Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
luong quan chất quốc phải truyện quynh nhac không Nguyen thuoc chuyen Nhung linh VNCH trong ngam bich Trung sáng quang ngắn hoang Saigon Chung nguyet
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
bhtran
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeMon May 13, 2013 7:16 pm

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcQ1cb07VPGwokaJEJWFRkl-bd2Mg23_pKwTNeG8dY52HMgIWKPS

Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc hoành hành - đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  KhondonviTQ125-d43de

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  2Q==

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcQSv7HX15HHTLleR5rxSHaFWzJFl2b-QgYksDV3ObTzhvhj0l1Ung

Thủ đoạn kinh doanh


Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc


Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi.
T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.


** TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế

- Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

** Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.

- Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?

** Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.

- Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?

** Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.

- Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?

** Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.

- Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?

** Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.

- Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?

** Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

- Xin cảm ơn ông!

Khánh Huyền - Trần Việt
Về Đầu Trang Go down
hatran
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nông, thủy sản Trung Quốc tràn ngập chợ   tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeThu May 16, 2013 11:49 pm

.
Nông, thủy sản Trung Quốc tràn ngập chợ


Việc “đổ bộ” của cá tầm, gia cầm lậu Trung Quốc khiến nghề nuôi cá tầm non trẻ và ngành chăn nuôi trong nước lao đao. Tại các chợ đầu mối, ngoài hoa quả, nông sản khô (tỏi, hành, gừng, ớt…) của Trung Quốc đang được bày bán tràn lan.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  NongsanTQ1-3a66b
Gừng, tỏi Trung Quốc ngập tràn nhiều chợ ở Việt Nam. Ảnh Phạm Anh
 
Hàng Trung Quốc chỉ đẹp mã

 
Các chợ đầu mối Long Biên, Đền Lừ (Hà Nội) là nơi tập kết hàng nông sản Trung Quốc, mỗi ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm chuyến xe tải chở hoa quả, nông sản khô… từ biên giới về tiêu thụ.
 
Theo tìm hiểu của PV, từ các chợ đầu mối này, hàng Trung Quốc len lỏi vào các chợ lẻ, đầu mối tiêu thụ lớn ở Hà Nội và về các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…
 
Chị Hòa, một tiểu thương buôn hoa quả ở chợ Long Biên cho biết, thời điểm này, dù trái cây miền Nam vào chính vụ, đưa ra Bắc nhiều, nhưng hàng Trung Quốc vẫn có “chỗ đứng” trong chợ. Dịp này, hoa quả Trung Quốc về chợ chủ yếu là cam, táo, dưa vàng…
 
Táo Trung Quốc bán ở chợ Long Biên chỉ 20.000-25.000 đồng/kg, dưa vàng bán 37.000-42.000 đồng/kg (tùy loại). Theo chị Hòa, dù rẻ hơn 10.000-20.000 đồng/kg so với các loại trái cây trong nước, hàng Trung Quốc vẫn khó bán hơn.
 
“Sau thông tin về táo, nho, cải thảo, gừng… Trung Quốc có các chất độc hại, người tiêu dùng dè chừng”, chị Hòa nói.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcRkitSNE2TOtWIo3JNdWel7t1RHQWbZlnmAgT3iAIKrBMSwnFX2iQ
 
So với trái cây, hàng nông sản khô như gừng, tỏi, hành, bí đao… Trung Quốc tuồn về nhiều. Hầu hết các cửa hàng bán đồ khô ở các chợ, đều thấy có bán hàng Trung Quốc.
 
Tại ô hàng của chị Hoãn trong chợ Long Biên, hơn chục bao tỏi (loại 20 kg/bao) và hành (hơn 30 kg/bao) chất lên nhau, có chữ Trung Quốc quanh bao chuẩn bị vận chuyển cho khách hàng.
 
Chị Hoãn cho biết, chị buôn hàng Trung Quốc hơn chục năm nay. Hành, tỏi Trung Quốc tép to, nhìn đẹp mã, dễ bóc, giá rẻ nên hầu hết các nhà hàng ăn uống lớn, nhỏ đều đặt mua.
 
“Tỏi Trung Quốc chỉ bán 14.000-16.000 đồng/kg, hành cũng tương tự. Trong khi đó, hành, tỏi của ta dù độ thơm ăn đứt hàng Trung Quốc, nhưng tép nhỏ, mã xấu, giá bán cao hơn gấp đôi tới 35.000-40.000 đồng/kg nên khó bán, chỉ gia đình mua về ăn. Mỗi ngày tôi bán 3-4 tạ, còn lúc cao điểm cũng ngót nghét tấn hành, tỏi Trung Quốc, chị Hoãn cho biết.
 
Tại chợ đầu mối Đền Lừ, nơi có nhiều rau, củ, quả của Việt Nam tập kết, hàng khô Trung Quốc cũng tràn ngập. Một tiểu thương đang dỡ bao gừng Trung Quốc xuống, cho biết gừng Trung Quốc to gần gấp đôi củ gừng ta, màu vàng sẫm, được làm sạch, rất bắt mắt.
 
Hầu hết nhà hàng đều dùng gừng này, giá bán lẻ cao tới 19.000-20.000 đồng/kg, người ta vẫn mua. Còn gừng ta sần sùi, dính đất nên giá bán chỉ 10.000-12.000 đồng/kg, khách hàng chủ yếu là gia đình mua nhỏ lẻ.
 
Theo cơ quan kiểm dịch thực vật đóng ở Lạng Sơn, Lào Cai danh mục các mặt hàng nông sản nhập về tới trên 60 loại. Tại các cửa khẩu Lạng Sơn, năm 2012, Việt Nam nhập tới 680.000 tấn các loại rau, củ quả từ Trung Quốc; trong đó, cam 33.000 tấn, quýt trên 105.000 tấn, lê 43.000 tấn, táo 56.000 tấn, tỏi trên 116.000 tấn, hành tây 64.000 tấn, hành củ khô 18.500 tấn…

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcRblOMqJILVvA0uVihucKAeQ0CUhItJYYkr0WDZerwItSiZAbL6BQ

Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Kiểm dịch Thực vật vùng VII (thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, đóng ở Lạng Sơn) cho biết, thời điểm này, hàng nông sản nhập từ Trung Quốc chủ yếu cam, lê, hành, tỏi… Giá nhập ở bên kia cửa khẩu với hành, tỏi, gừng, lê khoảng hơn 10.000 đồng/kg, còn cam khoảng 20.000 đồng/kg. Các loại cam, quýt, và nhiều trái cây khác, thường từ tháng 8, 9 âm lịch trở đi mới nhập về nhiều.
 
Loại nào cũng bị nghi độc hại


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  NongsanTQ2-3a66b
Cán bộ kiểm dịch lấy mẫu tỏi kiểm tra ATTP ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Phạm Anh.
 
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, mới đây, có thông tin gừng Trung Quốc nhiễm aldicarb (hoạt chất độc hại), không nằm trong danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam.
 
Theo ông Hồng, Cục đã chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật ở biên giới tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra nhanh ở các cửa khẩu, nếu phát hiện sẽ tiếp tục phân tích định lượng, sẽ có biện pháp tiếp theo.
 
Từ đầu năm tới nay, cơ quan kiểm dịch thực vật, cũng phát hiện một mẫu chanh vàng, nhập từ Trung Quốc có nhiễm chất carbendazim vượt mức cho phép, nhập qua cửa khẩu ở TPHCM.
 
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục BVTV, lượng gừng sử dụng của mỗi gia đình không nhiều, nên nguy cơ không cao như các loại rau, quả tươi đang được sử dụng nhiều mỗi ngày. Từ đầu năm tới nay, lượng gừng nhập khẩu qua các cửa khẩu phía Bắc khoảng 350 tấn.
 
Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam, việc kiểm soát số lượng, chất lượng, cũng như giá cả với các mặt hàng nông, thủy sản Trung Quốc là hết sức quan trọng.
 
Ông Mưu cho biết, hội đã có văn bản, đề nghị các tỉnh biên giới tập hợp các số liệu nhập lậu các mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc. Riêng cá tầm, mỗi năm khoảng 500 tấn từ Trung Quốc nhập lậu vào nước ta.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Thuy-san-noi-lo-tu-thi-truong-trung-quoc
 
“Giá hàng thủy sản Trung Quốc nhập vào nước ta rất rẻ. Có thể họ dùng thuốc tăng trọng, hoặc biết đâu họ có một sự hỗ trợ nào đó, nên giá cá tầm của họ chỉ 50.000-70.000 đồng/kg. Chỉ hơn một nửa giá của mình sản xuất, phải chăng đây là hình thức bán phá giá. Rồi lươn, cua, ốc, ếch, con giống thủy sản… họ cũng nhập vào, kiểm soát thế nào về chất lượng đây?”, ông Mưu băn khoăn.
 
Vị lãnh đạo Hội nghề cá cũng cho biết, là nước nông nghiệp, nhưng chúng ta nhập nhiều mặt hàng nông sản từ Trung Quốc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
 
“Ngăn chặn hàng lậu nông sản, phải giao rõ trách nhiệm cho các bộ, ngành. Khoảng 500 tấn cá tầm lậu, có phải cái kim, sợi chỉ đâu mà dễ dàng qua bao nhiêu cơ quan chức năng để cá tầm vào sân bay Nội Bài rồi đưa thẳng vào TPHCM được”.
 
Ông Dương Tiến Thể - Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng (Tổng cục Thủy sản) cho biết, hiện Bộ NN&PTNT đang giao cho Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản, lấy mẫu, phân tích các dư chất trong cá tầm, cá quả, ốc, ếch, và sẽ được công bố kết quả trong thời gian tới.
 
Về trách nhiệm quản lý hàng nông sản nhập lậu, đặc biệt là mặt hàng cá tầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, vì lợi nhuận cao nên các đối tượng làm ăn phi pháp không từ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm lời. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của chúng ta còn mỏng nên khi phát hiện sơ hở là bọn buôn lậu lợi dụng để buôn bán.

Theo Cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII, 4 tháng đầu năm nhập gần 150.000 tấn nông sản từ Trung Quốc, với danh mục gần 40 loại trái cây, rau, đồ khô, trong đó, tỏi củ khô trên 13.400 tấn, hành khô gần 1.100 tấn, táo gần 18.000 tấn, gừng trên 110 tấn…
 
Phạm Anh – Phong Cầm
.
Về Đầu Trang Go down
vuvan
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ám ảnh đồ ăn bẩn Trung Quốc (BBC)   tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeFri May 17, 2013 9:49 pm

.
Ám ảnh đồ ăn bẩn Trung Quốc (BBC)

Martin Patience
BBC News, Bắc Kinh


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  130509111906_chinas_food_safety_304x171_bbc_nocredit

Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc về thịt chuột giả thiṭ cừu đã đặt ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước này.


Dường như không có ngày nào ở Trung Quốc mà không có tin tức liên quan đến an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên vụ việc mới nhất thật sự làm người nghe muốn nôn mửa thậm chí xét theo tiêu chuẩn của Trung Quốc.
Hàng trăm người đã bị bắt do liên quan đến vụ thịt chuột này.

‘Không phải chuột cống’

Vụ tai tiếng này cũng làm hé lộ nhiều câu chuyện về loài gặm nhấm này trên bàn ăn của người Trung Quốc.
Tôi đã từng nghe một giai thoại về một nhà hàng ở miền Nam Trung Quốc phục vụ món thịt chuột. Tin tôi đi. Nhà hàng này là có thật.
Chủ nhà hàng này bảo đảm với thực khách rằng những con chuột được đưa lên dĩa được săn bắt ở nông thôn chứ không phải từ ống cống.
Dù câu chuyện này có thật hay không nó cũng cho bạn hiểu được quan ngại của người dân Trung Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi ai đó đi ăn ở những quán ăn bình dân hay những hàng quán trên lề đường, sau khi ăn xong họ sẽ luôn có cảm giác muốn ợ rằng có thể họ đã ăn trúng thứ gì đó mà họ không gọi.
Vợ tôi gần đây ăn trưa ở một nhà hàng và phát hiện có sỏi trong món súp và sau đó là một mẩu bàn chải trong món chính. Khi tôi hỏi tại sao không than phiền thì cô ấy nói rằng cô ấy không muốn làm hỏng bữa ăn của bạn bè.
Người Trung Quốc hiện đang tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết nhưng chất lượng thực phẩm vẫn là ẩn số.


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  130503091714_china_food_1_304x171_ap
Người chăn nuôi Trung Quốc tiêm nhiều chất tăng trưởng vào gia cầm gia súc

Bệnh béo phì, vốn trước đây chẳng ai nói đến, giờ đây đã trở thành một vấn nạn ở quốc gia này.
Trung Quốc đã chứng kiến làn sóng di dân lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng chục triệu dân nông thôn đã đổ về các thành phố lớn để trở thành động lực cho sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này.
Hành trình từ đồng ruộng ra đến công xưởng trong vài thập niên qua đã cho ra đời một dây chuyền cung cấp thức ăn phục vụ cho cư dân thành thị Trung Quốc.
Tuy nhiên ngành công nghiệp thực phẩm ở đây thường rất bẩn thỉu, thậm chí chính là tội ác.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcQWiIJEHwpY-oafkb_68v7NgN0dhaUGaK8u4AZZWbhwCuiTDEIU

Nông dân dùng thuốc trừ sâu vô tội vạ lên hoa màu. Trang trại chích đầy thuốc tăng trưởng vào gia súc nhưng các quan chức tham nhũng – sau khi đã có phần của mình – thường chứng nhận an toàn cho những thực phẩm có vấn đề.

Nông dân tay ngang

Vào một dịp cuối tuần tôi đã có dịp tham gia cùng một số người dân Bắc Kinh làm nông dân.
Các nhân viên quan hệ công chúng, giáo viên và lập trình viên máy tính bận rộn với Iphones và cuốc xẻng tại một trang trại ở ngoại thành thủ đô.
Người đẫm mồ hôi, những nông dân tay ngang này cho biết họ làm lụng trên đồng vào những ngày cuối tuần chỉ để đảm bảo chất lượng của nông sản mà họ ăn.
Nhưng đối với nhiều người việc làm việc trên đồng chỉ đơn giản là việc không thể.
Chính vì lẽ đó mà tầng lớp trung lưu Trung Quốc cùng với ngoại kiều ở đây mua thịt nhập từ Úc và sữa nhập từ New Zealand.


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  121209025100_cn_shanghai_fruit_family_304x171_afp
Người dân Trung Quốc đang quay lưng lại với những thực phẩm trên đất nước của họ

Do đó với sự nghi ngờ lớn như vậy, những người có tiền thường chọn những nhãn hiệu có uy tín.
Tuy nhiên có một vấn đề gây phẫn nộ nhiều hơn cả: đó là sữa bột dành cho trẻ em.
Hồi năm 2008 hàng trăm ngàn trẻ em Trung Quốc đã đổ bệnh sau khi uống phải sữa nhiễm độc. Một số nạn nhân đã tử vong.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Z

Ban đầu chính quyền tìm cách bưng bít vụ việc bởi vì họ không muốn có tin xấu trước thềm Olympic Bắc Kinh.
Quyết định đó đã gây phẫn nộ, bởi vì vấn đề đã bị đẩy lên đến mức khủng hoảng lòng tin: nếu chính quyền không sẵn sàng bảo vệ trẻ em trước thực phẩm xấu thì họ sẽ bảo vệ ai đây?
Sau đó, chính quyền đã hứa sẽ có biện pháp nghiêm khắc hơn để làm sạch thị trường thực phẩm. Họ đưa ra mức án tử hình cho những hành vi nghiêm trọng.
Tuy nhiên nạn tham nhũng và tình trạng thực thi luật pháp lỏng lẻo có nghĩa rằng người dân ở đây vẫn e dè với những đĩa đồ ăn của mình vào mỗi bữa ăn trong khi trong đầu nghĩ về thành tích an toàn thực phẩm tệ hại của nước mình.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcTHE2pL14uD69YBzS93rMKuaHKVpWYZstKe_2fc-NtHEv8cxAiqEg

Dấu hiệu rõ ràng nhất về quy mô vấn nạn là việc các lãnh đạo Trung Quốc cũng hết sức cẩn thận với đồ mà họ ăn.
Một tờ báo Trung Quốc đã đưa tin rằng có những trang trại đặc biệt nơi những người chăn nuôi cá, lợn và gia cầm được giám sát cẩn thận để chuyên cung cấp thực phẩm cho các lãnh đạo của đất nước. Bản tin này sau đó đã bị dỡ xuống nhanh chóng.
Nhưng trong khi họ có thể đang ăn khác với công chúng, giới chức Trung Quốc biết rằng họ cần phải đối phó với sự giận dữ sục sôi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cũng giống như tình trạng ô nhiễm không khí, an toàn thực phẩm cũng làm một vấn nạn mà giới lãnh đạo nước này không thể nhắm mắt làm ngơ.
.
Về Đầu Trang Go down
vuvan
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam - lãnh thổ của Trung Quốc?   tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeWed May 22, 2013 1:56 am

Thương lái và người lao động Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất VN... trong khi người VN phải xuất khẩu đi lao động xứ ngoại!!   No
.

Việt Nam - lãnh thổ của Trung Quốc?
.
Đọc những thông tin ngay trên báo chí chính thức của nhà nước Việt Nam thời gian qua mà cứ lấy làm lạ. Không hiểu các “trí tuệ đỉnh cao” trong Bộ chính trị và toàn bộ bộ máy cơ quan ban bệ từ trên xuống dưới làm việc, quản lý ra sao mà Việt Nam bây giờ cứ như là cái ao nhà, là lãnh thổ của Trung Quốc!

Thương nhân Trung Quốc vào ra Việt Nam như chỗ không người!

Từ chuyện thương lái Trung Quốc đến tận cảng cá, ao vườn… để thu gom nông hải sản từ chính tay những người nông ngư dân mà báo chí đã liên tục lên tiếng từ mấy tháng nay. Họ thu mua đủ loại từ cao su, thủy hải sản, trứng vịt, dừa, vải thiều, sắn lát, thịt gia cầm… cho tới các nguyên liệu gỗ, giấy, hồ tiêu…với giá cao hơn giá thị trường khiến cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh không lại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh việc nông dân vui mừng vì bán được giá cao hơn là những tai hại, rủi ro mà báo chí cũng đã vạch ra. “…đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, việc chạy theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một số sản phẩm trong nước.


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Nongsan

Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm “trái đắng”. Còn nhớ, nông dân và thương lái ở các tỉnh phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ 140.000 – 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 – 60.000 đồng/kg. Cũng trong năm, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu nhưng “kết quả” của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.

Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần đây, … (“Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản VN”, báo SGTT).

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  1309952983-khoai-lang-1-400x300
TQ sang thuê đất trồng khoai ở VN. Ảnh 24h

Cũng trong bài báo này, tác giả đề cập đến một đặc điểm cũng rất đáng lưu ý là việc thương nhân Trung Quốc yêu cầu các sản phẩm của VN phải đóng gói, dán nhãn Trung Quốc “Như vậy, những sản phẩm do chính tay nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, … Và khi đó, các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành “núp bóng” dưới các thương hiệu Trung Quốc.

Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!”

Xưa nay, người VN đã có những “kinh nghiệm xương máu” khi làm ăn với Trung Quốc. Họ không tôn trọng luật pháp, luật lệ quốc tế, cũng không tôn trọng sức khỏe của người tiêu dùng, chỉ nghĩ đến cái lợi của mình, trở mặt như chơi. Nếu các nước châu Âu mua hàng của VN, chắc chắn sẽ không có hiện tượng bắt VN phải dán nhãn của họ. Chưa kể, hàng hóa TQ từ lâu nay vẫn bị mang tiếng hàng dỏm, kém chất lượng, độc hại, bị nhiều nước tẩy chay. Nay với hiện tượng “tráo nhãn” như vậy thì chẳng bao lâu hàng VN cũng sẽ bị mang tiếng, bị tẩy chay. Nền kinh tế VN sẽ khốn đốn.

Thuê đất, thuê rừng Việt Nam…

Gần đây, ở một số nơi thuộc tỉnh Vĩnh Long, có hiện tượng người Trung Quốc núp bóng dân địa phương thuê đất trồng khoai lang. Trả lời báo Dân Việt, bài “Người Trung Quốc thuê đất: chuyện không nhỏ”, “ông Nguyễn Văn Tập – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Tân cho biết: “Vùng nguyên liệu trồng khoai lang ở Bình Tân khoảng 6.000ha. Người Trung Quốc mới thuê với diện tích nhỏ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến vùng trồng khoai lang ở địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài nếu người Trung Quốc “núp bóng” người bản xứ thuê đất nhiều thì ảnh hưởng sẽ rất lớn.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Caosu20.7_1311146196

Khi có diện tích đất lớn, họ có thể sẽ thao túng cả vùng trồng khoai lang. Hiện tại, hơn 70% sản lượng khoai lang ở địa phương đều xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc với khoảng 400 tấn/ngày, nên chỉ cần họ ngưng xuất một vài tháng là nông dân không biết tìm đường đâu mà tiêu thụ.”

Còn ông Nguyễn Trần Bạt-Chủ tịch, Tổng Giám đốc Investconsult Group trong bài “Chuyên gia nói về hiện tượng người Trung Quốc thuê đất” (Báo Dân Việt) thì nhìn hiện tượng này là một sự tranh giành không gian sống, không những thế, “Đó là một hệ thống các hành vi. Như tôi đã phân tích, hệ thống các hành vi ấy có phải là âm mưu chính trị hay không hay nó chỉ là bản năng kinh doanh thông thường. Với một đà như thế này thì từ sản phẩm cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng cho đến đất canh tác cây lương thực đều có vấn đề cả. Vậy thì một người vô tâm cũng dễ dàng nhận thấy là có một chiến lược.

Chiến lược ấy có chất lượng như thế nào, có ý đồ sâu sắc như thế nào, có tham vọng lâu dài như thế nào thì buộc chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc…” .

Lại nhớ đến chuyện Việt Nam cho các công ty Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn tại một số tỉnh biên giới phía Bắc mà trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã gióng lên hồi chuông cảnh cáo vào đầu năm 2010.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Anh-8dfcf

Xét về mặt kinh tế, giá cho thuê rừng rẻ như bèo khiến dư luận không khỏi thắc mắc sao không cho các doanh nghiệp trong nước thuê cho an toàn? Bên cạnh đó, việc cho thuê rừng với một diện tích lớn (hơn 300,000 hecta), thời hạn lâu dài (50 năm), tại các tỉnh có vị trí xung yếu biên giới có nguy cơ lớn đến an ninh, quốc phòng Việt Nam như thế nào, đã được các vị tướng, những nhà chuyên môn lên tiếng. Báo Vietnam Net lúc đó đã đi cả một loạt bài phóng sự về việc các công ty thuê rừng đang làm gì tại những nơi này, và mọi người đều lạnh người khi nhận ra nguy cơ quá rõ ràng. Từ việc những vùng đất sau khi cho thuê trở nên “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không ai biết họ thực sự đang làm gì trên đất rừng của ta, cho đến những vị trí mà họ thuê, có nhiều nơi từng là địa điểm rất quan trọng về mặt chiến lược trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979!

Chủ quan, mất cảnh giác đến thế là cùng!


Sau khi dư luận lên tiếng, có thông tin phản hồi từ phía các giới chức ban ngành liên quan rằng sẽ rà soát lại sự việc và xử lý! Chả biết đến nay thì cái sự kiểm tra và xử lý này đến đâu rồi!

Người Trung Quốc có mặt ở khắp nơi


Người Trung Quốc có mặt ở VN ngày càng nhiều. Tại một số tỉnh sát biên giới Việt-Trung, người Trung Quốc qua lại làm ăn buôn bán, hàng Trung Quốc tràn ngập, có thể mua bằng tiền VN và cả bằng nhân dân tệ! Báo Giáo dục VN ngày 2/8 có bài “Mua cốc trà đá, trả bằng Nhân dân tệ” phản ánh ở Lạng Sơn, đi chợ mua hàng Trung Quốc, tiêu tiền Trung Quốc, “cứ như kiểu chợ Trung Quốc trên đất Việt Nam” vậy!

Mới đây, báo chí lại đồng loạt lên tiếng về hiện tượng hàng ngàn người lao động Trung Quốc trái phép đang có mặt ở VN!

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Congnhan_f5650

Cách đây hai năm, báo Tuổi Trẻ cho đăng loạt bài phóng sự-ký sự “Lao động nước ngoài đổ vào Việt Nam”. Phải nói là vào thời điểm đó loạt bài trên báo Tuổi Trẻ đã tạo hiệu ứng rất mạnh với dư luận bởi trước đó, đa số người dân vẫn chưa biết rõ về tình trạng có hàng chục ngàn người lao động Trung Quốc tràn sang Việt Nam như vậy, và bởi, những chuyện gì có dính dáng đến Trung Quốc vẫn thuộc loại “nhạy cảm” ở xứ này.

Hơn hai năm sau, vấn đề người lao động Trung Quốc tại Việt Nam, một lần nữa lại nóng trở lại trên hàng loạt tờ báo từ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNExpress, Dân Việt… cho đến BBC, RFA, RFI… . Theo đó, người lao động Trung Quốc đang có mặt ở khắp mọi nơi, từ công trường nhà máy đạm ở Cà Mau, tại hai dự án xây dựng nhà máy alumin ở Tây Nguyên, các nhà máy điện ở Quảng Nam, khu công nghiệp tỉnh Long An v.v… Chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số đó là lao động không phép và lao động phổ thông, không có tay nghề.

Đây là hệ quả của việc lâu nay các công ty Trung Quốc thường trúng thầu rất nhiều dự án lớn ở Việt Nam. Cũng theo báo chí, có đến 90% các gói thầu trọn gói EPC (Engineering/ Procurement/Construction) thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay đã thuộc về các công ty Trung Quốc, phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất. Và khi triển khai thực hiện, các nhà thầu Trung Quốc thường đưa người của họ sang Việt Nam làm việc. Không chỉ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, mà cả công nhân làm những công việc lao động phổ thông.

Như vậy, khi Trung Quốc thắng thầu các công trình lớn, VN rõ ràng là bị thiệt đơn thiệt kép. Các công ty VN mất cơ hội thực hiện và cung cấp các thiết bị phương tiện cho quá trình thực hiện các dự án bởi vì các nhà thầu Trung Quốc thường xử dụng toàn bộ thiết bị của họ cho đến cái đinh, con ốc họ cũng mang từ Trung Quốc sang. Chất lượng công trình do nhà thầu Trung Quốc thường kém do bỏ thầu thấp, tiến độ thi công lại bị chậm, khiến VN bị thiệt hại về nguồn vốn vay rất lớn và gánh thêm nhiều chi phí rủi ro khác. Báo SGTT đã từng có bài “5 dự án nhiệt điện chậm trễ và các nhà thầu Trung Quốc” gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế – xã hội, tình hình cung ứng điện trong nước. Thế nhưng, mới đây, một tổ hợp công ty của Trung Quốc lại tiếp tục trúng thầu xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than ở tỉnh Trà Vinh với tổng vốn đầu tư lên khoảng 1.3 tỉ USD!

Người dân thì mất cơ hội có công ăn việc làm. Trong khi rất đông lao động trong nước đang thiếu việc, phải bôn ba đi ra xứ người để làm thuê qua các chương trình xuất khẩu lao động hàng năm của nhà nước-thực tế là một hình thức buôn nô lệ lao động và VN là một trong những quốc gia tai tiếng về vấn đề này.

Tình trạng người lao động Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất VN còn đặt ra nguy cơ về an ninh, quốc phòng. Bài học Con ngựa thành Troie khiến nhiều người VN quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi lo lắng.

Qua tất cả các mặt vừa nêu, người dân không khỏi tự hỏi những người lãnh đạo cao nhất và toàn bộ bộ máy cơ quan chính quyền cồng kềnh mà hơn 86 triệu nhân dân phải è lưng đóng thuế nuôi, họ làm việc, quản lý như thế nào mà để đất nước ra nông nỗi này?

Chính sự yếu kém trong điều hành quản lý về kinh tế, xã hội, tầm nhìn ngắn, thói quen “tư duy nhiệm kỳ”, cục bộ, cộng với sự ích kỷ, tệ tham nhũng, luôn luôn đặt sự tồn tại và quyền lợi của đảng, của chế độ, thậm chí, chỉ của những nhóm lợi ích… lên trên tất cả đã đưa đến hậu quả này. Việt Nam ngày càng bị lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Trung Quốc. Để đe dọa Việt Nam, chưa cần đến quân sự, nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ cần dở những chiêu trừng phạt, đánh phá về kinh tế là Việt Nam sính vính! Việt Nam bây giờ chẳng khác nào lãnh thổ của Trung Quốc, Trung Quốc tự do khai thác, vơ vét tất cả những gì có lợi, đưa người sang làm ăn rồi tìm cách ở lại, sinh sống lâu dài, mặt khác, VN lại biến thành một bãi rác để Trung Quốc tống tháo những mặt hàng kém chất lượng, hàng độc hại sang! Và nếu một ngày nào đó chiến tranh Việt Trung lại xảy ra, thì việc cài cắm hàng trăm cơ quan, công trường với hàng chục ngàn người Trung Quốc ở khắp nơi sẽ trở thành một sự lợi hại khôn lường.
Về Đầu Trang Go down
mphan
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc đang từng ngày “giết Việt Nam” qua con đường thương mại   tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSun Aug 04, 2013 12:51 am


Trung Quốc đang từng ngày “giết Việt Nam” qua con đường thương mại

Bảo Nam
 
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image001
Khoai lang Trung quốc đặt mua giá cao rồi
tự dưng bỏ cuộc làm người dân điêu đứng

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, nguy cơ phá hoại nền kinh tế, đầu độc sức khỏe, giết dần, giết mòn người dân. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là chiến trường của cuộc chiến tranh mang tên thương mại tự do mà Trung Quốc đang nhằm đánh vào Việt Nam.

Không thể không thừa nhận Trung Quốc (TQ) với hơn 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với TQ.
 
Nhưng TQ cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với TQ.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “kẻ giết người giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc. Chắc rằng cách giết người của TQ đối với hàng chục nước trên thế giới cũng không khác gì ở Việt Nam. Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước. Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
 
Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image002 
Bắt giử 26 tấn khoai tây hồng của Trung Quốc có
dư lượng thuốc báo vệ thực vất cao gấp 16 lần (ảnh)

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến.

Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất  bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường.

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi). Chưa có số liệu thống kê, nhưng trong thực tế không biết bao nhiêu người, từ trẻ em đến người già đã phải nhập viện, tử vong vì ăn phải thực phẩm, hoa quả có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Không chỉ thực phẩm, như gạo hóa chất, thực phẩm, hoa quả mà đến vải vóc, quần áo, chăn màn có xuất xứ từ TQ cũng gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng, phần lớn là nông dân nghèo thích của rẻ. Mới đây ở Sài Gòn các nhà khoa học đang tìm kiếm một thứ hóa chất lạ: chỉ một muỗm nhỏ trộn vào, nồi cơm nở bung ra gất 3-4 lần bình thường. Các hàng quán hám lời đua nhau mua rồi bán cho khách hàng. Rất nhiều vụ, hàng trăm công nhân ở các khu công nghiệp đã ngộ độc sau khi ăn, uống, không ít vụ đã tử vong. Tuy nhiên các nhà chức trách vẫn chưa tìm ra nguồn gốc xuất xứ thứ hóa chất lạ, gây độc hại. Nhưng dân tình thì cho rằng hóa chất đó là của TQ. Ngay cả củ hành, tỏi, gừng của TQ đầy chất độc hại cũng tràn vào chiếm thị trường Việt Nam. Đến như phích nước, đôi dép, đồ lót phụ nữ cũng “bí mật” chứa nhiều chất lạ. Thượng vàng hạ cám, cái gì hàng của TQ tràn vào Việt Nam nói riêng đều gây lo lắng cho cho muôn dân, kể không sao hết.
 
Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang kiên trì, dai dẳng phá hoại nền kinh tế, trực tiếp và dán tiếp “giết” Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
 
Thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất  “giết người” qua thương mại. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản  ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua. Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image003 
Thứ gạo hóa chất của Trung Quốc
biến thai nhi thành dị dạng (ảnh)
 
Trung Quốc còn sử dụng “chiêu”  đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, phá sản, điêu đứng, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị:  gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image004
Ông Mai Văn Lê, máy trưởng tàu QNg 90153 TS nói: Hệ
thống máy Icom và các trang bị khác đều bị tàu TQ thu giữ
khi đang đánh bắt cá trên biển đảo của Việt Nam (ảnh)

Mới đây báo chí Việt Nam đã đồng loạt lên tiếng với những cái tít đầy báo động: “Thực phẩm, hàng hóa độc hại của Trung Quốc phải cấm cửa. Không cho vào Việt Nam” - (Báo An Ninh Thủ Đô). “Lòng lợn Trung Quốc tha hồ đổ bộ vào Việt Nam” - (báo Dân trí), “Một thìa hóa chất cơm nở gấp 3 lần”… Nhưng báo chí lên tiếng, cảnh tỉnh mặc kệ, may chăng người dân phần nào đã ngộ̣ ra và phần nào hạn chế cái gọi là “của Trung Quốc”. Tuy nhiên “chiêu cũ” bị lật tẩy thì ngay hôm sau thương lái TQ lại có chiêu mới, tinh quái hơn. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Từ lâu đời Việt Nam, Trung Quốc như anh em, núi liền núi, sông liền sông, mặt trời cùng mọc trên biển Đông… Được tổng quát 16 chữ vàng, 4 chữ tốt, tai sao hai nước không vì tính mạng của bách tính mà đưa ra bàn bạc? Trong các cuộc gặp gỡ mới đây của thủ tướng, chủ tịch nước Việt Nam với ông Tập Cận Bình không thấy, không nghe báo chí chính thống đề cập đến “Bên ta” đưa vấn đề “vì tính mạng của muôn dân” ra bàn với “bên Tàu”? Vì sao ư? Nhìn biển Đông (Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam) bị Tàu đánh chiếm, dân tình, trí thức yêu nước khắp nơi biểu tình, bị bắt bớ, tù đày thì có câu trả lời!

Bảo Nam
Tác giả gửi đến DienDanCTM


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcRhiOx4O9QPHW6gVC-Q8GD65QAsQrs68vbVvZ1lcudPZq72LXna
Về Đầu Trang Go down
tqnguyen
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSun Feb 22, 2015 4:25 pm


Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau:
Năm mới không thể mới nếu ta không mới


ThụcQuyên (SAVE VIETNAM´s NATURE)
Tác giả gửi tới Dân Luận


Không những con người đã quyết định lúc nào là năm mới, mà chính mỗi người có quyền lực và cũng chịu trách nhiệm để năm mới của mình đích thực là mới.


Tết Nguyên Đán lại đến với những lời chúc tụng nhau những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới.

Ý tưởng tống cựu nghinh tân, tiễn cái cũ đi và đón cái mới tới, nằm sâu trong chúng ta, những người Việt dù ở trong nước hay khắp mọi nơi trên thế giới. Giờ giao thừa, 12giờ đêm của ngày cuối năm theo lịch âm, vẫn mang chút thiêng liêng của giờ phút mà mọi người Việt đều nghĩ là năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu.

Nhưng cần hiểu cho đúng, đó chỉ là một cách nói. Chính con người đã đặt ra ngày nào là ngày cuối và ngày nào là ngày đầu của một năm. Do đó cũ hay mới là cũng tùy thuộc ở chúng ta. Năm mới có thể là mới của thiên nhiên, vạn vật. Nhưng năm mới của bản thân từng người thì có gì là mới nếu người đó không có gì là thay đổi cả? Do đó, không những con người đã quyết định lúc nào là năm mới, mà chính mỗi người có quyền lực và cũng chịu trách nhiệm để năm mới của mình đích thực là mới.

Giao thừa và những tập tục ngày Tết với ý tửơng "tống cựu nghinh tân" vẫn giữ nguyên phần thiêng liêng của nó vì đó là một cách để chúng ta bắt liên lạc với tổ tiên, với những suy nghĩ, lo lắng, ao ước, thói quen, niềm vui của họ. Như khi muốn trao đổi với một người ở gần thì ta đến nhà họ, ở xa thì phải nhờ tới điện thoại, skype....

Tập tục là như vậy. Tập tục là một phương cách truyền thông với những người đã đi trước, để thấy rõ ràng mình là một sự tiếp nối và mình sẽ được tiếp nối, để đừng quên chúng ta ngày hôm nay như vậy vì đã có những thế hệ đi trước như thế, họ đã làm như thế, họ đã sống như thế, và vì chúng ta hôm nay thế này, vì chúng ta làm những điều này, vì chúng ta sống như thế này, nên những thế hệ sau sẽ như thế đó.

Tốt hay xấu, con cháu chúng ta sẽ nhận lãnh tất cả.

Nhà hóa học Pháp Antoine Laurent de Lavoisier (1743-1794) đã chống lại thuyết nhiên tố bằng những chứng minh hóa học thực tế cho thấy

Không có gì biến mất, không có gì tự sinh, tất cả là sự chuyển biến

Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme

Nhưng trước ông, nhà triết học Hy Lạp Anaxagoras (500 – 428 TCN) cũng đã đưa ra thuyết

Không có sinh, không có diệt, có những thực thể pha trộn với nhau rồi lại tách rời nhau

Rien ne naît ni ne périt, mais des choses déjà existantes se combinent, puis se séparent de nouveau

tương tự với tuệ giác của Tâm Kinh Bát Nhã trong đạo Phật

Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt...

Chúng ta không thể "tống cựu nghinh tân" với hy vọng ấu trĩ là mở cửa tống cái cũ ra rồi nó hoàn toàn biến mất, và một cái gì hoàn tòan mới sẽ xuất hiện. Nhưng theo sự hiểu biết và tiến triển của thế giới ngày nay, chúng ta biết có thể tống cựu nghinh tân theo tinh thần "recycling" (tái tạo, tái chế). Cũng với những gì đã có sẵn, con người có thể lựa chọn và sắp xếp lại để có một cái ta mới, một tình trạng mới.

Thực tế của "recycling, tái tạo, tái chế" cho thấy mọi tình huống đều có thể được thay đổi/ đổi mới và con người có khả năng nhất định để đem tới thay đổi, từ tốt đến xấu và cũng ngược lại, từ độc hại đến bổ ích. Kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi thỉnh thoảng có vẻ như là bất chợt, nhưng thật ra chỉ là sự biểu hiện của một qúa trình nối tiếp của hàng ngàn, hàng trăm ngàn những thay đổi nhỏ, và luôn luôn phải bắt đầu bằng sự nhận định: tình trạng hiện tại cần một sự thay đổi.

Dĩ nhiên một tình trạng độc hại càng kéo dài thì càng cần nhiều thời gian và nghị lực để thay đổi, do đó bên cạnh khả năng thay đổi, rất cần có sự sáng suốt cộng với sự thành thật, tinh thần trách nhiệm và lòng can đảm, để nhận định với chính mình và thế giới bên ngoài là tình trạng cần thay đổi. Lẽ dĩ nhiên những dân tộc thông minh là những dân tộc luôn luôn quan sát những nước khác để tránh không bước vào những lầm lỡ của họ, tiết kiệm năng lượng và nhiều khi xương máu cho dân tộc mình, khi cần phải thay đổi những lầm lỡ đó.

Thử nhìn một vài tình trạng tại Việt Nam ngày nay để thấy năm trước hay năm nay sẽ không có gì mới theo ý của mình, nếu chính mình không đổi mới:

Yếu tố đầu tiên của con người là hình hài, thân thể. Cũng là yếu tố dễ quan sát nhất.

Độc tố trong thực phẩm.

Lấy thí dụ miếng ăn, thức uống. Cho tới nay không còn thiếu những dữ kiện chứng minh phần lớn những thực phẩm Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam đều mang độc tố. Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm người Việt đã biết tình trạng này, và nếu biết, thì đối phó với nó ra sao?

Nếu lắng nghe người dân các tỉnh lớn thì hầu hết nghèo giầu đều nói họ sợ. Sợ rồi thì chấm, hết.

Ai đã lấy thì giờ suy nghĩ tại sao thực phẩm trung quốc đầy độc tố lại lan tràn tự do tại Việt Nam?

Ai đã nhận định: tình trạng này cần một sự thay đổi và lấy quyết định không mua thực phẩm trung quốc? (đây là dịp coi lại những thực phẩm "qúi báu" ngày Tết sản xuất tại đâu?)

Nhận định như vậy rồi, có thể chúng ta mới khám phá ra là muốn mua thực phẩm sản xuất tại Việt Nam không phải là dễ. Vậy ai đã lấy thì giờ suy nghĩ, từ lúc nào và tại sao Việt Nam không còn sản xuất nữa?

Sẽ có người bắt bẻ chính những sản phẩm của Việt nam cũng có những độc tố.

Nhưng theo dõi đến nguyên do đầu thì bao giờ những độc tố dùng cũng được nhập từ Trung quốc, và lý do người sản xuất Việt Nam dùng, là cũng để có thể cạnh tranh giá thấp trên thị trường với sản phẩm Trung Hoa.

Ai đã lấy thì giờ suy nghĩ duyên cớ nào mà không những Việt Nam đã đặt vào tay Trung Hoa nền kinh tế của mình mà đồng thời cả sức khỏe và sinh mạng của dân tộc? Và quan trọng hơn cả, ai đã nhận định tình trạng này không thể tiếp diễn, cần một sự thay đổi?

Ông cha chúng ta ngày xưa lọt vào tay Trung Hoa rồi, phải cần 1000 năm và bao xương máu mới thoát khỏi móng vuốt của họ. Nếu tính một thế hệ là 80 năm, thì bao nhiêu người Việt Nam biết rằng ngày nay có những vùng đất chính thức là lãnh thổ của mình mà trước mắt, một thế hệ người Việt sẽ không được làm chủ? Còn có bao giờ những thế hệ nối tiếp nhận lại được đất đai cha ông họ đã cho Trung quốc "thuê"? Sợ là không. Vì thế hệ hiện tại không dứt khóat nhận định tình trạng này không chấp nhận được, cần một sự thay đổi, thì sau vài thế hệ, có còn ai nhớ?

Độc tố trong nước uống, trong không khí


Có rất nhiều nghiên cứu Việt Nam cũng như ngoại quốc về tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam (thí dụ như của hội The Water Project Organisation). Tất cả đều đưa đến kết quả là một trong hai nguyên nhân quan trọng là sự thiếu nhận thức của người dân nhưng nguyên nhân chính là sự yếu kém trong quản lý nước thải công nghiệp.

Nhiều cơ sở công nghiệp sử dụng nước sạch để chuyên chở chất thải từ các nhà máy của họ thẳng vào các kênh rạch, sông, hồ. Hầu hết các doanh nghiệp đã không có một hệ thống xử lý nước thải và các khu công nghiệp cũng không có một nhà máy tập trung nước thải để xử lý. Nước thải công nghiệp đã trực tiếp xả ra kênh rạch, hồ, ao, sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thí dụ, trong năm 2008 nhà máy bột ngọt Đài Loan Vedan bị bắt qủa tang đã đổ nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của họ vào sông Thị Vải và chỉ khi cá, vịt nuôi bị nhiễm độc chết, mới bị phát hiện. Báo chí, dư luận VN nhao lên, nhưng chỉ thấy để ý đến vấn đề Vedan phải đền một phần tiền thiệt hại. Còn trường hợp nào hãng này có thể chôn ngầm 1059m đường ống sắt để xả nước thải trong nhiều năm, mà nhà chức trách cũng như công nhân và dân quanh vùng không ai biết, có vẻ không gây chú ý, và quan trọng hơn cả là tình trạng ô nhiễm được giải quyết ra sao, tới nay không ai nhắc tới.

Bài học "ô nhiễm nước là cái chết của thiên nhiên và động vật "không có người học, nên tuy các cơ sở ngoại quốc rải rác từ Nam chí Bắc mà không có ai nhận định là tình trạng khắp nơi cần một sự thay đổi.

Tháng 4,2014 Công ty Nicotex Thanh Thái (huyện Yên Định, Thanh Hóa) bị phát giác chôn hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và làm gần 1000 người dân nơi đây mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần kinh, u bướu, vô sinh và sinh con dị dạng...

Tổ chức vào cùng thời gian đó, tại hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm nước Việt Nam: Thực tiễn và chính sách” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng phối hợp, các chuyên gia môi trường bó tay nhận định tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt nam đã vượt khỏi khả năng kiểm soát.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam là một trong các quốc gia châu Á có số tử vong vì ô nhiễm không khí (trong nhà cũng như ngoài trời) cao nhất. Khảo sát của Sở Y tế Hà Nội cho biết 72% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm này, theo các chuyên gia môi trường đánh giá, chính là phương tiện giao thông cá nhân. Đề nghị giải quyết của cấp hữu trách là giao cho các hãng ngọai quốc xây dựng những hệ thống tàu điện cao tầng và tàu điện ngầm tại Hà Nội và Sài Gòn. Nhưng không thấy có kế hoạch đối phó trước đó với vòm trời chăng dây điện chằng chịt của 2 thành phố này, và khủng khiếp hơn nữa là tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Hà Nội khoe khoang những khu nhà cao cấp nhưng hệ thống cống rãnh chẳng hạn vẫn còn chủ yếu là hệ thống từ thời Pháp thuộc, với những vá víu loanh quanh.

Tất cả những vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam đã và đang xảy ra ít nhiều tại các nước nghèo thiếu trình độ, thiếu tổ chức. Hai cường quốc lớn nhưng cũng dẫn đầu về ô nhiễm không khí là Trung Hoa và Ấn độ. (Nga cũng có một số điểm "nóng").

Cách đối phó với nạn ô nhiễm có liên quan trực tiếp với tình trạng nhân quyền và dân chủ của một nước. Cường quốc giàu có đem tiền bạc đi đầu tư khắp thế giới với mộng bá chủ là Trung quốc, nhưng tại chính đất nước họ, gần 90% các thành phố lớn đều không đạt chuẩn về chất lượng không khí, theo tin vừa được Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đưa ra hôm 2/2/2015. Điều này cho thấy lý do dẫn chứng thường được đưa ra là "dân trí" không phải là lý do nguyên thủy, mà chỉ là một cái bình phong che sự thật. Vì ngay cả mức độ "dân trí" cũng chỉ là kết qủa của một chính sách bưng bít sự thật và cố tình không giáo dục dân chúng.

Bao nhiêu người Việt nhận thức được hiểm họa ô nhiễm nguồn sống chính của mình là nước và không khí, và hiểu là tình trạng cần một sự thay đổi tức khắc?

Bao nhiêu người suy nghĩ và tìm hiểu về con số bao chục tỷ Mỹ kim Việt Nam đã nhận của chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance) đầu tư vào các dự án môi trường và chống ngập lụt?

Gia tài của mẹ: dửng dưng, ù lỳ, và ô nhiễm phóng xạ?

Đất nước Việt Nam có bao nhiêu người lo lắng tối nay con họ và bản thân họ không có bát cơm lót dạ hay thức ăn đủ chất để sống không bệnh tật?

Có bao nhiêu người sống trong no đủ, ngay cả thừa mứa, và có thể mang bệnh tật vào người vì ăn qúa nhiều và qúa nhiều những thức ăn có độc tố?

Có bao nhiêu người đang đưa vào cơ thể những chất độc của không khí và nước uống vì không khí và nước nguồn nơi họ sinh sống đã bị ô nhiễm?

Tất cả những người đó sẽ chia xẻ với nhau khá đồng đều những ách nạn khi xảy ra rò rỉ phóng xạ tại Ninh Thuận. Không cần phải một tai họa lớn cỡ Chernobyl hay Fukushima, chỉ cần sự rò rỉ hàng ngày vì những hãng ngoại quốc tắc trách mà nhà nước Việt Nam thì đã chứng tỏ rõ ràng cho tới ngày hôm nay, là không có khả năng và cũng không có ý muốn kiểm soát họ. Điều này hiển nhiên không thể cãi được, vì giao trắng cho một công ty ngoại quốc làm một công việc nguy hiểm mà mình không có hy vọng kiểm soát, là gián tiếp cho thấy mình không có ý định kiểm soát. Những vùng đất bao quanh bởi hàng rào canh gác của công ty Rosatom không còn bóng người Việt nào đặt chân đến, vậy làm sao biết được công ty này đang làm gì và đem tới những món đồ vật gì?

Cuối năm 2012, vì hoạt động trong một dự án tìm dầu ngoài khơi cùng với Nga, Na Uy đã phát giác một lượng khổng lồ rác phóng xạ. Chính phủ Nga sau đó đã phải trao một số tài liệu liên quan bằng tiếng Nga cho Na Uy, công nhận đã đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Điều kiện dự án tìm dầu có thể tiếp tục là khả năng của Nga phải di chuyển những rác phóng xạ này.(?!!). Nga là một nước không có tự do báo chí nên cho tới nay, tin tức thêm về vấn đề này chưa được lọt ra.

Russia announces enormous finds of radioactive waste and nuclear reactors in Arctic seas - Bellona.org

http://bellona.org/news/nuclear-issues/radioactive-waste-and-spent-nuclear-fuel/2012-08-russia-announces-enormous-finds-of-radioactive-waste-and-nuclear-reactors-in-arctic-seas

Những ô nhiễm khu vực
như một con sông chết vì ô nhiễm, nếu muốn được lọc sạch những chất độc, một thành phố bị ngạt thở, nếu muốn bụi và khí độc trong không khí giảm xuống, cần năm, mười, hai mươi năm chấm dứt nguyên nhân ô nhiễm, giúp thiên nhiên hồi phục.

Ô nhiễm phóng xạ có tầm thước không thể so sánh vì:
   
Phóng xạ là một hiểm họa không màu,không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi loài và kéo dài ảnh hưởng lên nhiều thế hệ. Nhiễm độc phóng xạ từ Chernobyl đã bay qua tới Scandinavia, rác phóng xạ từ Fukushima đã tràn xuống Thái Bình Dương trước sự chứng kiến bất lực của con người. Mọi biến cố xảy ra tại Ninh Thuận sẽ bao trùm cả Việt Nam, đó là điều chúng ta phải nhận định rõ ràng.

Hãy Bảo Vệ Việt Nam Hôm Nay (1)


Ngày nay tại Chernobyl những chất phóng xạ rò rỉ như Caesium và Plutonium đã ngấm xuống đất và trong mạch nước, và sẽ vẫn còn trong môi trường một khoảng thời gian dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, ở những mức độ thấp dần.

Ở Việt Nam, so với ô nhiễm không khí và nguồn nước, vấn đề ô nhiễm phóng xạ tuy nếu xảy ra, thì trầm trọng không thể lường được, nhưng có lợi thế vì chưa (hy vọng) xảy ra. Lý do chánh đáng để ngay bây giờ mọi người phải lấy quyết định: tức khắc thay đổi tình trạng hiện nay.

Hàng rào cản chính là một ô nhiễm độc hại khác đã ngấm sâu trong con người Việt ngày hôm nay: dửng dưng, ù lỳ và thiếu thẳng thắn.

Mỗi đổi mới chính bản thân mình, dù nhỏ thế nào, cũng là điều kiện cho một năm mới, một tương lai mới.
Nhận thức tình trạng phải thay đổi ngay giờ phút này là khởi điểm.

Dứt khóat nhìn nhận sự sai lầm của một ý thức hệ, của một quyết định, một hành động, vào một thời điểm nào đó, không đòi hỏi nhiều can đảm. Chỉ cần một sự lương thiện đối với chính mình, và có thể được giúp đỡ bởi tinh thần trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp nối.

Những lời phân bua lòng vòng cho những sai lầm trong qúa khứ không quan trọng và làm mất thì giờ. Chỉ có những hành động xây dựng một cái mới tốt đẹp hơn mới có giá trị.

Trước thềm năm mới, chúng ta cần chiêm nghiệm: nếu ta không mới thì năm mới không có khả năng thực thụ mới.

(1) http://www.caodangdienhoc.org/TuSachDienHoc/NKNhan/ThucQuyen/ThucQuyen181211.htm


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcSIZj3XcF8MBQqJcgXVyvhSItpouY42cKoy2fUOnBrEJRwWs0VxdQ
Về Đầu Trang Go down
tqnguyen
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSat Mar 07, 2015 6:37 pm

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  7c9b0abc350647ea85b354731d0a1133


Chết vì phóng xạ

Thục Quyên (Save Vietnam's Nature)
 
Ông Nguyễn Bá Thanh (1) có bị đầu độc bằng phóng xạ hay không, điều này thật ra chỉ quan trọng đối với gia đình ông, và có hay không, thì gia đình ông chắc chắn đã biết từ lâu. Ông Thanh đã được đưa qua Singapore, rồi qua Mỹ chữa bệnh, nghĩa là không thể có nghi vấn là nền Y tế Việt Nam không đủ sức hay bị áp lực để không định bệnh chính xác cho ông.
Tuy nhiên có rất nhiều khía cạnh trong suốt thời gian phát bệnh và chữa bệnh của ông Thanh đáng được chú ý cũng như cần trở thành những đề tài để học hỏi và suy ngẫm cho mọi người dân Việt.

Chết thì ai cũng một lần chết.
Nhưng chết quằn quại, chết qúa trẻ, hay sống sót vài tháng, vài năm, để mà đau đớn bệnh tật cho tới chết, thì người bình thường ai ngu dại gì mà dấn thân vào? Tình cảnh khủng khiếp hơn nữa là phải bất lực chứng kiến chính con em mình đau đớn khổ sở, qụy ngã vì những căn bệnh không thuốc chữa. Vì chính Hiêp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân ( IPPNW International Physicians for the Prevention of Nuclear War) đã báo trước, Y khoa sẽ bó tay không bảo vệ được con người nếu bị nhiễm độc phóng xạ.(2)
 
Vậy tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự xử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân?

Con đường đưa tới nhiễm phóng xạ và những hội chứng nhiễm xạ

Bệnh rối loạn sinh tủy ông Thanh mắc phải (theo thông tin trên các báo đài) đúng là có thể do nhiễm phóng xạ hoặc do những nguyên do khác, xác định hay không.
Tuy nhiên tình trạng bị phơi nhiễm những lượng phóng xạ quan trọng không chỉ duy nhất đưa đến bệnh này, mà tùy loại phóng xạ, tuỳ liều lượng, tùy thời gian phơi nhiễm, tùy khoảng cách với nơi xuất phát phóng xạ và tuỳ tuổi tác người bị nhiễm, gây ra những hội chứng bệnh khác nhau, thường khó chẩn đoán.
"Nhiễm phóng xạ ngoài" khi da tiếp xúc với một chất phóng xạ lỏng và bị thương tổn.
"Nhiễm phóng xạ trong" là khi phóng xạ ngấm qua da, hay nhập vào cơ thể qua những vết thương, hoặcnuốt và hít phải chất phóng xạ qua thức ăn, nước uống, bụi phóng xạ trong không khí, gây thương tổn trong cơ thể, hoặc toàn bộ hoặc cho một bộ phận nhất định.

Các bộ phận cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bức xạ:

1/ Việc nhiễm xạ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp niêm mạc và hệ vi khuẩn đường tiêu hóa dẫn tới các triệu chứng nôn mửa, nôn ra máu, đau bụng và tiêu chảy. Các mạch máu trong ruột già và trực tràng bị vỡ gây ra tình trạng đi ngoài có máu trong phân.
2/ Tuyến giáp là một bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi bị nhiễm xạ theo báo cáo của các Hiệp hội Ung thư thế giới. Phơi nhiễm bức xạ có thể làm tuyến giáp sưng lên được gọi là bướu cổ hay làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn gây nên bệnh cường giáp, dẫn tới việc tăng nhịp tim và huyết áp. Nguy cơ ung thư tuyến giáp được ghi nhận là khá cao, đặc biệt cao ở trẻ em bị nhiễm xạ.
3/ Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu, khi bị nhiễm xạ không còn khả năng tạo ra đầy đủ các loại tế bào máu (rối loạn sinh tủy) dẫn tới thiếu máu không thể hồi phục, xuất huyết tự nhiên hay sau khi va chạm mạnh, tiêm chích, vv...mất sức đề kháng, nhiễm trùng...

Khi cơ thể hấp thụ một liều bức xạ lớn trong một thời gian ngắn (thường trong một tai nạn xảy ra trực tiếp tại nơi xử dụng phóng xạ) sẽ đưa đến hội chứng nhiễm xạ cấp tính. Các triệu chứng đầu tiên là thương tổn da (ngứa, đỏ hay sạm, sưng), buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy,xuất hiện sau vài phút hay vài ngày. Có thể có rụng tóc.
Tiếp theo là một thời gian ngắn bệnh nhân cảm thấy khỏe lại nhưng sau đó ốm trở lại ngay với các triệu chứng như ăn mất ngon, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và có thể co giật hay hôn mê. Sau vài ngày đến vài tuần, các thương tổn da cũng trở lại.
Giai đoạn trở bệnh nặng này kéo dài vài giờ cho đến vài tháng và hầu hết các bệnh nhân bị hội chứng này chết sau vài tháng do tủy xương bị phá hủy, mất sức đề kháng gây nhiễm trùng và suy thoái nội tạng.

Khi phơi nhiễm một nguồn bức xạ liều thấp kéo dài bệnh nhân thường chỉ thấy nhức đầu, mệt mỏi và yếu người nhưng với thời gian có thể bị ung thư.
( trường hợp rò rỉ phóng xạ những nhà máy điện hạt nhân, hoặc những vùng không trực tiếp nhưng bị ảnh hưởng sau những vụ nổ những nhà máy điện hạt nhân.
Những thảm họa phóng xạ có nổ đã tung bụi phóng xạ lên không trung và đã nương theo gió đi rất xa vài ngàn cây số. Lúc đó thì khoảng cách cũng không phải là yếu tố an toàn).

Mức độ nhiễm xạ nào được xem là nguy hiểm với con người?

Độ nặng và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào mức độ bức xạ và thời gian phơi nhiễm, đo bằng đơn vị "Gray" hay "GY”. Một bệnh nhân với nồng độ phóng xạ trong người 1GY cho thấy các triệu trứng nhiễm xạ nhẹ, 6GY được xem là nguy hiểm chết người.
Bảng mức độ ảnh hưởng của nhiễm xạ lên cơ thể con người :
Bảng mức độ ảnh hưởng của nhiễm xạ lên cơ thể con người
(nguồn: http://pketko.com/Hiroshima/radiation.htm)

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Mucdoanhhuongnhiemxa


Sống chết mặc bây? Thảm họa phóng xạ sẽ không phân biệt sang hèn, khôn dại

Đọc những khái lược về vấn đề nhiễm xạ đưa đến bệnh tật và cái chết, để thấy nếu là cấp tính thì chẳng có cách chữa, và ngay cả những phương tiện để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh bớt đau đớn, thì Việt Nam cũng không có.
Nếu nhiễm xạ nhẹ và chỉ có những triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, yếu người đi đến kiệt quệ, thì người nghèo khó sẽ chẳng có cơ hội được khám bệnh để mà biết là bệnh gì.
Ngay cả người không nghèo thì mấy ai đủ tiền đủ bạc để dễ dàng đi Singapore, đi Mỹ khám bệnh?

Tại những vùng công nghệ ở nước ngoài, khi một số chỉ vài chục người có triệu chứng bất thường cũng đủ để gây nghi ngờ và kiểm soát y tế. Nhưng thử hỏi nếu điều này xảy ra tại Việt Nam thì ai lưu tâm tới?
Ai đang kiểm soát số người bệnh quanh những công xưởng, những vùng đào bô xít hiện nay trong nước?
Vậy thì làm sao có thể mong đợi có sự kiểm soát những vùng đã giao trọn vẹn cho người ngoại quốc?

Vài nơi tai họa đã đến rồi. Tại Đồng Nai, tại Thanh Hóa, sông hồ bị nhiễm độc hóa học (3) ngay sát những công xưởng mà không bị phát hiện. Phải kéo dài chờ tới khi gần 1000 dân làng mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần kinh, u bướu, vô sinh và sinh con dị dạng...giới hữu trách mới tỉnh giấc.

Rò rỉ phóng xạ càng nguy hiểm và khó ngăn chặn hơn. Ngay tại những nước giàu kinh nghiệm với các nhà máy tối tân, chuyên viên được huấn luyện kỹ càng, như Mỹ, Pháp, mà tai nạn còn xảy ra. Trong khi Việt Nam tin tưởng hoàn toàn vào sự bảo đảm an toàn của hãng thầu Nga Rosatom để xây và điều hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Không những hồ sơ thảm họa hạt nhân Chernobyl đầy bằng chứng sự tắc trách của chính phủ Sô Viết khi xảy chuyện, Nga còn là nước có thảm họa (Oyzorks-mayak) được dấu kín trong thời gian dài nhất lịch sử kỹ nghệ hạt nhân (4) và có những cách hành xử vô trách nhiệm đối với chính công dân của họ. Họ không từ cả sự đàn áp bịt miệng những nhà bảo vệ môi trường thí dụ như khi những người này tìm cách đến khám nghiệm mức ô nhiễm nước và đồng bằng sông Techa, ô nhiễm những hồ Kyzyltash, Tatysh, Karachai đã ngấm xuống nguồn nước ngầm.

Bên cạnh những mánh khóe quảng cáo sự tối tân của những nhà máy điện hạt nhân Nga rao bán chịu cho những nước tụt hậu như Việt nam, Hungary... Nga lại vẫn xử dụng ngay trong lãnh thổ mình 3 nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn hoạt động (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi quá hạn sử dụng 30 năm).(5)

Trong khi thế giới lo lắng không có phương cách lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ, và để bảo vệ môi trường sống của những thế hệ tiếp nối, có những quốc gia dẫn đầu về ngành công nghệ hạt nhân đã can đảm quyết định dứt khoát với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải, đồng thời phát triển nền kỹ nghệ năng lượng tái tạo, thì Nga thản nhiên đem đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Các thùng rác phóng xạ nổi lều bều trên mặt biển đã bị Na Uy phát giác và chính phủ Nga đã không thể chối cãi.

Đó là tinh thần trách nhiệm của Nga, kẻ bảo đảm an toàn phóng xạ cho Việt Nam!

Nếu người Việt không quan tâm đến việc con cháu mình đang có nguy cơ bị đầu độc phóng xạ, thì cũng chẳng cần quan tâm đến việc ông Nguyễn Bá Thanh có bị chết vì phóng xạ hay không.


Thục Quyên (Save Vietnam's Nature)
05/03/2015

----------------------
(1) Vấn đề đầu độc bằng phóng xạ và cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh (1953 - 2015)
https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths/bct20150214-tktran
(2) Lời thề Hippocrates và năng lượng hạt nhân
http://phusaonline.free.fr/MoiSinh/2011/9_loi-the-Hippocrateshtm.htm
(3) Năm mới không thể mới nếu ta không mới
https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20150220-thq
(4) Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom
https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20131030-thq-vanhoatrachnhiem1
(5) Roof collapse at Chernobyl: What does it mean for Russia’s aged Chernobyl-type reactors?
http://bellona.org/news/nuclear-issues/nuclear-russia/2013-03-analysis-roof-collapse-at-chernobyl-what-does-it-mean-for-russias-aged-chernobyl-type-reactors


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Nguyen-ba-thanh-1
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeThu Apr 16, 2015 8:29 am


Bình Thuận: Người dân nổi lửa chặn quốc lộ, ném bom xăng chống trả CA đàn áp




Bạn đọc Danlambao - Liên tục trong hai ngày 14 và 15/4/2015, hàng ngàn người dân Bình Thuận đã tràn xuống quốc lộ 1A để biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (do Trung Cộng xây dựng) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cuộc biểu tình đã khiến giao thông trên tuyến quốc lộ 1A tê liệt, xe cộ kẹt cứng kéo dài hàng chục cây số. Nhiều người dân phẫn nộ thậm chí còn dùng gạch đá, bom xăng chống trả quyết liệt khi cảnh sát cơ động kéo đến nhằm giải tán đám đông.

Trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh gạch đá dữ dội giữa người dân với lực lượng cảnh sát cơ động, giới chức Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công cuộc biểu tình. Dù vậy, các diễn biến sau đó cho thấy sự phản kháng của của người dân vẫn còn rất mạnh mẽ.

Trước áp lực của người dân, chiều ngày 15/4/2015, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khắc phục tình hình, đồng thời ra lệnh cho giới chức Bình Thuận tuyên truyền khẩn cấp cho người dân ‘không để kẻ xấu lôi kéo, kích động’.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Lua

Người dân dùng bom xăng tấn công cảnh sát cơ động, 'tái chiếm' quốc lộ 1A. Trước đó, vào trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh dữ dội bằng gạch đá, giới chức tỉnh Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công người dân. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, rất đông người dân vẫn tiếp tục nổi lửa đốt đường, phong tỏa quốc lộ 1A.

Bất chấp những động thái xoa dịu dư luận của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tối cùng ngày, người dân Bình Thuận tiếp tục kéo đến ‘tái chiếm’ quốc lộ 1A, nổi lửa đốt đường.

Đáp lại, với quyết tâm bảo vệ nhà máy nhiệt điện bằng mọi giá, nhà cầm quyền CS đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động hùng hậu kéo đến nổ súng, ném lựu đạn cay nhằm giải tán đám đông nhân dân đang rất phẫn nộ.

Hành động này như đã đổ thêm dầu vào lửa, người dân phản ứng lại bằng cách dùng gạch đá, bom xăng đánh trả lại lực lượng CA.

Xung đột giữa người dân và nhà cầm quyền nhanh chóng bùng phát thành bạo lực dữ dội, khiến cả đoạn đường rực lửa như bị thiêu cháy. Video do một số người dân ghi lại tại hiện trường có thể nghe rõ tiếng nổ lựu đạn và những đám cháy bùng do bom xăng

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  IMG-1762-9791-1429105716
Ảnh: Hoàng Trường (VNexpress)

Người dân tuyên bố sẽ biểu tình cho đến khi nào nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chấm dứt hành vì gây ô nhiễm môi trường, không thải bụi than, xỉ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Được biết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận có vốn đầu tư hơn 23 ngàn tỷ đồng, được xây dựng bởi tập đoàn điện khí Thượng Hải của Trung Cộng.

Nhờ hành vi ngấm ngầm tiếp tay của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cộng với sự hám lợi của các quan chức Bình Thuận, các nhà thầu Trung Cộng dù sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng vẫn nghiễm nhiên trúng thầu xây dựng hầu hết các dự án nhiệt điện quan trọng tại Bình Thuận.

Đến lúc này, ‘quả đắng’ từ các nhà thầu Trung Cộng là quá rõ ràng. Người dân Việt Nam tiếp tục phải chịu đựng nhiều di hoạ khủng khiếp từ việc ô nhiêm nghiêm trọng. Thủ phạm tiếp tay cho Trung Cộng tàn phá đất nước chính là đảng CSVN.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Images?q=tbn:ANd9GcQ1cb07VPGwokaJEJWFRkl-bd2Mg23_pKwTNeG8dY52HMgIWKPS
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeFri Apr 17, 2015 12:34 am


Vì sao người dân Bình Thuận biểu tình phản đối nhà máy điện?


Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
RFA 2015-04-16

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  F3b1171b-8e83-40a2-ad10-e21e7ebdf5b1
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuân. RFA

Ninh Thuận, Bình Thuận và cả miền Trung nối liền được xem là hiền hòa, chịu đựng nhiều nhất so với cả nước, chính vì điều kiện khó khăn, kiếm cái ăn chật vật, thời tiết thổ nhưỡng cũng khắc nghiệt nên miền đất này cũng là nơi có nhiều người tha phương cầu thực, bôn tẩu xa xứ nhiều nhất. Lực lượng lao động chính trong gia đình đều đi làm ăn xa hoặc người còn lại cũng gắng gượng mà chịu đựng mọi khó khăn để nâng đỡ gia đình.

Cũng chính vì lẽ này mà hầu hết các cuộc đình công, biểu tình phản đối giới chủ hay phản đối nhà cầm quyền đều ít xuất hiện ở các tỉnh nghèo khổ này. Tuy nhiên, một khi các tỉnh này đứng dậy phản đối những bất công thì nghe có vẻ như cuộc cách mạng lớn đang đến gần.

Con tàu biểu tình đang tăng tốc

Một bạn trẻ tên Vinh ở Vĩnh Tân, Ninh Thuận chia sẻ về vấn đề người dân đang ngày càng bức xúc và có xu hướng nổi dậy để chống lại bất công, giải tỏa những vô lý: “Người dân chặn đường lại không cho xe chạy, không đi qua đi lại, kẹt xe nhiều cây số. Bởi vì nhà máy nó thải nhiều khói ra, bụi bẩn không à, sống không được, ô nhiễm lắm!”

Theo Vinh, nếu như nói về sự bức xúc, có vẻ như người dân các tỉnh nghèo khổ thường mang nhiều ẩn ức, bức xúc và thất vọng về chính quyền địa phương nhiều hơn các tỉnh không nghèo. Nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, suốt ngày chỉ quần quật làm lụng, sự vất vả đã chiếm rất nhiều thời gian trong cuộc sống, khiến người ta không còn thời giờ để suy nghĩ về những chuyện khác như quyền con người hoặc những chính sách phúc lợi xã hội cần thiết.

Chính vì không có thời gian, không có lực lượng thanh niên chủ chốt và không có điều kiện mà suốt nhiều năm nay, mặc dù bị ép chế mọi bề nhưng người dân Ninh Thuận, Bình Thuận và những tỉnh miền Trung vẫn không có những phản ứng mạnh mẽ như nhiều tỉnh khác.

    Người dân chặn đường lại không cho xe chạy, không đi qua đi lại, kẹt xe nhiều cây số. Bởi vì nhà máy nó thải nhiều khói ra, bụi bẩn không à, sống không được, ô nhiễm lắm!
    Anh Vinh ở Vĩnh Tân

Tuy nhiên, một khi người dân các tỉnh này lên tiếng phản ứng những chính sách bất công của nhà nước thì câu chuyện đã đến hồi khó cứu vãn. Cũng theo nhận định của Vinh, hầu hết các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử đều hình thành ở những tỉnh nghèo khổ của miền Trung, các phong trào cách mạng lớn trong lịch sử cũng vậy, từ Cần Vương, Duy Tân cho đến những phong trào cách tân văn chương đều có những thủ lĩnh miền Trung xuất hiện. Và đất nghèo như một cái nôi tốt nhất của cách mạng.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image
Hàng ngàn xe ùn tắc trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Tuy Phong

Cuộc biểu tình, biểu thị sự bất mãn của người dân xã Vĩnh Tân nhằm phản đối nhà máy điện Vĩnh Tân xả khói bụi, chất độc làm ảnh hưởng môi sinh của người dân Tuy Phong, Bình Thuận vào ngày 14 tháng 4 dù sao đi nữa cũng đóng vai trò là cú châm ngòi nổ của những cuộc biểu tình khó có thể nói là không xãy ra trong thời gian tới ở Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Trung.

Trước đây, người dân ở Ninh Thuận cũng từng nhiều lần phản đối nhà cầm quyền địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng qui mô và độ căng chưa đến mức như cuộc phản đối hiện tại. Theo bạn Vinh, cuộc xuống đường của bà con Tuy Phong có thể lên đến con số vài ngàn người và đoạn đường kẹt xe đã lên đến hàng chục cây số. Nhưng đây chỉ là con số xuống đường chặn xe, những người ở nhà chuẩn bị tinh thần xuống đường có thể còn đông hơn nhiều.

Sở dĩ bà con nhân dân ở Tuy Phong phản đối mạnh mẽ như vậy là vì môi trường ở đây đã quá ô nhiễm, ống khói cao 210m với đường kính 7m của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân luôn tỏa ra một lượng khói hôi hám và nặng nề, bao phủ toàn bộ khu vực dân sinh trong huyện.

Hơn nữa, bãi xỉ thải ra từ hai tổ máy phát điện mỗi ngày từ hai ngàn tấn đến bốn ngàn tấn cũng làm cho môi sinh, nguồn nước ở đây trở nên dơ dáy, độc hại. Công nghệ nhiệt điện lỗi thời của Trung Quốc sử dụng nhiên than cám 6A – Hòn Gai Cẩm Phả với mức đầu tư 23477 tỉ đồng. Với mức giá đầu tư quá cao trích từ thuế của dân, giao cho công ty Thượng Hải của Trung Quốc xây dựng để rồi tạo ra hàng loạt tai hại cho nhân dân như vậy, chuyện người dân phản đối là chuyện rất tự nhiên.

Chưa có chính sách nào cho dân

Một người dân khác tên Thụy, ở Vĩnh Tân, Tuy Phong chia sẻ: “Ở đây không phải Hà Nội hay Sài Gòn mà dễ công khai những thông tin mà trước đây họ bưng bít. Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an. Bây giờ nó đang chơi trò an dân, ru ngủ dân nhưng cũng chưa biết sẽ tới đâu…”.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Image
Bãi sỉ than không được xử lý, bốc bụi mỗi khi có gió. RFA

    Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an
    Ông Thụy

Theo ông Thụy, sở dĩ người dân xã Vĩnh Tân hiền lành, chịu đựng lâu nay trở nên bức xúc là vì nhà cầm quyền địa phương quá đáng, họ không những đã tiếp tay cho nhà máy điện này xây dựng quá gần khu dân cư, để lọt công nghệ Trung Quốc lạc hậu vào địa phương thải ra khí độc, khói bụi và xỉ than đậm đặc mà lại không có một chính sách bảo vệ người dân cho hợp lý. Một kiểu làm việc hết sức “đem con bỏ chợ” của nhà cầm quyền trong vấn đề nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đang tồn tại ở Tuy Phong nói riêng và Bình Thuận nói chung.

Và không dừng ở hai tổ máy đang hoạt động, sắp tới đây sẽ có thêm một hoặc hai tổ máy nữa sẽ hoạt động để đạt được công suất đề ra lúc trình dự án. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng khói bụi, chất độc hại sẽ tăng gấp đôi hiện tại. Trong khi đó, nhà nước chưa hề có kế hoạch nào để đảm bảo an toàn cho đời sống của người dân.

Hiện tại, với mức độ ô nhiễm như đang thấy, chỉ còn một trong hai lựa chọn, hoặc là di dời nhà máy điện đi nơi khác cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến đời sống người dân hoặc là di dời khu dân cư với điều kiện tốt nhất cho bà con nhân dân. Bởi trong chuyện này, bà con nhân dân phải chịu hy sinh quá nhiều khi rời bỏ mảnh vườn, căn nhà thân yêu và ổn định của mình để đến một nơi ở mới, lạ lẫm.

Và cũng theo ông Thụy, đây là vấn đề hết sức cấp bách, thể hiện quyết tâm bảo vệ dân hay bảo vệ nhà máy điện của nhà cầm quyền địa phương. Không thể phạt nhà máy điện một tỉ, hai tỉ để rồi họ lại tiếp tục hứa sẽ giảm bớt khói bụi, độc hại. Vì làm như thế, nhân dân chỉ chịu thiệt thòi hơn mà giới tham quan lại có cơ hội vòi vĩnh nhà máy điện để kiếm chác.

Vấn đề người dân cần và đòi hỏi nhất là chính sách an dân hợp lý, tránh tham nhũng và không được hứa lèo. Nhưng nhà cầm quyền Bình Thuận và Tuy Phong đã không làm được điều này. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn còn tiếp diễn và đi đến cao trào.

Ông Thụy cũng đưa ra nhận xét là mọi tỉnh ở Việt Nam đều có vấn đề, đều có thể nổ ra những cuộc biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của nhân dân. Và có vẻ như chuyến tàu đấu tranh chống bất công của nhân dân đang tăng tốc từ Sài Gòn ra Ninh Thuận, Bình Thuận và miền Trung trong thời gian tới.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Khi-thai-cong-nghiep-Ngoc-lan-7e188
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSat Apr 18, 2015 12:52 pm

Bị dồn đền đường cùng... dân sẽ liều chết chống bọn cs tham tàn!!!




Biểu tình Bình Thuận: Khi CA phải tháo chạy
 
Hoàng Trần (Danlambao) - Sau cuộc đối đầu kéo dài 2 ngày 2 đêm trước lực lượng CA đông đảo, người dân Tuy Phong - Bình Thuận đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống lại tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương.

Lần đầu tiên, sức ép mạnh mẽ từ cuộc phản kháng đã buộc phó thủ tướng thân Tàu Hoàng Trung Hải phải xuống nước, nhượng bộ trước nhân dân.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – vốn được xây dựng bằng công nghệ Trung Cộng bị ra lệnh phải chấm dứt thải bụi than, xỉ ra môi trường.

Khi bị dồn đến đường cùng, người dân Bình Thuận đã cho thấy sức mạnh chưa từng có về tinh thần đoàn kết trước bạo quyền.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Cs

Một thanh niên ôm đầu sau khi bị cảnh sát cơ đồng dùng gậy phang tới tấp

Biểu tình ôn hòa


Trong cuộc đấu tranh vừa qua, có rất nhiều chi tiết đã không hề được truyền thông nhà nước nhắc đến. Dưới đây là một số thông tin ghi lại từ người dân và do các trang mạng xã hội phổ biến.

Trước tiên, cần khẳng định ngay là cuộc biểu tình của người dân Tuy Phong, Bình Thuận rất ôn hòa và kỷ luật.

Ngày 14/4/2015, người dân bất tuân dân sự bằng cách xuống đường chặn quốc lộ 1A, thậm chí nằm cả xuống gầm xe tải để ngăn không cho xe chở than xỉ đi qua khu vực dân sinh.

Cuộc biểu tình khiến đoạn quốc lộ huyết mạch này bị tê liệt hàng chục km, xe cộ bị ứ đọng khiến nhiều tài xế và hành khách mệt mỏi.

Rất nhiều người dân cảm thấy có lỗi, nên đã mang thức ăn, bánh mì và nước uống đến phân phát cho những người bị kẹt lại và mong được thông cảm.

Đến tối cùng ngày, người dân đồng loạt rút lui, trả lại sự thông thoáng cho tuyến quốc lộ 1A. Nhìn chung, cuộc biểu tình trong ngày đầu tiên khá ôn hòa và chừng mực.

Mục đích chính của người dân chủ yếu là muốn đánh động sự quan tâm, chú ý của dư luận về môi trường sống độc hại tại địa phương.

Tức nước vỡ bờ


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Cscd

Ảnh: Facebook Hiep Thanh Le

Bất chấp những lời hứa hẹn của giới chức địa phương chỉ mới hôm trước, vào sáng ngày 15/4/2015, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục thải bụi than, xỉ vào môi trường.

Người dân quá phẫn uất liền kéo xuống quốc lộ 1A biểu tình sang ngày thứ 2 liên tiếp với số lượng đông đảo hơn, nhưng vẫn tỏ thái độ ôn hòa.

Đáp lại, nhà cầm quyền CS tiếp tục công khai đối đầu nhân dân khi huy động hàng ngàn CA, cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp.

Trong đoạn video trên, có thể thấy rõ cảnh tượng cảnh sát cơ động dùng gậy phang tới tấp vào đầu một người dân, dù người này đã ngã xuống.

Khi bị dồn đến đường cùng, người dân buộc phải phản kháng. Hai bên giàn trận đối đầu nhau. Phía cảnh sát cơ động được trang vũ khí tận răng gồm khiên, dùi cui, lựu đạn nổ… Trong khi người dân chỉ dùng gạch đá và một vài bom xăng chống đỡ.

Cuộc giao tranh bất phân thắng bại. Mỗi khi hai bên ‘hưu chiến’, bà con vẫn mang nước đến mời những người cảnh sát cơ động này uống và nói “Chúng tôi đấu tranh cho môi trường chớ không đấu với các chú”.

“Sau khi dân đã bao vây được CSCĐ thì mọi người đứng ra cản không cho số người quá khích chọi đá, gạch nữa. Lúc này họ chỉ chửi, giải thích... và mời nước”, facebook Hiep Thanh Le tường thuật.

Trong số này, có rất nhiều cảnh sát là người địa phương, chính bản thân và gia đình họ đang ngày đêm hứng chịu cảnh bụi than, xỉ mù mịt ô nhiễm đến mức đổ bệnh.

Khi CA tháo chạy


Tối ngày 15/4/2015, giao tranh tiếp tục bùng phát dữ dội khi CA bắt đi hàng chục người biểu tình. Video ghi lại vụ việc cho thấy bom xăng và lựu đạn nổ khiến cả đoạn đường như bị bùng cháy.

Một tờ báo nhà nước cáo buộc người dân đã xông vào cướp phá khách sạn Vĩnh Hảo và thiêu rụi cả 3 chiếc xe ô tô. Trên thực tế, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.

Khách sạn Vĩnh Hảo trước đó được nhiều quan chức Bình Thuận thuê để ăn ngủ và làm ‘tổng hành dinh’ khi vụ biểu tình diễn ra. Vì nằm gần khu vực giao tranh, nên khi bắt người, phía CA đã mang nhốt họ vào trong khách sạn.

Người dân lập tức kéo đến vây hãm đòi thả người, khách sạn Vĩnh Hảo vô tình trở thành nơi giao chiến giữa hai bên.

Trước áp lực dữ dội của nhân dân, cảnh sát cơ động sau đó đã buộc phải thả người và tháo chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc các quan chức Bình Thuận ở lại.

Sự thật là người dân không hề động chạm đến các quan chức bị kẹt lại, khách sạn chỉ bị vỡ cửa kính và 3 chiếc xe bị móp trong lúc giao tranh. Hoàn toàn không có chuyện người dân cướp phá khách sạn tan tành, hay thiêu trụi xe như một số tờ báo đã loan tin láo lếu.

Cửa kính khách sạn bị vỡ, xe bị móp có thể là do bị ‘lạc đạn’ khi một số người dân ném đá. Tuy nhiên, khả năng cao hơn là do chính những cảnh sát cơ động này tự gây ra. Có thể vì họ tức giận vì mệt mỏi sau 2 ngày bị các quan chức CS bắt phải đưa đầu ‘chịu trận’. Hoặc cũng có thể là hiện trường giả để vu cáo người dân ‘bạo loạn’ không chừng.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Cscd1

Cảnh sát cơ động mệt mỏi, chán chường sau 2 ngày 2 đêm đối đầu với nhân dân Bình Thuận. Ảnh: Sơn Kòi

Đến 12 giờ đêm, sau khi đã tổng tiến công và 'tái chiếm' được quốc lộ 1A, người dân bắt đầu rút lui về nhà để nghỉ ngơi. Quốc lộ 1A trở nên thông thoáng.

Sáng ngày 16/4, người dân ngưng biểu tình sau khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 ngưng thải khói than, xỉ độc hại ra môi trường. Có tin nói rằng phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã phải đích thân vào Bình Thuận để chỉ đạo khẩn cấp hòng xoa dịu nhân dân.

Cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày 2 đêm của người dân Tuy Phong, Bình Thuận đạt được những thắng lợi chưa từng có. Đây cũng chính là một mồi lửa báo hiệu sự suy vong của chế độ độc tài vốn chỉ xem quyền lợi nhân dân như cỏ rác.

Đối với các quan chức cộng sản, sự tháo chạy của lực lượng CA chính là lời cảnh tỉnh rõ rệt nhất. Còn đối với lực lượng CA, quay trở về với nhân dân cũng chính là con đường duy nhất.

Hãy biết thức tỉnh, vì một khi biến chuyển xảy ra, Hoàng Trung Hải có thể chạy sang Tàu - 'tổ quốc' của hắn, còn lực lượng CA và các quan chức cộng sản biết chạy đi đâu?

Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  7-box_ivim


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Gieng
Bụi than, xỉ từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khiến nước giếng bị ô nhiễm

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeFri Jul 15, 2016 2:21 pm

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Racthai 

Ai biến Hà Tĩnh thành bãi rác của Trung Cộng?


CTV Danlambao - Một phần diện tích rừng 327, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã nghiễm nhiên trở thành nơi chứa rác thải kể từ khi Dự án Formosa xuất hiện. Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh nói với phóng viên báo chí rằng ông không hề hay biết về vụ việc này. Trong khi đó, ông Trần Anh Đàn, Chủ tịch UBND P. Kỳ Trinh thì nói rằng “chính quyền có biết bãi rác này”. Nhưng vì người ta… “đổ vào ban đêm, lâu ngày đổ một xe nên chính quyền rất khó kiểm soát, bắt giữ. Đúng, rừng không thể là nơi đổ rác thải được. Còn về nguồn gốc rác chưa kiểm tra nên không biết”.

Theo tường thuật của phóng viên Báo điện tử Infonet, lối rẽ vào đường mòn tới rừng 327, những đống rác cao tới 1m nằm khắp nơi trong mọi ngõ ngách khu rừng. Sâu trong rừng là một bãi đất rộng chừng 5ha được chọn làm nơi tập kết những bãi rác khổng lồ. Có hàng chục đống rác cao hơn 2m, mỗi đống chừng 10m3, ước tính lượng rác lên tới hơn 100 tấn.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Infonetracanh4


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Infonetracanh5

Photo: T.Hoa (Infonet)

Người dân ở đây cho rằng, rác này có nguồn gốc từ Formosa, do chính Cty CPXD Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh cho xe chở đến đổ tại khu rừng này. Rác không chỉ được đổ ở trong rừng, hai bên đường mòn dẫn vào rừng mà một lượng rác lớn được đổ ngay tại các khe suối, trên thượng nguồn, đồng nghĩa việc chất độc đã len lỏi vào hàng ngàn hộ dân sinh sống gần đó. Sau mỗi trận mưa, chất thải trôi xuống hồ Mục Hương, nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các hộ dân tại 2 phường Kỳ Trinh, Kỳ Long.


tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Infonetracanh3

Photo: T.Hoa (Infonet)

Người ta quan sát trong các đống rác khổng lồ có những bộ quần áo, đồng phục lao động giống với trang phục của công nhân Formosa. Nhiều loại vật dụng có in nhãn mác bằng chữ Trung Quốc.

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Infonetracanh8 

Photo: T.Hoa (Infonet)

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Infonetracanh9

Photo: T.Hoa (Infonet)

Trước đó, Công ty CPXD môi trường đô thị là đơn vị hợp đồng nhận xử lý 267 tấn rác thải công nghiệp, dạng bùn đen của Formosa. Tuy nhiên công ty này đã đem hàng trăm tấn chất thải trên chôn vào vườn nhà dân thay vì đưa đi xử lý.

Sự việc vô cùng nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân xã Kỳ Anh nhưng không một hành vi tội ác nào bị xử lý. Thay vào đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra rất sắt máu trong việc ngăn chặn, trấn áp, đàn áp những người dân lên tiếng bảo vệ môi trường.

Nếu chủ nhân những đống rác “khổng lồ” này là Formosa, thì Công ty ngoại bang này không chỉ giết biển Việt Nam, mà còn giết người Việt Nam trên đất liền. Và không chỉ ngoại bang, kẻ chủ mưu và tiếp tay giết đồng bào mình chính là giới chóp bu cộng sản.

15.7.2016
CTV Danlambao
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeTue Aug 02, 2016 3:46 pm

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Chie%25CC%2582%25CC%2581n%2Btranh%2Bsinh%2Bhoa%25CC%2581-TC-VN-danlambao

Âm mưu của Trung Cộng trong vụ cá chết Vũng Áng và Miền Trung Việt Nam

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh vũ trang đối đầu cổ điển. Đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên, cùng việc xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông...

*

Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.

Từ tháng ba vừa qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không có nước để uống, tiêu diệt hoàn toàn mùa lúa Đông Xuân, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, xây dựng đê bao không có điều nghiên kỹ lưỡng, cùng việc hủy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…

Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.

Thảm họa môi trường từ Formosa Hà Tĩnh

Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất phức tạp, nhứt là khi đảng CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã bán linh hồn cho Trung Cộng.

Vũng Áng xả chất thải độc hại gây ô nhiễm biển từ ngày 2 tháng 4/2016 là do âm mưu của Trung Cộng. Đây chỉ là DIỆN. Việc cho tàu cá, tàu quân sự, tàu hải giám đầu độc khắp vùng biển Đông bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật mới chính là ĐIỂM.

Rõ ràng, Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh đối đầu cổ điển. Đó là:

(1) Ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên;

(2) Xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông.


Hai hành động nầy, Trung Cộng nhằm mục đích tiêu diệt nguồn lúa gạo và nguồn protein cá, hai nguồn lương thực chính yếu của con dân Việt.

Trong một bài viết, GS-TS Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang, Đại học Alberta), nhận xét: "Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Cuốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc."

Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ” tiếp theo.”

Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.

Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao tập đoàn cai trị tại Ba Đình có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.

Phải chăng:

- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?

- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?

- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?

- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.

Tất cả câu trả lời ở trên đều đúng. Nó đã được thể hiện rõ rệt từ sau Mật nghị Thành Đô, rõ hơn ở kết quả của đại hội đảng cộng sản 12 sau chuyến công du Ba Đình của Dương Khiết Trì; và không thể chối cãi được với những gì xảy ra từ đầu tháng 4, 2016 khi hàng loạt cá chết ở Biển Đông và khắp sông hồ trong nội địa, cho đến nay.

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam - Vietnamese Environmental Protection Society-VEPS)

Mai Thanh Truyết
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeSun Feb 05, 2017 12:29 am


Việt Nam chi hàng tỉ đô la nhập cảng hóa chất Trung Quốc
February 2, 2017

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Nv_170203_quanheviettrung
Nhập cảng hóa chất từ Trung Quốc tiếp tục gia tăng nhanh và mạnh. (Hình: Dân Trí)

HÀ NỘI (NV) – Theo Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, năm ngoái, quốc gia này đã chi khoảng 2 tỉ đô la để nhập cảng các loại hóa chất và nguyên liệu sản xuất hóa chất. Khoảng 3/4 là từ Trung Quốc.

Trong năm 2016, kim ngạch nhập cảng các loại hóa chất của Hoa Kỳ, Canada, Israel, Ấn, Nhật, Nam Hàn… chỉ chừng 450 triệu đô la.

Nếu so với năm 2015, kim ngạch nhập cảng các loại hóa chất và nguyên liệu sản xuất hóa chất do Trung Quốc sản xuất đã tăng thêm khoảng 200 triệu đô la. 2016 là năm đầu tiên Việt Nam chi hơn 1 tỉ đô la để nhập cảng nguyên liệu sản xuất hóa chất. Gần như toàn bộ nguyên liệu sản xuất hóa chất mà Việt Nam đã nhập cảng đến từ Trung Quốc!

Theo Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, sở dĩ kim ngạch nhập cảng các loại hóa chất và nguyên liệu sản xuất hóa chất do Trung Quốc sản xuất gia tăng vì chúng rẻ, chi phí vận chuyển thấp và vì có nhiều doanh nghiệp, thương nhân là bạn hàng thân thiết của doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc.

Chẳng hạn các nhà máy sợi, dệt, nhuộm do Ðài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là những nơi chỉ nhập cảng hóa chất của Trung Quốc.

Ngoài ra kim ngạch nhập cảng các loại hóa chất và nguyên liệu sản xuất hóa chất từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng còn vì có nhiều nhà máy cần sản xuất “thuốc bảo vệ thực vật.”

Người ta chưa rõ tại sao chính quyền Việt Nam vẫn mở toang cửa để tiếp nhận các loại “thuốc bảo vệ thực vật” và hóa chất để chế tạo “thuốc bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc.

“Thuốc bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.

Trong bốn năm vừa qua, mỗi năm, Việt Nam chi hơn 400 triệu đô la để nhập các loại “thuốc bảo vệ thực vật” và hóa chất chế tạo “thuốc bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc. Số lượng nhập cảng các mặt hàng này đã tăng mười lần.

Trong một cuộc trao đổi với tờ Người Lao Ðộng hồi Tháng Sáu năm ngoái, ông Nguyễn Thơ, phó chủ tịch Hội Khoa Học Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, khẳng định, hàng trăm tấn hóa chất mà Việt Nam nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc để chế tạo “thuốc bảo vệ thực vật” chỉ là “phần nổi của tảng băng.” Trong thực tế, “thuốc bảo vệ thực vật” và lượng hóa chất chế tạo “thuốc bảo vệ thực vật” được đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường “cửu vạn” (lén lút chuyển vận qua biên giới) lớn hơn gấp nhiều lần.

Cho dù các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan “thuốc bảo vệ thực vật” cũng như hóa chất để chế tạo các loại “thuốc bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc song chính quyền Việt Nam không thèm bận tâm.


Trong khi các quốc gia ở Châu Âu đã lắc đầu với “thuốc bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia ở Ðông Nam Á giới hạn hoạt chất trong “thuốc bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới… 1,700 loại. Sự dễ dãi này khiến “thuốc bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng… cực độc!

Việc cho phép nhập cảng tràn lan, hỗ trợ sản xuất-kinh doanh “thuốc bảo vệ thực vật” tại Việt Nam đã khiến nông dân Việt Nam xem việc mua-sử dụng “thuốc bảo vệ thực vật” là chuyện đương nhiên để bảo vệ mùa màng. Rất ít người biết việc sử dụng “thuốc bảo vệ thực vật” sẽ dẫn tới tình trạng đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của mình và nhiều thế hệ bị hủy hoại.

Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và kết luận, tại Việt Nam có tới 80% “thuốc bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết. Mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn “thuốc bảo vệ thực vật” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nhưng từ viên chức tới nông dân chẳng có mấy người bận tâm.

Năm ngoái, ông Trần Tuấn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu-Ðào Tạo Phát Triển Cộng Ðồng từng than rằng, “tam nông” ở Việt Nam hiện nay không phải là “nông nghiệp -nông thôn -nông dân” mà là “dân nghiện-đất nghiện-nước thoái hóa.” Ông Tuấn nhấn mạnh, nông dân Việt đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nông, tự nguyện để bị sai khiến, bị bóc lột bởi ngành công nghiệp hóa chất của Trung Quốc. Họ không còn “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra các quyết định liên quan tới canh tác mà trở thành phụ thuộc, để thiên hạ “bảo gì thì làm thế,” “cho gì thì dùng thế.” Nông dân trở thành “nghiện” vì bơ vơ giữa rừng thông tin bất định!

Theo ông Tuấn, chẳng riêng dân “nghiện” mà đất cũng “nghiện.” “Dân nghiện” rồi “đất nghiện” nên thu hoạch được bao nhiêu thì nông dân lại bỏ ra bấy nhiêu mua sắm phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật,” bởi ngưng bón, ngừng phun thì sẽ chẳng còn gì. Ông Tuấn nhắc thêm là “nước đang thoái hóa.” Cá, tôm, cua, ốc, ếch,… từng như đương nhiên đã mất dần.

Tuy ông Tuấn bảo rằng, xây dựng nông thôn mới là phải chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp, của nông thôn, nông dân vào ngành công nghiệp hóa chất của ngoại bang và điều này dường như hữu lý nhưng chẳng rõ ai sẽ làm?

(G.Ð)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitimeWed Apr 12, 2017 10:10 pm

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  2Q==

Coi chừng Việt Nam trở thành bãi rác của Tàu cộng
- Một lời cảnh báo đã quá muộn màng!


Người Quan Sát (Danlambao) - Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo Việt Nam đừng thành bãi rác công nghệ của Trung Quốc. Cảnh báo này được đưa ra buổi họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2017 ngày 10-4 tại Hà Nội.

Theo ông Sidgwick thì Việt Nam nên tìm hiểu xem hiện nay trên thế giới có có những công nghệ gì đang được sử dụng và từ đó cần nhập khẩu công nghệ đến từ nhiều quốc gia thay vì tập trung vào một nước như Trung Quốc.

Ông cũng lưu ý rằng có những công nghệ lúc
đầu có thể đắt hơn nhưng sử dụng được lâu dài và mang lại những lợi ích cao hơn rất nhiều trong tương lai thay vì nhập khẩu công nghệ rẻ. Điều này Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ những nước khác.

Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy những cảnh báo của ông Giám đốc ADB đã quá muộn. Hiện tại gần như 90% các công trình, công nghệ đều đến từ Tàu cộng. Khác với những quốc gia khác, mặc dù vậy họ có thể thay đổi chính sách và từng bước áp dụng những lời khuyên của ông Sidgwick. Tại Việt Nam thì đây là một chuyện không thể xảy ra vì đảng CSVN đã trở thành tay sai, chư hầu và lệ thuộc chính trị toàn phần vào Tàu cộng. Sự sống còn của đảng tùy thuộc vào sự ngoan ngoãn chấp nhận ách thống trị của Bắc Kinh lên Việt Nam.

Bô xít Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng và nhiều công trình khác đã biến Việt Nam thành một bãi rác khổng lồ. Nguy hiểm hơn là những công trình này còn có thể được sử dụng như những "pháo đài" cho vũ khí sinh hóa tàn phá môi trường.

Việt Nam không chỉ là một bãi rác mà là một bãi chiến trường sinh hóa mà Tàu cộng đang từng bước tiêu diệt sức sống của con người và đất nước Việt Nam.

11.04.2017

Người Quan Sát
danlambaovn.blogspot.com

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Dbqh-kien-quyet-khong-nhap-tau-cu-ve-pha-do_111844708
tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Pha-do-tau-cu_765793
Hoạt động phá dỡ tàu cũ đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  16708408_10155997730195620_2159645326859889556_n
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng    tran - Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Miệng lưỡi Việt cộng... và "Ngụy quân Ngụy quyền"?
» Ai thống trị Việt Nam ngày nay: Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?
» Những tiếng hát một thuở: Thái Hằng là chị, em là Thái Thanh
» Nữ tỉ phú Việt nổi danh đất Thái nhờ gánh nem Huế của mẹ
» Lãng quên anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Kinh Tế-
Chuyển đến