Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhac truyện quynh bich chẳng chuyen ngam trong phải quan Saigon quang sáng ngắn VNCH linh hoang Nhung không chất thuoc nguyet Trung Chung Nguyen quốc
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô Viết   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSun Sep 01, 2013 1:40 pm


Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô Viết

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Z

35.000 đảng viên đã làm nên Cách mạng Tháng Mười Nga; khi có hơn 5.540.000 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát-xít Đức, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vậy mà khi có gần 20 triệu đảng viên thì lại mất địa vị cầm quyền, mất Đảng, mất nước nhưng không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào.

Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người đã chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích địa lý khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh,... đã nhanh chóng sụp đổ. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Điện Kremlin, biểu tượng của Nước Nga Xô Viết ngày nào

Gorbachev và chủ trương loại bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô

Tháng 3.1985, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô. Tháng 2.1986, Đảng CS Liên Xô triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ 27. Đây là Đại hội đầu tiên được triệu tập sau khi Gorbachev lên cầm quyền. Sau đó không lâu, Gorbachev chính thức đưa ra khẩu hiệu “Dân chủ hóa tính công khai, dư luận đa nguyên hóa” và lấy đó làm bước đột phá mở ra cơ chế cải cách. Lúc bấy giờ, nhân dân Liên Xô mong muốn cải cách thoát khỏi trì trệ nhưng vẫn chưa rõ, thậm chí, chưa hiểu hàm nghĩa thật sự của khẩu hiệu Gorbachev đưa ra dưới danh nghĩa “perestroika” (cải tổ) là gì.

Tháng 6.1988, Đảng CS Liên Xô họp Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19. Trong báo cáo, Gorbachev có đoạn bộc bạch: “Phương châm chủ yếu của cải tổ thể chế chính trị Liên Xô không chỉ là đề xướng vấn đề dân chủ hóa tính công khai và dư luận đa nguyên hóa. Mà là phải loại bỏ vấn đề Đảng CS Liên Xô là hạt nhân của thể chế chính trị Liên Xô. Là vấn đề phải chuyển trung tâm quyền lực nhà nước từ trong tay Đảng CS sang Xô Viết”.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin

Tháng 7.1990, Đảng CS Liên Xô tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ 28. Đây là Đại hội cuối cùng trong lịch sử Đảng CS Liên Xô trước khi Liên Xô tan rã. Đại hội thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới Xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo” và một số nghị quyết khác. Từ đây, thể chế đa đảng và thể chế dân chủ nghị viện, ý thức hệ đa nguyên cũng chính thức trở thành phương châm chỉ đạo của Đảng. Các tổ chức chống Cộng thừa cơ được thành lập hàng loạt và phát triển lớn mạnh, triển khai cuộc đấu tranh với Đảng CS Liên Xô.

Kusov, Phó Chủ tịch Trung ương Đảng CS Nga ngày 28.2.1991 nói: “Sửa đổi Hiến pháp chỉ vẻn vẹn một năm, đã có khoảng 20 chính đảng cấp Liên bang, có hơn 500 chính đảng cấp nước cộng hòa. Hầu hết trong đó trở thành lực lượng chính trị cuối cùng thúc đẩy Đảng CS Liên Xô bị hạ bệ và giải tán”.

Dưới sự cổ vũ của phương châm dân chủ hóa tính công khai và thể chế đa đảng của Gorbachev, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Tổ chức Đảng của các nước cộng hòa tham gia Liên bang cũng ngày càng xa rời trung ương. Từ năm 1989, Đảng CS của một số nước cộng hòa như Latvia, Lithuania (Lít-va), Estonia... đã đưa ra yêu cầu tách khỏi hoặc độc lập với Đảng CS Liên Xô. Bất chấp sự phản đối của Đảng CS Liên Xô, ngày 20.12.1989, tại Đại hội 20, Đảng CS Lithuania thông qua Tuyên ngôn, quyết định về địa vị của Đảng CS Lithuania, tuyên bố Đảng CS Lithuania tách khỏi Đảng CS Liên Xô, giữ quan hệ đối tác bình đẳng với Đảng CS Liên Xô. Gorbachev liên tục lùi bước trước tình hình này. Cái gọi là “phái dân chủ” trong Đảng đã lợi dụng tình hình để hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ với chủ nghĩa ly khai dân tộc ngoài Đảng, tiến hành hoạt động chia rẽ Đảng CS Liên Xô, từ đó làm tan rã Liên Xô.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Hạ bệ Mikhail Gorbachev

Tan rã Liên bang Xô Viết


Ngày 17.3.1991, Liên Xô tiến hành trưng cầu ý kiến nhân dân toàn Liên bang. Trong đó, số phiếu bảo lưu Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết chiếm 76,4%. Số phiếu phản đối chiếm 21,7%. Nhưng sáu nước cộng hòa Gruzia, Lithuania, Moldovia, Latvia, Armenia, Estonia từ chối trưng cầu dân ý.

Ngày 23.4.1991, Gorbachev nhân danh Trung ương Đảng CS và Xô Viết tối cao Liên Xô tiến hành gặp gỡ những người lãnh đạo của chín nước cộng hòa Liên bang (Nga, Ukraine, Belarus, Kazakstan…), ra tuyên bố 9+1 đề xuất nhanh chóng ký kết Hiệp ước Liên bang mới với tên gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, xóa bỏ khái niệm “xã hội chủ nghĩa”. Sự kiện này về mặt luật pháp đã phá hoại thống nhất quốc gia, đặc biệt là thay đổi tính chất XHCN và phương hướng thống nhất của quốc gia. Cùng lúc, Yeltsin - Chủ tịch Xô Viết Liên bang Nga, cũng cố gắng làm tan rã nước này một cách không thương tiếc nhằm chiếm đoạt quyền lực tối cao.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Biến cố nước Nga

Ngày 20.8 là ngày ký Hiệp ước Liên bang mới. Ngày 19.8, để giữ lại Liên Xô XHCN đồng thời ngăn chặn cái gọi là “phái dân chủ” lên nắm quyền, một nhóm lãnh đạo cao cấp của Đảng, chính quyền và quân đội Liên Xô đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở một số địa phương trong nước và thành lập Ủy ban tình trạng khẩn cấp do Phó Tổng thống Yanaev đứng đầu. Có thể coi đây là cuộc thử nghiệm cuối cùng của một số nhà lãnh đạo trong Đảng CS Liên Xô cố nhằm cứu vãn Liên Xô XHCN, tránh cho đất nước rơi vào thảm họa. Nhưng do họ không có niềm tin XHCN rõ ràng và kiên định, lại thiếu ý chí chính trị kiên cường trong đấu tranh thực tế, nên họ đã thất bại. Gorbachev đang đi nghỉ mát, có thái độ trước là lừng chừng, sau là phản bội, và đây cũng là điều góp phần đẩy nhanh tiến trình thất bại của sự kiện.

Sự kiện 19.8 kết thúc. Trung ương Đảng CS Liên Xô tự giải tán trước sự thúc ép của Gorbachev. 4.228 tòa nhà làm việc, 180 trung tâm chính trị xã hội, 16 cơ sở nghiên cứu chính trị xã hội,... của Đảng CS Liên Xô đều bị nhà cầm quyền Nga niêm phong và tịch thu. Tổ chức Đảng CS khắp các khu vực Nga và ở các nước cộng hòa Liên Xô nhanh chóng bị giải tán hoặc bị cấm hoạt động. Toàn Đảng tan rã theo. Vậy là một đảng lớn, có gần 20 triệu đảng viên, đã mất địa vị cầm quyền sau 74 năm cầm quyền.

Cho đến hôm nay, trong hồ sơ của Trung ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì khi thế lực thù địch xóa bỏ Đảng CS gặp phải sự chống đối của tổ chức các cấp của Đảng. Không hề thấy ghi chép gì về việc đảng viên Đảng CS Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu ủy, Thành ủy hoặc Huyện ủy của mình.

Quốc kỳ hình búa liềm ủ rũ trên nóc điện Kremlin



Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm ImageHandler

Những ngày tháng 8.1991 trên đường phố Moscow

Mất Đảng tất yếu đưa tới mất nước. Ngày 25.12.1991 là ngày cuối cùng Gorbachev làm Tổng thống Liên Xô, cũng là ngày tồn tại cuối cùng của Liên Xô. 10 giờ sáng, Gorbachev đến Phủ Tổng thống ở Điện Kremli chuẩn bị đơn từ chức mà ông ta sẽ đọc vào tối hôm đó. 19 giờ, Gorbachev qua máy ghi hình của Đài Truyền hình Trung ương Liên Xô và Đài Truyền hình CNN (Mỹ) đọc thư gửi nhân dân Liên Xô và toàn thế giới, tuyên bố từ chức, ngừng mọi hoạt động của mình với chức vụ Tổng thống Liên Xô. 19 giờ 32 phút, quốc kỳ Liên Xô hình búa liềm đã in đậm trong lòng nhiều thế hệ người Liên Xô và nhân dân thế giới trên nóc điện Kremlin ủ rũ hạ xuống trong gió lạnh. 19 giờ 45 phút, lá cờ ba màu của Liên bang Nga thay thế.

Buổi sáng 26.12.1991, Viện Cộng hòa Xô Viết tối cao Liên Xô họp hội nghị lần cuối cùng. Hội trường chỏng trơ, vắng ngắt. Trên đoàn Chủ tịch chỉ có một mình Alychanov, Chủ tịch Viện Cộng hòa. Các đại biểu giơ tay biểu quyết thông qua tuyên ngôn tuyên bố “Liên Xô ngừng tồn tại”. Đảng CS Liên Xô, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết - hai cái tên rực rỡ suốt hơn nửa thế kỷ, đã rút khỏi vũ đài lịch sử âm thầm như thế.

Sau khi Liên Xô tan rã, theo “liệu pháp sốc” của người Mỹ, ở nước Nga người ta tiến hành cưỡng chế thực hành cải cách tư hữu hóa trong lĩnh vực kinh tế. Kết quả rất nhanh là đưa đến một nền kinh tế tiêu điều và suy thoái nghiêm trọng. Đất nước nghèo đi nhanh chóng, xã hội rơi vào hỗn loạn. Phạm tội xảy ra tràn lan. Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Nga, lúc đó toàn quốc xuất hiện hơn 8.000 băng nhóm tội phạm cỡ lớn có tổ chức. Trong Thông điệp tình hình đất nước năm 1996, Yeltsin cũng thừa nhận: “Nước Nga hiện nay đã vượt Italia, trở thành vương quốc băng đảng mafia lớn nhất thế giới”. Từ năm 1991 đến cuối thế kỷ 20, tổng giá trị sản xuất trong nước của Nga giảm xuống 52% so năm 1990 (trong khi đó, vào thời kỳ chiến tranh từ năm 1941 đến năm 1945 chỉ giảm 22%). Sản xuất công nghiệp cùng thời kỳ giảm 64,5%. Sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Đồng rúp mất giá. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần. Từ năm 1992 trở đi, dân số nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga năm 1990 là 69,2 tuổi. Còn năm 2001 là 65,3 tuổi. Thậm chí, tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống đến 10 tuổi.

Đảng CS Liên Xô bị diệt vong, Liên Xô tan rã mang lại hậu quả tai hại cho Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Năm 2005 khi đọc Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin nói: “Liên Xô tan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ 20. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi kịch thực sự”. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết luận rằng, Đảng CS Liên Xô sụp đổ, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế - xã hội thụt lùi mấy chục năm.

Một đảng do Lenin sáng lập. Một Đảng từng lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của nước Nga Sa hoàng, xây dựng thành công Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên. Một đảng từng lãnh đạo nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng. Một đảng đã lãnh đạo chiến thắng phát-xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH và đi đầu trong việc đưa vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Vì sao lại mất địa vị cầm quyền sau 74 năm cầm quyền?

Một đảng khi có 20 nghìn đảng viên đã lãnh đạo Cách mạng tháng Hai lật đổ ách thống trị chuyên chế Sa hoàng; khi có 35 vạn đảng viên đã giành được thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười và nắm chính quyền toàn quốc; khi có hơn 5.540.000 đảng viên lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát-xít Đức hung bạo, lập chiến công bất hủ, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai, vậy mà khi có gần 20 triệu đảng viên thì lại mất địa vị cầm quyền, mất Đảng, mất nước mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcTUwYvVcwtcho8eZY4jBwCj4xlF-gnIFxkPCdBTRBPpqTuew2fw
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSun Sep 01, 2013 9:19 pm



Yeltsin, Gorbachev và Sự tan rã của Liên Xô


Thời điểm và Sự kiện

 
 Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 5-LXo

          
BVB - Quá trình sụp đổ của Liên Xô thành các quốc gia độc lập bắt đầu ngay từ năm 1985. Sau nhiều năm xây dựng quân đội Liên Xô và các chi phí phát triển trong nước, phát triển kinh tế ở mức thấp. Những nỗ lực cải cách không thành công, một nền kinh tế trì trệ, và cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã dẫn tới sự bất mãn, đặc biệt tại các nước cộng hòa vùng Baltic và Đông Âu. Những cải cách chính trị và xã hội lớn hơn, do nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên xô, Mikhaill Gorbachev, tiến hành, đã tạo ra một không khi chỉ trích chính trị công khai với chế độ Moskva. Sự tụt giảm thê thảm của giá dầu năm 1985 và 1986, và sự thiếu hụt dữ trữ ngoại tệ những năm sau đó để mua ngũ cốc đã ảnh hưởng rất lớn tới những hành động của ban lãnh đạo Liên Xô.
Nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô bắt đầu phản đối sự kiểm soát từ trung ương, sự tăng cường dân chủ dẫn tới sự suy yếu của chính phủ trung ương. Thâm hụt thương mại quốc gia dần làm cạn kiệt ngân quỹ của Liên bang, dẫn tới tình trạng phá sản. Liên xô cuối cùng sụp đổ năm 1991 khi Boris Yelsin lên nắm quyền lực sau một cuộc đảo chính bất thành với mục tiêu hạ bệ Gorbachev, và cuộc cải tổ của ông.


Yeltsin và sự tan rã của Liên Xô

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 5-LXo-Yelt+S

Gorbachev lên án Boris Yeltsin, kẻ đối địch cũ của ông ta và là tổng thống đầu tiên của nước Nga, đã xé tan đất nước với một mong muốn tăng cường quyền lợi cá nhân.
Vào ngày 7 tháng 2 n¨m 1990, Uỷ ban Trung ương đảng cộng sản Liên bang Xô viết đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực. Các nước cộng hoà bắt đầu đòi chủ quyền của họ với Moscow, và đã bắt đầu một “cuộc chiến tranh pháp luật” với chính phủ trung ương Moscow, trong đó các chính phủ các nước cộng hoà chối bỏ một pháp chế tập hợp toàn bộ ở điểm nó xung đột với các luật lệ địa phương, đòi hỏi quyền kiểm soát các nền kinh tế của họ và từ chối trả thuế cho chính phủ trung ương Moscow. Cuộc tranh chấp này gây ra sự chuyển chỗ của kinh tế, khi các đường cung cấp trong nền kinh tế bị phá vỡ, và gây hậu quả nền kinh tế Xô viết suy sụp hơn nữa.
Gorbachev tung ra những cố gắng vô vọng và bất hạnh cuối cùng nhằm xác nhận quyền kiểm soát, đặc biệt đối với các nước cộng hoà vùng Baltic, nhưng quyền lực và uy quyền của chính phủ trung ương đã hoàn toàn và không thể bị đảo ngược xói mòn.
Ngày 11 tháng 3 năm 1990 Litva, dẫn đầu bởi vị chủ tịch Hội đồng tối cao mới được bầu là Vytautas Landsbergis, tuyên bố độc lập và thông báo rằng họ đã bị kéo ra khỏi Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, Hồng quân có sự hiện diện mạnh mẽ ở Litva. Liên bang Xô viết khởi đầu một cuộc phong toả kinh tế Litva và giữ các đội quân ở đó nhằm “giữ quyền lợi của những người Nga”.
 
Ngày 13 tháng 1 năm 1991 xung đột giữa quân đội Xô viết và những người dân thường Litva không vũ khí đã xảy ra dẫn tới cái chết của 13 người và nhiều người bị thương. Điều này càng làm suy yếu tính hợp pháp của Liên bang Xô viết, cả trên trường quốc tế và bên trong.
Ngày 30 tháng 3 năm 1990, chỉ 19 ngày sau khi Litva tuyên bố độc lập, Hội đồng tối cao Estonia tuyên bố quyền lực của Xô viết ở Estonia từ 1940 là bất hợp pháp, và đã bắt đầu một quá trình nhằm tái lập Estonia là một nước độc lập.
Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết. Tháng 6 năm 1991, các cuộc bầu cử trực tiếp được tiến hành để bầu chức Tổng thống nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Ứng cử viên dân tuý Boris Yeltsin, người thường đưa ra các chỉ trích nhắm vào Mikhail Gorbachev thắng 57% số phiếu, đánh bại ứng cử viên yêu thích của Gorbachev là cựu chủ tịch Nikolai Ryzhkov với chỉ 16% số phiếu.
             

Vụ đảo chính tháng 8

Phải đối mặt với chủ nghĩa ly khai từ các nước cộng hoà, Gorbachev đã cố gắng tái cấu trúc Liên bang Xô viết thành một nhà nước ít tập trung hơn. Ngày 20 tháng 8 năm 1991 các nước cộng hoà đã ký một hiệp ước, biến họ thành các nước độc lập trong một liên bang với một tổng thống chung, chính sách ngoại giao và quân sự chung. Hiệp ước mới được các nước vùng Trung Á rất ủng hộ, bởi vì họ cần quyền lực kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để trở thành thịnh vượng. Tuy nhiên những nhà cải cách triệt để hơn ngày càng tin rằng một cuộc chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường là cần thiết và mong muốn được thấy sự tan rã của Liên xô nếu điều đó là cần thiết để thực hiện các mục tiêu của họ. Sự tan rã của Liên xô cũng được đồng thuận và mong muốn của các chính quyền địa phương như chức vụ của tổng thống Yeltsin, để thành lập quyền lực toàn bộ đối với lãnh thổ của họ. Trái ngược với sự lãnh đạm của những nhà cải cách về việc đạt tới một hiệp ước, những người bảo thủ và những người còn yêu mến Liên xô, vẫn còn mạnh bên trong Đảng Cộng sản và quân đội hoàn toàn chống đối bất kỳ điều gì có thể gây hại tới nhà nước Xô viết.
19 tháng 8 năm 1991, Phó tổng thống của Gorbachev, Gennadi Yanayev, Thủ tướng Valentin Pavlov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitriy Yazov, Giám đốc KGB Vladimir Kryuchkov, và một số quan chức cao cấp khác hành động để ngăn chặn dấu hiệu của một hiệp ước liên bang bằng cách dựng lên “Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp.” “Uỷ ban” đặt Gorbachev (đang trong kỳ nghỉ tại Krym) trong tình trạng giam giữ tại gia và cố gắng khôi phục nhà nước liên bang. Những nhà lãnh đạo đảo chính nhanh chóng đưa ra một sắc lệnh khẩn cấp đình chỉ hoạt động chính trị và cấm đa phần báo chí.
Trong khi những người tổ chức đảo chính chờ đợi một số ủng hộ của dân chúng cho những hành động của họ, thì tình cảm của dân chúng Moscow đa phần là chống lại họ. Hàng nghìn người xuống đường để bảo vệ “Nhà Trắng” (văn phòng của Yeltsin), lúc đó là cái ghế tượng trưng cho chủ quyền Nga. Những người tổ chức tìm cách bắt giữ nhưng hoàn toàn vô vọng Yeltsin, người tuần hành những cuộc chống đối lớn đảo chính.
Sau những ngày đó, vào 21 tháng 8 vụ đảo chính sụp đổ, những người tổ chức bị bắt giam và Gorbachev quay trở lại làm tổng thống Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, lúc đó quyền lực của Gorbachev đã bị thoả hiệp một cách chết người bởi vì không cơ cấu quyền lực tại bất kỳ một nước cộng hoà nào và ngay cả nước Nga còn nằm trong tay ông.


Hậu quả của cuộc đảo chính

Trong suốt mùa hè năm 1991, chính phủ Nga dần thay thế chính phủ liên bang, từ từ từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng Cộng sản Liên xô trên toàn bộ cộng hoà Nga. Vì thế, nhiều đảng viên cộng sản cũ từ bỏ Đảng Cộng sản để đổi lấy các vị trí trong các cơ cấu của chính phủ mới.
Sau vụ đảo chính, các nước cộng hoà Xô viết tăng tốc quá trình độc lập, từng nước một tuyên bố chủ quyền. Các chính quyền địa phương của họ bắt đầu nắm lấy tài sản liên bang trên lãnh thổ của mình. Ngày 6 tháng 9 năm 1991, chính phủ Liên xô công nhận nền độc lập của ba nước cộng hoà Baltic, mà các cường quốc phương Tây luôn cho là có chủ quyền. Sau đó ngày 6 tháng 12 năm 1991, Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô viết sau một cuộc trưng cầu dân ý với hơn 90% người dân ủng hộ độc lập. Khi đó, trong trận chiến quyền lực, ngày 18 tháng 10 Gorbachev và các đại diện của 8 nước cộng hoà (không bao gồm Azerbaijan, Gruzia, Moldova, Ukraina, và các nước cộng hoà vùng Baltic) ký một thoả thuận về việc thành lập một cộng đồng kinh tế mới.
Trong lúc đó, tình hình kinh tế Liên xô tiếp tục xấu đi. Tới tháng 12 năm 1991, tình trạng thiếu hụt lương thực mở miền trung nước Nga đã dẫn tới việc phân phối lương thực theo tem phiếu ở vùng Moscow lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Trước một sự sụp đổ không thể tránh khỏi, Tổng thống Liên xô Gorbachev và chính phủ của ông vẫn tiếp tục phản đối các cải cách kinh tế thị trường như chương trình "500 Ngày" của Yavlinsky. Để phá vỡ sự phản đối của Gorbachev, Yeltsin quyết định giải tán Liên xô theo Hiệp ước Liên bang năm 1922 và theo đó loại bỏ Gorbachev cùng chính phủ Xô viết khỏi quyền lực. Hành động này được ủng hộ mạnh mẽ từ các chính phủ Ukraina và Belarus, là những bên tham gia Hiệp ước năm 1922 cùng với Nga.


Sự thành lập SNG và chính thức giải tán Liên Xô

Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG theo tiếng Nga; CSI theo tiếng Anh). Gorbachev miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế. Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả.
Mười hai trong số mười lăm nước cộng hoà ký Hiến chương năng lượng châu Âu tại Hague ngày 17 tháng 12 năm 1991, với tư cách là các nước có chủ quyền, với 28 nước châu Âu khác, Uỷ ban châu Âu và bốn nước không thuộc châu Âu.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên xô đã dừng hoạt động.
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.".[5] Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."[6]
Đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào[7], 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn.[8]

Tái cơ cấu hậu Xô-viết 


Để tái cơ cấu hệ thống hành chính mệnh lệnh Xô viết và thực hiện một cuộc chuyển tiếp tới một nền kinh tế thị trường, các chương trình liệu pháp sốc của Yeltsin đã được áp dụng ngay sau sự giải tán Liên xô. Các khoản tiền trợ cấp cho các nông trang và các ngành công nghiệp bị cắt bỏ, các biện pháp kiểm soát giá bị huỷ, và đồng ruble Nga chuyển theo hướng có thể chuyển đổi. Các cơ hội mới cho bộ máy của Yeltsin và những nhà doanh nghiệp khác chiếm lấy tài sản quốc gia xuất hiện vì thế đã tái cơ cấu nền kinh tế sở hữu nhà nước chỉ sau vài tháng. Sau khi nắm được quyền lực, đại đa số các nhà cải cách "duy tâm" kiếm chác được những tài sản lớn nhờ chức vụ của mình trong chính phủ và trở thành các đầu sỏ kinh doanh theo một cách có vẻ trái ngược với một nền dân chủ đang xuất hiện. Các định chế có sẵn bị xoá bỏ trước khi các cơ cấu pháp luật mới của một nền kinh tế thị trường hình thành ví dụ như các điều luật để quản lý tài sản tư nhân, quản lý thị trường tài chính và thuế má.
Các nhà kinh tế thị trường tin rằng việc loại bỏ hệ thống hành chính mệnh lệnh ở Nga sẽ làm tăng GDP và các tiêu chuẩn sống bằng cách tái phân bổ các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Họ cũng nghĩ rằng sự sụp đổ sẽ tạo ra các khả năng sản xuất mới bằng cách hạn chế mệnh lệnh sản xuất từ trung ương, thay thế một hệ thống thị trường phi tập trung, hạn chế những sự bóp méo cấu trúc và nền kinh tế vĩ mô thông qua tự do hoá, và cung cấp sự khích lệ thông qua tư nhân hoá.
Từ khi Liên xô sụp đổ, Nga phải đối mặt với nhiều vấn đề mà những người đề xuất thị trường tự do năm 1992 không mong đợi. Trong số các vấn đề đó, 25% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khổ, tuổi thọ tụt giảm, tỷ lệ sinh thấp, và GDP giảm một nửa. Những vấn đề đó đã dẫn tới một loạt các cuộc khủng hoảng trong thập niên 1990, suýt dẫn tới việc đối thủ cộng sản của Yeltsin, Gennady Zyuganov, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996. Nhữngg năm gần đây, nền kinh tế Nga đã bắt đầu được cải thiện nhiều, nhờ vào những khoản đầu tư lớn và phát triển kinh doanh và cũng nhờ vào sự tăng giá của các mặt hàng tài nguyên thiên nhiên.

Tóm tắt


Bốn yếu tố cơ bản của hệ thống Liên xô là bộ máy các xô viết, chủ nghĩa liên bang về sắc tộc, nhà nước xã hội chủ nghĩa, và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Các chương trình perestroika và glasnost của Gorbachev đã tạo ra các hiệu ứng không lường trước khiến hệ thống này tan vỡ. Như một công cụ để hồi phục nhà nước Xô viết, Gorbachev liên tục cố gắng xây dựng một liên minh các lãnh đạo chính trị ủng hộ cải cách và tạo ra các vũ đài và cơ sở quyền lực. Ông thực hiện các biện pháp đó bởi ông muốn giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị nghiêm trọng rõ ràng đang đe doạ đặt Liên xô vào tình trạng trì trệ kéo dài.
Nhưng bằng các sử dụng các biện pháp cải cách cơ cấu để mở rộng các cơ hội cho các nhà lãnh đạo và các phong trào nhân dân ở các nước cộng hoà giành ảnh hưởng, Gorbachev cũng khiến những người theo chủ nghĩa quốc gia, những người cộng sản chính thống và các lực lượng dân tuý phản đối các nỗ lực tự do hoá và tái hồi phục chủ nghĩa Cộng sản Xô viết của ông. Dù một số phong trào mới muốn thay thế toàn bộ hệ thống Xô viết bằng một hệ thống dân chủ tự do, những người khác yêu cầu độc lập cho các nước cộng hoà. Tuy thế, vẫn có những người nhấn mạnh ở sự khôi phục các đường lối Xô viết cũ. Rút cục, Gorbachev không thể tạo ra một sự đồng thuận giữa các lực lượng đó và hậu quả là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Nhìn lại Cải cách
Sự nổi lên của Gorbachev


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 5-LXo-Gobachop


Năm 1985 đánh dấu sự vươn tới chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô của Mikhail Gorbachev tiếp sau cái chết của Konstantin Chernenko. Mặc cho những cố gắng nhằm đưa ra các ý tưởng như glanost (sự mở rộng chính trị) và perestroika (cơ cấu lại kinh tế), Gorbachev thấy mình đang phải lãnh đạo một đế chế suy tàn. Liên xô phải đối mặt với sự chống đối từ bên ngoài qua tính kiêu căng của sự vượt trội quân sự của phương Tây và cuộc đấu tranh bên trong không ngừng nghỉ của các nước cộng hoà do Boris Yeltsin lãnh đạo đòi quyền chủ quyền. Một cuộc đảo chính bất thành mùa hè 1991 chống lại bộ máy chính quyền Gorbachev đã thúc đẩy nhanh chóng đến sự qua đời của Liên bang Xô viết. Sự tan rã chính thức của Liên xô được hoàn thành vào ngày Giáng sinh, 1991, khi Gorbachev từ chức và các nước cộng hoà riêng biệt lấy lại vai trò của chính phủ trung ương. Vào 31 tháng 12 1991, lá cờ Xô viết bị hạ xuống lần cuối cùng trên điện Kremlin.
Mặc dầu cải cách đã bị ngừng khoảng giữa 1969–1982, sự nổi lên của thế hệ mới đã tạo ra động lượng mới cho cải cách. Sự thay đổi các mối quan hệ với Hoa Kỳ có thể cũng là một sự thúc đẩy cho cải cách. Trong khi chính Jimmy Carter là người đã chấm dứt chính sách lắng dịu tiếp sau sự can thiệp của Liên xô vào Afghanistan, những căng thẳng Đông-Tây trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (1981–1985) gia tăng đến mức căng thẳng chưa từng thấy kể từ sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Vào năm 1985, một giai đoạn cầm quyền ngắn của Konstantin Chernenko như Tổng thư ký đã chấm dứt với cái chết của ông và sự đảm đương vị trí đó của Mikhail Gorbachev.
Vào thời điểm Gorbachev đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình sẽ dẫn tới sự sụp đổ chính trị của Liên bang Xô viết và kết quả phá huỷ nền kinh tế hành chính mệnh lệnh Xô viết thông qua các chương trình glanost (mở rộng chính trị), perestroika (cơ cấu lại kinh tế), và uskorenie (tăng tốc phát triển kinh tế), nền kinh tế Xô viết phải chịu ảnh hưởng cả từ lạm phát ẩn và sự thiếu hút nguồn cung khắp nơi bị trầm trọng thêm bằng việc mở cửa ngày càng nhiều các chợ đen làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế chính thức.
Nó là một minh chứng rằng các chính sách của Gorbachev về mở cửa và dân chủ hoá đã bắt đầu vượt ra ngoài kiểm soát và vượt quá khỏi điều đã dự định. Đổi mới và công khai thẳng thắn đã trưng bày về việc làm sao một khi Đảng cộng sản cách mạng đã trở thành một thứ suy tàn tại một nơi cực trung tâm của xã hội.

*      *      *

Luật hợp tác xã có hiệu lực tháng 5 năm 1988 có lẽ là biện pháp cải cách kinh tế cơ bản nhất ở đầu thời kỳ cầm quyền của Gorbachev. Lần đầu tiên kể từ chính sách Kinh tế mới của Vladimir Lenin, luật cho phép sở hữu tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, chế tạo và thương mại với nước ngoài. Theo đó, các nhà hàng, cửa hiệu và nhà máy chế biến kiểu hợp tác xuất hiện.
Glasnost cho phép tự do ngôn luận và báo chí lớn hơn. Dường như mục tiêu thứ nhất của Gorbachev khi đưa ra glasnost là tạo sức ép lên những người bảo thủ đang phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông và ông cũng hy vọng rằng với sự cởi mở, các cuộc tranh luận và tham gia ở mọi tầng lớp, toàn bộ người dân Liên xô sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông.
Hàng nghìn tù nhân chính trị và nhiều người bất đồng cũng được thả. Xã hội Xô viết được tự do nghiên cứu và xuất bản về nhiều chủ đề trước kia từng bị giới hạn, gồm cả việc tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến. Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công cộng Toàn Liên bang (VCIOM) — tổ chức nghiên cứu có uy tín nhất ở thời điểm này - cũng được mở cửa. Các kho tài liệu lưu trữ nhà nước được tiếp cận rộng hơn, và một số con số thống kê xã hội từng bị giữ bí mật được công khai cho mục đích nghiên cứu và xuất bản với những chủ đề nhạy cảm như chênh lệch thu nhập, tội phạm, tự tử, phá thai, tỷ lệ tử vong trẻ em. Trung tâm nghiên cứu giới đầu tiên được mở cửa bên trong một Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Dân cư Loài người mới được thành lập.
Tháng 1 năm 1987, Gorbachev kêu gọi dân chủ hoá: các yếu tố dân chủ như bầu cử đa đảng được đưa vào quá trình chính trị Liên xô. Một hội nghị năm 1987 được nhà kinh tế Liên xô và cố vấn của Gorbachev Leonid Abalkin tiến hành, kết luận: "Những sự chuyển đổi sâu trong việc quản lý nền kinh tế không thể thực hiện nếu không có những thay đổi kèm theo trong hệ thống chính trị.".
Tháng 6 năm 1988, tại Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Liên xô, Gorbachev đưa ra những cải cách căn bản nhằm giảm bớt sự quản lý của đảng với các cơ cấu chính phủ. Tháng 12 năm 1988, Xô viết Tối cao thông qua việc thành lập một Đại hội Đại biểu Nhân dân, mà những sửa đổi hiến pháp đã lập ra như cơ quan lập pháp mới của Liên xô.
Cuộc bầu cử Đại hội được tiến hành trên toàn Liên bang Xô viết vào tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Gorbachev, với tư cách Tổng bí thư Đảng Cộng sản, có thể bị buộc phải từ chức ở bất kỳ thời điểm nào nếu giới lãnh đạo cộng sản bất mãn với ông. Nhằm tiến hành các biện páp cải cách bị đa số đảng viên chống đối, Gorbachev muốn củng cố quyền lực ở một cương vị mới, Tổng thống Liên xô, độc lập với Đảng Cộng sản và các xô viết (hội đồng) và người nắm giữ chức vụ này chỉ có thể bị buộc tội trong trường hợp vi phạm trực tiếp vào luật pháp[3]. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachev được bầu làm tổng thống hành pháp đầu tiên. Cùng thời điểm đó, hiến pháp được thay đổi để loại bỏ Đảng Cộng sản Liên xô khỏi quyền lực chính trị.                   

Những hậu quả không dự tính                   

Những nỗ lực của Gorbachev nhằm tổ chức lại hệ thống cộng sản có hứa hẹn, nhưng hoàn toàn không thể kiểm soát và dẫn tới một loạt các sự kiện cuối cùng kết thúc với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Ban đầu được dự định làm các công cụ để thúc đẩy nền kinh tế Xô viết, các chính sách perestroika và glasnost nhanh chóng dẫn tới những hậu quả không lường trước.
               Sự tự do có được dưới chính sách glasnost dẫn tới việc Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát tuyệt đối với truyền thông. Từ trước đó, và là sự bối rối với chính quyền, truyền thông bắt đầu công khai các vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng mà chính phủ từ lâu bác bỏ và cố gắng che đậy. Các vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều gồm điều kiện nhà ở kém, nạn nghiện rượu, sử dụng ma tuý, ô nhiễm, các nhà máy từ thời Stalin đã quá cũ kỹ, và tình trạng tham nhũng từ nhỏ đến lớn, tất cả những điều mà truyền thông chính thức đã cố tình bỏ qua. Báo chí cũng không ngại ghi chép những hành động sai trái của chính phủ Liên Xô dưới thời Stalin như gulag, hiệp ước của ông với Adolf Hitler, và cuộc Đại thanh trừng, vốn đã bị truyền thông chính thức giấu kín. Hơn nữa, cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Afghanistan, và sự xử lý kém thảm hoạ Chernobyl năm 1986, mà Gorbachev đã cố che dậy, càng làm xấu đi hình ảnh của chính phủ Xô viết ở thời điểm sự bất mãn đang gia tăng.
            Tính chung, hình ảnh rất tươi đẹp về cuộc sống ở chế độ Xô viết từ lâu được trưng ra trước công chúng bởi truyền thông chính thức nhanh chóng tan vỡ, và những mặt tiêu cực của đời sống xã hội ở Liên xô bị đem ra soi xét. Điều này gây ảnh hưởng tới lòng tin của dân chúng với hệ thống Xô viết và làm xói món cơ sở quyền lực xã hội của Đảng Cộng sản, đe doạ tính đồng nhất và sự thống nhất của chính nhà nước Liên bang Xô viết.
             Sự xung đột giữa các nhà nước thành viên Khối hiệp ước Warsaw và sự lôi kéo của các nước phương Tây, lần đầu xuất hiện với việc Lech Wałęsa nổi lên nắm quyền lãnh đạo liên đoàn thương mại Công đoàn đoàn kết năm 1980, càng tăng tốc, khiến Liên xô không còn có thể dựa vào các nước vệ tinh Đông Âu của mình làm một vùng đệm bảo vệ nữa. Tới năm 1989, Moscow đã từ bỏ Học thuyết Brezhnev để chuyển sang một chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh trong Khối Warsaw, mỗi nước trong khối dần chứng kiến chính phủ cộng sản của mình mất quyền lực sau các cuộc bầu cử nhân dân, và trong trường hợp Romania, là một nổi dậy bạo lực. Tới năm 1991 các chính phủ cộng sản tại Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan và Romania, đều từng được dựng lên sau Thế chiến II, đều bị hạ bệ sau các cuộc cách mạng năm 1989.
             Liên xô cũng bắt đầu rơi vào tình trạng chuyển biến khi các hậu quả chính trị của glasnost diễn ra trên khắp đất nước. Dù có những nố lực ngăn chặn, sự chuyển biến tại Đông Âu đã lan tới các nhà nước bên trong Liên bang Xô viết. Trong cuộc bầu cử quốc hội địa phương tại các nước cộng hoà hợp thành, những người theo chủ nghĩa quốc gia cũng như những người cải cách triệt để nổi lên. Khi Gorbachev đã làm suy yếu hệ thống đàn áp chính trị bên trong, khả năng chính phủ trung ương Moscow áp đặt ý chí lên các nước cộng hoà hợp thành đã giảm nhiều. Những cuộc tuần hành hoà bình rộng lớn tại các nước cộng hoà vùng Baltic như Con đường Baltic và Cách mạng Hát đã thu hút sự chú ý của quốc tế và thúc đẩy các phong trào độc lập ở nhiều vùng khác.
            Sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia dưới chính sách tự do ngôn luận nhanh chóng khơi lại những căng thẳng sắc tộc vốn bị kìm nén ở nhiều nước cộng hoà Xô viết, càng làm mất đi hình ảnh lý tưởng về một nhân dân Xô viết thống nhất, một vùng với đại đa số người Armenia ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi thống nhất với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia. Bạo lực chống lại người Azerbaijan địa phương được chiếu trên truyền hình Liên xô, kích động những vụ thảm sát người Armenia ở thành phố Sumgait của Azerbaijan.
            Được khuyến khích bởi không khí tự do của glasnost, sự bất mãn của dân chúng với các điều kiện kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn hết trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào trước đó của Liên xô. Dù perestroika được coi là hành động táo báo trong bối cảnh lịch sử Xô viết, những nỗ lực cải cách kinh tế của Gorbachev vẫn chưa đủ triệt để để tái khởi động nền kinh tế đã rơi vào tình trạng trì trệ kinh niên từ cuối thập niên 1980. Những cuộc cải cách tạo ra một số sự xâm nhập trong việc phi trung ương hoá, nhưng Gorbachev và bộ máy của mình đã không đụng chạm tới các yếu tố nền tảng của hệ thống Stalin, gồm kiểm soát giá cả, sự không thể chuyển đổi của đồng ruble, việc loại bỏ sở hữu tư nhân, và sự độc quyền của chính phủ với các phương tiện sản xuất.
             Tới năm 1990 chính phủ Liên xô đã mất kiểm soát với các điều kiện kinh tế. Chi tiêu chính phủ gia tăng nhanh chóng bởi số lượng các doanh nghiệp thua lỗ yêu cầu trợ cấp của chính phủ và việc trợ cấp giá hàng tiếp tục tăng thêm. Các khoản thu từ thuế giảm sút khi chính phủ các nước cộng hoà và chính phủ địa phương từ chối chi trả chúng cho chính quyền trung ương bởi sự lớn mạnh của chính quyền tự trị địa phương. Chiến dịch chống rượu cũng làm giảm nguồn thu từ thuế, mà vào năm 1982 chiếm khoảng 12% toàn bộ ngân sách nhà nước. Việc chính phủ trung ương không còn được tham gia nhiều vào quyết định sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hoá tiêu dùng, dẫn đến sự tan vỡ trong quan hệ sản xuất-tiêu thụ truyền thống nhưng cũng không góp phần vào việc xây dựng một mối quan hệ mới. Vì thế, thay vì cơ cấu lại hệ thống, việc phi trung ương hoá của Gorbachev gây ra tình trạng ứ đọng.

bongbvt.blogspot
(Wikipedia tiếng Việt)


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Cuoc-chinh-bien-lich-su-lien-xo-da-dien-ra-the-nao-1
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm _93126661_whatsubject
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm TuongLenin
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeWed Sep 04, 2013 11:47 pm


Cuộc chính biến lịch sử Liên Xô đã diễn ra thế nào?

(VTC News) - Đúng 22 năm trước, vào ngày 19/8/1991 ở Liên Xô đã xảy ra chính biến: Nhằm cứu vãn đất nước Liên Xô bên bờ vực sụp đổ, Phó tổng thống Liên Xô khi đó là G. Yanaev cùng một số lãnh đạo thân tín đã phế truất tổng thống Gorbachev, lập nên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (ГКЧП).

Cuộc chính biến này bất thành, tổng thống Liên Xô Gorbachev mấy ngày sau đã trở lại nắm quyền, cho bắt giam hết những ai tham gia vào sự kiện này. Bốn tháng sau, 12/1991, với Hiệp ước Belovezh, 3 nhà lãnh đạo Nga, Belorussia và Ukraina đã chính thức khai tử nhà nước Liên Xô.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Cuoc-chinh-bien-lich-su-lien-xo-da-dien-ra-the-nao-0
Các thành viên của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp

Đêm 18 rạng 19/8/1991, các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên Xô - những người không tán thành đường lối cải cách chính trị của tổng thống Liên Xô khi đó là M. Gorbachev và Hiệp ước Liên bang (dự định ký vào ngày 20/8/1991) - đã thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (viết tắt là ГКЧП).

Lãnh đạo của Ủy ban này là Phó tổng thống Liên Xô Gennady Yanaev , chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov, Bộ trưởng Nội vụ Boris Pugo, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitriy Yazov, và Thủ tướng Valentin Pavlov và một số nhà lãnh đạo khác.

Ngày 20/8, lãnh đạo Ủy ban này phát đi thông báo trên đài phát thanh và truyền hình, tuyên bố Gorbachev “vì lý do sức khỏe” không thể đảm nhiệm được cương vị tổng thống, do đó phó tổng thống G. Yanaev sẽ đảm nhận vai trò tổng thống tạm quyền.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Cuoc-chinh-bien-lich-su-lien-xo-da-dien-ra-the-nao-1
Quang cảnh Moskva những ngày chính biến

Ủy ban cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô trong vòng 6 tháng và Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp sẽ nắm quyền điều hành đất nước.

Những quyết định đầu tiên của Ủy ban đưa ra là cấm các đảng phái khác hoạt động, cấm tổ chức các cuộc mít tinh và đình bản một số ấn phẩm báo chí. Các chương trình truyền hình cũng bị cấm phát. Quân đội được đưa vào một số thành phố lớn của Liên Xô.

Lệnh cấm là vậy, nhưng trên thực tế đã diễn ra những cuộc biểu tình tuần hành lớn ở Moskva, Leningrad và nhiều thành phố khác để phản đối Ủy ban này.

Đứng đầu các hoạt động chống lại Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là tổng thống Liên bang CHXHCN Xô viết Nga Boris Eltsin.

Ông này đã ký sắc lệnh, theo đó việc thành lập Ủy ban này chính là một hành động đảo chính và yêu cầu tất cả các cơ quan hành pháp phải tuyệt đối chấp hành và phục tùng lệnh của tổng thống Nga.

Ngày 20/8, Moskva công bố Lệnh giới nghiêm. Xung quanh trụ sở Quốc hội Liên bang CHXHCN Xô viết Nga (hay còn gọi là Nhà trắng) khoảng 60.000 người đã tập trung lập chiến lũy để bảo vệ ngôi nhà này khỏi sự tấn công của quân đội.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Cuoc-chinh-bien-lich-su-lien-xo-da-dien-ra-the-nao-2
Không có tiếng súng nào trong những ngày tháng 8/1991

Đêm 20 rạng sáng 21/8, xe tăng Chính phủ đã tiến gần đến chiến lũy gần Nhà trắng, khoảng 20 chiếc đã phá vỡ chiến lũy trên phố Arbat mới nhưng không hề có chiến sự xảy ra. Kết quả của những vụ lộn xộn chỉ có 3 dân thường bị chết.

Sáng 21/8, binh lính bắt đầu rút khỏi thủ đô Moskva. 11h30 trưa đó đã diễn ra Phiên họp bất thường của Xô viết tối cao Liên bang CHXHCN Xô viết Nga, tại đó Boris Eltsin tuyên bố cuộc chính biến này là vi hiến.

Phiên họp cử thủ tướng Nga Ivan Silaev và phó tổng thống Nga Aleksandr Rutskoi đến Krym để giải cứu tổng thống Liên Xô Gorbachev đang bị giam lỏng ở khu nghỉ mát này.

Ngày 22/8, Gorbachev trở lại Moskva. Theo lệnh của ông này, tất cả những người tham gia cuộc chính biến đã bị bắt giam. Họ bị kết tội phản quốc theo điều 64 bộ Luật hình sự Liên bang CHXHCN Xô viết Nga.

6 ủy viên của Ủy ban, thứ trưởng Bộ quốc phòng Liên Xô- tướng Valentin Varennikov và nhiều nhà lãnh đạo khác (trong đó có Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Anatoly Lukyanov) đã bị bắt giữ vì tội phản quốc và đảo chính.

Ngày 23/8, Boris Eltsin ký sắc lệnh đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trên lãnh thổ Nga. Sau đó một ngày Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và yêu cầu các Ủy viên trung ương giải tán Đảng.

Từ đây, trung tâm quyền lực ở Moskva dần được chuyển về cho Ban lãnh đạo Nga do ông Yeltsin lãnh đạo.

Cuộc chính biến tháng 8/1991 đã đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của Liên Xô. Ngày 8/12/1991, lãnh đạo Nga, Belorussia và Ukraina đã ký hiệp ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và công nhận sự sụp đổ của Liên Xô. Sau đó 11 nước cộng hòa khác cũng đã ký vào văn bản công nhận sự thành lập SNG.

Ngày 25/12/1991, Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô, dù khi đó không còn tồn tại và ký sắc lệnh chuyển quyền điều khiển vũ khí hạt nhân chiến lược cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Lá cờ đỏ Liên Xô tung bay suốt mấy chục năm trên nóc Điện Kremli đã bị hạ vĩnh viễn từ thời điểm đó.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Cuoc-chinh-bien-lich-su-lien-xo-da-dien-ra-the-nao-3
Chiến lũy được dựng lên trước Trụ sở quốc hội Nga

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày chính biến, Trung tâm xã hội học Levada đã công bố kết quả thăm dò ý kiến người dân Nga về sự kiện này.

Cuộc thăm dò ý kiến đã tiến hành từ ngày 18-22/7/2013 với 1600 người tham gia từ khắp các địa phương của Nga.

Theo đó, có 33% người đánh giá sự kiện chính biến là một thảm họa tạo nên những hậu quả bi thảm cho đất nước và dân tộc, chỉ có 13% cho rằng đây là chiến thắng của dân chủ.

Trả lời câu hỏi là bạn đứng về phía 2 trong sự kiện này, có tới 30% trả lời là “không kịp hình dung sẽ làm gì trong tình huống đó”, 10%  tuyên bố đứng về phe Eltsin và các nhà dân chủ, 14% đứng về phe Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, 30% trả lời khi xảy ra sự kiện 19/8/1991 thì vẫn còn nhỏ và 17% cảm thấy khó khăn khi trả lời câu hỏi về sự kiện này.

Đặc biệt, vẫn như đánh giá của đa số người dân Nga trong các cuộc thăm dò dư luận trước đây, năm nay có tới 39% cho rằng cuộc chính biến phản ánh sự tranh giành quyền lực của giới lãnh đạo đất nước thời đó.

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSun Sep 08, 2013 1:33 am


VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG CÓ MIKHAIL GORBACHEV LẪN BORIS YELTSIN?


 Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcQ1XN8biMrzwvjW4EZ8_yZQmbzIG0jlFu7aauYTB_s7uGmE1Pzs



Không phải tới bây giờ những người tranh đấu cho tự do, dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng chuyện một Mikhail Gorbachev, hay một Boris Yeltsin sẽ xuất hiện tại VN. Những nhân vật cộng sản như Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Bách đã được nói đến từ thập niên 90s. Kế đó là cố Thủ Tướng VC Võ Văn Kiệt. Và hiện nay, tháng 7 năm 2012, là Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cuối cùng, mọi người đều thấy rõ đây chỉ là chuyện hy vọng để mà hy vọng!

Như mọi người đều biết, tháng 12 năm 2011 đánh dấu 20 năm Liên Bang Xô Viết (từ đây viết tắt LBXV) sụp đổ. Thông tín viên đài VOA André de Nasnera tường thuật rằng những cải cách trong nước của ông Mikhail Gorbachev, lãnh tụ cuối cùng của Xô Viết, góp phần vào việc tan rã Liên Bang Xô Viết.

Mikhail Gorbachev nổi lên như một nhà lãnh đạo LBXV vào đầu năm 1985 ở tuổi 54, ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính Trị, cơ cấu đã bầu ông lên nắm quyền lực.

Cựu Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Tướng Brent Scowcroft, cho biết trước đó tại LBXV những nhà lãnh đạo lớn tuổi liên tục kế tiếp nhau nắm giữ quyền lực.

Tướng Brent Scowcroft nói: "Do đó, theo tôi nghĩ, ông Gorbachev được đưa ra để thúc đẩy hệ thống. Và chính xác như thế, chúng tôi không biết. Và tôi không chắc ông làm được.”

Trong 6 năm kế tiếp, ông Gorbachev đưa ra một loạt cải cách trong nước đã thay đổi tận gốc rễ LBXV.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow, Thomas Pickering nói: "Điều ông nỗ lực làm là phân tích xem nước Nga đi về đâu và cố gắng lèo lái tình hình như cầm cương cưỡi ngựa vậy - nhưng ngựa đâu chẳng thấy, lại thấy ông ở vào thế cưỡi cọp.”

Cải cách của ông Gorbavhev ảnh hưởng đến tất cả mọi bộ phận của xã hội. Bao gồm cả việc cởi trói cho báo chí và trả tự do cho các tù chính trị và những nhà bất đồng chính kiến đang bị tù và lưu đày trong nước.

Tướng Brent Scowcroft nói: "Ông không phải là một nhà dân chủ, nhưng ông cố gắng để hệ thống vận hành hiệu quả hơn và giảm bớt áp bức và đàn áp”.

Tuy nhiên, một định chế ông Gorbachev thất bại không cải tổ được Đảng Cộng Sản Xô Viết và trong hàng ngũ của đảng - cùng giới lãnh đạo trong quận đội và KGB - những nhân vật cứng rắn âm mưu tổ chức cuộc đảo chánh chống ông Gorbachev vào tháng 8 năm 1991. Tuy nhiên cuộc đảo chánh thất bại. Tướng Brent Scowcroft nói: "Đây là một âm mưu đảo chánh không hiệu quả, không được hoạch định cẩn thận và không được thi hành cẩn thận.”

Đại sứ Pickering đồng ý: "Giới lãnh đạo quá sa sút. Theo những cách thức đó, lề lối suy nghĩ của họ quá thủ cựu và không sáng suốt nữa”.

LBXV sụp đổ 4 tháng sau cuộc đảo chánh thất bại. Và Tướng Brent Scowcroft nói, việc này giúp cho ông Boris Yeltsin, một đối thủ của ông Gorbachev - đương cự với ông Gorbachev. Tướng Brent Scowcroft nói: "Bây giờ phải làm cách nào để tiêu diệt ông Gorbachev? Bạn phải lôi LBXV ra khỏi tay ông ấy. Và theo tôi, sự cáo chung của LBXV, về phương diện kỹ thuật, phần lớn là vì ông Gorbachev không còn thực quyền nữa”.

Nhiều chuyên gia cho rằng ông Gorbachev đã giải phóng những lực ông không còn kềm chế nổi những lực dẫn đến sự tan rã của LBXV vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, sau khi ông Gorbachev từ chức Chủ Tịch LBXV.

Một chi tiết cũng không kém quan trọng trong sự tan rã LBXV là vào ngày 8-12-1991, các nhà lãnh đạo của 3 nước cộng hòa “người slave” là Russia, Ukraine, Bielorussia căn cứ trên việc họ là những nước sáng lập viên của LBXV (URSS) vào năm 1922, đã họp nhau lại để ký kết một thỏa hiệp về việc giải tán LBXV. Một trong 3 người này là Boris Yeltsin, vào năm 1987 là Bí thư Thành ủy Moscow, vì phát biểu nhiều quan niệm đối nghịch với Gorbachev đã bị ông này đẩy ra khỏi chức Bí thư Thành ủy Moscow. Năm 1989, Boris Yeltsin tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô, sau đó ứng cử và đắc cử vào Quốc Hội Liên bang Nga. Tháng 6 năm 1991, Boris Yeltsin đắc cử chức Tổng Thống Cộng Hoà Liên bang Nga với hơn 58 triệu phiếu bầu. Chính Boris Yeltsin là người đã ủng hộ Gorbachev chống lại cuộc đảo chánh do các tay bảo thủ giáo điều hạng nặng cầm đầu muốn quay về tình trạng cũ của LBXV. Sở dĩ Boris Yeltsin ủng hộ Gorbachev là đối thủ chính trị của mình bởi vì nước Nga là 1 trong 15 nước Cộng Hòa của Liên Xô. Nhóm đảo chánh mà thành công thì số phận của Yeltsin cũng chẳng khác gì Gorbachev. Sau cuộc đảo chánh tháng 8-1991, Gorbachev chỉ là cái xác chết chính trị chưa chôn, phải công nhận sự độc lập của 3 nước Cộng Hòa vùng Baltic. Sau đó, Boris Yeltsin đã “xé” LX ra nhiều mảnh nhỏ. Khi Yeltsin và các nước Cộng Hoà trong LBXV lập ra Cộng đồng Thịnh vượng chung thì đó là lúc khai tử LBXV.

Có thể nói với Mikhail Gorbachev, đảng Cộng sản Liên Xô đã có những nỗ lực đển cứu vãn chế độ bằng các chính sách “cải tổ cơ cấu” (perestroika) và “trong sáng” (glasnost). Nhưng ông Mikhail Gorbachev và đảng CSLX không biết là đang làm công việc giải thể chế độ cộng sản.

Sự tự do và chính trị đã tháo “van” cho những sự phản kháng. Nếu như chính chế độ đó đã chỉ trích bệnh giấy tờ, bệnh lãng phí và bệnh tham nhũng, dân chúng còn chờ gì mà chẳng ùa theo.

Sự tự do ngôn luận cũng đã cho phép người ta nói đến những tội ác dưới thời Stalin. Sự tự do kinh doanh đã thúc đẩy việc tạo dựng các xí nghiệp vì tư lợi, thúc đẩy sự tiêu thụ. Nhưng không phải trong một sớm một chiều một xã hội bị chỉ huy gần ¾ thế kỷ có thể thích ứng hoàn toàn với chế độ cởi mở: Những đòi hỏi quá mạnh đã đưa LBXV đến chỗ tan vỡ!

Gorbachev đã cắt cái cành cây cộng sản ra khỏi cái gốc nước Nga, nhưng tiếc thay, ông ta lại ngồi phía ngoài nhánh cây. Chính Gorbachev đã cưa cái nhánh cây cộng sản và khi nó gãy, ông ta cùng rơi với nó.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcTgOUem6EuEqLr08Uf1FxsIKTOPlG12siguUVtikFe1RBJBxY-lyA

Vào thập niên 90s, những chính trị gia VN “lạc quan” và “dễ tính” thường nói đến “một Gorbachev của Việt Nam” khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh của đảng CSVN đưa ra chính sách “cởi trói” này nọ. Sau đó là những Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt và gần đây là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Nhưng tất cả đều tịt ngòi khi có những tài liệu tiết lộ cho biết vào thập niên 90s, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã đến Thành Đô “triều kiến” Giang Trạch Dân để nhận chỉ thị của “thiên triều”. Và những việc làm mới đây của những người lãnh đạo đảng CSVN đón rước “Thái Tử” Tập Cận Bình, kẻ sẽ thừa kế ngôi vị của Hồ Cẩm Đào trong tương lai với lá cờ Trung Cộng với 6 ngôi sao cho thấy đảng CSVN đã hoàn toàn lệ thuộc vào đảng Cộng Sản Trung Quốc.

“Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Văn khố Quốc Gia (National Archeves) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải toả (declassify) 7.000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người tan thành mây khói. Sau đó National Security Archeve ở George Washington University đưa ra thêm 28.000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa 2 Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai cũng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hoà và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

… Tài liệu cũng cho thấy TC đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh VN. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi VNCH để cho CSVN chiếm cả nước và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngỏ Đông Nam Á và Biển Đông cho TC tạo ảnh hưởng… Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, TC đưa hải quân đánh Hoàng Sa. Hải quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.”

Những trích đoạn trên được tác giả Hoàng Duy Hùng viết lại trong bài “Sau 40 năm bí mật”, cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi của nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả dân chúng Hoa Kỳ và Quốc Hội.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 427bb-sang-tap-danlambao-02

Qua phần trình bày trên, cho thấy chúng ta không nên tin tưởng gì ở chuyện sẽ có “một Gorcbachev” hay “một Boris Yeltsin” ở Việt Nam; bởi vì những kẻ lãnh đạo đảng CSVN đã bị bọn “thiên triều” Trung Cộng “niệt” những chiếc vòng kim cô trên đầu của bọn chúng. Tôn Ngộ Không phải quỳ lạy như tế sao để xin Đường Tam Tạng ngừng niệm kinh cho cái vòng kim cô thôi siết cứng vào cái đầu khỉ của nó như thế nào thì bọn lãnh đạo Đảng CSVN cũng phải làm y như thế đối với bọn “thiên triều” TC!

Bọn lãnh đạo CSVN nó đã hèn mạt và khốn nạn như thế thì còn mong gì thằng nào sẽ trở thành Gorbachev để “cải tổ cơ cấu” và “trong sáng”, nói gì đến một Boris Yeltsin là người đã tuyên bố: "Đảng cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế!”

“Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thiếu một trong hai yếu tố này nguy cơ mất nước của VN rất là gần kề”.

Xin mượn câu kết bài “Sau 40 năm bí mật” của tác giả Hoàng Duy Hùng để kết thúc bài viết này.

NGUYỄN THIẾU NHẪN


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Liên Xô sụp đổ và bí mật của một hiệp ước?    Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeWed Sep 11, 2013 4:17 pm


Liên Xô sụp đổ và bí mật của một hiệp ước?
 
Cách đây khoảng 20 năm, ngày 8/12/1991, các nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Ukraine tại khu rừng nghỉ dưỡng Belovezh, Cộng hòa Belarus tập trung lại và ký kết hiệp ước huyền thoại “Về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG) đánh dấu chấm hết cho sự sụp đổ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).

Nhân dịp 20 năm ngày đáng nhớ này, các phương tiện thông tin đại chúng Nga hé lộ những kỷ yếu chính thức những sự kiện đó và công bố những câu chuyện của những chứng nhân lịch sử mà dư luận chưa từng biết về cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich và Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk tại điền trang Viskuli.

Cựu giám đốc điền trang trong bài trả lời phỏng vấn Báo Nga bác bỏ rằng, Hiệp ước được ba nhà lãnh đạo ký kết trong hoàn cảnh “say mềm”. Còn cựu nữ thư ký, người từng được mệnh danh là “người đàn bà làm cho Liên Xô sụp đổ” kể rằng, bà sử dụng chiếc máy tính cũ kỹ hiệu “Optima” ghi lại nội dung cuộc đàm phán của ba nhà lãnh đạo và cả văn bản của hiệp ước này.
 

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 19-lien%20xo%20sup%20do%20va%20bi%20mat


Tờ báo Vedomoct nhận định: “Liên Xô sụp đổ là do thời kỳ hỗn mang chính trị kết hợp với sự tích tụ vô vàn những vấn đề xã hội và kinh tế không được giải quyết từ nhiều năm để lại”.

Trước thềm kỷ niệm ngày lịch sử này, các nhà xã hội học Nga tiến hành một cuộc thăm dò dư luận và kết quả cho thấy là đa số người Nga đều cho rằng có thể tránh được sự sụp đổ của Liên Xô, một số người được hỏi còn ủng hộ việc khôi phục lại liên bang như cũ.

Những tư liệu chính thức


Tạp chí Vlast nhận định rằng, hiệp ước nêu trên chỉ rõ “Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết” là một chủ thể luật pháp quốc tế và thực tiễn địa chính trị chấm dứt sự tồn tại của mình”. Chính câu viết này sau đó là lý do để lên án ba nhà lãnh đạo làm sụp đổ Liên Xô. Tạp chí khẳng định trên thực tế ba nhà lãnh đạo chỉ tổng kết kết quả quá trình không thể đảo ngược được bắt đầu từ cuối nhăng năm 1980 của thế kỷ trước.

Tờ báo Vedomoct nhận định: “Liên Xô sụp đổ là do thời kỳ hỗn mang chính trị kết hợp với sự tích tụ vô vàn những vấn đề xã hội và kinh tế không được giải quyết từ nhiều năm để lại”. Một bộ phận lớn giới chức lãnh đạo trong Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô do Gorbachev cải tổ bị lâm vào tình trạng đứng ngoài cuộc sống thực tại, không muốn và không thể dự báo được những quá trình chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh như thế, lãnh đạo ba nước Slav chỉ còn mỗi một việc là đánh dấu cái chết cho một quốc gia và một thể chế quan liêu không còn khả năng hoạt động.
Những dấu hiệu đáng lo ngại cho sụp đổ sau này xuất hiện trong giai đoạn của cái gọi là “duyệt binh chủ quyền” từ năm 1988 đến năm 1990. Tháng 3/1990, đầu tiên là Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập. Ban lãnh đạo Liên Xô đã tìm mọi cách để cứu vãn khỏi sự tan rã nhưng vô ích.

Ngày 17/3/1991, Liên Xô tiến hành cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang, theo đó 76,4% dân số tán thành “việc duy trì Liên Xô là một Liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền”. Các nước cộng hòa Ban tích như Mondova, Armenia và Gruzia phong tỏa cuộc trưng cầu này.

Tháng 4/1991 Gruzia tuyên bố ra khỏi Liên Xô. Cũng trong tháng 4, Tổng thống Liên Xô Gorbachev trong cuộc gặp với lãnh đạo 9 nước cộng hòa còn lại quyết định chuẩn bị một hiệp ước liên bang, theo đó thành lập Liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền (SSG). Tuy nhiên việc ký kết hiệp ước này bị cuộc chính biến của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP) phá tan.

Từ thời điểm đó đất nước lao nhanh xuống dốc theo đà sụp đổ. Tháng 8/1991 Estonia, Latvia, Ukraine, Belarus, Mondova, Uzbekistan và Kirgizia cùng đồng thanh tuyên bố độc lập. Tháng 9/1991, theo quyết định của Xô viết Tối cao Tajikistan và Armenia cũng tuyên bố độc lập. Theo sau đó là Azerbaijan và Turmenia.

Ngày 25/11/1991 tại khu nhà nghỉ Novo-Ogarevo, ngoại ô Moscow, người ta lại cố gắng khôi phục lại ký kết Hiệp định về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia có chủ quyền (SSG) và dự định sang tháng 12 sẽ ký kết. Ngày 1/12/1991, chính quyền Ukraine trên cơ sở trưng cầu dân ý thông qua tuyên bố độc lập. Tổng thống Nga Boris Yeltsin phản ứng lại sự kiện này bằng việc tuyên bố rằng “nếu thiếu Ukraine, thì Hiệp ước liên bang chẳng còn ý nghĩa gì hết”.

Cho đến thời điểm nay Nga và Kazakhstan vẫn chưa tuyên bố độc lập.
Ngày 8/12/1991, tại khu rừng nghĩ dưỡng Belovezh (Belarus), Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk và Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich ký kết Hiệp ước Belovezh và ngay ngày 10 – 12/12/1991 Hiệp ước này được phê chuẩn. Ngày 21/12/1991 Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kirgizia, Mondova, Tajikistan, Turmenia và Uzbekistan đã tham gia Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Gruzia là thành viên của SNG từ năm 1993 đến 2009.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 500_thumb


Ngày 25/12/1991 Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ bỏ quyền hạn, còn trên đỉnh điện Kremlin thay vì ngọn cờ đỏ búa liềm là ngọn cờ ba màu đỏ xanh trắng của Nga được treo lên.

VNN.
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeSat Sep 14, 2013 9:36 pm


Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcQQ5TCqo_VZv70YACE6LxtTTPzTlnWG_Tj_QA-9xd_hbzm-1nVA


A. Greer Meisels, The Diplomat
Trần Ngọc Cư dịch
(Tại sao tiến trình đánh giá trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô vẫn còn là đề tài nóng bỏng ở Bắc Kinh)

Trong một bài diễn văn đọc ngày 24 tháng Bảy 2012, Chủ tịch Trung Quốc (TQ), ông Hồ Cẩm Đào, kêu gọi cả nước phải “kiên quyết” thực hiện chính sách cải tổ và cởi mở đồng thời chống lại tình trạng cứng ngắc và bế tắc. Bài diễn văn này theo sau những lời kêu gọi khác đòi tiếp tục tiến trình cải tổ tại TQ (trong đó lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là đáng chú ý nhất).

Tại sao lại có sự ầm ĩ ngày càng gia tăng này?


Trung Quốc đang chuẩn bị cho một trong những giai đoạn chuyển tiếp quyền lãnh đạo mang tính lịch sử mà điểm cao là Đại hội Đảng 18 vào mùa Thu này. Việc này nêu ra câu hỏi, sự chuyển tiếp ấy sẽ ảnh hưởng hướng đi tương lai của TQ, kinh tế TQ, và nhân dân TQ như thế nào?

Uy thế của giới lãnh đạo thuộc thế hệ “thứ năm” đang lên này của TQ thúc đẩy tôi suy ngẫm về một đề tài là sức bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bất chấp mọi biến cố, ĐCSTQ vẫn còn chèo chống để nắm quyền cai trị, và tôi dám nói rằng đảng này đã phát triển mạnh, mặc dù nhiều đảng cộng sản anh em cuối cùng đã bị chôn vùi trong thùng rác của lịch sử (the dustbin of history). Thật vậy ngày nay (nếu không kể CHNDTH), chỉ còn vỏn vẹn bốn chế độ cộng sản – đó là Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, và Cuba.

Nhưng không phải mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái” đối với ĐCSTQ… hãy còn lâu! Một trong những câu kinh nhật tụng của Đảng là nó coi sự ổn định chính trị có giá trị cao hơn mọi thứ khác và ra sức xây dựng một xã hội hài hòa, mặc dù những số liệu thống kê chính thức và không chính thức tiếp tục cho thấy các cuộc biểu tình bên trong TQ đã tăng lên theo cấp số nhân. Điều này tiếp tục nêu ra những câu hỏi liên quan đến tiền đồ của ĐCSTQ trong các đề tài thảo luận về tương lai của TQ.

Bí quyết của TQ là gì?

Tôi không phải là một nhà giả kim (alchemist) nên không thể biến các giả thuyết thành sự thật. Nhưng tôi xin liều lĩnh đoán rằng bí quyết thành công của TQ là không có gì bí mật; chẳng qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ khôn khéo và thành công hơn [các đảng cộng sản đã sụp đổ] rất nhiều trong việc biến cải một chút những nền tảng có thể làm cơ sở cho tính chính đáng hiện nay của Đảng. Và nước láng giềng phương Bắc của TQ đã cung ứng một số bài học quí giá nhất. Ở đây, tất nhiên tôi muốn nói đến Liên Xô cũ.

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là một trong những biến cố bản lề quan trọng nhất của Thế kỷ 20. Chủ nghĩa cộng sản, như một ý thức hệ và như một thể chế chính quyền, và tất cả những biểu hiện của nó tại Liên bang Xô viết và các nước Xô viết chư hầu (đặc biệt tại Đông Âu), là một thứ “ma quỉ” (evil) mà thế giới phương Tây, được Hoa Kỳ lãnh đạo trong Chiến tranh lạnh, đã đoàn kết chống lại. Nó cũng là một “mô hình” mà các nước cộng sản và các chính phủ cộng sản khác, đặc biệt ĐCSTQ đã sử dụng để theo đuổi và hợp pháp hóa thử nghiệm cộng sản của mình. Do đó, thật không đáng ngạc nhiên khi sự suy yếu bên trong của Liên Xô trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản, ít có nước nào lo lắng về những những biến cố này như Công hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH).

Dẫu sao, Liên Xô là nơi sinh ra thử nghiệm xã hội chủ nghĩa đầu tiên, và cho đến ngày nay, vẫn là một thử nghiệm lâu dài nhất thế giới, và do đó, lịch sử chính trị hiện đại và sự phát triển của TQ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liên Xô. Việc quyết định đường lối để tránh một số phận tương tự là hết sức quan trọng cho sự sống còn của ĐCSTQ.

Năm ngoái là năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô và vì thế có thể nói đây là một thời gian thích hợp để ta đứng lùi lại và phân tích một số trường phái tư duy khác nhau đã xuất hiện tại TQ suốt và ngay sau những năm tháng đầy biến động đó. Tuy nhiên, sau khi duyệt xét lại nhiều tư liệu mới mẻ và quyết định dứt khoát rằng không có một quan điểm đồng nhất hay duy nhất nào tại TQ về những lý do tại sao Liên Xô tan rã, tôi thấy có ba quan điểm chính gần như đã khống chế cuộc thảo luận tại TQ – điều mà tôi gọi là “Ba Qui trách”: “Đổ lỗi cho Con Người”, “Đổ lỗi cho Hệ thống”, và “Đổ lỗi cho phương Tây”. Và hình như mọi người đều say mê cái trò đổ lỗi này.

Đổ lỗi cho Con Người


Đối với nhiều người tại TQ vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, và thậm chí đến ngày nay, việc đánh giá trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô bắt đầu và kết thúc với một cá nhân duy nhất, đó là Mikhail Gorbachev. Quan điểm này hình như có tiếng vang mạnh nhất đối với những thành phần tả khuynh thủ cựu của TQ. Vào thời gian cao điểm của những nỗ lực cải tổ của Gorbachev, đã có những người cho rằng “trong nội bộ ĐCSTQ và trong nội bộ TQ một ‘cuộc đấu tranh ý thức hệ’ sẽ được phát động để chống lại ‘tư tưởng xét lại’ của Gorbachev”.

Tất nhiên, kể từ cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1949 tại TQ ít có chiếc mũ nào, nếu có, đáng sợ hơn chiếc mũ “theo chủ nghĩa xét lại” (revisionist). Thậm chí mới năm ngoái đây, trường phái “Đổ lỗi cho Con Người” này vẫn còn thịnh hành. Ngày 1 tháng Ba năm 2011, Học viện Khoa học Xã hội TQ xuất bản một cuốn sách mới, Chuẩn bị nguy cơ trong thời buổi an bình: Những hồi ức nhân ngày kỷ niệm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Nga (Cư an tư nguy: Tô Liên vong đảng nhị thập niên đích tư khảo, cuốn sách đã kết luận rằng nguyên nhân cội rễ đưa đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô không phải là bản thân hệ thống xã hội chủ nghĩa Nga, nhưng chính là sự thối nát của những đảng viên Cộng sản Nga mà đứng đầu là nguyên Chủ tịch Gorbachev.

Những ảnh hưởng tai hại của nạn tham nhũng đang biểu hiện rõ nét tại TQ ngày nay, thảo nào ĐCSTQ chắc chắn bằng lời nói, dù không phải luôn luôn bằng việc làm, tỏ ra hốt hoảng phát động một cuộc chiến chống lại kẻ thù đáng sợ này.

Đổ lỗi cho Hệ thống

Một trường phái có ảnh hưởng thứ hai gồm nhiều cá nhân có đầu óc cải cách và cởi mở hơn coi nguyên nhân thúc đẩy sự sụp đổ là lỗi hệ thống – không có nghĩa là một khuyết tật nội tại trong chính mô hình xã hội chủ nghĩa, nhưng do cách nó được thực hiện tại Liên Xô. Những người này đổ lỗi cho những nguyên nhân nội bộ như bế tắc kinh tế, quản lý tồi, chủ nghĩa giáo điều cực đoan và sự cứng ngắc của bộ máy quan liêu đã đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô. Những vấn đề này chắc chắn không phải chỉ là hậu quả của những chính sách dưới thời Gorbachev, nhưng như một bệnh ung thư vốn đã được cho phép gây di căn trước đó, rồi qua thời gian đã lan khắp Đông Âu và Liên Xô.

Người ta có thể thấy vì sao tư duy “Đổ lỗi Hệ thống” này có ảnh hưởng đối với các đảng viên có đầu óc đổi mới. Dẫu sao, nhiều cải cách của Đặng Tiểu Bình là một nỗ lực nhằm chống lại chính loại tư duy thối tha, tù đọng này. Điều đáng lưu ý là, bài diễn văn gần đây nhất của Hồ Cẩm Đào cũng cảnh báo những nguy cơ hệ thống.

Đổ lỗi cho phương Tây

Phe “Đổ lỗi cho phương Tây” tự tách mình ra khỏi hai trường phái kia bởi vì nó có vẻ bị ám ảnh một cách đặc biệt về nỗi sợ hãi đối với chính sách và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở trong khu vực. Thật vậy, một trong những lo ngại chủ yếu của trường phái này là, Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của mình để gia tăng sức ép khiến TQ phải thay đổi chế độ. Nhiều bài báo xuất hiện trên những nơi như Nhân dân Nhật báo và tờ báo Văn hối Hồng Kông nói rằng ĐCSTQ lo sợ ảnh hưởng đang gia tăng của những cường quốc phương Tây “hiếu chiến” cũng như những dấu hiệu phơi bày sự chia rẽ trong Đảng. (Rõ ràng, đây cũng là một vấn đề hiện đang đè nặng tâm tư giới lãnh đạo ngày nay trong bối cảnh của những biến cố gần đây xung quanh nhân vật thất sũng Bạc Hy Lai). Những tình cảm bài phương Tây này vẫn còn vang vọng và những luận điệu hằn học chống bá quyền Mỹ vẫn thường xuất hiện trên nhiều trang xã luận.

“Liên Xô ngày nay sẽ là tương lai của chúng ta”: Không nhất thiết phải là như vậy nếu TQ có cách tránh.

Nhưng có một điều còn đáng lưu ý hơn việc nhận ra “Ba lỗi lầm” đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô là, xác định cho được mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nhà làm chính sách và chính sách của ĐCSTQ. Ở một mức độ, một trong những hậu quả chính của sự sụp đổ của Liên Xô trong các giới chính trị chóp bu của TQ là, Đặng Tiểu Bình và nghị trình cải tổ đã được công nhận là những kẻ chiến thắng trên thực tế (de facto winners) đối với các thế lực bảo thủ được lãnh đạo bởi Trần Vân, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương ĐCSTQ lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, ngoài chiến thắng “mang tính bè phái” này ra, có một số thay đổi chính sách rất cụ thể, hay ít ra là những điều chỉnh chính sách, đã diễn ra vì sự sụp đổ của Liên Xô. Một số thay đổi này gồm có việc thay thế mô hình xây dựng quốc gia đa dân tộc của Liên Xô (multinational state-building) bằng chính sách “một quốc gia đa dạng” (one nation with diversity) của TQ, và việc TQ tiến hành một chiến dịch giáo dục lòng yêu nước để củng cố tính chính đáng của ĐCSTQ. Một lãnh vực khác trong đó có lẽ nhiều chính sách đã được thực hiện nhằm bịt miệng những kẻ chỉ trích từ phe “Đổ lỗi cho phương Tây”, nằm trong việc TQ gia tăng phát triển các chính sách phúc lợi xã hội. Chế độ lương hưu, chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu, “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”, và cải tổ y tế dưới dạng thức bảo hiểm sức khỏe, tất cả đều có mục đích củng cố những luận điểm “xã hội chủ nghĩa” của CHNDTH trong tư thế một mô hình thay thế cho chủ nghĩa tư bản không kiềm chế của phương Tây.



Bằng cách nhìn vào những phản ứng của ĐCSTQ đối với sự sụp đổ của Liên Xô và cố gắng tìm hiểu họ đã trực cảm (intuit) “những bài đã học” như thế nào, việc này gần như cho thấy rằng ĐCSTQ đã dấn thân vào một tiến tình học hỏi liên tục, cuối cùng đưa đến tính mềm dẻo trong vấn đề hoạch định chính sách. Mỗi một “giải pháp” mà ĐCSTQ tìm ra để chống lại một sự sụp đổ kiểu Liên Xô đều liên quan tới một lãnh vực nào đó mà họ thấy Liên Xô đã thiếu sót. Có lẽ bài học quan trọng nhất mà TQ học được là làm thế nào để trở thành một chế độ độc tài có khả năng thích nghi khi quá nhiều người đã mất niềm tin ở chủ nghĩa Mác-Lê, kinh tế xã hội chủ nghĩa, và học thuyết cộng sản chính thống.

Câu hỏi của tôi là: Đường lối này sẽ mang lại kết quả cho ĐCSTQ được bao lâu?

A. G. M.


A. Greer Meisels là phụ tá giám đốc và là nhà nghiên cứu về Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương tại Center for the National Interest (Trung tâm Nghiên cứu Lợi ích Quốc gia).


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Tapcanbinh-danlambao
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Sep 19, 2013 1:40 am


Sau khi Liên Xô giải thể, Phong trào Cộng sản còn lại những gì?
(What’s left of the Communist Movement?)

Đòan Thanh Liêm

Sự sụp đổ bức tường Bá linh vào năm 1989, và sự giải thể của Liên bang Xô viết vào năm 1991 liền sau đó, đã đánh dấu một bước ngoặt rõ rệt của lịch sử thế giới vào cuối thế kỷ XX. Sau 20 năm tức là khỏang cách của một thế hệ, chúng ta đã có đủ thời gian để quan sát và lượng định về sự chuyển biến của cục diện thế giới trong thời đại “hậu cộng sản” vào đầu thế kỷ XXI hiện nay.

I / Trước hết, là không còn một cơ cấu tổ chức nào mà có thể được gọi là “Phong trào Quốc tế Cộng sản” (World Communist Movement) do Liên Xô lãnh đạo như hồi thập niên 1960-70 nữa. Và do đó cũng không còn có một khối cộng sản để đối địch với khối tư bản; mà cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ, phát sinh từ ngay sau lúc chiến tranh thứ hai chấm dứt cũng tự động mà tiêu tan luôn. Hậu quả là hiện nay, thế giới chúng ta không còn phải lo sợ về một cuộc chiến tranh tòan cầu do sự tranh chấp giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ, giống như trường hợp đối đầu nảy lửa gay cấn giữa 2 lãnh tụ Kruschev và Kennedy trong cuộc khủng hỏang Cuba hồi năm 1962 nữa.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Berlin_wall1
Berlin Wall - Bức tường ô nhục Đông Bá Linh.

Mà cũng chẳng còn một chủ thuyết bao gồm tòan bộ các tín điều như tổ chức “Đệ tam quốc tế” (Comintern) vẫn truyền bá hồi thập niên 1930-40 nữa rồi. Trên thế giới ngày nay, chẳng còn một lãnh tụ đảng cộng sản nào mà còn dương dương xưng tụng “ lý thuyết về ba dòng thác cách mạng” như ông Lê Duẫn đã từng dõng dạc tuyên bố tại Việt nam sau hồi tiến chiếm được miền Nam năm 1975. Ý cuả nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam muốn nói là : Lực lượng cách mạng đã toàn thắng ở trong khối xã hội chủ nghiã, tại các nước trong thế giới thứ ba, và lực lượng này cũng đang dâng lên cả trong nội bộ các nước tư bản nưã. Vì thế mà họ mới trưng ra khắp nơi các khẩu hiệu đến là nực cười như : “Chủ nghiã Marx – Lénine bách chiến bách thắng”, “Chủ nghiã xã hội là đỉnh cao của trí tuệ loài người” v.v...

Việc thêm cái mục “Tư tưởng Mao Trạch Đông” hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh” gắn liền vào với chủ thuyết kinh điển Marx-Lénine, thì lại càng làm mờ nhạt thêm cái căn bản lý thuyết mà vốn là rường cột của phe xã hội chủ nghĩa cho đến ngay thập niên 1980 gần đây mà thôi.

II /Không còn bóng dáng nào của chủ nghĩa cộng sản
trên tòan thể các quốc gia thuộc Âu châu ngày nay nữa, kể cả tại các quốc gia vốn xưa kia nằm trong Liên bang Xô viết.

Điều này rất đáng chú ý, bởi lẽ chủ thuyết Marx-Engels cũng như cuộc cách mạng Bolshevik đều được phát sinh ra tại Âu châu, và cho đến giữa thập niên 1980, thì có đến một nửa Âu châu vẫn còn nằm trong khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Ta sẽ phân tích chi tiết tình hình này ở Âu châu hiện nay như sau đây :
 

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Berlin_wall2

Berlin Wall - Bức tường ô nhục Đông Bá Linh.

A/ Tại Tây Âu : Trước đây vào thập niên 1950 – 60
, các đảng cộng sản ở Pháp và Italia rất là hùng hậu mạnh mẽ, có lúc thu được đến trên 30% phiếu bầu cuả cử tri toàn quốc, khiến cho họ đã nhiều lần khuynh loát được chính quyền tại các nước này. Ấy thế mà hiện nay, các đảng này đã tuột dốc thê thảm, hầu như chỉ còn là một cái bóng mờ nhạt trong đời sống chính trị quốc gia. Mặc dầu họ đã công khai từ bỏ lập trường “tranh đấu giai cấp” và xoá bỏ chủ trương “vô sản chuyên chính, baọ lực cách mạng”, thì các đảng cộng sản này cũng vẫn chẳng còn thu hút được sự ủng hộ cuả quần chúng như trước đây nưã. Còn tại các nước khác như Anh quốc, Bỉ, Hoà lan, v.v..., thì các đảng cộng sản tuy vẫn tồn tại, nhưng hầu như không còn khả năng lôi cuốn được mấy ai mà còn phấn khởi tin tưởng hay tham gia sinh hoạt với đường lối “cách mạng vô sản” nưã.

Nhân tiện cũng xin ghi chú thêm là : Vào hồi thập niên 1970 trở đi, các đảng cộng sản tại Tây Âu, đặc biệt tại Italia và Tây ban nha đã có một đường lối khá cởi mở, thông thóang được mệnh danh là “cộng sản Âu châu (Euro – communism). Đường lối này cũng tương tự như chủ trương của giới lãnh đạo cộng sản Tiệp khắc trong vụ “Mùa xuân Praha năm 1968” với khẩu hiệu “Xã hội chủ nghĩa với bộ mặt nhân bản” (socialism with human face). Các nhà nghiên cứu gần đây đã đánh giá rằng chủ trương nhân bản thông thóang này đã có sức thuyết phục trong nội bộ giới lãnh đạo Xô Viết và nhờ đó mà Liên Xô đã không ra tay can thiệp vào phong trào đòi tự do dân chủ ở Đông Âu, khiến đưa đến sự sụp đổ của cộng sản ở vùng này, và rồi kéo theo cả sự tan vỡ tòan bộ của hệ thống Xô viết. Như vậy, ta cũng nên ghi điểm son cho công trạng của Euro-communism trong việc gián tiếp góp phần vào việc xóa bỏ cộng sản ở Đông Âu và làm tan rã đế quốc Liên Xô.

B/ Tại Đông Âu : Kể từ cuối năm 1989, các nước Đông Âu đều đã rũ bỏ hoàn toàn chế độ cộng sản và tiến hành được công cuộc chuyển hoá dân chủ (democratic transition) một cách thật êm thắm ngoạn mục. Tất cả các nước này đều đã thiết lập được một chế độ chính trị đa nguyên đa đảng, xây dựng được một nền kinh tế thị trường rất thành công vững mạnh. Và đặc biệt đã hội nhập được với Cộng đồng Âu châu, cũng như gia nhập được với khối liên minh phòng thủ Nato. Nhờ vậy mà các nước cưụ cộng sản này đã bắt kịp được với trào lưu tiến bộ về mọi mặt cuả các quốc gia dân chủ ở Tây Âu. Khu vực xã hội dân sự gồm hàng ngàn, hàng vạn các tổ chức phi chánh phủ, bất vụ lợi, cùng với các tổ chức văn hoá-giáo dục-xã hội xuất phát từ các tôn giáo đã được phục hồi một cách vững chắc, khiến tạo được tiền đề cho một “nền dân chủ tham gia” cuả quảng đại quần chúng khắp nơi (a participatory democracy). Đây rõ rệt là một quá trình dân chủ hoá đích thực và dứt khoát không thể nào đảo ngược lại, để trở về với thể chế độc tài toàn trị cộng sản như trước đây được nưã (an irreversible process).

Ta có thể đánh giá ngắn gọn được rằng cái tiến trình dân chủ hóa này đã thành công xuất sắc tại Tiệp khắc, Hungary, Balan và đặc biệt là tại nước Đức nữa. Bởi lẽ Tây Đức đã hết lòng cưu mang đón nhận người anh em từ bên phía Đông về hiệp nhất với mình. Và sự kiện vị Thủ tướng hiện nay là Bà Angela Merkel vốn xuất thân từ bên Đông Đức là một biểu hiện tuyệt vời của sự thống nhất nước Đức trong tinh thần hiếu hòa và tự do dân chủ vốn đã ăn rễ lâu đời trong truyền thống văn hóa của Âu châu.
 

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Berlin_wall3

Berlin Wall - Bức tường ô nhục Đông Bá Linh.

C/ Tại chính nước Nga và các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ, thì cũng lại không hề có dấu hiệu nào là chế độ cộng sản còn có thể “tái xuất hiện”.

Hiện tình chính trị xã hội trong khu vực này, mà xưa kia người cộng sản khắp nơi trên thế giới vẫn coi như “thành trì cuả chủ nghiã xã hội”, lại càng đáng cho chúng ta chăm chú theo dõi quan sát chi tiết rành mạch hơn.

Như ta đã biết kể từ năm 1991, Liên Xô đã bị chia thành 15 nước cộng hoà riêng biệt, trong đó nước Nga là môt nước lớn nhất và là đại diện kế thưà cuả Liên bang Xô viết đã được chính thức khai tử vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Kể từ ngày đó nước Nga đã phải rất vất vả khó nhọc với sự “thanh toán di sản” cuả Liên bang đối với 14 nước cộng hoà kia. Chỉ riêng với số 25 triệu người thuộc sắc tộc Nga mà lại còn sinh sống phân tán ở các nước cộng hoà biệt lập đó, thì đã là một việc phức tạp làm điên đầu cho giới lãnh đạo cuả nước đàn anh này rồi. Và những cuộc căng thẳng xung đột liên tục có khi biến thành chiến tranh đẫm máu như ở Chechnya hồi năm 1994-95, hay mới đây tại Georgia đã và con đang làm cho nước Nga phải liên miên đối phó với những hậu quả rất ư nặng nề cuả cái quá khứ do “đế quốc đỏ” để lại cho mình rồi. Mặc dầu đảng cộng sản vẫn tồn tại ở nước Nga, nhưng mới đây trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế tài chánh vào năm 2008, thì đảng này cũng không hề dám động tĩnh gì để khai thác “thời cơ bất ổn” này, nhằm lật lại thế cờ hầu đưa đảng cộng sản trở lại nắm chánh quyền như trước kia được nưã.

Trường hợp của Liên bang Nam Tư được tách ra thành 6 nước riêng biệt, thì cũng tương tự như của Liên Xô, tức là sự “tranh chấp về chủng tộc” mới là đặc tính chính yếu của các quốc gia, chứ không phải là cuộc “tranh đấu giai cấp” như trong kinh điển của chủ nghĩa Marxist (ethnic conflict, chứ không phải là class struggle). Lại nữa, riêng tại nước Nga hiện nay thì đã có đến cả nửa triệu các tổ chức phi chánh phủ (NGO) mới được thành lập, với khả năng đáp ứng kịp thời đối với nhu cầu thực tiễn thường ngày của người dân; đó là một thay thế rất hiệu quả cho chánh sách an sinh xã hội mà trước đây chánh quyền cộng sản vẫn tự hào cho đó là một điểm son của chế độ. Kết cục là mặc dầu bản thân người lãnh đạo nước Nga là Vladimir Putin vốn xuất thân từ lò mật vụ KGB, thì ông ta cũng đã chẳng thể tiến hành việc tái lập chế độ cộng sản được, dù ông có lề lối cai trị với bàn tay sắt của một nhà độc tài chuyên chế như nhiều người vẫn phê phán về ông.

Còn về phần 14 quốc gia khác mà được tách ra từ Liên Xô, thì mối ưu tư về việc củng cố chủ quyền quốc gia cho mỗi nước của mình lại mới chính là yếu tố nòng cốt để xây dựng và phát triển sự thịnh vượng của đất nước. Và sự xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại các quốc gia này rõ rệt là một sự kiện lịch sử dứt khóat, mà điển hình nhất là tại 3 nước cộng hòa vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuana.
Đó là tình hình hiện nay tại khu vực được coi như là quê hương của cuộc Cách mạng Tháng Mười do người cộng sản Bolshevik khởi xướng thành công từ năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Lénine.
 

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Tuongthuyennhan

Tượng đài Thuyền nhân. Biểu tượng tội ác của Cộng sản.

III / Chỉ còn lại có 5 quốc gia sau đây là do đảng cộng sản giữ độc quyền lãnh đạo. Đó là 4 nước ớ Á châu, gồm có Trung quốc, Việt nam, Bắc Triều tiên và Lào quốc. Và một nước khác ở Châu Mỹ La tinh, đó là Cuba.

Nói chung thì tuy do đảng cộng sản còn nắm giữ quyền bính, nhưng tuỳ theo mỗi nước mà chế độ cộng sản cũng đã “đổi màu” nhiều rồi, không còn tính cách sắt máu khắc nghiệt như cách nay vài ba chục năm nưã. Họ theo đúng khẩu hiệu “Đổi mới hay là Chết” để mà thích nghi với tình trạng biến chuyển cuả thời đại, hầu có thể duy trì được sự tồn tại cuả mình.

Ta sẽ lần lượt xét đến trường hợp riêng biệt cuả từng nước một trong số 5 quốc gia này.

A/ Trước hết là Bắc Triều Tiên, được coi là một nước cộng sản quá khích, hung hãn, độc ác và tàn bạo nhất trên thế giới ngày nay.Tính chất phong kiến hủ lậu còn rất nặng nề do việc “cha truyền, con nối”, bắt đầu từ Kim Nhật Thành trao cho con là Kim Chính Nhất nắm giữ quyền lãnh đạo tại xứ sở này. Và bây giờ Kim Chính Nhất lại đang chuẩn bị “truyền ngôi” cho một người con của mình; như vậy là sắp bắt đầu đến thế hệ thứ ba của dòng họ Kim tiếp nối giũ quyền thống trị tại một nước vần được coi là giữ vững truyền thống cách mạng cộng sản.

Với chế độ sắt máu, khắc nghiệt, nền kinh tế lẹt đẹt không sao phát triển được, khiến cho dân chúng đói khổ cùng cực, đến nỗi phải liều mình vượt biên giới để thóat qua Trung quốc tìm cách kiếm ăn. Một số rất ít có may mắn đào thóat qua được với bà con ở phía Nam Triều Tiên, để mà làm lại cuổc đời hầu có được một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người. Dân thì đói khổ lầm than như vậy, mà giới lãnh đạo ở xứ này vẫn cứ ngoan cố phung phí ngân sách, tài sản quốc gia vào công việc chế tạo võ khí rất đắt tiền, cụ thể là kho võ khí hạch tâm để hù dọa, làm yêu sách đối với Mỹ, Nhật, Đại Hàn… nhằm tống tiền, đòi viện trợ thực phẩm, nhiên liệu vật liệu đủ mọi thứ. Cái tác phong “ăn vạ kiểu Chí Phèo “ này đã khiến cho công luận thế giới liệt kê Bắc Triều Tiên vào hàng ngũ mấy “quốc gia côn đồ” (rogue state).

Nhưng mà về lâu về dài, cứ cái đà kinh tế tụt hậu bết bát như hiện nay, thì Bắc Triều Tiên không thể làm sao cạnh tranh được với sự phồn thịnh rất vững chắc của Nam Triều Tiên với dân số đông đảo gấp quá 2 lần, mà lợi tức tính theo đầu người thì lại gấp mấy chục lần. Tình trạng này cũng y hệt như giữa Đông Đức và Tây Đức cách nay mấy chục năm, trước khi bức tường Bá linh sụp đổ.

B/ Trường hợp của Lào quốc, một nước cộng sản hiền lành nhất. Là một nước nhỏ với dân số có chừng 8 triệu, Lào bị Việt nam khống chế và cũng được Trung quốc chèo kéo, o bế. Tuy vậy chế độ cộng sản ở đây được coi là bớt khắc nghiệt nhất, trái hẳn với ở Bắc Triều Tiên. Người dân Lào vẫn còn giữ được lề lối bình thản, hiền hậu theo ảnh hưởng sâu đậm cuả Phật giáo.Sự gần gũi về văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo với dân tộc láng giềng Thái lan về phiá Tây về lâu dài có khả năng làm quân bình với ảnh hưởng cuả Việt nam và Trung quốc ở phiá Đông và Bắc. Và cái quá khứ nặng nề từ cuộc chiến tranh Đông Dương 1945 - 75 cũng lần hồi bị vượt qua trong viễn tượng nước Lào mỗi ngày thêm tiến triển với công cuộc hội nhập với cộng đồng điạ phương Đông Nam Á vậy.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Vuotbien
Vượt biên. Biểu tượng tội ác của Cộng sản.

C/ Trường hợp cuả nước khổng lồ Trung hoa
với dân số 1,300 triệu đang trỗi dậy thành một siêu cường, nhờ sự thành công thần kỳ về kinh tế thương mại trong 30 năm qua, khiến cả thế giới phải chú tâm theo dõi. Rõ ràng là tính thực dụng truyền thống cuả dân tộc Đại Hán đã giúp họ thoát ra khỏi cơn mê loạn cuả cuộc cách mạng văn hoá cuả lãnh tụ Mao Trạch Đông ở vào tuổi cuối đời cuả ông hồi cuối thập niên 1960.Người kế vị Đặng Tiểu Bình đã phát biểu thật rõ ràng trong câu nói lịch sử : “ Mèo trắng hay đen thế nào cũng được, miễn là nó bắt được chuột”. Tức là ý ông muốn nói : Không cần câu nệ vào giáo điều cộng sản, mà điều quan trọng là làm sao phát triển kinh tế để đem lại sự ấm no cho dân tộc và sự cường thịnh cuả xứ sở. Và chỉ trong vài chục năm, với chính sách “mở cưả ra với bên ngoài, đặc biệt là với khối Âu Mỹ, Trung hoa đã gặt hái được những thành tựu xuất sắc vượt bậc nhờ ở sư thu hút được kỹ thuật tiến bộ và vốn liếng đầu tư khổng lồ từ khối đông đảo người Hoa kiều hải ngoại, cũng như cuả Nhật, Đại hàn, Mỹ và cả Tây Âu, đặc biệt là cuả Đài loan.

Cái sự thành công vĩ đại này đã củng cố cho điạ vị cuả giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc kinh, nhưng mặt khác nó cũng làm nhẹ bớt đi tính chất khắc nghiệt tàn bạo cuả nạn giáo điều cuồng tín cố hưũ mà điển hình là cuả thời kỳ Mao Trạch Đông lãnh đạo. Dù vẫn còn bảo thủ với lối cai trị độc tài chuyên chế với sự bóp nghẹt tự do dân chủ, mà cụ thể là sự tàn sát Thiên An Môn năm 1989 và nhất là sự đàn áp môn phái Pháp Luân Công gần đây, cũng như sự mạnh tay kềm kẹp tại Tây Tạng, Tân Cương; thì đảng cộng sản vẫn chẳng ngăn cản được sự phát triển khu vực xã hội dân sự, đặc biệt là trong các đô thị đông đúc và thịnh vượng ở Trung hoa hiện nay. Và ngay cả trong hàng ngũ cán bộ đảng viên cộng sản, họ đã thâu nhận cả giới doanh nhân tư sản như là một thành phần quan trọng cần thiết cho sự xây dụng và phát triển quốc gia. Đường lối thực dụng trong công cuộc canh tân đổi mới này đã ảnh hưởng cả đến các đảng cộng sản đàn em, mà điển hình là cộng sản Việt nam mà ta sẽ phân tích trong mục tiếp liền theo đây.

D/ Kể từ khi Liên Xô tan vỡ, đảng cộng sản Việt nam
phải quay về bám viú vào đàn anh Trung quốc, mà chỉ mới một thập niên trước đó họ đã tố cáo là một kẻ thù phương bắc với mộng “bá quyền nước lớn”, nhất là sau trận chiến tranh biên giới đầu năm 1979 mà Trung quốc gọi là “phải dậy cho Việt nam một bài học”. Giới lãnh đảo cộng sản Việt nam đã phải cay đắng nuốt nhục để xin làm hoà với đàn anh Trung quốc, mà hậu quả tai hại nhất là phải “dâng đất dâng biển cho Bắc kinh”. Việc này hiện đang là mối nguy cơ trầm trọng cho sự tồn vong cuả đất nước, khiến cho dân chúng càng thêm bất mãn với giới lãnh đạo già nua, hủ lậu và ngoan cố ở Hanoi.Rõ ràng là đảng cộng sản đã chỉ lo bảo vệ quyền lợi riêng tư cuả chính mình, chứ không phải là chăm sóc cho quyền lợi chính đáng cuả đất nước, cuả toàn thể dân tộc.

Nhưng mặt khác, sự đổi mới về kinh tế do chủ trương mở cưả ra với bên ngoài theo gương cuả Trung quốc thì đã đem lại cho Việt nam một sự thành công đáng kể khả dĩ có thể cứu vãn phần nào cho vị thế lãnh đạo cuả đảng cộng sản để vẫn giữ được quyền bính trong tay. Mặc dầu Hanoi vẫn tìm cách bưng bít thông tin, xiết chặt sự hoạt động cuả các tổ chức tôn giáo, cấm đoán các tổ chức chính trị văn hoá độc lập v.v..., thì họ cũng vẫn phải nhượng bộ để cho xã hội dân sự bắt đầu phát triển trong một số lãnh vực. Do vậy mà tính chất độc tôn, độc quyền cuả đảng cộng sản cũng bớt đi được sự cực đoan cứng rắn trước đây, khi họ mới tiến chiếm được miền Nam và chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghiã”! Sự tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền cuả các thành phần trẻ ở trong nước trong những năm gần đây, mặc dầu bị đàn áp nặng nề, thì vẫn được tiếp diễn và được sự hưởng ứng mạnh mẽ cuả quần chúng, kể cả trong giới tôn giáo. Đó là một viễn tượng lạc quan cho tiến trình dân chủ hoá tại Việt nam ngày nay vậy.



E/ Trường hợp cuả Cuba và Châu Mỹ La tinh.
Chế độ cộng sản ở Cuba đã tồn tại được 50 năm. Và mặc dầu bị cắt hết nguồn viện trợ kể từ khi Liên Xô tan rã, Cuba vẫn còn đứng vững được với sự khâm phục và cổ võ cuả một số quần chúng tại châu Mỹ La tinh như là biểu tượng cuả anh chàng “ David tý hon” mà dám ra tay đối đầu thách thức với “anh khổng lồ Goliath là nước Mỹ” vốn xưa nay ít được thiện cảm cuả những nước nhỏ ở phiá Nam bán cầu.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Tu_caitao2
Lao tù. Biểu tượng tội ác của Cộng sản.

Về kinh tế, Cuba cũng bị trì trệ như các nước cộng sản trước đây và lại không chịu đổi mới như Trung quốc, Việt nam. Phần lớn số ngọai tệ có được là do của các kiều bào từ hải ngọai gửi về cho thân nhân, hoặc do khách du lịch, chứ phần thu nhập nhờ xuất cảng cũng không được bao nhiêu. Nhưng Cuba có ưu điểm là duy trì được hệ thống chăm sóc y tế đại chúng tương đối khá vững chắc và hiệu quả. Nền giáo dục phổ thông cũng được chú trọng, mặc dầu ngân sách quốc gia cũng chẳng được dồi dào bởi lẽ năng suất kinh tế quá yếu kém. Mặt khác Cuba vẫn còn được một số chính quyền thiên tả và chống Mỹ như Venezuela chi viện giúp đỡ, để có thể còn giữ vững được cái biểu tượng là “anh hùng chống Mỹ” tại khu vực châu Mỹ La tinh. Nhưng nói chung, thì cái lý tưởng Marxist cực đoan đã bắt đầu suy yếu đi nhiều, chứ không còn hung hãn như hồi 30-40 năm trước nữa.

Còn tại khu vực tòan thê Châu Mỹ La tinh, thì sau khi chế độ thiên tả của Salvador Allende tại Chili bị thất bại năm 1973 và chế độ Sandinista thiên cộng sản ở Nicaragua sụp đổ vào đầu thập niên 1980, không còn một nước nào lại có khả năng biến thành một thứ “Cuba thứ hai” nữa. Cho nên công trình “xuất cảng cách mạng” do Fidel Castro và Che Guevara khởi xướng từ thập niên 1960 đã không thể nào thành công được tại khu vực Nam bán cầu, cũng như tại Phi châu như Angola, Mozambique, Ethiopia v.v…

IV / Để tóm lược lại, ta có thể ghi lại mấy nét chính yếu như sau:

• Thứ nhất : Thọat đầu số đông quần chúng đi theo cộng sản, đó là vì lý tưởng công bằng xã hội, chống đối việc giới chủ nhân khai thác bóc lột người lao động. Họ cũng tham gia công cuộc tranh đấu do người cộng sản tổ chức lãnh đạo nhằm chống thực dân đế quốc, bài trừ phong kiến địa chủ. Đó là giai đọan “cách mạng dân tộc dân chủ”. Nhưng đến khi thành công, nắm được chính quyền trong tay rồi, thì đảng cộng sản phát động giai đọan cách mạng sắt máu, dùng bạo lục để xây dựng nền “chuyên chính vô sản”, “diệt trừ giai cấp tư sản”, “thực hiện kinh tế chỉ huy để nắm giữ độc quyền về kinh tế”, “tiêu diệt tôn giáo”, “lọai trừ mọi đảng phái chính trị” v.v…, thì họ đã gây ra bao nhiêu tội ác, làm băng họai mọi tiềm năng của dân tộc, do đó mà đưa đến sự sụp đổ tan rã tòan thể phong trào cộng sản trên thế giới. Rõ rệt là “bạo phát, bạo tàn”, như cổ nhân vẫn thường nói.

• Cái vốn liếng uy tín mà giới lãnh đạo cách mạng
tiên khởi tich lũy được trong giai đọan chống thực dân đế quốc, thì sau mấy chục năm độc tài tàn bạo sắt máu, đã bị tiêu tan lãng phí đến độ cạn kiệt hết tất cả rồi. Và càng về sau, thế hệ những người lãnh đạo cộng sản kế tiếp đã không thể nào lôi cuốn quảng đại quần chúng nô nức phấn khởi tham gia ủng hộ họ như trước đây được nữa. Vì thế mà bây giờ họ phải tìm cách “sửa sai, đổi mới” nhằm thích nghi được với hòan cảnh đã thay đổi tòan diện hiện nay. Mà đó thực chất cũng chỉ là những trò vá víu tạm bợ để kéo dài thời gian cho chế độ độc tài tòan trị mà thôi. Bởi vậy cho nên chúng ta có thể xác tín rằng “quá trình dân chủ hóa nhằm xây dựng một chế độ nhân bản và nhân ái là một xu thế tiến bộ tất yếu của thế kỷ XXI, mà không một đảng cộng sản nào có thể làm cản trở ngăn chặn được nữa“.

• Ngày nay ý thức về nhân phẩm và nhân quyền đã được phổ biến
rộng rãi cùng khắp mọi nơi trên tòan cầu. Và quần chúng nhân dân đang mạnh dạn muôn người như một, quyết tâm đứng lên thực hiện quyền tự chủ của mình thông qua hàng vạn, hàng triệu những tổ chức độc lập, phi-chánh phủ, bất vụ lợi nhằm giải quyết các nhu cầu chính đáng và thiết thực của chính mình. Họ không còn để cho người cộng sản nắm giữ mãi cái “độc quyền yêu nước để mà tự tung tự tác” như xưa nay được nữa. Bởi thế mà chúng ta có quyền lạc quan cho tương lai tươi sáng của nhân lọai, cũng như cho dân tộc Việt nam yêu quý của mình vậy.

California, Tháng Mười Một 2009
Đòan Thanh Liêm

Tham khảo :
1/ The Rise and the Fall of Communism by Archie Brown, 2009
2/ A Short History of the XXth Century by Geoffrey Blainey, 2005-06
3/ A History of Modern Russia by Robert Service, 1997-2003
 

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Hs_tsa

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản khởi đầu tại Ba Lan   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Oct 17, 2013 10:22 am

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm JPII

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản khởi đầu tại Ba Lan


Ella Odrowaz   

Hai mươi năm trước, bức tường Berlin, biểu tượng của bức Màn Sắt phân chia thế giới thành hai khối: khối thế giới tự do và khối cộng sản, đã bị tháo dỡ bởi một hành động tự phát của người dân sống tại Đông Đức, mà thời đó bị cai trị bởi chế độ cộng sản.

Hành động chờ đợi từ lâu này đã thực hiện được niềm khao khát tự do của người dân Đông Đức nhằm thoát khỏi sự khống chế tư tưởng, sự hạn chế mà ngăn cấm họ tự do đi lại giữa hai nửa của thành phố Berlin, cấm tự do ngôn luận, và cấm tự do trao đổi tư tưởng, quan điểm hay ý kiến.

Bức tường Berlin đã đứng vững trong hơn 28 năm như là biểu tượng của điều ghê sợ, như một cảnh báo cho những ai dám mơ ước tự do, bức tường mà dính đầy máu của những người dũng cảm dám trèo lên tìm kiếm tự do, đã bị sụp đổ trong vòng vài tháng. Những sự kiện nào đã dẫn tới sự sụp đổ này?

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm H1418

Thành lập công đoàn Đoàn kết

Vết nứt rạn biểu tượng đầu tiên trên bức tường Berlin đã xuất hiện khi một thỏa hiệp được ký kết để cho phép các công nhân Ba Lan được quyền thành lập công đoàn độc lập đầu tiên trong chế độ cộng sản đằng sau bức Màn Sắt. Thỏa hiệp được ký tại Gdansk Shipyard, nước Ba Lan vào ngày 31 tháng 8 năm 1980, chấm dứt một cuộc đình công ôn hòa của 17.000 công nhân trong xưởng đóng tàu.

Từ khi chủ nghĩa cộng sản thành lập tại Đông Âu, nhân dân bị đàn áp bởi các chế độ cộng sản đã cố gắng đứng lên chống lại kẻ áp bức. Các nỗ lực quả cảm ấy đã bị đàn áp bởi những chế độ sử dụng lực lượng quân đội hay cảnh sát chống bạo động. Cuộc đình công của công nhân xưởng đóng tàu tại Ba Lan vào tháng 8 năm 1980 là hành động thành công đầu tiên để kháng cự lại một chế độ cộng sản ở Đông Âu. 


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Solidarnosc2

Lực lượng đối lập tại Ba Lan đã phát triển sau khi thời đại Stalin kết thúc năm 1956. Các nhà trí thức đã thành lập những nhóm hoạt động ngầm để tìm cách giải phóng xã hội khỏi sự đàn áp cộng sản, để xuất bản các bản tin và báo chí bí mật hầu cung cấp thông tin về các sự kiện bị bóp méo hay che dấu bởi tuyên truyền cộng sản, và để thiết lập cương lĩnh chính trị của họ. Mặc dù phải đối diện với nguy hiểm bị cầm tù hay bức hại, con số các người chống đối vẫn gia tăng. Việc làm của họ đã đặt nền móng cho sự thành công trong cuộc đình công năm 1980.

Một yếu tố khác đóng góp trong sự thành công của vụ đình công là sức mạnh của đức tin tôn giáo trong xã hội Ba Lan. Những người cộng sản không bao giờ có thể nhổ bỏ tận gốc đức tin này. Cuộc đắc cử năm 1978 của Giáo hoàng John Paul II người Ba Lan, tên là Karol Józef Wojtyla, đã tăng cường đức tin trong dân chúng Ba Lan và cho họ hy vọng cùng lòng dũng cảm. Chuyến thăm Ba Lan của đức Giáo Hoàng vào năm 1979 và câu nói nổi tiếng của ngài “Đừng sợ” đã đoàn kết nhân dân Ba Lan và nâng cao tinh thần của họ.

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 2Q==


Từ khi chủ nghĩa cộng sản được thành lập, đã có nhiều cuộc phản kháng đông đảo, đình công và biểu tình khởi xướng bởi nhân dân Ba Lan nhằm chống lại chế độ cộng sản. Tuy nhiên, họ đều bị đàn áp bằng bạo lực và kết thúc trong sự đổ máu.

Ví dụ cho một hành động như vậy là cuộc đình công tại thành phố Gdansk năm 1970, nơi các công nhân đã xuống đường và cuộc đình công phát triển thành trận đụng độ với cảnh sát. Kết quả là nhiều công nhân đã bị chết hay bị thương. Người dân đã học được bài học từ kinh nghiệm này rằng vũ khí tốt nhất để chống lại đội ngũ cảnh sát đặc biệt và quân đội được vũ trang và huấn luyện đầy đủ chính là một cuộc đình công ôn hòa trong phạm vi nhà máy.

Một vài tuần sau cuộc đình công chiến thắng năm 1980 tại Gdansk, một công đoàn độc lập và tự quản tên là “Đoàn Kết” đã được thành lập. Công đoàn lớn mạnh nhanh chóng với số thành viên ước chừng 8 triệu người. Nó còn hơn là một công đoàn. Nó bắt đầu trở thành một phong trào xã hội mà đoàn kết toàn thể xã hội và dần dần liên hệ với những vấn đề chính trị.


Thiết quân luật

Nhưng chế độ cộng sản đã không bỏ qua. Chẳng bao lâu sau khi ký thỏa thuận với các công nhân đóng tàu tại Gdansk vào năm 1980, giới chức đảng Cộng sản đã bắt đầu chuẩn bị áp dụng lệnh thiết quân luật tại Ba Lan.

Mối quan hệ giữa các nhà chức trách và công đoàn Đoàn Kết dần dần trở nên căng thẳng. Bước ngoặt là một sự kiện xảy ra tại thành phố Bydgoszcz. Nông dân Ba Lan cũng muốn thành lập công đoàn Nông Dân độc lập và tự quản của riêng họ. Giới chức cộng sản đã từ chối hợp pháp hóa tổ chức này. Những người nông dân tại Bydgoszcz đã tuyên bố đình công trong tòa nhà của tổ chức nông dân được kiểm soát bởi Đảng. Vì vậy một vụ xung đột đã bắt đầu.

Các đại diện của công đoàn Đoàn Kết, Jan Rulewski và Mariusz Labentowicz cùng với một đại diện của công đoàn Nông Dân độc lập và mới thành lập, Michal Bartoszcze đã tham gia một phiên họp hội đồng cấp tỉnh để trình bày về tình cảnh của các nông dân. Đến giữa phiên họp, chủ tịch và một số thành viên hội đồng đã quyết định đóng cửa phiên họp và rời khỏi chỗ họp. Một đội cảnh sát đặc biệt đã đột nhập vào tòa nhà và đánh đập tàn nhẫn các nhà hoạt động cho công đoàn Đoàn Kết, những người này phải nhập viện vì thương tích.

Chế  độ cộng sản đã hoàn tất sự chuẩn bị cho việc áp đặt thiết quân luật và đang chờ dịp để ‘đánh mạnh’ và ‘nghiền nát’ phong trào Đoàn Kết. Cái cớ được sử dụng là những câu trích dẫn từ những diễn văn, lời nói qua việc theo dõi điện tử một buổi họp của ban lãnh đạo công đoàn Đoàn kết.

Thiết quân luật đã được ban hành tại Ba Lan ngày 13 tháng 12 năm 1981, và hàng ngàn người hoạt động cho công đoàn Đoàn Kết đã bị bắt và bị giam cầm mà không kết tội rõ ràng. Một số nhà hoạt động đã bị giết chết. Sự tự do công dân đã bị hạn chế nghiêm ngặt.


Sự đáp trả của nhân dân Ba Lan

Mặc dù cảm thấy vô vọng, người dân Ba Lan đã đứng biểu tình tại chỗ. Sau khi ban hành thiết quân luật, sự tín nhiệm đảng cộng sản Ba Lan (đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan) đã sụt giảm. Tới 850.000 đảng viên do thất vọng với chính quyền cộng sản đã tuyên bố rút ra khỏi đảng. Trong số họ, 36% là các công nhân nhà máy. Nhiều đảng viên công khai vứt bỏ sách của đảng viên để tham gia các cuộc đình công và biểu tình. Thiết quân luật đã được dỡ bỏ vào tháng 7 năm 1983.

Công đoàn Đoàn kết luôn tuyên bố rằng họ sẵn lòng ngồi lại để đối thoại với chế độ cộng sản, ngay cả khi tổ chức của công đoàn đã bị cấm trong những năm thiết quân luật. Tuy nhiên, việc đối thoại đã không bắt đầu cho đến tháng 2 năm 1989. Vào tháng 4 năm 1989, một hội nghị Bàn Tròn đã đi đến thỏa thuận cho phép một nửa Quốc hội và toàn bộ Thượng viện sẽ được bầu cử theo phương thức dân chủ. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 04-06-1989 đã tạo nên làn sóng chấn động trong giới chức cộng sản. Các ứng cử viên của công đoàn Đoàn Kết đã thắng tất cả các ghế Quốc hội được dành cho cách bầu dân chủ, gồm có toàn bộ Thượng viện.

Sự kiện này đã trải đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở các quốc gia khác thuộc khối Đông Âu và dẫn tới sự sụp đổ của bức tường ô nhục Berlin.

(vietdaikynguyen)


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcTjSimZkGh663xc_kkdKoKtSRzMUYDM0C5NHiDhlQwqwZaqPoQy
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Mọi điều bạn tưởng biết về sự sụp đổ của Liên Xô là sai lầm    Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeMon Dec 09, 2013 11:30 am


Mọi điều bạn tưởng biết về sự sụp đổ của Liên Xô là sai lầm
(Và vì sao việc này trở nên quan trọng trong một thời đại cách mạng như hiện nay)


Leon Aron, Foreign Policy
Trần Ngọc Cư dịch

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Clip_image002%25255B3%25255D
Goorbachov và Elsin

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai — nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật đồng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô Viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần.


Vậy, do đâu mà có sự thiển cận đều khắp lạ lùng đến thế? Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô viết. Tuy nhiên, một số nhân vật khác vốn không được coi là mềm dẻo đối với chế độ cộng sản cũng không kém kinh ngạc trước sự cáo chung của chế độ này. Một trong những người thiết kế chiến lược Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, ông George Kennan, viết rằng, trong khi nhìn lại toàn bộ “lịch sử các sự vụ quốc tế trong thời hiện đại”, ông nhận thấy rằng “thật khó nghĩ ra một biến cố nào lạ lùng, đáng kinh ngạc, và mới thoạt nhìn không thể giải thích nỗi, hơn sự tan biến đột ngột và toàn bộ…của đại cường mệnh danh kế tục nhau là Đế quốc Nga rồi đến Liên Xô”. Richard Pipes, có lẽ là sử gia Mỹ hàng đầu về nước Nga và cũng là một cố vấn của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cho rằng cuộc cách mạng gần đây của Nga là “bất ngờ”. Một tuyển tập gồm các bài tiểu luận viết về sự cáo chung của Liên Xô trong một số báo đặc biệt năm 1993 của tạp chí bảo thủ National Interest (Lợi ích Quốc gia) có tựa đề là “Cái chết lạ lùng của chủ nghĩa Cộng sản Xô viết”. 

Nếu có thể hiểu được dễ dàng hơn, thì sự thiếu phán đoán mang tính tập thể này có thể đã được an toàn xếp vào một hồ sơ trí tuệ gồm những điều kỳ lạ và phù phiếm của khoa học xã hội rồi bị lãng quên. Tuy nhiên, thậm chí ngày nay, với khoảng cách 20 năm, giả thuyết cho rằng Liên Xô vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong tình trạng lúc đó hay bất quá cuối cùng nó sẽ bắt đầu một cuộc suy tàn kéo dài khá lâu, có vẻ là một kết luận không kém phần hợp lý. 

Thật vậy, vào năm 1985 Liên Xô gần như vẫn có đủ nguồn lực thiên nhiên và nhân sự của 10 năm về trước. Chắc chắn là, mức sống tại đây còn thấp hơn tại Đông Âu khá xa, nói chi đến phương Tây. Tình trạng thiếu hụt hàng hoá, hạn chế lương thực, những hàng người dài trước các quầy hàng, và nạn nghèo khổ khắc nghiệt diễn ra đều khắp xã hội. Nhưng Liên Xô đã từng trải qua nhiều đại họa to lớn hơn thế và đã có thể đối phó mà không hề mất một mảy may quyền kiểm soát của nhà nước đối với xã hội và nền kinh tế, lại càng không hề từ bỏ quyền lực này. 

Không có một thước đo thành tích kinh tế chủ yếu nào trước năm 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xốc tới. Từ năm 1981 đến năm 1985 mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại so với thập niên 1960 và thập niên 1970, nhưng cũng đạt được 1,9% một năm. Chính cùng một mô hình dù suy yếu nhưng không đến nỗi thảm khốc này còn kéo dài cho đến hết năm 1989. Nạn thiếu hụt ngân sách, một yếu tố kể từ thời Cách mạng Pháp được coi là tín hiệu quan trọng cho một cuộc khủng hoảng có thể đưa đến cách mạng, chưa lên tới 2% GDP vào năm 1985. Mặc dù có gia tăng nhanh chóng, nạn thâm thủng ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989 — một con số mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể xoay trở được (manageable). 

Giá dầu lửa rơi cực nhanh, từ 66 đôla một thùng năm 1980 xuống 20 đôla một thùng năm 1986 (trong số 2000 giá cả) chắc chắn là một đòn nặng nề đánh vào tài chính Xô-viết. Tuy vậy, nếu điều chỉnh theo nạn lạm phát, thì vào năm 1985 giá dầu lửa trên thị trường thế giới vẫn cao hơn năm 1972, và chỉ thấp hơn toàn thập niên 1970 một phần ba mà thôi. Nhưng đồng thời, mức thu nhập của người dân Xô viết gia tăng hơn 2% vào năm 1985, và sau khi điều chỉnh lạm phát, đồng lương của họ còn tiếp tục gia tăng trong 5 năm liền cho đến hết năm 1990 ở mức độ trung bình trên 7% mỗi năm.

Vâng, tình trạng đình đốn kinh tế của Liên Xô là hiển nhiên và đáng lo ngại. Nhưng như giáo sư Đại học Wesleyan, ông Peter Rutland, đã chỉ rõ, “Dẫu sao, những chứng bệnh kinh niên của Liên Xô không nhất thiết đe dọa sinh mệnh của nước này”. Ngay cả nhà nghiên cứu hàng đầu về các nguyên nhân kinh tế của cuộc cách mạng này, ông Anders Aslund, cũng ghi nhận rằng từ năm 1985 đến năm 1987, tình hình “là không mảy may sôi động”. 


Từ quan điểm của chính quyền, tình hình chính trị lúc bấy giờ thậm chí ít đáng lo ngại hơn trước. Sau 20 năm liên tục đàn áp đối lập chính trị, gần như tất cả những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị cầm tù, lưu đày (như trường hợp Andrei Sakharov từ năm 1980), buộc phải ra sống ở nước ngoài, hay chết trong các trại cải tạo và nhà giam. 

Cũng gần như không có bất cứ một dấu hiệu nào khác báo trước một cuộc khủng hoảng tiền cách mạng (pre-revolutionary crisis), kể cả một nguyên nhân truyền thống thường được coi là có thể dẫn đến sự suy sụp của một quốc gia – đó là sức ép từ bên ngoài. Trái lại, thập niên trước đó được các học giả đánh giá đúng đắn là thời kỳ Liên Xô “đã thực hiện được tất cả những tham vọng quân sự và ngoại giao quan trọng”, như nhà sử học và ngoại giao Mỹ, ông Stephen Sestanovich, đã viết. Tất nhiên, lúc bấy giờ Afghanistan ngày càng cỏ vẻ là một cuộc chiến lâu dài, nhưng đối với một quân lực gồm 5 triệu binh sĩ như của Liên Xô, sự thiệt hại tại đó là không đáng kể. Thật vậy, mặc dù gánh nặng tài chính khổng lồ do việc duy trì một đế quốc về sau trở thành một vấn đề chính trong các cuộc tranh luận sau năm 1987, nhưng bản thân những chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không làm cho quốc gia kiệt quệ: Được ước tính vào khoảng 4 đến 5 tỉ đôla vào năm 1985, đó là một phần không đáng kể trong tổng sản lượng nội địa (GDP) của Liên Xô. 

Hoa Kỳ cũng không phải là một lực tác động cho cuộc cách mạng. “Học thuyết Reagan” bao gồm nỗ lực chống lại và, nếu có thể, đảo ngược những bước tiến của Liên Xô trong Thế giới Thứ ba quả có tạo được sức ép chung quanh đế quốc này, ở những nơi như Afghanistan, Angola, Nicaragua, và Ethiopia. Tuy nhiên, những khó khăn của Liên Xô ở đó cũng chẳng có gì nghiêm trọng để trở thành một nguy cơ cho chế độ. 

Trong một màn giáo đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang có tiềm năng gây ra nhiều tốn kém cho đối phương, Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược [hay lá chắn nguyên tử] do Reagan đưa ra thực sự có ý nghĩa nghiêm trọng – nhưng đề xuất này không hề báo hiệu một sự thất bại quân sự cho Liên Xô, vì Điện Cẩm Linh biết chắc rằng việc triển khai hữu hiệu hệ thống phòng thủ không gian của Mỹ cũng mất vài thập kỷ nữa mới thực hiện được. Tương tự như thế, mặc dù cuộc nổi dậy chống cộng sản bất bạo động của công nhân Ba Lan là một tình hình rất bức xúc cho giới lãnh đạo Xô viết, làm nổi bật sự mong manh của đế quốc của họ tại châu Âu, nhưng vào năm 1985 Phong trào Đoàn kết (Soliditary) tỏ ra đã kiệt lực. Liên Xô hình như thích nghi được với việc tung ra các “đợt bình định” đẩm máu cứ 12 năm một lần - Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Ba Lan năm 1980 - bất chấp dư luận thế giới. 

Nói thế khác, đây là một Liên Xô đang ở trên đỉnh cao quyền lực và thanh thế toàn cầu của mình, theo quan điểm của chính nó lẫn quan điểm của thế giới còn lại. Sau này, sử gia Adam Ulam đã nhận xét “Chúng ta thường quên rằng vào năm 1985, không một chính phủ của một quốc gia quan trọng nào tỏ ra có quyền lực vững chắc và có đường lối chính sách rõ ràng như chính quyền Liên bang Xô viết”.

Hẵn nhiên, có nhiều lý do thuộc về cơ chế - kinh tế, chính trị, xã hội - cho biết tại sao Liên Xô phải sụp đổ như nó đã sụp đổ; tuy nhiên, những lý do này không thể giải thích đầy đủ biến cố này diễn ra như thế nào và diễn ra khi nào. Nghĩa là, làm sao trong một thời gian từ năm 1985 đến năm 1989, trong lúc không gặp phải những tình trạng tồi tệ gay gắt về kinh tế, chính trị, dân số, và các vấn đề cơ chế khác, mà nhà nước và hệ thống kinh tế Xô viết bỗng dưng bị một quần chúng đủ đông đảo coi là ô nhục, thiếu tính chính danh, và hết chịu nỗi để phải sụp đổ? 


Gần như hầu hết mọi cuộc cách mạng hiện đại, cuộc cách mạng Nga gần đây nhất được khởi động bằng một tiến trình tự do hóa khá do dự “từ trên xuống” – và lý do căn bản của nó vượt quá nhu cầu sửa sai nền kinh tế hoặc làm cho môi trường quốc tế tốt đẹp hơn. Cái cốt lỏi trong sáng kiến của Gorbachev là rất lý tưởng, đó là điều không thể chối cãi: Ông muốn xây dựng một Liên Xô có đạo lý hơn.

Vì mặc dù chiêu bài đưa ra là cải thiện kinh tế, nhưng rõ ràng là Gorbachev và những người ủng hộ ông trước hết muốn sửa chữa những sai lầm đạo lý hơn là sai lầm kinh tế. Hầu hết những điều họ tuyên bố công khai trong những ngày đầu của chương trình tái cơ cấu (perestroika), bây giờ nhìn lại, có vẻ chỉ là một cách biểu lộ nỗi khổ tâm của họ về sự suy đồi tinh thần và những hệ quả xói mòn đạo lý của thời đại Xít-ta-lin. Đó là bước khởi đầu của một sự liều lĩnh đi tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn nạn to lớn mà mọi cuộc cách mạng vĩ đại thường bắt đầu: Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp, hợp với nhân phẩm? Cái gì tạo ra một trật tự kinh tế và xã hội công chính? Một nhà nước chính danh và đàng hoàng là như thế nào? 

Quan hệ của một nhà nước ấy với xã hội dân sự phải như thế nào?
“Một không khí đạo lý mới mẻ đang thành hình trên đất nước ta”, Gorbachev đã nói như thế trước Ủy ban Trung ương Đảng trong phiên họp tháng Giêng 1987, nơi ông tuyên bố rằng glasnost (chủ trương cởi mở) và tự do hóa sẽ làm nền tảng cho perestroika (chủ trương tái cơ cấu)  xã hội Xô-viết của ông. “Việc thẩm định lại các giá trị và xét lại chúng một cách sáng tạo đang được tiến thành”. Sau này, khi nhắc lại cảm tưởng của ông rằng “chúng ta không thể tiếp tục như thế thêm nữa, và chúng ta phải triệt để thay đổi lối sống, dứt khoát với những sai trái trong quá khứ”, ông gọi đó là “lập trường đạo lý” của ông. 


Trong một bài phỏng vấn vào năm 1989, “người cha đỡ đầu của glasnost”, ông Aleksandr Yakovlev, nhớ lại rằng, vào lúc trở về Liên Xô sau 10 năm làm đại sứ tại Canada, ông cảm thấy đã đến lúc người dân phải tuyên bố, “Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây - một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”. 

Theo ý kiến của vị thủ tướng của Gorbachev, ông Nikolai Ryzhkov, “tình trạng đạo lý [nrastennoe] của xã hội vào năm 1985 là nét đặc trưng “hãi hùng nhất”:
[Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra - từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. 



Một thành viên khác trong nhóm thân cận sơ khởi và rất ít ỏi của Gorbachev gồm những nhân vật chủ trương tự do, Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze, cũng khổ tâm không kém vì tình trạng thiếu luật lệ và tham nhũng đều khắp. Ông nhớ lại đã nói với Gorbachev vào mùa đông 1984-1985: “Mọi thứ đã thối nát. Phải thay đổi thôi”. 

Trở lại thập niên 1950, một vị tiền nhiệm của Gorbachev, ông Nikita Khrushchev, đã lần đầu thấy rõ sự mong manh của cái nền tảng của ngôi nhà mà Stalin đã xây lên trên sự khủng bố và dối trá. Nhưng thế hệ thứ năm này của giới lãnh đạo Xô-viết cảm thấy tin tưởng hơn về sức bật của chế độ. Gorbachev và các đồng chí của ông tỏ ra tin tưởng rằng những điều đúng cũng là những điều có thể quản lý được dễ dàng về mặt chính trị (politically manageable). Gorbachev tuyên bố rằng chủ trương dân chủ hóa “không phải là một khẩu hiệu nhưng là tinh túy của perestroika”. Nhiều năm về sau, ông đã trả lời phỏng vấn như sau:
Mô hình Xô-viết không những bị đánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị đánh bại ngay trên bình diện văn hóa. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, đã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện văn hóa vì nó không tôn trọng con người, nó đàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị. 


Sự thể những cải tổ đã đưa đến cuộc cách mạng năm 1989 phần lớn cũng phát xuất từ một nguyên nhân “lý tưởng” khác: bản thân Gorbachev rất ghét bạo động và, vì thế, ông cương quyết không sử dụng việc áp bức quần chúng (mass coercion) khi tầm mức của các biến chuyển bắt đầu vượt quá ý định ban đầu của ông. Triển khai các lực lượng đàn áp kiểu Xít-ta-lin cho dù để “duy trì chế độ” cũng sẽ là một hành động phản lại niềm tin tưởng son sắt nhất của ông. Một chứng nhân nhớ lại Gorbachev đã nói vào cuối thập niên 1980, “Chúng ta được dạy là chúng ta phải đấm bàn”, rồi ông nắm tay lại, minh họa cú đấm. Viên tổng bí thư phát biểu tiếp: “Nói chung, việc này có thể thực hiện. Nhưng chúng tôi không thích làm như vậy”.

Vai trò của tư duy và lý tưởng trong việc mang lại cuộc cách mạng Nga xuất hiện rõ nét hơn khi chúng ta nhìn vào những diễn biến bên ngoài Điện Cẩm Linh. Một ký giả Xô-viết hàng đầu và về sau trở thành một tiếng nói nhiệt tình đối với chủ trương glasnost, ông Aleksandr Bovin, đã viết vào năm 1988 rằng những lý tưởng của perestroika đã “chín muồi” giữa lúc nhân dân ngày càng “bức xúc” trước nạn tham nhũng, ăn cắp của công trắng trợn, trước những láo khoét, và những cản trở chặn đứng việc làm của người lương thiện. Những dự kiến “về một cuộc đổi thay có thực chất đang bàng bạc trong không gian”,  một chứng nhân khác nhớ lại, và những người mang kỳ vọng này đã tạo nên một khối cử tri rõ nét (appreciable constituency) đang đòi hỏi những cải tổ triệt để. Thật vậy, những kỳ vọng đã đón chào Gorbachev khi ông lên cầm cầm quyền là rất mãnh liệt và ngày càng gia tăng đến độ chúng có thể định hình cho chính sách thực sự của ông. Đột nhiên, chính các tư duy đã trở nên một yếu tố có cấu trúc, có thực thể trong cuộc cách mạng đang diễn ra.

Theo cách nói của Yakovlev, cái uy tín của ý thức hệ chính thống, vốn ràng rịt toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế của chế độ Xô-viết “như những niền thép”, đang rã rệu nhanh chóng. Nhận thức mới đã giúp người dân thay đổi thái độ đối với chế độ và tạo ra “một chuyển biến trong hệ thống các giá trị”. Dần dần, tính chính đáng của các sắp xếp chính trị [cơ chế chính trị] bắt đầu bị chất vấn. Trong một trường hợp điển hình của “định lý Thomas” bất hủ mà [nhà xã hội học] Robert K. Merton xây dựng thành lý thuyết – “Nếu người ta tin rằng một tình thế là có thực, thì tình thế đó sẽ trở thành hiện thực trong hậu quả của nó”– sự suy đồi thực sự của nền kinh tế Xô-viết chỉ mang lại hậu quả nghiêm trọng sau khi và bởi vì có một chuyển biến cơ bản trong cách người dân cảm nhận và đánh giá thành tích của chế độ. 


Viết cho một tạp chí Xô-viết năm 1987, một độc giả Nga gọi những gì ông chứng kiến chung quanh ông là một “sự dứt khoát triệt để trong ý thức của người dân”. Chúng ta biết độc giả này nhận xét đúng vì cuộc cách mạng của Nga là cuộc cách mạng vĩ đại đầu tiên mà tiến trình của nó được vẽ thành biểu đồ trong các cuộc thăm dò dư luận quần chúng ngay từ đầu. Vào cuối năm 1989, cuộc thăm dò dư luận tiêu biểu đầu tiên đã cho thấy dân chúng nhiệt liệt ủng hộ các cuộc tuyển cử có tính cạnh tranh và việc hợp pháp hóa các đảng phái ngoài Đảng Cộng sản Xô-viết – sau bốn thế hệ dưới chế độ độc tài độc đảng và trong lúc các đảng phái độc lập vẫn còn bất hợp pháp. Giữa thập niên 1990, hơn nửa số người được thăm dò trong một vùng nước Nga đồng ý rằng “một nền kinh tế lành mạnh” có khả năng phát triển nhanh hơn “nếu chính phủ cho phép tư nhân làm ăn theo ý họ muốn”. Sáu tháng sau, một cuộc thăm dò trên toàn nước Nga cho thấy 56% hậu thuẫn một cuộc chuyển đổi nhanh chóng hay tuần tự sang một nền kinh tế thị trường. Thêm một năm sau thì số người ủng hộ kinh tế thị trường tăng đến tỉ lệ 64%.

Những người đã gieo vào xã hội “chuyển biến ngoạn mục về ý thức” không ai khác hơn là những kẻ đã từng châm ngòi cho các cuộc cách mạng tiêu biểu khác của thời hiện đại: đó là, các nhà văn, nhà báo, và giới nghệ sĩ. Như Alexis de Tocqueville nhận xét, những con người này “giúp tạo ra một ý thức chung về sự bất mãn như vậy, một công luận được kiên định như vậy, rồi hai yếu tố này … lại tạo ra những đòi hỏi hữu hiệu cho các chuyển biến có tính cách mạng”. Đột nhiên, “toàn bộ việc giáo dục” trên cả nước trở thành “công tác của những người cầm bút”. 


Tại Nga Xô cũng vậy. Những hàng người dài trước các sạp báo – đôi khi các đám đông phải xếp hàng quanh một khu phố từ lúc 6 giờ sáng, vì lượng báo ra hàng ngày thường bán sạch chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ — và số người đặt mua ngày càng đông các báo nổi tiếng có chủ trương tự do đã chứng minh sức công phá của những nhà bình luận nổi tiếng thuộc khuynh hướng glasnost, hay xin mượn cụm từ của Samuel Johnson, “những bậc thầy truyền giảng chân lý” (teachers of truth): kinh tế gia Mikolai Shmelyov; các triết gia chính trị như Igor Klyamkin và Alexandr Tsypko; các tiểu luận gia như Vasily Selyunin, Yuri Chernichenko, Igor Vinogradov, and Ales Adamovich; các ký giả Yegor Yakovlev, Len Karpinsky, Fedor Burlatsky, và chí ít trên hai chục nhà văn nữa. 

Đối với họ, việc phục sinh đạo lý là thiết yếu. Điều này có nghĩa là không những chỉ rà soát lại các hệ thống chính trị và kinh tế Xô-viết, không những chỉ lật ngược các qui phạm xã hội (social norms), mà còn là một cuộc cách mạng trên bình diện cá nhân: một sự thay đổi trong nhân cách của người dân Nga. Như Mikhail Antonov tuyên bố trong một tiểu luận rất sáng tạo năm 1987, với tiêu đề “Vậy thì việc gì đang đến với chúng ta?” trên tạp chí Oktyabr, phải “cứu” lấy nhân dân – không phải để họ thoát khỏi các mối nguy từ bên ngoài, nhưng “chủ yếu để họ thoát khỏi chính mình, thoát khỏi các tiến trình phi luân đang giết chết những phẩm chất cao quí nhất của con người”. Cứu nhân dân bằng cách nào? Bằng cách làm cho tiến trình dân chủ hóa còn sơ sinh trở thành con đường định mệnh, không thể đảo ngược – không phải bằng “một đợt băng tan” ngắn ngủi của Khrushchev, nhưng bằng một cuộc thay đổi khí hậu. Và việc gì sẽ đảm bảo cho tình hình không thể đảo ngược này? Trên hết, đó là sự xuất hiện của con người tự do, một con người “không bị lây nhiễm trước các sự kiện lặp đi lặp lại của chế độ nô lệ tinh thần”. Tuần báo Ogoniok, một tạp chí quan trọng thuộc chủ trương glasnost, đã viết vào tháng Hai năm 1989 rằng chỉ có “con người không có khả năng làm chỉ điểm cho công an, không có khả năng phản bội và láo khoét, bất luận nhân danh ai hay tổ chức nào, mới có thể cứu chúng ta khỏi sự xuất hiện trở lại của một nhà nước độc tài”. 

Lối lý luận vòng vo này — để cứu nhân dân, người ta phải cứu lấy perestroika, nhưng người ta chỉ cứu được perestroika nếu có thể  thay đổi đựợc con người “từ bên trong” — gần như không hề làm cho ai khó chịu. Những người phát biểu tư duy về những vấn đề này gần như đã cho rằng việc cứu nước bằng chủ trương perestroika và việc kéo người dân khỏi bãi sình lầy tinh thần là hai nỗ lực đan kết chặt chẽ, có lẽ không thể tách rời nhau, và họ dừng lại ở đó. Vấn đề quan trọng là phải đưa nhân dân trở về “địa vị công dân” từ vị trí “nông nô” và “nô lệ”. “Đủ lắm rồi!” là một lời tuyên bố của Boris Vasiliev, tác giả của một tiểu thuyết bán rất chạy trong giai đoạn này về Thế chiến II, một cuốn truyện được đóng thành phim và được khán giả yêu chuộng không kém. Ông nói: “Đủ lắm rồi những láo khoét, đủ lắm rồi tinh thần nô lệ, đủ lắm rồi sự hèn nhác. Sau cùng, chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều là công dân. Những công dân tự hào của một đất nước tự hào!” 

Nhìn kỹ vào những nguyên nhân của Cách mạng Pháp, de Tocqueville có nhận xét nổi tiếng rằng, các chế độ bị cách mạng lật đổ thường thường ít áp bức dân chúng hơn các chế độ trước đó. Tại sao? Vì, theo suy đoán của de Tocquevile, mặc dù người dân “có thể ít khổ sở hơn”, nhưng họ lại “cảm thấy bị xúc phạm nhiều hơn”.

Thông thường, Tocqueville có khuynh hướng bàn về những điều tối quan trọng. Từ Những Người cha lập quốc trong Cách mạng Mỹ (the Founding Fathers), đến nhóm Jacobins của Cách mạng Pháp và nhóm Bôn-sê-vich trong Cách mạng Nga, những nhà cách mạng này đã chiến đấu chủ yếu dưới một bóng cờ: phát huy nhân phẩm. Chính vì nỗ lực tìm kiếm nhân phẩm xuyên qua quyền tự do và quyền công dân mà khuynh hướng lật đổ chính quyền trong tinh thần glasnost vẫn còn tồn tại – và sẽ còn tồn tại. Cũng như trước đây những trang báo của tờ Ogoniok và tờ Moskovskie Novosti nằm hãnh diện bên cạnh hình ảnh Boris Yeltsin trên chiếc xe tăng như là các biểu tượng của cuộc mạng Nga gần đây, ngày nay những trang mạng bằng tiếng Á-rập cũng hiên ngang làm biểu tượng cách mạng bên cạnh những hình ảnh các đám đông nổi dậy tại Quảng trường Tahrir của Cairo, tại Khu Casbah của Tunis [Tunisia], trên các đường phố của Benghazi [Lybia], và các thành phố sôi sục bạo động của Syria. Gác các vấn đề ngôn ngữ và văn hóa chính trị qua một bên, các thông điệp và cảm thức mà những cuộc cách mạng này gợi lên là rất giống nhau. 


Mohamed Bouazizi, một thanh niên bán hoa trái, mà cuộc tự thiêu của anh đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy tại Tunisia khởi đầu cho Mùa Xuân Á Rập 2011, đã tự tử “không phải vì anh ta thất nghiệp nhưng vì khi anh đến nói chuyện với [chính quyền địa phương] có trách nhiệm về vấn đề của anh thì bị đánh đập – cái chết này là để tố cáo chính phủ”, một người biểu tình tại Tunis đã nói với một nhà báo Mỹ như thế. Tại Benghazi, cuộc nổi dậy của người Lybia bắt đầu với việc các đám đông hô vang khẩu hiệu, “Nhân dân muốn chấm dứt tham nhũng!”. Tại Ai Cập, các đám đông đã “biểu lộ tinh thần tự cường của một dân tộc bị đàn áp quá lâu đã đến lúc không còn biết sợ hãi nữa, không muốn để cho giới lãnh đạo của mình tiếp tục tướt đoạt tự do và chà đạp nhân phẩm”, cây viết chuyên đề của tờ New York Times, ông Thomas Friedman, đã tường thuật từ Cairo vào tháng Hai năm nay. [Nếu có mặt ở hiện trường], ông cũng có thể đã tường thuật như thế từ Mát-xkơ-va năm 1991. 

“Nhâm phẩm có ưu tiên hơn bánh mì!” là khẩu hiệu của cách mạng Tuy-ni-di. Kinh tế Tuy-ni-di đã gia tăng trong khoảng 2 và 8 phần trăm một năm trong hai thập kỷ liền trước cuộc nổi dậy. Với giá dầu lửa ở mức cao,Libya cũng đang phát triển kinh tế khá mạnh ngay trước khi có cuộc nổi dậy. Cả hai trường hợp này nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới hiện nay, tiến bộ về mặt kinh tế không thể thay thế cho niềm tự hào và tự trọng trong tư cách công dân. Nếu chúng ta không nhớ kỹ điều này, chúng ta sẽ tiếp tục kinh ngạc — trước “các cuộc cách mạng màu” trong thế giới hậu-Xô viết, trước Mùa Xuân Á Rập, và không chóng thì chầy trước một biến động dân chủ tất yếu tại Trung Quốc – như chúng ta từng kinh ngạc trước cuộc cách mạng tại Nga Xô. “Thượng Đế đã ban cho chúng ta một ý thức mãnh liệt về nhân phẩm khiến chúng ta không thể chấp nhận sự khước từ các quyền tự do và các quyền bất khả xâm phạm, bất chấp cả quyền lợi có thực hay giả tưởng nào mà các chế độ độc tài "ổn định’ có thể mang lại”, tổng thống của nước Kyrgyzstan, ông Roza Otunbayeva, đã viết vào tháng Ba năm nay. “Thật là kỳ diệu khi người dân, nam, phụ, lão, ấu, thuộc nhiều tôn giáo và khuynh hướng chính trị khác nhau, qui tụ trong các quảng trường thành phố và tuyên bố ‘chúng tôi đã bưa lắm rồi’ (enough is enough)”. 

Hẳn nhiên, động lực đạo lý tuyệt vời, sự tìm kiếm chân và thiện, chỉ là một điều kiện cần nhưng không đủ để tái tạo một đất nước thành công. Nhân dân có thể đủ sức lật đổ chế độ cũ (ancien régime), nhưng không thể cùng một lúc khắc phục được nền văn hóa chính trị độc tài đã ăn sâu trên cả nước. Gốc rễ của các định chế dân chủ do những cuộc cách mạng có động cơ đạo lý có lẽ tỏ ra còn quá nông cạn, không thể giữ vững một nền dân chủ hữu hiệu trong một xã hội thiếu truyền thống quí giá là cơ sở hạ tầng biết tự tổ chức và biết tự trị. Đây là điều có thể gây trở ngại to lớn cho việc thực hiện những hứa hẹn của Mùa Xuân Á-rập – đã thấy ở Nga. Sự phục sinh đạo lý ở Nga đã bị trở ngại do sự phân hóa và ngờ vực mà 70 năm độc tài toàn trị sản sinh ra. Mặc dù Gorbachev và Yeltsin đã tháo dỡ một đế quốc, nhưng cái di sản của não trạng đế quốc trong hằng triệu người Nga đã khiến họ dễ dàng chấp nhận chủ nghĩa tân độc tài của Putin (neo-authoritarian Putinism), với các chủ đề tuyên truyền to lớn như “sự bao vây của các thế lực thù nghịch” và “Nước Nga đứng dậy từ bước ngã quị”. Hơn thế nữa, bi kịch quốc gia to lớn (và tội lỗi quốc gia) mà chủ nghĩa Xit-ta-lin gây ra chưa bao giờ được tìm hiểu đầy đủ và chưa bao giờ được thống hối, vì vậy đã làm hỏng toàn bộ nỗ lực phục hồi đạo lý, đúng như các người rao giảng glasnost từng mạnh mẽ cảnh báo. 

Đó là lý do nước Nga ngày nay một lần nữa đang từng bước tiến tới một thời điểm perestroika khác. Mặc dù những đợt cải tổ thị trường trong thập niên 1990 và giá dầu lửa tăng cao hiện nay đã kết hợp lại để tạo nên sự phồn vinh chưa từng có trong lịch sử cho hằng triệu người Nga, nhưng sự tham nhũng trắng trợn của tầng lớp cai trị ở chóp bu, chế độ kiểm duyệt kiểu mới, và việc công khai khinh thường dư luận đã tạo ra tình trạng bất mãn và yếm thế, một tình trạng đang bắt đầu lên tới (nếu không muốn nói đã thực sự vượt qua) mức độ của đầu thập niên 1980. 

Người ta chỉ cần đến Mát-xcơ-va vài ngày để tiếp xúc với giới trí thức hiện nay hay, tốt hơn nữa, liếc qua các trang nhật ký mạng (blogs) trên LiveJournal (Zhivoy Zhurnal), diễn đàn Internet nổi tiếng nhất của Nga, hay qua các website của những nhóm trí thức đối lập và độc lập hàng đầu, là thấy được rằng câu châm ngôn của thập niên 1980 – “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa!” đang trở thành tín điều một lần nữa. Lệnh truyền đạo lý của tinh thần tự do đang tái khẳng định chính nó, và hiện tượng này không chỉ diễn ra hạn hẹp trong các giới trí thức và những nhà hoạt động dân chủ. Tháng Hai năm nay, Viện Phát triển Đương đại (the Institute of Contemporary Development), một viện nghiên cứu chính sách tự do do Tổng thống Dmitry Medvedev làm chủ tịch, đã xuất bản một tài liệu có vẻ như là một chương trình vận động tranh cử tổng thống Nga năm 2012:
Trong quá khứ nước Nga cần tự do để sống [tốt đẹp hơn]; hiện nay nước Nga cần tự do để sống còn…Thách thức của thời đại chúng ta là làm sao để rà soát lại hệ thống giá trị, hun đúc một ý thức mới. Chúng ta không thể xây dựng một đất nước hiện đại với tư duy cũ…Đầu tư tốt đẹp nhất [mà nhà nước có thể dành cho con người] là Tự do và Nền Pháp trị (the Rule of Law). Và tôn trọng Phẩm giá của con người. 


Chính cuộc tìm kiếm có tính cách trí thức và đạo lý này, một nỗ lực khôi phục niềm tự hào và tự trọng, bắt đầu bằng một cuộc duyệt xét đạo lý không nương nễ đối với quá khứ và hiện tại của đất nước, chỉ vỏn vẹn trong vài năm đã khoét hổng nhà nước Xô-viết đồ sộ, tước sạch tính chính danh của nó, và biến nó thành một chiếc vỏ bị thiêu rụi (burned-out shell) để rồi tan rã vào tháng Tám 1991. Câu chuyện về hành trình đạo lý và trí thức này là một câu chuyện hoàn toàn chiếm vị trí trung tâm về cuộc cách mạng vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20.

L.A. – T.N.C.
boxitvn.blogspot



Nguồn:
Bản tiếng Anh: Foreign Policy, July/August 2011.
Bản tiếng Việt: nghiencuulichsu.com, buudoan.com
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeMon Feb 24, 2014 4:05 pm


Ai Có Thể Đánh Bại Được Cộng Sản?


TS. Nguyễn Hưng Quốc

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm F2b4a5d7bf7541c48ac9e9b38679210e


Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
 
Nhận xét ấy được hỗ trợ bởi hai bằng chứng:
 
Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, trong 70 năm đầu tiên, chủ nghĩa Cộng sản phát triển cực nhanh, nhanh đến độ dường như không có ai và không có cái gì có thể ngăn cản được. Ra đời tại Nga năm 1917, năm năm sau, 1922, Liên bang Xô Viết được thành lập với vai trò nòng cốt của Nga, châu tuần bởi các nước láng giềng nhỏ của Nga, như Ukraine, Belarus, Georgia, Armenia và Azerbaijan. Sau đó, một số nước khác bị sáp nhập vào Liên bang Xô Viết, như Estonia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đến giữa thập niên 1980, Liên bang Xô Viết, với diện tích trên 22 triệu cây số vuông và đường biên giới trên 60.000 km, chiếm đến một phần sáu diện tích trái đất, rộng bằng cả Bắc Mỹ. Năm 1945, sau Đệ nhị thế chiến, một số nước thuộc Trung Âu và Đông Âu lần lượt rơi vào tay Cộng sản: Albania, Ba Lan, Bosnia, Bulgaria, Croatia, Đông Đức, Hungary, Macedonia, Montenegro, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tiệp Khắc, Nam Tư. Sau đó nữa là các nước thuộc châu Á và châu Phi, như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Campuchia, Congo, Mông Cổ, Yemen, Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Somalia, Eritrea và Mozambique. Vào giữa thập niên 1980, khối Cộng sản rất mạnh, chiếm một phần ba dân số thế giới. Cho đến lúc ấy, câu khẩu hiệu chủ nghĩa Marx-Lenin hoặc chủ nghĩa Cộng sản bách chiến bách thắng vang lên khắp nơi. Dân chúng ở các nước Cộng sản, vốn bị nhồi sọ, tin điều đó, đã đành. Ngay phần lớn dân chúng ở Tây phương, tuy biết tất cả những mặt trái đầy tiêu cực của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không tin là Tây phương có thể đánh bại được Cộng sản.
 
Thứ hai, dù cả hai bên, tư bản và Cộng sản, lúc nào cũng cố gắng tự kiềm chế, nhưng ít nhất cũng có hai nơi cuộc chiến tranh lạnh đã biến thành chiến tranh nóng: Ở Triều Tiên trong ba năm, 1950-1953, và ở Việt Nam, từ 1954 đến 1975. Ở trận chiến đầu, hai bên hòa nhau, Triều Tiên bị chia đôi, Nam và Bắc. Điểm phân cách vẫn là vĩ tuyến 38, đúng với quyết định của phe Đồng Minh trong hội nghị Potsdam vào tháng 8 năm 1945. Ở trận chiến sau, Mỹ tự nhận là thua sau khi rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. (Về điểm này, tôi có phân tích khá kỹ trong bài “1975: Việt Nam có thắng Mỹ?”. Ở đây, tôi tạm thời chấp nhận cách nhìn quen thuộc và phổ biến để khỏi bị gián đoạn mạch lý luận trong bài viết này.)
 
Có điều, từ nhận xét nêu ở đầu bài viết, không ai có thể đánh bại được Cộng sản, người ta lại chứng kiến một sự kiện oái oăm vào thời điểm bản lề giữa hai thập niên 1980 và 1990: chủ nghĩa Cộng sản đã bị sụp đổ trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là “sụp đổ” ấy có hai mức độ: sụp đổ hoàn toàn và sụp đổ một phần, hơn nữa, phần lớn. Nhưng dù sụp đổ hoàn toàn hay sụp đổ một phần thì cũng vẫn là sụp đổ. Một sự sụp đổ lớn lao, nhanh chóng, và đặc biệt, hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của mọi người ở mọi phía.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Thegio3

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Solidariteit

Sự sụp đổ hoàn toàn diễn ra ở Nga, Đông Âu, Trung Âu, Trung Đông, Trung Mỹ và châu Phi.
 
Trước hết, ở châu Âu, chỉ trong vòng chưa tới ba năm, toàn bộ các đảng Cộng sản đang nắm quyền sinh sát gần như tuyệt đối ở Đông Âu và Trung Âu đều mất sạch quyền hành; chế độ độc đảng trở thành đa đảng; bầu cử tự do được tổ chức khắp nơi, các thành phần đối lập hoặc lên cầm quyền hoặc được chia quyền (ở Ba Lan, ngày 4/6/1989; Turkmenistan 7/1/1990; Uzbekistan 18/2/1990; Lithuania 24/2/1990; Moldova 25/2/1990; Kyrgyzstan 25/2/1990; Belarus 3/3/1990; Nga 4/3/1990; Ukraine 4/3/1990; Đông Đức 18/3/1990; Estonia 18/3/1990; Latvia 18/3/1990; Hungary 25/3/1990; Kazakhstan 25/3/1990; Slovenia 8/4/1990; Croatia 24/4/1990; Romania 20/5/1990; Armenia 20/5/1990; Tiệp Khắc 8/6/1990; Bulgaria 10/6/1990; Azerbaijan 30/9/1990; Georgia 28/10/1990; Macedonia 11/11/1990; Bosnia & Herzegovina 18/11/1990; Serbia 8/12/1990; Montenegro 9/12/1990; và Albania 7/4/1991). Liên bang Xô Viết tan rã. Hầu hết các quốc gia trước đây bị sáp nhập vào Liên bang đều tuyên bố độc lập hoặc tự trị. Ngay cả ở Nga, đảng Cộng sản không những bị mất quyền mà còn bị khinh bỉ và tẩy chay, không còn đóng vai trò gì trên bàn cờ chính trị quốc nội.
 
Xin lưu ý; sự sụp đổ của chế độ Cộng sản ở các nước trên đều diễn ra rất gọn gàng, không gây xáo trộn và đặc biệt, không đổ máu, trừ Romania, nơi Ceaușescu bị lật đổ và giết chết, kéo theo cái chết của khoảng 1.100 người khác.
 
Sự sụp đổ ấy nhanh chóng lan sang các vùng khác, đặc biệt các vùng Trung Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Năm 1990, ở Nicaragua, sau một cuộc bầu cử tự do, đảng Cộng sản mất quyền; ở Angola, cuộc chiến giữa Cộng sản và phe chống Cộng chấm dứt; năm 1991, ở Ethiopia, Trung tá Mengistu Meriam, nhà độc tài Cộng sản từng thống trị đất nước suốt gần 15 năm, chạy trốn khỏi đất nước, và Eritrea tuyên bố tách khỏi Ethopia, trở thành độc lập và từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Ở Trung Đông, năm 1990, chế độ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen bị sụp đổ, sau đó, hợp nhất với Nam Yemen, thành lập nước Cộng hòa Yemen; ở Afghanistan, chế độ Cộng sản của Najibullah sụp đổ vào mùa xuân 1992.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcTNX5-dm98uEMIJC21UVOrU4Hm2RZvxkCIEQYY30JxNRppzSwxW

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcRwulfgzY9bQ6s8GUsOJqtFAJkhYiTbCURHEO7nfgNW3PvhJa9L1Q

Sự sụp đổ một phần diễn ra ở Trung Quốc, Lào, Cuba và Việt Nam.
 
Chế độ Cộng sản, như nó từng tồn tại từ năm 1917 đến cuối thập niên 1980, dựa trên ba nền tảng chính: Về ý thức hệ, dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin; về kinh tế, dựa trên chính sách quốc hữu hóa và nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung; và về bộ máy quyền lực, dựa trên sức mạnh độc tôn của đảng, công an và quân đội. Ở cả bốn quốc gia kể trên, từ đầu thập niên 1990, nền tảng ý thức hệ coi như đã bị phá sản; nền tảng kinh tế cũng bị biến chất theo chiều hướng tư bản hóa. Trên cái thế kiềng ba chân của chế độ, hai chân đã bị sụp. Chỉ còn một chân là bộ máy quyền lực. Gọi chế độ Cộng sản ở bốn quốc gia này bị sụp đổ một phần, thậm chí, phần lớn, là vậy.
 
Trên thế giới hiện nay, chỉ có một quốc gia duy nhất còn giữ được chế độ Cộng sản chính thống và “truyền thống” trước năm 1990, đó là Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, không ai xem đó là điều đáng tự hào. Ngược lại. Nó chỉ bị xem là một thứ quái thai.
 
Như vậy, chúng ta chứng kiến một nghịch lý: một mặt, có cảm tưởng như không ai có thể đánh bại được Cộng sản; mặt khác, chỉ trong vòng mấy năm thật ngắn ngủi, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều thi nhau ngã gục. Vậy thì ai đánh bại nó?
 
Có nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Nhưng câu trả lời được nhiều học giả đồng tình nhất là: Không có ai đánh bại Cộng sản cả. Chỉ có Cộng sản mới đánh bại được Cộng sản.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 804d96f0660a44efbefbab636a1dd700

Cộng sản đánh bại Cộng sản bằng cách nào?
 
Bằng nhiều cách. Thứ nhất, bằng các sai lầm có tính hệ thống trong kinh tế khiến nước Cộng sản nào cũng nghèo đói xơ xác. Giữa thập niên 1980, phần lớn các cửa hàng quốc doanh, kể cả cửa hàng thực phẩm, ở phần lớn các nước Cộng sản, bao gồm cả Liên Xô, đều trống không. Nợ nước ngoài chồng chất. Riêng Ba Lan, nơi chế độ Cộng sản sụp đổ đầu tiên, nợ các nước Tây phương đến trên 100 tỉ đô la và đối diện với nguy cơ không thể trả được. Thứ hai, tình hình kinh tế tồi tệ ấy càng tồi tệ thêm nữa do nạn tham nhũng tràn ngập ở mọi cấp. Thứ ba, những thất bại về kinh tế, sự hoành hành của tham nhũng và những chính sách độc tài tàn bạo của chính quyền làm dân chúng bất mãn và nổi dậy tranh đấu đòi thay đổi chính sách, đặc biệt, dân chủ hóa. Cuối cùng, đối diện với tất cả các vấn đề ấy, hầu như mọi người, kể cả các cán bộ cao cấp nhất, đều mất hẳn niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản. Họ biết chắc chắn một điều: họ không thể tiếp tục tồn tại được nếu họ không tự thay đổi. Chính sách glasnost và perestroika của Mikhail Gorbachev ra đời là để đáp ứng lại nhu cầu đó. Nhưng ngay cả khi đưa ra chính sách cải tổ và tái cấu trúc như vậy, giới lãnh đạo vẫn không an tâm hẳn. Họ biết đó chỉ là những biện pháp vá víu. Tự thâm tâm, tất cả đều mất niềm tin vào chế độ.
 
Chính vì mất niềm tin như vậy nên ở những thời điểm quan trọng nhất, mọi người đều đâm ra hoang mang, không ai dám quyết định điều gì. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, khi dân chúng đổ xuống đường biểu tình trước bức tường Bá Linh, bộ đội và công an, dù đông hơn hẳn, không biết đối phó thế nào. Họ gọi điện thoại lên cấp trên. Các cấp trên của họ sợ trách nhiệm, cứ đùn qua đẩy lại với nhau: Cuối cùng bức tường bị đổ. Ở Nga cũng vậy, trước các cuộc xuống đường của dân chúng, không ai dám ra lệnh quân đội hay công an nã súng vào dân chúng: cuối cùng, chế độ sụp.


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcRztENBbA27KGmPT-Us7RF5NrzTHdC7FEpa8uHhikcmX8HzkTLpoQ

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Images?q=tbn:ANd9GcR4WNQGQbZZdvJHqCOgqszB_eyqa473Vj744rlY_h7jdeIXUqxV

Không phải cán bộ, công an hay giới lãnh đạo bỗng dưng nhân đạo hơn. Không. Ở đây không phải là sự thay đổi trong tính khí. Mà ở nhận thức. Tất cả đều nhận thức được sâu sắc mấy điểm chính: Một, ngày tàn của chế độ Cộng sản đã điểm; nó không thể tồn tại thêm được nữa. Hai, nó cũng không thể cứu được. Mọi nỗ lực cứu vớt đều tuyệt vọng và chỉ gây tai họa không những cho đất nước mà còn cả cho chính bản thân họ. Cuối cùng, như là hệ quả của hai điều ấy, chọn lựa tốt nhất mà họ nên làm là buông tay bỏ cuộc.
 
Cả ba nhận thức ấy đều không thể có nếu không có hai điều kiện: Thứ nhất, người ta có dịp so sánh với sự giàu có, tự do và dân chủ ở Tây phương và thứ hai, các nỗ lực tranh đấu không ngưng nghỉ của dân chúng, đặc biệt giới trí thức, trong việc vạch trần các sai lầm và tội ác của chế độ. Cả hai điều kiện đều quan trọng, nhưng điều kiện thứ nhất chỉ có thể phát huy được tác dụng là nhờ điều kiện thứ hai. Những sự phê phán và tranh đấu cho dân chủ liên tục càng ngày càng làm nổi bật sự khác biệt sâu sắc giữa tự do và toàn trị, càng làm lung lạc niềm tin ngay cả ở những kẻ cuồng tín và mê tín nhất, cuối cùng, cô lập những kẻ lì lợm bám víu vào bộ máy độc tài. Khi sự cô lập đến mức độ nào đó, người ta chỉ còn hai lựa chọn: hoặc trở thành Gorbachev hoặc trở thành Ceaușescu (hay gần hơn, Muammar Gaddafi ở Libya).

TS Nguyễn Hưng Quốc


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 6802808dbc744f97b3216ea4596dde7a

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeThu Feb 27, 2014 2:30 pm


Trung Quốc đã rút ra được bài học mới từ sự sụp đổ của Liên Xô


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Big_1292595

Bí  thư Đảng của tỉnh Giang Tô ở miền đông Trung Quốc mới đây đã triệu các quan chức địa phương tham gia  các lớp học bắt buộc. Nhiệm vụ của họ là để xem một phim tài liệu  sáu tập về sự tan rã của Liên bang Xô viết,  phóng viên của The Wall Street Journal  tại Peking Jeremy Paige viết.

"Bộ phim bắt đầu với những cảnh từ cuộc sống của Liên Xô trong thời kỳ hoàng kim của nó, nhưng chúng đã nhanh chóng được thay thế bằng những hình ảnh bất ổn định đáng sợ của người hàng xóm phía bắc của Trung Quốc vào những năm 1990, kèm theo tiếng nhạc rùng rợn, xen kẽ với những lời ta thán của những người cộng sản Nga về số phận của nhân dân của họ. Thông điệp của bộ phim: Liên Xô sụp đổ không phải vì chính hệ thống cộng sản, mà là vì những người phản bội nó, đặc biệt là Mikhail Gorbachev " - trong bài báo nói.

"Bộ phim là một phần cấu thành của chiến dịch tư tưởng được khởi xướng bởi tân lãnh đạo của Trung Quốc Tập Cận Bình với mục đích khích lệ những lực lượng mới trong đảng và đảm bảo sự chấp hành kỷ luật của các đảng viên của đảng. Từ tháng Chín, nó đã được chiếu tại hàng chục cuộc họp chính trị", - Paige cho biết.

"Các đảng viên và các nhà khoa học khẳng định rằng đây là - một phần của những nỗ lực để chống lại những gì được hình dung như âm mưu của Mỹ lật đổ đảng bằng con đường "diễn biến hòa bình"- sự phát tán những tư tưởng phương Tây trên các phương tiện truyền thông, trong giới học thức và văn hóa-pop" - tác giả nhận xét.

"Bộ phim, được quay bởi thiếu tướng hồi hưu Trung Quốc, đã bị chỉ trích bởi một số nhà khoa học Trung Quốc chuyên về lịch sử Liên Xô, trong đó có cả các đảng viên của đảng" – trong bài báo nói.

"Các cuộc tranh luận về lịch sử của Liên Xô diễn ra trong bối cảnh của cuộc tranh cãi trên diện rộng hơn về tương lai của Trung Quốc" - tờ báo viết.

Tại hội nghị tháng Mười Một của Trung ương đã phê duyệt một gói các cải cách của Tập Cận Bình sẽ mở cửa hơn nữa nền kinh tế cho các lực lượng thị trường và tăng sức mua của nông dân và lao động nhập cư, tác giả nhắc lại.

Trên mặt trận chính trị, Tập Cẩm Bình đi theo hướng ngược lại, quay về quá khứ để củng cố chủ nghĩa Lenin chính thống và bịt miệng những người đấu tranh ủng hộ việc hạn chế quyền lực của đảng bằng hiến pháp, nhà báo cho hay.

Trung Quốc hiện đại rất khác với Liên Xô. Nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn, phát triển nhanh hơn và liên kết chặt chẽ hơn với phần còn lại của thế giới so với nền kinh tế của Liên Xô. Hệ thống chính trị hiện nay của Trung Quốc cho phép nhiều tự do cá nhân hơn hệ thống chính trị của Liên Xô, và trong khuôn khổ của nó đã áp dụng tuổi về hưu đối với ban lãnh đạo.

Trong những khía cạnh khác, đảng CS Trung Quốc vẫn bắt nguồn từ trong quá khứ, với các cơ chế ra quyết định của mình, với hệ thống đăng ký và với chính sách đối với dân tộc thiểu số dựa trên mô hình của Liên Xô cũ, trong bài báo nói.

"Một số người hâm mộ Tập cho rằng ông giữ quan điểm bảo thủ nhằm sớm đảm bảo cho mình sự ủng hộ chính trị, theo mức độ mà ông vượt qua sự chống đối những cải cách kinh tế mà ông đã hứa hẹn”, - tác giả viết.

Tuy nhiên, trong hàng ngũ của đảng ngày càng nhiều người nhận thức được rằng Tập Cận Bình so với cả hai người tiền nhiệm của ông quan hệ chặt chẽ hơn với lực lương bảo thủ trong đảng, bài báo nhận xét.

"Bộ phim dựa trên một trong hàng chục nghiên cứu về sự tan rã của Liên bang Xô Viết, được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc từ năm 1991. Trong rất nhiều những nghiên cứu đã đưa ra những kết luận khác nhau dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô: một hệ thống chính trị cứng nhắc, nạn tham nhũng trong hàng ngũ elite, chính sách so vanh nước lớn trong quan hệ với các dân tộc thiểu số và những sai sót cơ bản của mô hình kinh tế của nó, "- viết Paige.

Sự sụp đổ của Liên Xô tiếp tục là một vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc, bởi vì các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc trong một thời gian dài tìm đến Moscow kinh nghiệm - tích cực và tiêu cực – áp dụng cho tương lai của họ, bài báo viết.

“Có một câu hỏi rất quan trọng - chuyên gia về Nga U Enyuan nói. – Phải chăng Liên Xô sụp đổ vì những vấn đề lịch sử mang tính hệ thống - các vấn đề mô hình Stalin – hoặc do lỗi của Gorbachev? Theo ý kiến ​​của chúng tôi, vì điều cuối này. Và điều này trùng hợp với quan điểm của ban lãnh đạo".

* Dòng chữ trên hình minh họa "Chúng tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội"

(kichbu.blogspot.com)

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitimeWed Jul 05, 2017 12:25 am

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm FallofSovitet1991-danlambao


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm


Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2017-06-02

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 46853a32-3f77-48ab-a72b-808bf54c11e1
Chân dung của Karl Marx, Vladimir Lenin và Vladimir Putin trên mặt tiền một ngôi nhà riêng ở làng Severnaya Griva, quận Shatura, khu vực Moscow chụp hôm 5/8/2011. AFP photo

Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn tới cái gọi là “Cách mạng Tháng 10” là khi chế độ cộng sản lần đầu tiên thành hình trên mặt địa cầu vào năm 1917. Từ đó, nhân loại đã gặp tai họa mà nhiều thế hệ ngày nay lại không biết. Diễn đàn Kinh tế xin trở lại biến cố mà người ta không thể quên được….

Nguyên Lam: Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hàng năm, người Nga vẫn kỷ niệm ngày Sa hoàng Nicôlai Đệ nhị thoái vị, vào ngày 15 Tháng Ba năm 1917. Biến cố đó kết thúc hơn 300 năm cầm quyền của dòng Romanov và mở đầu cho những biến động dồn dập dẫn tới cuộc Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên bang Xô viết dưới chế độ Cộng sản, cách nay đúng trăm năm.

Vì vậy, năm nay Liên bang Nga mới tổ chức lễ kỷ niệm đặc biệt long trọng, nhưng có lẽ vẫn chưa biết giải thích sự thể một cách khách quan vì khó nói về những tai họa do chủ nghĩa cộng sản gây ra tại nước Nga và trên toàn thế giới. Vì các thế hệ trẻ tại Việt Nam không được biết về những gì đang xảy ra trong đất nước mình, huống hồ nhiều biến cố đau thương khác trong lịch sử nhân loại, kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông nhắc lại trăm năm đó… Ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đến thế kỷ 21 nhân loại đã tiến tới một trạng thái khá phổ biến dù chưa toàn cầu, là không ai được độc quyền chân lý, để áp đặt một sự thật nào đó mà mọi người phải theo. Trạng thái ấy được gọi là “sự cởi mở” là điều kiện tiên quyết của nền dân chủ, nơi mà người ta chấp nhận tinh thần đa nguyên về văn hóa, đa đảng về chính trị và là nơi mà người dân có quyền sống và suy nghĩ tự do. Tuy nhiên, nhiều xã hội chưa có được sự tiến hóa ấy khi nhà nước độc tài vẫn giữ độc quyền về tư tưởng chẳng những cho tương lai mà còn về những gì xảy ra trong quá khứ. Thí dụ như tương lai nhân loại tất yếu phải dẫn tới xã hội chủ nghĩa và quá khứ là những thành tựu chói lọi của chủ nghĩa cộng sản, vốn dĩ là một tai họa lịch sử!

Trở lại chuyện nước Nga, nơi chủ nghĩa cộng sản đã lần đầu tiên ngự trị từ Tháng 11 năm 1917 đến Tháng 12 năm 1991, chế độ đương quyền ngày nay đang lúng túng tường thuật những gì đã xảy ra từ trăm năm trước, khi Đế quốc Nga tiêu vong, Đế quốc Xô viết ra đời và cai trị trong hơn 70 năm với một số thành tựu và rất nhiều thảm họa cho người dân và cả thế giới. Chế độ chính trị của Liên bang Nga vẫn duy trì ách độc tài bên dưới hình thức bầu bán dân chủ và biết rằng xã hội đã đổi thay nên không thể áp đặt một chân lý khiên cưỡng sai lệch nhưng vẫn cố loay hoay nói về quá khứ hay lịch sử một cách thiên lệch méo mó. Trường hợp Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn hay Cuba cũng thế thôi. Họ đều có nét chung là cái chất cộng sản!

Nguyên Lam: Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ nước Nga, rồi qua nước Tầu, nước Ta, để nhớ lại chuyện trăm năm về trước. Xin mời ông khởi đầu….

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta khởi đầu cái chuyện nhức đầu từ Âu Châu vì lục địa này đi trước trong nhiều lĩnh vực và chi phối thế giới từ mấy trăm năm. Trước hết, cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 xuất phát từ một cuộc cách mạng khai phóng về tư tưởng trước đó hai trăm năm đã tiến dần tới một chế độ dân chủ hơn, là người dân có nhiều quyền hạn hơn nhờ hiểu biết nhiều hơn. Nối tiếp, sự hiểu biết mở rộng dẫn tới cuộc cách mạng về công nghiệp vào cuối thế kỷ 19, nó đảo lộn trật tự sản xuất cũ với một hình thái mới. Vào buổi bình minh của nền sản xuất kỹ nghệ và sinh hoạt kinh tế mới lạ, tất nhiên nhiều sự bất toàn đã xảy ra khiến người ta tìm hiểu, nghiên cứu và mỗi người hay mỗi trường phái lại tìm ra một cách giải thích. Nếu được cởi mở và có dân chủ thì xã hội có thể áp dụng giải pháp này hay giải pháp khác hầu tránh được sự bất công trong tiến trình phát triển. Đấy là quy luật chung cho mọi xã hội.

Trong buổi bình minh của nền sản xuất công nghiệp, Karl Marx và nhiều nhà lý luận khác đã nghiên cứu và tìm hiểu về hình thái sản xuất mới để giải thích và đề nghị. Cách giải thích của Marx có vài điểm mới lạ nhưng cũng có đầy mâu thuẫn và sai lầm như nhiều học thuyết khác. Điều tai hại là nước Nga khi đó lại có một trí thức xuất sắc và chiến lược gia đại tài là Lenin. Ông áp dụng học thuyết của Marx có chọn lọc và đảo lộn nhiều lý luận để cướp chính quyền và thiết lập bộ máy độc tài với nền độc quyền chân lý đi ngược với sự tiến hóa chung. Vụ cướp chính quyền ấy được gọi là “Cách mạng Tháng Mười” và đánh dấu một tai họa mới. Marx chỉ là kẻ mơ ngủ, Lenin mới là có công và có tội khi đặt ra chủ nghĩa Mác-Lenin đầy thảm khốc!

Vai trò của Lê Nin

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm 033_3041368-400

Nguyên Lam: Khi nhắc lại chuyện trăm năm bao trùm lên nhiều lĩnh vực sinh hoạt từ kinh tế đến tư tưởng, ông cố tóm lược nhiều vấn đề khá phức tạp của lịch sử. Nhưng thưa ông, liệu chúng ta có thể hiểu sự thể đã diễn biến ra sao không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chính diễn biến đó mới làm nhà cầm quyền Liên bang Nga lúng túng, như nhiều chế độ cộng sản độc tài còn lại trên mặt địa cầu khi giải thích lại quá khứ. Chế độ quân chủ của Sa hoàng, là Hoàng đế Nga, bó tay trước nhiều đổi thay của xã hội và lâm khủng hoảng khi người dân bị đói và công nhân biểu tình. Chế độ ấy tiêu vong với việc Sa hoàng thoái vị và một chính quyền mới ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Hai.

Chính quyền non yếu này, nói theo người cộng sản thì thuộc giai cấp tư sản với lý luận cải lương, đang vất vả giải quyết bài toán mới thì bị Lenin và hạt nhân cộng sản cướp chính quyền mà gọi là cách mạng, hàm ý là tiến bộ và triệt để hơn giải pháp cải lương. Sau đó là năm năm khủng hoảng và nội chiến lồng trong Thế chiến thứ nhất.

Hiện tượng này cũng được thấy bên Tầu và nhất là tại Việt Nam sau cái gọi là “Cách mạng Tháng Tám” năm 1945 khi Chính phủ Trần Trọng Kim bị lật đổ, chương trình cải cách bị tiêu diệt để dẫn tới hỗn loạn và chiến tranh cho tới 1975. Sau đó, tàn dư tai hại của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn làm các quốc gia này điêu đứng. Kẻ chủ chốt của thảm họa chính là Lenin.

Nguyên Lam: Thế hệ trẻ về sau như Nguyên Lam thật ra cũng không nắm vững sự thể ấy và chẳng hiểu gì nhiều về vai trò của Lenin. Xin đề nghị ông  giải thích thêm cho đoạn này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vào giai đoạn đen tối ấy, cống hiến của Lenin gồm hai phần. Thứ nhất là kỹ thuật tổ chức và cướp chính quyền từ một chế độ non yếu mới ra đời. Thứ hai là đảo lộn lý luận của Marx để kiểm soát tư tưởng hầu bảo vệ ách độc tài. Về đại thể, Marx lý luận rằng kinh tế dưới hạ tầng chi phối thượng tầng chính trị ở trên và mọi chế độ tư bản đều tiến bộ hơn chế độ nông nghiệp đi trước nhưng cũng tất nhiên bị chế độ cộng sản thay thế như một quy luật lịch sử. Lý luận ấy sai vì thời trước đó nước Nga còn lạc hậu so với Âu Châu như nước Đức là quê hương của Marx, vậy mà cách mạng cộng sản lại xuất hiện tại Nga chứ không tại Đức, là nhờ  tài tổ chức và lũng đoạn của Lenin. Sau đó, Lenin đảo ngược quy luật tiến hóa của Marx khi quy định rằng tư tưởng ở trên mới chi phối chính trị và kinh tế ở dưới nên nhà nước phải giữ độc quyền chân lý về tư tưởng, bất cứ ai nghĩ sai nói khác đều là kẻ có tội phải bị diệt trừ. Về văn bản thì đấy là cốt lõi của tài liệu “Chủ nghĩa Duy vật và Chủ nghĩa Kinh nghiệm Phê phán”.

Chính là lý luận đó của Lenin mới làm chủ nghĩa cộng sản lụn bại và tiêu vong. Ngày nay, chế độ độc tài của Tổng thống Vladimir Putin tại Liên bang Nga chỉ cho nhấn mạnh đến sự thành tựu và ổn định của Liên bang Xô viết mà xóa bỏ những trang sử đen tối và không cho thấy là cả trăm triệu người đã chết trong thế kỷ 20 vì chủ nghĩa cộng sản, là một kỷ lục lịch sử. Thật ra, họ vẫn mặc nhiên duy trì chế độ độc quyền chân lý! Cái khác là Putin châm thêm chủ nghĩa ái quốc của dân tộc Nga vào chân lý nhà nước để bảo vệ quyền lực của mình, chứ nước Nga của ông đã lụn bại vì 74 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh”


Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Image
Một cửa hàng bán các mặt hàng tuyên truyền cho đảng cộng sản với chân dung Karl Marx và Vladimir Lenin ở Hà Nội hôm 29/9/2010. AFP photo

Nguyên Lam: Thế thì ông giải thích thế nào về những thành tựu kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc trong những thập niên gần đây?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chủ nghĩa cộng sản dẫn tới khủng hoảng là điều đã có tại Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa lục vào năm 1949, và tại Việt Nam sau khi người cộng sản chiến thắng và thống nhất Việt Nam từ 1975. Khi bị khủng hoảng thì chế độ độc tài quăng lý luận của Marx của Mao của Hồ Chí Minh vào sọt rác mà áp dụng lý luận kinh tế thị trường. Nhờ vậy kinh tế có tăng trưởng so với thời trước, nhưng thật ra chưa có phát triển như các quốc gia khác. Lý do là chế độ vẫn duy trì ách độc tài và tai họa độc quyền chân lý với các trò ma như học thuyết Mác-Lenin, chủ nghĩa Mao hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, v.v…. Vì vậy hai xứ này bị khủng hoảng về văn hóa và đạo đức với hậu quả nghiêm trọng cho tương lai.

Nhưng điều tai hại nhất là lãnh đạo Bắc Kinh châm vào chân lý nhà nước cho thần dân của họ nuốt chửng một số lý luận về chủ nghĩa dân tộc của người Hán. Tức là họ trở lại bài toán xa xưa về chủ nghĩa quốc gia dân tộc của thế kỷ 19 để vuốt ve tự ái người dân. Trong khi đó, lãnh đạo Hà Nội lại triệt phá chủ nghĩa quốc gia dân tộc của người Việt để khỏi xúc phạm Bắc Kinh. Phê phán chế độ độc tài đã là có tội và có thể bị đàn áp, chứ chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh là chắc chắn vào tù.

Cũng do chế độ độc quyền chân lý và tư tưởng, Việt Nam không có tự do báo chí và đa số người dân không hề biết gì về những thảm họa đang xảy ra tại nơi này nơi khác bên trong. Đã vậy, người ta còn không được biết hết về sự thật của thế giới bên ngoài vì báo chí tường thuật có chọn lọc với lý luận sai lạc. Báo chí trở thành công cụ độc tài về tư tưởng và kiến thức khi làm cho người dân hiểu sai về thực tế đang thay đổi.

Nguyên Lam: Thưa ông, chắc chắn là suốt năm nay, cả thế giới sẽ còn nói về thảm họa trăm năm của chủ nghĩa cộng sản nhưng trong một chương trình có thời lượng nhất định, xin đề nghị ông tạm nêu ra một số kết luận cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có lẽ chúng ta cần một cuốn sách! Đầu tiên thì đã có bộ sách tên là “Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản” do bốn học giả Pháp thu thập và xuất bản cách nay đúng 20 năm. Dù chưa đủ và thiếu hẳn nhiều tai họa cộng sản tại Châu Á thì bộ sách dầy 840 trang này cũng đáng tham khảo và thật ra đã được nhà báo Hồ Văn Đồng dịch ra Việt ngữ thành hai cuốn 1.200 trang trước khi tạ thế mươi năm về trước tại tiểu bang Virginia. Chuyện thứ hai đáng nhớ và vẫn có giá trị cho ngày nay là nếu xuất phát từ cộng sản chủ nghĩa thì xã hội chủ nghĩa cũng tất yếu dẫn đến nạn độc tài làm cho xứ sở lụn bại vì thu hẹp khả năng hiểu biết và quyết định của người dân, là chuyện đang thấy ngày nay tại Việt Nam.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm   Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
» Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý
» Mạn Đàm: Cảnh Đời Ở Tuổi Trăm Năm
» Nghệ Sĩ Lam Phương - Một Đời Thăng Trầm
» Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến