Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
VNCH không phải quynh quốc quang hoang chất quan Nhung Saigon chẳng Trung thuoc linh sáng chuyen Chung bich nhac Nguyen ngam truyện ngắn trong nguyet
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng

Go down 
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Empty
Bài gửiTiêu đề: Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng   Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeThu Nov 15, 2012 2:38 pm


Hoàn toàn khác với các nhà cách mạng cùng thời, Phan Châu Trinh chọn giải pháp Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh. Theo ông, muốn thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang và sự nghèo khổ lạc hậu, trước hết phải nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ.

Dân trí cao người dân sẽ ý thức được quyền làm người, quyền dân tộc, rồi từ đó sẽ tranh đấu bằng giải pháp chính trị để giành độc lập. Dân trí thấp kém cho dù có giành được độc lập thì vẫn tiếp tục là một dân tộc nô lệ ở một hình thức khác. Ông là một trong những người Việt hiếm hoi nhìn ra nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là trong văn hóa, từ văn hóa mà ra.


***

Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng

Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng 20539291-images896955_vuontuong19+copy


Nhân kỷ niệm 85 năm đám tang cụ Phan
4/4/1926—4/4/2011


Tại cuộc nói chuyện ở Đại học Hoa sen 23/3, nhà văn Nguyên Ngọc bảo cái mới của Phan Châu Trinh (PCT) là chỉ ra mất nước do văn hóa. Theo Nguyên Ngọc, “Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, đó là chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh. Chính từ tinh thần tự chủ ấy, ông đã dũng cảm chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi và ý thức vọng ngoại mù quáng”.

Về phần mình tôi cho rằng PCT mang lại một cách nghĩ mới về các vấn đề quốc gia dân tộc. Sự phát triển tư tưởng ở ông đánh dấu một bước ngoặc trong việc tiếp nhận văn hóa tư tưởng phương Tây ở VN. Ông cũng có cách nhìn nhận hiện đại đối với các vấn đề thiết cốt như tình trạng đời sống tinh thần của dân tộc trong lịch sử, từ đó có quan niệm riêng về yêu nước, về dân chủ -- những quan niệm sâu sắc tới mức mà xem ra ở vào thời điểm đầu thế kỷ XXI , nhiều người chúng ta vẫn còn chưa với tới được.

Tôi dự định sẽ dẫn lại trên trang blog này một số tư tưởng của PCT, kèm theo một vài điều suy nghĩ của bản thân. Trong chừng mực còn hạn chế, người viết sẽ trở lại với lịch sử vấn đề PCT ở VN ta trong thời gian qua.

Nhưng trước hết xin kính trình bạn đọc một số đoạn PCT tôi đã dẫn trong khi sưu tầm tài liệu khi làm chuyên đề. Những lời cảnh tỉnh của người xưa - Thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt của các nhà trí thức đầu thế kỷ XX đã in rải rác từ trăm năm trước.

***

Sống như mơ ngủ (Hiện trạng vấn đề, 1907)

Nước ta từ ngày Pháp sang bảo hộ trên mấy mươi năm, người mình học Tây học chỉ làm được việc phiên dịch nói phô mà thôi, không có ai hấp thu được chỗ tinh tuý, phăn (phanh) tìm đến nơi màu nhiệm về mà đào tạo ra học trò để làm việc vẻ vang cho nòi giống. Trái lại bụng không một hạt gạo mà nói chuyện thi thư (1), tay không nửa đồng mà tự xưng Khổng Mạnh. Có lẽ da thịt huyết tuỷ của người nước mình mấy ngàn năm nay đã bị cái hấp lực của huyết dẫn người Tàu chi phối hết cả, nên ngày nay đành làm nộm rối cho người Tàu mà không tự biết chăng? Không thế thì sao lửa đốt bên da mà không biết nóng, sét đánh ngang trán mà không biết sợ, thày hay bạn giỏi ở một bên mà không biết gắng sức bắt chước bước theo. Thậm nữa trằn trọc tráo trở, một hai toan tìm một nước thứ ba nào yêu thương mình mà vui lòng làm tôi làm tớ.

Hiện trong lúc ngủ say mới tỉnh, xu hướng chưa định, học mới học cũ ngả đường phân chia công hội thương hội chương trình chưa nên, thành hiện ra một cái quái tượng, đầy nhà rối rít ồn ào, chưa giải quyết vội được.

1) Nghĩa gốc: Kinh Thi và Kinh Thư. Ở đây chỉ kiến thức tư tưởng ở trình độ cao.

***

Dân khí bạc nhược (Thư gửi chính phủ Pháp, 1906)

Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế lề luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì lâu lâu được thăng trật (1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan, thật là tiền bạc phá lề luật (...) Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng.

(1) trật: cấp bậc phẩm hàm

***

Còn quá lơ mơ khi thời thế đã thay đổi (Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925)

Khi cái tư tưởng quốc gia đã nảy ra trong óc người Tàu, người Cao Ly, người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ ngàn năm, chưa có chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng, ngoài cái lo xác thịt ra thì không có một tư tưởng gì khác.

Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay, tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi.

***

Dân hư, kẻ sĩ có lỗi (Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925)

Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt bỏ qua, hình như người bị nạn khốn ấy không quan hệ gì đến mình.

Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua, mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua chẳng biết có dân.

Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong. Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.

Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước “, dầu tham dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được?!

***

Sự suy đồi toàn diện (Thư gửi chính phủ Pháp, 1906)

Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc; quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn; đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì; bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bại hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.

Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức. Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn; có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ (1) cho mượn dăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa. (VTN lưu ý)

(1) đây là chính phủ thực dân Pháp

***

Sang đến xứ người cũng không biết đường học hỏi (Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925)

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn (1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế? Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật về, không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay (2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

(1) cùng theo đạo Khổng cùng sử dụng chữ Hán
(2) tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này (1925) nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm

(vuongtrinhan.blog)


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng   Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Icon_minitimeFri Nov 16, 2012 12:08 pm

Phan Châu Trinh - nhà cách mạng văn hóa

.
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng Phanch10
Cụ Phan Châu Trinh


Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ, là nhà thơ, nhà văn và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 09-09-1872 tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông từng được triều đình Huế bổ làm quan. Song ông có ý thức dân tộc nên đã xin từ quan và bắt đầu hoạt động chính trị với các ông Phan Bội Châu, Lương Ngọc Can, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Ông đứng ra lãnh đạo phong trào duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân và đã cảm hóa được rất nhiều nhân sĩ. Phan Châu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước được dồi dào. Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào duy tân này. 

Năm 1908, tại tỉnh Quảng Nam phong trào kháng thuế nổi lên mạnh mẽ lan rộng các tỉnh miền Trung Việt. Ðầu mùa Xuân năm 1908, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Ðông Kinh Nghĩa Thục. Nhân việc kháng thuế ở Quảng Nam, bọn quan lại Nam triều và thực dân Pháp đổ cho ông "xui dân làm loạn" và "phá rối" hạ lệnh bắt ông.

Năm 1911, ông đã sang Pháp và không ngừng hoạt động tranh đấu cho đất nước. Năm 1914, chiến tranh Pháp Ðức bộc phát, tại quê nhà vua Duy Tân nhân cơ hội đó gây biến, nhưng cuộc khởi nghĩa thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị xử chém. Vua Thành Thái và Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion. Vì không chịu đi lính cho Pháp để đánh Ðức, Phan Châu Trinh bị vu cáo là làm gián điệp cho Ðức, nên ông bị bắt giam vào ngục Sante. Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước.

Ngày 28-05-1925, ông về nước và ngày 24-03-1926, ông đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Cái chết của ông gây xúc động lớn và ngày 04-04-1926, tại Sài Gòn theo các con số đáng tin cậy, 100.000 người đã đi theo linh cữu ông, kéo dài trên 2 cây số, trong khi năm 1926, dân số cả Sài Gòn và Chợ Lớn cộng lại là 345.000 người. Hơn một phần tư người Sài Gòn - Chợ Lớn đã long trọng tiễn đưa nhà ái quốc yêu quý của mình đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự đám tang, sau đó trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu: thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, mà lại ngay trong lòng chế độ thực dân vô cùng khắc nghiệt và tàn bạo.


Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng 45188611
Đám tang cụ Phan Châu Trinh


***

Huỳnh Thúc Kháng, một trong những người đồng chí gần gũi nhất của Phan Châu Trinh đã viết một câu thoạt nghe rất lạ: "Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam". Trong khi, rất cần chú ý, ông không dành sự đánh giá đó cho một nhân vật kiệt xuất cùng thời, cũng rất gần gũi, thân thiết với ông và được ông hết sức kính trọng, là Phan Bội Châu. Theo ông, Phan Bội Châu là nhà ái quốc rất lớn, có lòng yêu nước thống thiết bậc nhất. Nhưng là "nhà cách mạng" thì ắt phải có chỗ khác, mà là khác căn bản: nhà cách mạng không chỉ yêu nước, chống ngoại xâm mà còn là người có chủ trương làm thay đổi xã hội. Phan Châu Trinh chính là một con người như vậy, và đấy là chỗ phân biệt cơ bản giữa ông với tất cả những bộ óc lớn nhất của dân tộc cùng thời với ông.

Ấy là vào đầu thế kỷ trước, sau những thất bại đau đớn của tất cả các phong trào đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa anh hùng mà bi tráng, vấn đề tìm được một con đường cứu nước đúng đắn đang được đặt ra vô cùng bức bách, giằng xé tâm can mọi con người Việt Nam. Như mọi sĩ phu đương thời, Phan Châu Trinh cũng đứng trước câu hỏi nóng cháy đó. Ông đã trả lời câu hỏi sống còn ấy như thế nào? Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn đã có một phân tích rất sâu sắc về Phan Châu Trinh. Ông viết: "Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam. Cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra một đường lối mới để tìm lối thoát cứu nước ...". Phân tích này hết sức quan trọng.

Như vậy, điểm độc đáo, đặc sắc đầu tiên của Phan Châu Trinh là ở ngay trong chỗ phương hướng đi tìm nguyên nhân mất nước: Khác với tất cả những bộ óc lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ, ông đi tìm nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là trong văn hóa, từ văn hóa. Có thể nói không sợ sai: ông trước hết là một nhà văn hóa lớn, một con người coi văn hóa là nền tảng cơ bản nhất của xã hội, của số phận dân tộc. Đất nước mạnh hay yếu, dân tộc thịnh hay suy trước hết là ở trong văn hóa, do văn hóa. Chỉ riêng điều này thôi, ông đã vượt lên tất cả những người cùng thời.

Điểm đặc sắc lớn thứ hai: Là người yêu nước chân chính, ông không hề mị dân, không chỉ một mực nhắm mắt ca ngợi dân tộc mình, mù quáng chửi bới ngoại bang bất kể mọi thứ, ông không tự lừa bịp mình và lừa bịp đồng bào mình bằng những tự hào hão. Yêu nước, yêu đồng bào mình vô cùng nên ông dám nhìn thẳng vào những nhược điểm, mà là những nhược điểm cơ bản của dân tộc, những căn bệnh trầm kha hủy hoại đất nước, một cái nhìn đòi hỏi một sự trung thực và một lòng dũng cảm rất lớn. Ông dám lớn tiếng nói: Dân tộc ta đã thua vì dân tộc ta quả đã quá kém cỏi, mà là kém cỏi ở tận gốc, ở văn hóa, ở những căn bệnh cơ bản về văn hóa.

Và thứ ba: Nhược điểm cơ bản so với ai? Ông nói rõ: So với phương Tây. Tức là, nói chính xác và theo cách nói ngày nay: ông là người đầu tiên, trong thời của ông, nhận ra một cách rõ ràng, toàn diện, có hệ thống cuộc toàn cầu hóa. Cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất đang diễn ra mà cả nước ta u mê không hề biết, cứ nghĩ và hành xử như suốt mấy nghìn năm trước, khi "thế giới" đối với chúng ta chỉ gồm có "thiên triều Trung Hoa" với các chư hầu chung quanh. Ông nhận ra thời đại đã khác. Suốt mấy nghìn năm trước, rất nhiều lần chúng ta đã phải đối mặt với đối thủ của mình trong một thế chênh lệch lực lượng hết sức bất lợi, nhưng dẫu sao giữa ta với họ vẫn là cùng một thời đại lịch sử, đấy đều là những cuộc xâm lược và chống xâm lược trong nội bộ chế độ phong kiến phương Đông. Lần này khác hẳn. Đối thủ của chúng ta là của một thế giới đã mở rộng ra mênh mông, đã toàn cầu hóa, và trong cuộc toàn cầu hóa ấy, ta chậm, thấp hơn họ một thời đại. Thất bại như vậy là tất yếu.

Vậy con đường thoát duy nhất là phải ra sức rút ngắn khoảng cách về thời đại đó, nâng dân tộc mình lên ngang tầm thời đại với đối thủ của mình, chỉ trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi vấn đề và bằng những phương thức thích hợp tùy hoàn cảnh cụ thể.


(Nguồn Internet)

Về Đầu Trang Go down
 
Phan Châu Trinh & Vấn đề văn hóa tư tưởng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyện thật: "Dân Trí Việt Nam"
» ... Tương lai Việt Nam và chính sách Châu Á của Mỹ
» Thơ Nhạc Giao Duyên
» Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ
» TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến