Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không Nguyen sáng truyện Trung Nhung chẳng hoang ngam nhac linh quynh Chung trong Saigon quốc chất nguyet chuyen ngắn quang VNCH thuoc bich quan phải
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Sep 20, 2012 2:10 pm


Giáo dục XHCN VN: Từ Một Chiếc Cổng Bị Xô Đổ


Song Chi


Nữ đạo diễn Song Chi sau khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung quốc trong vụ rước đuốc Olympic Bắc kinh 2008 của các nhà báo trong câu lạc bộ các nhà báo tự do, đã bị cảnh cáo và bị cắt tất cả hợp đồng tại các hãng phim Quốc doanh và Đài truyền hình VN.
Nữ đạo diễn Song Chi tỵ nạn chính trị tại Na Uy từ 2009.

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Chieccongbido

Việc hàng trăm phụ huynh thức trắng đêm đội mưa xếp hàng trước cổng trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội, đợi xin cho con vào học lớp Một, khi trời sáng, cổng trường vừa hé mở thì xô lấn nhau tràn vào khiến cánh cổng sắt đổ sụp… Là một trong những sự việc làm nóng dư luận trong tuần qua.

Báo chí đã mổ xẻ hiện tượng này khá nhiều, từ góc nhìn của nhiều phía-dư luận đối với sự việc, ý kiến của ban giám hiệu trường THCS Thực Nghiệm, của các nhà giáo dục, của GS-TSKH Hồ Ngọc Ðại – “cha đẻ” của mô hình trường Thực Nghiệm ở Hà Nội… Kể cả tâm sự của một trong những phụ huynh đã xếp hàng, chen lấn trong cái ngày cổng trường bị xô đổ…

Nhiều người chê trách các phụ huynh, cho rằng đó là một hành động thiếu văn hóa, làm gương xấu cho con em. Có người còn đi xa hơn: Thật không thể hiểu nổi văn hóa của người Hà Nội ngày nay. Nào ngắt hoa, cướp hoa trong các lần hội chợ trưng bày hoa, nào phở quát cháo chửi, rồi bây giờ thì… chen lấn, xô đổ cả cổng trường để giành một chỗ học cho con.

Xét ở góc độ tiêu cực, quả là đúng vậy. Nhất là trong số những phụ huynh xếp hàng kia có những người chỉ vì nghe theo người khác, vì trường có tiếng dạy tốt, thậm chí: Vì Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã từng học ở đây! Trong khi lên án nền giáo dục nặng về thành tích ở Việt Nam, chính phụ huynh cũng đã chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị như danh tiếng của ngôi trường.

Thực tế, không chỉ riêng gì trường Thực Nghiệm Hà Nội, những trường mầm non, tiểu học có tiếng tốt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… năm nào cũng có cảnh phụ huynh chen nhau tìm mọi cách xin cho con vào học. Nào thức đêm xếp hàng, cả nhà cùng xếp hàng, thuê người xếp hàng, ngủ gục, tranh thủ ăn uống trong lúc chờ… Nhà ở tuyến khác thì tìm người quen để nhờ vả hoặc chạy tiền…

Không chỉ bắt con chạy nước rút ngay từ bậc tiểu học mà nhiều gia đình đã cho con đi học chữ, học trước chương trình từ “tiền lớp Một”, vì sợ khi vào lớp bị thua bạn bè!

Tuy nhiên, số người cảm thông với các bậc phụ huynh trong câu chuyện này nhiều hơn. Bởi lỗi chính không nằm ở phụ huynh. Mà là nền giáo dục của Việt Nam.

Có hai điều đáng nói: Một, phụ huynh đã quá ngán ngẩm với nền giáo dục nặng nề, quá áp lực về điểm số, thành tích… ở các ngôi trường công lập tại Việt Nam.

Hai, như chính phụ huynh trong bài “Tôi ‘sống sót’ sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” đăng trên VietNamNet đã bức xúc bày tỏ, và nhiều người khác cũng nói cùng một ý: Nếu mô hình cung cách giảng dạy ở trường Thực Nghiệm Hà Nội là tốt hơn, tại sao không nhân rộng ra nhiều ngôi trường khác, nhiều tỉnh thành khác để nhiều trẻ có cơ hội học, phụ huynh được chọn lựa, khỏi phải chen lấn khổ sở? Sao 30 năm nay vẫn là thực nghiệm?

Lại đụng đến bệnh bảo thủ, thói sĩ diện, tư duy xơ cứng của phần đông các quan chức nói chung và ngành giáo dục nói riêng, không muốn thừa nhận bất cứ cái gì sai, lạc hậu. Ở đây là không muốn thừa nhận chương trình giáo dục tại trường Thực Nghiệm có nhiều điểm tốt hơn các trường công lập. Xem cách trả lời của một số quan chức ngành giáo dục trong bài “Sao không nhân rộng mô hình thực nghiệm?” trên báo Thanh Niên thì đủ hiểu.

Song, còn đáng nói hơn nữa, là hãy xem những ưu điểm gì của trường Thực Nghiệm khiến nhiều bậc phụ huynh khen ngợi và muốn cho con em vào học?

Ðây là tâm sự của người trong cuộc qua bài “Tôi ‘sống sót’ sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” kể trên. Phụ huynh chen nhau xin cho con vào trường Thực Nghiệm vì những lý do rất đơn giản-có sân trường cho con chơi, không bị áp lực về điểm-được xơi “ngỗng” vô tư, không phải học thêm, chương trình tốt hơn, chương trình ngoại khóa tốt hơn.

Hay phát biểu của chính ban giám hiệu trường, của GS Hồ Ngọc Ðại khi trả lời báo chí sau vụ việc vừa qua cũng vậy. Ðó là học sinh học tại đây không phải lo nghĩ về việc có cần phải học thêm tại nhà cô giáo, ngày lễ, Tết có phải tới nhà cô không, thầy cô hiền lành không mắng chửi học sinh. Nhà trường để cho các em được phát triển một cách tự nhiên, được là chính mình, dạy trẻ biết tự trọng và tự chủ. Không có thi đua, không có xếp loại…

Toàn là những điều rất bình thường, tự nhiên ở các nền giáo dục tiểu học, trung học ở các nước phát triển, nhưng là sự khác thường, đặc biệt ở Việt Nam! Có nghĩa là giáo dục ở Việt Nam là một nền giáo dục có nhiều điểm bất bình thường, rằng tâm lý, quan điểm dạy và học (phổ biến) ở Việt Nam lâu nay là bất bình thường.

Người viết bài này đang sống ở Na Uy, và có người thân, họ hàng, bạn bè sống tại nhiều quốc gia phát triển khác. Có thể chắc chắn rằng chuyện cho con đi học chữ từ trước khi vào lớp Một, chuyện chen nhau xin vào trường tốt, trường chuyên, trường điểm ngay từ cấp một, cấp hai, cấp ba, đua nhau dạy thêm học thêm suốt bậc tiểu học, trung học… chỉ có ở Việt Nam.

(Và có thể ở Trung Quốc, nơi áp lực học tập và bệnh thành tích trong giáo dục, xã hội cũng vô cùng nặng nề, bởi hai xã hội, hai mô hình thể chế chính trị tương đồng nên những “căn bệnh” cũng giống nhau.)

Ở Na Uy, học sinh tiểu học, trung học đi học với tâm lý hết sức thoải mái. Bậc tiểu học chưa tính điểm. Không có trường chuyên, trường điểm, mọi ngôi trường ở mọi thành phố dù lớn hay nhỏ đểu có điều kiện học và dạy y như nhau. Không có áp lực về điểm-giáo viên không bao giờ công bố điểm của học sinh trước lớp, điểm của em nào chỉ em đó biết. Không có bệnh thành tích. Ở bậc tiểu học, trẻ học ở trường là xong, không có bài tập về nhà, hoặc nếu có cũng rất ít.

Và tại nhiều quốc gia phát triển cũng vậy. Nhưng có phải vì vậy mà học sinh của họ dở hơn hay nền giáo dục của Việt Nam tốt hơn không?

Nếu Việt Nam cũng xóa bỏ trường chuyên, trường điểm ở bậc tiểu học, trung học, điều kiện dạy và học y nhau ở mọi nơi thì sẽ khỏi có sự tranh giành, lo lót chạy tiền để vào trường nào tốt hơn. Ðiều này vừa tạo nên sự công bằng trong xã hội.

Hiện nay cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học giữa các thành phố lớn và tỉnh nhỏ, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… rất khác nhau, khiến các em ở tỉnh lẻ, thôn quê bị thiệt thòi ngay từ khi bước chân đến trường.
Nếu không tạo áp lực thành tích, điểm số… thì các em khỏi phải đi học thêm. Dành thì giờ đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, có những kiến thức khác hơn chỉ là mớ kiến thức chết ở trường.

Chương trình học cần giảm tải hơn nữa. Sách giáo khoa nên được soạn lại để bắt nhịp với thế giới, những quan điểm lạc hậu, kiến thức sai lệch nên bỏ đi, nhất là phải làm cho những môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Ðịa… hấp dẫn hơn. Hiện nay những môn này quá chán khiến các em không muốn học, ở bậc đại học những ngành này luôn ít người thi vào, khiến cơ cấu ngành nghề trong xã hội bị lệch, v.v.

Và còn rất nhiều điều nữa mà khuôn khổ ngắn ngủi của một bài báo không thể nói hết.

Làm sao để chuyện đi học, dạy học thực sự là niềm vui chứ không phải là nỗi cực nhọc, sợ hãi, thậm chí đày đọa cả học sinh lẫn phụ huynh như hiện nay. Làm sao để môi trường giáo dục trở lại trong lành, đẹp đẽ, bớt “bệnh này tật kia”.

Nhưng những chuyện này chúng ta đã nói nhiều lắm rồi từ mấy chục năm nay vẫn không thay đổi. Phụ huynh có thể xô đổ một cánh cổng nhưng làm thế nào người dân xô đổ được những “cánh cổng” lạc hậu, bảo thủ trong tư duy của các quan chức-thật vô cùng khó khăn.

Một nền giáo dục tồi ảnh hưởng đến con người và xã hội ra sao hãy nhìn lại sự xuống đốc của xã hội lâu nay về mặt văn hóa, đạo đức, chất lượng/trình độ sinh viên, công nhân viên chức, chất lượng/trình độ cán bộ, quan chức…

Và một hệ quả nhãn tiền khác là nạn tị nạn giáo dục, chảy máu chất xám đã và đang diễn ra. Thành ra người Việt Nam dưới thời lãnh đạo “ưu việt” của đảng và nhà nước cộng sản không chỉ phải tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế mà cả tị nạn về giáo dục!

Song Chi

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 17_48_1337066130_16_xin-con-hoc3
Phụ huynh ngồi chờ đợi trước cổng trường Thực nghiệm vào sáng 13/5/12

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 17_48_1337066135_61_dap-do1
Chiếc cổng trường bị đạp đổ. (Ảnh Người Lao Động)

.
Về Đầu Trang Go down
danviet
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Sep 22, 2012 7:22 pm

Ngụy quyền cs hô hào "đổi mới" và "nâng cao chất lượng" giáo dục...
Bài thơ dưới đây mô tả thực tế khốn nạn của c
ái
"giáo dục cách mạng":

GIÁO DỤC VIỆT NAM

Ngày xưa giáo dục Việt Nam
Chủ về nhân cách, văn minh, nghĩa tình
Lớn lên phải biết làm người
Tinh thần khoa học, tinh thần tự do
Tinh thần kỹ thuật hay ho
Tinh thần yêu nước phải cho vẹn toàn
Yêu đời yêu nhất quê hương
Yêu chung nhân loại tình thương mọi người
Đến khi cách mạng ra đời
Dạy toàn tháng Tám tháng Mười tơ mơ
Ưu tiên tôn có bác Hồ
Dạy thơ Tố Hữu cơ hồ muôn năm
Khiến cho chán sử rõ ràng
Bởi toàn giai cấp công nhân hàng đầu
Thi đua nhằm đạt điểm cao
Đeo khăn quàng đỏ Năm điều nêu ra
Gồm toàn công thức ta bà
Học theo giáo án cho là hay ho
Nhà trường giống một cái lò
Ấp ra toàn vịt nhỏ to mọi chiều
Quanh đi quẩn lại bấy nhiêu
Chỉ nhằm tôi luyện cho hồng hơn chuyên
Danh từ toàn xổ huyên thiên
Lặp hoài cốt đặng phải ghiền mới thôi
Than ôi sư phạm quên đâu rồi
Tinh thần giáo dục hết còn tự do
Từ lâu nhân bản nằm co
Thay cho khoa học chỉ lo tuyên truyền
Dạy người chẳng nhắm cái chuyên
Mà hồng trước hết để yên phận mình
Quả là chẳng quý hồ tinh
Chỉ cần trước hết quý mình hồ đa
Hoan hô con trẻ chúng ta
Cổ khăn quàng đỏ miệng ca bác Hồ
Làm người thực chất ra sao
Chuyện đời mặc kệ có nào lo chi
Non sông đất nước cần gì
Chỉ cần yêu đảng, đảng thì mới lo !

NON NGÀN
(12/9/12)
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeMon Sep 24, 2012 11:56 am

Giáo dục VN dưới chỉ đạo của đảng CS đã làm mục rã nhiều thế hệ dân Việt... vì đảng bắt đầu tuyên truyền từ tiểu học đến đại học.
Chuyện "học ảo" và mua bằng tiến sĩ, thạc sĩ mọi người đều biết. Việt Nam chắc nhất thế giới về số người có bằng tiến sĩ GIẢ và xếp hạng trí tuệ 76 trong số 141 quốc gia, thua xa Mã Lai, Thái Lan... chứ đừng nghĩ đến Singapore.

Dân đã nghèo mà con nhỏ đi học tiểu học đã bị "lạm thu" tiền để "đóng góp" v
ào túi bạc cho giới chức giáo dục như trong bài dứơi đây:


Đóng tiền để khỏi... lạc loài!


Sau khi Báo Người Lao Động số ra ngày 19-9 đăng bài “Tiền trường: Đủ kiểu lách để thu”, rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi phản ứng gay gắt tình trạng lạm thu ở các trường, thậm chí có ý kiến cực đoan kiểu như “học sinh là con tin của nhà trường”.

Một bạn đọc phản hồi rất ngắn gọn: “Cảm ơn bài báo đã thay lời muốn nói của các phụ huynh”. Có bạn đọc đồng cảnh ngộ như một phụ huynh nêu trong bài “vì không muốn con mình lạc loài nên phải đóng tiền”. Bi kịch “thành kẻ lạc loài” đâu chỉ trong chuyện học thêm, ngoại khóa hay vì thể diện mà cả trong chuyện ăn uống, liên hoan nữa, nếu phụ huynh không đóng tiền thì con em mình cũng trở nên lạc loài mất!


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Lamthu_3db35
Các khoản thu được cô giáo đọc cho học sinh chép tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Trong đó, nhiều khoản không có trong phiếu thu của nhà trường

Bạn đọc phản ứng tiền lạm thu sử dụng rất hoang phí, như năm nào cũng phải đóng tiền mua tivi, mua máy tính, máy lạnh, ghế nhựa… và đặt câu hỏi những thiết bị đó chỉ dùng một năm rồi bỏ sao? Nó đi đâu, về đâu? Tại sao hội cha mẹ học sinh phải lo từ cái bình bông trang trí trong lớp học đến cái ổ khóa lớp học? Tại sao phải đóng góp cho phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường? Và rất nhiều câu hỏi tại sao mà phụ huynh không thể trả lời nổi!

Hầu hết bạn đọc đều phản ứng trước tình trạng lạm thu và đặt câu hỏi vì sao tình trạng này vẫn tái diễn, vẫn đến hẹn lại lên dù các cấp “quyết liệt” chống lạm thu?

Tất cả những thắc mắc của phụ huynh là chính đáng, phản ánh tình trạng lạm thu trong trường học ngày càng trầm trọng. Tình trạng đó phản ánh một cái nhìn lệch lạc về chủ trương xã hội hóa giáo dục. Thực ra, hội cha mẹ phụ huynh cũng cần có kinh phí để hoạt động nhưng không cần phải thu rất nhiều tiền như thế. Cũng cần có một cơ chế để phụ huynh nào có điều kiện thì đóng góp cho nhà trường trên tinh thần tự nguyện, không nên cào bằng, gây bức xúc cho xã hội.

Với tình trạng lạm thu phức tạp như hiện nay, chắc chắn việc chống lạm thu cũng chỉ là hình thức.

Lưu Nhi Dũ
Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeWed Jun 03, 2015 10:58 am


Giáo dục đẩy trẻ tới chỗ 'cùi không sợ lở'

Cao Huy Huân
25.05.2015

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 0D931446-CD5C-4A46-8BBF-540340D4F490_w640_r1_s
Báo chí Việt Nam đưa tin vụ một học sinh lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học.

Cả tuần nay báo chí đưa tin rầm rộ việc một học sinh lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học. Chuyện bạo lực học đường tới thời điểm này dường như đã trở thành một vấn nạn đầy bế tắc, sau hàng loạt vụ đánh bạn diễn ra rải rác trong suốt những năm vừa qua. Nhiều người cho rằng “ở đâu cũng có côn đồ”, nhưng tôi lại cho rằng tính “côn đồ” không chỉ đơn thuần xuất phát từ bản thân các em – nhất là khi các em được giáo dục trong cùng một môi trường học tập.

Lãnh đạo kém: thiếu môi trường giáo dục

Chuyện lớp trưởng đánh bạn, hay “cho người đánh bạn” và gần nhất là vụ huy động lực lượng đánh bạn học gây tử vong khiến tôi nhớ đến bài học về Mẹ của Thầy Mạnh Tử. Bà cố cho con tránh xa nghĩa địa, tránh chợ mua bán bộn bề để cho con đến ở gần trường học, cốt là để con cái có được một môi trường “gần đèn” chứ không phải “vấy mực”. Vậy nên, cái cốt yếu nhìn từ góc độ của những người làm giáo dục chính là tạo ra một môi trường phát triển tự nhiên, lành mạnh cho các em học sinh thoải mái tiếp cận và phát triển không chỉ trong vài ba ngày, vài ba năm, mà là đến hết cuộc đời. Còn nếu bạo lực học đường vẫn còn nhan nhản ngoài kia, thì điều đó có nghĩa là các vị quản lý chưa phải là những người mẹ của Thầy Mạnh Tử - không phải là những nhà giáo dục thực thụ.

Ấy vậy mà bấy lâu nay không ít người vẫn sống mơ hồ, sai lầm và tự sướng trên một mớ hỗn độn mà họ thường gọi là “giáo dục”. Bản thân tôi nghĩ, nội hàm của nền giáo dục là sự phát triển tự nhiên và hài hòa được tạo dựng bởi lãnh đạo ngành có tâm, thầy cô có đức độ và có tài năng phối hợp với sự hỗ trợ của những bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng rồi cái mà hàng triệu trẻ em nhận được trong thời gian qua không gì khác là những khẩu hiệu hô hào cải cách, giảm tải chương trình giáo dục mà không đi kèm với những hành động hiệu quả. Kỳ thi đại học đến gần, và rồi các em cũng chưa biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu khi các môn thi cứ quẩn quanh trong đầu đến mức che luôn cả “mớ” chữ mà các em phải thức trắng đêm để ráng học thuộc nằm lòng, cầu mong cho qua khỏi “con trăng” thi cử. Các em phải tiếp xúc với một hệ thống giáo dục vẫn còn “roi, vọt” hơn là sự đồng cảm, chia sẻ và cứu rỗi.

Kết quả xếp hạng mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho ra kết quả bất ngờ đến hỗ thẹn “Việt Nam xếp hạng 12 thế giới về giáo dục, hơn cả Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước châu Âu”. Dường như các vị quan chức ngành giáo dục vẫn lâng lâng hạnh phúc hay tự sướng khi không đưa ra bất kỳ bình luận nào – như thể “chấp nhận” kết quả mà cả thế giới phải tranh cãi. Thế mới nói hỗ thẹn, vì giáo dục một nước chỉ biết tự sướng trước kết quả thi toán và khoa học của những “chú gà chọi” vốn là điểm nổi bật chứ không phải hiện tượng điển hình của giáo dục nhà ta. Còn nói về hiệu quả giáo dục, hãy nhìn hàng vạn cử nhân thất nghiệp tuyệt đối mỗi năm, hàng tá người tốt nghiệp đại học phải sống lây lất bằng nghề tay trái, hàng triệu bằng sáng chế của thế giới mà Việt Nam chẳng góp mặt được mấy cái tên, hay như sự xung đột giữa các em giỏi và các em chưa giỏi ngày càng trở nên căng thẳng khiến phụ huynh lẫn trẻ em ai cũng sợ hãi.

Giáo viên ứng xử thiếu công bằng

Trong khi đó lực lượng giáo viên, tuy có nhiều người giỏi, nhưng người bất tài cũng không thiếu, mà người bất lương cũng không phải là hiếm thấy. Con em chúng ta rời ghế nhà trường sau những buổi học đầy ẩn ý trên giảng đường, phải hối hả lùa vội vàng vài hột cơm để kịp ca học trưa, chiều, tối, thậm chí là khuya. Trước khi tôn vinh theo kiểu “quơ đũa cả nắm” chất lượng giáo viên, thì xin các ngài lãnh đạo giáo dục thử một lần giả dân thường mà đi thị sát, hỏi từng em học sinh và các bậc phụ huynh về áp lực và không ít bất công đang tồn tại trong ngành. “Con tôi đạt điểm cao mà tôi chẳng mừng, vì đề bài có trong học thêm tại nhà giáo viên”, “nhà tôi nghèo, con không được đi học thêm nên phải chịu thua bạn thua bè”, “cả nhà tôi phải chạy đua với thời gian để cùng con tôi ăn, ngủ và học thêm”, “cặp tụi cháu đi học bữa nào cũng nặng trịch, vác mà không lớn  nổi”, “học nhiều quá, mà cháu cũng chẳng biết học mấy thứ đó để làm gì”… là những câu trả lời thật-thẳng-đúng đến đau lòng, đến xót xa cho nền giáo dục vẫn cứ “cải cách” như ăn cơm bữa.

Đó là tôi chưa kể đến tính bất bình đẳng trong cách ứng xử của thầy cô với học trò. Ở Tây, người ta không quan tâm em nào giỏi, em nào chưa giỏi… Cốt yếu người ta phải đảm bảo em nào cũng được đối xử như nhau, bình đẳng và nhân văn để các em cùng được hưởng nền giáo dục cơ bản thật hiệu quả. Ngoài chuyện không thi cử khi học tiểu học, cấp II, các trường cũng không công bố điểm của các em một cách bừa bãi, không công khai khuyết điểm trước lớp, càng không có chuyện giáo viên xỉ vả các em học yếu, học kém và có những đặc cách, ưu ái với các em có chút ít tài năng ở độ tuổi mới vào đời. Chẳng nền giáo dục nào có nhiều hiện tượng thiếu bình đẳng, thiếu nhân văn như thực trạng lớp trưởng được giáo viên ủy quyền quản lớp, mách lẻo, phán tội, thậm chí là cầm roi đánh bạn như tại Việt Nam. Một đứa cháu của tôi hí hửng kể “cháu là lớp trưởng, đứa nào cũng phải nghe, nếu không cháu sẽ báo cô giáo nó không học bài, nói chuyện riêng trong lớp… Đứa nào chơi bắn culi, chọi dép hay chơi hình giấy là cháu tịch thu hết. Còn đứa nào liều chơi điện tử, bi lắc…thì sẽ ốm đòn nếu cháu mách lại cô. Nhiều đứa sợ cháu nên phải để cháu sai vặt, như mua bánh, kẹo hay mua nước uống những khi cháu lệnh”. Hay các em học sinh giỏi ở một môn nào đó thường cũng được “thầy ưu ái chấm điểm cao, không bắt phải trực nhật, miễn tiền quỹ lớp, và nhiều biệt đãi khác…” trong khi cả lớp ai cũng phải tuân theo những quy định chung trường lớp.

Độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở vẫn còn quá nhạy cảm và yếu ớt để gánh những trận đòn của bạn bè cùng lớp, nhận sự xỉ vả và ngược đãi, thiếu quan tâm, thiếu chia sẻ từ phía thầy cô. Chẳng may chúng gặp phải, những phản ứng mang tính đường đột như tấn công bạn, thậm chí là giết chết bạn học cũng là một điều không khó dự báo và giải thích trong một môi trường giáo dục nặng tính quân chủ chuyên chế như vậy. Các em cần được đối xử bình đẳng, công bằng, “công tư và thưởng phạt phân minh” để các em còn biết trên đầu mỗi người còn có luật lệ, và bất kỳ ai phá vỡ nó đều sẽ bị trừng trị đích đáng mà không cần cân nhắc.

Bỏ lơ phụ huynh

Như đã đề cập, ngoài vai trò lãnh đạo của ngành chức năng cùng sự tân tâm của giáo viên thì sự kết nối giữa trường lớp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Nhưng dường như trong thời gian qua, nhà trường đã “thiếu song phẳng” với phụ huynh. Các vị tăng học phí, tăng không kể xiết chi phí tất cả các khâu và đảm bảo chỉ để phục vụ học trò. Nhưng sự kết nối, tư vấn đối với những người làm cha, làm mẹ, làm gia đình… thì đã bị nhà trường bỏ lơ. Có chăng là những buổi họp phụ huynh sáo rỗng đến mỏi mắt ù tai nhưng kết luận vẫn là đóng học phí, học phí, và học phí. Có chăng là được thêm phiếu liên lạc theo kiểu “bé khỏe bé ngoan”, vốn chẳng nói lên được điều gì.

Nhiều trường học tại Việt Nam phân rõ “lúc ở nhà” và “khi ở trường”, giao toàn bộ quyền kiểm soát con em tại nhà cho phụ huynh mà không có bất kỳ định hướng nào để đưa giáo dục gia đình vào khung giáo dục toàn diện cho trẻ. Đó là lý do nhiều gia đình muốn giáo dục con cái cũng bất lực vì họ tiếp cận hạn chế vấn đề tiến triển tâm lý, tình cảm, suy nghĩ và nguyện vọng của trẻ - điều mà nhà trường hoàn toàn có thể hỗ trợ và phối hợp với phụ huynh. Việc để trẻ bị bạn đánh trong thời gian dài, hay phục kích đánh chết bạn…cho thấy một sự giám sát rất hạn chế của ban tổ chức.

Báo chí vẫn thường viết bài bênh vực các em nạn nhân bị bạn hành hung. Nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm chứ đừng nói đến ước mơ của những cô cậu “tội phạm nhí”. Chẳng ai biết các em trở nên manh động và đáng sợ là hệ lụy của một sự ngược đãi về tâm lý, thiếu công bằng về ứng xử từ phía nhà trường, thầy cô, bè bạn. Hay nói nôm na là các em bị nhà trường và gia đình bỏ rơi như những “của thừa thải” xã hội ngay từ khi các em gặp khó khăn về bài toán, câu thơ so với bạn bè. Chính các em cũng đáng thương, bởi nếu được đón nhận ngay từ những ngày đầu bằng đôi bàn tay bình đẳng, một môi trường lành mạnh thì có lẽ các em đã không bị “cùi” để rồi giờ này chẳng màn đến những vết “lở loét” nào nữa.

http://www.voatiengviet.com/content/chh-giao-duc-day-tre-toi-cho-cui-khong-so-lo/2789566.html

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị QHACMV_003
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcT2eIwST7_AhGrTgYYVjH8c0stPCpc8qMT3vwrfFk1Sw-9wPFcSTw
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Jun 11, 2015 1:49 am


Bạo lực học đường và bạo lực tình dục


Friday, April 03, 2015
Võ Long Triều
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=205318&zoneid=271#.VXku07HwqHd


Một video phổ biến trên YouTube hôm 8 tháng 3, 2015 cho thấy cảnh 7 nữ sinh dùng ghế phang vào đầu một bạn gái và xúm nhau “bề hội đồng” trong lúc số đông học sinh khác đứng nhìn không can gián.

Tin đài BBC ngày 27 tháng 3, 2015 viết, “Việt Nam rúng động vụ học sinh phang ghế vào đầu bạn.” Ai rúng động? Giới hữu trách không rúng động, bằng cớ là phó bí thư thành đoàn Trà Vinh, ông Vũ Quốc Vinh nói với đài VOA, “Đây là lần đầu tiên một vụ bạo lực trong học đường xảy ra trên địa bàn thành phố.” Dư luận cần hỏi ông phó bí thư, còn bao nhiêu vụ bạo lực học đường khác không được công khai báo động ông có biết không? Đội trưởng công an thành phố Lê Quang Toàn tuyên bố với VOA, “Mấy em là học sinh ở độ tuổi 14, không thể xử lý về hình sự, chỉ vi phạm nội quy của nhà trường thôi.” Thực tế chỉ có cha mẹ học sinh “rúng động,” lo âu, mà không biết phải làm sao!

Trong khi đó chính quyền Hà Nội mới đây, vừa công bố kết quả nghiên cứu với 3,000 học sinh ở 30 trường trên địa bàn thủ đô, cho thấy có 71% học sinh bị bạo lực giới tính tại trường, và 19% em gái đã bị bạo lực tình dục.

Tỉ lệ kết quả thật khủng khiếp, phải chăng học đường của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay là nơi để cho giới trẻ tập nghề huy hiếp kẻ yếu, học thói trấn áp đối phương? Và cũng là nơi bọn trẻ ỷ thế mạnh, ỷ vào cha mẹ hay có người quyền thế chống lưng, thực hành bạo dâm vô tội vạ. Thử nghỉ bất cứ ở một xứ nào khác trừ Việt Nam, cha mẹ biết trước nếu gởi con mình đến trường thì 71% sẽ bị hiếp đáp và 19% sẽ bị hiếp dâm. Chắc chắn sẽ có hàng ngàn, hàng trăm ngàn cha mẹ học sinh xuống đường buộc chính phủ đó phải ra đi, nhường chỗ cho người khác sửa sai, biến học đường trở thành nơi đào tạo nhân tài có đạo đức, có khả năng phục vụ đất nước và xã hội. Tuy nhiên trong chế độ độc tài toàn trị của cộng sản Hà Nội, công dân đành phải chấp nhận gởi con mình đến “chợ bán chữ,” dạy cách tranh giành, chạy chọt, đút lót, để cầu thân hay tiến thân sau này. Tôi còn nhớ đại văn hào Jean Jacques Rousseau viết, “La nature de l'home est bonne, la société la corrompt.” Tạm dịch, bản chất con người là tốt, xã hội môi trường làm cho nó hư. Xã hội cộng sản biến đổi con người thành dị dạng.

Hãy nghe nhóm phóng viên của đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA) tường trình từ Việt Nam. “Trong vòng chưa đầy một tháng, có đến hơn một chục video clip nữ sinh đánh nhau, cấu xé nhau, tung lên mạng và có đến vài chục video nam sinh lập thành băng nhóm, dàn trận đánh nhau, chém nhau theo kiểu xã hội đen.” Tin tức báo chí còn cho biết kể từ ngày Mùng Một Tết đến nay hơn 6,000 vụ, giới trẻ đánh nhau gây thương tích chết người liên quan đến tình dục và học đường.

Thay vì tự mình tra cứu, so sánh giới trẻ ngày xưa và ngày nay, và nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, mà tôi cũng đã hân hạnh được tham gia dạy học, so với nền giáo dục của Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa ngày nay, tôi xin phép mượn lời của Giáo Sư Vận, người đã dạy qua hai chế độ. Trước năm 1975 ông tốt nghiệp đại học, dạy được hai năm, sau 1975 về quê làm ruộng. Năm 1980 ông trở về Sài Gòn xin dạy học, chờ một năm điều tra lý lịch, gia đình không dính với chế độ củ, họ đặt điều kiện ông không được bàn luận chính trị, chỉ dạy toán mà thôi, ông chấp nhận và dạy học cho đến năm 1990 về hưu.

Xin trích lời ông Vận, “Bầu không khí dạy và học trước và sau 1975 có thể nói là khác nhau một trời một vực. ngoài ra quá trình dạy học trước năm 1988 và sau 1988 cũng khác nhau đáng kể, càng về sau nền giáo dục càng lụn bại hết phương cứu chữa.” Ông giải thích, hình ảnh người thầy trước 1975 uy nghiêm, mẫu mực, có lương tâm nhà giáo, lấy viên phấn trắng và tấm bản đen làm cảm hứng của cuộc đời. Họ được học trò và phụ huynh coi trọng kính nể. Hình ảnh đó các ông thầy ngày nay không có được. Trước năm 1988 còn là giáo dục bao cấp dù không thể so sánh được với nền giáo dục trước 1975, nhưng sau 1988 giáo dục rơi vào tình trạng mua bán chữ, tình trạng dạy thêm dạy kèm nở ra rầm rộ vì lương giáo viên không đủ tiền nuôi sống gia đình. Giáo dục ngày càng bệ rạc do nạn mua bằng cấp giả, dùng cho việc mua quan bán chức, một thứ kinh doanh kiến thức. Và hối lộ bằng tình dục giữa học sinh và thầy giáo đổi lấy cấp bằng hoặc điểm cao. Hối lộ tình dục giữa hiệu trưởng và các quan chức. Dư luận hẳn còn nhớ ba cô học sinh tố cáo hiệu trưởng ép dâm và cống hiến cho quan chức trong tỉnh. Kết cuộc công an điều tra ba cố gái bị kết án thay vì hiệu trưởng và lãnh đạo tỉnh bị tù hay kỷ luật! Sư lạm dụng tình dục học đường đẩy nhiều thế hệ đến chỗ máu lạnh và thực dụng.

Một nữ giáo viên của chế độ, cô Hà, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn, nói với nhóm phóng viên đài RFA ngày 25 tháng 3, 2015 như sau, ”Tiếng nói của giáo viên đối với học trò hiện tại không phải là tiếng nói của một vị thầy đứng trước các học sinh, mà tiếng nói đó là của một người bán chữ trước đám đông các thượng đế mua chữ.” Lời phát biểu mô tả sự thật phũ phàng về tình trạng giáo dục hiện nay của cô Hà, đủ chứng minh nền giáo dục của chế độ Hà Nội hiện là cái nôi sản xuất ra bạo lực, ỷ quyền thế, mua bán dâm, không còn là học đường và giáo dục nữa. Hãy nghe cô hà kể tiếp:

Các thượng đế mua chữ này thuộc nhiều thành phần khác nhau, thượng đế con nhà quí tộc, trộc phú, đại gia. Nhiều thượng đế yêu cầu phải đổi cô giáo vì cô này không đủ đẹp cho mình học, chuyện từng xảy ra tại Sài Gòn. Nam sinh trêu ghẹo cô gíao, viết thơ rủ cô đi phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn. Nhiều cô nhận lá thư run rẩy, khủng hoảng, không dám tố cáo sợ trả thù, nên bỏ trường hay chuyển trường. Nhiều cô chấp nhận để được hưởng khoản thù lao béo bở. Chính vì môi trường giáo dục kỳ hoặc này mà tiếng nói của giáo viên không còn giá trị gì nữa.

Nhiều đường dây mua bán dâm trong học đường do thầy giáo và cô giáo tự hành thêm nghề tú ông, tú bà dẫn dắt các nữ sinh của mình đến các quan chức, đại gia thèm cỏ non cỏ lạ. Nhiều nơi các hoạt động ngầm đó biến học đường trở thành nhà thổ trá hình mà chính quyền vẫn làm ngơ như không hề biết đến.

Kết quả xã hội như ngày nay là vì các đảng viên từ lãnh đạo cao cấp đến công an gác đường, tất cả chỉ nuôi hai mục đích, một là nắm chặt quyền cai trị, đàn áp, tiêu trừ mọi bất đồng, dù là thường dân hay đảng viên. Hai là kinh doanh bất chính bằng cách lợi dụng quyền hành trực tiếp đòi dân hối lộ hay là ăn cấp của công.

Lời dạy của Hồ chủ tịch vĩ đại nhắn gởi các đồng chí của ông là “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” chính ông Hồ và các đồng chí của ông đã trồng được 70 năm rồi, bây giờ mới gặt hái được có 71% bạo lực học đường và 19% bạo lực tình dục thôi. Nếu chế độ này kéo dài, đảng của ông Hồ sẽ đạt được 100% bạo lực học đường và hơn 50% bạo dâm hay mua bán dâm trong ngành gọi là giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chừng đó các thế hệ sau này sẽ trờ thành đầu trộm đuôi cướp và Việt Nam sẽ là nhà thổ trá hình nhờ Đảng Cộng Sản trồng người theo lời dạy của Hồ Chí Minh.

Thật vô cùng đáng tiếc, giới trẻ trong nước chưa có người dẫn đường, thương yêu họ và thương yêu đất nước. Họ chỉ biết theo gương ông cha chạy theo tiền tài và sắc đẹp. Càng tiếc hơn nữa là cha mẹ sống trong cảnh nghèo thiếu chỉ biết khuyên con tìm mọi cách ngồi vào những chiếc ghế có thể thu lợi tối đa, dù là bất chính!

Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSun Dec 06, 2015 11:42 am

Nguy cơ học sinh bỏ học và những thách thức

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-12-03

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 8879a065-8b07-4986-a495-417134948b27
Trẻ em người dân tộc H'mong bán hàng lưu niệm.

Lứa tuổi trẻ em là tuổi đến trường, tuy vậy ở Việt Nam tình trạng trẻ em bỏ học vì nhiều lý do khác nhau là điều hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này và cần có những giải pháp gì để giải quyết?

Nguyên nhân bỏ học


Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 trẻ em phải bỏ học vì nhiều lý do khác nhau. Điều này phù hợp với nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF vừa tiến hành.

Theo đó, ở Việt Nam hiện nay có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Và chỉ có 46,3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học.

Bà Sáu ở Đồng nai, một phụ huynh có con đã nghỉ học nói với chúng tôi:

    Nhìn chung trẻ em bỏ học có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội ở địa phương và các phụ huynh ở các gia đình cũng có các khó khăn về kinh tế. Thông thường các em bỏ học là những gia đình vất vả về kinh tế, nên nhận thức của họ cũng bị hạn chế.
    -TS Nguyễn Hữu Thắng

“Cái hoàn cảnh cũng như kinh tế gia đình tôi rất khó khăn, không có đất đai, không có việc làm trong lúc người thì đông. Vì thế xoay chuyển không kịp nên đành phải cho các em ấy bỏ học.”

Trả lời câu hỏi: nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học trở nên phổ biến?

Do nặng về quan niệm, không có ăn thì chết chứ không có học thì không chết, nên với các phụ huynh ở các gia đình nghèo, thì lợi ích kinh tế trước mắt quan trọng hơn rất nhiều việc đầu tư cho con học hành. TS Xã hội học Nguyễn Hữu Thắng nhận định:

“Nhìn chung trẻ em bỏ học có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội ở địa phương và các phụ huynh ở các gia đình cũng có các khó khăn về kinh tế. Thông thường các em bỏ học là những gia đình vất vả về kinh tế, nên nhận thức của họ cũng bị hạn chế. Người ta chưa ý thức được tầm quan trọng của cái sự học thế nào trong việc thay đổi cuộc đời của các cháu sau này. Cho nên họ cũng bỏ mặc, tùy thuộc vào sự quyết định của học sinh.”

Không phải những đối tượng bỏ học chỉ rơi vào các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mà trong số đó còn có không ít các em có điều kiện kinh tế khá giả. Điều đó cho thấy, nguyên nhân cơ bản nhất là việc học hành của các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ. TS Nguyễn Hữu Thắng tiếp lời:

“Tâm lý chung là xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn, thứ nhất là gia đình neo đơn, thứ 2 là do các hoàn cảnh khác nên các em không đến trường được. Khi gia đình không quan tâm đến con cái nên cũng bỏ mặc con, muốn làm gì thì làm. Vì vậy để động viên con cái học tập thì ở những gia đình này là vấn đề rất khó.”

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 23622322-4619-4551-9d39-b68a8555e287
Trẻ Em vùng cao theo mẹ đi bán măng rừng.

Do chương trình giảng dạy chưa phù hợp dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu kém, khiến các em không theo kịp chương trình, khi không tiếp thu được bài vở và học lực kém, thì các em chán nản và không muốn đi học. Đây là một nguyên nhân khá phổ biến, thầy giáo Phan Văn Lợi ở Đà nẵng nhận xét:

“Một số em tiếp thu kiến thức từ những lớp dưới trung học cơ sở hoặc tiểu học kém nên các em mất hết căn bản. Do vậy lên học ở cấp trung học phổ thông thì các em ấy không tiếp thu được kiến thức, và các em đã cảm thấy rất căng thẳng trong việc học. Vì thế các em không thể tiếp tục học được.”

Cách giảng dạy tẻ nhạt

Theo báo Giáo dục online cho biết, Nhà văn Nguyên Ngọc thấy rằng, chất lượng dạy học và cách giảng dạy của giáo viên hiện nay tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn và sáng tạo cũng là một trong những nguyên nhân không giữ được học sinh gắn bó với trường. Theo ông, nội dung giáo dục, bao gồm chương trình và cách dạy, cũng như chương trình hiện nay với trẻ nhỏ thì cứng nhắc, với lớp lớn hơn thì vừa khô khan vừa vô bổ. Và ông Nguyên Ngọc cho biết, tôi nói đùa với bạn bè rằng “Nếu bây giờ tôi còn đi học thì tôi cũng bỏ học!”

Ở các vùng núi, điều kiện tự nhiên nhiều sông suối, nhưng giao thông không tốt khiến các em học sinh phải chui vào bao nylon, đu dây… để vượt suối cũng là những nguyên nhân. Thầy Đinh Tiến Bắc, một thầy giáo ở tỉnh Đắk Nông cho biết:

    Vấn đề hết sức quan trọng để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đó là làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học. Khi chúng ta dạy tốt, các em học tốt, các em học hiểu được bài thì khi đó chắc chắn các em sẽ đến trường.
    -Một cán bộ giáo dục

“Về mùa mưa lũ thì rất khó khăn, khi đang ở trên làng mà gặp các cơn mưa rào, mưa giông nhất là khi nước suối đang cao thì nước sẽ lên rất nhanh. Vì thế khi về thì không qua suối được.”

Nói về hậu quả của việc học sinh bỏ học đối với xã hội, Nhà nghiên cứu giáo dục Hoàng Oanh từ Hà nội khẳng định:

“Do số những học sinh này luôn sống trong cảnh nhàn cư vi bất thiện, mặt khác những hiểu biết của họ về các mặt đạo đức, pháp luật… còn nhiều hạn chế. Đồng thời việc học sinh bỏ học sẽ khiến cho chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước sẽ giảm đi rất nhiều.”

Khi được hỏi về vai trò quản lý nhà nước, trong việc số học sinh bỏ học ngày một gia tăng, một cán bộ thuộc Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.HCM yêu cầu dấu danh tính cho rằng, đây là một trong những nội dung trọng tâm của ngành giáo dục. Ông cho biết:

“Vấn đề hết sức quan trọng để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đó là làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học. Khi chúng ta dạy tốt, các em học tốt, các em học hiểu được bài thì khi đó chắc chắn các em sẽ đến trường.”

Nói về các giải pháp cần thiết của nhà nước trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học gia tăng, ông Hoàng Oanh thấy rằng, trước tình trạng nhiều gia đình bắt buộc con em mình nghỉ học để lao động thì cần phải có chế tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ học… theo ông việc này chưa được chú trọng nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn ở mức báo động. Ông đề xuất:

“Muốn hạn chế tình trạng bỏ học, theo tôi trước hết ngành giáo dục nói riêng và các nhà trường nói chung cần phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo việc học tập. Học sinh ở vùng sâu, vùng xa cần được học bổng và chu cấp các điều kiện thuận lợi. Thứ 2 là, một khi nền kinh tế phát triển, những người có trình độ học vấn nghề nghiệp do được học hành có được công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, thì đó là những yếu tố kích thích quan trọng cho những người đang theo học. Vì khi có những khó khăn thì họ vẫn cố gắng vượt qua để tiếp tục theo học.”

Cũng cần phải nói thêm, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 mới đây đã quy định về cơ chế thu, quản lý học phí từ nay đến năm 2021, mức học phí mới sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2015. Theo đó, mức học phí sẽ được điều chỉnh tăng tại tất cả các cấp học, từ bậc mầm non tới bậc đại học.

Các chuyên gia về giáo dục đều có chung một nhận định rằng, nếu để tình trạng bỏ học gia tăng, mà không có sự quan tâm tích cực của nhà nước thì sẽ đưa đến những hậu quả không tốt cho sự phát triển của xã hội.


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Keo_be_zing_2_1

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Bat-chap-hiem-nguy-hang-ngay-van-co-hang-chuc-hoc-sinh-o-ben-kia-suoi-du-day-cap-de-den-truong---anh-bd-1441950877-2

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Z

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị D7hBbB8A
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Dec 24, 2015 3:39 pm

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcRXcSxeDWflEgzCnnChIM7MQMqziYIOXl3He2lWpUHaSEfjeCymPg
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images649232_t6.lien_ket


NỀN GIÁO DỤC BẠI HOẠI SAU 40 NĂM

FB Giao Pham
Tuesday, December 22, 2015 at 1:18pm
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/1252044518142915

Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn trước thập niên 60s. Ngay từ khi còn nhỏ ở các lớp tiểu học, chúng tôi đã được dạy dỗ rất kỹ về hai môn Công Dân và Đức Dục, trước khi biết làm toán cộng trừ, nhân chia.

Chúng tôi ngoài những việc thảo kính cha mẹ, thương yêu người thân, chúng tôi còn được giáo dục việc giúp đỡ những người thân cô, già yếu và phụ nữ. Chúng tôi luôn được chỉ bảo cho những cách đối xử với người đồng loại khi họ cần dựa trên tình yêu thương chia sẻ.

Ở các nẻo đường, thay vì các băng rôn, các bảng hiệu ra rả kêu gọi dân chúng đóng tiền nuôi Đảng, khoe khoang thành tích đánh Mỹ diệt Ngụy, thay vì các lời kêu gọi trống rỗng, nửa đêm thoát xác trở thành khu phố văn hóa, hay những câu chào mừng thành tích đại hội Đảng, thì chúng tôi được học cách đối xử với nhau tốt đẹp, xứng đáng để gọi nhau là đồng bào.

Chúng tôi chỉ thấy những câu này trên đường phố:

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

- Một miếng khi đói, bằng một gói khi no

- Lá lành đùm lá rách. Lá rách đùm lá tả tơi

- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Thấy người hoạn nạn ta thương, thấy người già cả qua đường nắm tay

Còn nhiều nữa mà tôi không nhớ ra hết được.

Xã hội chúng tôi ở thời đó không có cảnh dũng sĩ bắt cướp như ngày nay. Lại càng không có cảnh dân bắt được cướp thì tự cùng nhau xử tội như thời Trung Cổ. Chúng tôi sống trong luật lệ công bằng bác ái. Lại càng không có cảnh thấy người hoạn nạn ngoảnh mặt làm ngơ.

Xã hội thời đó không có cảnh dân trói gô tên trộm, rồi đánh cho tới chết. Không bao giờ có cái cảnh ăn cắp một con chó thì phải đền mạng. Nhất là không có cảnh lột hết quần áo của một cô gái, vì mang tội lường gạt, trói vào gốc cây trần truồng trước ông đi qua bà đi lại, mà không có lấy dù chỉ một người, có lòng xót thương, đứng ra che cho cô manh áo hay cái quần.

Xã hội thời đó không có cảnh 4-5 em học sinh nữ xúm vào đánh tả tơi một người bạn cùng lớp, rồi lại còn lột trần truồng bạn mình ra giữa phố đông người để các bạn khác quay phim cười hỉ hả. Có khi cả bọn đã không làm gì để cn ngăn mà lại đứng ngoài hoặc cổ võ hoặc xúi bẩy.

Xã hội chúng tôi thời đó không có cảnh 4-5 em nam sinh, xúm vào đánh nhừ tử một bạn gái cùng lớp, không có gì để kháng cự trong khi các bạn trai khác quay phim cười hô hố.

Xã hội chúng tôi thời đó không có quá nhiều thứ mà xã hội này đầy dẫy chỉ sau 40 năm. Tôi không thể nào kể hết.

BỞI CHÚNG TÔI ĐẾN TRƯỜNG ĐỂ HỌC LỄ TRƯỚC KHI HỌC VĂN VÀ NHẤT LÀ CHÚNG TÔI KHÔNG BỊ NHỒI SỌ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG CŨNG NHƯ “ĐẠO ĐỨC” CỦA HỌ HỒ.

Xã hội chúng tôi thuở ấy Thượng Làm Gương, Hạ Học Hỏi chứ không như xã hội bây giờ Thượng Bất Chính để Hạ Tắc Loạn.

Xã hội chúng tôi thuở ấy không có cảnh người đánh người trái phép.
Xã hội chúng tôi thuở ấy người ta dùng cái tình để đối xử với nhau.

Xã hội ngày ấy công An mặc quân phục và du đãng lấy cái đạo nghĩa anh hùng, lời nói quan trọng để đối xử với nhau và với dân.
Công An không nấp bóng Du Đãng và Du Đãng không giả danh Công An.
Người Công An trọng danh dự. Bọn Du Đãng trọng nghĩa khí.
Mỗi ngành ai có cái hào hùng cũng như tư cách của bộ áo họ mặc trên người.

Và nhất là:

NGƯỜI LÃNH ĐẠO THUỞ ẤY HI SINH LỢI RIÊNG MÀ LO CHO DÂN.

AI NẤY CHỊU HOÀN TOÀN NHỮNG TRÁCH NHIỆM MÀ HỌ ĐƯỢC GIAO PHÓ.

VÀ HƠN BAO GIỜ HẾT, HỌ TUẪN TIẾT CHO LÝ TƯỞNG CAO CẢ CỦA HỌ.

HỌ THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG HÈN VỚI GIẶC.

HỌ THÀ CHỊU TIẾNG BẠI TƯỚNG NHƯNG HỌ VÌ DÂN.

HỌ ĐẦU HÀNG ĐỂ NGƯỜI DÂN KHỎI BỊ SÁT HẠI RỒI HỌ QUAY SÚNG TUẪN TIẾT VÌ THUA TRẬN.

Tôi không dám xem hết đoạn clip này vì cái tính cách dã man hung tợn của nó. Trái tim tôi như đang chảy máu vì uất hận.

Người thanh niên đã quá tàn nhẫn với hai ông bà già qua cách đánh đập họ trên suốt đoạn đường mà không một ai đứng ra ngăn cản.

Người dân đã quá hung bạo khi dắt họ diễu hành nhục nhã trên đường phố chỉ vì tội móc bóp.

Nhưng cái dã man nhất vẫn là sự hèn hạ, không ai dám đứng ra ngăn cản những hành vi đầy thú tính của đám đông.

NGÀY NAY KHÔNG CÓ ANH HÙNG HẢO HÁN NHƯ CHÚNG TÔI THỜI CÒN TRẺ.

NGÀY NAY THANH NIÊN HÈN MẠT DỰA VÀO ĐÁM ĐÔNG ĐỂ HÀNH XỬ NHƯ CÔN ĐỒ NHƯNG LẠI NHU NHƯỢC KHI THẤY CẢNH SAI TRÁI GÂY RA TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀN.

NGÀY NAY THANH NIÊN HÈN MẠT KHÔNG DÁM ĐỨNG RA LÀM KẺ TRƯỢNG PHU BÊNH VỰC NGƯỜI CÔ THẾ GIÀ CẢ HAY PHỤ NỮ YẾU ĐUỐI.

Dân tộc tôi sao đến nỗi này?

Người dân Việt sao hóa kiếp như ngày nay?

NẾU KHÔNG XÓA BỎ NỀN GIÁO DỤC BẤT NHÂN HIỆN TẠI - ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM SẼ KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ ĐỂ TỒN TẠI.

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Tr3_mht3


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Du_hoc_uc_1
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Apr 02, 2016 6:18 pm

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcRXcSxeDWflEgzCnnChIM7MQMqziYIOXl3He2lWpUHaSEfjeCymPg

TIÊN HỌC CÁI... CỦ GÌ?

Bùi Bảo Trúc
Thư gởi bạn ta

Trong thời buổi này mà còn lôi "Nhị Thập Tứ Hiếu" của Lý Văn Phức ra để dậy và bắt các học sinh phải học và làm theo thì nhất định là không còn thích hợp nữa. Ấy là chưa nói tới một số những tấm gương đẹp ấy còn có thể bị hiểu là những trường hợp bạo hành, ngược đãi, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ là khác. Một số chuyện thì thấy có vẻ hề hơn là gương đạo đức. Như chuyện ông lão Lai nhẩy múa cho cha mẹ giải trí chẳng hạn. Thêm nữa, có cha mẹ nào nỡ để con ngồi cho muỗi cắn để muỗi tha cho cha mẹ, hay để cho con nằm trên băng đá để bắt cá cho mình ăn? Vậy thì đọc "Nhị Thập Tứ Hiếu" để giải trí, đọc cho biết là đúng nhất.

Nhưng "Gia Huấn Ca" của Nguyễn Trãi thì vẫn có thể đem ra dậy cho tuổi trẻ và đáng để cho tuổi trẻ noi theo. Phần lớn những điều dậy của Nguyễn Trãi dành cho nam cũng như nữ vẫn còn nguyên giá trị như khi Nguyễn Trãi đặt bút viết xuống hồi thế kỷ XV. Đó là những lời giáo huấn, răn dậy cho con trai, con gái lúc còn ở nhà với cha mẹ cho đến lúc trưởng thành, có vợ, có chồng, có con cái, những cách cư xử với vợ, với chồng, với các con... Những bài gia huấn viết bằng song thất lục bát ấy ngày nay vẫn có thể là những bài học hay và tốt đẹp cho tuổi trẻ.

Ở các lớp bậc tiểu học, ít nhất là trong những năm 1950 của tôi, trong số những bài học ở trường, có bài đức dục. Chúng tôi được dậy cách cư xử với anh em, bạn bè trong lớp, bổn phận đối với cha mẹ, ông bà ở nhà, thầy cô giáo ở trường, gặp người lớn phải thưa gửi, cung kính, thấy đám ma ngoài đường phải đứng lại, im lặng cúi đầu...

Ngày nay ở các trường học trong nước không dậy những điều như thế nữa. Nghe cách ăn nói xem cách cư xử, hành động của những thành phần được đặt cho một cái tên (khá mới đối với những người không ở Việt Nam đã lâu) là "trẻ trâu" hay "sửu nhi" thì người ta tin chắc là như thế.

Nhiều vụ xung đột có đánh nhau dữ dội xẩy ra trong lớp, ngoài sân, cổng trường hay trên đường đi học. Những vụ như thế thường diễn ra giữa các thanh thiếu niên tuổi trạc từ 11, 12 tới 15, 17. Đa số đều ăn mặc sạch sẽ, một số còn thắt khăn quàng đỏ, giầy dép cũng rất kiểu cọ. Nhưng bọn chúng đánh nhau cũng rất dữ dội. Đấm, đạp, đá vào mặt, vào bụng, vào lưng, lên gối, túm, giật tóc, dùng giầy dép quật vào mặt, vào đầu... Những đòn hay nhất của Thai boxing đều được đem ra dùng rất hào hứng và ngoạn mục.

Không chỉ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay mà thường chúng rất thích đánh hội đồng, có khi hai ba đứa đánh một, có khi là năm hay bẩy đứa đánh một như cảnh tố khổ thời cải cách ruộng đất, vừa đánh vừa chửi, dùng những thứ ngôn từ tục tĩu nhất, những câu chửi mà thường chỉ phát ra từ miệng của những người đàn ông hay lũ nam sinh vô giáo dục để xúc phạm tối đa mẹ của đối phương.



Mới đây có hai video clip (mà nhiều người trong nước gọi là "líp" hay "cơ líp") thu cảnh hai trận giao chiến giữa hai toán nữ sinh của hai trường trung học ở Huế là trường Trần Phú và Bùi Thị Xuân. Tất cả đều là nữ sinh võ nghệ cao cường và ra toàn những đòn ác liệt nhất. Phải nói thêm một chi tiết nữa ở đây, đó là tuy hai trận đấu đều diễn ra ở Huế, nhưng nghe kỹ những câu chửi thề thì người ta thấy ngay không phải là giọng của sông Hương và núi Ngự, mà là giọng tục tĩu và thô bỉ nhất của miền Bắc. Chao ôi, cái giọng Bắc của tôi sau khi bị làm xấu đi vì bị pha với những giọng của vài ba miền khác thì nay lại được đưa tới những vùng khác của đất nước với những nét thô tục, khốn nạn và mất dậy nhất.

Vì những nét rất dã man của cả hai vụ đánh nhau nên những báo trong nước đều tường thuật kỹ và các giới chức giáo dục cũng vào cuộc để có biện pháp kỷ luật. Nhưng đáng ghi nhận nhất ở đây là những nhận xét của cô hiệu trưởng Phạm thị Ngọc Tâm trường Bùi Thị Xuân về vụ các học sinh của trường đánh nhau. Sau vài lời như để trốn trách nhiệm cho trường như đại khái chuyện đánh nhau diễn ra ở ngoài khuôn viên của trường và sau giờ học, cô hiệu trưởng còn đưa ra thêm nhận định nguyên văn như thế này: "Đây là tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì các em không bao giờ năng động được."

Như thế, theo lời của cô hiệu trưởng, người có nhiệm vụ dậy dỗ các em, thì các em cần phải đánh nhau đều đều. Càng đánh nhau nhiều thì càng tốt. Không đánh nhau là không tốt. Các em đang tuổi lớn. Phải đánh nhau mới phát triển được, mới năng động được, mới trở thành những người khá trong xã hội được, mới nên người, mới hữu ích cho mai sau được.

Thì ra vậy. Nhưng các em không chỉ đánh nhau thôi, mà ngay cả thầy cô nếu lạng quạng, các em cũng ra tay, ngay ở trong lớp, trên bục giảng như một video clip thu được cách đây không lâu tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Một giáo sư trẻ tên là Trần Anh Tuấn 23 tuổi dậy môn hóa học đã nặng tay với một nam sinh bằng mấy cái tát. Lập tức, một nam sinh khác liền chạy lên bục và tấn công ông giáo sư trẻ đó bằng mấy đòn rất nặng. Nội vụ diễn ra ở ngay trong lớp trước tấm bảng xanh và dưới một khẩu hiệu nhắc nhở các học sinh bằng hàng chữ lớn mà video clip cũng ghi lại được rất rõ: "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH".

"Nhị Thập Tứ Hiếu" của Lý Văn Phức và luôn cả "Gia Huấn Ca" của Nguyễn Trãi là... cút xéo, là đi chỗ khác chơi cho được việc.

Đạo đức của Hồ Chí Minh mới đáng học tập và làm theo ở trong lớp cũng như ngoài đời! Bác đã dậy, cô đã bảo mà!

Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay! Tiên phải học lấy tất cả những trò mất dậy và khốn nạn nhất. Còn hậu học cái... củ gì thì có gì quan trọng đâu.


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcT2eIwST7_AhGrTgYYVjH8c0stPCpc8qMT3vwrfFk1Sw-9wPFcSTw
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị QHACMV_003

.


Được sửa bởi NTcalman ngày Sat Jul 23, 2016 11:44 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Apr 09, 2016 12:02 am

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Img_0754

Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực

Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.


Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.

“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.

Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ mới 12 tuổi.

Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè.

Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố cáo, lập thành tích.

Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát hàng chục triệu người trong giai đoạn đó.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường.

Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị giáo dục chung hay không?

Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai?

Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng.

Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô.

“Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học hiện nay, với chỉ vài dòng chữ.

Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm 2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy.

Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making (2009) của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam, thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn.

Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm 1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp phó học tập, lớp phó thi đua… và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một môi trường giáo dục.

Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp.

Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một cuộc sống học đường bình thường.

Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu.

Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý trí.

Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình.

Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy.

Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.

Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh?

Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu khê?

Tuấn Khanh's Blog



Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Z
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 26212265111_2f135d5cac_t

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 1
“Hồng Vệ Binh” của Tứ nhân Bang cộng sản Tàu 1967,
“Hồ Vệ Binh” tương lai của Thập Lục nhân Bang cộng sản Việt Nam 2014
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeSat Jul 23, 2016 12:04 pm

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Capture 

Thừa “Tiến sĩ”, thiếu “Kẻ sĩ”!


Đỗ Trung Lai  
22/07/2016

Đó là vấn đề mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam (báo CAND) nêu ra trên tờ báo của mình. Nguyễn Hồng Lam kể: Một nhà báo giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, buổi sáng được mời giảng dạy tại khoa báo chí của một trường đại học, buổi tối lại âm thầm ôm vở theo học tại chức ở chính cái nơi mà buổi sáng ông vừa giảng dạy! Sở dĩ như vậy là vì, ông chưa có bằng cử nhân báo chí! Thiếu nó, ông không thể thăng tiến về chức vụ, học vị, học hàm trong làng báo được, dù rất được đồng nghiệp và bạn đọc, kể cả trí thức, rất quý phục.

Thế là, về “trình độ thực”, ông là thầy nhưng về “trình độ hình thức”, ông là trò! Thật trớ trêu! Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây, không phải là, nhà báo kia có phải “kẻ sĩ” hay không mà là, ai đã đẩy ông đến chỗ phải làm như vậy? Trả lời câu hỏi này, cũng trớ trêu thay, viết cả trăm trang cũng được, mà không cần viết chữ nào, cũng được!

Rồi nhà báo trẻ này kể tiếp, anh chưa hề thấy bất kỳ một TS nào từ chối bằng cấp của mình khi thấy cả mình lẫn nó đều chưa xứng đáng và, anh đã “gặp vô số TS, cả GS và PGS nữa, nhưng đọng lại chỉ là nỗi băn khoăn: Cái gì đã cho họ tư cách riêng để có thể bàn về khoa học? Bởi điều kiện cần đầu tiên là “trình độ khoa học”, thì họ đã không có rồi!”

Cuối cùng, cái mà tôi trọng nhất ở nhà báo trẻ này là ở chỗ anh bảo: Nói thế, có lẽ nhiều TS sẽ nhún vai vì tôi đang “tự giễu nhại bằng cấp như bất kỳ một kẻ không bằng cấp nào khác”, nhưng “không sao cả”, vì “nói khác đi thì tôi e không thể!”. Chỉ có “kẻ sĩ” thật, mới dám chấp nhận đương đầu với những “phản biện của phản biện”, một cách cay đắng và hài hước như vậy!

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcS3jCFjqQ13wQrZHd7gJHGWG2t4bwwut4a9QIASqEwg7GfBAwbm

Nhưng may quá! Nhà báo trẻ Nguyễn Hồng Lam không đơn độc, không thiếu bằng chứng.

- Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên khoa Sử trường Đại học Huế, viết: Cái cách “đăng bài cho nhau” (trên các tạp chí khoa học xã hội- những khoa học mà ông “tương đối hiểu biết”), “đăng vì tình cảm và quan hệ”, “đăng mà chỉ có người có bài được đăng đọc”, “thực chất đang biến khoa học (XH) thành trò đùa dai bọt bèo”! Nhưng, ấy thế mà, tất cả các bài được đăng kiểu ấy lại “đương nhiên được tính điểm để xét phong tiếp học hàm”!

Tại sao chất lượng bài vở khoa học lại bị đánh giá thấp như thế?


Ông Thịnh viết tiếp: “Rất nhiều bằng TS đều có xuất phát điểm là các đề tài ThS cũ, thày giáo cũ, kíp xét duyệt cũ”.... Rồi ông bảo: “Đó là chưa nói, đa số các chuyên đề đào tạo ThS chỉ là nâng cao “gọi là” - thực chất là thay tên, đổi họ cho những gì đã được giảng dạy thời ... đại học”!

Hóa ra, trước hết người ta đã “mở toang cánh cửa” ngôi nhà ThS cho các cử nhân ùa vào, sau đó lại “mở toang cánh cửa” vào ngôi nhà TS cho các ThS/cử nhân ấy ùa vào lần nữa!

Thế thì, từ “trớ trêu” ở đây, có còn ôm hết nội dung hài hước của thực tiễn không?

Chính vì vậy, ông Thịnh cho biết: “Nước ta có hàng vạn TS, PGS, GS mà mỗi năm, số bài nghiên cứu được đăng tải trên các chuyên san uy tín quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay”!

Cuối cùng, ông Thịnh nói giúp mọi người: “...Để cho nhiều TS thật khỏi phải ngơ ngác, đỏ mặt khi được xếp đứng bên các TS không được thật lắm, thì nhất thiết phải đổi thay!”.

- PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, Phó trưởng khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh, dù dè dặt hơn, cũng viết: “Việc đào tạo ồ ạt TS như của một viện nào đó, không phải là thiểu số”, và “... Nói chung là, xã hội cần một cuộc cải tổ thật sự, từ gốc, gấp lắm rồi!” v.v...

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Tr3_mht3


Thêm vào, chỉ cần tham khảo vài tư liệu:

 - Cả nước ta hiện có hơn 24.000 TS.

- Có một viện khoa học nọ đào tạo 700 TS trong hai năm, bình quân ra, mỗi ngày, ở viện này “nở” ra một TS!

- Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: “... chỉ sau một đêm, một trường cao đẳng, thậm chí là một trường trung cấp nghề ở địa phương, cũng có thể được nâng cấp, lột xác thành trường đại học!”.

Thế là, đã đâm cái lao “nâng cấp/ phổ cập đại học” thì phải theo cái lao ấy mà “đào tạo ồ ạt” ThS và TS rồi phong PGS/GS, đang là thực tiễn to tướng ở ta. Còn thực tiễn ấy có cần cho khoa học thật hay không? Có ai “đỏ mặt” vì nó hay không? Thì kệ đám “kẻ sĩ”!

Nguồn Văn nghệ số 30/2016

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Tien-si-giay-baodatviet.vn_191119341_480x270
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Sep 07, 2017 5:02 pm

 
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị A%25CC%2589nh%2Bchu%25CC%25A3p%2BMa%25CC%2580n%2Bhi%25CC%2580nh%2B2017-09-08%2Blu%25CC%2581c%2B12.02.33%2BSA


Những lớp người công cụ

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lý tưởng.

Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.

Ngày khai trường là ngày hội của tuổi học trò, ngày náo nức trở lại trường gặp bầu bạn sau một mùa hè rời phòng học, xa bạn bè, xa thầy cô, xa mái trường thân yêu, xa mảnh sân trường lưu giữ bao kỷ niệm còn tươi rói.

Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày hội vui khai trường thành ngày khai giảng nặng nề, khô khan, màu mè hình thức. Khai giảng thì chỉ còn là ngày bắt đầu làm việc của những người thầy trang nghiêm, đạo mạo, không còn là ngày náo nức vui gặp gỡ của những gương mặt học trò bừng sáng như những tia nắng sớm.

Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày đầu năm học, tức là ngày tết của học trò, của tuổi trẻ hồn nhiên thành ngày của người lớn, biến sân trường rộn rã tiếng cười nói của những thanh âm mảnh mai non nớt như tiếng chim, sân trường của những tà áo tung bay, của những bàn chân sáo tung tăng ríu rít thành sân khấu chính trị của quan chức.

Học trò thay vì được túm năm, tụm ba, kể cho nhau nghe những ngày hè xa nhau rồi vào lớp dành thời gian làm quen với lớp mới, thầy mới, bạn mới thì phải ngồi bó gối trong hàng ngũ chỉnh tề nghe những quan chức rao giảng, huấn thị những lời đao to búa lớn nhưng sáo rỗng, mòn cũ muôn thuở.

Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính.


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 21462483_340230303105533_2076616180114301845_n

Chưa tính đến nội dung giáo dục của nhà trường bị chính trị hóa nặng nề, áp đặt, méo mó, chỉ nhìn hình thức tập hợp học trò đã thấy những lớp người trẻ, tương lai của đất nước đang bị nền giáo dục xã hội chủ nghĩa làm hư hỏng như thế nào.

Cơ đồ Việt Nam không phải chỉ bị mất đất đai biên cương, biển đảo, tài nguyên bị bòn rút, đất nước bị tàn phá tan hoang, rừng biển bị sang nhượng, nền kinh tế bị thất thoát, thua lỗ lụn bại mà cả những thế hệ trẻ cũng đang bị hủy hoại.

Đất nước với một nền giáo dục không tạo ra những con người sáng tạo chỉ tạo ra những con người công cụ. Đó là đất nước nô lệ, đất nước bị chiếm đóng.

7/9/2017
Phạm Đình Trọng
danlambaovn.blogspot.com


Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Images?q=tbn:ANd9GcT2eIwST7_AhGrTgYYVjH8c0stPCpc8qMT3vwrfFk1Sw-9wPFcSTw
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị 1962656_1083863294973750_6999860089446172069_n
DLV cờ búa liềm phá tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Dlv1
Chó Bắc Kinh và dư lợn viên chống biểu tình...
lợn viên Đỗ Anh Minh - bí thư CĐ phường Điện Biên

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Biendongdaysong-chuidauxuongcat2-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitimeThu Sep 28, 2017 2:56 pm


 Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Vie%25CC%25A3%25CC%2582t%2BNam%2Bbuo%25CC%2582%25CC%2580n-danlambao
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Giao%2Bduc%2Blong%2Bdung%2Bcam%2Bcua%2Bnha%2Btruong%2BXHCN%2B

Chợ chữ của Cộng sản Việt Nam

Chu Bách Việt (Danlambao)



Ngày xưa khi xây trường
Phải tránh nơi nhiễu nhương
Tránh xa nơi chợ búa
Không hợp với học đường.

Ngày xưa khi đến trường
Phải theo đúng kỷ cương
Trước phải học lễ nghĩa
Sau mới học văn chương (1)

Ngày nay thật bất thường
Trường là chỗ bán buôn
Thầy, cô và hiệu trưởng
Họp chợ ngay trong trường.

Thầy, cô, dạy chẳng chuyên
Chỉ muốn kiếm tiền thêm
Trong lớp thì lơ đãng
Chỉ chăm chú dạy kèm.

Muốn làm thầy thì sao?
Việc bán mua thế nào?
Trăm triệu đồng đút lót
Mới được làm thầy giáo.

Muốn bước chân vào nghề
Cô giáo thì cũng thế
Tình dục với hiệu trưởng
Để đổi lấy biên chế.

Nghe qua mà giật mình
Hiệu trưởng và nữ sinh
Cùng chung nhau làm việc
Họp chợ buôn bán tình.

Rồi đến tình thầy trò
Xem ra thì tối mò
Đổi tình để lấy điểm
Học hành chẳng phải lo.

Gíáo dục kiểu du côn
Văn hoá kiểu đứng đường
Thầy trò vén tay áo
Đấm đá nhau, chuyện thường.

Nghe qua mà phát chán
Loại giáo dục thê thảm
Chợ chữ và dâm ô
Đúng là loài cộng sản!

Chu Bách Việt
danlambaovn.blogspot.com


(1) Thành ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn".

Trường và Chợ
http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/school-vs-market-09262017130119.html

Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Giao-vien-tiep-khach
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Daotaonhoisohocsinhxhcn
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Normal_chon_cao

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị   Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vụ án "Nhân Văn Giai phẩm"
» Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu”
» Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?
» Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách!
» Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến