Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc quan trong ngam hoang quynh ngắn phải chất Chung sáng quang không Nguyen chẳng linh nguyet Nhung chuyen nhac Trung thuoc VNCH bich Saigon truyện
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi II Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi II Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Luân Hồi II Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Luân Hồi II Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Luân Hồi II Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Luân Hồi II Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Luân Hồi II Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Luân Hồi II Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Luân Hồi II Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Luân Hồi II

Go down 
Tác giảThông điệp
B-G
Khách viếng thăm




Luân Hồi II Empty
Bài gửiTiêu đề: Luân Hồi II   Luân Hồi II Icon_minitimeFri Dec 02, 2011 5:00 am

“Sự ra đời của một người cũng là ra đời nỗi khổ của y. Càng già, con người càng ngớ ngẩn vì nỗi lo sợ cái chết không thể tránh càng thêm mãnh liệt. Thật cay đắng làm sao! Y sống để đuổi theo những cái luôn luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao khát sống còn trong tương lai làm cho y không thể sống trong hiện tại.”
(Trang-Tử)




ẢO TƯỞNG LỚN

(Trích từ quyển Tạng Thư Sống Chết ─The Tibetain Book of Living and Dying─ của Soyal Rinpoche, do Ni Sư Thích Trí Hải dịch).



Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi thầy Dudjom Rinpoche, một trong những thiền sư, hành giả Mật giáo và Yoga vĩ đại nhất của thời cận đại. Một ngày nọ, khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy để ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang qua một khu nghĩa trang dài vừa mới được sơn quét và trang trí hoa tươi, bà vợ thầy nói: “Rinpoche, ngài hãy xem mọi thứ ở phương Tây thật ngăn nắp, sạch sẽ làm sao! Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch sẽ”.

Thầy Dudjom Rinpoche nói: “Ồ, đúng thế, đây quả thật là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ!”

Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thật trống rỗng, vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy, chúng ta vô tình tự biến mình thành những cái xác sống như thầy Dudjom Rinpoche đã nói.

Nhưng đây là kiểu sống của phần đông chúng ta, chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục, lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó,kết hôn và có con. Chúng ta mua một cái nhà, ráng làm ăn phát đạt, rồi mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm một chiếc xe hơi đời mới nhất .Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp chẳng phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghỉ hè tới hoặc mời ai vào dịp lễ Giáng Sinh? Cuộc đời của ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại. Ta phí một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế .

Nhịp địêu đời sống của chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thời giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về Vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi chỉ để tự biến mình thành nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu, mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hữu hiệu tạm thời. Cứ thế, đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn bệnh hay một tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.

Cũng không hẳn là ta dành nhiều thời gian suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải về hưu, để thấy không biết mình phải làm gì cả vì họ càng ngày càng già và tiến gần đến cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế, thực tế ở phương Tây có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi,chính là một ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là sự “tiến bộ” của ta trên đời này.

Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống thì tại sao chúng ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất ta cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ! Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta từng tuyên bố thì tại sao ta không tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm túc: Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?

Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích.



QUOTE

... Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một ảo tưởng lớn...
... tại sao chúng ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất ta cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ! Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta từng tuyên bố thì tại sao ta không tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm túc: Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?

Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích.

Soyal Rinpoche




Bạn tôi,

Sao lại phải tin theo người Tạng rằng sự tái sinh lần thứ 14 của Đức DALAI LAMA và sắp tới sẽ là thứ 15, khi mà ngay lạt ma Soyal Rinpoche đáng tin cậy còn không tự tin qua kết luận, “Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích”?

Việc mím môi khẳng định “chính vì có vòng sinh tử luân hồi...” đại loại na ná như hình thức suy nghĩ về cuộc đời bào ảnh qua ngụ ngôn “Giấc Mộng Hoàng Lương” của người Trung-Hoa.

Ngày ấy, trước khi giác ngộ ý niệm CÓ và KHÔNG tương đối trong bối cảnh vô thường (được lấy làm một nền tảng quan trọng trong bộ kinh tối thượng Maha Bátnhã Balamậtđa vào thời gian sau), thì căn bản tâm linh của thái tử Thích-Ca còn bận quẩn quanh nỗi khổ nhục thân của trường phái khổ hạnh và khắc kỷ. Vào thời gian này tư tưởng Bà-La-Môn đương thịnh. Thế rồi chính Thích-Ca đã mặc nhận thuyết luân-hồi của đạo giáo này là đích đáng.

Ngài đồng lòng tin chắc khổ đau của muôn loài sinh linh quấn quýt thành chu kỳ lò xo xoắn (chứ không phải vòng tròn), nghĩa là bất tận, cho nên nhất thiết phải thoát khỏi đấy. Mục đích nhấn mạnh như thế là cốt khai tâm cho các con, rằng khổ sở đừng hòng rũ sạch sau khi nhắm mắt, mà còn dây dưa nhân quả đến các đời sau; do đó phải biết khiếp vía mà cố buông xả bám víu ngoại thân do mê mẩn vì dục vọng trong đời này.

Bởi chính mình cũng đặt lòng tin vào lý giải luân hồi theo truyền thống suy nghĩ của quần tục - tăng (khất sĩ) Ấn-Độ đương thời, thành ra ngót bán thế kỷ truyền đạo của đức Phật hoàn toàn nặng mùi nhân-quả. Kịp đến hồi kinh Kim-Cương được xác định, thì điều mấu chốt mà hành giả đời sau nên thuộc lòng không gì hơn là: Luân hồi, tiếng xưa tuồng như chuỗi xiềng xích không tài nào chặt đứt, thật ra cũng chẳng nghĩa lý gì đối với hành trình né khỏi khổ đau vì cái tội sính vơ vào, tàn nhẫn, và bất công trong đời sống hiện tại. Mênh đề dẫn chứng “chung quy...” từ kết luận xúc tích của ngài Soyal Rinpoche đã giải thích lẽ đương nhiên của những điều vừa trình bầy.

Trăm người trăm ý, và hầu như không ý nào có thể lay chuyển nổi một lòng tin kiên cố với đôi mắt nhắm nghiền mà đạo Ki-tô gọi là mặc khải. Tất nhiên các “con chiên” nhà Phật sẽ trừng mắt nhao nhao phản kháng ngay lập tức khi có ý kiến nào phủ nhận luân-hồi.

Xét cho cùng, nhắm mắt lại là cả một trời êm đẹp, thì sá chi nghịch cảnh khốn nạn bầy ra trước mắt ai; cho nên thật phúc đức cho kẻ không thấy mà tin!


Thân ái,

-- GIA --

TB. Theo điều bản thân quán triệt về thần tượng Thích-Ca lịch sử, không tô thêm hào quang nhảm, mà có lời như vầy. Xin Bạn xem đây như nước chẩy hoa trôi, khỏi cần chấp nhất hoặc bình phẩm làm chi cho thêm nặng nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
 
Luân Hồi II
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Luân Hồi I
» Luận về Nhân Phẩm
» Mọi người cùng bình luận nha
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» Đọc Bên Thắng Cuộc, Nghĩ Về Bên Thua Cuộc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến