Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
sáng linh VNCH thuoc phải Nguyen hoang chất ngắn quynh truyện Chung chẳng quang chuyen quốc trong nhac Saigon bich nguyet không quan Trung ngam Nhung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeMon Apr 08, 2013 3:15 pm


Gương Tuẫn Tiết 30-04-75:

Những Giây Phút Sau Cùng của Tướng Lê Văn Hưng


Bà Lê Văn Hưng,
nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng

Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em
mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca)

Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:  “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.

Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:

- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:
- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.

Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:

- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”
Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”

Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương,để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?


tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Levanhung

Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng . Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.

Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam, Hưng đã hoàn tất.”

Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:

- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.

Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.

Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.

Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:

- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?”
- Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.

Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều  khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:

- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.

Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:

- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.
6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.

7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:

- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.

Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.

Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.

Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:

- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.

Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.

Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.

Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.

Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”

Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng”.

Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.

Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:

- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”.
Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”.
Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.
- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”.


tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Image002

Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”

“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?

Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn.
Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này.
Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.

11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.


tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  001-Bia_Truoc-Color

Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.

Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.


7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:

- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.

Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.

Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.

Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?

Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.

Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.

Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.

Bà Lê Văn Hưng


tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  ToQuoc1
.


Được sửa bởi NTcalman ngày Sat Mar 29, 2014 6:50 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN   tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeWed Apr 10, 2013 3:20 pm

.

SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN


tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  23syqvk
Khởi đi từ việc quân Pháp đã cho tàu chiến đến gây hấn và đánh chiếm nước ta vào thế kỷ 19 và những nhà ái quốc đã hô hào duy tân tự cường, nâng cao dân trí để cùng đấu tranh dành lại độc lập cho đến khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Cộng sản áp đặt lên đất nước ta, gây nên cuộc nội chiến giữa những người quốc gia yêu chuộng tự do và những người Cộng Sản chủ trương bành trướng chủ nghĩa duy vật, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng. Kết quả là ngày Quốc hận 30-4-1975 và sự có mặt của gần 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại hiện nay. Vì không thể sống chung với chế độ Cộng Sản độc tài, họ đã bỏ hết nhà cửa tài sản, bỏ cả quê hương mồ mả tổ tiên, bạn bè, người thân v.v. để vượt biển đi tìm tự do. Cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền vẫn được tiếp tục nhằm xóa bỏ chế dộ Cộng Sản tại Việt Nam.

Trong biến cố 30 tháng 4, 1975, Cộng Sản VN đã thắng về quân sự, nhưng chúng không thắng được chí khí bất khuất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và toàn thể nhân dân Miền Nam. Vì thế chúng đã lập ra các nhà tù cải tạo để giam giữ, hành hạ những người đã phục vụ cho chế độ VNCH trước đây. Chúng đã đày đọa anh em chúng ta tận những nơi rừng thiêng nước độc ở miền Bắc. Ðói rét, bệnh hoạn, xa gia đình, xa quê hương, một số anh em đã bỏ xác trong các trại tù tập trung cải tạo, một số sống sót sau hàng chục năm bị ngược đãi, đã được trở về trong cảnh gia đình tan nát, đất nước lầm than.

Nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc, của các quốc gia yêu chuộng tự do và nhất là các phong trào đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, nên sau 15 năm dưới chế độ CS, một số các cựu sĩ quan, viên chức của chế độ VNCH cùng với gia đình đã được đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài hoặc được định cư tại Mỹ.

Thực tế đã cho chúng ta thấy rõ, chủ nghĩa CS đã đem lại cho Việt Nam một nền kinh tế suy sụp, dân chúng phải sống trong cảnh nghèo đói, bị áp bức. Nền luân lý, đạo đức, văn hóa của tổ tiên hoàn toàn bị suy đồi, con người sống với nhau không còn tình cha con, tình vợ chồng, tình làng xóm nữa, mà đã trở thành những kẻ gian dối, phản bội, hận thù giai cấp, duy vật, mất niềm tin vào Thượng Ðế, vào các tôn giáo nhất là đạo thờ kính ông bà tổ tiên.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta không quên công lao và xương máu của chiến sĩ đồng bào đã đổ ra vì tự do, độc lập và để ngăn chận chủ nghĩa CS vô thần.

Trong số những anh hùng vô danh đó, có một số người đã được báo chí, sử sách nêu tên như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ và một số sĩ quan, binh sĩ đã lấy tấm thân đền nợ nước, thà chết vinh hơn sống nhục, đã tự tử không chịu đầu hàng, không chịu trao thân cho kẻ thù bắt bớ, giam cầm, tù tội. Tuy thân xác họ ngày nay đã ra tro bụi, nhưng tên tuổi của họ, tinh thần của họ vẫn còn sống mãi trong sử sách, sống mãi trong lòng mọi người.

Cứ mỗi lần kỷ niệm ngày quốc hận 30 tháng 4, báo chí, đài phát thanh và qua các cuộc họp mặt của đồng bào trong các buỗi lễ, các cuộc meeting, người ta lại nhắc nhở đến họ, vinh danh họ.

Người xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v. là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho dân tộc.

Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép nói về "Ngày Quốc Hận 30-4" bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù:

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật tại Cần Thơ

Ông là một người xuất thân từ một dòng họ danh giá ở đất Thừa Thiên (Huế), tổ tiên từ đời nầy qua đời khác có công giúp chúa Nguyễn mở mang bờ cõi trong cuộc Nam tiến, đánh dẹp loạn lạc, đem lại thái bình cho dân chúng. Sử sách còn nhắc đến Quan Nội Tán Nguyễn Khoa Ðăng có công phá được giặc cướp ở Truông Nhà Hồ qua câu ca dao mà dân gian thường truyền tụng:

"Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ Truông nhà Hồ, ngại phá Tam Giang"
Ðó là lời người con trai ở Ðàng Ngoài nhắn gởi cho người con gái ở Ðàng Trong và người con gái đáp lại:
"Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ Nội Tán dẹp yên".

Nguyễn Khoa Nam lớn lên là một người con hiếu thảo, đạo đức, một học sinh tốt, một sĩ quan có tinh thần trách nhiệm. Ông ở bất cứ đơn vị nào cũng được anh em binh sĩ và cấp chỉ huy kính phục. Với nhiều công lao trên các chiến trường, từ thiếu úy ông đã được thăng dần lên tới Thiếu Tướng và được làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, bộ chỉ huy đóng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Miền Tây (Ðồng bằng sông Cửu Long) là nơi dân cư đông đúc, ruộng đất phì nhiêu, là một vùng chiến lược quan trọng.

Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương rồi trốn chạy ra ngoại quốc, cụ Trần Văn Hương cũng từ chức vào trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Ðại Tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh đã phản bội lại lời cam kết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tuyên bố đầu hàng CS mà không có một nỗ lực chiến đấu nào mặc dầu quân đội vẫn còn, lãnh thổ vẫn còn, chưa mất hết tất cả. Trước lệnh buông súng đầu hàng của Dương Văn Minh, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã bình tĩnh, tập họp quân đội dưới cờ, thông báo tình hình. Sau đó ông đã ngồi tại văn phòng tư lệnh, dùng súng tự sát để trở về với tổ tiên anh hùng, cương quyết không để cho tấm thân làm tướng phải bị sỉ nhục bởi quân thù.

Tất cả sĩ quan, binh lính và đồng bào nghe tin đó đều không cầm được nước mắt. Tướng Lê Văn Hưng, Tự Lệnh Phó cũng đã tự tử theo vị chỉ huy của mình để tỏ rõ cái chí bất khuất của một vị tướng lãnh anh hùng của quân đội VNCH. (Ghi chú của Tòa Soạn: Theo các nhân chứng và tài liệu đáng tin cậy, Tướng Hưng tự sát TRƯỚC Tướng Nam. Căn cứ vào bài viết của Bà Phạm Thị Kim Hoàng, phu nhân của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng thì ông tự sát hồi 8 giờ 45 tối 30/4/75, lúc đó Tướng Nam còn sống, có gọi điện thoại chia buồn và an ủi. Sách Nguyễn Khoa Nam cho biết Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát vào khoảng 7 giờ sáng ngày 1/5/75).

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Sinh năm 1933 tại Hóc Môn, Gia Ðịnh, xuất thân từ trong một gia đình trung lưu, nhưng gương mẫu đạo đức, được cha mẹ giáo dục nên người trung, tín, hiếu, để. Là học sinh giỏi tại trường Trung Học Huỳnh Khương Ninh, Ða Kao, Saigòn, lớn lên trong cảnh chiến tranh, ông nhập ngũ theo lệnh tổng động viên năm 1954 trước hiệp định Genève (20-4-1954), tốt nghiệp sĩ quan và phục vụ quân đội dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm từ 1954 đến 1963 chỉ huy từ đại đội đến tiểu đoàn. Năm 1967, ông chỉ huy Trung Ðoàn với cấp bậc Trung tá, năm 1968 lên Ðại Tá, năm 1971 tư lệnh sư đoàn 5. Năm 1972 ông có công bảo vệ tỉnh Bình Long, giải tỏa áp lực Việt Cộng bao vây tỉnh nầy và được báo chí thời đó gọi là "anh hùng tử thủ Bình Long-An Lộc", tiêu diệt hàng chục ngàn lính Việt Cộng. Năm 1973 tư lệnh sư đoàn 21 Bộ binh ở miền Tây. Năm 1974 ông làm Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV dưới quyền tướng Nguyễn Khoa Nam.

Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi được tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Việt Cộng, các tướng ra đầu hàng hoặc chạy trốn, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lịnh vùng IV tự tử, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng trở về nhà gặp vợ con và bạn bè, sĩ quan, binh sĩ dưới quyền, ông đã tự tử tại tư dinh của Phó Tư Lệnh Quân Ðoàn vào lúc 8 giờ 30 tối hôm đó để lại một người vợ và bốn ngươi con, ba gái, một trai.

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú


Xuất thân từ một gia đình trung lưu tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi học hết chương trình Trung học, ông tình nguyện vào trường võ bị Ðalat, là trường đào tạo sĩ quan hiện dịch, mãn khóa với cấp bực thiếu úy và được chọn vào binh chủng nhảy dù, một binh chủng thiện chiến của quân đội. Năm 1954, trong lúc tình hình chiến sự rất sôi động tại các chiến trường miền Bắc, ông được thả dù xuống căn cứ Ðiện Biên Phủ, nơi có khoảng hai mươi ngàn lính Pháp Việt đang trấn giữ và bên ngoài có khoảng 60.000 lính Việt Minh đang bao vây tấn công. Tại đây ông được thăng Trung Úy tại mặt trận. Ngày 7 tháng 5, 1954, căn cứ Ðiện Biên Phủ bị Việt Minh chiếm, ông và các sĩ quan, binh sĩ bị Cộng Sản bắt làm tù binh. Sau hiệp định Genève 20-7-1954, nhờ sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến tại Ðông Dương can thiệp, ông và các bạn được trao trả và được trở về miền Nam.

Dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ông giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng của Lực Lượng Ðặc Biệt do Ðại Tá Lê Quang Tung chỉ huy. Sau 1963, ông được đưa ra Quảng Ngãi giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 2 Bộ binh. Năm 1966, ông được thuyên chuyển về Huế làm Tư Lệnh Phó cho Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng tại Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Sau Tết Mậu Thân 1968, ông làm Tư lệnh biệt Khu 44 tại Ðồng Tháp Mười, năm 1970, ông trở về Huế làm Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ binh với cấp bậc Chuẩn Tướng, sau đó được thăng Thiếu Tướng. Sau các trận đánh của VC vào vùng giới tuyến Quảng Trị mùa hè 1972, ông được về làm Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung gần Saigon, sau đó lại về làm Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy đóng tại Pleiku, vùng núi rừng Cao Nguyên miền Trung.

Sau hiệp định Paris 1973, Việt Cộng lợi dụng quân Mỹ rút, đã tăng cường xâm nhập quân lính, xe tăng từ Bắc vào Nam theo đường Trường Sơn và dọc biên giới Lào đã tạo áp lực nặng nề cho vùng cao nguyên Pleiku, Ban mê thuột. Năm 1974, Việt Cộng đánh chiếm tỉnh Phước Long và vùng Ba Biên Giới Việt-Miên-Lào, tháng 3, 1975, Việt Cộng tấn công vào thị xã ban Mê Thuột đồng thời chiếm Quảng Trị. Trước tình hình đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái khỏi Pleiku để giữ vùng Duyên Hải. Quyết định sai lầm đó đã khiến cho cả một quân đoàn VNCH tan rã, hàng triệu cán bộ, công chức và gia đình cũng như đồng bào phải bỏ nhà cửa, tài sản chạy thoát thân, gây nên tình trạng hỗn loạn toàn miền Trung.
 
Nhân đà thắng lợi đó, Cộng Sản Hà Nội ra lệnh đem quân ào ạt tiến vào miền Nam... Ngày 30 tháng 4, 1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang nằm điều tri tại bệnh viện Ðồn Ðất (Grall) Saigòn, nghe tin Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trốn ra khỏi nước, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho Dương Văn Minh và Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tướng lãnh, sĩ quan, các cấp chính quyền, dân chúng mạnh ai nấy chạy thoát thân, ông quyết định tự tử để trọn lòng trung với quốc gia. Trước mặt vợ con, bạn bè ông đã nói lời từ giả, căn dặn mọi người đừng hợp tác với CS, sau đó ông uống thuốc độc tự tử, không để cho CS bắt ông lần thứ hai. Vợ con, bạn bè của ông, những người đã chứng kiến giây phút đau lòng đó không ai là không cảm thương cho một vị tướng khi sa cơ thất thế, chỉ có đem cái chết đền nợ non sông mà thôi.

Sau khi ông chết rồi, Việt Cộng đã tịch thu hết nhà cửa, tài sản của ông khiến cho vợ con phải cảnh không nhà của, tiền bạc, đành tìm đến nương tựa bà con bạn bè rất nhục nhã. Người biết chuyện, không ai mà không thương mến ông.

Thiếu Tướng Trần Văn Hai


Xuất thân từ một gia đình trung lưu, sau khi học hết Trung Học, tình nguyện vào quân đội, trải qua các đơn vị được tiếng là một người tư cách, gương mẫu, tận tụy phục vụ cho quốc gia. Ông cũng có tác phong một người cách mạng, ngày từ tuổi trẻ ông đã gia nhập đảng Ðại Việt để tranh đấu giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, xây dựng cho đất nước một chế độ tự do dân chủ.

Ông đã từng giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng, Tư Lệnh Biệt Ðộng Quân và Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Trải qua các chiến trường, ông chứng tỏ là một cấp chỉ huy có khả năng và trong sạch. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền ai cũng thương và phục ông.

Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Việt Cộng trên đường tiến vào Saigòn, ông trở về nhà tắm rửa sạch sẽ, thay áo quần mang đầy đủ quân phục, huy chương và quân hàm Thiếu Tướng, rồi cho gọi vợ con, thân nhân lại, nói rõ ý định và tự tử bằng súng. Trước khi chết, ông cũng đã chuẩn bị chỗ nằm xứng đáng với danh giá của một vị tướng. Ðược tin đó, bà con bạn bè cũng như nhiều người đã từng phục vụ dưới quyền ông rất thương tiếc và chạy đến thăm viếng. Cùng với cái tang của đất nước, gia đình ông cũng chịu một đại tang của người chồng, người cha, người anh đã sống cuộc đời trong sạch, gương mẫu đạo đức, nêu cao tiết nghĩa, trung thành với quốc gia dân tộc. Những hạng người như thế, trên đời nầy đã dễ gì có được.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ


Sinh trưởng trong một gia đình Nho học, danh giá tại thị xã Sơn Tây, dòng họ Lê nhiều người đỗ đạt, đã từng giữ chức vụ lớn trong chính quyền quốc gia như Trung Tướng Lê Nguyên Khang v.v...

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là con đầu trong một gia đình gồm hai em gái cùng mẹ và một em trai cùng cha khác mẹ, hiện còn ở Việt Nam. Ông gia nhập quân đội và được đưa vào học trường Ðập Ðá Huế, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy (1951), về phục vụ tại tiểu đoàn 19 BVN dưới quyền chỉ huy của Ðại Úy Ðỗ Cao Trí (sau nầy là Trung Tướng), lên đại úy được đi làm quận trưởng Bến Cát (Bình Dương) sau lên đến Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 thuộc Sư Ðoàn 5, năm 1972 Phụ Tá hành Quân cho Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc. Ông là người đầu tiên dùng M.72 hạ xe tăng của Việt Cộng tại mặt trận Bình Long An Lộc, từ đó binh sĩ mới thêm tin tưởng trong việc sử dụng loại vũ khí mới nầy. Sau đó được thăng cấp Ðại tá về làm tư lệnh phó Sư Ðoàn 21, bị thương trong khi ngồi trên trực thăng quan sát hành quân, máy bay bị bắn rơi, gãy chân phải nằm bệnh viện. Khoảng 1974 về làm Tư lệnh Sư Ðoàn 5 thay tướng Trần Quốc Lịch.

Trung Tá Văn, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Ðoàn 5, đã kể lại cho ông Lê Nguyên Hoàng (anh con bác của Tướng Lê Nguyên Vỹ) giờ phút cuối của chuẩn tướng như sau:

Ngày 30 tháng 4, 1975, khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng thì chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đã họp Bộ Tham Mưu và các trưởng phòng lại và nói với anh em rằng:"Mặc dầu có lệnh trên, nhưng tôi cương quyết không đầu hàng. Tôi sẽ có cách tự xử trí riêng đối với tôi. Anh em ai lo thân nấy, chạy được thì chạy". Trong khi bên ngoài, Việt Cộng bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng ông vẫn bình tĩnh và ra lệnh cho nhà bếp tổ chức một bữa tiệc rượu mời anh em. Sau khi ăn uống no say, ông đứng dậy đi vào phòng bên cạnh. Lát sau có tiếng súng nổ, mọi người chạy vào thấy ông ăn mặc quân phục tề chính, mang huy chương và quân hàm chuẩn tướng nằm chết trên giường. Ông đã dùng súng bắn xuyên cằm lên đầu, tự tử. Tất cả sĩ quan đều có mặt khi Việt Cộng vào, tướng Việt Cộng thấy như vậy đã nói :"Ðây mới xứng đáng là con nhà tướng".

Anh em xin đem chôn tại sân bộ tư lệnh bên cạnh cột cờ, nhưng Việt Cộng không cho. Cuối cùng phải đem chôn trong vườn cao su, ở ngoài đồn.

Trong lúc chiến trận xảy ra thì vợ con của ông đã chạy theo dòng người di tản ra ngoại quốc. Hai ngày sau khi ông chết, người vợ của Trung Tá Tuân (quận trưởng Bến Cát, là anh ruột bà Lê Nguyên Vỹ) đi gặp Việt Cộng, nói dối là vợ của ông Lê Nguyên Vỹ, xin nhận xác chồng về chôn. Bà con đã đào mộ, lấy xác đem về chôn ở Hạnh Thông Tây, có lập bia mộ rõ ràng. Năm 1987, bà mẹ của ông ở Bắc vào cùng ông Lê Nguyên Hoàng đi cải táng, lấy cốt của chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đem thiêu để mang về thờ ở từ đường họ Lê tại quê nhà ở Sơn Tây. Ông Lê Nguyên Hoàng đã quan sát kỹ thấy sọ của chuẩn tướng có vết đạn xuyên qua.

Chúng tôi viết lại mấy dòng nầy, qua lời kể của ông Lê Nguyên Hoàng hiện đang sinh sống tại thành phố Garden Grove, California.

Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng tôi xin đốt nén hương tưởng niệm các bậc anh hùng "sinh vi tướng, tử vi thần" và những sĩ quan, binh sĩ cũng như những người yêu nước và đồng bào vô tội đã chết trong ngày 30 tháng 4, 1975 và trong suốt cuộc chiến từ 1945 đến nay. Sau ngày 30-4-1975, máu của những người yêu nước vẫn còn đổ ra trong các cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Gương trung dũng của quí vị là gương sáng cho muôn đời noi theo.
 
Nguyễn Lý Tưởng

***


5 Tướng VNCH tử tiết ngày Quốc Hận


.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: BÔNG HỒNG CHO BÀ LÊ VĂN HƯNG & Tưởng Niệm 30-04-1075    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeFri Apr 12, 2013 1:53 am

.
Tưởng Niệm Biến Cố 30-04-1075

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Lvh



Tưởng Niệm Biến Cố 30-04-1975 do Đài Truyền Hinh Quê Hương KAXT 1.5 thực hiện từ San Jose, California: Hồi ký của Bà Lê Văn Hưng.

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Red_rose2


BÔNG HỒNG CHO BÀ LÊ VĂN HƯNG

Xem qua tác phẩm văn hoá nghệ thuật DVD Paris by Night 90: “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam” do Trung Tâm Thuý Nga phát hành. Chủ để nội dung đề cao phong thái người Phụ Nữ Việt Nam trải qua bao thời đại. Thuở Âu Lạc lập quốc có mẹ Âu Cơ và 100 đứa con. 50 người con lên núi và 50 người con xuống biển. Công đức của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị trong công cuộc đánh đuổi quân đô hộ tầu Đông Hán và dành được độc lập ngắn ngủi 3 năm. Sau là nói đến vai trò người phụ nữ trong chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) và những người phụ nữ đương thời.

Ấn tượng đau thương của người vợ lính VNCH bị mất chồng trong chiến tranh được ca sĩ Ý Lan trình bày qua nhạc phẩm: “Tưởng Như Còn Người Yêu”. Tiếng hát ngân điệu não nùng ai oán: “Ngày mai đi nhận xác chồng, xoay đi để thấy mình không là mình…”. Ca sĩ Ý Lan hát rất hay tựa tâm trạng mình đã không ngăn được lệ rơi. Nhạc phẩm làm xúc động và được tán thưởng nồng nhiệt của toàn thể khán giả qua màn kết thúc lá quốc kỳ cờ Vàng ba sọc Đỏ của VNCH được phủ dài trên người các vũ công tựa như quan tài người lính. Thật đáng tiếc … là ban giám đốc của Trung Tâm Thuý Nga đã không mời một người vợ lính có tư cách để đại diện cho tập thể cô nhi quả phụ tử sĩ của QLVNCH lên phát biểu cảm tưởng. Nếu được danh dự đó, có lẽ không ai xứng đáng hơn là vai trò của bà Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Bà là một nhân chứng nhìn thấy sự hy sinh cao cả can trường “Vị quốc tuẫn tiết” của người mình yêu, người chồng, và người cha là Tướng Lê Văn Hưng vào cuối ngày 30 tháng 4, năm 1975.

Thiếu Tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết hy sinh khi ông được 42 tuổi. Một tuổi đời vẫn còn trẻ mà các thanh niên thuộc thế hệ Thứ Hai chúng tôi đã bước hoặc đang bước vào. Trước ông đã có biết bao tấm gương Việt Nam oai hùng như cụ Phan Thanh Giản. Tuẫn tiết khi thành thất thủ. Nhưng sau Thiếu Tướng Lê Văn Hưng và 4 vị tướng đã ít người làm được. Ông đã chọn lựa quyết định trọng hệ một cách linh thiêng và sáng suốt. Lịch sử Việt Nam tự do mai sau muôn đời khắc ghi tên tuổi ông. Khi bút ký của bà Lê Văn Hưng được đăng trên nhiều mạng của QLVNCH cách đây vài năm. Có nhiều người hỏi bà là tại sao không khuyên ông đi di tản ra ngoại quốc vào tháng 4 năm 1975? Ngay cả đến thế hệ chúng tôi đáng tuổi con cháu của bà cũng có những câu hỏi khác hoặc tương tự như vậy? Có thể làm khác đi chăng? Tại sao Thiếu Tướng Lê Văn Hưng và 4 vị tướng tuẫn tiết đã không tháo chạy ra nước ngoài như những tướng lãnh khác? Bỏ mặc binh sĩ dưới quyền sống chết ra sao thì ra? Câu hỏi của năm xưa cũng là câu trả lời theo mốc thời gian đã hơn 1/3 thế kỷ dài trôi mau. Sống thêm được 30 hay 40 năm để rồi chết trong bịnh hoạn hay già nua và không ai biết đến. Hay quyết định tuẫn tiết đền nợ nước của người tướng lãnh QLVNCH oai hùng trong lúc quốc phá gia phong để lưu danh muôn thuở? Chọn lựa nào trọng hệ và đầy ý nghĩa hơn? Nói thì dễ, nhưng thực hành thì rất khó. Ai ai cũng sợ chết. Nếu làm được mới gọi là đấng anh hùng.

Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã lựa chọn con đường cho bản thân ông. Chết vinh hơn sống nhục để giữ tròn tiết tháo danh dự của kẻ Sĩ. Nhưng còn Bà Lê Văn Hưng và hai con trẻ dại vào thời điểm tháng tư đen của năm 1975 thì sao? Bà đã tường thuật nỗi thương tâm và sợ hãi trong bút ký riêng của bà. Người góa phụ tảo tần nuôi con khôn lớn và vượt qua bao thử thách gian nan. Mấy ai trong chúng ta lập gia đình yêu thương người bạn đời có cái cam đảm khi đứng trước cảnh “Sinh ly tử biệt” của cuộc đời . Nhiều vì cấp Tá của QLVNCH viết hồi ký cũng đã phải ứa lệ khi thấy người vợ mình van nài rằng: “Cho dù sao đi chăng nữa, Anh cũng đừng bao giờ bỏ em và các con nhe anh”! Nghe đến đó, nhiều vị sĩ quan cấp lớn mủi lòng, và tình nguyện đi “cải tạo” qua sự tuyên truyền phỉnh lừa của bọn CSVN.

Nói đến “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam” có lẽ không thể thiếu phần tuyên dương bà Lê Văn Hưng. Bà xứng đáng là vị đại diện cho Gia Đình Cô Nhi Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa nói chung và chính cá nhân Bà nói riêng… Nếu là một đạo diễn được sự ủng hộ về tài chánh, thì huyền thoại về Tướng Lê Văn Hưng sẽ được dựng thành phim. Tác phẩm nghệ thuật: “Cuộc đời, tình yêu và sự nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng” có lẽ sẽ là đề tài ly kỳ và thích thú? Tướng Lê Văn Hưng trông thật đẹp trai và oai hùng trong bộ quân phục nhà binh sau chiến thắng ở mặt trận An Lộc vào mùa hè đỏ lửa của năm 1972. Nụ cười tươi pha lẫn niềm tự hào của ông là biểu tưởng sức mạnh của QLVNCH như chưa một lần khuất phục trước sự cường nhược của quân thù.

Xin thắp một nén hương lòng cho vị tướng tài hoa và 4 vị tướng anh hùng của QLVNCH mỗi độ tháng tư hàng năm về. Nguyện xin thượng đế phù hộ tinh thần cho bà Lê Văn Hưng luôn được vững mạnh để đi hết quãng đời còn lại. Trong bóng tà dương, đời bà luôn có ông bên cạnh. Phu Nhân của thần tướng Lê Văn Hưng.

Gió lạnh mùa đông ở miền bắc Mỹ thổi mạnh từng cơn trong nhiều đêm trường tĩnh mịch, nghe xót xa có tiếng hát ngất ngây lịm người: “Tình ta không thể vuông tròn, xoay đi mà tưởng như còn người yêu. Chao ôi thèm nụ hôn quen. Trong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ. Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu…”

Không gì trân quý và vinh dự hơn là được sinh ra, phục vụ tổ quốc thiêng liêng và chết trên quê hương mình. Tướng Lê Văn Hưng đã làm tròn thiên chức của nguyện ước đó. Kính phục thay!

Tháng Tư về, nắng Xuân se ấm lòng
Cho tình ta sống lại kỷ niệm xưa?



(Audio) Toàn bài Hồi ký của Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng.
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Phút Thành Thần của Tướng Lê Văn Hưng   tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSat Apr 13, 2013 12:10 am

Bài Viết trên của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi cho bà Đặng Thi Tuyết Mai và Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhân dịp 30 tháng 4, 2010:

Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010. Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô, cựu Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng: "Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết".

Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá. Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi.
Cám ơn cô.



Tiếc, Thương, Cảm Phục, Yêu Kính...
Tưởng Niệm Những Anh Hùng trọng Tiết Tháo Chiến Sĩ...
Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng.


Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em
mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca – Phạm Duy)
.........


Phút Thành Thần của Tướng Lê Văn Hưng

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Images?q=tbn:ANd9GcQcxLaUJJXumBppbjKI2oifdZ2zrP8ROvOMwElpy7J5vOtsgQDb

Tôi tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã thành thần đúng như câu dân gian thường nói về những vị dũng tướng “sinh vi tướng, tử vi thần”.

Tôi chứng kiến cuộc sống uy dũng của ông qua nhiều giai thoại. Một trong những giai thoại đó xẩy ra vào năm 1972, trong cuộc tổng tấn công của Việt Cộng. Năm đó, ông tử thủ An Lộc, và tôi ra vào An Lộc nhiều lần, theo dõi những nỗ lực của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh trong cố gắng chặn đứng mũi dùi của địch tại An Lộc, thị trấn chỉ cách thủ đô Sài Gòn 3 tiếng đồng hồ, nếu đoàn chiến xa T 54 của chúng không vướng vào sức kháng cự quyết liệt của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 13 tháng Tư 1972, quân Việt Cộng từ 3 mặt tấn công vào tuyến phòng thủ của Quân Lực VNCH, hai mặt Ðông và Tây đánh bật địch quân ra nhưng tuyến phòng thủ hướng Bắc bục, nhiều chiếc T- 54 của địch húc rào gai tràn vào.

Ðang viết bài tại tòa soạn, (số 2bis đường Hồng Thập Tự), thì được tin địch quân chọc thủng phòng tuyến, tôi điện thoại gọi đại tá Lê Văn Hưng, tư lệnh sư đoàn, và hỏi ông, “Tình hình ở trỏng ra sao?”
“Ðái ra quần rồi chứ sao?”

Tướng Hưng có lối nói đùa rất tỉnh, nghe giọng đùa cợt quen thuộc tôi thấy yên bụng và bảo ông, “Viết xong bài tường thuật này, tôi sẽ ra Tân Sơn Nhất, kiếm trực thăng vào gặp anh.”

“Ðừng đáp trên nóc hầm nghen, ở trển không còn trống như ngày hôm qua nữa,” tướng Hưng bảo tôi.
“Có gì ở trển?”
“Một chiếc T-54.”

Tôi tưởng tướng Hưng vẫn nói dỡn như thường khi, nhưng khi tôi vào đến An Lộc, đại tá Lê Quang Lưỡng, tư lệnh Lữ Ðoàn 1 Nhẩy Dù, bảo tôi là ổng mới gỡ “con rận” đó trên lưng đại tá Hưng.

3 trong nhiều tấm hình tôi chụp trong lúc vào làm phóng sự tại An Lộc, đăng trên tờ Diều Hâu số 110 phát hành ngày 21 tháng Tư 1972, đại tá Lưỡng và đại tá Nhựt đều cầm trên tay một chai Martell quà tặng của người dân Sài Gòn.

Ông Lưỡng bảo tôi, “Anh tìm anh Mạch Văn Trường để nghe ông vua diệt T-54 kể chuyện đánh tăng địch.”
Chúng tôi có một số bạn chung, bọn “nhà giầu” sống tại Sài Gòn với mặc cảm mắc nợ người xả thân ngoài chiến tuyến; mỗi lần tôi vào chiến trường quan sát để viết bài, họ gửi tôi một, hai thùng, mỗi thùng 12 chai rượu mạnh để tặng người cầm súng.

Trong ảnh, bạn đọc có thể thấy đại tá Lưỡng, đại tá Nhật mỗi người cầm trong tay một chai Martell. Tôi uống với họ, mừng hay không mừng về những chiến công của họ. Có nhiều chiến công không mừng mà còn lo nữa, vì dù tiếng súng đã im, nhưng giao tranh chưa dứt.

Tôi gặp Lưỡng trên đường vào gặp Hưng, người “anh hùng tỉnh rụi”, cái tên bè bạn đặt cho anh. Tôi biết rất nhiều về Hưng, nhưng tôi không chứng kiến phút quyết liệt, anh đẩy vợ và đẩy người sĩ quan tùy viên tâm phúc ra khỏi phòng, để làm hành động không hàng giặc. Hơn nữa tôi không viết về anh được như anh Nghĩa, người sĩ quan tùy viên của anh viết: viết với lòng yêu thương kính cẩn của một vị trung úy viết về ông tướng mà anh Nghĩa tâm phục, khẩu phục.

Nguyễn Ðạt Thịnh



***

Tiếc Thương (Nhạc: Anh Bằng)
Note: Không phải thơ Cao Tần!!


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng   tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 6:31 pm

.


Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng  
Qua Ghi Chép Của Một Tình Báo Mỹ

Không chê người đáng khen
Không khen người đáng chê

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Image-asset

James E Parker Jr., tác giả cuốn sách “Last Man Out – A Personal Account of the Vietnam War”, là một giới chức tình báo của CIA rời khỏi Việt Nam cuối cùng vào ngày 1 tháng 5, 1975 sau mười năm phục vụ, giai đoạn đầu với vai trò một quân nhân, và giai đoạn sau trong ngành tình báo Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả tự hào là “I was among the first men in and I was the last man out” và cuốn sách trên được Đô Đốc Elmo Zumwalt, vị Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ trẻ tuổi nhứt trong lịch sử hiện đại, đánh giá là “sống động và thuyết phục… Một bổ sung quan trọng cho nền văn học kỷ nguyên Việt Nam.” Được biết thêm, Đô Đốc Elmo Zumwalt trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam leo thang là chỉ huy trưởng Chiến Dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake Ocean River and Delta Strategy) phát xuất từ Căn Cứ Năm Căn (Cà Mau). Và qua thời “Việt Nam hóa Chiến tranh,” ông đề xuất và thi hành kế hoạch ACTO (Accelerate Turnover to the Vietnam) nhằm chuyển giao và trang bị quân cụ hải quân nhanh chóng cho Việt Nam (Theo “Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam” của Nguyễn Kỳ Phong).
 
Đặc biệt trong “Last Man Out” rải rác trong nhiều chương, tác giả đề cập, qua ghi chép và nhận xét, đến nhiều nhân vật quân sự tên tuổi mà ông có nhiều cơ hội và thời gian làm việc chung, như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn. Tác giả mô tả tướng Nguyễn Khoa Nam điềm đạm, làm việc mẫn cán, chu toàn trọng trách tướng chỉ huy… Tướng Trần Văn Hai thâm trầm, khép kín, hút thuốc nhiều, và có vẻ ít nhiều định kiến với các cố vấn, giới chức Mỹ. Nhưng vị tướng này có tài quân sự, đã cho tác giả biết trước vào ngày 22 tháng 4 là Sàigòn đã bị Cộng Sản bao vây rồi sẽ “mất trong 7 ngày” sau đó, căn cứ theo sự thẩm định và ước đoán tình hình quân sự và những biến chuyển chính trị rất xấu cho miền Nam vào lúc bấy giờ. Tướng Hai nghiêm mặt, nâng cao ly cà phê được đặt trong chiếc bình giữ ấm, mời tác giả cụng ly để cầu nguyện cho những chiến sĩ đã hy sinh và chúc lành cho nhau … Tác giả dành cho Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (trong sách in là Canh, có lẽ tác giả quên cách viết chữ Cẩn) sự cảm mến nồng hậu. Trước khi làm tỉnh trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã nổi tiếng với những chiến công, nhứt là những trận đánh giải vây cho An Lộc, và một phần bên mặt bị thương, dù đã giải phẫu chỉnh hình vẫn còn để lại vết sẹo dài dọc theo hàm. Tác giả nhận xét Đại Tá Cẩn là “lính của lính, can trường và thanh liêm” (he was a soldier’s soldier, brave and incorruptible).
 

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  58219c4649944a68a875055b61e93f20 


Riêng Tướng Lê Văn Hưng, tác giả James E. Parker, Jr. ghi lại nhiều chi tiết hơn.

Trong suốt thời gian về làm việc tại vùng châu thổ Cửu Long (Vùng 4), chủ yếu tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, tác giả do vai trò “case officer” trong ngành CIA nên luôn có dịp gặp Tướng Hưng. Ngày đầu tiên diện kiến ông Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tác giả “hơi lấy làm lạ” về cách đánh giặc và điều quân của Tướng Hưng là “thủ nhiều hơn công” khi đôi bên trao đổi và thảo luận, về kế hoạch quân sự trong vùng. “Tại sao lại đánh một trận chiến đang thua?” tác giả thắc mắc thì tướng Hưng cười và hỏi lại: “Tôi còn có những lựa chọn gì nữa đâu?” rồi chậm rãi nói tiếp – “Đây là đất nước của tôi.”
 
Sau nhiều tháng liên tục làm việc để lập mạng lưới tình báo tại vùng châu thổ, tác giả ghi nhận tướng Hưng dành rất nhiều thời giờ cho việc trận mạc: Sáng sớm thường đáp trực thăng đi thị sát và trao đổi với các đơn vị trưởng địa phương. Trở về họp tổng kết tại Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn và thỉnh thoảng họp khẩn về đêm. Càng về sau tác giả mới hiểu ra thêm tổng quan (outlook) của một ông tướng Việt Nam trong cuộc chiến giữa những người Việt Nam ngay trên quê hương của mình. Tướng Hưng tin rằng sự chiến đấu thực sự cho vùng châu thổ đang diễn tiến ở những nơi khác, có thể trong các cuộc họp hành ở Sài Gòn. Vả lại, là một người theo đạo Phật, ông tin vào định mệnh, những gì xảy ra với những hậu quả gì đem đến đều là sự an bài, xếp đặt trong vạn vật cả.

Tuy nhiên, tháng 2 năm 1975, theo đòi hỏi của cấp trên từ Cần Thơ và Sài Gòn, Tướng Hưng đã phát lệnh tấn công một lực lượng quân sự trọng yếu của Cộng Sản tại mạn đông của tỉnh Chương Thiện, nằm trong một mật khu lâu đời thuộc rừng U Minh – Theo tác giả, đây là chiến dịch động binh lớn nhứt và khổ cực nhứt của Tướng Hưng với những điều kiện khó khăn và phương tiện hạn hẹp. Chỉ còn cách tấn công địch theo lối “liệu cơm mà gắp mắm” thiếu hụt đủ thứ: Phi vụ không quân hạn chế nên không vận chuyển kịp thời các quân cụ, khí giới nặng, điều động nhanh các đơn vị chiến đấu tấn kích thần tốc. Quân đội Hoa Kỳ tuy để lại nhiều súng đại bác nhưng thiếu đạn, còn nhiều mìn claymore nhưng không có đủ bộ phận khởi động (activators), còn nhiều loại đạn dược, nhưng ngòi nổ đã tịt! Tuy vậy nhờ sự chỉ huy tài giỏi, sự can trường và thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lực lượng cộng sản Bắc Việt đã bị đẩy lùi sâu vào rừng U-Minh khi kết thúc chiến dịch. Trận đánh lớn như vậy hẳn nhiên chiến trường tàn cuộc phải tang tóc, sự chết chóc và thương tật cả đôi bên phải nhiều. Tác giả ngậm ngùi ghi chép tâm trạng Tướng Hưng trong hoàn cảnh tàn cuộc chiến đó: General Hưng was not sure if he had, in fact, secured the net advantage. He had used much of his limited resources. For what? ... He suffered extensive casualties. Tướng Hưng không biết chắc là trong thực tế mình có thắng lợi thực sự hay không. Ông ta gần như đã xả láng những gì còn có trong tay. Để cho gì đây? Ông đã chịu đựng bao thứ tai ương.

Trong con người võ tướng còn có một văn nhân. Tác giả đã sống với Tướng Hưng những buổi chiều đằm thắm: Hỏi thăm chuyện gia đình, bàn chuyện nước Mỹ, chuyện thời sự, thảo luận văn chương. Kiến thức ông tướng uyên bác, nhiều nhà văn và tác phẩm văn chương Mỹ ông đề cập phần tác giả còn chưa đọc tới dù rằng là “mọt sách” đọc không dưới hai ba cuốn sách mỗi tuần. Còn Tướng Hưng ưa kể chuyện lịch sử Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương. Ông ăn nói cân nhắc, từ tốn, luôn tươi cười, ngay cả những khi tranh luận các vấn đề quan trọng. Tướng Hưng có được những nét tự tin đặc biệt và quanh người ông như toát ra vẻ thanh thản, trầm tĩnh. Tánh tình khả ái, rất dễ gây được cảm tình của mọi người từ ông tướng đã thu phục “con tim” của một điệp viên Mỹ, tạo thành tình bạn thân thiết giữa hai người.

Và tác giả đã dành riêng phần lời bạt (Epilogue) để kể lại cái chết bi tráng, thương cảm của tướng Lê Văn Hưng. Dưới đây là phần dịch của Lời Bạt.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đúng lúc 7 giờ tối, Tướng Hưng, Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng là người bạn của tôi, đã nhắn gọi vợ ông đến văn phòng làm việc tại Cần Thơ. Tướng Hưng cho vợ biết là có mười người dân địa phương đến thỉnh cầu ông đừng chống trả với lực lượng Việt Cộng đang tiến quân vô thành phố. Họ nói bọn Cộng Sản sẽ pháo kích nát Cần Thơ thành đống gạch vụn và gây thương vong cho nhiều dân lành. Tướng Hưng nói với vợ rằng ông hiểu rõ chuyện đó và đồng ý sẽ không để thành phố Cần Thơ biến thành một bãi chiến trường tuyệt vọng. Ông cũng cho biết kế hoạch khẩn cấp rút lui cùng một số thuộc hạ vào một mật khu xa xôi vùng châu thổ đã hẹn trước, nơi sự sống khó tồn tại. Đầu hàng giặc không phải là một giải pháp lựa chọn.

Tướng Hưng cũng không hề nghĩ tới việc diện kiến và thảo luận với một quan chức Việt Cộng trách nhiệm trong vùng, Thượng Tá Hoàng Văn Thạch, để bàn giao vùng Châu thổ Nam Bộ cho Cộng Sản. Ông không bỏ nước để thoát thân. Ông có một trách nhiệm với những quân nhân đã dành mạng sống của họ ở lại vị trí trấn thủ. Ông đã ở lại bằng một lựa chọn vinh dự. Ông phải tự quyết định sinh mạng của mình.
Vợ của Tướng Hưng bật khóc và năn nỉ ông hãy suy tính lại. “Tại sao mình không thể bỏ ra ngoại quốc giống như những người khác?,” bà hỏi chồng.
Tướng Hưng lập lại lần nữa với vợ về trách nhiệm riêng đối với xứ sở và binh lính. Ông ôn tồn và chậm rãi nối tiếp: “Mình đừng để anh bị mất lòng kiên định. Giờ đây cứ đánh tiếp cũng chỉ đem lại rắc rối và mất mát không những cho gia đình và bà con mình, mà còn cho binh lính và dân lành nữa. Và anh không muốn thấy mặt thằng Cộng Sản nào hết.”
Rồi Tướng Hưng đứng dậy, ôm vợ vào lòng, và rớt nước mắt. Sau cùng, ông nói cùng vợ: “Lẹ lên đi mình, tới mời Má và dẫn các con vô đây gặp anh.”
Khi người Má vợ và các con bước vô văn phòng làm việc của ông rồi, Tướng Hưng nói lời chia tay và cúi xuống hôn từng đứa con.
 
Bên ngoài văn phòng, nhiều sĩ quan và binh lính thuộc cấp lần lượt kéo tới, đứng sắp hàng ngoài sân, chờ đợi lệnh.
Tướng Hưng tuyên bố việc chiến đấu đã chấm dứt. Ông nói, nước đã mất là do lãnh đạo kém tại Sài Gòn, và xin thuộc cấp tha thứ lỗi cho ông, nếu như cá nhân ông đã có những lỗi lầm nào đó. Bầu không khí xung quanh nặng nề. “Tôi xin chấp nhận cái chết. Vĩnh biệt các anh em,” Tướng Hưng dứt câu.
Tướng Hưng đưa tay lên chào và đưa tay bắt từng người một. Ông yêu cầu mọi người ra về. Một vài quân nhân vẫn đứng tại chỗ không chịu lui bước, nên tướng Hưng buộc lòng phải bước tới đẩy và giục họ về. Rồi ông bảo vợ đừng có nài nỉ thêm điều gì nữa và chỉ một mình bước vô văn phòng làm việc.
Chỉ trong khoảnh khắc sau đó vang lên một tiếng súng nổ. Tướng Hưng đã tự sát bằng súng. (Hết trích)
 
Sau phần Lời Bạt, và xếp cuối trang sách “Last Man Out” James E. Parker Jr. đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ ẩn danh (Làm tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, khoảng năm 1969). Từ và ý bài thơ hoa mỹ, lãng mạn và phảng phất siêu thoát, nhưng dứt bằng một câu thơ đầy hào khí tang bồng hồ thỉ như khí tiết của những chiến sĩ, hiệp khách Đông Phương:
 

Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
 

Tạm dịch nghĩa:

Đừng đứng bên mộ anh và nhỏ lệ:
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu em.
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp phương trời
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời thu êm ả
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không trong mộ này. Anh không chết đâu em.
 
Bài thơ không tựa và tác giả ẩn danh trên, tác giả James E. Parker Jr. xếp liền ngay sau phần mô tả cái chết của Tướng Hưng để xem như vòng hoa tang cho một ông tướng cốt cách . Bởi vì trong đời thường và trong quân ngũ, tướng Hưng vẫn không giấu được ngay cả dưới lớp quân phục những nét nho nhã và dáng hào hoa của một người đàn ông. Nhiều người nhận xét, Tướng Lê Văn Hưng “có tướng quan văn hơn là võ tướng,” chẳng qua ông quan văn này phải khoác chiến y, áo giáp đỡ đạn trong thời chiến và trên chiến trường mà thôi! Tướng Hưng cũng có tiếng là “người chịu chơi,” nhứt là thời còn trai trẻ, sĩ quan còn mang lon cấp úy, cấp tá, nhiều phen “quậy tới bến” sau chiến trận được về lại hậu cứ nghỉ ngơi. Ôi, đó là những năm anh còn trẻ của một người trai thời ly loạn sống nay chết mai. Thiết nghĩ không ai quá khắt khe đối với ông tướng.

Nhưng rồi ông tướng không mấy năm sau đó cũng có cơ hội, gặp thời thế để trả nợ chí trai và làm đẹp non sông: Khí tiết Lê Văn Hưng đã thăng hoa giữa chiến trường Bình Long và hoa anh hùng Lê Văn Hưng đã nở đẹp tại phòng tuyến An Lộc. Và rồi hấp hối theo vận nước, phút cuối Lê Tướng Quân đã chọn cái chết bi hùng để trở thành bất tử trong lịch sử và quân sử Việt Nam.
Với dụng ý vinh danh và tưởng niệm tướng Lê Văn Hưng, nơi trang cuối của tác phẩm “Last Man Out,” tác giả James E Parker, Jr. chính vì vậy đã xếp bài thơ không tựa, không tên tác giả với câu thơ chấm dứt:

I am not there. I did not die.
Và sau chót, một câu lập ngôn được xem như quân huấn của danh tướng Douglas MacArthur: “Duty, Honor, Country.”

 

Do not stand at my grave and weep
I am not there. I do not sleep.
I am a thousand winds that blow.
I am the diamond glints on snow.
I am the sunlight on ripened grain.
I am the gentle autumn rain.
When you awaken in the morning's hush
I am the swift uplifting rush.
Of quiet birds in circled flight.
I am the soft stars that shine at night.
Do not stand at my grave and cry;
I am not there. I did not die.

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeWed Apr 09, 2014 2:03 pm

.


30 Tháng 4 – Viết Cho Người Tuẫn Quốc

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  To_quoc_ghi_on

Mỗi năm cứ đến ngày oan trái
Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai.
(Vô danh)

"Sinh vi Tướng, Tữ Vi Thần"
"Anh hùng tử, khí hùng bất tử"


Trong kỳ hội ngộ 30 năm của Trại Trần Hưng Đạo, Bộ Tổng Tham Mưu tại Thủ đô Hoa Thịnh đốn, Trung tướng Đồng Văn Khuyên tóc bạc phơ đã đi đến chào bàn và chắp tay xá từng chiến hữu. Gặp anh em cựu tù cải tạo trên 10 năm nhắc chuyện các tướng lãnh tự vẫn, vị Tham mưu trưởng Liên quân 30 năm về trước chợt nói ra cả gan ruột của mình.

Và như vậy là ông đã thực tâm nói hộ cho tất cả anh em. Các nhà lãnh đạo dù đảm lược can trường qua bao năm chinh chiến, nhưng dễ gì mà làm được người hùng tuẫn quốc như tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
Và cũng tại Thủ đô Hoa Kỳ, tướng Ngô Quang Trưởng suốt bao năm không lên tiếng, nhưng trong chỗ riêng tư cũng đã nói rằng được nếu được làm lại thì năm 75 ông sẽ không thi hành lệnh rút quân ở Huế.
Các niên trưởng của tôi một thời tuổi trẻ như ông Khiêm, ông Thiệu, ông Viên. Lúc đó còn là Trung úy Cao Văn Viên, Trung úy Nguyễn Văn Thiệu và đại úy Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Secteur Hưng Yên vào đầu thập niên 50. Quý vị không biết rằng sau này sẽ làm tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trưởng. Nếu bây giờ được sống lại tuổi hoa niên, ta sẽ làm lại từ đầu với bao nhiêu điều tốt đẹp hơn, cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Kể cả các hành động anh hùng lẫm liệt.
Và biết bao nhiêu tướng lãnh tư lệnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay còn sống đều có chung một kỷ niệm đau thương.

Chiêm nghiệm lại, việc rút quân đau thương hoảng loạn tại Quân khu I và Quân khu II đã trở thành một thảm kịch ghê gớm như một bệnh dịch, như ngọn sóng thần, như cơn hồng thủy vượt qua mọi sức đề kháng của con người. Vào cái thời điểm đó, trong một sáng một chiều, chúng ta không phải là những chiến sĩ anh hùng mà đã trở thành những con người khác.
Không cần địch tấn công, các đơn vị cứ tan ra như một dung dịch hóa học được thử nghiệm.
Vì vậy các tư lệnh chiến trường của miền Cao nguyên, Hỏa tuyến, Duyên hải khi về được miền Nam thì đa số đều tìm đường di tản. Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn. Các Tư lệnh Tổng trừ bị và các Sư đoàn. Tất cả hoàn toàn mất hết sức đề kháng kể cả Lục quân, Không quân, và Hải quân. Tất cả đều tin rằng Mỹ bỏ Việt Nam và mọi thứ coi như cáo chung. Không thể tiếp tục cuộc chiến.

Riêng mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và khi cộng sản đi vòng qua phòng tuyến Sư đoàn 5 tại Lai Khê để tiến về Sài Gòn thì coi như một phần của miền đông vẫn bình yên.
Và chính ở các vùng đất hoàn toàn chưa nổi sóng đó đã sản xuất ra các vị lãnh đạo sẵn sàng vị quốc vong thân.
Trong suốt 55 ngày cuối cùng của miền Nam năm 75 đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và gồm cả quân nhân các cấp đã tự sát.
Một số đã tự vẫn tại mặt trận hoặc tại nhà. Có các trường hợp tự tử chết cả gia đình. Chúng tôi ghi nhận rằng có nhiều anh em binh sĩ đã tự tử tập thể bằng lựu đạn tại chiến trường. Sau đây là một số trường hợp điển hình thường được nhắc nhở trong các năm qua.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Sau cuộc rút quân tại Cao Nguyễn hỗn loạn trở thành thảm họa, tướng Phú, Tư Lệnh Quân Khu II đã uống thuốc độc tự tử tại Sài Gòn. Đó là vào ngày 29 tháng 4-1975. Thân nhân đưa vào nhà thương Grall để cấp cứu nhưng không kịp. Ông đã qua đời tại đây.

Trung sĩ I Quân Cảnh Trần Minh: Thuộc đại đội I Quân Cảnh đảm trách khu vực cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4-1975, sau khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, Trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ Tổng Tham Mưu.

Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia: Sau khi nghe tin đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975, Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia đã đến đứng chào tượng Thủy Quân Lục Chiến trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài Gòn rồi rút súng tự sát. Báo chí ngoại quốc đã đăng hình của ông nằm ngay trước pho tượng. Hình chụp vào khoảng 12 giờ trưa 30 tháng 4-1975.

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ: Khoảng 1 giờ trưa 30 tháng 4-1975, khi nghe lệnh đầu hàng, ông đã họp các sĩ quan tại Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê. Sau khi dùng cơm với anh em, ông lui vào phòng riêng dùng súng lục tự vẫn. Vợ và 4 con nhỏ của ông di tản qua Hoa Kỳ ngày 28 tháng 4-1975 đến hai tháng sau mới biết tin.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai: Chiều 30 tháng 4-1975 vị Tư Lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh đã uống thuốc độc tự tử tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho. Bà mẹ của tướng Hai đã đem xác con về chôn cất tại Nghĩa Trang Gò Vấp. Căn cứ Đồng Tâm là nơi đặt bản doanh của Sư đoàn 7 Bộ Binh.

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng: Tư Lệnh Phó Quân đoàn 4 đã dùng súng tự sát tại Cần Thơ tối ngày 30 tháng 4-1975. Lúc đó vợ và các con cũng có mặt cùng với các sĩ quan cận vệ thân tín. Tướng Hưng là vị tư lệnh nổi tiếng đã tử thủ tại trận An Lộc tỉnh Bình Long năm 1972.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư Lệnh Quân đoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.

Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần khi họ vào Dinh Tư Lệnh tại Cần Thơ tiếp xúc nhưng cả hai lần đại diện phía cộng sản đều ra đi. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử Đại Tá Thiên vào chức vụ Tỉnh Trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.
Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm ngày 1 tháng 5-1975.

Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 sư đoàn, Sư đoàn 21 (Bạc Liêu), Sư đoàn 9 (Sa đéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 16 tiểu khu. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975 miền Tây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân đoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.
Nếu tướng Nguyễn Khoa Nam tiếp tục chiến đấu có thể sẽ nhiều trận đẫm máu kéo dài thêm từ 3 đến 6 tháng. Cộng sản với quân số 20 sư đoàn cùng với kho vũ khí của miền Nam để lại sẽ trở thành một lực lượng quân sự mãnh liệt nhất Đông Nam Á.
Toàn thể miền Tây sẽ trở thành cuộc chiến đau thương nhất trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Dứt khoát là Hoa Kỳ và thế giới tiếp tục quay mặt đi. Bao nhiêu người kể cả quân và dân hai phía sẽ chết thêm cho cuộc chiến bi thảm này. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật. Vị tư lệnh vùng 4 đã theo gương tiền nhân Phan Thanh Giản dọn mình tự vẫn để chết thay cho hàng vạn sinh linh của sông Tiền sông Hậu vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng trên lan can của Dinh Tư Lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Con đường Phan Thanh Giản trước mắt trong buổi bình minh vắng lặng của thị xã Cần Thơ. Vị Tư lệnh vùng 4 trở thành cấp chỉ huy cuối cùng của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đứng khóc. Nước mắt chan hòa làm hai sĩ quan tùy viên trung thành với ông thầy cũng khóc theo. Cái khung cảnh bi tráng tại Dinh Tư Lệnh vắng vẻ vào ngày đầu tháng 5-1975 của ba thầy trò Tư lệnh mới xúc động dường nào. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục.
Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân Khu I và Quân Khu II.

Ngày 30 tháng 4-2005 ba mươi năm sau, trên bàn viết của tôi có một cái gạt tàn thuốc là bằng đồng vốn là đầu đạn đại bác được gò lại. đây là quà tặng của Pháo binh Quân đoàn 4 tặng cho vị Tư lệnh. Khi ông chết, đại úy Lê Quang Nghĩa thu dọn di vật đem về Sài Gòn. Ba mươi năm sau nhờ người đem tặng cho Viện Bảo Tàng tại San Jose.
Đặt tay lên cái gạt tàn thuốc giá lạnh 30 năm không còn hơi ấm. Nghe như có tiếng chuông thỉnh Phật năm xưa. Cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi mà sao lòng người vẫn còn lạnh giá. *
Như đã ghi lại ở phần trên, khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay giặc. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ.

Nhân ngày 30 tháng 4 - xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.
Chúng ta còn sống đến ngày nay, hãy sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã chết vì 30 tháng 4.

Giao Chỉ – San Jose

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  2Q==


Nguyễn Khoa Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khoa_Nam

Website Nguyễn Khoa Nam : http://www.nguyenkhoanam.com/

Ðọc “Nguyễn Khoa Nam” : http://tvvn.org/f34/c-oenguya-n-khoa-nama-4738/

NGUYỄN KHOA NAM -HỒI KÝ
do NGUYỄN KHOA DIỆU TÂM,NGUYỄN KHOA PHƯỚC và NGUYỄN MINH TRÍ biên soạn
do ĐOAN TRANG diễn đọc
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?t=6299

VIDEO :
LỄ GIỖ NGUYỄN KHOA NAM tại Hải Ngoại
5-12-2008 SBTN HOUSTON - Nguyen Khoa Nam Part 1
https://www.youtube.com/watch?v=xU0EO6sA5z4
5-12-2008 SBTN HOUSTON - Nguyen Khoa Nam Part 2
https://www.youtube.com/watch?v=vdJ8CrkPA9o&feature=related

-------------------------------------

Lê Văn Hưng (Tướng Việt Nam Cộng hòa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_H%C6%B0ng_(t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)

Tướng Lê Văn Hưng:
Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB
http://ngothelinh.tripod.com/LeVanHung.html

Tướng Lê Văn Hưng
Bà Lê Văn Hưng (Nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)
http://doanket.orgfree.com/quansu/lvhung2.html
http://tvvn.org/f34/tae-yng-nia-m-tae-ng-las-vae-n-hae-ng-1542/
http://members.tripod.com/~nguyentin/lvhung-2.htm (bản tiếng Anh)
http://www.vietnamesecommunity.com/Community/TuongHung.htm

Thiếu tướng Lê Văn Hưng – Anh hùng tử thủ An Lộc
http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=52596

-------------------------------------------

Phạm Văn Phú
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_Ph%C3%BA

Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú
http://members.tripod.com/~nguyentin/pvphu-u.htm

Những Ngày Cuối Cùng Của Tướng Phạm Văn Phú
http://members.tripod.com/~nguyentin/pvphu2-u.htm
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=6347

Tư Lệnh QĐ 2 Phạm Văn Phú, Ngày Cuối Tại Quân Khu 2
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=10932

Nhạc: Anh hùng Phạm Văn Phú
http://www.lmstflorida.com/?89

---------------------------------------

Lê Nguyên Vỹ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Nguy%C3%AAn_V%E1%BB%B9

Tướng Lê Nguyên Vỹ
http://members.tripod.com/~nguyentin/lnvy-u.htm
http://giotmuathu.livejournal.com/12639.html

Tướng Lê Nguyên Vỹ Một Trung Đoàn Trưởng Xuất Chúng
http://www.generalhieu.com/lnvy-2-u.htm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=22934
http://doanket.orgfree.com/quansu/lnvy2.html

AUDIO :
BÀ QUẢ PHỤ LÊ NGUYÊN VỸ
http://www.irccsanjose.com/contents/nvcd.aspx?aid=45
Được phép chồng mang 4 đứa con nhỏ ra đi vào ngày 28/4/1975, bà Lê Nguyên Vỹ đã không biết 2 ngày sau đó Tướng Vỹ đã tuẫn tiết theo tổ quốc Việt Nam Cộng Hoà. Mãi đến 2 tháng sau mới biết, và từ đó bà đã ở vậy, đã làm nghề hớt tóc suốt 32 năm liền để nuôi con. Đó là một người mẹ tuyệt vời và bà xứng đáng để nhận danh hiệu Mother of the Year của bất cứ năm nào trong suốt 32 năm qua.

IRCC
TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ CHẾT THEO THÀNH
http://vietnamfreedom.org/LeNguyenVy/TNG_L_NGUYN_V_CHT_THEO_THNH.pdf
http://vietnamfreedom.org/LeNguyenVy/index.html

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
http://blog.360.yahoo.com/blog-htdNAOIncqNhxTyBNJEIVu3fblVkVd0-?cq=1&p=34

----------------------------------------

Trần Văn Hai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Hai

Chuẩn Tướng Trần văn Hai
Cuộc Đời Binh Nghiệp vô cùng gian nan
http://www.bietdongquan.com/baochi/truyenky/truyenbutky/phanmot/tranvanhai.htm

ChuẨn-tƯỚng TrẦn VĂn Hai
http://www.saotrang.com/forum@/showthread.php?t=714

Tổ Quốc ghi ơn: Tướng Trần Văn Hai và viên đạn cuối cùng
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=22933

Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai
http://doanket.orgfree.com/quansu/tvhai2.html

Những Giờ Phút Cuối Cùng của Tướng Trần Văn Hai
http://www.vlink.com/nlvnch/tvh/tvhai.html

------------------------

Hồ Ngọc Cẩn (đại tá)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ng%E1%BB%8Dc_C%E1%BA%A9n_(%C4%91%E1%BA%A1i_t%C3%A1)

Trận chiến cuối cùng
Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm" [1].

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  5078675439_513aa369ab

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN
Nguyễn Văn Khậy
http://www.geocities.com/cuusvsqthuduc/hongoccan.html

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Thứ tư, ngày 25 tháng tư năm 2007
http://vietnamaaa.numeriblog.fr/congsan/2007/04/i_t_h_ngc_cn.html

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.
http://vietnamaaa.noosblog.fr/congsan/images/2007/04/24/tuhinhhongoccan.jpg

Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.
http://vietnamaaa.noosblog.fr/congsan/images/2007/04/24/damtang20ho20ngoc20can.jpg

Vài nét về một anh hùng: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
http://tvvn.org/f34/va-i-na-t-va-ma-t-anh-ha-ng-ae-i-ta-ha-nga-c-ca-n-2425/
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=22935

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
http://www.congdongnguoiviet.fr/CoVang/0904DTHoNgocCanH.htm

-------------------------------------------

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  1t4io0

Trung Tá Nguyễn Văn Long
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=7154

LỄ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
VINH DANH NGŨ HỔ TƯỚNG
CỦA CỘNG ĐỒNG HOA THỊNH ĐỐN
http://30thang4.tripod.com/NgayQuocHan_HoaThinhDon.html

Những anh hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=13989
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeFri Apr 17, 2015 7:42 pm

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Qlvnch%20huy%20hieu


5 Tướng VNCH tử tiết ngày Quốc Hận

Tướng Nam, Tướng Phú, Tướng Vỹ, Tướng Hưng, và Tướng Hai thương quân như con, hy sinh thân mình để tránh máu đổ thịt rơi không cần thiết của binh lính và Bá Tánh thì dù có chiến bại cũng xứng đáng gọi là Đức tướng, Lương tướng, và Hiền tướng vậy.





Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn



Trung Tá Cảnh Sát VNCH Nguyễn Văn Long Tuẩn Tiết ngày 30-4-1975



tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Ssjm0406vietwall05-L

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Fbklxx

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitimeMon Apr 25, 2016 5:25 pm


SBTN SPECIAL:
Lễ tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam (P1-P3)

Ngày 02/05/2015, đài SBTN đã tổ chức Lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam, vị tướng người người yêu mến đã tuẫn tiết vào ngày 30/4/1975, cùng những tướng lãnh, quân binh của quân lực VNCH đã hy sinh bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam.
Khoảng hơn 300 quan khách bao gồm gia tộc Nguyễn Khoa, các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và một số đại diện đoàn thể đã có mặt để tham dự buổi lễ.
Mời quý vị cùng khán giả theo dõi buổi lễ tưởng niệm.







.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết    tuan - 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH
» Quân Lực VNCH Tử Chiến Trong Giờ 25
» Đại học miền Nam trước 1975 - Hồi tưởng và Nhận định
» Tưởng niệm Quốc hận 30-4 “Cảm Ơn Nước Úc 1975-2015 - Thank You Australia”
» Những con tin nặng ký - Lê Quốc Tuấn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến