Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngam nguyet chẳng nhac truyện quang quốc Nguyen hoang quan Chung thuoc linh quynh không bich Trung chuyen trong Saigon Nhung VNCH phải sáng chất ngắn
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSun Mar 03, 2013 10:34 am


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?


Hãy nhìn những " chuồng học " dành cho thế hệ tương lai của Đất nước, nhìn những gì mà lũ cẩu quan đã và đang làm, sẽ cho thấy những kẻ vô liêm sỷ đang cố bám víu vào những cái ghế ở Ba Đình, cố nhai nuốt nốt cái quần đùi rách của các em, ăn vụng nốt những quyển vở của các em khi đánh đắm tuốt tuột những con tàu Vina xin, Vina line, Vina...
Nói và làm, chỉ những người bị bệnh đao thì mới còn tin những lời nói của đám X Y Z.

"TRƯỜNG CỦA EM RÁCH NÁT, NẰM Ở GIỮA RỪNG HOANG"


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 9k=

Mười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lóc


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Z

Từ ngạc nhiên chuyển sang… khâm phục các cô các trò, bởi trường làng mình học ở vùng ngoại thành đất Cảng, ít nhất cũng có bàn ghế gỗ đặt trên nền đất lồi lõm và ít nhất cũng có mái che nắng, tường che mưa, bảng đen để viết, chứ  không thông thống, dột nát và trò phải ngồi thân cây, cô dùng tường nứa làm bảng, như trên miền núi…

Bao năm đi làm báo, có lúc chợt giật mình tự trách, bởi sự ngạc nhiên – khâm phục ngày xưa đã trở thành vô cảm, vì đến vùng cao biên giới nào, cũng vẫn gặp những lớp học – ngôi trường như thế, nằm heo hút giữa thung sâu – núi cao.

Mà không ít đâu nhé! Càng những điểm trường nằm xa đường đi lại, càng gặp những cảnh rách nát và cô trò dạy và học, cứ như đánh trận.

Mùa hè còn đỡ, bởi mưa rào, còn lấy lá che đầu, giữ sách ngồi học.

Mùa đông dài dằng dặc, mới thấy cực khổ khi cả cô trò dúm dó như những con chuột, run cầm cập bởi gió lạnh vẫy vùng, sương mù luồn vào đặc quánh, che lấp cả tầm mắt trẻ con nhìn lên bảng.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 184007_190322621091465_1670941023_n
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 9k=

Nhiều người hỏi: “Sao không đốt củi để sưởi?”.

Ối giời! Càng lên cao càng thấy hết rừng, núi đồi trọc lốc, đến kiếm củi nấu ăn còn khó, thứ để đốt, duy nhất là thân và lõi ngô để dành, sau vụ thu hoạch.

Chả thế mà bọn học sinh nội trú, cứ thứ 6 cuối tuần là được nghỉ buổi chiều, cho về sớm với bố mẹ, để ngày thứ Bảy và Chủ nhật đi kiếm củi, bòn lõi ngô, đầu tuần lếch thếch cùng sách vở – mắm muối đến Trường, để làm thứ nấu cơm canh, ăn cả trong tuần tới.

Mình không theo dõi về mảng Giáo dục – Y tế, nhưng cũng biết là đầu tư cho Giáo dục, nhất là xây dựng trường lớp các tỉnh vùng cao biên giới nhiều lắm.

Chả hiểu, số tiền ấy chậm giải ngân hay ở nước mình, nhiều cơ sở giáo dục quá mà qua bao năm, những nơi dạy con chữ – rèn con người vẫn cứ hồn nhiên đến mông muội, nguyên thủy vậy?


Mình đang cùng các anh chị trong tít Sài Gòn huy động tiền bạc – công sức để triển khai xây dựng điểm Trường Háng Gàng (xã Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) 2 gian lớp học, tít trên đỉnh núi. Dẫu xa xôi, mọi thứ đều phải mang vác trên vai giáo viên, bộ đội, dân quân và phụ huynh, nhưng nhà lắp ghép, cũng chỉ gần 400 triệu.

400 triệu cho một ngôi trường rộng rãi, ấm áp, kín gió và dạy dỗ mỗi năm gần 100 đứa trẻ.

Chỉ 10 năm học, sẽ có cả nghìn đứa trẻ được học ra học, người ra người.

Như thế có hiệu quả – chất lượng, so với việc dạy khổ học sở như ở những nơi “trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang”, bây giờ không, nhỉ?

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? OpEr-u16_3itdStX46z6bgbdJUtjaM9AZmgudOzpUmFI58edk8MkQ0bipQ-cAyGt4WYofksU2gOBxn2i8y1ZYq3hYYYJXaiBXOB-6n5W6wbP7XZTBTKzsKiMfGgiBwJ8gU4=s0-d

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? UDw6sW8l1mkK_Lhl4oYle-BnKXjRVVlBf0Ydt_C36izhV2wDX4ewNPK3cRLSiNXeRCmPvT4QRUQyGGizsnjY6BewUujy0yLSlE1TOWjYfj1H0M4=s0-d

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Y-omYk-QayTDu4l3zr22ZLt_3Cc1WjBboxM2L9yHRswr-e12pvK5QB8vIyMfpIHLd5kY3BFnQ92-G3vcpYdKhV7Z6f27a6KrnOe4ANB8Z4q6a2g=s0-d

.
Về Đầu Trang Go down
vuvan
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vừa học vừa lo trường… sập   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeThu Mar 28, 2013 9:15 pm

Không phải chỉ ở các trường học vùng quê của dân tộc thiểu số mới xập xệ như trong bài viết trên.
Lũ cẩu quan CS bận lo làm giầu thật nhanh, gửi con du học và mua nhà ở nước ngoài...
... Lo tẩu tán tiền bạc để sửa soạn ngày bỏ chạy...


***

Sóc Trăng: Vừa học vừa lo trường… sập


(Dân trí)- Những năm qua, ngành giáo dục Sóc Trăng đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới trường học ở nhiều địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường học lại chưa được đầu tư, thậm chí HS phải học trong những ngôi trường cũ kỹ, đã bị xuống cấp nghiêm trọng…


Tôi vừa về huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) theo lời “khẩn cầu” của nhiều phụ huynh và thầy cô giáo về vấn đề trường lớp xuống cấp nghiêm trọng, đang gây lo lắng cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Tại xã Mỹ Bình của huyện này có Trường tiểu học Mỹ Bình 1 (xã Mỹ Bình) - một ngôi trường được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước nay đã bị hư hỏng nặng nhưng vẫn được sử dụng làm nơi học cho khoảng 300 học sinh. Trường này có chục phòng vừa làm phòng học vừa làm văn phòng nhà trường. Tất cả những phòng này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 3 phòng mới được “tân trang” lại “nhìn bề ngoài thì mới nhưng thực chất rệu rã lắm rồi”, một giáo viên cho biết. 

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 110823100110-187-213
Cảnh ở Trường tiểu học Mỹ Bình 1.

Còn 3 phòng nằm ở giữa thì không thể hình dung nổi khi vách tường xây bị nứt nhiều chỗ, các cột trước hàng ba bằng bê tông nay đã bị bong tróc lòi ra mấy cây sắt cũng đã bị hoen rỉ, mục nát ở phần chân. Còn phía trong của cả 3 phòng thì nhìn càng kinh hãi hơn khi xà, đòn tay đã bị mối mọt ăn chừng như muốn gãy ngang nên được người ta “băng bó” bằng cách chống thêm nhiều cây cột trụ chính giữa cho khỏi sập.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 110823100110-431-873
Cột chống sập tại Trường tiểu học Mỹ Bình 1.

Một phụ huynh tôi gặp ngoài đường than thở: “Biết trường lớp bị xuống cấp lâu rồi, phụ huynh cũng kiến nghị nhưng chưa thấy sửa sang gì. Cho con đi học vào mùa mưa bão này thật thót tim vì sợ trường sập bất cứ lúc nào”.

Trường còn một dãy hai phòng được dựng theo kiểu tạm bợ: Mái tôn, vách tôn cũ nhưng cũng phập phù theo cơn gió rung lắc. Một giáo viên cho biết: Năm học này trường có khoảng 13 lớp với gần 300 em. Dạy học trong những phòng học như thế này, mùa nắng thì nóng, mùa mưa vừa lo chống dột vừa lo trường sập.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 110823100110-957-841
Cảnh ở Trường tiểu học Long Bình 1.

Điểm trường này chỉ có 4 phòng học nhưng tất cả đều bị hư hỏng nặng. Điều dễ nhận thấy nhất là có hai phòng hệ thống ô-văng phía trước đã bị sập hoàn toàn, còn 1 phòng khác đà nối giữa các cột phía trước hàng ba cũng đã bị lở hết phần ximăng, chỉ còn trơ lại mấy cây thép bị gỉ sét. Phía trong phòng học cũng như ở trường Tiểu học Mỹ Bình: xà ngang, kèo, đòn tay bị hư nên được chống đỡ bằng những cây cột gỗ. Phía trên mái nhà lợp bằng Fibrôximăng lâu ngày bị đóng rong rêu đến nỗi cỏ mọc xanh cả mái, một số tấm đã bị bể nên mưa là nước cứ thoải mái chảy xuống đầu học sinh.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 110823100110-899-316
Cột chống sập tại Trường tiểu học Long Bình 1.

Một em học sinh cho biết: “Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm chú ơi”. Nghe các em tâm sự mà tôi thấy lòng mình nặng trĩu…

Điều đáng lo hơn, khi chúng tôi đề cập đến thực trạng này thì chỉ nhận được những cái lắc đầu và …hướng dẫn lên cấp trên của những người có liên quan.

“Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm...”.

B.D

***

Vừa học vừa lo trường sập

Đã nhiều năm nay, trường THCS Yên Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thanh Hoá xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm học sinh và giáo viên vừa học vừa lo trường sập.


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 26032013163200_1
Trường THCS Yên Mỹ xuống cấp nghiêm trọng.

Theo phản ánh của thầy, trò trường THCS Yên Mỹ, đã nhiều năm nay trường không được tu bổ nên đã xuống cấp trầm trọng. Trường THCS Yên Mỹ được thừa hưởng cơ sở vật chất của nông trường quốc doanh Yên Mỹ. Do được xây dựng từ những năm 1970 nên đến nay khu hành chính cũ của nông trường (trường học bây giờ) đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp.

Thầy Mai Xuân Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, trường THCS Yên Mỹ có 170 học sinh. Hiện nhà trường có 6 lớp học, tuy nhiên chỉ có 4 lớp là đủ bàn ghế. Phòng học chật chội, nhà trường phải chia ra thành 2 ca học sáng và chiều.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 26032013163201
Cửa sổ mục nát phải che bằng chiếu.


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 26032013163202
Cầu thang gỗ hết hạn sử dụng.

Theo thầy Hạnh, hiện nay nhiều hạng mục của trường đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn tường, trần nứt dài hàng chục mét, vôi vữa bong tróc, loang lổ. Nhiều chỗ nước thấm qua, lâu ngày mọc rêu xanh rì ngay trong phòng học. Lan can cầu thang hỏng, bàn ghế cũ nát, cửa của từng phòng học cũng đã bị hư hỏng nặng; do đó rất nguy hiểm đến tính mạng của học sinh và giáo viên trong trường.

LÊ DƯƠNG
Về Đầu Trang Go down
vungoc
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Trường học thành nơi... nuôi gà vịt   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeTue Apr 09, 2013 12:01 pm

Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, trường học trở thành chuồng gà vịt!!
 
Trường học được một tổ chức từ thiện Thụy Sĩ và nhóm từ thiện Lê Mỹ Dung (TP Rạch Giá) tài trợ xây dựng, khánh thành vào năm 2003 và có nâng cấp, sửa chữa vào năm 2009. Bây giờ trường “bất đắc dĩ” trở thành nơi nuôi gà, vịt của người dân, vì thế mà có nhiều phân gà, phân vịt ở khắp nơi trông hết sức ô nhiễm!!!



Trường học thành nơi... nuôi gà vịt


(Dân trí) - Trong khi nhiều trường học xuống cấp hư hại nhưng học sinh vẫn đến học thì ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) có một điểm trường còn khá tốt song đã bị "bỏ hoang" từ nhiều năm nay, trở thành nơi nuôi chứa gà vịt của người dân.


Có mặt tại điểm trường Bầu Dừa của Trường Tiểu học Thủy Liễu 1 (thuộc ấp Châu Thành, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao), PV Dân trí theo ghi nhận khung cảnh trường đìu hiu, lặng lẽ bởi từ lâu nơi đây không có giáo viên và học sinh đến dạy và học. Toàn bộ điểm trường này có 2 phòng học, cơ sở vật chất nhìn chung vẫn còn khá tốt.

Ngay trong trước sân trường, có một bảng đá đã mờ nhạt chữ ghi điểm trường do một tổ chức từ thiện Thụy Sĩ và nhóm từ thiện Lê Mỹ Dung (TX Rạch Giá, nay là TP Rạch Giá) tài trợ xây dựng, khánh thành vào năm 2003; sau đó có nâng cấp, sửa chữa vào năm 2009. Theo tìm hiểu của PV, kinh phí xây dựng điểm trường cách đây cả chục năm là khá lớn.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-2-d87b6.
.
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-1-17212
Điểm trường Bầu Dừa do một số tổ chức từ thiện xây dựng từ năm 2003.

Người dân sống ở gần điểm trường cho biết, trường đã không còn hoạt động mà bị bỏ hoang từ 3 năm nay. Hiện điểm trường “bất đắc dĩ” trở thành nơi nuôi gà, vịt của người dân, vì thế điểm trường không được sạch sẽ mà có nhiều phân gà, phân vịt ở khắp nơi dưới nền, trông hết sức ô nhiễm.

Theo quan sát của PV, bên trong hai phòng học trống trơn bàn ghế, thay vào đó là những chiếc lồng tre nhốt vật nuôi cùng hàng chục con gà, vịt đang “tung tăng” kiếm ăn. Một người dân có nhà gần trường cho biết, do trường bị "bỏ hoang" không ai dòm ngó tới nên “tận dụng” để nuôi nhốt gà, vịt che mưa che nắng, tránh bị trộm.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-8-a1300
Cơ sở vật chất của điểm trường vẫn còn khá tốt nhưng bị "bỏ hoang" từ nhiều năm nay...

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-4-0837b
...phòng học bên trong trở thành nơi nuôi gà, vịt

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-5-22853
...và bên ngoài trông rất ô nhiễm.

Tiếp xúc với PV Dân trí, người dân ở tổ 8, ấp Châu Thành sống dọc hai bên kênh Bầu Dừa rất bức xúc trước tình trạng trường bị bỏ hoang, trong khi con em họ phải đi học rất xa. Như hộ của bà Nguyễn Thị Xuân có 3 cháu đang học lớp 1, 2, 3; hộ anh Nguyễn Văn Thơi có một đứa con học lớp 5, một con khác đã 7 tuổi nhưng chưa được đến trường; hộ anh Nguyễn Thanh Hùng có một con học lớp 1; hộ của ông Lâm Văn Sơn có hai đứa cháu đang học lớp 1... và nhiều hộ gia đình khác đều có con cháu đang học cấp tiểu học.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-6-cd040 
Một ổ nuôi vịt ngay trong sân trường...

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-7-82cf6
Không ai chăm nom nên hàng rào của trường bị phá hư hại.

Bà Nguyễn Thị Xuân cho biết, sau khi xây dựng, điểm trường hoạt động chừng vài năm năm thì đóng cửa, không có thầy cô giáo nào vào dạy nữa. Do điểm trường Bầu Dừa không còn hoạt động nên tất cả các con cháu học tiểu học ở tổ 8 đều phải đi ra tận trường xã, cách nhà từ 2, 3 cây số để học. “Lộ ở đây là lộ đất nên trời nắng thì việc đi lại cũng đỡ chứ gặp trời mưa các cháu đi rất vất vả, chuyện các cháu bị té ngã dơ quần áo, sách vở vào những ngày mưa xảy ra như cơm bửa”, bà Xuân nói.

Còn anh Nguyễn Văn Thơi cho biết, anh có đứa con đã 7 tuổi nhưng chưa đi học. Vợ chồng anh Thơi đi làm thuê hàng ngày nên không dám để con nhỏ đi ra trường xã học vì rất xa. “Lẽ ra có điểm trường Bầu Dừa rất gần nhà thuận lợi cho con em nó đi học nhưng không ai dạy nên tôi cũng cho con ở nhà luôn”, anh Thơi cho biết.

Theo người dân địa phương, tổ 8 của ấp Châu Thành có hàng chục hộ, trong đó hầu hết nhà nào cũng có con em ở độ tuổi học tiểu học, ai cũng lo lắng khi con em của mình học cách xa trường. Đa số hộ dân ở đây làm thuê, làm mướn nên phụ huynh cũng không có thời gian để đưa đón con em mình. Trong khi để con em đi học xa, ngoài chợ xã phức tạp nên họ không an tâm. Song, do không thể để con em mù chữ nên họ cũng đành “đánh liều” để con em tự mình đến trường.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Hinh-9-180fa
Trường bị "bỏ hoang" nên nhiều học sinh tiểu học trên địa bàn phải cuốc bộ đi học rất xa. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trò chuyện với PV, các hộ dân cho biết, họ rất mong điểm trường Bầu Dừa hoạt động trở lại để tạo điều kiện cho việc đi lại của các em học sinh. "Mùa mưa cũng sắp đến dù có đi bộ nhưng con cháu nó học gần nhà sẽ thuận lợi hơn", một người dân bày tỏ.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV, điểm trường Bầu Dừa không hoạt động nhiều năm nay là do số lượng học sinh ở địa bàn ít, không đủ lớp nên trường gom các em ra điểm chính ngoài xã học. Do đó, điểm lẻ Bầu Dừa đành phải đóng cửa "bỏ hoang". Song theo các hộ dân, dù số học sinh không nhiều nhưng cũng không phải là ít. Một phần khó khăn trong việc dạy và học ở điểm trường này là do điều kiện đi lại rất bất tiện cho cả giáo viên và học sinh.

Điều đáng nói ở đây nữa là điểm trường Bầu Dừa được xây dựng là do các tổ chức từ thiện đầu tư nhằm phục vụ công tác giáo dục cho địa phương, do đó nay bị "bỏ hoang" thì thật sự quá phí. Thiết nghĩ ngành giáo dục địa phương cần có phương án để đưa điểm trường này hoạt động trở lại thay vì là nơi nuôi chứa gà vịt như hiện nay.

Huỳnh Hải
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeMon Mar 10, 2014 11:16 am


Thương trẻ mầm non học trong khô thuốc trừ sâu

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Truonghoc-bencanh-thuoctrusau-Danlambao

Thân Văn Trường (Danlambao) - Đọc báo (Người Cao Tuổi 6/3/2014) tôi thấy tin ông Kim Quốc Hoa và Đặng Vương Hưng hô hào xây nhiều đền thờ Thánh Võ từ bắc chí nam, để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của dân, với ý tưởng “Phật hóa người có công”(?!). Thánh Võ ở đây là cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người khi sống bị đảng và chính phủ ta coi chẳng ra gì, nhưng khi chết làm đám tang thật linh đình và báo chí hết lời ca ngợi. Nếu được tôn trọng, những kiến nghị của ông về khai thác bô-xít Tây nguyên đã được xét lại cách nghiêm chỉnh.

Ấy thế mà nay người ta còn toan xây nhiều đền thờ Võ Thánh từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên Phủ, Hà Nội, Quảng Bình, TpHCM… Xây càng nhanh càng tốt.

Ở Việt Nam, gần đây ý tưởng thánh thần hóa người phàm đã được xây dựng ráo riết(đặc biệt từ sau khi Liên xô tan dã) với quá nhiều đền thờ con người. Mỗi xã trên toàn quốc đều có đền thờ liệt sĩ, tức những người bị Đảng đẩy ra trận, ngã chết cách phi nghĩa. To lớn hơn, đền thờ Hồ Chí Minh ở Hà Nội xây cất tốn kém nhất, chưa kể phải nuôi chuyên gia chăm sóc thi hài và cả sư đoàn bảo vệ, trả lương cấp tướng chỉ huy và vân vân. Sự lãng phí này càng phi lý và vô giá trị, khi nó đi ngược lại di chúc Bác Hồ. Di chúc bác ấy dặn không phúng điếu linh đình, làm tốn thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Thi hài bác ấy phải được hỏa táng, chứ không phải xây lăng như ngày nay. Ngoài đền thờ Bác Hồ, còn có đền thờ cha mẹ Bác, rồi đền thờ bác Tôn, đền thờ Lê Duẩn, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng v.v… Thậm chí cả những nhân vật huyền sử như vua Hùng, bà chúa Kho… cũng được đảng và chính phủ hô hào tôn thờ. Trong khi đó trẻ mầm non thì bị bỏ bê.

Đọc báo Nhân Dân (ngày 7/3/2014) thấy trẻ mầm non ở Đắc Nông học trong kho chứa thuốc trừ sâu, từ năm 2005 tới nay. Cô Nguyễn Thị An, hiệu phó của trường ở xã Quảng Tín, huyện Đắc R’lap nói biết là kho thuốc sâu nhưng không có nơi khác nên bắt buộc phải cho trẻ học ở đây. Và trẻ mầm non đã sống chung với phân bón và thuốc trừ sâu 10 năm nay. Ông chủ tịch xã Phan Thành Đạt thừa nhận có biết vậy, nhưng đành bó tay! Cấp huyện và tỉnh thì suốt 10 năm, không nhận được báo cáo bằng văn bản, nên vô can?

Thiết nghĩ, trường mầm non ở xã Quảng Tín không phải là cá biệt trong 16 000 trường mầm non trên cả nước. Con trẻ đang rất nguy hiểm và là nỗi lo thường trực của phụ huynh và cộng đồng. Nhiều trường hợp trẻ chết trong nhà trẻ đã được xử lý hình sự, còn những nguy hại mà trẻ phải chịu như ở Đắc Nông, thì có ai đo đếm được? Tương lai Việt Nam sẽ ra sao, khi chúng ta chăm sóc cho trẻ như hiện nay?

Đảng và chính phủ nói rằng: cần xây nhiều đền thờ Võ Thánh khắp bắc, nam để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân. Tôi cũng là người dân, tôi chẳng có nhu cầu thờ ông Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp qua đời, đã mồ yên, mả đẹp, đã xong phận ông ấy. Là lính dưới thời ông Giáp, tôi lưu giữ những kỉ niệm với ông trong lòng. Nhưng tôi rất bất bình và phản đối chính phủ Việt Nam để trẻ mầm non học trong kho thuốc trừ sâu suốt 10 năm qua. Tôi quả quyết rằng, nếu Việt Nam không mau kíp làm cuộc cách mạng tâm linh, Việt Nam sẽ sụp đổ hoàn toàn trong mê tín, dị đoan. Sự thiệt hại trước hết là cho giới lãnh cao cấp ở Hà Nội, và sau nữa là 90 triệu nhân dân Việt Nam.

Cần quan tâm, ưu tiên đến trẻ mầm non hơn là xây đền thờ ông Thánh này, Thánh kia, theo tiêu chuẩn của một số người.

Sài Gòn, ngày 10/3/2014

Thân Văn Trường
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeTue Sep 16, 2014 1:04 pm

Sau 39 năm chiếm miền Nam, chế độ CSVN và bè lũ hán ngụy Ba đình lo vơ vét tiền & đất còn trẻ em tương lai đất nước như thế này đây... Evil or Very Mad

Đi tìm ngôi trường “gây sóng” trên mạng ngày khai giảng



TT - Ngay sau ngày khai giảng, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về tấm ảnh ở một điểm trường, trong đó là những học sinh lấm lem, nhếch nhác ngồi xổm xếp hàng trên sân đất lổn nhổn đá sỏi.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? FfvQdBbo

Bức ảnh gây xôn xao trên mạng trong dịp khai giảng năm học mới 2014-2015

Ngày lễ tựu trường nhưng các em không có đồng phục. Ngày lễ cũng không có phông chữ rực rỡ mà chỉ là một chiếc bảng đen ghi phấn trắng “Lễ khai giảng năm học mới

2014-2015”. Cũng chẳng có hoa tươi, bóng bay sặc sỡ như những hình ảnh thường thấy của một ngày khai giảng. Các thầy cô giáo trong ảnh không mặc áo dài hay complet, cravat...

Chúng tôi đã xác định địa điểm thực hiện bức ảnh đó là ở điểm trường Lùng Tám Cao, một trong nhiều điểm trường khó khăn nhất của xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh miền núi biên giới Hà Giang.

Sau chặng đường vô cùng vất vả, mất hơn một giờ chúng tôi mới vượt qua con đường dốc ngược dài hơn 9km để tới được điểm trường nằm trên đỉnh ngọn núi Cao Mã Pồ. Lúc này đang giờ ra chơi, thấy có người lạ, mấy em học sinh nhếch nhác, lem luốc đẩy nhanh chiếc xe cút kít đồ chơi tự chế bằng gỗ lao về phía phòng học.

Trên sân đất rộng chừng hơn 20m 2 lổn nhổn đá trước phòng học, mấy em học trò lớn quần cộc, áo xộc xệch ướt mèm dính chặt vào những tấm thân gầy nhom đang chân trần tranh nhau vờn quả bóng nhựa và thi nhau sút. Hơn chục học trò nữ không có gì chơi, đứng nép dọc bờ tường gỗ của phòng học xem các bạn nam đá bóng.

Cô giáo Đỗ Thu Hương, phân hiệu trưởng điểm trường, dẫn chúng tôi vào gian bếp, nơi có chiếc bàn nhỏ chỉ cao hơn nền đất khoảng 20cm. Rót nước mời khách, cô Hương ái ngại: “Điểm trường chỉ tuềnh toàng thế này anh ạ, chẳng có phòng giáo vụ. Gian bếp này vừa là chỗ nghỉ ngơi, vừa là phòng khách, phòng giáo vụ của bốn thầy cô cắm bản tại điểm trường”.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? WsQcysOK

Những phòng học tuềnh toàng ở điểm trường Lùng Tám Cao - Ảnh: Đ.Bình

Trong câu chuyện, cả cô Hương và thầy Tạ Văn Kha, hiệu trưởng Trường tiểu học Lùng Tám, đều thừa nhận tấm ảnh đăng trên mạng, trên báo là hình ảnh ngày khai trường ở điểm trường Lùng Tám Cao.

Cô Hương thật thà tâm sự: “Do hai phòng học của điểm trường không rộng rãi lắm, hôm đó trời đã tạnh mưa nên các thầy cô ở điểm trường tổ chức lễ khai giảng ngoài trời. Do sân đất vẫn còn ướt, mấp mô, lổn nhổn đá không thể kê băng ghế được nên các thầy cô đã để học sinh ngồi xổm. Lễ khai giảng cũng chỉ diễn ra ngắn gọn. Các thầy cô cũng như đại biểu là lãnh đạo xã, thôn muốn ghi lại hình ảnh ngày tựu trường để làm kỷ niệm đã lấy điện thoại ra chụp. Sau buổi lễ, không biết ai đã đưa hình ảnh lên mạng và tấm ảnh ngày khai trường đó nhanh chóng “gây sóng” trong cộng đồng. Bản thân các thầy cô ở điểm trường cũng đã bị nhắc nhở, phê bình khi trong hình các đại biểu, thầy cô thì ngồi ghế, còn học sinh lại ngồi xổm trên sân trường”.

“Tôi nghĩ không chỉ điểm Lùng Tám Cao này đâu, hình ảnh này có lẽ có ở rất nhiều điểm trường tại Hà Giang hay các tỉnh miền núi khác. Điều kiện ở vùng cao rất khó khăn, thiếu thốn trăm bề” - cô Hương nói.

Ông Sùng Mí Dế, bí thư chi bộ thôn Lùng Tám Cao, cho biết tình hình lịch sử của thôn: cả thôn có 59 hộ dân với 342 nhân khẩu là người Mông, là thôn đặc biệt khó khăn, nghèo khó nhất của xã Lùng Tám. Người dân chỉ trồng ngô và kinh tế dựa vào những nương ngô, vài con gà con lợn tự nuôi trong chuồng. Hằng năm có nhiều hộ bị thiếu đói...

ĐỨC BÌNH - NGUYỄN KHÁNH


Xem thêm ít hình nữa...

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Z

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Images?q=tbn:ANd9GcTLpLC8keouu21rlQSUpeAAPhbke-j6ry6lyOPDrCt0709ebfAt

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Roi-nuoc-mat-hinh-anh-hs-quy-dat-trong-le-khai-giang_4

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Roi-nuoc-mat-hinh-anh-hs-quy-dat-trong-le-khai-giang_10

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Roi-nuoc-mat-hinh-anh-hs-quy-dat-trong-le-khai-giang_1
Về Đầu Trang Go down
hatran
Khách viếng thăm




Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeSat May 02, 2015 11:00 am


TÉ RA DÂN MÌNH CÒN NGHÈO LẮM, KHỐN KHỔ LẮM


Hôm nọ mình xem tivi thấy đồng chí tổng bí thư  đến thăm một xã nghèo nào đó ở Nghệ An thì phải, đồng chí mặt cười rất tươi như vốn có bảo đại ý xã nghèo mà như thế này thì oách quá. Đồng chí đi qua thấy bao nhiêu điện đường trường trạm, ô tô chạy veo véo. Ở đây dân thu nhập bình quân gần 10 triệu/ năm (đoạn này mình nhớ láng máng, nếu sai thì xin lỗi) là... khá rồi. Nghe mà rưng rưng các bác ạ.

Đến chiều thấy có tờ báo đăng bài "chuồng" học, chụp mấy cái phòng học mà nếu ai dám gọi đấy là phòng thì một là có vấn đề về IQ, hai là phải sửa lại từ điển. Tờ báo này gọi là chuồng, mình nghĩ còn lâu mới được gọi là chuồng, ấy là nói mấy cái chuồng bò chuồng lợn chuồng trâu ở nông thôn, chứ mấy cái gần gần chuồng như cái lồng chim của người thành phố thì nó ngạo nghễ chấp cái chuồng học kia hàng vạn lần. Mà cái nơi có chuồng học ấy cũng gần chỗ TBT thăm thôi. Sao giờ lại có cái loại cán bộ dại thế nhỉ, hà cớ gì không đưa "cụ" vào chỗ chuồng ấy cho cụ biết cụ tỉ để... gió bớt thổi đi.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Chuonghoc-2753e

Chưa hết, đang kỳ nhập học, rất nhiều mảnh đời thương tâm của các cháu học sinh hiện ra. Xin nói ngay, học sinh là loại đã đỡ khổ rồi đấy, còn được đi học, chứ còn nhiều thân phận đau khổ hơn nhiều đang lẩn quất quanh ta.

Ấy là cậu tân sinh viên quân sự với 30 nghìn và cái xe đạp mượn đạp 300 cây số đi thi, và may là cậu được quý nhân phù trợ, đến mấy quý nhân, từ anh cảnh sát ở Thường Tín cho đến bộ trưởng quốc phòng để giờ cậu được là tân sinh viên học viện quân sự tăng thiết giáp. Tin chắc cậu sẽ là một sĩ quan tốt, sẽ không đi... hỗ trợ cưỡng chế như huyện đội Tiên Lãng đã làm.

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Chuonghoc1-2753e

2 hình trên mượn trên mạng, báo Dân Trí

Ấy là một cô bé phải bán mái tóc của mình lấy 500 ngàn để nộp học phí nhập học lớp 10, mà còn trích lại 25 ngàn để mẹ mua gạo cho mấy ngày. Ai thế nào không biết, tôi đã khóc khi đọc cái tin này. Con mình dỗ như dỗ gì để nó ăn thêm cho một miếng, đằng này bán tóc nộp học và đưa tiền cho mẹ mua gạo???



Ấy là một cậu bé ở ngay Hà Nội đậu thủ khoa trường Đh Dược. Vấn đề là cậu nghèo đến mức đi cái xe đạp từ thời... ông để lại. Nó chằng đụp mọi nhẽ, đến nỗi ông bí thư thành ủy Hà Nội phải tặng em một cái xe đạp.

Là nói học sinh, sinh viên, "tầng lớp trên" của xã hội. Và cũng mới chỉ mấy trường hợp gần đây, chứ còn bao nhiêu người lặng lẽ khuất lấp đang vật lộn với miếng ăn hàng ngày, những miếng ăn khổ nhục đau đớn nhưng cũng là hạnh phúc của họ.

Trong khi ấy, các bác toàn nói chuyện tái cơ cấu, chuyện nghìn tỉ vạn tỉ, xây những tượng đài hàng mấy trăm tỉ... mà rồi nó cứ rơi tõm vào đâu...

Hồi đi học CCCT nhé, mình có thắc mắc với GS là thưa thầy, đã kinh tế thị trường thì làm sao còn định hướng được ạ, nó chỉ có thị trường định hướng nó được thôi. Thầy bảo thì thế nên anh mới phải đi học. Bảo vâng đi học nên em hỏi thầy. Thầy bảo thì tôi cũng vẫn còn... đang học đây...

Định hướng gì thì định hướng, dân phải không được khổ cái đã, thưa các bác. Nhà cháu nói thế có gì sai không ạ?

Văn Công Hùng 


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Images?q=tbn:ANd9GcT9B4yQtOTwj3xjVzgnMpgoz8JI-I2JH1yNtofhk1-U1172OGKS

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Images?q=tbn:ANd9GcTp_7giC_S0aRSYtGUbifi9m3R4gXMah4Vl9QFT3gIQaSMeoIs0xQ

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Images?q=tbn:ANd9GcSF9sc-sYIjJffvNntuAc1C1a9ryjCR57vCTMBUBoGXKCh7GRps

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Images?q=tbn:ANd9GcSdZpkpZtYmkl0OsU8QEMAC0Tm30VEoKOl5USOvVLWiD80iTRA8aQ

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? 70810Lut1

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Bacthuoc
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitimeWed Apr 18, 2018 5:42 pm

 Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? A%25CC%2589nh%2Bchu%25CC%25A3p%2BMa%25CC%2580n%2Bhi%25CC%2580nh%2B2018-04-18%2Blu%25CC%2581c%2B1.51.31%2BCH

Nền giáo dục của một quốc gia độc lập

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Nguyễn Chí Thiện

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Vào buổi khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, 3 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.” Ngay “giờ phút” đó, chắc chắn, toàn dân không ai có thể hình dung ra được là cái “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào?

Phải đợi đến gần hai phần ba thế kỷ sau, giá cả mới được ghi rõ – theo Mỹ Kim bản vị – trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:

“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.”

“Vài” là bi nhiêu?

Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế có con số chính xác hơn: VN đứng hạng nhì trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương về giá hối lộ cho một năm học vào trường công lập. Phải trả ba ngàn đồng để mua một chỗ ngồi học trong những trường công lập uy tín là một khoảng tiền rất lớn trong một đất nước mà lợi tức trung bình hằng năm chỉ nhỉnh hơn hai ngàn hai trăm đô chút xíu. (“A Transparency International report has found Vietnam to have the second highest bribery rates for public schools in the Asia Pacific region. It costs up to $3,000 to buy a place at the most sought after public schools, a huge expense in a country where annual average incomes barely top $2,200).”

Không có thông tin nào về giá để được dậy ở trường điểm Hà Nội cả nhưng chắc chắn là cũng không rẻ lắm vì ngay ở những vùng xa/vùng sâu mà số tiền (“chạy cho một suất”) cũng đã cao ngất trời rồi – theo báo Lao Động, số ra ngày 14 tháng 3 năm 2018: “Để được ký hợp đồng ngắn hạn và lời hứa vào biên chế, có giáo viên phải chi từ 200-300 triệu đồng nhưng cuối cùng vẫn không có việc làm ổn định.”

Nguyên do đưa đến hoạn nạn (“tiền mất tật mang”) được báo Tiền Phong, số ra cùng ngày, cho biết thêm chi tiết:

“Chuyện hàng trăm giáo viên huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp mất việc có nguồn cơn từ việc 3 đời lãnh đạo huyện này đã ‘ký bừa’ hợp đồng với hơn 600 giáo viên, nhân viên giáo dục.”

May mắn là Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã lên tiếng “can thiệp” kịp thời, và “đề nghị” một phương cách giải quyết (hết sức vô tư) như sau:

“Công đoàn giáo dục Việt Nam đã có công văn gửi Liên đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk, Sở GD&ĐT có giải pháp can thiệp... đề nghị các cơ quan liên quan sớm có phương án sắp xếp, bố trí việc làm cho giáo viên theo hướng tiếp nhận tối đa các giáo viên làm việc tại địa phương.”

Với “hướng tiếp nhận tối đa” thế này thì nhiều lớp học sẽ có hai hay ba giáo viên phụ trách. Người đứng đầu, người đứng cuối, và nếu vẫn dôi dư thì nhét thêm một ngồi giữa (lớp) nữa là xong. Học sinh sẽ được dậy dỗ kỹ càng hơn, và – chung cuộc – chả ai bị mất việc cả. Nhờ vậy, giới quan chức địa phuơng sẽ hết phải thấp thỏm, và phải nhờ đến trung ương can thiệp – như tin loan của báo Dân Trí hôm 28 tháng 3 năm 2018: “Đắk Lắk đề nghị báo chí tạm dừng đưa tin 500 giáo viên mất việc... nhằm tránh làm nóng vấn đề.”

Vấn đề, thực ra, không chỉ giới hạn vào chuyện bạc tiền. Giáo giới còn phải trả giá bằng nhiều hình thức khác nữa cơ.

Hôm 16 tháng 11 năm 2016, tờ Vietnamnet ái ngại cho hay: “Chuyện giáo viên ở thị xã Hồng Lĩnh được điều đi tiếp khách đã làm nóng phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT sáng nay.” May thay, câu chuyện đã nguội ngay, ngay sau khi ông Phùng Quang Nhạ giải thích (xuê xoa) rằng có nhiều vị khách tưởng giáo viên là tiếp viên nên chỉ “vui vẻ chút thôi” – chứ cũng không có gì là nghiêm trọng lắm!

Đến đầu tháng ba năm 2018 thì có “sự cố” khác, nóng hơn chút xíu, khi báo chí đồng loạt loan tin: Cô giáo phải qùi gối trước phụ huynh. Đến cuối tháng này lại có thêm chuyện nóng mới: Phụ huynh đánh cô giáo mang thai nhập viện!

Bạo lực học đường, nói cho nó công tâm, không chỉ đến từ một phía. Cha mẹ học sinh, đôi khi, chỉ vì “nóng lòng báo thù” cho con cái nên hơi quá tay chút xíu thôi. Giáo chức, không ít vị, cũng rất đáng bị trách phạt bằng những hình thức nặng nề hay thô bạo:

- Thầy giáo đánh học sinh dã man trong lớp học
- Thầy tát trò như kẻ thù trong lớp
- Cô giáo mầm non dùng dép đánh vào đầu trẻ
- Viết sai chính tả học sinh bị cô giáo đánh thâm tím mặt
- Thầy giáo gạ nữ sinh đổi tình lấy điểm
- Thầy giáo đưa nữ sinh 16 tuổi vào nhà nghỉ
- Giảng viên đại học lừa tiền hơn 100 sinh viên
- Thầy giáo cấp 1 bị tố dâm ô 9 học sinh lớp 3


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? JfY-kX7y-J6StKhxYcfkkqQ85nd8zs-ErQxL72BSmJuXhPE3lMHLehpAkZVhYctgf9ns6DnsWanM9b2tdo5dHY93_i_B8dzobEyRKaL3psGNlENnngbGtIH7YY4dtCqMowv6GeD0Q0tYgmntlA

Ảnh: giaoduc.net

Điều an ủi là loại cô thầy bất nhân tuy nhiều nhưng... không nhiều lắm. Bên cạnh thành phần bất hảo, vẫn có những nhà mô phạm tận tâm và khả kính.

Ngày 23 tháng 3 năm 2018 – ông Trần Tuấn Khanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT An Giang – cho biết: “Đến thời điểm này toàn tỉnh có trên 3.000 em học sinh không trở lại lớp từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018... Đa số là học sinh lớp 8, 9. Các em này một phần do hoàn cảnh khó khăn, ăn tết xong các em theo gia đình lên những thành phố lớn để làm ăn. Mặc dù các em chưa đến tuổi lao động nhưng cũng đi theo cha mẹ.”

Đây là tình trạng phổ biến trên toàn quốc chứ không riêng chi ở An Giang. Đôi nơi, giáo viên đã hết sức tận tụy trong việc tìm lại học trò – theo như lời tự thuật của thầy giáo Vũ Văn Tùng:

“Những ngày tháng Ba khi hoa Pơ Lang đang nở đỏ rực trời Tây Nguyên, những giáo làng vùng sâu chúng tôi lại tất bật với hành trình lên nương tìm kiếm học trò. Khoác vội chiếc ba lô và cưỡi lên ‘con ngựa sắt’ già, tôi lại bắt đầu một cuộc hành trình hơn 40km đi tìm kiếm học trò. Sau gần 2 giờ đồng hồ rong ruổi đường rừng, tôi tìm thấy em trong một túp lều giữ rẫy của người dân vào đúng giờ nghỉ trưa.

Vừa nhìn thấy tôi, em ngượng ngùng đứng nép vào vai bạn. Tôi tiến lại gần em và nói: về với thầy với lớp đi em. Bỗng có tiếng lanh lảnh của một người phụ nữ trạc tuổi 40 ‘sao anh lại cướp công của tôi?’ và kèm sau đó là những ngôn từ chua chát khác.

Loay hoay tìm hết lời lẽ vận động, giải thích, mãi đến xế chiều thầy trò tôi mới được người phụ nữ ấy tha cho về với 60.000 đồng là nửa ngày công của em.

Đưa em về nhưng trong lòng tôi vẫn canh cánh một nỗi lo vì không biết sẽ giữ được em bao lâu khi mà gánh nặng mưu sinh đang đè nặng trên đôi vai cô học trò bé nhỏ.”

Thầy Tùng khiến tôi thốt nhớ đến tâm sự của một một nhà văn tiền bối:

“Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng - nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuột... Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mức, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có...

Ngoài những bạn học người kinh, ký túc xá còn nhận những học sinh người Rhadé, những Y Bliêng, Y Phơm, Y Bih, R’om Rock, Nay Phin... Họ đồng phục kaki vàng và trao đổi trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp... Những buổi chiều trong sân trường, Y Phơm hay biểu diễn môn bắn ná cho chúng tôi xem và mách rằng: ‘Thằng Y Bliêng đó, nó giầu lắm. Nhà nó có năm con voi và nhiều con trâu... Ở ký túc xá ăn, học, ngủ đều đúng giờ giấc nhưng khi thích chúng tôi vẫn lén nhẩy rào hay chun rào ra phố xem xi-nê...” (Võ Hồng. Người Về Đầu Non. NXB Văn: Sài Gòn, 1968).

Nhà văn/nhà giáo Võ Hồng sinh năm 1921, và bắt đầu dậy học từ năm 1943. Tuổi ấu thơ và tuổi học trò của ông đều gói trọn trong thời gian nước nhà còn bị đô hộ và lệ thuộc. Phải đợi đến ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ Tịch Hồ Chí Minh mới long trọng cho biết: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.”

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
(Nguyễn Chí Thiện)

Đến giờ thì không riêng đồng bào miền Bắc mà dân chúng mọi miền, kể luôn miền ngược, cũng đều biết việc nó làm, tội nó phạm ra sao!

18/4/2018

Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com


Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Th?id=OIP.Ej0inkcSKZLU3RB12PJCDQHaE2&pid=15
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?   Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo dục XHCN: Dạy gì? Học gì?
» Giáo dục XHCN: tẩu vi thượng sách!
» "Loạn"... giáo dục XHCN: Thầy Sử không thể kèm Văn?
» Giáo dục XHCN VN: Những lớp người công cụ của chính trị
» Giáo dục XHCN: Những đại học mạo danh & bằng “thiu”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Giáo Dục-
Chuyển đến