Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn Nhung sáng quynh quan VNCH linh bich nhac ngam Saigon không phải chất truyện trong chuyen hoang quang quốc Nguyen nguyet thuoc chẳng Chung Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Mar 28, 2013 2:19 pm


THIÊN THU CÒN MÃI - Bình Long Anh Dũng!
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Sgiwb6
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 1386a03670f142379e2cae1debdc73c3
.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 12c031a494624f07964f5734ae1377f8

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ :

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972.

Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ qua bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm. Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72. Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ. Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng. Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9,000 địch quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt. Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đươngvới trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972. Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Ngày 25/11/1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Binhlo10
.

Chiến trận xảy ra ngày 05/04/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/06/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người.

Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40.

Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 1323833369

DANH SÁCH 61 TƯ SĨ BIÊT ĐỘNG QUÂN TẠI AN LỘC BÌNH LONG

Họ và Tên Số Quân Đơn Vị Ngày Tử Trận:

1 TS Nguyễn Ph An 51/107…. ĐĐ4 TĐ52BĐQ 11/5/1972
2 B1 Nguyễn tuấn Anh 71/128548 TĐ31BĐQ 25/05/1972
3 Trần trọng Nhân 68/104289 BĐQ 15/04/1972
4 B2 Đặng văn An 69/149840 TĐ31BĐQ 13/06/1972
5 B1 Trần văn Ba 71/383565 TĐ36BĐQ 11/6/1972
6 B1 Nguyễn văn Cảnh 74/105691 TĐ31BĐQ 18/06/1972
7 Điểu Cao TĐ74BĐQ 7/1972
8 TS1 Nguyễn Chuyên 73/217507 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972
9 B2 Chu văn Cường 74/114054 TĐ31BĐQ 27/05/1972
10 TH S Lê văn cường 64/125135 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 16/05/1972
11 HS Nguyễn văn Đang ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/5/1972
12 TS Nguyễn văn Đông 71/103521 TĐ36BĐQ 7/5/1972
13 B2 Trịnh Dũng 73/108848 BCH TĐ52BĐQ 11/5/1972
14 HS Nguyễn văn Được 69/125616 TĐ36BĐQ 10/5/1972
15 HS Dương xú Há 62/179159 TĐ36BĐQ 11/6/1972
16 HS1 Lê ninh Hải 64/189822 TĐ36BĐQ 3/7/1972
17 HS Đỗ văn hai 72/102446 BCH TĐ52BĐQ 7/6/1972
18 ĐU Lê văn Hiếu 65/145324 ĐĐ1TD52BĐQ 13/05/1972
19 HS1 Nguyễn văn Hoài 66/400108 BCH TĐ52BĐQ 1606/1972
20 B2 Trần Hoài 74/109370 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 8/5/1972
21 Nguyễn văn Hưởng 73/123516 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 2/5/1972
22 B1 Trần đức Lân 61/578478 TĐ36BĐQ 5/5/1972
23 B2 Nguyễn Bá Long 72/147048 TĐ31BĐQ 11/6/1972
24 B2 Hà văn Lượng TĐ36BĐQ 11/6/1972
25 B2 Hồ văn Mão 69/106734 TĐ36BĐQ 10/5/1972
26 B1 Nguyễn văn Nam 74/112571 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/7/1972
27 Phan văn Nam 63/122313 TĐ36BĐQ 11/5/1972
28 TR U Tr Đình Phúc 69/209955 TĐ52BĐQ 19/05/1972
29 HS1 Phương 74/521330 TĐ52BĐQ 11/5/1972
30 B2 Nguyễn văn Quang 71/126277 TĐ36BĐQ 7/6/1972
31 HS1 Nguyễn văn Sơn 66/151819 TĐ36BĐQ 14/05/1972
32 B1 Nguyễn văn Sơn 66/128548 TĐ36BĐQ 20/05/1972
33 HS Phạm Hắt Sơn 69/124285 ĐĐ2 TD52BĐQ 23/05/1972
34 HS1 Đinh văn Song 70/109172 ĐĐ2 TĐ36BĐQ 15/06/1972
35 B2 Kiều văn Tách 73/111521 TĐ36BĐQ 17/05/1972
36 TH T Nguyễn Minh Tâm 63/111171 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972
37 HS1 Hồ văn Tám ĐĐ1 TĐ52BĐQ 8/6/1972
38 B2 Đỗ ngọc Tâm 72/149960 TĐ31BĐQ 22/05/1972
39 B1 Lê Thạch 72/204083 TĐ31BĐQ 27/05/1972
40 HS Nguyễn văn Thanh 69/108099 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 22/05/1972
41 HS Lê văn Thọ 73/111046 TĐ31BĐQ 14/05/1972
42 HS Nguyễn văn Thơm 72/105570 TĐ36BĐQ 13/06/1972
43 HS1 Trần văn Thuỷ 69/156326 Đ36BĐQ 12/5/1972
44 HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) ĐĐ3 TĐ52BĐQ 13/05/1972
45 Đỗ Ngọc Tiến 74/189540 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 12/5/1972
46 B2 Trần văn Tính 72/112416 TĐ36BĐQ 3/5/1972
47 B1 Đinh Bá Tòng 63/108883 TĐ36BĐQ 21/06/1972
48 TS Nguyễn văn Trường TĐ52BĐQ 8/6/1972
49 B1 Trần văn Tuy 73/114120 TĐ36BDQ 13/06/1972
50 B2 Phạm Văn 73/225395 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 14/05/1972
51 Vô danh Nhảy Dù 7/1972
10 hài cốt vô danh

Tổng cộng 61 (sáu mươi mốt) Hài cốt


Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù tử trận tại An Lộc được đồng đội và đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_064
.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Images?q=tbn:ANd9GcQmbxerH36gfFYfc5VJoUFMgPqW3PHoJLw_tFCiIjivBb7Ovs1g.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Anloc72saucuocchien
Thành phố An Lộc trước cuộc chiến

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Anloc72truoccuocchien
Thành phố An Lộc trong cuộc chiến

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3275514801_53fc80ea93
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Pic08210
.
Bình Long, mùa hạ nhớ
Thương tặng Đoàn Bạch Yến

Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh

“Đại Lộ Hoàng Hôn“ bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây

Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường “Chân Trời Tím“
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây

Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Ao học trò hai buổi bướm hoa bay

An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa

Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình

Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi

Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi

Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lộc hái chôm chôm

Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ
Hạ trắng đêm naysao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê

Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau

Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương

An Lộc, Bình Long nỗi nhớ khôn lường
Cho em gởi trái tim về bên ấy.

Phạm ngọc Phi
Mùa hạ 2000


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_033.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_036
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_037
Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_043
Trực thăng vào An Lộc 1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_044
.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_045
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_046

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_048
An Lộc nhìn từ hướng Nam

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_049.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_050
Xe tăng T54 VC 1972


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Blal_010
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_056
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_057
.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_058
.
A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_078
.
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_079
.
Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói. Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay.
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_080
.
T-54 gần tượng đài Ky-Tô Vua
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_072
.
Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_073.
An Lộc năm 1970
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_081
.
Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_083
.
An Lộc - giờ tan trường 1972
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 BLAL_084

Dù hơn 42 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bình Long An Lộc không hề phai nhòa trong lòng của đương sự. Hình như nó là vết thương thâm sâu hông thể nao lành lại được, và đôi khi tôi nằm mơ cũng còn thấy Bình Long còn đang anh hùng chiến đấu với VC. Tôi nhớ cái hôm hay tin Lộc Ninh bị rơi vao tay của cộng quân lòng buồn vô hạn. Nhớ không lầm thì trời SG hôm đó mưa rơi tầm tả. Vì có bà con cư ngụ dọc theo đường mòn HCM như Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Long, An Lộc, gia đình tôi lun ái ngại và khuyên họ phải tản cư về SG, dù sau cũng an ninh hơn. Nghe người quen kể lại thì sau khi Bình Long thất thủ, VC đã đối xử rất tàn nhẫn với đồng bào nhất là đàn bà và trẻ em. Điều đáng buồn nhất là sau 30/04/1975, cả miền Nam đã rơi vào tay địch gây ra cảnh bỏ xứ ra đi của người Việt yêu chuộng tự do và không chấp nhận sự áp bức của CS. Thì ra cái câu 'BL Anh Dũng - KT Kiêu Hùng - TT Vùng dậy" là lời của cố TT Thiệu đã khích động lòng quân dân vao mùa hè đỏ lửa. Cũng đã lâu rồi nên tôi quên mất. Nhớ những cây mai ủng hộ tiền tuyến vao những mùa Xuân cuối cùng của VNCH (1970-1975) thật là buồn bả, với tiếng bom từ xa vọng về thủ đô...

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Xuanva1
.


Được sửa bởi PVChuong ngày Thu Mar 28, 2013 5:37 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
NgocTran
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Mar 28, 2013 4:40 pm


Nhớ An Lộc .


Vừa đổ quân xuống đầu phi đạo ,
Quanh ta đã thấy khói chiến trường .
An Lộc đang chìm trong biển lửa !
Ngậm ngùi quê mẹ quá đau thương !

Ba lô trên vai chưa kịp xuống,
Pháo địch nổ ngay trên đỉnh đầu ,
Bao người ngã chết trong chớp mắt !
Máu loang đất mẹ khóc niềm đau !

Xa Cam hỗn loạn dân di tản
Pháo giặc rót vào giết dân oan
Nghiến răng ngăn lệ trào khóe mắt
Căm thù giặc ác tận tâm can !

Ta chuyển quân theo bảo vệ dân
Thương đàn em nhỏ mất người thân !
Đầu xanh nào có vương chi tội ?
Mà đã bơ vơ giữa bụi trần.

Mười ngàn quả pháo rót từng ngày!
Người chết nhiều lần không toàn thây.
Ta cùng chiến hữu ghìm tay súng,
Bảo vệ an nguy thị trấn này.

Có người lính trẻ bị trọng thương !
Gần chết nhưng anh vẫn can trường ,
Đồng hồ vội cởi ra đưa bạn .
“Mày về nói Mẹ chớ đau thương!”

Rồi vài tuần sau người bạn ấy
Lại cũng hy sinh nơi tuyến đầu
Trong tay vẫn còn mang kỷ vật,
Chưa về gặp Mẹ bạn mà trao. !!!

Xe tăng địch tiến vào thị trấn
Ta giương nòng súng khẩu bảy hai.
Khai hỏa diệt tăng, tăng bốc cháy.
Nức lòng chiến hữu kể từ đây.

Chiếm lại Đồng Long giữ nhà thờ .
Đóng quân dưới tượng chúa KITO .
Dang tay tượng Chúa như thương xót ,
Mắt đượm buồn quanh khói đạn mờ !

Nghe tin quân bạn vừa tan hàng !
Quân Dù đồi gió đã tan hoang ,
Giặc thù vây bủa đông như kiến !
Tử thủ quân ta quyết chẳng hàng .

Tiếp viện Nhảy dù cùng Biệt kích ,
Từng đêm cận chiến với địch quân .
Giải tỏa từng căn nhà trong phố ,
Đẩy lui bọn cộng chạy xa dần .

Tăng giặc nằm ngổn ngang khắp nơi .
Thị trấn giờ đây giải tỏa rồi.
Ba tháng dài như ba thế kỷ,
Chiến hữu cùng ta vui reo cười.

Bây giờ đã mấy chục năm qua .
An Lộc năm xưa vẫn chưa nhòa
Trận chiến đã đi vào lịch sử,
Trong ta còn mãi khúc hùng ca.


Ngọc Trân

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Mar 28, 2013 7:06 pm


Trận chiến An Lộc 1972




An Lộc mùa hè 1972




Video: An Lộc  trước năm 1972



.

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ Biệt Kích Dù   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSun Mar 31, 2013 1:14 pm

Thơ Biệt Kích Dù


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Muahedolua

Ngoài câu thơ bất hủ:

"An Lộc Địa Sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân"



mà cô giáo Pha để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù tại An Lộc còn có một bài thơ khác của cô viết tặng cho binh chủng kiêu hùng này của QLVNCH.

"Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".




Bài thơ dưới đây của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một hạ sĩ trẻ của biệt-đội I. Tháng Giêng 1975 nhảy vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động với mong muốn gửi tặng cô giáo Pha. Anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được giao lại cho một người bạn đồng cảnh ngộ. Và anh bạn ấy đã học thuộc lòng mang tới vùng đất Tự Do từ lao tù Cộng Sản. Tựa bài thơ đó là "Gửi Em Cô Gái Bình Long".

Thơ rằng:

"Gửi Em Cô Gái Bình Long"

"Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ Xưa.

Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ".

"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".

"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.

Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.

Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.

"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Cách lưu danh, Biệt Kích đời".

Biệt Cách 81



45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Ld81bcnd1
An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeWed Mar 12, 2014 6:26 pm


An Lộc tử thủ sau 7 lần bị Việt cộng tấn công


    Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc[3]. Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay “Mùa Hè Đỏ Lửa” trong Chiến tranh Việt Nam [4]. Về phía Việt cộng , thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 – 19 tháng 1 năm 1973.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 512px-AnLoc_Map

   An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn quân Việt cộng  tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay quân cộng sản  ngày 7 tháng 4 năm 1972.
Phía Việt cộng  tấn công trực tiếp thị xã An Lộc gồm có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không[5] và 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21[6]. Ngoài ra còn có các đơn vị khác tham chiến ở vòng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.
   Phòng thủ thị trấn An Lộc, phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa có Sư đoàn 5 Bộ binh, Liên đoàn 3 Biệt động quân cùng lực lượng Nhân dân Tự vệ và Địa phương quân tỉnh Bình Long.
Đợt tấn công đầu tiên do Sư đoàn 9 Việt cộng  khai pháo. Vì tin rằng sẽ chiếm được An Lộc, cùng ngày hôm đó tại Paris, Nguyễn Thị Bình đại sứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris tuyên bố chỉ trong vòng 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.
 
 Bối cảnh trước trận đánh

Tháng 8 năm 1971, Cộng sản ra Nghị quyết mở cuộc tấn công chiến lược 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên), trong đó Đông Nam Bộ là hướng tấn công chính nhằm tiêu diệt 1 lực lương quân sự lớn và mở rộng vùng chiếm được. Chủ trương ở Đông Nam Bộ là đánh gục Quân đoàn III và lực lượng tổng trừ bị của VNCH.
Cuối tháng 2, khi  chuẩn bị đã hoàn tất, Bộ Tư lệnh Miền cộng sản  quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ với lực lượng hùng hậu tương đương cấp Quân đoàn. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm có:
•    Trần Văn Trà-Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ
•    Đồng Văn Cống-Phó Tư lệnh
•    Trần Văn Phác-Phó Chính uỷ
•    Lê Ngọc Hiền-Tham mưu trưởng
•    Bùi Phùng-Chủ nhiệm hậu cần
Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có:Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng, Trần Độ và Hoàng Cầm[7].

Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có sư đoàn trưởng sư đoàn 9 Bùi Thanh Vân và Tư lệnh sư đoàn  7 Nguyễn Thới Bưng.
Lực lượng tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng, gồm 3 Sư đoàn 5, 7, 9; 3 Trung đoàn bộ binh 24, 271, 205[8]; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không; 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương. Quân số lên tới 40.000 quân tham dự chiến dịch này.
   Lúc 1 giờ sáng ngày 1 tháng 4, Đoàn C30B quân Việt công  gồm Trung đoàn 24 và 271, phối thuộc Đại đội xe tăng 33 tấn công cứ điểm Sa Mát, do Chiến đoàn 49 QLVNCH trấn giữ, với mục đích nghi binh. Tuy bị bất ngờ, nhưng lực lượng đồn trú cũng đã trống trả mãnh liệt, dùng M-72 bắn hỏng 3 xe tăng, trước khi rút lui khỏi cứ điểm.
   Rạng sáng ngày 5 tháng 4, 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch cộng sản  quyết tâm: “Phải chiếm An Lộc trước ngày 20 tháng 4, 1972, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên một vùng hơn 100 km nằm về phía Bắc Sài Gòn, để cầm chân một số lớn lực lượng nồng cốt của VNCH tại đây.”
   Ngày 5 tháng 4 năm 1972, quân VC sử dụng lực lượng của Sư đoàn 5, tăng cường Trung đoàn 3 Bộ binh (Sư đoàn 9), Trung đoàn pháo binh 28 và 2 đại đội xe tăng, do Thượng tá Bùi Thanh Vân [9], Sư trưởng sư 5, làm tư lệnh mặt trận, tấn công mạnh vào Lộc Ninh, một quận nằm về phía Bắc của An Lộc.
  Trong trận đánh tại Lộc Ninh, Quân Cộng sản  giao chiến với lực lượng phòng thủ của Chiến đoàn 9 QLVNCH gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh và 30 chiến xa của Thiết đoàn 5, phối thuộc thêm các đơn vị Biệt động quân Biên phòng, Địa Phương Quân và Nghĩa quân ở Lộc Ninh. Do trận đánh kéo dàimà chưa chiếm được ưu thế quân tấn công lui trở ra, để rồi pháo kích ào ạt vào các ổ kháng cự của quân trú phòng.
   Lúc 15 giờ ngày 6 tháng 4 năm 1972, một đơn vị trinh sát của Trung đoàn đặc công 429 Việt cộng  bất ngờ tấn công phá hủy sân bay Quản Lợi, thăm dò từ phía bắc, đồng thời nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh, cắt đứt tuyến tiếp viện bằng đường không của thị xã An Lộc. Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, tư lệnh Chiến đoàn 9 QLVNCH điều 2 tiểu đoàn bộ binh và thiết giáp 1 đang phòng ngự căn cứ Hoa Lư (tiền đồn ở Bắc Lộc Ninh) về ứng cứu như bị rơi vào đúng trận địa phục kích của sư đoàn 5 VC. Bộ tư lệnh B2 Việt cộng  tăng cuờng cho hướng này trung đoàn pháo hỗn hợp 40 (gồm pháo, cối và hỏa tiễn H12), 2 đại đội xe tăng hỗn hợp (PT-76 và T-54).
     

Lúc 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1972, Việt cộng  mở đợt tấn công tổng lực vào chi khu Lộc Ninh. Sau 3 ngày bị tấn công và bị cắt đứt tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của Việt Nam Cộng Hòa, một số bị phá hủy, một số đành bỏ lại. Đến 14 giờ, Quân Cộng Sản mới chiếm  hoàn toàn chi khu Lộc Ninh. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 9 bị bắt . Ngày 8 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Việt cộng
  Sau khi chiếm được Lộc Ninh, Sư đoàn 5 VC tiếp tục hành quân tiến theo Quốc lộ 13 xuống phía Nam, uy hiếp mặt Bắc An Lộc. Sư đoàn 7 VC xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, đi vòng qua An Lộc, tiến xuống phong tỏa Quốc lộ 13 ở phía Nam An Lộc, tức là con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này, đồng thời uy hiếp các căn cứ Katum, Bổ Túc, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn, phối hợp với Đoàn C30B để cầm chân Sư đoàn 25 Bộ binh VNCH tại Tây Ninh, ngăn cản không cho tiếp viện An Lộc. quân lực VNCH quyết tâm: “Dựng bức tường thép trên Quốc lộ 13, không để 1 chiếc xe, 1 tên địch nào vượt qua trận địa”. Sư đoàn 9 là lực lượng chủ lực tấn công An Lộc, cũng xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, tiến xuống và tấn công An Lộc từ phía Tây.
   Cùng lúc đó, trước áp lực mỗi ngày một mạnh của VC, để tránh bị bao vây tiêu diệt, Chiến đoàn 52 VNCH phải rút bỏ cứ điểm Cần Lê, lui về phòng thủ mạn Bắc An Lộc. Chiến đoàn 8 cũng được tăng cường phòng thủ ở hướng Tây Bắc An Lộc, án ngữ điểm cao núi Đồng Long, cùng phối hợp chống đỡ hướng tấn công chính của quân QGP. Liên đoàn 3 Biệt động quân phòng thủ phía Đông, án ngữ điển cao Đồi  Gió. Chiến đoàn 7 phòng thủ hướng Tây Nam, đề phòng tập hậu, đồng thời sẽ tập kích khi có điều kiện để mở thông tuyến tiếp viện từ phía Nam.
   Tại tuyến phòng thủ An Lộc, quân lực VNCH rơi vào thế bất lợi khi toàn bộ 24 khẩu đại bác 105mm của Tiểu đoàn 52 Pháo binh VNCH đã bị cộng sản  pháo kích phá hủy gần hết. Ngoài ra, một pháo đội 6 khẩu của quân Nhảy dù được trực thăng vận xuống Đồi Gió, về phía Đông An Lộc, mấy ngày sau cũng bị việt cộng  triệt tiêu luôn.

Diễn tiến trận đánh
Trước áp lực gia tăng của quân Việt công vào thị xã An Lộc, Tổng tham mưu trưởng và Tư lệnh Quân đoàn III VNCH đã điều động quân  tiếp viện cho An Lộc. Toàn bộ Lữ đoàn 1 Nhảy dù VNCH, gồm ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 được gởi đến tăng viện.
   Toàn bộ Sư đoàn 21 Bộ binh cùng với Trung đoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ binh từ vùng miền Tây  cũng được trực thăng bốc lên Lai Khê.
Tuy nhiên, kể từ đây, quãng đường Chơn Thành đi Lộc Ninh đã bị tắc nghẽn. Các đơn vị tăng viện của Việt Nam Cộng Hòa cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn An Lộc, nhưng mỗi bước tiến đều liên tục bị các ổ phục kích ven đường đánh trả quyết liệt, thương vong rất lớn. Tiến lên không nổi, phải quay trở lại, để rồi tìm cách tiến lên. Gần trọn các binh sĩ của Sư đoàn 7 VC đã dồn nỗ lực chính vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc. Suốt quãng đường này, nơi nào cũng có thể là mục tiêu của pháo binh VC. Chúng  rải quân dài dài dọc theo quốc lộ để sẵn sàng chấm  tọa độ cho pháo binh bắn từ xa tới.
Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Dần dần, lực lượng bên trong An Lộc đã có thể khởi lại thế công, dù phải hết sức chật vật. Do phải chuyển quân đi chặn lực lượng giải vây nên lực lượng bao vây bị phân tán, quân VNCH phòng thủ ở An Lộc thừa cơ phản công , mở rộng vòng vây. Vòng bán kính bao vây thị trấn chỉ chừng 500 mét nhưng tới ngày 11 tháng 4/1972, vòng đai kiểm soát được nới rộng thêm hơn 3 km đường bán kính.
   Bên ngoài, Lữ Ðoàn dù 1 QLVNCH vượt khỏi Chơn Thành được 7 km về hướng Bắc, sau khi giải tỏa áp lực từ Lai Khê đến Chơn Thành. Sau một trận đụng độ ác liệt với Việt cộng  tại vùng này,    
   Lữ Ðoàn 1 Dù thiệt hại nặng phải giao lại trách nhiệm cho các đơn vị của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh giữ an ninh trục lộ, những đoạn đường đã được giải tỏa.
Riêng trong ngày 11 tháng 4, 27 pháo đài bay B-52 đã trút gần 800 tấn bom xuống các vị trí cộng sản . Có lẽ nhờ thế, buổi chiều hôm đó, mức độ pháo kích đã giảm sút nhiều.
Sư Ðoàn 21 Bộ Binh VNCH được tăng phái Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 và một tiểu đoàn Nhảy Dù, lãnh nhiệm vụ khai thông Quốc Lộ 13. Nhưng mãi 2 tháng sau  mới hoàn thành nổi.
Ngày 12 tháng 4/1972,Cộng sản  ra khẩu lệnh cho chiến sĩ của họ: “Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận Ngay ngày hôm sau 13 tháng 4, xe tăng của họ bắt đầu tiến vào thị xã An Lộc.
   Mở màn cho trận đánh khốc liệt đầu tiên bằng chiến xa này, hồi rạng sáng, Quân Việt cộng  từ mạn Bắc thành phố tiến chiếm đồi Đồng Long và chiếm phi trường Quản Lộc[10]. Lúc ấy, toàn thể kho nhiên liệu, đạn dược gần sân bay bị pháo kích phát hỏa bốc cháy dữ dội. Hàng ngàn quả pháo bắn vào An Lộc dọn đường. Sau đó, đoàn chiến xa 15 chiếc  tiến vào An lộc.
Đoàn chiến xa tiến theo đường Ngô Quyền, sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Ðoàn Trưởng của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh VNCH.
   Khi còn cách Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Mạch Văn Trường 20 mét thì đoàn chiến xa bị khựng lại bởi một loạt đạn M-72 (vũ khí cá nhân dùng để chống xe tăng), xe tăng dẫn đầu bốc cháy, trườn tới mấy thước rồi ngừng hẳn. Các xe tăng còn lại cũng rơi vào ổ phục kích. Trong trận này, có 7 xe đã bị bắn cháy sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh, 3 bởi M-72 và 4 bởi trực thăng vũ trang và AC-130. Ðoàn xe tăng lùi lại để rồi tìm đường khác tiến vào. Tiếng súng vang rền trong phân nửa phía Bắc thị xã An Lộc.
Trong lúc giao tranh ác liệt tiếp tục, Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 5 VNCH, đang ngồi trên trực thăng quan sát, bị trúng đạn pháo của bộ đội tử thương.
Trở lại An Lộc, sau 30 giờ ác chiến đẫm máu bằng đủ mọi hình thức, xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xã phía Bắc, hai bên đều bị thiệt hại nặng, và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại.  Sư đoàn 7 VC và Trung đoàn 209 chốt tại Tàu Ô trên đường 13,  quyết tâm không cho quân lực  giải cứu An Lộc và bảo vệ 3 huyện mới bị chiếm .
 

Cuộc tấn công An Lộc lần thứ 2
   Ngày 14 tháng 4 năm 1972 An Lộc vẫn bị xiết chặt trong vòng vây chừng vài cây số vuông. Quân trú phòng không bung ra ngoài được để hoạt động. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân khu 3 muốn lập một đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của quân trú phòng.
  Mặt bắc, mặt tây, mặt nam đều bị bít kín, chỉ còn mặt đông nam, với những ngọn đồi thoai thoải. Tướng Minh trao nhiệm vụ này cho Chiến đoàn 15 dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.[11]
Cuộc họp mặt tại căn cứ Lai Khê giữa Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù, Trung tướng Nguyễn Văn Minh và Đại tá Lê Quang Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 vòng bay trực thăng quan sát, Đại lá Lưỡngchọn ấp Srok Ton Cui làm bãi đáp, nơi này nằm về phía Đông cách An Lộc 4 km.
Ngày 14 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 6 Dù được trực thăng vận xuống trước để dọn bãi đáp. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 8 cùng Bộ chỉ huy của Lữ đoàn 1 nhảy dù xuống theo. Sau đó Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ở lại Ðồi Gió trấn giữ đoạn hậu . Còn hai tiểu đoàn kia chia làm hai cánh quân song song tiến vào An Lộc nhưng gặp sự phản công  quyết liệt của quân cộng sản , 2 đơn vị này không tiến vào được An Lộc và cũng đứt liên lạc với nhau.
   Sáng 15 tháng 4, VC lại ồ ạt tấn công vào mặt bắc thị xã An Lộc. Một số xe tăng quân việt công  đã chọc thủng phòng tuyến phía Bắc, di chuyển xuống đến nửa phía nam thành phố, nhưng một số xe tăng cũng bị bắn cháy.
Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú phòng tập trung bắn chiến xa, không phải chỉ bằng M-72 mà bằng cả súng phóng hỏa tiễn B-40 và B-41 tịch thu được của Việt cộng  khi họ xâm nhập thành phố.
  Trong các cuộc giao tranh này, việt cộng để lộ rõ một khuyết điểm trầm trọng trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố: thiếu phối hợp giữa bộ binh và cơ giới. Quân trú phòng ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm lòng để chĩa tất cả họng súng đủ loại vào một mục tiêu quá lớn, và quá rõ ràng đang di chuyển trên đường phố, trong lúc đôi bên chỉ cách nhau trong vòng 10 mét thì quân VNCH tấn công.
Do cộng sản  từ xa tới, không thông thạo đường xá, không biết rõ địa thế bằng những binh sĩ VNCH đang sinh sống tại An Lộc, do đó đã phát sinh thêm 1 số thiệt hại lơn.
Theo tài liệu từ phía quân Việt cộng thì:
“Riêng Mặt trận Bình Long ta không dứt điểm được. Giữa tháng 4/1972 địch tập trung cố thủ với 5 Lữ đoàn, lực lương Không quân chi viện tăng gấp nhiều lần trong khi ta bị thương vong hao hụt, sức tiến công giảm sút. Rõ ràng thời cơ dứt điểm Bình Long không còn, ta chuyển sang bao vây cô lập.”[12]
Ngày 9 tháng 4/1972 tại Quảng Trị, Tiểu Ðoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng M-72 (súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, thuộc loại vũ khí cá nhân) đã hạ khá nhiều xe tăng của quân VC. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh Quốc Gia.
Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn chiến xa cũng được phổ biến, hướng dẫn, giải thích tường tận. Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, hầu như mỗi người đều có một máy thu thanh bỏ túi để nghe âm nhạc. Họ biết được hiệu quả của vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận cũng không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện thêm ngay tại chỗ, như trường hợp của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, ngay sau trận tấn công bằng xe tăng đầu tiên của quân Giải phóng vào An Lộc.
   Ngày 15 tháng 4/1972, Trung tướng Nguyễn Văn Minh dời Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 đến Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng với 20.000 binh sĩ gồm Nhảy Dù, Bộ Binh, Thiết Kỵ được huy động để giải tỏa Quốc Lộ 13.
Cuộc đổ quân của Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở Đồi Gió. Tiểu Ðoàn 6 Dù và một pháo đội gồm 6 khẩu đại bác 105 ly bị Việt cộng  đánh bại  vào lúc 17 giờ ngày 21 tháng 4/1972.
Lúc ấy, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, đang hoạt động bên trong phòng tuyến địch, cũng được trực thăng bốc hết về An Lộc vào ngày 16 tháng 4/1972, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt được vào thị xã sau hai lần tấn công.
Lính Biệt Cách Nhảy Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu, quen cách tác chiến, thói quen và vũ khí của quân cộng sản , nên kỹ thuật tác chiến cá nhân của họ khá cao. Chính các binh sĩ Biệt Cách Dù đã tỉa các đặc công cộng sản  lẫn vào dân, và nhờ đó, tránh một số thiệt hại cho số dân còn kẹt lại bên trong thành phố.
   Sau khi quân Nhảy Dù bắt tay được với quân trấn thủ, họ liền nới rộng vòng đai về phía Nam. Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ hoạt động mạnh. Pháo đài bay  B-52 dội bom nhiều nơi chỉ cách An Lộc một cây số về phía Bắc, gây nhiều thiệt hại cho quân cộng sản . Quân trú phòng cố nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2.000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành.
“Trận tấn công Bình Long lần 2 của ta bất thành. Sau 4 ngày đột phá liên tục, 18 trên 25 xe tăng bị cháy hoặc bị hư hỏng nặng…” cộng sản thú nhận
 

Cuộc tấn công lần thứ 3
Ngày 18 tháng 4/1972, đợt tấn công thứ ba của cộng sản  vào An Lộc bắt đầu. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng, đã cam kết: “Ngày nào tôi còn, An Lộc còn.”
Thêm 1 số xe tăng quân cộng sản  bị hạ gần Bộ chỉ huy của Chuẩn Tướng Hưng. Pháo đài B-52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa dồn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng trước một hàng rào phòng không  của cộng sản , từ đại liên 12.7 ly, các pháo phòng không 37 ly và 100 ly, hỏa tiễn tầm nhiệt vác vai SA-7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc, không quân VNCH chịu nhiều tổn thất, nhưng cũng chỉ có thể tiếp tế “nhỏ giọt” cho chiến trường.
Phần lớn kiện hàng tiếp tế cho quân VNCH (thả lơ lửng bằng cánh dù) từ phi cơ thả xuống đều rơi tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ và rơi vào tay vc. Nguồn tiếp tế bị cản trở, Quốc Lộ 13 vẫn tắc nghẽn trong khi quân giải toả vẫn tiến lên 1 cách ì ạch trước sức chiến đấu dữ dội của các ổ đề kháng do các chiến sĩ Sư đoàn 7 cộng sản .

 
Cuộc tấn công lần thứ 4
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 240px-An_Loc_wounded


Nửa đêm về sáng ngày 21 tháng 4/1972, Việt cộng  pháo kích trên 2.000 trái đạn đủ loại vào những địa điểm trú phòng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, rồi đánh vào thị xã từ bốn nơi khác nhau. Bốn mũi tiến quân cùng khởi động từ ở mặt Ðông: tại 2 km về phía Đông Nam An Lộc, tại 3 km về phía Đông Nam, tại 1 km về phía Đông Nam, và tại 5 km cũng phía Đông Nam đều là những nơi có binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng. Tại mỗi địa điểm tấn công, họ sử dụng 5 hoặc 6 chiến xa cùng với một tiểu đoàn bộ binh tùng thiềt. Và lần này, đặc công  bên trong thị xã bắt đầu hoạt động mạnh trở lại để ăn nhịp với các hoạt động bên ngoài.
Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp, các mũi này không khai diễn đồng loạt, mà lại cách quãng nhau. Mũi thứ nhất lúc 4 giờ sáng, và mũi sau cùng hồi 13 giờ chiều. Nhờ thế, quân trú phòng có thể yểm trợ cho nhau một phần hỏa lực còn lại, và nhất là hỏa lực của không quân.
Có đến 17 phi vụ B-52 để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm ấy. Trong số đó có 3 “pass” yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 6 Dù rút khỏi Đồi Gió, nằm 4 km về phía Đông An Lộc. Nhưng tiểu đoàn này gặp phải hỏa lực hùng hậu của địch gờm sẵn để tấn công mặt Ðông Nam An Lộc đúng vào ngày này nên bị đánh tan. Tiểu Ðoàn 6 Dù đã  gần như “tan hàng” . Dù vậy, những đơn vị còn lại đều đẩy lui được các đợt tấn công của đối phương.
Trong lòng nửa phía Bắc thành phố An Lộc, cuộc giao tranh giữa Biệt Cách Dù và đặc công  tiếp tục với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng “da beo” trên phần đất này. Hàng trăm xác chết của cả hai bên, và của cả thường dân la liệt trong thành phố.
Đêm 22 rạng 23 tháng 4/1972, công sản  tung thêm 2 cánh quân, một đánh vào Tiểu Ðoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và một cánh quân khác đánh vào Trung Ðoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ Binh trên Quốc Lộ 13. Cánh quân đánh Tiểu Ðoàn 8 Dù có 2 xe tăng T-54 và 2 chiếc BTR-60 (xe thiết giáp, sức nặng và hỏa lực đều nhẹ hơn xe tăng) yểm trợ. Lúc này, quân trú phòng đã có loại súng bắn chiến xa mới mang tên XM202 từ M-72 biến cải (do lính Dù đem theo lúc đổ bộ lên An Lộc), có thể bắn liên tiếp 4 phát, với sức nóng 3.600 độ Fahrenheit mỗi trái.
Do bất ngờ mà cả 4 chiếc xe tăngVC  đều bị cháy rụi. Bộ đội tùng thiết mất tinh thần lại không được xe tăng yểm trợ nên bị đánh bật trở ra. Vị sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Ðoàn 8 Dù còn liên lạc và hướng dẫn phi cơ AC-130 (có gắn pháo 105 ly bắn theo sự hướng dẫn của radar) tiêu diệt luôn 4 xe tăng khác đang chạy về phía đóng quân của Trung Ðoàn 15 Bộ Binh VNCH.
Sau đợt tấn công lần thứ tư, quân cộng sản  thay đổi chiến thuật, tiếp tục pháo kích vào thành phố.
Trong khi đó, đoạn đường Quốc Lộ 13 giữa Chơn Thành và An Lộc vẫn tiếp tục đánh nhau ác liệt. Bên Việt Nam Cộng Hòa cố tiến lên. Quân VC cố sức giữ lại, nhiều binh sĩ của họ trong các hố chiến đấu cá nhân nằm rải rác dọc Quốc Lộ 13 để cản đường, và chỉ điểm cho pháo binh của họ từ xa bắn tới.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 240px-043

Ngày nào cũng có trực thăng VNCH bị rớt nhưng không có chiếc nào hạ cánh nổi xuống An Lộc. Các cuộc chuyển quân cấp đại đội của Nhảy Dù đều bị đánh bật. Về sau,  phải di chuyển ở cấp tiểu đoàn. Mãi đến ngày 8 tháng 5/1972, lực lượng giải tỏa Quốc Lộ 13 mới tiến thêm được 6 km nữa để chiếm làng Tàu Ô, nằm giữa Chơn Thành và An Lộc. Trận giao tranh đẫm máu kéo dài 3 ngày đã gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Quân VC  đã xây những hầm chiến đấu kiên cố sâu đến 6 mét dưới lòng đất khiến phi cơ không thể nào phá nổi. Quân giải tỏa phải đánh cận chiến, đánh bằng lựu đạn, và chiếm cứ từng hầm hố, từng địa đạo, từng căn nhà, từng thước đất một.
Lúc ấy, hai trung đoàn của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh VNCH tức tốc được trực thăng vận xuống phía Bắc của làng Tàu Ô để rồi đánh thốc xuống, trong khi đó một cánh quân khác từ phía Nam đánh lên. Trước khi chiếm làng này, lực lượng giải tỏa đã phải đối đầu với 4 tiểu đoàn VC  và 2 tiểu đoàn pháo và đặc công tăng cường mạn Bắc làng Tàu Ô. Lực lượng giải tỏa của quân đội Việt Nam Cộng Hòa cố lập một phòng tuyến tại đây, tạo một đầu cầu trên đường tiến vào An Lộc.
 

Cuộc tấn công lần thứ 5
Đúng 0 giờ ngày 11/5/1972, giờ khởi đầu của tình trạng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, VC  mở một màn pháo kích ào ạt thị xã An Lộc. Đến 4 giờ sáng, pháo binh ngừng bắn. Sau khi chịu đợt “tiền pháo,” tất cả binh sĩ VNCH đều vọt ra khỏi hầm trú ghìm súng chờ đợi “hậu xung.”
Không lâu sau đó  Sư đoàn 5 VC chia 3 cánh từ hướng chính Bắc, Ðông Bắc, và Tây Bắc với quân số của mỗi cánh quân ở cấp trung đoàn, được yểm trợ bởi các xe tăng T-54 dẫn đầu đánh ập xuống nửa thị xã phía trên. Ở ngã Đông Bắc, họ đột nhập vào khu Chợ Mới, sát bên phòng tuyến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trận giao tranh tại đây càng lúc càng kéo dài, mãi đến 8 giờ 30 sáng. Mặt Bắc thành phố là mặt bị uy hiếp nặng nhất ngay từ đầu cuộc chiến. Các cánh quân tấn công ẩn phục trong đồn điền cao su Quản Lợi và từ Quốc Lộ 13 bây giờ đồng lượt kéo ra như vũ bão.
 
Ở mặt chính Bắc và Tây Bắc, quân VC huy động một lực lượng hùng hậu có chiến xa dẫn đầu để tấn công. Các xe tăng dẫn đầu đã chọc thủng thành công phòng tuyến Tây Bắc. Theo sau là hai trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên đoàn xe tăng phóng quá nhanh làm các lính VC theo không kịp. Chiến xa tách rời bộ binh, liền lập tức bị quân VNCH dùng hỏa tiễn M-72, XM202 và cả súng B-40(tịch thu lúc trước) bắn hạ luôn một lúc 8 chiếc. Tuy nhiên, VC  kịp thời tràn đến áp đảo, quân VNCH rút lui.
  Đúng lúc hai trung đoàn VC từ mạn Tây Bắc tràn vào thành phố, hàng loạt bom B-52 thả xuống trúng đích, và chỉ cách bìa thành phố một cây số khiến quân VC không thể mở rộng,  Chỉ trong ngày này, Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B-52 với 2.000 tấn bom đủ loại. Một lần nữa quân VNCH lại thoát hiểm.
Cùng lúc đó, cánh quân thứ tư của Sư Đoàn 9 cộng sản với một trung đoàn được yểm trợ bởi 10 xe tăng dẫn đầu, đã đánh thốc từ dưới lên trên, theo ngã Tây Nam vào lúc 6 giờ 30 sáng. Lực lượng trú phòng giữ mặt này chống trả dữ dội nên mũi tấn công không thể tiến thêm được. Tuy nhiên, ở cả hai mặt Bắc lẫn Nam, một số đơn vị đã xâm nhập được vào thành phố và chia thành nhiều tổ chiến đấu nhỏ, buộc quân VNCH suốt ngày 12 tháng 5/1972, phải cố sức đánh cận chiến để đẩy các toán quân cộng sản  ra ngoài. Mãi cho đến tối, chiến trường mới tạm lắng dịu. Pháo binh lại bắn liên hồi vào bên trong An Lộc.
 

Cuộc tấn công lần thứ 6
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Anloc18

Sau 4 tiếng đồng hồ để cho pháo binh tác xạ, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa như trút tấn công vào, từ cả ba mặt Ðông Bắc, Tây và Nam. Như vậy, họ đã liên tục tấn công vào 6 mặt chung quanh An Lộc trong 3 ngày liên tiếp. Trong 3 ngày giao tranh, có đến 600 binh sĩ của đôi bên chết ngổn ngang trên đường phố, chưa kể số tổn thất của quân c5ông sản  vì B-52. Do thiệt hại nhiều, binh lính Biệt Cách Dù phải tạo dựng được một nghĩa địa để chôn cất người chết. Nghĩa địa Biệt Cách Dù nằm sát ngôi chợ Bình Long và được khắc 2 câu thơ:
An Lộc địa, sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân

Gần 40 ngày đã trôi qua, và lực lượng  cộng sản tấn công dù chuẩn bị kỹ càng cũng gặp khó khăn do lương thực và đạn dược cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao mòn. Trên 20 chiến xa bị bắn cháy. VC  thương vong phải lo di tản… Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.
 
Hàng này, VC đã chia nhau đi lượm những cánh dù tiếp tế bị gió thổi bay ra khỏi vòng đai an ninh của VNCH. Quân trú phòng Việt Nam Cộng Hòa cũng chẳng hơn gì. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày qua nằm dài chung quanh các phi trường để mỏi mòn chờ đợi trực thăng. Nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh VC. Vừa thấy bóng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo binh câu ngay đến đó. Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài phi công gan lỳ cũng đáp xuống được, di chuyển được một số binh sĩ.
   Trong khi đó, càng tiến đến An Lộc, đoàn quân giải tỏa càng bị thiệt hại . Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đành thay đổi chiến thuật: Ưu tiên vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc Lộ 13, sau đó dọn đường cho lực lượng Bộ Binh tiến vào An Lộc. Toàn bộ Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và các lực lượng tăng phái gồm Trung Ðoàn 9, Biệt Động Quân Biên Phòng, Thiết Giáp, Nhảy Dù quyết thu ngắn khoảng cách.
Pháo đài bay B-52, phản lực cơ và oanh tạc cơ đã ráo riết tấn công để dọn đường. Quân giải tỏa ào ạt tiến lên, vượt được suối Tàu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch. Nhưng đến trưa 16 tháng 5/1972, đoàn quân này chỉ còn cách An Lộc khoảng 3 km thì bị khựng lại bởi sức phản kích quyết liệt của VC.
 

Cuộc tấn công lần thứ 7
Ngày 19 tháng 5/1972 là ngày mừng sinh nhật  Hồ Chí Minh. Theo tin tức của một tù binh cao cấp miền Bắc bị bắt tại An Lộc thì VC sẽ cử hành lễ này trước đó 3 ngày, để khích lệ tinh thần chiến sĩ lần chót quyết chiếm thị trấn này vào ngày 19 tháng 5/1972, mừng sinh nhật  Hồ.
Nhưng do một toán Biệt Kích VNCH khi được tung vào vùng tình nghi 16 km về phía Tây Nam tỉnh Bình Long đã phát hiện vị trí của ban tham mưu nên sau khi nhận đúng tọa độ, toán Biệt Kích gọi về Bộ Chỉ Huy Hành Quân.
   Sáu phi vụ B-52 đã liên tiếp dội bom xuống vùng này. Do đó, VC đã không thể mở được trận đánh vào ngày 19 tháng 5/1972 như đã dự định.
Tuy nhiên, sau khi mau chóng sắp xếp lại lực lượng, ngày 23 tháng 5/1972, từ rạng sớm cho đến xế chiều, quân VC lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng xe tăng vào các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại khu vực Nam và Tây Nam An Lộc, cách thị trấn này từ 1 đến 5 km, nhưng những mũi tấn công của  không còn sắc bén như lúc đầu, nên 1 lần nữa, họ bị đẩy lui. Sau khi trận đánh này kết thúc, có thêm 8 xe tăng bị hạ, gồm 3 chiếc T-54 và 5 chiếc PT-76.
Trong lúc này, lực lượng cố thủ tại An Lộc đã rất kiệt quệ, nếu có thể mở thêm 1 đợt tấn công lớn nữa, ắt An Lộc sẽ thất thủ. Tuy nhiên, do những thắng lợi vượt ngoài dự đoán của VC ở mặt trận Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên. Hà Nội quyết định chuyển hướng, không tập trung tấn công ở Đông Nam Bộ nữa mà ưu tiên chuyển quân lính, trang thiết bị và binh khí kỹ thuật hiện đại sang chiến trường Trị Thiên. Không nhận được tiếp liệu đầy đủ, quân VC ở An Lộc gặp nhiều khó khăn.
Lúc này, lực lượng giải tỏa vẫn ì ạch tại đồn điền Xa Cam và Quốc lộ 13 vẫn bị mai phục bằng pháo và các ổ phục kích. Hai trung đoàn Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục lục soát, tảo thanh chung quanh vòng đai phía Nam An Lộc. Qua máy truyền tin, các lực lượng An Lộc biết được quân tiếp viện còn cách họ không xa mấy.
Không quân chiến thuật yểm trợ quân Việt Nam Cộng Hòa tại vùng Nam An Lộc, trong lúc không quân chiến lược với B-52 liên tiếp dội bom xuống phía Bắc thị trấn, phá vỡ các kho vũ khí, đạn dược ít ỏi vừa mới được miền Bắc chuyển tới.
Theo phía VNCH, Trung Ương Cục R (bộ chỉ huy của toàn thể lực lượng quân giải phóng tại miền Nam Việt Nam) khẩn báo về Trung Ương Đảng ngoài Bắc về sự thiệt hại nặng nề của các đơn vị tham chiến tại An Lộc. Bản báo cáo này nêu rõ trường hợp điển hình là Trung Ðoàn 209, sau một thời gian trấn giữ ở hai địa danh Bầu Bàng và Tàu Ô đã tan rã. Mỗi đại đội còn không đầy 30 người, và mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 90 so với quân số lúc đầu là 350 người.
Trong tình thế này, quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển từ thế thủ ra công, giải tỏa được vòng vây đối phương.
    Cũng vào ngày cuối tháng 5/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bay thị sát hai mặt trận Kontum và Thừa Thiên, cả hai mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn. Ðồng thời tổng thống cũng phát động chiến dịch 18 ngày “thi đua giết giặc” mừng ngày quân lực 19 tháng 6.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31 tháng 5/1972 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận:
“Cộng Sản Bắc Việt đã đạt được một lợi thế ngay từ đầu với quân số đông gấp bốn lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy hiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn (trên thực tế Hoa kì ước tính chỉ có 10.000 chiến sĩ chết và 15.000 bị thương, không đến 30.000 như tướng Minh nói). Mưu đồ của Cộng Sản Bắc Việt mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc.”

 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 200px-061
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Tướng Lê Văn Hưng gặp lại nhau sau chiến thắng An Lộc

Trung tướng [Trần Văn Trà] nhận xét về trận An Lộc
“Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu nhiều bất lợi: hành quân gấp; vũ khí, đạn dược thiếu thốn; công tác tiếp vận kém. Địch có hỏa lực áp đảo do Hoa Kỳ hỗ trợ, đặc biệt là máy bay B-52. Quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này, đồng thời cũng nhận ra sự yếu kém của địch nếu không có sự yểm trợ từ hoa lực Hoa Kỳ”

Kết thúc trận An Lộc
Số liệu về lực lượng của Quân cộng sản trong trận An Lộc[14]
Cộng sản     Quân số
Sư đoàn 5    9.230
Sư đoàn 7    8.600
Sư đoàn 9    10.680
Đơn vị pháo binh 69    3.830
Các đơn vị độc lập khác    3.130
Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 cùng tiểu đoàn Nhảy Dù song song tiến lên, khởi đầu từ Xa Trạch. Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù bị tiêu hao từ ngày 21 tháng 4/1972 tại Đồi Gió cũng đã được tái tổ chức và bổ sung.
Với sự hỗ trợ của hai trung đoàn bạn, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù càn quét các đơn vị VC cản đường, và chiều tối ngày 8 tháng 6/1972, Ðại Ðội 62 của Tiểu Ðoàn 6 Dù bắt tay được với một đại đội của Tiểu Ðoàn 8 Dù trấn giữ vùng Nam An Lộc từ ngày 17 tháng 4/1972.
    Trước đây hai Tiểu Ðoàn 6 và 8 đã được trực thăng vận xuống ấp Srok Ton Cui ngày 15 tháng 4, nhưng lạc nhau kể từ đó. Đến nay lại gặp nhau trên cửa ngõ An Lộc. Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 và Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, những đơn vị kềm chặt VC để tiểu đoàn Nhảy Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc.
Vòng đai bảo vệ thị trấn An Lộc được mở rộng, trực thăng có thể đáp an toàn để tải thương, đồng thời tiếp viện và tiếp tế cho chiến trường. Hàng chục ngàn binh sĩ được đổ vào An Lộc với đầy đủ lương thực, để thay thế bớt cho những binh sĩ đã kiệt sức, hoặc quá mệt mỏi. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh của Tướng Hồ Trung Hậu, vẫn ở ngoài thị trấn.
Sau cuộc giao tiếp đối với cánh quân giải tỏa Quốc Lộ 13, quân VNCH dồn mọi nỗ lực để tiêu diệt địch chung quanh An Lộc, nhất là những ổ phòng không và đại pháo của quân VC còn sót lại.
Ngày 9 tháng 6/1972, lần đầu tiên kể từ hai tháng qua, một đoàn trực thăng 23 chiếc hạ cánh an toàn xuống An Lộc, vừa tiếp tế, vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh ra. Quân trú phòng phấn khởi, tiến lên chiếm lại những vị trí của đối phương cố thủ tại phía Bắc An Lộc. Những tổ kháng cự bên trong thị trấn cũng lần lượt bị hạ. Cuộc di tản thương binh và thường dân vẫn được tiếp diễn đều đặn.
Ngày Chủ nhật 11 tháng 6/1972, Tổng Thống Thiệu chuyển lời khen ngợi nồng nhiệt của ông đến Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu (tư lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh), và tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã chiến đấu bảo vệ thị xã An Lộc và khai thông Quốc Lộ 13.
Trong lúc đó, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù và Liên Ðoàn 3 Biệt Động Quân đã cùng song song tiến lên mặt Bắc An Lộc. Tiểu Ðoàn 36 Biệt Động Quân cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ đầu tiên tại trại gia binh pháo binh ngày 12 tháng 6/1972. Kế đó, Tiểu Ðoàn 52 Biệt Động Quân đánh lên mặt Tây Bắc, sát sân bay và cạnh đồi Đồng Long. Tiểu Ðoàn này đã chế ngự một cao điểm sát đồi Đồng Long để yểm trợ cho lực lượng Biệt Cách Dù tấn công chiếm được ngọn đồi, cắm cờ trên đồi này. Ngọn đồi này cao 128 mét, và là nơi quân VC đặt pháo binh bắn vào An Lộc từ mấy tháng qua.
   Sau cái bắt tay giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú phòng tại An Lộc dò dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc Lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972 khi cờ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa bay trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam, “Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa.”

https://gianhlaiquehuongvietnam.wordpress.com/
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSun Mar 16, 2014 11:18 am


Trận Chiến Lịch Sử: Bình Long - An Lộc


Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo


Bình Long trong cuộc chiến 1972

.
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeTue Mar 18, 2014 6:14 pm


Mặt Trận BÌNH LONG – AN LỘC


(Tháng 4 – Tháng 6/1972)

Ngày 25 tháng 01 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon, trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội được truyền hình trên toàn quốc, đã đề nghị một kế hoạch “hoà bình 8 điểm” nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ đồng ý rút Quân Ðội Hoa Kỳ và Ðồng Minh ra khỏi Việt Nam trong thời hạn 6 tháng, sau khi một hoà uớc đã được ký kết.

Sau chuyến công du Hoa Lục lần đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon ngày 21-02-1972 để mật đàm với Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và Chủ Tich nước Trung cộng Mao trạch Ðông, liền sau đó đích thân Chu Ân Lai đã vội vã bay qua Hà Nội để thông báo cho cộng sản Bắc Việt biết là phía Mỹ có quyết định chuyển sang thế trận khác. Hà Nội nắm lấy được nguồn tin “hồ hởi phấn khởi ngàn năm một thuở” vì họ cho đây là thời cơ “đại thắng Miền Nam đã đến”. Hà Nội liền quyết định tung quân, mở một trận địa chiến, quân số và chiến cụ gồm có 14 Sư Ðoàn chính quy, 1,000 chiến xa, nhiều Trung Ðoàn Pháo Binh, Phòng Không, Ðặc Công, vượt sông Bến Hải, kết hợp với quân địa phương “bất ngờ” tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà trên ba mặt trận “Giới Tuyến Trị Thiên – Cao Nguyên Kontum – Bình Long An Lộc”, cùng trong chiến dịch lấy tên Nguyễn Huệ bắt đầu sáng ngày 30 tháng 03 năm 1972.

Mặt trận Bình Long – An Lộc bùng nổ ở một thời điểm mà cộng sản Bắc Việt mở màn cuộc tổng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà bằng quân sự.. An Lộc là quận Châu Thành của Tỉnh Bình Long, cách Thủ Ðô Sài Gòn khoảng 100 cây số về hướng Tây Bắc. An Lộc trước đây là một thị xã nhỏ bé đìu hiu gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, xung quanh là rừng cao su mênh mông ngút ngàn đến tận biên giới Việt – Miên. Tỉnh Bình Long được thành lập dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, gồm có ba quận hành chánh, cực Nam là quận Châu Thành, và cực Bắc là quận Lộc Ninh. Tỉnh Bình Long có diện tích khoảng 2,250 cây số vuông, với dân số khoảng 76.000 người, đa số là người Kinh, một phần là dân Thượng thuộc nhiều sắc tộc gốc thiểu số, sống bằng nghề cạo mủ cao su, hoặc làm ruộng rẫy. Từ Sài Gòn người ta có thể sử dụng Quốc Lộ 13 đi qua các thị trấn Lai Khê, Chơn Thành, Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch, Xa Cam để đi đến thị xã An Lộc.

Theo tin tức tình báo quân ta thu được thì kế hoạch chuyển quân “dương Ðông kích Tây” của Cộng Sản Bắc Việt đã áp dụng là cho 2 Trung Ðoàn 24 và 271 cộng sản Bắc Việt đánh vào các đơn vị thuộc Sư Ðoàn 25 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại phía Bắc Tỉnh Tây Ninh để uy hiếp và đe dọa các tiền đồn vùng biên giới Katum, Thiện Ngôn, Tống Lê Chân…, nhằm đánh lạc hướng để cho hai Sư Ðoàn 7 và 9 cộng sản Bắc Việt từ các mật khu ẩn dấu trong những căn cứ địa 354 và 708, trên đất Cam Bốt di chuyển vào địa phận tỉnh Bình Long thuộc Miền Ðông Nam Phần, được an toàn qua yếu tố “bất ngờ”.

Lực lượng cộng sản Bắc Việt có mặt tại Tỉnh Bình Long, ngoài 4 sư đoàn với quân số mỗi sư đoàn trên dưới 10,000 quân, và các Trung Ðoàn chủ lực của Mặt Trận B2, còn có 2 Trung Ðoàn Pháo và Phòng Không, 1 Trung Ðoàn Ðặc Công, 2 Trung Ðoàn Xe Tăng với 200 chiến xa T.54, PT.76, BTR.85. Hơn nữa, việc tiếp tế và bổ sung quân số cũng được dễ dàng vì từ các mật khu hậu cần ở đồn điền cao su Mimot, Snoul, Lưỡi Câu, bên kia biên giới Cam Bốt. – Việt Nam, nguồn tiếp tế nhận vật lực chính do Ðoàn 559 ngày đêm vận chuyển bằng đường bộ từ Vinh vào chiến trường Việt Nam, mà cơ quan tình báo của quân ta khó ước tính được con số chính xác.

Ngày 31-03-1972, thế trận của cộng sản Bắc Việt đã bắt đầu hình thành tại tỉnh Bình Long, địch quân đã pháo kích vào trận địa, gia tăng tốc độ bắn để thăm dò phản ứng của quân trú phòng, chúng rót cả hoả tiễn và đại pháo đủ loại xuống các cứ điểm phòng ngự Lộc Ninh vả An Lộc rất ác liệt.

Ngày 05-04-1972, lúc 3 giờ sáng, Cộng quân sử dụng Trung Ðoàn E.6 Bộ Binh và Pháo Binh, bắn phủ đầu trên các cứ điểm phòng ngự của Chi Ðoàn 1 Kỵ Binh thuộc Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh và Trung Ðoàn 9 Bộ Binh do Ðại Tá Trần Công Vĩnh chỉ huy, bằng hàng ngàn quả pháo đủ loại, sau đó Cộng quân tung Sư Ðoàn 5 cộng sản Bắc Việt có xe tăng yểm trợ bắt đầu tấn công cường kích nhiều đợt vào chi khu Lộc Ninh, quân trú phòng đã đánh trả quyết liệt giữ vững phòng tuyến được hai ngày thì Cộng quân chọc thủng được tuyến án ngữ và tràn ngập cứ điểm trên. Mặt khác, Cộng quân sử dụng Trung Ðoàn 95C thuộc Sư Ðoàn 9 cộng sản Bắc Việt phục kích dọc theo Quốc Lộ 13 từ An Lộc đi Lộc Ninh để chặn đánh tiêu diệt quân trú phòng trên đường tháo lui.

Cuộc tấn công đầu tiên của Cộng quân vào An Lộc, bắt đầu vào ngày 05-04-1972 bằng toàn bộ lực lượng của các Sư Ðoàn 5, 7, 9 cộng sản Bắc Việt và Công Trường Bình Long trừ bị với tổng số khoảng 50 ngàn quân có mặt trong vùng. Sau khi Cộng quân đánh chiếm được Thị Xã Lộc Ninh lúc 19 giờ ngày 07-04-1972, quân cộng sản Bắc Việt ước tính sẽ chiếm được An Lộc rất dễ dàng từ 5 đến 10 ngày và chúng dự trù sẽ làm lễ ra mắt “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam” tại thành phố An Lộc vào ngày 20-04-1972.

Chuyến du thuyết Liên Sô của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger qua Nga để gặp Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Liên Sô Leonid I. Brezhnev và Thủ Tướng Liên Sô Aleksei N. Kosygin vào tháng 04 năm 1972, và những trận oanh tạc nặng nề của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ thả bom xuống Miền Bắc, đã đưa đến kết quả :”Hà Nội chầp thuận nối lại những cuộc hoà đàm giữa Ngoại Trưởng Kissinger và Ðại Sứ CS Lê Ðức Thọ vào đầu tháng 05-1972 tại Paris”. Ðể hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết, Hà Nội đã áp dụng chiến thuật cố hữu “vừa đánh vừa đàm”.

Quốc lộ 13 là con đường huyết mạch nối liền từ Bến Cát, Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, đi qua các quận lỵ, xã ấp của Tỉnh Bình Long. Cách Thị Xã An Lộc 18 cây số về hướng Bắc là Lộc Ninh và cách An Lộc khoảng 30 cây số về hướng Nam là quận Chơn Thành.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Levanhung
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Cơ quan hành chánh và quân sự tỉnh Bình Long đều đặt trong Quận Châu Thành là An Lộc, dưới sự điều hành của Ðại Tá Trần Văn Nhựt, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long. Ðể đánh chiếm Tỉnh Bình Long, Cộng quân đã bố trí cắt đứt giao thông trên Quốc Lộ 13 từ Lai Khê đi Lộc Ninh, đồng thời chúng phong toả Bình Long bằng hệ thống cụm phòng không để ngăn chặn sự can thiệp yểm trợ phi pháo của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà.

Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng vào chiến địa
Khi trận chiến Bình Long – An Lộc xảy ra vào mùa Hè đỏ lửa, rực cháy năm 1972, trận đánh đầu tiên vào Lộc Ninh đã bắt đầu lúc 3 giờ sáng ngày 05-04-1972, Bộ Tư Lệnh “B2” cộng sản Bắc Việt đã dồn toàn lực Sư Ðoàn 5 cộng sản Bắc Việt gồm 3 Trung Ðoàn 174, 275, một Trung Ðoàn Biệt Lập, Trung Ðoàn E.6 và Trung Đoàn Pháo Binh, cùng Trung Ðoàn 203 Chiến Xa từ vùng Lưỡi Câu của Cam Bốt kéo sang, xuyên qua các cánh rừng cao su xanh rì và xếp hàng thẳng tắp, đó là hình ảnh hùng vĩ của Bình Long. Lộc Ninh, một quận hẻo lánh nằm về phía Bắc của tỉnh Bình Long, được bao bọc bởi rừng rậm và cao su là nơi an cư và sinh sống của rất đông đồng bào Thượng, có thể, theo địa hình về mặt quân sự Cộng quân thấy có nhiều lợi thế về chiến thuật che dấu, do đó, Cộng quân đã chọn Lộc Ninh làm mục tiêu tấn kích đầu tiên. Nhưng Cộng quân không ngờ đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 9 Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh, cùng Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân. Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân ở chi khu Lộc Ninh đã phản ứng quyết tử. Mặc dù quân số của đối phương đông gấp 5 lần, quân trú phòng vẫn đã anh dũng chống trả. Nhiều trận đánh xáp lá cà rất ác liệt đã diễn ra ngay bên trong quận lỵ. Trước chiến thuật “thí quân” của Tướng cộng sản Võ nguyên Giáp, quân trú phòng phải hạ nòng súng đại bác 105 ly bắn trực xạ vào các đợt xung phong biển người có chiến xa yểm trợ, làm cho chúng phải khựng lại, dội trở ra, để rồi sau đó, chúng sử dụng pháo trận địa san bằng các ổ kháng cự của quân phòng thủ.

Trong lúc chiến trường Lộc Ninh vẩn đang tiếp diễn tàn khốc, thì Cộng quân lại tung ra một cánh quân khác của Sư Ðoàn 9 cộng sản Bắc Việt, đơn vị được coi là thiện chiến nhất trong số 4 sư đoàn tham chiến tại tỉnh Bình Long, bất ngờ tấn công vào quận lỵ An Lộc từ 3 giờ chiều ngày 07-04-1972, nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh. Sư Ðoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt đã dồn hết nỗ lực chính vào tuyến phục kích dài 26 cây số trên Quốc Lộ 13 từ Chơn Thành đến Lộc Ninh. Ðoạn đường “hành lang máu” này bị tắc nghẽn hoàn toàn. Lực lượng tăng viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn trong An Lộc, nhưng mỗi bước tiến không biết bao nhiêu chiến binh gục ngã, dù là bên ta hay bên địch. Tình hình thế trận hết sức gay go và nguy cập.

Theo kế hoạch điều động lực lượng giải toả An Lộc của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III, Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù do Ðại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Ðoàn Trưởng chỉ huy, gồm Tiểu Ðoàn 5, 6 và 8 và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù được chuyển vận lên Lai Khê, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, thuộc địa phận Tỉnh Bình Dương. Ðây là lực lượng tăng viện đầu tiên đến Lai Khê ngày 05-04-1972 để chuẩn bị vào An Lộc với nhiệm vụ của Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù là tảo thanh diệt chốt của các đơn vị Cộng quân dọc theo QL.13 từ Chơn Thành đến An Lộc.

Tại Thị Xã Lộc Ninh, sau hai ngày giao chiến chống trả ác liệt, dưới những trận mưa pháo kinh hồn, không được tiếp tế tản thương, quân trú phòng được lệnh lui dần về phía Nam An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh, thì một số bị phá huỷ, một số đành bỏ lại. Riêng Tiểu Ðoàn 52 Pháo Binh của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với 24 khẩu đại bác 105 ly đã phá huỷ hầu hết, chỉ còn lại 2 khẩu may mắn “còn nguyên vẹn”. Tại đây, quân ta có 600 Chiến Sĩ hy sinh, và quân địch có đến 1,250 tên “Sinh Bắc Tử Nam” bị hạ sát, tương đương với quân số của 1 trung đoàn.

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III tức tốc bốc Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân từ Tây NInh về án ngữ phía Bắc Thị Xã An Lộc, toàn bộ Sư Ðoàn 21 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu chỉ huy, cùng Trung Ðoàn 15 Sư Ðoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà từ vùng sình lầy miền Tây cũng được điều động lên Lai Khê, tham dự chiến dịch giải toả Quốc Lộ 13 từ Chơn Thành đến An Lộc để mở rộng vòng đai hoạt động cho quân trú phòng.

Ngày 06-04-1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh và tất cả Bộ Tham Mưu kể cả vị Phụ Tá Tư Lệnh Ðặc Trách Hành Quân, Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, đểu theo Tướng Hưng đã kịp thời nhảy vào Bộ Tư Lệnh Tiền Phương tại An Lộc với 2 Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh, tăng cường phòng thủ phía Ðông Bắc Thị Xã và Tướng Hưng tuyên bố “Quyết tử thủ An Lộc”, lời tuyên bố sắt đá đó như “Lời thề nguyền với tiền nhân đã có công dựng nước” của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Lời tuyên bố đó đã đưa vị Sĩ Quan cấp Tướng này lên hàng “Danh Tướng Việt Nam” và làm nức lòng quân dân Bình Long An Lộc, sẵn sàng nghênh chiến với 4 sư đoàn chủ lực của Cộng quân được yểm trợ bởi pháo binh và chiến xa với quân số đông gấp 9 lần quân ta. Kể từ đây, An Lộc bó mình trong vòng đai phòng thủ không có lấy một khẩu pháo binh, một chiến xa để đối đầu với địch quân có đến cả trung đoàn chiến xa với hàng trăm xe tăng chưa kể 2 trung đoàn pháo binh và phòng không.

Ngày 07-04-1972 lúc 19 giờ, mặc dù có sự can thiệp hữu hiệu của Không Quân, Pháo Binh từ căn cứ yểm trợ hoả lực Alpha, Cộng quân đã dùng chiến thuật biển người “tiền pháo hậu xung” tấn công liên tiếp nhiều đợt vào phi trường Quản Lợi và các cứ điểm phòng thủ của Trung Ðoàn 9 Bộ Binh thuộc Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, và sau hơn 2 ngày giao chiến chống trả mãnh liệt, Lộc Ninh, trên thực tế chỉ là một Quân Lỵ hẻo lánh nằm bên cạnh thung lũng sông Rừng Cấm, được ghi nhận hoàn toàn thất thủ.

Ngày 11-04-1972, có 25 pháo đài B.52 của Hoa Kỳ yểm trợ, đã trút gầm 800 tấn bom xuống các vị trí đóng quân của địch chung quanh Lộc Ninh và An Lộc. Nhờ thế mà cường độ pháo kích của địch đã giảm đi rất nhiều.

Ðến ngày 12-04-1972, sau 7 ngày quần thảo ác liệt với Cộng quân, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù đã giải toả được 30 cây số đường trên Quốc Lộ 13 từ Lai Khê đến Chơn Thành. Khi Ðoàn quân Mũ Ðỏ tiến qua khỏi Chơn Thành khoảng 7 cây số về hướng Bắc và còn cách An Lộc 15 cây số, cánh quân đi đầu của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 209 thuộc Sư Ðoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt tại suối Tàu Ô. Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh là lực lượng tăng phái cho 2 Tiểu Ðoàn 5 và 8 Nhảy Dù đang đậm chân tại chỗ do địa thế lầy lội và hoả lực ngăn chặn dữ dội của địch. Ðại Tá Trương Hữu Ðức, Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh, trong khi bay trực thăng chỉ huy đến chiến trường để điều động đã trúng đạn tử trận. Cộng quân đã lập hệ thống bố phòng chằng chịt phục kích, chốt chặn, chốt kiềng, giật sập cầu, phá đường biến Quốc Lộ 13 thành “tử lộ” có đi mà không có đường trở lại. Các bãi đáp tại phi trường, sân vận động trước Tiểu Khu đều bị pháo binh địch chế ngự. Việc di tản thương binh và thường dân chạy nạn hoàn toàn không thể thực hiện được. Ðặc biệt chúng đã lập các cụm chốt liên hoàn cố thủ bắn trả dữ dội vào các đơn vị Nhảy Dù.

Cùng ngày hôm nay, Bộ Tư Lệnh Hành Quân “B2” của Cộng Sản Bắc Việt đã ra lệnh cho cán binh của họ: “Cán bộ và binh sĩ phải tấn công liên tiếp trên khắp các mặt trận. Chắc chắn quân ta sẽ thắng.”

Ngày 13-04-1972, Cộng quân đồng loạt tấn công ba tuyến phòng thủ chính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Hai tuyến phía Ðông và Tây vẫn giữ vững trong khi đó mặt Bắc do Trung Ðoàn 8 Sư Ðoàn 5 Bộ Binh của Ðại Tá Mạch Văn Trường trấn giữ đã bị quân Cộng Sản Bắc Việt chọc thủng. Ðây là trận đánh khốc liệt bằng chiến xa. Do đó, nhiều chiến xa của Cộng quân đã lọt vào Thị Xã An Lộc trước khi bị quân ta bắn cháy. Chiến xa đầu tiên bị bắn bởi hoả tiễn XM.202 do các chiến sĩ Trung Ðoàn 8 Bộ Binh bắn cháy chỉ cách Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn của Ðại Tá Trường khoảng 20 thước, còn có tới 15 chiến xa T.54 và PT.76 của Cộng quân đã bị bắn cháy nằm ngổn ngang trên đường Ngô Quyền, đoàn chiến xa địch lù lù tiến vào bị khựng lại bởi những trái đạn Hoả Tiễn M.72, rồi ngừng hẳn. Do yếu tố thời gian nguy kịch cấp bách, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III thay đổi kế hoạch điều quân.

Ngày 14-04-1972, tại căn cứ Lai Khê, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III, họp mật với Trung Tướng Dư Quốc Ðống, Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù và Ðại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù. Trong buổi họp này, Trung Tướng Minh cho biết tình hình An Lộc đang bị Cộng quân siết chặt vòng vây. Lực lượng trú phòng không thể bung ra ngoài để hoạt động. Số binh sĩ thương vong vì bị địch pháo kích ngày càng gia tăng. Trong tình thế đó, cần phải lập một đầu cầu vào Thị Xã để nới rộng tầm hoạt động của quân trú phòng. Các mặt ở hướng Bắc, Tây và Nam của An Lộc đều bị hoả lực địch phong toả. Chỉ còn mặt Ðông Nam thì chưa bị Cộng quân khống chế. Ở đây có những ngọn đồi yên ngựa thoai thoải. Ðồi 169, Ðồi Gió, Ðồi 100, Ðồi Ðồng Long là những cao điểm quân sự quan trọng về phòng thủ bảo vệ thị trấn An Lộc, cũng rất thuận tiện cho cuộc đổ quân bằng trực thăng. Và Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù đã được trao trọng trách đầy khó khăn và nguy hiểm này.

Ngay sau buổi họp, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng bay quan sát vị trí trận địa để chọn bãi đổ quân, sau năm vòng bay, vị Sĩ Quan Lữ Ðoàn Trưởng khả kính quyết định đổ quân xuống ấp Srok Ton Cui, nằm cạnh Ðồi Gió, cách An Lộc 4 cây số về phía Ðông. Theo kế hoạch, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Ðỉnh làm Tiểu Ðoàn Trưởng, sẽ xuống trước để giữ an ninh bãi đáp và vị trí đặt Pháo Ðội C Pháo Binh Nhảy Dù, rồi sáng hôm sau, ngày 15-04-1972, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu làm Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù do Trung Tá Văn Bá Ninh làm Tiểu Ðoàn Trưởng, cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù và các thành phần yểm trợ sẽ được trực thăng vận xuống khu vực này. Sau khi cuộc đổ quân đã hoàn tất, hai Tiểu Ðoàn 5 và 8 Nhảy Dù sẽ chia làm hai cánh quân trái phải đi song song bên trong rừng cao su Quản Lợi. Tiếp theo kế hoạch điều quân, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng cho lệnh Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù bung ra lục soát về phía Tây Thị Xã An Lộc. Trên đường tiến quân, bị Cộng quân pháo kích dữ dội nên tiểu đoàn đã di chuyển mở rộng vòng đai phòng thủ về hướng Nam, cùng lúc đó, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù cũng nhận được lệnh tung ra tiếp ứng mở rộng vòng đai, để lập bãi nhận hàng tiếp tế do phi cơ thả dù. Hôm sau, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù từ Ấp Sóc Gòn tiến vào An Lộc để bắt tay với Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù. Trong khi đó, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù ở lại làm lực lượng đoạn hậu và án ngữ Ðồi Gió bảo vệ an ninh cho Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn và Pháo đội C Pháo Binh Nhảy Dù.

“Linh động” và “bất ngờ” là hai yếu tố quan trọng trong binh pháp được Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù khai thác triệt để trong cuộc đổ quân ào ạt này, và làm cho Cộng quân đang bao vây An Lộc bị cú bất ngờ, hoang mang, hốt hoảng. Trận đánh đẫm máu nổ ra, quân Nhảy Dù ưu thế đã gây thiệt hại cho gần cả một tiểu đoàn địch trấn giữ xung quanh khu vực Ðồi Gió.

Cùng trong ngày 15-04-1972, để đối phó với tình hình chiến sự ngày càng gay go, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đưa Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 “Tiền Phương” đến Lai Khê, để trực tiếp điều động chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng đặc nhiệm với khoảng 15,000 binh sĩ gồm Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Bộ Binh, Thiết Kỵ, được thành lập để giải toả Quốc Lộ 13 đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 16-04-1972, Cộng quân mở cuộc tấn công đợt hai với “điểm” tại phía Bắc và “diện” ở hai mặt Ðông và Tây. Mặc dù chúng có nhiều chiến xa yểm trợ, đợt tấn công này cũng bị quân ta bẻ gẫy từ đầu. Chiến trường tạm lắng dịu, nhưng pháo binh địch vẫn bắn liên hồi vào bên trong An Lộc. Sau 4 tiếng đồng hồ bắt quân dân ta hứng chịu “tiền pháo” liên tục, Cộng quân chuyển xạ để tấn công, quân trú phòng sẵn sàng ghìm súng chờ đợt “hậu xung”.

Lúc bấy giờ, Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, đang hoạt động bên trong phòng tuyến địch ở vùng Xa Mát biên giới Tỉnh Tây Ninh – Cam Bốt, cũng được tức tốc bốc về An Lộc, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt được vào Thị Xã sau các đợt tấn công, lúc 4 giờ chiều ngày 16-04-1972.

Qua ngày 17-04-1972, mặc dù “hành lang máu” trên Quốc Lộ 13 vẫn còn bế tắc, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đã nhìn thấy được niềm tin và hy vọng là quân ta có thể giữ vững được An Lộc. Sáng nay, trong cuộc họp báo ngắn tại Lai Khê, Tướng Minh tuyên bố:”Giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Chúng tôi hết sức thận trọng vì sợ kẹt dân, Chúng tôi không lạc quan quá trớn, và đang ghìm súng chờ đợi những đợt tấn công của đối phương”.

Ngày 18-04-1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, chỉ huy toàn thể lực lượng trú phòng, đã cam kết :”Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Vị tướng này, đầu đội nón sắt, tay cầm súng XM.16, mặc áo thung, quần trận, vắt lựu đạn quanh mình, hoạt động liên tục. Hai tai Ông nghe báo cáo và điều động các binh sĩ dưới quyền khắp nơi. Thật sự An Lộc rất may mắn có được vị sĩ quan tài đức chỉ huy chiến trường này, và chính Ông là một trong những yếu tố niềm tin quan trọng giữ vững An Lộc. Có thêm nhiều chiến xa của Cộng quân bị bắn hạ gần Bộ Tư Lệnh”Tiền Phương” của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Chiến xa địch đầu tiên bị bắn cháy tại đây là do hoả tiễn M.72 của chính đích thân Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó, khai hoả. Ông nói :”trúng rồi, tôi đã diệt được nó …”

Ngày 19-04-1972, Cộng quân thay đổi chiến thuật. Một mặt đánh vào Thị Xã An Lộc, một mặt sử dụng hai Trung Ðoàn 141 và 275 Cộng Sản Bắc Việt tấn công ồ ạt để tiêu diệt Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù tại đồi 169 và Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, đơn vị trách nhiệm trấn giữ Ðồi Gió. Trước tình thế nguy kịch vì áp lực quá nặng của Ðịch, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng cho lệnh Trung Tá Ðỉnh, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, được toàn quyền quyết định về kế hoạch triệt thoái. Trung Tá Ðỉnh dẫn 2 Ðại Ðội 60 và 62 Nhảy Dù di chuyển dọc theo ngọn đồi xuống Ấp Srok Ton Cui, nơi Ðại Ðội 61 Nhảy Dù đã lập vị trí trấn giữ; 2 Ðại Ðội 63 và 64 Nhảy Dù còn lại do Thiếu Tá Nguyễn Kim Bằng, Tiểu Ðoàn Phó chỉ huy tiếp tục án ngữ cao địa Ðồi Gió.

Ðại Uý Ngô Xuân Vinh, Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 62 Nhảy Dù, tự “Vinh Con” cho con cái từ trên đồi ào ào đổ xuống như núi lở. Cộng quân bung ra, khép lại… “Vinh Con” tiếp tục xấn…, từ chân Ðồi Gió vào Ấp Srok Ton Cui … lại kẹt thêm con suối Rô, Vinh cựa quậy khó khăn dưới đám lau sậy ruộng lầy sũng nước. “Nó bâu như đỉa đói, dứt ra không nổi, anh Năm” “Vinh Con” nói với Ðỉnh trong máy “… tối quá chỉ có sờ ngực áo mà đánh lưỡi lê thôi… quên sờ nón sắt để nhận bạn…”. Nhưng dù cho Cộng quân có chặn bằng mấy lớp hàng rào người, lúc 11 giờ đêm Ðại Úy Vinh cũng đã sờ được cái Ấp Srok Ton Cui, nơi Ðại Ðội 61 Nhảy Dù đang trông chờ từ lúc trời chập tối, 400 thước từ chân đồi đến người lính gác tiền đồn của Ðại Ðội 61 Nhảy Dù, thành phần của Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đã phải đi mất 3 tiếng đồng hồ trong ba giờ đó có thêm một số thương binh vì lưỡi lê và mảnh lựu đạn của 400 thước đánh cận chiến!

Bây giờ là 0 giờ ngày 19 bước sang 20, Cộng quân không phải chỉ một thành phần, một cánh quân, mà là một lũ người, một lớp sóng người chen vai sát cánh, lố nhố đầy chân Ðồi Gió, từ chân đồi phía Tây lẫn chân đồi phía Ðông… Cộng quân tràn ngập đường 245 như trẩy hội, Cộng quân bao quanh Ấp Srok Ton Cui như đám người đói khát vây quanh vị trí phát chẩn. Không phải là một cuộc điều quân để chuẩn bị tác chiến, nhưng là một chợ người, lộn xộn ồn ào, la hét tìm đơn vị, chuyển lệnh… “Ngày hôm nay máy bay “nguỵ” nhiều quá! Sao mày không bắn!? Tao chỉ có AK. AK thì AK, bắn cho “nguỵ” sợ”.

Ở trong này, Ðỉnh thì thầm liên lạc với các Ðại Ðội Trưởng 61, 62 và 60 Nhảy Dù: ”Các toa dặn lính đừng bắn, tụi nó đi đâu cho nó đi, chỉ bắn khi nào nó tấn công mình thôi”.

“Chúng tôi nhận hiểu 5/5. Cả 3 Ðại Ðội Trưởng đều lắc đầu thở dài, lẩm bẩm… lấy gì bắn nữa!!?”. Nhưng dù có vô trật tự tới đâu, Cộng quân cũng tập họp lại được hàng ngũ, 3 giờ sáng tiếng kèn thúc quân vang lên lồng lộng cả một góc rừng. Xong rồi, tụi nó dứt mình!!!? Tiếng kèn thúc quân xoáy trong đêm, vang dội theo đường 245. Bỏ mẹ, nó bố trí quân cả 3 cây số đường dài. Ðỉnh run run tay khi nghe hiệu lệnh từ đầu tới cuối hàng quân, đồng thời từ phía Bắc đầu đường 245 có tiếng động cơ nổ máy, ánh sáng đèn pha quét ngang quét dọc bóng đêm, chiến xa T.54 của Cộng quân quyết “dứt điểm” Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù không nương tay?

Ðúng 3 giờ 30, Ðồi Gió bị tấn công trước. Thiếu Tá Phạm Kim Bằng, Tiểu Ðoàn Phó, mặt sắt đen sì, con người quá khổ, chậm rãi điềm tĩnh và hùng tráng như một hiệp sĩ thời trung cổ đứng ra khỏi hầm điều khiển 2 Ðại Ðội 63 và 64 phản công mãnh liệt. 63 của Hoàng và 64 của Tuấn, 2 Ðại Ðội đã thử lửa với Cộng Sản Bắc Việt từ ngày 15, với 2 Ðại Ðội Trưởng trẻ “tới” quá mức, dũng cảm như những thiên thần tung hoành trên đầu lũ quỷ say máu “hùng binh” (một loại thuốc kích thích do Trung Cộng điều chế). Tất cả đều ở tuyến chiến đấu, không còn khinh binh Tổ Trưởng, Trung Ðội Trưởng, Ðại Ðội Trường, Tiểu Ðoàn Phó… Chỉ còn một hàng ngang theo giao thông hào, điểm phân biệt được người chỉ huy là tai nghe máy chuyển lệnh điều quân, tay ném lựu dạn. 2 Ðại Ðội chỉ trừ những người chết hoặc bị thương mê man, còn thương binh chỉ tạm băng bó sơ qua vết thương, đứng hoặc dựa lưng vào thành giao thông hào để tiếp tục chiến đấu.

4 giờ 30 sáng, trong bóng tối ngả màu tím của ngày sắp đến, 4 chiến xa T.54 từ 2 hướng Ðông và Ðông Bắc bắt đầu bò lên đồi, lính Cộng Sản Bắc Việt tùng thiết chạy lố nhố theo sau để tính bề diệt gọn đơn vị Nhảy Dù. Trăng thượng tuần gần sáng dọi ánh sáng trắng lạnh xuống sườn đồi vằng vặc, khối sắt đen lóng lánh tiến dần vào cùng động cơ nổ vang ầm ĩ, ngọn đèn vẫn giữ nguyên độ sáng ở vị thế “pha”, luồng sáng dọi thẳng lên đồi hỗn xược như thách thức… Hai chiến xa T.54 đầu tiên bò lần lần lên từng thước đồi dốc đứng.

-“Ðể tao thanh toán nó”. Tuấn đứng thẳng lên khỏi giao thông hào, kéo chiếc ống M.72 của một khinh binh. Rút các chốt an toàn… Tuấn đưa ống hoả tiễn lên vai nheo mắt ngắm… 100 thước, còn xa, 80 thuớc, hơi xa, 50 thước, đủ! Tách! Sợi giây an toàn cũng đã bị đứt! Tuấn bị lóa bởi 2 ngọn đèn pha dọi thẳng mặt… Ầm! Trái hoả tiễn đập thẳng vào giữa hai điểm sáng, hơi chếch cao một chút, trúng ngay pháo tháp… Chiếc thứ hai tăng tốc độ hú lớn tiếng nhấc một cái lên gần tuyến phòng thủ, Hạ Sĩ Nhu, Tiểu Ðội Trưởng can trường không kém Ðại Ðội Trường, nhảy dội lên pháo tháp, quả lựu đạn phát nổ sau khi Nhu vừa kịp lao mình nhảy xuống. Còn hai chiếc T.54 ở phía Ðông thì do chính Hoàng và một binh sĩ khác bắn hạ. Cộng quân lui dạt xuống chân đồi để cho đại pháo rưới thêm một lớp, lớp pháo thứ sáu kể từ khởi đầu trận đánh.



Ngày tới với ánh nắng chan hoà cùng cơn mưa pháo thứ 7, cảnh vật trên đỉnh đồi bây giờ trông tan hoang, điêu tàn và bốc khói, khói của đạn địch và khói của đạn ta đang cháy dở… Ngọn đồi “hột lạc” dài 300 thước, ngang 70 thước, phải hứng chịu khoảng 2,000 quả đạn pháo trong một đêm với vị trí dã chiến, dưới ánh nắng chiếu rọi rõ cảnh vật ẩn hiện thật tan nát…

Thiếu Tá Phạm Kim Bằng, Tiểu Ðoàn Phó, bị “tung” một mắt. Tuấn hứng một quả đại bác 57 ly, quả đạn nổ ngay trên thân thể người Sĩ Quan trẻ mới 23 tuổi, số tuổi quá nhỏ đem so với chiến trường nặng đó. Ðồi Gió kể từ đó mang tên mới:”Ðồi Quốc Tuấn”, danh hiệu truyền tin của Tuấn, Cao Quốc Tuấn. Với một con mắt đẫm máu, Bằng nghiến răng, nhướng mắt còn lại giữ vững Ðồi Gió cho đến lượt tấn công thứ 16. Quanh ngọn đồi xác chiến xa, xác địch và ta nằm la liệt ngổn ngang. 12 giờ trưa ngày 20, Tiểu Ðoàn Phó Bằng kiệt lực xuôi hai tay bỏ rơi chiếc ống liên hợp, gọi Hoàng đến: “Toa thay moa đem 2 Ðại Ðội về đồi 169, hướng Tây Nam đồi Quốc Tuấn dưới một cái “yên ngựa” chập chùng trên 2 cây số đường rừng rậm. Nhớ đem hết thương binh, người chết phải chôn lại…”. Qua máy vô truyến, Trần Ðại Chiến cho biết đã đích thân dùng hoả tiễn XM.202 bắn hạ được 2 chiến xa T.54 địch, anh em vui mừng lên tinh thần, Rồi chiếc thứ ba bị cháy! Pháo địch rơi như mưa. Chiến bắn hạ luôn chiếc thứ tư, hết kẹp đạn XM.202, 4 viên, Cộng quân cả một sư đoàn như điên cuồng xua quân ằo ạt tiến lên, cứ điểm Ðồi Gió được lệnh di tản để bảo tồn lực lượng. Trung Ðội của Chiến ở lại đoạn hậu sau cùng, anh là người bảo vệ sau hết, đơn vị của anh đã hết đạn, anh cho Trung Ðội lui dần về hướng Tây Bắc qua ngang Ðồi 169. Rồi từ đó mất liên lạc với người Sĩ Quan trẻ Trần Ðại Chiến, khoá 24 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Sau này được biết, anh bị một mảnh đạn pháo của địch làm bị thương. Anh cho lệnh Trung Ðội rút hết. Chiến ở lại một mình với trái lựu đạn M.26 duy nhất còn lại, khi chiến xa và bộ binh địch tràn ngập Ðồi 169. Anh đã ra đi vĩnh viễn! Ðồi 169 trở thành địa danh bất diệt:”Ðồi Mũ Ðỏ TRẦN ÐẠI CHIẾN!”

Cánh quân của Trung Tá Ðỉnh chỉ huy vừa xuống khỏi đồi thì bị Cộng quân gờm sẵn chặn đánh, các chiến sĩ Nhảy Dù chống trả quyết liệt và cuối cùng phải rút về hướng Nam, sau đó được trực thăng võ trang AH-1G “Cobra” của Hoa Kỳ hỗ trợ cho Phi Ðoàn trực thăng của Không Quân Việt Nam tìm kiếm bốc chở những quân nhân còn thất lạc về Lai Khê nghỉ chỉnh trang, còn cánh quân do Thiếu Tá Bằng chỉ huy rút về phía Tây Thị Xã An Lộc. Riêng Pháo Ðội C Pháo Binh Nhảy Dù với 6 khẩu đại bác 105 ly được lệnh phá huỷ tất cả súng trước khi rút lui.

Trong cuộc lui quân ra khỏi Ðồi Gió, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đã được Không Quân Việt Nam Cộng Hoà yểm trợ bằng 3 phi tuần F.5E và 3 “pass” B.52 của Hoa Kỳ đánh xuống các vị trí của Cộng quân quanh vòng đai của lộ trình rút quân, nằm 4 cây số về phía Nam An Lộc. Nhưng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đã gặp phải hoả lực quá mạnh của địch ghìm sẵn để tấn công tràn ngập từ mặt Ðông Nam An Lộc, gây thiệt hại nặng cho 2 Ðại Ðội Nhảy Dù.

Ngày 20-04-1972, trong 48 giờ qua Cộng quân chỉ còn pháo kích vào Thị Xã nhiều hơn là tấn công bằng lực lượng bộ binh. Trung bình mỗi ngày Cộng quân tác xạ vào An Lộc khoảng từ một đến hai ngàn đạn đại bác đủ loại.

Ngày 21-04-1972, Cộng quân lại tiếp tục pháo kích hơn hai ngàn quả đạn đủ loại vào phòng tuyến phòng ngự của lực lượng trú phòng, trong đó có các vị trí trọng yếu do Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù phụ trách.

Ðêm 22 rạng ngày 23-04-1972, Cộng quân tung thêm bộ binh và 1 chi đội chiến xa mở đợt tấn công vào khu vực trách nhiệm của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù ở cửa Nam An Lộc. Người linh Mũ Ðỏ đã can đảm sử dụng súng chống chiến xa M.72 và XM.202 bốn nòng diệt gọn 4 chiến xa địch gồm 2 T.54 và 2 PT.76 ngay tại chỗ. Ngoài ra phóng pháo cơ AC.130 võ trang có gắn đại bác 105 ly và những đại liên 40 mm, bắn theo sự hướng dẫn của radar đã tiêu diệt luôn một đoàn 5 chiến xa địch đang di chuyển đến.

Ngày 05-05-1972, một sĩ quan Cộng Sản thuộc Trung Ðoàn 275 Cộng Sản Bắc Việt đầu thú đã tiết lộ cho biết rằng Sư Ðoàn 5 Cộng Sản Bắc Việt sẽ thay thế Sư Ðoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt trong kế hoạch đánh chiếm An Lộc. Sư Ðoàn này sẽ phối hợp với Sư Ðoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt và hướng tấn công chính sẽ là phía Ðông Nam. Mũi tấn công phụ sẽ là hướng Bắc và Ðông Bắc do Sư Ðoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt đảm nhận.

Ngày 10-05-1972, Cộng quân bất ngờ tấn công cường kích chọc thủng tuyến phòng thủ phía Ðông do Tiểu Ðoàn 52 Biệt Ðộng Quân trấn giữ. Ngày hôm sau, Cộng quân đã pháo kích một cách khốc liệt, khoảng trên 8,000 quả đạn đủ cỡ rơi vào chu vi phòng thủ đã thu hẹp của An Lộc, có diện tích không hơn hai cây số vuông. Ðến khoảng 4 giờ sáng, Cộng quân bắt đầu đợt tấn công mới vào An Lộc với sự yểm trợ của 40 chiến xa. Tuyến phòng thủ của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh bị địch chọc thủng. Sĩ quan liên lạc của Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù đặt cạnh Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh “Tiền Phương” báo cáo địch quân chỉ còn cách ta khoảng 100 thước. Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù gửi ngay Ðại Ðội 3 Trinh Sát Nhảy Dù lên tăng cường để bảo vệ. Sau đó, Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng quyết định đưa Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù của Trung Tá Hiếu đến giải toả áp lực địch ở phía Bắc của Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh “Tiền Phương”. Sự tăng viện của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù đã có hiệu quả ngay lập tức. Lực lượng Cộng quân không thể tiến xa được.

Ðến giờ phút này, cả ba mặt trận An Lộc, Kontum và Trị Thiên đều đang ở trong tình thế gây cấn quyết liệt. Bên kia Thái Bình Dương, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon công bố những biện pháp mạnh đối với Cộng Sản Bắc Việt. Tại Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố :”Tổ Quốc Lâm Nguy”. Lệnh thiết quân luật được ban hành trên toàn quốc từ 0 giờ ngày 11-05-1972. Và cũng chính vào giờ này, Bộ Tư Lệnh Hành Quân “B2” của Cộng Sản Bắc Việt ra lệnh “dứt điểm” An Lộc và bắt sống “Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng”. Ðúng 12 giờ đêm, Cộng quân mở trận “pháo tập” khốc liệt và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Và An Lộc, Thị Xã nhỏ bé đã phải hứng chịu trận pháo kích kinh thiên động địa này, với khoảng gần 10,000 quả đạn pháo đủ loại.

Tại An Lộc, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù của Ðại Tá Lưỡng chịu trách nhiệm mặt Nam An Lộc, còn Trung Ðoàn 8 Bộ Binh do Ðại Tá Mạch Văn Trường chỉ huy trách nhiệm phòng thủ phía Bắc An Lộc. Một hôm, nghe tin Ðại Tá Trường bị thương, người bạn Ðại Tá Lưỡng đã vượt vòng đai phòng thủ đến thăm và nói với Ðại Tá Trường “lúc này bị thương thì chết rồi”. Ðại Tá Trường kể với vị Lữ Ðoàn Trưởng Nhảy Dù về tình hình địch áp lực quá nặng ở mặt Bắc, Ðại Tá Lưỡng đã chỉ dẫn cho Ðại Tá Trường cách ứng chế mìn để chặn đường tiến quân của địch. Vị Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 Bộ Binh đã cho binh sĩ biến chế mìn theo công thức “cứ hai đầu đạn 155 ly với ngòi nổ thành một quả mìn chống chiến xa”. Chính với loại mìn ứng chế này, quân trú phòng đã hạ được nhiều chiến xa địch trong các đợt tấn công kế tiếp của đối phương.

Trên đây là một điểm son cần được ghi nhận về sự phối hợp và đoàn kết tuyệt vời giữa các cấp chỉ huy Binh Chủng Lục Quân Việt Nam Cộng Hoà trong trận chiến tại Thị Xã An Lộc.


Theo những đề nghị của lực lượng tử thủ An Lộc, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III đóng tại Biên Hoà đã điều động sử dụng 25 phi vụ B.52 của Hoa Kỳ, với 2,000 tấn bom đủ loại được đánh vào những vùng tình nghi có sự tập trung quân của Cộng Sản Bắc Việt. Có những phi vụ mà mục tiêu dội bom có khi chỉ cách tuyến phòng thủ của quân ta khoảng 900 thước. Sau đó, áp lực địch cũng như mức độ pháo kích đã giảm đi một cách rõ rệt. Công tác tiếp tế, tản thương và bổ sung đươc tiếp tục lại.

Ngày 17-05-1972, áp lực đã giảm hẳn trong ngày, quân trú phòng cố nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2,000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành.

Tuy nhiên, đến ngày 23-05-1972, Cộng quân lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng chiến xa vào các đơn vị phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại khu vực Nam và Tây Nam An Lộc,, cách thị trấn này từ 1 đến 5 cây số, nhưng đều bị đẩy lui. Sau các trận đánh này kết thúc, có thêm 13 chiến xa của Cộng Sản Bắc Việt bị hạ, gồm 5 chiếc T.54 và 8 chiếc PT.76

Ngày 31-05-1972, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, khi tiếp xúc với phóng viên báo chí tại Lai Khê, đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Ông. Tuy nhiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân bị thiệt hại ít nhất là trên 25,000 bộ đội, và trên 60 chiến xa bị hạ, ước lượng khoảng một nửa trong tổng số lực lượng Cộng quân tham chiến tại Bình Long – An Lộc. Do đó, âm mưu của Cộng Sản Bắc Việt chiếm An Lộc để làm bàn đạp tiến đánh Thủ Ðô Sài Gòn đã hoàn toàn bị quân dân ta chặn đứng tại Mặt Trận Bình Long – An Lộc.

Trong khi đó, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù được bổ sung quân số và tái chỉnh trang gần Quân Chơn Thành. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện bổ túc ngay tại chỗ, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Ðỉnh chỉ huy được đưa trở lại tham chiến giải toả Quốc Lộ 13 cùng song song tiến lên với Trung Ðoàn 33 Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và Trung Ðoàn 15 Sư Ðoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà do Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu tổng chỉ huy. Với sự hổ trợ của hai trung đoàn bộ binh, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù lướt đi như gió, càn quét sạch các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt cản đường như con cọp dữ, thật không hổ biệt danh “thiên thần mũ đỏ”. Sau những ngày quần thảo với Cộng quân từ Chơn Thành tới An Lộc, đến chiều tối ngày 08-06-1972, Ðại Ðội 62 Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đã bắt tay được với Ðại Ðội 81 Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù trấn giữ ở phía Nam Thị Xã An Lộc. Các binh sĩ của hai tiểu đoàn nhảy dù đến xiết chặt tay nhau, làm sao kể xiết nỗi vui buồn của họ. Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, và cũng là vị sĩ quan chỉ huy lực lượng giải toả Quốc Lộ 13, đã thở phào nhẹ nhõm. Nhiệm vụ của ông vừa được hoàn thành.

Ngày 09-06-1972, sau khi cánh quân Dù bắt tay được với quân trấn thủ, liền mở rộng vòng đai về phía Nam. Lần đầu tiên kể từ hai tháng qua, mới có được một đoàn trực thăng 25 chiếc hạ cánh an toàn xưống An Lộc, vừa tiếp tế, vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh ra. Cuộc di tản thương binh và thường dân vẫn được tiếp diễn đều đặn.

Ngày Chủ Nhật 11-06-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chuyển lời khen nồng nhiệt của Ông đến Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, và tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các binh sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Thị Xã An Lộc và khai thông Quốc Lộ 13.

Ngay sau đó, Ðại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, đã đề nghị với Ðại Tá Trần Văn Nhựt, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long tổ chức di chuyển dân chúng về vùng an toàn ở Chơn Thành.

Nói đến những khó khăn, lòng dũng cảm của người lính Việt Nam Cộng Hoà, người ta không thể nào quên được những thảm cảnh đau thương kinh hoàng của người dân An Lộc. “Có một số người lưu lại Thị Xã An Lộc cho đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, có những người không chịu nổi những trận mưa pháo kinh hoàng có khi lên đến 10,000 quả đạn nổ cho 24 giờ mỗi ngày, nên đã bồng bế dắt dìu nhau hướng về phía Nam. Có thể nói vô số người dân vô tội đã bỏ mạng dọc theo “hành lang máu” từ An Lộc về Tân Khai qua suối Tàu Ô tới Chơn Thành. Những ngày có khoảng 3,000 người chạy loạn qua Tàu Ô về được tới Chơn Thành chỉ còn lại hơn 1,000 người, thảm kịch này không ngôn ngữ nào diễn tả hết, không có gia đình nào còn toàn vẹn khi vượt qua lưới đạn ác nghiệt của Cộng quân để về vùng Quốc Gia. Chuyến đi vĩ đại nhất diễn ra ngày 11-06, khoảng 12,000 đồng bào từ An Lộc hướng về phía Nam qua Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch đến Tân Khai. Bị Cộng quân bắn chặn xối xả bằng đủ loại súng đạn vào đám người di tản trên tay không một tấc sắt và có chừng hơn 2,000 người bỏ mạng, nhưng còn 10,000 người đã tìm thấy ánh sáng tự do ở Chơn Thành.


Ngày 12-06-1972, Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Dù do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, đã tung quân tái chiếm ngọn đồi Ðồng Long, cách Thị Xã An Lộc khoảng 500 thước về phía Tây Bắc. Ðây là trận đánh cuối cùng của Biệt Kích Dù tại An Lộc, trận dánh kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều, một ngày khói lửa khốc liệt, không ăn và cũng không ngừng nghỉ. Cộng quân đông hơn ta gấp 5 lần. Xác ta và địch nằm ngổn ngang khắp nơi. “Chiến trường ai khóc chia phôi, khải hoàn ai nghĩ tới người hôm qua, chuyện không đầu không đuôi của lính, chuyện ngày qua và mai sau … “.

Chúng tôi rất hãnh diện đã có những người bạn như thế đó, đã làm rạng danh cho đơn vị, cho màu cờ sắc áo một thời. Khi lá “cờ vàng ba sọc đỏ” được các chiến sĩ Biệt Kích Dù kéo lên phất phới tung bay trong gió trên đỉnh đồi Ðồng Long, thì bóng chiều tắt nắng dần trong im lặng không tiếng súng, chiến trường như bãi chợ chiều, ngổn ngang xác chết cùng súng đạn chồng chất lên nhau. Người lính Việt Nam Cộng Hoà đã không ồn ào hò reo chiến thắng. Họ cũng không nhìn thấy được những chiến tích lẫy lừng trước mặt mà chỉ im lặng nghĩ nhiều đến bạn bè đã hy sinh, đã nằm xuống trong trận đánh để đời này.

Ðáng kể nhất là các chiến sĩ Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Dù, vì đã được huấn luyện đặc biệt để chiến đấu đơn độc trong lòng địch, đã thuộc nằm lòng nguyên tắc tác chiến ấy, để có thể giả dạng quân “giải phóng” cho nên kỹ thuật tác chiến cá nhân của họ rất cao. Họ đã tung hoành hoạt động ngang dọc trong nửa lòng thành phố về phía Bắc An Lộc, cuộc giao tranh giữa các chiến sĩ Biệt Kích Dù và đặc công Cộng Sản tiếp diễn với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng “da beo” có khi ta và địch chỉ có cách nhau bởi con đường ngang 4 thước, trên phần đất hoả ngục trần gian này. Hàng ngàn xác chết của cả hai bên ta và địch nằm la liệt khắp nơi trong Thành Phố An Lộc.

Bởi thế, họ vẫn bình thản tạo dựng được một nghĩa trang khá tươm tất để chôn cất các đồng đội không may đã ngã gục trên chiến trường còn lan máu. Nghĩa trang “Biệt Kích Dù” nằm sát ngôi chợ Bình Long và được ghi hai câu thơ mộc mạc của vị nào đó trên một tấm bia mộ chung để nói lên sự thống khổ chung của quân dân Việt Nam Cộng Hoà như sau :

“An Lộc địa, sử ghi chiến tích,
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân”.



Trong nghĩa địa này là nơi an nghỉ cuối cùng của 68 chiến sĩ Bỉệt Kích Dù, đã anh dũng hy sinh và trên 300 chiến hữu khác bị thương vong trong 68 ngày đêm chiến đấu liên tục không ngừng nghỉ, kể từ khi người lính Biệt Kích Dù đầu tiên được thả xuống mặt trận Bình Long – An Lộc ngày 16-04-1972 và được bốc ra khỏi An Lộc ngày 24-06-1972 để đến chiến trướng mới rộng lớn hơn, nguy hiểm hơn, khốc liệt hơn,… đang chờ họ…

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh chiến trường An Lộc, đã tuyên bố với đặc phái viên Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam: “Thành Phố An Lộc được giải toả hoàn toàn”, sau khi Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà phất phới tung bay trên đỉnh đồi Ðồng Long chiều ngày 12-06-1972.
Khi Cộng quân quyết tâm tấn công An Lộc, Cộng Sản Bắc Việt cũng không ngờ rằng họ sẽ gặp phải một sức chiến đấu kiên trì anh dũng của quân dân tại đây. Sức chiến đấu kháng cự bền bỉ đó không chỉ một người ca tụng, một dân tộc ca tụng, mà cả thế giới ngưỡng mộ và cảm phục Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trước chiến thắng vô cùng vẻ vang đó, danh tướng Pháp Vanuxem, vị tướng từng quen thuộc với chiến trường Việt Nam, đã phải nói rằng: “Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu rất anh dũng và đã chiến thắng vô cùng ngoạn mục”. Ông đã từng nhận xét rằng: “Khi có những người chỉ huy xứng đáng ở bên họ thì Người Lính Việt Nam Cộng Hoà không thua một người lính của bất cứ cường quốc nào trên thế giới”. Câu nói này được chứng tỏ nhiều lần tại chiến trường Việt Nam.

Tại Sài Gòn, khoá họp khoáng đại Thượng Nghị Viện của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà đã ngưng lại phiên họp thường lệ để dành hết thời gian ca ngợi và tri ân các chiến sĩ đang chiến đấu ngày đêm trên khắp các mặt trận Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy, Cửu Long Quyết Chiến Thắng.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc đã viết :“An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân anh hùng nơi Thị Xã nhỏ bé thân yêu của đất nước”.

Ðáng lý ra, với đà chiến thắng vang dội này, nếu nhà lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ biết rút tỉa kinh nghiệm, tranh thủ nhân tâm, vận dụng được khối đoàn kết dân tộc, và đặc biệt đừng tự xem đất nước mình như một tiểu bang của Hoa Kỳ, mà tìm cách cùng nhau kết hợp để tự cứu mình, thì giờ này Việt Nam đâu phải bị rơi vào tay bọn Cộng Sản Bắc Việt để rồi Tổ Quốc thân yêu của chúng ta bị kẻ thù phương Bắc chia cắt bán đất, dâng biển cho quan thày Trung Cộng.

Người viết xin kính gửi đến chiến hữu và quý đồng hương lời phát biểu của cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà, ông Bùi Diễm, khi trả lời cuộc phỏng vấn. Ông đã nói: “Nhìn lại kinh nghiệm của cuộc chiến Việt Nam, những ai còn tâm tư với đất nước, xin đừng bao giờ giao vận mệnh của Tổ Quốc mình vào trong tay ngoại bang. Và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện liên minh với bất kỳ một Quốc Gia nào mà mình không có một vai trò quyết định”.

Ngày 21-06-1972, vì nhu cầu cho chiến trường mới, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút ra khỏi mặt trận Bình Long – An Lộc và sau đó được di chuyển ra vùng hoả tuyến để tăng cường cho mặt trận Trị Thiên “Hành quân Lam Sơn 72 tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị” vào hạ tuần tháng 06-1972.

Trong phi vụ yểm trợ cho Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù bị địch phục kích chặn đánh ở khu vực Tân Khai nằm trên Quốc Lộ 13, cách 10 cây số về phía Nam An Lộc, một phi cơ trực thăng võ trang AG-1G “Cobra” của Hoa Kỳ đã bị hoả tiễn tầm nhiệt địa đối không SA-7 bắn rơi, 2 nhân viên phi hành đoàn là Ðại Úy Mike Brown và Ðại Úy Marco Cordon, rất may mắn còn sống sót, được cứu thoát trên chiến trường An Lộc.

Ngày 07-07-1972, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 / Quân Khu III đến thị sát chiến địa An Lộc và quyết định thăng một cấp cho tất cả các quân nhân chiến đấu và tử thủ ở đây. Ðịa danh Bình Long – An Lộc cũng được tuyên dương nhắc nhở rằng: “Bình Long Anh Dũng”.
Ngày 09-07-1972, Chuẩn Tướng R.J. Tallman, Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Yểm Trợ Vùng 3 (TRAC), khi đến thì sát chiến trường An Lộc, đã bị tử thương vì trúng đạn pháo của Cộng quân, Ông cũng là một Sĩ Quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ chết trong cuộc tấn công Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972 tại chiến trường VIệt Nam Cộng Hoà.

Ðể kết thúc bài tổng lược nặng về phần chiến sử “Binh Chủng Nhảy Dù”, tôi xin được một phút để kính cẩn nghiêng mình vinh danh những Chiến Sĩ đã hy sinh xuơng máu để “bảo quốc an dân”, và thắp một nén hương lòng để tri ân những người Chiến Sĩ trung kiên đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ Tổ Quốc trong Danh Dự và Trách Nhiệm của người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung.

Sau cùng, người viết xin cám ơn các tác giả, nhà xuất bản, đặc san Mũ Ðỏ, nguyệt báo KBC, Việt Báo Online, Sài Gòn Báo Online, VietNam war, v.v… trong việc xin tham khảo trích dẫn các tài liệu và bài viết. Những lỗi lầm hoặc thiếu sót, nếu có, tác giả xin được đại xá. Một lần nữa, xin đa tạ tất cả quý vị.

Người Lính Già Phương Nam
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 6:52 pm


Tướng Lê Văn Hưng:
Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB



45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 LeVanHung

* Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng

Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức, mãn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BÐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BÐQ, Ðại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Ðại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đã chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đã được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi còn mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đã tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.
 
Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại Bình Long hè 1972:


Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Ðông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đã tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đã lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đã cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.

Trận chiến tại Bình Long đã bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng phòng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Ðịch đã mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú phòng đã chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đã phải hạ nòng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị phòng đã vượt thoát khỏi vòng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đã khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BÐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận Bình Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đã bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đã được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí phòng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đã giữ vững được An Lộc và sau đó đã khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xã tỉnh lỵ.
 
Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:


Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đã cùng với quân sĩ các cấp giữ vững phòng tuyến tỉnh lỵ Bình Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đã viết về tướng Hưng như sau.

Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.

Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì đã phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa.

Trong trung tâm Hành quân tù mù, Ðại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, trình diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần.

Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gầy gò rất có nét của ông. Ðiểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói về mình đã chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
 
Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:


Ðầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đã điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Ðại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.

(Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Vn_flag
Tướng Lê Văn Hưng

Sáu chục ngày đêm pháo nổ oành
Chiến hào nồng nặc máu xương tanh
Bốn sư đoàn địch vào công hãm
Một tướng quân ta quyết thủ thành
An Lộc kiêu hùng ghi chiến tích
Bình Long anh dũng rạng uy danh
Còn dân còn nước còn hương khói
Dẫu thác ngàn đời đẹp sử xanh!

Hồ Công Tâm
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeMon Apr 07, 2014 1:36 pm


Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc


Trần Lý


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 2elz2hs

Những con số thống kê :
Trận An lộc đã được ghi vào Chiến sử cũa Quân lực VNCH như một chiến thắng lẫy lừng, ngăn chặn được cuộc tấn công của CSBV trong Mùa Hè 1972....Sách báo Việt-Mỹ đã viết khá nhiều về sự chịu đựng và khả năng của các đơn vị Nhảy dù, Biệt cách Dù, Bộ binh, Thiết giáp nhưng ch đã đề cập đến vai trò của KQVNCH trong trận An Lộc bằng những con số khô khan..

- Tập Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (trang 176) ghi:
..’ Tại Vùng 3, An Lộc đứng vững một phần không nhỏ nhờ công lao và sự hy sinh xương máu của các phi hành đoàn trực thăng UH-1 và CH-47 trong suốt hơn hai tháng tử thủ. Ch riêng tại hai chiến trường KonTum và An Lộc, lưc lượng trực thăng của KQVN đã bị thiệt hại tới 70%, gồm 63 chiếc UH-1 bị rớt vì phòng không địch + 391 chiếc khác bị trúng đạn hư hại nặng..’

Và các nhà Quân sử KQ hình như đã ‘quên’ không nhắc đến các hy sinh của những Phi đoàn khu trục A-1, F-5 và của những Phi đoàn Vận tải C-123..chưa kể đến các chiến công thầm lặng của các EC-47, của các nhân viên chất hàng để thả dù tiếp tế cho An lộc.

- Tập sách tài liệu của KQ Hoa Kỳ ‘Air Power in Three Wars’ do Tường KQ William Momyer viết (trang 330-332) ghi :

‘..Cộng quân siết chặt vòng vây quanh An lộc và ch còn một đường duy nhất để tiếp tế cho Lực lượng trú phòng VNCH là dùng các phương tiện của Không quân. Lúc đầu chúng ta thử sử dụng các trực thăng CH-47 để chuyển đồ tiếp liệu, nhưng phòng không của địch đã khiến không thể dùng trực thăng. Địch quân đã đặt súng phòng không dọc theo các hàng cây nên rất khó oanh kích: các xạ thủ CS thiết lập các vị trí súng máy trên các cành cây cao và nhắm bắn rất chính xác vào các bãi đáp của trực thăng..Khi tình hình tiếp vận trở nên căng thẳng hơn, các phi cơ C-123 của KQVN đã bay vào và dùng phưong pháp thả dù tiếp liệu bằng dù ở cao độ thấp, nhưng phòng không dầy đặc đã khiến phương pháp này phải ngưng sau 3 tuần..Sau khi các C-123 rút lui, việc tiếp tế đã phải giao lại cho Không đoàn 7 Hoa Kỳ..dùng các C-130s..’

‘..trung bình mỗi ngày, 185 phi suất dành cho việc phòng thủ An lộc. Các phi suất này thường phát xuất từ Biên Hòa và từ các căn cứ đặt tại Thái Lan, đa số là do các F-4. KQVNCH bay mỗi ngày 41 phi suất : Hỏa tiễn SA-7 và Súng phòng không CQ đã buộc các A-37(của KQHK) phải thả bom ở cao độ cao hơn F-4 rất nhiều..’

- Tập Quân sử của Không Quân Hoa Kỳ : The Vietnamese Air Force, 1951-1975, An Analysis of its Role in Combat’ ch tóm lược cuộc chiến Mùa Hè 72 bằng các con số ‘khô khan’ hơn :

Thống kê ‘Trận chiến mùa Hè’ 31 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 72 :

Không Quân VNCH:

- Số các phi xuất oanh kích yểm trợ bộ binh: 4651
- Số các phi suất ngăn chặn 340
- Số các phi suất thám sát 474
- Số các binh sĩ chuyển vận 40,484
- Số tiếp liệu chuyển vận 3,388 tấn
- Số phi cơ thiệt hại 36 chiếc
- Số phi cơ sử dụng 1366
- Số quân nhân tham chiến 47,000

(Cần ghi nhận là Trận An lộc chính thức bắt đầu vào 5 tháng 4 và chấm dứt vào tháng 6-1972)

Trong một thống kê khác, có phần chính xác hơn đã ghi: Khi Cộng quân mở cuộc tấn công Hè-1972, KQVNCH có 1285 phi cơ, tổ chức thành 44 phi đoàn. 9 Phi đoàn khu trục bay các loại A-1, A-37 và F-5, tổng cộng có 119 chiếc khả dụng để oanh kích. 2 Phi đoàn Vận tải chiến đấu AC-47 và AC-119 với 28 phi cơ trong tình trạng hoạt động được. 17 Phi đoàn trực thăng với 367 chiếc khả dụng trong số 620 chiếc. 7 Phi đoàn quan sát tiền tiêu bay các loại O-1 và U-17 trong đó 247 chiếc khả dụng trong tổng số 303 chiếc.


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 124c8yg

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 312z32b

Vai trò của Không quân:

Nhiệm vụ chính của Không Quân VNCH trong Trận An lộc gồm:
- Yểm trợ Chiến trường cho quân trú phòng bằng các phi cơ khu trục, có sự điều hành , hướng dẫn của các phi cơ quan sát.
- Chuyển quân và chuyên chở các phẩm vật tiếp liệu bằng các trực thăng cơ hữụ
- Thả dù tiếp tế bằng các phi cơ vận tải (sau khi CQ đã thiết lập hệ thống phòng không ngăn chặn sự tiếp vận bằng trực thăng)
- Theo dõi các cuộc liên lạc viễn thông, điện đàm của các đơn vị CQ bằng các Phi cơ tình báo điện tử.

Các đơn vị KQ yểm trợ cho Chiến trường An lộc :
- Sư Đoàn 3 Không Quân VNCH, bản doanh tại Biên Hòa, là đơn vị KQ chính có nhiệm vụ yểm trợ cho Chiến trường An lộc. Sư đoàn trưởng là Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn phó : Đại tá Nguyễn văn Tường. Thiếu tá Nguyễn văn ­c là Sĩ quan Đại diện cho Không đoàn 43 Trực thăng bên cạnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và chịu trách nhiệm điều hành công việc chuyễn quân và tản thương. Các lực lượng chính của SĐ 3 KQ là:
- Không đoàn 43 Chiến Thuật gồm 4 Phi đoàn trực thăng UH-1 : 221 (Lôi Vũ) , 223 (Lôi điểu), 231 (Lôi vân), 245 (Lôi bằng) ; 1 phi đoàn Chinook CH-47A : 237 (Lôi thanh) và 1 phi đội trực thăng tản thương UH-1 : 259Ẹ
- Không đoàn 23 Chiến thuật với các Phi đoàn Quan sát 112 và 124; Các Phi đoàn khu trục A-1: 514 và 518 , Phi đoàn F-5 :522.
- Sư đoàn 5 KQ tại Tân Sơn Nhất gồm:
- Không đoàn 53 CT với các Phi đoàn 413 (C-119 G), các Phi đoàn C-123 (PĐ 421, 423 và 425).
- Không đoàn 33 CT với Biệt đội Trinh sát điện tử 716 (EC-47)

Trong giai đoạn giải tỏa An lộc KQ VNCH có huy động thêm một số phi công tăng phái từ SĐ 4 KQ thuộc PĐ 116 để bay các phi vụ quan sát chiến trường do PĐ 112 sắp xếp. Ngoài ra một số phi vụ chuyển quân của các đơn vị BB tăng viện từ SĐ 9BB và SĐ 21BB đã được các trực thăng thuộc các PĐ211 và 217 thuộc KĐ 84/ SĐ 4 KQ thực hiện.


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 14e81fm

Diễn tiến Trận đánh An lộc:

(Trận An lộc đã được nhiều Nhà quân sử ghi chép lại với rất nhiều chi tiết về những cuộc đụng độ của các đơn vị bộ binh và thiết giáp của VNCH và Cộng quân, cùng các hoạt động yểm trợ của Không quân Việt Mỹ . Trong phạm vi bài này, chúng tôi ch ghi lại những hoạt động của KQ VNCH)

CS BV đã chính thức mở màn Chiến dịch mùa Hè 1972 của họ tại vùng 3 Chến thuật vào ngày 2 tháng 4; 60 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công đầu tiên tại Vùng 1 CT và gần như cùng một lúc với các cuộc tấn công thăm dò tại KonTum (Vùng 2), khi dùng bộ binh và chiến xa tràn ngập Căn cứ hỏa lực Lạc Long, gần biên giới Kampuchea, cách Thị xã Tây Ninh khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Căn cứ này do Trung đoàn 49BB/ SĐ5 trấn giữ. Trung tướng Nguyễn văn Minh Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH phản ứng bằng cách cho rút tất cả các đơn vị hoạt động trong vùng biên giới Việt-Miên để thiết lập một tuyến phòng thủ mới quanh Tnh lỵ Tây Ninh (mà Ông nghĩ sẽ là mục tiêu tấn công của CQ), do đó CQ đã có thể chuyển quân dễ dàng trong vùng. Tiền đồn duy nhất còn lại là Căn cứ Tống Lê Chân do TĐ 92 BĐQ biên phòng trấn giữ, lý do là Ch huy Căn cứ không chịu rút vì sợ sẽ bị CQ phục kích tiêu diệt (và Tống Lê Chân vẫn còn trong tay QL VNCH cho đến khi ký Hiệp định Đình chiến tháng Giêng năm 1973) .Lực lượng BĐQ tại Căn cứ Thiện Ngôn tuân theo lệnh rút quân của Tướng Minh đã bị phục kích và mất toàn bộ các quân xa và vũ khí nặng. Cộng quân đã để tại chỗ các chiến lợi phẩm, không cần thu dọn chiên trường vì đã đạt được mục tiêu nghi binh của họ..An lộc, thay vì Tây Ninh sẽ là điểm tấn công để tạo một thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Chiêu bài của CSBV) Các trận tấn công tạo hỏa mù tại Tây Ninh đã giúp Công trường 9 CSBV di chuyển một cách bí mật về Vùng 708 tại phía Tây Bắc An lộc. Trong khi đó CT 5 CS đã tập trung sẵn quanh Lộc Ninh và CT7 đã ở trong vùng Nam An lộc để cắt đứt Quốc lộ 13.

Trận An lộc bắt đầu vào sáng sớm ngày 5 tháng 4 khi CQ pháo kích vào Tnh lỵ, đồng thời tấn cống thăm dò Phi trường Quản lợi, nằm về phía Đông Bắc An lộc khoảng 7 cây số. Đơn vị BĐQ trú đóng tại Phi trường đã buộc phải rút lui cùng với các Cố vấn HK. Các chiến sĩ còn trụ lại ch giữ được phi đạo đến hết ngày 6 tháng 4. CQ chiếm khu vực phi trường và cắt đứt Quốc lộ 13, về phía Nam An lộc. Công việc tiếp vận cho quân trú phòng phải tùy thuộc vào trực thăng và thả dù.

Trong khi CQ cô lập hóa An lộc, họ đã thanh toán các tiền đồn tại Lộc Ninh. Sáng 5 tháng 4 CQ đã bao vây chia cắt quân trú phòng thành 2 nhóm. Sự can thiệp của Trực thăng võ trang HK đã giúp kéo dài sự cầm cự. Các phi cơ phóng pháo đã thả những quả bom chùm chống bộ binh để ngăn chặn CQ. Các AC-130 võ trang cũng tạo những lưới lửa để giúp các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của CQ có xe tăng yểm trợ.

Khi CQ tấn công Lộc Ninh, QĐ 3 VNCH đã phản ứng bằng cách gửi Chiến đoàn 52 (SĐ5 BB) gồm 2 Tiểu đoàn BB (TĐ1/52 và TĐ 1/48) tấn công tái chiếm 2 Căn cứ hỏa lực đã rút bỏ trước đó gần giao điểm của các Quốc lộ 13 và 17 ỡ giữa đường từ An lộc đến Lộc Ninh. Ngày 6 tháng 4, một TĐ được lệnh tiếp cứu Lộc Ninh nhưng không vượt nổi chốt chặn của CQ, và sau đó cả Chiến đoàn được lệnh rút về lại An lộc, và sáng 7 tháng 4 Chiến đoàn đã bị CQ phục kích trong khi rút quân. KQ đã phải oanh kích phá hủy 3 đại bác 105 của CĐ để tránh bị CQ sử dụng. CĐ phải tự hủy mọi xe cộ và trang bị để có thể vượt thoát các chốt phục kích của CQ. Một trực thăng bị hạ và 2 chiếc khác bị hư hại nặng..Sáng 8 tháng 4 một lực lượng KQ HK gồm AC-130, Khu trục và Trực thăng võ trang đã phải can thiệp để bốc toán 3 Cố vấn cùng 9 Quân nhân VNCH thoát khỏi vòng vây..

Sau khi Lộc Ninh thất thủ, CĐ 52 bị thiệt hại nặng, Phi trường Quản lợi bị mất, Quốc lộ 13 bị cắt đứt (phía Nam). An lộc được xem như đã bị hoàn toàn vây hãm.

- Các Phi vụ chuyển quân và tiếp tế:

Sau ngày 7 tháng 4, An lộc đã hoàn toàn bị bao vây và không còn phi đạo tiếp tế. Từ 7 đến 12 tháng 4, tất cả các phi vụ tiếp tế đã được thực hiện bằng Trực thăng và các C-123 của Không Quân VNCH và Hoa Kỳ. (Trong thời gian này , các trực thăng Chinook CH-47 của Phi đoàn 237 VNCH ; các UH-1 của các PĐ trực thăng VNCH có thêm sự trợ giúp của các trực thăng Hoa Kỳ của Phi đoàn 229 HK, đã thực hiện được 42 phi suất chỡ hàng tiếp vận vào An lộc) Trong khoảng thời gian từ 7 đến 19 tháng 4, KQHK và các trực thăng của KQ VNCH, phối hợp với các C-123 đã chở được 337 tấn tiếp liệu vào An lộc. Các phi vụ bay vào An lộc càng ngày càng trở nên nguy hiểm và gần như cảm tử. Hỏa lực của CQ đã gây hư hại nặng cho 3 chiếc UH-1 của KQHK trong lúc đang bốc rỡ hàng hóa.

Các chuyến trực thăng tiếp vận đã phải chấm dứt từ ngày 12 tháng 4 sau khi 1 CH-47 của KQVNCH bị trúng đạn súng cối của CQ bốc cháy và phát nổ khi đáp xuống bãi thả hàng.

Các tài liệu của Hoa Kỳ như ‘The Battle of An loc’ của James Willbanks, ‘Airwar over South VietNam 1968-1975’ của Bernard Nalty..đều ghi ngày chiếc CH-47 của VNCH bị rơi là 12 tháng 4, nhưng các bài hồi ký của các phi công trực thăng lại ghi là 13 tháng 4 . Sau đây là một sô đoạn trich từ cac bài viêt cũa những phi công CH-47.

Trong bài Phi đoàn 237 CH-47A, tác giả Vũ văn Bảo ghi lại :
‘... Tình hình chiến sự mỗi lúc một gia tăng và mãnh liệt nhất là trận An Lộc, mùa Hè 72. Mỗi sáng, chúng tôi tất cả các trực thăng thuộc KĐ 43 CT đều sang standby tại Lai Khê chờ lệnh, UH-1 vào trước với các binh sĩ tinh nhuệ Nhảy dù, Chinook vào sau với các khẩu trọng pháo 105 ly ở Đồi Gió, Tàu Ô, Tân Khai, bay cao, bay thấp đều bị bắn bằng đủ loại đạn, nhưng chúng tôi vẫn thi hành các phi vụ được giao phó. 2 Chinook đả tổn thất tại Tân Khai và Tàu Ô là PHĐ của Th/tá Nguyễn hữu Nhàn + Th/úy Đặng Thiên Hiền, cơ phi Ch/úy Kim, áp tải, xạ thủ đều hy sinh và PHĐ của Đ/úy Nguyễn văn Trọng + Th/úy Thanh bị băt và được giao trả năm 73 nhưng cơ phi, xạ thủ và áp tải hy sinh. Một Chinook của Tr/uy Lê quang Tiên và Đặng đức Cường bị băn cháy trên không, phải đáp khẩn cấp xuống Phi trường An lộc và được gunship bốc cứụ Phi cơ của Tr/úy Sơn và tôi bị trúng 1 viên 12,7 ly thủng bình xăng trái nhưng vô sự vì không phải đạn lửa vả nhiều phi cơ khác bị đạn nhưng không đáng kể.’

Trong các e-mail trao đổi giữa các phi công về ‘Những Kỷ niệm Khó Quên’ trên Diễn đàn Cánh Thép:
- Tác giả Vũ văn Bảo: ‘Nhắc đến thứ Sáu 13, tôi lại nhớ đến Đặng thiện Hiền, Hiền rất tin dị đoan, thường hay khai bệnh vào ngày nàỵ Nhưng chính Hiền lại tử nạn, hy sinh vào đúng ngày thứ Sáu 13 cùng với Phi Hành Đoàn của Thiếu tá Nguyễn Hữu Nhàn.’

- Tác giả Vương minh Dương: "... chiều hôm trước ngày anh Nhàn và Hiền bị rơi, tôi và anh Nhàn đang ngồi ở bậc thềm hành lang phi đoàn (PĐ) nhìn ra phi đạo 237 nói chuyện sau khi tôi đã cắt bay cho ngày hôm sau và người bay phi vụ này với Hiền chính là tôi. Anh chính có việc bận ở Sàigòn nên anh Nhàn túc trực tại PĐ, bỗng nhiên Đại tá Tường lái chiếc xe jeep lùn đến ngay chỗ tôi và anh Nhàn đang nói chuyện và ông hỏi PH đoàn nào đi Lai Khê ngày mai và không hiểu vì lý do gì Ông muốn hoặc anh Chính hay anh Nhàn bay phi vụ ấy, vì anh Chính chưa về nên anh Nhàn nói với tôi: mày để tao bay chỗ của mày..."

- Tác giả Lê Quang Tiên ghi rõ hơn: ... ’Bữa đó thứ Sáu 13. Tôi không nhớ rõ tại sao chỉ có 2 chiếc đi Lai Khê, tôi bay chiếc số 2. Sau khi ăn cơm trưa xong thì chuẩn bị đi vào Tân Khai. Sau hai phi vụ vào Tân Khai, tôi bay số 2, tiếp tế và di tản dân tỵ nạn, tôi vào số 2, bị pháo quá nên không bốc dân thường được, bị Th/tá Nhàn la quá trời. Đến phi vụ thứ 3, sau khi Đại bàng 1 đổ xăng xong, không biết tại sao, sàng qua câu hàng, mãi hồi lâu không câu đưôc, thì Th/tá Nhàn bảo tôi: Tiên mày qua câu đi. Tôi bay qua câu kiện hàng đó rồi đi trước và thành chiếc số 1 vào Tân Khai. Tôi đáp vào Tân Khai, bốc dân và bay ra thì cross Th/tá Nhàn bay vào. Tôi mới lấy cao độ thì nghe T/t Nhàn nói là: Tiên ơi, tao bị bắn rồi. Tôi liền vào Tân Khai trở lại, thấy Đại bàng 1 đang bay thật thấp như thường lệ, không có gì khác biệt. Tôi liền gọi T/T bị bắn có sao không? Không có tiếng trả lời. Tôi liền vòng sang phải sau Đại bàng 1 và nói T/T có sao không, đáp đi, tôi ở phía sau nè. Vẫn không có tiếng trả lời. Bay như vậy độ 1 phút và tôi tiếp tục gọi.  Bỗng dưng Đại bàng 1 go vertical, tôi chưa từng thấy, thẳng lên trời... rồi loss air speed, roll và đâm vertical xuống đất bùng nổ. Tôi liền gọi Mayday và không lâu sau toán rescue của Mỹ tới.’

Các CH-47 cũa KQVN cũng có nhiệm vụ đưa các khẩu đại bác 105 ly vào vùng hoạt động của TĐ 6 ND.

Tác giả Đỗ đức Thịnh thuộc LĐ81BCND trong bài ‘Hai tháng Tử thủ An lộc’ viết: ...’Nhịp độ pháo của địch tăng mạnh khi các Phi vụ Hõa long và AC-130 rời vùng. Tại Đồi Gió, nằm ở hướng Bắc của Đồi 169 cách khoảng 3 km do đơn vị Pháo binh và TĐ 6ND đang lập tuyến phòng thủ cũng không may mắn gì hơn. Họ đang hứng chịu trận mưa pháo tập trung tới tấp khi hai chiếc trực thăng Chinook đang cố tiếp viện cho họ hai khẩu đại bác 105 mm. Tôi nhìn khẩu đại bác móc tòn ten phía dưới bụng chiếc trực thăng đang cố đáp, tụi tiền sát viên phác của CQ đã điều chỉnh những quả đạn khá chính xác vào ngọn đồi ấỵ. Từng bựng lửa, bụi đỏ tung lên dưới thân tầu làm cho hai chếc trực thăng bốc lên cao hơn, pháo ngớt hai chiếc trực thăng lại từ từ hạ thấp, cứ thế trong vòng 15 phút hai chiếc trực thăng không thể nào thả hai khẩu đại bác xuống và đành phải bốc lên cao... và bay về phía Lai khê.’

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 2sbonsk


Sau các cố gắng, 6 khẩu 105 mm nòng ngắn cũng đã được đưa đến cho TĐ 6 ND nhưng sau đó cả 6 khẩu này đã bị CQ pháo kích hủy diệt.

Không Quân VNCH đã buộc phải dùng các C-123 và một số ít C-119 đã tìm cách thả các kiện hàng ở cao độ thấp từ 700 đến 5000 ft, dưới hỏa lực phòng không dảy đặc của CQ Các phi vụ thả hàng được thực hiện vào ban ngày, đường bay vào An lộc đều từ hướng Nam, dọc theo Quốc lộ 13. Khi thả ở cao độ 5000 ft, đa số các kiện hàng bị lạc vào vùng kiểm soát của CQ. Trong hai ngày, các phi cơ VNCH đã thả được 27 chuyến với 135 tấn tiếp liệu nhưng ch 34 tấn đến được tay lực lượng trú phòng. Ngày 15 tháng 4. một C-123 bị hạ, toàn bộ Phi hành đoàn hy sinh.. và sau đó, ngày 19 tháng 4, một C-123 khác, chở đạn tiếp vận đã trúng đạn phòng không của CQ và nổ tung...

Các trường hợp hy sinh của 2 Phi hành đoàn C-123 tại An Lộc được Phi công HungPhan ghi lại như sau:

- Phi đoàn 425, C-123 K, Tail code xH. Ngày 15 tháng 4, 1972;
Trung úy Phạm văn Công (Trưởng phi cơ)
Tr/úy Hồng, Hoa tiêu phó
T/T Sét Điều hành viên

- Phi đoàn 425, C-123 K, Tail code xL. Ngày 19 tháng 4, 1972 :
Thiếu tá Nguyễn thế Thân Phi đoàn trưởng , Trưởng phi cơ
T/u Quách Thanh Hải, Hoa tiêu phó
Thượng sĩ Mã Hoàng, Cơ phi
Đ/u Ngân, Đ/u Trọng Điều hành viên
Thượng sĩ Thượng, áp tải

Phi công HungPhan cũng ghi lại :... Khi đụng đến An lộc, không có chuyện bay thấp bay cao gì nữa, bay cỡ nào cũng đụng phòng không mà lại phòng không hạng nặng, vừa nặng vừa nhiều! Chúng tôi đã chất đầy những kiện hàng tiếp tế từ sáng sớm, để ngồi đó, để stand by dưới sức nóng của Hot cargo, nơi đầu phi đạo 25RH, nhìn những con chim sắt khổng lồ C-130 của USAF hốt hoảng, tả tơi bay về đáp dưới hai hàng xe cứu hỏa chạy theo, có chiếc bị bắn bể bánh mà không biết, có chiếc đầu cánh đã văng đâu mất tiêu, chúng tôi nhìn nhau ngao ngán. Mẹ! nó bay nhanh hơn mình, nó thả cao hơn mình. Thú thật tôi đã thở dài và rất thoải mái khi được lệnh hủy bỏ phi vụ.’

Ngày 15 tháng 4 1972, phi vụ của Phạm văn Công không bị hủy bỏ đem tàu qua Hot cargo từ 5 giờ sáng, 5 chiếc C-123K của KĐ 53/CT đã chất đầy hàng và sửa soạn cất cánh thì được lệnh stand by vì B-52 sắp trải thảm, rồi đến C-130 của US được ưu tiên.

Và Tr/úy Châu đức Tánh kể lại:
‘Có thể nói là Công lùn chết trước mũi của tôi, từ sáng đến trưa, hàng lọat C-130 của USAF từ An lộc về, đều đáp trong tình trạng khẩn cấp. Đến 3 giờ chiều thì chúng tôi được lịnh cất cánh. Tôi mang danh hiệu Bookie 03, Công là Bookie 04. Chiếc số 2 thả xong, tôi bắt đầu xuống. Từ lâu đã đọc qua sách báo, mãi đến bây giớ tôi mới biết thế nào là đạn ‘bắn lên như đan lưới’. Trên tần số, Công la um sùm: ‘ĐM, nó bắn mày đó Tánh!’ Tôi vừa run vừa cắn răng lo điều khiển phi cơ vào đúng toạ độ thả.’ Mày im đi, tao biết rồi, nó bắn từ khi mình bắt đầu xuống lận.’ Sau khi thả xong hàng, tôi kéo phi cơ lên gần như là triệt nâng, vừa quẹo phải để tránh vùng oanh kích của B52, có lẽ tôi là người được nghe giọng nói cuối cùng của Công: ‘ Tao vô đây Tánh, Bookie 04 in.’ Khi tôi vừa chuyển sang tần số emergency thì nghe : ‘Chết! chết rồi! Bookie 04 cắm đầu xuống luôn rồi.’

Các C-123 là các phi cơ vận tải tốt nhất mà KQVNCH đang có (năm 1972) đã không thể vượt nổi lưới đạn phòng không khủng khiếp tại An lộc, nên sau đó các phi vụ tiếp tế đành phải thả dù ở cao độ cao hơn và thực hiện vào ban đêm.

Ngày 27 tháng 4, dùng radar dưới đất hướng dẫn, các C-123 VNCH vảo được An lộc, thực hiện phi vụ thả dù nhưng lực lượng trú phòng ch nhận được 5 % số kiện hàng thả xuống. Mãi đến tháng 6/1972 các phi hành đoàn KQ VNCH mới bắt đầu được huấn luyện về phương pháp thả dù do radar hướng dẫn. Chương trình chỉ hoàn tất vào tháng 9 (sau khi An lộc đã được giải tỏa).

Kể từ 15 tháng 4, KQ HK bắt đầu trợ giúp cho công việc tiếp tế bằng cách dùng các C-130 để thả dù cho An lộc, trong phi vụ đầu tiên họ dùng 2 chiếc C-130 dự trù sẽ thả các kiện hàng ở cao độ 600 ft. Chiếc thứ nhất khi bay vào điểm thả đã bị súng phòng không CQ bắn hỏng phần đuôi lái, phi công đành thả các kiện hàng mang theo. Chiếc C-130 thứ nhì khi bay vào đã bị phòng không bắn gây tử thương cho một nhân viên phi hành và gây cho 2 người khác bị thương. Phi cơ đành phóng thả các kiện hàng để bay về đáp khẩn câp tại Tân sơn nhât. 26 tấn hàng do 2 phi cơ mang theo đã không đến tay quân trú phòng! Ngày 16 tháng 4, KQHK dùng 2 C-130 để thả tiếp 26 tấn khác nhưng do trục trặc tính toán nên số hàng này lại.. rơi vào vùng CQ kiểm soát. Ngày 18, một C-130 khác bị hư hại nặng khi dự định thả dù vào sân banh An lộc, phi cơ lết về được vùng Bắc Pleiku nhưng phài đáp khẩn cấp xuống ruộng. Ngày 19 tháng 4, sau khi một C-123 cùa KQ VNCH bị bắn hạ, KQ HK hoàn toàn đảm nhận việc tiếp tế cho An lộc.

Ngày 14 tháng 4 năm 1972, các C-123 của KQVN đã thực hiện một phi vụ đặc biệt tại vùng trời phía Đông Bắc An lộc, trên cao độ ngoài tầm các loại súng phòng không của CQ: thả dù những kiện hàng toàn nước đá, để khi chạm đất, ch còn những cánh dù và hàng tan thành nước, biến mất... Đây là một trong những phi vụ ‘bí mật’ nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Trước đó, ngày 13, Bộ TTM QL VNCH trong một cuộc họp báo công khai tại Sàigòn đã cho biết sẽ thả dù một lực lượng Biết kích Dù vào vùng chì cách An lộc 5 km để ‘bắt sống’ Chính phủ MTGP đang ở trong khu vực. Tin tức này đã khiến Cộng quân cấp tốc cho di chuyển Trung đoàn 141 (CT 7 CS) đang bố trí ở Ấp Srok Gòn về vùng cần bảo vệ cho Cục R . Việc di chuyển này đã khiến CQ bỏ trống một vùng gần 4 km vuông trong vùng Đông-Nam An lộc, giúp việc đổ quân tiếp viện bằng trực thăng của VNCH được an toàn: Lực lượng Nhày dù (Lữ đoàn 1) vào các ngày 14 và 15; và Biệt cách Dù (Liên đoàn 81) vào ngày 16 tháng 4, 1972 được an toàn. Lực lượng tiếp viện này lên đến gần 4000 binh sĩ thiện chiến.


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 2a8i42r

Ngoài các Chinook CH-47, các UH-1 của các Phi đoàn trực thăng 221, 223 cũng đã đóng góp rất nhiều vào các cuộc chuyển quân, chuyên chở quân- vật dụng tiếp liệu và tản thương.

Trong cuộc đổ quân của LĐ 81 BCND, các chiến sĩ đã được tập trung tại Phi trường Trảng Lớn, sau đó được các Chinook CH-47 của KQVN đưa đến Lai Khê từng toán 40 người và từ Lai Khê được các trực thăng UH-1 cũng của KQVN chuyển tiếp đến một vùng ỡ phía Đông của Đồi Gió và Đồi 169.

Các phi vụ trực thăng UH-1 bay vào An lộc được xem như bay vào ‘cõi chết’: Tác giả Đào Vũ Anh Hùng đã viết trong bài ‘Đêm chờ Ngưng bắn, Nhớ An lộc’:

...’Đạn bắn như mưa. Bắn cùng mọi phía. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụm lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp.’

... ’Hợp đoàn 4 phi cơ nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh vào bãi đáp B15 tứ hướng Tây Nam An lộc năm phút sau trận mưa bom B52 cuối cùng vừa dứt.’ Đoàn trực thăng bay thấp, lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh ‘C and C’ hướng dẫn: Hợp đoàn quẹo phải 10 độ. Đi thẳng! Chiếc số 3 bay nhanh một chút. OK đi thẳng. Bãi đáp 12 giờ, 3 trăm thước. Giảm air speed... coi chừng! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái!  Tôi nín thở. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp. Nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy, tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom loang loáng lóe lên cao như chớp kính. Ố Quẽo phải! Hợp đoàn quẹo phải!.. Chiếc số 2 rớt rồi. Số 3 nhanh lên! Lead quẹo phải 90 độ bay ra! Bay ra, đừng đáp. Tôi kinh khủng. Chiếc số 2 đang bay, đột ngột cắm đầu lao thẳng xuống triền đồi, lăn long lóc như một cục đá. Một vầng bụi đỏ mù mịt bốc lên và lửa cháy bùng". Chiếc phi cơ bất hạnh của Tuân. Cả một phi hành đoàn và 11 người lính bộ binh vào An lộc tiếp hơi cho đoàn người tử thủ đã rơi chết ngon lành khi vừa tới thềm địa ngục.’

‘...Phi cơ trúng đạn, đồng đội bị chết, bị thương, vẫn phải bình tĩnh bay khỏi vùng kinh khiếp, tìm trảng cỏ giữa rừng đáp khẩn cấp, bỏ tầu, may mắn lắm sẽ được phi cơ bạn nhào xuyên lưới lửa đón về..hay bỏ tầu mà chạy, vượt qua rừng qua bụi trốn tránh kẻ thù tìm vế đất sống..’ những người anh em đã roi vào tay giặc hay ra đi vĩnh viễn cùng với xác tàu vỡ vũn trên cánh rừng cao su tơi tả dày đặc hố bom. Đi không còn ai nghe tiếng nóị Xác rữa, xương khô trắng đến ngày An lộc giải tỏa, bạn bè ngậm ngùi đem về những mảng xương khô.’

Các chuyến đổ quân của các trực thăng UH-1 của KQVN, trong giai đoạn tiếp cứu An lộc gặp rất nhiều khó khăn từ khi CQ di chuyển các lực lượng phòng không của chúng chặn kín các đường bay vào An lộc.

Tác giả Hoài Duy trong ‘Chia nửa Vầng trăng: Hồi ký Trận An lộc’ ghi lại: (trong cuộc tăng viện của SĐ 9 BB VNCH)

...’Chúng tôi, Trung đoàn 15, SĐ 9 BB từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ TĐ 3/15 vào thẳng An lộc. Đến địa điểm nhưng trực thăng không thể hạ xuống: lý do đổ xuống nhưng sẽ không kịp cất lên trước rừng pháo phòng không chào đón!’ Đại đội tôi, quân số tham chiến 94 người sẽ xuống trước, kế tiếp ĐĐ2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo Quốc lộ 13 để tránh tầm pháo. Chúng tôi chuẩn bị nhẩy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dứơi. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên caọ đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc. Không xuống được. Các anh xuống đươc... nhưng trực thăng không thể cất lên kịp được. Chỉ làm mồi cho pháo.’ ’Lần thứ 2, máy bay Mỹ, Phi hành đoàn Mỹ. Lập lại, cũng thế thôi! KQ làm nhiệm vụ của họ...

Kế hoạch hành quân thay đổi. Đơn vị xuống phía Nam An lộc 13 km và tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ.

Cuộc tiến quân của TĐ 3/15 bị ngưng chặn trước ngưỡng cửa An lộc, cách TĐ8 ND chừng 700m. CQ chen vào giữa chận đứng. Hai TĐ chưa bắt tay được nhau trong suốt 20 ngày.

Tác giả Hoài Duy ghi tiếp:

‘Một ngày ở tháng 6. Hành quân bung rộng tuyến phòng thủ, ở một phía trừng bên kia đồị Một vận tải cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một trực thăng VN tìm thấy hôm sau cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi trong những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về phía trước, hai càng trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thõng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, không còn mùi. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay qua phù hiệu của SĐ BB. Trong đó có một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn và mấy thước phim. Chiều hôm đó, tôi được biết một trong 2 phi công là Thiếu úy, con của một Bộ trưởng Phủ TT. Lệnh từ Saigon yêu cầu Trung đoàn giúp đỡ đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình. Sau này tôi mới biết là Nguyễn Ngọc Bình, phóng viên điện ảnh.’

(Chiếc trực thăng này bị hạ ngày 1 tháng 5 năm 72 khi bay thấp để tránh đạn phòng không nhưng đã nổ vì trúng B-40 của CQ bắn từ các xạ thủ bị cột ngưòi trên ngọn cây)

Từ ngày 11 tháng 4, CQ bắt đầu sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 tại chiến trường An lộc. Hỏa tiễn đầu tiên đã nhắm bắn vào các phi cơ quan sát FAC của Hoa Kỳ nhưng không trúng mục tiêu.

- Các phi vụ yểm trợ cho quân trú phòng:
Trong trận An lộc, KQ VNCH đã sử dụng các phi cơ A-1 và F-5 để oanh kích, yểm trợ cho các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của Cộng quân và hủy diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của Cộng quân. Một số Skyraider đã bị hạ vì trúng đạn phòng không vả hỏa tiễn SA-7 của CQ.

Một báo cáo mật được nhiều Cố vấn Mỹ ghi lại trong những bản tổng kết về chiến trường An lộc:
... Passed following info to T30 Arcraft downed in the An lộc area (TRAC log of 6 June):
- VNAF UH-1 , 1 km South of An lộc
- XT 778888 US C-130 3 May
- XT 732912 US A-37 11 May
- XT 764875 2 US FAC 11 May
- XT 775875 AH-1 G 11 May
- XT 748868 VNAF A-1 E 13 May
- XT 810075 VNAF UH-1 13 May

Trường hợp hy sinh của Đại úy Nguyễn Cao Hùng, thuộc PĐ 518 được Tác giả Đào Vũ Anh Hùng ghi lại như sau:

...’ Hôm 20 tháng 5, tôi bay quần quần phía Đông Tân Khai chờ 4 phi tuần khu trục săn hạ hai chiếc xe tăng VC trốn dưới gầm cầu xe lửa và khóa họng nhựng ổ phòng không, dọn đường cho tôi dẫn hợp đoàn vào đáp. Tôi bay trên 5000 bộ, theo dõi từng chiếc Skyraider nhanh nhẹn luân phiên đâm bổ xuống mục tiêu. Bỗng một chiếc AD6 vừa thả xong 2 trái napalm, vút ngược lên cao. Tôi thấy một tia khói cuộn lên từ bụi cây bên bờ con suối cạn. Chiếc phi cơ bỗng phát nổ.’

Quan sát viên phi hành Lê văn Sùng, trong bài ‘Một thời ốp xẹc’ đã ghi lại trường hợp hy sinh của Phi công Nguyễn Cao Hùng như sau:

... Thuở ấy, Mặt trận Bình Long càng ngày càng khốc liệt. Phi đoàn 116 của chúng tôi ở Cần Thơ cũng được tăng cường cho PĐ 112 Biên Hòa ba phi hành đoàn để hằng ngày thi hành một số phi vụ do PĐ 112 sắp xếp, hầu hết là được giao cho những phi vụ bay cho mặt trận Bình Long.’

Phi vụ của Quan sát viên Sùng, Danh hiệu Sơn ca 23, do phi công Thành bay hoạt động tại vùng phía Nam An lộc. Sau khi đã hướng dẫn 4 phi tuần khu trục và bắn hết 6 rocket khói đánh dấu mục tiêu, trên đường bay trở về Cần thơ, Khi bay qua Tân Khai đã tình cờ phát giác được 2 chiến xa CQ đang chui nấp dưới gầm cầu xe lửa, anh đã gọi Trung Tâm Hành quân Không trợ 3 và xin phi tuần khu trực. Trong lúc đó trong vùng có sẵn một phi tuần 2 phi cơ A-1 tuy đang được điều động, nhưng FAC Mỹ gần hết xăng, không ch định mục tiêu đánh được và đang tìm mục tiêu giãi tỏa bom đạn...Hai A-1 này do các phi công Nguyễn Cao Hùng (bay số 2) và Nguyễn thế Quy bay số 1.

...’Số 2 vừa kéo lên break trái, một làn khói trắng dài bay phụt lên, đầu làn khói trắng ấy là một chấm đen, đang quẹo vòng lại đuổi theo phi cơ số 2. Tôi thét lớn SA-7! Số 2 nhảy dù! số 2 nhảy dù mau.: Không kịp rồi, làn khói đã tới phi cơ, tôi nghe đùng một tiếng thất lớn giữa không trung. Phi cơ anh đã bốc cháy, nhưng còn đang bay lên, tôi thấy một vật đen bay ra khỏi phi cơ, may quá! Anh đã nhẩy dù ra được rồi.’

Nhưng dù không kịp mở, và xác Phi công Hùng đã được đơn vị BB hoạt động trong vùng tìm thấỵ.

Phi công Qui, sau này, cho biết thêm: ‘Hôm đó là ngày 20 tháng 5, 1972. Phi tuần Phenix 51 do Qui bay số 1 và Thống (66A) bay số 2 đang túc trực chờ baỵ Hùng tuy đang ngh phép nhưng vào chơi.. và muốn bay cho đỡ buốn. Qui định thêm A-1 để Hùng bay sô 3 nhưng sau đó Hùng đã bay thay Thống.’

Một phi vụ rất đặc biệt đã được một số tác giả như Tướng Mạch văn Trường, Tr/tá nguyễn ngọc Ánh viết lại trong tập ‘Chiến thắng An lộc 1972’ phổ biến trên website là Phi vụ phá Hầm và Chốt Xa cam. Chốt này cách An lộc khoảng 6 km về phía Nam do Trung đoàn 165 Công trường 7 CSBV chiếm giữ, cầm chân các Chiến đoàn 15 và Trung đoàn 33 BB VNCH, cắt đứt việc giải toả An lộc. Tuy toán mật mã của VNCH đã bắt được tần số liên lạc và xác định được vị vị trí của 2 đơn vị CSBV và Bộ Ch huy của CT7 và yêu cầu HK dùng B-52 để đánh vào mục tiêu, vào những ngày 20 và 22 tháng 3 nhưng bị từ chối(?)  Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH đã yêu cầu KQVN dùng các CBU 55 để tấn công vào mục tiêu. Cuộc họp để quyết định dùng CBU có sự tham dự của Tướng Minh, Tư lệnh KQ, Tuớng Tính TL SĐ 3 KQ, Đại Tá Tường Tư lệnh phó SĐ3. Tướng Huỳnh bá Tính, sau khi bàn thảo với ĐTá Tường đã đề nghị dùng Skyraider của SĐ 3 KQ thả một số CBU trừ bị, còn lại trong kho võ khí của KQVN sau 6 giờ chiều (là giờ các phi cơ HK bay trở về Hạm đội?) và phi vụ này sẽ được KQVN ‘âm thầm’ hành động theo kế hoạch riêng, không thông báo cho Hoa Kỳ.

Các tác giả ghi lại:

...’Tại phi trường Biên Hòa, hai phi tuần khu trục A-37 yểm trợ cho 4 khu trục cơ AĐ6 mang 4 quả bom CBU được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm 1972 trực ch Xa cam. 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972, hai phi tuần A-37 bay trước oanh kích dọn đường cho 4 Skyraider AD.6 tiếp nối theo sau thả liền 4 trái CBU ngay trên địa điểm Hầm chốt Xa Cam gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng, tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh.’
(Ngay sau đợt thả CBU, TĐ 6 Dù đã khởi phát cuộc tấn công nhổ chốt.)

- Các hoạt động khác của KQ VNCH:
Một số đơn vị khác của KQ VNCH cũng đã đóng góp vào Chiến thắng An lộc một cách ‘lặng lẽ’ nhưng không kém phần quan trọng :
- Phi đoàn 716 với các phi tuần EC-47 Trắc giác vô tuyến (Airborne Radio Direction Finding=ARDF) giúp phát giác các cuộc chuyển quân của CSBV và xác định những vị trí của các đơn vị CQ.
- Các đơn vị bốc rỡ và chất hàng lên các Phi cơ vận tải (Riggers). Các chuyên viên này (Việt Nam, Mỹ và Đài loan) đã phải làm việc liên tục những ‘ca’ kéo dài trên 20 giờ, tại một khu vực trống trải ở cạnh phía Đông của phi đạo Tân Sơn Nhất (Trong thời gian cao điểm thả dù tiếp tế cho An lộc, KQHK đã phải đưa đến Saigon 76 chuyên viên gắn dù thuộc ĐĐ 549th Quartermaster, ở Okinawa và sau đó còn tăng cường thêm một số chuyên viên từ Đài loan)

Chiến thắng An lộc đã phải trả bằng ‘máu và nước mắt’ của những đơn vị Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt cách Dù, Thiết giáp, Địa phương quân Quân lực VNCH , quả cảm, quyết sống chết để tử thủ, giữ vững được An lộc, nhưng chiến thắng này đã cần phải có sự đóng góp tối quan trọng của Không quân Hoa Kỳ và Việt Nam qua những phi vụ yểm trợ chiến trường như B-52, Gunships, các hhu trục, trực thăng tiếp tế và tản thương, các phi cơ vận tải..

Trần Lý

Tài liệu sử dụng:

- The Battle of An lộc (James H Willbanks)
- America’s Last VietNam Battle :Halting Hanoi’s Easter Offensive (Dale Amdradé)
- Chiến trận Mùa Hè 1972 (Trần Phan Anh)
- Chiến thắng An lộc 1972 (Một số tác giả)
- Mùa Hè Đỏ lửa (Phan Nhật Nam)
- Các bài viết về An lộc trên các Diễn đàn điện tử như Cánh Thép, Lịch sử VN..
- Các bài viết về An lộc trên các Tạp chí KBC, Lý Tưởng, Lý Tưởng Úc châu..
- An Loc Personal Account của các Cố Vấn Hoa Kỳ tham dự Trận An lộc như ĐT Ed. Benedict, ĐT Ed Stein, ĐT Bob Murphy, Đ/u Harold Moffett..
- The Battle of Loc Ninh- Rattlers Helicopter Web page

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeThu Apr 10, 2014 8:44 pm


Trung Tướng Lâm Quang Thi và tác phẩm Hell in An Lộc


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Image006

Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, một vị tướng tác chiến tài giỏi của QLVNCH. Ông là cựu Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia VN. Cựu tự lệnh Sư đoàn 7 và 9 Bộ Binh. Nguyên là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I và Tư Lệnh Bộ Tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I. Ông là tác giả của quyển hồi ký “Hai Mươi Năm Thế Kỷ” được xuất bản vào năm 2005. Nay ông lại cho xuất bản tác phẩm:”Hell in An Lộc” được viết bằng Anh ngữ và đã được Viện Đại Học University of North Texas cho xuất bản. Đây là một tác phẩm ghi lại những diễn tiến của trận chiến khốc liệt tại An Lộc giữa quân đội VNCH và quân đội Bắc Việt vào năm 1972 và sau cùng đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho QLVNCH.

Để tìm hiểu về tác phẩm nầy, nhà bào Nguyễn Vạn Bình chủ nhiệm bán nguyệt san Ý Dân đã có cuộc phỏng vấn trung tướng Lâm Quang Thi.

Và sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn:

1- Xin Trung Tướng cho biết sơ qua về hình thức quyển sách HELL IN AN LOC và lý do nào Trung Tướng được trường đạị học Mỹ đứng ra cho xuất bản quyển sách nầy?

Quyển HELL IN AN LOC bìa cứng, dầy 290 trang, gồm có một số hình ảnh và 14 bản đồ. Thiết tưởng cũng nên biết rằng trận đánh An Lộc là một trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và cuộc Chiến Tranh Đông Dương trước đó. Tuy nhiên cơ quan truyền thông Mỹ đã không dề cập đến trận đánh này. Và một số rất ít sử liệu Mỹ nói đến trận đánh này tìm cách đề cao vai trò của Không Lực và cố vấn Hoa Kỳ và hạ thấp sự đóng góp của QLVNCH. Lý do chánh là tường thuật một cách trung thực chiến thắng này sẽ đi ngược lại tiền đề căn bản của cơ quan truyền thông Mỹ: đó là cuộc chiến tranh không thể thắng được vì QĐVNCH kém khả năng. Quyển HELL IN AN LOC được viết ra để nói lên tinh thần chiến đấu vượt bực của quân đội Miền Nam Việt Nam và phản bác lại sự bóp méo sự thật của cơ quan truyền thông Mỹ, một cơ quan truyền thông phần lớn thiên tả và phản chiến.

Trường Đại Học University of North Texas, sau khi điều nghiên sự sưu tầm của tôi và các sử liệu tôi dung để viết quyển HELL IN AN LOC, đã đồng ý với quan điểm của tôi và đã cho xuất bản quyển sách này.

2- Trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam, QLVNCH đã đụng độ nhiều trận với quân đội Bắc Việt, tại sao Trung Tướng lại chọn trận chiến An Lộc là nội dung của quyển sách HELL IN AN LOC lần nầy?

Cái tựa “Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Viet Nam” dã nói lên tầm quan trọng của trân đánh An Lộc, vì nếu địch chiếm được An Lộc thì các sư đoàn Bắc Việt tăng cường bởi chiến xa có thể hăm dọa trực tiếp thủ đô của Miền Nam Việt Nam.

3- Xin Trung Tướng cho biết sơ qua diễn tiến của trận đánh An Lộc cùng cán cân lực lượng giữa đội bên?

Sau khi tràn ngập Chi Khu Lộc Ninh do thành phần của Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 chiếm giũ ngày 7 tháng Tư, 1972, Bắc Việt tập trung Công Trường (Sư Đoàn) 5 và 9 để tấn công thị trấn An Lộc; trong lúc đó công Trường 7 của chúng đóng chốt dọc theo Quốc Lộ 13 để chận đường tiến quân của lực lượng tiếp viện tiến lên từ phía Nam. Trong giai đoạn đầu, lực lượng phòng thủ gồm có Trung Đoàn 8/SĐoàn 5, Liên Đoàn 3 BĐQ, thành phần của Trung Đoàn 7 /SĐ 5 và các đơn vị ĐPQ, NQ và Nhân Dân Tự Vệ Tiểu Khu Bình Long. (Về sau lực lượng trú phòng được tăng cường Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù va Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù). Lực lượng tấn công địch gồm 2 sư đoàn (không kể một sư đoàn chận viện) và các trung đoàn biệp lập và các đơn vị pháo và thiết giáp, quân số vào khoảng 21,000 người. Lực lượng phòng thủ trong giai đoạn đầu gồm khoản 7,500, tức là gần như 1 chọi 3.

Lực lượng BV tổ chức ba cuộc tấn công quy mô. Cuộc tấn công lần thứ 3 ngày 11 tháng Năm, là cuộc tấn công mạnh mẽ nhật vì địch dốc toàn nổ lực chiếm lây An Lộc để làm thủ đô của cái gọi là Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Có lúc chiến xa địch đã tiến gần Bộ Tư Lệnh của Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 và địch bắn trực xạ B-40 vào hầm chỉ huy của ông. Tướng Lê Văn Hưng đã kịp thời ra lệnh LĐ1ND phản công đẩy lui địch

4- Theo Trung Tướng lý do nào đã giúp QLVNCH anh dũng chiến thắng quân đội Bắc Việt trong trận chiến nầy?

Theo tôi có ba lý do khiến chúng ta chiến thắng An Lộc. Thứ nhất, BV đã phạm những lỗi lầm chiến lược và chiến thuật quan trọng, mà tôi không tiện nêu ra đây trong khuôn khổ hạn chế của bài phóng vấn này. Hai lý do khác là sự hữu hiệu của không yểm Hoa Kỳ, nhứt là sự yểm trợ của pháo đài bay B-52, và, quan trọng nhất, là tinh thần chiến đấu cao độ của QLVNCH.

Để trả lời những lời phê bình của các phóng viên phản chiến Mỹ cho rằng chiến thắng An Lộc là nhờ Không Quân Hoa Kỳ, Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói rằng: “Tôi nghi ngờ cuộc phòng thủ có thể giữ vửng nếu không có Không Quân Mỹ. Nhưng điều phải xảy ra, đó là người Việt Nam phải đứng lên và chiến đấu. Nếu họ không làm điều đó thì mười lần không yểm Mỹ cũng không chận đứng được địch quân.” Chúng ta đã đứng lên và đã chiến thắng.

5- Trung Tướng có tham dự trận chiến nầy không?

Lúc xảy ra trận An Lộc, tôi ở QĐI. Thiết tưởng cũng nên nhớ rằng một người viết sử một giai đọan hoặc một trận chiến nào đó không cần thiết phải sống trong giai đoạn lịch sử hoặc trận chiến mà người viết sử đang viết. Khi viết tác phẩm HELL IN AN LOC, tôi đã truy cứu rất nhiều tài liệu liên quan đến trận này, nhứt là những tài liệu Việt ngữ. Tôi cũng đã phỏng vấn hầu hết những đơn vị trưởng tham gia trận chiến An Lộc hiện còn đang sống sót. Sự kiện quyển HELL IN AN LOC được một trường đại học lớn Hoa Kỳ xuất bản cũng đủ đảm bảo giá trị lịch sử của tác phẩm.

6- Đại tá hồi hưu Edward P. Metznez đã so sánh trận chiến tại An Lộc cũng khốc liệt không kém gì trận chiến tại Điện Biên Phủ và Khe Sanh, theo Trung Tướng điều nhận xét nầy có đúng không?

Đại Tá Edward P. Metzner, tác giả quyển “More Than a Soldier’s War”cho rằng sự so sánh An Lộc với các trân chiến Điện Biên Phủ và Khe Sanh sẽ cho phép đưa ra “một nhản quan đứng đắn về ý nghĩa lịch sử của sự phòng thủ An Lộc và sự anh dũng và cang trường của binh sĩ trú phòng.” Khi tuyên bố điều này, Đại Tá Metzner chỉ muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử của trân chiến An Lộc và sự can trường của quân nhân QLVNCH . Các nhà phân tích gia quân sự cho rằng trận An Lộc lớn hơn các trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Trận công hãm Điện Biên Phủ chẳng hạn kéo dài hai tháng trong lúc chiến sĩ phòng thủ An Lộc phải chiến đấu suốt ba tháng.và phải gánh chịu vào khoảng 80,000 quả pháo binh, hỏa tiển hoặc sung côi, tức là ba lần số đạn pháo binh bắn vào Điện Biên Phủ. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa ba cuộc công hãm đó là người Pháp thua Điện Biên Phủ, người Mỹ rút bỏ Khe Sanh vì sợ nó trở thành một Điên Biên Phủ thứ hai, và chúng ta thắng lợi tại An Lộc.

Một buổi ra mắt tác phẩm "Hell In An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved Viet Nam (do Viện Đại Học Unitersity of North Texas xuất bản) sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật 24 tháng Giêng, 2010,
tại Trung Tâm Sinh Hoạc VIVO,
2260 Quimby Road, San Jose, CA
từ 1:00 đến 4:00 PM

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Lamquangthi

RA MẮT TÁC PHẨM HELL IN AN LOC

Cựu Trung tướng Lâm Quang Thi


Kính thưa Quý Vị quan khách
Các anh em Chiến Hữu thân mến.

Tôi rất sung sướng gặp lại quý vị đông đủ trong buổi ra mắt tác phẩm ” Hell in An Loc ” hôm nay. Tôi cũng xin cám ơn Ban Tổ Chức và các Hội Ái Hữu Bạc Liêu, Phan Thanh Giản -Đoàn Thị Điểm, và Hội Pháo Binh đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức buổi ra mắt này.

Theo các phân tích gia quân sự quốc tế thì trận An Lộc là một trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương, kể cả các cuộc vây hãm Điện Biên Phủ và Khe Sanh.  Sir Robert Thompson, người đã đập tan phong trào dấy loạn Cộng Sản ở Mã Lai sau kỳ Đệ II Thế Chiến còn  cho rằng An Lộc là chiến thắng lớn nhất của Thế giới Tự Do chống Cộng Sản trong thời kỳ Hậu Đệ Nhị Thế Chiên. Thế mà các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã làm ngơ không nhắc đến trận đánh nổi tiếng này. Hoặc nếu có một vài tài liệu rất ít đề cập đến trận đánh này, thì các tác giả các tài liệu đó cho rằng chiến thắng An Lộc phần lớn là do công lao của Không Lực Hoa Kỳ và các cố vấn Mỹ, còn QLVNCH đã đóng góp một vai trò không đáng kể.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Image001
Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, tác giả Hell in An Loc

Theo tôi, sở dĩ có tình trạng này là do nhiều lý do. Thứ nhất, kể từ đầu năm 1972 lực lượng Mỹ đã rút đi rất nhiều theo kế hoặch Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Tổng Thống Nixon. Vì thế cho nên các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ không còn chú trọng đến tình hình quân sự tại Việt Nam như trước đó.

Thứ hai, người Mỹ, vốn tự tôn tự đại, họ thường chỉ chú trọng đến những chuyện gì liên quan đến  họ chớ không để ý đến những gì  xảy ra cho người khác. Một vài nhà báo Mỹ cũng đã từng công nhận thái độ đó của người Mỹ, và đã dùng chữ “ethnocentric” hoặc chữ “national narcissism” để mô tả thái độ đó. (Narcissus là một nhân vật trong Huyền Thoại Hy Lạp tỏ ra yêu thương và  ngưỡng mộ bản thân mình một cách bất thường). Thái độ đó bao gồm cả lịch sử và người Mỹ cho rằng lịch sử là lịch sử của người Mỹ chớ không phải của người khác. Một thí dụ điển hình là khi soạn thảo cuốn phim “BAT-21” để mô tả câu chuyện tìm kiếm một phi công Mỹ bị hạ và mất tích ở phía bắc Quảng Trị năm 1972,  Hollywood đã không nhắc gì đến Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiệt, thuộc Hải Quân  VNCH, nhân vật đã góp công nhiều nhất trong việc tìm kiếm và giải cứu viên phi công Mỹ. Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiệt về sau được chánh phủ Hoa Kỳ ân thưởng huy chương Navy Cross, huy chương cao cắp nhứt có thể trao cho một quân nhân đồng minh.

Lý do thứ ba, theo tôi, là cơ quan truyền thông Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, phần lớn, là một cơ quan truyền thông thiên tả, phản chiên; vì thê cho nên tường thuật một cuộc vây hãm  (siege) lớn lao nhất trong các cuộc Chiến Tranh Đông Dương – kể cả Điện Biên Phủ và Khe Sanh -  sẽ phản lại tiền đề căn bản cuả họ; tiền đề đó cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam không thể thắng được vì QLVNCH là một quân đội tham nhũng và kém khả năng. Vì thế cho nên trong hai quyển sách đề cập ít nhiều về trận đánh An Lộc, các tác giả tìm cách bôi nhọ QLVNCH  và đề cao vai trò của Không Quân và các cố vấn Hoa Kỳ. Họ cố tình chỉ phỏng vấn một vài cố vấn Mỹ nhưng không chịu phỏng vấn các sĩ quan Việt Nam đã tham dự trận đánh hoặc nghiên cứu các tài liệu Việt ngữ (hoặc bản dịch) liên quan đến trận đánh lừng danh này. Ta nên nhớ rằng các người cố vấn Mỹ muốn tân bốc cá nhân họ lên để được thăng cấp và kiếm huy chương, và muốn làm như vậy thì họ phải tìm mọi cách hạ thấp QĐVNCH để làm nổi bật vai trò của họ.

Thí dụ ngày 5/4/72, Chiến Đoàn Đặc Nhịệm Thiết Giáp 1-5 bị lọt ổ phục kich địch ở Lộ Tấn, 5 cây số phía Bác Lộc Ninh, và bị tiêu hủy gần như hoàn toàn. Vậy mà hai tác giả Mỹ kể trên, dựa theo lời khai của cố vấn Mỹ bên cạnh Trung Đoàn 9 Bộ Binh ở Lộc Ninh, cho rằng chiến đoàn này tự  động lái chiến xa qua biên giới Campuchia để đầu hàng địch. Trong khi đó, thì  Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu  tỉnh trưởng Bình Long, tường thuật trong tập hồi Ký Cuộc Chiến Dang Dở rằng cũng trong ngày 5/4/72, trong khi bay thị sát vùng Lộc Tấn, ông ta đã quan sát thấy gần như toàn thể chiến xa của chiến đoàn đều bị tiêu hủy trên QL13. Ngoài ra, Chuẩn Tướng Lý Tồng Bá, cựu Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp, khẳng định rằng trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam không có một đơn vị thiết giáp nào của ta đầu hàng địch.

Một thí dụ khác, đó là ngày 7/4/72 sau khi Công Trường 5 BV tràn ngập căn cứ của Trung Đoàn 9 Bộ Binh ở Lộc Ninh sau hai ngày tấn công và pháo kích liên tiếp, Căn cứ vào tờ phúc trình của một cố vấn Mỹ cạnh Trung Đoàn 9, hai tác giả nói trên viết rằng Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, trung đoàn trưởng đã cho kéo cờ trắng đầu hàng vào sáng ngày 7/4. Tôi đích thân gọi phỏng vấn Đại Tá Vĩnh – hiện đang sinh sống ở California – về vấn đề này. Thể theo lời Đại Tá Vĩnh thì vào ngày 7/4, thiết giáp địch tràn vào và cán sặp hầm chỉ huy của ông và chúng bắt sống ông đem về giam ở một trại tù binh bên Campuchia. Đại tá Vĩnh phủ nhận hoàn toàn lời ông cố vấn kết tội ông cho kéo cờ đầu hàng địch. Sau đó tôi gọi điện thoại cho Đại Tá Bùi Đức Điềm, phụ tá hành quân SĐ5 BB – hiện đang sống ở Oregon -  để hỏi về vấn đề này, thì Đại Tá Điềm cho tôi biết rằng theo chỗ ông biết, Đại Tá Vĩnh bị bắt sống chớ không có đầu hàng địch như lời vị cố vấn Mỹ tố cáo.

Cũng trong chiều hướng tìm cách bôi nhọ các cấp chỉ huy QLVNCH để tâng bốc mình lên, Đại Tá Miller, cố vấn trưởng cạnh BTL/SĐ5BB tường thuật rằng khi được tin các SĐBV chỉa mủi dùi vào tỉnh Bình Long chớ không tấn công tỉnh Tây Ninh như đã tiên đoán trước đó, thì Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, TL/SĐ5 gần như  bị tê kiệt – ông ta dùng chữ “paralyzed” – không còn khả năng chỉ huy. Đây là một sự nói dóc trắng trợn. Lúc tôi chỉ huy SD9BB ở Sa Đéc vào những năm 1965-68, tôi được nghe danh Trung Tá Lê Văn Hưng như là một những trung đoàn trưởng gan dạ và  nổi tiếng nhứt ở Miền Tây.  Tôi đã phỏng vấn các ông trung đoàn trưởng còn sống sót đã từng tham gia trận An Lộc thì tất cả đã khẳng định với tôi rằng Tướng Hưng rất bình tỉnh và luôn luôn kiểm soát được tình hình trong suốt trận đánh An Lộc.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Image002

Quyển Hell in An Loc viết ra để nói lên một cách trung thực tinh thần chiến đấu cao độ của QLVNCH trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam nói chung và trận đánh An Lộc nói riêng, và cũng  để phản bác lại sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử của cơ quan truyền thông phản chiến vốn đã có thành kiến không tốt đối với sự chiến đấu của chúng ta. Sự kiện quyển Hell in An Loc được một trường đại học lớn xuất bản đã đảm bảo giá trị lịch sử của quyển sách. Tôi hy vọng tác phẩm này  sẽ giúp người Mỹ và thế giới thấy rõ tinh thần chiến đấu của quân dân Miền Nam Việt Nam. Nó cũng sẽ giúp các thế hệ hậu duệ chúng ta hiểu được  sự chiến đấu cang trường của ông cha các cháu trong công cuộc bảo toàn lảnh thổ Quốc Gia và tránh được sự tuyên truyền của Cộng Sản cũng như các cơ quan ngôn luận và những tài liệu thiên tả Hoa Kỳ đầy rẩy tại các trường đại học Mỹ. Quan trọng hơn nữa, tôi hy vọng quyển sách này sẽ lấy lại công đạo cho các chiếu hữu của chúng ta đã hy sinh thân xác đễ bảo vệ một thành phố đồn điền cao xu gần biên giới Miên-Việt, và đồng thời đã cứu vãn thủ đô MNVN, chỉ cách An Lộc 60 mươi dậm về phía Nam.

Thật vậy, nếu An Lộc thất thủ, địch sẽ dùng nó làm bàn đạp để xua ba sư đoàn có pháo binh và thiết giáp yểm trợ để tấn công thẳng vào thủ đô MNVN..

Trận đánh An Lộc còn có một tầm vốc chánh trị quốc tế vô cùng quan trọng. Thật vậy, theo một số phân tích gia chánh trị, cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã mua thời gian cho Thế  Giới Tự Do tập tung những nổ lực phi quân sự đế đập tan hệ thống Mác-xít quốc tế và giải thoát hàng trăm triệu người dân Đông Âu khỏi gông cùm CS. Và trận chiến An Lộc đã thêm ba năm quý báo để giúp Thế Giới Tự Do chiến thắng cuộc Chiến Tranh Lạnh. Trong thời gian ba năm này đã có những diễn biến quan trọng trên tình hình chánh trị quốc tế, và đáng kể nhất là cuộc công du Trung Quốc của Tổng Thống Nixon hồi tháng Hai 1972 mở màng cho sự việc Trung Quớc đồng ý ngăn chận sự bành trướng ảnh hưởng của Nga Sô tại Á Châu. Sự chia rẻ giửa hai khối CS lớn cộng với sự sa lầy của Nga Sô tại Afghanistan, sự thất bại của Nga Sô trong việc chạy đua với Hoa Kỳ trên bình diện phát triển vũ khí không gian và cạnh tranh với Tây Phương trong thời kỳ hoàn cầu hóa nền kinh tế đã đưa đến sự sụp đổ của Đế Quốc Sô Viết và sự chiến thắng của Thế Giới Tự Do trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.

Tướng James Hollingsworth, Cố Vấn Trưởng Quân Đòa III trong cuộc chiến An Lộc, khi bình luận về trận đánh này đã nói: “Tôi nghĩ rằng An Lộc sẽ đi vào lịch sử như là một chiến thắng lớn nhứt trong lịch sử chiến tranh.” Lời nói này có vẻ như quá đáng, nhưng xét cho cùng thí nó không phải là không có lý .

Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi
.
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeMon Apr 14, 2014 3:04 pm


An Lộc 1972: Từ Địa Ngục Đến Anh Dũng


“Nếu có người Mỹ nào thật sự muốn biết liệu kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh có thành công, hay liệu những đồng minh của người Mỹ có xứng đáng với sự hy sinh của biết bao binh lính Mỹ và gia đình, thì “Hell in An Loc” sẽ dứt khoát trả lời câu hỏi đó…”
George J. Veith, tác giả cuốn “Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War”

Đức Hà
(http://myoneviet.blogspot.com)



45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Hell+in+ANLOC

Từ căn hộ tại lầu ba một chung cư hiền hòa yên bình ở Fremont người ở có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn những hàng cây với tàn lá đổi màu theo ngày tháng, mùa hè xanh biếc, sang thu chuyển vàng rồi rụng rơi trải thảm khắp mặt đường khi đông tới. Đó là một nơi tuyệt vời để nghỉ hưu và an hưởng tuổi già sau những ngày tháng vật vã với cuộc sống và quên đi dư âm vang vọng của đại bác, chiến xa, khói lửa chiến tranh. Nhưng người ở lại là một cựu tướng, một người từng cầm quân chỉ huy thế nên tâm hồn ông, trái tim ông, suy nghĩ của ông luôn khắc khoải về đất nước mà ông đã phải bỏ lại cách nay hơn 30 năm.

“Tuy gặp may mắn hơn nhiều người Việt tỵ nạn khác khi đến định cư tại Mỹ - kể cả những người ngang cấp bậc, nhưng tôi vẫn thấy buồn. Buồn vì mất nước và buồn vì nhiều người phải vướng vào lao tù, bao nhiêu gia đình ly tán,” cựu tướng Lâm Quang Thi chia xẻ trong một buổi chiều cuối thu lạnh giá.

Gần 80 tuổi, người ông vẫn thẳng đứng, dáng mảnh khảnh, giọng nói lớn sang sảng như khi còn chỉ huy Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I năm nào. Có thể chăng vì nỗi u sầu ẩn khuất đó, nên ít thấy ông cười, cho dù câu chuyện trao đổi đôi lúc cũng ra ngoài đề tài về địa ngục An Lộc.

“Trận An Lộc được xem là trận chiến lớn nhứt trong suốt cuộc chiến Việt Nam - mà Sir Robert Thompson, cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Nixon từng mô tả là chiến thắng quân sự lớn nhứt của Thế Giới Tự Do chống lại Cộng Sản sau Thế Chiến II, thế mà chưa bao giờ được truyền thông Mỹ nhắc tới,” ông bày tỏ sự bực tức và khẳng định rằng nếu mất An Lộc năm 1972 thì chỉ 24 tiếng đồng hồ sau quân Bắc Việt - dùng An Lộc làm bàn đạp, sẽ tiến thẳng vào Sài Gòn mà không gặp sức kháng cự nào đáng kể nữa.

Nếu chiến thắng An Lộc giúp miền Nam đứng vững thêm được ba năm nữa nhưng cũng là tiền đề cho sự xụp đổ hoàn toàn của Cộng Sản vài năm sau đó, theo lời tác giả Lâm Quang Thi. Ông giải thích:

“Đó là điều mà ít người nhận thấy. Họ (truyền thông Mỹ) chỉ đề cao những chiến thắng của người Mỹ, và sự thật về An Lộc chưa bao giờ được nhắc đến cho đến ngày hôm nay, trong cuốn sách này.”

Những trăn trở đó đã khiến vị tướng quê Bạc Liêu không tiếc thời gian, bỏ công sức hơn bốn năm dài để nghiên cứu thu thập tài liệu, sử liệu, phỏng vấn những chỉ huy mặt trận còn sống sót, tiếp xúc những quân nhân tham dự trận đánh, so sánh các tài liệu của hai phía Việt và Mỹ, kể cả tranh luận với các tác giả Mỹ để hoàn thành cuốn “Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle That Saved South Viet Nam.”

Khi góp ý rằng hồi ký chiến tranh của người Việt xuất bản rất nhiều, phần lớn thổi phồng cá nhân, tài liệu dựa vào trí nhớ hay viết nhằm mục đích riêng tư nào đó nên người đọc đôi khi cảm thấy chán ngán và nghi ngờ thì cuốn Hell in An Lộc được tác giả nhấn mạnh là hoàn toàn trung thực. Ông nói:

“Năm 1972 tôi làm Tư Lệnh tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương điều động ba sư đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn 1 Bộ Binh trấn giữ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên ở phía bắc và không liên quan gì đến chiến sự tại Vùng III nơi diễn ra trận chiến An Lộc. Thế nên tôi tin rằng có cái nhìn chính xác hơn, khách quan hơn và chủ yếu không phải phóng đại hay tâng bốc bất cứ ai.”

Ông cho biết thêm rằng khi nhà xuất bản University of North Texas Press bằng lòng cho in, sau khi hội đồng biên tập tranh luận về tính xác thực của các tài liệu, các chứng cứ ghi trong bản thảo và chấp nhận những phản bác có giá trị của ông đưa ra, thì đó là một thắng lợi nữa của An Lộc, tuy hơn muộn màng.

“Tôi không tin rằng đưa cuốn sách này ra vào thời điểm bây giờ là quá muộn cho dù câu chuyện xảy ra từ 1972; thêm vào đó sự thật về cuộc chiến An Lộc - mà tất cả người dân miền Nam đều biết dưới tên gọi Bình Long Anh Dũng trong Mùa Hè Đỏ Lửa, chưa bao giờ được nói tới.”

Tướng Thi cho hay mục đích của sách không ngoài việc cho thế hệ đi sau biết bậc cha ông đã chiến đấu dũng cảm vượt bực trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, đồng thời cũng không quên nhắc đến vai trò thiết yếu của cố vấn Mỹ và sự yểm trợ hỏa lực tối đa của không quân và lục quân Mỹ cho An Lộc. Ông nói rằng từ cuốn sách này cộng đồng thế giới, các trường đại học, giới quân sự, các học giả có thêm một tài liệu tham khảo và biết thêm là quân dân Miền Nam đã bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước như thế nào – trái với những tuyên truyền sai lệch và ác ý trước đây.

Tác giả cuốn “A Sense of Duty: My Father, My American Journey,” Quang X. Phạm, một cựu phi công Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhận xét: “Cuốn sách thứ hai đáng lẽ phải được viết từ lâu của Tướng Lâm Quang Thi đã cung cấp một góc độ nhìn thiếu sót hết sức quan trọng từ phía những người bạn đồng minh Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam. Có thể quan trọng hơn nữa, công trình nghiên cứu của ông đã thu thập được những tài liệu về những nỗ lực dũng cảm của quân lực Nam Việt Nam trong trận chiến quy mô nhứt, không hề được truyền thông Mỹ, quân đội Mỹ và điện ảnh Mỹ quan tâm nhắc nhở. Những cố vấn Mỹ hiện nay và những nhà lãnh đạo quân đội Iraq đang hình thành có thể học hỏi được nhiều từ cuốn sách này trong sứ mạng cùng nhau đánh một mặt trận.”
Vì thế nên khi đến thị sát An Lộc ngày 7 tháng Bẩy, 1972 Tổng Thống Thiệu đã phát biểu: “Chiến thắng Bình Long không chỉ là chiến thắng của Nam Việt Nam chống Cộng Sản Bắc Việt, chiến thắng Bình Long còn là chiến thắng của Thế Giới Tự Do đối với thuyết chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng thế giới của Cộng Sản.”
Vậy thì tại sao thắng lợi đó không được truyền thông Mỹ đề cao?

Phản Chiến

Giải thích về sự thờ ơ của truyền thông Mỹ, ông Thi cho hay năm 1972 khi Mỹ bắt đầu thi hành kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, báo chí chỉ nhắm chỉ trích sự yếu kém, nhu nhược và tham nhũng của quân lực VNCH, thậm chí viết cả sách bôi nhọ chưa kể là lúc đó họ có xu hướng phản chiến và thiên tả.

Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật. Với mức thiệt hại hơn 10,000 quân địch thuộc ba Công Trường 5, 7, và 9 trang bị hiện đại với chiến xa hạng nặng và không đầy 2,300 tử vong, 8,500 bị thương bên tử thủ, phía VNCH đã phải đối đầu với một lực lượng đông gấp ba lần và vẫn chiến thắng. Và mọi người vẫn còn nhớ câu chuyện về quân trú đóng An Lộc phải tìm cách hạ tăng địch bằng khẩu phóng lựu M-72 khiêm nhường.

Tướng Thi tin rằng nếu sự yểm trợ quân sự của đồng minh vẫn tiếp tục thì ngày 30 tháng Tư, 1975 không chắc đã xảy ra.

“Tiếc rằng người Mỹ không đủ kiên nhẫn để tham gia một trận chiến trường kỳ và cũng không dám đánh thẳng ra Bắc. Lúc đó người Mỹ có một sứ mạng rõ rệt là chận đứng đà bành trướng của Cộng Sản nhưng lại không có một chiến lược rõ ràng khi tham chiến tại Việt Nam, và đó là điều đưa đến thất bại.”

Tuy vậy vẫn theo lời tác giả Lâm Quang Thi sự kiện Nam Việt Nam mất là cơ hội để các nước láng giềng như Thái-Lan, Indonesia, Malaysia … không bị Cộng Sản hóa và tiếp tục tồn tại trong tự do.

Chuyển lời đến người Mỹ, người viết hai đầu sách về chiến tranh Việt Nam, ông George J. Veith gợi ý rằng “nếu có người Mỹ nào thật sự muốn biết liệu kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh có thành công, hay liệu những đồng minh của người Mỹ có xứng đáng với sự hy sinh của biết bao binh lính Mỹ và gia đình, thì “Hell in An Loc” sẽ dứt khoát trả lời câu hỏi đó…”

Và bên cạnh câu chuyện về viết sách, dịch sang tiếng Việt, bán sách gởi tiền giúp các cựu quân nhân thiếu thốn còn ở quê nhà, ông còn chia xẻ về niềm vui chăm sóc đưa đón ba cháu nội trai chỉ ở cách đó mươi phút. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó mới thấy gương mặt ông bớt đăm chiêu nghiêm nghị. Thế nhưng hạnh phúc hiện tại dường không thể đè lên nỗi bứt rứt của người quân nhân buộc lòng phải thua trận mất nước, vẫn sống bằng hy vọng về một tương lai sáng sủa hơn cho quê hương. Sau cùng khi hỏi về một nước Việt mai sau sẽ biến chuyển như thế nào. Ông nói rằng nước Việt phải là một - đương nhiên rồi, nhưng phải thống nhứt dưới một thể chế dân chủ tự do và điều đó chưa hẳn là không thể xảy ra:

“Với tôi, cuộc chiến Việt Nam chưa hề kết thúc, mà đang diễn ra dưới một hình thức khác,” ông cả quyết.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Lamquangthi
Trung Tướng Lâm Quang Thi
http://phaobinhvnch.com/lamquangthi.htm


Tốt nghiệp khóa 3 TVBQGVN tại Đà Lạt năm 1951
Thụ huấn Pháo Binh tại Trung Tâm Pháo Binh Phú Lợi
Du học Pháo Binh Pháp tại Châlons-sur-Marnes
Pháo đội trưởng hành quân Bắc Việt, Hạ Lào, và Cao nguyên Trung phần
10/1955 Chỉ Huy Trưởng Trường Pháo Binh tại Thủ Đầu Một
Du học khóa Pháo Binh Cao Cấp tại Ft Sill Hoa kỳ
1960-61 Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH
1964 Tư Lệnh phó Sư Đòan 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho
1965 (33 tuổi) Tư lệnh Sư Đòan 9 Bộ Binh tại Sa Đéc
1968-1972 Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt
1972 Tư lệnh phó Quân Đòan 1
Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân đòan 1 tại Huế
Tháng 5/1975 California
Tú tài Triết học Pháp - Cử nhân Xã hội học - Cao học Quản trị Kinh doanh
Tu nghiệp Pháo binh tại Pháp và Hoa kỳ - khóa Chỉ huy và Tham Mưu tại Leavenworth
Ân thưởng Đệ Tam đẳng BQHC, 17 lần Tuyên dương công trang
Legion of Merit của Hoa Kỳ
Chung Mu của Nam Hàn

Tác gỉa: Autopsy - The Death of South Viet Nam (1980),
The Twenty-five Year Century: A South Vietnamese General Remembers The Indochina War to the Fall of Saigon (2002)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 12c031a494624f07964f5734ae1377f8

Tài Liệu chiến sử "Trận Bình Long" do Phòng 5/Bộ TTM thực hiện

Đây là cuốn chiến sử "Trận Bình Long" do Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu thực hiện vào năm 1973 với sự đóng góp tài liệu của các đơn vị tham chiến, được sự thảo duyệt của các vị tướng lãnh dự trận và được sứ phối hợp yểm trợ về tài liệu, hình ảnh, không ảnh của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.

Links:
http://anloc72.blogspot.com/2009/09/tai-lieu-chien-su-tran-binh-long-do.html

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeWed Jun 03, 2015 12:44 am


1972: An Lộc Anh Dũng


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Muahedolua_zpscaab621f

Bài đọc suy gẫm: Nhân kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 19 tháng 6 hàng năm. Blog 16 hân hạnh gửi đến độc giả bài viết về trận chiến An Lộc Anh Dũng 1972, tác giả vô danh, nguồn cung cấp do Kim Nguyễn, bài viết để tưởng nhớ đến cố Thiếu Tướng Lê Văn Hưng và các anh hùng tử sĩ, quân dân cán chính miền nam Việt Nam đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do.
Written by an unknown author, provided by Kim Nguyen, this article is published in memory of general Le Van Hung and all South Vietnamese soldiers and civilian defenders of An Loc in 1972.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Ztdal-thieu-hung-nhat_zpsc91dbdaf

Vài Nét Về An Lộc

Trước khi để lịch sử về cuộc chiến đấu chống CS của quân dân miền Nam có thể trôi vào quên lãng, chúng ta phải ghi lại đầy đủ tội ác của CS, nhất là đối với miền Nam VN. Một trong những tội ác đó là CS Bắc Việt đã dùng ít nhứt 4 sư đoàn (công trường) để cố tàn sát 1 tỉnh lỵ bé nhỏ ở Bình Long miền Nam VN vào năm 1972, nhưng CSBV đã thất bạị Sự thất bại này đã làm giảm uy tín của Võ Nguyên Giáp, “người anh hùng Điện Biên”, nổi tiếng trong giới quân sự Tây phương là có tài nướng quân.
Hậu quả của trận tấn công An Lộc là CSBV đã để lại cho vùng đất bé nhỏ này 1 cảnh điêu tàn, chết chóc thật là khủng khiếp, không thể nào mô tả nỗi.
Vào ngày 7/7/72, Tướng lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc, đã viết: “An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước.”
An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long, trước đây là 1 thị trấn nhỏ gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ thời cố TT Ngô Đình Diệm, vì nhu cầu hành chánh, tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ ngày đó, quận Hớn Quản đổi thành quận An Lộc và tỉnh lỵ An Lộc nằm trong quận cùng tên này, trong phạm vi xã Tân Lập Phú.
Tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchea với 1 diện tích 2,240 km2, gồm trên 76,000 dân. Riêng quận An Lộc gồm cả thành phố tỉnh lỵ rộng 740 km2 với khoảng 44,000 dân, đa số tập trung vào xã Tân Lập Phú. Toàn tỉnh Bình Long, chung quanh tỉnh ly và quận lỵ là những đồn điền cao su ngút ngàn, vài ngọn đồi thoai thoảị Đồi Gió, Đồi 100, Đồi Đồng Long là những cứ điểm quân sự quan trọng bảo vệ thị trấn An Lộc.
Quốc lộ 13 từ Saigon đi ngược lên cắt đôi tỉnh Bình Long và xuyên ngang tỉnh lỵ An Lộc dẫn dài tới biên giới Kampuchea, tới Snoul. Quốc lộ 13 phải vượt qua Lai Khê, Chơn Thành, Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch, Xa Cam rồi mới tới thành phố An Lộc. Quảng đường này đã trở thành chông gai trắc rở trong thời gian diễn tiến cuộc chiến An Lộc. Các chiến sĩ VNCH phải khắc phục con đường này từ Nam lên Bắc và những người dân chạy loạn từ Bắc xuống Nam đã mệnh danh hơn 20 km quốc lộ này là “con đường máu”.
Điểm thứ nhứt khiến CS Bắc Việt nhắm vào An Lộc là vì tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchea nơi che dấu những căn cứ địa của CS Bắc Việt trên xứ Kampucheạ Thị trấn này về mặt chiến lược còn nắm vai trò chủ yếu phòng thủ cho Bình Dương và sau đó là thủ đô Saigon. Thế nhưng An Lộc chỉ là 1 thành phố nhỏ bé, nơi đặt cơ sở hành chánh điều hành tỉnh Bình Long. Điều quan trọng mà CS Bắc Việt đã gán cho An Lộc là yếu tố tinh thần. Khi chọn làm mục tiêu tấn công CS Bắc Việt hy vọng đạt 1 chiến thắng đồng thời tạo 1 kinh hoàng, đe dọa thủ đô Saigon.
Khi họ quyết tâm tấn công An Lộc, CS Bắc Việt cũng không ngờ đến rằng sẽ gặp phải 1 sức chiến đấu kiên trì anh dũng của quân dân tại đâỵ Sức chiến đấu này không phải chỉ 1 người ca tụng, 1 dân tộc ca tụng mà cả thế giới ngưỡng mộ và cảm phục.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Bando1_zpse07af62e
Chiến Trường An Lộc

Từ Lộc Ninh Đến An Lộc

Giữa lúc dân chúng trên khắp lãnh thổ miền Nam tự do chưa hết bàng hoàng bởi cuộn sóng đỏ xâm lăng công khai vượt lằn ranh vĩ tuyến 17 tràn vào vùng cực Bắc của VNCH, trong những ngày đầu thì 1 mũi dùi khác của CSBV bắt đầu thọc mạnh vào tỉnh Bình Long, với quân số 4 sư đoàn, mưu toan “dứt điểm” Bình Long, làm bàn đạp tiến về phía Nam, uy hiếp thủ đô Saigon, chỉ cách nơi đây có hơn 100 km.
Rạng sáng ngày 5/4/1972, vào lúc bình minh, Bộ chỉ huy hành quân của CSBV ban ra 1 mệnh lệnh khô khan :”Phải chiếm An Lộc trước ngày 20/4/72, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên vùng hơn 100 km Bắc Saigon, để cầm chân 1 số lớn lực lượng nòng cốt của địch tại đây”.
Đoàn quân xâm lăng, được chuẩn bị từ lâu, gồm các sư đoàn Công Trường 5, CT 7, CT 9, CT Bình Long cùng Trung đoàn 203 chiến xa từ vùng Lưởi Câu của Kampuchea tràn qua, xuyên qua các rừng cao su dày đặc. Quân CSBV được pháo binh nặng loại bắn xa 130 ly và các loại phòng không cực kỳ tối tân yểm trợ. Tính ra, ít lắm cũng đến 40,000 quân CSBV tham dự mặt trận nàỵ Trong trận đánh đầu tiên, CSBV dồn toàn lực CT 5 gồm 3 Trung đoàn 174, 275 và Trung đoàn Biệt lập, cùng Trung đoàn Pháo E6, quyết nuốt trọn Lộc Ninh, 1 quận nằm về phía Bắc An Lộc.
Cộng quân gặp sự kháng cự mãnh liệt của chiến đoàn 9 gồm Trung đoàn 9 BB, 30 chiến xa của thiết đoàn 5. Biệt động quân Biên phòng, Địa phương quân và Nghĩa quân Lộc Ninh cũng phản ứng không kém phần ác liệt. Mặc dù quân số CS đông gấp 3, quân trú phòng vẫn cố chống trả. Nhiều trận đánh xáp lá cà diễn ra ngay bên trong quận lỵ. Trước chiến thuật thí quân của CS, quân trú phòng phải hạ nòng đại bác 105 ly trực xạ vào các đợt xung phong biển người (human wave tactic) của địch.
Đánh vùi nhau suốt ngày không xong, CSBV dội trở ra, để rồi pháo kích liên miên bất tận vào các ổ kháng cự của quân trú phòng.
Giữa lúc chiến trường Lộc Ninh vẫn diễn ra ác liệt, 1 cánh quân khác của CT 9, đơn vị được coi là thiện chiến nhứt trong số 4 sư đoàn CSBV tham chiến tại Bình Long, bất ngờ tấn công vào tỉnh lỵ An Lộc từ 3 giờ chiều ngày 6/4/72, nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh.
Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoạị
Tình hình hết sức nguy ngập. Trận thế của CSBV đã bắt đầu hình thành.
CT 5 quyết lấy Lộc Ninh, rồi chọc thẳng mũi dùi theo quốc lộ 13 tiến xuống phía Nam, công hãm mặt Bắc An Lộc.
Cả 2 sư đoàn CT 7 và CT 9 của CSBV cũng xuất phát từ vùng Lưỡi Câu Kampuchea, đánh ép vào mặt Tây An Lộc. Nhưng Ct 9 đánh thẳng vào An Lộc, còn CT 7 thì giữ chặt quốc lộ 13 ở về phía Nam An Lộc, con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn nàỵ 1 cánh quân khác do CT Bình Long gồm chừng 2 Trung đoàn địa phương tiến từ mạn Đông Bắc xỉa xuống. 4 sư đoàn bộ chiến, chưa kể chiến xa, pháo binh, đại bác phòng không, cùng chĩa mũi vào 1 thị trấn không quá 4 km2.
Nếu đem rải đều 40,000 quân Bắc Việt trên diện tích 4 km2 thì lính CS tràn ngập An Lộc, mỗi người cách nhau 10 m, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân.
Lực lượng trú phòg chỉ có 1 sư đoàn 5 BB. Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lịnh Quân khu III, tức tốc bốc Liên đoàn 3 Biệt động quân từ Tây Ninh về án ngữ phía Bắc An Lộc.
Trong khi đó, tại Lộc Ninh, sau 3 ngày bị pháo, không được tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam, để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của VNCH, 1 số bị phá hủy, 1 số đành bỏ lại. Trước áp lực mỗi ngày một mạnh từ mặt Bắc xuống, chiến đoàn 52 từ vùng cầu Cần Lê, 15 km Bắc An Lộc, cũng phải lui dần về An Lộc. Quân CSBV giăng sẵn 1 tuyến phục kích dài trên 3 km toan nuốt trôi Tiểu đoàn 1/48 của Chiến đoàn 52 vào ngày 7/4/72, nhưng Tiểu đoàn này đã chiến đấu kịch liệt, mở 1 đường máu chạy về An Lộc và chỉ thiệt hại nhẹ. Chính Tiểu đoàn này đã gỡ thể diện cho Trung đoàn 52 BB.
Chỉ trong vòng 3 ngày giao tranh, tại Lộc Ninh, đã có đến 2,150 lính CSBV bị hạ sát, quân số của 1 Trung đoàn. Về phía QDVNCH có 600 chiến sĩ hy sinh, cùng với 30 chiến xa và 1 pháo đội 105 ly, bị mất. Kể từ đây, An Lộc bó mình trong vòng đai phòng thủ, không có lấy 1 chiến xa để đối đầu với chiến xa địch có đến cả 1 trung đoàn hàng trăm chiếc. Tại mặt trận An Lộc, điểm đáng kể thứ hai nữa là quân trú phòng không có đại bác. Nguyên 1 tiểu đoàn pháo binh mang số 52 với 24 khẩu 105 ly cũng bị phá hủy gần hết chỉ còn 1 khẩu duy nhất. Trọn 1 pháo đội 6 khẩu của quân Dù thả xuống Đồi Gió, 4 km Đông An Lộc, mấy ngày sau cũng bị tiêu luôn. Tất cả còn lại chỉ là 1 ý chí chiến đấu “hoặc sống trong tự do, hay chết đi cũng để cho con cháu được sống tự do”. Những kẻ đang sống trong không khí tự do mà chưa hề bị đe dọa, không sợ bị mất đi, sẽ cho đây là 1 sáo ngữ đầy tính chất tuyên truyền. Nhưng đối với người dân VN, đã từng biết rõ mối đe dọa đó qua 27 năm khói lửa, kể từ năm 1945 đến năm 1972. Họ cũng đã có nhiều kinh nghiệm xương máu về điều gọi là chiến tranh giải phóng, chiến tranh nhân dân, họ biết thế nào là chủ nghĩa CS, nên họ đã chiến đấu, tận lực chiến đấu, dù trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhứt. Cuộc chiến tại VN hiện nay, năm 1972, đã chứng tỏ điều đó. Lời tuyên bố của Tướng Lê Văn Hưng quyết tử thủ An Lộc đã đưa vị Tướng 1 sao này lên hàng danh tướng và làm nức lòng chiến sĩ Bình Long.

Trận Chiến Khởi Đầu

Trận chiến khốc liệt tại An Lộc, 1 tỉnh lỵ rộng không đầy 4 km2, nhưng mức độ tàn khốc của các cuộc giao tranh đã khiến cho nhiều ký giả quốc tế cho là gấp 10 lần Điện Biên Phủ thật sự khởi đầu từ ngày 7/4/72.
Tất cả các cánh quân của 2 sư đoàn CSBV đều dồn về An Lộc. Sư đoàn CT 5 từ trên đánh xuống, CT 9 và CT Bình Long ép 2 mặt Tây Đông. Sư đoàn CT 7 vừa chặn mặt Nam, lập chướng ngaị trên quốc lộ 13 vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu sát biên giới như Katum, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn để cầm chân sư đoàn 25 Bộ binh đang trách nhiệm vòng đai Tây Ninh, chận đường tiến của địch về Saigon theo ngã quốc lộ 1.
Quân trú phòng không “tăng” mà cũng không “pháo”, phải đối đầu với 1 quân số gấp 3-4 lần, có hàng trăm chiến xa và cả trung đoàn pháo đủ loại.
Toàn bộ lữ đoàn 1 Nhảy Dù, gồm 3 tiểu đoàn 5, 6 và 8 được gởi đến tăng viện. Toàn bộ sư đoàn 21 Bộ Binh, cùng trung đoàn 15 của sư đoàn 9 BB từ vùng sình lầy miền Tây cũng được bốc lên Lai Khê.
Tuy nhiên, kể từ đây, quãng đường Chơn Thành đi Lộc Ninh đã bị tắc nghẽn. Các đơn vị tăng viện cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn An Lộc, nhưng mỗi bước tiến, không biết bao chiến binh gục ngã, dù là bên này hay bên kiạ Tiến lên không nổi, phải quay trở lại, để rồi tìm cách tiến lên. Gần trọn sư đoàn CT 7 của địch dồn nỗ lực chính vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc. Suốt quãng đường này, nơi nào cũng có thể là mục tiêu của pháo binh địch. Chúng rải quân dài dài dọc theo quốc lộ để sẵn sàng chỉ điểm tọa độ cho pháo binh bắn từ xa tớị
Phi trường Lai Khê, vắng từ 3 tháng qua, kể từ khi các đơn vị Hoa Kỳ rút đi, bỗng nhiên tấp nập trở lạị Các chuyến bay nối đuôi nhau chuyển quân hoặc tiếp tế cho chiến trường.
Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Dần dần, lực lượng bên trong An Lộc đã có thể khởi lại thế công, dù phải hết sức chật vật. Mấy hôm trước, vòng bán kính bao vây thị trấn chỉ chừng 500 m. Nhưng đến ngày 11/4/72, vòng đai kiểm soát được nới rộng thêm đến hơn 3 km đường bán kính.
Bên ngoài, lữ doàn 1 Dù đã tiến khỏi Chơn Thành được 7 km về hướng Bắc, sau khi giải tỏa áp lực địch từ Lai Khê đến Chơn Thành. Sau 1 trận đụng độ ác liệt với địch quân tại vùng này, lữ đoàn 1 Dù giao lại trách nhiệm cho các đơn vị của sư đoàn 21 BB giữ an ninh trục lộ, những đoạn đường đã được giải tỏa.
Riêng trong ngày 11/4, 27 pháo đài bay B52 trút gần 800 tấn bom xuống các vị trí địch. Có lẽ nhờ thế, buổi chiều hôm đó, mức độ pháo kích đã giảm sút rất nhiều.
Sư doàn 21 BB được tăng phái trung đoàn 15/9 và 1 tiểu đoàn Dù, có nhiệm vụ khai thông quốc lộ 13, nhưng đây quả là 1 nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà mãi đến 8/6 mới hoàn thành nổi.

Trận Chiến Xa Đầu Tiên

Ngày 12/4/72, Bộ tư lịnh cao cấp của CSBV lại ra khẩu lịnh cho cán binh của họ:”Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận. Chắc chắn quân ta sẽ thắng”. Guồng máy tuyên truyền của CSBV được tổ chức ngay tại quận Lộc Ninh, rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày hôm sau 13/4, chiến xa của chúng mở nắp khơi khơi tiến vào thị xã An Lộc. Khi xe bị bắn cháy, những tên lính CSBV gục chết mà gương mặt vẫn còn hết sức ngỡ ngàng, như còn vương thắc mắc, “Quân ta giải phóng An Lộc rồi kia mà ?”.
Mở màn cho trận đánh khốc liệt đầu tiên bằng chiến xa này, hồi rạng sáng, cộng quân từ mạn Bắc thành phố tiến chiếm phi trường L.19 và toàn thể kho nhiên liệu, đạn dược của Bình Long gần sân bay bị phát hỏa bốc cháy dữ dộị Hàng ngàn quả đạn đại bác rơi vào An Lộc dọn đường. Đoàn chiến xa lù lù tiến vàọ Nghe tiếng ì ì của chiến xa từ phía Bắc thẳng vào thành phố, lính trung đoàn 8 BB hơi bỡ ngỡ, vì đây là lần đầu tiên họ trực diện với chiến xa T54 và PT76 của CSBV. Đoàn chiến xa tiến theo đường Ngô Quyền, sát cạnh BCH của Đại tá Mạch Văn Trường, Trung đoàn trưởng trung đoàn 8 BB. Mặc dù 1 vài trái pháo của ta làm chậm bước tiến, nhưng đoàn chiến xa địch vẫn bò tớị Chỉ còn cách BCH của Đại tá Trường 20 m, đoàn chiến xa bị khựng lại bởi 1 loạt đạn M72. 3 phát đầu bị hụt. Phát sau trúng đích, chiếc xa dẫn đầu bốc cháy, trườn tới mấy th+ớc rồi ngừng hẳn. Mấy tên lính CS trong xe nhảy ra, cháy nám, lăn lộn trên lề đường. 1 loạt đạn M16 giải thoát. Lên tinh thần, lính của Trung đoàn 8 chĩa mũi M72 vào tất cả đoàn xẹ. Có tới 15 chiến xa địch bị bắn cháy sát cạnh BCH Trung đoàn 8 BB. Đoàn chiến xa địch lùi lại để rồi tìm đường khác tiến vàọ Tiếng súng vang rền trong phân nửa phía Bắc thị xã An Lộc.
Trong lúc giao tranh ác liệt tiếp tục, Đại tá Trương Hữu Đức thiết đoàn trưởng thiết đoàn 5 đang ngồi trực thăng quan sát, bị trúng đạn tử thương.
Tại Saigon, khoáng đại Thượng nghị viện của Quốc hội VNCH đã ngưng lại các phiên họp thường lệ để dành hết thời gian ca ngợi và tri ân các chiến sĩ đang chiến đấu trên khắp các mặt trận.
Trở lại An Lộc, sau 30 giờ ác chiến đẫm máu bằng đủ mọi hình thức, xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xã phía Bắc, cuộc tấn công đợt 1 có chiến xa pháo binh hỗ trợ của CSBV đã bị đẩy luị 2 bên đều bị thiệt hại nặng, và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại.

Cuộc Tấn Công Bằng Chiến Xa Lần Thứ Hai và Lần Thứ Ba

Ngày 14/4/72 đánh dấu 1 nổ lực mới của Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lịnh Quân khu IỊ An Lộc bị xiết chặt trong vòng vâỵ An Lộc bị bó cứng trong mấy cây số vuông. Quân trú phòng không bung ra ngoài được để hoạt động. Cần phải tìm 1 lối thoát, lập 1 đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của quân trú phòng. Mặt Bắc, mặt Tây, mặt Nam đều bị bít kín. Chỉ còn mặt Đông Nam, với những ngọn đồi thoai thoảị Những ai lãnh nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này ? Lữ đoàn 1 Nhảy Dù dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng được Trung tướng Minh chọn, vì quả thật không có đơn vị nào tại mặt trận này làm hơn được Lữ đoàn 1 Nhảy Dù.
Cuộc họp mật tại căn cứ Lai Khê giữa Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lịnh sư đoàn Nhảy Dù, Trung tướng Minh và Đại tá Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 vòng bay quan sát, Đại tá Lưỡng chọn ấp Srok Ton Cui làm bãi đáp, 4 km Đông An Lộc.
Tiểu đoàn 6 Dù xuống trước dọn bãi đáp. Ngaỳ hôm sau, 15/4/72, 2 tiểu đoàn 5, 8 và BCH lữ đoàn xuống theọ Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ở lại đoạn hậu, trấn giữ Đồi Gió, để 2 tiểu đoàn bạn chia làm 2 cánh song song tiến vào An Lộc.
Cũng trong thời gian này, nghĩa là vào sáng 15/4, CSBV lại ồ ạt tấn công đợt 2 vào mạn Bắc thị trấn. 1 số chiến xa địch lọt được vào phòng tuyến phía Bắc, xuống đến nửa phía Nam thành phố. 1 số lớn chiến xa địch lại bị phá hủy.
Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú phòng bắt đầu tranh nhau bắn chiến xa, không phải chỉ bằng M72 mà bằng cả súng phóng hỏa tiễn B40 và B41 tịch thu được của đối phương khi chúng xâm nhập thành phố.
hính trong các cuộc giao tranh này, binh sĩ CSBV để lộ rõ 1 khuyết điểm trầm trọng trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố : thiếu phối hợp giữa bộ binh và chiến xạ Quân trú phòng ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm lòng để chĩa tất cả họng súng đủ loại vào 1 mục tiêu quá lớn, và quá rõ ràng đang di chuyển trên đường phố, trong lúc đôi bên chỉ cách nhau trong vòng 10 m. Quân tấn công, tất nhiên từ xa tới, dường như hoàn toàn lạc lỏng giữa TP xa lạ. Dù họ có được học tập kỹ càng đến mức nào di nữa trên mô hình, dù có thực tập đánh trên xa bàn hàng bao nhiêu lần đi nữa, thì họ cũng không thể nào biết rõ địa thế bằng chính người dân, binh sĩ đang sinh sống tại An Lộc. Đó là chưa kể 1 lỗi lầm trầm trọng trong chính sách tuyên truyền của CSBV là đã khiến cho binh sĩ họ mang 1 tin tưởng quá lạc quan rằng An Lộc đã được giải phóng. Thật là tàn nhẫn quá sức, vì điều này chẳng khác nào họ đã dẫn dụ, lừa bịp binh sĩ của chính họ vào chỗ chết.
Hơn thế nữa, nếu lúc ban đầu, đoàn chiến xa hùng hậu của CSBV có tác dụng làm phấn khởi tinh thần binh sĩ của họ, đồng thời làm suy giảm nhuệ khí quân trú phòng, thì trong thời gian sau, ảnh hưởng đó lại trái ngược.
Trong cuộc tấn công bằng xe tăng đầu tiên vào An Lộc, vài đoàn viên xe tăng CSBV được cấp chỉ huy của chúng cho biết trước là An Lộc đã được giải phóng. Cho nên lính CSBV lừ lừ cho “tăng” tiến vào thành phố, mở rộng cả nắp pháo tháp ngắm cảnh “thị trấn giải phóng” và chờ đợi những tiếng hoan hô của “dân được giải phóng”. Trong các đợt tấn công sau đó, các chiến sĩ VNCH sau khi hạ được “tăng” địch đều khám phá rằng có nhiều đoàn viên tăng CSBV bị cấp chỉ huy của chúng xích chặt vào “tăng” luôn. Lúc đầu, chiến sĩ ta cứ tưởng là binh sĩ CSBV can đảm cố thủ trong xe tăng chăng ?
Ngày 9/4/72 tại Quảng trị, tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến chỉ dùng vũ khí cá nhân M72 hạ 1 loạt hàng chục chiến xa địch chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh quốc giạ Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn chiến xa cũng được chính các Tướng lãnh giải thích tường tận. Binh sĩ VNCH, hầu như mỗi người đều có 1 máy thu thanh bỏ túi dể nghe âm nhạc, và dường như tất cả đều chú ý nghe ngóng tin tức chiến sự tại các mặt trận khác. Họ biết được hiệu quả của vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận cũng không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện thêm ngay tại chỗ, như trường hợp của Tướng Hưng, ngay sau trận tấn công bằng chiến xa đầu tiên của CSBV vào An Lộc.
Kể từ khi hạ được chiến xa đầu tiên tại An Lộc, binh sĩ trú phòng lên tinh thần và vững chãi chiến đấu với địch. Cùng lúc đó, tinh thần của cán binh CSBV phần lớn dựa vào chiến xạ Chiến xa bị cháy, bị bắn nằm ngổn ngang trên đường phố, họ không còn tinh thần chiến đấu nữạ Bộ binh “tùng thiết” (đi theo thiết giáp) thấy chiến xa bị bắn cháy là mất tinh thần. Đây là 1 trong những yếu tố khiến cho An Lộc khỏi mất !
Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất của quân VNCH bên trong An Lộc, có thể nói mà không sợ sai lầm, đến 90% do CSBV pháo kích.
Cũng trong ngày 15/4/72, Tướng Nguyễn Văn Minh dời Bộ tư lịnh Quân đoàn III lên Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. 1 lực lượng đặc nhiệm gồm 20,000 binh sĩ với Nhảy Dù, Bộ Binh, Thiết Kỵ được thành lập để giải tỏa quốc lộ 13.
Cuộc đổ quân của lữ đoàn 1 Nhảy Dù gây thiệt hại cho cả 1 tiểu đoàn trấn giữ Đồi Gió. Tiểu đoàn 6 Dù và 1 pháo đội 6 khẩu đại bác 105 ly bị thiệt hại nặng (sau 18 năm thành lập, tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát vào lúc 17 giờ ngày 21/4/1972). Tuy nhiên, sau này chính tiểu đoàn này, được bổ sung ngay tại chỗ, đã trả được mối hận đó, bằng cách đánh cú chót tuyệt kỹ, bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc vào ngày 8/6/72, kết thúc giai đoạn 2 tháng vây hãm của chiếc rọ tử thần “An Lộc”.
Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, đang hoạt động bên trong phòng tuyến địch, cũng được bốc hết về An Lộc ngày 16/4/72, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt được vào thành phố sau 2 cuộc tấn công vào thị xã. Lính Biệt Cách Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu trong lòng địch,, thuộc nằm lòng cách tác chiến, thói quen và vũ khí của CSBV để có thể giả dạng quân “giải phóng”, nên kỹ thuật tác chiến cá nhân rất caọ Chính Biệt Cách Dù đã tỉa các đặc công CSBV cố bám vào dân, và nhờ đó, tránh 1 số thiệt hại cho số dân còn kẹt lại bên trong thành phố.
Sau khi quân Dù bắt tay được với quân trấn thủ, liền nới rộng vòng đai về pía Nam. Không quân VNCH và Hoa Kỳ hoạt động dữ dộị Pháo đài B52 dội bom chỉ cách An Lộc 1 km về phía Bắc, tiêu diệt trọn 1 trung đoàn CSBV.
Áp lực địch đã giảm bớt trong ngày 17/4/72, phần bị đánh bật ra ngoàị Quân trú phòng cố nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2,000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành.
Mặc dù kho đạn dã chiến tại Lai Khê bị pháo kích nổ dữ dội gây bối rối cho sư đoàn 5, và “hành lang máu” trên quốc lộ 13 vẫn còn bế tắc, nhưng đến đây, Tướng Nguyễn Văn Minh nhìn thấy được 1 tia hy vọng “Có thể giữ vững được An Lộc”.
Trong cuộc họp báo tại Lai Khê sáng 17/4/72, Tướng Minh tuyên bố :”Giai đoạn khó khăn nhứt đã qua. Chúng tôi hết sức thận trọng vì sợ kẹt dân. Chúng tôi không lạc quan qua trớn, và đang ghìm súng chờ đợi những đợt tấn công mới của đối phương”.

Tướng Minh khỏi phải chờ đợi lâu.

Ngay ngày hôm sau, 18/4/72, đợt tấn công chiến xa thứ ba đã đổ ập vào An Lộc, 1 chiến trường nặng ký gấp nhiều lần Điện Biên Phủ 18 năm trước đó, nhưng theo 1 nhà báo ngoại quốc là, “Gió đã đổi chiều cho Giáp”. Mà quả thật, gió đã đổi chiều tại đâỵ Quân trú phòng không vương 1 mặc cảm chủ bạị Họ cùng 1 lòng chiến đấu, hy sinh cuộc sống của họ cho lẽ sống của hơn 17 triệu dân Miền Nam, đang phập phòng hướng về họ. Tướng Lê Văn Hưng, Tư lịnh sư đoàn 5 BB, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng, cam kết: “Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Vị tướng này, tay thì cầm M16, mặc áo thun, quần đùi, lựu đạn quanh mình, hoạt động 24/24. 2 tai của ông liên tục nghe báo cáo và điều động các binh sĩ của ông khắp nơị Thật vậy, An Lộc rất may mắn có vị tướng này và chính ông là 1 trong những yếu tố quan trọng giữ vững An Lộc.
Thêm nhiều chiến xa CSBV bị hạ gần Bộ chỉ huy của Tướng Hưng. B52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không quân VNCH dồn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng trước 1 hàng rào phòng không dầy đặc đủ loại, từ đại bác 37 ly, B40, B41, hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc, dù anh em phi công có cố gắng đến mức tối đa, chịu nhiều tổn thất, cũng chỉ tiếp tế “nhỏ giọt” cho chiến trường.
Phần lớn kiện hàng thả xuống bay tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ. Nguồn tiếp tế bị cản trở, quốc lộ 13 vẫn tắc nghẽn. Quân trú phòng bị bao vây trong hơn 2 tháng rưỡi trường như thế. Không khí ngột ngạt và căng thẳng đến độ 1 Trung tá Trưởng phòng 2 của sư đoàn 5 BB phải thốt lên :”Đây là chiến trường cô đơn, và mãi đến ngày thứ 60 của cuộc chiến, các cánh quân tiếp viện cũng chỉ le lói ở cuối đường số 13″. Nếu đây là 1 đoàn quân không chiến đấu cho 1 chính nghĩa, không có 1 niềm tin vững chãi và hình như, nếu không có 1 sự nhiệm màu nào đó hỗ trợ, chắc chắn họ đã thảm bại từ lâu rồi.

Đợt Tấn Công Lần Thứ Tư

Hạn định lúc ban đầu của Bộ chỉ huy cao cấp CSBV ban ra là ngày 20/4/72 phải dứt cho được An Lộc. Nhưng An Lộc vẫn đứng vững. Tin tình báo cho hay, đúng ngày này, toàn bộ BCH của CT 5 CSBV bị thay thế, để chuẩn bị đợt tấn công mới.
Nửa đêm về sáng ngày 21/4/72, Cộng quân pháo kích trên 2000 trái đạn đủ loại vào những địa điểm trú phòng của quân VNCH, rồi tấn công 4 mặt vào thị xã. 4 mũi dùi chĩa vào 4 vùng cùng ở mặt Đông :
- 2 km Đông Nam An Lộc – 3 Km Đông Nam – 1 km Đông Nam – 5 km Đông Nam là những nơi có quân đội VNCH trấn đóng.
Tại mỗi nơi, Cộng quân có 5 hoặc 6 chiến xa, với 1 tiểu đoàn BB tùng thiết (đi theo thiết giáp).
Đặc công CS hoạt động mạnh trở lại, ăn nhịp với các hoạt động bên ngoài.
Tuy nhiên, không hiểu vì do xếp đặt trước, hay thiếu sự phối hợp, các mũi dùi này không khai diễn đồng loạt, mà lại cách quãng nhaụ Mũi thứ nhứt khởi diễn hồi 4 giờ sáng, và nỗ lực sau cùng khởi diễn hồi 13 giờ chiềụ Nhờ thế. quân trú phòng có thể yểm trợ cho nhau 1 phần hỏa lực súng cối còn lại, và nhất là hỏa lực của không quân. Có đến 17 phi vụ B52 để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm ấỵ Trong số đó có 3 “pass” yểm trợ cho Tiểu đoàn 6 Dù rút khỏi Đồi Gió, 4 km Đông An Lộc. Nhưng rủi thay, Tiểu đoàn này gặp phải hỏa lực quá hùng hậu của địch gờm sẵn để tấn công mặt Đông Nam An Lộc đúng vào ngày nàỵ Tiểu đoàn 6 Dù đã “tan hàng” — nói theo kiểu nhà binh. Những đơn vị còn lại đều đẩy lui được các đợt tấn công của đối phương. Bắn hạ thêm nhiều chiến xạ
Trong lòng nửa phía Bắc thành phố An Lộc, cuộc giao tranh giữa Biệt Cách Dù và đặc công CS tiếp tục với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng da beo trên phần đất nàỵ Hàng ngàn xác chết của cả 2 bên, của thường dân, của người lớn, của trẻ em la liệt trong thành phố.
Đêm 22 rạng 23/4/72, CSBV tung thêm 2 cánh quân, 1 đánh vào vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và 1 chặn đánh Trung đoàn 15 của Sư đoàn 9 BB trên quốc lộ 13.
Cánh quân đánh Tiểu đoàn 8 Dù có 2 chiến xa T54 và 2 chiếc BTR yểm trợ. Lúc này, quân trú phòng đã có loại súng bắn chiến xa mới mang tên XM202 từ M72 biến cải, có thể bắn liên tiếp 4 phát, với sức nóng 3600 độ Fahrenheit mỗi trái.
Cả 4 chiếc đều bị cháy rụi, quân tùng thiết CSBV mất tinh thần và bị đánh bật trở rạ Không những thế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Dù còn gọi phi cơ C130 có gắn đại bác 105 ly bắn theo sự hướng dẫn của ra đa hạ luôn 1 đoàn xe 5 chiếc khác đang hướng về Trung đoàn 15 BB.
Sau đợt tấn công thứ tư bị thất bại, Cộng quân chỉ còn nước pháo kích vào thành phố để trả hận. Tình hình An Lộc có phần dễ thở hơn, mặc dù vẫn dưới điệu nhạc ì ầm của pháo binh CS, hàng ngàn trái mỗi ngày.
Trong khi đó, đoạn đường quốc lộ 13 Chơn Thành – An Lộc vẫn tiếp tục nhuộm thêm máụ Bên VNCH cố tiến lên. Quân CSBV cố sức giữ lạị Các cấp chỉ huy CS đã không ngần ngại xiềng chân nhiều binh sĩ của họ trong các hố chiến đấu cá nhân nằm rải rác dọc quốc lộ 13 để làm những con chốt cản đường, và chỉ điểm cho pháo binh của chúng từ xa bắn tới.
Ngày nào cũng có 1 số trực thăng bị rớt nhưng không có chiếc nào hạ cánh nổi xuống An Lộc. Các cuộc chuyển quân cấp đại đội của Nhảy Dù đều bị đánh bật. Về sau, phải di chuyển ở cấp tiểu đoàn. Mãi đến ngày 8/5/72, lực lượng giải tỏa quốc lộ 13 mới tiến thêm được 6 km nữa để chiếm làng Tàu Ô, nằm giữa Chơn Thành và An Lộc, sau 3 ngày giao tranh đẫm máu, gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Quân CSBV đã xây những hầm chiến đấu sâu đến 6 m dưới lòng đất khiến phi cơ không thể nào phá nổị Quân giải tỏa phải đánh cận chiến, đánh bằng lựu đạn, và chiếm cứ từng hầm hố, từng địa đạo, từng căn nhà, từng thước đất một.
Hai trung đoàn của sư đoàn 21 BB được thả ở vùng Bắc Tàu Ô đánh thốc xuống, trong lúc 1 cánh quân khác đánh thốc từ phía Nam đánh lên. Trước khi chiếm làng này, lực lượng giải tỏa đã phải đối đầu với 4 tiểu đoàn CSBV, 2 tiểu đoàn pháo và đặc công tăng cường, nằm đầy mạn Bắc làng Tàu Ô. Quân giải tỏa cố lập 1 phòng tuyến tại đây, tạo 1 đầu cầu trên đường tiến vào An Lộc.

“Pháo Tập” Dọn Đường Cho Trận Đánh Quyết Liệt.

Đến giờ phút này, ngày 10/5/72, cả 3 mặt trận An Lộc, Kontum và Trị Thiên đều đang ở trong tình thế gây cấn. Bên kia Thái Bình Dương, TT Richard Nixon công bố những biện pháp mạnh đối với CSBV. Tại Saigon, TT Thiệu tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”. Lịnh Thiết Quân Luật được ban hành trên toàn quốc từ 0 giờ ngày 11/5/72. Chính vào giờ này, BCH cao cấp của CSBV tại mặt trận Bình Long muốn “dứt điểm” An Lộc, bắt sống Tướng Lê Văn Hưng.
Kể từ trưa hôm trước, tất cả các khẩu pháo của CSBV đã bắn trái khói lai rai cầm chừng để điều chỉnh tọa độ những địa điểm mà chúng định sẵn sẽ tấn công.
Đúng 12 giờ đêm, giờ khởi đầu của tình trạng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ VNCH, Cộng quân bắt đầu cuộc “pháo tập” khốc liệt và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương vào An Lộc.
Đến 4 giờ sáng, CSBV bắt đầu “chuyển pháo”. Kinh nghiệm và khả năng tác chiến cao đã giúp cho binh sĩ trú phòng biết ngay địch muốn làm gì khi chuyển pháo đi nơi khác. Sau khi chịu đợt “tiền pháo”, tất cả đều vọt ra khỏi hầm ghìm súng chờ đợi “hậu xung”.
Quả nhiên, ngay sau đó, chiến xa ì ì kéo tớị Từ 4 giờ sáng, Cộng quân xỉa 3 mũi dùi từ hướng chính Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc với quân số mỗi cánh cấp trung đoàn có chiến xa dẫn đầu đánh ập xuống nửa thị xã phía trên.
Ở ngã Đông Bắc, Cộng quân đột nhập vào khu Chợ Mới, sát phòng tuyến VNCH.
Trận giao tranh tại đây càng lúc càng đẫm máu, kéo dài mãi đến 8 giờ 30 sáng. Mặt Bắc thành phố là mặt bị uy hiếp nặng nhất ngay từ đầu cuộc chiến. Các cánh quân CSBV ẩn phục trong đồn điền cao su Quản Lợi và từ quốc lộ 13 kéo xuống như vũ bão.
Mặt chính Bắc và Tây Bắc, Cộng quân huy động 1 lực lượng hùng hậu có chiến xa dẫn đầu để tiến công. Chiến xa CS dẫn đầu đã chọc thủng phòng tuyến Tây Bắc của lực lượng trú phòng. Theo sau là 2 trung đoàn bộ chiến CSBV. Vì sợ hỏa tiễn chống chiến xa, nên đoàn xe tăng của CS phóng quá nhanh, quân bộ chiến theo không kịp. Chiến xa tách rời bộ binh, liền lập tức bị quân trú phòng dùng hỏa tiễn M72, XM202 và cả B40 (tịch thu của CS) hạ luôn 1 hơi 8 chiếc. Những chiếc còn lại hoảng sợ bỏ chạỵ Tuy nhiên, quân bộ chiến của chúng tràn đến kịp dùng chiến thuật biển người (human wave tactic) áp đảo quân trú phòng.
Dường như tiên đoán được cuộc tấn công qui mô quyết định này, Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lịnh Quân khu 3 đã xin từ trước hỏa lực yểm trợ của B52 dội vào khu vực phía Bắc. Mãi đến 10 tiếng đồng hồ sau, nghĩa là đúng lúc 2 trung doàn CSBV từ mạn Tây Bắc tràn vào thành phố, liền bị hàng loạt bom B52 thả trúng, cách bìa thành phố chỉ 1 km. Riêng trong ngày này, Bộ tư lịnh Hoa Kỳ tại VN đã dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B52 với 2000 tấn bom đủ loạị Theo sự ước tính tại chỗ, có ít nhất 1 trung đoàn địch bị tiêu diệt. Cuộc tấn công lập tức bị chặn lại.
Một cánh quân thứ tư ước độ 1 trung đoàn CSBV, có 10 chiến xa dẫn đầu đánh thốc từ dưới lên trên, theo ngã Tây Nam vào lúc 6 giờ 30 sáng. Lực lượng trú phòng giữ mặt này chống trả mãnh liệt nên mũi dùi chính không thể tiến thêm được. Tuy nhiên, ở cả 2 mặt Bắc lẫn Nam, 1 số đơn vị CSBV đã xâm nhập được vào thành phố và chia thành nhiều tổ chiến đấu nhỏ, gây hỗn loạn trong thành phố.
Suốt ngày 12/5/72, quân trú phòng cố sức đánh cận chiến để trục các toán CSBV ra ngoàị Mãi cho đến tối, chiến trường mới tạm lắng dịu tiếng súng giao tranh, nhưng pháo binh CS lại nã liên hồi bất tận vào bên trong An Lộc. Sau 4 giờ để pháo binh tác xạ, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, CSBV lại lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa như trút tấn công vào, từ 3 mặt Đông Bắc, Tây và Nam. Như vậy, Cộng quân đã liên tục tấn công vào 6 mặt chung quanh An Lộc trong 3 ngày liên tiếp.
Mặc dù phải liên tiếp chiến đấu trong 3 ngày ròng rã, trong sự thiếu thốn cả lương thực lẫn đạn dược, nhưng với sự yểm trợ của Không quân VNCH lẫn Hoa Kỳ với B52 lẫn các phi cơ khu trục, trực thăng võ trang, phản lực…quân trú phòng vẫn cầm cự được, và lần hồi bẻ gãy các mũi dùi tấn công, đánh bật quân CSBV ra ngoài rìa thành phố.
Trong 3 ngày giao tranh, có đến 600 binh sĩ của đôi bên chết ngổn ngang trên đường phố, chưa kể số tổn thất của CSBV vì B52. Mùi tử khí bắt đầu xông lên nồng nặc vì không ai có thời giơ kịp chôn cất. Có chăng là các binh sĩ đồn trú để dành thì giờ nghỉ ngơi chôn cất các bạn đồng đội, đánh dấu để sau này thân nhân có thể tìm ra.
Đáng kể nhất là các chiến sĩ Biệt Cách Dù. Họ đã quen sống trong lòng địch, đơn độc nhiều ngày, nên An Lộc đối với họ cũng khá dễ chịụ Bởi thế, họ vẫn bình thản tạo dựng được 1 nghĩa địa khá tươm tất để chôn cất các bạn đồng đội không may ngả gục trên chiến trường. Nghĩa địa Biệt Cách Dù nằm sát ngôi chợ Bình Long và được ghi dấu 2 câu thơ mộc mạc trên 1 tấm bia mộ chung sau đây:

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Nghia_trang_An_Loc_2_zps35b37c60
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù “Vị quốc vong thân”
Cô Giáo Pha.


Quân trú phòng tuy phải bị 1 phen xấc bấc xang bang, nhưng sau trận này, sau khi chịu đựng nổi cuộc tấn công quyết định mà CSBV dồn toàn lực vào quyết dứt điểm An Lộc, họ đã thoát được những giờ phút nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn còn, vẫn thường trực chờ ở bên mình. Bên nào cũng ngất ngự.
Gần 40 ngày đã trôi quạ Lực lượng tấn công dù có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, cũng khó lòng tích trữ 1 số lương thực và đạn dược cho 1 trận chiến quá lâu dài với 1 cường độ khốc liệt như vậỵ Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao mòn. Trên 50 chiến xa bị bắn cháỵ Binh sĩ lớp chết, lớp bị thương phải lo di tản… Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xạ Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.
Hàng này, quân CSBV phải chia nhau đi lượm Dù tiếp tế do phi cơ thả lạc ra ngoàị Quân trú phòng VNCH cũng chẳng hơn gì. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày quạ Họ nằm dài chung quanh các phi trường để mỏi mòn chờ đợi trực thăng. Nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh địch. Vừa thấy bóng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo binh CS câu ngay đến đó.
Tuy vậy, thỉnh thoảng 1 vài phi công trẻ tuổi gan lỳ cũng đáp xuống được, di chuyển được 1 số binh sĩ. Biết bao thảm cảnh xảy ra bên này cũng như bên kia, ai còn tinh thần chiến đấu, bên đó sẽ thắng. Bao nhiêu ngày không được tắm rửa ? Nước không có đủ để uống lấy gì mà tắm giặt ? Lò mò ra suối tìm nước là 1 việc mạo hiểm vì không biết “nó” pháo lúc nào.
Cơm sấy chỉ đủ ăn cầm hơị Dù tiếp tế 10 cái, rơi ra ngoài hết 8. Suốt mấy tháng trời ăn ngủ dưới hầm, giấc ngủ chập chờn, ám ảnh. Xác chết ngổn ngang, thương binh nằm oằn oại trước mắt. Nếu không phải là sống trong 1 tập thể chặt chẽ, nếu không tin vào 1 cái gì đó tốt đẹp hơn, chắc chắn khó có ai chịu đựng nổi mấy tháng trời liên tục như thế.
Càng nóng lòng tiến đến An Lộc, đoàn quân giải tỏa càng bị thiệt hại nặng. Tướng Tư lịnh mặt trận Nguyễn Văn Minh đành thay đổi chiến thuật : Đặt trọng tâm vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc lộ 13 trước đã, để dọn đường cho Bộ Binh tiến vào An Lộc.
Toàn bộ sư đoàn 21 BB và các lực lượng tăng phái gồm trung đoàn 9, Biệt Đông Quân biên phòng, Thiết Giáp, Nhảy Dù quyết thu ngắn khoảng cách. Pháo đài bay B52, phản lực cơ, khu trục oanh tạc cơ dữ dội dọn đường. Quân giải tỏa ào ạt tiến lên, vượt suối Tàu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch. Đến trưa 16/5/72, đoàn quân này chỉ còn cách An Lộc có 3 km thì bị khựng lại.
Các đơn vị của VNCH thi đua nhau tiến vào An Lộc. Tuy nhiên, CSBV ẩn nấp trong đồn điền cao su Xa Cam, cửa ngỏ tử thần đi vào An Lộc, với 1 địa thế vô cùng hiểm trở, sẵn sàng chặn đứng mọi cuộc tiến quân xuyên qua yết hầu này.
Ngày 19/5/72 là ngày mà CSBV thường năm vẫn gây đỗ máu khắp nơi tại miền Nam để mừng sinh nhật HCM. Theo tin tức của 1 tù binh cao cấp CSBV bị bắt tại An Lộc thì Bộ Tham mưu Cao cấp CSBV sẽ cử hành lễ này trước đó 3 ngày, để rồi cố gắng đánh 1 trận nữa vào An Lộc, may ra có thể khích động tinh thần cán binh lần chót quyết chiếm thị trấn này vào ngày 19/5/72, gọi là để mừng sinh nhật “Bác Hồ” dù ông ta đã chết.
Nhưng kế hoạch này đã bị bại lộ. 1 toán Biệt Kích được tung vào vùng tình nghi, 16 km Tây Nam Bình Long. Nhận đúng tọa độ, toán Biệt Kích gọi về BCH hành quân. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, 6 phi vụ B52 liên tiếp dội bom xuống vùng nàỵ Nguồn tin này cho hay, 80% nhân mạng chung quanh Bộ Tham mưu này của CSBV đã bị chôn vùi trong hố bom. Nhờ cuộc không tập này, quân CSBV đã không thể mở nổi trận đánh vào ngày 19/5/72 như chúng đã dự định.
Tuy nhiên, đến ngày 23/5/72, từ rạng sớm cho đến xé chiều, Cộng quân lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng chiến xa vào các đơn vị VNCH tại khu vực Nam và Tây Nam An Lộc, cách thị trấn này từ 1-5 km, nhưng đều bị đẩy luị Kết thúc trận đánh này, có thêm 13 chiến xa CSBV bị hạ gồm 5 chiếc T54 và 8 PT76.
Lực lượng giải tỏa vẫn chập chờn tại đồn điền Xa Cam. Quốc lộ 13 vẫn bị quấy rối bằng pháo, và các ổ phục kích. 2 trung đoàn BB VNCH vẫn tiếp tục lục soát, tảo thanh chung quanh vòng đai phía Nam An Lộc.
Qua máy truyền tinh, các lực lượng tử thủ An Lộc biết được quân tiếp viện còn cách họ không xạ Cũng qua máy điện thoại siêu tầng số, Tướng Lê Văn Hưng cho các phóng viên biết rằng, tinh thần binh sĩ của ông vẫn cao, vẫn sẵn sàng đánh nữa, và đã có thể ra khỏi hầm để tắm suối, sau 50 ngày “tắm khô” vì mức độ pháo kích của CSBV đã giảm. Họ cũng đã quá quen với nhịp độ 1,000 trái pháo mỗi ngày.
Không quân chiến thuật yểm trợ quân VNCH tại vùng Nam An Lộc, trong lúc không quân chiến lược (B52) liên tiếp không tập vùng Bắc thị trấn, phá vỡ các kho vũ khí, đạn dược vừa được CSBV chuyển tới.
Một tài liệu tối mật bắt được ngoài mặt trận cho thấy, Trung ương cục R (Trung ương cục Miền Nam) của CS khẩn báo về Trung ương Đảng bộ CS ngoài Bắc về sự thiệt hại nặng nề của các đơn vị CS tham chiến tại An Lộc.
Bản báo cáo này nêu rõ trường hợp điển hình là Trung đoàn 209, sau 1 thời gian trấn giữ Bàu Bàng và Tàu Ô đã tan nát. Mỗi đại đội còn không đầy 30 lính, mỗi tiểu đoàn chỉ còn độ 90 so với quân số lúc đầu là 350 ngườị Cục R cũng than phiền khả năng chiến đấu của sư đoàn Bình Long quá yếu kém, vì phân nửa sư đoàn này là lính Khmer Đỏ, tỏ ra hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng phi cơ dội bom.
Theo sự tiết lộ của các giới chức quân sự Quân khu 3 của VNCH, Trung ương Đảng CSBV đã chỉ thị các đơn vị CS tham chiến tại Bình Long phải cố gắng kéo dài trận chiến thêm 3 tháng nữa để phù hợp với tình hình và đem lại lợi thế cho họ trong 1 giải pháp chính trị trong tương lai.
Trong tình thế này, quân lực VNCH tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển thủ ra công, chuyển từ thế hạ phong sang thượng phong, để rồi giải tỏa được vòng vây lửa của 4 sư đoàn CSBV.
Tướng Nguyễn Văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31/5/72 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận, CSBV đã đạt được 1 lợi thế ngay từ đầu với quân số đông gấp 4 lần, và quân VNCH đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy hiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30,000 quân trong tổng số 4 sư đoàn của chúng. Mưu đồ của CSBV mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc. Điều ước muốn nhất của ông là sớm thoát cảnh tù túng, không khác 1 địa ngục trần gian.
Cũng vào ngày cuối tháng 5/72, TT Nguyễn Văn Thiệu đã bay thị sát 2 mặt trận Kontum và Thừa Thiên — 2 mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn, đồng thời phát động chiến dịch 18 ngày thi đua giết giặc mừng ngày quân lực 19/6. Chiến dịch đã thu đạt được kết quả mỹ mãn : giải tỏa Kontum, khắc phục quốc lộ 13, mở đường tiếp viện cho An Lộc, 1 tuần sau đó.

Khắc Phục Quốc Lộ 13 Và Bắt Tay Với An Lộc

Trong những ngày đầu tháng 6/72, đoàn quân có nhiệm vụ giải tỏa quốc lộ 13 tích cực hoạt động. Hai trung đoàn 33/21 và 15/9 cùng tiểu đoàn Dù cùng song song tiến lên, khởi từ Xa Trạch. Tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát từ ngày 21/4/72 tại vùng Đồi Gió, đã được tái bổ sung. Chỉ trong vòng 1 thang trời, với nỗ lực huấn luyện ngay tại chỗ của các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, đơn vị này đã trở lại chiến trường quyết trả mối hận Đồi Gió. Với sự hỗ trợ của 2 trung đoàn bạn, tiểu doàn 6 Dù lướt đi như gió, càn quét các đơn vị CSBV cản đường như 1 con hổ dữ, không hổ danh là những thiên thần mũ đỏ.
Chiều tối ngày 8/6/72, đại dội 62 của tiểu đoàn 6 Dù bắt tay được với 1 đại đội của tiểu đoàn 8 Dù trấn giữ vùng Nam An Lộc từ ngày 17/4/72. Hai tiểu đoàn này cùng được đổ xuống ấp Srok Ton Cui ngày 15/4, nhưng lạc nhau kể từ đó. Đến nay lại gặp nhau trên cửa ngõ An Lộc. Làm sao kể xiết nỗi vui mừng của cả 2 bên. 2 đoàn quân đến ôm chầm lấy nhau, siết chặt tay nhau, mừng mừng, tủi tủị Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu, Tư lịnh sư đoàn 21 BB, chỉ huy lực lượng giải tỏa quốc lộ 13, thở phào nhẹ nhõm. Nhiệm vụ của ông vừa được hoàn tất.
Tướng Hồ Trung Hậu cho hay, tiểu đoàn 6 Dù đã làm ngạc nhiên tất cả các đơn vị bạn trong những trận đánh cuối cùng trước khi bắt tay quân phòng thủ An Lộc. Trung đoàn 15/9 và 33/21, những đơn vị kềm chặt Cộng quân để tiểu đoàn Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt tay với lực lượng bên trong.
Sở dĩ cuộc bắt tay này được coi là những diễn biến quan trọng, bởi nếu thực hiện được, vòng đai bảo vệ thị trấn An Lộc mới được mở rộng, trực thăng mới có thể đáp an toàn để tải thương, đồng thời tiếp viện và tiếp tế cho chiến trường. Hàng chục ngàn binh sĩ được đổ vào An Lộc với đầy đủ lương thực, để thay thế bớt cho những binh sĩ đã kiệt sức, hoặc quá mệt mỏị Tuy nhiên, phần lớn lực lượng của sư đoàn 21 BB vẫn ở ngoài thị trấn, vì Tướng Hậu không muốn quân của ông biến thành mục tiêu bất động cho pháo binh địch.
Vấn đề được đặt ra sau cuộc giao tiếp đối với cánh quân giải tỏa quốc lộ 13 là dồn mọi nỗ lực để tiêu diệt địch chung quanh An Lộc, nhất là những ổ phòng không và đại pháo của CSBV.
Ngày 9/6/72, lần đầu tiên kể từ 2 tháng qua, 1 đoàn trực thăng 23 chiếc hạ cánh an toàn xuống An Lộc, vừa tiếp tế, vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh rạ Quân trú phòng phấn khởi, tiến lên chiếm lại những vị trí của Cộng quân cố thủ tại phía Bắc An Lộc. Những tổ kháng cự bên trong thị trấn cũng lần lượt bị tiêu diệt. Cuộc di tản thương binh và thường dân vẫn được tiếp diễn đều đặn.
Ngày Chủ nhật 11/6/72, TT Thiệu đã gởi cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, yêu cầu chuyển lời khen ngợi nồng nhiệt của ông đến Trung tướng Tư lịnh Quân khu III, Chuẩn tướng Tư lịnh sư doàn 5 BB, Chuẩn tướng Tư lịnh sư đoàn 21 BB, tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thị xã An Lộc và khai thông quốc lộ 13.
Trong lúc đó thì liên đoàn Biệt Cách Dù và liên đoàn 3 Biệt Động Quân cùng song song tiến lên mặt Bắc An Lộc.
Tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân đã cắm ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đầu tiên tại trại gia binh pháo binh ngày 12/6/72. Kế đó, tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân đánh lên mặt Tây Bắc, sát sân bay và cạnh đồi Đồng Long. Tiểu đoàn này đã chế ngự 1 cao điểm sát đồi Đồng Long để yểm trợ cho Biệt Cách Dù tấn công lấy luôn đồi Đồng Long, cắm cờ trên ngọn đồi nàỵ Ngọ đồi này cao 128 m, và là nơi CSBV đặt pháo binh bắn vào An Lộc từ mấy tháng qua.
Sau cái bắt tay giữa 2 tiểu đoàn Dù ngày 8/6 lực lượng trú phòng được tiê^’p tế thật đầy đủ dò dẫm tiến lên mạn Bắc quốc lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ.

Ngày 12/6/72 khi cờ VN phất phới bay trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên VTVN: “Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải toả.”

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Tuthuanloc5_zps874512bf

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Tuthuanloc4_zps47701ecc
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeFri Jun 12, 2015 2:40 pm


Bình Long trong cuộc chiến 1972


Trận chiến An Lộc 1972


.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeSun Jun 04, 2017 3:57 pm



45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa
- 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.


MEMORIAL DAY - NHỚ VÀ MANG ƠN NHỮNG CHIẾN HỬU ĐẢ NẰM XUỐNG ĐỂ TÔ ĐẬM QUÂN SỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA  

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057316647_22b91c69d2_b
AnLoc July 3, 1972 - REINFORCEMENTS WELCOMED

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057922422_52f52c09a0_b

    Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam phần cuối con đường 13 biến thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến lần Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ nầy, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại - Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn. Thế nhưng, An Lộc đã chịu đựng được. Quân và Dân ở An Lộc đã chịu đựng được. Chịu đựng- Sức mạnh tự nhiên không bờ, không đáy- Với nó, trong đó, Người Việt ngụp lặn miệt mài để tồn tại.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3770940353_0faed2065d_o

    Sống! Thượng Đế ban món quà hiếm hoi quý giá này cho dân tộc ta quá khó khăn, hẹp lượng. Chỉ được sống, đám dân và lính ở An Lộc đã phải căng mình hứng chịu dài cơn bão săm sắp tiếng nổ và mảnh thép, trong ba tháng. Họ lên đến những “đỉnh” đau đớn chóng mặt, như từ một độ cao hai trăm thước, người mẹ sẩy tay đánh rơi đứa con khi trực thăng chao mạnh. Cái chấm nhỏ bé tội nghiệp rơi dần dần vào một cõi xa xăm mất hút...Không nghe được tiếng động của thân thể trẻ thơ đập mạnh trên đất đá. Không có tiếng thét bi ai của người mẹ mất con... Chỉ âm động phần phật cánh quạt phi cơ và gió bạt trên không gian im lặng. Từ đỉnh cao hai trăm thước đến vực sâu hai thước giữa lòng đất đỏ lạnh tanh, người cha bình thản ngồi xếp ngay ngắn, thẳng hàng hình hài năm đứa con và người vợ, sau khi đã đặt tay chân đúng vào thân thể của mỗi đứa.

    Nỗi đau đớn dài như con đường 13 từ An Lộc về Chơn Thành. Lai Khê, Bình Dương, An Lộc, Lộc Ninh... Tên đặt ra nghe sao quá thê thảm, tội nghiệp, làm gì có “bình an” nơi miền Đông tàn khốc này... Tất cả chỉ là ước vọng. Nói thật hơn, chỉ là những hư vọng khó có lần hiện thực- Ảo giác mù mờ khi con người đã đến đáy khốn cùng. Chạm tay sự chết.

    Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay “Anh Dũng”.An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên tôi gọi “An Lộc là Anh Dũng”; tĩnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc - Tất cả đều trùng trùng tràn ngập, vây kín, kích động bởi tính chất anh hùng. Tôi không nói quá lời, với chân thật của người cầm bút và tấm lòng giản dị của người lính, xin xác nhận lại một điều: An Lộc - Anh Dũng. Yếu tính của thành phố, người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ kia.

    Mười năm kinh qua trận địa, bao nhiêu trang sách về binh sử đã được đọc, tất cả đều bị An Lộc vượt xa, vượt một tầm quá lớn mà không một trận chiến nào có thể bén gót được. Kiến thức quân sự, ý niệm chiến tranh, tất cả bị đổ nhào vô nghĩa, vô dụng với An Lộc. Chắc chắn như thế, nếu ai hằng đến sống, chết cùng với nơi chốn ấy một lần. Những “huyền thoại” về An Lộc đã được khai thác, nhưng không hết. Những người kiệt liệt của An Lộc đã được nhiều nhắc nhở nhưng chưa đủ. Tôi nối tiếp công việc này vì An Lộc không những chỉ có Tướng Hưng với các Trung Đoàn 8, 9, 48, 52 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 BĐQ, và Đại Tá Nhật với thành phần cơ hữu Tiểu Khu Bình Long. Ngoài những lực lượng này, còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù, đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, bắt tay An Lộc lần một vào ngày 16-4 và lần thứ hai sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Thanh Bình (hay đồn điền Xa Cam) trong “bốn mươi lăm phút chiến trận”.An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.
    ...
    Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất ... Phan Nhật Nam (Mủa Hè Đỏ Lửa)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 An_Loc_Battle_1972_3
    Đây An Lộc !

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 4024735025_85d7dd9bc2_b

    "An Lộc địa sử ghi chiến tích
    Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
    Ai từng đi qua An Lộc một lần
    Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

    Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
    Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
    An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
    Không sự sống dù con giun con dế

    An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
    Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
    Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
    Tất cả đều gom vào đây... An Lộc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6160966211_53b393cea6_b

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6055290768_5a876cee12_b
    Pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 do Liên Xô chế tạo viện trợ cho Bắc quân tan xác tại An Lộc 1972

    Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
    Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
    Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
    Tất cả đều lên đường vào An Lộc

    An Lộc, An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
    Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
    Và những gì là cuộc chiến đau thương
    Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc

    Những con số làm người ta chóng mặt
    Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
    Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
    Lại có một bãi chiến trường như thế

    Từ lon CoCa chí đến con búp bê
    Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
    Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
    Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc

    Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
    Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
    Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
    Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm

    Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
    Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
    Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
    Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6160966783_fc8a8fa775_o

    Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
    Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
    Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
    Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ

    Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
    Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
    Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
    Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc

    Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
    Những thứ nào từ An Lộc đem ra
    Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
    Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế

    Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
    Lửa cháy bùng không do củi do than
    Mà lửa cháy là do thịt do xương
    Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí

    Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
    Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
    Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
    Mưa tan tác , mênh mông, cơn ... " mưa pháo ".

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057859346_2fe4d77ab4_b

    Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
    Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
    Người đi mưa không mặc áo ny lông
    Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất

    Pháo không đến từ 1, 2 đại bác
    Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
    Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
    "Hoả tập tiểu liên", khắp đông, tây, nam, bắc.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057860804_77ab09e711_b
    Thiếu tá Nguyễn Sơn của LĐ81BCD tại An Lộc 14/6/1972

    An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
    Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
    Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
    Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái

    Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
    Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
    Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
    Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057858024_0fb3c49af9_b


(còn tiếp)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 1:12 pm



45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa
- 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.

(tiếp theo)


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6071734469_fdf582bf84_b
Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.
Image by © Bettmann/CORBIS

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6071734905_c71bf0842c_b

Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị

"Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng… "

Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057310417_47f16186b4_b

Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt

Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế

Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6071734631_4765a83321_b
Nhảy dù tăng viện vào chảo lửa An Lộc trên đường 13
(Image by © Bettmann/CORBIS)

Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương, biết đùa nghịch, khóc, cười
Sư đoàn 5, Biệt Kích, và lính Nhảy Dù Nam Việt

Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc, trận thư hùng khủng khiếp

Một bên chiến đoàn 202, 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ, Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5, Biệt Kích, Lữ Ðoàn Dù vào trận địa

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3771736604_f032754222_o
13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam — 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc.
— Image by © Bettmann/CORBIS

Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến

Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi! động địa kinh thiên, lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì … AN LỘC.

Ðổ nát, tan hoang, kinh hoàng, tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057859548_1029639e47_b

Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi, gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo

Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay, mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt

Chuyện ngày mai Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em, cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị

Và cứ thế, dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn, giai nhân, là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt, xấu?

Phi hành đoàn rơi, số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh, viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược

Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây … AN LỘC

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057863134_9ed062b31a_o
Khóc đồng đội

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057861698_9622321892_b
Người lính Biệt Cách Dù ngồi nắn nót kẻ tên trên bia mộ những đồng đội .

Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : "trai tuý ngoạ sa trường"
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu

Ngọn cỏ bụi cây, còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe, bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó

Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục… !
Ôi … An Lộc !

Bài thơ "Đây An Lộc !" kèm theo những hình ảnh từ HP của Hội Quán Phi Dũng với ký danh ST không biết có phải tên tác giả hay không?

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 An_Loc_Battle_1972
LIFE Magazine Apr 28, 1972 (1) – REPORT FROM THE INFERNO – Giao tranh dữ dội tiếp tục tàn phá VN – Tường trình từ địa ngục

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3770939723_1cca03a44a_o
13 May 1972, An Loc, Vietnam — South Vietnamese artillery soldiers during battle. (Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3770945757_9a4859b8da_o
22 May 1972, South of An Loc, Vietnam — A South Vietnamese soldier takes cover behind some debris during fire from Communist 122 mm rockets. (Image by © Bettmann/CORBIS)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161455944_f66e2f178e_b
Một hàng gồm 5 xe tăng cộng quân bị bắn cháy bởi M-72 của các chiến sĩ LĐ81/BCD QLVNCH trên dốc đường Ngô Quyền, con đường dẫn vào An Lộc từ phía Lộc Ninh

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161402264_b160aae364_b
Những người lính Liên Đoàn 3 BĐQ tải thương giữa xác tăng của Bắc quân trong thị trấn An Lộc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6151664943_1389355aa4_b
Người lính VNCH đứng trên xác tăng của cộng quân bị bắn cháy tại An Lộc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6054738797_ce15991db4_b
LIFE Magazine May 12, 1972 (4) – An Loc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161502888_f1ab42ea9c_b

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161455376_83ba954e1c_b
Hình này của đại tá Walter Ulmer, cố vấn trưởng SĐ5BB , người thay thế đại tá William Miller vào ngày 10/5/1972, chụp vào một ngày đầu tháng 6/1972

(còn tiếp)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 2:28 pm


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa
- 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.

(tiếp theo - hết)


45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057863794_7934bcdba0_b
30-6-1972 – CẢNH ĐIÊU TÀN CỦA AN LỘC — Binh sĩ Nam VN khảo sát tàn tích của An Lộc khi giao tranh lắng dịu trong trận chiến kéo dài hai tháng giành giật tỉnh lỵ nhỏ bé này. Quân BV đã sử dụng toàn lực chiến xa, pháo đủ loại hủy diệt thị trấn này suốt gần 2 tháng nhưng đã không chiếm được An Lộc.

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6090952385_de654e0813_b
Trực thăng đổ quân tiếp viện phía nam An lộc giải tỏa toàn thể thị trấn trên QL13, ngày 13-6-1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057313013_216762b560_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161401806_e4051efe77_b
An Lộc 6/1972 – tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động Bình Long

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161502038_1c8b28cf25_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057312625_fdf9f69fa9_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057315087_b4fb65b06e_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6081315523_6ac28ab9d3_o
Không ảnh khu vực đầu thị xã An Lộc, tháng 5-1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057316909_4abd411445_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057862182_ecff519443_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057377903_14fcdc4226_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057377115_66b5ee5da2_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 7188465937_098defa107_b
AN LỘC (21/6/1972) — NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT — Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình người Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. (AP Wirephoto)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6769563315_cdcb82ea40_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6764889403_e9fb591908_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 3770939001_eebaaee997_o
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 1718879498_32b319cfcb_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161452622_2c7155d7c4_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6161453160_d41c352f14_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6160921537_91e096cebf_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6057317171_877722cce0_b
Ngồi giữa đống đổ nát của chiến tranh, người lính Nam VN này đang rót một chén rượu để đặt lên mộ người vợ của mình tại An Lộc, phía bắc Sài Gòn.
Người phụ nữ này đã được chồng chôn cất ngay trong ngôi nhà đổ nát của gia đình bà trong thành phố bị tàn phá nặng nề, nơi nhiều thường dân đã tử thương trong cuộc giao tranh.

Tuổi thơ An Lộc 1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 7004696622_a9f3bd3c7b_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Tuoitho_an_loc

Thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tạm ngưng kể từ ngày xảy ra trận chiến An Lộc. (Trong hình là Cha Minh, Chánh xứ An Lộc từ 1970) được tổ chức tại nhà Thờ An Lộc ngày 24 tháng 6, 1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 7444963598_398e8cac50_h
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 6894910990_b18ef3e999_o

Ảnh chụp ngày 18/6/1972 tại An Lộc. Những người dân sống sót sau trận chiến An Lộc đang tham dự thánh lễ đầu tiên sau 2 tháng tại ngôi nhà thờ đổ nát của thành phố An Lộc. Cuộc chiến đã lắng dịu , cho phép người dân tại Thị trấn này rời khỏi các căn hầm trú ẩn. Để ý những bức tường và cột nhà đầy những vết đạn. (AP LASERPHOTO)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 An_Loc_Battle_1972_4
LD981 BCD về hậu cứ Lai Khê từ Địa ngục An Lộc

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 4049383010_930ced3744_o
Cái bắt tay lịch sử giữa Người Hùng Tử Thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5BB và Đại tá Tư Lệnh Phó SĐND

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 4227300226_b469b768bc_o
Đại tá Điềm SD95, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước hầm Chỉ Huy mặt trận An Lộc ngày 7 tháng 7-1972

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Trungtuongnguyenvanminhdaitabuiducdiemdaituongcaovanvienchuantuonglevanhungnguyenvanthieudaitatranvannhut
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 7836060910_7a6c4770a0_b
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 An_Loc_Battle_1972_5

(http://vuottuongluaonline.com/2017/06/02/qlvnch-arvn-tai-lieu-lich-su-45-nam-nho-ve-ngay-dia-nguc-tran-gian-tu-thu-an-l-oc/)

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 2Q==

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972   45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc
» Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
» Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải
» Tập Truyện Ngắn các Nhà Văn Nữ được giải Nobel
» Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến