Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
hoang chuyen quang Trung sáng trong truyện thuoc Saigon Nhung quan bich quynh nhac linh quốc ngam VNCH chẳng phải Nguyen chất ngắn không nguyet Chung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y

Go down 
Tác giảThông điệp
ngodong
Khách viếng thăm




Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Empty
Bài gửiTiêu đề: Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y   Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSat May 11, 2013 2:09 pm

.
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y


Bệnh nhân van lạy bác sỹ cho thở ôxy, hay bệnh nhân ở Nghệ An tử vong sau khi bác sỹ cho về và nói bệnh nhẹ... Tất cả chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế này, đã từng xảy ra ở nhiều nơi khiến người nhà bệnh nhân bức xúc.

Đó là chuyện chẩn đoán, điều trị bệnh nhân không đúng do tay nghề yếu kém cộng với sự thờ ơ, vô cảm trước sự sống chết của người bệnh ở một bộ phận không nhỏ y bác sỹ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ...


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Benh-nhan-vuot-tuyen-boi-noi-lo-tien-mat--tat-mang_240x180

Chưa có cơ sở  để đánh giá... trách nhiệm?


Dư luận đã được biết đến nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân không chịu đưa xác người thân về nhà, hay đưa quan tài đến bắt đền bệnh viện do thái độ tắc trách của y bác sỹ. Phản ứng tiêu cực cũng đã từng xảy ra khi người nhà bệnh nhân đập phá bệnh viện, hành hung y bác sỹ vì cho rằng, những người có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân đã vô trách nhiệm, chỉ vì chưa có phong bì lót tay. Tất cả những chuyện đó, khiến hình ảnh “lương y như từ mẫu” bị nghi ngờ, người bệnh hoang mang, không tin tưởng vào trình độ chuyên môn, tay nghề của y bác sỹ bệnh viện tuyến dưới. Thậm chí, nhiều trường hợp người nhà bức xúc xin chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị nhưng bác sỹ vẫn giữ lại khiến bệnh nhân bị chết oan.

Trước thực tế này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh (bộ Y tế) cho biết: "Phải khẳng định rằng, khi bệnh nhân vào các cơ sở khám, chữa bệnh luôn được các cán bộ y tế hết lòng cứu chữa. Không ai muốn giữ bệnh nhân khi vượt quá khả năng chuyên môn của mình để bệnh nhân chết".

Trước vấn đề đặt ra nguyên nhân từ sự chủ quan, vô cảm, lơ là, thiếu trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ khiến không ít người bệnh bị... chết oan, ông Khuê cho rằng: "Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Việt Nam chưa có nghiên cứu hệ thống để xác định mức độ sai sót chuyên môn và sự cố y khoa không may xảy ra trong các cơ sở khám bệnh vì vậy việc nhận định trên là chưa có cơ sở. Bộ Y tế luôn chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chú trọng tới việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, triển khai các hoạt động giáo dục y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp với người bệnh; Hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn xảy ra cho người bệnh và người thầy thuốc".


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcQFv2-EPokbG6EXxU6QfBiCqfzQiECn_wRFt5UIvNFCjuo7_wR5

Xử lý chưa đúng người, đúng lỗi...

Ai cũng biết "nhân vô thập toàn", nhưng những sự việc vì tắc trách mà dẫn đến tử vong cho bệnh nhân của các bác sỹ, y tá thì không thể cứ để nó tiếp tục diễn ra. Đã đến lúc cần thiết phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc hơn xử lý những trường hợp như vậy để các thầy thuốc ý thức được trách nhiệm của mình, hạn chế rủi ro cho người bệnh. Đại diện bộ Y tế khẳng định: "Theo quy định của bộ Y tế, mỗi trường hợp người bệnh tử vong ở các cơ sở khám chữa bệnh đều phải tiến hành kiểm thảo tử vong, nội dung kiểm thảo tử vong phải ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong. Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh, sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, thực hiện theo đúng quy định của luật Khám bệnh. Kết luận của hội đồng chuyên môn sẽ là cơ sở để giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề".

Tuy nhiên, nhiều người dân, trong đó có ý kiến chuyên gia vẫn cho rằng, việc xử lý của ngành y vẫn còn bao che, chưa đúng người, đúng lỗi. Và sự vô cảm xuất phát từ y đức, sự vòi vĩnh của đội ngũ y bác sỹ đối với người bệnh hay người nhà bệnh nhân. Nguyên nhân sâu xa của những sự cố đau lòng này là do sự chủ quan, tắc trách của người thầy thuốc, do năng lực chuyên môn yếu kém. Có ý kiến thậm chí còn cho rằng những “con sâu” này là sản phẩm của một quá trình đào tạo còn nhiều bất cập và chưa đến nơi đến chốn trong ngành y tế.


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y 3chot_ad886_200
                 
Không thể biện minh!

 
Dù có biện minh, với đủ lý do thì những vụ "chết oan" như trên cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan của ngành y tế. Vì thế, người dân càng mong muốn những người đã khoác lên mình chiếc áo blus trắng, mang trọng trách cao cả là cứu người đừng vì lợi riêng mà làm mất đi hình ảnh đẹp của người "thầy thuốc như mẹ hiền".
 
Minh Khánh

--------

Trạm y tế "lộn xộn", bệnh nhân chết tức tưởi


Không đủ trình độ và cũng không thuộc thẩm quyền của mình, nhưng vì thích thể hiện và cũng một phần do sự dung túng của chính trạm trưởng trạm y tế xã Thụy An (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nữ hộ lý Hà Thị Liễu vẫn thường xuyên tự khám bệnh và tiêm chích cho bệnh nhân.

Trong một lần như vậy, Hà Thị Liễu đã khiến một người phụ nữ trung niên chết thảm. Vụ việc vừa được TAND huyện Thái Thụy đưa ra xét xử công khai với mức án phạt thích đáng cho Liễu và "sếp" trực tiếp của chị ta - y sĩ đa khoa Nguyễn Thế Thủy.


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcR7IWlPSTiU8Ral0If03Ep_vRBvD2n0KS1dWsb0sapQdL6gfMRP4w

Cái chết tức tưởi tại trạm y tế xã


Ngày 7/4/2012, chị Lê Thị M. (SN 1966, trú tại xã Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình) thấy trong người không khỏe nên đã tự đi xe đạp đến trạm y tế xã Thụy An để khám chữa bệnh. Tại đây, trong phòng trực cấp cứu chị M. gặp Hà Thị Liễu (SN 1977, trú tại xã Thụy An, là nữ hộ sinh trung học đang công tác tại trạm y tế xã) và được Liễu trực tiếp thăm khám bệnh tình.

Thấy Liễu hỏi, chị M. cũng thành thật trả lời rằng mình bị đi tiểu buốt, đau tức ngực và mong được chẩn đoán bệnh tình. Nghe chị M. nói xong, Liễu lấy bộ dụng cụ đo huyết áp cho bệnh nhân.


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y 66131721c81353885aebde8ddd835473-bi-cao
Hai bị cáo tại phiên tòa hôm 23/1.

Sau một lúc không lấy được chỉ số, Liễu tuyên bố "xanh rờn" rằng nguyên nhân bệnh tình của chị M. là do huyết áp tụt thấp quá và chỉ cần tiêm một mũi nâng huyết áp là sẽ đâu vào đấy. Nói đoạn, Liễu đi tới tủ thuốc cấp cứu lấy một ống thuốc Ouabai 0,25mg/ml pha với ống Glucoza 30% tiêm vào tĩnh mạch cho chị M. rồi tiếp tục tiêm thêm cho bệnh nhân một ống Piracetam 1mg/ml.

Tuy nhiên, sau mũi tiêm này, chị M. thấy trong người xuất hiện cảm giác rất khó chịu và buồn nôn. Phản ánh với Liễu, Liễu vẫn rất bình thản tiếp tục pha một mũi tiêm mới với nhiều loại thuốc khác nhau tiêm vào bắp tay bệnh nhân M. rồi trấn an: "Không sao đâu".

Thế nhưng sau mũi tiêm lần thứ 3, thấy tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu đi như môi nhợt, da tím tái, Liễu vội đỡ chị M. nằm xuống giường làm động tác cấp cứu xoa bóp, day ngoài lồng ngực đồng thời nhờ người gọi trạm trưởng là Nguyễn Thế Thủy sang cấp cứu.

Khi sang khám sức khỏe cho chị M. thấy tình trạng nguy kịch, tim không đập, Thủy lấy một ống thuốc Adrenalin 1mg/ml pha với ống nước cất tiêm hai mũi dưới da. Sau khoảng 15 phút sau, thấy chị M. tử vong, y sĩ Thủy nhờ người thông báo cho gia đình nạn nhân biết tin xấu. Khi chồng nạn nhân tức tưởi chạy đến bên xác vợ rồi hỏi sự tình thì  ông Thủy thậm chí còn bình thản trả lời: "Bà ấy đi rồi, ông về lấy xe kéo mang bà ấy về và báo với gia đình lo làm hậu sự".


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcQeg52pps04g2eIq9Y8vAFz-biy3-2BQ8fuq2vDR456nnMV9DvLhg

Bản án thích đáng cho cả "sếp" và nhân viên

Vốn đều là những người nông dân chân chất, gia đình chị M. cũng định nghe lời mang xác vợ về lo hậu sự nhưng nhiều người dân chứng kiến đã rất bất bình, đề nghị phải làm rõ mọi chuyện. Gia đình nạn nhân quyết định viết đơn cầu cứu gửi tới các cơ quan chức năng.

Công an tỉnh Thái Bình đã vào cuộc và kết luận: "Toàn thân bên ngoài của chị Lê Thị M. không có dấu hiệu tổn thương do ngoại lực tác động. Trên hai tay có nốt kim tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Nạn nhân chết do sốc phản vệ". Vì vậy cả y sỹ Nguyên Thế Thủy và hộ lý Hà Thị Liễu đều bị khởi tố để điều tra.

Kết quả điều tra xác định, ngày nạn nhân M. tử vong là ca trực của Nguyễn Thế Thủy và Hà Thị Liễu. Theo nhiệm vụ đã được quy định, Thủy có chức trách, nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, biết có bệnh nhân đến khám nhưng không khám cho bệnh nhân mà để cho Hà Thị Liễu (cấp dưới của mình) khám chữa bệnh cho bệnh nhân không đúng chức trách, nhiệm vụ dẫn đến hậu quả chết người. Kết quả điều tra cũng xác định, việc Hà Thị Liễu khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại Trạm y tế xã Thụy An diễn ra từ nhiều năm nay.

Ngày 23/1/2013, TAND huyện Thái Thụy đã đưa ra xét xử công khai vụ án này đối với hai bị cáo Liễu và Thủy. Liễu bị buộc tội "vi phạm các quy định về khám chữa bệnh" còn Thủy bị buộc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngay trước giờ xét xử, hàng trăm người dân ở xã Thụy An đã đạp xe đến trụ sở TAND huyện để theo dõi phiên xét xử này. Bởi theo người dân, trước đó cũng tại trạm y tế xã Thụy An đã xảy ra một số trường hợp chết tương tự như trường hợp của chị Lê Thị M. nhưng không có ai kiện cáo gì.

Tại phiên tòa, Hà Thị Liễu khai nhận, mặc dù biết mình không có khả năng khám chữa bệnh nhưng do vì thói quen và trước đó học hỏi từ sách vở nên Liễu vẫn đứng ra khám chữa bệnh cho mọi người. Việc khám chữa bệnh của Liễu tại trạm y tế đã diễn ra trong một thời gian dài, có những tháng Liễu khám tới hơn 70 trường hợp. Điều đáng nói là trạm trưởng Nguyễn Thế Thủy biết rõ việc này nhưng không có biện pháp nào ngăn chặn dẫn đến hậu quả làm chị M. chết do sốc thuốc phản vệ.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Hà Thị Liễu 9 tháng tù giam còn sếp của chị ta, y sỹ Nguyễn Thế Thủy bị phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Mức án trên về cơ bản được dư luận nhân dân ủng hộ, tuy nhiên một vài người vẫn cho rằng như thế là quá nhẹ, cần phải nặng hơn nữa mới có tính răn đe. 


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcTCSExqvGXayYdEMXBR_zpL-hzPg-IL3B4wxYSJBzC2fZKppXF2bA                      

Còn một số bệnh nhân chết bất thường khác?

Đặc biệt, theo phản ánh của nhiều người dân đến dự tòa với PV, trường hợp tử vong của chị Lê Thị M. không phải là duy nhất và việc khám chữa bệnh tại trạm y tế này từ trước đã có rất nhiều lộn xộn. Chị Mai Thị Nự (ở thôn Nam, xã Thụy An) kể lại mẹ chị là cụ bà Nguyễn Thị N. (87 tuổi) cũng tử vong ngay sau khi tiêm 2 mũi thuốc. "Đó là ngày 15/6/2009 (âm lịch), mẹ tôi kêu mệt và được con cháu đưa ra trạm y tế xã khám. Vừa chích xong mũi thứ 2 thì mẹ tôi tắt thở. Gia đình bức xúc phản ứng thì được các cán bộ an ủi rằng cụ đã quá già rồi mới thế".

Tương tự, là trường hợp của cụ bà Nguyễn Thị T. (87 tuổi, ở thôn Nam), năm 2010 vào trạm y tế xã khám và sau khi tiêm xong 2 mũi thì cụ lịm luôn và tắt thở ngay sau đó.

Long Nguyễn
.
Về Đầu Trang Go down
ngodong
Khách viếng thăm




Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại hàng loạt sự kiện "chết người" ở bệnh viện   Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeThu May 16, 2013 1:25 am

.
Nhìn lại hàng loạt sự kiện "chết người" ở bệnh viện

Thời gian qua, dư luận ghi nhận hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng đến từ các bệnh viện, khiến nhiều người phải dở khóc, dở cười. Đau lòng là nhiều trường hợp bệnh nhân đã mất mạng oan uổng...


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcROBlJhzmGd0Lqn_FGtHh7mOikA889yqxfaS4VugWAo2ym9ZL8iaw

Bỏ quên gạc cầm máu trong đầu bệnh nhân

Ngày 9/9/2012, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết chị Lê Thị Th. (phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) tử vong vì trong thành bụng có dịch thối, lủng ruột, ruột dính tử cung, khâu ruột vào thân tử cung. Trước đó, chị được gia đình chuyển vào bệnh viện Phụ sản - Nhi Bình Dương sinh mổ.

Tuy nhiên, sau một ngày mổ chị đau bụng và bị ói. Các bác sĩ cho biết chị Th. bị đau ở vết mổ hoặc đau dạ con và khuyên di chuyển sẽ khỏi. Ngày 8/9, chị được xuất viện nhưng đến tối cùng ngày, chị lại đau bụng và được chuyển gấp tới bệnh viện. Đến ngày 9/9, chị được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị, tuy nhiên chị Th. đã tử vong trên đường chuyển viện. Sau đó, đại diện của bệnh viện đã nhận trách nhiệm với sai sót trong kíp mổ và có biện pháp xử lý đối với bác sĩ trực tiếp mổ cho bệnh nhân.

Cái chết của chị Lê Thị Th. tại Bình Dương chưa kịp lắng xuống, thì hơn 10 ngày sau đó, ngày 22/9/2012, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận lại xôn xao bởi cái chết của anh Nguyễn Văn Đ. mà nguyên nhân được xác định là do trong đầu anh Đ. có một "vật thể lạ" được cho là miếng gạc cầm máu bị "bỏ quên" trong một lần phẫu thuật.

Trước đó, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, trong tình trạng hôn mê, xuất huyết não do cao huyết áp. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được cho mổ cấp cứu. Sau phẫu thuật, do vết mổ tiếp tục chảy máu, nên bệnh nhân Đ. được phẫu thuật lần 2. Qua chụp CT scaner hậu phẫu, phát hiện trong đầu bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. có dị vật, được cho là miếng gạc cầm máu trong lần phẫu thuật thứ 2. Do vậy bệnh nhân Đ. tiếp tục được phẫu thuật lần 3 để... xử lý sự cố. Sau phẫu thuật lần 3, bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. đã tử vong. Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, cho biết nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Đ. là do xuất huyết não quá nặng.

Mổ thoát vị bẹn cắt nhầm... bàng quang

Một tháng sau đó, một trường hợp gây phẫn nộ dư luận nữa xảy ra tại bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa).

Sáng ngày 23/10/2012, gia đình anh Tr.M. đưa cháu Tr.A.Đ. (21 tháng tuổi, trú tại phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) tới bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh và được bác sĩ chẩn đoán thoát vị bẹn, chỉ định mổ. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ lại cắt nhầm bàng quang của bệnh nhân Tr. M., khiến cháu bé bị trướng bụng, không đi tiểu được, tình trạng của cháu bé ngày càng xấu. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trên để mổ khẩn cấp. Cháu Tr.M. được xác định là do tổn thương nặng bàng quang, ứ nước tiểu trong khoang bụng, ảnh hưởng thận, những triệu chứng này là hậu quả từ lần mổ trước đó. Sau sự việc xảy ra, Bệnh viện khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) đã nhận toàn bộ sai sót, cam kết chi trả toàn bộ chi phí cho cháu Tr. M. trong suốt quá trình điều trị.


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y 9k=

Dư luận chưa hết "nóng" thì một tuần sau, ngày 01/11/2012, tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi lại để xảy cái chết thương tâm của một cặp song sinh, hai đứa trẻ bị chết là con của sản phụ Nguyễn Thị Nở (32 tuổi, ở thôn Hoà Tân, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Chị Nguyễn Thị Nở được gia đình đưa tới bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi để chuẩn bị cho kì sinh nở. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị mang song thai và hiện trạng sức khỏe thai nhi và sản phụ đều ổn định.

Tuy nhiên, sang ngày 2/11, bác sĩ  Lê Cao Tuấn, trưởng ca trực kiểm tra lại thì phát hiện tim thai yếu, bác sĩ Tuấn yêu cầu đưa sản phụ đi mổ cấp cứu lấy thai. Hai bé ra đời đều là bé trai, 1 bé nặng 3,5kg toàn thân phù nề, bụng căng cứng, đã chết lưu. Bé thứ hai nặng 2,5kg còn sống nhưng sau 30 phút hồi sức cấp cứu cũng đã tử vong. Chị Nở được gia đình đưa vào bệnh viện với thể trạng bị tức bụng và còn 3 tuần nữa mới tới ngày sinh. Chia sẻ với nỗi đau của gia đình sản phụ, đại diện bệnh viện đã khẩn trương lập hội đồng y khoa để làm rõ nguyên nhân cái chết của song thai, và có biện pháp xử lý nghiêm với kíp trực đã chẩn đoán sai này.

Mới đây nhất là trường hợp xảy ra tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy (Tiền Giang), bệnh nhân là bà Hồ Thị Phấn (60 tuổi, ngụ ấp Láng Biển, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Ngày 6/3/2013, bệnh nhân Hồ Thị Phấn được người nhà đưa vào bệnh viện để điều trị chứng đau nhức khớp gối. Sau khi siêu âm, các bác sĩ xác định có dị vật trong khớp gối trái và chỉ định mổ. Tuy nhiên êkíp mổ do bác sĩ Nguyễn Văn T., thực hiện lại mổ nhầm sang chân phải. Sau khi tỉnh lại, bà Phấn mới biết mình bị mổ nhầm chân, liền khiếu nại lên ban giám đốc bệnh viện. Ngay sau đó bà Phấn được mổ chân trái để lấy dị vật ra.


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcQbX-YHLn-isQSijz6ORNBbtWIn75i9zL5aEdAuzLIIhPfo6DlH

Những sai sót về chẩn đoán, điều trị của bác sĩ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hoặc tắc trách, thờ ơ với bệnh nhân. Chúng tôi cũng mong rằng, sau những sự cố không đáng có trên đây, các bác sĩ sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe, cũng như tính mạng của người bệnh.
                                   
Thư Công


Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcQHMsXvmkrTBFbQdOsdA8XTVvwlDEa3kNsxVHgCrBWCL1i32Ip3
.
Về Đầu Trang Go down
ngodong
Khách viếng thăm




Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Empty
Bài gửiTiêu đề: “Móc túi” bệnh nhân và “ăn” thuốc bảo hiểm   Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitimeSat May 18, 2013 1:22 am

.
“Móc túi” bệnh nhân và “ăn” thuốc bảo hiểm
 
Sau khi Báo Lao Động có bài viết về tình trạng nhiều đơn tố cáo tiêu cực cắt xén phim tại BV Chấn thương-Chỉnh hình TPHCM “móc túi” hàng tỉ đồng của người bệnh, chiều ngày 14.5, BS Bùi Minh Trạng - Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM - cho biết, trong tuần này, Ban giám đốc sở sẽ có quyết định thanh tra các vấn đề mà báo chí nêu.

Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Chinhhinh
Bệnh nhân đang chờ khám tại BV Chấn thương-Chỉnh hình TPHCM

Liên kết bên ngoài đặt máy móc bỏ túi riêng!


Không chỉ tại BV Chấn thương-Chỉnh hình, mới đây, Sở Y tế TPHCM đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm 16 người để tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động tại BV Bình Dân, TPHCM với thời gian 30 ngày. Theo đó, đoàn thanh tra do Phó Chánh thanh tra Phan Kim Bình làm trưởng đoàn sẽ thanh tra xung quanh công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính kế toán, liên doanh liên kết với tư nhân đặt máy móc thiết bị để hưởng lợi, thu nhập của cán bộ, viên chức và “nhóm lợi ích”, công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị, đấu thầu thuốc, cung ứng thuốc cho bệnh nhân... trong thời gian từ 1.1.2009 đến 31.12.2012.

Đoàn thanh tra được thành lập trước việc hàng loạt đơn tố cáo của cán bộ, BS gửi lên Thành uỷ, UBND TP “tố” nguyên giám đốc của BV là BS Nguyễn Chí Hùng khi còn đương chức đã liên kết với tư nhân, Cty bên ngoài để đặt máy CT scanner, máy MSCT, máy tán sỏi, máy siêu âm màu tại BV... với nhiều khuất tất, không minh bạch và có dấu hiệu “lợi ích nhóm”.

Theo phản ánh của tập thể BV, lãnh đạo BV Bình Dân lâu nay lợi dụng danh tiếng là BV công hàng đầu về lĩnh vực ngoại khoa đã câu kết với tư nhân bên ngoài để tư lợi. Từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2012, Giám đốc của BV lúc này là ông Nguyễn Chí Hùng đã chỉ đạo cho hợp tác với tư nhân, Cty bên ngoài để đặt máy móc, thiết bị tại BV. Việc hợp tác có vẻ “bí mật” khi đối tác được lựa chọn không được công khai cho nhiều người biết. “Việc hợp tác với đối tác như thế nào, ăn chia tỉ lệ ra sao không ai được biết. Chỉ riêng máy tán sỏi được hợp tác với bên ngoài, nhiều người đã lên tiếng về việc thoả thuận ăn chia rất cao giữa “nhóm lợi ích” và đối tác. Điều đáng nói, để vận hành máy móc, điện, mặt bằng, nhân lực... đều tận dụng của Nhà nước, nhưng ăn chia lại bỏ túi riêng.

Tỉ lệ máy không dừng lại ở số ít. Sau khi thấy dễ có ăn, nhiều máy khác nhanh chóng được hợp tác khai thác triệt để” – một BS cho biết.

Sau khi đơn phản ánh được đưa lên, BV cũng tiến hành thành lập đoàn kiểm tra…để làm rõ vụ việc. Không lâu sau đó, Sở Y tế TPHCM nhận được thông báo từ ông Nguyễn Chí Hùng với nội dung: Một trưởng phòng có liên quan trong việc mua sắm máy móc mắc bệnh tâm thần!

BS câu kết rút ruột thuốc bảo hiểm!


Không chỉ móc túi bệnh nhân, một vụ việc cũng khiến dư luận quan tâm gần đây đó chính là nhiều BS tại BV quận Gò Vấp, thông đồng với người ngoài để rút thuốc bảo hiểm y tế. Nhiều người không ốm đau có thẻ bảo hiểm được BS khám và chỉ định cho thuốc để tuồn ra ngoài bán trong một thời gian dài, nhưng không bị phát hiện.

Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Images?q=tbn:ANd9GcTpxyoUA42cPlpjj2PlIi73HkABWSoG6VPro3FfdcUV3EWxoeCd

Được biết, BV quận Gò Vấp hiện có 11 phòng khám bệnh ngoại trú, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 1.000 lượt bệnh nhân diện BHYT đến khám bệnh. Ba BS “đạo diễn” việc kê toa khống đó là Lê Hữu C, Nguyễn Hữu T, Tô Năng T trong một thời gian dài, thậm chí kê toa không cần xác minh giấy tờ để đối chiếu người bệnh thực. Qua tìm hiểu, BS Lê Hữu C đã thực hiện việc kê toa thuốc khống đã lâu và đã từng bị phát hiện. Ban giám đốc BV Gò Vấp đã họp hai lần trong tháng 12.2012 và tháng 1.2013 và lập biên bản nhắc nhở về hành vi trên.

Chỉ trong tháng 1.2013, BS C đã thực hiện kê hơn 150 toa thuốc khống. Thậm chí, kê toa cho người bệnh nhưng đối tượng nhận thuốc thì lại khác. Một người có khi nhận thuốc giúp cho 4 – 5 người. Được biết, mỗi ngày nhóm 3 BS này kê 5-10 toa thuốc, toa thuốc cao nhất có giá trị khoảng 135.000 đồng, tổng số tiền thất thoát là 50-70 triệu đồng. Sau khi bị phát hiện, các BS trên đã thừa nhận và xin tự nguyện khắc phục hậu quả. BS Phạm Hữu C xin trả lại số tiền làm thất thoát trong thời gian khám bệnh; BS Nguyễn Hữu T xin bồi thường những toa đã kê sai và khẳng định không tái phạm; BS Tô Năng T thừa nhận kê đơn thuốc khi không có mặt bệnh nhân” và khẳng định “đây là việc làm sai vì nể nang chứ hoàn toàn không tư lợi cá nhân”.

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao không có bệnh nhân nhưng vẫn kê toa? Có hay không việc thông đồng khi một người lấy thuốc giúp cho nhiều người tại bộ phận cấp phát thuốc?

Chiều ngày 14.5, BS Phạm Hữu Quốc - tân Giám đốc BV - khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đã khẳng định: Ban giám đốc của BV đã ký quyết định điều chuyển 3 BS C, T, T từ khoa khám bệnh về các khoa khác với lý do 3 BS này có dấu hiệu thông đồng với người ngoài để rút ruột thuốc BHYT tuồn ra ngoài. Sau sự việc trên, BV đã ban hành quy trình khám-chữa bệnh. Theo đó, người bệnh khi đến khám phải có thẻ và giấy tờ chứng minh (ngoại trừ trẻ em dưới 6 tuổi). Việc cấp phát thuốc phải đúng người được khám, kê toa chứ không cho nhận thuốc giùm, khám từ xa… Đối với trường hợp người bệnh không thể đến BV khám, lĩnh thuốc, BV sẽ đề xuất xin BHXH TP và UBND quận Gò Vấp cho phép thành lập đội khám bệnh lưu động đến nhà khám cho bệnh nhân.
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y   Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Y tế XHCN: Bắt bệnh "những con sâu" của ngành y
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam
» Thơ ca thời đại – Những đóa hoa nở ra từ bóng đêm XHCN
» Bệnh Đau Lưng
» Các bệnh của tuổi già

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Y Tế, Sức Khỏe-
Chuyển đến