Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nhung quynh ngắn sáng chuyen phải chất Saigon nguyet quan linh hoang quang bich truyện Chung trong VNCH chẳng ngam Nguyen quốc Trung thuoc không nhac
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
ToanDoan
Khách viếng thăm




Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam   Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam Icon_minitimeFri Mar 08, 2013 2:28 am


Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam

Ls.Vũ Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn

03/07/2013

Ở Việt Nam hiện nay, sức mạnh không nằm trong tay chính quyền cai trị mà nằm trong tay dân chúng. Chính nỗi lo sợ cho an toàn bản thân của đa số dân Việt Nam đã giúp kéo dài quyền lực của chính quyền CS trong nước. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy là người dân Việt Nam đang dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi, dành lại quyền quyết định số phận của mình.

Có một nỗi sợ đang hiện diện trong đời sống chính trị Việt Nam. Nỗi sợ ấy nằm ngay giữa mối quan hệ chính quyền và dân chúng và đang trở thành một yếu tố mang tính quyết định cho tương lai của đất nước này. Không cần phải đợi đến khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ…”, từ lâu ai cũng biết là những người CS thiết lập cơ chế cai trị dựa trên nỗi sợ hãi. Không ngừng củng cố sức mạnh và duy trì nỗi sợ đã trở thành các nguyên tắc cai trị của Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, cho đến nay, chính quyền CSVN đã khá thành công trong thuật cai trị bằng gieo rắc nỗi sợ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, dù nghe có vẻ trớ trêu nhưng sự thực là chính quyền đang sợ người dân hơn vì dân chúng hiện đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn là những gì các nhà lãnh đạo CS có thể mang lại.
Cuộc bùng nổ kinh tế trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 ở Việt Nam tuy mang lại được những thay đổi nhất định về mức sống của ngươi dân nhưng khả năng quản lý yếu kém của chính phủ lại mở ra những khó khăn nan giải hơn. Hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn, nạn tham nhũng dai dẳng bất trị và đạo đức xã hội suy đồi. Bên cạnh đó, sức ép của người "anh em CSTQ" về an ninh lãnh thổ và quấy rối kinh tế ngày càng đặt chính quyền CSVN vào thế khó xử.

Tất cả, đang dẫn đến một nỗi sợ khác và lớn hơn nữa cho nhà cầm quyền: nỗi sợ người dân đang đang dần mất tin tưởng và muốn dành lại quyền quyết định đất nước về tay mình.
Với khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi, trưởng thành trong thời gian Viêt Nam bùng nổ kinh tế. Sự hiện diện của thế hệ này, với mạng internet mở cửa giúp họ ngày càng nhận thức hơn về thế giới chung quanh, đang khiến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn.Như một quán tính và như một khả năng duy nhất có trong tay, càng sợ hãi, chính quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn. Hậu quả là, càng đàn áp, chính quyền công an trị càng nén chặt nỗi khao khát thay đổi và biến sức đè nén ấy trở thành kho thuốc nổ chậm trong công chúng.Và dù chính phủ hoặc người dân có muốn hay không, kho thuốc nổ ấy chắc chắn phải nổ tung ở một thời điểm nào đó. Nghĩa là, dù chưa biết nội dung, hình dạng ra sao nhưng thay đổi cũng sẽ phải xảy ra.

Phải thay đổi
Trong khi chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trở ngại chính đến các cải cách chính trị, cản trở niềm khao khát về một đất nước tự do dân chủ hơn lại đến từ bên trong mỗi người dân: Đó là nỗi hoang mang về sự thay đổi, sự không chắc chắn mà thay đổi có thể mang lại cùng nỗi lo sợ cho an nguy của bản thân. Nhiều năm qua, khi mãnh liệt khi bi tráng, từng lớp người thức thời đã khẳng khái đứng lên thách thức chính quyền, tuy nhiên họ chỉ là một thiểu số nhỏ trong đám đông quần chúng nhẫn nhục, cam phận. Mặc dù nhiều người có thể thông cảm và chia sẻ quan điểm của những nhà tranh đấu nhưng không ai muốn bị vào tù hoặc phải đánh đổi sự an toàn của bản thân và gia đình mình.

Như đứa đầu gấu bắt nạt trẻ yếu hơn mình trong sân trường. Chúng sẽ không thể trở thành kẻ bắt nạt nếu không có đứa trẻ nào sợ mình. Hay nói một cách khác, chính những đứa trẻ khiếp nhược,chịu khuất phục đã tạo nên kẻ bắt nạt. Tương tự như nỗi sợ của người dân đối với một chính phủ độc tài. Chính sự chịu đựng của người dân đã cho phép quyền lực lên ngôi. Thẩm quyền của một chính phủ nằm trong sự tôn trọng của người dân. Chừng nào người dân còn tiếp tục tuân thủ quyền lực của chính phủ thì sẽ không có thay đổi và chính phủ tiếp tục giữ vị trí quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu một phần dân số đáng kể nhìn ra sự hèn kém, bất lực của chính phủ, nhận ra rằng họ không còn có thể mang lại những nhu cầu tinh thần và vật chất thiết thực cho mình nữa và quyết định phải có sự thay đổi thì quyền lực của chính phủ lập tức bị suy yếu. Sức mạnh của một quốc gia nằm trong tập thể người dân. Chính phủ chỉ có thể hành động khi có sự cho phép của người dân. Một khi đông đảo dân chúng không còn chấp nhận sự sai khiến, áp đặt thì chính phủ sẽ trở thành một "Nhà vua ở truồng".

Đáng tiếc thay, những sự thực đơn giản ấy từ lâu đã bị vùi sâu dưới nhiều đáy tầng của nền văn hóa chính trị một chiều. Nắm giữ truyền thông, thi hành định hướng giáo dục và thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ thuật tuyên truyền, đảng CSVN đã thành công trong việc tạo dựng nên những thế hệ nặng tâm thức sợ hãi và khá xa lạ với các ý niệm dân chủ tự do. Thậm chí, ngay cả khi tiến bộ công nghệ thông tin mở cửa tâm thức người dân, dù vô vọng, chính quyền vẫn tiếp tục can thiệp, ngăn chặn...

Sự cam chịu có lời biện hộ của nó. Đã có những lập luận cho rằng, chính quyền dù vấp váp quá nhiều sai sót nhưng vẫn mang lại được những nhu cầu căn bản cho người dân. Chính phủ độc đảng, dù có những giới hạn nhất định để bảo vệ quyền lực của mình nhưng cũng không đến nỗi đưa đất nước đến tình trạng đói nghèo, bị cô lập. Thậm chí, có những lập luận khác, cho rằng dân chủ, đa nguyên vốn chẳng phải là liều thần dược...Và, không có đảm bảo rằng, nếu bị loại bỏ, một chính phủ khác không chắc gì sẽ tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy buông xuôi, chấp nhận hiện trạng sẵn có chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, người dân càng dung thứ chính quyền chừng nào chỉ càng đưa chính quyền đến chỗ hư hoại mục ruỗng hơn từ bên trong. Không có sửa chữa gì ngoài những chắp vá quanh quẩn. Đã qua 8 đại hội đảng, 7 đời tổng bí thư kể từ sau 1975 với nhiều thay đổi lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng nhưng kết quả là một đất nước đang trên đà sa lầy phá sản về kinh tế, băng hoại trong đạo đức đời sống và thất bại trong bảo vệ biên cương lãnh thổ.

Khát vọng thay đổi và Sức mạnh của người dân
Quá thất vọng với một chính phủ kém cỏi, người dân Việt Nam đang có những tầm nhìn vượt ra khỏi bóng che của đảng CSVN, tổ chức lãnh đạo chính phủ, chi phối sinh mệnh đất nước trong hơn 80 năm qua. Bàng hoàng khi chính quyền khép vội cơ hội lắng nghe ý dân để sửa chữa hiến pháp, và đặc biệt, khi người lãnh đạo dảng CSVN vừa khẳng định khước từ mong muốn thiết lập dân chủ nhân dân, cải thiện nhân quyền và đối lập với chủ nghĩa đa nguyên chính trị, nhiều người dân hiện đang thức tỉnh, gọi nhau cùng bước ra khỏi nỗi sợ hãi thường nhật để dành lại quyền quyết định số phận của mình.

Người Việt từng mong muốn nhiều hơn cho dân tộc, nhưng không biết chắc chắn phải làm thế nào thực hiện ước mơ của mình. Và dù đã có thể nói về việc phải nên loại bỏ Đảng Cộng sản để đi đến dân chủ, nhưng thực sự là chưa có và chưa ai đồng thuận với nhau về một lộ trình rõ ràng để đi đến mục tiêu này. Tuy nhiên, vì khát vọng về lẽ phải, công bằng, người dân Việt Nam đang tích cực chia xẻ với nhau những thông tin, tri thức về nhân quyền, dân chủ tự do và náo nức một sự thay đổi.

Nhận thức được sức mạnh của đám đông, chính quyền tích cực gia tăng khủng bố, quấy nhiễu và đàn áp những nhà tranh đấu có khả năng bản lĩnh tập hợp được quần chúng. Hết đợt này đến đợt khác, những người truyền bá tư tưởng dân chủ tự do, lên tiếng chống lại độc quyền cai trị của ĐCSVN thường bị trừng phạt, bỏ tù vì tội "tuyên truyền chống nhà nước". Các phong trào dân chủ buộc phải hoạt động rời rạc, lén lút. Hậu quả để lại là một đám đông bị đàn áp nhưng thiếu người lãnh đạo tập hợp. Không trở thành một lực lượng đủ quan trọng để thực hiện những chuyển biến chính trị lớn.

Rõ ràng là có một đa số im lặng đang chờ đợi người lãnh đạo mình. Tuy nhiên, công chúng không thể cứ chờ đợi ai đó đứng lên kêu gọi "hãy đi theo tôi". Người Việt Nam càng không thể thụ động trước những áp bức, bất công ngày càng tăng do hậu quả từ một chính quyền bất lực và không thực sự phục vụ mình. Thay vì thế, mọi người không nên chờ đợi nữa mà phải tự mình trở thành người lãnh đạo giữa những tập hợp nhỏ nhất như gia đình, bạn bè, hàng xóm của mình để cùng bảo nhau "Quá đủ rồi". Đây không phải là một lời kêu gọi cho bạo lực nhưng là sự bất tuân dân sự, như phong trào bất hợp tác của Mahatma Gandhi chống lại chế độ Raj của người Anh.

Tất nhiên là chính phủ sẽ dễ dàng đàn áp khi chỉ có một hoặc vài người lẻ loi, nhưng nếu đấy là phong trào trên khắp nước, nếu một phần đáng kể dân số tham gia vào bất tuân dân sự, thì chính phủ sẽ làm gì được ?
Hãy nhìn nhân khẩu học của Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ một nửa của 60% công dân Việt Nam dưới 30 tuổi tham gia bất tuân dân sự - đừng quên rằng dân số của Việt Nam là khoảng 89 triệu - nghĩa là khoảng 26,7 triệu công dân đứng lên chống lại nhà nước, sẽ không có đủ công an để bắt và không đủ nhà tù để cầm giữ từng ấy người. Hơn nữa, giới công an có hành động không khi họ phải bắt giữ chính bạn bè, gia đình và hàng xóm của mình?

Bất kể là chính phủ hay người dân Việt Nam chọn lựa lộ trình nào, thay đổi chắc chắn là điều phải đến. Dù là trong năm nay hay mười năm tới, bằng một tiến trình ôn hòa hay bạo động, tích cực hay tiêu cực, Việt Nam sẽ thay đổi, bởi vì đất nước này không thể tiếp tục con đường hiện tại được nữa. Những biểu hiện gần đây cho thấy chính quyền đã đi hết con bài chủ của mình, thậm chí đã trở nên trở nên ngang ngược lúng túng bị động trong việc đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Sức mạnh đang dần chuyển về phía đám đông bị áp bức, nỗi sợ hãi ở Việt Nam hiện nay không phải là nỗi sợ hãi của công chúng đối với chính quyền mà ngược lại: Chính quyền đang khiếp sợ sức khát vọng thay đổi từ người dân.

Hơn 4000 người (và còn nhiều nữa), tự nhận mình là những "công dân tự do" đang dõng dạc tuyên bố những đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam.
Hơn 7000 người đang hưởng ứng kiến nghị Sửa đổi Hiến Pháp 1992.
Hãy thử nghĩ đến 5000, 10000 người đồng lòng như thế.
Và hãy thử nghĩ đến một ngày, hàng nghìn công dân tự do ấy cùng bước xuống lòng đường ở mọi ngõ ngách của đời sống.

Đó là sức mạnh của người dân, sức mạnh của khát vọng thay đổi đang lớn dần.

Ls.Vũ Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn




Về Đầu Trang Go down
 
Nỗi sợ và khát vọng thay đổi ở Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu? (RFI)
» Bởi vì tôi khao khát tự do - Thơ Nguyễn Đắc Kiên
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến