Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhac Trung nguyet chẳng Chung quốc truyện phải thuoc trong Saigon hoang quan ngam không Nhung sáng ngắn Nguyen chuyen linh quang quynh VNCH bich chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Pleiku, thơ và thi nhân

Go down 
Tác giảThông điệp
ToànĐoàn
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeTue Mar 26, 2013 1:12 pm

Pleiku, thơ và thi nhân  Images?q=tbn:ANd9GcRDlM1LRO9s7qbiSw3LwaPHdn6_QFfPA650VLqXG8tEPzSjtEB63A


Pleiku và những nhà văn Phố Núi.


Nguyễn Mạnh Trinh

Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng lãng mạn.

Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì huyền ảo mộng mơ với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai, nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt với những ngõ phố tràn ngập lính viễn chinh tìm vui trong gái đẹp và men say. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền

mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút mộng ảo trong đời để làm kỷ niệm... Pleiku, những cuộc tình có thực đầy giông bão của những người lính và những cô gái giang hồ. Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo dài trắng và người lính dạn dày trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo nữ sinh tung bay theo nắng.

Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non... ở đây cùng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người. Từ giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Những câu văn được viết với tâm cảm sống bừng bừng. Những bài thơ như ghi khắc lại những cuộc đời hiện thực trong bát ngát khung trời thi ca. Cảnh và người, người và cảnh, như có gì trao đổi với nhau, xẻ chia với nhau trong khi chiến tranh đến và cuốn đi tất cả như trong một cơn hồng thủy.
Những nhà văn, nhà thơ đã làm cho nắng Pleiku lung linh hơn và bầu trời Pleiku mênh mông cao vút hơn.
 
Nhà thơ Vũ Hữu Định

Một người đội vương miện cho Pleiku là Vũ Hữu Định. Ông chỉ là người “khách lạ” ghé chơi, không phải là người bản quán đã thở và sống với thành phố ấy. Nhưng, người khách lạ ấy đã làm rạng rỡ hơn cảnh vật và khám phá từ thiên nhiên những tâm tình ấp ủ theo từng ngõ phố từng bước chân đi.
Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chẳng phải là ngoa ngôn. Những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để làm thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người làm thơ.
Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:
 
“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”


Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh dù không phải là một trăm phần trăm nguyên tác. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là:
“mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Thì sửa lại là:
“mai xa lắc trên đồi biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán, một người bạn thân cùng quê với anh, đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau: “Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970, năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng, tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà... Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt là lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan. Quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!”

Còn một chút gì để nhớ, ơi kỷ niệm của một thời trong một đời người.

Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên màu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui,...

Nhà thơ Kim Tuấn

Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở phố núi. Với thị trấn này, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.
Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku” để thấy lại cảm giác của một thời thế nào. Những phút rất thật từ nỗi bâng khuâng đời sống.

“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
Ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu
Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù
Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa
Kiếp người sao đã lãng du
Buổi chiều ở Pleiku
Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi
Buổi chiều như mọi buổi chiều
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”


Những buổi chiều ở Pleiku, với “tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải “anh còn tiếng nào để nói yêu em”.
Kim Tuấn có bài “Làm thơ trên núi” của những cảm giác thực của một buổi chiều đứng trên cao nhìn xuống thành phố dưới thấp. Bài thơ của cô đơn, của những phút giây mà con người tự nhiên nghĩ ra những điều thật xa lạ, trong cái lạnh lẽo của thiên nhiên có nỗi mênh mang của số phận con người:

“... đá mòn như tuổi trẻ
mười năm còn chiến tranh
mười năm xa phố chợ
mười năm không thị thành
mười năm còn ở lính
chiến trận xa lửa mù
lên cao cùng trời đất
ngước mặt trông mây chiều
cúi xuống nhìn vực thẳm
đã già đi bao nhiêu... ”

Kim Tuấn quen thuộc với rừng với núi. Quanh quẩn ở vùng ba biên giới, những cuộc hành quân nhắc đến những địa danh gợi lại nỗi niềm hoang vu, nhắc lại những giây phút của cái Ta lẫn lộn vào không gian u tịch:

“Khi về núi đứng trông theo
con sông nước cạn bên đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió ngang mày
lênh đênh sương phủ vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ rưng rưng
mưa bay xuống thấp lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm sâu ngút ngàn
với trời mây đã lang thang
với ta cuộc chiến bàng hoàng lửa reo”

Một bài thơ văn xuôi của Kim Tuấn nhưng lại được phổ nhạc thật hay. Bài thơ “Những điều ghi được trong giấc ngủ”. Phổ thơ văn xuôi có lẽ là một công việc khá lạ bởi vì đem âm nhạc để biểu hiện cho những dàn trải của ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng.
“Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây kẽm gai hết rào quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con trâu rung mõ vu vơ như trong giấc mộng...”

Phạm Duy đã từ những ngôn ngữ ấy của thơ để phổ thành ca khúc “Khi tôi về” với ước vọng hòa bình tươi đẹp trên quê hương. Nhưng thực tế, khi hết chiến tranh thì không phải những hình ảnh tươi đẹp ấy. Mà là chia ly, là chết chóc, là những đêm đen tối thẳm của lịch sử dân tộc chúng ta...

Nhà văn Trần Văn Minh

Khi còn là Tư lệnh Không đoàn 62, đồn trú ở Pleiku, nhà văn Trần Văn Minh đã mang cảnh và người của thành phố núi này vào tác phẩm của mình rất nhiều. Một tác giả có văn phong đặc biệt, nhìn cảnh và người với tâm tư hoài niệm từ ký ức. Khi là Tư lệnh KQ từ năm 1967 đến 1975, ông là tác giả của những tập truyện ngắn Trong Đục và Chết Non ở trong nước và Chốn Lao Xao ở hải ngoại. Theo phần tiểu sử ở cuối tác phẩm Chốn Lao Xao: “Tác giả Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ông viết văn làm thơ đăng trong các tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như Trần Trụ Y, Trần Mộng Thường, Md. Cô Dương... và có hai tác phẩm đã xuất bản với tên thật làm bút hiệu.
Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất hài hước trong nghịch cảnh, vui tếu trong gian nan, biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân chủng oai hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn...”

Từ những truyện ngắn viết ở trong nước đến những bài cảm hứng ngắn viết ở hải ngoại, tác giả Trần Văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống nhưng vẫn một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai nhưng vẫn đậm đà tình nghĩa, nhất là đối với những người đã có chung màu cờ sắc áo.

Khi sống ở hải ngoại, nhà văn Trần Văn Minh vẫn mang mang tấm lòng hoài cổ. Trong tác phẩm Chốn Lao Xao của mình, có lần ông cựu tướng nhà văn tâm sự: “Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cái lạc hằng ấp ủ của tôi thì thật đơn sơ, là sẽ đưa hường nhan tri kỷ về lấy lại mái nhà xưa trong Tân Sơn Nhứt không có tiếng động cơ phản lực gào rú ngày đêm, đêm mưa nàng gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi, hai đứa nằm lặng yên trong bóng đêm nghe tiếng mưa rơi rạt rào trên mái ngói, nặng chĩu tầu tiêu ngoài vườn cũ sau hè, nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong gió mưa, để... để làm gì tôi không biết nữa! Chỉ thế thôi! Có chút xíu thế thôi, mà, hỡi ôi, mười mấy mùa mưa đã về trên trại Phi Long dập vùi tả tơi hoa cỏ mà mộng nhỏchưa thành đầu đã bạc, gối đã mỏi lưng đã chùn người đã xác xơ!”

Khi sinh thời ở hải ngoại ông hay viết trên Lý Tưởng và các đặc san Không Quân. Ông có lần viết về các tác giả trẻ của Không Quân và sau đó có gọi điện thoại đến cho tôi và vẫn ngôn ngữ cố hữu để khích lệ những bài thơ viết về Pleiku. “Ê! Qua khoái thơ của toa lắm. Mà sao bây giờ những bài thơ Pleiku sao như nhạt đi vậy. Bộ bị núi Hàm Rồng nó ám hay sao chớ!” Hình như lúc ông nói chuyện bằng điện thoại với tôi thì ông đang ngà ngà hơi men và đang nói chuyện với các anh em trẻ ở tòa soạn báo NhânVăn, San José...

Nhà thơ Võ Ý

Một nhà thơ Không quân xuất thân khóa 17 Võ Bị Đà Lạt: Võ Ý. Ông không phải là người phố núi chọn mà ông chọn phố núi có lẽ vì duyên nghiệp tiền kiếp gì đó. Sau khi ra trường, ông gia nhập quân chủng Không Quân. Là một phi công, người đã tình nguyện lên phố núi “nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa. Với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ. Thơ của những người lướt gió đè mây chắc lãng mạn lắm, như bài thơ Xưa Trên Đó. Có phải đúng như câu thơ “mỗi một đường bay là một cánh hoa rơi” mà giang hồ truyền tụng không?

“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố cũng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...


Ở Pleiku, viết văn làm thơ là một cách thế sống thực cũng như đang thở với đời. Cái nghênh ngang tuổi trẻ, của không gian trong tầm tay làm thơ rộng hơn, bao quát hơn cõi nhân sinh đang dưới cánh bay vùng vẫy. Con người gần với trăng sao hơn, và ngôi tinh đẩu dẫn lộ lúc nào cũng thân yêu đằng trước. Là chim đầu đàn của Phi đoàn Bắc Đẩu 118, những thăng trầm của đời binh nghiệp hiện diện trong thơ văn của chàng trẻ tuổi mà ngày xưa câu thơ Chinh Phụ ngâm đã phác họa hào hùng: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Trấn thủ vùng tam biên Tây Nguyên, cảnh ấy, người ấy, thời tiết ấy, nỗi niềm ấy, làm sao mà không làm thơ cho được:

“bây giờ ta ở Pleiku
thấy xanh đó núi thấy mù này sương
núi xanh còn ngỡ phố phường
mù sương ngan ngát dễ thường dễ khuây
bây giờ ta nấu nung đây
kêu thương con quốc đắng cay tấc lòng
bụi hồng gió cuốn thinh không
ta con chim nhỏ dám mong cõi trời.”

Tháng Tư 1975, quốc phá gia vong, những người lính tan hàng ngậm nỗi hờn căm chiến bại. Võ Ý với những bài viết nhắc lại một thời khổ ải mà những người thua trận phải chịu đựng. Nhưng, không phải là thái độ bi quan đầu hàng số phận mà, vẫn là thái độ vươn lên nhìn đời với cái nghĩa sắt son của câu châm ngôn quen thuộc của quân chủng mà ông phục vụ “không bỏ anh em không bỏ bạn bè”. Nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau vẫn là tinh thần tương trợ của những người lính Việt Nam Cộng Hòa...
Định cư ở Hoa Kỳ, làm lại cuộc sống mới nhưng lúc nào cũng ngóng về quê nhà, nơi người mẹ hiền đang sống để nhớ thương con. Đêm Vu Lan chờ xe buýt, có phải là phút giây để ngóng lại quê nhà:

“Bước lui bước tới bước chờ
Bước lưu lạc đó bây giờ là đây
Đèn đường nước Mỹ đến hay
Trăng Vu Lan ngỡ tháng ngày phôi pha
Lòng con tấc cỏ phương xa
Chén cơm hiếu tử sao qua Thái Bình
Ngực con thắm thiết hồng xinh
Mà dòng lệ Mục Kiền Liên dâng trào
Bước lui bước tới nôn nao
Bước luân hồi đó trước sau cũng về
Mẹ ơi con lạc bến mê
Mà bờ giác chỉ cận kề Mẹ thôi.”


Nguyễn Mạnh Trinh
Biên Hùng chuyển

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeFri Mar 06, 2015 2:14 pm




Pleiku: Tháng Ba, nỗi nhớ quay về

Thu Đào
(Bài viết cho mục Hồi Ức 30 tháng Tư và Đời Tị Nạn)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticles30thang4.aspx?articleid=203960&zoneid=492#.VPn41qwg-uJ

Pleiku, vùng cao nguyên đất đỏ, giao điểm của những con đường Quốc Lộ 19, 14 nối liền Duyên Hải, vùng Hoàng Triều Cương Thổ đến cùng tận Tây Nguyên.


Pleiku còn được gọi là thành phố Lính, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, nơi đồn trú của Sư Đoàn 6 KQ, Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, 8 Liên Đoàn Biệt Động Quân, nhiều đơn vị Bộ Binh và Tiểu Khu Pleiku.

Pleiku cũng là nơi có những ngôi trường mang tên Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc.

Pleiku còn mang tên Phố Núi thơ mộng, một địa danh đã được dệt nên nhiều áng thi ca bởi những nhà thơ nổi tiếng một thời sống ở Pleiku hay chỉ một thoáng ghé qua Phố Núi: Vũ Hữu Định, Cao Thoại Châu, Nguyễn Bắc Sơn, Kim Tuấn, Nguyễn Mạnh Trinh, Võ Ý..


Tháng Ba 1975, Pleiku trời bỗng đổ những cơn mưa, giọt mưa như những dòng nước mắt đầm đìa khóc thương cho những người bỏ đi và cho cả những người ở lại để đón chờ một cuộc đổi đời oan nghiệt.

Tháng Ba, những đám mây la đà như những vành khăn tang phủ trên đầu Phố Núi.

Những người lính chiến bao nhiêu năm trấn thủ sống chết với vùng địa đầu tam biên, giờ phải hốt hoảng ra đi, không kịp nói với Pleiku một lời giã biệt, kéo theo những người dân hiền lành và cả những cô cậu học trò đã từng lớn lên bằng hơi thở của núi rừng, một thời tuổi thơ được vỗ về bằng tiếng đạn bom và cả những bài thơ rất tình ngợi ca Phố Núi.

Chính hơi thở của các nàng thiếu nữ Pleiku, cùng dư âm đạn bom và cả những bài thơ của những nhà thơ lính bị lưu đày, đã dệt thành những mảng mù sương giăng giăng trên Phố Núi, như muôn đời ôm lấy trái tim của những người Pleiku lưu lạc, để cho lòng lưu luyến mãi khôn nguôi...

Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku3

Tháng ba 1975, Pleiku đứt đi từng đoạn ruột. Từ trời cao nhìn xuống, dòng người “di tản” kéo dài bất tận trên Tỉnh Lộ 7B, trông như những khúc ruột đứt ra từ Phố Núi. Và có biết bao nhiêu người Pleiku đã không đi hết con đường tỉnh lộ kinh hoàng này. Thân xác gởi lại nơi nào giờ cũng đã trở thành tro bụi. Bao nhiêu đứa con thơ lạc mất vòng tay của mẹ, nếu có còn sống đến hôm nay cũng đã trở thành xa lạ. Những người may mắn sống sót, hầu hết đã ra đi, tản mác khắp bốn phương trời.

Tháng ba, Phố Núi phủ lên một màu ảm đạm, hoang tàn, chia ly,chết chóc, tù đày.

Pleiku đã chết. Người thắng cuộc đã tô son trét phấn trên thi thể của Pleiku để Phố Núi dù có rực rỡ đèn màu, có vang dậy tiếng cồng chiêng trong các bản làng, Phố Núi cũng sẽ chẳng bao giờ là Phố Núi của ngày xưa, của chúng ta, những người có mặt hôm nay.

Tháng Ba, nỗi nhớ có quay về Phố Núi, thì vẫn là một Phố Núi ngày xưa. Mãi mài vẫn còn trong tâm tưởng, ký ức của mỗi người trong chúng ta hôm nay.

Không biết có bao nhiêu nước mắt nào đổ xuống để có thể giải oan cho cuộc biển dâu này của những người Phố Núi.

Pleiku, thơ và thi nhân  Miendatdobuimu%20Pleiku

Hôm nay, Tháng 3, đúng 40 năm, ở một nơi xa xăm, muôn trùng cách biệt với quê nhà, những người Pleiku xa xứ từ khắp nơi qui tụ về đây. Từ các anh phi công , các anh lính chiến Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Bộ Binh, những công chức, thầy cô giáo, những cô cậu học trò và cả những người từng sống, từng lớn lên từ Phố Núi. Tất cả đang ngồi quanh đây với biết bao nỗi nhớ đang quay về.

Nhớ bầu trời một thời bay bổng, nhớ núi rừng, nơi các chiến trường của một thuở tung hoành ngang dọc, cùng sống chết với anh em đồng đội, nhớ những con đường góc phố bám đầy đất đỏ, nhớ những mái trường Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc…, nhớ Thành Pleime, phi trường Cù Hanh, căn cứ Biển Hồ, nhớ Đồi Đức Mẹ ... và nhớ rạp ciné Diệp Kính, Thanh Bình, rạp Diên Hồng, những quán cà phê Lính, cà phê Văn, Dinh Điền, Bắc Hương , Thiên Lý...

Những người lính Pleiku ngày nào bây giờ đã trên tuổi 70 và những cô học trò Phố Núi ngày xưa bây giờ cũng đã là bà nội bà ngoại,

Xa Pleiku đã nửa đời
Sao như vẫn ngỡ hôm qua hỡi người
Chào em còn một nụ cười
Sao trông như khóc bên trời nhớ nhau
Chào Pleiku trước và sau
Trong tôi còn đó nỗi sầu thiên thu
Chào Pleiku sương khói mù
Chính là chào phiến lá thu lìa cành.. (*)

Thời gian như những ngọn gió làm cho các phiến lá vàng lần lượt lìa cành. Ta gặp nhau hôm nay, để thấy trong ta vẫn còn có những vết thương không bao giờ thành sẹo, và để thêm một lần cho nỗi nhớ quay về. Để nếu mai này có là một chiếc lá lìa cành thì xin không rơi giữa hư không mà rơi xuống giữa lòng Phố Núi. Phố Núi mênh mông, huyền thoại trong tâm tưởng của mỗi người...

Pleiku ơi! Tháng Ba , xin hãy cho những người đã không giữ được Phố Núi ngày nào được nói một lời tạ lỗi.

Và xin Pleiku ghi lấy tấm lòng của những người xa xứ, cứ mỗi độ tháng Ba, là bao nỗi nhớ lại quay về, với tấm lòng da diết những yêu thương!

(*) Trích thơ của người lính Biệt Kích Túy Hà

Pleiku, thơ và thi nhân  BienHoPleiku
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSat Mar 07, 2015 10:20 am

Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku3


Một Thoáng Pleiku

Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa -thực sự vĩnh viễn xa- Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ,  trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi.

Tôi chưa (và có thể không) có dịp về thăm lại Pleiku, nên cái xa cách ấy lại càng thấy mịt mùng. Cái phố núi vốn đã bé nhỏ, như một ông nhà thơ đã ví von “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy,  giờ với tôi dường như chỉ còn là chút sương khói trong lòng. Điều kỳ lạ là chút khói sương mờ ảo ấy cứ luôn lãng đãng trong ký ức và trái tim già cỗi của tôi, như những mảng mù sương từng bao phủ, giăng mắc trên phố núi Pleiku ngày trước.

Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ sẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh. Thống thuộc một đại đơn vị có bản doanh tại Ban Mê Thuột, nhưng đơn vị tôi có hậu cứ tại Sông Mao (Phan Thiêt) và  đảm trách một vùng hành quân khá rộng lớn dọc theo miền duyên hải. Đúng ngày cuối năm âm lịch 1972, khi cả đơn vị đang chuẩn bị cho quân sĩ ăn Tết tại doanh trại Lý Thường Kiệt - Sông Mao, chúng tôi nhận lệnh di chuyển khẩn cấp lên An Khê, thay thế cho một đơn vị của Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ rút quân về nước, và tăng cường cho mặt trận Bình Định, khi một số đơn vị của Sư Đoàn 22BB hoạt động ở đây, vừa di chuyển lên mặt trận Dakto, Tân Cảnh.

Loanh quanh ở An Khê chưa được hai tháng, cùng với Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái, đánh vài trận, giải tỏa một số căn cứ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn nằm dọc trên đèo An Khê bị Cộng quân tạo nhiều vòng đai vây hãm, đơn vị chúng tôi được lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không vận lên Kontum.  Bộ Tư Lênh HQ Sư Đoàn 22BB vừa bị tràn ngập tại căn cứ Tân Cảnh và vị Tư Lệnh đã ở lại để vùi thây nơi chiến địa cùng với quân sĩ dưới quyền. Địch quân đang trên đà tràn xuống trong ý đồ chiếm lấy Kontum.

Tôi đến Pleiku như vậy đó. Thời gian chưa đủ nhìn một dãy phố và núi đồi chạy dọc theo con đường dẫn ra phi trường Cù Hanh. Tôi có cảm giác chưa đến thì đã rời khỏi Pleiku. Hơn tám tháng sống chết với chiến trường và giữ vững Kontum, chúng tôi được kéo về Pleiku dưỡng quân và bổ sung quân số. Đây là phần thưởng đặc biệt cho một đơn vị tạo nên kỳ tích trong trận chiến đẩm máu để có một “Kontum Kiêu Hùng”.  Một tháng đóng quân trên Đồi Đức Mẹ. Lại là một tháng “gió lạnh mưa mùa”. Cả núi đồi và thành phố Pleiku mờ mịt và lầy lội trong mưa. Hình ảnh của bao nhiêu bạn bè đồng đội vừa mới hy sinh trên chiến trường Kontum lúc nào cũng hiện ra trước mặt, đau đớn tựa hồ như những nhát chém còn rỉ máu trong lòng. Muốn tạm quên chốc lát đã là một điều không dễ. Bọn tôi cần được say. Mỗi ngày chỉ ra phố để uống rượu. Thỉnh thoảng đi nhận đám lính bị Quân Cảnh của ông đại úy Hiển bắt. Khi đó tôi đâu có biết ông đồn trưởng Quân Cảnh này là nhà thơ Hoàng Khởi Phong, cũng chịu chơi, nhậu nhẹt, lãng mạn (và vi phạm quân phong quân kỷ?)  như ai.

Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku

Pleiku có nhiều quán cà phê và nhiều khuôn mặt mỹ nhân, nhưng chúng tôi chỉ chọn các quán rượu. Dường như cà phê không đủ ấm, không đủ để quên, và cái say của rượu cũng chóng phôi pha hơn cái say đàn bà, con gái. Hơn nữa chỉ được có một tháng, mà trước mặt là những trận chiến đẫm máu đang chờ. Chẳng ai muốn vương vấn nợ tình.

Riêng tôi còn có một anh bạn, Liên Đoàn Trưởng BĐQ trú đóng ở Biển Hồ. Vợ và hai đứa con chết thảm tại Quảng Đức vì xe bị VC giật mìn, nên bây giờ anh chỉ làm người tình với rượu. Tôi bị anh kéo theo cái vòng “tục lụy” này.

Lúc trước anh là một cấp chỉ huy nổi tiếng trong BĐQ, thời gian binh chủng này mới thành lập. Nhưng sau đó do ảnh hưởng từ các phe nhóm chính trị, anh đã bị bắt đi tù một thời gian, ngưng thăng cấp và sau đó chuyển đến đơn vị tôi, với cái lệnh “không được giữ chức vụ chỉ huy nào.” Biết anh là một niên trưởng và từng dạn dày lửa đạn, tôi tận tình giúp đỡ an ủi anh. Thời gian sau anh bỗng dưng được “vô tội”, trở lại binh chủng, thăng cấp và chỉ huy một Liên Đoàn BĐQ tại QK2.

Do cái ân tình đó, nên những ngày không hành quân, anh đến kéo tôi ra quán rượu. Tôi chỉ nhìn Pleiku qua những cơn say. Vì vậy Pleiku với tôi càng nhỏ hẹp hơn, chỉ là không gian của một quán rượu trong khu Chợ Mới.  Một tháng, tôi chưa hề biết tên một con đường, thì làm sao biết được tên của một mỹ nhân , để “may mà có em đời con dễ thương !”

Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku2

Tôi rời khỏi Pleiku một ngày sau khi thành phố Ban Mê Thuột vừa lọt vào tay giặc. Sáng ngày 13.3.75, theo những toán quân đầu tiên của đơn vị được trực thăng vận từ Hàm Rồng đổ xuống Phước An, quận lỵ duy nhất còn lại của tỉnh Darlac, nằm cách BMT khoảng 30 cây số trên QL 21 về hướng Nha Trang. Khi một nửa đơn vị vừa xuống Phước An, thì Pleiku có lệnh di tản. Một nửa quân số còn lại phải di chuyển theo đoàn quân  trên Tỉnh Lộ 7B. Một cuộc triệt thoái sai lầm, tệ hại và bi thảm nhất trong chiến tranh.  Nửa đơn vị của tôi gần như bị xóa sổ. Hai người bạn thân của tôi đều là tiểu đoàn trưởng đã tự sát, nhiều đồng đội đã chết trong đớn đau tức tưởi.

Hình ảnh cuối cùng của Pleiku trong mắt tôi là dãy núi Hàm Rồng, nhưng trong trí óc tôi chỉ còn đọng lại những cái chết bi tráng của đám bạn bè đồng đội cùng với những người Pleiku mà tôi chưa kịp biết mặt, làm quen. Và trong lòng tôi, dường như Pleiku chỉ có thế. Không phải là những con đường, góc phố, là rạp ciné Diệp Kính, Thanh Bình, hội quán Phượng Hoàng, quán cà phê Dinh Điền, cà phê Văn, cà phê Lính, Bắc Hương, Thiên Lý, và lại càng xa lạ với những ngôi trường mang tên Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề..mà những cô học trò ngày ấy bây giờ đang mang theo cái hồn Phố Núi đi khắp muôn phương. (Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình khờ khạo biết bao nhiêu!)

Ngày ấy, tôi là thằng lính bộ binh, một thứ lính “hạng bét”, chỉ có khốn khổ gian truân và chết chóc. Tháng năm lặn lội trong núi rừng, chỉ còn biết có súng đạn và mục tiêu trước mặt. Được chút thời gian không đủ cho một cơn say, thì đâu còn biết gì tới thơ với thẩn (mặc dù tôi vốn mê thơ - nhưng rất dốt về thơ). Ngoài bài hát nổi danh được phổ từ thơ Vũ Hữu Định, tôi chưa hề được đọc thơ các thi nhân nổi tiếng một thời của Pleiku hay viết về Pleiku. Sau này đọc Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Mạnh Trinh, Kim Tuấn, Nguyễn Xuân Thiệp, Võ Ý, Cao Thoại Châu, Hoàng Khời Phong…, tôi thấy hối tiếc quá chừng. Pleiku đẹp quá, dễ thương, thơ mộng quá.

Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ một thời hành quân đánh giặc ở Mật khu Lê Hồng Phong, Sông Mao, nơi đơn vị tôi trú đóng, từng viết những câu thơ hào sảng ;

    Ngày mai đánh giặc may còn sống
    Về ghé Sông Mao phá phách chơi,
    Uống rượu tiêu sầu cùng gái điếm
    Đốt tiền mua vội một ngày vui
….

cũng từng bị “đày” lên Phố Núi, nhưng giờ thì đắm say ánh mắt của một nàng thiếu nữ Pleiku:

    Ðứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
    Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm
    Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
    Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
    Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
    Ðã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
    Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
    Nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó
….


Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku

Vậy mà hơn một tháng ở Pleiku tôi đã ngu ngơ, lãng phí. Không nhìn ngắm, mơ mộng với Pleiku mà chỉ biết say với rượu. “Ta say, trời đất cũng say.” Tôi đã bắt Pleiku say với tôi, mà đáng lý ra tôi phải say đắm với Pleiku mới phải. Đôi khi tôi cũng tự gạt để an ủi mình “Có thể chính mấy ông nhà thơ này đã làm cho Phố Núi đẹp hơn, thơ mộng và lãng mạn hơn những gì nó có?” Nhưng có lẽ tôi đã nhầm, sau này được dịp làm quen với những người Phố Núi, tôi chợt nhận ra rằng Pleiku đâu chỉ có những ông thi sĩ tài danh ấy, mà dường như  cứ mỗi người Pleiku đã là một nhà thơ, hay ít nhất cũng là một bài thơ chưa được viết thành lời.  Dẫu gì, tôi cũng có tội với Pleiku.
Ba năm hành quân ở Kontum và Pleiku, nhiều đồng đội, bạn bè tôi đã nằm lại nơi này. Võ Anh Tài, Đặng Trung Đức, Trần Công Lâm, Đỗ Bê … những tiểu đoàn trưởng nổi danh,  những người anh, người bạn thân thiết như tình huynh đệ cùng một đơn vị từ ngày tôi vừa mới ra trường, đã vĩnh viễn ở lại với Kontum, với Pleiku.  Khi tất cả -có lẽ cũng như tôi-  chưa biết rõ mặt Pleiku cùng những vần thơ tuyệt vời ca tụng phố núi thơ mộng một thời.

Tôi vẫn mãi đau đớn khi hình dung cuôc di tản bi thảm trên Tỉnh Lộ 7B vào những ngày giữa tháng ba. Cùng với những đổng đội của tôi, còn có biết bao nhiêu người Pleiku đã không đi hết đoạn đường kinh hoàng đẫm máu ấy. Trong đó chắc chắn có rất nhiều “em Pleiku má đỏ môi hồng” của nhà thơ Vũ Hữu Định, những bông hoa dại đã làm cho những thằng lính “bị đày” lên phố núi thấy đời dễ thương hơn. Thiếu những bông hoa ấy, Phố núi sẽ không còn đẹp, không còn lãng mạn, để cho bao thi nhân cảm xúc, để cho nhà thơ Không Quân Võ Ý vẫn mãi còn tiếc nhớ khôn nguôi một thời “Xưa Trên Đó″:

    Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
    dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên
    mê cho lắm cho tay dài với mộng
    mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền



    Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
    đồi như vương cây như vấn chân nàng
    phố cũng xưa và tim thì đau nhói
    quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn…”

Chúng tôi ra đi, cũng (rất vô tình) bỏ lại các cô gái Thượng. Những cô gái chân chất hồn nhiên mà đẹp đẽ như những cánh lan rừng. Họ mới thực sự là những người chủ Phố Núi, nên không đành bỏ núi đồi, buôn bản. Và chắc không hề biết đã từng là niềm vui, là nỗi khát khao của những thằng lính trẻ xa nhà, khi rủ nhau ẩn nấp sau những gốc cây, bờ đá để nhìn (trộm) các cô vô tư khoe mình bên các dòng suối biếc. Tuyệt vời!

Thuở ra đi, lòng dạ rối bời, chưa kịp nhận ra những điều gắn bó, giờ hồi tưởng, trong lòng bỗng chợt dấy lên bao nỗi bâng khuâng.

Thì ra, tôi đã mắc nợ phố núi quá nhiều. Nợ những người đã ở lại với Pleiku trong cơn đổi đời khốn khó,  nợ người Pleiku nằm lại đâu đó trên tỉnh lộ 7B kinh hoàng, và nợ cả những người Pleiku ra đi mang theo bóng dáng mờ ảo mù sương và cả cái hồn Phố Núi.

Nợ ân tình thì không thể nào trả cho hết được. Đành viết mấy dòng này xin tạ lỗi Pleiku.

Phạm Tín An Ninh

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeMon Mar 09, 2015 2:27 pm

Pleiku, thơ và thi nhân  BienHoPleiku


PHỐ NÚI PLEIKU

NHỮNG TÂM HỒN NGHỆ SĨ

           
NGUYỄN ĐOAN TUYẾT
           
        Không biết chính xác là từ bao giờ, có thể là từ khi ca khúc Còn một chút gì để nhớ (xin được nói sau) ra đời, nói đến Phố núi là người ta biết đó là Pleiku- một thành phố nơi cao nguyên đất đỏ với đồi dốc “đi xuống, đi lên”, có cây xanh và sương mù lãng đãng. Thế nhưng không phải ai cũng biết nơi đây đã từng in bao dấu chân của nhiều tâm hồn lãng tử và tao nhân mặc khách. Do sự hạn chế về nhiều mặt nên còn nhiều văn nghệ sĩ chưa được nói đến ở đây, rất mong được thứ lỗi

        Người mà tôi muốn nói đến đầu tiên đó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Ông tên thật là Lê Minh Lộc, còn có tên là Lê văn Lộc, là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài gòn, miền Nam Việt Nam trước 75. Từ Đà lạt lên Pleiku dạy học ( trong kí ức của những người Pleiku năm cũ vẫn còn nhiều người nhớ tên thầy Lộc), năm 1960 ông viết bản nhạc đầu tay “ Buồn đến bao giờ” tại đây. Có lẽ vì sống xa nhà nơi phố nhỏ buồn hiu trong những ngày mưa kéo dài đã tạo cảm hứng cho nhạc phẩm này chăng .
        “ Trời mưa mãi mưa hoài, thần tiên giấc mơ dài, vào cuộc đời sỏi đá biết mình si mê. Buồn ơi đến bao giờ, còn thương đến bao giờ…vòng tay đã buông rồi, chán chường in trên nét môi…”.

        Trong nỗi buồn không biết đến bao giờ ấy, ta bắt gặp một nỗi khát khao được yêu và được sống đến “si mê” dưới lớp vỏ có vẻ “chán chường” của người nghệ sĩ.

        Sau ông về lại Đà Lạt và Sài gòn cùng với người bạn tình- nổi tiếng là một đôi tình nhân song ca (với nghệ danh Lê Uyên và Phương). Dòng nhạc Lê Uyên Phương không đi sâu vào triết lí hay thân phận của con người, không dính dáng tới thời cuộc mà chỉ đơn giản ông là một nhạc sĩ của tình yêu với những tình khúc lãng mạn, nồng nàn, đam mê và đầy ám ảnh, trở thành thần tượng của giới trẻ thời bấy giờ. Ngoài nhạc phẩm đầu tay viết tại Pleiku mà ca từ và giai điệu rất tiêu biểu cho dòng nhạc của ông, còn có những ca khúc nổi tiếng khác như: Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Tình khúc cho em, Vũng lầy của chúng ta…

Pleiku, thơ và thi nhân  Pleiku

        Sống cùng thời với Lê Uyên Phương ở Pleiku còn có thầy giáo- nhà thơ Kim Tuấn. Ông tên thật là Vĩnh Khuê, thuộc dòng dõi hoàng tộc ở Huế lên Pleiku dạy học và làm thông dịch viên vào đầu thập niên 1960. Có lẽ trong những thành phố đã từng in dấu chân Kim Tuấn thì Pleiku là nơi ông đã nặng lòng nhiều nhất với những bài thơ mang dấu ấn sâu đậm của một thời tuổi trẻ ở vùng đất này, với thân phận con người và tình yêu trong thời chiến mà Pleiku luôn là một điểm nóng:
        … Buổi chiều ở Pleiku những cây thông già đứng lên cùng bụi mù
        Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
        Anh còn phút nào để nói yêu em

        … Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em?
        Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
        Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
        Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu…

        ( Buổi chiều ở Pleiku- 1960 )

        Là một người tuổi trẻ mà phải theo gia đình lên sống ở nơi phố nhỏ buồn hiu hắt nên vào buổi chiều, nhà thơ thường thơ thẩn đi dạo dưới rừng thông xanh, để nghe nỗi cô đơn âm thầm theo từng bước chân mình, để nghe nhạc thông vi vu và ngắm “hoa vông rừng” nhẹ bay như tuyết trắng xóa. “Hoa vông rừng” trong thơ Kim Tuấn có lẽ đó là trái cây hoa gạo (còn gọi là hoa pơlang) khi chín nứt bung ra bay nhẹ nhàng trong không gian như bông tuyết, một hình ảnh gợi cảm trong bài thơ Kỉ niệm mà sau đó được nhạc sĩ Y Vân phổ thành nhạc phẩm Những bước chân âm thầm sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Xin trích một số đoạn trong bài thơ:
        Từng bước, từng bước thầm
        Hoa vông rừng tuyết trắng
        Rặng thông già lặng câm
        Hai đứa nhiều nuối tiếc

        Sương mù giăng mấy đồi
        Tay đan đầy kỉ niệm
        Mưa giữa mùa tháng năm
        Dật dờ cơn gió thổi

        Một tháng không trăng rằm
        Mây núi ôm trời thấp
        Giá rét về căm căm
        Cao nguyên mù đất đỏ

        Từng bước từng bước thầm
        ……

        ( 1960 )

        Bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” cũng ra đời trong thời điểm này nhưng phải đến khi ông về Sài Gòn mới được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc có tên là “Anh cho em mùa xuân”- là một trong những bản nhạc xuân nổi tiếng

        Ngoài ra, còn nhiều người thầy khác cũng đã để lại cho Pleiku và các thế hệ học trò những sáng tác mang dấu ấn của một thời. Trong số đó, phải nói đến thầy giáo dạy nhạc- nhạc sĩ Hoàng Châu, bạn tâm giao với nhà thơ Kim Tuấn. Người nhạc sĩ của Phố núi năm xưa có đến hơn 400 ca khúc, trong đó có nhiều bản ông phổ thơ Kim Tuấn, Vũ Hoàng, Cao Thoại Châu…nhưng tiếc là chưa được xuất bản. Có lẽ ông thiếu cơ duyên để đến với công chúng như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Ông lại nổi tiếng với tiết mục vừa thổi sáo bằng mũi vừa hút hai điếu thuốc mà báo chí đã đưa tin.

        Và đây là nỗi niềm của thầy giáo- nhà thơ Cao Thoại Châu khi chia biệt một cô bạn gái ở Pleiku trong bài thơ Để nhớ lúc Trâm xa, ghi lại một kỉ niệm đáng nhớ trong đời thầy:
        Chiều nay tôi vừa tiễn một người
        Có điều gì mất đi trong tôi
        Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
        Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi

        Hay cái nhìn đầy lạ lẫm về một Pleiku xưa khi thầy lạc bước đến đây
        Phi trường đứng co ro như cái ghế
        Cho ta ra nhìn xuống đồng bằng
        Đêm nghe gió tưởng mình là lính thú
        Dù ta không mặc áo trận bao giờ

        Thầy giáo-nhà thơ Lê Nhược Thủy lại cảm nhận Pleiku một cách gần gũi và lãng mạn :
        …Thị xã nhỏ ngỡ bàn tay em, quyến luyến
        Mỗi bước chân bậc đá gập ghềnh
        Gió mùa khô xoáy tròn bụi đỏ
        May mà tôi nhận ra em.

        Pleiku như choàng áo ấm về đêm
        Con đường nào cũng là công viên hò hẹn
        Chỉ lạnh mỗi lần em không đến
        Dù vòm thông che kín gió trời

        ( Pleiku thân yêu )

        Bên cạnh tiếng đàn tơ-rưng trong như tiếng suối còn có những đêm hội cồng chiêng âm vang cả núi rừng mà một người yêu văn nghệ như thầy đâu dễ bỏ qua
        Dài theo con suối dòng sông
        Bay theo ngọn gió phiêu bồng thảo nguyên
        Lượn theo đôi cánh tay mềm
        Vòng xoan em nhảy lửa đêm bập bùng
        Lan xa xa mãi ngàn trùng
        Lại về với cõi vô cùng trong ta
        Pleiku ơi, nhớ thiết tha
        Cồng chiêng vang vọng ngỡ là bên em

        ( Đi giữa tiếng chiêng cồng)

        Dù đang sống và làm việc ở Sài Gòn từ lâu, thầy vẫn luôn quay về theo nỗi nhớ ấy

        Vừa qua, Festival Cồng Chiêng Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức năm 2009 tại thành phố Pleiku gồm nhiều đoàn cồng chiêng trong nước và những nước có cồng chiêng trong khu vực đã góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng giàu bản sắc của Tây nguyên, và cũng để nuôi dưỡng những loại hình văn nghệ khác

        Sống cùng thời với các văn nghệ sĩ nói trên nhưng thuộc thế hệ học trò còn có nhà thơ Đào Hữu Thức , quê anh ở Tuy Phước- Bình Định, có một thời trung học đầy ắp kỉ niệm với mảnh đất “ nắng bụi mưa bùn” được thể hiện thật giản dị mà trữ tình, trong sáng qua tập thơ “Pleiku nhỏ” của anh :
        Pleiku nhỏ- là ngày ta vừa lớn
        Thời đất trời bát ngát, mênh mông
        Ta dân ruộng: nước lu, chân đất
        Pleiku quê- mình còn quê hơn

        ( Pleiku nhỏ )

        Pleiku có thời là của chúng ta
        Của ta và em cùng bạn bè mới lớn
        Em hãy nhớ nếu có ngày ta vắng
        Pleiku còn có chút tình nhau

        ( Nếu ta vắng )

        Sau này về sống và sáng tác ở Đà Lạt, anh luôn nhớ về Pleiku trong sự tương đồng gần gũi
        Chẳng nơi nào như Pleiku
        Đã mưa là cả tuần không dứt
        Đã lạnh chẳng khác gì Đà Lạt
        Lạnh cho con gái môi hồng

        nhưng làm sao quên được Pleiku vì ở đó đã gặp được “em”:
        Mưa nắng Pleiku rất lạ đã đành
        Em cũng vậy, cứ nửa Kinh nửa Thượng
        Có mộc mạc lẫn trong lịch lãm
        Cái vô tư phảng phất dịu dàng

        ( Pleiku thương)

        Bùi Ngọc Thành lại yêu những gì rất riêng của Phố núi đã níu giữ chân anh đến trọn cuộc đời
        Ta cứ ngỡ đêm khởi đầu lễ hội
        Hồn rộn ràng, choáng ngợp tiếng đàn T’rưng
        Mai phố thị ta về - em ở lại
        Biển Hồ xanh một đoá ngọc lưu ly
        Nghiêng ché rượu uống trăng vàng sóng sánh
        Nhịp cồng chiêng níu lại bước chân đi

        (Biển Hồ dạ khúc )

        Rượu và bạn sẽ làm ấm lòng nhau trong cái giá lạnh của cao nguyên và… dường như cả đất trời cũng vào cuộc
        Trời đã lạnh cắc cớ gì không nhậu
        Mây đỉnh trời nhúng xuống đáy truông sâu
        Hoa chín đỏ bên suối rừng tê tái
        Cắc cớ chi không ngất ngưởng bên cầu?

        ( Cuối năm ngồi nhậu )

        Hoàng Trần (bút danh của Trần Hoàng) cũng là một thi sĩ học trò từ những năm còn học trung học ở Pleiku, một cây bút sôi nổi trong báo chí học đường- có lẽ đang bước vào tuổi chớm yêu với những vần thơ nhuốm màu hư ảo :
        Thắp nến cho hồng đêm hóa thân
        Gọi ai sầu rụng biết bao lần
        Em chưa về đến nên đời quạnh
        Lá cỏ khô vàng đau bước chân

        ....Chuông dứt đêm tàn ta chợt tỉnh
        Tiếng hát còn nghe tận chốn nào
        Tình yêu sương liễu – Ta buồn quá
        Chụp ánh triều dương ngã té nhào

        ( Bài gởi một loài liễu sương- 1972)

        Sau 75, Hoàng Trần từ biệt Phố núi, từ năm 1979 đến nay là giảng viên Ngôn ngữ học và Logic học trường ĐHSP thành phố HCM, tiếp tục làm văn nghệ ở đó nhưng Pleiku vẫn luôn là “một cõi đi về” của anh với nỗi niềm hoài cảm không nguôi về người xưa chốn cũ
        Phố trong sương và em cũng trong sương
        Sương và phố quyện vào em lãng đãng
        Cả thành phố bềnh bồng trong biển trắng
        Chỉ cây thông là mãi dáng phong trần

        ( Sương phố- 1994 )


Pleiku, thơ và thi nhân  Hamrongpleiku

        Đúng vậy, chỉ những cây thông già còn sót lại là nhân chứng của bao cuộc đổi dời làm chạnh lòng cho những ai vốn nặng lòng với Phố núi- dù đang sống nơi góc biển chân trời nào

        Khung cảnh hoang sơ mà gợi cảm của Pleiku xưa đã nẩy nở những tâm hồn nghệ sĩ. Cuộc sống còn đưa đẩy nhiều khuôn mặt văn nghệ khác đến với Pleiku, chuyên và không chuyên . Chuyên nghiệp như nhà văn Mai Thảo với Ôm đàn đến giữa đời, viết về Pleiku và quán cà phê với cái nhìn của người lính ở chế độ cũ. Nói đến Pleiku còn phải nói đến thân phận những kẻ làm trai mà không phải lúc nào, bất cứ ai cũng có thể tự chọn được cho mình là phải đứng về phía bên này hay bên kia chiến tuyến, khi mà cả hai phía đều cùng một nỗi đau của người Việt da vàng. Cuộc chiến đã đưa họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, cũng tứ xứ như cư dân ở đây. Họ đã phải từ bỏ con đường học vấn, những ước mơ của tuổi trẻ, xa gia đình vợ con hay người yêu (cũng có nhiều người mang người thân đi theo) để dấn thân đến một vùng địa đầu biên ải, một nơi xứ lạ quê người để rồi “tức cảnh sinh tình” mà ra thơ
        Phố núi kia ơi, phố có con đường
        Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
        Không có bạn làm sao tôi uống rượu
        Tôi làm sao sống nổi một ngày đây?

        Không có bạn, không gặp được một bóng hồng để tâm sự, sẻ chia , thế là lại rơi vào tâm trạng u uất, bi quan-đó cũng là tâm trạng của nhiều người trẻ thời bấy giờ
        Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
        Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang

        (Nguyễn Bắc Sơn)

        Cũng có khi giọng điệu lại giống với thi nhân hơn là một chinh nhân
        Ừ mai tao lên Pleiku
        Đêm căm hơi đá, ngày mù núi xanh
        …Ừ mai thương bóng trăng trôi
        Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh

        (Nguyễn Mạnh Trinh)

        “Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng, tưởng rằng mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu” Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”…có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi (lời Nguyễn Mạnh Trinh)


       
Trong kí ức của những người Pleiku năm cũ như chúng tôi, Pleiku là “thành phố lính”, là nơi trấn đóng của bộ chỉ huy Quân Đoàn II, nơi của những bước chân lãng tử. Nhưng phải đợi đến năm 1970, khi Vũ Hữu Định đặt chân đến, bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” ra đời và được Phạm Duy phổ nhạc mới chắp cánh cho cả thơ lẫn nhạc đưa Phố núi Pleiku bay tới mọi miền. Như vậy chính “Vũ Hữu Định là người đã đội vương miện cho thành phố Pleiku” (chữ của Du Tử Lê, dĩ nhiên ông không phủ nhận tài phổ nhạc của Phạm Duy). Bài thơ phổ nhạc được giữ nguyên cả ý và lời, điều ít khi xảy ra khi phổ nhạc.
        Phố núi cao phố núi đầy sương
        Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
        Anh khách lạ đi lên, đi xuống
        May mà có em đời còn dễ thương

        Em Pleiku má đỏ môi hồng
        Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
        Nên tóc em ướt, và mắt em ướt
        Nên em mềm như mây chiều trong

        Phố núi cao, phố núi trời gần
        Phố xá không xa nên phố tình thân
        Đi dăm phút đã về chốn cũ
        Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

        Xin cảm ơn thành phố có em
        Xin cảm ơn một mái tóc mềm
        Mai xa lắc trên đồn biên giới
        Còn một chút gì để nhớ, để quên

        Vâng- “một chút gì” mà nhà thơ ghi lại trên bước đường lãng du mãi mãi đi vào cõi nhớ của bao người

        Nói đến Pleiku còn phải nói đến kí ức về một cuộc di tản kinh hoàng vào tháng 3 năm 75 mà chỉ những ai trong cuộc mới hiểu hết được :
        Cầm bút viết đồi hoa quỳ vàng
        Tháng ba xuống, khu rừng. Bóng quạ
        Rung những nhánh cây màu tàn lửa
        Tiếng thét hư không.Chiều rượt qua ngàn

        (Nguyễn Xuân Thiệp)

        Quá khứ đã khép lại, chắc ai cũng hiểu nỗi đau và những hệ lụy của chiến tranh để không bao giờ muốn tái diễn một cuộc chiến tương tự. Vì cuộc sống không thể đứng yên nên Pleiku xưa đã lùi vào quá khứ và không ngừng phát triển. Lòng hoài cổ làm người ta mãi nhớ về một Pleiku hoang sơ như buổi ban đầu
        …Pleiku bây giờ phố xá thênh thang
        Sao anh vẫn nhớ những con đường ngày xưa.
        Rất nhỏ.
        Những con đường ngày xưa mịt mờ bụi đỏ
        Bướm vàng bay che khuất cả trời chiều…

        ( Hoài niệm, phố Pleiku và mùa xuân- Nguyễn Công Tân)

        Thế hệ trẻ ra đời sau 75 khi đi xa vẫn hướng về Phố núi với tâm trạng thanh thản hơn nhưng cũng thiết tha không kém
        Nơi ấy quê mình không có bãi phù sa
        Không có dòng sông uốn quanh giữa đôi bờ cổ tích
        Nhưng nơi ấy quê mình có Biển Hồ xanh màu ngọc bích
        Nơi bắt đầu những tình yêu

        (Nơi ấy quê mình - Hồ Thiên Sơn)

        và tình yêu về một loài hoa hoang dã vẫn thủy chung như tự bao giờ
        Dã quỳ vàng thắm
        Cuống quýt gió rông
        Má em chợt hồng
        Làm mây say đắm

        ( Lê Bích )

        Nhạc sĩ Nguyễn Cường (một người Hà Nội có nhiều duyên nợ với Tây nguyên) một lần nữa đã vinh danh Phố núi với ca khúc “Đôi mắt Pleiku” bằng một giai điệu sôi nổi, nồng nàn và phóng khoáng, đã làm cho người Pleiku càng thêm yêu thành phố trẻ mới hơn 80 năm tuổi
        Em đẹp thế Pleiku ơi . Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
        Không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Đôi mắt Pleiku- Biển Hồ đầy
        Có hàng thông xanh trong đôi mắt em
        Có dòng Sê San trong đôi mắt em
        Có hương rượu cần say men, say men
        Có ngọn lủa nào đang nhen, chơi vơi…

        Xin cảm ơn tất cả những văn nghệ sĩ đã làm nên một Phố núi Pleiku trong lòng người. Người dân ở đây vốn là “dân góp” nên rất cởi mở, dễ hòa đồng, luôn mời gọi đến với vùng đất mới giàu bản sắc văn hóa và tiềm năng này.
     
Tháng 11-2012
http://newvietart.com/index3.4466.html
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeTue Mar 10, 2015 3:09 pm


Cuối Năm, Về Với Đơn Vị


Hồi Bút Hồ Hoàng Hạ
(Viết tặng những Chiến Hữu có một thời đồn trú Pleiku - TG)

Pleiku, thơ và thi nhân  CuoiNamVeVoiDonVi


Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương…

(Thơ Vũ Hữu Định - Phạm Duy phổ nhạc)

Tôi tin rằng, trong cánh anh em nhà binh mình, chắc chắn không có chiến hữu nào, nếu đã từng có thời đáo nhậm, đồn trú tại Pleiku, cái xứ của quanh năm nắng bụi mưa bùn nầy, mà không hề biết hay không có lần ngâm nga mấy câu hát trên, ngay cho dù chẳng phải là một ca sĩ tài tử hay… chính huấn gì hết!...

Mà Pleiku ở đâu vậy? Còn em ở đó thì ra sao đến nỗi cái ông nhà thơ vắn số VHĐ đã phải thốt lên “May mà có em đời còn dễ thương”…! Thiệt tình, nếu như bài nhạc nầy xuất hiện trước năm một ngàn chín trăm bảy mươi, nó sẽ không có cách chi thoát khỏi cái lỗ tai dễ “bắt” nhạc của tôi, để rồi  bản thân tôi sẽ không quá buồn bã, u sầu khi cầm trong tay cái sự vụ lệnh trình diện đơn vị mới, Tiểu đoàn 20 Chiến tranh Chính trị vào hạ tuần Tháng Chạp Ta, ngay ngày đưa ông táo; chính xác là tuần lễ cuối của năm đó. Và nếu cái anh chàng  nhà thơ đó, khi “Mai xa lắc trên đồn biên giới”, ít có dịp về thăm qua phố bụi bùn mà đã thấy “đời còn dễ thương” (hay Em dễ thương?) thì tôi, dù gì cũng là một tay đàn quọt quẹt chút đỉnh,  biết ca hát om xòm, đồng thời sáng tác hay tối tác nhạc gì cũng được, chả lẽ không nhìn thấy các em gái trên cao nguyên đó… dễ thương hết sức hay sao?!... Xin thưa, “Em Pleiku”, với tôi, còn dễ mến, dễ thương và đáng yêu không biết chừng nào!! Tưởng chừng như, nếu không có Mùa Hè Đỏ Lửa 72, thời thân tôi, khó lòng mà tránh khỏi chuyện: 


“Pleiku đi dễ khó về.
Trai (lính) đi thời có… vợ!”...
Mà gái về thì… có… ít khi lắm!!

Con gái thời kỳ đó, ở những miền xuôi khác, có em nào khơi khơi mà mò lên thành phố lính Pleiku làm gì. Trừ khi muốn… ”Tìm chồng giữa chốn ba quân”!

Nhưng đó là chuyện của những tháng ngày về sau trong một đề tài khác, khi tôi đã trở thành một khách… quen, vừa đi lên đi xuống hà rằm, lại thêm đi lòng vòng, trăm lần nghìn lượt trong suốt hơn hai năm rưỡi trời ở đây mà không… lãng phí một ngày nào dù đó là ngày đang có lệnh cấm trại!…

… Tự hỏi cũng chỉ làm bộ hỏi chớ thú thiệt, nhờ có thói quen và thú vui đọc nhựt trình hằng ngày, kể từ tuổi thiếu niên, nên trong đầu tôi cũng có ít nhiều lơ mơ mường tượng về cái địa danh mình sắp tới để trình diện đơn vị mới sau những ngày tháng miệt mài rèn luyện nơi hai quân trường Quang Trung, Thủ Đức; rồi thì là ở trung tâm huấn luyện cán bộ Chiến Tranh Chính Trị Lam Sơn trong vòng thành trại Lê Văn Duyệt.

Pleiku. Đó là một tỉnh thuộc cao nguyên Trung phần. Đồng thời, cũng là tên gọi  một thành phố mà vẻ ngoài chỉ như một thị xã nhỏ, thủ phủ của Quân Đoàn II & Quân Khu 2. Đây là thành phố của lính. Là nơi có thắng cảnh Biển Hồ khá mênh mông, hùng vĩ vào bậc nhất miền Nam VN. Là nơi có ngọn đèo nổi tiếng An Khê, về mạn đông nam thành phố trên quốc lộ 19 xuôi xuống Qui Nhơn, bởi một trận phục kích long trời lở đất của Việt minh choảng nhau với lính Tây thời đất nước còn thuộc Pháp. Sống còn trong trận chiến đẫm máu nầy đã khiến một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết feuilleton của nhật báo thời trước đã lấy địa danh An Khê làm bút hiệu…

Khi cầm tờ sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 20 CTCT trên Pleiku từ Tổng Cục CTCT tại Sài Gòn, tôi rầu rĩ như lính thú ngày xưa sắp phải từ giã vợ con đi trấn thủ lưu đồn, với “ngày thời canh điếm tối dồn việc quan. Chém tre đẵn gỗ trên ngàn…”. Chuyện nầy thời không có đâu! Vì dù sao tôi cũng là sĩ quan CTCT chớ bộ!  Còn thì, vợ con chưa có nên trong ruột chỉ sầu não vì sẽ phải xa gia đình, xa bè bạn báo chí văn nghệ văn gừng mà thôi. Và cuối cùng là xa Gia Định, Sài Gòn. Nơi chôn nhau cắt rún mà tới thời điểm đó, tôi chưa hề từng bị xa bao giờ. Nhứt là cận kề những ngày thiêng liêng, Tết dân tộc sắp tới. Tuy nhiên, dù bịn rịn với một em gái Trưng Vương sắp trở thành là em hậu phương cách mấy, tôi cũng không dám nấn ná trễ hạn kỳ ghi rõ ràng trong sự vụ lệnh, đúng nhằm ngày thứ bảy. Là tân sĩ quan, tôi phải thi hành nghiêm chỉnh pháp lệnh nhà binh. Biết vậy nên tôi đã đi mua vé máy bay trước cả tuần. Hàng không Việt Nam, tất nhiên. Chuyện nầy tôi chơi sang. Thay vì mang sự vụ lệnh ghi danh, đi máy bay quân sự, tại văn phòng chuyển vận trung ương nơi đầu đường Trần Quốc Toản cũ; do sẵn mới lãnh lương… lính nên tôi… tính liền! Trình diện đơn vị đáo nhậm bằng máy bay dân sự cho thoải mái.

… Đó là một ngày quá trưa Thứ bảy, gần cuối năm.  Đường phố Sài Gòn tấp nập xe cộ lẫn dòng người chen chúc đi lại. Tất cả hầu như vẫn điềm nhiên, vui vẻ đi mua sắm chuẩn bị cho những ngày Tết đang đến gần dù đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh, khi tôi khăn gói tới phi trường Tân Sơn Nhứt. Với tôi, đó là lần đầu tiên trong đời đi bằng phi cơ. Tuy có một chút gì đó lo lắng vu vơ, nhưng cảm giác nầy chìm xuống hoàn toàn bởi một niềm xao xuyến , xốn xang không đâu, trào dâng phủ trùm tâm hồn tôi khi máy bay cất cánh. Tối cố nhắm mắt, ngăn không cho mình nhìn xuống thành phố thân yêu, nơi ôm ấp tôi suốt hơn hai mươi năm đầu đời với biết bao tình thân kỷ niệm, qua khung kiếng tròn sát bên ghế ngồi, dù với tâm trạng luyến lưu, giã từ lần chót…

Suốt gần hai giờ bay của chiếc DC 4, tôi hoàn toàn chìm trong cơn trầm tư mông lung, không ngủ được nhưng vẫn cố nhắm mắt. Cho đến khi có tiếng của cô tiếp viên, qua loa phóng thanh, vực tôi bừng mắt. Cảm giác tai ù khi máy bay đang hạ dần cao độ. Tôi làm theo cho giống ông già đồng hành bên cạnh, thắt dây an toàn. Qua vòng tròn kính, nhìn lên là lớp lớp những dãy mây mù xám đục. Còn ngó xuống, tôi thấy cả một màu xanh ngắt của cây rừng xen lẫn với những khoảng đồi trơ màu đất đỏ cùng những lùm cây thâm thấp.  Thấp thoáng trong tầm mắt là một vài khu nhà sàn biệt lập, trơ trọi trên những ngọn đồi thưa cây cỏ. Ý chừng là các buôn người Thượng. Khi tôi trông rõ dần cả một rừng nhà cửa nhấp nhô trên một vùng đồi khá lớn, tương bối bằng phẳng, cùng mấy con đường có cây xanh đứng lặng im hai bên lề thì cũng là lúc thấy được đường băng của phi trường trước mắt khi nhìn xeo xéo mặt tròn cửa sổ. Vài hôm sau tôi mới biết đó là phi trường Cù Hanh, sân bay duy nhứt của Pleiku, dùng cho quân sự lẫn dân sự.

Pleiku đây rồi! Quê hương thứ nhứt trong đời lính của tôi đây rồi!

Cảm giác đầu tiên khi rời cửa máy  bay bước xuống sân phi trường là  một cảm giác khó quên với tôi. Lạnh tái lạnh tê. Lại thêm từng luồng gió đông vù vù quất vào mặt buốt giá, tưởng chừng có thể cắt được da mặt ra. Thật sự, trước khi đi tôi đã nghe nói Pleiku lạnh lắm. Hơn mùa đông Sài Gòn nhiều. Cả Đà Lạt nữa! Nhưng không dè nó ác liệt như vầy. Đã vậy, khi đi tôi ra vẻ lịch sự, nho nhã. Như công chức. Mặc phong phanh quần áo dân sự. Lại không cả khoác áo ấm… Hậu quả là  quai hàm tôi đánh bò cạp không sao kềm được. Tôi run rẩy chui thật mau lên chiếc xe đưa rước khách về trạm của hãng máy bay. Không gian đã ngã màu chiều. Mặt trời cao nguyên thấp xuống vội vã. Cơn lạnh theo lên xe tấn công vào hai buồng phổi  làm tôi húng hắng ho. Nhưng hình như cũng có một vài khách khác trên xe cũng bật ho khan như tôi. Điệu nầy thì tệ hại thiệt. Chưa trình diện, chưa công tác ngày nào cho đơn vị mà đã muốn nhuốm bệnh thì còn gì là thân ”Cà Tong Cà Teo” như “Con Tôm Con Tép” để “cố gắng” đây?!...

Xe chạy. Tôi bần thần nhìn về phía tay phải. Trên một ngọn đồi rộng lớn, phẳng phiu, hùng dũng một tòa nhà lớn hai từng với bề ngang kéo dài cả trăm mét và quanh nó, bên hông và sau lưng, còn có nhiều dãy nhà xây, nhà tiền chế khác mà qua dò hỏi trước, tôi biết chắc chắn đó là doanh trại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II cùng các đơn vị nhỏ phụ thuộc, nơi tôi sẽ trình diện.

Nhìn thấy hình dáng bề thế của doanh trại mà mình sẽ được đồn trú trong đó nay mai, dù xa gần nửa cây số, tự dưng tôi lên tinh thần, tỉnh rụi. Cơn lạnh quên mất. Và mấy tràng ho cũng qua đi. Dù gì trong người cũng có tiêm đầy đủ thuốc chủng TAB hồi mới vào Quang Trung rồi. Đâu dễ gì bệnh hoạn dữ vậy!

À á!... Nói đến cái vụ chích ngừa TAB, tôi xin lạc đề ít dòng một chút ở đây. Một số các tân binh bạn, sau khi chích, bỗng nghe “hôi cơm tanh cá”, khai bệnh ăn cháo, bỏ cơm liền trong một hai ngày vì các bạn nầy cảm thấy khó chịu, se se người vì “thuốc chạy”(?). Không nhớ kinh nghiệm ai chỉ bảo hay đọc thấy ở đâu, ngay khi vừa chích xong, tôi chạy vòng vòng trong sân trại cả chục vòng. Sau đó lại hít đất liên tục đến khi không còn hít nổi. Nhác thấy khoảng sân trước phòng chích có chiếc xà đơn tập thể dục, tôi phóng lên chụp xà rồi gồng tay hít như điên. Hai bắp chuột tay căng nhức, lỗ mũi thở phì phò như trâu, còn mồ hôi thì tươm ra nhễ nhại. Mấy bạn tân binh khác nhìn ngó, lấy làm lạ, tưởng tôi khùng điên hay “mát dây”, cười. Dĩ nhiên tôi đâu có mà khùng! Vì kết quả  đã trả lời nhãn tiền sau đó. Mấy ngày kế tiếp tôi khoẻ như văm. Không chê cơm cá mối dưa leo, khai bệnh ăn cháo gì cả! Mà còn thao trường đổ thêm nhiều mồ hôi tập dượt hơn là đằng khác….

… Chỉ hơn mười lăm phút sau chiếc xe ca đưa khách đã vào tới thành phố bằng một con đường gần như  độc đạo vì chỉ thấy có một hai lối rẽ mà thôi. Con đường nầy, chỉ ngày sau sau tôi biết đó là đường Lê Lợi, có một nhánh rẽ chữ Y ngay cửa ngõ thành phố là đường Trịnh Minh Thế, chạy thẳng vào trung tâm thị xã. Với hai hàng cây dương, cây thông chi đó, che bóng mát quanh năm cho những tà áo trắng trong của nữ sinh trường trung học Pleime trên đường tan học về hằng ngày, mà chỉ thời gian ngắn sau, đã làm cho chàng sĩ quan trẻ là tôi nhiều phen lâng lâng tâm hồn, chôn chân ven đường để nhìn ngắm.

Xe đánh một vòng cua bồn binh nhỏ giữa thị xã rồi dừng hẵn lại trước một dãy phố thương mãi trên con đường Hoàng Diệu, trục lộ xương sống của Pleiku. Sau nầy, có lần tôi nghe một bạn nhà binh nào đó cao hứng xướng lên câu thiệu:

”Đường nào dài bằng đường Hoàng Diệu.
Gái nào điệu cho bằng gái Pleiku!”

Thiệt sai lệch hết sức. Có lẽ để cho câu nói được bắt vần với nhau mà thôi chứ chính xác, theo tôi, con gái Pleiku nề nếp, hiền lành và hầu hết rất giỏi giang. Bởi đa số là con cái của cánh nhà binh thâm niên phe ta. Số khác là con cái của các di dân từ miền Trung vào, từ vài tỉnh duyên hải lên.

Trạm hàng không chỉ là một căn phố nhỏ, thiết kế sơ sài, nhếch nhác như gương mặt chung của thị xã, đối diện với tòa nhà khách sạn có tên Hoàng Liên. Ngay bên hông khách sạn nầy, hướng ra chỗ bồn binh, tôi thấy có một rạp chiếu bóng mang tên Diệp Kính. Nơi mà sau nầy, cùng với rạp Thanh Bình trên đường Hoàng Diệu và rạp Diên Hồng trên khu Chợ mới, tôi là khán giả thường xuyên hằng tuần, bất kể phim gì.

Nhận hành trang từ quầy giao trả hành lý xong, tôi khệ nệ xách ra hè đường phố. Chỉ là một ba lô nhà binh gồm một ít thứ cần thiết mà tôi đã liệt kê tỉ mỉ trước khi dồn vào và một bao xách “ma-rin” hải quân căng đầy tư trang quần áo, vớ giày, mùng mền, sách vở  bên trong. Tôi lớ ngớ, lóng ngóng quan sát đường phố, thầm lo không biết có phương tiện nào để đi ngược về trại Quân Đoàn hầu trình diện cho kịp trước trời tối hay không. Dù vậy, tôi cũng có chút an tâm khi thấy trước mặt mình tấp nập người qua kẻ lại, nhứt là phe ta trong quân phục dập dìu. Vẻ mặt hầu hết đều có vẻ… nhàn nhã như những khách rong chơi, bát phố. Nơi tôi đang đứng đúng là trung tâm thành phố. Cạnh bùng binh, chênh chếch và đối diện rạp hát là một ngôi nhà thờ trông có vẻ cổ kính nằm bên trong một khoảng đất rộng cùng  một khu phố thương mãi tứ giác, đủ loại cửa hàng buôn bán đồ tiêu dùng lẫn ăn uống. Cả vùng  phố nầy, nhìn kỹ, đúng là không lớn hơn… một chiếc khăn tay! Chính vì vậy mà  chàng thi sĩ Biệt động quân của nhà binh chúng ta mới phóng bút thành thơ “Đi dăm phút đã về chốn cũ”!...

Tôi chợt nhớ, chiều nay thứ bảy cuối tuần, lại là tuần lễ cuối năm, tất nhiên anh em lính tráng mình cũng phải có những thời khắc thong dong vui vẻ chớ nếu không phải bị cấm trại hay có lịch trực, gác nầy nọ. Nên phố xá thật ồn ào, đông đảo người qua kẻ lại mua sắm thì cũng bình thường thôi. Đặc biệt tôi thấy họ bu quanh nhiều ở mấy chỗ bán quần áo, giày vớ, đồ tiêu dùng lỉnh kỉnh được người bán bầy biện trên những sạp gỗ đặt dọc theo lề đường, trước những nhà phố cửa hàng. Trông thiệt bát nháo nhưng cũng vui mắt.

Có một vài bạn lính đi ngang nhìn ngó tôi với chút ngạc nhiên như muốn chia sẻ điều gì đó. Có lẽ họ đoán hoặc nhận ra tôi là “em mới”, mới từ đâu xa xôi tới để trình diện đơn vị nào đó tại đây qua hành trang tôi mang theo. Đúng là lính mới tò te rồi, không trật vào đâu được. Chắc bụng họ nghĩ vậy. Tôi thừa cơ níu ngay một “khách lạ đi lên đi xuống” trạc tuổi tôi, hỏi:” Đường lên Quân Đoàn có xe nào chạy không, anh bạn? Tôi mới tới đây”.  Tuy bất ngờ nhưng anh bạn lính hiểu ngay tình thế, vui vẻ: “Có có. Anh băng qua bên kia đường. Chờ xe lam đi Biển Hồ. Nó sẽ tới ngay. Coi chừng hụt chuyến chót. Sắp tối rồi đấy”.

Tôi vội vã bê hành trang băng qua đường, quên ngay cả lời cám ơn. Thời may, đúng như anh bạn chỉ dẫn. Chưa đầy năm phút sau có một chiếc xe lam chạy tới. Tôi đưa tay ngoắc lia lịa. Cũng lại may, xe còn độc một chỗ, đủ trống cho tôi dồn bao hành trang. Phần tôi phải ngồi ké phía trước, bên tài xế. Tôi nói liền, không đợi tài xế hỏi: ”Tôi trình diện đơn vị ở Quân Đoàn. Tiền xe, tính luôn chỗ hành lý cũng được.”. Bác tài rồ ga, tỏ vẻ thông cảm, không nói gì, chỉ cười.

Chiếc xe lam rời khỏi thị xã hướng lên lộ trình đi Biển Hồ mà khoảng nửa đường, có thành Pleime, nơi tôi sẽ xuống. Tới lúc đó tôi mới thấy cảm giác lạnh lùa tới, giống như lúc vừa xuống máy bay, buốt cả mặt, tê cả hai bàn tay. Có lẽ vì xe vừa chạy ra khoảng lộ trống mênh mông, không có nhà cửa chi hai bên đường. Gió ù ù hú hai bên lỗtai. Mắt tôi hấp him nhưng vẫn còn nhận thấy những tia nắng mặt trời yếu dần phía bên trái của tài xế, về phía trời tây. Xe chậm dần lại rồi ngừng hẵn, bỏ cách khoảng, dưới cổng thành Pleime độ năm mươi mét. Tài xế nói: ”Chịu khó nghe em. Dừng xa cho an toàn”. Tôi xuống xe, hỏi giá, móc tiền trả. Bác tài chỉ lấy phần tôi, không tính bao hành lý. Tôi nhớ tôi có nói cám ơn. Xong, khệ nệ vác bao hành trang chậm rãi tiến về phía cổng. Một lính quân cảnh, từ chiếc cổng phụ nhỏ, bước ra, ra dấu tôi đứng lại. Tôi biết mình phải làm gì. Vội vàng buông bao hành trang xuống đất, móc lẹ chiếc ví, lôi tờ sự vự lệnh ra trình tay quân cảnh, đồng thời miệng nói vài thông tin cần thiết; luôn tiện hỏi vị trí trại của đơn vị  mình. Anh ta vui vẻ chỉ dẫn tôi và nói thêm: ”Xa đó nghe, chuẩn úy!”.

Xa thì xa. Dù sao cũng đã tới rồi! Tôi nghĩ bụng vậy. Trước mặt tôi là toà nhà của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II sừng sững, uy nghi trong tia nắng muộn cuối cùng của buổi chiều đang nghiêng dần xuống trên ngọn đồi dốc thoai thoải. Tôi cặm cụi rảo bước. Đôi chân lính mới rời quân trường mà. Năm ba trăm mét hay nửa cây số thì nhầm nhò gì! Lúc đó trời lại nổi gió. Lạnh ớn! Nhưng lạnh thì lạnh. Lòng tôi vẫn cảm thấy ấm dần trong một tâm trạng vừa có chút hồi hộp lẫn phấn chấn khó tả. Một thoáng thời gian rất ngắn nữa thôi, tôi sẽ về tới với đơn vị, sẽ được gặp những anh em chiến hữu cùng đơn vị, hoạt động cùng ngành với mình… Còn niềm hãnh diện và phấn khởi nào hơn dù chưa biết công việc cụ thể mà mình sẽ đảm nhận sau ngày trình diện đơn vị là phần việc gì, công tác ra sao…?

Trong khoảnh khắc của buổi hoàng hôn, thời điểm cuối năm ngày ấy, trong vòng thành Pleime, thủ phủ của Quân Đoàn II & Quân Khu 2 kiên cố, an toàn nầy, có một chàng sĩ quan chuẩn úy trẻ mới ra trường, với ba lô trên lưng cùng hành trang nặng trĩu bên vai, mạnh mẽ, bươn bả tiến bước về phía cổng trại đơn vị Tiểu đoàn 20 Chiến tranh Chính trị của mình trong tâm trạng vui tươi, bằng lòng tin vững chắc vào lý tưởng của ngành mình sẽ phục vụ, nói riêng; và niềm tin tất thắng sau cùng của chính thể VNCH, nói chung. Chàng sĩ quan trẻ đó, quý độc giả tất biết rồi. Là tôi đây. Hay là một bạn đồng ngũ, một Chiến hữu nào đó, cũng đúng thôi. Chúng ta là những quân nhân của Quân Lực VNCH. Chúng ta đã phục vụ trong quân đội toàn thời gian. Khi chưa vào quân ngũ, bất cứ khi nào rời gia đình để đi đến nơi nào đó, hết thảy đều nghĩ rằng: mình ĐI. Còn về, thì chỉ là VỀ với gia đình.

Nhưng, từ buổi chiều cuối năm ấy, tâm ý tôi hoàn toàn đổi khác rồi! Đi trình diện đơn vị mới, xa lắc xa lơ Sài Gòn, tôi lại nghĩ mình như đang Về Với Đơn Vị. Tâm trạng chẳng khác nào như đang Về Với Gia Đình vậy! Một Đại Gia Đình!!

Trong các Chiến Hữu, nếu cùng trải qua tâm cảnh nầy một ngày xa xưa nào đó, có ai có cùng cảm nghĩ như tôi không?...

Hồ Hoàng Hạ

Pleiku, thơ và thi nhân  2%20(2)
Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeTue Mar 17, 2015 10:38 am

Pleiku, thơ và thi nhân  Images?q=tbn:ANd9GcTK8N9OxGMEEEWZmI-4EBBfqa1nfjynya88LueBpRvycj_7C7Pg3g


PLEIKU, TRONG NỖI NHỚ
 
Nguyễn văn Đáng

Viết theo lời kể lại của một anh lính Không Quân thuộc Trung Tâm Tiếp Liệu Chuyển Vận/Không Đoàn Kỹ Thuật, Biên Hoà.
 
30 tháng 4, ngày nầy 37 năm về trước, như một cơn “Đại Hồng Thuỷ”, Cộng Sản Đỏ miền Bắc xua quân vượt vùng giới tuyến với đại “cuồng binh” trang bị xe tăng, thần công súng lớn súng nhỏ đủ loại khí giới giết người, huỷ hoại những cái gì tốt đẹp và đời sống thanh bình, đem đến cho dân miền Nam những tang tóc, đổ nát, chia lìa... Một ngày đau buồn khốn khổ nhứt cho đại gia đình miền Nam. Hàng triệu người dân phải từ bỏ tất cả tung ra những cuộc di cư tìm một thế giới tự do; biết là một sự mạo hiểm đầy gian nguy nhưng họ vẫn thử thách với số phận. Có người may mắn đến được bến bờ Tự Do, ngược lại phải bỏ mình trên Biển Đông hoặc trong mảnh đất hoan du rừng sâu nào đó trên hành trình. Số phận những người còn kẹt lại trong nước đã phải gánh chịu một sự trã thù vô cùng tàn nhẩn. Cộng Sản dùng từ “ mỹ miều”, để che đậy cái “ác tâm” mà chúng gọi là “đăng ký học tập ngắn ngày”. Học tập ở đây chỉ là bị chúng bỏ tù biệt xứ, đài đoạ, lao động khổ sai trong đói khát, không thuốc men khi bịnh tật, khác nào một sự “trả thù”! hèn.
30 tháng 4 nầy nhớ về ngày 30.4.75. Là những người may mắn thoát khỏi Cộng Sản Đỏ; chúng ta hãy cùng dành một phút nghiêng mình mặc niệm tưởng đến các vị danh tướng anh hùng, đã noi gương “Võ Tánh” tử tiết theo thành, đến các chiến sĩ anh hùng cầm súng chiến đấu thà chết không hàn giặc Cộng, đến các đồng bào gan dạ thà hy sinh mạng mình còn hơn sống với Cộng sản.
Chúng ta nguời dân Việt Nam đang có đòi sống TỰ-DO trên thế giới hãy lên án “những kẻ vô liêm sĩ" đã từng bị giặc Cộng rượt đuổi trốn chui nhủi, được thần Tự Do ra tay nâng đở cho được một đời sống sung túc hạnh phúc, nay quây lưng trở mặt với chúng ta, vì chút lợi nhuận, đi tưng bóc hùa theo Cộng Sản, ca ngợi ngày nầy, (30/4) là ngày “chiến thắng”. Nhứt là số nam nữ ca sĩ, doanh thương qua đường văn nghệ, họ vì tiền bạc mà quên đi cái ngày nào bị Cộng Sản lên án, phân biệt “nhạc xanh nhạc vàng”, văn nghệ đồi truỵ, bây giờ có ca sĩ vác mặt đến ca tụng cái “nghĩa địa hoành tráng” của Cộng Sản, mà không hổ thẹn.
Vô luân thay! Cho những kẻ “phản bội” nầy, lại ngu muội “nghe những gì Cộng Sản nói”.


Kính mời quí vị xem tiếp: Cộng Sản đã thí mạng bao nhiêu sanh linh, để đổi lấy Tỉnh Kontum-Pleiku (Vùng 2) để mở đường tấn công chiếm lấy miền Nam thân yêu của chúng ta.
 
Pleiku, thơ và thi nhân  56509783

Công Tác Pleiku
 
Rời Phù Cát từ sáng sớm, đoàn tăng cường thêm 2 chiếc xe (GMC), lấy từ Phù Cát, theo Quốc Lộ (QL) 19 lên An Khê, trên đường còn lưu lại nhiều dấu vết chiến tranh, nhiều nhà bị vết đạn trên tường, xác xe nhà binh bị đốt cháy nằm ngả nghiêng bên lề đường.
An Khê nằm trên QL 19, giữa Quy Nhơn và Pleiku, là một địa điểm chiến lược quan trọng trong thời chiến tranh. Quân Lực Hoa Kỳ lập một căn cứ lục quân, Sư Đoàn Đệ Nhứt Kỵ Binh đóng quân tại đây vào năm 1965, đến năm 1968, Lữ Đoàn 173 Dù Hoa Kỳ tiếp tục đóng chốt tại đây để ngăn chặn sự xâm nhập của quân đội Cộng Sản Bắc Việt xuống miền biển và đồng bằng. Từ trên cao nhìn xuống căn cứ còn thấy được đường bay và vô số doanh trại nằm phía dưới triền đèo.
Qua An Khê, đường tiếp tục đi lên, lên cao dần, xuyên qua nhiều vách đá núi. Khí hậu trở nên lạnh hơn, càng lên cao, càng thấy nhiều dấu tích tàn phá, huỷ hoại của cuộc rút quân khỏi Pleiku vừa qua. Bây giờ, chúng tôi bắt đầu lên xứ Thượng. Đường lên vùng cao có nhiều thung lũng và cầu bắc qua suối, phần nhiều cầu hư hỏng, ván lót bị long lở, hoặc bị mất, gãy gập ghềnh. Mỗi lần đi qua, phải thật hết sức cẩn thận, cứ lên cao rồi lại xuống ghềnh là một con suối chạy ngang, một lần đang đổ đèo, xe đang ngon trớn tuôn xuống gần hết đèo, bất ngờ, trước mặt chúng tôi là một cây cầu không còn ván lót, chỉ còn hai khung thành cầu chơ vơ trên con suối, tất cả chúng tôi đều hốt hoảng, vì với sức tuôn mạnh của xe đang đổ dốc ngon trớn mà đâm ầm vào thành cầu, lọt xuống suối, chắc không còn ai có thể trở về với vợ con, anh tài xế rà chân vào bàn thắng, tiếng xe gầm, lẫn mùi khét của bố thắng bốc khói, còn độ vài thước là đụng đầu cầu, anh tài xế nhanh mắt, bẻ tay lái sang lề phải vô đám rừng thưa, thì ra, ở đây đã có một con đường mòn vừa vặn cho chiếc xe tuôn vào. Cành cây, chồi quẹt vào thành xe bần bật, xe chậm rãi chạy bình thường, từ từ lăn bánh trên cát, băng qua suối, theo vết của những người đi trước, lên lề an toàn. Thật may mắn, thoát được hiểm nguy, chúng tôi ra khỏi xe, thở phào thư thả, mọi căng thẳng vừa rồi đã tạm qua, anh trưởng đoàn đến vỗ vai khen ngợi anh tài xế vài lời rồi mời anh điếu thuốc lá “hành khách”, chúng tôi tìm chỗ ngồi tựa nghỉ lưng, phì phà thuốc lá, trong khi anh tài xế chui xuống gầm xe, kiểm tra an toàn để còn phải tiếp tục leo đèo nữa.
Chợt đâu trong bụi rừng chồi, từ hướng suối đi lên, một người đàn ông Thượng, da đen xạm, chỉ đóng chiếc khố, người để trần, tay xách một con cá giống loài cá bông ở miền đồng bằng, tay kia anh cầm một cái “nôm”, chúng tôi vây quanh vừa xem cá, vừa xem người, đó là một con cá thật lớn, mà tôi chưa từng thấy bao giờ, nó to gần bằng bắp về người thường, một anh bạn tôi hỏi:
 - Có bán không?
 Với giọng miền Thượng “lơ lớ”, anh ta đáp:
 - Không bán! Không bán, đổi muối!
 Sau khi anh tài xế, kiểm tra xe xong, đoàn cũng tranh thủ …giải khát, lót lòng, chúng tôi tiếp tục lên đường, xe chạy không xa bao lâu bắt kịp người Thượng lúc nãy, tay vẫn xách con cá nặng nề, qua khỏi khu rừng chồi, đến một cánh đồng láng, một làng của dân Thượng, đồng loạt nhà sàn sát nhau, mái chóp cao, vách tháp bằng nẹp tre mây, một cái thang bắc ngay cửa ra vào để đi lên xuống, vài đứa bé trần truồng chạy đùa giỡn, cạnh cái cầu thang, hai cô gái Thượng, vào tuổi cập kê, đang cùng nhau giã thóc trong một cái cối bằng hai cái chày gỗ, ngực trần, đôi “non bồng" cùng nhịp nhàng theo động tác lên xuống.
 Anh bạn ngồi cạnh chợt hỏi tôi:
 - Đố bồ, tại sao mấy cô gái đó để trần
- Nóng nực
 - Không phải đâu, người Thượng có phong tục là “xấu che, tốt khoe”, mấy cô chưa chồng, họ tự hào là “của” họ đẹp, còn mấy người đã có chồng, có con, họ cho là xấu nên đem giấu đi, khác với dân miền quê của tụi mình, có con đem ra ngoài sân, ngoài ngõ, vác vú cho con bú. Còn độc hơn nữa là mấy bà mê "ông Tướng" (bài Tứ sắc) đang trong cuộc chơi, có cả đàn ông mà mấy bà cũng tự nhiên vạch vú cho con bú, rất tự nhiên.
 - Vậy chắc mấy ông thua "Đứt Chến"!
 Trong xe, mọi người lục đục tìm áo ấm mặc thêm, xe bắt đầu nặng nề leo dốc, tiếng máy nổ gầm gừ to hơn, bây giờ thì đi lên, đường rất nguy hiểm, nhiều khúc quẹo rất nhặt, hai bên vách núi càng lên cao, càng cảm thấy lạnh hơn, gió và khí lạnh bắt đầu thổi đến, gió giựt từng cơn, tạt rào rào qua khung cửa xe đóng kín. Chúng tôi lên đến đỉnh cao nguyên, ngọn núi cao Mang-Yang là một huyện thuộc Tỉnh Gia Lai, Kontum, dân số độ 45,000 phần đông là người thiểu số, Gia Rai và Barma, có diện tích 1,226 Km2. Tên Mang-Yang có từ tiếng người Gia Rai (có nghĩa là Cổng Trời). Mang-Yang nơi thường xuyên bị địch phục kích đánh trộm, bên đường còn nhiều xác xe nhà binh, xe đò, xe dân sự, nằm nghiêng ngửa bên triền núi.
 Lợi dụng địa thế hiểm hóc này, nơi đây quân đội Pháp cũng có nhiều lần bị phục kích, lần nặng nhứt vào ngày 24-7-54. Một trung đoàn quân đội Pháp được lệnh từ bỏ đồn An Khê, rút về Pleiku. Đoàn công-voa di chuyển trên Quốc Lộ 19, lên đèo Mang Yang, cách Pleiku khoảng 80km bị Việt Minh phục kích, chận đường nơi cây số 15, trận chiến diễn ra trong 5 ngày, quân đội Pháp chống trả quyết liệt, để giải vây, mở đường tiến về Pleiku, suốt con đường dài 55 km dầy đặt quân Việt-Minh, sau 5 ngày trung đoàn binh Pháp thua nặng số binh sĩ còn sống thoát chạy về Pleiku. Hiện nay quanh ngọn đồi nầy có nhiều “am thờ cô hồn” cho những người đã chết trong hai lần chiến tranh
 Chúng tôi an toàn qua khỏi đèo Mang-Yang đang tiến dần đến Pleiku, nếu không biết trên đỉnh núi cao vút kia đang có một thành phố thì chắc chắn không bao giờ tôi có thể tưởng tượng được là có sự sung túc của một thành phố. Từ dưới nhìn lên chỉ thấy một phong cảnh đẹp như trong tranh vẽ của một hoạ sĩ lừng danh, từng chùm mây trắng đục như khói sương vần vũ trên đỉnh núi chen lẫn với rừng thông xanh mượt trải dài theo triền núi. “Ôi! đẹp làm sao”. Một thành phố núi cao, thành phố đầy sương, quả là một nơi tuyệt vời cho những ai muốn sống gần thiên nhiên.
 Pleiku một thành phố nằm trên đồng bằng của những ngọn núi cao ở Trung Tâm Tây-Nguyên, Trung Phần Việt Nam thuộc tỉnh Gia Lai-Kuntom, cao hơn mặt biển 750m, có mặt bằng là 261 km2, nằm trên trục lộ đường Liên Tỉnh 19, hướng Đông giáp Tỉnh Bình Định, hướng Tây giáp nước Cambochia và đường Liên Tỉnh 14, hướng Bắc giáp Kontum và hướng Nam giáp Ban-Mê-Thuộc, có dân số là 186.763 người, sắc dân chính là người Kinh, Balma, và Jarai.
 Sau hơn một giờ đoàn xe chúng tôi đi vào cửa ngõ thành phố, nhằm tháng Mười trời cuối Thu nên đêm xuống mau. Những tia nắng chiều ẻo lả vẫn còn đủ cho chúng tôi nhìn quanh thành phố là một vùng đẹp của quê hương, cây xanh đang chuyển mình thay lá, những chiếc lá úa vàng hồng nhiều màu sắc một cơn gió vô tình cuốn lá rơi lã chã trên đường phố vắng người qua lại. Đánh một vòng qua cái giếng nước (fountain), trên con đường chánh của thành phố, những cây phượng vĩ cũng đang chuyển mình thay lá với cành còn đầy nụ hoa đỏ, giống như những tàn lọng to vươn ra như đôi tay khổng lồ dang rộng che chở cho mái Nhà Thờ cao ngất nóc hình chữ “V” ngược, xây cất theo kiểu Châu Âu vào thời Pháp Thuộc.
 Đoàn xe ra ngoại ô đi về hướng Phi Trường Cù Hanh, cách thành phố 10km, dọc hai bên đường nhìn thấy nhiều trái xu-xu xanh mướt lủng lẳng đeo theo những dây leo kết chằng chịt quanh hàng rào. Nhà nào cũng có trồng xu xu, đu đủ, đậu rồng trái to, nơi đây (Pleiku) đất đỏ và dẻo mưa trơn trợt như trét “mỡ bò” lại rất thích hơp với loại rau trái nầy, người ta nói “chỉ cần bỏ hột giống xuống tự nó mộc lên và sinh quả”. Đi ngang qua một vườn trồng khoai mì (sắn), có lẽ đang đúng mùa thu hoạch vô số thân cây bật gốc nằm ngả nghiêng trên mặt đất, nhìn cảnh nầy nhắc tôi nhớ lại lời của một anh cố vấn “xây dựng nông thôn” lúc làm công tác về miệt thôn quê ở Xã Hiệp Hoà, Biên Hoà, anh nói: “Đất ở xứ nầy tốt lắm , chỉ cần cắm một cái "que" xuống là có ăn”. Ý anh nói “que” ở đây là một khúc thân cây khoai mì (sắn).
 Xe chúng tôi tiếp tục đi về hướng phi trường, trước mặt chúng tôi từ xa, bốn giàn ‘radar” có hình bầu dục, trắng như bạch kim, to lớn khổng lồ sừng sững vượt lên như thi đua cùng núi cao, phản ánh nắng mặt trời lấp lánh như hàng vạn tấm gương phát ra ánh sáng lập loè. Ngừng xe ngay trước cổng phi trường, anh bộ đội nhảy xuống làm thủ tuc an ninh; nhìn qua cửa sổ, bỗng tôi thấy có bốn thanh niên trên người chỉ mặt cái quần “xà lỏn” che thân, họ đang ngồi chồm hổm hai cùi chỏ gác lên hai đầu gối, đầu cuối thấp, thân người co cụp lại để tránh những mũi nhọn kẽm gai đang lơm chởm trên đầu và chung quanh họ, các anh nầy bị nhốt trong cái rọ “hay chuồng cọp” chiều cao độ một mét, ở giữa ban ngày nắng nóng, đêm xuống thì rất lạnh của núi rừng Cao Nguyên. Tại sao họ lãnh cái hinh phạt tàn nhẫn như thế! Giữa người với con người sao nỡ đối xử tàn tệ như thuở còn man di, lạc hậu! Chúng tôi chỉ biết nhìn họ mà ái ngại, ! tội nghiệp, không ai dám mở lời hỏi tai sao?
 
 (Phi Trường Pleiku còn có tên gọi là Phi Trường Cù Hanh. Vào thời gian Cộng Sản Bắc Việt mở màn những đợt phá hoại, tung ra nhiều trận tấn công lớn vào miền Nam Việt Nam. Vào năm 1962, Phi Trường Pleiku là Căn Cứ 62 Phi Đoàn Quan Sát của Không Quân Việt Nam, với loại phi cơ L19 Cessna, tình hình chiến tranh ngày càng leo thang, đến 1964, một phân-Đoàn chiến đấu cơ A1 Skyraiders từ phi trường Biên Hoà được đưa ra yểm trợ. Từ đấy, Căn Cứ 62 được tăng cấp số lên gọi là: Không Đoàn Tác Chiến 62. Binh đội Cộng Sản Bắc Việt càng tăng cường, xâm nhập vào miền Nam qua biên giới Lào, Cambochia. Pleiku là tuyến đầu chận sự tràn qua biên giới của quân Cộng Sản Bắc Việt. Do đó phi trường được nâng cấp, bành trường lớn hơn. Không Quân Hoa Kỳ xây lại mặt bằng nối dài đường bay lên 1,829m, và các hạ tầng cơ sở được xử dụng chung giữa Không Quân Việt Nam và Không Quân Hoa Kỳ.
  Ngày 6-2-1965, phi trường bị tấn công, pháo kích nặng, cộng quân bám sát vào hàng rào phi trường, nhưng bị hoả lực phòng thủ vòng đai chận đứng. Không có trận nổ súng nào mà không đổ máu. Kết quả Không Quân Hoa Kỳ bị 9 tử trận, 128 bị thương. Thua keo này, VC bầy keo khác, chỉ chực ăn tươi nuốt sống Pleiku, vì nơi này là một chướng ngại lớn cho ý đồ đưa binh đội Bắc Việt đi xuyên qua Lào và Cambochia, theo Đường Mòn Hồ Chí Minh (xưa Việt Minh gọi là Đường Trường Sơn) tràn xuống đồng bằng và tiến xa hơn nữa là vào miền Nam. Quan sát tình hình chuyển động quân sự của Bắc Việt quanh vùng, Cố Vấn Trưởng của Vùng II, Quân Đoàn II Chiến Thuật và Trung Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Đoàn II cho biết tình hình trở nên nguy kịch trầm trọng, Cộng Sản Bắc Việt điều động đến khoảng 60,000 quân di chuyển vào vùng tam biên “Việt-Miên-Lào”, dùng chiến thuật “biển ngườ” công đồn, đả viện để biến Cao Nguyên và Kontum thành một Điện Biên Phủ thứ II, ông John Paul Vann, Cố Vấn Quân Sự Cao Cấp của Hoa Kỳ tiên đoán: “Cộng Sản sẵn sàng hy sinh 10,000 binh để chiếm cho được vùng Cao Nguyên, trận chiến sẽ trải dài từ thành phố Kontum đến Pleiku, tràn đến Bình Định…Mở màn cho ý đồ nầy, Cộng Sản Bắc Việt chọn một ngọn đồi cao nhứt trong vùng là Đồi 937. Sau tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), Bắc Việt đưa binh đội chính quy vào Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, chiếm những ngọn đồi cao nhứt để làm căn cứ chiến lược, ngọn 937, cao 937 mét, tính từ độ mức mặt biển, đứng riêng rẽ với các ngọn đồi khác, ngọn đồi này được bao quanh bởi những rừng cây dày đặc và tre rừng cao ngất trời, vì thế mà nơi đây rất khó dò tìm được mục tiêu, là một địa hình rất thuận lợi để lập căn cứ. Biết được ý dồ của Bắc Việt, quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà mở cuộc hành quân tiểu trừ.
  Sau lần đụng trận đầu tiên với binh Cộng Sản, do địa hình nhiều cây cao không tiện cho trực thăng vận đổ quân, vì vậy quân đội đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam phải bám lấy địch quân từng bước từ dưới chân đồi tiến lên, những trận chiến đấu cày răng lược, giáp lá cà... quyết liệt đến tàn nhẫn. Được sự yểm trợ mạnh của pháo binh và oanh tạc cơ, sau 15 ngày chiến đấu Cộng Sản rút binh chạy sang biên giới Lào. Đại đội C (Charlie là mật mã liên lạc qua vô tuyến) tiến chiếm ngọn đồi đầu tiên, lấy tên “Charlie” đặt cho Đồi 937. Kiểm diểm sau cuộc chiến tìm thấy: 65 xác binh sĩ Bắc Việt rải rác quanh vùng, nhiều nón cối, súng AK47, lựu đạn chày và nhiều cuộn băng cứu thương đẫm máu; vô đến trung tâm đồi đếm được 15 binh Bắc Việt chết treo lửng lờ từ ngọn cây, những người nầy là xạ thủ đại liên, bị xích chân vào súng lớn. Sau khi kiểm điểm ngọn đồi có tất cả 633 xác chết binh Bắc Việt, nhưng không thể đoán biết đươc bao nhiêu người bị thương được mang đi, và số người chết vùi dập bởi đại pháo làm sập hầm trú ẩn. Thiệt hại về phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà :73 người chết, 372 người bị thương. Sau khi làm chủ ngọn đồi, quân đội Hoa Kỳ còn đặt thêm một tên cho ngọn đồi là “Hamburger”.
 Trận chiến thắng đồi Charlie đã chứng tỏ sự vững mạnh của quân lục Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ, nhưng trái lại đã gặp không ít khó khăn ở truyền thông báo chí và Quốc Hội Hoa Kỳ, gây trong dân chúng Hoa Kỳ có phản ứng không tốt cho sự chiến đấu chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam. Do nhiều áp lực, nên Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Việt Nam quyết định bỏ Đồi Charlie, bàn giao lại cho Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, từ đây đảm đang việc phòng thủ giữ Đồi Charlie.
 Cộng Sản vẫn nuôi mộng đánh chiếm vùng Cao Nguyên Trung Phần để làm bàn đạp đánh xuống vùng đồng bằng, kế đó là miền Nam Việt Nam. Vào đầu tháng 2 năm 1972, binh Cộng Sản Bắc Việt theo con đường mà chúng đã mở sẵn từ tam biên (Việt-Miên-Lào) xuyên qua vùng đồi núi phía Nam Đồn Tân-Cảnh, cách QL14 độ 2km để tiến về Quân Đoàn II. Trong lúc nầy tình hình mặt trận Tây Bắc tỉnh Tây Ninh bị áp lực mạnh của Cộng Sản và An Lộc đang bị địch bao vây, nên Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù được điều động về giải vây. Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II xin tiếp viện, Sư Đoàn Dù phái Tiểu Đoàn 11 Dù, chỉ huy bởi Trung Tá Nguyễn Đình Bảo lên thế chổ trấn thủ Đồi Charlie. Binh Cộng Sản đoán được sự phân tán lớn của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, chúng liền cho mở mặt trận tấn công thăm dò, chiến sĩ VNCH ở đồi Charlie phải nhiều ngày oanh liệt “cắn răng” giáp chiến chống lại với chiến thuật “biển người” của binh Cộng Sản Bắc Việt để cố gắng giữ căn cứ. Nhưng cuối cùng, tất cả đã vĩnh viễn ở lại Charlie với cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, vị chỉ huy trưởng anh hùng cùng nằm lại với các chiến sĩ anh em đã anh dũng hy sinh.
 Sau Charlie, binh Cộng Sản tiếp tục trên đường tấn công, nằm trong chiến dịch “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Sư Đoàn 2 Cộng Sản được yểm trợ bởi chiến xa T54 ào ạt mở trận chiến vào hướng Tây của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 Bộ Binh tại Tân Cảnh, cách biên giới Viêt-Miên-Lào 5km, là nơi mở màn “Chiến Dịch Mùa Xuân" của Bắc Việt Cộng Sản. Mưa pháo 82 ly, hoả tiễn 122 ly kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, lúc 10:30 ngày 23-4-72 thì hầm chỉ huy hành quân bị trúng hoả tiễn, hệ thống điều khiển chỉ huy bị thiêu huỷ, nhiều sĩ quan chỉ huy bị thương nặng, đến 11:00 giờ đêm, cánh quân tiền phương của Cộng Sản bị Sư Đoàn 22 Bộ Binh phát hiện, cách Đakto 1km, có 3 chiến xa T54 yểm trợ, lập tức yêu cầu Phi Trường Nha Trang cho tăng cường phi cơ hoả lực (ÁC130 gunship) lên bắn cháy tất cả chiến xa T54 của Cộng Quân nhưng vẫn không chận được sự tấn công của binh Cộng Sản. Đến nửa đêm, độ một trung đoàn binh Cộng Sản ào ạt tràn vào tiền đồn Tân Cảnh, mặt khác một trung đoàn binh Cộng Sản thứ hai xuất hiện cách Tân Cảnh độ 3 km về hướng Tây Bắc, chúng tiến hành đánh chiếm QL14 cắt đường giao thông giữa Dakto và Tân Cảnh làm bốn đoạn, khiến cho sư liên lạc giữa hai thành phố bây giờ chỉ nhờ vào máy vô tuyến. Mặc dầu thời tiết xấu các phi cơ chiến đấu Skyraider A1E, A37 xuất phát từ Phi Trường Cù Hanh lên oanh kích Cộng Quân đang chiếm giữ QL14. Gần sáng Cộng Quân vừa pháo kích vừa xua quân vào Đồn Tân Cảnh, gặp phải hoả lực mạnh của các chiến sĩ Trung Đoàn 42 mãnh liệt chống trả, nhờ vậy Tân Cảnh đứng vững đến khi trời sáng. Trời sáng sương mù nhiều lại thấp không thuận lợi cho phi cỏ yểm trợ. Trước tình thế quân địch quá đông, về phía ta thì bất lợi vì thời tiết xấu, tướng Ngô-Dzu ra lệnh di tản chiến thuật Đồn Tân Cảnh và các đồn phía Tây QL 14. Cùng với đông bào lui về tái lập giới tuyến cách Kontum 20 km, chiến đấu dũng cảm của Trung Đoàn 42 Bộ Binh đẩy lui nhiều đợt tấn công “biển người” của Cộng Quân với khối bộ binh gấp ba lần và thêm 60 chiến xa T54 yểm trợ. Trận chiến kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ; ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 liên lạc được với căn cứ đến 8:00 tối ngày 24-4-72 thì mất liên lạc. Một số quân sĩ thoát khỏi quận Dakto về cho biết Căn Cứ Tân Cảnh đã bị Cộng Sản tràn ngập đêm 24 tháng 4 năm 1972. Sau khi hai quận Dakto và Tân Cảnh bỏ ngỏ cho Cộng Sản, thành phố Kontum càng bị áp lực nặng nề của quân Bắc Việt; con đường QL 14 nối liền giữa Kontum và Pleiku bị cắt đứt, Kontum bị cô lập, thiếu dầu thiếu điện, lương thực tiếp tế không đến được, phi cơ không đủ để chuyển lương thực, ngày càng khó khăn dân chúng phải di tản về Pleiku bằng phi cơ và đường bộ cách giữa Kontum và Pleiku 45 km
 Lần lượt Cộng Sản Bắc Việt chiếm các căn cứ quan trọng tiền đồn phòng thủ Kontum và Pleiku. Muốn tiến chiếm Kontum và Pleiku thì chúng phải triệt hạ một chướng ngại vật lớn là: Lệ Khánh, căn cứ nầy còn có tên là (Polei-Kleng.) Lệ-Khánh là tên một con đồi lớn, nằm về phía Tây Bắc, cách Thành Phố Kontum khoảng 22 km, chung quanh Đồi Lệ-Khánh có những đồi thông khác, nằm rải rác, tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng. Để ngăn ngừa mọi áp lưc của Cộng-sản đối với Kontum và Pleiku, trên đồi Lệ-Khánh quân đội Hoa Kỳ đặt một căn cứ hoả lực kiên cố. Doanh trại căn cứ xây theo hình tam giác, có một hệ thống giao thông hào chìm lẫn nổi, có 13 lô cốt phòng thủ quanh trại, căn cứ Lê Khánh có chức năng chận đứng mọi xâm nhập của Cộng Quân từ biên giới Lào-Việt-Miên qua Đường Mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy, bất cứ giá nào CS Bắc Việt cũng quyết tâm san bằng Lệ Khánh. Cộng Quân Bắc Việt khơi mào tấn công Lệ Khánh vào những ngày đầu tháng 5/72 bằng những trận pháo không ngừng nghỉ, với những đại pháo 82 ly và 122 ly, suốt tuần dồn dập rót đại pháo vào đồn Lệ Khánh.
Đến ngày 7-5-72 cộng quân tăng cường độ pháo kích nặng hơn, từ 8:00 sáng đến nửa đêm, chúng chuyển sang tấn công ở sườn phải vòng đai. Biệt động quân giữ vững vị trí, đánh trả nhiều đợt tấn công trong đêm, đến sáng Cộng binh lui binh để phục hồi lực lượng, để lại trên 300 xác treo rải rác quanh vòng đai phòng thủ. Sau một giờ kiểm binh, cộng quân tăng cường, tấn công tới tấp. Lần này, chúng dùng đại pháo 105 ly, rót hàng ngàn quả vào căn cứ hàng nhiều giờ, trước khi thả 20 chiến xa T54 yểm trợ bộ binh tấn công căn cứ. Mặc dù đã hết sức mệt mỏi, sau nhiều giờ chiến đấu không nghỉ, Biệt Động Quân sẵn sàng với M-72 chống chiến xa, đợt tấn công lần 2 này có 5 chiến xa T-54 bị bắn cháy, nhiều xác cộng quân ngã gục tại chỗ. Lần nữa cộng quân tháo lui, chiến trận giằng co mãi đến 20 ngày, binh sĩ BĐQ phải sống ẩn núp dưới những giao thông hào chìm để tránh mưa pháo liền tay của binh Cộng Sản. Quang cảnh đồi Lệ Khánh không còn được đẹp như tranh vẽ của trời Cao Nguyên nữa, căn cứ Lệ Khánh bi bầm dập thành mảnh bởi đạn pháo của cộng quân, kho đạn của đồn bị trúng pháo nổ tanh banh, trung tâm hành quân xụp đổ, những binh sĩ BDQ vẫn cô đơn kiên cường chống giặc, lương thực, nước uống dự trữ chỉ dùng đủ 3 tháng. Căn Cứ Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập, không tiếp tế, không tải lương được. Biệt phòng BĐQ vẫn chiến đấu, ai bị thương nặng thì nằm bệnh xá, còn cầm súng được, vẫn tiếp tục bắn địch quân, vợ con binh sĩ cũng tham gia chiến đấu, người tay súng, người tải thương, người tải đạn, người quan sát canh phòng, v.v.
Cả tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm, khi mặt trời vừa khuất bóng, những trái hoả châu thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng quanh căn cứ, một tiểu đoàn pháo binh của Sư Đoàn 22 bộ binh bên kia sông Poko bắn pháo yểm trợ cánh quân trú phòng chỉ độ 20km, xác địch quân rải dãy hàng rào phòng thủ hơn 20 ngày trước, giờ thì sình thúi, pha trộn mùi khói thuốc súng, làm cho căn cứ nặc nồng mùi tử khí. Từ ngày 20 cho đến về sau, căn cứ mất liên lạc với QĐ II, các đội cao điểm bị quân CS chiếm đặt cao xạ trực chỉ vào căn cứ, cây ăn-ten (antenna) dù căng lên lại là đích cho súng pháo của địch. Chỉ huy căn cứ Lệ Khánh quyết định rút lui khỏi căn cứ. Trong số các lô cốt, lô cốt số 13 là an toàn hơn, tiểu đoàn được lệnh sẵn sàng lên đường, đến gần sáng, phá hàng rào kẽm gai chằng chịt của lô cốt số 13, trong khi quân CS vẫn tiếp tục nã pháo như mưa vào trại. Toán tiền phong mở đường máu tiến ra ngoài, toán trước, trợ cho toán sau, dẫn dắt gia đình, binh sĩ và thương binh… thoát được ra ngoài vòng pháo của địch, hai toán chia nhau đi hai hướng khác nhau, nhờ liên lạc được vô tuyến gọi phi cơ quan sát vị trí địch quân, đem phi cơ oanh tạc cộng quân đang vây căn cứ. Hai cánh quân rút lui mãi đến chiều hôm sau mới đến con sông Poko, một cánh quân bảo vệ cho gia đình binh sĩ cố gắng qua sông để đến tạm trú tại căn cứ Liên Đội 385 Địa Phương Quân, một cánh vừa rút lui vừa chống đỡ yểm trợ cho đoàn qua sông, tiếng con nít khóc làm lộ mục tiêu, Việt Cộng rượt đuổi theo đoàn đang vượt qua sông, nhờ mùa khô, nước cạn ngang ngực nên cả đoàn và gia đình cũng lướt băng qua sông, một bà mẹ người Thượng đai đứa con còn trong nôi trước ngực, bị trúng đạn chết tức khắc nằm thả ngửa trên mặt nước, trong khi đứa con còn đang ngậm vú mẹ. Cộng Quân đuổi kịp đến bờ sông, chúng dùng súng cối 61 ly nã đạn, không chút thương tiếc vào đoàn vượt sông, thật dã man, giết chết cả đàn bà con nít, mặt nước sông Poka nhuộm đỏ máu của những người dân vô tội, 360 người cùng vượt sông, sang đến bờ chỉ còn lại 97 người sống sót.
Từ đồi Charlie, Dakto, Tân Cảnh, nay đến Lệ Khánh thất thủ, mục tiêu của CS là Pleiku, bây giờ còn lại Kontum, đầu giới tuyến, binh CS bắt đầu tấn công căn cứ 41 và 42 ,là hai căn cứ then chốt cho an ninh của QL 14 giữa Pleiku và Kontum cách nhau 15km, âm mưu của CS là cắt đứt mối tiếp tế, liên lạc, lưu thông giữa 2 thành phố, nếu 2 căn cứ then chốt nầy mất thì Pleiku sẽ rơi vào sự kiểm soát của CS Bắc Việt, vì vậy, một bên trong tư thế tấn công, một bên trong thế thủ, dù cho có bao nhiêu thân xác phải hy sinh. Vào lúc nửa đêm, cộng quân pháo hàng trăm quả vào căn cứ, sau đó một đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng và một trung đoàn trợ chiến, đặc công của Việt Cộng còn rất trẻ tuổi khoảng từ 15-16… đã bị chích thuốc kích thích, nên rất liều mạng sống, chúng đeo vào người khoảng 50 kg chất nổ, nhào vô hàng rào căn cứ tấn công, phá rào dọn đường cho trung đoàn bộ binh, có trung đoàn pháo yểm trợ, tấn công đẫm máu vào căn cứ ở hướng Đông, chiến sĩ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ hướng Tây đánh lên, nhờ sự quan sát tốt trên không của L19 và C7 chỉ điểm cho pháo binh yểm trợ rất chính xác, thêm hoả châu soi sáng vùng chiến địa, nhờ đó mà phi cơ C130 vũ trang (C130 gunship) và phi cơ oanh tạc F104 trực xạ chính xác vào các cánh quân Cộng Sản, trận chiến kéo dài đến sáng, Cộng Quân lơi tiếng súng, dần dần rút lui, biến mất vào các triền núi. Chiến sĩ các căn cứ hoả lực phải đi chôn 160 xác Cộng Quân quanh vòng rào phòng thủ và 40 xác khác trên bờ suối, nhiều xác đặc công CS còn trẻ trong lứa tuổi học sinh nhưng lại bị đem xử dụng liều mạng chết thật thảm thương. Sư Đoàn 23 Bộ Binh cho tăng viện về Kontum, cả một đoàn xe vận chuyển và các đơn vị Thiết Giáp đều bị phục kích trên tuyến đường dài từ Sơn Trà cho đến đồi Chu Pao. Vào đầu tháng 6, 1972 quyền kiểm soát đỉnh đồi Chú Pao bị rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.)
 
 - Ê! Ê! Nó đang dòm bồ cà.
 Anh bạn khều vai trong khi tôi đang suy tư nhìn những người đang bị đối xử tàn tệ trong cũi kia. Anh bộ đội mặc đồ chiến đấu màu xanh ô-liu, nón cối, đeo sao vàng nền đỏ trên vai đang đếm từng người chúng tôi. Xe tiến vô phi trường, đến khu nhà độc thân, đó là những dãy nhà tiền chế, sơn phết màu trắng, sạch sẽ phân ranh đều đặn bằng những hàng cây đu đủ hoặc chuối, đang được mùa sai quả, trước, sau, không một bóng người, cả một căn cứ mênh mông, lạnh tanh như nơi hoang phế, rác rến, giấy báo, gỗ ván, bàn ghế nghiêng ngửa, bàn ngồi cầu tiêu lăn lóc ngoài sân, chén đĩa bể tung tóe, có lẽ đó là dấu vết của cuộc tháo chạy, bị phá hoại, hôi của dữ dội vừa qua, sau khi QĐ II bỏ ngỏ.
 Chúng tôi được phân cho một căn nhà để nghỉ tại đây, thời gian là bao lâu thì không biết, phải xong hết việc mới biết có được về hay không. Ra công quét dọn, chúng tôi nhặt được nhiều sách, sách học tiếng Anh, văn thơ, tiểu thuyết, nhứt là loại tự luyện văn hoá, tự học. Tôi nghĩ, nơi đây, cảnh vật tịch mịch, quanh năm với núi rừng - một thành phố buồn - các anh chàng “hào hoa” lấy sách để tự trao đổi kiến thức, giải khuây. Vuốt lại tờ giấy còn dán ở vách, một câu thơ của ai đó còn lưu lại:
Bây giờ anh ở Pleiku
Cỏ xanh là núi, mây mù là sương….
 
Kẻng cơm reng lên. Chúng tôi tập họp để gặp trưởng đoàn, dặn dò những điều cần phải làm để giữ an toàn khi có báo động. Anh ta cho biết:
 - Vì bọn địch “FULRO” (Lực Lượng Biệt Kích người Thượng, được trợ cấp bởi Chính Phủ Hoa Kỳ) còn đang lẩn náo gần đây, âm mưu phá hoại chúng ta, nếu có báo động, các anh ở đâu thì cứ ở tại chỗ, không chạy lộn xộn ra ngoài, tránh lẫn lộn, nếu không bị địch đâm chết thì cũng bị bạn ta bắn lầm.
 Cơm xong trời đã tối, không đèn, phải nhờ mấy cây đèn bin, lấy đầy bi-đông nước chín, chúng tôi quay về chỗ nghỉ, tạm yên tâm và hy vọng sẽ có được một giấc ngủ ngon lành. Đã 3 đêm xa nhà, thật không nỗi buồn nào hơn! Những giọt mưa rơi chạm vào mái tôn ngân tiếng ton…ton… đều đều như nhịp đệm cho một bản nhạc buồn đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào mà không hay. Đang chập chờn, nửa tỉnh, nửa mê, bỗng tiếng còi “tu hít" rít lên vang dội, tiếng kẻng chất chứa xé màn đêm, chúng tôi tung mền ngồi dậy nghe ngóng. Im lặng, nhớ lời dặn ban chiều “Ở đâu, ở đó”, thì bên ngoài, tiếng chân chạy thình thịch, tiếng người la ó, tiếng cò súng lên đạn róch rách:
 - Đừng ra ngoài.
 Anh bạn tôi nhắc nhở khẽ. Không có chuyện gì xảy ra tiếp, báo động độ nửa tiếng đồng hồ kết thúc, có lẽ cũng gần sáng, tiếng chim rừng ríu rít vừa đánh thức chúng tôi dậy. Sau đêm nghỉ ngơi, thì bắt tay vào việc. Nhờ tập trung vào công việc, nên cũng tạm quên nỗi nhớ nhà, toán Biên Hoà chúng tôi được giao việc thống kê vật liệu trong các kho, các nhóm khác được phân công phục hồi máy điện, phục hồi cơ khí và phi đạo tháo gỡ vũ khí trên các phi cơ có vũ trang. Bây giờ, chúng tôi mới có cơ hội nhìn qua cảnh vật, còn nhiều phi cơ nằm ụ, nằm rải rác trên phi đạo, những C-48, C-130, C-141, trực thăng UH-1, nhìn thấy những chiếc phi cơ này còn “đứng vững” trên các “bánh đáp”, chứng tỏ chúng chỉ bị hư hỏng nhẹ, hoặc có cái con tốt. Có lẽ do vội vàng rút chạy chỉ được phá huỷ không triệt để, số phi cơ và các tài sản còn lại này đáng giá hàng khối "dollars" khổng lồ, đang chờ “chủ mới”! Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi thả nhau đi mọt sách cũ trong trại, hoặc đi bộ ra hàng rào phòng thủ, từ các vọng gác cao, nhìn xuống các cô gái Thượng tắm suối, giặt đồ, họ chỉ mặc độc nhứt chiếc xà rong, để ngực trần, vui đùa, tát nước lẫn nhau, đặc biệt không có đàn ông.
 Công việc tiến triển thật tốt, hàng thu nhặt được chuyển dần về Phi Trường Phù Cát, có lẽ những người “chủ mới” nầy xài lại hay bán đi các tài sản bạc tỷ đồng dollar nầy. Trong những chuyến vận chuyển tài sản về Phù Cát, ban đầu suông sẻ, bất ngờ, một hôm có tin xảy ra tai nạn, một chiếc xe tải GMC từ Pleiku đổ đèo Mang-Yang, xe đúng vào vách núi ở khúc quẹo ngặt, anh tài xế (lính KQ cũ) bị hất tung qua chỗ ngồi của người tháp tùng áp tải, anh cán bộ áp tải, bị văng qua thế chỗ người tài xế, anh bị cái "vô-lăng”(Volant) đập chết, người tài xế bị thương, tất cả đều được đem về Phi Trường Phù Cát, “Tử đâu, táng đó”, anh cán bộ được chôn tại đây, anh lính (KQVNCH) nằm điều trị đến ngày bình phục.
Tính ra, thời gian công tác đã ngoài 2 tháng, một hôm cuối tuần, chúng tôi được lệnh áp tải lương thực, theo xe đi chợ thị xã, nơi mà ngày xưa, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật trú đóng, ngày nào, đường phố rộn rịp, xe cộ nhà binh, dân sự, dân chúng và binh sĩ sinh hoạt tấp nập, vui vẻ, đời sống an lành, sung túc của thành phố màu xanh, bây giờ phố mưa buồn, ướt át, những con đường trơn trượt như trét mỡ bò mà vắng vẻ người qua lại, chẳng bù cho ngày xưa, khu vực này là Trung Tâm Thương Mại sầm uất, ồn ào..
 Nơi cái bồn binh phun nước (fountain) ở đầu con đường chánh, thẳng tắp, chúng tôi đang mệt mỏi với cái cần xé đầy rau quả trên vai, thì thấy bên vỉa hè gần đường có một cái quán lộ thiên, kê vài cái bàn, ghế con thấp lè tè gần mặt đất, một cô gái trẻ độ tuổi trăng tròn, trong bộ đồ bà ba, ngoắt tay, miệng mời chúng tôi:
 - Ngồi nghỉ chân, uống cà phê đi các anh. Tiện nơi ngồi nghỉ mệt, chờ xe đón.
 Chúng tôi ngó lẫn nhau như hỏi ý. Cô gái tiếp tục mời vồn vã luôn tay, luôn miệng:
 - Vô ngồi nghỉ mệt đi các anh, ở đây có cà phê cứt chồn. Đặc biệt ngon lắm.
 Người con gái miền cao nguyên, thanh nhã. Dáng cao, làn da trắng mịn, giọng nói miền Nam thanh tao, dịu dàng rất để gây cảm tình, không ai bảo ai, chúng tôi đồng loạt đặt cái “ của nợ ” trên vai xuống, kéo ghế ngồi quanh cái bàn con vuông vứt, anh bạn hỏi:
 - Cà phê cứt chồn là sao hả cô?
 - Là con chồn ăn hột cà phê, sau đó “Ị” ra, người đi rừng lượm về phơi khô, rang lên rồi xay ra cà phê.
 - Ở đây chắc có nhiều chồn lắm phải không cô?
 Chúng tôi cùng cười rộ, làm hai má của cô gái đã hồng lại hồng thêm. Lần lượt, cô bưng 5 tách cà phê đặt lên bàn, trong thao tác nhẹ nhàng, lịch sự, với những ngón tay thon thon, dong dài, búp măng.
 - Các anh người Miền Nam, Sài Gòn?
 - Còn cô quê ở đây? Cô có biết Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ở chỗ nào không?
 Không chút ngập ngừng, chứng tỏ là rất quen thuộc địa phương này, Cô chỉ về hướng xa xa trên con đường nối dài với nơi chúng tôi đang ngồi:
 - Đằng kia kìa, chỗ mấy ngôi nhà sập nát bình địa, còn lại mấy tấm tường vôi vàng lẫn trong đám cây, nơi đó là Quân Đoàn II, họ đánh nhau dữ quá, năm 72, rồi năm 75, họ bỏ hết không còn gì.
 - Rồi bây giờ còn lại cô.
 Cô gái lại thẹn thùng, cười mỉm, quay chiếc lưng “ong” vội vã vào trong. Nhìn thân hình người con gái cao nguyên với mái tóc dài kẹp thả lỏng tận thắt lưng, chiếc áo bà ba trắng chật vừa phải, ôm xát thân mình cô nổi bật những đường nét mà những phụ nữ thi hoa hậu cần phải có, chiếc quần đen láng lóng lánh, bóng lộn, ôm gọn cả thân mình tròn trịa, cân đối. Tôi nghĩ: Giá mà cô ta mặc bộ đồ tắm, thì chắc chắn không thua gì các nàng dự thi "hoa hậu" trên sân khấu để giám khảo ngắm nhìn, cho điểm, đôi má hồng, đôi môi đỏ tự nhiên hiện trên khuôn mặt tròn trái soan, đôi chân mày vòng cung hình lá liễu cân đối trên cặp mắt hạt huyền tròn xoe, ẩn hiện dưới cặp lông nheo cong vút, nhấp nháy, mỗi lần cô chớp mắt thì: ôi! Thật tuyệt vời.
 Thảo nào, lúc đang vào thời chiến tranh nóng bỏng ở vùng Cao Nguyên, một vị cố vấn trưởng đầy quyền lực trong tay đã phải luỵ vì tình với một phụ nữ của Thị Xã Pleiku.
 Ông John Paul Vann, trong thời gian làm cố vấn cho Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật, phải lòng một cô gái “má đỏ môi hồng” nên đã thay đổi cuộc đời của Ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái nầy, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận “Tòa Nhà Trắng ở Hoa Thịnh Đốn”, vì Ông đang là một nhân vật quyền thế đương thời, tình yêu này sẽ ảnh hưởng lớn trên vận mạng quốc gia bạn, mà giữa lúc Cao Nguyên trong cảnh khói lửa ngút trời chiến tranh, Ông đã nói lên tâm sự của mình, thổ lộ cùng mọi người về sự lựa chọn cho đời ÔNg: “Sau khi tình hình của Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng, tôi sẽ ở lại đây với nàng cho hết cuộc đời và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi”.
 Vì thế, từ lúc đó bạn bè của ông đều nghĩ rằng: ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chớ không phải làm cố vấn cho một quốc gia bạn. Sự ước nguyện của ông chẳng bao giờ thành. Vào “Mùa Hè Đỏ Lửa”, Bắc Việt Cộng Sản cho mở cuộc tấn công vào tận Thị Xã Kontum, Ông cùng người quan sát viên Hoa Kỳ trên chiếc phi cơ trực thăng, rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ở Pleiku đi quan sát mặt trận. Trên đường bay đi Kontum, chiếc trực thăng OH-58 bỗng phát nổ cháy trên bầu trời Pleiku, lúc đó là 9:20 đêm 09-6-1972, ông Vann, người quan sát viên và phi công đều chết. Tai nạn gây ra là lúc trực thăng bay trong mưa, sương mù, máy bay đang bay ở cao độ thấp nên đụng phải cây rừng mà nổ.
 Ông Vann được đưa về Hoa Kỳ, an táng tại Arlington National Cemetery, Tiểu Bang Virginia. Ông thọ 48 tuổi. Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăng cấp cho ông từ Đại Tá lên Cố Thiếu Tướng.

Sau buổi tiệc chia tay vào ngày cuối tuần, chúng tôi hớn hở thu dọn hành trang, nhìn lại lần nữa quang cảnh điêu tàn, xơ xác, vắng tanh, những chiếc phi cơ phơi mình, dầm mưa, dãi nắng, lòng chua xót cho những chiến lợi phẩm đáng giá bị bỏ phế này.
Từ giả phi trường chúng tôi phải đi qua một vòng nữa: xuyên qua thành phố, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nơi bị san thành bình địa, chỉ còn lại những đống gạch vụn to tướng. Nơi đây ngày xưa, đã từng là đầu não chỉ huy chống lại những cuộc lan tràn xuống miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng bây giờ thời oanh liệt nay còn đâu? Tất cả đã tan tành trong khói lửa, máu và chết chóc. Con lộ dẫn chúng tôi quanh trở lại vùng bồn binh, nơi quán cóc bên đường mà anh em chúng tôi đã có được một lần cùng ngồi uống tách cà phê thơm có cô chủ xinh đẹp. Cuộc gặp gỡ như bèo nước, mây trôi, rồi vĩnh viễn không còn gặp nhau nữa.
Mặt trời vẫn mọc trên cao, sinh hoạt đời sống con người vẫn tiếp tục bình thường, dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
Không phải chỉ có Ông Tướng Cố vấn cảm nhận được cái đẹp, cái thuỳ mỵ dễ thương của người con gái Pleiku, mà nhiều du khách đến đây, dù chỉ một lần thôi, cũng phải cảm xúc trước cái đẹp của người, của cảnh vật thiên nhiên, của cây xanh, núi cao mây phủ mù mờ. Trước những cảnh đẹp xúc tích, hữu tình này, nhà thơ Vũ Hữu Định đã không cầm lòng, bộc phát một bài thơ mô tả gần như thật của sự quyến rũ ở đây:
 
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
 
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong
 
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng
 
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên
 
Thơ: Vũ Hữu Định, Phạm Duy: phổ nhạc
Ca sĩ: Sĩ Phú, Khánh Ly, Thanh Lan….
 

Pleiku, thơ và thi nhân  24682475
 
Sách Tham Khảo:
· “Chinh Chiến Điêu Linh”: Kiều Mỹ Duyên
· A Bright Shinning Live: Neil Sheelan
· Việt Nam War
 
Cáo lỗi: Về tên họ nhân vật trong bài chuyện kể này là những tên họ không thật, nếu có sự trùng hợp, thành thật ngoài ý muốn.
 
- Thành thật cám ơn, những chỉ dẩn bổ ích.
Nguyễn văn Đáng.


Pleiku, thơ và thi nhân  56652786
Trại Lệ Khánh LLDB/BDQ/BP
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeThu Mar 26, 2015 1:34 pm


Phố Núi Pleiku Trước Tượng Đài Việt Mỹ Tổ Chức Lễ 40 Năm Tưởng Niệm Quân Dân VNCH Đã Bỏ Mình Trên Tỉnh Lộ 7


21/03/2015

Westminster (Bình Sa)- -Trưa Thứ Sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Hội Phố Núi Pleiku đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Dân, Quân, Cán Chính và đồng bào đã bỏ mình rong cuộc di tản Quân Đoàn II và các Tiểu Khu Pleiku, Kontum trên Liên Tỉnh Lộ 7B vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975.

Tham dự Lễ Tưởng Niệm có qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn, Ông Thị Trưởng Thành Phố Westminster Tạ Đức Trí, cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, qúy vị quan khách, qúy vị Đại diện Tập Tể Chiến Sĩ, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, qúy vị đại diện các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, qúy hội Đồng Hương và rất đồng đồng hương, đa số là những người trong hội Phố Núi và Tiểu Khu Pleiku có nhiều người về từ Houston TX, Florida, Minnesota, Toronto Canada….

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0214
Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Theo Không Quân Võ Ý, Trưởng Ban tổ chức cho biết, đây là lễ tưởng niệm lần Thứ 2 sau 40 năm tại hải ngoại.

Điều hợp chương trình khai mạc ông Trần Vệ. Chương trình tiếp do Không Quân Võ Ý và MC.Ngọc Liên điều khiển chương trình.

Sau nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm, Nhà Văn Phan Nhật Nam lên trình bày về “Giữa Sự Chết, Trên Quê Hương Dọc Tỉnh Lộ 7B” ông cho biết:

“Khổ Đau/Sự Chết nơi chiến trận Đồng Xoài 1965 chỉ là khúc dạo đầu phần bi thảm với những người lính tử trận. Cuộc tàn sát Mậu Thân, 1968 cũng trong giới hạn của ngàn người dân Thành Phố Huế bị đập đầu, chôn sống. Và cho dẫu ngọn lửa Mùa Hè 1972 gớm ghê khốc liệt bao nhiêu cũng chỉ bùng cháy, tiêu hủy các thị xã An Lộc, Kontum, Quảng Trị.. Hóa ra Địa Ngục Miền Nam không chỉ chứng ấy. Khổ đau Miền Nam không chỉ với vài ngàn, vài chục ngàn người chết, những thị xã bị tiêu hủy...

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0218

Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Tai ương Việt Nam/Thảm Họa Miền Nam thăm thẳm vô bờ với mùa xuân uất hận không thể nào quên. dẫu hôm nay 40 năm sau 1975. Đầu xuân năm 1975, cộng sản Hà Nội lập kế hoạch, bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975 mang mật danh là Chiến Dịch 275. Cuộc tiến công xử dụng các đơn vị cấp sư đoàn bộ binh Bắc Việt có chiến xa, đại bác nặng yểm trợ khởi cuộc nổ súng từ ngày ngày 10 Tháng 3 năm 1975 với mục tiêu là Ban Mê Thuộc, thành phố cực Nam của vùng cao nguyên.

Ngày 10 Tháng 3 năm 1975, quân đoàn Tây Nguyên dưới quyền tổng chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đến từ Hà Nội đồng loạt tấn công vào thị xã Ban Mê Thuộc với sư đoàn F10 làm mũi nhọn được hai sư đoàn 320, 316 tăng cường, và sư 341 làm tổng trừ bị, lực lượng cộng sản có khoảng 25,000 người được pháo binh, chiến xa nặng yểm trợ phối hợp. Đối lại tại thị xã Ban Mê Thuộc phía VNCH chỉ có khoản 1,200 lính chiến đấu trong tổng số lính hậu cứ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, lực lượng Địa phương quân TiểuKhu Đắc-lắc, và Liên Đoàn 22 Biệt động quân. Thế nên từ hai giờ sáng ngày 10 tháng Ba, giờ mở lệnh tấn công đến 5 giờ 30 chiều cùng ngày, thị xã Ban Mê Thuộc hầu như thuộc về phần kiểm soát của quân Bắc Việt cho dù Biệt Động Quân và bộ binh vẫn tiếp tục chiến đấu. Văn Tiến Dũng đã đi từ giấc mơ sang một vùng ảo giác vào những ngày sau khi được báo cáo: Quân Đoàn II tháo chạy! Dũng ra lệnh cho Sư Đoàn 320 băng rừng truy kích đoàn di tản và Sư Đoàn 968 từ Lào về trên đường bôn tập về hướng Pleiku cũng được lệnh đâm ngang từ ngã ba Thanh An chuyển hướng hành quân dài theo Tỉnh Lộ 7 xuống đồng bằng vùng duyên hải miền Trung.

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0224

Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Cuộc di tản dọc Tỉnh Lộ 7 theo lộ trình Pleiku-Phú Bổn xuống Tuy Hòa quá lớn với mối đau thương dài đặt trên hơn hai trăm cây số đường núi với hai trăm ngàn dân thường đi từ hai thành phố Kontum, Pleiku. Trời cao nguyên buổi tàn xuân gây gây rét vào sáng, càng về trưa nắng cao và nóng khô khan, đường bụi mù tung đỏ bám vào thành xe, nòng pháo, khí cụ, tóc và da mặt ngưi, vạn tròng mắt đỏ rực. Những tròng mắt mệt mỏi lo âu, tuyệt vọng. Phía sau lưng, thị xã Pleiku bốc lửa ngọn, khói đen đặc ngật ngật bay lên cao hơn đỉnh núi Hàm Rồng. Lửa lóng lánh ánh sáng kinh dị trong đôi ngươi những người lính Liên Đoàn 7 Biệt động quân, thành phần hậu vệ đoàn di tản.

Ngày 16 tháng Ba, Một Chúa Nhật điêu linh tan nát dọc con đường đỏ sẫm đất núi và máu rây. Đoàn di tản bị chận ở phía đông Củng Sơn, bị cắt rời ở quận Phú Túc, bị đuổi dập từ tây quận lỵ Phú Bổn. Xe tăng cán ngang lên GMC, xe GMC hất xe đò chở thường dân xuống vực thẳm, cũng hất luôn những xe jeep nhỏ, cán qua những chiếc xe Dodge 4 của địa phương quân chở những người già và trẻ em tan tác. Và cộng sản nổ súng.. 130 ly, 122 ly, B40, B41 cùng hòa vào nhau thành một luồng hỗn âm tan tác làm rung rinh sắc núi mờ nhòa ánh nắng. Mặt trời bị chìm khuất trong khói xám. Có xác bà già ngồi dựa bờ đất bên lề đường, người khô quắt không vết thương. Dấu hiệu sự chết chỉ được nhận biết nơi ổ mắt, mũi, miệng... Đám kiến rừng bò lúc nhúc quay quắt đánh hơi. Ba đứa trẻ mắt lạc thần ngồi nhìn đoạn đường hỗn loạn không cảm giác. Bé trai nhỏ nhất gục đầu trên gối chị ngủ lay lắt.

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0229
Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Bao trùm tiếng la khóc khản đặc của người có âm thanh của đạn súng sơn pháo nổ thật gần. Sư đoàn 320 Điện Biên bắn thẳng xuống đoàn di tản. Cái chết không đơn giản, mau chóng bởi súng đạn. Chết còn bị nhận chìm từ từ trong lòng chiến xa khi chiếc xe tăng chúc đầu xuống đầu cầu nổi bắc qua sông Ba. Chiếc cầu bắc vội mỏng manh không thể nào chứa nỗi sức nặng vạn con người, vạn chiếc xe.. Chiếc tăng M48 như khối đá ấn mạnh xuống lòng chén nứt vỡ. Trong lòng xe có tiếng người hét nghẹn, trên pháo tháp có đám người ngoi ngóp, người đạp lên đầu, lưng, vai người để được thở được sống thêm vài giây ngắn. Chiếc xe chìm xuống im lặng, kéo theo, mang theo, đè xuống rất nhiều thây xác. Xích sắt điên cuồng đào xoáy giòng sông máu sẫm làm quẫy lên, tung tóe những tay chân người kẹp dính đâu dưới lưn xe.

Cuối cùng đoàn di tản cũng về đến Tuy Hòa vào ngày 25 tháng Ba do Tiểu Đoàn 58 Biệt Động dẫn đầu. Hai-trăm ngàn dân theo lính chạy loạn từ Kontum, Pleiku nay còn khoảng sáu chục ngàn người. 200,000 trừ đi 60,000 vậy đã chết bao nhiêu? Không ai có thể tính chính xác được số dân thiệt mạng. Người chỉ biết và đau với trường hợp của từng người thân, của mỗi gia đình, của chính thịt da mình. Trong lòng người di tản từ cao nguyên đồng bằng trong tháng Ba năm 1975 hầu như ai cũng đọng khối máu uất nghẹn đau thương. Khối máu oan hờn của một dân tộc điêu linh chỉ khác người dân miền Trung chịu sớm nhất. Đau nhất.

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0232
Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Mùa Chúa chịu nạn giải cứu thế gian diễn ra cùng lần bức tử miền Trung. Khởi đầu buổi Đồng Tế tàn cuộc miền Nam. Bắt đầu từ Ngày 10 Tháng Ba ở Ban Mê Thuộc, dọc TỈnh Lộ 7 B, con lộ máu dẫn về miền duyên hải. Hóa ra không cần đủ hết tháng Ba, để tiếp theo tháng Tư thấm máu toàn miền Nam sụp vỡ.”

Sau đó là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm, trong nghi thức trang nghiêm đầy xúc động những vòng hoa được lần lượt đưa lên trước bàn thờ tổ quốc trong khói nhang nghi ngút. Những đơn vị đặt vòng hoa gồm có: Vòng Hoa của Hội Phố Núi Pleiku, vòng hoa của Sư Đoàn 6 Không Quân, vòng hoa Liên Trường Trung Học Pleiku, vòng hoa của Tổng Hội Biệt Động Quân và Tập san Biệt Động Quân, vòng hoa Tiểu Khu Pleiku, vòng hoa của Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị. Tiếp theo Ban tổ chức mời Hội Đồng Liên Tôn lên làm lễ cầu nguyện cho các vong linh đã tử nạn trên Tỉnh Lộ 7B. Tiếp theo qúy vị trong Hội Phố Núi lên niệm hương, trong phần văn tế cựu Thiếu Tá Nguyễn Đình Tuy đến từ Minnesota cùng gia đình để tham dự Lễ tưởng niệm, trong lời văn tế ông xướng lên thật cảm động đã làm cho mọi người phải ngậm ngùi nhớ về những ngày tang thương cũ. (Mặc dù năm nay đã 85 tuổi nhưng ông chưa bỏ sót một kỳ họp mặt nào của Tiểu Khu Pleiku và Phố Núi, ông là con chim đầu đàn để thắt chặt tình huynh đệ chi binh của Pleiku và Phố Núi.”)

Pleiku, thơ và thi nhân  Tinh-lo-7-dsc-0237
Tưởng niệm quân dân cán chính VNCH hy sinh ở tỉnh lộ 7.

Tiếp theo các đơn vị tham dự cùng thân nhân những người có người thân bỏ mình trên Tỉnh Lộ 7B lên niệm hương.

Trong lời phát biểu của quan khách, ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành Phố Westminster đã nói: “Cảm ơn hội Phố Núi đã cho ông có cơ hội để nói lên tâm tư của mình, ông tiếp Những người tử nạn trên Tỉnh Lộ 7B đã nói lên tội ác của cộng sản, mặc dù cuộc chiến khép lại sau 40 năm chúng ta mới thấy tập thể cộng đồng luôn luôn nêu cao chính nghĩa để tiếp tục tranh đấu cho Việt Nam sớm có tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng...”

Cuối cùng ban Văn Nghệ Hồn Việt và Ban Hợp Ca Phố Núi lên cùng hát bản “Chiến Sĩ Vô Danh” để tiễn đưa mọi người ra về.

Trong lúc nầy Hội Phố Núi cũng đã mời đồng hương thân hữu Pleiku tham dự đêm Hội Ngộ Phố Núi Lần III được tổ chức vào lúc 6:00 PM đến 12 giờ PM ngày Thứ Sáu, 16 tháng 3 năm 2015 tại nhà hàng P&N Restaurant.

Mọi chi tiết liên lạc về Phố Núi: Thu Đào (661)312-0660. hoặc vào trang Web: http://www.phonuipleiku.org
Email: pleikupn@gmail.com
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitimeSat Feb 25, 2017 3:52 pm

Pleiku, thơ và thi nhân  9k=

Pleiku, thơ và thi nhân

Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.
Với tôi, phố núi Pleiku gợi lại cho tôi rất nhiều vần thơ. Có thể là của riêng tôi mà cũng là của rất nhiều thi sĩ đã gần gũi với thành phố ấy. Thêm vào nữa, Pleiku còn là cả một kho tàng kỷ niệm của riêng tôi.

Ngay ngày đầu tiên đến Pleiku, tôi đã cảm thấy như mình là một dòng sông đang đến một khúc quành.
Năm tôi lên nơi chốn ấy, tôi vừa đến cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng. Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những điều mà mình thấy không vừa lòng. Tuổi trẻ lại hay thích thoải mái không ưa sự gò bó nên dù ở Nha Trang phong cảnh sơn thủy cũng hữu tình lắm nên khoái chuyện giang hồ lang thang. Ở đâu cũng xa nhà nên tôi tình nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi lập không đoàn thì cũng là một trong những sĩ quan thuộc hàng khai sơn phá thạch của đơn vị kỹ thuật ở đây…
Thời gian ở thành phố biên trấn này chỉ hơn hai năm mà sao tràn đầy kỷ niệm. Có những lúc, cơm xấy đồ hộp ngày này qua tháng khác mà vẫn vui. Lãnh lương xong, chỉ một vài ngày là sạch nhẵn, thế mà tối nào cũng lang thang ở phố đến nửa đêm mới mò về phi trường. Ở đây, biết bao nhiêu đứa bạn, buổi sáng còn đùa giỡn chọc ghẹo nhau mà vài tiếng đống hồ sau thân xác đã thành sương khói cho những phi vụ không về. Ở đây có sáng mù sương, thấy đời mỏi mệt như chiếc xe dodge của biệt đội ì ạch leo lên đầu dốc. Dù rằng lúc ấy tôi chỉ vừa hai mươi tuổi…

Cảm giác đầu tiên của tôi khi đến Pleiku thật là lạ lùng.
Ngày đầu tiên khi tôi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Phi cơ trực thăng khi bay qua Khánh Dương bị bắn và tôi hiểu chiến tranh đã đón chào tên lính trẻ làm thân lính thú đồn xa như thế. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc của Kim Tuấn, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,… Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm,… của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê… Tự nhiên tôi thấy mình thật gần gũi thân thiết với những vần thơ biết là bao nhiêu. Có lúc, tôi nghĩ thi ca là một phần đời sống mình…

Thi sĩ làm thơ cho Pleiku thì rất đông đảo. Và thơ hay cũng nhiều lắm, mỗi bài có ý vị riêng, có phong thái riêng. Tôi bắt đầu với nhà thơ Vũ Hữu Đinh...
Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chắng phải là ngoa ngôn, những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật không trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để tổng hợp thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người là thơ.
Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”

Hình như về sau này, khi chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh để trở thành một tài sản văn hóa của dân tộc...
Bài thơ này được trích đăng hoặc in trong nhiều tuyển tập thơ xuất bản ở trong nước, nhưng không phải là nguyên văn bài thơ.
Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là “mai xa lắc trên đồn biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“ Thì sửa lại là “mai xa lắc trên đồi biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“. Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán một người bạn thân cùng quê với anh đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau:
“với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của anh thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970 năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sôn Trà,... Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt anh lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan, quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!
Ông mất năm 1981 ở Đà Nẵng và có nhiều dư luận về cái chết của ông. Như ông đến nhà một người bạn văn chơi ở An Hải và vì nhậu qúa say trong lúc tìm chỗ đi tiểu thì bị té từ căn gác lửng xuống và chết. Một dư luận khác thì nói rằng trong cuộc nhậu ấy, ông bị một vài người cố tình từ trên gác xô xuống và bị ngã chết. Những người bạn ông thì nửa tin nửa ngờ và cũng hiểu rằng ở thời thế ấy thì chết vì bị cố tình mưu hại hay vì say mà té ngã cũng đều như thế, chính quyền không quan tâm và chỉ đau xót cho gia đình, bạn bè và những người yêu thơ ông …”

Thi sĩ viết về Pleiku như thế thì rất nhiều nhưng tôi cũng muốn nói về một thi sĩ mà tôi rất mê thơ của ông. Đó là Nguyễn Bắc Sơn…
Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người. Sống ở Pleiku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời. Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ…
Đọc bài thơ “Hoa Quì Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi. Cái lạnh, chưa hẳn là lạnh lẽo mùa đông, mà còn chứa đựng một chút nồng ấm nào đó của mùa hạ. Lạnh ở bên ngoài nhưng rần rần nóng hồi ở tim óc bên trong. Sương mù ban đêm trên đỉnh cao nhìn về phố buồn, tâm thức cũng ào ạt như sóng theo tầm nhìn vời vợi…

“Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm
Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó…”

Đọc bài thơ dài của Nguyễn Bắc Sơn tôi chỉ thấy có hai câu nói về mầu hoa quì vàng. Thế mà cái mầu sắc hoa man dã ấy chỉ một nét thoáng qua nhưng lại gợi nhiều dư âm. Mầu vàng, có khi là mầu vàng lạnh, nhưng có khi là mầu nóng chói chang của nắng:
“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”


Pleiku, thơ và thi nhân  Images?q=tbn:ANd9GcQ6_HtZCfB0peprPRh7IY86t5Rw7FuBSMeJJUqciBIfVI93NHYV

Hoa quì vàng? Một loài hoa có lẽ chỉ có ở Pleiku. Hoa quì vàng, một loài hoa nhỏ, cây từa tựa giống như hoa cúc, tôi đã nhìn thấy miên man mầu vàng khi trên phi cơ nhìn xuống. Mầu vàng, mênh mang trên những ngọn đồi loang lổ mầu xám của đá và mầu đỏ của đất. Hoa quì, lẻ loi một cánh trên tay thú thực cũng chẳng hấp dẫn lắm nhưng nếu bạt ngàn dưới cánh phi cơ, rào rạt trong nắng trong gió sẽ trở thành một ấn tượng khó quên cho cảm xúc. Ơi hoa quì, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quì vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn,…?
Người thơ kể chuyện của mình, một câu chuyện có lẽ rất quen tai của những người lính thú. Cũng đi xuống, đi lên, cũng loay hoay bồn chồn như những chàng gà trống...

“Đời lang bạt của một người lính thú
Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ
Đi một mình lên xuống phố mù sương
Phố núi kia ơi, phố có con đường
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn tôi làm sao uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây
Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy
Nhìn gã lính không khác gì gã lính…”

Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?

“… Tôi vận rủi làm một người lãng đãng
ngó mông hoài khuất bóng của người em
sáng hôm nay đời sống thật bình yên
sao phố lại đuổi đi người yểu điệu
vườn đá tảng bàn chân em huyền diệu
in gót hồng lên lớp bụi đời tôi
là từ khi tôi hạnh phúc rong chơi
và quên lãng con thú mù phẫn nộ
Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang…”

Nguyễn Bắc Sơn làm thơ với tâm trạng u uất của thời đại trong một cuộc chiến kéo dài suốt gần hai chục năm. Ông có người cha là một cán bộ quân sự cao cấp của Cộng sản nên trong thời kỳ ông đi lính VNCH cũng bị ảnh hưởng. Cơ quan An Ninh Quân Đội bắt ông thuyên chuyển đơn vị và theo dõi. Sau đó ông đào ngũ và bị bắt lính lại và phục vụ tại một đơn vị địa phương quân ở Phan Thiết. Sau năm 1975, người cha trở về và là một viên chức cao cấp sau về hưu và bị chết một cách bất thường vì bị tai nạn giao thông. Có dư luận cho là bị mưu sát…
Đời sống của ông đã tạo cho thơ ông niềm đau xót của những người bị kẹt giữa hai giới tuyến. Thơ của ông hào sảng có nét chân thực thô nhám của đời lính trận có những câu như:

“Mai ta đụng trận may còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
đốt tiền mua vội một ngày vui...”

Có người phê phán những bài thơ có chất phản đối chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn, nhưng họ phải công nhận ý thơ và tứ thơ mạnh mẽ của ông, một kỹ thuật làm thơ với ngôn ngữ tuy bình dị gần gũi đời thường nhưng đầy chất sáng tạo…
Có một nhà thơ nữ cũng nổi tiếng với một bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc khúc “Tưởng như còn người yêu”. Đó là nhà thơ Lê Thị Ý và bài thơ “Thương ca 1”.

Trả lời một câu phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái, tác gỉả Lê Thị Ý phát biểu:
“Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn rõ mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi đau của mình.”

Khi trả lời câu hỏi khi thơ phổ thành ca khúc thì có người chê là phản chiến, nhà thơ Lê Thị Ý nói:
”Khi tôi làm bài thơ tôi xúc cảm thế nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên. Một người bạn của anh Vương Đức Lệ tôi đến nhà chơi thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyện Đức Quỳnh người trụ trì sinh hoạt Đàm Trường Viễn Kiến ở nhà cụ ở Sài Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên bài thơ của tôi được mọi người thưởng thức hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình cờ thôi chứ tôi không chú ý trước việc phổ biến bài thơ...”
Bài thơ rất cảm động, nguyên văn là:

“Ngày mai đi nhận xác chồng
say đi để thấy mình không là mình
say đi cho rõ người tình
cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
tình ta không thể vuông tròn
say đi mà tưởng như còn người yêu
phi cơ đáp xuống một chiều
khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
dài hơi hát khúc thương ca
thân côi khép kín trong tà áo đen
chao ơi thèm nụ hôn quen
đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
chiếc quan tài phủ cờ màu
hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
em không thấy được xác chàng
ai thêm lon giữa hai hàng nến chong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai”

Nếu hồi trước bản nhạc về phố núi của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ Vũ Hữu Định thì về sau này những người yêu thương Pleiku cũng hay ngâm nga hoặc thích lắng nghe bản nhạc Phố Xưa của thi sĩ, nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan. Bản nhạc với ca từ như “Chiều mờ trên phố cao / Đưa em về từ khi có nhau / những con đường từ khi có nhau / kết hoa ngày nào / chiều mờ sương thung lũng sâu / quán trong phi trường đèn đêm thắp sao...” đã thành một bài hát đáng yêu của những người lính trấn ải miền ba biên giới.
Bản nhạc thật hay và lãng mạn như trời đất của vùng biên trấn ấy. Nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan còn là một thi sĩ và làm khá nhiều thơ về Pleiku.
Anh viết với cảm xúc của người lính, lên đường làm nhiệm vụ của người tuổi trẻ thời chiến tranh. Có một bài thơ anh làm để bắt đầu cho một cuộc lên đường, để làm người lính thú hôm nay. Thơ như chia sẻ với đồng đội của anh những nhiệt thành vào cuộc, với thân phận giống như bầy ngựa chiến đập móng đợi khởi sự vòng đua nhân sinh trong thời đại khói lửa mịt mù trên quê hương.
Đó là một bài lục bát, gửi tặng những người bạn chờ buổi lên đường lên phố núi:

“một con ngựa đã lên đồi
hai con ngựa đứng bồi hồi ngó theo
ba con ngựa sải qua đèo
bốn con ngựa hí buồn thiu trong tàu
Năm con ngựa nối đuôi nhau
Sáu con ngựa đợi hôm sau lên đường.”

Những cuộc lên đường của những người lính trẻ. Bắt đầu một cuộc đua của những con tuấn mã chạy vòng trong cuộc chiến tranh. Hoàng Khai Nhan đã ví von ông và những đồng đội cùng mặc áo lính thú khởi sự hiểu được những bất toàn của cuộc đời nhưng hùng khí lúc nào cũng hừng hực như thuở đợi lúc lên đường.
Bây giờ là mùa thu nhưng nghe bản nhạc Anh Cho Em Mùa xuân của nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ từ thơ Kim Tuấn thì thấy trời đất vẫn dễ thương vô cùng. Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở Pleiku. Với Pleiku, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với phố núi này với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.
Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku“:

“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
Ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
Ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
Ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiếu ở Pleiku có gì lạ đâu hở em
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu
Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù
Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa
Kiếp người sao đã lãng du
Buổi chiều ở Pleiku
Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi
Buổi chiều như mọi buổi chiều
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”

Những buổi chiều ở Pleiku, với “tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải ”anh còn tiếng nào để nói yêu em”.
Kim Tuấn làm thơ về Pleiku với nhiều nỗi niềm trăn trở quá. Nhưng thơ của “Nụ hoa Vàng Cho Em” phổ nhạc thành “Anh cho em mùa xuân“ hay “Kỷ Niệm” phổ thành “Những bước chân âm thầm” lại có nhiều yêu đương tình tự và lãng mạn của những người cảm thông được với thiên nhiên với thời tiết những vẻ đẹp của đất trời.
Thơ của ông cũng có nhiều bài rất lãng mạn thơ mộng chứ không phải chỉ có trăn trở suy tư. Có khi là thơ của tuổi học trò, của tuổi mười bảy mười tám mộng mơ...
Như bài “Ngày Em Còn Thắt Bím” chẳng hạn:

“tóc bím nghĩa là tóc dễ thương
tóc bâng khuâng lá rụng bên đường
tóc chia đường gió chia thương nhớ
chia nỗi buồn cho ai vấn vương
Tóc bím nghĩa là tóc mộng mơ
Để ai thương nhớ để ai chờ
Để ai ngơ ngẩn giờ tan học
Em vẫn vô tình vẫn giả lơ
Tóc bím nghĩa là tóc ngẩn ngơ
Tình ta xanh biếc mộng ơ hờ
Chiều xanh áo trắng mùa mây trắng
Em ngọt ngào và em ngây thơ.”

Có rất nhiều thi sĩ viết về Pleiku với tâm trạng của những người tham dự một cuộc chiến tranh mà ở đó sự sống chết nhục vinh gần cận nhau đến gần như không biên giới. Những người lính trước khi hành quân còn vui tươi chọc ghẹo nhau nhưng biết đâu chỉ trong giây phút đã thành những người đã rời xa cuộc sống. Hay, thành phố Pleiku này đầy kỷ niệm dễ thương cũng có lúc trở thành địa ngục mà ở đó những người dân và những người lính cuống cuồng trong vòng lửa hun của tàn phá chiến tranh của những ngày tháng ba chẳng thể nào quên của cuộc di tản đẫm máu về phía duyên hải qua con đường số 7 la liệt xác người…

Chiến tranh lại rõ nét hơn với nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Bài “Pleiku, tháng ba 1975”. Ba mươi năm trôi qua, nhưng ngày tháng đó vẫn còn sinh động. Thơ, không ghi chép lại nhật ký ngày tháng mà sao đầy dấu viết của một quãng đời. Ngày ấy, lửa cháy đỏ. Ngày ấy, là ngày thành phố cao nguyên quặn mình rồi gục ngã.
Người thi sĩ kể chuyện một mình. Đâu cần ai hiểu, chỉ để nỗi niềm loang vào sương đêm thành nỗi nhớ mịt mùng.

“cầm bút viết, tháng ba rực cháy
hàng dầu cao trong bình minh
cơn sốt của trái chín và cánh đồng
trận gió hung trưa ngày ấy
cầm bút viết, đồi hoa quỳ vàng
tháng ba xuống khu rừng. Bóng quạ
rung những nhánh cây màu tàn lửa
tiếng thét hư không. Chiều rượt qua ngàn…”

Tháng 3 năm 1975, có phải là thời điểm mà cao nguyên di tản và là một nỗi kinh hoàng còn ám ảnh mãi đến bây giờ. Nhà thơ hình như đã mang cả tâm tình của một người yêu Pleiku vào thơ qua những hình ảnh thật là đặc biệt.
Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu:
 
“tháng ba, chân trời chớp tía
Những chuyến xe lên đường, cơn mưa chợt đến
Rào qua mái nhà, bàng hoàng. Mưa ngưng bặt
Đêm. Những căn nhà gỗ sáng đèn.
Tháng ba. Trên đồi vông nở
Tôi trở về thị trấn tháng ba
Những sợi dây trời cắt đau trí nhớ
Cườm tay em nhỏ máu hè xưa…”

Thơ như của lời chia biệt, như người đánh mất tất cả. Pleiku cũng như cả nước phải khoác khăn tang. Nhà Thơ Nguyễn Xuân Thiệp như đã viết lời trăn trối của một thành phố miền cao đầy lãng mạn dễ thương. Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa xụp xuống, như cơn hồng thủy đến.

… vò nát chiếc khăn và đừng khóc
chiều nay. Chớp bể mưa nguồn
chia tay nhau. Sương phụ
người đi râu bám bụi đường
tháng ba. Em. Những căn nhà gỗ
ánh đèn khuya. Vệt máu hè xưa
đừng tiếc chiếc khăn tay ngày ấy
sẽ bay trong lửa hoàng hôn
tháng ba. Cơn giông rền mặt đất.”

Đọc xong hai bài thơ, tôi như ngươì hụt hơi. Đời sống, như một hơi khói nhẹ, loãng bay vào hư không. Tự nhiên, thấy lòng mình chùng xuống những kỷ niệm. Những bài thơ. Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quì vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức...
Lại chiến tranh, và lại chiến tranh. Nhiều tác giả viết về Pleiku khói lửa với tâm cảm của người trong cuộc, của những người đã đổ mồ hôi và đổ máu cho đất tây nguyên .Có một nhà thơ đã viết những câu thơ để đời như:
“Chư Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi một khăn tang một tấc đường”.

Chư pao là một đỉnh núi khống chế con đường tiếp vận quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum và chính nơi đây cả ngàn tử sĩ của hai bên đã nằm xuống trong những trận chiến ác liệt thời mùa hè đỏ lửa. Người thi sĩ ấy là Lâm Hảo Dũng, một pháo thủ đã có một thời gian chiến đấu ở Tây nguyên. Ông làm thơ về tuổi thanh xuân chiến tranh của mình với những địa danh mà ông không thể nào quên trong trí nhớ...
Trong những tập thơ của Lâm Hảo Dũng có nhiều bài thơ ông đã viết về vùng tây nguyên như ”Ngày về Ban Het”, ”Miền Ba Biên giới”, ”Ba năm làm lính về Dakto”...Có một bài thơ mà tôi thích là bài “Chiều Hàm Rồng”. Hàm Rồng là một ngọn búi mà bất cứ ai đã sống ở Pleiku đều biết vì cái hình dạng độc đáo gợi cảm nhớ đến hình dạng của người thiếu nữ. Nhất là các chàng phi công, khi bay từ phía Ban mê Thuật về Pleiku mà nhìn thấy núi Hàm Rồng thì biết là đã gần đến phi trường Cù Hanh rồi. Cái hình dạng giống cái mu rùa ấy sao gợi hình lạ.
Lại những buổi chiều. Hình như cái thời khắc của cuối ngày ấy thường gợi trong lòng những người lính xa nhà những cảm giác bâng khuâng khó quên. Bài thơ ấy chỉ có 3 đoạn mười hai câu:

”con đường ấy vẫn hoen mầu bụi đỏ
Gió lơ thơ nghe nắng mới ngập ngừng
Anh sống thở trong tâm hồn trai trẻ
Nghe nỗi buồn đâu đó đến bâng khuâng
Hoa cúc dại thắm trên đường xa tắp
Và quê hương tha thướt lá xanh trà
Em có thả những chòm mây nhung nhớ
Cho rừng hoang im lắng tiếng chim ca
Đời viễn khách mơ hồ không biết được
Bước chân vang rộn rã buổi quay về
Em mắt biếc hồn nhiên bên cánh cửa
Gửi hương nồng quay quắt bóng người đi.”

Thơ Lâm Hảo Dũng đầy cảm khái. Nhưng hình như ở bên trong người lính vẫn còn hình bóng của cậu học trò mắt biếc với môi tươi...
Thơ ông lãng mạn nhưng vẫn lạc quan:

”nên ta cố sống dù câm điếc
Dù có xuôi tay mắt có mù
Để thấy em ngày vui áo biếc
Để ta buồn suốt một đời thu
Lắm khi gái thượng mà duyên dáng
Đi tắm hò reo đêm sáng trăng
Ta muốn buông mình con thú dữ
Bắt đầu trong suốt kiếp cô đơn
Có không ngày của thanh bình đến
Ta nhớ vườn xưa nhớ mẹ già
Còn hái mồng tơi ngoài dậu cũ
Lệ buồn năm tháng có phôi pha?”

Các nhà thơ Không quân ở Pleiku cũng có nhiều bài thơ độc đáo. Nói về thơ từ Pleiku mà không có những bài thơ này là một điều thiếu sót lớn theo cảm nhận của nhiều người. Nếu gọi tên những thi sĩ KQ thì không thể nhắc đến những tên tuổi như Lê Bá Định, như Hoàng Khai Nhan, như Lê Văn Trước, Võ Ý.
Ông Võ Ý là một phi công, phi đoàn trưởng phi đoàn quan sát 118 Bắc Đẩu. Ông cũng là người đã tình nguyện lên phố núi ”nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” và làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa và với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ...
Thơ của những người lướt gió đè mây có lúc lãng mạn hào hùng nhưng cũng có lúc thiết tha nhẹ nhàng của những tháng ngày đầy kỷ niệm như bài thơ "Xưa Trên Đó”

“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống cô đơn
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố cũng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...”

Có người đọc câu “áo ai bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng“ tưởng là chàng phi công nghĩ đến cánh chim thần truyền kỳ nào đó. Nhưng thực tế thì không phải. Phượng Hoàng chỉ là một khiên vũ trường của Pleiku mà các tay chơi mặc quần áo lính “đốt tiền mua vội một ngày vui”
Với tôi thì một phần đời sống của mình ở đó mà không làm thơ cho được. Ngày lên Pleiku, có một bài thơ tôi đã làm như tiên đoán được cái không gian của biên tái, của những câu thơ như Lương Châu Từ của Vương Hạn thời Thịnh Đường xa xưa. Pleiku có khác nào Lương Châu, cũng là quan ải để trấn giữ biên cương. Ngày xưa thì ngăn giặc Hồ, giặc Mông. Ngày nay, thì canh chừng ba biên giới, với những trận đánh ác liệt mùa khô hàng năm tiếp diễn... Bài thơ ấy, làm vào một đêm trước khi sáng mai lên trực thăng vào phố núi:

“Ừ mai tao lên Pleiku
đêm căm hơi đá ngày mù núi xanh
uống say quên mộng quẩn quanh
về nơi gió cát cũng đành cuộc chơi
Ừ mai cánh vỗ ngang trời
ngóng thiên thu một cõi đời tịnh yên
máu xương mãi chuyện ưu phiền
còn đâu tiếng gọi cho em miệt mài
Ừ mai súng khoác lên vai
Ngẩn ngơ phố núi những ngày đao binh
Chắc đâu rượu uống một mình
Trong thân phiêu bạc nhục vinh nửa vời
Ừ mai thương bóng trăng trôi
Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
Uống đi mai hát quân hành
Nghe trong hơi bốc long lanh mắt người...”

Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng. Tưởng rằng, mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu “túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Tuổi trẻ, ơi những giấc mơ của ngày chân không chấm đất cật chẳng đến giời. Có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi…

Nguyễn Mạnh Trinh
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Pleiku, thơ và thi nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Pleiku, thơ và thi nhân    Pleiku, thơ và thi nhân  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Pleiku, thơ và thi nhân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NỖI BUỒN NHAN SẮC
» Lac cõi nhân sinh
» Vợ – Người Tình – Hồng Nhan Tri Kỷ
» Nhân Quả có thật hay không?
» Phim Mỹ Nhân Kế

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến