Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quynh linh truyện trong quốc Trung chẳng sáng bich không ngam Chung quang nguyet nhac Nguyen Nhung VNCH chuyen phải thuoc ngắn hoang chất Saigon quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Hãnh diện là người Việt Nam?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeWed Jun 26, 2013 1:31 pm


Hãnh diện là người Việt Nam?

Sunday, June 23, 2013
Tạp ghi Huy Phương

“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng,
thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)



Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”
Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

Hãnh diện là người Việt Nam? Z 

Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.

Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.

Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995- 2008 đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.

Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.


Hãnh diện là người Việt Nam? 9k=


Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.

Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.

Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!


Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.

Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”

Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.

Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)

Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.

Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.


Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.

Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”

Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”

Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.

Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.

Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:

“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)

Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”



Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”

Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!

Hãnh diện là người Việt Nam? Pham-phap-o-nhat-3-jpeg-2102-1393866109-1

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Ðêm của những 'cánh bướm' Việt ở Malaysia   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Jun 27, 2013 12:05 pm


Ðêm của những 'cánh bướm' Việt ở Malaysia

Beach Club, hộp đêm nổi tiếng bậc nhất thủ đô Kuala Lumpur
 
“Giá tiền thì tùy mấy anh muốn ‘tâm sự’ lâu hay mau. Tâm sự một tiếng đồng hồ, tụi em tính 400 RM; tâm sự nguyên đêm, tụi em tính 700 RM.” Cô gái tên Thủy nói thẳng với chúng tôi.

“Bọn anh không muốn tâm sự ‘một giờ,” cũng không muốn ‘nguyên đêm,” chỉ muốn mời mấy em đi ăn tối, nói chuyện cho vui thôi.” Chúng tôi trả lời.

“Vậy, anh trả bao nhiêu?” Thủy hỏi.

“200 RM được không?” Chúng tôi ướm giá.

Thủy quay lại hỏi ý kiến hai người bạn. Cả hai gật đầu. Thế là tất cả chúng tôi, sáu người, kéo nhau ra khỏi Beach Club, đi bộ đến một quán pizza gần đó.

Ðêm, trung tâm Kuala Lumpur, nhộn nhịp khác thường. Ðêm trong tuần cuối năm 2009 ấy, theo thời giá, một RM, đơn vị tiền tệ Malaysia, có giá khoảng bằng 30 xu Mỹ.

Giá tiền 700RM cô gái đưa ra lúc đầu cho một đêm, khi chưa mặc cả, xấp xỉ 210 đô la.


Hãnh diện là người Việt Nam? 1212974275.img


Hai ngày trước đó, khi đón taxi từ phi trường về khách sạn Citrus, nằm ở khu trung tâm Kuala Lumpur, người tài xế bản xứ hỏi chúng tôi có muốn gặp “Vietnamese ladies” không. Chưa kịp trả lời, tay tài xế nói thẳng: “Toàn là mấy cô Việt Nam. Rẻ lắm!”

Beach Club nằm trên đại lộ Jalan P.Ramlee, ngay trung tâm thủ đô Malaysia, và được xem là “một trong những hộp đêm nổi tiếng bậc nhất” quốc gia này.

Chúng tôi, một người đến từ California; một nha sĩ, tên Chu Văn Cương, đến từ Houston, và một dược sĩ, tên Phạm Lê Hoàng Nam, đến từ Úc Châu, đón một chiếc taxi. Cả ba chẳng biết phải đi đâu. Ðến cái tên của cái club cũng không biết. Bèn hỏi người tài xế: “Chỗ nào có Vietnamese ladies?” Người tài xế đáp ngay: “À, Beach Club. Beach club, toàn con gái Việt Nam.”

Ðến cửa quán, chúng tôi hỏi người bán vé: “Ở đây có người Việt Nam làm việc không?” Người gác cổng khoát tay vào bên trong, trả lời bằng tiếng Anh: “Tất cả đều là con gái Việt Nam!”

Bước chân vào Beach Club, thấy rõ ràng sự phân chia của hai thế giới sắc tộc. Ðàn ông thì toàn là người có nước da nâu sậm hoặc đen, râu tua tủa, to như những người khổng lồ; phụ nữ thì toàn các cô gái trẻ, nhỏ thó, mắt lạnh lùng quan sát từng người khách bước vào.

Người ta nói, dân Á Châu “trông ai cũng giống nhau.” Nhưng người Á Châu, nhìn người nước mình, thế nào cũng nhận ra đó là người nước mình. Chúng tôi nhìn quanh, “có cái gì đó quen quen nơi khuôn mặt các cô gái.”

Chúng tôi chợt nhận ra, “nét quen quen” ấy chính là “nét Việt Nam” trên khuôn mặt các cô gái trẻ.

Không hẳn toàn bộ các cô gái làm việc tại Beach Club đều là người Việt Nam. Nhưng, chúng tôi ước lượng, có không dưới 90% là “người nước mình.” Sau này, chúng tôi sẽ biết, họ đến từ mọi miền đất nước. Ba cô gái mà chúng tôi mời đi ăn tối, đại diện cho cả ba miền: Hà đến từ Hải Phòng; Kim đến từ Ðồng Tháp; và Thủy gốc người Nha Trang.

Chúng tôi bước vào Beach Club, loay hoay mãi mới có một chỗ ngồi. Ngồi đợi, khá lâu, chẳng thấy ai đến hỏi thăm. “Không biết mình trông có quê mùa không mà ai cũng chê?” Tôi tự hỏi. Rồi đây, khi đi riêng với các cô Thủy, Hà, Kim, tôi mới hiểu lý do tại sao chúng tôi không được đón tiếp niềm nở ở cái hộp đêm “quốc tế” này.
Thấy chúng tôi ngơ ngác nhìn xung quanh, một cô lên tiếng trước, cụt lủn: “Hello.” Chúng tôi đáp lại: “Hello. Em người Việt Nam?” Cô gái khựng lại, ngập ngừng, quay sang một cô khác: “Ðụng hàng rồi!”

Rồi cô quay lại chúng tôi, xưng tên Thủy, và ngỏ ý muốn tiếp chúng tôi. Thủy đề nghị để cô tìm thêm hai cô bạn nữa, cùng ngồi. Chúng tôi có thêm Hà và Kim.

Chúng tôi “ngã giá,” 200 RM mỗi người để được mời các cô đi ăn tối và nói chuyện khoảng 30 phút. Cả sáu người bước ra khỏi quán trong cái nhìn tò mò của tất cả các cô gái còn lại. Thủy quay lại, nói với cùng đồng nghiệp: “Chồng tụi em đây!”

Hãnh diện là người Việt Nam? 1258862285-mai_dam_01

Trong số ba người bạn mới quen, Thủy là người bộc trực, mạnh mẽ, và ăn nói liếng thoắng nhất. Nhưng, càng tiếp xúc, chúng tôi càng nhận ra, ẩn giấu phía sau sự tự tin ấy là một tâm hồn yếu đuối, đầy mặc cảm và dễ tan vỡ. Một ai đó nhắc đến chữ “hạnh phúc,” nét mặt Thủy đanh lại. Cô khoát tay: “Trên đời này, cái gì cũng có, trừ hạnh phúc.”

Mặc dầu hết sức cẩn trọng khi tiếp chuyện với chúng tôi, đặc biệt đối với các câu hỏi về đời tư, Thủy buột miệng sau khi khẳng định “trên đời này cái gì cũng có, trừ hạnh phúc.” “Gia đình em tan vỡ cách đây vài tháng, và em bước chân vào nghề này cũng mới vài tháng. Ba em vừa mới mất, gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, rồi em sang đây, đi làm.”

Các cô, chia thành nhóm nhỏ vài người, hùn tiền, nhờ người bản xứ đứng tên và thuê một căn phòng nhỏ trong các chung cư. “Ðêm đi làm đến gần sáng mới về. Ngày thì ngủ vùi, ngủ suốt. Ðói bụng thì cơm hàng cháo chợ. Rồi đêm xuống lại ra đây làm việc.” Thủy cho biết. “Mấy anh đừng thấy tụi em ăn mặc đẹp đẽ như vầy mà tưởng tụi em vui...”

Thỉnh thoảng, cô lại tỏ vẻ khó chịu khi chúng tôi hỏi các câu hỏi về đời tư, “Tụi mình nói chuyện gì khác đi. Ðừng hỏi chuyện gia đình.” Ngồi chung bàn, các cô Hà và Kim cũng tế nhị né tránh các câu hỏi đời tư. Không một ai muốn một ai khác tình cờ biết được gốc gác của mình. Và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi phải chờ mãi ở Beach Club mới có người đến hỏi thăm. Hình như các cô, cũng như chúng tôi, nhìn thấy ở ba người thanh niên bước vào quán “nét Việt Nam, quen quen!”

“Tụi em không muốn tiếp người Việt Nam. Nhưng không hiểu sao lại đi với mấy anh...” Thủy nói.

Ngồi ở hai góc bàn là các cặp Nam-Hà và Cương-Kim. Cả bốn người cũng nói rất nhỏ, về gia cảnh của nhau.
Tất cả đều có điểm chung, là đằng sau những gương mặt còn rất trẻ ấy, bên trong những bộ đồ rất đẹp đang mặc trên người, là những câu chuyện đầy bất hạnh. Vừa đổ vỡ, vừa bế tắc, các cô sang đây mà lòng cứ nhớ về nhà, với câu hỏi như lời khẳng định, “Ai mà không muốn ở nhà, phải không anh?”

Hà, tế nhị, nhưng cương quyết, từ chối trả lời mọi câu hỏi về đời tư. Tất cả những gì chúng tôi biết về cô, là cô đã từng có người yêu. Nhưng, “một sự đỗ vỡ ghê gớm lắm đã xảy ra.” Rồi cô quyết định sang Malaysia “làm việc.”

Qua những gì Hà nói, chúng tôi diễn dịch, cuộc sống của cô tại đây là chuỗi ngày vô cảm; không vui, không buồn, không ham muốn bất cứ điều gì, bất chấp mọi chuyện. Suốt ngày cứ ở trong nhà, cũng chẳng buồn nói chuyện với người cùng phòng, lặng lẽ như một chiếc bóng.

Chiếc bóng ấy, sẽ chờ ngày lùi dần, khi màn đêm buông xuống, lặng lẽ bước ra đường với bộ đồ thật đẹp. Nhưng, “đừng thấy tụi em ăn mặc đẹp đẽ như vầy mà tưởng tụi em vui...”

Kim, cô gái ngồi chung với Cương, xởi lởi hơn. Cô kể, khi lên tám tuổi, nhà có đám giỗ, cha cô nói ra chợ mua ít trái cây về cúng. Ông ra chợ, và chẳng bao giờ trở về. “Ba em bỏ em và gia đình từ khi em lên tám tuổi.”

Kim “đi làm” như thế này cũng vài tháng nay. Cô cho biết, từ Việt Nam, đi đến các nước trong khối ASEAN không cần phải có visa nếu cư ngụ dưới một tháng. “Bọn em đến đây, cố gắng làm việc trong một tháng. Sau đó về Việt Nam nghỉ ngơi, rồi lại sang một nước khác. Cứ như thế, xoay tua...”

Kim đã từng đến Singapore, có người yêu Singapore. Cô nói, rằng sẽ không bao giờ lấy chồng Việt Nam. “Ðàn ông Việt Nam không lo cho gia đình.” Cô khẳng định như vậy, sau khi kể cho chúng tôi câu chuyện về cha cô. Ông ấy nói, “đi mua trái cây về làm đám giỗ, và không bao giờ trở về nữa.”

Hãnh diện là người Việt Nam? Song-306cf9

Chúng tôi rời Beach Club lúc một giờ sáng. Phải năn nỉ lắm, các cô mới nhận số tiền 200 RM mỗi người, như đã thỏa thuận. Thủy thì ngần ngừ, rồi cầm lấy tiền. Kim thì nhất định không nhận: “Hay để bữa khác.” Còn Hà, chúng tôi phải vào tận bên trong quán. Nói mãi, cô mới cầm tiền.

Các cô trao cho chúng tôi số điện thoại, và cả email, hẹn “có dịp thì cứ liên lạc.”

Xe taxi đưa chúng tôi trở lại khách sạn. Và cũng trên chuyến taxi này, chúng tôi biết cuộc sống của các cô khó khăn ra sao. Người tài xế cho biết: “Beach Club này rất nổi tiếng. Trước đây, toàn con gái Thái Lan làm việc. Sau đó, mấy cô Philippines vào chiếm lĩnh. Vài năm gần đây, đến lượt mấy cô Việt Nam.”

Người tài xế nói, một cô Việt Nam vào, mang theo 4, 5 người bạn. Cứ như thế, bây giờ nói đến Beach Club là nói đến con gái Việt Nam. Khách thì toàn là người nước ngoài, họ đến đây, vì “con gái Việt Nam đẹp thật.”

Ðẹp để làm gì? Ăn mặc thật sang trọng, để làm gì? Khi mà mỗi lần bước lên taxi “đi tâm sự với khách,” là mỗi lần các cô phải đối mặt với nguy hiểm?

“Có đến hai tầng nguy hiểm,” Người tài xế nói. Có nhiều lần, chính các cô gọi cho anh sau khi “tiếp khách.” Có nhiều khách làng chơi hung bạo. Xong việc, họ không chịu trả tiền, lại đánh và cướp cả điện thoại của mấy cô Việt Nam. “Chính tôi cũng đã nhiều lần chở mấy em từ chỗ khách trở về Club này.”

Không ai muốn, hay dám, gọi cảnh sát để nhờ can thiệp. Và chính cảnh sát Malaysia cũng là nguồn nguy hiểm khác cho các cô gái Việt Nam.

Người tài xế taxi kể, “Ði taxi từ đây đến điểm hẹn cũng là thời gian nơm nớp lo sợ.” Bất cứ lúc nào, cảnh sát cũng có thể xuất hiện, chặn taxi và đòi kiểm tra giấy tờ các cô gái. Cảnh sát biết chắc chắn các cô làm nghề gì, và họ biết chắc chắn, đây là lúc có thể... kiếm tiền.

“Có cô nói với cảnh sát, rằng người đàn ông trong xe là bạn, nhưng cảnh sát hỏi lại, bạn gì mà người thì cầm hộ chiếu Việt Nam, người thì cầm hộ chiếu không phải Việt Nam?” Rồi cảnh sát nói rằng họ “nghi” các cô cầm giấy tờ giả, cần phải đưa về đồn cảnh sát, ngày mai gọi Tòa Ðại Sứ Việt Nam để xác minh.

“Không cô nào chịu về đồn cảnh sát. Họ biết họ không còn lựa chọn nào khác.”

Và đây là lúc cảnh sát Malaysia nháy mắt ra hiệu cho giới tài xế. Các tay tài xế taxi sẽ đóng vai trò trung gian, ra giá, mặc cả, thâu tiền cho cảnh sát, để được nhận hoa hồng, cũng từ cảnh sát.

Tiền, phải trao ngay. Không có tiền, phải ra ngân hàng, phải ra máy ATM. Không có ngân hàng, không có ATM, phải gọi bạn bè. “Phải làm tất cả những gì có thể, để có ngay tiền, trả cho cảnh sát.”

“Một lần như vậy, cảnh sát đòi 300 RM, và cho lại taxi 50 RM.”

Hãnh diện là người Việt Nam? Buomdem

Chúng tôi chia tay Hà, Thủy, Kim trong một khuya cuối năm Dương Lịch 2009. Một người trong nhóm nhắc lại lời của giới taxi, rằng “con gái Việt Nam đẹp lắm.” Thủy hỏi lại, “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Cả ba chúng tôi đều yên lặng, không trả lời, cũng không nói với các cô rằng, trên đường từ phi trường về khách sạn, người ta đã nói, “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

Phóng sự của Ðông Bàn (từ Kuala Lumpur)- Nguồn: Người Việt
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Muốn vực lại văn hóa phải biết xấu hổ   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Jun 27, 2013 9:32 pm


Muốn vực lại văn hóa phải biết xấu hổ

NS Dương Thụ

Trái hay phải - Thói xấu của người Việt thời nào cũng có nhưng giờ thì nhiều quá. Ngày xưa, những thói xấu như thế thường bị chế diễu, và sự chế diễu này tạo thành dư luận xã hội. Người mắc thói xấu vì thế dễ nhận biết và cảm thấy xấu hổ, có xấu hổ mới sửa chữa được... Đến bây giờ chúng ta đã để mất nó, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ.


Nhạc sĩ Dương Thụ

Tác giả "Tháng tư về" nuối tiếc nhớ lại thời quá vãng: Thời tôi còn học tiểu học (thời Pháp thuộc), người nghèo thành thị, nhiều người rất giầu lòng tự trọng, họ có thể mặc áo vá, nhưng sạch sẽ, khi giao tiếp với người có tuổi tác, vị thế hơn mình, họ nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép, tỏ rõ sự tôn trọng. Bây giờ phần lớn không thế. Ở một xã hội không có chỗ đứng cho quyền lực văn hóa, các tật xấu, thói xấu trong ứng xử phát triển và phổ biến như bây giờ là đương nhiên thôi”, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ.

Nhạc sĩ cho biết trên VietNamNet, hồi ông còn học tiểu học, thời ấy giáo dục gia đình rất khắt khe và nhà trường cũng thế ở đâu cũng nêu cao khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Cách cư xử trong giao tiếp xã hội mà ông được học là “kính trên nhường dưới”, “gọi dạ bảo vâng” xưng hô có thưa gửi, với người trên nói “kính”, với người ngang tuổi, hoặc dưới nói “thân”, không nói trống không, không “mày tao chi tớ”, không được nói leo, không được ba hoa, làm ồn, phải biết lắng nghe người khác, “biết thì nói năng thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Sống phải biết nhường nhịn, bênh kẻ yếu, khi ra đường, có điều kiện phải giúp đỡ người già người tật bệnh và người nghèo. Lễ phép không đồng nghĩa với khúm núm mà biểu hiện sự khiêm nhường của một người có văn, biết tự trọng và tôn trọng người khác.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng cư xử thiếu văn hóa nơi công cộng của người Việt hiện nay, nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng “xã hội nào văn hóa ấy”.

Nhạc sĩ phân tích: “Cái mà hình như chúng ta đang khuyến khích là làm cách nào để kiếm thật nhiều tiền, để trở thành triệu phú. Còn chuyện học để trở thành người có văn hóa thì hình như mặc dù rất biết, nhưng do bệnh “đãng trí hiện đại” đã quên luôn thì phải. “Đãng trí hiện đại” là nói trước quên sau, rất thích nói nhưng rồi quên ngay. Cứ nhìn chữ “văn hóa” trịnh trọng trên tên của nhiều tờ báo chính thống “lá cải hóa”, trên các biển của khu phố, của tổ dân phố, của một vài cơ quan văn hóa, nếu bạn đọc nó, đi vào nó bạn sẽ hiểu ngay cái căn bệnh thời đại này”.

Về giải pháp để vực lại văn hóa cư xử nơi công cộng cho người Việt, nhạc sĩ Dương Thụ cho biết: “Muốn vực lại thì phải biết xấu hổ đã. Bản thân tôi cũng đôi khi vẫn còn rơi rớt lại một vài thói quen xấu, cố sửa mà chưa hết được. Ta không nên trông cậy vào những cố gắng cá nhân. Phải có mội trường xã hội tốt làm chỗ dựa cho văn hóa ứng xử, còn như bây giờ thì...”.

“Người Việt đương đại đang thay đổi thói quen và nếp nghĩ. Tôi cũng là một trong số họ. Chỉ là ở tôi cái này có thể ít hơn, cái kia có thể nhiều hơn. Nhưng nói chung tôi thấy xấu hổ. Có lẽ cũng không nên cao giọng chê bai người khác. Hãy nhìn lại mình trước đã. Và phải thấy đây là một việc rất đau lòng. Nói ra cũng là cực chẳng đã”, nhạc sĩ chia sẻ.

Những lời tâm huyết của nhạc sĩ Dương Thụ được đưa ra đúng thời điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chủ trì phối hợp với các tổ chức có liên quan để nghiên cứu đề xuất việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cách lựa chọn suy tôn quốc hoa. Có nhiều ý kiến đề cử hoa xấu hổ làm quốc hoa.


Hãnh diện là người Việt Nam? 2Q==


Theo đó, hoa xấu hổ không chỉ phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn của một quốc hoa mà còn gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết xấu hổ là còn lòng tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí không thể thiếu. Như phân tích của nhạc sĩ Dương Thụ, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người đánh mất sự biết xấu hổ, cho nên, biết đâu khi nhìn thấy quốc hoa là loài hoa này, họ sẽ giật mình nhận ra điều mà họ đang thiếu.

Với những chia sẻ nhạc sĩ Dương Thụ, hoa xấu hổ lại có thêm lý do thuyết phục để trở thành quốc hoa Việt Nam.


***

Hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa


(Trái hay Phải) - Ngay từ cái tên của mình, hoa xấu hổ đã gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết xấu hổ là còn lòng tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí không thể thiếu.

Câu chuyện bình chọn quốc hoa cách đây 3 năm mấy ngày nay lại nóng trở lại khi trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch được giao chủ trì phối hợp với các tổ chức có liên quan để nghiên cứu đề xuất việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cách lựa chọn suy tôn quốc hoa.
 
Đến thời điểm này, trên trang web bình chọn Quốc hoa của Bộ VH-TT-DL, hoa sen được bình chọn với hơn 62%, tiếp theo là hoa đào (hơn 15%), hoa mai (hơn 14%), hoa ban (4,4%). Dù chiếm ưu thế với tỉ lệ áp đảo nhưng có không ít người tỏ ra không đồng tình với việc lựa chọn hoa sen.

 
Một nhà văn hóa cho hay hoa sen dù thân thuộc và gần gũi với người dân nhưng đối với thế giới, nó không đặc trưng cho Việt Nam. Việt Nam cũng không phải là nơi có nhiều sen đẹp và cũng không có loài sen nào đặc trưng. Thậm chí ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nước có sen đẹp hơn Việt Nam.

Hãnh diện là người Việt Nam? 2Q==
Có rất nhiều ý kiến phản đối hoa sen trở thành quốc hoa
 
Thêm vào đó, các sản phẩm văn hóa có sử dụng hình ảnh của sen đều bị ảnh hưởng bởi Phật giáo mà nguồn gốc của Phật giáo lại bắt nguồn từ Ấn Độ và nước này cũng đã chính thức chọn hoa sen trắng làm Quốc hoa. Ngoài Ấn Độ, không ít quốc gia đã chọn hoa sen làm Quốc hoa.
 
Chỉ lý do đó đã đủ khiến dư luận băn khoăn, có nên chọn đại diện hoa của đất nước giống nhiều nước khác như vậy. Dư luận lo lắng bởi các đề cử khác cũng vấp phải điểm nọ điểm kia chưa phù hợp: hoa đào chỉ sống ở xứ lạnh trong khi mai thì không thể thiếu nắng ấm, hoa ban chỉ có ở vùng núi Tây Bắc... Ấy là người ta chưa biết rằng, ở Việt Nam, có một loài hoa dại mọc ở hầu hết các vùng quê, đẹp dịu dàng nữ tính, đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành quốc hoa, loài hoa trinh nữ (hay còn gọi là hoa xấu hổ).
 
Hoa xấu hổ đã tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Nó đã đi vào trong truyền thuyết, trong những câu truyện cổ tích Việt Nam, từ biết bao thế hệ. Tiêu biểu trong số đó là câu chuyện buồn về người con gái đoan trang thùy mị. Ngày xửa ngày xưa có một người con gái đẹp như tiên sa, nụ cười của nàng còn đẹp hơn cả hoa ban mai vừa nở… Nàng có biết bao nhiêu chàng trai si mê đến ngỏ lời và chỉ chờ nàng ban tặng một cái nhìn, một nụ cười. Nhưng nàng là người đoan trang nên chỉ yêu có một lần và lấy người đó làm chồng.
 
Nàng hạnh phúc trong cuộc sống được yêu thương chiều chuộng, nhưng chồng nàng là người không có chức cao quyền trọng. Vì vậy mà trong những lễ hội là nơi có thể gặp gỡ biết bao kẻ có thế lực nàng ngày càng thấy mình nhỏ bé và buồn chán, thất vọng vì chồng mình. Sự đời trớ trêu, sự phản bội của nàng phải trả giá: mỗi lần chồng nàng âu yếm là nàng co mình lại và héo hon từng ngày rồi qua đời. Sau đó, trên mộ của nàng mọc lên một loài cây cứ có người chạm vào lại co mình lại. Loại cây đó  người đời đặt tên là là cây xấu hổ. Chỉ một câu chuyện này cũng đủ minh chứng rằng, đây là loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc.
 
Hãnh diện là người Việt Nam? Z
Hoa xấu hổ (hoa trinh nữ) đáp ứng được tất cả các tiêu chí lựa chọn quốc hoa.
 
Về tính phổ biến, không cần phải bàn cãi nhiều vì đó là hoa dại, với sức sống mãnh liệt của một loài cây dại. Hoa xấu hổ dù chỉ là một loài hoa nhỏ nhưng nó là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, khả năng thích nghi mãnh liệt khi có thể tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong cả nước. Người ta có thể tìm thấy nó ở mọi nơi, từ trong cánh rừng cho tới khoảng đất ven ruộng. Chưa kể, Việt Nam là một đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa nên cây cối, các loài hoa và cỏ dại cũng là một đặc trưng tiêu biểu cho đới khí hậu này. Vì thế, chọn hoa dại làm quốc hoa hẳn cũng phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của đất nước.
 
Hoa xấu hổ cũng đại diện cho tính cách người con gái Việt. Sống sát đất đen, loài hoa đó vẫn giữ sự e ấp, thẹn thùng. Và nó đẹp, màu tím hồng phơn phớt trên những nhụy hoa mỏng như tơ khiến cho bất cứ chợt nhìn thấy đều dâng lên cảm xúc nhẹ nhàng thư thái. Và nó cũng là biểu tượng của sự thủy chung, đức tính được đề cao nhất của người phụ nữ Việt.
 
Hơn nữa, dù chỉ là một loài cỏ dại nhưng hoa  xấu hổ lại là biểu tượng của tinh thần bất khuất của dân tộc. Dù có bất kỳ dự tác động, hay ảnh hưởng nào, cây trinh nữ vẫn giữ nguyên phẩm chất của mình, co lại nhưng không vì thế mà dần tàn lụi, ngay sau đó lại vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.
 
Một lý do cũng không kém phần quan trọng, ngay từ cái tên của mình, hoa xấu hổ đã gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết xấu hổ là còn lòng tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí không thể thiếu. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người đánh mất sự biết xấu hổ, cho nên, khi nhìn thấy quốc hoa là loài hoa này, họ sẽ giật mình nhận ra điều mà họ đang thiếu.
 
Với những phẩm chất và đặc tính như vậy, hoa xấu hổ xứng đáng trở thành quốc hoa của Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay chưa có nước nào trên thế giới chọn loài hoa này làm quốc hoa nên lựa chọn đó cũng góp phần tạo nên nét đặc trưng, riêng biệt của du lịch Việt.

Lê Minh
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo Đức Xã Hội Hôm Nay    Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeWed Jul 17, 2013 8:44 pm



Đạo Đức Xã Hội Hôm Nay (RFA)


Thanh Quang

Hãnh diện là người Việt Nam? 2013-JULY-11-SAIGON-C%C3%94NG-AN
Công an đàn áp, bắt bớ người dân biểu tình chống TQ ở Hà Nội hôm 02/6/2013. AFP photo

Đạo đức xã hội VN ngày nay tiếp tục là đề tài gây quan ngại đặc biệt cho người dân Việt, nhất là những người luôn ưu tư cho vận nước, dân tộc. Một câu hỏi cần được nêu lên là vì sao đạo đức suy đồi?

Đạo đức suy đồi

Trong thời gian gần đây, xem chừng như ngày càng có nhiều báo động về tình trạng xuống dốc đáng ngại – gần như mọi mặt – trong xã hội VN, từ nhận xét cách nay chưa lâu của nhà văn Nguyên Ngọc về “căn bệnh giả dối” nặng nhất, “chí tử nhất, toàn diện nhất” đang hoành hành xã hội VN khiến “người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa” cho tới lối hành xử “vô cảm của giới công bộc nhân dân” mà khi chưa bị tù đầy như bây giờ, blogger Tạ Phong Tần đã nhiều lần lên tiếng.

Hồi đầu tháng Bảy này, tác giả Trần Thị Huyền Trang cũng cảnh báo về “Sự dối trá đang bao trùm trong đời sống xã hội VN”, lưu ý:

Chưa bao giờ chất lượng giá trị của cuộc sống lại xuống thấp như hiện nay ở Việt Nam, vì xã hội đã coi sự dối trá là một việc bình thường, niềm tin giữa con người với nhau đã bị lung lay, đi tới đâu ta cũng nghe bàn tán tới sự lừa đảo giựt dọc nhau, trong làm ăn, trong giao tiếp, trong mua bán với nhau ngoài xã hội, đọc báo chí ta cũng biết đầy dẫy sự lừa đảo nhau ở mọi cấp độ trong xã hội…


Hãnh diện là người Việt Nam? 1263441395359_daoduc44


Mục Sư Nguyễn Trung Tôn từ Thanh Hoá cũng lên tiếng về “Lương Tâm Đạo Đức Làm Người”, đề cập tới “xã hội càng ngày càng đầy dẫy những chuyện bất công, chuyện bạo hành và bao nhiêu thứ tệ nạn khác”. MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:

Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp: Con có thể chửi cha mẹ, chữ hiếu không còn, đạo đức chẳng còn đâu cả. Con người đi ra đường, không nhìn người ta thì người ta bảo mình khinh, nhưng nếu không may vô tình nhìn họ thì họ bảo là mình nhìn đểu ! Đây là trường hợp người dân đối với người dân thôi. Bây giờ ra đường có thể chỉ vì một cái nhìn, chỉ vì một câu nói có thể dẫn tới án mạng; con có thể giết cha, vợ có thể giết chồng, anh em có thể chém giết lẫn nhau.

TS Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội có lần nhận xét rằng “ Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt”.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng báo động về tình trạng “xuống cấp chưa từng thấy” của xã hội VN hiện nay:

Xã hội Việt Nam hiện nay, về mặt đạo đức, xuống cấp chưa từng thấy. Tình trạng này đầy tràn những mặt báo “lề phải”: Ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó tràn lan, không còn là hiện tượng riêng lẻ, mà cả hệ thống như vậy rồi.

Dối trá tràn lan


Hãnh diện là người Việt Nam? Image

Dân phòng gác trước chợ Bình Tây, TPHCM. AFP photo

Khi “Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam”, GS Trần Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng “Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng”. Những “đặc thù riêng” ấy là như thế nào ? Tác giả giải thích:

“Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau.”

“Nói và làm không đi đôi với nhau” khiến người ta liên tưởng đến giới “công bộc của dân” ngày càng nhiều đặc quyền, đặc lợi, “nói một đàng làm một nẻo”, ngày càng xa lánh và coi thường người dân, ngày càng gia tăng cưỡng chiếm đất đai của dân oan, ngày càng “ác với dân nhưng hèn với giặc”. Có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là nguyên nhân nào diễn ra tình trạng như hiện nay ? MS Nguyễn Trung Tôn từ Thanh Hoá phân tích:

Đảng CS thì phát động học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng không biết tấm gương của cụ nó tốt tới đâu ? Có phải chăng họ học vấn đề mà ông Hồ đem đồng bào ra “đấu tố” khiến con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết lẫn nhau. Cho nên ngày hôm nay, cái “đạo đức” ấy nó dẫn đến như vậy ?


Bây giờ ra đường có thể chỉ vì một cái nhìn, chỉ vì một câu nói có thể dẫn tới án mạng; con có thể giết cha, vợ có thể giết chồng, anh em có thể chém giết lẫn nhau.  MS Nguyễn Trung Tôn

Những thời kỳ kinh tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau.  GS Trần Kinh Nghị 


Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcTAu3QusgbgZkCQZk0RPZFhr1vJZ59pnk5wDDyaLxL6gs3aQsqJsw


Theo tác giả Huyền Trang vừa nói thì “Chính quyền họ dùng hình ảnh và nhân cách của ông Hồ Chí Minh như là một thần tượng để người dân tôn thờ, họ luôn thổi phồng và cố thêu dệt về một nhân vật xuất chúng, không vợ con suốt cuộc đời luôn lo cho nước cho dân, nhưng với hệ thống Internet hiện nay, mọi thông tin đều được minh bạch và giải mã, nên phương pháp này mất hết tác dụng và nhiều khi gây hậu quả ngược lại…”.

Khi viết về “ Cộng sản và sự tha hoá về đạo đức”, LS Lê Đức Minh nhận thấy dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chúng phải đề cao và noi theo “tư cách đạo đức” của đảng viên. Mà “tư cách và đạo đức” của một “bộ phận không nhỏ” đảng viên ngày nay ngày càng “có vấn đề”. Cho nên, LS Lê Minh Đức không lấy làm lạ về sự vô cảm của xã hội ngày nay, nói chung, “coi tham ô hối lộ là cách kiếm tiền đương nhiên, coi sự lừa trên gạt dưới là tiêu chuẩn giao tiếp, coi pháp luật chỉ là đồ trang sức cho chế độ, coi các bản án hình sự như món hàng mua bán”.

Nói tóm lại, theo LS Lê Minh Đức, “ Chính những đảng viên mà đảng Cộng sản kêu gọi mọi người trong xã hội noi gương chính là nguồn gốc của sự tha hóa nhân cách và trí tuệ của con người”.


Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcTjy4WxaVo2Q0Vukf3LoLmgN6s7BUlY2VDFi2zcu1_gdwVQTeMT
.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeMon Nov 04, 2013 11:45 am


Sự lựa chọn khi hãnh diện hay xấu hổ

Alan Phan


Hãnh diện là người Việt Nam? Pride


Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta.

(A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)

Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉ”, của một tác giả Việt Kiều. Sau khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt, kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.

Bài viết chứa đựng những chi tiết khá chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.

Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.

Tự hào ngược đời

Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn). Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh” hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến tận đỉnh cao). Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm” chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.

Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra, trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights) được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân Mỹ không kỳ thị.

Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là “sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.

Việt cồ hay vịt con?

Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.

1. Nghèo là một cái tội


Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”; nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó, nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người không dấu ai được.

Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch, lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá trị của con người Việt.

2. Kiến thức tụt hậu và suy thoái

Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng bao giờ lấy một người ngu… nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân cách có thể bị phai mờ biến thể… nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong thời buổi của tiến bộ vượt tốc… những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.

Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển… không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với cặp mắt thương hại… vì một sự ngu dốt tập thể… thì ít nhất cũng nên biết đau xót… thay vì hãnh diện ngược đời.

3. Thường xuyên phạm luật

Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…

Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ là người Nhật hay Singapore yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.

4. Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm

Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu cường.

Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng là mèo.

Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỹ nữa vì chúng ta rất “kiên định” trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)

Vẫn do ta chọn lựa

Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.

Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng qua.

Alan Phan
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Nov 21, 2013 4:25 pm


Tôi là người Việt Nam - Đôi khi tôi hổ thẹn vì điều đó

Tôi là người Việt Nam - Đôi khi tôi hổ thẹn vì điều đó. Nỗi niềm của một cô bé người Việt được viết hoa…

Là khi: Nhìn thấy những biển quảng cáo ghi số điện thoại “Lấy chồng Hàn Quốc – Đài Loan” đâu đó trên tường vách vùng quê nghèo khó, chạnh lòng.

Khi đọc những tít báo Cô dâu Việt tại Hàn bị chồng đánh đập, ôm con nhảy lầu tự tử.

Hãnh diện là người Việt Nam? 2Q==


Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcRAHUCupV3WG9qWjYUYs4E8kujHcLmbr1iWloUJuvTO3HaI17lq9Q

Khi thấy hình ảnh những hình nhân uốn éo trước mặt ngoại quốc với mong mỏi họ sẽ chọn mình…

Nói tới Hàn Quốc, Đài Loan, khu đèn đỏ Singapore… là nói về phụ nữ Việt Nam có mặt theo kiểu như thế.


Hãnh diện là người Việt Nam? Z0-%20pho-den-do-singapore-2

Cũng quen rồi!

Ai cũng mong muốn được đổi đời. Ừ thì Việt Nam nghèo khó, mà có bao giờ như thế này không? Hàng ngày các tin cướp-giết-hiếp tràn lan. Ca sĩ tha hồ lộ hàng, ca sĩ, cảnh sát ức hiếp dân chúng… Bình thường đến mức những cử chỉ đẹp nho nhỏ trở nên lạc lỏng mà thành phi thường.

Mà nực cười một nỗi chưa ai lấy điều đó là nỗi nhục quốc thể để tiếp tục tự hào về cái quá khứ đâu đâu: chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ – cả thế giới ngả mũ chào Việt Nam.

Hay như hiện tại, chúng ta vịn vào Ngô Bảo Châu một thời như minh chứng cho tương lai đất Việt lắm nhân tài, vươn tầm thế giới. Các bạn có biết tên vị nào đoạt giải Nobel Toán học năm 2011 không? Cũng như chúng ta, Ngô Bảo Châu so với thế giới nhỏ như hạt cát. Mà Việt Nam có công gì khi Ngô Bảo Châu đoạt giải không?

Chúng ta không có những Steve Jobs, Bill Gates, hay Barack Obama, Hillary Clinton, hoặc Taylor Swift, Britney Spears… để nổi tiếng toàn cầu như Mỹ; không có tinh thần dân tộc như Nhật Bản, thị trường âm nhạc điện ảnh phát triển và ảnh hưởng giới trẻ như Hàn Quốc; không có phim nào chúng ta nổi tiếng ở nước ngoài; thực phẩm không, hàng hóa cũng không v…v…

Chúng ta có gì? Khi chúng ta vẫn tiếp tục tự tào về sự tài giỏi của con cái trên giấy kiểm tra, tự hào về lịch sử xa lắc mấy mươi năm trước đầy vẻ vang, oanh liệt?

Có gì đâu mà tự hào! Tự hào mãi như thế thì kinh tế đất nước có đi lên không, Việt Nam có thêm 1 centimet giá trị nào tăng lên trong mắt người ngoại quốc không? Mà rõ ràng chúng ta không có gì trên trường quốc tế ngoài nhiều điều tủi nhục.

Những đứa trẻ được đưa vào trường song ngữ từ cấp tiểu học, nói chuyện tiếng Việt còn ngọng líu ngọng lô, và sau này, tiếng Việt của chúng cũng chẳng khá hơn nổi. Tôi thấy mình buồn mỗi khi nói chuyện với chúng: ”Đ. nói tiếng Anh chị nghe còn hiểu hơn tiếng Việt”. Phụ huynh chúng lấy thế làm mừng rỡ tự hào lắm, điểm số tiếng Việt thấp bao nhiêu điểm tiếng Anh cao thì không phải nghe mắng, bất quá chỉ nghe cằn nhằng dăm ba câu. Rồi một câu chuyện khác trên mặt báo, ông bố kia chạy con trai còn bé tý tập bơi mà dùng hoàn toàn tiếng Anh, trong khi gia đình họ không có 1cc máu ngoại quốc nào.

Đau nhỉ? Ừ! Mà có trách được không khi bản thân tiếng Việt bây giờ không nuôi nổi những đứa con của nó? Người người đua nhau đi học tiếng Anh, tốt nghiệp đại học phải có hai bằng ngoại ngữ dù nói cũng vẫn lắp bắp những câu đơn giản.

Nếu có thể chọn quên tiếng Việt để thông thạo một hay hai tiếng khác, có lí do nào không để chúng ta quyết định giữ thứ tiếng của mình?

Bao giờ chúng ta có thể tự hào về tiếng mẹ đẻ như người Trung Quốc, Nhật Bản? Ngoại quốc học tiếng Việt để giao thương với chúng ta và chúng ta không bị vấn đề cơm áo gạo tiền áp lực để buộc phải học thêm thứ tiếng khác?

Tôi không nghĩ tôi hổ thẹn nhiều vì là người Việt Nam, chỉ có điều là ít tự hào hơn. Nhưng tôi vẫn yêu nơi này và cho rằng nó đẹp nhất quả đất. Có thể nó không đẹp theo kiểu lộng lẫy, tráng lệ nhưng nó đẹp trong nỗi nhớ.

Có nhiều người thành công nơi xứ Người vẫn nhìn về Việt Nam đầy tự hào, nhưng họ không thể không đau xót. Tôi tự hào về những con Người yêu nguồn cội, họ làm nên cái gọi là Việt Nam. Chỉ những con người đã thành nhân mới tự hào về quê hương xứ sở, bởi những điều tốt đẹp mà họ đóng góp. Và Việt Nam bản thân nó đáng để tự hào, chỉ nhiều người con (không đáng) được nó bao dung che chở, mới làm nó trở nên xấu xí.

Tôi tự hào về Việt Nam. Do đó, hổ thẹn vì mình là người Việt.

Tái bút: Lòng tự hào luôn hiện hữu ngay cả khi ta cố ý hay vô tình chối bỏ. Đến từ những điều nhỏ nhặt, bức ảnh trên cùng là bức tường tình yêu ở Paris ghi dòng chữ “I love you” bằng nhiều thứ tiếng. Bạn có thấy dòng chữ Việt Nam “Anh yêu em” ở đâu không.

Nguyên Phi

Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSun Apr 20, 2014 10:23 pm


Là một người Việt khó lắm. Thật vậy!


Tiểu My
(Thư trả lời một bạn Du Học Sinh người Nhật)



Hãnh diện là người Việt Nam? Capture


Bạn thân mến,

Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.

Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.

Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.

Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.

Đó là Tự Do, Dân Chủ.

Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng gày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
”.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.

Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”


Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.

Tại sao người Việt tham vặt.

Vì họ đã từng đói kinh khủng. Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.


Hãnh diện là người Việt Nam? Hanoi01b

Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.

Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.

Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .

Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.


Hãnh diện là người Việt Nam? 9k=

Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.

Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.

Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.

Ngày trước Nước Việt là của Vua, Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.

Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.

Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.

Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.

Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.

Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.

Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.

Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt, bẻ nát cả hoa lẩn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.

Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương, đau khổ.

Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.

Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.

Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.

Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẫn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.

Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì:

“trải qua một cuộc bể dâu
Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.

Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái.

Tiểu My

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcQ2aQSbLHgYcchCnnNjB7m5i3gBI2vDLgGO51dr95QeEKbeMldECQ

LGT: Tuần qua một bức tâm thư có tựa “Việt Nam - nhà giàu và những đứa con chưa ngoan” được cho là của một du học sinh Nhật Bản đăng trên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, đã gây nhiều phản hồi từ vài nhà trí thức Việt Nam và bạn đọc của báo đó. TVTS cho đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.

"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan


Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất". Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học;  người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị;  người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?".

Hãnh diện là người Việt Nam? An%2011

.
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSun May 11, 2014 4:45 pm


Thói Xấu Của XHCNVN Khiến Bạn Phát Điên



Hãnh diện là người Việt Nam? CanNgo_63

Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng".

Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstapped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ.

Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại".

Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này.

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC1
Cặp đôi Hanah và Adam.

Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói.

Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng  họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này.

Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam.

1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè

Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải chỗ để... đi bộ.

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC2
Ở Việt Nam, vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để đi bộ.

Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại.

Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”…

2. Lừa đảo

Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi.

Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta).

3. Chen ngang khi xếp hàng

Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự.

Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả.

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC3

Ở Việt Nam, xếp hàng đôi khi là một cực hình.

Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng.

Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi !

4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng

Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho  “công tác đào xới” của mình (!).

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC4
Mọi người ngoáy mũi ở khắp nơi.

Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho  mình.

5. Phải mặc cả

Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn.
Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC5
Nếu bạn là khách du lịch, cái gì bạn cũng phải mặc cả.

Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam.

6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam

Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ.

7. Xe máy

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC6

Xe máy ở khắp nơi, từ ngõ ngách nhỏ cho đến những đường phố lớn.

Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam.

8. Không kiếm đâu được một ly café không đường

Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường.

Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu.

Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường.


Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu

Xây Dựng, 31.03.2014

Một Việt kiều Canada có tiếng ở Canada đặt câu hỏi, thế giới đã tiến quá xa, sao người Việt vẫn chưa có nổi chút văn hóa giao thông tối thiểu?

Xin giới thiệu bài viết dưới đây của Anthony Chim, một trong những Việt kiều có tiếng ở Canada (phần giới thiệu về tác giả ở cuối bài viết)

Ông bà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đây là khuôn vàng thước ngọc của nền văn hóa Việt Nam mà ta cần gìn giữ, tức là làm bất cứ việc gì, từ việc to lớn như “ăn nói” đến việc cực kỳ đơn giản như “gói mở” thì đều phải có nề nếp, toát ra được nét thanh lịch của một người có “học”, có “văn hóa”.

Tiếc thay, có lẽ giao thông ngày xưa đơn giản lắm hay sao mà ông bà ta quên dạy câu “học đi, học đứng, học lái, học chờ”, để đến ngày hôm nay, văn hóa giao thông Việt Nam đã đến mức báo động đỏ. Là một người Việt xa xứ được chu du nhiều nơi, nhưng mỗi lần đến Việt Nam, tôi luôn cầu nguyện cho mình được “toàn vẹn thân thể” để trở về Canada.

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC7


Anthony Chim - tác giả của bài viết này.

Tôi biết viết bài phiếm luận này sẽ có người đồng tình vì đó là nỗi ưu tư chung, nhưng cũng sẽ có vài độc giả cho rằng, gớm, sao “bôi bác Việt Nam” như thế?! Ở Canada thì lo cho Canada đi!.

Thật ra giao thông Canada thuộc loại an toàn bậc nhất thế giới cho nên tôi chẳng có gì phải “lo” cả. Tôi chỉ muốn viết lên “những đi
u trông thấy mà đau đớn lòng” của văn hóa giao thông Việt Nam.

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu về nước vào năm 1995, vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thì trái tim tôi dường như ra khỏi lồng ngực bởi vì có cảm giác các xe sẽ đâm đầu vào nhau. Người chạy xe hai bánh thì chạy tứ tung.

Người chạy xe ba bánh thì làm nghẽn giao thông khi qua đường mà không thèm nhìn ai. Kẻ chạy xe bốn bánh thì lái xe không theo làn quy định. Người bán hàng thì chiếm hết vỉa hè, thỉnh thoảng tạt nước bẩn vào người đi bộ, rồi còn bảo “ngu quá, thấy sao không tránh?”.

Rồi mọi người bóp còi inh ỏi, tạo nên một không gian hỗn loạn về âm thanh cũng như về hình ảnh, cứ như trong một bộ phim chiến tranh vừa mới được xem. Và tôi phải sống trong nỗi sợ hãi này hết hai tháng. Tuy rất vui khi gặp lại người thân, bạn bè, nhưng nỗi sợ hãi về “văn hóa giao thông” này làm tôi không được thoải mái.

Ngày càng tụt lùi

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC8
Cảnh giao thông thông thoáng ở Athabasca (Canada)

Tôi đã cầu nguyện cho “văn hóa giao thông” Việt Nam sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Tiếc thay, nhưng lần về kế tiếp (cứ khoảng 2-4 năm một lần), tôi thấy văn hóa giao thông Việt Nam không những không tiến bộ mà còn…bị thụt lùi đến báo động đỏ.

Điều trớ trêu là trong những năm qua, đường sá rộng rãi hơn, các phương tiện giao thông thô sơ dường như được giảm nhiều.

Gần đây, khi đọc và chứng kiến những vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, tôi thấy rất sợ bởi vì nạn nhân là những người “thụ động” khi tham gia giao thông như: đi xe bus, xe ôm, người qua đường…

Xe bus thì không biết cách dừng trạm an toàn để đụng người chờ xe. Đấy là thiếu văn hóa. Xe máy vẫn chạy toán loạn, có người còn luồn lách nguy hiểm. Đó là thiếu văn hóa! Người đi đường thản nhiên đi mà chẳng màng đến tính mạng. Đó là thiếu văn hóa. Nạn xe ô tô chạy không đúng làn là điểu rất vô lý. Rồi tại các bến phà, điển hình là phà Cát Lái, các loại xe đua nhau đển trước để khỏi “chờ” phà. Đó là thiếu văn hóa.

Rồi đang chạy trên đường với vận tốc khá cao (không nhất thiết là phải trên đường cao tốc hiện đại) tự nhiên có một con trâu hay con bò đi qua cùng với người chăn!!! Đó là thiếu văn hóa, quá nguy hiểm! Biết bao lần tôi và các bạn đồng hành phải lắc đầu vì chuyện này, và suýt bị lật xe mấy lần. Những đoạn đường này tuyệt đối không nên có thú vật qua lại.

Tôi nghĩ mọi người phải cùng nhau nghĩ cách giải quyết chứ, sao cứ đổ lổi cho “cuộc sống cơm áo gạo tiến”? Chính vì sự thiếu văn hóa này mà biết bao người bị chết oan ức! Đặc biệt hơn nữa, tôi cảm thấy rất lo lắng về sự an toàn của người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống hoặc đi du lich, bởi họ khó thích nghi với nó.

Đa số đường sá ở Việt Nam nhỏ, nhưng lượng phương tiện tham gia giao thông quá cao, cộng thêm sự “thiếu văn hóa” giao thông, tạo nên thảm cảnh. Đó cũng là lý do trước khi đến Việt Nam, hầu hết khách du lịch đều được cảnh báo về sự “phức tạp, nguy hiểm” của giao thông tại Việt Nam để biết cách thích nghi và xử lý.

Lượng người đi lại trên đường phố Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội quá đông đúc. Vào lúc trời mưa, giao thông lại càng hỗn loạn hơn. Thế nhưng, đáng buồn là mọi người không biết chạy xe chậm lại để khỏi tạt nước vào nhau. Nếu khách du lịch đi bộ đang thích thú chụp ảnh, quay phim trong mưa thì coi chừng bị một “cơn hồng thủy” do các xe tải chạy nhanh tạt vào! Vậy là hết vui! Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè quốc tế. Hai vấn đề “khó chịu” mà họ đề cập nhiều nhất khi đến Việt Nam đó chính là: “Ý thức bảo vệ môi trường và tham gia giao thông”.

Phải chữa bằng văn hóa!

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC9
Cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ông Chua Chin Khee (Singapore) phát biểu: “Văn hóa giao thông Việt Nam quá tệ. Ở Singapore chúng tôi cũng đông người, nhưng đâu có hỗn loạn như vậy? Xin đừng đổ thừa do đất chật người đông!”. Trong khi đó, anh Thonsing (Lào) nói: “Tại sao từ bốn làn xe mà có đến sáu xe chạy? Ở Lào mà như thế là bị phạt cao lắm!”.

Chị Nancy (Mỹ) nêu quan điểm: “Hình như người Việt Nam không có văn hóa xếp hàng và nhường nhịn. Bữa mình đi thử xe bus xem sao. Ai ngờ bị chen lấn xém nữa là bị xe đụng. Sợ quá!”.

Cùng cảnh ngộ với Nancy, chị Vân (Việt Kiều Canada) tâm sự: “Ba mươi mấy năm mình mới về lại Việt Nam. Phát khiếp vì có khi đang đi bộ trên đường tự nhiên có một người ném con chuột cống đã chết trúng người, và còn bảo “chuột chết thôi mà, bộ chưa bao giờ thấy sao?”.

Rồi ngoài Bắc xe taxi chạy ẩu vô cùng. Đi xe khách thì nhồi nhét quá chừng và các xe cứ đua nhau đón khách, giống như mình đang xem phim “Fast and Furious” vậy”.

Ông Kyo (Mỹ), đang làm việc tại Việt Nam kể: “Tôi đã bị tai nạn khi chạy xe ở Buôn Mê Thuột và có một phụ nữ chở 3 đứa con nhỏ trên một xe gắn máy, không ai đội mũ bảo hiểm. Họ đã chạy băng ngang đường và lao vào xe tôi.

Tôi rất hoảng loạn vì sợ xảy ra chuyện không tốt với những đứa bé, nhưng may mắn là tôi chạy rất chậm nên va chạm nhẹ. Sau đó, người phụ nữ tiếp tục chở 3 con nhỏ đi như không có gì, trong khi tay tôi bị chảy nhiều máu vì bị ngã xuống đường.

Lần thứ hai, khi băng qua đường, tôi thấy đèn báo hiệu ưu tiên cho người đi bộ sáng nên tôi đã đi chậm lại. Bất chợt, từ phía xa có một thành niên vượt lên đụng vào chân tôi. Anh ta còn chửi: “Đi chết đi nhé, thằng Tây…”. Anh ta đang vượt đèn đỏ mà? Tôi may mắn được người dân đưa vào bệnh viện.

Ba tháng trong bệnh viện, tôi phải tự chăm sóc mình vì không có người thân ở đây. Tôi tiếp tục lo sợ! Mất văn hóa đến thế là cùng!!”.

Hãnh diện là người Việt Nam? ThoiXauCuaVC10
Nhiều khách du lịch nước ngoài phát hoảng khi tham gia giao thông ở Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)

Viết bài này tôi đau lắm chứ! Bạn thử nghĩ xem, nếu báo chí liên tiếp đưa tin chuyện người nước ngoài bị tai nạn giao thông tại Việt Nam, liệu còn có du khách nào dám đến với đất nước của các bạn, dù có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón.

Anthony Chim là hiệu trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố Calgary, Canada, nơi diễn ra Thế vận hội mùa Đông năm 1988. Ông hiện đang cộng tác với Hiệp hội Giáo chức Alberta thuộc Bộ Giáo dục Canada, là diễn giả có tiếng.

Ông là Công dân Ưu tú Canada 1998, Huân chương Thiên niên kỷ Canada 2005, Ngôi sao lãnh đạo tương lai 1994. Anthony đặt chân đến 96 quốc gia và tất cả 7 châu lục (kể cả Nam Cực và Bắc Cực).

Thêm nữa, mỗi lần tận mắt thấy những tai nạn thương tâm ở Việt Nam, tôi càng đau thêm. Tại sao ra nông nỗi? Ở Việt Nam rõ ràng có luật giao thông, nhưng dường như mọi người không muốn chấp hành. Vậy ta phải làm sao đây?

Bệnh nào thì chữa bằng thuốc đó. Bệnh “mất văn hóa” thì phải chữa bằng “văn hóa”, chứ dựa vào “xử phạt phân minh” thì không phải là cách, bởi nhân viên thi hành công vụ đâu có mặt hết khắp nẻo đường đất nước.

Đường sá có rộng thênh thang cấp mấy mà “văn hóa ngõ hẹp” thì cũng buồn lắm! Năm 1969, người Mỹ đã lên được tận cung trăng kia mà. Chẳng lẽ 45 năm sau, người Việt Nam chúng ta không có được một “văn hóa giao thông” tối thiểu hay sao?

Xin chia sẻ đôi dòng: Nếu thương Việt Nam, thì mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức an toàn giao thông, tôn trọng mạng sống của nhau, biết tuân theo luật lệ, lái đúng làn xe, tốc độ, biển báo, nhường người đi bộ, giữ gìn vệ sinh, tránh đưa thú vật ra ngoài đường cao tốc...

Theo VTC News
.
Về Đầu Trang Go down
tranle
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Jun 12, 2014 7:02 pm


Người Nhật đánh giá thế nào về người Việt?


Thứ Tư, ngày 11 tháng 6 năm 2014
Awake Phamtt

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcTNGBZ-TrIhLu0tgSOdUrIYZtHcCm7CFCYYjIo_DkQtAvvfkn9K

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.

Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung.”

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40,000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó ko phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1,000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5 triệu đồng/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết.”

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500,000 đồng thì chúng tôi chỉ tăng 200,000 đồng. Còn 300,000 đồng chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.



Những tấm biển tiếng Việt ở nước ngoài - nhìn mà thấy xấu hổ cho XHCN VN

Hãnh diện là người Việt Nam? 1-9c553

Hãnh diện là người Việt Nam? 4-dfa1b

Hãnh diện là người Việt Nam? 20130930-0417-nguoi-viet-nam-1

Hãnh diện là người Việt Nam? 5-dfa1b

Hãnh diện là người Việt Nam? 6-dfa1b

.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeSun Jun 29, 2014 2:07 pm


Nỗi khổ người khi là việt!


    Tôi là người gốc việt, hiện đang sinh sống và làm việt tại Nhật. Những chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì lẳng lặng mà "biến". Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ đã quá nổi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi.


Hãnh diện là người Việt Nam? 1-9c553

    Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện, hiền hoà hiếu khách. Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không biết viết chữ "NHỤC" như thế nào thì phải! Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi dù trong nước hay ngoài nước,dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế tôi chưaa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không có ở người Việt Nam ngày nay. Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật đồ.

    Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào? Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn là "đừng quơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà". Tuy biết là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu,nhung các bạn chỉ cho tôi thấy cái tốt đi? Tốt ở đâu, ở chỗ nào? Tôi khuyên các bạn nên nhìn nhận sự thật một cách khách quan phấn đấu học tập và sửa chữa chứ đừng ngụy biện nữa. Ở trong nước thì còn đóng cửa bảo nhau được. Còn đằng này đi nước ngoài mà còn xấu xa như vậy thì đó là quốc nhục rồi, không còn là chuyện của cá nhân nữa.

    Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón, tiếp đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.


Hãnh diện là người Việt Nam? Dcc

    Dân tộc tính của họ rất cao. Cả khu vực Châu Á này họ chẳng coi ra gì đâu, và đặc biệt hơn là họ không thích người Châu Á cho lắm. Việt Nam thì càng tệ hơn nữa, chắc chắn là trên 80% người Nhật không biết gì về Việt Nam. (Điều này tôi xin cam đoan những ai đã từng sống ở Nhật trên 3 năm sẽ hiểu). Thế tại sao tôi đề cập vấn đề này? Vì tôi muốn nhắc nhở ngươi Việt ở Nhật nên biết vị trí của mình trong mắt người Nhật là rất rất nhỏ, tu nghiêp sinh muốn kiếm tiền, du học sinh muốn học tập, kỹ sư-nhân viên muốn làm việc thi nên nghĩ tới người Việt Nam và đất nước Việt Nam để biết vị trí của mình ở đâu? Mình là ai để không phạm sai lầm. Tuy gần đây báo đài phía Việt Nam tung hô quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, nào là này nào là kia.... đủ thứ. Nhưng với người Nhật họ chỉ nghĩ về kinh tế và chính trị thôi.

    Còn Việt Nam thì coi họ như thánh sống, học hỏi nước họ, con người họ, thích hàng Nhật, thích người Nhật... đem nước Nhật như là mô hình kiểu mẫu để phấn đấu vươn lên. Nhưng chẳng bao giờ các bạn được như họ đâu. Đừng nói là 20-30 năm cho dù là một thế kỷ đi chăng nữa cũng vậy thôi. Tại sao ư? Vì người việt không có ý chí phấn đấu, không biết nhìn nhận thực tế, không biết lắng nghe và chấp nhận sự thật. Thích được ca tụng, thích được khen ngợi.

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcSzbHuG9VzaGUm0RtYNPztF7NTaNZvU_L8R1DCR7qaFH1-TsVl3

    Còn có những bạn luôn nói mình tự hào khi là người Việt Nam? Tôi không biết các bạn tự hào ở điểm nào? Tự hào về cái gì? Nếu ai đó biết xin chỉ dạy. Các bạn nên tự hào khi mà thế giới nhìn Việt Nam với sự ngưỡng mộ chứ không phải sự khinh khi như bây giờ.

    Chắc các bạn du hoc sinh cũng biết rất khó kết bạn với những du học sinh của nước phát triển đúng không? Lúc tôi còn đi học, trong lớp tôi có Hàn Quốc với Đài Loan, bọn chúng hay hỏi tôi thế này: "Có vẻ có tiền là qua Việt nam cưới được vợ hả bạn? Giống như mua vợ vậy? Ở nước bọn tao cô dâu Việt nhiều lắm, gái việt Nam cũng xinh lắm nhỉ!" rồi hô hố cười. Lúc đó không biết các bạn có còn tụ hào nữa không nhưng tôi thì thấy vừa giận vừa nhục. Các bạn thích kpop, diễn viên Hàn, phim Hàn... không ai cấm và cũng chẳng có gì sai. Tôi thỉnh thoảng vẫn xem phim Hàn. Nhưng các bạn có biết khi qua nhật lưu diễn họ phải chào khán giả bằng tiếng Nhật, hát vài bài hát Tiếng Nhật, lễ phép và rất tôn trọng khán giả chứ không dám có thái độ phách lối và trạch thượng như khi qua Việt Nam đâu. Một khi thần tượng không coi mình là Fan thì các bạn đừng tự đánh mất giá trị của bản thân minh. Giá trị của bản thân do dân tộc , cha mẹ ban cho ta, nó là vô giá, hãy biết trân trọng.


Hãnh diện là người Việt Nam? Tac-duong-1_2irfdlk2danpq_2irfdls7jq32s__2irg9qgbbo8o7

    Cuối cùng Điều tôi buồn cười và luôn thắc mắc là mỗi khi có một người gốc việt nào đó đoạt giải lớn trong các cuộc thi từ thể thao đến khoa học thì các bạn tung hô,rồi lên mạng comment "tự hào Việt Nam" trong khi người trong cuộc chưa hẳn đã nghĩ như vậy. Vì sao? Tuy trong người họ mang dòng máu Việt nhưng nơi tài năng họ phát triển là ở bản xứ, công trình nghiên cứu của họ là ở nước ngoài, hoàn toàn không dính líu gì đến Việt Nam nhưng các bạn vui như thể họ là thân thích của chính mình vậy. Mới gần đây thôi, phó thủ tướng gốc Việt của Đức đã từng thổ lộ ngoài chuyện công ra, ông không muốn quay về VN với tư cách cá nhân, như một gáo nước lạnh cho vào những lời khen ngợi, những lời mời gọi nồng nhiệt từ đất nước của nhũng con người "thân thiện, hiền hoà, hiếu khách" dành cho ông. Điều này các bạn nên suy nghĩ! Còn nữa, thỉnh thoảng cũng có người Việt được vinh danh trên trường quốc tế, nhưng khi Việt Nam mới có một thì những nước xung quanh ta có rất rất nhiều rồi.

    Tôi nói điều này không phai để chê bai người Việt, mà là muốn mọi người nhìn lên mà phấn đấu thêm chứ đừng vì thế mà tự đắc. Tôi là người Việt, tôi không tự hào về điều đó, tôi đã cố để mình không còn là người Việt nữa, giờ tôi đã toại nguyện. Nhưng tôi hy vọng trong tương lai gần,các bạn làm cho tôi cảm thấy hối hận về điều mình đã nghĩ và đã làm. Tôi đang rất mong đợi điều đó. Tôi biết ý kiến của tôi sẽ gặp nhiều phản đối,và hứng được nhiều gạch đá. nhưng với những ai chưa từng đi và sống ở nước ngoài va bị phân biệt đôi xử vì là người việt thì tôi sẽ không chấp.Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài mà phản đối ý kiến của tôi thì sẽ rất vui và sẵn lòng được chất vấn

Yamano
(http://vitalk.vn/)

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcR3zZty8eXTxU-Ha8HWG2-EBI3dXC2tj0JrOrCrknLoAB6516y7jw
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeWed Sep 17, 2014 11:12 am

CSVN & XHCN tạo ra những phần tử giòi bọ...




Giòi bọ Việt cộng tại Nhật


Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán  tại Nhật
 
Sau nhiều vụ việc làm ăn bẩn thỉu, gian lận, trộm cắp của cơ quan chức quyền Việt Nam tại nhật như:
- Vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt  Nam )
- Vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ
- Vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của phỉ quyền CSVN bóc lột như nô lệ
- Vụ lãnh sự quán VN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho
tất cả mọi người
- Vụ đại sứ quán  VN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện
Trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người  VN, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam.
Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam...

Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng
đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.

Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người  VN đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của phỉ quyền  VN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm...
Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người  VN liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh”  VN sang làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.

Hãnh diện là người Việt Nam? GioiBoTaiNhat1
Xấu hổ, phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt
tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trường  Fukuoka
(Hình: Kyodo News)

Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.

Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.

“Tu nghiệp sinh” XHCNVN tại Nhật - một loại nô lệ

Hãnh diện là người Việt Nam? GioiBoTaiNhat2
Cảnh sát Nhật áp giải phi công Ðặng Xuân Hợp.
(Hình: Kyodo News)

Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh”  VN tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.
 
Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
 
Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội  VN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
 
Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.
 
Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không  VN mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ  VN như họ đã tuyên bố”.

Viên chức ngoại giao  VN tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của  VN tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.

Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của  VN tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ lãnh sự quán VN tại Osaka  với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân  VN và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch VN trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ  VN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo  đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do tòa đại sứ  VN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Ðại sứ  VN trên giấy tờ là dấu... thực.
 
Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ  VN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh”  VN, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía phỉ quyền  VN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
 
Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ  VN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren,Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền  VN, yêu cầu thủ tướng  VN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán  VN ra tòa án Nhật.
 
Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên  . Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không  VN, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.

Gia Ðịnh

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcT9B4yQtOTwj3xjVzgnMpgoz8JI-I2JH1yNtofhk1-U1172OGKS

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeTue Sep 30, 2014 1:26 pm


Bạn có tự hào là người Việt Nam?


GS Nguyễn Văn Tuấn -
Thứ Hai, ngày 29 tháng 9 năm 2014

Hãnh diện là người Việt Nam? Vietnam-travel



Cuốn sách "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn, có thể nói là một hiện tượng (1). Cách đây vài năm, trung tâm Thuý Nga bên Mĩ có sản xuất một show nhạc có tên là "Tôi là người Việt Nam" cũng rất thành công. Những sản phẩm loại này có thể nói là cũng có tác động tốt trong việc lên dây cót tinh thần cho công chúng. Nhưng là người va chạm thực tế hơi nhiều, tôi nghi ngờ cái ý tưởng cao đẹp "tự hào là người Việt Nam".

Kể chuyện cá nhân thì nhiều lắm, nhưng chuyện đầu năm nay làm tôi bị ám ảnh hoài về cái prestige của VN ở nước ngoài. Hôm đó, tôi đáp máy bay đi Pháp nói chuyện trong một hội thảo. Chuyến bay từ Sài Gòn nên có rất nhiều khách Việt Nam. Đến phi trường quốc tế Charles de Gaulle, tôi chứng kiến cảnh không vui. Mới bước ra máy bay chưa đầy 20 mét (còn rất xa đến cổng hải quan) đã gặp những người đứng chờ giống như an ninh hay cảnh sát. Đứng trước tôi là một phụ nữ có con đang bị thẩm vấn và tôi nghe những câu tiếng Anh lơ lớ của viên cảnh sát khó ưa: Đến Pháp làm gì? Ở đây bao lâu? Tại sao đem theo con? Ở Việt Nam làm nghề gì? Phải gần 4 phút sau chị ấy mới được trả lại passport trong cái nhìn đầy nghi ngờ của y. Đến phiên tôi, đã trong tư thế sẵn sàng "trả thù" cho đồng hương, nên tôi chuẩn bị tinh thần đối đáp trong cái nhìn thách thức. Nhưng viên cảnh sát chỉ nhìn qua passport (tôi mang quốc tịch Úc) và nói "ok", tôi nói cám ơn, và anh ta đáp lời: "Welcome to France"! Tôi ngoái đầu nhìn lại thì thấy rất nhiều đồng hương vẫn còn xếp hàng để trả lời mấy câu vớ vẩn đó. Đến cổng hải quan lại thấy cảnh đồng hương bị làm khó dễ mà bực mình.

Tôi thấy rõ ràng đó là một thái độ kì thị. Cũng là người Việt Nam, cũng họ Nguyễn, tại sao tôi được đối xử ok, còn đồng hương tôi thì không. Chỉ khác nhau ở cái màu passport, chứ tôi không nghĩ ra lí do chính đáng nào khác. Nói chung, các em du học sinh và nhiều quan chức VN cũng có kinh nghiệm tương tự như chị đồng hương. Cầm passport VN ra nước ngoài thường hay bị hoạnh hoẹ, làm phiền, thậm chí khinh bỉ ngầm. Hình như họ xem người Việt có tiềm năng làm chuyện bất hợp pháp. Do đó, tôi rất thông cảm với phàn nàn của Giám mục Ngô Quang Kiệt.

Có thể ở VN nhiều người tự hào là người Việt anh hùng và thông minh. Nhưng ở nước ngoài, tôi có thể nói rằng người ta không nhìn người mình như thế. Tôi nghĩ tại vì Việt Nam chưa có cái mà tiếng Anh gọi là “prestige” để người ngoài kính nể. Người Nhật và Hàn họ có cái prestige gắn liền với đất nước họ. Nói đến Nhật người ta nghĩ ngay đến một dân tộc vĩ đại, đến những cái thương hiệu làm nên nước Nhật Bản như Toyota, Nissan, Mitsubishi, Sony, Sanyo, Nikon, Canon, University of Tokyo, University of Kyoto, v.v. Nói đến Hàn Quốc là người ta nghĩ đến Samsung, LG, Hyundai, Seoul National University, v.v. Việt Nam chưa có những thương hiệu như thế để định hình hay để đóng góp vào cái căn cước tính của đất nước. Thay vào đó, Việt Nam nổi tiếng với chiến tranh, nghèo nàn, tham nhũng, trồng cần sa, Vinashin, Vinalines, v.v. Do đó, dù muốn hay không thì người ngoài cũng đánh giá chúng ta – người Việt Nam – bằng cái nhìn thấp hơn Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mà, làm sao tự hào được khi đất nước còn quá nghèo dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm. Thành ra, tôi thấy đồng ý với một bà nông dân khi bà nói: “Không! Từ xưa tới giờ tui không tự hào. Tôi không tự hào vì lời nói không đi đôi với việc làm thành ra người ta nói là quyền của người ta còn tự hào thì tôi không tự hào tại vì tui quá khổ tui không tự hào được. Tui thấy những người chung quanh tui họ còn khổ tui không thể chịu nỗi nhưng tui cũng đau lòng.” (2). Đó là chưa kể những vụ người Việt làm xấu mặt người Việt ở nước ngoài qua những hành động như ăn cắp ở siêu thị, hám ăn, và phụ nữ VN bị trưng bày trong tủ kiếng như một món hàng. Phải nói là nhục chứ tự hào nỗi gì. Do đó, tôi rất nghi ngờ với niềm tự hào dân tộc. Có lẽ tôi sẽ cố gắng làm một "devil advocate" chuyện này dù biết rằng rằng mình sẽ bị ném đá tơi bời.

Theo FB Nguyen Tuan

------
(1) http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/195190/toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html; http://www.gallup.com/poll/163361/proud-american.aspx
(2) http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/i-m-proud-of-to-be-a-vietnamese-ml-09272014083111.html


Hãnh diện là người Việt Nam? KK
.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeMon Nov 03, 2014 1:41 pm

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcTUiCYC0isXb-SPlASa5AXK2JZH0fs6n4NrjBZ0OqwskeslSXGLOw

Người Việt dễ ghét

FB Nguyễn Hưng Quốc
03-11-2014
https://www.facebook.com/hungquoc.nguyen.771/posts/1494251977517776

Từ trước đến nay, một cách công khai, trên sách báo cũng như trên các diễn đàn, hình như ai cũng nói người Việt… đáng yêu. Đó cũng là nhan đề cuốn sách do Doãn Quốc Sỹ viết và xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Xuất phát từ một lập trường và động cơ chính trị hoàn toàn ngược lại với Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, giả danh một người Ý (Pazzi), cũng vội vã viết cuốn “Người Việt cao quý”, trong đó, nội dung chính của khái niệm “cao quý” cũng là…sự đáng yêu.

Mà không phải chỉ có người Việt Nam mới nói thế. Tôi có khá nhiều sinh viên Úc hoặc người các nước khác thường đi Việt Nam. Nhiều người không ngớt khen là người Việt Nam đáng yêu. Cách đây mấy năm, có một sinh viên người Na Uy sang Úc du học. Trên đường từ Na Uy sang Úc, anh ghé Việt Nam chơi hai tuần. Lý do ghé Việt Nam chỉ có tính chất thực dụng: vật giá rẻ. Vậy thôi. Nhưng hai tuần ở Việt Nam đã làm thay đổi hẳn kế hoạch học tập của anh. Mê Việt Nam trong thời gian hai tuần ấy, sang Úc, anh quyết định chọn Tiếng Việt làm một trong hai môn học chính trong chương trình Cử nhân. Hỏi: Mê nhất ở Việt Nam là điều gì? Anh đáp: Con người. Và nói thêm: “Người Việt rất đáng yêu”.

Cách đây mấy ngày, tôi cũng lại gặp một sinh viên khác, cũng mê Việt Nam như thế. Sau khi học xong trung học, thay vì vào đại học ngay, cô quyết định nghỉ một năm để đi làm và đi du lịch. Sau khi qua nhiều nước, cô ghé Việt Nam. Cũng chỉ là một quyết định tình cờ. Thoạt đầu, định ở vài ba tuần. Nhưng rồi cô lại đâm mê Việt Nam. Bèn quyết định ở lại thêm vài tháng. Trong vài tháng ấy, cô xin dạy học trong một trung tâm sinh ngữ tại Sài Gòn. Cô càng mê hơn nữa. Về lại Úc, cô bèn quyết định học tiếng Việt để sau này có cơ hội quay sang làm việc lâu dài tại Việt Nam. Hỏi lý do, cô cũng đáp như anh sinh viên người Na Uy kể trên: “Người Việt đáng yêu”.

Người Việt đáng yêu như thế nào? Tôi chưa bao giờ có ý định làm một cuộc điều tra thật đàng hoàng về đề tài này. Nhưng từ những gì tôi nghe từ các sinh viên cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những nét đáng yêu nhất của người Việt Nam thường được nêu lên là: vui vẻ, cởi mở và thân thiện.

Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, vì lịch sự, người khác ít nói; và vì tự ái, chúng ta cũng ít khi đề cập: Có vô số người chê người Việt là cục cằn, thô lỗ, ích kỷ, tham lam vặt, hay nói dối vặt, thiếu kỷ luật, thiếu lịch sự, nói chung, là…dễ ghét. Ngay chính những người được xem là “mê” Việt Nam cũng thấy điều đó. Và dĩ nhiên, với tư cách là người Việt Nam, chúng ta cũng thừa biết điều đó.

Thật ra, ở quốc gia nào cũng có những người đáng yêu và những người dễ ghét. Đó là chuyện bình thường. Tuyệt đối không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chỉ có vấn đề là: ở những nơi khác, nét đáng yêu và đáng ghét ở con người chủ yếu là do cá tính, hay nói cách khác, do Trời sinh; còn ở Việt Nam, chủ yếu do văn hoá, hay nói cách khác, do xã hội, đặc biệt, do chế độ sinh. Ở những nơi khác, sự phân bố của những người được xem là đáng yêu và những người bị xem là đáng ghét hoàn toàn có tính ngẫu nhiên; ở Việt Nam thì khác: nó có tính quy luật để theo đó, người ta có thể vẽ lên được một “bản đồ” đáng yêu / đáng ghét của người Việt một cách khá chính xác.

Đại khái “bản đồ” ấy như thế này:

Người Việt rất đáng yêu trong quan hệ cá nhân và ở những nơi quan hệ cá nhân đóng vai trò chủ đạo: gia đình, bàn tiệc, quán nhậu, và hàng xóm. Ở những nơi đó, người Việt, nói chung, rất nhiều tình cảm và tình nghĩa. Và cũng ở những nơi đó, ít ai phàn nàn về người Việt.

Nhưng vượt ra ngoài quan hệ cá nhân thì khác. Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng thuộc quyền nhà nước, từ uỷ ban nhân dân đến công an phường, quận, thành phố; từ bưu điện đến bệnh viện; từ bàn hải quan đến văn phòng xuất nhập cảnh, v.v…ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét.

Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an cửa khẩu và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam. Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người. Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam.

Một người bạn khác của tôi, về Việt Nam thăm thân nhân bị bệnh, phải nằm bệnh viện, than: Chưa bao giờ thấy bác sĩ và y tá ở đâu lại dễ ghét như ở Việt Nam. Mặt mày ai cũng hầm hầm hay lạnh tanh. Người ta hỏi gì cũng quát, nạt. Họ chỉ dịu giọng được một lát khi nhận tiền lót tay. Một người bạn khác rất có thiện chí giúp đỡ Việt Nam, nhiều lần tổ chức quyên góp từ quần áo, sách vở đến máy vi tính ở Úc để chuyển về tặng cho người Việt; nhưng sau đó, đâm nản, cuối cùng, bỏ cuộc. Anh nói: “Mình mang quà về giúp, nhưng ở đâu cũng bị làm khó dễ.” Và kết luận: “Người Việt thật dễ ghét!”

Xin lưu ý: những nhân viên các loại và các cấp bị xem là dễ ghét trong công sở ấy có thể trở thành cực kỳ dễ thương với bạn bè, người thân hoặc người quen. Một viên công an mặt mày lúc nào cũng lạnh như tiền và lăm lăm đòi móc túi những người dân đến xin chứng nhận một thứ giấy tờ gì đó có thể là một người cởi mở, hào hiệp và hào phóng khi ngồi vào bàn nhậu với bạn bè. Nhưng trong quan hệ công cộng thì họ lại biến thành một người khác hẳn.

Có thể nói gọn lại thế này: Trong quan hệ cá nhân, người Việt thường đáng yêu; nhưng trong quan hệ công cộng, nhất là ở công sở, người Việt thường rất dễ ghét.

Cũng có thể nói một cách khái quát hơn: ở Việt Nam, cứ hễ có chút quyền lực, bất kể là quyền lực gì, người ta liền biến ngay thành người dễ ghét. Bản tính dễ thương đến mấy cũng thành dễ ghét. Nếu không dễ ghét vì sự hách dịch, quan liêu hay tham lam thì cũng dễ ghét vì sự chậm chạp, cẩu thả, lười biếng và vô trách nhiệm. Bởi vậy, nhiều người nhận xét: Chơi với người Việt thì vui, nhưng làm việc với người Việt thì đúng là một cực hình. Trên bàn nhậu, ai cũng thông minh, biết điều, cởi mở; nhưng quay lại bàn giấy thì người ta lại lề mề, khó khăn, tắc trách, rất ít đáng tin cậy.

Do đó, vấn đề không phải là bản tính mà là văn hoá. Mà văn hoá, nhất là văn hoá hành chính, lại gắn liền với chế độ.

Bạn có nghĩ vậy không?

Hãnh diện là người Việt Nam? 55371884-1302314733-cac-nhom-mau-bi-ghet_12


Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeTue Feb 24, 2015 9:32 am

Hãnh diện là người Việt Nam? QHACMV_003

Đảng csVN đã cho nhân dân ta rất nhiều thứ "khủng":
Dân nghèo "khủng", quan cs giầu "khủng" và...

Từ bộ ngai vàng rồng lộn đến cặp bánh chưng 'khủng' 7 tạ

Hãnh diện là người Việt Nam? Chung3


Bạn đọc Danlambao - Sáng ngày 24/2/2015, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi lễ dâng cặp bánh chưng 'khủng' để cúng bà Hoàng Thị Loan, mẹ ruột ông Hồ Chí Minh.

Theo báo Dân Trí, cặp bánh chưng có trọng lượng 7 tạ, tức mỗi chiếc nặng 350 kg, được khiêng đến khu mộ bà Hoàng Thị Loan tại  núi Động Tranh (xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An).

Hãnh diện là người Việt Nam? Chung1


Buổi lễ cúng bánh trưng khủng có sự tham dư của bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng nhiều quan chức CS địa phương.

Hãnh diện là người Việt Nam? Chung2


Cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh, con trai ông Hồ Chí Minh – tức cháu nội bà Hoàng Thị Loan không có mặt tại buổi lễ cúng bánh trưng khủng.

Được biết, buổi lễ lố bịch trên do ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp cùng hiệp hội du lịch và Sở VH-TT-DL Nghệ An cùng đứng ra tổ chức.

Việc cúng bánh trưng khủng của các quan chức CS Nghệ An hoàn toàn tương đồng với lối ăn chơi trọc phú của cháu nội bà Hoàng Thị Loan là cựu TBT Nông Đức Mạnh, người hiện đang sống trong một cung điện xa hoa tại Hà Nội với bộ ngai vàng đầu rồng.

Đúng là dưới chế độ cộng sản, không có chuyện điên rồ nào mà không xảy được.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcT8SZxO-OR6stoYy7xlcvS79lidFEd1mTM2dQYjgQs0y0HaVHtm
Hãnh diện là người Việt Nam? Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-pAhUYNwbaGE%2FVOqZrKC0XbI%2FAAAAAAAAGtQ%2F0wnz4B3PSk4%2Fs1600%2Fmanh1


ĐMCS (Địt Mẹ Cộng sản / Fuck Communism) - Nah
https://www.youtube.com/watch?v=xnWxFIH4_dE


Hãnh diện là người Việt Nam? Phaobong-tretho-danlambao
Về Đầu Trang Go down
hnlinh
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeFri Jul 31, 2015 10:33 am


Cái mặt Việt Nam!


Tạp ghi Huy Phương

Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!


Hãnh diện là người Việt Nam? 2Q==
(Hình minh họa: Suhaimi Abdullah/Getty Images)

Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.

Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.

Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.

Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.

Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.

Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.

Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.

Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.

Hãnh diện là người Việt Nam? Buomdem

Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.

Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.

Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.

Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.

Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.

Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.

Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.

Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.

Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.

Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.

Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.

Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.

Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.

Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.

Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.

Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.

Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)

Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.

Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.

Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.

Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”

(*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcS_6sV9kzmUqGcVirAcDbXvyDWtzlSbC4ScwnOY9u_tMMFjHs2O

Hãnh diện là người Việt Nam? Images?q=tbn:ANd9GcQvj48RMZ1FFWT3R4imH8Fh-_uCmxtzhGi1Z0m6iAXedaYGRi20
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Oct 15, 2015 12:44 am

Hãnh diện là người Việt Nam? Toilanguoiantrom-1397613850742

Là người Việt Nam!

Tạp ghi Huy Phương
Sunday, October 11, 2015 1:59:07 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=215727&zoneid=97

Cách đây khoảng 10 năm, sau một chuyến đi xa, trên đường trở lại California, vợ chồng chúng tôi và hai người bạn đang ngồi chờ đổi máy bay tại phi trường Atlanta, thì bất chợt một ông Việt Nam trung niên, áo vest, thắt cà vạt, tiến về phía ghế ngồi của chúng tôi. Một cách mừng rỡ và vội vã, không kể người trước mặt mình là đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ, y thọc tay về phía chúng tôi: - “Các bác là người Việt Nam!” Không đợi câu trả lời, quơ được bàn tay của chúng tôi đưa ra một cách phản xạ, y lắc đấy lắc để.

Phải nói là chúng tôi phản ứng quá chậm hay gần như không có phản ứng gì.

Cho đến lúc người đàn ông lạ mặt này thấy không mấy phấn khởi với cuộc làm quen này, quay lưng đi, chúng tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, lặng lẽ và ngao ngán không nói một câu gì. Phải, chúng tôi là người Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với một người Việt Nam kỳ này không đem lại điều gì hứng thú cho chúng tôi, qua ngôn ngữ và cách xử thế, chúng tôi thấy có một khoảng cách khá lớn, và cũng là người Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy y không giống tôi, ngoài một thứ ngôn ngữ đã khá dị ứng, con người này như đến từ một xứ sở nào khác.

Như thế, ít ra tôi cũng đã hiểu vì sao một người Tàu ở Hồng Kông trước năm 1999 chỉ nhận họ là người Hồng Kông, hay sau 1949, những người Tàu ở Đài Loan, cho rằng mình là người Đài Loan (“Trung Hoa Dân Quốc” hay “Trung Hoa Đài Bắc”) để khỏi nhầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa hay Cộng Sản Trung Hoa). Hẳn không một người Nam Hàn nào thích hiểu lầm họ là người Bắc Hàn (được Việt Nam gọi là Triều Tiên) và trước đây giữa người Đông và người Tây Đức mặc dầu nguồn gốc của họ là người Đức. Người ta không thể phủ nhận nguồn gốc của mình nhưng có thể phủ nhận chính thể đương thời và lựa chọn quốc tịch cho mình.

Chỉ có hai tiếng Bắc Kỳ thôi, và chỉ trong vòng 30 năm, người Việt Nam cũng đã chọn chỗ đứng rõ ràng khi phân biệt ai là Bắc Kỳ cũ, Bắc Kỳ mới, ai là Bắc Kỳ “chín nút” (54), ai là Bắc Kỳ 75! Nếu trong câu chuyện nói, còn có chút gì kỳ thị, thì chúng ta cũng không nên trách, đây không phải là chuyện đoàn kết dân tộc, mà là chuyện văn hóa và chính kiến, nó phát xuất từ những khổ đau và bất hạnh mà con người ta phải gánh chịu, qua những thăng trầm của lịch sử.

Tôi là người Việt Nam, và những ngày còn nhỏ, tôi vẫn thường hãnh diện mình là người Việt Nam, với “bốn nghìn năm văn hiến,” “con Rồng cháu Tiên,” lớn lên trong thời loạn lạc, người chẳng ra người, ta lại được hãnh diện thêm vì quê hương mình “rừng vàng biển bạc,” thủ đô “là đỉnh cao trí tuệ của loài người,” “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ!” “mỗi buổi sáng thức dậy ước mơ mình trở thành một người Việt Nam,” “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước Tây phương,” “vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế!” thì không còn gì để có thể hãnh diện hơn được nữa!

Gom tất cả tinh hoa của người Việt trên thế giới để làm những tác phẩm vĩ đại để ca tụng con người Việt Nam là điều không khó, vì những khuôn mặt thành đạt vẻ vang này ở nước ngoài, sau ngày phải bỏ nước ra đi, chúng ta không chỉ có hàng chục nhân vật đủ làm một tác phẩm mà con số này có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn người. Nhưng nếu tập họp họ lại, xếp hàng ngay ngắn như trong một cuộc “diễu hành,” có một mỹ nhân mặc quốc phục dẫn đầu cầm một tấm bảng lớn mang dòng chữ “Tôi là người Việt Nam” thì điều này quả còn quá nhiều gượng ép.

Đồng ý nguồn gốc họ đều là những người Việt Nam, có người bỏ nước ra đi từ ngày chủ thuyết Cộng Sản đến Việt Nam, nhưng cũng có người sinh ra ở nước ngoài, mỗi người có một cuộc đời, hoàn cảnh, tình cảm và chính kiến khác nhau. Nếu có ai hỏi họ: - “Ông bà là người Việt Nam?” thì câu trả lời sẽ là: - “Phải, tôi là người Việt Nam! Nhưng đó là câu chuyện cách đây 40 năm. Đó là một câu chuyện dài!”

Trong chúng ta, ai cũng có một câu chuyện dài phải được kể lại, hay bây giờ mới được kể lại!

Những nhà tuyên truyền thường nhắc đến tình tự dân tộc, biểu tượng từ một tiếng đàn bầu, một tiếng hò trên sóng nước để gợi cho con người nhớ đến quê hương. Người ta lập lại mãi câu nói “quê hương chỉ một” hay anh em đi xa là “khúc ruột ngàn dặm” và không ngừng kêu gọi một sự trở về tha thiết, - “Nếu đi hết biển thì đến đâu hở mẹ!”- “Đi hết biển thì sẽ trở về làng cũ!” Vì sao con chim phải bay trở lại cái lồng đã giam hãm nó, có khi là cái thòng lọng hay cái cũi nhốt của một con vật. Đó là con người của tự do, có ý thức, không phải chiếc xe lửa chạy lui tới trên đường ray.

Có người đem chuyện người Việt lưu lạc của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (1136-1175) là con thứ sáu của vua Lý Anh Tông, đã cùng họ hàng vượt biển Bắc vào đầu thế kỷ thứ 13 vì bị phe cánh Trần Thủ Độ hãm hại, sau đó trôi giạt đến Cao Ly, để nói chuyện người Việt trở về tìm lại nguồn cội. Xin quý vị yên tâm đi, không cần phải nói chuyện đạo lý, nhân nghĩa, Cộng Sản thôn tính miền Nam mới nửa thế kỷ, dòng dõi Lý Long Tường bỏ nguồn cội đã bảy tám thế kỷ này. Thời gian hãy còn quá sớm để cho những người Việt lưu lạc tha phương trở về.

Hình ảnh tìm về cội nguồn hẳn là đã được ca ngợi rất nhiều.

Truyền thống dân gian cho rằng loài cá hồi trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng, nhưng cuộc nghiên cứu đã cho thấy hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ thuộc vào ký ức khứu giác và thói quen, hẳn không hề có ý nghĩa về cội nguồn. Và trong một câu chuyện khác, hàng năm vào mùa Xuân, những đàn én từ phương Nam đã bay trở về nhà nguyện San Juan Capistrano (California) và về phía Nam Mỹ là để trốn mùa Đông giá rét. Đến mùa nắng ấm, chúng lại bỏ gác chuông nhà thờ để ra đi, không hề có có ý niệm trở về hay qui cố hương.

Nếu câu hỏi đặt cho một người và câu trả lời dành cho một người, nó mang một ý nghĩa khác, nhưng khi chúng ta tập trung họ lại, cố tình hướng dẫn họ thành một đám đông và mở đường, sắp xếp cho họ có chung một câu trả lời theo dụng ý của những nhà đạo diễn, tôi cho đây là điều thiếu đạo lý.

Vả lại, điều dễ thấy rõ, hàng chục người vừa tuyên bố mình là người Việt Nam ở đây đều nằm trong 3 triệu người, bỏ nước ra đi, bằng lý do này hay lý do khác; họ không có nổi một tờ giấy tùy thân hay một “sổ đăng ký hộ khẩu thường trú” của chế độ đương thời, vậy thì họ là ai, người Việt nhưng người Việt nào? Câu trả lời gần như được xếp chung một loại “thấy sang bắt quàng làm họ!” Quơ vào những cái quả thực không phải của mình. Mục đích của người làm phim đã quá rõ ràng. Chẳng qua là khán giả của loại chương trình này quá dễ dãi, họ dễ chấp nhận một cái vui nhỏ, một cái cười cợt dính ngoài môi, để quên đi những điều cốt lõi mà họ đang được mời tham dự, mà nội dung đã được tính toán, có dụng ý chính trị, của ông chủ chi tiền.

Phải chăng trong không khí rộn ràng của màu sắc, âm nhạc, da thịt, phấn son, ít ra trong một thời gian ngắn người ta quên được những khuôn mặt Việt Nam cần phải được cởi áo che tại Nhật, hàng nghìn khuôn mặt phụ nữ khổ đau xấu hổ không dám nhìn ai trên quê hương nhầy nhụa hôm nay.

Rõ ràng là chế độ tham lam, ham muốn chạy theo những thành công nhất thời của mỗi con người không phải trong xã hội của mình để áp đặt hai chữ Việt Nam, mà không chịu xây dựng được một con người tử tế ngay trong xã hội của mình.

Chúng ta hãy nghe phát biểu của ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẫn, cố bí thư thứ nhất đảng CSVN, trên vietnam.net trong vài ngày gần đây: “...tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: 'Chẳng lẽ đây là người Việt Nam chúng ta?'”

Hãnh diện là người Việt Nam? 1779932_736464923050494_1523474879_n_2ijm02040dse3
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu May 12, 2016 2:31 pm


Ứng xử thiếu văn hóa của người Việt: Bao giờ cho hết xấu hổ?

Mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã “phải” phát động chiến dịch “Nâng cao hình ảnh du khách Việt”. Điều này cho thấy những hành vi ứng xử của một bộ phận du khách Việt khi ra nước ngoài đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Và cũng ngay ở trong nước, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp hành vi thiếu văn hóa, thiếu văn minh ở những nơi công cộng.

1. Mỗi năm Nguyễn Mạnh Hùng (35 tuổi, nhân viên một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Hà Nội) đều cố gắng tích cóp tiền để đi thăm thú nước ngoài. Sau mỗi chuyến đi, Hùng đều có rất nhiều niềm vui, song cũng có nhiều tâm tư.

Hùng kể, khoảng mươi mười lăm năm trước, khách Việt đi du lịch ngoài nước chưa nhiều và đa phần đều thuộc giới trí thức nên chưa gây điều tiếng gì. Nhưng ở thời điểm hiện tại, những tour du lịch quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á vừa rẻ, lại vừa dễ dàng nên người Việt ào ào rủ nhau đi. Một bộ phận khách du lịch mang theo cả những thói xấu ra nước ngoài, khiến cho Hùng nhiều khi không dám nhận là người Việt(!?).

Hãnh diện là người Việt Nam? Thumb_660_70eab79a-5b61-40ed-a74e-41792ac1dff9.racthai
Vô tư xả rác ở bãi biển. Ảnh: soha.vn

Một trong những kỷ niệm “đắng đót” là dịp Hùng đi Singapore vào năm 2007. Lần đó do còn “lơ ngơ” nên cậu đặt tour của một hãng lữ hành. Vì là khách lẻ nên Hùng được “ghép tour” với nhóm khách là 5 gia đình khoảng gần 30 người gồm đủ già trẻ lớn bé. Chuyến đi sau đó trở thành nỗi ám ảnh với Hùng, với rất nhiều điều bực bội và cả nỗi xấu hổ.

Nhóm gia đình này rất ham mua sắm. Đến bất kì siêu thị, trung tâm mua sắm là nhao vào mua. Rồi khi thanh toán thì không xếp hàng, cứ chen lên thanh toán trước. Người bản xứ rất “dị ứng” với điều này, và họ thường lắc đầu “nhường”. Song cũng có lần, họ to tiếng buộc nhóm khách Việt phải xếp cho đúng thứ tự.

Thêm vào đó, nhóm khách này còn có thói quen trễ giờ. Hướng dẫn viên đã in bản lịch trình, trong đó ghi rõ thời gian ăn sáng, trưa, tối đưa cho tất cả mọi người trong đoàn. Song, thường họ trễ 30 phút đến cả giờ. Điều này khiến cho Hùng và những người khác cảm thấy rất ức chế.

Từ sau chuyến đi đó, Hùng đã “cạch đến già”, không đi ghép tour mà thường “độc hành”. Hoặc cùng lắm thì lập team (đều là những người quen biết từ trước, hợp cạ) để đi cùng với nhau. Nhưng lại nảy sinh một vấn đề khác. Đó là có một số trường hợp người Việt Nam lợi dụng đi du lịch để trốn, ở lại nước bạn, cũng không loại trừ một số cô gái Việt ra nước ngoài để hành nghề mại dâm. Điều này khiến cho khách du lịch như Hùng bị vạ lây.

Hãnh diện là người Việt Nam? Thumb_660_4-ungxu1567-1
Cảnh trèo rào để vui chơi miễn phí tại công viên nước Hồ Tây.

Tháng 7-2015 Hùng và nhóm “phượt” của cậu rủ nhau đi Singapore và Malaysia. Nhưng vừa bước xuống máy bay thì cả nhóm bị “ách” lại tại sân bay, bị tách ra để kiểm tra. Do có nhiều kinh nghiệm đi nước ngoài và thông thạo ngoại ngữ nên Hùng chỉ bị “giữ” lại một giờ. Còn một số thành viên khác trong đoàn, nhất là nữ giới bị thẩm vấn đến nửa ngày mới được nhập cảnh. “Những ai mà chưa có thẻ đặt phòng khách sạn hay vé khứ hồi máy bay thì chắc chắn sẽ bị “mời” về nước” - Hùng cho biết.

Còn Mai Phương, một hướng dẫn viên du lịch của hãng Viet... thì tâm sự, sau hơn chục năm hành nghề, lượng khách mà Phương phục vụ lên đến hàng ngàn lượt, có quốc tịch từ rất nhiều quốc gia. “Phục vụ mỗi kiểu khách đều có nỗi vất vả riêng, song với khách Việt Nam, Trung Quốc thường vất vả nhất” - Phương chia sẻ.

Bởi nếu như khách người nước ngoài có quốc tịch Âu, Mỹ hay Nhật Bản... thường rất ham tìm tòi, khám phá, Phương luôn phải chuẩn bị rất kỹ càng nội dung để thuyết minh trong mỗi tour thì với khách Việt Nam, họ chủ yếu thích mua sắm, ăn uống. Vì thế, Phương không phải thuyết minh nhiều nhưng việc mua sắm của họ đã lộ ra biết bao thói xấu khiến nhiều lúc Phương... không có lỗ nẻ mà chui!

Một lần Phương dẫn nhóm khách hơn 20 người đến một nhà hàng buffet ở Thái Lan. Đoàn đa số là người nhiều tuổi (hoặc hơn tuổi Phương) nên chị không dám nhắc nhở về chuyện ăn uống. Thế nhưng khi ngồi vào bàn, các thực khách dường như chưa được “training” về tiệc đứng nên ai cũng lấy đầy ắp cả bàn. Có những món không ăn nhưng vẫn lấy vì... sợ hết. Rồi còn lấy cho chồng, cho con, cho bố mẹ… Thành ra khi đứng dậy thì thức ăn bừa phứa, thừa thãi trông rất phản cảm.

Hãnh diện là người Việt Nam? Thumb_660_3998521c-1c80-4b10-b04f-19e3e533a8ee
Cảnh tranh cướp ở đêm phát ấn Đền Trần - Nam Định. Ảnh: doisongphapluat.vn

Dù cho nhân viên nhà hàng không nói gì, nhưng Phương có thể cảm nhận được ánh mắt thiếu thiện cảm của họ. Là một tourguide, Phương thực sự rất xấu hổ. Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà hàng ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore có những bảng thông báo bằng tiếng Việt rằng: “Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu quý khách ăn không hết sẽ bị phạt tiền”.

Lần khác, Phương dẫn một đoàn khách Việt đi Malaysia. Bình thường khi sang nước bản địa sẽ có hướng dẫn viên người địa phương giới thiệu về các chương trình tham quan, các nét văn hóa, lịch sử... nhưng trong lúc hướng dẫn viên giới thiệu thì chẳng ai nghe vì còn mải nói chuyện riêng, số khác thì nhìn ra cửa sổ, chụp ảnh, ngó nghiêng. Đến khi không biết, không hiểu thì hết người này hỏi đến người kia hỏi khiến hướng dẫn viên đôi khi rất khó chịu, mệt mỏi vì phải giải đáp liên tục những vấn đề đã nói rồi.

Còn đồng nghiệp của Phương không ít lần ca thán mỗi khi nhận được tour mà khách là người Việt là cảm thấy... ngán ngẩm.

Theo chúng tôi, sẽ là không công bằng khi “vơ đũa cả nắm” rằng tất cả người Việt đều thiếu ý thức khi du lịch nước ngoài. Song, có một sự thật không thể phủ nhận là một bộ phận người Việt đang làm xấu đi hình ảnh của quốc gia, dân tộc khi bộc lộ những thói xấu cố hữu của họ trong mắt bạn bè quốc tế.

Có lẽ cũng chính vì thế mà ngày 16-4 vừa qua, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” tại Hà Nội. Sẽ có một bộ quy tắc được xây dựng để giảm thiểu những hình ảnh xấu xí về du khách Việt. Các hành vi được nhận diện gồm: Chen lấn xô đẩy, không xếp hàng, lấy thức ăn thừa nhưng không sử dụng, gây ồn ào, mất trật tự... thậm chí là các hành vi vi phạm pháp luật như lấy cắp hàng trong siêu thị, lợi dụng đi du lịch để trốn ở lại…

Ông Nguyễn Tiến Đạt Phó Giám đốc Công ty TransViet Travel chia sẻ, hành vi xấu của một bộ phận người Việt khi ra nước ngoài là do thói quen trong lối sống, sinh hoạt thường ngày, nó diễn ra phổ biến đến mức mọi người coi đó là… chuyện bình thường, chuyện đương nhiên phải thế. Cho đến nay chưa có chế tài xử phạt khách cũng như công ty lữ hành để khách gây hành vi xấu khi đi du lịch.

Hãnh diện là người Việt Nam? Thumb_660_f1bb5b4c-a362-4571-a927-d1d542c05e51.cand
Cảnh dẫm đạp lên cây cảnh ở Hồ Tây.

Còn ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam tâm sự. Du khách Trung Quốc được biết đến với nhiều hành vi xấu, tuy nhiên khách du lịch Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tương tự, ông Bình còn lo ngại nếu không có sự vận động, hình ảnh du khách Việt cũng sẽ xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. “Khách Trung Quốc đi đâu cũng ồn ào nhưng khách Việt Nam cũng ồn ào không kém” - ông Bình cho biết.

2. Nếu như ra ngoài nước, một bộ phận người Việt bộc lộ rất nhiều thói hư tật xấu của họ thì ngay tại Việt Nam, những ứng xử thiếu văn hóa của họ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới người khác.

Một buổi tối, tôi cùng nhóm bạn tham dự buổi biểu diễn của các nghệ sĩ quốc tế tại Trung tâm Văn hóa Pháp (L’espace) ở Hà Nội. Tham gia buổi hòa nhạc đa phần là giới trí thức, học sinh, sinh viên nên ít bị “bệnh” muộn giờ. Nhưng khi buổi hòa nhạc diễn ra được chừng mươi phút thì bắt đầu xảy ra nhiều sự cố gây khó chịu cho thính giả cũng như nhạc công.

Đầu tiên là ngay hàng ghế thứ hai có một bà mẹ bế theo một cậu bé chừng 4-5 tuổi. Còn quá nhỏ chưa hiểu được rằng đang ở trong một buổi hòa nhạc, cần sự tĩnh lặng tuyệt đối nên cậu bé cứ ngọ ngoậy, rồi uốn éo đòi tụt xuống đất để chạy đi chơi. Khi không được mẹ đáp ứng yêu cầu, cậu bé phản ứng bằng cách ì èo kêu khóc. Người mẹ hết vỗ về đến dọa dẫm, cậu bé vẫn không ngừng quấy phá. Không dưới ba lần tôi thấy một vị khách ngoại quốc phải quay sang ra dấu im lặng, song tình trạng vẫn không được cải thiện. Cực chẳng đã, người phụ trách chương trình đã phải đến tận nơi “mời” hai mẹ con ra khỏi thính phòng.

Buổi hòa nhạc yên ổn được khoảng 30 phút thì lại xảy ra sự cố. Khi cả khán phòng đang cực kỳ yên lặng, mọi người tập trung thưởng thức ngón đàn điêu luyện của các nghệ sĩ thì bỗng nghe: “loạt xoạt loạt xoạt”, rồi đến “choách choách...”. Té ra một ông bố đang mở túi nilon, bóc vỏ chai nước đưa cho cô con gái.

Nhà văn, nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, một lần ông đi qua khu vực phố Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đúng lúc một nhà hàng đang có chương trình phát shushi miễn phí. Ông phải mất nhiều phút mới len qua được hàng trăm con người đang tranh nhau để “cướp” một suất shushi. Hình ảnh này khiến ông buồn và phải suy nghĩ rất nhiều.

Hãnh diện là người Việt Nam? Thumb_660_4-ungxu1567-2
Một nhóm người Việt bị bắt do trộm đồ ở nước ngoài.

“Tâm lý con người nói chung thích được dùng đồ không mất tiền, thích rẻ, điều đó đã được các nhà kinh doanh tận dụng triệt để. Tâm lý đó không xấu và nó chỉ trở nên tệ hại khi họ chen lấn, xô đẩy, trành giành. Và như vậy từ điều bình thường, chính họ đã biến mình trở xấu xí trong mắt nhiều người. Ở đây ta thấy hiện ra các thói hư tật xấu: Thích tỏ ra hơn người (dùng sức mạnh chen lấn để được trước người khác), thiếu tự trọng (bất chấp sự phê phán của những người đang xếp hàng). Nhưng buồn hơn, những hành vi đó khiến tôi không thể có cái nhìn nhân văn mà buộc phải nghĩ đến sự: đói khát, thèm thuồng, giành giật một tí vật chất không đáng phải đổi bằng  lòng tự trọng”.

Cũng theo ông Tiến, mỗi người chúng ta, trong cuộc sống đều từng gặp phải những tình huống thiếu ý thức trong các sinh hoạt cộng đồng như không chịu xếp hàng ở sân bay, đến muộn giờ trong buổi hòa nhạc, hay xả rác bừa bãi như vậy. Những hành vi thiếu ý thức đó đã trở thành “căn bệnh” trong xã hội. Có lẽ vì thế thành phố Hà Nội mới có dự án về ứng xử, giao tiếp ở công sở và nơi công cộng, mới đề ra “Năm trật tự và  văn minh đô thị”.

“Lâu nay giáo dục văn hóa bị buông lỏng, khi cái gốc văn hóa lung lay mới sinh ra hành vi phản cảm trong mắt bạn bè quốc tế. Giáo dục ở đây không chỉ trông chờ vào nhà trường mà phải là việc hằng ngày ở mỗi gia đình và xã hội. Song hành với giáo dục là các chế tài phải được thực hiện quyết liệt. “Đòn đau nhớ đời” - nên nhớ phạt cũng là cách giáo dục tốt” - nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định.

***

Tháng 3 vừa qua, một vụ việc khiến du khách Việt cảm thấy buồn rầu và ít nhiều xấu hổ. Tòa án Singapore đã phạt 5 người Việt nhiều tháng tù giam do họ có hành vi trộm cắp ở nước sở tại.

Theo công tố viên nước bạn, tháng 1-2016 nhóm 5 du khách gồm: Đinh Ngọc Luân, Hoàng Đình Công, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Lương và Đặng Bích Thảo tới Singapore qua đường Malaysia. Nhóm này đã thực hiện kế hoạch ăn cắp tại quốc gia này ngay ngày hôm sau.

Tại trung tâm mua sắm ION Orchard, Công mang một va ly đứng bên ngoài, 4 người còn lại đi vào trong, trong đó Luân được giao cầm các túi giấy màu nâu dùng để đựng đồ ăn cắp.

Kết quả kiểm tra của cảnh sát phát hiện các túi giấy này được lót bằng các vật liệu khiến hệ thống báo động an ninh không thể phát hiện những món đồ chưa được thanh toán. Đồ ăn cắp sau đó được chuyển vào va ly và cả bọn kéo sang cửa hàng khác. Trong vòng 48 giờ, nhóm này đã ăn cắp tổng lượng hàng trị giá 17.000 đôla Singapore.

Sau đó, 3 đối tượng bị cảnh sát Singapore bắt quả tang khi họ đi tuần. 2 người kia bỏ chạy nhưng cũng bị bắt tại cửa khẩu Woodlands khi định rời Singapore.

Luân phải chịu mức án 31 tháng tù, 4 người còn lại gồm Công, H
ùng, Lương, Thảo mỗi người bị phạt 28 tháng tù.

Minh Tiến
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeThu Nov 17, 2016 3:28 pm



Một vài nét tính cách, tâm lý tiêu cực của người Việt

Song Chi

Dân tộc nào cũng có những nhược điểm trong tính cách. Chả có dân tộc nào là hoàn hảo. Người Việt mình cũng vậy. Nhưng ngoài những tính cách không được hay mà báo chí dư luận hay nói đến như chuộng hình thức, chuộng bằng cấp, ít quan tâm đến chính trị (số người quan tâm vẫn là thiểu số), vô cảm v.v… có những nét tâm lý, tính cách mang tính tiêu cực khác mà tôi nhận thấy khá phổ biến, ở cà người đang sống trong nước hay đã ra bên ngoài.

Thứ nhất là tâm lý vọng ngoại/chuộng ngoại.
Ở trong nước thì quá rõ, từ trên máy bay Vietnam Airline cho tới khi bước chân xuống phi trường, đi mua hàng, vào nhà hàng khách sạn, nếu chú ý một chút, bạn sẽ nhận thấy thái độ đối xử của các nhân viên tại nhiều nơi với khách người Việt và khách nước ngoài là khác nhau (và giữa khách da trắng, da vàng, da đen cũng khác). Đối với khách nước ngoài mà da trắng chẳng hạn, thì lịch sự tươi cười chu đáo hơn hẳn. Hàng hóa cái gì của nước ngoài cũng tốt, nên đừng trách tại sao nhiều khi hàng hóa Việt mà tiểu thương bán hàng cứ nói đại là hàng Thái, hàng Hongkong gì đó cho người mua thích hơn (!).

Nếu như hồi xưa có con gái làm me Tây me Mỹ là cả nhà cúi mặt xấu hổ, xóm giềng nhìn ra nói vào, bây giờ cặp bồ ngoại, lấy chồng ngoại đã thành cái mốt thời thượng, bất kể là chồng Đài chồng Tàu hay chồng Tây chồng Mỹ, cứ ngoại là khoe, ngay giới showbiz cứ thấy cô nào lấy được anh chồng nước ngoài là khoe um sùm.

Thứ hai là tâm lý nô lệ. Có lẽ không cần phải đưa dẫn chứng nhiều, nếu dân ta không có tâm lý đó thì cái đảng hại dân hại nước, phá tàn phá mạt này đâu có ngồi mãi trên đầu trên cổ dân ta như vậy.

Nhưng lạ một điều là ra đến nước ngoài rồi, nhiều người Việt mình vẫn không bỏ được hai nét tính cách đó. Tâm lý vọng ngoại thể hiện trong chuyện đến được nước người cái thứ gì của người ta cũng đẹp cũng hay cũng hơn nước mình. Nhiều người vừa ra nước ngoài liền quay lại chê tất tần tật mọi thứ của VN và khen tất tần tật mọi thứ của nước người ta. Tất nhiên VN dưới cái chế độ thổ tả nảy thì có nhiều thứ để chê lắm, nhưng đâu phải tệ hết 100% vậy?

Chẳng hạn, tôi luôn luôn nói với dân Na Uy rằng ẩm thực VN tuyệt vời, phong phú, còn thức ăn đường phố của VN thì phong phú, hàng ngàn hàng vạn thứ ngon trong khi các bạn làm gì có street food; VN thừa thãi nắng nhé, chỉ riêng cái đó là dân Na Uy thèm nhỏ dãi; VN đông dân, dịch vụ thì rẻ mà nếu tìm đúng chỗ thì rất tốt, ví dụ cắt tóc làm đầu trang điểm may quần áo…ở đây kiếm đâu ra người mà có thì rất đắt và không phải lúc nào cũng đẹp; ở VN muốn học cái gì cũng có người dạy, thời gian dài có ngắn có, ở đây muốn học cái gì cũng khó, phải vào trường học hẳn hoi kéo dài thời gian v.v. và v.v…

Có nhiều người mới bước chân đến Mỹ khen đến nỗi có cảm giác người đó cả ngày cứ ngửa mặt lên trời mà kêu sao cái số tôi nó sướng thế! Khen nước Mỹ thì có mà khen cả ngày. Mới có cái quốc tịch Mỹ đã suốt ngày “I love you, America” và tập suy nghĩ như dân Mỹ trắng thứ thiệt, đã nói mọi thứ trên quan điểm đứng về phía quyền lợi của nước Mỹ mà hoàn toàn không đếm xỉa gì đến quyền lợi của cái đất nước khốn khổ VN còn đang ngụp lặn trong bùn lầy nước đọng kia.

Tất nhiên, tôi cũng không tán thành một người sống ở nước người, ăn lương hưởng mọi thứ chế độ an sinh xã hội quyền lợi của nước người ta nhưng chả lo quan tâm gì đến nghĩa vụ công dân của mình, tối ngày ôm cái laptop bàn chuyện VN, có tiền thì gửi về VN làm tử thiện, có tiền thì đi du lịch VN mà không đóng góp gì cho nước sở tại. Cân bằng được cả hai quê thì hay hơn.

Trong cái chuyện nhiều người mới chân ướt chân ráo đến xứ người ta post hình lên khoe đủ thứ, dường như còn có cái tâm lý khoe cho người ở nhà thấy mình đang sung sướng thế nào nữa.

Người Việt còn có một cái lạ là sống ở đâu bênh đó, khen đó và chê nước khác. Ví dụ người Việt sống ở Mỹ thì Mỹ là nhất, châu Âu là cái đinh gì. Tôi nhớ có lần tôi đọc được một bài báo của một người Việt sống ở Mỹ đi du lịch châu Âu và chê quá trời quá đất, đến Pháp chẳng hạn mà như đến cái xứ dơ dáy mọi rợ nào đâu, rồi cuối cùng kết luận ở Mỹ là nhất, là thiên đường. Người sống ở Mỹ chê ở châu Âu nhà cửa đường xá chật chội nhỏ bé, khó làm giàu, dân ở Pháp thì chê dân ở Mỹ đa phần bước vào nhà không thấy cái kệ sách đâu, không đọc sách không đi thư viện, bảo tàng, gallery bao giờ, chỉ biết hùng hục kiếm tiền v.v…

Dân ở Na Uy hay Bắc Âu cũng cho sống ở Na Uy hay Bắc Âu là nhất, và ra sức so sánh nào ở Mỹ con người phải cày như trâu, không được hưởng y tế giáo dục miễn phí, giàu nghèo cách biệt, nếu ai không giàu thì hay bị người khác khi dễ…Khen đến mức có những cái khen vống lên, khen quá sự thật. Mà lạ cái nữa là nếu người khác chê bai VN thì chưa chắc đã nổi cáu nhưng hễ ai khen nước khác như khen nước Mỹ, Anh, Pháp gì đó hơn Na Uy, Đan Mạch chẳng hạn là sưng mặt lên liền, giận liền. Tôi đã từng gặp những trường hợp như vậy nhiều lần. Là vì tôi luôn cố gắng giữ cho mình đầu óc phân tích, đánh giá và kể cả chỉ trích, nên cái gì ở đâu hay là khen, dở là chê chứ không phải vì sống ở Na Uy thì cái gì của Na Uy cũng nhất.

Hơn nữa, tiêu chuẩn đánh giá một thành phố, một quốc gia trong cái nhìn của tôi không chỉ nằm ở chuyện đời sống yên bình, kinh tế tốt, có an sinh xã hội, y tế giáo dục miễn phí…mà còn có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, cơ hội thưởng thức văn hóa nghệ thuật, cơ hội học hành, vươn lên…Cho nên nếu Na Uy có đời sống bình yên, không phải lo lắng gì nhiều, có thiên nhiên đẹp thì Pháp hay Anh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, thời trang, ẩm thực…tuyệt vời, ví dụ vậy. Đâu phải cứ cái gì nơi mình ở cũng là nhất.

Tâm lý nô lê còn thể hiện ở chỗ nhiều người Việt, nhất là những “thuyền nhân” bỏ nước ra đi được nước người ta cưu mang thường có tâm lý mang ơn, tâm lý này vửa tốt vửa không tốt ở chỗ là sống ở một quốc gia tự do, dân chủ bao nhiêu năm mà vẫn không suy nghĩ, hành động như một con người tự do, dân chủ. Biểu tình chống Trung Quốc mà cũng không dám làm mạnh, sợ chính phủ Na Uy bị ảnh hưởng quan hệ làm ăn với Trung Cộng chẳng hạn!

Và cuối cùng, là thái độ thiếu tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến của người khác. Cái này ở trong nước thì chúng ta thấy đầy dẫy, khi tranh luận với nhau về tình hình chính trị của VN. Đám dư luận viên chụp mũ, vu khống, bôi nhọ những người khác ý họ, nhất là những người hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền đã đành, người Việt với nhau, trong hay ngoài nước, kể cả trong những cá nhân, nhóm, tổ chức hoạt động dân chủ nhiều khi cũng chụp mũ nhau, vu cáo nhau.

Không chỉ chuyện chính trị ở VN, chuyện bầu cử ở Mỹ vừa qua cũng vậy. Ảnh hưởng của nước Mỹ nói chung và chuyện ai sẽ lên làm Tổng thống Mỹ nói riêng đối với thế giới rất lớn cho nên nếu thế giới quan tâm đến bầu cử Mỹ là điều dễ hiểu. Người Việt trong và ngoài nước cũng không khác. Mỗi người đều có quan điểm, lý lẽ riêng khi ủng hộ hay không ủng hô một ứng cử viên Tổng Thống, thất vọng hay hân hoan trước kết quả của cuộc bầu cử; nhưng nhiều người lại có thái độ bênh hoặc chê bất chấp lý lẽ, bất chấp logic. Phải nói thật phần lớn đó là những người tuy sống ở Mỹ nhưng tiếng Anh không đủ giỏi để có thể đọc, đối chiếu, so sánh các nguồn thông tin, dữ liệu và tự rút ra kết luận thay vì chỉ phán theo cảm tính yêu ghét, hoặc cũng đọc báo, nghe tivi nhưng không đủ trình độ tra cứu.

Rồi khi tranh cãi không lại thì nổi khùng lên, thóa mạ, hoặc bảo người đang sống ở VN hay nước khác đừng xen vào chuyện “nước Mỹ của chúng tôi” nữa. Nghe không khác gì cái kiểu nhà cầm quyền VN hay nói các anh ở bên ngoài đừng xen vào chuyện nội bộ của VN!

Qua đó mới thấy người Việt còn lâu mới học được tinh thần, thái độ tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Những chuyện này nói còn nhiều lắm, mà nói càng nhiều thì càng mất lòng người Việt mình nhiều hơn mà thôi.

Như đã nói, những nét tâm lý, tính cách này có ở cả người đang sống trong nước hay nước ngoài. Cho nên đâu phải khi đã thoát ra khỏi cái quốc gia có chế độ độc tài như VN và sống ở một quốc gia tự do dân chủ là tâm lý, cách nghĩ, đầu óc đã thay đổi được.
   
songchi's blog

Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitimeWed Mar 29, 2017 9:22 am


Người Việt hung hãn và hèn nhát


Bà Đầm Trẻ
Tác giả gửi tới Dân Luận

Hãnh diện là người Việt Nam? 2Q==
Những hình ảnh bạo lực học đường. Ảnh: RFA.

Ở Việt Nam, phương pháp sử dụng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn thường xuyên được sử dụng. Có lẽ do việc sử dụng vũ lực để đạt được mục đích đã in sâu vào máu của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung.

Tất nhiên không chỉ riêng người Việt và người Á châu mà cả thế giới đã sử dụng chiến tranh để đạt được mục đích chính trị. Rất may mắn là sự tiến bộ của xã hội đã đưa thế giới thoát ra khỏi bóng ma của bạo lực. Nhưng không hẳn là toàn bộ. Việt Nam là một ví dụ điển hình nhất trong số các nước vẫn còn tình trạng bạo lực dù không có chiến tranh, không có bom đạn.

Không khó để nhận thấy điều đó. Nó xuất hiện rõ rệt trong những trang báo mạng lẫn báo giấy, nó phơi bày rõ trong các clip trên youtube, facebook… và nó cũng hiện hữu qua cuộc sống hằng ngày mà chúng ta có thể mắt thấy, tai nghe. Tình trạng đánh nhau, chém nhau vì những lý do “lãng xẹt”. Bạo lực xuất hiện ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Ngay cả những em học sinh, ở độ tuổi vị thành niên cũng sẵn sàng đánh hội đồng bạn học đến đổ máu, bắt bạn học phải liếm giày hay lột đồ. Mới đang tuổi ăn, tuổi lớn mà đã có hành động dã man như vậy rồi thì nói gì đến tương lai? Lớn hơn một chút, ở lứa tuổi thanh niên, rất nhiều vụ đâm chém kinh hoàng thậm chí là dẫn đến chết người. Đây cũng là lứa tuổi gây ra nhiều vụ ẩu đả nhất.

Không chỉ riêng việc bạo lực về thể xác mà bạo lực về mặt tinh thần cũng đáng báo động. Người Việt hầu như không có khái niệm về tranh luận. Mỗi khi xảy ra bất đồng thì hành vi nhục mạ, tấn công bằng lời lẽ thô tục cũng xảy ra thường xuyên. Thậm chí còn kéo cả hội vào chỉ để lăng mạ, đả kích một cá nhân nào đó bất đồng quan điểm, hoặc làm những việc mà họ cảm thấy không ưa… Hành động khủng bố tinh thần cũng được xếp vào loại tội phạm ở một số quốc gia tiến bộ.

Tại sao người Việt lại hung hãn đến vậy?

Dễ hiểu thôi. Bởi đầu tiên vì vấn đề này liên quan rất nhiều đến giáo dục. Giáo dục quyết định rất nhiều về trình độ dân trí. Khi dân trí cao thì xã hội sẽ dùng lời nói và trí tuệ thay cho những lời nhục mạ và nắm đấm. Dân trí thấp đồng nghĩa với việc trí tuệ kém, dẫn đến bạo lực. Hãy nhìn nhận cho kỹ vấn đề. Khi nền giáo dục được điều hành bởi một chế độ sinh ra từ họng sung và được nuôi dưỡng bằng sự dối trá thì nền giáo dục đó có nâng cao được dân trí không?

Nhân tiện nhắc đến hai từ “CHẾ ĐỘ” thì cũng nhắc luôn đến cách làm việc của các cơ quan công quyền. Cách làm việc của họ không mấy thân thiện. Đó là việc lạm dụng bạo lực, nó được xem là phương pháp để thực thi pháp luật, là công cụ để trấn áp, là phương tiện để làm việc. Không ít lần những nghi phạm chưa được đưa ra xét xử mà đã chết trong đồn công an. Cũng không ít lần các cuộc biểu tình ôn hòa bị dập tắt bởi bạo lực. Đối với các em học sinh, một người công an nhân dân là hình mẫu lý tưởng để bảo vệ công lý, thực thi pháp luật, là chính nghĩa… mà dùng nắm đấm để làm việc thì dĩ nhiên các em cũng xem hành động của hình mẫu là thứ đáng để học hỏi.

Tiếp đến là tâm lý “thượng đội hạ đạp”. Nếu nói cơ quan công quyền là đại diện cho một nhà nước mà quyền lực tối cao nằm ở pháp luật, thì việc sử dụng bạo lực cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chung của xã hội. Người xưa có câu: “Thượng bất chính, Hạ tất loạn”. Nói dễ hiểu là: Công an dùng bạo lực để thực thi pháp luật. Đối với người dân sẽ xem cách làm việc đó là cách giải quyết hiệu quả thì họ sẽ áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày nếu có xảy ra mâu thuẫn. Dĩ nhiên là một người dân không thể nào làm gì khi bị một anh công an phạt chỉ vì một lý do nào đó mà họ biết đó là lý do vô lý. Nếu phản ứng lại thì ăn luôn một trận no đòn. Nhưng nếu chỉ vì tranh chấp nhỏ với một người bình thường khác thì câu chuyện sẽ lái đi một hướng khác: Cãi cọ, đánh nhau… tất nhiên rồi!

Mặt khác, nếu một người bình thường bị một người khác có địa vị cao hơn, giàu có hơn, quyền lực hơn o ép thì họ sẽ chịu thua bởi sợ phiền phức. Họ nhìn vào đó để ghi nhớ và làm hành động tương tự nếu gặp người thua kém mình. Nếu không đạt được mục đích thì dùng bạo lực. Nếu đưa ra pháp luật để giải quyết, tất nhiên kẻ lắm tiền nhiều của sẽ thắng. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn trong xã hội, một sự bế tắc không lối thoát và suy cho cùng thì cũng là do nền tư pháp ngập tràn tham nhũng gây ra. Tất cả là do niềm tin của người dân đối với chính quyền bất minh.

Tâm lý thượng đội hạ đạp này cũng chính là căn nguyên hình thành nên cái hèn của người Việt. Người Việt có thể đâm chém nhau không thương tiếc. nhưng họ lại có thể ngó lơ những việc ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Họ có thể giết nhau chỉ bởi một câu nói sai nhưng họ cũng có thể bỏ qua cho những kẻ đang ăn cướp những đồng thuế của họ. Họ có thể miệt thị những người đang cùng bị kẹt xe với họ, nhưng họ lại bỏ qua cho kẻ là nguyên nhân chính gây ra việc kẹt xe.

Cụ thể hơn. Một anh thanh niên ngồi nhậu với bạn, chỉ vì bạn của anh ta góp tiền ít hơn nên anh ta đánh bạn mình. Nhưng anh ta quên mất một vấn đề nguy hiểm tới tính mạng của mình, đó là trong đĩa mồi của anh ta có đầy chất độc, trong chai rượu của anh ta chứa đầy chất hóa học. Nếu có biết ai là kẻ đứng đằng sau chuyện này thì anh ta chắc chắn cũng bỏ qua và nói: “Kệ chứ biết sao giờ? Ai mà chẳng phải ăn, uống mấy thứ này?”. Hay một anh chàng yêu nước, sẵn sàng chửi bới, đánh đập một ai đó tỏ ra khinh thường lãnh tụ của anh ta, nhưng anh ta lại bỏ qua cho những kẻ đang bán từng tấc đất, từng đường biển cho kẻ xâm lược. Hoặc một ví dụ khác, một ông xe ôm có thể đánh khách của mình chỉ vì họ thiếu mấy đồng bạc lẻ, nhưng ông ta lại cố tình không quan tâm tới những kẻ đang ăn xương máu của ông qua những đồng thuế mà ông đóng (thuế xăng, thuế đường, thuế bãi v.v…)

Không chỉ hèn nhát không dám đối diện với kẻ thù thực sự mà sự hèn nhát còn thể hiện qua cách ứng xử. Người Việt còn không dám đối diện với sự thật, họ chỉ muốn nghe những lời tán dương khen ngợi dù giả tạo và tởm lợm vô cùng. Nhưng phản ứng khi nghe những sự thật để sửa đổi thị họ lại tỏ thái độ thù ghét, mặc dù đó là những lời góp ý chân thành. Ví dụ như khi được khen “Việt Nam là một đất nước hòa bình, ổn định. Người dân dễ mến, thân thiện” thị họ lại rất thích thú và tự hào. Nhưng khi nghe những lời nói thật như “Việt Nam bạo lực tràn lan, đụng tới cái gì cũng sợ bị uýnh. Người Việt Nam hung hăng, ưa bạo lực”. Mặc dù đó là lời nói thật nhưng thay vì lắng nghe để sửa đổi thì họ lại tỏ thái độ thù địch. Đó là một tâm lý cực kỳ nguy hại. Nếu muốn nghe những lời tán dương khen ngợi thì mãi mãi Việt Nam vẫn là một chú lùn của thế giới.

Hãy nhìn những cường quốc trên thế giới. Ví dụ như Nhật Bản. Họ rất điềm đạm và thông minh, họ giải quyết vấn đề với nhau bằng đầu óc, khó lắm thì đưa ra pháp luật xử lý. Mặc dù trong quá khứ họ là một quốc gia khát máu và hiếu chiến. Khi có vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ thì họ biểu tình đòi chính phủ phải thay đổi. Không có một chút gì gọi là bạo lực. Và thực tế cả thế giới phải ngưỡng mộ họ. Họ lớn mạnh không phải vì những lời khen ngợi mà họ lớn mạnh bằng ý thức về quốc gia của họ. Họ dám nhìn thẳng vào các vấn đề mà họ gặp phải để rồi giải quyết nó chứ không phải để giải thích. Đơn giản họ có niềm tin vào pháp luật, họ có niềm tin vào chính phủ và chính phủ của họ luôn đảm bảo được niềm tin đó với tinh thần, trách nhiệm cao. Với luật pháp công bằng và minh bạch.

Còn Việt Nam chúng ta? Để trở thành một cường quốc thì còn rất nhiều thứ phải làm. Trước tiên phải xóa bỏ được bóng ma bạo lực cùng với sự hèn nhát đang có, mà nguyên nhân chính đó là tư duy của người Việt. Nếu xóa bỏ được cái tính cách thích dối trá mà lại ghét sự thật để nhìn thẳng vào vấn đề thì chúng ta có thể từng bước phát triển. Bằng không thì với một nhà nước đầy dối trá và bạo lực như hiện nay. Thì đừng mơ có được sự thay đổi. Nếu muốn thay đổi xã hội, nếu muốn thay đổi cách làm việc của nhà nước thì trước tiên phải thay đổi chính bản thân mỗi chúng ta, những thành phần tạo nên xã hội.


Hãnh diện là người Việt Nam? Cuopphet111_zing
Hãnh diện là người Việt Nam? Xephang

Hãnh diện là người Việt Nam? Khitotnghiep-lehoidanhnhau-danlambao
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Hãnh diện là người Việt Nam? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãnh diện là người Việt Nam?   Hãnh diện là người Việt Nam? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Hãnh diện là người Việt Nam?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến