Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
linh quan chuyen bich chất quynh thuoc Chung sáng truyện nhac ngắn Nhung VNCH không nguyet ngam quang trong quốc luong hoang Nguyen Saigon Trung phải
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon

Go down 
Tác giảThông điệp
CDVinh
Khách viếng thăm




Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon   Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon Icon_minitimeFri Apr 05, 2013 10:44 pm

Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon


Đời sống người dân nước Mỹ quay tròn như một động cơ.

Động cơ trục trặc có vấn đề là lúc con người phải vào bệnh viện chữa trị hoặc nằm chờ chết! Mỗi tuần được nghỉ ngày thứ bẩy giống như chiếc máy giảm tốc độ để các bộ phận của cơ thể bớt nóng và chuẩn bị “marathon” cho tuần lễ tiếp theo... Thế nhưng không gian nơi đây rộng lớn nên thời gian trôi qua vội vã, đôi khi lạnh lùng đến vô nghĩa nhất là hoàn cảnh những người sống một mình nơi xứ lạ, gia đình đổ vỡ hoặc chưa đoàn tụ.

Người ta mong chờ ngày thứ bẩy để ra khỏi guồng máy, tự do hội họp, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi nằm ca vọng cổ trong căn gác trọ hay đi biểu tình cho quê hương nhưng đa số, hai ngày cuối tuần là thời gian họ phải quay về với công việc nhà: đi chợ, giặt giũ, trả “bills” và hạnh phúc cho kẻ nào may mắn còn được chia sẻ giờ phút êm đềm ấy bên người thân yêu.

Tiếng máy “chạy êm” vào cuối tuần cũng làm cho những tâm hồn cô độc cảm thấy trống vắng cô đơn và họ thường giao du tìm đến người đồng hương... mong đợi một cử chỉ cao đẹp hay trông chờ sự cảm thông để có thể cân bằng nỗi thất vọng và tiếp tục hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.

Tháng tư năm nay 2013 lại về theo chu kỳ, tôi trở dậy bên ly cà phê buổi sáng vào một ngày thứ bẩy đẹp trời, nhìn con đường trước cửa nhà vắng xe cộ và toàn khu phố còn im lìm trong giấc ngủ muộn buổi sớm mai... cảm thấy lòng bồn chồn nên rủ vợ tôi cùng vợ chồng người chị dạo một vòng đường phố Bolsa tham quan tháng tư quốc hận rực rỡ mầu cờ vàng nhân thể chúng tôi gặp nhau ăn điểm tâm rồi đi chợ... mong sao có một ngày không như mọi ngày để thay đổi chút không khí bình thường nhạt nhẽo sáng hôm nay.

Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon H_i_v__du_h_c_th_c-2e3a78ea01bce46e788a1aa7eeee11a6

Ăn phở mãi cũng chán nên mọi người đồng ý đến một quán Huế nổi tiếng chuyên trị món bún bò mà chưa lần nào có dịp viếng thăm. Nhìn đội ngũ phục vụ đông đảo ăn mặc đồng phục là cũng biết tiệm đông khách. Cả bốn người đều thưởng thức món đặc biệt ấy của nhà hàng, các ông thì tô lớn, các bà thì tô nhỏ... Ai ăn xong cũng mãn nguyện và khi ra trả tiền, tôi gặp ông chủ tiệm nên cất tiếng làm quen bởi có mấy khi đi ăn ngoài mà cả đám cùng đắc ý đâu!

- Ở đây bún bò Huế ngon quá! Tiệm này ông mở đã lâu chưa?
- Anh ở tiểu bang nào mới về đây?

Ông ta không nhìn tôi, đầu cúi xuống đếm tiền nên chẳng cần nở nụ cười thiện cảm cho vị thực khách vừa buông tiếng hài lòng nhưng lời khen có lẽ vô duyên dư thừa vì ông hợm hĩnh nghĩ rằng nhà hàng này là “cái rốn của Little Saigon” từ lâu mà có người bây giờ lại hỏi câu “ngớ ngẩn” chẳng khác gì khen một cô gái đẹp thì nghe tiếng cô ấy vọng lại: “Nhà quê! Bây giờ mới biết à?”. Nhận thấy ông ta trả lời tôi bằng một câu hỏi kiêu căng khiếm nhã ở cương vị chủ nhân một nhà hàng nên tôi nhận tiền thối lại và lẳng lặng bước về chỗ ngồi... chạnh lòng về tư cách của một đồng hương thành công nơi xứ người!

Chúng tôi đi chợ ngày nghỉ cuối tuần nên không khí tấp nập. Nắng lên chan hòa vào buổi sáng đầu ngày, tôi đứng dựa lan can phơi nắng bên hông cửa chợ chờ các bà mua bán và tình cờ làm quen với một lão tướng làm việc ở siêu thị này. Ông ta đi tới đi lui trước mặt tôi để thu gọn xe đẩy của khách hàng bỏ rải rác khắp nơi trên bãi “parking” to lớn.

Người đàn ông ở vào tuổi hưu trí nhưng vẫn hăng hái lo toan công việc mà ngôi chợ này giao phó. Tôi lẳng lặng quan sát ông với nhiều thiện cảm có sẵn trong lòng. Nhìn dáng người nhỏ bé mang bộ y phục đã cũ trên cơ thể già nua có nét rắn rỏi dấu ấn của cuộc sống phong trần trôi nổi một thời đã qua. Nước da ông cháy nắng vì đôn đáo công việc ngoài trời nên có lẽ vì thế phải mang chiếc nón rộng vành. Đôi lúc thấy ông đứng yên thở dốc mà đôi mắt vẫn không rời bãi đậu xe trước mặt, tôi ái ngại nhìn rồi không bỏ lỡ cơ hội, lên tiếng hỏi han khi thấy ông đẩy xe đến gần...

- Sao chợ to mà vỏn vẹn chỉ có vài chục chiếc xe đẩy mua hàng hả ông?
- Đâu có! Tất cả ở đây... tới 200 chiếc, người ta dùng rồi bỏ khắp nơi tản mát có khi vứt cả bên kia đường! Nhiệm vụ tui là kéo nó về chỗ này mà làm tới lui không bao giờ hết việc.
- Tuổi già nhận nhiệm vụ này có cực lắm không?
- Ở đó mà chọn... có việc này là tốt cho tui rùi, chứ hỏi ông sang đây lính tráng lỡ thời, lỡ vận biết trông cậy vào ai? Chúng nó bắt tui đi tù “cải tạo” cả chục năm, sang Mỹ trễ, diện H.O, gia đình tan nát... bà ấy còn trẻ dắt con đi lấy người khác rùi! Bây giờ trời cho tui khỏe mạnh ngày nào hay ngày đó để tự lo lấy thân già chứ không dám mơ mộng gì ráo trọi! Đời coi như an phận rùi ông bạn ơi...
- Nhưng công việc bác làm đòi hỏi di chuyển sáng trưa chiều, đẩy xe nặng nhọc như thế, liệu bác có cáng đáng nổi không?
- Thì cũng phải ráng chứ họ đã giao hết cho mình rùi! Tuy nhiên, đi kiếm xe đẩy về chợ không khó... đi tới đi lui nó quen có khác gì hành quân khi xưa đâu? Buồn là khách hàng ở đây... cách họ đối xử với mình!
- Họ cư xử với bác làm sao?
- Thì mấy đứa trẻ... trai gái chúng nó nhìn tui như thằng “Mễ già”, thành phần “cu ly” của siêu thị này nên việc gì nó cũng sai chẳng hạn cái cô gái kia kìa, từ xa đứng trước cửa chợ, chợt trông thấy tui, ngoắc tay biểu đẩy xe tới cho cổ... mà việc đó không nhằm nhò gì đến chiện tui làm cả!
- Thế tại sao bác không nói với họ?
- Nói làm chi ông ui! Già như tui mà mấy đứa nhỏ nhìn thấy hổng biết ái ngại nên dù có nặng lời nói ra chỉ tội mất lòng... Đồng hương giúp được gì cho nhau là tui cũng nhắm mắt cam theo nhưng cần... sự thông cảm cho lòng già đỡ tủi hổ í mà!
- Bác cứ nghĩ vậy nhưng không nói làm sao chúng nó biết...
- Chiện này nhỏ... Tui gặp nhiều chiện dã man hơn dzậy! Thằng chồng nó thanh niên ngồi chễm trệ trên xe, con vợ nó biểu tui vác bỏ dzô xe bao gạo hơn 50lbs một mình... Ông nghĩ đặng nổi không? Vả lại chiện này cũng hổng mắc mớ gì tới tui. Chúng nó sai biểu mà không tiếc thương gì đến cái thân già này hết trơn hết trụi...
- Tuổi trẻ bây giờ vô ý tứ, bác phải nói một lần bọn nó mới thấu hiểu chuyện bác làm!
- Nói làm chi ông ui! Chúng nó đáng tuổi con cháu tui... Hỏi ông chứ tụi đó có bao giờ dám sai tía nó vác bao gạo nặng một mình như dzậy không? Phải biết thương người già mà tự hiểu thui! Chứ nói mà không muốn hiểu thì hổng bao giờ hiểu ráo trọi... Đúng không?
- Bác nói đúng! Thôi thì lu bù mọi chuyện mà bác còn khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ để hòa đồng chấp nhận những nghiệt ngã của đời sống và việc làm là điều đáng quý... Ước mong mọi người sẽ thông cảm với bác.

Vừa nói xong câu an ủi cuối cùng thì người lính già ở siêu thị Little Saigon đã lẳng lặng chào tôi để trở lại dọn dẹp bãi đậu xe. Chạnh lòng tôi thương ông một đời gian khổ. Tuổi thanh niên cầm súng bảo vệ đất nước rồi bị bỏ rơi tù tội trong chế độ cộng sản tàn bạo... Ngày hôm nay, tuổi già sống trên nước Mỹ quá to lớn nên thân phận ông càng nhỏ bé hơn nên cũng chưa được hưởng cái diễm phúc nghỉ ngơi như những người cùng lứa “baby boomers” ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”.

Người lính già của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở ngay tại siêu thị Little Saigon Cali là một thí dụ điển hình hay những sĩ quan binh chủng rải rác khắp nơi các tiểu bang nước Mỹ phải đau buồn vào ngày quốc hận cuối tháng tư sắp đến... và dĩ nhiên “Cái gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar” chúng ta không bao giờ quên điều đó.
Người chủ tiệm ăn phải nhớ ơn khách hàng vì buôn bán thịnh vượng chính nhờ vào lòng ưu ái của những thực khách. Người dân Việt ở bất cứ nơi đâu, trẻ hay già có được cuộc sống tự do sung túc ngày nay phải ghi công hy sinh của các chiến sĩ quân đội Việt nam Cộng Hòa một thời vang bóng.

Ước mong đồng hương cảm thông nỗi tủi hờn của họ với tấm lòng trắc ẩn để đối xử bằng sự công bằng tôn kính và nhất là bầy tỏ lòng biết ơn hầu xoa dịu những mất mát của đời lính một thời đã hy sinh vì đất nước. Họ là những anh hùng còn sót lại sau cuộc chiến bại nhưng chính nghĩa đấu tranh ấy vẫn trường tồn, ngời sáng trên vòm trời Đông Nam Á, trên quê hương chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau.
Từ giã người lính già ở siêu thị Little Saigon, câu nói của tướng Mac Arthur: “Old soldiers never die, they just fade away” theo tôi từ chợ về đến nhà và ở lại suốt hai ngày cuối tuần giúp tôi viết nên câu chuyện này... để chúng ta cùng nhớ đến một ngày cuối tháng Tư 1975 đã tròn 38 năm...

Cao Đắc Vinh (4 / 2013)

Về Đầu Trang Go down
 
Người Lính Già Ở Siêu Thị Little Saigon
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôn ngữ Lính tráng - Truyện Người Lính VNCH
» Người lính năm xưa
» Xin một lần Tri Ân Anh người lính VNCH
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 4 - Người Lính Năm Xưa
» TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến