với đất nước, dân tộc Việt Nam đã bắt đầu có lẽ từ trước năm 1930, cùng với việc Tàu cộng “giúp” sinh ra cái đảng CSVN trên đất Tàu, do Tàu đạo diễn. Dân tộc ta sẽ còn phải nhìn lại dài dài hàng thế kỷ nữa để tẩy rửa những nhơ nhớp tanh tưởi cộng sản Tàu-Việt đã gây ra và để thấm sâu lại trên đất nước ta. Với bài viết này, tôi chỉ điểm qua những tội ác hiện hành của Tàu cộng, tức là đang diễn ra, công khai, trên đất nước Việt Nam vô phúc cả ngàn năm nay muốn mà vẫn chưa Vượt được về Nam, tức là chưa Thoát được Tàu như tên nước của mình: Việt Nam tức là Thoát Tàu. Việt là Vượt, Việt Nam là Vượt về phía Nam, để chạy khỏi phương Bắc, tức là để Thoát Tàu. Thoát ở đây đơn giản là không lệ thuộc, là dân tộc Việt có độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc - như các nước Nhật, Nam Hàn và Đài Loan đã và đang làm được vậy với Tàu.
Nhiều người đã công khai tố cáo nhà nước CSVN-Việt cộng đã “làm ngơ, vô tình tiếp tay” cho các tội ác, âm mưu xâm chiếm của Tàu cộng hiện nay, để Tàu cộng tự do hoành hành như chốn không người. Tôi thì thấy Việt cộng không “ngây thơ vô tình” thế. Thực chất là chúng tích cực và tinh vi ủng hộ, hỗ trợ, phối hợp ngầm toàn diện với Tàu cộng, gọi đơn giản là tiếp tay cho Tàu cộng, là nối giáo cho giặc, để cùng nhau làm công việc tội ác với dân tộc Việt, phản ngược lại hoàn toàn tên nước Việt Nam, thay vì thoát Tàu thì chúng lại ra sức theo Tàu, bám Tàu, về Tàu... Đơn giản chúng sẽ đổi tên nước thành: Bắc thuộc.
Có ít nhất 10 lãnh vực chính với 10 chiến lược âm mưu tội ác của Tàu cộng đang thực hiện và được Việt cộng tiếp tay cùng thực hiện hàng ngày tại Việt Nam ta từ nhiều năm nay, mà tôi tạm thống kê ra ở đây để chúng ta nhìn cho rõ. Khung thời gian phạm tội chung của các tội ác Tàu-Việt cộng hiện hành mà tôi kể ra ở đây chỉ giới hạn cho giai đoạn từ sau Thành Đô 1990 đến nay thôi, trừ điều cuối cùng: xâm lược. Điều tôi muốn chỉ ra không chỉ là bàn tay tanh máu của Tàu cộng trong các tội ác đó, mà gương mặt đê hèn của Việt cộng - đảng CSVN đang bán nước Việt cho Tàu hằn rõ trong từng vấn đề đó, để dân ta không ngộ tưởng.
10 Tội ác của Tàu cộng đang hoành hành trên đất Việt Nam và được Việt cộng ra sức tiếp tay
Những tội ác của Tàu cộng được Việt cộng tiếp tay là điều đã và đang diễn ra hàng ngày khắp nơi nơi trên đất nước Việt, ai cũng biết rõ, nên tôi chỉ nêu ra hiện tượng, sự kiện hay sự việc gồm hai phần: hành động của người Tàu và phản ứng “lạ” của chính quyền Việt cộng, và phần thứ ba kèm theo là một phân tích hay bình luận nhỏ của tôi.
Tội ác Tàu-Việt cộng đầu tiên là suốt từ vài chục năm nay, khoảng từ sau Mật nghị Thành Đô 1990, Tàu cộng đã ra sức phá hoại nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sống của nông dân ta một cách rất tàn ác và tinh vi theo nhiều cách.
Một là, chúng cho người Tàu “lạ” len lỏi vào khắp cá hang cũng ngõ hẻm mọi vùng thôn quê Việt, từ đồng bằng đến miền núi, miền biển để công khai thu mua những nông lâm ngư sản như sừng trâu, móng trâu, lá điều, rong biển... theo duy nhất một kịch bản tăng vọt giá rồi ngưng mua đột ngột đưa đến hậu quả không lường nhãn tiền;
Hai là, chúng tuồn vào nông thôn VN những công nghệ và sản phẩm phụ cho thu hoạch và sau thu hoạch rất độc hại và phi pháp, biến nông sản thành các sản phẩm nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng...;
Ba là, chúng tuồn ồ ạt qua đường biên mậu trên bộ và trên biển (mà cả hơn ngàn km trên bộ và 3 ngàn km bờ biển đều được CSVN mở tung ra cho chúng) các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ chất lượng độc hại, thậm chí cả các sản phẩm nông sản giả (như trứng, gạo giả...) của Tàu để bóp chết sản phẩm sạch của nông nghiệp Việt;
Bốn là, chúng - người Tàu “lạ” đưa khoa học về gen và về giống cây trồng giả và độc hại vào VN vì nhà nước VN hoàn toàn bỏ bê trách nhiệm hỗ trợ khoa học cho nông dân (như các chính phủ Thái, Malai, Ấn Độ... làm rất tốt), gây thiệt hại và kéo lùi phát triển công nghệ nông nghiệp của VN... Tất cả những hành vi đó bọn Tàu “lạ” đang hoành hành ở nông thôn VN như ở chốn không người, đều tác hại trực tiếp và lâu dài, phá hoại toàn diện và sâu nặng sự phát triển bình thường của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Điều đáng “lạ” là dù những sự việc đó diễn ra khắp nơi, suốt mấy chục năm nay kể từ sau 1990, rất có hại nặng nề lâu dài cho nông dân Việt, được báo chí, người dân phản ánh kêu than liên tục, nhưng nhà nước CS tại các địa phương và trung ương đều vô tư “không biết”, “bất ngờ”, “không có cơ chế xử lý”!
Bình luận 1: Nên nhớ CSVN là một nhà nước của một quốc gia nông nghiệp nghèo đói sau chiến tranh liên miên, luôn vỗ ngực mình là “của dân, do dân, vì dân”. Thực tế thì chính quyền các cấp suốt một phần tư thế kỷ nay từ dưới lên trên không làm được bất cứ một việc gì cho nông dân, nông thôn, mọi chính sách lớn nhỏ đều thất bại thảm hại (như đắp đê ngọt hóa ở miền nam, đô thị hóa nông thôn cả nước, làm đường nông thôn...) vì sai, kém và không có động lực. Thực trạng mấy chục năm nay là CSVN đã buông thả hoàn toàn nông thôn cho các quan địa phương tự do thu thuế và cướp bóc đất đai. Vì sao, đảng CSVN bỏ bê nông thôn? Vì nông dân dù chiếm 80% dân nhưng rất nghèo nên đảng viên không có gì để biến thành “sở hữu toàn dân” như các ngành công nghiệp năm tài sản tài nguyên quốc gia được cả (ngoài các vùng ngoại ô các thành thị thì chúng quyết liệt “sở hữu toàn dân” như ở Dương Nội chỉ là một trong hàng ngàn ví dụ). Vì các đảng viên CSVN đều xuất thân nông dân nhưng không thừa nhận gốc gác của mình, tự coi mình là giai cấp vô sản nên từng đảng viên đều tìm mọi cách chạy khỏi công việc ở nông thôn nếu có thể. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đang bị thả hoang cho 3 con bạch tuộc hút máu: Con bạch tuộc “lạ”, con bạch tuộc địa hào ác bá tại các địa phương, và con bách tuộc “tư bản đỏ” cướp đất cho “sở hữu toàn dân” biến nông dân thành công nhân nông nghiệp thất nghiệp quanh năm..., tức là thành giai cấp dân oan.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ hai là người “lạ” phá hoại hoàn toàn nền thương mại song phương của Việt Nam với Tàu cộng thôn hai ba hướng:
Thứ nhất là các hiệp định thương mại song phương mà Tàu cộng chiếm hoàn toàn lợi ích và Việt cộng cam chịu muôn phần thiệt thòi vì phải giữ hữu nghị “4 tốt 16 vàng”;
Thứ hai là thỏa thuận và thực hiện bí mật các chính sách giao dịch biên mậu mà thực chất là Việt cộng bỏ ngỏ toàn bộ trên 1 ngàn km trên bộ với Tàu và 3000 km bờ biển cho Tàu tự do nhập hàng lậu thẳng vào VN, với số lượng hàng “biên mậu” không được thống kê thường gấp đôi ba lần hàng giao dịch chính ngạch. Chính khối lượng hàng Tàu khổng lồ chất lượng thấp, giá rẻ đã đánh gục mọi ngành sản xuất trong nước, không chỉ nông nghiệp, nhất là thủ công gia dụng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vụ phụ trợ; Với tình trạng trên, nhà nước CSVN giả vờ tỏ ra “bất lực” vì chính sách “có” nhưng “thực hiện sai”. Thực tế là, Tàu “lạ” đã không chế cả chính sách lẫn việc thực hiện trong thương mại hai nước, khiến không chỉ mậu dịch Việt bị thâm thủng nặng với Tầu cộng (năm 2013 Việt Nam nhập siêu với Tàu trên 12 tỷ đô la, năm 2014 dự tính trên 24 tỷ đôla), mà các công trình công nghiệp, giao thông do Tàu cộng tham gia hay là chủ thầu bị kéo dài, đội giá thành, kém chất lượng làm chúng kém hay vô hiệu quả, thậm chí sẽ để lại nhưng mối nguy hại tiềm ẩn cho con cháu trong tương lai gần.
Bình luận 2: Với CSVN, vốn đã là các Tư bản đỏ giàu có do vơ vét tài nguyên của dân nước, thì ngoại thương biên mậu với Tàu là nơi thuận tiện phải có để tiêu thụ những của “sở hữu toàn dân” đó biến thành sở hữu cá nhân của bọn chúng - CSVN ở khắp mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành. Vì thế, “ngoại thương biên mậu” với Tàu nở rộ ở khắp 64 tỉnh thành bất kể ở đó có cửa khẩu biên giới hay cảng biển hay không. Vì thế, là khối lượng và giá trị giao dịch biên mậu luôn gấp nhiều lần ngoại thương chính ngạch với Tàu, và giá trị đó tất nhiên phải là “bí mật quốc gia”, nếu lộ ra thì dân chúng hiểu ngay đó là cách tuồn đồ ăn cắp ăn cướp từ tài nguyên quốc gia của CSVN, suốt mấy chục năm nay.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ ba là phá hoại ngầm công nghiệp then chốt của VN bằng mọi cách, trong đó hai cách chính là:
Một là, chính sách và thực tế áp dụng đấu thầu các dự án công nghiệp, nhất là điện lực và giao thông sao cho luôn bảo vệ và làm ngơ sự vi phạm hay đi đêm của các nhà thầu Tàu, khiến đến trên 80% dự án ngành điện và trên 60% công trình ngành xây dựng cầu đường cảng biển rơi vào tay người “lạ”. Tàu cộng rất rõ ràng rất muốn nắm được yết hầu năng lượng (điện) và giao thông (cầu, cảng...) của VN trong tương lai gần để bóp chết.
Hai là, Tàu cộng cho người “lạ” vào VN thành lập các công ty “lạ” tại các địa phương để “xin phép” (mua chuộc) các quan CS địa phương cho chúng quyền khai thác các mỏ khoáng sản quí của VN, từ titan đến vàng, đá quí, đất hiếm, và đến cả cát sỏi... Tức là Tàu cộng muốn “cắt và nẫng” tay trên hết các nguồn tài nguyên khoảng sản của VN, không cho nền kinh tế chỉ biết “tự xẻo thịt mình mà bán” của CSVN có miếng “nạc” nào mà xẻo bán, hòng có thể tự lập hay đi lên không phụ thuộc Tàu được nữa...
Và CSVN làm gì suốt 24 năm qua? Bên cạnh việc cung cúc “ủng hộ nhiệt liệt” Tàu cộng xẻo thịt đất nước mình, hút máu dân tộc mình để tăng công, mong được nâng đỡ thăng quan hay giữ chức, chúng còn âm thầm hay ầm ĩ công khai học theo quan thầy Tàu - tự lập ra các công ty riêng để chiếm hết các nguồn tài nguyên của đất nước làm của riêng (đất đai không phải là tài sản mà chỉ là tư liệu sản xuất và chúng chia tư liệu đó cho “sức sản xuất nào cần đến” - là chính bọn chúng, bọn dân đen thì không cần tư liệu sản xuất, chỉ việc “bán sức sản xuất” thôi - Lenin đã dạy thế), rồi chúng dùng sức sản xuất của dân đen lấy tài nguyên thô đem bán cho quan thầy Tàu theo “tiểu ngạch lớn bằng cha đại ngạch” luôn - tức là không dấu vết để lại.
Ví dụ như bọn quan chức đầu tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Đắc Nông... sau khi tích cực cướp đất dân cho các công trình Vũng Áng, Bauxite... đều được lên chức ở Hà Nội. Bọn quan đầu các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Ninh... sau khi cắt hàng trăm ngàn ha đất biên giới cho Tàu “thuê” từ 50 đến 149 năm cũng đều về trung ương làm quan lớn trong đảng Cộng sản của chúng.
Bình luận 3: Ngoại thương và đầu tư với Tàu đối với quan CS cấp trung ương và đầu tỉnh còn là nơi bán quyền lợi đất nước để làm đẹp lòng Tàu “lạ” vô tư nhất, hòng mong được dựa Tàu mà thăng tiến. Thế nên, quan chức CSVN đều ra sức tranh nhau “giúp Tàu toại nguyện là giúp mình tại vị và thăng vị”. Nếu với đàn em chúng rao giảng “còn đảng còn mình” thì ở đây chúng thực hiện thương mại và đầu tư với Tàu ráo riết theo phương châm “còn Tàu còn ta”!
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ tư là Tàu “lạ” đã và đang chiếm nhiều vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng của VN để làm “các dự án kinh tế. Cụ thể, đó là các dự án “trồng rừng” chiếm trên 300 ngàn ha đất biên giới ở sau tỉnh Hà Tĩnh, Thanh hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh..., các dự án “khai thác quặng nhôm alumina” ở Tây Nguyên các khu công nghiệp cảng Cửa Việt, Vũng Áng ở Hà Tĩnh..., và các “khu du lịch” ở đèo Hải Vân hay bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng... Và nhất là các khu phố Tàu, khu dân cư Tàu “lạ” mới đang ngày càng công khai mọc lên, từ Bình dương đến Cà mau, từ Hải Phòng đến Vũng Áng, Tây Nguyên...
Chính quyền CSVN hầu như chỉ làm ngơ khi bị dân và báo chí trong nước tố cáo sự nguy hại tiềm ẩn của các “dự án kinh tế Tàu” ở nơi trọng yếu về an ninh quốc gia đó, vì làm bất cứ việc gì cũng là thú nhận dã tâm bán nước và tiếp tay cho Tàu cộng cướp nước Việt. Chỉ khi không thể làm ngơ hay khi có tranh chấp nội bộ chúng mới bắt buộc miễn cưởng điều chỉnh - như vụ “khu nghỉ dưỡng Tàu” ở đèo Hải Vân. Đó chỉ là giả bộ bề ngoài mà thôi, thực chất chính sách Tàu-Việt cộng không thay đổi từ Thành Đô rồi, CSVN chỉ có tiếp tục bán nước như thế và hơn thế nữa mà thôi.
Bình luận 4: Với sự bán nước tưởng là ngấm ngầm của CSVN mà hóa ra quá lộ liễu, và những mưu mô cướp nước của Tàu cộng tưởng “công khai như những viên đạn bọc nhung” nhưng vẫn không thể che giấu chúng được vì có mùi thuốc súng như thế, dân Việt hôm nay chỉ cảnh giác thôi không đủ, vì giặc đã vào nhà từ lâu rồi, và chúng đã quây ổ nằm ấm khắp nơi rồi. Việc phải làm là nhận diện chúng, vạch mặt chúng, và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chúng khi có biến - khi đất nước lâm nguy trước họa Tàu cộng xâm lăng.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ năm là lũng đoạn và Hán hóa nền văn hóa Việt Nam bằng chính sách đưa người “lạ” nhập cư theo lao động phổ thông ồ ạt vào VN, lập khu dân cư Tàu, lập phố Tàu tại VN, lập viện Khổng tử cho người Việt... Âm mưu đồng hóa văn hóa dân tộc Việt với Tàu của Tàu cộng ngày càng lộ liễu.
CSVN không những không kiểm soát các loại “Hán nhập” ồ ạt trên, mà làm ngơ hay cộng tác, hợp tác với họ để... thắt chặt thòng lọng “4 hảo hảo 16 xảo xảo” vào cổ dân VN.
Bình luận 5: Dân tộc Việt mấy nghìn năm nay tuy sống cạnh và chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Tàu, nhưng không bao giờ chịu Hán hóa, không bao giờ chịu hòa tan, thế nên mới có tên nước là Việt Nam - Chạy xa Tàu ra. Nay CSVN lại cố tình “bê” văn hóa Tàu về, muốn cho nó cắm rễ giữa lòng xã hội Việt, giữa đất nước Việt nhằm giúp Tàu cộng Hán hóa người Việt, e rằng cũng là điều không thể, vì sức kháng cự với văn hóa Tàu của người Việt đã thành gen trội gen mạnh rồi, luôn phân biệt Việt-Tàu, CSVN không thể trộn lẫn được! Thậm chí năm 1948, ngay sau khi mới lên cầm quyền, CSVN với TBT lúc đó là Trường Chinh đã chủ trương và hô hào dân Việt thay tiếng Việt bằng tiếng Tàu, dùng thuốc Tàu thay thuốc Tây v.v... đều thất bại ngay vì dân tộc Việt không chấp nhận hoàn toàn văn hóa Tàu được. Chỉ tiếc, sao dân Việt không tỉnh ngộ mà nhận ra bản chất Tàu của Việt cộng ngay từ ngày đó nhỉ?!
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ sáu là khống chế và lũng đoạn nhân sự chính quyền CSVN từ cấp trung đến cao (trong chính phủ, địa phương, quân đội, công an... và trước hết trong đảng CSVN). Chúng, CS Tàu và CSVN làm việc này một cách đồng thuận theo tinh thần thỏa thuận Thành Đô 1990.
Bình luận 6: Chúng nó một lòng “đồng thuận” nhân sự Nam do Bắc chọn duyệt thế rồi, chuyện “nội bộ cộng sản” còn gì để bình nữa đâu. Vấn đề là ở chỗ, cả bộ máy chính quyền của CSVN từ đó mất độc lập tự chủ đối với Tàu cộng hoàn toàn, và trở thành bù nhìn đối với dân Việt, có nghĩa là dân Việt thực tế đã và đang phải chịu sự áp bức một cổ ba tròng: Cung Vua (đảng CSVN), phủ Chúa (chính phủ CS) và thượng cung phương Bắc (Tàu cộng). Bây giờ, động chuyện gì xảy ra ở VN là người ta nhìn về phương Bắc tìm nguyên do, và động chuyện gì xảy ra ở Bắc Kinh hay Tân Cương là người Nam lo nó sắp động đến mình. Thế giới chưa kịp “phẳng” thì Bắc Kinh và Hà Nội đã “san phẳng” hoàn toàn từ năm 1990, gắn bó với nhau như hai cây gậy của một bộ cà kheo, cùng tiến xuống... địa ngục cộng sản.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ bảy là chúng đang phối hợp khăng khít theo cùng một kịch bản của Bắc Kinh để hiện hóa đường lưỡi bò trên Biển Đông, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Vở kịch “Biển Đông là cái lưỡi bò Tàu” của đạo diễn Tàu cộng vai chính được phân cho Việt cộng, đang được trình diễn suốt mấy chục năm nay, sôi nổi nhất là từ 1988 khi diễn viên Việt cộng đã nướng sống trong nước biển 78 chiến sĩ hải quân của mình trước những loạt đạn Tàu, không cho phép họ nổ súng tự vệ và bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Đến nay đã vào 3 màn cao trào là “hợp tác đánh cá” và “HD-981 khoan thăm dò” và “xây dựng pháo đài trên đá Gạc Ma, đá Chữ Thập” để tiếp theo sẽ là “ADIZ Trường Sa”.
CSVN chỉ có phản ứng mạnh nhất là “tha thiết phản đối” rồi “cùng nhau múa nước” hữu nghị, để mặc ngư dân Việt bị Tàu cộng bắt, đánh, cướp, giết trên biển VN.
Bình luận 7: Biển Đông là vùng biển phía Nam mà người Tàu thèm muốn cả nhiều ngàn năm nay rồi. Và những người chặn tham vọng của Tàu bành trướng phía Nam chính là dân tộc Việt, cả ngàn năm nay, hết lần này đến lần khác, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hết thời đại Việt này đến thời đại Việt khác. Không có lý gì lần này dân tộc Việt không làm được, nếu lại phải làm, vì tên dân tộc Việt thế: Việt Nam có nghĩa là Chặn Tàu ở phía Nam! Một mắt xích chặn họa Tàu. Như người Nhật và người Hàn chặn Tàu ở phía Đông, người Tây tạng và Tân Cương chặn Tàu ở phía Tây và người Mông cổ, người Nga chặn Tàu ở phía Bắc Tàu vậy. Và phía sau họ, liên kết họ, hỗ trợ họ, tổ chức họ là người Mỹ, và toàn thế giới dân chủ.
Nhưng lần này, trước khi làm việc đó, người Việt chúng ta có khá nhiều việc “nội bộ” phải làm, như An Dương Vương phải xử cả Mỵ Châu và Trọng Thủy mới bảo vệ được bờ cõi giống nòi Việt. Lần này, dân tộc Việt phải xứ lý được đàn con hoang cộng sản trước khi các thế hệ Việt sau có thể ngẩng đầu chìa tay và sải bước sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới. Tất cả là vì các thế hệ Việt tương lai và thế là đủ lý do để dân tộc Việt phải sớm đứng lên dẹp Việt cộng, đuổi Tàu cộng. Dẹp Việt cộng trước, đuổi Tàu cộng sau, không thể cùng lúc hay ngược lại, vì cái này là nguyên nhân của cái kia.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ tám là ngoại giao bằng áp lực và lừa dối, lươn lẹo, bắt Việt cộng rời xa thế giới dân chủ và chỉ được ôm Tàu, chạy theo nịnh Nga.
Vấn đề là Việt cộng cũng “kiên quyết” làm như Tàu nói thế, và tuyên bố mình luôn thắng lợi vẻ vang trước các thế lực thù địch, để giữ ghế của mình!
Bình luận 8: Phần này “xin miễn” bình luận, vì khó quá nếu không chửi đổng một câu vì khinh bỉ bọn Việt cộng đến tột cùng!
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ chín là can thiệp nội bộ VN chỉ đạo gián tiếp và trực tiếp chính phủ và đảng CSVN đàn áp các cá nhân, lực tượng, phong trào phản biện và đấu tranh đòi quyền con người cũng như đấu tranh chống Tàu xâm lấn - gọi chung là phong trào dân chủ non yếu của Việt Nam.
Bình luận 9: Cuối năm nay chỉ tiêu Tàu cộng đưa ra là phải bắt ít nhất 4-5 nhà đấu tranh dân chủ chống Tàu. Và Việt cộng đã hoàn thành định mức: Bùi Hằng, Ba Sàm, Người Lót gạch và Bọ Lập. Có khi còn 3 tuần nữa Việt cộng sẽ vượt chỉ tiêu để dự phòng cũng nên? CSVN đã leo lên một cấp độ mới trong việc làm nô lệ cho Tàu cộng, chúng đã chuyển sang bắt công dân của mình để bỏ tù rồi đem ra trao đổi với nước khác, như là buôn nô lệ vậy. Nô lệ chuyên buôn nô lệ với giá là nô dịch cả dân tộc để làm nô lệ Tàu.
Tội ác Tàu-Việt cộng thứ mười là trắng trợn và ngấm ngầm cài gián điệp Tàu, ép buộc, mua chuộc, gài bẫy đảng CSVN để cướp đất cướp biển, cướp đảo - xâm chiếm dần lãnh thổ Việt Nam liên tục từ 1955 đến nay thông qua:
1) “Hiệp ước Vạn lịch” do Hồ Chí Minh ký 7/7/1955 dâng 9% diện tích Vịnh Bắc Bộ cho Tàu (từ 26% theo Hiệp ước Pháp-Thanh 1885 lên 35%), VN mất 1,154.25 km2 biển;
2) Tưởng Giới Thạch của Đài loan chiếm đảo Ba Bình lớn nhất của Trường Sa năm 1956;
3) Công hàm Phạm Văn Đồng / Hồ Chí Minh trên danh nghĩa đã dâng toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu cộng, năm 1958;
4) Tàu cộng dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 từ VNCH;
5) Xâm lăng Bắc Việt Nam năm 1979 đến 1987 và sau đó chiếm giữ luôn một loạt giải đất biên giới;
6) Các đợt cắm lại mốc biên giới trên bộ và trên biển Đông vừa qua. Trên bộ, chỉ riêng ba tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh sau khi cắm lại mốc biên giới đã dâng cho Tàu cộng trên 1,500 km2 đất so với biên giới Pháp-Thanh cũ từ thời thực dân, bao gồm cả Ải Nam quan, Thác Bản Giốc, Đỉnh Mẫu Sơn (Tàu gọi là Lao san), tương đương với hơn 2 lần diện tích nước Singapore (chỉ có 716 km2).
7) Phân định trên Vịnh bắc bộ, Việt cộng lại dâng cho Tàu cộng thêm 12,77% diện tích Vịnh (16,377.5 km2) lên thành 46,77% (thêm 23,77% Vịnh hay so với thời Pháp hay VN mất 30,485.0 km2 mặt biển Vịnh Bắc Bộ).
8. Trên Biển Đông Tàu cộng đã cướp hoàn toàn (Việt cộng dâng) quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và đang “nhận bàn giao” dân quần đảo Trường Sa, bước đầu (1988) xong được 7 đảo đá rồi.
9) Tàu cộng cướp mặt biển, ngư trường truyền thống trong vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của ngư dân Việt, hãm hại ngư dân Việt từ nhiều năm nay với sự hỗ trợ âm thầm và hiệu quả của Việt cộng.
Bình luận 10: Để biết dân tộc Việt Nam đã mất gì cho Tàu cộng do Việt cộng cống nạp từ 1955 đến nay, ngoài hơn 2 lần lãnh thổ Singapore trên biên giới, hãy so sánh Hoàng Sa, Trường Sa với Hong Kong - lãnh thổ nhà Thanh cho Anh Quốc thuê 99 năm nay đã về lại Tàu.
Hong Kong có có 260 đảo với tổng diện tích 1,103 km2 kể cả nội thủy gần khoảng 4,6%; Còn Hoàng Sa có 130 đảo trong đó 16 đảo đất có thể sinh sống có tổng diện tích cả nội thủy là khoảng 18,000 km2 gấp 18 lần lãnh thổ Hong Kong, tuy nhiên nội thủy chiếm đến trên 99% diện tích quần đảo Hoàng Sa. Nhưng, hơn với HK, vì là quần đảo cách rời nên Hoàng Sa có thêm 12 hải lý lãnh hải bao quanh tương đương 9,200 km2 bằng 9 lần Hong Kong nữa, và có một vùng đặc quyền kinh tế bao quanh 200 hải lý và tổng diện tích khoảng trên 150,000 km2 - bằng ½ lãnh thổ đất liền của Việt Nam.
Tương tự với Trường Sa, phần đã mất 7 đảo đá có diện tích đảo rất nhỏ nhưng mặt nước nội hải, lãnh hải và đặc quyền kinh tế có thể đã gần bằng cả quần đảo Hoàng Sa. Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì nó lớn gấp ba-bốn lần Hoàng Sa, với 25 đảo, 128 bãi đá ngầm và 77 bãi cát ngầm. Như Trường Sa lớn gấp trên 50 lần Hong Kong về lãnh thổ (kể cả nội hải) không tính hải phận 12 hải lý và khu đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý mà HK không có.
Chỉ xin nói thêm một ý ở đây: Với loài người ngày càng đông đúc và kỹ nghệ cao của Thế kỷ 21 này, mỗi km2 mặt biển hiện nay có giá trị với các quốc gia gần như tương đương với 1km2 đất liền, nếu nó có dầu mỏ thì còn hơn thế nữa. Thế cho nên người ta nói Thế kỷ 21 là Thế kỷ của (tranh chấp) đại dương.
Đó là những gì Việt Nam đã bị Việt cộng cống nạp cho Tàu cộng: hơn 2 lần lãnh thổ Singapore (hay 1 tỉnh Thái Bình) đất trên bờ, khoảng hơn 30 lần lãnh thổ Hong Kong trong Vịnh Bắc Bộ, một huyện đảo Hoàng Sa với diện tích trên 30 lần lãnh thổ Hong Kong, một phần Trường Sa đã mất tương đương trên 20 lãnh thổ Hong Kong ngoài Biển Đông, và chưa kể vùng EZZ và ngoài đó có rất nhiều tiềm năng dầu mỏ.
Sẽ có cái kết: Đóng để Mở
Kể tội 10 tội ác và âm mưu của Tàu cộng đang thực hiện với đất nước, dân tộc Việt Nam hôm nay tất nhiên tôi muốn kết tội bọn Tàu cộng là chính, nhưng đồng thời tôi muốn tố cáo và nhấn mạnh đến sự thông đồng giúp Tàu cộng thực hiện các tội ác trên của CSVN. Như thế, tôi trước hết vẫn là tố cáo tội ác bán nước của CSVN.
Ngày xưa, Mỵ Châu vì lụy tình mà phạm tội thông đồng với chồng Tàu vô tình hại nước mà còn bị cha là vua An Dương Vương xử tội chết trước khi vua tự xử mình. Ngày nay dân tộc Việt Nam có đàn con lạc loài độc ác tham tàn là Việt cộng đã thông đồng với Tàu cộng từ khi đảng của chúng hình thành đến nay, một mặt chúng vô sản hóa dân tộc, dẫn đất nước đến bờ vực tàn vong về mọi mặt đạo đức, kinh tế, văn hóa như hôm nay, một mặt chúng theo Tàu cộng tiến hành bao nhiêu cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người Việt yêu nước chỉ vì chúng muốn giành quyền bá chủ cả nước, và nay để giữ tiếp quyền đó chúng lại lụy Tàu toàn diện như chưa bao giờ có thời nào VN phụ thuộc Tàu hơn thế, đất nước đứng trước nguy cơ mất hẳn vào tay Tàu cộng như bây giờ, thì dân tộc Việt Nam nên xử và sẽ xử đàn con tội lỗi đó của mình thế nào đây.
Câu hỏi lớn trên tôi chưa thể trả lời, nó phụ thuộc vào hơn 90 triệu người Việt hôm nay mà tôi chỉ là một. Nhưng tôi biết dân tộc Việt đã không thể chịu đựng chế độ cộng sản này hơn được nữa và nhất định sẽ đứng lên lật đổ chúng một ngày gần đây dù chúng có bám chặt quan thầy Tàu cộng đến thế nào, để xây dựng một quốc gia Việt Nam Dân chủ Thịnh vượng mà người Việt xứng đáng và nhất định có được Quốc gia Dân chủ Thịnh vượng như thế.
Tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ sớm đóng lại những tháng ngày bị nô dịch cộng sản Việt-Tàu này, để mở ra trang sử Dân chủ mới cho đất nước mình. Vì thế tôi nói: Sẽ có cái kết đóng để mở. Không xa.
Phan Châu Thành danlambaovn.blogspot.com
minhle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Mon Apr 13, 2015 12:43 pm
Thằng "ché đỏ" TBT đảng cs bán nước...
Nguyễn Phú Trọng khoán mại Việt Nam cho Trung Cộng
Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam chấp nhận thay đổi mọi mặt và tham gia vào con đường "hải thượng ti trù chi lộ" (Maritime Silk Road – Con đường tơ lụa trên biển) xây dựng thế kỷ 21, phía Việt Nam đã sẵn sàng để làm việc với một cơ chế tốt cho ban chỉ đạo hợp tác song phương…”
Ngày 07 tháng 4 năm 2015, Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nam Hải. Trung Quốc - Việt Nam nhấn mạnh "Yêu mến nhau và bảo vệ tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam", cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược "toàn diện" bền vững, phát triển lành mạnh và ổn định trên mộtlãnh thổ có hai dân tộc.
Ngày 07 tháng 4, Quân Uỷ Trung ương, Tổng Bí thư CPC, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc hội đàm tại Bắc Kinh Hội trường Đảng Trung ương tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước khi các cuộc đàm phán, Tập Cận Bình tổ chức buổi lễ diễu hành qua hàng danh dự, đón kẻ bán nước tại quảng trường phía đông Bắc Kinh. Nguồn: THX.
CPC Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá hai bên tích cực về những thành tựu phát triển đất nước chung, chú trong sâu vào trao đổi quan điểm về các vấn đề quan tâm chung. Hai bên quan hệ song phương, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực, đã đạt được sự đồng thuận quan trọng. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng niu và bảo vệ tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc-Việt Nam, tôn trọng sự ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, hữu nghị và hợp tác "toàn diện chính sách láng giềng tốt" và "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, tinh thần đối tác tốt", thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện về phát triển bền vững, lợi ích tốt hơn của hai nước.
Tập Cận Bình chỉ ra rằng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc-Việt Nam, do các thế hệ cũ của các nhà lãnh đạo hai bên tạo ra, cho chúng ta một tài sản quý báu của hai nước và nhân dân là một, nên trân trọng và bảo vệ cẩn thận. Dân tộc Trung Quốc và Việt Nam đấu tranh cho độc lập và giải phóng quốc gia, cả hai bên đã cùng nhau chiến đấu vì một quốc gia lớn, đã hỗ trợ cho nhau bởi những "nguyên tắc cách mạng xã hội chủ nghĩa", từ đó đã xây dựng và giúp đỡ lẫn nhau. Trong thế kỷ mới, Trung-Việt tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam hợp tác cùng có lợi để mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, giúp thúc đẩy hòa bình, phát triển thịnh vượng.
Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Trung Quốc-Việt Nam chia sẻ lợi ích rộng rãi, hữu nghị và hợp tác là chủ đạo, Việt Nam nên luôn luôn ở trong tình trạng tổng thể của tình hữu nghị và kế hoạch phát triển song phương như các nguyên tắc quan trọng nhất qua sự tôn trọng lẫn nhau và tham vấn thân thiện, tìm kiếm nền tảng chung, luôn luôn kiểm soát sự khác biệt, nắm bắt các mối quan hệ Trung-Việt cho đúng hướng và đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược dài hạn phát triển ổn định và lành mạnh".
Tập Cận Bình chỉ ra rằng tình hình quốc tế hiện nay tiếp tục trải qua những thay đổi sâu sắc và phức tạp, xây dựng xã hội chủ nghĩa cần tương ứng Trung Quốc-Việt Nam, phát triển của mối quan hệ song phương giữa hai bên đang đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Hai bên cần duy trì phát triển các trao đổi cấp cao song phương chặt chẽ giữa hai bên và tăng cường hợp tác truyền thống để khám phá những cách thức mới để giải quyết các vấn đề phải đối mặt với các mối quan hệ song phương, thúc đẩy những ý tưởng mới về phía trước quan hệ song phương. Đồng thời thực hiện Hiệp ước (2016-2020) do lưỡng đảng ký kết và tu chính nhiều kinh nghiệm, học hỏi xây dựng lẫn nhau, làm phong phú thêm lý thuyết và thực hành kiến thức xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam chấp nhận thay đổi mọi mặt và tham gia vào con đường "hải thượng ti trù chi lộ" (Maritime Silk Road – Con đường tơ lụa trên biển) xây dựng thế kỷ 21, phía Việt Nam đã sẵn sàng để làm việc với một cơ chế tốt cho ban chỉ đạo hợp tác song phương, và thực hiện các kế hoạch hành động hợp tác chiến lược toàn diện để thiết lập cơ sở hạ tầng làm việc hợp tác theo nhóm và hợp tác tài chính nhóm làm việc, để thúc đẩy hợp tác kết nối một nhà nước, và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại với một cấp độ mới. Để tăng cường trao đổi quân sự, tăng cường hợp tác về an ninh và thực thi pháp luật để bảo vệ hiệu quả các tổ chức trong nước tại nước kia, kinh doanh, an toàn cá nhân. Để tăng cường trao đổi thông tin tuyên truyền, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, du lịch và hợp tác địa phương, Việt Nam hữu nghị đào tạo cán bộ viên chức kế nhiệm. Để tuân theo sự đồng thuận quan trọng đạt được của các nhà lãnh đạo của hai bên để cùng nhau kiểm soát một sự khác biệt biển tốt, tình hình chung của quan hệ Trung-Việt và duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì chính sách "trịnh tuệ dung thân" (Cheng Hui-Yung pro) xung quanh khái niệm ngoại giao, làm sâu sắc hơn với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, hợp tác cùng có lợi và khả năng tương tác, làm việc cùng nhau để xây dựng các cộng đồng xung quanh có số phận nhược tiểu. Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội nghi kinh tế (APEC Leaders Meeting) năm 2017, để hỗ trợ xây dựng cộng đồng ASEAN, phía Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc tế, cùng nhau giữ gìn hòa bình thế giới, ổn định và thịnh vượng.
Vào lúc 22 giờ 05, ngày 07 tháng 4 Bắc Kinh. Tổng Bí thư CPC, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao hồ sơ Hiệp ước(2016-2020) bán nước cho Trung Cộng được tổ chức tại Đại sãnh đường Nam Hải Bắc Kinh. Nguồn: THX.
Nguyễn Phú Trọng cho biết rằng, tôi đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần, cá nhân cảm thấy rất hạnh phúc qua sự phát triển quốc gia. Bên Việt Nam, Chính phủ và nhân dân chúc mừng những thành tựu xây dựng đất nước to lớn của Trung Quốc, chúc nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc thực hiện đi đầu của Trung Quốc thành một mục tiêu năng lượng hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Phú Trọng cho rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã trải qua 65 năm lịch sử, hữu nghị và hợp tác là xu hướng chủ đạo của quan hệ song phương. Việt Nam đồng chí và anh em, tình bạn của Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác của thế hệ cũ của hai nước đã tạo ra, chúng tôi phải có trách nhiệm kế thừa di sản của Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông.
Đã từ lâu đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nhân dân giúp đỡ quý báu và hỗ trợ cung cấp mọi thứ cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc cam kết bảo vệ sự nghiệp vĩ đại của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc rất cần thiết cho Việt Nam, và đang thúc đẩy sự đổi mới cải cách toàn diện, hiện nay hơn bao giờ hết, sự cần thiết phải tăng cường hợp tác cùng có lợi, xử lý đúng đắn sự khác biệt và cùng nhau tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển Việt Nam và Trung Quốc vì một đồng có lợi ích to lớn trong sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là trách nhiệm chia sẻ của chúng tôi, mà còn là nguyện vọng chung của mọi người. Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc vẫn tiếp tục ổn định, quan hệ hữu nghị, đó là một ưu tiên và một chính sách lâu dài của Việt Nam, là một sự lựa chọn quyết định chiến lược.
Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường thăm song phương và liên lạc giữa các nhà lãnh đạo, tăng cường tin cậy lẫn nhau về mọi mặt kể cả chính trị. Thúc đẩy toàn diện và thực hiện sự đồng thuận đạt được giữa hai bên đã tiến hành xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, tăng cường các quy định của pháp luật và trao đổi khác, tăng cường cố vấn chính trị giữa hai cơ quan lập pháp và giao lưu. Phát huy đầy đủ và nâng cao tất cả các hoạt động các cơ chế hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau hiện có, tăng cường ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật, an ninh, giao tiếp và hợp tác. Tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới và hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa các khu vực. Nghiên cứu nhiều hơn, tích cực tham gia vào việc xây dựng các con đường tơ lụa Hàng hải của thế kỷ 21, hy vọng sẽ tăng cường sản xuất nông nghiệp, sản xuất, cơ sở hạ tầng, khả năng tương tác và lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc, mạnh mẽ thực hiện khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường, du lịch, phương tiện truyền thông, thanh niên, địa phương trao đổi hợp tác, và không ngừng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác với nhau để kiểm soát xã hội tốt hơn và san bằng nhữngkhác biệt trên biển, cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông.
Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng xem triển lãm thành tựu. Triển lãm giao lưu sâu sắc, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả lý thuyết ngoại giao đã đạt được kể từ hai bên tổ chức 10 lần hội nghị từ năm 2003 đến 2015. Hai nhà lãnh đạo đã nghe, xem và giao tiếp theo thời gian. Họ lắng nghe một cách cẩn thận thảo luận hình nền, kết quả chủ đề thảo luận, giới thiệu lý thuyết chung, và nhìn xem các hình ảnh trên màn hình, nhưng cũng đã đến đứng trước mặt như đọc các thủ tục tố tụng. Nguồn: THX.
Sau cuộc hội đàm, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ ký kết những Hiệp ước quy định tài chính, cơ sở hạ tầng, văn hóa, công lý, thuế, gìn giữ hòa bình và các khu vực khác của theo văn bản hiệp định, "Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản ký kết những hiệp định Chương trình hợp tác Việt Nam (2016-2020). [1]
Sau cuộc hội đàm, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã tham dự các hoạt động hữu nghị thanh niên Việt Nam mở "họp thứ mười năm", với hai đại diện thanh niên bắc tay, chụp ảnh.
Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu của mình rằng Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước và sự hỗ trợ lâu dài với nhau và liên kết tình bạn sâu sắc. "Hữu nghị Quốc gia giữa con người" [2] và "người dân tương thân" bắt đầu từ trẻ. Tôi hy vọng hai người trẻ tuổi làm tình hữu nghị truyền thống giữa di sản Việt Nam, để cho tình hữu nghị Trung-Việt phát triển mạnh trong giới trẻ; quảng bá tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam, và không ngừng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, đào tạo các nhà lãnh đạo mới xây dựng tương lai quan hệ Việt Nam chủ động xây dựng một cây cầu hợp tác giữa hai nước. Tôi tin rằng càng nhiều người trẻ tuổi tham gia hàng ngũ của tình bạn Trung-Việt, tình hữu nghị giữa hai nước sẽ Đi qua các ngọn đuốc thịnh vượng.
Nguyễn Phú Trọng cho biết phía Việt Nam, và Chính phủ nhân dân quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ hữu nghị giữa hai đảng là tình thương của "hai đồng chí và anh em tự hào". Trong những năm qua, Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc chiến giành độc lập và ngày nay phát triển thanh niên quốc gia xây dựng đất nước làm việc chăm chỉ để giúp đỡ lẫn nhau. Hôm nay, các bạn trẻ của hai nước sẽ tiếp tục viết lên tình hữu nghị, và viết nên một chương mới của tình hữu nghị giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc cam kết vì sự thịnh vượng của đất nước, để đạt được mục tiêu phát triển của Việt Nam-Trung Quốc cần quan hệ thân thiện là những yếu tố cần thiết. Trong tương lai và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc về thanh niên, những hy vọng thuộc về bạn.
Tập Cận Bình bắt tay và giới thiệu từng người trong đoàn tùy tùng của Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: THX.
Giới thiệu thành phần lãnh đạo Trung-Việt:
Quân ủy Trung ương CPC, Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hỗ Trữ (Wang Huning), thành viên của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương CPC, Ban tuyên giáo Trung ương Lưu Kì Bảo (Liu Qibao), Ủy ban Trung ương CPC, Ủy ban Trung ương, Văn phòng Trung ương giám đốc Lật Chiến Thư (Li gauntlet), NPC Phó Chủ tịch Trầm Dược Dược (Shen Yue Yue), phó chủ tịch của Ủy ban Thường vụ NPC, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn, (Chang Wanquan), Ủy viên hội đồng nhà nước Dương Khiết Trì (Yang Jiechi 杨洁篪), Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), Thứ trưởng Bộ CPPCC Vương Gia thụy (Wang Jiarui), Đảng Uỷ ban Trung ương Bộ Chính trị, Ủy ban Trung ương thư ký Bộ Chính Trị, Vụ trưởng Vụ Trung ương truyền giáo Đinh Thế Huynh (Ding Shixiong), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Ủy viên Bộ Chính trị Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (Chenda Guang), Ủy ban Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Cass, Ủy ban Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự buổi hoạt động của cặp Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng.
Huỳnh Tâm danlambaovn.blogspot.com __________________________________________
Chú thích:
[1] (中国共产党和越南共产党合作计划 2016-2020年) (Trung Quốc cộng sản đảng hòa Việt Nam Cộng sản đảng hợp tác kế hoạch) [2] "国之交在于民相亲" (Quốc chi giao tại vu dân tương thân)
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Mon Jun 29, 2015 9:10 pm
Nước còn hay mất?
Sun, 06/28/2015 Song Chi.
Bàn đến hiểm họa Trung Quốc, nhiều người cho rằng thời đại bây giờ có lẽ cũng khó có chuyện một quốc gia nào đó ngang nhiên đem quân đánh chiếm nước khác sau đó công khai áp đặt sự đô hộ hay cai trị của mình lên quốc gia đó như thời xưa, hay thậm chí như thực dân, đế quốc trước đây. Cùng lắm là đánh chiếm một phần lãnh thổ của nước khác, điều mà nước Nga của Putin đã làm với Crimea của Ukraine, là ví dụ gần đây nhất.
Vì thế, chuyện Trung Cộng sẽ đem quân xâm lược Việt Nam, biến VN thành một quận huyện của Trung Quốc như trong quá khứ là khó có thể xảy ra. Thế giới chắc chắn không thể để yên cho một hành động ngạo ngược như vậy và Trung Cộng có nhiều thứ để mất nếu hành động chống lại cả thế giới.
Nhưng liệu có cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh tốn hao người và của khi Bắc Kinh biết rõ rằng họ có thể nắm gọn được VN bằng nhiều cách khác, từ khống chế về chính trị, quân sự, tạo ra sự lệ thuộc nặng nề về kinh tế cho tới gậm nhấm dần dần lãnh thổ, lãnh hải, điều mà họ đã và đang tiếp tục tiến hành lâu nay?
Còn đối với dân tộc VN, có phải đợi đến lúc VN bị đổi tên, người VN phải học một thứ ngôn ngữ khác, và có một thế lực ngoại bang công khai ngồi đó cai trị thì mới là mất nước?
Hay trên thực tế, nước còn mà cũng như mất? Khi người dân không được phép quan tâm đến chính trị vì “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”, không được phép có ý kiến hay bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước mọi hành vi ngang ngược, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN của “nước lạ”? Trái lại, nếu vì bất bình mà lên tiếng phản đối thì lại bị chính nhà cầm quyền VN đàn áp, xách nhiễu, tống giam vào tù với những bản án vô vùng phi lý, khắc nghiệt.
Khi suốt từ Nam ra Bắc, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện cách này hay cách khác của “nước lạ” Trung Quốc? Từ thực phẩm, hàng hóa đủ loại tràn vào VN bằng mọi con đường, chính thức hay buôn lậu, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất nội địa; từ việc các doanh nghiệp lớn nhỏ của Trung Quốc thắng thầu phần lớn các công trình trọng điểm của VN trong các lĩnh vực xây dựng, thủy điện, khai thác khoáng sản… dẫn đến sự có mặt của hàng trăm, hàng ngàn công ty, khu công nghiệp và cả những khu vực toàn người Trung Quốc, mà ngay cả chính quyền địa phương cũng không được phép xâm nhập vào. Truyền hình VN từ đài trung ương đến đài địa phương tràn ngập phim cổ trang, lịch sử cho tới phim truyện thời hiện đại của Trung Quốc, các cửa hàng sách lớn nhỏ tràn ngập sách truyện dịch từ Trung Quốc…
Khi sự hiện diện của Trung Quốc không chỉ bao trùm trong lĩnh vực kinh tế, một phần văn hóa, mà rõ rệt nhất là trong lĩnh vực chính trị, thông qua mối quan hệ không tương xứng giữa hai đảng, hai nhà nước Việt-Trung. Các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN tiếp nối nhau đều mặc nhiên chấp nhận tình trạng bất tương xứng này và ngoan ngoãn phục tùng Trung Quốc. Không chỉ nhất cử nhất động học theo mô hình thể chế xã hội của Trung Quốc mà còn phải nghe theo những lời chỉ đạo từ xa, kể cả “cầm tay chỉ việc” của Bắc Kinh từ thời chống Pháp, thời cải cách ruộng đất cho tới bây giờ cũng không khá hơn. Bàn tay nhám nhúa của Trung Nam Hải còn thò sâu vào nội bộ đảng cộng sản VN, mua chuộc, thao túng, gây chia rẽ, kẻ nào thân Tàu thì có cửa leo cao tiến xa và ngược lại.
Thì như thế nước còn mà cũng như mất.
Khi tàu Trung Quốc ngang nhiên cướp bóc, đánh chìm tàu, làm bị thương, bắt giữ người trên các tàu cá của ngư dân VN từ bao nhiêu lâu nay, ngược lại, hàng ngàn tàu cá và tàu quân sự Trung Quốc ngang nhiên đi lại trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN mà nhà cầm quyền không hề dám phản ứng mạnh.
Gần đây, trước thực trạng Trung Quốc ồ ạt biến các đảo ngầm thành những hòn đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trong tương lai, tình hình trở nên hết sức đáng ngại nhưng quốc hội VN vẫn chỉ đóng cửa họp kín về tình hình biển Đông và không dám đưa ra một nghị quyết phản đối mạnh mẽ nào. Trả lời báo chí, ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng“Quốc hội sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình Biển Đông và nếu cần thiết sẽ ra Nghị quyết về vấn đề này tại các kỳ họp sau”. ("Các kỳ Quốc hội sau sẽ ra Nghị quyết về Biển Đông nếu cần thiết", Infonet).
Người dân tự hỏi không biết đến bao giờ thì mới là cần thiết, đợi đến khi các căn cứ quân sự đã xây xong và giặc chiếm nốt những hòn đảo còn lại của quần đảo Trường Sa hay khi giặc đã vào đến tận Hà Nội?
Trong tháng 6, Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển VN, hoạt động tại vùng chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ mà hai nước đang đàm phán phân chia ranh giới, nhưng lực lượng cảnh sát biển VN chỉ dám theo dõi, tuyệt không dám “mời” ra khỏi lãnh hải nói gì đến phản ứng mạnh hơn.
Thậm chí khi có cơ hội lên tiếng, chẳng hạn như tại Đối thoại Shangri-la 2015 tại Singapore, phái đoàn VN do ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu lại có quan điểm “Lần này, VN lắng nghe là chính, không phát biểu”(“Tướng Nguyễn Chí Vịnh: TQ cần hành xử đúng luật quốc tế”, VietnamNet), thay vì nhân dịp này tố cáo trước quốc tế những hành động xâm phạm chủ quyền đất nước và đe đọa đến hòa bình ổn định trong toàn khu vực biển Đông của Bắc Kinh. Ông Vịnh lại còn cho rằng: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác...” (“Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng, càng phải độc lập tự chủ”, Tuổi Trẻ). Trong khi ai cũng thấy rõ VN là nước đã, đang và sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất trong việc Trung Cộng bành trướng trên biển Đông, VN cô độc và cần đến sự giúp đỡ của thế giới như thế nào nếu phải đương đầu với Trung Quốc.
Thì như thế có nghĩa, nước còn mà cũng như mất.
Khi từ các cấp lãnh đạo cao nhất cho đến từng người dân VN chưa đánh đã mang tâm lý đầu hàng trước “Trung Quốc nó mạnh thế đánh làm sao nổi?”, và tâm lý ngồi chờ. Nhà cầm quyền thì chờ Philippines đi kiện Trung Quốc xem tình hình ra sao, chờ các nước khác lên tiếng giùm, nhất là chờ Hoa Kỳ có những phản ứng mạnh mẽ có thể ngăn chặn được Trung Quốc. Hết chờ các nước khác can thiệp lại mong chờ hão Trung Quốc sẽ nể tình mối quan hệ bao lâu nay giữa hai đảng, hai nhà nước mà chiếu cố cho, không xâm lấn hơn nữa.
Còn người dân thì cũng ngồi chờ cho nhà nước này tỉnh ngộ mà thoát ra khỏi mối quan hệ bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Thậm chí có những người ngồi chờ Trung Quốc nổ ra chiến tranh, dù từ bên trong hay bên ngoài, khiến cho chế độ hiện tại của Bắc Kinh phải sụp đổ, Trung Quốc chuyển đổi thành một nước dân chủ thì khi đó VN và các nước láng giềng may ra mới được yên ổn v.v và v.v…
Khi chúng ta không hành động gì mà chi ngồi chờ… sung rụng như thế, thì nước còn mà cũng như mất, và sớm muộn gì cũng mất thật!
Hay nói cách khác, cái giang sơn mà từng tấc đất, ngọn cỏ, dòng sông, đều thấm máu của hàng triệu triệu người Việt qua bao nhiêu cuộc chiến tranh với thiên nhiên để sinh tồn và những cuộc chiến tranh ác liệt chống ngoại xâm, được gìn giữ, bảo vệ và phát triển qua hàng ngàn năm thành một quốc gia trải dài từ Nam ra Bắc, ngày hôm nay, dưới chế độ cầm quyền của đảng cộng sản, đã bị "teo tóp", mất mát dần vào tay ngoại bang và trên thực tế chỉ còn lại cái vỏ độc lập giả hiệu bên ngoài mà thôi.
songchi's blog
minhle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Jul 31, 2015 11:00 pm
Hàng vạn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông
Hàng vạn tàu cá Trung Quốc đang chuẩn bị đổ ra Biển Đông, khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h ngày 1/8.
Tàu Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông. Ảnh: China
Xinhua hôm nay cho hay các tàu cá của ba tỉnh ven biển Trung Quốc là Hải Nam, Quảng Tây và Quảng Đông trong hai ngày 30 và 31/7 tấp nập chuẩn bị lương thực, nhiên liệu để trưa ngày mai đồng loạt "ầm ầm đổ ra" Biển Đông để khai thác cá.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h 16/5 đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc cho biết lệnh cấm được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh tuyên bố tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm".
Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc ra thông báo quy định phạm vi, thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là một hành động vô giá trị và kiên quyết phản đối quyết định này.
Khu vực cấm đánh bắt cá Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5. Đồ họa: Sina
Quốc Trung
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa. Ảnh: Xinhua .
vanle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Sat Aug 01, 2015 2:25 pm
9000 tàu cá Trung Cộng tràn vào Biển Đông, liên tiếp tấn công ngư dân Việt Nam
Tàu cá của ngư dân Tiêu Viết Bản sau khi bị Trung Cộng đập phá. Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Bạn đọc Danlambao - Tàu cá của ngư dân Việt Nam liên tiếp bị Trung Cộng tấn công và cướp phá trong những ngày vừa qua. Hành vi cướp biển này diễn ra đúng thời điểm Trung Cộng huy động 9 ngàn tàu cá cùng 35 ngàn ngư dân tràn vào Biển Đông vơ vét hải sản.
Liên tiếp cướp phá.
Hôm 30/7/2015, khi đang trên đường ứng cứu một tàu cá gặp nạn, tàu cá QNg 90127 của ngư dân Tiêu Viết Bản đã bị Trung Cộng tấn công tại khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).
Theo báo Tuổi Trẻ, 13 ngư dân trên tàu đã bị khống chế và đánh đập thô bạo bằng dùi cui. Không dừng lại ở đó, phía Trung Cộng còn ngang ngược cướp phá nhiều thiết bị trên tàu cùng 2 tấn hải sản, tổng thiệt hại lên đến 500 triệu đồng.
Sau khi Trung Cộng rút đi, thuyền trưởng Tiêu Viết Bản cà các thuyền viên tiếp tục quay trở lại đảo Bạch Quy để lai dắt tàu cá gặp nạn vào bờ an toàn.
Sang đến ngày 31/7/2015, 3 tàu Trung Cộng tiếp tục tấn công và cướp phá tàu cá QNg 96507TS của ngư dân Nguyễn Lợi (Xã An Hải, huyện Lý Sơn).
9 ngàn tàu cá Trung Cộng tràn vào Biển Đông
Trước sự lộng hành ngày càng gia tăng của hải tặc Trung Cộng, giới chức CSVN vẫn chưa có bất cứ động thái cụ thể nào để bảo vệ ngư dân khi đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền.
Thậm chí trước đó, tối 28/7/2015, thượng tướng - thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh còn dẫn đầu phái đoàn 200 quan chức CSVN đến ăn mừng buổi lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập quân đội giải phóng nhân dân Trung Cộng.
Tại buổi ăn mừng do đại sứ quán Trung Cộng tổ chức, ông Vịnh còn trơ trẽn thề thốt rằng tình hữu nghị láng giềng giữa hai nước Việt - Trung là ‘không bao giờ thay đổi’.
9000 tàu cá Trung Cộng sắp tràn vào Biển Đông Chỉ vài ngày sau tuyên bố của ông Vịnh, Trung Cộng đã huy động đến 9 ngàn tàu cá cùng hơn 35 ngàn ngư dân tràn xuống Biển Đông nhằm vơ vét nguồn tài nguyên biển.
Từ sáng ngày 1/8/2015, đội quân tàu cá khổng lồ này đã bắt đầu khởi hành từ tỉnh Hải Nam và được hộ tống bởi các tàu hải giám Trung Cộng.
Giữa lúc tình hình Biển Đông ngày càng leo thang căng thẳng, Trung Cộng vẫn tiếp tục thò bàn tay lông lá nhằm gây bất ổn tại biên giới Tây Nam.
Trong khi đó, giới chóp bu CSVN vẫn chỉ lo chây lỳ bám ghế với những cuộc đấu đá, triệt hạ lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực.
Bạn đọc Danlambao danlambaovn.blogspot.com
vanle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Wed Aug 05, 2015 1:12 am
Đội tàu cá vỏ thép của Trung Quốc. (Nguồn: AP)
Lực lượng dân quân biển: Chiến lược mới của Bắc Kinh ở Biển Đông
Bức ảnh chụp qua cửa sổ máy bay quân sự cho thấy sự lấn chiếm của Trung Quốc ở Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Trung Quốc đang mở rộng vai trò của dân quân biển, biến lực lượng này thành một ‘hạm đội’ đánh cá mới ở Biển Đông, một động thái có thể gây thêm căng thẳng trong khu vực tranh chấp. Tờ Want China Times dẫn lời của một chuyên gia nghiên cứu quốc tế cho biết như vậy trong cuộc hội thảo 2 ngày tại Trung tâm Phân tích Hải quân, Mỹ, hôm 3/8.
Theo chuyên gia Trương Hồng Châu của trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, dân quân biển của Trung Quốc là một trong những lực lượng ít được để ý tới trong việc phô trương sức mạnh của Trung Quốc. Trước đây, chính quyền Trung Quốc thường sử dụng lực lượng này để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ giải cứu các tàu bị mắc cạn đến việc cập bờ ở các hòn đảo có tranh chấp. Để tăng cường hoạt động cho lực lượng này, lần đầu tiên Bắc Kinh xem xét đến việc hình thành đội tàu đánh cá quốc doanh đầu tiên, truyền thông quốc tế trích lời ông Trương.
“Có vẻ như Trung Quốc đang xây dựng một đội tàu đánh cá quốc doanh cho lực lượng dân quân biển của họ ở Biển Đông”.
Trên thưc tế, việc tăng cường vai trò cho lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã có từ năm 2013 khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm thị trấn đánh cá Đàm Môn thuộc tỉnh Hải Nam. Ông Tập nói nhiệm vụ của lực lượng này không chỉ là dẫn đầu về các hoạt động đánh bắt cá trong khu vực, mà còn là thu thập các thông tin về biển và hỗ trợ việc xây đảo nhân tạo và các bãi đá.
Có một đội tàu đánh cá quốc doanh đồng nghĩa với việc lực lượng dân quân biển Trung Quốc không còn phải phụ thuộc vào các tàu cá thuê mướn nữa, mà đội tàu đánh cá quốc doanh sẽ cung cấp tàu cho họ. “Những chiếc tàu này đương nhiên là sẽ được triển khai ở Trường Sa”, ông Trương khẳng định.
Theo ông Trương, sự thay đổi chiến lược của chính quyền còn phản ánh thất vọng về sự bất lực của Bắc Kinh trong việc quản lý ngư dân. Sau một chuỗi các vấn đề đang gia tăng, bao gồm những khiếu nại đang diễn ra về mức trả lương thấp cho việc tham gia vào các sáng kiến của chính quyền, chẳng hạn như việc tham gia bảo vệ giàn khoan dầu 981 của Trung Quốc khi xảy ra đụng độ với Việt Nam hồi năm ngoái. Chính vì vậy mà Bắc Kinh đã quyết định tăng cường kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của lực lượng này.
Quyết định mở rộng vai trò của lực lượng dân quân biển được xem là một âm mưu của Bắc Kinh vừa kiểm soát được ngư dân, vừa củng cố vị thế của Trung Quốc ở Trường Sa.
Đối với ngư dân Trung Quốc, khu vực biển trên là một ngư trường đầy tiềm năng. Tỉnh Hải Nam gần đây đã đặt hàng 84 tàu đánh cá lớn cho thành phố Tam Sa. Thành phố này nằm trên một hòn đảo có tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và có trách nhiệm quản lý cả 2 quần đảo Trường Sa và Trung Sa. 10 chiếc sẽ được giao trước cuối năm 2015 để tăng cường cho lực lượng hiện tại ở đây đã có 4 chiếc. Do đó, việc hoàn tất một đội tàu đánh cá như trên phải mất một thời gian nữa, theo ông Trương, có thể là một vài năm.
Nhà nghiên cứu ở Singapore cũng cảnh báo việc tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển của Bắc Kinh có thể sẽ làm gia tăng tranh chấp trong khu vực và làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc vì những hoạt động bất hợp pháp mà lực lượng này có thể sẽ thực hiện trong khu vực đang có tranh chấp với các nước láng giềng.
Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc.
Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh: chỉ trong vòng 4 tháng rưỡi, kể cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, người ta đã hoàn tất toàn bộ mọi thủ tục để cho một đại dự án vô cùng nhạy cảm lên tới hàng chục tỷ USD ra đời, từ tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chính phủ cho phép thực hiện dự án, ngày 16/1/2008, cho đến 2 văn bản do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký (i) chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 4.3.2008, và (ii) phê duyệt dự án ngày 6/6/2008.
Bức xúc vì bất chấp những cảnh báo đầy tâm huyết của vô số nhân sỹ, trí thức, chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương đều không chỉ phớt lờ mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.
Ám ảnh nhượng địa
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi đến Kỳ Anh là những biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện nhan nhản khắp nơi, cứ như thể mình vừa lạc vào một “nước lạ” vậy.
Và những điều mắt thấy tai nghe
Qua câu chuyện với những người dân địa phương, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin về Formosa mà phải đến đây thì mới thực sự được “mắt thấy tai nghe”, đặc biệt là về việc tập đoàn này sắp triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD.
Anh S., một lái xe hợp đồng chở rác bằng xe tải nhẹ từ trong khu vực dự án Formosa ra ngoài bãi rác, cho chúng tôi biết là cả con người lẫn phương tiện ra vào Formosa đều chịu sự kiểm soát hết sức gắt gao. Người có thẻ của người, xe có thẻ của xe. Mỗi lần vào chở rác, xe của anh phải đi qua 4 cửa kiểm soát; cả người lẫn xe đều bị kiểm tra.
Buổi sáng, anh đến cổng Formosa lúc 7h15 nhưng phải tới 8h15, anh mới đến được nơi cần đến là bãi rác công trường. Lúc đi ra thì lại còn nhiêu khê hơn, bởi người ta còn phải kiểm tra, cân đo đong đếm lượng rác trên xe. Thành ra, mỗi buổi anh chỉ chở được đúng một chuyến; cả ngày là hai chuyến. Năng suất vận chuyển chỉ bằng ¼ so với bình thường.
Trong công trường, có những khu vực mà ở đó công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc làm việc cùng nhau. Nhưng cũng có những khu chỉ cán bộ và công nhân Trung Quốc làm việc; người Việt Nam không được phép bén mảng tới. An ninh được thắt chặt còn hơn cả khu quân sự đặc biệt, như thể đây là một quốc gia biệt lập ngay trong lãnh thổ Việt Nam vậy.
Với sự che chắn của cả chính phủ lẫn lãnh đạo Hà Tĩnh, Formosa chẳng coi các cơ quan chức năng địa phương ra gì; ưng thì họ cho vào, không ưng thì miễn. Các nhà báo thì hầu như không có cơ may lọt vào đây, trừ khi tháp tùng lãnh đạo cấp cao, và cũng chỉ được phép đến những nơi mà người ta đã “lên chương trình”.
Anh K., một người bán vật liệu bên ngoài dự án Formosa thì kể: Formosa cho tàu chở hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc sang. Phần lớn số đó là phạm nhân, chẳng có lấy một mảnh giấy tuỳ thân. Không một cơ quan chức năng nào của Việt Nam kiểm tra, kiểm soát họ đến nơi đến chốn. Số người Trung Quốc bị đánh chết trong vụ bạo động ở Vũng Áng ngày 14/5/2014 lên đến hàng trăm người, chứ không phải chỉ 4 người như phía Trung Quốc và nhà chức trách Việt Nam thông báo. Một phần là do người ta muốn giảm mức độ nghiêm trọng của vụ việc, nhưng quan trọng hơn là vì hầu hết số người chết đều không có giấy tờ tuỳ thân.
Chỉ riêng việc Formosa đưa hàng ngàn phạm nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đã cho thấy sự quan tâm hết sức đặc biệt mà nhà cầm quyền Bắc Kinh dành cho dự án này.
Ông L., thủ từ một ngôi đền trong khu vực thì kể, những người làm việc trong công trường cho ông biết, Formosa thiết kế những đường hầm rất lớn thông ra biển, chẳng hiểu để làm gì, rồi những khu nhà đúc toàn bằng bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố nữa. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người Trung Quốc sẽ đưa gì từ ngoài “lãnh hải” của họ vào trong “lãnh thổ” của họ.
Cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của VN trên Biển Đông, cùng vùng biển bao la kéo dài 5km, đã thuộc quyền kiểm soát của người TQ trong ít nhất 70 năm. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người TQ sẽ đưa gì từ “lãnh hải” của họ vào “lãnh thổ” của họ.
Cùng với sự đổ bộ nhanh chóng của hàng ngàn người Trung Quốc là sự bùng phát của các tệ nạn xã hội như xì ke ma tuý, mại dâm, thế giới ngầm, v.v. Đã xẩy ra các vụ loạn đả dẫn đến chết người giữa các băng nhóm xã hội đen, đặc biệt là giữa các băng Hải Phòng và các băng Hà Tĩnh, để tranh giành lãnh địa.
Tình hình trật tự trị an xã hội diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngay cả đền thờ, miếu mạo cũng trở thành đối tượng của trộm cắp, mà bản thân chúng tôi cũng “may mắn” được chứng kiến một vụ trộm ở đền thờ Formosa. Tình trạng đàn ông Trung Quốc lấy vợ Việt Nam ở địa phương vẫn âm thầm diễn ra và rất khó kiểm soát.
Người dân địa phương bức xúc vì bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ, để đến “tái định cư” ở những nơi xa lạ, vô kế sinh nhai, vì mức độ “Hán hoá” ngày càng nặng nề, vì tình hình tệ nạn xã hội và an ninh trật tự ngày một xấu, vì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, v.v. Thế nên họ lại càng tỏ ra hết sức quan ngại, bất an trước thông tin Formosa sắp sửa triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD, một dự án vốn không nằm trong kế hoạch đầu tư ban đầu của Formosa cũng như quy hoạch nhà máy lọc dầu của chính phủ Việt Nam.
“Tiểu quốc” Formosa của Đại Hán – nơi vừa quyết liệt thể hiện tinh thần “độc lập” khi ban hành luật lệ phạt tiền các phương tiện vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ trong “lãnh thổ” của mình
Ông M., một nhà giáo về hưu, không giấu nổi ưu tư và bức xúc khi trò chuyện với chúng tôi: “Đành rằng Formosa đầu tư vào đây sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nhưng kéo theo đó là vô số hệ luỵ khó lường, đặc biệt là về an ninh - quốc phòng. Người dân chúng tôi cảm thấy rất đau đớn khi phải nhường đất đai của tổ tông cho người Trung Quốc – những cư dân xa lạ, xấu tính đang kéo đến ngày một đông và nghênh ngang như thể đây là giang sơn ngàn đời của họ.”
“Việc nâng cấp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương và điều động thêm nhiều công an, bộ đội biên phòng về Kỳ Anh tuy ngốn rất nhiều ngân sách nhưng vẫn chỉ là một giải pháp tâm lý nhiều hơn là thực chất. Nó mới chỉ phần nào giúp giải quyết vấn đề ở phần ngọn, chứ không phải là một biện pháp hữu hiệu và càng không phải là giải pháp rốt ráo giúp loại trừ hiểm hoạ Formosa, nhất là khi người Trung Quốc thì xưa nay vẫn ‘thâm như Tàu’.”
“Thật khó hiểu khi chính phủ không chỉ giao cả một vùng lãnh thổ bao la ở nơi hiểm yếu này cho người Trung Quốc, mà còn dành cho họ vô số ưu đãi. Mà nào đã hết đâu, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh cách đây vài tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam đối với việc tập đoàn này sắp sửa xây dựng một nhà máy lọc hoá dầu trị giá tới 12 tỷ USD. Mới một dự án luyện cán thép mà Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã bị ‘Hán hoá’ đến thế này. Rồi đây, với dự án lọc hoá dầu kia nữa, liệu vùng đất này còn gì là của người Việt Nam?”
Những gì đang diễn ra ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, cũng như ở bất cứ đâu có các “dự án kinh tế” hay hoạt động mua bán của người Trung Quốc trên dải đất mà họ vẫn nuôi dã tâm thôn tính cùng lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” suốt hàng ngàn năm nay, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch trong tình cảnh bị luộc một cách từ từ và khó nhận biết.
Ban đầu, chú ta chỉ cảm thấy ấm áp, thậm chí còn lâng lâng, khoan khoái. Cho đến khi chú nhận ra mình sắp chín đến nơi rồi thì điều duy nhất mà chú có thể làm được là…ngáp.
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Apr 22, 2016 2:02 pm
Hôm nay cá chết - Và ngày mai
Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Muốn nuốt chửng vĩnh viễn dải đất Việt Nam thì phải xóa sổ dân tộc Việt Nam. Gần ngàn năm đô hộ xứ Giao Chỉ, Đại Hán âm thầm và quyết liệt loại trừ dân tộc Việt bằng đồng hóa và đã thất bại.
Dù bị hòa máu, pha loãng dòng máu Việt trong dòng máu Hán. Dù kẻ sĩ, tinh hoa người Việt bị giết, bị bắt đưa về phương Bắc. Dù văn bia điển tích gốc gác người Việt bị đập, gia phả bị đốt, bị vơ vét đưa đi mất tích. Dù bao nhiêu thế hệ người Việt nối tiếp nhau phải học lễ nghi, phong tục, văn hóa Đại Hán. Nhưng văn minh sông Hồng ở ca dao, tục ngữ, ở lời hát ru của mẹ, ở câu chuyện cổ tích của bà, ở lịch sử dân tộc, ở huyết thống ông cha, ở khí thiêng sông núi đã lặn trong máu người Việt không bao giờ phôi phai. Văn minh sông Hồng không chói lọi nhưng đặc sắc và bền bỉ vẫn song song tồn tại cùng nền văn minh Đại Hán. Nền văn minh sông Hồng còn, dân tộc Việt Nam còn.
Thời tối tăm mông muội đã không thể đồng hóa. Trong ánh sáng văn minh, trong kỉ nguyên công nghệ và tin học, trong thế giới phẳng càng không thể thôn tính bằng đồng hóa. Nung nấu tham vọng “Bình thiên hạ” của những hoàng đế Đại Hán, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình không thể đi lại con đường loại bỏ người Việt bằng đồng hóa, bằng cái chết tâm hồn thì phải loại bỏ người Việt bằng cái chết thể xác.
Mao Trạch Đông dùng ý thức hệ giai cấp kích động những người cộng sản Việt Nam đẩy dân tộc Việt Nam vào những cuộc chiến tranh liên miên. Hết “Đánh Mĩ đến người Việt cuối cùng”, “đánh cho Mĩ cút”, lại người Việt giết người Việt, “đánh cho ngụy nhào”. Rồi người Việt truy bức, đấu tố, hãm hại người Việt ngay trên đất Việt và người Việt truy đuổi người Việt đến cùng trời cuối đất. Nước Việt tan hoang. Người Việt, kẻ chết thây rải kín đất, mộ bia nghĩa trang liệt sĩ trắng xóa khắp nước. Kẻ sống li tán tan tác khắp năm châu bốn biển..
Mao Trạch Đông diệt người Việt bằng chiến tranh bằng cái chết tức thì. Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩn Đào, Tập Cận Bình diệt người Việt bằng chất độc trong miếng ăn, trong nước uống, trong đồ dùng làm người Việt tuyệt tự không thể sinh sản và mần bệnh hiểm lặn vào cơ thể mang cái chết chậm đến không thể chữa chạy!
Nhìn hình ảnh xác cá biển chết rải trắng trải dài hàng trăm kilomet lập lờ mép nước biển từ Hà Tĩnh đến tận Quảng Nam do chất độc China tháo xuống biển từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, mảnh đất nhượng dài hạn hơn nửa thế kỉ cho người Tàu tôi lại nghĩ đến ngày mai của những người Việt Nam mang mần bệnh do nhiễm chất độc China đang sống lay lắt trên khắp dải đất Việt Nam.
Ôi, có phải số phận con cá ở dải biển miền Trung hôm nay là số phận người dân Việt ngày mai?
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Sun Apr 24, 2016 12:00 pm
Vụ cá chết: Formosa nhập hóa chất cực độc súc xả đường ống
24/04/2016
TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong quá trình kiểm tra, Tổng cục Môi trường xác định Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương.
Danh sách 45 loại hóa chất Formosa nhập về để xử lý chất thải, súc rửa đường ống - Ảnh: chụp tài liệu
Formosa nhập nhiều hóa chất cực độc
Sau khi có được danh sách 45 loại hóa chất mà Formosa nhập để súc rửa đường ống, Tuổi Trẻ đã gửi đến một số nhà khoa học để tham khảo.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc. Trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy... (Q.T.)
Đây là đường ống ngầm có chức năng dẫn nguồn chất thải đã qua xử lý ra biển. Formosa vi phạm gì trong quá trình súc xả đường ống?
Không thông báo vì... không biết!
Theo quy định, khi súc xả đường ống, Formosa có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào nhưng Formosa không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống.
Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) quy định điều này khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do Formosa trình.
Vậy Formosa giải thích thế nào với cơ quan chức năng về việc súc rửa đường ống không thông báo cho địa phương? Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết: “Chúng tôi có hỏi nhưng họ (Formosa - PV) nói không biết có quy định này”.
Vậy nguồn nước thải súc rửa đường ống đó đi đâu? Nguồn tin này cho hay: theo giải thích của Formosa thì nguồn nước thải này “thực hiện theo quy trình khép kín, sau đó đưa vào tái tuần hoàn trong quá trình xử lý nước thải”, rồi được lấy lại và đưa vào khu xử lý nước thải công nghiệp.
Làm sao biết chắc chắn nước thải súc rửa được đưa vào hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường? Theo nguồn tin này, trong quá trình kiểm tra phía Formosa đã cung cấp các báo cáo từ hệ thống quan trắc tự động.
“Nếu nước thải không đạt tiêu chuẩn thì hệ thống quan trắc tự động báo ngay, nhưng từ số liệu báo cáo qua quan trắc tự động thì các thông số thể hiện chất lượng nước thải đều đạt tiêu chuẩn” - vị này cho hay.
Đường ống được cấp phép, không phải bí mật
Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Bộ TN-MT chấp thuận cho Formosa làm đường ống ngầm đưa nước thải sau xử lý ra biển, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết năm 2014 Formosa có văn bản đề nghị được xây dựng đường ống xả nước làm mát ra vịnh Sơn Dương, ống có đường kính 1,2m, chiều dài 1,3km, nằm cách mặt biển 12m.
“Việc xây dựng đường ống này đã được Bộ TN-MT chấp thuận từ năm 2014. Đường ống đó được xả thải hợp pháp. Nguồn nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn VN được xả qua hệ thống đường ống này” - ông Nhân nói.
Về việc cho phép Formosa xả thải, ông Hoàng Văn Bảy - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước - xác nhận: “Giấy phép xả thải cấp cuối năm ngoái là giấy phép có điều kiện. Tức là phải đảm bảo các thông số, nồng độ bao nhiêu trước khi xả ra. Đương nhiên nước thải xả ra phải đạt các điều kiện” - ông Bảy nói. Theo ông, tại thời điểm cấp phép xả thải thì chất lượng nước thải của Formosa đạt tiêu chuẩn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh những lần trước đây, ông Hoàng Dương Tùng - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - cho biết tổng cục đã kiểm tra tại Formosa một số lần, tiến hành ba tháng một lần.
“Năm 2015 kiểm tra đủ cả các lần và mẫu nước thải của Formosa đều đạt chuẩn”- ông Tùng cho hay.
Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, trước hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển các tỉnh, bộ trưởng Bộ TN-MT đã chỉ đạo phải khẩn trương tìm ra nguyên nhân.
“Đoàn kiểm tra của bộ đang làm việc rất khẩn trương. Tuy nhiên với những thông tin đường ống ngầm đã được nêu, phải khẳng định đây là đường ống được cho phép chứ không phải đường ống ngầm bí mật” - ông Nhân nói.
Hình thức hợp pháp nhưng vận hành ra sao là chuyện khác
Trong cuộc họp chiều 23-4 tại Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân bày tỏ: “Hệ thống xả thải này là hợp pháp. Chỉ có điều họ xả cái gì, xả như thế nào là một vấn đề khác”.
Cũng theo ông Nhân, hệ thống quan trắc tự động lắp đặt tại Formosa hiện do Sở TN-MT Hà Tĩnh quản lý.
Hệ thống này hiện hoạt động với chức năng báo cáo các thông số quan trắc hằng ngày để theo dõi.
Song ông cũng đặt câu hỏi: “Hệ thống được đấu nối chức năng “bấm nút” lấy mẫu ngay tại chỗ khi phát hiện gian dối như ở một số trạm quan trắc khác hay chưa?”. VĂN ĐỊNH
XUÂN LONG
Cận cảnh cá chết dắt dày đặc khe đá dọc bờ biển Hà Tĩnh
Dọc bờ biển dài hàng chục km ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cá tự nhiên từ 3 lạng đến 4 kg chết thối rữa, dắt vào khe đá, nhiều con bị sóng đánh tan.
Cách bờ biển Mũi Đao (phường Kỳ Phương) khoảng một km là khu vực nhà máy nhiệt điện của Formosa, nơi người dân phản ánh việc xả thải. Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Formosa cho hay hiện tại nhà máy nhiệt điện chưa đi vào vận hành, do đó không thể đổ lỗi vào quy trình xả thải của công ty.
Dọc bờ biển Kỳ Phương có hàng chục hộ dân làm nghề đi biển và mở nhà hàng kinh doanh, buôn bán thủy hải sản. Tuy nhiên gần 3 tuần qua, công việc của họ đã phải ngưng trệ, thuyền và lưới để trên bờ không thể ra khơi, bởi khi đánh bắt về bán không ai mua.
.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Sun Apr 24, 2016 10:14 pm
Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?
Thùy Linh
Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?
Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 698m cho thấy, kênh nước thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa Vũng Áng (Ảnh FB Hào Song Trần)
Ảnh chụp Google Earth thời điểm ngày 19/4/2015 ở độ cao 3.38km (Ảnh FB Hào Song Trần)
Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong). (Ảnh FB Hào Song Trần)
Pháp luật quy định rõ, bất kỳ cá nhân nào hoạt động trên đất Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Thế nhưng, một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và đầu tư trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải, hủy hoại môi trường sinh thái như thế mà đoàn cán bộ lại không thể vào kiểm tra? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?
Nhìn lại vụ xả chất thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, 100% vốn đầu tư Đài Loan, đã được Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện năm 2008, vi phạm luật về bảo vệ môi trường Việt Nam. Khi đó, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và buộc Vedan chịu phạt và bồi thường thiệt hại cho người dân. Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với công ty Vedan mà KCN Vũng Áng lại là ngoại lệ? Có điều gì mờ ám ở dự án này? Liệu có “ông lớn” nào đang chống lưng đằng sau hay không? Hay các dự án của Trung Quốc thì không cần tuân theo luật pháp Việt Nam?
Cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ mà các cấp chính quyền “bất lực” ư?
Nội dung Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ban hành ngày 23/08/1993 chỉ công nhận “quyền bất khả xâm phạm” đối với các cơ quan đại diện Ngoại giao của nước ngoài. Chúng ta lại có trường hợp ngoại lệ ư? Đây có được xem là “vi hiến” hay không?
Chưa kể, Điều 69 Luật Đầu tư 2014 quy định rõ: “Cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành “giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật”.
Phải chăng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT và Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh không phải là “cơ quan quản lý nhà nước” theo điều luật này? Đáng lẽ ngay từ đầu, khi chuẩn bị cấp phép đầu tư dự án, chúng ta phải kiểm tra và đặt trạm quan trắc môi trường từ các nhà máy ra biển Đông; chưa kể lên lịch kiểm tra định kỳ hàng năm. Tại sao lại xảy ra hệ lụy hủy hoại môi trường không thể kiểm soát như thế? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi cuộc sống của người dân vì thế nào lâm vào khốn cùng, môi trường bị hủy hoại?
Ảnh chụp từ Google cũng thấy rõ đường dẫn xả thải lộ thiên (khoanh tròn màu đỏ). Tại sao các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa vào cuộc xử lý? Có điều gì mờ ám đằng sau KCN này?
Nếu doanh nghiệp nước ngoài biến khu vực đầu tư của mình thành cứ điểm “bất khả xâm phạm” gây hại môi trường, làm hại cuộc sống người dân như thế thì có cần “trải thảm đầu tư” chào đón họ không? “Yếu tố nước ngoài” ở đây là gì?
Đã có những cửa hàng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, cấm người Việt; đã có những “làng Trung Quốc” chỉ sử dụng bảng hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc mọc lên nhan nhản khắp mảnh đất hình chữ S do hệ lụy từ các dự án đầu tư mà Trung Quốc làm chủ; bây giờ đến chuyện các cơ quan chức năng “không có quyền” vào kiểm tra tại Vũng Áng… Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Fri Apr 29, 2016 12:21 am
Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?
Thứ hai, 25/04/2016
(Kinh tế) - Gần đây, rất nhiều bạn đọc đã gửi thắc mắc cho Ban biên tập về việc “Vũng Áng là của Đài Loan hay Trung Quốc?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để rộng đường các bạn đánh giá và đưa ra câu trả lời riêng cho mình.
Nghi vấn 1: Vũng Áng là của Đài Loan?
Báo Lao động ngày 17/10/2014 cho biết: “UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo, tính đến 11.10, có 37.511 người lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó, lao động trong nước là 31.594 người, lao động nước ngoài là 5.917. Báo cáo cũng cho biết, đến nay các nhà thầu mới chỉ trình cấp phép được 1676/4658 lao động người Trung Quốc (chiếm 36%). Tại Formosa, hiện có 92 nhà thầu thi công, trong đó có 36 nhà thầu chính, 56 nhà thầu phụ (15 Trung Quốc, 12 Đài Loan, 43 VN, 21 Hàn Quốc, 01 Bỉ.”
Tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Quốc, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người Trung Quốc chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Quốc đã theo chân các nhà thầu Trung Quốc & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”, như thông tin đăng trên báo Tiền Phong ngày 17/6/2013.
Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?
Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/07 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Quốc, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương; và đã được UBND Hà Tĩnh phúc đáp trong công văn số 3793/UBND-VX1 đã liệt kê rõ danh mục các nhà thầu Trung Quốc.
Vậy, một dự án mà Tập đoàn Đài Loan (vốn luôn chịu sự chi phối và kiểm soát từ Trung Quốc; lập trường CHND Trung Hoa cho rằng “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”) trúng thầu đầu tư vào Việt Nam nhưng sau đó lần lượt giao lại phần lớn cho các nhà thầu Trung Quốc, toàn bộ nhân công sử dụng là lao động Trung Quốc thì có được xem là dự án của Đài Loan nữa hay không?
Nghi vấn 2: Hưng Nghiệp Formosa có phải là nhà đầu tư vốn Đài Loan 100%?
Trên website giới thiệu, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được thành lập 100% vốn Đài Loan, trực thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan, do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần. Dự án chính của Formosa Hà Tĩnh là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương.
Trang cafef.vn ngày 22/04/2016 cho biết: “Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á. Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải)”
Như vậy, FPG có 4 đơn vị lớn nhất. Chúng ta thử tìm hiểu Formosa Hatinh Steel và các công ty này có liên quan gì đến dự án này?
Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải từ Khu liên hợp Gang Thép Formosa Vũng Áng xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong).
Theo Vietnam Investment Review, dự án gang thép Vũng Áng của Formosa Hatinh Steel có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 10 tỷ USD, với công suất hàng năm là 7,5 triệu tấn thép do Formosa nắm giữ cổ phần 95% và China Steel – 5%.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Formosa Plastics Group (Đài Loan) chỉ còn làm chủ 59% của Formosa Hatinh Steel qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21.25% xuống 14.75%.
Tìm kiếm thông tin trên báo cáo tài chính của tập đoàn Formosa Plastics Group năm 2013, chúng tôi không thu được bất kỳ thông số cũng như thông tin gì về thương vụ này, hay tên đối tác chuyển nhượng. Chỉ trong phần Tổng quan hoạt động của Formosa Plastics Corp (trang 16) đề cập như sau: “Moreover, our 14.75%-owned Formosa Ha Tinh Steel Corporation (FHS) with 7.10 million MT/year of crude steel in Ha Tinh Province, Vietnam is an integrated steel plant that is capable of billet, Hot Rolled Coil and Bar in Coil/Wire Rod mainly supplied to the local market as well as other Asian markets.”
Tại Trang 1 Báo cáo Tài chính này, chúng tôi cũng chưa xác định Formosa Hatinh Steel nằm ở mục nào. Tính gộp cho 4 công ty con của Formosa Plastics Group (theo thứ tự từ 1 đến 4)? mục Other Foreign Companies? hay mục Subtotal of Foreign Companies?
Do đó, chúng ta chưa cần tìm hiểu thêm các cổ đông của tập đoàn FPG và 4 công ty con là những ai. Chỉ cần xem Formosa Hà Tĩnh thông báo tập đoàn FPG sở hữu 95% FHS thông qua 4 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp – có nghĩa là mỗi công ty con làm chủ 23.75% – vậy:
(1) Mỗi công ty con giảm từ sở hữu 23.75% xuống 21.25%, trước khi giảm tiếp sở hữu từ 21.25% giảm xuống 14.75% khi nào?
(2) Ai, hay những ai, là chủ sở hữu mới 36% Formosa Hatinh Steel (từ tổng sở hữu của tập đoàn Formosa Plastics Group là 95% giảm xuống 59% sau ngày 26/9/2013) – là Đài Loan, hay Trung Quốc hay là nước khác? Chính phủ Việt Nam có được thông báo không?
(3) Formosa Petrochemical Corp giảm cổ phần từ 21.25% xuống 14.75% dẫn đến cắt giảm đầu tư vào dự án từ 744 triệu USD xuống còn 516 triệu USD, vậy còn 3 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp và Formosa Chemicals & Fibre Corp thì sao? Và chủ sở hữu mới 36% có sẽ bù đắp cho các khoản cắt giảm đầu tư này không?
Với tất cả những số liệu trên, có thể khẳng định là Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký.
Phát biểu đầy “trách nhiệm và nhân văn” của Giám đốc đối ngoại Formosa.
Fomosa Hà Tĩnh quá quắt thế nào?
Formosa Hà Tĩnh mong muốn gì khi gửi công văn số 1406022/CV-FHS đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Như Báo Người Lao Động ngày 25/06/2014 ghi rõ: “Formosa đề xuất được xây ký túc xá hộ gia đình để cho thuê, bán lại cho nhân viên, trong đó nhân viên người Việt có thể nhận được quyền sử dụng đất lâu dài trong đặc khu.”
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài lại “dám cả gan” đề xuất xây ký túc xá hộ gia đình và “cho thuê, bán lại cho nhân viên” với “quyền sử dụng đất lâu dài”. Nghĩa là, Formosa yêu cầu quyền cho thuê, bán lại và sử dụng lâu dài cho nhân viên (phần lớn là người TQ) ngay trên Việt Nam. (Xem báo Tuổi trẻ)
Trong khi Điều 43 Luật Đầu tư 2014 vốn quy định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm, và 50 năm đối với dự án ngoài khu kinh tế. Một doanh nghiệp nước ngoài như Formosa mà muốn đứng trên cả pháp luật Việt Nam ư?
Liệu có thế lực nào “chống lưng” cho doanh nghiệp này để ngang nhiên đòi hỏi như thế? Tại sao những ưu đãi này lại dành cho “con cưng” của một tập đoàn Đài Loan? Đáng lẽ phải dành cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, vốn có thể bị tiêu diệt, bị bóp chết bởi chính sách bất công ngay chính trên sân nhà này.
Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích: “Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây?”
ĐB Phạm Chi Lan bày tỏ đáng tiếc về quyết định này: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Thùy Linh
Doanh Nghiệp Trung Quốc xả độc tại Vũng Áng – cá chết trắng khắp Miền Trung
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Tue May 03, 2016 6:08 pm
Chính trị và môi trường, trường hợp Vũng Áng
Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-05-03
Buổi họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào 8 giờ tối ngày 27 tháng 4. AFP
Thảm họa môi trường với hàng tấn cá bị chết tại các tỉnh miền Trung, kéo dài đã gần một tháng. Sự phản ứng của các cấp chính quyền cho thấy có sự lúng túng khi phải giải quyết một cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế, trong đó cuộc sống của người dân bị tổn hại nặng nề.
Mặt khác sự kiện Vũng Áng cho thấy vấn đề môi trường tại Việt Nam dù được nói đến từ lâu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Ô nhiễm lần sau nặng nề hơn lần trước.
Mất công ăn việc làm, đời sống khó khăn, việc lớn như vậy mà thông tin không đầy đủ, bỏ qua. - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Một thời gian sau Đại hội đảng lần thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng được một nhà quan sát người Việt nhận xét là mặc dù vẻ bề ngoài của ông có vẻ mềm mỏng với Trung Quốc, nhưng những biện pháp của ông chống lại sự lấn át của Trung Quốc là cứng rắn. Nhận xét này làm tăng uy tín chính trị của ông trong người Việt Nam.
Nhưng sự cố môi trường ô nhiễm làm cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh làm ông mất đi uy tín chính trị đó, khi vào đúng thời điểm cá chết rất nhiều trên bãi biển, ông lại có mặt tại địa phương, thực hiện một chuyến tham quan các cơ sở công nghiệp, trong đó có nhà máy Formosa, bị tình nghi là nguyên nhân của thảm họa cá chết, nhưng ông Trọng không có lời phát biểu nào cả.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Hà Nội nhận xét về chuyến thăm Hà Tĩnh và thái độ của ông Trọng:
“Mất công ăn việc làm, đời sống khó khăn, việc lớn như vậy mà thông tin không đầy đủ, bỏ qua. Thậm chí, ông Nguyễn Phú Trọng, giữa lúc ấy đến nơi, không để tâm, không xem xét, không nói một lời nào, về chuyện đau khổ của dân vùng Hà Tĩnh, dân vùng Kỳ Anh, của đồng bào, mà lại đi thăm thú coi như là ở chỗ đấy có hàng kiểu mẫu, có thành tích thế nọ thế kia. Ông ấy vẫn tuyên truyền với một ý thức là bao che, những lấp liếm, những tội ác, những cái xấu của Trung Quốc.”
TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 22/4 tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự án Formosa thuộc khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh.
Cho đến hết tháng tư vẫn không thấy ông Trọng, người theo nguyên tắc là lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị Việt Nam lên tiếng về thảm họa môi trường chưa thấy có kết thúc.
Các thông tin liên quan đến nhà máy Formosa được chính báo chí chính thống đưa ra liên tục làm người đọc đặt câu hỏi.
Một mặt các số liệu về môi trường trong các báo cáo vẫn nằm ở mức độ an toàn, nhưng mặt khác những số liệu này là của chính nhà máy cung cấp chứ không phải được quan trắc một cách độc lập.
Một quan chức nói rằng việc xả nước thải của Formosa là được phép, rồi sau đó một quan chức khác lại nói việc làm ống xả ngầm ra biển là bị cấm theo pháp luật Việt Nam.
Kỹ sư Lê Quốc Trinh, một người làm việc nhiều năm tại Canada trong ngành khai thác khoáng sản cho chúng tôi biết như sau:
"Nếu đường ống thải đồ sộ đó đưa ra biển hàng chục ngàn mét khối nước thải, thì chắc chắn cũng cần hàng chục ngàn mét khối nước tương đương lấy từ sông ngòi sạch sẽ trong vùng, điều này có làm mất cân bằng hệ sinh thái của nước ngọt trong tỉnh không? Họ không thể dẫn nước biển mặn vào chạy máy móc vì muối sẽ làm sét rỉ và đóng cặn trong thiết bị đắt tiền."
Ông Lê Quốc Trinh đặt nghi vấn là vấn đề ô nhiễm ở Vũng Áng không đơn thuần nằm trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật.
Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
Từ nhiều chục năm nay, để chống ô nhiễm môi trường, hầu hết quốc gia trên thế giới đều đã đưa ra một yêu cầu để xét duyệt một dự án phát triển kinh tế. Đó là đánh giá tác động môi trường, thường do một cơ quan độc lập thực hiện để biết rằng dự án đó gây hại và thu lợi như thế nào, từ đó những người cầm quyền mới quyết định là có cho phép thực hiện dự án hay không.
Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp gắn bó lâu năm với vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận xét về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam.
“Đánh giá tác động môi trường của mình hiện nay, một khi một công ty, một tổ chức nào đó mới ra đời đều phải có đánh giá tác động môi trường hết, nói chung chỗ nào cũng có. Thế nhưng trong khi thực hiện, người ta vẫn có thể chạy chọt lo lót. Ví dụ như một công ty phải xử lý nước thải thì phải tốn rất nhiều tiền trước khi họ đưa nước thải ra sông ra suối. Những tổ chức của chính phủ, những công ty quốc doanh lại càng không xử lý. Họ để đến khi nào mà bên tài nguyên môi trường đi thanh tra, cho hay trước, ngày nào giờ nào thanh tra thì họ mới cho chạy cái bộ phận xử lý nước thải.”
Đánh giá tác động môi trường chẳng qua chỉ là hình thức, làm cái bình phong để thực hiện, chứ không phải là cánh cửa để đóng vào hay mở ra như ở các nước phát triển. - Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng góp phần đưa đến việc hủy bỏ các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai vì tác hại xấu về môi trường của chúng, nói rằng trường hợp các đập thủy điện này không được xây dựng là hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay vì tất cả các dự án lớn đều vượt qua được các báo cáo đánh giá tác động môi trường:
“Đánh giá tác động môi trường chẳng qua chỉ là hình thức, làm cái bình phong để thực hiện, chứ không phải là cánh cửa để đóng vào hay mở ra như ở các nước phát triển. Anh thấy ở Việt Nam với tình trạng tham nhũng vô độ như vậy, đồng tiền phủ đi mọi thứ, lòng tham của con người sẽ phá hoại môi trường, vì tiền mà người ta làm tất cả mọi thứ.”
Một trong số những dự án lớn bị chỉ trích là có thể gây tác hại rất xấu về môi trường, và thậm chí về kinh tế nhưng vẫn được tiến hành triển khai là dự án Bauxite ở Tây Nguyên.
Tại nước Trung Quốc láng giềng, có cùng mô hình chính trị như Việt Nam, sau chỉ hơn một phần tư phát triển đã mất đi một số lượng lớn nước ngọt để dùng, còn bầu không khí tại thủ đô Bắc Kinh thì liên tục nằm ở mức ô nhiễm nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn. Và có nhiều nhà quan sát cho rằng tình trạng tệ hại về môi trường sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, thậm chí làm Trung Quốc sụp đổ.
Thảm họa cá chết ở Vũng Áng dẫn đến cuộc biểu tình lớn ngày 1 tháng 5, trong đó có một vài xô xát, một vài người bị bắt.
Trong lúc này, về mặt chính trị có vẻ như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thực hiện một phương cách để lấy lại uy tín chính trị sau khi im lặng quá lâu. Đúng hôm xảy ra cuộc biểu tình, các cán bộ cấp tỉnh của Đà Nẵng, Hà Tĩnh, cùng nhau xuống tắm biển và ăn cá biển nhằm trấn an dân chúng.
Còn về tương lai dài lâu của môi trường tại Việt Nam, làm sao để việc đánh giá tác động môi trường có thể trở thành một công cụ thực sự nhằm loại bỏ các dự án xấu cho môi trường, trong tình trạng tham nhũng và không có các tổ chức kiểm định độc lập?
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật nói rằng phải vượt được sự sợ hãi, chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận những ý kiến trái chiều.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Sat May 07, 2016 1:20 pm
Chính Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển
Tuấn Khanh's Blog
Cảnh cá chết vì độc trên bờ biển đảo Pag-asa (Thị Tứ)
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Wed Jul 27, 2016 8:01 am
Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung cộng
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Cuộc xâm lược khởi đi vào năm 1990 và âm thầm tiến hành kể từ sau Mật nghị Thành Đô. Những căn cứ chiến lược đã được từng bước cài đặt, xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Những nòng súng đại bác được thế chỗ bởi những ống thải, những hầm chứa bùn; những mìn, bom, đạn được thay thế bởi những hóa chất độc hại. Nó là một cuộc xâm lược mà kết quả không là những chiến trường khói lửa, những làng mạc bị đốt phá, những xác người xình thối trên núi rừng Việt Bắc. Kết quả của cuộc chiến là một đất nước Việt Nam, từ núi rừng đến nông thôn, thành thị vẫn nguyên vẹn nhưng nguồn sống bị tiêu diệt. Một vùng biển chết. Những sông hồ chết. Một núi rừng cao nguyên chết. Một đồng bằng Cửu Long chết. Và hơn 90 triệu người Việt Nam bệnh hoạn, dật dờ.
Tháng 4 năm 2016 là một cuộc tập trận thử nghiệm. Chỉ trong vòng vài ngày, thông qua một nhà máy luyện thép chưa thật sự đi vào hoạt động, cuộc thử nghiệm đã tạo ra một khủng hoảng môi trường lớn nhất trong lịch sử của quốc gia nằm trong kế hoạch xâm lược của Bắc Kinh. Hàng triệu cá tôm bị tàn sát, biển Đông dọc theo xương sống miền Trung rơi vào tình trạng bị phá hủy ở mức độ nhiều năm không thể phục hồi. Trong đất liền, thông qua những hạ tầng cơ sở đã được âm thầm xây dựng, kết quả của cuộc tập trận là trải dài từ miền Trung xuống miền Nam lên miền Bắc - cá chết phơi bụng trắng hếu tràn ngập nhiều sông hồ.
Một cuộc thử nghiệm tàn sát khủng khiếp, lan rộng, có sức tàn phá im lặng, lâu dài, không cần một lời tuyên chiến. Và không cần một tiếng súng.
Tháng 4 năm 2016 cũng là cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh để đánh giá phản ứng của một dân tộc đang nằm trong tiến trình xâm lược của họ. Đó là phản ứng của đảng lãnh đạo, chính phủ và của 90 triệu người dân Việt Nam. Họ đã tìm thấy câu trả lời:
- Người đứng đầu đảng lãnh đạo ngoan ngoãn thân chinh đến đại bản doanh, nơi mà những thủy lôi phenol, cyanide và nhiều hóa chất độc hại bí mật khác được bắn đi, để gián tiếp xác định quan hệ khắng khít giữa 2 bên. Sau đó ngoan ngoãn im lặng trước khủng hoảng của đất nước; ngoan ngoãn theo đúng bài bản của quan thầy - ra lệnh cho toàn đảng tập trung vào những "việc cần làm ngay": thanh trừng phe nhóm kẻ thù trong nội bộ đảng.
- Toàn bộ quốc hội, những người tự cho là đại diện cho hơn 90 triệu dân, hoàn toàn im lặng; toàn bộ các tướng lãnh quân đội án binh bất động; toàn bộ hệ thống an ninh, mật vụ, công an tập trung vào việc trấn áp bất kỳ người dân nào đứng lên đòi hỏi phải bảo vệ môi trường, yêu cầu làm sáng tỏ nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm trạng cá chết.
- Toàn bộ các quan chức đứng đầu các ban ngành liên quan tìm đủ mọi cách để đánh lừa dư luận, sẵn sàng tiếp tục để cho người dân tiếp tục xuống biển, tiêu thụ thức ăn có xác suất bị nhiễm độc bằng thông điệp xuyên qua lời nói lẫn hành động của họ: cá, biển vẫn an toàn.
- Đại đa số 90 triệu người dân vẫn tiếp tục quay cuồng với cuộc sống riêng tư và vô cảm. Hiện tượng cá chết chỉ đủ để nhiều người ngưng ăn hải sản vài tuần, tích trữ hàng chục chai nước mắm trong nhà và quan tâm lắm là một tiếng thở dài lặng lẽ. Chỉ có vài ngàn người đứng lên bảo vệ sự tồn vong của đất nước, vũ khí trong tay của họ là một bàn phím, một tấm bảng biểu ngữ A4, một hình cá chết trên mặt. Tất cả đều bị đảng và nhà cầm quyền CSVN xem là những kẻ kích động, phá hoại và thẳng tay đàn áp, bắt giam.
Tháng 4, năm 2016. Cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh thành công mỹ mãn. Thành công không nằm ở hàng triệu con cá chết để bộ Tổng tham mưu đầu não cụng ly Mao Đài chúc mừng nhau. Thành quả lớn nhất của cuộc tập trận không tiếng súng là lời đáp cho câu hỏi: 90 triệu người dân Việt Nam có còn ý chí đứng lên bảo vệ giang sơn như cha ông của họ đã từng tranh đấu trong mấy ngàn năm để chống lại sự xâm lăng của Bắc Triều hay không?
Từ những cuộc bắt giết ngư dân, từ những lần tập trận thử nghiệm chiến tranh tâm lý mang tên Cáp Quang AGG, Bình Minh 02, HD-981... sang đến FHS, Bắc Kinh đã có câu trả lời dứt khoát: Những gì diễn ra từ tháng đầu tháng 4 năm 2016 đến nay với thái độ của đảng và nhà nước CSVN, với phản ứng của đa số 90 triệu người dân Việt Nam, cho thấy đất nước và dân tộc Việt đã có những chỉ dấu chín muồi để trở thành những kẻ nô lệ và những người mất nước.
*
Ngày 2 tháng 9 năm 2020. Hàng triệu triệu con cá phơi kín bờ biển Đông, trắng khắp sông hồ từ Nam ra Bắc. Bùn đỏ tràn khắp Bảo Lâm - Lâm Đồng. Mọi nguồn nước uống tại thủ đô và các thành phố lớn nhỏ đều nhiễm độc. Những tuyến đường sắt, cao tốc ngưng hoạt động vì những "sự cố" không thể giải thích. Nhiều công trình xây dựng, giao thông bị sụp đổ, rạn nứt bất ngờ. Trước đó, hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra với nhiều biến thái và bị bệnh Down, cả năm trời các nhà thương lớn nhỏ đầy ắp bệnh nhân với những chứng bệnh ngặt nghèo bùng phát.
Ngày 2 tháng 9 năm 2020. Toàn bộ các nhà máy điện khắp nước ngưng hoạt động, cả một mảnh đất dài 1648 km rơi vào cơn khủng hoảng với bóng tối bao phủ khi đêm về. Toàn bộ các cây xăng phải đóng cửa vì nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên kia biên giới đột ngột chấm dứt. Thực phẩm, đồ tiêu dùng trở nên khan hiếm trầm trọng, trong khi trước đó toàn bộ những vụ mùa từ Bắc ra Nam, mạ đã chết trước ngày lúa trổ bông. Dòng sông Đồng Nai thẩn thờ với mực nước thấp chưa từng thấy trong lịch sử và toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất khô cằn, nứt nẻ. Trong khi đó, đèn đuốc tại các công trình xây dựng có những bảng hiệu chữ Tàu thì sáng rực một góc trời.
Cuối năm 2020. Tổng bí thư đảng cộng sản tại Ba Đình nhân danh toàn thể nhân dân Việt Nam thành kính tri ân đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã nhiệt tình viện trợ cứu đói cấp thời; đã nhanh chóng gửi chuyên viên, công an và quân đội sang tận nơi để giúp ổn định tình hình, bảo vệ an ninh quốc gia đang có nguy cơ bị "các thế lựu thù địch" âm mưu đánh phá; phục hồi lại sinh hoạt tối thiểu hàng ngày cho người dân Việt Nam. Tại Hà Nội, một cuộc mít tinh vĩ đại được tổ chức với hàng trăm ngàn đoàn viên Thanh niên Cộng sản giương cao hình Hồ Chí Minh và Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc. Khẩu hiệu đời đời nhớ ơn đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc trộn lẫn với cờ đỏ 6 sao vàng đỏ rực một bầu trời.
Đầu năm 2021. Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tên thành quận Hồ Quang.
Tháng 7, 2016.
Những con cá chết đã tan biến, mục rữa vào hư không theo cái nắng của mùa hè nghiệt ngã. Đường phố Sài Gòn, Hà Nội vẫn rộn rã tiếng còi xe, những tiếng cười pha lẫn tiếng chửi thề. Giữa dòng đời vô cảm, vẫn còn đó những người cô đơn bó gối với với niềm đau quặn thắt trong lòng, nhức nhối con tim khi nhìn lên tờ lịch và nghĩ đến con số 2020 như một định mệnh bi thảm đang đón chờ. Và vẫn còn đó, ngồi yên những con người yêu nước này nhìn những con người yêu nước kia bằng một cặp mắt xa và lạ.
Đất nước tôi, đã biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương máu đổ ra, bao nhiêu người hy sinh nằm xuống trên từng ngọn cỏ, từng gốc cây, từng đỉnh đồi... chiến đấu bảo vệ giang sơn. Không lẽ rồi đây tất cả đều sẽ trở thành vô nghĩa!?
Bạn tôi ơi! thôi đừng theo một lời kêu gọi nào của ai khác. Chỉ lắng nghe tiếng gọi của con tim mình.
27.07.2016 Vũ Đông Hà danlambaovn.blogspot.com
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc Sun Jul 31, 2016 7:52 am
Đâu là sự khác biệt giữa lính Trung Cộng và Việt Cộng?
Hoàng Trần (Danlambao) - Khi mới nhìn vào bức ảnh trên, chắc hẳn nhiều người cũng giống như tôi, sẽ lầm tưởng rằng đây là một đơn vị vũ trang của một quốc gia nào đó.
Tất cả những binh lính – cả nam đến nữ - đều mặc cùng một bộ quân phục, đội cùng cả chiếc mũ. Thậm chí cả bảng tên trên bàn cũng được viết bằng tiếng Tàu.
Ban đầu, tôi cứ ngỡ rằng đây là một đơn vị chiến đấu nào đó của Trung Cộng. Nhưng rồi sau đó, hình ảnh hai lá cờ đỏ - chỉ khác biệt giữa 5 sao và 1 sao - đã khiến tôi phải giật mình nhìn kỹ lại.
Hoá ra họ là bộ đội biên phòng Việt Nam và lực lượng công an biên phòng phía Trung Cộng. Họ ăn mặc giống nhau đến từng chi tiết, sự khác biệt duy nhất chỉ là chiếc phù hiệu được đính trên vai áo mỗi bên.
Phải chăng, lực lượng vũ trang Trung Cộng và Việt Cộng đã âm thầm được sát nhập mà chúng ta không hề hay biết?
Sự giống nhau một cách kỳ lạ như trên khiến người dân càng thêm nghi ngờ rằng, chế độ CSVN đang thực hiện sớm hơn dự định những thoả thuận đã ký kết từ hội nghị Thành Đô 1990.
Ảnh: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Giang
Theo tìm hiểu, bức ảnh được phổ biến trên trang web đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Giang, ghi lại buổi diễn tập chống khủng bố mang tên “Thiên Thanh 2016” vừa diễn ra hôm 28/7/2016.
Về thành phần tham gia diễn tập, phía Việt Nam cử lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, còn bên phía Trung Cộng cử lực lượng công an biên phòng châu Văn Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam.
Hoạt động này diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ thuộc tỉnh Hà Giang, còn phía Trung Cộng gọi là Thiên Bảo.
Buổi diễn tập có sự tham dự của hàng loạt quan chức cao cấp Hà Giang như: Nguyễn Văn Sơn - phó bí thư kiêm chủ tịch tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh – phó chủ tịch tỉnh; đại tá Hoàng Đình Xuất – chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh; đại tá Lưu Đức Hùng – phó chính uỷ bộ đội biên phòng tỉnh… Ngoài ra, còn có đại diện bộ tư lệnh bộ đội biên phòng; ban chỉ đạo Tây Bắc và quân khu 2…
Rõ ràng, đám tay sai con cháu của thiếu tá Hồ Quang đang đầy rẫy khắp Việt Nam.
30.07.2016 Hoàng Trần danlambaovn.blogspot.com
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc