Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chẳng Nhung nguyet quynh VNCH ngam Chung hoang không chuyen quốc nhac phải truyện Nguyen ngắn thuoc quang bich trong Trung linh chất Saigon sáng quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
CDVinh
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSun Sep 01, 2013 9:29 pm


Giấy Giá Thú tái tục sau 20 Năm...

Kính tặng Cô Bùi Bích Hà


Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcTOx7rVlcJ4ACLqfKtrsVLf1AXNpNwsRJgZDHhntLy8vtRWrJ6i

Tôi gặp lại bà sau một thời gian dài vắng tin...

Ở cùng quận hạt, nghĩ đến nhau thấy gần gũi nhưng thực tế vẫn cách xa nhiều ngày, nhiều tháng... Âu cũng là chuyện thường tình của những con người sống trên đất Mỹ rộng lớn, vội vã, xô bồ này.

Bà bận rộn toàn thời gian cho tờ nguyệt san “Phụ Nữ Gia Đình” và đài phát thanh “Việt News Radio” hàng tuần mỗi chiều thứ bẩy dù tuổi đã ngoài 70. Tôi sống hưu trí nhưng bổn phận và trách nhiệm vẫn còn nặng đối với thân phụ và gia đình; bây giờ lại đam mê thêm văn chương nghệ thuật mà thời niên thiếu vì công việc mưu sinh, đã bỏ qua nên thì giờ cũng eo hẹp.

Làm bạn với văn chương, bên ly cà phê buổi sáng, tôi say sưa viết vào lúc nắng ban mai nhẹ lên ngoài khung cửa hay đến cuối ngày, ngồi ở khu vườn bé nhỏ giữa cảnh hoàng hôn sau nhà... một mình tâm sự với buổi chiều. “Văn” (hay Vân cho dễ gọi) trở thành “bạn tình” không rời tôi nửa bước khi vợ đi làm từ tảng sáng.

Bỗng nhiên, đời tôi như sắp xếp vào cảnh “một ông, hai bà”: người tình “hồng nhan tri kỷ” chuyện trò buổi bình minh, người vợ trở về nhà lúc ban chiều sau một ngày làm việc, mặt nhìn mặt thương yêu đòi đoạn...  Con suối hôn nhân đã chẩy một phần tư thế kỷ thế mà hạnh phúc vẫn như ẩn hiện mơ hồ... gần mà xa, xa mà gần. Cố gắng tìm một định nghĩa phổ thông cho hai chữ hạnh phúc quả tình thật khó! Ngẫu nhiên, hôm nay quá khứ và hiện tại trùng phùng ở tuổi già, tôi cảm nhận hạnh phúc qua chân dung một “nhân vật”:

Tưởng tượng “đứa con” đầu lòng sinh ra không phải bằng sự giao hợp cố hữu mà bởi tình yêu, nỗi lòng cảm xúc thuở ban đầu... Như bông hoa dại hồn nhiên nở độ chớm xuân, nó ra đời từ mối tình son trước cuộc sống hôn nhân rồi lớn lên bằng tất cả niềm vui và nỗi buồn bên cạnh hai kẻ yêu nhau. Bản chất thanh tao, mềm yếu nên nhiều nỗi buồn không chuyển hóa được sẽ giết chết nó; ngược lại, nếu tràn ngập những niềm vui thì cuộc đời nó thăng hoa. Hình dung một cánh chim non, thẹn thùng e ấp bản tình ca hạnh phúc... khi vui nó đậu, khi buồn nó bay!

Vậy, đi tìm hạnh phúc lứa đôi chính là “thương con xót dạ”, cố gắng xóa bỏ hay ít ra, giảm thiểu những “nỗi buồn” tác hại lên thân phận nó. Giải quyết vấn đề một cách khoa học, chúng ta nghĩ sẽ chỉ cần kê khai những nguyên nhân của hai phần rồi cùng nhau cải tiến hay phát huy ưu điểm nhưng thực tế khó hơn nhiều. Từ xa xưa, nhân loại cũng đã biết... một trong những lý do chính làm mất sự hòa hợp và đào sâu hố ngăn cách vợ chồng là hạnh phúc trong đời sống gối chăn.

Nhìn trái chín trên cây, xanh vỏ đỏ lòng; tình yêu cũng tạo dựng trên mầu xanh hy vọng, lãng mạn bề ngoài nhưng âm ỉ ngọn lửa tình dục bên trong, sôi sục chẳng khác gì khối nham thạch bị dồn nén giữa lòng quả đất! Sự ham muốn tình dục ấy như tảng đá treo vào cổ, con người nặng nề kéo theo trên đường đời từ thời niên thiếu đến tuổi già không lúc nào ngưng nghỉ. Chế ngự “tham sân si” là ý muốn diệt dục khó khăn, vì thế sống đời thường, con người ở mọi thành phần xã hội vẫn có lúc đam mê... hành động tội lỗi quên cả Thánh kinh và lời Phật dậy! Thế nhưng sự cuồng nhiệt của tình dục cũng giống cái mề đay hai mặt, mỗi mặt một ý nghĩa: ở mặt nổi sống sượng thì mặt chìm đôi khi lại là chiếc hàn thử biểu đo nhiệt độ ấm lạnh của tình yêu.

Phụ nữ có lẽ vì sanh nở nên chức năng sinh lý của họ suy giảm sau giai đoạn mãn kinh. Khi nhu cầu tình dục mất cân đối tức khắc tạo nên hố ngăn cách cả về tâm hồn lẫn thể chất trong quan hệ vợ chồng tuy nghĩ cho kỹ, chẳng phải tại anh, chẳng tại em mà bắc thang lên hỏi ông Trời! Quy luật tự nhiên ấy không thiên vị một người nữ nào, chỉ tiếc đàn bà đa số sẵn mặc cảm bế tắc, né tránh thổ lộ; đàn ông thiếu nhẫn nại và thủy chung để vợ chồng cùng nhìn về một hướng, thay đổi cách tiếp cận cho thích hợp với hoàn cảnh mới. Các viện bào chế dược khoa ngày nay còn phát minh những viên thuốc cường dương như Viagra, Cialis... hỗ trợ cho sức mạnh tình dục của đàn ông mà tiếc thay... không phải đàn bà! Vô tình, họ đã đổ thêm dầu vào lửa trong một số trường hợp.

Thói thường, vợ chồng bất hòa vì tiền và tình, bẽ bàng ly dị hay ngao ngán sống bên nhau nhưng công khai ngoại tình. Cảnh đời lẻ loi nên cô đơn dễ hiểu hơn trường hợp đầy đủ hai người mà vẫn thấy cô đơn! Thời đại internet, “Living Apart Together” chung nhà nhưng có khi khác phòng, khác  giường, sẵn “laptop” hay “smartphone” trong tầm tay, mỗi người tự do tìm đến thế giới “ảo”, một phương trời riêng theo sở thích. Mối tình đôi lứa diễn lại thành cuốn phim câm... không lời!

Thế kỷ trước, chế độ đa thê xem như bù đắp cho câu chuyện gia đình thiếu thốn như nói ở trên nhưng nguyên do chính vẫn là nền văn hóa “trọng nam khinh nữ” đặt vai trò người đàn bà tùy thuộc vào ngân sách của đàn ông. Phụ nữ không kiếm ra tiền, nội trợ, nuôi con nên an phận. Hiện nay, chỉ ở Trung Đông và thiểu số các nước Hồi giáo còn giữ luật Sharia triển khai từ kinh Koran cho phép hôn phối “một chồng, bốn vợ”.

Phong trào phụ nữ bình quyền trên thế giới hầu như đã đạt đến cao điểm. Thế kỷ mới, nhân loại đề cử nhiều vị nữ lưu đứng hàng quốc trưởng. Nam nữ bình đẳng thì mọi lãnh vực đều ngang hàng kể cả cái tiết trinh “ngàn vàng” thời xa xưa. Con trai ngày nay không cần chờ đợi ký giấy giá thú, trằn trọc thâu đêm mới được “ân huệ” mà cùng chơi, cùng hưởng lạc thú tức thì... Tôi còn nhớ ca khúc tự tình như tiếng kèn thúc dục yêu đương, lời thơ Dương Đình Hưng và nhạc Nguyễn Tường Vân: “Em cứ yêu, yêu một lần đi... yêu một lần đi cho biết hương đời. Em hỡi! Yêu thử một lần thôi... cho dù mai đây ta sẽ chia lìa”.

Theo Bloomberg Businessweek, lương quý bà hiện nay bằng 80% quý ông (60% cách đây 30 năm) và nhất là cứ 4 người vợ thì có một người lương cao hơn chồng. Quý bà sẵn tiền bạc, ngoại tình càng nhiều hơn, tự tin để lẳng lơ và coi thường đổ vỡ! Một thống kê của National Opinion Research Center ở Hoa Kỳ trong khoảng 20 năm (1990 – 2010) cho thấy quý bà thú nhận ngoại tình 14.7% tức là tăng 40%, con số kỷ lục so với thập niên trước trong lúc quý ông  vẫn ở mức 21%.

Tình và tiền là hai sức mạnh chính trong một gia đình. Thời xưa, đàn ông giữ cả hai phần để “quản lý” người phối ngẫu... Tiền yếu thì tình phải mạnh, tiền mạnh thì tình dù yếu đôi khi cũng chẳng sao nhưng bây giờ quyền hành san sẻ. Vài thập niên tới, với khối óc thông minh và linh hoạt, triển vọng phái nữ sẽ kiếm tiền nhiều hơn phái nam nhưng về khả năng tình dục xem ra không thay đổi. Vấn đề bình quyền nam nữ tiến hóa theo văn minh nhân loại nhưng viên thuốc mới nào cũng có những phản ứng phụ. Nửa thế kỷ nay, đàn ông phương Tây hầu như mất quyền gia trưởng, các bà có thể không mang họ chồng và giữ trọn lương bổng trong trương mục riêng.

Sinh ra vào thời điểm phong trào nhân quyền và nữ quyền bùng phát cao độ, đàn ông thế hệ X, Y... co cụm, e dè trong việc thành hôn, cô đơn “sống một mình” như một căn bệnh thời đại. Hiện nay, 44% dân số trưởng thành ở Mỹ không vợ hoặc không chồng, 53% là đàn bà và 47% là đàn ông. Số người sống một mình mỗi năm mỗi tăng... Gần 50% gia đình ở Âu châu hay Bắc Mỹ chỉ có một người làm chủ và đa số là đàn bà “single mom” nuôi con đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Nhiều nhà xã hội học quan ngại tình trạng này sẽ làm đảo lộn thế quân bình.

Tôi đến đón bà Bùi Bích Hà theo cái hẹn cùng đi ăn trưa. Thường xuyên nghĩ về bà nên dù mấy tháng không gặp, cảm tưởng của phút tái ngộ như vừa mới đây nhưng thực tế, tôi nhận ra ngay bóng thời gian đã đi qua trên khuôn mặt khả ái ấy. Mái tóc chải ngược để lộ vầng trán rộng của một người trí thức năng động, dáng vẻ mệt mỏi nhưng lạ thay, vẫn nụ cười hiền hòa, chân tình, đến từ một tinh thần vững chãi mà lần nào đối diện bà tôi cũng thấy!

Chúng tôi đến tiệm Souplantation ăn “soup & salade” cho nhẹ bụng. Trên đường đi, tôi cố ý tìm hiểu để học hỏi những lý do nào đã tạo niềm vui giản dị ở nơi bà? Bên cạnh nét thật thà và mộc mạc định nghĩa cá tính chất phác của bà còn có sự thản nhiên, phấn đấu, nụ cười bao dung, thông cảm để luôn tìm một giải đáp khả quan, không bỏ cuộc khi gặp sóng gió, gian truân. Trước đây, bà là giáo sư dậy môn Pháp văn ở trường trung học Nguyễn Trãi Sàigòn. Khi tôi học xong đệ nhị cấp, tốt nghiệp và ra trường là lúc bà vào dậy và đảm nhận chức vụ cố vấn tâm lý cho học sinh toàn trường để rồi qua mấy thập niên, bà vẫn là một nhà tư vấn nổi tiếng trong cộng đồng hải ngoại ở đây.

Trong tiệm ăn, tôi chọn một nơi cạnh cửa sổ để thỉnh thoảng lướt nhìn thành phố nhộn nhịp nhưng cuối cùng ngồi bên cạnh bà, không lần nào tôi ngoảnh mặt nhìn cảnh trí bên ngoài vì chuyện trò hấp dẫn thú vị...

Bà nói, giọng bình thản:
- Phía trước sân khấu đời thì tạm bợ! Phía sau sân khấu thì nhem nhuốc, chỉ có thiên nhiên là trong lành và nhân hậu nên những con người mỏng manh, những tâm hồn nhậy cảm không bị phồn hoa quyến rũ... đã tìm nơi ẩn náu ở đấy.

Đôi mắt bà mở to, nhìn tôi đăm đăm vì ngạc nhiên, không rõ hư thực khi tôi thổ lộ nỗi lòng của mình buổi trưa hôm ấy:
- Cô ơi! Dạo này tâm hồn em chao đảo và muốn “tự tử”! Làm nhà văn thì chưa có tác phẩm, nhiều ước muốn chưa làm mà thời gian chẳng còn bao nhiêu, đời sống hạnh phúc của con người thì luân lưu bế tắc. Nhìn tuổi già trăm năm quá cực nhọc mà Bố em đang phải trải qua cộng thêm với những trách nhiệm bản thân chưa ngã ngũ, tất cả đã tạo nên một “lỗ hổng” ghê gớm...

Đáp lại thái độ bi quan của tôi vẫn là sự lạc quan cố hữu ở bà:
- Cuộc sống chúng ta đang có, mỗi lúc, mỗi nơi, chất chứa nhiều niềm vui và vẻ đẹp! Tất cả hạnh phúc là ở đấy chẳng cần tìm đâu xa... ở ngay trong thiên nhiên và lòng trắc ẩn.
- Cô cho thí dụ...
- Thí dụ như hôm nay, trời đang nắng đẹp bên ngoài, ngồi ăn một bữa trưa vừa thanh đạm vừa thân tình, chuyện trò những điều bổ ích... Như thế là vui rồi, hạnh phúc để tâm vào thì sẽ nhận diện được nó ngay!
- Thế nhưng về nhà chiều nay, cô bị mất xe, trộm vào nhà hay gia đình con cái có những tin bất thường thì sao?
- Nếu đã không “chấp” thì sẽ buông. Mọi cảnh ngộ dù có xấu cỡ nào, biết chuyện đời vô thường, cô không ôm khổ não vào người. Khi hiểu thì sẽ thương, kể cả thương chính mình. Con gái út của cô, tốt nghiệp luật khoa, đi làm hơn 10 năm bây giờ ngỏ ý muốn đi tu, cô hiểu nó nghĩ gì...

Không bỏ lỡ cơ hội, tôi muốn hỏi ý kiến trung thực của bà về đề tài bình đẳng nam nữ đang trên đà tiến hóa như trình bầy ở trên.
- Cô nghĩ sao về tình trạng hôn nhân trong vài thập niên sắp tới? Còn cam kết sống trọn đời hay sẽ đổi thành “giấy giá thú 20 năm... renewal”! Thời gian 20 năm tương đối ngắn so với đời người trăm năm nhưng đủ dài để các con trưởng thành. Chạm mốc thời gian thường thấp thoáng một ngã rẽ này, nếu bố mẹ vẫn tiếp tục yêu nhau tha thiết, cần nhau như không thể cần ai hơn thế nữa, sẽ tự động “renewal” 5 năm, 10 năm, 15 năm, ngay cả thêm 20 năm giống như “mortgage loan”. Ngược lại, đôi bên sẽ kết thúc tờ hôn thú trong hòa bình và danh dự.

Bà cười vui:
- Giả thuyết này nghe chừng ngộ nghĩnh nhưng cũng có phần hợp lý, xem như một lối thoát có chuẩn bị cho trường hợp lưu thông tắc nghẽn. Vợ chồng kiểu mới “20 năm... renewal” có thể sẽ bớt căng thẳng nhưng tình yêu thường chỉ hẹn gặp, mấy khi hẹn chia tay ngay khi duyên vừa mới bén?
- Thế nhưng nguyên nhân cơ bản của hạnh phúc lứa đôi là niềm vui chăn gối rồi chính nó cũng là một trong lý do chính dẫn đến sự chia tay sau thời gian 20, 30 năm vợ chồng chung sống. Cô hiểu như thế nào về chức năng tình dục của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh? Các ông thường thiếu nhận xét và nhẫn nại...
- Cô hiểu là chức năng ấy chỉ hoạt động bớt đi mà không bao giờ mất. Vợ chồng cần sửa đổi ý nghĩa mối quan hệ cho thích hợp với hoàn cảnh mới để tránh “ép uổng” nhau, gây phương hại đến hạnh phúc đã có nhưng nay lại thêm thử thách của thời gian.
- Tin y khoa mới nhất dự kiến Viagra dành cho phụ nữ sẽ được tung ra thị trường vào năm 2016 nhằm điều chỉnh hội chứng “lãnh cảm”. Các loại thuốc như Viagra, Lybrido, Libigel... đang được thử nghiệm tại Mỹ, chẳng hạn thuốc Fibanserin uống mỗi ngày trong nhiều tuần hay Librido chỉ cần trước vài giờ khi muốn quan hệ. Đây chắc chắn là một tin vui vì sẽ cứu vãn hạnh phúc của nhiều gia đình và giúp phụ nữ bình đẳng với nam giới cùng chủ động trong niềm vui chăn gối.
- Theo cô, đây không phải là giải pháp tốt. Cho đàn ông, “it's necessary” về mặt kỹ thuật, “help them to perform” còn với phụ nữ, kỹ thuật không phải là trọng điểm. Đàn ông (người chồng) làm “chuyện ấy” do nhu cầu thể xác nhiều và mạnh hơn. Người đàn bà lại do nhu cầu tâm lý nhiều và mạnh hơn nên “medication” là trật lất. Cô nghĩ vậy bởi vì bà bác sĩ chuyên khoa về Tâm sinh lý Gina de Lombroso đã nói: "Đàn ông làm tình lúc đêm xuống. Đàn bà làm tình lúc mặt trời lên." Có nghĩa là với phụ nữ, họ cần “motivation” bằng hành động (lời nói và cử chỉ) của chồng từ sáng sớm đến tối trong khi người chồng chờ tắt lửa tối đèn mới hỏi thăm vợ khi họ có nhu cầu. Phải làm sao cho các bà tự ý mở cửa...
- Em nghĩ đây là một thị trường lớn, những nhà nghiên cứu sẽ không để lỡ cơ hội bạc tỉ này và thuốc mới sẽ giúp cả phần tâm lý “motivation” để phụ nữ dễ dãi mở cửa lòng... đón nhận tình yêu như thuở ban đầu.

Bữa ăn trưa kéo dài gần hai tiếng đồng hồ mà chẳng ai hay! Bỗng điện thoại reo trong túi sách, khiến bà nhớ có hẹn chiều nay và cần trở lại nhà. Vội vã lên xe, thấy bà vẫn tươi tắn như lúc vừa gặp, tôi nhủ thầm:
- Một mai, nếu Quốc hội Hoa Kỳ ngẫu nhiên phê chuẩn luật hôn nhân “Giấy Giá Thú tái tục sau 20 Năm...” thì nội dung buổi nói chuyện này sẽ là một sáng kiến lịch sử! Mỹ là xứ tự do cấp tiến, “libéral ideas” đều có thể sẩy ra chẳng hạn tình trạng “racist” hay “gay & lesbian” ở đây trước và sau nửa thế kỷ.

Câu chuyện hạnh phúc nhỏ bé... bữa ăn trưa đối thoại giữa trời nắng đẹp với bà đã ở lại trong tim và kỷ niệm mới toanh làm tôi khúc khích cười một mình trên đường lúc lái xe về giữa giờ tan sở...

Cao Đắc Vinh (8/2013)
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSun May 04, 2014 12:45 pm


Hôn nhân có lỗi thời?


Trong xã hội hiện đại, nhiều người đang coi chuyện kết hôn trở thành lạc hậu, không còn phù hợp với thời cuộc.

Việt Hà, phóng viên RFA


Hình thái gia đình cũng ngày một thay đổi nhanh chóng không còn như quan niệm truyền thống. Đó chính là kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây do viện nghiên cứu Pew Center  kết hợp với báo Time thực hiện tại Mỹ.

Những thay đổi này bắt nguồn từ đâu và có ảnh hưởng thế nào đến những thế hệ người Mỹ sắp tới? Đó là chủ đề chính trong tạp chí phụ nữ kỳ này mà Việt Hà muốn gửi đến quý thính giả.


Xu hướng mới

Một đám cưới truyền thống theo kiểu Mỹ với những nghi lễ tại nhà thờ, nhẫn cưới với váy đầm trắng, hoa và rượu champagne có thể vẫn là niềm mơ ước của rất nhất nhiều cô gái Mỹ nhưng chuyện kết hôn lại dường như đang trở thành lạc hậu.

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Image
Cặp đôi Brad Pitt và Angelina Jolie chung sống hạnh phúc dù chưa kết hôn chính thức

Một nghiên cứu của viện Pew Center vừa được công bố trong tháng 11 vừa qua tại Mỹ cho thấy có đến 39% số người Mỹ được hỏi cho rằng chuyện kết hôn bây giờ đang trở thành không hợp thời. Con số này năm 1978 ở Mỹ là 28%. Kết quả này cũng tương tự như kết quả được cuộc điều tra dân số tại Mỹ hồi tháng 9 vừa qua cho thấy số đôi kết hôn tại Mỹ trong những người từ độ tuổi 18 trở lên đã giảm xuống mức kỷ lục nhất trong lịch sử nước Mỹ là 52%. Cô Kim Parker, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Pew Center cho biết:

"Chính tiêu đề của bản báo cáo này đã cho thấy là tỷ lệ kết hôn đang giảm xuống và điều quan trọng là đây chính là xu hướng mà chúng ta thấy trong suốt 50 năm qua. Càng ngày càng ít người Mỹ muốn kết hôn. Trong thập niên 1960, có 72% người Mỹ kết hôn, thì năm 2008 chỉ có khoảng một nửa số người Mỹ kết hôn".

Điều này có lẽ phát xuất từ chính những kết quả khác mà cuộc nghiên cứu đưa ra. Đó là sự thay đổi trong quan niệm của người Mỹ về các hình thái gia đình ngày nay. Nếu như trước kia, quan niệm gia đình truyền thống bao gồm cha mẹ và con cái thì bây giờ người Mỹ cho rằng bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con cũng được coi là một gia đình, hoặc các cặp trai gái sống chung không có kết hôn và nuôi con chung cũng là gia đình.

Với phong trào đòi bình quyền của người đồng tính đang lên cao tại Mỹ, những cặp đồng tính sống chung và nhận con nuôi cũng đang dần được người Mỹ nhìn nhận là một dạng gia đình. Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn bày tỏ sự lưỡng lự nhất định trước một số dạng thức gia đình kiểu mới như các bà mẹ nuôi con một mình hoặc các cặp đồng tính.

Có đến 69% số người Mỹ cho rằng các bà mẹ nuôi con một mình là không tốt, đối với các gia đình đồng tình thì 14% nói là xấu, trong khi 25% nói là tốt. Chị Jamie Sương, một thanh niên người Việt, sinh trưởng tại Mỹ nhận xét:
"Người đồng tính sống chung với nhau thì Sương cũng không đồng tình vì cái đó lúc mình lớn lên thì mình biết nam và nữ sống chung với nhau rồi mới có con. Đúng là có nhiều gia đình không có con thì họ nhận con nuôi, cái đó không đúng, vì mấy đứa lớn lên thấy gia đình mình không bình thường, bắt đầu mấy em khác nói là gia đình mình không bình thường, mày không bình thường, nó cũng ảnh hưởng đứa trẻ".

Chị cũng cho rằng cha mẹ đơn thân nuôi con hoặc sống chung với nhau nuôi con là không tốt. Chị nói chị có một số người bạn Việt Nam đã sống như vậy.

"Có nhiều bạn ở chung với nhau trước khi cưới, có con với nhau trước khi cưới rồi chia tay. Mẹ nuôi con, cha nuôi con, cái đó không tốt. Con cái nó lớn lên nó hỏi tại sao mẹ không ở chung với cha, sao mẹ cưới người khác, ba cưới người khác thì cái đó không tốt cho con".

Anh Cao Thanh Phong, một thanh niên người Việt khác lớn lên tại Mỹ thì cho rằng chuyện người đồng tính sống chung vẫn có thể coi là một gia đình nhưng các bà mẹ đơn thân nuôi con một mình thì không phải là điều tốt. Anh nói: "Nếu là mẹ thì không tốt mấy cho đứa con vì đứa con cần ba, cần người đàn ông trong nhà để hướng dẫn cuộc sống và dạy dỗ".

Quan niệm khác nhau


Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Image
Đám cưới tiểu thư nhà Clinton tháng 8/2010. AFP photo

Trong khi chị Sương cho rằng các cặp sống chung và nuôi con chung mà không có hôn thú không thể được coi là các gia đình thì anh Phong lại cho rằng đó vẫn có thể coi là các gia đình. Mặc dù vậy, cả hai đều cùng cho rằng việc có kết hôn trước khi sống chung là điều quan trọng vì đó là giá trị truyền thống mà họ học được từ chính cha mẹ mình.

Cô Kim Parker thì đưa ra nhận xét chung là: "Nhìn chung khi người ta nhìn vào những nhà mà có trẻ em thì họ thường cho đó là gia đình, nhưng họ không chắc những hình thái mới đó là tốt hay xấu. Cho nên có thể nói là người Mỹ đã thay đổi, chấp nhận những cái mới dù vẫn còn những dè dặt nhất định".

Định nghĩa về gia đình tại Mỹ cũng khác biệt theo độ tuổi. Những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 thường dễ chấp nhận sống chung mà không có kết hôn hơn là các thế hệ trước đó.

Mặc dù con số người cho rằng chuyện kết hôn là lạc hậu đang tăng lên nhưng người Mỹ vẫn muốn kết hôn. Đó là một kết quả đáng chú ý khác mà cuộc nghiên cứu đưa ra. Cô Parker giải thích: "Kết quả 39% người trả lời kết hôn là lạc hậu cho thấy sự nhìn nhận của người Mỹ về xu hướng mới trong xã hội Mỹ nhưng nó không có nghĩa là người Mỹ không còn coi trọng chuyện cưới xin nữa. Khi chúng tôi hỏi những người chưa kết hôn nếu họ có muốn kết hôn trong tương lai hay không thì đa phần số này cho biết họ muốn".

Chuyện kết hôn bây giờ tại Mỹ cũng còn phụ thuộc vào trình độ học vấn. Những người có trình độ học vấn đại học trở lên giờ đây có khả năng kết hôn cao hơn nhiều so với những người chỉ có trình độ trung học hoặc thấp hơn.

Đây là điều mà cô Parker cho rằng có một phần nguyên nhân từ kinh tế, bởi khi có bằng đại học thì người ta có khả năng kiếm việc tốt hơn: "Nếu nhìn vào các năm trong thập niên 1960 thì dù bạn tốt nghiệp trung học hay đại học thì bạn đều có khả năng kết hôn như nhau. Bây giờ điều này đã khác. Những người có bằng đại học bây giờ có xu hướng kết hôn nhiều hơn so với những người không có bằng đại học, có ít hơn ½ trong số họ kết hôn. Đây là một cách biệt lớn đang mở rộng ra trong thập kỷ qua mà chúng ta không thấy 50 năm về trước".

Có nên theo truyền thống?


Nghiên cứu cũng tìm hiểu các hình thái gia đình mới tại Mỹ có ảnh hưởng thế nào đến trẻ em và đến xã hội. Kết quả cho thấy những điểm có thể nói là tương đồng với những gì mà các nhà tâm lý xã hội học đã đưa ra từ lâu nay.

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Image
Ảnh minh họa. AFP photo

Đó là những trẻ sống với cha mẹ có kết hôn thì dường như hạnh phúc hơn. Những cặp kết hôn thì thường có kinh tế tốt hơn, có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng. Còn những người nuôi con một mình thì dường như không hài lòng lắm với cuộc sống của mình nếu so với những cặp có kết hôn.

Kinh tế phát triển, tự lập về cuộc sống cũng đang khiến ngày càng nhiều người Mỹ cho rằng yếu tố dẫn đến kết hôn quan trọng nhất là tình yêu, là tìm người ý hợp tâm đầu. Mặc dù vậy con số này cũng có sự khác biệt giữa người da trắng và người da đen. Trong khi phần lớn người da trắng quyết định kết hôn vì yêu thì người da đen lại cân nhắc chuyện tài chính. Số người da đen Mỹ kết hôn trong 50 năm qua đang giảm mạnh. Chỉ có 32% người da đen kết hôn năm 2008, trong khi đó con số này ở người da trắng là 54%. Theo cô Kim Parker, số phụ nữ da đen có con ngoài da thú cũng rất cao.

Nhưng có lẽ điều có thể làm cho các chị em phụ nữ tại Mỹ cảm thấy mình đang ngày càng gần tới bình quyền với đàn ông hơn cả trong báo cáo này đó là thay đổi về quan điểm của người Mỹ trong vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình. Phần lớn người Mỹ cho rằng hình thái gia đình hiện đại nơi người vợ và người chồng cùng đi làm, cùng chia sẻ việc nhà được cho là hình thái gia đình hoàn hảo nhất. Và đây cũng chính là thực tế đang diễn ra tại nhiều gia đình Mỹ.

Điều này khác hẳn với trước kia là người chồng đi làm và người vợ ở nhà lo việc nhà, trông con cái.
 
Theo cô Kim Parker, một phần nguyên nhân dẫn đến thay đổi này trong quan điểm của người Mỹ là do kinh tế: "Chúng ta đã nghe những câu chuyện khoảng 1 hay 2 thập niên về trước, người chồng không biết thay tã cho con. Giờ đã khác. Tôi nghĩ nguyên nhân vì phụ nữ giờ cũng đi làm và do đó gánh nặng gia đình cần được chia sẻ. Có khoảng 60 đến 70% các bà vợ đang đi làm, và vì kết hôn có nhân tố kinh tế nên giờ ngày càng có nhiều bà vợ cũng đi làm, góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình".

Kinh tế Mỹ hiện vẫn còn đang chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính hai năm về trước. Trong khi điều này một mặt khiến ngày càng nhiều các bà vợ Mỹ đi học lên cao để kiếm việc hoặc ra ngoài tìm việc thay vì làm bà nội trợ thì mặt khác cũng đang khiến số kết hôn tại Mỹ giảm sút. Thống kê của Mỹ gần đây cho thấy số cặp không kết hôn đã tăng 13% trong năm nay lên con số 7 triệu 500 người.

Nói thì nói vậy nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không được tiếp tục được nghe điệu nhạc thánh ca quen thuộc, hay nếm những chiếc bánh cưới, và thưởng thức rượu champaign chảy tràn tại các tiệc cưới tại Mỹ. Cô Parker nói rằng người Mỹ sẽ vẫn cưới trong nhiều năm sắp đến nữa. Chỉ có điều sẽ có nhiều cặp sẽ phải thắt lưng buộc bụng trong thời buổi kinh tế khó khăn chung.

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeTue May 27, 2014 3:15 pm


Ly dị - đâu cần những điều to tát


Kỳ 1: Giọt nước làm tràn ly nước


Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) - Tin ông Trịnh Hưng quyết định ly dị vợ không chỉ gây sửng sốt cho tất cả mọi người trong gia đình thân tộc, mà ngay chính cả người vợ sống cùng ông suốt 3 thập kỷ qua cũng không tránh khỏi bàng hoàng.

Lý do?

“Tại sao tôi cứ phải tiếp tục sống trong một cuộc hôn nhân mà tôi không còn tìm thấy hạnh phúc và niềm vui?” Điều mà ông Hưng suy nghĩ, cũng chính là điều trăn trở của bà Phan Khanh, ông Trương Vĩnh trước khi đưa họ đến quyết định dứt khoát ly thân hay ly dị.

Dĩ nhiên, đây cũng là câu trả lời của hầu hết các cuộc chia tay.

Thế nhưng, điều làm nên sự không hạnh phúc, không còn tìm thấy niềm vui ở những cặp đã đi qua một thời say đắm như ông Trịnh Hưng ở Los Angeles, bà Phan Khanh ở Anaheim hay ông Trương Vĩnh ở Huntington Beach, lại bắt nguồn từ những điều tưởng chừng vặt vãnh nhất, bất ngờ nhất và cả ngỡ ngàng nhất.

Chiêm nghiệm câu chuyện của những cuộc hôn nhân đổ vỡ một cách tức tưởi này cũng như nghe cách đánh giá vấn đề từ góc độ của những chuyên viên tâm lý cũng là dịp để mỗi người soi lại chính mình, qua những điều giản dị nhất trong cuộc sống.

Do tính chất tế nhị của đề tài nên tên của những người được phỏng vấn đều được thay đổi.


Tại sao tôi cứ phải tiếp tục sống trong một cuộc hôn nhân mà tôi không còn tìm thấy hạnh phúc và niềm vui? (Hình minh họa: Getty Images)

“Gọi điện thoại cho người nhà sao không hỏi ý vợ trước?”

Lời trách cứ đó của vợ như giọt nước cuối cùng làm tràn cả ly nước mà suốt chục năm qua ông Hưng, cố giữ cho nó đừng đổ.

Rời xa gia đình từ lúc còn rất nhỏ, ông Hưng ví mình chẳng khác gì đứa trẻ bụi đời, mồ côi, thế nên khi lưu lạc nơi đất khách, gặp được người yêu thương và mang lại cho ông đầy đủ cảm giác ấm áp của một mái gia đình, ông Hưng đã không chỉ yêu thương vợ trong tình vợ chồng, mà với ông, vợ còn là người ông hàm ơn.

Trong nghĩa cử đó, ông Hưng đã sống một cách trọn vẹn, chu toàn đầy đủ bổn phận của một người chồng, người cha và người con rể hiếu đạo với gia đình vợ. Không chỉ vậy, ông luôn cố gắng nhường nhịn và chìu theo ý vợ mọi điều.

Thế nhưng, có một điều đau đáu trong ông, đó là, “Vợ chỉ biết tôi mà không hề muốn biết đến gia đình tôi.”

Ông kể trong xót xa, “Có những lần má tôi từ Việt Nam gọi sang tỏ ý muốn nói chuyện với con dâu, nhưng vợ tôi khoát tay ra hiệu cô không có ở đây. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy bảo cô không biết nói chuyện gì. Một lời hỏi thăm má khỏe không, má ăn cơm chưa, hôm nay bên đó mưa nắng thế nào cũng là khó lắm sao?”

Không chỉ vậy, ngày Tết ông Hưng muốn gửi về cho má ông $50, $100 để bà có tiền lì xì cho cháu nội cháu ngoại nhưng vợ ông không đồng ý, bởi “đừng tạo nên một tiền lệ.”

“Cô ấy muốn tôi gọi về chúc Tết thôi và nói tụi tôi không có tiền gửi về. Tôi làm sao mở lời được khi mới rồi vừa khoe mua xe xịn, giờ nói không có đến $100 gửi về cho má nhân ngày Tết như thế.” Ông Hưng chua chát.

Bà con họ hàng của ông, hễ ai làm vợ ông phật ý là bà cấm tiệt mọi người trong gia đình không được liên lạc chuyện trò với người đó mà không cần giải thích lý do.

Dĩ nhiên như đã nói lúc đầu, ông Hưng không muốn làm điều gì trái ý vợ ông. Và vợ ông, từ lúc nào cũng tự cho mình quyền quyết định tất cả.

Tuy nhiên, giọt nước làm tràn ly nước khi ngày Tết vừa rồi ông Hưng “dám” gọi điện thoại chúc Tết một người chú mà vợ ông “không ưa.”

Đến khi nghe vợ trách “tại sao không hỏi ý kiến vợ trước khi gọi điện thoại cho chú” thì ông Hưng đã không thể kìm chế được, thế là một trận cãi vả xảy ra, khởi đầu cho một chuỗi trận cãi vả được tích lũy dồn nén từ bấy lâu bùng lên.

Sau những to tiếng qua lại, giam mình suốt mấy tiếng đồng hồ trong bóng tối của nhà xe, ông Hưng chợt nghĩ tại sao mình lại không sống độc thân khi không còn tìm thấy hạnh phúc trong đời sống vợ chồng, nhất là từ bao năm qua giữa vợ chồng ông đã không còn có những “quan hệ chăn gối” theo lẽ thường tình, và khi các con ông đều đã trưởng thành, không còn cần đến sự chăm sóc của ông nữa?

Nghĩ là vậy nhưng ông Hưng vẫn quay vào với ý muốn làm hòa với vợ.

“Tôi vừa ngồi xuống mép giường chưa kịp mở miệng nói với vợ một lời phải trái thì cổ đã ngồi bật dậy và trừng mắt nhìn tôi nói rằng cổ là như vậy chịu được thì chịu, không thì thôi. Tôi cảm thấy tê tái và chết điếng trong người. Cả một sự chán chường sụp đổ trong tôi.” Ông Hưng kể trong nỗi ê chề.

“Tôi ngồi im lặng thật lâu và cuối cùng tôi nói, ‘Em à, mình biết nhau đã hơn 30 năm, mình lấy nhau cũng 30 năm và có với nhau 2 mặt con. Trong suốt 30 năm đó, anh đã làm bổn phận của một người chồng, người cha, người con rể trong gia đình em một cách tốt nhất. Với chừng ấy điều anh đã làm mà vẫn còn làm cho em thất vọng thì anh xin lỗi’”

Nói xong câu đó, “thấy như mình đã chết hết cõi lòng”, ông Hưng đứng dậy bỏ đi, suy nghĩ nhiều hơn về hai chữ “ly hôn” khi những điều không như ý trong cuộc sống vợ chồng ông từ 30 năm qua như một cuốn phim từ từ diễn ra trước mắt.

Khi có thể, tại sao không sống cuộc đời cho chính mình?


"Đời sống thực tế quá khác với thời yêu nhau lãng mạn, trách nhiệm của một gia đình khác lắm với đời sống độc thân." (Hình minh họa: Getty Images)

Đó là tâm trạng của bà Phan Khanh, người lập gia đình vào năm 34 tuổi.

Bà Khanh tự đặt ra câu hỏi đó ngay khi vừa tìm được công việc làm ổn định sau 13 năm lập gia đình và sau 10 năm đến Mỹ.

Bà Khanh cho biết cưới nhau không lâu, bà đã lờ mờ nhìn thấy một cuộc hôn nhân không như ý.

“Có thể do đời sống thực tế quá khác với thời yêu nhau lãng mạn, trách nhiệm của một gia đình khác lắm với đời sống độc thân. Cũng có thể do tôi sống đời sống tự lập quen rồi nên khi bước vào đời sống gia đình tôi cảm thấy bị shock, làm gì nghĩ gì cũng phải thật thật trọng, kỹ càng.” Người phụ nữ này nhận xét.

Không chỉ vậy, bà Khanh còn nhận ra một điều “Tôi phải là người chịu trách nhiệm cho mọi chuyện, dù rằng điều đó đã được cả hai vợ chồng cùng bàn để thực hiện, nhưng nếu không thành thì anh lại đổ lỗi cho tôi.”

Nỗi chán ngán càng chồng chất khi bà Khanh nhìn lại, “Ngày chưa cưới đi đâu cũng có cặp có đôi. Khi sanh con rồi, anh mặc nhiên bảo tôi phải ở nhà trông con, anh đi một mình. Tôi cảm thấy sự mất tự do mỗi lúc một nhiều hơn!”

Tuy nhiên, chồng bà Khanh lại cho rằng “Đó là chuyện bình thường.”

Ba năm sau khi lập gia đình và sanh con, bà Khanh sang Mỹ định cư.

Dù không hợp nhau từ lúc còn ở Việt Nam nhưng “đời sống ở Mỹ khó khăn trong bước đầu” nên theo bà Khanh việc cố gắng cùng nhau xây dựng gia đình dễ hơn là tách ra.

“Tôi cũng cố gắng xây dựng một gia đình, cũng đi làm đi chợ nấu ăn, chăm sóc chồng con. Không có sự cãi vả, ít gây gỗ, mọi thứ cứ lướt qua, mình không để ý tới.” Bà Khanh nhớ lại.

Thế nhưng, khi đời sống dễ dàng hơn, tìm được một công việc khá ổn định cũng là lúc bà Khanh nhận ra “Đời sống mình không có bao lâu thì tại sao mình lại cứ phải chấp nhận một cuộc đời như thế này? tại sao mình không sống cuộc đời cho chính mình?”

Suy nghĩ đó thôi thúc bà mỗi lúc một nhiều hơn, đặc biệt khi đứa con gái cũng đồng ý ra đi cùng mẹ.

Sau gần nửa năm suy nghĩ, một ngày từ sở làm trở về, bà Khanh báo với chồng việc muốn ly thân. Không một lời to tiếng.

“Đàn ông Việt Nam cái tôi lớn lắm. Một khi người phụ nữ nói ra đi là họ sẽ để cho đi, không có sự níu kéo đâu.” Bà Khanh nói.

Vợ đòi ly dị khi bị chồng nhắc nhở không được xâm phạm sự riêng tư


Ông Trương Vĩnh, ngoài 60 tuổi ngập ngừng trước khi bắt đầu câu chuyện, “Tôi không phải là người quyết định ly hôn mà là bà xã tôi.”

Theo ông Vĩnh, lý do xuất phát từ chuyện, “Một lần cổ lén vào computer tôi rồi lôi ra những thư từ email đã có từ trước khi tôi quen với cổ, cổ in những email đó ra rồi để trên computer.”

“Điều đó khiến tôi bực mình và cấm cổ không được làm như vậy nữa nếu không tôi sẽ phải ly dị. Mỗi người có mỗi tính, tôi không thích sục xạo vào đời tư người khác. Ngược lại, tôi cũng không muốn người khác xâm phạm vào sự riêng tư của tôi, nhất là khi đó đã là chuyện của quá khứ, trước khi tôi quen và cưới cổ.” Ông Vĩnh nói một cách bực bội.

Ông Vĩnh cho biết ông và vợ ông “đều là những người đã trải qua một cuộc hôn nhân gãy đổ, rồi chắp nối với nhau.”

Trước lời nhắc nhở của chồng, người vợ này đã “nổi giận, ra văn phòng luật sư làm giấy tờ ly dị.”

Một cách từ tốn, ông Vĩnh kể, “Sang Mỹ thời gian đầu vợ chưa quen, tôi làm tất cả mọi việc, từ thay ra giường, đổ rác, giặt giũ, rửa chén, lau nhà. Trong những năm vợ đi học đại học, tôi vừa đi làm vừa canh giờ vợ về để mua những thức ăn mà cổ thích về nấu cho cổ ăn. Tôi làm như vậy trong suốt 5 năm cho tới khi cổ thi đỗ, ra trường.”

Ra trường, vợ ông ở nhà do không có việc làm. “Thế nhưng cổ không hề có suy nghĩ làm ngược lại, chăm sóc tôi như tôi đã chăm sóc cổ. Sống trong nhà 8, 9 năm mà chưa bao giờ cổ có sự quan tâm đến tôi. Tôi chưa bao giờ thấy cổ đi chợ mua một món đồ gì về cho tôi ăn hay nấu cho tôi ăn, cổ không hề biết tôi ăn gì, thích gì.”

Cũng theo lời ông Vĩnh thì vợ ông là một người khá bừa bãi và không chịu làm việc nhà.

Người chồng này không ngại khi kể về vợ, “Ở Mỹ này, sau giờ làm việc về nhà tôi cũng làm việc nhà, chén cũng rửa, restroom cũng chùi, nhà cửa cũng lau và mỗi tháng chỉ cần mướn người phụ dọn dẹp thêm một ngày thôi. Nhưng sau đó phải mướn người phụ mỗi tuần vì vợ không thể nào ngăn nắp được, chỉ dọn dẹp vài tiếng sau là đâu lại bừa bộn đó.”

“Tôi hỏi trong 9 năm cổ đi đổ rác được mấy lần, cổ nói chưa đến 5 lần. Tôi hỏi tiếp vậy những lần khác ai đổ rác cho cổ mỗi khi thùng rác cổ thúi lên, kiến bu đầy lại? Ngay cả chuyện nhỏ nhặt như đi toilet khi giựt nước phải đứng chờ coi có sạch chưa, nếu chưa thì phải giựt thêm lần nữa mà cổ cũng không làm được. Nói hoài, góp ý hoài mệt quá.” Ông Vĩnh than thở.

Cẩu thả, lười nhác việc nhà, nhưng “những gì liên quan đến cá nhân cổ thì cổ làm rất tươm tất, như khi ra đường thì cổ ăn mặc rất đẹp. Còn lại, cổ không biết cách tổ chức một gia đình.” Người chồng được cho là kỹ tính nhận xét.

Dù cho rằng “muốn việc gì ra việc đó, không thể từ việc như vậy rồi đi đến vấn đề ly dị” nhưng sau 4 tháng luôn bị vợ thúc hối ký đơn và mệt mỏi nhận ra những điều không thể thay đổi từ vợ, ông Vĩnh ký giấy ly hôn.

Kỳ 2: Chuyện chăn gối và ly hôn dưới góc nhìn của nhà tâm lý học


Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) - Không ai giống ai trong nguyên nhân đưa đến sự tan vỡ trong hôn nhân, dù rằng đâu đó cũng có những mẫu số chung, nhưng đời sống của mỗi cặp gia đình là một thế giới rất riêng và hoàn toàn khác biệt.

Tìm hiểu thêm những khía cạnh đưa đến sự ly hôn của ông Trương Vĩnh, bà Phan Khanh hay ông Trịnh Hưng, cùng sự phân tích một số yếu tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó hay chia tay trong hôn nhân của Tiến Sĩ Tâm Lý học Suzie Matsuda, giám đốc khoa Behavioral Health, thuộc Sở Y Tế Los Angeles, sẽ là dịp để mỗi người soi lại chính mình, qua những điều tưởng chừng như giản dị nhất trong cuộc sống.

Do tính chất tế nhị của đề tài nên tên của những người được phỏng vấn đều được thay đổi.


Để ly hôn, cần có "trong đẩy ngoài kéo". (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Để ly hôn, cần có “trong đẩy ngoài kéo”


Dường như không ai một sớm một chiều bỗng thanh thản, nhẹ nhàng nói với người bạn đời của mình rằng: “Tôi muốn ly dị.”

Lời đề nghị ly dị khó nói gấp nghìn lần lời tỏ tình của buổi yêu nhau và khó hơn vạn lần lời cầu hôn nhau.

“Khoảng 3 tháng để suy nghĩ và cân nhắc đủ chuyện” là thời gian mà ông Trịnh Hưng, ngoài 55 tuổi, hiện làm lập trình viên cho một công ty điện toán ở Los Angeles dành để nghĩ về chuyện ly hôn.

Với bà Phan Khanh, cũng ở độ tuổi ngoài 50, đang làm công việc kế toán ở Anaheim, thì “khi ý nghĩ về chuyện ly thân bùng lên, tôi mất khoảng nửa năm để đi đến quyết định dứt khoát phải dọn ra riêng.”

Trong khi đó, ông Trương Vĩnh, người sắp bước sang tuổi 60 ở Huntington Beach, chần chừ khoảng 4 tháng trước khi mệt mỏi đặt bút ký vào đơn ly dị của vợ.

Dù rằng mỗi người chỉ mất vài tháng cho một quyết định thuộc loại quan trọng hàng đầu trong cuộc đời nhưng 3 tháng, 4 tháng hay 6 tháng đó thực ra chỉ là thời gian họ dành để nhìn lại toàn bộ những gì bị dồn nén trong suốt cuộc hôn nhân kéo dài 30 năm, 13 năm hay 9 năm của mình.

Tiến sĩ Tâm lý Suzie Matsuda cho rằng ngoài các yếu tố ràng buộc trong vấn đề nên hay không nên ly hôn như vấn đề con cái, tôn giáo, văn hóa, còn có một yếu tố người ta ít nhắc đến đó là “con người sợ sự thay đổi.”


Tiến Sĩ Tâm Lý Suzie Matsuda, giám đốc khoa Behavioral Health, thuộc Sở Y Tế Los Angeles. (Hình: Đông Xuyến cung cấp)

“Con người khi sống lâu với những gì quen thuộc với mình thì mặc dù có những khó khăn, đau khổ nhưng sự quen thuộc đó nhiều khi khó bỏ lắm. Con người ta sợ thay đổi vì không ai biết sự thay đổi sẽ ra sao, ảnh hưởng đến con mình, cuộc sống mình như thế nào. Thành ra nhiều khi cái cũ có rách rưới, không được như ý, nhưng nó vẫn là quen thuộc.” Tiến sĩ Suzie nói.

Bên cạnh đó, để có thể ly hôn, còn phải có thêm yếu tố “trong đẩy ngoài kéo.”

Bà Suzie phân tích, “Yếu tố đẩy nằm bên trong quan hệ vợ chồng. Phải đến một điểm đủ mạnh, họ không thể chịu đựng được nữa thì mới bức ra được. Đồng thời, bên ngoài phải có sự kéo. Kéo có thể là sự hỗ trợ của gia đình, người thân, ‘người thứ ba’, nghề nghiệp hay thậm chí đó là sự thay đổi nhân sinh quan. Nếu trong đẩy mạnh mà ngoài kéo không đủ, người ta chưa thấy an toàn để rời khỏi những gì quen thuộc thì họ vẫn ở lại. Ngược lại, nhiều khi kéo rất mạnh nhưng yếu tố đẩy lại không đủ để họ bước ra.”

Nhìn lại câu chuyện của ông Trương Vĩnh, ông không muốn nghĩ đến chuyện ly dị vì “Tôi nghĩ khi mình có duyên nợ nần gì với người khác thì mình phải chấp nhận. Mỗi ngày một ít mình cố gắng làm cho họ thay đổi, đến một tuổi nào đó họ sẽ nhận ra để thay đổi.”

“Ngày ở Việt Nam, cổ cũng biết nấu ăn, dọn dẹp. Vi tính thì biết mở email, đọc email. Sang đây, sự thay đổi của cổ là không nấu ăn, không dọn dẹp. Giờ cổ có thể biết mở một lúc cả chục email với tùm lum password và cả ngày ngồi đó chat chit. Đến chiều tối thì đi đến 11, 12 giờ đêm mới về, nghe người ta nói thấy cổ đi nhảy đầm với người này người kia, rồi đi hội đoàn này hội đoàn nọ.” Ông Vĩnh cứ từ từ kể.

Rõ ràng vợ ông có thay đổi, nhưng lại là sự thay đổi không theo chiều hướng xây dựng gia đình như ông mong muốn!

Những cám dỗ bên ngoài đủ sức kéo vợ ông nghiêng về phía đó, đồng thời những điều riêng tư của ông mà bà “khám phá” được, cùng lời “nhắc nhở nghiêm khắc” của ông được xem là đủ mạnh để đẩy bà đến chỗ đâm đơn ly hôn.

Với trường hợp của bà Phan Khanh, dù không hài lòng với cuộc hôn nhân, nhưng bà chưa đủ can đảm để làm một cuộc thay đổi trong những năm đầu đến Mỹ, vì bà đã không nhìn thấy một điều gì sáng sủa hơn nếu ra đi lúc ấy.

Tuy nhiên, khi có công việc làm ổn định thì cũng là lúc bà Khanh “nhận ra rằng đời sống mình không có bao lâu thì tại sao lại phải chấp nhận một cuộc đời tẻ nhạt như thế này? tại sao mình không sống cuộc đời cho chính mình?”

Sự thay đổi trong nhân sinh quan này cùng với sự đồng lòng muốn ra đi của đứa con đủ mạnh để kéo bà Khanh bước ra.

Bà Suzie đúc kết, “Để đi đến một sự thay đổi thì trước hết họ phải nhìn thấy cần có sự thay đổi không. Khi thấy cần rồi thì họ có sự chuẩn bị. Sau khi chuẩn bị rồi thì họ mới hành động. Hành động rồi thì phải làm sao giữ được nguyên trạng sự thay đổi, bởi có nhiều người sau khi thay đổi rồi lại trở về chỗ cũ.”

Suy nghĩ của bà Khanh khi ly hôn là một minh chứng cho điều Tiến Sĩ Suzie nói.

“Tôi biết rằng dù cuộc hôn nhân của mình không như ý nhưng ông xã tôi vẫn giúp đỡ tôi nhiều lắm chứ. Thế nên khi quyết định ra đi thì tôi cũng phải chuẩn bị tinh thần mình chỉ còn một thân một mình, phải tự cáng đáng hết tất cả, nên phải thật vững vàng thì mới ra đi.” Bà Khanh nhớ lại.

Chuyện chăn gối quan trọng đến mức nào trong đời sống vợ chồng?

Một trong những nguyên nhân sâu xa đủ mạnh để đẩy ông Trịnh Hưng quyết định ly hôn là “từ hơn 10 năm qua, vợ chồng tôi như hai người cùng phái sống trong cùng một nhà, ngủ riêng và không hề có chuyện chăn gối thân mật.”

Nếu điều này được xem là một nỗi tổn thương cứ âm ỉ trong ông Hưng thì ngược lại, vợ ông cho rằng “chuyện đó không quan trọng.”

Trong khi đó, bà Khanh lại phải theo lời của chồng là “có con rồi thì mẹ phải ngủ với con.”

“Tôi có ngạc nhiên nhưng tôi không phản đối.” Bà Khanh nói. Thế nhưng, dù ngủ riêng nhưng chuyện “quan hệ vợ chồng” của bà Khanh “vẫn bình thường theo nhu cầu đòi hỏi của bản năng.” Chỉ có điều “sự ái ân đó hoàn toàn vì bổn phận chứ không có cảm giác của một tình yêu.”

Với ông Trương Vĩnh thì “quan hệ vợ chồng cũng bình thường, nhưng mà có lẽ ở cả hai bên đều thấy không thoải mái.”

“Có lúc tôi cũng muốn ngồi xuống để nói về vấn đề ‘đông lạnh’ giữa hai vợ chồng. Nhưng mà nói ra để làm gì!” Ông Vĩnh thở dài.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Tâm lý Suzie cho rằng:

“Điều này tùy thuộc vào thế hệ mình sanh ra và lớn lên. Có người được giáo dục theo cách không có cái nhìn lành mạnh về vấn đề gần gũi nam nữ thì sẽ đưa đến thành kiến trong vấn đề có cho phép mình có được sung mãn trong vấn đề gần gũi hay không. Trong khi đó, có thế hệ lại nhìn vấn đề này rất con người.”

Cô giải thích thêm, “Oxytocin là chất đưa con người đến sự dịu vợi và cảm thấy có sự gắn bó giữa con người với con người. Chất này được tiết ra khi người mẹ cho con bú khiến mẹ con có sự gần gũi mật thiết, tạo sự liên kết với nhau. Bên cạnh đó, khi hai người yêu nhau gần gũi chăn gối và đạt đến đỉnh điểm thì chất oxytocin tiết ra nhiều nhất. Vì thế, khi vợ chồng không có chuyện gần gũi thân mật với nhau thì sự gắn bó cũng không có.”

Oxytocin còn được gọi một cách “bình dân” là hormone tình yêu.

Cũng theo Tiến sĩ Tâm lý Suzie Matsuda, vấn đề gần gũi vợ chồng (intimacy) sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong đời sống, giúp cho người bạn đời, bạn tình, hay những người yêu nhau cảm thấy gắn bó hơn, và “khi người ta gần được với nhau thì người ta sẽ sống thật với nhau hơn, người ta dễ mở lòng và cởi mở với nhau hơn.”

“Dĩ nhiên cũng có những cặp vợ chồng thực hiện chuyện chăn gối một cách máy móc, như một bổn phận. Nhiều người Việt Nam mình cũng cho đây là một bổn phận hơn là thừa nhận đó là một nhu cầu trong đời sống vợ chồng.”

Tuy nhiên, có những cặp sống chung với nhau, nhưng giữa họ không có “intimacy” sự thân mật vợ chồng. Họ có sự tử tế, hỗ trợ nhau như những người đồng hành, nhưng không có sự hấp dẫn nhau nữa vì những yếu tố về tâm lý mà họ từng tổn thương nhau hay từng bị những chấn thương về tinh thần giữa họ với nhau. Khi họ cảm thấy vẫn chấp nhận sống được với nhau như vậy hơn là đi tìm một sự thay đổi thì họ vẫn tiếp tục.

Đây là vấn đề khác biệt về nhân sinh quan, là sự khác biệt về văn hóa. Thành ra quan hệ tình dục là chuyện dễ mà lại khó. "Nó là một nghệ thuật để người ta có thể nói với nhau những điều rất riêng tư và những nhu cầu của nhau trong vấn đề riêng tư chăn gối đó. Những điều đó có thể giúp người ta gần gũi nhau hơn trong đời sống."

"Tuy nhiên cũng có những người rất vô tình trong vấn đề này, vô tình chứ không phải cố ý, nhưng sự vô tình đó đã làm mất đi ý nghĩa, mất đi sự cảm nhận yêu thương quý trọng lẫn nhau, mất đi cả cái sự hứng khởi về chuyện này nữa." Bà Suzie lý giải.


Ly dị. (Tranh: họa sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt)

"Chấn thương" sau khi ly hôn


Theo nghiên cứu, ly dị là một trong những vấn đề gây xáo trộn rất lớn trong đời sống con người, là nguồn căng thẳng thuộc loại cao nhất, chỉ đứng sau việc người thân qua đời.

Mặc dù trả lời ngay lập tức là “Rất thanh thản” khi được hỏi “Sau khi nói được lời ly dị và dọn đi, ông thấy đời sống tinh thần của mình như thế nào?” nhưng ông Trịnh Hưng cũng không giấu một sự thật, “Lần đầu tiên trở lại ngôi nhà cũ khi không có vợ ở nhà, tôi ngồi khóc suốt 2 tiếng. Gần 30 năm gắn bó, dĩ nhiên phải có những sự ray rứt, trăn trở nhưng tôi nghĩ dầu sao như vậy cũng tốt hơn cho mọi người.”

Tiến sĩ Tâm lý Suzie Matsuda khẳng định: “Hầu hết đều shock sau khi ly dị. Hiếm ai nói rằng mình không bị shock, mặc dù họ có thể đã làm đủ mọi thứ để chấm dứt nhưng khi mà chấm dứt rồi thì họ vẫn bị trải qua sự tiếc thương.”

“Có thể không phải là sự tiếc thương cho người kia mà là tiếc thương cho cuộc đời trong quá khứ của mình, với những hy vọng mình từng đặt ra, để ngày hôm nay không còn nữa. Ngay cả những yếu tố quen thuộc mình từng điều kiện hóa nay cũng đã bị mất mát rất nhiều. Có người chuẩn bị nhiều năm để ly dị nhưng đến giai đoạn cuối cùng vẫn là một sự tổn thương, không thể nào lành lặn mà bước ra được hết.”

Vậy liệu có ai thật sự hạnh phúc sau khi đi ra không?

“Có hạnh phúc hay không cần dựa vào 3 yếu tố, đó là cách mình đi ra như thế nào, sự thay đổi cuộc sống sau khi mình ly dị ra sao và nếu có một quan hệ mới thì quan hệ đó thế nào. Nó không thể có công thức tính chung cho tất cả mọi người.” Tiến sĩ Suzie Matsuda cho biết.

Dù hồ sơ ly dị đã xong, ông Trương Vĩnh vẫn để cho người vợ ở lại trong căn nhà của ông, vẫn chu cấp tiền cho bà theo thỏa thuận.

“Cô ấy chưa đủ điều kiện để ra ở riêng thì tôi cũng không nỡ ép. Chúng tôi không gây gỗ lớn tiếng với nhau, nhưng cũng không nói chuyện nhiều với nhau.” Ông Vĩnh cho biết tình trạng của ông sau 6 tháng ly hôn.

Với bà Phan Khanh, nhìn cuộc sống của mình sau 13 năm ly hôn và 5 năm ly dị, bà cho rằng “Hiện nay tôi thấy mình đang sống trong thiên đường.”

Cả bà Khanh lẫn chồng cũ của bà đều sống một mình. Họ xem nhau như những người bạn, khi cần vẫn có thể nhờ vả và giúp đỡ nhau. Thỉnh thoảng họ vẫn đi ăn chung, như những người bạn quen biết.

“Để đi được những bước như tôi đã đi thì cần phải có sự mạnh mẽ. Phải khẳng định tư tưởng của mình, vì con người thường hay nuối tiếc. Cho nên cần phải suy nghĩ thật kỹ, đã quyết định rồi thì đừng ân hận, hối tiếc quá khứ. Mình cũng có một thời hạnh phúc nhưng mình cũng không hối tiếc về chuyện chia tay.” Người phụ nữ kết thúc câu chuyện bằng nụ cười mãn nguyện.

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeFri May 30, 2014 10:00 pm


Làm sao để chia tay mà không gây thù hận?



Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcQ28zOzZ4kJSzGFWys9u8XnCx3ZUCD5YhKSwcb6rtnlHUL0gZ1l


Nói lời chia tay đôi khi là cả một vấn đề nhạy cảm.

Chọn địa điểm thích hợp


Một lời chia tay chớp nhoáng, một cái tin nhắn, một cuộc điện thoại. Hay một câu nói vội vàng trước cơ quan đều không phải là một cách thức phù hợp để chia tay trong êm đẹp.

Hãy chọn một địa điểm thích hợp, yên tĩnh và có không gian thoải mái để đối phương có thể cảm thấy được tôn trọng đủ và dễ dàng tiếp nhận tin sét đánh mà các nàng sắp sửa nói ra. Đôi khi con gái hay ngại giáp mặt để nói chia tay vì sợ yếu mềm, sợ không thể cất lời.

Những nơi chốn xô bồ, ồn ào quá đều không thích hợp.

Chuẩn bị kỹ các tình huống


Rất khó có thể đoán được phản ứng các chàng khi nghe lời chia tay. Có người sẽ im lặng từ đầu đến cuối, có người sẽ gào khóc, có người sẽ rên rỉ van nài quay lại, có người sẽ bình tĩnh đòi phân tích trắng đen rõ ràng, có chàng sẽ đập bàn, nổi điên, và có chàng lẳng lặng tìm cách trả thù…

Nói chung, để không rơi vào tình huống lúng túng, ngượng ngập hoặc những hành động, lời nói quá dở hơi trong giây phút quan trọng ấy, các nàng phải hiểu rõ bản tính của người mình yêu trước đây mà có động thái phù hợp.

Tránh trường hợp ứng xử quá phũ phàng đổ thêm dầu vào lửa khiến chàng trai tức giận, dẫn đến thù hận và những hành động bột phát như giết người yêu rồi tự tử, tự làm đau bản thân mình, cưỡng bức cô gái…


Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcSMHF5VXOq3jPKjdy80R444ixm8jAuYv68avpCAwJT4lcdqTs45rA

Thái độ dứt khoát

Nhiều cô nàng ngại nói lời chia tay nên có những thái độ không rõ ràng như:

- Mình tạm xa nhau một thời gian anh nhé!
- Vì sao? (Mặt nghiêm trọng)
- À… ừ
- Em hết yêu Anh phải không?
- À… Không… mà vì…
- Vì sao hả? (Đôi mắt như ăn tươi nuốt sống)
-(Sợ hãi) Ừ thì tại em cần một không gian riêng…

Hoặc kịch bản có thể là chàng trai năn nỉ ỉ ôi và cô gái yếu lòng không dám đưa ra lí do thật.

Thật ra trong lòng cô nàng biết rõ là mình đã hết yêu nhưng vẫn không dám nói thẳng sợ chàng trai đau. Nhưng chính thái độ mập mờ, tạo hy vọng, khiến chàng trai trông chờ một ngày em sẽ quay về này mới chính là liều thuốc độc. Sau này khi cô nàng yêu một người khác thì sẽ bị khép tội là “bắt cái hai tay”, “phản bội”…

Không lấy lí do gây tranh cãi


Khi tiếp nhận lời chia tay, có vài chàng trai thường không bình tĩnh và sẽ dùng mọi lí lẽ để khiến các nàng quay đầu là bờ. Chính vì vậy, chắc chắn các chàng sẽ luôn hỏi “Vì sao?”. Nếu cô gái sơ sẩy lấy những lí do quá ngớ ngẩn, chung chung hoặc không rõ ràng sẽ dễ dàng bị các chàng vặn lại.

Hoặc nếu lấy lí do quá nhạy cảm sẽ khiến các chàng tức giận mà làm ầm ĩ như “Em nghĩ mình không hợp nhau”, “Em nghĩ anh không còn giống như em tưởng tượng lúc mới gặp nhau”, “Em muốn nhường anh cho người khác mang lại nhiều hạnh phúc hơn cho anh” blabla… hoặc tệ nhất là lí do “Em đã yêu một người khác!”.

Nói chung, đơn giản chia tay vì hết yêu. “Lúc trước em yêu anh nhiều lắm. Nhưng giờ tình cảm đã cạn thì cho nhau lối đi riêng. Không phải vì anh có lỗi hay em thích người khác. Mà chỉ là không còn cảm giác yêu thôi.”


Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcQNcgREekEwcYk9K7XPJ15qL5GcSqBdSAx7K7IzZYKMwTcJkSwFGg

Lịch sự và đối mặt trực tiếp

Và cuối cùng, nếu cô nàng vẫn muốn cái kết có hậu cho cuộc chia tay thì phải tỏ thái độ lịch sự và nhã nhặn. Không ai mang tin dữ đến cho người khác với một thái độ cộc cằn, khó chịu và xấu xí cả.

Vẫn có nhiều cô nàng nói lời chia tay mà như tát vào mặt người khác “Em chia tay vì em không thích anh chút nào cả. Bây giờ anh nhạt nhách, nông cạn và chán lắm!”, hoặc “Em chia tay vì anh không còn giống như ngày xưa chứ không phải do em hết yêu” và họ đổ tội đối phương là nguồn gốc của mọi lí do chia tay. Điều này thật hèn hạ.

Dĩ nhiên, tuy khó thật nhưng một cái hẹn gặp trực tiếp vẫn luôn cần thiết và tỏ ra tôn trọng hơn ngàn lần việc nhắn tin, gửi Email, gửi thư hay chat chit này kia.

(BMCS)


Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeFri Jun 06, 2014 8:19 pm



Những bài học “quý hơn vàng” từ đổ vỡ tình yêu


Vừa trải qua một mối tình tan vỡ, bạn đau đớn với vết thương nhức nhối chưa lành. Nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ học được rất nhiều từ chính sự tan vỡ đó

Không gì là mãi mãi, kể cả tình yêu 


Nếu trước đây, bạn là cô nàng mơ mộng, luôn để tâm hồn bay bổng tận mây xanh với những ảo tưởng xa vời, thì thất bại trong tình yêu giúp bạn tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật. Rằng, không có tình yêu vĩnh cửu , chỉ có những khoảnh khắc vĩnh cửu mà thôi. Có thể ở thời điểm nào đó, người ấy và bạn yêu nhau say đắm, tưởng chừng chẳng thể rời xa… nhưng không có gì đảm bảo, tình cảm đó bền lâu vĩnh viễn.

Nếu sau một thời gian, bạn hoặc anh ta thay đổi, trái tim không hướng về nhau nữa, cũng là điều hoàn toàn bình thường. Cảm xúc của con người không hề bất biến và chịu tác động rất nhiều từ hoàn cảnh. Chẳng có gì ràng buộc được con tim nên đừng tin chắc ai đó mãi chẳng đổi thay. Hãy tin là mình được yêu trong phút giây này, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn được yêu mãi mãi. Nếu chịu chừa chỗ cho sự đổi thay, bạn sẽ tránh được không ít tổn thương sâu sắc.

Cái gì cần níu giữ, cái gì nên buông bỏ

Đứng trước quyết định về số phận của một cuộc tình quả là nhiều đau đớn, nhất là khi bạn vẫn còn yêu. Tuy nhiên, trong thời gian suy nghĩ, cân nhắc xem nên tiếp tục hay dừng lại, bạn sẽ nhận ra điều gì là quan trọng với bản thân mình.

Có những cô gái vì tình yêu quá lớn nên tìm mọi cách níu kéo, song cũng có những người quyết tâm buông tay. Thực ra, dừng lại hay tiếp tục hoàn toàn do suy nghĩ và cách lựa chọn của bạn. Bạn coi điều gì nên trân trọng, gìn giữ, điều gì đáng rời xa… thì sẽ đi đến những quyết định phù hợp.

Học cách tha thứ

Chia tay tình yêu, ai cũng đau khổ cả. Bạn mất một thời gian khá dài đắm chìm trong kỷ niệm, nhung nhớ và xót xa. Nhưng tan vỡ đó cũng sẽ giúp bạn học cách quên một người. Bạn nhận ra rằng, liều thuốc hữu hiệu nhất để có thể quên đi, chính là sự tha thứ. Tha thứ cho người khiến bạn tổn thương, tha thứ cho chính bản thân mình, chỉ có vậy bạn mới thực sự thanh thản, sẵn sàng bắt đầu cuộc sống mới, không mảy may vướng bận tới quá khứ.

Mạnh mẽ, trưởng thành hơn

Bất kỳ cô gái nào đi qua một tình yêu không thành đều mạnh mẽ, trưởng thành hơn. Nỗi khổ đau lấy đi của bạn bao nước mắt, song lại là động lực để bạn đứng dậy, lau nước mắt và bước tiếp. Bản lĩnh này giúp bạn có thêm sức mạnh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không chỉ trong tình yêu mà còn trong nhiều vấn đề khác của cuộc sống. Đồng thời, bạn cũng biết cách tự điều chỉnh bản thân, chín chắn hơn khi bước vào những mối quan hệ tình cảm sau này.

Niềm tin

Tình yêu bỏ ra đi, có thể bạn ngay lập tức thu mình lại như “chim sợ cành cong”, nhưng cùng với thời gian, khi vết thương liền sẹo, bạn nhận ra rằng… cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Cuộc sống vẫn rất tuyệt vời và ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Cứ sống đầy nhiệt huyết, cứ can đảm yêu bằng cả trái tim, cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại tương xứng.

Hơn nữa, một lần đi qua đổ vỡ, đời lại dạy ta thêm một bài học: Tình cảm là điều đáng trân quý nên hãy yêu nhau khi còn có thể, hãy yêu thật lòng đừng toan tính thiệt hơn.

Và bạn biết không, trái tim đẹp nhất là trái tim có nhiều vết xướt – những vết sẹo của yêu thương. Chẳng ai có thể kiếm tìm được hạnh phúc tròn đầy mà chưa từng một lần trải qua đổ vỡ. Khẽ mỉm cười nhìn lại ngày hôm qua, những điều đẹp đẽ đang đợi bạn ở cuối con đường!

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcTxtEvsAcm2Cy2DgGVvkXf7sTm31l6dGruKMjwt6I6dNlnJmMvawA

Và sau khi chia tay, bạn sẽ hiểu rằng:

-  Bạn sẽ đau trong một thời gian, nhưng không nỗi đau nào có khả năng khiến bạn “đau cả đời” như bạn nghĩ. Thời gian chính là liều thuốc hữu hiệu nhất cho mọi chuyện buồn.
- Bạn còn gia đình, còn bạn bè, còn học hành công việc. Sẽ không ai để bạn một mình, bằng cách này hay cách khác, thì bạn cũng sẽ được yêu thương.
-  Bạn là tuyệt vời. Và chia tay vì hai người không phù hợp, chứ không phải bạn là người xấu xa hay tệ hại gì. Cánh cửa này đóng là để cho cánh cửa khác mở ra.
- Và một ngày, người thật sự dành cho bạn sẽ đến. Lúc đó hãy giữ tình yêu lại bằng cả trái tim nhé!


Ai cũng có một nửa của mình ở đâu đó, nên chia tay không phải là đóng cửa trái tim mình lại! 

(ST)
Về Đầu Trang Go down
hatrang
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeTue Jul 08, 2014 4:30 pm


Làm thế nào để cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn sau khi chia tay?


Cú Đêm – Sau một cuộc chia tay, bạn đang độc thân và bạn cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ? Hãy khoan chán nản, bạn có rất nhiều thứ phải làm đấy!
 

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu 20140429-1228-18-dau-hieu-ban-la-mot-nguoi-dau-kho-1

1. Hãy độc thân trong 3 tháng
Đây là con số mà những ai từng trải qua một cuộc thất tình được khuyên. Ít nhất là 3 tháng bạn mới có thể quên đi được người cũ và tìm lại sự tin tưởng cho mối tình tiếp theo. Đừng nghĩ bản thân có thể yêu cuồng sống vội, bạn cần thời gian để phục hồi, để trân trọng khoảng thời gian một mình. Đây là thời điểm tốt để bạn đi du lịch, học hỏi và làm những thứ bản thân thích nhưng chưa có cơ hội tham gia. Biết đâu bạn sẽ tìm được người tiếp theo khi đang “bay nhảy” thế này thì sao?

2. Đi chơi xa với bạn thân
Bạn có nhớ rằng mình đã bỏ bê nó thế nào trong suốt quãng thời gian yêu đương cặp kè không? Hãy gọi điện và nhanh chóng thu xếp cho một buổi đi chơi xa hâm nóng lại tình bạn nào. Vừa được vui chơi, vừa được ở cạnh một người hiểu mình hết mực, chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống vui vẻ lại ngay.
 

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu 20140429-1230-19-dieu-khong-phai-co-gai-nao-cung-biet-4

3. Hãy tiếp xúc nhiều với một cặp đôi
Dĩ nhiên là không phải để bạn cảm thấy tủi thân hay làm “kì đà” đâu. Hãy đi theo và quan sát họ, bạn sẽ lấy lại được niềm tin trong tình cảm. Tiếp xúc với một cặp đôi hạnh phúc sẽ khiến bạn muốn được tiếp tục yêu thương và kiếm tìm một người thích hợp một cách nghiêm túc hơn chứ không chỉ đơn giản là lấp chỗ trống tạm bợ.

4. Học cách “kén chọn”
Bạn sẽ nghĩ đây là một việc làm sai lầm, kén chọn thì làm sao tìm được người yêu? Nhưng sự thật cho thấy, khi bạn bước ra một mối quan hệ, bạn trở nên vô cùng dễ dãi cho mối quan hệ tiếp theo- vì bạn không quen cảm giác một mình. Hãy biết nói không đúng lúc, đừng cố “gồng” nếu đó không phải là người bạn thích. Hãy biết rút kinh nghiệm từ tình yêu vừa đổ vỡ, bạn không muốn lại thế chứ?
 

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcTmVtV-NI8ITwOrKITVReBq1NANRTUO1OZcn_M6v9icK7IYqqLAPA

5.  Đi du lịch
Khi có người yêu, đi du lịch được xem như một “xa xỉ phẩm”- không phải vì kinh tế mà là vì một cặp đôi đi du lịch xa còn phải bị chi phối nhiều bởi thời gian của cả hai. Vì vậy, hãy tranh thủ khi còn độc thân mà đi bất cứ đâu bạn muốn. Và cũng bởi vì những chuyến đi xa luôn là điều tuyệt vời nhất giúp bạn vượt qua được những chuyện đau buồn.

6. Tìm lại bản thân
Khi yêu nhau bạn sẵn sàng thay đổi vì người đó và bỏ hết những sở thích cá nhân. Nhưng bây giờ bạn đã tự do, bạn có quyền tìm lại chính mình, làm những gì mình thấy vui. Và hãy nhớ rằng, quá trình tìm lại mình một lần nữa còn quan trọng hơn quá trình khẳng định bản thân ban đầu.

7. Chăm sóc cơ thể
Đừng khiến mình trông quá tiều tụy hay quá nặng nề sau khi bước ra một mối quan hệ. Nhìn bạn xem, bạn phải trông thật đáng yêu, thật thu hút để còn tìm kiếm những đối tượng khác nữa chứ! Hãy nâng cấp vẻ ngoài nếu muốn đối phương cũng là một phiên bản cao cấp xứng tầm.


Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcSYk0dfC1Hb1xRx6bbi266dSQx59_VLA17yxUA7LHwtMQdWc3X9

8. Năng động hơn
Bằng cách chăm chỉ giao tiếp xã hội. Hãy tham gia những chương trình, những hoạt động cộng đồng. Nó sẽ giúp bạn năng động và hoạt bát hơn. Hơn nữa, việc bạn đi nhiều, giao tiếp nhiều sẽ “tặng” cho bạn một cơ hội tốt để gặp một người vừa ý.

9. Tận hưởng đi nào!
Có một sự thật là bạn chẳng có nhiều thời gian thoải mái như thế này trong đời đâu, vì vậy, hãy tận hưởng nó và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Bạn còn rất trẻ và bạn có-thể-bị-ràng-buộc-bởi-một-mối-quan-hệ bất cứ lúc nào! Vậy thì tại sao phải phung phí những ngày tháng tự do này bằng những lo lắng, buồn tủi, đúng không?!

(cudem.vn)

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcSPd_blGGrwSF8P1iHWNNeiHyiiIy0WtpVq89NFZPUcdPWLKJmalg
Về Đầu Trang Go down
VinhCD
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeTue Oct 14, 2014 10:44 am

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Love34-2422-1386582780

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu... 
Ăn Thua Một Cái Sự Đời Mông Lung!


Cao Đắc Vinh


Tình yêu ba mặt hai đầu,
Cả ba chung một sự đời... ăn thua!
Hoàng hôn trong mắt em nhìn,
Tơ vương anh bỗng nhớ thương chuyện mình...

Đời người thoáng qua như một giấc mộng, vừa bước chân vào mà Tân đã sửa soạn sắp bước ra. Nói thế thì tình tiết sẽ chẳng có gì quan trọng hay sao bởi giấc mơ ấy nhẹ nhàng tựa “bóng câu qua cửa sổ”?

Không! Bản chất nó duy nhất “The one and only” và con người sống chỉ một lần rồi thôi... Do đó, dù cuộc đời ngắn ngủi người ta vẫn trân quý và bằng mọi cách cố tìm ở cõi Ta-bà này cái hạnh phúc trừu tượng mông lung.

Năm nay Tân ngoài 70, cái tuổi “thất thập cổ lai hy” quý hiếm. Chàng đang hưu trí, sự nghiệp kể như xong có nghĩa là ba lãnh vực tất yếu mà chàng theo đuổi lúc vào đời bây giờ đã mất hai chỉ còn một... Ngồi ở sau vườn, buồn nhìn hoàng hôn thoi thóp trên nóc nhà hàng xóm, Tân tính nhẩm đời mình kể từ khi trưởng thành, phấn đấu mưu cầu hạnh phúc giống như mọi người ở ba cái tiểu đại đăng khoa mà không ai có thể coi thường... Đầu tiên là sự nghiệp ám chỉ danh vọng và tiền tài rồi đến tình yêu một mình một cõi. Chàng nghỉ hưu gần một thập niên rồi nên danh vọng tiền tài tương đối đã xong bây giờ tuổi già chỉ còn vướng bận cái chuyện tình yêu... Nó vẫn một mình một cõi bấp bênh, dễ vỡ và cần lưu ý mỗi ngày.

Người đời thường nói: “Love is... cake” nhưng đúng sai tùy kẻ đối diện bởi nó đúng hôm nay rồi sai ngày mai, đúng với người này lại sai với người kia, đúng với tuổi trẻ mà sai với tuổi già... Cái “cake” ấy dành riêng cho tình yêu nam nữ, người này ăn vào mắc nghẹn, kẻ kia ăn nhiều sinh bệnh, có đứa ăn mãi chán ngấy ngược lại giữ mãi không đụng thành thiu... Ôi thôi! Thiên hình vạn trạng.

Từ lâu, Tân vẫn nghĩ “Tình yêu là một vật đẹp muôn mầu”, một cảm xúc mạnh dễ điều chỉnh nên thời thanh niên, chàng hay mạnh miệng tuyên bố: “ I know. Je sais.. Tôi biết... Biết rồi khổ lắm nói mãi!” nhưng bây giờ bước vào tuổi hoàng hôn thì Tân lại phủ nhận và thú nhận: “Quả tình tôi chẳng hiểu gì cả!” hay chính xác hơn “Hiểu ít nói nhiều...”.

Giả thử cuộc đời qua đi như một giấc mộng thì ám ảnh lớn nhất theo đuổi con người chính là “Tình yêu”. Theo cái tựa đề thì “Ba mặt” ngụ ý ba thứ tình: tình yêu, tình dục và tình nghĩa; “Hai đầu” ám chỉ bên vợ bên chồng, “Một cái sự đời mông lung” ngầm hiểu hạnh phúc đi tìm;  và “Ăn thua” có nghĩa là cả ba thứ tình ấy sinh ra cùng mẹ cùng cha nhưng hình hài lại sẻ đôi, nửa nằm bên mẹ nửa sống bên cha rồi mỗi phía theo nhu cầu cứ thế tranh giành ảnh hưởng...

Chúng là anh chị em một nhà, mỗi đứa mang một cá tính riêng biệt. Cô chị ra trước tên là “Yêu” tâm hồn mơ mộng thiếu điều chân không đụng đất; đứa em trai “Dục” sinh sau bản chất thô lỗ phá phách đủ kiểu và đẻ muộn là cô út “Nghĩa” nặng triết lý chẳng khác bà cụ non chút nào! Chúng lớn lên trong tâm hồn của cha và mẹ, có lúc cả ba ở hai phía khỏe mạnh đồng đều tạo nên hoàn cảnh hạnh phúc êm ấm lý tưởng nhất thời... Thực tế bao giờ cũng có đứa mạnh đứa yếu bên cha hay bên mẹ nên vai trò cả ba được sắp xếp theo thứ tự vô định khác nhau tùy thuộc sức thu hút của bản năng ở mỗi thời kỳ. Đứa em trai “Dục” một nửa phía bên cha thường có lạc thú bẩm sinh, lực truyền giống sung mãn nên nó quậy phá gây cho cha mẹ chút khó khăn lúc tuổi già... Mới sinh ra, được cha và mẹ cưng chiều gọi nó về hằng đêm nên cứng đầu khó dậy! Hai chị em “Yêu” và “Nghĩa” luôn tìm cách hòa đồng với nó nhưng lúc được lúc thua.

Tân mơ màng để hồn quay về dĩ vãng... Lúc còn bé, nhà Tân ở khu phố cổ gần hồ Gươm. Bốn mùa liễu rũ mọc lả lơi ven bờ rồi một lần thơ thẩn soi bóng mình trên mặt nước mầu xanh lục, Tân thấy bầu trời xanh có áng mây hồng lướt thướt trôi ngang... vô tình đã cho Tân cảm giác lần đầu biết mơ mộng. Buổi đầu đời, chàng ngây ngô mơ mối tình thuần khiết bằng một tác nhân tâm lý vô hình, đó là chất “lãng mạn” bàng bạc từ cảnh vật thơ mộng ở xung quanh: Tình yêu lãng mạn.

Lớn lên tại miền Nam, thành phố Sài Gòn hoa lệ vừa chất phác vừa xô bồ. Mùa nóng thì nóng rực và mùa mưa thì mưa rào. Những lúc nghe mưa rơi nặng hạt trên mái nhà tôn, tiếng lách tách như lời thở than, khó ai tránh khỏi nỗi cảm xúc bồi hồi! Nhìn những cô nữ sinh Trưng Vương áo trắng đạp xe đến trường qua con đường Nguyễn Bỉnh Kiêm bỗng trời đổ mưa làm ướt áo quần để lộ mầu hồng da thịt... Thời gian đó, Tân đang bâng khuâng trước ngưỡng cửa vào đời và kích thích tố trong người phát hiện. Tình cảm tự động phân chia rõ ràng theo thứ bậc: Tình yêu > Tình dục.

Dòng đời âm thầm trôi, chả mấy chốc mà chàng thanh niên lấm tấm mụn đỏ đến tuổi trưởng thành. Tân không mơ nữa vì đã có người yêu bằng xương bằng thịt. Dưới ánh mặt trời buổi bình minh, chàng nhìn nàng đẹp như đóa hoa vừa nở ngào ngạt sắc hương, nàng tuyệt vời và duy nhất khác gì một kỳ quan vĩ đại của tạo hóa. Chàng về nhà làm thơ tỏ tình và mỗi lần hò hẹn là một lần đắm đuối đam mê nên cơ thể chuyển đổi rồi sự đòi hỏi tiến xa hơn làm lung lạc thứ tự đã sắp xếp. Tân hoang mang chấp nhận mọi hình thức có thể xảy ra: Tình yêu > Tình dục + Tình yêu < Tình dục + Tình yêu = Tình dục.

Sau cùng vẫn chỉ là mối tình “platonic” đẹp như ngày đầu bởi nó mong manh vì lẽ người con gái đang yêu thường sợ mất đi “vật quý” trời ban và nhất là con trai thiếu chủ động nên sự chinh phục có phần kém cỏi. Tuy nhiên cơ thể Tân không “nói” nhưng nó “làm”... Tự đặt mối tình ấy vào một nơi cao quý rồi thân xác buông thả vào chuyện “mây mưa” ở một nơi khác vì kích thích tố rạo rực trong người. Khi đã biết thế nào là đàn bà thì dĩ nhiên chàng trở thành một đàn ông thực thụ. Mối tình đầu cao thượng mờ dần lý tưởng và người yêu bỏ Tân đi lấy chồng. Ở giai đoạn này, thân thể tự đặt lại ưu tiên theo nhu cầu mà không hỏi ý chàng: Tình dục > Tình yêu.

Sự nghiệp vững vàng là lúc Tân phải chọn lối sống độc thân hay một tổ ấm gia đình. Duyên nợ không hẹn trước và cuộc đời có những may mắn bất ngờ... chàng gặp Thảo. Ngày đầu, hai đứa nhìn nhau bối rối, nỗi lòng tha thiết khó diễn tả. “Mùi” tình yêu ẩn hiện giống như ly rượu nho có sẵn nồng độ và một khi đã nâng ly thưởng thức vị chua chát ngọt bùi... người ta hẳn phải có kiến thức của kẻ sành điệu ở lúc này. Tình ấy không đến vội vàng vì tình muộn là tình biết đợi chờ nên thăng hoa nhẹ nhàng. Cuộc sống lứa đôi bắt đầu và Tân cảm nhận hạnh phúc của mình theo thứ tự mới: Tình yêu > Tình dục + Tình nghĩa.

Những đứa con ra đời, vợ chồng Tân cùng nhau bao bọc. Nhiều đêm con khóc vì đau ốm làm cả hai trằn trọc không ngủ. Chồng vợ cùng gánh vác việc sở, việc nhà... thay phiên mang lại mọi khuây khỏa và tiện nghi cho gia đình. Những năm đầu chia sẻ với vợ sự hy sinh ấy, càng ngày Tân càng thấy lòng mình “gần” Thảo hơn biểu tỏ sự thương yêu nể phục. Cái “gần” ở đây có nghĩa là “yêu”... mối tình phu thê sắt son trọn vẹn từ tâm hồn đến thể xác thật hiếm hoi! Chính sự kiện ấy đã nâng cao tư duy hai người vào một vị trí hòa đồng tuyệt vời ở thời điểm này: Tình nghĩa = Tình yêu = Tình dục.

Thấm thoát các con đã tốt nghiệp Đại học, từng đứa theo nhau rời căn nhà nhỏ như đàn chim trời đủ lông cánh bay đi tạo sự nghiệp ở phương xa. Còn lại Tân với Thảo dưới mái nhà xưa giống hệt thuở ban đầu nhưng hình hài nay đã già nên chữ “yêu” nặng nghĩa hơn tình. Mỗi bữa cơm chiều, vợ chồng thường hỏi thăm nhau có đứa con nào gọi về? Nhớ mong và cô đơn từ từ theo ngày tháng xuất hiện... Hai người cùng cảm thấy bất lực trước bóng thời gian trôi qua đời họ, vô hình chung tự đặt cái lề thói, nếp cũ hàng ngày lũng đoạn mối tương quan vợ chồng. Sự đời quả thực oái oăm vì nếu có một nhu cầu giảm xuống của người này tức thì lại tăng cao ở người kia. Đã thấy rõ sự khác biệt giữa hai người nhiều khi đối nghịch hẳn 180 độ: Tình dục > Tình yêu > Tình nghĩa + Tình dục < Tình yêu < Tình nghĩa.

Khi vợ chồng đã hạnh phúc đến giai đoạn này, họ bắt đầu đối diện với một thử thách lớn về quan hệ tình dục. Cả hai tuy đã kém sung mãn nhưng vấn đề trở nên phức tạp khi sự ham muốn bất cân xứng vì nhiều lý do từ “cảnh xưa người cũ” nhàm chán đến thể lực sa sút... Để sửa lại thiếu sót, nhiều cặp lý tưởng lấp sự hụt hẫng bằng vài hoạt động tỷ như nghệ thuật hay tâm linh... nhưng khó đồng thuận vì đa số đàn ông còn đòi hỏi chuyện chăn gối mạnh hơn đàn bà và nếu hoàn cảnh ngược lại thì khoa học tiến bộ đã có những “viên thuốc xanh”. Thời kỳ mãn kinh là quãng đời khó khăn nhất của phụ nữ bởi cả tâm hồn lẫn thể xác chuyển đổi. Họ cần người phối ngẫu lưu tâm săn sóc bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm, vuốt ve chiều chuộng... biểu lộ tình thương chân thành để tái lập lòng tin yêu đã mất! Hiện tượng này được phân tách qua cơ thể học và tâm lý học, tóm tắt có thể hiểu là tuy dục tính của người vợ thuyên giảm nhưng ham muốn không cáo chung; nhiều trường hợp chính người chồng làm họ mất hưng phấn vì cách xử sự thiếu tế nhị hay vụng về khi “perform”. Thực tế, đa số quý bà ngại ngùng tránh thổ lộ và quý ông thường kém kiên nhẫn để hiểu rõ ngọn nguồn. Khi sự việc trở nên căng thẳng, chồng càng khiếm nhã bao nhiêu thì vợ lại lãnh cảm bấy nhiêu và mối bất hòa dễ đi đến đổ vỡ, ly thân hay ly dị... Tân có vài ông bạn tuổi ngoài 70 ở vào trường hợp đáng tiếc ấy, kết cuộc người vợ sống đơn côi và người chồng về quê hương giao du nhân tình hay cưới cô vợ trẻ để thỏa lòng. Tình dục đã giữ vị trí quan trọng bất chấp đạo đức gia đình và dư luận xã hội: Tình yêu < Tình dục > Tình nghĩa.

Đối với những ông chồng già chung thủy, các bà hay ngạo mạn không cần hiểu và bỏ mặc chuyện chăn gối họa hoằn tháng đôi kỳ thì chẳng chóng thì chầy sẽ có vụng trộm ngoại tình nếu sinh lý của các ông còn bình thường... Do đó, thiết nghĩ vợ chồng nên nhận thức vai trò chứ không thể tự ý “quẳng gánh lo đi mà vui sống” rồi bắt chồng (hay vợ) ngày ngày ăn mặn mà sống tu hành nhưng vẫn lạc quan tưởng là mình... yên thân!

Vợ chồng kết nghĩa có trách nhiệm nâng đỡ nhau vượt qua những giai đoạn vấp ngã trên đường đời. Tân và Thảo may mắn thuộc thành phần đó vì Tân đã sớm hiểu vấn đề và ôn hòa giúp Thảo lấy lại trạng thái tâm lý cân bằng khởi đi từ “Yêu” và “Nghĩa” để “Dục” vẫn hiện hữu trong tình yêu của Thảo dần dà trở lại dù có phần chậm chạp. Cái khó nằm ở chỗ “Yêu” “Nghĩa” và “Dục” là những nhạc cụ chính trong dàn giao hưởng trình tấu bản tình ca “Tango” có tới hai nhạc trưởng cùng điều khiển và cùng du dương trên... giường!

Dưới nắng nhạt buổi chiều, Tân vừa tỉnh cơn mê từ quá khứ trở về thực tại. Thảo mang cho Tân ly cà phê buổi chiều, chàng ngồi sát bên cạnh để cầm lấy tay nàng với cử chỉ nồng ấm... Bỗng say đắm nhìn vào đôi mắt to, vô tình chàng thấy hoàng hôn trong mắt Thảo tưởng như có cả bóng buổi chiều và bóng mình ở đấy! Tân chợt nhớ đến chuyện xưa... Một lần thơ thẩn soi bóng mình trên mặt nước hồ Gươm cho chàng cảm giác lần đầu mơ mộng và một tình yêu lãng mạn. Chàng hôn nhẹ lên tóc Thảo, tay trong tay như đang có luồng điện chạy khắp người và chàng thử xếp lại cảm xúc như đang chạy vòng quanh trở lại điểm khởi đầu theo thứ tự: Tình yêu lãng mạn > Tình yêu > Tình nghĩa > Tình dục.

Người đàn ông đuổi theo người đàn bà cho đến lúc bà ấy sẽ bắt được ông ta... Đàn bà cũng là thợ săn, quyến rũ đàn ông đến gần rồi giữ lại! Bất cứ động vật nào săn mồi mục đích là để “ăn” hay nói khác là “hưởng thụ”. Đời vợ chồng, đàn bà “hưởng thụ” trọn vẹn chuyện tình chăn gối nhưng khi “tắt nắng giữa đồi” họ không thể tự ý bỏ cuộc chơi vì coi chừng giông tố sắp vần vũ ở cuối trời bởi đàn ông mới chính là kẻ đi săn chuyên nghiệp, luôn săn mồi và sẵn sàng chết dưới nanh vuốt con mồi... để “hưởng thụ”. Thời buổi nam nữ bình quyền, mọi quyền hạn và quyền lợi đều song song. Vợ chồng giúp nhau chính là giúp mình để bảo tồn hạnh phúc gia đình. Khi yêu người ta thường tặng nhau nụ cười lúc bình minh, nụ hôn lúc chiều tối bằng cử chỉ âu yếm và ái ngữ trong sáng... Không hợm hĩnh, không kiêu ngạo khi yêu và được yêu ngoại trừ nếu mọi chung chạ đã chán ngấy như nùi rẻ rách thì đành... cay đắng chấp nhận ly tan.

Tình yêu là một bài toán dễ ban đầu rồi khó về sau. Nó có thể ví như một phương trình lũy thừa có “ba mặt hai đầu” cần giải đáp bằng tâm lý và sáng tạo cho “cái sự đời mông lung” trừu tượng mà người đời luôn trân quý: Hạnh Phúc!

Cao Đắc Vinh
2014/10/05
Về Đầu Trang Go down
CDVinh
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeWed Nov 05, 2014 11:28 am

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Vipdaurehong99hoa


Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm?

Cao Đắc Vinh

 
- Marcel Proust (1871-1922) văn hào người Pháp được đánh giá là nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 20 với tác phẩm “À la recherche du temps perdu” (Đi tìm thời gian đã mất). Ông đã định nghĩa tình yêu với câu văn bất hủ: “L’amour, c’est l’espace et le temps rendus sensibles au coeur”. Tôi tạm dịch mơ hồ chữ nghĩa cao siêu ấy thành: “Yêu là tim thổn thức bất kể không gian hay thời gian” ý muốn nói một khi đã gọi là tình yêu thì phải có sự thủy chung trăm năm lâu bền. Thử nghĩ xem... thời gian trôi âm thầm cố định và vô định trên đời người, hiển nhiên mỗi lúc mỗi nơi sẽ làm lệch không gian chẳng hạn tâm tính thay đổi hay nhan sắc tàn phai nhưng nếu trái tim ở cùng tâm trạng của quá khứ và hiện tại, không gian hòa vào thời gian thì mối tình vẫn mãi trong sáng như ngày đầu? Simone de Beauvoir (1908-1986) thế hệ mới sau này cũng nói câu tương tự: “Un couple heureux qui se reconnait dans l’amour defie l’univers et le temps; il se suffit, il realise l’absolu” (Đôi tình nhân hòa đồng trong hạnh phúc thường bất chấp không gian và thời gian; họ đủ cho nhau và đạt đến tuyệt đối). Đó là tư tưởng vừa sâu xa vừa lãng mạn của Proust, một đại văn hào đồng tính luyến ái...

- Friedrich Nietzsche (1844-1900) là một triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn đối với triết học hiện đại. Quan điểm luyến ái của ông biểu tỏ rất thực tiễn qua những đoạn văn: “When entering into a marriage one ought to ask oneself: do you believe you are going to enjoy talking with this woman up into your old age? Everything else in marriage is transitory but most of the time you are together will be devoted to conversation” (Trước hôn nhân phải tự hỏi: với người đàn bà ấy liệu ta có thể vui vẻ đối thoại trường kỳ đến tuổi đầu bạc răng long? Mọi chuyện còn lại sẽ chỉ là nhất thời nhưng phần lớn mỗi khi gần nhau, tình yêu vẫn hiện diện ở lãnh vực tâm tình) hay chính xác hơn còn một câu ngắn độc đáo của ông từ hơn thế kỷ nay vẫn là khuôn vàng thước ngọc cho câu chuyện hôn nhân: “It is not a lack of love but a lack of friendship that makes unhappy marriages” tạm dịch là: “Tình yêu tuy còn đấy nhưng nếu thiếu tình bạn thì hôn nhân cũng vẫn dễ trở nên bất hạnh như thường”.
 
Ông viết tiếp: “Love is blind; friendship closes its eyes” (Tình yêu thì mù quáng; tình bạn lại che mắt chấp nhận). Lối viết của Nietzsche mang tính “cách ngôn” ẩn ý (aphorism) với nhiều nghịch lý triết học nên ý nghĩa của câu trên, tôi tự hiểu như thế này: “Khi đang yêu thì có mắt cũng như mù, không ai dễ nhìn thấy sự thiếu sót và sai lầm; còn như nếu là đôi bạn thân thì biết hết thói hư tật xấu nhưng chẳng ai chống đối mà lại thường nhắm mắt làm ngơ...”. Gần đây, văn hào Pháp André Maurois (1885- 1967) cũng phụ họa thêm: “Un mariage heureux est une longue conversation qui semble toujours trop brève” (Hôn nhân có hạnh phúc giản dị chỉ là một cuộc đối thoại dài nhưng lúc nào cũng cảm thấy quá ngắn ngủi).

Từ đó chúng ta thấy để có một cuộc tình vững bền, vợ chồng cần truyền đạt tư tưởng... yêu nhau với lòng trắc ẩn (compassion) chấp nhận sự sai lầm giống như trong tình bạn. Nietzsche chưa lần nào lập gia đình sau khi nữ sĩ Lou Salomé từ chối lời cầu hôn nhưng dựa vào lời dẫn chứng của người bạn đồng môn Joachim Kohler thì triết gia Friedrich Nietzsche cũng là kẻ đồng tính luyến ái...

- Tim Cook, Tổng Giám Đốc điều hành công ty Apple Inc. vừa tuyên bố hãnh diện là người đồng tính hôm 29 tháng 10, 2014. Hiện tượng này đã bị xã hội xưa lên án gắt gao nên những người như Marcel Proust, Friedrich Nietzsche... phải tìm cách giấu bản chất ái nam ái nữ của mình nhưng ngày nay không gian hoàn toàn biến đổi, thế thái nhân tình đã xoay 180 độ và Tây phương nhìn vấn đề đồng tính một cách bình thường khoa học hơn...
 
Sở dĩ tôi đặc biệt viết về 3 nhân vật này vì tư tưởng và việc làm của họ có ảnh hưởng lớn đến hôn nhân và ly dị trong xã hội chúng ta đang sống. Người thứ nhất làm rõ khái niệm về tình yêu theo nghĩa thủy chung bền bỉ khi không gian và thời gian gõ cùng nhịp đập con tim; người thứ hai nói đến phương cách hữu hiệu để giữ mối tình ấy trọn vẹn và người thứ ba hiện nay là nhân vật đồng tính có uy quyền lớn nhất nước Mỹ đang gây khó khăn cho dự kiến của người thứ hai bởi vì ly dị tăng kỷ lục, hôn nhân thoái hóa và xã hội khủng hoảng... Luật gia đình phải chăng sẽ cần phải sửa đổi trong một tương lai gần?

Marcel Proust và Friedrich Nietzsche là hai thiên tài nổi danh trong giới văn chương triết học đều là người đồng tính. Suốt cuộc đời chưa bao giờ lập gia đình nhưng tại sao họ có thể viết ra những nhận định chính xác về tình yêu và hạnh phúc mà cả thế giới ngày nay phải khâm phục? Một người độc thân như Friedrich Nietzsche luôn ám ảnh bởi tình bạn trong hôn nhân... Theo ông, tình yêu trăm năm chỉ vững vàng khi có sự cảm thông bằng ngôn từ nên đã đặt tất cả giá trị hạnh phúc lứa đôi vào vấn đề đối thoại (communication) hơn là chuyện làm tình (making love)! Trăm năm sau, xã hội văn minh đã chứng minh các câu văn ngắn ngủi ấy đúng chân lý...

Thống kê dẫn giải lý do ly dị vào năm 2013 cho thấy những lời trích dẫn của Nietzsche về hôn nhân là # 1 đứng đầu “The Top 5 Causes of Divorce”:

-1. Poor Communication (Thông tin nghèo nàn): Hình ảnh rõ nét nhất là khi vợ chồng gặp nhau chỉ thường xuyên buông hai tiếng Hello & Good-bye. Sự liên lạc kiểu đó coi như đã lún sâu vào u sầu buồn thảm.

-2. Financial Issues (Vấn đề tài chánh): Mất việc làm thường tạo ra khủng hoảng tiền bạc cùng với dự tính kém thực tế, chi tiêu bất cẩn... là những yếu tố cơ bản dẫn đến cãi cọ trong gia đình và ly hôn.

-3. Abuse (Lạm quyền): Đàn ông khó kiềm chế cơn nóng giận hay uy hiếp vợ con trong một xã hội bình quyền là nguyên nhân ly dị đứng hàng thứ 3...
 
-4. Sexual Incompatibility (Tình dục bất tương hợp): Những lo toan trách nhiệm trong gia đình như nợ nần, con cái... dễ gây căng thẳng và mệt mỏi ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Đời sống lứa đôi buồn tẻ vì thói quen nếp cũ, vợ chồng luôn cần sự sáng tạo... No longer attracted to each another, your marriage could be on the line!

-5. Infidelity (Ngoại tình): Ngày nay kỹ nghệ thông tin tạo thuận lợi cho việc ngoại tình bởi sống bất cứ nơi đâu, chuyện tư tình hẹn hò trở nên dễ dàng bằng smart phone, iphone nhất là ở các thành phố lớn có con số đàn ông và đàn bà độc thân kỷ lục.

Kết quả còn cho thấy nước Mỹ là một trong vài quốc gia tân tiến dẫn đầu thế giới về ly dị. Xem thử những con số dưới đây:

- Tỷ lệ ly hôn ở Mỹ ghi nhận hiện nay là 50% có nghĩa là cứ 13 phút trôi qua thì có một hôn nhân tan vỡ. Mỗi ngày 6,646 vụ vị chi một tuần 46,523 mối tình kết thúc.
- Ngoài ra, thống kê cũng cho biết đám cưới đầu tiên có tỷ lệ chia tay là 41%; lần thứ nhì 60% và lần thứ ba 73%... Nhưng nếu là lần đầu kết hôn, quá khứ cha mẹ không ly dị và nhất là cuộc hôn nhân đã kéo dài trên 30 năm thì ly dị có xác suất gần bằng số không...
- Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường bầy tỏ thẳng thắn quan điểm của mình. Truyền đạt tư tưởng là chìa khóa mở cửa vào những quan hệ hạnh phúc lành mạnh. Thỉnh thoảng phải phá vỡ lệ thường để đời sống lứa đôi có những sáng tạo hấp dẫn vui vẻ...
- Thế giới ghi chép từng ngày những chuyển đổi dồn dập bất ngờ. Vài thập niên trước không ai tin là nước Mỹ mua và nuôi nô lệ như gia súc trong nhà, chính quyền kỳ thị thả chó cắn người da đen biểu tình... Ở các nơi công cộng như công viên, nhà hàng, xe buýt... họ để bảng cấm dân da mầu nhưng ngày nay, nước Mỹ đang có vị Tổng thống thứ 44 là người da đen.

Vấn đề đồng tính luyến ái cũng thế! Hơn 150 năm trước, ông James Buchanan (1857-1861) là vị Tổng thống thứ 15 của Hoa Kỳ bị nghi là đồng tính. Sử gia James Loewen đã đưa ra nhiều bằng chứng về sự quan hệ của cựu Tổng thống James Buchanan và “người tình” được đồn đoán là William King. Chuyện đồng tính của văn hào Marcel Proust cũng ly kỳ không kém! Ông đã phải dấu kín chuyện tình với bạn trai như Lucien Daudet (con trai út của Alphonse Daudet) và Agostinelli 26 tuổi là thư ký kiêm tài xế riêng của ông...

Vấn đề nam nữ bình quyền chính là cuộc cách mạng lớn đang từ từ làm thay đổi bộ mặt xã hội trong các nước tân tiến bên Âu châu, Mỹ và Nhật... Dĩ nhiên, sự việc đó đã ảnh hưởng đời sống hôn nhân rất mạnh đến nỗi phụ nữ độc thân nuôi con hay sống chung không giá thú trở thành một cao trào ngày nay. Hãy tưởng tượng nếu hai Tổng Thống cùng cầm quyền một quốc gia (không có ông phó) hay nói cách khác hai nhạc trưởng điều khiển giàn giao hưởng thì đoạn nhạc có nốt “giáng” thấp sẽ du dương trầm bổng nhưng khi qua đến nốt “thăng” mà nếu cả hai người cùng “vung tay” thì âm thanh sẽ... loạn!

Kết luận: Mọi sự trên đời đều có thể xảy ra theo thời thế thậm chí trắng hóa đen, bất bình thường hôm qua bỗng dưng trở nên bình thường hôm nay. Dự đoán của tôi theo đà tiến lui của xã hội thì trong tương lai gần, vấn đề nam nữ bình quyền cộng với câu chuyện hôn nhân đồng phái và khác phái sẽ làm thay đổi bộ luật gia đình trong đó có tờ hôn thú. Người ta sẽ kết hôn có kỳ hạn (chứ không suốt một đời) và tái tục nếu muốn đi hết cuộc đời như hiện nay. Giá thú sẽ có tiêu chuẩn giống như “mortgage loan” nợ tiền mua nhà 10, 15 hay 20 năm... là một hợp đồng pháp lý “nợ tình” giới hạn trách nhiệm và dễ tạo niềm tin cho hôn nhân ở thời đại mới. Thời gian trưởng thành của các con là 20 năm, nếu tiếp tục yêu nhau thì họ có thể tái tục thêm 10, 20 năm nữa. Ngược lại, khi hết hợp đồng, hết yêu nhau, chán nhau hay vì bất cứ lý do nào khác... của cải sẽ tự động chia đôi, mỗi người một con đường không cần ly dị hay luật sư. Dĩ nhiên, nhiều chi tiết sẽ phải bàn bạc và sửa đổi một khi luật ban hành tựa như đạo luật Obamacare bây giờ.

Người Mỹ thường ưa chuộng mọi sự việc có tính tiện nghi và ngắn gọn... Kết duyên có giao kèo quả tình sẽ là một phương tiện dễ dàng và rõ ràng trong câu chuyện hôn nhân tương lai. Đó chính là “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn & Tái Tục Sau 20 năm”. Bạn có nghĩ thế không? Một câu hỏi hay lá phiếu cần trả lời chống hay thuận nay mai...


2014/11/03

Về Đầu Trang Go down
CDVinh
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSat Nov 08, 2014 1:18 pm

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcSMEaFROzufHwOSg7sEX-c54NhabFemNvEEb7GliUovT8ZIYVvUQA

Cà Phê Buổi Sáng # 4: Những Ý Kiến Đầu Tiên


Kính thưa Quý vị,

Hai ngày trôi qua, thành quả không mấy vẻ vang trong tổng số gần 80 người cần góp ý! Thôi thì từ từ có thêm nữa sẽ công bố sau... Nhiều khi vào những ngày công tác lo cho Bố già, buồn buồn hai cha con ngồi bên nhau, tự nhiên ngẫm nghĩ tôi cảm thấy "tủi thân"... hay là mình đã lẩm cẩm mất rồi! Im lặng cũng có thể là từ chối trả lời cho cái câu hỏi lăng nhăng vớ vẩn, chạm điện bất thường này! Nghĩ kỹ thì cũng đúng đấy vì hiếm có ai còn minh mẫn lúc đang bước vào cái tuổi "thất thập cổ lai hy". Đã đến lúc đổi "nghề" chăng?
Việc kèm theo tên cùng với ý kiến cũng là một vấn đề vì có người thích có người không nhưng nếu chỉ đăng vỏn vẹn Yes+ No thì chỉ một hàng với con số là xong! Có gì vui đâu? Do đó, như lá thư đã trình bầy hôm qua, ý kiến sẽ đăng tải cùng với tên. Ai không muốn thì dặn trước tôi sẽ dùng chữ X1, X2... để chỉ đàn ông lớn tuổi, x1, x2 là người nam trung niên và Y1, Y2... đàn bà lớn tuổi, y1, y2... người nữ nhỏ tuổi. Tôi cũng nói thêm là xếp theo tiêu chuẩn ấy cũng tùy vào trí tưởng tượng của tôi, đúng sai không bảo đảm vì có độc giả tôi chưa từng biết hay đã gặp một lần nào. Vậy nhé... có gì cũng cần tha thứ cho nhau, vui là chính mà? Bây giờ xin bắt đầu bằng câu chuyện đầu tiên của tôi cho vui cửa vui nhà vì đây cũng là một ý kiến:

1 - X1: Tôi có ông bạn, thân còn hơn anh em trong nhà, vui buồn đều nhớ đến nhau. Vì quý mến nên coi nhau như bạn cho thân thiết chứ tuổi ông ta đã xấp xỉ 80 hơn tôi gần cả con giáp... Tình yêu là tình bạn... nằm trên giường và tình bạn là tình yêu... vắng cái giường giống như ý nghĩa chữ Friendship về tình yêu ở trong tình bạn như Friedrich Nietzsche đã dẫn.
Hôm qua, Ông bạn ấy và người vợ kém tôi một tuổi nhưng lộng lẫy trẻ đẹp như tiên giáng trần (lời khen thành thật chứ không có tính châm biếm vì trên thế gian này hiếm có người đàn bà tuổi cao mà còn giữ được nét trẻ trung hồn nhiên như thế!) mời vợ chồng tôi ăn tối ở quán Đại hàn GEN trên đường Beach. Nơi đây, ngày thường mà đông khách phải chờ đợi rồi mới vào ngồi, không khí tấp nập đến nỗi nếu có hét to cũng chẳng ai nghe mà services của họ lại rất ý tứ & nồng nàn. Ngồi bên nhau có chai rượu Pháp Chateau de Bousson quyện vào mùi thịt nướng thơm phức bay quanh câu chuyện: "Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm?"
- Ông nghĩ gì về ý kiến đó?
- Chưa biết! Phải cần tìm hiểu thêm...
- Tìm hiểu thêm gì nữa? Ông đã đọc bài viết chưa?
- Đọc sơ qua rồi... nhưng đâu giản dị! Có nhiều uẩn khúc lắm.
- Uẩn khúc nào? Ít ra ông cũng có sẵn chút nhận định chứ!
- Này! Thử xét trường hợp của tôi thì thấy ngay cái vấn đề... nếu tôi ký giấy giá thú với bà này 15 năm về trước thì bây giờ đã mãn hạn thế thì ai sẽ lo cho tôi đây?
- Ấy chết! Ông quên rồi à... Xã hội chúng ta đang tiến đến nam nữ bình quyền mà!
- Thứ nhất, tôi không sống một mình được vì rất sợ sự cô đơn... ngày nào mà bà ấy bận việc đi vắng từ sáng đến chiều là tôi lo lắng không yên tâm và tâm hồn thấy cô đơn kinh khủng. Thứ hai, chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ có chuyện nam nữ bình quyền vì trời sinh ra mỗi người mỗi trách nhiệm khác nhau, bổ túc cho nhau thì đúng hơn nên tại sao lại bình quyền? Bình quyền là thế nào? Bình quyền thì sẽ chết cả đám cho mà xem!
- Nhưng tụi trẻ nó đâu có nghĩ như ông! Bao nhiêu ý kiến phát minh mới mẻ cùng với tâm trạng con người biến đổi theo thời thế! Chuyện của ông thì đã đóng băng nhưng tương lai của gia đình chúng nó thì sao?
- Ôi thôi! "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào...". Lo xa có mà tổn thọ! Các bà nâng ly cụng một cái cho vui cửa vui nhà. Chúng ta đang hạnh phúc là được rồi...
Các bà chăm chú nghe, trao đổi chút ý kiến nhưng hơi có vẻ confused. Tối hôm qua, bữa tối dài 3 tiếng mà ra về chúng tôi vẫn còn lưu luyến. Yes hay No cần tham vấn thêm nên sẽ hẹn có câu trả lời sau nhưng tôi hiểu là... no way!

2- L. M. Hùng: Tôi không thích loại giấy hôn thú mới này. Nó thực dụng đến mức máy móc và lạnh lùng, cuộc sống chung mới khởi đầu đã nghĩ đến ngày chia tay.

3- L. T. Huệ: Em thấy ý kiến của anh thật hay và mới mẻ: Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm! 20 năm, một thời gian không dài nhưng cũng không ngắn cho một đời người. Với những cặp vợ chồng yêu thương gắn bó thì sau mỗi lần tái tục là mình lại có cơ hội làm mới kỷ niệm, con cháu được chung vui với cha mẹ và ông bà... Vâng, em nói YES với Giấy Giá Thú Mới...Giới Hạn 20 Năm!

4- N. V. Cấp: Cảm ơn anh gửi một bài làm mình phải suy nghĩ thêm. Đề tài anh CDV viết liên quan đến vấn đề có nên làm khế ước hôn nhân prenuptial agreement? Có người cho rằng hợp đồng hôn nhân làm giảm mất tình yêu của đôi nam nữ, chưa lấy nhau mà đã tính đến sự đổ vỡ chia tay. Nhiều người thực tế hơn và với thông kê 50% các cuộc hôn nhân đã và sẽ đổ vỡ, một khế ước hôn nhân là một chọn lựa hợp lý hợp tình cho cả đôi bên.
Theo thống kê thì số người ly di rất cao, cơ hội để cả hai hợp tác với nhau trong giai đoạn chia tay rất khó, do đó một khế ước  trước hôn nhân sẽ giúp đôi bên tránh những tranh chấp ảnh hưởng đến cá nhân hoặc con cái họ. Trong khế ước này ngoài những điều kiện phân chia tài sản và con cái... sau khi chia tay, nó còn có thể thêm những điều kiện về tiền và trong thời gian sống chung với nhau như: - Học hỏi kỷ năng trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề - Học hỏi các kế hoạch tài chính - Trách nhiệm trong hôn nhân - Khi vấp phải vấn đề, cả hai sẽ phải cùng nhau gặp counselor.
Vì vấn nạn hôn nhân tạo ra những hệ lụy cho xã hội do đó xã hội có thể đặt ra một số điều lệ căn bản tỷ dụ một cặp sắp cưới phải ký khế ước hôn nhân như vậy sẽ tránh được những lời dèm pha chưa lấy nhau mà đã tính đến việc chia ly?
Nhận xét: Chưa thấy anh cho kết luận về 2 câu hỏi hay là anh không có?

5- N. Tuấn: Câu hỏi # 1: Yes (thêm ý: làm sẵn các mẫu như 20 năm, 30 năm, suốt đời. Cặp nào chọn mẫu nào thì ký mẫu đó!). Câu hỏi # 2: Po

6- Y1: Đúng là quí anh viết văn cầu kỳ quanh co, “ rào trước đón sau “ hơn quý nữ văn sĩ thành thử tôi cứ e ngại viết tiếng Việt không vững so với mấy anh. Đoạn đầu , anh CĐV "duyệt" qua nhận xét của vài Đại văn hào và Triết gia về quan niệm tình yêu. Phần nhập vào vấn đề Ly Dị nối tiếp sau đó được trình bày rõ ràng hơn với “sáng chế" giao kèo, một ý nghĩ mới lạ, độc đáo... nhưng cũng như trong địạ hạt chính trị có những “réformes" được thông qua và khen ngợi vì giải quyết được vấn đề, dám nêu ra luật lệ mới, đa số đều chấp thuận nhưng thế nào cũng có kẻ phản đối muốn duy trì “truyền thống" chống lại sự đổi thay.
Anh CĐV yêu cầu các bạn cho ý kiến rất đơn giản: đồng ý hay không đồng ý thì tui thiết nghĩ kết quả sẽ ngang ngửa hai phe là 51% và 49% như hầu hết các cuộc bầu cử về mọi vấn đề gần đây trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu hưởng ứng theo giao kèo kiểu mới này thì chúng ta “coi nhẹ" tình yêu "chân chánh" quá vì chưa chi đã trừ hao có ngày cuộc tình duyên sẽ gẩy đổ, lại nữa thời hạn 20 năm cũng là bắt buộc, miễn cưỡng kéo dài cuộc sống chung cho đủ 20 năm mới được rã "giao kèo" thì có vẻ gò bó và thương mại quá!
Hơi khác chăng là “contrat de mariage" đã có từ trước đây, bảo đảm tài sản mỗi đương sự được quyền giữ trước khi ký giấy hôn thú thì theo giao kèo loại mới này chỉ khỏi phải qua chính quyền hoặc trạng sư làm thủ tục mà thôi.
Theo thiển ý của tôi thì cặp vợ chồng thời đại mới, có thể ký kết danh dự là mai sau chẳng may tình yêu, tình nghĩa không còn  thì sẽ thu xếp ổn thỏa, không để bên nào chịu thiệt. Nếu chồng hay vợ ngoại tình, phụ bạc thì sẽ phải chấp nhận thiệt thòi hơn.
Tờ giao kết này sẽ có giá trị trước pháp luật. Những điều giao kết sẽ tùy hai đương sự ấn định với nhau. Đương nhiên là không ép buộc vợ chồng phải làm nhưng có cặp vẫn làm cho có vị. Bàn cho vui vì đây chỉ là một ý kiến trừ hao có thể xảy ra chứ kỳ thật “tài sản" ai nấy giữ, pháp luật đã áp dụng từ lâu rồi. Vẫn ký kết “giao kèo" nếu mình muốn nhưng “chế biến" thêm cho khác một chút vậy thôi và đừng để tâm hồn ám ảnh bởi cái giao kèo lạ lùng này.
Nhận xét: Hình như tôi cũng không tìm thấy câu trả lời trong lời bàn...

7- N. Phương: Theo tôi hôn nhân phải là suốt đời mới có ý nghĩa. Nếu không muốn sống với nhau suốt một đời thì cần gì phải lấy nhau. Cứ sống chung với nhau cũng được vậy, đâu cần phải làm hợp đồng bao nhiêu năm. Làm một hợp đồng 20 năm cũng vô ích nếu 1 trong 2 người chỉ 1 hoặc 2 năm sau đã muốn dứt hợp đồng rồi!

8- Ph. Sac: Trả lời câu hỏi của anh: nên làm giấy giá thú 20 năm chăng?
 # 1. Yes: we should nhưng bên cạnh đó nghĩ rằng giao kèo sẽ end / renew nên quan niệm về commitment không được coi là quan trọng còn như nếu hôn nhân là life commitment thì sẽ không nghĩ đến chuyện re-contract hay prenuptial agreement. Thực tế, lòng người khó biết được nên contract cũng là một giải pháp tốt. Tôi hơi "ba phải" chăng?
# 2. Câu hỏi gì không rõ để trả lời. Cảm ơn anh Vinh cho những đề tài thú vị.
Nhận xét: Câu hỏi # 2: Xã hội Mỹ sẽ chấp nhận ý kiến này trong tương lai hay không? This idea is Possible or Impossible?

9- L. Georges: # 1: Yes  # 2: Possible

10- T. T. Kiên: # 1: Yes   # 2: Po  Cám ơn anh Vinh

11- Y2: Hi anh Vinh,

- First, I just want to let you know that I have enjoyed reading all your articles and am looking forward to many more in the future.

- Second, I would like to provide my inputs to your most recent article titled “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm”.

 As you have mentioned that one of the reasons for your article is for your children:

"Tuy nhiên chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh xã hội hiện nay và tình trạng hôn nhân của con cháu mình trong tương lai để trả lời câu hỏi như bài viết đã cố gắng trình bầy".

For the fear of “Lost In Translation”, I would like to pose the following questions for your consideration in English:
1. Have you ever asked your children about this idea of “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm?" and...

2. Whether they would consider a “Prenup” as part of this idea?

In my humble opinion, I would think that for the millennial (defined as a person reaching young adulthood around the year 2000, also known as Generation Y) a prenuptial agreement would be part of their marriage ritual, beyond their wedding cake and gown.

For the millennial, working out a prenup would mean not just devising financial parameters - their pre-marital assets are their own, as are their own family heirlooms - but it forces them and their future husband/wife to discuss what they each wanted out of their marriage, especially the “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm” marriage. In such Prenup, the millennial may also want to define and state the intents, the goals, the assumptions and the scope of “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm.”

- Third, imagine the following lines "I love you, and I want to spend the rest of my life with you but I'm not sure that our marriage will be sustainable beyond a certain time frame. Therefore, I am proposing to you with this idea of “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm” and a Prenup Agreement."

Thank you for allowing your readers to share our thoughts and inputs to your well written article.

Nhận xét: Sau khi đọc thư này, tức khắc tôi đã chuyển 2 câu hỏi cho 2 con gái + 1 con trai tuổi trưởng thành sống xa nhà nhưng tiếc thay chưa nhận được hồi âm. Tôi sẽ không quên trả lời Y2 khi có thư của các con. Thành thật cảm ơn ý kiến đóng góp

12- P. Bình:  My Vote: # 1: Yes  # 2: Possible

13- M. Đ. Thành: Câu hỏi # 1: No ! (xã hội sẽ loạn khi con người bước vào hôn nhân với ý nghĩ "tạm thời" và tâm trạng chuẩn bị "bước ra"). Câu hỏi # 2: Cùng lắm chỉ có thể có ở vài quốc gia nhỏ cấp tiến Bắc Âu. Đây quả là một ý tưởng thú vị và táo bạo!

Nhận xét: Câu hỏi # 2 xem như anh đã trả lời 1/4 Po + 3/4 Im. Có thể nhưng rất khó trong tương lai!

Tôi xin kết thúc lá thư dài và có phần chậm trễ ở đây. Xin tiếp tục chờ các ý kiến và câu trả lời khác nếu có. Xin lỗi đã gửi trễ thư này vì có người bạn rủ đi bơi sáng nay nên phải tạm ngừng. Vui quá... Không vui cũng mất một ngày.

Kính thư,

CĐVinh
Về Đầu Trang Go down
CDVinh
Khách viếng thăm




Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeTue Nov 18, 2014 10:22 am

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcSMEaFROzufHwOSg7sEX-c54NhabFemNvEEb7GliUovT8ZIYVvUQA

Cà Phê Buổi Sáng # 4: Những Ý Kiến Sau Cùng

Dưới đây, xin kính chuyển đến quý vị những ý kiến liên hệ đến bài viết "Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm" và xem như đó là những đóng góp sau cùng.

14- y1: Hi Bố,
I believe you mentioned this idea when I was home visiting. I still would like to believe that there is hope for love that would be for the rest of my life and it would be hard to truly believe that if I agree with this concept of a mandatory marriage renewal. I believe in the right for a divorce (I think that's the option that allows people to leave after 10 or 20 years etc). Americans also participate in celebrating vow renewals (basically celebrating and again repeating their vows for staying together). 
I regards to a prenuptial agreement. I personally wouldn't want one (since again that makes me feel I am preparing for a divorce) but I understand the idea if one partner has more than the other. I believe both partners need to be okay with this idea or this will cause problems in the marriage.
Those are my thoughts and it comes from an unmarried person so take it with a grain of salt Smile
Love
Nhận xét: Lá thư này xin chuyển đến độc giả Y2 như lời giải đáp cho những câu hỏi:
1. Have you ever asked your children about this idea of “Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn 20 Năm?" and...

2. Whether they would consider a “Prenup” as part of this idea?

Đây là câu trả lời duy nhất tôi nhận được của cô con gái lớn, còn 2 đứa kia chưa cho ý kiến... Có thể chúng nó nghĩ Bố lẩm cẩm (?) nhưng xin coi như tôi đã trả lời Y2 xong rồi nhé!


15- P. Q. Quan: Ý của mày: licence mariage 20 năm hay đấy trên quan điểm của người đàn ông nhưng chắc phía các bà đa số không đồng ý đâu! À bientôt

# 1: Yes, # 2: ?


16- N. Nhung: Anh Vinh à! "Ôm em trong tay đã thấy xa em... ngày mai". Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là thơ của Thanh Tâm Tuyền nhưng mà nó chỉ nằm trong lúc khởi đầu phân vân khi chưa biết có nên hay không nên kết hôn thôi còn khi đã lấy nhau hay là lấy được nhau thì chả ai muốn nghĩ đến chuyện phải renew lại tờ hôn thú cả.

Biết ra sao ngày sau, cứ mặc kệ nó vì đó là Định Mệnh, mà đã là định mệnh thì chạy đâu cũng không thoát.


17- N. T. Quang: Mấy ngày qua, liên tiếp theo dõi các bài cũng như ý kiến của các bạn nên tôi xin được đóng góp vài niềm vui cá nhân... Đây là một việc tế nhị rồi thành lẩm cẩm nhưng cũng rất thực tế ở xứ này. Tuổi tôi sắp 70... nói thế vì mọi nhận xét đều tùy thuộc vào tuổi đời. Tôi đã sống hơn 30 năm ở Mỹ, hơn 40 năm lập gia đình và hiện nay vẫn êm ấm trong đời sống hôn nhân.
Nơi xứ người, nếp sống văn hóa khác nên theo tôi, chúng ta cũng phải có cái nhìn uyển chuyển từ cả hai phái nam nữ thì mới hy vọng nuôi dưỡng được cây hạnh phúc (xin lỗi sắp lạc đề...).
Tôi thử làm một bài toán nhỏ: phụ nữ ở USA thành hôn ở tuổi 25 đến 30, phái nam có thể chậm hơn vài tuổi. 5 năm đầu là thời kỳ tận hưởng tình nồng, 5 năm kế tiếp là giai đoạn chính... Theo tôi, nếu lúc này mà nam nữ để đầu óc và trái tim cùng làm việc thì họ sẽ có thể điều chỉnh được mọi dị biệt. Khi vượt qua giai đoạn ấy, chúng ta có nhiều hy vọng tìm được đúng nửa kia của mình... Tôi bàn trên lẽ thực tế nhưng chẳng may sau giai đoạn này mà không thể hòa hợp thì cũng nên tự tìm giải pháp ôn hòa cho nhau.
Tôi nghĩ giấy hôn thú nên renew cứ 10 năm thì hay hơn vì lúc đó phái nữ còn son trẻ, đủ thì giờ để làm mới cuộc đời, bộ tài chánh nhà nước cũng vui vì renew thì sẽ phải nộp tiền... Còn ngược lại, không vui thì cố gắng tan hàng trong hòa bình hơn là giống nếp xưa, cứ phải sống chịu đựng buồn bã cho qua kiếp ngưới,
Kết luận: Tôi đống ý với điều 1 nhưng xin đổi thành 10 năm tuy nhiên vẫn mong chúng ta renew nhé... cho tình thêm vui và mặn nồng! Còn điều 2, mình cũng nghĩ nên làm và chỉ có riêng phe luật gia là sẽ chống đối thôi! Vài hàng góp ý lẩn thẩn cho vui. Xin chúc các bạn mãi mãi hạnh phúc vui tươi nhé.

18- Y3: Theo tôi, nếu thiếu người chia sẻ hay bình luận là vì đề tài này không phải là đề tài hấp dẫn cho tất cả mọi người. Một số đông có gia đình đề huề, hạnh phúc thì sẽ chẳng để ý đến đề tài ấy lắm, ngoài ra vấn đề ly dị ngày nay của giới trẻ cũng như giới đầu bạc gần như cơm bữa nên có bàn tới cũng không đi đến đâu Smile. Cám ơn anh Vinh và Cà Phê Buổi Sáng.

19- N. V. Cap: Trưa nay, tôi viết những suy nghĩ "riêng" về vấn đề này: Để hiểu rõ tại sao hiện nay lại có những hành động hoặc hệ lụy trong vấn đề hôn nhân, chúng ta cần hiểu rõ: con người có sẵn bản năng  (primal behavior) lưu lại hàng trăm triệu năm từ cuộc tiến hoá của con khỉ thành người. Chúng ta chỉ mới rời khỏi thời ăn lông ở lỗ hơn chục ngàn năm. Những bản năng chính của con người là:
1. Tranh sống (survival) gồm sự thống trị (dominance), sự xâm lược (aggressiveness phần nhiều ở phái nam), lãnh thổ (territory), biên giới và an ninh (security phần lớn ở phái nữ) .
2. Lưu truyền giống, sinh tồn để tồn tại (gene preservation, sexuality, love only a vehicle to sex, it will fade with time)
đứng sau bản năng tranh sống. Với thế giới hiện đại, văn minh và văn hóa đã biến đổi phần nào suy nghĩ của con người nhưng bản năng căn bản thì vẫn tồn tại trong cốt lõi dù chúng sẽ có thể chuyển qua hình thức khác. Thí dụ vì nhu cầu sống còn và an ninh nên người nam đòi hỏi người nữ chung tình (không có con với một nam nào khác) và người nữ muốn bảo vệ con của họ nên đòi hỏi sự nuôi dưỡng từ một alpha male.
Trong thiên nhiên, cả nam lẫn nữ đều có bản năng truyền giống. Phái nam sẽ luôn tìm cách truyền giống của mình càng nhiều càng tốt với đối tượng nữ trong khi phải nữ vì nhu cầu an ninh và nuôi dưỡng con mình sẽ bám theo một con đực nào có sức mạnh thống trị và khả năng bảo vệ.
Nếu muốn bảo vệ hạnh phúc riêng, chúng ta cần thỏa mãn những yếu tố tiềm ẩn trong mỗi bản năng ở trên như sau:
1. Tranh sống: phải có căn bản tài chính (good job) để đảm bảo sự sinh tồn và nhu cầu an ninh của cuộc sống.
2. Có một mái nhà, gia đình riêng (bản năng lãnh thổ biên giới), liên hệ gia đình, anh em, cha mẹ nên đặt đúng chỗ.
3. Cải tiến khả năng trao đổi thông tin để có thể giải thích hoặc thỏa mãn nhu cầu an ninh của người phối ngẫu.
4. Người nam luôn có bản năng tìm đối tượng nữ mới để gieo giống do đó người nữ luôn cần thay đổi thời trang vóc dáng để thỏa mãn nhu cầu này (tricking our mind). Ngược lại, phái nam cũng thế ! Tài liệu tham khảo: Wikipedia “Timeline for human evolution” worldhistoryproject.org/topics/human-development
Kết luận: Thống kê ly dị rất cao, cơ hội để hai người hợp tác trong giai đoạn chia tay rất khó, do đó một khế ước   hôn nhân có sẵn từ trước sẽ giúp đôi bên tránh được những tranh chấp ảnh hưởng đến cá nhân hoặc con cái họ. Trả lời # 1: Yes, # 2: Po.
Nhận xét: Bạn chính là người đã cho tôi cảm hứng viết lại bài "Giấy Giá Thú Mới... Giới Hạn & Tái Tục Sau 20 Năm" này sau khi cho biết thống kê ly dị hiện nay và bây giờ có thể đổi tựa đề là... 10 năm (?). Xin thành thật cảm ơn và xiết chặt tay bạn.

Lá thư đã dài, tôi xin phép ngừng nơi đây với ly cà phê đã cạn. Cuối cùng thì có tất cả 18 người trả lời (11 nam +  7 nữ), phân chia rõ ràng như sau: 8 người đàn ông nói Yes, 2 người nói No và 1 người vote 0 + 5 người đàn bà trả lời "nửa chừng xuân" tuy nhiên tôi vẫn đánh giá là No + 2 cô gái trẻ thì 1 Yes và 1 No. Câu chuyện nam nữ bình quyền phải chăng vẫn còn là một loại chiến tranh ngầm bởi vì 72% đàn ông thuận trong lúc 85% đàn bà chống đối ý kiến thành hôn "lập dị" này.
Mong quý vị đón đọc bài viết, đề tài mới nhân ngày Thanksgiving và dĩ nhiên không quên kính chúc quý vị một ngày bình yên vui vẻ vì nếu không vui cũng mất một ngày.

Kính bút,

CĐVinh
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeFri Nov 11, 2016 12:18 am

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images?q=tbn:ANd9GcR_l3b8t4jaWjHqbxS7_nOFDLfKM9JfObBEAkrV2uAL_uZaKGxl


Lời chia tay trong tình yêu


Lời chia tay - Nếu như bắt đầu tình yêu là một đề tài thú vị của tình yêu gà bông thì kết thúc và nói lời chia tay cũng là một khía cạnh rất đáng để bàn...

Khởi đầu tình yêu bao giờ cũng vây, ta cố làm mọi thứ chỉ mong đạt thành ý nguyện được cột chặt vào nhau. Và, khi muốn ra đi, ta cũng có thể dùng bất cứ cách gì, miễn là cắt đứt được sợi dây ràng buộc không còn cần thiết nữa. Và chắc chắn, sợi dây tình cảm đã dùng để cột chặt vào ai đó, trong một giai đoạn nào đó cũng đã trở nên vô dụng.

"Nếu một ngày nào đó chán nhìn thấy nhau, xin hãy nhắm mắt lại chứ đừng buông tay ra" - nói về sự nhẫn nại và tha thứ trong tình yêu. Nhưng khi đã nhắm mắt lại mà vẫn thấy... chán, nghĩa là đã đến lúc nói lời chia tay. Mở mắt và buông tay ra thôi!

Nếu chia tay chỉ đơn giản là ngừng nắm tay, ngừng sánh bước bên nhau thì việc ấy rất dễ dàng. Chia tay, có nghĩa là bạn phải ngừng yêu, ngừng nhung nhớ, ngừng nghĩ về nhau, điều ấy quả thật không dễ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của hai người thực sự không ổn, điều ấy có nghĩa là bạn nên học cách từ bỏ một thói quen, môt người đã trở nên quá quen thuộc.

Lời chia tay dễ nói hay không tùy vào quan điểm của từng người. Lời chia tay không thể phát ra trong một phút "nông nổi" nhất thời, càng không phải là một lời bông đùa, bởi bạn không thể rút lại những gì đã nói. Vì thế, hãy tập "sống có trách nhiệm " với lời nói của mình, nhất là hai tiếng "chia tay".

Khi chia tay, hãy nói tạm biệt nhau một cách đàng hoàng, đừng trốn tránh... giận hờn, oán trách, đỗ lỗi, biện minh, so đo đều là sự hèn nhát. "Người ta thường sống để không là hạt cát biến mất trên mỗi bước chân người qua, mà là để in dấu ấn vào trái tim người khác", vì thế, khi không thể song hành, hãy cứ là hạt cát trong lòng ai đó...

Hãy cứ nghĩ rằng "chia tay" giống như việc mình đang dừng lại sau một hành trình, sau khi lấy lại tinh thần, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một hành trình mới, suôn sẻ và tốt đẹp hơn.

Hoathuytinh.com

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu 9k=
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeSun Nov 13, 2016 10:16 am



Mai Tôi Đi
Nhạc: Anh Bằng
Thơ: Nguyên Sa

   
Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào,
Thì cũng sẽ xa nhau,
Mình cũng sẽ xa nhau.

Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
Nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào
Thì cũng sẽ xa nhau,
Mình cũng sẽ xa nhau.

Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố
Con đường dài thật dài
Thầm mãi có bao nhiêu
Thầm mãi có bao nhiêu.

Mai tôi đi, xin đừng gọi tên,
Thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối
Hay mặn nồng một trời
Cũng đành lòng xa thôi,
Cũng đành lòng xa thôi.

Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
Nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu,
Rồi cũng sẽ xa nhau,
Mình cũng sẽ xa nhau.

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Images304610_3a-20150817-10082662
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitimeWed Feb 15, 2017 8:48 am

Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Con20t10


Con Trâu Già Và Ngọn Cỏ Non

(viết cho một người bạn tri kỷ
để nhớ những ngày hôn nhân hạnh phúc)

Cao Đắc Vinh
 
Người ta gọi anh con trâu già và em là ngọn cỏ non.

Lối xưng hô có tính miệt thị chỉ vì tuổi tác chênh lệch. Anh đã trên bảy mươi, còn em tuy trưởng thành nhưng tuổi chỉ bằng nửa đời anh nên đó dễ là đề tài bàn tán, dị nghị và phản đối trong gia đình hay xã hội.
Con trâu già lù đù chậm chạp, miêng nhai tóp tép giống cử chỉ người già. Ngọn cỏ non mềm mại đong đưa trước gió tượng trưng cho sự hồn nhiên, lẳng lơ của các cô gái trẻ. Họ có vẻ ngoài non nớt nhưng bề trong là cây sậy của Pascal... biết suy nghĩ, tính toán và chờ đợi những gì ở đối tượng. Loại sậy này âm thầm mọc nhiều nơi trên nước Việt phát xuất từ hoàn cảnh kinh tế, chính trị yếu kém cộng thêm hạnh phúc gia đình đổ vỡ do tính tình đàn ông quê nhà hay rượu chè, đánh vợ, bê tha ngoại tình... “Ngọn cỏ non” qua cơn mưa rào vọng ngoại, tìm đường đi xa như một phương tiện đổi đời.
Một ngày đẹp trời từ xứ người về thăm quê, tình không biên giới như mọi duyên lành,  anh gặp em rồi kết tình, kết nghĩa, kết duyên vợ chồng. Chưa thấy ai đối diện anh phê bình nói thẳng, nói thật về duyên nợ này mặc dù sau lưng lời khen thì ít, tiếng chê thì nhiều! Khen cũng có phần mỉa mai, chê thường mang tính đàm tiếu ganh ghét như câu tục ngữ: “trâu cày ghét trâu cột, trâu cột ghét trâu ăn”.
“Cưới vợ phải cưới liền tay...” châm ngôn ấy thích hợp với tình cảnh đôi ta nên lễ cưới đã được cử hành nhanh chóng trên quê hương. Giữa chợ đời... dù sang trọng hay bình dân, thơ mộng hay giản dị, thiên hạ vẫn phê phán, rỉ tai nhau: “Nhìn kìa! Con trâu già thích gặm cỏ non...” nhưng thử hỏi tuổi già độc thân còn khỏe mạnh, ai gặp cỏ non trong tầm tay, lại đi chọn cỏ già? Thiên hạ vẫn nghĩ chúng ta ở bầu không tròn, ở ống không dài... vậy cần chi phải bận tâm nữa?
“Con trâu” ấy cuối cùng cũng mang được “ngọn cỏ” về bên xứ lạ. “Chồng già vợ trẻ là tiên” tục ngữ này còn đúng hay sai? Thời cụ Nguyễn Trãi, cưới nàng hầu đáng tuổi con gái mình là tin vui trong làng. Ngày nay, nếp sống gia đình và xã hội đã thay đổi vì thế chúng ta cần nhận định rõ giá trị hạnh phúc của cái hôn nhân “chẵn, lẻ” này: “Chồng già vợ trẻ là tiên... nếu có tiền!”.
Nhu cầu phúc lợi người già dù năng động cũng chỉ mang tính phù vân như đám mây nổi dễ tan; còn cô gái trẻ thời đại suy nghĩ tự do và thích hưởng thụ tạo nên hai lối sống tương phản dưới một mái nhà. Thân phận người vợ trẻ ví như “ngọn cỏ non” là thiên vị bởi sống lâu gần “gái trẻ bẻ gẫy sừng trâu”, chồng già chưa gẫy sừng thì cũng bị thương.
Trong dân gian có câu hò: “Ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ...”. Em bước vào đời anh cũng “sướng lắm chứ”. Tuy muộn màng, ngắn ngủi nhưng hình ảnh cô gái ngồi lưng trâu phất “ngọn cỏ non”... chính là em! Cứ hình dung có con trâu già nào nằm phơi bụng, gặm được cỏ non trên lưng nó ở cái đất nước văn minh trọng nữ này mà không “thở hổn hển”?
Anh ly dị! Một lần lỡ dở, các con khôn lớn đã thành danh. Bao năm chữa bệnh dân bản xứ nên của cải, vật chất có phần đầy đủ... Khổ là tinh thần, hằng đêm cứ tưởng tượng nằm cạnh người tình “cô đơn”, sáng thức dậy trò truyện một mình bên ly cà phê thì biết tuổi già đã sa sút ở nơi tỉnh lẻ.
Em ly dị! Một đời chồng, một con tuổi còn thơ. “Gái một con trông mòn con mắt” nên anh có bị hớp hồn bởi vẻ đẹp quyến rũ ấy cũng là tự nhiên. Đàn ông ở tuổi nào cũng mê sắc; đàn bà trọng tính tình, tài năng, lối sống và sự giầu sang. Anh và em “rổ rá cạp lại” tìm hạnh phúc mới... Thoạt nhìn giống đôi đũa lệch khó hòa hợp nhưng bản chất vẫn là một mối tình.
Người đời ca ngợi sự bồng bột, lãng mạn rồi dựa vào đạo đức, họ lên án tình yêu tính toán theo nhu cầu. Họ quên ngày xưa “môn đăng hộ đối”; ngày nay “chín chắn” hơn, yêu nhau có con tim chỉ lối còn thêm cả cái đầu đưa đường! Chấp nhận mất cái này, được cái kia là một nghệ thuật, miễn sao vợ chồng trao đổi, bù đắp, kết hợp mỹ mãn chuyện đời thường.
Lấy chồng xa quê lập nghiệp, em may mắn thừa hưởng một cuộc sống ổn thỏa. Nhà cửa, xe cộ, nơi ăn chốn ở quy củ để học ngoại ngữ và nghề mới. Chồng già vợ trẻ tuy yên vui hiện tại nhưng thực tế có nhiều bất trắc nên anh lo lắng giúp em chuẩn bị tương lai nếu một mai anh sớm ra đi.
Chưa có em ngày dài, đêm ngắn. Có em rồi ngày ngắn, đêm dài! Từ ngày em về, mặt trời đi ngủ sớm cũng là lúc cơm nước xong, thôi thúc bởi niềm vui thầm kín, hai đứa thao thức với tình yêu ở căn phòng ấm cúng rồi say đắm yêu đương như một nhu cầu hạnh phúc của đôi bên. “Ra đường tưởng bố và con, về nhà hai đứa nằm chung một giường. Có em ngày ngắn đêm dài, say sưa ân ái như thời xuân xanh...”
Nếu định nghĩa mối tình này tựa bông hoa hồn nhiên nở giữa trời thì có phần lãng mạn, giả dối. Tuổi già, tình yêu cũng già theo... bây giờ nó nảy mầm, sinh ra từ sự phối hợp của ba yếu tố: cảm xúc, nhu cầu và lý trí. Tình dục đến chết vẫn còn là một nhu cầu, đôi khi chi phối mạnh trên cả cảm xúc và lý trí. Qua rồi thời kỳ trái tim có lý lẽ mà lý trí không hề biết!
Cỏ non thân dẻo mình dai... Anh, con trâu già như cỗ xe cũ, phi tốc độ đường trường, sớm muộn cũng sẽ mỏi gối, đau lưng do đó chúng mình cần chỉnh đốn lại hành động. Ấy là tâm trạng tiêu cực nhất của chuyện tình: “trâu già gặm cỏ non” mà anh miễn cưỡng nói ra. Anh sống từng ngày hạnh phúc bên em, không ao ước gì hơn! Qua một ngày vui là một ngày lạc quan yêu đời, có tiền cũng không mua được.
Mai đây, em học xong đi làm, chúng ta sẽ làm giấy nhập cảnh cho con em sang đây. Tuổi hưu trí, một đời đã vất vả với các con, nếu anh còn phải sống bên cạnh một đứa trẻ vị thành niên để chăm sóc và dạy dỗ, chắc chắn sẽ là sự hy sinh cuối trong đời vì... em.
Anh chỉ xin một điều, mai này khi trái đã chín cây, chim muốn sổ lòng... Đừng dối trá, em hãy thành thật cho anh biết những diễn tiến tình cảm của con tim. Với em, anh đủ bản lãnh trước mọi hoàn cảnh nhưng sẽ bị tổn thương nếu “surprised”.

Nhân ngày Valentine sắp đến, anh âu yếm gởi đến em một bông hồng đỏ thắm và một nụ hôn nồng nàn. “Ngọn cỏ” ơi! Anh muốn thấy em cười...

02/12/2017
Cao Đắc Vinh

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu   Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tình Yêu Ba Mặt Hai Đầu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thơ & Nhạc: CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU
» Tản mạn về Tình yêu & Phim Nhật ký Tình yêu
» Tình Đầy Tình Xa Nhau
» Ca dao và Tình yêu
» Bí mật của tình yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến