Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không Saigon luong thuoc munro quynh Nhung truyện ngắn Trung VNCH linh Henry chẳng quốc phải Chung hoang quang trong quan nguyet chuyen Nguyen bich nhac
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

October 2024
MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Apr 25, 2013 3:48 pm

.
30-4-1975: Thắng cuộc hay tội đồ?

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2Q==


Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc. Nhân mùa Quốc hận năm nay, có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?

1.-  THẾ NÀO LÀ BÊN THẮNG CUỘC?


Trước hết cần phải xác định thế nào là thắng cuộc thì mới có thể biết bên nào thắng cuộc?  Thông thường, bên thắng cuộc là bên thực hiện được mục đích do chính bản thân đặt ra trước khi tham chiến.

Những bên tham chiến vừa qua là:  Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN), Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). Ngoài ra, phía BVN có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ và gởi quân làm cố vấn và bảo vệ BVN.  Phía NVN có Hoa Kỳ viện trợ và gởi quân tham chiến.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và MTDTGPMN tuy hai mà một, do đảng Lao Động (LĐ) điều khiển.  Tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, được mệnh danh là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”, đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và “giải phóng hoàn toàn miền Nam…” (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tt. 154-155.)  Sau Đại hội nầy, đảng LĐ thành lập MTDTGPMNVN, ra mắt tại Hà Nội ngày 12-12-1960 và ra mắt tại xã Tân Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (vùng chiến khu Dương Minh Châu) ngày 20-12-1960.

Trong chế độ dân chủ, quyền tuyên chiến, quyền quyết định chiến tranh, một vấn đề tối quan trọng, liên hệ đến vận mạng đất nước, thuộc về quốc hội, đại diện toàn dân quyết định. Ở BVN, quyết định chiến tranh và tuyên chiến, lại do đảng LĐ quyết định, chứ không do quốc hội, chứng tỏ rõ ràng rằng đảng LĐ nắm quyền tuyệt đối ở BVN, và nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là bù nhìn của đảng LĐ mà thôi. Thế là BVN khởi binh đánh NVN.

Tuy viện cớ thống nhất đất nước, nhưng thực sự đảng LĐ quyết tâm đánh chiếm miền Nam vừa vì tham vọng bành trướng cố hữu của CS, vừa làm tay sai quốc tế cho Liên Xô và Trung Quốc.  Lê Duẫn bí thư thứ nhất đảng LĐ, đã từng nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)

Liên Xô (LX) và Trung Quốc (TQ) đều mang đặc tính chung của các nước CS là luôn luôn chủ trương bành trướng, bá quyền.  Tại LX, ngày 15-10-1964, Leonid Brezhnev đảo chánh và lên làm thư ký thứ nhất đảng CS LX thay Nikita Khrushchev.  Brezhnev, tăng cường viện trợ BVN, gởi quân và chuyên viên sang giúp BVN.  Đây là khởi đầu chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà về sau các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó. “Nguyên lý Xô viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản.” (The New Lexicon Webster’s Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục “Brezhnev Doctrine”.)

Trung Quốc ở sát ngay phía bắc của Việt Nam.  Từ năm 1950, TQ giúp CSVN vừa vì sự cầu viện của CSVN và của Hồ Chí Minh, vừa vì lợi ích an ninh bản địa TQ.  Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.”(La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.)

Thật vậy, từ năm 1956, mối bang giao TQ – LX rạn nứt.  Liên Xô bao vây TQ ở phía bắc và phía tây.  Phía tây nam, Ấn Độ chận TQ.  Phía đông (biển Thái Bình) là hàng rào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ và ký hiệp ước phòng thủ song phương với Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu để cho Hoa Kỳ bao vây luôn BVN, thì TQ bị chận hết các đường ra biển.  Vì vậy, TQ giúp BVN chẳng những do ý thức hệ CS và sự cầu viện của BVN, nhưng đồng thời cũng do TQ bị bao vây các mặt, trừ một phần phía nam TQ là BVN.

Năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam không đồng ý chia hai đất nước, nhưng nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève (20-7-1954). Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa năm 1955. Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do dân chủ, dầu hạn chế vì chiến tranh, duy trì nền văn hóa dân tộc cổ truyền, hệ thống giáo dục khai phóng, cởi mở, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại cuộc xâm lăng của BVN. Tuy nhiên, vì yếu sức, VNCH phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Sau thế chiến thứ hai, từ năm 1946, trên thế giới bắt đầu xảy ra chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và CS. Hai khối tư bản và CS tranh chấp quyết liệt trên toàn cầu.  Tuy vậy Hoa Kỳ và Liên Xô tránh đụng độ trực tiếp vì cả hai đều thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả hai đều thiệt hại.  Tình trạng tranh chấp căng thẳng nhưng không đánh nhau nầy, gọi là chiến tranh lạnh.

Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và khối CS dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để tuyên truyền và bành trướng thế lực. Hoa Kỳ và khối tư bản cho rằng khi một nước bị CS chiếm quyền, thì các nước lân bang dần dần sẽ bị mất vào tay CS, nghĩa là một quân cờ domino sụp đổ, thì các quân cờ domino khác cũng sụp theo.  Đó là nguồn gốc thuyết domino tại các nước Tây phương, nhất là Hoa Kỳ.

Vì vậy, khi TQ (ngày 18-1-1950) rồi LX (ngày 30-1-1950) thừa nhận nhà nước VNDCCH do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, thì Hoa Kỳ (ngày 4-2-1950) và Anh (ngày 7-2-1950) thừa nhận chính phủ QGVN do Bảo Đại làm quốc trưởng. Từ đó, Hoa Kỳ giúp Pháp và QGVN chống lại CSVN.

Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia hai. Để ngăn chận làn sóng CS ở Đông Á, nhất là ngăn chận Trung Quốc xuống phía nam, Hoa Kỳ vận động ký kết Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Collective Defence Treaty) tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, ngày 8-9-1954.  Từ đó ra đời Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization, SEATO), gồm các nước Australia (Úc), France (Pháp), New Zealand (Tân Tây Lan) Pakistan (Hồi Quốc), Philippines (Phi Luật Tân), Thailand (Thái Lan), United Kingdom (Anh), và United States of America (Hoa Kỳ).

Trong phụ bản (protocol) của hiệp ước SEATO, ba nước Cambodia (Cao Miên), Laos (Lào) và NVN được liệt kê trong vùng lãnh thổ được SEATO bảo vệ. Hoa Kỳ dựa vào phụ bản nầy để minh chứng sự ủng hộ của họ đối với các chế độ chống cộng ở Đông Nam Á, và giúp xây dựng NVN thành một “tiền đồn chống cộng”.  Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ gởi cố vấn sang giúp NVN. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa quân trực tiếp tham chiến.

Tuy nhiên, vào cuối thập niên 60, tình hình thay đổi: 
1) Giới phản chiến Hoa Kỳ hoạt động mạnh, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam.
2) Trong khối CS, cuộc tranh chấp LX-TQ càng ngày càng trầm trọng. Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chính sách ngoại giao toàn cầu. Khi lên cầm quyền năm 1969, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon quyết định rút quân ra khỏi NVN bằng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh nhằm yên lòng dân chúng Hoa Kỳ; đồng thời Nixon thay đổi chính sách ngoại giao đối với khối CS, hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, đào sâu sự chia rẽ giữa LX và TQ.

Richard Nixon sang thăm TQ từ 21-2 đến 28-2-1972, và ký kết với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bản Thông cáo chung Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng cho chính sách của cả hai bên về Đông Á cho đến ngày nay. Tiếp theo, Richard Nixon thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, cùng Leonid Brezhnev ký kết hiệp ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty = Hiệp ước giới hạn võ khí chiến lược) ngày 26-5-1972, và hứa hẹn sẽ cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc (most favored nation).

Sau hai cuộc viếng thăm nầy, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris ngày 27-1-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho VNCH. Quân đội VNCH thiếu nhiên liệu, thiếu phương tiện chiến đấu, đành buông súng; VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975.

2.-  AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC

Dựa trên mục đích của các bên tham chiến và diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam được sơ lược trên đây, vấn đề đặt ra là ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?

Trước hết và rõ ràng nhất, sau cuộc chiến vừa qua, người CS thường huyênh hoang tự hào là họ là kẻ thắng cuộc. Quả thật, ngày 30-4-1975, VNCH sụp đổ, VNDCCH chiếm được NVN, thực hiện mục tiêu “giải phóng” miền Nam đã được đề ra trong Đại hội III đảng LĐ ở Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tuy nhiên, sau khi CS làm chủ toàn bộ đất nước, CS có thật sự là bên thắng cuộc hay không?

Ngay tức khắc, sau khi CS chiếm NVN, khoảng 150,000 người di tản ra nước ngoài. Tiếp đến là phong trào vượt biên. Dầu CS kiểm soát gắt gao, khoảng trên 1,500,000 bỏ nước ra đi bằng tất cả các phương tiện, “cây cột đèn cũng muốn ra đi”, trong đó khoảng 500,000 người bỏ mình ở biển Đông. Biển Đông trở thành nghĩa địa biển lớn nhất thế giới. Ở trong nước, nhiều phong trào nổi lên chống đối CS đều bị đàn áp. Như thế, CS chiến thắng bằng súng ống, chiếm được đất đai, nhưng hoàn toàn thất bại về nhân tâm, không chiếm được lòng người, không thống nhất được lòng dân.

Những người ra đi bị ghép tội “phản động”, chạy theo bơ sữa “đế quốc Mỹ” năm 1975, sau đó bỗng chốc trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, “Việt kiều yêu nước”. Nhà nước CS kêu gọi hòa giải hòa hợp với “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chỉ có một nhóm người đếm được trên đầu ngón tay, tìm kiếm chút hư danh, về nước nói là “đóng góp xây dựng đất nước”, trong khi đại đa số người Việt hải ngoại chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CS toàn trị. Về Việt Nam du hí thì có, nhưng về Việt Nam để giúp chế độ CS thì không. Như thế, CSVN có phải là “bên thắng cuộc” hay không?

Phải vay nợ súng ống thì mới có súng ống chiến đấu. Cộng sản vay nợ LX và TQ. Vay nợ thì phải trả nợ. Sau năm 1975,CSVN trả nợ LX, giao hải cảng Cam Ranh cho LX và muốn chạy theo LX để xù nợ TQ, liền bị TQ dạy cho một bài học năm 1979, làm 6 tỉnh biên giới tan hoang. Năm 1990, khối Đông Âu sụp đổ, CSVN quay qua đầu phục TQ ở Thành Đô (TQ), đưa đến các hiệp ước 1999 và 2000, mất đất mất biển. Sau đó còn nhiều chuyện tiếp theo, thuê rừng, khai thác bauxite, tấn công ngư dân…

Sau năm 1975, một điểm nổi bật là hầu hết người BVN, từ cán bộ, bộ đội, đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc. Người Bắc (1975) thích ăn bận theo người Nam, đua đòi thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà CS gọi là “nhạc vàng”, đọc sách Nam, từ tiểu thuyết  trữ tình, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam. Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng LĐ (năm 1976 cải danh thành đảng CS) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam. Chẳng những thế, hầu như toàn thề BVN cũng được Nam hóa, trang bị bằng sản phẩm của NVN, nghĩa là được đồng hóa theo NVN. Cho đến nay, CSVN muốn trở lại con đường của NVN, duy chỉ muốn bảo vệ quyền lực đảng CSVN. Ngang đây, cũng tạm đủ để cho thấy CSVN có phải là kẻ thắng cuộc hay không?

Về phần VNCH, ngày 30-4-1975, quân đội VNCH bị thiếu tiếp liệu, súng ống, đành phải ngưng chiến đấu. Chính phủ VNCH sụp đổ. Cộng sản đặt ách thống trị lên NVN. Tuy nhiên, dân chúng còn bị kẹt lại ở trong nước, vẫn quy hướng về chính thể VNCH, vẫn mong muốn hít thở không khí tự do dân chủ của VNCH, luôn luôn tưởng nhớ VNCH, nghĩa là linh hồn VNCH vẫn còn đó. Vì bị đàn áp, dân chúng đành lặng thinh, nhưng ai ai cũng mong sẽ có ngày giải trừ CS, tái xây dựng chế độ Cộng hòa. Vậy làm thế nào giải thích hiện tượng nầy?  Phải chăng VNCH chỉ tạm thời thất bại năm 1975 nhưng vẫn chưa bị tiêu diệt. Anh linh VNCH còn đó. Ai cũng tin sẽ có ngày VNCH phục sinh. Thời gian sẽ trả lời.

Về các nước ngoài: Hoa Kỳ mang tiếng là đã bị CSVN đánh cho “Mỹ cút”, nhưng thật sự Mỹ không cút, Mỹ cũng chẳng “tháo chạy” (như tựa đề quyển sách Khi đồng minh tháo chạy), mà phải nói cho thật đúng diễn tiến lịch sử là Mỹ tức Hoa Kỳ ngưng, không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và Hoa Kỳ đã thành công trong các mục tiêu chiến lược của họ: Rút quân khỏi Việt Nam, giải quyết chuyện nội bộ Hoa Kỳ, bắt tay với Trung Quốc, và cuối cùng chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh với LX khi LX sụp đổ năm 1991. Riêng nội bộ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ mất gần 60,000 thanh niên ưu tú trong chiến tranh Việt Nam. Đổi lại Hoa Kỳ thí nghiệm nhiều loại võ khí tối tân tại Việt Nam, kể cả những chuyến oanh kích thử nghiệm đầu tiên của B52. Tư bản kỹ nghệ võ khí Hoa Kỳ thu lợi như thế nào thì không được thống kê đầy đủ.

Ngoài ra, một số đồng minh của Hoa Kỳ cũng hưởng lợi: Nhật Bản phục hưng nhanh chóng nền kỹ nghệ sau thế thiến thứ hai nhờ cung cấp hàng tiêu dùng cho Việt Nam, nhất là cho quân nhân Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam. Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân nhờ VNCH làm lá chắn ngăn chận làn sóng CS và các nước nầy kịp phục hồi kinh tế và an ninh để chống lại sự bành trướng của TQ.

Trung Quốc thu lợi nhiều mặt. Trước hết, thông qua chiến tranh Việt Nam, TQ bắt tay được với Mỹ năm 1972, được Mỹ thừa nhận chỉ có một nước TQ, công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ TQ, công nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy, ý ám chỉ Liên Xô. Đó là những điều TQ mong muốn nhất.

Về biển Đông, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ để TQ viện trợ cho BVN đánh NVN.  Vì vậy năm 1974, nhân cơ hội VNCH bị Mỹ bỏ rơi, bị BVN tấn công dồn dập, TQ ra tay cướp đoạt Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Sau năm 1975, khi CSVN chạy theo LX, muốn trốn nợ TQ. Trung Quốc liền đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, dạy cho CSVN một bài học. Vì vậy, khi Đông Âu lung lay, CSVN qua Thành Đô xin đầu hàng TQ năm 1990, đưa đến hai hiệp ước 1999 và 2000. Trung Quốc chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Như vậy, tuy không được tiếng là bên thắng cuộc, nhưng TQ là kẻ thu hoạch nhiều nhất sau chiến tranh Việt Nam.

Liên Xô viện trợ cho BVN không kém gì TQ. Đầu năm 1975, viện trợ của LX cho BVN để BVN đánh NVN tăng gấp bốn lần so với trước. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập khối COMECON (Council for Mutual Economic Assistance tức Hội đồng Tương trợ Kinh tế) ngày 27-6-1978. Ngày 3-11-1978, Lê Duẫn, tổng bí thư đảng CSVN, sang Liên Xô và ký với Leonid Brezhnev, tổng bí thư đảng CSLX, Hiệp ước Hai mươi lăm năm Hỗ tương và Phòng thủ giữa hai nước.  Từ sau hiệp ước nầy, hải quân Liên Xô bắt đầu tiến vào sử dụng hải cảng Cam Ranh làm căn cứ tại Viễn đông.

Có hai ảnh hưởng gián tiếp đáng ghi nhận sau chiến tranh Việt Nam: 
1) Khi rời bỏ Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ chủ trương để lại nguyên vẹn và không phá hủy tất cả máy móc thiết bị mà Hoa Kỳ giao lại cho VNCH.  Cộng sản rất mừng tiếp nhận được những chiến lợi phẩm nầy.  Sau ngày 30-4-1975, đại diện các nước CS trên thế đến thăm viếng NVN, chúc mừng sự thành công của CSVN, rất ngạc nhiên về những chiến lợi phẩm nầy, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, y khoa của Hoa Kỳ so với Liên Xô mà lâu nay Liên Xô bưng bít, giấu kín. Nhờ đó, các nước Đông Âu mới biết rõ sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, khiến họ giảm tin tưởng đối với đàn anh Liên Xô và bắt đầu nhìn về phía Hoa Kỳ, nhập cảng sản phẩm của Hoa Kỳ, tạo tâm lý thuận lợi cho sự sụp đổ của khối CS. 
2) Làn sóng vượt biên vĩ đại của người Việt Nam chạy ra nước ngoài tỵ nạn CS sau năm 1975, khiến cho lương tâm thế giới, nhất là các nước Tây Âu, lâu nay thiên tả là một “thời trang”, bừng tỉnh về giấc mộng “xã hội chủ nghĩa”, ghê sợ và chán ghét các chế độ CS.  Các nước Tây Âu quay qua giúp đỡ các phong trào kháng chiến ở các nước CS Đông Âu, góp phần dần dần đưa đến sự sụp đổ của hệ thống CS Đông Âu.
 
KẾT LUẬN


Đặt kết quả chiến tranh Việt Nam trong chiều rộng của không gian và trong chiều dài của thời gian, mà vẫn khó có thể thẩm định ai là bên thắng cuộc.  Tuy nhiên chắc chắn có hai điều rất rõ ràng:

1) Toàn dân Việt Nam ở cả Bắc và Nam Việt Nam đều thua cuộc về nhiều mặt.  Ngoài thiệt hại vật chất, nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu gia đình tan nát vì chủ nghĩa CS, hàng triệu người tử vong vì chiến tranh do CS gây ra, nền văn hóa và đạo đức suy đồi trầm trọng.

2) Thủ phạm của tấn thảm kịch nầy chính là kẻ đã du nhập chủ nghĩa CS ngoại lai bạo tàn, chính là kẻ đã rước voi về giày mồ tổ tiên, chính là kẻ chủ trương gây chiến để phục vụ quyền lợi ngoại bang và chỉ làm lợi cho ngoại bang dù là CS hay tư bản. Chúng là những tên phản quốc dâng đất, dâng đảo, dâng biển cho kẻ thù phương bắc.  Đám nầy không ai khác hơn là tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN.  Sau năm 1975, chúng dần dần lộ diện.  Chúng mất trắng tất cả vốn liếng chính trị mà chúng đã dày công lừa phỉnh toàn dân Việt Nam và thế giới. Chúng không phải là bên thắng cuộc. Chúng chẳng những trở thành kẻ thua cuộc, mà chúng còn là tội đồ dân tộc. Lịch sử sẽ ghi tội, hậu thế sẽ đời đời lên án.

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Quốc hận 2013)

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Thang%2520tu%2520lai%2520ve

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcS_f9uBTvR5ZeVj9_QCIV_yzLYUrbfVE80-JPJt6EcNd90zMHLL
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Viết về ngày 30-4 – Viết về phía “triệu người buồn”   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeFri Apr 26, 2013 6:12 pm



Viết về ngày 30-4 – Viết về phía “triệu người buồn”


Sinh Lão Tà

Trên facebook hôm nay, những avatar cờ đỏ – sao vàng đã được treo lên tràn ngập. Còn nỗi bất hạnh dân tộc ở lại trong những bài thơ, status thở than của những người Việt Nam bên phía “triệu người buồn”.

Nỗi buồn phía sau


Cuộc nội chiến Mỹ kết thúc năm 1865, với những cái chết của của khoảng 750.000 binh sĩ và một số lượng thương vong dân sự nhiều triệu người.  Không lâu sau khi Tướng Lee đầu hàng, khi được hỏi nên đối xử với phe thất trận như thế nào, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln trả lời: “Hãy để họ thoải mái”.

Tổng thống Abraham Lincoln, lãnh tụ bên thắng cuộc, ngay sau cuộc chiến đã coi đoàn quân thua cuộc của tướng Robert. E. Lee là một đoàn quân thất trận nhưng oai hùng.

Người Mỹ, sau cuộc chiến vẫn đứng hòa hợp và tự hào chung dưới một màu cờ. Dẫu rằng, vẫn có những khó khăn để hòa hợp, nhưng quá khứ vẫn mờ dần, không bên nào bị lãng quên dù họ là người thắng hay thua.

Tôi không phải là người yêu nước Mỹ đến mức cuồng tín như nhiều người, dù tôi biết, nước Mỹ có một nền dân chủ tự do đáng ngưỡng mộ. Tôi chỉ tìm hiểu về nước Mỹ qua những bài học lịch sử và phần nhiều hiểu biết về cuộc nội chiến Mỹ qua tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell. Câu chuyện của lịch sử đã khép lại, nước Mỹ đã là một đất nước may mắn khi họ không có những năm tháng hậu chiến đau buồn hay li tán.

Không đa dạng chủng tộc như nước Mỹ, chúng ta cùng một giống nòi, nhưng rốt cục đã không được may mắn như họ.

Tôi sinh ra trong một gia đình miền Bắc. Cha tôi là một quân nhân, đã để lại chiến trường một phần máu thịt. Những cuộc chiến tranh đã lấy đi của gia đình tôi nhiều thứ. Tôi hiểu, mỗi người có một cuộc sống tuổi trẻ của mình, không ai hơn ai. Cha tôi cũng vậy, ông đã bỏ lại tuổi trẻ của mình ở chiến trường và cương quyết ngăn cản con trai mình đi theo con đường binh nghiệp.

Tôi, hồi nhỏ, chỉ biết về miền Nam qua những bài học lịch sử. Ở trong những bài học đó, tôi mường tượng ra cảnh người Mỹ tràn ngập miền Nam với súng ống và máy bay, đánh phá tan tác những vùng đất mà tổ tiên tôi đã ngàn năm mang gươm mở cõi. Lớn lên, vào miền Nam và ở đó rất lâu, tôi mới hiểu điều tôi đã học không hẳn chính xác.

Nhưng tôi xin không bàn về mục đích, nguyên nhân và bản chất cuộc chiến ấy. Đó là việc của các nhà làm sử.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-dMP_Iz168O4%2FUXc_EAL7cNI%2FAAAAAAAAMHI%2FqbJWZcBQZZk%2Fs1600%2F0eb8cac18a9e92b1cc71843d4b8339e5

Bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390 – chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 của nữ nhà báo Pháp Francoise de Mulder. Đây được cho là bức ảnh duy nhất chụp thật về sự kiện “xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập”, những đoạn phim hay hình ảnh khác đều được dàn dựng lại vào sau ngày 30/4/1975, nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền ngợi ca chiến thắng.

Hầu như gia đình miền Nam nào cũng phải hứng chịu trong thời kỳ hậu chiến. Đó là những li tán sau Hiệp định Geneve chia cắt 2 miền, những cuộc tù cải tạo dài đằng đẵng, những chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, những vụ vượt biên, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên sau cuộc chiến và khó xin công việc vì lý lịch xấu… Những câu chuyện tôi nghe gần 20 năm nay đã để lại trong lòng những người trải qua chúng tổn thương khó hàn gắn.

Kì lạ là bản thân tôi cũng phải hứng chịu những tổn thương hậu chiến của họ. Lúc mới vào miền Nam, tôi bị kỳ thị vì giọng nói miền Bắc của mình. Tôi đi ra đường thì bị chửi bới, đi học thì bị bạn bè bắt nạt, mua hàng thì luôn phải trả giá cao… Nhiều người miền Nam khi ấy bảo với tôi rằng, giá như không có ngày 30/4/1975, họ sẽ hạnh phúc hơn bây giờ nhiều.

Khi có internet, tôi dường như đã xác tín điều này. Cuộc chiến tranh ấy đằng sau những xe tăng, súng ống còn là những nhà tù, thuyền nhân, trại tị nạn…

Bạn bè tôi kể lại, họ thậm chí từng bị cha mẹ mình tát vào mặt khi hát những bài hát ngợi ca cách mạng, có người còn bị cấm đeo khăn quàng đỏ, có người lên đến đại học vẫn cương quyết không vào đoàn thanh niên…

Từ đó, tôi nhắc đến ngày 30/4 bằng 2 chữ “thống nhất” chứ không phải bằng 2 chữ “giải phóng”.

Người ta chỉ thực sự được “giải phóng” khi người ta cảm thấy hạnh phúc với thành quả sau cuộc giải phóng.

“Triệu người buồn” và giấc mơ Mỹ


Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi nói về ngày 30/4 đã cho rằng: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

“Triệu người buồn” ấy cũng là giống nòi Việt. Họ hoặc đã rời đất nước này ra đi, hoặc vẫn ở lại trong lòng mang ít nhiều ấm ức.

Nỗi ấm ức ấy có lẽ không phải vì họ đã trở thành công dân của một nước Việt Nam thống nhất. Toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng của cả dân tộc, ngày 30/4/1975 là ngày khát vọng ấy trở thành hiện thực. Có điều, cách “trở thành hiện thực” ấy đã tốn quá nhiều xương máu bởi sự thiếu thiện chí của cả hai bên. Nỗi ấm ức ấy có lẽ bởi những tổn thương hậu chiến quá lớn.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2Q==
Thuyền nhân Việt Nam bỏ xứ ra đi sau vài năm “giải phóng” (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Những nghĩa trang tử sĩ không người thăm viếng. Hàng triệu người lính Việt Nam phía bên kia chiến tuyến đã bị lãng quên. Không ai trong số những người lính ở cả 2 bên ấy muốn cầm súng bắn vào đồng bào mình, nhưng họ đã phải bắn.

Bao giờ cũng vậy, ngày chiến thắng là sự hả hê của một bên và nỗi thất vọng của bên còn lại. Nhưng nếu nỗi thất vọng chỉ dừng lại ở đó, có lẽ, đã không có “triệu người buồn”.

Những danh từ “Ngụy quân”, “Ngụy quyền” vài năm nay tôi đã thấy ít dùng, trước đây thì rất phổ biến trong các cuốn sách giáo khoa Lịch sử. Những danh từ này nhà cầm quyền nước ta học của Trung Quốc, những người cộng sản Tàu gọi những người Quốc dân đảng là “ngụy”.

Ngụy là giả dối. Không ai giả dối cả trừ những kẻ đẩy đất nước vào chiến tranh, cuộc chiến ấy chỉ có kẻ thắng – người thua và đồng bào luôn là những người thất bại khi phải đổ máu xương.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcTMa7HDoa59JfCGlBg8i4ZP5iogWXv0QZYUv_jeOH3mAbL7BVsxSA
Lỗi không phải của họ, lỗi là của một vài cá nhân trong lịch sử.
Saigon trước năm 1975 (Ảnh: internet)

Con trai của một người lính như tôi ngày hôm nay vẫn làm bạn thân với con trai của một người linh Việt Nam Cộng hòa. Dấu rằng 38 năm trước, cha tôi và cha bạn còn phải cầm súng bắn vào nhau.

Đã 38 năm, vì những điều không mong muốn mà ngày 30/4 năm nay vẫn là ngày đất nước có “triệu người buồn”. Gia đình của bạn tôi cũng vậy. Nỗi buồn ấy nếu chỉ nằm trong một số gia đình như gia đình bạn, cũng sẽ chẳng thấm vào đâu. Nhưng khi nỗi buồn ấy kéo dài cho đến những thế hệ sinh ra sau cuộc chiến thì đó là nỗi bất hạnh cho cả dân tộc.

Còn nỗi bất hạnh dân tộc ở lại trong những bài thơ, status thở than của những người Việt Nam bên phía “triệu người buồn”. Họ sống trên đất nước cha ông mà mơ một giấc mơ Mỹ. Ở đó từng có Abraham Lincoln với sự ngợi ca về một đoàn quân thất trận oai hùng.
Giả sử, chỉ giả sử thôi, ngày 30/4 năm ấy, kẻ thắng cuộc là phía bên kia, có lẽ tôi cũng đã là một thành viên của phía “triệu người buồn” như bạn mình.

Vậy nên, tôi cũng chẳng thể lấy làm vui.

S.L.T.
23/4/1013
Về Đầu Trang Go down
viettran
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Nỗi buồn 30/4 và những nghĩ suy   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun Apr 28, 2013 12:29 pm

.

Nỗi buồn 30/4 và những nghĩ suy

Lê Diễn Đức – RFA

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcRX3kHjG7bGk-wAlLf7WGlA1wDqDhFMTRJN4i6WSOZ887_OP2pE


Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.

Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng “chiến thắng” khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.

Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách “chạy” vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái “chiến thắng” nhanh chóng như vậy!

Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà.

Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.

Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên của Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến “bạo lực cách mạng”, mà nước Đức là một ví dụ.

Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể “đốt cả dãy Trường Sơn”, dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành “tiền đồn” của cả phe XHCN.

Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).

 Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: “Chính sách này dựa trên nền tảng “một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!“.

Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợ chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì “tất cả cho chiến trường”, dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc “giải phóng miền Nam”.
Và miền Bắc đã “giải phóng” miền Nam. Ngày 30/4/1975.

Trong bài “Phản nhân văn“, nói về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:

“Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại…”.

Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”… đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về…”.

Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày “giải phóng”, nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ “giải phóng” và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một  thập niên sau đó.

925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?

Người miền Nam không chỉ có “những chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng choé”… Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.

Còn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả một tài sản lớn.

Bài báo CAND viết tiếp:
“Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo…

Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”… hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!”.

Tôi không nghĩ rằng, “số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác”. Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát… Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn.

Còn “7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin” diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình “quên” hiện tại trước mặt!

Sùng bái “bơ”, “sữa” không ai hơn những quan chức cộng sản, những “đại gia” đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông “vua tập thể” trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.

Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn. Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.

Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc.

Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay“.

Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân “mua thần bán thánh”, hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn.

38 năm “giải phóng” thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.  Vâng, chỉ mới “định hướng” thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.

2013 Lê Diễn Đức – RFA


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcT16SYtWfrwbSkViSydTy87-OhgNaBD4BduHyTcF-gVufy0LtZRgw
.
Về Đầu Trang Go down
NVViet
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy… bây giờ   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed May 01, 2013 11:23 am


.
Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy… bây giờ

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 30thang4


Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân. Đặc biệt, xin thành kính tưởng nhớ những chiến sỹ, thuộc các quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì quyết tâm bảo vệ nền tự do cho người dân Nam Việt mà đã hy sinh oanh liệt trong những ngày tàn cuộc chiến vào thánh tư đen năm 1975. Viết về ngày đau thương này của dân tộc Việt, tôi cũng xin thành kính tri ân các vị trưởng bối là Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và quý  thân hào, nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã vì sự an nguy của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và của nhân dân Miền Nam mà đã hy sinh một phần máu xương của mình trên các chiến trường và đã phải trải qua nhiều năm tháng tù đày khổ sai trong các trại lao cải của cộng sản sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975.  Đây là một trong những lý do chính yếu thúc dục tôi tiếp tục viết ngày quốc hận vào mỗi dịp tháng tư về.

Khi quý độc giả đang đọc những dòng chữ này, thì  trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam lại đang được giăng đầy băng rôn, biểu ngữ và cờ cờ máu để ăn mừng ngày “thắng cuộc”, mừng ngày cưỡng chiếm được hoàn toàn miền Nam, mà “Bác và đảng” gọi là giải phóng dân tộc. May thay đa phần người dân Việt Nam ngày nay đã sáng mắt ra cả rồi về cái chế độ cộng sản, về cái thiên đường ảo vọng Xã Hội Chủ Nghĩa, nên những băng rôn, những cờ xí đó lại trở thành những dấu chỉ nhắc nhở cho toàn dân về  những đau thương tang tóc mà hàng triệu người Việt Nam phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến kéo  dài ròng rả 20 năm với hơn 1,100.000 người anh em ở bên kia chiến tuyến đã phải sinh Bắc tử Nam khi tham gia vào cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” mà thực chất là thực hiện nghĩa vụ Quốc Tế Cộng Sản Hồ Chí Minh đã thừa hành từ Stalin, Mao Trạch Đông và từ các lãnh tụ khác của Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài “giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc” mà thực chất là  nhằm nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á theo mưu đồ và tham vọng của Quốc Tế Cộng Sản. Chỉ cần nhìn lại mối tương quan giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên hiện nay thì ai ai cũng dễ dàng  thấy được cái mỉa mai chua chát của cụm từ “giải phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước” của cộng sản Bắc Việt. Dù rằng ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó, người dân chưa phải chết đói đến hàng triệu người hay phải ăn cả thịt đồng loại, phải giết cả con ruột để có thịt cho bữa ăn như ở Bắc Triều Tiên hiện nay, nhưng toàn thể dân chúng miền Bắc XHCN thuở đó cũng đã từng đói đến mờ mắt, đói đến ù tai, bởi cứ phải thiếu đói triền miên từ năm này đến năm khác do chính sách quản lý cái bao tử của người dân để dễ cai trị bằng chế độ tem phiếu. Thực phẩm chủ yếu của phần đông dân chúng là sắn khoai, là rau rừng, là măng tre thì cũng có khác mấy so với xã hội Triều Tiên hiện nay! Lương bổng cho cán bộ công chức dưới Miền Bắc XHCN cũng đã từng được quy đổi thành phân đạm, củi, than đá để chi trả thì ở Triều Tiên hiện nay cán bộ, công nhân viên chức hiện cũng đang được trả lương bằng phân đạm, nhân sâm và bút chì. Cả ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa thuở đó và Bắc Triều Tiên hiện nay, sự no đủ chỉ tồn tại trong phạm vi những gia đình của các lãnh đạo đảng và nhà nước và gia đình của các đảng viên cộng sản cao cấp mà thôi, vì ngân sách quốc gia chủ yếu dành cho quân sự, dành để trang bị vũ khí để để khủng bố và tàn sát đối phương, kể cả đồng bào ở bên kia chiến tuyến, là những người có chung dòng máu, có cùng màu da, nước tóc nhưng lại khác nhau về ý thức hệ.

Với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để giải phóng Miền Nam, ngay cả nền giáo dục cũng không được coi trọng, không được đầu tư đúng mức, cho nên cả xã hội Miền Bắc dù không phải đều “dốt đặc”, nhưng cũng chỉ ở mức “hay chữ lỏng” bởi không đủ ngân sách cho hệ thông giáo dục căn bản 12 năm, người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ học 10 năm là hoàn tất hệ trung học, thậm chí những thanh niên đang học dở dang lớp cuối cấp mà xung phong vào bộ đội là được ‘đặc cách” cho luôn cái bằng tú tài, bởi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam thừa biết rằng một khi đã đi vào cuộc chiến tranh không cân sức đó, thì có mấy thanh niên Miền Bắc có được cơ hội trở về đâu. Chính vì thế mà đã xãy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười khi cộng quân bắc Việt chiếm được Sài gòn.

Chuyện kể rằng một đơn vị bộ đội sau khi chiếm được kho quân nhu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra trong kho còn rất nhiều thực phẩm đóng hộp, mà người Miền Nam gọi nôm na là đồ hộp, họ liền phân loại các loại thực phẩm cao cấp để cung ứng riêng cho Bộ Chính Trị Trung Ương đảng theo chế độ “đại, đại táo”, trong đó món cao cấp nhất phải kể đến là món “thịt chó đóng hộp” theo cách dịch “nóng” của một cán bộ cao cấp của đơn vị tiếp quản kho quân nhu này, khi thấy trên hộp thịt ghi là “Dog food” vậy là toàn bộ số lượng “thịt chó đóng hộp” này được chuyển về Hà Nội để cung cấp cho các “đồng chí” Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng và tất cả Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản ở Hà Nội phải ăn suốt 3 năm từ 1975 đến cuối năm 1978 mới hết cơ số “thịt chó đóng hộp” này. Và trong năm 1978 khi Đồng Bằng Sông Cửu Long bị trận lũ lịch sử nhấn chìm toàn bộ hoa màu của nông dân chưa kịp thu hoạch, thì tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO đã cử đặc phái viên đến Việt Nam để khảo sát mức độc thiệt hại, nhằm kịp thời cứu trợ, lúc này lãnh đạo cao nhất của đảng là tổng bí thư Lê Duẫn tổ chức chiêu đãi khách quý tại Văn Phòng Trung Ương đảng, và món ăn cao cấp là chiến lợi phẩm “thịt chó đóng hộp” của đế quốc Mỹ viện trợ cho quân đội đồng minh VNCH được đem ra đãi khách, như một niềm tự hào về chiến thắng vĩ đại của đảng CSVN đối với chế độ Mỹ Ngụy ở Miền Nam, và cũng chính lúc này chuyên gia của FAO đã phát hiện ra rằng cả bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã ăn thức ăn của chó, “Dog Food”, vốn là thịt ngựa được đóng hộp để làm thức ăn cho “Quân Khuyển” của quân đội Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành món ăn cao cấp của Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nhờ vào chính sách ưu việt của nền giáo dục XHCN Việt Nam đào tạo ra những nhà phiên dịch dịch “nóng” dịch thức ăn của chó thành ra thịt chó!

Tất nhiên trong số những cán binh cộng sản có bằng tú tài khi chưa hoàn tất chương trình trung học mà được đặc cách thuở đó cũng có nhiều người sống sót và trở về sau cuộc chiến và tất nhiên là trí tuệ đỉnh cao, họ đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đỉnh cao trí tuệ trong công cuộc kinh bang tế thế, nhờ vậy mà sau 38 năm “giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước” hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt đã được xuất dương đến nhiều quốc gia để làm “gái tứ thời” hàng triệu thanh niên Việt được xuất khẩu cũng sang nhiều quốc gia khác để làm lao nô… thật vô cùng vinh quang thay cho đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đất nước để biến thần dân của mình thành nô lệ và điếm đĩ quốc tế! Và cũng vì được “quán triệt” rằng thịt chó là thực phẩm cao cấp, từng được “tiến” vua Lê Duẩn và Bộ Chính Trị, nên các lao nô Việt Nam ở Đài Loan hôm 08 tháng 4 vừa qua đã bắt trộm 2 chú chó Tiểu Hắc và Happy ở một chợ cá tại Đài Loan để giết thịt, hậu quả là cả 5 cẩu tặc là những lao nô Việt Nam này đều đã bị bắt, bị phạt quỳ và “bái cẩu” suốt 2 tiếng đồng hồ trước hơn 10 kg thịt chó mà cảnh sát đã thu được trong tủ lạnh của họ, họ phải đốt nhang đèn, vàng mã và khấn vái xin được “vong cẩu” xá tội! Lại một vinh quang nữa cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam khi thần dân của mình phải đi bái lạy hai chú chó xứ Đài Loan!




Video: NHỮNG CHÁU CON GIẶC HỒ TIẾN VỀ ĐỒNG BẰNG
VỀ “GIẢI PHÓNG” THÀNH ĐÔ

Bây giờ người dân VN ai cũng biết sợ "Đàn bò này rồi"!
!


Sở dĩ người viết phải nêu lên những câu chuyện này là để thấy rằng việc kết thúc sự tồn tại của nước nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam chính là một nổi bất hạnh lớn của dân tộc Việt Nam, là một thảm họa lớn của đất nước Việt Nam, bởi hành động cưỡng chiếm miền Nam của cộng quân Bắc Việt thực sự không phải là công cuộc giải phóng dân tộc như luận điệu tuyên truyền của cộng sản Hà Nội cũng như của một số phần tử trí thức xuẩn động ở miền Nam trong cái tổ chức gọi là “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” lúc bấy giờ, bởi xét cho cùng cả nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội và “Chính Phủ Lầm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” thực chất chỉ là tay sai của Quốc Tế Cộng Sản, đang tiến hành cuộc chiến tranh ủy thác, để mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á mà thôi, cho nên những trí thức mù quáng và xuẩn động đã thành lập nên cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” và cái “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” như Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình… thực chất chỉ là những tay sai của cộng sản Bắc Việt, nghĩa là tay sai của những tay sai hay nô lệ của những nô lệ thì còn gì ô nhục cho bằng!

Ấy là chưa kể đến những tội ác mà những kẻ nô lệ cộng sản cũng như những kẻ nô lệ của nô lệ cộng sản đã gây ra cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược để tranh giành quyền lực, cũng như những đau thương tang tóc mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong suốt 38 năm qua sau ngày tàn cuộc chiến.

Xét về phương diện ngữ nghĩa, theo tự điển Mariam Webster Dictionary thì “Giải Phóng” – Liberate hoặc Emancipate – có nghĩa là làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc. Như vậy, một xứ sở đang bị nô lệ chế độ cộng sản Nga – Tàu với những con người đang bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc bởi Quốc Tế Cộng Sản và đang vô cùng đói nghèo lạc hậu và ngu dốt thì làm sao có thể đi giải phóng cho một xứ sở tự do, dân chủ, văn minh và thịnh vượng được? Nếu có ai đó nói rằng chế độ cộng sản bắc Triều Tiên đang đấu tranh để giải phóng Nam Hàn thì cả những lãnh tụ chóp bu của cộng sản Hà Nội cũng phải cười mũi vì cái nghịch lý đó, thế thì tại sao đến nay những người cộng sản và cũng không ít dân chúng Bắc Kỳ XHCN vẫn tin rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng Miền Nam?
Sao lại có chuyện kẻ nghèo khổ, đói rách đi giải phóng cho người giàu có, thịnh vượng?

Sao lại có chuyện kẻ nô lệ, bị khống chế, ràng buộc lại đi giải phóng cho những người tự do?

Sao lại có chuyện một xứ sở mông muội, ngu tối, lạc hậu vì bị bưng tai bịt mắt lại đi giải phóng cho một xứ sở văn minh hiện đại và khai phóng?

Để rồi mọi trật tự trong xã hội đều bị đảo lộn: Những người giàu có, thịnh vượng bị biến thành những kẻ khố rách áo ôm, không cửa không nhà. Một xứ sở văn minh hiện đại bị biến thành một xứ sở u tối, lạc hậu và mông muội và đói nghèo. Những người đang tự do và những người đang bảo vệ nền tự do bị biến thành  những kẻ nô lệ,  tù tội bị cai quản, bị giáo huấn bởi những thành phần vô học thức và đại ngu xuẩn.

Và thế là đã 38 năm rồi, cái xã hội bị đảo lộn trật tự đó đã hoàn toàn bị lưu manh hóa: Đất nước bị cai trị bởi những kẻ lưu manh chính trị, xuất thân từ tầng lớp bần hàn, ít học. Nhân sĩ trí thức trở thành những con người nhu nhược, đớn hèn chỉ biết cầu an hưởng lạc để chờ ngày nhận cái sổ hưu. Đạo chích trở thành một thứ tôn giáo phổ thông trong xã hội: Quan quyền trấn cướp ruộng vườn, ao đầm, đất đai nhà cửa của dân nghèo. Giang hồ thảo khấu lộng hành ở mọi nơi, mọi lúc, cướp của giết người, hãm hiếp xãy ra dường như trong từng ngày một ở khắp mọi nơi. Công an, quân đội không phải để quốc phòng hay bảo an xã hội mà chỉ để trấn áp những người dân có tư tưởng bất đồng với chế độ, có lời nói và hành động đi ngược lại với lợi ích của đảng và của những kẻ cầm quyền. Còn lại sự an nguy của quốc gia, sự tồn vong của dân tộc chỉ là chuyện vặt! Cứ để cho dân tộc Trung Quốc anh em đến chiếm giữ dùm cho đảng ta các ngư trường và các vùng biển đảo. Cứ để cho những ngư thuyền của nhà nước Trung cộng anh em đâm chìm tàu thuyền của Ngư phủ ta, và trấn cướp hết ngư cụ hải sản của ngư phủ ta, nhưng quyết không để cho những tranh chấp biển đảo làm ảnh hưởng đến mối quan hệ truyền thống, “môi hở răng lạnh” giữa hai đảng hai chính phủ mà “Bác Hồ và Bác Mao” đã dày công xây đắp. Vì 16 chữ vàng và 4 tốt, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tất cá mọi cá nhân, tổ chức dám chống lại sự xâm lược của đảng và nhà nước Trung cộng anh em. Thậm chí, để bảo vệ đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, ngành công an sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này. Đó là chủ trương lớn của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Và tất cả đó là thành quả của công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Và một chủ trương lớn nữa của đảng là làm cho dân ta sáng mắt, sáng lòng: Đã 38 năm rồi kể từ ngày giải phóng, những trí thức xuẩn động của Miền Nam, những gia đình ở Miền Bắc có con em sinh Bắc tử Nam và lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, những ông bà Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ, Phùng Văn Cung, Nguyễn Đóa, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Trương Như Tảng, Trần Văn Trà, Trịnh Đình Thảo và cả những kẻ ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản khác nữa… đã sáng mắt ra chưa?

Ngày Quốc Hận lần thứ 38
Nguyễn Thu Trâm, 8406

Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Apr 12, 2014 2:01 pm


30 tháng Tư ơi, Hồn Nước sẽ về đâu?


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 30.4.1975-Danlambao

Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) – Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 30 tháng Tư, ngày mà cách đây 38 năm tôi đã nháy cẩng lên như một thằng điên vì vui sướng. Vì tôi tưởng kể từ nay, thanh niên Việt Nam sẽ không còn phải chém giết lẫn nhau nữa, bởi cuộc nội chiến tàn khốc nhất lịch sử dân tộc Việt Nam làm chết tới gần 5 triệu người đã kết thúc! Nhưng thật đáng thương sau ngày 30/4/1975 vẫn còn thù hận, hơn 1 triệu cán binh cộng hòa phải đi tù và chết đói trong lao tù hơn 16 vạn người, khoảng 60 vạn thuyền nhân bị chết chìm mất xác trên các đại dương khi vượt biển đi tỵ nạn và có tới 3 triệu người Việt phải bỏ nước ra đi không hẹn ngày trở lại. Đó là một tấn thảm kịch bi đát nhất trong lịch sử Việt Nam!
Vậy, ai là những kẻ đã góp phần gây ra tấn thảm kịch đó? Bài viết này sẽ nêu ra lời giải đáp một cách chủ quan của cá nhân tôi, chưa chắc đã phản ảnh trung thực tính khách quan của lịch sử, xin được trân trọng gửi tới quí vị độc giả để chúng ta cùng trao đổi và tìm ra được câu trả lời thích hợp nhất để lịch sử nước nhà mai sau không còn phải lặp lại.

30 tháng Tư ơi, Hồn Nước sẽ về đâu?

(Kính viếng Hương Hồn 5 triệu đồng bào đã ngã xuống)

Nếu Mao đồng chí không thương Đảng CS Việt Nam
Thì sao 1930, lại cưu mang một “đứa trẻ sinh nằm trên cỏ”? [1]
Rồi nuôi nấng “đứa trẻ” đó lớn lên thành đứa con ngoan thực sự
Biết răm rắp vâng lời Mao mang theo “con đường vô sản” tới trời Nam
-
Nếu Mao đồng chí không yêu các nhà lãnh đạo Việt Nam
Thì sao lại giúp đỡ và dìu dắt chủ tịch Hồ Chí Minh “vĩ đại”?
Còn gả vợ cho người để thành con rể nước Trung Hoa mãi mãi [2]
Và trọn đời giữ gìn “Tình hữu nghị láng giềng như gắn bó môi răng!”

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2Q==


Nếu Mao đồng chí không hết lòng trong cuộc kháng Pháp 9 năm
Thì chắc gì đã có “Chiến Thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng” ngày ấy?
Nhưng lại phải đau đớn ký HĐ Genève cắt nước Việt ra hai Miền tê tái
Khiến nhiều gia đình Việt Nam phải chia ly trong buồn tủi hờn căm!
-
Nếu Mao đồng chí không dạy dỗ Hồ Viết Thắng và hàng ngàn cán bộ
Phải tiến hành CCRĐ thế nào dưới sự chỉ huy của cố vấn Trung Hoa
Thì làm sao chỉ trong hai năm có thể giết chết hai vạn người vô tội
Đã có công xây dựng nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
-
Nếu Mao đồng chí không cho ra bản “Tuyên bố về lãnh hải TQ” vào 4/9/1958
Thì Phạm Văn Đồng đâu dám coi Hoàng-Trường Sa không là của Việt Nam
Bằng một bức Công Hàm gửi Chính Phủ TQ ngày 14 tháng 9 năm 1958? [3]
Để giờ đây phần xác đã yên giấc ngàn thu mà phần hồn vẫn băn khoăn!
-
Nếu Mao đồng chí không khuyên đảng bắt nông dân góp ruộng vào hợp tác
Thì làm sao đảng có hàng triệu thanh niên vào “giải phóng” Miền Nam?
Ngày đó nếu ai đào ngũ không vào chiến trường thì cả nhà chết đói
Vì đâu còn trâu bò ruộng đất kênh mương để có thể tự làm ăn!
-
Nếu Mao đồng chí không giúp Miền Bắc đem quân vào đánh Miền Nam
Thì chính phủ Hoa Kỳ lúc đó chắc gì đã muốn ồ ạt đổ quân vào Đà Nẵng [4]
Để Mao yên tâm triệt hạ các đối thủ chính trị trong CMVH mang danh vô sản
Mồm hô “Quyết đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng!” mưu hủy diệt Việt Nam!
-
Nếu Mao đồng chí không cung cấp vũ khí cho Miền Bắc phá hủy VNCH [5]
Thì ngày 19/1/1974, sao quân Tàu có thể cưỡng chiếm được Hoàng Sa?
Để ngày 30/4/1975 thống nhất non sông lại bị mất đi phần Biển Đảo
Lãnh thổ thiêng liêng đã được giữ gìn từ nhiều thế hệ của ông cha!
-
Phải chi việc bắt 1 triệu cán binh VNCH vào các nhà tù cũng là Mao gợi ý?
Để người Việt tiếp tục xéo dày nhau cho thỏa lòng lang dạ thú của Mao
Vì gần 5 triệu người Việt chết trong nội chiến đối với Mao còn ít quá
Mao muốn dân Việt bị tiêu diệt nhiều hơn để có chỗ cho dân Tàu!
-
Ngày 9 tháng 9 năm 1976, Mao đồng chí qua đời thì cháu con Mao khôn lớn [6]
Các cấp lãnh đạo Việt Nam lại tiếp tục trả “ơn sâu, nghĩa nặng” bố con Mao
Bằng đất rừng, Mái Nhà Đông Dương, Biển Đông…để làm theo “Lời Bác”
Dưới sự dẫn dắt của kẻ thân Mao, 30 tháng Tư ơi Hồn Nước sẽ về đâu?
-
Ngạn ngữ có câu “Muốn biết ông là ai thì phải xem ông kết bạn với người nào?”
Bạn ông là một kẻ bạo tàn lớn nhất thế kỷ 20, hơn cả Tần Thủy Hoàng tái thế!
Ôi một ngàn năm Bắc Thuộc đủ rồi! Đồng bào hãy nhanh chân lên kẻo trễ!
Cùng tâm linh 5 triệu hồn oan, quyết giữ gìn Hồn Nước tới nghìn sau!

Hà Nội, 24/4/2013
Ts. Đặng Huy Văn
danlambaovn.blogspot.com

---------------------------
Chú thích:
[1]. Năm 1960, xuất phát từ nguồn tin nói: Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập ngày 3/2/1930 tại một sân bóng của Hồng Công Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ba mươi năm đời ta có đảng” trong đó có câu: “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ”.
[2]. Tăng Tuyết Minh – Wikipedia tiếng Việt
[3]. Công Hàm Bán Nước do Phạm Văn Ðồng ký ngày 14/9/1958
[4]. Ngày 8 và 9/3/1965, hai trung đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đầu tiên đã đổ bộ vào Đà Nẵng chính thức mở đầu cho cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam.
[5]- Những chữ viết tắt- “VNCH”: Việt Nam Cộng Hòa. “CMVH”: Cách mạng Văn Hóa. “HĐ”: Hiệp Định. “CCRĐ”: Cải cách ruộng đất.
[6]. Mao Trạch Đông – Wikipedia tiếng Việt


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Conghambannuoc

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun Apr 13, 2014 2:57 pm


2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon91

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”
- Dương Thu Hương.

“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...”
- Trương Tấn Sang

***

“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
(Bà Huyện Thanh Quan)

Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” – Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối.

Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP  Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự…

Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (Nguồn: Nhật Báo Người Việt).

Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn): “Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?…” thưa ông!?…

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon1
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn

Nhưng vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-01

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-02

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-03

Sài Gòn những năm 1960-1970 (trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là không có thật… mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ… một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…

Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960–1970:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-01

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-02

Sài Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) - một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ - không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại tệ...

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-05a

Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-05

Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-07

24-10-1966 - Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-00r6

19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh.

Cách nhau gần nửa thế kỷ - hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây...”


(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun Apr 13, 2014 11:34 pm


2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”


...“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”

- Dương Thu Hương.

(tiếp theo)

Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon91

Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolex của Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nửa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua - (cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước láng giềng trong khu vực.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon924

Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường…

Hà Nội 1960-70:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004a

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004b


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004c

Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc... bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon924


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon924

Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại mục).

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon8a


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon8b

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon8c

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon8d

So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội - CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi01a


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi01b

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi01c

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi01d

Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không thấy tương lai).

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Tuongphan1


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Tuongphan2

Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn) 

Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ - CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Vnch003

Sài Gòn miền Nam - người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon9484

Ngược lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng...

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-tq



(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeMon Apr 14, 2014 4:20 pm


2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

(tiếp theo - hết)


...“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”
- Dương Thu Hương.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-bieutinh1

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-bieutinh2

Hai hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình.

Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội - Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn AmBinh-3


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Phamvandong-chbn

1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý.

Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.

1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng.

Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Bieutinh8374

Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Bieutinhsaigon001


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Bieutinhsaigon001a

Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974: “Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Vnch0004

27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.

Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Nguyenthibinh-paris1972

Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973).

Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Paris1975

1975 - Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-dinhdoclap1975
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.

Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris - Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.

Chính họ - CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người - một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!

“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Nhà văn nữ miền Bắc - Dương Thu Hương.

Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com



42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcSyd4YKpP0wWwEIrzd20WU-pkeT8Eae3XrZ4d8Jpx4mK7hPAYunYg

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 16, 2014 8:54 am

Cô bộ đội Dương Thu Hương khi vào Sài Gòn, tới đường Lê Lợi, tại khu hàng sách la liệt trên lề đường, đã gục mặt khóc, và thốt lên:
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”

Ngày 30/04/1975: gọi sao cho đúng?


Nguyễn Bá Chổi

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Tdlbao

Cho đến nay, ba mươi sáu năm sau, việc đồng bào Miền Nam gọi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày “phỏng…” gì đó vẫn là một sự xúc phạm không thể tha thứ đối với những ai chưa sờn lòng trên đường “Kách Mệnh” quyết “đưa năm châu đến đại đồng” như lời thủ lãnh của họ đã “nổ” dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo cách đây hơn nửa thế kỷ (1), cho dù cái “nôi đại đồng” Liên Bang Sô Viết đã tan hàng, trở lại “con đường xưa em đi”, mừng khúm khi ai được về nhà nấy, từ dạo… lâu lắm rồi.

Nhưng những người anh em phe “Đại Thắng Mùa Xuân 1975” lại chẳng nghiêm chỉnh chút nào khi vẫn còn tiếp tục gọi đó là Ngày Giải Phóng Miền Nam. Bởi vì trong thực tế, hôm nay không ai chối cãi được rằng ý nghĩa đích thực của chiến thắng 30 Tháng Tư là, người anh em đã tự giải phóng cho chính người anh em, chứ không phải anh em đã giải phóng cho ai khác.

Người viết tạm mở/đóng ngoặc ở đây để xin bạn đọc thuộc “diện” người anh em phe chiến thắng sau hơn một phần ba thế kỷ, nhìn lại vẫn chưa “sáng mắt sáng lòng” hãy dằn cơn giận dữ, chịu khó đọc tiếp. Bởi khi nâng đầu ngón tay — thay vì “hạ bút” của thời tiền còm- piu -tơ— để mổ cò lên từng con chữ trên bàn phím (keyboard) lóc cóc ra những hàng này, tiện Chổi cũng chẳng hề có ý bôi bác cuộc “chiến tranh thần thánh” của người anh em mà biết đâu trong số những người đang đọc Chổi có không ít kẻ đã hy sinh một phần thân thể, trong khi tiện Chổi vẫn luôn tôn trọng người khoác áo chiến binh, nhất là đối với những kẻ thiếu may mắn đang mang vĩnh viễn thương tích chiến tranh như mình, dù họ thuộc phía đối nghịch. Tiện Chổi chỉ muốn mạo muội đề cập đến cái “chính danh” của... chữ nghiã mà thôi.

“Chữ nghĩa” ở đây là “Giải Phóng” và “Tự Giải Phóng”.

Thực ra khi tự cho mình đang “bàn chuyện chữ nghĩa”, tiện Chổi thấy mình đã quá lộng ngôn. Chỉ cần nhìn/đọc cái tên “tiện Chổi” là người anh em đã thừa biết trình độ của Chổi nó… cùn đến mực nào rồi. Lãnh vực thi thố tài ba của thân Chổi chỉ là chốn đầu đường xó chợ; phạm vi “làm nghĩa vụ quốc tế” của Chổi cao xa lắm cũng chỉ quơ quơ quanh quẩn chợ Ba Đình Hà Nội. Do đó tiện Chổi không dám lý luận (không ít người anh em gọi là “ný nuận”) chung quanh vấn đề “Giải Phóng” hay “Tự Giải Phóng”, tức gọi thế nào cho phải chăng, đúng lẽ công bằng với ý nghĩa của nó, đại khái như lời dạy của ai đó, “Của César, trả César”.

Trả “Ngày 30/04/1975” cho “Giải Phóng” hay cho “Tự Giải Phóng”, là tùy ở mức độ “tự giác”, hay trình độ “sáng mắt sáng lòng” của người anh em sau khi nghiền ngẫm lại một số những chuyện xảy ra mà ngôn ngữ người anh em gọi là “sự cố” sau đây, mà có lẽ đối với nhiều người anh em, những chuyện này hay những chuyện na ná, chẳng còn lạ chi, đã “biết rồi, khổ lắm,…”.

Ở đây tiện Chổi không muốn nhắc lại những chuyện “Ngoài ấy TV chạy đầy đường; cà rem ăn không hết phải đem phơi khô”, chuyện “cái nồi ngồi trên cái cốc; đồng hồ có người lái , hai ba cửa sổ v.v..”, là những chuyện tuy có thật hoàn toàn nhưng dễ bị hiểu là kể ra nhằm mục đích diễu cợt, miệt thị, bêu rếu “cách mạng”. Những chuyện như thế chỉ là phản ảnh của một xã hội quá nghèo đói và quá lạc hậu; đồng bào Miền Nam vốn giàu lòng nhân hậu nỡ nào lại có ý khinh khi, nhạo báng những người anh em là nạn nhân của cái xã hội ấy, thấp kém, thua xa mình bội phần; ngược lại chỉ thấy đau lòng, xót thương, tội nghiệp. Ở đây tiện Chổi chỉ kể lại cho người anh em phe chiến thắng vài “kinh nghiệm” của bản thân sau ngày “đại thắng” 30 Tháng Tư 1975.

Đầu Tháng 5, tức sau “đại thắng” vài ngày, khi ghé nhà một người bạn ở vùng Tân Định, tiện Chổi may mắn được gặp một người anh em cô cậu với bạn. Khi được chủ nhà giới thiệu anh ta là y sĩ của Bộ Đội Giải Phóng từ Bắc mới vào, tiện Chổi mới ngạc nhiên về ánh mắt đăm chiêu của anh mà Chổi đã ghi nhận ngay lúc vừa gặp. Cũng may là thắc mắc của Chổi được giải đáp chẳng bao lâu sau đó, khi viên sĩ quan giải phóng quân này ôm gói quà do gia đình bạn Chổi biếu đứng lên chào tạm biệt, và nhìn đảo quanh một vòng rồi nói bằng một giọng như sợ người khác nghe được: “Có vào đây rồi mới biết dân ngoài Bắc khổ quá".

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcRLY8ggWXegYwOsbSt4IC_BlmUMfwSZUVQcwSPa4eMoAIwACZzZFg

Giữa Tháng 5, trên xe về Miền Trung theo quốc lộ số 1, tiện Chổi chứng kiến từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau liên tục chạy suốt ngược xuôi; xe vào Nam trống không, xe ra Bắc đầy ắp đến quá tải những “chiến lợi phẩm” không phải súng đạn mà là Honda, xe đạp, TV, Tủ Lạnh, bàn ghế, giường nệm, thực phẩm,và có thể nói là đủ các thứ hằm bà lằng thượng vàng hạ cám.

Giữa Tháng 5, cô bộ đội kiêm nhà văn Dương Thu Hương từng quyết lên đường vào Nam “đánh Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”, khi vào Sài Gòn, tới đường Lê Lợi, tại khu hàng sách la liệt trên lề đường, đã gục mặt khóc, và thốt lên “Man rợ đã chiến thắng văn minh!”

Sau ngày “Đại Thắng” không bao lâu, nhà người hàng xóm Chổi vốn là chủ nhân của một tiệm vàng, một tiệm bán xe Honda, và một cửa hàng bán vải, có người anh ruột lặn lội từ Bắc sau 20 năm ngăn cách vào thăm biếu cho người em mấy chiếc áo lót với mấy cái chén sành vi “nghe nói đồng bào trong Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột, không có áo mặc, không có chén bát phải dùng vỏ dừa để ăn cơm”.

Rồi Chổi “được” đi “học tập để thành người lương thiện, biết lao động để làm ra của cải nuôi sống bản thân và xã hội …” qua nhiều “trại cải tạo” . Từ trại Tù Binh do Quân Đội Nhân Dân quản lý đến “Trại Cải Tạo” của Công An Nhân Dân, ở đâu Chổi cũng thấy cán bộ quản giáo tỏ ra thèm thuồng quà thăm nuôi của “phạm nhân” ,và “giao lưu” một cách đỡ … ác ôn với những “tù binh/ trại viên” nào chịu khó “chi đẹp” quà cho cán bộ. Và sau này khi đã “tốt nghiệp” được “nhân dân khoan hồng” cho về, Chổi gặp lại một ông trại trưởng trước kia khét tiếng chửi rủa, hành hạ tù mần mò đến một tỉnh lỵ xa xôi tìm gặp… tù cũ để xin chút quà trước khi về Bắc.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi01a

Tiện Chổi là người lính bên phe thua trận, người anh em bắt đi tù thì cũng được đi. Nhưng người dân thường lâu nay đang sống nơi thành thị, ở nhà của họ, sinh sống bằng của cải do họ làm ra một cách lương thiện, khi không bị cách mạng vào giải đi rồi phóng một phát lên rừng ở dưới mỹ từ “đi kinh tế vùng kinh tế”; đã thế, người anh em còn vu khống, gọi người ta là thành phần bất hảo của xã hội.

Thành phần bất hảo của xã hội thì ở chế độ nào cũng chẳng ưa. Nên hồi mới bị giải lên rừng phóng nứa chặt cây cắt tranh làm nhà... tù để nhốt mình, thấy đoàn xe miệt dưới lên đổ xuống giữa đám cỏ tranh dưới chân đồi bên kia một đám đông đàn ông đàn bà thanh niên nam nữ con nít, và được quản giáo cho biết “chúng nó là thành phần bất hảo; toàn là dân trộm cắp, đĩ điếm xì ke ma tuý”, tiện Chổi lúc đó cũng thấy hơi “bị” dửng dưng vì tin lời quản giáo lên lớp về “đạo đức cách mạng luôn trong sáng không bao giờ nói dối như mỹ ngụy”. Nhưng nhờ “trời bất dung gian”: ngay hôm sau Chổi đi cắt tranh gặp được anh bạn trong đám dân mới đến; anh làm nghề giáo cho đến ngày… bất hạnh.

Đó là những chuyện lâu rồi. Giờ Chổi xin kể chuyện này mới tinh; bắt chước nhà văn Bùi Ngọc Tấn,“chuyện kể năm 2011”, đương nhiên là vẫn chuyện quanh hai chữ Gờ Pờ, hay Pờ Gờ , theo cách đọc thời hiện đại của người anh em, tức Giải hay Phỏn … Xin người anh em đừng nóng ruột, chuyện ngắn thôi:

Dịp Tết Tân Mão vừa rồi, “khúc ruột ngàn dặm” mang tên HTK đi Việt Nam, không phải để ăn “khế ngọt” nhưng để thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ta, gần nhà ông Tổng Bí Thư Đảng CS đầu tiên Trần Phú, và không xa mấy nhà ông “khai quốc (XHCN) công thần” Cù Huy Cận , thân phụ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà vừa rồi nhà nước bố anh dựng nên đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng một cách tài tình sáng tạo, chỉ dùng hai bao cao su “đã qua sử dụng” để bắt quả tang anh đang phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Quê cha đất tổ anh đã phải từ giả từ tuổi ấu thơ, xấp xỉ sáu mươi năm về trước… Ra đi là đứa bé lên năm, trở về tóc đã trắng xoá; gặp lại bà con họ hàng làng nước hẵn là nhiêu điều xúc động; nhưng điều làm anh xúc động nhất là khi anh được nhiều người tâm sự, rằng:

“May nhờ Giải Phóng mới được thế này!”

Những chuyện trên đây đều là chuyện thật một trăm phần trăm. Nếu dựng chuyện, viết láo, ông Trời đánh Chổi tanh bành, te tua, cháy rát… như thằng bị Phỏng… Hai Hòn.

--------------------------------
Ghi chú:
(1) Năm 1954, HCM viếng Đền Hùng và tự so sánh mình với Đức Trần Hưng Đạo Vương:

    Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng
    Tôi bác chung nhau nợ núi sông.
    Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giạc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác mang một nước qua nô lệ
    Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
    Bác có anh linh cười một tiếng,
    Mừng tôi cách mạng đã thành công!

Nguyễn Bá Chổi
Tháng Tư, 2011
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 2:48 pm


Đảng cộng sản lừa gạt QĐND như thế nào?

(Lời buồn cho kẻ chiến thắng 30/04/1975)


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn QDNDVN-093-danlambao

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Chế độ cộng sản thành công nhất thời nhờ vào sự lừa gạt, nó được xây dựng trên sự ngu dốt, bưng bít và tồn tại bằng bạo lực. Đối với cộng sản Việt Nam, câu nói này được thực tế chứng minh bằng lời tâm sự cay đắng dưới đây của một nữ bộ đội QĐND đã bỏ gần hết cuộc đời của mình để tận trung với "Bác" và đảng.

"... khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (*)



Kính thưa quý vị tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong QĐND/VN.

Đối chiếu với lịch sử nước nhà từ ngày có đảng cộng sản đến nay và hiện tình đất nước sau hơn 70 mươi năm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, chắc hẳn quý vị đã thấy được rằng QĐND nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung đã bị Hồ Chí Minh và đảng cộng sản lừa gạt. Riêng đối với QDND là nạn nhân trực tiếp của âm mưu lừa gạt này, lý tưởng, công lao của quý vị, xương máu của đồng đội quý vị đổ ra trong suốt 70 năm qua đã bị lợi dụng một cách tinh vi qua 4 giai đoạn cụ thể sau:

1- Giai đoạn 1 (1944 - 1954 / Chiến tranh chống Pháp)

Lợi dụng lòng yêu nước của QĐND để xây dựng chế độ cộng sản tại miền Bắc Việt Nam.

Không ai có thể chối cãi rằng lý tưởng của tất cả con dân nước Việt trong thời kỳ chống pháp là giành lại độc lập cho tổ quốc để xây dựng một nước Việt Nam độc lập tự do dân chủ. Vì mục tiêu cao cả đó mà đa số thanh niên nam nữ yêu nước đã tham gia cách mạng, đứng vào hàng ngũ QĐND để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi của đất nước. Nhưng sau khi cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim ngày 02 tháng 09 năm 1945, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã đáp lại lý tưởng của họ bằng việc thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, một nhà nước cộng sản, độc tài chuyên chế, rập khuôn theo Liên Xô và Trung Quốc để độc quyền cai trị miền Bắc Việt Nam từ 1945 đến 1975.

Âm mưu áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đầu, lên cổ quân và dân Việt Nam của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản trong giai đoạn lịch sử này là hành động phản bội lại lý tưởng cách mạng của những người đã nằm xuống và trắng trợn lừa gạt công lao của những người còn sống đang phục vụ trong lực lượng QĐND.

Kết quả của sự lường gạt này là làn sóng di cư vĩ đại của hơn một triệu người từ Bắc vào Nam sau hiệp định Genève (1954), cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An (1956), những cuộc thanh trừng đẫm máu trong QĐND liên tục xảy ra dưới nhiều hình thức như Rèn Cán Chỉnh Quân, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét lại... và hơn 13 triệu dân miền Bắc Việt Nam đã sống trong nghèo đói, lo sợ, bất an từ năm 1954 cho đến nhiều thế hệ tiếp nối ngày hôm nay.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Dicu1954_4

Để vấn đề được sáng tỏ, chúng ta thử đặt câu hỏi nếu Hồ Chí Minh người lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp, không lừa dối nhân dân và quân đội, sau khi thắng Pháp thành lập một chính phủ tự do dân chủ thật sự tại miền Bắc đúng như lý tưởng của những người đi kháng chiến thì dân tộc Việt Nam có chịu đau thương, mất mát, nhục nhã và tổ quốc có bị thu hẹp, lâm nguy như ngày hôm nay hay không? Chỉ cần nhìn qua các nước có hoàn cảnh tương tự với nước ta như Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, Phi Luật Tân, Singapore chúng ta sẽ có câu trả lời.

2- Giai đoạn 2 (1959 - 1975 / Nội chiến Nam Bắc Việt Nam)

Lợi dụng lòng yêu nước của QĐND để phát triển chủ nghĩa cộng sản cho Liên Sô và Trung Quốc theo tinh thần Quốc tế cộng sản.

Theo Marx, Lenin các đảng cộng sản phải đấu tranh vì sự nghiệp chung của vô sản trên toàn thế giới. Mâu thuẫn giai cấp là tối cao, mâu thuẫn quốc gia, dân tộc là thứ yếu. Việc phát triển chủ nghĩa cộng sản trên thế giới được xem là nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc của các quốc gia cộng sản, từ đó Lenin thành lập Quốc Tế Cọng Sản (Communist International) để lãnh đạo các đảng cộng sản trên toàn thế giới thực hiện chủ trương này. Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận của cộng sản quốc tế, là đàn em của đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Tàu tất nhiên những cuộc chiến tranh do họ gây ra không thể đi ngoài mục đích này. Chính Hồ Chí Minh đã biểu lộ bản chất của những cuộc chiến tranh do ông ta phát động qua những câu thơ sau: "Tôi dẫn năm châu đến đại đồng" hoặc "Quan sơn muôn dặm là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em" và sau đó Lê Duẫn, tổng bí thư đảng cộng sản, bí thư quân ủy trung ương QĐND Việt Nam đã tuyên bố thẳng thừng: "Ta đánh đây là đánh cho Liên xô, đánh cho Trung Quốc" có nghĩa là đánh vì vô sản toàn thế giới, đánh vì Quốc Tế Cộng Sản, đánh theo lệnh của Liên Sô và Trung Quốc, hoàn toàn không phải vì miền Nam cần được giải phóng, vì Việt Nam cần được thống nhất.

Đối chiếu với thực tế, những gì đảng cộng sản đã thực hiện tại hai miền Nam, Bắc Việt Nam sau khi cướp được chính quyền tại miền Bắc từ năm 1954 đến 1975 chúng ta sẽ thấy rỏ âm mưu này:

- Cài người và chôn vũ khí tại miền Nam trước khi rút quân ra Bắc ngay sau khi hiệp định Genève được ký kết (1954). Hành động này chứng tỏ đảng cộng sản đã chủ trương xâm lăng miền Nam ngay từ ngày đầu phân chia đất nước, bất kể xã hội miền Nam tốt hay xấu người dân miền Nam có muốn được giải phóng hay không.

- Đặt xã hội miền Bắc Việt Nam bên trong bức màn sắt, hoàn toàn cô lập đối với thế giới bên ngoài để dể bề tuyên truyền xuyên tạc chế độ và xã hội miền Nam Việt Nam, gây hận thù giữa hai miền Bắc Nam, chuẩn bị " tâm lý chiến tranh xâm lược" đối với nhân dân và quân đội miền Bắc.

- Thành lập mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam 20/12/1960 (Theo mô hình của Mặt Trận Việt Minh năm 1941) để chuẩn bị cướp chính quyền hợp pháp tại miền Nam Việt Nam.

- Thành lập giải phóng quân miền Nam năm 1961 để khủng bố nhân dân miền Nam, phá rối trị an, phá hoại kinh tế, gây xáo trộn xã hội và bất an chính trị.

- Đưa quân đội miền Bắc xâm nhập vào miền Nam để phát động chiến tranh, cướp chính quyền.

- Trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1963 tại miền Nam Việt Nam không có quân Mỹ, từ 1973 đến 04/1975 quân Mỹ không còn tham chiến tại Việt Nam, vậy thì trong những khoảng thời gian này Mỹ ở đâu và làm gì ở miền Nam để đảng cộng sản chống Mỹ cứu nước! Nên nhớ rằng đảng cộng sản, kẻ chủ trương và phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam mới chính là tác nhân đưa đến sự có mặt quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam (1963 - 1973), bởi vì một lý do đơn giản ai cũng có thể thấy là: Nếu Việt Nam không có chiến tranh thì sẽ không có quân đội Mỹ, Trung Quốc, Liên Sô, Úc, Nam Hàn... hiện diện trên đất nước của chúng ta.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Z

- Sự kiện Việt Nam thống nhất vào ngày 30/04/1975 chỉ là hệ quả của một cuộc chiến tranh phục vụ cho chủ trương "vô sản toàn thế giới" và lòng tham quyền lực vô đáy của Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, tuyệt đối không phải là nguyên nhân và mục đích của cuộc nội chiến phi nghĩa, tương tàn Nam Bắc mà họ đã gây ra như đã được tuyên truyền từ trước đến nay, bởi vì cuộc cách mạng vô sản do người cộng sản chủ trương không mang tinh thần quốc gia dân tộc, mục đích của họ là cướp chính quyền, lý tưởng của họ là vô sản toàn thế giới, do đó đất nước có bị phân chia hay không người cộng sản vẫn phát động "chiến tranh nhân dân" để phát triển chủ nghĩa của mình. Nội chiến tại các nước Lào, Campuchia sát nách chúng ta và các nước tại Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary... là những nước không có nhu cầu thống nhất đất nước đã khẳng định đều đó.

Tóm lại các chiêu bài đánh Mỹ cứu nước - Giải phóng Miền Nam - thống nhất đất nước chỉ là những cái đầu dê được đảng cộng sản trưng ra để che mắt quân đội và nhân dân miền Bắc Việt Nam trước chủ trương xâm lăng miền Nam đã được tính toán từ trước của đảng cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế.

3- Giai đoạn 3 (1978-1989 / Chiến tranh Việt Nam Campuchia và Việt Nam Trung Quốc)

Xử dụng QĐND để giải quyết sự xung đột quyền lực giữa các đảng cộng sản Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Liên Xô.

Sau tháng 4 năm 1975 mặc dầu đất nước đã được thống nhất nhưng QĐND Việt Nam vẫn phải hứng chịu hai cuộc chiến tranh khốc liệt đó là cuộc chiến tranh với Campuchia từ 1975 đến 1989 và cuộc chiến tranh với Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ 17/02 đến 18/03/1979.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcQHYvbF2aNHMiAgYVJfMqE_m5y484SrhS_0MXUluvJK1ajkxA75

Dưới sự tuyên truyền của đảng cộng sản, QĐND và người dân Việt Nam chỉ biết đây là những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống lại hành động xâm lăng của Khmer đỏ vào biên giới Tây Nam và của Trung cọng vào biên giới phía Bắc của tổ quốc. Nhưng lý do tại sao có những cuộc xâm lăng này thì đảng cộng sản cố tình che giấu để chối bỏ trách nhiệm của mình trước hai thảm họa này của dân tộc.

Trước hết chúng ta nên nhớ rằng trước tháng 4 năm 1975 đảng cộng sản Campuchia (Khmer đỏ) đã được đảng cộng sản Việt Nam tận tình giúp đỡ bằng cách cho QĐND Việt Nam tham chiến bên cạnh quân Khmer đỏ để cướp chính quyền từ tay chính phủ Cọng Hòa Campuchia do Lon Nol lãnh đạo. Và trong cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam, đảng cộng sản Trung Hoa là một trong hai nguồn cung cấp tài lực, nhân lực chính cho đảng cộng sản Việt Nam xâm lăng miền Nam. Trong thế giới cộng sản bọn họ là đồng chí, là anh em ruột thịt với nhau. Tuy nhiên sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, với tham vọng trở thành một tiểu bá ở Đông Dương, đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lê Duẫn đã ngã hẳn về Liên Sô không còn mặn nồng với Trung Quốc. Chính lòng tham vọng và sự trở cờ này của đảng cộng sản Việt Nam là nguyên nhân của hai cuộc chiến tranh Việt Nam / Campuchia và Việt Nam / Trung quốc sau ngày đất nước thống nhất (30/04/1975). Từ đó chúng ta thấy rằng bản chất của hai cuộc chiến tranh đó là sự xung đột quyền lực tại bán đảo Đông Dương giữa các đảng cộng sản Liên Sô, Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia. Ngoài ra, những lý do khác được các đảng cộng sản tuyên truyền trước nhân dân và quân đội chỉ là lý cớ để biện minh cho sự phi nghĩa của hai cuộc chiến tranh này. Điều đáng hận ở đây là ba dân tộc và ba quân đội Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc bị ba đảng cộng sản Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc lợi dụng xương máu để phục vụ cho tham vọng quyền lực của họ.

Kính thưa quý vị tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND/VN.

Trong 70 năm qua (1944-2014) đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng QĐND như một công cụ để bành trướng chủ nghĩa cộng sản và phục vụ cho tham vọng quyền lực của riêng mình, bất kể đến quyền lợi của quốc gia, dân tộc và xương máu của quý vị.

Sự tráo trở của đảng cộng sản qua Hội nghị Thành Đô (9/1990), phương châm 16 chữ vàng tinh thần 4 tốt (11/2000) và sự kiện hơn 60 ngàn quân và dân hy sinh tại biên giới Việt Trung, 64 quân nhân thuộc binh chủng hải quân hy sinh tại đảo Gạc-Ma/Trường Sa bị bỏ quên trong 35 năm nay là bài học đớn đau cho QĐND trước sự phản bội của đảng cộng sản Việt Nam. Tình trạng này nếu còn tiếp diễn QĐND sẽ trở thành kẻ đồng lõa với đảng cộng sản trong âm mưu Hán hóa dân tộc Việt Nam, phản bội tổ quốc, phản bội dân tộc và phản bội ngay chính đồng đội của mình. Tôi tin chắc rằng quý vị cũng như tôi, như tất cả con dân nước Việt không ai muốn đều đó xảy ra!

QĐND là của dân hay của đảng? Đó là câu hỏi mà Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam đang chờ quý vị trả lời!

04/18/2014
Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com

---------
(*) Trích từ: Dương Thu Hương: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ” - Báo Người Việt.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Lichsu-17-2-1979-danlambao
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 23, 2014 2:45 am


39 NĂM NHÌN LẠI


Nguyễn Quý Đại


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 39namnhinlai_csvnsau3004

Xuân về cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, rộn rã tiếng chim ca dưới bầu trời xanh với những áng mây bay như dải lụa trắng. Trên nền cỏ xanh mượt điểm những cánh hoa màu tím nhạt, hoa anh đào màu hồng nở rộ tăng thêm nét đẹp buổi bình minh, có nắng hanh vàng, nhưng không khí còn se lạnh. Mùa xuân về gợi chúng ta nhớ lại biến cố 39 năm trước chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất. Ngày 14.3.1975 Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái Cao Nguyên, máu của quân dân miền Nam đã đổ ra trên Tỉnh Lộ 7 về đến Nha Trang. Ðà Nẵng di tản chiến thuật ngày 29.3 hàng trăm ngàn người hải hùng lên các tàu hải quân di tản hy vọng tìm được tự do… cho đến ngày 30.4.1975 Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài hơn 2 thập niên thực chất chỉ là cuộc tàn sát gần 4 triệu đồng bào ở cả hai miền Nam Bắc, do đảng cộng sản quốc tế hỗ trợ cộng sản Việt Nam nhân danh ‘’kháng chiến giành độc lập’’ và ‘’giải phóng dân tộc’’, ‘’cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam’’. (theo kế hoạch của Mao: Đánh Mỹ cho tới người Việt cuối cùng để mở rộng đế quốc Tàu đỏ), Cố tổng bí thư Lê Duẩn (1907-1986) tuyên bố ‘’ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc’’ cuộc chiến đã gây ra tang tóc lầm than khói lửa. Cộng sản Việt Nam áp dụng chủ thuyết Mác xít, các lãnh tụ độc tài như Stalin, Mao Zedong (1893-1976) Lénin được tôn thờ. Bộ chính trị đảng cộng sản giữ độc quyền ‘’kinh thánh’’ Marxismus, trong sinh hoạt chính trị và kinh tế qua từng giai đoạn. Chủ trương của cộng sản là ‘’chính trị đảng và xã hội không được phân biệt. Nhà nước là định chế duy nhất của xã hội’’, Người công dân không có quyền nào ngoài bổn phận làm theo ý của đảng cầm quyền. Giai đoạn đầu chiếm Sài Gòn đảng cộng sản mù quáng chủ trương ‘’bài trừ văn hóa’’, Thư Viện Quốc Gia kho tàng sách vở tài liệu quý giá của Việt Nam Cộng Hòa bị ‘’cán bộ’’ đem bán giấy vụn. Văn hóa phẩm như nhạc, các tủ sách gia đình bị tịch thu giống như thời Tần Thủy Hoàng (246-209) kết thúc thời Chiến Quốc, đốt sách chôn học trò, bài trừ Nho Giáo.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 39namnhinlai_bodoicsvn30041

Sau ngày 30.04.1975 cộng sản Việt Nam luôn tự hào ‘’chiến thắng hai Ðế quốc lớn’’, thi hành chính sách ‘’tập trung cải tạo’’ những người làm việc với chế độ cũ. Ðảng chủ trương cướp đoạt tài sản miền Nam qua các cuộc ‘’cải cách công thương nghiệp’’, đổi tiền, đánh tư sản, đưa đi kinh tế mới…

Đổi tiền lần đầu người miền Nam dù có nhiều tiền cũng chỉ được phép đổi tối đa 200 đồng tiền mới ‘’Hồ’’, hối suất tính như sau: 500 đồng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đổi lấy 1 đồng tiền Hồ, vào thời điểm đó 1.USD = 118 đồng Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều người có tiền trong các trương mục Ngân hàng trước 1975 đều mất hết, nhà cầm quyền không cho họ lấy tiền ra, ngược lại nếu trước đó có nợ thì phải tiếp tục trả! Người buôn bán có tiền không đổi được trở thành trắng tay phải tự tử…Đổi tiền lần thứ 2 và ‘’đánh tư sản’’, ‘’cán bộ’’ cộng sản tịch thu tài sản đuổi người đi kinh tế mới! thành phần ‘’cán bộ’’ cộng sản bỗng dưng giàu hơn, có nhà có xe…

Ðời sống người dân miền Nam từ phồn thịnh đi xuống tận cùng khổ đau nghèo khó. Nhiều người bị ‘’tập trung cải tạo’’ đã chết trong núi rừng khắc nghiệt miền Bắc, hoặc trong các trại tù. Hàng triệu người liều chết trên những chiếc thuyền con vượt biển Đông bất chấp phong ba bão tố, hải tặc cướp của, hãm hiếp, giết người, hay bất chấp gian khổ vượt thoát bằng đường bộ đi tìm cái sống trong cái chết, để đổi lấy hai chữ Tự Do. Cộng sản Việt Nam làm xã hội chậm tiến, không có Tự Do, Dân Chủ, Kinh Tế không phát triển trong lúc các nước Á Châu vươn lên trên mọi lãnh vực v.v…Theo Triết Gia Kim Định:

"Ngày 30.4.1975 không chỉ là cái tang của người Việt Nam, mà còn có thể nói là cái tang chung của nhân loại…". Lời của cố Tổng Thống Ronald Reagan (1911-2004) ‘’Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation’s Viet Nam borned’’ …Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong, bởi vì cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.’’

‘’Thiên đường’’ cộng sản tại Nga cùng các nước Ðông Âu sụp đổ từ năm 1989. Việt Nam bang giao với khối cộng sản trở thành ngỏ cụt, nên phải mở cửa ‘’đổi mới’’ nghiêng về khối Tây phương để khỏi bị loại ra khỏi thế giới văn minh. Nhưng vẫn giữ chính sách cai trị đóng khung giáo điều của chủ thuyết cộng sản gian ác, lỗi thời.

Các tôn giáo đều bị đàn áp, cộng sản Việt Nam thành lập giáo hội quốc doanh, bỏ tù các người yêu nước lên tiếng chỉ trích chế độ đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền. Nhiều sách vở, bút ký viết về cuộc đổi đời sau năm 1975 trong hơn một phần ba Thế Kỷ đủ để mọi người nhìn lại những thương đau còn in hằn trong tâm khảm của dân tộc Việt Nam!

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 39namnhinlai_bodoicsvn30042 

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng kết án những người tỵ nạn cộng sản là ‘’thành phần phản quốc, bỏ nước ra đi vì kinh tế, bọn làm tay sai…’’. Nhưng rồi vì quyền lợi đối với khối người Việt tỵ nạn từ đó họ đổi cách gọi ‘’Việt Kiều là những khúc ruột ngàn dặm’’, khuyến khích hơn 3 triệu người Việt hải ngoại về thăm nhà, hàng năm gởi tiền tỷ về giúp gia đình bạn bè, làm từ thiện… Việt Nam có số ngoại tệ khổng lồ, chỉ cần in thêm tiền giấy không vàng bảo chứng để đổi lấy đô la.

Dù đất nước nối liền Nam-Bắc nhưng lòng người chưa được thống nhất! Chúng ta không muốn gợi lại lòng thù hận. Nhưng tôi nhắc lại những gì đáng quên và đáng nhớ để những người may mắn rời khỏi Việt Nam trước 75, hoặc những ai không sống tại miền Nam, chưa thấy được hoàn cảnh ngày đổi đời, nhất là các thế hệ con cháu sinh sau 1975 trong, cũng như ngoài nước biết bản chất, chính sách độc tài của chế độ cộng sản dù họ luôn tuyên truyền đánh bóng. Người Việt tỵ nạn trân quý Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bởi vì Cờ Vàng là linh hồn cho tự do, dân chủ của người Việt hải ngoại. Lá cờ này mãi vẫn là một biểu tượng của tự do và niềm hy vọng cho một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Tổ tiên chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu để bảo vệ đất nước ‘’tấc đất tấc vàng’’ mà nay đảng cộng sản Việt Nam cắt lãnh hải, biên giới dâng cho Trung Cộng, hành động bán nước qua các Hiệp Ước giữa hai đảng cộng sản Việt-Hoa, che giấu không công báo cho Quốc Dân biết…Ải Nam Quan địa đầu Tỉnh Lạng Sơn nhiều thế kỷ trước ngăn chận quân Tàu muốn tiến về phương Nam, đều bị chận đứng nơi đây. Thác Bản Giốc ở Cao Bằng đẹp với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Tục Lãm nay đã mất một phần…Trình trạng cho ngoại quốc thuê rừng, thuê đất, khai thác Bauxite làm ảnh hưởng môi sinh, thiệt hại đến an ninh quốc gia, nhà cầm quyền vay mượn nợ các quốc gia trên thế giới là gánh nặng cho con cháu không biết đến mấy đời mới trả xong ? Trong khi biển đảo, tài nguyên phong phú đã bị cán bộ cộng sản bán chia nhau tiền đầy túi…

Nhìn lại Hiệp Định Paris ký giữa Hà Nội và Ngoại Trưởng Kissinger ngày 27.01.1973. Hoa Kỳ rút quân trong danh dự. Bắc Việt lợi dụng cơ hội xua quân xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam. Quốc Hội Hoa Kỳ cắt mọi viện trợ Quân Sự và Kinh Tế cho miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) tài khóa 1974-1975, trong lúc Bắc Việt nhận viện trợ vũ khí tối đa của khối cộng sản Nga-Tàu và Ðông Âu.

Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên khi tân Tổng Thống Dương Văn Minh (1916 -2001) tuyên bố đầu hàng trên Đài Phát Thanh Sài Gòn lúc 11 giờ ngày 30.4.75. Ðường phố Sài Gòn u buồn, vắng lặng…tiếng đại bác 130 đã ngưng, trên đường phố còn xác chết rải rác qua các cuộc giao tranh hay những toán quân nhân tự tử vì phẩn uất khi nghe lệnh đầu hàng. Xe tăng T54, ‘’bộ đội’’ cộng sản được các thành phần nằm vùng, mặc thường phục, cổ đeo cờ xanh đỏ sao vàng hướng dẫn chạy về Dinh Ðộc Lập. Khắp nơi súng đạn, giày dép, quần áo, đủ màu sắc của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cởi bỏ ngổn ngang… Họ uất hận những người chủ bại phản bội, bọn hèn tướng bỏ chạy trước mà còn lừa bịp ra lệnh ‘’tử thủ chiến đấu đến giây phút cuối cùng’’.

Những chiến sĩ vô danh tử trận không có quan tài chôn cất. Các thương binh của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bị đuổi ra khỏi các quân y viện, lê lết trên đường phố vết thương còn rớm máu, nhìn họ lòng tôi chùng xuống, nước mắt lưng tròng, nỗi đau khó quên của người chiến bại và lo sợ như cảnh đấu tố trong đợt ‘’cải cách ruộng đất’’ lại tiếp tục xảy ra! Người Sài Gòn ngỡ ngàng, nỗi lo âu dồn dập, ngổn ngang, tâm tư buồn bã trước nghịch cảnh đổi đời, lạnh lùng nhìn đoàn quân ‘’chiến thắng’’ trên đường phố, với chiếc mũ cối và đôi dép râu xa lạ. Chỉ có đám ‘’Cán bộ’’ nằm vùng xách động ‘’hoan hô’’ chiến thắng…

Sinh hoạt Sài Gòn trước 1975 với chế độ tự do, sinh viên, học sinh xuống đường biểu tình. Các cán bộ nằm vùng đội lốt tôn giáo lợi dụng tự do dân chủ để làm chính trị phản chiến. ‘’Thành phần thứ Ba Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, Ký giả ăn mày…’’ Tuổi trẻ vào thời đó bị ảnh hưởng thuyết hiện sinh của Heming Way, Fitgerald, nhất là của J. Paul Sartre (1905-1980) và ảnh hưởng làng sóng phản chiến xuất phát từ Đại Học Harward Hoa Kỳ, các cuộc biểu tình tại Berlin Ðức. Sinh viên học sinh bị lôi cuốn vào ‘’phong trào tranh đấu’’ xuống đường. Sài Gòn vui chơi hát nhạc phản chiến trong lúc ngoài chiến trường Quân Đội chiến đấu gian khổ, bị thương hy sinh để bảo vệ hai chữ Tự Do tại miền Nam! 39 năm nhìn lại Huế-Sài Gòn-Hà Nội có những cuộc xuống đường nào không ? Một số người yêu nước biểu tình chống Trung Cộng đều bị nhà cầm quyền đàn áp, đánh đập không nương tay, bị kết án bỏ tù, ghép tội làm mất trật tự công cộng, hay âm mưu lật đổ chế độ, v.v…

‘’Ni sư khất sĩ’’ Huỳnh Liên (Nguyễn thị Trừ 1923-1987) ‘’Thượng Tọa’’ Thích Trí Quang trụ trì Chùa Ấn Quang… từng xách động tôn giáo xuống đường biểu tình phản chiến. Sau ngày 30.4.75 họ không còn tự do để đứng lên đòi quyền sống cho người miền Nam, các Chùa, nhà Thờ bị phong tỏa, tài sản của Giáo Hội bị tịch thu, tòa soạn các báo bị đóng cửa không có Ký giả nào phản đối? hay đi ăn mày?

Chương trình giáo dục miền Nam tự do, nhân bản. Không có học thuyết nào gây hận thù. Học sinh, sinh viên, được hoản dịch theo học đại học. Tu sĩ, con độc nhất trong gia đình, được miễn thi hành quân dịch. Sinh viên du học đến các nước Tây phương nếu đủ điều kiện: Tự túc, hay học bổng không phân biệt lý lịch. Các Giáo Hội mở các Trường Ðại Học tự trị, Ðại Học Vạn Hạnh của Phật Giáo, Ðại Học Tây Ninh của Cao Ðài, Ðại Học Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt của Công Giáo, Ðại Học Hòa Hảo ở Long Xuyên. Còn một số Ðại Học tư như: Ðại Học Y Khoa Minh Ðức, Tri Hành, Phương Nam v.v… Nhìn chung các Ðại Học được hưởng mọi quy chế như Ðại Học công lập: Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng, chỉ khác nhau sinh viên học trường tư phải đóng tiền học phí.

Các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Tân Ðại Việt, Dân Xã Ðảng, Ðảng Công Nông v.v…sinh hoạt công khai đối lập chính quyền. Các Tôn giáo đều có đại diện Dân Biểu, Nghị Sĩ, tham gia chính quyền. Trong lúc tại miền Bắc chỉ có một đảng cộng sản cai trị. Miền Nam không đói khổ như miền Bắc, nhưng cộng sản tuyên truyền rằng: ‘’miền Nam nghèo khổ bị bóc lột, hột gạo cắn làm tư chia cho miền Nam’’. Các ‘’Cán bộ tập kết’’ trở về xách theo quần áo cũ, chén đất về cho gia đình. Trên đường về Nam họ nhìn thấy sự thật! ‘’đừng tin những gì cộng sản nói…’’

Thời chống Tây miền Nam có Quan Ðại Thần Phan Thanh Giản (1796-1867) tuyệt thực 17 ngày phản đối và uống thuốc độc tự tử vào ngày 04.08.1867 khi Pháp chiếm ba Tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Thế hệ năm 1975 Tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ tự bắn vào đầu không chịu đầu hàng, Tướng Trần Văn Hai uống thuốc độc tại Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Ðồng Tâm, các Tướng Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ cùng nhiều quân nhân đã tự tử không chấp nhận chế độ cộng sản…Hình ảnh xúc động nhất Trung Tá Nguyễn Văn Long Cảnh Sát Quốc Gia tự sát dưới bức tượng trước Quốc Hội. Sài Gòn mất tên như nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết được phổ nhạc: ‘’Sài gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên, mất từng con phố đổi tên đường, khi hẹn nhau đã lạc lối tìm.’’

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 39namnhinlai_congaichongmongkeobua

Miền Nam là vựa lúa, trái cây ngon nhưng dân Sài Gòn phải ăn hột bo bo thức ăn dành cho ngựa vì đảng cộng sản chiếm đoạt vơ vét trả nợ cho đảng cộng sản anh em. Các bệnh viện sau 1975 cấp thuốc dân tộc, như loại cây Xuyên tam liên thay thế thuốc trụ sinh, các y tá cách mạng lên làm bác sĩ giám đốc, không biết dùng thuốc Tây, nên ghi thuốc bào chế dân tộc. Chợ trời mọc lên như nấm, các chợ quần áo cũ, đồng hồ, quạt máy, Radio nhạc Cassette, Tivi, máy may, vàng, hột xoàn, đô la, tủ bàn ghế, xe đạp thuốc tây…Các loại hàng nầy nhiều gia đình không có tiền phải bán dần để sống. Con buôn mua về tân trang xi, sơn đánh bóng.. Khách hàng là những cán bộ, bộ đội miền Bắc. Trên Quốc Lộ I hàng trăm đoàn xe bộ đội, vận tải quốc doanh của cộng sản chuyên chở đủ thứ vật dụng, hàng hóa từ Nam ra Bắc. Nhiều người đã nói ‘’cướp đêm là giặc cướp ngày là quan’’ những tấn vàng và ngoại tệ trong Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam chở về Hà Nội, số vàng ấy đi về đâu ?

Các công tử Hà Nội (con ông cháu cha) đến chợ Vườn Chuối trên đường Phan Đình Phùng, tìm các thợ cán vàng lô, (lượng vàng có hai miếng rưỡi đúng tiêu chuẩn 37,4 g vàng 24 K). Nhưng các chàng nầy mướn thợ làm vàng 2 da (phần trong hợp chất kim loại, ngoài bọc lớp mỏng bằng vàng thật 24) nếu khách hàng không rành khó có thể phân biệt được. Họ đem về đánh tráo vàng trong kho của nhà nước? Ðây là vụ biển thủ lớn có tổ chức, của những giai cấp quyền thế trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Những tà áo dài thước tha của Sài Gòn biến mất, chỉ thấy toàn quần đen áo bà ba, đàn ông mặc áo bỏ ra ngoài đi xe đạp, xe gắn máy chỉ dành cho cán bộ họ có thẻ mua xăng. Người ta có thói quen gọi là ngày ‘’giải phóng’’ Ngày 30 tháng 4 là một biến cố lịch sử, ai giải phóng ai ? Khi hàng triệu người miền Nam phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Đời sống xã hội bị đảo lộn không ai có thể đưa ra con số chính xác về số phụ nữ trẻ người Việt sang Campuchia làm nghề buôn phấn bán hoa là bao nhiêu, các Tỉnh của xứ Chùa Tháp đều hiện diện gái mãi dâm người Việt, trong đó có nhiều em tuổi vị thành niên, đã gây ra những tranh cãi sôi nổi trong giới nhân viên xã hội tại Campuchia, những em này là nạn nhân của việc đưa lậu người qua biên giới. Phẩm giá đàn bà Việt Nam không được tôn trọng, các chợ rao tìm chồng ngoại quốc, các thiếu nữ ngồi chờ các anh chàng ngoại quốc: Luống tuổi ế vợ, quê mùa ít học…từ Ðài Loan, Ðại Hàn…đến Việt Nam tìm vợ, họ chỉ cần bỏ vài ngàn đô la có được cô vợ trẻ đẹp đem về bản xứ phục vụ…đôi khi bị đánh đập phải nhảy lầu tự tử hay bị bán vào động cho các tú bà…nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn làm ngơ! Xã hội ngày nay băng hoại có nhiều quán bia, cafe, các quán đèn mờ, hớt tóc…kinh doanh về tình dục, tuổi trẻ tự do luyến ái phá thai bừa bải, trong thời gian qua tại Singapor, Mã Lai…xuất hiện nhiều đàn bà Việt Nam lợi dụng là du lịch sang đó để buôn phấn bán hoa, đứng đường đón khách. Đến Nhật ăn cắp mỹ phẩm đắt tiền có nhiều shopping để bản cấm người Việt vào, đã làm xấu hổ cho cả dân tộc Việt Nam.

Bệnh Aids truyền nhiễm HIV, Xì ke ma túy…Bộ y tế Việt Nam báo động hiện tượng phá thai ngày càng nhiều ở lứa tuổi vị thành niên, chiếm hết một phần ba trong tổng số trên 400.000 trường hợp phá thai ‘’được ghi nhận chính thức’’ ở Việt Nam hằng năm. Nhưng con số thật sẽ cao hơn nhiều vì đa số gái vị thành niên, chưa lập gia đình khi có thai thường giấu chuyện mang thai của mình và đi phá ở những cơ sở phá thai tư nhân.

Các quốc gia trên thế giới xuất cảng các loại hàng tiểu, công thương nghiệp, nhưng ngược lại Việt Nam xuất cảng người đi lao động, trình trạng mua bán nô lệ mới ngày nay được áp dụng tại Việt Nam! dù Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ ông Lincoln Abraham (1809-1865) giải phóng chế độ nô lệ từ năm 1862. Hiện tượng chất xám bị mua, các nước Tây Phương cấp học bổng cho một số sinh viên giỏi tại các Ðại Học Việt Nam ra nước ngoài làm luận án cao học hay tiến sĩ, cũng như những sinh viên du học tại các nước Ðông Âu, khi xong học trình mấy ai về nước phục vụ! Bởi vì họ thấy đời sống Tây phương tiến bộ tự do, ai giỏi thì có việc tốt không cần phải vào đảng cộng sản để có việc làm. Theo thống kê của bộ khoa học công nghệ, cả nước có trên 24.000 tiến sĩ, hơn 100.000 thạc sĩ. Số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường Đại Học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường Đại Học hàng đầu thế giới. Lý do các trường đại học Việt Nam đào tạo sinh viên không đúng tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn, có nhiều trường hợp bằng giả, bằng dỏm, mua bán bằng cấp ‘’hữu danh vô thực’’. Trình độ giáo dục chênh lệt, một số cán bộ đảng cộng sản có nhiều bằng đại học cử nhân, tiến sĩ nhờ học bổ túc văn hóa. Người ta nói ‘’dốt như chuyên tu, ngu như tại chức’’…Thế hệ trẻ lớn lên mỗi ngày mất hy vọng thiếu tự tin, dù học giỏi ra trường không thế lực, không có tiền hối lộ sẽ không có việc làm! Không biết tương lai sẽ đi về đâu ? Bằng cấp, cũng giống như tiền của ngân hàng Việt Nam phát hành chỉ sử dụng trong nước ra nước ngoài không có giá trị.

Việt Nam thiếu chuyên viên kỷ thuật trầm trọng! Thời chiến quốc Lưu Bị muốn khôi phục Nhà Hán phải nhiều lần đến mời Khổng Minh Gia Các Lượng ra giúp nước. Nhà cầm quyền Việt Nam không biết trọng dụng trí thức, khoa học kỷ thuật để họ phục vụ đất nước, chỉ biết kết bè phái đưa thân nhân, gia đình vào giữ những chức vụ quan trọng để vinh thân phì gia…Nhà cầm quyền không xây dựng thêm bệnh viện công để phục vụ cho dân, hay những trường Trung và Ðại Học công lập đúng tiêu chuẩn, mở rộng hệ thống giáo dục theo các nước tiên tiến của thế giới, ngược lại phát triển những khu ăn chơi hưởng thụ, lãng phí tài nguyên quốc gia. Nạn lạm phát gia tăng hàng năm từ 10% đến 20%, vật giá leo thang đời sống người dân nghèo càng khốn khổ hơn. Thức ăn, nước uống độc hại do các hóa chất từ Tàu tràn ngập thị trường, bọn lái buôn Tàu phá hoại kinh tế Việt Nam như các trường hợp lường gạt: mua rể tiêu, dây khoai lang, mua chân trâu, đuôi bò, nuôi đỉa, ốc bưu vàng… Người nông dân không ý thức ham tiền bị lừa. Nhà cầm quyền không có hành động ngăn ngừa thủ đoạn đê hèn của bọn lái buôn đó. Công an không kiểm soát, bắt trục xuất là một hành động đồng lõa ngậm miệng ăn tiền của gian thương.

Tại Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc họp ở Geneva Thụy Sĩ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới, nói rằng cộng sản Việt Nam vẫn là một trong những nước ở Đông Nam Á, tiếp tục đàn áp nhân quyền nghiêm trọng, không có tự do báo chí…Việt Nam là nước ngăn chận tự do báo chí đứng thứ 174/179 các quốc gia còn độc tài. Những người bất đồng chính kiến đấu tranh bất bạo động cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền đều bị cầm tù. Trên lý thuyết việc bảo vệ các quyền tự do công dân về mặt luật pháp của Việt Nam. Điều 25 của Hiến Pháp 2013 của Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, tôn trọng những quyền hội họp, lập hội, biểu tình. Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền tự do trên. Vì vi phạm nhân quyền Việt Nam khó gia nhập theo Hiệp Ước Thương Mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership-TPP).

Chúng ta may mắn vượt thoát khỏi địa ngục có thật sau 30.4.75. Thời gian trôi qua 39 năm xã hội Việt Nam vẫn sống dưới chế độ độc tài, tham nhũng đảng viên càng ngày càng giàu hơn, gởi con cháu đi du học sung sướng họ không quan tâm tới người khác, sống ích kỷ, thủ lợi xem trọng vật chất, không cần để ý đến phát triển đất nước, ‘’Thượng bất chính hạ tất loạn’’ mạnh ai nấy sống, có tiền đầy túi là được, luân lý, đạo đức xã hội suy đồi…Cộng Đồng Người Việt khắp nơi trên thế giới lên tiếng ủng hộ những nhà dân chủ cũng như người dân oan trong nước bị áp bức, bị chiếm đoạt tài sản, phải đi khiếu kiện nhiều năm không được giải quyết còn bị đánh đập đàn áp. Phần lớn người Việt bỏ nước ra đi có cuộc sống ổn định, an cư lạc nghiệp, con cái có địa vị công việc như người bản xứ. Nhiều người về hưu hưởng tiền hưu có bảo hiểm xã hội đời sống an nhàng, không ai nuôi tham vọng trở về nước tranh giành địa vị. Cộng sản Việt Nam không biết canh tân đất nước mà luôn lo sợ rêu rao ‘’diễn biến hòa bình hay thế lực thù địch…’’

Nhiều người về thăm lại quê hương, mỗi người một hoàn cảnh riêng. Nhưng nên nhìn lại những ngày khó quên của 30.4.1975 , tại sao chúng ta rời Việt Nam làm kiếp người lưu vong ? Dù ngày nay Việt Nam có ‘’đổi mới’’, nhưng địa ngục vẫn còn đó, nếu cờ đỏ sao vàng còn tung bay trên vùng trời Việt Nam! Là còn cảnh chậm tiến, lạc hậu do một đảng cộng sản độc quyền cai trị ‘’cán bộ’’ thiếu văn hóa bất lực, chỉ biết tham nhũng và hưởng thụ… ‘’Việt Nam bây giờ cần ngay chính những công dân đang sinh sống trong nước lên tiếng và tranh đấu cho lẽ phải. Bởi lẽ bên ngoài dù có ủng hộ hay hoạt động đến đâu cũng không mấy tạo được sự thay đổi bằng chính những người trong nước.’’

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Âu là bài học cho người dân nhiều nước còn bị cai trị dưới chế độ độc tài chậm tiến, trong đó có cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Quý Đại
Tháng Tư 2014

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Dotco

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeMon Apr 28, 2014 1:31 pm


Súng đạn chúng ta đã thua, lý tưởng chúng ta đã thắng


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hyvongblogger-03-danlambao

Thục Quyên (Danlambao) - Suốt năm, ngày nào mà không là ngày kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư? Câu nói có vẻ mang chút kịch tính nhưng chỉ là sự thật.

Ba Mươi Tháng Tư luôn luôn hiện diện là lẽ tự nhiên, vì cả con người và cuộc sống của một người đã từng quyết định bỏ quê mẹ để ra đi về một phương trời vô định với hai bàn tay trắng, ngày hôm nay cũng chỉ như con Phượng hoàng đã nảy sinh từ nắm tro tàn của con Phượng hoàng tiền sinh, sau khi nó cuộn mình trong cái tổ bằng củi quế rồi bốc cháy. Từ đó mới có cơ hội để bến bờ tự do mang dần lại những chất liệu cần thiết nuôi dưỡng thể xác cũng như tinh thần cho cuộc sống "tái sinh" ngày hôm nay.

Một chín bảy lăm, không thể phủ nhận tâm trạng não nề tuyệt vọng khi tôi bước chân rời quê mẹ. Mang trong lòng nỗi uất ức bị đồng minh phản bội, nỗi tiếc thương hai người anh chưa đầy ba mươi tuổi đã gục ngã nơi chiến trường mà không ngăn được sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, nổi giận trời giận đất tại sao kẻ ngay lại phải ngã ngựa. Trong những rối loạn tâm tư, tôi chỉ còn một điểm tựa duy nhất là lòng tin ở lý tưởng của mình là đúng và mình phải thoát khỏi sự kềm kẹp thể xác cũng như tinh thần của Cộng sản VN mới còn cơ hội tranh đấu cho một dân tộc Việt Nam có tự do và chủ quyền. Điều này là kinh nghiệm xương máu của gia đình tôi, một gia đình người Bắc di cư năm 54 vào Nam, với người bác ruột bị Việt Minh tối đập cửa trùm chăn đem đi biệt tích, với người chú họ phải nghe lời cha, trước khi trốn vào Nam đã dấu mang thuốc độc vào nhà tù cho cha mình tự tử để tránh cảnh hôm sau ông cụ bị đấu tố, và một người cha vào tù ra khám thực dân Pháp nhưng luôn sáng suốt không rơi vào bẫy của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, nên đã cắn răng gởi người vợ tay bế đứa con vừa tròn tháng tay dẫn đàn con nhỏ lếch thếch theo họ hàng xuống Hải Phòng xuôi vào Nam. May mắn là một trong những chuyến tàu thủy cuối cùng mấy tháng sau đã giúp ông đoàn tụ gia đình.

Hai không mười bốn. 39 năm hải ngoại, hơn một nửa đời người.

Thấy rõ trong mình lúc nào cũng là hai mảnh và phải cần một thời gian dài, rất dài, để có thể tìm được phần nào sự hài hòa giữa hai mảnh đời, để không luôn luôn có sự xâu xé giữa những ước muốn hạnh phúc tầm thường của một con người bình thường là có gia đình yên ấm và một cuộc sống vật chất đầy đủ, với những thao thức của một người Việt Nam muốn tìm cách đóng góp để chấm dứt sự lầm than, kiệt quệ, mà vẫn xuất huyết không ngưng nghỉ của dân tộc mình.

Kết tội và thù hận kẻ gây tội là điều dĩ nhiên, nhưng với thời gian cũng không đủ để giải quyết vấn đề. Nghĩ cho cùng thật là cả một sỉ nhục cho một dân tộc nếu lý do của tình trạng kiệt quệ ngày hôm nay chỉ do sự lường gạt của một người là Hồ Chí Minh hay một nhóm người là đảng Cộng Sản gây ra. Nếu chỉ vì những thủ phạm này thì dân tộc Việt là ai mà bị lừa bịp, tiếp tục bị lừa bịp, bị thua sự lừa bịp, suốt từ năm 1945, mà không tỉnh giấc để tự giải thoát?

Thật ra hiện tượng tỉnh giấc vài năm sau này đã xảy ra từ Bắc chí Nam, tiếc thay thật muộn màng và đau đớn thay không do sự thông minh học hỏi từ những kinh nghiệm của người đi trước, mà chỉ xảy ra sau những kinh nghiệm xương máu chính bản thân của hơn hai thế hệ. Phải mất 69 năm toàn dân Việt Nam mới đồng nhất trong nhận định chủ thuyết cộng sản ngoại lai không hề đem lại tự do độc lập cho dân tộc, mà đã và đang cản trở sự phát triển của đất nước cũng như đẩy dân tộc vào mối hiểm nguy trước sự bành trướng của Trung Cộng.

Súng đạn của những người Việt yêu tự do và chống Cộng sản đã thua tháng tư, một chín bảy lăm. Điều này là một sự thật tuy chua chát nhưng tôi không bao giờ thấy hổ thẹn hay có nhu cầu phải bào chữa.

Vì lý tưởng về Nhân quyền, Tự do, Hòa bình, đã thắng.

Đảng Cộng sản Việt Nam dù còn đang cầm quyền nhưng những luận điệu dối trá, sự thối nát của họ đã không còn lường gạt được ai. Trong nước, mỗi ngày người dân mọi nơi đã thôi sợ sệt và lên tiếng vạch mặt chỉ tên, thẳng thắn kết án. Tại hải ngoại những kẻ ngã ngựa khi xưa đã tìm được những nhân tố quật khởi trong những nhân tố thất bại: lấy sự có mặt bất đắc dĩ của mình ở xa quê hương làm phương tiện để học hỏi, trau giồi và chứng minh với thế giới khả năng tự chủ tự cường của dân tộc Việt. Họ bủa vây, lật mặt nạ những tham nhũng, vi phạm nhân quyền, không được dân ủng hộ của nhà cầm quyền cộng sản VN trước thế giới và đang đẩy dần Cộng Sản VN vào thế kẹt.

39 năm nhìn lại. Súng đạn chúng ta đã thua, lý tưởng chúng ta đã thắng. Nhưng sự ngậm ngùi vẫn tiếp tục vì dân tộc chúng ta vẫn lầm than và đất nước chúng ta sắp rơi hẳn vào tay Trung Cộng. 


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-tq

Dân tộc Việt Nam cần một nhân tố cuối cùng để đạt tới mục đích: chúng ta phải HÀNH ĐỘNG.

Nhớ lại quyết nghị đồng thanh "Đánh!"của Hội Nghị Diên Hồng do vua Trần Nhân Tông triệu tập khi xưa để học hỏi cách hành xử của vị vua thấm nhuần thiền học: phải đạt được sự đồng tâm nhất trí của mọi giới, phải đánh thức và phát huy được ý thức tự chủ và tinh thần tự lực tự cường của dân Việt.

Nhưng làm sao một dân tộc còn có hy vọng đạt được sự đồng tâm nhất trí của mọi giới khi những chữ "tha thứ" "hòa hợp", " hòa giải" đối với người Việt Nam trong đại đa số trường hợp đã trở thành một chất gây tình trạng sốc phản vệ (anaphylactic shock)? Dị ứng nhanh chóng và mãnh liệt tới nỗi không còn kịp nhận định "tha thứ" thì ai tha thứ ai, tha thứ cái gì, "hòa hợp" thì ai hòa hợp với ai, "hòa giải' thì ai hòa giải với ai, có thù hằn xích mích khác biệt chống lại nhau ra sao mà cần hòa giải?

Mà tại sao lại cứ phải luẩn quẩn với "hòa hợp hòa giải"?

Chúng ta cần vượt khỏi những khái niệm cũ về cả vật chất, tinh thần và cảm xúc để có một nhận thức mới đưa đến sức mạnh hành động.

Nước Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 90 triệu dân, trong đó có khoảng 3 triệu đảng viên cộng sản và gần 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại. Như vậy vận mạng của dân tộc Việt Nam, trước hết là vận mạng của hơn 80 triệu dân trong nước, và lụn bại hay thành công trong việc xây dựng nền tự do dân chủ cũng tùy thuộc ở những đồng bào này. Người trong nước là những người gánh chịu mọi hậu quả và cũng là những người phải gánh trách nhiệm trên vai.

Những người dân đang trực tiếp bị đàn áp là những người dân trong nước. Vậy thù oán, chia rẽ hay đoàn kết với nhau để chiến thắng bạo quyền đang đày ải họ, phải tùy nơi người dân trong nước là chính. Nếu một mai thắng rồi, hành xử với những kẻ thuộc nhóm bạo quyền ra sao thì rồi cũng tùy sự quyết định của họ.

Những người Việt sống tại hải ngoại, không đang phải chịu chung số phận của người dân trong nước. Sự tự do no ấm của mỗi người chỉ tùy thuộc vào quốc gia nơi người đó sinh sống. Nếu còn quan tâm đến sự tự do no ấm của đồng bào ruột thịt nơi quê mẹ thì thiết nghĩ chúng ta chỉ có thể tùy theo khả năng của mình để cố công góp sức với họ trong cuộc tranh đấu của họ, và đồng thời thông cảm cùng kính trọng những quyết định và con đường họ đã lựa chọn tranh đấu tùy theo sức lực, hoàn cảnh, và sự suy xét của họ.

Người Việt sống tại hải ngoại chỉ có khả năng chận đứng những dối trá lừa bịp của nhà cầm quyền VN hiện tại và tìm sự hậu thuẫn của thế giới cho thế lực dân tộc. Nhưng bài học lịch sử cũng đã dạy chúng ta, cầu ngoại viện mà không có tự lực thì sẽ thành vong nô. Do đó thế lực dân tộc mạnh hay yếu phải tự lực đến từ hơn 80 triệu dân trong nước.

Điều đáng lo ngại nhất cho Việt Nam là sự xuất huyết những tinh anh của dân tộc, một sự xuất huyết thường trực từ dưới thời pháp thuộc kéo dài đến thời chiến tranh và rồi tới sự thanh toán triền miên những người tài của bạo quyền cộng sản.

Việt Nam cần bảo vệ những tinh anh còn lại, cần dồn nỗ lực để cứu những chiến sĩ dân chủ đang bị đàn áp và trong vòng tù tội. Điều đó, lực lượng người Việt tại hải ngoại có thể làm được, không cần biết những chiến sĩ dân chủ sau khi thoát gông cùm cộng sản bị đẩy ra hay chính họ lựa chọn ra nước ngoài.

Việt Nam đã có quá nhiều "anh hùng quá cố", chúng ta không cần nhiều hơn nữa.

Tương lai dân tộc nằm trong tay những người còn sống, có kinh nghiệm chống cộng sản và có tinh thần trách nhiệm. 


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcSjpWefptPd7vB1Gba_XJ6oh8C3sFNjuurY8Q2TiMrxZ_eFzMS5

Nếu một người Việt tại hải ngoại nghĩ rằng một chiến sĩ dân chủ khi rời quê mẹ sẽ trở thành vô dụng thì chính người đó đã suy nghiệm từ bản thân mình là kẻ bất lực. Nếu một người Việt trong nước nghĩ vậy thì người này thiếu suy xét vì làm sao có thể không nhìn thấy những thành công của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trong việc đánh động và được thế giới lưu tâm cũng như hậu thuẫn đòi nhân quyền, tự do, cho người dân Việt và tố cáo hành động xâm lấn của Trung Cộng?

Sự xuất hiện của những tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước, những trao đổi và hợp tác giữa đôi bên đã thành hình và đang tiến triển. Liệu dân tộc Việt lần này có thành công cùng đứng dậy để hoàn thành Sự Nghiệp Việt Nam?

Thục Quyên
danlambaovn.blogspot.com


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Clip_image014_thumb

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeTue Apr 29, 2014 8:06 pm


30 tháng 4 và những dối trá, oan khiên





Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu nói về ngày 30-04 và hát tặng cựu Thương phế binh QLVNCH tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn

Trương Minh Đức (Danlambao) - Ngày 30 - 04 - 1975 là ngày khó quên trong ký ức của người dân Việt Nam với cảnh tượng loạn ly chết chóc bao trùm các tỉnh thành miền nam Việt Nam. Nhưng cũng có những người "thắng cuộc" hả hê trên nước mắt và máu của đồng loại! Đâu đâu cũng có tiếng hò hét hòa bình... hòa bình... bên thắng cuộc trên tay lăm lăm súng đạn, người dân tìm đường chạy loạn ra hướng biển khơi. Trên các loa ngày ngày ra rả "giải phóng rồi... quân ta đã giải phóng!" nhưng đa số người dân thì lại tìm đường vượt biển sẵn sàng chết trên biển để tìm tự do.

Hàng thập kỷ trôi qua dưới lòng biển khơi vẫn vọng lên oan hồn dân Việt. Trại tù mọc khắp nơi để dành cho những ai đã gọi là "ngụy". Nhiều bản án tử hình dành cho bên thua cuộc hoặc là bị nghi ngờ chống đảng trên khắp miền Nam Việt Nam. Bên "thắng cuộc" choáng ngợp với nhà cao cửa rộng của dân miền Nam - những người bị thua cuộc và những người "được" giải phóng. Sắc lệnh cải tạo công thương nghiệp được ban hành... vơ vét sạch của cải những ai có cái tội giàu và bị quy chụp cho là tư sản hút máu dân.

Nửa đêm lệnh giới nghiêm trong cái gọi là Hòa Bình, đánh tư sản từng khu phố đến tận hẻm cùng... một người hai bộ đồ về kinh tế mới, còn tài sản đã tạo dựng bao đời thì để lại cho đội quân của cháu "Bác" quản lý... cháu "Bác" chỉ có đôi dép râu, cái ba lô và cây súng AK mà giờ đây cháu "Bác" đều trở thành những ông trùm tư bản đỏ...

30 - 04 ngày không bao giờ quên của những nạn nhân CSVN. Đã 39 năm trôi qua thế giới nhiều thay đổi... nhưng khoảng cách giữa bên "thắng cuộc" và lòng người dân vẫn còn quá xa lạ... và gay gắt hơn trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Trương Minh Đức
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 30, 2014 3:12 pm


Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?



LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 130428112356_30_april_hanoi_2013_464x261_afp
Người vui, người buồn trong dịp 30/4

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.

Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”

Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcT16SYtWfrwbSkViSydTy87-OhgNaBD4BduHyTcF-gVufy0LtZRgw
Về Đầu Trang Go down
vunguyen
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeFri May 02, 2014 3:50 pm


30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn C1C2EDBB-3195-4F47-9583-DE768CB29187_w268_r1_cx0_cy3_cw0

Ðúng 39 năm trước đây (1975-2014), ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng giai đoạn 2 tại Việt Nam đã chấm dứt sau 21 năm diễn biến khốc liệt (1954-1975).
   
Sau cuộc chiến, đã có nhiều cách lý giải và đánh giá về sự kết thúc chiến tranh Việt Nam một cách không bình thường. Riêng chúng tôi, nhân ngày 30 tháng 4  lần thứ 39 hôm nay, chỉ xin nhắc lại một cách đánh giá tổng quát đã được đưa ra chỉ vài năm sau cuộc chiến chấm dứt (1), để quý độc giả cảm nghiệm xem có đúng với những gì đã và đang xây ra trên thực tế hay không. Ðó là ý nghĩa lịch sử về Ngày 30-4-1975: 


“Quốc gia thua để thắng, Cộng sản thắng để thua”. Vì sao?
       
Vì CSVN vốn là công cụ bành trướng chủ nghĩa thực dân mới của Ðế quốc Ðỏ Liên Xô trong thời kỳ “Chiến tranh Ý thức hệ” diễn ra dưới hai hình thái “Chiến tranh Lạnh” giữa các nước giầu và “Chiến tranh Nóng” nơi một số các nước nghèo, trong đó có Việt Nam được chọn làm tiền đồn của hai phe tư bản và cộng sản. Do đó ý đồ và mục tiêu của đảng CSVN không thể khác ý đồ và mục tiêu của đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX). Như vậy, thực tế sau ngày 30-4-1975, nếu là một “Chiến thắng thật”, tình hình Việt Nam phải khác, nghĩa là CSVN phải được Liên Xô và các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” hổ trợ tích cực, toàn diện và vô điều kiện để xây cựng thành công chủ nghĩa xã hội tại thuộc địa kiểu mới Việt Nam, phát huy thắng lợi để tiếp tục đẩy mạnh “Chiến tranh Cách mạng”, “Chiến tranh Giải phóng” đến các nước trong vùng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Ðiện, Malaysia, Philippines, v.v...Thế nhưng thực tế hoàn toàn khác: Tất cả những điều đáng lẽ phải xẩy ra đó đã không xẩy ra sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
 
Thực tế sau đó Liên Xô đã thất bại trong nỗ lực “Cải Tổ” (Glasnost) và “Tái cấu trúc” (Perestroika) đi đến sụp đổ, kéo theo sự tiêu vong các nước XHCN Ðông Âu. Trung Cộng thực hiện chính sách “Mở cửa” làm ăn với Tư bản. Chế độ công cụ Việt Cộng vội đưa ra chính sách “Ðổi Mới” theo gương “Cải Tổ” của Liên Xô (1986). Rồi vội cầu hoà với Trung Cộng và học tập lý luận sáng tạo mới của nước đàn anh xấu bụng và có tham vọng bá quyền này, rằng: “Chủ nghĩa xã hội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường” được Việt cộng hoá thành con đường “Ðổi mới” qua “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”(!?!).
 
Ðây là lối lý luận ngụy biện, cưỡng ép nhằm che đậy thực trạng và chiều hướng mới không thể đảo ngược tại Việt Nam cũng như toàn cầu: Chủ nghĩa xã hội đã phá sản, đã tiêu vong tại Liên Xô, đang tiêu vong tại Việt Nam và các nước XHCN còn lại (Trung Cộng, Bắc Triều Tiên và Cuba).
 
Quá trình tiêu vong CNXH tại Việt Nam khởi đi từ ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Việt Cộng đã lý luận cưỡng ép, ngụy biện, duy ý chí, vì nó trái ngược với thực tế. Thực tế phát triển trong môi trường kinh tế thị trường không thể định hướng XHCN, mà tất yếu sẽ phải phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong môi trường này, tất yếu nhà nước XHCN sẽ bị tư bản hoá, chế độ chuyên chính vô sản sẽ được dân chủ hoá từng bước, và các cán bộ đảng viên cộng sản đã và đang được tư sản hoá trở thành những nhà tư bản Ðỏ, những “Đại gia Đỏ vỏ xanh lòng”. Chiều hướng phát triển này đã được thể hiện ngày càng rõ nét trên thực tế tại Việt nam, ai cũng có thể thấy và kiểm chứng được.
 
Và thực tế như thế rõ ràng là ngày 30-4-1975 “Cộng sản thắng để thua” cuộc thực sự vào cuối quá trình của sự tiêu vong chế độ XHCN về mặt bản thể. Bởi vì, cuối cùng thì mục tiêu và lý tưởng của những người CSVN đã không đạt được. Trái lại, thực tế đã thúc ép, dẫn dắt và buộc được CSVN phải đi vào quỹ đạo (tự do, kinh tế thị trường) của đối phương (Việt quốc) và thực hiện theo đúng lý tưởng của người quốc gia (tự do, dân chủ, nhân quyền tất thắng)và mục tiêu tối hậu (dân chủ hoá Việt Nam, phát triển toàn diện đất nước trong nền kinh tế thị trường) của đối phương (Việt quốc).Đây mới đúng là “Chiều hướng mới không thể đảo ngược” (Dân chủ pháp trị tất thắng độc tài toàn trị).
 
Thật vây, đối phương của Việt Cộng là những người Việt Quốc gia, lý tưởng và mục tiêu đấu tranh trước sau như một: tiêu diệt độc tài, xây dựng chế độ dân chủ tự do, xã hội công bằng, phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hoá chung của nhân loại.
 
Và vì vậy, kể từ sau ngày giành được độc lập từ tay thực dân Pháp vào năm 1954, mong muốn chân thành của những người Việt Quốc Gia ở Miền Nam Việt Nam, kẻ cầm quyền cũng như dân giả, là thiết lập một chế độ độc lập dân tộc, dân chủ tự do (Việt Nam Cộng Hoà) và phát triển toàn diện Miền Nam đến giầu mạnh. Thành quả mong muốn này sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp chính trị (dân chủ), kinh tế (giầu mạnh), xã hội(công bình) khả dĩ đánh bại chế độ của những người Cộng sản Bắc Việt: chính trị (độc tài toàn trị), kinh tế (nghèo đói), xã hội (áp bức, bất công), mà không cần xử dụng sức mạnh quân sự tiêu diệt đối phương (Việt cộng).
 
Nói cách khác, thay vì dùng chiến tranh để áp đặt mô hình chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa xã hội, hai chế độ chính trị đối nghịch trên hai Miền Bắc, Nam sẽ có thời gian và cơ hội thi đua thực hiện mô hình chính trị, kinh tế, xã hội của mình, chờ cơ may thống nhất đất nước một cách hoà bình, thông qua con đường hòa bình và dân chủ. Lúc đó, mô hình xây dựng và phát triển đất nước nào (của Việt quốc hay Việt cộng) có hiệu quả thực tiễn sẽ ưu thắng, sẽ được nhân dân hai miền chọn lựa bằng lá phiếu của đa số trong một cuộc trưng cầu dân ý tự do thực sự, có giám sát quốc tế nếu cần.
 
Thế nhưng ước muốn chân thành và hết sức có lợi cho đất nước và dân tộc trên đây của những người Việt quốc gia ở Miền Nam đã không được những người CSVN ở Miền Bắc đáp ứng.
 
Bởi lý tưởng và mục tiêu của những người CSVN hoàn toàn khác biệt với lý tưởng và mục tiêu của người Việt quốc gia. Sự khác biệt rõ nét nhất là Người Quốc Gia hành động tất cả vì Quốc Gia Dân Tộc, cho Tổ Quốc Việt Nam, trong khi những Người Cộng Sản Việt Nam hành động tất cả vì Quốc Tế Cộng Sản, cho Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô. Do đó, để làm tròn nghĩa vụ công cụ bành trướng hầu áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên cả nước, đảng CSVN đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, đẩy chính quyền và nhân dân Miền Nam Việt Nam vào một cuộc chiến tranh tự vệ và Hoa Kỳ có cớ can thiệp ngày càng sâu rộng vào chủ quyền VNCH.  Cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này đã kéo dài hơn 20 năm (1954-1975), sát hại hàng triệu sinh linh, tàn phá đất nước, di hại lâu dài nhiều mặt cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
 
Nhưng rồi sau cùng thì cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn cũng đã phải kết thúc và đã kết thúc một cách không bình thường, do sự sắp xếp tiền định của ngoại bang, đã để cho CSBV “thắng cuộc chiến” một cách dễ dàng, không cần chiến đấu(vì đối phương bị ép buộc đầu hàng) không cần giữ đất và không đủ người để tiếp thu (vì bất ngờ, tốc độ rút lui của VQ nhanh hơn tốc độ tiến quân của VC)
 
Chính vì sự kết thúc chiến tranh không bình thường này, mà ngay từ những ngày tháng năm đầu, khi cuộc chiến vừa tàn, người Việt Quốc gia ở Miền Nam không khỏi nghĩ lại nhận định có tính tiên liệu của hai ngoại nhân. Một là Tướng độc nhản Moise Dayan, Bộ Trưởng Do Thái lúc bấy giờ khi đến thăm Miền Nam; hai là Sir Wilson. một chuyên viên Anh quốc làm cố vấn về du kích chiến cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam; Cả hai ngoại nhân này đều có chung nhận định đại ý  “Muốn chiến thắng cộng sản tại Việt Nam, chỉ còn cách cộng sản hoá Nam Việt Nam”. Nay thì Miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản hoá sau ngày 30-4-1975. Chế độ cộng sản đã thiết lập 39 năm qua trên toàn cõi Việt nam. Như vậy phải chăng “Quốc gia đã thua để thắng” và “Cộng sản thắng để thua” trong một tương lai không xa ? 


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2Q==    

Nếu đúng như vậy thì tại sao và Quốc gia thắng cộng sản như thế nào?

 
      1.- Tại vì mục tiêu và lý tưởng đấu tranh của người Việt Quốc gia trước sau như một, vẫn là chân lý tất thắng của thời đại (độc lập dân tộc, tự do dân chủ, nhân quyền và chủ nghĩa quốc gia), có chính nghĩa, đáp ứng đúng khát vọng toàn dân(độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự, không phải chỉ là bánh vẽ như VC ). Chân lý, chính nghĩa và khát  vọng ấy, nếu người Việt Quốc gia đã mất cơ hội thành đạt trước 30-4-1975, trong chiến tranh tự vệ, trên chiến trường, thì hôm nay, sau 39 năm kiên trì tiếp tục cuộc đấu tranh cho lý tưởng và mục tiêu của mình, đã và đang buộc được CSVN phải mặc nhiên tự thú sai lầm, phải sửa sai và từng bước lùi dần về phía dân chủ, trả lại dần dần cho nhân dân quyền tự do và các quyền dân chủ, dân sinh và  nhân quyền căn bản.
 
  2.- Quốc gia thắng Cộng sản như thế nào?
 
Chế độ CHXHCN Việt nam do đảng CSVN áp đặt tại Việt Nam đã và đang trên quá trình tiêu vong và đã bước vào giai đoàn cuối cùng: Tiêu vòng hoàn toàn về mặt bản thể trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”. Trong môi trường mật ngọt này,từng bước tịnh tiến cán bộ đảng viên CS được tư sản hoá, nhà nước CS được tư bản hoá và chế độ CS được dân chủ hoá. Ðó là quá trình tiêu vong tất yếu của đảng và chế độ CSVN, xác định sự toàn thắng của các lực lượng quốc gia, dân tộc, dân chủ Việt nam. Sự tất yếu này đến mau hay chậm là tùy thuộc vào ba lực đẩy, lực xoay cùng chiếu chủ yếu:

   - Một là sự tự hủy do phân hoá nội bộ đảng và chế độ CSVN.

   - Hai là cường độ và hiệu quả thực tế của các hình thức đấu tranh của các lực lượng quốc gia, dân tộc, dân chủ trong cũng như ngoài nước, thu hút được quần chúng,tạo ra cao trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, nhân quyền  của nhân dân trong nước.

   - Ba là áp lực trên đảng và chế độ CSVN của các cực cường, các chính quyền dân chủ,Liên Hiệp Quốc, các tổ chức kinh tế tài chánh quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
 
Vì vậy cho đến nay, dưới áp lực của ba mũi giáp công cùng chiều trên đây, mới chỉ thúc ép được chế độ độc tài toàn trị hiện nay lùi dần về phía dân chủ. Chất dân chủ đã và đang đẩy lùi chất độc tài và tích lũy thành lượng dân chủ. Khi lượng dân chủ tích lũy đủ triệt tiêu hoàn toàn chất độc tài, thì theo qui luật duy vật biện chứng mà những người cộng sản Việt nam từng tin như giáo điều, rằng “Lượng đổi, chất đổi”, thì chế độ độc tài toàn trị hiện nay sẽ tiêu vong hoàn toàn bản thể để hình thành chế độ dân chủ tại Việt nam.
 
Tóm lại:  39 năm trước đây, ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã kết thúc không bình thường đã chỉ đem lại một chiến thắng biểu kiến cho đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Thực tế đã ngày một khẳng định cuộc chiến tranh kết thúc như thế không phải là thắng lợi của phe này (Việt cộng) đối với phe kia (Việt quốc), mà chỉ là do nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực, nắm trung tâm quyền lực thế giới. Do đó, thực tế đã ngày một khẳng định ngày 30-4-1975 chỉ là khởi điểm một quá trình đưa CSVN đến sự tiêu vong về bản thể, để hình thành một chế độ dân chủ mai hậu tại Việt Nam theo chiều hướng mới KHÔNG THỂ ÐẢO NGƯỢC : Dân chủ tất thắng độc tài.
 
Một khi chế độ độc tài cộng sản tiêu vong về mặt bản thể, lý tưởng và mục tiêu đấu tranh của những người CSVN đã không đạt được, nay phải xoay chiều, cách này hay cách khác cố thực hiện những điều mà người Việt Quốc Gia đấu tranh chưa đạt. Và như thế có thể kết luận rằng: 30-4-1975 quả thực  “Quốc gia đã thua để thắng và Cộng sản đã thắng để thua”.
                          
Thiện Ý
Houston, Tháng Tư 2014
 
(1) Xin vào: luatkhoavietnam.com, mục “Diễn Đàn”, tiểu mục “Tác giả & Tác phẩm” để đọc “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, khởi thảo từ trong nước (1976-1977), ấn hành lần đầu 1995 và tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ. Vào tiểu mục “Phỏng vấn & Hội luận” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý về tác phẩm này.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/thang-tu-ngay-ba-muoi-quoc-gia-thua-de-thang-cs-thang-de-thua/1903051.html
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeFri Apr 03, 2015 11:48 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Z

Ai giải phóng ai sau 40 năm nhìn lại

Huy Vũ     
Tháng Ba 26, 2015
http://baotoquoc.com/2015/03/26/ai-giai-phong-ai-sau-40-nam-nhin-lai/

Ngày 30-04-1975 được Cộng Sản Bắc Việt rêu rao là ngày họ  “giải phóng” dân chúng miền Nam khỏi sự “kìm kẹp” của Mỹ-Ngụy.  Tới nay đã 40 năm trôi qua, ta thử nhìn lại và suy ngẫm xem ngày này có phải là ngày miền Bắc đã giải phóng miền Nam không? Hay ngược lại, miền Nam đã giải phóng miền Bắc?

Trước khi đi vào nội dung của vấn đề, thiết tưởng ta cần phải đi tìm định nghĩa của động từ “giải phóng”.

Theo một vài cuốn tự điển Việt-Việt, động từ “giải phóng” có thể được định nghĩa như sau:  Bằng cách này hay cách khác làm cho hay giúp cho một số người nào đó thoát ra khỏi một tình trạng xấu xa tồi tệ. Nói khác đi, nếu đẩy đưa một đối tượng nào đó từ một tình trạng tốt đẹp sang một tình trạng tồi tệ, thì không thể gọi là “giải phóng” được.

Dựa vào định nghĩa này và lấy ngày 30-04-1975 làm mốc thời gian để tìm hiểu xem đời sống thật sự của nhân dân hai miền Nam và Bắc vào thập niên 1970 như thế nào, để từ đó có thể rút ra một kết luận khách quan rằng: Ai đã giải phóng ai?

Để có một câu trả lời đúng đắn và chính xác cho câu hỏi này, có lẽ ta nên điểm qua cảm nghĩ và nhận thức về cuộc sống vật chất và tinh thần của dân chúng hai miền Nam và Bắc vào thập niên 1970 của một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, cán binh, cán bộ v.v… là những người đã được đào tạo và hun đúc bởi chính đảng Cộng Sản Việt Nam tại miền Bắc, khi họ có dịp vào miền Nam thăm viếng, công tác, hay sinh sống sau ngày 30-04-1975.

1.   Thư của một cựu “giải phóng quân” cộng sản Việt Nam gửi cho một cựu “ngụy quân” Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn Bá Chổi)

Trong phần đầu thư, anh “cựu giải phóng quân” đã trân trọng thông báo cho anh “cựu ngụy quân” biết là hiện tại anh ta đang tự giác và tự nguyện “tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc” trên con đường “Ngụy Quân Hóa và Mỹ Cút Hóa”. Anh CGPQ cũng đã dí dỏm giải thích về lý do tại sao anh ta đã và đang làm một việc ngược đời như thế:

“Ngụy-quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều… hiện đại. Mỹ-cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ…
“Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẫm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút; Mỹ-cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép-Pi-Bớt-Đê (Happy Birth Day), hễ mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc-Đá-Nồ (McDonald), Bơ-Gơ-Kinh (Burger King), Ken-Tơ-Ky-Phờ-Rai-Trích-Cần (Kentucky Fried Chicken)… con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản….”
Sau đó anh CGPQ còn tỏ ra khâm phục và hết lời ca tụng quân dân miền Nam:
“Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh.
“…. nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy… Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng…”

Phần cuối thư anh CGPQ viết:
“Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã… thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là “phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.

Cuối thư anh CGPQ cho biết thêm là anh cùng quê với ông Hồ, có lẽ trước 30-04-1975 anh rất hãnh diện về điều nay, song sau ngày này anh lại thấy đó là một điều làm anh hổ thẹn:
“Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.

2.   Nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc”:


Trong phần “Mấy lời của Tác Giả” của cuốn “Bên Thắng Cuộc” Huy Đức cho biết sau ngày 30-04-1975 nhìn những chiếc xe đò Phi Long chạy từ miền Nam ra Bắc và qua hình ảnh ngươi lơ xe và những đồ đạc và sách báo của hành khách mang từ miền Nam ra, tuy đơn giản song cũng làm ngươi miền Bắc nhận ra được rằng dường như ở miền Nam có mức sống văn minh, phong phú và đa dạng, và không giống như những điều mà Huy Đức đã được dậy bảo trong sách giáo khoa của miền Bắc:

“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giời văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dầy, Thép Đã Tôi Thế Đấy. Những chiếc máy Akai, radio cassette, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.”

3.   Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc:

Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phầm mở đầu ông viết:

“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”

Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông. Và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.

Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”

Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cộng sản, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.

Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”

Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đướng chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền  Nam  khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”

Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời bác Hồ dạy bảo:

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.”

Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt  là vì ông tin vào lời tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:

“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”

Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải , dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khó:

“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”

Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:

“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”

Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều  “lăng mạ” người bà con này:

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.

Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”

Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”

4.   Tiến sĩ Lê Hiển Dương, nguyên hiệu trường Đại Học Đồng Tháp:

Vào ngày 30-04-1975, ông Dương còn là sinh viên của trường đại học sư phạm Vinh. Khi nhận được tìn miền Nam đã được “giải phóng”, ông và các sinh viên của trường này đã hồ hỡi, phấn khởi, hò reo, ca hát và tổ chức hội họp liên miên để mừng miền Nam được giả phóng, vì tin rằng:

 “từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi không còn sống trong cảnh”Ngụy kềm Mỹ kẹp nữa…. Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng.”

Sau khi tốt nghiệp, ông Lê Hiển Dương may mắn lại được Đảng và Nhà Nước Cộng Sản bố trí vào miền Nam với một nhiệm vụ cao cả là:
“mang ‘ánh sáng’ văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tồi lầm than vì cứ liên miên bị Ngụy kềm Mỹ kẹp chứ đâu có học hành gì?”

Khi xe chạy qua cầu Hiền Lương, ông Dương đã bắt đầu nhận ra rằng, cuộc sống của nhân dân miền Nam không như ông tưởng và hòan toàn không giống như lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng đã nhồi nhét vào đầu óc ông:

“Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng... rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!”

Khi tới Thị trấn Cao Lãnh để nhận nhiệm sở, ông được nhà cầm quyên địa phương “bố trí” cho ở tại khách sạn Thiên Lợi và đây là cảm nhận của ông khi sống trong khách sạn này và nhân dịp này ông cũng cho biết xã hội miền Bắc quá lạc hậu và nghèo khó thê thảm:

“Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

‘Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà’…

Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”

Từ nhận thức về mức sống cách biệt giửa hai miền Nam quốc gia và miền Bắc cộng sản, cùng những sự việc đã liên tiếp xẩy ra ở miền Nam sau ngày 30-04-1975 đã buộc một người trí thức như ông Dương phải suy nghĩ:

“Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng miền Nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…
Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc!”

5.   Châu Hiển Lý (bộ đội tập kết 1954)

Trong một bài có nhan đề là “Cả Nước Đã Bị Lừa” được viết vào dip kỷ niệm 35 năm ngày gỉải phóng miền Nam, ông Châu Hiển Lý đã nhận định vế “chiến thắng 30 tháng 04” của đảng cộng sản Việt Nam như sau:

“Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.”

Tiếp theo đó ông Lý đã nêu ra một loạt câu hỏi để người đọc nhìn lại và suy ngẫm, rồi tự trả lời xem sau hơn nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản được thực thi ở Việt Nam có phải là một chủ nghĩa tốt đẹp không? Nếu chủ nghĩa cộng sản thật sự tốt đẹp thì tại sao:

“ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
-  Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
- Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
- Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
- Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
- Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
- Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
- Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
- Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm công cho các nước tư bản?
- Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?”
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.”

Gần cuối bài “Cả nước đã bị lừa” ông Lý viết:

“Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ … đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.”

Cuối bài “Cả nước đã bị lừa” ông Lý đã dung hai câu thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc để kết luận về cái xã hội thiên đường cộng sản:

“Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”

6.   Nhà báo Trần Quang Thành

Mới đây Á Châu Tự Do có đăng bài “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu.” Trong bài này nhà báo Trần Quang Thành, cựu phóng viên đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và đài Truyền hình Việt Nam, hiện định cư tại Bratisslava, thủ đô của Slovakia, đã phát biểu như sau:

 “Khi tôi nghe đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam đưa tin ông Dương văn Minh đầu hàng, lúc đó tôi đang ở trên cầu Phan Thanh Giản  Sài Gòn và chỉ ít phút sau là tôi có mặt ở dinh Độc Lập. Lúc đây mình nghĩ là mình đã hoàn thành một việc là tới được cái nơi mà người ta gọi là «hang ổ của Mỹ Nguỵ » lúc đó mình cứ tưởng là một cuộc chiến thắng giải phóng miền Nam dâng cho tổ quốc nhưng mà bây giờ nghĩ lại là mình bị lừa…
Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung Cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới  chứ không phải là một cuộc chiến tranh Vệ quốc như họ từng tuyền truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.»

7.   Nhà văn Dương Thu Hương

Mới đây phóng viên Tường An, đài Á Châu Tự Do, đã có một cuộc trao đổi với  nhà văn Dương Thu Hương về hồi ức của bà về ngày 30-04-1975. Câu hỏi đầu tiên mà phóng viên Tường An hỏi bà DTH là:

Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?

Nhà văn Dương Thu Hương:

Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn. Họ (phía bên thua cuộc) có thể văn minh hơn về văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.
Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà  chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»

Tóm lại qua cảm nghĩ và nhận thức của các nhà văn, nhà thơ, cán binh, cán bộ v.v… trên đây người ta có thể rút ra được những kết luận sau đây:

-      Nhân dân miền Nam thật sự có tự do, dân chủ và no ấm.
-      Nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cày thay trâu và nhân phẩm xuống thấp ngang hàng với bèo dâu.
-      Nhờ giải phóng miền Nam, nhân dân miền Bắc thấy được ánh sáng văn minh và được dắt dẫn trở về quốc gia dân tộc.
-      Nhà cửa và phố xá ở miền Nam khang trang chứ không lụp xụp như ở miền Bắc.
-      Nhờ “giải phóng miền Nam” mà người miền Bắc biết thế nào là thế giới văn minh và hội nhập vào thế giới này.
-      Đời sống của người dân miền Bắc vào thập niên 1970 thê thảm và lạc hậu đến nỗi người dân phải tranh giành nhau từng cục “phân bắc” để nộp cho hợp tác xã.
-      Xã hội chủ nghĩa là một xã hội tồi tệ và nó được phơi bày rõ rệt qua sự nghèo khổ của nhân dân miền Bắc.
-      Xã hội chủ nghĩa là một thời đen tối nhất trong lịch xử Việt Nam.
-      Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thực chất chỉ là cuộc chiến của những người cộng sản Việt Nam làm tay sai cho Nga Sô và Trung Quốc.
-      Chế độ miền Bắc là một chế độ man rợ.
-      Chế độ miền Nam là một chế độ văn minh.

Tóm lại, qua những kết luận trên đây thiết tưởng cũng tạm đủ cho người ta thấy rõ là, ngày 30-04-1975 không thể gọi là ngày miền Bắc cộng sản giải phóng miền Nam tự do được, mà phải gọi ngược lại là ngày miền Nam đã giải phóng miền Bắc ra khỏi sự kìm kẹp, giam hãm và đô hộ của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời cũng đã giúp nhân dân miền Bắc nhận ra được rằng, chế độ cộng sản là chế độ man rợ, chẳng những đã chọc thủng con ngươi của họ, mà còn đâm thủng luôn cả màng nhĩ của họ nữa, khiến họ không nghe được và không thấy được những xã hội văn minh và tiến bộ ở thế giới bên ngoài. Do đó, họ đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam giam hãm, kìm kẹp và đọa đày trong một “nhà tù khổng lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong một “thiên đường văn minh nhất hành tinh”.



42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Untitled
Hàng không Việt Nam Cộng Hòa (AIR VN)- thời điểm 1965 - 1970

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 1

Cùng thời điểm 1965-1970 “hàng không mặt đất” Hà Nội hiu hắt như thế này thì làm sao biết tới “hàng không dân dụng”tiên tiến như Miền Nam?.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSun Apr 19, 2015 9:11 am


30/4 Ai Chiến thắng và Ai Chiến bại


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 30-04-1975-a11-danlambao


Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao) - Ngày 30/4 ngày mà cả một chế độ Nhân Bản đã bị phe Đồng Minh nuốt lời hứa, bức tử không thương tiếc. Ngày mà một chế độ tự do, dân chủ, văn minh bị một lũ man ri mọi rợ vào cướp lấy, và cướp sạch. Ngày ấy khai tử một chế độ hết lòng vì Nhân Dân, hết lòng bảo vệ Quê Hương. Đúng thế, cho đến giây phút cuối cùng mà những người lính VNCH vẫn giang tay bảo vệ phần đất còn lại, và Đồng Bào mình đến giọt máu và hơi thở cuối cùng.

Họ là ai? Những người lính QLVNCH bảo vệ Thủ Đô trong đó có Lữ Đoàn Dù, Biệt Cách Nhảy Dù, Biệt Khu Thủ Đô, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, kể cả Nhân Dân Tự Vệ cũng cầm súng chiến đấu bảo vệ khu vực mình đang ở cho tới cái lệnh oan nghiệt của TT Dương Văn Minh, một tên tướng đã bị em ruột là Dương Văn Nhật và Thích Trí Quang móc nối.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2Q==
Các xe Tăng T54 dọc theo ngã ba Tham Lương & Trương Minh Giảng bị bắn cháy đã nói lên rất rõ điều này.

Khi lệnh đầu hàng ban ra, lớp cùng nhau tự sát như đám lính Dù ôm nhau cắn chốt Lựu Đạn cùng chết trong công viên, lớp buông súng, trở về Dân Sự.

Đáng lý ra nếu không có lệnh của DVM thì QLVNCH sẽ tử thủ tới hơi thở cuối cùng, nếu thất thủ Sài Gòn thì còn miền Tây của 2 Tướng vùng Nam và Hưng, họ sẽ rút về đó cố thủ, vì kho thóc đồng bằng Nam Bộ và sông nước miền Tây dư sức đủ lương thực cho tất cả cầm cự chờ phản công.

Bị một tay Đại Tá phản bội, ôm kế hoạch của 2 tướng vùng 4 trên lên máy bay biến mất, nên kế hoạch đã không được thực hiện, 2 tướng vùng đành tự sát vì Danh Dự, Tổ Quốc, và Trách Nhiệm, "Tướng chết theo Thành".

Đại Tá Cẩn cũng tử thủ tới cùng bị CS bắt và bị đem ra xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 5078675439_513aa369ab

Cuộc đời có nhiều ngã rẽ không ai đoán trước được. Nếu trên một võ đài 2 võ sĩ cùng sáp lại tỉ thí, nhưng một võ sĩ dùng miếng đòn bẩn thỉu hạ đo ván võ sĩ kia thì mọi người sẽ không phục, ngược lại còn chỉ trích võ sĩ đó là chơi đòn tiểu nhân.

Đã thế năm nào cứ tới 30/4 là võ sĩ đó lại làm lễ kỷ niệm ngày chiến thắng tưng bừng náo nhiệt nhai đi nhai lại câu "kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất Nước", hay "dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN đã dành được thắng lợi to lớn là thống nhất đất Nước, non sông quy về một mối" thì thật là quá trơ trẽn không còn gì để mà nói.

Họ đã quên cái ngày mà họ đã đầu hàng quân đội Mỹ, họ đã quên khuấy đi mất cái hiệp định mà họ đã ký tại Paris. Họ đã lật lọng tráo trở tổng động viên, xua quân vào ăn Cướp miến nam dưới sự bảo trợ của phe Liên Xô và Trung Cộng.

Một bên vẫn ỷ y vào cái hiệp định Paris mới ký, hơn thế nữa lại bị Đồng Minh cúp viện trợ về mọi mặt, súng đạn đánh đấm cũng bị giới hạn. Một bên cố tình vi phạm hiệp định ký kết, bất ngờ dồn hết lực lượng vào Nam để đánh chiếm cho bằng được cái bên bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, có nhắm mắt cũng biết bên nào sẽ thắng, bên nào sẽ bại.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn War

Sau 30/4 Văn Tiến Dũng vào trình với Lê Duẩn về số phận của Quân Dân Cán Chính VNCH sẽ xử sự ra sao. Lê Duẩn chụm bàn tay đưa gạt ngang cần cổ ra hiệu giết hết, nhưng vì quá đông không lẽ giết hết thì ăn nói sao với người Dân và trước con mắt Quốc Tế, nên đành kêu gọi trình diện, gom hết đưa đi cải tạo cho chết dần chết mòn trong tù, vì bị hành hạ, nhục mạ, bệnh hoạn, đói ăn. Còn được tiếng là cách mạng khoan hồng, nhân đạo.

40 năm nay phe chiến thắng vẫn mặt dày mặt dạn tổ chức ăn mừng ngày Cướp được miền Nam do lừa bịp theo cái hiệp định đã ký, vẫn hãnh diện ta đây đã chiến thắng đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Vì say men chiến thắng nên phe thắng cuộc bất chấp lời cảnh báo của Trung Cộng, xua quân qua Campuchia truy diệt quân Pon Pốt, vì thế năm 1979 Trung Cộng mới lấy cớ qua dạy cho CSVN một bài học nhớ đời ở mấy tỉnh Biên Giới.

Khi khối Liên Xô sụp đổ thì phe chiến thắng lại vội vã cử người qua bên Trung Cộng cầu hòa, nhượng bộ đất đai, biển đảo sát nhập qua hiệp ước Thành Đô, và gọi Trung Cộng rất ư là hữu nghị, 4 tốt 16 chữ vàng để được bảo hộ.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcSNTWCcdj6PE9F7EBUzAuzDFdL2K1f58go2z2PqFigerXae0y2PlQ

Cho tới nay người Dân trong Nước đã hiểu thế nào là chiến thắng, chiến thắng với chính người anh em mình là VNCH, chiến thắng với chính đồng bào ruột thịt của mình là toàn Dân miền Nam.

Nói về phe Chiến Bại sau 30/4 đã cắn răng ngậm ngùi cho số phận ngã ngựa và gãy súng của mình, nên mạng ai nấy lo, kẻ bị bắt làm tù binh kẻ xuống Tàu lưu vong, người tìm đường về quê với gia đình. Anh Em TPB thì lê lết ra khỏi các bệnh viện vết thương vẫn còn rỉ máu. Hãy tưởng tượng những Anh Em này vừa cưa tay hay chân xong máu chưa cầm thì bị đuổi ra khỏi bệnh viện, lúc đó chỉ muốn chết cho đỡ khốn khổ, nếu không có can đảm và nghị lực.

Quân Dân Cán Chính VNCH thì bên chiến thắng gạt gẫm kêu ra trình diện 2 giai đoạn nói đi chừng 10 ngày rồi cho về, nhưng khi trình diện tạm đầy đủ thì nhét xuống gầm Tàu chở đi các nơi như chở đàn gia súc chen chúc nhau dưới những khoang tàu tối om không có ánh sáng, không có chỗ đi vệ sinh. Cuối cùng đưa đi không có ngày về.

Những Anh Em còn lành lặn sau khi buông súng thì lớp về quê làm ăn, lớp trốn lên rừng vì không muốn sống với kẻ thù không đội Trời chung. Sau này bị bắt lại hầu hết, kẻ thì tử hình, người thì bị đày đọa trong chốn lao tù.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Cba637de-a204-4db2-a51b-4bf5f4b7af33

Hãy nhìn lại 30/4/1975 đến nay bên nào mới thật sự là bên chiến thắng. Trước đây VNCH chỉ có 2 Nghĩa Trang Quân Đội là Gò Vấp và Nghĩa Trang Biên Hòa, còn bây giờ thì xã, huyện, Tỉnh nào cũng có Nghĩa Trang, to nhất là Nghĩa Trang Trường Sơn nơi toàn là xương Chó Heo, vì khi rút đi bên chiến thắng đã làm lễ tế sống tập thể các thương binh nên chôn một hố, thời gian không mò ra nổi vì địa hình, địa thế thay đổi và biến dạng giờ đành lấy xương chó heo vào thay thế rút tiền, bỏ túi. Chiến thắng để độc lập, toàn vẹn lãnh thổ mà bây giờ cái gì cũng lệ thuộc vào Trung Cộng, làm gì, đi đâu cũng phải qua xin ý kiến của Trung Cộng, thậm chí Trung Cộng xâm lấn biển đảo, giết hại Ngư Dân bên chiến thắng cũng không dám ho một tiếng, chỉ dám tuyên bố là Tàu Lạ, không dám kêu đích danh kẻ thù xâm lược, nhận giặc làm Cha, đội chúng lên đầu, bảo sao nghe vậy, bắt bớ và khủng bố, bỏ tù những người yêu Nước biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Người Dân trong và ngoài Nước đã nhìn rõ bộ mặt thật của bên chiến thắng là lừa bịp, là bộ mặt của những tên Cướp, là những kẻ hèn với giặc, ác với Dân. Hễ nhắc tới đảng CSVN thì ai cũng trề môi bĩu mỏ, vì chưa bao giờ bên chiến thắng nói lên sự thật, mọi việc đều giấu kín như bưng khi nào đổ bể mới kiếm cách đưa lên báo đài để bịt bít, chữa cháy.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Z

Một số những người bên phe chiến bại đã ra đi theo diện vượt biên, ODP, HO định cư, làm ăn bên các Nước bây giờ kinh tế đã ổn định, giờ này họ đã gởi tiền về giúp đỡ bà con thân nhân, nhưng lại là gián tiếp giúp đỡ bên phe chiến thắng đang có nguy cơ sụp đổ kinh tế.

Ngay mấy năm nay Anh Em TPB/VNCH cũng được sự quan tâm của đồng bào trong Nước và Hải Ngoại gởi tiền về giúp đỡ và tổ chức những buổi tri ân TPB/QLVNCH.

Kẻ chiến bại mãi mãi sống trong lòng người Dân miền Nam nói riêng và những người yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ nói chung. Họ vẫn được nhắc đến trên cửa miệng của người Dân miền Nam trước đây. QLVNCH sẽ hồi sinh một ngày gần đây khi hậu duệ của những người lính VNCH thành tài quy tụ về xây dựng lại Tổ Quốc VN thân yêu. Một QĐ đã chết nhưng chưa chôn sẽ phục sinh, còn một QĐ chưa chết nhưng đã chôn đó là QĐ hèn với giặc, ác với Dân, lấy câu khẩu hiệu: "Còn Đảng còn mình" như thế là chiến thắng hay chiến bại.?.

Cánh Dù Lộng Gió
danlambaovn.blogspot.com

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcR6oaneFSnOnROXIDIDs7qubBLNdEDhPUZm8TKPZYdwGlwx_u2u
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 22, 2015 11:58 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcRWOSpLi9GhFwC1h6L1DdbdNR28UKwgluWQLrTS4CqzDAx4-8IknQ

Cần gọi đúng tên cuộc chiến này

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Lần thứ 40 ngày 30 tháng tư của lịch sử đau thương mất mát, của vui nông nổi mà buồn thăm thẳm lại đến.

Suốt 40 năm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền đã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên đất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày huy hoàng đại thắng, ngày vẻ vang thống nhất đất nước.

Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt, hệ quả tất yếu của hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai tiền đồn, hai trận tuyến của hai ý thức hệ quyết liệt đối kháng, tiêu diệt nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch không đội trời chung, hai tên lính xung kích của hai lực lượng đối kháng đó. Việc chia cắt độc đoán, phũ phàng, oan nghiệt đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn do những người cộng sản thực hiện, cộng sản Tàu mưu toan và áp đặt, cộng sản Việt cam tâm cúi đầu chấp nhận.

Rắp tâm làm cuộc nội chiến, lực lượng cộng sản Việt Nam ở miền Nam phải chuyển ra miền Bắc theo qui định của hiệp định Genève nhưng họ đã bí mật ém lại lượng lớn súng đạn và khá đông đội ngũ lãnh đạo cộng sản chỉ biết có đấu tranh giai cấp bạo liệt, sắt máu, không biết đến đạo lí thương yêu đùm bọc giống nòi. Đầu năm 1959, đảng cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết 15 xác định rõ việc thâu tóm miền Nam bằng bạo lực cách mạng, tiến hành chiến tranh trong lòng dân tộc, quyết thực hiện nội chiến tương tàn.

Có nghị quyết 15, những người cộng sản ở miền Bắc liền hối hả mở đường đưa súng đạn và lực lượng chiến đấu vào miền Nam. Tháng năm, 1959, đường mòn từ miền Bắc xâm nhập miền Nam được mở dọc theo dãy Trường Sơn. Tháng bảy, 1959, mở tiếp đường mòn trên biển, mở luồng mở bến cho những con tàu không số chở súng, đạn, thuốc nổ từ Đồ Sơn, Hải Phòng vào Vũng Rô, Phú Yên, Trung Bộ, vào Gành Hào, Cà Mau, Nam Bộ.

Có nghị quyết 15, cán bộ cộng sản ở lại miền Nam nằm vùng liền tổ chức, tập hợp lực lượng. Những hầm súng đạn được khui lên. Cuối năm 1959, tiếng súng nội chiến bùng nổ ở Trà Bồng, Quảng Ngãi. Ngày 17. 1. 1960, tiếng súng nội chiến rộ lên ở huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Từ đó tiếng súng nội chiến lan ra khắp miền Nam. Khắp miền Nam, nơi nào cũng có lãnh đạo cộng sản nằm vùng, nơi nào cũng mịt mù lửa khói nội chiến, lênh láng máu người Việt giết người Việt. Từ đó, ngày 17. 1. 1960 được những người Cộng sản tự hào coi là ngày Đồng khởi vẻ vang của họ. Còn lịch sử Việt Nam phải đau buồn ghi nhận ngày 17. 1. 1960 là ngày khởi đầu cuộc nội chiến Nam Bắc.

Chiến tranh vũ trang thảm khốc và chiến tranh chính trị lừa dối do những người cộng sản phát động đã đẩy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam vào cuộc khủng hoảng nặng nề, triền miên không có điểm dừng. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, một chính quyền được tổ chức theo mô hình dân chủ văn minh, có tam quyền phân lập thực sự, nhờ thế người dân miền Nam bước đầu đã có tự do dân chủ thực sự, một chính quyền đang chiến đấu ngăn chặn sự tràn lan bạo lực cộng sản; Trước nguy cơ cả Đông Nam Á bị tràn ngập trong sắt máu bạo lực cộng sản, năm 1965, sáu năm sau nghị quyết 15 của đảng CSVN sử dụng bạo lực thâu tóm miền Nam, gần sáu năm sau tiếng súng nội chiến bùng nổ ở miền Nam, Mỹ mới đưa quân vào miền Nam Việt Nam cứu đồng minh Việt Nam Cộng Hòa trước nguy cơ sụp đổ và củng cố một tiền đồn ngăn chặn cơn thác lũ cách mạng bạo lực cộng sản đang ở đỉnh cao trào.

Năm 1965, quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam cũng như năm 1944 quân đội Mỹ đổ bộ vào châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như năm 1950 quân đội Mỹ đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên đều không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ để làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa phát xít thời thế chiến hai và ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người.

Cần giấu biến cuộc nội xâm tội lỗi của ý thức hệ giai cấp, cuộc nội xâm mang hận thù giai cấp vay mượn, mang tư tưởng bạo lực chuyên chính vô sản ngoại lai, mang súng đạn của thế giới cộng sản về đánh phá dân tộc, nô dịch nhân dân, thống trị đất nước, ngay từ khi phát động cuộc nội chiến phi nghĩa núp bóng cuộc chiến tranh chính nghĩa “giải phóng miền Nam”, những người cộng sản đã vẽ ra con ngáo ộp “đế quốc Mỹ” hiếu chiến, tham tàn, man rợ hù dọa người dân, đã lôi “đế quốc Mỹ” vào tham chiến để biến cuộc nội chiến thành cuộc thánh chiến như lời bài hát của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1960: “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước/Diệt đế quốc Mĩ phá tan bè lũ bán nước”. Năm 1965, những đơn vị tinh nhuệ, hiện đại nức tiếng của quân đội Mỹ, những sư đoàn Kị Binh Bay Số 1, lữ đoàn Tia Chớp Nhiệt Đới... với xe tăng lổm ngổm bò kín đất Vạn Tường, Quảng Ngãi, máy bay lên thẳng vè vè rợp trời Bông Trang Nhà Đỏ, Bình Dương thì hệ thống tuyên truyền nhà nước Việt Nam cộng sản như bắt được vàng, như được trích một liều đô pinh mạnh, họ reo lên: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường/Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục... Bộ đội dân công trùng trùng điệp điệp/Chào nhau không kịp nhớ mặt nhớ tên/Đội ngũ ta đi dài theo tiếng hát...” Đó là thơ của nhà thơ quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính Hữu. Khi reo lên như vậy, năm 1966, nhà thơ Chính Hữu là thiếu tá ở cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Lúc chết, năm 2007, ông là đại tá.

Đây không phải là niềm vui của người lính bị dồn ra trận. Đi vào chỗ chết, đi vào cuộc chiến người Việt bắn giết người Việt, làm sao vui được. Đây là niềm vui tuyên huấn, niềm vui cộng sản. Niềm vui của những người đã đánh tráo được tên gọi cuộc nội chiến tương tàn thành cuộc thánh chiến hào hùng “Chống Mỹ cứu nước”. Niềm vui đã đưa được cả nước vào cuộc nội chiến ngùn ngụt hận thù giai cấp, người Việt vô sản say mê bắn giết người Việt tư sản. Người Việt nghèo khổ cuồng dại bắn giết người Việt có của. Niềm vui khi thấy hai anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ ở hai chiến tuyến ý thức hệ xả súng vào ngực nhau, quăng lựu đạn vào đầu nhau!

Quân đội Mỹ vào tham chiến bên những người lính Việt Nam Cộng Hòa có làm cho cuộc nội chiến do những người cộng sản tiến hành chựng lại, tốc độ khuất phục, thâu tóm dải đất miền Nam của họ chậm lại nhưng không làm thay đổi bản chất cuộc nội chiến vì ý chí cộng sản dùng bạo lực khuất phục dải đất miền Nam không thay đổi. Không thay đổi ý chí cộng sản dùng máu người Việt để thống nhất trong tay họ đất nước Việt Nam mà chính họ đã chia cắt.

Nếu thực sự là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì khi quân đội Mỹ giảm vai trò, giảm sự có mặt trong cuộc chiến, mức độ ác liệt của cuộc chiến phải giảm và khi quân đội Mỹ rút hết khỏi Việt Nam thì cuộc chiến phải kết thúc. Không! Từ năm 1970, Mỹ thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội Mỹ giao lại vai trò chủ thể chiến trường cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mỹ không trực tiếp tham chiến nữa, họ chỉ trợ chiến, yểm trợ hỏa lực. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa độc lập tác chiến trên các mặt trận, trực tiếp đối đầu với những người lính Việt Nam phía bên kia là lúc diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất, những người lính Việt Nam ở cả hai phía, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Cộng sản chết trận nhiều nhất. Những điểm quyết chiến ở Snun, Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam - Campuchia, ở đường 13, ở đường 9 - Nam Lào, ở thành cổ Quảng Trị trở thành những cái cối xay thịt nghiền nát hết trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam này đến trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam khác của cả hai phía.

Từ khi cuộc nội chiến bùng nổ, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào đầu năm 1971.

Từ khi cuộc nội chiến nổ ra, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong trận hai bên giành giật nhau thành cổ Quảng Trị hè thu năm 1972, thời gian miền Trung bước vào mùa mưa xối xả. Mưa ở Quảng Trị năm 1972 trở thành những trận mưa máu. Máu nhào đất thành cổ Quảng Trị thành bùn nhão nhoét, đỏ lòm và tanh tưởi. Dòng sông Thạch Hãn ngàn đời trong xanh bỗng trở thành dòng sông máu, loang đỏ máu lính Việt Nam. Lính chết không kịp chôn. Quân số bổ xung liên tục mà không còn lính sống để chôn lính chết. Người lính Lê Bá Dương may mắn sống sót đã viết về những đồng đội không có người vớt lên chôn cất còn mãi mãi nằm lại với sông Thạch Hãn: Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/vỗ vô bờ mãi mãi ngàn năm.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Taichiem4

Nước lênh láng ba phần tư diện tích trái đất được nhà thơ Xuân Diệu coi đó là nước mắt đau khổ của loài người: Trái đất ba phần tư nước mắt/Trôi đi như giọt lệ giữa không trung. Ba phần tư lịch sử Việt Nam cũng là lịch sử chiến tranh, là máu và nước mắt. Trong những cuộc chiến tranh liên miên đó chưa có cuộc chiến tranh nào mà người Việt lại quyết liệt, say mê giết người Việt như trong cuộc nội chiến do những người Cộng sản Việt Nam phát động giữa thế kỉ hai mươi.

Năm 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam thì những người Cộng sản càng đẩy mạnh cuộc nội chiến để chỉ hai năm sau họ thâu tóm hoàn toàn miền Nam vào ngày 30. 4. 1975.

Là cuộc nội chiến nên đích cuối cùng những người lính Việt Nam Cộng sản đến không phải là tổng hành dinh quân đội Mỹ mà là dinh Độc lập, nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, người quản lí một nửa lãnh thổ Việt Nam, người lãnh đạo một nửa dân số Việt Nam.

Là cuộc nội chiến nên lá cờ những người lính Việt Nam Cộng sản hạ xuống ở dinh Độc lập ngày 30. 4. 1975 không phải là lá cờ Mỹ mà là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, lá cờ quốc gia của một nửa lãnh thổ Việt Nam, lá cờ Tổ quốc của một nửa dân tộc Việt Nam.

Những người Cộng sản Việt Nam đã cắt đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam rồi họ lại lấy máu của chính dân tộc Việt Nam để thống nhất đất nước, để họ nghiễm nhiên thống trị cả nước không cần lá phiếu bầu chọn của người dân! Những người Cộng sản Việt Nam coi đó là chiến thắng vĩ đại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam đó là keo thua đau đớn tức tưởi! Với những người dân miền Nam đã được sống trong tự do dân chủ, nay mất cả quyền con người, quyền công dân, không được quyền bầu chọn người quản lí đất nước, người lãnh đạo dân chúng, còn cái thua nào đau hơn!

Điểm lại những sự kiện chính của cuộc chiến tranh do những người cộng sản Việt Nam phát động từ 1960 đến ngày kết thúc 30.4.1975 để thấy rõ cuộc chiến này dứt khoát không phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà chỉ là cuộc nội chiến đẫm máu nhất, tội lỗi nhất trong lịch sử Việt Nam để đảng Cộng sản Việt Nam giành quyền thống trị cả nước, nô dịch cả dân tộc Việt Nam.

Bản chất cuộc nội chiến càng lộ rõ ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc. Nếu cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30.4.1975 là “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” thì cuộc chiến tranh đó trước hết phải giải phóng người dân miền Nam khỏi sự nô dịch của đế quốc Mỹ như hệ thống tuyên giáo cộng sản vẫn ra rả tuyên truyền, để người dân miền Nam trở về với dân tộc Việt Nam yêu thương. Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong tình cảm, ý chí người dân. 40 năm đã qua, sự thống nhất đó vẫn chưa hề có. Cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30.4.1975 chỉ giải phóng đất đai miền Nam để người thắng cuộc thâu tóm, thống trị cả nước, còn người dân miền Nam vẫn bị người thắng cuộc coi là thù địch. Chỉ là cuộc nội chiến, người Việt Cộng sản làm chiến tranh để tiêu diệt người Việt Cộng hòa. Người Việt Cộng hòa có may mắn thoát chết trong cuộc nội chiến khốc liệt, tàn bạo đó cũng bị loại bỏ khỏi sinh hoạt xã hội, trở thành những người tù không án, bị giam cầm mút mùa không thời hạn trong những nhà tù hà khắc.

Trước 30.4.1975 một ngày, Đô đốc Elmo Zum Walt Jr., Tư lệnh hải quân Mỹ ở Việt Nam điều một máy bay vận tải C130 từ Philippines đến Tân Sơn Nhất đón cả gia đình Đô đốc Trần Văn Chơn của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa sang Mỹ tị nạn. Đô đốc Trần Văn Chơn đã từ chối ra đi để được ở lại làm người dân Việt Nam sống cuộc đời bình yên với đất nước yêu thương đã hết chiến tranh. Nhưng những người Cộng sản thắng cuộc trong cuộc nội chiến vẫn coi những người như Đô đốc Trần Văn Chơn là đối tượng phải loại bỏ của cuộc nội chiến, họ nào có để cho ông được yên. Đô đốc Trần Văn Chơn ở tuổi ngoài sáu mươi bị tống vào nhà tù với tên gọi trại tập trung mỏi mòn mười ba năm trời.

Những ngày ngục tù tăm tối, cực khổ, Đô đốc Trần Văn Chơn mới nhận ra rằng nhà nước Việt Nam Cộng sản chỉ là nhà nước của một giai cấp hão huyền nào đó chứ không phải nhà nước của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam chân chính dù yêu nước nhưng không Cộng sản cũng không thể sống bình yên trên đất nước thương yêu của mình. Ra tù dù đã gần tám mươi tuổi, chân đã yếu, mắt đã mờ, đã gần đất xa trời, dù muốn được gửi nắm xương tàn vào đất Mẹ Việt Nam bên ông bà, tổ tiên, Đô đốc Trần Văn Chơn cũng phải ngậm ngùi gạt nước mắt ra đi, tìm đến đất nước xa lạ nhưng mở lòng bao dung đón nhận ông. Vài triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi trong nước mắt như Đô đốc Trần Văn Chơn là nỗi đau, nỗi uất hận khó nguôi ngoai của dân tộc Việt Nam. Suốt bốn ngàn năm lịch sử có khi nào dân tộc Việt Nam bị thua đau đến như vậy!

Ngày 30.4.1975 là ngày chiến thắng vĩ đại của những người cộng sản chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc nhưng là ngày thua đau của cả dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua đau, bị chết mòn trong cuộc nội chiến núi xương sông máu nay lại bị đòn thù giai cấp đánh vào trái tim con người, đánh vào đạo lí xã hội, đánh vào lẽ sống còn của dân tộc làm cho dân tộc li tán tan tác và ngày 30.4.1975 là ngày khởi đầu của cuộc đại li tán dân tộc.

Ngày 30.4.1975 sau thoáng vui nông nổi mau qua đi, người dân liền phải nhận ra một sự thật cay đắng. Sự thật của lịch sử trớ trêu: Cái hung tàn thắng cái văn minh. Sự thật trắng tay của người dân. Bao thế hệ người dân Việt Nam đổ máu trong cuộc chiến đấu cho đất nước độc lập, cho người dân được tự do. Cuộc chiến kết thúc, trở về xã hội dân sự mới lồ lộ ra một thực tế: Tự do của người dân không có mà độc lập của đất nước cũng không! Quyền yêu nước của người dân cũng bị tươc đoạt. Đất nước ngày càng phụ thuộc và mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam nhưng là đồng chí cùng lí tưởng, cùng ý thức hệ, là bạn vàng bốn tốt của đảng CSVN!

Phạm Đình Trọng
danlambaovn.blogspot.com

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Z
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeMon Apr 27, 2015 10:34 am


Thống nhất và đần độn, man rợ


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Treeofdeath-danlambao



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Viết cho đồng bào tôi, những bạn trẻ sinh sau 1975)

Khi sự thật là chân lý của mọi chân lý thì dù là người cộng sản nhưng cách nói liên quan đến chủ nghĩa CS của họ khiến các quan tuyên giáo và lãnh đạo của đảng CSVN cũng phải cuối mặt không muốn nghe nhắc lại, đó là 2 người phụ nữ nổi tiếng từng là đảng viên tuyên thệ dưới bóng cờ búa liềm của đảng cộng sản VN.

- Bác sĩ chính qui tốt nghiệp tại Pháp, Dương Quỳnh Hoa nguyên thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN sau khi từ bỏ đảng CS nhận xét về các “đồng chí” củ bà đã thốt lên rằng: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” và khi bức tường Berlin do CS Đông Đức xây dựng ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bị sụp đổ bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại” (1)

- Nhà văn CS Dương Thu Hương từng rơi nước mắt giữa đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975 bà nói: “Vào Nam rồi tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt, bịt tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể tự do nghe bất cứ đài phát thanh nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (2)

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HTT

Ngày nay thế giới chứng kiến một nước Đức bị chia đôi nhưng người dân 2 miền Đông Tây tự đập bỏ bức tường ngăn cách, thống nhất trong hòa bình rồi trong điêu tàn đổ nát của chiến tranh, sự trợ giúp rộng lượng của kế hoạch Marshall từ Chính Phủ Mỹ và đồng minh, một nước Đức bại trận trong thân phận “tù binh” đã phát triển vươn lên là quốc gia giàu mạnh nằm trong tốp hàng đầu thế giới.

Một Nam Hàn bị chia cắt nhưng dứt khoát không thống nhất bằng máu xương mà lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh làm ưu tiên tối thượng đưa quốc gia từ con số không về mọi mặt, còn nghèo khó hơn Việt Nam (thập niên 60) chỉ trong 30 năm dưới sự bảo trợ của Mỹ đã phát triển thần kỳ thành một con rồng bức phá về kinh tế khoa học kỹ thuật hàng đầu châu Á, thế giới phải ngã nón cuối chào.

Một Nhật Bản bại trận “ăn bom nguyên tử Mỹ” là quốc gia tù binh của Mỹ nhưng ngày nay Thống Tướng Douglas MacArthur Tư Lệnh quân Mỹ tại châu Á, người đánh bại và chiếm đóng nước Nhật lại được toàn dân xứ hoa anh đào tri ân tôn vinh là một trong 12 người có công làm nên nước Nhật hùng mạnh, một Thụy Sĩ phương Đông ngày nay (3)

Và cả 3 quốc gia này hiện tại quân Mỹ và đồng minh hơn nửa thế kỷ vẫn còn ăn ngủ tại đó chẳng những được đài thọ quân phí mà còn không có bất cứ người dân nào của 3 nước nói trên muốn “kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”.

Phải nhắc lại như vậy mới thấy nỗi bất hạnh trầm luân đau thương của Việt Nam một đất nước có nhiều ưu thế về vị trí địa dư, tài nguyên thiên nhiên hơn hẳn nhiều quốc gia Đông Nam Á kể cả CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc mà ngay lúc sinh thời cựu TT/Singapore Lý Quang Diệu cũng nhận xét rằng: "Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào khác trong khu vực", vậy mà 70 năm sau thế chiến 2 và 85 năm (miền Bắc) 40 năm thống nhất dưới ách cai trị của chế độ CS, hiện nay Việt Nam lại là quốc gia có số người nhiều nhất (khoảng nữa triệu) đang bán sức lao động, làm thuê, làm vợ hờ, làm osin, tại hầu hết các nước tư bản này để nhặt nhạnh từng đồng ngoại tệ mang về cho “nhà nước, đảng ta” tiếp tục xây dựng thiên đàng XHCN/CS (mà hết thế kỷ này củng không biết có thấy nó chưa!? – Lời TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng).

Không xa lắm, đã từng có một Việt Nam Thống Nhất.


(Ngược dòng lịch sử để tuổi trẻ Việt Nam rộng đường suy diễn hoài niệm)

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Tại kinh thành Huế, được ủy nhiệm của Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki – Đại úy quân đội Nhật Kanebo Noburu vào triều kiến trình báo lên Hoàng đế Bảo Đại rằng quyền lực của thực dân Pháp đã chấm dứt. Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 1945 Hoàng đế Bảo Đại ban bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập, đây là tên gọi một đạo dụ nội dung có ý nghĩa hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam (Việt Nam) và Đế quốc thực dân Pháp đồng thời tiên khởi cho một nước Việt Nam hiện đại độc lập và có chủ quyền.

Ngày 12 tháng 3-1945, Lần thứ 2 Hoàng Đế Bảo Đại lại triệu tập Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki và trao cho ông này bản tuyên cáo Độc lập của Việt Nam. Ngày hôm sau 13 tháng 3 năm 1945, báo giới khắp từ Nam ra Bắc đồng loạt loan tin Việt Nam Độc lập hoàn toàn.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn R2ikky3QqVl9qNZK6mSDlgqhpdGu22x91beTkRnBkXSRvwxZJM8dPaOY9KZnYzj8NqNouRI-nK9DEyJxkIKhuhIFqOWUvz-ppVFgn2J7LDuseuIFUSA--5oBBqE7AhEFDgdBKy5tYORNaV2i

Nhật báo Điện Tín phổ biến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Đế Quốc Việt Nam (Nguồn tư liệu: MSS).

Ngày 17 tháng 3 Hoàng Đế Bảo Đại nêu lên khẩu hiệu "Dân vi quý" (lấy dân làm gốc) làm phương châm trị quốc. Ông giải tán nội các cũ, Nhà sử học Trần Trọng Kim được Hoàng Đế triệu vời ra Huế trao nhiệm vụ thành lập tân nội các trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Quân chủ lập Hiến ngày 18 tháng 8 năm 1945, trước quốc dân Hoàng Đế Bảo Đại tái xác nhận khẳng định nền độc lập của Việt Nam thêm một lần nữa. (Wikipedia).

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Txy_UYxKcknXpae-jOSTYaUT5SBMvoJ9WgwF1FmOoG5fjpRjQHpCX-ka8oc27ykpp3EbkE3I4Jq3P_VreNilenUuDrOI5rt2sT9GozCJie3mAwp-hpXYSET1vAZCOTr7E0slZqHrxq8meNBs

Báo Trung Bắc Chủ nhật, số ra ngày 20 tháng 5 năm 1945 chạy tít về việc thành lập Nội các Trần Trọng Kim, sự kiện có ý nghĩa đưa Việt Nam từ chính thể quân chủ chuyên chế thành quân chủ lập hiến.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HTT1

Hoàng đế Bảo Đại và Nội các CP/Trần Trọng Kim trình diện quốc dân ngày 19/4/1945.

Nhưng cùng thời điểm này ở miền Bắc, lợi dụng CP Trần Trọng Kim mới thành lập tại Kinh Đô Huế còn non trẻ guồng máy chưa kiện toàn cơ cấu vì còn sự hiện diện của quân đội Nhật (bị Mỹ đánh bại khắp Châu Á, Thái Bình Dương chờ ngày chính thức cáo chung) Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản VN cũng nhận biết quân Nhật đang đại bại tạo khoảng trống trên chính trường Việt Nam nên đã tổ chức cướp chính quyền bằng bạo lực tại Hà Nội ngấm ngầm áp đặt một cuộc “cách mạng” ý thức hệ XHCN riêng của họ, một cuộc cách mạng theo chủ thuyết CS Nga, Tàu mà Hồ chí Minh du nhập vào nước ta.

Cho đến nay, sự kiện này vẫn được đảng CSVN gọi là ngày tổng khởi nghĩa CM tháng 8 mùa thu cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật, nhưng thực tế nhân chứng vật chứng và tàng thư lịch sử đã chỉ ra khẳng định chứng minh rằng Nhật đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 2 tháng 9 cùng năm, thì cách nói “cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật” là lố bịch láo khoét không “logic” chút nào vì lẽ thực dân Pháp và phát xít Nhật trước đó đã là 2 kẻ bại trận ở hải ngoại và tại cố quốc thì làm gì còn chính quyền bảo hộ đâu nữa để mà cướp? (Chính xác là CS cướp chính quyền CP Trần Trọng Kim).

Cũng tuyên truyền bịp bợm giống như vậy trong sách giáo khoa dạy học sinh, CSVN vu cáo nói CP/Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn là tay sai của quân Nhật!? thật buồn cười - Không ai mù quáng đi làm tay sai bù nhìn cho một thế lực bại trận, đầu hàng vô điều kiện không còn chủ quyền quốc gia (Mỹ giải giới chiếm đóng toàn bộ nước Nhật)

Còn theo tư liệu gần nhất của giáo sư đại học Nga, Iouri Afanassiev trong bộ sử “hậu cộng sản” ấn hành năm 1991 tại Nga đã đưa ra trước ánh sáng những hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ý đồ làm lạc hướng dư luận và ngụy tạo lịch sử cuộc chính biến CS cướp chính quyền non trẻ của nhân dân Việt nam vào mùa thu tháng 8/1945 tại Hà Nội (4)

Từ quá khứ và thời điểm diễn ra các sự kiện ấy, khách quan cho chúng ta thấy. Nếu định mệnh và lịch sử không để cho Hồ Chí Minh cuồng tín cõng trên lưng cái chủ nghĩa CS ngoại lai xuất hiện tại Việt Nam cùng thời khắc với Chính Phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập thì Tổ Quốc Việt Nam có thể đã khởi đầu hình thành và kiện toàn trọn vẹn từ Nam chí Bắc một nền độc lập “quân chủ lập hiến” (quân chủ đại nghị) văn minh tiên tiến như các hoàng gia hiện nay của Thái Lan, Malaysia, Nhật bản, Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Canada v.v… mà Vương triều nhà Nguyễn là Hoàng Gia Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền chính danh đại diện duy nhất cho dân tộc và Đất Nước VN… Dù sau đó thực dân Pháp có tham vọng muốn tái đô hộ Đông Dương lần thứ 2 nhưng không thể, vì sau đệ nhị thế chiến chủ nghĩa phát xít và thuộc địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương "Quyền dân tộc tự quyết" khắp thế giới phong trào lấy lại độc lập tự do như sóng triều dâng và xu thế tất yếu này như ánh bình minh vươn lên không thế lực nào ngăn cản lại được mà thực tế nó diễn ra đã chứng minh (ở Châu Á có đến 14 nước đều được lần lượt trao trả độc lập mà không cần phải đỗ máu với “mẫu quốc” thực dân cũ).

Bất hạnh thay, đất nước Việt Nam đã lỡ hẹn với nền độc lập tự do thống nhất trong hòa bình khi bị Hồ Chí Minh và đồng bọn CS cuồng tín âm mưu ngăn cản phá hoại cướp chính quyền bằng thủ đoạn bạo lực côn đồ để áp đặt chủ nghĩa CS đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đẫm máu với Pháp, Mỹ tiếp theo là xâm lược miền Nam từ đó dẫn đến tình hình nan giải trên biển Đông như hiện nay mà suy cho cùng là không cần thiết, hoàn toàn tổ quốc chúng ta có thể tránh được.

Sau Hiệp Định Genev 1954 do CS Nga-Tàu chủ động “dàn xếp”, giang sơn VN bị chia đôi coi như hợp thức hóa cho HCM và đảng CSVN cai trị miền Bắc (CP/Ngô Đình Diệm ở miền Nam bác bỏ không ký vào văn kiện này).

1954 - Trong khi nhân loại toàn thế giới thở phào trút gánh nặng chiến tranh, trên điêu tàn đổ nát hầu hết các quốc gia tranh thủ giành mọi tiềm lực đoàn kết nhân dân hàn gắn đau thương xây dựng lại quê hương mình.

Cùng thời điểm ấy, nhưng Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng CSVN và cũng là Chủ Tịch một quốc gia (VNDCCH) nhưng tính cách hoàn toàn không giống với các lãnh đạo (tổng thống) của những quốc gia láng giềng đương thời trong khu vực như Tưởng Giới Thạch Tổng Thống lãnh đạo Quốc Dân đảng Đài Loan hay Lý thừa Vãn Tổng thống đầu tiên (chống cộng sắt thép) của Hàn Quốc hoặc Sukarno Tổng Thống lãnh đạo đảng Dân tộc (Partai Nasional) Indonesia v.v... tất cả các nguyên thủ này đều cố tránh chiến tranh lấy chủ nghĩa dân tộc, độc lập hòa bình, hạnh phúc của người dân đặt lên hàng ưu tiên tối thượng.

Duy nhất trên thế giới, chỉ riêng tại Việt Nam, trên xương cốt hàng triệu đồng bào miền Bắc chưa kịp ruỗng mục do chết vì đói khát (nạn đói năm Ất Dậu) Ngân khố trống rỗng thay vì “vỗ yên thiên hạ” khoan sức dân để xây dựng lại Miền Bắc thì Hồ Chí Minh cuồng tín man dại khuấy động binh đao tuyên bố: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa. Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin - Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”.

85 năm – Xương trắng Trường Sơn máu đỏ nội đồng gần 4 triệu người VN, một thế hệ thanh niên hai miền Bắc Nam như những viên gạch cho CSVN xây dựng “thống nhất” XHCN.

Chi tiết 20 năm đau thương tàn bạo do HCM và CSVN gây ra như thế nào thì không cần phải nhắc lại, mà biểu tượng nổi bật của nó đó là sự “hiếu sát” đặc trưng của chủ nghĩa khủng bố CS:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 7Lp8Gmjhh0pJdPCdeNUMpHZe0_j7ufTQW_U_x2p7MLc52WIWIO_PhKo1NbFtbhR_yjNVUJLiH-iXwhBjoHTeIL1hfvVVOVSZ6GzJ5Zw-hnxVI5oSKZHvANdiI7xRDsHe_dhcBun2cgtUvseC

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Q9Y4ALk0oLckTas89YxWMC2WIXd6A1R6G0E0OFDnofnpGks96qgiZByVETpZWAu8bNzHNID0niWTJczT3V1lpJM0ybZl6vOwj5zhn0Qrua9M2Ui6eV0rH_f63MEQRvdk_mVQ5Ry7qyLKVhFE

Đấu tố giết hàng trăm ngàn đồng bào vô tội ở miền Bắc

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn DWnBzs3oyw__ZdIG7NAyv0gjFb0zZH34t1Uj-pO0hGVYhSP8mQ3wy2J7RWJ-zUTIKSPtCZ0wTT80DHmwj7lNalgZCHixSSmiiuGIN1NuG0NxPkKVZXabNMLtA9KAlQdAvJBsTFCS0XZSzxsB
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn YRVH7lFTMkC4GiyzAEzNPpNRslButN7hiVvVf-jwnBiJ7sa3DTGaTg7VNCUdZX-kaccNiLSRXvRYPv-yX32GRVuq8JIzpvuMxFzzyOYOcC6tou1CbI_PxVp_mLNdQ2svXmBRT-v33fBDRAmW

Đặt chất nổ giết hàng loạt đồng bào vô tội ở miền Nam

Ngày nay, thông qua mạng Internet một người biết gõ bàn phím cũng có thể truy cập để am hiểu chi tiết toàn bộ sự thật của cuộc chiến tranh gây chảy máu nhiều nhất cho dân tộc, trong lịch sử Việt Nam, do HCM và CSVN phát động, những sự thật mà chế độ CSVN không thể nào tẩy xóa nổi.

Có điều, di lụy của sự “thống nhất” ấy nó còn dẫn chứng một cách rõ ràng cụ thể để toàn dân Việt Nam hiểu rằng HCM và CSVN tạo nên sự thống nhất này: “Đó là những kẻ ngu si đần độn" (Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) Bởi vì cái lập luận tuyên truyền láo khoét: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa”. Tự nó nói lên HCM và CSVN không chỉ cuồng tín đần độn không thôi mà còn xuẩn ngốc mù lòa thế giới quan khi thực tế chứng minh ngược lại như đập vào mặt họ bởi các chóp bu CSVN kế thừa ngày hôm nay thay nhau mang thân đi thăm viếng các quốc gia tư bản để “ăn mày viện trợ” đã chứng kiến các quốc gia bị “đế quốc Mỹ xâm lược” ở Châu Á và Châu Âu như thế này …

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 5Ujqh1RhlbUdsBNo_Zvi_E2x_O8DEdW_GP7xLKjQZZ5kDAol0lApsVUnQsKd34c9vsH8ZYLeUbiSQ-nks3MgP1yHeX1ngGqkMp1xUtXGPLHyTbDT341yf6In4qzOJAXuArI27nN6HaYYXHR6

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Pf2FATb2pQA6SUUIlkniTD0gTmwdp_xmGdIrFgwojme1rGpUWkvX10WKFIkOKDrGyg5ayLaubyjDBFkqXGvcUEKSEakboDMMBO4nf7ttmAIxcW9ARkhnbExFGnj8JbKBPUXs0juGjuMu2nHw
Phát xít HitLer bại trận – Đóng quân tại Ramstein nước Đức là căn cứ không quân Mỹ (lớn nhất châu Âu) hiện diện hoạt động liên tục từ năm 1942 đến nay.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn J78CTiTGq4HHP2JVCvbbh0E0DJx0aGrfzX6oU4s7fV4cX6hAKHwsVPby8F3gCuEH-cmAby_uhXJ0QJgGhD4DunQxQPL62WEnrlUOBUZblmtczo0ICapvJugHe0L66EiaZ84fKCtinxZVCj3p

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn MoSBUzYwZg1wOgPXSyUJpPsT_A1TGF8EKA-iD3zyeG_0YdXROCwAjaZNxmTxWEIdNcWT8oOygrrYUAO6zRHqBo2wjMZR0rGgsa5Xu9EPj7_GmVttIPiFpoJyCFquEITkPjl2J9OhIOX_9Wsq

Hơn 70 năm “đế quốc Mỹ và đồng minh xâm lược”!? biến một nước Đức “tù binh” bị chia đôi, thống nhất trong hòa bình và thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới - GDP quốc gia: 3.900 tỷ USD/năm - GDP đầu người: 39.500 USD/năm.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn XoQXXQ_mzHdHmBZkGuqQj7SRTzQ75i9rVxSwmwMaStW8gMmHaWvLTUjyDZGEYBzyQjTVBEG22Vzxxg3cREqldRC5P2ZzP0PaMjp8jDURh0ud3Kv-iHoBDdxpFaO1UKf9016IyPlaqLCiaE5F

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HLcqaZNxQUaaLIaMeu_nyKBJHu1ZmZTCxeriCfr5pplIhdOWIPV-bJU4vqZL5ok3-wyIQrDAAEhNkG2c3hJbfEFELcI_EnGHAHhQu3ddXuzxbKCGmm94bJeO1qoyn9UUDZmrCcpMc2xfhkye

1945 Nhật Bản đầu hàng - 70 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!? chiếm đóng Nhật Bản - căn cứ hải và không quân Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản ngày nay

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HTT2

“Quân xâm lược Mỹ” biến “tù binh nô lệ” Nhật Bản thành nền kinh tế hùng mạnh thứ 3 /thế giới GDP quốc gia : 4.800 tỷ USD - GDP người dân: 37.100 USD

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HTT3

Bảo vệ Nam Hàn trước CS Bắc Triều Tiên - 65 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!? Hàn Quốc - Bộ binh và Không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ Kunsan, Hàn Quốc ngày nay.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 4bCehKQb0B0Pvv7BgGBV3qkMRgdYbCob545wVjN-FRH8R4lwwe1lZQZIFX89LOWLIV1QmFhNj4N181uY_wGKEWYRvaYyBuf9c_xGzKikw7-Z5mbxQpjfhti3VAmpK1TVj07KZwtfwe-nSa_n

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn RiFT-MEfHrTdF7JAe9LnazK94HeqNyx0GBVtT9LwCHBOqfoEpAQSpW_mw_77QCuspxg2g70qL7xLA5QTXnbz_lzH9fb3D8w_YAYtQVNesfacSqJt7_ofYqjzL2YAlsU3utO_IrbAtFo4efgh

“Quân xâm lược Mỹ”!? Biến Hàn Quốc nghèo đói thành một quốc gia tiên tiến vê khoa học kỹ thuật là nền kinh tế lớn thứ 12/thế giới – GDP quốc gia 1.736 tỷ USD - GDP người dân : 22.600 USD.

Trong khi đó nền kinh tế “kháng chiến chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước do đảng CS lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có GDP quốc gia: 176 tỷ USD, GDP thu nhập đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm (VietNamNet).

Thật hài hước, Nhật Bản, Hàn Quốc và CHLB Đức “bị” đế quốc Mỹ xâm lược đến tận ngày nay chưa rút quân về nhưng Nước CHXHCN/VN mà đảng CS lãnh đạo “chống Mỹ xâm lược” bằng chủ nghĩa Mac-Lenin có thu nhập lại không bằng con số lẻ GDP của 3 nước dưới mắt CSVN là những nước bị nô lệ này!? và cũng sẽ chẳng bao giờ bắt kịp họ (những kẻ nô lệ ấy) vì bởi một lãnh đạo Bộ Công Thương VN mới đây than thở với báo chí rằng các doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít, cái sạc pin, mà công ty SamSung Hàn Quốc đầu tư nhà máy tại Việt Nam đặt hàng? (5)

Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà ông cầm đầu CP Nguyễn Tấn Dũng mới đây phải thú nhận: “Bây giờ chúng ta đứng chót ASEAN, thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar." (6)

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn INhbnZ7hdkum7FX4HNqTApSVRL2yIHlamnTvORHRyyqiiSn9jlZ0RBvIhPK3F5eQiEny46doiyX9pD9iZS8RQNLEbXtrWi1CM6qDikmtnKK1n3PMYv20iwsFcjV2Q6xADrWTOQoRL-Le4Xa7

Thống Nhất, để con em Việt Nam đi xây dựng XHCN ở Hàn Quốc một Nước bị chia cắt nhưng “đếch cần thống nhất” bằng máu xương.

Và cũng chua chát mai mỉa, trước cảnh ngược đời, Hàn Quốc, Nhật Bản và nước Đức đang bị quân “đế quốc Mỹ xâm lược” nhưng người dân họ tự do làm giàu rất hiệu quả cho gia đình cho đất nước, không thấy ai, cũng như không ai bắt họ phải làm nô lệ cho Mỹ, ngược lại CSVN tự hào là “chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước, “đảng ta” xây dựng XHCN đấu tranh chống áp bức nô lệ, người bóc lột người, nhưng hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ Việt Nam lũ lượt xếp hàng xin được bóc lột để bán sức lao động như “nô lệ” cho người dân Hàn-Nhật-Đức mà “nhà nước đảng ta” lại chính là người đứng ra tổ chức và khuyến khích!? (7) - “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” (Lời: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) .

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn SwIQOkb6oXRUWRv5OQl583BiF9ASLZQCUTPGbMidZMu5agwzQg-ZX0snNEysNl6sHkJMmoFyxcEaiCO4dyKHWQ-ZLNcExkARSTZoUQBRVEnohDkTUFqOgLLhIktuNPNetXqLEmFQ5CyLIYlm

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Xc6srA9L3f4YUOPEmrDjDyAgD1D9HH5cppDG1o4C5zao573VtviXRmu99j3XKuINDJR1e3NfNPkhqcmZCuntEQ4H8m4TjSaxG6MrXv_amr8ro5BNWM-f1rJwiwtaie7OaLH9AuZjGWp9-B2Z

CSVN - Hồ Chí Minh thì nói “…Tôi sẵn sàng mua chiến thắng dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới..”

Còn Singapore thì ngược lại, Ông Lý Quang Diệu nói: “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”(Cool. Vì Mỹ là một cường quốc quân sự có mặt trên khắp thế giới đã từng bảo vệ lấy lại độc lập cho nhiều quốc gia nhưng không xâm lược bất cứ của ai 1m2 vuông đất nào…

Mà suy cho cùng lời vị cố nguyên thủ Singapore ấy nói thật là chí lý.

Cuồng tín, hoang tưởng độc tài sắt máu như một bạo chúa, Hồ Chí Minh cũng là một con người nhưng hoàn toàn không giống một chút nào với những lãnh tụ của các đảng phái chính trị nguyên thủ của nhân dân Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore, Indonesia v.v... cùng thời trong khu vực, các nguyên thủ ấy như những minh tinh soi đường cho dân tộc họ trân trọng hòa bình đặt nền móng vững chắc làm bệ phóng đưa đất nước giàu mạnh cất cánh bay lên như ngày nay…

Còn tại Việt Nam hơn 2/3 thế kỷ (85 năm) HCM và đảng CSVN lấy xương máu 4 triệu đồng bào mình biến thành năng lượng cho cỗ xe khát máu cộng sản lăn bánh làm tiền đồn cho quốc tế CS đến hôm nay XHCN “hoàn toàn thắng lợi” sờ sờ trước mắt họ là 90% những chế độ XHCN/CS một thời trên thế giới thì nay đã nguyền rủa từ bỏ nó, Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia chỉ còn sót lại 5 nước thiểu số độc tài CS trong đó chế độ CSVN là một mà chủ nghĩa Cộng Sản thì thế giới đã khẳng định là chủ nghĩa tội ác chống loài người với hàng trăm triệu nạn nhân (còn nhiều hơn số người chết của thế chiến 2) trong đó là hàng triệu người VN. Tang chứng quá khứ rành rành chưa xa lắm, ai cũng có thể chỉ ra được, vậy mà qua đó “nhà nước và đảng ta” vẫn cứ nhắm mắt tuyền truyền là đảng CSVN có công “Thống Nhất đất nước XHCN/VN” trong quang vinh!? Một thứ quang vinh tanh mùi máu, đẫm nước mắt, nghèo nàn lạc hậu như con trâu chậm uống nước đục lẻo đẽo xếp hàng sau lưng thiên hạ hiện nay!?

Thật nực cười - Chỉ có một hệ thần kinh vĩ cuồng đần độn hay bịp bợm mới làm và nói như thế.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn LuL_Ix_aGyjhI5dA218IbY_iN_3a0uMGrTy5RhwYrQJimmUEqrH_c81HPOY8dcbpTQLAxvmLWFbEnufIlnpIBKRxgcdvWFQL5nySfitbeXi0rhnAtkDzrYMyWpWgxMXPNnJrwKpENceHxqfI

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn HBC1R1oHAFXWoJlwLRpmApUhuiRQntfQ_xSYtP9NSB4IZ85TyxN-L9yVh85xj933mXQ389zQESmRTsykyTgaiRSw-BC6mW3LrnGaxRovxJIdmCo566lgDyeD4_H_7cSLeEEWqliYypsYgvT0
Đánh Mỹ đến người VN cuối cùng cho cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa?

Vẫn chưa hết, nó lại càng quang vinh “vĩ đại” hơn thế nữa trong một đại bi kịch của thời đại mà toàn dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới đang chứng kiến - Khi HCM và CSVN là diễn viên chính trung thành ngoan ngoãn làm tay sai, lấy vũ khí của Trung Quốc dùng xương máu Việt đuổi Mỹ đi để thay đổi diện mạo địa chính trị trên biển Đông, trong khu vực, cho hôm nay không còn căn cứ thế lực Mỹ trú đóng trực tiếp răn đe đối trọng, Trung Quốc một mình một cõi công khai uy hiếp ăn cướp trắng trợn đất đai biên giới biển đảo của ngay “đồng chí” Việt Nam mà CSVN lại chính là kẻ làm tay sai lấy máu xương đồng bào mình đuổi Mỹ đi giùm, thay cho nó trước đó!? Thật lạ lùng, trên thế giới không có một đảng phái quốc gia nào lãnh đạo nhân dân một cách mù quáng thiển cận và ấu trĩ tương tự.

Tổng kết lại thì HCM và CSVN tước đoạt ám sát một nền “Quân chủ đại nghị, lập hiến” độc lập thống nhất của Việt Nam thay vào một CNXH/CS ngoại lai khát máu lạc hậu, đồng thời lấy xương máu 4 triệu đồng bào, một thế hệ thanh niên nằm xuống để trải đường rước con voi Trung Quốc về dày lên mả tổ nhà mình hôm nay?.

Quả thật không có sự thống nhất cuồng tín đần độn bi hài nào hơn…

“... Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”
(Nhà văn giã từ đảng CSVN - Dương Thu Hương)

Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________________
Chú thích:

(1) http://dangchihung.blogspot.com/2012/10/soi-va-cuu-tri-thuc-viet-nam.html
(2) http://www.viet-studies.info/DuongThuHuong_DQAT_2.htm
(3) http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/10-McArthur.htm
(4) http://www.vietthuc.org/55-nam-sau-nhin-lai-cach-mang-hay-cuop-chinh-quyen/
(5) http://www.business.gov.vn/tabid/97/catid/432/item/13617/v%E1%BB%81-tuy%E1%BB%83n-doanh-nghi%E1%BB%87p-ph%E1%BB%A5-tr%E1%BB%A3-cho-samsung.aspx
(6) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/227662/-vn-khong-the-dung-chot-bang-xep-hang-canh-tranh-asean-.html
(7) http://laodong.com.vn/xuat-khau-ld/nam-2015-nhieu-trien-vong-cho-xuat-khau-lao-dong-288606.bld
(Cool http://www.danchimviet.info/archives/87766/chi-co-ke-ngu-moi-chong-hoa-ky/2014/06
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 29, 2015 11:12 am


Chiến tranh Việt Nam có thực sự cần thiết?


Nguyễn Hưng Quốc

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Vietnam-war-1965
AP

Liên quan đến biến cố 30 tháng Tư 1975, có một câu nói của một quan sát viên quốc tế mà tôi rất tâm đắc: “Không có ai chiến thắng cả. Tất cả đều là nạn nhân” (There were no winners, only victims).
Nhưng tại sao lại không có người chiến thắng?

Trước hết, không còn hoài nghi gì nữa, người miền Nam chắc chắn là những người thua cuộc và từ đó, là những nạn nhân không những của chiến tranh mà còn của hoà bình với hàng trăm ngàn người bị bắt đi cải tạo, hàng triệu người liều mạng vượt biển để tìm tự do và hầu như tất cả đều sống trong cảnh vừa lầm than vừa bị áp bức.


Mỹ cũng không phải là những kẻ chiến thắng. Nói cho đúng, họ thắng trong cuộc chiến tranh lạnh với khối xã hội chủ nghĩa bằng việc phân hoá Trung Quốc và Liên Xô đồng thời bằng cách vô hiệu hoá hiệu ứng liên hoàn, gắn liền với thuyết domino vốn là nguyên nhân chính khiến họ tham dự vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Về phương diện quân sự, họ không thắng không bại: họ đã rút quân ra khỏi Việt Nam mấy năm trước khi cuộc chiến tranh chấm dứt. Tuy nhiên, về phương diện chính trị, họ đã thất bại trong nỗ lực bảo vệ một đồng minh là chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Sau đó, về phương diện tâm lý, họ là những nạn nhân với hội chứng Việt Nam, một ám ảnh đầy day dứt trong lương tâm của những người từng tham chiến. Đó là chưa kể hơn 58.000 người lính bỏ mình tại Việt Nam cũng như hàng mấy trăm ngàn người bị thương tật trở thành một gánh nặng trong xã hội Mỹ.
Thế còn miền Bắc?

Đương nhiên họ là những người thắng cuộc. Thắng về quân sự: đánh bại được quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Thắng về chính trị: thống nhất được đất nước sau 20 năm chia cắt. Tuy nhiên, bên cạnh những chiến thắng ấy, họ cũng gánh chịu không ít thất bại. Những thất bại ấy làm cho chiến thắng của họ trở thành một tai hoạ cho mọi người.

Trước hết, như là hệ quả của việc chà đạp lên hiệp định Paris, xua quân cưỡng chiếm miền Nam, Việt Nam phải gánh chịu sự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trừ Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa, họ không có một người bạn nào cả. Ngay cả với một nước đồng minh thân cận từng giúp đỡ họ cả mấy chục năm, Trung Quốc, cũng biến thành kẻ thù với hậu quả là, ngay sau chiến tranh Nam -Bắc chấm dứt, Việt Nam phải chịu đựng thêm hai cuộc chiến tranh mới: chiến tranh với Campuchia và chiến tranh với Trung Quốc.

Hệ quả của tất cả những điều vừa nêu là, về phương diện kinh tế, Việt Nam hoàn toàn kiệt quệ. Lạm phát tăng nhanh; nạn đói lúc nào cũng lởn vởn trước mắt mọi người. Trong nhiều năm, ngay cả lúa gạo, nguồn thực phẩm chính và cũng là điểm mạnh của miền Nam, cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Dân chúng phải thường xuyên ăn độn hoặc ăn bo bo để thế cơm. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nghèo khó và chậm phát triển nhất thế giới.

Về phương diện xã hội, hầu như mọi người đều bị lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa hai miền Nam và Bắc càng lúc càng sâu sắc. Sự thống nhất chỉ có trên phương diện chính trị và hành chính, nhưng về tâm lý, nhìn nhau, dân chúng giữa hai miền vẫn đầy những nghi kỵ và đố kỵ.

Về phương diện chính trị, dân chúng không còn chút tự do nào cả. Tự do tư tưởng: Không. Tự do ngôn luận: Không. Tự do cư trú và tự do đi lại: Không. Tất cả các quyền tự do căn bản của dân chủ, từ tự do hội họp đến tự do thành lập và tham gia vào đảng phái đều bị tước sạch.

Có thể nói, trong hơn mười năm, từ 1975 đến 1985, khi phong trào đổi mới xuất hiện, ở Việt Nam, dân chúng trong cả nước đều chia sẻ nỗi bất hạnh chung xuất phát từ việc miền Bắc thắng miền Nam. Không có gì quá đáng nếu chúng ta nói, trừ giới lãnh đạo cộng sản, tất cả mọi người đều là nạn nhân của biến cố 30 tháng Tư 1975. Không phải chỉ những người bị bắt đi học tập cải tạo hoặc bị lùa đi kinh tế mới mới là nạn nhân: Tất cả mọi người đều là nạn nhân. Không phải chỉ những người bị bỏ mình trên biển mới là nạn nhân, ngay cả những người may mắn vượt thoát và được định cư ở nước ngoài cũng là nạn nhân: họ phải xa lìa tổ quốc để sống tha hương, không lúc nào nguôi nỗi khắc khoải trông ngóng về đất nước cũ.

Nhưng nếu mọi người đều là nạn nhân, cuộc chiến tranh Nam Bắc vốn kéo dài hai mươi năm có thực sự cần thiết hay không?

Bộ máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy: Một, để giải phóng miền Nam; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “nguỵ”; và ba, để đánh bại sự “xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.

Xin nói về nguyên nhân thứ ba trước. Đó chỉ là một nguỵ biện. Việc Mỹ đổ cả nửa triệu quân vào miền Nam chỉ là để giúp miền Nam chống lại sự xâm lấn của miền Bắc. Như vậy, nó chỉ là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân. Nói cách khác, nếu miền Bắc không mưu toan đánh chiếm miền Nam, chả có lý do gì để Mỹ đổ quân vào miền Nam cả.

Về nguyên nhân thứ hai, người ta dễ dàng nhận thấy là hoàn toàn không chính đáng. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước cộng sản tại Đông Âu, hầu như ai cũng biết chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với áp bức và nghèo đói. Mở rộng chủ nghĩa xã hội từ miền Bắc sang miền Nam, do đó, thực chất là việc xuất cảng áp bức và nghèo đói. Đó là một tai hoạ.

Chỉ có nguyên nhân thứ nhất là cần phân tích kỹ. Trước hết, không ai có thể phủ nhận sự cần thiết của việc thống nhất đất nước, một di sản của tổ tiên từ ngàn đời trước. Đó là một mệnh lệnh của lịch sử, của đạo lý và của tình cảm. Tuy nhiên, vấn đề là: sự thống nhất ấy có thể được thực hiện bằng cách nào và được trả bằng giá nào? Nó có cần thiết để cả nước phải trải qua hai chục năm chiến tranh tàn khốc với trên ba triệu người bị giết chết? Lịch sử cung cấp hai bài học chính: Thứ nhất, Đông Đức và Tây Đức đã được thống nhất mà không cần phải trải qua cuộc chiến tranh nào cả. Thứ hai, Nam và Bắc Triều Tiên đến nay vẫn bị chia cắt. Nhưng sự chia cắt ấy được đền bù bằng mức phát triển cực nhanh và cực cao của Nam Triều Tiên. Sự thống nhất không sớm thì muộn, không bằng cách này thì bằng cách khác cũng sẽ xảy ra, nhưng khi nó xảy ra, Đại Hàn cũng đã có một nền tảng kinh tế và chính trị vững chắc là Nam Triều Tiên (như trường hợp của Tây Đức và Đông Đức). Ở đây, sự chia cắt không có gì đáng phàn nàn hay ân hận cả.

Chúng ta tưởng tượng: nếu miền Bắc đừng phát động chiến tranh thì tình hình chính trị Việt Nam hiện nay sẽ ra sao? Thì tất cả những tai hoạ nêu lên ở phần đầu bài viết này sẽ không có. Thì cả hai miền sẽ có hoà bình và nhờ hoà bình, sẽ được phát triển nhanh chóng. Ngay cả khi hai miền Nam và Bắc chưa được thống nhất thì, tuy về phương diện tình cảm, vẫn là một nỗi nhức nhối, nhưng trên mọi phương diện khác, đó lại là một điều may mắn.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon924
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi004
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeThu Apr 30, 2015 9:45 am


Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?


LS Nguyễn Văn Đài

Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 04:11 GMT - thứ hai, 29 tháng 4, 2013


Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.

Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”

Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

====

Phụ chú:

Tiếng nói từ bên kia chiến tuyến: Dù muốn, dù không Luật sư Nguyễn Văn Đài vẫn có thể được xem như là "bên thắng cuộc". Nếu những lời trên đây được viết lên bởi những người ở miền Nam thì chắc chắn sẽ bị cho là "tàn dư của bọn Ngụy" hay "hậu duệ của VNCH". Xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Đài đã dũng cảm nói lên tiếng nói từ trái tim mình! - Tim Phạm


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcQZK8kO52qCeP5Q_Lk2mkGu2JrLKykN39D1FiKQAxHALfE46MKVoQ


Nếu VNCH Thắng?

Alan Phan

GNA: Trong bài phỏng vấn Riêng Tư ngày 30/1/2014 của phóng viên Trần Lương, Alan Phan tôi có trả lời như sau về một câu hỏi:

Hỏi: Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn cho phần lớn người dân?

Đáp: Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa học, tốn nhiều thập niên và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp mọi lãnh vực.

Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước 1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.

Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử… cảnh quan thành phố thì lộn xộn không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt… Mỹ có thành ngữ “it’s really ugly” (thật là xấu xí)…

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 10582804_10152276495353181_2191903918623891523_o 
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeWed Apr 13, 2016 12:22 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Thuongtiec-ngayxua-danlambao
 
41 lần tháng Tư - những câu hỏi và những câu hỏi...


Song Chi - Bây giờ thì ai mới thực sự là bên chiến thắng, ai mới thực sự là bên thua cuộc? Mỹ hay Việt Cộng? Đánh Mỹ để rồi bây giờ khao khát, ngưỡng mộ từ hàng hóa, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, con người, các giá trị sống… của nước Mỹ, để rồi quan chức VN từ thấp tới cao cứ có cơ hội là cho con cháu sang Mỹ học, làm việc, sinh sống, để rồi chỉ mong Mỹ quay lại khu vực này làm “cảnh sát” giùm trên biển Đông? Là thắng hay là thua?

- Ai mới thật sự “giải phóng” ai? Miền Bắc hay miền Nam, Hà Nội hay Sài Gòn?

- Từ những giá trị, tiêu chuẩn về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật cho tới nếp sống, cách nghĩ, cách tư duy… của bên nào có sức hấp dẫn bên kia hơn, có sức tồn tại lâu hơn qua thời gian?

- “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” (Hồ Chí Minh) hay nhìn lại, VN bây giờ tụt hậu, thua kém hàng chục, hàng trăm năm so với những nước láng giềng mà trước 1975 chỉ ngang ngửa hoặc thua kém miền Nam VNCH?

- Một cuộc chiến kéo dài hai mươi năm, bất chấp cái giá phải trả “dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (Hồ Chí Minh), và thực tế là đã phải trả bằng một cái giá quá đắt - mấy triệu sinh mạng trong chiến tranh và hàng triệu sinh mạng khác sau chiến tranh (chết trong trại học tập cải tạo, chết trên đường vượt biên…) và một đất nước tan hoang, chia rẽ cùng cực với mục đích thực sự “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại...” (Lê Duẩn)… Nhưng bây giờ để được gì: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc đã thực có trên đất nước này, cho dân tộc này?

- Cuộc chiến ấy có thực sự là có chính nghĩa, có thực sự là để đánh đuổi "đế quốc Mỹ xâm lược" và "bè lũ ngụy quyền bán nước"?

Ai hóa ra cuối cùng mới là chính nghĩa - khi chiến đấu để bảo vệ một quốc gia có tự do, dân chủ, theo mô hình của các nước dân chủ đa nguyên đa đảng trên thế giới, và một bên là cưỡng chiếm để rồi xây dựng một quốc gia với chế độ độc tài độc đảng?

Ai mới là “ngụy quyền bán nước”? Ai mới thật sự “cõng rắn cắn gà nhà”, “hèn với giặc ác với dân”? Đồng minh của bên nào mới thực sự là quân cướp nước, là kẻ thâm độc luôn âm mưu chơi xấu, phá hoại, thôn tính từ kinh tế cho tới văn hóa, xã hội VN, đầu độc con người VN lâu dài bằng thực phẩm bẩn, bằng ô nhiễm môi trường?

- Ai mới thực sự phản bội lại lý tưởng chiến đấu? Đánh Mỹ và miền Nam VNCH với niềm tin vào học thuyết Mác Lênin, vào lý tưởng xây dựng một “nước xã hội chủ nghĩa dân chủ, công bằng, tốt đẹp gấp trăm gấp ngàn lần chế độ tư bản”. Học thuyết đó bây giờ trên thế giới ai còn tin, còn theo? Khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô đều đã sụp đổ, chuyển sang con đường tư bản, một số nước đã thật sự chuyển đổi về chính trị, còn lại nước nào thực sự đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản? Bắc Hàn chăng?

VN hiện tại là một chế độ như thế nào hay là sự kết hợp tất cả những cái dở của chế độ phong kiến, chế độ tư bản thời hoang dã cộng với chế độ độc tài?

- Nếu nói như Lê Duẩn, Cố Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam:

“Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính.”

Thì bây giờ điều đó còn được bao nhiêu phần trăm sự thật hay hoàn toàn ngược lại?

- Ai mới thực sự phản bội lại nhân dân? Bây giờ trên đất nước này ai là chủ-nhân dân hay đảng công sản? Ai mới thực sự hưởng mọi quyền lợi, tha hồ vơ vét tài nguyên khoáng sản, tha hồ vay nơ, ngã giá, thế chấp đất nước này rồi bắt nhân dân còng lưng trả nợ-đảng cộng sản hay nhân dân?

- Nếu không phải là miền Bắc mà là miền Nam VNCH thắng cuộc hoặc nếu không phải là đảng cộng sản cầm quyền trên đất nước này với thể chế độc tài đảng trị mà là một chế độ tự do, dân chủ, đa đảng, pháp trị thì VN bây giờ như thế nào?

- Nếu thay vì đảng cộng sản cầm quyền từ năm 1945, là một chính đảng đi theo mô hình chế độ tư do, dân chủ, đa đảng, pháp trị thì có xảy ra những sự kiện sai lầm, đau thương như Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, vụ án xét lại những năm 60-70? Đất nước có bị chia hai? VN có phải trải qua các cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ, cuộc chiến hai miền Nam Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ Me Đỏ, cuộc chiến biên giới với Trung Cộng năm 1979 kéo dài nhì nhằng cho tới 1988? Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất? VN có bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng và lãnh thổ, lãnh hải bị xâm phạm thường xuyên và nghiêm trọng như hiện tại? VN có những bi kịch được gọi tên là “cải tạo tư sản mại bản”, cải tạo công thương nghiệp”, “thuyền nhân”, “tù học tập cải tạo”, “xuất khẩu lao động”, “dân oan”, “giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất đai”…? Hàng triệu người VN có phải bỏ nước ra đi 50% sống, 50% chết, và cho đến tận bây giờ người Việt vẫn tiếp tục ra đi bằng mọi cách, bằng mọi giá?

v.v…và v.v….

Đảng cộng sản sẽ trả lời người dân VN ra sao với những câu hỏi này?

Và người VN nghĩ gì? Xin đừng so sánh VN hiện tại với miền Bắc trước 1975 hay thời cả nước sau chiến tranh để tự an ủi dù sao bây giờ chúng ta cũng khá hơn! Hãy so sánh với các nước láng giềng chung quanh và các nước trên thế giới để thấy VN đứng ở vị trí nào. Hãy so sánh với các nước có hoàn cảnh bất lợi như nước Đức, Nhật thất bại thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ hai đã vươn lên thành những cường quốc trên thế giới trong vòng bao nhiêu năm, Nam Hàn mấy chục năm trước còn thua VNCH ra sao, bây giờ như thế nào. Hãy so sánh với các nước trong khối XHCN cũ sau khi thay đổi thể chế, họ tiến hay lùi, hãy so sánh giữa Bắc Hàn - Nam Hàn…

- Khi chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất thì ai phải chịu trách nhiệm cho tất cả những sai lầm, tụt hậu của đất nước, của xã hội?

- Nhưng suy cho cùng thì trách nhiệm này có phải chỉ riêng của đảng cộng sản? Hơn 90 triệu người dân VN trong và ngoài nước, phải chăng chúng ta không có chút trách nhiệm gì?

Phải chăng chúng ta không có chút trách nhiệm gì?

Phải chăng chúng ta không có chút trách nhiệm gì?

Song Chi


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-vPYxfOsoUyY%2FU141duQLq_I%2FAAAAAAAAC2w%2Fp_67bibBPYE%2Fs1600%2Ft%2525E1%2525BB%252599i%2B%2525C3%2525A1c%2BVC%2B08
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeTue Apr 19, 2016 9:32 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 2ec684ef8edb4723b87b9af541f7287e

 
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam!


Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc. Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 7c5cd071e575442aa9a24981f29dff53

Những chiếc đồng hồ Seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga. Những chiếc quạt Nhật, Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú .

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 1e2645f0916c49e18d256d4cb88acf9b
Quạt tai voi của Liên Xô

Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn B1707d85ecbf49a6af8acbc1c1349ebc
Đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi

Chúng tôi khi đó tự hỏi. Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 4ea50fb3be63491bb52090a312213753

Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam. Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá. Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người Nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 434b1448e41541d89cc4c1007354904d

Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người. Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí.

Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồi trụy, Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ. Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết .

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 7be76728f8634ec8be4cc1a5b1467e8e

Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960. Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi. Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó. Ôi!!!!! vô cùng tồi tệ .

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 3d089a77a9e34684b17f3b73c11409b6

Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù. Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn. Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 964dde12a5a14a82b0c289e786d33309

Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam!

Nam Ròm

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Pha%25CC%2581c%2Btha%25CC%2589o%2Btu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%25A3ng%2B%25C4%2591a%25CC%2580i%2Bcho%2Bnga%25CC%2580y%2B30-4-1975-babui-danlambao

Phác thảo tượng đài cho ngày 30-4-1975

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 273725136c254e39a8377655ce8b5117
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Apr 23, 2016 10:32 pm

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcRKLNYvZUpEB8D7mUWH8a6GMAA1h3QUO76QuMUdyZR37YZFrC3i

 
30-4-1975: Để biết đâu mới là Thiên Đường

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:

“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”

Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 4ea50fb3be63491bb52090a312213753

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ, tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”

Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cs, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images624371


“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images624375_c4_nong_dan_di_cay_dau_xuan

Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 67_7_1349679298_32_nguoiduatin-cogaiSG4

“Cảm tạ miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ miền Nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung cộng và Liên sô đại vĩ

Cảm tạ miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.”

Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời hồ già dạy bảo:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Decd681fb85c4fe5967749c71ebfe8d7

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.”

Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của hồ già và đảng cs:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 4

“Rằng tại miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng”

Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải, dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khổ:

“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”

“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa, dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”

Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcRPjI9CJViFEaejsCfXm0cC5qpzu82bhNn3hUaWwGqEcNL8t6vZ

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi

Ký gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi - một người công chức ngụy
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."

Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của toàn dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của hồ già và đảng cs, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 60fcbf14ebb94e879951248a3c156257

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”



42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 891354fe12ef428f96400876af903d47

Tâm Sự Một Đảng Viên

Thơ Phan Huy


Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày “giải phóng” Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc bảy mươi lăm
Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.

Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.

Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.

Rằng tại Miền Nam, nguỵ quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.

Tôi đã xung phong với bầu máu nóng
Đi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tình
Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu.

Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
Nhà khang trang bỏ trống chẳng còn ai
Phố phồn hoa hoang vắng tự bao giờ
Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?

Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.

Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã giấu vào trong túi xách.

Anh bà con tôi - một người công chức
Nét u buồn cũng cố gượng làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”

Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcQDKWdzoBYFTYfTsbZAqomwkcKPBzV1cbzjE1-i7mMzZzim1WEN
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Apr 30, 2016 2:03 pm

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Bolap-nguyenquanglap-danlambao
 
30-4-1975: Sài Gòn giải phóng tôi

Nguyễn Quang Lập - Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gòn. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Nguyễn Quang Lập
Facebook


Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960–1970:

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-01
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hanoi-02

Sài Gòn những năm 1960-1970 cùng thời điểm với Hà Nội.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-01
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-02
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Saigon-03
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeFri Mar 31, 2017 9:55 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Condicongsan3-danlambao

Đừng gọi anh bằng... Giải Phóng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Đã gần 42 năm rồi, trắng đen đã rõ, Vàng / Đỏ nay đã tỏ tường. Đừng gọi anh bằng... Giải Phóng nữa. Đó là mệnh lệnh của lương tri”.

Trên đây là yêu cầu của cựu cán binh bộ đội cụ Hồ từng có mặt trong đoàn quân chiến thắng “vĩ đại, triệt để, toàn diện, lịch sử, ý nghĩa, thời đại, nhựng dồ” (1) 30 Tháng Tư, 75, gửi các em gái vót chông làm bẩy “bọn giặc Mỹ cọp beo”, các em giã gạo “Cắc cùm cum” trên sóc Bom Bô nuôi quân “Giải Phóng”, năm xưa.

Trước biến cố “bên thắng cuộc” xin các em từng “có công với Cắt Mạng” bằng mác dao và chày cối, rằng “Đừng gọi anh bằng Giải Phóng”, Cu Tèo cực kỳ “bức xúc” động não lung tung.

Ban đầu mới nghe qua, Cu Tèo cứ tưởng “mệnh lệnh của lương tri” trên là “Đừng gọi anh bằng chú”, tên một trong 5 bài hát thuộc “văn hóa đồi trụy”, vừa bị Đảng ta ra lệnh “ngừng lưu hành chứ không phải cấm” với lý do được DLV Bích Lâm “phê” dưới bài viết “Năm ca khúc mới bị CSVN cấm lưu hành” của tác giả Bùi Lộc trên Dân Làm Báo rằng thì là: “...Hiện tại có rất nhiều dị bản của những tác phẩm đấy vì đặc thù là đã được phát hành khá lâu rồi nên xuất hiện nhiều dị bản là điều đương nhiên.Tuy nhiên, để đảm bảo sự nguyên vẹn của những tác phẩm nổi tiếng này các cơ quan chức năng cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu vốn có. Đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó.”

Đọc lý do “ngưng lưu hành chứ không phải cấm” 5 bài hát có trước 30 Tháng Tư 75 trên đây, phen này bọn phản động chọc phá tổ bìm bịp hết đường chỉ trích chủ trương Hờ Gờ Hờ Hờ 36 kiểu của Đảng ta là trò xỏ lá ba sạo, lừa lọc, bỏ bùa mê, vê thuốc lú nhắm vào những khúc ruột ngàn dặm nhẹ dạ mà nặng túi.

Trái ngược với cảnh ngày đó đảng ta thả từng đoàn Hồng vệ binh, mặt mày bặm trợn, cử chỉ hung tợn hơn quân Du Dêu đi tìm bắt Chúa Giê-Su, xông vào nhà dân Miền Nam sục sạo để tìm và đốt sạch “văn hóa đồi trụy”, nay đảng ta ra lệnh nhẹ nhàng êm ái cho “các cơ quan chức năng cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu của những tác phẩm nổi tiếng này” của “Văn hóa đồi trụy” trước ngày bị Phỏng, và “đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó” từng bị đảng chửi như chửi chó ròng rã 40 năm qua.

Trong khi nhạc Cắt Mạng nổi tiếng cũng có không ít bài bị nhiều dị bản, chẳng hạn như “Bác cùng chúng cháu hành quân” thành “Bác cùng cháu gái hành...”; bài “Giải phóng Miền Nam: Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước” thành “Phỏng hai hòn Miền Nam; Diệt đế quốc Mỹ để ta tha hồ bán nước”, vân vân, nhưng đảng lại không cho “ngưng lưu hành”, đảng không “cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu vốn có. Đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó”, trái lại đảng ưu tiên ưu ái, chỉ chiếu cố cách riêng nhạc “Ngụy đồi trụy”. Đúng tinh thần châm ngôn “Bảo hoàng hơn vua”, Đảng “bảo vệ” nhạc Vàng hơn nhạc Đỏ. Chính sách Hờ Gờ Hờ Hờ mang ý nghĩa hỡi ôi là ở chỗ đó.

Nhưng nghe lại kỹ “mệnh lệnh lương tri” của các chú Lão thành Cắt Mạng, thì té ra không phải “Đừng gọi anh bằng Chú”, mà là “Đừng gọi anh bằng Giải Phóng”. Phải vậy chứ; có như vậy mới đúng quy trình... “Đừng gọi anh...”

Lúc này mà lên tiếng vòi “đừng gọi anh bằng chú” để bị CA rình bắt được là mất toi cho chú Phúc Niểng 15 đến 20 triệu tiền Hồ như chơi. (Vậy mà càng cấm, thiên hạ càng hát, vẫn cứ “Con đường xưa em đi” vào “Rừng xưa” tỉ tê “chuyện buồn ngày Xuân”, vẫn gửi em “Cánh thiệp đầu Xuân” để xin “Đừng gọi anh bằng chú”).

“Đừng gọi anh bằng Giải Phóng” lúc này là thiên thời địa lợi nhân hòa đúng nghĩa nhất:

Giải Phóng gì mà “Nhà Ngụy ta ở, Vợ Ngụy ta lấy, Con Ngụy ta sai”, mà “Ngụy” đây không ai khác hơn là toàn dân Miền Nam không mắc lừa CS;

Giải Phóng gì mà đi đến đâu, dân kéo nhau bỏ của chạy lấy người khỏi đó. Cứ xem lại những hình ảnh Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị, năm 1972, Quốc lộ 7 Phú Bổn - Tuy Hòa, 1975, sẽ “thưởng thức” phần nào “công lao” của Giải Phóng;

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Hqdefault

Giải Phóng gì mà “bên thắng cuộc” vào thành phố “bị địch tạm chiếm, dân bị kìm kẹp đói khổ”, trông còn tệ hơn “Mán về thành”, ngơ ngơ ngáo ngáo khác nào đàn bò vào thành phố;


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Images?q=tbn:ANd9GcS9Qqxq1trZF6kIAYMCI66CX0hfZHkePg9lO18iWuA86XxUA8Jz

Giải Phóng gì mà thấy cái chi của Ngụy cũng quý, kể cả những thứ Ngụy vứt đi; chạy nhốn nháo “sắm làm quà về Bắc”;

Giải Phóng gì mà mồm thì chửi “văn hóa Ngụy đồi trụy” nhưng tai thì khoái củ tỉ khi được nghe Nhạc Vàng và, đầu thì lén lút, sau thành công khai, thậm chí rước ca sĩ Ngụy về giữa Hà Nội hát cho các quan “Giải Phóng” thưởng thức chút tàn hơi của ca sĩ Ngụy.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 95fba770906f4475acd97fbf7fb02fd2

Giải Ph
óng gì mà sau 30 Tháng Tư
“Người Đất Nam như đàn chim vở tổ
Tứ phương trời bão bùng giông tố
Biển Đông quỷ dữ nước độc rừng thiêng”;

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư
Mặt trời buồn cám cảnh tang thương
Phố thị im lìm người qua đường gục mặt
Nơi làng quê tiếng sáo bặt tăm;

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư
Ai dắt Em về thời hoang dại xa xăm
Sách Em học Chữ Người bằng Khỉ
Thầy cô Em hóa mặt bủng da chì ;

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư
Mái nhà Em ai cướp đoạt trên tay
Đuổi Em lên rừng dạy Em bài củ sắn
Đêm mắt phờ đớ đẩn ngẩn ngơ hồn;

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư
Đạo Phật Trời ai báng bổ vùi chôn
Nơi linh thiêng loài chồn cáo huênh hoang chễm chệ
Hồn Dân Nam vật vã giữa tỉnh mê;

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư
Bốn mươi hai năm Cộng Sản hoành hành
Dân tộc điêu đứng Tổ quốc tan hoang
Hòn ngọc viễn đông, nay hạng dưới Miên Lào...

Giải Phóng gì mà Dân Việt hôm nay phải cất tiếng hỏi “Việt Nam tôi đâu?”

Giải Phóng gì mà Dân Việt hôm nay xuống đường biểu tình chống Giặc xâm lăng bị Công an Nhân dân cấm cản, đánh đập, hàng hung, có người còn chửi rủa bằng tiếng “nước lạ”, nên Nhân dân chẳng còn hiểu Công an Nhân dân bây giờ “Anh là Ai?”

Giải Phóng gì mà..

... Thôi thôi xin đừng gọi nữa làm gì,
Đời người Giải Phóng coi như đồ vứt đi. (2)

Này em cô gái Lam Hồng
Này em cô gái vót chông
Này em cô gái giã gạo
Này em cô gái giao liên
Của năm nào

Anh xin các em
Đừng gọi anh bằng Giải Phóng

“Giải Phóng”
Nhắc đến tên nó
Anh xấu hổ
Bỏ mẹ

Riêng Cu Tèo, hễ nghe nhắc đến “Giải Phóng” là thấy ran rát ở vùng “địch tạm chiếm” ban đêm.

30.03.2017
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________

Ghi chú:

(1) Trích nguyên văn lời cán bộ từ Hà Nội vào “lên lớp” tù “cải tạo” bài “Ý nghĩa của chiến thắng 30/4/75, trong đó có hai chữ “nhựng dồ” mà ý nghĩa của nó chỉ có “ông thầy” hôm đó và đồng hương mới hiểu; tiếng “phổ thông” có nghĩa là,”những con tương cận”, “vân vân”, tiếng Mỹ lai... Việt là “xêm xêm”.
(2) Xin được phép nhại theo lời bài hát "Kiếp cầm ca".

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 4c0109da7066467cab503060b86a114b
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitimeSat Apr 15, 2017 1:10 am

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Nhu%25CC%259B%25CC%2583ng%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bphu%25CC%25A3%2Bnu%25CC%259B%25CC%2583%2Bcu%25CC%2589a%2Btu%25CC%259B%25CC%25A3%2Bdo-danlambao 

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Bao năm trôi qua. Trong từng năm tháng ấy, xác người dọc theo Đại Lộ Kinh Hoàng đã được thay thế bằng hàng vạn thây người trên những hải trình xuyên biển Đông. Các cuộc tổng tấn công quân sự được đổi lại bằng những đại chiến dịch tập trung cải tạo, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp. “Ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao lãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy...” (cố Thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt). Trong im lặng hòa bình, trong thống nhất đất nước nhưng phân ly lòng người, một cuộc chiến không bom đạn đã khởi đầu. “Ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “bè lũ phản động”. Chiến tranh xâm lược được thay trang đổi phục thành diễn tiến hòa bình. Những khẩu AK-47 được thế chỗ bởi điều 79, 88, 258... Những quả bom trải thảm B52 của đế quốc Mỹ đã nhường chỗ cho những ngọn hải đăng, tàu chiến, khoan dầu hiện đại và công trình xả thải của đế quốc Trung Hoa. Và những người bộ đội từ rừng về phố ngày xưa, bây giờ già nua, lặng nhìn cơ đồ và vận mạng của tổ quốc đang đắm chìm trong tăm tối.

*

Khi nói đến chiến tranh, người ta đo lường mức độ tàn phá khốc liệt và sự đau khổ bằng điêu linh đổ nát, bằng quan tài phủ bọc quốc kỳ, hay hố chôn người tập thể, hoặc hình ảnh bé gái trần truồng chạy khóc dọc đường khói lửa. Che đậy bởi mảnh vải đỏ hòa bình, bịt mắt bằng tấm khăn đen thống nhất, cuộc chiến không tên không tuổi của những năm tháng dưới lá cờ búa và liềm đã kéo dài trong im lặng nhưng tàn khốc.

Nó đã bắt đầu:

Khi chiếc xe bít bùng chở cả gia đình đến rừng U Minh Thượng. Người mẹ cùng đàn con ngơ ngác giữa hoang vu với đời sống kinh tế mới và người chồng “ngụy quân” vẫn còn đang bị lưu đày ở trại cải tạo Cổng Trời.

Khi người cha thắt cổ tự tử trong căn nhà ở Chợ Lớn sau khi bị cướp trắng tay bởi chiến dịch cải tạo công thương nghiệp; đàn con 9 đứa lăn lóc ở công trường Quách Thị Trang sau ngày căn hộ đã bị niêm phong và người mẹ quấn tròn chiếc chiếu quanh người để làm vệ sinh buổi sáng giữa phố thị đông người.

Khi mỗi người phải đứng trước chọn lựa đi hay ở, vào cái thời mà cột đèn có chân cũng muốn vượt biên; khi người cha bất lực nhìn đứa con gái 15 tuổi gào thét dưới man rợ của tên hải tặc người Thái; khi người anh rửa những hạt bắp trong nhúm phân người khô rốc cho đứa em trai 9 tuổi ăn để sống trên con đường vượt biên giới Việt-Miên.

Cuộc chiến đã bắt đầu với Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Cũ, với “Nửa Đời Nhìn Lại”, “Đêm Giữa Ban ngày”, với “Mặt Thật” và “Hoa Xuyên Tuyết”, với “Chia tay ý thức hệ”, “Nhật Ký Rồng Rắn” và “Những Thiên Đường Mù”... Một cuộc chiến giữa bám víu vinh quang quá khứ và đối diện thực tại phũ phàng, giữa lương tâm và lẽ phải với biện minh, tiếc nuối cho những cống hiến của tuổi thanh xuân. Một cuộc chiến dù bắt đầu nhen nhúm từ buổi sáng ngồi rơi nước mắt ở vỉa hè Sài Gòn, hoặc muộn màng vào lúc cuối đời, vẫn là cuộc chiến âm ĩ bạc đầu của nhiều người đã từng cống hiến cuộc đời của mình cho quỷ đỏ từ “thuở ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ Ấy - Tố Hữu).

Cuộc chiến đã khởi đi từ vụ án Vinh Sơn, đàn áp văn nghệ sĩ, tiếp nối với bản án tử hình dành cho người sinh viên bất khuất Trần Văn Bá, sang đến Lời Kêu Gọi Cuối Năm và khẩu hiệu Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết được dựng lên tại giáo xứ nhỏ bé Nguyệt Biều... Và cứ như thế cho đến nay, những công dân Việt Nam đầy lòng ái quốc, từ thế hệ 4x, 5x cho đến 8x, 9x, đã lần lượt vào tù.

Ẩn dưới mặt hồ gợn đỏ của đất nước được dán nhãn cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc lập tự do hạnh phúc là những tàn phá kinh hoàng hơn cả 21 năm xâm lược VNCH 54-75:

Một thiểu số thống trị giàu có ngoài sức tưởng tượng độc quyền kiểm soát sinh hoạt, tư tưởng của người dân.

Những giá trị đạo đức văn hóa bị xuống cấp chưa từng thấy. Cán bộ hủ hóa, tham nhũng, mua dâm, cờ bạc, rượu chè nhưng vẫn tiếp tục đọc bài diễn văn ca tụng điều nhân nghĩa lẫn chính nghĩa. 


42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn PT_2008_XAHOI

Ti tiện từ cá nhân đến ti tiện cả hệ thống được tiếp nối tung hô bởi những bút nô có chiếc lưng cong.

Mức độ chênh lệch giàu nghèo leo thang tới mức kỷ lục. Những "đầy tớ của nhân dân" trở thành tỉ phú và nhiều "nhân dân làm chủ" của đất nước chỉ mong một ngày có được 2, 3 chục ngàn để sống.

Con cháu của Mẹ Âu Cơ, của Trưng Triệu, của Cô Giang, của giòng giống với hơn 4000 năm văn hiến đã phải gác nhân phẩm qua một bên, chui háng chủ nhân Hàn, lấy chồng Đài, cam phận kiếp sống Ô sin, gửi con gái sang Campuchia làm đĩ, xếp hàng làm đơn mong trở thành món hàng xuất khẩu lao động.

Đêm nay. Con của Mẹ 18.
Ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp.
Lẻo đẽo trước tiệm uốn tóc làng Việt Nam - Svay Pak
mời khách mua dâm.
Mặc váy ngắn đứng bán trầu
trong những lồng kính đèn màu đêm Taoyuan.
Co mình nằm dưới người đàn ông không răng ở con hẻm Chung Li.

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn 30t4cas

Những chiến trường Bình Trị Thiên, Khe Sanh, Bình Giả, An Lộc... đã được thay thế bằng mặt trận Dân Oan, Dân Báo, Đình Công, Tôn Giáo... bằng những địa danh Nguyệt Biều, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tiên Lãng, Văn Giang... Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền là khẩu hiệu xung phong. Cho đến một hôm, thức dậy từ đêm đen bưng bít của đảng cầm quyền chợt thấy: lãnh hải, lãnh thổ, đất đai, rừng đầu nguồn đã bị treo cờ đỏ 5 sao - đôi lúc 6 sao. Trận chiến trong hòa bình (và vẫn chưa thấy bóng thanh bình) đã bước vào một khúc quanh, một mặt trận mới: Bảo Vệ Chủ Quyền. Trong mặt trận này những công dân yêu nước phải đối đầu với bá quyền bành trướng phương Bắc bên ngoài và chống trả với độc tài mang não trạng tay sai bên trong.

Ở mặt trận mới này, phải nhìn hình ảnh cả nghìn thanh niên sinh viên xuống đường biểu tình chống Tàu cộng, bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa mới cảm được lòng ái quốc vẫn luôn mãnh liệt. Phải đọc trăn trở, tâm huyết của nhiều người, từ những bloggers thế hệ 7x, 8x sinh ra và lớn lên dưới bóng mây đen xã hội chủ nghĩa, qua đến những con người đã từng phục vụ trong chính thể VNCH, của những cựu đảng viên cộng sản đã bỏ đảng... mới thấy được hiểm họa xâm lăng đã kết hợp lòng người về một mối: Tổ Quốc Trên Hết.

Trận chiến trong hòa bình cũng đã bước vào một bước ngoặc mới với sự phá sản toàn diện về tư thế đại diện dân tộc và chính nghĩa của đảng cầm quyền. Nếu trước đây có nhiều người vẫn còn tin vào thiện chí và vai trò phục vụ dân tộc của đảng CSVN thì ngày nay bộ mặt thật của đảng cầm quyền đã lộ nguyên hình. Cho dù huyền thoại Cách mạng Mùa thu vẫn còn vấn vương đâu đó trong lòng một số người, nhưng dù thế đi nữa thì cũng phải học được bài học lịch sử là không thể bám vào hào quang của đức Lê Thái Tổ mà biện minh cho sự tồn tại của Lê Chiêu Thống.

Cuộc chiến không bom đạn cũng đang bước vào một giai đoạn phức tạp.

Ai là bạn? Ai là thù trong nội bộ đảng CSVN trước họa xâm lăng? Thái độ khách quan không cho phép vơ đũa và chụp lên đầu tất cả hơn 4 triệu đảng viên CSVN đều là những người vô tâm làm mất đất tổ tiên. Phải có những con người đang biết mình là công dân Việt Nam trước khi là đảng viên cộng sản. Phải có những người lính, sĩ quan, tướng lãnh đảng viên đang ngậm ngùi nhớ đến những đồng đội đã hy sinh ở mặt trận Việt-Trung. Phải có những chuyên viên, trí thức đang phục vụ trong guồng máy thấy rõ hơn ai hết những hiểm họa lâu dài. Nhưng biết ai là bạn ai là thù khi không lên tiếng nói? Đây cũng là một mặt trận của cuộc chiến giữa lương tâm, trách nhiệm, lòng can đảm và quyền lợi cá nhân, vị kỷ, sự hèn nhác.

*

Năm tháng trôi qua. Đất nước đi trọn một vòng với nhiều oan khiên để trở lại bài toán ban đầu: Độc lập, Tự do. Điều rõ ràng nhất của bài học xương máu là Tự do của toàn dân tộc không thể giải quyết bằng con đường di tản hay thủ tục xin cho; Dân chủ chỉ là bánh vẽ và tuyên truyền hão với điều Bốn của Hiến pháp và chúng ta phải tìm cách chấm dứt tình trạng “tư thế hóa” vai trò lãnh đạo đất nước bằng lá phiếu dù là miễn cưởng của mỗi người. Bởi vì hệ quả của nó là vận mạng của dân tộc, trong đó có chủ quyền của đất nước, đã được chính danh giao trọn vào tay của những kẻ độc quyền cai trị, lấy tư cách đại diện dân tộc để ký kết với ngoại bang.

42 tháng Tư trôi qua. Đất nước chỉ còn một chữ để diễn tả trạng thái: Chết. Ở dưới biển, những con cá dật dờ bơi chờ ngày hội ngộ với những con cá đã phơi bụng trên bờ. Ở trên đất, những con người còn thở, vẫn vô tư quay cuồng sống và tung tăng bơi lội như những con cá ở biển Đông. Những thái thú Ba Đình cùng với quan thầy Bắc Kinh đã xây dựng hàng trăm căn cứ với những pháo đài, vũ khí sinh học để tàn sát môi trường Việt Nam. Người Việt không những chỉ tranh đấu cho những mảnh đất, những hòn đảo, những vùng biển đã mất, mà còn phải vào tù để bảo vệ những phần đất, sông ngòi, núi rừng, biển cả đang còn giữ được nhưng bị giặc trong thù ngoài tàn phá, hủy diệt.

Vì thế, tới ngày hôm nay, cuộc chiến không bom đạn vẫn phải tiếp diễn. Không phải với thực dân, với đế quốc từ phương nào mà với độc tài đảng trị và bầy đàn tham ô, tay sai bán nước, hèn với giặc ác với dân - chính xác hơn là một lũ trung với giặc và thù với dân. Cuộc chiến phải tiếp diễn bằng đôi bàn tay trắng, bằng lòng yêu nước và khát vọng cho thế hệ mai sau. Phải tiếp diễn bởi vì ai trong chúng ta cũng biết rằng Việt Nam chẳng bao giờ có ngày hội Đống Đa, đã chẳng oai hùng đối đầu với triều đình nhà Thanh bằng tự hào dân tộc của Quang Trung nếu Lê Chiêu Thống vẫn tiếp tục ngồi ở Thăng Long vái lạy thiên triều phương bắc. Vì thế nên người này vào tù thì có kẻ khác tiếp tục đứng lên cho đến khi người dân Việt thực sự làm chủ vận mạng của đất nước này.

Những ngày này, nhìn lại những năm tháng đã qua, tôi ghi ơn những gian truân quá khứ, những cuộc đời đã nằm xuống để gìn giữ quê hương. Ghi ơn những người lính hải quân VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa, những chiến sĩ QĐND đã nằm xuống trên núi rừng Việt Bắc. Ghi ơn những con người dũng cảm đã đánh đổi tự do của mình cho tự do của dân tộc. Nhìn về tương lai, tôi ước mơ và tin chắc rằng cuộc chiến không bom đạn này sẽ phải chấm dứt, con người Việt Nam sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc sống bình an, không cần vĩ đại, không cần đỉnh cao, chỉ cần là một nước bình thường, tự chủ, có tự do, công bằng và sống nhân ái với nhau.

Tháng Tư, 2017

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn   42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đọc Bên Thắng Cuộc, Nghĩ Về Bên Thua Cuộc
» SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975
» Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Lê Văn Khoa: Nghệ Sĩ Đa Năng, Nhà Giáo Dục Đáng Kính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến