Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
sáng quốc nguyet chẳng không linh Trung Saigon chuyen hoang Chung quang phải quan Nguyen thuoc VNCH quynh ngắn ngam Nhung nhac trong chất truyện bich
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học   Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeMon Sep 03, 2012 5:04 pm

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học One_religion

Khoa học và Tôn giáo


Khi khoa học chưa phát triển, Tôn giáo tín ngưỡng là nền tảng của sự tạo lập một xã hội.  Tôn giáo tạo nên một đường lối và lập ra những quy luật để con người noi theo, nhờ đó mà sống hòa hợp với nhau trong xã hội.  Các tôn giáo tạo ra quy luật dựa trên sự sợ hãi của con người.

ĐỊNH NGHĨA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Tôn giáo có thể chia ra làm hai thành phần. Tôn giáo tín ngưỡng (religious belief) và tôn giáo tâm linh (spirituality). Tôn giáo tín ngưỡng đưa ra những giới luật (commandments)  để con người tuân theo. Tôn giáo tâm linh là tôn giáo mà con người nhận ra khi đi sâu vào đời sống nội tâm. Chúng ta sẽ đề cập đến tôn giáo tâm linh ở phần sau.

Khi khoa học chưa phát triển, tôn giáo tín ngưỡng là nền tảng của sự tạo lập một xã hội.  Tôn giáo tạo nên một đường lối và lập ra những quy luật để con người noi theo, nhờ đó mà sống hòa hợp với nhau trong xã hội.  Các tôn giáo tạo ra quy luật dựa trên sự sợ hãi của con người.  Sợ bị phạt rơi xuống địa ngục, sợ không được cứu rỗi khi chết, sợ có một cuộc đời xui xẻo… Muốn không bị phạt thì con người phải thờ phụng các vị thần linh, hay người sáng lập tôn giáo và nghe lời các vị lãnh đạo tôn giáo. Vì con người không có khả năng tiên đoán được tương lai nên lúc nào cũng phập phòng lo sợ. Lòng tin ở một tôn giáo tạo nên một cảm giác chắc chắn trong cuộc sống bấp bênh.  Lòng tin tạo ra một tương lai sáng suốt được cứu rỗi nếu ta thực hành những quy luật tôn giáo ta đưa ra. Tôn giáo dựng lên một đối tượng vô hình, thí dụ như Thượng Đế, và sức mạnh của tôn giáo dựa trên sự tưởng tượng của con người.

Thượng Đế có hay không là do con người có tin hay không. Con người có lòng tin thì Thượng Đế sẽ hiện diện trong tâm hồn người đó và  sẽ linh thiêng giúp đỡ người đó. Con người không tin thì Thượng Đế sẽ im lặng.

Khác với tôn giáo, khoa học lấy sự suy luận làm nền tảng. Triết gia Descarte đã từng nói: “je pense donc je suis” (“Tôi suy nghĩ vì thế tôi hiện diện”).  Câu nói đó có thể tượng trưng cho khoa học. Đối tượng của khoa học là sự lý luận. Nếu có điều gì mà lý luận chứng minh không ra thì điều đó không có.  Đối với khoa học, Thượng đế (tín ngưỡng) không thể chứng minh dược bằng lý luận cho nên Thượng Đế không có.  Khoa học còn dựa trên thí nghiêäm (experiment), muốn kết luận một sự kiện có thật thì ta phải thí nghiệm ít nhất hai lần và đều có cùng một kết quả như nhau; hoặc hai người làm cùng một thí nghiệm cho ra một kết quả giống nhau.  Vì Thượng Đế vô hình, không thể cân đo được, thì làm sao có được một thí nghiệm để chứng minh được? Nói một cách khác, khoa học phủ nhận thế giới quan của tình cảm.  Khát vọng của khoa học là làm chủ được cuộc sống và tiên đoán được tương lai.

SỰ SAI LẦM CỦA TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ KHOA HỌC

Tín ngưỡng một cách mù quáng sẽ dẫn đến cuồng tín (fanatism). Lịch sử cho ta thấy đã có nhiều cuộc đổ máu vì sự cuồng tín đó.  Dân tộc Incas giết người không gớm tay vì mù quán tin rằng giết trinh nữ tế thần thì thần mặt trời sẽ ban cho mùa gặt hái được tốt đẹp. Thánh chiến xãy ra vì những người công giáo cho rằng chỉ có tôn giáo của họ mới là chính đáng và phải dẹp bỏ những kẻ tà giáo. Hitler đã giết biết bao nhiêu người Do Thái vô tội cũng vì sự cuồng tín đó.  Nói đúng ra những lổi lầm đó không phải ở tôn giáo mà chính nơi con người áp dụng tôn giáo một cách sai lầm vì thiếu sự nhận thức rộng rãi. Tôn giáo có thể ví như lưởi gươm sắc bén, con người có thể dùng gươm đó để khai phá rừng tìm lối thoát hay có thể dùng nó để chém giết lẫn nhau.

Lúc đầu khoa học mới phát triển, những khoa học gia có ước vọng rằng sản phẩm khoa học sẽ giúp con người sống hạnh phúc. Nào ngờ những sản phẩm của khoa học tạo ra nhiều vấn đề nan giải khác. Chiến tranh với những vũ khí tối tân với khả năng giết người càng ngày càng nhiều. Thuở xưa, cây gươm chỉ có thể đâm chết người đứng ở tầm tay, sau đó súng được phát minh và có tầm giết chốc xa hơn, súng đại liên giết nhiều hơn và sau này lại có vũ khí nguyên tử có thể tiêu diệt cả một thành phố và có thể bắn xuyên lục địa.  Ngoài vũ khí chiến tranh, sản phẩm khoa học còn tạo ra ô nhiểm môi sinh (pollution) và có nguy cơ ảnh hưởng xấu toàn cầu. Xe cộ được chế tạo ra để giúp giao thông nhanh chóng. Nhưng ở những thành phố lớn, nhiều xe quá tạo nên nạn kẹt xe khổng lồ và ô nhiễm thành phố. Lại một lần nữa, con người chứng tỏ họ thiếu sự sáng suốt để quản lý cuộc sống.

Như thế cái ước muốn làm chủ được tương lai rất khó thực hiện. Con người ở bất cứ lảnh vực nào, tôn giáo lẫn khoa học, khi muốn thực hiện quyền làm chủ và muốn chứng tỏ rằng mình đúng thì kết quả là chiến tranh và giết chốc! Con người biến cái phương tiện lành mạnh (tôn giáo hoặc khoa học) thành một công cụ giết người tàn nhẫn.

LÀM SAO PHÂN BIỆT ĐƯỢC VÀNG THẬT VỚI VÀNG GIẢ?


Như vậy cuộc sống rất phức tạp. Ta biết theo con đường nào bây giờ? Thế nào là cái đúng.  Con người với tín ngưỡng cuồng tín sẽ làm hại cho mình và cho kẻ khác. Thí dụ như người bịnh nặng tin rằng Thượng đế sẽ chữa bịnh cho mình và không uống thuốc thì bịnh sẽ nặng hơn. Con người đặt hết lòng tin vào khoa học cũng có thể gây hại cho mình. Thí dụ như sự lạm dụng thuốc trụ sinh sẽ gây ra những loại vi trùng có sức đề kháng trụ sinh rất mạnh làm cho căn bịnh rất khó trị. Rốt cuộc con người lại phải đối diện với sự hoang mang lúc ban đầu.

Nói một cách khác, cái hứa hẹn của tôn giáo tín ngưỡng và khoa học đưa con người đến một thế giới mà con người có quyền lực tiên đoán tương lai và làm chủ cuộc đời là một ảo tưởng.  Ảo tưởng đó ví như một loại thuốc giảm đau chỉ làm bớt đau tức thời và sau khi thuốc tan rồi thì cơn đau vẫn còn như cũ.  Tôn giáo tín ngưỡng và khoa học tạo nên những bánh vẽ, những hứa hẹn không thể thực hiện được.

Vấn đề đặt ra bây giờ là liệu ta có can đảm bỏ cái ảo tưởng đó hay không? Ta có can đảm bước xa hơn sự thờ phụng tôn giáo và những sản phẩm của khoa học đặt ra mà ta gọi đó là nhu cầu về tinh thần và vật chất không?  Ta có cần thật không hay là bám víu vì sợ hãi.  Ta có cần đi xe Mercedes không? Hay la ta sợ bạn bè khinh chê khi ta lái loại xe bình dân?  Ta có cần đi lễ mỗi tuần không? Hay là ta sợ nếu không đi lễ thì điều xấu xa sẽ đến với ta?

TÔN GIÁO TÂM LINH


Nếu có người can đảm vượt qua cái hàng rào của sự sợ hãi đó thì có thể thấy được ánh sáng của tôn giáo tâm linh. Tôn giáo tâm linh là tôn giáo chung của nhân loại.  Có nghĩa là người đạo Phật hay đạo Chúa khi thấy được ánh sáng đó thì cùng chia sẻ một nụ cười với nhau. Cái nghĩa thật của tôn giáo là nhịp cầu nối liền nhân loại không phân biệt chủng tộc hay tín ngưỡng. Thuở xưa, đức Phật đã phủ nhận 49 năm giảng đạo của mình, đức Chúa Jesus thì tự nguyện không dùng phép lạ để thoát khỏi sự đau đớn khi bị đóng đinh trên thập tự. Những thánh nhân đó đã thoát khỏi sự sơ hãi và khi đã nhìn thấy được cái ánh sáng của tâm linh thì hiểu rỏ sự mê lầm và điên rồ của loài người nên mới có được hành động như vậy. Thật như vậy, mặc dù Phật đã nói: “Trong 49 năm giảng đạo, ta chưa từng nói một lời” nhưng sau khi Phật nhập niết bàn, các đệ tử lại cố chấp lời Phật dạy, chia ra nhiều giáo phái và xâu xé lẩn nhau, đến nỗi tổ Đạt Ma phải trốn lánh bên Trung Hoa. Chúa Jesus có phép lạ làm người chết sống lại nhưng tự nguyện chịu cực hình trên thập tự.  Nhưng gương đó không ngăn cản được những tín đồ cuồng tín xưng danh Chúa tạo ra thánh chiến giết người không gớm tay.

Tôn giáo tâm linh chỉ có thể thể hiện khi con người lọai bỏ cái mặt nạ của ảo tưởng để nhìn lại con người thật của mình. Cái mặt nạ đó rất đa dạng.  Một khía cạnh của mặt nạ đó là thờ phụng vật chất. Con người mang cái mặt nạ đó từ lãnh vực tôn giáo ra tới ngoài đời. Ở tôn giáo thì không thích tu tâm sửa đổi tánh tình mà cho rằng đi lễ nhà thờ mỗi tuần hay tụng mấy cuốn kinh là đủ rồi. Rồi khi về nhà thì bỏ lại ở chùa hay nhà thờ những gì đã học hỏi. Ở ngoài đời thì  nghĩ rằng có nhiều tiền, có nhiều của cải thì cuộc đời mới có hạnh phúc và bỏ ra suốt cuộc đời để làm nô lệ cho đồng tiền. Nói một cách khác, con người chạy theo cái muốn nhân tạo mà quên cái cần thiết cho tâm linh. Đó là nguồn gốc của xung đột và chiến tranh. Con người dùng sự thờ phụng vật chất để che đậy sự sợ hãi trong nội tâm và kết quả là sự sợ hãi đó hiện ra thế giói vật chất dưới hình dạng xung đột và chiến tranh. Khi can đảm vứt bỏ cái mặt nạ thờ phụng vật chất ra thì con người sẽ trở về với bản tánh chân thật của mình và sống với sự nhậy cảm của tâm hồn. Lúc đó con người mới có thể thể nghiệm được sự linh thiêng mầu nhiệm của cuộc sống. Phật giáo gọi đó là chân tâm (tâm hồn thật) và Thiên chúa giáo gọi là cảm nhận được Thượng đế (communion with God). Khi cảm nhận được tôn giáo tâm linh thì con người sẽ có tình nhân bản rộng rãi, hiểu lẫn nhau và tha thứ cho nhau.

THẾ GIỚI QUAN CỦA TÔN GIÁO TÂM LINH


Người sống với chân tâm hay cảm nhận được Thượng đế thì tâm hồn cảm thấy thật an ổn. Chính sự lo âu khiến ta muốn làm chủ thiên nhiên và cai trị đồng loại, khiến ta muốn biết được tương lai và nhai đi nhai lại quá khứ. Khi hết lo âu thì con người dừng chân tại hiện tại và chính nơi hiện tại con người mới có khả năng thay đổi quá khứ và xây dựng được tương lai. Nói một cách điển hình nếu người học sinh tự trách mình học dở bị điểm xấu (quá khứ) và bỏ tiền đi coi thầy bói tiên đoán tương lai thì sẽ không bao giờ học thành công. Dừng chân ở hiện tại có nghỉa là ngồi xuống học bài để được điểm cao trong kỳ thi tới. Đạo Phật thì có phương pháp thiền hay niệm Phật để con người dừng tâm lo âu lại, còn đạo Chúa thì cho xưng tội để có thể bỏ qua quá khứ nặng nề và khuyên con chiên nên củng cố lòng tin để bớt lo âu cho tương lai.

Mới nhìn hai tôn giáo hình như khác nhau trên hình thức tu tập nhưng hiểu cho sâu thì cùng một mục tiêu: nhẹ gánh lo âu. Lo âu là bức tường ngăn cách con người với nhau tạo nên sự ích kỷ, hết lo âu thì con người sẽ thành thật với nhau hơn, và sẽ có nhiều cơ hội trao đổi hiểu biết với nhau và thương yêu nhau.

Từ lúc mới sanh thành đến lúc chết, con người lúc nào cũng tìm cách tự dối mình vì không dám trực diện với con người thật mình.  Lúc nào cũng tìm cách tô điểm cho cái mặt nạ vật chất hay tôn giáo mà quên săn sóc cho mặt thiệt của mình. Đó là nguyên nhân của lòng tham và sự tức giận. Khi được thì muốn được nhiều hơn và khi không được hoặc mất thì tức giận (sân). Càng tham nhiều và tức nhiều thì đâm ra mất khôn (si mê). Suốt đời ta chỉ chạy theo cái vòng tham sân si lẩn quẩn đó.  Khi trở lại sống với con người thật của mình thì ta cảm thấy tâm hồn rất an ổn. Con người thật là con người trong im lặng.  Chỉ có sự im lặng trong tâm hồn mới có thể thấm nhuần được cái giây phút mầu nhiệm của hiện tại. Cái chìa khóa giải quyết mọi vấn đề nằm trong cái giây phút im lặng đó. Rất đơn giản nhưng mà rất khó để được sự im lặng trong nội tâm. Chỉ có sự im lặng mới giải trừ được lo âu, bớt lo âu thì ta mới có thể chấp nhận được chính ta. Tình yêu chân thật chỉ có thể phát triển được khi ta chấp nhận chính ta vì lúc đó ta yêu thương trong sự đầy đủ chớ không phải trao tình yêu để đổi lấy một cái gì khác. Im lặng trong tâm hồn không phải là sự cằn cỗi mà là nguồn gốc của sáng suốt và sáng tạo.

Phật đã ngồi thiền dưới cây bồ đề 49 ngày mới ngộ đạo, Chúa thì đi vào sa mạc 40 ngày để cầu nguyện, như thế sự im lặng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Như thế, ta nên để sự im lặng trong nội tâm làm tôn giáo tâm linh của thế kỷ 21!

(sưu tầm)

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Albert-einstein-science-and-religion
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học   Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSat Sep 08, 2012 12:01 am

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Giai-doan-7_c1b0b

Chúng ta chỉ là hạt bụi trong cái "chấm mầu xanh nhạt".
Một video ngắn nhưng có thể làm thay đổi cách suy nghĩ và đời sống...

Vũ Trụ và Thiên Văn dạy chúng ta biết Khiêm Tốn

Nhà khoa học NASA Carl Sagan thuyết mình về bức ảnh của trái đất tên là "Chấm Mầu Xanh Nhạt" được chụp bởi con tầu vụ trụ Voyager vào năm 1990.



.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học   Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeSun Nov 06, 2016 9:05 am

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Z


THƯỢNG ĐẾ VÀ KHOA HỌC

Trong lớp học, vị Giáo sư Triết ngắt giọng: “Hãy để tôi giải thích vấn đề của khoa học đối với tôn giáo,” và ông yêu cầu một học sinh đứng lên.
- Em theo đạo Chúa ?
- Thưa Thầy, vâng.
- Em tin vào Thượng đế ?
- Tất nhiên.
- Thượng đế có tốt không ?
- Chắc chắn là tốt.
- Có phải là Ngài Toàn năng ? Có thể làm được mọi việc ?
- Thưa vâng.
- Em là tốt hay xấu ?
- Kinh thánh bảo là kẻ xấu.
         
Vị giáo sư cố ý cười, suy nghĩ chốc lát và bảo: “À ha ! Kinh thánh ? Giả sử ở đây có người bệnh và em có thể chữa lành. Em có khả năng. Em có giúp anh ta? Em có thử không?
- Thưa Thầy, em sẽ thử.
- Vậy em là người tốt.
- Em không có ý nói thế.
- Tại sao lại không nói như thế ?
- Nếu có thể, em sẽ giúp một người bệnh, tàn tật.
- Hầu hết chúng ta sẽ làm nếu có thể, nhưng Thượng đế thì không ! Cậu học trò không trả lời, và vị giáo sư tiếp tục. “Em trai tôi là tín đồ đạo Chúa đã chết vì ung thư mặc dầu đã từng cầu nguyện xin Chúa Jesus cứu chữa… Sao mà cho Chúa Jesus tốt được ? Em có thể trả-lời được không ?
Cậu học-trò vẫn im lặng…
         
Vị giáo sư nói “Em không thể trả lời phải không ?”
Ông cầm lấy ly trên bàn nhấp môt ngụm nước tạo thời gian cho cậu học sinh bớt căng thẳng.
 “Chúng ta bắt đầu trở lại. Thượng đế có tốt hay không ?”
- Dạ … tốt !
- Quỷ Satan có tốt không?
Cậu học-trò không ngại-ngần:
- “Không”.
- Vậy Satan đến từ đâu?
Cậu học trò ngập ngừng : “Từ Thượng đế”
- Đúng thế. Thượng đế tạo Satan. Em cho tôi biết có kẻ xấu ác trên thế giới này không?
- Dạ có .
- Kẻ xấu ác có khắp nơi. Và Thượng đế tạo mọi thứ, có đúng không?
- Dạ đúng.
Vị giáo sư tiếp tục:
- Vậy ai tạo ra kẻ xấu ác?
Nếu Thượng  đế tạo ra mọi vật, thì Ngài tạo ra kẻ xấu ác. Do bởi xấu ác hiện hữu, và theo nguyên lý “hành động định danh con người”, vậy Thượng đế là kẻ xấu ác.
Cậu học trò lại không trả lời.
- Có phải bệnh tật, vô đạo đức, hận thù và xấu xa hiện hữu trên cõi đời này?
Cậu học trò đứng im lúng túng “Thưa vâng”.
- Vậy thì ai tạo ra chúng?
Cậu học trò lại không trả lời để vị giáo sư lập lại câu hỏi “Ai tạo ra chúng ?”.
         
Vẫn không có câu trả lời. Đột nhiên vị thẩy bước đến trước lớp học. Cả lớp như bị mê hoặc. Ông tiếp tục hỏi một học sinh khác “Hãy nói cho tôi nghe !”
- Em có tin vào Chúa không ?
- Vâng, Thưa Thầy, em tin.
Vị giáo sư ngừng bước :
- Khoa học bảo em có ngũ giác quan dùng để xác định và quan sát thế giới xung quanh. Em đã thấy Chúa Jesus bao giờ chưa ?
- Thưa Thầy, em chưa bao giờ thấy Ngài.
- Có bao giờ em cảm nhận được Chúa của em, nếm Chúa của em hay ngửi thấy Chúa của em ? Có bao giờ em có những cảm giác nhận biết đức Chúa hay Thượng-đế ?
- Thưa Thầy, đáng tiếc là em không có.
- Em vẫn còn tin Chúa ?
- Thưa vâng.
- Theo quy  tắc những giao thức thể nghiệm, khả nghiệm, và chứng minh được, khoa học bảo Thượng đế không hiện hữu… Em nói như thế nào v
điều đó ?
- Không. Em chỉ có đức tin của em.
- Vâng. Đức tin. Và đó chính là vấn đề khoa học đã có đối với Thượng đế. Không có bằng chứng, chỉ có đức tin.
         
Cậu học-trò đứng lặng lẽ một lúc, trước khi hỏi : “Thưa Thầy, có cái gì là nhiệt không ?”
- Có.
- Và có cái gì là lạnh không ?
- Vâng, có cả lạnh nữa em à.
- Thưa Thầy, không phải vậy.
         
Vị giáo sư quay nhìn vào mặt cậu học trò tỏ vẻ thú vị. Cả lớp đột nhiên im lặng như tờ. Cậu học trò bắt đầu giải thích :
- Thầy có thể có rất nhiều nhiệt, nhưng chúng ta không có cái gì gọi là “lạnh”. Ta có thể đạt xuống 458 độ dưới zero mà không có nhiệt, nhưng ta không thể xuống hơn thế nữa. Không có gì là “lạnh” hết; nếu không ta có thể đạt mức lạnh hơn độ thấp nhất là -458 độ. Mọi thể-vật có thể nghiên-cứu được khi chúng có hay truyền được năng-lượng. Ở độ zero tuyệt đối (-458 F) hoàn-toàn vắng bóng nhiệt. Thưa Thầy, Thầy có thấy “lạnh” chỉ là chữ ta dùng để diễn tả sự “vắng bóng nhiệt”. Ta không thể đo-lường “lạnh” Ta có thể đo lường nhiệt theo những đơn vị nhiệt vì nhiệt là năng lượng. “Lạnh” không phài là đối nghịch của nhiệt. Thưa Thầy, đó chỉ là vắng bóng nhiệt.
         
Cả lớp lặng im. Có cây bút rơi đâu đó, nghe như tiếng búa rơi.
- Thưa Thầy, còn “bóng tối” ? Có cái gì là bóng tối không ?
Vị giáo-sư đáp lại không do dự :
- Có. Đêm là gì nếu đó không là bóng tối ?
- Thầy lại sai lầm. Bóng tối không là một cái gì cả ; chỉ là sự vắng mặt một cái gì đó. Thầy có thể có ánh-sáng yếu, bình-thường, ánh-sáng mạnh, ánh sáng nháy, nhưng nếu ánh sáng không liên tục, Thầy chẳng có gì hết và phải chăng đó được gọi là bóng tối ? Và nếu thế, Thầy có thể làm bóng tối tối hơn, Thầy có thể làm được vậy hay không ?
         
Vị giáo sư bắt đầu nở nụ cười với cậu học trò trước mặt. Đây hẳn sẽ là một học kỳ tốt đẹp.
- Người bạn trẻ, em muốn nói đến điều gì ?
- Vâng thưa Thầy. Điều em muốn nói là tiền đề triết học Thầy khởi xuất là sai lầm, và kết luận của Thầy cũng thiếu sót.
         
Lần này, nét mặt của vị giáo sư không che giấu được sự ngạc nhiên :
- Sai lầm ? Em có thể giải thích được không?
Câu học-trò giải thích :
- Thầy đang tạo một tiền đề có hai mặt. Thầy tranh luận rằng có sự sống và rồi có sự chết; một Thượng đế tốt và môt Thượng đế xấu. Thầy đang có khái niệm về Thượng đế như là một gì hữu hạn, là môt gì ta có thể đo đạc. Thưa Thầy, thậm chí khoa học không thể giải thích một ý nghĩ. Dùng điện và từ, nhưng chưa bao giờ thấy, không hoàn toàn hiểu được đầy đủ. Xem cái chết như là đối nghịch với sống là không hiểu gì hết, thực ra cái chết không thể hiện hữu như môt tồn tại độc lập. Chết không đối nghịch với sống, chỉ là vắng bóng sự sống. Bây giờ Thầy cho em biết có phải Thầy dạy học trò rằng chúng “tiến hóa” từ khỉ?
- Người bạn trẻ ơi, nếu em đề cập đến quá trình tiến hóa thiên nhiên, vâng, tất nhiên tôi đã dạy như thế.
- Có bao giờ Thầy dùng đôi mắt quan sát sự tiến hóa?
Vị giáo sư bắt đầu lắc đầu, vẫn cười mỉm như nhận ra cuộc tranh luận sẽ như thế nào. Thật là một học kỳ tốt đẹp.
- Do bởi không một ai quan sát được quá trình tiến hóa và lại càng không minh chứng được nó đang tiếp diễn, sao Thầy không dạy những quan điểm của Thầy? Phải chăng giờ đây Thầy chẳng là một khoa học gia, mà là một người thuyết giáo?

Cả lớp học náo động. Người học trò vẫn im lặng cho đến khi sự ồn ào lắng xuống.
- Để tiếp nối vấn đề Thầy đã đặt ra cho bạn kia, em xin đưa một thí dụ để rõ ý của em. Người học trò nhìn quanh lớp:
- Có ai trong các bạn đã từng nhìn thấy bộ não của Thầy?
Cả lớp bật vang tiếng cười.
- Có ai trong các bạn đã từng nghe bộ não của Thầy? càm nhận bộ não của Thầy, rờ mó và ngửi bộ não của Thầy? Chẳng thấy có ai làm vậy cả. Vậy thì, theo quy tắc những giao thức thể nghiệm, khả nghiệm, và chứng minh được, khoa học bảo Thầy không có bộ não, thưa Thầy, em vẫn với một lòng tôn kính. Vậy thì, nếu khoa học bảo Thầy không có bộ não, làm sao chúng em có thể tin vào các bài giảng của Thầy?

Giờ thì cả lớp lặng yên. Vị giáo sư chỉ nhìn chăm chăm học trò, khuôn mặt khó hiểu. Cuối cùng, tưởng chừng như vô tận, vị Thầy già trả lời :
- Tôi đoán em sẽ phải đưa họ về lại với đức tin.
Cậu học trò tiếp tục :
- Bây giờ Thầy chấp nhận rằng có đức tin, và trên thực tế, đức tin hiện hữu với đời sống. Bây giờ, có cái gì là xấu ác không Thầy?
- Tất nhiên có. Chúng ta thấy hàng ngày. Những thí dụ vô nhân của người đối với đồng loại; vô số tội ác và bạo lực xảy ra khắp nơi trên thế giới. Những điều này biểu hiện không gì khác hơn là điều xấu ác.
Cậu học trò trả lời :
- Thưa Thầy, sự ác không hiện hữu, hoặc ít nhất nó cũng không tự nó hiện hữu. Đơn giản, sự ác là vắng bóng Thượng đế. Cũng giống như bóng tối và lạnh, chỉ là ngôn từ con người đặt ra để diễn giải sự kiện. Thượng đế không tạo ra sự ác. Sự ác chỉ là kết quả những gì khi con người không có tình yêu của Thượng đế trong con tim của họ. Giống như “lạnh” đến khi không có nhiệt hay bóng tối đến khi không có ánh sáng.
         
Vị giáo sư ngồi xuống.

***

Cậu học-trò trong câu chuyện chính là Albert Einstein !

(Sưu Tầm)


Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học 1378559_558310360891476_1255835511_n
Einstein at age 14 (Wikipedia)
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học   Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitimeWed Nov 30, 2016 12:18 am


Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học 52

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học

Trong tác phẩm Thượng đế và Khoa học, Jean Guitton - học trò của Bergson và là một trong những nhà triết học Cơ đốc giáo nổi tiếng nhất hiện nay, theo đánh giá của NXB Grasset (Pans) - cùng hai anh em tiến sĩ vật lý Igor (thiên văn) và Grichka Bogdanov (lý thuyết) đã dùng vật lý hiện đại để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế (năm 2001, NXB Đà Nẵng ấn hành tác phẩm này qua bản dịch của Lê Diễn).

Trên Xưa và Nay số 115 (163) tháng 5/2002, nhà vật lý Đặng Mộng Lân viết bài Số lựa chọn giữa Khoa học và Thương đế, qua đó khẳng định rằng, "Thượng đế hay khoa học, đó chi là (một trong) hai mùa chọn. Guitton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại. Có lẽ đây là điều mà không chỉ người viết bài điểm sách này, nhiêu bạn đọc khác cũng có thế tin theo". Theo nhận thức thông thường, dường như không thể có sự lựa chọn thứ ba. Tuy nhiên người viết bài này xin mạnh dạn chọn cả Thượng đế và Khoa học. Nói cách khác, khoa học cuối thiên niên kỷ thứ hai đã bước đầu tìm thấy trong khoa học những suy nghiệm thú vị về Thượng đế và tôn giáo.

Tại sao vụ nổ lớn?

Trước tiên xin điểm qua nội dung cuốn sách. Chỉ có 188 trang, nó gồm chín phần, với những cái tên đầy tính triết lý: Vụ nổ lớn, Bí ẩn của cái (sự) sống, Ngẫu nhiên hay tất yếu? Đi tìm vật chốt, Các trường của cái hiện thực, Tinh thần trong vật chất, Những vũ trụ khác nhau, Theo hình ảnh của Thượng đế Đi tới chủ nghĩa siêu duy thực. Ngoài ra là lời nói đầu của Guitton và lời cuối sách: Tại sao có một cái gì đó còn hơn là không có gì hết?

Trong bài Lịch sử vũ trụ và thuyết Vụ nổ lớn (Xưa và Nay, số 130 (178) tháng 12 /2002), người viết đã đưa ra những kiến thức hiện đại về nguồn gốc vũ trụ, về nguyên nhân và cách thức vũ trụ xuất hiện từ hư vô, cũng như một số vấn đề triết lý và thần học liên quan (Vụ nổ lớn sinh ra vũ trụ, vậy cái gì sinh ra Vụ nổ lớn? Nguyên lý bất định Heisenberg là cách thức giúp vũ trụ hình thành từ hư vô, vậy tại sao lại có cái nguyên lý kỳ diệu đó. ...). Đó là nguyên nhân khiến nhà thờ cho rằng, vật lý hiện đại chính là minh chứng cho Thượng đế. Không lạ khi nhà thờ công nhận thuyết Vụ nổ lớn từ 1951, trong khi phần lớn với khoa học chỉ thừa nhận sau phát hiện bức xạ tàn dư năm l965.

Không nên ngạc nhiên trước sự kiên quyết của Guitton trong việc dùng vật lý để chứng minh cho Thượng đế. Đó là mục đích của đời ông, một nhà triết học Cơ đốc giáo. Thấy cái muốn thấy là qui luật vàng của môn tâm lý. Rồi việc thiếu chiều sâu trong nhận thức vật lý (điều bình thường đối với một nhà triết học thuần túy) đã khiến ông chưa hiểu nên luận giải sai thuyết Vụ nổ lớn. Nhưng không thể không ngạc nhiên khi hai tiến sĩ vật lý thiên văn và lý thuyết Igor và Grichaka Bogdanov lại thiếu kiến thức vật lý hiện đại. Nên nhớ rằng Thượng đế và Khoa học ra mắt năm 1996, khi mà thuyết vũ trụ lạm phát đã xuất hiện chính thức từ 1981 (ý tưởng thì xuất hiện cuối những năm 1970), ý tưởng sáng tạo từ hư vô (creation ex nihilo) đã được thảo luận kỹ trong thập niên 1980, bức xạ hóa thạch đã được đo đạc chính xác năm 1991, cuộc cách mạng thứ hai trong lý thuyết dây (lý thuyết thống nhất của vật lý) đã xảy ra năm 1995... Vì thế việc thảo luận nhằm gán cho Thượng đế cái vai trò tạo ra Vụ nổ lớn trong cuốn sách là lạc hậu về kiến thức.

Phần Vụ nổ lớn mở đầu bằng hai câu hỏi: "Tại sao có một cái gì đó còn hơn không có gì cả? Tại sao vũ trụ đã xuất hiện? Không một định luật vật lý nào rút ra tự sự quan sát cho phép trả lời những câu hỏi đó". Nhận định cuối là sai, vì nguyên lý bất định chính là nguyên nhân tạo ra mọi thứ, kể cả bản thân vũ trụ. Đó là điều Gamow đã nói với Einstein từ 1948 tại Princeton, Mỹ. Nó cũng gián tiếp trả lời câu hỏi của Leibnitz, tại sao lại có một cái gì đó hơn là không có gì. Tiếp theo là nhận định: "Nếu chấp nhận rằng vật chất có thể nổi lên từ chân không, tức là từ cái gần như không có gì cả, thì phải chăng ở đó chúng ta đã có một yếu tố để trả lời câu hói đặt ra trên đây: Big Bang từ đâu tới?". Và "vật lý lượng tử chứng minh rằng vật chất có thế xuất hiện từ chân không với điều kiện có đủ một lượng năng lượng được đưa vào đó. Nhưng thế thì lượng năng lượng khổng lồ dẫn tới Big Bang từ đâu tới?". Tất cả nhằm dẫn tới kết luận: "Đại dương năng lượng vô tận, đó chính là Đấng sáng tạo". Nói cách khác, chính Thượng đế đã tạo ra vũ trụ thông qua Vụ nổ lớn!

Cách lập luận này rất thích hợp với suy nghĩ thông thường, vì có bột mới gột nên hồ. Không có năng lượng ban đầu thì làm gì có vật chất hay năng lượng mà ta đang thấy? Sáng tạo từ hư vô chính là sự vi phạm các nguyên lý bảo toàn của tự nhiên? Không có Thượng đế toàn năng thì đại dương năng lượng vô tận đó từ đâu mà ra? Thú vị là vật lý hiện đại đã làm thay đổi cách suy nghĩ như trên. Theo nguyên lý bất định thì từ hư vô, tức từ không có gì, có thể xuất hiện cái đại dương năng lượng vô tận đó, miễn là năng lượng dương (chứa trong các cấu trúc vật chất vũ trụ) đúng bằng năng lượng âm (của lực hấp dẫn giữa các cấu trúc đó). Mà theo thuyết vũ trụ lạm phát thì hai năng lượng đó chính xác bằng nhau, nên tổng năng lượng vũ trụ bằng không. Ban đầu là hư vô, sau đó là hiện hữu, nhưng tổng năng lượng thì vẫn chỉ bằng không, do đó định luật bảo toàn năng lượng không hề bị vi phạm. Thật kỳ diệu là tổng năng lượng không sinh không diệt (vẫn chỉ là không), thế mà vũ trụ lại xuất hiện được. Đó là lý do khiến Alain Giun, cha đẻ của mô hình lạm phát, gọi vũ trụ là "bữa tiệc không mất tiền tối hậu" (the ultimate free lunch). Về ngôn ngữ hình thức, ở đây triết lý đạo Phật tỏ ra thích hợp: không không sắc sắc, không tức là sắc, sắc tức là không, ảo tức là thực, thực tức là ảo tất cả chỉ đều là ảo. Để tránh hiểu lầm, xin nhấn mạnh rằng, trong vật lý, cái ảo cũng là biểu hiện của cái thực.

Tại sao Thượng đế?

Như trên đã nói, vũ trụ có thể xuất hiện tự nhiên từ hư vô mà không cần đấng sáng tạo. Vậy không nên bàn về Thượng đế nữa? Không phải như vậy, vì ta có thể hỏi tiếp ngay rằng, tại sao lại có hư vô và nguyên lý bất định để vũ trụ tự sinh tự diệt? Không thể bác bỏ khi có người cho rằng, đó chính là hiện thân của đấng sáng tạo.


Cần lưu ý rằng, tìm kiếm một lý thuyết thống nhất cho phép quản lý toàn bộ các qui luật vận hành vũ trụ là mục tiêu tối hậu của vật lý học. Đó phải là một lý thuyết tự thân, không cần dãn ra từ những lý thuyết khác. Nhà vật lý Weinberg, giải Nobel vì công lao thống nhất hai tương tác điện từ và yếu, thì gọi nó là "lý thuyết biệt lập về logic", tức không cần suy luận từ bất cứ lý thuyết nào (Steven Weinberg, Những giấc mơ về lý thuyết cuối cùng, NXB Pantheon, NY, 1992, trang 236). Còn ngã vật lý Wheeler tin rằng, đó là lý thuyết chỉ gồm một vài phương trình toán học mà không kèm bất cứ quan niệm hay lời giải thích nào thêm (mọi lý thuyết hiện nay đều gồm các quan niệm, các phương trình dẫn ra từ chúng và những lời giải thích hệ phương trình đó) (John Wheeler, 100 năm những bí ẩn 1ượng tử, T/c Người Mỹ khoa học, 2-2001, trang 61). Đó là qui luật không cần qui luật.

Nếu Vật lý tìm ra lý thuyết cuối cùng, thì đó là dấu chấm hết cho niềm tin Thượng đế? Không phải như vậy, vì ngay lập tức xuất hiện câu hỏi: tại sao lý thuyết lại có dạng như nó vốn có? Khoa học không trả lời được câu hỏi này, vì đó đã là lý thuyết cuối cùng nên "biệt lập về logic". Chỉ còn có thể lựa chọn giữa Thượng đế và nguyên lý vị nhân mà thôi. Ta có thể tin, chính Thượng đế tạo ra dạng lý thuyết đó để vũ trụ có thể sinh thành. Ta cũng có thể theo nhà khoa học Stephen Hawking, đang được xem là người phát ngôn của chủ nghĩa khoa học với hai chân đế là lý trí và thực nghiệm, để đặt niềm tin vào nguyên lý vị nhân. Cái nguyên lý vạn năng ấy nói rằng, nếu vũ trụ không như thế thì làm sao con người có thể xuất hiện để mà băn khoăn về vũ trụ. Có lẽ đây cũng là một phiên bản của lời khẳng định của chàng rể nông dân trong dân gian: “Trời sinh ra thế”. Buồn thay cho khoa học!

Cũng có thể bác bỏ Thượng đế theo cách của triết gia Áo Karl Popper, được xem là lãnh tụ tinh thần của triết học khoa học, khi ông bác bỏ ý tưởng về “lời giải thích tối hậu”. Ông cho rằng mọi giải thích đều cần giải thích (K.R. Popper, Kiến thức khách quan: Một tiếp cận cách mạng, NXB Clarendon Press, Oxford, 1972, trang 195). Nói cách khác, ai sáng tạo ra Đấng sáng tạo?

Đó là một lý do mà khi đạt tới giới hạn của nhận thức đương thời, nhiều nhà khoa học lại tin vào tôn giáo. Người ta nói rằng, không thể chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế bằng luận lý. Ở đây là Thượng đế theo nghĩa siêu hình học, tức một nguyên lý sáng tạo; chứ không phải theo nghĩa tôn giáo, tức một đấng sáng tạo tối cao, toàn lực và toàn thức, lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng lời câu nguyện của tín đồ, mà các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đã kiên quyết bác bỏ.

Những lập luận khác của cuốn sách dùng vật lý chứng minh cho cái linh trong cái vật - dù là hạt ánh sáng hay bông hồng, cái tất yếu (của sự can thiệp sáng tạo thường hằng) hơn là cái ngẫu nhiên... đều nhằm chứng minh cho sự tồn tại và toàn năng của Thượng đế. Không sao cả, miễn là ta biết, đó là Thượng đế nào trong hai quan niệm nói trên. Tiếc là ba tác giả không làm rõ điều này.

Siêu duy thực là gì?

Sau bản thể luận, cuốn sách bàn tiếp về nhận thức luận. Các tác giả cho rằng, về mặt triết học, có bốn chủ thuyết đối nhau theo từng cặp. Về mặt bản thể, đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy linh. Và "chúng ta phải tìm kiếm một con đường thứ ba giữa hai triết học về nhận thức là chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy tâm. Ở đó, khi thực hiện sự tống hợp tinh thần và vật chất, chúng ta sẽ gặp một thế giới quan mới, vừa là học thuyết bản thế, vừa là lý luận nhận thức: chủ nghĩa siêu duy thực".

Dù kiến thức triết học bản thân rất hạn hẹp, tôi vẫn cho rằng cách phân loại trên là không xác đáng. Hai triết thuyết đối lập nhau về bản thể là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chứ không phải chủ nghĩa duy linh. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Bàn về nguồn gốc vũ trụ thì chưa có sự sống và cái chết nên không thể dùng duy linh luận, mà chỉ duy tâm mới đứng cùng hàng với duy vật. Và nhận thức luận thì có rất nhiều chủ thuyết chứ không chỉ có duy thực và duy tâm (thực ra đối lập với duy thực chỉ có thể là duy ảo, kiểu thế giới ý niệm của Platon, còn duy tâm thuộc bản thể luận), chẳng hạn bất khả tri, siêu hình, biện chứng, nguyên lý tiết kiệm hay Lưỡi dao Occam, tự chứng (đây là hai nền tảng triết lý của khoa học phương Tây), Tân Kỷ nguyên. Vì thế những lập luận về duy thực và siêu duy thực cũng không xác đáng. Chẳng hạn các tác giả cho rằng duy thực nhận thức thế giới "như nó vốn có". Mọi học thuyết đều nhìn thế giới như nó vốn có, chỉ có điều góc nhìn khác nhau dẫn tới cái "như nó vốn có" khác nhau mà thôi. Ai mà lại tự nhận mình nhìn thế giới không như nó vốn có? Còn siêu duy thực là gì? Đó là do "tính bổ sung lẫn nhau giữa trạng thái hạt và trạng thái sóng vĩnh viễn chấm dứt thuyết nhị nguyên của Descartes về sự phân chia giữa vật chất và tinh thần: Cả cái này lẫn cái kia đều là những yếu tố bổ sung của cùng một hiện thực duy nhất". Vì thế "sự phân biệt căn bản giữa vật chất và tinh thần đang thay đổi một cách sâu và không thể đảo ngược được". Đó không phải là một kiểu nhị nguyên luận duy tâm thì là cái gì?

Xin được trình bày rõ thêm một chút, nếu không người viết có thể bị qui kết là chụp mũ duy tâm cho những thảo luận khoa học thuần túy, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Các tác giả cho rằng, mọi vật trong tự nhiên đều có thể có cái linh. Chẳng hạn trong thí nghiệm giao thoa qua hai khe nổi tiếng, các photon cũng “biết” một khe là đóng hay mở để "chọn" cách giao thoa hay không giao thoa. Các photon vừa có tính sóng vừa có tính hạt, vừa là hạt cơ bản vừa "biết" chọn cách hành xử thích hợp, tức vừa có cái linh. Sóng và hạt là hai mặt của một vấn đề, vậy vật chất và tinh thần cũng là “những yếu tố bổ sung của cùng một hiện thực duy nhất”. Đây chính là một phiên bản của nhị nguyên luận. Về sai lầm của cách lập luận này, người viết đã trình bày rõ trong bài "Bohr không thể sai!", Tia Sáng, 3-2002. Nói rõ hơn thì đây là một kiểu lý thuyết lượng tử của ý thức, một trường phái tư tưởng đang khá thịnh hành tại phương Tây. Sai lầm lớn nhất của nó là đồng nhất tính lượng tử (đặc trưng của thế giới vi mô) với tinh thần (đặc trưng của bộ não, cấu trúc vật chất phức tạp nhất tự nhiên với mọi sắc thái xã hội và văn hóa). Nói cách khác, một cái nằm ở bậc thấp nhất, một cái nằm ở bậc cao nhất trên bậc thang tiến hóa của vật chất. Tuy vi mô thống nhất với vĩ mô, vĩ mô từ vi mô mà ra, nhưng không thể đánh đồng các đặc trưng của vật chất ở hai đầu mũi tên tiến hóa được, vì ở đây có qui luật lượng - chất của triết học biện chứng: các tính chất hoàn toàn mới sẽ xuất hiện mỗi khi có sự biến đổi vượt ngưỡng về lượng (Đỗ Kiên Cường, Vật lý và tâm linh, trong Hiện tượng tâm linh, NXB Trẻ, TPHCM, 2001, trang 100). Vì thế ta có thể mạnh dạn xem đó là nhị nguyên luận duy tâm, mà không sợ bị đánh giá là chụp mũ.

Cuốn sách có đoạn kết thật thú vị: "Cách đây đã một nửa thế kỷ khi Henri Bergson qua đời, giống như tất cá các nhà triết học, bị ám ảnh bởi câu hỏi cuối cùng, ông đã thì thầm thốt lên câu nói lạ lùng này: "Vũ trụ là một cỗ máy làm ra các thượng đế... “Đó là hơi thở triết học cuối cùng của ông".

Vậy thì chúng ta có thể hỏi Jean Guitton rằng, tại sao ông lại đi ngược với người thầy vĩ đại, khi bất chấp kiến thức khoa học mà cố chứng minh rằng, thực ra thì Thượng đế mới chính là cỗ máy tạo ra mọi thứ?

Khoa học và tôn giáo, lý trí và niềm tin

Trong bài điểm sách của mình, Đặng Mộng Lân cho rằng, ông có lựa chọn khác khi đặt niềm tin vào khoa học. Cách giải quyết vấn đề như thế có điểm đáng bàn, vì nhận thức luận hiện hành không còn đối lập khoa học với tôn giáo như trước.

Không nên quên một điều dường như mâu thuẫn rằng, triết học và khoa học xuất hiện từ chính những suy nghiệm về tôn giáo và Thượng đế. Theo nhà hóa học Bỉ đoạt giải Nobel Prigogine khoa học xuất hiện tại phương Tây vì ở đó có quan niệm Thượng đế quản lý vũ trụ bằng các qui luật. Suy nghiệm về Thượng đế chính là suy nghiệm về các qui luật đó. Và điều đó giúp khoa học nẩy mầm, phát triển, đơm hoa và kết trái. Ở ta, cố học giả Trần Đình Hượu cũng quan niệm như thế, khi cho rằng tôn giáo là cái túi chứa những gì chưa biết. Và niềm tin cùng những suy tư tôn giáo có thể biến cái chưa biết dần thành cái biết. Nói cách khác, về mặt nhận thức luận, tôn giáo là yếu tố quan trọng để khoa học hình thành và phát triển. Không lạ khi giới học giả phương Tây hiện đại luôn nhắc tới Thượng đế, trước hết theo nghĩa một nguyên lý sáng tạo vạn năng. Và họ không hề phản đối khi có người lựa chọn cả khoa học và Thượng đế trong hành trang văn hóa của mình. Điều đó thực ra là hợp lý, cho dù hơi ngược với quan niệm chính thống của chúng ta hiện nay.

Giới học giả phương Tây hiện đại luôn nhắc tới Thượng đế, trước hết theo nghĩa một nguyên lý sáng tạo vạn năng. Và họ không hề phản đối khi có người lựa chọn cả khoa học và Thượng đế trong hành trang văn hóa của mình.

Đỗ Kiên Cường
Nguồn: Tạp chí Tia sáng

Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Huu-than-vo-than
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học   Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tôi chọn cả Thượng đế và Khoa học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Có ai yêu thương em hơn em yêu thương chính mình?
» IQ (Thương số thông minh) và EQ (Thương số cảm xúc)
» Về thăm chốn cũ .
» HƯƠNG SEN NƠI CHỐN AO TÙ
» Tim yêu à, ngươi vẫn bình yên chứ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến