Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc truyện linh quang sáng Chung nguyet chẳng Saigon VNCH quynh quan hoang ngắn ngam trong không phải Nhung thuoc nhac Nguyen Trung chất bich chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại

Go down 
Tác giảThông điệp
leminh
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeMon May 06, 2013 11:54 pm

.
Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại


Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking không chỉ được kính phục vì trí tuệ uyên bác mà còn nhờ nghị lực phi thường, vượt qua bệnh tật để vươn lên thành nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới.

Bộ óc lớn trong thể xác teo nhỏ

 
Chỉ còn da bọc xương vì bệnh teo cơ, toàn thân tê liệt, bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, cổ nghoẹo về một phía và chỉ cử động được hai ngón tay của bàn tay trái – đó là hình ảnh một trong những nhà thiên văn lớn nhất thời đại Stephen Hawking. Phương tiện thông tin duy nhất là chiếc máy tổng hợp giọng nói do một người bạn thiết kế riêng cho ông, hoạt động bằng cách gõ nhẹ lên các con chữ của chiếc máy tính dính liền vào xe. Mà đối với ông, cái động tác hết sức đơn giản này cũng vô cùng khó khăn. Trong tư thế bất động ấy, bộ não với năng lực sáng tạo mãnh liệt của Hawking không ngừng phiêu lưu trong những giải ngân hà có khoảng cách hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng.
 
Từ năm 21 tuổi, chàng sinh viên Đại học Oxford đã có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ALS, làm huỷ hoại tuỷ sống và phần não có chức năng điều khiển hoạt động của cơ bắp, loại bệnh hiểm nghèo chưa tìm ra cách chữa mà khi phát hiện chính bác sĩ đã kết luận anh không thể sống quá 2 năm rưỡi nữa. Thế những dường như Trời đã để anh sống để thực hiện nhiệm vụ giải đáp một câu hỏi ngàn đời của nhân loại: Chúng ta từ đâu tới? Thế giới bắt đầu ra sao ? Vũ trụ do đâu mà có ? … Thời gian có “chảy” ngược không? Vì thế, tuy sống trong tình trạng như trên, năm nay đã 71 tuổi, trí tuệ của Hawking vẫn sáng suốt phi thường.
 
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, chàng sinh viên nhỏ con và gầy gò luôn luôn làm cho các thầy lúng túng này đã bị các “lỗ đen” mê hoặc. Đó là các vật thể kỳ lạ, tạo ra do sự tàn lụi của các vì sao. Dùng những phương trình tương đối của Einstein, anh đã chứng minh về mặt toán học là tại trái tim của những lỗ đen, là những “cái kỳ quặc” - những điểm không kích thước, khối lượng rất lớn và do đó sức hút cực mạnh, đến mức không một vật thể nào, kể cả ánh sáng có thể thoát được ra ngoài.
 

không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Stephen-hawking-mot-thien-huyen-thoai
 
Vượt qua đau đớn thể xác do bệnh tật hành hạ, Hawking vẫn hoàn thành được luận án tiến sĩ về Vũ trụ học mà ông từng đeo đuổi. Bất kể sự tàn tật, trưòng Đại học danh tiếng nhất nước Anh là Cambridge vẫn bổ nhiệm ông làm Trưởng khoa Toán – Lý, một vị trí mà trước đây chính nhà bác học Newton đã từng giữ. Trong quá trình hoạt động khoa học của mình, Hawking đã vượt qua Thuyết tương đối, Cơ học lượng tử, Lý thuyết về Vụ nổ lớn Big-bang (tiếng nổ khai sinh ra vũ trụ) và đã trở thành một “siêu sao” trong bầu trời khoa học, được coi là một trong những nhà vật lý lớn nhất hiện nay kể từ khi Einstein qua đời. Cái tên Stephen Hawking trở nên đồng nghĩa với “lỗ đen”. Toàn bộ những công trình của ông được đánh giá là “chiếc chìa khoá mở cửa vào Vũ trụ”.
 
Ngoài hoạt động nghiên cứu Hawking còn viết sách. Cuốn “Lược sử thời gian” của ông viết năm 1988 được liệt vào những cuốn sách bán chạy nhất thế giới với tổng số bản in lên tới 10 triệu bản kể cả những bản được dịch ra 40 thứ tiếng, trong đó có bản dịch ra tiếng Việt. Nghĩa là chỉ đứng sau Kinh thánh và một số vở kịch của Shakespeare. “Bộ sưu tầm” những giải thưởng khoa học, học vị “Tiến sĩ danh dự” và các danh hiệu khoa học ông được trao tặng có lẽ phong phú nhất hành tinh.
 
Luôn muốn phản biện mình
.

 không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Stephen-hawking-mot-thien-huyen-thoai
Stephen Hawking đang giảng bài.

Có thể nói tài năng của Hawking không nở rộ được nhiều đến thế nếu thiếu vai trò của vợ ông, bà Jane Wilde, một cử nhân ngôn ngữ học. Biết rõ căn bệnh hiểm nghèo có thể dẫn đến cái chết bất cứ lúc nào, bà Jane vẫn quyết định lấy ông, mang lại cho ông niềm hy vọng và ý chí để tiếp tục nghiên cứu trong khi sức khoẻ ngày càng tồi tệ. Đến khi Hawking bị liệt hoàn toàn, bà bỏ hết công việc, tình nguyện làm “vú nuôi” để chăm sóc ông 24/24 giờ mỗi ngày.
 

Thế nhưng sau 25 năm chung sống, họ đã phải chia tay. Bà Jane vốn là một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo nên cảm thấy bị chủ nghĩa vô thần của chồng xúc phạm. Và bà không chịu nổi nữa khi tại một Hội nghị khoa học ở Vatican, trước mặt Đức Giáo Hoàng, Hawking tuyên bố: “Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì, không có bờ bến, không có khởi đầu và kết thúc. Và nếu thật sự như vậy thì làm gì còn chỗ cho Đấng Sáng tạo”.
 
Sau khi ly dị vợ, Hawking tái hôn với người nữ điều dưỡng đã chăm sóc ông, vốn là vợ cũ của người bạn đã chế ra chiếc máy tổng hợp giọng nói cho ông.
 
Hawking không bao giờ bảo thủ, khăng khăng bảo vệ những thuyết mình đã đưa ra và đã được không ít người thừa nhận. Đưa ra lý thuyết về lỗ đen những trong suốt 30 năm qua, ông luôn luôn trăn trở, kiểm chứng nó qua thực nghiệm, nhất là khi Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA (Cục Không gian và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ) được phóng lên bầu trời liên tục gửi về Trái đất những kết quả đo đạc mới nhất. Nỗi băn khoăn, dày vó ông đến mất ăn mất ngủ: Điều mình khẳng định có đúng không và đúng đến mức độ nào ?
 
Với tinh thần khoa học nghiêm túc, ông đã từng thú nhận một sai lầm của mình năm 1985 và đến tháng 7/2004, một lần nữa giới khoa học lại chấn động - ông lại thừa nhận thuyết của mình còn thiếu thuyết phục, khi cho rằng các xoáy đen nuốt chửng vật chất và hình thành khi các ngôi sao bị huỷ diệt, và vật chất đang biến mất qua lỗ đen tới một vũ trụ mới.
 

không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Stephen-hawking-mot-thien-huyen-thoai

Ông công khai thừa nhận mình đã không đúng “dù rất tiếc đã làm những nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thất vọng” (vì nhiều cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đã sử dụng ý tưởng này của ông) và đưa ra một hướng tiếp cận khác “tuy không thú vị bằng”, và cho rằng “Lỗ đen không phá huỷ mọi thứ mà nó hút vào, trái lại, nó phát ra vật chất và năng lược dưói dạng bị biến đổi”. Việc bàn luận đúng sai thuộc về các nhà bác học lớn vì chuyên môn quá sâu. Chúng ta chỉ thấy ở đây một tinh thần khoa học trung thực, sẵn sàng phủ nhận chính mình để đi đến những gì mình cảm thấy gần với chân lý khách quan hơn.
 
Năm 1997, Stephen Hawking có sang Việt Nam trong một chuyến đi du lịch bình thường, thăm cô con gái nuôi người Việt lúc đó đang học tại trường dành cho trẻ khuyết tật ở làng trẻ em SOS (Hà Nội). Ông dừng lại ba ngày, chơi với cô con gái nuôi, đi trên chiếc xe lăn có người đẩy, đưa con đi mua sắm trên khu phố cổ… Ông dừng lại 3 ngày rồi ra đi, hầu như không ai được biết.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Images?q=tbn:ANd9GcQRGvOXDtyHmtsgPLJpn-2QkFnTUWZYfHQ7dcKdbKghgaBS_oY8
.
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà khoa học huyền thoại Hawking từng đến Hà Nội   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeWed May 08, 2013 3:35 pm

.
Nhà khoa học huyền thoại Hawking từng đến Hà Nội


Độc giả hồi hộp theo dõi bệnh tình “Ông hoàng vật lý” Stephen Hawking. Nhưng ít người biết rằng ông đã từng có mặt ở Hà Nội...

Chính xác đó là khoảng thời gian từ 17 đến 20/11/1997, ông cùng vợ - bà Elaine Mason - và 4 phụ tá đã đến Hà Nội. Đó là chuyến đi mang hoàn toàn tính chất cá nhân, nên ít ai biết đến.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại 20844212_images1770452_1
Ông S. Hawking và vợ đến thăm làng S.O.S.
Ảnh: Báo Sinh viên Việt Nam

Chuyến đi này đã giúp ông gặp cô bé Nguyễn Thị Nhàn - người con gái nuôi bé bỏng mà ông đã nhận từ năm 1994 thông qua Tổ chức S.O.S quốc tế. Chính cô bé Nhàn cũng không ngờ có ngày gặp ông.

Nhàn năm ấy 16 tuổi vào làng S.O.S (Hà Nội) sau một tai nạn mất cả cha lẫn mẹ. Sống trong mái ấm Hoa Đào với mẹ nuôi Nguyễn Thị Hoa, chị em Nhàn như được bù đắp tất cả. Từ đó Nhàn còn có cả người bố nuôi hết sức nổi tiếng. Ông S. Hawking đã đến làng S.O.S ngay sau khi đặt chân đến Việt Nam.

Ông cùng ăn bữa cơm do mẹ con Nhàn nấu, nói chuyện với mọi người nhờ sự hỗ trợ của một thiết bị đặc biệt, ông hỏi thăm việc học hành của Nhàn, khuyến khích cô bé bằng cách tặng cho Nhàn một bộ từ điển tiếng Anh. Ông còn biểu diễn đi xe lăn cho trẻ em mẫu giáo trong làng xem.

Hôm sau, S. Hawking cùng mọi người dạo phố phường Hà Nội, đến nhà may Ngân An chọn vải may áo cho vợ và cho Nhàn. Có thể nói đó là một con người rất bình dị, lạc quan và vui tính. Thế nhưng ông lại là một nhà khoa học lớn của thế giới. Bà Elaine Mason đã nói với Nhàn rằng: “Con hãy tự hào về cha con vì ông là một người rất nổi tiếng”.

Sau chuyến thăm này, cô bé Nhàn càng nỗ lực học tiếng Anh ở trường Công nhân kỹ thuật điện lạnh Hà Nội. Nhàn hy vọng ở lần gặp sau, cô bé có thể trao đổi với người bố nuôi bằng chính tiếng nói dân tộc của ông. Số phận bé nhỏ của Nhàn đã gắn với cuộc đời của một nhà bác học nổi tiếng như thế đó.

Và số phận ấy như thế nào, sau hơn mười năm? Đó là điều bạn đọc, và những người làm báo TS chúng tôi nữa, đang quan tâm.

(Theo Sinh viên Việt Nam)

Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Stephen Hawking và 10 Câu hỏi của Tạp chí TIME   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeFri May 10, 2013 11:23 pm

.

Stephen Hawking và 10 Câu hỏi của Tạp chí TIME
.

không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Images?q=tbn:ANd9GcRqASRl462tQFkaw58pds1es_nylyydsaiv4WPmKgkiWenGwBGKDA

Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nổi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.

Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.

Ông Hawking là giáo sư Toán tại Đại học Cambridge trong 30 năm (1979-2009), ngồi ở ghế và lấy danh vị giáo sư mà ông Issac Newton đã từng ngồi trước đó. Ông cũng là Giáo sư Danh dự tại Đại học Gonville và Caius College ở Cambridge và là Khoa trưởng về Nghiên cứu Vật lý Lý thuyết tại Viện Perimeter Institute for Theoretical Physics ở Waterloo, bang 0Ontario, Canada.

Ông được biết đến nhờ những đóng góp trong lãnh vực Vũ trụ học và về môn Trọng lực Lượng Tử (quantum gravity), nhất là trong môi trường Lỗ đen (black holes). Ông cũng thành công với những tác phẩm khoa học phổ thông đề cập đến lý thuyết của riêng ông hay của vũ trụ học nói chung. Ba trong số nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông là A Brief History of Time (Bantam, Press 1988), The Universe In A Nutshell (Bantam Press, 2001) và mới đây nhất, viết chung với Leonard Mlodinow, là The Grand Design (Bantam Press, 2010).

Về cơn bệnh ngặt nghèo và về những phát minh và cống hiến cho tri thức khoa học nhân loại của ông, xin xem sơ lược trong Wikipedia.

Còn về tôn giáo, nhất là những tôn giáo tin vào một Chúa Trời độc thần của Tây phương, trong các tác phẩm đầu tiên, ông dùng từ “Chúa” theo nghĩa ẫn dụ (metaphorical) nhưng như được trình bày trong A Brief History of Time, ông cũng cho rằng không cần thiết phải có sự hiện hữu của Chúa mới giải thích được nguồn gốc của vũ trụ (the existence of God was unnecessary to explain the origin of the universe). Tuy nhiên, trong tác phẩm mới nhất, The Grand Design, cũng như trong cuộc phỏng vấn với báo Telegraph và chương trình “Thiên tài của Anh quốc” (Genius of Britain) của Kênh truyền hình số 4, ông đã giãi thích rõ hơn rằng ông “không tin vào một Chúa nhân cách hóa” ("not believe in a personal God"). Ông viết rằng “Câu hỏi là: Cách thế mà vũ trụ khởi đầu thì do Chúa lựa chọn vì những lý do mà chúng ta không hiểu nổi, hay vì được xác định bởi các định luật của khoa học? Tôi tin là vì các định luật khoa học”. Ông nói thêm: “Vì có những định luật như định luật về Trọng lực nên Vũ trụ có thể và sẽ tự sinh từ hư không” ("Because there is a law such as gravity, the Universe can and will create itself from nothing").

Trong một cuộc phỏng vấn của chương trình truyền hình ABC (Mỹ) vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, ông đã so sánh tôn giáo và khoa học như sau: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo, vốn đặt cơ sở trên quyền lực [áp đặt tín điều, niềm tin], [đối chọi với] khoa học, đặt cơ sở trên quan sát và lý trí. [Đó là] Khoa học sẽ thắng vì khoa học làm có kết quả “ (Hawking compared religion and science in 2010, saying: "There is a fundamental difference between religion, which is based on authority [imposed dogma, faith], [as opposed to] science, which is based on observation and reason. Science will win because it works.”)

Mới đây nhất, tuần san TIME của Mỹ số ra ngày 15 tháng 11 năm 2010 , trong mục “10 Questions”, một diễn đàn để độc giả khắp thế giới đặt câu hỏi trực tuyến đến các nhân vật nổi tiếng, đã đăng kết quả độc giả chất vấn ông Stephen Hawking qua 10 câu hỏi sau đây:

1 - Nếu Chúa Trời không hiện hữu, tại sao quan niệm về sự hiện hữu [của Chúa Trời] đó lại trở nên khá phổ thông? – Basanta Borah, Basel, SWTZERLAND.

Tôi không khẳng định rằng Chúa Trời thì không hiện hữu. Chúa Trời là cái danh xưng mà người ta đặt cho Lý do vì sao chúng ta ở đây. Nhưng tôi tin rằng lý do đó là những định luật vật lý chứ không phải một người nào đó mà ta có thể có những quan hệ riêng tư. Một loại Chúa Trời chung chung (An impersonal God)

2- Vũ trụ có biên giới không? Nếu có, thì ngoài biên giới đó là cái gì? Paul Pearson, Hull, ENGLAND.

Những quan sát xác nhận rằng vũ trụ giãn nở với một tốc độ càng lúc càng gia tăng. Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, trống rỗng hơn và tối tăm hơn. Tuy vũ trụ không có một tận cùng nhưng nó lại có một khởi đầu tại Big Bang. Người ta có thể hỏi vậy thì trước đó là gì, câu trả lời là trước Big Bang thì không có gì cả, giống như không có gì ở phía Nam của Nam Cực vậy.

3- Ông có nghĩ rằng nền văn minh của chúng ta tồn tại đủ lâu để lan vào được trong không gian xa vời không? Harvey Bethea, Stone Mountain, bang GEORGIA.

Tôi nghĩ rằng chúng ta có nhiều hy vọng tồn tại đủ lâu để chinh phục Thái Dương hệ. Tuy nhiên, trong hệ nầy, không đâu phù hợp với chúng ta hơn Trái Đất, do đó, tôi không rõ là liệu chúng ta còn hiện hữu không khi mà trái đất không còn phù hợp cho cuộc sống của chúng ta nữa. Để bảo đảm sự sống sót lâu dài, chúng ta phải lên những ngôi sao. Hãy hy vọng rằng chúng ta còn sống sót cho đến ngày đó.

4- Nếu ông có thể nói chuyện với ông Albert Einstein, ông sẽ nói gì? Ju Huang, Stamford, bang CONNECTICUT.

Tôi sẽ hỏi tại sao ông đã không tin vào sự hiện hữu của các lỗ đen (black holes). Những phương trình trường (field equations) của thuyết tương đối hàm uẫn rằng một ngôi sao lớn hay một đám mây khí lớn sẽ sụp đổ vào trong chính nó và tạo ra lỗ đen. Ông Einstein đã biết điều nầy nhưng không hiểu tại sao lại tự cho rằng một điều gì đó như một sư nổ tung sẽ luôn luôn xẩy ra để tạo ra khối lượng và ngăn ngừa lỗ đen thành hình. Vậy nếu không có sư nổ tung nầy thì điều gì xãy ra?

5- Khám phá hay tiến bộ khoa học nào ông muốn thấy trong cuộc đời của ông? Luca Zanzi, Allston, bang MASSACHUSSETT.

Tôi muốn thấy sự hỗn hợp hạt nhân (nuclear fusion) trở thành một nguồn năng lượng thực tiễn. Nguồn nầy sẽ cung cấp năng lượng vô tận, không bị ô nhiểm hay hâm nóng địa cầu.

6- Ông nghĩ chuyện gì sẽ xẩy ra cho ý thức (consciousness) của chúng ta sau khi chết? Elliot Giberson, Seattle, bang WASHINGTON.

Tôi nghĩ rằng bộ óc chúng ta giống như một máy vi tính, và ý thức thì giống như một chương trình điện toán. Chương trình nầy sẽ ngưng chạy khi máy vi tính bị tắt đi. Một cách lý thuyết, ý thức có thể tái tạo trên một hệ thống thần kinh (neural network), nhưng chắc là khó lắm vì nó sẽ đòi thu nhập tất cả ký ức/bộ nhớ của mỗi người.

7- Ông nổi tiếng như là một Vật lý gia kiệt xuất, ông có những quan tâm bình thường nào làm người ta ngạc nhiên không? Carol Gilmore, Jefferson City, bang MISSOURI.

Tôi thưởng thức được tất cả mọi loại nhạc – dân ca, cổ điển và opera. Tôi cũng chia sẽ thú vui với Tim, con trai của tôi, về cuộc đua xe hơi Formula One.

8- Ông nghĩ rằng những giới hạn thể chất của ông thì đã giúp thêm hay cản trở công việc nghiên cứu của ông? Marianne Vikkula, Espoo, FINLAND.

Mặc dù tôi đã bất hạnh bị bệnh về cơ vận động thần kinh (neuron motor), nhưng tôi lại rất có phúc trên hầu hết những điều khác. Tôi may mắn được làm việc trong lãnh vực Vật lý Lý thuyết, một trong vài lãnh vực hiếm hoi mà tình trạng tàn tật không phải là một bất lợi trầm trọng, và may mắn được trúng số to nhờ mấy cuốn sách bán khá chạy.

9- Ông có cảm thấy một trách nhiệm to lớn đè lên mình khi có người mong chờ ông trả lời được bí mật của đời sống không? Susan Leslie, Boston, bang MASSACHUSETT.

Chắc chắn là tôi không có giải đáp cho tất cả mọi vấn nạn về cuộc sống. Trong khi Toán học và Vật lý học có thể cho chúng ta biết vũ trụ đã khởi đầu như thế nào, hai môn nầy lại rất ít công dụng giúp chúng ta tiên đoán được ứng xử của con người vì (tìm hiểu con người thì) có quá nhiều phương trình phải giải. Tôi không giỏi hơn ai cả khi tìm hiểu điều gì làm cho người ta nổi quạu, nhất là đàn bà.

10- Ông có nghĩ rằng đến một lúc nào đó, nhân loại sẽ hiểu được tất cả những gì cần hiểu về Vật lý không? Karsten Kurze, Bad Honnef, GERMANY.

Tôi hy vọng là không bao giờ có thời điểm đó cả. [Tại vì nếu có] Tôi sẽ thất nghiệp mất.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Images?q=tbn:ANd9GcRKMItn-DaKQvM_nEbALm-uYnRITG6ZMTt0n26QGRcSFV-WEYtV
.
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Stephen Hawking: Big Bang không cần có Chúa    không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeMon May 13, 2013 4:44 pm

.

Stephen Hawking: Big Bang không cần có Chúa




Vũ trụ theo quan điểm của Stephen Hawking


Vũ trụ của chúng ta không cần một đấng toàn năng nào để nổ chào đời – nhà vũ trụ học nổi tiếng Stephen Hawking phát biểu như thế tại Viện Công nghệ Califonia (Caltech) đêm thứ ba 16/4/2013.

Nhiều người đã xếp hàng dài xin vé miễn phí vào nghe Hawking giảng lúc 8 giờ tối (giờ địa phương) từ 12 giờ trước đó. Lúc 6 giờ tối (giờ địa phương), hàng người còn xếp dài khoảng 400 m! Bài giảng của Hawking có tựa đề “Nguồn gốc của Vũ trụ”.

Một khán phòng thứ hai và một bãi cỏ được trang bị thiết bị nghe nhìn, mỗi nơi ước tính chứa được 1.000 khán giả, đã được khai thác để đáp ứng nhu cầu của đám đông quá tải. Được biết, có ít nhất một người đã ngả giá 1.000 USD để xin một vé xem, nhưng không thành công.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại 2Q==
Stephen Hawking chuẩn bị lên khán đài thuyết giảng
“Nguồn gốc của Vũ trụ”, tại Caltech đêm 16/4/2013.
Ảnh: Space.com

Stephen Hawking bắt đầu bài giảng với việc trích dẫn một thần thoại sáng thế của châu Phi, và nhanh chóng chuyển sang những câu hỏi lớn, ví dụ như Tại sao chúng ta có mặt ở đây?

Ông lưu ý rằng nhiều người vẫn cố đi tìm một lời giải thích thần thánh để đối kháng với các lí thuyết vật lí lạ lùng, và đã có lúc ông từng châm biếm, “Chúa đang làm gì trước khi sáng thế? Phải chăng ngài đang chuẩn bị địa ngục cho những ai nêu những câu hỏi như thế này?”

Sau khi phác họa sự tranh cãi thần học trong lịch sử về vũ trụ đã ra đời như thế nào, Hawking đưa ra một nhận xét nhanh của những lời giải thích vũ trụ học mang tính khoa học hơn, trong đó có lí thuyết trạng thái ổn định của Fred Hoyle và Thomas Gold. Quan điểm này giả thuyết rằng không có sự bắt đầu và không có sự kết thúc, và rằng các thiên hà tiếp tục hình thành từ vật chất được sinh ra tự phát trong vũ trụ.

Hawking nói lí thuyết này và một vài lí thuyết khác không trụ vững, ông trích dẫn những quan sát mới đây của các kính thiên văn vũ trụ cùng những thiết bị khác.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Images?q=tbn:ANd9GcSiVMaEd53DxJlvX9CWK05CaQrEQ-ZFDC4wkgijxF6lSTydvGPfzQ
Hàng người xếp hàng dài xin vé vào nghe Hawking giảng.
Ảnh: Space.com


Sau khi giới thiệu ngắn gọn cơ sở lịch sử của vật lí học tương đối tính và vũ trụ học, Hawking bàn về quan điểm một Big Bang lặp lại. Ông lưu ý rằng hồi thập niên 1980, ông và nhà vật lí Roger Penrose đã chứng minh rằng vũ trụ không thể “bật trở lại” khi nó co lại, như một số lí thuyết đã nêu.

Do đó, thời gian đã ra đời vào thời khắc kì dị, và có khả năng nó chỉ xảy ra một lần duy nhất mà thôi, Hawking nói. Tuổi của vũ trụ - hiện nay người ta tin là vào khoảng 13,8 tỉ năm – khớp với mô hình đó, vì số lượng và sự trưởng thành của những thiên hà quan sát thấy có vẻ khớp với khuôn khổ chung đó.

Trong một cái nhìn khác của tôn giáo ngày nay, Hawking lưu ý rằng hồi thập niên 1980, khoảng thời gian ông công bố một bài báo nói về thời điểm vũ trụ ra đời, Đức giáo hoàng John Paul II có khuyến cáo rằng không nên nghiên cứu thời khắc sáng thế, vì nó là thiêng liêng.

“Tôi không muốn bị áp giải ra điều trần [trước Giáo hội],” Hawking bông đùa.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại DGH-gap-nha-vat-ly-Stephen-Hawking

Ông khép lại bài giảng với việc giới thiệu sơ nét “lí thuyết M”, lí thuyết một phần được sử dụng trên những quan điểm được nêu ra hồi nhiều năm trước bởi một nhà vật lí danh tiếng khác, Richard Feynman ở Caltech. Hawking xem lí thuyết đó là ý tưởng lớn duy nhất thật sự giải thích được cái ông đã quan sát.

Lí thuyết M cho rằng các vũ trụ bội (đa vũ trụ) đã được sinh ra từ hư vô, Hawking giải thích, với nhiều lịch sử khả dĩ và nhiều trạng thái tồn tại khả dĩ. Chỉ trong một vài trạng thái này sự sống mới có thể tồn tại, và trong số lượng ít hơn nữa mới có cái tương tự như loài người tồn tại. Hawking nói rằng ông cảm thấy may mắn vì được sống trong trạng thái tồn tại này.

Hawking khép lại bài giảng với một lời quen thuộc kêu gọi tiếp tục thám hiểm vũ trụ: “Chúng ta phải tiếp tục tiến vào không gian vũ trụ vì tương lai của nhân loại,” ông nói, “tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sống sót sau hàng nghìn năm nữa nếu không thoát ra khỏi hành tinh yếu đuối này của mình.”

Hawking đã và đang chiến đấu và vật lộn với chứng Lou Gehrig, chứng tê liệt thần kinh vận động, trong 50 năm qua.

Mỗi năm Hawking có chừng một tháng làm việc ở Caltech cùng với các đồng nghiệp, ví dụ như nhà vật lí lí thuyết Kip Thorne, để nghiên cứu nhiều bí ẩn lớn của vũ trụ.

Nguồn Thuvienvatly.com

.
Về Đầu Trang Go down
vudinh
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: STEPHEN HAWKING và Thuyết Vạn Vật - 2 Videos   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeFri May 17, 2013 10:49 am

.

STEPHEN HAWKING và Thuyết Vạn Vật - 2 Videos
.


STEPHEN HAWKING và Thuyết Vạn Vật - Phần I



STEPHEN HAWKING và Thuyết Vạn Vật - Phần II

.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitimeWed Dec 17, 2014 7:31 pm


Vén màn bí ẩn huyền thoại Stephen Hawking


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại 9k=
Stephen Hawking trên máy bay không trọng lực

Trọng Thành RFI

Stephen Hawking, một trong những khoa học gia nổi tiếng nhất thế giới đương đại, được nhiều người trong giới chuyên môn coi như một siêu nhân, được các phương tiện truyền thông xếp vào hàng những thiên tài bất tử như Einstein, Newton, Galileo... Nhà bác học ngay từ thời thanh niên đã bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo, khiến ông dần dần liệt toàn thân, chỉ có thể di chuyển bằng xe lăn. Làm thế nào Stephan Hawking có thể làm việc trong điều kiện này ? Hawking có thực sự thiên tài?

Trong công chúng phổ biến một niềm tin cho rằng nhà bác học người Anh Stephen Hawking, sinh năm 1942, người kế nhiệm vị trí của thiên tài Isaac Newton tại đại học Cambdrige, là hiện thân cho sức sáng tạo phi thường của một bộ óc đơn độc, bất chấp tình trạng tật nguyền của cơ thể, hoạt động không ngừng nghỉ để giải mã các bí ẩn lớn của vũ trụ, viết sách phổ biến khoa học

Giới nghiên cứu ghi nhận Hawking là tác giả của một số công trình vật lý lý thuyết quan trọng, như lý thuyết kỳ dị hấp dẫn và lý thuyết về hố đen phát ra bức xạ (được mệnh danh là « bức xạ Hawking »). Stephen Hawking cũng được coi là người đi đầu trong việc khởi xướng cho hướng nghiên cứu vũ trụ học có tham vọng thống nhất thuyết tương đối tổng quát với cơ học lượng tử.

Nhà khoa học tàn tật tài danh Stephen Hawking hoạt động như thế nào trong cuộc sống đời thường ? Đó là chủ đề của cuốn sách do nhà xã hội học Pháp Hélène Mialet thực hiện. Công trình được in bằng tiếng Anh năm 2012, bản tiếng Pháp vừa được ấn hành đầu năm nay. Nhân dịp này, chương trình tạp chí Khoa học « Autour de la question » của RFI có cuộc tọa đàm cùng tác giả.

Mượn từ các nhà dân tộc học các công cụ nghiên cứu và phân tích, Helène Mialet đã tiến hành một cuộc điều tra nhiều năm để tìm hiểu về nhà bác học Stephen Hawking trong các hoạt động khoa học thường ngày và tìm cách lý giải quá trình tạo dựng nên huyền thoại Hawking.

Những phần « cơ thể nối dài » của Hawking


Năm 1962, chàng thanh niên Stephan Hawking xuất chúng được bác sĩ chẩn đoán teo cơ bên và chỉ có hy vọng sống thêm hai năm. Cho dù không hứng phải lưỡi hái của thần chết, nhưng kể từ đó, chứng liệt dần dần chi phối gần như toàn bộ thân thể nhà bác học. Cho đến năm 1985, sau một trận viêm phổi thập tử nhất sinh, khả năng phát âm ít ỏi còn lại của ông cũng mất hẳn. Làm thế nào Stephan Hawking có thể làm việc trong điều kiện này ? Nhà xã hội học Hélène Mialet mô tả :


« Nhờ một phần mềm tin học của Woltosz, ông mới có thể giao tiếp, bằng cách lựa các chữ trên máy tính, để đặt thành câu, và một giọng nói nhân tạo được lập trình để truyền đạt những điều ông muốn diễn tả. Ngược hẳn lại với những gì nhiều người vẫn tin rằng Hawking là một tinh thần thuần túy, là hiện thân cho một cá nhân hoạt động độc lập, nghiên cứu mà tôi thực hiện cho thấy vai trò rất quan trọng của máy móc, của các trợ lý, của các sinh viên, của tất cả những người sống xung quanh ông, đã cho phép ông ấy tạo ra được các lý thuyết, cho phép ông ấy giao tiếp, đặc biệt với giao tiếp thông qua điệu bộ cơ thể. Khi các sinh viên, các trợ lý hỏi ông ấy một điều gì, ông đáp lại bằng cách nhướn lông mày để biểu thị thái độ phủ nhận hay đồng ý. Các trợ lý là những người thường xuyên làm công việc ‘‘phiên dịch’’ những điều ông ấy muốn ‘‘nói’’ và sau đó chuyển những nội dung này thành những hình thức cụ thể. Sau đó, những biểu hiện này được coi là của Stephen Hawking. Câu hỏi khiến tôi quan tâm ở đây là thiên tài từ đâu mà tới, những hành động được thực hiện là do ai, do ông ấy hay do những người khác ? Trên thực tế, những người khác đã làm thay ông ấy rất nhiều».

Trả lời câu hỏi của RFI, phải chăng bản thân Hawking cũng tham gia vào việc tạo dựng nên huyền thoại về việc bộ não ông hoàn toàn chủ động, hoàn toàn tự do.
« Hoàn toàn đúng như vậy. Đây là một khía cạnh khác mà tôi muốn thể hiện trong cuốn sách. Stephen Hawking tham gia như thế nào vào việc tạo thành huyền thoại về chính mình bằng việc biểu lộ hay không biểu lộ sự tàn tật của mình. Và truyền thông đã tái sử dụng điều này như thế nào, đặt lại các phát ngôn của ông ấy vào các bối cảnh khác như thế nào, diễn giải lại các phát ngôn ấy như thế nào.


Ông ấy đã xây dựng cho mình những hình ảnh của một thiên tài. Ở đây có một vấn đề trước đây không được đặt ra, mà tôi cố gắng đề cập đến, cụ thể là : Chính ông ấy là người có ý tưởng, rồi sau đó những người khác phiên dịch lại, hay là những người khác làm rất nhiều thứ, đem lại cho ông ấy nhiều thứ (ví dụ như ông ấy được đọc những gì người ta mang đến, tiếp thu chúng và sử dụng chúng theo ý mình) ? Ở đây có việc Stephen Hawking chú tâm vào việc tạo ra danh tiếng cho mình. Nhưng thực ra đây cũng là cách làm việc của nhiều nhà khoa học khác, và việc ông làm cũng không phải là một ngoại lệ ».

Trong cuốn « Đi tìm con người Stephen Hawking », Hélène Mialet đưa ra nhiều ví dụ cụ thể về các hoạt động mà tác giả gọi là « phần cánh tay nối dài » của Hawking, tức các máy móc và tập thể con người xung quanh ông (bao gồm các sinh viên, các trợ lý, y tá, những người túc trực 24 giờ/24 giờ để chăm sóc và bảo đảm an toàn sinh mạng của nhà bác học). Thư ký riêng lo việc tổ chức, hành chính và trợ lý nghiên cứu sinh được trường đai học tài trợ để « giúp giáo sư khắc phục thể trạng khuyết tật » trong những lần ông phải đi giảng dạy hay làm công vụ khác. Theo tác giả, nhiều quan sát cho thấy Hawking vừa là người chỉ đạo, một cái nhướng mày, một nụ cười của ông ấy trở thành mệnh lệnh, nhưng ngược lại, các trợ lý và máy móc cũng giải thích các cử chỉ của ông tùy theo cách hiểu của mình. Có khi họ giải thích đúng, có lúc giải thích sai, cũng có khi bổ sung vào những khoảng lặng của ông là những hành động theo luận giải của riêng họ… Những gì được coi là hành động của Hawking đều được thực hiện thông qua thế giới trợ lý của ông.

Tuy nhiên, dù bại liệt toàn thân và không nói được từ ba mươi năm nay, nhưng theo mô tả của nhà xã hội học, Hawking hoàn toàn không phải là một con người thụ động. Tác giả cuốn sách chỉ ra vài ví dụ : Tự Hawking chọn lựa người y tá nào sẽ đi cùng mình trên máy bay, trả đũa một ai mà ông ghét bằng cách nghiến lên chân người đó bằng chiếc xe lăn của ông, để cho sinh viên thông báo một công ty đang xây dựng một phần mềm  tiếng Anh giọng Anh để thay thế tiếng Anh giọng Mỹ mà ông vẫn hay dùng (dù đó không phải là sự thực), hay chọc cười các nhà báo và công chúng mỗi khi có dịp, sử dụng ngay cả sự chậm trễ trong phản ứng của ông để gây cười…

« Những cộng sự thân cận nhất »


Nhà xã hội học Hélène Mialet đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa Hawking và các sinh viên. Hawking dành rất nhiều thời gian để « đối thoại » với sinh viên, tất nhiên là thông qua máy tính. Giống như nhiều nhà giáo-nhà khoa học khác, Hawking có một mối quan hệ hợp tác hết sức mật thiết với sinh viên, « các cộng tác viên thân cận nhất » như điều mà ông thường nhắc. Gần như không ngày nào mà Hawking không « làm việc » với một nghiên cứu sinh. Mỗi khóa học nhà vật lý thiên văn nhận hướng dẫn một nghiên cứu sinh, để ông liên tục có nghiên cứu sinh bên cạnh mình. Người mà ông nhận thường là sinh viên xuất sắc nhất ngành toán trong số hàng trăm sinh viên xuất sắc trên toàn thế giới. Để được phép làm việc với người thừa kế Isaac Newton nghiên cứu sinh phải lọt qua ba vòng thi tuyển.


Nhiều cựu nghiên cứu sinh kể lại khi bắt đầu làm việc với Stephen Hawking, ngay lập tức họ phải đối mặt với những vấn đề hết sức phức tạp, như thể bị « thả vào giữa rừng hoang với bầy dã thú ». Một sinh viên cho biết « ông ấy đã yêu cầu tôi thực hiện một công việc phi phàm, chính vì thế mà tôi đã không hoàn thành và phần lớn các sinh viên của ông đều phải làm việc như điên, về các vấn đề cơ bản, mà về nguyên tắc phải dành cho các nhà nghiên cứu có tay nghề. Stephen yêu cầu chúng tôi thích ứng với các vấn đề căn bản này các ý tưởng của ông và cách tư duy của ông ». Ví dụ như tất cả các sinh viên đều phải đọc cùng một cuốn « Hấp dẫn lượng tử Euclide » của ông và người đồng nghiệp Gary Gibbon, để có cùng một cơ sở chung. Để rồi sau đó, mỗi người được giao một hướng riêng hoàn toàn khác với những người đồng môn, nhưng đều là những gì tiếp nối các nghiên cứu sinh đi trước. Công việc của các nghiên cứu sinh là rút ra các hệ quả, thẩm định các phát hiện hay các ý tưởng của Hawking.

Bị liệt toàn thân Hawking không thể tự mình làm toán, phần việc này ông hoàn toàn ủy thác cho các sinh viên. Theo mô tả của một cựu sinh viên, nhà vật lý lý thuyết chỉ đưa ra một ý tưởng mang tính trực giác, các sinh viên có trách nhiệm thực hiện toàn bộ phần mô tả toán học. Khi có một cuộc trao đổi với Hawking, người sinh viên phải có một thái độ vô cùng kiên nhẫn, vì người hướng dẫn trả lời vô cùng chậm chạp, không những do sự tàn tật, mà Hawking có thái độ hết sức tỉ mỉ trong việc chọn từ, « ông ấy chọn ít từ nhất có thể » và vì vậy những câu trả lời của Hawking trở nên bí hiểm. Một phần vì các lý thuyết mà ông làm việc chưa được xác định rõ ràng, nên Hawking cũng không thể đi vào chi tiết…


Bất chấp nhiều bất lợi khi làm việc với người thầy tàn tật, thậm chí có khi tên mình không được ghi trong bài viết, rất nhiều nghiên cứu sinh cảm thấy thỏa mãn khi được đào tạo với Hawking, bởi họ tin rằng chắc chắn sẽ được làm việc với những gì « rất độc đáo », « rất thú vị », chứ không phải là tái chế một thứ gì đó, hay thêm thắt vào một thứ gì đó để thành cái của mình…

Tác giả cuộc nghiên cứu về hoạt động khoa học thường ngày của nhà bác học lừng danh thế giới đặt câu hỏi : « Hawking » thực sự là nhà nghiên cứu lớn hay chỉ là sản phẩm của những phần cơ thể và tinh thần nối dài mà ông « điều hành » ?

Không thể làm toán, vì tay liệt, Stephan Hawking chỉ còn cách duy nhất để tiếp tục con đường nghiên cứu vật lý thiên văn, đó là sử dụng các đồ hình (diagramme), mà sự thể hiện đơn giản hơn nhiều so với làm tính, nhưng lại không kém phần hiệu quả. Sự chuyển hướng nghiên cứu để thích nghi với tình trạng bệnh tật này được nhiều nhà nghiên cứu ca ngợi như một quyết định hết sức thông minh và dũng cảm. Tuy nhiên, Hawking cũng không thể trực tiếp vẽ được các đồ hình. Kết quả là các nghiên cứu sinh của ông đã làm toàn bộ công việc tính toán và vẽ. Bản thân Stephen Hawking đã học hỏi được rất nhiều từ các sinh viên của ông.

Đâu là đóng góp thực của Hawking?


Trả lời RFI về vai trò của Stephen Hawking trong các phát kiến khoa học, nhà vật lý Jean-Marc Lévy-Leblond nhận xét:
« Trên thực tế, có hẳn một tập đoàn (khoa học) Hawking. Xung quanh ông ta có cả một cỗ máy xã hội không thể tin được, với các y tá, các nhà truyền thông… Không thể nói đây là một tập đoàn vụ lợi có mưu đồ quyền lực. Huyền thoại tự nổi lên. Rồi một khi đã phát triển rồi, thì nó phát tán và tự phát triển.


Rõ ràng là hiện nay, người ta cần đến những huyền thoại như vậy, không chỉ trong khoa học, mà trong mọi lãnh vực. Hình tượng Einstein đã đóng vai trò như vậy trong một thời gian dài, hiện nay đã mất đi phần nào sức hấp dẫn. Hiện nay, người ta có xu hướng nhận ra ông ấy dù là thật tuyệt vời, nhưng cũng chỉ là một người bình thường như mọi người khác, với các giới hạn, khuyết điểm, thậm chí thói tật. Và như vậy người ta cần đến một hình tượng hiện đại hơn. Người ta lại càng cần hơn đến một huyền thoại cá nhân, khi mà thực tế lao động khoa học cụ thể ngày càng ít tương ứng với các hoạt động cá nhân hơn là một hiện thực mang tính tập thể trên quy mô lớn. Ví dụ như việc phát hiện ra hạt Higgs đã cần đến sự tham gia của cả ngàn nhà nghiên cứu, con số lớn hơn rất nhiều so với điều ta tưởng. Những huyền thoại như Einstein trước kia, hay Hawking hiện nay phần nào có thể ví với hiện tượng cái cây cá nhân che lấp khu rừng tập thể ».

Về nhận định này, nhà xã hội học Hélène Mialet cho rằng có một sự giằng co giữa vai trò cá nhân với tập thể, đây chính là điều bà muốn làm nổi rõ trong cuốn sách. Điều mà tác giả quan tâm thông qua nghiên cứu về tập thể Hawking chính là tìm cách để trả lời cho câu hỏi : những nhà khoa học hiện đại tạo ra « sự thật (khoa học) » như thế nào ?

Điều có thể rút ra từ một nghiên cứu như thế này là ngược hẳn với quan niệm thông thường cho rằng một cá nhân đơn độc có thể làm được công việc khai mở các quy luật bí ẩn của vũ trụ. Thông qua trường hợp Hawking, có thể thấy một điều thú vị là, không phải vì Hawking không có một cơ thể bình thường, mà tất cả được coi là đến từ cái đầu của ông. Ngược lại, chính vì không có được một cơ thể bình thường, mà ông đã ủy nhiệm toàn bộ công việc cho xung quanh, cho máy móc, cho các nhân viên, sinh viên…Chính vì thế mà chúng ta thấy được rõ ràng hơn những gì được thực hiện nhân danh Hawking, do những « cánh tay », « cơ thể nối dài » của ông, khiến ông có thể làm được muôn việc, suy nghĩ, viết lách, thuyết trình…

Truyền thông đẻ ra huyền thoại

Cũng trong công trình nghiên cứu nói trên, nhà xã hội học đã dành một chương để mô tả việc truyền thông, báo chí và điện ảnh, hợp sức quảng bá cho hình ảnh của Stephen Hawking - một « nhà khoa học hoàn hảo », một « bộ não của tư duy thuần túy », « không giọng nói », « một cỗ máy », « một thiên thần », bằng cách gạt hẳn sang một bên các hoạt động cộng tác, hỗ trợ với sinh viên, với nhân viên, mà thiếu chúng, Hawking đã không thể thành công, đặc biệt sau khi ông trở thành nạn nhân của một căn bệnh hết sức hiểm nghèo, như chúng ta biết ở phần trên.


Trong khi nhiều nhà chuyên môn cho rằng, không có lý gì để tôn sùng Stephen Hawking đến mức như một thiên tài, như người kế tục Newton hay Einstein, khi các lý thuyết của ông chưa hề được kiểm chứng bằng thực tế, thì trạng thái bệnh tật của Hawking đã được truyền thông «khai thác như một lợi thế », « như nguồn gốc của sự sáng tạo và năng lực làm việc phi thường». Được giải phóng khỏi những quan tâm đời thường và trần thế, nhà khoa học có thể hiến mình hoàn toàn cho tư duy. Người ta so sánh Hawking với một Mozart soạn giao hưởng trong đầu, một phóng viên thêm vào nhận xét « ai từng thấy những đường đẳng thức toán học phức tạp phủ lên tấm bảng đen như một bản nhạc, sẽ cảm nhận được so sánh này ». Người ta hình dung trong đầu Hawking là tất cả những bộ não lớn nhất hợp lại, trên nền của một thân thể nhỏ xíu, gần như không tồn tại. Đôi mắt của ông trở thành biểu tượng của chính thiên tài của ông. Đẩy xa hơn nữa, truyền thông ví ông với một « lỗ đen », đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học, khi cho rằng chính Hawking đã cảm nhận được sự giãn ra của thời gian. Nhiều tâm sự, chia sẻ trước kia của Hawking bị cắt gọt để chỉ còn lại những phần nào có thể làm nên sự tôn vinh hết mực hình ảnh của nhà khoa học tài năng tật nguyền.

Hawking: Khi tỏ, khi mờ


Một trong những phần mang lại một cảm giác lạ lùng trong cuốn « Đi tìm Hawking » của nhà xã hội học Pháp nói về cuộc làm việc trực tiếp với Hawking, mà Hélène Mialet phải chờ đợi hai năm mới thực hiện được. Cuộc gặp gỡ đã mang lại cho nhà nghiên cứu một cảm nhận bất ngờ : càng xa nhân vật, hình ảnh về ông trong trí tưởng tượng càng rõ nét (như những gì mà các phương tiện truyền thông xây dựng), thì khi có cơ hội được tiếp cận ông thực sự, hình ảnh về ông trở nên mờ đi : một con người tàn tật bằng xương bằng thịt, khuôn mặt gần như bất động, cuộc « đối thoại » kéo dài đến mức khó tin, mọi đối thoại với khách đều thông qua một tiếng nói nhân tạo đưa người đối diện vào trạng thái phân thân, bất cứ trục trặc nhỏ nào của hệ thống máy móc cũng gây khó khăn, bất cứ bất ổn nào trên cơ thể cũng cần sự can thiệp của các y tá, nhân viên…


Cuốn khảo cứu của nhà xã hội học Pháp về huyền thoại vật lý thiên văn học Anh không làm công việc lật đổ huyền thoại, như bà nhiều lần khẳng định. Mục tiêu thuật dựng những gì diễn ra trong các hoạt động khoa học hàng ngày của Hawking cùng các cộng sự lột tả các nỗ lực xây dựng một huyền thoại Hawking, từ phía truyền thông và từ chính nhà khoa học, của Hélène Mialet không nhằm hạ bệ thần tượng (như chỉ trích của dư luận nhiều nơi, đặc biệt ở nước Anh), mà quan trọng hơn là thông qua việc tìm hiểu những gì thực sự diễn ra trong tập thể Hawking, mà soi tỏ đời sống của một cộng đồng khoa học đương đại. Trong hoạt động khoa học, bên cạnh những công việc mà ở đó phương tiện và công cụ, sự hỗ trợ và cộng tác của cả một tập thể hay các mạng lưới rộng lớn là điều tối quan trọng, nhà khoa học tiên phong nào chẳng phải đối diện với nỗi cô đơn, với thế giới tưởng tượng của chính mình ? Cuối cuốn sách, rất nhiều bí ẩn liên quan đến nhà khoa học tài năng tàn tật kiên cường theo đuổi mục tiêu đến cùng, cùng với «công ty » của ông và những nghiệp vụ quảng bá thần tượng, đã được vén mở, nhưng rất nhiều bí ẩn khác vẫn còn nguyên. Chia tay với độc giả, sau khi để trí tưởng tượng đón trước ngày Hawking qua đời, những di vật của nhà bác học đều có nơi có chốn, nhà xã hội học một lần nữa thốt lên : « ta không thể ngăn mình sửng sốt : hỡi Hawking, ông đang ở đâu ? ».

Trong một cuộc tọa đàm do đài France Culture tổ chức đầu tháng 7 (trong chương trình mang tên « Lao động khoa học là gì ? Trường hợp Hawking »), với sự tham gia của tác giả cuốn « Đi tìm Stephen Hawking », hai nhà thiên văn học Pháp Marc Lachieze Rey và André Brahic (không kể những nhìn nhận riêng của mỗi người về chuyên môn) cùng chia sẻ niềm ngưỡng mộ trước người đồng nghiệp tàn tật, con người đầy cá tính, quyết theo đuổi khát vọng làm khoa học đến cùng, cũng như quyết định chuyển hướng kịp thời của ông. Nhắc đến Hawking, một nhà khoa học dấn thân, hay huyền thoại về ông, cũng là dịp để nhắc đến truyền thống khoa học đích thực xuyên qua các thời đại, dịp để đối diện với những thói tật của nền khoa học đương đại, những hạn chế cần vượt qua để đưa ánh sáng khoa học đến nhiều hơn với xã hội.

---
Hélène Mialet, tác giả cuốn « A la recherche de Stephen Hawking » (Đi tìm con người Stephen Hawking) (nxb Odile Jacob, 2014) (bản gốc tiếng Anh : « Hawking Incorporated: Stephen Hawking and the Anthropology of the Knowing Subject », 2012) từng làm việc tại Viện Pasteur, đại học Cambridge, đại học Oxford, viện Max Planck Berlin và đại học Cornell New York, rồi Harvard. Hiện tại, Hélène Mialet giảng dạy tại khoa Sciences Studies, đại học California, Berkeley. Tác giả cuốn « Đi tìm con người Stephen Hawking » được đào tạo về xã hội học, triết học và nhân học. Đối tượng nghiên cứu chính của bà là sáng tạo khoa học, mối quan hệ con người- máy móc.


không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Images?q=tbn:ANd9GcSKUDrZVhRpUHKEEE6fQt9YT0YirCaadwL9i2UYWZ1-4qg2Glj59w
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại   không - Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Stephen Hawking - một nhà bác học huyền thoại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Khoa Học, Kỹ Thuật-
Chuyển đến