Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Chung ngam chẳng quan Saigon thuoc không ngắn phải nhac Trung VNCH truyện nguyet quynh linh trong Nhung sáng chuyen Nguyen quốc hoang bich quang chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeTue Apr 16, 2013 5:52 pm


.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn

Mường Giang

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Flares

"Sao quên được, tháng tư đen mất nước

máu nhuộm hồng cả sóng biển xanh mơn
xương trắng phơi khắp sông núi Trường Sơn
người chết thảm, nơi bến tàu sân đợi

Sao quên được những phút giờ hấp hối
trong chiến hào, giữa đồn vắng không tên
lính tuyệt vọng, nhìn mấy trắng cô đơn
chờ pháo bạn, ngóng phi tuần trở lại"


Ôi những lời thơ nhức nhối, khiến cho người Sài Gòn và các quân, dân, cán, chính cũng như đồng bào chiến cuộc miền Trung, đã có mặt tại thủ đô trong đêm 29 rạng ngày 30-4-1975, làm sao quên được?. Ðây là giây phút cuối cùng của cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), những ai may mắn sống sót, sẽ không thể nào quên nổi cái đêm hôm ấy là đêm gì, trong thân phận nhược tiểu Việt Nam, mà thời gian như dài vô tận.

Ðêm đó cả Sài Gòn-Chợ Lớn và Gia Ðịnh đều bị cúp điện. Nhưng trên trời cao, trong cái khoảnh không gian bao quanh Sài Gòn, lúc đó lại được soi sáng mờ mờ ảo ảo, bằng đủ các loại đèn của máy bay trực thăng, cho tới trưa ngày 30-4-1975 mới dứt. Sau này, dân đen Sài Gòn và những người di tản ra ngoại quốc, qua báo chí cùng tài liệu mật được Mỹ công bố, mới biết được “Ðêm 29-4-1975: là thời gian cuối cùng của Hoa-Kỳ tại Nam VN“. Cũng trong đêm đó, nhờ sự bảo vệ của các đơn vị còn lại của QLVNCH bị bỏ rơi và bán đứng, đang tử chiến với cộng sản đệ tam quốc tế ở dưới đất, nên siêu cường Mỹ đã an toàn rời khỏi Sài Gòn, trong danh dự, bằng hằng trăm trực thăng đáp khẩn cấp, trên các mái nhà khắp đô thành, trong khuông viên cơ quan Dao và Toà Ðại Sứ.

Ðêm đó cũng là giờ thứ 25 của VNCH và chính tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh, đã ra lệnh cho “quân đội miền Nam buông súng đầu hàng, cũng như ký lệnh đuổi Mỹ ra khỏi nước“. Ðây là hai đề tài dai dẳng và nhức nhối của những trang cận sử tháng tư đen. Chính nó, đã gây nên cuộc bút chiến, giữa các vị khoa bảng, trí thức xôi thịt của miền Nam, trong số này có rất nhiều người từng đâm sau lưng người lính trận. Ðây cũng là dịp ngàn vàng hiếm hoi, để họ được sống lại cái thuở tự do báo chí của năm nào nơi quê nhà. Bởi vậy trên diễn đàn và báo chí hải ngoại, người ta lại đánh nhau bằng bọt mép và chữ nghĩa. Tóm lại suốt thời gian rất dài, không ai chịu thua ai, người nào củng cố vận dụng tất cả văn phong, dao to búa lớn, qua cái danh giá dõm của những tờ ‘đại nhật báo‘ để muôn đời sống mãi với lập trường ‘ba làng ấm ớ‘ của mình. Rốt cục, nhờ ánh sáng mặt trời soi sáng gần hết những bí ẩn của cận sử, trong đó có hai vấn đề liên quan tới Dương Văn Minh. Nhờ vậy mới chấm dứt được cuộc đấu võ mồm vô duyên, đã làm phiền lòng cũng như tốn giấy bút và thời gian quý báu của người Việt tị nạn cộng sản khắp hoàn cầu.

Thì ra, cả hai hành động ra lệnh “cho QLVNCH đầu hàng cũng như đuổi Mỹ ra khỏi Sài Gòn“, đều không phải là quyết định của tổng thống Dương Văn Minh và nội các hai ngày của ông. Theo tài liệu của Hứa Hoành trong ‘Nam Kỳ Lục Tỉnh số IV‘, thì ông Dương Văn Minh chỉ làm theo lệnh của cộng sản Hà Nội. Riêng việc đuổi Mỹ, thi do Ðại Sứ Martin của Hoa Kỳ nhờ phổ biến. Ðọc Phạm Bá Hoa, nơi trang 235 của tuỳ bút ‘Ðôi dòng ghi nhớ‘, về việc chính ông Dương Văn Minh, đã xác nhận năm 1991 tại Paris, trong bàn tiệc lúc đó có Trần Văn Ðôn và Nguyễn Linh Chiểu. Chính Ðại Tá Chiểu đã hỏi Dương Văn Minh, tại sao mới nhậm chức có một ngày, đã đuổi Mỹ? Tổng thống Minh đã trả lời: ’Moa không đuổi họ, bản văn (đuổi Mỹ) được phổ biến trên đài phát thanh vào sáng sớm ngày 29-4-1975, do chính Martin viết và nhờ Moa phổ biến. Có vậy Mỹ mới rút khỏi Sài Gòn trong danh dự‘.

Như vậy, hai sự kiện quan trọng nhất của cận sử VN đã được chính những người trong cuộc, xác nhận bằng văn tự chứ không phải là miệng đời, cho nên không thể nào nói là bịa chuyện hay là vì ghét người mà bôi bác. Sự thật lúc đó người Mỹ đã phải tạm rời khỏi mảnh đất đau khổ VN, vì nơi này không còn một giá trị gì nữa, để mà nấn níu hòng đổi chác và lợi dụng. Có điều hành động tháo chạy của Hoa Kỳ vào giờ thứ 25, thật là tàn nhẫn và lố bịch. Năm 1954, người Pháp sau khi bị quốc dân VN đánh bại tại Ðiện Biên Phủ, lúc đó dù đã kiệt sức nhưng họ vẫn cố gắng giữ thể diện, bằng cách tạo hoàn cảnh để rút quân về nước trong danh dự và tự trọng. Ngoài ra vào giờ 25 trên đất Bắc, người Pháp cũng không đem con bỏ chợ, khi tận lực giúp đỡ các đơn vị của Quân Ðội Quốc Gia VN đang chiến đấu tại đó, và hơn một triệu người Việt, không muốn sống chung với cộng sản, được di cư vào tìm tự do tai miền Nam. Riêng người Mỹ sau khi đã liên kết được với Trung Cộng, hoạch định thế chiến lược mới, nên phải rút khỏi VN. Ðể có lý do biện minh với thiên hạ, Hoa Kỳ đã ngụy tạo một hiệp định ngưng bắn giả tạo mà thực chất là đã bán đứng đồng minh của mình cho kẻ thù chung năm 1973. Rồi trong giờ phút hấp hối của VNCH nhưng với nguời Mỹ lúc đó, nếu muốn có thể lật ngược thế trận một cách dễ dàng, để bắt cộng sản quốc tế phải rút về phía bên kia vỹ tuyến 17, như họ đã từng đánh đuổi cả triệu quân Trung Cộng và Bắc Hàn, trong cuộc chiến Cao Ly năm 1950.

Nhưng than ôi! Mỹ đả cúi mặt chịu nhục nhã, trốn chạy khỏi Nam VN trong đêm tối, bằng các trực thăng đáp khẩn trên mái nhà, qua sự bảo vệ của QLVNCH trong giờ phút hấp hối dưới đất. Tàn nhẫn hơn, đám lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Tòa Ðại Sứ, còn bắn trái khói đạn cay vào rừng người VN trước mặt, đã từng phục vụ cho họ hết lòng, lúc đó đang cần chạy khỏi nước để cứu mạng.

Hành động trên đã nói lên đầy đủ bản chất thật của người Mỹ: "Tiền trao cháo múc", hay đúng hơn Mỹ vào VN vì quyền lợi của họ thế thôi.


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 30thang4-12-1

1 - NGƯỜI MỸ VÀO VIỆT NAM:


Người Mỹ bắt đầu dòm ngó thương trường VN từ thời Vua Gia Long Nhà Nguyễn. Thế chiến II (1939-1945) Mỹ lại vào Việt Nam để chống lại quân phiệt Nhật và cuối cùng là trực tiếp tham dự Ðông Dương thế chiến 2 (1960-1975). Từ sau năm 1991, Liên Xô và cộng sản Ðông Âu tan rã, Trung Cộng lên thay thế làm bá chủ cộng sản đệ tam quốc tế, hằng lăm le dã tâm nuốt trọn vùng Á Châu và toàn cầu. Sự biến chuyển chính trị trên, khiến người Mỹ phải xét lại hay nói đúng hơn là dịp để Mỹ thực thi kế hoạch cuối cùng "Bất chiến tự nhiên thành". Thế là chiến dịch "tìm lính Mỹ mất tích tại VN ra đời", để Bắc Bộ Phủ công khai cho phép Hoa Kỳ quay lại chiến trường cũ vào năm 1985 và hợp thức hóa từ ngày 3-2-1995, qua cái gọi là văn phòng liên lạc "Việt-Mỹ" mở tại Hà Nội. Tóm lại, Hoa Kỳ đã tới nước ta qua các giai đoạn:

+ MỸ ÐẾN VN TÌM THƯƠNG TRƯỜNG:

- 1803 : một tàu buôn Mỹ tên Fame do thuyền trưởng Jermiar Brigo’s đến VN xin giao thương nhưng vua Gia Long không chấp thuận.
- 1819 : Hai tàu buôn Mỹ khác tên Franklin và Marmion vào cửa Cần Giờ (Vũng Tàu) và theo sông Ðồng Nai vào tới Gia Ðịnh Thành, tức Sài Gòn ngày nay nhưng vì ngôn ngữ hai nước bất đồng, nên cuối cùng hai chiếc tàu trên lại quay ra biển.
- 1833 : Một chiến hạm Mỹ tên Peacock do Hạm trưởng Edmund Robert, được Tổng Thống Mỹ Andrew Jackson, đề cử làm sứ thần đến Ðại Nam giao thiệp xin mua bán. Ngày 1-1 năm đó, hai chiếc tàu trên tới hải phận Ðà Nẵng nhưng vì gặp bão, nên không thể vào vịnh để cặp bến. Do trên tàu phải chạy xuống núp bão tại Vũng Rô, Phú Yên và được tiếp xúc với chánh quyền địa phương bằng tiếng Latin, qua sự thông dịch của một một tu sĩ Thiên Chúa Gíáo. Theo nữ giáo sư Ellen Hammer, một học giả về Ðông Phương, thì trong lần tiếp xúc đó, vua Minh Mạng đã chính thức cho phép người Mỹ vào VN buôn bán giao dịch nhưng không hiểu sao, hai chiếc tàu trên đã không tới Ðà Nẳng, sau khi rời Vũng Rô.

+ MỸ VÀO VN ÐỂ CHỐNG NHẬT TRONG THẾ CHIẾN II (1939-1945):

Ngày 9-3-1945, Nhật tấn công và giải giới toàn bộ lực lượng quân đội viễn chinh của thực dân Pháp trên bán đảo Ðông Dương. Sau đó quân Nhật từ Hoa Nam tràn xuống chiếm đóng Việt-Miên-Lào. Bán đảo Mã Lai, lúc đó là thuộc địa của Anh, cũng rơi vào tay quân phiệt Nhật. Từ đó, khắp lãnh thổ VN luôn bị quân Ðông Minh oanh tạc.

Ðể thâu lượm các tin túc tình báo cũng như tiếp xúc giải cứu các phi công Ðồng Minh bị Nhật bắn hạ bắt giữ, Anh-Mỹ đã thành lập một cơ quan tình báo đặc biệt gọi là GBT, chuyên hoạt động trên lãnh thổ VN. Nhưng cơ sở này đã bị Nhật khám phá và dẹp tan. Sau ngày 9-3-1945, khi người Nhật chính thức trở thành chủ nhân ông Ðông Dương, Ðể tiếp tục hoạt động tại mặt trận này, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cử một nhóm sĩ quan OSS (tiền thân của CIA), trong đó có Trung Úy Dan Phelan, Thiếu Uý Allison Thomas... nhảy dù xuống các căn cứ của Việt Minh tại Việt Bắc, để phối họp chống Nhật. Chính trong giai đoạn này, để mua chuộc, người Mỹ đã cho bộ đội VM rất nhiều vũ khí cá nhân cũng như công cộng, đồng thời huấn luyện hướng dẫn họ cách sử dụng các loại súng cối, đại bác, ném lựu đạn, đặt mìn bẫy... Khi Nhật tuyên bố đầu hàng Ðồng Minh vì bị thả hai trái bom nguyên tử, thì cũng chính những sĩ quan tình báo này, đã giúp cho lực lượng VM cướp được chính quyền trong tay người Việt Quốc Gia, tại Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 1945. Bởi vậy, nên khi toán sĩ quan OSS từ Côn Minh, do Ðại Uý Archimedes APatti cầm đầu tới Hà Nội, đã được Hồ Chí Minh và các lãnh đạo khác trong Bắc Bộ Phủ đón tiếp rất trọng thể.

Tại Nam Kỳ cũng có một nhóm OSS gồm 17 người, do Thiếu Tá A. Peter Deway cầm đầu, theo chân quân Anh-Ấn tới đây để giải giới quân Nhật, trú đóng phía bên này vĩ tuyến 16. Nhưng toán sĩ quan tình báo này đã phản đối quân Anh-Ấn, khi thấy họ đã công khai cho thực dân Pháp vào lại Sài Gòn, để tiếp tục đàn áp và bức hại người VN. Do đó, toán sĩ quan OSS này đã bị tướng Anh Gracey trục xuất khỏi Nam Kỳ. Tuy nhiên Thiếu Tá Peter và nhiều sĩ quan OSS khác trong toán, đã bị chết thảm tại Sài Gòn, do sự tấn công lầm của lực lượng VM kháng chiến tại đây.

Ngoài ra trong thời gian tù 1945-1954, Chính phủ Mỹ đã cử các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Kennet London, Abbot Lowmoffat... do James O’Sullivan làm Tổng Lãnh Sự tại Hà Nội. Nhưng rồi chỉ một thời gian ngắn, khi biết được Hồ Chí Minh hoạt động cho Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế, nên người Mỹ đã cuốn cờ bỏ chạy khỏi miền Bắc.

+ MỶ THAM DỰ CUỘC CHIẾN ÐÔNG DƯƠNG 2 (1955-1975):

Tháng 12-1949, Trung Công coi như làm chủ hoàn toàn Hoa lục , khi Lâm Bưu bình định xong đảo Hải Nam và Lư Hán tại Vân Nam cũng xin đầu hàng. Ngày 18-1-1950, Liên Xô lẫn Tàu Cộng là nước đầu tiên công nhận chế độ cộng sản của VC tại Hà Nội. Ðể trả đũa, Hoa Kỳ cũng công nhận Chính Phủ Quốc Gia VN của Quốc Trưởng Bảo Ðại, đồng thời tiếp tục viện trợ quân sự cho thực dân Pháp, chống lại cộng sản VN, qua bức bình phong Mặt Trận Kháng Chiến Việt Minh.

Tháng 6-1950, Thế Chiến III bùng nổ tại bán đảo Triều Tiên, giữa phe cộng sản Trung Cộng, Bắc Cao và Lực lượng Liên Hiệp Quốc. Sau khi chiến cuộc chấm dứt, đệ tam quốc tế coi như chỉ chiếm được nửa nước Cao Ly. Ðể ngăn chận vết dầu loang của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, lan tràn tới các phần đất còn lại của Châu Á, nên Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ mới đẻ ra cái gọi là Thuyết Domino vào ngày 1-2-1950 (Theo tài liệu mật NSC 649 vừa được giải mã). Trong chiến lược này, VN được chọn làm quốc sách, như một tiền đồn ngăn chận làn sóng đỏ lúc đó.

Thật sự đây chỉ là một cái cớ, mang các danh từ hào nhoáng để che đậy công cuộc mậu dịch song phương và hoà bình, của bọn tư bản lái súng Mỹ (gốc Do Thái), đang lảng vảng sau bức bình phong của Tòa Bạch Ốc, mà bất cứ thời nào từ trước tới nay, đều không thay đổi. Tóm lại vì lợi nhuận của bọn lái buôn và nước Mỹ, nên lúc nào cũng phải kiếm cớ để có chiến tranh khắp nơi. Như vậy Mỹ mới điều hòa nền kinh tế tài chánh để cung ứng nhu cầu quốc gia không bị xáo trộn vì nạn thất nghiệp. Mở rộng chiến tranh Ðông Dương lúc đó, để bọn tài phiệt lái súng, tiêu thu cho hết số vũ khí tồn kho, từ thời thế chiến I và II, đồng thời có dịp bày bán các sản phẩm mới của cuộc chiến hiện đại.

Giống như nền kinh tế thị trường hiện tại, chúng ta xài các sản phẩm mang nhiều quốc tịch khác nhau nhưng thật sự gần hết đều là của Mỹ được làm tại ngoại quốc, vì nhân công rẻ và tránh thuế nặng. Tương tự, các sản phẩm chiến tranh thời đó, mang nhiều nhãn hiệu như Liên Xô, Trung Cộng, Do Thái, Ðông Âu... thật sự đều là hàng Mỹ chính hiệu. Chẳng hạn chiến xa T54, xe vận tải Molotova, Zill... cứ tưởng là do Nga-Tàu chế, thật sự là hàng của các xe Ford và Christie... Cũng nhờ chiến tranh VN, công khai gia tăng ngân sách quốc phòng, ngoại viện và bắt dân đóng thuế thêm 10%. Song song các đại công ty Mỹ như Howard Hughes, Lockheed Aircraft, General Dynamic, General Electric... nhờ hợp tác với Bộ Quốc Phòng, nên hốt được nhiều tỷ đô la. Bởi tất cả viên trợ cho VNCH đều miễn thuế nhập cảng và đổi hàng thành tiền, khấu trừ vào ngân khoản viện trợ hằng năm.

Tóm lại nhờ chiến tranh VN, cả nước Mỹ và các đồng minh ăn ké liên hệ như Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan ăn nên làm ra. Ðể thu hoạch được mối lợi to lớn trên, Tòa Bạch Ốc phải đẻ ra một cuộc chiến dai dẳng, được các nhà quân sự gọi là "đánh nhau có giới hạn". Cũng vì lý do trên, mà qua cuộc chiến gần 20 năm, quân đội Mỹ tham chiến tại VN, có thể nói là chưa bao giờ được trang bị đầy đủ các phương tiện, cũng như cung ứng quân số để đạt tới chiến thắng. Rồi với lý do không được chọc giận Liên Xô-Trung Cộng, nên chính phủ Mỹ cấm quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH, không được vượt vỹ tuyến 17 để tấn công Bắc Việt. Nhờ vậy cộng sản Hà Nôi luôn vững tâm có một hậu phương lớn, an toàn, không bao giờ sợ phản tặc đâm sau lưng như tại miền Nam VN.

Nên đừng lấy làm lạ, khi thấy gần như suốt cuộc chiến Hoa Kỳ chỉ viện trợ cho VNCH những thứ quân dụng và vũ khí lỗi thời như súng trường Garant M1, đại bác không giật 57 ly, súng cối 60-81 ly, đại bác nòng dài 105-155 ly... bởi Mỹ chỉ muốn Miền Nam sống thoi thóp mà thôi. Tóm lại chỉ vì bản chất chính trị con buôn, quyền lợi ích kỷ, nên Mỹ đã tìm đủ mọi cách để biến quốc gia của kẻ khác gần như một tiền đồn của mình, để thử nghiệm hiệu quả của các phát minh súng đạn. Cũng từ đó, hai miền Nam-Bắc VN, đả trở thành vật tế thần, để các siêu cường của hai khối, quảng cáo vũ khí chiến lược và ý thức hệ.

Nhưng người Mỹ cũng đã tiêu phí trong cuộc chơi giỡn mặt với tử thần trên, qua số tiền 165 tỷ mỹ kim, tiền xương máu đóng góp của người dân. Về quân đội Hoa Kỳ, có 58.022 người chết, 300.000 bị thương và 2500 mất tích. Riêng VN cả hai miền Nam-Bắc chết 1,9 triệu người và 4,5 triệu người khác bị thương. Cả nước từ biên giới Hoa-Việt tới Cà Mâu-Hà Tiên, trên núi dưới biển, nông thôn cũng như thành thị, nơi nào cũng bị bom đạn của ngoại quốc, do chính người VN hai miền đem về tàn phá tận tuyệt, não nùng.

Ðể được đem quân vào VN, người Mỹ đã đồng mưu với các tướng lãnh bản địa “giết chết một tổng thống“. Ðể có lý do chính đáng được người dân và quốc hội Hoa Kỳ tán trợ, Chính phủ Mỹ đưa ra chiến lược hào nhoáng là "vào Nam VN để giúp ngăn chận sự xâm lược của cộng sản miền bắc". Do đó ngày 7-3-1965, theo lệnh của tổng thống Johnson, một sư đoàn TQLC Mỹ gồm 3500 người, đầu tiên đã đến Ðà Nẳng và cứ thế tới cuối năm 1967, quân số Hoa Kỳ tham chiến tại Nam VN đã hơn nửa triệu người.

Trong suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 này, có một sự kiện đặc biệt nhất: “đó là việc hiện diện đông đảo của bọn ký giả, nhà báo, cơ quan truyền thông”, những đỉnh cao của nền văn minh duy lý da trắng. Nhưng cũng chính bọn này đã táng tận lương tâm của con người, đảo lộn trắng đen, nói càng viết bậy, để hướng dẫn dư luận thế giới trong đó có Mỹ, nhất là vụ VC tổng công kích VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Rõ ràng nhất là lúc đó, Bắc Việt gần như nướng sạch cán binh, bộ đội khắp các chiến trường, kể cả tại Huế và Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thế nhưng chỉ vì những cái lưỡi tắc kè thay da đổi tiếng, nên VC tuy thua ở Nam VN nhưng lại chiến thắng trong màn ảnh truyền hình khắp các thủ đô Ba Lê, Luân Ðôn, Hoa Thịnh Ðốn.

Cũng từ đó, nhân dân Mỹ đã bắt đầu phản đối chiến tranh và đòi rút quân về nước. Nhưng lý do chính cũng vẫn là nền kinh tế, tài chính Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái. Sự kiện này đả thực sự bộc phát mạnh vào năm 1971, làm Mỹ phải hai lần phá giá đồng đô la nhưng vẫn không thể nào cứu vãn kịp. Ðây cũng là dịp để cho bọn tư bản lái súng có cớ chuyển tiền bạc công ty ra ngoại quốc đầu tư, làm cho nạn thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

Ðây là cơ hội ngàn năm một thuở, để bọn điệp viên Liên Xô, Trung Cộng, Việt Cộng phối hợp với bọn tư bản Mỹ phản chiến, châm ngòi cho cuộc bạo động khắp nước Mỹ, đòi rút quân về nước. Phong trào trên lan nhanh, từ California, Massachusetts, New York.. tới thủ đô Hoa Thịnh Ðốn tưới thêm xăng vào lửa, là bọn đại tài phiệt Do Thái, những siêu quyền lực cầm trịch trong guồng máy lãnh đạo Tòa Bạch ốc, cũng gây áp lực, bắt chấm dứt chiến tranh VN, để dồn hết ngân sách ngọai viện dành cho Irael tại Trung Ðông. Chính tên ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia cho TT Nixon là Henry Kissinger, người Mỹ gốc Do Thái, đã nhúng tay vào tất cả các âm mưu, trong việc ngụy tạo một hiệp ước ngưng bắn giả mạo vào năm 1973, để bán đứng VNCH cho khối cộng sản quốc tế, đổi lấy quyền lợi cho Do Thái tại Trung Ðông.

Hậu quả của phong trào phản chiến trên, khiến cho giới dân cử Mỹ vì muốn kiếm phiếu trong lần sau, nên phải mị dân bằng cách ban hành nhiều đạo luật quái gở, hầu hết đều làm lợi cho cộng sản mà điển hình nhất là “War Power Art“ ký năm 1973, gần như trói tay tống thống và hành pháp Mỹ. Vì vậy cộng sản Bắc Việt đã công khai xé bỏ bản hiệp ước vừa mới ký tại Ba Lê chưa ráo mực, xua quân cưỡng chiếm miền Nam.

Tháng 5-1975, Henry Winston, chủ tịch đảng cộng sản Mỹ đến thăm Hà Nội, đã công khai tuyên bố:"chiến thắng của CSVN cũng là chiến thắng của đảng CS.Hoa Kỳ". Còn chủ tịch bù nhìn của Mặt Trận Ma-Nguyễn Hữu Thọ tại Mạc Tư Khoa thì nói: "chiến thắng của Bắc Việt là do công lao của Mỹ, đã viện trợ chính trị và cổ võ cho họ". Nhưng mai mỉa và nhức nhối tận cùng là lời của Lê Ðức Thọ: " Năm 1954 CSVN thắng Pháp tại Ba Lê, còn năm 1975 CSVN lại thắng VNCH tại Hoa Thịnh Ðốn...".

2 - MỸ BỎ VIỆT NAM:


Mỹ tới VN chỉ lợi ích và chiến lược. Bởi vậy sau khi đã bắt tay được Trung Cộng vào ngày 21-2-1972, song song với việc đã chế tạo thành công tàu ngầm nguyên tử cùng hỏa tiễn liên lục địa Polaris, thì cái ý nghĩa sử dụng Nam Việt Nam, để làm tiền đồn ngăn chận làn sóng đó đã không còn tồn tại. Thêm vào đó là sự ngu xuẩn của Kissinger khi quá tin vào lời hứa cuội của Liên Xô tại hội nghị hòa hoãn Helsinki-Phần Lan, là sẽ kiềm chế VC. Bởi vậy để thưởng công trước, Mỹ qua đề nghị của Kissinger, cho Liên Xô được hưởng ưu tiên tối huệ quốc.


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Image

Cũng vì vậy nên từ đó, lúc nào cặp Nixon-Kissiger cũng coi VNCH như là một thuộc địa của mình không hơn không kém. Ngoài việc nhiều lần làm mất mặt chính quyền miền Nam trên trường quốc tế, Mỹ còn sử dụng viện trợ như là một thứ áp lực gông cùm, bắt ép một quốc gia đang có chủ quyền, dân chúng và lãnh thổ, phải ngồi chung trong bàn hội nghị với công cụ của cộng sản Bắc Việt, qua danh xưng MTGPMN, mà Mỹ đã biết rất rõ ràng. Cuối cùng, cũng dùng viện trợ bắt buộc VNCH phải ký hiệp định ngưng bắn vào năm 1973, trong đó Mỹ công nhận MTGPMN như một chính quyền thứ hai cũng như cho bộ đội Bắc Việt ở lại miền Nam, làm cho QLVNCH phải bó tay, để cho cộng sản đệ tam tiếp tục tấn công cưỡng chiếm miền Nam.

Sau ngày 30-4-1975, tướng Alexander Haig, một cựu bộ trưởng thời TT Nixon đã viết: "chúng tôi gạt Tổng Thống VNCH là Nguyễn Văn Thiệu ký vào bản hiệp ước ngưng bắn năm 1973 tai Ba Lê, bằng cách gởi nhiều bức thơ viết tay của Nixon. Theo nội dung những bức thơ đó, thì Nixon nhân danh nước Mỹ, cam kết sẽ sử dụng quân đội và pháo đài bay B52 trở lại trên chiến trường, nếu Bắc Việt tiếp tục xâm lăng VNCH. Ngoài ra Nixon còn to miệng hứa là sẽ tiếp tục quân viện cho miền nam, trên nguyên tắc mà hai nước đã ký kết từ trước "1 đổi 1". Nhưng than ôi tất cả chỉ là sự lừa bịp của một siêu cường đang lãnh đạo khối tự do lúc đó, với một đồng minh từng sánh vai sống chết với mình, trong lúc đang hấp hối vì thù trong giặc ngoài. Cho nên Mỹ đã phủi tay, khi đem được tù binh về nước, giúp TT Nixon đắc cử thêm một nhiệm kỳ (1971-1975).

Bởi vậy vào ngày 21-1-1973, tại Ba Lê trong khi các nguyên thủ trên thế giới liên hệ, đang nổ rượu Champagne nói là để ăn mừng vì hòa bình tại VN. Khôi hài hơn hết, là sự việc hai tên đại bịp Kissinger và Lê Ðức Thọ được cái gọi là Uỷ Ban giải Nobel Hòa Bình tại Nauy, phát giải thưởng. Thì cũng lúc đó, cộng sản Bắc Việt đã xử dụng chính bộ đội mà Mỹ cho phép ở lại tại lãnh thổ Nam VN, tấn công đồng loạt các cứ điểm VNCH tại Cửa Việt (Quảng Trị), KonTum, Kiến Tường... Nhưng quan trọng hơn hết là tại Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Bình Thuận và Trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng Tống Lê Chân (Bình Long)...

Tiếp theo khi biết chắc Mỹ đã phủi tay thật sự không bao giờ can thiệp vào chiến tranh VN, nên tháng 12-1974 Bắc Việt xua đại quân tấn chiếm quận Thường Ðức (Quảng Nam), Phước Long, Ban Mê Thuột và toàn thể Miền Nam vào ngày 30-4-1975.

3- MỸ CHẠY KHỎI VN TRONG ÐÊM TỐI, TRÊN MÁI NHÀ:

Từ khi có ý định phủi tay bỏ Nam VN, nên cuối năm 1974 tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, đã bắt đầu lập bản dự thảo kế hoạch rút số viên chức còn lại, cũng như di tản những thành phần bản xứ có liên hệ với họ. Ðó là chiến dịch ‘Talon Vice‘, sau được đổi thành ‘Frequent Wind‘. Theo sử liệu bật mí mới đây, sở dĩ kế hoạch trên vào phút chót trở thành ‘đầu gà đít vịt‘, là do sự bất đồng ý kiến giữa đại sứ Mỹ Martin và phái bộ quân sự Hoa Kỳ (Dao). Nhưng đây cũng chỉ là cái cớ, để phần nào làm nhẹ bớt tội tắc trách của ông đại sứ. Cũng theo tài liệu, sự thất bại còn có rất nhiều lý do khác, chẳng hạn do tướng Smith trưởng cơ quan Dao, đã tiết lộ kế hoạch chạy của Mỹ, trong bữa tiệc do Tổng Cục Tiếp Vận tổ chức trong đêm Giáng sinh 24-12-1974.

Tin này lập tức được loan truyền rộng rải, nên thay vì Mỹ di tản các thành phần quan trọng có nguy hại tới tánh mạng khi VC vào, lại chỉ vớt toàn bọn nhà giàu, Tàu Chợ-Lớn, me Mỹ, bọn cò mồi phá thối chính quyền VNCH và đặc biệt là bọn tướng-tá ăn không ngồi chơi xơi nước tại các cơ quan đầu não trung ương về quân sự cũng như hành chánh. Bọn này đa số đều giàu có về tiền bạc cũng như quyền thế và phe cánh Mỹ, nên ra đi ngoài gia đình nội ngoại ba đời, còn có cả con sen thằng ở. Sau rốt là do đại sứ Martin tới giờ phút chót, vẫn còn ngu xuẩn cả tin vào sự hẹn hứa của Bắc Việt, nên nuôi ảo vọng thương thuyết, khi chấp nhận điều kiện ‘đổi ngựa‘ hết Nguyễn Văn Thiệu, tới Trần Văn Hương và cuối cùng là Dương Văn Minh. Nhưng kết cuộc, Mỹ đã bị VC bịp xã láng, nên đã phải bỏ chạy nhục nhã trong đêm tối 29-4-1975, khắp các mái nhà Sài Gòn, đến nỗi quên cả cuốn và vác cờ theo. Thật là một trò hề vô cùng sĩ nhục của siêu cường Hoa Kỳ, lãnh tụ của phe thế giới tự do.

Theo bản dự thảo ban đầu, chiến dịch di tản gồm có bốn giải pháp, tùy theo hoàn cảnh để thi hành như 1- Dùng hàng không dân sự để di tản người tại phi trường Tân Sơn Nhất. 2- Sử dụng các vận tải cơ C123, C130 và C5 để bốc người tại Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận. 3- Sử dụng các loại thương thuyền có sẵn tại bến Bạch Ðằng. 4- Dùng trực thăng bốc người từ Sài Gòn, đưa ra các chiến hạm.

Sau khi quân đoàn I và II tan rã ngày 1-4-1975, cơ quan Dao đã cho thành lập một cơ quan điều hợp di tàn, gọi tắt là DCC tại Tân Sơn Nhất và giải pháp (4) dùng trực thăng bốc người được chọn, nếu phi trường Tân Sơn Nhất bất khiển dụng.

Ngày 3-4-1975, Dao lại thành lập thêm Toán Thiết Kế đặc biệt, có nhiệm vụ thanh lọc, để xác nhận tổng số người VN cần di tản và tới ngày 7-4-1975, có 70.000 người được lên danh sách. Ngay sau đó, Dao đã tổ chức một đoàn xe Bus, chuyên chở họ từ tư gia vào phi trường TSN. Vì hầu hết sân thượng tại Sài-Gòn, Chợ-Lớn và Gia-Ðịnh, không đủ tiêu chuẩn để cho các loại trực thăng H46 và H53 đáp, nên Dao phải trưng dụng tất cả các trực thăng nhỏ của hãng Air American do CIA thuê mướn, bốc người khắp nơi về Dao, sau đó trực thăng lớn mới chở họ ra chiến hạm.

Ngày 9-4-1975, Bắc Việt xua đại quân tấn công Xuân Lộc. Cơn phẫn nộ của QLVNCH và dân chúng được bộc phát tại đây. Sư Ðoàn 18 BB, Lữ Ðoàn 1 Dù, Thiết đoàn 5 Kỵ binh, Biệt Ðộng Quân, Ðịa Phương Quân + Nghĩa Quân Long Khánh, chẳng những đã chận đứng cộng quân tại chiến trường mà còn tiệu diệt cả vạn quân xâm lăng phương bắc, khiến cho Hà Nội lại la làng là Mỹ bội tín đem bom nguyên tử vào thả tại VN.

Do tình hình chiến trường biến động khắp nơi báo hiệu nguy cơ miền Nam sắp mất, nên Dao đã mướn nhà thầu sửa chữa các sân thượng tại đây, đồng thời yêu cầu toà đại sứ cho đốn cây cổ thụ trước sân, để làm bãi đáp khi hữu sự nhưng đã bị Martin phản đối và bác bỏ.

Ngày 16-4-1975 tướng Smith, chỉ huy trưởng Dao, ra lệnh đóng cửa các PX, đồng thời bắt buộc các quân nhân không cần thiết và tất cả nhân viên dân chính cùng gia đình, đều phải hồi hương.

Ngày 24-4-1975 thời tổng thống Trần văn Hương, do tình hình chiến sự bùng nổ dữ dội lhắp nơi, nên đại sứ Martin mới cho thi hành giải pháp (3) trong chiến dịch Frequeent Wind, sử dụng tất cả các thương thuyền trống, sau khi đã giỡ hàng để di tản. Trong lúc đó, vì tuân thủ theo lệnh của chính phủ VNCH, nên hầu hết các máy bay quân sự của Mỹ khi rời Sài Gòn đều trống không, dù có rất nhiều người đang sắp hàng ngày lại ngày, để chờ phương tiện xuất ngoại.

Ngoài việc di tản quân nhân, viên chức tòa đại sứ rời VN, ngày 4-4-1975, Dao lại cho thực hiện chiến dịch ‘Baby Lift‘, di tản 250 em mồ côi VN tại các cô nhi viện sang Hoa Kỳ, bằng vận tải cơ khổng lồ C5A-Galaxy. Tháp tùng trong chuyến đi này, còn có 37 nữ thơ ký và phân tách viên của Dao, với nhiệm vụ giúp đỡ và săn sóc các em trong suốt cuộc hành trình. Nhưng than ôi công tác đầy nhân đạo này, đã bị bàn tay bí mật nào đó phá vỡ ngay. Bởi vậy máy bay vừa mới cất cánh, thì đã rớt xuống ngay tại đầu phi đạo tan tành. Rốt cục chỉ còn sống sót 175 người. Tới nay sự việc trên vẫn chưa được soi sáng, nên đâu biết ai là thủ phạm đã gây nên tai nạn thương tâm cho các em bé mồ côi khốn khổ trên.

Tại Subic Bay - Phi Luật Tân ngày 17-4-1975, lực lượng đặc nhiệm 76 của Hải quân Hoa Kỳ vừa mới cặp bến để tu bổ và sửa chữa tàu bè, sau một thời gian dài đã tham dự cuộc hành quân Eagle tại Ấn Ðộ Dương, thì lại nhận được lệnh rời bến tới chờ lệnh tại Đông Hải, ngoài hải phận Nam VN.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
?Vi?tC?
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện Tháng Tư Đen    Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeWed Apr 17, 2013 3:53 am

Chuyện Tháng Tư Đen

Tác giả Lâm Văn Bé


1.
Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi.
Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là chuyện muôn đời.
Sự gian trá, ngụy tạo tài liệu lịch sử lại càng trầm trọng hơn với thông tin điện tử. Thông tin trên
internet hôm nay là sản phẩm đôi khi của tưởng tượng, nếu không là sự lập lại thành thật những dữ kiện đã bị nhào nặn, vô tình hay cố ý qua các trung gian.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đa nghi về mọi sự việc, nhưng đôi khi, việc sử dụng óc phân tích, sự thông minh để phân biệt hư thực là điều cần thiết.
Nhân ngày 30 tháng tư, chúng tôi muốn ghi lại những biến cố quan trọng của Tháng tư đen từ một số tài liệu và hồi ký viết bởi các tác giả người Mỹ, Pháp, và nhất là người VN, để xem chỉ một tháng thôi, sự kiện lịch sử đã được tường thuật và nhận định khác biệt thế nào bởi ngay những chứng nhân hay tác nhân của các biến cố.
- 4 tháng tư: Trần Thiện Khiêm từ chức (Todd, p.237), [nhưng theo Hoàng Đống, tr. 356 thì Khiêm từ chức ngày 2] và đề nghị một danh sách người kế nhiệm là Trần Văn Đổ, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Văn Lắm. Sau khi cân nhắc, ngày 5, TT Thiệu mời Nguyễn Bá Cẩn đứng ra lập nội các chiến tranh (Viên, tr.218) nhưng phải chờ đến ngày 14 tháng 4, tân thủ tướng mới trình diện được nội các với Tổng Thống Thiệu.
- Theo Nguyễn Tiến Hưng trong Khi Đồng Minh tháo chạy « Trong suốt buổi lễ, ông Thiệu tỏ ra căng thẳng, vẻ mặt xanh xao, duờng như những biến cố vừa quađã tiêu hao hết nghị lực của ông bởi Cộng Sản(CS) đã tiến gần đến Phan Rang, nơi sinh trưởng của ông » (Hưng, tr. 310).
- Theo Snepp, giới chính trị dửng dưng vì đó chỉ là bình phong vì mọi việc do TT Thiệu quyết định, còn Polgar, trưởng phòng CIA tại Saigon thì hài lòng vì một tổng trưởng quan trọng của nội các là nhân viên của CIA (Snepp, tr. 232).
- Theo Trần Văn Đôn, mặc dù ông chấp nhận chức vụ Phó Thủ Tướng, nhưng ông đã nhận định ông Thủ Tướng của ông «không phải là người của tình thế, không phải là người dốc tâm dốc sức để giải quyết cơn bệnh đã đến hồi ngặt nghèo của VNCH » (Đôn, tr. 447)
Bùi Diễm, đại sứ VN tại Mỹ tỏ ra xem thường ông Cẩn cho là « một người mà tất cả Saigon biết rằng chẳng có quyền hành gì » (Diễm, tr. 560)
- 8 tháng tư: Trung Úy KQ/VNCH “trở cờ” Nguyễn Thành Trung lái F-5 oanh tạc dinh Độc Lập rồi đáp xuống phi trường Nha Trang (Đà Nẳng, theo Darcourt, Phước Long, theo Lý Quí Chung) đã do CS kiểm soát. Báo chí Saigon lúc ấy đăng tin Trung là người bị khủng hoảng tâm thần nhưng CS xác nhận Trung là đảng viên CSđã được gài vào Không quân Saigon, được tu nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 1969 đến 1972.
Sau này, năm 1996, Trung là phi công trưởng lái chiếc Boeing 767 đưa chủ tịch Lê Đức Anh qua New York dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc.
Cuộc oanh tạc gây ra nhiều hoang mang trong dân chúng và quân độ như Kỳ đảo chánh hay TT Thiệu tạo đảo chánh giả để bắt các phe đối lập.
Cùng lúc ấy, tại Hà nội, Phạm Văn Đồng tiếp kiến Đại sứ Pháp Philippe Richer đề cập đến viễn tượng hợp tác với Pháp trong việc khai thác các mỏ dầu ở miền Nam, thay thế các chuyên viên Hoa Kỳ. Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing chỉ thị cho đại sứ Jean – Marie Mérillon tại Saigon tích cực thăm dò và bày tỏ lập trường của Pháp bên cạnh các nhà lãnh đạo VNCH và đại sứ Mỹ Graham Martin.
- 9 tháng tư: CS bắt đầu chiến dịch đại tấn công với 16 sư đoàn được tổ chức thành 4 quân đoàn, và một lực lượng yểm trợ hùng hậu gồm 1 sư đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn chiến xa. Quân đoàn 4 gồm 3 sư đoàn do Trần Văn Trà chỉ huy gồm SĐ 341 (sư đoàn nầy tân lập, nhiều quân sĩ mới gia nhập, có nhiều lính dưới 18 tuổi), SĐ 4, SĐ 7, tấn công Xuân Lộc và pháo kích vào Bộ Tư Lịnh Quân Khu 3 và phi trường Biên Hòa. (Snepp, tr. 268)
Nguyễn Hữu An trong Chiến trường mới, thì chi tiết hơn: quân CS có 17 sư đoàn chia ra 5 quân đoàn tấn công Saigon. Quân đoàn 1 do tướng Nguyễn Hòa chỉ huy có 30 000 quân phụ trách vùng Đông Bắc (Lái Thiêu, Bến Cát), quân đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ huy có 40 000 quân tấn công vùng Đông Nam, (Long Thành, căn cứ Nước Trong, thành Tuy Hạ), quân đoàn 3 có 46.000 quân do Vũ Lăng làm tư lệnh tấn công vùng Tây Bắc (Trảng Bàng, Hốc Môn), quân đoàn 4 do Hoàng Cầm chỉ huy với 30 000 quân đánh hướng đông và đông nam (Xuân Lộc, Biên Hòa, Long Bình), quân đoàn 232 do Lê Đức Anh chỉ huy 42 000 quân đánh hướng Tây Nam dọc theo quốc lộ số 4. (An, tr. 245-47)
Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 BB của tướng Lê Minh Đảo đã anh dũng chống trả, mặc dù CS pháo kích đến 10 ngàn đại pháo trong một ngày (theo Snepp thì 1000, có lẽ hợp lý hơn), nhưng đã đẩy lui được quân CS, và đây là lần đầu tiên sau 3 tháng chiến thắng trên nhiều mặt trận, chiếm được 14 tỉnh, quân CS bị chận bước tiến. Tướng Trần Văn Trà, trong hồi ký Kết thúc cuộc chiến 30 năm, đã nhìn nhận là ba sư đoàn của Hoàng Cầm bị thiệt hại rất nhiều, Tướng Trà phải tăng viện quân trừ bị của sư đoàn 6 và 7.
- Ngày 10, tướng Cao Văn Viên tăng viện Xuân Lộc: không quân dội bom 750 cân ở cao độ rất thấp, khiến quân CS bị thiệt hại nặng (2000 bị thương và thiệt mạng (Todd tr. 283) nên phải tiếp viện trước khi tái tấn công Xuân Lộc nhằm cắt đứt với Biên Hòa. Theo Nguyễn Khắc Ngữ, con số này là 1000(Ngữ, tr. 326)
Nhưng chiến thắng Xuân Lộc không tạo được ấn tượng nào trong chính giới Hoa kỳ. Tuy nhiên, Tổng Thống Gerald Ford, trong một bài diễn văn đọc trên đài truyền hình toàn quốc cũng vào ngày 10 tháng4 yêu cầu Quốc Hội viện trợ quân sự cho VNCH 722 triệu mỹ kim theo đề nghị của tướng Frederick Weyand, tư lệnh lực lượng Mỹ ở VN, và 250 triệu viện trợ dân sự cung cấp phương tiện cứu trợ người tị nạn, nhưng đã bị Thượng Viện, lúc bấy giờ thuộc đảng Dân Chủ không trả lời. Sau đó, ngày 16 tháng 4, TT Ford, trong bài diễn văn đợc trước Hội các nhà biên tập báo chí Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) lên án Quốc Hội Hoa kỳ đã bội ước không tôn trọng nghĩa vụ giúp đỡ VNCH trong khi Liên Sô và Trung Cộng gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. Để trả lời TT Ford, ngày hôm sau, Thượng Viện biểu quyết không chấp nhận bất cứ một viện trợ quân sự bổ túc nào cho VNCH.
Phải chăng, chính sách chống chiến tranh VN của đảng Dân Chủ là lý do khiến đa số người VN ở Mỹ có ác cảm với đảng Dân Chủ và ủng hộ đảng Cộng Hỏa với mọi giá !
Thực ra, tất cả chỉ là sự lừa dối hào nhoáng, danh từ mà Neil Sheehan đã đặt tên cho quyển sách của ông, bởi lẽ tuy bề mặt Ford làm ra vẻ như muốn giúp VN, nhưng bên trong, Ngũ Giác Đài tuyên bố đã tuyệt vọng và Tổng Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger đã tuyên bố là viện trợ chỉ vì uy tín của Hoa Kỳ: «Chúng ta không thể nào là quốc gia bỏ rơi đồng minh, phản bội lời hứa của chúng ta» (Todd p. 271).
- Ngày 12, cuộc triệt thoái của Mỹ trên đất Cao Miên là một báo hiệu cho miền Nam, càng gia tăng thêm cơn sốt chính trị và nỗi hoang mang lo sợ trong dân chúng.
Lúc 7giờ 45 sáng, ba đoàn trực thăng khổng lồ cất cánh từ hàng không mẫu hạm Okinawa trong vịnh Thái Lan đáp xuống Nam Vang để di tản giới chức Mỹ và Cao Miên của chánh phủ Long Boret.
«Thật là ngạc nhiên và nhục nhã cho người Mỹ, tất cả nội các và đa số nhân vật cao cấp trong chánh quyền Cao Miên từ chối lời mời của Mỹ để di tản như thủtướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol), mặc dù những người nầy có tên trong danh sách bị án tử hình của Khmer Đỏ ».(Todd p.274)
Tinh thần kiên cường nầy đã biểu hiện rõ trong bức thư của Hoàng thân Sirik Matak viết tay bằng tiếng Pháp gởi cho đại sứ Mỹ John Dean.
Thưa ông Đại Sứ ,
Tôi thành thật cám ơn lời mời của Ông định đưa tôi đến bến bờ tự do nhưng tôi không thể nào bỏ đi một cách hèn nhát như vậy.
Đối với Ông và quốc gia vĩ đại của Ông, tôi không bao giờ tưỡng tượng được, dù chỉ một phút, các Ông đành lòng bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa chiến đấu cho tựdo. Các ông ra đi, tôi xin cầu chúc cho Ông và quốc gia của các ông sẽ tìm được hạnh phúc duới bầu trời này.
Nhưng các ông nên ghi nhận điều nầy là tôi sẽ chết ở đây, trên đất nước thân yêu của tôi, và chúng tôi chỉ ân hận đã phạm một sai lầm lớn là đã đặt niềm tin vào các ông và nước Mỹ của các ông.
Sirik Matak
Vài ngày sau, Kissinger đọc bức thư của Matak cho các thượng nghị sĩ nghe trong bầu im lặng tuyệt đối và nỗi bàng hoàng. Và để kết luận, Kissenger vớt vác: Là người Mỹ, chúng ta phải làm thế nào để đừng có những bức thư như thế này nữa. (Todd, p.280)
* Cuộc di tản của Mỹ ở xứ chùa Tháp vẫn không lay chuyển được niềm tin của TT Thiệu về sự sống còn của chế độ VNCH. Sau đây là cuộc đối thoại giữa Hoàngđức Nhã và TT Thiệu được Todd ghi lại (Todd tr. 276)
- HĐN: Chuyện như vậy sẽ xảy đến ở Saigon
- TT Thiệu: Chú tin như vậy ?
- HĐN: Đúng vậy, nếu CS tập trung lực lượng tấn công chúng ta.
- TTThiệu: Tôi không tin như vậy và chẳng tin bao giờ như vậy. Ở đây có nhiều yếu tố khác.
* Dương Văn Minh, người tự nhận là cứu tinh của đất nước, bình thản nhận được tin Nam Vang thất thủ lúc đang uống trà với các bạn tại Đường Sơn Quán, tiệmăn của tướng Mai Hữu Xuân ở Thủ Đức.
Trả lời câu nói của bạn ông là Tôn Thất Thiện là rồi đây Cộng Sản sẽ vô Saigon, Minh phản đối: Anh không phải là quân nhân, anh chẳng biết gì cả. Phải 6 tháng nữa kìa. (Todd p. 293).
-Ngày 14 , Trần Văn Đôn gặp Đại sứ Martin thông báo là ông vửa tiếp xúc với một đại diện Mặt Trận Giải Phóng và đề cập đến 3 điểm:
- Đôn có thể thay thế Thiệu,
- CS không cản trở người Mỹ di tản người Việt,
- và Hoa kỳ có thể giữ lại một một tòa đại sứ nhỏ ở Saigon với điều kiện những viên chức Mỹ phải ra đi.
Trong khi Snepp không tin những tin tức loại này cũng như luận điệu tương tự của đại sứ Pháp
Mérillon chỉ vì tham vọng cá nhân cũng như ý đồ của nước Pháp, Martin lại có vẻ tin tưởng. (Snepp tr. 272).
Điều nầy cũng được Đôn xác nhận trong hồi ký của ông: «Cũng trong ngày 20 tháng tư, lúc 4 giờ
chiều, tôi đến gặp đại sứ Martin tại sứ quán, Martin đã nói với tôi:Thật sự lúc đó [trả lời câu hỏi của TT Thiệu] tôi muốn ông [Trần Văn Đôn] làm thủ tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà nội chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi» (Đôn, tr. 457)
Không tin chiến thắng sắp đến của CS, mà cũng không hi vọng Quốc Hội Mỹ chấp nhận viện trợ bổ túc.
Ngày 15 tháng 4, TT Thiệu cử Nguyễn Tiến Hưng sang Washington vận động với TT Ford xin vay3 tỷ trong 3 năm, được bảo đảm bằng lợi tức dầu hỏa sắp khai thác ở ngoài khơi, 16 tấn vàng dự trử, tiềm năng xuất cảng gạo (Hưng, tr. 312).
Nhưng đã quá muộn. Ngày 18 tháng 4, Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện bỏ phiếu chống việc tăng quân viện cho VNCH và Ủy Ban ngoại giao Thượng Viện cho phép TT Ford sử dụng quân đội để di tản người Mỹ ra khỏi VN. Quốc Hội đã giúp cho Ford rửa mặt, đặc biệt cho Kissenger khi ông nầy tuyên bố:
«Cuộc thảo luận về VN nay đã chấm dứt. Hành Pháp Hoa Kỳ đã chấp nhận bản án của Quốc Hội, không hiềm thù, không biện minh và cũng không kháng cáo.» ( Hưng, tr.318)
- Ngày 17, Nhận lịnh của thượng cấp, Jean-Marie Merillon gặp Dương Văn Minh, hứa hẹn nước Pháp sẽ ủng hộ Minh. Cảm động, Minh bắt tay Mérillon ứa lệ, hứa sẽlàm được gì có thể. Minh tin tưởng lá bài trong túi: người em là Dương Văn Nhựt đang ở bên kia.
Sự can thiệp của Pháp vào giờ thứ 25 thật sổ sàng, làm áp lực với Tổng Thống Thiệu từ chức để thay thế bằng Dương Văn Minh .
Trong khi đó, Saigon xôn xao vì những tin tức hòa bình và chiến tranh trái ngược:
- Bắc Việt không bao giờ tấn công Saigon. Sẽ có một chánh phủ 3 thành phần
- Đặc công đang xâm nhâp vào Saigon chuẩn bị cuộc tấn công chiếm đóng
- Sẽ có đảo chánh ở Saigon, ở Hà nội. (Todd p.295).
- Ngày 18, Merillon gặp Martin thảo luận về việc làm áp lực với TT Thiệu từ chức. Martin đồng ý.
Tinh thần TT Thiệu xuống thấp, tin tức nhiều người thân cận hay đối lập muốn ông từ chức hay đảo chánh, (Cao văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ và tướng lãnh thân cận) mồ mã ông bà bị đập phá ở Phan Rang (điềm chẳng lành vì ông rất tin dị đoan và theo Nguyễn khắc Ngữ, tr. 341, đó là lý do quan trọng khiến ông Thiệu từchức), ông tự cô lập trong bunker trong dinh Độc Lập, không buồn trả lời cả điện thoại của tòa đại sứ Mỹ.
Về việc đảo chánh, ông Viên đã cực lực đính chánh trong biên khảo Những ngày cuối cùng của VNCH: «Tác giả là một quân nhân thuần túy, không làm chính trịvà cũng không có những tham vọng chính trị. Tác giả đã chứng kiến những tai hại của hai vụ đảo chánh trước, nên dù cho có ai rủ đảo chánh, tác giả cũng không làm. Ở đây, tác giả cũng muốn khẳng định những tin tức về tác giả do Frank Snepp viết trong Decent Interval (trang 287, 288, 394, 397) về cá nhân tác giả là những ý nghĩ xuyên tạc, đoán mò» (Viên, tr.217,18)
Việc Nguyễn Cao Kỳ bỏ ý định âm mưu đảo chánh là do hai yếu tố. Trước hết là sự từ chối của các tướng thân cận với ông như Tư lênh Không Quân Trần Văn Minh, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân và một số chỉ huy trưởng ở Biệt Khu Thủ đô và Vùng 3 Chiến Thuật. Olivier Todd thuật lại (tr.300):
- Trần Văn Minh: Ông cứ làm đi, bắt tôi làm con tin. Tôi không làm vì Tòa đại sứ Mỹ hứa đưa gia đình tôi sang Mỹ nếu tôi không làm gì.
- Bùi Thế Lân: Tôi không đem binh giúp ông, nhưng chúng tôi không chống .
- Cao Văn Viên: Ông làm đi, nói cho tôi biết ngày giờ, tôi sẽ mở cổng Bộ Tổng Tham Mưu.
Nhưng yếu tố quyết định là sự can thiệp kịp thời của Martin và tướng Charles Timmes. Cuộc đối thoại giữa Kỳ và Martin suốt 2 giờ đã được Timmes thu âm, nhưng tiếc thay, các sử gia đã không có dịp nghe được tài liệu sống vì cái máy thu âm đã rủi ro bị xóa trong cái cartable của Timmes (Snepp, tr. 295-96)
Trong lúc quân đội gần như tan rả, ông Đôn, với tính cách TT Quốc Phòng « quản thúc 5 tướng lãnh đã bỏ miền Trung là Lâm Quang Thi, Phạm Quốc Thuần, Phạm Văn Phú, Lâm Quang Thơ và tướng không quân Nguyễn Đức Khánh. Tướng Ngô Quang Trưởng thấy vậy nên cũng xin được quản thúc luôn !» (Đôn, tr.455)
- Ngày 20, lúc 10 giờ sáng, đại sứ Martin gặp TT Thiệu và cuộc hội kiến kéo dài 1giờ rưởi. Theo Frank Snepp, nhân viên phân tích của CIA, trong quyển hồi kýDecent Interval (bản dịch tiếng Pháp là Sauve qui peut) tiết lộ rằng ông đã nhận được chỉ thị của Polgar, Giám đốc CIA Saigon, là soạn thảo một bản nhậnđịnh càng đen tối càng tốt để theo đó Martin thuyết phục TT Thiệu từ chức. Bản nhận định có đoạn như sau:
«Với sự tan rả của cuộc phòng thủ mặt trận Xuân Lộc và sự tập trung binh đoàn Cộng Sản trong vùng3 chiến thuật, cán cân lực lượng chung quanh Saigon nayđã nghiêng hẳn về CS. Mặc dù chính phủ có thể tăng viện cho những mục tiêu có thể bị tấn công như Biên Hòa-Long Bình ở phía đông Saigon, các tỉnh Long An-Hậu Nghĩa ở phía Tây hay tỉnh Bình Dương ờ phía Bắc, chánh phủ không đủ sức cầm cự được lâu. Saigon sẽ bị cô lập trong vài tuần lễ».
Frank Snepp còn nói thêm là ông muốn viết chỉ một tuần lễ nhưng Polgar không đồng ý, và cũng theo Snepp, bản nhận định này vẫn còn nằm trên bàn làm việc ởDinh Độc Lập sau khi TT Thiệu ra đi, do
đó khi chiếm Dinh Độc Lập, CS đã lấy bản nhận định nầy để đăng nguyên văn trong quyển Đại Thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng. (Snepp, tr. 299)
Khi TT Thiệu hỏi Martin là nếu ông từ chức thì có thay đổi gì việc viện trợ, Đaị sứ Martin trả lời nếu việc nầy xảy ra cách đây vài tháng thì có thể có thêm được vài phiếu ở Quốc hội, còn bây giờ thì chắc không thay đổi gì. Martin còn đâm nhát dao cuối cùng khi nói thêm “ giả dụ như quốc hội Mỹ có chấp thuận việc viện trợ bổ túc cho VNCH đi nữa thì sự viện trợ đó cũng không thể đến kịp thời để làm thay đổi tình thế quân sự tại miền Nam” TT Thiệu nói trước khi buổi hợp kết thúc là ông sẽ lấy quyết định dựa theo quyền lợi tối cao của quốc gia (Todd p. 311).
Buổi chiều cùng ngày 20, đến phiên Đại sứ Pháp Merillon đến gặp TT Thiệu. Merillon gần như độc thoại, TT Thiệu ngồi nghe, đôi mắt lạc lõng. Merillon mô tả tình trạng bi đát của chiến trường, ba phần tư lãnh thỗ bị mất vào tay CS, do đó kêu gọi trách nhiệm lịch sử, danh dự cá nhân, tình bạn giữa bà Thiệu và bà Mérillonđể TT Thiệu lấy một quyết định vì quyền lợi của quốc gia. Kết thúc buổi gặp gở, TT Thiệu lửng lơ: Tới đâu hay tới đó -Advienne que pourra (Todd p. 312)
Todd và Snepp không đồng thuận nhau về giờ gặp gỡ: theo Snepp thì Merillon gặp TT Thiệu buồi sáng trước Martin, trái lại Todd cho rằng Merillon gặp TT Thiệu buổi chiều sau Martin. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng sự kiện tường thuật khác nhau cùa hai nhà báo Pháp Mỹ có đầy thâm ý.
-Sáng ngày 21, TT Thiệu mời Phó TT Trần Văn Hương và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm để báo tin ông quyết định từ chức và yêu cầu Phó TT Hương, chiếu theo hiến pháp thay thế ông(Snepp
tr.305), nhưng ông Nguyễn Bá Cẩn trong Đất nước tôi thì trong phiên hợp này chính ông có mặt chớ không phải ông Khiêm.
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, sở dĩ ông Thiệu chọn ông Hương thay thế vì «ông muốn sau khi từ chức rồi, ông sẽ mang số tài sản khổng lồ đã thu góp được trong thời gian tại chức ra ngoại quốc một cách êm thấm. Nếu ông nhường chức cho phe chủ chiến Nguyễn Cao Kỳ hay phe chủ hòa Dương Văn Minh thì việc ra đi có thểgặp khó khăn…»(Ngữ, tr.341).
Theo Frank Snepp trong Decent Interval thì buổi nói chuyện của ông Thiệu với ông Hương đã bị CIA ở tòa đại sứ nghe lén toàn bộ do đó ngay buổi chiều, trước khi TT Thiệu tuyên bố với quốc dân trên đài truyền hình, phụ tá của trùm CIA Polgar là Tướng hồi hưu Charles Timmes đã đến gặp Dương Văn Minh để dọ hỏi nếu người Mỹ loại ông Hương ra khỏi ghế Tổng Thống thì ông Minh có chịu nhận chức vụ nầy hay không để điều đình với CS. Cũng theo Snepp, ông Minh đồng ý ngay, quả quyết có khả năng thương thuyết với phe bên kia và gởi ngay một đại diện sang Paris để thương thuyết. Timmestrao cho ông Minh 1000 mỹ kim để mua vé máy bay cho sứ giả này, nhưng Snepp cho rằng ông Minh chẳng có gởi ai đi mà cũng chẳng hoàn lại số tiền,và đại sứ Martin không được báo cáo về buổi gặp gỡnày (Snepp, p.305)
-Tối ngày 21, lúc 19 giờ rưởi, TT Thiệu nói chuyện với quốc dân qua đài truyền hình, trước các đại diện hành pháp, lập pháp, tư pháp. Ông kết tội người Mỹ đã phản bội VN, ông gằn mạnh từng tiếng và lập lại:« các ông bỏ mặc cho binh sĩ chúng tôi dưới cơn mưa pháo của Cộng Sản, đó là hành động vô nhân đạo của mộtđồng minh vô nhân đạo …» và kết luận « tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào… Tôi từ chức nhưng không đào ngũ. Theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó TT Trần Văn Hương»
Sau 10 năm cầm quyền, TT Thiệu tuyên bố từ chức trước quốc dân qua đài truyền hình tối ngày 21-4-1975 vàkết tội người Mỹ đã phản bội VN.
Nguyễn Bá Cẩn nhận định là việc từ chức của TT Thiệu để Mỹ tiếp tục viện trợ cho VNCH, mở đường cho Hoa kỳ và đồng minh thương thuyết một giải pháp chính trị mà sự hiện diện của ông là một trở ngại (Cẩn, tr. 421), Trần Văn Đôn thêm một lý do thứ hai là ông Thiệu sợ quân đội đảo chánh mà ông Thiệu nghi là do ông [Đôn] chủ xướng. (Đôn, tr.458). Nguyễn Tiến Hưng, trong « Khi Đồng minh tháo chạy» (tr.389) thì cho ông Thiệu từ chức vì các tướng lãnh không còn ủng hộ. Nguyễn khắc Ngữ thì có nhận định tiêu cực hơn «trong bài diễn văn từ chức nầy, ông đã hiện nguyên hình một tay sai của Hoa Kỳ, bị chủ đuổi lên tiếng chửi lại bằng những lời bình dân nhất không thể thấy được trong ngôn ngữ của một vị lãnh đạo quốc gia» (Ngữ, tr. 343)
.
Hoàng ngọc Thành cũng có nhận định tương tự về ông Thiệu «là người thừa hành đắc lực nhất của Hoa Kỳ trong chiến tranh VN»(Thành tr. 559) là « người hèn nhát, tại sao không chịu công bố trong năm 1974 và đầu năm 1975 các bức thư hứa hẹn trả đủa Bắc Việt của Tổng Thống Richard Nixon nếu Cộng Sản Hà Nội vi phạm hiệp định Ba lê, tại sao không công bố sớm để quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ biết những điều cam kết nầy để đánh vào điểm danh dự và lương tâm người Mỹ. Làm mhư thế có lợi cho dân tộc VN, nhưng Nguyễn Văn Thiệu sợ bất lợi cho ông nên không làm » (Thành, tr.566).
Todd thì cho là ông Thiệu từ chức là do lời khuyên của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua trung gian của Hoàng Đức Nhã. Liền sau khi nghe Lý Quang Diệuđưa tin là người Mỹ sẽ lật đổ và khuyên ông Thiệu nên ra đi, Hoàng Đức Nhã đã vội vàng điện thoại cho ông Thiệu từ Singapore: «đừng chờ người ta lật đổ anh hay tống cố anh đi. Hãy đi trước đi, càng sớm càng tốt» (Todd, tr. 277)
Trong khi ông Thiệu đọc diễn văn từ chức, các đơn vị cuối cùng của sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo rút ra khỏi Xuân Lộc, và vài giờ sau, bộ chỉ huy QuânĐoàn 3 của tướng Nguyễn Văn Toàn phải di tản về Saigon. Biên Hòa và Vũng Tàu bị đe dọa nặng.
Chỉ 2 giờ sau lễ bàn giao giữa ông Thiệu và ông Hương, đài phát thanh Giải phóng và Hànội đồng loạt tuyên bố: «Đó cũng chỉ là một chế độ bù nhìn, chánh phủThiệu không có Thiệu » (Todd, p.316).
- Ngày 22: Tân Tổng Thống Hương lần lượt tiếp xúc ba nhân vật chính trị gốc miền Nam là Trần Văn Lắm, Nguyễn Văn Huyền và Trần Văn Đôn để mời nhận chức thủ tướng toàn quyền thay cho nội các Nguyễn Bá Cẩn được TT Thiệu bổ nhiệm 12 ngày trước, nhưng cả ba đều từ chối (Darcourt, p. 131).
Theo Trần Văn Đôn thì sau đó, ngày 24 ông Hương mời ông Nguyễn ngọc Huy, nhưng chuyện bất thành vì ông Minh đòi ông Hương phải giao quyền Tổng Thống và ông Thiệu, tuy đã từ chức, vẫn cho ý kiến với ông Hương «đừng chỉ định ông Huy làm thủ tướng» (Đôn, tr.467)
2.
Trong khi đó, 2 biến cố quân sự quan trọng xảy ra sát nách Saigon.
* Lê Duẩn đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh ở Lộc Ninh yêu
cầu gia tăng các cuộc tấn công càng mạnh càng mau trên khắp các mặt trận. Mọi chậm trể có thể đưa đến những hậu quả quân sự và chính trị trầm trọng. Theo Olivier Todd thì Lê Duẩn sợ rằng nếu chiến trường kéo dài thì áp lực chính trị quốc tế có thể can thiệp để chia cắt đất đai như hồi 1954 trước hội nghị Genève. Tuân hành chỉ thị này, Văn Tiến Dũng ra lịnh cho tất cả các lực lượng từ chiến khu C, chiến khu D, Khu Tam giác Sắt ở miền Đông, và các lực lượng ở vùng đồng bằng Cửu Long và Cà Mau chuẩn bị tổng tấn công vào Saigon và các tỉnh. Để phân công, bộ phận chính trị do Lê đức Thọ và Phạm Hùng đóng ở Lộc Ninh, còn tướng Trần văn Trà và Văn tiến Dũng lập bộ tham mưu mặt trận ở Bến Cát, sát nách Saigon.
* Để chận bước tiến của CS, Bộ Tổng Tham Mưu xin Tân TT Trần Văn Hương cho phép thả 3
trái bom CBU-55 (giao cho VN ngày 16 tháng 4) tại các địa điểm mà các đơn vị cuối cùng của SĐ 18 BB đã rút ra khỏi Xuân Lộc đêm hôm trước. Đó là loại bom có sức công phá dữ dội nhất trong các loại vũ khí của Mỹ, khi còn cách mặt đất chừng 10m thì nổ tung ra hàng trăm trái bom nhỏ hút hết tất cả dưỡng khí, giết tất cả sinh vật trong một vùng có đường kính 250 thước (Todd) theo Darcourt thì đến1km, ngay cả người dưới hầm sâu. Người chết không có vết thương (vì bom không có miểng) mà chết trong tư thế tự nhiên (như đang ngồi, nằm, đứng…). Ngoài ra, phi cơ Hoa Kỳ cũng thả 6 trái bom«daisy cutters” (Viên, tr.202) là loại bom BLU-82 dùng để khai quang các bải đáp trực thăng (nặng 15000 cân Anh tức độ 7 tấn rưỡi) và hỏa tiển Wild Weasel (con chồn hoang) trong vùng chung quanh Xuân Lộc. Tòa Bạch Ốc và CIA tuyên bố không hề được Không Lực Hoa Kỳ thông báo sự can thiệp vũ bảo trong những ngày cuối cùng nầy của chiến tranh VN. Những tài liệu giải mật sẽ giải thích hư thực về chánh sách đôi khi khó hiểu của Hoa Kỳ.
CS lập tức trả đủa ngay sau vài giờ bị bom CBU. Sân bay Biên Hoà bị pháo kích không sử dụng được nữa, phi cơ F5A phải «di tản» về Tân Sơn Nhứt, một số khác phải về sân bay Cần Thơ.
- Ngày 23: Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn xin từ chức. TT Hương yêu cầu ông Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính phủ mới.
- Ngày 24: Dương văn Minh hợp báo:Tổng Thống Trần Văn Hương đã mời tôi nhận chức Thủ Tướng. Tôi từ chối vì ở cương vị nầy, tôi không thể thương thuyết với phía bên kia bởi điều kiện của phe Cách mạng là Tổng Thống Hương phải ra đi…
Ông Minh muốn đốt giai đoạn và đại sứ Pháp đã hướng dẫn ông ta chơi một ván bài nguy hiểm dựa trên niềm tin rằng ông chưa bao giờ bị phe bên kia chỉ trích và Cộng Sản sẽ thương thuyết với ông trên căn bản Hiệp định Paris 1973” (Darcourt, p.142).
Trong ngày nầy, đại sứ Pháp Mérillon vào dinh Độc Lập hai lần khuyên ông Hương từ chức để trao quyền cho Dương Văn Minh. Ngoài ra, tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng trong nội các Nguyễn Bá Cẩn cũng tự xưng và tự nguyện đóng vai trò trong cuộc thương thuyết với phe bên kia bên cạnh tướng Dương Văn Minh.
Trong khi Mérillon tỏ vẻ lạc quan về giải pháp chánh phủ liên hiệp 3 bên: Cộng Sản, Mặt Trận và phe Lực lượng thứ ba do Dương văn Minh đại diện, thì các đảng phái, một số tướng lãnh họp ở khách sạn Palace không chấp nhận ông Minh vì cho rằng ông Minh không có sự sáng suốt chính trị trong 10 năm qua và là người thụ động, không đủ sức đương đầu với Cộng Sản. Luật sư Trần Văn Tuyên công khai chống đối Mérillon vì thái độ xấc láo và can thiệp quá đáng vào nội bộ VN: « ông Mérillon đã dám ngạo mạn nói với tôi rằng TT Hương đã già yều bịnh hoạn phải đem vào bịnh viện để giải phẩu cho ông. Nếu ông vô bịnh viện thì bài toán sẽ được giải quyết. TT Trần Văn Hương rất phẫn uất vì thái độ khinh miệt của ông Mérillon. Nản lòng vì những lời mỉa may ác độc và những áp lực đòi ông từ chức, vị tổng thống lớn tuổi của chúng ta dọa sẽ tự tử bằng ống thuốc cyanure mà ông luôn đeo theo trong mình» (Darcourt , rr. 143-44)
Theo Hoàng Đống thì «CS và MTGPMN, qua đài phát thanh của họ ủng hộ Dương Văn Minh là người chủ trương hòa giải hòa hợp nên có thể nói chuyện được, vàĐại sứ Pháp 4 lần khuyên Hương từ chức, nhưng vì tham quyền cố vị và ngây thơ nên Hương bỏ ngoài tay lời khuyên của đại sứ Pháp»(tr.362)
Trong lúc đó, đài phát thanh Hanoi và Giải Phóng miền Nam đồng loạt đòi TT Hương phải ra đi. Thực sự, CS không có dấu hiệu nào thương thuyết với bất cứ ai và chuẩn bị tấn công Saigon.
Điều nầy cũng được xác nhận trong «VNCH, 10 ngày cuối cùng» của Trần Đông Phong là chính TT Trần Văn Hương đã cử tướng Phan Hòa Hiệp đại diện cho chính phủ liên lạc với đại diện của CS trong Ủy Ban Liên Hợp 4 bên vận động với CS một cuộc thương thuyết, nhưng CS đã bác bỏmọi hình thức thương thuyết và đòi Miền Nam phải đầu hàng vô điều kiện (Phong, tr. 252-253)
- Ngày 25: Hôm nay, TT Hương lại tiếp đại sứ Mérillon và đại sứ Martin, cả hai đều cố thuyết phục TT Hương nên cấp tốc đưa ra một giải pháp khảdĩ mở đường thương thuyết với những người «cách mạng» (nguyên văn: les révolutionnaires). Giải pháp nầy đòi hỏi sựtừchức của ông và giao quyền lại «cho một nhóm người nào đó» mà phía bên kia chấp nhận (Darcourt, p.145).
Ông Hương từchối và nói với Martin: nếu tôi phải làm Pétain của VN thì ít ra tôi phải đóng vai trò ấy trong danh dựvà đúng phẩm giá» - Si je dois être le Pétain du VN, je le serai au moins dans l’honneur et la dignité (Todd, p.324). Ông Hương muốn hành sửtheo đúng hiến pháp và câu hỏi căn bản là ông Minh có được Hà nội thực sựchấp nhận hay không, TT Hương yêu cầu Martin thăm dò qua đại sứBa Lan.
Sau khi từchức, ông Thiệu ngày ngày đi đi lại lại qua các phòng trong dinh Độc Lập(tuy ông từchức nhưng ông vẫn còn ởtrong dinh ), nghĩ đến cuộc phục hận. Ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông và cảem họông, Hoàng Đức Nhã đều khuyên ông nên ra đi, nhưng ông từchối vì ông nghĩ là ông còn có một vai trò. Không chịuđược cảnh nầy, bà Thiệu đã rời Saigon sáng 24 đi Bangkok trên một chuyến bay thương mại (Snepp, tr. 334)
TT Hương cũng muốn ông Thiệu ra khỏi nước vì sựcó mặt của ông Thiệu tạo khó khăn cho ông (hay cho ý kiến) nên nhờMartin can thiệp. Martin cũng không muốn ông Thiệu bịám sát càng rắc rối hơn nên Martin tổchức cho ông Thiệu rời khỏi nước. (theo Snepp, tr. 334, Trần Văn Đôn cũng khuyên TT Thiệu trưa ngày 25 là nên ra đi vì Nguyễn cao Kỳ sẽtổchức ám sát)
Lúc 20 giởrưởi, Polgar và tướng Timmes đón ông Thiệu ởnhà ông Khiêm trong BộTổng Tham Mưu. Đoàn xe 3 chiếc gồm ông Thiệu, Khiêm và hơn 10 người khác . Martin đợi sẵn ởphi cơ đểtiển đưa.
« Dù buồn thảm và cam chịu sốphận, ông Thiệu đi thủng thẳng, cốgiữphong độ. Ông quay lại cám ơn ông Martin. Với giọng xúc động, Martin đáp lễ: Thưa Tổng Thống, đó là điều tối thiểu tôi có thểlàm. Xin tạm biệt và chúc Ngài may mắn (Nguyễn tiến Hưng, tr. 392 và Todd tr.339).
Phi cơtrực chỉ Đài Loan (và sau đó ông và gia đình sang tịnạn ởAnh Quốc cho đến thập niên 1980 mới sang Hoa Kỳ).
Theo Hoàng Đống: « ngày 22-4, Thiệu và Khiêm được Mỹ đưa ra phi trường Tân sơn Nhất bay qua Đài Loan. Trước đó 20 ngày, gia đình, của cải của hai vịnầy đãđược an toàn chuyển ra ngoại quốc»(tr. 360).
Nhiều tài liệu Anh Pháp nói đến 16 tấn hàng hóa. Theo Lý Quý Chung, thân cận của tướng Minh, ông Thiệu trốn chạy ( Chung, tr. 362).
Cùng một sựkiện, 4 tác giảthuật lại bốn cách khác nhau.
TT. Thiệu rời khỏi nước yên ổn, Martin thởphào. Ông lên xe đến dựcuộc tiếp tân ởtoà đại sứ Ba Lan.
Sau đây là câu chuyện giọng nhát gừng giữa 2 ông đại sứ:
-Martin: Cộng Sản Bắc Việt có chấp nhận Dương Văn Minh không ?
- Fijalkowski (đại sứ Ba Lan): Sẽhỏi Hà Nội. Nhưng có câu hỏi của Hà Nôi: Tại sao hàng không mẫu hạm Mỹ lảng vảng ngoài khơi hải phận VN.
- Martin: phải hỏi lại Hà Nội của các anh, tại sao có dàn hỏa tiển gần Saigon. Hà Nội có muốn gây khó khăn cho Hoa kỳ trong công cuộc di tản không? (Todd, tr.340)
Về dư luận ông Thiệu ra đi với 16 tấn vàng, Snepp, nhân viên CIA tường thuật rất rõ (tr.296)
«Một tháng trước, Thiệu đã gởi qua Đài Loan và Canada một phần lớn tài sản và bàn ghếbằng tàu thủy. Nhưng tài sản của quốc gia, 16 tấn vàng trịgiá 220 triệu mỹkim, tượng trưng cho một phần lớn kho bạc của Saigon cũng sẽ đi ra nước ngoài (à expatrier). Lúc đầu, ông Thiệu dựtính gởi lén lút số vàng này vô Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế Bâle (Banque des règlements internationaux de Bâle) ở Thụy Sĩ, nơi mà chánh phủ đã có gởi một số vàng bảo đảm trị giá 5 triệu. Ông Thiệu nói với các cộng sự viên là gởi vàng để mua trang bị cho quân đội. Nhưng vài ngày trước khi gởi, tình báo Mỹ biết được nên tin tung ra trên báo chí, hảng hàng không mà ông Thiệu đã thương thuyết hợp đồng rút lui. Để giải tỏa mọi nghi ngờ, đại sứ Martin buộc ông Thiệu gởi số vàng nầy ở Federal Reserve Bank of New York, ông Thiệu phải đồng ý. Ngày 16 tháng 4, Martin xin Washington một chuyến bay đặc biệt, có bảo hiểm để chở số vàng nầy đi New York. Nhưng Không Lực Mỹ cũng như Ngân Hàng không chấp nhận bảo hiểm chuyên chở một món hàng trị giá quá lớn như vậy từ một nước đang có chiến tranh. Câu chuyện đang dằng co thì 2 ngày sau, ngày 18 tháng tư, 16 sư đoàn Cộng Sản đang hướng về Saigon, chuyện chở vàng bị quên đi và 16 tấn vàng vẫn ngủ yên trong Ngân Hàng Quốc Gia»
Đến ngày 25, sau khi giải quyết vấn đề bảo hiểm, vàng được đưa lên phi cơ để chở đi New York, nhưng giờ chót bị Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Kinh tếNguyễn Văn Hảo (nội các Nguyễn Bá Cẩn) chận lại nói là theo lịnh của TT Hương chờ cho tân nội các được thành lập. Số vàng nầy vẫn còn nằm trong phi cơ đậuở phi trường khi quân CS tiến chiếm Saigon. Cũng theo Snepp, tuy không hẳn là theo CS, Nguyễn Văn Hảo đã được CS móc nối hồi đầu tháng tư là sẽ được chế độmới đối xử tốt nếu bảo vệ kho bạc VNCH. (Snepp. tr.328).
Chuyện ông Thiệu muốn tẩu tán vàng là một tin đồn, nhưng chuyện vàng bị các lãnh tụ đỏ sau nầy bu vào đục khoét là chuyện thực ! -Ngày 26: Lúc 10 giờ sáng, TT Hương đến hợp với lưỡng viện Quốc hội để được báo cáo tình hình quân sự và quyết định người thay thế ông Hương. Có 183 trên 219 người đến tham dự (Darcourt)
nhưng theo Lý quý Chung thì chỉ có 136 vì nhiều người đã chuồn ra nước ngoài (LQC, tr.366).
Trong diễn văn, ông Hương không gọi đích danh Dương Văn Minh mà gọi là «người ấy» (cette
personne):
« Trước hết tôi đã đề nghị với người ấy chức vụ Thủ Tướng với đầy đủ quyền hành. Ông ta đã từ chối. Tôi đã phải mời ông ta đến gặp tôi tại dinh Độc Lập, ông ta cũng từ chối. Với thiện chí muốn giải quyết vấn đề, tôi không kể nghi thức và mặc dầu tuổi già sức yếu, tôi phải chấp nhận đến nhà một người bạn chung để gặp người ấy. Tôi đề nghị với người ấy chức vụ Phó Tổng Thống, nhưng một lần nữa, chẳng những người ấy từ chối mà còn nói với tôi là: Phải có tất cả không thì thôi, có nghĩa là chỉ có Tổng Thống. Tôi lưu ý làm như vậy là vi hiến, ông ta trả lời rằng: đó không phải là việc của ông ta. Sau đó tôi có đặt cho ông ta một câu hỏi: Có gì bảo đảm là phía bên kia chấp thuận thương thuyết với ông thì ông ta trả lời ngắn gọn là: Tôi đã nhận được từ phía bên kia những cam kết cần thiết để làm tròn vai trò.
Mặc dù tôi nhấn mạnh nhưng ông ấy không có thêm một lời giải thích nào khác ngoài những lời úp mở mà tôi không tin vào những lời đó. Tôi sẽ không bao giờmuốn chịu trách nhiệm về việc trao quyền một cách bất hợp hiến, vì vậy, hôm nay, tôi yêu cầu quý vị hãy trao quyền hành pháp lại cho người ấy bằng lá phiếu hợp pháp của lưỡng viện Quốc hội. Đó là phương thức duy nhất vừa để cứu Saigon khỏi bị một thảm họa mà không làm mất thể diện của quốc gia và chế độ.»
Tuy nhiên,theo bài viết của GS Nguyễn Ngọc An, cựu Tổng TrưởngThông Tin Chiêu hồi trong nội các Trần Văn Hương ghi âm lại, đăng trong Đặc San Pétrus Ký 1966, thì T/T Trần Văn Hương đề cập đích danh tên Dương Văn Minh:
«…Với ý nghĩa đó, nghĩa là ý nghĩ thương thuyết, tôi đã ra công dò xét tìm bên này, tìm bên nọ, hỏi thăm dò ý kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quý vị là tôi có dịp đã gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi vì theo lời một số người, thì Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm việc này. Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung – bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung
- Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: “Theo dư luận, một số người nói rằng Anh – xin lỗi, bởi vì giữa Đại tướng với tôi cũng còn cái thâm tình nhiều – người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia.” Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độchẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học trò của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là học trò của tôi, Đại tướng nói: “Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.” Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng…»
Nếu bài viết của Nguyễn ngọc An là trung thực, sự khác biệt các tài liêu ngoại ngữ viết về VN lại còn phát xuất bởi sự diễn dịch và phiên dịch của tác giả ngoại quốc và tác giả người Việt.
Sau khi TT Hương rời trụ sở Thượng Viện, cuộc thảo luận kéo dài từ 14 giờ đến 22 giờ mà kết quả là đi đến một quyết nghị lửng lơ: Quốc Hội nhìn nhận TT Hương có đầy đủ tư cách để chọn người thay thế ông. Người nầy sẽ được ủy nhiệm để xúc tiến cuộc thương thuyết. Tên của Dương Văn Minh không được ghi trong bản quyết nghị này (Darcourt, p.151).
Nhưng theo Lý Quý Chung, trong Hồi ký của ông thì hoàn toàn khác: «Cuộc biểu quyết truất quyền ông Hương và trao quyền cho ông Minh được thực hiện với sốphiếu gần như tuyệt đối 147/151 vào lúc20giờ 54… Tôi nhớ rất rõ không khí tại trụ sở Thượng Viện trước và sau biểu quyết. Kẻ thì chán nản như người sắp chếtđuối là các dân biểu nghị sĩ thuộc phe Thiệu, còn những người phe Dương Văn Minh thì hấp tấp, vội vã như sợ không bắt kịp cơ hội cuối cùng »(LQC, tr.367, 368).
Theo ông Đôn, cũng trong Hồi Ký thì «đa số nghị sĩ dân biểu nghiêng về biện pháp trao quyền cho ông Hương chỉ định Thủ Tướng toàn quyền vì cho rằng ông Minh xem thường Quốc Hội» và sau đó ông Hương gọi điện thoại với ông và nói:«tôi sẽ chỉ định anh làm Thủ tướng» (Đôn, tr. 468,469)
Trong khi lưỡng viện Quốc Hội đang họp, lúc 12 giờ, Võ đông Giang, đại diện cho Mặt Trận trong Ủy Hội Kiểm soát ở Camps Davis (Tân Sơn Nhứt) tuyên bố: Đạo quân chúng tôi tiếp tục tiến công, không có ngưng bắn. - Ngày 27 tháng tư:
* 4 giờ sáng, nhiều tràng hỏa tiển bắn vào Saigon: thiệt hại: 9 người chết, 36 bị thương, những
đám cháy nhà cửa và hảng xưởng khiến 2000 người không nơi cư trú.
* 12 giờ: TT Hương gởi văn thư hỏa tốc cho Chủ tịch Thượng Viện: Theo hiến pháp Quốc Hội
phải ra quyết nghị người thay thế tôi rõ ràng.
* 15 giờ: «Đại sứ Pháp điện thoại cho tôi [Đôn] biết: 6 giờ chiều nầy nếu không có gì thay đổi thì Hà Nội sẽ pháo kích vào Saigon bằng súng cối 130 ly có tầm bắn xa 30 km» (Đôn, tr.471)
* 19 giờ:Trước khi dân biểu nghị sĩ bắt đầu thảo luận, tướng Trần Văn Đôn, xử lý thường vụ
Tổng Trưởng Quốc phòng (nội các NBCẩn) thuyết trình tình hình quân sự:
«14 sư đoàn Bắc Việt được trang bị võ khí hùng hậu đang bao vây Saigon. Biệt kích và đặc công đã xâm nhập vòng đai. Không quân của ta đã hành quân liên tục từ nhiều ngày qua nên các phi công và phi cơ đã quá sức chịu đựng, ngoài ra còn bị thiệt hại khá nặng bởi phòng không của địch. Căn cứ Không quân Biên Hòa gần như đã bị tê liệt vì pháo lực của CS. Trong vài ngày, cũng có thể trong vài giờ, có thể Saigon sẽ bị tàn phá bởi đạn pháo 130 ly tầm xa của CS. Nhứt định ta phải thương thuyết với họ để ngưng bắn càng sớm càng tốt»
Các dân biểu nghị sĩ la ó, phản đối tướng Đôn: Đồ hèn nhát, chủ bại, bị bán đứng rồi, Tướng phòng ngủ. Tướng Đôn và các quân nhân tháp tùng rời phòng hợp trong nhục nhả (Darcourt, p.154).
Hồi ký của tướng Đôn không đề cập gì đến sự kiện nầy.
Sau 4 giờ thảo luận sôi nổi, Quốc Hội biểu quyết chấp thuận cử tướng Minh thay thế TT Hương trong chức vụ Tổng Thống. (120 phiếu thuận, 32 phiếu chống, 20 phiếu trắng theo Darcourt ; 136 phiếu thuận, 2 phiếu trắng theo Todd.
Trong lúc đó, chuyến máy bay do Polgar tổ chức chở Nguyễn Bá Cẩn, Nguyễn Khắc Bình, Hoàng Đức Nhã và một số nhân vật đi Phi luật Tân.
Quốc Hội biểu quyết chấp thuận cử tướng Minh thay thế TT Hương trong chức vụ Tổng Thống. (AP Photo/Errington)
* 20 giờ, con đường nối liền Saigon-Biên Hòa bị cắt đứt, 700 quân nhân của Sư đoàn 18 bị mất
liên lạc và quốc lộ số 4 nối với miền Tây cũng bị gián đoạn ở nhiều nơi. Saigon trở nên cô lập như một hòn đảo.
Trong khi đó, cuộc di tản tuy chậm, nhưng diễn tiến trong trật tự . Đến 12 giờ trưa ngày 27 đã có
35 245 người đã được Mỹ bốc đi. Các tòa đại sứ, trừ tòa đại sứ Pháp, cũng bắt đầu đóng cửa và di tản nhân viên bằng đường hàng không.
Ngày 27 cũng là ngày Bắc Việt đổi ý về chiến lược. Theo đại sứ Martin, tuy là hồi tháng ba, ông đã có tin tình báo là Hà Nội đã quyết định đi tới một chiến thắng hoàn toàn bằng quân sự, nhưng những tin tức khác tử Mặt Trận giải phóng ở Paris cũng cho biết là họ cũng muốn có một giải pháp chính trị, và Martin cũng suy luận là CS dùng giải pháp chính trị để có thể tiếp tục được viện trợ của quốc tế khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng không hiểu vì lý do gì, theo Martin thì đêm 27 tháng 4, CS đã dứt khoát chọn chỉ giải pháp quân sự ( Martin Graham. Vietnamese evacuation: testimony of Ambassador
Graham Martin. International relations, January 27, 1976 , p. 609, trích dẫn bởi Nguyển Tiến Hưng, tr.391).
3.
Phần kết
-Ngày 28
Saigon đã thật sự hấp hối. Tân Sơn Nhứt bị pháo kích, người di tản ố ạt đến tòa đại sứ Mỹ tràn ngập sân sau, trèo tường, song sắt để xin được di tản. Từ sớm tinh sương, trực thăng của hảng Air America đáp xuống nóc tòa đại sứ để tiếp tục đưa các chánh khách và tướng tá VN đến Tân sơn Nhứt hay ra hạm đội, trong số có Cao Văn Viên.
Trong khi lực lượng Cộng Sản đang tiến về Saigon từ nhiều hướng, thì « tại tư dinh ở số 3 Trấn Quý Cáp, suốt buổi sáng, Dương Văn Minh vùi đầu vào việc chọn lựa các nhân vật thất sũng trong chánh giới Saigon để tìm người cho nội các. Các ứng cử viên lần lượt đến tư dinh ông để xin chức, ông lạnh lùng tiếp đón, gậtđầu chào rồi bảo họ ra vườn lan ngoài sau mà chờ. Nhưng ông không bằng lòng các ứng viên bởi lẽ người này là diều hâu, người kia là bồ câu, nên sau cùng ông chọn trình diện nội các với 3 người»(Snepp 355)
Lúc 17 giờ, lễ bàn giao giữa TT Trần Văn Hương và Dương Văn Minh diễn ra tại dinh Độc Lập với các ông Nguyễn Văn Huyền Phó Tổng thống, Vũ Văn Mẫu ThủTướng.
« Khi tân TT Dương Văn Minh vửa bắt đầu bài diễn văn nhậm chức của mình thì sét đánh ầm ầm, một trận mưa to chưa có trong nhiều năm ập xuống Saigon, thậm chí quan khách dự lễ không nghe được ông Minh nói gì. Cái không khí chung của buổi lễ nhậm chức thật buồn não» (LQC tr.354).
Ông Minh tuyên bố muốn điều đình với chánh phủ Mặt Trận Giải Phóng Giải Phóng và chánh phủ miền Bắc trên căn bản hiệp định Paris và một cuộc nhưng bắn.
Ông Minh chấm dứt diễn văn lúc 17giờ 48 phút. Một giờ sau, đài phát thanh Mặt Trận Giải Phóng lên tiếng:«Sau sự ra đi của tên phản quốc Nguyễn Văn Thiệu , những tên thay thế như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ văn Mẫu muốn duy trì chiến tranh để kéo dài chế độ chư hầu của Mỹ. Nhưng chúng chẳng lừađược ai và quân đội giải phóng chỉ chấp nhận một cuộc ngưng bắn với hai điều kiện: ngụy quân Saigon buông súng và hạm đội Mỹ rời khỏi hải phận miền Nam VN.Các binh sĩ nào còn nghe lịnh của Mỹ Ngụy sẽ bị trừng trị đích đáng để làm gương» (Todd, 355)
Khi ông Minh và đoàn tùy tùng từ Dinh Độc Lập trở về «dinh Hoa Lan» (nhà của DVM) thì nghe vang lên những tiếng nổ rung chuyển cả Saigon. Năm phản lực cơA-37 mà quân CS vừa mới chiếm được xuất phát từ Nha Trang, dưới sự chỉ huy của Trung úy Nguyễn Thành Trung oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhứt và vùng Hốc Môn. Tại Paris. tổng trưởng ngoại giao Pháp tiếp đại sứ Bắc Việt Võ văn Sung và đại diện Mặt Trận Phạm Văn Ba để bày tỏ sự ngạc nhiên về sự trở mặt của Cộng Sản. Vai trò trung gian mà Pháp nghĩ rằng mình có thể đóng góp trong cuộc giàn xếp chính trị vào giờ thứ 25 của cuộc chiến đã hoàn toàn thất bại.

-Ngày 29 tháng tư
Saigon hôm nay bắt đầu thực sự đi vào cơn hỗn loạn.
* Từ 4 giờ sáng, đại bác của CS bắn vào bộ chỉ huy của Tổng Tham Mưu ở Tân Sơn Nhứt và
bộ tư lệnh hải quân. Nhiều kho súng và kho săng bốc cháy, bùng nổ.
* 6 giờ sáng, Văn tiến Dũng ở Bến Cát nhận lời khen ngợi của Bộ Chính trị ở Hà Nội và yêu cầu Dũng tiến quân thần tốc.
* 10 giờ sáng, đài phát thanh Saigon đọc bức thư của Dương Văn Minh gởi cho Martin:
«Tôi trân trọng yêu cầu ông đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên cơ quan tùy viên quân sự DAO rời khỏi VN trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29 tháng 4, 1975 để vấn đề hoà bình của VN sớm được giải quyết» (Todd p. 362).
Bình luận về ông Minh, Kissinger đã viết:« Ông Minh làm Tổng Thống không tới 72 giờ, chỉ đủ làm được hai việc quan trọng: một là yêu cầu Hà Nội ngưng chiến và thương thuyết chính trị, điều mà Hà Nội đã từ chối thẳng thừng, và hai là ngày 29 tháng tư, ông yêu cầu tất cả người Mỹ rút ra khỏi VN 24 giờ. Bức thư này phù hợp với lịch trình rút lui của chúng tôi, nó đã thực sự giúp cho chúng tôi tháo ra mà không bị chỉ trích là Mỹ đã bỏ rơi đồng minh của mình» ( Hưng, tr.393).
Ông Hoàng ngọc Thành tiết lộ một chi tiết «ly kỳ» hơn: Tòa đại sứ Mỹ soạn một văn thư cho tuớng Minh yêu cầu người Mỹ rút đi trong vòng 24 giờ và bảo chođọc trên đài phát thanh Saigon. Dương Văn Minh kể cho bà con và bạn hữu biết là ông đã làm như đại sứ Graham Martin bảo (Thành,tr. 568).
Nếu quả tình sự việc như vậy, VN đã đến hồi mạt vận vì một nhân vật luôn có mặt trong những cơn khủng hoảng chính trị lớn, chỉ vì muốn làm tổng thống mà hạ mình nhận lệnh của Pháp và của Mỹ.
Trong khi đó, Saigon bắt đầu một cuộc hỗn loạn không tả được. Từng đoàn người tràn vào chiếm kho hàng ở Tân Cảng, súng đạn tủa ra khắp nơi, người ta đạp trên xác chết quân sĩ và đặc công.
Thành phố không còn có chỉ huy: DVMinh đã cách chức tướng Bình, 60 000 cảnh sát và 10 000 cảnh sát dã chiến không biết nghe lịnh ai, quân đội cũng thay đổi tham mưu trưởng 3 lần trong 24 giờ: hôm kia là Cao Văn Viên, nhưng ông đã ra đi cùng với tham mưu phó, hôm qua là tướng Nguyễn Văn Minh và Vĩnh Lộc, nhưng mỗi người chỉ có vài giờ rồi cũng bỏ đi cùng với Chung Tấn Cang, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Cao Kỳ, Ngô Quang Trưởng, nói chung có 60 vị tướng lãnh.
Trường hợp của Đặng Văn Quang thì bi đát và nhục nhã hơn. Pierre Darcourt đã kể:
«Một cảnh tượng bi đát đã xảy ra ở cổng tòa đại sứ. Tướng Đặng Văn Quang mà nhiều người tố cáo là đứng đầu đường dây buôn lậu ở VN lại không có tên trong danh sách di tản của người Mỹ. Binh sĩ gác cổng đuổi ông đi. Ông phải chạy lại van nài nghị sĩ Nguyễn Văn Ngải giúp ông xin trực thăng bốc đi. Có ai ngờ, một ông cựu cố vấn quân sự của Tổng Thống, ngạo mạn kiêu căng, tác oai tác phúc ở dinh Độc Lập suốt mấy năm trời thì nay chỉ là một đống mỡ run rẩy vì sợ sệt. Ông ta hết quỳ lạy cầu khẩn rồi viện dẫn mạng sống của vợ con và của chính ông vì sẽ bị CS giết. Động lòng, nghị sĩ đưa ông ta cùng đi chung nhưng không nói tên ông ta là ai….» (Darcourt,194 ). Theo Snepp, thì Quang nhờ sự giúp đỡ của Polgar dù nhiều nhân viên CIA không muốn thấy mặt Quang ví Quang đã được CIA trảlương mà đã phản bội không báo cho CIA biết kế họach rút quân của TT Thiệu. Trong cơn hốt hoảng, Quang bỏ quên đứa con trai cùng đi với ông ở ngoài hàng rào sắt của tòa đại sứ. (tr.392)
Trường hợp của Trần Văn Đôn thì lại rất tàn nhẫn với thuộc cấp. Trước khi hối hả leo lên trực thăng cùng với con trai là một bác sĩ, ông Đôn nói với đoàn tùy tùng: « các anh ở lại, các anh không có chức vụ, không có gì nguy hiểm». Những quân nhân nầy vừa đau khổ, vừa khinh bỉ nhìn theo chiếc trực thăng cất cánh. (Darcourt, p. 194)
Lartéguy châm biếm: «Hôm qua là Phó thủ tướng, múa may, tưởng có thể thay thế Minh, bi đát hóa tình hình để đẩy Hương đi. Hôm nay, hối hả bỏ chạy, không thông báo cho cả viên đại tá chánh văn phòng khiến ông này sau đó tự tử .Ông Đôn chỉ là kẻ thừa hành của chánh phủ Pháp.» (Lartéguy , p.129)
Trong khi đó, cuộc di tản đang đến hồi lên cơn sốt.
* 10 giờ 40: từ phi trường Tân Sơn Nhứt, tướng Homer Smith, chỉ huy trưởng DAO điện đàm
với đô đốc Noël Gayler, tư lịnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương ở Honolulu là phi trường TSN không còn sử dụng được cho cho phi cơ C-130 nữa. Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Gayler áp dụng «Giải pháp số 4» tức di tản bằng trực thăng.
* 12 giờ 30: 36 trực thăng vận tải khổng lồ được yểm trợ bởi các trực thăng chiến đấu Cobra rời hàng không mẫu hạm Hancock.
* 15 giờ: Thủy quân lục chiến thiết lập 3 bãi đáp trực thăng ở khu quân sự trong sân bay TSN.
Có 3000 người chờ đợi di tản. Trên không phận Saigon, trực thăng của Đệ Thất hạm đội, của CIA, của Air America bay rà rà trên nóc các cao ốc tụ điểm, lên xuống phi trường được phi cơ chiến đấu Phantoms sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Lực lượng hải lục không quân được huy động như chưa bao giờ có sau trận đổbộ Dunkerque năm 1940.
* Buổi chiều, trước cửa tòa đại sứ Mỹ có độ 20 000 người chen chúc nhau, hàng ngàn người
đổ về bến Bạch Đằng để tìm bất cứ phương tiện nào bằng đường biển, xe cộ vật liệu vất bừa bãi trên đường phố, người dân nhốn nháo, thất thần. Martin áp dụng phương thức di tản người Việt: người đến trước, được di tản trước (premier arrivé, premier servi). Đây là dịp cho các người Mỹ làm tiền các nhà giàu người Việt bằng cách mạo nhận là thân nhân để đưa đi, bán thẻ lên tàu của nhân viên dưới quyền cho người Việt chịu mua với giá từ 5000 đến 10 000 mỹ kim. «Tướng Cao HH, cố vấn TT Thiệu thay vì phân phối 50 thẻ di tản cho bộ tham mưu, đem bán mỗi vé 1000 mỹ kim» (Terzani, p.61)
* 10 giờ đêm (10 giờ sáng Washington): báo cáo từ Saigon về Ngủ Giác Đài cho biết cuộc di tản người Mỹ ở Cần Thơ và ở Vũng Tàu tốt đẹp, trong lúc ở Saigon hỗn loạn.
- Schlesinger điện cho Martin: còn 400 nhân viên tòa đại sứ phải di tản hết và gấp rút.
- Martin trả lời giọng giận dữ: Hãy chỉ cho tôi phương pháp ép những người Mỹ ra đi khi phải bỏ vợ con ở lại [vợ VN và con lai Mỹ]. Đã 4 giờ rồi, tôi đã báo cho Gayler biết là tôi cần 30 phi vụ CH-53, [chở được 50 người, chen chúc được 70]mà bây giờ tôi chỉ có một CH-46 [nhỏ hơn]
Một giờ sau, từ tòa Bạch Ốc, Don Rumsfield yêu cầu Martin di tản 150 nhân viên IBM còn kẹt ở Saigon. Martin lồng lộn: Hãy cút đi, để cho tôi yên ! Trong lúc đó, hải quân lục chiến hối hả tiêu hủy hồ sơ, các trang bị máy móc mà người Mỹ đã trang bị hùng hậu từ 10 năm qua (chỉ hồ sơ của CIA là 14 tấn).
*12 gìờ đêm: Martin điện cho Gayler: Chẳng nhận được gì 20 phút qua, chắc tôi phải ở lại đây
ngày 30 tháng tư. Và điện cho Kissenger, Martin trêu cợt: Nếu không suôn sẻ, tôi sẽ qua tòa đại sứ Pháp xin tá túc, và chắc tôi sẽ được ngủ trong phòng của bà Mérillon, và hi vọng bà còn ở đó chớ không ở Paris» (Todd p. 378).
-Ngày 30 tháng tư
* 2giờ 30 sáng, tại tòa đại sứ còn 1000 người Việt, 53 nhân viên dân sự và 173 thủy quân lục
chiến, trong khi ở phi trường TSN còn độ 2000.
* 3 giờ 45: Martin nhìn đám người trong sân và tuyên bố: những trực thăng đáp trên nóc tòa đại
sứ chỉ dành cho người Mỹ.
* 4 giờ 42: chiếc trực thăng mang tên Lady Ace 9 đáp xuống nóc. Viên phi công trình lệnh của Tổng Thống: Martin phải lên phi cơ. Nếu Martin không tuân lệnh, viên phi công còn có một lệnh khác của Gayl

...
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn -(tiếp theo)   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeWed Apr 17, 2013 10:15 am

(tiếp theo)


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 5652514167_5891b0eaf8_z-1


Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, tình hình chiến sự tại miền Nam vô cùng sôi động. Khắp nơi, những đơn vị còn lại của QLVNCH gồm Sư đoàn Dù, Sư đoàn TQLC, các Liên Ðoàn Kỵ Binh, Pháo Binh, Lực Lượng III Xung Kích, Sư đoàn 18, 5, 25, 22, các Sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị QG Ðà Lạt, Chiến Tranh Chính Trị, Thủ Ðức, Học Viện Sĩ quan Cảnh sát, khóa sinh HSQ - Binh sĩ quân dịch các Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Quang Trung, Lực lượng Ðịa Phương Quân -Nghĩa Quân, Trung Đoàn Bình Thuận, Cảnh sát Dã chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông thôn cả Nhân Dân Tự vệ... phối họp với Không quân, Hải quân và Quân đoàn IV, gần như tử chiến với mấy trăm ngàn cán binh-bộ đội cộng sản Bắc Việt, từng giây phút, suốt đêm ngày trong nỗi đoạn trường máu lệ. Tất cả đã lấy xương thịt và thân xác, thay súng đạn ngăn chận xe tăng, đại pháo và biển giặc... vì người Mỹ đã cúp hết quân viện từ ngày 25-4-1975.

Ðêm 28-4-1975 Nguyễn Thành Trung hay Ðinh Thành Trung, con rớt của một cán bộ tập kết ở Bến Tre, nằm vùng trong không quân VNCH. Thi hành theo lệnh của Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội VC, lái A37 giội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Theo Lê văn Trí, tư lệnh KQ cộng sản miền bắc, thì VC đã dùng các máy bay của QLVNCH đã bỏ lại tại các phi trường Ðà Nẵng, Phù Cát để oanh tạc Sài Gòn. Sáng 28-4-1975, sáu chiếc A37 được chuyển vào sân bay Thanh Sơn (Phan Rang) do Trung làm phi đội trưởng, hợp với các phi công Bắc Việt gồm Từ Ðể, Nguyễn văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hàn Văn Quảng và một tên phi công phản tặc khác của VNCH là Trần văn On. Vì các máy bay trên không mở đèn, hơn nửa lực lượng phòng vệ ở dưới đất tưởng là bạn, nên chúng mới toàn mạng. Vụ oanh tạc trên đả làm hư hại 3 chiếc Hỏa Long AC119, vài chiếc C47 nhưng quan trọng nhất là đã tạo tình trạng hỗn loạn tại phi trường, đang có nhiều người đợi máy bay di tản. Ngoài ra còn có nhiều đoạn phi đạo bị bom và đạn pháo kích làm hư hỏng, không còn sử dụng được. Trước tình trạng hỗn loạn này, tướng Smith ra lệnh giới nghiêm Dao 24/24, trong khi đó tại tòa đại sứ Martin vẫn bất động.

Sau này qua các tài liệu báo chí, đọc được nhiều chuyện vui cười ra nước mắt, liên quan tới sự người Mỹ tiếp tục quân viện cho VNCH, theo tinh thần hiệp định Ba Lê 1973 và những lời hứa của Nixon, từ các thơ riêng viết tay. Thật sự để có lý do hạ cánh những vận tải cơ khổng lồ C5, người Mỹ giả bộ chở tới một vài khẩu súng đại bác 105 ly thời Thế chiến 1, ít trăm bộ nón sắt cháo lòng không giống ai. Tàn nhẫn nhất trong số những thứ rác phế thải này, có nhiều thùng băng cá nhân đã xử dụng. Biết Hoa Kỳ đã tận tuyệt rồi nhưng chính phủ VNCH vẫn giả đò tương kế tựu kế, họp báo đăng tin, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường, trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ thì mục đích đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quý giá về nước.

Lạ lùng nhất là lúc 3 giờ sáng ngày 29-4-1975, tại Dao có 3 chiếc vận tải cơ C130, thường trực chuyển người ra chiếm hạm. Nhưng không biết vì lẽ gì, lại chở từ biển vào Sài Gòn ba quả bom con heo tiểu nguyên tử (Blue 82 Daisy Cutter), loại bom 15.000 Lbs, mà QLVNCH đã sử dụng tại mặt trận Xuân Lộc-Long Khánh vừa qua. Khôi hài hơn là trong lúc các chuyên viên Mỹ-Việt đang hì hục tháo gỡ đem bom vào kho, thì một phi công Hoa Kỳ lại bạch thoại trên vô tuyến, khiến cho CS Bắc Việt bắt được tần số và nã ngay hỏa tiễn 122 ly vào phi trường, làm cháy một vận tải cơ C130 đang bốc người. Thế là Dao chấm dứt kế hoạch di tản bằng máy bay lớn ra hạm, vì phi trường đã bất khiển dụng.

Trong lúc những lãnh đạo của Miền Nam “đang trầm kha trong ảo vọng thương thuyết hòa hợp để kết thúc cuộc chiến“, thì đúng nửa đêm 29-4-1975 cũng là giờ mà cộng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, chọn là giờ ‘G’ ngày ‘N’ tổng tấn công dứt điểm VNCH. Sài Gòn đã rối loạn vì hơn mấy chục sư đoàn cộng sản Bắc Việt đã áp sát thủ đô. Một số đại pháo được tập trung nã vào các khu vực đông dân cư trong nội thành. Phần khác là do đám quan quyền, ngày thường ngồi trên ăn đủ, cùng với bọn nhà giàu... tới tấp ra đi, khiến cho lòng người càng thêm tơi tả. Tuy rằng trung ương không còn đại bàng nhưng khắp bốn hướng, Quân Lực VNCH vẫn chiến đấu dũng mãnh, gần như lấy máu xương của chính mình để ngăn cản bước tiến của giặc. Lữ đoàn 4 Nhảy Dù, Sư Ðoàn TQLC, Sư đoàn 18 BB, Lực lượng III Xung Kích, Liên đoàn 4 Biệt Ðộng Quân, Sư đoàn 22 BB, Giang Ðoàn 54 Tuần Thám, Lực Lượng Ðịa Phương Quân + Nghĩa Quân.. và đặc biệt là Chiến Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, từ ngày 26-4-1975, đã được lệnh về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu.

Nhưng giữa lúc người lính bộ đang lội trong biển máu thù, thì trên trời gần hết những phi công anh hùng của QLVNCH đã ngoảnh mặt phủi tay ra đi không trở lại, hoặc bay về đất Thái hay hướng thẳng biển đông. Khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất thêm hiu quạnh thảm thê với xác người nằm bất động, lẫn lộn với quân trang quân dụng, cơ phận máy bay, vũ khí và những lính quèn hèn mọn, giờ phút cuối vẫn ở lại tử thủ với phi trường.

Nhưng không phải ai cũng tham sống sợ chết, chỉ muốn hưởng vinh hoa phú quý mà người Mỹ hứa hẹn. Vẫn còn vài chiếc Hoả Long AC119 K, cùng với hai khu trục A1 Skyraider, đã không ngừng lên xuống, nã đạn pháo, thả hỏa châu, soi sáng giúp quân bạn đang chiến đấu dưới đất. Anh hùng nhất là Trung Úy phi công Thành, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Ông đã lái AC119 bắn phá những vị trí pháo của VC quanh phi trường, nhờ vậy nhiều người trong số này có tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu tư lệnh KQ, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH mới bay được trực thăng riêng từ tư gia ở Tân Sơn Nhất, ra chiến hạm đi Mỹ. Thương thay người hiền không bao giờ sống lâu, nên Trung Uý Thành đã gãy cánh vào lúc 6 giờ 46 phút, rạng sáng ngày 29-4-1975, khi chiếc hỏa long của ông bị một hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt cánh máy bay và bốc cháy trên bầu trời.

9 giờ 30 sáng ngày 29-4-1975, Sài Gòn đã hỗn loạn khắp nơi. Do trên tướng Smith yêu cầu đại sứ Martin cho thi hành giải pháp ‘4’ trong chiến dịch di tản nhưng đã bị từ chối. Nguyên do vì đại sứ Mỹ lúc đó vẫn còn ngây thơ tin rằng “tổng thống VNCH Dương văn Minh có khả năng hoà hợp, hòa giải với VC“ để vãn hồi hòa bình cho VN. Cùng ngày, từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Kissinger đã gọi điện khẩn cấp sang Sài Gòn, ra lệnh cho đại sứ Martin phải di tản gấp. Từ đó, Martin mới cho lệnh đốn cây đa cổ thụ trước sân toà đại sứ vào lúc 11 giờ 01 phút, để làm bãi đáp cho trực thăng. Ðây cũng là thời gian, Martin gơi ý “nhờ TT Dương văn Minh giả bộ đuổi Mỹ trên đài phát thanh Sài Gòn“. Có như vậy siêu cường Hoa Kỳ mới chạy khỏi VN trong danh dự, đồng thời giúp TT Minh có chính nghĩa.

Nhờ bài bản xuất sắc, diễn viên ăn khớp, Martin đã cứu nước Mỹ phần nào bớt mất mặt trước đồng minh thuộc phe thế giới tự do, cũng như kẻ thù Liên Xô-Trung Cộng. Nhưng đồng thời Martin chính là người đã phá hỏng kế hoạch di tản, vì lúc chịu thi hành thì trời đã tối nên các tài xế xe bus đều nghỉ việc, khiến cho nhiều người có tên trong danh sách di tản không được đón. Ðể cứu vãn tình thế nguy cấp tồi tệ trên, tướng Smith đã cho các loại trực thăng nhỏ của hãng Air American đi bốc người thế xe bus nhưng đã quá trễ.

Ba mươi bảy năm về trước, người Sài Gòn làm sao quên được cảnh tượng hai ngày 29 và 30-4-1975, nếu có dịp đi ngang qua tòa đại sứ Hoa kỳ, kế toà đại sứ Pháp và nhà thờ Tin Lành, nằm trong chu vi các đường Hồng Thập Tự, Hai Bà Trưng và đại lộ Thống Nhất. Có thể gọi được là một biển người, đã tụ tập trước hai cánh cổng sắt vô tri của tòa đại sứ. Lúc đó người nào giơ hai tay lên cao, trong đó ngoài các giấy tờ còn có những nắm đô la dầy cộm, với những tiếng gào thét, van nài nghe thật là bi thiết não nuột, trước những cặp mắt gần như lạc thần lạnh lẽo của lính Thủy quân lục chiến Mỹ. Ai cũng lăm lăm tay súng có gắn lưỡi lê, làm như đang lăm le sẵn sàng phanh thây xé xác bất cứ ai, muốn xé rào vượt cổng.

Cùng lúc quang cảnh phía bên trong khuôn viên của tòa đại sứ cũng đâu có khác gì bên ngoài. Sóng người đang đùn ép, xô lấn, cấu xé với nhau để tới cho được chân tường, dẫn vào cầu thang lên sân thượng, nơi đoàn trực thăng dùng làm bãi đáp lên xuống, để bốc người ra chiến hạm. Màn đêm lúc đó như được Thượng Ðế ban thêm ân huệ, nên cứ kéo dài hơn, để cho những kẻ chờ đợi nuôi chút hy vọng mỏng manh trong cơn tuyệt vọng. Tóm lại đến giờ phút hỗn loạn đó, thì không ai còn cần chú ý làm gì tới danh sách nữa. Bốc người tại chỗ, có nghĩa là ai mạnh chen được tới trước thì đi, khiến cho hằng vạn người từng giúp Mỹ rất đắc lực như thơ ký, thông dịch viên, nhân viên tình báo, cảnh sát chìm... cứ ngóng cổ chờ di tản, rốt cục sáng ra mới biết Mỹ đã đi hết rồi.

Ðể thi hành chiến dịch di tản bằng trực thăng, tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là Carey từ chiến hạm bay vào tòa đại sứ lúc 13 giờ 15 chiều 29-4-1975 và hạ cánh tại Dao. Cùng lúc có một Toán Không Lưu do thiếu tá KQ Dave Cox chỉ huy. Họ dọn dẹp sân thượng và chỉ dẫn đoàn trực thăng từ biển vào bốc người. Trong lúc đó súng cối và đại bác của VC quanh Sài Gòn nổ tới tắp.

15 giờ 06 phút chiều 29-4-1975, một đoàn 12 chiếc trực thăng Mỹ, chở TQLC do trung tá J.L Bowltan chỉ huy, thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm 76 tới bố trí quanh Dao để giữ an ninh. Ðoàn trực thăng lên xuống bốc người không ngớt, mỗi chiếc chở một lần từ 50-60 người.

Nhưng cuộc di tản đã gặp trở ngại vì bãi đáp trực thăng trúng đạn pháo kích của VC bốc cháy. Trong lúc sự liên lạc giữa toán không lưu và các phi công cũng bi trục trặc vì máy truyền tin bị hỏng, còn trung tâm tiếp vận đài tại Sài Gòn hoàn toàn tê liệt.


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 10904125-saigon4

Những giờ phút cuối, để giải quyết số người còn ứ đọng, Mỹ phải dùng các loại trực thăng lớn CH6 và H53 đáp ngay tại bãi đậu xe trước tòa đại sứ. Song song với trực thăng Mỹ, trực thăng của KQ/VNCH cũng bốc người ra đi từng đoàn. Thành phố đã bị cúp điện hoàn toàn từ 6 giờ 30 tối 29-4-1975. Khắp nơi trời đất tối thui, dân đen thì run rẩy núp kín trong nhà để giữ mạng, phần lính tráng còn lại, từ quan tới thuộc cấp, ai cũng cố chong con mắt chờ sáng trong các giao thông hào, đợi phép lạ mà tổng thống Dương văn Minh đã hứa là sẽ tới vào sáng ngày 30-4-1975.

Sài Gòn đã chết từ đó, chỉ còn có tiếng quạt của các loại trực thăng gầm thét đinh tai điếc óc nơi khoảng không gian mà Mỹ còn làm chủ, nhờ sự bảo vệ của QL/VNCH trong giờ thứ 25 dưới đất. Ðây cũng là những lời thóa mạ cuối cùng của người Mỹ trước khi về nước, để lại nghìn đời trên xác chết chưa chôn của miền Nam VN trong thế kỷ XX.

Cũng lúc đó, nơi các nẻo đường vắng ngắt dẫn về thương cảng, bến tàu Sài Gòn, từng chặp từng chặp lại xao động bởi tiếng máy nổ ròn của đủ loại xe dân, linh... xen lẫn đâu đó là các tràng súng ngắn. Lúc này bọn sĩ quan đào ngũ, bọn nhà giàu bất lương, bọn văn nghệ sĩ cà chớn một thời phá nát miền Nam... cũng ôm đầu chạy trối chết, tới các bến tàu, để tìm đường vượt thoát cộng sản, trên các chiến hạm Hải quân và Thương thuyền đang hối hả nhổ neo ra khơi. Súng nổ, đạn cối rơi, hỏa tiễn xuyên phá, tiếng trực thăng gào thét... như những giọt nước mắt trước cơn mưa thống hận VN, ba mươi bảy năm qua cũng vẫn là những hình ảnh và âm thanh, mà người Sài Gòn đã cảm nhận trước vài giờ, khi toàn thể non sông Hồng Lạc bị đắm chìm trong vũng bùn ô uế của XHCN thiên đàng.

Ðúng 9 giờ tối đêm 29-4-1975 cuộc di tản tại Dao kết thúc. Người Mỹ vội cho thiêu hủy toàn bộ những gì còn lại trong toà nhà này, mà một thời được coi như một tòa Tiểu Bạch ốc ở phương đông. Chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh lúc 12 giờ đêm, bỏ lại đằng sau tòa nhà trong biển lửa.

Riêng tại tòa đại sứ Mỹ, sự di tản đã gặp rất nhiều khó khăn vì đèn không đủ soi sáng hiện trường, còn bãi đáp thì quá nhỏ không thích hợp cho các loại trực thăng lớn, Tuy nhiên việc bốc người vẫn được tiếp tục, từ 11 giờ đêm 29-4-1975 cho tới 3 giờ sáng ngày 30-4-1975. Sự liên lạc bằng vô tuyến giữa Sài Gòn và Hoa thịnh Ðốn cũng chấm dứt lúc 1 giờ 06 phút, khi trạm liên lạc vệ tinh tại Dao đã bị phá hủy. Ðể nối liên lạc giữa Mỹ và toà đại sứ, Không quân Hoa Kỳ phải thiết lập một trạm liên viễn thông vệ tinh trên chiếc C130, nhưng vẫn không mấy hiệu quả.

3 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ ngoại giao Mỹ ra lệnh cho tòa đại sứ Sài Gòn chấm dứt di tản nhưng Martin không chịu thi hành, vì lúc đó tại chỗ vẫn còn hơn 12.000 người chờ bốc ra chiến hạm. Tới 4 giờ 56’ sáng, chính Tổng thống Ford ra lệnh bằng điện thoại, bắt buộc ông đại sứ phải rời VN. Do không còn cách nào lựa chọn, Martin đành phải bỏ lại 420 người đang đợi, trong số người này có cả nhân viên của toà đại sứ Nam Hàn. Martin ra đi đơn độc với con chó nhỏ tên Nitnoy, trên chiếc trực thăng CH46, do Ðại Uý Thủy Quân Lục Chiến tên G. Berry lái.

Tù phút đó, chỉ còn lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh tòa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong tòa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Ðúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tròn 21 năm, từ lúc tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài Gòn. Tình đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.

Theo tài liệu được Mỹ công bố, thì tòa đại sứ và Dao ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Ðể hoàn thành công tác trên, người Mỹ đã xử dung trực thăng của Sư đoàn 7 Không quân và Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J. Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào Dao tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Tuy người Mỹ đả chính thức rời Sài Gòn vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. Vì có quá nhiều người, nên Mỹ đã phải xô nhiều trực thăng xuống biển, để làm bãi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu mỹ kim nhưng cũng đã cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không còn một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đã mất.

Ba mươi bảy năm trước hay bây giờ, người Mỹ cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của quốc gia mình mà thôi. Bởi vậy muốn đem quân vào VN, người Mỹ phải giết một tổng thống dân cử của bản xứ. Rồi để rút quân an toàn về nước, khi đã đạt xong mục đích chiến lược kinh tế của mình, Mỹ lại dùng áp lực quân viện, để bắt buộc đồng minh của mình, ký vào một hiệp ước giả mạo phi luân. Cuối cùng dùng nó để bán đứng quốc gia VN, chôn vùi tương lai của dân tộc anh hùng trong vòng nô lệ của cộng sản đệ tam quốc tế, suốt thời gian từ đó tới bây giờ. Tất cả đúng như lời Sir R. Thompson đã viết năm 1989 trong tác phẩm ‘Make for the hill‘, đại ý ông nói rằng, sự sống của miền Nam VN đã bị bán đứng, vì cảnh cấu xé của nước Mỹ. Riêng Nixon, nhân vật chính đã cùng Kissinger đạo diễn tấn thảm kịch VN hôm nay, cũng đã viết những lời sám hối trong ‘No More VietNam‘. Ông viết rằng, tôi đã nhìn thấy những vấn đề nan giãi của hiệp định Ba Lê, nhất là sự thỏa hiệp, cho phép bộ đội Bắc Việt công khai ở lại và xâm lăng miền Nam. Nhưng đau đớn nhất, có lẽ là lời phát biểu của M. Gauvin, nguyên Ủy Viên Giám Sát Quốc Tế (ISCC) tại VN. Ngay khi thấy CS Hà Nội ngang nhiên xé bỏ hiệp định ngưng bắn mà chúng vừa ký kết chưa ráo mực, tấn công xâm lăng VNCH, bất chấp cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Vì vậy ông đã viết bài đăng trên tờ The Times số 59362 ngày 5-4-1975 rằng, sự thất bại của VNCH đã bắt nguồn từ hiệp định Ba Lê, vì nó chẳng bao giờ phản ảnh được ý muốn và nguyện vọng của dân nước VNCH.

Một thập niên sau ngày Mỹ bỏ chạy khỏi Sài Gòn trong đêm tối trên mái nhà, do những biến chuyển chính trị thế giới, quan trọng nhất là sự hòa hoãn giữa Nga-Hoa cũng như sự liên hệ của Mỹ và Trung Cộng có chiều hướng thay đổi. Ðể chiếm phần ưu tiên, người Mỹ lại tìm cách mon men trở lại Ðông Dương lần thứ 4 vào tháng 4-1985. Bởi vậy một phái đoàn cao cấp của Mỹ, do Richard Armitage cầm đầu, cùng với phụ tá ngoại trưởng Mỹ là Paul Wolfonwitz (đặc trách Ðông Á và Thái Bình Dương), lần đầu tới Hà Nội, với chiêu bài ‘tìm lính Mỹ mất tích và hài cốt quân Hoa Kỳ còn tại VN’. Sự kiện giằng co úp mở giữa hai nước, cho tới khi phái đoàn nghiên cứu Mỹ do cưu bộ trưởng quốc phòng Mc.Namara, sau khi thăm viếng Hoa Lục về, đã tiết lộ âm mưu Trung Cộng đang có dã tâm muốn trở thành bá chủ Á Châu và Thái Bình Dương. Vì thế Hoa Kỳ mới mở phòng liên lạc giữa hai nước vào ngày 3-2-1995 và nối lại bang giao năm 1996. Một Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sau 22 năm chiến tranh chấm dứt, đã chính thức xác nhận sự bình thường hoá ngoại giao với VC.

Tóm lại lịch sử đã ngừng lại và quay tròn đúng vào thời điểm cũ trên đất nước tội nghiệp VN. Cả hai: Tài phiệt Hoa Kỳ và cộng sản đệ tam quốc tế cũng đều vì quyền lợi riêng tư của mình, nên muối mặt đổi thù thành bạn. Lần này không còn sử dụng được chiêu bài VN là tiền đồn chống cộng, nên người Mỹ đã công khai tới VN qua danh phận lái buôn lái súng. Hiện trong cộng đảng cầm quyền đã manh nha hai phe theo Tàu, theo Mỹ. Nhưng dù VN có theo phe nào chăng nửa, thì chắc chắn đất nước chúng ta cũng sẽ bị cuốn hút theo vết xe lịch sử, khi Trung Cộng công khai gây nên thế chiến lần thứ 4 tại Á Châu-Thái Bình Dương.

Ðọc và viết lịch sử, không phải để khóc hận than thân, mà là lấy đó làm một kinh nghiệm để hành động cứu nước trong thực tại và tương lai. Năm 1954, khi cộng sản đệ tam chiếm được miền Bắc, một số ít trí thức khoa bảng chạy vào làm trùm tại VNCH, nên họ chẳng hề biết gì về kinh nghiệm sống chung với VC. Ngày 30-4-1975, khi VC chưa vào Sài Gòn, số trí thức khoa bảng trên lại ù trốn chạy sang Mỹ hay ngoại quốc. Họ không hề biết thế nào là sự đổi đời của phận người xuống hàng súc vật. Ở ngoại quốc vì quá tự do cái miệng, nên vẫn chứng nào tật đó, coi sự hiểu biết của mình qua mớ bằng cấp có được (thật hay dõm đâu ai biết?) ngang hàng với lãnh tụ, muốn ai cũng phải theo ý và đứng sau lưng mình. Họ vì không sống thật với lịch sử nên chẳng bao giờ có kinh nghiệm lịch sử, vẫn ảo tưởng xây lâu đài và chức phận trên cát biển, vẫn ngây thơ muốn hòa hợp hòa giải, với một đảng cướp tàn bạo bất lương, qua tám mươi năm chỉ lừa bịp lường giết đồng bào và bán nước mình mà thôi. Tệ nhất là những ngài trí thức và gia đình mình, lúc nào cũng thích sang giàu hạnh phúc nơi thiên đường Âu Mỹ, mà mồm thì luôn xúi người khác, nếu đi hết biển, thì phải trở về để làm nô lệ cho cộng sản.

Cũng may bọn người này không nhiều và ngày nay hầu hết đều giống như những bình vôi gìà nua, mà Phan Khôi từng ví với bọn cán ngố miền Bắc trong tác phẩm ‘Trăm Hoa đua nở‘, chỉ nổ trên giấy hay nằm trơ trọi trong góc đời hiu quạnh về chiều.

Thảm thê cho thân phận nhược tiểu VN./.

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Quốc Hận 30-4-2012

MƯỜNG GIANG


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bí mật Dinh Ðộc Lập (TS Nguyễn Tiến Hưng)
- Larry Engelmann (nước mắt trước cơn mưa, bản Việt của Nguyễn Bá Trác).
- Không hòa bình, chẳng danh dự (Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch).
- Những ngày cuối cùng của VNCH của Nguyễn Khắc Ngữ.
- Báo chí hải ngoại (PNDD, KBC, Tiền Phong, Hồn Việt)
- Khi Ðồng Minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hưng
- Chiến sử VNCH của Phạm Phong Dinh
- Chiến tranh VN toàn tập của Nguyễn Ðức Phương
- Thân Phận Người Lính VNCH của MG
- Tôn vinh Cuộc Chiến Đấu Thần Thánh Của QLVNCH (Phạm Kim Vinh)
- Đôi Dòng Ghi Nhớ (Phạm Bá Hoa)



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Images?q=tbn:ANd9GcQnCYCr_Cpy7d6DnaxVLrzsVz2N5enbTgFj1VlRWJGNHJoUGxrI
Về Đầu Trang Go down
vuvan
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Đêm cuối cùng tại Sài gòn   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeWed Apr 17, 2013 5:46 pm

.
Đêm cuối cùng tại Sài gòn.

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 9k=

Tôi rời Việt Nam lúc 9 giờ 15 sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Một ngày trước khi miền Nam bị Cộng Sản cưỡng chiếm. Lúc đó, tôi là một quân nhân thuộc Sư Ðoàn 5 Không Quân, phục vụ cho xưởng vô tuyến đặc biệt tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Lúc bấy giờ khoảng 6 giờ chiều ngày 28-4. Sau cơn mưa rào, bầu trờI Sàigòn thật trong vớI vài cụm mây trắng lãng đãng trên nền trờI xanh ngắt. Ðột nhiên, tôi nghe những tiếng bom nổ lớn từ hướng phi trường Tân Sơn Nhất. Những cột khói đen, có thể nhìn thấy từ mấy cây số, bốc cao. Còi báo động hú lên inh ỏi. Từ chiếc radio, ngườI xướng ngô viên cho biết phi trường Tân Sơn Nhất đã bị dội bom bởi hai chiếc khu trục cơ của chính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (một điều thật đáng buồn).

Ăn vội bát cơm và khoác vội bộ quân phục, tôi chào bố mẹ rồi nhảy phóc lên chiếc Yamaha nhắm hướng Lăng Cha Cả trực chỉ. Lúc ấy, tôi không biết đó là lần cuối cùng tôi thưa chuyện cùng bố mẹ tôi cho đến gần hai mươi năm sau.

Tôi là một trong những người đầu tiên vừa tớI cổng Phi Hùng thì hai cánh cổng sắt đã được kéo ngang cùng những vòng kẽm gai chắn lối. Lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ vừa được ban hành. Sau mười lăm phút đợi chờ, hoang mang và không biết phải làm gì, cuối cùng tôi quyết định trở về nhà. Tôi quay lại định trở đầu xe thì mới biết, sau lưng tôi đã có hơn trăm chiếc xe gắn máy đủ loại đã đậu chắn lối tự bao giờ. Chẳng còn một chọn lựa nào khác, tôi đành ngồi yên trên xe tiếp tục chờ đợi…

Khoảng một giờ sau, cánh cổng trại Phi Hùng được mở rộng. Chúng tôi ùa vào như đàn ong vỡ tổ. Ðường đi tối như mực vì không có điện. Ngọn đèn pha của chiếc Yamaha hầu như không đủ soi sáng mặt đường nhựa, ngổn ngang dẫy đầy những mảnh vụn của gạch ngói.
Như đã trình bày ở trên, tôi phục vụ cho xưởng vô tuyến đặc biết (còn được gọi là xưởng Bravo) thuộc Sư Ðoàn 5, Không Quân. Ðây là một căn cứ mật, có nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo, xác định những mục tiêu của địch, rồi cung cấp những dữ kiện này cho các phi đoàn oanh tạc cơ Việt-Mỹ. Xưởng Bravo gồm ba dãy nhà hình chữ U, nằm chơ vơ, biệt lập trên một khu đất rộng. Về phía bên trái cũng như bên phải, là những ụ máy bay, hay cho dễ hiểu, là những chỗ đậu cho những chiếc phi cơ AC-47 thuộc phi đoàn 718. Sau lưng Bravo khoảng nửa cây số là phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất. Từ sân sau, chúng tôi có thể quan sát rõ ràng những chiếc phi cơ cất cánh và hạ cánh. Vì lí do an ninh, tôi bắt buộc phải đậu xe cách xưởng nửa cây số, qua một cổng sắt, đi bộ băng ngang qua một dãy phi đạo ‘taxi’ rồi mới tới sở.

Tới xưởng Bravo, tôi thật bàng hoàng vì những cảnh tượng trước mặt. TrờI tối như mực, không một ánh đèn ngoại trừ ánh trăng yếu ớt. Hai chiếc phi cơ AC-47 bên tay trái và phải đều bị trúng bom thiêu hủy hoàn toàn. Dãy nhà hình chữ U đã bị sập một nửa vì sự chấn động và sức ép của bom. Mảnh vụn của gạch ngói vung vãi khắp nơi, đồ đạc đổ vỡ ngổn ngang.

Sau khi dọn dẹp sơ sài, anh em chúng tôi điểm danh tập họp, trang bị vũ khí và chia nhau canh gác. Ðêm hôm đó, chúng tôi phải trải chiếu ngủ trên nền xi măng ngoài bờ hè vì nhà ngủ đã bị hư hại. Tôi tìm được một góc hè, ngả lưng và thiếp đi lúc nào không biết.
Ðang ngon giấc, bỗng tôi choàng tỉnh vì một tiếng ‘ầm’ vang dội cả một góc trời. Lúc đó khoảng 4 giờ sáng. Có tiếng la lớn: “Pháo kích, pháo kích, chết mẹ, tụi Việt Cộng pháo kích. Xuống hầm mau.”. Tôi bật dậy như một cái lò xo, quơ tay chụp cây M16, lao mình nhảy vội xuống hầm trú ẩn. Những trái đạn pháo kích rớt đều cách nhau vài phút.

Những tiếng rú ghê rợn của đạn pháo kích ‘chiiiuíiiuuu’ rồi “ââầmmm” rồi “chiiiuíiiuuu” rồi “ââầmmm” kéo dài gần ba giờ đồng hồ. Lúc gần, lúc xa.

Có lúc, tôi tưởng chừng như trái đạn rớt chỉ cách chúng tôi vài mét. Những mảnh vụn cùng đất đá bị bắn lên cao, rơi xuống như mưa trên đầu chúng tôi.

Trời hừng sáng, đạn pháo kích thưa dần rồi ngưng hẳn. Chúng tôi bò lên khỏi hầm, duyệt xét lại cơ xưởng và kiểm điểm những hư hại. Tạ ơn Chúa, xưởng Bravo cũng không hư hại hơn, và không ai trong chúng tôi bị thương tích gì cả. Sau khi làm vệ sinh cá nhân dã chiến, chúng tôi chia nhau dọn dẹp. Ðang loay hoay sắp lại những đồ vật, bỗng tôi nghe tiếng nói nhỏ bên tai : “Ê Sỹ, tao với mày “dzọt” về nhà. Tao thấy ở đây không khá được. Tao đang giữ chìa khóa xe pick-up của sở, tụi mình viện cớ đi mua đồ ăn sáng cho anh em, rồi “dzù” luôn.".

Tôi ngẩng nhìn lên, nhận ra Lễ, một đồng đôi. Lễ ở gần nhà tôi, chỉ cách nhau một khoảng đường. Tôi ngập ngừng, suy nghĩ một lát rồi xiêu lòng đi theo Lễ ra chiếc xe pick-up. Trên đường ra cổng tôi mớI có dịp quan sát kỹ cảnh hoang tàn sau một đêm bị dộI bom và pháo kích. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Phi trường Tân Sơn Nhất thật tang thương như vừa trải qua một trận động đất kinh hồn. Ðó đây, những chiếc phi cơ bị trúng đạn pháo kích, thiêu huỷ, cháy rụi, còn lại chỉ là một khối sắt đen sì. Dọc hai bên đường, những ngôi nhà cũng bị đạn pháo kích tàn phá, đổ nát. Một vài xác người chết nằm cong queo, đẫm máu, bên vệ đường. Cảnh đỗ vỡ, chết chóc cùng với mùi khét lẹt trong không khí đã làm cho tôi có một cảm giác rùng mình, ớn lạnh.

Từng đoàn người lũ lượt, tay xách nách mang, bồng bế, dắt dìu nhau nối đuôi nhau ra cổng. Họ là những gia đình quân nhân sinh sống trong khu gia binh đang tản cư ra ngoài để tìm sự an toàn. Sẵn có xe, chúng tôi đã tình nguyện chở giúp một số người, phần đông gồm đàn bà và con nít.

Tới cổng, tôi và Lễ bị quân cảnh đuổi trở vào. Anh quân cảnh với sắc mặt lạnh như tiền, trên tay cây M16, chặn chúng tôi lại và hô lớn: “Dân đi ra, lính đi vô.”. Tôi và Lễ tiu nghỉu, vòng xe trở lại.

Tôi và Lễ trở lại Bravo khoảng 7 giờ rưỡi. Ðây đó, bạn bè tụm năm tụm ba bàn tán. Tôi và một vài ngườI nữa đứng ngoài sân sau xem những chiếc phản lực cơ A-37 và F-5E gầm thét trên không trung, bắn từng quả rocket và thả bom vào những vị trí địch quân, lúc bấy giờ có lẽ đã sát bên phi trường. Một chiếc vận tải cơ C119, chậm chạp bay trên bầu trời. Bỗng nhiên, một vệt khói đen từ chân trờI vút lên. Chiếc hoả tiễn tầm nhiệt SR7 xé gió, trong chớp mắt phá nát đuôi chiếc C119 làm nó chao đảo rồi chúi đầu đâm thẳng xuống đất. Chiếc phi cơ hai cánh quạt rơi như một quả chuối, chạm mặt đất, nổ tung tạo nên một khối lửa màu cam khổng lồ. Tôi không biết là ngườI phi công và những quân nhân trên chiếc phi cơ xấu số đó có kịp bung dù thoát ra ngoài hay không. Thật là một cảnh tượng hãi hùng mà tôi được chứng kiến.

Khoảng gần 8 giờ, đạn pháo kích lại bắt đầu rơi. Một lần nữa, chúng tôi lại lao mình xuống hầm trú ẩn. Lần này, hình như bọn Việt Cộng đã chiếm được đài không lưu, có ‘đề-lô’ chấm toạ độ rõ ràng nên những trái đạn rơi thật chính xác. Từ hầm trú ẩn, tôi đã được mục kích cảnh từng chiếc phi cơ bị thiêu hủy. Một chiếc…, hai chiếc…, ba chiếc… chiếc này theo sau chiếc kia, từng chiếc một, trúng đạn và bốc cháy.

Ðến gần 9 giờ sáng, đạn pháo kích ngừng rơi. Chúng tôi lại bò lên khỏi hầm trú ẩn, hoang mang không biết việc gì sẽ xảy ra kế tiếp. Từ sân sau của sở nhìn ra phi đạo chính, chúng tôi thấy những chiếc A37, những chiếc F5, rồi đến những chiếc C-130 thay phiên nhau cất cánh. Lúc đầu không ai để ý nhưng khi càng ngày càng nhiều phi cơ cất cánh, lúc đó, chúng tôi mới vỡ lẽ là ‘bà con’ đang di tản. Tất cả mọi người đều nhốn nháo. Sau những lời đôi co bất đồng ý kiến, chúng tôi được lệnh bỏ sở, chen nhau trên chiếc xe pick-up, ra phi đạo với hy vọng mong manh sẽ tìm được một chiếc phi cơ.

May thay, cuối một đường của một phi đạo nhỏ, chúng tôi gặp một chiếc C-130 đang quay máy chuẩn bị để ‘taxi’ ra phi đạo chính. Trên phi cơ, đã có hơn 200 người, chen chúc nhau ngồi trên sàn sắt lạnh. Anh em chúng tôi lần lượt lên tàu, cũng ngồi bệt xuống sàn tàu như mọi người khác. 9 giờ 15 phút sáng 29 tháng 4 năm 1975, chiếc C-130 lướt nhanh trên phi đạo rồi nhấc bỗng khỏi mặt đất, vĩnh viễn đưa tôi rời xa thành phố Sài Gòn, nơi tôi đã sống và lớn lên vớI hàng ngàn kỷ niệm buồn vui. Trên 200 gương mặt trầm tư, mỗi người mang một tâm trạng khác nhau, một nỗi buồn riêng tư của chính mình. Tất cả đã được thể hiện trên gương mặt mỗi người với nét đăm chiêu, tư lự. Riêng tôi, sang hôm đó, tôi cảm thấy buồn và mất mát rất nhiều. Lý do thật giản dị, tất cả những người thân yêu của tôi đều ở lại. Tôi biết lần ra đi này, có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại những gương mặt thân yêu đó nữa.

Bất giác, một giọt nước mắt trào ra từ khoé mắt và lăn dài trên má của tôi.

Trần Quốc Sỹ


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 9k=

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Video 38 Năm Nhìn Lại - Sài gòn 30.4.1975 (p01 + 02)   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeThu Apr 18, 2013 3:10 am

.

Video 38 Năm Nhìn Lại - Sài gòn 30.4.1975 (p01 + 02)

Phạm Cơ – VFTV Houston


.

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeFri Apr 19, 2013 11:28 pm


.
Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ


Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần thì tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Fall-of-saigon_zps8e615090
Báo Washington Post đưa tin Sài Gòn thất thủ

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng khoảng 500 chiếc và gần 400 khẩu đại bác đại bác bị bỏ lại , một số bị phá hủy còn lại lọt vào tay BV.

Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn 1 và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn). Toàn bộ trên trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết. Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đã biến thành chiến lợi phẩm của BV. Nhà báo Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:

“Chiến lược ‘đầu bé đít to’ của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, ‘đất cằn sỏi đá’ miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về phòng thủ vùng đông dân , mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải.

Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược ‘Đầu bé Đít to’ của ông Thiệu đã làm tan rã 1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.

Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan rã hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.

Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.

‘Thành quả’ chiến lược ‘Đầu bé Đít to’ của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đã vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay”.

Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98.


Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm quân viện cho miền Nam tài khoá 1975 chỉ còn 700 triệu khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược, hoả lực giảm hơn 70%, kế hoạch tái phối trí TT Tổng Thống Thiệu lại đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam.

Điều nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vã, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đã lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đã đưa dao cho người ta giết mình. Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của miền Nam gồm xe tăng, đại bác các loại và cả máy bay chiến đấu đã được Cộng quân khai thác xử dụng

Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm 1975, 1976 để nuốt trọn miền Nam, như thế họ cũng đã đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của VNCH nhưng kế hoạch di tản của TT Thiệu và những lệnh không dứt khoát của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho BV

(“Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.)

Trong phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình, khi trả lời phỏng vấn, Văn Tiến Dũng cũng nói Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm của tái phối trí đã dọn cỗ sẵn cho BV, tạo thời cơ cho họ rút ngắn thời hạn tổng công kích.

CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, lần này họ xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 – 1975, Bắc Việt đưa vào hai Quân khu 1 và 2 tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn 1) vào cộng với hơn một chục Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ hùng hậu của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh… Tài liệu CS cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến, Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Chưa bao giờ họ gặp cơ hội tốt như thế, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho đối phương

Trong khi BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực… đánh xả láng một ván bài chót thì miền Nam hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn chận bước tiến của đối phương.

Tài liệu CS cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam Bộ tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu 5 chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum… nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc... mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn... và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.

Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu… ồ ạt vào miền Nam của BV, người ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập để ngăn chận bước tiến quân của họ như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường… Thượng cấp quan tâm tới cuộc phòng thủ phần đất còn lại thì ít mà lo cho kế hoạch “Tẩu vi thượng sách” của mình thì nhiều.

Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của BV phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của miền nam tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy độïng Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.

BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

- Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.

-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.

Sư đoàn 18 và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng,

Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệïnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệïnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.

Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.

Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.

Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi)ø gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 , (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. (dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương)

Kế hoạch BV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươcù Trong, Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. .. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.

Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 hoặc 6 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn BV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập đã nói và trích tài liệu CS như sau:

“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”

Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế. … nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu 1 và 2 của VNCH, CSBV chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. BV dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn.

Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã gần hết đạn, sau khi các đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Theo cựu Đại Tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92) đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía Cộng quân.

Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công tấn công Tân cảng, cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi Đại tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống như thế chứng tỏ họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.

Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm, BV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232 CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộï 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.

Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã tẩu gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4-1975 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Z
.

Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh SG - 29, tháng 4-1975


.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Đời Tỵ Nạn… sau tháng tư đen 1975   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeTue Apr 23, 2013 11:39 pm


.
Đời Tỵ Nạn… sau tháng tư đen 1975


Sau tháng tư đen 1975 những chiến hữu Nha Kỹ Thuật di tản sang Hoa Kỳ, đông đảo nhất là Quân Nhân thuộc Sờ Công Tác Nha Kỹ Thuật Bộ Tồng Tham Mưu. Đơn vị sở Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác, Đoàn 11 và 71 đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng, Đoàn 72 căn cứ Tiên Sa trước Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT cạnh Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải bên kia là đèo Hải Vân, Đoàn 75 căn cứ tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 nằm trong khu cấm tại Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế, Long Thành, Biên Hòa.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn P1030103

Cuối tháng 3 năm 1975 sau biến cố Di tàn miền trung Bộ Chỉ Huy Sờ Công Tác từ Sơn Trà Đà Nẵng xuôi Nam về Sàigòn bằng "Hải Lộ Kinh Hoàng" theo những chuyến xà lan, những chuyến tàu đủ loại, những chiếc tàu kéo về đến Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối cùng là Kho 18 Khánh Hội, Quân 4 Sàigòn chứng kiến hàng ngàn quân nhân và đồng bào đã bỏ mạng trên đoạn đường Hải Lộ Kinh Hoàng này.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Di_tan_mien_trung_1975sized

Tháng 3 năm 1975, Đoàn Công Tác 75 đóng tại Pleiku chịu chung số phận với cuộc triệt thoái lịch sữ Cao nguyên, bằng đủ mọi phương tiện, Bộ Chỉ Huy, các Toán cùng khu gia binh, đi tản đường bộ băng rừng những phụ nữ và trẻ em chân tả tơi, giày dép rách nát còn lại những đôi vớ rách nát bao chân, không tiếp tục hành trình, cuối cùng tá túc lại những buôn Thượng, một số khác đã được Phi Đoàn 219 đón giữa rừng và đưa về Tuy Hòa. rồi gặp nhau tại Nha Trang, có người tìm đủ mọi phương tiện cuối cùng số quân nhân còn lại về tập trung tại kho 18 và sát nhập vào các Đoàn thuộc Sở Công Tác tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm hành quân thu thập tin túc cho Quân Đoàn 3 cũng như Biệt Khu Thủ Đô.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn RefugeesInStreetFleeing_jpg

Vòng đai thủ đô Sàigòn lúc này đã bị vây chặt bỡi nhiều sư đoàn của cộng quân, cùng chung số phận này Đoàn Công Tác 68 đồn trú tại Long Thành cũng về tại Kho 18 Khánh Hội và tiếp tục hành quân với tất cả các Đoàn khác của Sở Công Tác khu vực hành quân trong thời gian này là vòng đai của Sàigòn giáp ranh vơí Tỉnh Bình Dương, như Ấp Đồn, Bình Triệu, và một số công tác khác thuộc Quận Gò Vấp tỉnh Gia định khu vưc vòng đai Phi Trường Tân Sơn Nhất, phía ngoài Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Hốc Môn và Xa Lộ Đại Hàn.
Ngoài một số toán chịu trách nhiệm bảo vệ yếu nhân thuộc Bộ Tổng Tham Mưu và một số toạ độ bí mật được giao phó tại Biệt Khu Thủ Đô và các quận của Tỉnh Gia Định



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 3308023019_a7e1853730

Tối 29 tháng 4 năm 1975 BCH Sở Công Tác cùng các Đoàn Công Tác rời sông Sàigòn bằng Đoàn tàu Quân Vận tại Kho 18 cùng với đoàn tàu của Hải Quân, một số toán trong vùng Hành Quân vẫn chưa có phương tiện để về cùng triệt xuất cùng đi, cũng như lần di tản miền Trung khi đoàn tàu rời bải biển Tiên Sa ra khơi một số toán vẫn còn hành quân trên đèo Hãi Vân và sau này hình ảnh lại được xuất hiện trên phim “Mưòi Ngàn Ngày Chiến Tranh Việt Nam” hai tay trên đầu từng ngưòi một ung dung trong thân phận tù binh chiến tranh. Những hình ảnh này về sau lưu lại trên tập Sách Lịch Sữ Chiến Tranh Việt Nam toàn tập 20 cuốn đuưoọ thấy trong các Thư viện Hoa Kỳ. lần này tất cả đoàn tàu trong đêm tối âm thâm di chuyển không một ánh sáng ngoại trừ những ánh sáng lóe lên và tiếng nổ chập chùng của kho đạn thành Tuy Hạ bên kia sông Sàigòn. Trên những chiếc LCM loại đổ bộ có hầu hết Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cùng các đoàn Công Tác được lệnh di tản ra khỏi khu vực Sàigòn đến Hải Phận Quốc Tế.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Images

Vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cà được di chuyễn qua các Xà lan (loại vận tải tiếp tế đạn dược cho Cam Bốt ) chung quanh có bọc bao cát và lưới kẽm cao quá đầu, cũng vừa lúc ông Dương Văn Minh trên hệ thống truyền thanh tuyên bố bàn giao với chính quyền phía bên kia ( Việt Cộng) lúc ấy vào khoãng 10 giờ sáng. Chấm dứt 5 năm từ ngày thành lập Sở Công Tác tại Nha Trang , 11 năm từ ngày thành lập Nha Kỹ Thuật Tại Thủ Đô Sàigòn và 10 năm trưóc đó của Sở Kỹ Thuật cũng như các hoạt động Quân Sự Tình Báo của đơn vị này từ ngày chia cắt đất nưóc 20 tháng 7 năm 1954 và trước đó.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Subic_wide

Vào trưa ngày 1 tháng 5 từng đoàn tàu hướng về phi luật tân và bỏ lại sau lưng những bom đạn, những chiến tranh và quê hương thân yêu và những ngày tháng sắp đến cho cuộc đời vô định và những tối tăm bao phủ trước mặt, chung quanh và sau lưng.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 300px-PioC

Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biễn đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng hoa kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 757px-USS_General_W._M._Black_%28AP-134

Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên những tàu trên đó có sự bào vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trực chỉ xuôi nam về Subic Bay căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân một trong những chuyến tàu đó là chiếc GREEN FOREST sau khi cập bến Subic Bay một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người, và tiếp tục hành trình Subic Bay là nơi một số các tàu Hải Quân VN cập bến làm lễ Hạ Kỳ và bàn giao cho Hải Quân Hoa Kỳ, Chính phủ Phi Luật Tân hạn chế số ngưòi trên Subic Bay là 5,000 ngưòi trong lúc chờ đợi lên Tàu để về Guam số còn lại phải di chuyển qua những hòn đảo khác lân cận



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Guam

Chặng đầu tiên chiếc American Racer cập đến Đảo Guam, thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ thuộc Quần Đảo Thái Bình Dương nơi đây những căn lều dã chiến được dựng nên và cũng là trung tâm lập thủ tục cho ngưòi tỵ nạn như I94 đây là một loại thẻ đặc biệt cho ngưòi tỵ nạn như thẻ căn cước thời bấy giờ (không có hình) và có đóng dấu có thể làm việc tại Hoa Kỳ, nơi đây dấu tích của Căn cứ Không Quân Anderson và những phi vụ B52 oanh tạc trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi thiết lập thủ tục và thẻ căn cước một số người tỵ nạn được đưa thẳng đến các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ.



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 2218268480068433133RtMHlK_ph

Một số khác được vận chuyển bằng phi cơ quân sự C141 đến Đảo Wake (khoảng cách giữa Guam và Hawaii) có khỏang vài ngàn ngưòi tạm trú tại đây trong khi những trại tỵ nạn tại những căn cứ Quân Sự Hoa Kỳ tìm những ngưòi bảo lãnh để có chổ trống di chuyễn những ngưòi bên đão vào đất liền, thời gian ở đảo wake có ngưòi ở khoảng vài tháng.
Lúc bây giờ có 4 trại tiếp nhận ngưòi Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam chính là:



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 7843919
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Fcgate4th
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn July+7,+2010
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Mr.+Diabetes+-+At+Camp+Pendleton+%282%29


Eglin Air Force Base in Florida,
Fort Chaffee in Arkansas,
Fort Indiantown Gap in Pennsylvania
và trại lớn nhất là Camp Pendleton in California

Đã có 50,424 ngưòi đi qua trại nầy và có một lúc trại này đã tiếp nhận 19 ngàn ngưòi.

Tồng số ngưòi tỵ nạn Cộng Sản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là 133,000 người và người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ đầu tiên vào ngày 2 tháng 5 năm 1975, riêng các em bé mồ côi Việt Nam và Cam Bốt đã được di chuyển bằng máy bay đến Căn Cứ Bộ Binh tại Presidio of San Francisco, California Fort Benning, Georgia và Fort Lewis, Washington State cũng như căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Camp Pendleton, California .



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+677

Trong các trại tỵ nạn hoàn tất các thủ tục giấy tờ và được bảo lãnh bởi những ngưòi Hoa Kỳ giàu lòng nhân ái và qua trung gian của những Cơ Quan Thiện Nguyện gọi là VOLAG như:

Tolstoy Foundation,
American Fund for Czechoslovak Refugees,
YMCA,
United States Catholic Conference (USCC),
Church World Services (CWS),
Lutheran Immigration Aid Society (LIRS),
Hebrew Immigrant Aid Society (HIAS),
International Rescue Committee (IRC),
World Relief Services,
American Council for Nationalities Services (ACNS)
và cơ quan cuối cùng là Persons Granted Asylum.
Hai trại tỵ nạn đông đảo anh em Sở Công tác Nha Kỹ Thuật là Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas
Và Camp Pendleton Ocenside, California



Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+248

Tiêu chuẩn xuất trại cho những anh em có thân nhân và gia đình được ra sớm , số còn lại đa số lúc ra trại cũng vừa lúc trại sắp đóng cửa, có anh em mãi đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 1975 mới ra khỏi các trại tỵ nạn



Camp Pendleton 1975 / Vietnamese Refugee Camp
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+12
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+65
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+217
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+546
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+24
.
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Page+41
.
Về Đầu Trang Go down
HungNg
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Số Phận Những Người Trở Về Bằng Tầu Việt Nam Thương Tín   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeFri Apr 26, 2013 4:25 pm

Số Phận Những Người Trở Về Bằng Tầu Việt Nam Thương Tín

LGT : 17 giờ ngày 29/04/1975, cuộc « thương thuyết » giữa chính phủ đầy ngây thơ và ảo tưởng mệnh danh « thành phần thứ ba » với quân Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn tan vỡ ... Quân đội Cộng Sản tập trung hoả lực và cơ giới tiến thẳng vào thủ đô Sài Gòn. 1030 sáng ngày 30/04/1975, với danh nghĩa Tổng Thống, cựu Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Trước đó không đầy 24 giờ, Dương Văn Minh ký cho Nguyễn Hữu Chung một Sự Vụ Lịnh đưa chiếc tàu Việt Nam Thương Tín đi, và một SVL cho Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đưa một số vàng tồn trữ ở Ngân Hàng này xuống tàu Việt Nam Thương Tín để khỏi lọt vào tay Cộng Sản. Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam định lấy vàng đem đi, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo và Thống Đốc Lê Quang Uyển nhất định không chịu trao, vì muốn giữ lại trao cho VC để lấy điểm. Bàn cãi nhau trong vòng 1 tiếng đồng hồ, Nguyễn Hữu Chung không thuyết phục được Nguyễn Văn Hảo và Lê Quang Uyển, nên Nguyễn Hữu Chung phải lật đật xuống tàu Việt Nam Thương Tín để ra đi.

Tàu Việt Nam Thương Tín ra đến sông Lòng Tảo bị Cộng quân nã B-40 vào hông tàu, làm thủng một mảng lớn. Nhà Văn Chu Tử, Chủ Nhiệm Nhật báo Sống ở Sài Gòn đã bị đạn B-40 của Cộng Sản Việt Nam giết chết trên tàu Việt Nam Thương Tín. Vậy mà khi cập bến Guam, phần do nội tuyến VC tuyên truyền, phần vì ly biệt người thân, 1652 người đã chấp nhận lên tàu Việt Nam Thương Tín quay trở lại Việt Nam, vào tháng 10/1975, dưới sự điều khiển của Trung Tá Hải Quân Trần Đình Trụ. Sau khi cập bến, tất cả những người trở về đã bị cầm tù ngoại trừ một bé trai 7 tuổi. Cựu Trung Tá Trụ đã bị tù 13 năm. Cuối cùng ông được trả tự do và ông cùng với gia đình đã được định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO năm 1990.

Kể từ khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, nhiều người đã hậm hực tiếc rẻ không chạy thoát trước ngày 30/04, ra nước ngoài. Vì thế, mọi người đã sững sờ khi nghe tin hơn 1600 người « đòi về » với chế độ cộng sản chứ không thèm ở trên xứ tự do ! Người Mỹ trên đảo lúc đó đã tìm đủ mọi cách để dỗ dành, chiều chuộng họ để họ ở lại nhưng không được. Họ nhất quyết tin tưởng nếu « thành tâm » về với cộng sản như vậy, họ sẽ được cộng sản đãi ngộ tử tế và coi như anh hùng ! Lúc đó, người nào cũng hy vọng là sự trở về của họ sẽ được cộng sản thích thú chấp nhận và đãi ngộ tử tế. Người Mỹ thì biết những người trở về sẽ vô cùng cực khổ vì thiếu thốn nên đã trang bị cho họ đủ thứ mùng mền, chăn gối, lương thực ê hề. Có người đã phải nói người Mỹ cho nhiều đồ như cho con gái về nhà chồng !

Nào ngờ đâu khi tàu Việt Nam Thương Tín cập bến Nha Trang, Việt Cộng đã cho lột sạch sẽ quần áo và của cải trước khi đưa tất cả vào trại giam. Mỗi người phải trút bỏ hết quần áo và được cấp phát 2 bộ quần áo cũ hay quần áo tù. Cộng sản làm như vậy để tiện lục soát trong quần áo và tịch thu toàn bộ của cải, kể cả những bộ quần áo của người tỵ nạn.

Kết quả là mỗi người được cộng sản đón bằng cái còng số 8, bất kể đàn bà trẻ con ! Tất cả phải lột sạch quần áo để công an khám người, khám tóc tìm cái gì có thể giấu được. Quần áo bị tịch thu để công an có thời giờ lục soát kỹ càng và lấy luôn. Trong số những người về có tới 400 sĩ quan cảnh sát, và mấy trăm sĩ quan quân đội. Đàn bà và trẻ con bị giam tối thiểu 9 tháng, những người khác từ 5 năm trở lên, tuỳ theo thành phần, lý lịch. Một số lớn bị tình nghi do CIA "cài" về để làm gián điệp, tình báo thì còn bị giam lâu hơn !

Thân nhân gia đình của những sĩ quan trở về đã thất vọng và nguyền rủa chồng họ không tiếc lời. Báo hại những người vợ nghèo nàn này còn phải lo tiền bạc đồ ăn đi thăm nuôi. Nhiều bà đã quá giận bỏ chồng khiến cho gia đình tan nát. Các "nạn nhân" chỉ còn cúi đầu sống trong sự tiếc hận, tủi hổ với lương tâm và với mọi người, và tiếc nuối một dịp may đã mất đi vĩnh viễn. Nhưng trong số những người trở về VN trên tàu Việt Nam Thương Tín cũng có nhiều hoàn cảnh thương tâm. Thí dụ như Trường Sa. Trả lời phỏng vấn của Thy Nga, ông cho biết : Khi đó, tôi là Chỉ huy trưởng cái đoàn hộ tống công-voa các thương thuyền của các nước đi tiếp tế cho chính quyền Lon Nol tại Campuchia. Ngày 29 thì tôi ở Vàm An Long trên sông Cửu Long. Khi mà tôi liên lạc với các cấp chỉ huy của tôi thì người ta đi hết rồi, thành ra đêm hôm đó, tôi dùng một chiếc tàu nhỏ trở về Sài Gòn nhưng không vô được bên trong nữa. Và từ đó, tôi gặp chiến hạm từ Sài Gòn đi ra, tôi lên chiến hạm, đi tới đảo Guam luôn. Khi lên tàu, tôi tìm khắp trên các chiến hạm đang di tản, không có gia đình tôi. Không liên lạc được với gia đình, vợ con tôi ở Sài Gòn. Tôi không bỏ rơi gia đình trong cảnh khó khăn như thế. Khi đến đảo Guam thì tôi xin Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc can thiệp cho tôi trở về Việt Nam. Hoàn cảnh nào, tôi cũng chấp nhận hết. Vì vậy, tôi theo tàu Việt Nam Thương Tín trở về Việt Nam. Khi tàu tới Nha Trang, VC bắt tôi lên Ty Cảnh Sát cũ tại Nha Trang ở đó 2 tháng, rồi chuyển ra trại A 20 Phú Khánh. Một thời gian ngắn sau thì chuyển ra Bắc, trại Nghệ Tĩnh đến năm 1984, mất cả thảy 9 năm ! Chỉ vì đã ra đi, rồi lại trở về. Năm 1986 thì tôi vượt biên, bị bắt. Từ cửa biển vào Mỹ Tho, dọc đường tôi bị đánh dữ lắm. Họ giam tôi 45 ngày trong xà-lim tối, sau đó, họ cho ra lao động. 2 năm sau thì thả tôi về. Đến tháng 04/1989, tôi tiếp tục đi nữa. Lần này thành công, tôi cùng 3 con đến Pulau Bidong, phải chờ 28 tháng, mới được Canada nhận vào.

Giống như nhạc sĩ Trường Sa, ông M Ngọc Phan cũng vì vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, nên đã từ đảo Guam trở lại VN trên tàu VN Thương Tín để rồi trải qua 6 năm tù đầy trong trại tù cải tạo của CS và 12 năm sau, ông và gia đình mới vượt biên thành công, đến được Hoa Kỳ. Sau đây là đoạn hồi ký của ông.

* * * * *

Vào đầu tháng 04/1975, căn cứ Hải Quân Phú Quốc cấm trại 100 % vì tình hình đất nước càng lúc càng mịt mờ, tôi đưa vợ con lên tàu vào đất liền để rảnh tay lo nhiệm vụ của một Sĩ Quan luôn luôn chấp hành lệnh cấp trên.

Bé Dương mới hơn 2 tuổi và vợ lại gần sanh, nên tôi nghĩ không gì tốt và an toàn hơn là gửi cả về bên Ngoại ở Rạch Giá, để có người giúp đỡ lúc sanh nở.

Ngày 29/04 thì tình hình đã rối beng lên, tất cả tàu trong căn cứ được lệnh nhổ neo, tôi đi theo chiếc Tuần Duyên Hạm HQ 600.

Mặc dầu đã cố gắng liên lạc về Rạch Giá với gia đình, nhưng làm sao mà kịp được nữa !

Lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh như nhát chém cuối cùng cắt đứt hy vọng của mọi người. Ngồi trên boong tàu nhìn về quê hương mà nước mắt tôi chan hoà. Thôi thế là hết ! Thế là tán gia vong quốc.

Trước đấy hơn một tháng, đã có biết bao công chức, lính tráng di tản về hòn đảo cuối vùng đất nước này, nên HQ cố gắng hết sức để đưa họ ra khơi, mà lúc này cũng chưa ai biết sẽ đi về đâu.

Tàu tôi đã chuyển rất nhiều chuyến ra Tuần Dương Hạm. Tôi chứng kiến bao cảnh thương tâm vợ chồng con cái la khóc vì lạc nhau, thảm cảnh tai nạn khi chuyển lên tàu lớn, có người rớt xuống biển mà không thể nào vớt được. Trong hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân ấy, tôi đã hết lòng giúp đỡ mọi người, những ghe nhỏ từ đảo Phú Quốc hay từ Rạch Giá chạy ra chở đầy người, nhưng vợ con mình thì lại không thấy đâu !

Hạm Trưởng ra lệnh chạy về hướng Singapore, ba ngày sau tàu cặp bến thì tôi chuyển qua chiếc HQ 229 để đi Subic Bay- Philippines. Nơi đây tôi đã đứng nghiêm, đau lòng tham dự lễ hạ quốc kỳ VNCH trên con tàu, tháo cặp lon trên vai áo bạc màu, làm thủ tục ở đây 20 ngày rồi lên máy bay qua đảo Guam.

Suốt những này ở trại Asan, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn, lạc lõng giữa những người đồng số phận lưu vong. Chỉ có một số người may mắn đầy đủ gia đình, họ mau mắn tiến hành thủ tục định cư càng sớm càng tốt.

Nhìn cảnh gia đình họ mà tôi thèm thuồng và tủi cho thân phận mình. Tuy nhiên tôi vẫn lo làm giấy tờ để đi định cư mà lòng thì ngao ngán. Rồi đây trên xứ người, trơ trọi một thân một mình, không cha mẹ anh em, vợ con thì mình sẽ sống ra sao. Càng nghĩ càng buồn.
Đêm đêm tôi ra ngồi sát bãi biển, mắt đăm đắm nhìn về hướng quê nhà, nơi có người cha già yếu, vợ dại con thơ
đang lo lắng không biết tôi sống chết ra sao. Tôi nhớ đến miền quê nghèo mà mình đã sống từ nhỏ, có bà con lối xóm đầy ấp tình người, luôn luôn thuận hoà và bảo bọc nhau trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo. Nhất là bây giờ không biết vợ tôi sanh nở có mẹ tròn con vuông hay không. Mình đi rồi thì mẹ con nó lấy gì sanh sống và tồn tại đây.

Tôi nhớ tới cuộc di cư mà cha mẹ mình đã trải qua 20 năm về trước mà lòng não nề. Trong một nước mà còn không thể gặp nhau, huống hồ bây giờ tôi ra nước ngoài thì biết bao giờ gặp lại.

Đến cuối tháng Sáu, trong trại có tin đồn là nếu ai muốn về VN thì chính phủ Mỹ sẽ cho về. Tôi nghe một cách lơ là vì cho rằng khó có chuyện đó xẩy ra, nhưng càng lúc tin đồn càng lớn mạnh, một người quen nói với tôi là rất nhiều người đã ghi danh để trở về.

Cùng lúc ấy, có một nhóm khá đông hàng ngày tụ tập trước Văn phòng Đại diện, biểu tình yêu sách "được mau trở về VN vì nước nhà đã được độc lập, đã hết chiến tranh rồi. Hoà bình đến thì nước nhà cần bàn tay của mọi công dân". Cho đến lúc này, việc định cư của tôi vẫn còn mù mờ, không có tin tức gì cả. Tinh thần tôi dao động, khủng hoảng, đắn đo không biết tính sao.

Nếu đi định cư thì chắc chắn là phần vật chất thì no ấm rồi đó, nhưng về tinh thần thì có gì bù đắp được, khi không có gia đình và một người thân nào ở bên cạnh. Nhưng trở về thì sẽ ra sao ? Họ có bắt bớ tra tấn tù đày gì không ? Tôi trằn trọc thao thức nhiều đêm để quyết định cho hướng đi của cuộc đời mình.

Người xưa đã nói : Thà chết một đống, còn hơn sống một người. Cả gia đình tôi còn ở miền quê hương ấy, tôi lại là con trai cả, có nhiệm vụ với nguyên một đại gia đình và với vợ con. Nhất định mình phải trở về, không lẽ bây giờ họ thắng rồi, mà lại "Đánh kẻ chạy lại". Cùng lắm là sau vài tuần điều tra, thấy chẳng có gì là họ cho về với gia đình chứ cơm đâu mà nuôi mãi.

Đọc lịch sử thế giới ai cũng thấy rằng người thắng trận bao giờ cũng mã thượng, như cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ 1861-1865, Bắc Quân thắng trận nhưng lính Nam Quân vẫn an lành trở về nhà, cả hai miền đều chung sức làm nên nước Mỹ ngày càng cường thịnh. Rồi như nước Nhật, nước Đức kia, thua trận thê thảm năm 1945 mà được cựu thù giúp đỡ, nên chỉ chừng một thập niên sau là trở thành những cường quốc ngay. Việt Nam chắc hẳn cũng thấy ra điều đó. Nhất định là mình phải trở về. Nghĩ vậy nên khi tôi bước lên tàu VNTT mà lòng khấp khởi.

Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín đã vào hải phận Vũng Tàu. Hôm đó là ngày 29/09/1975 có trên dưới 1450 hành khách, với rất nhiều lương thực và hành lý do chính Phủ Hoa kỳ trao tặng gồm chăn màn, quần áo và thuốc men như những món quà của người đi xa mang về cho gia đình ...

Không biết tại sao mà liên lạc từ trước rồi, mà mãi ngày hôm sau mới thấy hai chiếc tàu Hải Quân bây giờ trương cờ đỏ sao vàng ra đậu cách đó khoảng 200 m, rồi họ bắc ống dòm nhìn sang chăm chú. Mấy tiếng đồng hồ sau mới ra hiệu hướng dẫn chiếc VNTT chạy ngược ra phía miền Trung.

Bây giờ thì nỗi lo lắng đã hiện lên nét mặt nhiều người, nhưng ai cũng nán lòng chờ đợi vì chưa biết rồi ra sẽ như thế nào.

Ngày hôm sau thì tàu cập bến Nha Trang. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân nơi tôi theo học còn đây, mà sao phố phường im vắng như thành phố chết ? Tất cả mọi người lớn bé đều bị dồn lên xe bít bùng mà chở về Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II cũ. Lúc này thì ai cũng lờ mờ nhận thấy rằng khốn nạn đến nơi rồi !

Mọi người phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào những căn barrack.

Nhớ mới đây, thực phẩm ở trại Mỹ ê hề thịt trứng, nho cam mà bây giờ chỉ có cá mối ươn kho mặn là chính, thỉnh thoảng mới được ca canh nấu bằng rau muống hoặc rau cải già. Mỗi ngày một nhóm phải đi khai báo lý lịch trên Phòng Chấp Pháp : trước đây làm chức vụ gì trong Nguỵ Quyền, hoạt động ra sao, trong bao nhiêu năm ... Mỗi người được phát một số tờ sơ yếu lý lịch và ít tờ giấy trắng để viết lời khai. Cán bộ thì ông nào ông nấy mặt lạnh như tiền, cặp mắt thò lỏ ra như mắt chuột và hàm răng thuốc lào thì cứ vẩu tướng mãi lên, họ luôn luôn nói lải nhải câu : "Nếu các anh thành thật khai báo, thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho về".

Bây giờ thì cái câu ông Thiệu nói, nó hiển hiện lên trí óc mọi người : "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm." Về sau này ai cũng hiểu rằng đám cán bộ này thuộc Cục Tình Báo Nước Ngoài thuộc Bộ Công An.

Suốt 2 tháng trời, tinh thần mọi người trở về đều bị khủng bố, ép cung, còn về vật chất thì quá thiếu thốn, cực khổ. Những giòng nước mắt hối hận đêm đêm ứa ra mà không ai dám than với ai, chỉ thầm đấm ngực ăn năn "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".

Họ chụp mũ mọi người là CIA, Mỹ gài lại VN phá hoại, chống phá nhà nước. Không biết bao nhiêu lần tôi phải giải thích tại sao tôi lại trở về.

Tôi kể về nỗi nhớ nước thương nhà, lưu luyến vợ con và gia đình, nhưng những con người không có trái tim đó họ không chịu hiểu. Điều phiền muộn nhất cho mọi người là về đến nước nhà rồi mà không ai được liên lạc với gia đình. Chúng tôi cũng biết chắc rằng người thân cũng lo lắng rất nhiều vì mình biệt vô âm tín.

Vài tháng sau thì đàn bà con nít đã được thả ra, nhưng hơn 500 Sĩ Quan, Cảnh Sát hoặc những người làm bên ngành An Ninh bị tách riêng ra. Đến đầu năm 1976 thì tôi bị chuyển đến trại A-30 Xuân Phước ở gần Tuy Hoà để "Cải tạo lao động" với câu quen thuộc cũ : "Nếu các anh cải tạo tốt, lao động tốt, học tập tốt thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho các anh về". Chẳng còn ai tin những lời hứa hẹn này và câu sau của ông Thiệu lại vang vọng : "hãy nhìn kỹ những gì VC chúng làm".

Tôi nghe nói những người từ cấp Đại Uý trở lên đã bị chở ra ngoài Bắc, riêng những người thuộc Ban Đại Diện tàu này thì đã bị đưa về khám Chí Hoà từ những ngày đầu. Chắc chắn là họ thê thảm rồi chứ không được tưởng thưởng vì đã đem về cho VC một con tàu đâu.

Thời gian tù đày càng ngày càng vô vọng vì tù mà không có án, thân thể hao mòn vì thiếu thốn. Sự đói khát, kiểm thảo, phê bình, lao khổ trong tù thì đã có quá nhiều người nói đến, kể ra chỉ rườm lời. Tôi xuống tinh thần rồi đổ bệnh tưởng không qua khỏi.

Sự hối hận này so với những người khác cũng chưa thấm vào đâu, nhất là những người vì ngây thơ, đã chia tay với gia đình khi ở bên trại mà trở về một mình. Càng những ông khi biểu tình đòi về to mồm thế nào, thì sự hối hận càng tăng thêm độ nặng chừng đó. Họ không dám nhìn ánh mắt những bạn đồng tù.

Rồi cũng không ai hiểu tại sao đội của tôi lại được tuyên dương là có thành tích lao động nên được cho phép viết thư về nhà. Dĩ nhiên với nội dung là ca tụng đảng và nhà nước chăm sóc cho mình rất chu đáo.

Mấy tháng sau thì vợ và đứa em trai ra thăm, nhưng tôi vì không đi lao động nổi nên bị phạt không cho gặp mặt gia đình, cũng không được nhận quà thăm nuôi !

Sau này tôi mới biết được mùa nước năm ấy, quê tôi bị nước lũ tràn về, lúa chưa chín đã bị chìm trong làn nước lụt, mất trắng. Thế mà gia đình chỉ còn con heo độc nhất đành phải bán đi mà ra thăm nuôi tôi.

Thời điểm ấy đi đâu cũng phải trình báo, xe cộ khó khăn, nếu không phải là công nhân viên, cán bộ thì chỉ còn có nước mua vé chợ đen mà thôi. Từ miền quê Rạch Giá ra đến Tuy Hoà biết bao vất vả tốn hao, thế mà không được nhìn mặt nhau cho dù là qua một hàng rào kẽm gai.

Rồi qua một năm dài đằng đẵng nữa, tôi mới được phép thăm nuôi. Lần này vợ tôi bồng thằng Quốc đi theo. Hai người ngồi 2 bên mép bàn, tên quản giáo với ánh mắt cú vọ ngồi đầu bàn. Cả hai đều không nói nên lời khi thấy nhau ốm yếu như que tăm, một người trong nhà tù nhỏ còn người kia trong tù lớn rộng ra cả nước.

15 phút trôi qua thật nhanh, biết bao tâm tình muốn nói mà cả hai không thể thốt nên lời, cuối cùng tôi gắng gượng bảo :
- Mình cố ráng săn sóc gia đình thay anh, còn anh thì không cần đi thăm nuôi nữa đâu nghen.

Tôi lủi thủi trở vào bên trong dẫy trại giam, không dám quay lại nhìn vợ con đang giọt ngắn giọt dài. Tưởng là về để giúp đỡ vợ con, ai ngờ mình lại trở nên gánh nặng cho cả gia đình.

Cả đời nào có biết văn chương là gì, thế mà hôm ấy tôi cũng viết được một bài thơ :


Hết chiến tranh rồi phước hoạ ai
Đợi mong mòn mỏi tháng năm dài
Lặn lội thăm chồng đi khắp chốn
Đường xa vạn dặm trĩu đôi vai
Viếng thăm chưa thoả niềm thương nhớ
Chia ly thêm nặng nỗi u hoài
Lỡ bước sa cơ đời đen tối
Thương người thiếu phụ lắm chông gai.


Xuân qua hè tới, thấm thoát mà đã hơn sáu năm trời mang thân tù tội, nhìn những hàng cây xoài, cây nhãn do chính tay mình trồng đã đâm hoa kết trái, mà mình vẫn còn ở nơi đây chúng tôi càng hối hận. Nhưng cuối cùng đến giữa năm 81 thì họ thả tôi ra.

Tôi phải mất ba bốn ngày trời mới từ miền Trung lần mò về đến quê nhà. Những người tài xế xe đò, những người buôn gánh bán bưng, bà già bán cơm ... khi biết tôi là tù được tha đều tỏ lòng quí mến mà giúp đỡ trên quãng đường qui hồi cố hương. Lòng tôi nao nao. À thì ra lòng con người Việt Nam vẫn còn đây chứ không phải đã bị nhuộm màu đỏ hết.

Dọc đường về, nhìn đâu cũng thấy cảnh u ám, người người đói khát, da mặt ai cũng đen đúa xấu xí. Từ đường lộ về đến nhà gần ba cây số, tôi tự hỏi sao hàng cây xanh tươi ngày xưa bây giờ lại xơ xác quạnh hiu, không còn sinh khí như vậy.

Đến nhà, con chó vàng xồ ra sủa rồi vẫy đuôi mừng rỡ. Cha tôi lọm khọm buông gậy mà chạy ra đón con. Vợ và 2 đứa nhỏ tíu tít quấn quít mà sao căn nhà coi bộ vắng vẻ hơn xưa nhiều quá. Thì ra các em tôi đã lần lượt theo nhau vượt biên hết rồi. Bà con xóm ngõ cũng đang tiếp tục âm thầm ra đi mỗi ngày một nhiều.

Tôi thẩn thơ ra vào trong căn nhà vắng hẳn tiếng cười, lo lắng như con chim đã một lần bị tên, thấy cành cây cong cũng sợ, nên dù có nhiều người đề nghị đi vượt biên lắm mà tôi chưa biết tính sao. Tôi đã một lần quyết định sai lầm, lần này nếu ra đi mà bị bắt thì chắc là ở tù lâu lắm.

Rồi tôi cũng phải ra đi mà thôi, nhưng phải mất đến 6 năm sau, với bao lần thất bại vì bể bãi, rồi cả gia đình tôi mới đến được bến bờ tự do.

Hôm nay, những người bà con đến chung vui, có ông bạn trẻ Đinh Đoan tặng cho bài thơ « Đố Ai » :


Người ơi có nhớ năm nao
Cái ngày tan tác ba đào thương đau
Đố xem kẻ kẹt trên tàu
Đảo Guam phải đến dạ sầu nhớ ai
Mênh mông với nỗi u hoài
Theo tàu Thương Tín đưa ngài về quê
Gian nan khổ ải chẳng nề
Ai ngờ bóc lịch ê chề thảm thương
Ra tù với nỗi sầu vương
Ngược xuôi dẫn vợ tìm đường vượt biên
Trời cao cũng độ kẻ hiền
Giúp ông tìm được đến miền tự do
Thiên đàng kia vẫn còn chờ
Gia đình hạnh phúc ước mơ đã thành.
Hỏi em hỏi chị hỏi anh
Xin cho tôi biết quí danh của ngài ?

Mục Đồng ở New York có bài thơ « Ông Là ... » hoạ lại :

Tôi còn nhớ chuyện năm xưa.
Cái ngày tan tác như vừa hôm qua
Tuần duyên vượt sóng hải hà
Đưa chàng chiến sĩ rời xa quê mình
Nhưng sau vì nghĩa vì tình
Nên đành chấp nhận hy sinh trở về
Bao nhiêu gian khổ chẳng nề
Dù cho bóc lịch ê chề thảm thương
Cuộc đời dâu bể khôn lường
Bao đêm dắt vợ tìm đường ra khơi
Hình như cũng thuận ý trời
Qua cơn bĩ cực đến thời thái lai
Ông là : bác Ngọc chứ ai
Đêm đen bỏ lại, tương lai đang chờ
Mừng vui hai chữ tự do
Gia đình đoàn tụ giấc mơ đây rồi


Phải ! Giấc mơ đây rồi. Giấc mơ này tôi đã ao ước từ 12 năm trước, mong được đoàn tụ với mọi người trong gia đình. Đến nay mới đạt được, và tôi đã phải trả một giá quá đắt.

Hơn 15 năm ở xứ Huê Kỳ trôi qua thật nhanh, bây giờ mái tóc đã muối nhiều hơn tiêu, mà trên chỏm đầu tóc đã đi chơi hết trơn nên trọc boong như cái hột vịt lộn, tôi ngồi vò đầu ngẫm nghĩ lại thì mình đúng là ở hiền gặp lành, chung tình với vợ con nên bây giờ được vợ cưng như cái trứng mỏng, con cái ngoan ngoãn.

Tôi tuy đến muộn, nhưng biết thân biết phận mình, vợ chồng cố ráng làm ăn, nên nay cũng « đi xe hơi, ở nhà lầu, nhà có TV tủ lạnh đủ cả ; cơm ăn ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày » (just kidding). Giá mà hồi đó không trở về, có khi mình đã lấy một cô vợ Mễ, và nay thì cô ta đã xay mình nát ra như cám, "tiêu diêu nơi miền cực nhọc" rồi, mà vợ con mình cho đến bây giờ không biết ở nơi nao.

Người ta nói trâu chậm uống nước đục, mà tôi sao lại cứ được uống sữa tươi thế này ? Hoàng thiên đối với tôi như vậy nghĩ cũng là quá hậu đãi.

M Ngọc Phan


Về Đầu Trang Go down
Thien Do
Khách viếng thăm




Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitimeFri Apr 25, 2014 12:26 am


Những hình ảnh khó quên trong những ngày cuối cùng tại Sài-gòn



Tại Dinh Độc Lập


Ngày 8-4-1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cộng nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom . Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ.

Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ Nhất Phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự.

Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành, nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30-4-1975.


Ngày 21-4-1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 6888672598_628425471a


Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 7034766113_afd4de305c
Tổng Thống Trần Văn Hương nhậm chức trưa ngày 21 - 4 – 1975

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 6888672638_0159f01256_z
Lúc 17 giờ, ngày 28-4-1975 Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 6888672648_7e0c8f635c


Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và có nhã ý mời Cụ đi cùng chuyến bay đi ra nước ngoài sống nhưng Cụ đã từ chối và nói:

"... Tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào, niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước..."

Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống cuộc đời đạm bạc trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh Giản SG.

Năm 1978 cộng sản trả quyền công dân lại cho Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương, nhưng Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương cũng không nhận, Ông nói:

“Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…”

Tới năm 1981 Cụ Trần Văn Hương từ trần. Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.

Một đời của Cụ Trần Văn Hương vì dân vì nước.

Ngày 28 tháng 4 năm 1975, tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 7034766191_8c129c0b0b_z

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chức Tổng Thống của Dương Văn Minh chưa được 48 tiếng đồng hồ, đã bị áp lực buộc phải đầu hàng và bị mất nước

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 6888672710_2090ff7e13_z

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 7034766287_1084effce0_z

Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng

Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn 6888672800_bc6fa772d8_z
Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn   Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» Quân Lực VNCH Tử Chiến Trong Giờ 25
» Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975
» Trận Ban Mê Thuột Tháng 3-1975
» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến