Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không quynh sáng trong thuoc chất truyện Nguyen Chung ngắn chẳng bich Trung hoang phải Saigon nguyet linh quan Nhung quang ngam quốc chuyen nhac VNCH
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Khỉ và Người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Khỉ và Người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Khỉ và Người Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Khỉ và Người Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Khỉ và Người Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Khỉ và Người Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Khỉ và Người Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Khỉ và Người Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Khỉ và Người Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Khỉ và Người

Go down 
Tác giảThông điệp
bhtran
Khách viếng thăm




Khỉ và Người Empty
Bài gửiTiêu đề: Khỉ và Người   Khỉ và Người Icon_minitimeWed Oct 03, 2012 2:48 pm

Khỉ và Người

.
Khỉ và Người 4monkeysa

Trong một dạ tiệc, một quan lớn chẳng hiểu rù rì, ‘khọt khẹt’ thế nào mà một phu nhân bỗng la toáng: ‘‘‘Khỉ’ nói vừa vừa thôi chớ, về nhà mà khỉ!’’ Quan sượng trân!!! …Lại cũng trong dạ tiệc ấy, ở một góc mờ mờ tối, một nữ lang cười tình tứ, ghé tai một quan khác bỏ nhẹ: ‘‘Sao ‘khỉ’ thế? Chờ tan tiệc rồi về đâu thì về, tha hồ mà…khỉ!’’

Quí vị thấy không? Người nói chuyện ‘khỉ’ có khi bị người nghe la chói lói, mà có người trong bụng thấy gióng trống mở cờ. Trò ‘khỉ’ và trò ‘người’ xem ra chẳng khác nhau lắm. Kể từ ngày thuyết tiến hoá của Charles Darwin ra đời, vị trí của khỉ trong nghiên cứu khoa học, và cả trong lịch sử tiến hoá của loài người ngày càng quan trọng. Từ vài thế kỷ nay nhiều nhà nghiên cứu về giới linh trưởng ( loài sử dụng hai tay ) còn dám lập thuyết là khỉ và người cùng một bành tổ. Thuyết này đã gây nên nhiều phản ứng mãnh liệt khắp nơi trong nhiều thế kỷ trước, nơi những nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt ở Âu-Mỹ. Nhưng khoa học là khoa học, và mới đây Đức Giáo Hoàng của giáo hội CG La mã đã công khai thừa nhận học thuyết này. Trong nhiều thế kỷ liên tiếp, nhiều nhà khoa học thuộc đủ mọi ngành khác nhau đã không ngừng tìm hiểu các loài linh trưởng về mặt giải phẫu, sinh học, cũng như động thái để tìm những tương đồng, cũng như những dị biệt đối với loài người chúng ta. Nhiều nghiên cứu cho thấy những khiá cạnh hết sức thú vị của những con-tương-cận với giống người này.

Riêng về mặt sinh hoạt tính dục giống khỉ nói chung rất ‘khỉ’, trội hơn hẳn tất cả những loài thú khác. Nhưng chỉ ở cái giống người của chúng ta, ta mới thấy những trò ‘khỉ’ siêu đẳng, quái đản, nhất là với cái giống người đã tiến hoá đến tột cùng ở Âu-Mỹ hiện nay: đã có những diễn viên chuyên làm trò ‘khỉ’ rất tỉnh, rất hồn-nhiên-thơ-thới, giữa thanh thiên bạch nhựt, trước ống kính của hàng chục phó nhòm, miễn là tiếng tăm nổi như cồn và tiền bạc được các ông, bà bầu chi trả thoải mái! Có người thắc mắc: ‘‘Trò ‘con heo’ khác ‘trò khỉ’ ra sao nhỉ ?’’; xin thưa: ‘‘trò ‘con heo’ là trò ‘ khỉ-hạ-cấp’, còn trò ‘khỉ’ đích thật là trò ‘con-heo-cao-cấp’; chỉ ghé mắt nhìn trò-con-heo-cao-cấp qua ổ khoá cũng đủ xây xẩm mặt mày, đê mê thấu xương, thấu tủy rồi! Thành thử giữa những loài linh trưởng đã tiến hoá khá nhiều (như khỉ đột, đười ươi, hắc tinh tinh,… gọi chung là ‘giả nhân’ do thể tạng to lớn, không đuôi) và cái giống linh trưởng có tên gọi là Người thì khoảng cách về hoạt động và biểu diễn sex còn… xa lắm lắm lận.

x x

Từ cổ đại, các triết gia đã xem giống người là sinh vật thượng đẳng khác hẳn những sinh vật khác, và không có cách chi xếp giống người vào chung hàng ngũ với những sinh vật khác được. Triết gia người Hy lạp Aristotle đã nói người là loài thú chính trị (political animal). Descartes bảo rằng chỉ có con người mới biết đến lý luận. Thánh Augustine nói chỉ có giống người mới đi tìm khoái lạc nơi sex hơn cả mục đích sanh con, đẻ cái.

Nhưng vào năm 1960 một phụ nữ trẻ- chưa hề được huấn luyện về khoa học- đã làm đảo lộn những nhận định trên khi bà ta quan sát những con khỉ đột bên bờ hồ Tanganyika ( thuộc Phi Châu). Phụ nữ đó có tên là Jane Goodall. Qua những quan sát mà bà ghi nhận, ta không khỏi thấy được tham vọng, ghen tuông, ngụy trá, và cả yêu thương trìu mến nơi những ‘chàng’, ‘nàng’ khỉ đột ấy. Những chàng và nàng khỉ đột cho thấy Thánh Augustine chưa thật chính xác, và những chị / chàng bonobo (một loại khỉ rất gần về động thái với những khỉ đột, sống chủ yếu ở những vùng rừng rậm dọc sông Congo, Châu Phi) còn bay bướm hơn nữa: chúng dùng sex giúp bữa ăn của chúng ngon hơn; chúng cũng làm như vậy để chấm dứt cãi vã lẫn nhau; và để kết chặt tình bạn không gì hơn là cho nhau tí sex. Từ đó những nghiên cứu về những loài khỉ không chỉ cho thấy những mặt sơ khai, tự phát, thuần bản năng không xứng hợp với giống người, nhưng đã cho thấy những sinh vật có đời sống xã hội phức tạp và tinh tế chẳng kém ta là mấy. Và như vậy người ta đã tập trung tìm kiếm những điểm tương đồng giữa người và các loài khỉ khác. Mục đích của Goodall (qua hướng dẫn của nhà cổ sinh vật học Louis Leakey) nhằm rọi sáng về hành vi của tổ tiên loài người vào thưở xa xăm mù mịt của lịch sử.

Khỉ và Người Sexualselection

Người ta cũng từng giả định giống người là giống duy nhất gây chiến và giết đồng loại, nhưng vào năm 1974 những nghiên cứu về khỉ đột Phi Châu (chimpanzees) cho thấy chúng cũng biết âm thầm len lỏi vào địa vực của những bầy lân cận, phục kích những con đực, và đánh đập đến chết. Chúng ta cũng từng tin rằng ta là loài duy nhất có ngôn ngữ. Nhưng rồi những nghiên cứu lại cho thấy là khỉ cũng có một vốn ngữ vựng để chỉ những thú săn mồi và các loại chim, trong khi những linh trưởng cấp cao (khỉ đột, đười ươi,...) và két có thể học một lô những hình ảnh tượng trưng cho tiếng nói. Ta chưa có thể nói thêm gì về văn phạm và ngữ pháp nơi đây đối với giống khỉ. Một số nhà khoa học tin là linh trưởng cấp cao (trừ giống người) không thể suy đoán xem đối phương ‘nghĩ’ gì, nhưng lạ lùng là khỉ đột thường giỏi giả vờ lắm. Có trường hợp khỉ đột con làm bộ bị khỉ lớn tấn công chỉ với mục đích là được bú tí mẹ.

Kenan Malik đã lý luận: ‘‘Con người, nói cách đơn giản, khác với loài vật; thật phi lý quá lắm khi ta giả định ta giống với chúng…’’ Điểm chính yếu của Malik là con người có lương tri và khả năng can thiệp, và như vậy chỉ chúng ta mới có thể phá vỡ vòng kim cô gò những cái đầu của chúng ta, và vượt lên trên tầm nhìn duy ngã của ta để nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng người ta cũng thấy là lương tri và khả năng can thiệp không chỉ giới hạn nơi giống người và bản năng không chỉ thuần nằm nơi các loài thú. Mới đây, giống khỉ baboon (khỉ chó-mặt-đỏ) lại còn biểu diễn thành công những nhiệm vụ điện toán cho thấy chúng cũng có thể có lý luận trừu tượng. Những tranh biện này đã kéo dài hơn một thế kỷ. Darwin đã làm một liệt kê những tính chất đặc thù nơi con người, và nơi khỉ; và dẫn ta tới kết luận coi giống khỉ chẳng khác những kẻ học việc và giống người như loại thợ chuyên nghiệp. Lối so sánh này đã bị chỉ trích nặng nề dù là ở một số trung tâm nghiên cứu người ta đã tìm cách dạy cho khỉ đột, đười ươi,…, và vẹt nói được một số tiếng. Nhưng nói chi thì nói ta vẫn phải nhận là ngôn ngữ mà giống người sử dụng có nguồn gốc và những tương đồng với những thông tin giữa các loài thú khác. Tóm lại, giữa chúng ta và những loài linh trưởng khác có những điểm đồng và có cả những điểm dị nữa.

x x

Hình dạng giống nhau thường là kết quả của cùng một gốc mà ra. Chẳng hạn bàn tay có năm ngón giữa người và khỉ, không phải do lối sinh sống của hai loại này, mà bắt nguồn từ những sinh vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước từ những thời cổ đại. Nhưng những động thái xã hội không vậy. Những chủng loại có nguồn gốc gần nhau có thể có tổ chức xã hội rất khác nhau nếu chúng sống trong những môi sinh, hoặc dùng những thực phẩm khác nhau. Những bà con xa có thể có những hệ thống xã hội tương tự nhau. Hai chủng loại cho thấy những động thái giống nhau không hẳn chúng có cùng tổ tiên, nhưng có nhiều phần là môi trường sinh sống đã định hình nếp sinh hoạt của chúng.

Những nghiên cứu của George Schaller và Diane Fossey về đười ươi, của Birute Galdikas về orangutan (loại khỉ lông đỏ và dài sống trong vùng rừng rậm Borneo và Sumatra), và của Takayoshi Kano về bonobo cho thấy những điểm tương đồng, và cả những dị biệt rõ rệt. Trong vườn thú, một con khỉ đột (chimpanzee) trông hơi giống một con đười ươi (gorilla) nhỏ. Nhưng trong rừng chúng sống rất khác nhau. Chính yếu là do chế độ ăn uống. Đười ươi ăn cây, cỏ, và một ít trái cây. Khỉ đột chủ yếu ăn trái cây, và bắt thêm kiến, mối, và cả thịt khỉ khi chúng tóm được. Cần nhiều lá để ăn, và phải ăn nhiều để có sức,đười ươi thường quanh quẩn ở địa bàn tương đối hẹp của mình, và đười ươi đực thường độc quyền trên một bầy đười ươi cái cùng những đười ươi con trong bầy. Đười ươi đực khác lảng vảng vào địa vực là có chuyện. Nhưng trái cây rừng ở rải rác khắp nơi, và khỉ đột cần những khu vực rộng lớn hơn để có thể tìm được đủ trái ăn. Và khi nơi nào có nhiều trái cây khỉ đột ở nhiều nơi cùng chia nhau nguồn thực phẩm ấy. Địa vực rộng, cả đàn có khi tản mác thành nhiều nhóm qua nơi khác. Trong trường hợp này chủ nghiã đa thê mà một con đực đầu đàn kiểm soát trọn vẹn bầy cái là điều không thực hiện được. Tốt hơn cả là cùng nhau chia những đặc ân các con cái dành cho phái đực của chúng. Con đầu đàn vẫn ăn trùm nhưng không còn độc quyền nữa. Vì phần lớn những con cái thường ‘đi lại’ với những con đực trong đàn, nên cuộc tranh dành ảnh hưởng truyền sinh còn xảy ra tận trong lòng (tử cung) những con cái. Tinh trùng con nào khoẻ sẽ diệt tinh trùng của những con yếu hơn. Hậu quả là tinh hoàn của khỉ đột lớn ghê gớm, và khả năng ‘yêu’ cũng ghê gớm không kém. Tinh hoàn của khỉ đột lớn hơn tinh hoàn của đười ươi đến 16 lần.

Ta còn thấy một hậu quả khác nơi những nhóm đười ươi: nạn sát hại đười ươi con, như đã từng xảy ra với những linh trưởng khác. Một con đực đơn thân luồn lạch vào bày đười ươi, tóm một con còn nhỏ, và giết đi. Hậu quả thường thấy là đười ươi mẹ bỏ ‘gã’ đười ươi cha đẻ của đười ươi con bị giết, và đi theo kẻ sát nhân. Ở đây ta thấy một thứ lý luận ‘đười ươi’: ‘‘Hãy lấy kẻ nào bảo vệ được những đứa con của mình; những kẻ hết xài là những kẻ không bảo vệ được con mình’’. Xã hội loài người, trong một chừng mực nào đó, đã có những diễn dịch không mấy khác với thứ lý luận đười ươi nói trên! Giết con trẻ là một bản năng nơi đười ươi đực. Bọn khỉ đột khôn ngoan hơn. Những con cái, để tránh tình trạng khỉ con bị giết, đã ban ân sủng cho đủ hạng khỉ đực. Và cứ theo diễn giải của một vài nhà nghiên cứu thì các chú khỉ đực vì không rõ khỉ con có phải là con mình hay không, đã không dám xuống tay. Trên thực tế tinh hoàn của khỉ đột chẳng thấm thiá gì so với thể tạng của chúng, nhưng so với đười ươi thì như ta đã thấy!!

Những nhà nhân chủng học thường mô tả hình thái đa dạng của những nền văn hoá khác nhau nơi loài người, nhưng cho tới nay chưa thấy ai đem con người vào khoa giải phẫu so sánh với các loài kể trên. Và cũng chưa ai dám đem so sánh những hệ thống xã hội của loài người với hệ thống xã hội của những loài ấy. Ngay những xã hội đa thê nhất, chưa ai từng thấy bầy phi tần trong cung cấm đặt dưới quyền sử dụng từ hết đấng tu mi này, qua đấng tu mi khác. Cho đến nay, dẫu là đã có những toan tính khác nhau nhằm thiết lập một kiểu công xã yêu-thả-dàn, chưa ai từng thấy một loại xã hội loài người nào trong đó bất cứ gã đàn ông nào cũng có thể làm tình, ngắn hạn, lập đi lập lại nhiều lần, với mọi chị đàn bà trong xã hội ấy. Đây cũng là may mắn lớn lao cho xã hội loài người.

Ở Châu Phi ta phải kể thêm con bonobo sống ở phiá nam sông Congo, trông giống khỉ đột , nhưng đã tiến hoá từ khỉ đột từ 2 triệu năm trước. Chúng cũng ăn trái cây và địa bàn sinh cư của chúng cũng rộng lớn như của khỉ đột, và cũng chia xẻ chung với những bầy đàn những con đực khác. Tinh hoàn cũng như đời sống sex của chúng chẳng mấy khác giống khỉ đột. Nhưng như để dạy cho chúng ta biết thế nào là sự kém cỏi của khoa học, ở những khỉ bonobo, khỉ cái thường thống trị và hăm dọa khỉ đực. Chúng lập thành liên minh và hỗ trợ lẫn nhau. Khi con đực gặp rắc rối nó chỉ nên trông cậy vào khỉ mẹ của nó hơn là trông chờ vào đồng bọn đực rựa. Khỉ cái trưởng thành, với sự hỗ trợ của các bạn, thường thắng bất cứ chú đực nào.

Nhưng tại sao lại có chuyện trớ trêu như vậy? Bí mật nằm ở liên hệ tính dục. Sợi dây thắt chặt tình liên đới giữa hai con cái chính là những hiệp ‘hoka-hoka’ mà giới nghiên cứu gọi một cách kém văn hoá là cọ sát bộ phận sinh dục với nhau! Và để phản ứng lại cái chế độ nữ trị như học thuyết trọng nữ dự đoán, các chú khỉ đực đã tử tế hơn, lịch thiệp hơn. Người ta ít thấy chúng đánh nhau hay la lối om xòm. Cho đến lúc này chưa ai ghi nhận được một trường hợp chúng phục kích giết hại khỉ đực của những nhóm khác. Vì những con bonobo cái hoạt động tính dục còn hăng hơn cả bọn khỉ đột, nên chiến lược thích đáng của những con bonobo đực để có thể truyền sinh đến những thế hệ sau là dành sức lực trên giường, chớ không phải để tỉ thí trên võ đài. Trong cuốn Sexual Selections, Marlene Zuk đã cho thấy là khi khám phá ra đời sống tính dục của khỉ bonobo, bà đã biến chúng thành những nhân vật thời thượng nổi tiếng, hơn cả những chú cá heo thông minh nữa. Chẳng bỏ lỡ cơ hội, Dr. Susan Block (thuộc Susan Block Institute for the Erotic Arts and Sciences ở Beverly Hill) đã gióng trống, thổi kèn về cái gọi là sex-theo-kiểu-bonobo, và mạnh miệng hô hoán là muốn cho hoà bình tràn lan trên khắp hành tinh này không gì bằng noi gương những người ‘bạn’tương cận ấy. ”Make Love And Not War” là tiếng phèng la của Thời Đại Mới của chúng ta?!

x x

Khỉ và Người Monkeybusiness

Cuộc tranh biện về tính cách biện biệt duy nhất của loài người, giữa phái theo thuyết tiến hoá của Darwin và phái biện biệt theo Descartes cho đến nay chưa hề có dấu hiệu chấm dứt. Các thế hệ hầu như vẫn phải tiếp tục những trận chiến cũ. Nếu bạn vào một thế giới khi người ta đã sa đà quá cỡ vào cái vẻ tương đồng về ngoại hình, bạn có thể lại thấy luận cứ mới về sự khác nhau xa lắc xa lơ giữa các loài thú và người.

Nếu quanh ta đầy những dị biệt, ta lại có thể hô hoán về những tương đồng. Triết học giống như thế này: miên viễn bất định và thỉnh thoảng bị khuấy động bởi một vài sự kiện mới. Vậy mà đã có lúc một đe dọa bất ngờ xảy đến cho cuộc tranh luận thú vị này - đó là sự đe dọa của một xác quyết,mối đe dọa định nghiã một lần cho dứt khoát, tận cội nguồn, coi xem cái gì là khác nhau giữa một con người và một con khỉ đột; và ta phải làm chi để khỉ đột có thể thành người.

Điều này xảy ra vào khoảng thời gian mà Jane Goodall đánh giá thấp tính cách đặc biệt của động thái con người. Người ta quên vấn đề này cho tới năm 1960 khi họ tìm lại thí nghiệm mà George Nuttall, một người California, làm vào năm 1901 tại Cambridge University. Thí nghiệm của Nuttall cho thấy máu của những chủng loại gần nhau tạo ra phản ứng miễn dịch gần như nhau trên thỏ. Bằng cách này Nuttall cho thấy là người gần với những loại linh trưởng cấp cao (đười ươi,…) hơn là với khỉ. Điều này có phần rõ ràng vì cả người lẫn những loài kia đều không có đuôi, và còn thêm cả những đặc trưng khác. Nhưng lúc đó những thí nghiệm như thế cũng còn gây những dị nghị.

Năm 1967 ở Berkeley, Vincent Sarich và Allan Wilson làm sống lại kỹ thuật sinh hoá của Nuttall. Họ đi đến kết luận là người và các loại linh trưởng cấp cao cùng chung ông tổ vào khoảng 5 triệu năm mà thôi, chớ không phải 21 triệu năm như hiểu biết trước kia. Các nhà nhân chủng, bằng những vật hoá thạch, đã phản ứng trở lại. Năm 1975 Wilson đã yêu cầu sinh viên của mình là Marie-Claire King làm lại bài tập về DNA nhằm tìm sự sai biệt di truyền giữa người và linh trưởng cấp cao (đười ươi, khỉ đột,...). King cho biết không thể tìm được khác biệt vì DNA của người và DNA của khỉ cấp cao tương tự nhau đến ngỡ ngàng: gần 99 phần trăm DNA nơi con người y hệt nơi khỉ đột. Wilson lạnh người: sự tương đồng trội hơn hẳn sự sai biệt. Các thí nghiệm sau này đạt những ước lượng về tương đồng ở khoảng 98.5 phần trăm, và hai nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây về hệ di truyền đương thời cho ta con số 98.76 phần trăm. Nhưng chỉ con số 98.5 phần trăm cũng đủ đập vào ý thức của quần chúng, và đã gây cú ‘xốc’ rất mạnh trong giới những nhà khoa học.

Vào năm 1984 Charles Sibley và Jon Ahlquist của đại học Yale cũng đã tìm thấy DNA của khỉ đột gần người hơn là với đười ươi, và hai nhà khoa học trên đã xếp giống người vào chung một gia đình với họ khỉ. Từ nhận biết ta là một giống loài khởi thủy cách nay 16 triệu năm, giờ ta lại phải nhận có chung tiên tổ với họ nhà khỉ chỉ không hơn 5
triệu năm. Và ta còn là một chi mới nhất trong họ ấy nữa. Thời gian đã làm dịu đi những cú ‘xốc’ này. Đọc DNA của người cùng một thể thức khi đọc DNA của khỉ đột có thể giúp ta xác định luôn một lần sự khác biệt giữa ta với khỉ. Cho tới lúc này, ta chưa có được hệ di truyền (genome) đầy đủ của khỉ đột, nhưng ngay cả khi ta có đầy đủ, chứng minh những khác biệt xem ra ngoắt ngoéo không ít. Hệ di truyền nơi người chứa khoảng 3 tỉ ký tự. Nói cho nghiêm chỉnh, đó là những cơ sở hoá học (chemical base) trên một phân tử DNA, nhưng vì chính trật tự của chúng chớ chẳng phải những tính chất đặc thù của chúng, đã xác định những gì chúng tạo ra, nên ta có thể xử lý chúng như những ký hiệu thông tin điện tử. Sai biệt giữa hai cá thể người, trung bình là 0.1 phần trăm, và như vậy giữa ta và người kế cận ta sai biệt lên tới 3 triệu ký tự; và giữa ta với khỉ đột là 1.5 phần trăm hay 45 triệu ký tự, mười lần nhiều hơn số chữ trong Kinh Thánh.

Các nhà khoa học hiện nay nhìn nhận có khoảng 30,000 yếu tố di truyền (gene) nơi người, nghĩa là rải rác qua hệ di truyền là 30,000 những dải ký tự kiểu điện tử được coi như là nhà máy protein để làm chạy cơ thể và tạo lập nó. Suy ra ta có thể thấy là giống người có riêng đến 450 yếu tố di truyền của riêng mình, không chung với bất cứ khỉ đột nào. Còn lại khoảng 29,550 yếu tố kia là chung cho cả hai loài. Đến đây ta đã đi khá sâu vào lãnh vực di truyền học, là lãnh vực đòi hỏi nhiều hiểu biết, cũng như nhiều năm nghiên cứu; tuy vậy ta cũng nên biết thêm còn một sai biệt quan trọng khác giữa các giống khỉ và người là tất cả các loại khỉ cấp cao đều trội hơn loài người một cặp nhiễm sắc thể (chromosome). Các nhà nhân chủng học đã cho rằng ở một giai đoạn nào đó trong quá trình hình thành người, hai nhiễm sắc thể của loại linh trưởng cỡ trung (middle-sized ape chromosomes) đã hoà nhập để thành nhiễm sắc thể lớn hơn nơi giống người, được biết dưới tên gọi nhiễm sắc thể số 2. Đây là một sắp đặt thật đáng ngạc nhiên, và có phần chắc là con lai giữa khỉ đột và người (đến đây ta hãy nhớ lại chuyện Tô Vũ ăn ở với đười ươi vào đời Hán) sẽ không sao truyền giống được đến những thế hệ sau, như ta thấy trường hợp con lai của lừa và ngựa (con la). Nhưng tại sao giữa người và khỉ đột những đơn vị di truyền phần lớn giống nhau mà lại là hai giống loài khác nhau? Làm thế nào mà não của chúng ta lại lớn gấp ba não của khỉ đột, và có thể học nói mà không cần phải có một bộ những yếu tố di truyền khác bù vào?

Câu chuyện về lịch sử tiến hoá của nhân loại dưới những tia sáng soi rọi của khoa học tưởng chừng giúp cho loài người nhìn rõ ‘‘bản lai diện mục’’ của mình, nhưng những khám phá ngày càng nhiều và chính xác của của khoa di truyền xem ra vẫn không sao giải quyết cho ổn thoả câu hỏi đơn giản, muôn thuở: Thế giới này, và qua đó, con người từ đâu tới? Sự có mặt của loài người trên cõi ‘sống’ này nhằm mục đích gì? …Ta đi đến những thắc mắc nền tảng như những bậc thầy minh triết từ ngàn xưa.

Và ngày xuân dạo chơi một vòng sở thú, nhìn ngắm những chú khỉ tư lự, hay những chị khỉ la chí choé trên cành, ta như chợt thấy trong ta bóng hình ‘con Người’ của hàng triệu năm trước. Ta bỗng thèm sống cái giây phút hoang sơ thời tạo thiên lập địa, ghé miệng cắn trái táo cấm trong vườn địa đàng, khi một bóng hồng tóc vàng mắt biếc liếc cặp mắt hút hồn của nàng về phiá gã di dân ngẩn ngơ lạc đàn bị bắt quả tang đang chăm chú nhìn làn da mịn đến điếng người trên trũng ngực của nàng.

Chúa ôi!!!…

Sầu Đông
.
Về Đầu Trang Go down
 
Khỉ và Người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» NGƯỜI HÈN - Thơ Phạm Chuyên
» Người Tù 103 năm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến