Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Trung quang hoang chất không Chung VNCH nhac ngắn ngam linh bich chẳng quynh Saigon truyện quan Nhung sáng quốc trong phải thuoc nguyet Nguyen chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

  Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeFri Jun 07, 2013 8:03 pm

.

Dân chủ và cái giá phải trả!

Ông TBT Đảng CSVN có thực sự “cầu thị và lòng nhiệt thành” trong các lời ông nói cũng như việc ông làm lâu nay hay không, đó là những đánh giá còn cần được trao đổi và kiểm chứng trong thực tiễn, riêng chúng tôi thì hết sức nghi ngờ.Cũng nghi ngờ hệt như ai đó đưa ra dự kiến về một ông X tham nhũng và bạo ngược thành tinh, trở mặt như chớp mắt, mà lại có thể trở thành… Tỏng thống đảng X nay mai, nghe mà rùng mình hốt hoảng. Tuy vậy, bài viết của bạn TNT cũng gợi lên nhiều điều để chúng ta cùng suy nghĩ. Xin đăng lên để chất chính quý bạn.
Bauxite Việt Nam


John C. Maxwell trong cuốn Phát triển kỹ năng lãnh đạo có viết: “Có hai con đường dành cho mọi người. Đó là, họ có thể hưởng thụ trước và trả giá sau, hoặc trả giá trước và hưởng thụ sau. Bất kể lựa chọn của bạn là gì, điều chắc chắn là, cuộc sống bao giờ cũng đòi hỏi bạn phải trả giá… Người bạn của tôi, Bill Klassen, thường nhắc nhở tôi rằng: ‘Cái giá phải trả sau bao giờ cũng đắt.’”
(Chương 9, mục “Hôm nay làm, ngày mai có kết quả”)

Từ lịch sử đấu tranh cho dân chủ trên thế giới… đến việc thực thi ‘dân chủ’ tại Việt Nam

Nhìn lại lịch sử đấu tranh dân chủ của khối XHCN của các nước Đông Âu và Liên Xô trước kia (Xem thêm: Đừng xuyên tạc lịch sử để đưa những điều sai trái vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, của tác giả Nguyễn Trung, trang Bauxite Việt nam, 17/05/2013) [1], hay làn sóng Mùa xuân Ả rập tại các quốc gia Ả rập gần đây cho thấy… máu của nhân dân đã phải đổ xuống trong nhiều năm để có được một chính thể tự do dân chủ! Họ đã phải và sẵn sàng trả ‘giá đắt’ cho tương lai tươi sáng cho đất nước họ. Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận diện đúng vấn đề: Dân chủ không phải cái đem cho!

Tại Việt Nam, những tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ đã từng lên tiếng ngay trong lòng XHCN tại miền Bắc những năm 1970s, tại miền Nam với phong trào phản chiến của học sinh - sinh viên, và những năm gần đây tiếng nói dân chủ cất lên ngày một mạnh mẽ từ mọi thành phần, không kể tuổi tác, địa vị… trong nước cũng như ngoài nước, của những người Việt Nam có lương tri và của cả những người nước ngoài yêu mến hoặc quan tâm đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam (Xem thêm: Bất đồng là biểu hiện của lòng yêu nước, của Bùi Văn Phú, BBC Vietnamese đăng ngày 10/05/2013) [2].

Cho dù, đa phần những người tham gia đấu tranh nếu không bị chính quyền làm khó dễ, thì cũng bị ngăn chặn, cô lập hoặc bắt bớ, bỏ tù… nhưng vô tình, bởitìm mọi cách để dập tắt, họ đã làm bùng lên ‘ngọn lửa’ đấu tranh cho dân chủ trong lòng người dân lâu nay vẫn đang cháy âm ỉ. Bằng chứng là, đã có hàng loạt bài viết của những tác giả‘mới toanh’ tràn ngập trên các trang mạng ‘lề trái’ khi vụ án hai em học sinh Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa mới khép lại, với bản án 6 & 8 năm tù cho Uyên & Kha vì ‘cái tội’ rải tờ rơi chống Đảng, chống Trung Quốc (bản cáo trạng tuyên án với tội danh‘tuyên truyền chống Nhà nước XHCN VN’(?)). Điều kỳ lạ ở đây là, cũng một dạng những khuyết tật của ‘một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái về đạo đức chính trị’ nếu nói qua miệng của đồng chí TBT thì là ‘phê & tự phê’, còn nếu nhân dân nói ra thì lại là lời của ‘thế lực thù địch’(?). Bỏ qua phương thức đấu tranh theo cách ‘học trò’của hai em, chính tấm lòng trong trắng, sự can đảm và khí phách của các em đã đánh thức nhiều tâm hồn ‘đóng băng’ hoặc ‘bàng quan’ với thế sự của những người có lương tri trong nước. Điều này chứng tỏ, làn sóng dân chủ đang bắt đầu cuộn chảy nhanh hơn và mạnh hơn…

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Image

Vì sao?

Hiện tình trì trệ, xuống cấp của đất nước, xã hội Việt Nam những năm qua, với những ai đi nhiều, thấy nhiều và nghe nhiều… thì không thể thờ ơ, vô cảm mãi được. Hơn 38 năm qua, sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân Việt Nam đã không ‘vô ơn’mà kiên nhẫn ‘chịu sự lãnh đạo/dẫn dắt của Đảng’dưới ‘ngọn cờ tiên phong’ của CNXH đi đến… bờ vực suy thoái, không những về kinh kế mà cả về môi trường, con người, lẫn đạo đức xã hội. Nhưng, có vẻ như Đảng đã ‘vô nghĩa’ khi vẫn kiên trì bám trụ vai trò lãnh đạo và CNXH, cái mà –dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu –phần lớn chỉ mang lại lợi ích cho một ‘nhóm thiểu số’ nào đó, theo như lời khẳng định trong bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng, đọc trước hội nghị BCH TƯ Đảng ngày 02/5/2013 tại Hà Nội:

“Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”[3]

Qua nhiều kiến nghị, góp ý xác đángcủa nhân dân, trong và ngoài nước, với bản Dự thảo Hiến pháp 2012 cho thấy đâu là con đường sáng đúng đắn phải đi, đâu là thể chế chính trị dân chủ, văn minh và tiến bộ mà nhân dân mong muốn, để có được trọn vẹn “độc lập – tự do – hạnh phúc” sau vài chục năm chiến tranh triền miên. Một kịch bản cuối cùng cho bản Hiến pháp 2012 sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm chắc chắn sẽ không nằm ngoài những ‘ý kiến chỉ đạo’ nêu trên! (Với trên 90% đại biểu Quốc hội là Đảng viên thì ai cũng dễ dàng hình dung được cái ‘hình hài’ của kịch bản trên: một cây bon-sai Việt nam đã qua uốn nắn, tỉa gọt cho vừa mắt, trong cái chậu kiểng XHCN, và được gắn mác ĐCS VN).

Có ý kiến cho rằng, “bỏ Điều 4 (trong bản Dự thảo Hiến pháp 1992) là tự sát”. Tôi thì cho là ngược lại. Chẳng có một đảng cầm quyền ‘xứng tầm’ nào lại đi hiến định quyền lãnh đạo của mình trong Hiến pháp. Và một đảng khi cố tìm cách làm điều đó, nghĩa là họ cho thấy mình đang yếu hoặc kém năng lực lãnh đạo.

Thực tiễn phát triển của các nước XHCN trên thế giới đã cho thấy cái mô hình trên đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới văn minh, tiến bộ. Bởi vì nó đã, đang và sẽ lặp lại sai lầm cố hữu của CNTB (kiểu cũ): duy trì một nhà nước độc tài,một thể chế toàn trịlạc hậu, phi dân chủ.

Trong thế kỷ 21 này, khi mà xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và có sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nước, xã hội văn minh tiến bộ ngày nay cho thấy vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền không thể có được do tiếm quyền, càng không phải do duy trì chế độ độc tài, toàn trị mà do sự thuyết phục và chứng tỏ được năng lực quản trị đất nước của nó, phù hợp với lợi ích của đa số nhân dân. Với một thể chế dân chủ, ĐCS muốn tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam? Không thành vấn đề, miễn là họ vận động được nhân dân tin tưởng bỏ phiếu thông qua tranh cử và chứng tỏ được năng lực của họ bằng thành quả đạt được trong nhiệm kỳ trước đó.

Tôi không nghi ngờ về sự cầu thị và lòng nhiệt thành của TBT trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị…” như trong lời phát biểu bế mạc hội nghị trên[4]. Nhưng tôi e rằng, bản thân cái thể chế toàn trị không đủ uy lực cũng như thiết chế đủ mạnh để làm thay đổi về ‘chất’ bộ máy quản lý cồng kềnh và quan liêu, bao cấp đan xen nhiều ‘lợi ích nhóm’ đã định hình trong nhiều năm qua. Bởi vì, vấn đềnhận diện và giải pháp đề xuất nêu trong báo cáo bế mạc hội nghị giống nhưphần nổi của một tảng băng trôi: cái chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ nổi trên mặt nước, còn phần chìm (lợi ích nhóm, tư duy ‘nhiệm kỳ’, chủ nghĩa ‘thân hữu’…) thì lớn hơn nhiều, có thể mang đến những thảm họa giống như con tàu Titanic năm 1912.Thực tế là, ngay trong kỳ đại hội, cái ‘mong muốn và đề xuất’ nhân sự mới của TBT cũng không đạt được như ý định ban đầu. Thử hỏi, với một số đông đối tượng đảng viên, xa hơn nữa là nhân dân, thì liệu BCH TƯ có kiểm soát được không? Cho dù Đảng có ‘dân vận’khéo đến thế nào nhưng một khi người dân không được ‘làm chủ’ thực sự thì sẽ dẫn đến tình trạng: dân không muốn đẩy thì con tàu chỉ đứng im hoặc trôi xuôi dòng. Tâm lý chung là không ai muốn nỗ lực làm việc để cho số ít người khác hưởng.

Đổi mới thể chế chính trị sẽ giải quyết cốt lõi các vấn đề nêu trên, tất nhiên là theo từng bước ưu tiên. Bởi vì, một thể chế dân chủ sẽ đạt được sự đồng thuận tối đa của nhân dân, huy động được mọi nguồn lực trong nước và cả ngoài nước. Khi đó, đảng cầm quyền (hoặc ĐCS hay một liên minh, hoặc một đảng phái nào đó) sẽ buộc phải ‘tự đổi mới’ từng ngày, nếu không muốn bị thay thế. (Không ai muốn ‘mua dây tự buộc mình’ trừ phi họ ‘buộc phải thay đổi để tồn tại’). Lúc này, người dân – với vai trò ‘làm chủ’ thực sự – sẽ cùng tham gia giám sát những hoạt động của các cơ quan công quyền, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chính lợi ích thiết thực hàng ngày của họ. Một chính quyền mạnh sẽ chỉ chú ý và nỗ lực phát huy ‘thế mạnh’ của nó. Ngược lại, một chính quyền yếu sẽ chỉ lo cố thủ và tìm cách khắc phục những ‘điểm yếu’ của nó. Kết quả như thế nào thì lịch sử phát triển của các nước dân chủ trên thế giới đã cho thấy rõ: Đất nước nào phát huy được sức mạnh nội lực và sức mạnh tổng hợp của đại đa số nhân dân sẽ luôn đi trước và dẫn đầu.

Khi Đảng/Nhà nước và nhân dân nhìn về… hai phía!

Điều này thường xảy ra với những nhà nước độc tài, chuyên chế. Chắc chắn mỗi bên sẽ cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích ‘chính đáng’ của mình (suốt chiều dài lịch sử nhân loại cho thấy, thường thì ‘chính nghĩa’ luôn thuộc về người bảo vệ lợi ích cho số đông– nhân dân, và kẻ mạnh chưa chắc sẽ là người chiến thắng cuối cùng). Cũng có một vài ngoại lệ với những nhà nước độc đảng được lãnh đạo bởi một ‘minh quân’trong các thời kỳ cần phải tái thiết hoặc chấn hưng đất nước, nhưng với các trường hợp này xác suất thành công thường thấp và giai đoạn phát triển ít khi kéo dài.

Với câu hỏi lớn nhất mà chính trị Việt Nam đang phải đối diện – những lời kêu gọi đòi phải dân chủ hóa, hãng tư vấn Business Monitor International (BMI) đã đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.

(1) Chế độ kỹ trị. Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để Chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.

(2) Từng bước tự do hóa chính trị. Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc ĐCS áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị. Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối trong các kỳ bầu cử.

(3) Bạo loạn và đàn áp bạo lực. Là khả năng xấu nhất trong ba kịch bản. Tình hình tồi tệ về kinh tế sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực. Nếu tình huống này xảy ra, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, BMI đánh giá (Ba kịch bản chính trị Việt Nam, BBC Vietnamese, 11/03.2013)[5]

Với tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, tôi nghiêng về tình huống 3+2 là nhân dân sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa nhưng kiên trì, cho đến khi đạt được một bản Hiến pháp mới dân chủ, tự do hóa chính trị, trong đó khẳng địnhnhân dân là nguồn gốc của quyền lực, trực tiếp lựa chọn đảng lãnh đạo thông qua bầu cử tự do.

Rồi sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình, bãi công, dã ngoại nhân quyền… rộng khắp trên cả nước, với nhiều thành phần tham gia. Một vài tiếng nói dân chủ thì lạc lõng nhưng hàng trăm, hàng ngàn tiếng nói cất lên cùng lúc thì sẽ tạo ra một âm thanh cuồng nộ. Ý thức trách nhiệm trước vận mệnh tương lai của chính mỗi người, của đất nước, sự căm phẫn trước những hành động xâm lấn từng bước chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc sẽ kết nối mọi người lại với nhau. Sự năng động, mạnh mẽ và quyết đoán của một bộ phận giới trẻ Việt Nam ngày nay đã thổi một luồng sinh khí mới–đúng hơn là đã đánh thức,một xã hội có xu thế tâm lý an phận, cam chịu, và e sợ của nhiều người. Các emhiểu rằng nếu sợ hãi, không những ảnh hưởng đến tương lai của chính các em mà nỗi sợ này sẽ tiếp tục truyền sang đời con cháucác em. Các em đã, đang và sẽ sẵn sàng ‘trả giá’ cho một tương lai tươi sáng hơn,vì một Việt Nam tự do, dân chủ và phồn vinh.

Vô cùng cảm phục giới trẻ Việt Nam – chủ nhân tương lai của Việt Nam! Các em đang tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh buất khuất của cha ông. Hãy tin rằng ‘cái giá’ các em phải trả hôm nay sẽ đem lại quả ngọt cho ngày mai. Nhất định là như vậy!

T.N.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

----------
Tham khảo:
[1]: http://www.boxitvn.net/bai/46943
[2]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130510_vn_patriotic_constitution.shtml
[3]: http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2013/05/130502_party_plenum7.shtml
[4]: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/120693/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-7.html
[5]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_bmi_view_viet.shtml
http://www.boxitvn.net/bai/47049
 
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSat Oct 25, 2014 9:19 am


Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn


“… Nhưng dù với nguyên nhân gì thì, trên phạm vi thế giới, xu hướng dân chủ không phải là không thể đảo ngược được. Nếu không có văn hoá dân chủ và không có quyết tâm của mọi người, những chế độ dân chủ mới manh nha rất dễ quay ngược lại thời kỳ độc tài…”

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 15599714945_aa3faffe9b_o


Mới đây, trong chuyến thăm Đức, khi được hỏi về vấn đề dân chủ ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược được và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế ấy.

Lời phát biểu ấy, thật ra, có hai cái sai.

Thứ nhất, dân chủ không hẳn đã là một xu hướng không thể đảo ngược. Trước đây, giới nghiên cứu Tây phương hay nói đến xu hướng dân chủ hoá trên thế giới như những làn sóng. Làn sóng dân chủ thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với 29 quốc gia được dân chủ hoá; làn sóng thứ hai diễn ra từ cuối đệ nhị thế chiến đến đầu thập niên 1960 với 36 quốc gia được dân chủ hoá; và làn sóng dân chủ thứ ba từ đầu thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 với trên 100 quốc gia được dân chủ hoá trong đó có nhiều quốc gia thuộc khối cộng sản cũ. Từ đầu thập niên 2010, với sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở một số quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, một số học giả vội vã cho rằng làn sóng dân chủ lần thứ tư đã xuất hiện, tuy nhiên, sau đó, hầu như mọi người đều lẳng lặng rút lại cái tên gọi đầy hoan hỉ ấy.

Có điều cần chú ý là sau mỗi làn sóng dân chủ ấy lại có những cuộc thoái trào. Trong làn sóng dân chủ lần thứ nhất, có lúc các quốc gia dân chủ chỉ còn 12; trong làn sóng thứ hai có lúc chỉ còn 30. Làn sóng dân chủ thứ ba cũng vậy; sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Đông Âu, không phải quốc gia nào cũng thẳng tiến trên con đường dân chủ hoá. Phần lớn các quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên bang Xô Viết bị giải thể đều trở thành độc tài.

Ở vào thời điểm hiện nay, các học giả cũng ghi nhận nhân loại đang ở giữa cuộc thoái trào của dân chủ. Theo tổ chức Freedom House vào năm 2013, sự phát triển của dân chủ cơ hồ dừng lại, hơn nữa, xu hướng phản dân chủ cơ hồ tăng nhanh. Trong hầu hết các quốc gia Trung Đông đã trải qua cuộc cách mạng mùa xuân, hầu như chỉ có Tunisia là tương đối ổn định, còn Ai Cập và các nước khác thì hoặc rơi vào cảnh hỗn loạn hoặc quay ngược lại chế độ độc tài. Nước Nga được dân chủ hoá dưới thời Boris Yeltsin, đến thời Vladimir Putin, lại biến thành độc tài. Ở Nigeria, Pakistan, Kenya, Venezuela, Bangladesh và Thái Lan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, dân chủ rất yếu ớt và thường xuyên bị đe doạ.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Cm-danchu-vn-1

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc thoái trào của dân chủ:

Một, nền dân chủ ở các quốc gia ấy còn non yếu. Nói chung, một hệ thống chính trị dân chủ phải tôn trọng cả quyền tự do chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Phần lớn các quốc gia mới dân chủ đều chỉ thực hiện được yếu tố thứ nhất: quyền tự do chính trị, ở đó, dân chúng được tự do bầu cử để chọn một người hoặc một đảng nào đó lên cai trị. Tuy nhiên, họ lại chưa có tự do dân sự, trong đó, quan trọng nhất là tự do ngôn luận và tự do tham gia vào chính trị dưới các hình thức lập hội, thậm chí, lập đảng để đối lập lại chính quyền.

Hai, trong các quốc gia thoái trào dân chủ ấy, một mặt, giới cầm quyền tham lam muốn thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình; mặt khác, dân chúng chưa quen với dân chủ, chưa có văn hoá dân chủ nên dễ dàng bị khiếp phục. Có thể nói, cả hai, giới lãnh đạo lẫn dân chúng, đều chưa quen với các trò chơi dân chủ. Ở các quốc gia Trung Đông, sau cách mạng mùa Xuân, bất cứ người nào lên nắm quyền cũng đều có tham vọng loại trừ đối lập; ở Thái Lan, ngược lại, các phe đối lập lại chỉ khăng khăng muốn xoá ván bài bầu cử trước đó để làm lại từ đầu theo hướng có lợi cho mình.

Nhưng dù với nguyên nhân gì thì, trên phạm vi thế giới, xu hướng dân chủ không phải là không thể đảo ngược được. Nếu không có văn hoá dân chủ và không có quyết tâm của mọi người, những chế độ dân chủ mới manh nha rất dễ quay ngược lại thời kỳ độc tài.

Nhấn mạnh đến nguy cơ thoái trào của dân chủ chủ yếu là để mọi người cảnh giác: dân chủ không những tự nhiên mà có. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Hơn nữa, khi đã xuất hiện, dân chủ không tồn tại mãi. Nó cần được nuôi dưỡng. Có thể nói quá trình dân chủ hoá là một con đường hết sức nhọc nhằn và luôn luôn đối diện với nguy cơ bị bóp chết tức tưởi.

Nhưng cái sai thứ hai trong lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là, trên thực tế, chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn hành xử như một ngoại lệ trên thế giới. Trên ngôn ngữ tuyên truyền, họ vẫn nói đi nói lại những khẩu hiệu dân chủ, tự do và nhân quyền, nhưng trên thực tế, họ vẫn hành xử như những tên độc tài. Họ vẫn tổ chức đều đặn các cuộc bầu cử Quốc hội nhưng dân chúng lại không được tự do ứng cử, bầu cử và cũng không có quyền kiểm soát quá trình kiểm phiếu: Tất cả đều nằm trong tay của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản. Hơn nữa, chính bản thân Quốc hội, gồm tuyệt đại đa số là các đảng viên, chỉ là những con rối của đảng mà thôi.  Ở Việt Nam cũng không có các quyền tự do dân sự: tất cả các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do lập hội đều bị cấm cản.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” MH4

Việt Nam không hề có dân chủ. Hầu như ai cũng biết điều đó. Điều đáng nói hơn là chính quyền Việt Nam, ngoài những lời hứa hẹn suông, đều không hề có thiện chí xây dựng các tiền đề cho dân chủ để khi dân chủ được thiết lập, nó có thể vững mạnh. Tiền đề ấy nằm trong hai yếu tố: Một, xã hội dân sự, và hai, văn hoá dân chủ. Hai, nhưng thật ra, chỉ là một: văn hoá dân chủ chỉ thực sự nảy nở trong các hoạt động thuộc xã hội dân sự. Khi cấm các hoạt động của xã hội dân sự, chính quyền cũng bóp chết cả triển vọng xây dựng văn hoá dân chủ.

Nói tóm lại, khi tuyên bố Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế dân chủ hoá, Nguyễn Tấn Dũng chỉ lặp lại những điều ông và đảng ông từng làm: nói dối.

Nguyễn Hưng Quốc
Nguồn: voatiengviet.com


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” H153
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun Nov 16, 2014 12:18 am

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 1570


Một bước nhỏ nhưng là một bước tiến quan trọng

Thục Quyên   

Tin Điếu Cày được trả tự do và bị trục xuất khỏi Việt Nam đáng lý không được phép là hai mặt dĩ nhiên của một chiếc mề đay, nhưng kinh nghiệm với nhà nước Cộng sản Việt Nam cho thấy nó đã thành một hiện tượng quen thuộc: tù nhân lương tâm chỉ được thả ra để chết như nhà giáo Đinh đăng Định, như Huỳnh Anh Trí, hoặc may mắn hơn để sống sót nhưng phải rời bỏ quê hương như Cù Huy Hà Vũ, như Điếu Cày.

Tôi được tin anh Điếu Cày tới Los Angeles khi mình đang ở Samarkand, thành phố cổ kính hơn 2750 năm tuổi của Uzbekistan, trung tâm quan trọng trên Con Đường Tơ Lụa, con đường thương mại vĩ đại đầy thần thoại giữa Trung Quốc và khu vực Địa Trung Hải qua tới Âu Châu, Hàn quốc, Nhật Bản, từ thế kỷ 2 TCN tới thế kỷ 17. Không khí cởi mở và thân thiện với du khách cũng như đầy màu sắc tươi vui của người dân xứ Hồi giáo này nhắc tôi nhớ lại Iran của những năm trước thời điểm Hồi giáo trở thành cực đoan, và làm dịu bớt nỗi bực mình thường trực của tôi khi bị nghe du khách ngoại quốc một mực khen ngợi Việt Nam như một nước du lịch đẹp và nhất là RẺ mà chẳng biết gì về những lầm than của con người đang sống tại xứ sở được gọi là “đẹp và rẻ” ấy.

Trong vai trò một  du khách, tôi nhớ ra là tầm nhìn của tôi chắc chắn chỉ có thể phiến diện nếu không có những người dân bản xứ thông minh và yêu nước, yêu dân tộc mình, giới thiệu và hướng dẫn.


Những ngày sau cho tới cuối chuyến đi,  dù đoán biết sẽ có làn sóng buồn vui khen chê chung quanh sự xuất ngoại bất đắc dĩ của Điếu Cày, tôi vẫn đơn giản mừng anh đã tìm lại được tự do, và mừng cho gia đình anh bớt những ngày khổ đau ray rứt lo cho anh bị hãm hại trong tù. Đối với tôi điều đáng lo ngại nhất cho Việt Nam là sự “xuất huyết” những tinh anh của dân tộc, một sự xuất huyết thường trực từ dưới thời Pháp thuộc kéo dài đến thời chiến tranh và rồi tới sự thanh toán triền miên những người tài của bạo quyền cộng sản.

Việt Nam đã có quá nhiều “anh hùng quá cố”, chúng ta không cần nhiều hơn nữa. Tương lai dân tộc nằm trong tay những người còn sống, có kinh nghiệm chống độc tài  và có tinh thần trách nhiệm.


Không phải là không có căn bản, những lên tiếng nhắn nhủ người hoạt động tranh đấu nhân quyền không nên mãn nguyện cho là mình thành công khi một vài tù nhân lương tâm được thả, vì đó chỉ là lá bài mà nhà nước Việt Nam đã sử dụng nhiều lần để trao đổi một số quyền lợi với nước ngoài chớ không hề thực tâm cải thiện nhân quyền, dân chủ. Nhưng thật ra người đã đấu tranh nhân quyền thì có mục đích rõ ràng là đòi hỏi Nhân Quyền phải được tôn trọng luôn luôn và toàn vẹn tại Việt Nam, thành thử không bao giờ mục tiêu tối thượng này của họ bị xao lãng. Ngược lại cần tránh bi quan và nhớ rằng quan trọng không kém là giữ bình tĩnh trong khi quan sát, phân tách và đánh giá mỗi sự kiện cho đúng mức.

Sự kiện Điếu Cày đòi lại được tự do là một bước tiến quan trọng vì là một điều cụ thể chứng minh cho nhiều sức mạnh đang thành hình và mối liên kết mới mẻ đánh dấu một bước phát triển về chất giữa người Việt trong và ngoài nước. Sự kiện Điếu Cày cũng chứng tỏ thế giới đã nghe và đã ủng hộ một cách có kết quả, dù là bước đầu, phong trào dân chủ Việt.

Đối đầu với một nhà cầm quyền độc tài và điêu luyện trong những trò ma giáo bịt mắt thế giới, sự thông cảm về thế đứng và khả năng của nhau để bổ túc phụ giúp cho nhau giữa những người Việt trong và ngoài nước là cứu cánh lớn nhất. Bên cạnh muôn vàn hy sinh không những của những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ trong nước mà còn của gia đình họ, để đòi từng chút tự do nhỏ xíu mà những người sống trong các nước tự do dân chủ  đôi khi vì quá quen thuộc nên không ngờ tới, thì người trong nước khó biết đến sự khó khăn ở nước ngoài để kéo được sự chú ý của thế giới vào tình trạng vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ ở Việt Nam, trong một thế giới đang đảo điên vì chiến tranh và tranh giành quyền lợi thương mại.

Vậy mà chúng ta đã làm được phần nào!

Con đường còn dài,  nhưng sự có mặt của Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày tại hải ngoại là những bước tiến cụ thể cho thấy con đường dân tộc Việt chọn lựa là đúng. Những người BẠN được chọn lựa là Mỹ, là Âu Châu, là Asean, nơi tiếng nói của người dân được tôn trọng. Không ai chọn Trung Cộng, chọn Nga, chọn Bắc Hàn. Con đường tranh đấu cho Nhân quyền, Dân chủ đang trưởng thành. Chỉ cần mọi người kiên trì vững bước.

Cám ơn Điếu Cày vì những lời tuyên bố của anh cho thấy những việc làm của những người tại hải ngoại đã mang lại niềm hy vọng và làm ấm lòng những chiến sĩ dân chủ đang bị đàn áp và trong vòng tù tội nơi quê nhà. Cũng như đã chứng minh là ý thức Dân tộc và Tổ quốc đủ mạnh để đóng cửa dĩ vãng hận thù chia rẽ.

Chúng ta đã sang trang.

T.Q.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” KyHo9d0ymkQS_uf43f5ArnWTOky2FfqJUz1qQ9GX927K_YYp_CZxu_UyP249bZ-x1l78FBh1wYXm9jnl5zdwG-ZyObJ-PYVyS-CIAjq7PtgSMRXyiDn0vVb-JksVsUl7HQ

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Dieu%2Bcay%2B-%2Blax
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeWed Nov 19, 2014 12:17 pm


Viết blog cho một tương lai dân chủ


Phạm Đoan Trang

“…Và ông bảo: “Bởi vì tôi đáp ứng đủ ba điều kiện. Thứ nhất, điều kiện kinh tế của tôi đủ tốt. Tôi có VPI, tôi không đến nỗi nghèo đói. Thứ hai, tôi có kiến thức về mạng. Và thứ ba, quan trọng nhất, là tôi hiểu họ – công an. Tôi đã từng ở trong họ, tôi hiểu họ…”

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 15824265282_ff67aa7fd6 

Một ngày cuối tháng 5 ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và người trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức.

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Hai website được cho là do ông điều hành, gồm Chép Sử Việt và Dân Quyền, bị đóng cửa, cho thấy công an đã lấy được mật khẩu vào cả hai trang.

Tuy nhiên, công an không kiểm soát được một số blog khác, mà đáng chú ý nhất là trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News, và các trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Vụ bắt bớ gây một làn sóng phẫn nộ lớn trong giới đấu tranh. Phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, cũng ra một tuyên bố vào ngày 7/5, nêu rõ: “(Bằng) Việc tiếp tục tước đoạt quyền tự do ngôn luận của các công dân trong nước như ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy và những nhà hoạt động, blogger khác chứng tỏ chính quyền Việt Nam không có thiện tâm hòa giải với chính người dân mình và cương quyết khước từ mọi đóng góp của người dân vào tiến trình giữ nước và dựng nước chung”.

Chính quyền phản công. Sử dụng hệ thống báo chí do công an và quân đội kiểm soát, chính quyền buộc tội Vinh và Thúy “đăng tải các bài viết có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội lên mạng Internet”, vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Trong một bài viết đặc biệt hằn học, một trang mạng của công an buộc tội Vinh: “Y chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội Việt Nam với phong cách bình luận chống đối, luôn tìm cách làm cho mọi thứ của Việt Nam xấu xa, tồi tệ giống với con người của y”.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Ba

Người muốn thắp lửa

Nguyễn Hữu Vinh không phải luôn luôn là người được phong trào dân chủ ưa thích. Bản thân vốn là một sĩ quan an ninh, ban đầu ông cũng bị nghi ngờ. Sinh năm 1956 trong một gia đình cán bộ cao cấp, ông có đầy đủ điều kiện để cũng trở thành một quan chức trong hệ thống cấp bậc của nhà nước cộng sản.

Ngay sau khi Vinh bị bắt, các blogger đã tìm lại tiểu sử gia đình ông, để nhắc lại rằng cha của Vinh, cụ Nguyễn Hữu Khiếu, từng làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô hai nhiệm kỳ. Vào cái thời mà Liên Xô còn là “ông anh cả” của Việt Nam trong Chiến tranh Lạnh, làm đại sứ là một đặc quyền, và như chính Vinh từng viết trong một hồi ký ngắn vào năm 2012, ông và gia đình hồi đó sống một cuộc sống mà toàn bộ phần còn lại của xã hội chỉ có thể mơ tưởng.

Ngôi nhà nơi ông sinh sống hồi nhỏ bây giờ là nhà của thủ tướng đương nhiệm. “Khi người dân miền Bắc hầu như không biết đến hương vị bơ, sữa, thì mỗi sáng hắn tản bộ vài bước qua số 2 Hoàng Diệu, kế bên dinh thự của Tổng Bí thư Lê Duẩn, để mua những chai sữa tươi còn nóng hổi, những thỏi bơ, pa-tê, ổ bánh mì thơm phức”.

Vinh thậm chí còn được gặp Hồ Chí Minh một lần khi mới lên 5 tuổi – đó được coi là đặc ân đối với người dân miền Bắc Việt Nam hồi ấy.

Quan trọng nhất, nhờ thành phần gia đình, ông được tiếp cận với những cuốn sách mà dân thường hoàn toàn không thể động đến. Một trong số đó, gọi là “tài liệu tham khảo đặc biệt”, gồm những bài viết được Thông Tấn Xã Việt Nam dịch chọn lọc từ báo chí nước ngoài sang tiếng Việt.

“Những năm 1960’, loại này có chữ “Mật-Không phổ biến”, chỉ cấp bộ thứ trưởng trở lên được cung cấp, sau này thêm cấp vụ, cục. Rồi khoảng cuối 1990’ thì bán tự do. Dù thế nào thì những tài liệu này cũng đã giúp hắn “tự diễn biến” kha khá trong bao nhiêu năm “theo đảng”” – Vinh viết. Từ những tài liệu này mà ông biết đến sự tàn bạo của chế độ cộng sản Mao Trạch Đông, mà tiếc thay đó lại là lý tưởng mà chính quyền miền Bắc Việt Nam thời ấy cố vươn tới.

Chiến tranh leo thang, Vinh sơ tán về quê, nơi ông chứng kiến cuộc sống nghèo đói của những người dân ở dưới trong bậc thang xã hội. Nhưng niềm tin của ông vào lý tưởng cộng sản chỉ thật sự đảo lộn khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, và ông có có cơ hội nhìn thấy khoảng cách phân chia sâu sắc giữa “miền Nam tư bản” và “miền Bắc cộng sản”. Ông không mất nhiều thời gian để đi đến kết luận rằng đời sống dưới chế độ tư bản, bất chấp những hạn chế của nó, vẫn thịnh vượng hơn và khắc hẳn cái cuộc sống được mô tả trong các tài liệu tuyên truyền của người cộng sản.

“Hắn được “mở mắt” thêm nhiều nữa” – Vinh viết. “Rồi thêm một thứ “diễn biến” khác là hắn đã liều bỏ không biết bao thời gian và tiền túi để lọ mọ học tiếng Anh và vi tính từ lúc mọi người còn coi là thứ xa lạ”.

Để thắp lên ngọn lửa


“Luôn quyết liệt, đam mê, và can đảm” – Phạm Xuân Cần, bạn học cũ của Vinh ở Học viện An ninh, viết, hòa thêm vào cơn phẫn nộ của cộng đồng blogger sau vụ bắt giữ Vinh. Ông Cần nhớ lại Vinh đã là một sinh viên của Học viện như thế nào, sau đó trở thành một sĩ quan an ninh, rồi làm việc ở Ban Việt kiều. Kinh nghiệm làm việc của Vinh với các trí thức Việt Nam ở nước ngoài – một số trong đó đã lưu vong từ năm 1975 – bổ sung thêm vào những hiểu biết của ông về “miền Nam tư bản”, khiến ông bị ám ảnh bởi cái ý nghĩ: “Bao nhiêu con người với những bộ óc tài ba đã bị phung phí”.

Năm 1999, gần như ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp, Vinh ra khỏi biên chế Nhà nước và thành lập công ty riêng, VPI, công ty thám tử tư đầu tiên ở Việt Nam. Công việc làm ăn của Vinh tiến triển tốt, và lợi nhuận của nó đủ làm Vinh nghĩ đến chuyện theo đuổi những sự nghiệp khác.

Năm 2005, khi mạng xã hội 360 (mà giờ đây đã sập) của Yahoo! xuất hiện, Vinh cũng tham gia làm blog như bất kỳ thanh thiếu niên Việt Nam nào. Ông tạo ra trang blog Anh Ba Sàm trên nền Yahoo, ban đầu chỉ đăng tải các bài mà ông viết cho báo chí nhà nước, cho đến khi ông nhận ra nhu cầu của những người dân Việt Nam, muốn biết “thế giới nghĩ gì về chúng ta”.

Thế là Vinh bắt đầu dịch các tin bài trên báo chí nước ngoài về Việt Nam sang tiếng Việt, và lượng độc giả tăng dần. Blog Anh Ba Sàm cũng cung cấp cả những tài liệu về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mà cho đến tận bây giờ vẫn còn là một vấn đề chính trị nhạy cảm.

Mặc dù trang Anh Ba Sàm thu hút được một số lượng độc giả khá lớn (đối với một website chính trị), nhưng Vinh không dừng lại ở đó. Ông đi xa hơn trong sự nghiệp “khai dân trí” với sáng kiến xuất bản một bản tổng hợp những tin tức quan trọng nhất mỗi ngày. Vinh cũng thêm vào đó các comment (lời bình luận) – kết hợp giữa những suy nghĩ sâu sắc của một trí thức với văn phong dí dỏm, sắc sảo. Và các comment đã nhanh chóng trở thành đặc thù của trang Anh Ba Sàm, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn người đọc tiếng Việt trên khắp thế giới. Đó là một con số khá cao, đặc biệt khi mà lượng phát hành của tờ báo lớn Tuổi Trẻ chỉ đạt tới khoảng 200.000 bản.

“Tin tức được cập nhật 24/7. Đúng như kỳ vọng của độc giả, blog dành sự chú ý đặc biệt cho những câu chuyện mà nền báo chí quốc doanh của Việt Nam không được phép đưa tin. Món điểm tin hàng ngày này đã thu hút tới 100.000 độc giả thường xuyên” – David Brown, một nhà cựu ngoại giao người Mỹ thường có các bài viết được dịch đăng trên Anh Ba Sàm, đã viết như thế về trang mạng này vào tháng 3/2013, khi nó chịu một đợt tấn công nặng nề của các hacker “ủng hộ chính quyền”.

“Luôn đúng giờ, tuân thủ đạo đức báo chí, tức là chính xác, trung lập và bảo vệ nguồn tin, tôn trọng bản quyền. Đó là những nguyên tắc mà chúng tôi tuân theo trong suốt những năm qua” – Đinh Ngọc Thu, hiện là biên tập viên chính của trang Anh Ba Sàm, nói. Thu tham gia “điểm tin” cùng Vinh vào năm 2009, và lý do duy nhất khiến cô không bị bắt cùng Vinh và Thúy là vì cô đang sống ở California.

Quan hệ của Vinh với một số người trong bộ máy Nhà nước, xuất phát từ cương vị trước đây của ông trong các cơ quan nhà nước, cũng là những nguồn tin hữu ích. Tuy nhiên, đồng thời, chúng cũng gây nghi ngờ rằng ông là “an ninh trá hình”. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao Nguyễn Hữu Vinh mãi không bị bắt? Làm sao ông có thể “sống sót” qua rất nhiều đợt công an đàn áp blogger?

Bây giờ thì câu trả lời đã rõ ràng: Đó chỉ là vấn đề thời gian.

Công an vào cuộc

Chính quyền Việt Nam, với phần lớn là những gương mặt già nua, có lẽ không để ý nhiều đến sức mạnh của Internet, nhưng bộ máy an ninh của họ thì đã lưu tâm rất nhanh chóng. Bất kỳ người nào viết blog về các vấn đề chính trị sớm muộn cũng thấy có vấn đề với mạng lưới công an dày đặc ở Việt Nam. Vì thế, thật dễ hiểu khi Anh Ba Sàm được công an chú ý rất sớm, coi như một điểm tập kết của các lực lượng “phản động”.

Và dù sao thì đấy cũng là một niềm tin có cơ sở. Trang web đối kháng nào ở Việt Nam, hay nói đúng hơn là bằng tiếng Việt, cũng có lượng độc giả trung thành riêng của nó. Bạn đọc của Ba Sàm, như ông mô tả, có rất nhiều trí thức và đảng viên Đảng Cộng sản. Một tỷ lệ lớn trong số họ có thể vẫn còn trung thành với ý thức hệ cộng sản đã lạc hậu, và cái mà họ cần là “sự thật như nó vốn có” – trung lập và chính xác, không có sự kiểm duyệt của nhà nước.

Độc giả quả thật đã tạo thành một cộng đồng gắn kết, và bản thân độc giả cũng có người đọc của chính họ – có nhiều người vào Anh Ba Sàm chủ yếu để đọc các comment của Vinh và các blogger (“còm sĩ”) khác dưới mỗi bài. Rất nhiều còm sĩ đã trở nên nổi tiếng trong “đại gia đình bạn đọc Anh Ba Sàm”.

Chỉ có một đội ngũ rất ít người vừa lo nội dung vừa lo bảo mật, nên trang mạng thường xuyên bị tấn công. Ông Brown, nhà cựu ngoại giao, viết:

“… ngày 9/3, blog Ba Sàm bị tấn công triệt để. Bài vở, comment của mấy năm trời mất sạch. Tài khoản email của đội ngũ biên tập viên cũng mất. Nhóm Ba Sàm cho đến giờ vẫn chưa lấy lại được quyền kiểm soát trang anhbasam.wordpress.com. Tuy nhiên, đó vẫn còn là một bi kịch có thể xử lý được. Một ít nội dung đã được sao lưu dự phòng trên các máy chủ đặt ở nước ngoài”.

“… Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng nhóm Anh Ba Sàm là một lũ phản động bất mãn, sống ở Mỹ, mưu lật đổ chính quyền Hà Nội”.

Sự thật là Vinh và cộng sự của ông chẳng nhận khoản trợ giúp tài chính nào từ bất cứ ai. Trên thực tế, khi nền kinh tế sa sút, công ty thám tử tư của Vinh cũng gặp khó khăn và đã gần trên bờ vực phá sản khi Vinh và Thúy bị bắt.

Một bạn đọc từng có đôi lần gặp Vinh kể lại một cuộc trò chuyện của chị với Vinh. Một cách nghi ngờ, bạn đọc đó hỏi: “Tại sao anh làm tất cả những việc này?”.

Ông đáp: “Bởi vì tôi ở vị thế tốt hơn bất cứ ai để làm việc này, cho nên nếu không làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.

Và ông bảo: “Bởi vì tôi đáp ứng đủ ba điều kiện. Thứ nhất, điều kiện kinh tế của tôi đủ tốt. Tôi có VPI, tôi không đến nỗi nghèo đói. Thứ hai, tôi có kiến thức về mạng. Và thứ ba, quan trọng nhất, là tôi hiểu họ – công an. Tôi đã từng ở trong họ, tôi hiểu họ”.

Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng ông đã thua. Người cựu sĩ quan an ninh đã không nghĩ rằng những đồng nghiệp cũ của ông có thể bắt ông, và ông bị bắt vào lúc không ngờ nhất.

Bản án đối với ông được dự đoán là sẽ nặng nề, bởi vì các tòa án của công an luôn xử nghiêm những người bị coi là “phản bội” nguồn gốc cộng sản của họ. Như Cù Huy Hà Vũ, con của một quan chức cộng sản cấp cao khác, cũng đã bị kết án 7 năm tù vào năm 2011.

Nhưng nói một cách lạc quan, chẳng phải đây là lúc để Vinh nghỉ ngơi hay sao? Ông đã làm việc quá nhiều, đấu tranh quá kiên trì trong suốt 7 năm qua, làm kiệt quệ cả bản thân ông lẫn các cộng sự. Và mặc dù ông có rất nhiều độc giả, cuối cùng, về cơ bản đó vẫn là một cuộc chiến đấu trong cô đơn.

Nhưng ông vẫn cứ blog.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Ngaysinhtuonglai-danlambao
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeFri Nov 21, 2014 10:05 am

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcQuVrsVMPwKAXwvmWemQS6M7COs8yMJx0lxRogZa1GYIWwyY52t


Đôi Lời Với Mấy Chú Công An

Đoàn Thanh Liêm

Hồi thế chiến II, nước Pháp thua trận vào năm 1940 và bị quân Đức quốc xã chiếm đóng. Chính phủ do Thống chế Pétain đứng đầu hợp tác với quân Đức thì đóng đô tại Vichy ở phía đông nam nước Pháp, chứ không tại Paris – do đó mà có tên là chính phủ Vichy. Vì thế mà dân tình nước Pháp bị chia rẽ giữa những người hợp tác với Đức và những người kiên quyết chống lại quân xâm lược.

Những người yêu nước phần đông thì ở lại trong nước – chỉ có một số ít như Tướng De Gaulle thì đi ra nước ngòai, lưu vong tá túc bên nước Anh gần kề sát cạnh với nước Pháp. Và nhiều thanh niên sinh viên Pháp đã can đảm tổ chức những cuộc tấn công phá họai chống quân Đức xâm lược. Do lệnh của người Đức, khi họ bị bắt và bị đem đi xử bắn - thì có sự trớ trêu là họ bị chính những thân binh người Pháp trong chính quyền Vichy ra tay sát hại mình. Và đã có những thanh niên yêu nước can đảm nói thẳng vào mặt kẻ sắp hành quyết mình như thế này: “Đồ ngốc ạ, tôi chết là vì tranh đấu cho các anh nữa đấy!” (nguyên văn tiếng Pháp như sau: Imbéciles, c'est pour vous aussi que je meurs).

Trên đây là chuyện ở nước Pháp vào thời kỳ 1940 – 44 dưới sự chiếm đóng của quân Đức quốc xã. Còn ở tại Việt Nam hiện nay dưới chế độ chuyên chế đôc tài công sản, thì tình hình ra sao?

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” CADanhDan4

I – Bạo hành, tra tấn, khủng bố ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta hiện nay, thì chính quyền cộng sản sử dụng công an, mật vụ, côn đồ và cả xã hội đen để sách nhiễu, đánh đập tàn tệ đối với bất kỳ người dân nào mà không chịu răm rắp tuân theo họ. Đã có nhiều trường hợp người dân bị chết ngay trong đồn công an – điển hình như trường hợp của ông Tùng là cha của cô Trịnh Kim Tiến. Hoặc như bà Đặng Kim Liêng mẹ của chị Tạ Phong Tần vì uất ức quá mà phải tự thiêu để phản đối hành vi ngang ngược của nhà cầm quyền.

Vừa mới đây, trong tháng 11 năm 2014 này, thì có vụ công an và côn đồ đến bao vây hành hung các tín đồ theo đạo Tin Lành ở Bình Dương. Và tệ hại nhất là khủng bố cả nhóm người đi phúng viếng đám tang của Luật sư Trần Lâm vừa mất ở thành phố cảng Hải phòng – trong nhóm này có nhà vật lý Nguyễn Thanh Giang đã gần 80 tuổi, gia đình Luật sư Lê Thị Công Nhân, v.v… Cũng phải kể đến chuyện hành hung gây thương tích nặng cho kí giả Trương Minh Đức, nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển liên tục gần đây nữa.

Họ đặc biệt chĩa mũi dùi tấn công vào các tín đồ hiền lành thuộc đủ mọi tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài – kể cả người thuộc các sắc tộc thiểu số nơi vùng rừng núi cao nguyên.

Trong thời đại internet, thì mọi hành vi bạo ngược tàn ác đó đều bị phanh phui và phổ biến khắp nơi ở trong cũng như ở ngòai nước – và đặc biệt các tổ chức tranh đấu nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, Human Rights Watch, Ký giả Không Biên giới, v.v..., thì họ đều thâu thập được hết mọi tin tức và tài liệu về nạn bạo hành khủng bố có tính cách hệ thống này của chính quyền Hà nội.

II– Những phản đối nghiêm túc của các cựu tù nhân lương tâm

Đọc trên Internet, chúng ta có thể ghi ra nhiều cách biểu thị sự phản đối nạn công an bạo hành, tra tấn, lăng nhục – điển hình như sau đây:

1 – Văn kiện của 25 tổ chức Xã hội Dân sự đồng lọat phản đối công an bạo hành

2 – Bức hình 4 Cựu Tù nhân Lương tâm cầm các biểu ngữ “Phản đối Bạo hành”, “Phản đối Tra tấn”, “Stop Violence”, “Stop Torture”. Đó là Lê Đông Phương, Nguyễn Tuấn Nam (đi xe lăn), Phạm Bá Hải và Trương Minh Đức. Bức hình của 4 người này cũng như bức hình của 6 người dưới đây rõ ràng đã gây một ấn tượng sâu sắc đối với công chúng vì lối trình bày vừa ôn hòa, bất bạo động mà lại đày tính chất sáng tạo của những cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam vậy.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 2Q==

3 – Bức hình 6 nhân vật nổi danh, mỗi người cầm một chữ mà ghép chung lại thành biểu ngữ gồm có 6 chữ “Phản Đối Bạo Hành Tra Tấn”. Các nhân vật này là: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Cụ Lê Quang Liêm, Thượng Tọa Thích Không Tánh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Cả 6 vị này đều sống xa cách nhau, ấy thế mà có sáng kiến phối hợp hành động ăn khớp với nhau như thế - thì quả thật đó là một thế võ tuyệt chiêu của phong trào tranh đấu dân chủ và nhân quyền hiện đang mỗi ngày một dâng cao trên khắp đất nước ta.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Z

4 – Còn những thư tố cáo và phản đối của biết bao nhiêu nạn nhân và cũng là chứng nhân của những hành vi bạo ngược tàn ác này – điển hình như của các cô Phương Uyên, Hùynh Thục Vy, anh Phạm Bá Hải, v.v... nữa. Đấy là những chứng từ rất đáng tin cậy của những người được quần chúng tin tưởng và mến mộ vì tư cách đàng hòang ngay thẳng. Rõ ràng là đang có hiện tượng “Chúng khẩu đồng từ”, là “Tiếng nói của Lương tâm, của Lẽ phải” xuất phát từ mọi giai tầng trong xã hội nơi quê hương thân yêu của chúng ta.

III – Để tóm lược lại

Theo đúng như tiêu đề của bài viết, tôi xin ghi ra vài điều ngắn gọn để gửi đến các chú công an mà đã từng có những hành vi bạo ngược ác đức đối với bà con đồng bào hiện cùng chung sống trên mảnh đất quê hương Việt Nam như sau đây:

1 – Các chú là nhân viên, cán bộ của nhà nước, thì phải nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh của cấp trên giao phó cho vậy thôi. Các chú được trả lương, được hưởng những ân huệ bổng lộc hậu hĩnh của cơ quan, thì cứ phải “ăn cây nào, rào cây ấy”, “thiên lôi chỉ đâu, thì cứ việc đánh vào nơi đó” – cứ rắp mắt mà làm, bất kể những đau đớn ê chề của những nạn nhân vô tội ấy ra sao. Đúng vậy, các chú có l‎ý vì chỉ làm theo chỉ thị của cấp trên, không thể nào mà lẩn tránh thóai thác cái công việc tàn bạo đó được.

Cái lý của các chú như vậy, thì cũng giống y hệt như những đao phủ cũng là người Việt Nam mà phải theo lệnh của quan thày cấp trên là thực dân Pháp để hành quyết những nhà ái quốc như Nguyễn Thái Học tại Yên Bái vào năm 1930 vậy đó.

2 – Nhưng mà cái lý của giới lãnh đạo cộng sản chóp bu hiện nay của các chú, thì xét ra không thể nào gọi là ổn thỏa về mặt nào được cả. Bởi cái lý do thật rõ ràng là: Họ xưng mình là những đày tớ của nhân dân, ấy thế mà bây giờ chính họ lại ra lệnh cho đàn em là các chú - để hành hạ đàn áp bạo ngược hết cỡ đối với người dân yêu nước dám phản đối quân xâm lược Trung quốc, dám chống lại viên chức tham nhũng thối nát, phung phí tài sản ngân sách của quốc gia, chống lại việc cướp đất đai ruộng vườn của Dân Oan, v.v... Các chú thử bình tâm mà xét lại cái thân phận của mình là những kẻ làm tay sai, tiếp tay cộng tác với cái bè lũ phản quốc gian tham tàn tệ bất xứng như thế – cứ xét kỹ lại đi - thì sẽ thấy là mình không còn là những con người xứng đáng với truyền thống kiên cường bất khuất của cha ông dòng dõi nhà mình được nữa.

3 – Còn xét về mặt lương tâm, về mặt tình cảm giữa con người với nhau - thì rõ ràng là cái hành động mà các chú ra tay tàn nhẫn ngược ngạo như thế - sao mà mọi người trong quần chúng nhân dân, không thể nào có một ai lại chấp nhận bỏ qua cho được. Đúng là những việc làm đó nó trái ngược quá đỗi với luân thường đạo lý mà cha ông chúng ta vẫn thường dạy bảo uốn nắn cho con cháu từ ngàn xưa. Các chú đều đã có gia đình, có con có cháu đàng hòang cả rồi. Vậy thì các chú phải biết ráng sức mà “ăn hiền, ở lành” hầu còn có thể để lại cái phúc đức cho con cháu mình sau này nữa chứ – theo đúng như lời dạy của ông bà chúng ta là: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con” vậy đó mà.

* Trên đây là mấy lời tâm tình xin được gửi đến mấy chú công an, mật vụ một cách thẳng thắn ôn hòa thế thôi. Xin các chú thông cảm như vậy – tuy nói ít mà xin các chú hiểu nhiều cho nha.

Còn riêng đối với giới lãnh đạo cộng sản chủ chốt – họ là những người đã dám rắp tâm đứng ra ký kết bán đất, bán biển đảo với nhà cầm quyền Trung Quốc ở Hội nghị Thành Đô từ năm 1990 - thì còn có điều gì tệ hại hơn nữa mà họ không dám làm? Vì thế mà đối với những con người như thế, thì thật tình tôi không tin là mình có thể dùng lời lẽ ôn tồn nhẹ nhàng nào để mong có thể cảm hóa thuyết phục được tận cõi lòng đã quá chai đá của họ được nữa.

Việc này, tôi xin để đại khối dân tộc sau này tùy nghi định liệu – chứ những cá nhân đơn lẻ như tôi, thì đích thực bản thân mình coi “họ là những kẻ hết thuốc chữa mất rồi”./.

Costa Mesa California, tháng 11 năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcTPppgpDGcHg1Og9C_k7P8bRbadWQOeIXZFB_YDLKuJVY39s5z2gA
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun Nov 23, 2014 10:06 am


Tạ Phong Tần - người phụ nữ phi thường

Phạm Thanh Nghiên

“… Mới đi hết một phần ba chặng đường tù ngục, sẽ còn nhiều nữa, nhiều nữa những gian khổ hiểm nguy, những thử thách khắc nghiệt. Nhưng chắc chắn Tạ Phong Tần sẽ chiến thắng như chị từng chiến thắng…”

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Taphongtan-394-danlambao 

Tôi đã đọc ở đâu đó những ý tứ thế này: Nhân sinh hạnh phúc là nhân sinh bình thuờng. Trái lại, nhân sinh vĩ đại nhất định là nhân sinh đau khổ. Nhà triết học Đức Nietzsche cũng đã khẳng định: “Nghịch cảnh là môi trường tốt nhất tạo dựng thiên tài.”

Với tôi, Tạ Phong Tần không phải là một “thiên tài” hiểu theo nghĩa có kiến thức của một bậc siêu nhiên làm thay đổi nhân loại. Nhưng khí phách ấy, lòng quả cảm, tình yêu, trách nhiệm ấy đối với Tổ quốc là điều không phải ai cũng có được. Những đau khổ, những nghịch cảnh mà Tạ Phong Tần phải đối mặt và chiến thắng nằm ngoài sức chịu đựng và sự tưởng tưởng của một người bình thường.

Khi nghĩ đến chức vụ “đại úy công an” và một đảng viên cộng sản trong “tiểu sử gốc” của chị, không ít lần tôi hình dung có một Tạ Phong Tần hoàn toàn khác.

Không còn điều kiện nào thuận lợi hơn để có một cuộc sống sung túc, giầu sang khi là một nhân viên an ninh, một đảng viên cộng sản trong một thể chế độc tài đảng trị, còn có một cách hiểu khác là chế độ công an trị.

Nếu thuận theo guồng máy của đảng, thì giờ này có lẽ Tạ Phong Tần đang ngồi trong một căn biệt thự sang trọng đầy đủ tiện nghi với chồng con đề huề, với kẻ ra nguời vào khúm núm, nịnh nọt để nhận được cái gật đầu của chị. Và những phi vụ làm ăn siêu lợi nhuận trị giá hàng ngàn USD bỏ túi. Những cái bắt tay, những cơ hội thăng tiến “lên sao lên gạch” trong đường dây kinh doanh quyền lực. Và biết đâu đấy, chị cũng sẽ “lập công” trong những đợt đàn áp những người đồng bào yêu nước.

Tạ Phong Tần đã lựa chọn cho mình một con đường hoàn toàn khác. Con đường giải thoát quê hương khỏi ách độc tài cộng sản, con đường đến với Công lý và Sự thật để rồi chấp nhận những gian khổ, hiểm nguy và nghịch cảnh khác thường.

Có lẽ, Tạ Phong Tần đã “đạt kỷ lục” về số lần bị đánh đập, bắt cóc hay bị “lôi cổ” lên trụ sở công an “làm việc”. Theo lời kể của bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì rất nhiều lần chị Tần trở về trong tình trạng đau đớn, mệt mỏi, mặt mày người ngợm thâm tím. Nhiều hôm dời khỏi nhà với xe cộ, quần  áo, điện thoại, mũ nón tinh tươm vậy mà khi về thì thấy đi chân đất, chỉ còn độc cái quần với cái áo lá trên người. Xe, điện thoại, túi xách, áo ngoài, giầy dép, tiền bạc … bị thu (cướp) sạch. Thậm chí, có lần bọn mật vụ xông vào tận toilet, rồi kéo lê Tạ Phong Tần ra cửa, tống lên xe đưa lên đồn công an “làm việc”.

Chị là người chịu mức án nặng nề nhất trong số những nữ chiến sĩ đấu tranh cho Tự do với 10 năm tù giam, 5 năm quản chế. Tạ Phong Tần bước chân vào tù khi chị đã 43 tuổi, mười năm sau chị sẽ tròn 53 tuổi. Tính thêm 5 năm tù tại nhà chị sẽ bước sang tuổi 58.

Dời khỏi nhà tù ở tuổi 53, Tạ Phong Tần không còn khả năng làm Mẹ.

Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian 5 năm chị bị quản chế? Nếu đất nuớc này vẫn chưa thoát khỏi họa cộng sản, chắc chắn Tạ Phong Tần sẽ tiếp tục chiến đấu, sẽ trung thành với lý tưởng của mình như lời chị nói với người em gái Tạ Minh Tú trong một lần thăm nuôi ở trại 5 Thanh Hóa: “Chị vẫn trước sau như một, không có gì thay đổi”.

Trong năm năm quản chế ấy, có thể chị sẽ lại tiếp tục bị hành hung, bị đánh đập. Rồi sẽ có nhưng cuộc đột nhập vào nhà để “kiểm tra hộ khẩu”, để thăm hỏi nhưng thực chất là thăm dò và khủng bố. Chị sẽ có một bộ sưu tập giấy triệu tập, giấy phạt và không ít lần bị bắt giữa đường rồi đưa lên trụ sở chính quyền địa phương để những viên công an mặt đằng đằng sát khí thẩm vấn, đe nẹt hàng giờ đồng hồ với cái “tội”: tự ý dời khỏi địa phương. Như bao nhiêu đồng đội khác, chị cũng sẽ là nạn nhân của một dạng người đựơc xem là cuồng loạn và bệnh hoạn nhất dưới tên gọi “dư luận viên”, “hồng vệ binh”. Hạng người này chỉ có trong xã hội cộng sản và được nuôi dưỡng để phát huy năng khiếu chửi bới với những ngôn từ bẩn thỉu và tởm lợm nhất. Chúng ăn lương của chế độ để xuyên tạc, bôi nhọ, mạ lỵ, đe dọa thậm chí hô hào đánh giết những người bất đồng chính kiến. Biết đâu đấy, năm năm quản chế của Tạ Phong Tần lại biến thành một án tù nếu chị không chịu khuất phục.

Song nỗi đau khổ lớn nhất, điều kinh khủng nhất giáng xuống đầu Tạ Phong Tần là cái chết đầy đau thương và uẩn khúc của người mẹ vô vàn yêu thương của chị.Ngày 30 tháng 7, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu trước trụ sở cơ quan tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc đối với con gái của mình. Hai tháng sau, ngày 4 tháng mười năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị tuyên án mười năm tù giam.



Nói về sự kiện này, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã kể cho con trai mình nghe câu chuyện khi anh và chị Tần còn trong thời gian tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu. Trong không gian câm lặng, đầy đọa đáng sợ của nhà tù, Blogger Điếu Cày bỗng nghe có tiếng thét rất lớn và tiếng gào khóc ở cách đó vài buồng. Linh tính mách bảo anh đó chính là tiếng khóc thống thiết đầy đau khổ của người em, người đồng đội thủy chung Tạ Phong Tần. Cuộc nói chuyện với người thân trong một lần thăm nuôi sau này, Blogger Điếu Cày mới biết đó là khi Tạ Phong Tần nghe tin Mẹ mình tự thiêu.

Nếu ai từng bị đọa đầy trong nhà tù cộng sản, hẳn sẽ thấm thía nỗi nhớ nhà, nhớ người thân da diết. Nhưng nỗi nhớ thương người Mẹ bao giờ cũng thế, thấm đến tận tim óc, len lỏi vào tận giấc ngủ và nhiều khi thất thần, thảng thốt với những suy nghĩ mơ hồ. Có khi chỉ cần nhắc đến chữ Mẹ thôi, nước mắt đã trực trào ra. Nỗi dày vò tinh thần ấy quả thực khó vượt qua hơn sự đói rét, gông cùm và những đòn thù tra tấn.

Theo lời một số nhân chứng và một vài hình ảnh video clip ghi lại thì chính quyền cộng sản đã chỉ thị cho côn đồ, mật vụ làm loạn trong tang lễ bà Đặng Thị Kim Liêng. Rất nhiều người trong cả nước đã bị canh gác, ngăn cản để không thể đến phúng viếng và tiễn đưa người mẹ vĩ đại của Blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần.

Khi bài viết này đến với người đọc thì Tạ Phong Tần vẫn đang bị đầy đọa trong phân trại số 4 - trại 5 – một nhà tù khét tiếng khắc nghiệt tại Thanh Hóa. Không ít lần cai tù ngầm chỉ đạo để tù nhân hình sự đánh đập, xúc phạm chị. Thậm chí họ còn ném cả di ảnh của người mẹ quá cố của chị xuống đất - một kiểu lăng nhục hết sức mọi rợ. Bọn cai tù giở trò “cấm vận” đối với Tạ Phong Tần bằng cách không cho chị nhận thuốc men và những vật dụng cần thiết. Hàng tuần, chị đều bị ép buộc viết đơn xin nhận tội. Nhưng Tạ Phong Tần không khuất phục. Nơi này hiện còn đang giam giữ những chiến sĩ Tự do khác là Võ Thị Thu Thủy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn... Cũng là nơi từng giam giữ luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, chị Trần Ngọc Anh và tôi Phạm Thanh Nghiên.

Song cốt cách phi thường của Tạ Phong Tần không chỉ được thể hiện bởi lòng qủa cảm, sự can trường đối mặt với bạo quyền. Khi được em gái cho biết chị được vinh danh là một trong mười “Phụ nữ Can Đảm của Thế giới”,Tạ Phong Tần bày tỏ niềm vui bằng một thái độ rất bình thản và khiêm nhường

“Giải Phụ Nữ Can Trường Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một giải thường niên để vinh danh các phụ nữ trên khắp thế giới đã chứng tỏ lòng can đảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các quyền phụ nữ và trao quyền cho nữ giới, bất chấp những gian nguy cho cá nhân mình”. (VOA)

Mới đi hết một phần ba chặng đường tù ngục, sẽ còn nhiều nữa, nhiều nữa những gian khổ hiểm nguy, những thử thách khắc nghiệt. Nhưng chắc chắn Tạ Phong Tần sẽ chiến thắng như chị từng chiến thắng.

Hải Phòng, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Phạm Thanh Nghiên

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeMon Nov 24, 2014 11:02 am


Phạm Thanh Nghiên - thân gầy đứng thẳng trong giông tố cuộc đời


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Phamthanhnghien-394384-danlambao



Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hôm nay, 24 tháng 11, sinh nhật của Phạm Thanh Nghiên. Tôi viết những dòng này để tặng Nghiên ngày sinh nhật, để cám ơn Mẹ Lợi đã sinh ra Nghiên, đã cho chúng con một người bạn, người chị, người em mà phong cách sống của con gái Mẹ đã làm chúng con còn hãnh diện mình là người Việt Nam.

Lúc Nghiên còn ở trong tù, đêm giao thừa nhớ Nghiên tôi viết mấy vần thơ:

em về giữa bốn thước vuông
thằn lằn chắt lưỡi: ngồi đây làm gì?
trả lời: tọa kháng tại gia
người ta không chịu nên mời vào đây
con ruồi rớt giữa bàn tay
đậu lên nỗi nhớ chưa quen đêm ngày
ở ngoài ma quỷ vây quanh
trong này yên ắng chỉ ruồi với em
(chia tay ruồi ngủ giấc êm
thằn lằn tới xực
giao thừa
nhậu
ngon)

Nhớ Nghiên, tôi chỉ có thể tưởng tượng được nỗi cô đơn của Nghiên trong bốn bức tường câm một cách lãng mạn kiểu thơ phú cải lương. Khi Nghiên ra tù và nghe kể lại tôi mới cảm nhận rõ ràng cuộc sống tù đày của Nghiên đã khủng khiếp như thế nào.

Tuy nhiên, 4 năm lao tù chưa bao giờ làm Nghiên gục ngã. Nghiên âm thầm "trả giá" cho trách nhiệm, lương tâm, lòng yêu nước và một chiều dài cuộc sống của Nghiên với bản án mà chế độ áp đặt lên Nghiên.

Nhưng Nghiên vẫn luôn luôn đứng thẳng. Nghiên chưa bao giờ gục ngã trước mọi giông tố của cuộc đời, của chế độ lao tù, của những cai tù lẫn những người tù độc ác không thua gì cai tù.

Cho đến sau ngày Mẹ mất.

Sự ra đi của Mẹ, hành vi sách nhiễu vong linh của Mẹ và  an ninh, cán bộ đảng làm nhục gia đình trong đám tang của Mẹ đã làm cho Nghiên sau đó đã phải quỵ xuống, tưởng chừng không thể đứng lên nổi.

Nhớ lúc ra tù Nghiên tuyên bố:

"Những gì tôi đã tranh đấu, đã làm trước kia tôi khẳng định là chính nghĩa, là đúng, xác định con đường của mình là chính đáng, mà đúng thì mình vẫn tranh đấu, bởi vì tôi quan niệm rằng những người vì dân tộc mình là tranh đấu thì sẽ không bao giờ thất bại nếu mình không lùi bước. Vì những giá trị tự do, vì những giá trị công bằng thì mình không bao giờ thất bại cả..."

Mỗi ban mai thức dậy, trong căn nhà của chính mình đã bị biến thành một nhà tù với an ninh, côn đồ vây bọc chung quanh, Nghiên đã sống như những gì đã tuyên bố. Người tù tại gia, thân gầy dáng nhỏ, tình trạng sức khỏe suy yếu, ngồi nhìn màn hình một lát là chóa mắt, xây xẩm, có lúc phải âm thầm bỏ trốn về Hà Nội để khám bệnh, đã có những đóng góp cho công cuộc chung nhiều hơn rất nhiều người.

Những đóng góp đó có được vì bên Nghiên luôn có một người "bạn" đồng hành. Đó là Mẹ. Vẫn còn đó hình ảnh của Mẹ và con khắp nơi trên mạng cùng ngồi trong sân nhà, bên cành mai ngày tết, cùng nhau làm một cuộc dã ngoại Nhân Quyền để đồng hành với các bạn khác tranh đấu công khai cho quyền con người. Vẫn còn đó hình ảnh Nghiên ngồi bên "vườn rau" nhỏ xíu của Mẹ. Nhưng bây giờ Mẹ đã không còn nữa và căn nhà vẫn còn đông người đã trở nên quạnh quẽ, trống tênh.

Nỗi quạnh quẽ ấy, sự ra đi của Mẹ đã có sức công phá gấp trăm lần những khổ ải của nhà tù. Nhiều người không biết đằng sau con người can đảm, đứng thẳng trước mọi khủng bố của cường quyền ấy là một cô gái nhiều nước mắt và mang nhiều u uẩn.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Tmp-danlambao



Nhưng rồi Nghiên cũng đã gượng đứng dậy để cùng đứng, cùng đi với những người em, người bạn của Nghiên. Từ nơi bị quản chế, Nghiên đã tiên phong khởi xướng chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết. Khi chung quanh là an ninh bủa vây, khi đầu óc vẫn bị choáng váng nếu ngồi lâu trước màn hình, Nghiên vẫn kiên trì nối kết, vận động nhiều người - từ những bạn trẻ vô danh cho đến những người nổi tiếng như nghệ sĩ Kim Chi để họ tham gia thể hiện quyền được biết và đòi hỏi Quốc hội bạch hóa Mật nghị Thành Đô.

Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù phải đối diện với nghịch cảnh, phải mang nhiều đau đớn từ thể xác đến tinh thần, vẫn có một người luôn đứng dậy và tiếp tục đi. Đó là Phạm Thanh Nghiên.

Hôm nay, 24 tháng 11, sinh nhật của Phạm Thanh Nghiên. Tôi viết những dòng này để tặng Nghiên ngày sinh nhật, để cám ơn Mẹ Lợi đã sinh ra Nghiên, đã cho chúng con một người bạn, người chị, người em mà phong cách sống của con gái Mẹ đã làm chúng con còn hãnh diện mình là người Việt Nam.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeTue Nov 25, 2014 10:30 am


Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương cao cả


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Vimotquocgiacuongthing-WE-danlambao


Nguyên Thạch (Danlambao) - Hãy lao đầu vào cuộc sống của xã hội Việt Nam hôm nay thì mới thấy được rằng những người dám đứng lên đấu tranh là những gương cao cả.

Thật vậy, trong tận cùng của sự suy đồi về đạo lý, kết quả một chuỗi dài thời gian sắp sỉ 80 năm dưới sự mụ mị gian trá của một chủ nghĩa lọc lừa hung bạo theo năm tháng, nó đã từng bước biến chuyển con người theo một quỹ đạo của sự sa đọa, dần dà ngày càng mất đi nhân phẩn, hay nói một cách dân dã hơn là mất dần tính người để chuyển hóa thành con.

Một cách chung chung, nếu chỉ mục kích xã hội Việt Nam hôm nay dưới nhãn quang như một kẻ cỡi ngựa xem hoa thôi thì cũng đã thấy chóng mặt, hơn thế nữa, nếu trực tiếp lao thân vào sinh hoạt của xã hội ấy thì sẽ càng thấy nhức đầu hơn, cái nhức đầu từ ngạc nhiên đến kinh khủng mà người ta không thể tin được rằng xã hội dưới một cơ chế cộng sản nó xuống cấp thối tha tàn mạt đến như vậy.

Thực thể của xã hội Việt Nam hôm nay, không cần phải viết ra thật nhiều bởi lẽ hình ảnh xã hội ấy rất phổ thông mà ai ai cũng có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên người viết cũng phải đưa ra một vài thí dụ để dẫn chứng như sau.

- Đảng phái chính trị: Đảng CSVN là một tập hợp của những thành viên lấy căn bản của lý thuyết bần cố nông vô sản làm nền tảng cho tư duy lãnh đạo quốc gia và công chúng, với những lý thuyết hoang đàng và phản khoa học như vậy thì kết quả ắt phải xảy ra như chúng ta đã thấy.

Bên cạnh, đảng phái chính trị này đã tạo nắn ra một cơ chế toàn trị, hoàn toàn độc tài một cách độc hại, tự cho phép đảng là trên hết, trên đầu người dân và trên cả pháp luật. Ngay trong cả lĩnh vực tài chánh, đảng cũng đã hoàn toàn có quyền chi dụng tiền thuế của nhân dân để xây dựng lâu đài cơ sở của đảng ủy ở các cấp từ trung ương cho đến địa phương một cách hoành tráng thay vì các thành viên của đảng tự đóng đảng phí và trích ra để sử dụng cho việc chi phí trên. Đây chỉ là một ví dụ đơn thuần, những khía cạnh khác, khỏi bàn ở đây vì bạn đọc cũng đã hiểu quá nhiều.

- Guồng máy cầm quyền: Họ là những ai? Và do ai dựng nên? Những người lãnh đạo của guồng máy này có trình độ, có đạo đức và nhân phẩm hay không? Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Uông Chung Lưu, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Lê Hồng Anh, Lê Đức Anh, Đỗ 10, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... họ đã làm được gì cho đất nước và cuối cùng quan trọng hơn hết là Hồ Chí Minh (hay Hồ Tập Chương) nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự thảm bại và qui hàng Tàu cộng hôm nay và cả chuỗi dài của ngày mai.

- Kinh tế, Xã hội, Quốc phòng, Trị an, Dân trí, Công nghệ, Phát minh, Quân đội, Công an: Kinh tế èo uột, tụt hậu, nơ công ngập mũi. Xã hội xuống cấp, nghèo khổ, dân oan khắp nơi. Quốc phòng lỏng lẻo, yếu kém, thiếu thốn, lạc hậu. Trị an bất ổn, trộm cướp khắp nơi cả đêm lẫn ngày. Dân trí thấp kém do bưng bít thông tin, che mắt bịt miệng, chất xám thì chảy máu ra nước ngoài. Công nghệ thì chẳng có gì và cũng chẳng cạnh tranh được với ai. Phát minh? Chỉ chế tạo được đinh vít, thua cả Kampuchea và Lào. Quân đội bị chỉ huy bởi những tên tướng lãnh hèn hạ cúi đầu nịnh bợ. Côn an chỉ biết tham nhũng, mánh mung bao che... đàn áp nhân dân, tiêu biểu đáng để nguyền rủa nhất là côn an hải quan, côn an kinh tế, côn an các nhà tù và các quan đứng đường csgt.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 2%2B-%2BCopy

Những ai am hiểu về lịch sử cận đại thì đã biết rất rõ những người dám hy sinh bản thân và cả gia đình để đứng lên đấu tranh từ ngay những tháng ngày đầu của cái gọi là "Cách mạng mùa thu", của cái gọi là "Xét lại chống đảng" cho đến bây giờ là những ai. Tôi chỉ nêu ra những tên tuổi tiêu biểu: Trần Dần, Hữu Loan, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính, Hồng Hà, Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Ngọc Huy, Thân Văn Trường, Lê Quang Liêm, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Trần Anh kim, Bùi Thị Minh Hằng, Vi Đức Hồi, Nguyễn Vũ Bình, lê Chí Quang, Phạm Hồng sơn, Lê Công Định, Đỗ Nam Hải, Đinh Đăng Định, Ngô Hào, Phương Uyên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày...

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 1%2B-%2BCopy


Những người đứng lên vì Dân tộc, vì sự Độc lập và nền Dân chủ, họ tuy có nhiều điểm cao cả hơn người bình thường và tất nhiên họ không phải là thần hay thánh, nghĩa là họ cũng chỉ là người, mà "nhân vô thập toàn" thì làm gì tránh được một số khuyết điểm và sai sót.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 4

Chúng ta không thể lấy những lý do vu vơ rằng ông là một vị tu hành phải vì đạo pháp mà không được đấu tranh, một nhà giáo phải hoành thành nhiệm vụ giáo dục không được đứng lên tranh đấu hoặc giả các anh thuộc giới kinh doanh, phải lo kiếm tiền thật nhiều để làm giàu chớ nên yêu sách đòi hỏi, hay quá khứ anh là một chiến binh cộng sản thì việc đấu tranh của anh là bịp bợm và không mang tính chính nghĩa như trường hợp khá ồn ào mới đây của cá nhân anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hoặc giả sau này là nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Tạ Phong Tần, có lẽ cũng sẽ bị bươi móc để dè biểu như tình trạng của anh Điếu Cày.

Chả lẽ chỉ có quân cán chính VNCH mới có quyền chống cộng hay sao? Một thiểu số đấu tranh quá khích và hẹp hòi, lấy danh nghĩa VNCH làm trướng núp để đưa ra những phương cách cực đoan, điều này đã ít nhiều gây ảnh hưởng và làm vơi đi tính chính nghĩa vốn dĩ rất cao đẹp của chế độ VNCH đầy chính nghĩa, đầy tự do và nhân bản.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 3


Tiếc thay, loài người lại có một số luôn hẹp hòi, thiển cận và nông cạn, số người này vì sự hẹp hòi, nông cạn... họ đã sẵn sàng quên đi 9 điểm tốt của những người đấu tranh mà chỉ cố nhớ đến 1 khuyết điểm, quyết lôi ra cho bằng được để dèm pha chỉ trích. Sự bất công bằng này được xem như là những hạng người cố bới lông tìm vết nhằm phục vụ cho mục đích bêu rêu để hạ bệ những người đấu tranh. Đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao những người này lại làm như thế, thì câu trả lời là có thể họ vì cái tâm hèn trí hẹp vốn dĩ hoặc cũng có thể họ vì những tác động có chủ đích khác.

Với tôi và cũng có lẽ với rất nhiều người, những gì mà chúng ta chưa thể làm được, chưa dám hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải và bản thân chịu đựng tù ải thì những người đã và đang lãnh nhận sự đọa đày ấy là những anh thư, anh hùng hào kiệt. Tôi mến mộ và công nhận những gương hy sinh này là những nhân tố vô cùng cần thiết cho cao trào cổ vũ cho mỗi người dân là một chiến sĩ vùng lên để làm một cuộc cách mạng đạp đổ tà quyền CSVN hèn hạ và thối nát hiện nay để cứu nguy Tổ Quốc và dân tộc trước sự tụt hậu thê thảm của đất nước cũng như trước hiểm họa xâm lăng của giặc Tàu phương Bắc.

Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeWed Nov 26, 2014 1:02 pm


“Democracy Bowling Ball….”, ca khúc với ngàn lời hiệu triệu!




Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Thưa toàn thể rường cột yêu quý S.V.H.S, thầy cô và phụ huynh Việt Nam, Hồng Kông!

Phải hình tượng tuổi trẻ Hồng Kông đang chơi trò “Bowling” bằng trái banh Dân Chủ độc nhất vô nhị trong tay. Đặc biệt vẫn luôn trong bàn tay quyết liệt dũng cảm, không một mảy may tấc sắt dính túi của mình. Vào một “cuộc chơi” sinh tử tưởng như chẳng thể cân xứng với trùm tay sắt thứ thiệt. Dĩ nhiên thế giới sẽ không cho phép sử dụng bạo lực quân đội như một Thiên An Môn thứ hai, dù vậy chúng ta vẫn thấy được nỗi ám ảnh trong thái độ vừa ủng hộ vừa bất chấp lo lắng của một bậc cha mẹ phụ huynh: “Nếu chế độ này còn dùng xe tăng để đàn áp SVHS, chắc hẳn tôi sẽ là người đầu tiên để đứng chận nó.” Người mẹ nói câu ấy hẳn sẽ không có cơ hội để chứng tỏ sự dũng cảm, như hình ảnh bi tráng của chàng trai sinh viên áo trắng năm xưa. Bắc Kinh đã rất cáo già trong biện pháp câu giờ để phân hóa cuộc biểu tình.

Trái Banh Dân Chủ

Dù thế nào đi nữa, những người trẻ này cũng đã biểu lộ sự “thành nhân” vĩ đại mà cả thế giới ngưỡng mộ. Vẫn còn sớm để nói đến sự thành công hay không thành công, bởi chúng ta còn phải nuôi dưỡng Tự Do và đấu tranh từng ngày.

Quốc Hội Thượng Viện Mỹ đang muốn điều trần với SVHK, nhưng có lẽ lúc này các thủ lãnh biểu tình của HK đang muốn tự mình nắm giữ tương lai, cũng như những hoạch định riêng của họ. Bắc Kinh cũng như Hà Nội luôn vịn cớ thế lực thù địch để trù dập nhân dân mình.

Chúng ta tin họ sẽ đủ gan góc để củng cố lại lực lượng, và những ngày sắp đến sẽ còn nhiều kế hoạch sáng tạo. Vết đau thiếu tổ chức của một Thiên An Môn ngàn đời mung mủ, nhưng cũng chính nhờ hiệu ứng dây chuyền của tuổi trẻ quyết liệt hy sinh này đã chuyền thêm sức mạnh cho sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, Đông Âu và sự thay đổi chuyển mình ở Liên Sô… Chúng ta ủng hộ phong trào Dân Chủ của giới trẻ Hồng Kông, vì ai cũng biết rằng chỉ có dân chủ mới xây dựng được một xã hội công bằng, tốt đẹp.

Với giới trẻ Việt Nam, chúng ta lại càng có đủ cả trăm ngàn lý do để không thể cúi đầu xuống tận cùng thế giới mà đi. Ngọn lửa dân chủ ẩn náu trong từng mỗi bước lên đường, ngẩng mặt nhìn đời của các bạn trẻ.

Khi không chúng ta bỗng giật mình thức dậy, thấy và ngưỡng mộ rồi nhìn lại tình hình đất nước mình, để biết rằng không thể trì hoãn được nữa. Trong niềm xúc động vẫn lớn lên từng ngày qua sự kiên trì của giới trẻ Hồng Kông, chúng ta thử tưởng tượng một thứ banh rúng động lóe sáng, như trò chơi “bowling” của những đường thảy ngoạn mục, chưa từng có trước đó bao giờ!

Chúng ta gọi trái banh Dân Chủ của nền văn minh thế giới quả không sai. Khi chính họ là những thành viên ra chiêu đấu tranh tích cực tài tình. Nguồn sáng này đã ươm mầm cháy sáng bao nỗi khát khao từ bao thế hệ, như họ cũng đã được học hỏi, tiêm nhiễm từ khi là thuộc địa của Anh và tách ra thành “một nước hai chế độ”.

Nghĩ mà xem. Chính một trong bốn nước sót lại trên hành tinh này là còn “mớ ngủ” trong chế độ toàn trị độc tài độc đảng, mà một Thủ Tướng hai nhiệm kỳ của một nhà nước C.S.V.N cũng phải thốt lên: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược.” Trong khi “Ngài” Tổng Bí Thư thì vốn mang biệt danh “Lú”, vì chưa chịu một phen “đập” luôn cả “Chuột” lẫn “Bình” cho rảnh nợ khỏi “tâm tư”: “Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?”

Phải nói là chế độ này đã chiếm lĩnh và cản trở tiềm năng dân tộc, lãng phí vì không biết tận dụng nhân khí tuổi trẻ, cũng như đi ngược lại mong mỏi tâm nguyện của nhiều thế hệ. Đã đến lúc nhân dân phải đi theo đà Dân Chủ của những bước chân người dân Hồng Kông mà đứng lên và không còn chần chờ được nữa!

Hãy hành động cụ thể hơn trước khi nước mất nhà tan!

Mọi sự đã vận chuyển. Xu thế tiến hóa của Dân Chủ là không thể lùi bước đi ngược lại. Đây cũng là xu thế và mệnh lệnh của thời đại. Không thể đổi khác. Và không hy vọng gì ở một sự chuyển hóa không đến từ áp lực “cạn kiệt” nội tại, cũng như ngoại tại “trở mặt”, khi dĩ nhiên không ai chấp nhận một cuộc chuyển hóa trá hình. Tham vọng quyền lực đã làm choáng mắt họ và lòng ham hố vị kỷ, trơ lì không cho phép họ tự giác, tự “bung”.

Thăm Dò Ý Dân và hiệu ứng

Có đưa ra kịch bản này kịch bản nọ, thì người dân phải cũng phải biết sắm đúng vai trò thể hiện cho được tiếng nói của mình. Mạnh dạn tìm đủ mọi cách để nói lên tâm nguyện của người dân, chẳng hạn nên mở ra những cuộc thăm dò ý dân, dù chúng ta thừa biết họ sẽ chẳng lắng nghe, nhưng chí ít cũng là để đánh động vào tâm thức của những người Việt ngủ quên, hoặc không buồn lo lắng đến chuyện khẩn thiết của đất nước. Ví dụ mới đây chúng ta theo dõi và đã rất đồng cảm với những cuộc thăm dò của những đại học ở Hồng Kông, như tháng 9-2014 có tới 52% họ không tin tưởng chính quyền Bắc Kinh, khi trước đó chỉ có 32.1% của cùng một câu hỏi, và như vậy có nghĩa là mọi sự đã được họ thăm dò dài dài, để tạo sức đẩy tò mò. Hãy rỉ tai thuyết phục nhau những điều sát thực tế, hãy gởi gấm bằng lời ca tiếng nhạc, hãy đi sâu vào mọi tầng lớp nhân dân để phát triển phong trào đòi quyền làm người, tự do ấm no và dân chủ dù vẫn còn quá non trẻ vì đã bị tước đoạt sạch sành sanh.

Gió Dân Chủ đang chuyển mùa khắp nơi. Người dân và vô số những đảng viên CS yêu nước này đã thức tỉnh thay đổi. Chúng ta và đặc biệt những tư duy tự do rạch ròi tươi trẻ đang nắm trong tay những phương tiện thuận lợi, lan tỏa mạnh của “internet” để đem thế giới lại gần, mà không thể bị tuyên truyền, nhồi sọ một chiều. Những khuôn mặt dị hợm nhũng nhiễu sẽ phải bị phơi bày, phanh phui sự thật trong nháy mắt, với con số sử dụng hệ thống “internet” là 40 triệu, và hơn 25 triệu đa số thành phần giới trẻ Việt có tài khoản Facebook. Với con số 300 thành viên của Scholarism ở Hồng Kông, nếu không sử dụng lợi thế của truyền tin điện tử, thử hỏi làm sao thủ lãnh tuổi trẻ tài cao cách mấy Joshua Wong có thể kêu gọi những cuộc xuống đường rầm rộ, qui mô hơn hàng trăm ngàn người?

Truyền thông tin học sẽ chắp cánh mang tiếng nói của chúng ta bay xa vạn dặm. Ngay khi một nhà báo nguyên TBT tờ Thanh Niên của Việt Nam, vừa cho đi một phản hồi ngắn được đăng tải trên một tờ báo lớn nước ngoài New York Times, tức khắc mọi người đổ xô tìm đọc và hẳn là cả cộng đồng quốc tế càng biết rõ thêm “đệ tứ quyền” tự do báo chí của Việt Nam là đang có vấn đề, và cần được để ý thay đổi.

Phải nói chúng ta không chỉ tôn vinh tuổi trẻ can trường và thông minh trong sáng của những lãnh tụ S.V.H.K, mà còn phải rất khâm phục sự đồng lòng khích lệ và giáo dục của những bậc phụ huynh, thầy cô G.S, T.S giảng dạy cũng như đồng hành với con cháu mình. Và chính như lời khẳng định của một Hoàng Chí Phong: “Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào anh, anh và các anh.”

Vâng, hãy tự điểm mặt mình những lần soi gương: “anh, anh, và chính anh, các anh”, để tự hỏi bao giờ thì S.V.H.S Việt nam cũng như giới trí thức, G.S, T.S cỡ Ngô Bảo Châu, Phạm Quang Ngọc… chịu đứng ra tạo áp lực thẳng cánh cò bay để đòi thay đổi lột xác giáo dục, theo tinh thần nhân loại văn minh tiến hóa, tôn trọng xã hội dân sự dân quyền và thúc đẩy những mở rộng chính trị như người dân Hồng Kông.

Nhiều vị loay hoay tìm cách khai mở dân trí Việt Nam, nhưng lại chẳng đề xuất ra được những môn học như Công Dân, Đức Dục, Nghiên Cứu Tự Do như Hồng Kông (để không bị tước bằng thạc sĩ như vụ án nhà thơ Nhã Thuyên) hầu có thể gột rửa phần nào những nhận thức vốn luôn tẩy não của chế độ. Nhất là sự nhồi nhét thứ lý thuyết chính trị ngoại lai lỗi thời.

Thật là một điều bất hạnh, khi S.V.H.S Việt Nam bây giờ chỉ là sản phẩm và hệ quả nhất định của một guồng máy giáo dục, với hệ thống điều hành giảng dạy theo giáo trình của một nhà nước cộng sản. Không trách trong Ngày Nhà Giáo Việt Nam hôm 20 tháng 11, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục- Đào Tạo Phạm Vũ Luận tiếp tục nhắc nhở về Nghị Quyết 29 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng bằng bổn cũ thông điệp xanh rờn như “…Đưa Nghị Quyết của Đảng vào cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng sự mong đợi và xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân”. Những “ông” tuyên xưng là đầy tớ của nhân dân, nhưng bao giờ nhân dân cũng bị tư duy xếp hạng sau chót là thế đấy.

Chúng ta đã tưởng chỉ còn lại một mong mỏi. Với nền giáo dục bế tắc, cấu thành một xã hội trẻ bơ vơ băng hoại, “tư tưởng đạo đức” với kim chỉ nam “độc đạo” bán đại hạ giá không ai buồn săm soi, đất nước ngỡ được mở ra một đại lộ giáo dục khác đến từ những khối óc con tim của những du học sinh bôn ba năm châu bốn bể thu thập về cống hiến, trong tiến trình du học tăng lên mỗi năm với con số bây giờ gần 17 ngàn và đa số du học ở Mỹ.

Không phải chính họ là người sẽ mang về cho Việt Nam những luồng khí thay đổi mới mẻ và hẳn sẽ dễ dàng được đón nhận hơn, so với những lực lượng “con em” chất xám của hải ngoại? Ở một nơi ba đời hồ sơ lý lịch “con quan rồi lại làm quan” thì không tài nào cất đầu lên nổi!

Sau chiến dịch “chúng ta muốn biết” là cái gì? “Hồng Kông đêm nay. Thức dậy Việt Nam!” chăng?


Thật buồn là bao lâu nay, chúng ta đã gầy dựng không ít những chiến dịch hay ho, như chiến dịch “chúng tôi muốn biết” mới đây là rất gợi mở sự dấn thân công khai dưới ánh sáng sự thật, nhưng dường như chưa bao giờ chúng ta thực sự được xúc động với bất cứ một bài diễn từ, diễn văn, phát biểu hay một bài viết nào có sức hút của một thỏi nam châm kỳ diệu, có thể làm chúng ta nức lòng đứng lên (?!) Ngoại trừ những câu nói hiếm hoi có giá trị đã đi vào lịch sử và không thể lãng quên trong tâm thức của người Việt Nam.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Wong1

Bằng một chút tủi hổ và ngàn lần thán phục, chúng ta lại phải mượn lời của Joshua Wong “Hoàng Chí Phong” để tặng không cho SVHS của chúng ta: “Nếu bạn nói với mọi người cách đây 5 năm rằng học sinh trung học sẽ tham gia vào chính trị, họ sẽ không tin bạn. Đối với học sinh, sinh viên, những gì chúng tôi có là sự kiên trì trong những nguyên tắc của chúng tôi, và sự gan góc trong những lý tưởng của chúng tôi. Nếu học sinh sinh viên không đứng ở tuyến đầu thì ai sẽ?” (Cuộc phỏng vấn của New York Times hôm tháng 7 vừa rồi)

Với những diễn văn diễn từ của chóp bu thì vốn được coi là những bộc lộ phô vẽ thiếu chân thành, nên không nức lòng được, nếu không muốn nói là đau lòng vì sợ mình sẽ bị lừa bịp lần nữa. Nhưng với những trang viết của chúng ta, lẽ nào cũng thiếu chân thành hay khi lòng vẫn tần ngần chưa rạch ròi phân định, hoặc chưa muốn đủ?

Ở đây bằng những thổn thức của những ước mơ có thật, chúng ta xin tạm gói ghém lòng mình, lòng dân bằng những câu thơ nốt nhạc tiếng hát, để hy vọng đánh thức một chút gì vào những lãnh đạm, thờ ơ không thể lãnh đạm, thờ ơ được nữa vào lúc này.

Một ca khúc với chúng ta vốn dĩ gần gũi với tâm thư tâm tình, hơn là những diễn xuất thuyết minh của những tay hùng biện khét tiếng gian ác xảo quyệt. Có thể chúng ta sẽ không dễ bị lôi cuốn ngay, nhưng tiếng hát ướt sũng nước mắt của ca sĩ Asia Hoàng Anh Thư, nhạc của Quốc Toản ít nhiều cũng đã làm “một người” nao lòng không đâu, và tự nhiên buồn suốt mấy hôm không viết được lời nào. Bản Anh ngữ của G.S Nguyễn Ngọc Bích thì lại cứ sợ không hiểu hết ý của tác giả, làm mình bỗng muốn một lần xin được cám ơn tất cả những chia sẻ đồng cảm quý báu, trong những tháng ngày đen tối cần nhiều vang vọng kêu gọi nhất của đất nước. Nói vậy chứ nhà cầm quyền VN cũng đã sẵn sàng bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ tài hoa yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, chỉ vì dòng nhạc sáng tác này.

Điều mà không ai trong chúng ta không khấp khởi: “Đêm nay Hồng Kông. Thức dậy Việt Nam!”, và như thế xin được tri ân nguồn xúc tác mạnh mẽ đến từ Biến Cố Cách Mạng Dù của Hồng Kông.

Chỉ dường như một điều là không hiểu tại sao, giới trẻ và trí thức Hồng Kông luôn sẵn sàng đứng lên vì quyền tự do đầu phiếu cho Dân Chủ, phản kháng áp đặt giáo dục không phải lối. Sẵn sàng trong bất cứ một nghĩa nào của hy sinh và kiên định. Còn chúng ta? Những người Việt chúng ta ngoài những “an phận thủ thường” về quyền bầu cử phó mặc cho “cuốc hội” bù nhìn, và phe nhóm tranh giành quyền lực đấu đá muốn làm gì thì làm đã đành, nhưng sao lại có thể “mackeno”, hờ hững luôn cả tinh thần yêu nước, vốn là niềm tự hào bất khuất cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của dòng giống Lạc Hồng?

Không có một chủ nghĩa “đế quốc” hay bất cứ một thứ “thế lực thù địch” nào có thể thắng nổi tinh thần quả cảm yêu nước chống quân xâm lược của “chủ nghĩa dân tộc” theo truyền thống ôn hòa, vốn yêu chuộng hòa bình của Việt Nam. Bất cứ một quá khích, cực đoan nào cũng sẽ làm chúng ta thiếu kềm chế và phải đối đầu với những bạo động.

Ở đây chúng ta đặc biệt quá yêu cách thể hiện dấn thân đầy sáng tạo của nhóm thủ lãnh tuổi trẻ Hồng Kông, và những hình ảnh đẹp đầy tình đồng bào của những cảnh sát thi hành nhiệm vụ “đàn áp” người dân ôn hòa. Nói ra thật hổ thẹn khi phải vạch mặt nhà cầm quyền C.S.V.N trong cách hành xử, sử dụng côn(g) an mật vụ hoặc tận dụng cả băng tần xã hội đen để ra tay trừng trị thẳng thừng những sách nhiễu, đánh đập, thậm chí hễ bước vào đồn bót công an là có khối người đâm ra chán sống đập đầu vô tường hay thắt cổ tự tử dễ dàng như ăn kẹo… mời. Như trường hợp ông Tùng, bố của hoa khôi biểu tình Trịnh Kim Tiến với câu tuyên bố “bất tuân” ôn hòa: “Không cho biểu tình ngoài đường, thì (dương biểu ngữ) biểu tình tại gia vậy.”

Bước tới một lần hay chỉ là một lần Bất Tuân!


Bất tuân ôn hòa hay nói đúng hơn là bất tuân dân sự và điều này thì chính một luật sư Hoa Kỳ là ông David Steinman đã khuyến cáo chúng ta: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới thay đổi được chế độ độc tài.” Lại phải để một vị nước ngoài quan tâm đúng mức như thế, mà chúng ta dường như vẫn chưa có ai đủ ma lực và nghị lực để “dám” đứng ra lo liệu một cuộc tổng bãi khóa, đình công bãi thị công sở…

Biến cố Hồng Kông trỗi dậy, Biến Cố Dàn Khoan HD 981, Biến cố Hội Nghị Thành Đô, Hoàng Sa Trường Sa… mà chúng ta tuồng như vẫn chưa thức tỉnh đủ, vẫn khá dửng dưng, ơ hờ với những “cơ hội”, và tiếp tục để bị xúc phạm không nguôi.

Nhiều người đành ngậm đắng nuốt cay nhận ra rằng phải còn lâu, hoặc chẳng bao giờ còn có khí thế tổ chức của S.V.V.N được một phần nho nhỏ như S.V.H.K. Nhất là dưới chế độ được sống nhờ vào sự dối trá, tuyên truyền, nhồi sọ, thì lời nói nào hay đủ, để có thể cảm hóa được những sinh viên gương mẫu của tư tưởng đạo đức HCM đứng lên cứu nước?

Khi bài ca này chuẩn bị đến tay quý vị, thì cũng là lúc chúng ta được biết cuộc ra đi đòi “tiếp cận” thủ tướng Lý Khắc Cường của những thủ lãnh S.V.H.K đã bị Bắc Kinh chận đứng. Những chiếc ghế trống trên chuyến bay CX312 HK không dưng làm chúng ta liên tưởng đến chiếc ghế trống của nhà thơ đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba ở Na Uy, lúc mà sự vắng mặt chỉ là sự dằn mặt của độc tài trong chuyến đi lãnh giải Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình, đã làm thế giới ngước nhìn chiếc ghế trống như một khoảng cách ngăn chia giữa thiên thần Tự Do và ác quỷ khống chế nô lệ độc tài.

Cũng chưa đến nỗi phải rủi ro, những chàng Kinh Kha thời đại của Hồng Kông đã trở về an toàn, với hơn 300 người ở phi trường đã ngả mũ chào những con người can đảm có thừa này. Chúng ta không mấy ngạc nhiên về điều này, khi chính một trong ba thủ lãnh là Alex Chou đã nói: “Chuyến đi đến Bắc Kinh cùng bạn bè là để bày tỏ rằng giới SVHK không sợ hãi trước những tiểu xảo chính trị của Bắc Kinh”.

Cuối cùng, chúng ta nơi đây vẫn xin được đón chờ hiệu ứng của những mùa hoa Dân Chủ và hương thơm này sẽ lan tỏa khắp nơi. Cho dù lúc này có thể sẽ phải tiếp tục đương đầu bằng những cuộc bất tuân dân sự, như mở ra những cuộc phản kháng tuyệt thực, xuống đường ôn hòa ở một vài nơi khác để giữ vững tiết tháo lực lượng, và cũng chính là lúc mà Đức Hồng y Joseph Zen của Hồng Kông đã nhắn gởi: “Đây là lúc chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn được Tự Do, chứ không chịu làm nô lệ, là lúc mọi người phải đoàn kết.”

Có một điều chúng ta biết chắc giới trẻ Hồng Kông sẽ không dễ hàng phục, cũng như mỗi năm họ vẫn đứng ra quy tụ cả nửa triệu người xuống đường Tưởng Niệm Biến Cố Thiên An Môn, trong khi Bắc Kinh hoàn toàn muốn né tránh và xóa sạch vết nhơ tội đồ diệt chủng này, nhưng họ phải cầm lòng nuốt từng “trái đắng” đến từ khí thế cao cả mà S.V.H.K đã luôn mang lại.

Với chúng ta, hình ảnh của những người trẻ liều mình leo núi để giăng trọn biểu ngữ bắc ngang tầm nhìn của thành phố, đòi Tự Do Dân Chủ cho Hồng Kông thật vô cùng ấn tượng và cực kỳ độc đáo. Vậy chắc chắn những đoàn quân kế tiếp sẽ không bỏ cuộc, trước khi cùng nhau đụng đầu mây bay tự do của đỉnh núi. Cho dù có những phút giây nhà cầm quyền đã phải mang máy bay đến, để cản trở những con người quyết liệt, bản lãnh đòi Tự Do này.

Họ có thể giựt phăng tấm biểu ngữ vĩ đại mang biểu tượng Nơ Vàng của Cách Mạng Dù ấy đi, nhưng những hoài bão, khao khát, lý tưởng của S.V.H.K dứt khoát sẽ là những kết nối dây chuyền, hệt những xâu chuỗi sáng ngời nhất, mà chúng ta cần học hỏi những tố chất làm thành thứ lân tinh hiếm quý ấy.

Ước gì một ngày thật gần những cảm tử viên của tuổi trẻ Việt Nam sẽ đột phá như Hồng Kông, để tìm ra một khung cảnh thể hiện gây sốc, thậm chí biết đâu còn bất chấp treo tận ở những hải đăng mờ mịt Hoàng Sa, Trường Sa, với thứ biểu ngữ mãnh liệt hơn cả lời tuyên bố hứa hẹn kiện Trung Quốc của Thủ Tướng, chẳng hạn như: “Sang năm tới Hoàng Sa.” Ở đây không chỉ là nghĩa vụ muốn làm động lòng nhau, mà còn là một thứ nghĩa vụ công dân vọng vang tiếng nói mà chúng ta cần phải làm và làm ngay lập tức.

Tiếng nói ấy là một cách thế phục hồi nhân phẩm đã bị thương tổn. Điều này sớm muộn gì cũng phải dẫn đến cuộc cách mạng toàn thắng vinh danh Dân Chủ, Nhân Quyền, Tự Do!

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DemocracyBall%2B-%2BSheet-1P-Small



Democracy Bowling Ball: Tonight Hong Kong, Wake up, Vietnam!

Never more than now do we belong together
With trust stolen Vietnam no longer has a future
A future that in whose hand will fall, I wonder
With the youth hanging their heads, what tragedy will await us?

At no time like now do we go on and on:
With the people robbed of their land, what future awaits us?
With Justice and Freedom, at least one is human
But with a generation kowtowing, the danger of Chinese domination is apparent.

Democracy Ball: Hong Kong, the Mainland, Vietnam!
The Democracy Ball always sides with civil rights:
Hong Kong tonight, Wake up, Vietnam!
Bowling Ball: the game is now in Joshua Wong's hand
Which threw the ball knocking off the pins of ignorant dictatorship

From that day the clouds here are still hesitant
There remaining tears and smiles but no heart
The path of Vietnam is shortened with each step
As it moves forward or only toward Civil Disobedience, once.

Nguyễn Thị Thanh Bình
Translated by Nguyen Ngoc Bich
November 17, 2014

Nguyễn Thị Thanh Bình
danlambaovn.blogspot.com

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcTWOuF2GETDmAM6Ae8rKWVD3DKvPnn7p7xudTRy9Yh6bhQWBT6E

Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Nov 27, 2014 8:27 pm


Cùng lên tiếng cho Đinh Nguyên Kha



 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DinhNguyenKha-lichsu-03-danlambao


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha đang thụ án 4 năm tù giam tại trại giam K3 Xuyên Mộc - vừa thông báo nỗi lo lắng tột độ đến sức khỏe đang bị công an trại giam phớt lờ và an toàn tính mạng của con trai, vì phía trại giam cho tù nhân có dấu hiệu tâm thần vào giam chung với anh Kha nhằm khủng bố tinh thần, chèn ép và quấy nhiễu trong lúc anh bị bệnh trĩ nặng và sốt cao cũng như bị viêm khớp gối.

Bà Liêng viết


[*]: "...Mình nghĩ đến những ACE Tù Nhân Lương Tâm khác, thân cô thế cô thì sẽ bị bức hại đến cỡ nào[...] Là một người mẹ, mình không thể nào cầm nước mắt khi biết con mình phải chịu cảnh bức hại như vậy, mình rất mong cháu có đủ nghị lực để vượt qua. Bà con trên FB và những người bạn của mình, những Luật Sư, những Luật Gia, am hiểu pháp luật chxhcn VN, xin hãy tư vấn cho mình, mình phải làm gì trong hoàn cảnh nầy đây?..."

Theo đề nghị của bà, tôi xin phép nêu ra một số ý kiến để bà cùng gia đình tham khảo:

- Cả ông và bà cùng cháu Uy & Quỳnh đọc kỹ (phần có liên quan đến tình trạng Kha hiện nay) các văn bản: Luật thi hành án hình sự [1], nghị định 117, Thông tư 46, Thông tư 02, tôi dẫn ra dưới đây [2].

- Sau khi đọc xong, mỗi người lấy bút dạ quang gạch đậm lên những chỗ mà gia đình nghi ngờ trại giam vi phạm pháp luật, dựa theo lời kể của Kha trong những lần thăm nuôi để so sánh đối chiếu. Gia đình cùng nhau bàn bạc và thống nhất những điểm đó.

- Làm một đơn khiếu nại (có thể tra trên google Luật khiếu nại) theo quy định và gởi đi càng sớm càng tốt. Đồng thời phổ biến trên facebook và blog khắp nơi.

- Theo "Luật luật sư" quy định tại Điều 8 "Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí". Vậy, gia đình Đinh Nguyên Kha có quyền tới bất kỳ văn phòng LS nào để đề nghị tư vấn pháp lý cho trường hợp của anh. Tuy nhiên, theo ý kiến tôi, gia đình Kha nên liên hệ với vị LS nào đã từng theo dõi và tranh tụng, bảo vệ Kha trước đây (nếu tôi nhớ không lầm là LS. Nguyễn Văn Miếng?) để đề nghị tư vấn đường đi nước bước cho chặt chẽ và thuận lợi hơn.

- Hãy liên hệ với Nguyễn Phương Uyên để thông báo tình hình cho cô ấy. Rất mong cô Uyên dành thời gian viết bài lên tiếng cho anh Kha hay có thể viết về kỷ niệm khi hai người cùng nhau hoạt động cho đến khi bị bắt hoặc những kỷ niệm khác (nếu có).

- Hãy liên hệ với truyền thông quốc tế như VOA, RFA, BBC, RFI để thông báo tình hình diễn biến của quá trình gia đình thực hiện.

- Hãy liên hệ với Hội NBĐL (có anh Thụy là bố đỡ đầu của cô Nguyễn Phương Uyên) để đề nghị anh Thụy lên tiếng trong tư cách Phó chủ tịch Hội NBĐLVN.

- Hãy liên hệ với Truyền Thông Chúa Cứu Thế, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền để trao đổi, tâm sự và tư vấn thêm về tâm lý.

- Hãy liên hệ với các anh chị: Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... cùng các anh chị đang hoạt động về nhân quyền với tư cách mẹ của Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, nhờ tư vấn thêm về việc trại giam đã vi phạm nhân quyền đối với anh Kha. Với tình trạng anh Kha bị ngược đãi và hành hạ như vậy, có đáp ứng và có đủ tiêu chuẩn đề báo cáo vi phạm nhân quyền của Nhà nước CHXHCNVN ra trước quốc tế không và nếu có nhờ các anh chị đó hướng dẫn thủ tục.

- Liên hệ với Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày) thông báo tình trạng Kha đang bị hành hạ. Chỉ cần anh Điếu Cày biết tin này là đủ.

Tất cả bạn hữu của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hãy đồng thanh lên tiếng hoặc viết về những kỷ niệm đối với Kha mà các bạn biết, để ít nhất gia đình Đinh Nguyên Kha ấm lòng giữa vòng tay Việt Nam Nhân Ái.

Xin hãy đồng thanh lên tiếng!!!

Nguyễn Ngọc Già
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________________

P/S: Bài viết này được gởi đến: Dân Làm Báo, 12 Bến Nước, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày, Hội NBĐL.

Chú thích:

[*]http://danlambaovn.blogspot.com/2014/11/trai-tu-k3-xuyen-moc-co-y-o-gi.html
[1] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=15094
[2] http://www.tracuuphapluat.info/2011/12/nghi-dinh-1172011nd-cp-ve-to-chuc-quan.html
[2] http://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-thong-tu-462011tt-bca-quy-inh.html
[2]http://www.tracuuphapluat.info/2010/11/thong-tu-lien-tich-022006ttlt-bca-bqp.html
[2] http://www.tracuuphapluat.info/2012/02/luat-thi-hanh-hinh-su-va-van-ban-huong.html

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcQHGr8oQIKdnaF5l6phHvOII5fNO_Zqy7UYPRBpns2ZJ7_fjvNfNA
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeFri Nov 28, 2014 2:54 pm


Giá đắt của Tự do


Der hohe Preis der Freiheit - Alexander Freund (DW) *


Bản tiếng Việt của Vũ Hứa Huyên  (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Những blogger ở Việt Nam luôn bị trấn áp khốc liệt. Cách đây một tháng, một trong những người hoạt động nổi tiếng được phóng thích nhưng bị trục xuất ngay qua Hoa Kỳ. Làn sóng Đức (Deutsche Welle) đã phỏng vấn nhân vật này.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DieuCayUs_600x450xdavidlpham Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DieuCayUs_600x450xdavidlpham Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DieuCayUs_600x450xdavidlpham Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” DieuCayUs_600x450xdavidlpham
Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải

Blogger Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng dưới bút danh Điếu Cầy được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam vào cuối tháng mười và ngay sau đó bị trục xuất qua Hoa Kỳ đến độ không kịp từ giã gia đình. Vào năm 2008 ông bị kết án 12 năm tù vì „tuyên truyền chống phá nhà nước“. Nguyễn Văn Hải luôn bác bỏ những cáo buộc này của chính quyền.

Người cựu bộ đội đã thành lập „Câu lạc bộ Nhà báo Tự do“. Là nhà báo đấu tranh, Điếu Cầy thường là cái gai trong mắt của nhà chức trách Việt Nam vì ông phê bình kịch liệt tệ tham nhũng lan rộng cũng như thái độ của chính quyền trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung quốc. Nguyễn Văn Hải nói đáng lẽ chính quyền phải làm sao thoát khỏi ảnh hưởng của người láng giềng lớn thì họ lại chỉ lo đến túi tiền của mình.

Ở Việt Nam, số phận của Nguyễn Văn Hải không phải là trường hợp cá biệt, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (ROG) nhận xét tình trạng tự do báo chí và tự do ý kiến rất nghiêm trọng. Bảng Chỉ số Tự do Báo chí được công bố mỗi năm xếp Việt Nam vào hạng 174 trong số 180 quốc gia, một cấp sau Ba Tư và trước Trung quốc. Theo ROG hiện nay còn 26 người hoạt động trong lãnh vực báo mạng trực tuyến và nhà báo quần chúng đang bị cầm tù. Chẳng hạn Lê Thị Phương Anh của „Hội Anh Em Dân Chủ“ một trang mạng tranh đấu cho dân chủ hóa Việt Nam, bị giam ở Đồng Nai từ tháng 5/2014 mà không biết rõ lý do buộc tội.

Ngày thứ bảy 22/11/2014 Bộ trưởng kinh tế liên bang Gabriel nhân dịp công du Việt Nam đã gặp những người hoạt động nhân quyền như blogger „Mẹ Nấm“ và người em của Luật sư Lê Quốc Quân, một tù nhân chính trị nổi tiếng.

Giờ đây, blogger Nguyễn Văn Hải theo dõi tình hình ở Việt Nam từ nơi lưu vong trên đất Hoa Kỳ. Tại đó Làn sóng Đức (DW) phỏng vấn ông.

* * *

Deutsche Welle: Ông Nguyễn Văn Hải, hơn 6 năm trải qua các nhà tù, từ một tháng nay ông ở Mỹ và sống tự do. Ông cảm thấy thế nào?

Nguyễn Văn Hải: Tôi ở tù 6 năm, 6 tháng, 2 ngày. Sự phóng thích đến bất ngờ. Thật khó mà dùng lời để diễn tả mọi cảm xúc khi tôi đến Hoa Kỳ. Khi máy bay cất cánh rời phi trường, tôi nhìn xưống mảnh đất hình chữ S (chú thích ban biên tập: Trên bản đồ, Việt Nam hình tựa như chữ S). Tôi biết là phải tiếp tục tranh đấu để ngày nào đó có thể trở về. Gia đình tôi còn ở Việt Nam, bạn bè tôi cũng vậy. Họ đang phải sống trong một xã hội mà nhân quyền không được tôn trọng.

Tự do là cảm giác tràn đầy sung sướng, là mơ ước lớn của cuộc sống. Tự do lên mạng Internet, gọi điện thoại mà không phải sợ có người nghe lén. Trên đường đi không còn bị nhân viên an ninh cộng sản theo dõi từng bước. 

DW: Như thế nào và khi nào ông biết tin sẽ xuất cảnh sang Hoa Kỳ?

NVH: Vào tháng 9 (22/09/2014) một đại diện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết là Hoa Kỳ đang thương thảo trường hợp của tôi với phía Việt Nam. Nhưng thời điểm cụ thể thì lúc đó tôi chưa được biết.

DW: Trong bối cảnh của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, ông đã tổ chức biểu tình chống Trung quốc. Trong lãnh vực khác ông phê bình chính quyền tham nhũng. Như vậy ông xem mình là người yêu nước, người hoạt động chính trị hay người đối lập?

NVH: Với tư cách là công dân Việt Nam tôi đã cùng các bạn bè thể hiện quan điểm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền lợi của đất nước. Quyền lợi của dân tộc phải đứng trên lợi ích phe nhóm. Công dân xứ nào cũng hành sử như tôi. Tôi là công dân đảm nhận trách nhiệm đối với đất nước và chính mình.

DW: Tại Mỹ ông đã được đồng bào phất cờ miền Nam chào đón. Từ 40 năm nay Nam Việt Nam không tồn tại nữa. Mặc dù quốc gia đã có nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là quốc gia pháp quyền dân chủ. Ông nghĩ gì về cuộc đón tiếp này?

NVH: Tôi sinh trưởng ở miền Bắc. Tôi không sống ở miền Nam, vì vậy tôi không muốn bình phẩm miền Nam có là quốc gia dân chủ hay quốc gia pháp quyền không. Nhưng khi tôi vào Nam năm 1971 , tôi đã thấy có nhiều khác biệt đối với miền Bắc. Nam Việt Nam có nền kinh tế sinh động và thịnh vượng hơn. Ở đó có tự do. Báo chí tư nhân được phép xuất bản và người dân cũng được phép buôn bán tự do, được phép đình công và biểu hiện ý kiến. Tất cả hoàn toàn khác những gì mà chúng tôi học và nghe ở miền Bắc.

Ở thời điểm đó miền Bắc có phải là một loại nhà nước pháp quyền không? Dựa vào đâu miền Bắc có thể nói về pháp lý và luật pháp? Ngay như hiện nay Việt Nam chỉ có pháp luật của đảng cộng sản.

Tại phi trường Los Angeles tôi đã có cảm giác được đón tiếp nồng nhiệt như một gia đình đón một người thân trở về sau thời gian dài vắng mặt. Việc đồng bào cầm cờ nào đón tôi, tôi không đặt thành vấn đề, đáng quan tâm là họ đã tiếp đón tôi chân thành. Lá cờ là một biểu tượng. Trong một xã hội dân chủ tôi phải kính trọng tư duy và biểu tượng của những người khác.

DW: Ông có dự định gì cho tương lai?

NVH: Trong tương lai tôi sẽ đi tiếp con đường đã chọn. Chúng tôi đã khởi đầu tranh đấu cho tự do ý kiến và nhân quyền và tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu này.


(*) Nguyên bản tiếng Đức: Der hohe Preis der Freiheit, DW 24.11.2014
http://www.dw.de/der-hohe-preis-der-freiheit/a-18082266

Bản tiếng Anh: The high price of freedom in Vietnam, DW 24.11.2014
http://www.dw.de/the-high-price-of-freedom-in-vietnam/a-18083350
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun Nov 30, 2014 8:16 pm


Phát biểu của Điếu Cày tại buổi phát giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2014





Kính thưa quý vị

Vào ngày 21 tháng 10 năm 2014, tôi bị tống xuất ra khỏi nhà tù CSVN và phải sống lưu vong.

Tôi bị bắt hai lần và bị kết án 14 năm 6 tháng tù chỉ vì tôi đã cùng bạn bè sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do để thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Bạn tôi là nhà báo Tạ Phong Tần cũng bị kết án tội 10 năm.

Vì sao chúng tôi bị đàn áp với những bản án nặng nề như vậy khi chúng tôi chỉ biểu đạt ý nguyên một cách ôn hòa, bất bạo động trên Internet?

Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi chúng tôi giúp những người dân yếu thế cất lên tiếng nói của họ?

Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi thực hiện những quyền công dân đã được thừa nhận trong Công Ước Quốc Tế mà nhà nước CSVN đã tham gia ký kết?

Bởi vì, nhà nước CSVN là một nhà nước độc tài về truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền.

Họ không cho phép người dân được tự do thông tin trên internet bằng cách ban hành Nghị Định 72 đưa ra nhiều cấm đoán, chế tài trên mạng internet.

Họ không chấp nhận những ý kiến khác biệt trong xã hội. Những ai dám đưa ra quan điểm khác biệt hoặc bình luận về các sự kiện chính trị nhạy cảm đều bị coi là tuyên truyền chống nhà nước và phải chịu những bản án nặng nề.

Trong một thể chế như vậy, người dân không có công cụ, phương tiện để cất lên tiếng nói và ý nguyện của mình.

Công nghệ thông tin phát triển đã giúp chúng tôi có công cụ mới: chúng tôi sử dụng blogs, facebook để thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Và nhà nước CSVN đã bắt giam, đàn áp chúng tôi vì điều đó.

Ba thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã bị xử tổng cộng 26 năm tù chỉ vì họ dám thực hiện quyền tự do báo chí.

Tôi đã trải qua 6 năm 6 tháng trong 11 nhà tù của chế độ CS. Trong các nhà tù đó, còn tồn tại rất nhiều những vi phạm nhân quyền mà tôi đã chứng kiến, chính tôi và bạn tù đã bị tước đoạt những quyền con người cơ bản.

Sự có mặt của tôi tại đây là một thắng lợi của những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn bè và đồng nghiệp trong và ngoài nước, của các tổ chức quốc tế, và chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép lên nhà nước VN để buộc họ phải trả tự do cho tôi.

Đặc biệt là chiến dịch của CPJ kêu gọi mọi người ký vào thỉnh nguyện thư gửi đến nhà cầm quyền VN đòi trả tự do cho tôi.

Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình.

Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới.

Thay mặt các nhà báo VN đang bị cầm tù, chúng tôi xin gửi lời tri ân đến CPJ và tất cả quý vị đã quan tâm giúp đỡ trong suốt những năm qua.

Xin trân trọng kính chào.

Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeMon Dec 01, 2014 8:30 pm


[Video] Huỳnh Thục Vy: Stop Torture and Violence in Vietnam




Tôi là Huỳnh Thục Vy, một blogger bất đồng chính kiến, một người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Trong khi tôi đang chia sẻ với bạn những lời này, tra tấn và bạo lực chống lại người dân, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến vẫn còn tiếp tục và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các nguyên tắc phổ quát: Tự do, Dân chủ và Nhân quyền là những thứ xa xỉ đối với người dân của chúng tôi. Nông dân bị di dời khỏi vùng đất của họ. Công nhân bị bóc lột trong các nhà máy. Những người biểu tình bị đánh đập tàn nhẫn do sự tụ tập để bày tỏ lòng yêu nước ôn hòa.

Chúng tôi thực sự muốn có dân chủ. Chúng tôi thực sự muốn được tự do. Chúng tôi thực sự muốn có nhân quyền. Những giá trị này được bảo vệ và phát huy ở đất nước các bạn, nhưng ở đất nước chúng tôi, chúng tôi phải trả một giá cao cho những điều đó.

Chúng tôi có thể bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội. Các nhà chức trách không chỉ sử dụng công cụ pháp lý để bịt miệng những người bất đồng chính kiến, mà còn sử dụng bạo lực và tra tấn đối với họ.
Qua các năm, số nạn nhân bạo lực của chính quyền tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi thường xuyên bị tấn công bạo lực bởi những tên côn đồ được hỗ trợ bởi công an và thậm chí cả công an mặc đồng phục trong đồn cảnh sát.

Tương lai của đất nước chúng tôi sẽ ra sao với bạo lực của chính quyền? Làm thế nào trẻ em của chúng tôi sẽ lớn lên khi họ thường nhìn thấy cha mẹ của chúng bị đánh đập. Chúng tôi không được hưởng cuộc sống yên bình và không thể góp phần xây dựng đất nước của chúng tôi bởi vì các cơ quan thực thi pháp luật không ngần ngại vi phạm nhân quyền một cách thô bạo.

Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng chúng tôi chỉ thực sự muốn thực hiện các quyền cơ bản của chúng tôi.

Các bạn sẽ giúp chúng tôi? Chia sẻ video này và có những hành động để nói với các nhà chức trách Việt Nam:
Trả lại đất cho dân oan nghèo khổ!
Trả lại quyền tự do của công đoàn cho người lao động.
Trả lại quyền tự do ngôn luận cho người dân của chúng tôi!
Trả lại chùa và nhà thờ cho các tôn giáo!
Trả tự do cho các tù nhân lương tâm!
Với video này, tôi có thể yêu cầu các bạn hãy giúp chúng tôi:
Ngăn chặn bạo lực! Ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam!



I am Huynh Thuc Vy, a dissident blogger, a human rights defender in Vietnam. While I am sharing these words with you, torture and violence against civilians, especially dissidents still continue and get more serious.

The universal principles: Freedom, Democracy and Human rights are “luxurious things to our people. Farmers are displaced from their land. Workers are exploited in factories. Protesters are brutally beaten due to their gathering to express peaceful patriotism.

We really want to enjoy Democracy. We really want to get Freedom. We really want to have Human Rights. These values are protected and promoted in your countries, but in our country, we have to pay a high price for them.
We might be imprisoned because of exercising the rights to freedom of religion, expression, peaceful assembly, and association.

The authorities not only use legal instruments to muzzle dissidents , but also use violence and torture against them. Year by year, the number of the authorities’ violent victims increases rapidly. We are frequently under violent attack by police-sponsored thugs and even by uniformed police in police stations.

How will the future of our country be with violence encouraged by the authorities? How will our children grow up when they usually see their parents beaten. We fail to enjoy peaceful lives and fail to contribute to building our country because law enforcement agencies do not hesitate to brazenly violate human rights.
We want to tell the world that we just really want to exercise our fundamental rights.

What would you to help us? Share this video and take actions to tell the Vietnamese authorities to:
Return land to poor petitioners!
Return the right to freedom of trade union to labors.
Return the right to freedom of expression to our people!
Return pagodas and churches to congregations!
Free all prisoners of conscience!
With this video, I may ask you to help us:
Stop violence! Stop torture in Vietnam!

.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSun Dec 28, 2014 12:24 am


Bà Bùi Hằng đã 'tuyệt thực suốt hai tuần'

BBC
25 tháng 12 2014

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 141225162536_bui_hang_512x288_nguoivietdiendan.com
Bà Bùi Hằng, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, đang tiếp tục tuyệt thực suốt hai tuần ở trong tù để phản đối 'bản án phúc thẩm bất công', theo gia đình của bà.

Trao đổi với BBC trong dịp Giáng sinh, 25/12/2014, con gái nhà hoạt động mới bị Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, y án sơ thẩm 3 năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 12/12 vì tội 'gây rối trật tự công cộng', nói:

"Sau phiên tòa ngày 12/12 vừa rồi, tôi có được gặp mẹ sau đấy mấy ngày, sau khoảng 4-5 ngày, tôi có được gặp mẹ thêm một lần nữa, bà có thông báo với tôi là bà đã tuyệt thực kể từ hôm diễn ra phiên tòa phúc thẩm, tức là từ hôm 12/12 vừa rồi," Quỳnh Anh, con đầu lòng của bà Bùi Hằng nói.

"Như trước đấy bà vẫn nói là nếu như phiên tòa phúc thẩm không trả lại tự do cho bà và hai người bạn, thì bà sẽ dùng tính mạng của mình, tức là bà sẽ tuyệt thực đến chết ở trong tù để chứng minh cho sự trong sạch của bà và những người bạn của bà.

"Sau phiên tòa khoảng 5 ngày, tôi có được gặp bà, thì bà đã bắt đầu tuyệt thực, nhưng trong lúc này, theo nội quy thăm nuôi, một tháng tôi chỉ được gặp bà một lần, mỗi lần tôi bay từ Hà Nội xuống Đồng Tháp để thăm bà, thì lần thăm gặp gần nhất tôi được gặp bà sẽ là ngày 6/1 tới, thì đến lúc đấy tôi mới có tình hình chính xác sau hơn nửa tháng tuyệt thực của bà."

Tuy nhiên theo con gái nhà hoạt động, sức khỏe của bà đã 'yếu' đi.

Cô Quỳnh Anh nói: "Sức khỏe thì có lẽ bọn tôi chưa nắm được cho đến thời điểm này, bởi vì thực ra có lẽ giờ này mẹ tôi cũng yếu rồi, sau một thời gian đầu tiên bị bắt từ tháng 2/2014 vừa rồi, bà có tuyệt thực một thời gian rất là dài.

"Và vừa rồi bên phía Trại giam họ có thông báo với tôi về tình trạng là mẹ tôi suy nhược sức khỏe khá nhiều, nên có yêu cầu tôi mang thêm thuốc bổ thời gian trước, thế nhưng mà cho đến thời điểm này khi bà tuyên bố tuyệt thực thì bọn tôi rất lo lắng bởi vì sức khỏe của bà không còn được tốt như hồi trước nữa."

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 141225162653_bui_hang_512x288_bbc_nocredit

Bà Bùi Hằng bị y án 3 năm tù giam vì 'tội gây rối trật tự công cộng', điều mà bà đã phản đối.

'Bốn lần tuyệt thực'


Con gái nhà hoạt động cho hay đây ít nhất là lần thứ tư trong năm 2014 mà bà Bùi Hằng tuyệt thực ở trong trại giam, kể từ khi bà bị bắt ở Đồng Tháp với lý do 'gây rối trật tự công cộng', điều mà bà luôn bác bỏ và coi đó là cớ của nhà cầm quyền để 'ngăn chặn' bà.

Con gái bà Hằng nói thêm:

"Mẹ tôi cũng đã lớn tuổi, năm nay đã trên 50, và cái thứ hai nữa, năm 2011, như mọi người đã biết, bà có bị bắt giữ 6 tháng trái phép ở Trại Thanh Hà, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

"Trong thời gian ấy, bà cũng đã tuyệt thực rất nhiều, mỗi lần tuyệt thực như thế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể, từ gan, thận, tụy.

"Cho tới thời điểm này, vừa rồi khi đầu năm bị bắt, thì mẹ tôi có bốn đợt tuyệt thực tổng cộng, nhưng lần dài nhất là lần đầu tiên để phản đối sự bắt giữ trái phép của công an Đồng Tháp, thì mẹ tôi có tuyệt thực một lần dài nhất là 53 ngày."

Con gái bà Bùi Hằng cho hay gia đình bà đang tiến hành các thủ tục đề nghị giám đốc thẩm cho bà Hằng sau khi bà bị y án tại phiên tòa phúc thẩm hôm 12/12.

Cô Quỳnh Anh nói:

"Hiện giờ gia đình cũng đang chuẩn bị các đơn để yêu cầu giám đốc thẩm, điều tra lại vụ án của mẹ tôi, về mặt pháp luật là như thế."

'Rắn vào phòng giam'


Hôm thứ Năm, luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho bà Bùi Hằng và một nữ bị cáo cùng vụ án, bà Thúy Quỳnh, nói với BBC:

"Trước phiên phúc thẩm diễn ra, tôi cũng biết ý định của bà Bùi Hằng là sẽ dùng cái chết để phản kháng bản án.

"Tôi cũng đã có động viên và đề nghị là bà không nên tuyệt thực và không nên phản kháng bằng cách dùng cái chết của mình.

"Nhưng tôi thấy bà Hằng cũng rất cương quyết và bà khẳng định là bà sẽ chọn cách đấu tranh đòi công lý của bà ấy."

Luật sư Sơn nói là sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình bà Hằng tiến hành thủ tục làm đơn gửi lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để kháng nghị bản án phúc thẩm.

Ông Sơn cũng nói là bên cạnh bà Hằng, bà Thúy Quỳnh, một nhà hoạt động dân chủ khác mà luật sư này sẵn sàng hỗ trợ thêm về pháp lý, cũng đang 'tuyệt thực'.

Hôm thứ Năm, con gái bà Bùi Hằng cho hay hai nữ tù nhân hiện bị giam tách biệt với nhau với bà Hằng được giam chung với khoảng ba, bốn nữ tù nhân thường phạm.

Cô Quỳnh Anh cũng xác nhận với BBC việc tại phòng giam của hai nữ tù nhân này thường xuyên xuất hiện 'rắn' với nhiều 'kiến lửa'.

Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeWed Jan 07, 2015 12:07 am



Tại sao hàng loạt nữ tù nhân lương tâm tuyệt thực?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-06

Các vụ tuyệt thực trong tù của những nữ tù nhân lương tâm lúc gần đây đã đến lúc báo động. Với các phụ nữ bất khuất này tuyệt thực là cách cuối cùng để họ tiếp tục chống đối trong vô vọng và tiếng nói của thân nhân họ là âm thanh duy nhất để dư luận biết tới và đánh động với bên ngoài. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” B1d6888a-667c-4bb5-bcc4-8699c1746b24

Nữ tù nhân lương tâm đang bị giam giữ .   RFA files

Nữ tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần


Danh sách các nữ tù nhân lương tâm hiện đang thi hành án trong các trại tù có lẽ dẫn đầu là Tạ Phong Tần, người phụ nữ được mệnh danh là bất khuất dám từ bỏ áo công an để gia nhập vào đội quân bảo vệ dân oan, viết bài chống đối chính sách sai trái của chính quyền và công khai góp phần thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do để cuối cùng bị bắt vào tháng 9 năm 2011 bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước vi phạm điều 88 bộ luật hình sự.

Người nữ tù nhân lương tâm ấy còn đau khổ hơn khi vì bị cướp đất và tranh đấu cho mình mà mẹ ruột đã phẫn uất tự thiêu đến chết. Bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu vào ngày 30 tháng 7 năm 2012 trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu. Cái chết của bà tuy gây rúng động cho dư luận nhưng có vẻ như không ảnh hưởng gì tới các trại giam và chính sách đất đai của nhà nước.

Mới đây nhất, cô Tạ Minh Tú em ruột của Tạ Phong Tần cho biết chị mình đã tuyệt thực trong trại giam sau chuyến thăm chị vào ngày 5 tháng 1 vừa qua. Cô Tạ Minh Tú cho biết:

-Chị Tần rất yếu, gầy ốm, xanh xao đi ra chỉ nói chuyện được có 10 phút thôi anh ơi họ không cho nói chuyện. Hỏi lý do vì sao tuyệt thực thì do là bọn họ nhốt chỉ cách biệt ở một căn phòng sau 4 cánh cửa sắt, khi ra khỏi phòng giam để gặp em là cửa thứ 5.

Chỉ có bệnh khớp với viêm họng mà mùa này do lạnh nên chị trở bệnh nhưng mà đã 14 ngày rồi chỉ tuyệt thực không có ăn gì chỉ uống nước và thuốc cũng không uống nữa. Chỉ nói mỗi ngày giam cách biệt như vậy mà đáng lẽ mỗi tuần thứ Bảy Chúa Nhật phải được đi ra ngoài giao lưu với phải mở cửa phòng để cho thoáng khí nhưng bọn họ không cho mở cửa và cũng không được ra ngoài, chỉ giam trong phòng không được đi đâu hết mà trong phòng thì không có ánh sáng. Ở trong đó chị Tần tuyệt thực chống đối và bà Nguyễn Thị Hương còn đe dọa bả nói là sẽ nhốt chị Tần vô xà lim.

Khi được hỏi tại sao trại giam chỉ cho phép có 10 phút trong khi những phạm nhân khác có gần 1 giờ để thăm gặp, Cô Tạ Minh Tú cho biết:

- Bọn họ nói là làm sai quy định nên đuổi em ra mà rõ ràng em hỏi thăm sức khỏe chị Tần mà họ không cho nói, không cho hỏi. Trong khi đó ông Nguyễn Văn Tí đang thi hành nhiệm vụ mà mùi rượu nồng nặc. Ổng thách em cứ việc làm đơn thưa ổng, ổng không có làm sai quy định trong khi quy định trại giam là Tết dương lịch vừa rồi phạm nhân được ra ngoài để giao lưu nhưng chị Tần bị biệt giam không được ra vào gì hết. Trong lúc chỉ đang bệnh và đang tuyệt thực mà bọn họ bắt ra lao động. Bà Nguyễn Thị Hương đó bả bắt ra lao động.

Bà Cấn Thị Thêu


Một người tranh đấu cho dân oan khác là bà Cấn Thị Thêu cũng áp dụng biện pháp tuyệt thực trong nhà giam số 5 Thanh Hóa, nơi bà bị giam cùng trại với Tạ Phong Tần để phản đối sự bất công trong nhà giam và ngay trong bản án mà tòa án Hà Nội dành cho bà.

Người ta còn nhớ vào ngày 25 tháng 4 năm 2014 chính quyền đã mang hàng ngàn công an, côn đồ về Dương Nội để cưỡng chế khu vực mà bà Cấn Thị Thêu và hàng trăm nông dân Dương Nội đang cố thủ giữ đất tại đây. Lực lượng do chính quyền cử đến đã mạnh tay đàn áp, đánh đập đến bất tỉnh bà Cấn Thị Thêu và chồng của bà sau đó bắt cả hai về giam giữ trong nhiều tháng trời. Hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử hai vợ chồng bà đã được nhân dân Dương Nội theo dõi và dốc sức ủng hộ cho người đã cùng sát cánh với họ trong những ngày đấu tranh giữ đất.

Anh Trịnh Bá Phương người có bổn phận thăm nuôi cha mẹ. Nói về chuyện tuyệt thực của mẹ anh Phương kể:

-Ngày 11 tháng 1 vừa qua gia đình em đã thực hiện quyền thăm gặp và khi vào trại giam thì được biết rằng mẹ em đang tuyệt thực. Đến ngày 1 là ngày Thứ Bảy bà con và gia đình em rất là lo lắng bởi vì sức khỏe mẹ em rất suy kiệt, kèm theo những triệu chứng bị choáng váng mà em nói rõ luôn là do những trận đánh, trận đòn của lực lượng cưỡng chế ngày 25 tháng Tư vừa qua.

Đến ngày hôm nay thì sau khi gia đình và bà con rất lo lắng cũng đã tuyên bố sẽ tuyệt thực ủng hộ mẹ em nếu trại giam số 5 không cho gia đình và bà con vào để kiểm tra sức khỏe của mẹ em. Sau đó gia đình em với sự hỗ trợ của bà con cùng đấu tranh thì phía trại giam số 5 đã xem xét cho em vào gặp trực tiếp mẹ em. Qua cuộc gặp mẹ em cũng thông báo là đã dừng tuyệt thực và mẹ nói rõ nguyên nhân tuyệt thực là để phản đối nền tư pháp cũng như những sai trái của chính quyền đã chà đạp công lý để giam giữ trái phép mẹ em.

Trong khi cả hai vợ chồng bà Cấn Thị Thêu bị bắt và xét xử cùng một tội danh, một tòa án nhưng lại bị tách ra giam tại hai trại giam khác nhau. Anh Trịnh Bá Phương cho biết:

-Bố em thì họ lại giam ở trại giam số 6 ở Nghệ An. Hiện nay do việc giam giữ bố mẹ em ở hai tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn cho gia đình khi thăm gặp vì quảng đường rất xa.

Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn


Cùng bị giam chung với Tạ Phong Tần và bà Cấn Thị Thêu tại trại giam số 5 Thanh Hóa là chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt vào ngày 21 tháng 7 năm 2011 với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế theo điều 79 Bộ luật hình sự hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Chị Hồ Thị Bích Khương và bà Nguyễn Thị Lộc cũng bị giam tại tại đây.

Bà Bùi Thị Minh Hằng

Một nữ tù nhân lương tâm khác cũng rất nổi tiếng là bà Bùi Thị Minh Hằng. Tuy bản án nhẹ hơn Tạ Phong Tần và Nguyễn Đặng Minh Mẫn nhưng bà Bùi Hằng lại quyết liệt chống đối bằng biện pháp tuyệt thực dài ngày hơn và nhiều lần hơn để chống lại sự bất công mà Tòa án, Công an, Viện kiểm sát đối xử với bà. Con gái bà Bùi Hằng là Quỳnh Anh cho biết:

-Thời gian đầu tiên vào trại thì mẹ con tuyệt thực đợt đầu tiên dài nhất là 53 ngày, lý do lần đó là mẹ con phản đối sự dàn dựng vu khống của công an huyện Lấp Vò, mẹ con không muốn hợp tác trong quá trình điều tra và mẹ con thể hiện chống lại sự bất công đấy bằng cách tuyệt thực. Thời gian đầu tiên bà tuyệt thực dài 53 ngày.

Sau đó trong quá trình hỏi cung và thẩm vấn của công an tỉnh Đồng Tháp nó gây cho bà những bức xúc và bà cũng sử dụng biện pháp tuyệt thực sau mỗi lần như thế. Có tổng cộng 4 lần tuyệt thực. Lần cuối cùng trước khi ra tòa mẹ con tuyệt thực 13 ngày không ăn và không uống. Sau khi sơ thẩm về thì mẹ con ăn uống đều đặn nhưng cuối cùng khi phiên tòa phúc thẩm và mức án vẫn giữ nguyên thì mẹ con có tuyên bố là mẹ sẽ tuyệt thực cho đến chết để đòi lại công bằng cho mẹ con và hai người bạn.

Câu chuyện của những phụ nữ này vẫn làm bồi hồi rất nhiều người dân, đặc biệt là dân oan Dương Nội nơi mà những cái tên như Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng luôn sát cánh với họ và nhất là bà Cấn Thị Thêu người phụ nữ gan góc dám đứng ra chống lại chính quyền để bảo vệ quyền lợi của người dân Dương Nội.

Tuyệt thực tuy chỉ là cách cuối cùng nhưng có lẽ nhờ thế mà bên ngoài sẽ không quên họ cho dù bị cách ly tới đâu chăng nữa.


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” LeThiPhuongAnh-danlambao-01
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeTue Feb 10, 2015 12:28 pm



Dân chủ không tự trên trời rơi xuống


Lê Diễn Đức
Mon, 02/09/2015

Năm 2015 bắt đầu với các diễn biến chính trị từ hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, khoá 11, trong các ngày 5 đến 12 tháng 01 năm 2015.


Tại hội nghị này, theo báo chí trong nước, ĐCSVN đã quy hoạch 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị và 290 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cho khoá tới, sẽ diễn ra trong Đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016.

Đã có rất nhiều bình luận, phân tích và dự đoán nhân sự cho ĐCSVN và nhà nước CSVN, cũng như những biến động đối với tình hình dân chủ trong bối cảnh đó.

Tin ở phép mầu

Nhiều người dựa vào sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để tiên đoán những biến chuyển chinh trị ở Việt Nam trong năm 2015 và năm 2016. Các ý kiến chủ yếu dựa trên bốn câu thơ sau:

"Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình".

Thực tế, không phải trong năm Rồng, năm Tỵ (1940, 1941) thì bắt đầu có chiến tranh. Chiến tranh thế giới II đã bắt đầu trước đó, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi quân Đức tấn công xâm lược Ba Lan.

"Can qua xứ xứ khổ đao binh", tức là khắp nơi đều khổ vì đao binh trong hai năm từ 1940, 1941 nhưng còn tiếp tục các năm sau đó nữa.

"Mã đề dương cước anh hùng tận" vào năm Ngọ (1942) và đến cuối năm Mùi (1943) cũng không chính xác, vì tuy nhiều triệu người chết vì chiến tranh, nhưng anh hùng không bao giờ tận.

Đến năm Thân (1943) trên các mặt trận khắp thế giới vẫn nóng bỏng, và tới năm Dậu (1945) thì phát xít Đức, rồi phát xít Nhật mới đầu hàng đồng minh, một phần nhân loại được hưởng thái bình, nhưng chế độ thực dân vẫn còn hiện diện ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.

Với Việt Nam, năm 1946 Pháp quay lại Đông Dương và cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm tiếp diễn đến năm 1954 khi ký kết hiệp định Geneve.

Người ta suy diễn những biến cố lịch sử và tưởng tượng sự tái diễn một cách gượng ép, hy vọng sấm truyền ứng nghiệm.

Người ta tin cũng tin rằng năm Ngọ (2014) Năm Mùi (2015) là năm sẽ có nhiều thay đổi lớn tại Việt Nam và trong năm Thân (2016) và năm Dậu 2017 sẽ có thái bình, tức là không còn chế độ Cộng sản!

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Babui_15012015

Trông chờ "minh chủ"


Dư luận có vẻ trông chờ vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, vốn xuất thân từ một y tá miệt vườn, không có học thức.

Trong 9 năm Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng, từ năm 2006, kinh tế Việt Nam là một đồ thị đi xuống, tăng truởng suy giảm chỉ còn hơn 5%, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nợ nần khủng khiếp (khoảng 1,5 triệu tỷ đồng) mà chủ yếu là nợ khó đòi, các dự án đầu tư lớn chập chạp về thời gian bàn giao công trình, bê bối về chất lượng, nợ công chồng chất, nền kinh tế sa lầy trong vòng lệ thuộc Trung Quốc, đặc biệt về nguyên liệu...

Về xã hội, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng tham nhũng càng ngày càng phổ biến, tinh vi hơn, trở thành những đường dây có tổ chức.

Về chủ quyền lãnh thổ, ngoài những câu tuyên bố mị dân của ông Dũng, thực chất Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung Quốc khiêu khích, đe doạ. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn bị xua đuổi, đập phá trên vùng biển Hoàng Sa. Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Rõ ràng, di sản "thành tích" của ông Nguyễn Tấn Dũng trong những năm qua là một bức tranh đen tối. Tuy vậy, như một ngôi sao sáng, ông ta vẫn củng cố được vị trí của mình nhờ có chỗ dựa của sân sau là an ninh và quân đội, hai khu vực mà trong 9 năm qua ông ta đã ban phát khá nhiều ân huệ, lợi ích.

Nếu quyền lực tập trung vào một con người không có trình độ học thức và mưu mô xảo quyệt như ông Dũng thì là thảm hoạ cho Việt Nam như tôi đã viết trong bài "Thảm hoạ của độc đoán, chuyên quyền".

Cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là một người có tư tưởng cải cách dân chủ là một sai lầm lớn.

Ông Dũng là người đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền, cấm tự do báo chí và quyết không để hình thành lực lượng đối lập tại Việt nam. Ông ta là một người ham quyền cố vị, ở tuổi 65 vẫn đeo đuổi tham vọng quyền lực, cài cắm hai con trai vào bộ máy công quyền chuẩn bị cho tương lai và tạo điều kiện cho con gái trúng thầu những dự án kinh tế lớn.

Tuy nhiên, chiếc ghế Tổng Bí thư mà ông ta nhắm tới không phải dễ dàng. Bởi vì ông ta không có thế mạnh tuyệt đối trong tương quan quyền lực của nội bộ lãnh đạo cao nhất. Tham vọng trở thành Tổng Bí thư như ông Dũng còn có Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh...

Thất bại của Nguyễn Phú Trọng- Trương Tấn Sang trong cuộc xung đột với Nguyễn Tân Dũng tại hội nghị 6 và 7 vẫn còn là ẩn số của một bài toán dài hạn. Không dễ gì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" một cách suôn sẻ.

Hơn nữa, hiến pháp của VNCS xác định quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Cấu trúc tổ chức tập quyền hiện tại của ĐCSVN còn mạnh. Cho nên, khả năng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nuớc, rồi sẽ cải cách thể chế, tức là thay đổi Hiến pháp, để trở thành một Tổng thống toàn năng, rất khó xảy ra.

Từ nay đến năm 2016, tất nhiên, cuộc tranh đua quyền lực sẽ còn quyết liệt. Nhưng cuối cùng, ai nắm quyền thì cũng thế, cục diện chinh trị sẽ không thay đổi.

Hy vọng vì bất lực


Mặc dù dân chúng Việt Nam cảm nhận đuợc sự phản bội của ĐCSVN, chán chường trước một xã hội bị băng hoại kỷ cương, chuẩn mực, nhưng sự phản kháng chỉ nằm ở một thiểu số rất nhỏ. Đa phần cam phận "sống chung với lũ". Xuất phát từ tâm lý đã trải qua một cuộc chiến tranh gian khổ, người ta sợ một sự xáo trộn bất ổn, ảnh huởng đến miếng cơm, manh áo hàng ngày.

Do bị nhồi sọ, dân chúng tưởng tượng sự tranh giành quyền lực trong một xã hội đa đảng sẽ rất phức tạp. Họ không hề có khái niệm về bầu cử tự do và các nguyên tắc của cuộc chơi dân chủ là quyền lực sẽ do lá phiếu quyết định chứ không phải bằng bạo lực cấu xé nhau.

Những người mong muốn Việt Nam dân chủ, có tư tưởng chán ghét chế độ cộng sản, một số nhóm dân sự ra đời, hoạt động phần nhiều mang tính tự phát, tổ chức kém. Cần một thời gian dài nữa họ mới có thể trưởng thành và thu hút sự ủng hộ của số đông trong một xã hội còn vô cảm về chính trị.

Trong bối cảnh như trên, lộ trình dân chủ hoá của Việt Nam còn rất xa vời và mờ mịt. Từ cái nhìn bất lực này, phát sinh ra tâm lý chờ đợi phép mầu, mong xuất hiện "minh chủ", khả dĩ có thể làm thay đổi đất nước.

Lịch sử đã cho thấy "minh chủ" không tự nhiên sinh ra mà được tạo nên từ phong trào xã hội. Không một nhà độc tài nào lại muốn ban phát dân chủ cho dân chúng. Tự do và dân chủ phải tranh đấu để giành lấy chứ nó không từ trên trời rơi xuống. Không có cuộc cách mạng nào tự dưng từ trên xuống mà không có áp lực từ dưới lên. Các cuộc cách mạng dân chủ đều phải đổi bằng tổn thất và xương máu, kể cả những cuộc cách mạng được cho là hoà bình.

Bức tường Berlin sẽ không sụp đổ nếu như không có hàng trăm ngàn người Đông Đức xuống đường đòi dân chủ liên tục, nếu không có 4 triệu công dân Đông Đức xin ra khỏi nước vĩnh viễn và hàng trăm người bị bắn chết khi chạy sang Tây Đức.

Sẽ không có một Thein Sein nếu như không có hàng ngàn sinh viên, phật tử MIến Điện bị đàn áp đẫm máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 và sự hoạt động phản kháng của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đứng đầu là nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi.

Tóm lại, năm 2015, 2016, theo tôi, sẽ chẳng có chuyển biến chính trị nào mang tính bước ngoặt. ĐCSVN tiếp tục tồn tại, cầm quyền và trên đất nước Việt Nam vẫn kéo dài sự ngự trị chế độ độ độc tài toàn trị cộng sản.

Lê Diễn Đức - RFA
ledienduc's blog
Về Đầu Trang Go down
lenguyen
Khách viếng thăm




 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeFri Feb 13, 2015 5:42 pm


Thêm 3 nhà dân chủ VN bị tuyên án tù


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-02-12

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 040573f1-aff1-40e3-86ba-42782989dde5

Vào lúc 7 giờ 30 sáng hôm nay 12 tháng 2 năm 2015, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai đã xử phiên sơ thẩm ba người Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”


Ngăn cản tham dự phiên tòa

Một ngày trước khi tòa án mở cửa, công an đã lùng sục các nhà nghỉ gần khu vực tòa án và nhiều dân oan từ xa đến ủng hộ ba bị cáo đã bị bắt giữ. Mẹ của chị Phương Anh dẫn ba đứa con của chị vào phiên tòa nhưng hai người em gái không được vào. Anh Lý Hùng, một thân hữu của gia đình anh Lê Anh Hùng (chồng của Chị Lê Thị Phương Anh) vào Biên Hòa cho biết anh rất khó khăn để tránh công an và phải thuê khách sạn cách nơi xử hơn 20 cây số:

“Đêm qua một số anh em phải ở lại trên Sài Gòn bởi vì quãng đường từ Sài Gòn tới Đồng Nai thì công an kiểm tra rất chặt chẽ. Tôi tới cách 20 cây số mới có chỗ nghỉ. Công an rất nhiều phải lánh. Một số dân oan vừa ra khoảng 5-10 người thì bị bắt hết rồi.”

Điều đáng chú ý trong vụ án này là chị Phương Anh đang cùng chồng  là Lê Anh Hùng đứng đơn tố cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, vì vậy mà anh Lê Anh Hùng không thể vào tham dự phiên tòa vì không có giấy mời và hơn nữa nếu đi sẽ bị công an bắt giữ, anh Lê Anh Hùng nói với chúng tôi:

“Thứ nhất vì tôi không có giấy mời thứ hai tôi là đối tượng bấy lâu nay họ vẫn rình rập hòng bắt tôi bịt miệng giống như vợ tôi trong vụ tôi cố cáo các vị lãnh đạo nhà nước suốt từ năm 2008 đến nay. Ngay tối hôm qua công an Đồng Nai họ đã lùng sục và tìm tôi ở thành phố Biên Hòa rồi họ hỏi mẹ vợ tôi là tôi có mặt không và họ hỏi tôi có vào không họ lùng tìm tôi.”

Vào lúc 12 giờ 15 chiều phiên tòa đã chấm dứt anh Lý Hùng cho biết mức án như sau:

“Phiên tòa chấm dứt với mức án của Lê Phương Anh là 12 tháng, Phạm Minh Vũ 18 tháng và Trung Nghĩa (Đỗ Nam Trung) thì 14 tháng.”

Xin được nhắc lại ngày 14 tháng 5 năm 2014 khi các khu công nghiệp tại Bình Dương và Biên Hòa nổ ra các vụ biểu tình với những cuộc bạo động do công nhân làm việc trong các công ty Đài Loan và Trung Quốc tự phát chống lại dàn khoan HD 891 của Trung Quốc.

Chị Lê Thị Phương Anh và hai người bạn bị bắt sau biến động tại khu công nghiệp Amata một ngày khi tới nơi để chụp ảnh và quan sát. An ninh đã buộc chị xóa toàn bộ hình ảnh mà chị chụp được trong cuộc biểu tình và bắt giữ cả ba rồi giam giữ họ cho tới ngày xử án hôm nay.

Vào ngày 9 tháng Hai trước ngày tòa xử ba ngày, dân biểu Bernie Ripoll của Úc đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu đình chỉ vụ án và cho rằng phải tôn trọng các cam kết theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.


 Phiên tòa xét xử những người yêu nước: Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ

Phiên tòa bất công kết thúc vào lúc 12h15, Lê Thị Phương Anh bị kết án 12 tháng tù giam, Đỗ Nam Trung: 14 tháng tù giam và Phạm Minh Vũ: 18 tháng tù giam.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Lephuonganh-Phamminhvu-Donamtrung-danlambao

CTV Danlambao - Sáng ngày 12/02/2015, phiên tòa xét xử ba công dân yêu nước Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ đã diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai - địa chỉ số 40 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Quang Vinh, Tp Biên Hòa.

Trước đó, Phương Anh, Nam Trung và Minh Vũ bị bắt giữ vào ngày 15/05/2014 khi có chuyến đi tìm hiểu tình hình công nhân Bình Dương sau các cuộc bạo loạn diễn ra tại thời điểm có biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội.

Sau 6 tháng bị giam giữ, cả ba công dân này đều bị khởi tố theo điều 258 BLHS -“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ - xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Trong bản cáo trạng công bố ngày 28/11/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai gây ra nhiều tranh cãi khi kết luận Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền sử dụng dịch vụ Internet.. để thu thập hình ảnh, tình hình khiếu kiện, biểu tình trái phép, viết bài vu khống, đăng tin sai sự thật… làm tổn hại đến uy tín, làm sút giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước CH XHCN Việt Nam, các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước CHXHCNVN...”

Theo quan sát, phiên tòa diễn ra trong không khí bố ráp của lực lượng chức năng. Công an, an ninh, dân phòng và CSGT được bố trí khắp nơi.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Tmp-danlambao%2Bcopy
Ảnh: FB Hồ Huy Khang

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Tmp-danlambao%2Bcopy
Ảnh: FB Nguyễn Văn Đề

Một số bà con dân oan trong Phong trào Liên đới Dân oan đến tham gia phiên tòa đã bị bắt giữ ngay trước cổng tòa và đưa về công an phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Tmp-danlambao%2Bcopy
Ảnh: FB Trịnh Du

Theo thông tin từ anh Lê Anh Hùng, chồng của Lê Thị Phương Anh thì ngoài mẹ ruột của Phương Anh thì những người thân khác đều không được tham dự phiên xét xử sáng nay.

Phiên tòa bất công kết thúc vào lúc 12h15, Lê Thị Phương Anh bị kết án 12 tháng tù giam, Đỗ Nam Trung: 14 tháng tù giam và Phạm Minh Vũ: 18 tháng tù giam.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeWed Jul 20, 2016 8:00 am


Làm người... (trong XHCN Việt Nam)

 
Phong Pham (Damlambao) - Facebook lại nổi sóng! Ôi loại sóng cồn cào trong suy nghĩ, khiến 10 ngón tay lướt thoăn thoắt trên bàn phím tạo nên thứ âm thanh kì lạ mà người ta gọi là "chém" khi nhìn thấy một video clip trên mạng - lại video clip - về chuyện một trung úy Cảnh sát giao thông (CSGT) dùng chân đạp ngã một chiếc xe hai bánh đang chạy nhanh mà trên đó đang chở 2 người: một nam, một nữ không đội nón bảo hiểm và đi vào đường một chiều. Cú đạp mà các cao thủ trong nghề võ gọi là "dalanquay".


https://www.youtube.com/watch?v=QdjA6dcCz7s

Nhìn vào video clip, có thể thấy ngay, anh đã có sự chuẩn bị trước. Cái tư thế anh đứng, nhìn thật là vững chãi, oai dũng làm sao, với một chân đứng tấn, còn chân kia thì tung cú đá cực kì chuẩn xác khiến chiếc xe mà trên đó đang chở hai người phải văng bắn ra khỏi lề đường, suýt nữa đập đầu vào một cái hộp điện bằng sắt nằm gần đó.

Ôi, giá mà khi bọn Trung Quốc xâm lược, tiến công vào Việt Nam, nếu có anh nơi tuyến đầu, chắc mọi người sẽ cảm thấy rất an tâm có anh che chở và bảo vệ bằng những cú đá quỷ khốc thần sầu kia.



Lại nhớ đến đòn Judo siêu đẳng của - woa - lại cũng là một anh công an nữa. Cái anh mà tung đòn Judo điêu luyện, vật ngã tên bán hàng rong chết tiệt, đập hắn vỡ đầu, xuất huyết não giữa Sài Gòn.

Cái gã mà giữa trưa nắng đổ lửa, cứ đẩy chiếc xe ra giữa chợ bán này bán nọ để kiếm cơm, nuôi vợ con mà quên mất là cần phải chung chi cho đậm, đã thế còn dám cãi lại anh nữa.

Đòn Judo đó sẽ là một huyền thoại, giống như huyền thoai về Hồ Chí Minh suốt đời không vợ con, nếu nó được tung ra nhắm vào bọn hướng dẫn viên Trung Quốc đang ngày ngày lặn lội trên khắp miền đất nước, xuyên tạc lich sử, bóp méo truyền thống chống Tàu xâm lược của tổ tiên anh hùng.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Danh-lvd

Nhắc tới lại phải nhớ đến những cú đập, đá, đánh, những hòn đá vô tri, nằm im lìm bên vệ đường mà trong cơn say máu đồng bào, các anh công an - lại cũng là Công An - đã biến nó thành một thứ vũ khí hiệu nghiệm, để đập vào đầu Lã Việt Dũng, khiến Dũng mất gần 1 lít máu.

Những cú đá trong đêm tối các anh tung ra trên người Đỗ Đức Hợp khiến gây ra những cơn đau quặn thắt trong bụng Hợp, những đòn siết cổ từ phía sau, làm nghẹt thở một thanh niên khỏe mạnh chỉ trong chốc lát.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 2016-05-08%2B17.40.54

Chao ôi, các anh đã được huấn luyện quá chu đáo để ra tay ngay với đồng bào mình, những người tay không tấc sắt mà lại không thấy các anh sử dụng nó trên biên giới nơi giặc Tàu đêm ngày nhổ cột mốc dời đi để dành đất, trên biển đảo nơi những chiếc thuyền gỗ của ngư dân bị đâm chìm bởi tàu hải cảnh của Tàu Cộng.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 2016-05-08%2B17.44.10

Phải chăng, các anh muốn, cứ hễ nhắc đến các anh là phải nghĩ đến sự tàn bạo của ác thú chuyên ăn thịt đồng loại, nhưng lại chạy trối chết dưới họng súng của thợ săn. Cứ nhắc đến các anh là phải nhắc đến sự hèn hạ, thô bỉ, trâng tráo của những kẻ muối mặt đưa tay cầm những đồng tiền dơ bẩn, tanh tưỡi, nhớp nhúa mồ hôi của dân lao động để rồi sau đó các anh đút nó vào miệng và ăn một cách sống sượng trong sự khinh bỉ đến tột cùng của đồng loại.

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 2016-05-08%2B03.58.50

Tội nghiệp cho các anh đã chọn cho mình một con đường tốn mất vài trăm triệu để bước vào, để rồi sau đó ngập trong bùn lầy của nhơ nhớp, của phỉ nhổ, của khinh bỉ, của xấu xa, của ghê tởm, của tội ác mà không biết đường về.

Làm người ai làm thế!

Phong Pham
danlambaovn.blogspot.com

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcTkpcyUsJjunIWAAgBvd1oSaO2RZTjj1R84tYdXZhaykkABYx_M
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeThu Dec 22, 2016 1:40 pm

  Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcQCRAclwGEzET_Ki-7MkZztawtEvKHO0fWDc2UG-6x2aGn8b-pCjw

Giáng Sinh 2016
- Thắp ngọn nến yêu thương gửi đến những Người Tù Yêu Nước


Trong đêm đông lạnh lẽo mừng Chúa ra đời, Danlambao xin gửi đến những Người Tù Yêu Nước lòng thương yêu, sự kính phục và chân thành tri ân những người đang vác thập tự giá cho dân tộc Việt Nam.

Giữa cuộc đời của hàng hàng lớp lớp đang sống mà như đã chết - như bầy cá vô cảm ở biển Đông - đang cười nói chúc tụng nhau trong tang thương của đất nước, xin gửi lời nguyện cầu bình an đến những người bạn đồng hành đang mòn mỏi trong cô đơn ngục tù - nhưng thật sự đang là những người sống một cuộc đời có ý nghĩa nhất.

2016 năm trước, trong hang đá nghèo nàn, lạnh lẽo, Chúa Giê Su ra đời để cứu rỗi nhân loại. Từ bóng đêm nghìn năm của ma quỷ và tội lỗi của con người, ánh sáng Thiên Chúa đã chiếu sáng cho nhân loại nghìn năm sau. Từ ánh sáng của tình yêu và sự hy sinh cho cuộc đời, các bác, các chú, các cô, và nhiều anh chị em thuộc mọi tôn giáo cũng đã đêm đen vác đuốc soi đường phục hưng đất nước.

Cây thánh giá nặng nề nhưng tràn đầy thương yêu đang nặng trĩu trên vai của những tín đồ ái quốc. Con đường chịu nạn, chịu khổ là bước chân đi của những người chỉ biết sống bằng lương tâm. Cuộc đời cùng cực là chọn lựa của những người mang ước mơ xóa bỏ bất công, man rợ áp đặt lên đầu đồng bào mình.

Cầu mong các bác, cô, chú, anh chị em chân cứng đá mềm. Ước nguyện sẽ ngồi lại và nắm tay nhau trong đêm Giáng Sinh tới. Hy vọng đất nước này sẽ sớm hồi sinh theo nhịp thở và bước chân kiên cường của những công dân yêu nước.

Hãy gửi đến những công dân yêu nước đang bị tù đày những lời cầu nguyện và chúc tụng tốt đẹp nhất. Hãy thắp một ngọn nến trong đêm Giáng Sinh dành riêng cho họ. Hãy cắm một đóa hoa Quỳnh bên cửa sổ và chúc lời hạnh phúc. Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn tin rằng họ là những người thanh thản, an nhiên tự tại và hạnh phúc nhất vì họ đang sống một cuộc đời đáng sống.

Merry Christmas! Những người Bạn Thương Yêu...

Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Noel2016-vudongha

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” O-cua-tu-danlambao3
 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Download-2

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 4-nguoi
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitimeSat Dec 24, 2016 7:54 pm

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Chu%25CC%2581ng%2Bta%2Bla%25CC%2580%2Btu%25CC%259B%25CC%25A3%2Bdo-vdh8374 

Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Tôi mơ về những cánh đồng bát ngát, những ruộng nương không bị khai tử bởi các công trình thủy điện. Mơ không còn ai bị đẩy khỏi mảnh đất cha ông để lại, hoặc do chính bàn tay mình bỏ công bỏ của ra gầy dựng. Mơ không còn những đứa bé chở nhau trên ghe vượt qua vùng nước ngập vào bờ để xin nước uống. Giáng Sinh, tôi mơ về một giấc mơ lẽ ra đã phải là sự thực hiển nhiên từ hàng chục năm về trước...

*

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. Còn nếu tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 12/2016, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Nhiều ý kiến cho rằng con số thiệt hại, nhất là về người, còn có thể hơn thế. Cứ tạm lấy số liệu của Ban chỉ đạo TƯ là "chuẩn" đi, thì chẳng lẽ, những con số kinh hoàng kia ngoài ý nghĩa thống kê khô khan, không gợn chút xót xa hay rúng động nào từ những kẻ có trách nhiệm trực tiếp và cao nhất ư?

Ngoài yếu tố thiên tai, nguyên nhân chính gây ra thảm cảnh trên chính là do "nhân tai" với các vụ xả hồ thủy điện vô tội vạ. Không đợi "thế lực thù địch" hay "bọn phản động" nào tuyên truyền, mà chính báo chí "lề đảng" đã chỉ đích danh ra như thế.

Một số ý kiến đã “đổ tội” cho ý thức của người dân nên mới phải gánh chịu hậu quả nặng nề ấy. Nào là không chịu theo dõi thông tin để biết đường di dời. Nào là “ai bảo cứ làm nhà ở những vùng dễ bị lũ lụt”. Nào là ngu dốt kém hiểu biết... Tóm lại, cái gì cũng tại người dân hết, mặc dù mọi hậu quả không ai khác ngoài người dân gánh chịu.

Xin thưa, đó là lý luận của những kẻ đui mù và què quặt, một thứ khuyết tật về lương tâm. Người dân nào được quyền tham gia vào các vấn đề của đất nước để quyết định nói “Không” hoặc “Có” với thủy điện?

Thực tế đã cho thấy, khi mưa xuống các hồ thủy điện đều đồng loạt xả lũ khiến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chìm trong nước, người dân phải gồng mình chống lũ mà không hề được thông báo trước. Nếu có thông báo, thì cũng là thông báo lấy lệ và thời gian cũng không đủ để người dân di dời. Chả lẽ, người ta tình nguyện ở lại để chết cùng các đợt lũ khi có đủ phương tiện, thời gian “sơ tán” hay sao? Lý luận nào như thế? Chưa kể ruộng vườn, hoa màu, gia súc, giấy tờ, đồ đạc, tài sản cả một đời cơ cực làm lụng cũng bị mất trắng. Dù có giữ được mạng sống, cũng không biết phải đối mặt như thế nào với tương lai khi mà không còn kế mưu sinh. Một hậu quả khác ít được nhắc đến, đó là những ám ảnh sẽ đeo đẳng con người ta sau những gì đã chứng kiến. Những thiệt hại về tinh thần không thể đong đếm bằng tiền hay hiện vật.

Mắng người dân là ngu dốt, kém hiểu biết ư? Đấy là lối suy nghĩ và lời lẽ của loài vô ơn. Sao không nghĩ rằng, mọi căn nhà được cất lên, đều phải “xin phép” và được “chính quyền” địa phương cấp phép mới được xây dựng. Thậm chí, nếu tự ý xây thêm công trình ngoài giấy phép đã cấp (ví dụ xây toilet, cơi nới phần mái hiên... chẳng hạn), cũng có thể bị phạt. Vậy thì ai, ai cấp phép cho người dân xây nhà tại những khu vực có nguy cơ bị lũ cuốn trôi để rồi mất mạng khi mưa xuống và khi thủy điện xả lũ. Thêm nữa, nhiều hộ dân đã sinh sống, làm ăn từ nhiều đời trước, trước cả khi các nhà máy thủy điện mọc lên. Vậy ai mang thảm họa đến cho những người dân khốn khổ hiền lành ở những vùng quê nghèo khó ấy?

Và lũ, cũng chỉ tìm đến dân nghèo để hủy diệt. Trong số các nạn nhân mất xác, mất mạng, mất của, mất tài sản ruộng nương gia súc, không ai là “đầy tớ của dân”. Vì nước có dâng cao đến mấy, thì những kẻ được gọi là “đầy tớ” cũng yên ấm trong những ngôi nhà sang trọng, những biệt thự cao tầng kiên cố tọa lạc tại các vùng an toàn, các khu đất lý tưởng rồi.

Tại Hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung diễn ra ở Hà Nội sáng ngày 17/12, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo rằng “không để dân đói khát, bệnh tật vì mưa lũ”, và phải “dựng lại nhà cho các hộ dân bị đổ sập, không để người dân nào trong tình trạng “màn trời chiếu đất”.

Tôi không biết từ lúc ra chỉ thị đến nay, ông và chính phủ của ông đã “dựng lại” được bao nhiêu trong số hàng ngàn ngôi nhà bị sập, hư hỏng? Và có ai ngoài “Ông Trời” phải chịu trách nhiệm trước cái chết oan uổng của hàng trăm con người khốn khổ? Tài sản, ruộng nương, kế sinh nhai và nhiều thứ của họ nữa, bằng cách nào để lấy lại? Tôi không muốn bình luận về các phát ngôn, hay những thứ đại loại như chỉ đạo, chỉ thị của ông trong phạm vi liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, người có nhận thức bình thường sẽ hiểu rằng một nhà nước thật sự “của dân, do dân, vì dân” sẽ không bao giờ để người dân phải chịu cảnh “đói khát”, “bệnh tật”, “màn trời chiếu đất” cho dù là với bất cứ lý do gì. Huống hồ đảng cộng sản VN luôn hãnh diện và nhận mình là “lương tâm của thời đại, trí tuệ của nhân loại, là quang vinh vĩ đại muôn năm”. Và những thảm họa trên không phải bây giờ mới gặp phải, nó đã tái diễn nhiều năm nay và được dự báo rằng trong nhiều năm tới, hậu quả có thể sẽ khó lường và nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp khắc phục.

Trong bài viết “Phân nửa gia tài của tôi...”, Linh mục Vĩnh San của Dòng Chúa Cứu Thế đã khẳng định “Đây là một thứ nhân tai kinh hoàng! Những ai xuất thân từ ngành kỹ thuật, dù dốt đến mức nào, dù là “chuyên tu hay tại chức”, thì cũng có thể biết rằng với những phương tiện kỹ thuật hiện tại, với những trình độ của đội ngũ kỹ thuật mà đất nước đang có, không thể có sự sai lầm chết người trên diện rộng như vậy, không thể kết luận là do trình độ yếu kém ở các lãnh vục liên quan, mà phải nhận rằng dù không muốn nghĩ, có một ý đồ đen tối, bất chấp tính mạng và tài sản của người dân, bất chấp tương lai của dân tộc”.

Tôi đã chuẩn bị trong đầu nhiều điều ước để dâng lên Thiên Chúa trong ngày Giáng Sinh. Nhưng hình ảnh các tỉnh miền Trung trong những đợt lũ vừa qua khiến tôi không dám ôm đồm nhiều điều mong ước nữa. Tôi thấy mình cần phải thu hẹp mọi ước mơ của mình lại với suy nghĩ viển vông rằng, biết đâu lời cầu nguyện bé nhỏ ấy sẽ thành hiện thực.

Bây giờ, giữa thời đại cuộc sống số, chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng là người ta đã có cả thế giới trong nhà, tôi lại trở về với ước mơ của hơn 70 năm về trước: ước mơ “người cày có ruộng”. Đó cũng là một trong những điều được đảng cộng sản Việt Nam cổ vũ người dân đòi khi họ chưa cướp được chính quyền.

Tôi mơ về những cánh đồng bát ngát, những ruộng nương không bị khai tử bởi các công trình thủy điện. Mơ không còn ai bị đẩy khỏi mảnh đất cha ông để lại, hoặc do chính bàn tay mình bỏ công bỏ của ra gầy dựng. Mơ không còn những đứa bé chở nhau trên ghe vượt qua vùng nước ngập vào bờ để xin nước uống.

Giáng Sinh, tôi mơ về một giấc mơ lẽ ra đã phải là sự thực hiển nhiên từ hàng chục năm về trước.

24.12.2016

Phạm Thanh Nghiên
danlambaovn.blogspot.com


 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcRcRMkhhNpFXjHEBsSDlghNS6U_KpFNBHPN8uB66DEM1y67se0wMw


Cải cách ruộng đất của của csVN :

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Ho-chi-minh002

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Images?q=tbn:ANd9GcRSM84ysk_5Ih28nJXHHrscUyAttFVOrmbuXtZMQMyX8nhnqPDW

Người cày có ruộng của VNCH:

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” 1.+A+A+A+c%C3%A0y+c%C3%B3+ru%E1%BB%99ng+xanh+(1)

 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” CaicachruongdatVNCH
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





 Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”    Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng” Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tập Truyện Ngắn Giáng Sinh: Hồi chuông Giáng Sinh - Eric P. Kelly
» Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng (RFI)
» Nhớ mùa Giáng sinh xưa
» Nhạc Giáng Sinh
» Nhạc Giáng Sinh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến