Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chẳng Nhung phải Saigon chất linh Chung nhac quynh bich thuoc VNCH sáng không chuyen ngắn quốc hoang quan Nguyen trong Trung quang ngam nguyet truyện
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN

Go down 
Tác giảThông điệp
hongha
Khách viếng thăm




Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeWed Nov 20, 2013 10:13 pm


Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN 1336632308.0813

Lê Hiền Đức (sinh 12 tháng 12 năm 1932), một nhà giáo hưu trí người Việt Nam, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, là một trong hai người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Bà tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ, con út của tri phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh [2]. Gia đình bà có 12 anh chị em, bà tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm như các anh chị của mình. Năm 13 tuổi, bà đã làm liên lạc cho Mặt trận Việt Minh, cầm thư của Mặt trận đến cho cha, để phối hợp phá kho thóc của Quân đội Đế quốc Nhật Bản chia cho dân nghèo.

Từ năm 1946, bà làm giao liên, làm mật mã viên cho ngành công an, rồi hoạt động tình báo cho Sở Liêm phóng Hà Nội. Năm 1949, mới 17 tuổi bà đã được điều lên chiến khu Việt Bắc làm việc tại Nha Công an Trung ương. Nhiệm vụ của bà là dịch các tài liệu bằng mật mã từ các nơi gửi về và làm liên lạc, đưa công văn, giấy tờ sang Văn phòng Chủ tịch ở ATK. Bí danh của bà thời đó là Lê Đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo nghe giống tên con trai quá, con gái phải hiền thục, trung hậu, nên đã đặt cho bà tên là Lê Hiền Đức. Tuy nhiên, Tạ Quang Chiến, một bảo vệ của cụ Hồ, phủ nhận điều này [3].

Sau thời gian hoạt động cách mạng, bà được cử đi học ở Trung Quốc. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, Phạm Thị Dung Mỹ được điều về dạy học tại trường cấp 1 Chu Văn An (Hà Nội). Bà vừa rành tiếng Pháp, biết tiếng Trung, ngoài ra sau này bà còn tự học thêm tiếng Anh và đi phiên dịch cho người nước ngoài.  Từ năm 1984 khi vừa về hưu, bà bắt đầu tham gia chống tham nhũng. Với lương hưu 1.700.000 đồng/tháng, bà đã chi hầu hết số tiền này vào điện thoại, internet, báo chí và tem thư. Nhưng bà đã được các báo hỗ trợ.

Công ty FPT có hỗ trợ bà tiền Internet, EVN biếu một máy điện thoại, miễn cước thuê bao. Thế là bà dùng tiền dư để đầu tư vào máy ảnh kỹ thuật số, các thiết bị điện tử để thu bằng chứng và bà dùng các phương tiện này để liên hệ với người dân cần bà giúp đỡ.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN 250px-L%C3%AA_Hi%E1%BB%81n_%C4%90%E1%BB%A9c

Bà giúp họ về pháp lý, tư vấn cách thức chống tham nhũng. Nhà bà ở quận Đống Đa, Hà Nội được rất nhiều người biết và tìm đến nhờ bà giúp đỡ. Bà công khai địa chỉ email là lehienduc2005@yahoo.com để họ liên lạc với bà và lập một blog mang tên "Bà già khó chịu". Theo báo Tiền Phong vào sáng ngày 18 tháng 9 năm 2007, chịu không nổi với những trận chống tham nhũng quyết liệt của bà, một số người đã thuê người đặt vòng hoa tang trước cửa nhà bà để đe dọa[4]. Theo bà Đức kể, ngoài chiếc vòng hoa "quái gở" này, bà còn nhận được rất nhiều cuộc điện thoại nặc danh, với những lời lẽ chửi bới, đe dọa như: "Nếu không ngừng việc chống tiêu cực, ra đường sẽ bị xe tông...".

Có rất nhiều người quý bà, họ gọi bà là "Bà già Liêm chính" và muốn trao cho bà giải thưởng, tuy nhiên cũng có nhiều người ghét bà họ gọi bà là "Ác Đức", "Thất Đức", "Bà già khó chịu", "Bà già lắm chuyện" [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam thì cho rằng bà Lê Hiền Đức trong một số vụ việc không có liên quan nhưng vẫn tự cho mình quyền vào công sở, có hành vi thách thức, xúc phạm cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước, thậm chí ngồi gọi điện thoại để cả chân lên ghế, đe dọa phá trụ sở, đập cửa cơ quan nhà nước. Bà tự cho mình là người cả thế giới biết… và bà đã khiến nhiều người không khỏi bất bình

"Người đương thời" Đỗ Việt Khoa

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Dovietkhoa_1

Cái tên Đỗ Việt Khoa một thời luôn là tâm điểm của dư luận vì dám đứng lên tố cáo sai phạm trong kì thi tốt nghiệp THPT. Ông đã được mời lên chương trình Người đương thời của Đài truyền hình Việt Nam. Tại đó, ông nhận được bằng khen của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử.

Năm 2006, ông Đỗ Việt Khoa mới 38 tuổi. Kì thi tốt nghiệp THPT năm đó, ông đã một mình đứng ra quay video làm bằng chứng tố cáo hiện tượng tiêu cực thi cử tại trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Video ghi lại cảnh giáo viên bỏ vị trí coi thi, nhân viên phục vụ thi vào tận phòng thi phân phát bài giải sẵn cho mọi thí sinh.

Ngoài ra ông Khoa còn tố cáo việc mỗi giám thị coi thi đã được lãnh đạo nhà trường đút lót số tiền là 700.000 đồng để đổi lại sự làm ngơ cho tiêu cực thi cử. Sự việc bị Sở giáo dục đào tạo Hà Tây bao che và định cho chìm xuồng.

Ngày 22/6/2006, trước nguy cơ vụ việc bị chìm xuồng, ông Đỗ Việt Khoa đã công khai danh tính. Báo giới đồng loạt vào cuộc đưa tin sự việc.

Trước sức ép dư luận, tháng 7/2006, ông Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Minh Hiển từ chức. Ông Nguyễn Thiên Nhân lên thay và thúc đầy việc xử lý tiêu cực thi cử. Thanh tra liên ngành tỉnh Hà Tây vào cuộc và kết luận tố cáo của ông Khoa là đúng.

Người đàn bà "điên" bán nhà chống tham nhũng

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Photo0337ed_1306308897

Từng bị nhiều người nói là "điên" vì dám bán nhà để lấy kinh phí chống tham nhũng, bà Nguyễn Thị Hòa ở An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng trở thành một trong những "người hùng".

Năm 2001 trong một lần đi chùa thấy người dân bên đường xôn xao chuyện đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng xung quanh khu vực hồ Tây, bà Hòa tò mò ghé vào. Sau khi tìm hiểu, bà bảo họ nên gặp chính quyền để hỏi rõ song không ai dám,*bà đứng ra nhận làm thay.

Nhiều người không tin tưởng bà. Họ bảo làm thế khác gì "con kiến kiện củ khoai". Nhưng suy nghĩ đó không khiến bà nản lòng.

3 năm, bà nhiều lần bí mật đến nhà dân thu thập chứng cứ để đưa vụ việc ra ánh sáng. Để không bị nghi ngờ, nhiều hôm bà phải kiếm những bộ quần áo cũ vào vai người mò cua bắt ốc để đi đo đạc đất ở khu vực dự án. Sau khi hoàn tất hồ sơ, bà "gõ cửa" nhiều nơi mong tìm lại được công bằng.

Bà chỉ chịu "nghỉ việc" để nhập viện mổ van tim nhân tạo khi đã tìm được các vị "Bao Công" hứa giúp sẽ điều tra vụ này đến cùng.

Rồi kiểm toán nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vào cuộc, xác minh tố cáo của bà là có cơ sở. Sau nhiều năm kiên trì, vụ án “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ở gói thầu 9 dự án kè Hồ Tây cũng đã được khởi tố điều tra. Hơn 20 người liên quan bị triệu tập.

Người phụ nữ với hơn 1000 phiếu "nhân bản" xét nghiệm máu

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Bsi

Bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt, người dũng cảm tố cáo sự việc làm giả kết quả xét nghiệm tại  Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội 

Những ngày này, cái tên chị Nguyệt Hoài Đức đang gây nên một "cơn bão" dư luận vì dám tố cáo sai phạm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức.

Giữa tháng 7/2012 khi khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Hoài Đức được chia tách, chị Hoàng Thị Nguyệt đã phát hiện điều bất thường trong việc xét nghiệm máu một cách “thần tốc”.

Đặc biệt, chị Nguyệt cùng nhóm bác sĩ trong bệnh viện đã phát hiện tình trạng phiếu xét nghiệm trùng kết quả. Nhiều trường hợp chẩn đoán lâm sàng là đau ruột thừa nhưng kết quả xét nghiệm lại không thể hiện điều đó.

Bệnh nhân đến bệnh viện chờ đợi, có những cháu nhỏ 1-2 tháng tuổi khóc thét khi bị chọc kim lấy máu ở đầu ngón tay nhưng mẫu máu lại bị vứt bỏ, rồi gắn kết quả xét nghiệm của một người nào khác vào khiến các chị đau lòng.

Để thu thập chứng cứ, chị Nguyệt bàn bạc với chị Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên, trưởng khoa xét nghiệm, để cùng tìm bằng chứng sai phạm. Mất đúng gần một năm, sự việc được đưa ra ánh sáng. Hiện phía cơ quan chức năng đang tích cực vào cuộc điều tra để xử lý những bác sĩ thiếu lương tâm đẩy người bệnh vào con đường chết.

Liên quan đến vụ việc, nhiều người ở bệnh viện đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Vietnam%20-%20BTMH

Bùi Thị Minh Hằng sinh năm 1964. Hộ khẩu thường trú 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, sát cánh cùng với dân oan. Ngày 27 tháng 11 năm 2011, bà bị bắt khi đứng biểu tình ở bên hông Nhà Thờ Ðức Bà, Sài Gòn, để ủng hộ những người biểu tình ở Hà Nội bị đàn áp khi họ ủng hộ đề nghị của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm luật biểu tình.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Tre1baa7n-he1bbafu-hie1bb87p2

Trần Hữu Hiệp xứng đáng được truy tặng danh hiệu anh hùng!

Trần Hữu Hiệp“…Cứu sống bốn người, nhường áo phao cho phụ nữ, tức hy sinh sự sống cho người khác, tức bất chấp cái chết để cứu sống được 5 mạng người, nếu đó không phải là người anh hùng thì nên định nghĩa lại thế nào là anh hùng…

… Thời buổi văn hóa suy đồi, nhân tâm mục ruỗng, cần lắm thay những tấm gương anh hùng như Trần Hữu Hiệp.”

Báo Thanh niên đưa tin: Đề nghị lập hồ sơ công nhận liệt sĩ đối với anh Trần Hữu Hiệp: “Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các cơ quan liên quan cần nhanh chóng kiểm tra, lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với anh Trần Hữu Hiệp theo quy định hiện hành. Hành động dũng cảm hi sinh thân mình vì người khác của anh Hiệp đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ và cần được dư luận xã hội tôn vinh”

Việc làm của Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền gọi là nhanh nhạy, cảm ơn bộ trưởng. Nhưng tại sao Bộ trưởng chỉ nghĩ đến việc lập “hồ sơ xác nhận liệt sĩ” mà không nghĩ đến việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu anh hùng cho liệt sĩ Trần Hữu Hiệp?

Trên FB nhà báo Đoàn Khắc Xuyên viết stt đúng một câu:”Tất nhiên, chết rồi là liệt sĩ, nhưng tôi thấy công nhận là anh hùng vẫn đúng hơn.”
 
Mình tin rằng ai cũng nghĩ như bác Xuyên. Anh Hiệp không anh hùng thì ai anh hùng?
 
”Thấy nhiều người chới với dưới nước, anh Hiệp cố hết sức đưa được 4 người bám vào mạn thuyền, đến người thứ 5 là một phụ nữ. Biết mình đã kiệt sức, anh Hiệp vẫn nhường chiếc áo phao cho người phụ nữ, mặc cho thân mình bị sóng dữ cuốn trôi” (Đất Việt)

Cứu sống bốn người, nhường áo phao cho phụ nữ, tức hy sinh sự sống cho người khác, tức bất chấp cái chết để cứu sống được 5 mạng người, nếu đó không phải là người anh hùng thì nên định nghĩa lại thế nào là anh hùng.

Xả thân cứu dân trong hoạn nạn, anh hùng như thế mới được dân ngưỡng mộ và noi gương. Còn như mấy ông mấy bà anh hùng thời kì đổi mới, nếu hỏi ý dân thế nào thì dân chỉ biết nhếch mép cười nhạt, chả biết nói sao.

Thời buổi văn hóa suy đồi, nhân tâm mục ruỗng, cần lắm thay những tấm gương anh hùng như Trần Hữu Hiệp, có phải không thưa bà Bộ trưởng?

Nguyễn Quang Lập

Những anh hùng không cần tuyên dương

Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức – Hà Nội đã bị  phanh phui. Rồi đây sẽ có những hình thức kỷ luật hoặc truy tố đối với những cán bộ và nhân viên có liên quan.

Nhưng điều mà tôi băn khoăn, nếu không nói là lo ngại,  là liệu tương lai sự nghiệp của chị Hoàng Thị Nguyệt cùng những người đã dũng cảm đứng ra tố cáo tiêu cực rồi có suôn sẻ không sau sự việc chấn động này?

Trong tôi vẫn canh cánh mối lo ấy ngay cả sau khi ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nôi lên tiếng ca ngợi sự dũng cảm của những người tố cáo, coi đó là những “nhân tố kích thích sự tích cực của xã hội” và đề nghị phải khen thưởng họ kịp thời. (*)

Sự lo ngại ấy vẫn ám ảnh tôi ngay cả sau khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “đã giao cho Thanh tra bộ phối hợp với cơ quan liên quan của Hà Nội tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để bảo vệ những nhân viên y tế BV Đa khoa Hoài Đức đã dũng cảm tố cáo các hành vi vi phạm chuyên môn và pháp luật tại BV này.” (**)

Vì sao tôi vẫn lo ngại như thế ngay cả sau khi những người lãnh đạo cao nhất của Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế đã lên tiếng tuyên dương, yêu cầu phải khen thưởng và bảo vệ những người tố cáo?

Đó là vì tôi liên hệ sự việc này với sự việc Thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo các hành vi tiêu cực trong ngành giáo dục cách đây mấy năm.

Thời đó, sau khi Thầy Khoa tố cáo, sau khi những người bị Thầy tố cáo đã bị kỷ luật, tôi nhớ là Thầy Khoa cũng được đích thân cả Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân khen ngợi hết lời.

Còn bây giờ, tình cảnh của Thầy Khoa ra sao chắc ai cũng biết mà không cần phải nhắc lại ở đây.

Và “có ý nghĩa” hơn là tình cảnh của nền giáo dục nước nhà kể từ đó cho đến nay cũng chẳng bớt u ám hơn.

Chỉ e rằng chị Hoàng Thị Nguyệt rồi cũng rơi vào hoàn cảnh bi đát như Thầy Khoa cho dù bây giờ chị đang được tung hô. Và cũng chỉ e rằng mặt bằng “y đức” của ngành y tế nước nhà mỗi năm sẽ lại tiếp tục  tụt xuống những tầm thấp mới trong một mặt bằng đạo đức – xã hội đang tiếp tục ngày càng đi xuống nói chung.

Liệu có hy vọng gì hơn vào lứa sinh viên ưu tú nhất năm nay sẽ  bắt đầu nhập học vào các trường đại học ngành y danh giá nhất nước với những điểm thi cao chót vót?

Liệu khi ra trường các em có bị rơi vào cái vòng xoáy được tạo ra bởi các anh, các chị, các bác, các chú như ông giám đốc Bệnh viên Hoài Đức “đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái,…làm cho “các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái”. (***)

Nhưng dù sao, cũng chính trong bối cảnh trên mà chị Hoàng Thị Nguyệt và những đồng đội của chị xứng đáng là những anh hùng thực sự. Những vị anh hùng không cần ai phải “tuyên dương”.

Vả lại, ai đủ tư cách để tuyên dương anh hùng cho họ?

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Images?q=tbn:ANd9GcTOV1RFF55bdajLFXrtfAIyJqtwNRlYH3l2Q3LuOf7UR5feJrxP

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Khi người tố cáo tiêu cực gặp rắc rối (RFA)   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeFri Nov 22, 2013 8:38 pm


Khi người tố cáo tiêu cực gặp rắc rối (RFA)

Vũ Hoàng
Theo RFA

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Image
Bệnh viện Mắt Hà Nội

Cuộc chiến không cân sức

Trong khi một bộ phận không nhỏ trong xã hội chạy theo tiền bạc và danh vọng, thì vẫn có những cá nhân dám đứng lên phanh phui, tố cáo các vụ việc mờ ám, tiêu cực của các quan chức… Hành trình tìm lại công lý của họ ra sao? Liệu họ có đơn độc trong cuộc chiến không cân sức?

Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thu Thủy tố cáo vụ tráo đổi thủy tinh thể ở bệnh viện Mắt Hà Nội và của chị Hoàng Thị Nguyệt tố cáo giả mạo kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức chưa kịp lắng xuống, thì sự vụ dược sĩ Trần Kiều Oanh đứng lên tố chuyện ăn tiền hối lộ tại phòng Giám Định Y Khoa, Sở Y tế Bình Phước và bị đuổi việc, khiến dư luận hết sức quan tâm.

Điểm chung của những vụ lùm xùm này đều bắt nguồn từ lĩnh vực y tế, nghề nghiệp được coi là “lương y từ mẫu” của Việt Nam, cũng có lẽ vì thế, mà những gian lận hay tiêu cực ở đây càng khiến dư luận thêm dạy sóng.

Dư luận đặt ra câu hỏi, liệu những cá nhân dám đứng lên nói sự thật, đi ngược lại lợi ích của giới chức quyền thế thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Chế độ bảo vệ và khen thưởng họ thế nào? Vì tiền bạc mà những cán bộ được xem là “y đức” đó xem thường sức khỏe, tính mạng của người bệnh, họ sẽ bị xử lý ra sao?

Dân gian có câu “đấu tranh, tránh đâu” hàm ý những người can đảm, đứng lên nói sự thật sẽ bị lãnh đạo trù úm, thậm chí bị đuổi việc. Nhưng động cơ nào khiến họ vẫn không ngại ngần phơi bày ra ánh sáng những việc làm nhơ nhuốc và đầy tiêu cực của những cán bộ hám tiền. Phải chăng những người chống tham nhũng cần tiền thưởng? Hẳn là không! Điều họ mong muốn là niềm tin vào một xã hội vẫn tồn tại sự công bằng, minh bạch, ở đó, tiếng nói thẳng thật của họ được trân trọng và bảo vệ…cây ngay không sợ chết đứng!

Lật lại vụ việc tại bệnh viện Mắt Hà Nội, hôm 24/9, tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu TP Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy đã tố cáo những việc sai trái trong việc thay thủy tinh thể tại bệnh viện này. Theo đó, bệnh viện nói thay thủy tinh thể của Mỹ cho bệnh nhân với giá 6,5 triệu đồng, nhưng thực tế, thủy tinh thể bệnh nhân nhận được là của nước khác và có giá chỉ bằng 1/10, và cũng theo lời bác sĩ Thủy thì giám đốc Bệnh viện Mắt này đã lừa khoảng 3.000 bệnh nhân với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên quan tâm, chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này.
-Bà Hồng Hạnh


Trao đổi với chúng tôi, bà Hồng Hạnh tại Hà Nội có người nhà chuẩn bị thay thủy tinh thể tại bệnh viện này bức xúc chia sẻ:

“Gia đình nhà tôi có bà bác ở dưới quê muốn lên thay thủy tinh thể, nhưng nghe vụ tiêu cực ở bệnh viện Mắt Hà Nội thì chúng tôi cũng đang rất phân vân. Vì thực tế, khi chúng tôi mất tiền, mà thay thủy tinh xong lại không đảm bảo có loại thủy tinh thể chất lượng, rồi mổ xong mà mắt lại mờ đi, không đảm bảo sức khỏe, điều này khiến chúng tôi rất bất bình. Những sự việc lùm xùm như vậy trong thời gian vừa rồi có nhiều người lên án, trong đó, có bác sĩ Thu Thủy người đã đề cập đến vấn đề này, muốn phanh phui vụ việc này. Tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên quan tâm, chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này.

Những góc khuất trong xã hội

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Image  
Bệnh nhân chờ khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội

Lời chia sẻ “chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này” hẳn không chỉ là suy nghĩ của bà Hồng Hạnh nói riêng, mà cũng là bức xúc của công luận nói chung khi cho rằng những kẻ quyền thế, vì đồng tiền mờ mắt mà phớt lờ sức khỏe bệnh nhân sẽ phải bị trừng phạt đích đáng.

Tuy nhiên, những “thế lực đen tối” ấy có bị xử lý hay không là một câu chuyện khác, nhưng chỉ biết rằng, mới đây, sự việc dược sĩ Trần Kiều Oanh tố cáo Trưởng phòng Giám định Y khoa, sở Y tế Bình Phước và một số nhân viên khác tại đây nhận tiền hối lộ để giám định bệnh nhân hưởng chế độ chất độc hóa học, thương bệnh binh, tai nạn lao động… đã bị đánh bầm giập, phải đi cấp cứu. Chưa kể, sau đó dược sĩ Oanh bị mất việc, mặc dù bản thân chị được Đài truyền hình Việt Nam vinh danh tới 3 lần vì đã dám đứng lên tố cáo những sai phạm.

Báo chí trong nước trích đăng, đến thời điểm này, chị Oanh vẫn bị khủng hoảng nặng nề, phải đối mặt với biết bao khốn khổ cả về tinh thần và thể chất, chị nói rằng sự vô cảm trong xã hội còn rất nhiều, chị cũng không biết số phận của mình sắp tới sẽ ra sao, khi mà chị bị họ quyết tâm “diệt” bằng được, thậm chí người ta còn thách thức chị “cứ vinh danh đi, cứ lên báo chí đi, rồi sẽ phải trả giá.”
   
Tình hình VN trong thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo.
- Trần Đăng Khoa


Lời thách thức trên của những kẻ có quyền thế nhắm vào những người đơn độc lên tiếng chống lại tiêu cực đã phần nào cho thấy sự lũng đoạn và trắng trợn của những kẻ nằm quyền sinh, quyền sát trong xã hội. Chính vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến thẳng thắn xác nhận ông đã từng bị đe dọa “đừng dây vào địa hạt” của những kẻ chức quyền. Ông phát biểu trên truyền thông trong nước rằng xã hội đang phổ biến tâm lý vô cảm, “ngậm miệng ăn tiền” cho nên phát hiện, tố cáo tham nhũng, người thua thiệt nhất lại chính là người tố cáo. Những kẻ tham nhũng thường là những người có địa vị, chức quyền… trong khi người đi tố cáo thường lại yếu thế, khó chống lại các nhóm thế lực có khả năng kiềm tỏa, vì thế, tâm lý không muốn tố cáo cũng phổ biến trong xã hội, chỉ khi “cực chẳng đã” những người tố cáo mới lên tiếng.

Ngoài ra, ông Lê Như Tiến còn lấy thêm nhiều thí dụ khác như những người dũng cảm tố cáo tham nhũng họ bị trù dập, uy hiếp tính mạng không chỉ bản thân mà cả gia đình, người thân bị liên lụy, thậm chí có trường hợp nhà bị phóng hủy, bị xã hội đen dằn mặt, bắt cóc con cái để trả thù…

Vậy không lẽ xã hội cứ làm ngơ với những tiêu cực, làm thế nào để khuyến khích những cá nhân dũng cảm dám nói lên sự thật?

Thầy giáo Trần Đăng Khoa, người từng đối mặt với nhiều đe dọa khi dám thẳng thắn tố cáo tiêu cực trong hệ thống giáo dục Việt Nam chia sẻ rằng muốn nhân dân chống tiêu cực thực sự thì phải nói thật, chứ đừng cho mọi người ăn “bánh vẽ” nữa. Ông cho biết:

“Tình hình VN mình trong thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Nhiều việc rất là mâu thuẫn. Ví dụ như trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi người dân cương quyết đấu tranh với tham nhũng nhưng ông Trọng lại trả lời trên báo chí là không kỷ luật người sai phạm vì kỷ luật sẽ sinh ra thù oán.”

Về phương diện pháp lý, luật Tố Cáo năm 2011 quy định: tố cáo là quyền của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội. Tố cáo là thể hiện sự bất bình của người này đối với hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái độ, biện pháp giải quyết.

Rõ ràng câu chuyện của chị Oanh, chị Thủy, chị Nguyệt, những người phụ nữ dũng cảm lên tiếng đòi hỏi sự công bằng, minh bạch vẫn chỉ là số nhỏ, nhưng qua đó, nó cho thấy những góc khuất và mặt trái lớn hơn trong xã hội, đó là việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn rất nhiều hạn chế và cơ chế bảo vệ những người tố cáo còn chưa thực sự hiệu quả và thiếu nghiêm túc.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Images?q=tbn:ANd9GcTN2KS6fnDnhS_ZMq2UvKXVeu8RoGLlnI4QXQdHGP21K_Fv2umdeQ
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeWed Mar 30, 2016 2:54 pm

 
CSVN bỏ tù 3 dân oan với cáo buộc “lập chính quyền mới”

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN 2
Ảnh Hoàng Điệp (Tuổi Trẻ Online)

CTV Danlambao - Sáng ngày 30/3/2016, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với ba người dân oan là bà Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi, quê Tiền Giang), bà Nguyễn Thị Trí (58 tuổi, quê Bình Dương) và bà Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi, quê An Giang). Cả ba người đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự cộng sản.

Ba người phụ nữ trên đều là nạn nhân của chính sách lấy đất đai và đền bù với giá rẻ mạt do nhà cầm quyền chủ trương, tiến hành. Họ bị bắt ngày 7.7.2014 trước trụ sở tòa Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Báo Thanh Niên dẫn lại cáo trạng cho biết, ba người phụ nữ này bị công an Quận 1 “bắt quả tang” cầm những lá “cờ nhỏ bằng giấy, nền vàng, có 3 sọc đỏ và 6 ngôi sao ở hai bên cùng nhiều khẩu hiệu có nội dung chống phá nhà nước, tuyên truyền thay đổi chính quyền…”.

Các bà Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai cũng bị cáo buộc tham gia “Phong trào cách mạng dân oan phục quốc cứu nước, lập chính quyền mới” được thành lập tháng 3.2014, do Trần Ngọc Anh thành lập.”

Trên thực tế, không có cái gọi là “Phong trào cách mạng dân oan phục quốc cứu nước, lập chính quyền mới” như lời bịa đặt của báo chí “lề đảng”, mà chỉ có Phong trào Liên đới Dân oan.

Phong trào này quy tụ nhiều dân oan mất đất mất nhà, chia sẻ, giúp đỡ và động viên nhau vì có cùng hoàn cảnh. Phong trào Liên đới Dân oan nói chung và nhiều thành viên của Phong trào nói riêng đã có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động thúc đẩy Nhân quyền ở Việt Nam, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước, đòi toàn vẹn lãnh thổ.

Trước phiên tòa từ 1 đến 2 ngày, công an đã canh gác, bao vây nhà riêng của một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn. Các khu nhà trọ của nhiều dân oan tại Sài Gòn hay các tỉnh lân cận cũng bị công an bao vây, phong tỏa hòng ngăn chặn những người này đến trước tòa án để ủng hộ tinh thần cho ba người phụ nữ trên.

Tuy nhiên cũng có một số dân oan đến được gần khu vực xử án. Ít nhất có 9 người đã bị công an, mật vụ bắt đi. Họ bị bẻ tay, bấm huyệt và bị quẳng lên xe buýt rồi bị đưa đến Trụ sở tiếp dân tại đường Hồ Ngọc Lãm.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Dan%2Bphong

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Xe%2Bcho%2Bdan%2Bona%2B1
Ảnh Facebook Ngoc Nguyen Ngọc Nguyên

Theo Facebook Ngoc Nguyen Ngọc Nguyên thì sau khi đưa họ tới trụ sở tiếp dân “công an và tài xế bỏ xe vào quán ngồi, bỏ lại những người dân oan tuổi từ 60 tuổi trở lên. Chín người dân oan trên xe vừa đói, vừa khát. Trong đó có một dân oan tên Thủy bệnh tiểu đường, bà bị chóng mặt nhức đầu. Một người dân oan khác tên là Tẩu đã 80 tuổi”.

Phiên tòa kết thúc với bản án tổng cộng là 10 năm tù giam đối với dân oan, gồm bản án 4 năm tù giam đối với bà Ngô Thị Minh Ước, bà Nguyễn Thị Trí bị 3 năm và bà Nguyễn Thị Bé Hai bị 3 năm tù giam. Ngoài ra mỗi người bị tuyên thêm 2 năm tù quản chế tại địa phương.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Hinh%2Banh%2Bngoai%2Bphien%2Btoa%2B3


Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Hinh%2Banh%2Bngoai%2Bphien%2Btoa%2B4
Bên ngoài toà án. Ảnh Facebook Ngoc Nguyen Ngọc Nguyên

30/03/2016
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeMon Nov 28, 2016 12:12 pm

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN CaunguyenchoCanThiTheu

Cấn Thị Thêu, người phụ nữ can trường

 
nguyenhuuvinh
Chủ Nhật, 11/27/2016

Tối Chúa Nhật 27/11/2016 tại nhà thờ Thái Hà Thánh lễ cầu nguyện cho Cấn Thị Thêu trước ngày ra cái gọi là "Phiên tòa Phúc thẩm" vào cuối tháng 11/2016 đã diễn ra hết sức đông đúc và nhiều tình cảm xúc động.

Cấn Thị Thêu, người khác biệt niềm tin với người Công giáo, đã được cầu nguyện trọng thể với nghi thức thắp nến sau khi đã cử hành một Thánh lễ đồng tế đặc biệt cuối tháng - Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý - Hòa Bình.

Tham dự Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện về, tôi cứ nghĩ mãi về người phụ nữ này.

Đây không phải lần đầu giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho những người ngoài Công giáo. Những cuộc cầu nguyện trước đây cho Cù Huy Hà Vũ, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều người khác đã diễn ra ở đây. Đây cũng là nơi, những người bị mang oan khuất khi không thể còn có lòng tin và nơi để bày tỏ ở hệ thống công quyền, luật pháp... thì tìm đến để được kêu lên tiếng nói tận Trời cao bằng những lời cầu nguyện của Cộng đồng.

Những cuộc cầu nguyện đó, ngoài những người công giáo còn có nhiều những trí thức, những người dấn thân đấu tranh cho dân chủ, những người quan tâm đến xã hội, vận mệnh đất nước ở các tôn giáo bạn. Tôi đã dự hầu hết các buổi cầu nguyện đó.

Thế nhưng, buổi cầu nguyện tối nay sau Thánh lễ đã để lại cho tôi nhiều điều suy tư. Bởi đơn giản, Cấn Thị Thêu là một phụ nữ, là một dân oan, một người dân bị nhà cầm quyền cướp đoạt ruộng đất đã phải đứng lên để đấu tranh giành lại quyền cũng như tài sản của mình.

Cuộc chiến giữ đất

Mấy năm trước, trên mạng Internet xuất hiện một loạt những bài viết về hành động làm rúng động lòng người, chạm đến tâm can của người dân Việt vốn trọng lễ nghĩa và tâm linh: Sau một đêm, hàng trăm ngôi mộ của dân tại nghĩa trang đã bị lấp bằng bùn đất nhằm xóa nhòa dấu vết. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà nhằm mục đích ép buộc người dân Dương Nội phải từ bỏ mảnh đất đã bao đời nay không chỉ thấm máu xương của họ, mà cả tổ tiên, xương cốt và nơi an nghỉ của cha ông họ bao đời đã bị xóa sạch.

Hành vi đó đã bị cả xã hội lên án. Đó như một trong những nhát búa cuối cùng đập nát nền văn hóa người Việt đã xây dựng từ bao đời nay. Đó cũng là những hành động táng tận lương tâm nhất và suy đồi nhất về văn hóa của người Việt xưa nay vốn tôn trọng mồ mả và phần mộ người đã khuất.

Cơn giận dữ của xã hội dâng lên cao điểm. Người ta ngỡ ngàng, uất hận và tỏ thái độ không thể chấp nhận trước hành động này của những kẻ chỉ vì lợi ích của mình mà bất chấp lương tri con người. Người ta run sợ trước những hành động bất chấp sự linh thiêng, tâm linh con người nhằm đạt được mục đích: Đồng tiền.

Tưởng rằng trước hành động bất nhân đó, nhà cầm quyền sẽ phải biết nhìn nhận lại việc làm của mình hoặc trị tội nghiêm minh những kẻ đã dung túng cho hành động đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc.

Nhưng không.

Đó chỉ là một trong những bước đi của nhà cầm quyền Hà Nội trong việc cưỡng bức người dân phải từ bỏ đất đai đã bao đời nay họ là chủ sở hữu. 

Những hành động tiếp theo sau đó là những hành động man rợ khi thì công khai, khi thì lén lút nhằm bằng mọi cách bất chấp luật pháp để khuất phục người dân ở đây chấp nhận bị cướp đoạt đất đai.

Sự phản kháng của người nông dân ở đây đã kéo dài hết tháng này qua năm khác, đã bền bỉ, đoàn kết và quyết tâm đòi lại lẽ phải, lẽ công bằng cho chính mình. Rộng hơn là cho xã hội và cộng đồng biết rằng: Họ có quyền đỏi hỏi những gì của họ.

Những người dân nơi đây đã phải canh nhau canh giữ đất ngày đêm.

Họ đã phải dùng cả cờ đỏ, sao vàng, cờ đảng và hình Hồ Chí Minh, để mong rằng nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội có đàn áp họ thì cũng phải chùn tay trước những thứ bùa ngải của chế độ do họ đưa ra. Nhưng chẳng ăn thua.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Image

Thậm chí đến đường cùng, những người dân ở đây đã phải viện đến cả hình nộm, âm binh... để mong được hỗ trợ, giúp đỡ cho họ khi mà mọi con đường kêu nhờ trên dương thế vào một "nhà nước pháp quyền" đã hoàn toàn bế tắc và vô vọng.

Có lẽ những hình ảnh đó đã và sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đất nước Việt Nam, nó chỉ có ở cái thời mà "Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?" như lời ông Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ đã chưa bao giờ và sẽ khó có một thể chế chính trị nào có thể tạo ra được những hình ảnh như vậy.

Thế nhưng, những cố gắng, hy sinh và sự quyết tâm của người nông dân nơi đây, làm sao có thể đem đọ với súng đạn, nhà tù và các lực lượng công an, dân phòng, cán bộ được trang bị đến tận răng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ.

Những mảnh đất bờ xôi ruộng mật của họ cứ lần lượt bị cướp ra khỏi tay mình bằng những quyết định, bằng chó, công an, dùi cui, nhà tù và các cuộc "cưỡng chế" để "thu hồi".

Theo lẽ phải, người ta chỉ có thể "thu hồi" cái của họ, hoặc bị mất, hoặc cho mượn, hoặc bị lấy đi trái phép nhưng vẫn là của họ. Đằng này, họ đi thu hồi cái của người khác đã bao đời người ta chắt chiu gây dựng. Đó là sự ngược đời chỉ có ở Việt Nam.

Một dân oan trong những dân oan

Trong quá trình theo dõi cuộc đấu tranh của người dân Dương Nội, có lẽ nổi bật lên là hình ảnh Cấn Thị Thêu, một người phụ nữ nhỏ nhắn và kiên cường.

Sự kiên cường của người phụ nữ này đến mức đáng ngạc nhiên. Sự kiên cường của chị đã làm cho ngay cả những người đàn ông sức dài, vai rộng hoặc cả những cán bộ công quyền với đầy đủ uy danh quyền lực trong tay cảm thấy phải xấu hổ mà cúi mặt.

Chỉ cần nhìn vào cách hành xử của hệ thống ở nơi đây, nhìn vào cả cộng đồng người dân bị mất đất khắp nơi cũng như bao oan khuất khác, hình ảnh một người phụ nữ kiên cường dẫn đầu bà con oan khuất từ bao năm tháng qua một cách rất bài bản và đầy đủ cơ sở luật pháp mà nhà cầm quyền phải bó tay. Điều đó đã là điều cần ghi nhớ mà cảm phục.

Nói riêng, chỉ ở Dương Nội, hẳn không thiếu những đấng nam nhi, không thiếu những người đàn ông mạnh mẽ khác nhưng chị vẫn dẫn đầu cách ngoan cường để bảo vệ từng tấc đất mà cha ông những người dân Dương Nội đã để lại. Trong khi chị chỉ là người làm dâu ở đó.

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Image

Chị đã bất chấp quản ngại thân phận nữ nhi, kiên trì đối mặt với hệ thống bạo quyền không chút run sợ.

Những âm mưu chia rẽ chị với bà con xung quanh cùng chung ý chí: Thất bại.

Những âm mưu đe dọa chị và gia đình chị trong cuộc sống hàng ngày bằng những trò hèn và bẩn: Thất bại.

Những âm mưu mua chuộc riêng chị có thể tìm riêng cho gia đình mình sự ưu ái mặc bà con khác: Thất bại.

Những dọa nạt bắt bớ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm con người ở nơi chị: Thất bại

Chị đã cố gắng học hỏi về luật pháp, lý luận và những cơ sở việc làm của mình nên đã làm cho nhiều cán bộ cứng họng.

Và khi đã giở đủ mọi trò hèn, bẩn, đe dọa, mua chuộc dụ dỗ đều thất bại với người phụ nữ này, thì biện pháp cuối cùng là bạo lực, nhà tù.

Ở Việt Nam, hệ thống nhà tù khác với phần còn lại của thế giới. Nếu như ở phần còn lại của thế giới nhà tù là nơi để cải tạo người xấu thành người tốt hơn cho xã hội, trả lại cho xã hội những con người bình thường để xây dựng xã hội tốt hơn, thì ngược lại, ở Việt Nam, nhà tù là nơi dành để trả thù những người nhà nước không vừa ý.

Ở đó, họ có thể là những người chịu oan khuất bởi chính hệ thống tạo ra.

Ở đó, họ có thể là những tù nhân chính trị, bị bắt vào để trả thù vì không cam phận làm nô lệ.

Ở đó, họ cũng có thể là những người dân cả gan chống lại hệ thống và chính sách cướp bóc của nhà nước.

Cấn Thị Thêu ở trong số đó. Chị đã bị bắt vào tù bởi hệ thống công quyền bất chấp luật pháp do chính họ đặt ra.

Lần thứ nhất bị bắt vào tù, những đòn thù không khuất phục được chị. Ra tù chị lại tiếp tục dẫn đầu bà con đi đấu tranh trên cơ sở luật pháp để đòi bằng được quyền lợi của mình và cộng đồng nơi đây.

Thế rồi, chị lại bị bắt hết sức bất ngờ và không thể nói gì hơn ngoài một từ bẩn thỉu, nhằm trả thù việc chị đi đòi công lý dai dẳng và không khuất phục.

Thế rồi cái gọi là "Phiên tòa sơ thẩm" với các quan tòa của đảng, kết tội chị thêm 20 tháng tù giam. Hẳn nhiên chị và gia đình không bao giờ chấp nhận bản án đó, chị kháng án và chờ Phúc thẩm.

Ngày xử án đang đến gần. Ai cũng biết kết quả của những phiên tòa bỏ túi này là gì. Chẳng ai lạ.

Tôi đã đi dự một trong những phiên tòa bỏ túi như vậy.

Ở đó, dù bằng chứng rõ rành bị cáo vô tội, dù hệ thống luật sư bào chữa hết mình, công minh và thẳng thắn trên cơ sở luật pháp rành mạch để khẳng định thân chủ mình vô tội, dù quan tòa không đưa ra được bằng chứng nào về sự vi phạm luật pháp của bị cáo thì quan tòa vẫn đóng đinh cái án được xác định trước khi quyết định mở phiên tòa.

Nhưng!

Với một người phụ nữ chân yếu, tay mềm không tấc sắt trong tay, chỉ duy nhất một khát vọng đòi công lý mà cả hệ thống phải làm những điều bẩn thỉu như vậy thì không thể nói gì hơn ngoài một chữ: Hèn.

Mà hèn thật.




Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý - Hòa Bình tháng 11/2016 tại nhà thờ Thái Hà:

Hà Nội, Ngày 28/11/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

 
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitimeMon Dec 19, 2016 10:47 am

Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Ca%25CC%2582%25CC%2581n%2BThi%25CC%25A3%2BThe%25CC%2582u-danlambao

Gặp tinh thần Cấn Thị Thêu ở Sài Gòn

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Chống bạo quyền cướp đất, người nữ nông dân kiên cường Cấn Thị Thêu lần thứ hai phải nhận bản án oan, bất lương và tàn bạo của nhà nước độc tài cộng sản.

Để cách ly tinh thần Cấn Thị Thêu với mảnh đất Dương Nội yêu thương, cách ly khí phách Cấn Thị Thêu với khối dân oan mất đất đang ngùn ngụt căm thù kẻ cướp đất, đang ngùn ngụt chí khí đấu tranh giữ đất, ngày 11 tháng tận cùng của năm 2016, bộ máy kìm kẹp dân, bảo vệ đảng độc tài với hệ thống nhà tù dày đặc trên khắp đất nước Việt Nam đã chuyển người tù lẫm liệt Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai giữa ngút ngàn núi rừng cao nguyên miền Trung cằn cỗi sỏi đá đang cuồn cuộn liên tiếp những cơn lũ dữ làm đất sỏi đá cằn cỗi miền Trung đã xơ xác càng xơ xác hơn.

Chuyển tù từ đầu này đến đầu kia đất nước, chuyển tù từ đô thị ánh sáng, từ đồng bằng hiền hòa, thân thuộc đến núi rừng heo hút, khắc nghiệt vẫn là bài bản quen thuộc của bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản để gây khó khăn, thiếu thốn, bất ổn cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tình cảm cho người tù và gia đình của họ, nhằm triệt tiêu ý chí phản kháng của người tù, đẩy họ vào cảnh khốn cùng phải khuất phục bạo quyền.

Nhưng với người tù có sức mạnh ý chí, có sự tỏa sáng của lương tâm Cấn Thị Thêu, bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản không lường được rằng càng đưa Cấn Thị Thêu đi xa thì tinh thần yêu nước thương nhà, yêu công bằng, lẽ phải của Cấn Thị Thêu càng lan xa, thì khí phách lẫm liệt Cấn Thị Thêu càng tỏa rộng.


Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Maxresdefault

Cấn Thị Thêu trong lễ ăn thề giữ đất Dương Nội

Những người mang tinh thần Cấn Thị Thêu mạnh mẽ nhất, bền bỉ nhất chính là những đứa con máu thịt của chị và những bà con làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau nay đều là dân oan mất đất ở quê hương Dương Nội của chị, Chỉ năm ngày sau Cấn Thị Thêu bị chuyển từ Hỏa Lò, Hà Nội đến Gia Trung, Gia Lai thì đứa con yêu Trịnh Bá Phương và dân oan Dương Nội Nguyễn Văn Sự đã đến với Cấn Thị Thêu ở nhà tù heo hút Gia Trung, Gia Lai.

Từ Gia Trung, Gia Lai, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự mang tinh thần Cấn Thị Thêu xuống Sài Gòn.

Hai dân oan mất đất Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu được người dân Sài Gòn từ người lái taxi là công dân Sài Gòn từ trước năm 1975 đến các bạn trẻ sinh sau năm 1975 nồng nhiệt chào đón. Người lái taxi chở miễn phí Trinh Bá Phương và Nguyễn Văn Sự. Còn các bạn trẻ thì giúi vào tay Trịnh Bá Phương những chiếc phong bì lì xì sớm cho Trịnh Bá phương, giúp gia đình anh bớt khó khăn trong những ngày gia đình tan tác vì bạo quyền. Các tổ chức xã hội dân sự tổ chức những cuộc gặp thân tình, đầm ấm với hai người con Dương Nội mang tinh thần Cấn Thị Thêu.

Nếu không bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản chuyển Cấn Thị Thêu từ nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội vào nhà tù Gia Trung, Gia Lai thì những người dân Sài gòn làm sao có thể gặp được tinh thần Cấn Thị Thêu giữa Sài Gòn hối hả.

18.12.2016

Phạm Đình Trọng
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN   Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Những ‘người hùng’ dám đứng lên tố tiêu cực trong XHCN VN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nelson Mandela: Tám Bài Học về Thuật Lãnh Đạo
» Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị
» Tập Thơ cho Tuổi Trẻ Việt Nam
» Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?
» Vụ án "Nhân Văn Giai phẩm"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người tốt, việc tốt-
Chuyển đến