Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
bich quốc chuyen Nguyen ngam quang chất thuoc quynh hoang Trung Nhung nhac không trong quan chẳng Saigon sáng ngắn truyện nguyet VNCH phải linh Chung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeWed Aug 07, 2013 11:40 am

.


XHCN Việt Nam: chùa chiền và tiền bạc

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 711c60fdc3164b5dbdb2eb04f54dcddc
Chuyên gia cảnh báo vụ lợi làm cho tôn giáo, tín ngưỡng trở nên tha hóa

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.

Đó là nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học nhân sự kiện một số 'đại gia' tài trợ cho các cơ sở tôn giáo, thậm chí xây chùa đứng tên mình gây ồn ào.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 15/4/2013 từ Hà Nội giữa lúc báo chí nêu nhiều về chuyện 'chùa Trầm Bê', Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng các hiện tượng này đang gây xáo trộn, làm rối loạn đời sống, tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt Nam.

Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.

Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.

"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm," ông nói.

"Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 8e3b39f839214fccaeff1d722a96dae2 
Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Giáo sư Thịnh cũng phản ánh hiện tượng nhiều đảng viên, quan chức chính quyền công khai tới các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo để cầu lộc cầu tài, một số còn để cho tên tuổi của họ được một số đền chùa loan báo danh tính, mà theo ông là để tăng uy danh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn đó.

Ông nhắc tới một số ngôi chùa như Chùa Phúc Khánh ở ngay thủ đô Hà Nội, hay Lễ hội đền Trần ở Nam Định là những địa điểm mà nhiều quan chức tới cầu chức, cầu tài và địa vị.

"Đền Trần trở thành nơi cầu lộc cầu tài của quan chức, chứ không phải là nơi dành cho dân thường nữa," ông nói.

"Những việc làm này của quan chức chỉ gây tác động xấu cho cộng đồng và cho người dân..."

"Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 1c9c07bc35bc41778c49097b46f2aa41

Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính.

'Xa lạ'

Cũng về chủ đề này, hôm thứ Hai, Tiến sĩ xã hội học Nguyễn Đức Truyến khẳng định các đại gia, quan chức ở Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu mạnh về cầu tài, cầu lộc, cầu an, cũng như cầu quyền lực ở góc độ nhu cầu và tâm linh nhằm vụ lợi cá nhân, một hiện tượng mà ông cho là phổ biến.

Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.

Ông Truyến cho rằng khi tôn giáo trở thành một thứ dịch vụ xã hội, thì tính chất tôn giáo của nó đã biến đổi và không còn thuần khiết nữa.

Ngay cả cách thức tu hành và hưởng thụ của nhiều bậc tu sĩ, trong đó có nhiều sư sãi, thầy đền, thầy chùa cũng đang đặt ra vấn đề.

"Chùa ngày xưa để cứu giúp sinh linh, lấy cảnh khổ của mình để an ủi, chia sẻ với chúng sinh nghèo, khổ," ông nói.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 77e1a4b8ecd045a581ce30f88635415c

Nhưng nay theo ông nhiều vị tu sĩ vừa được hưởng thanh bình sau không gian chùa, chiền, đền, đài, miếu mạo, vừa có vẻ hài lòng, tỏ ra có nhu cầu rõ ràng và thích nhận các khoản cúng dường không nhỏ của các giới tín đồ, phật tử, trong đó có những quan chức, đại gia.

Ông cũng nói nhiều bậc tu hành hiện nay không còn đạm bạc trong sinh hoạt ăn uống như xưa, mà họ ăn uống, dinh dưỡng, dù là chay, nhưng phong phú, chất lượng, dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều, lại có phương tiện sinh hoạt ăn ở, đi lại rất thuận lợi.

"Nhiều phòng ở của tu sỹ còn gắn máy điều hòa... chứ đâu còn cảnh một vại cà muối ăn cả ba năm như ngày xưa."

"Nhiều chùa ngày ngay chót vót ở đỉnh đồi, đồ sộ, lôi cuốn thập phương", ông nói tiếp và cho rằng những hình ảnh này có thể làm cho nhiều phật tử, tín đồ nghèo hoảng sợ, xa lánh các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và các tu sỹ quá giàu có, phồn vinh, tránh xa những nơi tạo ấn tượng của dấu ấn tiền bạc.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 02a8a4d6f217471e87d293da7c95b490 
Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến

Tiến sỹ Truyến, người có nhiều công trình nghiên cứu với Viện xã hội học về tôn giáo cho rằng khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ góc độ cá nhân là chính, đặc biệt là đề cao tiền bạc, vụ lợi thì chúng đã mất đi rất nhiều ý nghĩa của mình.

"Tôn giáo nguyên thủy lành mạnh hơn," ông nói với BBC.

Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Fa5d199c84ec4123b4270d0d15d313fa 

Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.

Luật pháp các nước này thậm chí cũng coi các hoạt động quảng cáo, PR vụ lợi thông qua các hoạt động, kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng là đối tượng chịu các loại thuế hay lệ phí nhất định.

Rất nhiều nước Phật giáo ở châu Á đã lợi dụng nhà chùa để kinh doanh trục lợi; nhất là với du khách từ phương xa tới.

(vanghe.blogspot)
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Aug 08, 2013 4:10 pm

.
Ngụy quyền CS VN hủy hoại Phật giáo qua "sư quốc doanh" và "chùa thương mại"...
Dân VN thì... Nhiều người chen nhau sờ, rồi nhét tiền vào tay tượng ở chùa Bái Đính (Ninh Bình), khiến các pho tượng bị cụt ngón, thậm chí gãy rời cả bàn tay!!!


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tay-phat-210623-1368303582_600x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Chuabaidinh6-545208-1368303582_600x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tuong-687673-1368303582_600x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Baidinh1-861586-1368303583_600x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Img5630-427786-1368303583_600x0


Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam


Không chỉ có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất nước, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á này còn sở hữu nhiều kỷ lục. Những hình ảnh sau đây được ghi lại tại quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdtu-xa-1348817486_480x0
- Quần thể kiến trúc chùa Bái Đính mới tọa lạc trên khuôn viên rộng 700 ha với 20 hạng mục. Được khởi công năm 2004, đến giữa năm 2008, chùa Bái Đính đã khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến hoàn thành năm 2015. Không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, Bái Đính còn được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdthap-chuong-1348817486_480x0
- Phía sau Tam quan là gác chuông được xây dựng kiên cố bằng các trụ bê tông để treo chiếc Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam - đường kính 3,5 mét, cao 5,5 mét, nặng 36 tấn.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdla-han-3-1348817486_480x0
- Một trong những nét độc đáo của Bái Đính chính là hành lang La Hán có tổng chiều dài 1,8 km chạy dọc hai bên từ cổng Tam quan đến điện Pháp Chủ. 500 pho tượng La Hán làm bằng đá xanh Thanh Hóa sinh động hiện lên dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình).

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdla-han-2-1348817486_480x0
- Trung bình phải mất một tháng để hoàn thành một bức tượng này với đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau. Mỗi tượng cao 2-2,5 mét, nặng 2-2,5 tấn.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdnhin-xa-1348817486_480x0
- Điện thờ Quan Âm Bồ Tát rộng 800m2 đang được hoàn thành. Cũng như cổng Tam quan, toàn bộ điện thờ này đều được làm bằng gỗ, mái đao theo kiến trúc chùa cổ Việt Nam.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdtuong-quan-am-1348817486_480x0
- Phía sau điện là hậu cung, nơi thờ Phật Bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng cao 11 mét, nặng 70 tấn.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdnghin-tay-1348817486_480x0
Hai cụ bà đang chiêm ngưỡng các bàn tay Phật làm bằng đồng đang chuẩn bị ráp vào tượng thờ Phật Bà.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bdtuong-thich-ca-1-1348817486_480x0
- Bên trong điện Pháp Chủ, hình dáng đức Phật hiện thân trong pho tượng bằng đồng nguyên khối cao và nặng nhất Việt Nam (cao 9,5 mét, nặng 100 tấn).

Tiến Dũng
.
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hóa tâm linh hay là... tiền?   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeTue Sep 03, 2013 6:42 pm



Văn hóa tâm linh hay là... tiền?


Nhà văn Đình Kính
Theo blog Trần Nhương

Những năm gần đây, người ta đã lợi dụng nhu cầu tâm linh của người dân vào mục đích kinh doanh. Điều này báo chí nói nhiều rồi. Tôi chỉ xin góp mấy điểm.

1- Việc xây dựng cáp treo ở Yên Tử, ở Chùa Hương, chùa Hương tích Hà Tĩnh… có phải vì nhu cầu tâm linh của người dân, hay lợi dụng nhu cầu đó nhằm mục đích kiếm tiền? Đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào đất Phật để kinh doanh, đã phá vỡ không gian văn hóa đặc sắc cha ông dày công tạo dựng, làm mất cảnh quan, sự u tịch, tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng. Nhưng tệ hại hơn, nó làm biến dạng, làm sai lạc tâm thức văn hóa tâm linh. Muốn đến với Phật, Phật pháp răn rằng, người có tâm hướng Phật phải lặn lội tìm đường, phải vượt qua nhiều khó khăn vất vả, phải chịu khổ hạnh…. Đó là thử thách về sự thành tâm kính Phật nơi mỗi người. Và đó cũng là ý thức văn hóa tâm linh của người Việt. Với 72 phép thần thông biến hoá, Tôn Ngộ Không chẳng khó khăn gì để cõng Đường Tăng trên lưng và sau tiếng hô Biến là chớp mắt đến được Tây Trúc. Nhưng Tôn Hành Giả và Đường Tam Tạng đã không làm thế, và cũng không thể làm thế. Phải mất nhiều ngày tháng ròng rã tìm đường, phải chịu bao kiếp nạn mới đến được đất Phật. Và có như vậy mới đạt được chính quả.


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Captreovn6

Cáp Treo Yên Tử


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Captreovn3

Cáp treo Chùa Hương

Tôi đồ rằng sau cáp treo, để tiện lợi và không mất thời gian, rất có thể người ta sẽ làm sân bay trực thăng trên đỉnh Yên Tử. Các vị sùng đạo khỏi cần leo núi, xoẹt một cái, chỉ ba mươi phút là có thể lên chùa Đồng thắp hương, và xoẹt một cái là về tới Hà Nội tiếp tục nhâm nhi cà phê.

Miệng khoái trá nhai thịt thú rừng, ngồi cáp treo, và có thể cưỡi trực thăng nữa để đến với Phật, liệu con người ngộ ra được điều gì?


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Thi-DV-CH


Thiết nghĩ, những ai muốn xây dựng cáp treo để kinh doanh, xin mời các vị đến Vũng Tàu, ra Hạ Long, vào Nha trang, lên Bà Nà, Đà Lạt và các vị trí du lịch khác. Còn những nơi đã hằn sâu tâm thức là vùng không gian Văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ người Việt thì tuyệt nhiên không được phép và không được quyền phá vỡ nó. Nếu cố tình làm như vậy, theo tôi là phản văn hóa.

2- Nghe đồn và nghe nhiều lời ca ngợi, tôi đã bỏ ra hai ngày để đi chùa Bái Đính (Ninh Bình) mới xây dựng. To đấy, bề thế đấy, và nhiều kỷ lục đấy, nhưng đến rồi sao thấy lấn cấn không vui, nhiều điều còn trăn trở, và tôi Ngộ ra rằng hình như người ta đang lợi dụng Phật, biến văn hóa tâm linh thành văn hóa lợi nhuận.


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Chuabaidinh6-545208-1368303582_600x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Img5630-427786-1368303583_600x0


Từ xa xưa, truyền thống người Việt ta là không dựng các chùa mang tính phô trương. Chùa Một Cột có từ thời nhà Lý là một ví dụ. Nhỏ, nhưng độc đáo, là chốn tôn nghiêm, niềm tự hào của bao thế hệ, một danh thắng của Thủ đô. Tâm lý của các phật tử chân chính xưa nay bao giờ cũng tìm đến những chùa nghèo để hành hương thắp hương bái Phật. Cốt ở sự thành tâm chứ không cần phải chọn chùa to, tượng lớn.

Chúng ta có cần phải ru ngủ mình để tự hào rằng, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Rất nhiều điều đáng làm hơn thế để mà tự hào!


Đến Bái Đính, thấy nhiều tảng đá lớn tạc hình lá bồ đề, trên đó khắc tên nhiều vị lãnh đạo quốc gia, nhiều vị bộ trưởng và quan chức địa phương… sao mà xốn mắt thế! Nếu tâm không sáng, đức chẳng nhiều, ít làm những điều tốt cho dân cho nước thì có khắc tên mình lên lá bồ đề bằng vàng cũng chẳng thể thành Phật, thành Bồ tát. Làm vậy phải chăng chỉ là biểu hiện của sự thiếu ý thức văn hóa. Và cũng chỉ là trò xu nịnh kệch cỡm.

Chưa đủ, người ta còn xây rất nhiều hốc để đựng tro của người quá cố với giá cắt cổ nhằm lừa những kẻ ít hiểu biết, nhiều tiền…


Nhìn cảnh xô chen ở chùa Bái Đính mới, rồi nhìn ngôi chùa Bái Đính cũ nhỏ nhắn thanh tao, tĩnh lặng, tôn nghiêm do Thiền sư Nguyễn Minh Không góp công tạo dựng trên núi từ thời nhà Lý, đã được nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997 giờ bị khuất lấp ở phía sau trở nên trống lạnh, tiêu điều mà thấy xa xót buồn!

Đi bái Phật mà khi trở về thấy lòng bất an, tâm không tĩnh, vậy có nên không?

NÔM NA HÓA TIẾNG VIỆT

Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: PHÂN BÓN HỮU NGHỊ. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!

Một dạo, thấy rất nhiều băng vải đỏ chăng ngang trên các đương phố Hải Phòng. Trên đó là dòng chữ: THÁNG KHUYẾN MÃI HẢI PHÒNG.


Các cụ già lo lắng nheo mắt nhìn lên các băng rôn chăng ngợp phố, thấp thỏm bảo nhau: chắc người ta định kêu gọi người nước ngoài mua rẻ (khuyến mãi) Hải Phòng chăng. Hải Phòng bị bán đi, không rõ dân sống ở đâu. Hà cớ gì lại khuyến mãi Hải Phòng chứ?

Gần đây lại thấy nhiều băng vải đỏ khác với dòng chữ: Người Việt dùng hàng Việt Nam. Tại sao không viết cho rõ nghĩa hơn: Người Việt dùng hàng Việt hoặc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?


Rồi lại thấy nhiều Panô rất to treo ở các ngã tư đường phố: Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng. Đọc xong, ngẫm ngợi mãi vẫn không rõ người ta định nói gì trên Panô đó. Hay là Đồng bằng sông Hồng đã trở thành một quốc gia?

Còn trên Ti vi và đài phát thanh, nếu tinh ý một chút, thấy mỗi ngày phát thanh viên đọc không dưới mười lần chữ thập niên thành thập kỷ (Bản tin tối ngày 24 tháng 7 trên VTV1, đưa tin chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ cũng đọc là gần hai thập kỷ(?) bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ (thực ra là gần 20 năm)… Đã có nhiều ý kiến giải thích về chữ thập niên và thập kỷ và đã phê phán việc viết sai, đọc sai, nhưng "nhà đài", "nhà báo" vẫn phớt lờ, không chịu sửa. Mười năm thì viết là mười năm, sính chữ gọi thập niên làm gì để đến nỗi phải sai thành thập kỷ!

Và cũng trên ti vi, thỉnh thoảng người ta lại rầm rộ quảng cáo về một liveshow gì đấy . Chín mươi phần trăm dân Việt Nam không hiểu liveshow là gì cả. Nghĩa của nó là truyền hình trực tiếp hoặc chương trình trình diễn của một cá nhân nào đó. Vậy sao không dùng chữ Việt cho dân dễ hiểu?

Ngay như các Hội văn nghệ địa phương, nơi qui tụ những người thừa chữ, vậy mà thấy ở một số nơi trên cửa phòng làm việc gắn tấm biển với dòng chữ: Chi hội văn học, chi hội sân khấu, chi hội Nhiếp ảnh vân vân… mà thấy lạ. "Văn học", "sân khấu", "nhiếp ảnh"… sao có thể thành lập được Hội hoặc Chi hội nhỉ? Chủ thể của Hội hoặc Chi hội là con người. Do vậy phải viết là Chi hội nhà văn tỉnh X., Chi hội nghệ sỹ sân khấu tỉnh Y., Chi hội nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Z… Chúng ta đang quen dần với việc nói tắt, nói bớt, nói gọn, nôm na hóa tiếng Việt mà không cần quan tâm tới sự chuẩn xác về nghĩa của nó.

Chưa hết, mặt tiền một ngôi nhà nọ thấy treo cái biển to đùng với hàng chữ rất đậm: CHỮA PHỤ KHOA HAI BÀ TRƯNG. Nhiều người hỏi nhau, hai bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) qua đời cả ngàn năm nay mà vẫn phải chữa bệnh phụ khoa sao?

Và vân vân… Chuyện dùng chữ sai, không rõ nghĩa, sai lạc nghĩa, sính chữ Tây nhiều lắm!

Thế mới biết, cái chữ (đi kèm theo nó là cái nghĩa) của Việt Nam rất phong phú, nhưng phải biết dùng. Nếu tùy tiện sẽ dẫn tới hiểu sai, hiểu lầm đáng tiếc.

THƯỢNG VÕ HAY LÀ… BẠO LỰC

Lâu nay người viết bài này cứ băn khoăn hoài về một số lễ hội ở Việt Nam vẫn được coi như nét Văn hóa đặc sắc. Chẳng hạn như lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn và vài nơi khác có thật sự là Văn hóa, là biểu hiện của tinh thần thương võ?


Một con trâu, vẫn được coi là bạn của nhà nông, là "đầu cơ nghiệp" bị con người buộc bên cây nêu (không còn khả năng phòng vệ), rồi bị hàng đoàn người cần giáo nhọn đi vòng quanh, đâm vào cổ, đâm vào ngực, đâm vào khắp thân thể nó cho đến khi trâu giẫy giụa, máu chảy lênh láng, oằn oại chết dần trong đau đớn, mà gọi là lễ hội mang tinh thần thượng võ, mang tính Văn hóa đặc sắc ư? Xem cách đâm trâu thấy có cái gì đấy hết sức bất nhẫn, thậm chí man rợ trong hành động được gọi là truyền thống văn hóa đó. Lễ hội đâm trâu có cái gì đấy rất giống tư duy ác hiểm trong phần kết ở truyện Tấm Cám. Thiếu sự nhân hậu, bao dung, một đặc trưng làm nên bản sắc của người Việt. Nhiều cậu bé ở Đồ Sơn đã phản đối một cách vô vọng bằng cách không ăn thịt những "ông trâu" thân thiết mà các em vẫn hàng ngày chăm bẵm ve vuốt bị người lớn giết thịt sau lễ chọi trâu…

Văn hóa (cultura) theo nghĩa gốc là sùng bái, là tôn vinh lối sống, phương thức sống. Tuyên truyền và cổ vũ cho lễ hội đâm trâu, lễ hội chọi trâu và hô hào đọc những truyện đại loại như người nông dân đã lừa con Hổ để hại nó (thực ra là hành động gian trá) và được ca ngợi đó là trí khôn, vậy chúng ta định giáo dục thế hệ kế tục phương thức sống nào?


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Lh2


Tại sao những lễ hội dân gian như lễ hội nõ nường (còn gọi là nõn nường), lễ hội cầu ngư, lễ hội cầu mùa, lễ hội cồng chiêng... ý nhị, tinh tế, đầy nhân bản, giầu tình người, nhân aí thì ít được tôn vinh, ngày bị mai một dần, còn những lễ hội mang tính bạo lực thì được tuyên truyền, cổ vũ…?

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Lh3

Văn hóa là gốc của mọi sự. Văn hóa là hồn cốt dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng lãnh thổ có thể mất, thậm chí chính quyền cũng có thể mất, nhưng không mất văn hóa thì dân tộc còn.


Vậy nên, văn hóa là móng cốt để tồn tại, ổn định, và phát triển một quốc gia.

ĐK

.
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: XHCN Việt Nam: Đua nhau bán thánh buôn thần   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeTue Oct 22, 2013 8:55 pm


XHCN Việt Nam: Đua nhau bán thánh buôn thần

Vào mùa vía Bà Chúa Xứ núi Sam, hàng loạt kẻ đua nhau xưng “thần thánh”, “thầy bà”, “hạ phàm cứu nhân độ thế” lừa khách hành hương đến vùng Bảy Núi - An Giang


Dù còn vài hôm nữa mới đến ngày vía chính Bà Chúa Xứ núi Sam (24-4 âm lịch, tức ngày 6-6) nhưng khách hành hương đã đổ về vùng Bảy Núi - An Giang rất đông. Ăn theo họ, nhiều kẻ không ngại ngần giở đủ trò buôn thần bán thánh.
 

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 11020926795-chuan-bi-len-dong

Sau cái ngáp dài, người phụ nữ (đứng giữa) uốn éo, múa may chuẩn bị “lên đồng” ở  hang Ông Hổ trên núi Cấm – An Giang

“Thầy”... chạy !

Sau khi vãn cảnh trên đỉnh núi Trà Sư, thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên - An Giang, đoàn người hành hương chen nhau đi xuống. Đến tảng đá to cách đỉnh núi chừng 50 - 60 m, đoàn người phải dừng lại vì một đám đông vây quanh một người đàn ông trạc 40 tuổi đang ngồi huơ chân múa tay rêu rao gì đó.
 
Tôi nghe trong đám đông có tiếng thì thào: “Thầy Năm này được thần thánh “dựa”, tài giỏi lắm”. Lách đám đông để đến gần hơn, tôi nghe “thầy Năm” huyên thuyên: “Mười năm trước, một đêm nằm mơ, thầy được vong hồn cậu Út về báo mộng và khiến phải đi khắp núi này sang núi nọ để cứu nhân độ thế. Từ ngày được cậu Út “dựa” đến nay, thầy đã giúp rất nhiều người, như chữa bệnh, bắt ma, đuổi tà... Ngày nào thầy cũng phải đi núi, nếu không thì bị cậu Út hành đứng ngồi không nổi”.
 
Dừng một lát đợi đám đông “lĩnh hội” hết ý mình nói, “thầy Năm” tiếp lời: “Không phải ai cũng gặp được vong cậu Út đâu nhé. Quý vị đây phải nói là có duyên, có phước lắm mới gặp được thầy, tai nạn gì cũng có thể hóa giải được”.
 
Một phụ nữ ngồi đối diện “thầy Năm” ngập ngừng: “Con bị đau nhức kinh niên, đi lại rất khó khăn. Lần trước con đi núi này, may gặp được thầy cho ít thuốc uống, giờ bệnh tình đã đỡ rất nhiều. Lần này, con tìm thầy xin tiếp thuốc uống cho dứt bệnh, tốn kém bao nhiêu cũng không quan trọng”.
 
“Thầy Năm” ngẩn người một lát rồi vỗ đùi, reo lên: “A, thầy nhớ rồi!”. Trong khi “thầy” lục lọi tìm thuốc, bà ta quay sang tiết lộ với những người xung quanh: “Thầy còn giải hạn, đuổi tà ma rất hay. Cháu gái tôi bị “mắc đàng dưới”, tối ngày cứ nói nhảm, đi khắp nơi rồi bị người ta làm cho mang thai. Tôi dắt nó lên núi xin thầy làm phép. Thầy cho mấy lá bùa về uống, giờ con nhỏ trở lại bình thường, có chồng rồi”.
 
Nhiều người vây quanh bàn tán xôn xao. Lác đác đã có người tiến đến gần “thầy Năm” e dè xin chữa bệnh, nhờ giải hạn... Đột nhiên, “thầy Năm” và người phụ nữ “đau nhức kinh niên” vội vã đứng lên chen vào đám đông, chạy ngược lên núi rồi mất hút.
 
Tôi thấy một cảnh sát khu vực dẫn toán dân phòng đi tới. Trong khi nhiều người đang ngơ ngác thì một dân phòng cười ngất: “Cha Năm Lèo này ở Thoại Sơn - An Giang, chuyên lừa đảo khách hành hương chứ thầy bà, thần thánh gì. Còn người phụ nữ nói bị bệnh đau nhức gì đó là cò mồi. Họ từng bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính vì buôn thần bán thánh nên thấy công an, dân phòng là chạy mất dép”!


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo SATE+biemhoa+0213+CO+LE+HOI

 
Bỗng dưng bị “nhập”
 
Tại hang Ông Hổ trên núi Cấm, huyện Tịnh Biên – An Giang, khi đang nghỉ chân cùng đoàn người hành hương ở một quán giải khát, tôi thấy nhóm 3 người đến am thờ gần đó thắp hương.
 
Nén hương chưa kịp cháy thì một phụ nữ trong nhóm này bỗng dưng múa may tay chân tứ phía, cơ thể ngoặt ngoẹo như muốn rũ xuống. Sau một cái ngáp rõ dài, bà ta cất giọng như hụt hơi: “Trước đây... tôi tu... ở núi này”. Hai người đi chung liền la lớn: “Trời ơi, vong cô nhập rồi. Cô nhập xác rồi...”.
 
Sẵn máy ảnh trên tay, tôi đưa lên bấm một loạt. Đang uốn éo, phụ nữ bị “vong cô nhập” liền hốt hoảng kéo hai người kia chạy xuống núi. Người bán nước giải khát lắc đầu, bảo: “Mấy người này thường đến đây lên đồng, nhập xác, lừa chữa bệnh, trừ tà ma để lấy tiền khách hành hương”.
 
Đến núi Sam ở thị xã Châu Đốc – An Giang, tôi nghe người dân địa phương đồn đại nhiều về một “bà thầy” chuyên lên đồng liền tìm đến. Tại nhà bà ta cách chân núi Sam khá xa, tôi thấy có nhiều khách đang chờ đợi.
 
Một người hạ giọng, vẻ bí ẩn: “ Bà thầy này được một đứa trẻ nhập hồn nên giọng nói rất khó hiểu”. Có lẽ vì vậy nên khi lên đồng, bà ta phải nhờ một “phiên dịch” ngồi cạnh để trao đổi với khách.
 
Lúc tôi đến, “bà thầy” đang lên đồng, cất giọng the thé rất khó nghe. Đúng lúc “bà thầy” đang giao tiếp với “cõi khác” thì có người đi xe máy chở nước đá đến trước nhà, hỏi to: “Để ở đâu đây?”.
 
“Bà thầy” quay ra, gắt gỏng: “Cứ để đại đó đi, chút tui cho người ra lấy”. Nhiều vị khách đang nghe bà nói “tiếng cõi trên”, giờ lại thốt ra... giọng phàm cứ ngẩn người ngỡ ngàng!


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo SATE+biemhoa+0213+KHAI+AN

 
Chèo kéo mời xem bói, xin xăm

 
Đến Khu Di tích núi Sam những ngày này, du khách hẳn sẽ rất mệt mỏi, phiền lòng với cảnh chèo kéo dai dẳng mời xem bói, xin xăm của những người bán hoa quả, nhang đèn. Gặp bất cứ ai, những người này cũng luôn mời mọc: “Có xin xăm, coi bói gì không?”.
 
Theo chân một cậu bé bán nhang, tôi đến chùa Giác Nguyên ở lưng chừng núi Sam. Một phụ nữ bước ra, đưa một chiếc lon đựng đầy que xăm bảo tôi lắc thật nhanh. Khi tôi lắc, một que xăm lọt ra, bà ta lấy ngắm nghía rồi mang một cái rổ đựng đầy những mảnh giấy photocopy ghi sẵn lời giải tương ứng với số trên que.
 
Đưa cho tôi mẩu giấy có vài câu thơ lục bát, bà đọc lướt qua, bảo “quẻ tốt lắm” và đòi “tiền tổ” 20.000 đồng. Chỉ vài phút ở đây, tôi đã thấy hàng chục người đến xin xăm.

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG 


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 6
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 287ee30d0d3e412bada243851e315bab
.
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông? (BBC)   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Nov 21, 2013 11:10 pm

Cộng sản xây chùa Bái Đính để dùng cho mục đích của nhà nước:

Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông? (BBC)

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 131118162240_vietnam_464x261_mt.gov.vn

Lễ cầu siêu diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình hôm 16/11/2013

Có câu hỏi phải chăng chính quyền Việt Nam đang mượn tới liệu pháp 'tâm linh', 'tâm lý' và 'siêu nhiên' để thu hút sự chú ý của cộng đồng trong giải bài toán về tai nạn giao thông ở trong nước.

Đây là nhận xét của một chuyên gia nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian nhân dịp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam một đại lễ cầu siêu quy mô ở chùa Bái Đính cho nạn nhân tai nạn giao thông.

Hôm thứ Bảy, 500 đại đức, trụ trì nhiều chùa ở Việt Nam và các quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đã phối hợp cầu siêu cho hàng trăm nạn nhân.

Bộ trưởng Thăng, người cũng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nói:

"Đây là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ," Bộ trưởng Thăng nói.

"Đại lễ cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông."

Được biết đây không phải là lần đầu tiên một lễ cầu siêu được sự phối hợp giữa chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện để cầu siêu cho nạn nhân giao thông.

'Cầu siêu và vô thần'

Nhận xét với BBC hôm 18/11 từ Hà Nội, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian nói:

"Đây là một hành động của Phật giáo mà cá nhân các vị lãnh đạo hoặc nhà nước, có thể đến tham gia việc đó. Chứ theo tôi, Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."

Nhà nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam hiện nay cần có một sự 'rạch ròi' về vấn đề này.

"Chứ không sẽ có nhiều cái dẫn đến hiểu lầm, một sự đánh giá, nhất là vấn đề rất nhạy cảm về tôn giáo, tín ngưỡng. Bản thân nhà nước Việt Nam là nhà nước theo ý thức hệ cộng sản, một ý thức hệ dù sao trước kia cũng theo chủ nghĩa vô thần."


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 131118162503_dinh_la_thang_304x171_mt.gov.vn
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại buổi lễ cầu siêu ở chùa Bái Đính

Một chuyên gia khác cũng từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học cũng chia sẻ quan điểm này.

Ông nói với BBC: "Vì có yếu tố tâm linh ở trong đó, nên để người dân người ta tự nguyện thì hay hơn là bây giờ mình lại chính thức hóa đời sống tâm linh ấy.

"Tức là nhà nước thừa nhận đời sống tâm linh ấy thì nó sẽ khó nhiều mặt như giải thích hệ tư tưởng của nhà nước là gì."

Nhà xã hội học nhân sự kiện này đặt câu hỏi về sự bình đẳng của các tôn giáo:

"Và thứ hai là giữa các hệ tư tưởng ấy, nó có được bình đẳng với nhau hay không. Tôn giáo này thì được thừa nhận, cái khác thì sao?"

Số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam được công bố trên trang mạng của Bộ Giao thông - Vận tải hôm thứ Bảy cho biết mỗi ngày có gần 30 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời.


--------------------

Đại lễ cầu siêu cho 8.000 nạn nhân tai nạn giao thông

Trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam có gần 8.000 người tử vong, hàng chục nghìn người bị tàn phế vì tai nạn giao thông...


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Bo-truong-Dinh-la-thang-JPG-1426-1384585560

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Cac-chau-be-JPG-7856-1384585560

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Nguoi-phu-nu-khoc-JPG-7381-1384585560

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Den-hoa-dang-JPG-2458-1384585561

Trong khuôn khổ buổi lễ, tối cùng ngày, chương trình nghệ thuật dưới hình thức sân khấu hóa nhằm tái hiện những vụ tai nạn giao thông thảm khốc sẽ được dàn dựng, đồng thời nghi thức thả gần 8.000 chiếc đèn hoa đăng tượng trưng cho gần 8.000 người đã chết vì tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay tại hồ phóng sinh trong khuôn viên chuà Bái Đính.

Lê Hoàng
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách giải quyết tai nạn giao thông của "đỉnh cao loài khỉ CSVN"   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Nov 24, 2013 10:55 pm


Cách giải quyết tai nạn giao thông của "đỉnh cao loài khỉ CSVN"

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcRuQBdR_VwPi5NmP0LW4otLUsIfrp3FpOEQ5Jtp1Dd7Mc5Jc-Eq4Q

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 112313HiQue-causieu

Giao thông hỗn loạn và tai nạn liên hoàn...

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Giao-thong-hon-loan-369386-1369378852_500x0

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 9k=

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcQvfSwxOQ4vLt0-1pYP_rFZdf7YfsBFsTygj4yHWJcq7ZgbHvVY6A

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcTmzrdRCWMdwB07KnKWk4-lCZ3JIrBgHz1YbRDv4dfEcYDAukMmqg

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcTuw2HliOvmz1RJbH5iNs62_fLTOFPtznDpynBEfyPG_fPHMzhB

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcTQ1hbXADmTqiTOhp0qQdaicQ9-PBTOTqKhgAheKfNY2gaLAZTw
Về Đầu Trang Go down
huetim
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Mar 30, 2014 11:15 am


Chuyện của 2 đại gia Việt bỏ tiền xây chùa nghìn tỷ


Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm lịch. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, còn một người “quen thuộc” xây lạc cảnh Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 94920284

Đại gia bí ẩn đất Hoa Lư: Chi nghìn tỉ xây chùa Bái Đính


Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế. Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 350px-NguyenVanTruongVNQPT
Bức ảnh hiếm hoi về ông Trường (áo trắng), đăng trên Wiki

Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay.

Ông Trường ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”.

Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủi nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình.  Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ.


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Getimg2

Chia sẻ với báo giới, doanh nhân Trường cho biết: “có người đã đúc kết rất đúng rằng: Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Z

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Images?q=tbn:ANd9GcS3-N6DkPmkcXklq3TcQW8UtThKCjJx6n-32svr_xcg4ihK_Tra

Đại gia Huỳnh Uy Dũng – chủ nhân của lạc cảnh Đại Nam nghìn tỉ

Đại gia Uy Dũng đã chi khoảng 3.000 tỷ đồng để xây khu Đại Nam Quốc tự trên diện tích 450 ha. Với hơn 450 ha đất, nếu xây khu đô thị hoặc phân lô ra bán thì sẽ ra bao nhiêu tiền của, trong khi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ. “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”,
Chuyện của 2 đại gia Việt bỏ tiền xây chùa nghìn tỷ - Ảnh 2

Nếu như ông Trường chọn “im lặng” trước những câu hỏi về việc chi nghìn tỉ xây chùa, thì ông Dũng cởi mở hơn. Ông từng chia sẻ về quyết đinh xây Đại Nam của mình: “Trong giấc ngủ, tôi vẫn mơ thấy đền thờ Đại Nam. Tôi càng quyết tâm làm, không ai cản ngăn được tôi. Có ai biết, công trình này không tốn tiền thiết kế. Tất cả do tôi nghĩ ra và tôi đã làm, quên cả ngày đêm. Khi xây dựng đền Đại Nam, tôi như thực hiện sứ mệnh cho đời sau, như có ai mách bảo. Tôi nghiệm ra có 4 “cái không” trong cuộc đời này là: Không ai có thể làm hết việc ở đời; không ai có thể ăn hết món ngon, vật lạ trên đời; không ai có thể xài hết những thứ xa xỉ trên đời; và cuối cùng, chết đi, không ai mang theo được thứ gì trên đời này. Tôi đã trải qua thời gian dài, với bao thử thách nghiệt ngã của số phận; tuy nhiên, trong phúc có họa, trong họa lại có phúc”.

Ông cũng chia sẻ sẽ tiếp tục xây thêm 17 ngôi chùa nữa trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Và người sẽ giúp ông hoàn thành sứ mệnh cao cả này là cậu con trai mới 1 tuổi Huỳnh Hoằng Hữu.

Ông Huỳnh Uy Dũng nổi tiếng với những sự vụ “kinh điển” như chi 100.000 USD “thách đố” ai chứng minh vợ vay tiền ngân hàng, báo công an vợ mất 54 viên kim cương, tổ chức tiệc sinh nhật rình rang cho con trai 1 tuổi cùng lời tuyên bố trao lại toàn bộ tài sản cho cậu bé.

Thảo Ly (tổng hợp)
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Sep 28, 2014 2:44 pm


Chùa Liên Trì trong chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản VN


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Chualientri1

Huỳnh Trọng Hiếu (Danlambao) - Thời gian gần đây, dư luận trong nước, Hải ngoại và quốc tế hết sức phẫn nộ trước các cuộc đàn áp nhân quyền được thực thi bởi nhà cầm quyền Hà Nội, đặc biệt là chiến dịch triệt hạ các cơ sở tôn giáo không nằm dưới sự quản lý của Đảng.

Chùa Liên Trì là một trong các trọng tâm của chính sách tiêu diệt tôn giáo được chính quyền nỗ lực thực hiện dưới danh nghĩa “thực thi các biện pháp cưỡng chế hành chính”. Thủ đoạn “quy kết” trách nhiệm cho các đơn vị hành chính nhỏ nhất tại địa phương giúp chính quyền Hà Nội có đầy đủ các bằng chứng ngoại phạm trước sự quan sát của quốc tế, giảm thiểu mọi nguy cơ dẫn đến bất lợi trong các cuộc đàm phán với chính giới phương Tây.

Chúng tôi cung cấp chi tiết thông tin về chùa Liên Trì như bằng chứng vi phạm nhân quyền trắng trợn của chính phủ Việt Nam cho công luận am tường.

Chùa Liên Trì tọa lạc trên bán đảo Thủ Thiêm đối diện khu Trung tâm Thành phố, địa chỉ 153 Lương Đình Của, thuộc phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn. Được xây dựng vào những năm 1956 – 1957, do các Phật tử đóng góp để hiến cúng Cố Viện trưởng Viện Hóa đạo Hòa thượng Thích Thiện Hoa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ngôi chùa với diện tích khoảng 800m vuông do Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp quản và sử dụng vào năm 1969. Sau năm 1975, Thầy Không Tánh nhiều lần xin phép chính quyền địa phương tu sửa ngôi chùa, phục vụ cho việc cư trú của chư Tăng nhưng bị chính quyền bác bỏ. Vị trụ trì thường thổ lộ: “Hồi mới tiếp quản, Liên Trì chỉ nhỏ như mái đình thôi, nhưng sau này, nhờ Phật tử cúng dường nên có chỉnh sửa đôi chút cho khang trang. Sau năm 1975, Thầy muốn tu bổ chánh điện, sửa lại tượng Phật cho trang nghiêm, xây thêm Tăng xá cho Tăng chúng ở nhưng bị chính quyền cản trở, nhiều lần ra quyết định phạt vi phạm hành chính vì xây dựng trái phép”.

Tình hình Phật giáo ở Miền Nam sau năm 1975 bị chính quyền triệt tiêu và lũng đoạn sâu sắc. Dưới chỉ thị của nhà cầm quyền, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố đã ban hành Công văn chính thức không công nhận sự tồn tại hợp pháp của chùa Liên Trì, không thừa nhận tư cách tu sĩ đối với Tỳ kheo Không Tánh. Đây cũng là thảm trạng chung của các tu sĩ không chấp nhận sự can thiệp của Đảng vào sinh hoạt đạo pháp.

Xin được nói thêm, Thượng tọa Thích Không Tánh – thế danh là Phan Ngọc Ấn, là tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Thống Nhất. Năm 1976, ông bị chính quyền Cộng sản Việt Nam kết án 10 năm tù giam vì viết đơn kêu gọi nhà nước Việt Nam không ép buộc tu sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Năm 1987, ông được thả sau khi mãn hạn tù. Đến năm 1992 ông bị chính quyền TP kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tham gia các hoạt động khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cùng với vị Cố Tăng thống Hòa thượng Thích Huyền Quang.

Tháng 10 năm 1993, ông được trả tự do về sinh hoạt tại chùa Liên Trì. Tháng 11 năm 1994, công an TP ra lệnh bắt giam vị Tỳ kheo này khi ông tham gia cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long cùng với ngài Viện trưởng viện Hóa đạo Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Ngày 14/8/1995 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Thầy 5 năm tù giam, với tội danh: Phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.

Sau khi mãn hạn tù, Thầy Thích Không Tánh quay về sống tại Chùa Liên Trì và tiếp tục các hoạt động đòi quyền Tự do Tôn giáo cũng như Nhân quyền cho Việt Nam.

Cuộc đời của vị chân tu hiếm có này gắn liền với sự hy sinh vì đạo pháp và dân tộc được minh chứng qua những năm tháng ngục tù. Chính quyền Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ thủ đoạn, âm mưu nhằm triệt hạ uy tín của Thầy. Kế hoạch sử dụng các nữ nhân viên an ninh quấy rối và vu cáo Ngài đã vấp phải sự phẫn uất của cộng đồng Phật tử và nhiều thành phần dân chúng.

Với các hoạt động tích cực để xây dựng và phát triển đạo pháp, Vị tu sĩ Phật giáo này trở thành mối nguy và là trở lực không nhỏ cho kế hoạch xóa bỏ tôn giáo nói chung và triệt tiêu Phật giáo nói riêng của đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 3/9/2014 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP HCM là ông Nguyễn Cư ký Quyết Định “phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại Cơ sở thờ tự Chùa Liên Trì trong khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.

Bản Quyết Định quy định mức bồi thường thiệt hại cho chùa Liên Trì với mức giá 5 tỷ bốn trăm triệu đồng. Điều bất thường là nội dung của văn bản không nêu ra điều khoản nào về việc hỗ trợ di dời tái định cư sau khi ngôi chùa bị giải tỏa. Với quyết định bất thường trên, Chùa Liên Trì – cơ sở tôn giáo quan trọng của Tăng Đoàn phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ vì không có nơi tái định cư để xây dựng.

Tưởng cũng tốt để nói thêm, khu vực bán đảo này từng là nơi sinh sống của 15 ngàn hộ dân. Tuy nhiên, việc chính quyền quận 2 cưỡng chế giải tỏa không đúng luật khiến cho 11 ngàn hộ dân phải đâm đơn khiếu kiện. Việc di dời mà không bố trí khu tái định cư hoàn toàn trái với thông lệ từ trước đến nay

Quyết Định di dời do chủ tịch UBND Quận 2 ký sẽ được giao cho các cơ quan: Chánh văn phòng UBND Quận, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, các sở ban ngành cấp Quận và địa phương chịu trách nhiệm giám sát thực hiện.

Ngoài ra, văn bản thu hồi đất thờ tự Chùa Liên Trì được gửi kèm với bản Phụ Lục do Hội đồng bồi thường Khu đô thị mới Thủ Thiêm soạn thảo trong đó có các điều khoản mang tính đe dọa cưỡng hành.

Tình hình hiện nay của chùa Liên Trì, trao đổi với Thầy Thích Không Tánh, chúng tôi được biết:

Thầy Không Tánh với tư cách trụ trì của ngôi chùa đã gửi một bản kháng thư yêu cầu UBND quận và UBND TP rút lại Quyết Định giải tỏa chùa Liên Trì. Thầy khẳng định: “Chúng tôi tuyệt đối không nhận tiền bồi thường. Trong trường hợp Nhà nước Việt Nam muốn xóa sổ, hủy diệt cơ sở tôn giáo Chùa Liên Trì thì hãy gửi Quyết Định cưỡng chế theo đúng trình tự luật pháp để các tôn giáo hiệp thông, cầu nguyện”

“Điều Thầy lo lắng nhất hiện nay, khi chính quyền giải tỏa san lấp mặt bằng rồi, không biết Tượng Phật sẽ đặt ở đâu, các hủ linh cốt không biết bỏ đâu, hàng trăm vong linh không có chỗ nương náu”

Tính đến thời điểm này, chính quyền TP chưa có văn bản chính thức để phản hồi kháng thư của Thầy Không Tánh. Theo thông báo trong Phụ Lục của Ủy ban bồi thường, ngày 30/9 sắp tới, chính quyền sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất.

Chúng tôi thực sự quan ngại trước quyết tâm xóa bỏ Chùa Liên Trì của chính quyền sở tại. Được biết, chùa Liên Trì là nơi diễn ra các cuộc họp của các tổ chức xã hội dân sự trong nước. Thượng tọa Thích Không Tánh thường tổ chức các buổi phát quà tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, phát quà cho các bệnh nhân ung bướu, và là nơi nương tựa của nhiều bà con dân oan.

Hiện nay, chỉ còn 3 cơ sở tôn giáo chưa bị thu hồi đó là chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm, và nhà thờ Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Chúng tôi được biết, chính quyền địa phương đang ra sức loại bỏ các cơ sở tôn giáo này.

Quyết định thu hồi đất đối với chùa Liên Trì – Cơ sở tôn giáo thuộc Tăng Đoàn Phật giáo Thống nhất đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ các tổ chức tôn giáo, các Hội đoàn dân sự cũng như Phật giáo đồ tại Quốc nội và Hải ngoại.

Trong nước, Hội đồng Liên Tôn ra Tuyên bố phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam triệt hạ chùa Liên Trì. Các chức sắc tôn giáo của 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài đồng lên tiếng phản đối Quyết Định Vi Hiến của chính quyền.

Đã có nhiều nỗ lực trong cuộc vận động lấy chữ ký ủng hộ chùa Liên Trì, và chiến dịch này đang có nhiều tiến triển tích cực.

Những hình ảnh hiện nay về chùa Liên Trì có thể sẽ là những hình ảnh cuối cùng mà chúng ta nhìn thấy. Ngày 30/9 tới đây, nơi đây có thể biến thành một bãi đất hoang tàn, những thứ còn sót lại chỉ là tượng Phật đổ nát, tro cốt vung vãi trong cảnh đìu hiu, các vong linh tảng mát khắp nơi không chỗ nương nhờ. Tiếng chuông chùa từ nay vắng bặt để thay vào đó là các lời xưng tụng Chủ nghĩa Duy vật khoa học. Đời sống tâm linh của cư dân ở đây sẽ mất dần nhường chỗ cho những tranh giật hỗn độn theo lối tư duy vật chất quyết định ý thức.

Tiếp theo sau Liên Trì sẽ là cơ sở tôn giáo nào nữa?



Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Chualientri

Sài Gòn 26/9/2014
Huỳnh Trọng Hiếu
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeTue Nov 04, 2014 3:30 pm

 
Kẻ trồng cây ác đã đến mùa thu hoạch!


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Gieoac-danlambao



Người Dân (Danlambao) - Tin thời sự sáng nay 4 tháng 11 năm 2014 trên báo mạng đăng: “Bị thu lại sổ đỏ (61,4 hecta đất), Dũng lò vôi tuyên bố sẽ đóng cửa Đại Nam quốc tự”! Vừa thoáng đọc tựa bài báo, nhóm bạn chúng tôi nói với nhau: “Cây ác đã đơm quả ác!”, ngày đền tội của những kẻ ác đã đến!

Ai cũng biết “Dũng lò vôi” là một “đại gia đỏ” ở tỉnh Bình Dương, chủ nhân của cái khu du lịch... nửa nạc nửa mỡ có tên là “Đại Nam quốc tự”, vừa ngạo mạn vừa rởm đời! Nơi đó phật và quỷ “chung sống” trong cái “cuốc tự”, do chủ nhân có trình độ học vấn cao cỡ tên 3 ếch hay tên hoạn lợn Đỗ Mười vừa được phong “bồ tát” bởi một nhà sư quốc doanh, nhưng dân gian thì gọi là “bò tót ĐM”! CSVN có rất nhiều kẻ vô học, vô văn hóa giáo dục, với các bằng “tiến sĩ giấy”, nhưng phải mua bằng tiền!

Với tầm kiến thức của một anh thợ lò vôi nhưng gặp vận may, phút chốc trở thành một đại gia, Dũng lò vôi nay làm tổng giám đốc công ty Đại Nam, dưới quyền của một đứa trẻ chỉ mới hơn 1 tuổi, làm chủ tịch hội đồng quản trị do hắn “tự phong”, nhân dịp mừng thôi nôi con của hắn với một bà vợ lẽ việt kiều. Hắn hiện là chủ của một cái “cuốc tự tự phong”, trong đó có những chùa vàng chùa bạc mà hắn sắp xếp cho chư Phật ngồi chung với kẻ phàm tục trên bàn thờ, một cách hổ lốn: Phật, HCM, và có cả “tổ tiên” của hắn. Nhờ hắn sở hữu cả đống tiền dưng không mà có, vơ được của dân nước, mà ông bà tổ tiên của hắn cũng được “nâng cao” lên hàng “cuốc tổ”, chễm chệ trên bàn thờ cho mọi người đến tham quan “chiêm bái”!

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tmp-danlambao
Đại Nam quốc tự - nơi Hồ bò tót được thờ chung với Phật

Phải chăng vì tính bất xứng, hổ lốn và phạm thượng, nên nay trời xui đất khiến, cái “cuốc tự” này sắp bị dẹp bỏ, để không gây nhơ nhuốc cho đất nước, cho dân tộc VN? Nếu Dũng lò vôi chỉ gặp thời mà làm giàu, thì hắn vẫn chưa được nhiều người quan tâm, đàng này hắn lập chùa cho mọi người chiêm bái cả Phật lẫn quỷ, hắn còn lập đền thờ gia tiên nhà hắn, làm lễ tế sống mẹ hắn trong ngày “mừng thọ” một cách linh đình như “lễ hội”, với kiệu rước sơn son thếp vàng, và liền sau đó là chửi và đe dọa mẹ và vợ, bằng câu ”muốn sống thì im đi, còn muốn chết thì cho chết!”, khi mẹ và vợ đến can ngăn hắn cưới vợ lẽ!

Cứ cái đà này, thì các tên đại gia đỏ với những tội ác mà chúng đã gieo, nay đã đến lúc gặt quả, mà chỉ có kẻ gieo trồng mới “xứng đáng” được... thu hoạch! Mùa gặt hái ấy bắt đầu rộ lên từ những việc bắt bớ như bắt cướp, các đại gia đỏ như Bầu Kiên, Dương Chí Dũng Vinashin, cái chết đột ngột của tướng CA CS Phạm Quý Ngọ..., rồi mới đây là sự sa lưới của các đại gia từng thu tóm các ngân hàng, và gần nhất là các đại gia “Minh Sâm Bắc Ninh”, “Hà văn Thắm Đại Dương”, nghe nói tiếp đến có thể sẽ là Phạm Nhật Vượng nào đó, rồi sẽ tiếp tục đến các đại gia ăn cướp khác, vì lưới trời không bỏ sót một tên tội phạm nào!

Ai bắt, ai diệt những kẻ này, mọi người đều biết, mà cũng chẳng cần biết, chúng ta chỉ cần nhìn vào hiện trạng, và nhìn tất cả sự việc theo luật “nhân quả”, “gieo gió gặt bão”, gieo nhân nào gặt quả nấy là đủ.

Họ đã làm những gì, mà gọi là gieo ác? Đó là những tội rất phổ thông mà họ thường phạm: vơ vét tài sản của dân nước vào túi riêng, tội đào bới xới nát đất nước để tận thu mọi tài nguyên của quốc gia, tội cướp đất cướp nhà, rồi nếu bị dân cản trở thì giết dân, hành dân, tội bất nhân vô đạo, tội cường bạo dâm ô do tiền của bất chính, và tội làm gương mù đầu độc giới trẻ, tội phá nát nền văn hóa đạo đức của dân tộc, tội làm nhục quốc thể, bôi nhọ danh dự của tổ tiên, dân tộc, vì những cái vô văn hóa, vô đạo đức, nhố nhăng của họ. Đại Nam quốc tự hay khu du lịch Suối Tiên gần Sài Gòn là vài điển hình về sự hổ lốn, kệch cỡm vô văn hóa trong thời sâu bọ lên làm người ngày nay!

“Hết nạc thì vạc đến xương”, cướp hết của dân của nước, bòn rút ngân quỹ thành trống rỗng, nợ công vượt đỉnh, đất đai đóng băng, bây giờ bọn cướp CS bắt đầu đi cướp lại của nhau để bù vào các lỗ hổng khổng lồ mà không có gì bịt nổi, vì chúng đã rút hết vào túi riêng, và chia cho bè lũ cháu con, tay chân, đồng đảng! Chúng coi đồng đảng như những “kho dự trữ”, nay túng quẫn phải lấy ra sài, nên mới đánh lẫn nhau, nhóm nọ “thịt” nhóm kia do chia rẽ, bè phái! Tiến trình tự nhiên này, cũng là hậu quả tất yếu của luật vay trả mà chúng sẽ không thể thoát khỏi. Chỉ có cái khổ là dân chúng phải bị họa lây với chúng, mỗi đầu người dân VN từ lọt lòng cho đến khi xuống lỗ, 90 triệu dân phải chia nhau, mỗi người phải gánh một món nợ do bọn cướp CS tạo nên, tương đương với 2 chục triệu đồng cho một người, mà chúng ta sẽ phải trả bằng nhiều cách, bằng thuế, nghĩa vụ, vật giá leo thang, và có thể bị cướp bằng bất cứ cách nào, kể cả cướp đường cướp chợ! Dũng lò vôi đang giương vây giương vó, với một gia sản kếch xù hàng trên 60 mẫu đất, một khu du lịch Đại Nam đồ sộ, một công ty thu tiền tỷ, bỗng nay rên siết thê thảm: “Nếu cứ tình thế này (bị rờ gáy vì bao nhiêu năm không đóng thuế), thì tôi sẽ phải đóng cửa toàn KDL, và các hoạt động của công ty Đại Nam, để chờ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải quyết việc vi phạm của chủ tịch tỉnh Bình Dương đối với cty Đại Nam!”. Cũng cần nhắc lại sơ lai lịch của Dũng lò vôi, từ một phu làm việc cho các lò vôi ở Bình Dương, nhờ Nguyễn Tấn Dũng chiếu cố nâng đỡ, được cấp đất đai béo bở và “xây dựng sự nghiệp” từ tay vo. Nay sau khi vọt lên như tên bắn, thì vì ăn ở vô đạo, hắn đã bắt đầu đổ dốc! Đó cũng là tương lai hiển nhiên của những kẻ bất tài vô đức, làm giàu bất lương, theo đóm ăn tàn bọn “cướp sạch” CS! Cứ cái chiêu bài “trốn thuế, thiếu thuế”, thì toàn bộ bọn tư sản đỏ sẽ phải bị “đưa vào lò lửa” hết, vì chẳng có tên nào đóng thuế và làm ăn hợp pháp cả! Theo tin báo chí, ngày 4/7/2014, Dũng đã chọc vào đống phân, là tên chủ tịch tỉnh Bình Dương với tài sản kếch xù hàng mấy trăm mẫu đất trồng cao su, thì đến 8/9/2014, Dũng bị tên đầu tỉnh này ra quyết định “thu hồi sổ đỏ 61,4ha đất làm KDL, vì thế Dũng mới yêu cầu “thủ tướng” giải quyết “sai trái” này của chủ tịch tỉnh Bình Dương! Người dân hãy chờ xem bọn quỷ đỏ chúng thịt nhau theo đúng luật “nhân quả” như thế nào!

Còn một việc đáng lưu ý nữa là Cty chế biến dầu ăn “Đại Hạnh Phúc” ở Bình Tân, TP HCM, vừa bị Đài Loan tố cáo chế tạo và bán dầu bẩn cho dân Đài Loan, từ mỡ động vật ôi thối, thậm chí là váng mỡ lấy từ cống rãnh, rồi xuất khẩu dầu ăn bẩn hàng trăm hàng ngàn tấn qua Đài Loan, và phân phối đầu độc cả người dân trong nước, nay bị phát hiện, bị đóng cửa, mà “chính quyền” lại nói là... chưa được cấp phép?! Cứ làm như VN hiện vô chính phủ, nên lập công ty, nhà máy chế biến bậy bạ, xuất khẩu... hoành tráng, mà nhà nước “không nghe, không thấy, không biết”! Ấy thế nhưng chỉ cần người dân nghèo nâng cái nền nhà lún sụt, cơi sửa cái mái nhà lụp xụp lên cho thoáng, là công an và quản lý đô thị đã có mặt ngay để phạt tiền lập tức! Chẳng qua chủ Cty này cũng là đồng bọn, là tay chân của bọn tà quyền, được nâng đỡ chở che, hoặc dùng tiền lớn để hối lộ quan chức hầu lũng đoạn, hại dân mà làm giàu!

Làm ác ắt sẽ gặp ác là lẽ đương nhiên, nhưng thời nay là cái thời vàng thau lẫn lộn, nhiều khi kẻ ác lại khôn ngoan tô vẽ cái mặt để trở thành lương thiện, bằng dùng tiền dư bạc thừa cướp được ra làm “bác ái từ thiện”, để kiếm danh giá và dễ làm ăn bất chính. Nếu họ thật tâm thì cũng là phần tốt cho họ, vì chuộc lại phần nào lỗi tội, nhưng hầu hết chỉ là hoa lá màu mè để phô trương hay lừa người khác, thì chỉ trời mới thấy, và ngài sẽ công minh phán xét công tội của họ! Dũng lò vôi mới phát biểu tưng bừng rằng ông ta rất may có dư tiền của để xây “quốc tự” cho dân chúng có nơi thờ tự thiêng liêng, hướng về “nguồn cội” (thật là tội nghiệp cho dân Việt mình quá, phải chờ đợi “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, mới biết “tìm về nguồn cội”)! Và đại gia này còn vênh vang: “Có đóng cửa khu du lịch hay công ty Đại Nam thì cũng không ảnh hưởng gì đến tôi, mà chỉ tội cho trẻ em VN không được mổ tim miễn phí”, do tiền thu lợi nhuận từ việc kinh doanh của ông ta. Ôi! Thật là đáng tiếc! Thế nên tốt hơn là chính quyền đừng có “làm khó” ông, để ông còn làm việc “ích quốc lợi dân”! Thật… khó nghĩ quá! Đúng là “đồng tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là vinh hoa của... đại gia”! Thời nay đúng là ứng nghiệm như lời của cổ nhân: “Kẻ trộm kẻ cắp thành phật thành tiên, ông sư bà vãi câu liêm bất toại!”.

Thôi, cứ thế nhá, hỡi những kẻ gieo trồng cây ác, nay đã đến ngày cây ấy nở nhụy khai hoa, đơm bông kết quả, tha hồ mà thu hoạch! Dù có muốn ngừng lại cũng không được đâu, vì “cây nào thì đã đính tên chủ ấy” rồi! Những tên mãi quốc cầu vinh, nhúng tay vào ký kết mật ước Thành Đô bán nước cho Tàu, như Nguyễn văn Linh ký xong cũng bị bệnh ung thư mà chết, Lê Duẩn cũng đã ra tro bụi hôi thối, và chỉ còn được nhắc đến như một tên tội đồ, Đỗ Mười cũng... đang nguy kịch, chuẩn bị mang đồ nghề xuống... địa ngục mà hoạn heo tiếp, rồi chờ ngày “đầu thai” làm một loài súc vật có cái tên... phản cảm, mà dân gian đã đang “truyền tụng”, là loài “bò tót ĐM” chứ không phải “bồ tát tự xưng”! “Sống thì làm quỷ làm ma, đến khi chết xuống hóa ra nhục nhằn!”, “càng gian ngoan lắm, càng oan trái nhiều!”. Những kẻ bán nước hại dân, những kẻ ác tâm vô đạo hãy nhìn vào đấy để thấy tương lại của mình, tham lam cướp bóc cho nhiều, khi chết có mang theo được gì ngoài sự ô nhơ cho chính mình và con cháu mình, còn của cải thế gian sẽ hoàn trả lại cho thế gian chứ có mang theo được đâu? Hãy coi những tên tội đồ của dân tộc được dân chúng ngàn đời sau cư xử như thế nào! Cái ngụy sử, gian sử của CS để nhằm tô vẽ, thần thánh hóa cái đảng cướp CS, với những tên đầu trâu trán khỉ, lòng lang dạ thú, ngay trong thời này đã bị vạch trần và bị phỉ nhổ rồi, chứ không cần đợi thời sau đâu!

Thật là “thiên bất dung gian”!

Người Dân
danlambaovn.blogspot.com


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Aw8%20%282%29

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Aw8%20%281%29

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Aw8%20%2815%29

.
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Nov 16, 2014 3:12 pm


Dạy môn “Hầu đồng” - Thời văn hóa ma quỷ chính thức lên ngôi!


Thiên Điểu

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Dua-hau-dong-vao-giang-day-cho-sinh-vien-dai-hoc-hinh-anh-10_onmg


Sau gần 80 năm ra đời, hơn 70 năm cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang hệ ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng – còn gọi là chủ nghĩa vô thần – du nhập vào Việt Nam. Mặc dù vẫn luôn kiên định đi theo quan điểm xây dựng CNXH, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng việc quản lý, xây dựng văn hóa tâm linh ngày càng hỗn loạn, xói mòn và hủy hoại các giá trị văn hóa thuần túy dân tộc.

Về mặt khoa học, nền giáo dục Việt Nam từ cái nôi là nền văn minh lúa nước thời phong kiến, ngụp lặn trong giáo trình và phương pháp xưa cũ, hết kiểu Liên Xô rồi tới Trung Quốc. Các kiến thức căn bản đều luôn tụt hậu hàng 40-50 năm so với giáo trình tiên tiến trên thế giới.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Dua-hau-dong-vao-giang-day-cho-sinh-vien-dai-hoc-hinh-anh-7_rjhx

Những bất cập trong định hướng và tư duy giáo dục chạy đua bằng cấp theo kiểu học ăn cắp, học cho có cái bằng, học lấy danh… ngày càng đẻ ra những “trí thức” chỉ có cái bằng thật to mà không có một chút kiến thức thực thụ, khiến cho mặt bằng dân trí, văn hóa xã hội có không ít những câu chuyện dở khóc, dở cười mà không có bất cứ từ ngữ nào diễn tả đúng nghĩa được.

Ngay trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ, những phát ngôn hớ hênh không dừng lại ở ý nghĩa “sơ xuất” mà phản ánh khá rõ cái tâm, cái tầm trí tuệ hết sức sơ sài. Bao nhiêu năm thay đi đổi lại, ngay đến những giáo trình giảng dạy sơ cấp cũng phải nhập khẩu, mua bản quyền từ nước ngoài, để xảy ra cả tai vạ bị Trung Quốc lợi dụng, đưa các nội dung tuyên truyền ảnh hưởng lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc vào đầu độc thế hệ trẻ.

Về mặt xã hội, việc quản lý các loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh ngày càng bất cập. Chủ yếu là nắm cái ngọn để tìm cách thu lợi chứ không hề có định hướng giáo dục, tôn tạo.

Sau thời kỳ “chống mê tín dị đoan”, việc đánh đồng tôn giáo vào loại hình mê tín, phản khoa học… để đập phá đình, chùa, miếu mạo  thời kỳ 1977-1983  đã khiến cho đời sống văn hóa tâm linh ở cộng đồng người dân cả nước đi vào ngõ cụt không lối thoát.

Việc phục hoạt tôn giáo sau này, tuy không chính thức thừa nhận sai lầm của chính sách bài tôn giáo trong giai đoạn triệt phá trước đó, nhưng nó ghi nhận chính quyền vì nhiều lý do đã phải thừa nhận tôn giáo là một văn hóa không thể tách rời đời sống con người. Tuy nhiên, cái đuôi “định hướng” của tư tưởng chính trị vẫn tiếp tục ngoáy nát đời sống tâm linh của xã hội.

Tiền bạc và chính trị thao túng thần thánh


Nếu nhìn vào những ngôi chùa, những nhà thờ, những dịch vụ ăn theo tôn giáo, tâm linh mọc lên như nấm với đủ mọi hình thức thì có vẻ như chế độ đang rất tôn trọng tôn giáo, tôn trọng văn hóa tâm linh. Từ các quan chức hàng đầu bảo trợ, cắt băng khánh thành cho công trình chùa chiền, tới các quan chức, cá nhân… đua nhau lên chùa cầu danh cầu lợi, mưu cầu cá nhân, thể hiện một thứ văn hóa thụ động, ỷ lại, thiếu vắng kiến thức và bản lĩnh, gián tiếp gây nên phong trào đồng bóng, cúng bái núp sau danh nghĩa tâm linh đua nhau ra đời. Hậu quả tai hại của loại “văn hóa” này là liên minh ma quỷ giữa cán bộ và đồng bóng trong các dịch vụ lừa đảo tìm hài cốt liệt sĩ. Dân gian gọi thẳng là trò “ăn xác chết”, một so sánh sát thực về hành vi trong các câu chuyện về ma quỷ mất tính người, Để lại không ít hệ lụy đầy nhức nhối trong xã hội!

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Dua-hau-dong-vao-giang-day-cho-sinh-vien-dai-hoc_EMSL

Đặt chân tới các khu danh lam, thắng cảnh, chùa chiền nổi tiếng, không nơi nào không nhìn thấy cảnh mua bán bát nháo, các hành vi phi văn hóa. Các ngôi chùa, không kể cũ mới, lẽ ra là nơi thanh tịnh, yên bình để con người tìm về với không gian đạo hạnh, tu tĩnh tâm hồn thì các nhà hàng, quán ăn, các dịch vụ ăn theo đủ kiểu chen lấn đến tận chân nơi thờ phượng. Các dịch vụ mượn danh “nâng cấp; khai thác du lịch” thẳng tay tàn phá không gian thiên nhiên để trục lợi, mang bàn tay nhớp nhúa, được “bảo kê” bởi các giấy phép của chính quyền đầy các toan tính tiền bạc, lời lỗ thọc vào cái nơi xuất phát của tâm linh.

Đau xót thay! Cái ăn theo thô bạo của những kẻ thiếu nhận thức ngày nay lại được hậu thuẫn bởi chính những mưu toan chính trị, quyền lực! Những “ông sư” hủ hóa, ăn chơi trác táng, lừa đảo…, thậm chí phớt lờ cả luật pháp vẫn ngang nhiên hoạt động.

Các hành động lộ rõ sự “cưng chiều” với loại hình Phật giáo qua việc các quan chức công khai tham gia các hoạt động, nghi lễ. Mở đường cao tốc lên Chùa Bái Đính, cấp phép dễ dàng cho các chùa mới… Trong khi đó, các việc liên quan xâm hại quyền lợi của Công giáo – ví dụ điển hình là việc nhùng nhằng không trả một phần cơ sở tu viện của nhà thờ Thái Hà, san lấp đất của giáo xứ ở Hồ Ba Giang, cưỡng chế, áp đặt đối với Phật giáo Hòa Hảo, Chùa Liên Trì.v.v. lại là một ví dụ thể hiện ý đồ chính trị hóa, kiểm soát tôn giáo một cách thô bạo, bất bình đẳng.

Từ đứng sau hậu thuẫn thành công khai


Chưa dừng lại ở sự hậu thuẫn, giờ đây Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đưa thêm vào chương trình đào tạo một bộ môn mới: Môn Hầu đồng(!?).

Loại hoạt động bị tất cả các tôn giáo chính thống, lâu đời thừa nhận nó là biểu hiện của ma quỷ - ma quỷ đúng nghĩa đen – và từng là đối tượng chính trong phong trào chống mê tín dị đoan của chế độ, nay được hợp pháp hóa bằng cách đánh tráo là loại hình “văn hóa dân gian được nhìn nhận”!

Nhìn nhận một hoạt động, một sự việc, một vật... trong thực tế bằng con mắt là để thấy. Nhưng nhìn nhận để giáo dục, đào tạo là đưa cái nhìn thấy vào tâm hồn, vào trí não. Các giảng viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội nhìn nhận ra sao khi nhìn một nghi lễ cúng tế dân gian thành hoạt động  đồng bóng, cầu hồn  (Hầu đồng) là văn hóa?

Hậu thuẫn cho đám đồng bóng, ma quỷ hoành hành, lừa mị, moi tiền... chưa đủ. Phải chăng giờ đây cần phải đào tạo thêm nhiều nữa để phá nốt những dấu tích văn hóa dân tộc đang ngày càng tan nát? Bịt chặt góc nhìn đúng sai trong lương tri con người?

Nguồn tham khảo:

http://motthegioi.vn/tieu-diem/dua-hau-dong-vao-giang-day-cho-sinh-vien-nganh-van-hoa-du-lich-119870.html

http://www.baomoi.com/Can-canh-thu-rung-bi-xe-thit-tai-chua-Huong/137/10390034.epi

http://news.zing.vn/Choang-voi-canh-bao-luc-truoc-chon-cua-Phat-post235277.html

http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Muon-chon-linh-thieng-len-ong.html
Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeFri Jan 02, 2015 10:48 am


Chùa Hay Tuồng?
Áo Cà Sa Kiểu Mới Theo Định Hướng XHCNVN

These monks are probably Sư Quốc Doanh in Viet Nam. What they wear looks more like fashion shows created by some European designers and not from respectable Buddhist monks. What did they do with their traditional, classic saffron robes that we are accustomed to see? They should be ashamed of themselves for being so eccentric and parading in such outrageous and ridiculous colorful garbs.
Never Seen This Before. How sad!
 
Áo cà sa mầu mè rực rỡ giống như các nghệ sĩ trên sân khấu trong những tuồng cải lương hay hát bội. Các sư Quốc Doanh này đua nhau làm trò lố bịch cho thiên hạ cười. Buồn.

ThoThoVu


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo %2a

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Ma+t%C4%83ng+Th%C3%ADch+Tr%C3%AD+Qu%E1%BA%A3ng+1

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 2014-DEC-29-CH%C3%99A-HAY-TU%E1%BB%92NG.-300

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 2Q==

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo VTT-58-MAY-17-S%C6%AF-QU%E1%BB%90C-DOANH

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo VTT-58-MAY-17-S%C6%AF-QU%E1%BB%90C-DOANH-2

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Temp-danlambao-25

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo IgHb-JBn83ckNOJa8231M5iwdRNddR_kTgR5Lh9tsreN3aXTHjA1ESYP3Cyiihz1tE74flYon7Ia86UQLVUnxLVkga5zWF2Ho4EHeSH2D3zyt3BTFwmFj7wr4kyq12Mj3A

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Hatboi3
Về Đầu Trang Go down
huetim
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun May 31, 2015 8:46 am


Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo PhatGiaovaHoTapChuong


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhìn bức tượng Hồ Chí Minh ngồi chễm chệ giữa chánh điện, xem buổi lễ mừng sinh nhật của họ Hồ cùng lúc với Đức Thế Tôn thị hiện, đọc những lời nịnh bợ đảng CS một cách trơ trẻn của các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, một người Phật tử có chút nhận thức nào cũng không khỏi lấy làm hổ thẹn trước tình trạng tha hóa trầm trọng của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.

Đọc lại lịch sử đạo Phật sau khi Đức Bổn Sư nhập diệt để lần nữa nhận ra "Phật Giáo Việt Nam" đang suy tàn tương tự.

Vườn Lộc Uyển (Sarnath) là một trong những Phật tích thiêng liêng nhất của đạo Phật vì đó là nơi Đức Bổn Sư đã giảng những bài pháp đầu tiên dẫn tới thời cực thịnh của Phật Giáo Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ bảy, nhưng sau đó Phật Giáo Ấn Độ suy tàn. Ngày nay, di tích Vườn Lộc Uyển chỉ là những đống gạch vụn trong ý nghĩa tinh thần lẫn vật chất. Hàng loạt lý do dẫn tới sự suy tàn của Phật Giáo trong đó có vai trò của đạo Bà La Môn, sự tàn sát của đạo quân Hồi Giáo nhưng một trong những lý do mà chính Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều học giả Phật Giáo đồng ý đó là sự thoái hóa và biến chất của hàng tăng sĩ Phật Giáo thời đó.

Trong tiểu luận Vì sao Phật Giáo suy tàn tại Ấn Độ của nhà nghiên cứu Phật Giáo D.C. Ahir (1928-2012) đã viết: “Chúng ta phải thừa nhận rằng chính những tín đồ Phật Giáo lãnh phần trách nhiệm lớn cho số phận đáng buồn của tôn giáo của họ... Ðức Phật là một vị thầy tôn giáo đầu tiên ở Ấn Ðộ, hay nói đúng hơn là toàn thế giới, cổ vũ những đệ tử của mình đi và đi khắp nơi vì hạnh phúc và lợi ích của nhiều người... Nhưng bất hạnh thay, các tăng sĩ về sau đã không giữ những tiêu chuẩn dành cho họ. Khi các tu viện trở nên giàu có, thì hoạt động chính của họ được coi là đào sâu việc nghiên cứu từ chương thay vì truyền bá Giáo Pháp, tăng sĩ đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng, và tương quan giữa tăng sĩ và cư sĩ bị thụt lùi. Các vị Tỳ Kheo trở nên xao lãng và thụ động đối với những mục đích thực tiễn. Ðiều nầy làm cho Phật Giáo suy yếu.”

Đức Đại Lạt Ma, qua tác phẩm Câu chuyện Tây Tạng: Những cuộc trò chuyện với Đức Dalai Lama (The Story of Tibet: Conversations with the Dalai Lama) của Thomas C. Laird, cũng đã giải thích một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn của Phật Giáo là từ các lý do nội tại Phật Giáo: “Tôi nghĩ rằng trong trường hợp Tây Tạng cũng thế, y hệt như trường hợp Ấn Độ, có xu hướng xem xét những nguyên nhân bên ngoài. Khuynh hướng xem xét trước tiên những tác động ngoại lai đã mọc rễ sâu trong đầu con người và khó loại bỏ. Chúng ta chẳng thể làm được gì nhiều về những người khác, về những tác động ngoại lai. Nhưng chính chúng ta, nếu chúng ta không tu hành tốt, không giữ gìn giới luật, thì tôn giáo chúng ta trở thành giả dối. Đây là sự thật. Vậy đây đúng là lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng”.

Trong tam bảo Phật, Pháp, Tăng, Tăng là những vị mang giáo pháp của Đức Phật đến với con người và do đó Tăng sĩ cũng là những vị trực tiếp có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đối với tầng lớp cư sĩ Phật Tử. Trong suốt bốn mươi lăm năm gieo rắc hạt giống từ bi, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dành chuyến hoằng pháp cuối cùng từ thành Vương Xá đến xứ Kusinara để nhắc nhở ba điểm bất di bất dịch của một tu sĩ Phật Giáo: Giới, Định, Huệ. Đi tu để cầu giải thoát cho mình và cứu độ cho đời. Người Phật tử kính trọng tăng không phải chỉ vì chiếc y các thầy đắp mà còn vì hạnh nguyện cao cả các thầy đã chọn.

Từ khi được đảng CSVN thành lập ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội và được xếp vào một trong 37 thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” chỉ là một đoàn thể xã hội giống như các đoàn thể khác trong mặt trận như Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam v.v... Một tôn giáo có lịch sử hai ngàn năm truyền thừa và đã đóng góp một phần không nhỏ cho mảnh đất hình chữ S này còn tồn tại trên bản đồ thế giới, được đặt vào vị trí ngang hàng với một hội làm vườn, cắt cỏ nhưng không một lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” nào phàn nàn hay thắc mắc.

"Huân chương Hồ Chí Minh"


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tmp-danlambao

Sự tuân phục, phụ thuộc của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” vào đảng CS trầm trọng đến mức nhiều văn kiện từ một bài văn, bài báo bình thường cho đến đạo từ quan trọng nhân đại lễ Phật Đản của Pháp Chủ tối cao cũng không quên dành một phần lớn để ca ngợi công ơn cao dày của đảng CS. Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” công bố nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2556, tháng 5 năm 2012 là một bằng chứng.

Thông điệp Phật Đản lẽ ra là một dịp để nhắc đến công ơn của Đức Phật đã thị hiện trên thế gian để cứu vớt chúng sinh bị đắm chìm trong ô trược, soi rọi ánh sáng từ bi trí tuệ vào nhận thức con người đang lạc loài trong tăm tối vô minh, khơi mạch suối tình thương chảy vào thung lũng hận thù giết chóc. Nhưng không, Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ, vỏn vẹn chỉ một trang nhưng phân đoạn dài nhất được dành để ghi ơn Đảng Cộng Sản Việt Nam trao tặng cho giáo hội “huân chương Hồ Chí Minh”, các huân chương và bằng khen khác:

“…Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự trên tất cả các lĩnh vực Đạo pháp và Dân tộc cũng như quan hệ đối ngoại Phật sự quốc tế; được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng xã hội đánh giá cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhân dịp này, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh lần thứ hai cho Giáo hội, cùng một số chư Tôn đức, Cư sỹ, Phật tử có nhiều thành tựu Phật sự ích đời lợi đạo đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ và Chính quyền các cấp. Đây là minh chứng ghi nhận những đóng góp to lớn của giới Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc.”

Huân chương để làm gì?
Bằng khen để làm gì?


Là tu sĩ, có gì cao quý hơn vinh dự được mang họ Thích, được đắp y truyền thừa của Phật, được nương tựa vào Chánh Pháp. Danh lợi, quyền lực là một trong những giới cấm tối quan trọng của một bậc xuất gia.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Hcm-suhomang-original

Điều mỉa mai hơn, đạo từ nhằm đề cao danh lợi, đánh bóng quyền lực của một đảng vô thần lại được công bố đúng trong ngày một bậc thánh nhân ra đời chỉ để rồi 29 năm sau từ bỏ mọi quyền uy bậc nhất dành cho ngài, rời cung vàng điện ngọc, cắt mái tóc Đông cung Thái tử trả lại vua cha, khoác lên người một mảnh áo vàng và đi bằng đôi chân đất vào lòng thế gian đau khổ. Hai ngàn năm trăm năm từ ngày đại nguyện đó, trên đất nước Việt Nam có những kẻ tự nhận là con Phật, chọn ngày sinh của ngài để vinh danh, ca ngợi tầng lớp cai trị đang chà đạp lên những quyền căn bản của con người mà đức Phật đã dành 45 năm để hoằng dương giá trị. Một câu cũng đảng, hai câu cũng đảng, không một dòng nào trong đạo từ nhắc đến ý nghĩa sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa và bảy bước đi trên bảy đóa sen màu nhiệm.

Sự suy thoái của Phật Giáo từ cuối thời nhà Trần như cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết trong Lịch sử Phật Giáo Việt Nam không chỉ là một bằng chứng mà còn là bài học:

“Thế mà Ðạo Phật trong đời nhà Trần, chỉ thịnh phát trong khoảng 50 năm đầu, rồi dừng lại và thoái bộ mãi. Vì hai lý do làm cho Ðạo Phật không thể tiến phát được là ở bên ngoài, sự cạnh tranh ráo riết, có nhiều khi là cả một sự đàn áp của Khổng-Giáo; và ở bên trong, giáo lý Ðạo Phật dần dần bị xen lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo, ngoại đạo mà các vua chúa trong đời nhà Trần rất sùng mộ.”

Hôm nay, một lần nữa, các lãnh đạo "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam" thỏa hiệp với giới cai trị và biến đạo Phật thành một loại tà đạo mê tín dị đoan.

Tượng Hồ Chính Minh trên chánh điện Phật

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Hochiminh-tho-danlambao

Đặc tính tà đạo thể hiện qua cách chư tăng giáo phẩm đắp đại y và lạy trước tượng Hồ Chí Minh, một kẻ can tội diệt chủng qua cái chết của hàng ngàn người dân vô tội trong Cải cách Ruộng đất vô cùng bất nhân ở miền Bắc, cho cái chết thảm thương của nhiều ngàn dân Huế trong Tết Mậu Thân và cho sinh mạng của ba triệu người Việt trong suốt hai mươi mốt năm chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực.

Về mặt giới luật, lạy một người chết, dù là ảnh, tượng, hay xác cũng phạm giới. Một tăng sĩ lạy cha mẹ ba lạy để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục khi xin phép xuất gia. Sau khi được cha mẹ đồng ý và đã làm lễ thí phát, tăng sĩ Phật Giáo không lạy người chết nữa dù người đó là ai. Những giới luật căn bản như thế, các tăng sĩ Phật Giáo chắc chắn đã học qua và được dạy phải sống đúng với giới luật. Các lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam dĩ nhiên biết rõ nhưng miếng bả danh vọng, lòng tham lam quyền lực đã cuốn hút họ ngày càng lún sâu vào con đường tha hóa trần tục.

Xây tượng lớn để làm gì?

Và mới đây, để phụ họa với phong trào xây tượng các lãnh tụ CSVN, các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” cũng cho xây tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hết sức tốn kém và hãnh diện là tượng đồng Phật Hoàng lớn nhất Việt Nam.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tmp-danlambao

Xây chùa lớn, tượng đẹp để làm gì trong khi cả một dân tộc đang trầm luân trong độc tài, nghèo nàn, lạc hậu?

Trong thời đại Lý Trần, thời đại vàng son của Phật giáo Việt Nam, nhiều nhà sư đã tham gia trực tiếp vào việc trị nước chăn dân và hầu hết vua chúa không những đều là Phật tử mà còn là tổ của các Thiền tông lớn, nhưng không phải vì thế mà Phật giáo trở thành lực lượng thống trị xã hội. Trái lại, các tôn giáo khác tại Việt Nam vẫn tồn tại và có ảnh hưởng quan trọng trong mọi sinh hoạt văn hóa xã hội, thương yêu và gắn bó với nhau.

Các nhà vua thời Lý, thời Trần với quyền hạn tuyệt đối, nhưng thay vì xây dựng những đền chùa nguy nga bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân, các ngài đã để lại cho chúng ta ngày ngay những tổ đình uy nghiêm, tôn kính nhưng với một kiến trúc vô cùng khiêm nhượng. Tại sao? Đơn giản bởi vì các ngài là những vị vua nhân từ, lãnh đạo một đất nước vừa nghèo khó, vừa phải lo chống đỡ các triều đại Bắc phương không ngừng xâm lấn. Các ngài đã biết đặt sự an lạc của dân tộc lên trên sự hưng thịnh riêng của tôn giáo mình. Các lãnh đạo Phật Giáo ngày nay đã xa rời tinh thần bao dung, từ bi và đơn giản của đức vua Trần Nhân Tông.

“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” là gì?


Phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” không đại diện cho truyền thống của một tôn giáo đã gắn liền với dòng sinh mệnh Việt Nam mà chỉ nói lên sự sợ hãi, phụ thuộc, nô lệ vào đảng CS. Đảng CS và dân tộc Việt Nam không đồng hành về tương lai mà cũng chưa hề đồng hành trong quá khứ.

Nhân dân Việt Nam muốn gì?


Nhân dân Việt Nam muốn có một cuộc sống an bình thịnh vượng trong một cơ chế chính trị dân chủ pháp trị và phát triển toàn diện phù hợp với thời đại văn minh dân chủ. Chính quyền trong cơ chế chính trị dân chủ có nhiệm vụ ngăn chận mọi hình thái độc quyền, bảo đảm công bằng xã hội và bình đẳng cơ hội cho mọi thành phần dân tộc và mọi miền đất nước, tạo dựng môi trường, điều kiện và cơ hội đồng đều để mỗi người phát huy khả năng và sở thích đặc thù, đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh mới cho toàn dân và cho nhân loại.

Đảng CS muốn gì?

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tmp-danlambao

Sau hơn 80 năm qua nhiều lần thay màu đổi dạng nhưng Đảng vẫn duy trì một mục đích áp đặt quyền cai trị tuyệt đối lên toàn dân tộc Việt Nam, sống giàu sang phú quý trên mồ hôi nước mắt và xương máu nhân dân, kiểm soát mọi sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của đời sống con người, áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt một cách không nương tay các hành vi chống đối, mọi tiếng nói bất đồng phát sinh từ trong lòng dân tộc. Hãy xem những hình ảnh nội thất của người đốn củi Nông Đức Mạnh và của binh nhì Lê Khả Phiêu để thấy sự xa cách giữa đời sống của hai Tổng bí thư CS và của tuyệt đại đa số còn lại của dân tộc Việt Nam. Chúng không có một chút xót thương cảm thông, chia sẻ nào dành cho đại đa số người dân đang chịu đựng trong nghèo nàn thiếu thốn. A dua theo chúng, cúi đầu tuân phục chúng là tòng phạm bán nước.

Phân tích để thấy, dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa Cộng Sản chẳng những không chia sẻ một mục đích cuối cùng chung mà còn mâu thuẫn đối kháng ngay từ trong căn bản. Do đó, về lý luận cũng như về thực tế, không bao giờ có chuyện “đảng song hành cùng dân tộc” như các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” lập đi lập lại khẩu hiệu “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” tuyên truyền mị dân của đảng CS.


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Suhomang-2-original.jpgoriginal

Lịch sử đạo Phật đã cho thấy, trong thời đại nào và ở đâu, các hàng tăng sĩ lãnh đạo Phật Giáo thỏa hiệp với tầng lớp thống trị, bị lôi cuốn vào vòng lợi danh và quyền lực, bàng quan trước nỗi khổ đau bất hạnh của con người, ở đó Phật Giáo không còn là đại diện cho đạo từ bi của Đức Phật. Kẻ sát nhân chỉ giết một người hay vài người, nhưng một khi các lãnh đạo tôn giáo, trong trường hợp này là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, bị tha hóa, toa rập với đảng CS vô thần để hủy diệt đời sống tinh thần của nhiều triệu người, những lãnh đạo Phật Giáo đó có trọng tội đối với dân tộc không khác gì lãnh đạo đảng CSVN.

26.05.2015
Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
tuetam
Khách viếng thăm




Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeFri Dec 04, 2015 5:04 pm


Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng?


Hoàng Xuân
Gửi đến BBC từ Sài Gòn

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 151202093700_su_mao_640x360_tg

Sư Thích Thanh Mão ở Hưng Yên nói 'Thanh niên không uống rượu thì chán lắm'

Ai 'đẻ ra' những ông sư hổ mang?

Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta - những người Việt đang sống trên đất nước này. Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh. Chúng ta đã là người tạo ra họ.

Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo... Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.

Sư và phật tử gần gũi như hàng xóm láng giềng, như ông nội ông ngoại, hiền từ, hiểu biết, tự thân làm gương nên khuyên răn điều phải con cháu đều nghe.

Cách đây mấy chục năm, ngôi chùa gần nhà tôi mái ngói nâu thâm rêu, những bức cửa gỗ che mờ mờ không gian thờ cúng bên trong. Sân rất rộng, vài cây bồ đề cổ thụ tỏa mát rượi.

Trẻ con xung quanh vào đó tha hồ chạy nhảy, học bài cả mùa hè. Các bà ni rất hiền, thỉnh thoảng gọi bọn trẻ con lại cho trái cây ăn.

Ngôi chùa in trong tâm trí tôi một vùng an lành suốt thời thơ bé.

Mấy chục năm sau, về nhà, tôi hết hồn. Ngôi chùa cổ kính xưa đâu còn? Một công trường rộn rực đang tới tấp phá bỏ, dựng lên một cung điện vàng son.

Màu sắc tưng bừng phồn thực, tượng Phật ánh vàng lấp lóa, chung quanh đèn led tỏa ra muôn ngọn hào quang. Cổ thụ bị đốn sạch, thay vào những chậu hoa đỏ xanh đủ cỡ.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 151202111822_vietnam_temple_640x360__nocredit
Ngày xưa niềm tin đến từ không gian đình chùa, đền đài cổ kính

Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng "có cả bộ trộn nhạc sàn", khoe uống rượu "nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui", "uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm".

Sư Thích Thanh Cường ở Hải Dương khoe điện thoại Vertu, "đập hộp" Iphone 6, mặc quần áo rằn ri cầm súng, hoặc cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn...

Tôi không tin họ ngớ ngẩn đến mức không biết đã vi phạm giới răn của Phật. Vậy lý do nào cho họ tự tin, thoải mái làm điều đó trên công luận và mạng xã hội?

Niềm tin vô lối


Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.

Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.

Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái...

Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.

Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách "bịt miệng" Phật, chứ thành tâm nỗi gì?

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 151202112028_vietnam_bai_dinh_640x360__nocredit
Ngày nay chùa chỉ là phương tiện làm ăn

Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 151202115032_viet_so_640x360_vietnambelief_nocredit

Trong số người đó, trước của cải vật dụng ngồn ngộn tự dưng hiến đến, sao tránh khỏi có những kẻ nổi lòng tham lam?

Chưa kể đến những kẻ khôn ngoan, tinh vi hơn, chủ động dựng chùa để thu hút bá tánh cúng dường. Chùa với họ chỉ là một phương tiện làm ăn, một "Công ty trách nhiệm hữu hạn" vốn ít mà lời lãi nứt cả tường. Việc ít, đơn giản. Học thuộc vài bài kinh, tập gõ mõ tụng niệm, bịa ra ít truyền thuyết về sự linh thiêng, thế là ung dung ngồi chùa hái tiền.

Một cô bạn tôi kể: Ở làng hồi ấy có anh mang biệt danh Ba Búa. Nghe nickname biết anh không phải hiền lành gì rồi. Ảnh bỏ làng đi ít lâu, ngày nọ về tự dựng nên cái chùa.

Thiên hạ đồn linh thiêng lắm, cúng dường rầm rập. Có chị làng trên thường xuyên đến làm công quả. Rồi một hôm tự dưng thấy sư Ba Búa lại bỏ đi. Chị nọ đến chùa la làng quá trời đất. Té ra đã ôm cái bụng bầu mấy tháng.

Dân Việt Nam mình dễ tin lắm. Cứ thấy chùa là cúng vái bất kể chùa thật hay chùa giả. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh có khi càng dễ nữa. Cứ dựng lên một mái chùa, ê a niệm phật, thế nào cũng có người lặn lội mang của đến nuôi.

Những "chùa" này nhiều phần được dựng lên tự phát, không do Giáo hội Phật giáo cấp phép và quản lý.

Vô số chùa giả ở Việt Nam đã từng bị truyền thông phát hiện.

Nhưng bây giờ nhiều người cúng dường nặng tay lắm. Tôi có người bạn từng tu hành ở chùa nọ trước khi đi nước ngoài. Bạn kể có người cúng cả một mảnh đất lớn trên đường đi Đà Lạt: "Có rừng, có suối. Thầy làm am đẹp lắm". Cúng xe hơi là chuyện thường.

Trong câu chuyện với báo Lao động, sư Thích Thanh Mão cũng nhắc đến món cúng dường 10 tỉ mà "anh H. nào đó, Cục phó, hứa cho để xây lại chùa". Chi tiết này không kiểm chứng được, nhưng so với những câu chuyện thực tế tôi biết, nó cũng không khó tin.

Nhưng Phật dạy, việc ác hay lành, gặp điều cầu được hay không là do nhân quả của chính mình. Do những việc chính mình đã làm, gieo lành gặt lành, gieo ác thì gặt ác.

Phật không cân đong vật phẩm người đời mang đi hối lộ, vì với Phật sắc cũng là không. Thích Ca đã từ bỏ cả hoàng cung để đi tìm sự an lạc trong thân tâm thì sá gì mấy con heo quay, mà đem nó lấy lòng ngài cho được?

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 150724105207_vietnam_airport_640x360_getty_nocredit
Tầng lớp trên cho con cái đi định cư ở nước ngoài 'để được sống tử tế hơn'

Lý do nào giải thích cho hiện trạng cuồng tín của nhiều người Việt Nam bây giờ?

"Lung lay niềm tin vào xã hội" có vẻ là một câu trả lời chưa hoàn toàn thấu đáo.

Tôi cho rằng chùa, sư ở Việt Nam bây giờ (trong phạm vi những hiện tượng đang đề cập), cũng như những hiện tượng tương tự trong các lĩnh vực khác, chỉ là phản ánh bình thường của một xã hội hỗn độn, quá nhiều dối trá, lừa lọc, vị kỷ và tham lam.

Tách riêng chúng ra thì không thể lý giải và tìm ra nguyên nhân chính xác được.

Chọn thái độ nào với chúng?


Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất "tầng lớp trên" tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.

"Đi để con mình được sống tử tế", đấy là mục đích và mơ ước của họ.

Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt. Mặc kệ sự đời.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSat Jan 02, 2016 12:10 am

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Chualientri-danlambao

Thông báo khẩn của Hội đồng Liên tôn Việt Nam về Chùa Liên Trì, Thủ Thiêm

Cả hai (chùa và thầy) từ lâu là cái gai cần phải nhổ vì đó vừa là mảnh đất vàng sinh nhiều lợi nhuận, vừa là “địa điểm đen” do chỗ làm nơi bảo bọc dân oan trên hành trình dài đòi đất đầy khổ nhọc, nơi an ủi các thương binh VNCH, nạn nhân của lòng thù hận khôn nguôi, nơi che chở những cuộc họp mặt của các tổ chức xã hội dân dự độc lập, “lực lượng thù địch” đối với nhà cầm quyền. Đó là chưa kể việc từ đầu năm nay, công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của thân nhân họ rồi còn còn đe nẹt "VN vào TPP xong sẽ xúc chùa"...

*

Kính gởi:

- Quý Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Đồng kính gởi:

- Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo.
- Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế, các Cơ quan báo chí hoàn vũ.
- Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Sau 2 Tuyên bố về Chùa Liên Trì của Hòa thượng Thích Không Tánh tại Thủ Thiêm, Quận 2, thành phố Sài Gòn, vào ngày 30-08-2014 và ngày 31-05-2015; nay bước sang năm 2016, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại quốc nội lại buộc phải lên tiếng tố cáo tội ác chà đạp nhân quyền và tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Như công luận đã biết, cách đây nhiều năm, toàn bộ khu vực Thủ Thiêm đã được nhà cầm quyền lên kế hoạch biến thành “khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á” nhưng bằng những cách sau đây:

- Tiến hành giải tỏa trắng trên chục ngàn hộ dân sinh sống nơi đây với giá bồi thường rẻ mạt và bất chấp các quy định pháp luật do chính họ đặt ra mà bị các nạn nhân tố cáo.

- Cưỡng chế thô bạo đối với những người dân khiếu kiện không chịu nhận tiền di dời, đến độ gây ra cái chết đau thương cho một số người và cảnh sống điêu đứng cho hàng vạn người.

- Xóa sạch mọi dấu vết của các cơ sở tôn giáo, để tiếng nói của đạo đức và biểu hiện của tâm linh không còn xuất hiện nơi khu đô thị được những kẻ vô tôn giáo và vô lương tâm xây dựng này.

Một trong những nạn nhân tiêu biểu của những con người chỉ biết quyền lực và quyền lợi ấy, chính là chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chốn trụ trì của Hòa thượng Thích Không Tánh. Cả hai (chùa và thầy) từ lâu là cái gai cần phải nhổ vì đó vừa là mảnh đất vàng sinh nhiều lợi nhuận, vừa là “địa điểm đen” do chỗ làm nơi bảo bọc dân oan trên hành trình dài đòi đất đầy khổ nhọc, nơi an ủi các thương binh VNCH, nạn nhân của lòng thù hận khôn nguôi, nơi che chở những cuộc họp mặt của các tổ chức xã hội dân dự độc lập, “lực lượng thù địch” đối với nhà cầm quyền. Đó là chưa kể việc từ đầu năm nay, công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của thân nhân họ rồi còn còn đe nẹt "VN vào TPP xong sẽ xúc chùa".

Nay để trấn an dư luận, đồng thời để lừa gạt quốc tế, nhà cầm quyền đã cấp tốc xây dựng một cơ sở tại Cát Lái để buộc Hòa thượng Thích Không Tánh cùng đệ tử phải dời về.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Tmp-danlambao

 Đây chỉ là ngôi nhà một mái, dài khoảng 25m và ngang khoảng 4,5m, hoàn toàn không có dáng vẻ, tính chất và chức năng của một ngôi chùa, nằm ở khu vực giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, dân cư rất còn thưa thớt, thành ra ít hiệu quả trong việc phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân, ngược lại nhiều khó khăn trong việc thi hành công tác từ thiện như chùa Liên Trì đã thực hiện lâu nay tại Thủ Thiêm. Ra giêng, trước đại hội đảng CS lần thứ 12, biện pháp cưỡng bức di dời này sẽ được thực hiện.

Trong tinh thần hiệp thông tôn giáo, với sứ mạng bảo vệ nhân quyền, trước nhiệm vụ tố cáo tội ác, Hội đồng Liên tôn Việt Nam đưa ra Thông báo khẩn này cho quốc dân và quốc tế. Xin tất cả mọi người cùng lên tiếng trợ giúp cho những vị tu hành và chốn tu hành đang phải đối đầu với ma vương tà lực.

Với thành tích tội ác này, cùng với những tội ác gần đây như đàn áp các tôn giáo, các dân oan, các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà hoạt động công đoàn, nhà cầm quyền Việt Nam phải bị loại khỏi ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, xứng đáng đứng vào ghế bị cáo trong CPC (Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo) và đừng trông mong ngồi vào ghế TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) như lòng mong mỏi.

Việt Nam ngày 01-01-2016

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

Cao Đài:
- Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

Công Giáo:
- Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
- Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
- Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
- Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
- Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)

Phật Giáo:
- Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
- Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)

Phật Giáo Hoà Hảo:
- Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
- Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
- Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
- Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
- Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)
- Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)

Tin Lành:
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
- Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
- Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
- Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo HoathuongThichKhongTanh

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo DSC03477-305




Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Apr 18, 2018 6:02 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeThu Mar 16, 2017 3:04 pm


Nếu tượng Phật mà biết nói?


Viết từ Sài Gòn

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo D0db0b79-2a34-4d1f-a7f2-7e4800c4751b
Tượng Phật trong khuôn viên chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo được xây dựng từ năm 1744, một trong những ngôi chùa cổ nhất của TPHCM
AFP photo

Ở một đất nước mà hoạt động tâm linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng chí”. Người dân chuyển từ sùng bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”, các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sùng bái như một thần linh… Có lẽ, dân trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.

Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.

Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”.

Đương nhiên, lúc đó, đồng chí Phật không thể nói được gì bởi đồng chí là một pho tượng tọa thiền, ai có xem ngài là đồng chí, là lính là là gì thì cũng là chuyện của họ. Vấn đề là cái tinh thần đồng chí thì đã được các đệ tử của ngài dụng đến từ trước khi câu chuyện xảy ra rất lâu, từ những cuộc giấu súng trong chuông, trong chùa, biến chùa thành cơ sở hoạt động của đảng và nhiều hình thái hoạt động khác chẳng liên quan gì đến Phật giáo trong các ngôi chùa.

Cái tinh thần đồng chí ấy ngày càng mạnh hơn, khi mà tốc độ quay của đồng tiền ngày càng gây chóng mặt, người ta nghĩ đến chuyện buôn bán đồng chí của mình làm sao cho hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà chỉ mới mấy ngày đầu năm, có rất nhiều đồng chí Phật được đắp tiền khắp thân hình, thậm chí, có đồng chí đại đức ở đất Bắc nghĩ đến cách ban lộc cho các đề tử bằng việc cầm một nắm tượng của đồng chí Phật nhỏ bằng những ngón tay, vãi xuống cho đám đệ tử bên dưới, và các đồng chí đệ tử phía dưới tranh nhau các bức tượng đồng chí Phật gọi là lấy lộc đầu năm!

Và nếu bạn từng chứng kiến cảnh đó, xin đừng buồn, cũng đừng thấy Đức Thế Tôn bị người ta mạo phạm. Bởi, không có Đức Phật ở đây, không có Đức Phật ở các ngôi chùa mà quanh năm suốt tháng chỉ có các hoạt động ốp đồng và những phi vụ kinh tế, ban lộc, kính thưa các loại phi vụ, trụ trì thì không biết nửa câu kinh và hút thuốc lá, uống rượu, nhậu nhẹt, không ngoại trừ hẹn hò gái gú… Ở đó sẽ không có Đức Phật mà chỉ có các đồng chí Phật.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Image
Tượng Phật Di Lặc trong khuôn viên chùa Giác Lâm, TPHCM chụp hôm 29/3/2016. AFP photo

Bởi suy cho cùng, lịch sử về Phật Giáo là có thật, Đức Thế Tôn là có thật và các triết thuyết của ngài để lại cho hậu thế là có thật. Nhưng để chuyển hóa sự thật ấy thành một niềm tin tôn giáo, thành một nguyên tắc hành giả cho mỗi người, điều đó bắt buộc mỗi cá nhân là Phật tử phải có niềm tin và ý niệm lành mạnh về Đức Thế Tôn của mình.

Và một khi có đủ niềm tin và sự tôn kính đúng mực, thực hành đạo pháp đúng mức, tùy vào giới hạnh để thực hành thì ngay bản thân các Phật Tử ngoài xã hội cũng không có những hành vi tranh giành lợi lộc một cách nhố nhăng và hỗn độn như đang thấy, riêng về giới hạnh của các bậc Tì Kheo, chân tu, chắc chắn không thể là những hành động vớ vẩn, chẳng giống ai như vậy, thậm chí mạo phạm Đức Thế Tôn, vốc một nắm tượng Đức Thế Tôn ném xuống cho đệ tử gọi là ban lộc. Hoàn toàn không có chuyện đó nếu thực sự có ý niệm Đức Phật ở các thầy chùa kia.

Đơn giản, không có ý niệm Phật Giáo ở những tay gọi là tu hành, trụ trì kia mà chỉ có quan hệ đồng chí. Đồng chí Phật phải đứng ra bảo vệ đảng bằng chính sự tôn thờ, tin tưởng của các đồng chí Phật tử. Đồng chí Phật phải cho các Phật tử thấy rằng bản thân đồng chí cũng là một đảng viên và một khi được kết nạp đảng, đó là một vinh hạnh. Và quan trọng hơn cả, dưới những mái chùa Cộng sản xã hội chủ nghĩa, đồng chí Phật phải luôn nhớ rằng sứ mệnh bảo vệ đảng là sứ mệnh thiêng liêng nhất của đồng chí. Đảng xây chùa, đưa đồng chí vào chùa không phải để tôn thờ mà là để đồng chí có chỗ phục vụ cho đảng.

Cái tinh thần phục vụ đảng không từ bất kể ai dưới mái chùa xã hội chủ nghĩa này, từ đồng chí bồ tát cho đến đồng chí Phật tổ, đồng chí Di Lặc hay đồng chí Thích Ca, đồng chí A Di Đà… Tất cả đều để phục vụ và bảo vệ đảng. Khi cần, đảng sẽ ném các đồng chí xuống sân để phục vụ cho nhu cầu gọi là cầu lộc, cầu tài, cầu hên đầu năm của đám đông.

Và bạn đừng buồn, bởi Đức Phật của bạn vẫn ở trong tâm hồn, trong trái tim và trong tâm linh của bạn đó, ngài vẫn ngự trị với tất cả sự tôn kính và niềm tin của bạn. Ở đó không có sự lợi dụng hay mạo phạm, bởi tất cả những ý đồ mạo phạm và hành vi lợi dung đều không phải là ý niệm hay niềm tin tôn giáo. Và người ta đã ngang nhiên lợi dụng, mạo phạm tôn giáo để thực hiện mưu đồ xây dựng đảng và bảo vệ đảng. Những thứ đó không phải là tôn giáo.

Ở đó chỉ có những đồng chí Phật của đảng, và nếu nói được, không chừng các đồng chí Phật của họ sẽ xin họ một điều duy nhất, đó là được ra khỏi đảng. Bởi các bức tượng đã lấm lem, đã chóng mặt vì bị các đồng chí xoay vòng, bôi bẩn và trù dập. Làm một đảng viên Phật có vẻ còn khổ hơn làm một anh bộ đội vác súng ra chiến trường!

Không chừng, một lúc nào đó, các đồng chí Phật sẽ đồng loạt viết đơn xin ra khỏi đảng. Và lúc đó, câu chuyện lịch sử Việt Nam sẽ khác, ngã rẽ lịch sử thường bắt đầu từ những thần dân tôn giáo hay những đồng chí tôn giáo. Điều này chưa sai một li nào trong lịch sử!

Viết Từ Sài Gòn
RFA Blog
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeWed Apr 18, 2018 6:22 pm

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo %25C4%2591a%25CC%2580n%2Ba%25CC%2581p%2Bpha%25CC%25A3%25CC%2582t%2Bgia%25CC%2581o-danlambao 

Phật Giáo và việc đấu tranh cho lẽ phải

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Phật Giáo không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cho lẽ phải cho nhân quyền hiện nay ở trong nước. Tại sao thời VNCH Phật giáo đấu tranh rất quyết liệt nhưng bây giờ lại không dám? Nhân ngày 30 tháng tư, chùa có tránh nỗi sợ hãi để tổ chức ngày tưởng niệm cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam, cho người tị nạn chết trên đường vượt biển? Có biết ngày truyền thống người Nhật tưởng niệm nạn nhân ở Hiroshima? Sự cảm thông của đạo Phật với sự dau khổ, mất mát người thân trong chiến tranh, trong vượt biển, những tù nhân lương tâm ở VN tan biến nơi đâu? Truyền thống Phật Giáo vì cái thiện, cái đúng chống cái ác, cái sai ở đâu rồi?...

*

“Tụi nó” 


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Pha%25CC%25A3%25CC%2582t%2Bgia%25CC%2581o%2Bquo%25CC%2582%25CC%2581c%2Bdoanh2

Bước chậm rãi trên đường vào cổng chùa, ông cảm thấy bồi hồi. Bao nhiêu kỹ niệm từ thời thơ ấu cùng mẹ đến chùa, nhớ đến bàn tay ấm áp của mẹ, đến mùi hương trầm dịu dàng, cảnh thanh thoát, yên bình trong chùa của ngày nào. Vượt biển, định cư nước ngoài, bao năm trở lại, bao nhiêu vật đổi sao dời nhưng cảnh chùa vẫn như không gì thay đổi.

Ông cởi giầy vào lễ phật nhưng lại sực nhớ một câu chuyện. Một ông bạn từ Mỹ về, khi lễ Phật xong, đi ra thì đôi giầy, vật tạm bợ trên cõi đời, đã “không cánh nhà bay”. Đấy là nói theo ngôn ngữ từ bi, hỹ xả của người con Phật, chứ nổi máu sân si: “Tiên sư thằng khốn nạn nào, không từ đến nơi cửa từ bi, chôm chỉa mất đôi giầy xịn của tao”. Mặc dù ông bạn mua đôi giầy xịn ở chợ trời Costa Mesa không đáng bao nhiêu tiền, nhưng chẳng lẽ phải đi chân không về nhà? Thật quí hoá, một Phật tử vội cúng dường cho vị “tu sĩ khất thực bất đắc dĩ” này một đôi dép cũ.

Sau khi chọn vị trí dễ quan sát, đảm bảo an toàn cho đôi giầy, ông bước vào lễ Phật. Gác qua mọi phiền não của thế gian, ông thành tâm thắp hương, lạy Phật... Vị sư già trong chùa cũng hoan hỉ khi có một người con Phật từ phương xa đến, nên cũng bước ra gõ chuông.

Tượng Phật trên cao, nhìn xuống dưới nơi các Phật Tử quì lạy, thấy ngay một thùng nhận tiền cúng dường. Ông thong thả móc bóp tiền “Phật Tử không cúng dường, tiền đâu Thầy tu sửa chùa, chi phí sinh hoạt... ”. Khi ông chuẩn bị bỏ tiền vào thùng, sư trụ trì nhanh nhẹn tiến đến gần, nói nhỏ: ” Đừng bỏ tiền vào đó. Đừng... Để tiền cúng dưới cái chuông nhỏ kia kià... Trời ơi “tụi nó” giữ chìa khoá... Trời Phật ơi... “tụi nó” lấy hết...”.

“Là con Phật không tin lời người tu hành, chẳng lẽ tin lời Cộng sản?”. Ông dù còn mơ hồ, chuyện Việt nam hư hư thật thật, và không kịp suy nghĩ, vội đặt tiền dưới cái chuông. Ông cũng không kịp hiểu “tụi nó” là ai? Là ma, là ác quỉ, là một băng đảng Mafia tàn độc... đến nỗi sư trụ trì phải sợ hãi, không dám ra mặt chống lại các ác hiện hữu ngay ở trong chùa? “Tụi nó” chắc chắn không thèm chôm đôi giầy, đó là việc của giai cấp thấp kém, chỉ làm lén lút. “Tụi nó” có quyền, có chìa khóa một cách đường hoàng. Tiền cúng dường cho chùa là tiền của “tụi nó”!

Đấy là chuyện ở một chùa không nổi tiếng. Nếu là một ngôi chùa nổi tiếng cổ kính được, cảnh quan đẹp đẽ nhiều người đến hành hương, người muốn vào lễ Phật phải trả tiền lệ phí theo đúng qui định của nhà nước. Đương nhiên số người lễ Phật càng đông thì càng có nhiều tiền. Tổ chức lễ hội như thế trở thành hình thức kinh doanh kiếm lời. Dưới sự soi sáng của đảng quang vinh, người ta xem việc kinh doanh này là việc “mua thần bán thánh”. Cũng sự soi sáng này, nước CHXHCN Việt Nam sản sinh ra việc “nộp phí mới được lễ Phật” hay người ta gọi mỉa mai là “Trạm thu phí BOT nơi cửa Phật”.

Chùa lớn, chùa nổi tiếng thì có BOT. Chùa nhỏ, nơi huyện xã thì có thùng cúng dường do “tụi nó” giữ chìa khoá. Nói chung “tụi nó” có ở khắp các chùa. Tiền từ “BOT chùa”, từ thùng cúng dường đều vào túi “tụi nó”.

“Tụi nó” là ai?

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Pha%25CC%25A3%25CC%2582t%2Bgia%25CC%2581o%2Bquo%25CC%2582%25CC%2581c%2Bdoanh33

Không nói thẳng ra, nhưng ai cũng hiểu “tụi nó” là ai? Tuy nhiên xin được phân tích thêm vài điều.

Đảng CSVN Việt Nam đã tồn tại qua hai thời kỳ: thời bao cấp HCM và thời đổi mới VVK (Võ Văn Kiệt được xem người có công lớn nhất trong việc đổi mới. Nguyễn Phú Trọng không thể so sánh bằng với VVK vì chỉ biết nhấm nháp “trà Trung quốc”, không có một chính sách lớn và mới. La làng về ”Cái lò” chỉ là ví von và là chuyện chống tham nhũng cũ rích).

Thời bao cấp HCM, độc tài, độc đảng, kinh tế bao cấp, xem tư bản là kẻ thù đang dãy chết. HCM xem “tôn giáo là liều thuốc độc”, tự đưa mình lên cao hơn Phật, hơn Chúa nên chùa chiền, nhà thờ bị đập phá, bỏ hoang... Thời này chưa có “tụi nó” trong Chùa hay nhà thờ. Nếu có, số lượng không đáng kể.

Thời đổi mới VVK, thay đổi lớn. Tuy vẫn độc tài, độc đảng nhưng đổi thành “định hướng XHCN” để giữ đảng cai trị, kinh tế bao cấp đổi qua “kinh tế thị trường” tức kinh tế tư bản hay đúng nhất là kinh tế tư bản cuồng, bắt tay với các nước tư bản dãy chết. Chủ trương tiêu diệt tôn giáo vì “tôn giáo là thuốc độc” được thay đổi thành “tôn giáo quốc doanh”. Tu sĩ muốn hoạt động phải được nhà nước cấp giấy phép. Vào đảng càng tốt. Cùng lúc tăng cường ngăn cấm, bắt tù người nào hoạt động tôn giáo không theo sự chỉ đạo của đảng. “Tụi nó” đã thâm nhập vào chùa, nhà thờ ngày càng đông. Thâm nhập bằng cách có thể vừa “đi tu quốc doanh” như “đi kinh doanh”, đi kiếm tiền. Có thể thâm nhập bằng cách chẳng cần tu làm gì, chỉ đứng chỉ đạo, điều khiển cách để tu: “Giảng đạo như thế này nhé... Đừng nói đến điều nhạy cảm này nhé... Khéo léo nhé... Làm như thế này này... để nhân dân đóng góp nhiều hơn... ”. Triết lý đạo được vo tròn, bóp méo cho hợp triết lý Mác-Lê.

Cùng tôn giáo quốc doanh, các tập tục mê tín dị đoan như lễ hội thánh thần, đồng bóng, phong thủy, bói toán... cũng như đủ các trò giải trí, nhậu nhẹt rượu bia, chân dài, chân ngắn... “Tụi nó” cho người dân “tự do đến thế là cùng”, để mọi người quên đi chính trị, đừng phê bình đảng. Hãy để đảng được yên lành.

Tinh thần đấu tranh của Phật Giáo?


Trong năm 1963 nhiều cuộc biểu tình bất bạo động và tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo diễn ra chống chính sách bị cho là “phân biệt tôn giáo” của chính quyền miền Nam. Cuộc phản kháng đã dẫn đến cuộc đảo chính tháng 11/1963. Trong chế độ tự do mọi sự phản kháng luôn luôn có tiếng nói và không dễ để chính quyền dập tắt. Chỉ có điều đáng buồn, miền Nam đang phải chống lại chế độ độc tài cộng sản miền Bắc, lại rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. Các tu sĩ Phật Giáo đã tiếp tục tạo áp lực lên chính phủ như trường hợp thượng tọa Thích Trí Quang kêu gọi “bàn thờ Phật xuống đường” tại Huế, cũng như sự xung đột giữa Phật tử và giáo dân Công giáo vùng Hố Nai tại Saigon... Sự hỗn loạn, phân hóa về chính trị này dễ dầu không bị người cộng sản Bắc Việt tận dụng, đẩy mạnh chiến tranh cho đến kết quả bi thảm ngày 30 tháng Tư 1975.

Sau ngày 30/4 nhiều tu sĩ Phật giáo, công giáo... bị bắt, đi tù cải tạo. Những tu sĩ đã làm tuyên úy quân đội cũng bị đối xử tàn tệ. Nguyên Viện trưởng Viện Hoá Đạo Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng là một thượng tọa nòng cốt trong cuộc phản kháng của Phật giáo năm 1963, hoà thượng Thích Thiện Minh bị bắt và bị giết trong tù. Một ký giả ngọai quốc thấy xác lạnh cóng của hoà thư
ợng bị quăng nằm cứng đơ trên nền xi măng nhà tù và ông này cho là hoà thượng bị tra tấn đến chết. Nhiều hoà thượng bị quản thúc trong chùa, công an canh phòng như đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ đã bị bắt, bị tù, bị trục xuất, bị quản thúc...

Đảng và cộng sản nhà nước VN hy vọng thế hệ tu sĩ trẻ Phật giáo không hiểu về truyền thống đấu tranh cho cái đúng, cái sai, cái thiện cái ác của Phật Giáo. Các tu sĩ ấy vui vẻ xin làm “tu sĩ quốc doanh”, chỉ lo kiếm ít tiền “cúng dường”, không dám nói đến cái ác của “tụi nó”: “Ấy... ấy... Mình là tu sĩ chỉ lo tu hành, không hoạt động chính trị. Mình chỉ nghiên cứu Phật pháp, tụng niệm...”. Một tiêu chuẩn khá lý tưởng của một tu sĩ do đảng đặt ra.

Không! Không ai đòi hỏi nhà tu phải “làm chính trị” để có quyền hành. Một nhà tu muốn giải thoát chúng sinh mọi khổ đau phải biết nói lên cái ác, cái sai... để chỉ ra con đường và cùng đấu tranh chống cái ác, cái sai đó. Người dân miền Trung khổ sở vì biển nhiễm độc, người dân chết trong đồn công an, xã hội đầy bất công tham nhũng người quá giàu, kẻ quá nghèo, người phê phán cái sai của chính phủ thì bị tù đày, bị hành hạ..., không nói lên “tụi nó”sẽ càng lộng hành.

Không ngạc nhiên khi đảng CS tìm cách đưa ủng hộ viên, dư luận viên, thậm chí công an giả vờ “đi tu” vào nơi chùa chiền. Nhà thờ vì có toà thánh Vatican nên khó hơn, nhưng không tránh khỏi các cảm tình viên CS len lỏi vào.

Việc này không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu qua các nước có đông cộng đồng người Việt. Ngôi chùa VN tại Sapa, cạnh cờ Phật Giáo còn treo cờ CS, để chứng tỏ mình là Phật Giáo quốc doanh. Có chùa ở Mỹ hay Úc từ chối không treo cờ VNCH - “Chuà chiền không thích hợp cho chính trị. Hơn nữa đâu còn VNCH nữa đâu mà treo cờ“”. Đây chỉ là ngụy biện. Cờ Phật Giáo cũng không phải là cờ quốc gia. Cờ VNCH là biểu tượng cho người Việt tị nạn Cộng sản. Chính vì họ mà có chùa khang trang như thế này. Chẳng lẽ chùa xây do tiền của CS Hà Nội cho? Có thể lắm. Ai cũng biết đảng CS và nhà nước rất quan tâm đến đời sống tâm linh của “các khúc ruột ngàn dậm”: “Bỏ vốn đầu tư để mình có đi qua, các khúc ruột ngàn dậm không biểu tình phản đối cũng được rồi”.

Đã 43 năm sau ngày 30/4, đảng và Nhà nước CSVN lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, đã đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào” để khoe khoang mình có quân đội hùng mạnh nhất thế giới chỉ sau hai đàn anh, Liên Xô và Tàu. Đấy là điều CS cán bộ lãi nhãi sau 30/4/1975. Với nhiều người Việt, 30/4 là ngày tưởng niệm, lên án chế độ CS đã gây chiến tranh khiến hơn triệu người chết, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn... Đến tận hôm nay chế độ độc tài vẫn tiếp tục vi phạm các quyền tự do căn bản của con người. Ở các nước tự do, một số chùa cũng không có lễ tưởng niệm, không góp phần cùng cộng đồng đấu tranh chung tự do và nhân quyền cho người Việt trong nước.

Phật Giáo không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cho lẽ phải cho nhân quyền hiện nay ở trong nước. Tại sao thời VNCH Phật giáo đấu tranh rất quyết liệt nhưng bây giờ lại không dám? Nhân ngày 30 tháng tư, chùa có tránh nỗi sợ hãi để tổ chức ngày tưởng niệm cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam, cho người tị nạn chết trên đường vượt biển? Có biết ngày truyền thống người Nhật tưởng niệm nạn nhân ở Hiroshima? Sự cảm thông của đạo Phật với sự dau khổ, mất mát người thân trong chiến tranh, trong vượt biển, những tù nhân lương tâm ở VN tan biến nơi đâu? Truyền thống Phật Giáo vì cái thiện, cái đúng chống cái ác, cái sai ở đâu rồi?

15.04.2018
Hồ Chí Phèo
danlambaovn.blogspot.com


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo 1024px-Th%C3%ADch_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%E1%BB%A9c_self-immolation
Hoà thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu vì đạo pháp;
tác giả: Malcolm Browne

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Corpse_of_Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m_in_the_1963_coup
Thi hài Ngô Đình Diệm sau khi bị hạ sát.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Biến_cố_Phật_giáo,_1963
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitimeSun Mar 31, 2019 1:00 pm

.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo ChuaTo_3

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo


Huyền sử truyền rằng, năm 520, Tổ đời thứ 28 của dòng Thiền Tông Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) đã theo đường biển đến Quảng Châu, miền Nam Trung Hoa hoằng dương Phật Pháp. Lương Vũ Đế (464 -549), Hoàng đế khai quốc triều Lương vốn là một ông vua luôn đề cao việc học tập, giáo dân, vốn đã thành tâm cầu Phật, nghe tiếng đã cho mời Bồ Đề Đạt Ma hội kiến.

Gặp Tổ Phật, Hoàng đế Lương triều hỏi: “Từ ngày tôi làm vua đến nay lập nhiều chùa, chép kinh, độ tăng rất nhiều không thể kể hết, như vậy có được công đức không?”. Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Không có công đức gì cả”. Băn khoăn, Vua hỏi tiếp về chân công đức. Câu trả lời của Bồ Đề Lạt Ma được xem như một cứu cánh của bậc Chân Như: “Trí thanh tịnh, thể vốn vắng lặng nhiệm mầu, công đức như vậy không thể lấy thế pháp mà cầu được”. Trước ham muốn tu nhân tích đức, hành công quả để thành Thánh Đế mà Lương Vũ Đế đeo đuổi, Bồ Đề Lạt Ma chỉ buông gọn bốn chữ: “Quách nhiên vô Thánh”, nghĩa là “Vốn trống rỗng, chẳng có gì gọi là Thánh cả”.

Rồi bái biệt. Thất vọng vì cái tâm của ông vua sùng đạo vẫn động, trái ngược với mục đích/cảnh giới Thiền (Dhyana) vốn được hiểu là tĩnh tâm, quán định để giác ngộ chân lý, ngài quay lưng bỏ lên phía Bắc, không một lần ngoái lại. Công án “bất thức” (không biết), ngay từ thuở Thiền Tông vừa du nhập phương Đông đã khẳng định: xây chùa to, tạc tượng lớn, hành thí nhằm đạt tham vọng nhân thiên hữu lậu không bao giờ là con đường của Phật Pháp.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo BoDeDatMa
Bồ Đề Đạt Ma

Không lâu sau đó, khoảng năm 580, Tỳ-ny-đa-lưu-chi (Vinitaruci), dòng Thiền đầu tiên từ Ấn Độ đã du nhập, bén rễ tại Chùa Dâu (Chùa Pháp Vân), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, khởi đầu cho một giai đoạn truyền bá mạnh mẽ của Thiền Tông và nhiều hệ phái Phật Giáo khác như Tịnh Độ Tông, Vô Ngôn Thông, Mật Tông… vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ bây giờ. Tuy nhiên, đó là giai đoạn hoằng dương bài bản và quy mô, còn sự tiếp nhận Phật Giáo vào Việt Nam thì đã xuất hiện sớm hơn nhiều. Đầu Công nguyên đã có truyền thuyết Chữ Đồng Tử theo học Phật Pháp từ một cao tăng đến từ Ấn Độ. Từ thế kỷ II sau Công nguyên, một số dòng Phật Giáo đã chính thức xuất hiện, chùa Phật đã được dựng nên tập trung nhiều ở vùng Luy Lâu, Bắc Ninh ngày nay.

Dù mang một số đặc điểm khác nhau, các dòng Phật Giáo vẫn nhất quán đề cao Phật tại tâm, giác ngộ Phật Tâm đồng nghĩa nhập Niết Bàn, vô ảnh vô hình, như một chữ Không bao trùm. Mọi thành quả khác, dù hiện hữu, chẳng qua là “hữu lậu, chỉ là quả nhỏ nhoi trong cõi nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật” như Bồ Đề Đạt Ma đã khai thị về yếu tính Phật Pháp cho Lương Vũ Đế nhưng bất thành.

So từ nguyên ủy, chùa to, tượng lớn, phô trương hoành tráng hay lập kỷ lục về những cái nhất chưa bao giờ là con đường Phật Giáo. Tu hành Phật giáo là quá trình diệt dục, thực hành Tứ Diệu Đế. Dù không hẳn là pháp quy bắt buộc, thực hành Phật Pháp cũng nghiêng về phía khổ hạnh, vong thân. Hảo tự ố tăng (Chùa to đẹp, tăng hoen ố), nó đi ngược quá trình tu hành giác ngộ Phật, hủy hoại Phật Pháp, cũng đồng thời hủy hoại đạo đức xã hội, làm phương hại đến luật pháp, đảo tung các giá trị vì lợi nhuận. Những siêu công trình tôn giáo mọc lên ngày càng nhiều không chứng tỏ sự phát triển của tôn giáo, chỉ chứng minh sự tha hóa nghiêm trọng của cả đạo đức xã hội lẫn đức tin tôn giáo, khi mà tất cả ham muốn, dục vọng vật chất “hữu lậu nhân thiên” đểu có thể được thỏa mãn, đều đổi chác được bằng tiền và rất nhiều tiền.

Những người ủng hộ hoặc biện hộ cho sự bùng nổ xây dựng chùa chiền thường viện dẫn thời Lý – Trần, Phật Giáo phát triển, để lại nhiều di sản vật chất, văn hóa, văn hiến, tạo nên một dung mạo văn hóa Việt Nam đặc sắc, đáng tự hào ngay cả trong thời hội nhập. Họ quên rằng, chính trong thời Lý, khi Phật giáo phát triển huy hoàng nhất, nạn mượn danh Phật Giáo để hoành hành, làm bại hoại cửa Phật, suy yếu nền tảng đạo đức xã hội và luật pháp còn phát triển hơn. Nhà nhà đi tu, nơi nơi dựng chùa, sư tăng kết đảng hoành hành bá đạo... trở thành quốc nạn. Ngay chính những chân tăng, quan lại chính trực, giới trí thức, nhà chép sử thời đó cũng đã nhiều người kịch liệt phản đối nạn buôn Tăng bán Phật. Đời Lý Cao Tông (1173–1210) , triều đình đã phải bất đắc dĩ đuổi sư, buộc hằng hà sa số sư sãi (mượn danh) phải hoàn tục, tránh cho quốc gia một vấn nạn (khi đã quá muộn).

Mượn cớ tạo ra công trình, sản phẩm có tầm vóc để nâng cao vị thế hội nhập, không ít người đã ủng hộ khuynh hướng chạy theo kỷ lục, chạy theo những cái nhất khi xây dựng chùa, tháp, với “hy vọng” đất nước sẽ có thêm ngày càng nhiều những công trình khiến cả thế giới phải nghiêng mình, sánh ngang với Vạn Lý Trường Thành hay Kim Tự Tháp, thậm chí cả người ngoài hành tinh cũng có thể nhìn thấy từ vũ trụ. Tôi cho rằng, đây là một quan niệm phi văn hóa, sặc mùi vật chất chủ nghĩa. Chùa Tam Chúc khi xây xong, dù có “lớn nhất thế giới” cũng không thể có giá trị văn hóa bằng một mảnh gốm vỡ thời Trần còn được lưu giữ trong bảo tàng. Vòm trần điện thờ dát vàng trong bảo tháp chùa Bái Đính không thể đẹp và quyến rũ nhân loại yêu sự tinh tế hơn phù điêu tạo dáng rồng thời Lý hay mái đao dù đã mốc thếch thời gian vẫn cong vút của chùa Keo được dựng từ thời Lê. Đó mới đích thực là màu sắc, đường nét văn hóa Việt. Bởi lẽ, không thể lấy thành quả đồ sộ của văn minh - những giá trị nghiêng về vật chất - để thay thế sự đặc sắc của văn hóa - những giá trị thiên về tinh thần. Những hoành phi, đại tự tầm thường thời hiện đại dù có sơn son thếp vàng, những đại hồng chung mới đúc khắc thô thiển tên tuổi nhà giàu, quan chức to cung tiến cũng không thể quý giá bằng một góc những báu vật văn bia, mộc bản cổ đã sứt sẹo hình hài vẫn rực rỡ nghìn năm văn hiến - những giá trị nghiêng về văn bản. Đó mới đích thực là những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt.

Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo ChuaTo_1 

Đừng vội chê những ai ủng hộ việc giữ gìn văn hóa Việt trong nét khiêm nhường, tinh tế, giản dị là nệ cổ, là nhược tiểu, là không dám vươn ra thế giới. Mỗi nền văn hóa có một cách đóng góp riêng cho di sản văn minh – văn hóa nhân loại, phù hợp với điều kiện và tập quán sinh sống của từng vùng địa lý cư trú, từng nhóm tộc người. Từ đúng 100 năm trước, khi nói về nghệ thuật kiến trúc và trang trí của người Việt, trong bài viết "Mỹ thuật ở Huế" đăng trong tập 16, năm 1919, Tạp chí "Đô thành hiếu cổ" (BAVH), nhà nghiên cứu uy tín người Pháp, giáo sĩ dòng Thừa sai Paris Leopold Cadìere đã có nhận xét: "Người An Nam dường như chẳng bao giờ có những dự kiến to lớn. Những cung điện nguy nga, những đền thờ đồ sộ vẫn thường nằm ngoài ý niệm của họ, và cũng như nằm ngoài tầm phương tiện của họ. Nhưng các ngôi chùa nhỏ, các ngôi nhà thấp tối của họ lại được trang trí công phu. Những nóc khuyết, trụ cột, lối ra vào, bình phong và dày đặc mẫu thức trang trí với màu sắc rực rỡ, đôi khi lòe loẹt, nhưng vẫn hài hòa với sắc màu phong cảnh, với sức chói chang của ánh sáng”.

Đó là một nhận xét xác đáng. Hãy để thế giới khâm phục Việt Nam bằng bản sắc tinh tế, đâu cần phải làm thế giới giật mình kinh hãi bằng sự sao chép, bắt chước hợm hĩnh phô phang? Lai căng đua đòi làm suy yếu sức đề kháng văn hóa. Văn hóa suy đồi, ắt hẳn quốc gia bạc nhược. Đó là mối nguy tự diệt.

Ngày nay, hiện tượng mượn mác tôn giáo - không riêng Phật Giáo - lập các dự án "du lịch tâm linh" để được giao đất, phá rừng bạt núi xây Chùa to, Tháp cao, kinh doanh trên tín ngưỡng đã thành phổ biến. Những công trình chùa chiền kiểu Bái Đính, Tam Chúc, Sơn Trà... hầu hết đều là kinh doanh tôn giáo, không phải là công trình phục vụ tín ngưỡng đúng nghĩa. Chúng đều là cú áp phe của giới tài phiệt, lợi dụng Phật giáo và phá hoại Phật giáo. Viện dẫn quy luật cung cầu, nại cớ Luật không cấm để biện hộ cho kiểu kinh doanh, khai thác dịch vụ, gắn mác “văn hóa, tâm linh” vào công cuộc buôn thần bán thánh thật ra chỉ là luận điệu của kẻ hoặc cố chấp, thiếu hiểu biết, hoặc là kẻ lạm dụng đức tin, tín ngưỡng để trục lợi. Nếu đông đảo nhân dân chưa nhìn thấy sự dị hơm, băng hoại ấy, vẫn háo hức lao theo và ngưỡng mộ, người có hiểu biết cần góp tiếng nói chỉ ra: đó là một nguy cơ đã trở thành quốc nạn.

Trong cả mục đích và bản chất, những công trình đồ sộ đang đua nhau mọc lên thực chất chỉ là những dự án cướp cạn văn minh, công khai vơ vét tài nguyên đất nước, cướp đoạt ngân sách của nhà nước do nhân dân đóng góp.
 
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo ChuaTo_2

Đầu tiên là cướp đất. Khá đông đại gia khét tiếng và tai tiếng đều gắn tên mình với những công trình xây dựng chùa chiền, dù đức tin tôn giáo, đạo đức tôn giáo của họ hầu như đều phô ra tỉ lệ nghịch với sự đồ sộ của các công trình. Trầm Bê xây chùa ở Trà Vinh để….treo ảnh gia đình. Trần Bắc Hà bỏ hàng chục, hàng trăm tỷ trùng tu, dựng mới chùa ở Bình Định, Quảng Bình. Ông Chủ Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ hẳn là đang rất bận bịu “thoát tục” với công trình chùa chiền trên diện tích 1500 ha rừng đã và sẽ bị phá ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Và bây giờ thì đại gia của tập đoàn Xuân Trường đang chiếm lĩnh truyền thông với những siêu dự án ăn đất.

Những siêu dự án Xuân Trường đang đầu tư đều gắn với chữ “du lịch tâm linh” gồm: khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp ở Hải Phòng, 450 ha đất, 9.800 tỷ đồng; Quần thể Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình), 80ha, 17.000 tỷ đồng, nhưng ăn vào 4000 ha vùng lõi Tràng An; Khu Du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam) chiếm 5.100 ha đất, đầu tư 11.000 tỷ đồng: Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) chiếm 18.940 ha, đầu tư 15.000 tỷ…

To hơn, cao hơn, rộng hơn… chiến lược trương phình dự án chỉ nhằm duy nhất chiếm hữu được nhiều diện tích đất đai hơn. Toàn bộ diện tích Khu du lịch tâm linh Tam Chúc rộng 5.100 ha, bằng 300 lần sân vận động Mỹ Đình (theo so sánh của đồng nghiệp Đào Tuấn, Báo Lao Động) trong khi mặt bằng xây dựng chùa Tam Chúc chỉ mới chiếm 144 ha. Phần đất đai mênh mông còn lại rồi đây sẽ được xây dựng thành khu trung tâm đón tiếp, khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, bến xe điện, bến du thuyền, khu vui chơi tổng hợp, casino, biệt thự cao cấp bán và cho thuê… Đó đều là những công trình không liên quan gì đến tôn giáo và tín ngưỡng nhưng đều là những mũi nhọn kinh doanh béo bở.

Thì đã làm sao? Nếu có tiền, người ta cứ đầu tư, miễn luật không cấm. Đầu tư kiếm lời hướng phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh vẫn còn tốt hơn có tiền đem ném vào những cuộc phá phách. Mỉa mai cho những ai vẫn ngây thơ tin vào điều đó. Họ đã không nhìn thấy, hoặc cố tình nhắm mắt không nhìn thầy sự tàn phá kinh hoàng, đúng hơn là tận diệt của các siêu dự án. Sau cướp đất là ăn thủng ngân sách. Phần lớn tiền đầu tư, có thể lên tới 70% sau khi có dự án đều là tiền vay ngân hàng. Ông chủ các siêu dự án sẽ không ngần ngại vẽ vời, đội vốn các dự án lên 1,5 -2 lần hoặc hơn thế nữa để vay được càng nhiều tiền từ ngân hàng càng tốt. Lãi ngân hàng dù có rất lớn cũng thấp hơn nhiều khấu trừ thu nhập. Nếu kinh doanh không hiệu quả, dự án bị thu hồi, ngân hàng ngắc ngoải, đại gia vẫn sống khỏe. Vì mục đích lợi nhuận, họ phá rừng, bạt núi, tàn hại môi trường, phá thủng ngân sách, cướp bóc quốc gia, còn tàn bạo hơn phá hoại.

Vẫn chưa hết. Khi các công trình tâm linh đã đi vào khai thác, bằng mọi cách, họ cố phù phép để chúng được công nhận là "Di tích văn hóa - lịch sử" - với hồ sơ thuyết minh đa phần là bịa đặt và thêu dệt. Với một khoản tiền bôi trơn cực lớn, họ sẽ đạt được điều đó rất nhanh mà không quá khó. Vậy là nghiễm nhiên “Công trinh tâm linh, danh thắng” sẽ được bảo vệ, giữ gìn bằng tiền ngân sách (chi cho công an, dân phòng, bảo vệ, cả bộ máy chính quyền địa phương), nghĩa là thêm một bước nữa trắng trợn móc túi ngân sách.

Dùng mỡ nó rán nó, đó là bản chất công cuộc cướp cạn tài nguyên, ngân sách quốc gia một cách công khai. Đó là lý do vì sao các công trình siêu khủng đều có xuất phát ăn theo một cổ tự, danh thắng nổi tiếng đã có sẵn. Nếu phải so sánh với công trình mới đầu tư, công trình nguyên thủy, Bái Đính cổ tự so với Bái Đính mới chẳng hạn, xem ra chỉ bé như mắt muỗi. Lấy mở nó rán nó, nhà đầu tư chỉ giàu lên cực nhanh, không bao giờ chết.

Một ví dụ cụ thể, hàng năm, sau mỗi đợt lễ hội Chùa Hương, chùa chiền ở đây sẽ thu được vài chục tỷ đồng, năm cao nhất là 31 tỷ. Số tiền lẻ của khách thập phương cúng hòm công đức và nhét vào tay, vào chân tượng Phật hoặc đặt lễ trên bàn thờ gom lại đem gửi tại Ngân hàng Mỹ Đức, Hà Nội có khi lên tới 1.200 bao tải!

Thế nhưng, chỉ 4% trong số đó được trích lại cho BQL di tích để phục vụ trùng tu, tôn tạo, bảo vệ rừng. Trong khi đó mỗi năm nhà nước vẫn phải bỏ ra ít nhất 10 tỉ đồng để nuôi bộ máy cũng như bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, tu sửa hạ tầng, đường hành hương và chăm sóc, bảo vệ rừng. Vì đây là di tích văn hóa - lịch sử quốc gia, những đợt sửa chữa, tu bổ lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỉ đồng cũng đều dùng tiền ngân sách chi trả.

Và đó cũng là lý do vì sao Tập đoàn Xuân Trường - lại Xuân Trường chứ không phải ai khác - đang làm hồ sơ đề xuất siêu dự án 15.000 tỷ, chiếm trọn quần thể Chùa Hương với 1000 ha đất!

Sẽ không có đại gia nào có thể thâu tóm đất đai, moi tiền ngân sách, nếu không có sự gật đầu và tiếp tay của bộ máy công quyền từ Trung ương đến địa phương. Vì sao và để làm gì, hỏi tức là đã trả lời.

Không có sự phát triển tôn giáo, thần thánh nào ở đây cả, chỉ có sự hiện hữu và lớn mạnh kinh khủng của các tập đoàn tư bản thân hữu ăn ruỗng tài nguyên, nguồn lực của đất nước. Không ngăn chặn, tiêu diệt nguy cơ ấy bằng luật pháp nghiêm minh, bằng chính sách minh bạch một cách triệt để, đất nước sẽ ruỗng mục, xã hội sẽ băng hoại. Thờ ơ với quốc nạn không chỉ là vô trách nhiệm mà là có tội. Phải làm gì, làm như thế nào, đó là trách nhiệm của hệ thống chính trị, các nhà lập pháp, bộ máy hành pháp, tư pháp, thay vì và cần thiết, cấp bách hơn nhiều so với mối lo loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao tinh thần dân túy, phản đối ngày càng bùng phát mạnh mẽ trong xã hội.

Từ hơn 2000 năm trước, trong thiên Thái Bá, sách Luận Ngữ, Không Tử đã khái quát: “Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã” (Đất nước vô đạo, chạy theo giàu sang, thật hổ thẹn”. Xem ra, chỉ với vấn nạn “hảo tự ố tăng”, thực tế đất nước đã khốn nguy, bị tàn phá nghiêm trọng hơn bội phần so với chữ “sỉ dã” được bậc minh sư nhắc từ thiên cổ!

Nguyễn Hồng Lam


Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Z
https://www.youtube.com/watch?v=_tSEVjJ7g10
Xây chùa khủng để rửa tiền tham nhũng - Buôn Tăng bán Phật

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo   Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trường Đại Học VN: Hút nhân tài bằng... nước bọt và máy thổi khí!
» Cuộc chiến “chày bửa” thời bất động sản VN đóng băng
» Nhạc và Thơ: Một Thời Để Yêu…
» Từ ’Thời của thánh thần’ đến ’Thời của âm binh
» Cánh cửa thời gian & Máy du hành vượt thời gian (Time Machine)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tôn Giáo-
Chuyển đến